You are on page 1of 2

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập

miễn phí

Phân tích đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Khái niệm

Theo văn kiện đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khái niệm nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các
quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp
với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội
nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.

Phân tích đặc điểm:

Thứ nhất, về hệ thống mục tiêu của nền kinh tế t/trường định hướng XHCN:
+ Giải phóng sức sản xuất, động viên mọi nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện
CNH – HĐH, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH;
+ Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân;
+ Tiêu dùng được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của nhà nước.
Thứ hai, về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế: Nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở VN có cấu trúc từ nhiều loại hình, hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.
Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó: chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất chủ yếu từng bước đc xác lập và sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi CNXH được xây
dựng xong về cơ bản. Từ các hình thức sở hữu đó hình thành nên nhiều thành phần kinh
tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen hỗn hợp. Các thành phần
kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường tịnh hướng XHCN,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế NN giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế NN cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của
nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, về cơ chế vận hành kinh tế: là cơ chế thị trường có sự quản lý của NN để đảm
bảo phân bổ hợp lý các lợi ích và nguồn lực, kích thích phát triển các tiềm năng kd và các
lực lượng sản xuất, tăng hiệu quả và tăng năng suất lao động; thực hiện việc quản lý vĩ
mô đối với kinh tế thị trường trên cơ sở học tập vận dụng kinh nghiệm có chọn lọc cách

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập
miễn phí

quản lý kinh tế của các các nước tư bản, điều chỉnh cơ chế kinh tế, giáo dục đạo đức kinh
doanh phù hợp; thống nhất điều hành, điều tiết và hướng dẫn sự vận hành nền kinh tế cả
nước theo đúng mục tiêu phát triển xã hội.
Thứ tư, về hình thức phân phối: có nhiều hình thức đan xen, vừa thực hiện theo nguyên
tắc phân phối của KTTT và nguyên tắc phân phối của CNXH. Trong đó cần ưu tiên phân
phối theo lao động, theo vốn, theo tài năng và hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự phân phối
công bằng và hạn chế bất bình đẳng xã hội.
Thứ năm, về nguyên tắc giải quyết các mặt, các mối quan hệ chủ yếu: Phải kết hợp ngay
từ đầu giữa LLSX với QHSX, bảo đảm giải phóng LLSX, xây dựng LLSX mới kết hợp
với củng cố và hòan thiện QHSX, nhằm phục vụ cho phát triển sản xuất và công nghiệp
hóa – hiện đại hóa đất nước; giữa phát triển sx với từng bước cải thiện và nâng cao đời
sống nhân dân, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và công bằng xã hội, ngăn chặn các tệ nạn
xã hội; giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường.
Thứ sáu, về tính cộng đồng và tính dân tộc: Mang tính cộng đồng cao theo truyền thống
của XHVN, phát triển có sự tham gia của cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, hướng
tới xây dựng 1 cộng đồng xã hội giàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần,
công bằng dân chủ văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
Thứ bảy, về qhệ quốc tế: KTTT định hướng XHCN dựa vào sự phát huy tối đa nguồn lực
trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lực ngoài nước theo phương châm “Kết hợp sức
mạnh của dtộc và sức mạnh của thời đại” và sử dựng một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao
nhất, để phát triển nền kinh tế đất nước với tốc độ nhanh, hiện đại và bền vững.

Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: hotro@vndoc.com | Hotline: 024 2242 6188

You might also like