You are on page 1of 6

Luận Lịch Sử Đảng Câu 1.

Trình bày quá trình tìm tòi, khảo nghiệm


đường lối đổi mới kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước
đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986) và ý nghĩa của quá trình này. C
Lịch sử đảng (LS300)
TRƯỜNG ĐẠI HỌC UEH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
BỘ MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HỌ TÊN SINH VIÊN: Nguyễn Ngọc Minh Trâm


MÃ SỐ SINH VIÊN: 31211023093
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 21C1HIS51003009
TÊN HỌC PHẦN: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY: ThS. Phạm Thành Tâm

TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 12 năm 2021


I. Đề bài
Bằng những kiến thức đã học về môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, anh, chị
hãy trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Trình bày quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế của Đảng
Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986) và ý nghĩa của quá
trình này.
Câu 2. Tại sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn của
Việt Nam? Bạn có thể vận dụng được gì cho bản thân từ những bài học kinh nghiệm của
Đại hội VI của Đảng (1986).
II. Bài làm
Câu 1:
Bối cảnh lịch sử:
1976-1986 là giai đoạn lịch sử quan trọng đối với kinh tế Việt Nam trước đổi mới.
Bao Cấp – một trong những đặc điểm của xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ. Kinh tế tư nhân
không thể tồn tại, chỉ có 2 loại hình là kinh tế tập trung và loại hình nhà nước chỉ đạo.
Trong nền kinh tế hiện thời đó, hầu hết các doanh nghiệp tư nhân không thể tồn tại,
họ trao đổi hàng hóa bằng tem phiếu cái mà được nhà nước ban hành và nắm toàn quyền.
Cũng kể từ đó mà người dân gặp khó khăn cho việc di chuyển hàng hóa sang nơi khác
cũng như tư do mua bán. Hàng hóa lúc bấy giờ là do nhà nước phân phối độc quyền, tối
thiếu việc trao đổi tiền mặt. Sổ gạo vào thời điểm đó rất quan trọng do việc phân phối
lương thực tính theo đầu người và mỗi hộ gia đình, nó quy định bắt buộc loại hàng hóa
nào mà mỗi hộ được mua.
Trước đó giai đoạn 1945-1975 đã áp dụng kế hoạch hóa rồi nhưng do tại thời điểm đó
chúng vẫn có một vài ưu điểm phù hợp với thời cuộc nên vẫn được duy trì. Tuy nhiên vào
30/4/1975, độc lập dân tộc, giải phóng Việt Nam. Ngày 16/5/1975 Lê Duẩn – Bí thư đầu
tiên của Đảng Lao động Việt Nam, ông đã nhận ra những mặt sáng của kinh doanh tư
nhân và thị trường trong khu vực phía Nam. Phát triển cải tiến thủ công nghiệp và thương
nghiệp nhỏ qua quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, sổ sách ghi lại, Lê
Duẩn vào thời điểm đó đã muốn duy trì bao cấp ở miền Bắc đồng thời thực hiện kinh tế
thị trường trong miền Nam để xem xét ưu nhược. Nhưng đối mặt với bối cảnh chịu phải
việc bị Mỹ cấm vận, từ chối tạo dựng lại mối quan hệ giao thương cũ với ta, không những
vậy các nhà lãnh đạo bấy giờ đều tin vào kinh tế kế hoạch hóa do lúc ấy Liên Xô vẫn
vững mạnh. Nếu ông cứ nhất quyết thì có khi sẽ bị xem là chia rẽ nội bộ Đảng nên tất cả
đều được Lê Duẩn thi hành một cách chậm rãi. Hơn thế nữa, cùng thời điểm Việt Nam
cũng bị Hoa Kiều gần như kiểm soát hoàn toàn giá chung của thị trường trong Nam.
Nhưng sau đó nhờ bao cấp được diễn ra mà xóa được tình trạng bị kiểm soát này, nó đã
phát huy được tốt vai trò của nó trong giai đoạn chiến trang. Thế nên càng khó khan hơn
để loại bỏ nó. Tiền tệ lúc này bị mất giá nghiêm trọng, do thiếu hàng hóa mà việc trao đổi
chủ yếu dựa vào tem phiếu, đúng phiếu của loại hàng đó mới được trao đổi.
3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986)
- Thứ nhất, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.
- Thứ hai, thống nhất tiền tệ.
1
- Thứ ba, hội nhập kinh tế.
 Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam.
- Hợp tác hóa: Từ năm 1977 đến năm 1980, miền Nam hợp tác xã được tiến hành
nhanh chóng theo kế hoạch, dồn điền đổi thửa, canh tác chung được tổ chức, phân chia
sản xuất theo công góp. Nông dân cung cấp máy móc cho công nghiệp và công ty sản
xuất nông nghiệp được tạo ra. Các quốc gia thu mua được sản phẩm với giá cực thấp so
với giá chung. Đổi lại, nguyên liệu và hàng tiêu dùng được chính phủ cấp cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã không thích hợp với kinh tế trong Nam, do kế
hoạch giao đất "nông dân có đất" vào đầu những năm 1970 khiến phần lớn tầng lớp
trung lưu miền Nam có xu hướng tăng năng suất. Hơn nữa, chính phủ cũng biết rằng
hợp tác phía bắc Đã có nhiều thất bại trong lịch sử, vì vậy sự kết hợp ở phía Nam cũng
bị bỏ lại.
 Cải tạo công thương nghiệp: Vào cuối 8/1975, Tổng cục Chính trị Đảng Lao động
Việt Nam đề nghị thực hiện cuộc vận động tái xây dựng. Sau đó, Thường vụ Trung ương
Cục miền Nam dựa trên kế hoạch hành động đánh tư sản làng, lấy tên gọi ngầm là
"Chiến dịch X2”. Đợt đầu tiên trong trận chiến này bắt đầu đột ngột trong giữa đêm 9/
9/ 1975, đợt 2 xảy ra từ 4-6 tháng 12. Trong “Chiến dịch X2”, mốt số người tư sản trong
Nam bị phát hiện và bị tịch thu tài sản.
Cùng lúc tiến lên với “tư sản mại bản”, cả nước chuyển người dân đến các vùng
miền núi, trung du, hải đảo. Trước đó chính sách chỉ được thực hiện tại miền Bắc dần về
sau lan rộng trên cả nước. Tuy thế, các hoạt động phát triển lại công thương trong miền
Nam trước đó cụ thể là giai đoạn trước1978 cũng phải xảy ra chậm rãi, ngần ngại.
“Nguyễn văn Linh” – Bí thư Thành ủy bấy giờ thực hiện các phương pháp linh hoạt phù
hợp, thể hiện thái độ trân trọng, coi trọng tư sản vì những kiến thức của mình.
Đến 1978, hoạt động này càng diễn ra quyết liệt hơn, mở rộng đối tượng quy mô hơn.
Đặc biệt là công cuộc đổi tiền (1978).
 Thống nhất tiền tệ: Trước đó, vì sống trong một thời gian dài bao cấp, người dân
chỉ trao đổi hàng hóa qua tem phiếu, dần về sau nhận thấy được nhiều bất cập. Sau ngày
thống nhất đất nước (30/4/1975) nước ta thống nhất lãnh thổ và chính trị. Chính quyền
“Cộng hóa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” được thành lập do sự đồng nhất, hợp tác của
chính quyền “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” và chính phủ Cách mạng Lâm thời của
“Cộng hòa Miền Nam Việt Nam”. Dẫu thế kinh tế vẫn bị chia rẻ ở vài mặt. Đặc biệt là
sự tồn tại song song của 2 đơn vị tiền: Đồng của “Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam” và “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Lý do của việc tồn tại sự khác nhau này là do
chính phủ lâm thời có giải thích vì sự khác biệt giữa sản xuất và trao đổi hàng hóa của
từng khu vực. Vậy nhưng “Đảng Cộng sản Việt Nam” đã nhìn ra những trở ngại của vấn
đề trên, cụ thể là giao lưu và thanh toán giữa miền sẽ gặp trở ngại. Bên cạnh đó, tên của
nước đã được đổi thành “Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam”, không duy trì tên
trước đó. Vì thế Bộ Chính trị Đảng đã có quyết định thống nhất đơn vị tiền tệ.
Ngày 1/4/1978, Nghị quyết 08-NQ/TW được ban hành về việc sản xuất ban hành
tiền mới, thu lại 2 loại tiền hiện hành. Từ đó đồng bộ tiền tệ trên toàn quốc gia. Việc này
rõ ràng là để tạo thuận tiện, giảm bớt bất cập khi trao đổi hàng giữa 2 miền.
Ngày 2/5/2978, nghị quyết số 230 NQ-QH/K dược ban hành với mục tiêu thống nhất
tiền tệ quốc gia thông qua việc tiền mới được ban hành tại các “Ngân hàng nhà nước
2
Việt Nam”. Vào 5/5/1978, toàn quốc chính thức đổi tiền với những chính sách, quy định
và giới hạn trên từng đầu người và hộ gia đình. Đây cũng được coi là một bước đột phá
vượt bật trong nền kinh tế nước ta.
- Hội nhập kinh tế:
Từ sau khi bị Mỹ cấm vận, không được giao thương với các nước bên ngoài, nước
ta gặp rất nhiều trở ngại và sản xuất, xuất nhập khẩu. Điều này ảnh hưởng to lớn dến
nền kinh tế Việt Nam thời điểm hiện tại. Vậy nên bước đột phá “Hội nhập kinh tế” được
coi là đóng vai trò vô cùng quan trọng với nền kinh tế thời điểm đó nói riêng và từ trước
đến nay nói chung. Vì chỉ sau khoảng 1 năm cấm vận Mỹ đã có biểu hiện thể hiện muốn
cải thiện quan hệ với ta. Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ- Gerald Ford đã đưa ra đề nghị
với Quốc hội tạo cơ hội mua bán hàng hóa của hai quốc gia qua việc tạm hoãn 6 tháng
cấm vận nước ta.
Ngày 4/5/1977 Hoa Kỳ để Việt Nam vào “Liên Hợp Quốc” và chấp nhận bỏ cấm
vận với những điều kiện sau: bỏ qua việc bồi thường bù đắp do chiến tranh, trao đổi cốt
của binh lính nước họ, nếu được sẵn sang viện trợ nhân đạo. Đây được coi là khởi đầu
khá tốt đẹp. Và ngay sau đó có them sự giúp đỡ từ Tây Âu, cụ thể mối quan hệ tốt này
còn được thể hiện qua việc “Bộ trưởng Phạm Văn Đồng” – “Chủ tịch Hội đồng” sang
Tây Âu thăm quan. Tốt đẹp hơn nữa là sau đó “Đông Nam Á” còn muốn xây dựng tình
hữu nghị giao thương với Việt Nam. Tiếp sau đó nước ta tham gia “Hội đồng tương trợ
kinh tế” vào năm 1978. Đây được coi là bước đột phá lớn và có ý nghĩa sâu sắc. Bởi với
tình hình kinh tế không quá tốt, nước còn kèm phát triển mà có thể hội nhập kinh tế là
cơ hội vàng để phát triển nước nhà.
 Ý nghĩa sâu sắc của quá trình tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế
của Đảng Cộng sản Việt Nam qua 3 bước đột phá tư duy về kinh tế (1976-1986):
- Việc đột phá trong giai đoạn kinh tế vừa trì trệ mới phục hồi là việc làm rất cần
thiết.
- Nhìn nhận được những khó khăn trong đời sống người dân nói riêng và thúc đẩy
kinh tế phát triển nói chung, những tư duy đổi mới Đảng và nhà nước đưa ra vào thời
điểm đó là vô cùng thuyết phục sát đáng, phù hợp với bối cảnh, góp phần sâu sắc trong
việc cải tạo kinh tế đất nước.
- Để nhìn nhận được thực tế và đưa ra những giải pháp cụ thể, phù hợp như vậy,
Đảng và nhà nước đã phải làm việc chăm chỉ, nhìn nhận, thấu hiểu và tiếp nhận tư duy
đổi mới. Có thể coi đây là tiền đề là bước đệm để bước đến đổi mới dài lâu và phát triển
hơn thế nữa.
- Sự đổi mới bắt nguồn từ sự năng động, thay đổi của nhân dân, những ý kiến,
nguyện vọng của họ. Nhưng trên hết đó là vai trò to lớn của Đảng, đã đứng ra lãnh đạo
công cuộc đổi mới, cải thiện và phát triển kinh tế nước nhà.
- Cả nhân dân và Đảng đã cùng nhau nhìn nhận thực tế và đưa ra, đi đến những
quyết định vô cùng đúng đắn, sang suốt, mang lại lợi ích to lớn và lâu dài. Nó còn là sự
kiện đánh dấu Đảng, nhân dân, nhà nước ta trưởng thành, hoàn thiện lên từng bước.
- Đây được coi là sự đổi mới, đột phá mang tầm vóc to lớn, triệt để, thay đổi hầu
như vận mệnh nền kinh tế Việt Nam.

3
- Tất cả đều hướng về “Dân giàu nước mạnh”.
Câu 2:
 Đến năm 1986, đổi mới đất nước là nhiệm vụ bức thiết, sống còn của Việt Nam vì:
Vì sau đổi mới, thời điểm Đại hội VI 1986, nước ta rơi vào tình hình kinh tế suy thoái
nghiêm trọng. Sau 1 thời gian vài năm, cả nước chuyển lên chủ nghĩa xã hội theo cách
phát triển mối quan hệ xã hội trong toàn bộ giao dịch sản xuất khiến sản xuất đình trệ.
Thực tiễn đã chứng minh phải mở ra con đường mới vương đến “chủ nghĩa xã hội”.
Hiện thực cho thấy rằng tiến lên “chủ nghĩa xã hội” và “chủ nghĩa cộng sản” là một
hành trình gian nan, nhiều thời gian, cầu kì, đòi hỏi nhiều quá trình. Đây là một thời
gian nghiên cứu, tìm hiểu, tư duy khác biệt và tích lũy trải nghiệm từ thực tế, tìm cách
để làm quá trình kế tiếp, tránh tình trạng trì trệ, máy móc.
Đảng hiểu rõ vấn đề cản trở lực lượng sản xuất cải thiện là những sai sót, bất cập về
lô-gic như cơ cấu của nền kinh tế hiện tại, xã hội chủ nghĩa nên được tái tạo, cơ chế
quản lý. Tuy nhiên, kế hoạch đưohc chỉ đạo dựa trên tư tưởng và chính sách được xây
dựng lúc bấy giờ là khai phá hết khả năng, phát huy hết tiềm năng của đất nước, nguồn
viện trợ nên được tận dụng tối đa, phát huy mạnh mẽ năng suất đồng thời xây dựng và
củng cố xã hội chủ nghĩa ở mặt sản xuất, quan hệ. Lúc này đây nền kinh tế nước ta
thành “nền kinh tế nhiều thành phần”, không còn như trước đây nữa. Vài năm trước Đại
hội VI, Đảng đã vội vàng tiến hành mô hình “phi xã hội chủ nghĩa” cần loại trừ, chuyển
“kinh tế tư bản tư nhân” sang “kinh tế quốc doanh”, và diễn ra ngay các hoạt động kinh
tế quy mô lớn. Hợp tác xã dù có năng lực, trình độ, năng lực trước thực tế phát triển thì
bên nào cũng nhận ra lỗi do chủ quan áp đặt, sản xuất phát triển thì cần có quan hệ phù
hợp.
Việc thừa nhận nền kinh tế đa dạng hoá ở đây là ngoài quyền sở hữu công cộng về
tư liệu sản xuất, nó còn chấp nhận các việc sản xuất từ vốn cá nhân và hoạt động trong
hợp pháp. Nó gắn liền với khai thác tiềm năng của đất nước, khuyến khích người lao
động tự giác vì điều này đi cùng với lợi ích cá nhân của họ, đây là động cơ quan trọng
để phát triển. Không những vậy, việc thay đổi cũng đã cải thiện những năng lực tiềm ẩn
phân tán và cũng rất cần thiết của người dân, gồm khả năng lao động, công nghệ, vốn,
và tự sinh ra công việc. Nhưng phải nêu bật lên là ta đang cùng xây dựng kinh tế mà
đang chuyển lên “chủ nghĩa xã hội”. Vì vậy, muốn củng cố cải tạo và phát huy vai trò
tích cực của cơ cấu “kinh tế nhiều thành phần” qua củng cố kinh tế của “xã hội chủ
nghĩa”, vượt xa các nền kinh tế cũ, lac hậu. Nói cách khác, sở hữu công cộng chủ yếu là
tư liệu, chủ yếu và cơ bản ở nước ta.
 Từ những bài học kinh nghiệm của Đại hội VI của Đảng (1986), em vận dụng
được những bài học:
- Linh động, chủ động trong mọi tình huống để xử lý vấn đề.
- Phải biết nhìn nhận vào thực tiễn, cái tốt cái xấu của thực tế để đặt vấn đề và phát
triển lên từ dó để khắc phục và cải thiện.
- Phải luôn biết nhìn nhận cái chưa tốt, điểm yếu của bản thân để tìm cách khắc
phục, hoàn thiện.
- Luôn cần có đoàn kết, đoàn kết tạo nên sức mạnh.

You might also like