You are on page 1of 25

NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC

PHẦN VĨ MÔ

Bài 4 – Tăng trưởng kinh tế


I. Khái niệm
1.Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về qui
mô khối lượng sản phẩm theo thời gian.Nói
cách khác, là sự tăng lên của GDP thực tế
theo thời gian
2.Tăng trưởng bền vững là sự tăng trưởng
của thế hệ này không làm ảnh hưởng xấu
đến thế hệ mai sau.
Khái niệm

3.Mức sống của người dân một nước phụ


thuộc vào năng lực sản xuất hàng hoá và
dịch vụ của nước đó
 Mức sống thay đổi liên tục theo thời gian

 Thước đo mức sống của một nước là GDP

thực tế bình quân đầu người


I. Khái niêm
 4. Năng suất nhân tố là sản lượng hàng
hoá dịch vụ được tạo ra từ một đơn vị đầu
vào sản xuất
 (Năng suất lao động : Y/L,
 Năng suất vốn: Y/K
 Năng suất nhân tố sẽ quyết định mức sống
của một nước
I. Khái niệm
5.Tăng trưởng kép là sự tích luỹ tăng
trưởng qua nhiều năm
I. Khái niệm
6. Quy tắc 70
 Nếu một biến tăng trưởng với tỷ lệ x phần trăm một
năm, thì giá trị của nó sẽ tăng gấp đôi sau 70/x năm
 Ví dụ: 5000 đôla đầu tư với lãi suất 10% một năm,
giá trị của khoản đầu tư này sẽ là 10,000 đôla sau:
70 / 10 = 7 năm
I.Khái niệm
7. Hàm sản xuất: Hàm biểu diễn mối quan
hệ giữa sản lượng đầu ra và các yếu tố
đầu vào của quá trình sản xuất
Y= A.F( L,K,N, Tech)
8. Hàm SX có hiệu suất không thay đổi
theo qui mô nếu với mọi Z>0 bất kỳ ta
đều có: zY= A. F (zL, zK, zN, zTech)
A là biến số phản ánh trình độ công nghệ
L : Labor nhân lực
K : Vốn vật chất
N : Nature Tài nguyên thiên nhiên Tech: Công nghệ
I. Khái niệm

9 . Hàm Năng suất lao động


Từ (8) , đặt z=1/L ta có:

Y/ L =A.F(1, K/ L, N/ L, Tech/ L)
trong đó:
Y/L = sản lượng tạo ra bởi 1 công nhân
K/L = lượng vốn cho 1 công nhân
R/L = lượng Tài nguyên trên 1 công nhân
Tech /L = Công nghệ trên 1 công nhân
I. Khái niệm
 Các yếu tố quyết định năng suất lao động

Năng suất Y/L phụ thuộc vào lượng vốn


cho 1 công nhân K/L, tài nguyên cho 1
công nhân R/L, công nghệ sản xuất cho 1
nhân công
II. Cách tính tỷ lệ tăng trưởng

GDPrt – GDPrt-1
Tỷ lệ tăng trưởng gt = * 100 (%)
GDP rt-1
=
Σ Pi0Qit – Σ Pi0Qit-1 100 (%)
*
Σ Pi0Qit-1
III. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng.
1. Lao động (L)

 Lao động là một yếu tố đầu vào của sản xuất.


 Trước đây lao động được xác định bằng số lượng
nguồn lao động của mỗi quốc gia.
 Ngoài ra những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện
đại ngày nay còn nhấn mạnh đến khía cạnh phi
vật chất của lao động gọi là vốn nhân lực.
III. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng.
2. Vốn (K) là quỹ dự trữ của cải dùng để sản
xuất hàng hóa và dịch vụ, là yếu tố đầu vào
quan trọng có tác động trực tiếp tới tăng
trưởng kinh tế.

Vốn sản Vốn đầu


xuất Vốn(K) tư
III. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng.
1. Vốn (K)

 Vốn sản xuất là toàn bộ tư liệu vật chất


được tích lũy lại của nền kinh tế.
 Ở các nước đang phát triển sự đóng góp của vốn
sản xuất đến tăng trưởng kinh tế thường chiếm tỉ
trọng lớn trong sản xuất. Tuy vậy tác động của
yếu tố này đang có xu hướng giảm dần & được
thay thế bằng các yếu tố khác.
III. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng.
1. Vốn (K)
 Vốn đầu tư
Xét về phương diện toàn xã hội thì vốn đầu
tư là toàn bộ giá trị nhân lực, tài lực được
bỏ thêm vào cho hoạt động của toàn xã hội
trong thời gian nhất định.
III. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng.
3. Tài nguyên thiên nhiên.

 Các nguồn tài nguyên dồi dào phong phú đã tạo


điều kiện để tăng sản lượng đầu ra một cách
nhanh chóng, nhất là đối với các nước đang phát
triển.
III. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng.
4. Tiến bộ công nghệ.

 Yếu tố công nghệ kỹ thuật được hiểu theo hai


dạng:
 Thứ nhất: đó là thành tựu kiến thức.
 Thứ hai: là sự áp dụng phổ biến các kết quả
nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng
cao trình độ phát triển chung của sản xuất.
III. Các nhân tố tác động tới tăng trưởng.

4. Tiến bộ công nghệ.


 Năng suất nhân tố tổng hợp là sự thể hiện của yếu
tố công nghệ kỹ thuật hay cách đánh giá tác động
của tiến bộ khoa học kỹ thuật đến tăng trưởng
kinh tế.
 Nó được xác định bằng phần dư còn của tăng
trưởng sau khi đã loại trừ tác động của yếu tố vốn
và lao động.
IV. Tính toán phần đóng góp của mỗi nhân tố tới
sự gia tăng của năng suất nhân tố và tăng
trưởng.

1. Sự gia tăng tư bản


Sản phẩm cận biên của tư bản MPK:
MPK = F(K+1,L) - F(K,L)
Khi tư bản tăng thêm k đơn vị, sản lượng tăng
khoảng MPK x ΔK đơn vị.
 Ví dụ: Nếu sản phẩm cận biên của tư bản bằng 1/5,
nghĩa là đơn vị tư bản bổ sung làm cho sản lượng
được sản xuất tăng 1/5 đơn vị. Nếu tăng đơn vị tư
bản thêm 10 đơn vị, chúng có thể tính được sản
lượng tăng thêm : ΔY = MPK x ΔK

= 1/5x sản lượng/tư bản x 10 đơn vị TB


= 2 đơn vị sản lượng
2. Sự gia tăng của lao động.

Sản phẩm cận biên của lao động MPL cho biết sản
lượng tăng thêm bao nhiêu khi lao động tăng thêm 1
đơn vị:
MPL = F(K,L + 1) – F(K,L)
Do vậy khi lao động tăng thêm ∆L đơn vị, sản lượng
sẽ tăng thêm 1 lượng là MPL x ∆L
Marginal Product labor : Sản phẩm cận biên của lao động
3. Sự gia tăng của cả tư bản & lao động.
Phân tích mức tăng của sản lượng thành hai nguồn
bằng cách sử dụng sản phẩm cận biên của tư bản &
lao động:

Thực hiện một số phép biến đổi đại số và thu được:


4. Sự gia tăng tiến bộ công nghệ.

Khi có sự thay đổi của tiến bộ công nghệ, hàm sản


xuất sẽ được viết như sau:
Y= AF(K,L)
Khi công nghệ thay đổi làm cho phương trình của
chúng ta có thêm một biểu thức để tính toán tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế như sau:
5. Tỷ lệ tăng năng suất nhân tố tổng hợp

(∆A/A là phần không thể lý giải bằng các thay đổi


của các đầu vào)
IV. Chính sách khuyến khích tăng trưởng
1. Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư trong
nước
2. Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài
• Đầu tư trực tiếp
• Đầu tư gián tiếp
3. Phát triển giáo dục, đào tạo
IV. Chính sách khuyến khích tăng trưởng
4. Bảo vệ quyền sở hữu và giữ ổn định
chính trị
5. Thúc đẩy tự do thương mại
6. Kiểm soát gia tăng dân số
7. Khuyến khích hoạt động nghiên cứu và
phát triển (R&D)

You might also like