You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

TÊN CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA VIỆT NAM
HIỆN NAY

Họ và tên sinh viên : Đặng Minh Thành Tâm

Mã số sinh viên : 030336200233

Lớp, hệ đào tạo : MLM307_2021_D23, Hệ chính quy

CHẤM ĐIỂM
Bằng số Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021

1
MỤC LỤC

1.Những vấn đề lý luận ...................................................................................... 02

1.1. Khái niệm .................................................................................................... 03

1,2. Nội dung ...................................................................................................... 04

2. Thực trạng chủ đề nghiên cứu ........................................................................ 05

2.1. Những thành tựu.......................................................................................... 05

2.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân .......................................... 06

3. Giải pháp ........................................................................................................ 08

4. Kết luận .......................................................................................................... 09

2
I. Những vấn đề lý luận
1.1. Khái quát

Trong bối cảnh hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn phát triển kinh tế
mạnh mẽ. Các nguồn lực trong nước vốn mạnh mẽ, nhưng nó là chưa đủ cho những
chính sách phát triển mà đất nước hướng tới. Vì thế ta cần phải có những phương án
đầu tư và nguồn vốn cần thiết từ nước ngoài, đặc biệt là từ các nước phát triển. Từ
nhu cầu đó, FDI chính là một nguồn đầu tư đáng tin cậy.

Trước tiên ta cùng tìm hiểu khái niệm này. FDI là viết tắt của Foreign Direct
Investment, có nghĩa là sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Các tổ chức kinh tế đứng
đầu là cá nhân hoặc tổ chức của các nước phát triển sử dụng vốn để xây dựng các cơ
sở kinh doanh, sản xuất tại một đất nước khác (thường là các nước đang phát triển).
Các cá nhân, tổ chức đó cũng sẽ trực tiếp quản lý các cơ sở này nhằm tới một nguồn
thu lợi nhuận mang tính lâu dài.

1.2. Nội dung

Vậy tại sao FDI lại ra đời? Các doanh nghiệp FDI sẽ có được rất nhiều lợi ích
trong việc kinh doanh và thu lợi nhuận. Cụ thể như sau:

+ Các nhà đầu tư này đầu tư vào một đất nước khác để tận dụng lợi thế kinh tế của
nước đó. Ngoài ra còn tạo ra một nơi cung cấp nguyên liệu rộng lớn với một mức giá
rẻ hơn.. Những vấn đề như tài nguyên khoáng sản, số lượng nguồn nhân lực, vị trí
địa lí hay luật pháp của đất nước mà họ đầu tư vào sẽ có thể được tận dụng cho các
hoạt động kinh doanh.

+ Họ có được toàn quyền quản lý đối với những cơ sở trên từ đó có được các phương
hướng kinh doanh, thu lợi nhuận. Cho dù không phải là đất nước của các doanh
3
nghiệp này, nhưng các hoạt động kinh doanh của họ vẫn được nhà nước công nhận
và bảo hộ để có thể tự do kinh doanh các ngành nghề không trái pháp luật.

+Những ưu đãi mà các doanh nghiệp FDI có được. Các đất nước thu hút FDI như
nước ta thường sẽ có những chính sách ưu đãi về thuế hay chi phí kinh doanh để kêu
gọi đầu tư nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp FDI có các lợi thế không nhỏ trong
kinh doanh.

+ Hơn nữa, các nước phát triển như Anh , Mỹ, Nhật Bản luôn cạnh tranh rất gắt gao
trong kinh tế thế giới. Nếu các đất nước này có các doanh nghiệp đầu tư ra nước
ngoài còn giúp cho đất nước của họ có được lợi thế giao thương và nâng cao sức
mạnh kinh tế với các nước mạnh khác.

Đất nước ta cũng chủ trương kêu gọi thu hút các nguồn vồn đầu tư nước ngoài
khi thấy được những lợi ích mà nó mang lại:

+Trước hết, nó giải quyết được vấn đề việc làm cho một số lượng lớn nhân công khi
các doanh nghiệp này thường thuê mướn một số lượng lớn công nhân nhờ chi phí rẻ.
Ngoài ra còn giúp nâng cao tay nghề cho các công nhân trong nước nhờ làm việc
trong một môi trường chất lượng tốt.

+Tiếp đó, các doanh nghiệp này còn giúp cho đất nước tăng lên trong nguồn vốn và
nguồn thu ngân sách vô cùng lớn. Góp phần lớn vào tăng trưởng GDP và tăng trưởng
kinh tế.

+Thêm nữa, việc thu hút FDI làm cho nền kinh tế ta hội nhập với nền kinh tế thế
giới. Chúng ta sẽ được tiếp xúc với các tiến bộ công nghệ, khoa học kỹ thuật một
cách sớm nhất. Từ đó không bị tụt hậu với tốc độ phát triển khoa học ký thuật với
các nước khác. Làm chúng ta đến gần hơn trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.

4
+Cuối cùng, đất nước ta sẽ tham gia vào một mạng lưới sản xuất toàn cầu chung.
Từ đó tạo ra quan hệ giao thương với các nước phát triển nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

Pháp luật Việt Nam cũng đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của FDI của Việt
Nam thông qua bộ Luật đầu tư vào năm 1987. Điều đó tạo ra một điều kiện tốt hơn
cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta.

II. Thực trạng chủ đề nghiên cứu


2.1. Những thành tựu

Sau 30 năm mở cửa chào đón FDI, đã có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu
tư vào Việt Nam và góp một phần không thể thiếu vào công cuộc phát triển kinh tế
nước ta.

Đã có tới hơn 370 tỉ USD tiến vốn mà các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào
nước ta với khoảng 58% số lượng vốn trên đã được giải ngân. Đặc biệt hơn là chỉ
trong thời gian 8 tháng đầu năm 2020, đã có hơn 19,5 tỉ USD vồn FDI đầu tư. Tuy
chỉ bằng 86,3% so với cùng kì năm 2019 nhưng trong thời kỳ dịch bệnh covid-19
hoành hành ảnh hưởng đến kinh tế thì đây vẫn là một con số vô cùng lớn. Nhiều
chuyên gia đánh giá rằng đây chỉ là con số sụt giảm tạm thời và sẽ cải thiện trong
thời gian sau. Khả năng xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng mạnh nhờ vào FDI.
Cụ thể, FDI đã góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, năm
2017 khu vực FDI đóng góp 72,6% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. FDI tạo điều
kiện cho nước ta có thể giao thương cùng vói các nước top đầu thế giới như Anh,
Pháp, Mĩ, hay Nhật Bản.

FDI còn đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách với hơn 8 tỉ USD, chiếm khoảng
17% tổng ngân sách. Không những thế, các nguồn đầu tư nước ngoài còn giải quyết
vấn đề nan giải suốt một thời gian dài là vần đề việc làm. Đã có khoảng 4 triệu lao
động làm việc trong các doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 26% tổng số lao động
5
trong các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp FDI còn đóng góp vào đào tạo nhân lực,
lao động khi có khoảng 57% doanh nghiệp (vào năm 2017) đào tạo nhân lực từ đó
giúp nâng cao tay nghề và kinh nghiệm cho các nhân công trong nước.

Sự phát triển của FDI cũng là đòn bầy cho sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ của Việt
Nam qua các năm. FDI chiếm đến 16,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Thêm nữa,
các doanh nghiệp nhờ vào các tiến bộ khoa học và chất lượng nhân công cũng sẽ
vươn lên phát triển và cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng các doanh nghiệp đến từ
nội địa.

Việt Nam đang là một quốc gia mà các nhà đầu tư nước ngoài để mắt đến. Và làn
sóng đầu tư này dự đoán vẫn còn rất lớn mạnh và ồ ạt . Hiện nay, đã có rất nhiều
doanh nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam và đóng góp rất lớn vào nền
kinh tế nước ta. Có thể kể đến như Toyota, Honda, Unilever, Samsung,… Nguyễn
Chí Dũng- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã nói: “Các doanh nghiệp FDI đã tạo
tiền đề, đồng thời tạo tác động lan tỏa trực tiếp và gián tiếp đối với các khu vực kinh
tế khác của Việt Nam. FDI đã mang đến cho chúng ta vốn, kinh nghiệm, công
nghệ,… những thứ mà ở thời điểm đó gần như Việt Nam không có gì”.

2.2. Những hạn chế cần khắc phục

Tuy FDI ở Việt Nam có thể coi là đã có những thành công vượt mong đợi, nhưng
nó vẫn tồn động những hạn chế, những vấn đề cần phải giải quyết để hướng tới một
nền kinh tế tốt hơn.

Thứ nhất, một số nhà đầu tư nước ngoài gặp khó trong việc tiếp cận thị trường
Việt Nam và không biết cách để xây dựng cơ sở kinh doanh tại đây. Vấn đề chính
của việc này đến từ bộ luật kinh doanh của nước ta. pháp luật của chúng ta tuy đã
thừa nhận các doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên những điều luật
còn rắc rối, thiếu nhất quán và gây cản trở cho các hoạt động thu hút đầu tư. Số lượng
văn bản thành luật rời rạc, gây khó khăn cho các nhà đầu tư. Một số điều luật, quy
6
định tỏ ra không phù hợp. Đặc biệt, luật pháp còn nhiều lỗ hổng khiến xảy ra các
hiện tượng đầu tư “chui”, không chính chủ hoặc mượn tay người Việt để kinh doanh
gây ảnh hưởng không tốt trong quá trình tính toán doanh nghiệp.

Thứ hai, thu hút quá nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài khiến nến kinh tế nước ta
mất tự chủ khi phải phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế nước ngoài. Nó khiến cho nước
ta mất chủ động trong việc tiếp nhận công nghệ khi hầu hết các công nghệ mới hiện
tại đều tiếp thu từ các doanh nghiệp này. Chúng ta gần như chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng
bởi các đợt suy thoái kinh tế của các nước có doanh nghiệp đầu tư. Và cả các kênh
giao thương quốc tế cũng do các doanh nghiệp này quản lý. Điều này có thể khiến
cho các thành tựu mà các doanh nghiệp FDI đạt được sẽ không mang lại nhiều lợi
ích như mong muốn.

Thứ ba, FDI còn gây ra các tranh chấp nội bộ, chèn ép xung đột bởi sự khác biệt
về tư duy kinh doanh và phát triển. Việt Nam có thể phải chấp nhận các yêu cầu của
các doanh nghiệp nước ngoài về tự do kinh doanh, các xu hướng mà có thể ảnh hưởng
xấu cho cả nền kinh tế Việt Nam.

Thứ tư, những ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI là quá cao và chưa hợp lí. Khi
đầu tư, các doanh nghiệp FDI sẽ có được các chính sách ưu đãi đặc biệt như miễn
thuế, giảm thuế, giảm tiền thuê đất, nhà xưởng và nhận được sự bảo hộ của Nhà
nước. Theo một số chuyên gia, điều này gây ra sự mất cân đối giữa các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài, gây khó khăn cho việc phát triển của các doanh nghiệp
non trẻ. Kể cả các doanh nghiệp nước ngoài khác cũng khó có thể cạnh tranh với các
doanh nghiệp được nhiều ưu đãi. Nó còn có thể gây ra tình trạng ”tự mua sản phẩm
của mình” khi các nhà đầu tư tăng giá các sản phẩm mang tính đầu vào.

Ngoài ra, FDI còn có những ảnh hưởng tiêu cực khác như ảnh hưởng xấu đến môi
trường từ các chất thải công nghiệp và sinh hoạt từ các doanh nghiệp FDI, các nguy

7
cơ suy thoái kinh tế hiện hữu, sự hờ hững của các doanh nghiệp này vào cân bằng
kinh tế nội địa và cả xung đột kinh tế, an ninh chính trị…

III. Giải pháp

Những vấn đề nêu trên gây ra khá nhiều bất cập và lo ngại của Việt Nam trong
việc thu hút vồn đầu tư FDI. Dưới đây là những giải pháp nên làm để giải quyết hoặc
ít nhất là hạn chế được các khó khăn gặp phải:

 Trước hết là cần phải có một bộ luật hoàn thiện hơn. Các điều luật cần phải
được xây dựng một cách minh bạch, rõ ràng, tránh những lỗ hổng. Đầu tiên là các
điều luật về đầu tư, các điều kiện đầu tư rồi các hình thức góp vốn hay các quy định
về địa bàn doanh nghiệp để thống nhất các hoạt động doanh nghiệp FDI trong việc
kiểm soát dễ dàng hơn đồng thời không gây cản trở trong quá trình thu hút FDI của
nước ta.
 Tiếp theo là Việt Nam phải nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước, tránh gây
tình trạng quá phụ thuộc vào nước ngoài. Nhà nước cần chủ động trong việc rà soát
công nghệ và nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế. Nâng cao hợp tác với các nhà
đầu tư trong nước để nâng cao cạnh tranh, cải thiện năng suất kinh tế.
 Ngoài ra thì cần có sửa đổi về chính sách khuyến khích đối với các doanh
nghiệp FDI. Cần có những con số ưu đãi chính xác hơn đủ để thu hút vốn đầu tư
nước ngoài nhưng cũng không để họ có quá nhiều lợi thế gây chèn ép các doanh
nghiệp trong nước hay có quá nhiều tiếng nói trong kinh tế nước nhà.
 Thêm nữa ta cần nâng cấp chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng kỹ thuật trong
nước. Nâng cao chất lượng các tuyến đường giao thông quốc tế như đường hàng
không, đường biển để tạo thuận lợi cho các hoạt động giao thương quốc tế với các
nước trên thế giới để tăng sức thu hút tới các nhà đầu tư.

8
 Các giải pháp khác như tăng đa dạng hóa trong đầu tư kinh doanh, nâng cao
chất lượng bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự quốc gia cũng cần phải hết sức
lưu tâm và giải quyết tốt để có thể hướng đến một đất nước có sức thu hút tuyệt vời
hơn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

IV. Kết luận

FDI tuy ra đời muộn hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác trong nước ta
nhưng những thành tựu mà hình thức này đạt được trong hơn 30 năm qua thật sự là
quá đỗi tuyệt vời và khiến Việt Nam đạt một bước lớn trong công cuộc công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước. Những lợi ích mang lại của FDI trên mặt kinh doanh thật
sự khổng lồ cho cả các nước đầu tư và các nước được đầu tư. Tuy còn gặp phải các
vấn đề nhiêu khê rắc rối trong khâu tiến hành mà chúng ta cần khắc phục tuy nhiên
em tin chắc rằng trong tương lai, với sự tiến bộ và chính xác hơn trong việc thu hút
các vốn đầu tư, FDI vẫn sẽ tiếp tục mang đến cho nước ta các thành công mới, các
bước tiến mới, giúp đất nước ta ngày một vững mạnh và ngày nào đó sẽ sánh vai với
các cường quốc trên thế giới.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Thúy Hiền (2021), Thành tựu 75 năm phát triển kinh tế: Chọn lọc dòng vốn FDI mới,
https://www.vietnamplus.vn/thanh-tuu-75-nam-phat-trien-kinh-te-chon-loc-dong-
von-fdi-moi/660337.vnp#google_vignette, 05/08/2021.

Thái Linh (2018), Khắc phục hạn chế của dòng vốn FDI, https://nhandan.vn/tin-tuc-
kinh-te/khac-phuc-han-che-cua-dong-von-fdi-329227/, 06/08/2021.

Trần Nam (2018), FDI - Cú hích tạo việc làm, cải thiện nguồn nhân lực,
https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/fdi-cu-hich-tao-viec-lam-cai-thien-
nguon-nhan-luc-144298.html, 05/08/2021.

Lưu Nguyên Sơn (2020), Doanh nghiệp FDI: Cần một hệ thống pháp luật thống nhất
và minh bạch, https://baotainguyenmoitruong.vn/doanh-nghiep-fdi-can-mot-he-
thong-phap-luat-thong-nhat-va-minh-bach-309788.html, 07/08/2021.

Trần Văn Tường (2021), Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp FDI,
https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/khai-niem-va-dac-diem-cua-fdi-
cua-doanh-nghiep-fdi-1340042, 05/08/2021

10

You might also like