You are on page 1of 3

Câu 32.

Những đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ do Đại hôi VI (1991) xác
định
- Nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội:
+ Đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam và nêu lên năm bài học
kinh nghiệm lớn; quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; những định hướng lớn
về chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại; hệ thống chính trị
và vai trò lãnh đạo của Đảng.
+ Cương lĩnh đã trình bày quan niệm của Đảng Cộng sản Việt Nam về chủ
nghĩa xã hội mà nhân dân ta sẽ xây dựng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
trong thời kỳ quá độ; 6 đặc trưng cơ bản của xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng là một xã hội:
Một là, do nhân dân lao động làm chủ.
Hai là, có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Ba là, có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Bốn là, con người được giải phóng khởi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo
năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân.
Năm là, các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng
tiến bộ.
Sáu là, có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế
giới.
+ Cương lĩnh đã xác định những phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc nhằm thực hiện: mục tiêu tổng
quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơ bản những cơ
sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng,
văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh.
Câu 34: Những bài học kinh nghiệm chủ yếu do Đại hội VIII Đảng đã rút ra.

- Đại hội Đảng VIII đã rút ra 6 bài học chủ yếu:


+ Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá trình
đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

+ Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy
đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

+ Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, đi đối với tăng cường vai trò quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh
của cả dân tộc.

+ Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ
của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại.

+ Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then
chốt.

Câu 35: Các định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu Đại hội VIII đã rút ra

- Đại hội thông qua phương hướng, nhiệm vụ , kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội trong 5 năm (1996-2000) với 11 chương trình lớn. Đại hội cũng đề ra các
định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu như sau:

+ Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá.

+ Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc xây dựng nền kinh
tế nhiều thành phần.

+ Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý kinh tế: Tạo lập đồng bộ các yếu tố
của thị trường, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp kinh tế, công tác kế hoạch hoá, chính
sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế Nhà nước.

→ Sản xuất hành hóa không đối lập với chủ nghĩa xã hội, là thành tựu phát
triển của nền văn minh nhân loại, nó tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội kể cả khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng.
→ Thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là một thể thống nhất với
nhiều lực lượng tham gia sản xuất và lưu thông, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai
trò chủ đạo. Thị trường trong nước gắn với thị trường thế giới.

Tiếp tục xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, nắm vững địng hướng
XHCN. Đại hội VIII xác định có 5 thành phần kinh tế:

Kinh tế nhà nước; Kinh tế hợp tác xã; Kinh tế tư bản nhà nước; Kinh tế cá
thể tiểu chủ và Kinh tế tư bản tư nhân.

→ Thị tường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch. Kế hoạch chỉ
mang tính định hướng ở tầm vĩ mô. Thị tường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các
đơn vị kinh tế trong lựa chọn lĩnh vực, lựa chọn phương án sản xuất.

→ Vận hành cơ chế thị trường đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý vĩ mô
của Nhà nước, Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, kế hoạch, cơ chế,
chính sách, các công cụ đòn bẩy kinh tế.

+ Phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo.

+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Giải quyết một số vấn đề xã hội.

+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, nâng cao vai trò làm chủ
của nhân dân, thực hiện “dân biết,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra’’.

+ Tăng cường quốc phòng và an ninh.

+ Tiếp tục cải cách bộ máy cán bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn
thiện nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh đấu tranh chống tham nhũng.

Câu 36

You might also like