You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


Môn học: Lịch Sử Đảng
Học kỳ II

CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁ CỦA ĐẢNG TRONG ĐỔI MỚI KINH TẾ NHỮNG
NĂM 1979 - 1986

Thanh phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021


CÁC BƯỚC ĐỘT PHÁ CỦA ĐẢNG TRONG ĐỔI MỚI
KINH TẾ NHỮNG NĂM
1979 – 1986

MỤC LỤC
A. Mở Đầu
B. Nội Dung
I. Tình Hình Đất Nước Thời Kỳ 1976-1979
1. Sơ Lược Về Đất Nước Sau 1975
2. Tình Hình Kinh Tế
II. Kinh Tế Đất Nước từ 1979 – 1986
1. Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Nhất ( 1976 – 1981 )
2. Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Hai ( 1981 – 1986 )

A. Mở Đầu
- Dịch bệnh COVID19 hiện đang diễn biến rất phức tạp, kéo dài trên qui mô
rộng khắp cả nước gây ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế quốc gia. Bởi
vậy, tìm hiểu về nên kinh tế nước nhà khiến em rất hứng thú. Đây cũng là lý
do em chọn đề tài này làm tiểu luận.

- Trong bài luận, người đọc sẽ thấy được rõ ràng nền kinh tế Việt Nam trong
giai đoạn 1979 – 1986 và sự chuyển mình đổi mới của nó như thế nào, ảnh
hưởng của sự thay đổi này với quốc gia ra sao.

- Các thông tin trong tiểu luận được em trích xuất, trưng dụng từ giáo trình
học, nhiều nguồn trên internet và các bộ sách lớn về lịch sử nước nhà.

4
B. Nội Dung
I. Tình Hình Đất Nước Thời Kỳ 1976 – 1979
1. Sơ Lược Về Đất Nước Sau 1975
- Sau chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, đất nước ta thống nhất và
độc lập về mọi mặt, lịch sử việt nam bước vào thời kì đổi mới ,
Chủ Nghĩa Xã Hội trên toàn quốc.

- Tuy nhiên, hậu quả của chiến tranh vẫn còn đó, nước ta bị tàn phá
nặng nề và nghiêm trọng về mọi mặt. Nhiệm vụ cấp thiết của đảng
và nhà nước là đưa mọi thứ về trật tự, hàn gắn vết thương chiến
tranh , xây dựng và cải tạo đất nước Việt Nam “mới”.

2. Tình Hình Kinh Tế


- Hậu chiến tranh, nền kinh tế chịu hậu quả nặng nề của 30 năm bom
đạn. Đấu tranh với đế quốc, bọn thực dân mới, rồi chiến tranh biên
giới, … Tất cả nguồn lực đổ dồn vào đấu tranh dành độc lập ,
không có chỗ đứng cho kinh tế. Mối quan hệ với quốc tế xấu đi vì
chiến thắng, chúng cô lập nền kinh tế nước ta, các khoản viện trợ
chiến tranh cũng cạn kiệt.

- Bên cạnh những khó khăn trên, ta cũng có những thuận lợi cơ bản:
tổ quốc thống nhất nhân dân hai miền có thể tự do trao đổi kinh tế,
cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ trên khắp thế giới
đem lại thành tựu to lớn về kinh tế, những hệ thống giao thông
quân đế quốc để lại phục vụ giao thông hàng hóa trên cả nước.

5
- Dựa vào nhưng khó khăn vào thuận lợi nêu trên, Đảng và nhà nước
Việt Nam đã tiến hành nhưng chính sách cải cách kinh tế đột phá
với mong muốn đưa đất nước chuyển mình.
II. Kinh Tế Đất Nước Trong Giai Đoạn 1979 – 1986
1. Kế Hoạch 5 Năm Lần Thứ Nhất 1976 – 1980
- Đại hội lần thứ 4 của đảng diễn ra từ ngày 14 đến 20-12-1976 tại
Hà Nội. Đại hội đã thông qua các báo cáo về chính trị, phương
hướng, nhiệm vụ và mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1976 – 1980).
Lấy đổi mới kinh tế đi đôi với đổi mới chính trị, trong đó đổi mới
kinh tế chính là trung tâm.

- Về đường lối phát triển kinh tế:


o Đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng, xây dựng cơ cấu kinh tế công
nông nghiệp.
o kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương để phát
triển các lực lượng sản xuất, đồng thời tăng cường mối quan
hệ ngoại giao với các nước XHCN và các nước bạn.
o Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa với một cơ cấu hợp lí, một nền kinh tế phát triển theo
những quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời chịu sự chi
phối bởi bản chất và những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội.
o Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Nhà nước bảo
hộ quyền sở hữu hợp pháp, quyền bình đẳng của các thành
phần kinh tế; khuyến khích mọi thành phần kinh tế sản xuất,
kinh doanh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
6
o Cải tạo quan hệ sản xuất, cải tạo đi đôi với sử dụng, làm cho
quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản
xuất. Đây là nhiệm vụ thường xuyên trong suốt thời kì quá
độ đi lên chủ nghĩa xã hội.
o Tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hóa được
miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản phẩm,
quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát để người sản xuất
có quyền tự do đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường.
o Xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp,
hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
Quản lí nền kinh tế không phải bằng những mệnh lệnh hành
chính, mà bằng những biện pháp kinh tế, khuyến khích lợi
ích vật chất.
o Thực hiện nhiều hình thức phân phối, chủ yếu là phân phối
theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế.
o Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập, mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác
kinh tế quốc tế, tích cực khai thác nguồn vốn, công nghệ và
thị trường.
- Kết thúc đại hội, Đảng quyết định áp dụng mô hình kinh tế của
miền Bắc đưa vào miền Nam, cải tạo xã hội miền Nam thông qua
sự Hợp Tác Hóa và cải tạo Công Thương Nghiệp (với hình thức bí
mật bắt giữ , tịch thu tài sản của các nhà tư sản lớn). Tính đến cuối
năm 1979, miền Nam thành lập được 1.286 hợp tác xã và hơn
15.000 tổ sản xuất với hơn 50% là nông dân. Những kết quả này
chính là sự thay đổi lớn lao về “lượng” , tuy nhiên chúng không
thực sự hiệu quả mà còn phát sinh những vấn đề khiến Nhà Nước
7
ta phải đau đầu. Đơn giản là sang năm 1980 thì các hợp tác xã ở
miền Nam đều tan rã, biến mất, chỉ có trên giấy tờ và không thể
hoạt động theo kế hoạch, khiến sản xuất nông nghiệp khựng lại
trong khi dân số tăng, dẫn đến cảnh thiếu thực phẩm và phải nhập
ngoại hơn 5,6 triệu tấn lương thực.

- Một bước chuyển lớn với nền kinh tế trong giai đoạn này, đó là sự
thống nhất tiền tệ giữa 2 miền đất nước. Tháng 4 năm 1978, bộ
chính trị thu hồi tiền cũ ở cả 2 miền và cho lưu thông phát hành
đồng tiền mới. Tháng 5 năm 1978, công việc đổi tiền được tiến
hành trên toàn quốc. Từ đó, Đảng và Nhà Nước dễ dàng quản lý
dòng tiền lưu thông trong nước, kết nối được các nguồn tiền ở hai
miền Nam – Bắc, nhân dân cũng có nhiều cơ hội giao lưu và trao
đổi hảng hóa hơn trước.

- Tuy đã có sự thay đổi lớn trong cách vận hành của bộ máy kinh tế,
ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn trắc trở. Hậu chiến tranh, mô hình
chủ nghĩa xã hội bộc lộ rõ những thiếu sót, những chủ trường –
chính sách được đề ra là những sự nóng vội, vượt quá khả năng
thực hiện của nhà nước.

- May thay, với sự xuất sắc của bộ máy lãnh đạo ở một vài địa
phương, những hình thức kinh tế mới được ứng dụng vào đời sống
và đem lại hiệu quả lớn cho sự tăng trưởng kinh tế như:
o việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận
dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh
8
doanh của Nhà nước. Những chủ trương trên đã tạo nên động
lực mới, góp phần thúc đẩy sản xuất công nghiệp đạt kế hoạch,
riêng công nghiệp địa phương vượt kế hoạch 7,5%.
o Xé rào phá giá là hình thức được đông đảo các xí nghiệp đón
nhận. Thu hút sự chú ý của Liên Xô, khiến họ phải cử 2 chuyên
gia kinh tế sang Việt Nam giúp. Họ tổ chức các lớp học về kiến
thức kinh tế, giúp các cơ sở kinh tế mạnh dạn tiến bước.

- Thông qua những biến cố trên, Đảng và Nhà Nước đã nhận ra sự bật
cập trong công cuộc cải cách đổi mới này, rằng mô hình kinh tế cũ của
miền Bắc con có những thiếu sót và không thể áp dụng chúng cho
miền Nam. Từ đây xuất hiện những thay đổi trong chính sách kinh tế,
và từ sau năm 1981 kinh tế nước ta bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc.

2. Kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1981 – 1986 )


- Đại hội Đảng lần thứ

You might also like