You are on page 1of 27

ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

BA TÁC ĐỘNG CỦA FDI


ĐẾN VIỆT NAM ĐÁNG
CHÚ Ý NHẤT TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY

NHÓM 5

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: MAI HƯƠNG GIANG


NHÓM THỰC HIỆN: 05
NHÓM LỚP: FIN53A05/08
MỤC LỤC

Mở đầu Cơ sở lý thuyết FDI


03 04

Tác động của FDI Đề xuất


đến Việt Nam giải pháp
08 21

Kết luận Tài liệu tham khảo


24 26
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là một trong những
mục tiêu chung của hầu hết tất cả các quốc gia, nhất là các quốc gia đang phát
triển. Đứng trước xu thế phát triển tất yếu, nhận thức được những cơ hội và
thách thứ mà hội nhập đem lại, Việt Nam, một bộ phận của cộng đồng quốc tế
không thể khước từ hội nhập. Chỉ có hội nhập thì Việt Nam mới khai thác hết
những nội lực sẵn có của mình để tạo ra những thuận lợi phát triển kinh tế.
Đầu tư nước ngoài FDI có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế
giới. Đối với các nước đang phát triển, dòng vốn FDI đặc biệt quan trọng cho
tăng trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, vì đây là ngoại lực bổ sung vốn, công
nghệ, năng lực quản lý, khả năng kinh doanh và tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với phát triển bền vững đã trở
thành mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam những năm gần đây.
Sau 30 năm, Đầu tư nước ngoài FDI có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc
gia trên thế giới. có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, từ
một nước nghèo, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia có mức thu nhập
trung bình trong khu vực và là một trong những nơi thu hút vốn nước ngoài
mạnh mẽ nhất.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đạt được, nhiều dự án FDI cũng có
nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng đáng kể đến như cơ cấu vốn đầu tư không đồng
đều giữa các ngành; chuyển giao kỹ thuật công nghệ lạc hậu, thậm chí là những
phế thải của các nước đầu tư gây tổn hại môi trường sinh thái; nền kinh tế của
nước nhận đầu tư phụ thuộc vào nguồn vốn FDI; gia tăng sự cạnh tranh với nền
sản xuất trong nước; sự chênh lệch kinh tế giữa các vùng miền; vấn đề việc làm
và thu nhập của người lao động; vấn đề ô nhiễm môi trường… Những tác động
tích cực và tiêu cực đều ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sinh thái và cuộc
sống của người dân. Nhận thức được về các vấn đề còn tồn tại dưới sự tác động
của nguồn vốn FDI tới sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là việc vô cùng
cần thiết, cần được chú trọng. Thu hút FDI là quan trọng nhưng cần phải chọn
lọc dự án, để có được “FDI sạch” - FDI đáp ứng nhu cầu tăng trưởng bền vững,
mang lại hiệu quả tốt như mong đợi.
Vì thế, nhóm 05 đã lựa chọn đề tài “Ba tác động đáng chú ý nhất của FDI tới Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay”. Đề tài của nhóm chúng em đưa ra một số cơ sở lý
thuyết về nguồn vốn FDI cùng với ba tác động đáng chú ý nhất của FDI đến Việt
Nam, từ đó đề xuất các giải pháp để tận dụng những tác động tích cực và hạn
chế những rủi ro tiềm ẩn, tác động tiêu cực cho nền kinh tế trong việc thu hút
FDI.

03
Chương I
Cơ sở lý thuyết về FDI

I. KHÁI NIỆM FDI


Hoạt động FDI đã trở nên rất phổ biến hiện nay. Bản chất của hoạt động này là một
nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng khía cạnh xem xét.
Theo BPM6, FDI là một loại hình đầu tư xuyên biên giới, trong đó nhà đầu tư nước
ngoài có quyền kiểm soát, ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động quản lý doanh nghiệp
tại một quốc gia khác.
Theo Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), FDI là một loại hình đầu tư
xuyên biên giới, được thực hiện bởi một chủ đầu tư nước ngoài với mục tiêu thiết
lập một lợi ích dài hạn một doanh nghiệp tại quốc gia khác.
Theo UNCTAD, FDI là một hoạt động đầu tư mang tính dài hạn nhằm thu về những
lợi ích và sự kiểm soát lâu dài bởi một thực thể (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
hoặc doanh nghiệp mẹ) của một đất nước trong một doanh nghiệp (chi nhánh ở
nước ngoài) ở một nước khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều
ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế ấy.
Khái niệm của các tổ chức nói trên, về cơ bản là thống nhất với nhau về mối quan
hệ, vai trò và lợi ích của nhà đầu tư và thời gian trong hoạt động FDI. Từ đó giúp
phân biệt hình thức đầu tư này với hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Tóm lại, có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của
một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác
nhằm giành quyền kiểm soát(khi tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty là trên 51%)
hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.

04
II. Phân loại FDI

1. Theo động cơ nhà đầu tư

FDI theo chiều ngang (Horizontal FDI): Nước đầu tư có mục đích mở rộng
quy mô sản xuất hàng hóa cùng loại hoặc tương tự ở trong nước tại nước
ngoài.
FDI theo chiều dọc (Vertical FDI): Nước đầu tư có khả năng tiến hành. FDI
chiều dọc liên kết lùi nhằm khai thác các yếu tố đầu vào tại nước ngoài hoặc
với mục đích khai thác các kênh phân phối tại nước ngoài qua hình thức FDI
chiều dọc liên kết tiến.
FDI hỗn hợp (Conglomerate FDI): Nước đầu tư có mục đích đa dạng hóa
ngành kinh doanh.

2. Theo định hướng nước nhận đầu tư

FDI thay thế nhập khẩu: Hình thức đầu tư liên quan tới hoạt động sản xuất
hàng hóa mà trước đây nước nhận đầu tư phải nhập khẩu.
FDI gia tăng xuất khẩu: Nước nhận đầu tư tăng cường xuất khẩu nguyên liệu
thô và hàng hóa sang nước đi đầu tư và các nước thứ 3.
FDI do chính phủ khởi xướng: Hình thức đầu tư nhằm mục đích phát triển
các ngành kinh tế còn khó khăn và cải thiện cán cân thanh toán.

3. Theo hình thức thâm nhập

Đầu tư mới (Greenfield): Nhà đầu tư thiết lập hoạt động sản xuất, phân phối
hoặc cơ sở mới tại quốc gia nhận đầu tư.
Mua bán và sáp nhập xuyên biên giới (M&A): Nhà đầu tư mua lại hoặc hợp
nhất hoạt động kinh doanh với doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư.
Liên doanh (Joint Ventures): Nhà đầu tư hợp tác với một doanh nghiệp địa
phương, với tổ chức chính phủ hoặc với doanh nghiệp nước ngoài khác tại
quốc gia nhận đầu tư để thành lập một doanh nghiệp liên doanh.

Bên cạnh đó còn có các hình thức phân loại FDI khác như phân loại theo hình
thức pháp lý, theo mục tiêu chiến lược của nhà đầu tư (FDI mở rộng, FDI phòng
vệ)...

05
III. TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN NƯỚC NHẬN ĐẦU TƯ

FDI giúp bổ sung nguồn vốn cho sự phát triển kinh tế:
Đối với quốc gia đang phát triển, mức độ phát triển kinh tế cũng như GDP
tính theo đầu người còn thấp, khả năng tích lũy vốn còn hạn chế mà nhu
cầu sử dụng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lại rất lớn.
Trong hoàn cảnh đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể đem lại nguồn vốn
lớn từ nước ngoài, giải quyết vấn đề thiếu vốn đầu tư, đưa quốc gia ra khỏi
sự thiếu vốn và kém phát triển. Tuy nhiên nó có thể sẽ dẫn tới tình trạng
phụ thuộc về kinh tế của nước nhận đầu tư và với một lượng vốn lớn cũng
sẽ ảnh hưởng tới chính sách tiền tệ của nước nhà.

FDI góp phần phát triển công nghệ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, tác động tăng năng suất lao động:
Nguồn vốn FDI từ các nước đầu tư luôn đi kèm với quá trình chuyển giao
công nghệ, máy móc trang thiết bị. Các doanh nghiệp của nước nhận đầu
tư có thể nâng cao năng lực sản xuất, gia tăng năng suất lao động thông
qua việc cải tiến khoa học công nghệ từ cơ hội nhận chuyển giao này, từ
đó góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh đó, việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật có thể xuất
hiện tình trạng chuyển giao công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị lỗi thời.

FDI có tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Xu hướng đầu tư FDI hiện nay tập trung chủ yếu vào ngành sản xuất công
nghiệp và cung ứng dịch vụ, đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành
này ở các nước đang phát triển. Dù nguồn vốn FDI đầu tư trong ngành sản
xuất nông nghiệp tương đối thấp nhưng cũng đã có sự đầu tư vào ngành
công nghiệp chế biến. Tuy nhiên sự dịch chuyển cơ cấu này có thể xảy ra
tình trạng bất cân đối, chưa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, dẫn đến
thất thu ngân sách nhà nước hay thâm hụt thương mại.

06
FDI và liên kết ngành:
Doanh nghiệp FDI nhờ liên kết ngành có thể tiếp cận với các nhà cung
ứng nguyên vật liệu và linh kiện sản xuất tại địa phương, các nhà phân
phối sản phẩm để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng
thời tạo thêm việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện
đời sống kinh tế của nước nhận đầu tư. Tuy nhiên khi hợp tác, liên kết với
doanh nghiệp địa phương, một số nhà đầu tư chuyển giao công nghệ chỉ
tiến hành một phần vì muốn giữ kín các bí quyết công nghệ khiến công
nghệ, kỹ thuật chuyển giao trở nên chắp vá, không đồng bộ.

FDI giúp cải thiện chất lượng đào tạo lao động, chất lượng quản lý doanh
nghiệp nước nhận đầu tư:
Nguồn vốn FDI giúp các nước đang phát triển tận dụng nguồn lao động
dồi dào của mình, đồng thời cũng góp phần đào tạo, nâng cao trình độ
cho người lao động. Năng suất lao động của người lao động ở doanh
nghiệp có vốn FDI thường cao hơn doanh nghiệp trong nước, nhờ đó thu
nhập bình quân theo đầu người cũng cao hơn. Cùng với đó, các doanh
nghiệp cũng được tiếp thu trình độ quản lý tiên tiến từ các công ty đa
quốc gia, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tiêu chuẩn quản lý
của doanh nghiệp ở nước nhận đầu tư.

FDI về vấn đề việc làm, thu nhập của lao động:


FDI đã trực tiếp gia tăng số lượng công ăn việc làm, giải quyết vấn đề thất
nghiệp. Tuy nhiên, người lao động làm việc trong các công ty có vốn đầu
tư nước ngoài thường đòi hỏi phải có trình độ cao, khiên một bộ phận
người lao động đã có tuổi, tay nghề thấp có nguy cơ thất nghiệp, bị bỏ rơi
trước xu thế lao động hiện nay.
Tiền lương tại các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được đánh giá ở mức
cao, giúp cải thiện thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên điều này cũng
tạo ra sự phân biệt về thu nhập, có xu hướng thu hút nhân lực giỏi từ các
khu vực khác, gây ra hiện tượng “chảy máu chất xám”. Doanh nghiệp FDI
còn tồn tại tình trạng làm thêm giờ quá quy định, chậm trả nợ lương, phạt
người lao động bằng tiền không thoả đáng.

Môi trường của các nước nhận đầu tư:


Tốc độ tăng trưởng kinh tế có tỷ lệ thuận với tốc độ ô nhiễm môi trường
do khai thác tài nguyên và chất thải độc hại từ hoạt động sản xuất. Tiếp
nhận các máy móc, thiết bị cũ, lỗi thời không chỉ làm giảm hiệu quả sản
xuất, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm mà còn gây ô nhiễm môi trường
nước và không khí nghiêm trọng.

07
CHƯƠNG II:
TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN VIỆT NAM

I. Tác động về công nghệ

1. Tác động tích cực đến Việt Nam

Tác động của FDI tới công nghệ của nước nhận đầu tư là một trong những tác
động quan trọng nhất, ưu điểm là FDI so với các hình thức đầu tư quốc tế khác:
nước nhận đầu tư có thể tiếp thu được trình độ khoa học kỹ thuật, tiếp thu công
nghệ hiện đại, tiên tiến của quốc gia đầu tư để học hỏi và phát huy.
Từ 2020, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã tăng mạnh. Lĩnh vực
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đóng vai trò
quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, gia tăng hiệu quả sản xuất.
Ví dụ, nhìn lại chặng đường vừa qua, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đã
đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế -xã hội:
Ở Việt Nam, theo báo cáo Năng suất Việt Nam 2020, giai đoạn 2011-2015, Việt
Nam tăng TFP đóng góp khoảng 33,5% vào tăng trưởng kinh tế. Giai đoạn 2016-
2020, tăng TFP đóng góp khoảng 45,7% vào tăng trưởng kinh tế.(Nói thêm: Việt
Nam được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng TFP dương và
thuộc nhóm các nước tăng TFP cao nhất của các nước thành viên Tổ chức
Năng suất Châu Á.
Giai đoạn 2011-2020, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong
tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 19% năm 2020 lên khoảng 50% năm
2020. Năng suất lao động được cải thiện rõ nét, bình quân giai đoạn 2016-2020
tăng 5,8%/năm, cao hơn giai đoạn 2011-2015 là 4,3%
Giai đoạn 2007-2017, GCI của Việt Nam đã tăng 13 bậc, từ thứ hạng 68/121 năm
2007 lên 55/137 năm 2017. Năm 2019, chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của
Việt Nam đã được nâng hạng, tăng 10 bậc so với năm 2018 và xếp thứ 67/141
nền kinh tế.
Theo Chiến lược, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm
2030, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng
kinh tế ở mức 50%; tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong
các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%; đầu tư cho khoa học công nghệ
đạt 1,5 - 2% GDP.

08
FDI là nguồn lực quan trọng để phát triển khả năng công nghệ. Vai
trò này được thể hiện ở hai khía cạnh chính là chuyển giao công
nghệ có sẵn có từ bên ngoài vào và nghiên cứu, cải tiến phát triển
công nghệ thích nghi, phù hợp với điều kiện thực tế, tăng khả năng
công nghệ. Đây là mục tiêu quan trọng mà nước tiếp nhận FDI
mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn FDI đã tạo ra tác
động lan toả công nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ
thông qua chuyển giao kỹ năng quản lý cho người Việt Nam để tạo
sức ép cạnh tranh, đổi mới công nghệ và trình độ sản xuất đối với các
doanh nghiệp trong nước.

Xét đến R&D (Research and Development) của các doanh nghiệp
Việt Nam thì các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là các doanh
nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về tài chính hạn chế so với các
doanh nghiệp FDI. Điều này thể hiện sự hạn chế khả năng đầu tư
cho R&D và năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ của doanh
nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp FDI. Vậy việc tăng cường đầu
tư FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy đầu tư vào R&D, từ đó nâng cao
chuyên môn của nhân viên và nhấn mạnh sự quan trọng của bộ
phận R&D.

Ví dụ: Hiện nay, Việt Nam có một số hợp đồng chuyển giao công
nghệ liên quan đến nhiều lĩnh vực và được kí kết với nhiều đối tác
lớn như Nhật Bản, Mỹ, Nga,...
Hãng xe hơi Mazda(Nhật Bản) chuyển giao công nghệ sản xuất ô
tô cho Công ty Trường Hải để mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật từ Mazda,
Trường Hải được phép sản xuất và lắp ráp những chiếc ô tô hoàn
chỉnh theo công nghệ của Mazda, sau đó bán cho người tiêu
dùng.
Với Mỹ, được sự hỗ trợ của Bộ Y Tế và Chính phủ Việt Nam, Tập
đoàn Vingroup đã ký kết với công ty Cổ phần Công nghệ sinh học
Arcturus Therapeutics(Hoa Kỳ) nhận chuyển giao độc quyền công
nghệ sản xuất vắc xin phòng Covid 19. Với năng lực sản xuất lên
tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô
vắc xin đầu tiên vào đầu năm 2022.
Tepbac (Australia) đã xây dựng một nền tảng quản lý trang trại
nuôi trồng thủy sản với các giải pháp Internet-vạn-vật (IoT) nhằm
nâng cao hiệu quả nuôi trồng, kiểm soát chất lượng nước và truy
xuất nguồn gốc cho các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tại
Việt Nam. Nền tảng Tepbac hiện đang được sử dụng tại hơn 1.500
trang trại, tạo tiền đề phát triển để nâng cao năng lực ngành
thủy sản Việt Nam.
09
2. Tác động tiêu cực

Theo nghiên cứu từ năm 2020, mặc dù chính sách thu hút đầu tư nước ngoài đã
đặt ra mục tiêu tiếp thu công nghệ nguồn từ các tập đoàn đa quốc gia, các nước
công nghiệp phát triển hàng đầu, nhưng thực tế cho thấy việc thực hiện mục tiêu
này rất khó khăn và gần như không đạt được. Tỷ lệ doanh nghiệp (DN) đầu tư
nước ngoài sử dụng công nghệ của châu u và Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 6%; trong
khi tỷ lệ DN có vốn FDI sử dụng công nghệ Trung Quốc tới 30 - 45% cho dù đang
có xu hướng giảm.

Xét theo hình thức đầu tư, chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt
Nam trong thời gian qua chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng và chưa đáp ứng
yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế, giá trị gia tăng không cao và lợi nhuận
thu về hạn chế. Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn
trong khi các hình thức khác như liên doanh, cổ phần lại chiếm tỷ trọng khiêm
tốn, điều này sẽ hạn chế việc trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của
nhà đầu tư nước ngoài qua đó nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Việt
Nam. Doanh nghiệp nước ngoài sẽ giữ lợi thế về công nghệ và hạn chế việc
chuyển giao qua đó mở rộng và thôn tính thị trường nội địa. Hơn nữa, FDI hiện nay
chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, trong
khi các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng xa lại rất hạn chế. Chính vì vậy, việc ứng
dụng và chuyển giao công nghệ đến với các khu vực khó khăn còn hạn chế và
điều này cũng hạn chế tác động lan tỏa tích cực của FDI đến các khu vực này.

10
Sự liên kết sản xuất lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp FDI với các
doanh nghiệp trong nước trong cung cấp nguồn nguyên liệu đầu
vào và điều này cũng sẽ hạn chế tác động lan tỏa và hấp thụ công
nghệ từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước. Bên
cạnh đó 100% vốn nước ngoài thì khó có thể chuyển giao trong
nội bộ hoặc nếu có thì cũng sẽ rất hạn chế chuyển giao công
nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở
nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc
bắt chước công nghệ của công ty nước chủ nhà.

Không những thế, tỷ lệ chuyển giao công nghệ thành công rất
thấp được coi là một trong những hạn chế lớn của nền kinh tế
Việt Nam. Trong khu vực FDI hoạt động vẫn còn hiện tượng
chuyển giá, trốn thuế, công nghệ lạc hậu và một số doanh nghiệp
vẫn còn hiện tượng ô nhiễm môi trường: các DN nước ngoài nhập
khẩu những máy móc, công nghệ cũ sang Việt Nam vừa để tiết
kiệm chi phí đầu vào, vừa đỡ một phần chi phí môi trường nếu
phải xử lý những máy móc thiết bị đó tại đất nước họ. Mục tiêu
đầu tư của FDI của các doanh nghiệp này là hướng đến giảm
thiểu chi phí, tối đa hoá lợi nhuận chứ không đề cao mục tiêu
phát triển bền vững của Việt Nam => VN không nhận được nhiều
hàm lượng công nghệ từ hoạt động FDI này và trở thành một bãi
rác công nghệ.
Ví dụ tiêu cực FDI tới công nghệ:
Từ tháng 5/2018, nỗi lo Việt Nam trở thành bãi rác công nghệ
đã hiện hữu từ khi các cảng biển nước ta đã tồn đọng gần 28
nghìn công-ten-nơ hàng hóa, hầu hết là phế liệu, gây nguy cơ
ách tắc cảng biển và ô nhiễm môi trường nặng nề, phát sinh
chi phí lớn để tiêu hủy.
Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả
thải gây chết cá hàng loạt dọc các tỉnh ven biển miền Trung
Việt Nam đã nhận được nhiều tín hiệu tích cực từ FDI, song
thực tế cho thấy, các dự án FDI chủ yếu tập trung vào lắp ráp,
gia công, gía trị tạo ra tại VN không cao, chưa tạo được mối
liên kết chặt chẽ với DN Việt để cùng tham gia chuỗi giá trị.
Quốc gia nhận đầu tư chịu nhiều chi phí phát sinh khi muốn
nhận chuyển giao công nghệ: mua máy móc, thiết bị; đặt
hàng của các nhà đầu tư, mua bản quyền công nghệ, thuê
chuyên gia để làm sao làm ra các sản phẩm, các dịch vụ đáp
ứng được tiêu chuẩn của các doanh nghiệp nước ngoài.
→ Cần thu hút đầu tư có chọn lọc, thu hút những dự án: công
nghệ cao, công nghệ hiện đại; nguyên liệu sử dụng hiệu quả, có
tính cạnh tranh cao.
11
II. Tác động đến việc làm và tiền lương

1. Tác động đến việc làm


a. Tác động tích cực
Giải quyết vấn đề việc làm
FDI có khả năng tăng công ăn việc làm một cách trực tiếp thông qua xây
dựng những cơ sở hạ tầng mới hoặc một cách gián tiếp thông qua khuyến
khích phân bổ lao động. FDI đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
tạo “cú hích” trong giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Theo kết quả Tổng điều tra lao động việc làm năm 2017 của Tổng cục Thống
Kê, nếu năm 1995 cả nước mới có khoảng 330 nghìn lao động làm việc
trong doanh nghiệp FDI, thì năm 2007 đã tăng lên khoảng 1,5 triệu người và
đến cuối năm 2017 tăng lên gần 4 triệu lao động. Mặc dù không tạo ra
nhiều việc làm so với khu vực trong nước (chỉ chiếm khoảng 5% tổng lao
động đang làm việc), nhưng tốc độ tăng của lao động khu vực FDI khá cao,
đạt bình quân 7,6%/năm giai đoạn 2005 - 2017, cao gấp gần 4 lần tăng
trưởng lao động của nền kinh tế. Ngoài lao động trực tiếp, DN FDI còn gián
tiếp tạo ra rất nhiều việc làm, đạt khoảng 5 - 6 triệu lao động gián tiếp. Năm
2019 đã tăng lên khoảng 6,1 triệu lao động, tốc độ tăng lao động của khu
vực FDI bình quân 7,72%/năm, cao hơn nhiều tăng trưởng lao động toàn
nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác.

Ví dụ: Công ty TNHH Mani Hà Nội với 100% vốn đầu tư nước ngoài(chuyên sản
xuất dụng cụ y tế xuất khẩu) đang giải quyết cho 2700 lao động. Vì trước đây,
công việc chủ yếu của người lao động là làm ruộng vì rất khó tìm việc làm với
trình độ của mình. Vậy nhưng, từ khi có các nhà đầu tư nước ngoài thì nhiều
công ty, doanh nghiệp về tận nơi để tuyển dụng lao động.

12
Gia tăng năng suất lao động
Doanh nghiệp FDI giữ vai trò quan trọng trong việc trực tiếp đóng góp vào tốc
độ tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam. Tại Hội nghị Cải thiện năng
suất lao động quốc gia 2019, Tổng cục Thống kê cho biết: NSLĐ doanh nghiệp
nhà nước đạt 678,1 triệu VND/lao động, Tuy nhiên NSLĐ của doanh nghiệp nhà
nước đạt mức cao chủ yếu vẫn dựa vào ưu thế trong việc phân bổ nguồn lực,
đặc biệt là nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt
228,4 triệu VND/lao động, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) đạt 330,8 triệu VND/lao động, gấp 3,5 lần mức NSLĐ chung cả nước.

Nguyên nhân là do sự khác biệt về lĩnh vực đầu tư, khu vực FDI tập trung chủ
yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, khai khoáng và những ngành có
năng suất lao động cao; trong khi khu vực nội địa lao động vẫn chủ yếu tập
trung trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành có có năng suất lao động tuyệt đối
rất thấp. Điều này dẫn tới năng suất lao động bình quân của khu vực FDI cao.

Ví dụ: Theo tìm hiểu, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 theo giá
hiện hành ước đạt 92,1 triệu đồng, tương đương khoảng 4.100 USD/lao động,
tăng 5,9% so với năm 2016, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,5% giai đoạn
2011-2016 và cao hơn nhiều so với mức tăng 3,45%/năm giai đoạn 2006-2010.

Vậy có thể thấy rằng, năng suất lao động của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng
kể, tuy nhiên tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay không thể
hiện sự vượt trội so với các nước Đông Á, Đông Nam Á khác và thấp xa so với
Trung Quốc trong cùng kỳ (4,7% so với 9,07%). Cụ thể, mức tăng trên chỉ mới
bằng 7% năng suất lao động của Singapore; 17,6% của Malaysia và chỉ tương
đương với 87,4% của Lào.

13
Chuyển dịch cơ cấu lao động
Đến nay, Việt Nam đã thu hút được hơn 17300 dự án với tổng vốn đăng kí đạt
274 tỷ USD từ 101 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nguồn vốn FDI được
đánh giá là đóng góp lớn vào thành tựu xuất khẩu của Việt Nam, tăng năng lực
ngành công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, đồng
thời tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trực tiếp và gián tiếp.

Cơ cấu việc làm sẽ có xu hướng dịch chuyển từ các lĩnh vực thâm dụng lao
động sang các ngành ứng dụng công nghệ. Việc làm sử dụng lao động phổ
thông, ít kỹ năng sẽ giảm dần, thay vào đó là việc làm yêu cầu lao động có trình
độ cao hơn và nhiều kỹ năng hơn.

VD: Chuyển từ nhân công giá rẻ sang nhân lực chất lượng cao
Chương trình Hỗ trợ Đào tạo Kỹ thuật Toyota (T-TEP) từ năm 2000 với mục tiêu
hỗ trợ các trường đại học, cao đẳng đào tạo kỹ thuật, dạy nghề chuyên ngành ô
tô như Đại học sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Công nghiệp
Hà Nội, …nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên, kỹ thuật viên lành nghề, các
học viên có cơ hội được tuyển dụng vào làm việc tại hệ thống đại lý của Toyota
Việt Nam, cũng như đóng góp vào nguồn nhân lực dồi dào cho ngành công
nghiệp ô tô Việt Nam.

Công ty cổ phần Woodsland, sau cải tiến đã giảm được 57% lượng nhân công
dư thừa tại một công đoạn thí điểm, loại bỏ 03 công đoạn thừa không tạo ra
giá trị gia tăng thông qua biện pháp xây dựng công việc tiêu chuẩn, cân bằng
lại dây chuyền, và thực hiện ý tưởng cải tiến đưa thiết bị hỗ trợ vào sản xuất.

Chương trình Monozukuri hợp tác với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội triển
khai từ năm 2005 hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp Việt nâng cao năng
suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như sinh viên kỹ thuật có
cơ hội tiếp cận và hiểu sâu hơn về Hệ thống sản xuất (TPS).

Từng bước cải thiện chất lượng nguồn nhân lực


Thông qua hệ thống đào tạo nội bộ trong nước và nước ngoài, hoặc liên kết
đào tạo với cơ sở bên ngoài, khu vực FDI cũng góp phần quan trọng nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam. Số liệu điều tra của Bộ LĐTB&XH cho
thấy tỷ lệ doanh nghiệp FDI tham gia đào tạo cho người lao động tương đối
cao, đạt 57% năm 2017, trong đó tự đào tạo chiếm 40%, liên kết với các cơ sở
đào tạo chiếm 17%. Qua đó, DN FDI đã góp phần hình thành và phát triển một
lực lượng lao động có kỹ năng nghề và du nhập nhiều kinh nghiệm quản trị
doanh nghiệp tiên tiến.

14
b.. Tác động tiêu cực đến Việt Nam

Có thể nói, FDI giữ vai trò quan trọng trong việc trực tiếp đóng góp vào tốc độ
tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, đóng góp của khu
vực FDI vào tăng trưởng năng suất lao động phần lớn do dịch chuyển lao
động từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu vực FDI với năng suất lao
động cao hơn (chiếm 64%). Trong khi đó, đóng góp vào tăng trưởng năng suất
lao động thực sự từ khu vực FDI (đã trừ phần đóng góp do dịch chuyển lao
động) chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều (36%). Điều này có nghĩa, Việt Nam đã
nhận được tác động tích cực từ FDI. Song nhìn chung mức độ tác động tích
cực còn thấp, chủ yếu do khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết sản
xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp trong nước còn yếu. Các
công nghệ, cách thức hoạt động được doanh nghiệp FDI lựa chọn áp dụng tại
Việt Nam cũng chủ yếu hướng tới việc làm sao cho không cần cải thiện năng
suất lao động mà chỉ cần mở rộng quy mô nhân công giá rẻ. Điều này khiến
cho chất lượng lao động khu vực FDI không có sự tiến bộ, chủ yếu vẫn là lao
động tay chân không qua đào tạo, thực hiện những quy trình rập khuôn lặp đi
lặp lại. Tỷ trọng lao động chưa qua tay nghề trong nền kinh tế cũng có xu
hướng tăng lên. Đây cũng là nguyên nhân cơ bản hạn chế nhận được tác
động lan tỏa từ FDI. Nếu tình trạng trên không được cải thiện, khi giá nhân
công ngày càng tăng, các doanh nghiệp FDI sẽ không nâng cấp, thay đổi
chiến lược mà lựa chọn rời khỏi Việt Nam. Đây là tình huống “bẫy thu nhập
trung bình” điển hình, ảnh hưởng nặng nề tới khát vọng phát triển đất nước.

Kết quả khảo sát 1564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9%
chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 11,4% không ảnh hưởng gì, chỉ có 0,08%
vẫn kinh doanh tốt. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, 22% doanh nghiệp FDI
cho biết phải sa thải lao động do tình hình kinh doanh suy giảm. Số lao động
buộc phải nghỉ việc xấp xỉ 30% tổng số lao động làm việc tại doanh nghiệp. (do
VCCI phối hợp với WB thực hiện năm 2020).

Người lao động, nhất là những lao động đã có tuổi, chưa qua đào tạo, ít kỹ
năng, tay nghề yếu, chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đào tạo và
đào tạo lại để thích ứng với các ngành nghề mới. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng, một phần lớn người lao động ở Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ
mất việc, thất nghiệp và bị bỏ rơi trong xu thế dịch chuyển hiện nay.

Vẫn còn nhiều DN có vốn FDI thực hiện các cam kết trong hợp đồng chưa
nghiêm túc, vi phạm quyền lợi người lao động, dẫn đến tranh chấp lao động
hoặc ngừng việc tập thể. Các vi phạm chủ yếu tập trung vào các vấn đề: cách
trả lương, thưởng, chuyên cần; thời gian làm thêm quá nhiều, điều kiện làm
việc không đảm bảo, không đóng bảo hiểm xã hội, cách hành xử, quản lý
người lao động…

15
2. Tác động đến tiền lương
a. Tác động tích cực
Việc gia nhập WTO sẽ dẫn đến một làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
mới vào nền kinh tế nước ta. Nhờ vào FDI, việc cải cách kinh tế ở VN được nhìn
nhận rộng rãi như một thành công lớn. GDP bình quân đầu người đã tăng với
tốc độ hơn 5% trong suốt hơn hai thập kỷ qua, góp phần làm giảm mạnh tỷ lệ
đói nghèo xuống hơn một nửa trong thời gian gần đây. Mức lương trả cho lao
động quản lý trong các doanh nghiệp FDI trung bình là 12 triệu đồng/tháng
(năm 2005), cao hơn nhiều so với mức lương tương ứng ở các doanh nghiệp
nhà nước (4,3 triệu) và doanh nghiệp tư nhân (3 triệu). Theo Tổng cục Thống kê,
2019, mức lương trung bình của lao động trong khu vực có vốn FDI là 8,2 triệu
đồng/tháng, trong đó đối với lao động nam là 9,2 triệu đồng/tháng và lao động
nữ là 7,6 triệu đồng/tháng, trong khi đó, lao động trong khu vực nhà nước có
mức lương trung bình là 7,7 triệu đồng/tháng và đối với khu vực ngoài nhà
nước là 6,4 triệu đồng/tháng. Nếu tính bình quân lương tháng của toàn bộ lao
động trong doanh nghiệp qua các cuộc khảo sát tiền lương do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội tiến hành từ đầu thập kỷ này thì người lao động trong
doanh nghiệp FDI vẫn được hưởng mức lương cao hơn so với ở các doanh
nghiệp trong nước khác.

Ví dụ: Tính đến ngày 20-4-2022, 35 DN FDI trên địa bàn Thanh Hóa có số lao
động là 164.730 người. Trong tháng 3 và tháng 4-2022 các DN duy trì tốt việc
làm cho người lao động (NLĐ), có 28/35 công ty tăng ca ở một số bộ phận. Cụ
thể có 14 công ty (tăng ca từ 1h đến 1,5h/ngày); 4 công ty (tăng ca từ 2h đến
3h/ngày); 6 công ty (tăng từ 3,5 đến 4 giờ/ngày). 100% DN thực hiện việc chi trả
tiền lương, tiền ăn ca, tiền chuyên cần, phụ cấp xăng xe và các khoản tiền phụ
cấp khác cho công nhân, lao động đúng kỳ. Thu nhập bình quân của NLĐ hơn
6,3 triệu đồng/người/tháng. Một số DN tăng lương, thu nhập bình quân tăng từ
500.000 đồng đến 2,4 triệu đồng như Công ty TNHH Hoa Thành; Công ty TNHH
Giầy Venus Việt Nam; Công ty TNHH Giầy Sunjade Việt Nam.

Cùng với đó, các DN thực hiện việc trích nộp BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan
BHXH đúng kỳ và chi trả chế độ ốm đau, thai sản hàng tháng đầy đủ cho NLĐ.
Cụ thể, tổng số lao động của 35 DN được đóng BHXH, BHYT, BHTN là 155.900
người (đạt tỷ lệ 94,6%). Số còn lại là 8.830 người chiếm 5,4% chưa được tham
gia BHXH do mới vào DN làm việc.

16
b. Tác động tiêu cực
Dù tiền lương bình quân hàng tháng của người lao động tại các doanh nghiệp
có vốn FDI mặc dù đã được cải thiện và cao hơn so với khu vực doanh nghiệp
ngoài nhà nước nhưng với cuộc sống như hiện nay thì mức thu nhập đó vẫn
được đánh giá là chưa đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày của họ, thậm chí
người lao động chấp nhận tăng ca liên tục mà vẫn không đủ chi tiêu.
Bất bình đẳng về thu nhập giữa các khu vực kinh tế của Việt Nam là một vấn
đề đang hiện hữu. Những vùng có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thuận lợi,
có mức độ thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực nên có tốc độ tăng trưởng cao, cơ
hội việc làm nhiều hơn, mức thu nhập cũng cao hơn nhiều so với các khu vực
thu hút ít vốn FDI.

17
Những tác động của FDI gây ra bất bình đẳng thu nhập:
Thứ nhất: Với những vùng nhận nhiều vốn FDI cơ hội về sản xuất - kinh
doanh sẽ tăng lên, thu hút nhiều lao động từ chính khu đó và các khu vực
khác. Điều này gây ra sự chênh lệch về thu nhập của người lao động trong
khu vực FDI và khu vực khác.
Thứ hai: Doanh nghiệp FDI luôn có lợi thế về công nghệ và khoa học kỹ
thuật mới được chuyển giao từ nước ngoài, nên năng suất lao động của khu
vực FDI luôn cao hơn các khu vực kinh tế khác.
Thứ ba: Các địa phương nhận FDI luôn có các quan hệ hợp tác với các đối
tác nước ngoài, mở rộng thị trường ở nước ngoài hơn so với các khu vực
khác.
Thứ tư: Các doanh nghiệp FDI cũng rất chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực,
cơ hội này đã phân hóa người lao động thành hai bộ phận, bộ phận được
đào tạo, tái đào tạo luôn có năng suất lao động và hiệu quả công việc cao
hơn nên luôn nhận được cơ hội việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn so với bộ
phận lao động còn lại.
Thứ năm: Vốn FDI thường đầu tư vào các ngành đem lại lợi nhuận cao như
công nghiệp, dịch vụ, tận dụng các ngành được hưởng ưu đãi đầu tư từ
chính sách của chính phủ và của chính quyền địa phương. Điều này sẽ tác
động đến bất bình đẳng thu nhập giữa các ngành nghề trong nền kinh tế,
có thể gây ra sự mất cân đối giữa các ngành, lĩnh vực trong mối quan hệ
tổng thể của nền kinh tế.
Thứ sáu: Các vùng, địa phương có cơ hội tiếp nhận vốn FDI nhiều hơn luôn
có các nguồn thu lớn hơn so với các vùng khác. Ngân sách ở các địa
phương này luôn dồi dào hơn do thu được các khoản thuế, phí và lệ phí từ
doanh nghiệp FDI, đây là nguồn để địa phương tái phân phối thu nhập để
phát triển các cơ sở hạ tầng về kinh tế, xã hội, giáo dục, đào tạo, phúc lợi xã
hội trong địa phương đó. Điều này cũng tác động đến bất bình đẳng thu
nhập giữa các địa phương trong cả nước.

18
III. Tác động đến vốn

1. Tác động tích cực

Trong những năm gần đây, nguồn vốn FDI từ nước ngoài đổ về Việt Nam
ngày càng nhiều đóng góp một phần quan trọng trong đầu tư kinh tế. Cụ
thể theo số liệu của tổng cục thống kê, đến cuối tháng 12/2015, nguồn vốn
FDI đầu tư mới vào Việt Nam đã lên đến 23 tỷ USD tăng gần 17.4% so năm
2014. Hiện nay trong khu vực công nghiệp và xây dựng, nguồn vốn đầu tư
nước ngoài chiếm tỷ lệ đến 73% (số liệu năm 2013), còn khu vực dịch vụ thì
FDI chiếm đến 27.5% (số liệu năm 2013). Số lượng các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng gia tăng đều qua các năm. Tổng số
doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc thời điểm
31/12/2013 là 9093 doanh nghiệp, gấp 6 lần năm 2000, bình quân giai đoạn
2000-2013 mỗi năm tăng xấp xỉ 16%.

Ví dụ: Theo UBND tỉnh Bình Dương, bốn tháng đầu năm 2022, vốn FDI đầu
tư vào tỉnh đạt 2,35 tỷ USD, trong đó có 16 dự án mới, 9 dự án điều chỉnh
tăng vốn bổ sung và 53 doanh nghiệp góp vốn, nâng nguồn FDI lũy kế tại
Bình Dương lên hơn 4.000 dự án từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổng vốn
đăng ký 39,4 tỷ USD.

Doanh nghiệp đến từ Nhật Bản Công ty TNHH Aeonmall Việt Nam sẽ đầu
tư trung tâm thương mại tại Ðồng Nai với tổng vốn 268 triệu USD. Công ty
cũng kết hợp phát triển vùng nguyên liệu, kết nối giữa nhà sản xuất, nhà
phân phối sản phẩm thế mạnh của Ðồng Nai vào trong hệ thống trung tâm
thương mại của Aeon.

19
III. Tác động đến vốn

2. Tác động tíêu cực

Gây áp lực lớn tới nguồn vốn trong nước:


Nếu doanh nghiệp thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ
mất đi nguồn vốn đầu tư. Gây khó khăn trong việc tìm vốn phát triển, áp
lực giải quyết việc làm trong nước, do đó có thể dẫn tới nguy cơ suy
thoái kinh tế.

Cán cân vốn bị dịch chuyển:


Trong quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ có sự thay đổi liên
tục của các luồng vốn dẫn đến cán cân kinh tế bị di chuyển theo
Tỷ lệ giải ngân vốn thấp, tiến độ giải ngân hay bị chậm trễ, đội vốn
Doanh nghiệp FDI sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro vốn nếu nước tiếp
nhận đầu tư xảy ra xung đột vũ trang, thay đổi chính sách đầu tư

Ví dụ: tốc độ tăng vốn FDI đăng ký và và thực hiện ở Việt Nam trong những
năm gần đây được đánh giá là do Việt Nam đang tích cực hội nhập tham
gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do - FTA với các quốc gia trong khu vực
và quốc tế. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với nền kinh tế.
Nền kinh tế có thể dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài.

20
Chương III:
Đề xuất một số giải pháp hạn chế tác
động tiêu cực, tận dụng những mặt tích
cực của nguồn vốn FDI tại Việt Nam

Bằng chính sách mở cửa, ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn, trong những
năm qua, Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn dự án và nguồn vốn FDI
song bên cạnh đó phải đối mặt với những hạn chế mà việc thu hút vốn đầu tư
nước ngoài đem lại. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đối với ba tác động
đáng chú ý nhất mà nguồn vốn đầu tư FDI đem đến cho Việt Nam trong giai
đoạn gần đây là vấn đề về vốn, vấn đề việc làm và vấn đề chuyển giao công nghệ
, cũng như thúc đẩy doanh nghiệp FDI vào Việt Nam đầu tư, cần triển khai đồng
bộ các giải pháp sau.

I. Vốn đầu tư
Để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, cần nhiều giải pháp đồng
bộ nhằm tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch và ổn
định; đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng, bình đẳng với chi phí hợp lý về các nhân
tố cho sản xuất, kinh doanh như vốn, lao động, nguồn nguyên liệu, điều kiện
giao thông, kết cấu hạ tầng. Chính vì vậy, Việt Nam cần xây dựng và hoàn
thiện các chính sách đầu tư, chính sách thuế để bảo vệ kinh tế đất nước, đồng
thời tránh sự lợi dụng trong việc ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút đầu tư,
hiện tượng chuyển giá của các nhà đầu tư nước ngoài.

Song song với hoàn thiện hệ thống pháp lý, Việt Nam cũng cần chú trọng đặt
chiến lược thu hút đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm, phù hợp với thực
tiễn kinh tế - xã hội, không để xảy ra tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả
để cải thiện chất lượng nguồn vốn FDI đầu tư vào đất nước, tránh việc cơ cấu
kinh tế chuyển đổi theo hướng bất cân đối, phát triển không đồng đều giữa
các ngành nghề.

21
II. Việc làm

Trong bối cảnh hội nhập và ảnh hưởng lan tỏa của CMCN4.0, cần dự báo được
cung - cầu lao động, đánh giá cơ cấu ngành nghề mới để dự báo nhu cầu việc
làm và khả năng dung nạp của thị trường lao động. Cần có kế hoạch chủ động
đào tạo lao động có tay nghề, kiến thức chuyên môn, đồng thời hỗ trợ cho
những lao động ngoài 40 tuổi không còn thời gian để đào tạo lại để thích ứng
với CMCN 4.0.

Nhà nước cần quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng tốt hơn
yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Đồng thời, phải tăng cường hoạt động
kiểm tra giám sát việc sử dụng lao động và chi trả các chế độ xã hội đối với lao
động của các doanh nghiệp FDI, nhằm đảm bảo sự công bằng cho các doanh
nghiệp trong nước và giữ vững mối quan hệ thân thiện với các nhà đầu tư
nước ngoài. Đặc biệt, cần tạo được một hành lang pháp lý thống nhất, đảm
bảo việc quản lý có hiệu quả việc sử dụng và đảm bảo các chế độ đối với lao
động làm việc trong các doanh nghiệp FDI nói riêng và đối với mọi thành phần
doanh nghiệp nói chung.

Hoàn thiện chính sách về lao động và tiền lương đối với các doanh nghiệp FDI
Thực tế cho thấy, các chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp FDI đã được
các ngành, các cấp nghiên cứu ban hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi và
khuyến khích các doanh nghiệp FDI phát triển. Nhưng vấn đề quan trọng là
cần phải nhanh chóng hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp đối
với các doanh nghiệp FDI. Đặc biệt là chính sách về đào tạo nghề đối với người
lao động một cách thiết thực, hiệu quả.

22
III.Chuyển giao công nghệ và vấn đề môi trường

Xây dựng và ban hành tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về khai thác, sử dụng tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong thu hút và sử dụng FDI trên
nguyên tắc không thu hút FDI bằng mọi giá; không thu hút các dự án có nguy
cơ hủy hoại tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Rà soát, sửa đổi pháp luật về đăng ký chuyển giao công nghệ; nhập khẩu máy
móc, thiết bị của doanh nghiệp FDI nhằm kiểm soát, thúc đẩy công nghệ và
chuyển giao công nghệ; ngăn ngừa, hạn chế tình trạng gian lận và tiếp nhận
công nghệ không thân thiện với môi trường.

Xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh, tạo điều kiện kinh
doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ
cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt
trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.

Xây dựng cơ chế khuyến khích, ưu đãi thỏa đáng để tăng liên kết giữa FDI và
đầu tư trong nước, các lĩnh vực cần ưu tiên thu hút; phát triển cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh
của sản phẩm và vị trí quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khuyến khích
chuyển giao công nghệ và quản trị cho doanh nghiệp Việt Nam.

23
KẾT LUẬN

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là dòng vốn đặc biệt quan trọng cho tăng
trưởng và hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần bổ sung vốn, công nghệ, năng lực
quản lý, khả năng kinh doanh, khả năng tổ chức và tham gia vào chuỗi cung ứng
toàn cầu.

Việt Nam được xem là một trong những điểm đến nổi bật với năng lực sản xuất
đạt mức kỳ vọng của các nhà đầu tư quốc tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi,
lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản, cơ sở hạ tầng đang dần cải thiện, sự
nhất quán trong chính sách phục hồi kinh tế và nỗ lực thúc đẩy tự do hóa
thương mại giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn ở châu Á.
Tính tới thời điểm hiện nay, dịch Covid-19 đã hoàn toàn được kiểm soát, Việt Nam
vẫn đang thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhờ những chính
sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai
năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, cuộc xung đột Nga – Ukraine diễn ra gần đây rất căng thẳng, tuy
không có tác động trực tiếp đáng kể đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do
đầu tư của Nga và Ukraine chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư vào Việt
Nam nhưng nó vẫn tác động gián tiếp thông qua giá cả tăng cao và gây đứt gãy
chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, về trung và dài hạn, cuộc xung đột có thể dẫn đến xu
hướng chuyển dịch đầu tư ra khỏi Nga và Ukraine sang các nước Châu Á. Trong
đó Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ dòng vốn đầu tư dịch chuyển này.
Mặc dù cơ hội đón vốn FDI là rất lớn nhưng cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư FDI
đang ngày càng quyết liệt nhất là trong bối cảnh nguồn cung vốn hạn chế và
ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, các quốc gia đều tranh thủ thu hút
nguồn lực bên ngoài để duy trì và phục hồi nền kinh tế. Do đó, cạnh tranh thu
hút FDI giữa các quốc gia đang phát triển có sự tương đồng về thị trường, trình
độ phát triển, công nghệ và lao động đang ngày càng gay gắt.

24
Làn sóng FDI thứ 4, gắn liền với cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Có rất nhiều việc
chúng ta cần làm để đón làn sóng này. Trong thời gian tới, Việt Nam cần tập
trung tìm ra các biện pháp có thể phát triển các ngành dịch vụ theo chiều sâu;
tạo thêm động lực tốt cho việc tăng năng suất khu vực dịch vụ lẫn khu vực sản
xuất kinh doanh cùng nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế. Bên cạnh đó, Việt
Nam cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát,
bổ sung quỹ đất sạch; rà soát lại quy hoạch điện; đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao; bổ sung chính sách để phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các
quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có
công nghệ tiên tiến, có khả năng chống chịu sức ép từ bên ngoài để phát triển
bền vững và bảo đảm an ninh quốc gia.

Cuối cùng, để tận dụng có hiệu quả làn sóng thứ 4, chắc chắn chúng ta sẽ không
chỉ quan tâm về số lượng, không chạy theo các dự án hàng trăm triệu, hàng tỷ,
thậm chí hàng chục tỷ USD nếu như các dự án này không góp phần nâng cao
chất lượng phát triển của Việt Nam, không tạo ra việc làm đàng hoàng, ổn định
hơn cho người dân, không cộng sinh được với doanh nghiệp nội địa, không lan
tỏa công nghệ, quản trị hiện đại và văn hoá kinh doanh, không tạo ra giá trị gia
tăng lớn hơn cho nền kinh tế…Đồng thời, chúng ta cần sự chung tay của cơ quan
chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, với những chủ
trương, giải pháp cụ thể, từ quy hoạch, chính sách đến kết nối, thực thi…

25
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore và một số bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
<https://123docz.net/document/1412139-thu-hut-dau-tu-truc-tiep-nuoc-
ngoai-cua-singapore-va-mot-so-bai-hoc-kinh-nghiem-cho-viet-nam.htm>
2. Covid 19 và FDI tại Việt Nam: tác động và triển vọng
<https://baochinhphu.vn/covid-19-va-fdi-tai-viet-nam-tac-dong-va-trien-
vong-102301066.htm>
3. Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn>
4. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác
đầu tư chủ yếu (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2020)
<https://danang.gov.vn/web/chuyen-trang-thong-tin-kinh-te-xa-hoi/chi-
tiet-cd?id=4323&_c=94677500,94677503,94677504,94677560>

26
THÀNH VIÊN NHÓM

Đặng Mai Phương Chử Mạnh Bảo


22A4070024 22A4070163

Phạm Tú Duyên Đặng Phương Thảo


22A4070088 22A4070188

Nguyễn Nhật Quang Đặng Hồng Thu


22A4070164 22A4070190

Đào Quỳnh Anh Phạm Thái Hà


22A4070131 22A4070108

THANK
YOU

27

You might also like