You are on page 1of 41

LỜI MỞ ĐẦU

Là một đất nước với diện tích khoảng 700 km2 và dân số khoảng 5 triệu
người , Singapore hiện đang là một trong các trung tâm thương mại, tài
chính lớn của thế giới và đồng thời cũng là một trong những cảng chung
chuyển bận rộn nhất thế giới. Sau khi tách khỏi Malaysia, Singapore đã phát
triển nhanh chóng và trở thành một trong bốn con rồng châu Á. Với vị trí địa
lý đặc biệt, môi trường đầu tư không có tham nhũng, lực lượng lao động có
chất lượng và cơ sở hạ tầng phát triển Singapore là một địa điểm hấp dẫn thu
hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Bên cạnh đó, Singapore
cũng là một nước có lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn với tổng
số vốn FDI tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ
cấu vốn đầu tư ra nước ngoài của Singapore. Có thể nói, việc chú trọng đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại những lợi ích to lớn cho Singapore
không chỉ vể mặt kinh tế mà còn về ngoại giao, khai thác được các lợi thế so
sánh của Singapore một cách hiệu quả.

Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư lớn của Singapore. Cụ thể là,
Singapore hiện là quốc gia của ASEAN có lượng vốn đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam lớn nhất và đồng thời là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ ba trên
tổng số 101 quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Có thể thấy, Việt Nam và
Singapore trên cơ sở cùng là thành viên của ASEAN đã thiết lập được một
mối quan hệ đối tác chặt chẽ về thương mại, đầu tư từ đó mang lại những lợi
ích to lớn cho cả hai bên.
PHẦN 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI

1.1. Khái niệm

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) là hoạt động di chuyển vốn giữa các
quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước ngoài này mang vốn bằng tiền hoặc
bất kì tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực
tiếp nắm quyềnquản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó.

Thực chất, FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, mà chủ đầu tư bỏ vốn để
xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở
nước ngoài để trở thành chủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và
trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động
của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm
theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.

1.2. Nguồn vốn

FDI được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty
nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động
sản xuất ở nước ngoài.

1.3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.


FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy định
của Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại. Các hình thức FDI phổ
biến trên thế giới hiện nay là:
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC
+ Doanh nghiệp liên doanh – JV
+ Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng
+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
+ Hợp đồng phân chia sản phẩm, BOT, BTO, BT, mua lại và sáp nhập
doanh nghiệp
+ Buôn bán đối ứng
Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư
đặc biệt có yếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghiệp tập
trung, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu…tùy thuộc vào điều kiện cụ
thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và thành lập các khu
vực đầu tư nước ngoài phù hợp, để thu hút các hình thức FDI khác
nhau.
Động cơ thúc đẩy lôi cuốn mạnh mẽ các nhà kinh doanh mở rộng hoạt
động đầu tư ra nước ngoài là: tiếp cận và sử dụng các nguồn lực ở
nước ngoài, trong khi nguồn lực trong nước đang có xu hướng khan
hiếm; khai thác và sử dụng các nguồn lực đầu vào với giới hạn và ổn
định hơn; lợi dụng triệt để những ưu ái của nước tiếp nhận đầu tư;
tránh được những “rào cản” do nước tiếp nhận đưa ra; phân tán rủi ro;
có điều kiện xâm nhập mạnh vào những thị trường tiềm năng, chưa
hoặc không độc quyền…

1.4. Các đặc điểm của FDI


- Mức vốn đầu tư trực tiếp: tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài
trong vốn pháp định của dự án phải đạt mức độ tối thiểu tùy theo luật
đầu tư của từng nước qui định. Ví dụ luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam năm 1987 qui định chủ đầu tư nước ngoài phải góp tối thiểu 30%
vốn pháp định của dự án, ở Mỹ qui định 10%.
- Mức độ tham gia quản lý vốn: các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp
tham gia hoặc tự mình quản lý , điều hành các dự án mà họ bỏ vốn
đầu tư. Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuốc vào tỷ lệ góp vốn của
chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Nếu nhà đầu tư nước ngoài
góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc
sở hữu của nhà đầu tư đó và cũng do họ quản lý toàn bộ.
- Lợi ích của các bên: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được phân
chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định, sau khi nạp
thuế cho nước sở tại và trả lợi tức cổ phần ( nếu có).

1.5. Tác động của FDI


1.5.1. Đối với nước đi đầu tư (nước chủ nhà)
1.5.1.1. Tác động tích cực
- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án,
nên họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi nhất
cho họ. Từ đó, có thể đảm bảo hiệu quả cao hơn của vốn FDI
- Chủ đầu tư nước ngoài có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ
sản phẩm nguyên liệu, kể cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và trên
thế giới.
- Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao
động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ sản
phẩm. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường, tăng năng suất và thu nhập quốc dân.
- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của
nước sở tại vì thông qua FDI, chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các
doanh nghiệp của mình nằm trong lòng các nước thi hành chính sách bảo
hộ.

1.5.1.2. Tác động tiêu cực.


- Nếu chính phủ các nước đi đầu tư đưa ra các chính sách không
phù hợp sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ở
trong nước. Khi đó các doanh nghiệp lao mạnh ra nước ngoài đầu tư để
thu lợi, do đó nền kinh tế các quốc gia chủ nhà có xu hướng bị suy thoái,
tụt hậu.
- Đầu tư nước ngoài có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn trong nước,
do đó các doanh nghiệp này thường phải áp dụng nhiều biện pháp khác
nhau để phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
- Làm giảm việc làm và thu nhập của lao động trong nước cũng
như giảm nguồn vốn tiết kiệm, có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất
xám nếu chủ đầu tư để mất bản quyền sở hữu công nghệ trong quá trình
chuyển giao.

1.5.2. Đối với nước nhận đầu tư (nước sở tại)


1.5.2.1. Tác động tích cực
- Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn từ bên ngoài do không
qui định mức vốn góp tối đa mà chỉ qui định mức tối thiểu cho các nhà
đầu tư nước ngoài.
- Tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật và công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm quản lý, kinh doanh của nước ngoài.
- Tạo các điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên và phát huy
tốt nhất các lợi thế của mình về các nguồn nội lực như: tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu, về vị trí địa lý, nhân lực…từ đó tạo thêm việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế,
tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện đời sống của nhân dân.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp
và hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận với thị trường nước
ngoài.

1.5.2.2. Tác động tiêu cực


- Môi trường chính trị và kinh tế nước sở tại tác động trực tiếp
đến dòng vốn FDI
- Nếu không có một quy hoạch đầu tư tổng thế, chi tiết và khoa
học, thì sẽ xảy ra tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị
khai thác bừa bãi và sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Trình độ của các đối tác nước tiếp nhận sẽ quyết định hiểu quả
của hợp tác đầu tư.
- Nếu không thẩm định kỹ càng về công nghệ sẽ có thể nhận
chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ lạc hậu hoặc không phù
hợp với nền kinh tế trong nước, dễ bị thua thiệt do giá chuyển nhượng
nội bộ từ các công ty quốc tế gây ra dẫn đến.
- Các lĩnh vực và địa bàn được đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn
của các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều khi không theo ý muốn của nước
tiếp nhận Điều đó gây khó khăn cho nước tiếp nhận khó chủ động trong
bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ.
- Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân
thanh toán của nước nhận.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA
NƯỚC NGOÀI CỦA SINGAPORE

2.1. Các chính sách đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore

Trong số những lí do cho việc tăng đầu tư FDI ra nước ngoài bởi thị
trường nội địa ở Singapore khá là nhỏ bé thì chi phí cao cho nhân công
và thuê đất đai văn phòng cũng là những nguyên nhân chủ chốt thúc đẩy
Singapore tìm kiếm môi trường đầu tư vào các thị trường mới nổi. Thêm
vào đó, chính sách của chính phủ nhằm thúc đẩy xây dựng “động cơ bên
ngoài” cho Singapore.

Dẫn lời Thủ tướng Goh Chok Tong, những chính sách đầu tư nước ngoài
của Singapore gồm:

Những chính sách chủ yếu:

 Về tài chính, thuế và các khoản ưu đãi khác


 Cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích về tài chính, như kế hoạch Trợ
cấp các doanh nghiệp (LDF). Có một vài khuyến khích về tài chính
như miễn giảm thuế thời hạn đến 10 năm. Vốn cố định bị mất từ
việc bán cổ phần có thể bị giảm trừ khỏi nguồn thu nhập của nhà
đầu tư, giảm một nửa các khoản chi phí cố định (nghiên cứu thực
thi, thành lập văn phòng nước ngoài,…) được cho phép. Miễn giảm
thuế được mở rộng nhằm thu hút sự đầu tư vào cổ phần, cổ tức từ sự
đầu tư và lãi suất nước ngoài.
 Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ cung cấp một phần trên thị
trường để huy động thêm vốn, với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài
trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài.
 Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các công ty đầu tư ra nước
ngoài chính phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài
mà có được lợi nhuận đều có thể xin miễn thuế kể cả xí nghiệp đầu
tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với Singapore đều vẫn
được miễn thuế.

 Về thị trường đầu tư:


 Chính sách về thị trường đầu tư: Ban đầu chú trọng đầu tư vào
khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN
khác, sau đó mở rộng sang các nước khác trên thế giới.

Ngoài các nước Châu Á, vốn đầu tư trực tiếp của Singapore đã lan
tỏa sang các nước khác ở Nam Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Châu
Âu. Bên cạnh Châu Á, Nam và Trung Mỹ và vùng Caribean cũng
chiếm hơn 25% của đầu tư trực tiếp của Singapore.

 Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu:

Với đòn bẩy tài chính và sự tích lũy cho đầu tư trong nước hiện
cao hơn nhu cầu đầu tư nên hướng tập trung đầu tư ban đâu vào
các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều lao động như sản xuất
đồ điện, đồ điện tử, công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như hóa
chất, cao su, lọc dầu; ngày nay các nhà đầu tư chú trọng hơn vào
dịch vụ tài chính, du lịch và xuất nhập khẩu. Singapore cũng chú
trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ sản xuất, tài chính và bảo hiểm
và thông tin truyền thông.

Ngoài ra Singapore còn vươn tới đầu tư ở một số nước trong thị
trường bất động sản, nhà hàng, khách sạn và các khu nghĩ dưỡng.
Đặc biệt ở Ấn Độ, Singapore có các dự án đầu tư vào xây dựng
chuỗi nhà nghỉ và nhà ở chung cư tại đây.

2.2. Tổng vốn đầu tư

Quy mô tổng vốn FDI của Singapore rất lớn, năm 2013 đạt 503,529.6 triệu
S$.

Con số này có sự tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2009 – 2013. Năm
2009 tổng vốn FDI là 369,988.6 triệu S$, và con số này đã được tăng lên đến
năm 2013 là 503,529.6 triệu S

Đơn vị: triệu S$

Nguồn: www.singstat.gov.sg

Biểu đồ 2-1: Tổng vốn FDI của Singapore giai đoạn 2009 - 2013

Theo báo cáo của Bộ Thương mại & Công nghiệp Cục Thống kê, trong ba
thành phần của đầu tư quốc tế của Singapore đó là đầu tư trực tiếp nước
ngoài, đầu tư theo danh mục đầu tư và các tài sản nước ngoài khác thì đầu tư
trực tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể, năm 2010 đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Singapore chiếm 51%. Năm 2011 chiếm 50.3%. Năm 2012 chiếm
52.4%, chiếm tỷ trọng rất cao và tăng đều qua các năm.
Nguồn: www.singstat.gov.sg

Biểu đồ 2-2: Tỷ trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài của Singapore
năm 2010– 2012

2.3. Cơ cấu vốn đầu tư


2.3.1. Cơ cấu vồn đầu tư theo lĩnh vực

Singapore là nước nổi tiếng về lĩnh vực tài chính và phát triển dịch vụ.
Singapore đã đầu tư rất nhiều cho lĩnh vực này. Nguồn vốn FDI của
Singapore chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm, tiếp
theo là đầu tư trong lĩnh vực sản xuất. Trong năm 2011: dịch vụ tài chính và
bảo hiểm là $205 tỷ, cho sản xuất là $93.7 tỷ. Năm 2012: dịch vụ tài chính
và bảo hiểm là $207.7 tỷ, đầu tư trong lĩnh vực sản xuất là $98.9 tỷ.
Đơn vị: tỷ $

Nguồn: www.singstat.gov.sg

Biểu đồ 2-3: Cơ cấu vốn đầu tư FDI của Singapore theo ngành trong
giai đoạn 2009 – 2012
Nguồn: www.singstat.gov.sg
Biểu đồ 2-4: Tỷ trọng các lĩnh vực đầu tư của FDI của Singapore năm
2011 – 2012.

Tỷ trọng của các lĩnh vực đầu tư của Singapore có sự thay đổi nhẹ trong 2
năm 2011 và 2012. Dịch vụ tài chính và bảo hiểm có sự giảm từ 51.12%
năm 2011 xuống 50% năm 2013. Mặc dù vậy lĩnh vưc này vẫn chiểm tỷ
trọng cao. Tỷ trọng lĩnh vực đầu tư trong tổng vốn FDI tăng không đáng kể
từ 23.35% năm 2011 lên 23.8% năm 2012. Tỷ trọng các lĩnh vực khác cũng
thay đổi không mấy đáng kể, do tình hình kinh tế của Singapore trong 2 năm
2011 – 2012 khá ổn định, không chịu nhiều tác động.

2.3.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo khu vực

Singapore đầu tư trực tiếp vào hầu hết các quốc gia trên thế giới, tập trung
nhiều ở châu Á, châu Âu, châu Mỹ.
Biểu đồ 2-5: Tỷ trọng FDI của Singapore theo vùng năm 2012

Chiếm 56,7% lượng vốn FDI, châu Á là châu lục được Singapore đầu tư
trực tiếp nhiều nhất tại thời điểm cuối năm 2012. Ngoài ra, Châu Âu (chiếm
14,7%) và Nam & Trung Mỹ và vùng Caribbean (chiếm 13,1%) cũng là
những vùng tiếp nhận vốn FDI chính từ Singapore.

 Châu Á:

Đầu tư trực tiếp tại châu Á tăng 1,4 % đến 262.5 tỷ $ tại thời điểm cuối
năm2012. Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Malaysia và Thái Lan
là cácquốc gia mà Singapore chủ yếu đầu tư trực tiếp ở Châu Á.

Nguồn: www.singstat.gov.sg
Biểu đồ 2-6: Các điểm nhận vốn đầu tư trực tiếp của Singapore ở Châu
Á năm 2011 và 2012 (số liệu tính vào cuối năm)

Năm 2012, Trung Quốc đứng đầu khu vực, nhận được 90,5 tỷ $ vốn đầu
tưtrực tiếp từ Singapore. Mặc dù Singapore đầu tư trực tiếp vào Trung
Quốcvề rất nhiều lĩnh vực, song chú trọng đặc biệt hơn vào lĩnh vực
sản xuất (43.9 tỷ $, chiếm 48,5% tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Trung
Quốc) và lĩnh vực bất động sản (20,2 tỷ $ chiếm 22,3%) .

Đầu tư trực tiếp của Singapore tại Hồng Kông đã tăng nhẹ, từ 38,9 tỷ $
cuốinăm 2011 lên đến 39,2 tỷ $ cuối năm 2012. Đầu tư trực tiếp của
Singapore tại Hồng Kông chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ tài chính & bảo hiểm
(chiếm 67% trên tổng số vốn đầu tư trực tiếp vào Hồng Kông năm 2012)

Indonesia và Malaysia là hai điểm đến đầu tư lớn khác ở châu Á, với lượng
vốn đầu tư 37,3 tỷ $ và 32,3 tỷ $ tương ứng tại thời điểm cuối năm 2012.
Việc đầu tư tại Indonesia và Malaysia chủ yếu vào dịch vụ tài chính & bảo
hiểm (Indonesia: 29,9%; Malaysia: 49,2%) và sản xuất (Indonesia: 28,7%;
Malaysia: 32,4%).

Singapore đã đầu tư vào Thái Lan 18,5 tỷ $ tại vào cuối năm 2012, cũng chủ
yếu vào các lĩnh vực: dịch vụ tài chính & bảo hiểm (45,8%) và sản xuất
(30,7%).

 Châu Âu:

Đầu tư trực tiếp của Singapore tại Châu Âu tăng 10,2% (từ 61,9 tỷ $ cuối
năm 2011 đến 68,2 tỷ $ cuối năm 2012).
Anh là quốc gia nhận được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nhất châu Âu từ
Singapore, với lượng vốn đầu tư 43,2 tỷ $ (cuối năm 2012), tăng 15,8% so
vớinăm trước, trong đó 29,2 tỷ $ (chiếm 67,6%) dành cho lĩnh vực dịch vụ
tài chính & bảo hiểm của nước này.

Hà Lan với 6,3 tỷ $ và Thụy Sĩ với 3,7 tỷ $ vốn đầu tư trực tiếp cũng là hai
điểm đến lớn cho hoạt động đầu tư trực tiếp của Singapore.

Nguồn: www.singstat.gov.sg

Biểu đồ 2-7: Các điểm nhận vốn đầu tư trực tiếp của Singapore ở Châu
Âu năm 2011 và 2012 (số liệu tính vào cuối năm)

 Châu Đại Dương:


Australia và New Zealand là những điểm nhận vốn đầu tư trực tiếp chính từ
Singapore tại châu Đại Dương, với lượng vốn 38,3 tỷ $ và 1,5 tỷ $ vốn đầu
tư trực tiếp của Singapore tương ứng.

Hai lĩnh vực dịch vụ tài chính & bảo hiểm (15,4 tỷ $) vàtruyền thông &
thông tin liên lạc (8,4 tỷ $) chiếm 62,2% tổng số vốn đầu tư trực tiếp ở
Australia vào cuối 2012.

Tại New Zealand, hoạt động đầu tư chủ yếu vào 2 lĩnh vực: dịch vụ tài chính
&bảo hiểm (0,5 tỷ $) và sản xuất ( 0,3 tỷ $).

Đơn vị: Tỷ $

45

40 38.3
35.3
35

30

25

20

15

10

5
1.53 1.5
0
2011 2012
Australia New Zealand

Nguồn: www.singstat.gov.sg

Biều đồ 2-8: Các điểm nhận vốn đầu tư trực tiếp của Singapore ở Châu
Đại Dương năm 2011 và 2012 (số liệu tính vào cuối năm)
So với năm 2011, cuối năm 2012, lượng vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore
vào Australia tăng 8,3% (từ 35,3 tỷ $ lên 38,3 tỷ $). Trong khi đó, lượng vốn
đầu tư trực tiếp từ Singapore vào New Zealand lại giảm nhẹ 2% (từ 1,53 tỷ $
xuống 1,5 tỷ $).

 Bắc Mỹ:

Cuối năm 2012, Hoa Kỳ với 8,8 tỷ $, chiếm 91,3% tổng lượng vốn
củaSingapore dành cho đầu tư trực tiếp ở Bắc Mỹ, chủ yếu vào dịch vụ tài
chính & bảo hiểm - ngành thu hút đầu tư cao nhất tại Hoa Kỳ với 3,3 tỷ $.

Đơn vị: tỷ $

8.8

8.5

8 7.4

7.5

6.5
2011 2012

USA
Nguồn: www.singstat.gov.sg

Biểu đồ 2-9: Lượng vốn đầu tư trực tiếp của Singapore vào Hoa Kỳ
năm 2011 và 2012 (số liệu tính vào cuối năm)

Lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Hoa Kỳ của Singapore đã tăng 19,3% từ
cuối năm 2011 (7,4 tỷ $) đến cuối năm 2012 (8,4 tỷ $).

2.3. Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore
2.3.1. Thành tựu

Trong giai đoạn 2010-2012, việc chú trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã
đem lại nhiều thành tựu lớn cho Singapore:

o Thu được lợi nhuận, sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn: đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Singapore giúp quốc gia này giảm được chi phí sản
xuất như chi phí lao động khi đầu tư vào các nước đnag phát triển như
Việt Nam ( với lợi thể lao động dồi dào, giá rẻ), tận dụng được những
công nghệ lỗi thởi ở Singapore nhưng là mới, hiện đại ở các nước có
trình độ kém hơn.
o Khai thác được lợi thế so sánh của Singapore: Singapore là quốc gia
nổi tiếng phát triển trong lĩnh vực dịch vụ tài chính và bảo hiểm và
sản xuất nên khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Singapore chủ yếu đầu
tư vào 2 lĩnh vực này.
o Mang lại mối quan hệ ngoại giao vững chắc cho Singapore với các
quốc gia mà nước này đầu tư vào.
o Đầu tư vào các nước phát triển nhằm tận dụng quá trình chuyển giao
công nghệ, tiếp thu công nghệ mới từ các nước tiên tiến.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore còn tồn tại một vài hạn chế:

 Thiếu thông tin về triển vọng đầu tư


 Vấp phải sự không ổn định của tình hình kinh tế chính trị, hệ thống tài
chính của nước bản địa gây ra sự nóng vội rút vốn đột ngột khỏi dự án
đầu tư, dẫn đến tổn thất cho cả hai bên.
 Việc đầu tư vốn chưa hợp lý với điều kiện kinh tế xã hội của nước tiếp
nhận đầu tư, khiến việc đầu tư vốn không hiệu quả. Điều này không
bắt nguồn trực tiếp từ chính dòng vốn mà phát sinh từ các khiếm
khuyết và những thông tin sai lệch cơ bản và tình trạng không đủ điều
kiện và thông tin cần thiết.

Một vài nguyên nhân được đưa ra:

 Quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của công ty tại nước tiếp nhận
đầu tư không hiệu quả, khiến công ty thua lỗ hoặc không có lợi nhuận
và không có khả năng phát triển.
 Các quy luật thị trường không được vận dụng một cách hữu hiệu dẫn
đến khả năng kiểm soát rủi ro yếu kém và tình trạng đầu tư không
hiệu quả.
 Thiếu cạnh tranh, việc giám sát chưa hiệu quả
 Tỷ giá hối đoái còn nhiều biến động.
 Sự can thiệp quá nhiều từ phía Nhà nước gây tác động tiêu cực đến sự
phân bổ nguồn vốn: lượng vốn bị đem đi đầu tư một cách thiếu thận
trọng có nguy cơ tăng cao nếu các quyết định cho vay của các tổ chức
tài chính chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các chính sách kinh tế và hệ
thống khuyến khích không hợp lý ( ví dụ như sự can thiệp của Nhà
nước dưới hình thức trợ cấp công nghiệp và các chương trình hỗ trợ
về giá bị sai lệch trong hệ thống thuế , phân biệt đối xử thuế với các
ngành khác nhau).
2.3.3. Giải pháp
 Singapore nên khai thá c lợ i thế so sá nh trong việc thự c hiện DIA.
 Singapore cầ n tích cự c ký kết cá c hiệp định FTA vớ i cá c nướ c
nhiều hơn. Giả m rà o cả n thương mạ i giữ a cá c thà nh viên FTA sẽ
thú c đẩ y dò ng chả y củ a đầ u và o trung gian qua biên giớ i và do đó
sẽ có xu hướ ng tă ng đầ u tư trự c tiếp thô ng qua cá c cô ng ty đa
quố c.
 Singapore cũ ng nên thự c hiện quy trình đầ u tư và kinh doanh thâ n
thiện vớ i mô i trườ ng đả m bả o đầ u tư bền vữ ng

PHẦN 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA


SINGAPORE VÀO VIỆT NAM

3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của Singapore vào Việt Nam

Môi trường đầu tư ở Việt Nam

- Môi trường chính trị và xã hội: Việt Nam có môi trường chính trị - xã
hội ổn định, đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư.

Bảng 3-1: Xếp hạng chỉ số hòa bình của Việt Nam 2009 - 2014

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014


Xếp hạng
48 48 43 42 40 45
(/162)
Nguồn: Vision of Humanity

Chỉ số nà y đượ c dự a trên ba nhâ n tố chính là : mứ c độ quâ n sự hó a, an


ninh xã hộ i và vấ n đề nộ i chiến đượ c thể hiện qua 22 chỉ tiêu như: chi
tiêu cho quâ n sự , nhậ p khẩ u vũ khí, vũ khí hạ ng nặ ng và hạ t nhâ n, số tù
nhâ n, tộ i phạ m bạ o lự c, biểu tình bạ o lự c, lự c lượ ng cả nh sá t và nhâ n
viên an ninh,bấ t ổ n chính trị , mỗ i quan hệ vớ i cá c quố c gia, cá c hoạ t
độ ng khủ ng bố ...

Có thể thấ y, trong cá c nă m từ 2009 đến 2014 Việt Nam là mộ t trong


nhữ ng nướ c đứ ng ở thứ hạ ng cao củ a bả ng xếp hạ ng cá c quố c gia yên
bình nhấ t thế giớ i. Đứ ng đầ u bả ng xếp hạ ng nà y là Iceland, Denmark,
New Zealand. Syria, Afghanistan, Irag là nhữ ng quố c gia bấ t ổ n nhấ t thế
giớ i vớ i nhữ ng cuộ c nộ i chiến, chiến tranh, khủ ng bố diễn ra thườ ng
xuyên.

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Sau 29 năm đổi mới, Việt Nam từng bước
hình thành thể chế kinh tế thị trường và duy trì môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
 Ngành xuất nhập khẩu ngày càng phát triển
 Việt Nam tăng cường tham gia mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế
- Môi trường kinh doanh

Bảng 3-2:Sự thuận lợi trong kinh doanh tại các nước năm 2014

Việt Thái Quốc gia xếp


Chỉ tiêu Lào Singapore
Nam Lan hạng 1
Xếp hạng 78 148 26 1
Khởi đầu kinh New Zealand
1 125 154 75 6
doanh
Xin giấy phép xây Hồng Kong
2 22 107 6 2
dựng
3 Tiếp cận điện 135 128 12 11 Hàn Quốc
Đăng kí bất động Georgia
4 33 77 28 24
sản
5 Tiếp cận tín dụng 36 116 89 17 New Zealand
6 Bảo vệ nhà đầu tư 117 178 25 3 New Zealand
Các tiểu vương
Nộp thuế
7 173 129 62 5 quốc Ả rập
thống nhất
Thương mại qua Singapore
8 75 156 36 1
biên giới
Thực thi hợp Singpore
9 47 99 25 1
đồng
Xử lý doanh Phầ n Lan
10 nghiệp mất khả 104 189 45 19
năng thanh toán

Nguồn: Doing Business, World Bank Group

World Bank đã đá nh giá thuậ n lợ i trong mô i trườ ng kinh doanh củ a 189


quố c gia dự a trên 10 tiêu chí lớ n theo như bả ng trên. Thứ hạ ng củ a mộ t
nướ c cà ng cao thể hiện nướ c đó có mộ t mô i trườ ng kinh doanh cà ng
tố t, vớ i nhữ ng qui định thủ tụ c đơn giả n và có sự bả o vệ tố t hơn đố i vớ i
tà i sả n củ a cá c doanh nghiệp kinh doanh tạ i quố c gia. Và o nă m 2009,
2010 Việt Nam là mộ t nướ c có thứ hạ ng tương đố i thấ p trong bả ng xếp
hạ ng tuy nhiên đến nă m 2014 Việt Nam đã có sự cả i tiến mô i trườ ng
kinh doanh theo hướ ng ngà y cà ng thuậ n tiện hơn nên thứ hạ ng đã đượ c
cả i thiện đá ng kể.

Dướ i đâ y là xếp hạ ng củ a Việt Nam từ 2009 – 2014 về sự thuậ n lợ i củ a


mô i trườ ng kinh doanh:
Bảng 3-3-: Xếp hạng sự thuận lợi trong môi trường kinh doanh của
Việt Nam 2009-2014

Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014


Xếp 92/181 93/183 78/183 98/181 99/185 72/189
hạng
Nguồn: World Bank

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong môi
trường kinh doanh của mình như

+ mở rộng hệ thống thông tin tín dụng từ 2 lên 5 năm về các cá nhân và
tổ chức ;

+ Giảm chi phí cho các doanh nghiệp trong việc trả thuế qua việc giảm
thuế thu nhập doanh nghiệp tăng và phần thuế phụ phải trả từ việc
chuyển giao quyền sử dụng đất. Về giao thương quốc tế, thông qua việc
thực thi các qui định của WTO về hải quan Việt Nam đã thực hiện giảm
thời gian xuất nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh trong ngành logistic để
giảm thiểu việc trì hoãn

+Thuận lợi hóa trong việc tiến hành kinh doanh tại Việt Nam qua cơ chế
một cửa, giảm chi phí xin cấp giấy phép xây dựng hay cho phép các
doanh nghiệp có thể sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng tự in..

Môi trường luật pháp, chính sách:

Về chính sách thuế, đối với các nhà đầu tư nước ngoài, mặc dù mức
thuế suất thu nhập DN là 25% nhưng do không phải nộp thuế chuyển lợi
nhuận ra nước ngoài đồng thời với chính sách thống nhất và bình đẳng nên
môi trường đầu tư , kinh doanh khá hấp dẫn.
Về chính sách ngoại hối ngân hàng, DN được mua bán ngoại tệ ở các
ngân hàng, đối với các dự án quan trọng, có tính chất quyết định đến việc
phát triển kinh tế, nhà nước đảm bảo cân đối ngoại tệ cho doanh nghiệp hoạt
động.

Về chính sách lao động, doanh nghiệp được quyền trực tiếp tuyển
dụng lao động và tự thỏa mãn mức lương với người lao động trên cơ sở mức
lương tối thiểu do nhà nước quy định

Thuận lợi về các nguồn lực : nguồn lực tự nhiên, con người, cơ sở hạ
tầng từng bước phát triển...

3.2. Các hiệp định giữa Singapore và Việt Nam


- Hiệp định hàng hải thương mại (4/1992)
- Hiệp định về vận chuyển hàng không(4/1992)
- Hiệp định thương mại (9/1992)
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư (10/1992)
- Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường
(14/5/1993)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994)
- Hiệp định hợp tác về du lịch (8/1994)

và một số thoả thuận hợp tác trên một số lĩnh vực như thanh niên (3/1995)
và báo chí (01/1996), văn hoá thông tin (4/1998)...

3.3. Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt
3.3.1. Theo qui mô vốn:
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu
tư trong 7 tháng đầu năm 2007, Singapore đã có 44 dự án mới được
cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn trên 1,3 tỷ
USD. Đồng thời có 8 dự án của các nhà đầu tư Singapore được cấp
phép tăng vốn với tổng vốn tăng thêm trên 13,3 triệu USD, đưa
Singapore đứng vị trí thứ hai trong tổng số 79 quốc gia và vùng lãnh
thổ đầu tư vào Việt Nam. Đến năm 2014, Singapore đứng thứ 3 trên
tổng số 101 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, sau Hàn Quốc và Nhật
Bản.

Bảng 3-4:Thống kê vốn Singapore đầu tư vào Việt Nam qua các năm

Đơn vị: Tỷ USD

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Số vốn 1.72 1.66 2.12 2.84 3.13 2.8 3.26 3.54 3,74

Nguồn:singstat.gov.sin

Trong 3 tháng đầu năm 2011, Singapore đứng thứ nhất với 16 dự án
đầu tư mới tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký 1,078 tỷ USD; 3 dự án FDI tăng
vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 29,5 triệu USD

Theo số vốn đăng ký, số dự án đầu tư của doanh nghiệp Singapore


hiện nay tại Việt Nam, doanh nghiệp Singapore đang đầu tư lớn vào 5
chuyên ngành là: Kinh doanh BĐS: 50 dự án với vốn đăng ký trên 7,6 tỷ
USD; CN Chế biến, Chế tạo: 329 dự án với vốn đăng ký trên 6,0 tỷ USD;
Xây dựng: 80 dự án với vốn đăng ký trên 3,5 tỷ USD; Nghệ thuật và giải trí:
12 dự án với vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD; Dịch vụ lưu trú và ăn uống: 25
dự án với vốn đăng ký trên 1,7 tỷ USD; sau đó mới đến vận tải kho bãi (60
Dự án - 707tr USD); Y tế và trợ giúp xã hội (11 dự án - 537Tr USD). (Theo
ông Phan Hữu Thắng - Giám đốc trung tâm nghiên cứu đầu tư nước ngoài).
Tính lũy kế đến 15/12/2014, các nhà đầu tư Singapore có 1.351 dự án
đầu tư vào Việt Nam, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 32,7 tỷ USD và
xếp thứ 3/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Quy
mô vốn bình quân một dự án củaSingapore khoảng 24 triệu USD, cao hơn so
với mức bình quân chung một dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là
14,3 triệu USD/dự án.

Thống kê cho thấy, khi đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư
Singapore đa số lựa chọn hình thức 100% vốn nước ngoài với
(chiếm71% tổng số dự án và 62,7% tổng vốn đăng ký của Singapore tại Việt
Nam). Còn lại là theo hình thức liên doanh, công ty cổ phần, HDHTKD.

Nhìn chung, vốn đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư Singapore vào
Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.Các dự án đầu tư
của Singapore hoạt động có hiệu quả cao, đóng góp đáng kể cho giải quyết
việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Theo Cục đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng
10/2014, các nhà đầu tư khu vực ASEAN có 2.459 dự án còn hiệu lực với
tổng vốn đăng ký 52,34 tỷ USD; chiếm trên 21,4% tổng vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký tại Việt Nam.

Ước tính quy mô vốn bình quân một dự án của các nhà đầu tư
ASEAN đạt khoảng 21,3 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức bình quân
chung một dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (khoảng 14,45 triệu
USD/dự án).

Trong đó, dẫn đầu trong khu vực ASEAN đầu tư vào Việt Nam là
Singapore với 1330 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 32,6 tỷ USD (chiếm
54% tổng số dự án và 62,3% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là
Malaysia với 475 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 10,7 tỷ USD (chiếm
19,3% tổng số dự án và 20,5% tổng vốn đầu tư đăng ký).

Tiếp theo đó là Thái Lan với 370 dự án; tổng vốn đầu tư đăng ký là
6,65 tỷ USD (chiếm 15,04% tổng số dự án và 12,7% tổng vốn đầu tư đăng
ký). Còn lại theo thứ tự lần lượt là các nước Brunei, Indonesia, Philippines,
Lào và Campuchia.

Biểu đồ 3-1: Tỷ trọng tổng vốn đăng kí đầu tư vào Việt


Nam từ các nước ASEAN 2014

4.50%
12.70%

Singapore
Malaysia
20.50% Thái Lan
Khác
62.30%

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư

Singapore dẫn đầu về dòng vốn FDI từ khu vực ASEAN đổ vào Việt
Nam tính đến tháng 10/2014

Theo thống kê, tính đến tháng 9/2014, các nước ASEAN đã đầu tư
vào 18 trên tổng số 21 lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó, lĩnh vực
công nghiệp chế biến chế tạo đứng đầu với 950 dự án; tổng vốn đầu tư đăng
ký đạt 20,07 tỷ USD (chiếm 39,08% tổng số dự án và chiếm 38,72% tổng
vốn đầu tư).

Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 92 dự án và tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt 16,48 tỷ USD (chiếm 3,78% tổng số dự án và
31,81% tổng vốn đầu tư). Lĩnh vực xây dựng có 166 dự án với số vốn đầu tư
đăng ký là 3,03 tỷ USD (chiếm 6,8% tổng số dự án và 5,85% tổng vốn đầu
tư)...

3.3.2. Theo cơ cấu ngành

Theo nhận định chung của giới đầu tư Singapore, Việt Nam có vị trí
địa lý thuận lợi hơn so với các nước trong khu vực, tiềm năng về bất động
sản lớn, thuận lợi cho sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, nhất là lợi thế về biển
để phát triển logistic... Vậy nên, bất chấp những biến động của dòng vốn đầu
tư trực tiếp từ khu vực ASEAN vào Việt Nam những năm qua, Singapore
luôn dẫn đầu với sự gia tăng liên tục cả về số dự án, lượng vốn và quy mô
vốn của từng dự án đầu tư vào Việt Nam.

Bảng 3-5:Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt
Nam theo cơ cầu ngành

Chuyên ngành Số dự án Vốn đăng ký(tỷ USD)

KD bất động sản 50 7,6

Công nghiệp chế biến chế tạo 329 6

Xây dựng 80 3,5

Nghệ thuật giải trí 12 1,7

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 25 1,7


Vận tải kho bãi 60 0,707

Y tế và trợ giúp xã hội 11 0,537

Số liệu năm 2011, Bộ Kế hoạch và


Đầu Tư

Có thể thấy, 3 ngành mà Singapore đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam
là: Kinh doanh BĐS, CN chế biến chế tạo và Xây dựng.

Cũng phải nói thêm rằng, Hiệp định Khung về kết nối Singapore -
Việt Nam đang là nền tảng chính giúp củng cố quan hệ hợp tác kinh tế song
phương và thúc đẩy các cơ hội đầu tư và kinh doanh giữa hai nước. Hiệp
định này đã thành công trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dự án
của các doanh nghiệp trải rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như khi
mới đầu tư vào Việt Nam, các doanh nghiệp Singapore chỉ tập trung vào các
lĩnh vực về hạ tầng đô thị, phát triển các khu công nghiệp, chế xuất, thì nay,
các công ty Singapore đã mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực khác, như
phát triển hệ thống cảng biển, y tế, giáo dục, du lịch, chế biến thực phẩm,
sản xuất hàng tiêu dùng…

3.3.3. Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam theo khu
vực

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút được nhiều nhất dự án
của Singapore với 670 dự án và 8,9 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm 49% tổng
số dự án và 27% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam). Hà Nội
đứng thứ hai với 219 dự án và 4,1 tỷUSD vốn đăng ký (chiếm 16% tổng số
dự án và 12,6% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam). Quảng
Nam đứng thứ ba với 4 dự án và khoảng 4 tỷ USD vốn đăng ký đầu tư,
chiếm 12,4% tổng số vốn đăng ký của Singapore tại Việt Nam. Ngoài ra,
Bắc Ninh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng tàu, Đông Nai cũng là những tỉnh
thành phố thu hút được nhiều dự án của Singapore.

Bảng 3-6: Đầu tư của Singapore tại tỉnh/thành phố (lũy kế đến
15/12/2014)

STT Địa phương Số dự án Tổng vốn đầu tư (USD)

1 TP Hồ Chí Minh 670 8,938,970,687

2 Hà Nội 219 4,151,639,753

3 Quảng Nam 4 4,064,513,678

4 Bắc Ninh 21 2,782,312,000

5 Bình Dương 186 2,295,519,978

6 Bà Rịa-Vũng Tàu 44 2,090,756,911

7 Thái Nguyên 2 2,021,756,000

8 Đồng Nai 51 1,961,731,929

9 Thừa Thiên-Huế 5 1,175,267,500

10 Hải Phòng 29 725,037,553

Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư

Theo số liệu mới cập nhật, đến cuối tháng 9 năm 2014, có hơn 500
doanh nghiệp Singapore đầu tư tại Tp Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư hơn
7 tỷ USD, cho 693 dự án. Kim ngạch thương mại của Tp Hồ Chí Minh và
Singapore 8 tháng năm 2014 đạt hơn 3 tỷ USD.
Biểu đồ 3-2: Cơ cấu đầu tư theo vùng của Singapore vào
Việt Nam năm 2014

2.38
7.65
2.46 1.56 1.55 Đông Nam Bộ
Đồng bằng Sông Hồng
4.46
Duyên hải Nam Trung Bộ
53.15 Đông Bắc
Đồng bằng Sông Cửu Long
Bắc Trung Bộ
29.6 Tây Nguyên
Tây Bắc

Khu cô ng nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) mở đầ u là Khu cô ng


nghiệp Việt Nam - Singapore I (VSIP I) diện tích 500 ha thà nh lậ p
nă m 1996 tạ i tỉnh Bình Dương; và sau Lễ kỷ niệm 10 nă m Ngà y thà nh
lậ p, thá ng 9-2006, VSIP đã chính thứ c cô ng bố dự á n VSIP II, diện tích
345 ha nằ m trong Khu liên hợ p Cô ng nghiệp, Dịch vụ và Ðô thị tỉnh
Bình Dương. Chỉ chưa đầ y mộ t nă m sau khi cô ng bố , VSIP II đã cho
thuê 95% diện tích đấ t, thu hú t 96 dự á n đầ u tư từ 14 quố c gia và
vù ng lã nh thổ trên khắ p thế giớ i. VSIP đang hoà n tấ t cá c thủ tụ c mở
rộ ng thêm 1.000 ha cho VSIP II. Thà nh cô ng củ a VSIP là biểu tượ ng
củ a sự hợ p tá c và tình hữ u nghị giữ a Việt Nam và Singapore. Mớ i đâ y,
Tậ p đoà n Sembcorp tiếp tụ c có bướ c độ t phá đầ u tiên và o khu vự c
miền Trung và chuẩ n bị xâ y dự ng Khu cô ng nghiệp VSIP thứ 5 tạ i Khu
kinh tế Dung Quấ t (Quả ng Ngã i), sau 4 VSIP tạ i Bình Dương, Bắ c Ninh
và Hả i Phò ng. Tậ p đoà n thu hú t đượ c 440 khá ch hà ng vớ i 4 tỷ USD
đầ u tư, tạ o ra hơn 100.000 việc là m cho kinh tế địa phương. Theo số
liệu thống kê của ban quản lý các KCN VSIP tỉnh Bình Dương, năm
2014, tổng vốn đầu tư nước ngoài thu hút được vào các KCN do ban
quản lý đạt khoảng 623 triệu USD, đạt hơn 200% kế hoạch năm 2014,
chiếm 40% tổng vốn FDI đầu tư vào tỉnh năm 2014. Trong đó, cấp mới
cho 21 dự án với tổng vốn đăng ký trên 93 triệu USD, điều chỉnh tăng
vốn cho 35 dự án với tổng số vốn tăng thêm 530 triệu USD.

3.4. Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam
3.4.1. Thành tựu

Từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác thương mại
và đầu tư lớn nhát của Việt Nam. Các số liệu thống kê trên đã chứng
mình rõ ràng rằng Singapore đang ngày càng đầu tư nhiều hơn vào Việt
Nam trên nhiều lĩnh vực, thể hiện một sự hợp tác song phương bền vững
và phát triển giữa hai quốc gia.

Nhìn chung các dự án đầu tư của Singapore hoạt động có hiệu quả cao,
đóng góp đáng kể cho giải quyết việc làm, xuất khẩu và tăng trưởng kinh
tế của Việt Nam. Năm khu công nghiệp Việt Nam – Singapore là minh
chứng rõ nhất cho những thành quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa hai
nước. Các khu công nghiệp ở Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng
Ngãi đã thu hút 500 nhà đầu tư đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt
tổng cộng 4,6 tỷ USD vốn đầu tư và 8 tỷ USD giá trị xuất khẩu, tạo ra
hơn 140 000 việc làm tại Việt Nam.

Các doanh nghiệp Singapore đầu tư tại Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh
pháp luật Đầu tư tại Việt Nam, hòa nhập với cộng đồng và có thể nói đầu
tư của họ đã thành công ở Việt Nam, đã đóng góp vào phát triển của một
số lĩnh vực như đầu tư kinh doanh bất động sản, dịch vụ lưu trú, ăn uống,
công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng…đây cũng chính là các lĩnh vực
đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Singapore vào Việt Nam thời gian
qua.

Đến nay trên khắp vùng miền đất nước, từ Nam ra Bắc, các VSIP không
những chỉ là những khu công nghiệp cao cấp, thịnh vượng mà còn là các
khu phức hợp đô thị, khu dân cư và dịch vụ kiểu mẫu như VSIP III tỉnh
Bắc Ninh, VSIP IV ở Hải Phòng, VSIP V đang xây dựng ở tỉnh Quảng
Ngãi và một VSIP thứ VI đang được cân nhắc, tính toán tại tỉnh Nghệ
An.

3.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành công đạt được trong việc đầu tư trực tiếp của
Singapore vào Việt Nam thì vẫn còn một số hạn chế tồn tại.

Thứ nhất, các nhà đầu tư Singapore tuy có đánh giá cao môi trường đầu
tư tại Việt Nam nhưng đó là chỉ môi trường về tài nguyên, địa lý còn
phần vốn và nhân lực thì còn hạn chế và còn kém hấp dẫn, khiến các nhà
đầu tư còn ngần ngại

Thứ hai, tác động kinh tế - xã hội và môi trường tổng hợp của các dự án
FDI, nhất là các dự án dùng nhiều đất nông nghiệp, tạo áp lực thất nghiệp
và là nguồn phát thải, gây ô nhiễm môi trường lớn trong tương lai. Đặc
biệt, các dự án xây dựng sân golf ở đồng bằng,vùng đất màu mỡ và
những dự án “bán bờ biển” cho các nhà kinh doanh du lịch nước ngoài
rất dễ làm tổn thương đến lợi ích lâu dài của các thế hệ tương lai.

Thứ ba, các nhà đầu tư Singapore nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài
nói chung rất quan tâm đến việc phát triển khu công nghiệp tại Việt Nam,
nhưng nguồn nhân lực tại các khu công nghiệp trình độ còn kém so với
các nước và khu vực khác.

Thứ tư, các doanh nghiệp có vốn FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các
khu vực đô thị lớn mà chưa phân bổ đều giữa các địa phương trong cả
nước, điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng
khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông thôn, giữa miền
ngược và miền xuôi. Hơn nữa, FDI tập trung quá nhiều tại các thành phố
lớn sẽ càng gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô thị.
Cũng như các nhà đầu tư khác, các dự án đầu tư của Singapore tập trung
phần lớn tại các địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát
triển như Hà Nội (chiếm 9,7% tổng vốn đăng kí), thành phố Hồ Chí Minh
(chiếm 22,2% tổng vốn đăng kí), Bình Dương (9,7% tổng vốn đăng kí)

3.5. Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn FDI từ Singapore vào
Việt Nam trong thời gian tới:

Xác định Singapore là một trong những thị trường trọng điểm, trong
những năm qua, hoạt động xúc tiến đầu tư nói riêng, ngoại giao kinh tế
với quốc đảo này nói chung đã được Cơ quan đại diện Việt Nam tại Cộng
hòa Singapore tích cực thực hiện. Để tiếp tục thu hút đầu tư của
Singapore vào Việt Nam trong những năm tới, hoạt động Cộng hòa
Singapore sẽ chú ý nhiều hơn cho lĩnh vực hợp tác đầu tư với 5 ưu tiên
chính. Đó là tập trung thu hút các dựa án có công nghệ hiện đại, thân
thiện với môi trường và tăng cường sự liên kết giữa các khu vực; xúc tiến
đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đào tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn
cầu, như công nghệ cao, cơ khí, công nghệ thông tin và truyền thông,
dược, công nghệ sinh học; công nghiệp môi trường và các ngành sử dụng
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, vật liệu mới…
Trên cơ sở những định hường ưu tiên này, Cơ quan đại diện Việt Nam tại
Singapore sẽ phối hợp với các bộ, ngành hữu quan, các cơ quan đầu mối
về hợp tác kinh tế giữa hai nước để rà soát việc thực hiện cac thỏa thuận,
hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Kết nối Việt Nam – Singapore tại 6
lĩnh vực: tài chính – ngân hàng, giáo dục – đào tạo, đầu tư, công nghệ
thông tin, thương mại - dịch vụ, giao thông – vận tải để đưa ra các
khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác.

Tại Việt Nam,trong thời gian tới, để tiếp tục duy trì về lượng và nâng cao
hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Singapore nói chung
và các quốc gia khác nói riêng, cần tập trung vào các giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng
FDI khoa học, hợp lý.

- Tiếp tục thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ phù hợp với từng lĩnh vực.
từng địa phương; đồng thời, chú ý thu hút và chăm sóc những nhà đầu
tư lớn, có sử dụng công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Có kế hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong triển
khai dự án sau khi đã được cấp phép, đem lại hiệu quả tốt cho đôi bên
- Định hướng phát triển các khu công nghiệp chuyên ngành, hạn chế
phát triển các khu công nghiệp đa ngành như hiện nay.
- Giảm bớt các quy hoạch không cần thiết, tạo một quy hoạch thống
nhất, dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao. Đồng thời, phải có kế hoạch định
hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ hoặc lĩnh vực công nghệ
chuyển dần sang những ngành có giá trị gia tăng cao như công nghiệp
phụ trợ, công nghiệp sản xuất, phát triển hạ tầng và thị trường tài
chính.

Thứ hai, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho FDI
- Đảm bảo ổn định về kinh tế, chính trị cho hoạt động kinh doanh của
các nhà đầu tư nước ngoài.
- Giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, bỏ những thủ tục không cần
thiết, rút ngắn thời gian cấp phép, giúp doanh nghiệp triển khai dự án
nhanh chóng.

Thứ ba, thúc đẩy xúc tiến đầu tư phù hợp, khoa học và hợp lý.

- Không nên hình thức kiểu phong trào, phải thực sự xúc tiến đầu tư có
trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả thực sự. Trong xúc tiến phải tránh
cạnh tranh không lành mạnh giữa các địa phương.
- Cần tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư một cách đa dạng, phong phú
như: thông qua các chuyến viếng thăm của các nguyên thủ quốc gia,
tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế.

Thứ tư, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư tùy theo từng lĩnh
vực trong từng thời kì

- Cần có chính sách ưu đãi về thuế thu nhập, thuế sử dụng đất đai, thuế,
hải quan cho các nhà đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như:
các dự án phát triển công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, phát triển hạ
tầng, thị trường tài chính.
- Chính quyền các cấp cần sát cánh với các nhà đầu tư nước ngoài giải
quyết những khó khăn về thủ tục hành chính cùng những khó khăn
khác phát sinh trong tiến trình hoạt động kinh doanh.

Thứ năm, tích cực đào tạo nguồn nhân lực trong các khu công nghiệp,
nhà máy để đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư quốc tế. Giá nhân công
rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu
hút FDI. Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển.
Chính vì vậy, lợi thế nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân
lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sáng
đáp ứng được với trình độ công nghệ mới và hiện đại.

Thứ sáu, tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp
FDI. Cần tập trung kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các doanh nghiệp
FDI gây ô nhiễm môi trường, cố tình sử dụng những công nghệ lạc hậu,
bắt tay với nhau để làm giá, chuyển giá, trốn lậu thuế, đối xử hà khắc với
công nhân nước sở tại, bỏ trốn, xù nợ…Muốn vây, cần phải đào tạo, xây
dựng đội ngũ kiểm tra, kiểm soát đủ trình độ, năng lực và phẩm chất,
trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để phát hiện những
sai phạm, tạo cơ sở để xử lý nghiêm minh những doanh nghiệp FDI vi
phạm pháp luật Việt Nam.

KẾT LUẬN

Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Singapore đã mang lại cho
quốc gia này những lợi ích to lớn như nguồn vốn được sử dụng một cách
hiệu quả hơn, các lợi thế so sánh của Singapore được khai thác một cách
tích cực hay mang lại cho Singapore những mối quan hệ ngoại giao vững
chắc. Bên cạnh đó, quá trình đầu tư ra nước ngoài của Singapore cũng
gặp phải những hạn chế cần được khắc phục qua các giải pháp vi mô và
vĩ mô.

Là một đối tác quan trọng của Singapore trên nhiều lĩnh vực, Việt Nam
hàng năm thu hút được một lượng lớn vốn FDI từ Singapore. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong quá trình sử dụng
nguồn vốn của Singpore thì vẫn còn tồn tại những hạn chế. Vì vậy, trong
tương lai Việt Nam cần tích cực cải cách môi trường đầu tư, khung pháp
lý cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để có thể sử dụng có
hiệu quả hơn nguồn vốn FDI từ Singapore nói riêng cũng như từ các nhà
đầu tư trên thế giới nói chung.

You might also like