You are on page 1of 6

A.

MỞ ĐẦU
 Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam đã
chứng kiến những chuyển biến mạnh mẽ về mặt kinh tế - xã hội. Việc gia nhập Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 được kỳ vọng sẽ tạo thêm nhiều cơ
hội để Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình đầu tư quốc tế. Vì vậy, em xin đi sâu vào
tìm hiểu Đề bài số 4: “Theo anh/chị, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã thực
hiện chính sách đầu tư quốc tế như thế nào?”
B. NỘI DUNG
I. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư quốc tế:
1. Khái niệm:
- Đầu tư quốc tế (hay đầu tư nước ngoài) là việc các nhà đầu tư của một nước
(pháp nhân hoặc cá nhân) đưa vốn hoặc bất kì hình thức giá trị nào khấc sang một
nước khác để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác
nhằm thu lợi nhuận hoặc đạt các hiệu quả xã hội
2. Đặc điểm:
- Đặc điểm của hoạt động đầu tư quốc tế cũng giống như đầu tư nói chung, chỉ
khác là có sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác. So với nhà đầu tư trong
nước, các nhà đầu tư khi đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia mình sẽ có một số bất lợi
do khoảng cách về địa lý và sự khác biệt về văn hóa
II. Phân loại đầu tư quốc tế:
1. Đầu tư tư nhân quốc tế:
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài – FDI:
- Khái niệm: FDI (Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một
dự án của nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó.
- Đặc điểm:
+ Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ tối thiểu trong vốn pháp
định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của luật pháp từng nước để giành quyền kiểm
soát hoặc tham gia quyền kiểm
b. Đầu tư chứng khoán nước ngoài – FPI:
- Khái niệm: FPI ( Foreign Portfolio Investment) là hình thức đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư của một nước mua chứng khoán của các công ty, các tổ chức phát
hành ở một nước khác với một mức khống chế nhất định để thu lợi nhuận nhưng
không nắm quyền kiểm soát trực tiếp đối với tổ chức phát hành chứng khoán.
- Đặc điểm:
+ Các chủ đầu tư nước ngoài chỉ nắm giữ chứng khoán, không nắm quyền kiểm
soát hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán.
+ Thu nhập của chủ đầu tư là cố định hoặc không tùy thuộc vào loại chứng
khoán mà họ đầu tư.
+ Nước tiếp nhận đầu tư chỉ nhận được vốn bằng tiền.
c. Tín dụng quốc tế - IL:
- Khái niệm: Tín dụng quốc tế (International loans) là hình thức đầu tư quốc tế
trong đó chủ đầu tư ở một nước cho đối tượng tiếp nhận đầu tư ở một nước khác vay
vốn trong một khoảng thời gian nhất định.
- Đặc điểm:
+ Quan hệ đầu tư giữa chủ đầu tư và đối tượng nhận đầu tư và quan hệ vay nợ.
+ Chủ đầu tư không tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp tiếp nhận vốn
+ Vốn đầu tư thường dưới dạng tiền tệ
2. Đầu tư phi tư nhân quốc tế:
a. Hỗ trợ phát triển chính thức – ODA:
- Khái niệm: ODA (Official Development Assistance) là các khoản viện trợ
không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãu của các Chính phủ, các tổ
chức liên chính phủ, các tổ chức chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp
quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển.
- Đặc điểm:
+ Vốn ODA mang tính ưu đãi với thời gian cho vay dài, có thời gian ân hạn.
b. Hỗ trợ chính thức – OA:
- Hỗ trợ chính thức (Official Aid-OA) là dòng vốn đầu tư tồn tại dưới hình thức
các dòng vốn hỗ trợ, trong đó có chủ đầu tư là các Chính phủ, các tổ chức tài chính
quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. OA có những đặc điểm giống như ODA. Điểm
khác nhau đó là đối tượng tiếp nhận đầu tư. ODA chỉ dành cho các nước đang và kém
phát triển thì OA có thể đầu tư cho cả một số nước có thu nhập cao, ví dụ như Isarel.
II. Việt Nam thực hiện chính sách đầu tư quốc tế sau khi gia nhập WTO:
1. Ưu đãi về chính sách tài chính:
Ưu đãi về thuế là chính sách được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi
thực hiện hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Lộ trình điều chỉnh thuế Thu nhập
doanh nghiệp (TNDN) từ 32% (1997) cho đến 25% (2009) và gần đây nhất là 22%
(hiệu lực 01.01.2014), 20% (hiệu lực 01.01.2016) đã tạo một bước tiến lớn giúp các
doanh nghiệp trong và ngoài nước “hào hứng” hơn với việc tiến hành kinh doanh
trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cũng quy định về
mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế giảm thuế đối với các doanh nghiệp thành
lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu
kinh tế, khu công nghệ cao; sản xuất sản phẩm phần mềm, hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hoá…nhằm thu hút và tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư quan tâm đến các lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, thuế xuất nhập khẩu (XNK) cũng góp phần tạo nên một môi
trường thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Theo đó, Luật thuế XNK cho phép miễn
thuế trong các trường hợp: hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án
khuyến khích đầu tư; dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA); nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của các dự án thuộc danh
mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư… cùng với đó là sự ra đời những hiệp định
về ưu đãi thuế xuất nhập khẩu trong phạmvi các nước ASEAN, WTO đã giúp các nhà
đầu tư giảm chi phí đầu vào, tăng năng suất sản xuất, xuất khẩu, nâng cao sức cạnh
tranh ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Về chính sách tín dụng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã đưa ra những chính
sách hỗ trợ về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND ở mức 9% đối với nhu
cầu vốn trong 5 lĩnh vực sau: phục vụ nông nghiệp, nông thôn; xuất khẩu; công
nghiệp hỗ trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
2. Ưu đãi về chính sách đất đai:
Nghị định 121/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung của Nghị định 142/2005/NĐ-CP,
Chính phủ đã thông qua việc miễn giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước và tiền sử dụng
đất; đối tượng miễn nộp tiền thuê đất trong các trường hợp: Dự án đầu tư thuộc lĩnh
vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn; Dự án sử dụng đất xây dựng nhà chung cư cho công nhân của các khu công
nghiệp; Dự án sử dụng đất xây dựng ký túc xá sinh viên bằng tiền từ ngân sách nhà
nước...
3. Ưu đãi về chính sách lao động:
Nhìn chung, hệ thống chính sách liên quan đến lao động ở Việt Nam hiện nay
đã tương đối hoàn thiện, góp phần giúp các doanh nghiệp FDI sử dụng hiệu quả đội
ngũ lao động đang có chi phí thấp ở Việt Nam. Cùng với đó, chiến lược đào tạo nguồn
nhân lực ở Việt Nam đang có những nỗ lực vượt bậc để đáp ứng những nhu cầu ngày
càng cao về nguồn nhân lực trong thời đại công nghiệp hóa. Sau khi gia nhập WTO,
số tiền Nhà nước và xã hội đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo - dạy nghề tăng từ
15.609 tỷ đồng lên 145.120 tỷ đồng. Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam
có sự cải thiện đáng kể, từ hạng 107/162 nước trên thế giới năm 2006 lên hạng
105/177 nước (2007) và đứng ở hạng 113/169 nước (2010).
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 1 triệu người mới gia nhập lực lượng lao động
và theo số liệu điều tra của Tổng cục Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009,
18,9% dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ học vấn bậc trung, 5,4% dân số từ 25 tuổi
trở lên có trình độ học vấn bậc cao. Trong Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực Việt
Nam 2011 - 2020, Chính phủ đã xác định mục tiêu: đến năm 2020 tỷ lệ nhân lực qua
đào tạo dưới các hình thức khác nhau phải đạt 70% (năm 2010 Đánh giá chính sách
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 17 tỷ lệ này là 40%), trong đó tỷ lệ nhân lực
qua đào tạo ngành nông lâm ngư nghiệp tăng tương ứng từ 15,5% lên 50%, ngành
công nghiệp tăng từ 78% lên 90%, ngành xây dựng tăng từ 41% lên 56%, ngành dịch
vụ tăng từ 67% lên 88%.
4. Ưu đãi về chính sách tác động đến thị trường nguyên liệu đầu vào :
Chính sách xuất nhập khẩu và sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ
là những nhân tố tác động đến thị trường nguyên liệu đầu vào trong doanh nghiệp
FDI. Ngay từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, những ưu đãi về xuất nhập khẩu
hàng hóa, linh kiện, nguyên vật liệu sản xuất đã được quy định rất rõ và được điều
chỉnh theo thời gian. Chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam có nhiều
chuyển biến đáng kể, nhằm tạo điều kiên cho các doanh nghiệp FDI tiếp cận thị
trường nguyên liệu đầu vào. Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN năm 2007 của Bộ Công
nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 đã quy định rõ những hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ trong ngành
dệt may, giày da, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, những định
hướng để phát triển các ngành trên và mục tiêu phát triển cụ thể đối với từng ngành
công nghiệp hỗ trợ trên. Năm 2011, Chính phủ ban hành Quyết định 12/2011/QĐ-TTg
về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm thực hiện các chính
sách khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành: cơ khí chế tạo,
điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt - may, da - giầy và công nghiệp hỗ trợ cho
phát triển công nghiệp công nghệ cao. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có
nhiều cố gắng để đầu tư, phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ nhằm tạo tiền đề cho việc
phát triển ngành công nghiệp ở nước ta, phục vụ thuận lợi cho việc cung ứng nguyên
liệu đầu vào cho các doanh nghiệp FDI, góp phần nâng dần tỷ lệ nội địa hóa của một
số ngành công nghiệp lắp ráp, giảm bớt tỷ lệ linh kiện, phụ tùng phải nhập khẩu từ
nước ngoài...
5. Ưu đãi về chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ:
Mặc dù đã có khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho việc chuyển giao công nghệ
vào Việt Nam, nhưng trên thực tế các nhà ĐTNN dường như không quan tâm đến vấn
đề chuyển giao công nghệ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 12
năm 2013, cả nước có gần 16.000 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt 236 tỷ USD.
Tuy nhiên, không ít các dự án này có trình độ công nghệ lạc hậu và không quan tâm
đến hoạt động chuyển giao công nghệ. Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô
tô Việt Nam cho thấy, các doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tham gia hoạt động lắp
ráp với mức nội địa hóa không quá 6%, trừ một số công ty có một vài dòng sản phẩm
có mức nội địa hóa 20-25%. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến mục tiêu của "Quy
hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020"
(phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ nội địa hóa hơn 50% đối với hầu hết các chủng loại
sản phẩm ô tô và phấn đấu xuất khẩu ô tô và phụ tùng đạt mức 5-10% giá trị tổng sản
lượng của ngành) khó có thể trở thành hiện thực.
Ngoài ra, để kêu gọi đầu tư, Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ về
đào tạo, dạy nghề, hỗ trợ đầu tư phát triển và dịch vụ đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
Bên cạnh những chính sách chung theo quy định của pháp luật, các nhà đầu tư
có thể tham khảo các chính sách khuyến khích về mặt bằng thực hiện dự án, chi phí
quảng cáo, thưởng môi giới đầu tư… từ các địa phương mà mình tiến hành kinh
doanh, tạo dựng cơ sở.
C. KẾT LUẬN
Sau năm năm Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về đầu tư đã được ban
hành, sửa đổi, bổ sung để phù hợp với cam kết WTO, để mở cửa thị trường dịch vụ,
không phân biệt đối xử với nhà đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện
các cam kết hội nhập. Nhờ đó, môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam đã được cải
thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. http://www.mofahcm.gov.vn

2. http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2017-04-28/tham-gia-

wto-tiep-tuc-thuc-hien-chinh-sach-mo-cua-thi-truong-tai-chinh-42839.aspx

3. http://trungtamwto.vn/wto/nghien-cuu-tranh-luan/danh-gia-tac-dong-tong-khi-viet-

nam-tro-thanh-thanh-vien-cua-wto-den-thay

4. http://www.trungtamwto.vn/wto/cam-ket-chung-ve-dich-vu-cua-viet-nam-trong-

wto

5. http://vneconomy.vn/loi-the-cua-viet-nam-trong-thu-hut-fdi-

20171113153528244.htm

You might also like