You are on page 1of 7

Ket-noi.

com diễn đàn công nghệ, giáo dục

ĐỀ BÀI: So sánh sự giống và khác nhau ODA và FDI? ODA có phải là đầu tư quốc tế
không?
BÀI LÀM
1. SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU CỦA ODA VÀ FDI
a. Khái niệm ODA và FDI
+ ODA: Theo OECD, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các
khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp) của các Chính phủ, các tổ chức
thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài
chính quốc tế (IMF, ADB, WB ) dành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực
hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn
lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu
ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố không hoàn lại phải đạt 25% trở lên).
+ FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi nhà đầu tư từ một nước
(nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ
tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản
lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư
thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi
nhánh công ty”. Như vậy, Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài
hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản
xuất kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản
xuất kinh doanh này.
b. So sánh FDI và ODA
Giống nhau: ODA và FDI là nguồn vốn đến từ ngoài biên giới quốc gia. Các
nước cung cấp 2 nguồn vốn này chủ yếu là các nước phát triển, có tiềm lực kinh tế
mạnh. Đây là hai nguồn vốn gắn liền với rủi ro thông thường và rủi ro hối đoái.
Khác nhau:
Tiêu chí
ODA
FDI
Chủ sở hữu
Các chính phủ, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hiệp
quốc, các tổ chức tài chính quốc tế
Cá nhân hay công ty của một nước đầu tư
sang nước khác
Đối tượng nhận vốn
Chính phủ của các nước đang và chậm phát triển
Cá nhân hay công ty nước ngoài nắm
quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh
Bản chất
Quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn được
tách rời
Chủ đầu tư là người nắm quyền sở hữu
vốn và sử dụng vốn.
Mục đích
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

ODA mang mục đích viện trợ, hỗ trợ phát triển


chính thức. Nó là sự chuyển giao có hoàn lại hoặc
không hoàn lại với những điều kiện về chính trị, xã
hội nhất định.
FDI mang mục đích đầu tư, kiếm lợi
nhuận.
Thời gian
Thời gian cho vay dài, thời gian ân hạn dài
Không có thời gian cho vay, ân hạn
Phân loại
• Theo phương thức hoàn trả
+ Viện trợ không hoàn lại: viện trợ kĩ thuật, viện
trợ bằng hiện vật
+Viện trợ có hoàn lại
+ Cho vay hỗn hợp
• Theo nguồn cung cấp:
+ ODA song phương
+ ODA đa phương
• Theo mục tiêu sử dụng
+ Hỗ trợ cán cân thanh toán
+ Tín dụng thương mại
+ Viện trợ chương trình (Viện trợ phi dự án)
+ Viện trợ dự án
(1) Mua lại và sáp nhập xuyên quốc gia
(Cross border M&As)
(2) Đầu tư mới (GI)
- Đầu tư theo chiều dọc (Vertical
Investment - VI)
- Đầu tư theo chiều ngang (Horizontal
Investment - HI)
+ Có nắm vốn chủ sở hữu
• Hợp đồng hợp tác kinh doanh
• Liên doanh
• Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
• Hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển
giao (BOT)
+ Không nắm vốn chủ sở hữu
• Licensing: Cấp phép
• Franchising: Nhượng quyền
• Outsourcing: Thuê ngoài.
Tiêu chí
ODA
FDI
Quyền quản lý và sử
dụng vốn
Nước nhận ODA có quyền sử dụng vốn nhưng
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

phải đúng mục tiêu đã đề ra. Khi sử dụng vốn phải


tuân thủ những điều kiện đã thỏa thuận trước đó
(% chuyên gia thực hiện, máy móc kỹ thuật)
Bên chủ đầu tư có quyền sử dụng và quản
lý vốn. Việc sử dụng vốn chỉ tuân theo cá
nhân hay công ty sở hữu vốn mà không
phải phụ thuộc vào nước nhận đầu tư
Điều kiện thu hút
GDP bình quân đầu người thấp, mục tiêu sử dụng
vốn
Môi trường đầu tư
Lãi suất
Thấp
Không có
Tính chất
ODA nhạy cảm về mặt xã hội và chịu sự điều
chỉnh của dư luận. ODA có tính chất ràng buộc
(nước cho vay có thể ràng buộc nước nhận về mặt
sử dụng vốn). ODA là công cụ để thiết lập và duy
trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị
Các yếu tố về kinh tế, chính trị có ảnh
hưởng đến FDI. Quyền điều hành, quản lý
doanh nghiệp phụ thuộc và mức góp vốn.
FDI không tạo sức ép phải thay đổi chính
sách của nước nhận đầu tư
Cơ cấu vốn
Nước nhận ODA phải có một phần vốn đối ứng
khi nhận ODA từ nước viện trợ
100% vốn nước ngoài
Dòng chảy vốn
ODA chỉ dành cho các nước nghèo, các nước kém
phát triển
¾ lượng vốn FDI của thế giới là chảy vào
các nước phát triển, chỉ ¼ lượng vốn là
dành cho các nước đang phát triển
Tính ràng buộc
Điều kiện chặt chẽ với nước nhận viện trợ
Không có
Khả năng gây nợ chính
phủ
Khả năng gây nợ cao
Không có
Khả năng quản lý
Thấp
Cao
Tính rủi ro
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

Thấp
Cao
Các nhân tố ảnh hưởng
Phụ thuộc vào mức nghèo của nước nhận đầu tư
(căn cứ vào GDP bình quân đầu người)
Phụ thuộc vào môi trường đầu tư (luật
pháp, hành chính, văn hóa….)
Địa bàn hoạt động
Các khu vực kém phát triển, vùng sâu, vùng xa
Tập trung ở khu vực đồng bằng, thành thị,
nơi có cơ sở hạ tầng tốt.
Tác động tích cực
• Bổ sung cho ngân sách nhà nước để đầu tư phát
triển
• Cải thiện cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông,
+ FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bổ
sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế – xã
hội trong nước
Tiêu chí
ODA
FDI
điện lưới )
• Phát triển nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo.
• Tăng cường năng lực thể chế (hỗ trợ công cuộc
cải cách pháp luật, cải cách hành chính )
• Phát triển quan hệ đối tác giữa các nước.
+ Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý
+ Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu
+ Tăng lượng việc làm và đào tạo nhân
công
+ Nguồn thu ngân sách lớn.
- FDI không để lại gánh nợ cho chính phủ
nước Tiếp nhận đầu tư về chính trị, kinh tế
như hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
hoặc các hình thức đầu tư nước ngoài khác
như vay thương mại, phát hành trái phiếu
ra nước ngoài… Do vậy, FDI là hình thức
thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài
tương đối ít rủi ro cho nước Tiếp nhận đầu
tư.
- Nhà đầu tư không dễ dàng rút vốn ra
khỏi nước sở tại. đầu tư trực Tiếp nước
ngoài có tác động mạnh đến quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước Tiếp
nhận theo nhiều phương diện: chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu vùng lãnh
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

thổ, cơ cấu theo nguồn vốn, cơ cấu vốn


đầu tư
Tác động tiêu cực
* Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận
dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành
công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu
hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA
cũng được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường
bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của
nước tài trợ; yêu cầu có những ưu đãi đối với các
* Khi đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư không
những góp vốn mà còn đứng ra quản lí dự
án đó. Tuy nhiên việc quản lí này đôi khi
không hiệu quả do sự khác biệt giữa các
quốc gia.
* Mất cân đối ngành nghề, lãnh thổ. Tranh
chấp trong khu vực có vốn đầu tư nước
Tiêu chí
ODA
FDI
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ
đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng
sinh lời cao
* Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho
các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các
sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù
hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước
nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào
tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các
chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90%
(bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương
cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao
so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy
trên thị trường lao động thế giới).
* Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các
điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các
sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc
nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản
ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.
* Nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý
sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục
dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của
nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án
nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức
nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia
• ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ (sự thay
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

đổi của tỷ giá có thể làm cho giá trị hoàn lại của
vốn ODA tăng lên). Tình trạng thất thoát, lãng phí;
xây dựng chiến lược, quy hoạch thu hút và sử dụng
ngoài
* Sự yếu kém về chuyển giao công nghệ
* Gây nguy cơ khủng khoảng tài chính khi
đột ngột rút vốn
Tiêu chí
ODA
FDI
vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý; trình độ
quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình
tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… khiến
cho hiệu quả và chất lượng các công trình đầu tư
bằng nguồn vốn này còn thấp… có thể đẩy nước
tiếp nhận ODA vào tình trạng nợ nần.
• Dễ gây ra rò rỉ, tham nhũng, sử dụng sai mục
đích trong quá trình giải ngân
• Các điều kiện đặt ra gây ảnh hưởng tới chính trị,
kinh tế
Xu hướng
Vốn ODA có xu hướng giảm
FDI có xu hướng tăng
2. ODA có phải là đầu tư quốc tế không?
Đầu tư quốc tế là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang
quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia.
Để đánh giá một hoạt động có phải là đầu tư quốc tế hay không cần dựa vào mục
đích và tính rủi ro của hoạt động đó.
Theo OECD, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng
ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống
Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF,
ADB, WB ) dành cho các nước nhận viện trợ. ODA là nguồn vốn mang tính ưu đãi
ODA được sử dụng nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao
hiệu quả đầu tư. Với mục đích sử dụng như vậy nên ODA là nguồn vốn mang tính ưu đãi
cần thiết cho các nước đang và chậm phát triển.
Trong ngôn ngữ ngoại giao, người ta coi ODA là biểu hiện của tình ưu ái của người
cho đối với người nhận. Trên thực tế, các nước viện trợ ODA cho các nước nghèo nhằm
mục đích chính trị, xã hội là chính. Ngoài khoản lợi nhuận thu được từ mức lãi suất của
khoản viện trợ (khoản lợi nhuận rất nhỏ do mức lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến
2%/năm), nước viện trợ sẽ được hưởng các ưu đãi từ nước nhận viện trợ về mặt chính trị,
xã hội. Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động
thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia tăng của vốn

ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện
thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia. Ngoài ra, nước
viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế -văn
Ket-noi.com diễn đàn công nghệ, giáo dục

hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên.


Ngoài ra, một rủi ro rất lớn của vốn ODA là cả trong thực tế và trong lý thuyết, khi
thanh toán đều thường phải quy ra USD dẫn tới nảy sinh rủi ro chéo - rủi ro giữa đồng
tiền thực tế vay mượn và đồng tiền quy ra để hạch toán nợ. Khi tỷ giá có sự biến động
(VD: nội tệ mất giá) thì giá trị của khoản vay theo thời gian sẽ thay đổi và gây ra bất lợi
đối với nước nhận viện trợ.
Như vậy, ODA cũng là một nguồn vốn đầu tư quốc tế vì có mang trong mình yếu tố
nước ngoài, có mang lại lợi nhuận và có tính rủi ro. Mặc dù vậy, ODA vẫn có những đặc
điểm đặc thù so với các nguồn vốn khác và được xếp vào nhóm tín dụng quốc tế đặc biệt.

KẾT LUẬN
ODA và FDI đều là hai nguồn vốn quan trọng và có tác động lớn đối với sự phát
triển kinh tế của nước nhận đầu tư cũng như mang lại những lợi ích nhất định về kinh tế,
chính trị, xã hội cho nước đầu tư. Hơn nữa, ODA và FDI còn có mối quan hệ với nhau.
ODA hỗ trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, các dự án đầu
tư vào giáo dục, phát triển nguồn nhân lực… nhờ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu
hút nguồn vốn đầu tư FDI. ODA là nguồn vốn đi trước, tạo tiền đề cho FDI phát triển.
Trong tương lai, nguồn vốn ODA sẽ có xu hướng giảm dần, nhường chỗ cho FDI tiếp tục

mở rộng. Dù là nguồn vốn gì, các nước nhận đầu tư trong đó có Việt Nam cần phải nhanh

chóng hoàn thiện môi trường đầu tư trong nước (luật pháp, cải cách hành chính…) để thu

hút nhiều hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, cần tích cực, chủ động trong
quá trình sử dụng vốn để sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn vốn hiện tại để phát triển
kinh tế, cải thiện đời sống của người dân và đưa Việt Nam trở thành một quốc gia giàu
mạnh.

You might also like