You are on page 1of 6

Câu 1: Vận dụng lí luận của Lê-nin về "xuất khẩu tư bản" để phân tích 1 số

vấn đề về thu hút


đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam từ sau "đổi mới" (năm 1968 đến nay)
Trả lời
Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hỗi chủ nghĩa. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã không ngừng gặt
hái được thành công trong nhiều lĩnh vực và bên cạnh đó cũng là những khó khăn, thách thức đối
với nền kinh tế. Các quốc gia trên thế giới phải đề ra các chính sách kinh tế hợp lí, kết hợp một cách
tối ưu để hoà nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế hội nhập hiện nay.Trong đó, Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) là một nhân tố vô cùng quan trọng và là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam.
Theo định nghĩa, xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước
ngoài) nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, xuất khẩu tư bản trở nên phổ biến vì:
 Một số it nước phát triển đã tích luỹ cho mình được một lượng tư bản lớn
 Nhiều nước lạc hậu kinh tế bị cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại thiếu vốn để
phát triển kinh tế, giá cả rẻ, tiền lương thấp nên tỉ suất lợi nhuận cao, hấp dẫn đầu tư nước
ngoài
 Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế - xã hội càng gay gắt. Xuất khẩu tư
bản trở thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
Xuất khẩu tư bản có hai hình thức: xuất khẩu tư bản cho vay là hình thức cho chính phủ hoặc tư
nhân vay nhằm thu được tỷ suất lợi tức cao còn xuất khẩu tư bản hoạt động là hình thức đem tư bản
ra nước ngoài để mở mang xí nghiệp, tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hoá ở nước nhập khẩu.
Biểu hiện của xuất khẩu tư bản: Hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Chủ thể xuất
khẩu tư bản đã có sự thay đổi, vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng to lớn, đặc biệt là
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó hình thức xuất khẩu tư bản cũng rất đa dạng. Trong
xuất khẩu tư bản, sự áp đặt được gỡ bỏ dần, nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao
Xuất khẩu tư bản có ý nghĩa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, làm chuyển
biến; thay đổi nền công nghiệp của một quốc gia, thực hiện xã hội hóa sản xuất; thúc đẩy hàng hóa
phát triển mạnh, đồng thời là nấc thang để phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tuy nhiên bên
cạnh đó xuất khẩu tư bản cũng tồn tại một số hạn chế như: là công cụ bành trướng sự thống trị, bóc
lột của nhà tài chính trên thế giới; các công ty khó khăn trong tiếp xúc với người tiêu dùng, không
am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, luật pháp của thị trường cần thâm nhập.
Việc vận dụng lí luận của Lê-Nin về “xuất khẩu tư bản” vào đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã
và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước góp phần vào thực hiện các mục tiêu phát
triển kinh tế-xã hội.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một quá trình
trong đó tiền vốn của một nước này di chuyển sang nước khác nhằm mục đích kinh doanh thu lợi
nhuận. Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986
đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực
cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp quan trọng vào thành tựu nâng quy mô nền kinh tế Việt
Nam lên gấp 13 lần so với năm 1986.
Từ khi bắt đầu “đổi mới” Việt Nam còn là một nước kém phát triển và lạc hậu việc tự lực cánh
sinh, đưa đất nước đi lên một cách nhanh chóng là điều rất khó đối với nước ta lúc bấy giờ. Thu hút
FDI là tạo thêm nguồn lực thông qua việc mở ra một kênh đầu tư mới cho phát triển và không chỉ
tạo ra giá trị thặng dư, nguồn lợi cho nhà tư bản đầu tư mà còn là bước đệm đưa đất nước ta đổi mới
và đi lên. Dòng vốn kinh doanh có tính ổn định cao, thời hạn đầu tư dài. Quá trình trao đổi vốn
thường gắn liền với chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh. Khắc phục tình
trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện khai thác tốt hơn lợi thế
trong nước, mở rộng cạnh tranh … thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Tăng thu cho ngân sách
nhà nước và phát triển kinh tế. Không gây ra nợ chính phủ. Việc thu hút vốn đầu tư đã tạo việc làm,
thu ngân sách cũng như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam.
Đã có hơn 182 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, được thực hiện trong hầu hết các ngành nghề
và lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Đồng thời, từ nguồn vốn này đã hình thành những ngành công nghiệp chủ lực như: viễn
thông, dầu khí, điện tử, hóa chất, thép, ôtô-xe máy, công nghệ thông tin, da giày, dệt may, chế biến
nông sản thực phẩm…Ngoài ra, khu vực FDI cũng đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm
cho người dân, ổn định tình hình xã hội. Khu vực này tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp và
gần 5 triệu việc làm gián tiếp; trong đó, có nhiều lao động đã được đào tạo và tiếp cận với trình độ
công nghệ, quản lý tiên tiến của thế giới. Thu hút FDI còn góp phần cho quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Từ đó, giúp nâng cao tầm vóc, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng
thời, tạo ra những áp lực để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc
đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn và thực chất hơn theo hướng đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Từ sau “đổi mới” đến nay Việt Nam ta đã có những thành tựu vô cùng nổi bật về thu hút FDI.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 370 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm ước đạt 10,4% trong giai đoạn từ 2013 đến 2019. Riêng năm 2019, Việt Nam thu hút hơn
38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm liên tiếp, tăng 7,2% so với năm 2018 và lập kỷ lục mới.Việt
Nam được các chuyên gia đánh là là một trong những trung tâm quan trọng thu hút vốn đầu tư của
thế giới. trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2020
và đầu năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có giảm. Năm
2020, đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 nhưng xét trong bối cảnh
toàn cầu suy giảm mạnh, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì kết quả này thế hiện việc đầu tư an
toàn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Tính đến nay, Đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư
tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỉ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỉ USD, chiếm 20,5%
tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỉ USD, chiếm 12,1%
tổng vốn đầu tư...
Bên cạnh những thành tựu mà đầu tư nước ngoài mang lại thì còn nhiều những mặt hạn chế của thu
hút FDI. Việc chuyển giao công nghệ còn nhiều bất cập do các công ty nước ngoài thường chuyển
giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ. Phụ thuộc về kinh tế với các nước
xuất khẩu tư bản.Nhiều dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh
thái. Bên cạnh đó,còn thông qua việc đầu tư để thực hiện hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính
trị. Mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, vì vậy họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi,dồi dào tài
nguyên và nhân công dẫn đếnmất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân
đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị, kinh tế và cả xã hội.
Nhìn về dài hạn thì thu hút vốn đầu tư trực điếp nước ngoài là nhiệm vụ trọng tâm để tăng trưởng
nền kinh tế. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cần nhận diện và phát hiện xử lí kịp thời những mặt tría
của việc thu hút FDI và xây dựng những giải pháp phù hợp để khắc phụ những hạn chế còn tồn tại
như:Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư. Chọn lọc các lĩnh vực đầu tư, ưu tiên lựa
chọn nhà đầu tư công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường. Thanh, kiểm tra việc bảo vệ
môi trường trong các khu công nghiệp, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và xử lí kịp thời các vi
phạm,Không ngừng nâng cao chất lượng bộ quá quản lí đầu tư nước ngoài và đội ngũ cán bộ làm
trong công tác đầu tư….
Hy vọng trong thời gian tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần không nhỏ
tới quá trình tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu, tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế phát
triển, thực hiện thành công công việc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
c.Kết luận:

Câu 15: Vận dụng lý luận của Lênin về “xuất khẩu tư bản” để phân tích một số vấn đề về thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam từ sau đổi mới năm 1968 đến nay
1. Lý luận chung của Lênin về xuất khẩu tư bản
- Theo định nghĩa, xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài)
nhằm mục đích bóc lột giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
- Nguyên nhân hình thành của xuất khẩu tư bản: Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, xuất khẩu tư bản trở
nên phổ biến vì:
Một số it nước phát triển đã tích luỹ cho mình được một lượng tư bản lớn, dẫn tới tư bản thừa tương
đối, lượng tư bản này nếu đầu tư trong nước thì lợi nhuận thấp nên họ cần đầu tư ra nước ngoài để
thu được lợi nhuận cao hơn
Nhiều nước lạc hậu kinh tế bị cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại thiếu vốn để phát triển
kinh tế, giá cả rẻ, tiền lương thấp nên tỉ suất lợi nhuận cao, hấp dẫn đầu tư nước ngoài
Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì mâu thuẫn kinh tế - xã hội càng gay gắt. Xuất khẩu tư bản trở
thành biện pháp làm giảm mức gay gắt đó.
- Xuất khẩu tư bản có hai hình thức: xuất khẩu tư bản cho vay là hình thức cho chính phủ hoặc tư
nhân vay nhằm thu được tỷ suất lợi tức cao còn xuất khẩu tư bản hoạt động là hình thức đem tư bản
ra nước ngoài để mở mang xí nghiệp, tiến hành sản xuất ra giá trị hàng hoá ở nước nhập khẩu.
- Biểu hiện của xuất khẩu tư bản: Hướng xuất khẩu tư bản đã có sự thay đổi cơ bản. Chủ thể xuất
khẩu tư bản đã có sự thay đổi, vai trò của các công ty xuyên quốc gia ngày càng to lớn, đặc biệt là
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó hình thức xuất khẩu tư bản cũng rất đa dạng. Trong
xuất khẩu tư bản, sự áp đặt được gỡ bỏ dần, nguyên tắc cùng có lợi trong đầu tư được đề cao
- Xuất khẩu tư bản có ý nghĩa thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, làm chuyển biến;
thay đổi nền công nghiệp của một quốc gia, thực hiện xã hội hóa sản xuất; thúc đẩy hàng hóa phát
triển mạnh, đồng thời là nấc thang để phát triển chủ nghĩa tư bản độc quyền. Tuy nhiên bên cạnh đó
xuất khẩu tư bản cũng tồn tại một số hạn chế như: là công cụ bành trướng sự thống trị, bóc lột của
nhà tài chính trên thế giới; các công ty khó khăn trong tiếp xúc với người tiêu dùng, không am hiểu
sâu sắc về phong tục tập quán, luật pháp của thị trường cần thâm nhập.
2. Liên hệ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của VN sau "đổi mới"
- Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hỗi chủ nghĩa. Trong những năm vừa qua, chúng ta đã không ngừng gặt hái
được thành công trong nhiều lĩnh vực và bên cạnh đó cũng là những khó khăn, thách thức đối với
nền kinh tế. Các quốc gia trên thế giới phải đề ra các chính sách kinh tế hợp lí, kết hợp một cách tối
ưu để hoà nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế hội nhập hiện nay. Trong đó, Đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) là một nhân tố vô cùng quan trọng và là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên
thế giới trong đó có Việt Nam. Việc vận dụng lí luận của Lê-Nin về “xuất khẩu tư bản” vào đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và đang là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước góp phần vào
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức của hoạt động kinh tế đối ngoại, là một quá trình
trong đó tiền vốn của một nước này di chuyển sang nước khác nhằm mục đích kinh doanh thu lợi
nhuận. Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng năm 1986
đánh dấu một bước chuyển mình căn bản về thể chế kinh tế thị trường, khơi thông các nguồn lực
cũng như thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế, nhất là khu vực tư nhân, khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài và đóng góp quan trọng vào thành tựu nâng quy mô nền kinh tế Việt
Nam lên gấp 13 lần so với năm 1986.
- Từ khi bắt đầu “đổi mới” Việt Nam còn là một nước kém phát triển và lạc hậu việc tự lực cánh
sinh, đưa đất nước đi lên một cách nhanh chóng là điều rất khó đối với nước ta lúc bấy giờ. Thu hút
FDI là tạo thêm nguồn lực thông qua việc mở ra một kênh đầu tư mới cho phát triển và không chỉ
tạo ra giá trị thặng dư, nguồn lợi cho nhà tư bản đầu tư mà còn là bước đệm đưa đất nước ta đổi mới
và đi lên. Dòng vốn kinh doanh có tính ổn định cao, thời hạn đầu tư dài. Quá trình trao đổi vốn
thường gắn liền với chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lí, kinh doanh. Khắc phục tình
trạng thiếu vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện khai thác tốt hơn lợi thế
trong nước, mở rộng cạnh tranh … thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Tăng thu cho ngân sách
nhà nước và phát triển kinh tế. Không gây ra nợ chính phủ. Việc thu hút vốn đầu tư đã tạo việc làm,
thu ngân sách cũng như thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam.
Đã có hơn 182 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào Việt Nam, được thực hiện trong hầu hết các ngành nghề
và lĩnh vực của nền kinh tế, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế. Đồng thời, từ nguồn vốn này đã hình thành những ngành công nghiệp chủ lực như: viễn
thông, dầu khí, điện tử, hóa chất, thép, ôtô-xe máy, công nghệ thông tin, da giày, dệt may, chế biến
nông sản thực phẩm…Ngoài ra, khu vực FDI cũng đã góp phần tăng thu ngân sách, tạo việc làm
cho người dân, ổn định tình hình xã hội. Khu vực này tạo ra khoảng 3,5 triệu việc làm trực tiếp và
gần 5 triệu việc làm gián tiếp; trong đó, có nhiều lao động đã được đào tạo và tiếp cận với trình độ
công nghệ, quản lý tiên tiến của thế giới. Thu hút FDI còn góp phần cho quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Từ đó, giúp nâng cao tầm vóc, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; đồng
thời, tạo ra những áp lực để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc
đẩy tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn và thực chất hơn theo hướng đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Từ sau “đổi mới” đến nay Việt Nam ta đã có những thành tựu vô cùng nổi bật về thu hút FDI.
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đã đăng ký vào Việt Nam đạt hơn 370 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng
hàng năm ước đạt 10,4% trong giai đoạn từ 2013 đến 2019. Riêng năm 2019, Việt Nam thu hút hơn
38 tỷ USD, cao nhất trong vòng 10 năm liên tiếp, tăng 7,2% so với năm 2018 và lập kỷ lục mới.Việt
Nam được các chuyên gia đánh là là một trong những trung tâm quan trọng thu hút vốn đầu tư của
thế giới. trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2020
và đầu năm 2021 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có giảm. Năm
2020, đầu tư nước ngoài đạt 28,5 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019 nhưng xét trong bối cảnh
toàn cầu suy giảm mạnh, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm thì kết quả này thế hiện việc đầu tư an
toàn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế. Tính đến nay, Đã có 67 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư
tại Việt Nam, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4,8 tỉ USD, chiếm gần 39,6% tổng vốn
đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 2,5 tỉ USD, chiếm 20,5% tổng
vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,5 tỉ USD, chiếm 12,1% tổng
vốn đầu tư...
- Hạn chế còn tồn tại trong thu hút FDI ở nước ta sau đổi mới đến nay
+ Thể chế chính sách về đầu tư nước ngoài chưa theo kịp yêu cầu của sự phát triển vốn FDI
+ Việc chuyển giao công nghệ còn nhiều bất cập do các công ty nước ngoài thường chuyển giao
những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ.
+ Phụ thuộc về kinh tế với các nước xuất khẩu tư bản.
+ Nhiều dự án FDI gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái, gây lãng phí
tài nguyên, đất đai, vi phạm chính sách, pháp luật về lao động, thuế, ...
+ Bên cạnh đó,còn thông qua việc đầu tư để thực hiện hoạt động tình báo, gây rối an ninh chính trị.
+ Mục đích của các nhà đầu tư là kiếm lời, vì vậy họ chỉ đầu tư vào những nơi có lợi,dồi dào tài
nguyên và nhân công dẫn đếnmất cân đối giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị. Sự mất cân
đối này có thể gây ra mất ổn định về chính trị, kinh tế và cả xã hội.
- 1 số giải pháp thúc đẩy thu hút FDI vào VN những năm tới
Nhìn về dài hạn thì thu hút vốn đầu tư trực điếp nước ngoài là nhiệm vụ trọng tâm để tăng trưởng
nền kinh tế. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước cần nhận diện và phát hiện xử lí kịp thời những mặt trái
của việc thu hút FDI và xây dựng những giải pháp phù hợp để khắc phụ những hạn chế còn tồn tại
như:
+ Tiếp tục hoàn thiện các chính sách thu hút vốn đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp FDI liên
doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước.
+ Chọn lọc các lĩnh vực đầu tư, ưu tiên lựa chọn nhà đầu tư công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với
môi trường.
+ Thanh, kiểm tra việc bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp, các dự án có vốn đầu tư nước
ngoài và xử lí kịp thời các vi phạm, bất cập tồn tại.
+ Không ngừng nâng cao chất lượng bộ quá quản lí đầu tư nước ngoài và đội ngũ cán bộ làm trong
công tác đầu tư….Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc VN và
các tổ chức chính trị- xã hội đối với đầu tư nước ngoài.
- Hy vọng trong thời gian tới hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ góp phần không nhỏ
tới quá trình tăng trưởng kinh tế, tránh nguy cơ tụt hậu, tạo tiền đề vững chắc cho nền kinh tế phát
triển, thực hiện thành công công việc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

You might also like