You are on page 1of 7

1.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII và bước đầu thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa

a) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII họp tại Hà Nội ( 28/6-1/7/1996), trong
bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển với trình độ cao,
CNXH lâm vào thoái trào. Sau 10 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã giành
thắng lợi bước đầu về KT-CT, văn hóa, xã hội, QPAN, phá được thế bao vây,
cô lập.

* Đại hội thông qua các văn kiện chính trị quan trọng:
- Bầu đồng chí Đỗ Mười tiếp tục làm tổng bí thư.
- Đại hội nêu ra sáu bài học chủ yếu qua 10 năm đổi mới:
+ Một là, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong quá
trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc,
kiên trì chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
+ Hai là, kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị,
lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.
+ Ba là, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lí của Nhà nước theo định
hướng XHCN.
+ Bốn là, mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức
mạnh của cả dân tộc.
+ Năm là, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ
của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
+ Sáu là, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm
vụ theo chốt.

- Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa trong thời kì đổi mới:
1) Giữ vững độc lập, tự chủ, đi đôi với mở rộng quan hệ quốc tế, đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại.
2) CNH, HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
3) Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh
và bền vững.
4) Khoa học và công nghệ là động lực của CNH, HĐH.
5) Lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát
triển, lựa chọn dự án đầu tư và công nghệ.
6) Kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh.
- Ý nghĩa: Đại hội VIII đánh dấu bước ngoặt của Đảng, đưa đất nước sang thời
kì đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ,
giàu mạnh, xã hội công bằng, văn mình theo định hướng XHCN.
- Nhiệm vụ trọng tâm, nổi bật sau Đại hội VIII:
+ Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm; phát huy tối đa nguồn lực, nâng
cao hiệu quả hợp tác quốc tế, ra sức cần kiệm, nâng cao hiệu quả sức cạnh
tranh.
+ Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
 Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và điều chỉnh cơ cấu đầu tư.
 Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH,HĐH và hợp tác
hóa, dân chủ hóa.
 Đẩy mạnh đổi mới, phát triển và quản lí hiệu quả các loại hình doanh
nghiệp.
 Tiếp tục đổi mới, lành mạnh hóa hệ thống tài chính- tiền tệ, thực hiện triệt
để tiết kiệm.
 Giải quyết việc làm và xóa đói, giảm nghèo.
 Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí Nhà nước và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.

* Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII thông qua nghị quyết về phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước CHXHCNVN trong sạch,
vững mạnh.
- Nhấn mạnh ba yêu cầu lớn:
+ Một là, tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân
qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp.
+ Hai là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước CHXHCNVN trong sạch,
vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
+ Ba là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
- Nhiệm vụ và giải pháp: mở rộng dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong xây dựng và quản lí nhà nước; nâng cao chất lượng hoạt động và
kiện toàn tổ chức Quốc hội; tiếp tục cải cách nền hành chính nhà nước; cải cách
tư pháp; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
* Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII (12/1997) bầu đồng chí Lê Khả Phiêu làm Tổng
bí thư.

* Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) đề ra Nghị quyết số 10-NQ/TW (2/2/1999) về


các vấn đề cấp bách của Đảng hiện nay:
- Tăng cường sự thống nhất về nhận thức, ý chí, hành động, kiên trì đấu tranh
đẩy lùi bốn nguy cơ; đảng viên nói và làm theo nghị quyết, thực hiện đúng
Cương lĩnh, Điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước.
- Kiên định với những quan điểm sau:
 Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng HCM
 Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam
 Không chấp nhận “đa nguyên, đa đảng”
- Nhà nước VN là nhà nước của dân, do dân, vì dân được đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
- Nguyên tắc cơ bản của Đảng là tập chung dân chủ.
- Kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế trong sáng của
giai cấp công nhân.

* Hội nghị Trung ương 7 khóa VIII (8/1999) đã xác định rõ hơn nhiệm vụ,
chức năng và tổ chức Đảng ở các cấp; cải tiến cách làm việc của cơ quan Quốc
hội, chính phủ và chính quyền địa phương; chỉ đạo và sắp xếp tổ chức của hai
ngành kiểm sát và tòa án; xây dựng quy chế làm việc, đổi mới phương thức hoạt
động của Mặt trận và các đoàn thể CT-XH.
* Để đáp ứng yêu cầu nhân lực tại hội nghị Trung ương 2 khóa VIII (12/1996)
đã ban hành hai nghị quyết:
- Nghị quyết số 02-NQ/HNTW (24/12/1996) định hướng chiến lược phát triển
giáo dục và đào tạo đến năm 2000 xác định quan điểm :
 Xây dựng những con người CNXH vừa hồng vừa chuyên
 Giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục- đào tạo
 Coi giáo dục- đào tọa là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn
dân
 Học thường xuyên , học suốt đời
 Kết hợp giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và xã hội tạo môi trường
lành mạnh
 Phát triển giáo dục- đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, tiến
bộ khoa học công nghệ và củng cố quốc phòng an ninh
- Nghị quyết số 02-NQ/HNTW (24/12/1996) định hướng chiến lược phát triển
khoa học và công nghệ :
 Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng HCM, kế
thừa giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân
loại, đi sâu điều tra, nghiên cứu thực tế, đổi mới đất nước.
 Nghiên cứu ứng dụng các thành phần khoa học và công nghệ trong các
ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, quản lí, quốc phòng- an ninh.
 Xây dựng phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ từng bước hình thành
nền khoa học – công nghệ hiện đại của Việt Nam.

- Nghị quyết số 03-NQ/TW (16/7/1998) xây dựng văn hóa VN tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc với quan điểm:
 Văn hóa vừa là nền tảng, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đấy sự phát
triển kinh tế- xã hội.
 Xây dựng mục tiêu phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa vì xã hội
công bằng, văn minh, con người phát triển toàn diện.
 Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
 Bản sắc dân tộc gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam được vun đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước.
 Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn liền giao lưu quốc tế, tiếp thu chọn lọc văn
hóa các nước khác
 Giữ gìn phải đi liền chống lạc hậu, lỗi thời.
Nền văn hóa VN là nền văn hóa thống nhất. Xây dựng và phát triển văn hóa là
sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò
quan trọng. Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, có ý
chí cách mạng và kiên trì, thận trọng.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII


được coi như tuyên ngôn văn hóa của Đảng trong thời kì CNH-HĐH.

You might also like