You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


Khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế


BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN và tác động của nó tới thu hút đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam

Lớp học phần:


Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện: NHÓM 12

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ_______________________________________________2
TỪ VIẾT TẮT______________________________________________________3
LỜI MỞ ĐẦU_______________________________________________________4
Phần I: Lý thuyết về hiệp định đầu tư quốc tế và tác động của hiệp định đầu tư quốc
tế tới thu hút đầu tư nước ngoài_________________________________________5
1.1. Lý thuyết về hiệp định đầu tư quốc tế____________________________5
1.1.1. Khái niệm về hiệp định đầu tư quốc tế___________________________5
1.1.2. Mục đích của hiệp định đầu tư quốc tế__________________________5
1.1.3. Các hình thức hiệp định đầu tư quốc tế__________________________6
1.2. Tác động của hiệp định đầu tư quốc tế tới thu hút đầu tư nước ngoài__7
1.2.1. Tác động tích cực___________________________________________7
1.2.2. Tác động tiêu cực___________________________________________9
Phần II: Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và tác động của hiệp định tới
thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam__________________________________10
2.1. Giới thiệu về hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)____________10
2.1.1. Bối cảnh hình thành và mục tiêu của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
(ACIA)________________________________________________________10
2.1.2.  Các nội dung chính của hiệp định ACIA________________________12
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)
đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam._______________17
2.2.1.Khái quát dòng vốn FDI giai đoạn 2006 -2014____________________17
2.2.2. Khái quát dòng vốn FDI giai đoạn 2014 – 2019__________________22
2.2.3.Tác động tích cực của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đối với
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài_________________________________24
2.2.2. Tác động tiêu cực của ACIA đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Việt Nam.___________________________________________________31
Phần III: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam trong bối cảnh thực thi ACIA__________________________________33

1
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình 1 :Vốn FDI đăng ký (triệu USD) theo các đối tác chính và tăng trưởng GDP
của Việt Nam. giai đoạn 2006 -2014____________________________________17

Hình 2: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA chính tại Việt Nam (%)______18

Hình 3: Tăng trưởng hàng năm của các dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn
2006-2013 (%)_____________________________________________________20

Hình 4 : Dòng vốn FDI vào Việt Nam ( Đơn vị: tỷ đô la Mỹ)_________________21

Hình 5 : Cơ cấu thu hút vốn đầu tư FDI vào khu vực ASEAN_________________22

Hình 6 : Vốn FDI đăng ký trong sản xuất theo đối tác đầu tư chính (%)________23

Hình 7 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo lĩnh vực đầu tư (lũy
kế đến T12/2019)___________________________________________________25

Hình 8 : Vốn FDI đăng ký trong nông nghiệp theo đối tác đầu tư chính (triệu USD)
_________________________________________________________________26

Hình 9 : FDI vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2006-2014
_________________________________________________________________27

Hình 10: Vốn FDI đăng ký trong thủy sản theo đối tác đầu tư chính (triệu USD)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài)___________________28

Hình 11: Đầu tư trong nước (tỷ đồng theo giá 2010) và vốn FDI đăng ký (triệu
USD) từ ASEAN trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản_________________29

2
TỪ VIẾT TẮT

ACIA: Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN

AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN

IIAs: Các hiệp định đầu tư quốc tế

UNCTAD: Hội Nghị Liên Hiệp Quốc Về Thương Mại Và Phát Triển

BIT: Hiệp định đầu tư song phương

CFTA: Hiệp định thương mại tự do Canada

CPTPP: Hiệp Định Đối Tác Toàn Diện Và Tiến Bộ Xuyên Thái Bình Dương

FTA: Hiệp Định Thương Mại Tự Do

EU: Liên minh châu Âu.

APEC: Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á - Thái Bình Dương

NAFTA: Hiệp Định Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ

MERCOSUR: Tổ chức liên chính phủ

CCIA: Hiệp hội Công nghiệp Máy tính & Truyền thông

3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh các nước ASEAN tiến tới xây dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) hội nhập và cùng phát triển thì tự do hóa đầu tư và thương mại là một trong
những yếu tố cơ bản quan trọng để đạt được mục tiêu chung của cộng đồng. Việt
Nam là một thành viên tích cực trong ASEAN, đầu tư trực tiếp từ ASEAN vào Việt
Nam chiếm tỷ trọng rất lớn và ASEAN cũng đồng thời là thị trường đầu tư chủ yếu
của các doanh nghiệp Việt Nam . Tuy nhiên, do trình độ còn thấp so với một số
nước trong khu vực và một số đặc thù riêng nên Việt Nam còn thận trọng trong
việc thực hiện Hiệp định. Vì vậy, một câu hỏi cấp thiết đặt ra là: Hiệp định đầu tư
toàn diện ASEAN (ACIA) và tác động của nó tới thu hút đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam là gì và làm thế nào để tận dụng triệt để các cơ hội do Hiệp định mang lại
nhưng vẫn đảm bảo an ninh tài chính quốc gia ổn định, vững mạnh. Vì thế nhóm
em đã lựa chọn đề tài:  “ Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN và tác động của nó
tới thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ” để có cái nhìn rõ hơn về Hiệp định
đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

4
Phần I: Lý thuyết về hiệp định đầu tư quốc tế và tác động của hiệp định đầu
tư quốc tế tới thu hút đầu tư nước ngoài
1.1. Lý thuyết về hiệp định đầu tư quốc tế

1.1.1. Khái niệm về hiệp định đầu tư quốc tế

Hiệp định đầu tư quốc tế (IIA – International Investment Agreements) là các thỏa
thuận giữa các nhà nước điều chỉnh nhiều vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế
(trong đó có FDI) và các quy định được các bên thiết lập có ảnh hưởng đến nhà đầu
tư khi đầu tư vào một quốc gia.

IIAs thường tập trung vào các nội dung chính như đã ngộ, xúc tiến và bảo hộ đầu tư
quốc tế, giải quyết tranh chấp, các quy định thâm nhập và hoạt động.

Theo UNCTAD, thế giới hiện có 3.319 IIA đã được ký kết trong đó 2.659 hiệp
định đã đi vào hiệu lực. Năm 2017, lần đầu tiên thế giới chứng kiến số lượng IIA bị
chấm dứt hiệu lực (55 IIA) vượt quá số IIA mới được ký kết (35) và IIA mới có
hiệu lực (23) . Thực tế này một phần là do các BIT đang dần được bổ sung và thay
thế bởi các hiệp định quốc tế đa phương có điều khoản liên quan tới đầu tư, ví dụ
như CFTA, CPTPP, CCIA và hàng loạt FTA (Free Trade Agreement) khác. Việt
Nam cũng không nằm ngoài xu thế này.

1.1.2. Mục đích của hiệp định đầu tư quốc tế

Việc ký kết các hiệp định đầu tư quốc tế giúp cho các nước tiếp nhận đầu tư có khả
năng thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Đây là yếu tố quan trọng có tính quyết định đến việc thúc đẩy dòng vốn FDI và bảo
quản tài sản của các nước đi đầu tư.

Các hiệp định đầu tư này phù hợp với bối cảnh hiện nay về hội nhập kinh tế quốc tế
cùng như quá trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong phạm vi khu vực và toàn
cầu. 

5
Xu hướng hình thành các hiệp định đầu tư quốc tế xuất phát từ chính sách tự do hóa
đầu tư gắn liền với nhu cầu hoàn thiện môi trường đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư.
Đây là nhân tố quan trọng nhằm tạo nên môi trường đầu tư thông thoáng, có sức
hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

1.1.3. Các hình thức hiệp định đầu tư quốc tế

Hiệp định đầu tư đa phương: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến
Thương mại – TRIMS, quy định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
bị cấm áp dụng.

Hiệp định đầu tư khu vực: là hiệp định được ký kết giữa một số nước trong cùng
một khu vực. Các hiệp định đầu tư khu vực thường gắn liền với tiến trình hội nhập
kinh tế ở các khu vực, do đó các hiệp định theo kiểu này thường đạt được sự thống
nhất và hợp tác rất cao giữa các nước thành viên: ASEAN Comprehensive
Investment Agreement (ACIA), EU, APEC, NAFTA, MERCOSUR.

Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral): Hai bên

Hiệp định đầu tư song phương (Bilateral Investment Treaties - BITs) – Chỉ điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến thâm nhập, đối xử và bảo vệ đầu tư nước ngoài

Hai loại BITs

1. Chỉ bảo hộ (mô hình châu Âu) Các quốc gia châu Âu và đang phát triển theo mô
hình này. Không quy định về TỰ DO HÓA FDI. FDI thâm nhập theo luật và quy
định của nước chủ nhà

2. Bảo hộ và tự do hóa FDI (Mô hình Mỹ) Mô hình trước thành lập: các nhà đầu tư
nước ngoài có quyền thành lập tại nước chủ nhà (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc
sử dụng mô hình này). TỰ DO HÓA: dỡ bỏ các rào cản tiếp cận và hạn chế về việc
thuê lao động nước ngoài, cấm sử dụng các yêu cầu hoạt động, etc.

6
BITs-các nội dung cơ bản:Phạm vi và khái niệm đầu tư;Thâm nhập và thành
lập;Đối xử quốc gia (National treatment);Đối xử tối huệ quốc (Most-favoured-
nation treatment);Đối xử công bằng và bình đẳng (Fair and equitable treatment);
Bồi thường trong trường hợp tước quyền sở hữu hoặc thiệt hại;Đảm bảo chuyển
vốn ra nước ngoài;Giải quyết tranh chấp giữa chính phủ và nhà đầu tư;

BITs- những nội dung mới:Các điều khoản miễn trừ: An ninh quốc gia, bảo vệ sức
khỏe, an toàn, môi trường và bảo vệ quyền lợi của người lao động và đa dạng văn
hóa;“Quyền điều tiết”, Không gian chính sách;Trách nhiệm xã hội của công ty: bổ
sung các điều khoản về môi trường và quyền của người lao động; Các điều khoản
cụ thể hơn về giải quyết tranh chấp => Tái đàm phán (Re-negotiation)

Các thỏa thuận quốc tế khác có liên quan đến đầu tư

- Các thỏa thuận khác có liên quan tới đầu tư như tránh đánh thuế hai lần.

- Các thỏa thuận rộng bao hàm cả đầu tư.

- Các thỏa thuận đa phương khác có liên quan đến đầu tư (GATS).
1.2. Tác động của hiệp định đầu tư quốc tế tới thu hút đầu tư nước ngoài

1.2.1. Tác động tích cực

 Đối với nước đi đầu tư

Việc ký kết các hiệp định này giúp các nhà đầu tư dễ dàng mở rộng hoạt động
đầu tư của mình hơn. Khai thác thị trường toàn cầu và đem lại lợi nhuận khổng lồ.

 Đối với nước nhận đầu tư

Bên cạnh đó, thì các quốc gia chủ nhà cũng thu hút được vốn đầu tư nước ngoài
đặc biệt là FDI. Việc này giúp nước chủ nhà giải quyết được vấn đề việc làm, gia
tăng ngân sách nhà nước bằng việc thu thuế, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đa
dạng hóa sản phẩm tiêu dùng, cải thiện GDP và cán cân thanh toán. Bên cạnh đó,
việc tồn tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài này giúp tăng tính cạnh tranh của
7
thị trường nội địa. Dẫn đến thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp trong nước.
Hơn nữa, các doanh nghiệp nước chủ nhà cũng có thể tiếp cận, học hỏi kinh
nghiệm quản lý, công nghệ từ đối tác là nhà đầu tư nước ngoài.

Minh chứng cụ thể đó là: Sau khi Việt Nam kí kết Hiệp định Thương mại tự do Việt
Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA) và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 thì hiệp định
có một số tác động tích cực với Việt Nam như sau:

+ Về kinh tế: Hiệp định EVFTA dự kiến sẽ góp phần làm GDP tăng thêm ở mức
bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57-5,30%
(cho giai đoạn 05 năm tiếp theo) và 7,07-7,72% (cho giai đoạn 05 năm sau đó).

+ Về thương mại: Tham gia Hiệp định EVFTA dự kiến giúp kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào
năm 2030 so với không có Hiệp định. Xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21-8,17%
(cho giai đoạn 05 năm đầu thực hiện), 11,12-15,27% (cho giai đoạn 05 năm tiếp
theo) và 17,98-21,95% (cho giai đoạn 05 năm sau đó). Xuất khẩu của Việt Nam
tăng mạnh qua một số ngành: nhóm ngành nông sản( gạo,thịt lợn,…), dịch vụ (vận
tải thủy, vận tải hàng không,…).  Bên cạnh đó, nhập khẩu của Việt Nam từ thị
trường EU cũng tăng mạnh, khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm
2030.

+ Ngân sách nhà nước: Cắt giảm thuế quan theo Hiệp định EVFTA sẽ có tác động
hai chiều đến nguồn thu NSNN, cụ thể: Giảm thu NSNN do giảm thuế nhập khẩu
và thuế xuất khẩu; tăng thu NSNN do có thu thêm từ thu nội địa dưới tác động tích
cực của thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Dự kiến, tổng mức giảm thu
NSNN từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo lộ trình của Hiệp định EVFTA
là 2.537,3 tỷ đồng. thu NSNN tăng lên do thu nội địa từ tác động tăng trưởng của

8
EVFTA là 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030 => Lợi ích của Hiệp định
EVFTA về thu ngân sách có thể sẽ được phát huy tốt hơn trong trung và dài hạn.

+ Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các cam kết rộng và sâu về đầu tư của
Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và
môi trường kinh doanh ở Việt Nam, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh
doanh tại Việt Nam.  Ngoài ra các cam kết về thuận lợi hóa đầu tư cùng với mức
độ tự do hóa các ngành dịch vụ của Việt Nam dành cho các nhà cung cấp dịch vụ
của EU tăng lên, đặc biệt là dịch vụ kinh doanh, dịch vụ môi trường, dịch vụ bưu
chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải biển.

+ Pháp luật, thể chế: là cơ hội để Việt Nam tiếp tục cải cách thể chế-pháp luật
theo hướng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế, hoàn thiện môi trường kinh doanh
theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư
trong nước lẫn đầu tư nước ngoài cũng như các hoạt động kinh doanh khác, bao
gồm các giao dịch xuyên quốc gia, các loại hình dịch vụ cung cấp qua biên giới.

1.2.2. Tác động tiêu cực

 Đối với nước nhận đầu tư.

+ Nước chủ nhà cần phải hết sức thận trọng và kiểm soát các vấn đề tiêu cực như
ô nhiễm môi trường, chuyển giá, không bảo vệ được những ngành công nghiệp non
trẻ trong nước. Ở khía cạnh nhà đầu tư thì cần phải đề phòng vấn đề “ăn cắp công
nghệ”.

+ Gây ra sự phân hóa,tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và giữa các tầng
lớp dân cư với nhau.

+ Có thể làm tăng các vấn đề về tệ nạn xã hội,dịch bệnh.

+ Có thể bị ảnh hưởng hoặc lệ thuộc vào những yêu cầu từ phía chủ đầu tư.

9
Cũng một ví dụ liên quan đến hiệp định EVFTA đó là: Bên cạnh ưu đãi về thuế
quan, Hiệp định EVFTA cũng đưa ra những điều kiện chặt chẽ mà nếu không có sự
chuẩn bị từ bây giờ, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam khó có thể hưởng được
mức thuế ưu đãi 0%. Để được hưởng mức ưu đãi này, hàng xuất khẩu sang EU cần
thoả mãn quy tắc xuất xứ. Đây có thể là một lực cản đối với hàng xuất khẩu Việt
Nam, bởi nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay
chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Nếu không đảm bảo được quy
tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi
ngộ tối huệ quốc, chứ không phải là mức thuế suất 0% trong Hiệp định EVFTA.

 Đối với nước đi đầu tư

+ Chủ đầu tư có thể gặp rủi ro lớn nếu không hiểu biết về môi trường đầu tư.

+ Dẫn tới làm giảm việc làm ở nước chủ đầu tư.

+ Có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám trong quá trình chuyển giao công
nghệ.

+ Nếu không có định hướng và chính sách thích hợp thì các nhà kinh doanh không
muốn kinh doanh trong nước mà chỉ muốn kinh doanh ở nước ngoài,gây ra sự tụt
hậu của nước chủ vốn đầu tư.

Phần II: Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và tác động của hiệp
định tới thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
2.1. Giới thiệu về hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

2.1.1. Bối cảnh hình thành và mục tiêu của hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA) 

Kể từ sau khi bắt đầu Đổi Mới vào năm 1986, hội nhập quốc tế và khu vực
đã trở thành một trong những biện pháp quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Năm 1992, nước ta ký hiệp định dệt may với Cộng đồng

10
châu Âu (EC). Sau đó, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vào năm 1995 và trở thành
thành viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào
năm 1998. 

Quá trình hội nhập kinh tế vẫn luôn được đẩy mạnh kể từ năm 2000. Cũng
vào năm này, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương
(VN-US BTA), là hiệp định thương mại toàn diện nhất đầu tiên, giúp Việt Nam đạt
được tiêu chuẩn tự do hóa thương mại và đầu tư cao hơn. Giai đoạn 2000-2006
cũng là giai đoạn mà Việt Nam có những nỗ lực hết sức mạnh mẽ hướng tới thúc
đẩy hội nhập kinh tế đa phương và khu vực. Nước ta thực hiện các bước chuẩn bị
toàn diện hơn cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong khi
tiến hành ký kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong khuôn khổ
ASEAN như FTA ASEAN-Trung Quốc và FTA ASEAN-Hàn Quốc. Việc gia nhập
WTO vào năm 2007 giúp củng cố niềm tin của cả cộng đồng trong nước và nhà
đầu tư nước ngoài về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Sau này, Việt Nam còn
ký kết và thực hiện nhiều FTA cấp khu vực hơn như FTA ASEAN-Úc-New
Zealand, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản, FTA ASEAN-Ấn
Độ. Việt Nam cũng đã tăng cường các nỗ lực hướng tới thành lập Cộng đồng Kinh
tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. 

Ngay cả trong giai đoạn này, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán một số
FTA tham vọng, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt
Nam – EU, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), v.v. Mức độ và
phạm vi của các FTA liên tục được mở rộng, từ thương mại hàng hóa đến thương
mại môi trường và các vấn đề khác như thuận lợi hóa thương mại và đầu tư, quyền
sở hữu trí tuệ, v.v. 

Trong bối cảnh đó, cân nhắc nhu cầu hiện tại và tương lai về một môi trường
đầu tư toàn diện và mạnh mẽ tại ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần
11
thứ 39 tổ chức tại Philippines ngày 23 tháng 8 năm 2007 đã quyết định sửa đổi
khuôn khổ Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) thành một hiệp định toàn diện hướng
tới tương lai - Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) có đặc điểm và các quy
định cải tiến, và có cân nhắc tới bối cảnh kinh tế và kinh doanh toàn cầu liên tục
thay đổi cũng như các giai đoạn phát triển khác nhau trong ASEAN. ACIA được hy
vọng sẽ hỗ trợ giúp củng cố sự bền vững của ASEAN, hướng tới chương trình nghị
sự hội nhập kinh tế trong khuôn khổ AEC năm 2015 và các mục tiêu xa hơn nữa.
ACIA được ký vào ngày 26 tháng 12 năm 2009, có hiệu lực vào 29 tháng 3 năm
2012.

Từ năm 2012 đến nay, các nước ASEAN đã ký kết 4 Nghị định thư sửa đổi ACIA.
Cụ thể, Nghị định thư thứ nhất, ký năm 2014, nhằm đặt ra quy trình sửa đổi Hiệp
định và Danh mục bảo lưu của Hiệp định, hướng tới tự do hóa, thuận lợi hóa hơn
nữa môi trường đầu tư. Nghị định thư thứ hai sửa đổi ACIA đã sửa định nghĩa về
nhà đầu tư là "thể nhân" trong ACIA. Nghị định thư thứ ba sửa đổi ACIA đã loại
bỏ đoạn 8 trong hướng dẫn áp dụng danh mục bảo lưu của ACIA, tạo điều kiện đối
xử bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư của các nước thành viên ASEAN.

Nghị định thư thứ tư sửa đổi Hiệp định nhằm thúc đẩy hơn nữa hội nhập khu vực
và thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài.

2.1.2.  Các nội dung chính của hiệp định ACIA

Hiệp định ACIA bao gồm 4 nội dung chính là Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư,
Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư để đạt được mục tiêu cuối cùng là thành
lập AEC vào năm 2015. Với ý nghĩ đó, ACIA hướng tới thực hiện một trong những
mục tiêu quan trọng nhất của Cộng đồng Kinh tế ASEAN: trở thành một điểm đến
đầu tư và cơ sở sản xuất duy nhất, tập trung vào năm nguyên tắc cơ bản cốt lõi:
dòng chảy tự do của hàng hóa, vốn, dịch vụ, đầu tư và lao động .

12
Hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, thu hút
các nhà đầu tư bên ngoài ASEAN đến thành lập doanh nghiệp trong khu vực,
khuyến khích niềm tin của các nhà đầu tư hiện tại để duy trì và mở rộng đầu tư của
họ, đồng thời tăng cường đầu tư trong nội khối ASEAN.

 Các nguyên tắc chủ đạo là:

(i) Tạo ra một môi trường đầu tư tự do và cởi mở trong khu vực thông qua tự do
hóa đầu tư dần dần và tăng cường tính minh bạch và khả năng dự báo của các quy
tắc, quy định và thủ tục đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi tăng cường đầu tư;

(ii) Đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế và các khoản đầu tư
của họ tại ASEAN và tăng cường bảo hộ cho nhà đầu tư và vốn đầu tư của họ;

(iii) Thúc đẩy toàn bộ khu vực ASEAN thành một khu vực đầu tư thống nhất với
các điều kiện thuận lợi cho đầu tư trong nước và quốc tế;

(iv) Duy trì và trao cho các quốc gia thành viên sự đối xử ưu đãi mà không đi
ngược lại các cam kết trong các hiệp định trước;

(v) Trao cho các nước thành viên sự đối xử đặc biệt và khác biệt và các sự linh hoạt
khác bao gồm sự đối xử có đi có lại khi nhượng bộ;

(vi) Sẵn sàng mở rộng phạm vi của ACIA để điều chỉnh các lĩnh vực khác trong
tương lai. ACIA bao phủ hầu hết tất cả các hình thức đầu tư (chỉ trừ các điều khoản
bảo lưu của các thành viên trong danh sách bảo lưu của ACIA) với các nghĩa vụ tự
do hóa 5 lĩnh vực chính gồm sản xuất, nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, khai thác
mỏ và khai thác đá cùng các dịch vụ kèm theo. Cụ thể, ACIA bao gồm:

- 49 Điều;

- 02 phụ lục:

13
● Phụ lục 1 quy định về các yêu cầu bắt buộc về thủ tục mà Cơ quan có thẩm quyền
nước thành viên phải tuân thủ đối với các trường hợp mà pháp luật nội địa của từng
nước quy định phải có chấp thuận bằng văn bản đối với khoản đầu 

● Phụ lục 2 về trường hợp tịch biên và bồi thường

- 1 Danh mục bảo lưu: Danh mục này của Việt Nam bao gồm các trường hợp ngoại
lệ không áp dụng nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ đối với quản lý cấp cao và
ban giám đốc.

– Hiệp định ưu tiên và chú trọng tới các vấn đề về ưu đãi đầu tư (bao gồm cả đầu
tư trực tiếp và gián tiếp), không phân biệt đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài
trong nội khối ASEAN: Trong bối cảnh ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN nói
chung và Cộng đồng kinh tế ASEAN nói riêng, ACIA được ban hành trên cơ sở
tích hợp những quy định của hai văn bản trước là IGA và AIA. đồng thời bổ sung
thêm những quy định mới. Nói cách khác, các nội dung pháp lý của ACIA mang
tính toàn diện hơn và theo đó hoạt động đầu tư của ASEAN bao gồm 4 trụ cột: tự
do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư. Bên cạnh đó
ACIA còn quy định rõ ràng mối quan hệ giữa các quy định về tự do hóa đầu tư và
bảo hộ đầu tư, ngược lại IGA và AIA là hai hiệp định riêng rẽ và không có sự phân
định rõ ràng các quy định giữa hai hoạt động này.

  – ACIA ngay lập tức dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN và nhà đầu tư 
nước ngoài tại ASEAN: với thời hạn đạt được môi trường đầu tư mở và tự do được
rút ngắn vào năm 2015. Trong khi đó, AIA dành ưu đãi cho nhà đầu tư ASEAN
đầu tiên và sau đó sẽ dành ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN vào năm
2020.

Chuyển sang bối cảnh ban hành ACIA có thể thấy rằng văn bản này được ban hành
khi quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra mạnh mẽ và để đảm bảo cho
nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài,

14
ACIA dành ưu đãi ngay lập tức đối với nhà đầu tư nước ngoài mà không có sự
phân biệt đối xử với nhà đầu tư ASEAN. Điều này thể hiện sự tiến bộ lớn trong
chính sách của ASEAN cũng như việc đảm bảo thực hiện tuân thủ những quy tắc
chung của cuộc chơi mà các tổ chức quốc tế đã đặt ra, tiêu biểu là những quy định
được đưa ra trong các văn bản của WTO.

  – ACIA đưa ra các định nghĩa liên quan tới khu vực đầu tư ASEAN một cách
toàn diện hơn và phù hợp với những hoạt động đầu tư hiện hành: khi ACIA được
ban hành, định nghĩa về nhà đầu tư được mở rộng hơn rất nhiều và phù hợp với các
quy định hiện hành trong các hiệp định đa phương cũng như mục tiêu hoàn thành
việc xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015. Theo quy định tại Khoản
d Điều 4 nhà đầu tư bao gồm thể nhân và pháp nhân của quốc gia thành viên đang
hoặc đã tiến hành hoạt động đầu tư trong lãnh thổ của quốc gia thành viên khác.
Thể nhân được hiểu là người mang quốc tịch hoặc quyền công dân hoặc quyền
thường trú trên lãnh thổ của quốc gia thành viên theo quy định của pháp luật quốc
gia đó. Như vậy không chỉ dừng lại ở chủ thể là công dân của quốc gia thành viên,
ACIA còn mở rộng những ưu đãi cho nhà đầu tư được quyền thường trú theo luật
định của quốc gia thành viên. Đối với chủ thể tiếp theo là pháp nhân được hiểu là
bất cứ thực thể pháp lý nào được thành lập hoặc tổ chức theo pháp luật của một
quốc gia thành viên vì lợi nhuận hay phi lợi nhuận, thuộc sở hữu tư nhân hay sở
hữu nhà nước bao gồm công ty, tập đoàn, liên danh, liên doanh, doanh nghiệp một
chủ, hiệp hội hoặc tổ chức. Bên cạnh đó pháp nhân theo quy định của ACIA còn
mở rộng đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nếu mang quốc tịch của một
quốc gia thành viên ASEAN, khi đầu tư sang quốc gia thành viên khác sẽ đương
nhiên là nhà đầu tư ASEAN.

Bên cạnh giải thích chi tiết một số thuật ngữ đã được quy định ở các văn bản trước,
ACIA bổ sung một số định nghĩa mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp

15
dụng các quy định liên quan một cách thống nhất trên thực tế như “đồng tiền tự do
sử dụng”, “khoản đầu tư”.

  – Hoạt động tự do hóa đầu tư theo quy định của ACIA rộng: ACIA quy định
tự do hóa đầu tư sẽ được thực hiện trong những lĩnh vực sau: sản xuất công nghiệp;
nông nghiệp; ngư nghiệp; lâm nghiệp; khai khoáng và khai thác đá; các ngành dịch
vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,
khai khoáng và khai thác đá. Bên cạnh đó để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực,
dịch vụ sẽ phát sinh trong tương lai ACIA quy định hoạt động tự do hóa cũng được
mở rộng đối với bất kỳ lĩnh vực nào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành.

Để tiến hành xóa bỏ rào cản đối với đầu tư là các biện pháp cấm đầu tư, Điều 7,
Điều 8 của ACIA quy định xóa bỏ các biện pháp cấm đầu tư cụ thể cấm các yêu
cầu đối với đầu tư nước ngoài (Performance Requirements) và biện pháp liên quan
đến quản trị doanh nghiệp. Đây là quy định hoàn toàn mới so với IGA và AIA.
Theo đó đối với các biện pháp yêu cầu đối với đầu tư nước ngoài các quốc gia
không được áp dụng các nhóm biện pháp sau: các biện pháp về “yêu cầu tỷ lệ nội
địa hóa”, các biện pháp “yêu cầu về cân bằng thương mại”.

   – ACIA quy định một cách chi tiết trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp giữa
nhà đầu tư với quốc gia thành viên:ACIA quy định một phần riêng về giải quyết
tranh chấp giữa nhà đầu tư và quốc gia thành viên từ Điều 28 đến Điều 41.Phạm vi
giải quyết tranh chấp là những tranh chấp ảnh hưởng đến quyền lợi cơ bản của các
bên liên quan cụ thể những tranh chấp về đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc,
quản trị cấp cao và Hội đồng quản trị, đối xử đầu tư, bồi thường trong trường hợp
xung đột; chuyền tiền; quản lý, điều hành, bán hoặc hủy bỏ một khoản đầu tư được
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên có tranh chấp xác nhận bằng văn
bản; khoản đầu tư của nhà đầu tư được xác nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của quốc gia thành viên bị thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

16
Có thể thấy rằng đây không phải là quy định hoàn toàn mới mà còn là một điểm
tiến bộ trong các quy định của ACIA.Tranh chấp, xung đột xảy ra trong lĩnh vực
kinh tế, đặc biệt là hoạt động đầu tư là một điều không thể tránh khỏi trên thực tế.
Cho nên để hạn chế tối đa những thiệt hại đối với nhà đầu tư ASEAN đã có những
nỗ lực trong việc ban hành những quy định về giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực
này một cách thống nhất, tiến bộ và phù hợp với đặc thù riêng của ASEAN.

  – Nguyên tắc về đối xử quốc gia: Yêu cầu nước thành viên đối xử với các
nhà đầu tư của các nước thành viên khác và khoản đầu tư của họ không kém thuận
lợi hơn những gì đã dành cho nhà đầu tư của nước mình, không chỉ giới hạn trong
phạm vi tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu
tư. So với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã tham gia
hoặc ký kết với các nước khác thì nội dung của nguyên tắc này vẫn được giữ
nguyên, bởi việc áp dụng nguyên tắc này được coi là thông lệ quốc tế để bảo đảm
cạnh tranh công bằng và ACIA cũng không là ngoại lệ.

Với việc mở cửa, xóa bỏ biện pháp hạn chế đầu tư, bảo hộ và xúc tiến thuận lợi hóa
đầu tư, như luồng sinh khí mới cho khu vực đầu tư ASEAN còn non trẻ và tạo ra
một môi trường đầu tư lành mạnh, có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy hoạt động đầu
tư mở rộng không chỉ trong nội khối mà đối với các nước và khu vực ngoại khối.
2.2. Thực trạng ảnh hưởng của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đối
với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.

2.2.1.Khái quát dòng vốn FDI giai đoạn 2006 -2014

Xét về vốn đăng ký, Hình 1 đưa ra một bức tranh sơ bộ về tác động tổng thể của
ACIA đối với FDI. Dường như việc thực thi ACIA có một tác động vô hình đối với
dòng vốn FDI từ tất cả các nước và từ ASEAN. Trong suốt giai đoạn thực thi ACIA
2012-2014, không có sự gia tăng FDI rõ ràng nào nói chung và FDI từ ASEAN nói
riêng. Tổng vốn FDI đăng ký (10,02 tỷ USD) năm 2012 (năm đầu tiên thực thi
ACIA) là mức thấp nhất trong cả giai đoạn 2006-2014, thậm chí còn thấp hơn mức
17
vốn FDI năm 2009 (11,59 tỷ USD) khi mà FDI suy giảm mạnh do cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu. Dòng vốn FDI từ ASEAN cũng đi theo mô hình tương tự:
vốn đăng ký vào năm 2012 là mức thấp nhất kể từ năm 2009 (1.032 triệu USD so
với 1.523 triệu USD); chỉ đến năm 2013, năm thứ 2 thực thi ACIA, dòng vốn này
tăng vọt lên 3.584 triệu USD nhưng vẫn thấp hơn hầu hết các năm trước khi ACIA
được thực thi (2007-2008, 2010-2011); dòng vốn này lại giảm xuống vào năm
2014, còn 2.699 triệu USD.

Hình 1 :Vốn FDI đăng ký (triệu USD) theo các đối tác chính và tăng trưởng GDP
của Việt Nam. giai đoạn 2006 -2014

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài)

FDI từ ASEAN giai đoạn 2012-2014 có xu hướng giảm với mức giảm mạnh hơn so
với các nhà đầu tư lớn khác như Nhật Bản và Hàn Quốc. ACIA có vẻ có tác động
yếu hơn so với các hiệp định với các đối tác chủ yếu khác. Các nhà đầu tư ASEAN
dường như chưa tận dụng được ACIA để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Từ hình
1 có thể thấy rõ rằng VJEPA (Hiệp định đối tác Việt Nam – Nhật Bản), hiệp định
có hiệu lực từ cuối năm 2009, tác động đến dòng vốn FDI nhiều hơn đáng kể so với

18
ACIA. Dòng vốn này tăng lên dần dần, đến năm 2012 đã cao hơn FDI từ ASEAN.
Còn dòng vốn FDI từ Hàn Quốc đã cao hơn dòng vốn từ ASEAN từ năm 2013.
Điều này có thể được giải thích từ các mục tiêu truyền thống của FDI, bao gồm đa
dạng hóa rủi ro, tận dụng yếu tố sản xuất tương đối rẻ (bao gồm các ưu đãi của nền
kinh tế của chủ đầu tư); quy mô thị trường tương đối lớn là một thị trường tiềm
năng hấp dẫn; và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là biện pháp thâm
nhập thị trường (khi các rào cản thuế quan và phi thuế quan có thể gây hạn chế
đáng kể).

Năm 2012, thuế quan trung bình đối với hàng nhập khẩu từ ASEAN đã giảm
xuống chỉ còn dưới 3% (hình 2). Các nhà đầu tư ASEAN có ít động lực để đầu tư
vào thị trường Việt Nam nếu mục tiêu ban đầu của họ là để tránh rào cản thuế quan
cao. Thay vào đó, họ có thể xuất khẩu các sản phẩm làm sẵn sang Việt Nam mà chỉ
phải chịu mức thuế quan không đáng kể. Tình huống tương tự cũng xảy ra với các
nhà đầu tư nước ngoài ngoài ASEAN, là các nhà đầu tư đang phải đối mặt với các
rào cản thương mại đáng kể. Bây giờ họ có thể vận hành các nhà máy tại các nước
ASEAN khác (một số quốc gia thành viên của khu vực này còn đưa ra các nhượng
bộ rất hào phóng, và có thể là một môi trường đầu tư thuận lợi hơn) để xuất khẩu
sang Việt Nam.

19
Hình 2: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo các FTA chính tại Việt Nam (%)
Một lý do khác giải thích cho tác động mờ nhạt của ACIA đối với FDI là vì sự
tuyên truyền phổ biến cho các nhà đầu tư tiềm năng về sự đối xử ưu đãi theo ACIA
còn kém. Một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa biết đến ACIA cũng
như sự đối xử ưu đãi theo hiệp định này. Xét về vốn thực hiện, tốc độ tăng trưởng
của các dòng vốn FDI vào Việt Nam thấp hơn các dòng vốn FDI vào ASEAN trong
suốt giai đoạn thực thi ACIA, mặc dù Việt Nam thực hiện tốt hơn thế giới (Hình 3).
Điều này chỉ ra rằng Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn hơn nhiều khu vực khác,
nhưng vẫn còn yếu trong khu vực ASEAN. Lý do có thể là vì môi trường đầu tư ở
Việt Nam vẫn còn chưa tốt bằng các quốc gia thành viên ASEAN khác cho dù có
một loạt các ưu đãi từ ACIA, ví dụ như thủ tục hành chính cồng kềnh, cơ sở hạ
tầng không đầy đủ, thiếu thốn nguồn nhân lực, tất cả những yếu tố này khiến chi
phí sản xuất cao và vì vậy mà lợi nhuận thấp. Hơn nữa, các tác động của ACIA có
thể bị suy giảm bởi các yếu tố khác, như các khó khăn thời kỳ hậu khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, một số quốc gia
thành viên ASEAN đã ký và thực thi được nhiều FTA hơn mà theo đó, nhà đầu tư
20
nước ngoài được hưởng ưu đãi nhiều hơn ở Việt Nam. Mặt khác, các FTA Việt
Nam ký với các đối tác thương mại khác, ví dụ như VJEPA, có thể làm tăng cường
thêm tác động của ACIA. Giả thuyết này đúng trong trường hợp các quốc gia thành
viên ASEAN chưa ký FTA song phương với Nhật Bản nhưng muốn được ưu đãi
khi tiếp cận thị trường Nhật Bản. Tuy vậy, tác động này dường như còn nhỏ hơn so
với các tác động kể trên. Cần chú ý rằng việc gia nhập WTO có tác động tích cực to
lớn đến với FDI vào Việt Nam nói chung là FDI từ ASEAN vào Việt Nam nói
riêng. Trong thời gian chờ đợi trở thành thành viên WTO, FDI đã tăng mạnh từ
năm 2006, đạt đỉnh điểm vào năm 2008 với 69 tỷ USD. Vốn đăng ký của các dự án
FDI từ ASEAN bùng nổ mạnh mẽ, tăng gần gấp 5 lần vào năm % 17 2007 và hơn 4
lần vào năm 2008. Các kết quả này cho thấy cải thiện thể chế - khía cạnh quan
trọng nhất của các cam kết WTO – là yếu tố thúc đẩy thu hút FDI. Ngoài ra, Biểu
đồ 3 cho thấy từ năm 2009, dòng vốn FDI (cả từ thế giới và ASEAN) đã di chuyển
gần hơn với tăng trưởng GDP, hàm ý rằng khi các yếu tố khác ngang bằng nhau,
điều kiện kinh tế thuận lợi là yếu tố quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn đối
với FDI.

Hình 3: Tăng trưởng hàng năm của các dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn
2006-2013 (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của UNCTAD)


21
Tiểu kết: Giai đoạn 2006- 2014 ACIA có tác động mờ nhạt với thu hút vốn đầu tư
nước ngoài nhưng cũng là bước khởi đầu của Việt Nam cho những năm tiếp theo

2.2.2. Khái quát dòng vốn FDI giai đoạn 2014 – 2019

Trong những 2014 - 2019, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đã có sự tăng trưởng đáng
kể, từ năm 2014 Việt Nam bắt đầu kí nghị định thư sửa đổi lần đầu tiên, Việt
Nam - một quốc gia thành viên ASEAN đã dần trở thành thị trường đầu tư hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2019, US News and World Report cho biết
Việt Nam đứng thứ 8 trong số 29 nền kinh tế tốt nhất về đầu tư nước ngoài, vượt
qua Malaysia (thứ 13), Singapore (thứ 14) và Indonesia (thứ 18). Hơn nữa, vào
năm 2020, theo CNBC, Việt Nam đã vượt qua các quốc gia khác trong khu vực,
bao gồm cả nền kinh tế hùng mạnh của Trung Quốc, để phát triển thành nền kinh tế
hoạt động hàng đầu ở châu Á vào năm 2020, bất chấp đại dịch COVID-19 .

Hình 4 : Dòng vốn FDI vào Việt Nam ( Đơn vị: tỷ đô la Mỹ)

22
Là một nền kinh tế tiềm năng với triển vọng kinh tế sáng sủa và thịnh vượng, Việt
Nam đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong thập
kỷ qua. Các dòng vốn ròng của FDI vào Việt Nam đã tăng đáng kể, từ 9,2 tỷ USD
trong năm 2014 để 16,1 tỷ USD vào năm 2019, tăng 75% trong quá trình chỉ có
năm năm.

Thu hút vốn đầu tư FDI của Việt Nam trong khu vực Asean và trên thế giới

Hình 5 : Cơ cấu thu hút vốn đầu tư FDI vào khu vực ASEAN
Việt Nam ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài so với các
nước trong khu vực Asean. Năm 2010, trong cơ cấu thu hút vốn đầu tư FDI vào
khu vực Asean, Việt Nam chỉ chiếm 7%, đứng thứ 5/10 nước Asean, sau các nước
Singapore, chiếm 50%; Thái Lan, chiếm 13%; Indonesia, chiếm 12%; Malaysia,
chiếm 8%. Đến năm 2016, Việt Nam đã vươn lên là nước có cơ cấu thu hút vốn
đầu tư FDI lớn thứ 2 trong khu vực, chiếm 12%, chỉ sau Singapore, chiếm 61%;
cao hơn so với Malaysia, chiếm 10%; Philippin chiếm 8%.
Sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng này là kết quả của sự kết hợp của tất cả những cải
thiện trong các quy tắc, quy định và chính sách kinh tế vĩ mô và vi mô của Việt
Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giai đoạn 5 năm này (2014 - 2019) là thời điểm
Việt Nam và các quốc gia thành viên ASEAN khác bắt đầu thực hiện các chính

23
sách tự do hóa theo ACIA. Do đó, có thể coi ACIA là một trong những công cụ
kinh tế của Việt Nam góp phần vào tăng trưởng bền vững của đất nước.

2.2.3.Tác động tích cực của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đối với thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Những ngành được hưởng lợi từ hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA).

 ACIA tập trung vào tự do hóa sản xuất , nông nghiệp , ngư nghiệp, lâm nghiệp,
khai khoáng và khai thác đá, đặc biệt là Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ hiệp định
này vì 5 lĩnh vực này là lĩnh vực phát triển chính của Việt Nam.

Cụ thể tác động rõ nét của ACIA vào một số ngành như sau:

a. Trong lĩnh vực sản xuất

Trong lĩnh vực sản xuất tác động của ACIA đối với các dòng vốn FDI từ ASEAN
vào sản xuất không có gì nổi bật. Năm 2012 - năm đầu tiên thực thi ACIA, vốn FDI
đăng ký từ ASEAN đã không tăng lên cho tương ứng với các ưu đãi từ ACIA. FDI
từ ASEAN vào sản xuất giảm mạnh từ 1463,2 triệu USD vào năm 2011 xuống
465,7 triệu USD vào năm 2012. Dòng vốn này chỉ tăng trong năm 2013, khi vốn
FDI đăng ký gia tăng đáng kể lên tới 2652,1 triệu USD. Năm 2014, dòng vốn này
lại giảm, xuống còn 1814,4 triệu USD trong khi nền kinh tế khu vực đã phục hồi
phần nào. Tác động của ACIA trong ngành sản xuất nhỏ hơn nhiều so với tác động
của việc gia nhập WTO. FDI từ Hàn Quốc gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2013,
nhưng có thể là do tác động của việc tăng cường hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và
Hàn Quốc.

24
Hình 6 : Vốn FDI đăng ký trong sản xuất theo đối tác đầu tư chính (%)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài và Tổng cục thống kê)

Đến nay lĩnh vực sản xuất là lĩnh vực có mức tăng trưởng tổng giá trị gia tăng đáng
kể nhất, tăng từ 24,5 tỷ USD năm 2014 lên 43,2 tỷ USD năm 2019, đạt mức tăng
trưởng 76% trong 5 năm. So sánh giai đoạn 5 năm này với giai đoạn trước khi
ACIA có hiệu lực vào năm 2012, có thể thấy Việt Nam chỉ tăng trưởng 40% từ
năm 2006 đến 2011 (từ 12,8 tỷ USD lên 18,1 tỷ). Do đó, việc tăng cường đầu tư
nước ngoài theo ACIA có thể là một trong những đóng góp vào sự tăng trưởng
mạnh mẽ này trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam và được dự báo sẽ duy trì tăng
trưởng trong trung và dài hạn.

b. Ngành công nghiệp chế biến

Từ năm 2001 đến nay, vốn FDI vẫn tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp
chế biến, chế tạo. Dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực chế biến chế tạo chiếm 59%
về cơ cấu vốn và 50,3% về cơ cấu dự án. Tuy nhiên, xem xét về biến động dòng
vốn FDI vào Việt Nam cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng tới một số

25
ngành dịch vụ của Việt Nam như hoạt động kinh doanh bất động sản; bán buôn và
bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; hoạt động chuyên môn, khoa học và công
nghệ và nổi bật là ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí. Ngược lại, một số ngành
có mức độ thu hút vốn FDI giảm dần. Trong đó mạnh nhất phải kể đến ngành phân
phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước, điều hòa không khí và ngành khai khoáng.

Hình 7 : Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam phân theo lĩnh vực đầu tư (lũy
kế đến T12/2019)

c. Nông, lâm, ngư nghiệp

Ngoài lĩnh vực sản xuất, công nghiệp chế biến, ngành nông, lâm, ngư nghiệp của
Việt Nam cũng có sự tăng trưởng nhẹ về tổng giá trị gia tăng sau khi ACIA được
ký kết. Nông nghiệp Xét về vốn FDI đăng ký, ACIA có thể có tác động nào đó đối
với dòng vốn FDI từ ASEAN vào nông nghiệp. Vốn FDI đăng ký từ ASEAN đã
tăng đáng kể từ 4,6 triệu USD vào năm 2011 lên 14,5 triệu USD vào năm 2012
(năm đầu tiên thực thi ACIA) và lên 15,3 triệu USD vào năm 2013, sau đó giảm
nhẹ xuống còn 10,2 triệu USD. Tuy nhiên, tác động của ACIA còn nhỏ bé so với
việc gia nhập WTO vào năm 2008, khi đó vốn FDI đăng ký đã tăng lên tới 109

26
triệu USD. Trong suốt kỳ thực thi ACIA, ASEAN trở thành nhà đầu tư nước ngoài
lớn nhất trong nông nghiệp, chiếm hơn một nửa vốn FDI trong ngành. Từ Biểu đồ 6
có thể thấy việc thực thi ACIA dường như không có ảnh hưởng đối với FDI từ các
nước còn lại trên thế giới vào Việt Nam, vì quan sát thấy FDI không có sự gia tăng
nào. Mặt khác, FDI vào nông nghiệp luôn chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong
tổng vốn FDI tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2006-2014, FDI vào nông nghiệp chỉ
chiếm 0,31% tổng vốn FDI vào Việt Nam, đạt mức cao nhất là 0,49% vào năm
2009 và mức thấp nhất là 0,04% vào năm 2010. Có nghĩa là trong tổng thể nền kinh
tế, tác động của ACIA đối với FDI vào nông nghiệp là rất nhỏ.


nh 8 : Vốn FDI đăng ký trong nông nghiệp theo đối tác đầu tư chính (triệu USD)

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài)

27
Hình 9 : FDI vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2006-2014

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong lâm nghiệp việc thực thi ACIA không có tác động nào đối với các dòng vốn
FDI từ ASEAN vào lâm nghiệp. Trong giai đoạn 2012-2014, không có dự án FDI
mới nào từ ASEAN trong ngành lâm nghiệp hay từ các nước khác được đăng ký.
Thực ra, kể từ năm 2007 đã không có dự án FDI mới nào từ ASEAN trong ngành
này. Có thể nói, lâm nghiệp ở Việt Nam không hấp dẫn các quốc gia thành viên
ASEAN do thời hạn trả nợ dài và lợi thế so sánh nhỏ.

Thủy sản Trong giai đoạn tiền ACIA, ASEAN thường xuyên là nhà đầu tư nước
ngoài lớn nhất trong ngành thủy sản. Tác động của ACIA đối với các dòng vốn FDI
từ ASEAN không nổi bật. Vốn FDI đăng ký từ ASEAN năm 2012 là 26,7 triệu
USD, thấp hơn so với năm 2011, và năm 2013 giảm mạnh xuống còn 7,5 triệu
USD. Năm 2014, vốn FDI đăng ký phục hồi, nhưng chỉ cao hơn một chút so với
năm 2011. Việc trở thành thành viên WTO có tác động mạnh mẽ hơn đáng kể đối
với FDI từ ASEAN, khi dòng vốn này đạt mức 67 triệu USD vào năm 2007. ACIA
dường như không có tác động đối với các dòng vốn FDI vào thủy sản từ các nước

28
còn lại trên thế giới. Tương tự tình trạng trong nông nghiệp, FDI vào thủy sản chỉ
chiếm một phần rất nhỏ, nhỏ hơn 0,3%, trong tổng vốn FDI vào Việt Nam giai
đoạn 2012-2014. Vì vậy, tác động của ACIA đối với FDI vào thủy sản so với FDI
vào các lĩnh vực còn lại của nền kinh tế là không đáng kể.

Hình 10: Vốn FDI đăng ký trong thủy sản theo đối tác đầu tư chính (triệu USD)
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài)

Do không có số liệu riêng về đầu tư trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản,
tiểu mục này chỉ bàn đến tác động của ACIA đối với tổng thể nông-lâm-ngư
nghiệp. Hình 11 cho thấy việc thực thi ACIA có tác động không rõ rệt đối với đầu
tư trong nước (đầu tư nhà nước và ngoài nhà nước) trong nông-lâm-ngư nghiệp.
Năm 2012 (năm đầu tiên thực thi ACIA), FDI từ ASEAN tăng lên trong khi vốn
thực hiện của đầu tư trong nước giảm xuống. Năm 2013, tình thế đảo ngược khi mà
FDI giảm xuống mức thấp hơn năm 2011. Chỉ đến năm 2014, cả đầu tư trong nước
và FDI mới tăng trưởng theo cùng hướng. Qua thời gian, đầu tư trong nước trong
ngành nông-lâm-ngư nghiệp có xu hướng ổn định hơn FDI. Tóm lại, đối với các
dòng FDI từ ASEAN, việc thực thi ACIA chỉ có tác động nhỏ trong nông nghiệp,
tác động không rõ rệt trong thủy sản và không có tác động trong lâm nghiệp. Việc

29
thực thi ACIA không có tác động đáng chú ý nào đối với FDI từ các nước còn lại
trên thế giới ngoài ASEAN cũng như đầu tư trong nước.

Hình 11: Đầu tư trong nước (tỷ đồng theo giá 2010) và vốn FDI đăng ký (triệu
USD) từ ASEAN trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Tổng cục thống kê và Cục Đầu tư nước ngoài)

Hiện nay, các lĩnh vực này đã chứng tỏ mức tăng trưởng 11%, tăng từ 33 tỷ USD
năm 2014 lên 36,6 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chưa phải là
cuối cùng và có thể được chú trọng hơn nữa để thu hút thêm các khoản đầu tư nước
ngoài, nhằm thúc đẩy sự phát triển lớn hơn trong các lĩnh vực.

Tác động tích cực của ACIA đối với thương mại ở Việt Nam nằm ở chỗ, hiệp định
mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư nước ngoài và cũng bao gồm những cải
tiến về chính sách thương mại trước đây có thể thu hút nhiều dòng vốn đầu tư vào
khu vực ASEAN và Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó thì hiệp định đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA) cũng có những tác động tiêu cực đến Việt Nam trong thu hút vốn
đầu tư nước ngoài.

30
2.2.2. Tác động tiêu cực của ACIA đối với thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Việt Nam.

Về tự do hóa đầu tư phần lớn ACIA chỉ cam kết tự do hóa đầu tư FDI vào các lĩnh
vực công nghiệp chế biến, chế tạo và chỉ thực hiện  các công đoạn thấp nhất trong
chuỗi giá trị khu vực. Phần lớn FDI vào Việt Nam tập trung ở lĩnh vực công nghiệp
chế biến, chế tạo và chỉ thực hiện các công đoạn thấp nhất trong chuỗi giá trị khu
vực. Tuy nhiên, theo thời gian lợi thế lao động rẻ sẽ dần mất đi và Việt Nam sẽ
phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các nước thành viên mới khác bao gồm
Campuchia, Lào và đặc biệt là Myanmar. Khi không còn lợi thế cạnh tranh cho các
công đoạn thấp trong chuỗi, Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc cạnh tranh với các
nước ASEAN phát triển trước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia trong thu hút FDI
ở các công đoạn cao hơn, mà ở đó yếu tố công nghệ và lao động có chất lượng là
yếu tố quyết định. Năm 2018, trong số 18 ngành lĩnh vực có vốn FDI, công nghiệp
chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nhất, với tổng số vốn
đạt 16,58 tỷ USD, chiếm 46,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Do sau hơn 30 năm vốn
đầu tư FDI chảy vào Việt Nam thì dòng vốn FDI chưa thực sự hiệu quả ngay cả khi
các hiệp định đầu tư ra đời. Và với sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng, sâu rộng
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và tác động đến mọi mặt kinh tế - xã hội các
quốc gia trên thế giới và làm thay đổi mạnh mẽ từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch
vụ, phương thức kinh doanh đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp, thậm chí
làm thay đổi cả con người… Chính vì vậy với yêu cầu hội nhập sâu rộng của Việt
Nam thì việc mà Việt Nam quan tâm nhiều hơn cả là thu hút FDI tập trung hơn vào
các dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, giảm thiểu tối đa dự án gây ô nhiễm
như nhiệt điện, sản xuất sắt , thép,…Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí
Dũng cho biết: "Mục tiêu tổng quát trong thu hút các nhà đầu tư nước ngoài thời
gian tới là tập trung ưu tiên một số ngành công nghiệp cao, năng lượng sạch và
năng lượng tái tạo, du lịch chất lượng cao, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp thông minh; phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là các
31
ngành nghề mới trên nền tảng công nghiệp 4.0, hình thành các cụm liên kết ngành".
Vì vậy, với vai trò này thì ACIA có vẻ kém hiệu quả hơn so với các hiệp định đầu
tư khác.

Bên cạnh đó, theo nguyên tắc của ACIA :Đối xử đặc biệt và ưu đãi và linh hoạt đối
với các nước thành viên ASEAN, tùy theo trình độ phát triển và mức độ nhạy cảm
ngành. Theo thống kê của tổng cục thống kê năm 2019 đánh giá: Năng suất lao
động của Việt Nam hiện vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Đáng chú ý là
khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD,
chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái
Lan, 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines.
“Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn
trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước”.

Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho thấy những đánh giá tương
tự. Cụ thể, theo Bộ này, năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành
năm 2018 ước tính đạt 102,2 triệu đồng/lao động (tương đương 4.512 USD/lao
động, tăng 5,93% so với năm 2017). Tăng trưởng năng suất lao động đã phục hồi
và tăng nhanh trong những năm gần đây, đạt bình quân 4,77%/năm trong giai đoạn
2011-2018 (so với mức 3,17%/năm trong giai đoạn 2007-2010). Tuy nhiên, Bộ
LĐ-TB&XH đánh giá năng suất lao động của Việt Nam vẫn thua xa nhiều nước
ASEAN. Tính theo giá so sánh năm 2010, năm 2018 năng suất lao động của Việt
Nam bằng 1/30 lần Singapore, 29% năng suất lao động của Thái Lan, 13% năng
suất lao động của Malaysia, 44% năng suất lao động của Philippines. Mà theo
nguyên tắc của ACIA thì việc đối xử ưu đãi, linh hoạt đối với các nước thành viên
ASEAN thì Việt Nam rõ ràng kém lợi thế hơn so với các nước còn lại trong khu
vực ASEAN nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam chưa đạt được

32
như mong muốn của Chính phủ Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển
hiện nay.

Phần III: Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài
vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi ACIA
   Sự ra đời sau của văn kiện pháp lý ACIA là kết quả vượt bậc của cộng
đồng các quốc gia Đông Nam Á trong tiến trình xây dựng thành công khu vực đầu
tư ASEAN. Dĩ nhiên với sự ra đời muộn màng, ACIA đã khỏa lấp đi những thiếu
sót cơ bản của hiệp định AIA và bù đắp vào đó là những thỏa thuận mới trên cơ sở
kế thừa và phát huy những tiền đề đã có khiến cho hoạt động đầu tư của các nhà
đầu tư được thuận lợi hơn. Theo đó mà Việt Nam cũng có nhiều điều kiện hơn
trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cho nên điều mà Việt Nam cần làm lúc
này là nỗ lực làm sao để tận dụng được tối đa điều kiện, cơ hội đó và hạn chế
những tiêu cực mà hiệp định mang lại bằng nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư,
tăng năng lực cạnh tranh:

+Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC với tinh thần
chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Với sự ra đời của ACIA, Việt Nam cũng cần
tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế và hải quan trong môi trường AEC, nhằm đảm
bảo tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do di chuyển vốn đầu tư trong khối
ASEAN. Để tránh tình trạng chuyển giá, trốn thuế, Nhà nước cần tiếp tục hoàn
thiện hành lang pháp lý về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Bên cạnh đó,
các cơ quan hữu quan cần xây dựng chế tài xử phạt đủ mạnh, đảm bảo tính răn đe
đối với trường hợp cố tình vi phạm.

+Cần nhìn nhận về khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt
Nam trong định hướng hiện nay là thu hút dòng vốn FDI có chất lượng để qua đó
có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, phương thức kinh doanh, đổi mới về khoa học,

33
công nghệ, … tạo lên một mạng lưới sản xuất có giá trị gia tăng cao thay vì chỉ tiếp
nhận các nguồn vốn thâm dụng lao động, tạo ít giá trị gia tăng. 

+ Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại
các địa phương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu công nghệ cao. Cần có giải
pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa phương trong cả nước, trong đó chú
trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa phương để hướng FDI vào
các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô thị.

+ Doanh nghiệp trong nước cần nâng cao năng lực cạnh tranh để tiếp nhận
dòng vốn FDI, đồng thời, tạo sự gắn kết để học hỏi, tận dụng cơ hội từ các nước
này; Tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp, sản
phẩm Việt, từ đó, nâng cao khả năng thu hút sự hợp tác, liên kết kinh doanh từ các
doanh nghiệp trong và ngoài khối ASEAN...     

+Các cơ quan chức năng cũng cần định hướng và khuyến khích doanh
nghiệp trong nước đầu tư vào nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới để thu hút vốn
đầu tư tận dụng cơ hội từ hiệp định. Khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ,
đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu nhằm tăng tỷ lệ nội địa hóa nguyên phụ liệu
và giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp từ nước ngoài; Nâng cao hiệu quả hoạt
động xúc tiến đầu tư.

+ Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt
Nam khi thu hút FDI. Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển.
Chính vì vậy, lợi thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có
trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với
trình độ công nghệ mới và hiện đại. Dù bản thân FDI là một kênh đào tạo và phát
triển nguồn nhân lực, ta cần chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo
hướng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và

34
trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở
trình độ cao.

35
Tài liệu tham khảo

1. Trung tâm WTO


2. Bộ kế hoạch và đầu tư
3. Phạm Lan Hương (2015), “ Tác động của hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
đối với sản xuất, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và khai thác khoán sản”,
Hà Nội.
4. Thy Dinh (2021), How the ACIA Benefits Foreign Investors and Trade in
Viet Nam, Vietnam Briefing, US.

36

You might also like