You are on page 1of 73

Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư là một lĩnh vực có từ rất lâu nhưng thực sự để nó mang lại hiệu
quả cao thì đó là vấn đề mà tất cả các quốc gia quan tâm. Không chỉ riêng
đối với các nước phát triển mà cả những nước dang phát triển đầu tư là nhân
tố quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế . Đồng thời
là đầu tư tác động đến việc chuyển dịch cơ câu của mỗi quốc gia . vì vậy
Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí là một trong những vấn đề hết sức quan
trọng trong vấn chiến lược phát triển của mỗi quốc gia . điều này còn có ý
nghĩa to lớn đối với VIỆT NAM chung ta . Trong bối cảnh toàn cầu hóa như
hiện nay , xu thế hội nhập vào khu vực và thế giới là tất yếu. Mỗi quốc gia
đều phải tự chủ động tìm lợi thế của mình trong quá trình hợp tác phát triển .
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1986 tới nay, rõ nhất là
từ năm 1990, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng
các ngành công ngiệp và dịch vụ trong GDP của toàn nền kinh tế nước ta đã
và của các vùng tăng nhanh chiếm tỷ trọng lớn, tỷ trọng của nông ngiệp có
xu hướng giảm dần, cơ cấu các thành phần kinh tế có xu hướng thay đổi theo
hướng hợp lí hơn. Những chuyển biến đó đã góp phần tạo đà cho nền kinh tế
đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định.
Tuy nhiên, những tiến bộ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng mới chỉ
là bước đầu, và nhìn chung sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Cho
đến nay, nước ta vẫn là nước nông nghiệp, dân cư sống ở nông thôn và lao
động nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Để đạt được mục tiêu đến năm
2020, “ đưa nước ta cơ bản trở thàn một nước công nghiệp có cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,…” mà Đại hội VIII của Đảng đề ra,
thì còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cức và có giải pháp sát thực.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Để có một cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý như hiện nay không thể không
kể đến vai trò của đầu tư. Đầu tư được coi như một công cụ hữu hiệu, lá bài
quan trọng nhất trong tay các nhà quản lý nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Chính vì thế mà những năm gần đây, chủ trương chính
sách mà Đảng và Nhà nước đặt ra là đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, từng
bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Vậy tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế như thế nào, trên
những phương diện nào và cách thức ra sao? Làm thế nào để có thể phát huy
tối đa vai trò đó của đầu tư? Chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu đề tài : "Tác
động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt nam "
Để thực hiện được đề tài này chúng em xin cảm ơn sự giúp dỡ của
PGS.TS TỪ QUANG PHƯƠNG và Tiến sĩ PHẠM VĂN HÙNG. Mặc dù đã
có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi thiếu sót vì vậy chúng em rất
mong được sự góp ý của thầy và các bạn..

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

CHƯƠNG I:

LÝ LUẬN CHUNG CỦA ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG


CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ.

I. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN.

1. Khái niệm về đầu tư.

Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các
hoạt động nhằm thu được các kết quả, thực hiện được những mục tiêu
nhất định trong tương lai.

Các nguồn lực sử dụng trong hoạt động đầu tư có thể là tiền, là tài
nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ con người. Còn những kết quả
đạt được có thể là sự gia tăng tài sản vật chất, tài sản trí tuệ hoặc cũng có thể
là tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất
cao hơn cho nền kinh tế và cho toàn xã hội.

Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hi
sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai
trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi không chỉ với người bỏ vốn ra mà còn
đối với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà
cả nền kinh tế cũng được thụ hưởng.

Trong thực tế có rât nhiều hình thái biểu hiện cụ thể của đầu tư. Tùy từng
góc độ tiếp cận với những tiêu thức khác nhau mà người ta cũng có thể có

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

những hình thức phân chia khác nhau. Một trong những hinh thức thường
được sử dụng đó là tiêu thức quan hệ quản lý của chủ đầu tư. Theo tiêu thức
này đầu tư được chia làm đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.

• Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực

tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện vận hành kết quả đầu tư.
Chẳng hạn nhà đầu tư khi bỏ vốn của minh ra mua cổ phiếu hoặc trái phiếu
của một công ty hay một tổ chức nào đó, trong trường hợp này mặc dù chủ
đầu tư không trực tiếp tham gia vào hoạt động của công ty, tổ chức hay nói
cách khác là chủ đầu tư không trực tiếp quản lý vốn mà mình đã bỏ ra nhưng
vẫn có thể được hưởng lợi ích từ nguồn vốn đó như lợi ích vật chất (cổ tức,
tiền lãi trái phiếu), lợi ích phi vật chất (quyền biểu quyết, quyền tiên mãi).

• Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp

tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện vận hành kết quả đầu tư.
Chẳng hạn nhà đầu tư bỏ vốn của mình ra mở một công ty tư nhân, trong
trường hợp này chủ đầu tư trực tiếp tham gia vào quá trình điều hành hoạt
động của công ty, lợi ích của công ty đi liền với lợi ích của chính chủ đầu tư.
Đầu tư trực tiếp lại bao gồm đầu tư dịch chuyển và đầu tư phát triển. Trong
đó, đầu tư dịch chuyển là một hình thức đầu tư trực tiếp mà việc bỏ vốn là
nhằm dịch chuyển quyền sở hữu giá trị của tài sản. Chẳng hạn nhà đầu tư
mua một số lượng cổ phiếu với mức khống chế để có thể tham gia hội đồng
quản trị của một công ty, các trường hợp thôn tính sáp nhập doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường.

2. Đầu tư phát triển.

2.1. Khái niệm đầu tư phát triển.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư phát triển là một phương thức của đầu tư trực tiếp. Hoạt động
này nhằm duy trì và tạo ra năng lực mới trong sản xuất kinh doanh dịch vụ
và sinh hoạt đời sống của xã hội.

Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trực tiếp không chỉ tạo ra tài sản
mới cho nền kinh tế, đơn vị sản xuất và cung ứng dịch vụ mà còn duy trì
năng lực trong sản xuất kinh doanh dịch vụ và sinh hoạt của đời sống xã hội.
Được thể hiện ở chỗ, khi đi vào quá trình vận hành kết quả đầu tư thì máy
móc kỹ thuật và khoa học công nghệ phải luôn được bảo dưỡng, nâng cấp để
duy trì sản xuất, không những thế mà khoa học công nghệ phải luôn luôn
được đổi mới để phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiên đại, để bắt
kịp với nền khoa học tiên tiến trên thế giới. Hình thức đầu tư này đóng vai
trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nền kinh tế tại
mỗi quốc gia.

Trong các hình thức đầu tư đã nêu ở trên thì đầu tư phát triển là tiền đề,
là cơ sở cho các hình thức đầu tư khác. Các hình thức đầu tư gián tiếp, đầu
tư dịch chuyển nếu không có đầu tư phát triển sẽ không thể tồn tại và vận
động nếu không có đầu tư phát triển. Thật vậy, nếu không có đầu tư phát
triển thì năng lực mới trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời
sống xã hội sẽ không được tạo mới, nói cách khác thì cơ sở hạ tang không
được xây dựng mới, khoa học công nghệ không được đổi mới, trong điều
kiện này thì những hình thức đầu tư còn lại khó có thể thực hiện được. Chính
vì vậy, tất cả các khái niệm đầu tư thường được tiếp cận dưới góc độ của đầu
tư phát triển.

2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm khác biệt với các loại
hình đầu tư khác, gồm những đặc điểm chủ yếu sau:

+ Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi quy mô vốn, vật tư, lao động thường
là rất lớn. Khi đi vào vận hành kết quả đầu tư, thì vốn đầu tư là yếu tố nằm
đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện. Nó đòi hỏi người chủ đầu tư phải có
những biện pháp, chính sách, quy hoạch, kế hoạch hợp lý để quản lý vốn
một cách chặt chẽ để hoạt động đầu tư có hiệu quả sử dụng vốn cao, tránh
thất thoát vốn.

+ Thời gian thực hiện đầu tư kéo dài. Thời kỳ đầu tư tính từ khi khởi công
thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công
trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn
lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao
hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn
lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt
chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn
đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Thời gian vận hành kết quả đầu tư kéo dài. Thời gian vận hành các kết
quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời gian
sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầu tư phát huy tác dụng
lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn. Trong suốt quá trình vận hành, các kết quả
đầu tư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự
nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội…

+ Nếu sản phẩm của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng thì
thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên do đó quá

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trình thực hiện đầu tư và đi vào vận hành kết quả đầu tư sẽ chịu ảnh hưởng
của điều kiện thời tiết, khí hậu, điều kiện thuỷ văn của địa điểm đó.

+ Dễ gặp phải rủi ro: Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và
thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài…nên mức rủi ro của hoạt
động đầu tư phát triển thường cao.

2.3. Vai trò của đầu tư phát triển.

2.3.1. Đầu tư là nhân tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Đầu tư và việc tích lũy vốn cho đầu tư là một nhân tố quan trọng cho
việc gia tăng năng lực sản xuất, cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế. Việc gia
tăng vốn quy mô vốn đầu tư sẽ góp phần quan trọng trong việc gia tăng sản
lượng bình quân cho mỗi lao động. Theo mô hình Harrod-Domar, mức tăng
trưởng của nền kinh tế phụ thuộc trực tiếp vào mức gia tăng vốn đầu tư
thuần.

∆Y ∆Y ∆K ∆Y ∆K 1 1
g = = × = × = ×
Y Y ∆K ∆K Y ICOR Y

Từ đó có thể suy ra:

1
∆Y = × I
ICOR

Trong đó:

∆ Y: là mức gia tăng sản lượng

∆ K: là mức gia tăng vốn đầu tư

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

I : là mức đầu tư thuần

K : là tổng quy mô vốn của nền kinh tế

Y : là tổng sản lượng của nền kinh tế

ICOR: là hệ số gia tăng vốn-sản lượng

Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thể hiện cũng rất rõ nét trong
tiến trình đổi mới mở cửa nền kinh tế nước ta thời gian qua. Với chính sách
đổi mới, các nguồn vốn đầu tư cả trong nước và nước ngoài ngày càng đa
dạng cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đạt được cũng rất
thỏa đáng.

2.3.2. Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đầu tư tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua những chính
sách tác động đến cơ cấu đầu tư. Trong điều hành chính sách đầu tư, nhà
nước thể hiện chính sách phân bổ vốn, kế hoạch hóa, xây dựng cơ chế quản
lý đầu tư hoặc điều tiết gián tiếp qua các công cụ chính sách như chính sách
tài khóa, chính sách tiền tề và định hướng một cơ cấu đầu tư dẫn dắt sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý.

Tỷ trọng vốn đầu tư cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và nền kinh tế. Không những thế, giữa
đầu tư và tăng trưởng kinh tế cũng như dịch chuyển cơ cấu kinh tế có mối
quan hệ khăng khít với nhau. Việc đầu tư vốn nhằm mục đích mang lại hiệu
quả kinh tế cao, tăng trưởng nhanh trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng sẽ
dẫn dến hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế cao
kết hợp với việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý sẽ tạo nguồn vốn đầu tư

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

dồi dào, định hướng đầu tư vào các ngành hiệu quả hơn.

2.1.3. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu.

+ Tác động đến tổng cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư
thường chiếm từ 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế
giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư thể hiện rõ trong ngắn hạn. Xét
theo mô hình kinh tế vĩ mô, đầu tư là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
cầu. Khi tổng cung chưa kịp thay đổi, gia tăng đầu tư (I) làm cho tổng cầu
(AD) tăng (nếu các yếu tố khác không thay đổi.

AD=C+ I + G + X – M

Trong đó:

C: tiêu dùng

I: đầu tư

G: tiêu dùng của chính phủ

X: xuất khẩu

M: nhập khẩu

+ Tác động tới tổng cung: Tổng cung của nền kinh tế gồm hai nguồn chính
là cung trong nước và cung từ nước ngoài. Bộ phận chủ yếu, cung trong
nước là một hàm của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động, tài nguyên, công
nghệ…, thể hiện qua phương trình sau:

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Q= F (K, L, T, R…)

Trong đó:

K: vốn đầu tư

L: lao động

T: công nghệ

R: nguồn tài nguyên

Như vậy tăng quy mô vốn đầu tư là nguyên nhân trực tiếp làm tăng tổng
cung của nền kinh tế, nếu các yếu tố khác không đổi. Mặt khác nếu tác động
của vốn đầu tư còn được thực hiện thông qua các hoạt động đầu tư nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó đầu tư gián tiếp làm
tăng tổng cung của nền kinh tế.

2.1.4., Đầu tư có tác động hai mặt đến tính ổn định của nền kinh tế.

Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng
cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư
dù là lớn hay nhỏ đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là
yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia.

Chẳng hạn, khi đầu tư tăng lên, cầu của yếu tố đầu tư tăng lên làm cho
giá của các hàng hoá có liên quan tăng ( giá chi phí vốn, công nghệ, lao
động…), đến mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát, lạm phát làm cho
sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại.
Mặt khác, đầu tư làm cho cầu các yếu tố liên quan tăng, sản xuất của các
ngành này phát triển thu hút nhiều lao động, giảm tình trạng thất nghiệp,
nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động
này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Ngược lại khi giảm đầu tư cũng
dẫn đến tác động hai mặt theo chiều hướng ngược lại so với các tác động
trên đây. Vì vậy trong điều hành nền kinh tế vĩ mô, các nhà hoặch định
chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra chính sách nhằm hạn
chế tác động xấu nhằm phất huy tác động tích cực, duy trì sự ổn định của
toàn bộ nền kinh tế.

2.1.5. Đầu tư có tác động lớn tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao
động.

Việc đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng chuyên môn cao, sản phẩm
làm ra có chất lượng yêu cầu cần phải được đầu tư vào công tác đào tạo từ
cấp thấp nhất đến cấp cao nhất, chi phí đào tạo ở đây bao gồm chi phí của
nhà nước và chi phí của dân cư cho con em đi học. Và như vậy, để có được
đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm cần phải
thông qua tuyển dụng, chọn lọc,… để tiến hành khâu này cần phải tốn một
khoản chi phí nhất định, khi đó sẽ có được đội ngũ lao động có trình độ
chuyên môn, năng suất cao và sản phẩm làm ra có chất lượng tốt nhất.

2.1.6. Đầu tư với việc tăng cường năng lực khoa học cộng nghệ của đất
nước.

Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát
triển khoa học, công nghê của môt doang nghiệp và quốc gia. Đầu tư và đặc

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

biệt đầu tư phát triển trực tiếp tạo mới và cải tạo năng lực sản xuất, phục vụ
của nền kinh tế và của các vùng kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và đồng thời ảnh
hưởng đến tốc độ tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế.

Trong giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia
tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, qua trình chuyển
từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá chuyển từ đầu tư ít
sang đầu tư lớn ,thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ
không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của
khoa học và công nghệ. Mỗi doanh nghiệp mỗi nước khác nhau cần phải có
bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có
hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của tưng đơn vị cũng như toàn nền kinh
tế.

II. CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

1. Cơ cấu kinh tế.


1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan
hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là:
- Tổng thể của các bộ phận (thành phần ) hợp thành.
- Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ
lệ nhất định.
Cụ thể:

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối
quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cấu trúc được biểu
thị như một tập hợp những mối liên hệ liên kết hữu cơ các yếu tố khác nhau
của hệ thống nhất định. Cơ cấu luôn là một thuộc tính của hệ thống. Như
vậy, khái niệm cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với quan điểm của hệ thống.
Nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.

Cơ cấu kinh tế là một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có
quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian
và thời gian nhất định. Các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế bao gồm các
ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, và các lãnh thổ kinh tế. Cơ cấu kinh
tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt
chẽ với nhau, được biểu hiện cả mặt chất lẫn mặt lượng, tuỳ thuộc từng mục
tiêu của nền kinh tế.

1.2. Tính chất đặc trưng của cơ cấu kinh tế.

1.2.1. Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan.

Cơ cấu kinh tế được hình thành một cách khách quan trong quá trình
phân công lao động xã hội và phát triển không ngừng của lực lượng sản
xuất.
Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, về hoạt động của
các quy luật kinh tế đặc thù của các phương thức sản xuất sẽ quyết định tính
khác biệt về cơ cấu kinh tế của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Vì vậy, cơ cấu kinh
tế phản ánh tính quy luật chung của quá trình phát triển, những biểu hiện cụ
thể phải phù hợp với đặc thù của mỗi nước, mỗi vùng tự nhiên, kinh tế và

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

lịch sử, không có một cơ cấu mẫu chung cho nhiều nước, nhiều vùng khác
nhau.

Mỗi quốc gia, mỗi vùng có thể và cần thiết lựa chọn cơ cấu kinh tế phù
hợp với mỗi giai đoạn phát triển, với quy luật và chiến lược phát triển của
mỗi quốc gia trong từng thời kì tạo ra sự cân đối mới giữa các ngành vùng
nhằm phát huy nội lực kinh tế.

Nền kinh tế có sự phân công lao động có các ngành, lĩnh vực, bộ phận
kinh tế và sự phát triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một
cơ cấu kinh tế với tỉ lệ cân đối tương ứng với các bộ phận, tỉ lệ đó được thay
đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu
xã hội và khả năng đáp ứng nhu cầu đó. Cơ cấu kinh tế là biểu hiện tóm tắt,
cô đọng nội dung chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của từng giai đoạn
phát triển nhất định. Nhưng không vì thế mà áp đặt chủ quan, tự đặt cho các
ngành những tỉ lệ và vị trí trái ngược với yêu cầu và xu thế phát triển của xã
hội. Mọi sự áp đặt chủ quan, nóng vộinhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế theo ý
muốn, thường dẫn đến tai hoạ không nhỏ, bởi sai lầm về cơ cấu kinh tế là sai
lầm chiến lược, khó khắc phục, hậu quả lâu dài.

1.2.2. Cơ cấu kinh tế luôn biến chuyển theo hướng ngày càng hoàn thiện.

Sự biến đổi cơ cấu chịu tác động thường xuyên của những quy luật kinh
tế - xã hội, do quá trình phát triển không ngừng của xã hội loài người. Sự
biến đổi đó gắn liền với sự biến đổi không ngừng của khoa học kỹ thuật,
công nghệ thông tin cũng như các yếu tố kinh tế, các quá trình vận động và
phát triển của các yếu tố kinh tế đó trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tương ứng với mỗi thời kì lịch sử là một cơ cấu kinh tế phù hợp với tri
thức và nhu cầu của con người. Các cơ cấu cũ dần dịch chuyển và hình
thành cơ cấu mới, theo hướng tiến bộ và phát triển hơn. Sự dịch chuyển của
cơ cấu là một quá trình vận động không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, từ
ít hoàn thiện cho đến hoàn thiện đồng thời cùng với sự đi lên của tri thức và
nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân loại.

1.2.3. Cơ cấu kinh tế là một quá trình mang tính kế thừa và phát triển của
lịch sử.

Sự biến đổi cơ cấu kinh tế luôn gắn liền với sự thay đổi không ngừng của
lực lượng sản xuất, nhu cầu tiêu dùng và đặc điểm chính trị, xã hội của từng
thời kì. Cơ cấu kinh tế được hình thành khi quan hệ ngành, lĩnh vực, bộ phận
kinh tế được xác lập một cách cân đối và sự phân công lao động diễn ra một
cách hợp lý.

Sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất là xu hướng phổ biến
của mọi quốc gia. Song mối quan hệ giữa con người với con người, con
người với tự nhiên trong quá trình tái sản xuất mở rộng ở mỗi giai đoạn lịch
sử, mỗi quốc gia lại có sự khác nhau. Sự khác nhau đó bị chi phối bởi quan
hệ sản xuất, bởi các đặc trưng văn hoá xã hội, bởi các yếu tố lịch sử của mỗi
dân tộc. Các nước có hình thái kinh tế-xã hội giống nhau, song có sự khác
nhau trong hình thành cơ cấu kinh tế, vì điều kiện kinh tế, xã hội và quan
điểm chiến lược mỗi nước khác nhau.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế.

1.3.1. Sự phát triển của thị trường trong và ngoài nước.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thị trường bắt nguồn từ nhu cầu tiêu dùng của người lao động, đây là
yếu tố hướng dẫn và điều tiết các hoạt động kinh tế kinh doanh. Yêu cầu của
thị trường đòi hỏi các nhà kinh tế kinh doanh phải đáp ứng; từ đó các doanh
nghiệp định hướng kinh doanh theo chiến lược và chính sách kinh tế phù
hợp.
Sự thay đổi chính sách và chiến lược kinh tế phù hợp yêu cầu chung của
thị trường là nhân tố tác động đến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi phải thay đổi, dịch
chuyển thích hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu thị trường trong và ngoài
nước.

1.3.2. Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước.

Đối với riêng Việt Nam là một quốc gia có nguồn TNTN phong phú, đa
dạng; vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu buôn bán trên trường quốc tế. Dân
số lao động chiếm tỉ lệ cao, truyền thồng cần cù và nguồn lao động ngày
càng được đào tạo mới, chuyên sâu dễ học hỏi và tiếp thu khoa học tiến bộ.
Đây là một lợi thế cần được khai thác trong đầu tư phát triển.

Các nguồn lực và lợi thế so sánh của đất nước là cơ sở để hình thành và
chuyên dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững và có hiệu quả. Nhà nước và
các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư phát triển nhằm phát huy các
nguồn lực sẵn có, tận dụng lợi thế so sánh để đầu tư hướng về xuất khẩu
những sản phẩm có lợi thế, tạo đà hội nhập và tham gia có hiệu quả vào
phân công lao động và hợp tác quốc tế.

1.3.3. Quan hệ đối ngoại và phân công lao động quốc tế.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Phân công lao động giữa các quốc gia trên phạm vi thế giới, được hình
thành khi sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc gia
do sự phát triển của lực lượng sản xuất. PCLĐQT ngày càng phát triển và
bao trùm toàn bộ nền kinh tế thế giới. Điều kiện để phát triển PCLĐQT bao
gồm:
1) Sự khác biệt giữa các quốc gia về điều kiện tự nhiên, do đó, các quốc
gia phải dựa vào những ưu thế về tài nguyên thiên nhiên để chuyên môn hoá
sản xuất, phát huy lợi thế so sánh và điều kiện địa lí của mình.
2) Sự khác biệt giữa các quốc gia về trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, trình độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và công nghệ, về truyền
thống sản xuất, lực lượng sản xuất.
3) Trong một phạm vi nhất định, chịu ảnh hưởng và sự tác động của chế
độ kinh tế - xã hội của đất nước.
Quan hệ đối ngoại và phân công lao động quốc tế là nhân tố bên ngoài
tác động mạnh mẽ tới sự hình thành cơ cấu nền kinh tế. Chính vì thế quan hệ
kinh tế đối ngoại tốt sẽ là điều kiện để tăng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào trong nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.3.4. Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong thời kì mở cửa và hội nhập

kinh tế quốc tế.

Bùng nổ khoa học kĩ thuật bắt đầu từ thế kỉ XIX đã tạo ra bước nhảy vọt
về năng suất lao động và thành tựu trong phát triển kinh tế; là một cột mốc
chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của con người, mang lại những tiến

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

bộ phi thường, những thành tựu kỳ diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc
sống con người. Cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa
từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất
lượng cuộc sống

Thời kì mở cửa và hội nhập hiện nay, tiến bộ khoa học kĩ thuật công
nghệ cho phép tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, vốn đầu tư thấp, do
đó sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế tăng lên, tạo chỗ đứng trên trường
quốc tế. Từ đó, cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng đầu tư xuất khẩu,
thay thế nhập khẩu hội nhập vào đời sống kinh tế trong khu vực và quốc tế.

1.3.5. Nguồn viện trợ chính thức ODA.

ODA giúp các nước nhận hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu kinh tế: Ở một số
nước dân số tăng nhanh, sản xuất chậm và cung cách quản lý kinh tế, tài
chính kém hiệu quả; đặc biệt nhiều nước vấp phải nhiều khó khăn kinh tế
như nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày càng tăng.
Để giải quyết vấn đề này, các quốc gia đang cố gắng hoàn thiện cơ cấu kinh
tế bằng cách phối hợp với Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ Quốc tế và các tổ
chức quốc tế khác tiến hành chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

1.3.6. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội và cơ chế quản lý của Nhà nước.

Từ chỗ bị bao vây cấm vận, nước ta đã phát triển quan hệ giao lưu kinh
tế với hầu hết các quốc gia trên thế giới, gia nhập và ngày càng có vị thế và
vai trò tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, chủ động
từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chiến lược phát triển và cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước là nhân tố
quyết định sự hình thành cơ cấu kinh tế. Trong chính sách kinh tế của mỗi
nước đều có hai mặt cơ bản, đó là chính sách cơ cấu và cơ chế quản lý kinh
tế. Cơ cấu kinh tế hình thành và phát triển trong sự điều chỉnh, chuyển dịch
để hoàn thiện, giai đoạn ở mức độ sau cao hơn giai đoạn trước vừa mang lại
tăng trưởng kinh tế, vừa phù hợp với sự biến động chung của thị trường thế
giới trong thời kì mở cửa.

1.4. Phân loại cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu nền kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm ba bộ phận
cơ bản hợp thành: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu
lãnh thổ.

1.4.1. Cơ cấu ngành kinh tế.

+ Khái niệm: Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các ngành hợp thành các tương
quan tỉ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các ngành của nền kinh tế quốc dân.
Cơ cấu ngành kinh tế phản ánh được phần nào trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất và phân công lao động của một quốc gia.

+ Bao gồm các ngành:


- Nông- lâm- ngư nghiệp
- Công nghiệp và xây dựng
- Dịch vụ.

1.4.2. Cơ cấu thành phần kinh tế.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Khái niệm: Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thống tổ chức kinh tế
với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực
lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội. Nó cũng là một nhân tố
tác động đến cơ cấu ngành kinh tế, và cơ cấu lãnh thổ trong quá trình phát
triển.

+ Bao gồm các thành phần kinh tế sau:

- Kinh tế nhà nước


- Kinh tế tư nhân
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế tư bản nhà nước

1.4.3. Cơ cấu theo vùng lãnh thổ.

+ Khái niệm: Cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ được hình thành bởi việc bố
trí sản xuất theo không gian địa lý.

Quy hoạch và phát triển kinh tế theo vùng là một quá trình nhằm phân ra
những vùng lãnh thổ cùng với ngành kinh tế của nó, nhằm phát triển có hiệu
quả để tận dụng các nguồn lực trong vùng và tạo ra những sản phẩm giá trị
nhất. Tuỳ theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân
bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển toàn bộ hay ưu tiên một vài ngành kinh
tế nào đó.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

+ Bao gồm các vùng sau:


- Trung du và miền núi phía Bắc
- Đồng bằng Bắc Bộ
- Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung
- Tây Nguyên
- Đông Nam Bộ
- Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ
phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự
phát triển không đồng đều về quy mô, tốc độ giữa các ngành,vùng.

Tương ứng theo phân loại cơ cấu kinh tế, ta cũng xét sự dịch chuyển của
3 bộ phận này:
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng, lãnh thổ

2.2. Sự cần thiết khách quan của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Việt Nam đi lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất
kĩ thuật, trình độ lực lượng sản xuất chưa phát triển hoàn thiện.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự phân công lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật ở các ngành then chốt
như: Công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp- dịch vụ chưa hợp lý và vẫn
lạc hậu. Hệ thống kết cấu hạ tầng và dịch vụ cho đời sống còn thấp kém so
với các nước trong khu vực và thế giới. Nhiều ngành, lĩnh vực còn thấp kém
làm cho nền kinh tế chưa vững chắc, tài nguyên nhiều, lực lượng lao động
dồi dào chưa có khả năng và khai thác có hiệu quả, giải pháp duy nhất để
khắc phục là tiến hành CNH- HĐH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mở đương
cho sản xuất phát triển.

Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung hay cơ cấu ngành kinh tế
nói riêng theo hướng CNH- HĐH nhằm huy động và sử dụng hiệu quả mọi
nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng
trưởng nhanh, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân. Từ đó
thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh
thái.

2.3. Một số nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước các chủ thể kinh tế
luôn hành động theo hiệu quả kinh tế thiết thực. Ở một chừng mực nhất định
quy hoạch phát triển của Nhà nước có tác động đến cơ cấu đầu tư, nhưng kết
quả cuối cùng lại được thể hiện bằng cơ cấu trên các phương diện của nó.
Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi theo chiều hướng hợp lý hơn, sự thay đổi đó
chính là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của một nước thường phụ thuộc vào một số nhân tố bên trong và bên
ngoài.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhóm nhân tố từ bên trong:

- Các lợi thế về tự nhiên của đất nước cho phép có thể phát triển ngành sản
xuất nào một cách thuận lợi; quy mô dân số của quốc gia; trình độ nguồn
nhân lực; những điều kiện kinh tế, văn hóa của đất nước.

- Ngoài ra, nhu cầu của từng xã hội, thị trường ở mỗi giai đoạn lại là cơ sở
để sản xuất phát triển đáp ứng nhu cầu không chỉ về số lượng mà cả chất
lượng hàng hóa, từ đó dẫn đến những thay đổi về vị trí, tỷ trọng của các
ngành nghề trong nền kinh tế.

- Mục tiêu, chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế của từng quốc gia có tác
động quan trọng đến sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế vì mặc dù cơ cấu
kinh tế mang tính khách quan, tính lịch sử xã hội nhưng lại chịu tác động,
chi phối rất lớn bởi mục tiêu của Nhà nước. Nhà nước có thể tác động gián
tiếp lên tỷ lệ của cơ cấu ngành kinh tế bằng các định hướng phát triển, đầu
tư, những chính sách khuyến khích hay hạn chế phát triển các ngành nghề
nhằm bảo đảm sự cân đối của nền kinh tế theo mục đích đề ra trong từng
giai đoạn nhất định.

- Cuối cùng, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nước cho phép
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hay chậm, hiệu quả đến mức nào...

Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ làm thay đổi quy mô sản xuất,
thay đổi công nghê, thiết bị, hình thành các ngành nghề mới, biến đổi lao
động giản đơn thành lao động phức tạp, từ ngành này sang ngành khác. Sự
phát triển đó phá vỡ cân đối cũ, hình thành một cơ cấu kinh tế với một vị trí,
tỉ trọng các ngành và lĩnh vực phù hợp hơn, thích ứng được yêu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội. Quá trình đó diễn ra

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

một cách khách quan và từng bước tạo ra sự cân đối hợp lý hơn, có khả năn
khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài.

Sự phát triển của lực lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình
thành cơ cấu kinh tế. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng, nên cơ cấu
kinh tế luôn luôn thay đổi, song sự biến đổi của cơ cấu kinh tế diễn ra chậm
chạp, không mang tính đột biến như chính sách, cơ chế quản lý.

Nhóm nhân tố tác động bên ngoài:

- Xu hướng chính trị, kinh tế, xã hội của khu vực và thế giới. Sự biến động
của chính trị, kinh tế, xã hội của một nước, hay một số nước, nhất là các
nước lớn sẽ tác động mạnh mẽ đến dòng hàng hóa trao đổi, từ đó ảnh hưởng
đến nguồn thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ... buộc các quốc gia
phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế của mình nhằm
bảo đảm lợi ích quốc gia và sự phát triển trong động thái chung của thị
trường thế giới.

- Xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng nước, vì chính sự phân công lao
động diễn ra trên phạm vi quốc tế ngày càng sâu sắc và cơ hội thị trường
rộng lớn được mở ra trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, cho phép
các nước có khả năng khai thác những thế mạnh của nhau để trao đổi các
nguồn lực, vốn, kỹ thuật, hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả... Quá trình
đó vừa bắt buộc, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các nước thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự phân công lao động trên quy mô toàn thế
giới.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Những thành tựu của cách mạng khoa học, kỹ thuật, đặc biệt sự bùng nổ
công nghệ thông tin tạo nên những bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực sản
xuất góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước
vì thông tin nhanh chóng làm cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh
nhanh nhạy, hợp lý hơn, dẫn đến cơ cấu sản xuất được thay đổi phù hợp hơn
với thị trường và lợi ích của từng nước.

Cơ cấu kinh tế hợp lý:

Khai thác tối đa những điều kiện và thuận lợi về TNTN


Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành phát triển
Bảo đảm và tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của mỗi ngành vùng và
thành phần kinh tế
Tạo tích lũy nhiều nhất cho quốc dân
Là cơ cấu có khả năng tạo ra quá trình tái sản xuất mở rộng, đáp ứng các
điều kiện sau:
- Phù hợp với quy luật khách quan
- Phản ánh khả năng khai thác, sử dụng nguồn lực kinh tế trong nước và
đáp ứng yêu cầu hội nhập với quốc tế và khu vực, nhằm tạo ra sự cân
đối, phát triển bền vững.
- Phù hợp xu thế kinh tế, chính trị của khu vực và thế giới.

2.4. Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Nếu:
Tỷ trọng của ngành nông nghiệp là:

GDPNN (t)
β NN (t) =
GDP(t)

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng là:

GDPCN (t)
βCN (t) =
GDP(t)

Tỷ trọng của ngành dịch vụ là:

GDPDV (t)
βDV (t) =
GDP(t)

Tỷ trọng của ngành phi nông nghiệp là:

β NN (t) = βCN (t) + βDV (t)

Tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất là:

βSXVC (t) = β NN (t) + βCN (t)

Thì:
Hệ số chuyển dịch k của hai ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp là:

β NN (t)xβ NN (t) + βPhiNN (t)xβPhiNN (t1 )


cos θ0 =
(β2 NN (t) + β2 PhiNN (t))x(β2 NN (t1) + β2 PhiNN (t1))
θ0 = arccosθ0

Góc này bằng 00 khi không có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế và 900 khi sự
chuyển đổi cơ cấu là lớn nhất.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

θ0
k=
90
Và độ lệch tỷ trọng nông nghiệp là:

d NN = β NN (t1) − β NN (t)

Hệ số chuyển dịch k của hai ngành dịch vụ và sản xuất vật chất là
và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là:

βDV (t)xβDV (t1) + βPhiDV (t)xβPhiDV (t1)


cosθ0 =
(β2 DV (t) + β2 PhiDV (t))x(β2 DV (t1) + β2 PhiDV (t1))
θ0 = arccosθ0
θ0
k=
90

và độ lệch tỷ trọng dịch vụ và sản xuất vật chất là:

dDV = βDV (t1) − βDV (t)

Dưới tác động tổng hợp của các nhân tố trên, các ngành kinh tế (thông
thường bao gồm 3 ngành chính: nông, lâm nghiệp, thủy sản - còn gọi là nông
nghiệp; công nghiệp, xây dựng - còn gọi là công nghiệp; và dịch vụ) phát
triển một cách không đồng đều, tạo nên những tỷ lệ khác nhau trong cơ cấu
ngành kinh tế của các nước. Song điểm đáng lưu ý là trong thời đại ngày
nay, bất cứ nhà nước nào cũng đều quan tâm xác định cho nền kinh tế của
nước mình phát triển theo hướng có lợi nhất và phấn đấu đạt được cơ cấu
kinh tế đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, và qua những thực tiễn, hầu hết các

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nước hiện nay đều lựa chọn mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước
mình theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nhằm phát huy mọi lợi thế của đất
nước, tham gia được vào sự phân công lao động trên quy mô toàn thế giới,
tận dụng mọi cơ hội đem lại của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra
ngày càng sâu rộng.

Để đi theo chiến lược mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế có hiệu quả, vấn
đề chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở trong nước có ý nghĩa rất lớn. Bởi,
sản xuất trong nước cần phải được dịch chuyển sao cho vừa khai thác được
những tiềm năng, lợi thế của đất nước, vừa sản xuất được những sản phẩm
phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới. Trong bối cảnh chung là phân công
lao động quốc tế ngày một sâu sắc, sự cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu
cũng vô cùng gay gắt, lại muốn phát triển được sản xuất của đất nước theo
một chiến lược chung, việc lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý, đem lại hiệu quả
cao là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, ngày nay các nước thực hiện công
nghiệp hóa định hướng xuất khẩu đi sau không thể sử dụng nguyên mẫu của
các mô hình sẵn có bởi dưới tác động của những nhân tố mới, những lợi thế
so sánh truyền thống không còn được đánh giá cao như trước đây, nên việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước đi sau cũng cần phải được nhận
thức lại nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hiện đại, cân đối, năng động và tăng
trưởng nhanh một cách bền vững hơn.

III. TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ.

1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung:

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Kinh nghiệm và thực tiễn cho thấy rằng con đường tăng trưởng nhanh
với tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng,
lãnh thổ. Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy
luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ,
tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành,
vùng, nhằm phát huy nội lực của nền kinh tế trong khi vẫn coi trọng yếu tố
ngoại lực.

1.1. Tác động của đầu tư đối với cơ cấu ngành.

Việc đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn là bao nhiêu, đồng vốn được sử
dụng như thế nào đều tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự phát triển của
ngành nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Cụ thể, đầu tư sẽ góp phần
tăng cường vật chất kĩ thuật, nâng cao hàm lượng công nghệ qua đó nâng
cao năng suất lao động của ngành. Nhờ đó sẽ tạo ra sản lượng cao hơn với
giá thành thấp hơn. Mặt khác, đầu tư là tiền đề tập trung các nguồn lực khác
của nền kinh tế (lao động,tài nguyên,vốn dư thừa…) cho mục tiêu phát triển
ngành. Chính đầu tư chứ không phải các quyết định hành chính là nhân tố
trực tiếp nhất có thể huy động tất cả các yếu tố đầu vào cần thiết cho sự phát
triển của ngành. Không những thế việc đầu tư còn tạo ra điều kiện vật chất
cho sự ra đời của những ngành mới. Sự thay đổi tỉ trọng giữa các ngành và
sự ra đời của những ngành mới chính là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư vốn vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư vào từng ngành nhiều hay
ít, việc sử dụng vốn có hiệu quả cao hay thấp… đều ảnh hướng đến tốc độ
phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo điều
kiện tiền đề vật chất cho sự phát triển các ngành mới…do đó làm dịch
chuyển cơ cấu kinh tế ngành.
Đầu tư gây nên sự chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ nhất là trong ngành
công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu của khu vực công nghiệp được
thực hiện gắn liền với sự phát triển các ngành theo hướng da dạng hóa, từng
bước hình thành một số ngành trọng điểm và mũi nhọn, có tốc độ phát triển
cao, thuận lợi về thị trường, có khả năng xuất khẩu. Tỷ trọng của khu vực
công nghiệp trong GDP tăng dần thực sự trở thành động lực cho phát triển
kinh tế quốc dân. Chuyển dịch của khu vực công nghiệp theo hướng hình
thành, phát triển một số ngành và sản phẩm mới thay thế nhập khẩu cung
cấp cho thị trường nội địa, nhiều mặt hàng có chất lượng cao đã chiếm lĩnh
thị trường trong nước.
Đối với ngành dịch vụ, đầu tư giúp phát triển các ngành thương mại, dịch
vụ vận tải hàng hóa, mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế. Đầu
tư còn tạo nhiều thuận lợi trong việc phát triển nhanh các ngành dịch vụ bưu
chính viễn thông, phát triển du lịch, mở rộng các dịch vụ tài chính tiền tệ.
Đối với các ngành nông lâm nghiệp, đầu tư tác động nhằm đẩy nhanh
công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn bằng cách xây dựng
kết cấu kinh tế xã hội nông nghiệp nông thôn, tăng cường khoa học công
nghệ…

1.2. Tác động của đàu tư tới cơ cấu thành phần kinh tế:

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư tác động nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong cơ cấu thành
phần kinh tế. Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta
đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng về hình thức sở hữu. Đặc biệt là sự
đổi mới thành phần kinh tế nhà nước, giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Bên cạnh đó còn có sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, sự liên
doanh liên kết giữa các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài ngày càng được chú trọng.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần có tác động về nhiều mặt: giải phóng
sức sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tạo ra cạnh
tranh - động lực của tăng trưởng; thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế,
thực hiện đại đoàn kết dân tộc, huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển
kinh tế - xã hội; là con đường xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất cho
phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất...

1.3. Tác động của đầu tư tới cơ cấu theo vùng lãnh thổ:

Có thể dễ dàng nhận thấy bất cứ vùng nào nhận được một sự đầu tư
thích hợp đều có điều kiện để phát huy mạnh mẽ những thế mạnh của mình.
Những vùng tập trung nhiều khu công nghiệp lớn đều là những vùng rất phát
triển của một quốc gia. Những vùng có điều kiện được đầu tư sẽ là đầu tàu
kéo các vùng khác cùng phát triển. Những vùng kém phát triển có thể nhờ
vào đầu tư để thoát khỏi đói nghèo và giảm dần khoảng cách với các vùng
khác.
Đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các
vùng lãnh thổ, đưa vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát
huy tối đa lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…của
những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

vùng khác cùng phát triển. Đầu tư vào những vùng kinh tế trọng điểm nhằm
phát huy đươc thế mạnh và tiềm năng của vùng, bên cạnh đó chính phủ còn
có những hoạt động hỗ trợ đầu tư cho những vùng kém phát triển nhằm cải
thiện đời sống nhân dân và giảm chênh lệch kinh tế giữa các vùng. Thống
nhất quy hoạch phát triển trong cả nước, giữa các vùng, tỉnh, thành phố, tạo
sự liên kết trực tiếp về sản xuất, thương mại, đầu tư, giúp đỡ kỹ thuật và
nguồn nhân lực. Nâng cao trình độ dân trí và đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng và khu vực.

Nếu xét cơ cấu lãnh thổ theo góc độ thành thị và nông thôn thì đầu tư là
yếu tố bảo đảm cho chất lượng của đô thị hoá. Việc mở rộng các khu đô thị
dựa trên các quyết định của chính phủ sẽ chỉ là hình thức nếu không đi kèm
với các khoản đầu tư hợp lý. Đô thị hoá không thể gọi là thành công thậm
chí còn cản trở sự phát triển nếu cơ sớ hạ tầng không đáp ứng được các nhu
cầu của người dân. Các dịch vụ y tế, giáo dục… cũng cần được đầu tư cho
phù hợp với sự phát triển của một đô thị.

2. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của đầu tư chuyển dịch
cơ cấu kinh tế.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.1. Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu ngành với thay đổi GDP.

% thay đổi tỷ trọng đầu tư của


ngành nào đó/ tổng vốn đầu tư xã
Hệ số co dãn giữa việc
hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước
thay đổi cơ cấu đầu tư ngành =
% thay đổi tốc độ tăng trưởng
với thay đổi GDP
GDP giữa kỳ nghiên cứu so với
kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết, để tăng 1% tỷ trọng GDP của ngành trong tổng GDP
(thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầu tư cho ngành thêm bao nhiêu.

2.2.Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư với thay đổi cơ cấu
kinh tế của ngành.

% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/


Hệ số co dãn giữa việc tổng vốn đầu tư xã hội kỳ nghiên cứu so với
thay đổi cơ cấu đầu tư với kỳ trước
=
thay đổi cơ cấu kinh tế % thay đổi tỷ trong GDP của ngành trong
của ngành tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ
trước

CHƯƠNG II

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

I. TỔNG QUAN VẾ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ ĐẾN


CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam đã trải qua
nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Nếu như trước thời kỳ đổi mới một trong
những khiếm khuyết lớn của tư duy cũ, của cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
quan liêu, bao cấp là cố gắng hình thành nên cơ cấu ngành kinh tế dựa trên ý
chí chủ quan, bất chấp quy luật, do đó đã kéo theo tình trạng đầu tư lãng phí,
không đem lại hiệu quả kinh tế, thì bước vào công cuộc đổi mới quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của nước ta đã đem lại những kết quả rất
tích cực. Nhờ vậy, chỉ sau 3 năm của thời kỳ phôi thai về kinh tế thị trường
(từ 1987 - 1989) nền kinh tế nước ta đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá
trong những năm 1990 - 1997. Mọi dự kiến của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995
đều được thực hiện vượt mức khá cao. Trong thời kỳ khủng khoảng tài chính
tiền tệ ở các nước châu Á, tuy tốc độ tăng trưởng của nước ta có sự giảm sút,
nhưng về cơ bản chúng ta vẫn tránh được "cơn bão" của cuộc khủng khoảng,
để sau đó tiếp tục tăng quy mô GDP của đất nước, tăng xuất khẩu, phát triển
công nghiệp, trở thành một nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và
trên thế giới

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Việt Nam chính thức bước vào thời kì đổi mới nền kinh tế từ năm
1986. Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới nền kinh tế, cơ cấu đầu tư ở nước
ta đã có nhiều thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phù hợp hơn với
yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ CNH-HĐH.Trong điều kiện
nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đổi mới, nguồn vốn đầu tư
phát triển của toàn xã hội còn hạn chế, nguồn vốn chủ đạo là nguồn vốn nhà
nước còn ít nhưng bằng cách huy động hợp lý các nguồn vốn trong xã hội và
sử dụng ngày càng hiệu quả hơn thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư ở nước ta đang
thay đổi theo hướng tích cực, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh
tế theo hướng ngày càng hợp lý, phát huy ngày càng tốt hơn các tiềm lực của
nền kinh tế. Cơ cấu bao cấp trong nền kinh tế dần được thay thế bằng một
nền kinh tế thị trường theo định hướng CNH-HĐH. Cơ cấu đầu tư của nền
kinh tế chuyển dịch theo hướng phục vụ yêu cầu phát triển toàn diện của nền
kinh tế, thúc đẩy việc hình thành một cơ cấu ngành hợp lý bao gồm cả ngành
sản xuất vật chất, dịch vụ và cả những ngành không vì mục đích lợi nhuận.
Cơ cấu đầu tư theo vùng, địa phương có những chuyển biến tích cực, đầu tư
góp phần hình thành những vùng chuyên môn hoá tập trung, những vùng
kinh tế trọng điểm, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng.

II. THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN


DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

1. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành là cơ cấu thực hiện đầu tư theo từng
ngành và các tiểu ngành.
Cơ cấu đầu tư theo 2 nhóm ngành: Sản xuất sản phẩm xã hội và nhóm
ngành kết cấu hạ tầng.
Trong những năm qua nền kinh tế nước ta diễn ra sự chuyển dịch theo
hướng ngày càng hợp lý hơn về cơ cấu vốn đầu tư cho 2 ngành sản xuất kinh
doanh và kết cấu hạ tầng, đảm bảo kết cấu hạ tầng được đầu tư đúng mức
phát triển đi trước một bước để thúc đẩy ngành sản xuất sản phẩm xã hội
phát triển. Cơ cấu vốn đầu tư cho khối ngành kết cấu hạ tầng có xu hướng
giảm xuống, dành vốn cho khối ngành sản xuất sản phẩm dịch vụ để thúc
đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Bảng 1. Cơ cấu đầu tư thời kỳ 1996-2005.

Đơn vị tính:%
Khối ngành 1996-2000 2001-2005 1996-2005
Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100
Sản xuất kinh doanh 54,7 54,8 54,9
Kết cấu hạ tầng 45,3 45,2 45,1
(Nguồn: Niên giám thống kê)

Cơ cấu đầu tư theo 3 nhóm ngành là: Công nghiệp, Nông lâm ngư nghiệp
và Dịch vụ.
Thực hiện đường lối CNH-HĐH của Đảng, cơ cấu đầu tư của nền kinh tế
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng cho đầu tư phát triển ngành công
nghiệp và dịch vụ, chú ý đầu tư phát triển nông nghiệp hợp lý vì nước ta
hiện nay nông dân vẫn chiếm phần lớn trong dân số và nông nghiệp nông
thôn có vi trí quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 2. Cơ cấu đầu tư phân theo ngành thời kỳ 1996-2005.

Đơn vị tính:%
Khối ngành 1996-2000 2001-2005 1996-2005
Tổng vốn đầu tư xã hội 100 100 100
Công nghiệp 36,1 40,6 38,9
Nông lâm ngư nghiệp 13,7 9,1 10,8
Dịch vụ 50,2 50,3 50,3
(Nguồn: Niên giám thống kê).

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm
13,7% trong tổng số vốn đầu tư của toàn xã hội trong giai đoạn 1996-2000,
và sang giai đoạn 2001-2005 giảm xuống chỉ còn 9,1%. Trong giai đoạn 5
năm từ 1991-1995, tổng số vốn ước đạt 53,443 nghìn tỷ đồng, bằng 8,5%
tổng nguồn vốn của toàn xã hội; bước sang giai đoạn 5 năm tiếp theo từ
1996-2000, tổng số vốn ước đạt 71,739 nghìn tỷ đồng, bằng 11,41% tổng
nguồn vốn đầu tư của toàn xã hội.
Nguồn vốn đầu tư cho ngành công nghiệp chiếm 36,1% tổng vốn đầu tư
của toàn xã hội trong giai đoạn 1996-2000, và sang giai đoạn 2001-2005 đã
tăng lên mức 40,6%. Trong giai đoạn 5 năm từ 1991-1995, tổng số vốn ước
đạt 242,363 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,42% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội.
Bước sang giai đoạn 5 năm tiếp theo từ 1996-2000, tổng số vốn tăng lên đạt
276,049 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,76%.
Nguồn vốn đầu tư cho các ngành dịch vụ cũng liên tục tăng lên nhưng tỷ
trọng vốn đầu tư gần như không thay đổi, chiếm 50,2% tổng vốn đầu tư của
toàn xã hội trong giai đoạn 1996-2000.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 3. Cơ cấu đầu tư theo ngành giai đoạn 2000-2005.

Đơn vị tính:%
Khối ngành 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng vốn đầu tư toàn XH 100 100 100 100 100 100
Nông lâm ngư nghiệp 24,53 23,24 23,03 22,54 21,81 20,70
Công nghiệp-Xây dựng 36,73 38,13 38,49 39,47 40,21 40,8
Dịch vụ 38,73 38,63 38,48 37,99 37,98 38,5
(Nguồn: Niên giám thống kê).

Nhìn chung trong những năm qua, xét theo tỷ trọng gia tăng thêm trong
nền kinh tế thì tỷ trọng giá trị gia tăng thêm theo giá thực tế chiếm trong
tổng sản phẩm trong nước của khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng từ
38,73% vào năm 2001 lên 41,04% vào năm 2005; khu vực nông-lâm-ngư
nghiệp tuy đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 5,42% về giá trị sản xuất
và 3,83% về giá trị tăng thêm nhưng tỷ trọng trong tổng sản phẩm trong
nước đã giảm từ 23,24% năm 2001 xuống 20,89% vào năm 2005; khu vực
dịch vụ vẫn duy trì được tỷ trọng trên dưới 38% tổng sản phẩm trong nước.
Tỷ trọng của 3 khu vực qua các năm đã thể hiện rõ nền kinh tế đang tiếp tục
chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH.
Trong 3 khu vực kinh tế thì khu vực công nghiệp và xây dựng có tốc độ
tăng trưỏng bình quân hàng năm cao nhất là 10,24%/năm, tiếp theo là khu
vực dịch vụ với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 6,96%/năm, khu
vực nông lâm ngư nghiệp có mức tăng trưởng thấp nhất là 3,83%/năm.

Bảng 4. Đóng góp của các ngành kinh tế vào tăng trưởng tổng sản
phẩm trong nước giai đoạn 2001-2005.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đơn vị tính:%
Năm 2001 200 200 200 2005
2 3 4
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6,89 7,08 7,34 7,79 8,43
Nông lâm ngư nghiệp 0,69 0,93 0,79 0,92 0,82
Công nghiệp & Xây dựng 3,63 3,47 3,92 3,93 4,19
Dịch vụ 2,52 2,68 2,63 2,94 3,42
(Nguồn: Niên giám thống kê).

1.1. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông lâm ngư nghiệp.

Trước thời kỳ đổi mới nền nông nghiệp nước ta hết sức lạc hậu, đó là
một nền nông nghiệp độc canh sản xuất lúa gạo. Đường lối đổi mới kinh tế
đất nước theo hướng CNH-HĐH đã làm thay đổi bộ mặt của nền nông
nghiệp nước ta, nền nông nghiệp phát triển mạnh hơn đa dạng hơn với nhiều
ngành nghề mới, khai thác được những lợi thế so sánh của từng vùng. Đặc
biệt, đầu tư tác động giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất
góp phần tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh
của sản phẩm, cơ cấu sản xuất nông nghiệp được xây dựng hợp lý, phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn…
Nhìn chung xu hướng chuyển dịch diễn ra còn chậm, sự chuyển dịch cơ
cấu diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng
của ngành trồng trọt và thuỷ sản. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp tương đối
nhỏ do vậy ít ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ
ngành nông nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi thì chưa thật rõ nét. Ngành

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

trồng trọt vẫn chiếm 78,6% năm 2005, ngành chăn nuôi hàng năm chỉ tạo ra
được 24,1% giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp, một tỷ trọng rất nhỏ so
với tiềm năng sẵn có, do chăn nuôi vẫn chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán
khó phòng chống được dịch bệnh và áp dụng các phương pháp chăn nuôi
tiên tiến. Phần lớn giá trị tăng thêm đạt được trong năm qua trong ngành
nông nghiệp là do tăng trưởng của ngành trồng trọt. Giá trị tăng thêm của
ngành thuỷ sản bình quân hàng năm là 8,9%/năm trong giai đoạn
2001-2005, cao hơn tốc độ tăng bình quân 4,9%/năm của giai đoạn 5 năm
trước đó 1996-2000, do tăng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản.
Năm 2004 giá trị sản xuất của ngành tăng 4,18 lần so với năm 1999, giá trị
khai thác thuỷ sản tăng 2,7 lần, giá trị nuôi trồng thuỷ sản tăng 7,3 lần.

Điều đó thể hiện, nông nghiệp của nước ta đã từng bước phát triển theo
một cơ cấu tiên tiến. Trong trồng trọt diện tích trồng lúa giảm dần để tăng
diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn (như cây công nghiệp
ngắn ngày: bông, mía, đậu tương..., cây công nghiệp lâu năm: chè, cao su,
hạt tiêu, cây ăn quả...), song vẫn bảo đảm được an ninh lương thực quốc gia
và tăng xuất khẩu gạo một cách đáng kể, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu
cây trồng trong nông nghiệp ngày càng đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường
và có hiệu quả hơn.

Đặc biệt thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và
Nhà nước, những năm gần đây đã có sự chuyển mạnh một phần diện tích
trồng lúa có năng suất, hiệu quả thấp sang nuôi trồng thủy sản (tập trung
nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ), nhờ
vậy đã góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao
đời sống cho nông dân.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành công
nghiệp và xây dựng.

Cơ cấu công nghiệp có sự chuyển dịch khá, nhất là giai đoạn từ năm
1998 đến nay. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,08% GDP
(năm 1997) lên tới 36,73% (năm 2000) và 41,0% (năm 2005). Trong ngành
công nghiệp sự tăng nhanh của tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (từ
78,7% năm 2000 lên tới 81,23% năm 2004 tính theo giá thực tế) và sự giảm
tỷ trọng của công nghiệp khai thác mỏ (từ 15,7% xuống còn 12,8%), tăng tỷ
trọng của công nghiệp sản xuất và phân phối điện, ga, nước (từ 5,6% lên
5,9%) trong thời kỳ tương ứng đã phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu đúng
hướng. Nếu xét theo tiêu thức công nghệ, càng thấy rõ hơn xu hướng chuyển
dịch cơ cấu trong ngành công nghiệp những năm qua là tích cực, theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta.
Bởi, các ngành công nghiệp có công nghệ cao ngày càng được mở rộng và
phát triển nhanh, tạo ra những sản phẩm tiêu dùng có giá trị cao, đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ngày một nâng lên ở trong nước và tham gia xuất khẩu,
như ô-tô, sản phẩm điện tử, tàu thủy... Các ngành có trình độ công nghệ
trung bình và thấp phát triển ở tốc độ trung bình và thấp để sản xuất sản
phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng chưa quá khắt khe của thị trường trong
nước, cũng như nhằm duy trì cung cấp những sản phẩm thông thường thiết
yếu cho nhân dân..
Khu vực công nghiệp và xây dựng chuyển dịch theo hướng tích cực và
ngày càng hợp lý hơn, tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp có khả năng
phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước; đẩy mạnh
xuất khẩu như chế biến nông lâm thủy sản, da giày, may mặc…; ngành

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

xây dựng đạt trình độ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.
Ngành điện, ga , nước giữ ở mức tỷ trọng ổn định, tỷ trọng ngành công
nghiệp khai thác có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành công
nghiệp chế biến tăng không nhiều do các ngành công nghiệp gia công lắp
ráp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Giá trị sản xuất công nghiệp những năm
qua tăng trưởng nhanh nhưng chủ yếu tăng ở các ngành may mặc, da dày,
lắp ráp ô tô, lắp ráp máy tính, lắp ráp xe máy có giá trị tăng thệm chỉ chiếm
10-15% giá trị sản xuất.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp vẫn còn chậm, chất lượng
tăng trưởng còn thấp. Các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, phân
lớn đầu vào cho quá trình sản xuất công nghiệp vẫn phải nhập khẩu từ nước
ngoài.
Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp chiếm khoảng 85% giá trị tăng
thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng bình quân hàng
năm là 10,1%, trong đó công nghiệp chế biến tăng 11,69%/năm, điện ga
nước tăng 12,15%/năm. Riêng công nghiệp khai thác có tốc độ tăng bình
quân hàng năm không cao, chủ yếu do sản lượng khai thác dầu thô tăng
chậm. Giá trị tăng thêm của ngành xây dựng bình quân hàng năm đạt
10,75% cao hơn tốc độ tăng của ngành công nghiệp, tuy vậy công tác giải
phóng mặt bằng chậm, chi phí lớn, công tác quản lý vẫn chưa tốt gây thất
thoát, lãng phí.

1.3. Tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ.

Trong lĩnh vực dịch vụ, đã có bước phát triển nhảy vọt cả về chất và
lượng, nhất là từ thập niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây. Tuy nhiên, tốc độ
tăng trưởng của lĩnh vực này lại không đều qua các thời kỳ khác nhau, thể

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

hiện nổi bật qua việc tăng nhanh của ngành dịch vụ trong thời kỳ 1990 -
1995, sau đó liên tục bị giảm sút và chỉ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong một
vài năm gần đây. Điều đó khiến tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP, sau
khi tăng tương đối mạnh trong thời kỳ 1990 - 1995 (năm 1995 đạt 44,06%)
đã liên tục bị giảm: năm 1996 còn 42,51%; năm 1997 còn 42,15%; năm
1998 còn 41,73%; năm 1999 còn 40,08% và năm 2005 còn 38,1%. Điều
đáng lo ngại là tỷ trọng của một số ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu
của lĩnh vực dịch vụ và trong cơ cấu GDP còn thấp như ngành tài chính -
ngân hàng, khoa học - công nghệ, vận tải, viễn thông, dịch vụ kinh doanh.
Và, mặc dù đã xuất hiện một số ngành dịch vụ mới trong lĩnh vực dịch vụ,
nhưng nhìn chung tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế của
nước ta vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, biểu hiện một sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa hiệu quả và theo hướng hiện đại.
Khu vực dịch vụ nhìn chung không tăng được tỷ trọng trong cơ cấu
tổng sản phẩm trong nước, chủ yếu là do những ngành tạo ra nhiều lợi
nhuận chưa được tập trung đầu tư thích đáng, chưa được đầu tư theo chiều
sâu: Ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm, du lịch. Tuy nhiên, trong những
năm qua một số ngành dịch vụ vẫn có mức tăng trưởng khá như: Thương
mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, tài chính, tín
dụng…
Khu vực dịch vụ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta,
chính vì vậy tại nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra mục
tiêu tăng trưởng dịch vụ bình quân hàng năm là 7% và phấn đấu đến năm
2010 giá trị gia tăng thêm của khu vực dịch vụ phải chiếm từ 42-43% tổng
sản phẩm trong nước. Tốc độ tăng bình quân hàng năm về giá trị tăng thêm
của khu vực dịch vụ giai đoạn 2001-2005 đạt 6,96% cao hơn mức tăng

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5,69% của giai đoạn 5 năm trước đó 1996-2000. Trong đó năm 2004 tăng
7,3%/năm và năm 2005 tăng 8,5%/năm.
Các ngành dịch vụ kinh doanh( thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải,
thông tin liên lạc, tài chính ngân hàng, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn
liên quan) nhìn chung có mức tăng trưởng cao, đây đều là những ngành có
rất nhiều tiềm năng đề phát triển trong giai đoạn tới.
Ngành giao thông vận tải cũng thu hút đựoc lượng vốn lớn của xã hội.
Năm 2005 ngành đã tiến hành làm mới, nâng cấp và cải tạo 4575 km quốc lộ
và trên 65000 km giao thông nông thôn, năng lực thông quan cảng biển tăng
23,4 triệu tấn, cảng sông tăng 17,2 triệu tấn, qua các sân bay tăng 8 triệu lượt
khách.
Ngành thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, đổi mới công nghệ. Đến cuối năm 2005, cả nước có trên 15,8 triệu
thuê bao điện thoại, trong đó có 8,7 triệu thuê bao di động và 7,1 triệu thuê
bao điện thoại cố định.
Ngành giáo dục đào tạo đang được tập trung đầu tư phát triển. Đến cuối
năm 2005 đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường học, lớp học. Tất
cả các tỉnh, thành phố trên cả nước đã phổ cập giáo dục tiểu học. Năm học
2004-2005 trên cả nước có 230 trường đại học và cao đẳng, 285 trường
trung học chuyên nghiệp và 236 trường dạy nghề, so với năm 2000 số lượng
đã tăng thêm 70% và quy mô vốn đầu tư cho giáo dục đã tăng thêm 40%.
Ngành y tế tiếp tục được đầu tư phát triển. Đến cuối năm 2004, cả nước
đã có 97,6% số xã, phường và thị trấn có trạm y tế, bình quân đạt 6,1 bác sĩ/
1 vạn dân, tăng 1,1 bác sĩ so với năm 2000.

2. Thực trang tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu các thành
phần kinh tế.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giữ vững vai
trò chủ đạo của kinh tế nhà nước và tăng đóng góp của thành phần kinh tế
ngoài nhà nước.

Bảng 5. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2001-2005.

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Kinh tế nhà nước 101973 114738 126558 139831 161635
Kinh tế ngoài nhà nước 38512 50612 74388 109754 130398
Kinh tế có vốn đầu tư nước 30011 34795 38300 41342 51102
ngoài
Tổng số vốn 170496 200145 239246 290297 343135
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Kinh tế nhà nước tăng bình quân hàng năm là 7,46%, gần bằng mức tăng
trưởng chung của nền kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư vào thành phần kinh tế nhà
nước vẫn duy trì ở mức cao. Năm 2001 đã thu hút 38,4% tổng lượng vốn
đầu tư của xã hội, đến năm 2005 tỷ lệ này là 38,42%. Kết quả thu được là do
đã có sự sắp xếp lại hoạt động và tổ chức của các doanh nghiệp nhà nước,
tiến hành cổ phần hoá các doanh nghiệp, giảm đáng kể các doanh nghiệp
làm ăn thua lỗ. Do vậy, trong giai đoan 5 năm từ 2001-2005, kinh tế nhà
nước vẫn giữ được tỷ trọng tương đối ổn định.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng bình quân hàng năm với
tốc độ 9,9%/năm, chính vì vậy giá trị gia tăng của khu vực này cũng tăng
lên, năm 2000 thành phần kinh tế nay đã đóng góp 13,28% vào giá trị của
tổng sản phẩm trong nước, và năm 2005 tỷ lệ này là 15,89%.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu vực kinh tế ngoài nhà nước thường
chiếm 46-47% giá trị tổng sản phẩm trong nước và những năm gần đây có
xu hướng giảm xuống do khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng 2/3 khu vực
kinh tế ngoài nhà nước nhưng chỉ tăng bình quân hàng năm là 6,26%. Trong
khu vực kinh tế này thì kinh tế tư nhân tuy có tốc độ tăng trưởng cao nhưng
mới chiếm tỷ trọng trên 8% trong giá trị tổng sản phẩm trong nước nên
không bù đắp được cho sự tăng trưởng thấp của khu vực kinh tế cá thể và
khu vực kinh tế tập thể.

Bảng 6. Tỷ trọng cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế giai
đoạn 2001-2005.

Đơn vị tính:%
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng số 100 100 100 100 100
Kinh tế nhà nước 38,4 38,3 39,0 39,1 38,42
0 8 8 0
Kinh tế ngoài nhà nước 47,8 47,8 46,4 45,7 45,69
4 6 5 7
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13,7 13,7 14,4 15,1 15,89
6 6 7 3
(Nguồn: Niên giám thống kê).

Trong tổng số vốn đầu tư giai đoan 2001-2005 thì vốn đầu tư trong nước
chiếm tới 84%, cao hơn hẳn tỷ lệ 78,6% ở giai đoạn 1996-2000. Sở dĩ có
được kết quả này một mặt là do nhà nước tăng cường đầu tư vốn, mặt khác
là do các chính sách khuyến khích kinh tế ngoài nhà nước phát triển, trong
đó có nghị quyết trung ương 5( khoá IX) về kinh tế tập thể và kinh tế tư

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nhân đã góp phần rất quan trọng vào sự phát triển của thành phần kinh tế
này.Trong 5 năm từ 2001-2005 đã có gần 14 vạn doanh nghiệp dân doanh
đăng ký thành lập với tổng số vốn đăng ký lên tới 294 nghìn tỷ đồng; số vốn
của khu vực này tăng từ 22,6%( năm 2001) lên 32,4%( năm 2005).
Cùng với việc triển khai nhiều giải pháp huy động nguồn vốn trong
nước, việc thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài tiếp tục được chú trọng, nhất
là thu hút vốn FDI và vốn ODA. Trong giai đoạn 5 năm từ năm 2001-2005
đã cấp giấy phép cho 3745 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với tổng số
vốn đăng ký lên tới 19,9 tỷ USD. Số vốn ODA mà các nhà tài trợ cam kết
dành cho nước ta ở giai đoạn này lên tới 15 tỷ USD, vốn giải ngân là 8 tỷ
USD. Dòng vốn FDI năm 2005 tăng thêm 5,89 tỷ USD, tăng 36% so với
năm 2004, là mức cao nhất kể từ năm 1997. Tổng lượng vốn FDI chiếm
16,3% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Vốn FDI thực hiện trong giai đoạn
2001-2005 đạt 14 tỷ USD, tăng 4,5% so với giai đoạn 1996-2000, góp phần
đáng kể vào mức tăng trưởng cao của nền kinh tế.

Bảng 7. Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế giai đoạn
2001-2005.

Đơn vị tính:%
Năm 200 200 200 200 2005
1 2 3 4

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng số 100 100 100 100 100


Kinh tế nhà nước 58,1 55,0 56,0 56,0 52,5
Kinh tế ngoài nhà nước 23,5 27,0 26,5 26,9 32,8
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 18,4 18,0 17,5 17,1 14,7
(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, kinh tế Việt Nam và thế giới 2005).

Hạn chế:
Chuyển dịch sang cơ chế thị trường diễn ra chậm, chưa đồng bộ. Môi
trường đầu tư chưa thực sự tạo cơ chế thông thoáng cho chủ đầu tư.
Các chính sách đưa ra chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đổ vốn vào
nền kinh tế, các chính sách thực hiện thiếu sự đồng bộ, chưa phát huy được
hết thế mạnh sẵn có của các vùng kinh tế.
Khu vực kinh tế nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn hoat động trong nhiều
ngành kinh tế quan trọng, các ngành này được hưởng nhiều ưu đãi nhưng
hoạt động kém hiệu quả. Xu hướng cổ phần hoá diễn ra chậm.
Vốn đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng chậm so
với tiềm năng, chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn rất lớn.

3. Thực trạng tác động của đầu tư đến chuyển dịch cơ cấu vùng kinh tế.

Cơ cấu đầu tư theo vùng kinh tế là chuyển dịch đầu tư theo không gian,
thể hiện tình hình sử dụng nguồn lực địa phương và việc phát huy lợi thế
cạnh tranh cảu các vùng kinh tế. Cơ cấu đầu tư của các vùng kinh tế đang
ngày càng hợp lý hơn, phù hợp với yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế-xã
hội, phát huy lợi thế sẵn có của vùng, đồng thời đảm bảo hỗ trợ sự phát triển
chung của các vùng kinh tế khác. Sự chuyển dịch diễn ra ngày càng cân đối
hơn giữa các vùng kinh tế.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 8. Cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế.

Đơn vị tính:%
Loại vùng 1996-2000 2001-2005 1996-2005
Trung du và miền núi phía Bắc 7,00 7,10 7,05
Đồng bằng Bắc Bộ 28,30 27,70 28,00
Bắc Trung Bộ và Duyên hải 16,40 17,40 16,90
miền Trung
Tây Nguyên 4,10 4,00 4,05
Đông Nam Bộ 31,30 30,60 30,95
Đồng bằng sông Cửu Long 12,90 13,20 13,05
( Nguồn: Ngô Doãn Vịnh,“Những vấn đề chủ yếu của đầu tư phát triển”,NXB
Chính trị quốc gia,2006).

Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng lãnh thổ kinh tế phân bổ tập trung vào 2
vùng kinh tế lớn là vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ.
Vùng Miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là 2 vùng có tỷ trọng đầu tư nhỏ
nhất.
Trong thời kỳ đổi mới đã hình thành 3 vùng kinh tế trọng điểm tại 3
miền của đất nước, có vai trò đầu tàu trong nền kinh tế, tạo ra động lực thúc
đẩy sự phát triển của nền kinh tế và các vùng kinh tế khác.

Bảng 9. Cơ cấu kinh tế các vùng kinh tế trọng điểm đóng góp vào phát
triển kinh tế chung của đất nước.

Đơn vị tính:%
Cơ cấu GDP của 3 vùng KTTĐ/cả nước 1995 1999
Vùng KTTĐ phía Bắc 14,1 13,8
Vùng KTTĐ miền Trung 4,1 4,2
Vùng KTTĐ phía Nam 30,6 31,1

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tổng 3 vùng 48,8 49,1


(Nguồn: Tạp chí quản lý nhà nước).

Ba vùng KTTĐ đóng góp tới gần một nửa vào GDP của nền kinh tế, thu
hút phần lớn lượng vốn, lao động và các nguồn lực khác cảu nền kinh tế.
Tại mỗi vùng KTTĐ hình thành nên các tam giác phát triển kinh tế liên
kết, hỗ trợ nhau phát triển thúc đẩy nhanh sự phát triển của vùng.
Vùng KTTĐ phía Bắc: Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh.
Vùng KTTĐ miền Trung: Liên Chiểu-Đà Nẵng-Dung Quất.
Vùng KTTĐ phía Nam: TP HCM-Biên Hoà-Vũng Tàu.
Sự phát triển chênh lệch quá lớn giữa các vùng cũng gây ra những khó
khăn lớn cho nền kinh tế, gây mất cân đối trong sự phát triển giữa các vùng
kinh tế, gia tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng. Chính vì vậy trong
những năm gần đây, với các chủ trương được thông qua tại các kỳ đại hội
Đảng, nguồn vốn đầu tư đã có sự chuyển dịch sang các vùng trước đây kém
phát triển hơn nhằm khai thác những thế mạnh vốn có của các vùng này, thu
hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng.

4. Nhận xét chung:

Thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế một cách tích cực
trong những năm qua góp phần quan trọng đến phát triển xuất khẩu của đất
nước, thể hiện qua những khía cạnh sau:

- Làm thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng có lợi, đó là tăng tỷ trọng hàng
chế biến có giá trị gia tăng cao (từ 45,1% trong những năm 1996 - 2000 lên
48,0% trong những năm gần đây), giảm tỷ trọng hàng thô và sơ chế; tăng tỷ
trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

động như hàng dệt may, giày dép, sản phẩm gỗ,...; giảm tỷ trọng nhóm hàng
nông - lâm - thủy sản (từ 52,2% năm 1990 xuống còn 27,6% năm 2003).

Điều đáng lưu ý là, tuy tỷ trọng của hàng nông - lâm - thủy sản trong cơ cấu
xuất khẩu của nước ta giảm, nhưng nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
nông nghiệp theo hướng tăng sản xuất các sản phẩm có năng suất cao, giá trị
kinh tế hơn nên giá trị xuất khẩu của hàng nông - lâm - thủy sản của nước ta
vẫn khá cao và có những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: xuất khẩu gạo đạt
kim ngạch 4,4 tỉ USD; cà phê 2,6 tỉ USD, cao su 2,2 tỉ USD, thủy sản 11,2 tỉ
USD trong 5 năm 2001- 2005.

- Tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu của đất nước nhờ phát huy những lợi thế
so sánh của từng ngành, vùng và sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
một cách có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh cùng
với quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế: năm 2000 đạt 14,5 tỉ USD,
năm 2001: 15 tỉ USD, năm 2002: 16,7 tỉ USD, năm 2003: 20,1 tỉ USD, năm
2004: 26,5 tỉ USD, năm 2005: 32,4 tỉ USD.

III. HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TỚI CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM VÀ NGUYÊN NHÂN.

1. Đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.


Mặc dù cơ cấu ngành đã có những chuyển biến tích cực nhưng sự
chuyển dịch giữa các ngành và trong từng ngành còn chậm và chưa hợp lý.
- Cơ cấu ngành công nghiệp và cơ cấu sản phẩm công nghiệp chậm chuyển
dịch theo hướng hiệu quả, tăng sức cạnh tranh và phát huy lợi thế của từng
ngành sản xuất công nghiệp. Việc này là do chúng ta chỉ chú trọng đến đầu
tư mở rộng, phát triển công suất sản xuất, chỉ coi trọng quy mô mà chưa

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

quan tâm nhiều đến đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công
nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp với thị trường. Một lý do nữa
khiến cho việc chuyển dịch trong ngành còn chậm chạp là do công tác dự
báo, xây dựng và quản lý quy hoạch công nghiệp chưa tốt, dẫn tới việc đầu
tư dàn trải, theo phong trào và phát triển quá mức trong một số ngành như xi
măng, mía đường, lắp ráp xe gắn máy 2 bánh, ôtô, rượu, bia,…. Điều này
vừa gây lãng phí, kém hiệu quả trong đầu tư, vừa gây mất cân bằng cung cầu
trên thị trường. Vốn đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện còn dàn
trải, chưa tập trung có trọng điểm để hoàn thành đúng tiến độ, dứt điểm theo
kế hoạch.
- Vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn còn chưa tương xứng.
Chưa chú ý nhiều đến đầu tư nhằm nâng cao chất lượng phát triển nông
nghiệp như đầu tư phát triển khoa học công nghệ phục vụ nông nghiệp, đầu
tư cho hệ thống giống cây trồng, vật nuôi, chế biến nông sản, mạng lưới cơ
sở hạ tầng phát triển nông nghiệp. Tuy đã có những chuyển biến tích cực
trong chuyển dịch cơ cấu song sản phẩm của các ngành trồng trọt, chăn nuôi,
lâm nghiệp và thủy sản vẫn chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế. Điều này làm cho
nông sản của Việt Nam thường bị ép giá và hiệu quả xuất khẩu không cao.
- Vốn đầu tư vào giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, y tế còn ở mức thấp
so với nhu cầu và so với mức đầu tư của các nước trong khu vực. Vì vậy, ảnh
hưởng không ít đến việc phát triển và nâng cao chất lượng phục vụ của các
ngành này.
- Trong lĩnh vực dịch vụ, việc đầu tư hầu như chưa đạt hiệu quả tương xứng.
Trong khi tỷ trọng vốn đầu tư tập trung cho ngành này thì tỷ trọng của ngành
này qua các năm không thay đổi nhiều trong cơ cấu của GDP. Nguyên nhân
là do thiếu kinh nghiệm quản lý, yếu kém về cơ sở vật chất va tâm lý ngại
rủi ro còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ của dân cư.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Đối với cơ cấu vùng kinh tế.


- Đầu tư còn mang tính bình quân, dàn trải. Ở một số vùng đặc biệt khó khăn
như Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ có nền kinh tế chậm
phát triển, tỷ lệ hộ nghèo cao nhưng chưa được đầu tư đúng mức để tạo ra
những chuyển biến rõ nét về phát triển kinh tế của vùng.
- Đầu tư phát triển trong các vùng kinh tế trọng điểm chưa đạt được hiệu quả
cao. Đầu tư chưa thực sự gắn với quy hoạch ngành, vùng nên có sự chồng
chéo, lãng phí. Nhiều dự án đầu tư hiệu quả thấp, nhất là trong việc đầu tư
xây dựng kết cấu hạ tầng ở nhiều nơi chưa được phát huy. Việc đầu tư ở các
khu công nghiệp thiếu sự phối hợp giữa các địa phương trong vùng nên
nhiều địa phương có những khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau
dẫn đến tình trạng cạnh tranh không cần thiết, chèn ép lẫn nhau để thu hút
vốn đầu tư trong khi các kết cấu hạ tầng lại chưa được quan tâm đúng mức.
- Trong quá trình ra quyết định đầu tư, nhiều địa phương còn lúng túng trong
việc xác định những thế mạnh của vùng để đầu tư một cách đúng đắn. Điều
này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả các nguồn lực của vùng, đặc biệt là
việc sử dụng tài nguyên Đất, nước, khoáng sản...
- Mặc dù đầu tư đã góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nhiều địa phương
song bản thân nó vẫn tiềm ẩn sự chênh lệch lớn về phát triển giữa nông thôn
và thành thị, giữa vùng chậm phát triển và vùng phát triển.

3. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế.

- Khu vực kinh tế nhà nước chiếm đại bộ phận trong các ngành kinh tế quan
trọng, giành vị trí có lợi nhất trong kinh doanh và được hưởng nhiều ưu đãi
của Nhà nước. Mặc dù vậy, nhưng hiệu quả kinh doanh kém, chưa thể hiện

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

vai trò làm chủ trong nền kinh tế quốc dân, số doanh nghiệp Nhà nước làm
ăn thua lỗ còn nhiều. tiến đọ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm,
chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ chế huy động vốn của doanh
nghiệp Nhà nước.
- Kinh tế tập thể về số lượng gần đây tăng lên, nhưng tỷ trọng về nhiều chỉ
tiêu còn thấp và giảm, tỷ trọng GDP còn thấp, quy mô hợp tác xã còn nhỏ,
hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu xã viên và đòi hỏi
của thị trường, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu.
- Kinh tế cá thể ở nước ta bộc lộ nhiều hạn chế như: sản xuất phân tán, manh
mún, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực nội tại còn thấp. Do vậy, có
nhiều khâu kinh tế hộ không đủ sức làm hoặc làm không có lợi bằng kinh tế
tập thể.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tuy thu hút từ bên ngoài được
một lượng vốn lớn nhưng chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện còn
rất lớn, tính minh bạch trong các dự án sử dụng nguồn vốn ODA chưa cao
gây mất lòng tin đối với nước viện trợ.

CHƯƠNG III:

MỐT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ


CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1. Căn cứ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam:


Nền kinh tế thế giới đang dần khôi phục sau thới kì khủng hoảng trầm
trọng. Tình hình thị trường tài chính và chứng khoán thế giới bắt đầu được
cải thiện. Theo tính toán của các chuyên gia Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, kinh tế
thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng dương ở mức 3,1% vào năm 2010 và tiếp
tục tăng trong những năm sau đó.
Tiến trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên khắp thế giới, bao
trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác vừa tăng sức ép cạnh tranh.
Quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia ngày càng sâu rộng cả
trong kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường… Sự cách biệt giàu nghèo giữa
các quốc gia ngày càng gia tăng. Do đó Việt Nam muốn phát triển phải chủ
động hội nhập, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế song song với việc
phát triển văn hóa xã hội, nhằm tạo nên một mô hình phát triển nhanh,
mạnh, hài hòa và bền vững.
Việt Nam đã là thành viên của các tổ chức, diễn đàn kinh tế chính trị lớn
của khu vực cũng như thế giới. Chúng ta đã gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh
tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM),
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)… Trên thế giới, Việt Nam
cũng là thành viên của các tổ chức như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền
tệ quốc tế (IMF)… Và đặc biệt quan trọng là chúng ta đã chính thức gia
nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO. Do đó, VIệt Nam ngày càng củng
cố được uy tín đối với các nước trên thế giới.
- Chiến lược phát triển kinh tế:

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu lên mục
tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010: “Đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần
của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một
nước công nghiệp theo hướng hiện đại.” Trong Báo cáo của Chính phủ trình
bày tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII (tháng 10-11-2008) đã nêu rõ có
nhiều nguyên nhân khiến cho kinh tế nước ta lâm vào tình trạng lạm phát và
suy giảm tăng trưởng từ đầu năm 2008 đến nay, trong đó có một nguyên
nhân cơ bản là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH còn
chậm. Vì thế đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH vẫn
được coi là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển bền
vững.
Định hướng phát triển kinh tế năm 2020 của nước ta: Cơ cấu ngành
trong GDP năm 2020 thay đổi theo hướng tỷ trọng ngành công nghiệp và
dịch vụ cao hơn 90% trong GDP, trong đó công nghiệp khoảng 40 – 45 %,
nông nghiệp nhỏ hơn 10%.

2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH.

2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2.1.1. Ngành nông lâm ngư nghiệp và kinh tế nông thôn.


- Đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn theo
hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn phù hợp với nhu cầu thị
trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành,
nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn. Đưa
nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; tăng năng

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

suất lao động, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm. Mở
rộng thị trường tiêu thụ nông sản trong và ngoài nước. Chú trọng điện khí
hoá, cơ giới hoá ở nông thôn. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến gắn với
vùng nguyên liệu, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp gia công và dịch
vụ. Tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn. Quy
hoạch hợp lý và nâng cao hiệu quả việc sử dụng quỹ đất, nguồn nước, vốn
rừng gắn với bảo vệ môi trường.
- Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Điều chỉnh quy hoạch sản xuất lương thực phù hợp với nhu cầu và khả năng
tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cấp chất lượng. Bảo đảm an ninh
lương thực trong mọi tình huống. Xây dựng các vùng sản xuất tập trung lúa
hàng hoá và ngô làm thức ăn chăn nuôi; tận dụng điều kiện thích hợp của
các địa bàn khác để sản xuất lương thực có hiệu quả. Nâng cao giá trị và
hiệu quả xuất khẩu gạo. Có chính sách bảo đảm lợi ích của người sản xuất
lương thực.
Phát triển theo quy hoạch và chú trọng đầu tư thâm canh các vùng cây
công nghiệp như cà phê, cao su, chè, điều, hạt tiêu, dừa, dâu tằm, bông, mía,
lạc, thuốc lá..., hình thành các vùng rau, hoa, quả có giá trị cao gắn với phát
triển cơ sở bảo quản, chế biến.
Phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm; mở
rộng phương pháp nuôi công nghiệp gắn với chế biến sản phẩm; tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp.
Phát huy lợi thế về thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn,
vươn lên hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thuỷ sản nước
ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu
quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả
khai thác hải sản xa bờ. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông, nước, bảo đảm cho sự tái tạo và
phát triển nguồn lợi thuỷ sản.
Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 43%.
Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định và lâu dài theo hướng xã hội
hoá lâm nghiệp, có chính sách bảo đảm cho người làm rừng sống được bằng
nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có chính sách hỗ trợ để
định canh, định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân miền núi. Ngăn
chặn nạn đốt, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo nguồn gỗ trụ mỏ,
nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến gỗ và làm hàng
mỹ nghệ xuất khẩu; nâng cao giá trị sản phẩm rừng.
- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp, nhất là
công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Chú trọng tạo và sử
dụng giống cây, con có năng suất, chất lượng và giá trị cao. Đưa nhanh công
nghệ mới vào sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp. Ứng dụng công nghệ sạch trong nuôi, trồng và
chế biến rau quả, thực phẩm. Hạn chế việc sử dụng hoá chất độc hại trong
nông nghiệp. Xây dựng một số khu nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường
đội ngũ, nâng cao năng lực và phát huy tác dụng của cán bộ khuyến nông,
khuyến lâm, khuyến ngư.
- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thuỷ lợi ngăn mặn, giữ
ngọt, kiểm soát lũ, bảo đảm tưới, tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông
nghiệp (kể cả cây công nghiệp, nuôi, trồng thuỷ sản) và đời sống nông dân.
Đối với những khu vực thường bị bão, lũ, cùng với các giải pháp, phải điều
chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên.
Nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng chống thiên
tai, hạn chế thiệt hại.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn. Hình thành các khu
vực tập trung công nghiệp, các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề
gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu. Chuyển một phần doanh nghiệp
gia công (may mặc, da-giày...) và chế biến nông sản ở thành phố về nông
thôn. Có chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư của mọi thành phần kinh tế vào
phát triển công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Giá trị gia tăng nông nghiệp (kể cả thuỷ sản, lâm nghiệp) tăng bình quân
hàng nàm 4,0 - 4,5%. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
khoảng 40 triệu tấn. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 16-17%; tỷ
trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên
khoảng 25%. Thuỷ sản đạt sản lượng 3,0-3,5 triệu tấn (trong đó khoảng 1/3
là sản phẩm nuôi, trồng). Bảo vệ 10 triệu ha rừng tự nhiên, hoàn thành
chương trình trồng 5 triệu ha rừng. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
đạt 9-10 tỷ USD, trong đó thuỷ sản khoảng 3,5 tỷ USD.

2.1.2. Ngành công nghiệp, xây dựng.


- Phát triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh
tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, như chế biến
nông, lâm, thuỷ sản, may mặc, da - giày, điện tử - tin học, một số sản phẩm
cơ khí và hàng tiêu dùng...
Xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng: dầu khí, cơ khí chế
tạo, hóa chất cơ bản, phân bón, vật liệu xây dựng… Phát triển mạnh các
ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin, viễn thông,
điện tử, tự động hóa.
Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả
các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao,
hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Phát triển rộng khắp các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa với ngành,
nghề đa dạng. Đổi mới, nâng cấp công nghệ trong các cơ sở hiện có để nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Sử dụng phù hợp các công nghệ có khả
năng thu hút nhiều lao động. Phát triển nhiều hình thức liên kết giữa các
doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn, giữa sản xuất nguyên liệu với chế biến, tiêu
thụ sản phẩm trên cơ sở đảm bảo hài hoà về lợi ích.
- Phát triển ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu
cầu xây dựng trong nước và có năng lực đấu thầu công trình xây dựng ở
nước ngoài. Ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu lực
quy hoạch, năng lực thiết kế, xây dựng và thẩm mỹ kiến trúc. Phát triển các
hoạt động tư vấn và các doanh nghiệp xây dựng, trong đó chú trọng các
doanh nghiệp mạnh theo từng lĩnh vực thuỷ điện, thuỷ lợi, cảng, cầu
đường... Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch, kiến trúc và xây dựng.

2.1.3. Ngành dịch vụ.


- Phát triển mạnh thương mại, nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động để
mở rộng thị trường trong nước và hội nhập quốc tế có hiệu quả. Hình thành
các trung tâm thương mại lớn, các chợ nông thôn, nhất là ở miền núi, bảo
đảm cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho vùng sâu, vùng xa và hải đảo;
tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản. Phát triển thương mại điện tử. Nhà
nước, các hiệp hội, các doanh nghiệp phối hợp tìm kiếm, mở rộng thị trường
cho sản phẩm Việt Nam. Phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải
hàng hoá, hành khách ngày càng hiện đại, an toàn, có sức cạnh tranh, vươn
nhanh ra thị trường khu vực và thế giới. Dành thị phần lớn cho doanh nghiệp
trong nước trong vận chuyển hàng hoá Việt Nam theo đường biển và đường
hàng không quốc tế. Phát triển mạnh vận chuyển hành khách công cộng ở
các thành phố lớn.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tiếp tục phát triển nhanh và hiện đại hoá dịch vụ bưu chính - viễn thông;
phổ cập sử dụng Internet. Điều chỉnh giá cước để khuyến khích sử dụng
rộng rãi. Đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên
100 dân đạt mức trung bình trong khu vực.
Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự
nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong
nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch
của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du
lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước.
Mở rộng các dịch vụ tài chính - tiền tệ như tín dụng, bảo hiểm, kiểm toán,
chứng khoán,... đi thẳng vào công nghệ hiện đại, áp dụng các quy chuẩn
quốc tế. Từng bước hình thành trung tâm dịch vụ tài chính lớn trong khu
vực.
Phát triển mạnh các dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phục vụ đời
sống, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất,
k61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ɩ6161Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ɩ6161Ă61Ă61Ă61Ă
61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61Ɩ6161Ă61Ă
61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ6
1Ă61Ă61Ă61Ă61Ɩ6161Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă
61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă
61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ɩ6161Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61
Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61Ă61ƞ61Ă61Ă61Ă61Ă616161
616161ĀĀ˿6161616 ÿȀÿ ÿ616 ÿȀÿ ÿ616 616 1 Ȁ‫؂‬ԃԄ̂ ̂ z 616 6161616
61616 1 g 616 1 ȁԀąĂ؇Ԃ61616161616161616 616 1
6 1 ą Ă 616 1 Ȁ؋ȄȂȂȄ z 616 6161616 61616 1 ȂĂ, 616 1 Ȁ̄؋ЅȄЅ za61
6 6161616 ā61616 1 Ă, 616 1 ȀԏȂЂȃ @6161616 6161616 1 Ă,

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

T á 62 6 2 Ȁ̇ȉԂЂ Ȁ z 626 626262 6 6262 6 2 ȉ Ԃ Ђ ộ n c ủ 62 6 2


ȁԀ626262626262626262626262626 626 2 ȉ ԂЂộ n 62∀ЀЀ 2 ȉ Ԃ 626
 6 6
 6 6
 ɦĀ62 6 B B Ż Ż
62ƞ62Ă62Ă62Ă62Ă62ƞ62Ă62Ă62Ă62Ă62ƞ62Ă62Ă62Ă62Ă62ƞ62Ă62Ă6
2Ă62Ă62ƞ62Ă62Ă62Ă62Ă62Ɩ6262Ă62Ă62Ă62ƞ62Ă62Ă62Ă62ƞ62Ă62Ă6
2Ă62ƞ̀Ѐ
626 626 6
2626262626262626262626262626262626262626262626262626262626262
6262626262626262626262626262626262626262626262626262626262626
2 2 2 2 2 2 ư6262626262626262626262626262 6 6 6262626262 6
66 62 6
626 626 ƽ2 ƽ6
26262626262626262626262626262626262626262626262626262626262Ȁ6
26262626 6 qჰჰ 6262626262626262626262626262 6 P626 2 ďĀ?
Ā? ộ n 62626 626262626262Ā626 6 626262ĀĀ626262ЀЀ 2 ?
Ѐ ЀЀ 2 ? ộ n c ủ a 62626262626262626262 6 62‫؀‬62
62626 ĀĀȀȀ̀̀ ЀЀ Ԁ? ‫؀؀؀؀؀؀‬ ª y c ủ a ‫؀‬
‫؀‬ ‫؀؀‬ᔀᔀᔀᔀԀ ª y c ủ aᴀᴀ ḀḀἀἀ 6
2626262626262626262626262626262626262626262626262626262626262
6262626262626262626262626262626262626262626262626262626262626
2626262626262626262626262626262626262626262626262626262626262
626262626262626262626262626262626262626262626262626262t huy vai
trò của các trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá trên từng vùng và địa
phương, đi nhanh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
mạnh công nghiệp và dịch vụ, đi đầu trong việc phát triển kinh tế tri thức.
Tạo vành đai nông nghiệp hiện đại ở các thành phố lớn.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quy hoạch mạng lưới đô thị với một số ít thành phố lớn, nhiều thành phố
vừa và hệ thống đô thị nhỏ phân bố hợp lý trên các vùng; chú trọng phát
triển đô thị ở miền núi. Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ theo
quy hoạch. Đưa việc quy hoạch và quản lý đô thị vào nền nếp, ngày càng
xanh, sạch đẹp, văn minh. Hoàn thiện quy hoạch giao thông lâu dài, hợp lý ở
tất cả các đô thị; khắc phục tình trạng ách tắc giao thông ở các đô thị lớn.
Cung cấp đủ nước sạch, thoát nước và xử lý chất thải; xoá nhà tạm bợ. Đẩy
lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, tinh thần lành mạnh.
- Khu vực nông thôn đồng bằng: Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng
trên nền cây lúa, cây rau, quả, chăn nuôi, thủy sản và ứng dụng phổ biến các
tiến bộ khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản
phẩm. Hoàn thành điện khí hoá và thực hiện cơ giới hoá ở những khâu cần
thiết. Nâng cao nhanh thu nhập trên một đơn vị diện tích nông nghiệp.
Chuyển nhiều lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Phát triển
mạnh tiểu, thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ.
- Khu vực nông thôn trung du, miền núi: Phát triển mạnh cây dài ngày, chăn
nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến. Bảo vệ và phát triển vốn rừng.
Hoàn thành và ổn định vững chắc định
canh, định cư. Bố trí lại dân cư, lao động và đất đai theo quy hoạch đi đôi
với xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác có hiệu quả các
nguồn tài nguyên. Phát triển kinh tế trang trại. Giảm bớt khoảng cách phát
triển với nông thôn đồng bằng. Có chính sách đặc biệt để phát triển kinh tế -
xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, cửa khẩu.
- Khu vực biển và hải đảo: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và
hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu km2 thềm lục địa. Tăng
cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

tế biển. Đẩy mạnh nuôi, trồng, khai thác, chế biến hải sản; thăm dò, khai
thác và chế biến dầu khí; phát triển đóng tàu, thuyền và vận tải biển; mở
mang du lịch; bảo vệ môi trường; tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển.
Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu
vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng
khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp
chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển.

2.3. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.

Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính
sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật
mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các
hình thức sở hữu khác nhau.
- Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt
trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu
gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành
pháp luật. Phát triển doanh nghiệp nhà nước trong những ngành sản xuất và
dịch vụ quan trọng; xây dựng
các tổng công ty nhà nước đủ mạnh để làm nòng cốt trong những tập đoàn
kinh tế lớn, có năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế như
dầu khí, điện, than, hàng không, đường sắt, vận tải viễn dương, viễn thông,
cơ khí, luyện kim, hoá chất, vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu, ngân hàng,
bảo hiểm, kiểm toán...
- Thực hiện chủ trương cổ phần hoá những doanh nghiệp mà Nhà nước
không cần nắm giữ 100% vốn để huy động thêm vốn, tạo động lực và cơ chế

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

quản lý năng động thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Phát triển
mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa; từng bước hình thành một số tập đoàn
kinh tế mạnh.
- Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng. Chuyển đổi
hợp tác xã cũ theo Luật Hợp tác xã đạt hiệu quả thiết thực. Phát triển hợp tác
xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh
doanh dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Trong nông nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú
trọng phát triển các hình thức hợp tác và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư
và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại. Mở rộng các hình
thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên doanh giữa hợp tác xã với các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Kinh tế cá thể và tiểu chủ ở nông thôn và thành thị được Nhà nước tạo điều
kiện để phát triển.
- Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển không hạn chế về quy
mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật không cấm;
khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và với doanh nghiệp nhà nước,
chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho ngườỉ lao động.
- Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh
tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước ngày càng phát triển đa
dạng.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận của nền kinh tế Việt
Nam, được khuyến khích phát triển, hướng mạnh vào sản xuất, kinh doanh
hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu, hàng hoá và dịch vụ có công nghệ cao, xây
dựng kết cấu hạ tầng.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ


THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM.

Qua những phân tích, đánh giá ở trên chúng ta thấy rằng tác động của
hoạt động đầu tư tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam đã và đang
có những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào sự thúc đẩy nền kinh
tế phát triển và thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Tuy nhiên cũng phải thẳng
thắn thừa nhận rằng đầu tư không phải lúc nào cũng đem lại hiệu quả tốt. Sự
đầu tư dàn trải manh mún, không đúng nơi, đúng chỗ sẽ kéo theo sự phát
triển chậm chạp, dậm chân tại chỗ của những ngành, vùng, thành phần kinh
tế hoặc cũng có thể phản tác dụng ngược trở lại. Điều này làm tổn hại đến
nền kinh tế gây thất thoát vốn đâu tư và làm giảm long tin của nhân dân vào
các chính sách của Đảng. Từ những thực trạng đã nêu trên, chúng ta sẽ có
một số giải pháp như sau:

1. Giải pháp về quy hoạch và dự báo

Có nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường nội địa.
Cần xác định rõ những mặt hàng cung cấp cho thị trường trong nước, và
những mặt hàng cần tập trung đầu tư, khuyến khích để phục vụ xuất khẩu.
Nếu sản xuất trong nước (theo cách tiếp cận sử dụng các nguồn lực hiệu
quả) quá tốn kém so với hàng nhập khẩu, thì tốt nhất nên hạn chế sản xuất để
dành các nguồn lực cho những mặt hàng xuất khẩu, từ đó nhập khẩu những
mặt hàng rẻ của thế giới. Đối với hàng sản xuất tiêu thụ trong nước cũng
không nên có chính sách bảo hộ để khắc phục tình trạng thiên lệch, bất lợi

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

cho xuất khẩu vì một khi còn duy trì chính sách này thì các doanh nghiệp
sản xuất hàng nội địa sẽ có nhiều cơ hội để thu lợi nhuận cao hơn doanh
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu (theo một tính toán của Ngân hàng thế giới,
nhờ được miễn thuế nhập khẩu cho các yếu tố đầu vào, việc bán hàng nội địa
đã mang lại lãi suất cao gấp 5 lần bán hàng trên thị trường nước ngoài). Điều
đó chẳng những không khuyến khích sự chuyển dịch cơ cấu hướng tới xuất
khẩu, mà ngay trên thị trường trong nước, những doanh nghiệp sản xuất để
bán tại nội địa cũng không có động lực để nâng cao tính hiệu quả, đồng thời
làm mất đi lợi thế của Việt Nam trên thị trường thế giới về tài nguyên sẵn
có, lao động rẻ, khuyến khích đầu tư trong nước vào những ngành thâm
dụng nhiều vốn, được bảo hộ cao như xi-măng, thép, đường, giấy...
Các cơ quan quản lý phải làm tốt chức năng của mình trong công tác quy
hoạch và dự báo, phải có chiến lược quy hoạch cụ thể, đồng thời phải biết dự
báo các khả năng có thể xảy ra trong tương lai , các thông tin phải luôn được
cập nhật thường xuyên để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu một cách tối đa
những hậu quả xấu đối với nền kinh tế.
Nắm vững đặc điểm của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế để quy
hoạch cho hợp lý. Thể hiện ở ba khía cạnh sau đây:
+ Chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường
+ Chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thực
hiện tiến trình công nghiệp hóa
+ Chuyển từ nền kinh tế sản xuất ở mức độ thấp, lạc hậu từng bước xây
dựng nền kinh tế trí thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong dai hạn, nên xây dựng những công trình quy hoạch, đầu tư có quy
mô lớn, tập trung vào những ngành, những vùng, những khu vực có tác động
mạnh mẽ đến tăng cường, chuyển dich cơ cấu kinh tế, hiện đại hóa sản xuất
và tạo công ăn việc làm.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

Tỷ lệ vốn FDI thu hút vào lĩnh vực sản xuất vật chất, kết cấu hạ tầng
kinh tế tăng (từ 62% năm 1995 lên 85% năm 2000). Vốn đầu tư bên ngoài
có vị trí rất quan trọng nhất là khi nguồn tích lũy còn khá thấp như ở nước
ta. Thu hút đầu tư bên ngoài không chỉ là cơ hội để tạo vốn mà còn là cơ hội
để đổi mới công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật có tay nghề cao, quản lý hiện
đại và mở rộng thị trường. Vì vậy, vấn đề đặt ra với các cấp quản lý là cần
phải có chính sách ưu đãi như thế nào để tăng sức hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài.
Mục tiêu phát triển giai đoạn tới của Việt Nam phải sẵn sang bước vào
nên kinh tế toàn cầu với tư thế chủ động, giư vững ổn định và bảo vệ chủ
quyền độc lập. Vì vậy, ngoài chính sách thu hút đầu tư từ nước ngoài thì cần
tập trung vào khai thác nguồn nội lực.

3. Đổi mới cơ cấu gắn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Các cơ quan quản lý phải tháo gỡ mọi trơ ngại về cơ chế, chính sách để
huy động tối đa mọi nguồn lực
Đổi mới và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cần có những chính sách sử
dụng vốn của toàn xã hội có hiệu quả, nâng cao cơ sở vật chất và trình độ
công nghệ nhằm thực hiện có kết quả các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đồng
thời đẩy nhanh hơn việc tích tụ tập trung câc nguồn vốn trong và ngoài nước
vào những ngành mũi nhọn và các khu vực kinh tế trọng điểm. Tăng nhanh
vốn đầu tư cho công nghệ để thu hẹp dần sự chênh lệch giữa nông thôn với
các trung tâ kinh tế lớn.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.

Để nâng cao tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì phát
triển nguồn nhân lực là một trong nhưng điều kiện quan trọng hàng đầu. Nó
đòi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp để giảm chi phí sản
xuất và nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ, buộc doanh nghiệp phải xúc
tiến đồng bộ nhiều biện pháp như: đầu tư máy móc thiết bị có năng suất cao,
hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và tổ chức lao động, sử dụng nguyên vật
liệu mới… Ngoài ra chi phí lao động với tư cách là chi phí đầu vào có tác
động làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và dịch vụ, do đó đòi hỏi các
doanh nghiệp phải đầu tư vào nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nhằm
đáp ứng yêu cầu mới.

5. Giải pháp phát triển khoa học công nghệ.

Đầu tư đúng chỗ không đủ mà còn cần phải đầu tư đúng cách, muốn cơ
cấu kinh tế chuyển dịch một cách phù hợp, đúng hướng một trong những
giải pháp quan trọng là phải áp dụng đúng khoa học công nghệ cho từng dây
chuyền sản xuất. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học công nghệ đã có những
bước tiến nhảy vọt và nó đóng vai trò là đầu vào của quá trình sản xuất. Việt
Nam vốn là nước phát triển đi lên từ nông nghiệp nên trình độ kỹ thuật công
nghệ còn phải học hỏi rất nhiều từ thế giới.Vì vậy, phát triển khoa học công
nghệ là điều kiện tiên quyết cho Việt Nam tham gia hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu.

6. Cải thiện môi trường đầu tư.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cần nghiên cứu xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật có tính pháp lí
cao nhằm giảm bớt tối thiểu bất cập trong công tác chuyển dịch cơ cáu kinh
tế, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện và hiệu quả sử dụng hiệu quả vốn
của các chương trình, dự án đầu tư.
- Nâng cao chất lượng quy hoạch và sử dụng đồng vốn để tạo môi trường ổn
định cho đầu tư. Quy hoạch cần hướng việc huy động vốn theo từng nhà tài
trợ trên cơ sở dự báo hạn mức, cơ cấu, điều kiện của mỗi nhà tài trợ. Bên
cạnh đó, cũng phải cân đối với các nguồn lực khác và khả năng hấp thụ của
nền kinh tế.
- Tăng cường hiệu lực trong tổ chức quản lý và điều hành. Tổ chức quản lý
và điều hành trong đầu tư rất quan trọng, nếu để cho đầu tư ồ ạt mà không
quản lý thì sẽ dẫn đến việc nợ trong nước và nước ngoài ngày càng cao và
đầu tư không đúng hướng vào các lĩnh vực, ngành, thành phần kinh tế làm
cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ chậm lại hoặc có xu hướng giảm
xuống.
- Các nhà quản lý phải có những chính sách hợp lý để khi xây dựng, chuyển
dịch kinh tế giữa các vùng phải đảm bảo sự chuyển dịch giữa chúng có tính
đồng bộ, cân đối và phát huy được lợi thế so sánh của từng vùng, tạo điều
kiện cho các vùng nghèo khó có cơ hội phát triển.
Tuy nhiên, để tạo thế và lực trong phát triển, cần xây dựng một số vùng
kinh tế trọng điểm. Giữa các vùng vừa liện kết, vừa thúc đẩy hỗ trợ nhau
cùng phát triển. Thực hiện tốt chính sách dân số phát triển, giải quyết việc
làm cho người lao động là biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng tích
lũy nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

KẾT LUẬN

Trong những năm qua , đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức,
đạt được nhiêu mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện chiến lược 10 năm
phát triển kinh tế xã hội. Toàn cảnh kinh tế đã đổi mới hơn các năm trước, tạo
tiền đề để thực hiện mục tiêu cao hơn trong những năm tiếp theo, nhằm sớm
đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành một nước công
nghiệp. Đầu tư đóng một vai trò khá quan trọng trong từng bước đi của đất
nước. Đặc biệt đầu tư tác động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế .
Ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế ngày càng chiếm tỷ trọng lớn .
Dưới tác động của đầu tư cơ cấu kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch tương đối
nhanh theo hướng công nghiệp hóa hiện đâị hóa và hội nhập kinh tế thế giới .

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và hiệu quả, Việt nam cần phát huy
cao nội lực gắn liền với việc khai thác, sử dụng cơ hiệu quả nguồn lực bên
ngoài… trong đó, đầu tư là một động lực quan trọng thúc đẩy nhanh tốc độ tăng
trưởng và cơ cấu kinh tế. Do đó, dựa vào bối cảnh của thế giới và năng lực của
đất nước mà chính phủ đặt ra những chính sách và biện pháp cần thiết thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, đặc biệt là với sự
kiện gia nhập WTO trong thời gian gần thì việc huy động và sử dụng vốn có
hiệu quả là một trong những điều kiện cho sự phát triển hơn nữa cũng như tạo
niềm tin, thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Vì vậy, cần
phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục những hạn chế trong hoạt động
vốn. Công việc này không phải riêng của Đảng, Chính phủ mà còn là của các

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân cùng chung sức để đạt mục tiêu phát
triển và xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lí và hiệu quả .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế Đầu tư - 2007, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Giáo trình kinh tế chính trị - 2007, NXB Chính trị quốc gia.

3. Tạp chí cộng sản.


4. Văn kiện đại hội X của Đảng, tháng 9- 2005, trang 85.
5. Dự thảo các văn kiện trình đại hội X của Đảng thangs9- 2005, trang
87.
6. Kinh tế - chính trị Mac- Lenin và một số vấn đề tổ chức, quản lý kinh
tế Việt Nam- 2004; NXB lý luận chính trị, trang 94.
7. Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam? Thời báo kinh tế Việt Nam
– Kinh tế Việt Nam và thế giới 2005- 2006, trang 6.
8. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.

9. Website Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn

10. Website Viện nghiên cứu khoa học.

11. Website Bộ kế hoạch và đầu tư – CIEM- Viện nghiên cứu quản lý

kinh tế trung ương: http://www.ciem.org.vn

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7


Tác động của đầu tư tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế

MỤC LỤC

Kinh tế đầu tư 49A Nhóm 7

You might also like