You are on page 1of 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM


MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ

ĐỀ TÀI: Tại sao đầu tư vừa tác động tích cực, vừa tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Lấy ví dụ minh chứng.

Lớp tín chỉ: DTKT1154(223)_09


Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 2
Giảng viên hướng dẫn: Đinh Thùy Dung

Hà Nội, tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC
NỘI DUNG.....................................................................................................................4
I. Lý thuyết..............................................................................................................4
1. Khái niệm......................................................................................................4
2. Đặc trưng cơ bản và phân loại hoạt động đầu tư......................................4
3. Nội dung cơ bản của đầu tư.........................................................................5
4. Tác động của đầu tư đến nền kinh tế..........................................................5
II. Vận dụng...........................................................................................................7
1. Giới thiệu dự án Cát Linh – Hà Đông........................................................7
2. Kết quả của Dự án........................................................................................7
3. Ảnh hưởng tích cực của Dự án đến nền kinh tế........................................8
4. Ảnh hưởng tiêu cực của Dự án đến nền kinh tế......................................13
5. Một số khuyến nghị trong công tác quản lý dự án..................................15
KẾT LUẬN..................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................19
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình hiện nay, việc đầu tư không chỉ là một phần quan trọng của hệ thống
kinh tế mà còn là một yếu tố quyết định trong việc phát triển của một quốc gia. Tuy
nhiên, đằng sau vẻ hấp dẫn của việc đầu tư là một bức tranh phức tạp, nơi mà cả những
cơ hội và những rủi ro đều tồn tại song song. Điều này gợi lên câu hỏi: Tại sao đầu tư
lại có thể có tác động đồng thời tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế?

Chúng ta sẽ không thể phủ nhận rằng đầu tư mang lại những lợi ích rõ ràng, như tạo ra
cơ hội việc làm, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy
nhiên, khi xem xét sâu hơn, ta cũng thấy rằng đầu tư có thể gây ra những biến động
không lường trước, thậm chí làm suy giảm sự ổn định của nền kinh tế, ví dụ như trong
các tình huống khủng hoảng tài chính. Do đó nhóm 2 sẽ tìm hiểu về một ví dụ cụ thể
và phân tích sâu hơn về các tác động của đầu tư đến nền kinh tế. Bằng cách này, chúng
ta sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về bản chất phức tạp của đầu tư và cách nó ảnh hưởng đến
sự phát triển của nền kinh tế.
NỘI DUNG
I. Lý thuyết
1. Khái niệm
 Khái niệm đầu tư
Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
Nguồn lực - hoạt động - kết quả - mục tiêu
Ví dụ: Đầu tư vàng bằng cách mua vàng miếng/ vàng thỏi lúc giá thấp và bán lại giá
cao

 Khái niệm đầu tư phát triển


Đầu tư phát triển là 1 phương thức đầu tư trực tiếp trong đó quá trình đầu tư làm
tăng giá trị và năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản. Thông qua hoạt động
đầu tư này năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế cũng tăng.
Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại vấn
đề “độ trễ thời gian”.
Ví dụ: Dự án Tu bổ, tôn tạo di tích lưu niệm 48 Hàng Ngang, phường Hàng Đào,
quận Hoàn Kiếm của Ban Quản lý di tích danh thắng - Sở Văn hoá và Thể thao

2. Đặc trưng cơ bản và phân loại hoạt động đầu tư


 Đặc trưng cơ bản của đầu tư:
 Tính hiệu quả (tính sinh lợi)
 Tính rủi ro
 Tính dài hạn
 Tính một chiều
 Tính lan tỏa
 Đặc điểm đầu tư phát triển:
 Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cho hoạt động đầu tư phát triển thường
rất lớn
 Thời kỳ đầu tư kéo dài
 Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài
 Các thành quả của đầu tư phát triển thường phát huy tác dụng ngay tại nơi
mà nó được tạo dựng nên
 Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao.
 Phân loại hoạt động đầu tư phát triển:
 Theo cơ cấu tái sản xuất: Tiêu chí để phân loại đầu tư theo chiều rộng- chiều
sâu: Trình độ kỹ thuật công nghệ đầu tư; mối quan hệ giữa tốc độ tăng vốn và
tốc độ tăng lao động
 Đầu tư theo chiều rộng: Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng cơ sở vật chất hiện
có hoặc xây dựng mới nhưng với kỹ thuật và công nghệ không thay đổi
 Đầu tư theo chiều sâu: Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng, nâng cấp thiết bị hoặc
đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ trên cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện
đại nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả đầu
tư.
 Theo lĩnh vực hoạt động của các kết quả đầu tư:
 Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
 Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
 Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư
 Đầu tư cơ bản: nhằm tái sản xuất các TSCĐ
 Đầu tư vận hành: tạo ra hoặc tăng thêm TSCĐ cho các đơn vị sản xuất kinh
doanh dịch vụ
 Theo tính chất và quy mô đầu tư
 Đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia
 Đầu tư theo các dự án nhóm A
 Đầu tư theo các dự án nhóm B
 Đầu tư theo các dự án nhóm C
 Theo nguồn vốn
 Đầu tư phát triển từ nguồn vốn trong nước
 Đầu tư phát triển từ nguồn vốn nước ngoài
 Theo chủ thể
 Đầu tư phát triển của nhà nước
 Đầu tư phát triển của tư nhân
 Đầu tư nước ngoài

3. Nội dung cơ bản của đầu tư


 Theo lĩnh vực phát huy tác dụng
 Đầu tư phát triển sản xuất
 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng- kỹ thuật
 Đầu tư phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội
 Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
 Đầu tư khác
 Theo cách tiếp cận khái niệm
 Đầu tư tài sản vật chất: đầu tư tài sản cố định và đầu tư vào hàng tồn trữ.
 Đầu tư tài sản vô hình: đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu
và triển khai, đầu tư xây dựng thương hiệu…

4. Tác động của đầu tư đến nền kinh tế


4.1 Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh
tế.
AD = C + I+ G +NX
Q= f (K, L, T, R,...)

 Tác động đến tổng cầu:


 Khi tăng đầu tư---> tổng cầu tăng lên---> AD dịch sang AD’. Vị trí cân
bằng dịch chuyển từ Eo sang E1. Tại vị trí cân bằng mới E 1 (P1, Q1): P1>P0
và Q1>Q0.
 Quá trình này diễn ra trong ngắn hạn, khi AS chưa thay đổi.
 Tác động đến tổng cung: mang tính chất dài hạn
 Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt
động sẽ kéo theo sự dịch chuyển của đường AS.
 Lúc này, đường AS dịch chuyển sang AS’. Vị trí cân bằng mới đạt được
tại E2 (P2,Q2) với sản lượng cân bằng (có nhiều khả năng) Q 2 >Q1 và giá cân bằng
P2< P1

4.2 Đầu tư tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế:
Mỗi sự thay đổi (tăng hay giảm) của đầu tư cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn
định của nền kinh tế (tích cực) vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế (tiêu
cực)
 Khi đầu tư tăng lên ðCầu yếu tố đầu vào tăng ð Giá các yếu tố đầu vào
tăng ð lạm phát ð sản xuất bị đình trệ, đời sống của người dân lao động gặp khó
khăn... nền kinh tế phát triển chậm lại, phân hoá giàu nghèo, ảnh hưởng xấu đến
môi trường,cạn kiệt nguồn tài nguyên (tác động tiêu cực)
 Ngược lại, tăng đầu tư ð tác động đến tăng trưởng ngành và tăng trưởng
chung của nền kinh tế, tạo công ăn việc làm, thu hút thêm lao động, nâng cao đời
sống người lao động... (tác động tích cực)

4.3 Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế
Tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vai trò này của đầu tư phát triển được thể
hiện qua hệ số ICOR- hệ số gia tăng vốn- sản lượng (Incremental Capital- Output
Ratio)
Với: Vốn đầu tư/GDP: tỷ lệ đầu tư/GDP
g: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
=> Nếu ICOR không đổi, tốc độ tăng trưởng kinh tế hoàn toàn phụ thuộc tỷ lệ đầu
tư/GDP
 Tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế

g= DI + DL+ TFP

g:Tốc độ tăng trưởng kinh tế


DI: Phần đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh tế
DL: Phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng kinh tế
TFP: Phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng kinh tế.
II. Vận dụng
1. Giới thiệu dự án Cát Linh – Hà Đông
Tuyến số 2A: Cát Linh - Hà Đông là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống
mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải
và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Tháng 7 năm 2008, Thủ tướng chính
phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020,
trong đó có tuyến đường sắt đô thị Hà Nội - Hà Đông. Tháng 12 cùng năm, Bộ Giao
thông Vận tải chấp thuận kế hoạch đấu thầu dự án Cát Linh - Hà Đông mà Cục Đường
sắt Việt Nam đã đề nghị.
Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là
13,05 km với 12 ga trên cao, với hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết
thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông. Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được kỳ
vọng là cầu nối liên kết vùng, để giải quyết áp lực giao thông và áp lực dân số của hai
thành phố.
Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 8.770 tỷ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh và đội
vốn do chậm trễ tiến độ, dự án có tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (22.521 tỷ
VND), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 15.579 tỷ VND).
Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, tuy nhiên vì những vấn đề về chậm giải phóng mặt
bằng của chính quyền Hà Nội, tính hợp tác với nhà thầu là Tập đoàn Xây dựng đường
sắt số 6 Trung Quốc, và tính bất cập trong công tác nghiệm thu (xây dựng theo công
nghệ Trung Quốc nhưng Hà Nội lại muốn nghiệm thu theo công nghệ Châu u) nên
đến tháng 11/2021 tuyến đường sắt này mới chính thức bắt đầu khai thác thương mại.
Ngày 29 tháng 10 năm 2021, 9 thành viên Hội đồng kiểm tra Nhà nước đã chấp
thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện, đưa công trình đường sắt đô thị tuyến
2A vào khai thác giai đoạn đầu. Vào lúc 7 giờ ngày 6 tháng 11 năm 2021, tuyến 2A
chính thức bắt đầu khai thác thương mại sáng cùng ngày và sẽ được miễn phí 15 ngày
đầu tàu chạy.

2. Kết quả của Dự án


2.1 Hạn chế của Dự án:
Trong quá trình thi công dự án đã xảy ra một số vụ tai nạn gây hậu quả nguyên
trọng. Vào 9 giờ 30 phút ngày 6 tháng 11 năm 2014, tại đường Nguyễn Trãi, quận
Thanh Xuân, Hà Nội, đoạn đối diện với Viện Y học cổ truyền Việt Nam, hai thanh sắt
"dài hàng chục mét" rơi xuống phương tiện đang lưu thông trên đường, làm 1 người
chết và 2 người bị thương. Khoảng 18 giờ 10 phút ngày 16 tháng 10 năm 2016, tại
công trường thi công khu vực nhà ga Văn Quán, 1 công nhân rơi xuống đường và tử
vong trong bệnh viện 1 ngày sau đó.
Dự án giữ kỷ lục về đội vốn, chậm tiến độ và lỡ hẹn khai thác. Ban đầu dự án có
tổng mức đầu tư là 8769 tỷ đồng (tương đương 552,8 triệu USD). Đến năm 2017, tổng
vốn đầu tư là 18.000 tỷ đồng (khoảng 868 triệu USD); tăng 9.231 tỷ đồng (khoảng 315
triệu USD), đội vốn hơn 205% so với mức đầu tư được duyệt ban đầu Dự án được xác
định đưa vào khai thác thương mại từ tháng 6/2015. Sau đó lùi tới tháng 6/2016, rồi
tháng 12/2016, tháng 2/2017, tháng 10/2017, quý II/2018, cuối năm 2018, tháng
4/2019, cuối năm 2019, đầu năm 2020, cuối năm 2020, đầu năm 2021, giữa năm 2021,
và cuối cùng Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu tới ngày 10/11, Bộ GTVT phải
bàn giao cho Hà Nội để đưa vào khai thác.

2.2 Kết quả tích cực mà dự án mang lại:


Theo Tổng Giám đốc Hanoi Metro, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đi
vào hoạt động một thời gian và người dân nhận thấy tiện lợi, ổn định, không bị ảnh
hưởng tắc đường... nên dần hình thành văn hóa tham gia giao thông công cộng bằng
đường sắt đô thị. Đặc biệt, hành khách sử dụng đường sắt đô thị làm phương tiện đi lại
đã chấp nhận đi bộ xa hơn trước đây và sau đó có thể chuyển loại hình xe buýt được
kết nối ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Không chỉ mở ra
một loại hình vận tải hành khách đô thị mới văn minh, hiện đại mà tuyến đường sắt
này cũng đã góp phần đáng kể làm giảm ùn tắc giao thông nội đô
3. Ảnh hưởng tích cực của Dự án đến nền kinh tế
3.1 Tác động đến sự ổn định của nền kinh tế
3.1.1 Tác động đến tăng trưởng ngành
− Ngành du lịch:
Hà Nội là Thủ đô của Việt Nam nên lượng hành khách du lịch tới đây mỗi năm là
vô cùng lớn. Hệ thống giao thông của mỗi quốc gia là khác nhau nên việc di chuyển
cũng là một vấn đề nan giải đối với nhiều khách du lịch.
Với việc ra đời của hệ thống tàu Cát Linh - Hà Đông, khách du lịch sẽ dễ dàng di
chuyển tới các địa điểm tham quan trong Thủ đô. Vừa giúp đảm bảo an toàn lại tiện
dụng. Với những vị khách có thời gian lưu trú, du lịch ngắn ngày thì nên sử dụng hình
thức di chuyển bằng vé lượt khi cần di chuyển tới 2 điểm trở lên/ ngày để tiết kiệm
được chi phí. Từ đó góp phần thúc đẩy ngành du lịch của thành phố và vùng lân cận.
− Ngành giao thông vận tải
Giảm tải cho hệ thống giao thông: Dự án giúp giảm tải cho hệ thống giao thông
công cộng tại Hà Nội, đặc biệt là tuyến đường vành đai 2 và các tuyến đường nội đô.
Thúc đẩy phát triển giao thông công cộng: Năm 2021 sau khi hoàn thành dự án,
Đường sắt đô thị được gắn kết với xe buýt và các phương thức vận tải công cộng
khác. Dự án góp phần thúc đẩy người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng,
giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân, hành khách sử dụng đường sắt đô thị làm
phương tiện đi lại đã sẵn sàng chấp nhận đi bộ xa hơn trước đây; họ sử dụng xe buýt,
xe đạp công cộng để kết nối ở các nhà ga trên tuyến đường sắt đô thị… điều mà góp
phần hạn chế xe cá nhân, giảm ùn tắc giao thông cho Thủ đô, góp phần bảo vệ môi
trường. Điển hình là hệ thống buýt bao gồm buýt nhanh BRT với làn riêng và các xe
buýt nhỏ hơn lại có ưu điểm ở sự linh động. Hành khách, đặc biệt là khách du lịch có
thể ngắm cảnh phố xá trong thời gian di chuyển. Hệ thống xe buýt sẽ đáp ứng nhu cầu
di chuyển quãng ngắn hoặc tới những địa điểm không nằm trên trục tuyến metro.
Với những ưu điểm riêng, hai phương tiện đường sắt đô thị và buýt sẽ bổ sung cho
nhau, là cặp đôi hoàn hảo tạo nên một tổng thể giao thông công cộng hoàn chỉnh.
Ngoài ra, sự hoạt động của hệ thống đường sắt đô thị có thể làm tiền đề cho chuỗi bản
đồ di chuyển công cộng, bao gồm hệ thống nhà ga của hệ thống tàu kết hợp cùng tuyến
và lịch trình của hệ thống buýt.
Trong quy hoạch giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, tới năm
2030, ĐSĐT được kỳ vọng là “xương sống” của mạng lưới giao thông vận tải thành
phố. Loại hình này đáp ứng khoảng 30% nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị hạt
nhân và từ 15% - 25% ở đô thị vệ tinh.
− Ngành bất động sản:
Tăng giá trị bất động sản: Dự án góp phần tăng giá trị bất động sản tại khu vực Cát
Linh - Hà Đông và các khu vực lân cận.
Từ năm 2016 đến nay, đã có hơn 30 dự án bất động sản phát triển dọc tuyến metro
này. Giá mở bán các dự án bất động sản tại những quận có tuyến metro này đi qua
trong giai đoạn 2012-2016 tăng mạnh từ khoảng 150-200% so với các khu vực khác.
Đến nay, những dự án hiện hữu nằm dọc theo tuyến cũng tăng từ 15-50% so với giá
bán ban đầu.
Tàu đường sắt Cát Linh- Hà Đông vận hành từ ga Cát Linh đến ga Yên Nghĩa với
chiều dài 13,05 km, gồm 12 ga trên lộ trình: Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng -
ĐH Quốc gia - vành đai 3 - Thanh Xuân - Bến xe Hà Đông - trung tâm Hà Đông – La
Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới và khu đề-pô tại Ba La. Theo khảo sát, hiện nay
trên trục đường này đã có khoảng hơn 100 dự án bất động sản đã và đang được phát
triển. Nhiều dự án dường như đã bị thị trường "lãng quên" từ lâu cũng đang thu hút
được sự quan tâm trở lại nhờ sự khởi động của dự án này.

3.1.2 Thu hút đầu tư:


Dự án thu hút các nhà đầu tư, góp phần phát triển kinh tế khu vực. Tạo cơ hội phát
triển cho các ngành dịch vụ liên quan: Dự án tạo cơ hội phát triển cho các ngành dịch
vụ liên quan như: xây dựng, thiết kế, nội thất...

 Ngành công nghiệp: Dự án thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị,
phụ kiện cho đường sắt đô thị.
 Ngành xây dựng: Dự án tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xây dựng tham gia thi
công các tuyến đường sắt đô thị khác trong tương lai.
 Ngành dịch vụ tài chính: Dự án thúc đẩy nhu cầu vay vốn đầu tư cho các dự án
giao thông vận tải…

3.1.3 Tăng trưởng chung của nền kinh tế:


Theo thống kê năm 2022, tàu Cát Linh - Hà Đông đã phục vụ gần 7,3 triệu lượt
khách, trong đó hơn 10.000 người dùng vé tháng sau một năm vận hành chính thức.
Từ khi đi vào hoạt động, đã có 66.584 lượt tàu chạy, đem về doanh thu khoảng 53 tỷ
đồng, tăng trưởng 20% mỗi tháng.
Năm 2022, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) lãi gần 97 tỷ
đồng, trong khi năm trước đó lỗ hơn 37 tỷ.Theo báo cáo tài chính kiểm toán, năm
2022, Hanoi Metro đạt tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 483 tỷ đồng, tăng
gấp 7 lần năm 2021. Trong đó, doanh thu bán vé tăng gấp gần 12,5 lần lên 65,8 tỷ
đồng. Doanh thu 2022 của Hanoi Metro tăng mạnh một phần bởi năm 2021 tuyến
đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (tuyến 2A) mới bắt đầu thu phí từ tháng 11. Cả
năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu trợ giá lên đến 417 tỷ đồng, tăng gấp 6,6 lần
2021
Theo Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khi trả lời câu
hỏi của PV.VietNamNet về việc những dự án kiểu như đường sắt đô thị Cát Linh – Hà
Đông đã được tính vào GDP hay chưa: “Giá trị thi công của dự án này trong các năm
trước đây đã được tính vào GDP. Đây là dự án có vốn đầu tư rất lớn, nên không thể bỏ
sót được, và không có chuyện dự án hoàn thành mới tính vào GDP”
Số liệu được Tổng cục Thống kê đưa ra cho thấy, sau khi đánh giá lại quy mô GDP,
quy mô nền kinh tế giai đoạn 2010-2017 tăng thêm khoảng 25,4%. Điều này chứng tỏ,
dự án Cát Linh- Hà Đông đã đóng góp vào sự tăng trưởng GDP giai đoạn này.

3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Dự án Cát Linh - Hà Đông góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của khu vực và thành phố theo hướng phát triển kinh tế đô thị.
Các ngành công nghiệp nặng, gây ô nhiễm môi trường sẽ được chuyển dịch ra khỏi
khu vực nội đô, tập trung vào các khu công nghiệp.
Ngành dịch vụ và công nghiệp công nghệ cao sẽ đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu
kinh tế của khu vực và thành phố.

3.3 Làm tăng năng lực khoa học công nghệ của quốc gia
Là dự án đường sắt đô thị đầu tiên ở Việt Nam, tuyến Cát Linh - Hà Đông có hạ
tầng đường ray thép đi cao trên cầu cạn, đường đôi riêng biệt. Đoàn tàu sử dụng công
nghệ động cơ phân tán, gồm 8 động cơ được đặt ở khoang giữa và hệ thống điều khiển
tự động. Đường ray khổ rộng 1.435 mm, sử dụng công nghệ hàn liền đảm bảo tốc độ
chạy tàu cao, chống ồn, chống rung và lắp đặt các thiết bị chống trật bánh tàu. Tuyến
sử dụng công nghệ lấy điện từ đường ray thứ 3, theo tiêu chuẩn an toàn của thế giới.
Vỏ tàu bằng thép không gỉ theo tiêu chuẩn châu u. Về mức độ tự động hóa, tiêu chuẩn
thế giới chia làm 5 mức, đường sắt Cát Linh - Hà Đông được thiết kế với mức 2,5 (có
chế độ người lái tàu). Dựa trên các thông tin tín hiệu thu, phát tự động, trung tâm chỉ
huy sẽ tự động ra lệnh cho đoàn vận hành ở tốc độ tối đa và tối thiểu. Theo Ban quản
lý dự án, tiêu chuẩn công nghệ của dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đảm bảo được
việc kết nối công nghệ với các mạng lưới đường sắt đô thị khác của Hà Nội trong
tương lai.
Qua dự án này các nhà thầu Việt Nam cũng như các kỹ sư người Việt có cơ hội
được tiếp cận, trải nghiệm và thực hành với các công nghệ mới, hiện đại hơn và chưa
từng có ở Việt Nam qua đó nâng cao năng lực nghề nghiệp, học hỏi cách quản lý vận
hành, mở rộng tư duy nghiên cứu để góp phần thúc đẩy ngành giao thông vận tải phát
triển.
Dự án đặt nền móng cho sự phát triển các khu đô thị mới, thông minh và hiện đại
xung quanh các trạm, thu hút đầu tư và cung cấp cơ hội phát triển cho các dịch vụ số
và công nghệ cao.
3.4 Tác động đến tiến bộ xã hội
Tiếp cận các dịch vụ cơ bản của xã hội: thời gian hoàn thành và chính thức đi vào
vận hành của tàu điện trên cao Cát Linh - Hà Đông là 10 năm. Nhưng từ trước đó và
trong khoảng thời gian xây dựng tàu tại Việt Nam thì ở nhiều quốc gia khác trên thế
giới cũng như trong khu vực người dân đã sử dụng loại hình giao thông này từ khá lâu.
Những quốc gia phát triển như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,.. hay như Thái Lan
cùng trong khu vực Đông Nam Á đã xây dựng tàu cao tốc trên cao từ năm 1999.
Nhưng dù vậy, việc xây dựng thành công tuyến đường sắt trên cao này cũng đã giúp
nâng tầm hệ thống công cộng của nước ta trở nên hiện đại hơn, sánh được với các
quốc gia phát triển trong cùng khu vực và thế giới. Khẳng định được sự phát triển
nhanh chóng và mạnh mẽ của Việt Nam. Bên cạnh đó, tàu cao tốc trên cao của Việt
Nam được xây dựng khá hiện đại và có tính thẩm mỹ cao. Hệ thống thang lên xuống
tại các nhà ga ngoài xây dựng thang bộ còn được lắp đặt cả thang cuốn để tiện lợi cho
việc di chuyển của hành khách, đặc biệt là những người khuyết tật. Các nhà ga cũng
được thiết kế phù hợp với kiểu thời tiết nhiệt đới của Việt Nam, thiết kế dạng mái vòm
nhưng không che hết nhà ga giúp đáp ứng được tiêu chí thoáng mát vào mùa hè nhưng
vẫn che chắn mưa nắng cực tốt. Bên trong nhà ga có quầy bán vé và nhân viên phục vụ
tại nhà ga vô cùng lịch sự, chuyên nghiệp
Tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống
vật chất tinh thần: hệ thống đường sắt nội đô có thể tạo ra số lượng việc làm đáng kể
cho người lao động. Theo phương án kiến nghị, ước tính tổng số việc làm trực tiếp
được tạo ra trong giai đoạn xây dựng dao động từ 5000 việc làm
Thay đổi nhận thức của người dân về thói quen di chuyển, giảm tình trạng ách tắc
giao thông, hỗ trợ chi phí đi lại của người dân trên địa bàn:

 Dự kiến, khi mạng lưới metro của Hà Nội hoàn thiện sẽ gia tăng tỷ lệ
người dân sử dụng phương tiện công cộng tới 35%-45%, giảm người sử dụng
phương tiện cá nhân tham gia giao thông xuống 30%; đóng góp vào sự phát
triển kinh tế của khu vực và cải thiện môi trường đô thị nhờ giảm thiểu tắc
nghẽn giao thông cũng như ô nhiễm môi trường
 Khi đường sắt số 2A đi vào hoạt động chính thức, xe buýt cùng hướng
tuyến sẽ được điều chỉnh giảm lượt khiến trục đường bộ Nguyễn Trãi- Quang
Trung - Trần Phú ( Hà Đông), giảm lưu lượng xe bus 30-45% so với hiện nay,
hạn chế ùn tắc
 Hệ thống đường sắt nội đô giúp cho người dân tiết kiệm thời gian di
chuyển, tiết kiệm chi phí đi lại với giá vé vô cùng hợp lý. Giá vé tàu Cát Linh
được tính theo quãng đường di chuyển của hành khách, trong đó tối đa 15.000
đồng/lượt nếu đi toàn tuyến và thấp nhất là 8.000 đồng với quãng ngắn nhất.
Giá vé ngày 30.000 đồng/người (không giới hạn số lượt đi lại trên tuyến theo
ngày). Giá vé tháng có các mức 200.000 đồng/người cho hành khách phổ
thông; 100.000 đồng/người cho học sinh, sinh viên, người lao động tại các khu
công nghiệp. Người lao động tại các văn phòng, công sở, doanh nghiệp ngoài
khu công nghiệp mua vé tháng theo hình thức tập thể, được áp dụng mức
140.000 đồng/người/tháng. Người có công, người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ
em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo được miễn vé.

3.5 Thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Dự án ga Cát Linh - Hà Đông đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, xúc tiến quá trình
hoàn thành các dự án cấp quốc gia khác. Ngoài ra còn cho thấy được tiềm năng phát
triển của ngành giao thông vận tải ở Việt Nam qua đó thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
− Tiêu biểu là Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet đã đề cập đến
các dự án hợp tác cụ thể. Trong đó, dự án Metro số 3 Hà Nội (Dự án đường sắt
đô thị Nhổn - ga Hà Nội) mang tính biểu trưng cao cho quan hệ hợp tác hai
nước. Mục tiêu giữa năm 2024 phần trên cao của dự án được đưa vào khai thác.
Đại sứ bày tỏ mong muốn, phía Việt Nam khi thẩm định công trình sẽ hoàn
thành sớm thủ tục này để công trình đưa vào khai trương đúng kế hoạch.
− “Vừa qua, Pháp đã có quyết định viện trợ không hoàn lại 700.000 Euro để một
doanh nghiệp Pháp tiến hành khảo sát, nghiên cứu dự án tôn tạo cầu Long Biên.
Sau nghiên cứu, sẽ cần vốn cho thực hiện tôn tạo; AFD (cơ quan phát triển
Pháp) sẵn sàng hỗ trợ một phần”.
− Đại sứ cũng bày tỏ Pháp mong muốn hợp tác trong đầu tư các dự án đường sắt
điện khí hóa như Thủ Thiêm - Long Thành, Hà Nội - Hải Phòng.

4. Ảnh hưởng tiêu cực của Dự án đến nền kinh tế


4.1 Tác động đến sự ổn định của nền kinh tế
Dự án Cát Linh - Hà Đông qua 5 đời Bộ trưởng, 13 năm dai dẳng với 12 lần trễ hẹn
và kỷ lục về "đội vốn", Dự án dùng vốn vay ODA của Trung Quốc với tổng mức đầu
tư ban đầu 552,86 triệu USD (8.770 tỷ đồng) vào năm 2008, trong đó vốn vay ưu đãi
của Trung Quốc 419 triệu USD. Tổng mức đầu tư sau điều chỉnh tính đến năm 2019 là
868,04 triệu USD (18.001,6 tỷ VND, tăng 9.231,6 tỷ VNĐ tương đương 205,27%),
trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 13.800 tỷ VND), vốn
đối ứng từ phía Việt Nam là 4.134 tỷ.
Có thể thấy, dự án gây lãng phí khủng khiếp nguồn lực về vốn và thời gian, ảnh
hưởng không nhỏ đến các dự án phát triển kinh tế khác, kìm hãm sự phát triển đất
nước, phá vỡ đi sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam với khoản vay ODA và hợp đồng EPC - hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết
bị công nghệ và thi công xây dựng, một thông lệ nguy hiểm là nhà thầu yêu cầu gì thì
phía Việt Nam đều phải đồng ý mặc dù Ban quản lý dự án có Bộ GTVT rồi Bộ có báo
cáo lên Chính phủ, nhưng kết quả về cơ bản là thuận theo ý nhà thầu.
Điều kiện vay vốn ODA từ Trung Quốc kém ưu đãi hơn so với ODA của các nhà tài
trợ khác tại Việt Nam, các khoản vay ODA đều có điều kiện chỉ định thầu cho các
doanh nghiệp Trung Quốc khiến chi phí thực tế có thể cao hơn nhiều so với những
trường hợp có đấu thầu cạnh tranh.
Với ngành bất động sản, vào năm 2018, hiện tượng Cát Linh – Hà Đông “thổi” giá
đất, gắn mác Cát Linh - Hà Đông dụ khách hàng gây ảnh hưởng lớn. Theo khảo sát
cho thấy khu vực hiện có giá đất cao nhất chính là đường Thái Hà với giá bán xấp xỉ
400 triệu đồng/m2. Các khu vực đường An Trạch, đường Đê La Thành… thổi đất giá
lên mức gần gấp đôi so với năm 2017. Trong khi đó, một số chủ đầu tư dù có dự án
không gần tuyến Cát Linh – Hà Đông, thậm chí cách xa 10km nhưng vẫn quảng cáo
nằm cạnh tuyến Cát Linh – Hà Đông để dễ bán sản phẩm và bán với giá cao chót vót.
Nói cách khác là chủ đầu tư gắn mác Cát Linh – Hà Đông để dụ khách hàng vào bẫy
và nếu khách hàng không rành sẽ bị lừa.
Với ngành GTVT, từ những năm chính thức khởi công (2011) đến năm dự án được
đi vào hoạt động (2021), việc thi công nhiều năm liền khiến tuyến đường huyết mạch
Hà Đông - Nguyễn Trãi trở thành điểm đen về tắc nghẽn giao thông mỗi ngày trong
những giờ cao điểm.
4.2 Các tác động khác
− Ảnh hưởng đến môi trường (Ghi nhận từ giai đoạn 2017 – 2021) : Việc thi
công, xây dựng tàu điện Cát Linh - Hà Đông không thể tránh khỏi các vấn đề về
môi trường. Các nhà ga có tình trạng vứt bừa bãi các vật liệu xây dựng, thậm
chí còn là nơi một số đối tượng vô ý thức “đi vệ sinh”, làm mất mỹ quan đô thị.
Một số khu vực trở thành các bãi đỗ xe trái phép, các khu tập trung rác thải gây
khó chịu cho người dân
− Ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn của người dân: Việc quản lý thiếu chặt
chẽ dẫn đến rơi rớt những vật liệu xây dựng ra các khu vực xung quanh gây nguy
hiểm, thương tích cho người dân. Tháng 11/2014, trong quá trình lắp đặt một tai
nạn đã xảy ra một thanh thép "bất ngờ rơi từ dầm cầu" đang thi công trúng vào
người đang lưu thông bằng xe máy trên đường khiến 1 người chết 3 người bị
thương, tháng 10/2015 tại bến xe Hà Đông, 1 chiếc xe taxi bị đè bẹp khiến 4
người bị thương….
− Ảnh hưởng đến chính trị:
 Trong quá trình xây dựng, những năm 2011-2021, dự án gây bất mãn đối với
người dân khi tạo ra kỳ vọng cao nhưng không đáp ứng, trái lại tạo ra quá nhiều
vấn đề bất cập xoay quanh trong quá trình triển khai dự án.
 Ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin tưởng, góc nhìn của người dân đối với chính
phủ, các cơ quan quản lý Bộ, Ban, ngành,... do thiếu sự rõ ràng, minh bạch và
những con số biết nói về thiệt hại của nó. Đây có thể trở thành sự kiện tai tiếng
để người dân nhớ mãi về một dự án thua lỗ của nhà nước trước Trung Quốc.

5. Một số khuyến nghị trong công tác quản lý dự án


5.1 Đầu tư cho công tác chuẩn bị và lập dự án, lập kế hoạch hiệu quả
Dự án Cát Linh - Hà Đông bị 8 lần vỡ tiến độ, nguyên nhân chính là do quá trình
lập dự án chưa nghiên cứu kỹ so sánh kỹ thuật và lựa chọn dẫn đến trong quá trình
thay đổi phương án, làm tăng chi phí; bổ sung khối lượng di chuyển các công trình hạ
tầng kỹ thuật ra khỏi chỉ giới mặt bằng khu nhà ga; bàn giao mặt bằng chậm và tiến độ
thực hiện kéo dài, dẫn đến chi phí nhân công vật liệu tăng cao. Bên cạnh đó, khi phân
tích tính kinh tế của dự án, chủ đầu tư chưa xem xét về chi phí vận hành vốn chiếm tỷ
trọng lớn trong giai đoạn khai thác, dẫn đến việc đánh giá về hiệu quả kinh tế không
chính xác. Và thực tế ngay từ ban đầu đã báo lỗ.
Do vậy, bước lập kế hoạch cho dự án đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng
rất lớn tới thành công của dự án. Khi lập kế hoạch, cần xác định rõ mục tiêu, phạm vi,
thời gian, ngân sách và nguồn lực của dự án. Lập kế hoạch cẩn thận, chi tiết cho từng
giai đoạn của dự án, bao gồm các mốc thời gian quan trọng và các nhiệm vụ cần thực
hiện để kịp thời chỉnh sửa nếu xảy ra sai sót và giảm thiểu rủi ro.
5.2 Tăng cường cải thiện công tác phối hợp giữa các bên liên quan
Thường xuyên tổ chức các cuộc họp định kỳ giữa các bên để theo dõi, cập nhật tiến
độ dự án. Bên cạnh đó, cần tạo môi trường cởi mở để các bên cùng thảo luận về các
vấn đề và đưa ra giải pháp xung quanh dự án.
Thiết lập các kênh thông tin liên lạc hiệu quả, rút ngắn các công tác hành chính, thủ
tục: Theo Bộ Giao thông vận tải cho rằng, trong dự án đường sắt trên cao Cát Linh -
Hà Đông, do thiết kế cơ sở ban đầu còn sơ sài, chưa lường hết được quy mô, tính chất,
công năng, nên phải điều chỉnh tại bước thiết kế kỹ thuật; phải chờ nhà tài trợ phê
duyệt hợp đồng, cấp hiệu lực cho Hiệp định vay vốn bổ sung kéo dài. Việc các thủ tục
hành chính dài dòng, còn nhiều hạn chế, các bên liên quan chưa tích cực, chủ động
chuẩn bị đã dẫn tới việc chậm trễ trong công tác chuẩn bị cũng như thực hiện dự án,
dẫn đến chậm trễ tiến độ.
5.3 Tiến hành theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện dự án
Để theo dõi và giám sát hiệu quả hơn, có thể kết hợp sử dụng các công cụ và kỹ
thuật phù hợp cùng với các phương pháp truyền thống để theo dõi tiến độ dự án và
đảm bảo tuân thủ kế hoạch.
Việc theo dõi và giám sát chặt chẽ cũng góp phần phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn
có thể gây ảnh hưởng xấu tới dự án, từ đó lập và thực hiện các biện pháp khắc phục
kịp thời.
Sau khi tiến hành theo dõi, cần báo cáo thường xuyên về tiến độ dự án cho ban lãnh
đạo và các bên liên quan.
5.4 Quản lý rủi ro hiệu quả
Khi một dự án mới được triển khai, sẽ luôn có những rủi ro nhất định xảy ra khó có
thể lường trước được. Do vậy, bên cạnh việc đầu tư cho bước lập kế hoạch, cần xác
định các rủi ro tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến dự án. Từ đó tiến hành lập các kế
hoạch dự phòng để giảm thiểu tác động của các rủi ro khi chúng xảy ra, theo dõi và
giám sát các rủi ro đã và có khả năng xảy ra trong suốt vòng đời của dự án.
5.5 Ứng dụng công nghệ vào quản lý dự án
Công nghệ đang ngày càng phát triển và giữ vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt
hiện nay đã xuất hiện rất nhiều phần mềm quản lý dự án mà các nhà quản lý có thể
ứng dụng để cải thiện hiệu quả quản lý. Tuy nhiên cũng cần cân nhắc lựa chọn những
công nghệ phù hợp với lĩnh vực và tính chất của dự án để tránh lãng phí nguồn lực.
5.6 Đầu tư nâng cao năng lực quản lý dự án cho các lãnh đạo tham gia
Cung cấp, trang bị các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý dự án, trong đó đặc biệt
là quản lý vay và sử dụng vốn ODA đối với các dự án lớn của Nhà nước.
Bên cạnh việc đào tạo cho các cán bộ quản lý, có thể đồng thời thuê thêm các
chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm trong việc sử dụng vốn ODA để hỗ trợ trong công
tác quản lý dự án.
5.7 Chọc lọc, cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn nhà thầu và các bên liên quan
Ngân hàng xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) là cơ quan quản lý, cung
cấp nguồn vốn vay trong dự án Cát Linh - Hà Đông này nhưng lại không thiết lập đại
diện thường trú tại Việt Nam, ảnh hưởng đến hiệu quả điều hành cấp vốn thực hiện dự
án. Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC) chưa có kinh nghiệm
trong triển khai thực hiện dự án tổng thể theo hình thức hợp đồng EPC, đồng thời chưa
thực hiện theo đúng cam kết về tiến độ, thiếu kinh nghiệm trong việc thiết kế. Bên
cạnh đó, cách thức triển khai thực hiện dự án ở mỗi nước có sự khác biệt, đặc biệt là
cách thức lập hồ sơ thiết kế, nghiệm thu thanh toán. Trong khi đây là lần đầu tiên tổng
thầu Trung Quốc thực hiện dự án tại Việt Nam, dẫn đến việc quản lý điều hành còn
nhiều lúng túng, bất cập.
Từ bài học kinh nghiệm trên, các nhà đầu tư, nhà quản lý dự án nên chú trọng lựa
chọn nhà thầu kỹ lưỡng, có uy tín và kinh nghiệm, phân tích rõ tình hình các bên để
tránh lãng phí nguồn lực, gây ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng của dự án.
5.8 Tổ chức các buổi đánh giá sau dự án
Các nhà quản lý sau mỗi dự án nên có các buổi họp đánh giá dự án để nhìn nhận lại
và phân tích các ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Từ đó rút ra các bài học kinh
nghiệm và cải thiện hiệu quả quản lý cho các dự án sau này.
KẾT LUẬN

Chúng ta đã thấy rằng đầu tư không chỉ là một yếu tố quan trọng trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế mà còn mang theo những nguy cơ và tác động tiêu cực có thể
gây ra những biến động không mong muốn.

Qua việc phân tích các ví dụ cụ thể, chúng ta đã nhận thấy rằng các quyết định đầu
tư có thể lan tỏa ra nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, từ tài chính đến sản xuất
và thị trường lao động. Đồng thời, chúng ta cũng đã nhận ra rằng việc quản lý đầu tư
đòi hỏi sự cân nhắc và kiểm soát cẩn thận, để đảm bảo rằng các lợi ích tích cực có thể
được tối đa hóa, đồng thời giảm thiểu nguy cơ và tác động tiêu cực.

Trong tương lai, để xây dựng và duy trì một nền kinh tế bền vững và ổn định, việc
hiểu rõ về tác động của đầu tư là vô cùng quan trọng. Cần phải có sự hợp tác giữa các
bên liên quan, từ các nhà đầu tư đến các cơ quan quản lý và chính phủ, để xây dựng
các chiến lược và chính sách đầu tư mang tính chiến lược và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế Đầu tư – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân
2. https://vtc.vn/duong-sat-cat-linh-ha-dong-lai-ngon-them-hon-7-8-trieu-usd-
ar636068.html, VTC News, 12/09/2021.
3. https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/duong-sat-cat-linh-ha-dong-doi-von-
10-ngan-ty-8-lan-vo-tien-do-vi-sao-547853.html, Vietnamnet, ngày 5 tháng 7 năm
2019.
4. http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Duong-sat-Cat-Linh-Ha-Dong-chinh-thuc-duoc-
chap-thuan-nghiem-thu-khai-thac/451364.vgp, Báo Chính phủ, ngày 30 tháng 10
năm 2021.
5. https://viettimes.vn/duong-sat-do-thi-cat-linh-ha-dong-va-bai-hoc-ve-su-dung-von-
oda-post132171.html, Viettimes, ngày 9 tháng 6 năm 2020.
6. https://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/vu-tai-nan-thi-cong-duong-sat-tren-cao-
nguoi-tu-nan-la-chien-si-cong-an-20141106170918615.htm, Người lao động, ngày
6 tháng 11 năm 2014.
7. https://baophapluat.vn/post-247435.html, Báo Pháp luật Việt Nam điện tử. Ngày
23 tháng 5 năm 2017.
8. https://vnexpress.net/5-tuyen-duong-sat-do-thi-doi-von-gan-84-000-ty-dong-
4375399.html, Vnexpress, ngày 22 tháng 10 năm 2021.
9. Ngọc Hải, https://kinhtedothi.vn/duong-sat-cat-linh-ha-donghat-mam-da-lon-
thanh-cay.html, Kinh tế và đô thị, ngày 29 tháng 1 năm 2023

10. https://baochinhphu.vn/phap-san-sang-hop-tac-them-nhieu-du-an-duong-sat-hang-
khong-tai-viet-nam-102231124095734463.htm
11. http://danvan.vn/Home/Van-ban/Dang-Nha-nuoc/16875/Ket-luan-so-49-KLTW-
ngay-28022023-cua-Bo-Chinh-tri-ve-dinh-huong-phat-trien-giao-thong-van-tai-
duong-sat-Viet-Nam-den-nam-2030-tam-nhin-den-nam
12. https://thanglong.chinhphu.vn/nhieu-ket-qua-noi-bat-sau-1-nam-tau-cat-linh-ha-
dong-di-vao-hoat-dong-103221103151451096.htm
13. https://fia.mpi.gov.vn/Detail/CatID/80a3a429-cc68-4621-94a8-9ebecf86aae6/
NewsID/eabf91e4-cdaf-4d96-8d44-b3f44da3f165
14. https://vnexpress.net/duong-sat-cat-linh-ha-dong-su-dung-cong-nghe-nhu-the-nao-
3806649.html
15. https://vov.vn/xa-hoi/tau-cat-linh-ha-dong-van-chuyen-gan-73-trieu-luot-khach-
sau-1-nam-post981044.vov
16. https://soha.vn/chuyen-gia-noi-gi-ve-tac-dong-cua-tuyen-duong-sat-do-thi-cat-
linh-ha-dong-den-thi-truong-bat-dong-san-ha-noi-20211120093535091.htm
17. https://vnexpress.net/thu-truong-giao-thong-van-tai-du-an-cat-linh-ha-dong-de-lai-
nhieu-bai-hoc-4381189.html
18. https://www.qdnd.vn/xa-hoi/tin-tuc/bo-giao-thong-van-tai-thong-tin-nguyen-nhan-
cham-tien-do-doi-von-cua-du-an-duong-sat-cat-linh-ha-dong-588126
19. https://fem.tlu.edu.vn/sinh-vien/cac-kinh-nghiem-quan-ly-du-an-hieu-qua-754
20. https://viettimes.vn/duong-sat-do-thi-cat-linh-ha-dong-va-bai-hoc-ve-su-dung-von-
oda-post132171.html
21. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng_s%E1%BA
%AFt_%C4%91%C3%B4_th%E1%BB%8B_H%C3%A0_N%E1%BB%99i
22. https://giaoduc.net.vn/ha-noi-lai-sap-gian-giao-cong-trinh-duong-sat-tren-cao-
post153991.gd
23. https://baotainguyenmoitruong.vn/ha-noi-nhech-nhac-tuyen-duong-sat-cat-linh-ha-
dong-249007.html
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA TỪNG THÀNH VIÊN
Họ và tên Nhiệm vụ Đánh giá
(%)
1 Dương Thị Thanh Hà Phân công nhiệm vụ 15
(11221886) Nội dung: Khái niệm đầu tư, đầu tư phát
triển
Tổng hợp word
2 La Thùy Dương Nội dung: Ảnh hưởng tích cực của dự án 13
(11221554) đến nền kinh tế
3 Lưu Thị Việt Linh Nội dung: Đặc trưng, nội dung và tác 11
(11223505) động của đầu tư đến nền kinh tế
4 Vũ Thị Kim Ngân Nội dung: Giới thiệu về dự án Cát Linh 11
(11224613) – Hà Đông; kết quả tích cực và hạn chế
của dự án
5 Phùng Yến Linh Nội dung: Ảnh hưởng tích cực của dự án 13
(11223744) đến nền kinh tế
6 Nguyễn Tuấn Khôi Nội dung: Ảnh hưởng tiêu cực của dự án 13
(11223111) đến nền kinh tế
7 Phạm Thị Thu Hiền Nội dung: Ảnh hưởng tiêu cực của dự án 13
(11222237) đến nền kinh tế
8 Vũ Thị Hà Nội dung: Một số khuyến nghị trong 11
(11222001) công tác quản lý

You might also like