You are on page 1of 45

Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH
GIÁ CỔ PHIẾU..................................................................................... 3
1.1. Giá thì trường và giá hợp lý của cổ phiếu..........................................3
1.1.1. Giá thị trường của cổ phiếu.............................................................3
1.1.2. Giá hợp lý của cổ phiếu...................................................................3
1.1.2.1. Khái niệm...............................................................................3
1.1.2.2. Đo lường giá hợp lý của cổ phiếu..........................................3
1.2. Phương pháp phân tích và định giá cổ phiếu - Phương pháp phân
tích cổ phiếu.................................................................................................4
1.2.1. Khái niệm........................................................................................4
1.2.2. Các phương pháp phân tích cổ phiếu..............................................4
1.2.2.1. Phân tích cơ bản....................................................................5
1.2.2.2. Phân tích kỹ thuật...................................................................5
1.3. Phân tích và định giá cổ phiếu bằng phương pháp ngân lưu tự do
FCFF (Free Cash Flow to Firm)................................................................5
1.3.1. Khái niệm ngân lưu tự do................................................................5
1.3.2. Mô hình FCFF.................................................................................5
1.3.3. Ươc lượng các yếu tố......................................................................5
1.3.3.1. Tốc độ tăng trưởng FCFF ( ).........................................5
1.3.4. Các biến thể của mô hình................................................................5
1.3.4.1. Mô hình tăng trưởng ổn định(FCFF một giai đoạn).............5
1.3.4.2. Mô hình tăng trưởng hai giai đoạn........................................5
1.3.4.3. Mô hình tăng trưởng ba giai đoạn.........................................5
1.3.5. Ưu và nhược điểm của mô hình......................................................5
1.3.5.1. Ưu điểm..................................................................................5
1.3.5.2. Nhược điểm............................................................................5
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHỆ VÀ TÌNH HÌNH
TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG
NGHỆ CMC........................................................................................... 5

MSV: CQ534088 - Nguyễn Thị Trang


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

2.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam năm 2014..................................5


2.2. Tổng quan về ngành công nghệ...........................................................5
2.3. Triển vọng phát triển ngành công nghệ trong năm 2015.................5
2.4. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC................5
2.4.1. Lịch sử hình thành...........................................................................5
2.4.2. Lĩnh vực kinh doanh.......................................................................5
2.4.3. Vị thế của công ty:..........................................................................5
2.4.4. Chiến lược và phát triển đầu tư.......................................................5
2.5. Phân tích các chỉ số của công ty..........................................................5
2.5.1. Nhóm chỉ số về cơ cấu vốn.............................................................5
2.5.2. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán..............................................5
2.5.3. Nhóm chỉ số hoạt động hiệu quả sử dụng vốn................................5
2.5.4. Nhóm chỉ số về hiệu quả sử dụng nguồn vốn.................................5
2.5.5. Nhóm chỉ số tăng trưởng.................................................................5
2.5.6. Liên kết giá trị thị trường và giá trị sổ sách....................................5
2.6. Kết luận.................................................................................................5
CHƯƠNG 3 ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG
NGHỆ CMC........................................................................................... 5
3.1. Đinh giá công ty bằng phương pháp FCFF.......................................5
3.2. Định giá công ty bằng phương pháp phân tích kỹ thuật..................5
3.2.1. Mô hình GBM.................................................................................5
3.2.1.1. Dạng rời rạc của mô hình......................................................5
3.2.1.2. Dạng liên tục của mô hình.....................................................5
3.2.1.3. Kiểm định mô hình GBM........................................................5
3.2.1.4. Ước lượng các tham số của quá trình GBM..........................5
3.2.2. Mô hình phục hồi trung bình...........................................................5
3.2.2.1. Dạng rời rạc của mô hình......................................................5
3.2.2.2. Dạng liên tục của mô hình.....................................................5
3.2.2.3. Kiểm định mô hình phục hồi trung bình.................................5
3.2.2.4. Ước lượng các tham số của quá trình phục hồi trung bình...5
3.2.3. Định giá công ty..............................................................................5

MSV: CQ534088 - Nguyễn Thị Trang


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

3.3. Nhâ ̣n định tốc đô ̣ tăng trưởng công ty:..............................................5


KẾT LUẬN............................................................................................. 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................5
PHỤ LỤC............................................................................................... 5

MSV: CQ534088 - Nguyễn Thị Trang


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong một vài thập kỷ gần đây, nền kinh tế nước ta đang có từng bước tiến
bộ. Từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung nước ta đã có một nền kinh tế thị
trường phát triển mạnh mẽ, vận hành đầy đủ đồng bộ theo quy luật của kinh tế thị
trường. Kèm theo đó là sự phát triển của thị trường tài chính mà tiêu biểu là thị
trường chứng khoán. Mặc dù mới hình thành nhưng vai trò của thị trường chứng
khoán lại vô cùng to lớn, giúp luân chuyển vốn và tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp sử dụng vốn linh hoạt có hiệu quả. Song bên cạnh những mặt lợi đó
không thể tránh khỏi những hạn chế mà một thị trường chứng khoán trẻ phải
đương đầu như: thông tin không minh bạch rõ ràng, thông tin bị làm sai lệch.
Điều này dẫn đến tài sản tài chính không được định giá chính xác. Nhu cầu xác
định giá trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trừơng hơn bao giờ hết trở nên rất
cấp bách và cần thiết. Các pháp nhân thể nhân có lợi ích liên quan gắn bó trực
tiếp đến doanh nghiệp cũng bảy tỏ thái độ quan tâm đến vấn đề này. Hầu hết các
công trình nghiên cứu truớc đây đã đề cập khá kỹ lưỡng về việc định giá các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, họat dộng xác định giá trị doanh nghiệp của một công
ty đang trong giai đọan tăng truởng để xác định cơ hội đầu tư vẫn chưa phổ biến.
Bên cạnh đó, các báo cáo xác định giá trị doanh nghiệp của các tập đòan hầu như
chỉ tập trung vào các mảng kinh doanh chính mà chưa chú ý đến tiềm năng ở các
lĩnh vực khác. Chính vì vậy, việc phân tích và định giá tài sản tài chính là vô
cùng quan trọng và cấp thiết đối với những nhà quản lý.
Đứng dưới góc độ của một nhà đầu tư, tôi lựa chọn đề tài "Phân tích và
đính giá công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC" làm nội dung cho chuyên đề
thực tập của mình nhằm đưa ra những phân tích nhận định của mình về giá trị
công ty và diễn biến giá cổ phiếu. Từ việc xác định được giá trị doanh nghiệp
theo các mảng lĩnh vực cụ thể, ta sẽ rút ra đuợc những bài học kinh nghiệm khi
tiến hành phân tích và định giá tập đòan.

2. Mục tiêu nghiên cứu:


Nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết về phân tích và định giá doanh nghiệp
và ứng dụng các phương pháp đó vào định giá đó vào công ty cổ phần tập đòan
công nghệ CMC. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm hòan thiện các phương
pháp định giá sao cho gần nhất với giá trị của doanh nghiệp.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 1


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Khóa luận tập trung vào nghiên cứu các phương pháp, mô hình định giá
đuợc áp dụng phổ biến trong Việt Nam, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về lý
luận và các mô hình định giá công ty. Trong đó, đi sâu vào định giá công ty cổ
phần tập đòan công nghệ CMC.

4. Phương pháp nghiên cứu:


Tìm hiểu các nguồn tài liệu để tìm ra lý luận cơ bản về các phương pháp để
định giá cổ phiếu.
Số liệu thu thập được thông qua các bản báo cáo bạch, báo cáo tài chính các
năm, các báo cáo phân tích về công ty cổ phần tập đòan CMC. Dùng phương
pháp hệ thống, thống kê và phân tích các số liệu thu thập được.
Sau khi tổng hợp các số liệu thu thập đuợc, ta ứng dụng các lý luận đã tìm
hiểu được để tiến hành định giá.

5. Kết cấu của khóa luận:


Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa
luận gồm 3 chương:
 Chương 1: Một số khái niệm về phân tích và định giá cổ phiếu
 Chương 2: Phân tích ngành công nghệ và tình hình tài chính của công ty
cổ phần tập đoàn công nghệ CMC
 Chương 3: Định giá công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 2


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

1CHƯƠNG 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CỔ
PHIẾU
Phân tích cổ phiếu là nhu cầu không thể thiếu trong việc đầu tư về
lĩnh vực này. Tùy theo khả năng, trình độ thời gian cũng như nhu cầu sử dụng, có
rất nhiều cách tiếp cận nghiên cứu, phân tích và đưa ra quyết định đầu tư khác
nhau với từng lọai cổ phiếu. Hiện nay, tồn tại hai phương pháp chủ yếu được vận
dụng phổ biến tại các thị trường chứng khóan là phân tích cơ bản và phân tích kĩ
thuật.
1.1. Giá thì trường và giá hợp lý của cổ phiếu
1.1.1. Giá thị trường của cổ phiếu
Cổ phiếu phổ thông của một công ty niêm yết là một loại tài sản tài chính
được giao dịch trên thị trường nên có "giá" do thị trường xác định tại từng thời
điểm. Các mức giá của cổ phiếu biểu hiện trên thị trường tại các thời điểm khác
nhau gọi là giá thị trường (thị giá).
Ta có thể thấy thị giá của cổ phiếu biến động thường xuyên và phụ thuộc
vào rất nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Tuy nhiên nhân
tố chính tác động tới thị giá là quan hệ cung cầu về cổ phiếu trên thị trường
1.1.2. Giá hợp lý của cổ phiếu
1.1.2.1. Khái niệm
Giá hợp lý của cổ phiếu - còn gọi là "Giá trị nội tại", "giá trị đích thực",
"giá trị kinh tế" - là mức giá thể hiện một bộ phân giá trị của công ty niêm yết.
Công ty có giá trị cao thì cổ phiếu có giá cao và ngược lại.
1.1.2.2. Đo lường giá hợp lý của cổ phiếu
Ta biết rằng việc hình thành giá trị của doanh nghiệp nói chung và công ty
niêm yết nói riêng có sự đóng góp của nhiều nhân tố kinh tế phụ thuộc chủ sở
hữu. Sự đóng góp này phải được đánh giá và trả công dưới hình thức thu nhập và
không chỉ một lần mà kéo dài suốt chu kỳ tồn tại của công ty. Một bộ phận giá trị
của công ty tồn tại dưới hình thức vốn cổ phần và được giao bán thông qua phát
hành cổ phiếu phổ thông. Do đó giá cổ phiếu phải thể hiện luồng thu nhập trong
tương lai mà người nắm giữ cổ phiếu sẽ nhận được. Để định giá cổ phiếu tại một
thời điểm hiện tại ta cần xác định giá trị hiện tại của luồng thu nhập trong tương
lai từ cổ phiếu.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 3


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

So với trái phiếu. thời điểm xuất hiện và độ lớn luồng thu nhập của cổ phiếu
đều không biết trước do đó việc định giá cổ phiếu có phương pháp riêng phù hợp
với đặc điểm trên của luồng thu nhập.
Để ý rằng tại nhiều thời điểm thị giá và giá (hợp lý) của cổ phiếu không
trùng nhau. Nếu hai mức này trùng nhau thì cổ phiếu được định giá đúng. Nếu thị
giá cao (thấp) hơn giá hợp lý thì cổ phiếu được thị trường đinh giá cao (thấp)
hơn. Cổ phiếu được định giá cao được gọi là "cổ phiếu đắt", định giá thấp được
gọi là "cổ phiếu rẻ". Các nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu rẻ và bán cổ phiếu đắt.
1.2. Phương pháp phân tích và định giá cổ phiếu - Phương pháp phân
tích cổ phiếu
1.2.1. Khái niệm
Phân tích và định giá cổ phiếu - phân tích cổ phiếu - là phân tích quá trình
hình thành và diễn biến của giá cổ phiếu - phân tích động thái giá cổ phiếu -
nhằm mục tiêu xác định giá hợp lý của cổ phiếu. Nội dung của phân tích động
thái giá bao gồm: Phân tích xác định quy luật diễn biến của giá cổ phiếu; trên cơ
sở phân tích định lượng quy luật sẽ xác định cổ phiếu có được định giá đúng hay
không; từ kết quả phân tích trên, xây dựng các mô hình phân tích, định giá nhằm
trợ giúp công việc quản lý danh mục đầu tư cổ phiếu.
Như vậy phân tích cổ phiếu nhằm: định giá cổ phiếu, so sánh với thị giá để
phát hiện các cổ phiếu được định giá sai, sử dụng thông tin trên để thực hiện các
chiến lược đầu tư.
Trong một số trường hợp để so sánh giá và thị giá ta có thể so sánh các mức
lợi suất tương ứng.
1.2.2. Các phương pháp phân tích cổ phiếu
Bao gồm phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật:
Phân tích cơ bản cho rằng thị trường có thể làm sai giá một chứng khoán
trong thời gian ngắn nhưng giá "đúng" cuối cùng sẽ đạt được. Lợi nhuận có thể
được làm ra bằng cách mua chứng khoán bị định giá sai và sau đó chờ đợi thị
trường nhận ra "sai lầm" của mình và làm lại giá chứng khoán.
Phân tích kỹ thuật cho rằng tất cả các thông tin đã được phản ánh trong giá
cổ phiếu. Xu hướng 'là người bạn của bạn' và các thay đổi cảm tính có trước và
dự đoán các thay đổi xu hướng. Phản ứng cảm xúc của nhà đầu tư tới các biến
động giá dẫn đến các mẫu hình biểu đồ giá có thể nhận biết. Phân tích kỹ thuật
không quan tâm "giá trị" của một cổ phiếu là những gì. Dự đoán giá của họ chỉ là
các ngoại suy từ các mẫu hình giá lịch sử.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 4


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Các nhà đầu tư có thể sử dụng một bất kỳ hoặc tất cả các phương pháp này
nhưng còn có các phương pháp bổ sung cho lựa chọn cổ phiếu. Ví dụ như nhiều
nhà đầu tư cơ bản sử dụng các kỹ thuật để quyết định các điểm vào ra. Nhiều nhà
đầu tư kỹ thuật sử dụng nguyên tắc cơ bản để hạn chế phổ của họ về cổ phiếu có
thể cho các công ty "tốt".
Phân tích lựa chọn cổ phiếu được xác định bởi niềm tin của nhà đầu tư
trong các mô hình khác nhau đối với "cách thị trường cổ phiếu hoạt động".
1.2.2.1. Phân tích cơ bản
Phân tích cơ bản nhằm tìm hiểu, phát hiện quy luật diễn biến của giá cổ
phiếu thông qua việc tìm hiểu, phát hiện mối quan hệ giữa một số yếu tố đặc
trưng cho hoạt động của công ty niêm yết chi phối luồng thu nhập tương lai của
cổ phiếu. Các yếu tố trên được đo lường bởi một nhóm các chỉ tiêu cơ bản và
được công bố định kỳ trong báo cáo tài chính của công ty niêm yết. Trên cơ sở
định dạng đúng mối quan hệ các chỉ tiêu cơ bản của công ty với giá cổ phiếu sẽ
xác định được mức giá chuẩn, mức giá hợp lý phù hợp với quy luật. Giá trị là
mục tiêu chính trong phân tích cơ bản. Một số nhà phân tích thường sử dụng
phương pháp chiết khấu dòng tiền mặt để xác định giá trị của công ty, trong khi
đó một số người lại sử dụng tỷ số giá trên thu nhập (P/E).
Các nhân tố cơ bản cần nghiên cứu bao gồm: phân tích thông tin cơ bản về
công ty, phân tích báo cáo tài chính của công ty, phân tích họat động kinh doanh
của công ty, phân tích ngành mà công ty đang họat động và phân tích các điều
kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng chung đến giá cả cổ phiếu. Sau khi nghiên cứu, chỉ
ra những dự đóan cho các chỉ tiêu quan trọng như thu nhập kỳ vọng, giá trị sổ
sách trên mỗi cổ phiếu, các đánh giá quan trọng cũng như khuyến nghị mua/bán
cổ phiếu trên thị trường.
Bản chất của phương pháp phân tích cơ bản cổ phiếu là việc định giá cổ
phiếu nhằm dự đóan giá trị nội tại của cổ phiếu đó. Do vậy nên, thông thường có
5 phương pháp định giá cổ phiếu là:
 Phương pháp định giá dựa trên luồng cổ tức
 Phương pháp định giá dựa trên luồng tiền
 Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E
 Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính
 Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 5


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

1.2.2.2. Phân tích kỹ thuật


Phân tích kỹ thuật là coi giá cổ phiếu và quá trình diễn biến là đối tượng
nghiên cứu một cách độc lập. Ở cấp độ thấp, phân tích kỹ thuật sử dụng hai chỉ
tiêu: giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ của cổ phiếu làm nguồn thông tin
sử dụng trong phân tích thống kê nhằm phát hiện quy luật diễn biến của giá cổ
phiếu và dự đoán xu thế ngắn hạn để khuyến cáo cho nhà đầu tư. Các phương
pháp thống kê chính thường sử dụng: phương pháp trung bình trượt, phương
pháp thống kê mô tả nhằm vẽ biểu đồ và định dạng đương giá cổ phiếu. Ở mức
độ cao hơn, phân tích kỹ thuật xét giá cổ phiếu và quá trình diễn biến là quá trình
ngẫu nhiên. Sử dụng công cụ giải tích ngẫu nhiên, kinh tế lượng để phân tích,
kiểm chứng và ước lượng quá trình giá. Phương pháp phân tích kỹ thuật không
quan tâm tới các yếu tố cơ bản phía sau giá cổ phiếu, chỉ quan tâm tới bản thân
giá cổ phiếu và sử dụng các phương pháp mang tính kỹ thuật.
Do vâ ̣y, phân tích kỹ thuật là một kỹ thuật được dùng để dự báo hướng giá
trong tương lai thông qua việc nghiên cứu dữ liệu lịch sử của thị trường, chủ yếu
là giá, khối lượng giao dịch và lãi suất mở. Các nhà kinh doanh kỹ thuật dùng
thông tin giao dịch (như giá trước đó và khối lượng giao dịch) cùng với các chỉ
báo toán học để quyết định. Thông tin này thường được hiển thị trên một biểu đồ
được cập nhật trong thời gian thực và được diễn giải để xác định khi nào là thời
điểm mua và khi nào bán một công cụ nhất định.
Lý thuyết Dow là cơ sở của phân tích kỹ thuật hiện đại. Những ý tưởng đó
dựa trên ba nền tảng chính:
 Giá là một sự phản ánh tổng thể tất cả các động lực thị trường. Ở bất kì
thời điểm nào, tất cả động lực và thông tin thị trường được phản ánh qua giá.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 6


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

 Giá vận động theo những xu hướng có thể xác định và được biến thành
những cơ hội lợi nhuận.
 Sự vận động của giá thường lặp đi lặp lại.
Phân tích Kỹ thuật là một trong những công cụ quan trọng nhất để dự báo
hoạt động của thị trường tài chính. Nó đã chứng tỏ nó là một công cụ hiệu quả
dành cho nhà đầu tư và thường được các thành phần tham gia thị trường chấp
nhận hơn. Khi được dùng với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật có thể cho sự
định giá hoàn chỉnh hơn, và tạo sự khác biệt khi thực hiện các giao dịch có khả
năng sinh lợi.
1.3. Phân tích và định giá cổ phiếu bằng phương pháp ngân lưu tự do
FCFF (Free Cash Flow to Firm)
1.3.1. Khái niệm ngân lưu tự do
Ngân lưu hay dòng tiền là bảng dự tính thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ
của dự án, bao gồm các khoản thực thu và khoản thực chi của dự án tính theo
từng năm.
Dòng tiền tự do đối với doanh nghiệp là dòng tiền chưa trừ đi các khoản
phải trả cho người tài trợ (lãi suất, cổ tức). Luồng tiền này tất cả những người tài
trợ có thể sử dụng, do vậy lãi suất chiết khấu được áp dụng là chi phí vốn trung
bình.
Giống như tất cả những mô hình tăng trưởng ổn định, mô hình FCFF cũng
nhạy cảm trước những giả định về tốc đô ̣ tăng trưởng kỳ vọng. Tuy nhiên, điều
này bị khuyếch đại so với thực tế bởi lý do suất chiết khấu sử dụng trong định giá
là WACC thấp hơn nhiều so với chi phí vốn chủ sở hữu của phần đa các doanh
nghiê ̣p. Bên cạnh đó, mô hình này cũng nhạy cảm với các giả định về khỏan chi
đầu tư liên quan đến khấu hao. Trong trường hợp các yếu tố đầu vào để tái đầu tư
không phụ thuô ̣c vào tăng truởng kỳ vọng thì ngân lưu tự do của doanh nghiê ̣p có
thể bị nâng lên (hoă ̣c hạ xuống) bằng cách giảm (hay tăng) các khỏan chi đầu tư
liên quan đến khấu hao. Nếu tỷ lê ̣ tái đầu tư được ứơc tính từ suất sinh lợi trên
vốn thì những thay đổi của suất sinh lợi trên vốn có thể tác đô ̣ng mạnh đến giá trị
doanh nghiê ̣p.
1.3.2. Mô hình FCFF
Bước 1: Tính giá trị doanh nghiệp

Trong đó:

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 7


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

: Ngân lưu tự do của doanh nghiê ̣p trong năm t


FCFF = EBIT(1 - Tỉ lệ thuế) + Khấu hao - Chi phí vốn - Chênh lệch vốn
lưu động
WACC: Chi phí vốn bình quân trọng số.
Giá trị doanh nghiê ̣p trong thường hợp khái quát nhất có thể viết thành hiê ̣n
giá của ngân lưu tự do kỳ vọng của doanh nghiê ̣p đó.
Bước 2: Tính vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu = Giá trị doanh nghiệp - Giá trị các khoản nợ theo giá thị
trường
Bước 3: Tính giá trị 1 cổ phiếu
Giá trị 1 cổ phiếu = Vốn chủ sở hữu/Số lượng cổ phiếu đang phát hành
Trong mô hình này, việc đầu tiên làm là định giá doanh nghiệp thay vì vốn
chủ sở hữu. Tiếp sau đó ta loại bỏ giá trị thị trường của những quyền lợi không
thuộc vốn chủ sở hữu, từ đó tìm ra được giá trị của vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp. Dòng tiền được chiết khấu là dòng tiền được đi vào doanh nghiệp, được
tính như thể doanh nghiệp không có nợ và không được hưởng lợi ích thuế từ chi
phí lãi vay.
Một trong những sức mạnh lớn nhất của mô hình này là cho phép dễ dàng
lồng những thay đổi trong cơ cấu vốn vào công tác định giá thông qua suất chiết
khấu thay vì thông qua dòng tiền. Mô hình FCFF cho rằng chủ sở hữu và tổ chức
cho vay là đối tác cung cấp vốn cho doanh nghiệp và chia sẻ sự thành công của
doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa họ nằm ở bản chất quyền lời được xác lập đối
với dòng tiền. Chủ nợ được giải quyết quyền lời bằng một khoản dòng tiền cố
định và chủ sở hữu được hưởng quyền lợi trên khoản dòng tiền còn lại.
1.3.3. Ươc lượng các yếu tố
Có hai điều kiê ̣n cần được thỏa mãn khi sử dụng mô hình này: Đầu tiên, tốc
đô ̣ tăng trửong trong mô hình phải thấp hơn hoă ̣c bằng tốc đô ̣ tăng trửong trong
nền kinh tế (tăng trưởng là danh nghĩa nếu chi phí vốn tính theo giá trị danh
nghĩa, ngược lại là tăng trửong thực nếu chi phí vốn tính theo giá trị thực). Tiếp
đó, các đă ̣c tính của doanh nghiê ̣p phải nhất quán với những giả định về tăng
trưởng ổn định. Ví dụ như tỷ lê ̣ tái đầu tư đựơc dùng để ước tính ngân lưu tự do
của doanh nghiê ̣p phải nhất quán với tốc dô ̣ tăng trưởng ổn định.
1.3.3.1. Tốc độ tăng trưởng FCFF ( )

Tỷ lê ̣ đầu tư khi tăng trưởng ổn định =

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 8


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Tỉ lệ tái đầu tư(RR) = (Chi phí vốn - Khấu hao + Chênh lệch vốn lưu động
ngoài tiền mặt)/(EBIT(1 - Tỉ lệ thuế))
Doanh lợi trên vốn( ) = EBIT(1 - Tỉ lệ thuế)/
ROE ổn định: g = RR*ROE
ROE thay đổi: g = *RR + ( )/
1.1.1.1. Tính WACC

: Tỉ lệ nợ
: Chi phí trả lãi
: Tỉ lệ vốn chủ sở hữu
: Chi phí vốn chủ sở hữu
1.1.1.2. Tính giá trị kết thúc
Ta không thể ước lượng dòng tiền mãi mãi nên phải đặt một điểm kết thúc
trong việc định giá dòng tiền chiết khấu bằng cách dừng chiết khấu dòng tiền vào
một thời điểm nào đó trong tương lai rồi tính toán một giá trị kết thúc phản ánh
giá trị doanh nghiệp tại thời điểm đó.
Ta giả định doanh nghiệp thanh lí tài sản vào năm kết thúc và ước lượng
xem các công ty khác trả giá bao nhiêu cho những tài sản mà doanh nghiệp tích
lũy đến thời điểm đó. Giá trị ước lượng này còn được gọi là giá trị thanh lí
Giá trị thanh lí kì vọng = Giá trị sổ sách của tài sản tại năm kết thúc(1 + Tỉ
lệ lạm phát)n
n: Tuổi bình quân của tài sản
1.3.4. Các biến thể của mô hình
1.3.4.1. Mô hình tăng trưởng ổn định(FCFF một giai đoạn)
Doanh nghiệp tăng trưởng với tốc độ ổn định duy trì mãi mãi
Mô hình FCFF một giai đoạn:

: Dòng tiền doanh nghiệp


g: Tốc độ tăng trưởng của FCFF
WACC: Chi phí vốn trung bình
Giả định về mô hình:
 Doanh nghiệp phát triển ổn định và mãi mãi
 Tác động đòn bảy của doanh nghiệp đã biết và không thay đổi

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 9


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

1.3.4.2. Mô hình tăng trưởng hai giai đoạn


Mô hình được xây dựng để định giá công ty mà trong giai đoạn đầu dự kiến
tăng trưởng nhanh rồi sau đó bước vào giai đoạn ổn định
Mô hình FCFF hai giai đoạn:

1.3.4.3. Mô hình tăng trưởng ba giai đoạn


Doanh nghiệp sẽ trải qua ba giai đoạn tăng trưởng: giai đoạn đầu có tốc độ
tăng trưởng cao, giai đoạn hai có tốc độ tăng trưởng sụt giảm và giai đoạn cuối
cùng tăng trưởng ổn định
Mô hình FCFF ba giai đoạn:

1.3.5. Ưu và nhược điểm của mô hình


1.3.5.1. Ưu điểm
- Ước lượng đầy đủ các dòng tiền của doanh nghiệp.
- Tính đến các khoản nợ phải trả(chiếm phần lớn trong tổng giá trị của
doanh nghiệp).
1.3.5.2. Nhược điểm
- Do những khoản nợ phát sinh không ổn định nên có thể ước lượng không
chính xác.
- Công thức tính toán phức tạp, các thống kê mang tính ước đoán cao. Dễ
mắc sai lầm trong việc dự đoán quy mô khoản thu nhập hằng năm.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 10


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

2CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH NGÀNH CÔNG NGHỆ VÀ TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
CMC
2.1. Tổng quan về nền kinh tế Việt Nam năm 2014
Nhìn chung nền kinh tế Việt Nam năm 2014 đạt được một số mức tăng
trưởng đáng kể:
 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 ước tính tăng 5,98% so với
năm 2013, trong đó quý I tăng 5,06%; quý II tăng 5,34%; quý III tăng 6,07%;
quý IV tăng 6,96%. Mức tăng trưởng năm nay cao hơn mức tăng 5,25% của năm
2012 và mức tăng 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh
tế. Trong mức tăng 5,98% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản tăng 3,49%, cao hơn mức 2,64% của năm 2013, đóng góp 0,61 điểm
phần trăm vào mức tăng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,14%,
cao hơn nhiều mức tăng 5,43% của năm trước, đóng góp 2,75%; khu vực dịch vụ
tăng 5,96%, đóng góp 2,62%.
 Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành lâm nghiệp có mức
tăng cao nhất với 6,85%, nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,05
điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp ở
mức 2,60% nhưng quy mô trong khu vực lớn nhất (Khoảng 74%) nên đóng góp
0,35%; ngành thủy sản tăng 6,53%, đóng góp 0,21%.
 Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 7,15%
so với năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo có chuyển biến khá tích
cực với mức tăng cao là 8,45%, cao hơn nhiều so với mức tăng của một số năm
trước (Năm 2012 tăng 5,80%; năm 2013 tăng 7,44%), đóng góp đáng kể vào tốc
độ tăng của khu vực II và góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung.
Trong ngành chế biến, chế tạo, các ngành sản xuất đồ uống; dệt; sản xuất trang
phục; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan; sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm
từ kim loại đúc sẵn (Trừ máy móc thiết bị); sản phẩm điện tử máy tính; sản xuất
xe có động cơ là những ngành có đóng góp lớn vào tăng trưởng với chỉ số sản
xuất tăng khá cao ở mức trên 10%. Ngành khai khoáng tăng 2,40%, có đóng góp
của dầu thô và khí đốt tự nhiên. Ngành xây dựng đã có dấu hiệu phục hồi với
mức tăng 7,07%, tăng cao so với mức 5,87% của năm 2013, chủ yếu do đóng
góp của khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với giá trị sản xuất xây
dựng khu vực này tăng mạnh ở mức 58%.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 11


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

 Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào
mức tăng trưởng chung như sau: Bán buôn và bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt
mức tăng 6,62% so với năm 2013, đóng góp 0,91 điểm phần trăm vào mức tăng
trưởng chung; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 5,88%; hoạt đô ̣ng
kinh doanh bất động sản được cải thiện hơn với mức tăng 2,85%, cao hơn mức
tăng 2,17% của năm trước với nhiều tín hiệu tốt trong hỗ trợ thị trường bất động
sản nói chung và phân khúc nhà chung cư giá trung bình và giá rẻ nói riêng,
trong đó giá trị tăng thêm của khấu hao nhà ở dân cư tăng 2,93%.
Cơ cấu nền kinh tế năm nay tiếp tục theo hướng tích cực. Khu vực nông,
lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,12%; khu vực công nghiệp và xây
dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ chiếm 43,38% (Cơ cấu tương ứng của năm
2013 là: 18,38%; 38,31%; 43,31%).
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2014, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,20% so
với năm 2013, đóng góp 4,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung (Tiêu dùng
cuối cùng của dân cư tăng 6,12%, cao hơn mức tăng 5,18% của năm trước); tích
lũy tài sản tăng 8,90%, đóng góp 2,90%

 Về hoạt động ngân hàng, tổng phương tiện thanh toán tính tới thời điểm
22/12/2014 tăng 15.99% so với tháng 12 năm 2013; tín dụng đối với nền kinh tế
tăng 12.62%; huy động vốn tăng 15.76%; dự trữ ngoại hối tăng cao; tỉ giá ngoại
tệ được kiểm soát trong biên độ đề ra.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 12


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

 Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện năm 2014 theo giá hiện hành
ước tính đạt 1220.7 nghìn tỉ đồng, tăng 11.5% so với năm 2013 và bằng 31%
GDP, bao gồm: đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265.4 nghìn tỉ đồng, tăng 10.1%
so với năm trước; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 468.5 nghìn tỉ đồng, tăng
13.6%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 265.4 nghìn tỉ đồng,
tăng 10.5%. Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà
nước thực hiên năm 2014 ước tính đạt 207.7 nghìn tỉ đồng, bằng 102% kế hoạch
năm và tăng 0.3% so với năm 2013.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 13


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

 Kim ngạch xuất khẩu năm 2014 ước tính đạt 150 tỉ USD, tăng 13.6% so
với năm 2013, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48.4 tỉ USD, tăng 10.4%,
mức tăng cao nhất từ năm 2012 và đóng góp 3.5 diểm phần trăm vào mức tăng
chung; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 106.1 tỉ USD, tăng 15.2% đóng
góp 10.1 điểm phần trăm và đạt 94.4 tỉ USD, tăng 16.7%. Nếu loại trừ yếu tố giá,
kim ngach hàng hóa xuất khẩu năm 2014 tăng 9.1%. Các nhóm hàng xuất khẩu
chủ lực vẫn thuộc về khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Kim ngạch
xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện chiếm 99.6% tổng kim ngạch xuất khẩu
nhóm ngành này của cả nước; hàng dệt may chiếm 59.4%; giày dép chiếm 77%;
máy móc thiết bị phụ tùng khác chiếm 89.7%; điện tử linh kiện chiếm 98.8%.

 Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 148 tỉ USD, tăng
12.1% so với năm trước, trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 84.5 tỉ
USD, tăng 13.6%; khu vực kinh tế trong nước đạt 63.5 tỉ USD, tăng 10.2%. Kim
ngạch nhập khẩu trong năm của một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so
với năm trước: máy móc thiết bị phụ tùng khác đạt 22.5 tỉ USD, tăng 20.2%, vải
đạt 9.5 tỉ USD, tăng 14%; xăng dầu đạt 7.6 tỉ USD, tăng 9.3%; chất dẻo đạt 6.3 tỉ
USD, tăng 10.9%; giày dép đạt 4.7 tỉ USD, tăng 25.6%; hóa chất đạt 3.3 tỉ USD,
tăng 9.5%; bông đạt 1.4 tỉ USD và tăng 22.7%. Một số mặt hàng có kinh ngạch
nhập khẩu lớn tăng so với năm 2013: Điện tử máy tính và linh kiện đạt 18.8 tỉ
USD, tăng 6%; điện thoại linh kiện đạt 8.6 tỉ USD, tăng 6.7%; ô tô đạt 3.7 tỉ
USD, tăng 53.1%.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 14


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

 Chỉ số giá tiêu dùng, CPI tháng mười hai năm 2014 giảm 0.24% so với
tháng trước, là tháng có mức CPI giảm trong 10 năm gần đây. Trong 11 nhóm
hàng hóa và dịch vụ chính, có 2 nhóm chỉ số giá giảm khá mạnh: Nhà ở vật liệu
xây dựng giảm 0.99%; giao thông giảm 3.09%. Một số nhóm hàng hóa dích vụ
giữ tương đối ổn định với mức tăng không đáng kể: hàng ăn và dich vụ ăn uống
tăng 0.08%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.03%; giáo dục tăng 0.03%; văn hóa giải
trí du lịch tăng 0.07%. CPI tháng 12/2014 tăng 1.84% so với cùng kì năm 2013,
CPI bình quân năm 2014 tăng 4.09% so với năm 2013, mức tăng khá thấp so với
10 năm trở lại đây. Trong năm 2014, chỉ số giá tiêu dùng bình quân mỗi tháng
tăng 0.15%.

2.2. Tổng quan về ngành công nghệ


Trong khi nền kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp chưa ổn định với
nhiều rủi ro tiềm ẩn thì ngành công nghệ nước ta vẫn có những bước phát triển
bền vững, tiếp túc khẳng định vị thế và vai trò trên các lĩnh vực chính trị kinh tế
xã hội góp phần cùng đất nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Tổng số dịch vụ

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 15


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

công trực tuyến 104306 dịch vụ, trong đó dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và 2
đạt 101829 dịch vụ, dịch vụ công trực tuyến mức đọ 3 đạt 2366 dịch vụ và dịch
vụ công mức độ 4 đạt 111 dịch vụ.
Về công nghệ thông tin, tổng kim ngạch xuất khẩu công nghiệp phần cứng -
điện tử tiếp tục đạt mức ấn tượng, đạt 34.16 tỉ USD, trong kim ngạch nhập khẩu
là 26.39 tỉ USD. Cơ cấu xuất khẩu chủ yếu là điện thoại chiếm tới 63%. Doanh
thu công nghiệp phần mềm tăng 12.7%.
Hạ tâng mạng viễn thông và Internet vẫn đang phát triển bền vững với tổng
doanh thu viễn thông đạt 7.4 tỉ USD. Tổng băng thông kết nối Internet quốc tế
đạt trên 640000 Mbits/s.
2.3. Triển vọng phát triển ngành công nghệ trong năm 2015
Năm 2014 khép lại với hàng loạt sự kiện quan trọng trong lĩnh vực CNTT-
VT, trong đó nhiều sự kiện thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới lĩnh
vực này.
Ngày 1/7/2014, Bộ chính trị ban hành nghị quyết số 36 về đẩy mạnh ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin, thay thế chỉ thị số 58 ban hành năm 2000,
nhằm đáp ứng nhu cầu bền vững của phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Nghị
quyết 36 thay thế với nhiều chính sách, định hướng phát triển phù hợp với thực
tiễn sẽ trở thành kim chỉ nam trong thời kì phát triển mới của công nghệ thông tin
Việt Nam.
Diễn đàn cao cấp công nghệ thông tin Việt Nam - ASOCIO 2014 diễn ra từ
ngày 29/10 tại Việt Nam. Diễn đàn tập trung thảo luận, chia sẻ tầm nhìn định
hướng chiến lược nhằm phát huy công nghệ thông tin làm nền tảng hạ tầng tạo
phương thức phát triển đột phá kinh tế, xã hội.
Ngày 26/6, tại phiên họp toàn thể thứ nhất của Ủy ban quốc gia về ứng
dụng công nghệ thông tin, thử tướng đã đồng ý với kiến nghị về chủ trương thuê
dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước để tiết kiệm
ngân sách, tạo thị trường khuyến khích phát triển ngành công nghệ.
Từ những điều trên cho thấy, ngành công nghệ trong tương lai sẽ có bước
phát triển nhảy vọt, tạo đột phá.
2.4. Tổng quan về công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC
CMC là một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam với trên
20 năm xây dựng và phát triển. Được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - con với
10 công ty thành viên, liên doanh và viện nghiên cứu hoạt động tại Việt Nam và
nhiều nước trên thế giới, CMC đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội
địa và hướng tới thị trường khu vực, quốc tế thông qua những hoạt động kinh

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 16


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

doanh chủ lực như: Tích hợp hệ thống, Dịch vụ phần mềm, Viễn thông – Internet
và Sản xuất - Phân phối các sản phẩm ICT. Tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghệ
CMC được biết đến như là một đối tác tin cậy và uy tín trong các dự án CNTT
cấp trung và lớn trong các lĩnh vực: chính phủ, giáo dục, thuế, kho bạc, hải quan,
bảo hiểm, điện lực, ngân hàng, tài chính....
Luôn kiên trì với định hướng ICT là năng lực cốt lõi, CMC đã xây dựng và
phát triển môi trường làm việc chuyên nghiệp cho hơn 1700 cán bộ nhân viên và
đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong
nhiều năm liền, CMC luôn giữ tốc độ tăng trưởng cao và dự kiến tiếp tục tăng
trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
2.4.1. Lịch sử hình thành
 Năm 1991, với vốn đầu tư ban đầu là 50 triệu đồng, trung tâm ADCOM
thuộc viện công nghệ vi điện tử, Viện nghiên cứu công nghệ quốc gia (tiền thân
của CMC ngày nay) ra đời với mục đích ứng dụng công nghệ thông tin trong tự
động hóa, điều khiển và viễn thông.
 Năm 1993, trên cơ sở của trung tâm ADCOM, công ty TNHH HT&NT
được thành lập với vốn điều lệ là 500 triệu đồng .
 Năm 1995, công ty TNHH HT&NT đổi tên thành công ty TNHH máy
tính truyền thông CMC.
 Năm 2006, CMC thực hiện tái cấu trúc công ty.
 Ngầy 2/7/2007, thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, CMC chính thức
chuyển đổi thành công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC với tên giao dịch
tiếng anh là CMC corporation với 13 cổ đông sáng lập ra là các lãnh đạo chủ
chốt của công ty và các công ty thành viên.
 Tháng 10/2007, CMC thành lập công ty TNHH phân phối CMC.
 Tháng 1/2008, CMC liên doanh với Segmenta - nhà tư vấn hàng đầu Đan
Mạch về các sản phẩm của SAP để thành lập công ty cổ phần liên doanh CMC -
Segmenta hoạt động trong lĩnh vực tư vấn triển khai các giải pháp ERP của SAP
trên thị trường châu Âu.
 Tháng 6/2008, CMC thành lập công ty cổ phần an ninh an toàn thông tin
CMC.
 Tháng 9/2008, CMC Telecom hợp tác với Tổng công ty đầu tư và kinh
doanh vốn nhà nước (SCIC) thành lập công ty cổ phần hạ tầng viễn thông CMC
(CMC TI).
 Tháng 9/2009, CMC được Bộ kế hoạch và đầu tư cấp chứng nhận đầu tư
thành lập công ty TNHH CMC Blue France tại Pháp.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 17


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

 Ngày 22/1/2010, cổ phiếu của công ty được giao dịch trên sàn HOSE.
2.4.2. Lĩnh vực kinh doanh
 Tích hợp hệ thống, tư vấn đầu tư, cung cấp giải pháp tổng thể và dịch vụ
hạ tầng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thông và phát thanh
truyền hình.
 Sản xuất phần mềm, cung cấp dịch vụ và giải pháp về phần mềm và nội
dung; xuất bản phần mềm và dịch vụ xử lí dữ liệu; gia công và xuất khẩu phần
mềm.
 Sản xuất lắp ráp mua bán bảo hành, bảo dưỡng cho thuê các sản phẩm,
thiết bị dịch vụ phục vụ ngành công nghệ thông tin, điện tử phát thành truyền
hình , thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng.
 Dịch vụ huấn luyện và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
 Sản xuất mua bán trang thiêt bị y tế.
 Mua bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, thiết bị vật tư phục vụ trong
sản xuất.
 Đại lí mua, đại lí bán kí gửi hàng hóa.
 Kinh doanh đầu tư môi giới và quản lí bất động sản.
 Dịch vụ thuê và cho thuê nhà ở, văn phòng, nhà xưởng, kho bãi.
2.4.3. Vị thế của công ty:
Là mô ̣t công ty đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghê ̣ thôg tin, có tốc đô ̣
tăng trưởng tốt. Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (mã CMG- HOSE)
vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2014 với lợi nhuận tăng trưởng gấp 6 lần
cùng kỳ.
Trong đó, doanh thu bán hàng quý 4/2014 của CMC tăng trưởng hơn 18%
từ 740 tỷ đồng lên 876 tỷ đồng.Theo giải trình của công ty, lĩnh vực phân phối
lắp ráp của công ty đã có chuyển biến tích cực chuyển từ lỗ sang lãi. Còn các lĩnh
vực Viễn thông, Tích hợp, Phần mềm của CMG có tốc độ tăng trưởng tốt.Trong
khi đó, giá vốn tăng chậm nên lợi nhuận gộp quý này đạt 142 tỷ đồng, gấp 1,45
lần cùng kỳ. Chi phí tài chính mà phần lớn là lãi vay cũng giảm mạnh. Kết quả là
lợi nhuận sau thuế cổ ðông công ty mẹ quý IV ðạt 39,7 tỷ đồng, trong khi cùng
kỳ năm trước chỉ đạt 6,6 tỷ đồng.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 18


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Lũy kế cả năm, CMG đạt 2.362 tỷ đồng doanh thu, tăng 9,5% nhưng lãi
ròng sau thuế cổ đông công ty mẹ lại cao gấp 3 lần lợi nhuận năm trước, đạt hơn
80 tỷ đồng.

 Tập đoàn công nghệ CMC nẳm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam và đứng thứ 41 trong 500 doanh nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam. Đồng
thời, công ty thành viên CMC SI cũng lần đầu tiên có mặt ở top 500 doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam sau quá trình phát triển không ngừng - đây là
kết quả được VNR500(2011) xếp hạng công bố.
 Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia (Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam đánh
giá).
 Top 5 công ty ICT hàng đầu Việt Nam (CMC Corporation).
 Top 5 công ty phần mềm hàng đầu Việt Nam (CMC soft).
 Top 5 công ty phần cứng hàng đầu Việt Nam (CMC).

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 19


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

 Top 5 công ty tích hợp hệ thống hàng đầu Việt Nam (CMC SI) do HCA
đánh giá và xếp hạng.
 Thương hiệu quốc gia duy nhất hai năm liên tiếp cho máy tính CMC.
2.4.4. Chiến lược và phát triển đầu tư
Mục tiêu chiến lược cho tới năm 2015:
 Duy trì vị trí hàng đầu trong mảng dịch vụ truyền thông: tích hợp hệ
thông phần mêm, máy tính thương hiệu Việt.
 Phấn đấu trở thành công ty hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực cung cấp
các dịch vụ viễn thông - internet chất lượng cao.
 Xây dựng và phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin chuyên nghiệp,
tích hợp hệ thống, cung cấp giải pháp IT chuyên ngành và dịch vụ phần mềm.
 Tiếp tục phát triển kinh doanh thương mại và sản xuất máy tính nhằm
tăng doanh số và lợi nhuận.
 Đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực hạ tầng và dịch vụ viễn thông - internet
trong các phân đoạn thị trường doanh nghiệp và các thị trường khắt khe khác,
tiến tới phát triển thị trường mở rộng.
 Nghiên cứu và lựa chọn lĩnh vực phù hợp trong kinh doanh điện tử.
 Tăng cường hoạt động cốt lõi,nghiên cứu phát triển.
 Đầu tư hạn tầng nhằm phát triển các dịch vụ kĩ thuật chuyên nghiệp.
 Tăng cường đầu tư mua bán sáp nhập nhằm tăng quy mô công ty.
 Mở rộng thị trường bằng kình doanh quốc tế trong lĩnh vực ITO, BPO.
2.5. Phân tích các chỉ số của công ty
2.5.1. Nhóm chỉ số về cơ cấu vốn

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 20


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

  2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


Tỉ số nợ 0.312964 0.592141 0.644638 0.663446 0.591919 0.651214 0.609143 0.588328
Tỉ số nợ
ngành 0.464953 0.481547 0.350268 0.518196 0.507444 0.497785 0.448879 0.477405
Tỉ số
VCSH 0.679498 0.402673 0.352428 0.334186 0.404272 0.332926 0.362983 0.379821
Tỉ số
VCSH
ngành 0.535047 0.481653 0.587563 0.43494 0.428006 0.456241 0.498178 0.473083
Tỉ số cơ
cấu vốn 0.46058 1.470524 1.829135 1.985262 1.464159 1.956028 1.678158 1.548959
Tỉ số cơ
cấu
vốn
ngành 0.868996 0.999781 0.596137 1.191419 1.185602 1.091057 0.901042 1.009136

Đối với các doanh nghiệp hiện nay, vốn có vai trò rất quan trọng trong sản
xuất kinh doanh. Nhưng vốn không có sẵn, các doanh nghiệp phải tìm vốn và
huy động bằng cách đi vay ngân hàng hay sử dụng vốn nợ. Để có hệ thống thiết
bị hạ tầng hữu ích, công ty luôn phải đầu tư mua sắm các trang thiết bị công nghệ
viễn thông hiện đại, chính vì vậy, doanh nghiệp có xu hương vay vốn để đầu tư
hiệu quả nhất cơ sở hạ tầng, thiết bị. Từ năm 2007 tới năm 2010, tỉ số nợ và tỉ số
VCSH có xu hướng tăng, tuy nhiên chỉ số cơ cấu vốn lại tăng vọt và từ 2008 cho
đến nay đều có giá trị lớn hơn 1. Điều này cho thấy tốc độ gia tăng khoản nợ lớn
hơn tốc độ gia tăng VCSH.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 21


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Năm 2011, tỉ số cơ cấu vốn giảm nhưng vẫn lớn hơn 1. Tuy nhiên để mở
rộng và phát triển, năm 2012, công ty vẫn phải sử dụng vốn vay để đầu tư phát
triển.
Từ năm 2012 đến 2014, các trang thiết bị đi vào hoạt động. Công ty bắt đầu
tăng doanh thu và lợi nhuận, các khoản vốn vay dần được trả.
Ta thấy, trừ năm 2008, tỉ số nợ của công ty luôn cao hơn tỉ số nợ của ngành,
tỉ số VCSH công ty thấp hơn tỉ số VCSH của ngành.
Tỉ số nợ của công ty có độ lệch chuẩn là 11.25% cao hơn tỉ số nợ của ngành
là 5.27%. Do đặc thù của ngành luôn cần đổi mới để phù hợp và bắt kịp với toàn
cầu nên các trang thiết bị luôn phải được cập nhật đổi mới. Điều này khiến
tỉ số nợ của công ty luôn cao hơn tỉ số nợ của ngành.
Tỉ số cơ cấu vốn của công ty có độ lệch chuẩn là 48.53% cao hơn rất nhiều
so với tỉ số cơ cấu vốn của ngành là 19.51%. Điều này cho thấy công ty chưa ổn
định. Nguồn lực tài chính chưa thực sự mạnh. Nhưng có một điểm sáng là tử năm
2012 tới nay tỉ số cơ cấu vốn đang có xu hướng giảm dần. Công ty đang dần có
các chiến lược hoạt động đúng đắn và hiệu quả.
2.5.2. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán

Hệ số thanh toán hiện hành cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh
nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử
dụng để thanh toán. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ tài sản
có thể sử dụng ngay để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.
Hệ số thanh toán nhanh là tỉ số tài chính nhằm đo khả năng huy động của tài sản lưu
động của doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tài sản
lưu động ở đây không bao gồm giá trị hàng tồn kho.
  2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
thanh toán hiện
hành 1.46 1.44 1.34 1.45 1.17 1.19 1.35
thanh toán hiện
hành ngành 1.58 1.66 1.69 1.36 1.55 1.47 1.48
thanh toán nhanh 0.93 1.05 1.04 0.93 0.87 0.97 1.12
thanh toán nhanh
ngành 1.14 1.29 1.27 0.99 1.16 1.09 1.08

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 22


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Ta thấy hệ số thanh toán hiện hành của công ty luôn thấp hơn hệ số thanh
toán hiện hành trung bình ngành. Tuy nhiên chỉ có trong năm 2011, hệ số này lại
cao hơn hệ số thanh toán hiện hành trung bình ngành. Trong năm 2011 tài sản
lưu động của công ty tăng do đầu tư trang thiết bị.
Về hệ số thanh toán nhanh, công ty luôn có hệ số thanh toán nhanh thấp
hơn hệ số thanh toán nhanh trung bình của ngành. Nhưng năm 2014 hệ số này
của công ty lại cao hơn trung bình ngành trong khi hệ số thanh toán hiện hành
của công ty vẫn thấp hơn hệ sô thanh toán hiện hành trung bình ngành. Điều này
cho thấy khả năng huy động tài sản lưu động của công ty đê thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn đã được tăng cường. Lượng tài sản lưu động tăng do kinh
doanh và lượng hàng tồn kho giảm bớt làm cho hệ số thanh toán nhanh tăng đạt
mức 112% - mức cao nhất từ khi công ty được cổ phần hóa.
2.5.3. Nhóm chỉ số hoạt động hiệu quả sử dụng vốn
Nhóm chỉ số này đánh giá khả năng sử dụng tốt tài sản để sinh lời. Với
công ty hoạt động kinh doanh tốt sẽ tận dụng tối đa tài sản của mình để sinh lời.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 23


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

  2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Vòng quay Tổng tài sản 152% 178% 162% 155% 153% 150% 136%
Vòng quay Tổng tài sản
ngành 332% 151% 129% 131% 122% 129% 134%
Vòng quay tài sản ngắn
hạn 176% 226% 214% 211% 228% 253% 246%
Vòng quay tài sản ngắn
hạn ngành 492% 222% 194% 201% 190% 200% 198%
Vòng quay vốn chủ sở
hữu 300% 475% 471% 423% 418% 432% 366%
Vòng quay vốn chủ sở
hữu ngành 649% 335% 312% 310% 273% 279% 309%

Vòng quay Hàng tồn kho 547% 632% 754% 667% 660% 956% 1188%
Vòng quay Hàng tồn kho
ngành 1447% 736% 672% 628% 588% 634% 606%

Chỉ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá việc sử dụng hiệu quả tài
sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một
đồng tài sản có bao nhiêu đồng doang thu được tạo ra.
Ta thấy qua các năm, chỉ số vòng quay tổng tài sản của công ty luôn đạt
mức cao dao động trong khoảng 136-178%. Bên cạnh đó, chỉ số vòng quay tổng
tài sản của ngành cũng luôn giữ mức cao có lúc lên tới 332%. Điều này thể hiện
mặt bằng chung ngành công nghệ có hiệu quả sử dụng tài sản rất cao. Công ty

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 24


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

luôn không ngừng đầu tư các trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, các loại máy móc thiết
bị này chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản. Với việc hệ số vòng quay tổng tài sản
luôn cao thì doanh nghiệp phải có doanh thu rất lớn. Hơn thế nữa từ năm 2009
tới năm 2014, chỉ số này của công ty luôn cao hơn so với ngành cho thấy các
bước đi đúng đắn và dần dần vững mạnh để trở thành một trong những doanh
nghiệp dẫn đầu ngành.
Chỉ số vòng quay vốn chủ sở hữu đo lường mối quan hệ giữa doanh thu
thuần với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử
dụng vốn chủ sở hữu càng hiệu quả.
Cũng như vòng quay tổng tài sản, vòng quay vốn chủ sở hữu của công ty
luôn duy trì ở mức cao và chỉ số này gấp 2.4-2.6 lần vòng quay tổng tài sản. Như
vậy bình quân tổng tài sản bằng 2.4-2.6 lần bình quân vốn chủ sở hữu. Chứng tỏ
khoản nợ của công ty chiếm tỉ trọng lớn. Song hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu
của công ty lại rất ổn định và luôn cao hơn so với ngành trong giai đoạn 2009-
2014.
Chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn cho biết với một đồng tài sản ngắn hạn
thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nhìn chung trong giai
đoạn 2009-2014 chỉ số vòng quay tài sản ngắn hạn của công ty đều cao hơn
ngành, dao động trong khoảng 176-253%. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp sử
dụng hiệu quả tài sản ngắn hạn và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào công
ty khi công ty cần huy động vốn.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là
tố hay xấu qua từng năm. Ta thấy chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty
luôn cao và có xu hướng tăng dần. Điều này cho biết doanh nghiệp bán hàng rất
nhanh và không bị ứ đọng nhiều. Chỉ số này của công ty đang lên dốc rất nhanh
vượt qua ngành. Điều này lại đem đến lo ngại lớn. Chỉ số vòng quay hàng tồn
kho lớn có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều. Nên nếu nhu cầu
thị trường tăng đột ngột thì sẽ dẫn đến bị mất khách hàng và bị giành thị phần.
Do vậy công ty phải xem xet phân tích nhu cầu thì trường để có những chiến
lược điều chỉnh phù hợp.
2.5.4. Nhóm chỉ số về hiệu quả sử dụng nguồn vốn
ROE =

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 25


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn giúp đánh giá chỉ tiêu lợi nhuận, giúp nhà đầu tư
nhân định công ty có kinh doanh hiệu quả hay không.
  2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
ROA 7% 6% 3% -1% -3% 2% 5%
ROA ngành 19% 13% 10% 8% 8% 9% 8%
ROE 13% 17% 9% -3% -9% 5% 14%
ROE ngành 37% 28% 25% 19% 17% 19% 19%

Nếu tỉ số ROA lớn hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Tỉ số
càng cao cho biết doanh nghiệp càng kinh doanh có hiệu quả. Nếu tỉ số này nhỏ
hơn 0 có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ. Mức lãi lỗ được đo bằng
phần trăm của giá bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Ta thấy ROA của
công ty nhỏ hơn 0 trong năm 2011 và 2012 cho thấy công ty kình doanh thua lỗ.
Đây là giai đoạn nền kinh tế đang khó khăn. Nhưng từ năm 2013 công ty đã dần
vượt qua được khó khăn. Chỉ số ROA có dấu hiệu tăng dần. Bên cạnh đó chỉ số
ROA của doanh nghiệp đang ngày càng tiến gần tới ngành. Công ty đang từng
bước phát triển trở thành doanh nghiệp đầu ngành.
Tương tự như vậy, chỉ số ROE cũng giống như ROA, cho biết doanh
nghiệp kinh doanh có hiệu quả hay không dựa trên vốn chủ sở hữu. ROE cũng
nhỏ hơn 0 trong năm 2011 và 2012 và từ năm 2013 có xu hướng tăng tiến gần
đến ROE của ngành.
2.5.5. Nhóm chỉ số tăng trưởng
Để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, các nhà đầu tư
thường quan tâm tới khả năng tăng trường của công ty và dùng tới các chỉ số
tăng trưởng doanh thu, tăng trưởn lợi nhuận và tăng trưởng EPS. Tăng trưởng

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 26


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

doanh thu tăng cao chứng tỏ công ty kinh doanh tốt, còn tăng trưởng lợi nhuận
cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn tốt kết hợp với sản xuất kinh doanh hiệu quả.

  2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 0.202 0.408 -0.43 -1.248 1.986 -1.493 2.125
tốc độ tăng trưởng doanh thu 0.806 0.703 0.026 -0.145 -0.09 -0.037 -0.113
tốc độ tăng trưởng EPS 0.202 0.408 -0.431 -1.248 1.988 -1.492 2.126

Ta thấy được trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của doanh thu
rất nhỏ và có lúc âm nhưng tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận lúc thì rất cao lúc
thì rất nhỏ. Điều này thể hiện công ty chưa thích ứng được với sự biến đổi của
nhu cầu thị trường. Từ năm 2009, tốc độ tăng trưởng của doanh thu luôn âm thể
hiện công ty do anh hưởng của sự đi xuống của nền kinh tế toŕn cầu. Nhưng năm
gần đây nhất là năm 2014 công ty đã có những chiến lược đầu tư hiệu quả, giảm
chi phí khiến lợi nhuận vẫn tăng trưởng. Công ty đang có bước đi hợp lí đúng
đắn. Đây là điểm tích cực mà các nhà đầu tư cần chú ý.
2.5.6. Liên kết giá trị thị trường và giá trị sổ sách
Hệ số P/E là hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, dùng để đánh giá mối
liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu và tỉ số thu nhập trên cổ phiếu, cho
biết nhà đầu tư sẵn sàng trả giá bao nhiêu cho một cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 27


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

P/E cho biết giá hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiêu lần. P/E
được tính cho từng cổ phiếu và tính trung bình cho tất cả các cổ phiếu.
Nếu hệ số P/E cao có nghĩa là nhà đầu tư dự kiến tốc độ tăng cổ tức cao trong tương lai.
Nếu hệ số P/E thấp thì có nghĩa ngược lại.
  2010 2011 2012 2013 2014
P/E 16.9 -23.2 -6.1 11.8 7.5
P/E ngành 6.4 6.1 7.8 7.4 8.8

Từ đồ thị và bảng số liệu, P/E của công ty tăng vọt từ năm 2011 tới năm
2013, đến năm 2014 thì có dấu hiệu giảm và dưới mức P/E ngành. Có thể nhận
định rằng tốc độ tăng trưởng cổ tức của công ty trong tương lai sẽ đi vào thời kì
ổn định.
2.6. Kết luận
Từ việc phân tích các nhóm chỉ số, công ty cổ phần tập đoàn công nghệ
CMC đang có những bước phát triển ổn định và vững mạnh trong những năm
gần đây. Công ty đang từng bước chiếm được vị thế lớn trong ngành. Để làm
được điều đó thì công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC nên khắc phục những
hạn chế như tỉ lệ nợ cao và phát huy nhưng lợi thế mình đang có. Hơn nữa công
ty cũng cần có những chiến lược mở rộng thị trường và hướng tới đầu tư thị
trường nước ngoài. Nếu giải quyết và thực hiện thành công những vấn đề trên thì
trong một tương lai không xa công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC sẽ trở
thành công ty hàng đầu về công nghệ trong cả nước cũng như khu vực.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 28


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

3CHƯƠNG 3
ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHỆ
CMC
3.1. Đinh giá công ty bằng phương pháp FCFF
Ta lấy năm 2014 là năm cơ sở. Doanh nghiệp sẽ trải qua ba giai đoạn tăng
trưởng từ 2014 tới 2024:
 Giai đoạn tăng trưởng cao tử 2015-2018 với tốc độ tăng trưởng 20%
 Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng sụt giảm từ 2019-2023 với tốc độ tăng
trưởng giảm dần về 5%
 Giai đoạn ổn định từ năm 2024 với tốc độ tăng trưởng là 5%
Ta giả sử tốc độ tăng trưởng của khấu hao và thay đổi vốn lưu động bằng
tốc độ tăng trưởng của thu nhập trước thuế và lãi vay: 20%
Thông tin:
- Lãi suất phi rủi ro = lãi suất của trái phiếu kì hạn 10 năm = 6.19%/năm
- Hệ số
- Phần bù rủi ro thị trường là 7.7%
Thông tin về công ty:
- Thu nhập trước thuế và lãi vay: 106797333000
- Thuế suất thuế TNDN: 25%
- Khấu hao: 211744000000
- Tỉ lệ tái đầu tư: 45%
- Thay đổi vốn lưu động: 101171000000
- Tỉ lệ nợ: 58.83%
- Tỉ lệ vốn chủ sở hữu: 41.17%
- Chi phí nợ: 10%
- Giá trị khoản nợ của công ty: 1032541000000
- Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 67240000
Trong giai đoạn ổn định:
- Tỉ lệ nợ: 30%
- Tỉ lệ vốn chủ sở hữu: 70%
- Chi phí nợ: 14%
-
Từ mô hình CAPM, ta ước lượng được chi phí vốn chủ sở hữu:

Ta thay β=0.9 và β=1.2 tương ứng hai thời kì vào và được:

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 29


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Chi phí vốn chủ sở hữu trong giai đoạn tăng trưởng cao là 13.12%
Chi phí vốn chủ sở hữu trong giai đoạn ổn định là 15.43%

  2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
tỉ lệ nợ 58.83% 58.83% 58.83% 58.83% 54.03% 49.22% 44.42% 39.61% 34.81% 30.00%
chi phí nợ 10.00% 10.00% 10.00% 10.00% 14.00% 14.00% 14.00% 14.00% 14.00% 14.00%
tỉ lệ VCSH 41.17% 41.17% 41.17% 41.17% 45.98% 50.78% 55.59% 60.39% 65.20% 70.00%
chi phí
VCSH 13.12% 13.12% 13.12% 13.12% 13.51% 13.89% 14.28% 14.66% 15.05% 15.43%
WACC 9.81% 9.81% 9.81% 9.81% 11.88% 12.22% 12.60% 13.01% 13.46% 13.95%

  2014 2015 2016 2017 2018


EBIT 1.07E+11 1.28E+11 1.54E+11 1.85E+11 2.21E+11
EBIT*(1-t) 8.01E+10 9.61E+10 1.15E+11 1.38E+11 1.66E+11
khấu hao 2.12E+11 2.54E+11 3.05E+11 3.66E+11 4.39E+11
tỉ lệ tái
đầu tư 45% 45% 45% 45% 45%
chi đầu tư 3.6E+10 4.33E+10 5.19E+10 6.23E+10 7.47E+10
thay đổi vốn
1.01E+11 1.21E+11 1.46E+11 1.75E+11 2.1E+11
lưu động
FCFF 1.55E+11 1.86E+11 2.23E+11 2.67E+11 3.21E+11
PV 1.55E+11 1.69E+11 1.85E+11 2.02E+11 2.2E+11
  2019 2020 2021 2022 2023 2024
EBIT 2.66E+11 3.19E+11 3.83E+11 4.59E+11 5.51E+11 6.61E+11
EBIT*(1-t) 1.99E+11 2.39E+11 2.87E+11 3.44E+11 4.13E+11 4.96E+11
khấu hao 5.27E+11 6.32E+11 7.59E+11 9.1E+11 1.09E+12 1.31E+12
tỉ lệ tái
đầu tư 45% 45% 45% 45% 45% 45%
chi đầu tư 8.97E+10 1.08E+11 1.29E+11 1.55E+11 1.86E+11 2.23E+11
thay đổi vốn
2.52E+11 3.02E+11 3.63E+11 4.35E+11 5.22E+11 6.26E+11
lưu động
FCFF 3.85E+11 4.62E+11 5.54E+11 6.65E+11 7.98E+11 9.57E+11
PV 2.19E+11 2.31E+11 2.41E+11 2.5E+11 2.56E+11 2.59E+11

Giá trị hiện tại của công ty (NPV) = 2387835861077.66


Giá trị khoản nợ của công ty: 1032541000000
Giá trị vốn chủ sở hữu của công ty = Giá trị hiện tại của công ty - Giá trị
khoản nợ của công ty = 1355294861077.66
Giá trị vốn chủ sở hữu trên mỗi cổ phiếu của công ty = 20156.08

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 30


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

3.2. Định giá công ty bằng phương pháp phân tích kỹ thuật
3.2.1. Mô hình GBM
3.2.1.1. Dạng rời rạc của mô hình
Nếu quá trình giá cổ phiếu trong khoảng thời gian [t,t+Δt] có số gia Δ
= - thỏa mãn phương trình:

với mọi t và >0; thì quá trình gọi là quá trình GBM
Nếu quá trình tuân theo mô hình GBM, với giá ban đầu của cổ phiếu tại
t=0 là thì ta có:
Giá kì vọng tại thời điểm t:

Phương sai giá tại thời điểm t:

3.2.1.2. Dạng liên tục của mô hình


Nếu giá cổ phiếu tuân theo mô hình GBM, tức là có phương trình vi
phân ngẫu nhiên dạng:

Việc đưa ra giả thiết quá trình giá cổ phiếu tuân theo mô hình GBM
tương đương với các giả thiết:
 Lợi suất có phân phối chuẩn
 Giá có phân phối loga chuẩn
3.2.1.3. Kiểm định mô hình GBM
Để kiểm chứng quá trình có tuân theo mô hình GBM ta thực hiện kiểm
định sau:
- Xét quá trình loga giá : =Ln
- Lập mô hình hồi quy đơn:

với nhiễu
- Sử dụng kiểm định Dickey-Fuller kiểm định cặp giả thuyết:

Nếu chấp nhận thì là quá trình GBM, nếu bác bỏ thì không
phải là quá trình GBM.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 31


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

3.2.1.4. Ước lượng các tham số của quá trình GBM


Để ước lượng lợi suất kì vọng và độ dao động của chuỗi giá ta xét mô hình
kinh tế lượng của chuỗi . Do chuỗi là bước ngẫu nhiên nên mô hình kinh tế
lượng của chuỗi là:

Ta ước lượng dao động từ mô hình kinh tế lượng:

Ước lượng hệ số dao động:

Ước lượng hệ số kì vọng:


Mô phỏng quỹ đạo giá cổ phiếu
Nếu biết được các tham số µ, σ của quá trình giá cổ phiếu ta có thể tiến
hành mô phỏng quỹ đạo giá theo phương pháp sau:
- Cho là giá trị ban đầu của cổ phiếu, chọn Δt là một số dương khá nhỏ.
- Mô phỏng dãy gồm K giá trị: với ε N(0,1).

- Tính quỹ đạo mô phỏng: lấy

3.2.2. Mô hình phục hồi trung bình


3.2.2.1. Dạng rời rạc của mô hình

trong đó và
3.2.2.2. Dạng liên tục của mô hình
Xét quá trình loga giá cổ phiếu . Nếu động thái của quá trình được mô tả
bởi phương trình vi phân ngẫu nhiên:

với , σ và η là các hằng số thì quá trình loga giá gọi là quá trình phục hồi
trung bình. là mức giá cân bằng, σ là độ dao động và η là tốc độ phục hồi của
quá trình.
3.2.2.3. Kiểm định mô hình phục hồi trung bình
Để kiểm chứng quá trình ln có theo mô hình phục hồi trung bình ta thực
hiện:
- Lập mô hình kinh tế lượng:

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 32


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

- Ước lượng và kiểm định giả thuyết: , . Nếu chấp nhận


thì không phải là quá trình phục hồi trung bình.
3.2.2.4. Ước lượng các tham số của quá trình phục hồi trung bình
Sau khi ước lượng mô hình kinh tế lượng tương ứng với mô hình phục hồi
trung bình, ta có thể tính các ước lượng:

3.2.3. Định giá công ty


Xét chuỗi loga giá : . Kiểm định nghiệm đơn vị cho chuỗi
ta được: Chuỗi là chuỗi không dừng với mức ý nghĩa 1%. Do đó chuỗi tuân
theo mô hình GBM.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 33


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 34


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Ta ước lượng được:

Ta có , t=1:
Giá sau 1 năm là:

Mô phỏng quỹ đạo giá cổ phiếu của công ty trong 250 phiên tiếp theo:

3.3. Nhâ ̣n định tốc đô ̣ tăng trưởng công ty:


Mặc dù doanh thu giảm sút, nhờ tỷ trọng giá vốn/doanh thu thuần và đặc
biệt là chi phí lãi vay giảm, kết quả kinh doanh quý 3/2014 của CMG khả quan
hơn cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu thuần quý 3 của CMG đạt 32,3 tỷ
đồng, giảm 6,2 tỷ đồng so với cùng kỳ. Chi phí tài chính giảm hơn 50%, còn 2,2
tỷ đồng, trong khi lãi gộp tăng từ 10,3 tỷ đồng lên gần 12 tỷ đồng. Kết quả quý 3
CMG lãi ròng 5 tỷ đồng, tăng 66,7% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng, công ty mẹ
CMG lãi ròng 17,2 tỷ đồng, tăng mạnh 93,3% so với 9 tháng đầu niên độ tài
chính 2013 - 2014.
Doanh thu quý 3/2014 của công ty tăng nhờ doanh thu dịch vụ tăng. Chi phí
tài chính giảm sâu nhờ lãi suất vay dài hạn giảm. So với những năm đỉnh cao về
doanh thu và lợi nhuâ ̣n như 2009 -2010 thì doanh thu và lợi nhuâ ̣n những năm
gần đây có xu hướng giảm: Năm 2011 giảm còn 3,233.163 tỷ đồng đến năm

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 35


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

2014 chỉ còn 2,362.31 tỷ đồng. Báo cáo tài chính năm 2011, CMC chịu khỏan lỗ
100 tỷ đồng mức lỗ đầu tiên sau 19 năm thành lập. Trong khoản lỗ 100 tỉ đồng
nói trên, có đến 89 tỉ đồng là mức lỗ của mảng sản xuất và phân phối các mặt
hàng công nghệ thông tin (hoạt động của CMC gồm 4 mảng chính là tích hợp hệ
thống, phần mềm, viễn thông, sản xuất và phân phối các mặt hàng công nghệ).
Thời hoàng kim, năm 2009, đây là nguồn tiền chủ yếu của CMC, chiếm gần
70% doanh thu và 45% lợi nhuận. Doanh thu tích hợp hệ thống của CMC tăng
trưởng khá nhanh trong những năm 2008 đến 2010 . Trung bình trong giai đoạn
đó, tốc độ tăng trưởng doanh thu tích hợp hệ thống đạt 46%. Các hợp đồng tích
hợp hệ thống có đặc thù là thường được ký kết trong quý 1, triển khai trong quý
2, quý 3 và hạch toán vào quý 4 hàng năm nên doanh thu và lợi nhuận của hoạt
động này thường được hạch toán tập trung trong quý 4. Biên lợi nhuận gộp của
mảng tích hợp hệ thống được duy trì tương đối ổn định và dự báo sẽ tiếp tục duy
trì ở mức 12% - 13% trong những năm tới. Xét về lĩnh vực phần mềm, CMC thời
bấy giờ bắt đầu triển khai CMC Soft, đi vào hoạt động từ năm 1996, sau hơn 10
năm hoạt động, công ty này đã trở thành một trong các nhà cung cấp dịch vụ
phần mềm lớn nhất cả nước giai đọan đó. CMC Soft nằm trong top 2 doanh
nghiệp phần mềm hàng đầu tại Việt Nam và là doanh nghiệp có tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong năm 2007. CMC có thế mạnh trong ngành với hơn 15 năm
kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm. Ngoài ra, Công ty luôn cập nhật
các quy trình làm phần mềm và áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn thế giới như CMMI-3, ISO 27001, ISO 9001:2000… và hợp tác các hãng
công nghệ hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Oracle, SAP…đã tạo ra lợi thế
cạnh tranh riêng cho công ty. Công ty TNHH Phân phối CMC Distribution đi vào
hoạt động từ tháng 10 năm 2007. Sản phẩm phân phối của CMC hiện thời chủ
yếu là các dòng sản phẩm máy tính có thương hiệu nổi tiếng như HP; Acer,..
ngoài ra Công ty cũng thực hiện phân phối các dòng sản phẩm khác như điện
thoại di động Sony Ericsson và các thiết bị viễn thông của các hãng 3Com, Sony,
Emerson Network Power. Doanh thu phân phối máy tính của CMC khá cao. Các
sản phẩm máy tính phân phối của Công ty chủ yếu là các dòng máy tính thương
hiệu HP, Acer… được tiêu thụ nhanh trên thị trường. Ngoài ra, Công ty cũng
triển khai được hệ thống “kênh phân phối gắn kết” rộng khắp cả nước, toàn bộ
quy trình quản lý, phân phối, cung cấp dịch vụ được xây dựng tiêu chuẩn trên hệ
thống quản lý chuỗi cung ứng hoàn chỉnh. Doanh thu lĩnh vực phân phối công
nghê ̣ thông tin – viễn thông, thiết bị từng tăng trưởng với tốc độ nhanh. Về lĩnh
vực sản xuất máy tính của CMC, Công ty máy tính CMS đi vào hoạt động từ

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 36


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

tháng 5 năm 1999 với lĩnh vực kinh doanh chính bao gồm sản xuất và lắp ráp
máy tính thương hiệu Việt Nam CMS và phân phối các sản phẩm công nghê ̣
thông tin. CMS từng là thương hiệu máy tính Việt Nam dẫn đầu thị trường trong
năm 2008. Trong số các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp máy tính mang thương
hiệu Việt Nam thì CMS dẫn đầu về thị phần lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, dước sức ép của thị trường thời mở cửa cùng suy thóai về nền
kinh tế của Viê ̣t Nam nói riêng và thế giới nói chung, đã dẫn đến cạnh tranh gay
gắt của sản phẩm ngoại nhập, sự suy giảm của thị trường bán lẻ là nguyên nhân
khiến công ty CMC lỗ 89 tỉ đồng trong năm 2011. Điện thoại giá rẻ Bluefone của
CMC ra đời chỉ hơn 1 năm mà Công ty đã phải tuyên bố tạm ngừng đầu tư vì
kinh doanh kém hiệu quả. Máy tính thương hiệu CMS - niềm tự hào một thời của
CMC - cũng xa lạ với đại đa số người tiêu dùng. Tiếp đến là mảng viễn thông -
internet. Mảng này được đầu tư từ năm 2008 và CMC dự tính đến năm 2011 sẽ
bắt đầu có lợi nhuận. Tuy nhiên, 2011 cũng là năm đầu tiên doanh thu ngành viễn
thông Việt Nam suy giảm. Một doanh nghiệp ở giai đoạn đầu tư như CMC cũng
không thể tránh được xu hướng chung đó. Hai mảng kinh doanh truyền thống là
tích hợp hệ thống và phần mềm cũng sa sút rõ rệt. Cụ thể, lợi nhuận của mảng
tích hợp hệ thống đã giảm 64% so với năm 2010 do chi tiêu công bị cắt giảm,
hoạt động đầu tư của doanh nghiệp yếu (do suy giảm kinh tế) và cạnh tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành. Mảng phần mềm cũng không khá hơn.
CMC thậm chí đã phải tạm dừng hoạt động của CMC Blue France, công ty xúc
tiến hoạt động kinh doanh của CMC tại châu Âu, để cắt giảm chi phí. Đứng truớc
nhiều nguy cơ, CMC đã tiến hành tái cấu trúc lại bô ̣ máy. Tuy nhiên, nỗ lực tái
cấu trúc của CMC đang gặp phải những thách thức lớn. Các mảng kinh doanh
truyền thống như phân phối, chế tạo máy tính, tích hợp hệ thống sẽ không còn lợi
nhuận cao nữa. Còn muốn đẩy mạnh các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao như phần
mềm, viễn thông không phải là điều dễ dàng. Trong lĩnh vực phần mềm, nếu
không muốn làm gia công, CMC phải cạnh tranh với sản phẩm của các công ty
lớn từ nước ngoài và cải thiện vấn đề bản quyền. Viễn thông cũng không phải dễ
ăn. Theo sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông, 3 doanh nghiệp đầu
ngành đã chiếm đến hơn 90% thị trường.
Mới gia nhập ngành, cơ sở hạ tầng vẫn còn đang phát triển, định hướng trở
thành một “doanh nghiệp trung lập” của CMC (sử dụng hạ tầng viễn thông của
các doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng) sẽ
phải gặp nhiều khó khăn do cạnh tranh từ chính các nhà cung cấp.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 37


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

Song song với những khó khăn, ta cũng thấy những nét khởi sắc của tâ ̣p
đòan. So với năm 2013, khi mà giá cổ phiếu chỉ ở mức 4,5 và ESP ở nguỡng 381
thì đến năm 2014, giá cổ phiếu đã lên 8,9 với ESP là 1,191. Năm 2015 hứa hẹn
sẽ là mô ̣t năm đầy khởi sắc của công ty với rất nhiều những chiến lược cũng như
những thay đổi hợp lý. Chiến lược của CMC trong thời gian tới là tiếp tục đầu tư
và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là ICT, đồng thời mở rộng
sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản để trở thành 1 tập đoàn hàng đầu
trong lĩnh vực ICT, có năng lực cạnh tranh trên khu vực và thị trường quốc tế.
Thời gian sắp tới, Tập đoàn sẽ tiếp tục tăng cường những nguồn lực về tài chính,
nguồn lực con người, công nghệ, hợp tác quốc tế bằng cách: hợp tác, liên kết,
kêu gọi vốn đầu tư của cổ đông nước ngoài vào CMC. Đây là những điểm mà tôi
nghĩ vô cùng quan trọng để có thể phát triển được công ty trong thời gian tới.
Trong năm 2015, CMC kỳ vọng có thể đạt được những mục tiêu phát triển đã đặt
ra, hướng tới mục tiêu doanh thu 1000 tỷ đồng, đồng thời duy trì vị trí thứ 4 trên
thị trường. Đây là những kế hoạch hy vọng có thể thực hiện được và đã được
CMC cụ thể hóa bằng những kế hoạch của năm 2014 -2015.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 38


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

KẾT LUẬN
Từ viê ̣c nghiên cứu lý thuyết về phân tích và định giá doanh nghiê ̣p cùng
các ứng dụng của các phương pháp đó vào viê ̣c định giá công ty cổ phần tâ ̣p
đòan công nghê ̣ CMC, ta rút ra được những kinh nghiê ̣m quan trọng trong quá
trình phân tích và định giá. Không dễ dàng gì để có thể định giá đúng được giá trị
của doanh nghiê ̣p bởi trong thực tiễn có rất nhiều yếu tố bên ngòai tác đô ̣ng. Hiê ̣n
nay ở Viê ̣t Nam, nhìn chung viêc̣ định giá doanh nghiê ̣p còn là mô ̣t khái niêm
khá mới mẻ, chưa đuợc đào sâu tìm hiểu. Bên cạnh đó, đô ̣ tin câ ̣y tín dụng của
người phát hành chứng khóan là chưa cao, nên dẫn đến còn rất nhiều hạn chế.
Xã hô ̣i càng phát triển thì càng có nhiều cơ hô ̣i đầu tư mở ra trước mắt
chúng ta. Phân tích và định giá doanh nghiêp có tầm ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ
của các nhà đâu tư, vạch ra cho họ phương hướng chuẩn xác nhất để tiếp câ ̣n với
các doanh mục thu về nguồn lợi tốt nhất. Do vâ ̣y, đây là mô ̣t trong số những đề
tài bức thiết. Thông qua viê ̣c xem xét tình hình tài chính, cơ cấu vốn nợ và tốc đô ̣
tăng trưởng tài sản, doanh thu cùng lợi nhuâ ̣n vừa qua của tâ ̣p đòan, có thể thấy
tâ ̣p đòan đang trong từng bước tái cơ cấu lại họat đô ̣ng kinh doanh. Với bề dày
kinh nghiê ̣m cũng như viê ̣c táo bạo dám thử, dám phát triển, mở rô ̣ng các lĩnh
vực mới dựa trên những ưu điểm có sẵn của các sản phẩm truyền thống, ta nhâ ̣n
thấy tương lại khá rô ̣ng mở và phát triển đối với CMC. Tuy nhiên để có thể duy
trì vị thế và thúc đẩy đô ̣ tăng tốc mạnh mẽ hơn trong mô ̣t thời kì dài với nền kinh
tế còn tồn tại nhiều khó khăn với những nguy cơ khủng hỏang chưa có giải pháp,
thì quả thực đối với các nhà lãnh đạo là cả mô ̣t quá trình đáng quan ngại. Cơ hô ̣i
bao giờ cũng đi kèm với thách thức, thế nên, lúc này đây, các nhà đầu tư lại càng
cần có những tài năng trong viê ̣c họach định chính sách, đưa ra những phân tích
định giá chuẩn xác nhất.

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 39


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. http://www.cophieu68.vn/
2. http://www.cmc.com/
3. Luâ ̣n văn phân tích và đánh giá về tâp đòan Hòa Phát – Hà Đăng Thanh
4. http://www.wikipedia.org/
5. Các mô hình tài chính công ty ( NXB trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 40


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

PHỤ LỤC

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 41


Chuyên đề thực tập chuyên ngành Toán Kinh tế / Toán tài chính

MSV: CQ534088-Nguyễn Thị Trang 42

You might also like