You are on page 1of 54

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH


KHOA TÀI CHÍNH –KẾ TOÁN

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: THEO NHÓM CÁC BẠN, CÁC NHÂN TỐ CHỦ


YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ USD/VND TẠI VIỆT
NAM?

GVH : THS. NGUYỄN THÀNH TRUNG


D
SVTH : TRẦN MINH AN
LỚP : 21DTC1C
MSSV : 2100005420
Tp.HCM, 18 tháng 12 năm 2023

II
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
KHOA TÀI CHÍNH –KẾ TOÁN

TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: THEO NHÓM CÁC BẠN, CÁC NHÂN TỐ CHỦ


YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ GIÁ USD/VND TẠI VIỆT
NAM?

GVH : THS. NGUYỄN THÀNH TRUNG


D
SVTH : TRẦN MINH AN
LỚP : 21DTC1C
MSSV : 2100005420

Tp.HCM, 18 tháng 12 năm 2023


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ
lòng biết ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập tại trường đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của
quý Thầy Cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô
ở Khoa Tài chính – Kế toán đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường. Nhờ có những lời hướng dẫn, dạy bảo của
các thầy cô nên đề tài nghiên cứu của em mới có thể hoàn thiện tốt đẹp.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy/cô – người đã trực tiếp giúp đỡ,
quan tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.
Bài báo cáo kiến tập thực hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng. Bước đầu đi
vào thực tế của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi những
thiếu sót , em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô
để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện
bổ sung, nâng cao ý thức của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

I
BM-ChT-11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRUNG TÂM KHẢO THÍ HỌC KỲ 01 NĂM HỌC 2023 – 2024

PHIẾU CHẤM THI TIỂU LUẬN/BÁO CÁO

Môn thi:.......Tài Chính Quốc Tế ....................................Lớp học phần: ...... 21DTC1C......

Sinh viên thực hiện:.............Trần Minh An - 2100005420....................................................

Ngày thi:.....................18/12/2023...................................Phòng thi: .....VP_KHOA TC-KT

Đề tài tiểu luận/báo cáo của sinh viên: Theo nhóm các bạn, các nhân tố chủ yếu tác động
đến tỷ giá USD/VND tại Việt Nam?
....................................................................................................................................................

Phần đánh giá của giảng viên (căn cứ trên thang rubrics của môn học):
Tiêu chí Điểm
Đánh giá của giảng viên Điểm tối đa
(theo CĐR HP) đạt được
Cấu trúc của
tiểu luận/báo cáo
Nội dung
- Các nội dung
thành phần

- Lập luận

- Kết luận

Trình bày

TỔNG ĐIỂM

Giảng viên chấm thi

(ký, ghi rõ họ tên)

Nhận xét của Giảng viên hướng dẫn

II
NHẬN XÉT
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………

Ngày .... tháng .... năm .....


(Ký tên)

III
MỤC LỤ
C
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NGÀNH TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT........................
1. Diễn biến thị trường trong nước và quốc tế:................................................
1.1.1. Trong nước:.......................................................................................1
1.1.2 Quốc tế:..............................................................................................3
1.2.1. Tình hình xuất nhập khẩu:................................................................4
1.3. Một số chính sách pháp luật mới đáng chú ý:......................................5
1.4. Triển vọng phát triển ngành:................................................................8
1.5. Khó khăn, rủi ro, thách thức của ngành:..............................................9
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG TY...............................................................11
2.1 Phân tích 4 nhóm chỉ số tài chính của công ty và kết luận:.....................11
Nhóm 1: Tỷ lệ lợi nhuận...........................................................................11
Nhóm 2: Tỷ lệ đòn bẩy.............................................................................12
Nhóm 3: Tỷ lệ thanh toán.........................................................................17
Nhóm 4: Tỷ lệ hiệu suất hoạt động...........................................................19
2.2 Định giá cổ phiếu theo 2 phương pháp P/B, P/E......................................27
1. Phương pháp tính P/B:..........................................................................27
2. Phương pháp tính P/E:..........................................................................28
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH KĨ THUẬT.............................................................29
3.1 Đường giá kháng cự 1, kháng cự 2............................................................29
 Đường giá kháng cự 1.........................................................................29
 Đường giá kháng cự 2.........................................................................30
3.2 Đường giá hỗ trợ 1, đường hỗ trợ 2..........................................................31
 Đường giá hỗ trợ 1..............................................................................31
 Đường giá hỗ trợ 2..............................................................................32
3.3 Đường BOLLINGER BAND......................................................................33
3.4 Phân tích vùng quá mua, quá bán theo RSI.............................................34
Chương 4: Khuyến nghị........................................................................................35

IV
Kết luận..................................................................................................................40

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Hình ảnh.

Hình 1. 1: Quý 1, Hòa Phát đã cung cấp 1,37 triệu tấn thép xây dựng.......................2
Hình 1. 2: Thép dự ứng lực của Hòa Phát sản xuất được xuất khẩu...........................3
Hình 1. 3: Hội thi kỹ năng nghề lần thứ nhất năm 2021 Thép Hòa Phát....................7

Hình 3. 1: Đường kháng cự theo khung thời gian ngày của công ty Hòa Phát 29

Hình 3. 2: Đường kháng cự 2 theo khung thời gian tuần của công ty Hòa Phát......30
Hình 3. 3: Đường hỗ trợ 1 theo khung thời gian ngày của công ty Hòa Phát...........31
Hình 3. 4: Đường hỗ trợ 2 theo khung thời gian tuần của công ty Hòa Phát............32
Hình 3. 5: Đường Bollinger Band theo ngày của công ty Hòa Phát.........................33
Hình 3. 6: Vùng quá mua, quá bán theo RSI theo ngày của công ty Hòa Phát........34

Hình 4. 1: Phân tích kỹ thuật HPG 35

Hình 4. 2: Sản lượng Quí 1 HPG..............................................................................36


Bảng.
Bảng 2. 1: Khả năng thanh toán hiện thời.................................................................18
Bảng 2. 2: Khả năng thanh toán tức thời..................................................................18
Bảng 2. 3: Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động.............................................................19
Bảng 2. 4: Phương pháp P/B.....................................................................................27
Bảng 2. 5: Phương pháp P/E.....................................................................................28

Bảng 4. 1: Bảng cân đối kế toán 39

Bảng 5. 1: Cân đối kế toán của - HPG. 41

Bảng 5. 2: Kết quả hoạt động kinh doanh – HPG.....................................................41


Biểu đồ.
V
Biểu đồ 1. 1: Biểu đồ sản lượng..................................................................................8

Biểu đồ 2. 1: Sản lượng xuất khẩu thép 11

Biểu đồ 2. 2: Hòa Phát gia tăng năng lực sản xuất...................................................12


Biểu đồ 2. 3: Hòa Phát đẩy mạnh đầu tư xay dựng nhà máy....................................14
Biểu đồ 2. 4: Lợi nhuận công ty................................................................................15
Biểu đồ 2. 5: Đòn bẩy tài chính tăng lợi nhuận........................................................16
Biểu đồ 2. 6: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế.........................................................20
Biểu đồ 2. 7: Tỷ trọng doanh thu của tập đoàn.........................................................21
Biểu đồ 2. 8: Doanh thu theo sản phẩm xuất khẩu...................................................22
Biểu đồ 2. 9: Doanh thu và lợi nhuận Hòa Phát 2017 - 2022...................................23
Biểu đồ 2. 10: Biến động dư nợ và chi phí lãi vay 2017 - 2022...............................25
Biểu đồ 2. 11: Tỷ trọng nợ vay.................................................................................26
Biểu đồ 2. 12: Vốn chủ, ROE, ROA qua các năm....................................................27

Biểu đồ 4. 1: Thị phần thép xây dưng 38

VI
KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH

HRC Công ty cổ phân cao su Hòa Bình

KCN Khu công nghiệp


CP Cổ phần

CBCNV Cán bộ công nhân viên


HPG Công ty trách nhiệm hữu hạn thép hòa phát hưng yên
VCSC Chứng khoán Bản Việt
HĐQT Hội đồng quản trị
ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông
KBSV Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam
DN Doanh nghiệp
EBITDA Earnings Before Interest, Tax, Depreciation and Amortization
FED Cục Dự trữ Liên bang
ROA Return On Asset
P/E: Price to Earning ratio
P/B Price to Book ratio
RSI Relative Strength Index
KIS Kaspersky Internet Security

VII
LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, trong bối cảnh một thế giới ngày càng phát triển về công nghệ và
Internet, “phân tích đầu tư chứng khoán” đang là một lĩnh vực đầy thử thách giúp
các nhà đầu tư có thể đạt được lợi nhuận cao hoặc thua lỗ nếu không có sự quản lý
và phân tích đúng đắn. Do đó, việc phân tích đầu tư chứng khoán là rất quan trọng
để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư. Trong đề tài này,
chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách phân tích các công ty cũng như thị trường
chứng khoán để có thể đưa ra những quyết định đầu tư thông minh , đúng đắn và
hiệu quả nhất.

Trong bài tiểu luận này, chúng em sẽ tìm hiểu về việc phân tích đầu tư chứng
khoáng của công ty Hòa Phát. Công ty Hòa Phát là một trong những tập đoàn sản
xuất thép hàng đầu của Việt Nam được thành lập từ năm 1992. Trải qua hơn 30 năm
phát triển, Hòa Phát đã có những đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam với sản
lượng thép đạt hàng trăm nghìn tấn mỗi năm và tăng trưởng doanh thu liên tục. Việc
phân tích đầu tư chứng khoán của công ty Hòa Phát sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
doanh nghiệp này cũng như đưa ra những phân tích về tình hình tài chính, các chỉ
tiêu khác nhau và tiềm năng đầu tư cho người đầu tư quan tâm đến công ty này.
Chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu và phân tích các chương như sau: Chương 1 là Phân
tích ngành trong nước, quốc tế, tình hình xuất khẩu, các chính sách pháp luật mới
đáng chú ý, triển vọng phát triển ngành, các khó khăn rủi ro thách thức của ngành.
Chương 2 là Phân tích công ty Hòa Phát gồm 2 phần nhỏ , phần 1 là phân tích 4
nhóm chỉ số tài chính của công ty và kết luận,, phần 2 là định giá cổ phiếu theo hai
trong bốn phương pháp:P/E,P/B chiết khấu dòng cổ tức,FCFF( dự phòng tốc độ
tăng trưởng khoảng 20% RoiE 2022).Chương 3 là phân tích kỷ thuật gồm 4 phần:
đường giá kháng cự 1 kháng cự 2, đường giá hỗ trợ 1 hỗ trợ 2, BOLLINGER

VIII
BAND, phân tích vùng quá mua quá bán theo RSI và cuối cùng là chương 4 với
phần kết luận của đề tài.
Báo cáo tiểu luận gồm 4 chương :
- Chương 1 : Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp;
- Chương 2 : Phân tích công ty;
- Chương 3 : Phân tích kỹ thuật;
- Chương 4: Kết luận.

IX
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH NGÀNH TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
1. Diễn biến thị trường trong nước và quốc tế:
1.1.1. Trong nước:
Quý I/2023, Tập đoàn Hòa Phát đạt doanh thu 26.865 tỷ đồng, giảm 39% so
với cùng kỳ 2022. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 383 tỷ đồng, đạt 5% so với kế
hoạch năm 2023. Lĩnh vực sản xuất thép và sản phẩm liên quan vẫn là chủ lực và
đóng góp 94% lợi nhuận sau thuế toàn Tập đoàn.
Trong bối cảnh sức cầu chưa được cải thiện, kết quả trên cho thấy bức tranh
sản xuất kinh doanh của Hòa Phát đã tích cực hơn khi so sánh với hai quý cuối năm
2022. Việc quản trị hàng tồn kho, nguyên liệu và bán hàng linh hoạt theo diễn biến
thị trường đã phát huy hiệu quả.
Lũy kế quý I/2023, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất 1,2 triệu tấn thép thô,
giảm 42% so với cùng kỳ 2022. Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và
HRC đạt 1,37 triệu tấn, giảm 37% so với 3 tháng đầu năm ngoái.
Trong quý đầu năm, thép xây dựng đạt 869.000 tấn, giảm 35%. Hòa Phát
tiếp tục dẫn đầu thị phần thép xây dựng với 34%. Bán hàng thép cuộn cán nóng đạt
482.000 tấn, tương đương trên 60% so với cùng kỳ năm trước. Hòa Phát cũng cung
cấp trên 26.000 tấn phôi thép cho các nhà máy cán thép khác của Việt Nam. Bên
cạnh thị trường trong nước, Tập đoàn đã xuất khẩu thép xây dựng tới gần 30 quốc
gia, vùng lãnh thổ khắp thế giới. HRC của Hòa Phát nhận được nhiều đơn đặt hàng
từ khu vực châu Á, châu Âu.

1
Hình 1. 1: Quý 1, Hòa Phát đã cung cấp 1,37 triệu tấn thép xây dựng

Sản phẩm ống thép, tôn mạ đã cung cấp cho thị trường trong 3 tháng vừa qua
lần lượt là 160.000 tấn và 69.000 tấn, giảm lần lượt 23% và 34% so với 3 tháng đầu
năm 2022. Thị phần ống thép Hòa Phát lớn nhất cả nước, trong khi đó sản phẩm tôn
mạ nằm trong Top 5.
Các lĩnh vực hoạt động khác gồm Nông nghiệp, Bất động sản và Điện máy
gia dụng vẫn tiếp tục phát triển theo định hướng, kế hoạch đã đề ra. Trong mảng
nông nghiệp, trứng gà Hòa Phát hiện dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ tại phía Bắc.
Các trang trại chăn nuôi heo giữ quy mô đàn nhằm cung ứng cho thị trường. Mảng
bất động sản đang tập trung hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với các dự án bất
động sản khu đô thị, đồng thời triển khai mở rộng Khu công nghiệp Yên Mỹ II.
Về điện máy gia dụng, Hòa Phát triển khai mở rộng sản xuất, bán hàng đa
kênh. Trong đó, Tập đoàn đã hoàn thành và đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất tủ
lạnh, tủ đông công suất 375.000 sản phẩm/năm tại KCN Phú Mỹ II mở rộng. Sản
phẩm điều hòa được đón nhận tích cực tại các siêu thị lớn trên cả nước. Các dòng
máy lọc nước, máy làm mát không khí Hòa Phát cũng đang được đẩy mạnh ở nhiều
kênh phân phối khác nhau.

2
Trong quý II tình hình thị trường vẫn còn khó khăn, Tập đoàn sẽ tập trung
nguồn lực đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2,
đồng thời khôi phục sản lượng sản xuất thép tại Hải Dương và Quảng Ngãi tùy theo
nhu cầu thị trường đảm bảo tồn kho hợp lý.
1.1.2 Quốc tế:
Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu sản xuất và cung cấp ra thị trường cáp thép dự
ứng lực từ đầu năm 2021.
Nguyên liệu đầu vào chính là thép cuộn chất lượng cao của Khu liên hợp gang thép
Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), bảo đảm kiểm soát được chất lượng đầu vào lẫn
thành phẩm đầu ra.
Sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn ASTM A416/A416M-17 của Mỹ, bảo đảm tính
chất cơ lý, độ bền kéo nén và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác.
Thép dự ứng lực được sử dụng trong những công trình quy mô lớn đòi hỏi kỹ thuật,
khả năng chịu tải, độ an toàn cao như: tháp, cầu cạn, cầu vượt biển, nhà cao tầng,
cáp treo.

Hình 1. 2: Thép dự ứng lực của Hòa Phát sản xuất được xuất khẩu

Không chỉ được sử dụng rộng rãi ở thị trường trong nước, thép dự ứng lực
của Hòa Phát còn xuất khẩu tới nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ như: Mỹ, Canada,
Singapore, Myanmar, Malaysia, Brazil, Campuchia, Srilanka, Đài Loan (Trung
Quốc).
3
Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đã xuất khẩu cáp thép dự ứng lực -

PC Strand đạt 22 nghìn tấn, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo kế hoạch, cuối tháng 9 này, Tập đoàn Hòa Phát sẽ đưa vào hoạt động dây
chuyền PC Strand số 2 tại Nhà máy thép dự ứng lực (Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh
Quảng Ngãi) nhằm tăng sản lượng lên gấp 2 lần 2021.
Ngoài ra, trong năm 2022, Tập đoàn Hòa Phát còn dự kiến đầu tư xây dựng nhà
máy chuyên sản xuất phụ kiện kim loại phục vụ xây dựng, cầu đường, góc vỏ
container và phục vụ Nhà máy sản xuất vỏ container Hòa Phát tại tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu.

1.2.1. Tình hình xuất nhập khẩu:


Cụ thể, lô hàng thép thanh vằn gồm 8.000 tấn, có mác thép ASTM, sản xuất
theo tiêu chuẩn ASTM-Mỹ. Đây là loại thép cốt bê-tông thường dùng để xây dựng
các công trình, được sản xuất từ Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Hải
Dương, dự kiến thời gian giao hàng trong tháng 8 tới.
Với dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, khép kín, Tập đoàn Hòa Phát
cung cấp đa dạng mác thép, các sản phẩm thép của Hòa Phát đạt chất lượng cao, có
sức cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hòa Phát đã xuất khẩu 750.000 tấn thép xây
dựng các loại (hơn 553.000 tấn thép thanh, còn lại là thép cuộn), tăng gấp 2 lần
cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Công ty cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất chiếm
phần lớn lượng thép xuất khẩu với 650.000 tấn sản phẩm.
Được biết, đến thời điểm này, thép xây dựng Hòa Phát đã được xuất khẩu
đến 25 quốc gia như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông
(Trung Quốc), Malaysia... Việc khai thác các thị trường mới giúp Hòa Phát đa dạng
hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng cán cân thương
mại của Việt Nam.
Nhiều năm qua, Thép Hòa Phát chiếm thị phần số 1 tại thị trường trong
nước. Thị trường xuất khẩu cũng ngày càng được mở rộng nhằm đa dạng hóa thị
trường tiêu thụ cho các sản phẩm thép Hòa Phát. Năm 2022, lĩnh vực thép xây dựng

4
đạt 4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng xuất khẩu gần 1,2 triệu tấn thép, tăng 15% so
với năm 2021.
Tháng 7/2022, Hòa Phát đã ký kết hợp đồng xuất khẩu lô hàng 8.000 tấn
thép thanh vằn sang Mexico. Lô hàng thép thanh vằn có mác thép ASTM, sản xuất
theo tiêu chuẩn ASTM -Mỹ, là loại thép cốt bê tông thường dùng để xây dựng các
công trình. Đây là đơn hàng đầu tiên xuất sang quốc gia này, tạo đà mở rộng thị
trường cho sản phẩm thép xây dựng Hòa Phát.
Với dây chuyền công nghệ hiện đại, khép kín sản xuất thép từ lò cao, Hòa
Phát cung cấp đa dạng mác thép chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe
của đối tác nước ngoài và có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Cho đến nay, thép Hòa Phát đã xuất khẩu đến 30 quốc gia và vùng lãnh thổ
khắp 5 châu lục như: Mỹ, Nhật Bản, Canada, Úc, Bỉ, Singapore, Hong Kong, Hàn
Quốc….Ngoài xuất khẩu thép dài, Tập đoàn Hòa Phát còn xuất khẩu thép cuộn cán
nóng, ống thép và tôn mạ các loại ra thị trường thế giới. Điển hình là lô thép cuộn
cán nóng (HRC) đầu tiên tới Italia với khối lượng 35.000 tấn vào đầu năm 2022.
Đơn hàng đi châu Âu mở ra thị trường tiêu thụ rộng lớn cho sản phẩm HRC của
Tập đoàn. Ngoài ra, HRC Hòa Phát đã được xuất khẩu sang một số quốc gia khác
như Italia, Indonesia, Thái Lan,…Việc khai thác các thị trường xuất khẩu giúp Hòa
Phát đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân bằng
cán cân thương mại của Việt Nam.

1.3. Một số chính sách pháp luật mới đáng chú ý:


Là doanh nghiệp sản xuất công nghiệp quy mô lớn, Tập đoàn Hòa Phát có hệ
thống nhà máy tại nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Tổng số lao động của Tập
đoàn cuối năm 2022 là trên 28.500 người. Để người lao động gắn bó lâu dài, Tập
đoàn đưa ra nhiều chính sách thu hút, đào tạo và có các chế độ phúc lợi hấp dẫn, tạo
môi trường để người lao động phát huy hết khả năng sáng tạo của mình.
 Quy mô nhân sự - công tác đào tạo nhân lực:
Tính đến 31/12/2022, toàn Tập đoàn có 28.535 lao động, tăng hơn 3% so với
năm 2021. Trong đó, Tổng Công ty Gang thép có số lao động cao nhất với trên
20.800 người, chiếm hơn 72% số lao động toàn tập đoàn. Đứng thứ 2 về tổng số lao
động là Tổng công ty Sản phẩm Thép với trên 4.000 người.
5
Hiện nay, số lượng CBCNV có trình độ từ trung cấp trở lên là 13.400 người,
tương đương với hơn 46% tổng số lao động. Là đơn vị sản xuất công nghiệp, lực
lượng lao động nam giới chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động với trên 89%.
Hòa Phát luôn xác định chất lượng nguồn nhân lực là giá trị cốt lõi tạo nên
sự thành công của doanh nghiệp. Việc đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân
lực luôn được đặt lên hàng đầu. Các Công ty trong tập đoàn thường xuyên tổ chức
nhiều chương trình đào tạo, nâng cao kỹ năng, tay nghề cho người lao động, tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Trong năm qua, Thép Hòa Phát Dung Quất đã tổ chức đào tạo 3.532 nội
dung với 118.157 lượt người tham gia. Thời lượng theo nội dung đào tạo đạt 10.298
giờ. Phương pháp đào tạo linh hoạt với các hình thức đào tạo tập trung, kèm cặp chỉ
dẫn, đào tạo trực tuyến và hội thảo, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm. Các học viên tham
gia đào tạo đa dạng từ vị trí nhân viên tới cấp quản lý.
Đặc biệt, Hội thi Kỹ năng nghề lần thứ 2 năm 2022 của Công ty CP Thép
Hòa Phát Dung Quất được tổ chức vào giữa tháng 6/2022 gồm 17 nội dung thi với
hơn 600 CBCNV tham gia. Hội thi được tổ chức hàng năm nhằm đẩy mạnh phát
triển kỹ năng nghề cho người lao động. Tại Thép Hòa Phát Hải Dương, Công ty đã
triển khai 105 nội dung đào tạo với tổng số lượt tham gia đào tạo là 11.436 người
trong năm 2022.

6
 Hình 1. 3: Hội thi kỹ năng nghề lần thứ nhất năm 2021 Thép Hòa Phát
Chính sách đãi ngộ, phúc lợi:
Ở Hòa Phát, người lao động không chỉ được nhận lương, thưởng tháng lương
thứ 13, thưởng A, B, C cuối năm mà còn được hưởng nhiều chính sách, chế độ
khác. Điển hình như trao thưởng cho các tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc
có sáng kiến cải tiến, áp dụng thành công sản xuất. Nhờ vậy, các CBCNV luôn tận
tâm, được phát huy hết khả năng sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công
việc. Hàng chục các sáng kiến cải tiến đã ra đời, làm lợi hơn 100 tỷ đồng cho Tập
đoàn.
Đặc biệt, Hòa Phát luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Nhà
nước đối với người lao động. Tất cả CBCNV đều được tham gia bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế… Các Công ty trong Tập đoàn còn phối hợp với tổ chức Công đoàn
cơ sở, xây dựng nhiều chương trình chăm lo, nâng cao đời sống tinh thần, vật chất
cho CBCNV. Trường hợp người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đau ốm hoặc
người thân bị bệnh nặng luôn được kịp thời chia sẻ, thăm hỏi đồng thời có sự giúp
đỡ, hỗ trợ về chi phí sinh hoạt và chữa trị.

7
1.4. Triển vọng phát triển ngành:

Cụ thể,sản lượng bán hàng các sản phẩm thép trong tháng 12 đạt 558.000
tấn, tăng 26% so với tháng 11. Trong đó, thép xây dựng thành phẩm là 358.000 tấn,
tăng nhẹ so với cùng kỳ. HRC đạt 144.000 tấn, còn lại là phôi thép.
Lũy kế cả năm 2022, công ty đã cung cấp cho thị trường 7,2 triệu tấn thép,
giảm 7% so với năm 2021 trong bối cảnh ngành thép nhiều biến động.
Đóng góp chính vào sản lượng bán hàng năm 2022 là mặt hàng thép xây
dựng và HRC. Sản lượng bán thép xây dựng ghi nhận 4,2 triệu tấn, tăng 10% so với
cùng kỳ và chiếm 59% trong tổng sản lượng thép các loại. Trong đó xuất khẩu đóng
đạt gần 1,2 triệu tấn. Sản lượng mặt hàng HRC đạt hơn 2,6 triệu tấn.

Biểu đồ 1. 1: Biểu đồ sản lượng


Lũy kế cả năm, sản lượng ống thép Hòa Phát đạt gần 750.000 tấn, tăng
khoảng 11% so với năm 2021. Mặt hàng Tôn Hòa Phát đạt 328.000 tấn, về lượng
giảm 23% so với cùng kỳ, nhưng sản lượng bán hàng tại thị trường nội địa tăng
khoảng 21% so với năm 2021.
Với quy mô công suất 8,5 triệu tấn/năm, HPG đang là nhà sản xuất thép lớn
nhất Việt Nam và thuộc Top 50 doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới, báo cáo của
doanh nghiệp cho hay.

8
Từ năm 2022, công ty triển khai dự án Khu liên hợp gang thép Dung Quất 2
với công suất 5,6 triệu tấn HRC/năm, đưa tổng công suất HRC hàng năm đạt 8,6
triệu tấn và năng lực sản xuất thép thô của HPG dự kiến là hơn 14 triệu tấn từ năm
2025, kỳ vọng tiến vào Top 30 Doanh nghiệp thép lớn nhất toàn cầu.
Cũng trong năm, công ty đã sản xuất nhiều mác thép mới, nghiên cứu phát
triển các dòng thép chất lượng cao, đặc biệt là các dòng thép kỹ thuật khó như thép
cuộn làm tanh lốp ô tô, đinh vít, và thép thanh vằn đóng cuộn.
Kỳ vọng phục hồi năm 2023
Trong báo cáo triển vọng doanh nghiệp hồi cuối tháng 11/2022, Chứng
khoán Bản Việt (VCSC) dự báo sản lượng bán các sản phẩm thép của Hoà Phát
năm 2023 sẽ đi ngang so với năm 2022 trong giả định hoạt động xây dựng dân dụng
trong nước tiếp tục trầm lắng; mặc dù tác động của yếu tố này sẽ điều này sẽ được
bù đắp một phần bởi đầu tư công mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, VCSC dự báo biên lợi nhuận của Hòa Phát sẽ phục hồi về
16,7% vào năm 2023 sau khi giảm mạnh trong năm 2022 (dự báo khoảng14,6%) do
dự báo chi phí nguyên liệu đầu vào thấp hơn và sản lượng bán tăng trưởng mạnh
hơn sẽ bù đắp cho dự báo giá bán trung bình thấp.

1.5. Khó khăn, rủi ro, thách thức của ngành:


 Giai đoạn khó khăn nhất của ngành thép đã qua:
Có lẽ là phát biểu đáng chú ý nhất của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT
Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) tại kỳ ĐHĐCĐ thường niên vừa qua. Rất nhiều cổ
đông, nhà đầu tư đều chờ đợi nhận định của ông Long về ngành thép sau những dự
báo “không lệch vào đâu” trong năm ngoái.
Còn nhớ tại ĐHĐCĐ thường niên 2022 diễn ra tháng 5 năm ngoái, khi nhiều
nhà đầu tư vẫn nuôi hy vọng ngành thép chưa thoái trào, ông Long đã có những
thông điệp khiến mọi thứ trông có vẻ tệ hơn rất nhiều. “Mọi người hãy đợi quý 2,
quý 3 và quý 4 sẽ thấy kết quả kinh doanh thê thảm như thế nào” - Chủ tịch Hòa
Phát thẳng thắn chia sẻ.
Ngay sau đó, Hòa Phát báo lãi quý 2/2022 giảm đến gần 60% so với cùng kỳ
và bằng một nửa so với quý trước. Tình hình thực sự “thê thảm” vào nửa cuối năm
ngoái khi doanh nghiệp đầu ngành thép lỗ nặng hàng nghìn tỷ trong 2 quý liên tiếp.
9
Không riêng Hòa Phát, phần lớn các doanh nghiệp thép đều thua lỗ nặng trong nửa
sau của năm 2022. Nhiều cái tên thậm chí còn lỗ kỷ lục khiến thành quả 2 quý đầu
năm bị thổi bay.
Với những gì đã xảy ra, rất nhiều cổ đông của các doanh nghiệp ngành thép
đang kỳ vọng dự báo của ông Long sẽ một lần nữa chính xác. Thực tế, một vài tín
hiệu lạc quan cũng đã xuất hiện, điển hình là việc Hòa Phát đã mở lại 1 lò cao trong
tháng 1 năm nay sau khi đã đóng cửa 4 lò cao vào cuối năm ngoái.
 Thách thức trong ngắn hạn:
Giai đoạn khó khăn nhất có thể đã qua nhưng ngành thép nói chung và Hòa
Phát nói riêng vẫn còn nhiều thách thức phải đối mặt trong ngắn hạn. Đầu tiên là sự
suy yếu về nhu cầu tiêu thụ do thị trường bất động sản vẫn trầm lắng. Trong 2 tháng
đầu năm, sản xuất thép xây dựng đạt 1,823 triệu tấn, giảm 15,4% và tiêu thụ đạt
1,736 triệu tấn, giảm 22,3%.
Riêng với Hòa Phát, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng đã giảm 29% so với
cùng kỳ, đạt 586.000 tấn. Tổng sản lượng tiêu thụ của thép xây dựng, HRC và thép
dẹt của HPG đạt 877.000 tấn, giảm 34% so với cùng kỳ. Nhu cầu yếu sẽ ảnh hưởng
đến kế hoạch mở lại các lò cao trong thời gian tới của Hòa Phát, dự kiến sẽ khởi
động lại 1 lò vào đầu tháng 4 và 2 lò vào tháng 5.
Do nhu cầu và giá thép yếu, Hòa Phát vẫn lỗ ròng trong 2 tháng đầu năm
2023. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cho biết khoản lỗ thấp hơn so với dự kiến và
đã được tính đến trong kế hoạch năm 2023. Hòa Phát cũng hé lộ lợi nhuận trong
tháng 3 sẽ có cải thiện, nhưng chưa công bố con số chính thức.
Trong báo cáo trước đó, KBSV dự phóng doanh thu quý đầu năm của Hòa
Phát sẽ giảm 44% so với cùng kỳ, còn 24.588 tỷ đồng. Biên lợi nhuận thấp, đạt 3%
so với 23% cùng kỳ. Doanh nghiệp đầu ngành thép được dự báo chưa thể thoát cảnh
thua lỗ với lợi nhuận sau thuế quý 1/2023 dự phóng âm 130 tỷ đồng, giảm 102% so
với cùng kỳ.

10
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÔNG TY
2.1 Phân tích 4 nhóm chỉ số tài chính của công ty và kết luận:

4 nhóm chỉ số phân tích báo cáo tài chính;


Nhóm 1: Tỷ lệ lợi nhuận.

Biểu đồ 2. 1: Sản lượng xuất khẩu thép

Nhu cầu trong nước cũng suy yếu đáng kể trong nửa cuối năm. Doanh thu
trong nước đạt mức cao nhất trong tháng 3 cả về giá trị tuyệt đối và mức tăng
trưởng hàng năm. Kết quả này là do nhu cầu bị dồn nén và giá thép tăng đã khuyến
khích các nhà phân phối tích trữ hàng tồn kho.
Tuy nhiên, nhu cầu có xu hướng giảm nhanh hơn dự kiến từ nửa cuối năm
2022 do lãi suất tăng cũng như sự biến động trên thị trường bất động sản. Cụ thể,
sau khi tăng 15% so với cùng kỳ trong quý 1 năm 2022, sản lượng tiêu thụ thép
thành phẩm từ tháng 4 đến tháng 11 đã giảm 4% so với cùng kỳ, mặc dù quý 3/2021
ghi nhận mức cơ sở thấp. Sản lượng tiêu thụ trong quý 2 năm 2022 và giai đoạn

11
tháng 10~ tháng 11/2022, thường là mùa cao điểm, lần lượt giảm 19% và 12% so
với cùng kỳ.
So với mức trước covid, doanh thu bán hàng trong nước trong 11 tháng đầu
năm 2022 đã giảm 8,2% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2023, nhu cầu trong nước có thể tiếp tục suy yếu do thị trường bất động
sản trì trệ và chính sách tiền tệ thắt chặt.
Theo đánh giá của SSI Research, nhu cầu thép thành phẩm trong nước có thể
giảm ở mức một con số vào năm 2023. Dự báo xuất khẩu thép thành phẩm có thể
giảm hơn 10% so với cùng kỳ trong năm 2023.
Giá thép và nguyên liệu thô ổn định hơn có thể giúp ổn định lợi nhuận của
các công ty thép trong năm 2023. Tuy nhiên, nhu cầu yếu có thể dẫn đến hiệu suất
sử dụng thấp, chỉ ở mức 60~75% (so với trên 80% trong năm 2022 và hơn 90%
trong năm 2021), điều này sẽ gây áp lực lên doanh thu, dòng tiền và tỷ suất lợi
nhuận của công ty trong năm tới.
Ngoài ra, khoảng cách giá giữa Việt Nam và các thị trường khác ngày càng
thu hẹp sẽ khiến tỷ suất lợi nhuận xuất khẩu kém hấp dẫn hơn so với giai đoạn
2020-2021.
Nhóm 2: Tỷ lệ đòn bẩy.

 ĐÒN BẨY KINH DOANH

12
Biểu đồ 2. 2: Hòa Phát gia tăng năng lực sản xuất
Đầu tư vào công suất sinh lợi với doanh nghiệp hình dung dễ hiểu là đầu tư
vào nhà máy, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tạo ra tiền.
Nếu nhìn vào bảng cân đối kế toán có thể thấy quy mô của Hòa Phát tăng thể
hiện ở việc gia tăng hàng tồn kho. Hạng mục này tại thời điểm 31/12/2021 đạt
26.287 tỷ đồng, tăng 3,8 lần so với thời điểm cuối năm 2015. Giải thích dễ hiểu
hơn, đây là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng.
Hay là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành
phần tạo nên sản phẩm.
Điểm nhấn của đầu tư vào công suất sinh lợi của Hòa Phát trong vài năm gần
đây phải kể đến dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Báo cáo
thường niên năm 2017 tập đoàn này khẳng định năm 2018 sẽ là mốc quan trọng với
việc Hòa Phát dốc toàn tâm, toàn lực xây dựng đại dự án này hiện đại ngang tầm thế
giới và dự kiến sẽ cho ra lò những mẻ thép chất lượng cao cấp nhất đầu tiên. Hoà
Phát rót vào dự án này tới 52.000 tỷ đồng.
Công suất của khu liên hợp lên tới 4 triệu tấn/năm, khép kín chuỗi giá trị các
sản phẩm thép từ quặng sắt đến phôi thép, thép xây dựng, thép chất lượng cao, thép
cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ, thép dự ứng lực. Cuối năm 2017, Hòa Phát đã đưa
ra mục tiêu năm 2020 ghi danh vào Top 50 Doanh nghiệp thép lớn nhất thế giới với
doanh thu trên 100.000 tỷ đồng/năm và thực tế đã gần đạt được.

13
Biểu đồ 2. 3: Hòa Phát đẩy mạnh đầu tư xay dựng nhà máy
Số liệu tài chính cũng cho thấy rõ hơn điều này. Tài sản cố định của Hòa
Phát tăng từ 12.783 tỷ đồng thời điểm 31/12/2018 lên 65.562 tỷ đồng cuối năm
2020. Sau 2 năm đầu tư xây dựng, khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài
hạn của Hòa Phát giảm từ 37.197 tỷ đồng xuống 5.329 tỷ đồng. Điều này do khu
liên hợp Hòa Phát Dung Quất đi vào hoạt động từ nửa cuối năm 2019. Sang đến
năm 2020, một loạt cấu phần của liên hiệp này cũng đã đi vào hoạt động.

Một điểm vô cùng thuận lợi cho Hòa Phát là khi dự án Dung Quất vừa đi vào
hoạt động, thị trường kinh doanh đồng thời diễn tiến ủng hộ, như việc Chính phủ
tăng gia đầu tư công trong bối cảnh dịch Covid-19. Điều này dẫn đến nhu cầu cực
lớn về thép xây dựng.

Bối cảnh thị trường quốc tế cũng mang lại thuận lợi cho Hòa Phát khi Trung
Quốc - nơi sản xuất một nửa lượng thép trên thế giới trong năm 2020 chuyển dịch
các nhà máy lớn ra ven biển và đóng cửa một số nhà máy có công nghệ lạc hậu
nhằm giảm ô nhiễm môi trường. Trong khi đó từ giữa năm 2020, Trung Quốc liên
tục tung ra các biện pháp kích thích đầu tư cơ sở hạ tầng kéo theo nhu cầu thép tăng
cao. Trung Quốc phải nhập khẩu 38,5 triệu tấn thép, tăng 150%.

14
Một nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của Hòa Phát trong năm 2020 tăng
vọt tới 69% đến từ biên lợi nhuận. Thị trường thép tăng giá rất mạnh mẽ trong năm
2020 và tạo ra khoản lợi nhuận cho tất cả doanh nghiệp ngành thép trên thị trường
không chỉ riêng Hòa Phát.

Biểu đồ 2. 4: Lợi nhuận công ty

Giá thép Việt Nam tăng mạnh theo xu hướng giá thép thế giới. Tính từ đầu
năm đến tháng 7/2021, giá thép liên tục tăng mạnh do giá nguyên liệu đầu vào như
quặng, than trên thế giới giữ ở mức cao. Tuy nhiên, bước sang tháng 7, giá thép xây
dựng bắt đầu hạ nhiệt trở lại.

 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

Không chỉ phát huy hiệu quả đòn bẩy hoạt động, theo phân tích của ông
Long Phan, Hòa Phát dùng mô hình sử dụng vốn tối ưu vay thêm tiền để tăng thêm
lợi nhuận. Loại đòn bẩy tài chính mang về cho Hòa Phát khoảng 5% lợi nhuận mỗi
năm. Tập đoàn này có riêng một bộ phần chuyên thực hiện các nghiệp vụ đầu tư
kinh doanh vốn ngắn hạn (treasury). Hiện rất ít doanh nghiệp có được hoạt động
như một ngân hàng kiểu này.

15
Từ báo cáo tài chính có thể thấy trong một số năm nhất định như 2020, Hòa
Phát đẩy mạnh việc vay nợ tài chính ngắn hạn. Dòng tiền này được mang đi đầu tư
tài chính ngắn hạn. Tính đến 31/12/2020, tổng đầu tư tài chính ngắn hạn và tiền mặt
khoảng 21.000 tỷ đồng, nợ vay ngắn hạn cũng tăng tương đương.

Có thể hiểu đơn giản Hòa Phát với vị thế doanh nghiệp lớn đầu ngành có thể
vay ngắn hạn lãi suất rẻ, sau đó đầu tư ngắn hạn với lãi suất cao hơn để hưởng lãi
chênh lệch.

Hiện tượng sử dụng nghiệp vụ này gần nhất là trước khi Hòa Phát đầu tư dự
án Dung Quất vào năm 2017. Trong 2 năm 2018, 2019 chiến lược này không được
thực hiện do doanh nghiệp đang dồn lực đầu tư cho đại dự án. Khi dự án Dung Quất
đi vào hoạt động ổn định, tập đoàn này lại sử dụng nghiệp vụ tài chính để tăng thêm
lợi nhuận.

Biểu đồ 2. 5: Đòn bẩy tài chính tăng lợi nhuận.


Theo các chuyên gia, trong vòng 2 năm trở lại đây, không chỉ Hòa Phát các
doanh nghiệp lớn như Thế giới di động cũng sử dụng các công cụ tài chính để kiếm
lợi nhuận từ các hoạt động tài chính.

“Khi doanh nghiệp làm được việc này giống như thừa giấy vẽ voi. Quá mạnh mẽ về
tài chính thì họ sẽ tạo ra sinh lợi vài trăm tỷ. Mặc dù nó có thể chỉ đóng góp vài

16
phần trăm nhưng cho thấy công ty này có lợi nhuận tăng trưởng rất chắc chắn và
mạnh mẽ”, chuyên gia tài chính từ AFA Capital nhận định.

Câu hỏi đặt ra là lợi nhuận của Hòa Phát sẽ ra sao trong năm 2021? Theo
nhận định của ông Long Phan hồi đầu năm nay, năm 2021 đòn bẩy kinh doanh của
Hòa Phát vẫn tăng nhưng tốc độ tăng sẽ giảm đi rất nhiều so với 2020. Doanh
nghiệp này với chiến lược thận trọng sẽ không gia tăng đòn bẩy tài chính. Lợi
nhuận 2021 phụ thuộc rất nhiều vào giá thép, dư địa không còn quá nhiều.

Thực tế giữa tháng 8/2021, giá thép trong nước của các doanh nghiệp đồng
loạt giảm sau đó tăng, giảm trái chiều vào đầu tháng 9.

Trong buổi livestream Chiến lược đầu tư quý IV năm 2021 mới đây, chuyên
gia phân tích từ công ty chứng khoán VnDirect cũng lưu ý những hàng hóa như sắt
thép tăng giá theo chu kỳ. Trung bình giá thép của năm 2021 cao hơn trung bình giá
thép của năm 2019 thì lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng. Tuy nhiên nếu trung
bình giá thép của cả năm 2022 không cao hơn trung bình giá thép của năm 2021 thì
lợi nhuận của ngành này sẽ bị ảnh hưởng.
Nhóm 3: Tỷ lệ thanh toán.

Phân tích nhóm tỷ số khả năng thanh toán


 Nhằm kiểm tra khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại nếu đáp ứng được các
 nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn
 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời:
 Được đo lường bằng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có với số nợ ngắn
hạn phải trả, đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng
 chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.
 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

17
2018 2019 2020 2021 2022

Tổng tài sản ngắn hạn 25309 30437 56747 94155 80515

Nợ ngắn hạn 22636 26984 51975 73459 62385

Hệ số khả năng thanh toán


1.12 1.13 1.09 1.28 1.29
hiện thời
Tính hệ số khả năng thanh toán hiện thời :

 Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời đều lớn hơn 1 cho thấy công ty
thép Hòa Phát có khả năng cao thanh toán các khoảng nợ. Từ 2018 đến 2019
tăng lên từ 1.12 lên 1.1. Nhưng từ 2019 đến 2020 giảm từ 1.13 xuống còn 1.09.
Từ 2020 trở đi tăng lên cho thấy công ty đang trong tình trạng phát triển lên tầm
cao mới.
Bảng 2. 1: Khả năng thanh toán hiện thời

 Hệ số này phản ánh mức độ đáp ứng được nợ ngắn hạn bằng tiền và tương
đương tiền của DN. Tức là lượng tiền và tương đương lượng tiền hiện có của
DN có đảm bảo khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ hay không.
 Hệ số khả năng thanh toán tức thời: Tiền và các khoản tương đương tiền/ Nợ
ngắn hạn

Tính hệ số khả năng thanh toán tức thời:

2018 2019 2020 2021 2022

Tiền và các khoản tương đương tiền 2516 4545 13696 22471 8325

Nợ ngắn hạn 22636 26984 51975 73459 62385

Hệ số thanh toán tức thời 0.11 0.17 0.26 0.31 0.13


Bảng 2. 2: Khả năng thanh toán tức thời

18
Nhận xét: Hệ số khả năng thanh toán tức thời thường xuyên biến động từ 0.5 đến 1
để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp
cụ thể còn cần có điều kiện để xem xét đến kinh doanh điều đó sẽ làm các doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ.

Vì vậy: có thể thấy công ty thép Hòa Phát ít có khả năng thanh toán nhanh các
khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền
( nằm trong từ 0.1 đến 0.4 lần )
Nhóm 4: Tỷ lệ hiệu suất hoạt động.

Nhóm chỉ số hiệu suất:

Bảng 2. 3: Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động

Nhóm chỉ số này dùng để đánh giá việc sử dụng các yếu tố đầu vào là các chỉ tiêu
thuộc tài sản và nguồn vốn, các chỉ tiêu chủ yếu liên quan dến hiệu quả bao gồm
phải thu khách hàng và hàng tồn kho. Nếu khoản phải thu khách hàng ảnh hưởng
đến số vốn bị chiếm dụng, hàng tồn kho ảnh hưởng đến số vốn bị ứ đọng, 2 chỉ tiêu
này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Dù nhiều thách thức, doanh thu năm 2020 vượt 6% kế hoạch đề ra và tăng tới 41%
so với năm 2019. Quy mô doanh thu tăng gấp 6,3 lần sau 10 năm (từ năm 2010). Về
lợi nhuận, Tập đoàn vượt 50% kế hoạch năm và tăng 78% so với cùng kỳ 2019. Sản
xuất thép (bao gồm thép xây dựng, thép cuộn cán nóng, ống thép, tôn mạ màu, thép
dự ứng lực…) vẫn tiếp tục đóng vai trò chủ đạo và khẳng định là mảng kinh doanh
cốt lõi của Tập đoàn. Doanh thu nhóm này tăng trưởng 81%, phần lớn đến từ tăng

19
sản lượng của dự án Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất. Lợi nhuận từ các
sản phẩm thép còn ấn tượng hơn với mức tăng 94%.

Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của lĩnh vực Thép lần lượt chiếm 84% và 82% của
toàn Tập đoàn. Năm 2020, tổng sản lượng các loại thép xây dựng, phôi thép, ống và
tôn tiêu thụ là 6.770.000 tấn, tăng 1,2 lần so với 2019.

Trong khi sản lượng tiêu thụ thép thành phẩm các loại của toàn thị trường tăng
trưởng âm 1,18% so với cùng kỳ năm 2019, thép xây dựng Hòa Phát tăng trưởng
22,53%. Thép xây dựng và ống thép Hòa Phát tiếp tục duy trì thị phần số 1 trên thị
trường, lần lượt là 32,5% và 31,7%. Thép cuộn cán nóng (HRC) bắt đầu cung cấp
cho thị trường bên ngoài từ tháng 11/2020. Lĩnh vực Nông nghiệp cũng có những
bước tiến vượt bậc khi tăng trưởng doanh thu đạt 32% và đóng góp 12% doanh thu
của Tập đoàn. Đặc biệt, lợi nhuận lĩnh vực nông nghiệp của Hòa Phát cao gấp 3 lần
so với cùng kỳ 2019 với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các mảng chăn nuôi và thức
ăn chăn nuôi. Các sản phẩm nông nghiệp như bò Úc, heo an toàn sinh học, trứng gà
sạch của Hòa Phát thuộc top đầu của thị trường, qua đó thể hiện tiềm năng lớn để
phát triển trong các năm tới.

20
Biểu đồ 2. 6: Doanh thu và lợi nhuận sau thuế
Tình hình tài chính

Năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu đóng góp một phần quan trọng trong tổng sản
lượng. Doanh thu từ xuất khẩu đạt hơn 31.500 tỷ đồng chiếm 22% tổng doanh thu
năm 2022 toàn Tập đoàn. Mặc dù nhu cầu tiêu thụ thép trên thị trường thế giới sụt
giảm, sản lượng xuất khẩu phôi thép và thép xây dựng của Hòa Phát vẫn đạt 1,2
triệu tấn. Thị trường xuất khẩu thép dài rất đa dạng với gần 30 quốc gia, vùng lãnh
thổ khắp 5 châu lục như Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bỉ,
Hong Kong… Sản phẩm ống thép, tôn mạ đạt 190.000 tấn sang nhiều nước tại châu
Á, châu Âu và châu Mỹ. Những năm gần đây, Hòa Phát chú trọng đẩy mạnh xuất
khẩu nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ, đồng thời góp phần thu ngoại tệ và cân
bằng cán cân thương mại của Việt Nam.

Biểu đồ 2. 7: Tỷ trọng doanh thu của tập đoàn

21
Biểu đồ 2. 8: Doanh thu theo sản phẩm xuất khẩu

Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn đạt 34% kế hoạch đề ra, giảm 76% so
với cùng kỳ 2021 khi đạt được 8.444 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh
thu thuần năm 2022 đạt 6%. Trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn, các doanh
nghiệp cùng ngành báo lỗ ròng cả năm 2022; tỷ suất lợi nhuận trên cho thấy những
nỗ lực trong việc quản lý chi phí của Tập đoàn và lợi thế đến từ quy mô và quy trình
sản xuất khép kín sản xuất từ thượng nguồn. EBITDA năm 2022 là 23.722 tỷ đồng,
giảm 49% so với 2021 cho thấy hiệu quả thuần từ hoạt động kinh doanh không tính
chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tài chính và dòng khấu hao giảm đột
ngột so với năm trước. EBITDA quý 1 năm 2022 đạt 11.711 tỷ đồng và sụt giảm
dần trong Thứ nhất, diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm
của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán
thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022. Thị trường bất
động sản Việt Nam khởi động khá hưng phấn vào đầu năm 2022, rồi đột ngột đảo
chiều vào giữa quý 2 và rơi vào cảnh trầm lắng kéo dài đến hết năm do nhiều khó
khăn chưa tháo gỡ được về dòng vốn, gây hệ quả là sự sụt giảm rõ rệt về cả cầu và
giá bán thép xây dựng, một trong những sản các quý tiếp theo. EBITDA các quý
cuối năm về mức âm là hệ quả của sự sụt giảm cả cầu và giá bán thép cùng với các
chi phí nguyên nhiên liệu tăng cao. Từ giữa tháng 5/2022, giá thép xây dựng bắt đầu
22
giảm mạnh gần như liên tiếp khiến giá thép giảm 25% so với giá quý 1. Đồng thời,
nhu cầu thị trường trong nước và thế giới duy trì ở mức thấp, tiêu thụ chậm bởi các
ảnh hưởng của chiến tranh, suy thoái hậu Covid, mức lạm phát tăng cao đi kèm với
chính sách tiền tệ thắt chặt tại nhiều quốc gia. Đây là các nguyên nhân khiến mức
EBITDA của Tập đoàn sụt giảm rõ rệt so với năm 2021. Để giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực từ thị trường đến EBITDA, Tập đoàn đã thực hiện các biện pháp cắt
giảm sản lượng, giảm mức dự trữ nguyên vật liệu để giảm lượng hàng tồn kho giá
cao và giảm áp lực vốn lưu động.

Biểu đồ 2. 9: Doanh thu và lợi nhuận Hòa Phát 2017 - 2022

NHỮNG SÓNG GIÓ ẬP ĐẾN CÔNG TY HÒA PHÁT

Thứ nhất, diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của
ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép
xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022. Thị trường bất động
sản Việt Nam khởi động khá hưng phấn vào đầu năm 2022, rồi đột ngột đảo chiều
vào giữa quý 2 và rơi vào cảnh trầm lắng kéo dài đến hết năm do nhiều khó khăn
chưa tháo gỡ được về dòng vốn, gây hệ quả là sự sụt giảm rõ rệt về cả cầu và giá
bán thép xây dựng, một trong những sản các quý tiếp theo. EBITDA các quý cuối
năm về mức âm là hệ quả của sự sụt giảm cả cầu và giá bán thép cùng với các chi
23
phí nguyên nhiên liệu tăng cao. Từ giữa tháng 5/2022, giá thép xây dựng bắt đầu
giảm mạnh gần như liên tiếp khiến giá thép giảm 25% so với giá quý 1. Đồng thời,
nhu cầu thị trường trong nước và thế giới duy trì ở mức thấp, tiêu thụ chậm bởi các
ảnh hưởng của chiến tranh, suy thoái hậu Covid, mức lạm phát tăng cao đi kèm với
chính sách tiền tệ thắt chặt tại nhiều quốc gia. Đây là các nguyên nhân khiến mức
EBITDA của Tập đoàn sụt giảm rõ rệt so với năm 2021. Để giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực từ thị trường đến EBITDA, Tập đoàn đã thực hiện các biện pháp cắt
giảm sản lượng, giảm mức dự trữ nguyên vật liệu để giảm lượng hàng tồn kho giá
cao và giảm áp lực vốn lưu động. phẩm chủ lực hiện tại của Hòa Phát với tỷ trọng
hơn 70% tiêu thụ nội địa. Tiêu thụ thép của toàn thị trường Việt Nam nói chung và
Hòa Phát nói riêng chỉ đạt cao nhất trong quý 1 và giảm đi trong ba quý sau. Giá
thép xây dựng tăng mạnh trong quý 2. Nhưng từ giữa tháng 5/2022 đến cuối năm,
giá thép bước vào 19 nhịp điều chỉnh giảm gần như liên tiếp với tổng biên độ rơi
hơn 4,2 triệu đồng/tấn, tương ứng với 25% giá trước giảm.

Thứ hai, giá than leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị,
cộng hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do cầu yếu, khiến giá
vốn hàng bán chịu nhiều áp lực. Khủng hoảng năng lượng từ chiến sự Nga -
Ukraine đã đẩy giá than luyện cốc, một trong hai nguyên liệu chính của luyện thép
bằng lò cao lên gấp 3 lần thông thường vào hai đợt đỉnh điểm là tháng 3 và tháng
5/2022 và vẫn duy trì cao hơn mức giá năm 2021 khoảng 1,5 lần trong suốt thời
gian còn lại của năm 2022. Do vậy, biên lợi nhuận gộp từ 27% năm 2021 xuống còn
12% năm 2022.

Thứ ba, giá USD tăng mạnh liên tục trong năm và đột ngột đảo chiều hạ sâu
vào cuối năm. Trong khi giá USD duy trì ở mức khá ổn định trong năm 2021, sang
năm 2022, tỷ giá bắt đầu có xu hướng nâng lên ngay từ tháng 3/2022 và tăng mạnh
liên tục đến hết tháng 11/2022, đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm trở lại đây và chỉ
quay đầu giảm sâu đột ngột trong những tuần cuối cùng của năm 2022. Với đặc thù
nguồn nguyên liệu đến chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ
chính lại là nội địa, đồng thời vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ
cấu nợ vay, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng, dẫn đến chi phí tài chính

24
liên quan rủi ro tỷ giá tăng cao. Tổng kết năm 2022, lỗ ròng tỷ giá (chênh lệch lãi và
lỗ) là 1.858 tỷ đồng, tăng 65 lần so với 2021.

Thứ tư, lãi suất tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm. Trong năm 2022, FED đã
có 7 liên tiếp nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát tại Mỹ, đưa mức lãi suất
này lên cao nhất trong 15 năm kể từ 2007 trở lại đây. Việc thắt chặt chính sách tiền
tệ ở Việt Nam được thực hiện với độ trễ khá dài khi duy trì lãi suất VNĐ ở mức dễ
chịu trong 6 tháng đầu năm 2022 và chỉ bắt vào đà tăng mạnh trong 6 tháng còn lại.
Hết năm, chi phí lãi vay là 3.084 tỷ đồng, tăng 1,53 lần so với cùng kỳ 2021.

Biểu đồ 2. 10: Biến động dư nợ và chi phí lãi vay 2017 - 2022

25
TỶ TRỌNG NỢ VAY

Biểu đồ 2. 11: Tỷ trọng nợ vay

HIỆU QUẢ TRONG KINH DOANH


Các chỉ số quan trọng khi đánh giá hiệu quả là ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn
chủ sở hữu) và ROA (tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản). Trong năm 2022, chỉ
số ROE của Hòa Phát đạt 8,8%, giảm so với mức 38% của năm 2021. Chỉ số ROE
giảm phản ánh một năm kinh doanh khó khăn của Tập đoàn khi thị trường tiêu thụ
giảm sút, giá nguyên nhiên liệu đầu vào diễn biến phức tạp; đặt trong bối cảnh
chung của nền kinh tế thắt chặt do chính sách tiền tệ của Chính phủ. Cùng với đó,
chỉ số ROA của Tập đoàn cũng giảm còn 5% trong khi hệ số này ở cùng kỳ năm
2021 là 19,4%. Trong khi tổng tài sản giảm 4,4% mà chỉ số ROA giảm so với cùng
kỳ năm 2021,càng

26
Biểu đồ 2. 12: Vốn chủ, ROE, ROA qua các năm
2.2 Định giá cổ phiếu theo 2 phương pháp P/B, P/E
1. Phương pháp tính P/B:

Phương pháp P/B


Tổng tài sản 1.70336E+11
Tổng nợ 74200000000
Tài sản vô hình 47000000000
Giá trị sổ sách của công ty 49135522000
Số lượng CP đang lưu hành 4472922706.00
Giá trị số sách của 1 cổ phiếu
(BV) 11
P/B (ngành) 1.14
Giá cổ phiếu theo P/B ngành 13
P/B của HPG > P/B ngành => suy ra giá trị cổ
Kết luận
phiếu của HPG đang thấp hơn với P/B ngành
Bảng 2. 4: Phương pháp P/B

27
2. Phương pháp tính P/E:

Phương pháp P/E


Lợi nhuận sau thuế 2022 8,400,000,000
Số lượng CP đang lưu hành 4472922706.00
EPS (2022) 1.88
Giá cổ phiếu hiện thời 21.45
P/E (ngành) 16776.00
Giá cổ phiếu theo P/E ngành 31,505

Kết luận Giá cổ phiếu công ty HPG thấp hơn giá cổ phiếu
ngành
Bảng 2. 5: Phương pháp P/E

28
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH KĨ THUẬT
3.1 Đường giá kháng cự 1, kháng cự 2
 Đường giá kháng cự 1

Hình 3. 1: Đường kháng cự theo khung thời gian ngày của công ty Hòa Phát

Nhận xét : Có thể thấy được khi xem theo ngày đường kháng cự 1 của công ty
Hòa Phát đang ở mức tăng đáng kể ,đây có thể là một tín hiệu tích cực cho
những nhà đầu tư hay giao dịch ngắn hạn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng đường
kháng cự tăng không đảm bảo rằng giá cổ phiếu sẽ tăng cần tìm hiểu và phân
tích các yếu tố tài chính và kinh doanh của công ty thật kỹ trước khi đưa ra bất
kỳ quyết định đầu tư

29
 Đường giá kháng cự 2

Hình 3. 2: Đường kháng cự 2 theo khung thời gian tuần của công ty Hòa Phát

Nhận xét: Khi xem theo khung thời gian tuần ,đường kháng cự 2 của công ty
Hòa Phát đang có xu hướng giảm điều này cho thấy cổ phiếu có xu hướng giảm
và có thể là một tín hiệu xấu cho những nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận từ mua
vào và trữ cổ phiếu trong thời gian dài. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng đường
kháng cự giảm không đảm bảo rằng giá cổ phiếu sẽ giảm và nó không thể đưa ra
quyết định mua hoặc bán cổ phiếu của công ty.

30
3.2 Đường giá hỗ trợ 1, đường hỗ trợ 2
 Đường giá hỗ trợ 1

Hình 3. 3: Đường hỗ trợ 1 theo khung thời gian ngày của công ty Hòa Phát

Nhận xét : Khi xem theo khung thời gian ngày ,đường hỗ trợ 1 của công ty Hòa
Phát tăng điều này có thể cho thấy cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá hoặc
có tiềm năng tăng giá. Khi một cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, đường hỗ trợ
có thể được di chuyển lên do mức giá của cổ phiếu tăng lên.Vì vậy, nếu đường
hỗ trợ tăng, điều này báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng cổ phiếu đang trong xu
hướng tăng và có thể đưa ra quyết định mua cổ phiếu

31
 Đường giá hỗ trợ 2

Hình 3. 4: Đường hỗ trợ 2 theo khung thời gian tuần của công ty Hòa Phát

Nhận xét : Khi xem theo khung thời gian tuần đường hỗ trợ 2 của công ty Hòa Phát
giảm thì điều này có thể báo hiệu cho các nhà đầu tư rằng cổ phiếu đang trong xu
hướng giảm giá hoặc có thể giảm giá trong tương lai. Khi một cổ phiếu đang trong
xu hướng giảm, đường hỗ trợ có thể di chuyển xuống do mức giá của cổ phiếu giảm
xuống.Vì vậy, nếu đường hỗ trợ giảm, điều này có thể báo hiệu cho các nhà đầu
tư rằng cổ phiếu đang trong xu hướng giảm giá và có thể đưa ra quyết định
bán cổ phiếu.

32
3.3 Đường BOLLINGER BAND

Hình 3. 5: Đường Bollinger Band theo khung thời gian ngày của công ty Hòa Phát

Nhận xét : Theo Bollinger Bank trong khung thời gian ngày thì mã cổ phiếu của
công ty Hòa Phát đang có dấu hiệu giảm xuống cho tín hiệu bán không nên nắm
dữ cổ phiếu nữa

33
3.4 Phân tích vùng quá mua, quá bán theo RSI

Hình 3. 6: Vùng quá mua, quá bán theo RSI theo khung thời gian ngày của công ty Hòa Phát

Nhận xét : Khi đường RSI vượt qua mức 70, tức là khối lượng mua đã tăng đáng
kể, cho thấy cổ phiếu có thể đã đi vào vùng quá mua (overbought), và giá có thể
giảm trong tương lai. Ngược lại, khi đường RSI xuống dưới mức 30, khối lượng
bán ra đã tăng đáng kể, cho thấy cổ phiếu có thể đã đi vào vùng quá bán
(oversold), và giá có thể tăng trở lại trong tương lai.

34
Chương 4: Khuyến nghị
Cổ phiếu HPG là cổ phiếu do Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát phát
hành. Đây là cổ phiếu thép được đánh giá tốt nhất hiện nay và được nhiều người lựa
chọn đề đầu tư trong dài hạn. Giá cổ phiếu HPG hay cổ phiếu thép nói chung đều
chịu tác động từ các yếu tố như nhu cầu thị trường, tính chu kỳ hay biến động giá
ngành thép thế giới. Vì vậy, khi muốn đầu tư cổ phiếu HPG, nhà đầu tư cần tìm hiểu
nhiều thông tin về lịch sử giá cổ phiếu, về ngành thép trong nước, thị trường thép
thế giới, thị trường chứng khoán trước khi quyết định đầu tư. Quý IV/2021, Tập
đoàn Hòa Phát ghi nhận doanh thu 45.000 tỷ đồng tăng 73% so với cùng kỳ, lợi
nhuận đạt 7.400 tỷ đồng tăng 59% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng sản lượng thép
cung cấp cho thị trường 8,8 triệu tấn tăng 35% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận
gộp lại giảm từ 24,3% xuống còn 21,4% do giá nguyên liệu sản xuất tăng cao. Tổng
kết năm 2021, doanh thu công ty thép Hòa Phát đạt 150.800 tỷ đồng tăng 65% và
lợi nhuận sau thuế đạt 34.520 tỷ đồng tăng 156% so với năm 2020 tăng cao.
Theo biểu đồ trên, giai đoạn từ tháng 6/2017 đến tháng 7/2020, giá cổ phiếu HPG
không biến động nhiều. Bắt đầu từ tháng 11/2020, giá cổ phiếu HPG tăng mạnh đạt
mức cao nhất là 58,000đ/cổ phiếu vào ngày 28/10/2021, giảm thấp nhất là 40,700
vào ngày 24/1/2022.

Hình 4. 1: Phân tích kỹ thuật HPG

35
Theo tính toán của Phòng Phân Tích KIS Việt Nam, tổng doanh thu trong quý
1.2023 của 24 doanh nghiệp ngành thép đang niêm yết giảm 37.8% so với cùng kỳ
năm trước, trong khi đó tổng lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ trong quý 1.2023
chuyển biến tích cực. Mặc dù lợi nhuận dương trở lại chủ yếu là do hoàn nhập dự
phòng hàng tồn kho, nhưng áp lực hàng tồn kho chi phí cao được cho là đã giải
phóng hoàn toàn. Chuyên gia phân tích của KIS kỳ vọng sẽ thấy biên lợi nhuận khả
quan từ nhiều công ty trong ngành trong quý 2.2023 nhờ vào chi phí đầu vào thấp
(quặng sắt, than luyện cốc, v.v.).

Chuyên gia phân tích của KIS cho rằng nhu cầu sẽ tiếp tục yếu trong quý 2.2023
nhưng cải thiện nhẹ so với quý 1.2023. Chúng tôi dự báo tổng sản lượng bán ra
trong quý 2.2023 sẽ là 6.1 triệu tấn, giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng tăng
10% so với quý trước. Trong đó, sản lượng xuất khẩu dự kiến tăng 10% so với cùng
kỳ năm trước lên hơn 1.8 triệu tấn.

Hình 4. 2: Sản lượng Quí 1 HPG

Chúng tôi vẫn chưa thấy bất kỳ sự cải thiện đáng kể nào trong tâm lý của người tiêu
dùng cuối cùng. Có vẻ như các doanh nghiệp cũng có chung quan điểm khi mà vừa
đây, họ cũng tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên với những kế hoạch thường
niên cẩn trọng cho năm 2023 mặc dù họ cho rằng thời điểm tồi tệ nhất của ngành đã
qua đi. Đối với giá đầu vào, chúng tôi kỳ vọng giá đầu vào (than cốc, quặng sắt,
v.v.) sẽ duy trì ở mức thấp trong quý 2.2023 do nhu cầu toàn cầu đối với các sản
phẩm thép yếu. Theo chúng tôi, điều này sẽ giúp ích cho biên lợi nhuận của các
doanh nghiệp trong quý 2 và quý 3.

36
 Về triển vọng giá cổ phiếu thép Hòa Phát – HPG

Thực tế tình hình có biến chuyển trong quý 1.2023 do doanh thu HPG giảm
39.6% so với cùng kỳ năm trước đạt 26,588 tỷ đồng chủ yếu nhờ vào phân khúc
thép và bất động sản. HPG thực hiện hoàn nhập dự phòng hàng tồn kho khoảng 954
tỷ đồng trong quý 1. Nếu loại trừ việc hoàn nhập, ta vẫn sẽ thấy lợi nhuận gộp ở
mức dương. KIS cho rằng hàng tồn kho giá cao từ những quý trước đã được xử lý
hết. Tuy nhiên, theo nhận định của KIS, HPG sẽ chỉ có biên lợi nhuận mỏng trong
quý tới do việc hạ giá bán. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và G&A đã giảm đáng kể
lần lượt 33.4% và 18.1% so với quý trước. Nhờ vào sự ổn định của thị trường ngoại
hối, HPG đã không ghi nhận bất kỳ khoản đánh giá lại tỷ giá đáng chú ý nào trong
quý 1 và kì vọng sẽ không ghi nhận bất kì khoản đánh giá lại tỷ giá lớn nào vào quý
2.
Sản lượng thép được kỳ vọng phục hồi. HPG đã dừng hoạt động 4 lò cao
trong quý 4/2022, nhưng các lò này đều không ngừng hẳn mà được duy trì ở
ngưỡng nhiệt độ thấp, do vậy thời gian để vận hành trở lại sẽ không quá dài. Cuối
tháng 12/2022 1 lò cao đã được khôi phục sản xuất trở lại, chúng tôi tin rằng sản
lượng thép sẽ bắt đầu hồi phục từ quý 2/2023 khi các lò cao hoạt động trở lại vào
tháng 4 và tháng 5, một tín hiệu tích cực cho thấy thị trường thép đang trên đà phục
hồi bền vững.
Kết quả kinh doanh 2023 được kỳ vọng khả quan hơn. Chúng tôi kỳ vọng
biên lợi nhuận EBITDA của HPG sẽ được cải thiện trong năm 2023 do một số luận
điểm sau:
+ Giá thép được kỳ vọng tăng trở lại sau một quý tạo đáy;
+ Giá thép cùng một số nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc,
thép phế tăng cao giúp HPG có thể hoàn nhập dự phòng đã trích lập trong năm 2022
(hơn 1 nghìn tỷ đồng);
+ Sản lượng thép còn yếu trong quý 1 nhưng chúng tôi dự báo sẽ cải thiện từ
quý 2 với việc 4 lò cao tại Hải Dương và Dung Quất có kế hoạch được hoạt động
trở lại;
+ Biên EBITDA được giữ ở ngưỡng 14 – 30% mỗi năm, dù ngành thép đã
trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, cho thấy sức chống chịu của HPG là rất tốt. Dữ
37
liệu quá khứ cho thấy biên EBITDA của HPG đạt quanh mức 14% trong các giai
đoạn khủng hoảng kinh tế trước đây. Với khả năng quản lý chi phí hiệu quả, lợi thế
đàm phán tốt về giá bán, chúng tôi kỳ vọng biên EBITDA sẽ đạt 14.2% trong năm
2023.
 RỦI RO
Nhu cầu thép trong nước còn yếu ở trong nước. Sản lượng tiêu thụ thép 2
tháng đầu năm 2023 giảm 29.6% YoY. Nhu cầu thép phụ thuộc lớn vào khả năng
tiêu thụ BĐS dân dụng cũng như việc triển khai các công trình xây dựng hạ tầng,
trong năm 2023 hai thị trường này được dự báo chưa thể cải thiện. Biến động giá
nguyên vật liệu đầu vào còn khó lường. Các loại vật liệu như quặng sắt, than cốc,
thép phế, và sản phẩm như HRC đều phụ thuộc lớn vào cung cầu trên thị trường thế
giới. Hiện tại mỏ quặng sắt Roper Valley vẫn chưa thể khai thác do rủi ro từ sự xói
mòn, do vậy HPG mới làm chủ được một phần quặng khai thác từ mỏ quặng sắt
Sàng Thần (Hà Giang). Lạm phát còn neo cao cũng sẽ có thể làm giảm hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp TRUNG TÂM PHÂN TÍCH 4 Công ty Cổ phần
Tập đoàn Hòa Phát (HPG) thép trong đó có HPG.

Biểu đồ 4. 1: Thị phần thép xây dưng


 HPG có vị thế hàng đầu trên thị trường.
Thị phần của HPG đối với các sản phẩm thép xây dựng, ống thép đứng thứ
nhất tại Việt Nam, và là một trong hai nhà sản xuất thép HRC duy nhất trên thị
trường. Ngoài ra, HPG cũng cung cấp nhiều sản phẩm thép khác nhau như phôi
thép, ống thép, tôn mạ. HPG sở hữu quy trình sản xuất thép khép kín và hoàn thiện.
Các khu liên hợp thép HPG đều sở hữu các cơ sở vật chất hiện đại nhất và hoàn
thiện nhất trong việc sản xuất thép - Nhà máy chế biến quặng sắt và sản xuất vôi -

38
Nhà máy thiêu kết và sản xuất quặng vê viên - Nhà máy luyện gang - Nhà máy
luyện thép - Nhà máy cán thép - Nhà máy cơ điện Ngoài ra, nhà máy nhiệt điện
HPG tại KLH Hòa Phát Hải Dương còn giúp tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng tiền điện
cho HPG, bằng việc tái sử dụng lượng nhiệt dư thừa trong quá trình luyện than cốc
để phát điện phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Ngành thép suy thoái
là cơ hội để HPG giành thị phần HPG có nhiều lợi thế trên thị trường về mặt giá cả
và khả năng bán hàng do có vị thế là doanh nghiệp đầu ngành. Quy trình sản xuất
thép khép kín, trong đó có việc sở hữu nguồn nguyên liệu đầu vào dồi dào giúp
HPG giảm thiểu rủi ro biến động giá nguyên vật liệu so với các doanh nghiệp khác.
HPG cũng có khả năng vay vốn với chi phí rẻ hơn các doanh nghiệp cùng ngành.
Nhờ lợi thế về sức khỏe tài chính lành mạnh mà HPG có thể tận dụng để nắm thêm
thị phần các sản phẩm thép.
 DỰ BÁO BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Hàng tồn kho của HPG sẽ giảm nhẹ nhằm tận dụng những đợt tăng giá bán thép,
nhưng vẫn đảm bảo nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thép, đồng thời hạn chế rủi ro
lạm phát. Công nợ phải trả có thể gia tăng khi HPG cần giữ lại dòng tiền nhằm tài trợ cho
việc đầu tư xây dựng các dự án tại Hải Dương và Dung Quất.

Bảng 4. 1: Bảng cân đối kế toán

39
Kết luận
 Ưu điểm:

Khả năng thanh toán của Hoà Phát cao và ổn định hơn so với ngành, khả năngthu
hồi được nợ từ khách hàng đang cao và khả năng chiếm dụng vốn đang khá tốt.
Việcquản trị chi phí về bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng đang được làm rất
tốt, bằngchứng là việc các chỉ số về lợi nhuận ròng biên, ROA, ROE đang cao hơn
khá nhiều so với ngành.

 Hạn chế:

Vòng quay tổng tài sản của Hoà Phát đang thấp hơn khá nhiều so với bình
quânngành, nguyên nhân là do tốc độ tăng hàng tồn kho và các khoản phải thu đang
khá nhanh,nhanh hơn mức tăng về tổng tài sản và doanh thu trong giai đoạn 2017 –
2021.

 Giải pháp:

Thực hiện các chính sách để giảm tốc độ hàng gia tăng hàng tồn khoxuống mức tối
thiểu là ngang bằng với bình quân ngành để kéo vòng quay hàng tồnkho và vòng
quay tổng tài sản của Hoà Phát tăng lên. Các chính sách cụ thể: tích cựcmarketing,
quảng cáo sản phẩm của công ty và các chính sách khuyến mãi, chiết khấucho
khách hàng. Từ đó, bán được doanh số cao và giảm đi lượng hàng tồn kho của

40
Bảng 5. 1: Cân đối kế toán của - HPG.

Bảng 5. 2: Kết quả hoạt động kinh doanh – HPG

41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính của Hòa Phát: Tại đây


2. PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh-TS Lê Đức Quang Tú,2021,Ngân Hàng Số,
từ đổi mới lên cách mạng, nhà xuất bản đại học Quốc Gia Tp HCM.
3. Trần Thị Xuân Hương 2018, Giáo trình ngân hàng thương mại, nhà xuất bàn
đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Nguyễn Văn Tiến, 2018, Quản trị ngân hàng thương mại, nhà xuất bản
Thống Kê
5. Hà Thu Hạnh (2017), Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Brett King,2022, Bank 4.0- Ngân Hàng Số: Giao Dịch Mọi Nơi, Không Chỉ
Ở Ngân Hàng, Nhà Xuất Bản Thông Tin Và Truyền Thông.
7. https://tienphong.vn/buc-tranh-kinh-doanh-cua-hoa-phat-da-cai-thien-trong-
quy-i2023-post1529175.tpo
8. https://nhandan.vn/tap-doan-hoa-phat-tag5778.html

9. https://hoaphatdungquat.vn/phat-trien-thi-truong-xuat-khau-thep-hoa-phat-
khap-5-chau/
10. https://nhipsongkinhdoanh.vn/giai-doan-kho-khan-nhat-cua-nganh-
thep-da-qua-thach-thuc-nao-con-dang-cho-hoa-phat-post3108082.html

42

You might also like