You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH

MÔN HỌC: TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

ĐỀ TÀI:

ĐỘNG CƠ VÀ LÝ THUYẾT THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

Giảng viên hướng dẫn:


ThS. Nguyễn Thị Như Quỳnh

4/2019 1
NỘI DUNG:
I. Động cơ thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm FDI

2. Các động cơ thúc đẩy

2.1. Động cơ liên quan đến doanh thu

2.2. Động cơ liên quan đến chi phí

II. Các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.Các học thuyết vĩ mô:

Lý thuyết lợi nhuận cận biên (MacDougall & Kempt)

2. Các học thuyết vi mô:

2.1. Học thuyết về lợi thế độc quyền - Monopolistic Advantage Theory
(Stephen Hymer)

2.2. Học thuyết về chi phí sản xuất ( Williamson)

2.3. Học thuyết nội bộ hóa – Internalization ( Bucklely& Cassion)

2.4. Lý thuyết chiết trung – Eclectric (Jonh Dunning)

2.5. Lý thuyết về vòng đời quốc tể của sản phẩm – International Product
Life Cycle (Raymond Vernon)

III. Tổng kết

IV. Danh sách thành viên thực hiện

V. Tham khảo

2
I. Động cơ thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài
1. Khái niệm FDI: Là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư tến hành đàu tư vào nền
kinh tế khác nhằm mục đích thu được lợi ích lâu dài và có khả năng thực hiện
quản lý doanh nghiệp nhận đầu tư hiệu quả. (IMF 2009)
2. Các động cơ thúc đẩy:
1.1 Động cơ liên quan đến doanh thu

- Thu hút các nguồn nhu cầu mới: Các công ty đa quốc gia thường đầu tư
trực tiếp vào các quốc gia tăng trưởng kinh tế để họ có thể hưởng lợi từ sự gia tăng
nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ. Nhu cầu gia tăng thường thúc đẩy bởi người dân
có thu nhập cao hơn của quốc gia đó. Thu nhập cao hơn cho phép họ chi tiêu nhiều
hơn.

- Thâm nhập vào thị trường có lợi nhuận: Khi công ty đa quốc gia nhận thấy
các đối thủ cạnh tranh trong ngành đang tạo ra thu nhập cao ở một quốc gia, họ có
thể cân nhắc việc bán sản phẩm của mình ở thị trường đó nếu công ty nhận định
được rằng các đối thủ đang bán với mức giá quá cao. Tuy nhiên, trong một vài
trường hợp, các đối thủ cạnh tranh sẽ nhanh chóng hạ giá bán khi đối thủ mới xâm
nhập vào thị trường họ đang chiếm lĩnh.

- Khai thác lợi thế độc quyền: Các công ty có thể quốc tế hóa nếu họ sở hữu
các nguồn lực hoặc kỹ năng đặc biệt, không có sẵn trên thị trường cạnh tranh.
Công ty sở hữu công nghệ tiến tiến và đã khai thác thành công lợi thế này ở nội địa
thì công ty có thể cân nhắc khai thác trên thị trường quốc tế. Thực tế thì công ty có
lợi thế khác biệt hơn những thị trường có công nghệ kém tiên tiên hơn.

- Phản ứng với rào cản thương mại: Trong một số trường hợp, công ty đa
quốc gia FDI vào một quốc gia như là cách ứng phó, họ theo đuổi FDI để phá vỡ
rào cản thương mại. Khi MNCs nhận định được nhu cầu hàng hóa ở một thị trường
là rất lớn, tuy nhiên các rào cản thương mại: hạn ngạch nhập khẩu, thuế nhập khẩu
cao,..hạn chế việc tiêu thụ hàng hóa của công ty thì FDI là phương án cần được
cân nhắc.

- Đa dạng hóa quốc tế: Nền kinh tế các quốc gia không vận động hoàn hảo
theo thời gian, dòng tiền từ việc bán sản phẩm trên khắp các quốc gia sẽ ổn định
hơn do với doanh thu bán hàng của một quốc gia. Đa dạng hóa doanh số bán hàng
(sản xuất) trên toàn thế giới có thể làm dòng tiền ròng của một công ty ít biến động,

3
làm giảm rủi kho thanh khoản. Ngoài ra, công ty có thể sử dụng mức chi phí vốn
thấp hơn do nhận biết của cổ đông về dòng tiền ổn định hơn.

1.2 Động cơ liên quan đến chi phí

- Hưởng lợi từ quy mô kinh tế: Một công ty sẽ cố gắng bán sản phẩm tiên
phong của mình tại các thị trường mới để có thể tăng thu nhập và lợi ích cho cổ
đông nhờ vào tính kinh tế theo quy mô. Tức chi phí trung bình trên mỗi đơn vị sản
phẩm sẽ thấp hơn do tăng sản lượng.

- Tận dụng các nhân tố nước ngoài của sản xuất: Chi phi nhân công, giá
thuê đất,.. có thể khác nhau ở các quốc gia do thị trường là không hoàn hảo (Thông
tin không hoàn hảo, chi phí giao dịch,rào cản gia nhập ngành,..). Công ty co thể
nghiện cứu, xem xét thành lập các nhà máy sản xuất ở các quốc gia có chi phí thuê
đất và nhân công rẻ hơn.

- Sử dụng nguyên vật liệu nước ngoài: Vì các mức thuế quan, một công ty có
xu hướng tránh một nhập khẩu nguyên liệu từ một vài quốc gia. Đặc biệt là trong
trường hợp công ty có kế hoạch xuất bán sản phẩm trở lại cho quốc gia đó . Trong
trường hợp như vậy, công ty có thể cân nhắc mở nhà máy sản xuất ở quốc gia có
nguyên vật liệu được nhập.

- Sử dụng công nghệ nước ngoài: Các công ty có thể thành lập các nhà máy
hoặc mua lại các công ty nội địa để tìm hiểu về công nghệ sản xuất ở nước ngoài
và áp dụng nó vào dây chuyền sản xuất của công ty nếu nó cải thiện quy trình sản
xuất hiện tại trên toàn thế giới hoặc trên một số quốc gia.

- Phản ứng với biến động tỷ giá: Khi công ty nhận định được rằng một đồng
tiền đnag bị đinh giá thấp thì công ty có thể cân nhắc đầu tư trực tiếp vào quốc gia
này vì các chi phí đầu vào tương đối thấp.

II. Các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài


1. Các học thuyết vĩ mô:

- Lý thuyết lợi nhuận cận biên (MacDougall & Kempt)

Giả thuyết:

- Có hai quốc gia, một nước phát triển và một nước đang phát triển.

- Thị trường tại hai quốc gia là thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

4
- Sản lượng cận biên của hoạt động đầu tư giảm dần khi vốn đầu tư tăng.

- Các quốc gia cùng sản xuất một loại hàng hóa.

Một nước phát triển có sản lượng cận biện thấp (thừa vốn) sẽ đầu tư sang nước
đang phát triển có sản lượng cận biên cao (thiếu vốn).

Tuy nhiên, các giả thuyết của lý thuyết này không phù hợp với thực tế, không đề
cập đến các nhân tố khác (sự can thiệp của chính phủ, sự bành trướng,..) cũng như
chưa phản ánh được FDI một chiều từ nước phát triển sang nước phát triển, không
thể hiện được tính lưỡng cực của FDI.

2. Các học thuyết vi mô:


2.1 Học thuyết về lợi thế độc quyền - Monopolistic Advantage
Theory (Stephen Hymer)

Lý thuyết này được khởi xướng bởi Hymer (năm1960), đây là nỗ lực đầu tiên
xây dựng một lý thuyết độc lập nhằm giải thích xu hướng đầu tư nước ngoài.

Hymer đưa ra quan điểm của mình xuất phát từ các nền kinh tế công nghiệp và
khẳng định rằng một công ty muốn vượt qua các rào cản quốc tế, tham gia vào quá
trình sản xuất khi công ty phải có lợi thế độc quyền.

Khi đầu tư ra nước ngoài, chủ đầu tư có một số bất lợi như: khoảng cách địa lý
làm tăng chi phí vận chuyển các nguồn lực, thiếu hiểu biết về môi trường mới làm
tăng chi phí thông tin, thiết lập mối quan hệ khách hàng mới và hệ thống cung cấp
mới cũng mất nhiều chi phí so với các công ty bản địa. Tuy vậy, họ vẫn nên tiến
hành đầu tư ra nước ngoài khi có những lợi thế độc quyền vì dựa vào những lợi thế
này họ có thể giảm được chi phí kinh doanh và tăng doanh thu so với các công ty
bản địa.

5
Các lợi thế độc quyền có thể là công nghệ hay nhãn hiệu. Như vậy, Hymer quan
sát thấy rằng FDI xảy ra khi một công ty sở hữu lợi thế độc quyền hơn các đối thủ
cạnh tranh trong một ngành công nghiệp, cho phép các công ty gia nhập thị trường
ở các nước khác.

2.2 Học thuyết về chi phí sản xuất ( Williamson)

C: Chi phí trung bình trên đơn vị sản phẩm


phát sinh do đầu tư ở nước ngoài.

ACD: Chi phí sản xuất trung bình của công ty


nước nhận đầu tư.

ACF: Tổng chi phí khi đầu tư ra nước ngoài


(AC=C+ ACD)

MN: Giá nhập khẩu sau thuế

Học thuyết phát biểu rằng:

- Nếu sản lượng ở nước chủ nhà Q<OA: Công ty sẽ khai thác lợi thế độc quyền
để sản xuất hàng xuất khẩu.

- Nếu OC>Q>OA: Công ty sẽ thuê lợi thế độc quyền.

- Nếu Q>OC: Công ty sẽ trực tiếp khai thác lợi thế độc quyền ở nước ngoài
(FDI).

2.3 Học thuyết nội bộ hóa – Internalization ( Bucklely& Cassion)

Vào giữa những năm 1970 một số nhà kinh tế học như Buckley và Casson
(1976), Lundgren (1977), và Swedenborg (1979), đề xuất áp dụng lý thuyết nội bộ
hoá để lý giải sự phát triển của các MNC trên cơ sở lý thuyết về chi phí giao dịch.
Theo quan sát của Buckley và Casson, các MNC sẽ lựa chọn hình thức FDI (chứ
không lựa chọn các hình thức khác như xuất khẩu hoặc cấp phép) để thâm nhập thị
trường nước ngoài khi các công ty này có một số lợi thế về nội bộ hoá. Nghĩa là, lợi
ích kinh tế gắn với việc doanh nghiệp khai thác một cơ hội thị trường thông qua các
hoạt động trong nội bộ lớn hơn so với thông qua các giao dịch bên ngoài như bán
các quyền của doanh nghiệp đối với các tài sản vô hình cho các doanh nghiệp
6
khác. Buckley và Casson ghi nhận rằng ở đâu không có các lợi ích này, các doanh
nghiệp thường chọn cách cấp phép hoặc nhượng quyền để thâm nhập thị trường
quốc tế.

Ý nghĩa của học thuyết:

- Sự không hoàn hảo của thị trường đã góp phần quan trọng giúp lý giải tại sao
các công ty ưa chuộng phương thức đầu tư FDI hơn là xuất khẩu và cấp phép. Sự
không hoàn hảo của thị trường là các nhân tố ngăn cản thị trường hoạt động một
cách hoàn hảo. Cách lý giải FDI từ trên cơ sở thị trường không hoàn hảo này được
hầu hết các nhà kinh tế lựa chọn. Trong các nghiên cứu về kinh doanh quốc tế,
cách tiếp cận FDI dựa trên sự không hoàn hảo của thị trường thường được nhắc
đến với tên gọi lý thuyết nội bộ hoá.

Cách tiếp cận nội bộ hoá gắn với ý tưởng về sự không hoàn hảo của thị trường
do Hymer đề xuất và mở rộng hơn để đưa ra cách lý giải về sự tồn tại của các MNC
vượt qua biên giới quốc gia. Nhìn chung, lý thuyết này cho rằng để đối phó với sự
không hoàn hảo của thị trường các tài sản vô hình và thông tin, doanh nghiệp có xu
hướng nội bộ hoá các hoạt động để giảm đến mức thấp nhất các chi phí giao dịch
và tăng hiệu quả sản xuất. Cả Buckley (1987) và Casson (1987) đều lưu ý cần sử
dụng thêm các biến số đặc trưng riêng của địa điểm đầu tư cùng các biến nội bộ
hoá để lý giải hoạt động của các MNC.

- Theo học thuyết, FDI tăng khi giao dịch bên trong công ty (Internal
Transaction) tốt hơn giao dịch bên ngoài công ty (Market Transaction). Giao dịch
bên trong tốt hơn giao dịch bên ngoài khi thị trường không hoàn hảo: không hoàn
hảo tự nhiên (khoảng cách giữa các quốc gia làm tăng chi phí vận tải), không hoàn
hảo mang tính cơ cấu (rào cản thương mại như các tiêu chuẩn về sản phẩm, về
môi trường; các yêu cầu liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (là một sản phẩm vô
hình mang tính thông tin nên dễ bị chia sẻ, khó bảo hộ và dễ bị đánh cắp…), công
nghệ (cái không tồn tại như một thực thể, không chứng minh được,…).

- Khi thị trường không hoàn hảo, người ta phải tạo ra thị trường bằng cách tạo
ra giao dịch bên trong công ty, sử dụng tài sản trong nội bộ công ty. Ví dụ, nếu có
vấn đề liên quan đến việc mua các sản phẩm dầu lửa trên thị trường thì một doanh
nghiệp có thể quyết định mua một nhà máy lọc dầu. Lợi ích của việc nội bộ hoá là
tránh được độ trễ về thời gian, việc mặc cả khi mua bán và tình trạng thiếu thốn
người mua. Hoặc một doanh nghiệp thép có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu
nguyên liệu cung cấp và chi phí giao dịch cao khi phải mua quặng sắt từ nước
ngoài, đặc biệt khi doanh nghiệp này phải mua hàng ở một châu lục khác. Tuy
7
nhiên, khi doanh nghiệp này mua lại một công ty khai mỏ nước ngoài, tức là tiến
hành việc nội bộ hoá bao gồm cả việc mua luôn quặng sắt và chi phí vận chuyển,
nó sẽ loại bỏ được tình trạng thiếu thốn nguyên liệu. Nội bộ hoá phải có những lợi
ích lớn hơn chi phí phát sinh khi thành lập mạng lưới công ty mẹ – con thì mới được
sử dụng.

- Sự không hoàn hảo của thị trường sẽ phát sinh trong hai trường hợp: khi có
những cản trở đối với dòng chảy tự do của sản phẩm giữa các quốc gia, và khi
có những cản trở đối với việc chuyển nhượng các bí quyết (cấp phép là một cơ chế
để chuyển nhượng các bí quyết). Những cản trở đối với dòng chảy tự do của sản
phẩm giữa các quốc gia sẽ làm giảm khả năng sinh lợi của hoạt động xuất khẩu so
với FDI và những cản trở đối với việc chuyển nhượng các bí quyết sẽ làm giảm khả
năng sinh lợi của cấp phép một cách tương đối so với FDI. Do đó, theo lý giải xuất
phát từ sự không hoàn hảo của thị trường thì FDI sẽ được ưa chuộng hơn khi có
những cản trở khiến cho cho hoạt động xuất khẩu cũng như chuyển nhượng các bí
quyết trở nên khó khăn và tốn kém hơn.

- Nếu xem xét các bí quyết (chuyên môn) như một tài sản cạnh tranh thì lợi
nhuận thu được từ tài sản này càng nhiều khi thị trường sử dụng các bí quyết này
càng lớn. Bí quyết công nghệ có thể cho phép một công ty tạo ra một sản phẩm tốt
hơn và giúp cải thiện quy trình sản xuất của công ty so với quy trình của các đối thủ
cạnh tranh. Ví dụ như vào những năm 60, RCA đã cấp phép công nghệ vô tuyến
màu hàng đầu của mình cho một số công ty Nhật Bản, bao gồm Matsushira và
Sony. Tại thời điểm đó, RCA đã nhìn nhận cấp phép như một cách thức để thu
được khoản lợi lớn từ bí quyết công nghệ của mình ở thị trường Nhật Bản mà
không phải chịu chi phí và rủi ro như đầu tư FDI. Tuy nhiên, Matsushita và Sony đã
nhanh chóng thâu tóm và sử dụng công nghệ của RCA để thâm nhập vào thị
trường Hoa Kỳ và cạnh tranh trực tiếp với RCA. Kết quả là, RCA hiện nay chỉ là một
công ty nhỏ trên sân nhà trong khi đó, Matsushita và Sony lại nắm được thị phần
lớn hơn nhiều.

Ngoài ra, bí quyết của một công ty có thể phù hợp với FDI hơn là cấp phép.
Điều này đặc biệt đúng đối với bí quyết quản lý và marketing. Cấp phép việc sản
xuất một sản phẩm cụ thể cho một công ty nước ngoài là một việc, thế nhưng việc
cho biết cách thức hoạt động kinh doanh của một công ty – cách thức công ty quản
lý các quy trình và tiêu thụ các sản phẩm lại – là một điều hoàn toàn khác. Trong
trường hợp của Toyota, Toyota là một công ty được biết đến với lợi thế cạnh tranh
trong ngành ô tô toàn cầu bắt nguồn từ khả năng quản lý tổng thể quy trình thiết kế,
điều hành, sản xuất và bán sản phẩm. Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh bắt nguồn

8
từ bí quyết quản lý và tổ chức của công ty. Toyota là công ty tiên phong phát triển
một quy trình sản xuất mới – quy trình sản xuất tinh gọn. Quy trình này đã cho phép
công ty sản xuất ra những sản phẩm ô tô với chất lượng cao hơn với mức chi phí
thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh toàn cầu của công ty. Mặc dù Toyota có
những sản phẩm đã được cấp phép, thế nhưng lợi thế cạnh tranh của công ty này
bắt nguồn chính từ bí quyết quản lý và quy trình. Những bí quyết này rất khó quy
định rõ ràng và hầu như không thể nêu cụ thể trong một hợp đồng cấp phép đơn
giản. Những bí quyết này trải rộng trên toàn bộ tổ chức, được phát triển qua nhiều
năm mà không thuộc về riêng bất kỳ một cá nhân nào. Các kỹ năng của Toyota
nằm trong văn hóa tổ chức của công ty mà văn hóa là nhân tố không thể chuyển
quyền sử dụng được. Vì vậy, khi Toyota chuyển hướng khỏi chiến lược xuất khẩu
truyền thống, công ty đã theo đuổi chiến lược FDI thay vì cấp phép cho các công ty
nước ngoài. Cemex cũng thực hiện chiến lược tương tự như Toyota. Vì bí quyết
nằm trong các kỹ năng quản lý và quy trình tổ chức nên các bí quyết của Cemex
liên quan tới công nghệ, marketing và quản lý của công ty cũng khó có thể được
chuyển qua một hợp đồng cấp phép. Do đó, FDI là cách thức hợp lý để Cemex mở
rộng hoạt động trên phạm vi quốc tế.

2.4 Lý thuyết chiết trung – Eclectric (Jonh Dunning)

John Dunning (9/1/1942) là một nhà văn người Mỹ về tiểu thuyết phi hư cấu
và trinh thám. Ông được biết đến với những cuốn sách tham khảo trên đài phát
thanh thời xưa và loạt bí ẩn của ông với người bán sách Denver và cựu cảnh sát
viên Cliff Janeway.

Theo Dunning một công ty dự định tham gia vào các hoạt động FDI cần có 3
lợi thế:

 Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages – viết tắt là lợi thế O) bao
gồm lợi thế về tài sản, lợi thế về tối thiểu hóa chi phí giao dịch. Lợi thế
về sở hữu là ưu thế cho một công ty có cơ hội tham gia sở hữu một số
tài sản đặc biệt nhất định như là nhãn hiệu sản phẩm, kiến thức kĩ
thuật.
 Lợi thế về khu vực (Locational advantages – viết tắt là lợi thế L) bao
gồm tài nguyên của đất nước, quy mô và sự tăng trưởng của thị
trường, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, chính sách của chính phủ. Là
ưu thế có được do tiến hành một hoạt động kinh doanh tài một địa
điểm nhất định với những đặc thù riêng (tự nhiên hoặc tự tạo ra) của

9
địa điểm đó, chúng có thể là ưu thế được tạo ra như lực lượng lao
động lành nghề, lực lượng lao động dồi dào với giá rẻ.
 Lợi thế nội hóa (Internalisation advantages – viết tắt là lợi thế I) bao
gồm: giảm chi phí ký kết, kiểm soát và thực hiện hợp đồng, tránh được
sự thiếu thông tin dẫn đến chi phí cao cho các công ty, tránh được chi
phí thực hiện các bản quyền phát minh, sáng chế. Là ưu thế đạt được
do việc nội hóa hoạt động sản xuất thay vì chuyển nó đến một thị
trường kém hiệu quả hơn.

Theo lý thuyết chiết trung thì cả 3 điều kiện trên đều phải được thỏa mãn
trước khi có FDI. Lý thuyết cho rằng: những nhân tố “đẩy” bắt nguồn từ lợi thế O và
I, còn lợi thế L tạo ra nhân tố “kéo” đối với FDI. Những lợi thế này không cố định mà
biến đổi theo thời gian, không gian và sự phát triển ở từng nước, từng khu vực,
từng thời kỳ khác nhau. Sự khác nhau này còn bắt nguồn từ việc các nước này
đang bước vào quá trình phát triển và được Dunning phát hiện vào năm 1979.

Lý thuyết này khẳng định rằng, một khi có sự hiện diện của đầy đủ các ưu thế
trên đây, các công ty sẽ thực thi FDI.

2.5 Lý thuyết về vòng đời quốc tể của sản phẩm – International


Product Life Cycle (Raymond Vernon)

Các giai đoạn vòng đời sản phẩm hoặc vòng đời sản phẩm quốc tế , được phát
triển bởi nhà kinh tế Raymond Vernon vào năm 1966, vẫn là một mô hình được sử
dụng rộng rãi trong kinh tế và tiếp thị.

Sản phẩm gia nhập thị trường và dần biến mất một lần nữa. Theo Raymond
Vernon, mỗi sản phẩm có một vòng đời nhất định bắt đầu bằng sự phát triển của nó
và kết thúc bằng sự suy giảm.

10
Các giai đoạn vòng đời sản phẩm:

Nguồn: toolshero.com.vn

Giai đoạn giới thiệu:

- Sản phẩm mới được tung ra thị trường, nước tiêu dùng cũng là nước sản xuất.

- Có sự xuất hiện mới quan hệ gắn bó giữa đổi mới và nhu cầu.

- Nước sản xuất ban đầu thường là các nước công nghiệp tiên tiến, trở thành
nước xuất khẩu sang các nước có thu nhập cao khác.

Giai đoạn tăng trưởng:

- Doanh thi tăng, chi phí sản xuất giảm và lợi nhuận tắng trưởng nhanh chóng.

- Sản phẩm được biết đến rộng rãi, xuất hiện sự cạnh tranh từ các công ty khác.

- Chuyển xuất khẩu sang nước có thu nhập thấp hơn.

Giai đoạn trưởng thành:

- Xuất khẩu giảm xuống.

- Sự chuẩn hóa trong sản phẩm cao hơn.

- Cạnh tranh gay gắt về giá.

- Hoạt động sản xuất bắt đầu ở các nền kinh tế mới nổi.
11
Giai đoạn suy thoái:

- Công nghệ và sản phẩm ngày càng được tiêu chuẩn hóa và ngay cả những
nhân công không được đào tạo bài bản vẫn có thể sản xuất làm cho chi phí sản
xuất giảm, tập trung sản xuất ở các nước đang phát triển.

- Các nước đổi mới trở thành nhà nhập khẩu đồng thời đã chuyển sang các sản
phẩm mới khác.

Ý nghĩa của học thuyết:

- Vòng đời sản phẩm quốc tế áp dụng cho các sản phẩm công nghiệp đặc biệt
những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

- Vòng đời sản phẩm quốc tế kéo dài hơn vòng đời sản phẩm quốc gia.

- Trong vòng đời sản phẩm quốc tế, chuyển giao công nghệ diễn ra từ nước
phát minh sang nước phát triển khác và từ nước phát triển qua những nước đang
phát triển.

- Học thuyết giải thích vì sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng từ xuất khẩu
sang đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Học thuyết nhận ra tính linh động của vốn qua các quốc gia, bác bỏ giả định
truyền thống về sự không linh hoạt của các yếu tố, chuyển tâm điểm chú ý từ quốc
gia sang sản phẩm. Điều này làm cho việc phối hợp giữa sản xuất theo giai đoạn
trưởng thành sang các địa điểm sản xuất, để xác định năng lực cạnh tranh.

III. Tổng kết:

Các công ty đa quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ và cũng gặp phải sự
cạnh tranh vô cùng gay gắt từ các đối thủ là công ty đa quốc gia khác và cả các
công ty nội địa. Việc tìm kiếm thị trường sôi động mới và nguồn nguyên liệu rẻ hơn
là điều tất yếu đối với các doanh nghiệp hiện nay. FDI là một trong những giải pháp
hiệu quả nhất cho họ đối ứng với tính không hoàn hảo của thị trường.

12
Mặt khác, FDI không chỉ mang lại lợi ích cho phía công ty thực hiện mà còn
mang lại lợi ích không nhỏ cho bên nhận FDI, lợi ích song phương, đảm bảo
nguyên tắc Win-Win.

IV. Danh sách thành viên thực hiện:

STT Thành viên Mô tả công việc


1 Nguyễn Ngọc Tài Linh Lý thuyết về lợi thế độc quyền
2 Nguyễn Thị Quỳnh Linh Học thuyết chi phí sản xuất

3 Vũ Đình Lộc Học thuyết nội bộ hóa


4 Nguyễn Hoàng Phi Long Lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm

5 Vương Thị Ngọc Ly PowerPoint

6 Lê Minh Mẫn Động cơ liên quan đến doanh thu

7 Phan Thị Kiều My Lý thuyết lợi ích đầu tư nước ngoài

8 Phạm Hoàng Nam Động cơ liên quan đến chi phí

9 Trần Thị Thúy Nga Động cơ liên quan đến chi phí, Word

10 Trần Thị Thanh Ngân Lý thuyết chiết trung

V. Tham khảo:

Multinational Financial Management-Jeff Madura

Multinational Business Financeitamen – Stonehill Moffett

Vernon, Raymond (1966) "International Investment and International Trade in the


Product Cycle," Quarterly Journal of Economics

Tapchitaichinh.vn

Luanvanaz.com.vn

Vi.wikipedia.org

Voer.edu.vn

13

You might also like