You are on page 1of 2

1.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII:


- Đại hội VII của Đảng họp tại Hà Nội, từ ngày 24- 27/06/1991.
- Điểm nổi bật của Đại hội VII là thông qua 2 văn kiện quan trọng:
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH
+ Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000
a. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH: (gọi tắt là Cương
lĩnh năm 1991):
- Cương lĩnh đã tổng kết 60 năm Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam; chỉ ra
những thành công, khuyết điểm, sai lầm và nêu ra 5 bài học lớn:
+ Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH
+ Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân
+ Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
+ Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
+ Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng
lợi của cách mạng Việt Nam
- Cương lĩnh nêu rõ xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có 6
đặc trưng cơ bản:
+ Do nhân dân lao động làm chủ
+ Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu
+ Có nền văn hóa tiến bộ, đậm đà bản sắc dân tộc
+ Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng
lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện
phát triển toàn diện cá nhân
+ Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ
+ Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
- Cương lĩnh cũng chỉ ra 7 phương hướng:
+ Một là, xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do đảng cộng sản lãnh đạo.
+ Hai là, phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng
hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện
+ Ba là, phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước
quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức
sở hữu.
+ Bốn là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn
hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ
vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền
thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh
hoa văn hoá nhân loại
+ Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt
trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu,
nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với
tất cả các nước
+ Sáu là, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam
+ Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ
chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

b. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000:
- Xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2000 là thoát khỏi khủng hoảng, ổn định
tình hình kinh tế- xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát
triển. GDP năm 2000 tăng gấp đôi so với năm 1990
- Lần đầu tiên Đảng giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh và khẳng định:
ĐCS Việt Nam lấy chủ nghĩa Mac- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của dân
tộc và nhân loại, nắm vững quy luật khách quan và thực tiễn của đất nước để
đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với yêu
cầu, nguyện vọng của nhân dân
c. Kết quả:
- Sau 5 năm 1991-1995, nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm đã hoàn
thành vượt mức, GDP đạt 8,2% (kế hoạch là 5,5- 6,5%)
- Đã bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
- Lạm phát từ mức 67,1% năm 1991 giảm xuống còn 12,7% năm 1995
- Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng
- 11/1991 Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ
- Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Lào, Campuchia và các nước trong
khu vực
- Trở thành thành viên ASEAN và bình thường hóa quan hệ Việt Nam- Hoa Kì
(7/1995)
- Cuối năm 1995, nước ta có quan hệ ngoại giao với 160 nước, quan hệ buôn bán
với trên 100 nước, 50 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
- Nhiều tổ chức quốc tế dành cho Việt Nam viện trợ không hoàn lại
- 28/07/1994 Việt Nam phê chuẩn tham gia Công ước về Luật biển 1982 của
Liên hiệp quốc.

You might also like