You are on page 1of 62

Chương 2: MÔI TRƯỜNG

KINH DOANH QUỐC TẾ

ThS. Lê Hoàng Quỳnh


Email: quynh.lh@tmu.edu.vn
BM: Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.1. Khái niệm và đặc


2.2. Môi trường kinh
điểm của môi trường
doanh quốc tế
kinh doanh quốc tế
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG KINH


DOANH QUỐC TẾ
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG KINH


DOANH QUỐC TẾ
Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng
Khái niệm
thể các yếu tố môi trường thành phần
như môi trường pháp luật, chính trị, kinh
tế, văn hóa, tài chính… những yếu tố này
tồn tại ở mỗi quốc gia trong nền kinh tế
thế giới, chúng tác động và chi phối
mạnh mẽ đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, buộc các doanh
nghiệp phải điều chỉnh các mục đích,
hình thức và chức năng hoạt động của
mình cho thích ứng, nhằm nắm bắt kịp
thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu
quả cao trong hoạt động kinh doanh.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG KINH


DOANH QUỐC TẾ

Môi trường kinh doanh quốc tế tồn tại tất yếu


khách quan

Môi trường kinh doanh mang tính đặc


trưng riêng biệt
Đặc điểm
Môi trường kinh doanh có tính chất đa
dạng và phức tạp

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi vận


động theo nhiều chiều hướng khác nhau
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔI TRƯỜNG KINH


DOANH QUỐC TẾ
Sự cần thiết của việc tìm hiểu về môi trường kinh doanh quốc tế

Rủi ro chính trị

Đưa ra các quyết


Sự đang dạng và Rủi ro pháp luật định chiến lược
khác biệt của
nhằm triển khai
môi trường kinh
lợi thế và ngăn
doanh Rủi ro kinh tế
ngừa rủi ro.

Rủi ro văn hóa


Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

2.2.1. Môi trường chính trị

2.2.2. Môi trường pháp luật

2.2.3. Môi trường kinh tế

2.2.4. Môi trường văn hóa


Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.1. Môi trường chính trị
2.2.1.1. Hệ thống chính trị trên thế giới
• Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một chỉnh thể bao
gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức
chính trị - xã hội (hợp pháp); với những quan hệ tác động qua
lại giữa các nhân tố đó trong việc tham gia vào các quá trình
hoạch định và thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm
quyền thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời
đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội.
• Hệ thống chính trị gồm: Chế độ chuyên chế, chế độ xã hội chủ
nghĩa và chế độ dân chủ.
Chế độ chuyên chế (Totalitarianism)

3 trạng thái

Có quyền
lực thông
qua áp đặt
• Một chính phủ chuyên chế Thiếu sự
thường tìm cách kiểm soát đảm bảo từ
không chỉ các vấn đề kinh hiến pháp
tế chính trị mà cả thái độ,
giá trị và niềm tin của nhân Sự tham gia
dân nước mình. hạn chế
Chế độ xã hội chủ Chế độ dân chủ
nghĩa (Socialism) (Democracy)
• Chính phủ cần kiểm soát Gồm hai đặc trưng cơ bản:
những phương tiện cơ bản • Quyền sở hữu tư nhân: chỉ
của việc sản xuất, phân khả năng sở hữu tài sản và
phối và hoạt động thương làm giàu bằng tích lũy tư
mại. nhân.
• Quyền lực có giới hạn của
chính phủ: cho phép quy
luật thị trường chi phối hoạt
động kinh tế, các nguồn tài
nguyên được đảm bảo phân
phối một cách có hiệu quả.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.1. Môi trường chính trị
2.2.1.2. Tác động của môi trường chính trị đến KDQT
Thúc đẩy
Môi
các hoạt
trường
động kinh
chính trị
doanh
ổn định
quốc tế
Các rủi ro: Tác động
Môi trường
bất ổn xã bất lợi trong
chính trị
hội, hệ tư việc phát
không ổn
tưởng đấu triển hoạt
định, không
tranh, kinh động
lành mạnh
tế kém KDQT
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.1. Môi trường chính trị
2.2.1.2. Tác động của môi trường chính trị đến KDQT

Tác động cơ bản nhất: Doanh nghiệp cần làm:


• Thể chế chính trị • Né tránh
• Sự ổn định về chính trị • Thích nghi
• Bộ máy nhà nước • Duy trì mức độ phụ thuộc
• Thu thập thông tin
• Những chính sách của địa
phương
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.2. Môi trường pháp luật
Hệ thống pháp lý
• Hệ thống pháp lý của quốc gia là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết
hành vi và các quy trình giúp thi hành các điều luật qua đó xử lý các
tranh chấp.
• Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh các hoạt động
kinh doanh quốc tế, bao gồm luật thương mại quốc tế (xuất, nhập khẩu
hàng hóa, dịch vụ…), luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, luật ngân hàng…
Nắm chắc hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa
các nước mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng
đắn trong việc lựa chọn quốc gia, khu vực kinh doanh, hình thức kinh
doanh, mặt hàng kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.2. Môi trường pháp luật
2.2.2.1. Hệ thống pháp luật trên thế giới

Luật thông lệ Luật dân sự Luật Islam giáo


Luật thông lệ (Thông luật) – Comman Law

• Bắt đầu từ năm 1066, tòa án do


vua lập ra
• Tòa án Hoàng đế có thẩm quyền
kiểm tra chính nhà vua => các
nguyên tắc căn bản của luật
chung
• Ngày nay, nguyên tắc áp dụng
cho tất cả mọi hành vi
• Cơ sở xét xử là các án lệ
• Hạn chế: tính cứng nhắc cao, kém
linh hoạt
Luật dân sự – Civil Law

• Là hệ thống luật dựa trên những


quy định, quy tắc bằng văn bản.
• Nguồn gốc: Luật 12 bảng của
Cộng hòa La Mã ban hành thế kỷ
V trước Công nguyên.
• Thế kỷ 16, 17, trung tâm luật học
của châu Âu đã xây dựng nền luật
pháp quốc gia dựa trên tinh thần
luật La Mã cổ điển.
• Bộ Dân luật Pháp 1804, Bộ Dân
luật Đức 1896.
Luật Islam giáo
(Luật Hồi giáo – Luật thần quyền)

• Hệ thống pháp luật Islam giáo


được gọi là Shari’a.
• Nội dung lấy từ 4 nguồn: Kinh
Koran, Sunnah, các bài viết của
học giả Islam giáo, các điều được
cộng đồng thừa nhận về mặt pháp
lý.
• Hệ thống luật pháp bị ảnh hưởng
rõ rệt của tôn giáo, nguyên tắc
đạo lý, giá trị đạo đức
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.2. Môi trường pháp luật
2.2.2.2. Các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh quốc tế
• Pháp luật quốc tế về hợp đồng thương mại
• Pháp luật về tiêu chuẩn hóa quốc tế: IEC, ISO, ITU
• Pháp luật về Quyền sở hữu trí tuệ:
– Bằng sáng chế
– Bản quyền nhãn hiệu
• Pháp luật quản lý ngoại thương
• Pháp luật đầu tư quốc tế
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.2. Môi trường pháp luật
2.2.2.3. Tác động của môi trường pháp luật đến KDQT

Tác động tích cực Tác động tiêu cực


• Hệ thống pháp luật minh bạch, khả • Nếu hệ thống pháp luật không đảm
đoán và chặt chẽ giúp cho hoạt bảo tính đầy đủ, tính thống nhất,
động của các DN được thực hiện tính minh bạch, khó tiếp cận sẽ là
một cách thuận lợi, dễ dàng. rào cản pháp lý cho các DN khi
• Hệ thống pháp luật càng đầy đủ và thực hiện hoạt động kinh doanh,
hoàn thiện, đơn giản, dễ hiểu dễ thâm nhập thị trường nước ngoài.
thực hiện giúp cho hoạt động kinh
doanh hiệu quả hơn
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.2. Môi trường pháp luật
Doanh nghiệp KDQT cần làm gì?
• Hiểu rõ hệ thống pháp luật của nước chủ nhà và luật
1 quốc tế được áp dụng tại đó

• Tìm hiểu rõ các rào cản thương mại quốc tế của quốc
2 gia

• Hiểu các pháp luật về đầu tư nước ngoài


3

• Hiểu các quy định liên quan đến marketing và phân


4 phối
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.2. Môi trường pháp luật
Doanh nghiệp KDQT cần làm gì?
Tích cực rà soát môi trường
kinh doanh
Đặt các tiêu chuẩn đạo đức làm
tôn chỉ trong kinh doanh
Liên kết với bạn hàng
có uy tín Bảo vệ thông qua
Hợp đồng hợp pháp

Hạn chế rủi ro pháp luật


Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.3. Môi trường kinh tế
2.2.3.1. Hệ thống nền kinh tế trên thế giới

• Hệ thống kinh tế (economic


system) là những quy định về
thể chế được đưa ra để giải
quyết đồng thời hai vấn đề khan
hiếm và lựa chọn.
• Hệ thống kinh tế thế giới có ba
dạng chính, đó là kinh tế thị
trường, kinh tế chỉ huy và kinh
tế hỗn hợp
Hệ thống Kinh tế thị trường

• Trong nền kinh tế thị trường


phần lớn các nguồn lực của
quốc gia như đất đai, nhà
xưởng thuộc sở hữu tư nhân, đó
là các cá nhân hay doanh
nghiệp.

• Trên thị trường, cung và cầu


sẽ quyết định giá cả và
quyết định doanh nghiệp
cần sản xuất và phân phối
cái gì?
Hệ thống Kinh tế tập trung – kinh tế chỉ huy

• Nhà nước sở hữu, chi phối mọi


nguồn lực.
• Nhà nước có quyền quyết định
hàng hóa và dịch vụ nào được sản
xuất, với số lượng bao nhiêu, chất
lượng như thế nào và giá cả ra
sao.
Hệ thống Kinh tế hỗn hợp
Một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế mà hầu hết do thị trường
quyết định, và hình thức sở hữu tư nhân là phổ biến hơn,
nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các quyết định cá
nhân.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.3. Môi trường kinh tế
2.2.3.2. Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế
• Tổng thu nhập quốc gia (GNI) • Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
• Tổng sản phẩm nội địa (GDP) • Mức độ phát triển con
• Tính toán các chỉ số trên đầu người (HDI)
người • Chỉ số năng lực cạnh tranh
• Tỉ lệ thay đổi toàn cầu (GCI)
• Ngang giá sức mua (PPP) • Chỉ số đổi mới sáng tạo
toàn cầu (GII)
• Chỉ số đo lường Xanh của
GNP
2.2.3.2 Các chỉ số phân tích môi trường
kinh tế

Tổng thu nhập quốc gia GNI

• Là chỉ tiêu phản ánh kết quả thu nhập lần đầu được tạo ra
từ các yếu tố sở hữu của một quốc gia tham gia vào hoạt
động sản xuất trên lãnh thổ quốc gia đó hay ở nước ngoài
trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Tổng sản phẩm nội địa GDP

• Là tổng giá trị của mọi hàng hóa dịch vụ được sản xuất
trong biên giới của một quốc gia trong vòng một năm,
không phân biệt chủ thế kinh tế nội địa hay nước ngoài.
2.2.3.2 Các chỉ số phân tích môi trường
kinh tế

Tính toán • Tổng sản phẩm nội địa bình quân


các chỉ số đầu người (GDP/người)
trên đầu • Tổng thu nhập quốc gia bình quân
đầu người (GNI/người)
người

• Việc nghiên cứu tình hình hiện tại


và dự đoán hiệu quả kinh tế tương
lại đòi hỏi xác định tỉ lệ của các
Tỉ lệ thay đổi thay đổi.
• Sự tăng trưởng này là sức hấp dẫn
nguồn đầu tư nước ngoài khổng lồ.
2.2.3.2 Các chỉ số phân tích môi trường
kinh tế

Ngang giá sức


mua (Purchasing
Power Parity –
PPP) là giá trị
hàng hóa và dịch
vụ có thể mua
được bằng một
đơn vị đồng nội tệ.
2.2.3.2 Các chỉ số phân tích môi trường
kinh tế

• Chỉ số giá tiêu dùng


(Consumer Price Index –
CPI): là chỉ số đo lường
mức giá trung bình của giỏ
hàng hóa và dịch vụ mà
một người tiêu dùng điển
hình mua.
• Sự biến động của CPI có
thể gây ra lạm phát hoặc
giảm phát.
2.2.3.2 Các chỉ số phân tích môi trường
kinh tế

Mức độ phát triển con người (Human development Index –


HDI)

• Là chỉ số so sánh, định lượng mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ,


tuổi thọ và một số nhân tố khác của các quốc gia trên thế
giới.

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global competitiveness


Index – GCI)

• Là công cụ đo lường các yếu tố kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh


hưởng tới năng lực cạnh tranh quốc gia, những điểm mạnh,
điểm yếu của các nền kinh tế của mỗi quốc gia.
2.2.3.2 Các chỉ số phân tích môi trường
kinh tế

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index –
GII)

• Là chỉ số nhằm đánh giá năng lực và kết quả đổi mới của
các nền kinh tế thế giới.

Chỉ số đo lường Xanh (Green Measure) của GNP

• Nhằm đo lường kết quả của nền kinh tế dựa trên phát triển
bền vững.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.3. Môi trường kinh tế
2.2.3.3. Tác động của môi trường kinh tế đến kinh doanh quốc tế

Mở ra nhiều cơ Xảy ra các rủi ro


hội cho các kinh tế từ việc
doanh nghiệp quản lý kinh tế
KDQT khi nền yếu kém của
kinh tế tăng chính phủ hoặc
trưởng và phát tác động từ yếu
triển ổn định tố bên ngoài.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.3. Môi trường kinh tế
Doanh nghiệp KDQT cần làm gì?

• Tìm hiểu kỹ hệ thống chính trị quốc gia dự


kiến thực hiện hoạt dộng kinh doanh quốc tế
1

• Quan tâm tìm hiểu môi trường kinh tế nước sở


tại cũng như nghiên cứu môi trường kinh
doanh quốc tế, cố gắng theo kịp các hoạt động
2 kinh tế theo nhóm vùng, khu vực và các tổ
chức quốc tế.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.1. Khái niệm về văn hóa
• Theo UNESCO: ‘Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt
động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các
thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ
thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu
tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
• Theo giáo trình quản lý xã hội: Văn hóa là một thiết chế xã
hội cơ bản, là một phức thể, tổng thể đặc trưng về diện mạo,
tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm…khắc họa nên bản sắc
của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, vùng miền, quốc
gia, xã hội…Văn hóa có thể là hữu thể, có thể là vô hình.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.1. Khái niệm về văn hóa
“Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những giá trị vật
chất và tinh thần do con người kiến tạo nên và mang
đặc thù riêng của mỗi một dân tộc”
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.1. Khái niệm về văn hóa
Bản chất của văn hóa
Văn hóa mang tính nguyên tắc phải tuân
theo
Văn hóa mang tính phổ biến trong xã
hội
Văn hóa mang tính riêng biệt, duy nhất
và độc đoán
Văn hóa mang tính lâu dài và vĩnh viên

Văn hóa hết sức linh hoạt


Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.2. Các yếu tố trong môi trường văn hóa

Phong tục tập


Các giá trị và quán, chuẩn mực
Ngôn ngữ Tôn giáo
thái độ đạo đức

Văn hóa vật


Giáo dục Thẩm mỹ
chất
Ngôn ngữ
• Ngôn ngữ bằng lời và chữ viết

• Phi ngôn ngữ


Ngôn ngữ bằng lời nói và chữ viết

Đa dạng, trên toàn thế giới


có 7,099 ngôn ngữ.
1 quốc gia có thể có nhiều
ngôn ngữ.

Ngôn ngữ chi phối cách suy


nghĩ
Hệ thống sử dụng ngôn
ngữ khác nhau sẽ có cách
nghĩ khác nhau
Phi ngôn ngữ
Tôn giáo

Tôn giáo có thể được định nghĩa như một hệ thống các tín
ngưỡng và nghi thức liên quan đến lĩnh vực thần thánh.

Đạo Thiên Chúa Đạo Hồi Đạo Hindu

Đạo Phật Đạo Khổng


Tôn giáo

• Tôn giáo cung cấp nền tảng tinh thần cho nền văn hóa. Tôn
giáo quy định cách cư xử, ăn mặc, thói quen làm việc.
• Nghiên cứu thị trường phải đặc biệt quan tâm đến các hoạt
động, nghi thức tôn giáo.
• Tìm hiểu logic các quy luật tôn giáo là hết sức cần thiết.
DN KDQT thành công là những doanh nghiệp có thể thích
nghi với các yêu cầu tôn giáo.
Các giá trị và thái độ

• Giá trị (value) là những niềm tin và chuẩn mực chung cho một tập
thể người được các thành viên chấp nhận.
• Thái độ (attitude) là sự đánh giá những giải pháp khác nhau dựa
trên những giá trị này.
Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức

• Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được
hình thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được
cộng đồng thừa nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
• Dưới góc độ pháp lý, tập quán là thói quen đã thành nếp trong
đời sống, xã hội, trong sản xuất và trong sinh hoạt thường ngày,
được cộng đồng có tập quán đó làm theo như một quy ước
chung của cộng đồng.
 Phong tục tập quán là “những thói quen đã được mọi người
tuân thủ tại một địa phương trong một hoàn cảnh bắt buộc phải
chấp nhận lề thói ấy như một phần luật pháp của địa phương”
Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức

• Chuẩn mực đạo đức là các yêu cầu, đòi hỏi của xã hội đối với các
cá nhân, trong đó có sự xác định có thể là chính xác hoặc gần
chính xác về phạm vi, giới hạn của những điều được và những
điều không được phép làm.
• Phong tục tập quán và chuẩn mực đạo đức là những luật lệ xã hội
để kiểm soát hành động của người này với người kia
• Phong tục tập quán diễn ra thông qua các hành động thông thường
hàng ngày, ít mang tính đạo đức
Văn hóa vật chất

“Văn hóa vật chất là toàn bộ những giá trị vật chất do
con người sáng tạo nên trong quá trình lịch sử để thỏa
mãn chính nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần của
con người”.
Văn hóa vật chất
Một nền văn hoá vật chất thường được coi là kết quả của công
nghệ và được liên hệ trực tiếp tới việc xã hội đó tổ chức hoạt
động kinh tế của mình như thế nào.

Văn hoá vật chất thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó.
Giáo dục
• Trình độ giáo dục của một cộng
đồng có thể được đánh giá qua:
– Tỷ lệ người biết đọc, biết viết
– Tỷ lệ người tốt nghiệp phổ thông,
trung học hay đại học
– Các thông số khác
Yếu tố quyết định sự phát triển
văn hóa
Từ góc nhìn kinh doanh quốc tế, một khía cạnh quan trọng
của giáo dục là vai trò trong việc xác định lợi thế cạnh tranh
quốc gia
Thẩm mỹ
• Văn hóa thẩm mỹ là thành tố đặc biệt của văn hóa tinh thần là
một bộ phận hữu cơ của văn hóa hàm chứa một năng lực sáng tạo
đặc biệt ở những giá trị thẩm mỹ trước những hiện tượng tự nhiên
và xã hội những quy luật tồn tại và phát triển, là thước đo để đánh
giá trình độ văn hóa của con người năng lực khám phá và sáng
tạo nên nền văn hóa mỹ học.
• Văn hóa thẩm mỹ là bộ phận kinh tế của văn hóa xã hội là lĩnh
vực thể hiện rõ nét và đặc trưng nhất tính nhạy cảm và những
năng lực sáng tạo của con người.
• Vấn đề thẩm mỹ là quan trọng khi một hãng có ý định kinh doanh
ở một nền văn hóa khác.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.3. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

Mọi hành
Kinh
vi, suy
Văn hóa doanh
nghĩ của
quốc tế
con người

Một trong những hiểm họa lớn nhất đối với công ty
khi lần đầu đặt chân ra thị trường nước ngoài là
việc thiếu thông tin, hiểu biết về văn hóa.
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.3. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

Quảng bá Đàm phán,


sản phẩm thương
thảo

Phong
Khả năng cách làm
tiêu thụ việc, quản
sản phẩm lý
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.3. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

Phát triển sản phẩm và dich vụ


Khả năng thích Giao tiếp và trao đổi với khách
nghi về văn hóa có hàng, đối tác nước ngoài
ý nghĩa then chốt Xem xét, lựa chọn nhà cung cấp,
trong việc xây dựng đối tác
lợi ích cạch tranh
Đàm phán, thiết kế các hợp đồng
của doanh nghiệp
KTQT
Chuẩn bị triển lãm, hội chợ thường
mại, quảng cáo, xúc tiến TM
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
2.2.4.3. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

Làm việc
nhóm
Phong Chế độ
cách lãnh tuyển dụng
đạo nhân viên

Hệ thống
Cơ cấu tổ
lương
chức DN
thưởng
Làm việc nhóm
• Xuất thân từ các nền văn hóa khác nhau có thế dẫn đến cách
làm việc nhóm khác nhau.
• Nhật Bản nhấn mạnh vào sự
liên kết nhóm trong khi
người Mỹ lại có xu hướng
làm việc theo cá nhân.
Làm sao để dung hòa sự
khác biệt văn hóa của các
thành viên trong và ngoài
nước?
Huấn luyện kỹ năng thích nghi như thế nào?
Đưa ra phần thưởng đặc biệt để khuyến khích sự hợp tác?
Chế độ tuyển dụng nhân viên

Chế độ tuyển dụng suốt đời Thường không có chế độ


tuyển dụng suốt đời
Hệ thống lương thưởng

Trung Quốc, Phương Tây:


Nhật Bản: cơ cơ sở để trả
sở để trả lương, thăng
lương, thăng cấp là:
cấp là: HIỆU QUẢ
TUỔI ĐỜI CÔNG VIỆC

Khó khăn khi liên doanh với


công ty nước ngoài
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Công ty Châu Á

Công ty Bắc Âu
Phong cách lãnh đạo

Người Mỹ: Người Áo: nhà Người Đức: chủ


quyết đoán, năng lãnh đạo khá độc nghĩa hoàn hảo,
động, hướng đến đoán; nhân viên làm việc kéo dài
kết quả, tự tin và tôn trọng sếp nhiều giờ, tuân
sẵn sàng thay quá mức và thủ nghiêm các
đổi không hài lòng luật lệ và hành
với môi trường ít xử công bằng
được lắng nghe
Chương 2: Môi trường kinh doanh quốc tế

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ


2.2.4. Môi trường văn hóa
Doanh nghiệp KDQT cần làm gì?
• Nắm được những kiến thức chung nhất, liên quan
đến lĩnh vực kinh doanh tại nền văn hóa khác, và
1 học ngôn ngữ của đối tác

• Tránh những sai lệch về văn hóa bằng cách phân


2 tích khác biệt văn hóa

• Phát triển kỹ năng đa văn hóa: chấp nhận sự nhập


nhằng, khả năng quan sát, đánh giá các mối quan hệ
3 cá nhân, linh hoạt và thích ứng
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
CHƯƠNG 2
• Câu 1: Môi trường kinh doanh quốc tế là gì? Tại sao các doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế cần hiểu biết rõ về môi trường kinh doanh?
• Câu 2: Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và phân tích những ảnh hưởng
của môi trường chính trị đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp?
• Câu 3: Các yếu tố thuộc môi trường pháp luật và phân tích những ảnh hưởng
của môi trường pháp luật đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh
nghiệp?
• Câu 4: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và phân tích những ảnh hưởng
của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp?
• Câu 5: Các yếu tố thuộc môi trường văn hóa và phân tích những ảnh hưởng
của môi trường văn hóa đến hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp?

You might also like