You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA/VIỆN …………………..
---------***--------

THU HOẠCH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Chuyên ngành:

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN


HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢO VIỆT

Họ và tên sinh viên:

Mã sinh viên:

Lớp: PBHE 102.1

Khóa:

Người hướng dẫn khoa học:

Cố vấn chuyên môn:


Hà Nội, ngày 26 tháng 4 năm 2021

1, Lời mở đầu

1.1. Lý do lựa chọn đề tài

Trong một nền kinh tế của một quốc gia, ngân hàng thương mại góp một phần vai
trò tối ưu trong hệ thống tài khóa và đồng thời là một trọng yếu cần thiết của hệ thống tài
chính, các ngân hàng phân chia tiền từ người gửi tiết kiệm tới người đi vay một cách hợp
lí. Các ngân hàng thương mại đưa những dịch vụ tài chính riêng biệt nhằm giảm chi phí
thu thập thông tin về cả cơ hội tiết kiệm và cơ hội vay. Những dịch vụ này làm cho nền
kinh tế nói chung hoạt động trơn tru hơn.

Trong các dịch vụ chuyên biệt này, cung cấp tín dụng luôn là dịch vụ mà mọi ngân
hàng muốn phát triển nhất và nó chiếm một khoản lớn thu nhập của các ngân hàng hàng
năm. Khi các khoản cấp tín dụng phát triển về con số, tính đa năng và phức tạp; rủi ro
cũng vì thế tăng lên một cách không phù hợp và việc phân tích và quản lý tài sản tín dụng
ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ngày nay, bởi ngân hàng trung ương Việt Nam áp dụng việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc
tại các ngân hàng thương mại gia tăng từ 10% đến 11%, dẫn tới việc thiếu hụt tiền đồng,
do đó nhiều thương mại cổ phần lớn rụt rè hơn việc cho vay, đồng thời tăng lãi suất huy
động, dẫn tới nhu cầu vay vốn của các công ty, các khách hàng lớn nhỏ hay các tổ chức
kinh tế trở nên khó khăn. Trong khi đó, hoạt động tín dụng lại là một trong các hoạt động
chủ chốt, nếu hạn chế cho vay sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị ảnh
hưởng xấu và trì trệ. Bởi vậy, đứng trước những khó khăn và cơ hội trong hoạt động đổi
mới, thì việc cải thiện hiệu quả tín dụng trở nên quan trọng đối với các ngân hàng thương
mại cổ phần Việt Nam. Vì bộ phận hỗ trợ tín dụng là bộ phận chung của toàn bộ máy
ngân hàng nên hiệu quả của hoạt động tín dụng tác động đến hiệu quả chung của ngân
hàng. Hoạt động của mỗi bộ phận trong chi nhánh cũng tác động tùy mức độ tới hoạt
động hỗ trợ tín dụng.
1.2. Sự cần thiết trong bối cảnh

Hoạt động tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người
đứng giữa luân chuyển quan hệ cung cầu về tiền trong nền kinh tế, nghĩa là đã thông
dòng cho vốn chảy từ nơi nhiều tiền đến nơi cần tiền. Bởi lẽ đó, tín dụng ngân hàng tạo ra
nguồn vốn hỗ trợ cho quá trình cải tạo sản xuất được tiến hành bình thường liên tục và
phát triển nhằm đóng góp thúc đẩy quá trình tái xuất mở rộng, đầu tư phát triển nguồn
lực, mở rộng phạm vi quy mô sản xuất. Hoạt động tín dụng cũng đồng thời thúc đẩy việc
sử dụng vốn có hiệu quả và củng cố chế độ hoạch toán kinh tế. Đặc trưng cơ bản của tín
dụng là cho vay có hoàn trả và có lợi tức Ngân hàng huy động vốn của doanh nghiệp khi
họ có vốn nhàn rỗi và cho vay khi họ cần vốn để bổ xung cho sản xuất kinh doanh. Khi
sử dụng vốn vay của ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng mọi điều kiện ghi trong hợp
đồng tín dụng, trả nợ vay đúng hạn cả gốc và lãi. Do đó thúc đẩy các doanh nghiệp phải
tìm mọi biện pháp tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn... để tạo
điều kiện nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp. Cuối cùng, Tín dụng ngân hàng thúc đẩy
sự ra đời và phát triển của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh theo mục tiêu phát
triển của đất nước. Bất kì một đơn vị nào để tiến hành sản xuất kinh doanh được thì cũng
cần phải có vốn, và cũng vậy đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ra đời và
phát triển thực hiện quá tình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng cũng cần có một nguồn
vốn đủ để mua sắm tài sản cố định, tài sản lưu động và các chi phí khác. Nếu chỉ dựa vào
nguồn vốn tự có thì quá ít ỏi, không đủ sức để cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế
thị trường và để phân tán những rủi ro trong kinh doanh. Các thành phần kinh tế này phải
huy động thêm từ bên ngoài, nguồn vốn quan trọng nhất để bổ xung vốn cố định và vốn
lưu động cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đó là nguồn vốn tín dụng từ các
ngân hàng thương mại.

2. Các nghiên cứu trước đây và hạn chế

Đến nay, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chất lượng
tín dụng, tăng trưởng tín dụng và cơ cấu tín dụng. Đặc biệt là nợ xấu cũng được nhiều tác
giả nghiên cứu. Điển hình là các công trình sau:
Các loại nợ tín dụng, tính chất của các khoản nợ; các phương pháp đòi nợ khi
người vay không có khả năng trả đã được tác giả T.C. Puckett đề cập trong cuốn sách
“Credit problems: A Handbook for social service workers – Vấn đề tín dụng: Cẩm nang
cho những người làm dịch vụ xã hội” (1978). Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến sự
can thiệp của toà án trong việc đòi nợ, cách xử lý khi con nợ bị phá sản và hiệu quả của
các biện pháp trên. Nghiên cứu đưa ra minh chứng về các nhân tố tác động tới chất lượng
tín dụng của ngân hàng đã được Ralf Ewert and Gerald Schenk nghiên cứu và kiểm
chứng bằng một số ngân hàng của Đức – “Determinants of bank lending performance in
Germany” (2000). Theo đó, các nhân tố tác động đến chất lượng tín dụng bao gồm: Nhân
tố thuộc về doanh nghiệp như xếp hạng tín dụng, các hệ số tài chính…; nhân tố về hoạt
động tín dụng như các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo tiền vay, cạnh tranh
tín dụng và đặc biệt là quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Các nghiên cứu ở nước
ngoài đã khai thác nhiều khía cạnh về thực tiễn tái cơ cấu ngân hàng, vấn đề tín dụng và
chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại ở các nước trên thế giới thời kỳ trước
và sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, tổng kết những vấn đề mang tính thực tiễn cao.
Các công trình trên thực sự là những tài liệu tham khảo tốt trong quá trình triển khai
nghiên cứu luận án này.

Trong những năm gần đây, nợ xấu là vấn đề nổi cộm được nhiều người quan tâm,
điển hình là một số công trình sau:

Lê Xuân Nghĩa trong công trình nghiên cứu: “Xử lý nợ xấu của các ngân hàng
thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế” (2007) đã đưa ra các tiêu chí phân loại nợ
chung nhất được áp dụng phổ biến ở các nước đang phát triển trên thế giới, cũng như quy
trình phân loại nợ, phòng ngừa, xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại theo thông lệ
quốc tế. Dự án còn phân tích thực trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2005 và đề xuất các giải pháp xử lý, phòng ngừa nợ xấu của các ngân
hàng thương mại Việt Nam theo thông lệ quốc tế.

Bên cạnh việc nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước, tác giả Ngô
Trí Long trong bài viết: “Nợ xấu và giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay” (2012) đã chỉ ra
những nguyên nhân cơ bản của nợ xấu, tác giả đưa ra quan điểm và đề xuất một số giải
pháp về xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại Việt Nam. Vũ Đình Ánh trong bài
viết: “Vấn đề nợ xấu nhìn từ cơ cấu tín dụng ngân hàng Việt Nam” (2012) đã xem xét
vấn đề nợ xấu nhìn từ cơ cấu tín dụng ngân hàng Việt Nam, phỏng đoán gián tiếp cơ cấu
của nợ xấu ngân hàng thông qua phân tích cơ cấu tín dụng ngân hàng Việt Nam. Cụ thể
là: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế; cơ cấu tín dụng theo lĩnh vực kinh tế; cơ cấu
tín dụng theo khu vực ngân hàng.

Tuy nhiên, các bài viết này mới chỉ nhìn nhận vấn đề nợ xấu ở một khía cạnh nào
đó chứ chưa mang tính chất hệ thống. Lý do là bởi trong giai đoạn này, các ngân hàng
thương mại Việt Nam chủ yếu chỉ tập trung vào tái cơ cấu tài chính.

Như vậy, trong thời gian qua, vấn đề chất lượng tín dụng, vấn đề nợ xấu, cũng như
hoạt động tín dụng và tái cơ cấu ngân hàng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu lớn như công trình nghiên cứu khoa học cấp ngành, cấp
bộ hoặc luận án tiến sỹ mới chỉ tập trung vào một vấn đề nào đó như: Hoạt động ngân
hàng, tín dụng ngân hàng hoặc tái cơ cấu ngân hàng mà chưa có sự nghiên cứu một cách
hệ thống và toàn diện về mối quan hệ giữa chất lượng tín dụng và tái cơ cấu ngân hàng.
Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu toàn diện hơn trên phương diện lý luận và thực
tiễn về chất lượng tín dụng, trong đó có vấn đề nợ xấu trong điều kiện tái cơ cấu hệ thống
ngân hàng. Trên cơ sở đó, đưa ra các gợi ý chính sách, các giải pháp khả thi nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu và của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong điều kiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

3, Mục tiêu nghiên cứu

Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ tín dụng nói chung, và qua thời
gian làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội - Chi nhánh Giải Phóng với vai trò
là sinh viên thực tập tại Phòng Hỗ trợ tín dụng, tôi đã chọn tập trung nghiên cứu cho bộ
phận thiết yếu này để có thể có được một cái nhìn thực tế về các hoạt động hỗ trợ tín
dụng.
Lý do đằng sau sự tập trung này là do Phòng Hỗ trợ tín dụng tham gia vào tất cả
các hoạt động tín dụng và có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác tại SHB.
Phòng Hỗ trợ tín dụng của SHB cũng đã đạt được một số thành tựu cụ thể nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế, khó khăn để hoạt động trơn tru nhất. Xuất phát từ nguyên nhân đó, tôi
quyết định nghiên cứu đề tài: “Phân tích hoạt động hỗ trợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Thăng Long”

SHB Thăng Long được cho là chi nhánh của SHB có khối lượng nợ xấu tăng đáng
kể trong 3 năm trở lại đây, khối lượng vẫn ở mức cao. Để giảm thiểu những rủi ro tín
dụng đó, tầm quan trọng của bộ phận hỗ trợ tín dụng cần được nhận thức và chi nhánh
cũng cần chú trọng phát triển bộ phận này. Phát hiện này sẽ giúp chi nhánh có cái nhìn
sâu hơn về tình hình hoạt động của bộ phận hỗ trợ tín dụng, cũng như chỉ ra những điểm
yếu của bộ phận này. Do đó, chi nhánh có thể tự điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro tín dụng,
hoạt động có điều kiện hơn, xây dựng chiến lược mới và nắm bắt những cơ hội mới trong
tương lai. Đề tài “Phân tích hoạt động hỗ trợ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà
Nội - Chi nhánh Thăng Long” trong báo cáo này là một vấn đề đáng được quan tâm để
đánh giá hoạt động hỗ trợ tín dụng của ngân hàng.

Vấn đề cần quan tâm là hoạt động tín dụng bị tác động bởi những yếu tố cụ thể
nào. Chính vì thế, mục tiêu nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung tìm hiểu, phân tích chi tiết
các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng như: nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh
số thu nợ, dư nợ cho vay, cũng như mức nợ quá hạn của ngân hàng. Từ đó, sẽ tìm các giải
pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng và hạn chế rủi ro.

4, Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này hầu như là phương
pháp thống kê mô tả. Phương pháp này được sử dụng bằng cách sử dụng các con số và
biểu đồ để so sánh thống kê các chỉ tiêu về hoạt động hỗ trợ tín dụng trong giai đoạn năm
2018 đến năm 2020.
Khả năng thu hồi nợ của ngân hàng SHB được đánh giá bằng cách phân tích các
chỉ số nợ, tỷ lệ nợ xấu, khối lượng cho vay. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng sẽ phân tích
những chỉ tiêu cơ bản trong báo cáo tài chính như tổng tài sản, Lợi nhuận trước và sau
thuế, Số tiền dự phòng cho tín dụng,…

Dữ liệu thu thập của nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp, được lấy từ các báo cáo,
tin tức và thông tin của SHB Chi nhánh Thăng Long. Một số trong số đó bắt nguồn từ các
Quy tắc và Quy định do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố. Một số tin tức và
nghiên cứu có giá trị và đáng tin cậy của các nhà báo kinh tế nổi tiếng cũng được bổ sung
để mang lại những quan điểm đa dạng cho luận án này.

5, Kết quả nghiên cứu và khuyến nghị

5.1. Kết quả nghiên cứu

Trong thị trường tài chính phát triển liên tục, các ngân hàng thương mại đóng một
vai trò thiết yếu trong nền kinh tế thị trường của quốc gia. Hoạt động tín dụng, đặc biệt là
hoạt động hỗ trợ tín dụng có ý nghĩa tối ưu đối với bất cứ ngân hàng thương mại nào.
Hiệu quả của hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận và sự phát triển cho ngân hàng.

Nợ xấu và số tiền cho vay tăng mạnh tạo nên việc hệ quả xấu trong hoạt động
quản lý rủi ro của chi nhánh, trong đó hoạt động hỗ trợ tín dụng đóng vai trò quan trọng.
Việc số tiền cho vay tăng lên cho thấy các hồ sơ tín dụng mà Phòng Hỗ trợ Tín dụng phải
xử lý trong những năm vừa qua cũng tăng lên. Hoạt động hỗ trợ tín dụng không đạt được
như kì vọng một phần là do hoạt động cho vay mở rộng, mà SHB đặt trọng tâm là cho
vay tiêu dùng, với lượng nợ xấu tiềm ẩn rất cao. Bộ phận hỗ trợ tín dụng hiện được Tổng
Giám đốc công nhận là một trong những bộ phận quan trọng nhất của SHB. Mục đích của
tôi trong bài nghiên cứu nhằm đưa ra những cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng tại
ngân hàng SHB và sự cần thiết của việc phân tích hoạt động cho vay đối với khách hàng
nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro.

5.2. Khuyến nghị

 Ngân hàng trung ương giúp đỡ các Ngân hàng thương mại cổ phần hoặc Tổ chức tín
dụng nghiêm túc tuân theo hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng.

NHNN có giải pháp để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân
hàng thương mại mà nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Tạo chuyển biến căn bản về quản
trị ngân hàng, hiệu quả và an toàn hoạt động. Tập trung xử lý có hiệu quả các tổ chức tín
dụng yếu kém và nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, không hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách
nhà nước.

 NHNN đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng.

Xử lý nghiêm các vi phạm bị phát hiện trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và
thị trường tiền khóa. Thúc đẩy áp dụng toàn diện Chuẩn mực an toàn Basel II. Đảm bảo
hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng tuân theo những quy định về an toàn, góp
phần đẩy lùi tiêu cực và rủi ro tín dụng. Tình trạng phân biệt đối xử trong lĩnh vực tiền tệ
cũng cần được laoij trừ để đảm bảo tính công bằng, chấp hành các quy định pháp luật về
hoạt động ngân hàng của các Ngân hàng thương mại. Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh
giữa các tổ chức tín dụng, tạo điều kiện để các ngân hàng thực hiện nhiều hoạt động bán
hàng, quản lý và tác nghiệp tín dụng tốt hơn và đưa ra những dịch vụ có chất lượng tốt
hơn. Nâng cao khả năng cạnh tranh, công nghệ, hiệu quả hoạt động tín dụng tốt và hợp lí
hơn.

 Gia tăng việc kiểm soát chặt chẽ hơn nữa hoạt động tín dụng, đưa tỷ trọng tín
dụng/GDP về mức phù hợp.

Khi tăng trưởng tín dụng được quản lí ổn định, để duy trì được nguồn thu hợp lý, các
ngân hàng phải tiết giảm chi phí hoạt động, đồng thời gia tăng các dịch vụ thu phí. Quan
trọng hơn, cần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số các dịch vụ tài chính ngân hàng để loại
trừ các chi phí về quản trị, quản lý con người. Đây cũng chính là kết quả đổi mới công
nghệ số hóa hoạt động từ đào tạo nhân lực đến quản trị ngân hàng.

 Tăng khả năng tiếp cận vốn của khách hàng.

Doanh nghiệp hoạt động để tồn tại sẽ không dám vay quá nhiều vốn ngân hàng để gia
tăng sản xuất kinh doanh, nhất là trong tình hình phải giảm bớt quy mô sản xuất do dịch
Covid-19 suốt 1 năm vừa qua. Trái lại, nếu doanh nghiệp có cơ hội mở rộng sản xuất
mang lại hiệu quả cao thì nhu cầu tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng sẽ nhiều hơn. Kết luận
rằng, Ngân hàng trung ương phải gia tăng liên kết với các Bộ, ngành, địa phương thực
hiện nhanh chóng các đề án tổng thể về tái cấu trúc nền kinh tế trong từng giai đoạn theo
hướng tập trung vào đảm bảo chất lượng tín dụng, tái cơ cấu và hỗ trợ công ty giải quyết
khó khăn trong hoạt động kinh doanh sản xuất và giữ mức làm phát ở dưới mức 4%/năm.

 NHNN có giải pháp đồng bộ, thống nhất để ngăn chặn và đẩy lùi nạn tín dụng đen.

Cần tổ chức triển khai các giải pháp gia tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng nhằm
phục vụ sản xuất - kinh doanh, dịch vụ và đời sống của người dân, doanh nghiệp, nhất là
ở các khu vực vùng sâu, nông thôn, nông nghiệp, vùng xa. Bên cạnh đó, tích cực phối
hợp với Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan trong việc triệt tiêu, đẩy lùi tín dụng đen.

You might also like