You are on page 1of 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI VÀ NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ FDI
1. Khái niệm và bản chất của FDI
a. Khái niệm về FDI
- Tiếng anh: Foreign Direct Investment.
- Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh
nghiệp tại một nước khác (nước nhân đầu tư – hosting country), không phải tại
nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục
đích quản lý 1 cách có hiệu quả doanh nghiệp.
- Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cũng đưa ra định nghĩa tương tự
IMF. Nhưng, OECD có quan điểm rất rộng về đầu tư nước ngoài. Theo quan điểm
của OECD, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân hoặc tổ chức có thể thuộc cơ quan
Chính phủ hoặc không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài.
- Còn theo UNCTAD ( Ủy ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc), FDI
là đầu tư có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc
thể nhân (nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc doanh nghiệp mẹ) đối với 1 doanh
nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc
chi nhánh doanh nghiệp) ở một nước khác.
- Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) cho rằng: “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
diễn ra khi một nhà đầu tư từ một nước ( nước chủ đầu tư có được một tài sản ở
một nước khác ( nước tiếp nhận đầu tư với quyền quản lý tài sản đó”. Khái niệm
này nhấn mạnh FDI là một tài sản.
b. Bản chất của FDI
- Nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích đầu tư hay tìm kiếm lợi nhuận ở nước tiếp nhận
đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản
lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư.
- Nhà đầu tư ở đây bao gồm tổ chức hay cá nhân chỉ mong muốn đầu tư khi cho
rằng khoản đầu tư đó có thể đem lại lợi ích hoặc lợi nhuận cho họ.
2. Đặc điểm của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)
- FDI là một dự án mạng tính lâu dài. Đây là đặc điểm phân biệt giữa đầu tư trực
tiếp nước ngoài và đầu tư gián tiếp (portfolio investment).
+ Đầu tư gián tiếp thường là các dòng vốn có thời gian hoạt động ngắn và có thu
thập thông tin qua việc mua, bán chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu).
+ Đầu tư gián tiếp có tính thanh khoản cao hơn so với đầu tư trực tiếp, dễ dàng thu
lại số vốn đầu tư ban đầu khi kèm bán chứng khoán và tạo điều kiện cho thị trường
tiền tệ phát triển ở những nước tiếp nhận đầu tư.
- FDI là một dự án có sự tham gia quản lý của các nhà đầu tư nước ngoài
+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài có quyền tham gia hoạt động quản lý trong ác doanh
nghiệp FDI. Nhưng nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài phải có nhiều phần trăm cổ
phần mới được phép tham gia.
- Đi kèm với dự án FDI là 3 yếu tố: hoạt động thương mại (xuất nhập khẩu), chuyển
giao công nghệ, di cư lao động quốc tế ( di cư quốc tế góp phần vào việc chuyển
giao kỹ năng quản lý doanh nghiệp).
- FDI là hình thức kéo dài “chu kỳ tuổi thọ sản xuất”, “ chu kỳ tuổi thọ kỹ thuật” và
“nội bộ hóa di chuyển kỹ thuật
+ Trong nền kinh tế hiện đại, một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sản xuất, kinh
doanh đã buộc nhiều nhà sản xuất phải lựa chọn phương thức đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài như là một điều kiện cho sự tồn tại vfa phát triển của mình.
+ Đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho doanh nghiệp thay đổi được dây chuyền công
nghệ lạc hậu ở nước có trình độ phát triển thấp hơn và góp phần kéo dài chu kỳ
sản xuất.
- FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên là nhà đầu tư và bên kia là nước tiếp
nhận đầu tư.
- FDI gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách về FDI của mỗi
quốc gia tiếp nhận đầu tư thể hiện chính sách mở và quan điểm hội nhập quốc tế
về đầu tư.
3. Vai trò của FDI với các nước đang phát triển
- Đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của một quốc
gia, tác động trực tiếp tới mọi mặt của đời sôngs, kinh tế - xã hội và chính trị của
nước tiếp nhận đầu tư.
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- FDI có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp cho nước tiếp nhận đầu
tư huy động mọi nguồn lực sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên và
công nghệ).
- Hoạt động FDI đã trực tiếp đóng góp vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư, tăng thu
nhập của người lao động và làm cho sản lượng GDP tăng lên.
- Những ngoại vi tích cực từ hoạt đọng FDI qua hoạt động di chuyển vốn, công
nghệ, kỹ năng và trình độ quản trị doanh nghiệp đã góp phần nâng cao năng lực
sản xuất và nâng cao năng suất lao động của nước tiếp nhận đầu tư.
 FDI bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
- Thực tế cho thấy tăng trưởng kinh tế cao gắn với tỷ lệ đầu tư cao. Vốn đầu tư cho
phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn vốn chủ yếu là vốn trong nước và
vống nước ngoài.
- Vốn nước ngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp vfa
hoạt động FDI.
- Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước đang phát triển thì hoạt động đầu tư và
sản xuất của nước này như 1 vòng luẩn quẩn. Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm vfa
đầu tư thấp, tiết kiệm và đầu tư thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và
làm cho tích tụ vốn thấp không đủ vốn để đầu tư sẽ làm cho năng lực đầu tư của
quốc gia đó giảm năng lực sản xuất giảm dẫn đến thu nhập thấp và quay trở lại
chu kỳ ban đầu.. Vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ như trên.
Do vậy, để phá vở vòng luẩn quẩn, các nước phát triển phải tạo ra “một cú hích
lớn” để phá vở vòng luẩn quẩn này. Đầu 4 trực tiếp nước ngoài có thể Xem như là
nhân tố hay cú hích lớn để phá vở vòng luẩn quẩn đói nghèo trên.
 FDI góp phần vào quá trình phát triển công nghệ
- Công nghệ có vai trò hết sức quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm
chu kỳ sống của sản phẩm ngắn hơn. Sản phẩm mới được áp dụng công nghệ sản
xuất tiên tiến, có hàm lượng khoa học cao sẽ kích thích tiêu dùng (tính mới của
sản phẩm và giá thành hạ) dẫn đến kích thích sản xuất và tăng thu nhập của nền
kinh tế quốc dân. Đối với các nước đang phát triển, công nghệ giúp những nước
này theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở những nước đi sau (kế thừa những thành
tựu khoa học - công nghệ của nhân loại).
- Hoạt động FDI có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học
- công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất lao động tại các nước tiếp
nhận đầu tư thông qua hiệu ứng tích cực.
- Đối với chuyển giao công nghệ, để có công nghệ mới và tiên tiến phục vụ cho
hoạt động sản xuất thì cần phải có quá trình Công nghệ từ các nước phát triển sang
các nước đang phát triển. Nhận thức về chuyển giao công nghệ cũng đã thay đổi,
việc chuyển giao không chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy móc, thiết bị mà
chuyển giao liên quan đến việc sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ năng sử dụng
công nghệ và phần mềm công nghệ.
- Hiện nay việc chuyển giao công nghệ từ nước phát triển sang các nước đang phát
triển gồm 2 hình thức:
+ Chuyển giao trực tiếp là hoạt động đặt mua công nghệ hoặc yêu cầu nước có
công nghệ chuyển giao.
+ Chuyển Giao gián tiếp chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đầu 4 trực
tiếp nước ngoài hoặc thông qua hình thức gián tiếp khác.
 FDI góp phần nâng cao chất lượng lao động, phát triển nguồn nhân lực.
- Trình độ năng lực và kỹ năng của người lao động có tác động không nhỏ đến tốc
độ tăng trưởng của một quốc gia. Do vậy, nhu cầu nâng cao chất lượng lao động
trong giai đoạn hiện nay ở mỗi quốc gia đã và đang là vấn đề được nhiều nước
quan tâm.
- FDI đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư liên quan đến cả số lượng và
chất lượng lao động. Số lượng lao động ở đây được hiểu là vấn đề giải quyết việc
làm cho người lao động. Còn đối với chất lượng lao động, FDI đã làm thay đổi cơ
bản vậy nâng cao năng lực vậy kỹ năng lao động và quản trị doanh nghiệp thông
qua 2 hình thức:
+ Trực tiếp đào tạo lao động, dưới sức ép tuyển lao động địa phương và chi phí
thuê lao động nước ngoài cao hơn so với lao động địa phương, các chi nhánh công
ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn FDI phải tuyển dụng lao động địa
phương. Để lao động địa phương có thể sử dụng thành thạo những công nghệ tiên
tiến đã được chuyển giao. Đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp không chỉ
dừng lại đối với những người trực tiếp sản xuất rồi còn đào tạo các kỹ năng phải
trình độ cho các đối tượng làm công tác quản lý hay quản trị doanh nghiệp.
+ Gián tiếp nâng cao chất lượng lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Hiện nay vẩy
chất lượng và trình độ lao động của các nước tiếp nhận đầu tư là một trong những
tiêu chí quan trọng để các công ty tiến hành hoạt động đầu tư ở những nước này.
b. Đầu 4 trực tiếp nước ngoài góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế xã
hội
 FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
- Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là cấu trúc của nền kinh tế hay nói cách khác là
tổng thể các mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố cấu thành nền kinh tế.
- Ba yếu tố cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế của một quốc gia đó là cơ cấu
ngành kinh tế phải cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế.
- Trong đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hình thức
của cơ cấu kinh tế khác. Do vậy, việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay
đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia.
- Qua nghiên cứu ở nước tiếp nhận đầu tư, các nước đang phát triển thì hoạt động
đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư vào sản xuất công nghiệp và dịch vụ, Đối với
ngành sản xuất nông nghiệp tỷ lệ đầu 4 tương đối thấp hoặc nếu có thì đầu 4 chủ
yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến.
 FDI góp phần thúc đẩy xuất khẩu
- Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của
nước tiếp nhận đầu tư thông qua xây dựng năng lực xuất khẩu và mở rộng thị
trường xuất khẩu.
- Về xây dựng năng lực xuất khẩu, các doanh nghiệp đầu 4 nước ngoài tham gia vào
quá trình sản xuất hàng xuất khẩu theo hai mức độ:
+ Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệ đơn giản sẽ
giúp nâng cao năng lực xuất khẩu về số lượng và chất lượng xuất khẩu. Đây là quá
trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi phải sử dụng nhiều lao động chủ yếu là
lao động thủ công và chủ yếu sản xuất những mặt hàng truyền thống.
+ Tham gia vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu với trình độ công nghệ trung bình và
cao. Các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng trình độ khoa học công nghệ tiên tiến
trong sản xuất.
+ Tham share vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu chấm dứt hoạt
động này đòi hỏi phải sử dụng trình độ công nghệ cao trình độ lao động lành nghề
vẩy vốn lớn. Lĩnh vực khai thác sản phẩm để xuất khẩu chủ yếu là khai thác mỏ,
dầu khí, nguồn khí tự nhiên.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu đối với các nước tiếp nhận đầu tư. Các doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài có lợi thế xuất khẩu hơn so với doanh nghiệp nước tiếp
nhận đầu tư về thị trường, thương hiệu sản phẩm. Thông qua hệ thống công ty mẹ
và công ty con phải sản phẩm được xuất khẩu thuận lợi từ công ty này sang công
ty khác ở cấp quốc gia khác nhau.
 FDI góp phần cải thiện cán cân thanh toán
- Cán cân thanh toán (Balance of Payments) có vai trò quan trọng đối với phát triển
kinh tế của những nước đang phát triển, là một chỉ tiêu mà các nhà hoạch định
chính sách luôn theo dõi chặt chẽ. Đối với những nước đang phát triển thì việc
thâm hụt cán cân thanh toán là không đáng báo động. Bởi vậy, tại những nước này
đang có sự thay đổi lớn về cấu trúc của ngành công nghiệp thông qua nhập khẩu
những thiết bị, dây chuyền công nghệ phẩi bí quyết công nghệ ... Dẫn đến nhập
khẩu nhiều hơn xuất khẩu.
- Hoạt động FDI với tính chất là nguồn vốn đầu tư ổn định so với đầu tư gián tiếp
đã góp phần quan trọng để duy trì, cải thiện cán cân thanh toán tổng thể trong nền
kinh tế. Ngoài ra, hoạt động FDI còn giúp ổn định cán cân thanh toán thông qua
hoạt động xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư vào sản xuất những mặt hàng mà nước tiếp nhận đầu tư chưa có khả năng sản
xuất đã giúp cho các nước này không phải nhập khẩu những hàng hóa đó, làm
giảm lượng ngoại tệ phải thanh toán và dẫn đến cải thiện cán cân thanh toán.
 FDI góp phần giải quyết việc làm, để nâng cao thu nhập cho người lao
động
- Về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động tại các nước đang phát triển,
hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần tạo việc làm cho người lao
động, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những quốc gia này.
- Trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương trong các doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- FDI gián tiếp tạo việc làm thông qua việc hình thành các doanh nghiệp vệ tinh
cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và
khi các doanh nghiệp vệ tinh này được hình thành và phát triển sẽ tạo ra việc làm
trong phạm vi toàn xã hội.
 FDI góp phần bảo vệ môi trường phải khai thác có hiệu quả tài nguyên
thiên nhiên
- Nguyên nhân của tình trạng phá hủy môi trường chủ yếu là do trong quá trình sản
xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng những công nghệ lạc hậu, ở trình độ và nhận
thức của người quản lý và người lao động đối với vấn đề bảo vệ môi trường còn
yếu, nhất là chưa có hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp.
- Nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành đầu tư thường sở hữu công nghệ sạch và tiên
tiến và có hệ thống quản lý môi trường tốt hơn so với các doanh nghiệp trong
nước.
- Việc áp dụng những công nghệ sạch phẩi tiên tiến có lợi cho môi trường đã tạo
nên những ngoại vi tích cực đối với các doanh nghiệp trong nước và gây sức ép
đối với các doanh nghiệp trong nước phải có biện pháp xử lý môi trường trong
hoạt động sản xuất phải kinh doanh từ phía chính phủ.
- Nhiệm vụ của các nước đang phát triển là phải tối thiểu hóa ảnh hưởng của tốc độ
tăng trưởng kinh tế đối với môi trường và tối đa hóa tác động có lợi của tăng
trưởng kinh tế đối với môi trường.
 FDI góp phần vào quá trình mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế
- Hiện nay, quan điểm về hội nhập kinh tế quốc tế trong phạm vi giữa các quốc gia,
khu vực và trên toàn thế giới biểu hiện tự do hóa trong bốn lĩnh vực thương mại
hàng hóa phẩi sở hữu trí tuệ, đầu tư và thương mại dịch vụ.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc gắn kết giữa các
quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư, làm cho quá trình phân công lao
động quốc tế diễn ra theo chiều sâu.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI vào các ngân hàng thương mại cổ phần
4. Yếu tố về phía các ngân hàng thương mại
- Hiệu suất tài chính: Hiệu suất tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần là một
yếu tố quan trọng để thu hút FDI. Các nhà đầu 4 nước ngoài vốn đầu 4 vào các
ngân hàng có khả năng sinh lời cao và bền vững trong việc tạo ra lợi nhuận. Việc
có các chỉ số tài chính tích cực như tỷ suất sinh lời phẩi tỷ lệ nợ xấu thấp và tăng
trưởng tài sản sẽ làm tăng sự hấp dẫn của các ngân hàng đối với FDI.
- Quy trình quản lý rủi ro: Quản lý rủi ro là một yếu tố quan trọng để thu hút fbi
vào các ngân hàng thương mại cổ phần. Các nhà đầu tư nước ngoài thường đánh
giá cao khả năng của ngân hàng trong việc đánh giá, quản lý và giảm thiểu rủi ro
tín dụng và các rủi ro khác. Sự minh bạch và đáng tin cậy trong việc công bố
thông tin về rủi ro cũng là một yếu tố quan trọng để thu hút FDI.
- Công nghệ và chuyển đổi số: Công nghệ và chuyển đổi số đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong ngành ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cổ phần cần đầu 4
vào công nghệ để nâng cao hiệu suất hoạt động phải cung cấp dịch vụ tiên tiến và
tăng cường trải nghiệm khách hàng. Việc sử dụng công nghệ tiên tiến và có khả
năng chuyển đổi số sẽ thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là
trong bối cảnh ngành ngân hàng đang trải qua sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công
ty fintech và dịch vụ tài chính trực tuyến.
- Quyền sở hữu và kiểm soát: Ngân hàng thương mại cổ phần cần có môi trường
pháp lý và chính sách ổn định để thu hút FDI. Các nhà đầu 4 nước ngoài thường
quan tâm đến quyền sở hữu và kiểm soát, bao gồm việc sở hữu một phần vốn của
ngân hàng, tham gia vào quản trị và quyết định chiến lược của ngân hàng. Điều
này đòi hỏi sự minh bạch và sự đảm bảo về quyền lợi của các nhà đầu tư nước
ngoài.
- Tiềm năng tăng trưởng: Tiềm năng tăng trưởng của thị trường và nền kinh tế nơi
ngân hàng hoạt động là một yếu tố quan trọng khác. Sự phát triển kinh tế và tăng
trưởng của các ngành công nghiệp địa phương sẽ tạo ra nhu cầu về dịch vụ tài
chính và tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư vào các ngân hàng thương mại cổ
phần.
- Quy định và quy tắc: Quy định và quy tắc về hoạt về hoạt động ngân hàng cũng
ảnh hưởng đáng kể đến sự quan tâm của FDI. Một môi trường quy định rõ ràng,
minh bạch và ổn định giúp tạo ra niềm tin và sự ổn định cho các nhà đầu ,tư phẩy
nước ngoài. Ngoài ra, sự tuân thủ các quy định về chống rửa tiền và chống tham
nhũng cũng là yếu tố quan trọng thu hút FDI.
- Hợp tác và đối tác chiến lược: Mối quan hệ hợp tác và đối tác chiến lược của
ngân hàng thương mại cổ phần cũng có thể ảnh hưởng đến việc thu hút FDI vào
các ngân hàng. Việc có các đối tác quốc tế đáng tin cậy và mở rộng mạng lưới hợp
tác quốc tế có thể tạo ra cơ hội hợp tác và truyền tải niềm tin đến các nhà đầu tư
nước ngoài.

You might also like