You are on page 1of 31

CHƯƠNG 4

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

TS. BÙI QUÝ THUẤN


NỘI DUNG

1. Môi trường và môi trường kinh doanh quốc tế là gì?

2. Đặc điểm của môi trường kinh doanh quốc tế

3. Môi trường kinh doanh quốc tế


Anh/Chị hiểu thế nào về môi trường và môi trường kinh doanh?
MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1. Môi trường là gì?


=> Theo điều 3, Luật bảo vệ Môi trường năm 2020
định nghĩa “Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất
tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau,
bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống,
kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người,
sinh vật và tự nhiên”
2. Môi trường kinh doanh là gì?
MÔI TRƯỜNG VÀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Môi trường kinh doanh là gì?


-Môi trường kinh doanh là tổng thể các yếu tố, nhân
tố (bên ngoài và bên trong) vận động tương tác lẫn
nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động
KD của DN
-Hay môi trường kinh doanh là tập hợp tất cả những
yếu tố có liên quan chặt chẽ đối với các hoạt động
của doanh nghiệp, những yếu tố này có ảnh hưởng
bên trong hoặc ảnh hưởng bên ngoài đến kết quả, hiệu
suất công việc và sự phát triển của DN
1. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các yếu tố


môi trường thành phần như:
- Môi trường pháp luật,
- Chính trị,
- Kinh tế, văn hóa, tài chính…
=> Những yếu tố này tồn tại ở mỗi quốc gia trong nền
kinh tế thế giới, chúng tác động và chi phối mạnh mẽ
đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các
doanh nghiệp phải điều chỉnh các mục đích, hình thức
và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng, nhằm
nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả
cao trong hoạt động kinh doanh.
2. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Môi trường kinh doanh 2. Môi trường kinh doanh


quốc tế tồn tại tất yếu khách mang tính đặc trưng riêng biệt
quan

3. Môi trường kinh doanh có 4. Môi trường kinh doanh luôn


tính chất đa dạng và phức tạp thay đổi vận động theo nhiều
chiều hướng khác nhau
3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

Tại sao nghiên cứu và đánh giá MTKD quốc tế?


=> Đánh giá môi trường kinh doanh quốc tế nhằm giúp
DN xây dựng tầm nhìn chiến lược hiệu quả trong hoạt
động kinh doanh quốc tế
3. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC TẾ

1. Môi trường chính trị 2. Môi trường pháp luật

3. Môi trường kinh tế 4. Môi trường văn hóa


3.1. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

1. Hệ thống chính trị trên thế giới


- Hệ thống chính trị là khái niệm dùng để chỉ một
chỉnh thể bao gồm các tổ chức như đảng chính trị, nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội (hợp pháp); với
những quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố đó
trong việc tham gia vào các quá trình hoạch định và
thực thi các quyết sách chính trị nhằm bảo đảm quyền
thống trị của giai cấp, lực lượng cầm quyền, đồng thời
đáp ứng nhu cầu ổn định và phát triển xã hội
- Hệ thống chính trị gồm: Chế độ chuyên chế, chế độ xã
hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ
3.1. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

2. Tác động của môi trường chính trị đến kinh doanh
quốc tế?

Môi trường chính Thúc đẩy các


trị ổn định hoạt động KDQT

Tác động bất lợi


Môi trường chính trị Các rủi ro: Bất ổn xã hội, hệ tư trong việc phát
không ổn định tưởng đấu tranh, kinh tế kém triển hoạt động
KDQT
3.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT
1. Hệ thống pháp lý
- Hệ thống pháp lý của quốc gia là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và
các quy trình giúp thi hành các điều luật qua đó xử lý các tranh chấp
- Mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh
quốc tế, bao gồm luật thương mại quốc tế (xuất, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ…),
luật đầu tư nước ngoài, luật thuế, luật ngân hàng…
Nắm chắc hệ thống luật pháp của từng quốc gia và các hiệp định giữa các nước
mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa
chọn quốc gia, khu vực kinh doanh, hình thức kinh doanh, mặt hàng kinh doanh
nhằm tăng lợi nhuận, hạn chế rủi ro
3.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT
2. Hệ thống pháp luật trên thế giới
2. Hệ thống pháp luật trên thế giới
LUẬT THÔNG LỆ
• Bắt đầu từ năm 1066, tòa án do vua lập ra
• Cơ sở xét xử là các án lệ

LUẬT DÂN SỰ
• Nguồn gốc: Luật 12 bảng của cộng hòa La Mã ban hành TK 5 TCN
• Là hệ thống luật dựa trên những quy định, quy tắc bằng văn bản

LUẬT THẦN QUYỀN


• Nội dung lấy từ 4 nguồn: Kinh Koran, Sunnah, các bài viết của học giả
Islam giáo, các điều được cộng đồng thừa nhận về mặt pháp lý
• Hệ thống luật pháp bị ảnh hưởng rõ rệt của tôn giáo, nguyên tắc đạo lý,
giá trị đạo đức
3.2. MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT

3. Các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh quốc tế


- Pháp luật quốc tế về hợp đồng thương mại
- Pháp luật về tiêu chuẩn hóa quốc tế: IEC, ISO, ITU
- Pháp luật về Quyền sở hữu trí tuệ:
+ Bằng sáng chế
+ Bản quyền nhãn hiệu
- Pháp luật quản lý ngoại thương
- Pháp luật đầu tư quốc tế
4. Tác động của môi trường pháp luật đến KDQT
Tích cực Tiêu cực
Nếu hệ thống pháp luật không đảm bảo
Hệ thống pháp luật minh bạch, khả đoán
tính đầy đủ, tính thống nhất, tính minh
và chặt chẽ giúp cho hoạt động của các
bạch, khó tiếp cận sẽ là rào cản pháp lý
DN được thực hiện một cách thuận lợi, dễ
cho các DN khi thực hiện hoạt động kinh
dàng
doanh, thâm nhập thị trường nước ngoài
Hệ thống pháp luật càng đầy đủ và hoàn
thiện, đơn giản, dễ hiểu dễ thực hiện giúp
cho hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn
3.3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

1. Hệ thống nền kinh tế trên thế giới


- Hệ thống kinh tế (economic system) là những quy định về thể chế được
đưa ra để giải quyết đồng thời hai vấn đề khan hiếm và lựa chọn
- Hệ thống kinh tế thế giới có ba dạng chính, đó là kinh tế thị trường, kinh tế
chỉ huy và kinh tế hỗn hợp
=> Thảo luận: Theo Anh/Chị tại sao doanh nghiệp KDQT cần nắm rõ hệ
thống kinh tế?
HỆ THỐNG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

- Trong nền kinh tế thị trường phần lớn các nguồn lực của
quốc gia như đất đai, nhà xưởng thuộc sở hữu tư nhân,
đó là các cá nhân hay doanh nghiệp

- Trên thị trường, cung và cầu sẽ quyết định giá cả


và quyết định doanh nghiệp cần sản xuất và
phân phối cái gì?
HỆ THỐNG KINH TẾ TẬP TRUNG

- Nhà nước sở hữu, chi phối mọi nguồn lực

- Nhà nước có quyền quyết định hàng hóa và dịch


vụ nào được sản xuất, với số lượng bao nhiêu, chất
lượng như thế nào và giá cả ra sao.
HỆ THỐNG KINH TẾ HỖN HỢP

- Một nền kinh tế hỗn hợp là kinh tế mà hầu hết do thị


trường quyết định, và hình thức sở hữu tư nhân là phổ
biến hơn, nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các
quyết định cá nhân/ doanh nghiệp
3.3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
2. Các chỉ số phân tích môi trường kinh tế?

- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) - Chỉ số giá tiêu dùng

- Tổng sản phẩm nội địa (GDP) - Mức độ phát triển con người (HDI)

- GDP/người bình quân - Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI)

- Tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng - Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)

- Ngang giá sức mua (PPP) - Chỉ số đo lường xanh của GNP
3.3. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ
3. Tác động của môi trường kinh tế đến kinh doanh quốc tế?

Xảy ra các rủi ro


Mở ra nhiều cơ hội kinh tế từ việc
cho các DN KDQT quản lý kinh tế yếu
khi nền kinh tế kém của chính phủ
tăng trưởng và hoặc tác động từ
phát triển ổn định yếu tố bên ngoài
3.4. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

1. Văn hóa là gì?


- Theo UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố
xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”
- Theo giáo trình quản lý xã hội: Văn hóa là một thiết chế xã hội cơ bản, là một
phức thể, tổng thể đặc trưng về diện mạo, tinh thần, vật chất, tri thức, tình
cảm…khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng, gia đình, xóm làng, vùng
miền, quốc gia, xã hội…Văn hóa có thể là hữu thể, có thể là vô hình
3.4. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA

=> Văn hóa là một tổng thể phức hợp về những


giá trị vật chất và tinh thần do con người kiến tạo
nên và mang đặc thù riêng của mỗi một dân tộc
2. Bản chất của văn hóa là gì?

Văn hóa mang tính Văn hóa mang tính Văn hóa mang tính
nguyên tắc phải tuân phổ biến trong xã riêng biệt, duy nhất
theo hội và độc đáo

Văn hóa mang tính lâu Văn hóa hết sức linh
dài và vĩnh viễn hoạt
3. Các yếu tố của môi trường văn hóa
3.4. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
4. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

Mọi hành vi,


Kinh doanh
Văn hóa suy nghĩ của
quốc tế
con người

Một trong những hiểm họa lớn nhất đối với công ty khi lần đầu đặt chân
ra thị trường nước ngoài là việc thiếu thông tin, hiểu biết về văn hóa
3.4. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA
4. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

ĐÀM PHÁN,
QUẢNG BÁ SẢN THƯƠNG THẢO
PHẨM HỢP ĐỒNG

PHONG CÁCH
KHẢ NĂNG TIÊU LÀM VIỆC, QUẢN
THỤ SẢN PHẨM LÝ
4. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế
Khả năng thích nghi về văn hóa có
ý nghĩa then chốt trong việc xây Phát triển sản phẩm và dịch vụ
dựng lợi ích cạnh tranh của DN

Giao tiếp và trao đổi với khách hàng, đối tác nước ngoài

Xem xét, lựa chọn nhà cung cấp, đối tác

Đàm phán, thiết kế các hợp đồng KDQT

Chuẩn bị triển lãm, hội chợ thương mại, quảng cáo, xúc tiến TM
4. Tác động của môi trường văn hóa đến kinh doanh quốc tế

Làm việc
nhóm

Chế độ
Phong cách
tuyển dụng
lãnh đạo
nhân viên

Hệ thống
Cơ cấu tổ
lương
chức DN
thưởng
KẾT THÚC

You might also like