You are on page 1of 6

8. Các bước đột phá về đổi mới kinh tế của Đảng từ năm 1979 đến năm 1986.

*Bước đột phá đầu tiên:


- Hội nghị Trung ương 6 (8/1979) được cho là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của
Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải
tạo xã hội chủ nghĩa, phá bỏ những rào cản để cho “ sản xuất bung ra”.
- Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW ( 13/1/1981) về khoán sản phẩm đến nhóm
và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp( gọi tắc là khoán 100). Theo chỉ thị ,
mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được hưởng và tự
do mua bán.
- Trong lĩnh vực công nghiệp, trước các hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở TP Hồ Chí
Minh, Long A, Chính phủ ban hành Quyết định số 25/CP(1/1981) về quyền chủ động sản
xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp quốc doanh và Quyết định số
26/CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức
tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của Nhà nước.
-> Những chủ trương trên đã tạo nên động lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
*Bước đột phá thứ hai:
- Hội nghị Trung ương 8(6/1985) được coi là bước đột phá thứ hai trong quá trình tìm tòi, đổi
mới kinh tế của Đảng với chủ trương:Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu hành chính bao cấp,
lấy giá- lương- tiền là khâu đột phá để chuyển sang cơ chế hoạch toán, kinh doanh xã hội chủ
nghĩa. Nội dung cơ bản của chủ trương này là:
+ tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm; giá cả đảm bảo bù đắp chi phí thực tế hợp
lý, người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng, Nhà nước từng bước có tích lũy; xóa bỏ tình trạng
Nhà nước mua thấp, bán thấp và bù lỗ;
+ thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống, khắc phục tình trạng thả nổi trong việc
định giá và quản lý giá. Thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ bao cấp bằng hiện vật theo
giá thấp, chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang hoạch toán kinh doanh xã hội chủ
nghĩa.
-> Giá, lương, tiền là khâu đột phá để chuyển đổi cơ chế
* Bước đột phá thứ 3 được thông qua tại Hội nghị Bộ Chính trị khóa V(8/1986) có những
nội dung:
- Về cơ cấu sản xuất:
+ Cần tiến hành cuộc điều chỉnh lớn về cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư theo hướng thật sự
lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ, việc phát triển công
nghiệp nặng phải có lựa chọn cả về quy mô và nhịp độ.
+ Thực hiện cho được ba chương trình quan trọng nhất về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu
dùng thiết yếu và hàng xuất khẩu.
-Về cải tạo xã hội chủ nghĩa:
+ phải biết lựa chọn bước đi và hình thức thích hợp trên quy mô cả nước cũng như từng
vùng, từng lĩnh vực, phải đi qua những bước trung gian, quá độ từ thấp lên cao, từ quy mô
nhỏ đến trung bình, rối tiến lên quy mô lớn
+ nhận thức đúng đắn đặc trưng của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là nền kinh
tế có cơ cấu nhiều thành phần
+cải tạo xã hội chủ nghĩa không chỉ là sự thay đổi chế độ sỡ hữu, mà còn thay dổi cả chế độ
quản lý, chế độ phân phối
-Về cơ chế quản lý kinh tế
+ Đối mới kế hoạch hóa theo nguyên tắc phát huy vai trò chủ đạo của các quy luật kinh tế xã
hội chủ nghĩa, đồng thời sử dụng đúng đắn các quy luật của quan hệ hàng hóa- tiền tệ
+làm cho các đơn vị kinh tế có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh
+ phân biệt chức năng quản lý hành chính của Nhà nước với chức năng quản lý sản xuất,
kinh doanh của các đơn vị kinh tế
+ phân công, phân cấp bảo đảm các quyền tập trung thống nhất của Trung ương trong những
khâu then chốt, quyền chủ đọng của địa phương trên địa bàn lãnh thổ, quyền tự chủ sản xuất
kinh doanh của cơ sở.

Câu 9. Hoàn cảnh lịch sử, nội dung, ý nghĩa đường lối đổi mới của Đảng được thông qua
tại Đại hội VI (12/1986).
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật đang phát triển mạnh, xu thế đối thoại trên thế giới
đang dần thay thế xu thế đối đầu. Đổi mới đã trở thành xu thế của thời đại
- Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải tổ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội
- Việt Nam đang bị các đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận và ở tình trạng khủng
hoảng kinh tế- xã hội
-> Đổi mới đã trở thành đòi hỏi bức thiết của tình hình đất nước
*Nội dung:
- Kinh tế: Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế. Đổi cơ chế
quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, chuyển sang hạch toán, kinh
doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường.
- Xã hội: Đại hội khẳng định tầm quan trọng của chính sách xã hội và chủ trương xây dựng,
tổ chức thực hiện một cách thiết thực, có hiệu quả các chính sách xã hội. Bốn nhóm chính
sách xã hội: kế hoạch hóa dân số, giải quyết việc làm cho người dân lao động; thực hiện công
bằng xã hội, đảm bảo an toàn xã hội; chăm lo đáp ứng các nhu cầu giáo dục, văn hóa, bảo vệ
và tăng cường sức khỏe của nhân dân; xây dựng chính sách bảo trợ xã hội.
- Quốc phòng và an ninh: đề cao cảnh giác, tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh của
đất nước, quyết đánh thắng các kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, bảo đảm chủ
động trong mọi tình huống để bảo vệ Tổ quốc
- Đối ngoại góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc
lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội, tăng cường tình hữu nghị và hợp tác toàn diện với
Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa; bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Kết hợp
sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông
Dương, ĐNA và trên thế giới, tăng cường quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương.
- Xây dựng Đảng: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng cần phải đổi mới tư duy, trước hết là tư duy
kinh tế, đổi mới công tác tư tưởng; đổi mới công tác cán bộ và phong cách làm việc, giữ
cũng các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng.
Phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động thực hiện” dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra”; tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước
*Ý nghĩa:
Đại hội VI của Đảng là Đại hội khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện, đánh dấu bước phát
triển mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Các văn kiện cả Đại hội mang tính chất
khoa học và cách mạng, lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, hạn chế
của Đại hội VI là chưa tìm ra những giải pháp hiệu quả tháo gỡ tình trạng rối ren trong phân
phối, lưu thông.
Câu 10. Mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta được xác định trong Cương lĩnh 1991 và
Cương lĩnh 2011
*Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được đại hội VII
thông qua ( gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991) và được bổ sung tại đại hội XI hình thành nên
Cương lĩnh 2021
- Cương lĩnh năm 1991 xác định xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có
sáu đặc trương cơ bản: Do nhân dân lao động làm chủ. Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên
lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về ác tư liệu sản xuất chủ yếu. Có nền căn
hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều
kiện phát triển toàn diện cá nhân. Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn
nhau cùng tiến bộ. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới
-Cương lĩnh năm 2021 nêu rõ:”Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã
hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ ,công bằng,văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh
tế phát triển cao sựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tư do, hạnh
phúc, có điều kiện phát truển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng,
đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chũ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và
hợp tác với các nước trên thế giới.
Nhận xét:
-Cương lĩnh 2021 được xây dựng dựa trên nền tảng Cương lình 1991 nên 2 Cương lĩnh thống
nhất. Nhưng Cương lĩnh 2011 có bổ sung thêm 2 đặc trưng mới: Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn mình;có Nhà nước pháp quyền xã hôi...... còn các đăch trưng khác giữ
nguyên hoặc được diễn đạt rõ ràng và phù hợp hơn với mục tiêu của đất nước
-Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất lớn đối với phong trào
cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt
Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được những thành
tựu to lớn, tiếp tục phát triểm; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước
phục hồi
Câu 11: Thành tựu và kinh nghiệm của sự nghiệp đổi mới
Thành tựu của sự nghiệp đổi mới

- Kinh tế tăng trưởng khá và thực lực của nền kinh tế tăng lên; Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn
định; lạm phát được kiểm soát; Tăng trưởng kinh tế được duy trì hợp lý.

- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước được hình thành và phát triển; Thể
chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được quan tâm xây dựng và từng bước phát
triển

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, kết cấu hạ tầng, đô thị được xây dựng tăng lên đáng kể

- Văn hóa – xã hội có bước phát triển, bộ mặt đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều
thay đổi

- Việc giải quyết các vấn đề xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng

- Giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc vững chắc. Phát triển và ngày càng hoàn
thiện

- Đối ngoại đạt được nhiều thành tựu mới, Từ "phá thế bị bao vậy, cấm vận" tiến đến "Hội nhập vào
nền kinh tế khu vực và thế giới", tiếp theo là "chủ động và tích cực hội nhập quốc tế"

- Nhận thức về xây dựng và phát huy dân chủ, đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN có nhiều tiến bộ

Hạn chế

- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về
mô hình tăng trưởng; năng suất , chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền
kinh tế chưa cao
- Đối mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động
lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội
- Lĩnh vực văn hóa, xã hội chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao.
- Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
còn bất cập
- Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế
- Sức mạng đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa
được quan tâm phát huy đầy đủ
- Xây dụng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu
phát triển kinh tế- xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới
- Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn một số hạn chế

Kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới

- Chủ động và không ngừng sáng tạo trên cơ sở kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
CNXH, vận dụng sáng tạo và phát triển CN Mác – Leenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế
thừa và phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, vận dụng kinh
nghiệm quốc tế phù hợp với Việt nam

- Luôn quán triệt quan điểm dân là gốc, vì lợi ích của nhân dân, phải dựa vào nhân dân,
phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân
dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi phù hợp; Phải tôn trọng quy luật khách quan,
xuất phát từ thực tiễn, bám sát thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận,
tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả những vấn đề do thực tiễn đặt ra

- Phải đặt lợi ích quốc gia – dân tộc lên trên hết; Kiên định độc lập, tự chủ, đồng thời chủ
động và tích cực hội nhập quốc tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi; Kết hợp phát huy sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam
XHCN

- Phải thường xuyên đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng; Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực
và phẩm chất, ngang tầm nhiệm vụ; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của cả hệ thống chính trị; Tăng cường
mối quan hệ thân thiết với nhân dân

Câu 12. Những bài học lớn về sự lãnh đạo của Đảng. Làm rõ bài học về sự lãnh đạo đúng
đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Một là, Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân
Ba là, không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết, đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân,
đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạng
quốc tế
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam
* Trong lịch sử đấu tranh hơn 90 năm qua của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách
mạng nước ta đã giành được nhiều thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược và ý nghĩa thời đại
sâu sắc:
-Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân, phong
kiến, lập nên nước Việt 104 Nam Dân chủ cộng hòa, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc
lập, tự do.
- Thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược, mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất
nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế.
- Thắng lợi của công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế, tiếp tục đưa đất nước từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội với nhận thức và tư duy mới
đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.
* Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn luôn chú trọng xây dựng Đảng, nhằm nâng
cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Không ngừng phát triển, bổ sung Cương lĩnh chính trị, đường lối, nắm vững và kiên định
mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho
hành động.
Khẳng định tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng, đồng thời chú trọng
các nguyên tắc tổ đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Tự phê bình và phê bình.
Gắn bó mật thiết với nhân dân và nguyên tắc của chủ nghĩa quốc tế vô sản
Chú trọng công tác cán bộ, coi can bố là cái gốc của mọi công việc
Rèn luyện đạo đức cách mạng là nội dung cơ bản trong xây dựng Đảng.
Không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao chất lượng và hiệu quả lãnh đạo

You might also like