You are on page 1of 17

Chương 2: THU THẬP DỮ LIỆU THỐNG KÊ

TRẦN HOÀI NAM


0913533241
NAMTH@NEU.EDU.VN
Nội dung

01 ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

02 BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ

03 KHAI THÁC DỮ LIỆU HỒ SƠ HÀNH CHÍNH


1. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ

1.1. Khái niệm chung về điều tra thống kê

1.2. Phân loại điều tra thống kê

1.3. Phương án điều tra thống kê

1.4. Sai số trong điều tra thống kê


1.1. Khái niệm chung về điều tra thống kê
Khái niệm: Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học, theo 1 kế
hoạch thống nhất để thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình
kinh tế - xã hội

Nhiệm vụ: cung cấp tài liệu cho các giai đoạn sau của quá trình nghiên
cứu thống kê

Ý nghĩa: kết quả của điều tra thống kê có ảnh hưởng trực tiếp tới độ tin
cậy của kết quả nghiên cứu

Yêu cầu đối với tài liệu thu được từ điều tra thống kê
+ Tính chính xác
+ Tính kịp thời
+ Tính đầy đủ
1.2. Phân loại điều tra thống kê (1)
Căn cứ vào tính liên tục của hoạt động ghi chép tài liệu

Điều tra thường xuyên Điều tra không thường xuyên


Thu thập tài liệu của các đơn vị Khi cần mới tiến hành thu thập tài
một cách thường xuyên, liên tục, liệu tại một thời điểm hay một thời
gắn liền với quá trình phát sinh, kỳ nào đó.
phát triển của hiện tượng.
VD: Điều tra tình hình hoạt động VD: điều tra dân số, điều tra thiệt
sản xuất kinh doanh của doanh hại do thiên tai, dịch bệnh…
nghiệp, tình hình hao phí nguyên –
nhiên – vật liệu…
Cho phép nghiên cứu biến động chi Thường xuất phát từ yêu cầu quản
tiết của hiện tượng qua thời gian. lý kinh tế, quản lý XH…
1.2. Phân loại điều tra thống kê (2)
Căn cứ vào phạm vi của đối tượng được điều tra thực tế

Điều tra toàn bộ Điều tra không toàn bộ


- Tiến hành thu thập tài liệu trên tất cả -Tiến hành điều tra thu thập tài liệu ở
các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu. một số đơn vị của tổng thể chung.
- Ưu điểm: cung cấp tài liệu đầy đủ nhất - Ưu điểm: Tiết kiệm chi phí, thời gian,
về từng đơn vị của tổng thể, cho biết chất lượng tài liệu thu được cao, ứng
toàn bộ thông tin về hiện tượng. dụng rộng rãi hơn trên các tổng thể, các
lĩnh vực.
- Nhược điểm: Chi phí lớn, thời gian - Nhược điểm: Không cung cấp tài liệu
dài, chất lượng tài liệu thu được không chi tiết, đầy đủ về từng đơn vị tổng thể,
cao (do không kiểm soát được). không tránh khỏi sai số khi suy rộng kết
- VD: Tổng điều tra dân số, điều tra về quả của tổng thể chung.
thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra… - VD: Điều tra mức sống dân cư, điều tra
tình hình sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp công nghiệp.
1.2. Phân loại điều tra thống kê (3)
Các loại điều tra không toàn bộ

- Điều tra chọn mẫu: chọn ra một số đơn vị đủ lớn rồi tiến hành thu thập tài liệu
trên các đơn vị này, rồi dựa vào kết quả thu được để tính toán, suy rộng cho kết quả
của tổng thể chung.
- Điều tra trọng điểm: điều tra bộ phận quan trọng nhất, phổ biến nhất trong tổng
thể.

Lưu ý: kết quả có được từ Điều tra trọng điểm không được dùng để tính toán, suy
rộng cho tổng thể chung.
- Điều tra chuyên đề: chỉ thu thập tài liệu ở một vài sự kiện, một vài đơn vị nhưng
đi sâu nghiên cứu chi tiết nhiều khía cạnh.
1.3. Phương án điều tra thống kê
Xác định mục đích nghiên cứu

Xác định phạm vi, đối tượng và đơn vị điều tra

Xác định nội dung điều tra

Chọn phương pháp thu thập thông tin

Soạn thảo bảng hỏi

Chọn mẫu điều tra

Lập kế hoạch tổ chức và tiến hành điều tra


1.4. Sai số trong điều tra thống kê
• Sai số trong điều tra thống kê là chênh lệch giữa các trị số của tiêu thức điều tra
mà ta thu thập được so với trị số thực tế của hiện tượng nghiên cứu.
• Các loại sai số
- Sai số do ghi chép tài liệu
- Sai số do tính đại biểu (ĐTCM)
• Các biện pháp hạn chế sai số
- Làm tốt công tác chuẩn bị điều tra
+ Lập phương án điều tra khoa học, chi tiết
+ Tập huấn cho cán bộ điều tra
+ Coi trọng công tác tuyên truyền cho mục đích của cuộc điều tra
- Kiểm tra một cách có hệ thống toàn bộ cuộc điều tra
+ Kiểm tra tài liệu thu thập được có đầy đủ về nội dung, số đơn vị điều tra không, có
chính xác về con số và logic hay không
+ Kiểm tra tính đại biểu của số đơn vị được chọn (trong điều tra chọn mẫu)
2. BÁO CÁO THỐNG KÊ ĐỊNH KỲ

2.1. Khái niệm chung

2.2. Nội dung chế độ báo cáo thống kê


2.1. Khái niệm chung
• Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức thu
thập thông tin định kỳ theo nội dung, phương
pháp và chế độ báo cáo chính thức do cơ quan
có thẩm quyền quy định

• Các loại báo cáo thống kê định kỳ


- Báo cáo thống kê cấp quốc gia
- Báo cáo thống kê cấp Bộ, ngành
2.2. Nội dung chế độ báo cáo thống kê định kỳ

• Mục đích
• Phạm vi thống kê
• Đối tượng áp dụng
• Đơn vị báo cáo
• Đơn vị nhận báo cáo
• Kỳ báo cáo, thời hạn nhận báo cáo, phương
thức gửi báo cáo
• Biểu mẫu kèm theo giải thích biểu mẫu báo cáo
3. KHAI THÁC DỮ LIỆU HỒ SƠ HÀNH CHÍNH

3.1. Khái niệm chung

3.2. Nội dung sử dụng dữ liệu hành


chính

3.3. Cơ sở dữ liệu hành chính


3.1. Khái niệm chung

• Dữ liệu hành chính là dữ liệu của cơ quan nhà nước


được ghi chép, lưu trữ, cập nhật trong các hồ sơ hành
chính dạng giấy hoặc dưới dạng dữ liệu điện tử
• Khai thác dữ liệu hành chính là việc sử dụng dữ liệu
hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước; là hình
thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng
nghiên cứu cụ thể từ dữ liệu hành chính
3.2. Nội dung sử dụng dữ liệu hành chính trong
hoạt động thống kê nhà nước

• Tổng hợp số liệu thống kê, biên soạn các chỉ


tiêu thống kê và lập báo cáo theo chế độ báo
cáo thống kê
• Lập hoặc cập nhật dàn mẫu cho điều tra thống

• Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu thống kê
3.3. Cơ sở dữ liệu hành chính được sử dụng
trong hoạt động thống kê nhà nước

• Cơ sở dữ liệu về con người


• Cơ sở dữ liệu về đất đai
• Cơ sở dữ liệu về cơ sở kinh tế
• Cơ sở dữ liệu về thuế
• Cơ sở dữ liệu về hải quan
• Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm
• Cơ sở dữ liệu hành chính khác…
Thank you!

You might also like