You are on page 1of 47

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÀI THU HOẠCH HỌC PHẦN


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Nhóm sinh viên : Nhóm 8

Nguyễn Thị Duyên-1677010027 (NT)

Nguyễn Thị Mai Hương-1677010063

Đỗ Hà Ngân-1577010113

Lớp : TA 16-03

GV hướng dẫn: Trịnh Huy Hồng

Hà nội, tháng 5 năm 2023


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1
2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................2
3. Kết cấu của bài thu hoạch............................................................................................2
NỘI DUNG.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU, CÁC THÀNH
PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................3
1.1. Một số khái niệm liên quan.......................................................................................3
1.2. Các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay..............................................................4
1.3. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay...........................................................7
CHƯƠNG 2 VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN
NGHIÊN CỨU CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÀ PHÊ CAO NGUYÊN..............15
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao nguyên....................................15
2.2. Vai trò của kinh tế tư nhân từ thực tiễn nghiên cứu Công ty cổ phần dịch vụ cà phê
Cao nguyên....................................................................................................................24
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNH
PHẦN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.....................................................................29
3.1. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế nhà nước..................................29
3.2. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế tập thể..............................31
3.3. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế tư nhân............................34
3.4. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
........................................................................................................................................38
KẾT LUẬN...................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................40
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại. Phát triển kinh
tế thị trường là xu thế phổ biến và khách quan đối với mọi quốc gia, dân tộc.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận của
Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là tất yếu khách quan, không chỉ phù hợp với xu thế thời đại,
với tình hình thế giới mà còn phù hợp với tình hình đất nước và nguyện vọng
của nhân dân Việt Nam. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Mỗi hình thức sở hữu, mỗi
thành phần kinh tế có vị trí, vai trò khác nhau. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt
Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được
củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài ngày càng được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược,
quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội”1.
Trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến phức
tạp, khó lường. Kinh tế thế giới lầm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng
do tác động của đại dịch Covid-19. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại,
tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng
cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư phát triển mạnh mẽ, tạo ra cả thời cơ và thách
thức với mọi quốc gia. Ở trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, thế và lực, sức
mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng nâng
cao. Tuy nhiên, những nguy cơ, thách thức mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn, có mặt
gay gắt hơn. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu
kém. Việc phát triển văn hóa, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội trong phát triển kinh tế thị trường còn có biểu hiện chưa được quan
tâm đúng mức. Tệ nạn xã hội, tiêu cực còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó,
hội nhập quốc tế sâu rộng ngày càng đặt ra yêu cầu cao. Tình hình đó càng đòi
hỏi phải tiếp tục hoàn thiện các hình thức sở hữu và phát huy hơn nữa vai trò
của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Các hình thức sở hữu, các thành

1
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia
Sự thật, tập 1, 2021, tr.128
1
phần kinh tế? Thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo? Chứng minh vai
trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam” có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn.
2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả vận
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành; trong
đó chú trọng sử dụng các phương pháp hệ thống - cấu trúc, phân tích - tổng
hợp, so sánh, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để thực hiện nội dung
nghiên cứu.
3. Kết cấu của bài thu hoạch
Bài thu hoạch gồm: Mở đầu, nội dung (03 chương), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo.

2
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU,
CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là
nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị
trường.
Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được Đảng
Cộng sản Việt Nam chính thức sử dụng trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX (tháng 4/2001). Từ đó đến nay, Đảng ta không ngừng bổ sung,
hoàn thiện tư duy lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (tháng 02/2021), Đảng ta
đã đưa ra khái niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, đó là: “nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy
đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo
đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;
kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố, phát triển; kinh tế
tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được
khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển kinh tế xã – hội”2.
1.1.2. Khái niệm quan hệ sở hữu, chế độ sở hữu, hình thức sở hữu
Sở hữu là phạm trù của kinh tế chính trị phản ánh quan hệ giữa người
với người trong chiếm hữu những điều kiện sản xuất và của cải vật chất xã hội.
2
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2021, tập 1, tr.128-129.
3
Nói cách khác, sở hữu về tư liệu sản xuất là quan hệ giữa người với người
trong việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản
xuất chủ yếu của xã hội, là hình thức xã hội của sản xuất.
Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu,
sử dụng, định đoạt đối tượng sở hữu và lợi ích từ đối tượng sở hữu. Với ý nghĩa
như vậy, quan hệ sở hữu được hàm ý phân biệt với quan hệ giữa người với vật;
cũng như phân biệt với các quan hệ xã hội khác giữa con người với con người.
Chế độ sở hữu là các quan hệ sở hữu tồn tại trong mỗi giai đoạn lịch sử
cụ thể được thể chế hóa bằng pháp luật và được thực hiện thông qua cơ chế
nhất định. Như vậy, chế độ sở hữu của một quốc gia trong một thời kỳ lịch sử
nhất định được hiểu là một hệ thống cấu trúc mang tính nguyên tắc tổng thể, do
Nhà nước của giai cấp cầm quyền xác lập, trong đó đảm bảo những điều kiện
cho các hình thức sở hữu cùng tồn tại, vận động, tương tác lẫn nhau, phản ánh
kết quả tác động khách quan của lực lượng sản xuất, do trình độ lực lượng sản
xuất quy định, đồng thời phản ánh bản chất của chế độ xã hội tương ứng của
quốc gia đó.
Hình thức sở hữu là biểu hiện trên bề mặt xã hội của quan hệ sở hữu.
Nghĩa là, quan hệ sở hữu là yếu tố trừu tượng bên trong luôn vận động cùng và
tác động biện chứng với lực lượng sản xuất, còn hình thức sở hữu là biểu hiện
hiện thực kinh tế - xã hội, thể hiện ra thông qua hoạt động của các chủ thể kinh
tế.
1.1.3. Khái niệm thành phần kinh tế
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, là kiểu quan hệ kinh tế đặc trưng
bởi các hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất từ đó thành phần kinh tế
tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, căn cứ vào quan hệ sản
xuất để xác định từng thành phần kinh tế cụ thể.
Thành phần kinh tế là sự thống nhất giữa hai mặt kinh tế và kỹ thuật,
chính là mặt xã hội và mặt tự nhiên của một nền sản xuất cụ thể. Ngày nay
thuật ngữ "thành phần kinh tế" ít được sử dụng mà thay vào đó người ta thường
sử dụng thuật ngữ khu vực kinh tế với ý nghĩa tương tự.
1.2. Các hình thức sở hữu ở Việt Nam hiện nay
1.2.1. Sở hữu toàn dân

4
Tài sản thuộc sở hữu toàn dân gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và
các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân
do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước là đại diện, thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản
thuộc sở hữu toàn dân. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng
mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được đầu tư vào doanh nghiệp thì Nhà
nước thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp
luật về doanh nghiệp, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh
doanh tại doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan. Doanh
nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các tài sản
khác do Nhà nước đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.
Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho cơ quan nhà nước, đơn
vị vũ trang nhân dân thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc quản
lý, sử dụng tài sản đó. Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện
việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, theo quy định của pháp luật đối với tài
sản được Nhà nước giao.
Khi tài sản thuộc sở hữu toàn dân được giao cho tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp thì Nhà nước thực hiện quyền kiểm tra, giám sát việc
quản lý, sử dụng tài sản đó. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng tài sản được Nhà nước giao đúng mục
đích, phạm vi, theo cách thức, trình tự do pháp luật quy định, phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ được quy định trong điều lệ.
Đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà chưa được giao cho cá nhân,
pháp nhân quản lý thì Chính phủ tổ chức thực hiện việc bảo vệ, điều tra, khảo
sát và lập quy hoạch đưa vào khai thác.
1.2.2. Sở hữu riêng
Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.
Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá
trị.

5
Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở
hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và
các mục đích khác không trái pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng không
được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích
công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
1.2.3. Sở hữu chung
Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp
nhất.
Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của
pháp luật hoặc theo tập quán.
Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở
hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu
chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương
ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu
của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu
chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu
chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền,
nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.
Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng,
buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản
được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng
nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù
hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp
pháp của cộng đồng. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng,
định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của
cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức
xã hội. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân
chia.
Sở hữu chung của các thành viên gia đình: Tài sản của các thành viên
gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau

6
tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của
Bộ luật này và luật khác có liên quan. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa
thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài
sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các
thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp luật có quy định khác.
Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang
nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Vợ chồng thỏa
thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết
định của Tòa án.
Sở hữu chung trong nhà chung cư: Phần diện tích, trang thiết bị và các
tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà
ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó
và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ
sở hữu có thỏa thuận khác. Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có
quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại
khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận
khác.
Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi
nhuận.
Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận
hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù
hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
1.3. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay
1.3.1. Các thành phần kinh tế ở Việt Nam
1.3.1.1. Thành phần kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước là thành phần kinh tế có tính chất xã hội chủ nghĩa, thể
hiện ở chế độ sở hữu toàn dân: tài sản các xí nghiệp ấy là của chung của nhân
dân, của Nhà nước, chứ không phải của riêng. Trong quan hệ tổ chức quản lý

7
sản xuất, “xưởng trưởng, công trình sư và công nhân đều có quyền tham gia
quản lý, đều là chủ nhân. Việc sản xuất thì do sự lãnh đạo thống nhất của
Chính phủ nhân dân”. Kinh tế Nhà nước có vai trò lãnh đạo nền kinh tế quốc
dân, do đó, Nhà nước phải đảm bảo cho nó phát triển ưu tiên nhằm xây dựng
nền tảng vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
1.3.1.2. Thành phần kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức tổ chức kinh tế hợp tác đa dạng, phát
triển từ thấp đến cao (tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã…) trong đó
hợp tác xã là nòng cốt. Tăng cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các
liên hiệp hợp tác xã, không giới hạn về quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Kinh tế
tập thể lấy lợi ích kinh tế là trọng tâm, bao gồm lợi ích của thành viên, tập thể
và Nhà nước, đồng thời coi trọng lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội trên địa bàn.
Kinh tế tập thể phát triển dựa trên sở hữu riêng của thành viên và sở hữu
chung của tập thể; tổ chức hoạt động theo nguyên tắc đối nhân, không phụ
thuộc vào vốn góp; phân phối theo mức độ tham gia dịch vụ, theo hiệu quả lao
động và theo vốn góp. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm các thể nhân và
pháp nhân, thành viên chính thức và thành viên liên kết, cùng góp vốn, góp tài
sản, góp sức trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi
và quản lý dân chủ. Khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn, tài
sản chung trong tổ chức kinh tế tập thể.
Kinh tế tập thể là thành phần kinh tế quan trọng, phải được củng cố và
phát triển cùng kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế
quốc dân. Phát triển kinh tế tập thể là xu thế tất yếu trong bối cảnh hội nhập
quốc tế, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xuất phát
từ nhu cầu thiết thực, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho thành viên sản xuất
kinh doanh hiệu quả, phát triển bền vững. Phát triển kinh tế tập thể phải tôn
trọng bản chất, giá trị, nguyên tắc hoạt động của kinh tế tập thể, phù hợp với
điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của từng địa phương, vùng, miền và cả
nước.
Kinh tế tập thể được xác định là thành phần kinh tế cùng với kinh tế nhà
nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Bởi lẽ, đây là thành phần
kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của các thành viên, giảm sự phân hóa trong xã hội, …là mục tiêu

8
mà Đảng ta hướng tới là xây dựng chủ nghĩa xã hội nhằm làm cho “ dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Trong nền kinh tế thị trường và sự
bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0, các hộ sản xuất, kinh doanh cá thể
nhất thiết phải hợp tác, liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Do vậy,
chủ trương phát triển kinh tế tập thể để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hộ phát
triển là hoàn toàn đúng đắn.
1.3.1.3. Thành phần kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân được dùng để chỉ các thành phần kinh tế dựa trên chế độ
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế
tư bản tư nhân.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất
và lao động của bản thân người lao động.
Kinh tế cá thể, tiểu chủ có vị trí rất quan trọng trong nhiều ngành nghề,
có điều kiện phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay
nghề của từng gia đình, từng người lao động. Do đó, việc mở rộng sản xuất,
kinh doanh của kinh tế cá thể, tiểu chủ được Nhà nước khuyến khích phát
triển.
Kinh tế tư bản tư nhân dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa
về tư liệu sản xuất. Kinh tế tư bản tư nhân có vai trò đáng kể trong việc phát
triển kinh tế thị trường, giải quyết việc làm cho người lao động, có những đóng
góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế của đất nước, do đó, cần được khuyến
khích phát triển trong những ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật
không cấm.
Thành phần kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một yêu cầu
khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; là một
phương sách quan trọng để giải phóng sức sản xuất; huy động, phân bổ và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Kinh tế tư nhân là một động lực
quan trọng để phát triển kinh tế. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với
kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ. Khuyến
khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa

9
dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng
đóng góp trong GDP.
1.3.1.4. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thuật ngữ chỉ các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Ở Việt Nam thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thế hệ được
xác định từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là thành phần kinh tế
bao gồm:
Các doanh nghiệp, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: là doanh nghiệp
thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản
lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Hình thức thành lập: Công ty
trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được
thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Vốn pháp định: ít
nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu
hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án
có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và
phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.
Công ty liên doanh: là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký hiệp định giữa
Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh
nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp
Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài
trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Hình thức thành lập: Công ty trách nhiệm hữu
hạn. Mỗi bên liên doanh phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết
góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân theo pháp luật
Việt Nam; được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
Vốn pháp định: ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng
công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án
trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không
dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: là những doanh nghiệp
được các công ty nước ngoài thành lập để đầu tư phát triển kinh doanh tại thị

10
trường Việt Nam hoặc là các doanh nghiệp trong nước được mua lại và sáp
nhập vào các công ty nước ngoài.
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng vai trò tham gia vào chuyển giao
công nghệ, trình độ quản lý và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là
thành phần kinh tế đóng góp quan trọng vào sự phát triển của kinh tế nước ta;
Làm tăng của cải và sức cạnh tranh của các mặt hàng trong nước.
1.3.2. Vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011), do Đại hội XI của Đảng thông qua, khẳng
định: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều
hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và
hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là
bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển.
Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực
của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát
triển”3.
1.3.3. Vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước
Đảng ta khẳng định vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là
lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế,
tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.
Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững
chắc của nền kinh tế quốc dân”4.
Nói đến vai trò chủ đạo của KTNN trong nền kinh tế là nói đến tầm
quan trọng và tính chất quyết định của nó đối với đường hướng phát triển của
một quốc gia; thành phần kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí then chốt của

3
Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011), Hà Nội, 2011, tr.6
4
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia
Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 73 - 74
11
nền kinh tế và là lực lượng có khả năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp
đỡ, liên kết, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
1.3.3.1. Cơ sở khẳng định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Việc Đảng ta xác định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo là đúng đắn,
cần thiết, phù hợp với quy luật phát triển. Bởi vì:
Về mặt kinh tế cho thấy: Kinh tế nhà nước dựa trên chế độ công hữu (sở
hữu Nhà nước) về tư liệu sản xuất; là chế độ sở hữu phù hợp với xu hướng xã
hội hóa của lực lượng sản xuất. Thành phần kinh tế nhà nước không chỉ bao
hàm doanh nghiệp nhà nước, mà còn bao hàm sức mạnh kinh tế đứng đằng sau
các chính sách và hoạt động quản lý kinh tế của Nhà nước; bao hàm khả năng
tổ chức và hoạch định chính sách đúng đắn của Nhà nước; bao hàm sự gắn kết
hợp lý của hệ thống doanh nghiệp nhà nước, tài chính nhà nước, luật pháp và
hiệu lực quản lý của Nhà nước. Với sức mạnh kinh tế tổng hợp đó, thành
phần kinh tế nhà nước có khả năng tạo ra các điều kiện vật chất, các tiền đề
kinh tế-xã hội để phát triển tất cả các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước nắm
giữ những vị trí then chốt, yết hầu, xương sống của nền kinh tế, do đó, nó có
khả năng, có điều kiện chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác, bảo
đảm cho nền kinh tế phát triển theo hướng đã định. Kinh tế nhà nước là lực
lượng bảo đảm cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế; là lực lượng có khả
năng can thiệp, điều tiết, hướng dẫn, giúp đỡ và liên kết, tạo điều kiện cho các
thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Kinh tế nhà nước còn đảm nhận các
lĩnh vực sản xuất, kinh doanh có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế-xã
hội đòi hỏi vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng của tư nhân. Kinh tế nhà
nước tham gia vào những lĩnh vực khoa học, công nghệ mũi nhọn, có hệ số rủi
ro cao…
Về mặt chính trị, kinh tế nhà nước là “hòn đá thử vàng” để xem xét sự
đúng hướng hay chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong tiến trình phát triển kinh
tế. Bởi vì, Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước công nông, nhà
nước của những người lao động. Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, cần
thiết phải khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và thành phần này
phải ngày càng phát triển trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc
dân. Nếu không củng cố và tăng cường kinh tế nhà nước thì không thể nói tới
chủ nghĩa xã hội. Không thực hiện tốt vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thì

12
cũng không thể nói tới định hướng xã hội chủ nghĩa, nói tới con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội.
Về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt động, nên
thành phần kinh tế nhà nước gánh vác chức năng và vai trò xã hội to lớn. Đối với
bộ phận phi doanh nghiệp (ngân sách, dự trữ quốc gia...) thì đương nhiên, bên
cạnh chức năng kinh tế, chính trị, còn có cả chức năng xã hội. Đó là điều không
cần phải bàn. Đối với bộ phận “doanh nghiệp” trong thành phần kinh tế nhà
nước, hoạt động theo nguyên tắc thị trường cũng đảm nhận những vai trò xã hội
lớn. Điều này thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp này phải đảm nhận những ngành
ở những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị-xã hội mà tư nhân không muốn
đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền, đảm
nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu. Đó là những “người lính
đi đầu” trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong cuộc
chiến chống đói, nghèo và tụt hậu. Ngay cả những người phản biện nghiêm khắc
nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng không thể phủ nhận được thực tế
đó.
1.3.3.2. Biểu hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước
Thứ nhất, kinh tế nhà nước có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng
kinh tế, chiếm tỷ lệ lớn trong thu ngân sách và bảo đảm việc làm cho người lao
động
Các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ tỷ trọng đa số
hoặc có vị trí chi phối một số ngành, lĩnh vực nền tảng của nền kinh tế, như:
25% vốn điều lệ, 48% thị phần huy động vốn và 50% thị phần cho vay của toàn
hệ thống tín dụng; 86% sản lượng điện phát vào mạng lưới, 85% thị phần bán
lẻ xăng dầu. Đa số doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước khẳng định vị trí
đầu tàu về hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát huy tốt vai trò là công cụ, lực
lượng vật chất để Chính phủ điều tiết nền kinh tế, bảo đảm thực hiện có hiệu
quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tạo nguồn thu cho
ngân sách nhà nước, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội, thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và chính sách an sinh xã hội.
Thứ hai, kinh tế nhà nước là đầu tàu, hướng dẫn, dẫn dắt các hình thức
sở hữu khác trong việc phát triển các lĩnh vực đặc biệt, như các lĩnh vực cần
nhiều vốn đầu tư, có hàm lượng khoa học cao, một số lĩnh vực đặc biệt mới

13
hình thành. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN, ngày càng xuất hiện nhu cầu hình thành một số lĩnh vực mới đòi hỏi
vốn đầu tư lớn, công nghệ cao mà tự nó rất khó phát triển. Trong điều kiện các
quan hệ thị trường mới được phát triển, khu vực tư nhân còn nhỏ bé, chưa có
khả năng đầu tư lớn, khu vực sở hữu nhà nước tất yếu phải đảm nhận vai trò
đầu tàu, dẫn dắt trong những lĩnh vực mới này. Khi thực hiện vai trò này,
không có nghĩa là sở hữu nhà nước giữ vai trò thống trị độc quyền vĩnh viễn
mà vai trò đầu tàu, dẫn dắt thể hiện ở chỗ, khi các hình thức sở hữu khác đủ sức
tham gia và có khả năng tham gia có hiệu quả, Nhà nước kịp thời rút vốn ra
khỏi lĩnh vực đã đầu tư, để tiếp tục thực hiện vai trò của mình trong việc đầu tư
vào những lĩnh vực mới khác.
Thứ ba, kinh tế nhà nước định hướng, hướng dẫn hoạt động của các
thành phần kinh tế khác, để mọi thành phần kinh tế hoạt động theo mục tiêu
định sẵn của Nhà nước thông qua hai cách thức được thực hiện đồng thời là:
Quy hoạch chiến lược phát triển ngành, vùng, sản phẩm của bản thân kinh tế
nhà nước cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trên cơ sở đó, các thành
phần kinh tế khác có thêm luận cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của
mình. Cung cấp cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và những dịch vụ công cộng với
chất lượng cao, giá cả rẻ cho các thành phần kinh tế khác ở những lĩnh vực mà
nhà nước muốn khuyến khích họ đầu tư.
Kinh tế nhà nước hỗ trợ, kích thích các thành phần kinh tế khác phát
triển. Có thể hiểu sự hỗ trợ, kích thích của kinh tế nhà nước đối với các thành
phần kinh tế bao gồm: Ưu đãi về vay vốn, lãi suất, thuế, tiền thuê đất cho hoạt
động của các thành phần kinh tế; tìm kiếm và mở rộng thị trường, bao gồm cả
thị trường đầu vào lẫn thị trường đầu ra cho các thành phần kinh tế; Trợ giá
hàng xuất khẩu cho các thành phần kinh tế khác khi cần thiết; Hỗ trợ khuyến
khích các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực,
nâng cao năng lực cạnh tranh; Duy trì kích thích cạnh tranh bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế.
Thứ tư, kinh tế nhà nước bảo đảm phát triển năng lực cạnh tranh của
quốc gia. Do lịch sử phát triển, kinh tế nhà nước đã đảm nhận một loạt ngành
cạnh tranh. Khi khu vực tư nhân chưa kịp phát triển, Nhà nước phải trực tiếp
tham gia và đầu tư phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu đàn trong giai đoạn

14
đầu. Khi khu vực tư nhân lớn mạnh dần, kinh tế nhà nước dần dần rút hoặc
chuyển đổi sở hữu và về lâu dài, kinh tế nhà nước có thể không cần giữ vai trò
chủ đạo ở lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh.
Thứ năm, đối với an ninh quốc gia, kinh tế nhà nước thể hiện vai trò chủ
đạo ở hai nội dung cơ bản sau: 1- Nắm giữ những ngành đặc biệt quan trọng
liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia (sản xuất, sửa chữa vũ khí, trang bị
chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh,...). Tham gia nắm giữ một số vị trí thiết
yếu, quan trọng để giữ vững định hướng xã hội, làm đối trọng trong hội nhập
kinh tế quốc tế (bán buôn lương thực, xăng dầu; sản xuất điện; khai thác
khoáng sản quan trọng; một số sản phẩm cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin
quan trọng; bảo trì đường sắt, sân bay,...).
Thứ sáu, về mặt xã hội, do bản chất về mặt sở hữu và mục đích hoạt
động, kinh tế nhà nước có vai trò quan trọng trong gánh vác chức năng xã hội.
Vai trò này thể hiện ở chỗ, kinh tế nhà nước phải đảm nhận những ngành ở
những địa bàn khó khăn có ý nghĩa chính trị - xã hội mà tư nhân không muốn
đầu tư, thực hiện sự bảo đảm cân bằng về đầu tư phát triển theo vùng, miền,
đảm nhận các ngành sản xuất hàng hóa công cộng thiết yếu, thực hiện các
chính sách an sinh xã hội, các chương trình xóa đói, giảm nghèo,... Trong
những năm qua, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn của Nhà nước
như: BIDV, Vietinbank, PVN, Viettel…, xác định tham gia các hoạt động hỗ
trợ cộng đồng, thực hiện an sinh xã hội chính là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của chính bản thân doanh nghiệp. Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh,
các doanh nghiệp này luôn đề cao vai trò, trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội
của mình đối với người lao động trong doanh nghiệp và cộng đồng. Bên cạnh
các chương trình cụ thể bảo đảm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống
người lao động trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước chủ động hỗ
trợ cộng đồng thông qua các chương trình vận động của các tổ chức xã hội,
nhất là của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thực hiện tốt các chương trình này
cũng chính là góp phần triển khai chủ trương tăng trưởng đi liền với tiến bộ,
công bằng xã hội của Đảng và Nhà nước ta.
Tóm lại, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua bao gồm cả ở hệ
thống cơ chế, chính sách vĩ mô như: chính sách tài chính - tiền tệ, đất đai ... và cả

15
ở hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước để giải phóng mọi năng lực của nền
kinh tế, thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường và đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội bền vững.

CHƯƠNG 2
VAI TRÒ CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT
NAM
TỪ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
CÀ PHÊ CAO NGUYÊN
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần dịch vụ cà phê Cao nguyên
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
2.1.1.1. Thông tin chung
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ CÀ PHÊ CAO
NGUYÊN
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài : HIGHLAND COFFEE
SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Tên doanh nghiệp viết tắt : HIGHLAND COFFEE SERVICE JSC
Tình trạng hoạt động : Đang hoạt động
Mã số doanh nghiệp : 0309965814
Loại hình pháp lý : Công ty cổ phần
Ngày bắt đầu thành lập : 20/4/2010
Tên người đại diện theo pháp luật : LÊ THÁI ANH
Địa chỉ trụ sở chính: 135/37/50 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Quận
Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.2. Lịch sử hình thành
Người sáng lập thương hiệu Highlands Coffee là ông David Thái, sinh
năm 1972, tại miền nam Việt nam. Đến năm 1978, ông chuyển đến sống tại

16
Seattle. Chứng kiến hàng loạt những dự án kinh doanh và sự lớn mạnh của
hãng cafe starbucks đã làm thôi thúc niềm đam mê của David, ông quyết tâm
về Việt Nam phát triển ngành hàng Cafe khi bước vào tuổi trưởng thành.
Năm 1996, David trở lại Hà Nội. Trong thời gian quản lý quán cafe đầu
tiên “u Lạc” tọa lạc tại hồ Hoàn Kiếm, David đã theo học tiếng Việt và văn hóa
Việt Nam.
Đến năm 1998, ông là Việt kiều đầu tiên đăng ký thành lập công ty tư
nhân Việt Nam.
Năm 2002 Highlands Coffee đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh được
khai trương tại Metropolitan, đối diện nhà thờ Đức Bà. Một tuần sau đó,
Highlands Coffee đầu tiên tại Hà Nội cũng ra đời, đánh dấu những bước phát triển
không ngừng của công ty.
Highlands không ngừng nỗ lực mang đến cho khách hàng cảm nhận về
những giá trị truyền thống song hành cùng với cuộc sống hiện đại. Tất cả điều
này được thể hiện rõ trong:
Văn hóa cà phê: Highlands Coffee tự hào phục vụ loại cà phê robusta
mang đậm phong cách Việt Nam cùng với loại cà phê Arabica mang đậm
hương vị quốc tế.
Văn hóa phục vụ: nhiệt tình và ân cần như thể “khách đến chơi nhà”.
Văn hóa phát triển sản phẩm mới: Mỗi loại thức ăn, thức uống là sự chắt
lọc tinh hoa ẩm thực của Phương Đông và Phương Tây.
Hiện tại, Highlands Coffee có khoảng gần 600 nhà hàng trên khắp cả
nước.
2.1.2. Tầm nhìn và sứ mệnh
Highlands Coffee ra đời với tầm nhìn trở thành thương hiệu cà phê Việt
Nam, dùng chính nguồn nguyên liệu từ đất Việt để tôn vinh văn hóa “pha phin”
đặc trưng và phục vụ cho người Việt.
Bằng những chiến lược kinh doanh rất bài bản và cụ thể như tập trung
phát triển và nghiên cứu để phục vụ cộng đồng người Việt với những sản phẩm
chất lượng, ổn định và hợp khẩu vị với mức giá phù hợp túi tiền.
Tinh thần nhân văn của người Việt còn được Highlands Coffee lan tỏa
thông qua những hoạt động vì cộng đồng như tài trợ, giao lưu và giúp đỡ các tổ
chức, trường học trong nước. Và Highlands Coffee hiểu rằng, việc đồng hành

17
cùng những chiến dịch bảo vệ môi trường sẽ còn là định hướng lâu dài của cả
thương hiệu.
Chính khát khao được lan tỏa nguồn gốc Việt, niềm tự hào được phục
vụ người Việt đã giúp Highlands Coffee chưa một ngày nào đi chệch sứ mệnh
của mình.
2.1.3. Giá trị cốt lõi
Thỏa mãn lợi ích, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
Luôn quan tâm đến khách hàng
Tinh thần đồng đội và hợp tác
Tôn trọng và liêm chính
Nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phí hợp lý
Tạo hiệu quả từ uy tín, chất lượng mở rộng quy mô địa bàn hoạt động
một cách bền vững
Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp và cạnh tranh cao
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh
Highlands Coffee là một thương hiệu phong cách, ngay từ khi thành lập
đến nay Highlands luôn đặt trọn niềm tin vào việc đem lại cho khách hàng
những trải nghiệm tinh tế nhất về cà phê. Highlands tập chung vào sản xuất cà
phê với chất lượng tuyệt hảo và xây dựng chuỗi nhà hàng cà phê mang thương
hiệu Highlands Coffee, mong muốn xây dựng một thương hiệu Việt có thể
vươn xa hơn tới thị trường quốc tế.
Các sản phẩm cà phê của Highlands bao gồm những sản phẩm cà phê
mang đậm phong cách Việt Nam: Cà phê Di Sản, Truyền Thống, Sành Điệu,
Culi, cùng với dòng sản phẩm mang hương vị quốc tế: Espresso-Full City
Roast, Espresso-Cinnamon Roast, Espresso-Arabica Supreme, Espresso-
decaffeinated.
Highlands còn tập chung xây dựng chuỗi nhà hàng Highlands Coffee để
khẳng định thương hiệu cà phê Việt Nam, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân
viên nhiệt tình, thể hiện văn hóa phục vụ riêng của Highlands, xây dựng hệ
thống dịch vụ chuyên nghiệp, đáp ứng được cả yêu cầu của khách hàng quốc tế
cũng như khách hàng trong nước.
Rất nhiều sự thay đổi về mặt chiến lược được Highlands đưa ra nhằm
củng cố thương hiệu, phù hợp với khách hàng. Thay vì định vị “cà phê cho giới

18
tri thức có thu nhập cao”; “cà phê cho doanh nhân” thì Highlands đã mở rộng
tệp khách hàng của mình đa dạng hơn.
Các mặt hàng đang kinh doanh tại HIGHLANDS COFFEE
Cà phê:
- Cà phê phin ( Phin sữa đá )
- PhinDi - Cà phê thế hệ mới (PhinDi ChoCo, PhinDi kem sữa, PhinDi
hạnh nhân, PhinDi hồng trà,..)
- Cà phê Espresso
Freeze
- Freeze không cà phê ( Freeze trà xanh , Cookies & cream ,Freeze
Socola )
- Freeze cà phê phin ( Caramel phin Freeze , classic phin Freeze)
Trà
- Trà sen vàng
- Trà thạch đào
- Trà thanh đào
- Trà thạch vải
Bánh ngọt
- Bánh Mousse Đào
- Bánh Socola Highlands
- Bánh phô mai cà phê
- Bánh phô mai chanh dây
- Bánh phô mai trà xanh
- Bánh Caramel phô mai
- Bánh Tiramisu
- Bánh chuối
- Bánh Mousse cacao
Cà phê đóng gói
- Truyền thống 200gr
- Truyền thống 1kg
Ngoài đồ ăn, thức uống, sản phẩm Highlands Coffee còn rất đa dạng. Có thể
kể tới:
Bình giữ nhiệt Highlands

19
Ly sứ Highlands
Ly nước Highlands

2.1.5. Miêu tả các dịch vụ tại HIGHLANDS COFFEE


Sản phẩm, dịch vụ tốt:
Highlands Coffee ra đời với khát vọng nâng tầm di sản cafe lâu đời của
Việt Nam. Nhằm kết nối giá trị truyền thống và hiện đại, lan rộng tinh thần tự
hào của người Việt về hàng Việt. Bằng việc sử dụng nguyên liệu sạch, thuần
Việt, kết hợp với công thức pha phin độc đáo, đậm đà đúng chất cafe Việt,
Highlands Coffee nhanh chóng chiếm được cảm tình của những khách hàng
khó tính nhất.
Highlands Coffee liên tục đổi mới về thực đơn các món ăn kèm như
bánh ngọt, trà. Phù hợp với khẩu vị và tạo sự mới mẻ, thích thú, từ đó thu hút
nhiều khách hơn. Ngoài ra, thương hiệu này còn thường xuyên tổ chức các sự
kiện, áp dụng voucher giảm giá hấp dẫn, kích thích hành vi khách hàng.

20
Thiết kế không gian hợp lý
Highlands Coffee gây ấn tượng mạnh bởi cách thiết kế không gian quán
kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại. Đến với Highlands, khách hàng
luôn có cảm giác gần gũi, đời thường nhưng rất tinh tế và sang trọng bởi không
gian mở, tràn ngập ánh sáng.

Lựa chọn địa điểm thích hợp


Bên cạnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ và không gian đẹp, địa điểm tốt
chính là một trong những bí quyết thành công của thương hiệu này. Các cửa
hàng Highlands coffee đều toạ lạc ở những vị trí đẹp, như các trung tâm thương
mại, toà nhà, văn phòng … Điều này không những thu hút khách hàng mà còn
góp phần thay đổi thói quen uống cafe Việt của khách hàng.
Đặc biệt là giúp khách hàng nhận diện hình ảnh thương hiệu Highlands
một cách rõ ràng.

21
Dãn cách giữa các chuỗi cửa hàng: Khoảng cách từ 2 đến 3 km để tránh
việc cạnh tranh khách hàng giữa các cửa hàng với nhau.
Xây dựng thương hiệu riêng ấn tượng
Khách hàng sẽ thu hút với logo ấn tượng của Highlands Coffee ,lấy ý
tưởng từ biểu tượng của sự hòa quyện của núi, đất và dòng chảy của nước nơi
vùng đất Cao Nguyên đầy nắng gió. Hình ảnh này cũng đồng thời khẳng định
nguồn gốc hay chất lượng cà phê của hãng. Những cây cà phê được trồng tại
vùng đất Tây Nguyên có hàm lượng cafein mạnh, vị đậm và chua, nhưng mỗi
vùng đất lại có hương vị thơm, ngậy khác nhau. Màu nâu trong thiết kế logo cà
phê là màu của đất, cũng là màu của những hạt cà phê thơm ngon. Màu đỏ
tượng trưng cho đam mê, kích thích vị giác, màu trắng mang đến sự thanh
khiết, tinh tế. Tên thương hiệu khá nổi bật trong biểu tượng khối tròn mang đến
sự hoàn hảo, trọn vẹn của hương vị cà phê.

Kiến trúc của cửa hàng Highlands Coffee mới đã được thiết kế lại gần
gũi hơn với thiên nhiên, với con người Việt Nam và cuộc sống hiện đại thể
hiện ở không gian rộng mở nhìn ra đường phố và qua việc sử dụng các chất
liệu tự nhiên như gỗ và đá.

22
23
Hình ảnh quán cà phê mới được thiết kế nhằm truyền tải các giá trị
truyền thống của văn hóa Việt Nam đó là tính cộng đồng gắn kết và sự thân
thiện.
Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu mới và phục vụ khách hàng rộng rãi hơn,
chuỗi
cà phê Highlands Coffee nhắm vào tầng lớp những người Việt Nam hiện đại, có phong
cách sống tích cực và có nhu cầu tìm đến quán cà phê để thư giãn sau những áp lực
công việc và sự gò bó ở nhà.
Giá cả cũng đã được điều chỉnh phù hợp hơn để phục vụ khách hàng đại
chúng hơn.
Phân khúc khách hàng đa dạng
Ban đầu, Highlands xác định đây là thương hiệu dành cho các khách
hàng tầm cao. Đó là những người doanh nhân, giới tri thức có thu nhập cao.
Nhưng về sau, Highlands Coffee đã rất sáng suốt khi dám thay đổi phân khúc

24
khách hàng về tầm trung cao, phù hợp hơn với nhiều lứa tuổi, nhiều đối tượng.

Khách hàng đến Highlands Coffee thường là giới trẻ, gia đình, dân văn
phòng, doanh nhân, nhóm bạn bè. Đây là phân khúc có tính cạnh tranh ít.
Cách quản trị và vận hành tốt
Vào một quán Highlands coffee bất kì, chúng ta dễ dàng nhìn thấy việc
tối ưu công suất của từng bộ phận và cách bài trí rất khoa học, thông minh. Nếu
là nhân viên pha chế sẽ buộc phải học thuộc tất cả công thức, menu tại quán
25
mới được đứng quầy pha chế để đảm bảo tạo ra chất lượng sản phẩm tốt phục
vụ cho khách hàng.

Khách hàng tới quầy gọi đồ uống và thanh toán luôn, tiết kiệm được
nhiều thời gian và công sức. Chất lượng dịch vụ luôn được đảm bảo và gây
cảm tình tốt cho tất cả khách hàng. Điều đó cho thấy năng lực quản trị và vận
hành của Highlands Coffee là cực kỳ tốt.
2.2. Vai trò của kinh tế tư nhân từ thực tiễn nghiên cứu Công ty cổ
phần dịch vụ cà phê Cao nguyên
2.2.1. Góp phần giải quyết việc làm cho người lao động
Highlands Coffee đã và đang tạo ra một môi trường làm việc có ý
nghĩa, sáng tạo, năng động. Tất cả nhân viên đều có cơ hội thể hiện bản thân,
được sống trong môi trường đoàn kết và có tinh thần đồng đội. Với giá trị cốt
lõi mà Highlands Coffee đã và đang xây dựng và theo đuổi, những mong muốn
đúng đắn và những chính sách lương cạnh tranh và phúc lợi phù

26
hợp, Highlands Coffee đã mang đến cho người lao động làm việc tại công ty
mức thu nhập ổn định, được hưởng nhiều chế độ đãi ngộ và có cơ hội thăng
tiến, giúp người lao động an tâm làm việc, gắn bó lâu dài.
Chế độ tiền lương - thưởng cho người lao động
Thu nhập cạnh tranh tương xứng khả năng làm việc: Tại Highlands
Coffee, sự đóng góp của mỗi cá nhân được ghi nhận và bù đắp thoả đáng cho
các giá trị lao động của nhân viên. Chính sách trả lương của Highlands Coffee
đang xây dựng dựa trên tham chiếu dữ liệu nghiên cứu lương thị trường do
Mercer thực hiện. Hàng năm, Highlands Coffee duy trì việc đánh giá nhân viên
theo phương pháp Thẩm định hiệu quả lao động và Quản trị theo chỉ số đánh
giá hiệu quả làm việc. Kết quả đánh giá là cơ sở cho các quyết định xem xét
lương hằng năm, đề bạt thăng chức và các khoản thưởng cuối năm.
Thưởng theo kết quả kinh doanh của Công ty, thưởng đột xuất cho cá
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, thưởng doanh thu hằng tháng.
Các loại phụ cấp theo yêu cầu và tính chất công việc (phụ cấp xăng xe, điện
thoại…)
Chế độ chăm sóc sức khỏe người lao động
Highlands Coffee tổ chức khám sức khỏe định kỳ hằng năm cho nhân
viên. Sử dụng các gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và tai nạn cho người lao
động ngoài chương trình bảo hiểm theo quy định của pháp luật nhằm mang đến
một sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho các nhân viên của Highlands
Coffee.Năm 2018, chương trình này được mở rộng cho toàn bộ nhân viên văn
phòng, quán lý (các cấp bậc) và nhân viên Level 3. Phạm vi của chương trình
bảo hiểm bao gồm: Bảo hiểm tai nạn 24/24 cho nhân viên; Bảo hiểm sức khỏe
toàn diện: người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi bảo hiểm Nội trú và
ngoại trú, thai sản và chăm sóc răng theo gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe mà
công ty mua cho người lao động.
Chế độ đào tạo và phát triển nhân viên
Để nâng cao giá trị của người lao động tại nơi làm việc đồng thời định
hướng nghề nghiệp rõ ràng cho người lao động góp phần vào sự thành công
của công ty, mỗi nhân viên khi vào làm việc đều có cơ hội được đào tạo và
phát triển ngang nhau.

27
Đối với các nhân viên mới: trước khi vào làm việc, các nhân viên sẽ
được công ty: Đào tạo hội nhập (gồm các thông tin về công ty, quy chế tổ chức,
hoạt động của Công ty, chế độ của người lao động…); Đào tạo nghiệp vụ
chuyên môn theo chuyên ngành tuyển dụng; Đào tạo định hướng phát triển lộ
trình nghề nghiệp; Đào tạo trải nghiệm.
Đối với nhân viên đã được Công ty ký Hợp đồng lao động chính
thức: Hằng năm Công ty sẽ đào tạo nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho cán bộ
công nhân viên bằng cách tổ chức lớp huấn luyện tại Công ty hoặc đăng ký cho
nhân viên tham dự các khoá huấn luyện ngắn hạn/ dài hạn tại các tổ chức bên
ngoài. Trong trường hợp cần thiết, Công ty sẽ tổ chức những khoá huấn luyện
ngoài kế hoạch đào tạo nghiệp vụ hằng năm cho nhân viên.
Cơ hội thăng tiến nghề nghiệp: Tại Highlands Coffee, chương trình đào
tạo phát triển đội ngũ kế thừa được tổ chức hằng tháng nhằm mục đích phát
triển nhân sự có năng lực cho các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong công ty.
Chương trình này sẽ mang đến nhiều cơ hội cho người lao động được đào tạo,
thử thách, phát triển nghề nghiệp của mình và đóng góp cho công ty nhằm đảm
bảo kế hoạch phát triển bền vững. Highlands Coffee cam kết mang đến cho
nhân viên một môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ, ý nghĩa, ổn định và cơ
hội công bằng trong thăng tiến.
Chế độ phúc lợi khác: Công ty luôn đặc biệt quan tâm đến những chế độ
dành cho nhân viên trong các dịp lễ tết, sinh nhật, hiếu hỷ, luôn có các chương
trình hoạt động phúc lợi hằng tháng như: Quốc tế phụ nữ, ngày hội thiếu nhi,
ngày trẻ em Highlands Coffee trải nghiệm, tiệc tất niên tập đoàn, chương trình
thưởng nhân viên xuất sắc của năm, cửa hàng xuất sắc của năm. Đồng thời,
Công ty còn tổ chức chương trình dã ngoại cho nhân viên hằng năm, các
chương trình văn nghệ, Câu lạc bộ TDTT, Câu lạc bộ âm nhạc… Tất cả những
điều này sẽ giúp cho các cán bộ nhân viên trong Công ty luôn có cảm giác
được sống trong một gia đình lớn.
Highlands Coffee đã tham gia chương trình Khảo sát nơi làm việc tốt
nhất tại Việt Nam do Anphabe tổ chức vào năm 2017 và được vinh danh trong
top 100 nơi làm việc tốt nhất tại Việt Nam và top 50 nhà tuyển dụng được yêu
thích nhất thông qua kênh Khảo sát uy tín này.

28
Hằng năm, Highlands Coffee tạo việc làm cho khoảng 5000 lao động,
góp phần không nhỏ vào giải quyết vấn đề việc làm trong cả nước.
2.2.2. Đóng góp lớn vào GDP
Highlands Coffee hiện có gần 600 cửa hàng trên cả nước, được định giá
khoảng 800 triệu USD.
Những năm trước đó, doanh thu của Công ty cổ phần Dịch vụ cà phê
Cao Nguyên - đơn vị vận hành Highlands Coffee tại Việt Nam - tăng liên tục
nhờ chiến lược mở rộng sự hiện diện tại các thành phố lớn, lần đầu vượt
ngưỡng 1.000 tỷ đồng vào năm 2017. Chỉ hai năm sau, doanh thu của
Highlands Coffee vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng. Kết quả kinh doanh lập đỉnh
trong giai đoạn 2019 - 2020.
Bước sang năm 2021, mạch tăng trưởng liên tục của thương hiệu này bị
phá vỡ khi doanh thu giảm gần 20%, chỉ còn hơn 1.700 tỷ đồng. Đồng thời,
Highlands Coffee cũng báo lỗ hơn 19 tỷ đồng do tác động từ Covid-19 và sức
5

ép cạnh tranh từ những tên tuổi mới.


So với những chuỗi khác trên thị trường, quy mô biên lãi gộp của
Highlands Coffee luôn ở nhóm cao nhất, duy trì khoảng 70% trong 3 năm gần
đây.
Theo đó, lãi ròng của Công ty cổ phần Dịch vụ cà phê Cao Nguyên ghi
nhận gần 100 tỷ đồng trong hai năm 2017 và 2018, giảm xuống còn 55 - 80 tỷ
đồng trong 2 năm tiếp theo dù doanh thu lập kỷ lục.

5
https://baodautu.vn/cuoc-doi-dau-giua-highlands-coffee-va-starbucks-d179915.html#:~:text=Ch
%E1%BB%89%20hai%20n%C4%83m%20sau%2C%20doanh,c%C3%B2n%20h%C6%A1n
%201.700%20t%E1%BB%B7%20%C4%91%E1%BB%93ng.
29
ĐVT: tỷ đồng
2500

2000

1500

1000

500

0
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 NĂM 2021

Doanh thu thuần của Highlands Coffee giai đoạn 2016-2021 (Nguồn:
Zing New)
Như vậy, có thể thấy, với doanh thu lớn, Highlands Coffee đã có đóng
góp không nhỏ vào GDP của cả nước.
2.2.3. Tham gia giải quyết các vấn đề xã hội
Xuất phát từ mong muốn trên tinh thần xây dựng văn hóa chia sẻ yêu
thương, cũng là nguồn động viên tinh thần và hỗ trợ các em có hoàn cảnh khó
khăn đón một cái tết trung thu trọn vẹn và ý nghĩa, Highlands Coffee tổ chức
chương trình thiện nguyện vào mùa Trăng thu năm nay vào ngày 21/09/2018
cho khu vực Hà Nội và vào ngày 22 &23/09/2018 cho khu vực Thành phố Hồ
Chí Minh để những hoàn cảnh, những éo le của các con được chia sẻ trong yêu
thương và được tràn đầy những ký ức tuổi thơ bởi những chiếc áo đỏ tình
nguyện Highlands Coffee và làm những điều ý nghĩa tạo nên một mảng kí ức
khó phai nhòa cho những trẻ em ở vùng khó khăn nghèo khổ và những số phận
nghiệt ngã này.

30
Highlands Coffee cùng các hoạt động tình nguyện của sinh viên.
Highlands Coffee luôn đồng hành trên mọi nẻo đường để lan tỏa niềm vui và
hạnh phúc đến những người sống trong hoàn cảnh khó khăn với Chương trình
“Ươm mầm Cao nguyên xanh”, Chiến dịch Mùa hè Xanh của Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh
Tham gia Ngày hội Hiến máu Nhân đạo 2018: phối hợp cùng Bệnh viện
Nhi Trung Ương tổ chức đã diễn ra thành công tốt đẹp. Ngày hội đã tiếp nhận
gần 50 đơn vị máu để kịp thời cứu giúp các bệnh nhi vượt qua cơn nguy kịch
của bệnh viện Nhi Trung Ương, cùng với sự tham gia của các bạn tình nguyện
viên là thành viên của đại gia đình Việt Thái Quốc Tế. Mọi người đã nhiệt tình
tham gia vào các hoạt động tổ chức chương trình và hiến máu tình nguyện.

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNH
PHẦN KINH TẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

31
3.1. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế nhà nước
3.1.1. Đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
Căn cứ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tiến
hành rà soát, xác định rõ số lượng và phạm vi ngành, lĩnh vực có doanh nghiệp
nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước để xây dựng kế hoạch cơ cấu lại
doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.
Rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng và phân loại các doanh nghiệp
nhà nước, dự án, công trình đầu tư và vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp để
có giải pháp cơ cấu lại, xử lý phù hợp. Kiên quyết xử lý dứt điểm các doanh
nghiệp nhà nước, các dự án đầu tư thua lỗ, kém hiệu quả. Làm rõ trách nhiệm
và xử lý nghiêm những vi phạm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra
tình trạng doanh nghiệp nhà nước, dự án đầu tư thua lỗ, thất thoát, lãng phí lớn.
Tuân thủ pháp luật, tôn trọng cơ chế thị trường, thực hiện lộ trình cổ
phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt. Áp dụng các phương pháp định giá tài sản tiên tiến phù hợp cơ chế thị
trường; bảo đảm vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị doanh nghiệp được định
giá đầy đủ, hợp lý, công khai, minh bạch. Hoàn thiện thể chế định giá đất đai,
tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong cổ phần hóa theo cơ chế thị trường.
Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ pháp lý của các tài sản trước khi tiến hành sắp
xếp cổ phần hóa hay thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả các thiết chế hiện có để hỗ trợ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước,
cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
3.1.2. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp, tập
đoàn kinh tế nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường
Doanh nghiệp nhà nước tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do
Nhà nước giao thực hiện, theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh,
công khai và xác định rõ vốn, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của
Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm không làm giảm hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp nhà nước. Quan hệ kinh tế, tài chính giữa Nhà nước và
doanh nghiệp nhà nước, nhất là các quyền và nghĩa vụ phải được thực hiện đầy
đủ, minh bạch theo quy định của pháp luật và phù hợp với cơ chế thị trường.

32
Xóa bỏ các chính sách can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho
doanh nghiệp nhà nước, tình trạng đối xử bất bình đẳng với các doanh nghiệp
thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong quá trình tiếp cận các nguồn
lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính,
thuế...
Phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong
việc hình thành và mở rộng chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong
nước, khu vực và thế giới. Hạn chế tình trạng sản xuất, kinh doanh khép kín,
cục bộ, không minh bạch trong doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là trong các
tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.
3.1.3. Nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chất lượng
nguồn nhân lực trong khu vực kinh tế nhà nước
Các doanh nghiệp nhà nước (nhất là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn
kinh tế và tổng công ty nhà nước), cần phải nâng cao trình độ kỹ thuật, công
nghệ theo hướng: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý kỹ thuật-công
nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao; cải tiến công nghệ và sáng tạo công
nghệ mới, sử dụng hợp lý công nghệ dùng nhiều lao động. Nhà nước cần có
chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước và các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đổi mới công nghệ, làm chủ các công nghệ
then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công
nghệ cao.
Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (học vấn, thể lực, kỹ
năng nghề nghiệp, trình độ tay nghề, năng lực quản lý, điều hành...) trong khu
vực kinh tế nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo đó, cần chú trọng
đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật, đạo
đức nghề nghiệp, kiến thức văn hóa cho người lao động. Đối với đội ngũ cán
bộ làm công tác kỹ thuật, công nghệ, các kỹ thuật viên cần nâng cao năng lực
tiếp nhận chuyển giao công nghệ, đổi mới công nghệ và sáng tạo công nghệ
mới phù hợp với yêu cầu phát triển của doanh nghiệp; trình độ ngoại ngữ và
năng lực hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với đội ngũ làm công tác lãnh đạo, quản
lý, cần chú ý nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực quản lý, điều hành doanh
nghiệp, khả năng kinh doanh, quản lý vốn đầu tư và quản trị, điều hành phối
hợp hoạt động của các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; đồng

33
thời, bố trí cán bộ quản lý phù hợp với lĩnh vực ngành nghề, xác định rõ trách
nhiệm và quyền lợi của đội ngũ cán bộ quản lý gắn với kết quả và hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.
3.1.4. Tăng quyền tự chủ và nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của
doanh nghiệp nhà nước, đổi mới căn bản cơ chế đại diện chủ sở hữu và cơ
chế giám sát hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước
Là một chủ thể của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
doanh nghiệp nhà nước phải được bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất, kinh
doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất, kinh doanh. Muốn vậy, Nhà
nước cần xác định rõ quyền của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu vốn doanh
nghiệp nhà nước; tách bạch quyền quản lý của Nhà nước và quyền kinh doanh
của doanh nghiệp; bố trí đúng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp
theo nguyên tắc giao tài sản cho người có khả năng quản lý một cách có hiệu
quả cao. Đồng thời, Nhà nước cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý doanh
nghiệp nhà nước. Vấn đề có tầm quan trọng hiện nay đối với công tác quản lý,
điều hành doanh nghiệp nhà nước là phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Hội đồng quản trị và Giám đốc
(Tổng giám đốc) được cơ quan quản lý có thẩm quyền bổ nhiệm.
Gắn liền với việc tăng quyền tự chủ và nâng cao tính tự chịu trách
nhiệm trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, cần đổi mới
cơ chế thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước theo hướng thu hẹp
và tiến tới các bộ và ủy ban nhân dân các tỉnh (thành phố) không còn chức
năng đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần Nghị
quyết Trung ương 5 (khóa X). Để đổi mới cơ chế thực hiện quyền đại diện chủ
sở hữu của Nhà nước, cần tách bạch chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà
nước ra khỏi chức năng quản lý nhà nước nhằm đảm bảo tính khách quan trong
hành xử của các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế.
Cùng với đó, cần đặc biệt chú trọng cơ chế giám sát hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước, nhằm hướng tới thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt
động kinh tế. Đây là điều kiện tối cần thiết để bảo toàn và phát triển vốn thuộc
sở hữu nhà nước, bảo đảm vốn của Nhà nước hướng vào những mục tiêu ưu
tiên của Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.

34
3.2. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế tập thể
3.2.1. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích,
hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
- Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh tế tập thể
như: Quy định về các loại hình tổ chức kinh tế tập thể, tổ chức đại diện; quy
định về hợp tác xã, phát triển thành viên, về nâng cao khả năng huy động vốn,
tăng tích luỹ vốn và tài sản chung; quy định về phát triển doanh nghiệp trong tổ
chức kinh tế tập thể. Bổ sung đầy đủ cơ sở pháp lý về kiểm toán, các quy định
nhằm nâng cao tính minh bạch trong quản lý, điều hành; về nâng cao hiệu quả,
chất lượng chính sách hỗ trợ của Nhà nước, quản lý nhà nước đối với kinh tế
tập thể. Có chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn lực, ứng dụng khoa học - công
nghệ, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng
biến đổi khí hậu, chuyển đổi số, mở rộng thị trường cho kinh tế tập thể, bảo
đảm thống nhất, đồng bộ.
- Sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể
theo hướng xác định các tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể phù hợp để kết
hợp giữa đầu tư của Nhà nước và đầu tư, quản lý của tập thể người dân (đầu tư
công - quản trị cộng đồng). Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù cho kinh tế
tập thể. Xây dựng chương trình tổng thể về phát triển kinh tế tập thể trên phạm
vi toàn quốc để thống nhất, tập trung nguồn lực, phù hợp với yêu cầu phát triển
của kinh tế tập thể và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong
từng thời kỳ với một số chính sách cụ thể như sau:

35
Đưa nội dung đào tạo về kinh tế tập thể vào chương trình của một số
trường đại học, giảng dạy chính thức trong chương trình đào tạo lý luận chính
trị, chương trình bồi dưỡng quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên. Hằng năm
dành chỉ tiêu cử cán bộ trẻ đi đào tạo chính quy về kinh tế tập thể tại một số
quốc gia có phong trào hợp tác xã phát triển mạnh. Khuyến khích thu hút cán
bộ quản lý và khoa học về công tác tại các tổ chức kinh tế tập thể, nhà nước hỗ
trợ trả lương cho cán bộ quản lý và khoa học được đào tạo tại các trường đại
học có chuyên ngành phù hợp, được đại hội thành viên nhất trí nhận về công
tác tại các tổ chức kinh tế tập thể.
Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế tập thể
tích tụ đất đai cho sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực nông
nghiệp để hình thành chuỗi sản xuất, cung cấp dịch vụ chế biến và tiêu thụ sản
phẩm nông, lâm, ngư nghiệp quy mô lớn. Hoàn thiện lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất của các cấp, trong đó bố trí quỹ đất cho các tổ chức kinh tế tập thể
thuê. Ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế
tập thể chuyển đổi và thành lập mới chưa được hỗ trợ thuê đất, bảo đảm sử
dụng đất đai có hiệu quả.
Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp đối với tổ chức kinh tế tập thể. Hỗ trợ phí kiểm toán, hỗ trợ bảo hiểm
nông nghiệp đối với các tổ chức kinh tế tập thể.
Các tổ chức kinh tế tập thể được vay vốn như các tổ chức kinh tế khác;
được hỗ trợ để phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững, nâng cao năng
lực tài chính, quản trị điều hành, các tiêu chuẩn, điều kiện cấp tín dụng, tăng
khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với các dự án sản xuất kinh
doanh có hiệu quả.
Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi
số. Hướng dẫn các tổ chức kinh tế tập thể có dự án ứng dụng, nâng cao trình
độ khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo được vay vốn trung và dài hạn từ
Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và của các bộ, ngành, địa
phương.
Hỗ trợ các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận, nghiên cứu, khảo sát thị
trường; xây dựng, đăng ký thương hiệu; đăng ký sản phẩm thương mại; tham
gia hội chợ, triển lãm ở trong và ngoài nước.

36
Tổ chức kinh tế tập thể được hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ lợi
ích chung của cộng đồng thành viên hoặc là nơi tiếp nhận/triển khai các dự án
đầu tư kết cấu hạ tầng của Nhà nước vì mục tiêu phát triển cộng đồng. Xây
dựng kết cấu hạ tầng xúc tiến thương mại, đầu tư; xây dựng và ứng dụng
thương mại điện tử, sàn giao dịch. Tổ chức kinh tế tập thể có trách nhiệm tự
trang trải chi phí vận hành, bảo dưỡng các công trình được Nhà nước bàn giao,
giúp cộng đồng quản lý và khai thác hiệu quả các công trình được xây dựng
trên cơ sở nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, kết hợp với sự đóng góp của các
thành viên.
Thực hiện bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động và thành
viên của các tổ chức kinh tế tập thể làm việc theo hợp đồng, hưởng tiền lương,
tiền công theo quy định của pháp luật; các thành viên khác không tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc thì tạo điều kiện để tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3.2.1. Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ
chức kinh tế tập thể
Có chính sách phù hợp để tập trung giải quyết dứt điểm các vấn đề tồn
đọng của kinh tế tập thể gồm: Nợ tồn đọng kéo dài trong hợp tác xã (nợ nhà
nước, nợ ngân hàng, nợ các tổ chức kinh tế khác, nợ thành viên, thành viên nợ
hợp tác xã...); các quan hệ về tài sản của hợp tác xã, đặc biệt là những tài sản
liên quan đến đất đai. Rà soát, sắp xếp lại các hợp tác xã hoạt động không hiệu
quả; xử lý dứt điểm các hợp tác xã ngừng hoạt động, chờ giải thể và các hợp
tác xã chưa chuyển đổi, tổ chức lại theo quy định của pháp luật; cơ cấu lại các
hợp tác xã tín dụng, nhất là xử lý một số hợp tác xã tín dụng yếu kém.
Phát huy tinh thần dân chủ, tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của
thành viên trong các tổ chức kinh tế tập thể; kết hợp động lực kinh tế với động
lực tinh thần, khơi dậy phong trào quần chúng nhân dân tham gia phát triển
kinh tế tập thể. Khuyến khích mở rộng thành viên, đa dạng hoá các loại thành
viên trong tổ chức kinh tế tập thể (thành viên chính thức và thành viên liên kết)
tuỳ theo nhu cầu, khả năng đóng góp và mức độ tham gia. Thành viên tham gia
tổ chức kinh tế tập thể là chủ thể kinh tế tự chủ, được hưởng đầy đủ quyền lợi
và chịu trách nhiệm đối với phần đóng góp của mình theo quy định của pháp
luật và điều lệ của tổ chức. Một thể nhân, pháp nhân có thể là thành viên của
nhiều tổ chức kinh tế tập thể (nếu điều lệ tổ chức không quy định khác) và có

37
quyền rút khỏi tổ chức kinh tế tập thể.
Khuyến khích việc tăng vốn góp và vốn huy động từ thành viên để tăng
nguồn vốn hoạt động, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia
của tổ chức kinh tế tập thể; thực hiện hoạt động tín dụng nội bộ, thành lập
doanh nghiệp tại những tổ chức kinh tế tập thể có đủ điều kiện; nghiên cứu uỷ
thác một số dịch vụ công cho các tổ chức kinh tế tập thể; khuyến khích liên kết
kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực;
nghiên cứu, xây dựng thí điểm một số liên đoàn hợp tác xã hoạt động chuyên
môn hoá cao trong một số ngành, lĩnh vực.
3.3. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế tư nhân
3.3.1. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển
kinh tế tư nhân
Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô: Triển khai thực hiện đồng bộ các giải
pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại
nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Chủ động, linh hoạt điều
hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường, kiểm soát lạm phát ở mức hợp
lý. Phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá
và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Bảo đảm lãi suất và tỉ giá hối đoái ổn
định, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường. Đẩy mạnh cơ cấu lại
hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; cơ cấu lại ngân sách nhà
nước gắn với giảm bội chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công và nâng cao
hiệu quả đầu tư công; khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt
động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường: Thể chế hoá đầy đủ và bảo
đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, các
quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Có các cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân; thu
hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân
đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà
pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy
mô, nâng cao hiệu quả hoạt động, tự nguyện liên kết hình thành các hình thức
tổ chức hợp tác hoặc chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình

38
doanh nghiệp thông qua các chính sách như: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp, tiền sử dụng đất trong những năm đầu hoạt động; tư vấn, hướng dẫn
thủ tục thành lập doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tổ
chức công tác tài chính, kế toán; cung cấp thông tin; hướng dẫn quản trị doanh
nghiệp và tư vấn pháp luật. Hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu
quả chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi
nghiệp, đổi mới sáng tạo. Hoàn thiện và bảo đảm cơ chế thực thi nghiêm minh,
có hiệu quả pháp luật về hợp đồng. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của
các thiết chế giải quyết tranh chấp kinh tế, dân sự, trọng tâm là các hoạt động
thương lượng, hoà giải, trọng tài thương mại và toà án nhân dân các cấp, bảo
vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.
Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng:
Phát triển mạnh mẽ, thông suốt, đồng bộ các thị trường, hệ thống lưu thông,
phân phối hàng hoá, dịch vụ trên cả nước, đặc biệt là thị trường tư liệu sản
xuất; đồng thời có biện pháp bảo vệ có hiệu quả thị trường trong nước gắn với
đẩy mạnh phát triển thị trường quốc tế phù hợp với các cam kết quốc tế. Bảo
đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Làm tốt công tác quy hoạch mạng
lưới phân phối phù hợp với quy mô dân số và đặc điểm địa phương. Định
hướng phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu trong nước và tốc độ mở rộng
thị trường ngoài nước. Có biện pháp hiệu quả ổn định thị trường tiêu thụ sản
phẩm, đặc biệt là đối với hàng nông sản. Tăng cường công tác phòng, chống
gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường, bóp méo giá cả, quan hệ
cung - cầu hàng hoá, dịch vụ. Xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp
hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh tạo ra bất
bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn và đất đai, cơ hội
kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Tăng
cường tính minh bạch và kiểm soát độc quyền kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh
lành mạnh trên thị trường. Xây dựng chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư
nhân tham gia vào quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua việc
góp vốn, mua cổ phần; thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp
nhà nước và doanh nghiệp của tư nhân... Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện
cho kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công.

39
Phát triển kết cấu hạ tầng: Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, nhất là giao thông, năng lượng, viễn thông,
đô thị, cấp, thoát nước, thuỷ lợi, xử lý chất thải, dịch vụ hậu cần và tạo điều
kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận, sử dụng bình đẳng, với chi phí hợp
lý. Sớm hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh thực hiện cơ chế hợp tác công - tư
trong đầu tư, khai thác, sử dụng, kinh doanh các dự án, công trình kết cấu hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật. Kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư, việc vận hành và thu
hồi vốn của các dự án kết cấu hạ tầng để giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho
người dân và doanh nghiệp. Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải đa
phương tiện cho các doanh nghiệp dựa trên hệ thống giao thông đồng bộ, có
trọng điểm, kết nối giữa các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông
đầu mối. Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ
các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đáp
ứng đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất, kinh doanh với hạ
tầng kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ đầy đủ và chi phí hợp lý.
Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực: Khẩn trương hoàn thiện
pháp luật về đất đai, tài nguyên và môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để kinh
tế tư nhân tiếp cận thị trường đất đai, tài nguyên một cách minh bạch, bình
đẳng theo cơ chế thị trường. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan để bảo
đảm quyền sử dụng đất thực sự là tài sản được chuyển nhượng, giao dịch, thế
chấp cho các nghĩa vụ dân sự, kinh tế, để các tổ chức, cá nhân được thuê đất,
giao đất lâu dài với quy mô phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Cơ cấu
lại và phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, nhất là thị
trường tiền tệ và thị trường vốn; tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế
tư nhân tiếp cận vay vốn ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng
khoán, nhất là phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng các dịch vụ tài
chính với chi phí hợp lý. Phát triển đa dạng các định chế tài chính, các quỹ đầu
tư mạo hiểm, các quỹ bảo lãnh tín dụng, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ
chức tư vấn tài chính, dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, xếp hạng tín
nhiệm… Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, lành mạnh. Phát triển
đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ bảo hiểm để góp phần
giảm thiểu rủi ro, tổn thất và ổn định sản xuất, kinh doanh, đời sống của người
dân và doanh nghiệp.

40
3.3.2. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công
nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động
Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên
cứu và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Hoàn thiện và
bảo đảm thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phát triển các quỹ hỗ trợ
đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài
chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi
mới, hiện đại hoá công nghệ. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi
mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư.
Ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ cao
và các doanh nghiệp khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh đầu tư, phát triển các cơ
sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, đội ngũ các nhà khoa học. Tăng cường
hợp tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học,
công nghệ; mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ mới. Đẩy
mạnh thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ.
Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực.
Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là
đào tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu số
lượng và chất lượng nhân lực cho phát triển kinh tế tư nhân. Tăng cường hợp
tác, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; quy hoạch và phát
triển đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và thị trường.
Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân
Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập
quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có
trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, đạo đức kinh
doanh và tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Xây dựng và triển
khai rộng rãi các chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi
mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là trong cộng đồng doanh nghiệp. Đẩy
mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp trong
toàn xã hội.

41
3.4. Giải pháp phát huy vai trò của thành phần kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài
Rà soát, điều chỉnh kịp thời chính sách đầu tư nước ngoài cho phù hợp
và theo kịp với những biến động của kinh tế toàn cầu và những thay đổi trong
chiến lược thu hút doanh nghiệp FDI của các nước trên thế giới. Đồng thời, tạo
môi trường đầu tư kinh doanh cạnh tranh, thông thoáng, tháo gỡ các khó khăn,
vướng mắc về chính sách để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các
doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài.
Đẩy nhanh quá trình cần thiết để đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở
lại bình thường, xóa bỏ tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, lao động,
củng cố niềm tin và sự an tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư như rà soát,
bổ sung quỹ đất sạch, rà soát lại quy hoạch điện và đôn đốc triển khai các dự án
điện. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách
và các biện pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ, cải thiện thủ tục hành
chính…
Chủ động phối hợp với các cơ quan ngoại giao, các hiệp hội doanh
nghiệp, các công ty tư vấn, công ty luật, ngân hàng, quỹ đầu tư để tiếp cận lên
danh sách các doanh nghiệp đang quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam để chủ
động tiếp cận, trao đổi, kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng ở nước ta.
Chú trọng tiếp xúc trực tiếp các nhà đầu tư lớn, hỗ trợ doanh nghiệp
trong đào tạo và tuyển dụng lao động đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt
nhu cầu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài sau các đợt đứt gẫy về nguồn
lao động.

KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là tất
yếu khách quan, không chỉ phù hợp với xu thế thời đại, với tình hình thế giới
mà còn phù hợp với tình hình đất nước và nguyện vọng của nhân dân Việt
Nam.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có nhiều hình

42
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Mỗi hình thức sở hữu, mỗi thành phần
kinh tế có vị trí, vai trò khác nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo.
Để phát huy vai trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, cần tiến hành đồng bộ
nhiều giải pháp khác nhau. Những giải pháp mà bài thu hoạch đề xuất có mối
quan hệ chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau, nên cần được tiến hành một cách
đồng bộ, tránh xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa bất cứ giải pháp nào. Mặt khác,
thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển, nên vấn đề này cần được tiếp tục
nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện.
Liên hệ đối với ngành học Ngôn ngữ Anh nói chung và sinh viên Ngôn
ngữ Anh trường Đại học Đại Nam nói riêng. Đây là một ngành học năng động,
có thể trải nghiệm được nhiều nền văn hóa khác nhau, chiếm vị trí quan trọng
trong mọi lĩnh lực, ngành nghề từ kinh tế đến xã hội, là chìa khóa hữu hiệu để
tiếp cận kho tàng tri thức và bắt nhịp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
Trong xu thế toàn cầu hóa, tiếng Anh là tiêu chí vàng để giao thương thành
công, đặc biệt khi nước ta gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, tham gia TPP
và thực hiện các cam kết mở cửa đất nước theo lộ trình gia nhập WTO vào năm
2018. Phạm vi ứng dụng của ngôn ngữ này trên thế giới chưa bao giờ bị giới
hạn. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối với sinh viên phải sử dụng
tốt chuyên ngành của mình từ tư duy, trí tuệ và năng lực. Tích cực học hỏi, trau
dồi, mang những kiến thức, kinh nghiệm, thành tựu của các nước trên thế giới
để phát triển kinh tế nhà nước - nền kinh tế có vai trò quan trọng, giúp cho kinh
tế tập thể, tư nhân hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Đảng ta nhấn
mạnh tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25 tháng 7 năm 2008 BCHTW về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ mới:
“Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là
lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, một trong những nhân
tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước, hội nhập quốc tế và xây dựng CNXH. Thanh niên được đặt ở vị trí trung
tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.
Chăm lo phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự

43
ổn định và phát triển bền vững của đất nước”.6

Mặc dù chúng em đã cố gắng hết khả năng tìm tòi và làm tiểu luận. Tuy
nhiên do những hạn chế khách quan và chủ quan nên trong quá trình làm bài
vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót, những nội dung cần được bổ sung và sửa
đổi. Chính vì vậy, để bài tiểu luận có thể trở nên chỉn chu, hoàn thiện hơn,
nhóm em hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy, cô cũng chính là
chuyên gia, cố vấn; người có hiểu biết sâu rộng hơn về kinh tế chính trị Mác-
Lênin.
Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Trịnh Huy Hồng và Khoa Lý luận
Chính trị trường Đại học Đại Nam đã tạo cơ cho nhóm em có thêm nhiều hiểu
biết hơn. Từ môn học này chúng em cũng nhận thức được rằng ngoài việc học
chuyên ngành chính thì việc phát triển, mở rộng kiến thức của bản thân về kinh
tế, chính trị sẽ là tiền đề áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và công việc, để hoàn
thành và hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Hơn hết là xây dựng mỗi
quan hệ giữa người với người trên tinh thần tôn trọng, tương trợ và thương yêu
lẫn nhau. Và đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Không có lý luận
thì lúng túng như nhắm mắt mà đi”. Em xin trân trọng cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Hà Nội, 2011.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tập 1, 2021.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 73 – 74
5. https://baodautu.vn/cuoc-doi-dau-giua-highlands-coffee-va-starbucks-
d179915.html#:~:text=Ch%E1%BB%89%20hai%20n%C4%83m%20sau%2C

6
http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/vai-tro-cua-sinh-vien-trong-su-nghiep-xay-dung-chu-
nghia-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay-478.html
44
%20doanh,c%C3%B2n%20h%C6%A1n%201.700%20t%E1%BB
%B7%20%C4%91%E1%BB%93ng.
6. http://gdcttc.saodo.edu.vn/nghien-cuu-trao-doi/vai-tro-cua-sinh-vien-
trong-su-nghiep-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam-hien-nay-478.html.

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Nhận xét mức


TT Họ và tên Nhiệm vụ Điểm
độ hoàn thành

1 Nguyễn Thị Mai Mở đầu, 33 % 8.4


Hương Chương I ( 1.1
và 1.2 ) và
chương II

2 Nguyễn Thị Duyên Chương I (1.3) 34% 8.5

Chương II (3.1)

Chương II

3 Đỗ Hà Ngân Chương III 33% 8.5


( 3.2, 3.3, 3.4),
Kết luận,
chương II

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

45

You might also like