You are on page 1of 185

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

1. Mục tiêu của bài:


- Trình bày đúng khái niệm, đặc điểm, chức năng của ngân hàng trong hệ thống
các định chế tài chính.
- Giải thíchchính xác các nghiệp vụ cơ bản hiện nay của một ngân hàng hiện tại.
- Vẽ được sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý ngân hàng thương mại
- Mô tả lại đúng nghiệp vụ, đặc điểm của các chức danh làm việc tại ngân hàng
thương mại
2. Nội dung của bài:
1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng
1.1.1. Hệ thống các định chế tài chính
Định chế tài chính (financial institution) là các định chế (tức thể chế, tổ chức
được thành lập theo luật) mà hoạt động chủ yếu của chúng là đóng vai trò trung gian
tài chính trong quá trình chuyển vốn từ người cho vay sang người đi vay (ví dụ ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng) hoặc người tiết kiệm tới người đầu tư (ví dụ quỹ
hưu trí, công ty bảo hiểm).
Các loại định chế tài chính chủ yếu bao gồm: Ngân hàng, công ty bảo hiểm,
công ty tài chính, công ty chứng khoán.
1.1.2. Khái niệm ngân hàng
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại
kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó trong nền kinh tế thị
trườngthì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những
định chế tài chính không thể thiếu được.
Luật các tổ chức tín dụng:Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định. Trong đó, hoạt động ngân
hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau
đây: Nhận tiền gửi; cấp tín dụng; và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân
hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Ngân hàng chính sách là loại hình ngân hàng được thành lập theo quyết định của
Thủ tướng chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, sử dụng nguồn lwucj tài
chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác
vay ưu đãi để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực
hiện mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo và ổn định xã hội.
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các
quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong
hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia
đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động
ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Luật Hợp tác xã nhằm mục
tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.
1.1.3. Chức năng và hoạt động ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung
ứng dịch vụ thanh toán.
Do đó, ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào
loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn
tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho
vay phát triển kinh tế.

Ngân hàng thương mại có những chức năng cơ bản sau:


Chức năng trung gian tín dụng:
Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã góp phần tạo lợi
ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền, ngân hàng và người đi vay, đồng thời
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
• Đối với người gửi tiền, họ thu được lợi từ khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của
mình dưới hình thức lãi tiền gửi mà ngân hàng trả cho họ. Hơn nữa, ngân hàng còn
đảm bảo cho họ sự an toàn về khoản tiền gửi và cung cấp các dịch vụ thanh toán tiện
lợi.
• Đối với người đi vay, họ sẽ thoả mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi
tiêu, thanh toán mà không phải chi phí nhiều về sức lực, thời gian cho việc tìm kiếm
nơi cung ứng vốn tiện lợi, chắc chắn và hợp pháp.
• Đối với ngân hàng thương mại, họ sẽ tìm kiếm được lợi nhuận cho bản thân
mình từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi
giới.Lợi nhuận này chính là cơ sở để tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại.
• Đối với nền kinh tế, chức năng này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu vốn để đảm bảo quá trình tái sản xuất được
thực hiện liên tục và để mở rộng quy mô sản xuất. Với chức năng này, ngân hàng
thương mại đã biến vốn nhàn rỗi không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá
trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chức năng trung gian thanh toán:
Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán
theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán
tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán
hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách hàng.
Ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở
thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán
qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trước đó.Việc các ngân hàng thương mại
thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền
kinh tế.Với chức năng này, các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng nhiều
phương tiện thanh toán thuận lợi. Nhờ đó, các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất
nhiều chi phí, thời gian đi tới gặp chủ nợ, người phải thanh toán và lại đảm bảo được
việc thanh toán an toàn. Qua đó, chức năng này thúc đẩy lưu thông hàng hoá, đẩy
nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Đồng thời, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng đã giảm được lượng
tiền mặt trong lưu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in
ấn, đếm nhận, bảo quản tiền...
Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho
ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn
cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dư có trong tài khoản tiền gửi của khách
hàng.Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng
thương mại.
Chức năng “tạo tiền”:
Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát
hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức
năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa.Nhưng với chức năng trung gian tín dụng và
trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền
ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng
thương mại.Đây chính là một bộ phận của lượng tiền được sử dụng trong các giao
dịch.
Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thương mại sử dụng để
cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ được quay lại ngân hàng
thương mại một phần khi những người sử dụng tiền gửi vào dưới dạng tiền gửi không
kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lượng tiền
gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền
gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lượt nó chịu tác động bởi
các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vượt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền
gửi thanh toán của công chúng.
Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thương mại đã làm tăng phương
tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ
ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung
ương phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lượng tiền ghi sổ do
các ngân hàng thương mại tạo ra.
Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lưu thông
tiền tệ.Một khối lượng tín dụng mà ngân hàng thương mại cho vay ra làm tăng khả
năng tạo tiền của ngân hàng thương mại, từ đó làm tăng lượng tiền cung ứng.
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ
trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản nhất, tạo cơ
sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi ngân hàng thực hiện tốt chức
năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn tín
dụng, mở rộng hoạt động tín dụng.
1.2. Các nghiệp vụ ngân hàng
Nghiệp vụ nguồn vốn Nghiệp vụ sử dụng vốn Nghiệp vụ trung gian

- Vồn điều lệ và các quỹ - Dự trữ - Các dịch vụ thanh toán


- Vốn huy động - Cấp tín dụng - Nhận bảo quản TS
- Vốn đi vay - Đầu tư - Bảo quản, mua bán hộ CK
- Vốn tiếp nhận - Tài sản có khác - Tư vấn tài chính
….. …..

Bảo hiểm Uỷ thác Tín dụng Lập kế hoạch đầu tư

Môi giới Ngân hàng hiện đại Thanh toán

Đầu tư và bảo lãnh Quản lý tiền mặt Tiết kiệm


1.2.1. Nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn là nghiệp vụ đem lại nguồn vốn chủ yếu của các ngân
hàng thương mại bằng cách nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân; phát hành giấy tờ
có giá; vay của các ngân hàng và các trung gian tài chính khác.Nguồn vốn từ huy
động thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời
quản lý và sử dụng nhưng phải có nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ khi khách hàng
yêu cầu.
Cơ cấu vốn huy động: Nhận tiền gửi; Phát hành chứng từ có giá; Vay các ngân
hàng và tổ chức tín dụng khác.
Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ
phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy
đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận.
1.2.2. Nghiệp vụ cấp tín dụng
Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc
cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ
cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
1.2.3. Nghiệp vụthanh toán
Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thông
qua vai trò trung gian của ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán không dùng tiền
mặt.
Nghiệp vụ thanh toán là nghiệp vụ ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán, trong
đó ngân hàng sẽ thực hiện việc trích từ tài khoản tiền gởi theo yêu cầu của người trả
tiền để chuyển vào tài khoản cho người thụ hưởng (Uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, thẻ,
séc, thư tín dụng)
Nghiệp vụ thẻ là việc thực hiện các công việc liên quan đến thẻ ngân hàng như:
Phát hành thẻ, in và gửi sao kê, giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống thẻ, thiết bị
thanh toán (ATM, POS,…), hệ thống ngân hàng điện tử, báo động camera,….
1.2.4. Nghiệp vụ cung cấp dịch vụ ngân quỹ
Ngân quỹ được xem là một trong những yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong
quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp bởi vì ngân quỹ là khoản chênh
lệch giữa thực thu ngân quỹ và thực chi ngân quỹ tại một thời điểm xác định.
Nghiệp vụ ngân quỹ tại ngân hàng thương mại bao gồm các nghiệp vụ thu, chi
và điều chuyển tiền mặt. Một số dịch vụ ngân quỹ các ngân hàng cung ứng hiện nay:
Thực hiện các dịch vụ thu chi tiền mặt; Dịch vụ kiểm đếm; Đổi ngoại tệ; Thanh toán
Séc; Thực hiện đổi Séc du lịch; Ứng tiền mặt thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER
và JCB...); Chuyển tiền trong nước; Xác nhận số dư tiền gửi trong tài khoản theo yêu
cầu của chủ tài khoản; Thu nhận, đổi tiền mặt VND không đủ tiêu chuẩn lưu thông;
Nhận nhờ thu các loại ngoại tệ mặt (công bố trên bảng tỷ giá của EIB) bị mục, nhàu
nát, dính hóa chất, cháy, mối xông, hết hạn lưu hành, không đủ tiêu chuẩn lưu
thông….; Hướng dẫn nghiệp vụ nhận biết thật, giả các loại ngoại tệ mặt cho các đơn
vị được EIB ủy nhiệm làm đại lý thu đổi và các đơn vị khác,….
1.2.5. Nghiệp vụ ngân hàng điện tử
Nghiệp vụ ngân hàng điện tử (E-Banking) là một dịch vụ cho phép người dùng
kiểm tra thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần
tới quầy giao dịch cũng như ATM, có thể thông qua Internet hoặc kết nối mạng viễn
thông, như: Mobile banking, SMS banking, Internet banking, Email banking, Fax
banking, Videobanking, WAP banking, Call Center/Contact Center,…
1.2.6. Các nghiệp vụ khác của ngân hàng
Ngoài các nghiệp vụ trên, ngày nay các ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ
hiện đại khác đáp ứng nhu cầu, sự phát triển của nền thị trường hàng hoá như: Kinh
doanh ngoại hối, cung cấp dịch vụ uỷ thác, tư vấn tài chính, dịch vụ bảo hiểm, môi
giới chứng khoán,…
1.3. Bộ máy hoạt động ngân hàng thương mại
1.3.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại phải có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm
toán nội bộ, quản lý rủi ro, hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần gồm: Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban điều hành (Tổng giám đốc, Giám đốc).

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG


Các Uỷ ban: Quản lý
BAN KIỂM SOÁT rủi ro, nhân sự - tiền
lương, chính sách,
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ quản lý tài sản Nợ - Có

Ban thư ký HĐQT

BAN ĐIỀU HÀNH

Hội đồng tín dụng


Hội đồng định chế tài
chính

Trụ sở chính Sở giao dịch và Các đơn vị sự Các văn phòng đại
các chi nhành nghiệp diện

Các phòng ban Phòng giao dịch


Trụ sở chính
1.3.2. Một số chức danh làm việc tại ngân hàng thương mại
Nhân viên tín dụng (Credit Approval Officer)
Công việc:
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng muốn vay vốn, xác định hình thức vay vốn;
- Giải thích, tư vấn cho khách hàng về hình thức vay vốn;
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng vay vốn của khách hàng;
- Thực hiện hợp đồng vay vốn với khách hàng;
- Lập báo cáo về vay vốn theo yêu cầu của cấp trên.
Yêu cầu công việc;
- Có kiến thức nền tảng tốt về tài chính ngân hàng để đảm nhận công việc tốt
hơn;
- Khả năng lắng nghe và thấu hiểu;
- Khả năng tư duy logic;
- Làm việc có đặt mục tiêu, kết quả rõ ràng;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word,
Excel);
- Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao;
- Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng
để đi ra ngoài để tìm kiếm khách hàng.
Giao Dịch Viên (Teller)
Công việc cụ thể của một giao dịch viên như sau:
- Thực hiện các giao dịch và dịch vụ liên quan đến tiền mặt và không liên quan
đến tiền mặt; hỗ trợ bộ phận tính dụng, quản lý tiền mặt tại ATM/CDM;
- Quản lý quỹ nghiệp vụ tại các chi nhánh ngân hàng;
- Tiếp nhận giải quyết và hỗ trợ giải đáp các thắc mắc của khách hàng;
- Đảm bảo chất lượng dịch vụ khi giao dịch với khách hàng;
- Tìm kiếm cơ hội giới thiệu khách hàng cho bộ phận khách hàng;
- Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Yêu cầu:
- Có kiến thức về ngân hàng và kế toán ngân hàng;
- Khả năng chịu áp lực công việc;
- Khả năng đàm phán, thương lượng tốt;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word,
Excel);
- Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
- Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo.
Nhân viên kinh doanh (Sales Executive)
Công việc cụ thể hằng ngày của người làm Sales trong ngân hàng bán lẻ:
- Gọi điện cho khách hàng dựa trên nguồn thông tin sẵn có để chào bán sản
phẩm thẻ tín dụng;
- Tiếp thị bán hàng, giải đáp, tư vấn, chăm sóc khách hàng về sản phẩm, hệ
thống, dịch vụ qua các kênh giao tiếp (điện thoại, email,..);
- Tìm kiếm khách hàng mới;
- Phát hiện và ngăn chặn các rủi ro, gian lận về hồ sơ tín dụng của khách hàng;
- Báo cáo tình hình công việc lên cấp trên;
- Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tỷ lệ thu hồ sơ thành công cao nhất.
Yêu cầu công việc;
- Có kiến thức nền tảng tốt về tài chính ngân hàng để đảm nhận công việc tốt
hơn;
- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt;
- Khả năng chịu áp lực công việc cực cao;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word,
Excel), khả năng ngoại ngữ;
- Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính và tư duy logic,….
Nhân viên vận hành (Operations Officer)
Công việc:
- Duy trì và cải tiến việc cung cấp các dịch vụ khách hàng;
- Thực hiện và kiểm tra các giao dịch liên quan đến dịch vụ kinh doanh tương
ứng;
- Hỗ trợ liên lạc với khách hàng (bên trong/bên ngoài);
- Cung cấp thông tin và hỗ trợ cho nhân viên mới làm việc để đáp ứng yêu cầu;
- Đóng góp và tạo môi trường làm việc tốt;
- Áp dụng các kiến thức và phổ biến các kiến thức về pháp luật tài chính, các
chính sách nội bộ, các yêu cầu về quy định của doanh nghiệp để đảm bảo quy trình
được vận hành tốt và đánh giá quy trình;
- Đảm bảo các giao dịch thực hiện theo đúng quy chuẩn.
Yêu cầu công việc;
- Có kiến thức nền tảng tốt về tài chính ngân hàng để đảm nhận công việc tốt
hơn;
Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng (PowerPoint, Word,
Excel);
- Khả năng nói và viết tiếng Anh tốt;
- Có khả năng hiểu, phân tích báo cáo tài chính và tư duy logic;
- Có khả năng chịu áp lực công việc cao;
- Năng động, giao tiếp tốt;
- Có thái độ tích cực, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, làm việc chăm chỉ, sẵn sàng
để đi ra ngoài để tìm kiếm khách hàng.
Telesales Tại Ngân Hàng
Telesales là phương pháp bán hàng qua điện thoại.Hình thức bán hàng này giúp
điện thoại viên chủ động gọi ra cho khách hàng.
Công việc cụ thể của Telesales tại ngân hàng như sau:
- Tư vấn khách hàng có nhu cầu vay tín chấp qua điện thoại;
- Làm việc full time tại văn phòng Ngân hàng và có các bộ phận khác hỗ trợ thu
nhận hồ sơ.
Yêu cầu:
- Giao tiếp và biết lắng nghe;
- Sự kiên nhẫn: Không phải lúc nào bạn cũng nhận được những lời từ chối tế nhị,
sẽ có những ngày bạn bị mắng thậm tệ nên bạn cần phải thật kiên nhẫn và đưa ra
những giải pháp phù hợp nhất khi tiến hành liên lạc với khách hàng;
- Là người năng động, nhiệt huyết;
- Ngoại ngữ (tiếng Anh) là một lợi thế.
Nhân viên kế toán ngân hàng
Công việc:
- Kiểm tra tính đúng đắn, lập bảng kê nộp Séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân
hàng;
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ
nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ và nộp ra ngân hàng;
- Kiểm tra, lập và theo dõi hồ sơ xin bảo lãnh ngân hàng;
- Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng;
- Chuẩn bị hồ sơ mở L/C, theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc,
bảo lãnh các LC;
- Kiểm tra chứng từ ngân hàng, định khoản, vào máy các chứng từ ngân hàng;
- In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm tra;
- Kiểm tra số dư các tài khoản và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản
ngân hàng;
- Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm, báo cáo cho trưởng
phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền.
Các vị trí kế toán:
- Kế toán giao dịch: Thực hiện các giao dịch như tiền gửi thanh toán, tiết kiệm,
chuyển ngân, giao dịch ngoại tệ…
- Kế toán tín dụng: Thu lãi, vốn các hợp đồng tín dụng của khách hàng.
- Kế toán tổng hợp: Thực hiện các báo cáo, kiểm tra tổng hợp công việc thực
hiện kế toán toàn ngân hàng, báo cáo thuế…
BÀI 2: NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày đầy đủ khái niệm, phân loại, chức năng của tài khoản tiền gửi tại
ngân hàng.
- Mô tả chính xác đặc điểm của các loại hình tiết kiệm tại quầy và trực tuyến của
các NHTM hiện nay.
- Liệt kê và lập đầy đủ các chứng từ sử dụng để mở, thanh toán đối với tiền gửi
tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.
- Phân biệt chính xác tiền thật, tiền giả và có biện pháp xử lý hiệu quả khi phát
hiện tiền giả trong giao dịch tại ngân hàng.
- Xác định được các chủ thể tham gia và thực hành tốt quy trình mở, thanh toán
tài khoản tiền gửi tại quầy giao dịch.
- Phân tích làm rõ được các quy định về mở và thanh toán tài khoản tiền gửi
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.
- Thực hành tốt quy trình mở và thanh toán sổ tiết kiệm; quy trình mở và đóng
tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.
- Tính đúng số tiền lãi tiền phát sinh định kỳ đối với tài khoản tiền gửi thanh
toán và lập phiếu thanh toán lãi.
- Tính đúng tiền lãi phải trả cho khách hàng gửi tiết kiệm, lập dược phiếu tính lãi
cho khách hàng.
2. Nội dung của bài:
2.1. Khái quát về tài khoản tiền gửi
2.1.1. Khái niệm và phân loại
Cấu trúc các loại tiền gởi của một Ngân hàng được quyết định bởi hai yếutố: yếu
tố hàng đầu là nhu cầu của công chúng; yếu tố thứ hai là chính sách huyđộng vốn của
Ngân hàng. Tuy nhiên, nói chung cấu trúc tiền gởi ở một Ngânhàng vẫn gồm các loại
sau đây:
a)Tiền gởi giao dịch:
Là dạng tiền gởi mà chủ tài khoản có thể rút tiền bằng một công cụ lệnh
đểchuyển Ngân cho một bên thứ ba.Chủ tài khoản có thể là cá nhân, doanh nghiệp và
đôi khi, ở một số nước làchính phủ trung ương hoặc địa phương.
Dạng thông dụng nhất của loại tiền gửi này là tiền gửi dùng séc và tiền gởiNOW
(Negotiable Order of Wethdrawal- Dạng tiền gửi hỗn hợp giữa tiềngởi giao dịch
không hưởng lãi và tiền gởi tiết kiệm).
Đặc điểm tiền gởi giao dịch (đặc điểm sản phẩm):
+ Về pháp lý: khi gởi tiền, một hợp đồng mặc nhiên xuất hiện giữa ngânhàng và
khách hàng, trong đó Ngân hàng phải có trách nhiệm thực hiệncác khoản chi trả cho
khách hàng một cách ngay lập tức – Nếu không,được coi là một sự vi phạm hợp đồng.
+ Về mục đích: Khách hàng gởi chủ yếu là để giao dịch, mục đích hưởnglợi là
thứ yếu do vậy lãi suất của tiền gởi này thấp hoặc không hưởng lãi.Nhưng xét về bản
chất, người gởi nhận được một lãi gián tiếp thông quasự hưởng lợi các dịch vụ từ phía
Ngân hàng đối với loại tiền gởi này.
+ Về vai trò: Nó tạo nên một bộ phận nguồn vốn quan trọng bậc nhất, tuynhiên
lại là nguồn vốn biến động nhiều nhất và rất khó dự đoán về quimô, đồng thời kỳ hạn
tiềm năng của tiền gởi giao dịch là ngắn nhất vì nócó thể được rút ra bất cứ lúc nào.
Do vậy thường được dùng cho các tàisản ngắn hạn của Ngân hàng (phần cho dài hạn
chiếm tỷ trọng khônglớn).
b) Tiền gởi phi giao dịch:
Là dạng tiền gởi có định hướng tiết kiệm và hưởng lãi nhưng không thểdùng
thường xuyên vào mục đích thanh toán, chuyển ngân hoặc các mục đíchgiao dịch
tương tự khác.
Các loại tiền gởi phi giao dịch gồm 2 loại chính:
Tiền gởi có kỳ hạn:
+ Là tiền gởi mà cá nhân và doanh nghiệp gởi phần thu nhập tạm thời chưasử
dụng với mục tiêu an toàn và hưởng lãi, có sự thoả thuận về thời gianrút tiền với Ngân
hàng.
+ Đặc điểm:
- Chỉ được rút tiền khi đáo hạn (Tuy nhiên trên thực tế do áp lực cạnh tranh
Ngân hàng vẫn cho phép rút trước) với kỳ hạn thường thấp nhấtlà 1 tháng, thời hạn
càng dài lãi càng cao.
- Tạo nguồn ổn định trong kinh doanh Ngân hàng.
- Lãi suất có thể là cố định hoặc thả nổi.
- Hình thức loại tiền gởi này dưới 2 dạng chủ yếu: Tiền gởi định kỳtheo tài
khoản và tiền gởi dưới hình thức các kỳ phiếu ngân hàng(Chứng chỉ tiền gởi –
Certificate of deposit).
Tiền gởi tiết kiệm :
+ Là tiền gởi được lập ra nhằm thu hút vốn của những người muốn dànhriêng
một khoản tiền cho những mục tiêu hay cho một nhu cầu tài chínhđược dự tính trong
tương lai.
+Đặc điểm:
Về hình thức: Theo truyền thống, người gởi được cấp sổ tiết kiệm (hoặc bảng
kê) để phản ánh tất cả các diễn biến phát sinh. Ở đây có thể hiểu, tiền gửi có kỳ hạn
giữ vị trí trung gian giữa tiền gửi giao dịch và tiền gởi tiết kiệm.Tiền gởi có kỳ hạn có
thời hạn ngắn vàđược xác định chặt chẽ (cố định) - Mặc dù thời hạn này dài hơn tiền
gởi không kỳ hạn - nhưng tiền gởi tiết kiệm lại gắn với mục đích tíchluỹ và đầu tư của
khoản tiền và có thời gian dài.
Tiền gởi tiết kiệm gồm nhiều hình thức:
+ Tiền gởi tiết kiệm, rút tiền phải báo trước (Hoặc là báo trước theo luật định,
hoặc là báo trước theo thoả thuận)
+ Tiền gởi tiết kiệm có mục đích; người gởi tiết kiệm có mục tiêu tích luỹ cho
mục đích nhất định như mua nhà, trang trải chi phíhọc tập…
Chú ý: Ngoài cách chia để nhìn nhận các loại tiền gởi như trên, người ta còn chia
tiền gởi thành các loại ở góc nhìn khác nha; Cụ thể:
Tiền gởi thụ động: Là tiền gởi mà Ngân hàng thụ động chờ khách hàng chủ động
đến gởi cho mình (Các loại tiền gởi theo tài khoản) – là nguồn chủyếu.
Tiền gởi chủ động: Là tiền gởi mà Ngân hàng chủ động mua (vay) trên thịtrường
tiền tệ, là nguồn đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình, đặc biệt là khicó tính thời vụ
trong sử dụng.
c) Tài khoản ở ngân hàng
Có 2 loại tài khoản, chúng được được tất cả các Ngân hàng đưa ra nhằmphục vụ
cho các sản phẩm tiền gởi là: Tài khoản tiền gửi và tài khoản vãng lai
Tài khoản tiền gửi (Deposit account) là tài khoản ghi tiền gửi của khách hàng ở
các ngân hàng.
Trong đó:
- Tài khoảnvãng lailà thông dụng nhất, khách hàng mở tài khoản này để ghicó
các khoản thu nhập của họ; vốn được rút theo nhu cầu thông qua việc rúttiền mặt bằng
séc; hệ thống rút tiền tự động ATM; hoặc thẻ ghi nợ. Số tiềnrút có thể quá một mức
nào đó so với số dư của tài khoản theo mức thoảthuận trước với Ngân hàng (Thấu chi)
hoặc không được quá số dư này vàluôn phải có duy trì một mức số dư nào đó (thanh
toán).
- Tài khoản tiền gửi: Gồm tài khoản tiền gởi có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm vàcác
loại khác là những tài khoản ngân hàng đơn giản nhất. Khách hàng cóthể gởi và rút
vốn theo yêu cầu, tuy nhiên điểm đặc biệt của nó là khôngđược phát hành séc để rút
tiền.
2.1.2. Chức năng tài khoản
Tài khoản vãng lai là tài khoản được mở với mục đính chính là thực hiện các
giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, máy ATM, POS, giao dịch
ngân hàng điện tử và tự bản thân nó không thể sinh ra được lợi nhuận cho bạn mà chỉ
có chức năng giao dịch thanh toán.Tiền gửi thanh toán được sử dụng thông qua các
loại thẻ thanh toán.Những dòng thẻ thanh toán là thẻ ghi nợ nội địa, thẻ ghi nợ
Mastercard/Visa hỗ trợ cho khách hàng có thể thanh toán các khoản giao dịch của
mình.
Tài khoản tiền gửi là một công cụ cho phép khách hàng gửi tiền vào và rút tiền
ra khỏi tài khoản, nóđược dùng để sinh ra lợi nhuận dựa trên lãi suất ngân hàng đưa
ra.Đối với tài khoản tiền gửi tiết kiệm luôn có thời hạn nhất định để tiến hành tất toán
khi dã bao gồm lãi suất.
Các giao dịch này được ghi lại trên sổ sách của ngân hàng và số dư thu từu
khách hàng được ghi nhận là công nợ của ngân hàng và đại diện cho số tiền nợ của
ngân hàng đang nợ và phải hoàn trả khách hàng. Một số ngân hàng có thể tính phí
dịch vụ này, trong khi những ngân hàng khác có thể trả lãi cho khách hàng đối với số
tiền ký quỹ.
- Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn là sản phẩm tiền gửi mà người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau
một kỳ hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi.
Đối với hình thức tiền gửi có kỳ hạn, cá nhân có thể gửi tiền bằng tiền Việt Nam
đồng (VND), tiền Đô La Mỹ (USD) và đồng Euro (EUR).
Các cá nhân gửi tiền có kỳ hạn tại các ngân hàng sẽ ký hợp đồng tiền gửi với
ngân hàng với kỳ hạn từ 1 tuần trở lên.Phương thức trả lãi suất đối với tiền gửi có kỳ
hạn có thể là trả trước, trả sau hoặc trả định kỳ.Mức lãi suất được tính trên cơ sở 1
năm (365 ngày).
Cá nhân gửi tiền có kỳ hạn tại ngân hàng sẽ được rút trước tiền từng phần hoặc
rút toàn bộ tiền. Đối với khách hàng cá nhân khi rút từng phần hoặc toàn bộ trước thời
hạn, mức lãi suất sẽ tính theo tiền gửi không kỳ hạn.
Ngoài ra, nếu đáo hạn nhưng khách hàng không rút tiền thì số lãi sẽ nhập vào số
tiền gốc và quay vòng sang kỳ hạn tiếp theo. Các điều khoản gửi tiền ở kỳ hạn này sẽ
tương tự như kỳ hạn trước.
- Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của tổ chức
nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền
gửi.Khách hàng có thể gửi tiền tiết kiệm bằng tiền VND, USD, EUR với mệnh giá tối
thiểu là 500.000 VND, 100 USD, 100 EUR. Lãi suất tiền tiết kiệm có kỳ hạn được trả
định kỳ theo tháng, quý, cuối kỳ. Khách hàng cá nhân khi rút gốc trước ngày đáo hạn
sẽ hưởng lãi suất không kỳ hạn.
Bảng: Phân loại tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
Tiêu chí Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi tiết kiệm
Khách hàng có thể gửi tiền bằng Khách hàng có thể gửi tiền tiết kiệm
Loại tiền tiền VND, USD, EUR. bằng tiền VND, USD, EUR (mệnh
gửi giá tối thiểu là 500.000 VND, 100
USD, 100 EUR)
Lãi suất được tính trên cơ sở 1 Hưởng lãi theo quy định hiện hành
năm (365 ngày), một tháng (30 của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
Lãi suất
ngày) và được bảo hiểm theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.
PT Trả Trả trước, trả sau hoặc trả định kỳ Trả định kỳ theo tháng, quý, cuối kỳ
lãi
Hình Không nhận được sổ tiết kiệm, Nhận được sổ tiết kiệm
thức toàn bộ hoạt động gửi tiền sẽ được
lưu lại trên hệ thống ngân hàng

2.2. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm và sổ tiết kiệm


2.2.1. Các loại hình tiết kiệm tại quầy và trực tuyến của các NHTM
a) Tiết kiệm không kỳ hạn
Là một trong các loại hình gửi tiết kiệm ở ngân hàng mà bạn được rút tiền theo
yêu cầu mà không cần phải báo trước. Đây cũng là hình thức tiết kiệm được hầu hết
các ngân hàng áp dụng. Do có tính năng linh hoạt rút tiền khi cần thiết, nên lãi suất
thường thấp hơn lãi suất của gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Lãi suất hiện nay dao động vào
khoảng 0,0-1%.
b) Tiết kiệm gửi góp
Một trong các loại hình gửi tiết kiệm ở ngân hàng hiện nay, đó là tiết kiệm gửi
góp gồm gồm tiết kiệm gửi góp hàng tháng và tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ.
Với loại hình tiết kiệm gửi góp hàng tháng này, bạn sẽ được phép gửi tiền vào
ngân hàng định kỳ mỗi tháng và hưởng lãi suất có kỳ hạn đến từ thỏa thuận về kỳ hạn
gửi và tiền gửi giữa bạn và ngân hàng.
Đối với loại hình gửi góp không theo định kỳ, bạn được quyền gửi tiền vào tài
khoản bất cứ khi nào bạn có nhu cầu.
c) Tiết kiệm an sinh
Với loại hình tiết kiệm an sinh này khách hàng có thể gửi tiền vào tài khoản mà
không cần quan tâm đến định kỳ và số tiền gửi cũng sẽ tùy theo khả năng, không cố
định. Đây cũng là một loại hình tiết kiệm gửi góp không định kỳ được nhắc đến ở
trên.
d) Tiết kiệm có kỳ hạn
Khác với tiết kiệm không kỳ hạn, đây là loại hình gửi tiết kiệm theo kỳ hạn,
thông thường từ khoảng 1 tháng đến 3 năm tùy theo gói tiết kiệm bạn chọn và tùy theo
quy định của từng ngân hàng.
So với các loại hình gửi tiết kiệm ở ngân hàng khác, điểm mạnh của gói tiết
kiệm có kỳ hạn là được hưởng lãi suất cao, dao động vào khoảng 0,05 – 8%. Điểm
yếu là tổng số tiền gửi có kỳ hạn của bạn sẽ bị ràng buộc bởi thời gian. Điều đó đồng
nghĩa bạn chỉ có thể rút tiền trước hoặc sau kỳ hạn.Nếu bạn muốn tất toán trước kỳ
hạn, thì bạn bắt buộc phải đóng một khoản phí phạt khá cao và tất cả số tiền trong tài
khoản tiết kiệm sẽ nhận mức lãi suất của tiết kiệm không kỳ hạn.
e) Tiết kiệm linh hoạt
Đây là loại hình gửi tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng khác với có kỳ hạn thông thường
ở chỗ, trong kỳ hạn, bạn vẫn được rút 1 phần tiền (phần tiền này không tính lãi) và số
dư còn lại trong tài khoản vẫn được tính lãi suất cao nhưng lãi suất sẽ được điều chỉnh
linh hoạt tùy theo quy định của ngân hàng hoặc theo thị trường.
f) Tiết kiệm lãi suất thả nổi
Đây là loại hình tiết kiệm được nhiều nhà đầu tư khuyến khích sử dụng vì có khả
năng đạt lợi nhuận cao do hưởng lãi suất được điều chỉnh theo sự biến động của thị
trường. Bạn có thể lựa chọn gửi theo có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn.
g) Tiết kiệm trực tuyến
Tiết kiệm trực tuyến một loại hình gửi tiền tiết kiệm online qua Internet mà
khách hàng không cần phải tới quầy giao dịch. Khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện
mọi thao tác như kiểm tra tiền lãi suất, mở sổ tiết kiệm, gửi tiền, thanh toán hóa đơn,
tất toán, tái tục... hay mọi thao tác đều qua Internet.
Loại hình này sẽ mang lại mức lãi suất cao nhất cho người gửi, tương ứng với
các kỳ hạn gửi khác nhau, tối thiểu là một tháng, tối đa 36 tháng. Hình thức gửi tiết
kiệm lãi suất cao nhất thường phù hợp với những người đã có kế hoạch sử dụng số
tiền của mình nhưng thời gian vẫn còn xa nên muốn khoản tiền này được “sinh sôi
nảy nở” trong lúc chờ đợi.
2.2.2. Quy trình, thủ tục mở và thanh toán sổ tiết kiệm
Sổ tiết kiệm có thể hiểu đơn giản là sổ giữ tiền của cá nhân, tổ chức (khách
hàng) ở ngân hàng. Khách hàng có trách nhiệm bảo quản sổ tiết kiệm tránh bị rách,
mất,….
Sai
Chứng từ
gửi, rút
Kiểm soát Kiểm soát Đúng
chứng từ chứng từ Thu, chi
Khách tiền Giao dịch Đúng Kiểm hoặc
hàng viên soát viên chuyển
khoản và
ghi sổ
Sai
Sơ đồ: Quy trình giao dịch gửi, rút tiền tại quầy

Chứng từ gửi tiền:


Chứng từ rút tiền:
Tiêu chí Gửi tiết kiệm online Gửi tiết kiệm ngân hàng
Mỏ tiết kiệm online ngay Phải đến quầy giao dịch
Phương thức mở tiết trên trang web hoặc là ứng của ngân hàng trực tiếp
kiệm dụng trên điện thoại. làm việc với nhân viên
ngân hàng.
- Phải có tài khoản của Khách hàng cần đến quầy
ngân hàng đó giao dịch để mở sổ tiết
Điều kiện để mở tiết
- Có đăng ký dịch vị kiệm
kiệm
Internet Banking hoặc
Mobile Banking
Nhanh chóng, khách hàng Mất thời gian, phụ thuộc
Thời gian không cần phải đi đâu vào thời gian của ngân
hàng và thời gian làm việc
Có thể chọn tiết kiệm ngắn Có thể tuỳ chọn tét kiệm
Hình thức tiết kiệm hạn, tiết kiệm dài hạn hoặc ngắn hạn, tiết kiệm dài hạn
tiết kiệm gửi góp
Bảo mật cao Chắc chắn an toàn, vì
khách hàng là người đích
Vấn đề bảo mật
thân đến ngân hàng để giao
dịch
Thường cao hơn so với tiết Lãi suất thường thấp hơn
Lãi suất kiệm tại quầy khoản 0,1% so với gửi tiết kiệm online
đến 0,3%
2.2. Tài khoản tiền gửi tiết kiệm và sổ tiết kiệm
Cơ sở pháp lý:
- Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm ban hành ngày
31/12/2018.
- Thông tư 14/2017/TT-NHNN quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động
nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng ban hành ngày 29/9/2017.
Thẻ tiết kiệm hoặc Sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm)là chứng chỉ
xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại ngân hàng, được áp
dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc
mạng lưới hoạt động của ngân hàng.
Thẻ tiết kiệm phải có tối thiểu các nội dung sau:
(i) Tên ngân hàng, con dấu; Họ tên, chữ ký của giao dịch viên và của người đại
diện hợp pháp của ngân hàng;
(ii) Họ tên, số và ngày cấp Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền hoặc
của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung) và thông tin của người đại
diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông
qua người đại diện theo pháp luật;
(iii) Số Thẻ tiết kiệm; số tiền; đồng tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn (đối với
tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn); thời hạn gửi tiền; lãi suất; phương thức trả lãi;
(iv) Biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm;
(v) Xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết kiệm;
Ngoài các nội dung trên, thẻ tiết kiệm có thể có các nội dung khác theo quy định
của ngân hàng.
2.2.1. Các loại hình tiết kiệm tại quầy và trực tuyến của các NHTM
2.2.2. Quy trình, thủ tục mở và thanh toán sổ tiết kiệm
Người gửi tiền phải trực tiếp đến địa điểm giao dịch của ngân hàng và xuất trình
Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền; trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm
chung, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của
mình. Trường hợp gửi tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật,
người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của
người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo
pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
Người gửi tiền đăng ký chữ ký mẫu trong trường hợp thay đổi chữ ký mẫu hoặc
chưa có chữ ký mẫu được lưu tại ngân hàng. Đối với người gửi tiền là người không
viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện
theo hướng dẫn của ngân hàng.
Ngân hàng đối chiếu, cập nhật các thông tin người gửi tiền theo quy định của
pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
4. Người gửi tiền thực hiện thủ tục khác theo hướng dẫn của ngân hàng.
5. Sau khi hoàn thành các thủ tục quy định, ngân hàng thực hiện việc nhận tiền
gửi tiết kiệm và giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền.
2.2.2.1. Đối với khách hàng cá nhân
a) Thủ tục gửi tiền gửi tiết kiệm lần đầu
Người gửi tiền trực tiếp thực hiện giao dịch gửi tiền tại ngân hàng và xuất trình
các giấy tờ sau:
Cá nhân người Việt Nam: xuất trình thẻ căn cước công dân (CCCD) hoặc chứng
minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu (HC) còn thời hạn hiệu lực.
Cá nhân người nước ngoài: xuất trình HC được cấp thị thực còn thời hạn hiệu
lực hoặc HC còn thời hạn hiệu lực (nếu được miễn thị thực theo quy định của pháp
luật về nhập cảnh).
Người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật: xuất trình trình CCCD hoặc
CMND hoặc HC còn thời hạn hiệu lực và các giấy tờ chứng minh tư cách của người
giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Cá nhân từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi nhưng có tài sản riêng:
xuất trình CCCD hoặc CMND hoặc HC còn thời hạn hiệu lực và các giấy tờ sau để
chứng minh số tiền gửi ngân hàng là tài sản riêng của mình, giấy tờ về thừa kế, gồm
có:
- Giấy chứng tử của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (bản chính hoặc bản sao do
người cấp giấy chứng tử cấp) hoặc Quyết định của Tòa Án v/v tuyên bố một người đã
chết (bản chính hoặc bản sao do Tòa Án đã ra quyết định cấp).
- Bản di chúc hợp pháp (trường hợp thừa kế theo di chúc)
-Bản chính hoặc bản sao trích lục của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của Tòa Án về thừa kế (trường hợp thừa kế theo pháp luật)
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản của những người thừa kế hoặc văn bản
khai nhận di sản được công chứng, chứng thực theo quy định
- Văn bản về việc tặng, cho tài sản được công chứng, chứng thực theo quy định
của pháp luật. Trường hợp tiền gửi tiết kiệm từ việc bán tài sản được tặng, cho thì
ngoài giấy tờ tặng, cho tài sản xuất trình cho ngân hàng, người gửi phải bổ sung thêm
Hợp đồng mua bán tài sản hợp pháp để chứng minh nguồn gốc tiền gửi tiết kiệm.
- Trường hợp việc tặng, cho khoản tiền để gửi tiết kiệm được thực hiện tại ngân
hàng thì văn bản về việc tặng, cho tài sản phải có xác nhận của cấp từ lãnh đạo Phòng
phụ trách bộ phận nhận tiền gửi tiết kiệm trở lên và không cần phải công chứng,
chứng thực.
- Các giấy tờ khác chứng minh khác theo quy định của pháp luật hiện hành như:
Hợp đồng lao động, hợp đồng học việc, thông báo kết quả trúng thưởng xổ số hoặc
khuyến mãi dự thưởng,...
Lưu ý: Với trường hợp người chủ mở sổ tiết kiệm không thể viết được dù bất kỳ
hình thức nào thì người đăng ký đó sẽ phải đăng ký chữ mẫu bằng điểm chỉ, đăng ký
mã số, ký hiệu đặc biệt thay cho chữ ký mẫu.
b) Thủ tục các lần gửi tiền gửi tiết kiệm tiếp theo
Đối với giao dịch gửi tiền vào thẻ tiết kiệm đã cấp, người gửi tiền có thể trực tiếp
hoặc thông qua người khác nộp thay.
2.2.2.2. Đối với khách hàng doanh nghiệp, tổ chức
Khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi trong một thời gian
nhất định và muốn tối đa hóa lợi nhuận trên số tiền nhàn rỗi
Thủ tục gửi tiền có kỳ hạn của doanh nghiệp, tổ chức:
+ Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn
+ Hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của tổ chức
+ Hồ sơ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản
+ Các giấy tờ khác theo quy định của ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp đã trở thành xu hướng chung cho các
doanh nghiệp từ quy mô nhỏ đến lớn hiện nay, thậm chí đến cả những nhà đầu tư
chuyên nghiệp họ cũng để phần nào gửi vào ngân hàng. Việc sử dụng sản phẩm này
không những giúp khách hàng an tâm với số vốn chờ cơ hội đầu tư mà còn mang lại
lãi suất cực kỳ hấp dẫn theo từng kỳ hạn gửi tiết kiệm ngân hàng.
2.2.3. Thanh toán lãi
Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại, căn cứ vào phương
thức trả lãi chia thành: Tiền gửi kỳ hạn lãnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lãnh lãi cuối
kỳ, tiền gửi kỳ hạn lãnh lãi định kỳ (tháng, quý).
Theo thông tư quy định chi tiết về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận
tiền gửi của ngân hàng (Thông tư 14/2017/TT-NHNN), số tiền lãi của từng kỳ tính lãi
được xác định như sau:
- Số tiền lãi của một ngày được tính toán như sau:
Số dư thực tế × Lãi suất tính lãi
Số tiền lãi ngày =
365
Số tiền lãi của kỳ tính lãi bằng (=) tổng số tiền lãi ngày của toàn bộ các ngày
trong kỳ tính lãi.
- Đối với các khoản tiền gửi, cấp tín dụng có thời gian duy trì số dư thực tế nhiều
hơn một (01) ngày trong kỳ tính lãi,được sử dụng công thức rút gọn sau để tính lãi:
Số ngày duy trì
∑ ( Số dư thực tế × × Lãi suất tính lãi)
số dư thực tế
Số tiền lãi =
365
(i) Thời hạn tính lãi: Được xác định theo quy định tại điểm akhoản 2 Điều 4
Thông tư này.
(ii) Số dư thực tế: Là số dư đầu ngày tính lãicủa số dư tiền gửi, số dư nợ gốc
trong hạn, số dư nợ gốc quá hạn, số dư lãi chậm trả thực tế mà bên nhận tiền gửi, bên
nhận cấp tín dụng còn phải trả cho bên gửi tiền, bên cấp tín dụng được sử dụng để tính
lãi theo thỏa thuận vàquy định của pháp luật về nhận tiền gửi, cấp tín dụng.
(iii) Số ngày duy trì số dư thực tế: Là số ngày mà số dư thực tế đầu mỗi ngày
không thay đổi.
(iv) Lãi suất tính lãi: Được tính theo tỷ lệ %/năm, một năm 365 ngày.
Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần,
%/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày
sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau:
- Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày;
- Một tháng là ba mươi ngày;
- Một tuần là bảy ngày;
- Một ngày là hai mươi tư giờ.
Ngân hàng được thỏa thuận với khách hàng về thời hạn tính lãivà thời điểm xác
định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau:
- Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày tiếp theo ngày giải ngân khoản cấp tín
dụng hoặc ngày tiếp theo ngày nhận tiền gửi đến hết ngày thanh toán hết khoản cấp tín
dụng, khoản tiền gửi(bỏ ngày đầu, tính ngày cuối của thời hạn tính lãi) vàthời điểm
xác định số dư để tính lãi là đầu mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.
- Thời hạn tính lãi được xác định từ ngày giải ngân khoản cấp tín dụng hoặc
ngày nhận tiền gửiđến hết ngày liền kề trướcngày thanh toán hết khoản cấp tín dụng,
khoản tiền gửi (tính ngày đầu, bỏ ngày cuối của thời hạn tính lãi) và thời điểm xác
định số dư để tính lãi là cuối mỗi ngày trong thời hạn tính lãi.

2.2.4. Tất toán sổ tiết kiệm


Vào ngày đến hạn của khoản tiền gửi tiết kiệm, nếu người gửi tiền không đến rút
tiền và không có yêu cầu hoặc thỏa thuận khác thì ngân hàng kéo dài thêm một thời
hạn mới theo quy định của ngân hàng về hình thức tiền gửi tiết kiệm đó.
Ngân hàng hướng dẫn việc xử lý đối với trường hợp nhàu nát, rách, mất Thẻ tiết
kiệm và các trường hợp rủi ro khác đối với tiền gửi tiết kiệm phù hợp với quy định
của pháp luật có liên quan, mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh của ngân
hàng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền.
Rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm
- Việc rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân
hàng và người gửi tiền khi gửi tiền.
- Lãi suất áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn phù hợp với quy định
của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất áp dụng đối với trường hợp rút trước
hạn tại thời điểm rút trước hạn tiền gửi tiết kiệm.
Thủ tục chi trả tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch của ngân hàng
Ngân hàng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình Thẻ tiết kiệm;
- Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi
tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung). Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua
người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ
chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh
thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người
gửi tiền;
- Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại
ngân hàng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được,
người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng.
- Ngân hàng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện
theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua
người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền
đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại ngân hàng.
- Sau khi ngân hàng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục quy định, ngân
hàng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
* Thủ tục rút tiền gửi tiết kiệm (rút gốc, lãi)
Người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình thẻ tiết kiệm.
- Người gửi tiền là cá nhân Việt Nam: xuất trình CCCD hoặc CMND hoặc HC
còn thời hạn hiệu lực. Người gửi tiền là cá nhân nước ngoài: xuất trình HC được cấp
thị thực còn thời hạn hiệu lực hoặc HC còn thời hạn hiệu lực (nếu được miễn thị thực
theo quy định của pháp luật về nhập cảnh).
- Người gửi tiền là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật: ngoài các
thủ tục trên còn xuất trình thêm các giấy tờ chứng minh tư cách của người giám hộ
hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Ký vào giấy rút tiền với đúng chữ ký mẫu đã đăng ký tại ngân hàng.
Ngân hàng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù
hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo
việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn
hoạt động cho ngân hàng:
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế;
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền.
* Rút tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế
Khi rút tiền gửi tiết kiệm, người thừa kế thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình thẻ tiết kiệm.
- Xuất trình CCCD hoặc CMND hoặc HC còn thời hạn hiệu lực.
- Giấy ủy quyền của các đồng thừa kế nếu là người đại diện cho các đồng thừa
kế lãnh thay.
- Giấy chứng tử của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm (bản chính hoặc bản sao do
người cấp Giấy chứng tử cấp) hoặc quyết định của Tòa Án v/v tuyên bố một người đã
chết (bản chính hoặc bản sao do Tòa Án đã ra quyết định cấp).
- Một trong những văn bản sau:
Trường hợp thừa kế theo di chúc: bản di chúc hợp pháp (bản chính hoặc bản sao
có công chứng, chứng thực).
Trường hợp thừa kế theo pháp luật: bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
của tòa án về thừa kế (bản chính hoặc bản sao trích lục) hoặc văn bản thỏa thuận phân
chia di sản của những người thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản được công chứng,
chứng thực theo quy định.
- Các văn bản cần thiết khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Ký vào giấy rút tiền.
Trong trường hợp người gửi tiền gửi tiết kiệm không còn người thừa kế hợp
pháp theo quy định của pháp luật thì ngân hàng sẽ xử lý toàn bộ số gốc và lãi tiền gửi
tiết kiệm theo quy định của pháp luật.
* Rút tiền gửi tiết kiệm theo giấy ủy quyền
Trường hợp chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết
kiệm không thể trực tiếp đến ngân hàng thì được ủy quyền cho người khác lãnh thay.
Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản phải bằng văn bản, được thực hiện theo quy
định của pháp luật và quy định của ngân hàng về ủy quyền.
Người được ủy quyền lãnh thay thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình thẻ tiết kiệm.
- Xuất trình giấy ủy quyền. Giấy ủy quyền được lập tại ngân hàng. Trường hợp
giấy ủy quyền không được lập tại ngân hàng thì phải có xác nhận của công chứng
hoặc chính quyền địa phương theo quy định.
- Xuất trình giấy CCCD hoặc CMND hoặc HC còn thời hạn hiệu lực của người
được ủy quyền.
- Ký vào giấy rút tiền.

Lưu ý:
Việc gửi tiền tiết kiệm truyền thống hay điện tử đều phải đảm bảo quy định:
a) Nhận tiền gửi tiết kiệm, trong đó phải có tối thiểu các nội dung: nhận tiền, ghi
sổ kế toán việc nhận tiền gửi tiết kiệm; điền đầy đủ các nội dung quy định vào Thẻ tiết
kiệm; giao Thẻ tiết kiệm cho người gửi tiền;
b) Chi trả tiền gửi tiết kiệm, trong đó phải có tối thiểu các nội dung: nhận Thẻ
tiết kiệm; ghi sổ kế toán; chi trả gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm;
c) Sử dụng tiền gửi tiết kiệm làm tài sản bảo đảm;
d) Chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm;
đ) Xử lý các trường hợp rủi ro theo quy định tại Điều 16 Thông tư này;
e) Thiết kế, in ấn, nhập xuất, bảo quản, kiểm kê, quản lý Thẻ tiết kiệm;
g) Biện pháp để người gửi tiền tra cứu khoản tiền gửi tiết kiệm và biện pháp
ngân hàng thông báo cho người gửi tiền khi có thay đổi đối với khoản tiền gửi tiết
kiệm theo quy định;
h) Nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử (áp dụng đối với
ngân hàng thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử).
Trường hợp lãi không nhập gốc:
Khi khách hàng gửi vào ngân hàng số tiền C0 đồng với lãi suất r%/kỳ hạn thì sau
n kỳ hạn tổng số tiền (cả gốc và lãi) nhận được là:
Cn = C0 (1 + nr)
Trường hợp lãi nhập gốc từng kỳ lãi:
Khi khách hàng gửi vào ngân hàng số tiền C0 đồng với lãi suất r%/kỳ hạn thì sau
n kỳ hạn tổng số tiền (cả gốc và lãi) nhận được là:
Cn = C0 (1 + r)n
Trường hợp khách hàng gởi đầu tháng (tiết kiệm tích luỹ):
Khi khách hàng gửi vào ngân hàng số tiền C0 đồng/tháng với lãi suất r%/tháng
thì sau n tháng tổng số tiền (cả gốc và lãi) nhận được là:
𝐶
Cn = 0 [(1 + r)n- 1] (1 + r)
𝑟
2.2.5. Bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền
gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào
tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
Người được bảo hiểm là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi.
Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi
của cá nhân.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi: Là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn
định của hệ thống các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của
hoạt động ngân hàng.
Mục đích của bảo hiểm tiền gởi:
- Bảo vệ số đông người gửi tiền, đối tượng có tiền gửi ít hạn chế trong tiếp cận
thông tin về quản trị, điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức huy động tiền
gửi;
- Góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định và tạo điều kiện
cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng, tránh đổ vỡ ngân hàng;
- Góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho các tổ
chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau;
- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người gửi tiền, tổ chức tài chính,
Chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong trường hợp
có tổ chức tín dụng đổ bể.
Theo Luật bảo hiểm tiền gửi:
Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ
hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức tiền gửi
khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
Tiền gửi không được bảo hiểm: Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là
người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó; Tiền gửi tại tổ chức
tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị,
thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám
đốc) của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của
cá nhân là Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của chính
chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức
tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành.
Chi tiết về bảo hiểm tiền gửi như phí bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, sinh viên
nghiên cứu Luật bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 và các thông tư, nghị định hướng
dẫn kèm theo.
2.3. Nghiệp vụ tài khoản tiền gửi thanh toán đối với khách hàng cá nhân
2.3.1. Khái niệm và vai trò của tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân
2.3.1.1. Tiền gửi thanh toán
Tiền gửi thanh toán (TGTT) là một trong những sản phẩm của tiền gửi tiết kiệm
ngân hàng. Đây loại hình tiền gửi không kỳ hạn với mục đích sử dụng cho các nghiệp
vụ thanh toán không bằng tiền mặt mà thông qua ngân hàng như lĩnh tiền mặt, ủy
nhiệm thu, ủy nhiệm chi, chuyển tiền…
Đặc điểm của tiền gửi thanh toán:
- Đa dạng cách thức nộp/rút tiền (tiền mặt, chuyển khoản, séc, ủy nhiệm chi…)
- Nhận/chuyển tiền trong và ngoài nước
- Chuyển tiền thanh toán hàng hoá, hóa đơn, điện, nước…
- Tích hợp nhiều tiện ích với các dịch vụ ngân hàng điện tử: SMS Banking,
Mobile Banking, Internet Banking...
- Giao dịch tài khoản tại điểm giao dịch bất kỳ của ngân hàng đã đăng ký trên
toàn quốc.
- Loại tiền áp dụng: VNĐ, ngoại tệ.
- Số dư tối thiểu: Phụ thuộc vào quy định của từng ngân hàng
- Lãi suất áp dụng: Áp dụng lãi suất không kỳ hạn được quy định trong từng thời
kỳ
- Phương thức trả lãi: Lãi trả vào cuối tháng và được nhập gốc hoặc trả khi khách
hàng đóng tài khoản tiền gửi thanh toán.
2.3.1.2. Tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân
Tài khoản thanh toán của cá nhân là tài khoản do khách hàng là cá nhân mở tại
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.Số dư trên tài khoản thanh toán được hưởng lãi
theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Mức lãi suất do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh
toán ấn định và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật.
Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản
thanh toán của mình. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn
bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.Để ủy quyền trong sử
dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy
chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường
hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
. Chủ tài khoản thanh toán có các quyền sau:
a) Sử dụng số tiền trên tài khoản thanh toán của mình để thực hiện các lệnh
thanh toán hợp pháp, hợp lệ. Chủ tài khoản thanh toán được tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán (nơi mở tài khoản) tạo điều kiện để sử dụng tài khoản thanh toán của mình
thuận tiện và an toàn;
b) Lựa chọn sử dụng các phương tiện thanh toán, dịch vụ và tiện ích thanh toán
do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung ứng;
c) Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều
4 Thông tư này;
d) Yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thực hiện các
lệnh thanh toán hợp pháp, hợp lệ và được cung cấp thông tin về các giao dịch thanh
toán, số dư trên tài khoản thanh toán của mình theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán;
đ) Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản tạm
khóa, đóng tài khoản thanh toán khi cần thiết; được gửi thông báo cho tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung
giữa các chủ tài khoản thanh toán chung;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng
văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với
quy định của pháp luật hiện hành.
2. Chủ tài khoản thanh toán có các nghĩa vụ sau:
a) Đảm bảo có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để thực hiện các lệnh thanh toán
đã lập. Trường hợp có thỏa thuận thấu chi với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
nơi mở tài khoản thì phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan khi chi trả vượt quá số dư
Có trên tài khoản;
b) Chấp hành các quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Thông tư
này;
c) Kịp thời thông báo cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản
khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trên tài khoản của mình hoặc nghi ngờ tài
khoản của mình bị lợi dụng;
d) Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả các
khoản tiền do sai sót, nhầm lẫn đã ghi Có vào tài khoản thanh toán của mình;
đ) Cung cấp đầy đủ, rõ ràng, chính xác các thông tin liên quan về mở và sử dụng
tài khoản thanh toán. Thông báo kịp thời và gửi các giấy tờ liên quan cho tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản khi có sự thay đổi về thông tin trong hồ
sơ mở tài khoản thanh toán;
e) Duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán theo quy định của tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán;
g) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo khi sử
dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản do lỗi của mình;
h) Không được cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán của mình;
i) Không được sử dụng tài khoản thanh toán để thực hiện cho các giao dịch
nhằm mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm
pháp luật khác.
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản thanh toán cho khách
hàng có quyền:
a) Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được chủ động trích (ghi Nợ) tài khoản
thanh toán của khách hàng trong trường hợp:
- Để thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các chi phí phát sinh trong
quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận trước
bằng văn bản với khách hàng phù hợp quy định của pháp luật;
- Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc
cưỡng chế thi hành quyết định về xử phạt vi phạm hành chính, quyết định thi hành án,
quyết định thu thuế hoặc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán khác theo quy định của
pháp luật;
- Để điều chỉnh các khoản mục bị hạch toán sai, hạch toán không đúng bản chất
hoặc không phù hợp với nội dung sử dụng của tài khoản thanh toán theo quy định của
pháp luật và thông báo cho chủ tài khoản biết;
- Khi phát hiện đã ghi Có nhầm vào tài khoản của khách hàng hoặc theo yêu cầu
hủy lệnh chuyển Có của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền phát hiện thấy có sai sót so với lệnh thanh
toán của người chuyển tiền;
- Để chi trả các khoản thanh toán thường xuyên, định kỳ theo thỏa thuận giữa
chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
b) Từ chối thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản trong trường hợp:
- Chủ tài khoản không thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thủ tục thanh toán, lệnh
thanh toán không hợp lệ, không khớp đúng với các yếu tố đã đăng ký trong hồ sơ mở
tài khoản thanh toán hoặc không phù hợp với các thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Tài khoản thanh toán không có đủ số dư hoặc vượt hạn mức thấu chi để thực
hiện lệnh thanh toán;
- Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có
bằng chứng về việc giao dịch thanh toán nhằm rửa tiền, tài trợ khủng bố theo quy định
của pháp luật về phòng chống rửa tiền;
- Tài khoản thanh toán đang bị tạm khóa, bị phong tỏa toàn bộ hoặc tài khoản
thanh toán đang bị đóng, tài khoản thanh toán bị tạm khóa hoặc phong tỏa một phần
mà phần không bị tạm khóa, phong tỏa không có đủ số dư (trừ trường hợp được thấu
chi) hoặc vượt hạn mức thấu chi để thực hiện các lệnh thanh toán.
c) Từ chối yêu cầu tạm khóa, đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản hoặc
chưa phong tỏa tài khoản thanh toán chung theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17
Thông tư này khi chủ tài khoản chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán theo quyết định
cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa thanh toán xong các khoản
nợ phải trả cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản;
d) Quy định về số dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán và thông báo công khai,
hướng dẫn cụ thể để khách hàng biết;
đ) Quy định và áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong quá trình
mở và sử dụng tài khoản thanh toán phù hợp các quy định của pháp luật;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng
văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với
quy định của pháp luật hiện hành.
2. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có nghĩa vụ:
a) Thực hiện lệnh thanh toán của chủ tài khoản sau khi đã kiểm tra, kiểm soát
tính hợp pháp, hợp lệ của lệnh thanh toán;
b) Lưu giữ mẫu chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người phụ trách
kế toán (trường hợp khách hàng là tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc phải bố trí kế
toán trưởng) và những người được ủy quyền để kiểm tra, đối chiếu trong quá trình sử
dụng tài khoản thanh toán;
c) Ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng kịp thời các lệnh thanh toán
chuyển tiền đến, nộp tiền mặt vào tài khoản; hoàn trả kịp thời các khoản tiền do sai
sót, nhầm lẫn đã ghi Nợ đối với tài khoản thanh toán của khách hàng;
d) Thông tin đầy đủ, kịp thời về số dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản
thanh toán theo thỏa thuận với chủ tài khoản (được quy định tại hợp đồng mở, sử dụng
tài khoản thanh toán) và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với những thông tin
mà mình cung cấp;
đ) Cập nhật kịp thời các thông tin khi có thông báo thay đổi nội dung trong hồ sơ
mở tài khoản thanh toán của chủ tài khoản. Bảo quản lưu trữ hồ sơ mở tài khoản và
các chứng từ giao dịch qua tài khoản theo đúng quy định của pháp luật;
e) Đảm bảo bí mật các thông tin liên quan đến tài khoản thanh toán và giao dịch
trên tài khoản thanh toán của chủ tài khoản theo quy định của pháp luật;
g) Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do sai sót hoặc bị lợi dụng, lừa đảo trên
tài khoản thanh toán của khách hàng do lỗi của mình;
h) Tuân thủ quy định pháp luật phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố;
i) Xây dựng quy trình nội bộ về mở, sử dụng tài khoản thanh toán và duy trì số
dư tối thiểu trên tài khoản thanh toán. Hướng dẫn, thông báo công khai để khách hàng
biết và giải đáp, xử lý kịp thời các thắc mắc, khiếu nại trong quá trình mở và sử dụng
tài khoản thanh toán.
2.3.2. Quy trình, thủ tục mở và đóng tài khoản thanh toán cá nhân
2.3.2.1. Đối tượng
Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng bao gồm:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định
của pháp luật Việt Nam;
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực
hành vi dân sự;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng
lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán
thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp
luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
2.3.2.2. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định;
- Thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời
hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi), thị thực
nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh (đối với cá nhân là
người nước ngoài) của chủ tài khoản;
- Trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ, người
đại diện theo pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a và b khoản 1 Điều này, hồ
sơ mở tài khoản thanh toán phải có thêm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh
nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người giám hộ, người đại diện theo pháp luật
và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đó đối với chủ tài
khoản.
Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán cá nhân phải có đủ những nội dung chủ
yếu sau:
a) Thông tin về chủ tài khoản, bao gồm:
- Đối với cá nhân là người Việt Nam: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc
tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số thẻ căn cước công dân hoă ̣c số chứng
minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ nơi đăng ký
hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại; thuộc đối tượng người cư trú hay người không
cư trú;
- Đối với cá nhân là người nước ngoài: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc
tịch; nghề nghiệp, chức vụ; số điện thoại; số hộ chiếu còn thời hạn, ngày cấp, nơi cấp,
thị thực nhập cảnh; địa chỉ nơi đăng ký cư trú ở nước ngoài và nơi đăng ký cư trú tại
Việt Nam; thuộc đối tượng người cư trú hay người không cư trú.
b) Đối với trường hợp cá nhân mở tài khoản thanh toán thông qua người người
giám hộ, người đại diện theo pháp luật: thông tin về người giám hộ hoặc người đại
diện theo pháp luật của chủ tài khoản, bao gồm:
- Trường hợp người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản là
cá nhân, các thông tin về người giám hộ, người đại diện theo pháp luật được thực hiện
theo quy định;
- Trường hợp người giám hộ của chủ tài khoản là tổ chức, các thông tin gồm: tên
giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số điện thoại, số
fax (nếu có); lĩnh vực hoạt động, kinh doanh; người đại diện hợp pháp của tổ chức đó.
c) Mẫu chữ ký của chủ tài khoản hoặc người đại diện theo pháp luật, người giám
hô ̣ và những người khác có liên quan (nếu có) trên chứng từ giao dịch với ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
2.3.2.3. Tình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán
B1. Khi có nhu cầu mở tài khoản thanh toán, khách hàng lập 01 (một) bộ hồ sơ
theo quy định nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc phương tiện điện tử
đến ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi đề nghị mở tài khoản thanh toán.
B2. Khi nhận được hồ sơ mở tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải kiểm tra các giấy tờ trong hồ sơ, đối chiếu với
các yếu tố đã kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán và xử lý:
a) Trường hợp khách hàng nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính:
- Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hoặc các yếu
tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ
mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho
khách hàng để hoàn thiện, nộp lại hồ sơ;
- Nếu các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, các yếu tố kê
khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ
mở tài khoản thanh toán nhưng giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán là bản sao
mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách hàng nộp bản sao có chứng
thực, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc xuất trình bản chính để đối chiếu. Đối với
trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so
với bản chính;
- Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ
theo quy định, các yếu tố kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng
với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán với khách hàng
theo quy định.
b) Đối với trường hợp khách hàng gửi qua phương tiện điện tử:
- Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán chưa đầy đủ, hoặc các yếu tố
kê khai tại giấy đề nghị mở tài khoản chưa khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở
tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho
khách hàng để hoàn thiện hồ sơ;
- Nếu các giấy tờ tại hồ sơ mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, các yếu tố kê khai
tại giấy đề nghị mở tài khoản hoàn toàn khớp đúng với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài
khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thông báo cho khách
hàng nộp bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc xuất trình bản chính
để đối chiếu. Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính
chính xác của bản sao so với bản chính.
c) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ chối mở tài khoản
thanh toán thì phải thông báo lý do cho khách hàng biết.
B3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo các giấy tờ trong hồ sơ
mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định, ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán
với khách hàng như sau:
Ngân hàng phải gặp mặt trực tiếp chủ tài khoản hoặc người giám hộ, người đại
diện theo pháp luật của chủ tài khoản (đối với trường hợp mở tài khoản thông qua
người giám hộ, người đại diện theo pháp luật) khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản
thanh toán. Trường hợp cá nhân ở nước ngoài, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài không thể gặp mặt trực tiếp thì có thể thực hiện xác minh thông tin nhận biết
khách hàng thông qua ngân hàng đại lý hoặc bên trung gian nhưng phải đảm bảo xác
minh được chính xác về chủ tài khoản và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với việc xác
minh, nhận biết chủ tài khoản thanh toán của đơn vị mình. Viê ̣c lựa cho ̣n bên trung
gian thực hiện xác minh thông tin khách hàng phải tuân thủ quy định tại Điều 10 Nghị
định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật phòng chống rửa tiền và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
b) Đối với tài khoản thanh toán chung (Tài khoản thanh toán chung là tài khoản
quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 về thanh
toán không dùng tiền mặt):
- Trường hợp chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là cá nhân, thì
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài
khoản thanh toán theo quy định;
B4. Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán:
a) Hơ ̣p đồ ng mở, sử du ̣ng tài khoản thanh toán có các nội dung sau:
- Số hợp đồng, thời điểm (ngày, tháng, năm) lập hợp đồng;
- Tên ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; họ tên người giám hộ, người
đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản (nếu chủ tài khoản là cá nhân);
- Số hiệu, tên tài khoản thanh toán, ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh
toán;
- Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Quy định về phí (các loại phí, việc thay đổi về phí);
- Việc cung cấp thông tin và hình thức thông báo cho chủ tài khoản biết về: số
dư và các giao dịch phát sinh trên tài khoản thanh toán, việc tài khoản thanh toán bị
phong tỏa, và các thông tin cần thiết khác trong quá trình sử dụng tài khoản thanh
toán;
- Các trường hợp tạm khóa và ngừng tạm khóa tài khoản thanh toán;
- Phạm vi sử dụng tài khoản thanh toán và các trường hợp từ chối lệnh thanh
toán của chủ tài khoản;
- Việc sử dụng tài khoản thanh toán để chi trả các khoản thanh toán thường
xuyên, định kỳ theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi và các chi phí phát sinh trong
quá trình quản lý tài khoản và cung ứng các dịch vụ thanh toán;
- Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong sử dụng tài khoản
thanh toán;
- Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra
soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại theo quy định tại Điều 15a
Thông tư này;
- Các trường hợp đóng tài khoản thanh toán và việc xử lý số dư còn lại sau khi
đóng tài khoản thanh toán.
b) Ngoài các nô ̣i dung quy định trên, các bên có thể thỏa thuâ ̣n các nô ̣i dung
khác phù hơ ̣p với quy đinh ̣ về hướng dẫn, sử dụng tài khoản thanh toán của NHNN và
quy đinḥ của pháp luâ ̣t có liên quan;
c) Trường hơ ̣p sử du ̣ng hơ ̣p đồ ng theo mẫu hoă ̣c điề u kiê ̣n giao dich
̣ chung trong
giao kế t hơ ̣p đồ ng mở, sử du ̣ng tài khoản thanh toán, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài phải thực hiện:
- Niêm yế t công khai hơ ̣p đồ ng mẫu, điề u kiê ̣n giao dich ̣ chung về mở, sử dụng
tài khoản thanh toán ta ̣i tru ̣ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức
mình;
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hơ ̣p đồ ng mẫu, điề u kiê ̣n giao dich ̣ chung cho
khách hàng biết trước khi ký kế t hơ ̣p đồ ng mở, sử du ̣ng tài khoản thanh toán và có xác
nhâ ̣n của khách hàng về viê ̣c đã đươ ̣c ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
cung cấ p đầ y đủ thông tin;
d) Hơ ̣p đồ ng mở, sử du ̣ng tài khoản thanh toán phải đươ ̣c gửi cho khách hàng 01
(mô ̣t) bản.
B5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn khách hàng về trình
tự, thủ tục tiếp nhận, xử lý hồ sơ mở tài khoản thanh toán, phương thức và địa điểm ký
hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán cho từng đối tượng khách hàng phù hợp
với điều kiện và khả năng cung ứng của đơn vị mình nhưng phải đảm bảo tuân thủ các
quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền, pháp luật khác liên quan và chịu
trách nhiệm về tính chính xác, chặt chẽ, đầy đủ của hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài
khoản thanh toán.
B6. Trình tự, thủ tục tiếp nhận và xử lý hồ sơ mở tài khoản thanh toán đối với
trường hợp khách hàng mở thêm tài khoản thanh toán tại cùng một ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng đó quyết định nhưng
phải đảm bảo thu thập và xác minh đầy đủ thông tin nhận diện khách hàng theo quy
định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
2.3.3. Lập bảng thanh toán tiền lãi đối với tài khoản tiền gửi thanh toán
2.4. Nghiệp vụ tài khoản thanh toán đối với khách hàng doanh nghiệp
2.4.1. Khái niệm và vai trò của tài khoản tiền gửi thanh toán doanh nghiệp
Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở
tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là
người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó
thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện.
2.4.2. Quy trình, thủ tục mở và đóng tài khoản thanh toán doanh nghiệp
2.4.2.1. Đối tượng
Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt
Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ
chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
2.4.2.2. Hồ sơ mở tài khoản thanh toán
- Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định;
- Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập
và hoạt động hợp pháp: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện hợp pháp và quyết
định bổ nhiệm kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức mở
tài khoản thanh toán kèm thẻ căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc
hộ chiếu còn thời hạn của những người đó.
Lưu ý: Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định (ngoại trừ Giấy
đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng) là bản chính hoặc bản
sao. Đối với các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán bằng tiếng nước ngoài,
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thỏa thuận với khách hàng về việc
dịch ra tiếng Việt nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản thanh toán được thành lập
và hoạt động hợp pháp (quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp); giấy tờ chứng minh tư cách người đại diện hợp pháp của chủ
tài khoản trong mở và sử dụng tài khoản thanh toán (quyết định bổ nhiệm, văn bản ủy
quyền) phải được dịch toàn bộ ra tiếng Việt;
+ Hộ chiếu và các giấy tờ khác trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán chỉ phải dịch
ra tiếng Việt khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Bản dịch ra tiếng Việt phải được đính kèm bản chính bằng tiếng nước ngoài để
kiểm tra, đối chiếu;
+ Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chịu trách nhiệm kiểm soát và đảm bảo
tính trung thực, chính xác và đầy đủ về nội dung được dịch ra tiếng Việt so với nội
dung của các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài.
Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán của tổ chức phải có đủ những nội dung
chủ yếu sau:
a) Tên giao dịch đầy đủ và viết tắt; địa chỉ đặt trụ sở chính, địa chỉ giao dịch, số
điện thoại, lĩnh vực hoạt động, kinh doanh;
b) Thông tin về người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản thanh toán
theo quy định;
c) Thông tin về kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ chức
mở tài khoản thanh toán theo quy định;
d) Mẫu chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức mở tài khoản, mẫu dấu
(nếu có), mẫu chữ ký của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán (nếu có) của tổ
chức mở tài khoản thanh toán.
2.3.2.3. Tình tự, thủ tục mở tài khoản thanh toán
B1, B2 (tương tự KHCN)
B3. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo các giấy tờ trong hồ sơ
mở tài khoản thanh toán đã đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ theo quy định, ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán
với khách hàng như sau:
a) Đối với tài khoản thanh toán của tổ chức: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài không phải gặp mặt trực tiếp người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản
khi ký hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán nhưng phải áp dụng các biện pháp
để xác minh sự chính xác về dấu (nếu có) và chữ ký của người người đại diện hợp
pháp của chủ tài khoản trên hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán và đảm bảo
khớp đúng với mẫu dấu (nếu có), mẫu chữ ký trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán;
b) Đối với tài khoản thanh toán chung:
- Trường hợp các chủ thể đứng tên mở tài khoản thanh toán chung là tổ chức thì
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tiến hành ký hợp đồng mở, sử dụng tài
khoản thanh toán theo quy định.
B4. Hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán (tương tự KHCN)
B5, B6(tương tự KHCN)
Tham khảo
Quy trình tiền gửi thanh toán tổng quan về những bước khi tiếp nhận yêu cầu
thu/chi từ khoản tiền gửi thanh toán cũng như yêu cầu về chứng từ cần thiết.Từ đó có
thể chuẩn bị một cách tốt nhất để tiến hành nghiệp vụ.
Với sản phẩm tiền gửi thanh toán khách hàng cần nắm rõ quy trình các bước khi
gửi tiền, cụ thể theo 9 bước như sau:

B1: Tiếp nhận đề nghị thu – chi


Trong quá trình gửi tiền, đầu tiên kế toán ngân hàng sẽ tiếp nhận khoản tiền gửi
thanh toán. Tại bước này, giấy đề nghị thu-chi sẽ bao gồm các chứng từ được yêu cầu
kèm theo như: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng, thông báo nộp tiền, hóa
đơn hay hợp đồng…
Đối với yêu cầu thu tiền thì bao gồm: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hóa đơn,
hợp đồng…
B2: Kế toán ngân hàng đối chiếu chứng từ và đề nghị thu – chi
Mục đích của việc đối chiếu chứng từ để đảm bảo tính hợp lệ, pháp lý nhằm
chắc chắn rằng các chứng từ có đầy đủ phê duyệt, từ phụ trách bộ phận liên quan, và
tuân thủ các quy tắc, quy định của công ty.
Chính vì vậy khi khách hàng chuẩn bị chứng từ cần lưu ý rất nhiều về vấn đề
hợp lệ này.Sau khi đối chiếu sẽ được chuyển đến cho kế toán trưởng.
B3: Kế toán trưởng xác nhận
Kế toán trưởng kiểm tra lại toàn bộ thông tin.Sau khi xác nhận về tính xác thực
của chứng từ, kế toán trưởng tiến hành ký đóng dấu vào đề nghị thanh toán/các chứng
từ liên quan.
B4: Chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán thanh toán
Kế toán trưởng sau khi ký đóng dấu sẽ chuyển chứng từ sang cho bộ phận kế
toán thanh toán. Bộ phận kế toán thanh toán sẽ tiếp nhận hồ sơ giấy tờ để chờ phê
duyệt từ bạn Giám đốc/Phó giám đốc.
B5: Trình bộ chứng từ cho Giám đốc/Phó giám đốc
Kế toán thanh toán trình bộ chứng từ cho Giám đốc hoặc Phó giám đốc để phê
duyệt. Tùy thuộc vào quy định và quy chế tài chính, trong từng trường hợp, ngân hàng
sẽ xem xét về hạn mức phê duyệt của công ty, của Giám đốc hoặc Phó giám đốc đối
với các đề nghị thu - chi khác nhau.
Các đề nghị không hợp lệ sẽ bị từ chối hoặc yêu cầu bổ sung thêm chứng từ có
liên quan để tiến hành phê duyệt.
B6: Kế toán tiếp nhận lại bộ chứng từ
Sau khi Giám đốc/Phó giám đốc xem xét, ký đóng dấu xác nhận, bộ phận kế
toán tiếp nhận lại chứng từ để tiến hành lập chứng từ thu – chi cho khách hàng.
B7: Lập chứng từ thu – chi
Sau khi tiếp nhận, kế toán sẽ tiến hành lập ủy nhiệm thu hoặc ủy nhiệm chi đối
với chứng từ được yêu cầu, từ phía khách hàng.
Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Kế toán tiền mặt lập phiếu thu, phiếu chi.
Đối với giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập uỷ
nhiệm thu/uỷ nhiệm chi.
Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt.
B8: Kế toán trưởng ký xác nhận vào ủy nhiệm thu/ủy nhiệm chi
Chứng từ thu-chi được kiểm tra lại các thông tin từ kế toán trưởng, đã đúng, đầy
đủ và hợp lệ, thì kế toán trưởng kí xác nhận và ủy quyền thu-chi cho khách hàng
B9: Tiến hành thực hiện thu – chi tiền
Cuối cùng, tiến hành thực hiện thu – chi tiền như yêu cầu. Kế toán ngân hàng lập
ủy nhiệm thu/ủy nhiệm chi cho ngân hàng.
* Đối với giao dịch tiền mặt tại quỹ: Khi nhận được phiếu thu hoặc phiếu chi (do
kế toán lập) kèm theo chứng từ gốc, thủ quỹ cần phải:
- Kiểm tra số tiền trên phiếu thu (phiếu chi) với chứng từ gốc
- Kiểm tra nội dung ghi trên phiếu thu (phiếu chi) có phù hợp với chứng từ gốc
- Kiểm tra ngày, tháng lập phiếu thu (phiếu chi) và chữ ký của người có thẩm
quyền.
- Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền
mặt.
- Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào phiếu thu hoặc phiếu chi.
- Thủ quỹ ký vào phiếu thu hoặc phiếu chi và giao cho khách hàng 01 liên.
- Sau đó thủ quỹ căn cứ vào phiếu thu hoặc phiếu chi ghi vào sổ quỹ.
- Cuối cùng, thủ quỹ chuyển giao 02 liên còn lại của phiếu thu hoặc phiếu chi
cho kế toán.
* Đối với thu chi tiền qua ngân hàng: Kế toán ngân hàng lập và nộp uỷ nhiệm
thu/ủy nhiệm chi, séc… cho ngân hàng.
* Lưu ý khi gửi tiền gửi thanh toán
Nên gửi tiền trực tiếp tại quầy:Đây là quy chế về tiền gửi, được quy định rõ tại
các ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khách hàng được các nhân viên
quen biết hỗ trợ mở tài khoản tiền gửi mà không đến ngân hàng thực hiện giao dịch.
Cụ thể, khách hàng VIP được vào phòng VIP hoặc phòng Giám đốc để thực hiện
giao dịch gửi hoặc rút tiền gửi. Việc này vô cùng nguy hiểm, vì trong nhiều trường
hợp, nhân viên ngân hàng không nộp tiền vào tài khoản của khách hàng hoặc không
đưa đầy đủ các giấy tờ cần thiết cho khách hàng ký, hoặc sau ký xong giấy tờ giao
dịch thì nhân viên ngân hàng vẫn có thể tráo hồ sơ.
Vì vậy khách hàng nên giao dịch trực tiếp tại quầy, sẽ có camera ghi lại tất cả
hoạt động khi giao dịch làm bằng chứng khi có sự cố xảy ra.
- Tuyệt đối không nên ký sẵn chứng từ trống
- Khi làm thủ tục gửi tiền hoặc rút, chuyển tiền, trong bất cứ trường hợp nào thì
khách hàng cũng không được ký vào các tờ giấy trắng.
- Với các mẫu giấy trắng đã có chữ ký của khách hàng, nhân viên ngân hàng vẫn
có thể điền thông tin vào đó nhằm rút tiền của khách hàng theo nhiều cách khác nhau,
thậm chí tin nhắn rút tiền cũng không được gửi đến số điện thoại mà khách hàng đã
ký, vì có thể đã có sự thông đồng tại các bộ phận khác nhau.
- Phải kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi định kỳ
Nên thường xuyên kiểm tra số dư tài khoản ngân hàng, có thể qua internet
banking hoặc mobile banking.
Việc kiểm tra nên thực hiện hàng tuần, hàng tháng nhằm phòng trường hợp nếu
bị mất tiền thì khách hàng có thể nhanh chóng báo ngay với ngân hàng hay cơ quan
chức năng để có biện pháp khẩn cấp phối hợp giải quyết.
- Bảo quản sổ tiết kiệm cẩn thận
Bên cạnh mẫu chữ ký và giấy tờ tùy thân thì sổ tiết kiệm là giấy tờ quan trọng
chứng minh số tiền khách hàng đã gửi vào ngân hàng. Do đó, người gửi phải cất giữ
sổ tiết kiệm cẩn thận, khi mất phải thông báo ngay cho ngân hàng.
Kiểm tra chi tiết nội dung trên sổ tiết kiệm hay hợp đồng tiền gửi
Khi nhận sổ tiết kiệm, bạn cần kiểm tra các thông tin về: Tên ngân hàng, loại
tiền, số tiền; kỳ hạn gửi tiền; ngày gửi tiền; ngày đến hạn; lãi suất; phương thức trả lãi;
họ tên và địa chỉ của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm, của đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết
kiệm; số CMND hoặc hộ chiếu, số thẻ, con dấu, chữ ký của Trưởng đơn vị (hoặc
người được ủy quyền)… Để tránh trường hợp sai sót, nhầm lẫn từ phía ngân hàng gây
thiệt hại tài sản tiết kiệm của bản thân
- Cố gắng duy trì một chữ ký cố định
Dù không đến nỗi bị vô hiệu hóa sổ tiết kiệm, nhưng việc thay đổi chữ ký liên
tục lại là sai lầm rất phổ biến và gây phiền toái nhiều nhất cho không ít khách hàng.
Việc duy trì một chữ ký trong suốt quá trình giao dịch với ngân hàng là điều cần
thiết nhằm giúp khách hàng thuận tiện và nhanh chóng khi gửi hay rút, chuyển tiền từ
tài khoản của mình.
- Cần trọng khi giao dịch trực tuyến
Khách hàng không nên vào các trang web lạ và có tính bảo mật kém trên máy
tính hoặc điện thoại.Điều này sẽ khiến tài khoản của bạn có nguy cơ bị xâm nhập và
chiếm đoạt.
2.5. Thu, chi tiền mặt tại ngân hàng
Thực hiện theo hướng dẫn của thông tư 01/2014/TT-NHNN quy định về giao
nhận, bảo quản, vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá; Thông tư
12/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2014/TT-NHNN
2.5.1. Một số thuật ngữ sử dụng trong thu, chi tiền mặt
- Tiền mặt là các loại tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
- Tiền giấy bao gồm tiền cotton và tiền polymer do Ngân hàng Nhà nước phát
hành
- Đơn vị về số lượng của tiền giấy, ngoại tệ tiền mặt là tờ.
- Niêm phong là việc sử dụng giấy niêm phong và/ hoặc kẹp chì để ghi dấu hiệu
trên bó, túi, hộp, bao, thùng tiền đã được đóng gói theo quy định, đảm bảo bó, túi,
hộp, bao, thùng tiền được giữ nguyên, đầy đủ.
- Kẹp chì là một phương pháp niêm phong sử dụng kìm chuyên dùng kẹp hai đầu
dây đã buộc miệng túi, bao, thùng tiền qua viên chì. Sau khi kẹp, dấu hiệu tên, ký hiệu
riêng của đơn vị có tiền phải nổi rõ, đầy đủ trên bề mặt viên chì.
2.5.2. Quy trình thu, chi tiền mặt tại ngân hàng
Khách hàng Giao dịch viên Kiểm soát

Cung cấp thông tin Nhận tiền của Giao dịch vượt hạn mức
giao dịch, viết nội khách hàng
dung trên bảng kê
và ký
Kiểm đếm tiền và Kiểm soát giao
hạc toán dịch

Giao dịch trong


hạn mức 50tr

In bảng kê các loaij


Ký xác nhận tiền nộp và Giấy
giao dịch nộp TM vào tài
khoản

Liên 2 Giấy nộp Ký xác nhận, đóng


TM vào TK dấu “Đã thu tiền”

Sơ đồ: Quy trình thu tiền mặt của khách hàng tạiMaritime Bank
- Khi KH đến giao dịch nộp tiền mặt, giao dịch viên sẽ hướng dẫn khách
điềnthông tin giao dịch trên bảng kê nộp và ký tên theo đúng quy định về giaodịch của
Maritime Bank.
- Tiếp theo giao dịch viên nhận và kiểm đếm tiền cho KH, xác nhận lại vớiKH
về số tiền nộp, hạch toán trên hệ thống BDS (phần mềm hệ thống) của Ngân hàng để
ghi cóvào tài khoản KH. Đối với các giao dịch vượt hạn mức (hơn 50 triệu đồng),phải
chuyển cho kiểm soát viên để kiểm tra và phê duyệt.Sau khi hạch toán và kiểm soát
chứng từ, giao dịch viên in “Bảng kê cácloại tiền nộp” và “Giấy nộp tiền mặt”, ký xác
nhận giao dịch và đóng dấu“Đã thu tiền” vào tất cả chứng từ.
- Giao lại liên 2 của giấy nộp tiền cho KH, kết thúc giao dịch.Yêu cầu về thời
gian thực hiện: tất cả đều trong vòng 1 phút, ngoại trừ hạchtoán phần mềm hệ thống là
2 phút và kiểm đếm tiền cho KH từ 1 – 10 phút.
Lưu ý: Trường hợp KH nộp trên 200 triệu đồng (Tài khoản tiền gửi) và trên500
triệu đồng (gửi tiết kiệm), phải thực hiện Quy định về Phòng chống rửa tiền: Bổ sung
CMND của người nộp tiền, báo cáo giao dịch đáng ngờ...
Một số nghiệp vụ thu tiền mặt bao gồm: Nộp tiền mặt vào tài khoản tiền gửi tiết
kiệm, tiền gửi thanh toán, trả nợ vay, nộp tiền hoàn tạm ứng (kế toán),….

Khách hàng Giao dịch viên Kiểm soát

Cung cấp thông tin giao - Tiếp nhận bảng kê (Séc, giấy
dịch, giấy ờ tuỳ thân, viết chi TM)
thông tin vào bảng kê,…và - Nhận diện KH
Giao dịch vượt hạn mức
ký - Đối chiếu chữ ký của khách
hàng với chữ ký đã đăng ký
trên hệ thống (KH có TK)

Hạch toán Kiểm soát giao dịch

Giao dịch trong hạn


mức 30tr

- In bảng kê các loại tiền lĩnh


Ký xác nhận giao dịch và giấy lĩnh tiền mặt (Séc,
giấy chi TM) và ký.

- Khách hàng nhận tiền - Kiểm tra, đóng dấu “Đã chi
- Kiểm đếm lại tiền” lên chứng từ và chi tiền
- Nhận liên 2 giấy lĩnh tiền cho khách hàng theo đúng
bảng kê
Sơ đồ: Quy trình chi tiền mặt cho khách hàng tại Maritime Bank

- Khi KH đến giao dịch rút tiền, lĩnh tiền, giao dịch viên sẽ hướng dẫn kháchđiền
thông tin giao dịch và ký tên vào bảng kê rút cũng như giấy lĩnh tiềnmặt, mượn giấy
tờ tùy thân của KH (CMND, hộ chiếu...) để đối chiếu thôngtin.
- Tiếp theo giao dịch viên tiếp nhận bảng kê, chứng từ, các giấy tờ (séc, giấychi
tiền mặt) từ KH, nhận diện KH và đối chiếu chữ ký của KH với chữ kýmẫu trên hệ
thống (đối với KH có tài khoản tại ngân hàng), nếu chữ ký KHkhông giống với chữ ký
mẫu đã đăng ký, giao dịch viên có thể từ chối giaodịch.
Nếu các thông tin đã hoàn toàn hợp lệ, giao dịch viên tiến hành hạch toántrên
BDS, chuyển cho kiểm soát viên nếu giao dịch vượt hạn mức (quá 30triệu đồng).
- In bảng kê các loại tiền lĩnh và giấy lĩnh tiền mặt, chuyển kiểm soát viênkiểm
soát lại chứng từ và cùng ký tên lên giấy lĩnh tiền.
- Đóng dấu “Đã trả tiền” lên chứng từ, chi tiền cho KH theo đúng bảng kê.
- Sau khi KH nhận và kiểm đếm tiền xong, giao dịch viên đưa lại cho kháchliên
2 của giấy lĩnh tiền mặt, gửi lại giấy tờ tùy thân đã mượn của khách.Kết thúc giao
dịch.
Yêu cầu về thời gian thực hiện: Tất cả đều trong vòng 1 phút, ngoại trừ hạchtoán
BDS là 2 phút, kiểm và chi tiền cho KH từ 1 – 5 phút.
Lưu ý: Các giao dịch rút tiền với số lượng lớn cần kiểm tra tồn quỹ củagiao dịch
viên để làm thủ tục tiếp quỹ kịp thời.
Trường hợp KH lĩnh trên 200 triệu đồng (tài khoản tiền gửi) và trên 500triệu
đồng (gửi tiết kiệm), thực hiện Quy định về Phòng chống rửa tiền: bổ sungCMND của
người lĩnh tiền, báo cáo giao dịch đáng ngờ...
Một số nghiệp vụ chi tiền mặt: Chi rút tiền từ tài khoản tiền gửi khôngkỳ hạn
(bằng giấy lĩnh tiền mặt hoặc séc); Chi rút tiền từ tài khoản tiết kiệm khôngkỳ hạn;
Chi rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; Giải ngân tiền vay bằng tiền mặt; Chi tiền thanh
toán các khoản chitiêu nội bộ.
2.5.3. Quy định, cách kiểm tra và nhận biết tiền polymer Việt Nam
2.5.3.1. Các đặc điểm ảo an cơ bản của tiền polymer Việt Nam:
1- Hình bóng chìm
2- Dây bảo hiểm
3- Hình định vị
4- Các yếu tố in lõm (nét in nổi)
5- Mực đổi màu - OVI (mệnh giá 100.000đ, 200.000đ và 500.000đ)
6- Hình ẩn nổi (mệnh giá 10.000đ, 20.000đ, 50.000đ và 200.000đ)
7- IRIODIN (dải màu vàng lấp lánh)
8- Cửa sổ lớn có số mệnh giá dập nổi
9- Cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn - DOE (mệnh giá 50.000đ, 100.000đ, 200.000đ
và 500.000đ)
10- Mảng chữ siêu nhỏ
11- Mực không màu phát quang khi soi dưới đèn cực tím
12- Số seri phát quang khi soi dưới đèn cực tím
Lưu ý: Mệnh giá khác nhau có thiết kế đặc điểm bảo an khác nhau về vị trí, hình
dạng. Ví dụ: cửa sổ lớn ở mệnh giá 500.000đ có hình hoa sen cách điệu, ở mệnh giá
100.000đ có hình chiếc bút lông trên nghiên mực.
ĐẶC ĐIỂM BẢO AN CỦA TIỀN POLYMER 500.000 ĐỒNG
Kích thước: 152mm x 65mm

ĐẶC ĐIỂM BẢO AN CỦA TIỀN POLYMER 200.000 ĐỒNG


Kích thước: 148mm x 65mm
ĐẶC ĐIỂM BẢO AN CỦA TIỀN POLYMER 100.000 ĐỒNG
Kích thước: 144mm x 65mm

ĐẶC ĐIỂM BẢO AN CỦA TIỀN POLYMER 50.000 ĐỒNG


Kích thước: 140mm x 65mm
ĐẶC ĐIỂM BẢO AN CỦA TIỀN POLYMER 20.000 ĐỒNG
Kích thước: 136mm x 65mm

ĐẶC ĐIỂM BẢO AN CỦA TIỀN POLYMER 10.000 ĐỒNG


Kích thước: 132mm x 60mm
2.5.3.2. Cách kiểm tra nhận biết tiền thật, tiền giả:
1- Soi tờ tiền trước nguồn sáng (kiểm tra hình bóng chìm, dây bảo hiểm, hình
định vị)
- Hình bóng chìm: Nhìn thấy rõ từ hai mặt, được thể hiện bằng nhiều đường nét
tinh xảo, sáng trắng.
- Dây bảo hiểm: Nhìn thấy rõ từ hai mặt, chạy dọc tờ tiền, có cụm số mệnh giá
và/hoặc chữ “NHNNVN”, “VND” (500.000đ, 200.000đ, 100.000đ, 20.000đ, 10.000đ)
tinh xảo, sáng trắng. Ở mệnh giá 50.000đ, dây bảo hiểm ngắt quãng, có cụm số
“50000”.
- Hình định vị: Hình ảnh trên hai mặt khớp khít, tạo thành một hình ảnh hoàn
chỉnh, các khe trắng đều nhau (nhìn thấy từ hai mặt).
Ở tiền giả: Hình bóng chìm chỉ là hình mô phỏng, không tinh xảo. Các chữ, số
trên dây bảo hiểm không rõ ràng, không sắc nét. Hình định vị không khớp khít, các
khe trắng không đều nhau.
2- Vuốt nhẹ tờ tiền (kiểm tra các yếu tố in lõm)
Vuốt nhẹ tờ tiền ở các yếu tố in lõm sẽ cảm nhận được độ nổi, nhám ráp của nét
in.
Ở mặt trước (tất cả các mệnh giá): Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; Quốc huy;
mệnh giá bằng số và chữ; dòng chữ “CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM”.

Ở mặt sau (mệnh giá 500.000đ, 200.000đ, 100.000đ): Dòng chữ “NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM”; mệnh giá bằng số và chữ; phong cảnh.
Ở tiền giả: Vuốt nhẹ tay chỉ có cảm giác trơn lì hoặc có cảm giác gợn tay nhưng
không có độ nổi, nhám ráp như tiền thật.
3- Chao nghiêng tờ tiền (kiểm tra mực đổi màu, IRIODIN, hình ẩn nổi)
- Mực đổi màu (OVI): Yếu tố này có màu vàng khi nhìn thẳng, đổi sang màu
xanh lá cây khi nhìn nghiêng.
- IRIODIN: Là dải màu vàng chạy dọc tờ tiền, lấp lánh ánh kim khi chao
nghiêng.
- Hình ẩn nổi: Khi cầm tờ tiền nằm ngang tầm mắt, nhìn thấy chữ “VN” nổi rõ ở
mệnh giá 200.000đ, 10.000đ; chữ “NH” ở mệnh giá 50.000đ, 20.000đ.
Ở tiền giả: Có làm giả yếu tố OVI nhưng không đổi màu, hoặc có đổi màu nhưng
không đúng màu như tiền thật; không có yếu tố IRIODIN hoặc có dải nhũ màu vàng
nhưng không lấp lánh như ở tiền thật.
4- Kiểm tra các cửa sổ trong suốt (số mệnh giá dập nổi và yếu tố hình ẩn)
- Cửa sổ lớn có số mệnh giá dập nổi: Là chi tiết nền nhựa trong suốt ở phía bên
phải mặt trước tờ tiền, có số mệnh giá dập nổi tinh xảo.
- Cửa sổ nhỏ có yếu tố hình ẩn (DOE): Là chi tiết nền nhựa trong suốt ở phía
trên bên trái mặt trước tờ tiền. Khi đưa cửa sổ gần sát mắt, nhìn xuyên qua cửa sổ tới
nguồn sáng đỏ (bóng đèn sợi đốt, ngọn lửa...) sẽ thấy hình ảnh xung quanh nguồn
sáng.
Ở tiền giả: Cụm số mệnh giá dập nổi trên cửa số lớn không tinh xảo như tiền
thật; trong cửa sổ nhỏ không có yếu tố hình ẩn.
5- Dùng kính lúp, đèn cực tím (kiểm tra chữ in siêu nhỏ, các tếu tô phát quang)
- Mảng chữ in siêu nhỏ: Được tạo bởi các dòng chữ “NHNNVN” hoặc “VN”
hoặc số mệnh giá lặp đi lặp lại, nhìn thấy rõ dưới kính lúp.
- Mực không màu phát quang: Là cụm số mệnh giá in bằng mực không màu, chỉ
nhìn thấy (phát quang) khi soi dưới đèn cực tím.
- Số seri phát quang: Số seri dọc màu đỏ phát quang màu vàng cam và số seri
ngang màu đen phát quang màu xanh lơ khi soi dưới đèn cực tím.
Ở tiền giả: Mảng chữ siêu nhỏ chỉ là các chấm màu hoặc các dòng chữ, số không
sắc nét, khó đọc. Không có mực không màu phát quang hoặc có làm giả nhưng phát
quang yếu.Số seri không phát quang hoặc phát quang không giống như tiền thật.
Lưu ý: Chất liệu nilon in tiền giả dễ bị bai giãn hoặc rách (khi kéo, xé nhẹ ở cạnh
tờ tiền) và không có tính chất đàn hồi đặc trưng như tiền thật (khi nắm tờ tiền trong
lòng bàn tay và mở ra quan sát).
Để khẳng định một tờ tiền là tiền thật hay giả, lấy tờ tiền thật cùng loại so sánh
tổng thể và kiểm tra các yếu tố bảo an theo các bước nêu trên. Lưu ý phải kiểm tra
nhiều yếu tố bảo an (tối thiểu 3 đến 4 yếu tố) để xác định là tiền thật hay giả.
2.5.4. Phân biệt tiền thật, tiền giả và cách xử lý tại ngân hàng
Sử dụng, lưu hành tiền giả trên thị trường là hành vi bị xử lý hình sự. Không quy
định giá trị tiền giả được lưu hành, Bộ luật hình sự 2015 đã định ra khung hình phạt
nhẹ nhất cho tội danh làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả là 3 năm đến 7 năm
tù. Khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân. Ngoài ra, người phạm tội còn có
thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Điều này thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với những người làm, lưu
hành tiền giả. Vì thế, kể cả không phải cố tình mà chỉ là “người bị hại”, người bị lừa
nhận phải tiền giả, bạn cũng nên đem số tiền này nộp cho ngân hàng để họ tiêu hủy
theo đúng quy trình. Nếu vẫn cố tình tiếp tục lưu thông, nguy cơ bị xử lý hình sự là rất
cao.
Quy trình xử lý tiền giả của Ngân hàng:
Hiện nay, quy định về xử lý tiền giả được chi tiết tại Thông tư 28/2013/TT-
NHNN. Khi xác định được tiền giả, Ngân hàng phải thu giữ tiền giả, sau đó đóng dấu
và bấm lỗ tiền giả.
Ngân hàng có trách nhiệm đóng gói, niêm phong tiền giả. Niêm phong tiền giả
được thực hiện theo quy định về niêm phong tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước nhưng
phải được đóng dấu “TIỀN GIẢ” để phân biệt với tiền thật.
Nếu phát hiện một trong các trường hợp sau, phải thông báo kịp thời cho cơ
quan công an nơi gần nhất để phối hợp, xử lý:
- Có dấu hiệu nghi vấn tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả;
- Tiền giả loại mới;
- Có 5 tờ tiền giả (hoặc 5 miếng tiền kim loại giả) hoặc nhiều hơn trong một giao
dịch;
- Khách hàng không chấp hành việc lập biên bản, thu giữ tiền giả.
BÀI TẬP
Bài 1: Thực hành nghiệp vụ mở sổ tiết kiệm cho khách hàng cá nhân
Bài 2: Thực hành nghiệp vụ mở tiền gửi có kỳ hạn cho khách hàng doanh nghiệp
Bài 3: Thực hành nghiệp vụ thanh toán sổ tiết kiệm cho khách hàng cá nhân
Bài 4: Thực hàng nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng cá nhân
Bài 5: Thực hành nghiệp vụ mở tài khoản thanh toán cho khách hàng doanh nghiệp
Bài 6: Thực hành nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng:
- Thanh toán ủy nhiệm chi
- Thanh toán ủy nhiệm thu
- Thanh toán séc
- Thanh toán thẻ
Bài 7:
Bài 3: NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày đầy đủ đặc điểm, vai trò của của nghiệp vụ thanh toán qua ngân
hàng.
- Phân biệt đúng các hình thức thanh toán qua ngân hàng cơ bản như ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, séc và thẻ.
- Phân tích được đặc điểm của các dịch vụ thanh toán hiện đại của một số ngân
hàng thương mại.
- Xác định được các trường hợp sử dụng cho từng hình thức thanh toán qua ngân
hàng.
- Thực hành tốt quy trình thanh toán qua ngân hàng bằng hình thức ủy nhiệm
chi, ủy nhiệm thu, séc và thẻ.
- Hoạch định được các giải pháp xử lý các tình huống nghiệp vụ một cách tốt
nhất.
2. Nội dung của bài:
3.1. Tổng quan về nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về
thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 3 năm 2013, được
sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012
của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7
năm 2016.
Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày
20 tháng 3 năm 2019.
3.1.1. Khái niệm, vai trò của nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng
Thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ thông
qua vai trò trung gian của các ngân hàng, trong đó phổ biến là thanh toán không dùng
tiền mặt.Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán)
bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán
không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Điều kiện, nguyên tắc thực hiện thanh toán qua ngân hàng:
- Chủ tài khoản phải có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng
- Tài khoản tiền gửi phải có số dư để đảm bảo thanh toán
- Phải làm đúng và đủ các thủ tục tại ngân hàng (Giấy tờ thanh toán, phương
thức nộp tiền – lĩnh tiền, dấu, chữ ký,…)
- Chủ tài khoản phải tự theo dĩ số dư tiền gửi tại ngân hàng.
- Ngân hàng phải kiểm tra, kiểm soát các thủ tục vafhoatj động của khách hàng.
Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt:
- Đối với ngân hàng: Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanh
nguồn vốn của ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh.Khi các khách hàng mở tài
khoản tại ngân hàng sẽ mang lại cho ngân hàng nguồn vốn tương đối lớn để cho vay,
đầu tư phát triển kinh tế.Nó thúc đầy nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng phát tireenr,
giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, qua đó năm được đặc điểm
tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng. Khi khách hàng mở tài khoản thanh
toán tại ngân hàng và ký thác vốn của mình vào đó sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng
kiểm soát một phần lượng tiền trong nền kinh tế, cũng như khả năng tài chính., tình
hình kinh doanh của cá nhân và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành
cung ứng một lượng tiền thích hợp cho nền kinh tế.
- Đối với khách hàng: Thanh toán không dùng tiền mặt góp phan fthucs đẩy
nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt
động kinh doanh. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hsngf sẽ đảm
bảo sự an toàn về vốn cũng như tài sản của khách hàng tránh được những rủi ro đáng
tiếc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán.
- Đối với nền kinh tế: Việc tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong
lưu thông góp phần tiết kiệm chi phí, đồng thời giú ngân hàng trung ương có khả năng
điều tiết cung ứng tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu thông qua việc tăng giảm tỷ lệ dự
trữ bắt buộc của các ngân hàng, đảm bảo ổn ssinhj sức mua của đồng tiền.
Mở và sử dụng tài khoản thanh toán:
- Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng phải thực
hiện theo đúng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Tài khoản thanh toán mở giữa
các tổ chức tín dụng chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không được sử dụng cho
mục đích khác.

- Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
hoạt động ngoại hối được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ. Việc mở, sử dụng tài
khoản thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
- Đối với cá nhân, tổ chức:
+ Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hướng dẫn việc mở tài khoản
thanh toán cho khách hàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy
định pháp luật khác có liên quan.
+ Người mở tài khoản thanh toán là cá nhân phải có năng lực pháp luật dân sự và
năng lực hành vi dân sự; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Người chưa đủ 15
tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt
Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp
luật.
+ Tài khoản thanh toán chung là tài khoản thanh toán có ít nhất hai chủ thể trở
lên cùng đứng tên mở tài khoản. Chủ tài khoản thanh toán chung là tổ chức hoặc cá
nhân. Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung, quyền và nghĩa vụ của các chủ
tài khoản thanh toán chung và các quy định liên quan đến việc sử dụng tài khoản
chung phải được xác định rõ bằng văn bản
3.1.2. Các hình thức, công cụ thanh toán qua ngân hàng
Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán
(sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ
thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định
của Ngân hàng Nhà nước.
Dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm: Cung
ứng phương tiện thanh toán; Thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,
nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng, chuyển tiền, thu hộ, chi hộ; Các
dịch vụ thanh toán khác.
Dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng, bao gồm:
Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ.
3.2. Thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu
3.2.1. Khái niệm và vai trò của ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu
3.2.1.1. Uỷ nhiệm chi
Ủy nhiệm chi còn có tên gọi khác là lệnh chi hoặc UNC là phương thức thanh
toán mà người trả tiền sẽ thành lập lệnh thanh toán theo mẫu mà ngân hàng cung cấp.
Sau đó, người trả tiền sẽ gửi lại ngân hàng tại nơi mở tài khoản để yêu cầu trích một
số tiền trong tài khoản thanh toán của mình bằng với số tiền ghi trên ủy nhiệm chi để
trả cho người thụ hưởng. Một cách đơn giản hơn thì UNC là một loại chứng từ giao
dịch mà phía người trả tiền sẽ lập với mục đích ủy quyền cho ngân hàng thanh toán số
tiền cho nhà cung cấp.Một điều cần lưu ý là UNC phải do khách hàng lập, ký và ngân
hàng chỉ căn cứ vào đó để thực hiện lệnh trích tiền để chuyển cho người hưởng thụ.
Ngoài lý do này thì việc ngân hàng tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán của
khách hàng là không được phép nếu không có văn bản thỏa thuận trước đó.
Ủy nhiệm chi có thể sử dụng để thanh toán, chuyển tiền giữa hai tài khoản trong
hoặc cùng hệ thống.Nếu sử dụng UNC để thanh toán thì khi thực hiện lệnh chi, số tiền
của lệnh này sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản thanh toán của người thụ
hưởng.Nếu dùng UNC để chuyển tiền thì số tiền sẽ được chuyển vào tài khoản thanh
toán của người thụ hưởng nếu cùng hệ thống ngân hàng.Trong trường hợp khác tài
khoản ngân hàng thì sẽ trả cho người thụ hưởng qua tài khoản Chuyển tiền phải trả.
Uỷ nhiệm chi có 2 liên: Liên 1: Ngân hàng giữ lại; Liên 2: Sau khi ngân hàng
xác nhận sẽ đóng dấu và trả lại cho khách hàng để kế toán doanh nghiệp căn cứ làm
hạch toán.
Lệnh chi hoặc uỷ nhiệm chi bao gồm các yếu tố sau:
- Chữ lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi, số sê ri;
- Họ tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản người trả tiền;
- Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người trả tiền;
- Họ tên, địa chỉ số hiệu tài khoản người thụ hưởng;
- Tên, địa chỉ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ người thụ hưởng;
- Số tiền thanh toán bằng chữ và bằng số;
- Nơi, ngày tháng năm lập lệnh chi hoặc ủy nhiệm chi;
- Chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền;
- Các yếu tố khác do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định không trái
pháp luật.
3.2.2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu
3.2.2.1. Quy trình thanh toán ủy nhiệm chi
Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm
chi, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước sau:
a) Lập, giao nhận ủy nhiệm chi
Bên trả tiền lập ủy nhiệm chi gửi đến ngân hàng phục vụ mình (nơi mở tài khoản
thanh toán) để trích tài khoản trả cho bên thụ hưởng.Ngân hàng hướng dẫn khách
hàng lập, phương thức giao nhận ủy nhiệm chi tại đơn vị mình, đảm bảo phù hợp với
quy định tại Thông tư này và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
b) Kiểm soát ủy nhiệm chi
Khi nhận được ủy nhiệm chi, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính
hợp pháp, hợp lệ của chứng từ, cụ thể:
- Đối với chứng từ giấy: Chứng từ phải được kiểm soát đầy đủ, chặt chẽ theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước về chế độ chứng từ kế toán ngân hàng, trong đó:
Chứng từ phải lập đúng mẫu, đủ số liên để hạch toán và lưu trữ. Chứng từ phải ghi
đầy đủ, rõ ràng, chính xác các yếu tố, khớp đúng nội dung giữa các liên, có đủ chữ ký
và dấu (nếu có) của khách hàng và ngân hàng trên tất cả các liên. Chữ ký và dấu (nếu
có) của khách hàng trên chứng từ phải khớp đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng
nơi mở tài khoản.
- Đối với chứng từ điện tử: Ngân hàng phải kiểm soát nội dung chứng từ, thông
tin kỹ thuật (chữ ký điện tử, tính hợp lệ của bên khởi tạo dữ liệu, loại, khuôn dạng dữ
liệu, mã chứng từ,...) theo đúng quy định về chứng từ điện tử.
- Ngân hàng phải kiểm tra số dư trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh
toán của bên trả tiền.
Nếu ủy nhiệm chi không hợp pháp, hợp lệ hoặc không được đảm bảo khả năng
thanh toán thì ngân hàng báo cho bên trả tiền để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho
bên trả tiền.
c) Xử lý chứng từ và hạch toán
- Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền:
Sau khi kiểm soát, nếu ủy nhiệm chi hợp pháp, hợp lệ và được đảm bảo khả
năng thanh toán thì xử lý:
+ Nếu bên thụ hưởng và bên trả tiền có tài khoản thanh toán cùng ngân hàng thì
chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của khách hàng
(trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản thanh toán
của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Nếu bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên
trả tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm chi của
khách hàng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác), ngân hàng hạch toán vào tài khoản
thanh toán của bên trả tiền, báo Nợ cho bên trả tiền và lập lệnh chuyển tiền gửi cho
ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ thống thanh toán thích hợp.
- Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng:
Sau khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển
đến, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng tiến hành kiểm soát chứng từ và xử lý:
+ Nếu lệnh chuyển tiền hợp pháp, hợp lệ, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể
từ thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải hạch
toán vào tài khoản thanh toán của bên thụ hưởng và báo Có cho bên thụ hưởng.
+ Nếu lệnh chuyển tiền có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời
điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng gửi yêu cầu tra
soát hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Khi nhận
được trả lời tra soát, trong thời gian tối đa 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên
thụ hưởng thực hiện lệnh chuyển tiền hoặc hoàn trả lệnh chuyển tiền cho ngân hàng
phục vụ bên trả tiền.
+ Nếu tài khoản bên thụ hưởng đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ
thời điểm nhận được lệnh chuyển tiền, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoàn trả
lệnh chuyển tiền cho ngân hàng phục vụ bên trả tiền.
- Trường hợp bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng:
Khi nhận được lệnh chuyển tiền, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng
kiểm soát chứng từ, hạch toán vào tài khoản thích hợp và thông báo cho bên thụ
hưởng. Trường hợp bên thụ hưởng nhận tiền mặt xử lý như sau:
+ Nếu bên thụ hưởng là cá nhân, khi đến nhận tiền khách hàng phải xuất trình
giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng hoặc giấy tờ thay thế
hợp pháp khác (sau đây gọi chung là giấy tờ tùy thân). Trong trường hợp người nhận
là người được ủy quyền thì xuất trình thêm văn bản ủy quyền phù hợp với quy định
của pháp luật. Nếu bên thụ hưởng là tổ chức thì người đại diện cho tổ chức đến nhận
tiền ngoài việc xuất trình giấy tờ tùy thân, còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư
cách đại diện hợp pháp cho tổ chức đó.
+ Tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận lệnh chuyển tiền đến nếu bên thụ hưởng đã
được ngân hàng thông báo nhưng không đến nhận tiền hoặc ngân hàng không liên hệ
được với bên thụ hưởng, ngân hàng phải lập lệnh chuyển trả lại tiền cho ngân hàng
phục vụ bên trả tiền.
d) Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo
phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách
hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
3.2.2.2. Quy trình thanh toán ủy nhiệm thu
Ngân hàng xây dựng, ban hành quy trình nội bộ thực hiện thanh toán ủy nhiệm
thu, đảm bảo xử lý nhanh chóng, chính xác, an toàn và đầy đủ các bước sau:
a) Lập, giao nhận ủy nhiệm thu
Bên thụ hưởng lập ủy nhiệm thu kèm theo văn bản thỏa thuận giữa bên trả tiền
và bên thụ hưởng về việc ủy nhiệm thu và các chứng từ khác (nếu có) gửi ngân hàng
phục vụ mình hoặc ngân hàng phục vụ bên trả tiền. Ngân hàng hướng dẫn khách hàng
lập, phương thức giao nhận chứng từ đảm bảo phù hợp với quy định tại Thông tư này
và các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.
b) Kiểm soát ủy nhiệm thu
- Tại ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng: Khi nhận được ủy nhiệm thu và các
chứng từ kèm theo của khách hàng, ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ đảm bảo tính
hợp pháp, hợp lệ của ủy nhiệm thu theo đúng quy định về chế độ chứng từ kế toán
ngân hàng. Nếu ủy nhiệm thu không hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng báo cho khách
hàng để chỉnh sửa, bổ sung hoặc trả lại cho khách hàng.
- Tại ngân hàng phục vụ bên trả tiền: Khi nhận được hồ sơ thanh toán ủy nhiệm
thu, ngân hàng tiến hành kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ và kiểm tra số dư
trên tài khoản thanh toán và khả năng thanh toán của bên trả tiền.
Nếu ủy nhiệm thu có sai sót, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm
nhận ủy nhiệm thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền gửi yêu cầu tra soát hoặc trả lại ủy
nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng. Nếu tài khoản
bên trả tiền đã đóng, chậm nhất trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy nhiệm
thu, ngân hàng phục vụ bên trả tiền trả lại ủy nhiệm thu cho ngân hàng phục vụ bên
thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng.
c) Xử lý chứng từ và hạch toán
- Đối với trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ
bên thụ hưởng:
Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu, ngân hàng kiểm tra thỏa thuận thanh toán bằng
ủy nhiệm thu giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng và xử lý:
+ Trường hợp bên trả tiền đã ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động trích
nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu:
Nếu bên trả tiền đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày làm việc
kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải hạch toán vào tài khoản
thanh toán của bên trả tiền, bên thụ hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên
thụ hưởng.
Nếu bên trả tiền không đảm bảo khả năng thanh toán, chậm nhất trong 01 ngày
làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng phải báo cho bên trả
tiền, bên thụ hưởng biết và trả lại ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng (nếu bên thụ hưởng
yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi bên trả tiền đảm bảo khả năng
thanh toán và tiến hành xử lý như trên.

+ Trường hợp bên trả tiền chưa ủy quyền cho ngân hàng được quyền tự động
trích nợ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để thanh toán ủy nhiệm thu, ngân hàng
phải thông báo ủy nhiệm thu cho bên trả tiền.
Nếu bên trả tiền chấp thuận ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán, chậm nhất
trong 01 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận ủy quyền trích nợ của bên trả tiền, ngân
hàng tiến hành xử lý hạch toán vào tài khoản thanh toán của bên trả tiền, bên thụ
hưởng và báo Nợ cho bên trả tiền, báo Có cho bên thụ hưởng.
Nếu bên trả tiền không chấp thuận ủy quyền trích nợ, ngân hàng thông báo ngay
và gửi trả ủy nhiệm thu cho bên thụ hưởng.
+ Hình thức ủy quyền trích nợ tài khoản thanh toán do ngân hàng quy định phù
hợp với quy định của pháp luật về ủy quyền.
- Đối với trường hợp bên trả tiền không có tài khoản thanh toán tại ngân hàng
phục vụ bên thụ hưởng:
+ Sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên thụ
hưởng có hình thức theo dõi phù hợp chứng từ đã được xử lý và chậm nhất trong 01
ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được ủy nhiệm thu, ngân hàng gửi đi cho ngân
hàng phục vụ bên trả tiền.
+ Khi nhận được ủy nhiệm thu và các chứng từ kèm theo (nếu có) do ngân hàng
phục vụ bên thụ hưởng hoặc bên thụ hưởng gửi đến, sau khi kiểm soát ủy nhiệm thu
hợp pháp, hợp lệ, ngân hàng phục vụ bên trả tiền kiểm tra thỏa thuận ủy quyền trích
nợ tài khoản thanh toán và tiến hành xử lý, hạch toán vào tài khoản thanh toán bên trả
tiền như trường hợp bên trả tiền có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phục vụ bên thụ
hưởng; đồng thời lập lệnh chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng theo hệ
thống thanh toán thích hợp.
+ Khi nhận được lệnh chuyển tiền do ngân hàng phục vụ bên trả tiền chuyển
đến, chậm nhất trong 01 ngày làm việc, ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng căn cứ lệnh
chuyển tiền để hạch toán vào tài khoản thích hợp và báo Có cho bên thụ hưởng.
d) Ngân hàng thực hiện báo Nợ, báo Có đầy đủ, kịp thời cho khách hàng theo
phương thức, thời điểm báo Nợ, báo Có đã được thỏa thuận giữa ngân hàng và khách
hàng phù hợp với quy định của pháp luật.
3.3. Thanh toán séc
3.3.1. Khái niệm séc và vai trò của thanh toán séc
Séc hay còn gọi là chi phiếu là một văn kiện mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài
khoản (được lập trên mẫu in sẵn theo thể thức luật định), ra lệnh cho ngân hàng - tổ
chức quản lý tài khoản - trích từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người có tên
trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất
định, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Séc chuyển khoản là tờ séc do chủ tài khoản ký phát và trực tiếp giao cho người
thụ hưởng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình.
Như vậy, khi nhận Séc, người thụ hưởng không biết chắc chắn khả năng thanh
toán của người ký phát đối với tờ Séc đó. Do đó, Séc chuyển khoản thường dùng
trong trường hợp 2 bên tín nhiệm nhau trong thanh toán.
Cũng vì sự không chắc chắn này nên trong thanh toán Séc chuyển khoản, đơn vị
thanh toán phải tuân thủ nguyên tắc hạch toán: Ghi NỢ trước, ghi CÓ sau.
Người thụ hưởng Séc có thể nộp séc vào đơn vị thanh toán theo 1 trong 3 trường
hợp sau:
Người ký phát và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một tổ chức cung ứng
dịch vụ thanh toán thì người thụ hưởng trực tiếp xuất trình Séc tại địa điểm thanh toán
xin thụ hưởng số tiền trên séc.
Nếu người ký phát và người thụ hưởng không cùng mở tài khoản tại một tổ chức
cung ứng dịch vụ thanh toán, người thụ hưởng có thể trực tiếp nộp hoặc uỷ quyền cho
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phục vụ mình thay mặt mình xuất trình và thu hộ
số tiền trên tờ Séc với điều kiện đơn vị thanh toán và đơn vị thu hộ đã có sự thoả
thuận trước về việc tổ chức thanh toán séc cho khách hàng của hai bên.
Trường hợp tờ Séc được thanh toán qua Trung tâm thanh toán bù trừ Séc sẽ được
đơn vị thu hộ xuất trình tại Trung tâm thanh toán bù trừ Séc. Cuối phiên giao dịch, sau
khi đã tiếp nhận và thực hiện bù trừ séc từ các đơn vị thành viên, Trung tâm sẽ thanh
toán số phải thu (phải trả) về Séc cho các đơn vị thành viên.
3.3.2. Quy trình thanh toán séc
Quy trình thanh toán như sau:
- Người bán giao hàng hóa, dịch vụ cho người mua
- Người mua ký phát hành Séc chuyển khoản (SCK) và giao trực tiếp cho người
bán
- Người bán lập bảng kê nộp Séc (BKNS) cùng với các tờ Séc chuyển khoản gửi
đến ngân hàng đề nghị thanh toán (Một BKNS có thể gồm nhiều tờ séc cùng đến một
ngân hàng phát hành)
- Chuyển BKNS kèm các tờ Séc chuyển khoản sang đơn vị thanh toán
- Đơn vị thanh toán thực hiện kiểm soát, hạch toán và ghi nợ cho người phát
hành Séc
- Truyền Lệnh chuyển Có tới địa điểm đơn vị thu hộ
- Căn cứ vào Lệnh chuyển Có nhận được đơn bị thu hộ ghi Có cho người thụ
hưởng
- Khi tiếp nhận BKNS cùng các tờ SCK, kế toán phải kiểm soát tính chất hợp
pháp hợp lệ của tờ Séc, kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi của người phát hành.
- Nếu thấy tờ Séc không đảm bảo tính hợp pháp sẽ loại khỏi bảng kê nộp Séc, trả
lại cho người nộp Séc, yêu cầu lập BKNS khác phù hợp
- Nếu đủ điều kiện thì ghi ngày, tháng, năm thanh toán trên tờ Séc và ký nhận rồi
trả lại một liên BKNS cho người nộp Séc làm biên lai nhận Séc.
Trường hợp Séc bị phát hành quá số dư:
- Nếu người thụ hưởng yêu cầu thanh toán một phần số tiền ghi trên Séc thì đơn
vị thanh toán có nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của người thụ hưởng trong phạm vi
khoản tiền mà người ký phát hiện có và được sử dụng để thanh toán Séc.
- Khi thanh toán, đơn vị thanh toán phải ghi rõ số tiền đã thanh toán trên tờ Séc
và trả lại tờ Séc cho người thụ hưởng. Người thụ hưởng phải lập chứng từ biên nhận
về việc thanh toán đó và giao cho đơn vị thanh toán.
- Đến khi người ký phát đủ khả năng thanh toán số tiền còn lại trên tờ Séc, đơn
vị thanh toán thực hiện thanh toán nốt số tiền còn lại đồng thời tính phạt chậm trả trên
số tiền chưa thanh toán.

3.4. Thanh toán thẻ


Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực kể
từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
- Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt
động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán, có hiệu lực kể từ
ngày 28 tháng 11 năm 2016.
- Thông tư số 26/2017/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
19/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03
tháng 3 năm 2018.
3.4.1. Khái niệm phân loại thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một công cụ đã được mã hóa thông tin của chủ thẻ, cho phép
chủ tài khoản có thể thanh toán, giao dịch, rút tiền hoặc chuyển tiền bất kỳ lúc nào họ
muốn. Thẻ ngân hàng có ba loại: Thẻ trả trước, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng trong đó thẻ
ghi nợ có số lượng người dùng nhiều nhất, nhưng thẻ tín dụng mới là thẻ đem lại
nhiều ưu đãi nhất.
a) Thẻ tín dụng (credit card):
Thẻ tín dụng (credit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.
Có 2 loại thẻ tín dụng phổ biến mà bạn nên nắm rõ để hạn chế khó khăn khi
thanh toán:
- Thẻ nội địa: Được phát hành bởi các ngân hàng trong nước và chỉ có thể sử
dụng để thanh toán cho những giao dịch trong nước.
- Thẻ quốc tế: Thẻ tín dụng có liên kết với tổ chức VISA/MasterCard, có thể
dùng để thanh toán giao dịch trong nước lẫn quốc tế.
Theo cách phân loại dựa vào mục địch thẻ tín dụng:
- Thẻ tín dụng chính là loại thẻ yêu cầu bạn phải chứng minh thu nhập và mang
tên của chủ thẻ, cho phép người dùng vay tiền từ ngân hàng với hạn mức tín dụng cho
phép để thực hiện các thanh toán.
- Thẻ tín dụng phụ là thẻ do khách hàng đăng ký phát hành bổ sung cho người
khác và không cần chứng minh thu nhập. Mục đích chính là mở rộng số lượng người
được sử dụng hạn mức tín dụng, thay vì chỉ có khách hàng thì sẽ có thêm người thân
của khách hàng được dùng.Thẻ phụ được phát hành sau thẻ chính, và chịu chi phối
bởi thẻ chính.
Đặc điểm của thẻ tín dụng:
- Chủ thẻ tín dụng được miễn lãi tối đa 45 ngày tùy ngân hàng. Tức là từ ngày
mua hàng bằng thẻ tín dụng, bạn có tối đa 45 ngày không bị tính lãi suất nếu trả đủ số
tiền đã dùng từ thẻ.Vượt quá 45 ngày này mà chưa thanh toán, bạn chịu lãi suất từ
25%/ năm trở lên.
- Cần có thu nhập để mở thẻ.
- Không thể chuyển khoản thẻ tín dụng (rất ít ngân hàng cho phép chuyển khoản,
và chỉ chuyển khoản trong hệ thống).
- Chủ thẻ tín dụng thường xuyên được giảm giá, khuyến mãi.
b) Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ (debit card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi số tiền và hạn mức thấu chi (nếu có) trên tài khoản thanh toán của chủ thẻ mở
tại tổ chức phát hành thẻ.
Hiện nay, có hai loại thẻ ghi nợ được dùng phổ biến là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ
ghi nợ quốc tế.
- Thẻ ghi nợ nội địa: Là loại thẻ ghi nợ thực hiện được đầy đủ các tính năng như
rút tiền, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn tại ATM hay thanh toán tại cửa hàng;
nhưng chỉ có thể dùng trong một nước. Thẻ ghi nợ nội địa hiện nay có thể thuộc hệ
thống Banknet hoặc Smartlink.
- Thẻ ghi nợ quốc tế: Là loại thẻ ghi nợ có thể sử dụng để thanh toán và giao
dịch ATM trên toàn cầu. Thẻ này có thể mang thương hiệu Visa, MasterCard, JCB,
UnionPay hoặc Amex..Thẻ cũng có đầy đủ tính năng giống như thẻ ghi nợ nội địa,
ngoài ra bạn có thể mua hàng online nước ngoài bằng thẻ này nữa.
c) Thẻ trả trước
Thẻ trả trước (prepaid card) là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong
phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền đã trả trước cho tổ chức
phát hành thẻ.
Thẻ trả trước bao gồm: Thẻ trả trước định danh (có các thông tin định danh chủ
thẻ) và thẻ trả trước vô danh (không có các thông tin định danh chủ thẻ).
Thẻ trả trước là một loại thẻ ATM, được dùng để rút tiền, chuyển tiền hoặc thanh
toán hàng hóa bằng số tiền có trong thẻ.Có nghĩa là trong thẻ có bao nhiêu thì chi tiêu
được bấy nhiêu.Đây chính là điểm phân biệt với thẻ ghi nợ, nói cách khác thì thẻ trả
trước không cần mở tài khoản thanh toán giống như thẻ ghi nợ.
Các loại thẻ trả trước:
- Theo danh tính chủ thẻ: Gồm thẻ định danh và thẻ vô danh.
Thẻ định danh là thẻ có tên của người sử dụng.Số tiền nạp tối đa 5 triệu đồng/
lần, có thể nạp tiền nhiều lần.
Thẻ vô danh là thẻ không có tên người dùng trên thẻ, bạn có thể mua và tặng thẻ
cho người khác.Bạn chỉ có thể nạp một lần, thẻ sau đó không còn giá trị, giá trị nạp tối
đa cũng 5 triệu đồng.
- Theo phạm vi sử dụng:
Thẻ trả trước nội địa: Dùng được trong nước
Thẻ trả trước quốc tế (Visa hoặc MasterCard...): Dùng lần lượt trong nước và
trên toàn cầu, tại những điểm có thương hiệu Visa hoặc Mastercard
- Dựa theo tính chất vật lý;
Thẻ trả trước vật lý: Là thẻ hữu hình, bằng nhựa giống như các loại thẻ ATM
khác.
Thẻ trả trước ảo: Là thẻ vô hình, thông tin thật nhưng tồn tại online trên hệ
thống. Thẻ chỉ dùng để mua hàng online hoặc verifyed một số loại tài khoản, loại này
chủ yếu là thẻ Visa ảo.
Tính năng của thẻ trả trước: Vì không cần mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ trả
trước, nên tính năng của thẻ này bị hạn chế mặc dù tính năng tương đối đầy đủ giống
như các loại thẻ ATM khác. Dưới đây là một số tính năng cơ bản:
- Rút tiền mặt, chuyển khoản: Áp dụng cho thẻ định danh (thẻ đó có thể là thẻ trả
trước nội địa hoặc thẻ Visa trả trước). Tuy nhiên có thể bạn chỉ chuyển sang thẻ trả
trước khác trong cùng ngân hàng.
- Thanh toán: Áp dụng cho tất cả các loại thẻ khi thanh toán qua POS.
- Mua hàng online: Áp dụng cho thẻ Visa trả trước, thẻ Visa ảo.
3.4.2. Quy trình mở, thanh toán thẻ
Thẻ ngân hàng được phát hành sau khi các nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt
chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻ có thể sử dụng để mua sắm tại các điểm bán
hàng chấp nhận thẻ.
Cách thức hoạt động như sau:
- Chấp nhận thẻ: Hiện nay có rất nhiều các điểm mua sắm chấp nhận thanh toán
trên thẻ như: Siêu thị, khách sạn, cửa hàng ăn… Khách hàng chỉ cần quẹt thẻ thanh
toán mà không cần sử dụng tiền mặt như trước.
- Xác minh thẻ; Người ta sử dụng rất nhiều hệ thống điện tử xác minh trong
vòng vài giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn
đủ chi trả cho lần mua sắm đó. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ
(POS – Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (Acquiring Bank) của người
bán hàng. Đầu đọc dữ liệu của thẻ từ dải từ tính hoặc từ bản vi mạch trên thẻ. Các loại
thẻ mới sử dụng bản vi mạch thường được gọi là thẻ chip hoặc thẻ EMV.
Đối với các nhà bán hàng trực tuyến thường được sử dụng một cách thức khác
để xác minh tài khoản thẻ, trong đó chủ thẻ thường phải cung cấp rất nhiều thông tin
như, mã số CVV/CVC ở phía mặt sau của thẻ, địa chỉ của chủ thẻ hoặc mật khẩu định
trước.
- Thanh toán và nhận biên lai: Sau khi xác nhận xong, hệ thống sẽ tự động trừ
tiền trên thẻ tương ứng với số tiền đã mua sắm. Hàng tháng, chủ thẻ sẽ nhận được một
bảng kê trong đó thể hiện các giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số
tiền nợ.Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại và bác bỏ một số giao dịch
mà họ cho là không đúng.
Thủ tục phát hành thẻ:
1. Ngân hàng (còn gọi là tổ chức phát hành thẻ -TCPHT) phải ban hành quy định
nội bộ về phát hành thẻ áp dụng trong hệ thống của mình. Khi phát hành thẻ phi vật
lý, TCPHT phải xây dựng tài liệumô tả quy trình mở/ngừng sử dụng thẻ, quy trình
thực hiện giao dịch thẻ, quy trình quản lý rủi ro (bao gồm các bước: nhận diện, đo
lường, kiểm soát và xử lý rủi ro), phạm vi sử dụng thẻ và biện pháp kiểm soát việc sử
dụng thẻ đúng phạm vi đã thỏa thuận.
2. Trước khi phát hành loại thẻ mới hoặc thay đổi mẫu thẻ đã phát hành, TCPHT
gửi thông báo về mẫu thẻ phát hành cho Ngân hàng Nhà nước theo mẫu tại Phụ lục
ban hành kèm theo Thông tư quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Trường hợp phát
hành thẻ phi vật lý, TCPHT gửi tài liệu mô tả việc phát hành thẻ phi vật lý quy định
3. Khi phát hành thẻ ghi nợ, TCPHT phải yêu cầu chủ thẻ chính có tài khoản
thanh toán mở tại TCPHT.
4. Thỏa thuận về việc phát hành và sử dụng thẻ phải được lập thành hợp đồng
phát hành và sử dụng thẻ phù hợp quy định tại Thông tư này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan. Nội dung của hợp đồng thực hiện theo quy định
5. Trước khi ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ với khách hàng, TCPHT yêu
cầu chủ thẻ cung cấp đầy đủ các thông tin, giấy tờ cần thiết nhằm nhận biết khách
hàng theo quy định của pháp luật. Trường hợp phát hành thẻ cho người nước ngoài,
TCPHT yêu cầu khách hàng cung cấp các giấy tờ cần thiết để xác minh thời hạn cư trú
tại Việt Nam gồm: hộ chiếu, thị thực, giấy chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường
trú, hợp đồng lao động, quyết định trúng tuyển, hoặc các giấy tờ khác chứng minh thời
hạn cư trú tại Việt Nam.
6. TCPHT tại Việt Nam phải sử dụng BIN do Ngân hàng Nhà nước cấp; TCPHT
tại Việt Nam có thỏa thuận phát hành thẻ mang thương hiệu của TCTQT được sử
dụng BIN do TCTQT cấp.
Thông tin trên thẻ phải bao gồm các yếu tố sau:
a) Tên TCPHT (tên viết tắt hoặc logo thương mại của TCPHT) trên mặt trước
của thẻ;
b) Tên tổ chức chuyển mạch thẻ mà TCPHT là thành viên (tên viết tắt hoặc logo
thương mại của tổ chức chuyển mạch thẻ), trừ trường hợp thẻ không có tính năng giao
dịch thông qua dịch vụ chuyển mạch thẻ của tổ chức chuyển mạch thẻ;
c) Tên hoặc nhãn hiệu thương mại của thẻ (nếu có);
d) Số thẻ;
đ) Thời hạn hiệu lực (hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ;
e) Họ, tên đối với chủ thẻ là cá nhân; tên tổ chức đối với chủ thẻ là tổ chức và
họ, tên của cá nhân được tổ chức ủy quyền sử dụng thẻ. Quy định này không áp dụng
đối với thẻ trả trước vô danh.
Hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau:
a) Số hợp đồng;
b) Thời điểm (ngày, tháng, năm) lập hợp đồng;
c) Tên TCPHT, tên chủ thẻ; họ tên cá nhân được chủ thẻ ủy quyền sử dụng thẻ tổ
chức đối với thẻ của tổ chức;
d) Các nội dung về quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Quy định về phí (các loại phí, các thay đổi về phí);
e) Việc cung cấp thông tin của TCPHT cho chủ thẻ về số dư tài khoản, lịch sử
giao dịch thẻ và các thông tin cần thiết khác;
g) Các hạn mức và sự thay đổi hạn mức sử dụng thẻ, bao gồm cả hạn mức thấu
chi (đối với thẻ ghi nợ) và hạn mức tín dụng, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ,
mức trả nợ tối thiểu, phương thức trả nợ, lãi suất (đối với thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
được thấu chi). Thỏa thuận về việc cấp tín dụng cho chủ thẻ có thể được nêu trong
hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ hoặc tại văn bản thỏa thuận riêng;
h) Phạm vi sử dụng thẻ;
i) Các trường hợp từ chối thanh toán thẻ;
k) Các trường hợp tạm khóa, thu giữ thẻ hoặc hủy hiệu lực của thẻ trong quá
trình sử dụng;
l) Các trường hợp hoàn trả lại số tiền trên thẻ chưa sử dụng hết;
m) Việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong sử dụng thẻ và
trường hợp mất thẻ hoặc lộ thông tin thẻ;
n) Phương thức tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại; thời hạn xử lý đề nghị tra
soát, khiếu nại và việc xử lý kết quả tra soát, khiếu nại theo quy định;
o) Các trường hợp bất khả kháng.
Đối với thẻ trả trước vô danh, TCPHT phải có các quy định và điều khoản về
việc phát hành và sử dụng thẻ trả trước vô danh và phải công khai cho khách hàng
biết. TCPHT phải có thỏa thuận bằng văn bản với bên đề nghị phát hành thẻ trả trước
vô danh, trong đó nội dung tối thiểu bao gồm: thông tin của bên đề nghị phát hành thẻ,
số lượng thẻ phát hành, hạn mức thẻ, việc nạp thêm tiền vào thẻ, phạm vi sử dụng thẻ,
thời hạn hiệu lực (hoặc thời điểm bắt đầu có hiệu lực) của thẻ.
Hạn mức thẻ:
1. TCPHT thỏa thuận với chủ thẻ về hạn mức thanh toán, hạn mức chuyển
khoản, hạn mức rút tiền mặt và các hạn mức khác trong việc sử dụng thẻ đối với chủ
thẻ phù hợp với quy định của NHNN, quy định của pháp luật hiện hành về quản lý
ngoại hối và các quy định khác của pháp luật.
1a. Đối với hạn mức rút ngoại tệ tiền mặt tại nước ngoài, một thẻ được rút số
ngoại tệ tiền mặt tối đa tương đương 30 (ba mươi) triệu đồng Việt Nam trong một
ngày.
2. Đối với thẻ trả trước vô danh, TCPHT quy định cụ thể các hạn mức số dư và
hạn mức nạp thêm tiền vào thẻ, đảm bảo số dư trên một thẻ trả trước vô danh tại mọi
thời điểm không được quá 05 (năm) triệu đồng Việt Nam.
Cấp tín dụng qua thẻ:
1. Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Được thực hiện theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các văn bản thỏa
thuận khác về việc cấp tín dụng giữa TCPHT với chủ thẻ (nếu có);
b) TCPHT phải có quy định nội bộ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phù hợp với
quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó quy
định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ,
lãi suất áp dụng, quy trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng qua thẻ theo nguyên
tắc phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng;
c) TCPHT xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau:
(i) Chủ thẻ thuộc đối tượng quy định và không thuộc đối tượng không được cấp
tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung);
(ii) Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo
trả nợ đúng hạn;
d) TCPHT xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
đ) Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật
các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:
(i) Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp
cho chủ thẻ do TCPHT xác định theo quy định nội bộ của TCPHT về cấp tín dụng qua
thẻ tín dụng và tối đa là 01 (một) tỷ đồng Việt Nam;
(ii) Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín
dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 (năm trăm) triệu đồng Việt Nam.
2. Việc cho vay theo hạn mức thấu chi đối với thẻ ghi nợ của TCPHT phải tuân
thủ theo các quy định hiện hành của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước về cho
vay.
3. Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi đối với thẻ
ghi nợ của TCPHT phải tuân thủ quy định về hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín
dụng tại Điều 127, Điều 128 Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng
Nhà nước.
Nguyên tắc, phạm vi sử dụng thẻ:
1. Chủ thẻ phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết theo yêu cầu
của TCPHT khi ký hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và chịu trách nhiệm về tính
trung thực của các thông tin mà mình cung cấp.
2. Khi sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ được thấu chi, chủ thẻ phải sử dụng tiền
đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho TCPHT các khoản tiền vay và lãi
phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với TCPHT.
3. Phạm vi sử dụng thẻ:
a) Thẻ ghi nợ, thẻ trả trước định danh được sử dụng để thực hiện các giao dịch
thẻ theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT;
b) Thẻ tín dụng được sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ; nạp, rút tiền
mặt theo thỏa thuận giữa chủ thẻ với TCPHT;
c) Thẻ trả trước vô danh chỉ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ
và không được rút tiền mặt;
d) Thẻ phụ phát hành cho chủ thẻ phụ dưới 15 tuổi không được rút tiền mặt và
chỉ được sử dụng để thanh toán đúng mục đích đã xác định theo thỏa thuận bằng văn
bản giữa TCPHT và chủ thẻ chính.
đ) Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền mua các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp
theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm cả trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ
ở nước ngoài.
3.5. Các dịch vụkhác của ngân hàng thương mại
3.5.1. Dịch vụ ngân hàng điện tử
Ngân hàng điện tử (E-Banking) là một dịch vụ cho phép người dùng kiểm tra
thông tin hoặc thực hiện các giao dịch với tài khoản ngân hàng mà không cần tới quầy
giao dịch cũng như ATM, có thể thông qua Internet hoặc kết nối mạng viễn thông.
Hiện nay, các dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nhìn chung có các loại
sau:
Call centre: Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ
chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm để được cung cấp
thông tin chung và thông tin cá nhân. Call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin
hoặc trả lời thắc mắc cho khách hàng, có người trực 24/24.
Phone Banking: Đây là sản phẩm cung cấp thông tinngaan hàng qua điện thoại
hoàn tòn tự động, Do tự động nên các thông tin được ấn định trước, bao goomfthoong
tin về tỷ giá hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân của khách hàng như
số dư tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các thông báo mới
nhất,….Hệ thống cũng tự động gởi fax khi khách hàng yêu cầu cho các loại thông tin
nói trên.
Mobile Banking: Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di
động, song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet Banking ra đời khi
mạng lưới Internet phát triển đủ mạnh vào thập niên 90.
Home Banking: Với hình thức ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân
hàng qua mạng nội bộ do ngân hàng xây dựng riêng. Các giao dịch được tiến hành tại
nhà thông qua hệ thống máy tính kết nối với hệ thống máy tính của ngân hàng. Thông
qua dịch vụ Home Banking,khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền,
liệt kê giao dịch, tỷ giá,lãi suất, báo Nợ, báo Có,….
Internet Banking: Dịch vụ Internet Banking giúp khách hàng chuyển tiền trên
mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này.
Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của ngân hàng và thực hiện các giao
dịch tài chính, truy cập thông tin cần thiết.
3.5.2. Dịch vụ trả lương tự động
Là dịch vụ ngân hàng cung cấp cho Doanh nghiệp để thanh toán lương tự động
cho nhân viên theo định kỳ trả lương.Thanh toán lương theo hai hình thức:
Trả lương tại quầy: Doanh nghiệp gửi danh sách trả lương hàng tháng tới ngân
hàng để ngân hàng tiến hành trả lương
Trả lương qua Internet Banking: Doanh nghiệp được cấp User, Password và
được hướng dẫn để tự thực hiện trả lương qua Internet Banking
Thủ tục và điều kiện đăng ký:Doanh nghiệp lựa chọn hình thức trả lương;Doanh
nghiệp chuẩn bị:Bản photo Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu của các Nhân viên; Hồ sơ
mở tài khoản Doanh nghiệp.
3.5.3. Dịch vụ thu hộ, chi hộ
- Để thực hiện dịch vụ thu hộ, bên thụ hưởng phải cung cấp cho tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán các văn bản, tài liệu cần thiết liên quan làm điều kiện để tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện việc thu hộ tiền theo đúng nội dung văn
bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với bên thụ hưởng và phù
hợp quy định pháp luật có liên quan.
- Đối với dịch vụ chi hộ, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện theo
đúng yêu cầu của bên trả tiền trong văn bản thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ
thanh toán với bên trả tiền và phù hợp quy định pháp luật có liên quan.
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xây dựng, ban hành quy trình nội bộ để
thực hiện dịch vụ thu hộ và dịch vụ chi hộ cho khách hàng phù hợp với quy định của
pháp luật có liên quan.
Bài 4: NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI TỆ, KIỀU HỐI
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày đầy đủ đặc điểm các loại hình kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng.
- Tính toán đúng giá mua, bán, doanh thu, lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ.
- Liệt kê được các hình thức chuyển, nhận tiền nước ngoài tại ngân hàng và trình
bày đầy đủ đặc điểm của từng hình thức kiều hối.
2. Nội dung của bài:
4.1. Tổng quan về hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Pháp lệnh ngoại hối
- Quy định về giao dịch hối đoái của NHNN
- Quy định về trạng thái ngoại tệ
- Quy định về biên độ dao động tỷ giá của NHNN
4.1.1. Các loại giao dịch ngoại tệ tại ngân hàng
Hầu hết các ngân hàng thương mại đều có hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Tuy
nhiên, tùy theo chiến lược hoạt động, mức độ chú trọng đến hoạt động ngày của các
ngân hàng cũng khác nhau. Các giao dịch kinh doanh ngoại tệ tại các ngân hàng gồm
có:
- Giao dịch giao ngay ngoại tệ (currency spot transactions)
- Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ (currency forward transactions)
- Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (currency swaps transactions)
- Giao dịch giao sau ngoại tệ (currency future transactions)
- Giao dịch quyền chọn ngoại tệ (currency options transactions)
- Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage)
4.1.2. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ
Kinh doanh ngoại tệ nói chung là một hoạt động rủi ro, ngoại trừ hoạt động môi
giới và kinh doanh chênh lệch giá. Rủi ro trong kinh doanh ngoại tệ là rủi ro tỷ giá,
tức là rủi ro khi tỷ giá biến động. Khi ngân hàng mua nhiều 1 loại ngoại tệ nào đó
(trạng thái dương ngoại tệ), rủi ro ngân hàng lỗ khi tỷ giá ngoại tệ đó giảm và ngược
lại, khi ngân hàng bán ra nhiều một loại ngoại tệ nào đó (trạng thái âm ngoại tệ), thì
ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi tỷ giá ngoại tệ đó tăng trong tương lai.
Để tránh rủi ro tỷ giá, ngân hàng phải quyết định duy trì cân bằng trạng thái âm
dương của ngoại tệ để đầu cơ với kỳ vọng kiếm được lợi nhuận. Trong trường hợp
ngoại tệ ở trạng thái dương, ngân hàng có thể tham gia bán ngoại tệ ở trạng thái dương
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc thị trường ngoại hối quốc tế. Ở trạng thái
âm ngoại tệ, thì ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ đó trên thị trường ngoại tệ liên ngân
hàng hoặc thị trường ngoại hối quốc tế. Khi trạng thái của một loại ngoại tệ nào đó
cân bằng thì ngân hàng không còn rủi ro biến động tỷ giá của ngoại tệ đó.
4.2. Kinh doanh ngoại tệ với khách hàng nội địa
Kết quả kinh doanh ngoại tệ được tính dựa trên cơ sở: số lượng ngoại tệ mua bán
và tỷ giá mua bán ngoại tệ.
Tỷ giá giao ngay là tỷ giá do ngân hàng niêm yết hoặc do hai bên thỏa thuận thời
điểm giao dịch giao ngay.
Tỷ giá có kỳ hạn là tỷ giá do ngân hàng niêm yết hoặc do hai bên thỏa thuận thời
điểm giao dịch kỳ hạn.
Tỷ giá có kỳ hạn = Tỷ giá giao ngay +(-) Điểm kỳ hạn
Điểm kỳ hạn =
= [Tỷ giá giao ngay x {LS cơ bản VND – LS mục tiêu USD} x n]/360
Đối với tỷ giá giao dịch giữa VND với ngoại tệ khác, NHNN không quy định
biên độ mà cho phép ngân hàng quyết định căn cứ vào tình hình kinh doanh của mình.
Kết quả kinh doanh ngoại tệ = Doanh số bán ngoại tệ tính bằng VND – Doanh số
mua ngoại tệ tương ứng với ngoại tệ tính bằng VND
Doanh số mua ngoại tệ tương ứng với ngoại tệ bán ra = Số lượng ngoại tệ bán ra
x Tỷ lệ giá mua bình quân gia quyền bằng VND
Mục tiêu của hoạt động này nhằm đáp ứng nhu cầu mua bán của khách hàng và
tìm kiếm lợi nhuận cho ngân hàng.
Phòng kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng có theertoor chức thực hiện mua hoặc
bán ngoại tệ với khách hàng của ngân hàng. Việc thực hiện giao dịch mua bán ngoại
tệ có thể thực hiện thông qua điện thoại hoặc trực tiếp tại phòng kinh doanh ngoại tệ.
Trong giao dịch mua bán ngoại tệ với khách hàng trong nước, các ngân hàng chủ
yếu giao dịch với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, sau đó
là khách hàng cá nhân.
Các công ty xuất khẩu có nhu cầu bán ngoại tệ thu được từ xuất khẩu để lấy
VND chi tiêu hoặc lấy ngoại tệ khác tủy nhu cầu của mình, ngoài ra họ còn có nhu cầu
mua bán ngoại tệ theo hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn để phục vụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá.
Các công ty nhập khẩu có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập
khẩu đến hạn, mua ngoại tệ kỳ hạn hoặc quyền chọn mua để phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
4.2.2. Giao dịch giao ngay ngoại tệ
Giao dịch giao ngay ngoại tệ là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng
ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong
vòng hai ngày làm việc tiếp theo.
4.2.3. Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ
Giao dịch kỳ hạn ngoại tệ là giao dịch hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một
lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ thực hiện vào thời điểm
xác định trong tương lai.
4.2.4. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ
Giao dịch hoán đổi ngoại tệ là giao dịch hai bên đồng thời mua và bán cùng một
lượng ngoại tệ (chỉ liên quan đến hai đồng tiền được sử dụng trong giao dịch), trong
đó, kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được
xác định tại thời điểm ký kết hợp đồng.
4.2.5. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ
Giao dịch quyền chọn ngoại tệ là giao dịch giao dịch ngoại tệ trong đó bên mua
có quyền nhưng không có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết với bên bán,
trong khi đó bên bán có nghĩa vụ phải thực hiện giao dịch đã cam kết khi bên mua có
yêu cầu theo tỷ giá đã thỏa thuận trước.
4.3. Nghiệp vụ kiều hối
4.3.1. Khái niệm kiều hối
Kiều hối là tiền bạc được di chuyển từ những người đang làm việc hoặc trú ngụ
tại nước ngoài về cho người thân của họ tại quê hương.Chuyển tiền kiều hối là hình
thức những người sinh sống tại quốc gia khác, đến những địa điểm chấp nhận giao
dịch để làm thủ tục gửi tiền về Việt Nam cho người nhận tại nước nhà.
Kiều hối đang góp phần tạo thêm nguồn lực đáng kể cho nền kinh tế đất nước,
giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán, cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức
ép tăng tỷ giá…
Kiều hối là một nguồn ngoại tệ tương đối ổn định, ngay cả khi có cuộc khủng
hoảng kinh tế, so với những nguồn tài chính khác như đầu tư ngoại quốc trực tiếp và
tiền viện trợ. Kiều hối giúp cân bằng cán cân vãng lai, tăng cường ngoại tệ dự trữ, và
giúp cải thiện đời sống của người nhận.
Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người quan tâm và sử dụng dịch vụ liên
quan đến lĩnh vực này.Khi các chính sách, hiệp định về giao thương, kinh tế ngày
càng được thông suốt giữa các quốc gia, người Việt cũng dễ dàng hơn trong việc
chuyển kiều hối về Tổ quốc.Thị trường kiều hối ngày càng đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống thường nhật của mỗi người.
4.3.2. Các hình thức nhận và chuyển tiền kiều hối tại ngân hàng
Việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước thì người
Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài được chuyển tiền kiều hối về Việt Nam
dưới các hình thức sau:
Khách hàng có thể chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng như Western Union và
Money Gram.
Lưu ý: Khách hàng luôn luôn phải nhớ cung cấp ít nhất một thông tin để nhận
dạng người nhận tiền. Cụ thể như sau:
+ Nếu người nhận tiền có mở tài khoản thì chỉ cần điền số tài khoản là đủ.
+ Nhưng nếu người nhận tiền không có số tài khoản thì phải có số CMND hoặc
bất kỳ một giấy tờ tùy thân nào có dán ảnh.
+ Khách hàng nên giữ lại một liên tờ khai chuyển tiền hoặc phiếu biên nhận
chuyển tiền để làm bằng chứng với ngân hàng sau này nếu việc chuyển tiền có trục
trặc.
a) Cách nhận, chuyển tiền quốc tế thông qua MoneyGram
Moneygram là dịch vụ chuyển tiền quốc tế được sáng lập tại Mỹ. Dịch vụ của
Moneygram giúp kết nối gia đình, bạn bè, các mối quan hệ giao thương buôn bán trên
thế giới. Hiện nay, Moneygram đã có hệ thống đại lý tại 200 quốc gia và vùng lãnh
thổ.
Moneygram giúp khách hàng thực hiện giao dịch chuyển tiền quốc tế thuận lợi
với hình thức trực tuyến hoặc thông qua thiết bị di động hay chuyển trực tiếp tại một
kiot, cửa hàng ở địa phương.
Tại Việt Nam, dịch vụ của Moneygram chỉ có thể thực hiện ở các điểm đại lý
của dịch vụ.Khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền Moneygram, khách hàng có thể chuyển
và nhận tiền đi các quốc gia, lãnh thổ trên khắp thế giới.
Ngoài ra, khách hàng có thể chuyển tiền trực tiếp, chuyển tiền thông qua tài
khoản hoặc chuyển vào ví điện tử.Thời gian chuyển tiền Moneygram khá nhanh,
thông thường chỉ sau tối đa 30 phút, người nhận có thể nhận được tiền.
Giống như các cổng thanh toán quốc tế khác, Moneygram hỗ trợ khách hàng
chuyển tiền quốc tế Moneygram với các thao tác đơn giản.Cùng với đó, sự liên kết
giữa Moneygram với các ngân hàng lớn tại Việt Nam, tạo cơ hội cho khách hàng sử
dụng dịch vụ nhanh hơn.
* Cách chuyển tiền:
Hiện nay, Moneygram hỗ trợ chuyển tiền trực tiếp, chuyển tiền tới tài khoản
ngân hàng và chuyển tiền qua ví điện tử.
- Bước 1: Tìm một đại lý của Moneygram. Danh sách đại lý được đề cập ở phía
sau.

- Bước 2: Chuẩn bị chuyển tiền đến đại lý;Chứng minh nhân dân; Họ và tên của
người nhận khớp trên chứng minh thư; Địa điểm người nhận (đối với chuyển tiền trực
tiếp); Tên ngân hàng và số tài khoản (đối với chuyển tiền đến tài khoản ngân hàng);
Số điện thoại di động và mã quay số quốc tế của người nhận (đối với chuyển tiền đến
ví di động); Số tiền và phí.
- Bước 3: Sau khi hoàn thành mẫu đơn chuyển tiền, bạn đưa tiền cho ngân hàng
đại lý, bao gồm phí.
- Bước 4: Thông báo thông tin chuyển tiền cho người nhận. Đồng thời chia sẻ
thông tin số tham chiếu 8 chữ số cho người nhận.Số tiền được gửi sẽ tự động chuyển
trực tiếp đến tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử.
* Cách nhận tiền:
Theo đó, khi nhận tiền bằng dịch vụ này, khách hàng thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm đại lý của Moneygram.
Bước 2: Hoàn thành mẫu đơn (nếu ngân hàng yêu cầu): nếu được yêu cầu thì bạn
nhập số tham chiếu được cung cấp bởi người gửi.
Bước 3: Nhận số tiền người gửi.
- Thời gian mà bạn nhận tiền phụ thuộc vào quốc gia nhận và thời gian làm việc
của ngân hàng.
- Danh sách đại lý của Moneygram ở Việt Nam: DongA Bank; Eximbank;
HDBank; Sacombank; VIB; Saigonbank; Vietcombank,…
b) Cách nhận, chuyển tiền quốc tế thông qua Western Union
Western Union là dịch vụ dùng cho nhu cầu thanh toán chuyển khoản của những
người đi du nhập trên khắp đất nước.Trong môi trường kinh tế năng động như hiện
nay, dịch vụ Western Union là nơi để gửi gắm niềm tin của những ai muốn chuyển
khoản quốc tế.
Western hiện đã có mặt tại hơn 200 quốc gia trên thế giới và có thể chuyển đổi
theo đơn vị tiền tệ VND.
Lợi ích: Mạng lưới giao dịch rộng khắp trên thế giới; Thủ tục đơn giản, nhanh
chóng, không cần tài khoản ngân hàng; Thời gian giao dịch nhanh. Trung bình 5 phút
tiền sẽ đến tay người nhận; Bảo mật cao
Dịch vụ chuyển tiền qua Western Union ngày càng được ưa chuộng hiện nay khi
tỉ lệ mất tiền do giao dịch quốc tế ngày càng tăng. Do đó, để giải quyết nhu cầu an
toàn cho người tiêu dùng, Western Union trở thành một điểm tựa vững chắc cho
những người muốn chuyển khoản an toàn.
* Các hình thức gửi tiền:
- Gửi tiền trực tuyến online. (Hình thức ở Việt Nam chưa có)
- Qua ứng dụng Western Union Money Transfer trên Android và IOS. (Chưa áp
dụng ở Việt Nam)
- Qua điện thoại (Chưa áp dụng ở Việt Nam)
- Qua các đại lý của Western Union. Đây là hình thức duy nhất hiện nay ở Việt
Nam. Thường các đại lý là các ngân hàng hay các tiệm vàng có treo bảng Western
Union, thì đây chính là đại lý, bạn có thể giao dịch chuyển tiền hay nhận tiền từ
Western Union dễ dàng.
- Gửi tiền vào tài khoản ngân hàng của người nhận. Hình thức này thì người gửi
cần phải điền thông tin gồm họ tên người nhận, tên ngân hàng trong tiếng Anh, Số
BIC hay còn gọi là SWIFT code và số tài khoản ngân hàng của người nhận.
Những ngân hàng nhận tiền: Agribank; Vietcombank; Sacombank; Citibank;
Vietinbank
Đa dạng đơn vị tiền tệ, có thể chọn giữa VNĐ hay các nước khác.
* Hướng dẫn cách chuyển: Thủ tục khá đơn giản. Nhanh chóng.Người nhận tiền
có thể nhận được chỉ trong vòng từ 5 - 7 phút kể từ khi yêu cầu gửi tiền hoàn thành.Có
2 hình thức gửi tiền là online hoặc offline.
Khi gửi tiền Western Union online.Người gửi phải có một tài khoản ngân hàng
trước khi thực hiện các thao tác giao dịch quốc tế.
Chuyển offline:
Bước 1: Khách hàng tới các điểm giao dịch Western Union gần nhất
Bước 2: Điền đầy đủ thông tin vào phiếu gửi tiền. Trao cho đại lý Phiếu gửi tiền,
số tiền muốn gửi và giấy tờ tùy thân hợp lệ.
Bước 3: Khách hàng sẽ nhận được phiếu biên nhận cùng với mã số chuyển tiền
(MTCN) 10 chữ số.
Bước 4: Khách hàng liên hệ với người nhận và cung cấp các thông tin cần thiết
như họ tên đầy đủ của người gửi, số tiền gửi, mã số chuyển tiền MTCN, và nước gửi
tiền.
Bước 5: Người nhận tới bất kỳ điểm giao dịch Western Union gần nhất, điền đầy
đủ thông tin vào mẫu phiếu nhận tiền bao gồm tên người gửi, số tiền gửi, nước gửi
tiền, mã số chuyển tiền MTCN để nhận tiền.
Nhược điểm: Khách hàng phải thực hiện các thao tác chuyển khoản trong giờ
hành chính và phải đến trực tiếp ngân hàng để trao đổi với nhân viên. Đối với một số
công dân muốn gửi tiền về nhưng không biết tiếng bản địa có thể là một bất lợi đối
với họ.
Chuyển online:
Bước 1: Truy cập và trang chủ của Western Union
Bước 2: Nhấn vào mục send money hiển thị ở đầu trang
Bước 3: Điền vào các trường thông tin mà dịch vụ yêu cầu
Bước 4: Ấn “ Chuyển tiền” và hoàn tất quá trình gửi tiền.
* Cách nhận tiền Western Union:
Để nhận tiền từ dịch vụ Western Union, người nhận phải ra trực tiếp ngân hàng
mà người chuyển khoản đã điền trong giấy khai báo thông tin và phải thực hiện điều
này trong giờ hành chánh.
Khi đã hoàn tất các thủ tục thanh toán, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn SMS
hoặc kiểm tra email để biết tiền đã thanh toán hay chuyển vào tài khoản của mình.
* Thời gian và phí chuyển khoản:
Trong số các hình thức chuyển tiền quốc tế, Western Union là hình thức có thời
gian chuyển nhanh nhất.Gửi tiền Western Union mất bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như giờ làm việc ở từng quốc gia, chênh lệch múi giờ, quy định của từng ngân
hàng, đất nước.
Tuy nhiên, thời gian chờ tối đa là trong vòng 24h từ khi người chuyển tiền thực
hiện lệnh chuyển.Đối với nhiều trường hợp, chỉ cần vài phút là số tiền chuyển đã được
ghi có trong tài khoản của người nhận.
Bài 5: KỸ THUẬT CHO VAY TIÊU DÙNG
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày đầy đủ khái niệm, đặc điểm các trường hợp cho vay, quy trình cho
vay của các hình thức cho vay tiêu dùng.
- Nhận diện đúng đặc điểm, nhu cầu vay tiêu dùng nhóm khách hàng từ đó có
biện pháp tư vấn mở rộng cho vay tiêu dùng, tăng doanh số cho ngân hàng.
- Lập đầy đủ hồ sơ, hợp đồng tín dụng trong cho vay tiêu dùng tín chấp và có thế
chấp tài sản đảm bảo đối với hình thức cho vay tiêu dùng trả góp, thấu chi và thẻ tín
dụng.
2. Nội dung của bài:
5.1. Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng
5.1.1. Khái niệm, đặc điểm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng là hình thức tín dụng tài trợ cho chi tiêu của người tiêu dùng
(cá nhân và hộ gia đình) với các chi phí về vật chất và dịch vụ (nhà cửa; đồ dùng; xe
cộ; giáo dục ytế; du lịch).
Bản chất của tín dụng tiêu dùng là một khoản ứng trước – Nhưng có những đặc
điểm riêng có ngoài ứng trước như sau:
- Qui mô món vay nhỏ, số lượng vay nhiều đối với một Ngân hàng.
- Tư cách người vay khi xét duyệt rất khó xác định.
- Người tài trợ biến động vì phụ thuộc vào các yếu tố biến động: nghề nghiệp, kỹ
năng, sức khoẻ … của người vay.
- Độ rủi ro cao so với tín dụng sản xuất.
- Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng quyết định đến mức vay tiêu dùng.
5.1.2. Các phương thức cho vay tiêu dùng
* Căn cứ vào phương thức hoàn trả:
- Tín dụng tiêu dùng trả góp:Là phương thức trong đó người vay trả gốc và lãi
cho ngân hàng nhiềulần, theo những kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay;Áp dụng
cho các đối tượng vay có giá trị lớn trong điều kiện thu nhậptừng định kỳ của người
vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần nợvay.
- Tín dụng tiêu dùng phi trả góp:Là phương thức, trong đó người đi vay trả nợ
một lần khi đến hạn; Áp dụng cho các đối tượng vay có giá trị nhỏ.
- Tín dụng tiêu dùng tuần hoàn: Là phương thức trong đó khách hàng được sử
dụng thẻ tín dụng hoặcđược phép phát hành séc cá nhân vượt chi trên tài khoản của
mình; Áp dụng với các đối tượng vay tổng hợp, có tính thường xuyên.
+* Căn cứ vào cách thức thực hiện:
- Tín dụng tiêu dùng trực tiếp: Là phương thức Ngân hàng trực tiếp tiếp xúc, xét
cho vay và trực tiếp thunợ từ người vay.
- Tín dụng tiêu dùng gián tiếp: Là phương thức trong đó Ngân hàng tiến hành
mua các món nợ do cáccông ty bán lẻ đã bán chịu hàng hoá hay dịch vụ cho người
tiêu dùng.
* Căn cứ vào mục đích:
- Tín dụng tiêu dùng cư trú: Là các khoản tín dụng tiêu dùng tài trợ cho nhucầu
mua sắm, xây dựng, cải tạo nhà ở của khách hàng.
- Tín dụng tiêu dùng phi cư trú: Là các khoản tín dụng tiêu dùng tài trợ choviệc
trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dụng gia đình, chi phí họchành, giải trí …
Phương thức cho vay là hình thức vay vốn mà ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận với nhau, bao gồm: Cho vay trả góp, cho vay thông qua phát hành và sử dụng
thẻ tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi tài khoản.
Cho vay trả góp: được hiểu là khoản vay được cấp cho người tiêu dùng với điều
kiện trả nợ gốc và lãi thành nhiều kỳ, phù hợp với tính chất nguồn thu nhập của người
đi vay. Đối tượng cho vay trả góp gồm:
- Nhà ở, nền nhà, chi phí xây dựng/sửa chữa nhà ở
- Chi phí mua phương tiện đi lại
- Chi phí mua các vật dụng gia đình
- Các chi phí sinh hoạt khác
Khách hàng vay: Ngân hàng có các chính sách sản phẩm phù hợp với nhu cầu
tiêu dùng thực tế và khả năng thanh toán của khách hàng.
Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: được hiểu là phương thức
cho vay tiêu dùng mà trong đó chủ thẻ (khách hàng đi vay) được phép sử dụng một
hạn mức tín dụng trong một thời hạn nhất định (thường là 1 năm) bằng cách sử dụng
thẻ tín dụng do ngân hàng cấp, để tra trải cho các nhu cầu chi tiêu hàng ngày thông
thường.
Thẻ tín dụng là thẻ ngân hàng mà ngoài những công dụng như rút tiền mặt, thanh
toán hàng hóa – dịch vụ còn là công cụ để giải ngân khoản tín dụng theo hạn mức đã
được ký trước đó.
Đối tượng cho vay: Những nhu cầu chi tiêu thường xuyên mang tín tuần hoàn.
Xét từ góc độ tài chính thì sản phẩm này ngân hàng tài trợ cho các nhu cầu thiếu hụt
nguồn tài chính ngắn hạn do chi tiêu của các cá nhân, hộ gia đình mang tính thời vụ.
Thực chất nguồn tài chính của người đi vay trên nguyên tắc ohair bù đắp trên các
khoản chi của họ, nhưng xét bố cục thì cũng có những khoảng thời gian không trùng
khớp với nhau trong chu kỳ thu nhập (tháng, quý, năm) vì vậy xuất hiện nhu cầu vay
ngân hàng.
Khách hàng vay: Những cá nhân, doanh nhân, doanh nghiệp vay dùng để chi tiêu
mua hàng tiêu dùng,…)
Điều kiện vay: Ngoài những điều kiện theo quy định hiện hành, chủ thể phải hội
đủ các điều kiện sau:
- Có thu nhập thường xuyên ổn định và tối thiểu bằng quy định của ngân hàng;
- Có tài khoản thanh toán tại ngân hàng phát hành;
- Có lịch sử tín dụng tốt (không có nợ quá hạn);
- Có năng lực hành vi sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của ngân hàng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp
thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng
một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán.
Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.
Các khoản vay thấu chi trên tài khoản thanh toán là việc khách hàng chỉ được sử
dụng số tiền đó để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán theo quy
định tại Nghị định 101/2012/NĐ-CP, Thông tư số 46/2014/TT-NHNN. Đồng thời,
không cho phép khách hàng sử dụng hạn mức thấu chi dưới hình thức rút tiền mặt
thông qua thẻ ghi nợ.
Có hai hình thức thấu chi là: Vay thấu chi tín chấp (không thế chấp) và vay thấu
chi thế chấp.
Vay thấu chi thế chấp: Khách hàng cần tài sản đảm bảo. Ngân hàng sẽ cấp cho
khách hàng hạn mức cao hơn, lên đến hàng trăm triệu đồng.
Vay thấu chi tín chấp: Tức không cần tài sản đảm bảo. Các ngân hàng thường
cho khách hàng vay trên tài khoản lương. Tuy nhiên, hạn mức vay thường không cao,
chỉ khoản gấp 3 - 5 lần lương.
Khách hàng: Cá nhân được đơn vị trả lương qua tài khoản ngân hàng và doanh
nghiệp có tài khoản thanh tan tại ngân hàng. Trong phần này, chúng ta sẽ nói về đối
tượng khách hàng là cá nhân có tài khoản lương tại ngân hàng.
Đặc điểm vay thấu thi tài khoản thanh toán cá nhân:
- Được phép chi vượt mức trên số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán.
- Thấu chi tại tất cả các điểm giao dịch (quầy, ATM) và đơn vị chấp nhận thẻ
trên toàn quốc.
- Khả năng kiểm soát tức thời hoạt động, trả nợ vay bằng iBanking hoặc SMS
Banking.
- Hạn mức thấu chi và thời gian theo ngân hàng quy định.
- Trả lãi theo đúng số tiền và ngày thấu chi.
Điều kiện vay vốn:
- Cán bộ, công nhân, viên chức, người lao động làm việc theo chế độ biên chế
nhà nước hoặc hợp đồng lao động tại các tổ chức có nhu cầu vay vốn tiêu dùng phù
hợp với quy định vay vốn.
- Mọi cá nhân có tài khoản tiền gửi thanh toán và đáp ứng đủ điều kiện để thấu
chi theo quy định.
5.1.3. Quy trình cho vay tiêu dùng
a) Cho vay tiêu dùng trực tiếp:
3
Ngân hàng Công ty bán lẻ

1 5 2 4

Người vay

Sơ đồ: Cho vay tiêu dùng trực tiếp

1: Ký hợp đồng vay (Ngân hàng và khách hàng)


2: Người vay trả trước một phần tiền cho công ty bán lẻ
3: Ngân hàng trả tiền (phần còn thiếu) cho công ty bán lẻ
4: Công ty bán lẻ giao tài sản cho người vay
5: Người vay thanh toán tiền vay cho Ngân hàng
b) Cho vay tiêu dùng gián tiếp:
3

4
Ngân hàng Công ty bán lẻ
5
6 2 3

Người vay

Sơ đồ: Cho vay tiêu dùng gián tiếp

1: Hợp đồng mua bán nợ (ngân hàng và công ty bán lẻ)


2: Hợp đồng mua bán chịu hàng hoá (công ty bán lẻ và người vay)
3: Công ty bán lẻ giao tài sản cho người vay.
4: Công ty bán lẻ giao bộ chứng từ bán chịu cho Ngân hàng.
5: Ngân hàng thanh toán tiền cho công ty bán lẻ.
6: Người vay trả tiền trả góp cho Ngân hàng.
Chú ý: Khi người vay không trả nợ có 2 cách thoả ước:
- Hoặc là công ty bán lẻ cam kết trả toàn bộ cho Ngân hàng
- Hoặc là công ty bán lẻ cam kết trả một phần cho Ngân hàng
c) Quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân
Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng Phân tích tín dụng

Hồ sơ khách hàng: Thu thập và phân tích thông tin


- CMND/Hộ chiếu nhằm xác định uy tín, tư cách
- Sổ hộ khẩu/Giấy tờ chứng minh pháp lý, khả năng tài chính và khả
cư trú thường xuyên năng thanh toán của người đi vay
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết trong quá khứ, hiện tại và cả tương
hôn) lai.
Hồ sơ khoản vay
- Giấy đề nghị vay vốn Xét duyệt cho vay
- Phương án sử dụng vốn
- Tài liệu chứng minh mục đích Giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và
vay vốn báo cáo thẩm định để xem xét việc
- Tài liệu chứng minh thu nhập: cho vay hay không.
Hợp đồng lao động, xác nhận
lương,… Ký kết hợp đồng và giải ngân

Thẩm định điều kiện vay TDCN Ký kết hợp đồng với khách hàng;
phòng kế toán giải ngân khoản vay
- Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay tiêu dùng tới khách hàng
vốn
- Điều tra và thu thập thông tin về Thu nợ và đưa ra phán quyết tín
khách hàng vay vốn dụng mới
- Kiểm tra xác minh thông tin
- Phân tích và thẩm định khách
Sơ đồ: Quy trình cho vay tiêu dùng
hàng vay vốn
Bước 1: Tiếp nhận thông tin vay vốn của khách hàng
Ở bước này khách hàng sẽ được tiếp cận với nhân viên và cung cấp các thông tin
cần thiết về vấn đề vay vốn như:
Nhu cầu vay: Khách hàng sẽ cung cấp về số tiền mình muốn vay và thời hạn vay
Mục đích vay của khách hàng là gì? vay tiêu dùng, vay kinh doanh, hay mục
đích vay khác…
Tài sản đảm bảo: khách hàng có tài sản đảm bảo cho khoản vay hay không? Nếu
có thì tài sản là gì?
Thu nhập của khách hàng từ những nguồn nào? có ổn định hay không?…
Khách hàng cần cung cấp thông tin một cách chi tiết và trung thực nhất để rút
ngắn thời gian cho vay từ tổ chức tín dụng và hạn chế rủi ro về tiền vay về sau.
Bước 2: Nhân viên tổ chức tín dụng hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
Sau khi thu thập được thông tin thực tế từ khách hàng và dựa vào nhân viên sẽ
hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ vay chi tiết hơn. Mỗi khách hàng sẽ nhận được
một bộ hồ sơ vay vốn khác nhau.
Bước 3: Tổ chức tín dụng tiến hành thẩm định tài sản thế chấp và hồ sơ vay vốn
Thẩm định là quá trình các ngân hàng xem xét lại toàn bộ hồ sơ khách hàng cung
cấp. Dùng các biện pháp nghiệp vụ để đối chiếu, xác minh, đánh giá thông tin và điều
kiện thực tế với thông tin khách hàng cung cấp, từ đó xác định khách hàng có đáp ứng
đủ điều kiện vay vốn của tổ chức tín dụng hay không.
Để quá trình thẩm định của tổ chức tín dụng được thuận lợi thì khách hàng nên
dành thời gian gặp, nói chuyện và cung cấp thông tin bổ sung kịp thời khi được ngân
hàng yêu cầu.
Đối với những khoản vay lớn, một số tổ chức tín dụng sẽ có thêm một bộ phận
thẩm định khác độc lập tiến hành thẩm định hồ sơ một lần nữa để đảm bảo tính minh
bạch và khách quan.
Bước 4: Phê duyệt khoản vay
Sau khi nhận kết quả từ bộ phận thẩm định, các tổ chức tín dụng sẽ lập các đề
xuất tín dụng và xin phê duyệt cho vay khoản vay từ ban tín dụng. Trong thời gian
chờ phê duyệt, nếu hồ sơ vay vốn có vấn đề sẽ được yêu cầu thẩm định lại và sau đó
mới xét duyệt lần hai cho khách hàng.
Bước 5: Quyết định cho vay và các thủ tục giải ngân
Cuối cùng khách hàng cũng nhận được thông tin hồ sơ vay đã được phê duyệt và
thời gian giải ngân.
Lưu ý: Khách hàng nên đọc kỹ các thông báo cho vay để nắm rõ điều kiện cho
vay, thời hạn vay, lãi suất, biên độ… và đọc kỹ hợp đồng vay trước khi ký.
5.2. Khai thác thị trường cho vay tiêu dùng
5.2.1. Đặc điểm khách hàng và thị trường vay tiêu dùng
Việt Nam sở hữu dân số trẻ với nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng. Theo WB,
có 3 triệu người Việt Nam đã tham gia tầng lớp trung lưu toàn cầu trong giai đoạn
2014 – 2016, với hơn 900.000 người di chuyển từ nông thôn ra thành thị sinh sống
mỗi năm. Đây đều là những động lực kích thích chi tiêu cá nhân tại Việt Nam.
Việt Nam hiện là quốc gia có tỷ lệ chi tiêu tiêu dùng trong GDP cao thứ hai
trong khối ASEAN.Người Việt Nam chi tiền chủ yếu cho các hàng hóa tiêu dùng như
ôtô, đồ gia dụng, điện thoại thông minh, cũng như các hoạt động giải trí như du lịch.
Thị trường cho vay tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân và hộ gia đình có nhu
cầu tiền tệ để mua sắm hàng hóa hay dịch vụ để tiêu dùng cho bản thân và gia
đình.Các cá nhân có nhu cầu có thể vay dưới dạng vay tín chấp hoặc vay thế chấp khi
gặp khó khăn về kinh tế. Không những thế, vay tiêu dùng cá nhân đã đem lại rất nhiều
những tiện ích nhất định cho đại đa số khách hàng có nhu cầu vay vốn với mục đích
như:Vay tiền để đi du lịch hoặc đi học; Vay tiền để mua xe trả góp; Vay tiền để mua
nội thất cho gia đình; Vay tiền để mua nhà hoặc sửa chữa nhà cửa; Vay tiền để chữa
bệnh,…
* Phân loại đối tượng hoạt động cho vay tiêu dùng;
- Phân theo thu nhập:
+ Những người thu nhập thấp: Nhu cầu tín dụng của nhóm người này thường
hạn chế do nguồn thu nhập không đủ để thoả mãn nhu cầu đa dạng của họ. Tuy nhiên
họ cũng có nhu cầu chi tiêu không khác mấy so với nhóm có thu nhập cao hơn. Do đó
nếu có phương pháp phù hợp thì cũng có thể hình thành các khoản vay hợp lý tới
nhóm đối tượng này.
+ Những cá nhân có thu nhập trung bình: Nhu cầu tín dụng có xu hướng tăng
trưởng ngày càng mạnh bởi khoản tích luỹ của nhóm này tuy ít song thu nhập trong
tương lai của họ ổn định có thể chi trả cho những nhu cầu hiện tại.
+ Những cá nhân có thu nhập cao: Những người này thường cần tới những
khoản vay với tư cách là các khoản phụ trợ linh hoạt, trợ giúp thêm các khoản thanh
toán đặc biệt khi tiền của họ đã đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn. Mặc dù việc vay
mượn nhằm mục đích tiêu dùng của họ chỉ thể hiện một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài
sản mà họ sở hữu nhưng lại là một món tiền lớn so với các nhóm khách hàng khác nên
các ngân hàng rất quan tâm tới nhóm khách hàng này.
- Phân theo tình trạng công tác hay lao động:
Nhu cầu tiêu dùng của các cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều tính chất công việc,
nghề nghiệp. Xét theo khía cạnh này chúng ta có những nhóm khách hàng:
+ Cán bộ công nhân viên chức.
+ Những người làm công việc kinh doanh riêng.
+ Những người hành nghề chuyên nghiệp ( Bác sĩ, ca sĩ, tư vấn…..).
+ Những người lao động tự do.
Trên thực tế, những khách hàng thuộc ba nhóm khách hàng đầu tiên có thu nhập
cao và ổn định hơn so với nhóm khách hàng cuối nên nhu cầu vay tiêu dùng cũng chủ
yếu phát sinh từ 3 nhóm trên.
Thông thường trong hoạt động ngân hàng, để cung cấp tốt các sản phẩm,dịch vụ,
ngân hàng thường phân khúc thị trường theo đối tượng chủ thể gồm doanh nghiệp và
phi doanh nghiệp. Các chủ thể phi doanh nghiệp bao gồm hộ gia đình và các cá nhân.
Cá nhân là các công dân từ 18 tuổi có năng lực chịu trách nhiệm pháp luật dân
sự, có đầy dủ năng lực chịu trách nhiệm hành vi dân sự, có hiểu biết trong giao dịch
với ngân hàng. Cá nhân có thể vừa là người tự đứng ra tổ chức, điều hành sản xuất
kinh doanh, vừa có thể là thành viên của hộ sản xuất.
Hộ gia đình là một trong các chủ thể trong quan hệ nhân sự,là những hộ gia đình
mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng
đất, trong hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất
kinh doanh khác theo quy định của pháp luật… Tài sản chung của hộ gia đình là tài
sản do các thành viên cùng tạo lập hoặc được cho chung và các tài sản khác mà các
thành viên thỏa thuận là tài sản chung, quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ cũng là tài
snar chung. Về cơ sở kinh tế, hộ gia đình phải đảm bảo có 3 tiêu thức:
- Quan hệ hôn nhân, quyết thống, thân tộc
- Cư trú chung
- Có chung cơ sở kinh tế
Các nhu cầu cơ bản của chủ thể phi doanh nghiệp bao gồm:
- An toàn tài sản: Các chủ thể này có nhu cầu an toàn về tài sản về mặt vật chất
và nhu cầu bảo vệ tài sản trước sự mất giá của đồng tiền.
- Thuận tiện trong thanh toán: Xã hội càng phát triển kéo theo sự phát triển của
hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, việc đi du lịch nước ngoài hay cho con đi
học cũng không phải là một điều xa lạ. Tất cả các hoạt động trên đều đòi hỏi sự thuận
tiện trong thanh toán. Đáp ứng nhu cầu này còn góp phần củng cố niềm tin của khách
hàng vào sự an toàn của ngân hàng.
- Chi tiêu và tiêu dùng: Nhu cầu trả chậm hàng hóa, dịch vụ với một mức chi phí
hợp lý ngày càng quan trọng như một phương tiện để có được hàng hóa, dịch vụ.
- Tìm kiếm nguồn tài chính cho việc tiến hành hay mở rộng sản xuất, kinh doanh
và đầu tư.
Để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trên, cũng như thỏa mãn nhu cầu chi tiêu cho
hoạt động sản xuất kinh doanh (mở rộng sản xuất) và nâng cao chất lượng sinh hoạt
bình thường, nguồn tài chính của các cá nhân và hộ gia đình thường bù đắp từ sự tích
lũy trong một thời gia dài từ sự cố gắng làm việc hoặc từ hoạt động kinh tế. Tuy
nhiên, chu kỳ lưu chuyển tiền tệ của họ thường không trùng khớp cả về thời gia và
khối lượng dẫn tới nguồn tài chính thiếu hụt tạm thời, nên họ thường vay mượn, đầu
tiên là từ người thân quen. Tuy nhiên nguồn vay mượn này bị giới hạn bởi nhiều lý
do, nên việc tiếp cận sản phẩm tín dụng ngân hàng là hướng đi thường được các cá
nhân và hộ gia đình nhắm đến.
5.2.2. Phương pháp tiếp cận, tư vấn khách hàng
Để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả, nhân viên ngân hàng có thể sử dụng
các phương pháp sau:
1. Lập một kế hoạch
Hãy cân nhắc những ai sẽ mua sản phẩm của bạn? Nếu sản phẩm của bạn để bán
cho dân văn phòng, hãy nghĩ xem các phòng ban nào nhiều khả năng sẽ mua sản phẩm
của bạn nhất, và những ai trong số đó có thể sẵn sàng quyết định mua sản phẩm (hãy
sử dụng cách tiếp cận khách hàng doanh nghiệp trong trường hợp bạn không biết ai
phụ trách).
Sau đó, hãy tìm hiểu xem những người đó tìm đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn
như thế nào, bằng cách nào,… Tìm hiểu xem khách hàng mục tiêu của bạn muốn được
tư vấn gì, muốn nghe gì, họ sẽ tìm đến đâu khi muốn mua một sản phẩm, dịch vụ…Và
đừng quên ghi lại tất cả những thông tin hữu ích đó.
2. Báo chí
Báo chí là một kênh khá hiệu quả để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nhưng đừng
chỉ dừng lại ở việc cập nhật tin tức. Hãy biết cách tìm kiếm những chủ doanh nghiệp
mới, những người dành giải thưởng và được tôn vinh,… Gửi cho họ những bức thư cá
nhân, nội dung chúc mừng thành công, nói cho họ biết bạn rằng bài viết về họ mà bạn
đọc được thực sự rất hữu ích. Tiếp đó, đừng quên kèm theo thông tin công ty của bạn
kèm theo slogan và thông tin sản phẩm của bạn ở chữ ký… (Ví dụ: Cách tiếp cận
khách hàng bảo hiểm nhân thọ lẽ là: Mr. Đức, Công ty bảo hiểm ABC, “Vì một tương
lai an toàn và phát triển”…) Những kênh được tin dùng nhất hiện nay và đa dạng với
mọi lứa tuổi vẫn luôn là: Dân trí, Kenh14, cafef.vn, cafebiz.vn,..
3. Hội chợ, triển lãm
Hội chợ, triển lãm, sự kiện, hay workshop luôn là kênh và cách tiếp cận khách
hàng trong kinh doanh tiềm năng đầy hứa hẹn. Bạn biết được rằng chủ đề của những
event này trùng hợp với nhóm khách hàng mục tiêu và bạn bắt tay vào hành động.
Hãy liên hệ với ban tổ chức sự kiện, đó là cơ hội để bạn quảng bá sản phẩm của mình
đến với khách hàng.
4. Tham dự các buổi hội thảo mà khách hàng tiềm năng của bạn cũng có thể
tham gia
Tìm kiếm trên báo chí, các kênh thông tin để biết được các sự kiện mà bạn nghĩ
có thể khách hàng tiềm năng của bạn cũng đến đó, hãy hòa mình và tạo dấu ấn của
mình tại buổi hội thảo. Làm nổi bật bản thân trước đám đông luôn là một cách tích
cực để quen biết thêm nhiều người mới. Và biết đâu, đây lại là cách tiếp cận khách
hàng cá nhân hiệu quả khiến chính khách hàng tiềm năng là người liên hệ với bạn
trước.
5. Đừng để “thông tin chết”
Một bước tiếp theo của cách 4, khi bạn và những người trong sự kiện đã có liên
hệ với nhau. Bạn nên khôn khéo để nhận ra xem đây có phải là thời điểm thích hợp để
giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình cho họ. Nếu họ nói họ chưa cần sản phẩm, dịch
vụ của bạn bây giờ thì đừng vội cúp máy, hãy giữ liên lạc một cách tự nhiên nhất
trong tương lai có thể họ sẽ là người sử dụng sản phẩm của bạn.
6. “Thả con săn sắt – bắt con cá rô”
Trăm nghe không bằng một thấy, hãy cho khách hàng biết sản phẩm, dịch vụ của
bạn tốt đến như thế nào. Nếu có thể, khách hàng mà bạn đang tiếp xúc sẽ giới thiệu
đến những người bạn khác. Nếu bạn làm dịch vụ, tư vấn… hãy cung cấp thật nhiều
thông tin hữu ích, đó là cách tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. Đôi khi, sự hết lòng
giúp đỡ và tư vấn miễn phí của bạn là sự khởi đầu cho những câu chuyện làm ăn tiếp
theo.
7. Tận dụng các mối quan hệ cá nhân
Nếu là một người mới bước chân vào nghề, điều thuận tiện nhất mà bạn nên thử,
đó chính là các mối quan hệ cá nhân. Bạn có thật nhiều bạn bè hay những người thân
xung quanh, đừng ngại ngần trao đổi với họ về việc giới thiệu sản phẩm của công ty
bạn đến những mối quan hệ khác của họ. Và đương nhiên, một chút hoa hồng sẽ làm
mọi chuyện tốt đẹp hơn.
8. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Hãy luôn để ý xung quanh rằng bạn không phải là người duy nhất đi tìm khách
hàng mục tiêu. Để ý đến đối thủ cạnh tranh của bạn. Họ quảng cáo ở đâu? Họ quan hệ
ở đâu? Họ sử dụng cách thức nào? Tìm hiểu xem, điều gì làm nên thành công của đối
thủ có thể áp dụng được vào mô hình kinh doanh của bạn. Cùng nhìn nhận và tận
dụng các cách tiếp cận khách hàng tiềm năng mà bạn tìm thấy ở đối thủ nhé. Cách này
được đánh giá là tiết kiệm thời gian và có thể đoán ngay được kết quả.
9. Nhiều quảng cáo nhỏ hơn là chỉ một quảng cáo thật lớn
Có thể việc chi tiền vào một quảng cáo lớn ngoài trời tại cao ốc sẽ không hiệu
quả bằng việc bạn dán poster tại những địa điểm cụ thể như bến xe bus, cửa các cơ
ban, thang máy, tờ rơi,… Hãy mở rộng địa điểm và chia nhỏ ngân sách nếu trước giờ
bạn đang chi tiền vào một thứ gì đó khác quá lớn mà không hiệu quả.
10. Quảng cáo online – hãy kiểm tra pay-per-click thường xuyên
Để tiết kiệm chi phí, hãy set up nội dung quảng cáo của bạn phù hợp với: vị trí
địa lý bạn mong muốn – bạn sẽ không muốn quảng cáo ra toàn cầu trong khi sản phẩm
chỉ mới phục vụ trong nước, thời gian quảng cáo – đừng mất tiền vào những giờ mà
chẳng có ai lướt web…và luôn đánh giá những thay đổi khi set up quảng cáo online.
11. Đánh dấu vị trí của bạn mọi nơi
Không chỉ là Google Maps, hãy để lại ”dấu vết” của bạn ở khắp nơi bằng các
ứng dụng về địa điểm. Bạn có thể tận dụng những app miễn phí như Foody, Lozi,
Tripadvisor, Booking.com., Traveloka,…
12. Khi khách hàng tiềm năng không mua sản phẩm?
Hãy hỏi ý kiến của họ, có phải họ đang sử dụng sản phẩm nào khác phục vụ
được nhu cầu của mình? Có phải họ quyết định họ không cần dùng sản phẩm của bạn?
Hay họ chưa quyết định mua vào thời điểm đó? Có phải khách hàng của bạn gặp khó
khăn khi đặt hàng trên website của bạn? Hãy sử dụng tất cả những kiến thức của bạn
để tạo ra những thay đổi cần thiết và bộ máy kinh doanh của bạn sẽ từng bước lớn
mạnh.
13. Sử dụng các gói quảng cáo trực tuyến
Ngày nay có rất nhiều phương pháp để tiếp cận người dùng, tuy nhiên nhược
điểm của chúng là khó đo lường hiệu quả và không dự đoán được cụ thể lượng người
dùng mình muốn tiếp cận. Nếu bạn đã quá nhàm chán với phương thức truyền thống,
hãy tận dụng ngay các gói quảng cáo trực tuyến. Học cách ứng dụng công nghệ vào
thương mại là cách tiếp cận khách hàng tiềm năng hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong
tương lai.
5.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay tiêu dùng
a) Nhân tố ngoài ngân hàng
Một số nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng như môi
trường kinh tế xã hội, các chính sách kinh tế của nhà nước, sự cạnh tranh giữa các
ngân hàng, môi trường pháp lịch sử, yếu tố văn hóa.
Trước hết cần phải kể tới đặc điểm thị trường nơi Ngân hàng hoạt động. Nơi đó
là thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ học vấn
cao thì nhu cầu vay tiêu dùng sẽ tăng cao hơn so với vùng nông thôn, hẻo lánh nơi mà
những người nông dân chỉ quanh năm ngày tháng biết tới ruộng vườn, thậm chí còn
không biết tới hoạt động của ngân hàng.
Kể đến là các thói quen, phong tục tập quán, tâm lý có ảnh hưởng tới nhu cầu
vay tiêu dùng. Người dân Việt Nam thường có thói quen tiết kiệm rồi khi tích lũy đủ
tiền mới mua sắm, tiêu dùng, họ không nghĩ tới việc đi vay, nợ nần để mua sắm cộng
với tâm lý ngại tiếp xúc với ngân hàng, sợ các thủ tục hành chính rườm ra. Chính vì
thế nhu cầu vay của người dân còn thấp.
Môi trường kinh tế chính trị có ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng. Nếu nền kinh tế
phát triển tốt, thu nhập bình quân đầu người cao và môi trường chính trị ổn định thì
hoạt động cho vay tiêu dùng cũng sẽ diễn ra thông suốt, phát triển vững chắc và hạn
chế những rắc rối có thể xảy ra. Nếu môi trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các
ngân hàng để giành giật khách hàng thì cho vay tiêu dùng của các ngân hàng cũng sẽ
gặp khó khăn.
Các quy định pháp lý của ngân hàng Nhà nước và chính phủ có thể khuyến khích
và cũng có thể hạn chế cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Đó là các
quy định như quy định của Ngân hàng nhà nước khống chế các ngân hàng thương mại
trong việc huy động theo tỷ lệ vốn tự có, quy định tỷ lệ cho vay tối đa đối với một
khách hàng trên vốn tự có…
b) Các nhân tố thuộc về ngân hàng
Quy mô và uy tín của ngân hàng có ảnh hưởng tới lượng cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng có lượng vốn tự có cao hay thấp, có nhiều mạng lưới chi nhánh để thuận
tiện giao dịch với khách hàng hay không. Uy tín của ngân hàng cao hay thấp cũng sẽ
ảnh hưởng tới lượng khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.
Yếu tố góp phần nhỏ tới thành công của cho vay tiều dùng là các chính sách, quy
định của ngân hàng. Đó là chính sách chăm sóc khách hàng trước và sau khi cho vay
có chu đáo hay không, đó là các quy định về lãi suất và phí tín dụng cao hay thấp, có
linh hoạt và phù hợp với thu nhập hiện có của người dân hay không, các quy định về
thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ, tài sản đảm bảo, phương thức giải ngân và thanh toán.
Thủ tục xin vay vốn có phức tạp hay đơn giản, thời gian thẩm định hồ sơ vay vốn kéo
dài bao lâu, nếu thời gian thẩm định quá dài thì khách hàng sẽ không muốn chờ đợi và
tìm tới các ngân hàng khác.
Trình độ, thái độ cán bộ tín dụng của ngân hàng cũng mang tính quyết định
thành công của cho vay tiêu dùng. Cán bộ tín dụng cần có trình độ chuyên môn tốt thì
mới thẩm định chính xác khách hàng và dự án vốn, từ đó đưa ra các quyết định đúng
đắn. Cán bộ tín dụng cũng cần có đạo đức nghề nghiệp, tận tâm với công việc, nhiệt
tình giúp đỡ, chi bảo khách hàng các thủ tục cần thiết.
Muốn hoạt động cho vay tiêu dùng được nhiều khách hàng biết tới thì ngân hàng
cần có chính sách marketing phù hợp. Ngân hàng cần tăng cường các hoạt động thông
tin quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của các hoạt động thông tin
quảng cáo trên báo đài, tờ rơi, quảng bá hình ảnh của Ngân hàng nói chung cũng như
lợi ích, chính sách về cho vay tiêu dùng nói riêng.
Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý có tác động tới hoạt động cho vay
tiêu dùng. Nếu ngân hàng có công nghệ hiện đại sẽ dấn tới việc giải quyết các thủ tục
được nhanh chóng, chính xác, giảm bớt các thủ tục rườm rà cho khách hàng và việc
quản lý hồ sơ khách hàng cũng được thuận tiện hơn. Bên cạnh vấn đề về công nghệ,
ngân hàng cần có các quy định, nội quy làm việc thưởng phạt nghiêm minh, quản lý
tốt để tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên ngân hàng, tác động đến phong
cách làm việc của nhân viên.
Tất cả các nhân tố vi mô nói trên đều là những nhân tố thuộc về nội tại ngân
hàng có tác động tới cho vay tiêu dùng. Ngoài những nhân tố đó còn phải kể tới nhân
tố khách quan bên ngoài ngân hàng cũng ảnh hưởng tới cho vay tiêu dùng, đó là đạo
đức khách hàng cũng như rủi ra của hoạt động cho vay tiêu dùng. Nếu như khách
hàng là người có đạo đức tốt, ý thức trả nợ tốt, rủi ra cho vay tiêu dùng thấp thì sẽ kích
thích ngân hàng tiến hành mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, các quy định cho vay
cũng sẽ không quá khắt khe. Ngược lại nếu khách hàng không trả nợ đều, nợ quá hạn
quá nhiều thì tất yếu sẽ kìm hãm hoạt động cho vay tiêu dùng.
Một ngân hàng muốn phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng thì cần tính tới tất
cả các nhân tố vĩ mô và vi mô kể trên.
5.3. Thiết lập hồ sơ vay vốn tiêu dùng
5.3.1. Chuẩn bị thủ tục vay vốn tiêu dùng
Hồ sơ vay tiêu dùng bao gồm hồ sơ khách hàng và hồ sơ khoản vay. Hồ sơ
khách hàng cần chuẩn bị thường bao gồm hồ sơ cá nhân, hồ sơ chứng minh nơi ở và
hồ sơ chứng minh thu nhập. Còn hồ sơ khoản vay được quy định khác nhau tùy từng
ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phổ biến nhất là đơn đề nghị vay vốn. Trên đơn đề
nghị vay vốn sẽ có đủ thông tin về khách hàng, sản phẩm vay, hạn mức và lãi suất
vay, kỳ hạn thanh toán cùng một số thông tin về nghề nghiệp, thu nhập và số điện
thoại tham chiếu của khách hàng.
5.3.2. Thiết lập hồ sơ vay vốn tiêu dùng
Về cơ bản sẽ bao gồm các hồ sơ sau:
♦ Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu ngân hàng)
♦ Hồ sơ pháp lý
Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của khách hàng vay
Sổ hộ khẩu hoặc KT3 của người vay/ đồng sở hữu/ bảo lãnh (nếu có)
Đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
♦ Hồ sơ tài chính
Nguồn thu nhập từ lương: Hợp đồng lao động còn hạn, bảng lương, sao kê
lương…
Nguồn thu nhập từ kinh doanh: Đăng ký kinh doanh, sổ sách bán hàng, hóa
đơn…
Nguồn thu nhập từ cho thuê tài sản: Chứng từ chứng minh quyền sở hữu tài sản
thuê hoặc thu nhập từ tài sản thuê.
♦ Hồ sơ mục đích sử dụng vốn vay
Mục đích vay vốn mua xe, mua nhà: Cần chuẩn bị hợp đồng mua bán, giấy
thông báo nộp tiền, giấy đặt cọc…
Mục đích xây sửa nhà: Bản dự toán xây sửa, sổ đỏ nhà đang xây sửa…
Mục đích tiêu dùng: Với khách hàng vay vốn tiêu dùng thì sẽ không bị yêu cầu
cung cấp hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng vốn vì ngân hàng hỗ trợ điều này. Thay
vào đó, khách hàng được yêu cầu ký cam kết sử dụng vốn vay tiêu dùng hợp lý.
♦ Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu có):
Khách hàng cần chứng minh quyền sở hữu tài sản như sổ đỏ, sổ hồng, giấy đăng
ký xe…
Trong trường hợp tài sản của bên thứ 3 làm tài sản thế chấp, khách hàng cần
cung cấp thêm CMND, sổ hộ khẩu của bên sở hữu tài sản đó.
5.3.3. Đảm bảo tín dụng
Bảo đảm tín dụng là việc ngân hàng thiết lập điều kiện về kinh tế và pháp lý để
đảm bảo thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người đi vay không thực hiện trả nợ
theo quy định.
Theo đó có thể thấy với bảo đảm tín dụng, ngân hàng sẽ được giảm bớt tổn thất
khi khách hàng vì một lý do khách quan nào đó mà không thể thanh toán khoản nợ
cho ngân hàng, giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai.
Đồng thời bảo đảm tín dụng cũng sẽ gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay
trong quá trình sử dụng vốn, làm động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả
nợ. Nếu không trả được nợ sẽ sẽ mất tài sản và tốn kém chi phí nhiều hơn.
Hiện nay, ngân hàng đã thiết lập các biện pháp bảo đảm tín dụng, bao gồm:
Thứ nhất, biện pháp thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản là hình thức đảm bảo tín dụng mà tài sản thế chấp là các bất
động sản, do người vay vốn hoặc người thứ 3 trực tiếp nắm giữ, còn ngân hàng chỉ giữ
giấy tờ sở hữu và văn thư thế chấp tài sản.
Vay vốn theo hình thức vay thế chấp khách hàng cần dùng các tài sản trong thế
chấp bao gồm bất động sản: nhà cửa, đất đai, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể
cả các loại tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng trên đất… Các bất động sản
này cần có giấy tờ hợp pháp và không trong qua trình tranh chấp.
Thứ hai, biện pháp cầm cố tài sản
Cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng là việc khách hàng giao nộp tài sản là bất
động sản hoặc các chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người vay cho ngân
hàng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm nợ gốc, lãi và tiền phạt).
Khi sử dụng biện pháp bảo đảm tín dụng này, ngân hàng yêu cầu khách hàng
cần giao nộp các tài sản để cầm cố khoản vay. Thông thường vay vốn theo hình thức
này, khách hàng sẽ được hưởng hạn mức vay lớn với lãi suất ưu đãi từ ngân hàng.
Khác với việc sử dụng biện pháp thế chấp tài sản, khi vay vốn ngân hàng theo
hình thức cầm cố tài sản khách hàng sẽ không còn quyền sử dụng đối với tài sản của
mình mà quyền sử dụng này sẽ thuộc về ngân hàng.
Thứ ba, bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay
Bảo đảm tiền vay hình thành bằng tài sản từ vốn vay hay nói cách khác khách
hàng có thể sử dụng các chính các tài sản khách hàng muốn sử dụng vốn ngân hàng có
được làm tài sản dùng trong thế chấp. Ví dụ, khách hàng có thể sử dụng chính căn nhà
khách hàng muốn vay vốn từ ngân hàng để mua làm tài sản để thế chấp trong vay vốn.
Đây là một hình thức bảo đảm tiền vay được khá nhiều khách hàng ưa chuộng
hiện nay bởi tính tiện lợi của nó. Khách hàng có thể sử dụng chính hợp đồng mua bán
tài sản để dùng trong thế chấp mà không cần sử dụng các tài sản thế chấp khác trong
vay vốn.
Tuy nhiên, hiện nay, các ngân hàng cũng đang cung ứng đến khách hàng sản
phẩm vay tín chấp, theo đó khách hàng không cần sử dụng các tài sản thế chấp cầm cố
trong vay vốn mà quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng được thiết lập giữa
trên uy tín của khách hàng. Nhưng khách hàng cũng cần chứng minh được nguồn thu
nhập ổn định thông qua các giấy tờ xác thực cho ngân hàng.
5.4. Phân tích tín dụng của khách hàng vay tiêu dùng
Nhân viên ngân hàng phân tích khách hàng trên các phương diện khác nhau để
xác định khả năng và ý chí trả nợ của khách hàng; phân tích những tình huống có thể
xảy ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự
kiến những biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng; phân tích
tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng cung cấp, từ
đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cấp tín
dụng.
5.4.1. Các nhân tố trong phân tích tín dụng tiêu dùng
 Thu thập và xử lý thông tin
Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng là công việc thường xuyên của ngân
hàng, kể từ khi khách hàng chưa nhận tín dụng, xin cấp tín dụng, ngân hàng giải
ngân… đến lúc ngân hàng thu đủ gốc và lãi.
Các thông tin này ngân hàng có thể thu thập từ các nguồn sau: hồ sơ đề nghị cấp
tín dụng của khách hàng, thông tin lưu trữ tại ngân hàng, thông tin từ phỏng vấn và
điều tra, và từ một số nguồn khác. Ngân hàng đánh giá chất lượng các nguồn thông
tin, đối chiếu, so sánh các thông tin quá khứ, hiện tại từ nhiều nguồn khác nhau để lựa
chọn các thông tin.
Thu thập và xử lý thông tin được coi là quan trọng nhất, quyết định tính chính
xác của các hoạt động phân tích. Đây cũng là công việc khó khăn của ngân hàng trong
điều kiện thị trường thay đổi nhanh chóng và khó lường, số lượng khách hàng lớn.
 Phân tích khách hàng
Bao gồm việc phân tích tình hình tài chính, đáng giá tài sản khách hàng, các
khoản nợ của khách hàng,…
 Thẩm định phương án vay vốn
Thẩm định phương án vay vốn là việc rà soát, kiểm tra, tính toán lại một cách
khoa học, khách quan và toàn diện mọi nội dung của của dự án và liên quan đến dự án
nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết định
đầu tư.
Thẩm định phương án vay vốn của khách hàng để đánh giá phương án, dự án
của khách hàng có thực sự khả thi và xác định rủi ro.
 Phân tích tài sản đảm bảo
Mục tiêu của thẩm định tài sản bảo đảm là đánh giá một cách chính xác khả năng
thanh lý các tài sản bảo đảm khi cần thiết. Khả năng thanh lý của tài sản bảo đảm phụ
thuộc vào tính chất pháp lý và giá trị thị trường của tài sản. Do vậy, nội dung của thẩm
định tài sản bảo đảm chủ yếu tập trung vào khía cạnh pháp lý của tài sản, khả năng
thanh lý tài sản đó theo giá trị thị trường và khả năng kiểm soát tài sản của ngân hàng.
5.4.2. Đối với khách hàng có thu nhập từ lương
5.4.3. Đối với khách hàng có thu nhập từ kinh doanh nhỏ lẻ
5.5. Xác định số tiền, thời hạn cho vay tiêu dùng
5.5.1. Khái niệm số tiền, thời hạn cho vay tiêu dùng
5.5.2. Phương pháp xác định số tiền cho vay tiêu dùng
Số tiền cho vay phụ thuộc vào nhu cầu khách hàng (giá trị tài sản/chi phí ngân
hàng tài trợ)/ và chính sách của khách hàng.
Thông thường, chính sách của ngân hàng quy định mức tiền trả ban đầu tối thiểu
của khách hàng đi vay, mức cho vay tối đa đối với từng loại khách hàng.
Số tiền vay = Nhu cầu vốn – mức tiền trả ban đầu – nguồn khác (nếu có)
Mức tiền trả ban đầu không thấp hơn theo tỷ lệ chính sách tín dụng của ngân
hàng.
Đối với cho vay theo phương thức thấu chi tài khoản hoặc phát hành, sử dụng
thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng số tiền tối đa được vay (gọi là hạn mức
tín dụng). Theo đó, khi phát sinh nhu cầu vay cho chi tiêu, thanh toán khách hàng sẽ
thực hiện khoản vay tương ứng (trong giới hạn hạn mức được cấp).
Ví dụ: Khách hàng A có nhu cầu mua xe trả góp với các dữ liệu sau:
- Giá trị tài sản cần mua: 32 triệu đồng;
- Tỷ lệ vốn khách hàng tham gia 30%;
- Thời hạn vay 3 năm;
- Lãi suất: 12%/năm;
- Mức cho vay tối đa của ngân hàng trong trường hợp khách vay mua xe máy: 25
triệu đồng.
=> Lập luận tính toán, số tiền cho vay là: 22,4 triệu đồng.
5.5.3. Phương pháp xác định thời hạn cho vay tiêu dùng
Phụ thuộc và tính chất của nguồn trả nợ cũng như số tiền vay mà thời hạn cho
vay có thể là ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đối với các nhu cầu tiêu dùng khác nhau
ngân hàng quy định thời hạn cho vay tối đa khác nhau. Chẳng hạn, thời hạn cấp hạn
mức thấu chi đối với cho vay thấu chi tài khoản hay phát hành thẻ tín dụng thường tối
đa 12 tháng, cho vay sinh hoạt tối đa 3 năm, cho vay mua xe tối đa 5 năm, cho vay
mua nhà tối đa 10 năm hay thậm chí 20 năm.
Thời hạn cho vay = (Số tiền vay + Lãi phải trả)/ Khả năng trả nợ định kỳ
5.6. Xây dựng phương án trả nợ vay vốn tiêu dùng
5.6.1. Phương pháp tính lãi
Tính lãi theo số dư thực tế đầu kỳ (còn gọi tính lãi theo số dư nợ giảm thực tế).
Theo cách này số tiền lãi phải trả sẽ giảm dần qua các kỳ trả nợ và nhỏ nhất ở kỳ trả
nợ cuối cùng.
In = V n x r
In: Số tiền lãi phải trả ở kỳ hạn thứ n
Vn: Số dư nợ vay đầu kỳ hạn thứ n
r: Lãi suất cho vay 1 kỳ hạn
Tổng lãi phải trả: L = ∑ 𝐼𝑛 = I1 + I2 +…..+ In
Tính lãi theo phương pháp cộng thêm (còn gọi là phương pháp gộp). Theo cách
này lãi được xác định cho cả một hợp đồng và sau đó phân bổ cho các kỳ hạn.
L=Vxnxr
L: Tổng lãi phải trả
V: Số tiền cho vay (trong hợp đồng tín dụng)
r: Lãi suất cho vay 1 kỳ hạn
n: Số kỳ hạn trong thời gian cho vay
Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc
và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:
- Lãi trên nợ gốc theolaix suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay
mà đến hạn chưa trả;
- Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo thỏa thuận, thì phải trả
lãi chậm trả theo mức lãi suất thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số
dư lãi chậm trả trương ứng thời hạn chậm trả.
- Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi
trên dư nợ gốc bị quá hạn tương tứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không
vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.
5.6.2. Phương án trả nợ cho vay tiêu dùng
Xác định kỳ hạn trả nợ:
Đối với cho vay trả góp: Nợ gốc và lãi được trả thành nhiều kỳ phụ thuộc vào
tính chất của nguồn trả nợ. Đối với nguồn trả nợ chính là lương/thu nhập từ lao động
thì kỳ hạn là hàng tháng. Ngân hàng cũng quy định những kỳ hạn như hàng quý, 6
tháng cho những khoản nợ trung, dài hạn.
Số tiền trả định kỳ:
Trả gốc: A = V/n
A: Số tiền nợ gốc phải thanh toán định kỳ
V: Số tiền cho vay (trong hợp đồng tín dụng)
n: Số kỳ hạn trong thời gian cho vay
Trả lãi: Lãi phải trả mỗi kỳ phụ thuộc vào phương pháp tính lãi, nên số lãi có thể
trả khác nhau.
Trong trường hợp ngân hàng tính lãi theo phương pháp gộp thì tiến hành phân bổ
lãi cho vay đã được tính. Việc phân bổ lãi thực hiện theo 2 phương pháp:
- Phương pháp đường thẳng (còn gọi là phương pháp tỷ lệ cố định):
I = L/n
- Phương pháp lãi suất hiệu dụng: Phương pháp này còn gọi là phương pháp quy
tắc 78. Tê ngọi “Quy tắc 78” xuất phát từ kết quả tổng cộng của dãy số từ 1 tới 12,
tượng trưng cho 12 kỳ trả góp của một khoản vay. Dù vậy, quy tắc này vẫn có thể áp
dụng cho các khoản vay trả góp có kỳ hạn khác với 12 kỳ. Đây là phương pháp được
ngân hàng sử dụng phổ biến nhất trong việc hạch toán phân bổ lãi của các khoản cho
vay trả góp.
Trờ lại ví dụ tại mục 5.5.2:
Trường hợp 1: Giả sử hợp đồng cho vay bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/20XX,
tổng lãi L = 22.400.000 x 12% x 3 = 8.064.000, lãi cho vay được phân bổ hàng năm
như sau:
Thời hạn vay từ 1/1/20XX đến hết 31/12/20XX+2
Theo quy tắc 78, ta có 1+2+…+36 = 666 (20XX: 3 năm)
1+2+…+24 = 300 (20XX+1: 2 năm)
1+2+…+12 = 78 (Năm 20XX+2: 1 năm)
Lãi cho vay
Năm Tỷ lệ (%) Gốc Gốc + Lãi
(đồng)
20XX (666-300)/666 = 54,96% 4.431.974 7.466.667 11.898.641
20XX+1 (300-78)/666 = 33,33% 2.687.731 7.466.667 10.154.398
20XX+2 78/666 = 11,71% 944.295 7.466.666 8.410.961
Tổng 100% 8.064.000 22.400.000 30.464.000
Chú ý: Khi tính lãi theo phương pháp gộp (tức trên số dư nợ ban đầu), thực tế
nợ đã giảm sau mỗi lần thu ở các kỳ, mà lãi vẫn tính trên số dư cố định ban đầu, lãi
hiệu dụng (lãi thực) ngân hàng thực hiện là:
Lãi hiệu dụng = [2xmxL]/[V(n+1)] = [2x12x8.064.000]/[22.400.000(36+1)]
= 23,35%
Như vậy lãi người vay phải trả thực tế là 23,35%/năm chứ không phải 12% như
công bố.
Trường hợp 2: Giả sử hợp đồng cho vay bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/20XX,
tổng lãi L = 22.400.000 x 12% x 3 = 8.064.000, lãi cho vay được phân bổ hàng năm
như sau:
Thời hạn vay từ 1/7/20XX đến hết 30/6/20XX+3
Theo quy tắc 78, ta có:
20XX (36 tháng): 1+2+…+36 = 666
20XX+1 30 tháng): 1+2+…+30 = 465
20XX+2 (18 tháng): 1+2+…+18 =171
20XX+3(6 tháng): 1+2+…6 = 21
Lãi cho vay
Năm Tỷ lệ (%) Gốc Gốc + Lãi
(đồng)
20XX (666-465)/666 = 30,180% 2.433.715,2 3.733.333 6.617.048,2
20XX+1 (465-171)/666 = 44,144% 3.559.772,16 7.466.667 11.026.439,16
20XX+2 (171-21)/666 = 22,523% 1.816.254,72 7.466.667 9.282.921,72
20XX+3 21/666 = 3,153% 254.257,92 3.733.333 3.987.590,92
Tổng 100% 8.064.000 22.400.000 30.464.000

Giả sử ngân hàng phân lãi theo phương pháp tỷ lệ cố định, lãi được phân bổ như
sau:
Trường hợp 1:
Năm Lãi cho vay (đồng) Gốc Gốc + Lãi
20XX 2.688.000 7.466.667 10.154.667
20XX+1 2.688.000 7.466.667 10.154.667
20XX+2 2.688.000 7.466.666 10.154.666
Tổng 8.064.000 22.400.000 30.464.000
Trường hợp 2:
Năm Lãi cho vay (đồng) Gốc Gốc + Lãi
20XX 1.344.000 3.733.333 5.077.333
20XX+1 2.688.000 7.466.667 10.154.667
20XX+2 2.688.000 7.466.667 10.154.667
20XX+3 1.344.000 3.733.333 5.077.333
Tổng 8.064.000 22.400.000 30.464.000
Số tiền trả định kỳ hàng năm: số tiền gốc + lãi định kỳ
Giả sử lãi tính theo phương pháp số dư nợ thực tế giảm dần, ta có bảng phân bổ:
Trường hợp 1:
Năm Lãi cho vay (đồng) Dư nợ đầu kỳ Gốc Gốc + Lãi
20XX 2.688.000 22.400.000 7.466.667 10.154.667
20XX+1 1.792.000 14.933.333 7.466.667 9.258.667
20XX+2 896.000 7466.666 7.466.666 8.362.666
Tổng 5.376.000 22.400.000 27.776.000
Trường hợp 2:
Năm Lãi cho vay (đồng) Dư nợ đầu kỳ Gốc Gốc + Lãi
20XX 1.344.000 22.400.000 3.733.333 5.077.333
20XX+1 2.240.000 18.666.667 7.466.667 9.706.667
20XX+2 1.344.000 11.200.000 7.466.667 8.810.667
20XX+3 224.000 3.733.333 3.733.333 3.957.333
Tổng 5.152.000 22.400.000 27.552.000
Hướng dẫn thực hành các trường hợp theo 2 phương pháp tính lãi:
Khách hàng trả gốc định kỳ 3 tháng 1 lần, trả lãi định kỳ hàng tháng

5.7. Hợp đồng tín dụng


Hợp đồng, với tư cách là một thuật ngữ pháp lý, được hiểu là sự thỏa thuận bằng
lời nói hoặc văn bản hoặc bằng cách khác giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực
pháp luật và năng lực hành vi, nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và
nghĩa vụ nhất định trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
Từ đó, có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau: “Hợp đồng
tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ
chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa
thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với
điều kiện có hoán trả cả gốc và lại, dựa trên sự tín nhiệm”.
Với định nghĩa này, có thể thấy ngoài những dấu hiệu chung của một loại hợp
đồng, hợp đồng tín dụng còn có một số đặc điểm đặc trưng sau đây để phân biệt với
các chủng loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại:
– Về chủ thể: Một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ
điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là
tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.
– Về đối tượng: Đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền (bao gồm
tiền mặt và bút tệ). Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải
là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp
đồng.
– Về tính rủi ro: Hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho
quyền lợi của bên cho vạy. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng,
bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn
cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì thế mà các tranh chấp phát
sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa
số các loại hợp đồng khác.
– Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: Trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ
chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được
thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay.
Do đo, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay
theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ với có quyền yêu cầu bên vay
phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng
tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi…)
* Nội dụng thỏa thuận cho vay phải được lập thành văn bản, trong đó tối thiểu có
các nội dung sau:
- Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ,số
chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệpcủa
khách hàng;
- Số tiền cho vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức;
hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay theo hạn mức cho vay dự
phòng; hạn mức thấu chi đối với trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài
khoản thanh toán;
- Mục đích sử dụng vốn vay;
- Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;
- Phương thức cho vay;
- Thời hạn cho vay; thời hạn duy trì hạn mức đối với trường hợp cho vay theo
hạn mức, thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng đối với trường hợp cho vay
theo hạn mức cho vay dự phòng, hoặc thời hạn duy trì hạn mức thấu chi đối với
trường hợp cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán;
- Lãi suất cho vay theo thỏa thuận và mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm tính
theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó; nguyên
tắc và các yếu tố xác định lãi suất, thời điểm xác định lãi suất cho vay đối với trường
hợp áp dụng lãi suất cho vay có điều chỉnh; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá
hạn; lãi suất áp dụngđối với lãi chậm trả; loại phí liên quan đến khoản vay và mức phí
áp dụng;
- Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân
vốn cho vay;
- Việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước
hạn;
- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách
hàng không trả được nợ đúng hạn theo thỏa thuận và không được tổ chức tín dụng
chấp thuận cơ cấu lại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá
hạn theo quy định;
- Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung
cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để tổ chức tín dụng thực hiện thẩm định và
quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;
- Các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn đối
với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ trước hạn khi tổ chức tín dụng
chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt
cho vay, thu hồi nợ trước hạn theo quy định;
- Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của
các bên;
- Hiệu lực của thỏa thuận cho vay.
- Ngoài các nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp
với quy định của NHNN về hoạt động cho vay đối với khách hàng và quy định của
pháp luật có liên quan.
- Trường hợp sử dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung trong
giao kết thỏa thuận cho vay, tổ chức tín dụng phải thực hiện:
+ Niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay
tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng;
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
cho khách hàng biết trước khi ký kết thỏa thuận cho vay và có xác nhận của khách
hàng về việc đã được tổ chức tín dụng cung cấp đầy đủ thông tin.
5.7.1. Hợp đồng tín dụng tiêu dùng trả góp
5.7.2. Hợp đồng tín dụng tiêu dùng thấu chi tài khoản
5.7.3. Hợp đồng tín dụng tiêu dùng thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng
Bài 6: Kỹ thuật cho vay ngắn hạn trong tài trợ sản xuất kinh doanh
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày đầy đủ khái niệm cho vay ngắn hạn và đặc điểm của các phương
thức cho vay.
- Phân biệt được cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo hạn mức thấu
chi.
- Xác định được hạn mức, thời hạn, kỳ nợ và kiểm soát tốt bộ hồ sơ vay vốn, hợp
đồng tín dụng trong cho vay từng lần.
- Xác định được hạn mức tín dụng, thời hạn giải ngân, thu nợ và kiểm soát tốt bộ
hồ sơ vay vốn, hợp đồng tín dụng trong cho vay hạn mức.
- Tính đúng tiền lãi vay phải thu của khách hàng trong cho vay từng lần và cho
vay hạn mức.
2. Nội dung của bài:
6.1. Khái quát về cho vay ngắn hạn và các phương thức cho vay
6.1.1. Khái niệm cho vay ngắn hạn
Cho vay ngắn hạn là hình thức cấp tín dụng có thời hạn tối đa 12 tháng dành cho
khách hàng doanh nghiệp, hoặc các tổ chức sản xuất kinh doanh cá thể là cá nhân, hộ
gia đình có nhu cầu vay vốn bù đắp, bổ sung vốn lưu động, thực hiện phương án sản
xuất kinh doanh trong ngắn hạn.
6.1.2. Các phương thức cho vay ngắn hạn
Thông thường, cho vay ngắn hạn thông qua 2 phương phức cho vay cơ bản:
Phương thức cho vay từng lần (cho vay theo món) và phương thức cho vay theo hạn
mức tín dụng.
6.1.3. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng doanh nghiệp
Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp thường liên quan tới thời vụ hoạt động của
từng doanh nghiệp. Trong những khoảng thời gian nhất định của năm, tại doanh
nghiệp có thể phát sinh các nhu cầu mua vật tư, nguyên liệu, trả chi phí nhân công,
thanh toán chi phí sản xuất… nhiều hơn các thời điểm khác trong năm. Nhu cầu vốn
tín dụng của doanh nghiệp sản xuất thời vụ thường tồn tại trong một thời gian ngắn.
Chẳng hạn như thời vụ sản xuất 3 tháng (tháng 6 – tháng 8 âm lịch) đối với cacsdoanh
nghiệp sản xuất bánh trung thu, thời vụ 4 tháng (thu mua mía ép ra đường kết tinh) đối
với các doanh nghiệp mía đường, thời vụ từ 4 – 7 tháng (thu mua cá và sản xuất) đối
với các doanh nghiệp sản xuất nước mắm…Do nhu cầu tín dụng ngắn hạn luôn gắn
với chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, nên muốn xác định được loại nhu cầu này
phải tìm hiểu kỹ về chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ngân hàng xác
định thời hạn tài trợ, các kỳ hạn thu nợ cho thích hợp.
Ngoài các doanh nghiệp sản xuất theo thời hạn cố định, trên thực tế cũng có các
doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặc hàng từ thị trường tiêu thụ. Các đơn đặt hàng
này có thể thay đổi tùy theo khả năng tìm kiếm của doanh nghiệp. Khi nhận được một
đơn đặt hàng, doanh nghiệp xây dựng một phương án kinh doanh (thường là ngắn
hạn). Các nhu cầu mua vật tư, nguyên liệu, chi trả lương, các chi phí khác…đòi hỏi
phải có một số vốn nhất định để thõa mãn. Doanh nghiệp có thể có sẵn một số vốn tự
có, được ứng trước bởi người mua sản phẩm, được trả chạm tiền mua vật tư từ người
cung cấp …Tuy nhiên, những khoản vốn này thông thường chỉ đáp ứng một phần nhu
cầu nói trên, phần thiếu hụt bắt buộc phải có nguồn tài trợ và cacsdoanh nghiệp tìm
đến ngân hàng. Trong những trường hợp này, quan hệ giữa ngân hàng và doanh
nghiệp thường chấm dứt sau khi phương án đã hoàn thành, tiền bán hàng thu về bù
đắp cho những chi phí bỏ ra, kể cả trả gốc và lãi vay ngân hàng và tạo ra lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
6.1.4. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn của khách hàng kinh doanh cá thể
Thông thường, đối tượng cho vay trong nhóm khách hàng kinh doanh cá thể
thường là các nhu cầu dự trữ hàng hóa mang tính thời vụ như trữ hàng vào các dịp lễ,
tết, mùa, vụ. Đối với các nhu cầu này, ngân hàng cung cấp sản phẩm tín dụng theo
phương thức cho vay từng lần. Ngoài ra, đối với những khách hàng có quy mô kinh
doanh vừa, luân chuyển vốn nhanh và có tính ổn định (như bán ở các trung tâm
thương mại, chợ đầu mối) có nhu cầu vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động,
chủ yếu là tồn kho hàng hóa và một phần chi phí sơ chế biến (nếu có).
6.2. Phương thức cho vay từng lần
6.2.1. Khái niệm, đặc điểm của cho vay từng lần
Cho vay từng lần là phương thức cho vay trong đó, mỗi lần cho vay, ngân hàng
và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay theo từng
phương án kinh doanh, từng thời vụ, từng giao dịch...riêng biệt và cụ thể.
Đặc điểm của cho vay từng lần:
- Đối tượng cho vay thường giới hạn trong các nhu cầu vốn thuộc từng giao dịch
cụ thể của khách hàng vay, điều này chi phối đối tượng và mục đích giải ngân của
ngân hàng.
- Phương thức cho vay này dựa trên phương pháp trả góp (trả dần gốc và lãi theo
các kỳ hạn xác định) hoặc phi trả góp (trả gốc và lãi một lần khi đáo hạn, hoặc lãi trả
hàng tháng và gốc trả khi đáo hạn).
- Tiền vay có thể phát ra/giải ngân một hoặc nhiều lần, luôn có kỳ hạn cụ thể cho
mỗi lần giải ngân. Tổng số tiền giải ngân bị giới hạn trong mức cho vay đã xác định.
- Thời điểm giải ngân và thu nợ luôn có sự tách biệt với nhau.
- Nguồn trả nợ của các khoản vay từng lần về nguyên tắc từ chính nguồn thu
hình thành từ hoàn thành đơn đặt hàng/hợp đồng mà khách hàng vay đã ký kết với
người tiêu thụ, phương án kinh doanh,...do đó có thể nói cho vay từng lần là khoản
vay tự thanh khoản.
- Đối tượng cho vay từng lần thường là tổ chức kinh doanh cá thể, các doanh
nghiệp dạng vừa và nhỏ, kinh doanh ít mặt hàng, các nhóm khách hàng có quan hệ
không thường xuyên với ngân hàng. Do vậy, quy định đảm bảo cho khoản tiền vay và
quy định mức vốn đối ứng phải có là yêu cầu gần như bắt buộc đối với phương thức
cho vay này.
6.2.2. Bộ hồ sơ vay vốn cho vay từng lần
Đối với doanh nghiệp: Hồ sơ đề nghị vay vốn; Thỏa thuận cho vay; Báo cáo
thực trạng tài chính do khách hàng gửi ngân hàng trong thời gian vay vốn: Báo cáo tài
chính nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và/hoặc báo cáo tài chính đã kiểm
toán đối với trường hợp khách hàng phải lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp
luật; báo cáo tình hình tài chính của khách hàng theo hướng dẫn của ngân hàng; Hồ sơ
liên quan đến bảo đảm tiền vay; Quyết định cho vay có chữ ký của người có thẩm
quyền; trường hợp quyết định tập thể, phải có biên bản ghi rõ quyết định được thông
qua; Những tài liệu phát sinh trong quá trình sử dụng khoản vay liên quan đến thỏa
thuận cho vay do tổ chức tín dụng hướng dẫn.
Đối với cá thể kinh doanh tại các trung tâm thường mại: Giấy CMND, sổ hộ
khẩu, giấy phép kinh doanh/xác nhận của bna quản lý trung tâm trường mại, phương
án kinh doanh/phương án vay vốn, các giấy tờ minh chứng tính khả thi của phương
án, giấy tờ liên quan đến đảm bảo tín dụng.
Đối với các hộ, cá nhân buôn bán lẻ: Giấy CMND, sổ hộ khẩu, giấy phép kinh
doanh/xác nhận của địa phương nơi kinh doanh nếu không cần cấp phép, phương án
kinh doanh/phương án vay vốn, các giấy tờ minh chứng tính khả thi của phương án,
giấy tờ liên quan đến đảm bảo tín dụng.
6.2.3. Phân tích tín dụng và xác định mức cho vay
Phân tích tín dụng là việc phân tích hồ sơ vay vốn của khách hàng bao gồm phân
tích mục đích vay vốn, điều kiện vay vốn, tình hình tài chính, nguồn trả nợ và tính khả
thi của phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng nhằm đảm bảo khoản vay
được hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi.
Mức cho vay được hiểu là giới hạn tối đa về số tiền cho vay mà ngân hàng chấp
nhận cho khách hàng sử dụng trong khoản thời gian hệu lực của hợp đồng tín dụng.
Mức cho vay xác định dựa vào các yếu tố sau:
- Nhu cầu vay hợp lý và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng
- Giới hạn cung ứng vốn của ngân hàng (Chi phối bởi: khả năng nguồn vốn cho
vay, giới hạn phân tán rủi ro theo quy định - <=15% vốn tự có của ngân hàng/khách
hàng, giới hạn phân tán rủi ro trong chính sách tín dụng của ngân hàng).
Vốn tự có tham gia vào phương án
Tổng chi phí thực hiện
Nợ phải trả người cung cấp, ứng trước tiền của người mua
phương án
NHU CẦU VAY NGÂN HÀNG
Ví dụ 1: Tháng 6/2018, doanh nghiệp thương mại dịch vụ Huy Hưng có nhu cầu
vay để nhập một lô nguyên liệu với giá gốc chưa thuế là 600 triệu đồng, thuế suất
VAT 10%, chi phí vận chuyển, bốc xếp đến kho là 150 triệu đồng. Trong tổng tiền
thanh toán cho người bán, sau khi thương lượng, doanh nghiệp được trả chậm 20%
đến khi tiêu thụ được lô hàng. Để đảm bảo cho khoản vay, doanh nghiệp sử dụng một
bất động sản thế chấp với giá ước tính 1,8 tỷ đồng. Ngân hàng có vốn tự có là 500 tỷ
đồng. Chính sách tín dụng của ngân hàng quy định, tỷ lệ cho vay tối đa trên TSĐB là
50% với bát động sản, 70% với động sản. Vốn tự có doanh nghiệp tham gia là 100
triệu đồng.
- Nhu cầu vốn phương án: [600+(600x10%)]+150 = 810 triệu đồng
- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp:
810 – {100+ [810x20%]} = 578 triệu đồng
- Giới hạn vay của ngân hàng:
Trên vốn tự có: 500 tỷ x 15% = 75 tỷ = 75.000 triệu đồng
Trên TSĐB: 1.800 triệu x 50% = 900 triệu đồng
Vậy mức cho vay của ngân hàng: 578 triệu đồng (Trong giới hạn cho vay của
ngân hàng)
Ví dụ 2: Khách hàng A là chủ tiệm may và bán vải sợi tại 1 chợ nội thành phố.
Tháng 8/2018, ông có nhu cầu vay vốn với mục đích mua dự trữ vải may hàng tết với
thời hạn 5 tháng. Trích phương án vay vốn:
1. Có giấy phép kinh doanh, nhu cầu vốn cho phương án là 300 triệu đồng
2. Tài sản cố định: Cửa tiệm may, dàn máy may, tủ kệ là 350 triệu đồng
3. Tài sản lưu động: Vải dự trữ, phụ liệu chưa may, thành phẩm chưa bán hoặc
chưa thu tiền, bán thành phẩm ;à 150 triệu đồng
4. Doanh số bán hàng bình quân hàng tháng là 100 triệu đồng, dự kiến 4 tháng
cuối năm (trước Tết nguyên đán) tăng bình quân 20%/tháng so với tháng 8, trong đó
có bán trả chậm 30 ngày là 20% doanh số bán
5. Chi phí bình quân tháng bình thường (bao gồm thuế) là 80 triệu trong đó,
80%là chi phí vật tư nguyên liệu, chi phí sinh hoạt, dự phòng của khách hàng và gia
đình là 10 triệu đồng/tháng. Yêu cầu giải ngân hàng 5/8
6. Giấy tờ nhà, tiệm hợp pháp được xác định giá trị là 2,7 tỷ đồng
7. Khách hàng A có vợ phụ bán và may và 2 con đi học
- Nhu cầu vốn của phương án: 300 triệu đồng
- Nhu cầu vốn thuộc đối tượng cho vay: 300x80% = 240 triệu đồng
- Vốn tự có tham gia: 150 triệu đồng
- Mức cho vay là: 240 – 150 = 90 triệu đồng (Trong giới hạn cho vay của ngân
hàng về vốn tự có và tài sản đảm bảo)
6.2.4. Xác định thời hạn vay và các kỳ hạn nợ
Trong cho vay từng lần, thời hạn vay ghi trên hợp đồng tín dụng được hiểu là
khoản thời gian tính từ khi giải ngân lần đầu tiên cho đến khi ngân hàng thu hồi toàn
bộ cả gốc và lãi.
Về nguyên tắc, cơ sở xác định thời hạn vay là chu kỳ ngân quỹ của đối tượng
vay vốn. Do vậy, trong cho vay từng lần, mốn xác định thời hạn vay chính xác ngân
hàng phải hiểu rõ thời gian thực hiện phương án vay vốn. Phương án có thể bắt đầu từ
khi khách hàng chi tiền cho các mục đích thanh toán vật tư, hàng hóa, trả lương,..,cho
đến khi tiền bán hàng thu về dưới dạng tiền mặt hoặc trên tài khoản của khách hàng.
Cũng có trường hợp thời điểm bắt đầu phương án tính từ khi doanh nghiệp mua vật tư
nguyên liệu (nhưng trả chậm tiền mua hàng) cho đến khi toàn bộ tiền bán hàng về.
Chu kỳ ngân quỹ là giới hạn tối đa của thời hạn vay, là khoản thời gian tính từ
khi doanh nghiệp phải chi tiền ra cho đến khi xuất hiện dòng tiền thu vào.
Chu kỳ ngân quỹ = Chu kỳ hoạt động – Thời gian thanh toán
Chu kỳ hoạt động = Thời gian tồn kho + Thời gian thu tiền
- Thời gian tồn kho tính từ khi nhập vật tư, hàng hóa về kho đến khi xuất bán
thành phẩm hàng hóa
- Thời gian thu tiền tính từ khi xuất bán hàng hóa nhưng chưa thu được tiền cho
đến khi toàn bộ tiền thu từ bán hàng về
- Thời gian thanh toán là thời gian từ lúc nhập hàng hóa, vật tư mua vào cho đến
khi thực sự phải trả tiền
Mua hàng Trả tiền Bán hàng Thu tiền
x___________x____________x_____________x
Thời gian thanh toán Thời gian thu tiền
x ___________x x ____________x
Thời gian lưu kho
x ________________________x
Chu kỳ ngân quỹ/Thời gian thiếu hụt nguồn tài trợ
x _________________________x
Trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi ứng trước tiền hàng thì:
Chu kỳ ngân quỹ = Thời gian ứng tiền hàng + Chu kỳ hoạt động
Ví dụ 3: Một doanh nghiệp có thời gian nhập lô nguyên liệu về sản xuất đến khi
hoàn thành sản phẩm là 45 ngày. Doanh nghiệp xuất bán theo hình thức trả chậm, tối
đa 30 ngày kể từ khi giao hàng doanh nghiệp mới nhận được toàn bộ tiền thanh toán
của người mua. Trong khâu nhập nguyên liệu, doanh nghiệp thường xuyên được tar
chậm 20 ngày.
- Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp: 45 + 30 = 75 ngày
- Chu kỳ ngân quỹ: 75 – 20 = 55 ngày
Giả sử, doanh nghiệp không được trả chậm mà do nguồn nguyeenlieeuj bị hạn
chế nên doanh nghiệp thường xuyên phải ứng trước 25 ngày sau đó mới nhập nguyên
liệu.
- Chu kỳ ngân quỹ của doanh nghiệp = 75 + 25 = 100 ngày
Trong cho vay từng lần, thu nợ có thể thực hiện 1 lần duy nhất hoặc chia ra
nhiều kỳ hạn nợ cụ thể. Về lý thuyết, kỳ hạn nợ có thể hiểu là khoản thời gian nằm
trong thời hạn vay mà tại cuối mối khoảng thời gian đó, khách hàng hoàn trả toàn
bộ/một phần tiền gốc và lãi.
Vì dụ 4 (Tiếp tục ví dụ 1): Để chứng minh nguồn trả nợ, doanh nghiệp xuất trình
một hợp đồng tiêu thụ đã ký với bên mua, trị giá 920 triệu đồng. Theo đó hàng hóa
được giao làm 3 đợt: Đợt 1 40% hợp đồng, các đợt sau 30%, bắt đầu từ cuối tháng
8.Mỗi đợt giao hàng cách nhau 1 tháng, tiền bán hàng được thanh toán đầy đủ theo
từng đợt nhận hàng. Theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, việc thu nợ gốc của
ngân hàng dựa vào tỷ lệ tham gia vốn vay trên tổng nhu cầu phương án.
Dựa vào diễn tiến của tiền thu bán hàng nêu trên, ngân hàng có thể xác định thời
hạn vay và kỳ hạn nợ như sau:
- Căn cứ vào các đợt thu tiền sẽ có 3 kỳ hạn nợ với mức thu nợ gốc dự kiến:
+ Tháng 8 thu: (920 x 40%) x 71% =261 triệu đồng
+ Tháng 9 thu: (920 x 30%) x 71% =196 triệu đồng
+ Tháng 10 thu hết nợ gốc còn lại ;à 121 triệu đồng (trong mức thu tiền bán hàng
là 276 triệu đồng)
Trong đó 71% là tỷ lệ thu nợ gốc = mức cho vay/tổng nhu cầu vốn (578/810)
- Thời hạn cho vay là 5 tháng tính từ đầu tháng 6 (bắt đầu nhập hàng và giải
ngân) cho đến cuối tháng 10 (thu hết nợ gốc và lãi).
Ví dụ 5 (Tiếp theo ví dụ 2):
Xác định khả năng trả nợ:
- Doanh số bán: 120 triệu đồng
- Giá vốn: 120 x 0,8 = 96 triệu đồng
- Chi phí vật tư đầu vào: 96 x 0m8 = 76,8 triệu đồng
- Thu nhập ròng: 120 – 96 = 24 triệu đồng
- Chi tiêu sinh hoạt: 10 triệu đồng
- Lãi ròng có thể dùng trả nợ: 24 – 10 = 14 triệu đồng
Khả năng trả nợ trong tháng 8 là 10 triệu đồng, 4 tháng sau là 14 triệu đồng
Khả năng trả nợ gố thu hồi vốn do tăng bán ra là: 76,8 – (100x0,8x0,8) = 12,8
triệu đồng (bình quân 4 tháng sau)
Trong tình huống nay nên chọn trả lãi hàng tháng, trả nợ gốc ở 3 tháng cuối.
Từ những tính toán trên, khoản vay có thể có thời hạn 5 tháng hoặc 6 tháng (do
có bán trả chậm), tùy thuộc và chính sách của ngân hàng.
6.2.5. Giải ngân cho vay từng lần
Mục tiêu của giải ngân là giảm thiểu ở mức thấp nhất hành vi sử dụng tiền vay
sai mục đích từ phía khách hàng, do vậy giải ngân xem như một nội dung kiểm soát
trong khi cho vay của ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng thường xây dựng quy
trình giải ngân khá chặt chẽ, trong đó chỉ rõ nội dung phối hợp giữa các bộ phận trong
quá trình giải ngân.
Trong phương thức cho vay từng lần, giải ngân có thể thực hiện một đợt hay
nhiều đợt, với tổng số tiền giải ngân tối đa bằng mức cho vay. Cơ sở để giải ngân là
mục đích và tiến trình sử dụng tiền vay của khách hàng, mỗi lần giải ngân khách hàng
sẽ xuất trình các giấy tờ cần thiết minh chứng cho mục đích giải ngân. Trong quá trình
giải ngân có thể có các trường hợp sau:
- Giải ngân một lần nhưng trả nợ nhiều lần theo các kỳ hạn. Trường hợp này chỉ
lập một giấy nhận nợ có ghi các kỳ hạn trả như thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- Giải ngân nhiều lần sẽ có nhiều giấy nhận nợ được lập phù hợp với mỗi lần giải
ngân. Trường hợp thu nợ gốc chỉ diễn ra một lần thì các giấy nhận nợ sẽ có cùng một
kỳ hạn nợ. Trong các trường hợp kỳ hạn của từng giấy nhận nợ khác nhau thì hạn trả
của các giấy nhận nợ phải nằm trong thời hạn cho vay đã xác định.
- Giải ngân một lần thu nợ một lần, trường hợp này sẽ cũng chỉ có một giấy nhận
nợ.
Ví dụ 6 (Tiếp tục ví dụ 1): Nếu doanh nghiệp đi vay với mức vay là 578 triệu
đồng, khi tiến hành giải ngân doanh nghiệp xuất trình hóa đơn thanh toán cho người
bán là 528 triệu đồng, cùng bảng kê thanh toán tiền vật chuyển bằng tiền mặt là 50
triệu đồng, ngân hàng giải ngân toàn bộ 1 lầm số tiền 578 triệu, trong đó 528 triệu
đồng chuyển khoản nhà cung cấp, 50 triệu đồng bằng tiền mặt thanh toán chi phí vận
chuyển theo bảng kê chi phí.
6.2.6. Thu nợ và xử lý nợ
Thu nợ là một nội dung của bước giám sát tín dụng,ở đây cần có sự phối hợp
giữa bộ phận tín dụng và bộ phận kế toán để cho quá trình thu nợ diễn ra một các
thuận lợi và hiệu quả cao nhất. Nhân viên cho vay là người đôn đốc, nhắc nhở khách
hàng trả nợ, kiểm tra tiến trình thu nợ; nhân viên kế toán là người trực tiếp thu nợ; sự
phối hợp này tạo điều kiện để có thể xử lý kịp thời khi việc trả nợ không theo đúng
cam kết trong hợp đồng tín dụng và giấy nhận nợ.
Thu nợ gốc: 1 lần khi đáo hạn hoặc nhiều lần theo các kỳ hạn đã xác định trong
hợp đồng tín dụng.
Thu lãi: Hàng tháng hoặc định kỳ theo kỳ hạn lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng. Có 2 trường hợp tính lãi: Lãi tính trên dư nợ thực tế giảm dần hoặc lãi tính
theo nợ gốc thu hồi trong từng kỳ hạn trả nợ
Liên quan đến quá trình thu nợ, một số kỹ thuật xử lý có thể được ngân hàng áp
dụng, cụ thể:
- Cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ: Gồm điều chỉnh kỳ hạn tra nợ và gia hạn nợ
- Chuyển nợ quá hạn: Nếu không đi đến thỏa thuận gia hạn nợ thì đối với phần
gốc khách hàng không trả đúng hạn trong hợp đồng tín dụng thi sẽ chuyển qua nhóm
nợ quá hạn, ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất đối với nợ quá hạn (gốc) tối đa
150% lãi suất đã ký kết trong hợp đồng.
6.2.7. Hợp đồng tín dụng cho vay từng lần trong tài trợ kinh doanh
Hợp đồng tín dụng trong cho vay từng lần được thực hiện theo mẫu của từng
ngân hàng tùy theo nhóm khách hàng.
6.2.8. Một số sản phẩm sử dụng phương thức cho vay từng lần trong tài trợ kinh
doanh
Đối với khách hàng doanh nghiệp: Tài trợ nhập khẩu; tài trợ xuất khẩu trước khi
giao hàng; tài trợ hàng tồn kho, tài trợ thiếu hụt tài chính tạm thời, tài trợ hỗ trợ triễn
khai các đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ….
Đối với khách hàng kinh doanh cá thể: Cho vay tiểu thương, cho vay tiểu thủ
công nghiệp,…
6.3. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng
6.3.1. Khái niệm, đặc điểm của cho vay theo hạn mức tín dụng
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương thức cho vay mà ở đó ngân hàng sẽ cấp
một hạn mức vay và khách hàng duy trì mức dư nợ không vượt quá hạn mức đã cấp,
tài sản đảm bảo trong trường hợp này là bất động sản, giấy tờ có giá hay tài sản đảm
bảo khác mà được ngân hàng chấp thuận.
Theo phương thức cho vay này khách hàng được ngân hàng xác định cho một
hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định để làm căn cứ cho việc
vay lần sau, trong đó hạn mức cho vay và thời hạn cho vay sẽ được thể hiện trong hợp
đồng tín dụng giữa hai bên. Phương thức cho vay này này thích hợp cho khách hàng
(các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể...) cần một
nguồn vốn ổn định và thường xuyên.
Đặc điểm cho vay theo hạn mức:
- Các khách hàng chỉ cần lập hồ sơ vay vốn vào lần đầu tiên, sau đó ngân hàng
sẽ duyệt hồ sơ và cấp hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian xác định, tối đa là
12 tháng.
- Phương thức vay vốn linh hoạt: Đây là những lợi ích mà chắc chắn người vay
và ngân hàng không thể bỏ qua khi nghĩ tới việc vay theo hạn mức tín dụng.
- Thủ tục đơn giản: Khách hàng không cần phải lập nhiều hợp đồng tín dụng hạn
mức cho mỗi lần vay, mà chỉ cần làm một lần trong tối đa 12 tháng.
- Chủ động nguồn vốn: Khách hàng có thể chủ động với nguồn vốn của mình, từ
đó doanh nghiệp có thể linh động sử dụng vốn với các mục đích kinh doanh khác
nhau, mà chỉ cần gửi các bộ chứng từ đến ngân hàng để chứng minh mục đích vay phù
hợp với mục đích ban đầu trong hợp đồng tín dụng.
- Giúp ngân hàng kiểm soát đối tượng vay: Phương thức này giúp ngân hàng
kiểm soát được mục đích sử dụng vốn vay của người đi vay. Đồng thời, theo sát tình
hình kinh doanh của đối tượng vay, và đưa ra các quyết định kịp thời và đúng đắn đối
với mối quan hệ tín dụng với người đi vay.
Ngoài những lợi ích trên thì thức này vẫn tồn tại một số nhược điểm:
- Với người vay: Người vay có thể bị phạt nếu như trong quá trình vay, khách
hàng vay không đạt được vòng quay vốn theo hạn mức tín dụng như kế hoạch đã đề
ra.
- Với ngân hàng: Ngân hàng không giữ sự chủ động đối với vốn của mình. Do
theo hợp đồng tín dụng, ngân hàng sẽ cho khách hàng vay trong một khoảng thời gian
nhất định, vì vậy ngân hàng có nghĩa vụ phải luôn trữ một lượng tiền trong thời gian
đó để đáp ứng được vốn cho khách hàng vay.
Điều đó khiến cho ngân hàng dễ rơi vào thế bị động, không thể linh hoạt xoay
vốn của mình, có thể gây tồn động vốn nếu như khách hàng không sử dụng hết hạn
mức tín dụng. Với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng đòi hỏi nghiệp vụ
ngân hàng cao để có thể tính toán việc thu nợ, lãi suất khác nhau.
6.3.2. Bộ hồ sơ vay vốn cho vay hạn mức tín dụng
Tương tự như cho vay từng lần, tuy nhiên khách hàng vay chỉ lần làm một bộ hồ
sơ duy nhất khi cấp hạn mức tín dụng, các trường hợp giấy tờ có thay đổi thì bổ sung
thêm cho ngân hàng.
6.3.3. Xác định hạn mức tín dụng (HMTD)
Việc xét cấp HMTD không có một khuôn mẫu chung thống nhất giữa các ngân
hàng, hay nói cách khác là luôn có sự khác nhau giữa các ngân hàng, tuỳ theo đối
tượng khách hàng, phương án, lĩnh vực, xu hướng ngành nghề khác nhau. Kỹ thuật
xác định HMTD hiện nay tại các ngân hàng đang áp dụng thông thường dựa trên 2
cách : (a) Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn; (b) Dựa vào lưu chuyển tiền
tệ.
Điều kiện áp dụng đối với loại hình cho vay ngắn hạn này thường là những
khách hàng đã có quan hệ tín dụng có uy tín với ngân hàng, có tình hình tài chính
lành mạnh, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, có nguồn thông tin khá đầy đủ
chính xác.
Trong quá trình xét cấp HMTD, yếu tố kinh nghiệm cá nhân, bộ phận phụ trách
tín dụng là rất cần thiết góp phần quan trọng trong tiêu chí : "Không quá khắt khe
khiến không đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cũng như tránh tình trạng cho
vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ".
Nét đặc trưng của hình thức cho vay này: Đối tượng cho vay là đối tượng gộp;
hoạt động vay trả diễn ra liên tục; có thể không có thời hạn vay và kỳ hạn trả nợ cụ
thể chỉ có thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng hạn mức; doanh số cho vay có khi
lớn hơn HMTD trong thời gian duy trì HMTD.
Kỹ thuật xác định HMTD trong thực tế tại một số ngân hàng hiện nay:
1. Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn:
Tổng quát :
HMTD = Nhu cầu Vốn lưu động kỳ kế hoạch – Vốn tự có – Vốn huy động khác
Trong đó:
(1) Vốn tự có = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả
(2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch = (Tổng CPSX kỳ kế hoạch) / (Vòng quay VLĐ
kỳ kế hoạch)
(3) Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = (Doanh thu thuần kỳ kế hoạch) / (Bình quân
TSLĐ kỳ kế hoạch)
Trong thực tế thì:
- Cơ sở ngân hàng xét cấp HMTD: Bảng kế hoạch kinh doanh và Báo cáo tài
chính doanh nghiệp.
- Cách triển khai: xuất phát từ dữ liệu phục vụ cho việc tính toán đều trên cơ sở
ước lượng/ dự toán từ khách hàng cung cấp trong bảng kế hoạch đề xuất để xin xét
cấp HMTD. Mà đã là kế hoạch dĩ nhiên vẫn còn đó sự không chắc chắn dưới góc
nhìn của nhân viên tín dụng ngân hàng.
Vậy cho nên trong quá trình tính toán (3) Vòng quay VLĐ kỳ hoạch, thông
thường bộ phận tín dụng thường lấy số liệu thực tế kỳ gần nhất trên cơ sở tham chiếu
thêm thông tin trong bảng kế hoạch kinh doanh của khách hàng và điều chỉnh thêm
biên độ tăng giảm phù hợp (thường do các trưởng phòng có kinh nghiệm).
Lúc này:
(3) Vòng quay VLĐ t+1 = {( Doanh thu thuần kỳ t) / (bình quân TSLĐ kỳ t )} (
+, – ) % Mức điều chỉnh.
Lưu ý : ( +, _ ) % mức điều chỉnh tuỳ thuộc từng kế hoạch khách hàng, lĩnh vực
ngành nghề hoạt động, dữ liệu khách hàng hiện có, dữ liệu so sánh trong ngành hoặc
tương đương. Điều này đòi hỏi người quyết định phải có một kinh nghiệm chuyên
môn.
Sau khi xác định được (3), thì bước tiếp là xác định cho được (2) Nhu cầu VLĐ
kỳ kế hoạch. Trong đó, Tổng CPSX kỳ kế hoạch thông thường dựa trên bảng kế
hoạch của khách hàng cộng với tham chiếu số liệu thực tế kỳ gần nhất.
Lúc này :
Tổng CPSX kỳ (t+1) = Tổng CPSX kỳ t + % tỷ lệ điều chỉnh .
Lưu ý: % Tỷ lệ điều chỉnh còn tuỳ thuộc vào việc xem xét các yếu tố lĩnh vực
ngành nghề, chu kỳ tăng trưởng, sinh trưởng, tính thời vụ.... Tỷ lệ này cũng này đòi
hỏi người quyết định phải có một kinh nghiệm chuyên môn.
2. Dựa vào lưu chuyển tiền tệ:
a. Cở sở xác định HMTD: Thông qua các Báo cáo tài chính, Bảng kế hoạch
nhận từ khách hàng, ta dự toán các nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp dưới
dạng thành tiền để lập bảng lưu chuyển tiền tệ.
b. Trình tự xác định HMTD thông qua lưu chuyển tiền tệ.
- Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng trong kỳ dự toán.
- Tính thặng dự / thâm hụt
- So sánh với số dư tiền tối thiểu trong kỳ dự toán để xác định kế hoạch giải
ngân / thu nợ.
- Xác định HMTD.
Việc xác định lưu chuyển tiền tệ như chúng ta đã được biết trong tài chính
doanh nghiệp và thẩm định dự án. Thông thường hiện nay có hai phương pháp cách
xác định lưu chuyển tiền tệ : Trực tiếp và gián tiếp. Trong hai phương pháp này, mặc
dù cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đi đến kết quả cuối cùng đó là dòng tiền ròng
phải như nhau. Nếu như cách tiếp cận trực tiếp cho ta biết được các dòng tiền vào,
dòng tiền ra đi đâu, về đâu như thế nào, thì trong cách tiếp cận gián tiếp cho ta biết
được một doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng chưa chắc là có tiền.
Bảng: Ngân lưu vào và ra của từng hoạt động
I/. Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh
 Thu tiền khách hàng
 Chi trả cho người bán
 Thu lãi vay và thu cổ tức được chia
 Chi trả : lương, lãi vay, thuế
 Thu khác từ hoạt động kinh doanh
 Chi trả khác cho hoạt động kinh doanh
II/. Ngân lưu từ hoạt động đầu tư
 Thanh lý TSCĐ cũ
 Mua sắm TSCĐ mới
 Bán chứng khoán đầu tư
 Mua chứng khoán đầu tư
 Thu nợ cho vay
 Cho vay
III/. Ngân lưu từ hoạt động tài trợ
 Trả nợ vay
 Phát hành cổ phiếu
 Mua lại cổ phiếu, chi trả cổ tức
 Phát hành trái phiếu
 Mua lại trái phiếu
Ví dụ 7:
Ngân hàng A thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty TM – DV B, thu được các thông
tin sau :
1. Số dư tiền tài thời điểm 31/12/2017 : 07 tỷ đồng.
2. Từ kế hoạch kinh doanh dự toán được các số liệu sau:
Đvt : Tỷ đồng
Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03
Dòng tiền vào 18 20 26
Dòng tiền ra 28 27 20
Số dư tiền tối thiểu 12 10 6
3. Công ty là khách hàng có uy tín, đủ điều kiện áp dụng cho vay theo hạn mức tín
dụng.
4. Dự nợ ngắn hạn hiện tại bằng 0.
5. Giả định các yếu tồ khác không thay đổi.
Hãy xác định HMTD quý I /2018 thông qua lưu chuyển tiền tệ. HMTD bao gồm cả
dư nợ cũ (nếu có).
Bảng dự toán lưu chuyển tiền tệ :
Đvt : Tỷ đồng

Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03


Dòng tiền vào 18 20 26
Dòng tiền ra 28 27 20
Lưu chuyển tiền tệ
(10) (7) 6
ròng
Cách xác định HMTD:
STT Danh mục 31/12/2017 Tháng 01/18 Tháng 02/18 Tháng 03/18
1 Tiền đầu kỳ 7 7 12 10
2 LCTT ròng -10 -7 6
Thặng dư/Thâm ( 1+2 ) -3 5 16
3 hụt
4 Số dư tiền tồi thiểu -12 -10 -6
5 Vay nợ ngắn hạn (3+4) 15 5 0
6 Trả nợ ngắn hạn 0 0 16
7 Tiền cuối kỳ (*) ( 3+5 – 6 ) 12 10 0
8 Dư nợ vay 15 20 4
9 Kế hoạch
+ giải ngân 15 5 0
10 + thu nợ 0 0 16
11 HMTD 20
6.3.4. Kiểm soát tín dụng trước khi giải ngân
Về cơ bản, quy trình cấp tín dụng hạn mức cũng tương tự trong cho vay từng lần.
Trong bước phân tích tín dụng, nhân viên phân tích thẩm định toàn diện nhiều phương
diện không chỉ về khoản vay mà cả khách hàng vay. Ngân hàng không chỉ chú trọng
tính hiệu quả, dòng tiền tạo ra từ chính phương án vay vốn mà còn xem xét đánh giá
toàn diện về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng.
Tủy vào điều kiện của mỗi khách hàng vay vốn, ngân hàng sẽ chọn cách tính hạn
mức tín dụng phù hợp, định giá khoản tín dụng bao gồm lãi suất vay theo hạn mức,
các loại phí đi kèm, quy định số dư tiền gửi bù trừ (nếu có)…Tất cả các yếu tố này
phải được ghi trên tờ trình thẩm định của ngân viên chịu trách nhiệm phân tích tín
dụng, sau đó sẽ được phê duyệt theo một quy trình chặt chẽ trước khi ký hợp đồng tín
dụng.
6.3.5. Kiểm soát tín dụng sau khi giải ngân
Quá trình kiểm soát trong khi cho vay thực chất là thực hiện và giám sát giải
ngân theo đúng những cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Tài khoản sử dụng trong giải ngân và thu nợ của cho vay theo hạn mức là một
trong hai dạng sau: Tài khoản vay thông thường (như trong cho vay từng lần) haowcj
tài khoản vãng lai (một dạng tài khoản bao gộp tính chất củ tài khoản tiền gửi và tài
khoản tiền vay). Sự lựa chọn tài khoản sử dụng chủ yếu tùy thuộc vào đặc tính kinh
doanh và uy tín của khách hàng trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Các dạng kinh
doanh bán lẻ như siêu thị, nhà hàng,…có vòng quay tiền rất ngắn thường tích hợp sử
dụng tài khoản vãng lai.
Trong giải ngân, về nguyên tắc ngân hàng không thể khống chế số tiền giải ngân
trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, mà chủ yếu quan tâm tới giới hạn số dư nợ tài
khoản trong phạm vi hạn mức tín dụng. Mỗi lần khách hàng đề nghị rút vốn, ngân
hàng sẽ xem xét các loại chứng từ chứng minh lý do và mục đích sử dụng tiền (hóa
đơn thanh toán, bảng kê lương, thanh toán chi phí,…), nếu đối tượng hợp lý và số tiền
đề nghị giải ngân trong hạn mức còn lại (gọi là số dư khả dụng, là chênh lệch của hạn
mức tín dụng và số dư nợ thực tế tài khoản tại thời điểm giải ngân) thì yêu cầu giải
ngân được ngân hàng chấp thuận.
Đặc trung của cho vay hạn mức tín dunjgb là quá trình giải ngân và thu nợ diễn
ra đan xen lẫn nhau, nên dư nợ tài khoản có thể tăng lên đến giới hạn, rồi sau đó giảm
đi do thu nợ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục sử dụng tiền, cứ như vậy trong
suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
Trong nội dung kiểm soát giải ngân cần lưu ý: Việc xem xét đối tượng hợp lệ để
giải ngân có thể thắt chặt hay nới lõng tùy thuộc vào cam kết thỏa thuận trong hợp
đồng tín dụng. Những chi phí ngoài kinh doanh như nộp thuế thu nhập, trả các khoản
nợ phi thương mại,…vẫn có thể chấp nhận giải quyết trong trường hợp cam kết sử
dụng hạn mức nới lõng. Những cũng có ngân hàng rất rõ ràng trong việc xác định đối
tượng giải ngân trong hợp đồng, song, nhìn chung việc giải ngân trong cho vay hạn
mức vẫn thoáng hơn trong cho vay từng lần.
6.3.6. Thu nợ và xử lý nợ
Thông thường mỗi lần giải ngân trong cho vay hạn mức không bắt buộc xác định
kỳ hạn nợ cụ thể, việc trả nợ thực hiện tự động từ phía người vay trong thời hạn cấp
hạn mức tín dụng.Việc tính lãi dựa trên phương pháp tính trên số ngày tồn tại số dư nợ
tương ứng (Như phương pháp tính lãi cho tiền gửi thanh toán).
Khác với cho vay từng lần là việc giải ngân tiền vay luôn trong giwois hạn phạm
vi mức cho vay đã tính, đối với cho vay hạn mức tín dụng, ngân hàng không khống
chế số giải ngân cũng như thu nợ, chỉ giới hạn dư nợ hàng ngày trong phạm vi hạn
mức tín dụng đã xác định. Do vậy, các khách hàng có chu kỳ kinh doanh ngắn, vòng
quay vốn nhanh rất có lợi. lãi phải trả chỉ tính trên số dư nợ thực tế vào cuối ngày,
không tính trên doanh số tiền vay đã phát ra. Mặc khác do thỏa thuận thu nợ kịp thời
vào bên có của tài khoản vay/tài khaorn vãng lai khi có thu nhập, nên đồng vốn sẽ
được sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, do hạn chế tính trạng tài khoản tiền
gửi có số dư trong tài khoản vay còn đang dư nợ phải chịu lãi.
6.3.7. Các biện pháp giám sát trong cho vay theo hạn mức
Trong quá trình giám sát giải ngân, dư nợ luôn được khống chế trong phạm vi
hạn mức tín dụng, nhưng do đặc điểm thu nợ không có kỳ hạn cụ thể, dẫn đến sự lạm
dụng từ phía khách hàng. Để khắc phục điều này, ngân hàng có thể áp dụng một trong
các biện pháp giám sát sau:
Thứ nhất, quy định doanh số trả nợ theo định kỳ: Biện pháp này thường áp dụng
đối với các doanh nghiệp có nguồn thu diễn ra đều đặn, kinh doanh ổn định không
theo thời vụ. Cawcn cứ vào kế hoạch bán hàng, có thể xác định doanh số tối thiểu phải
nộp vào tài khoản theo định kỳ (tháng, quý,…), nếu không thực hiện khách hàng coi
như vi phạm hợp đồng và phải phạt chậm trả.
Thứ hai, quy định các mức dư nợ giảm thấp: Mức dư nợ giảm thấp được hiểu là
các mức dư nợ thấp hơn hạn mức tín dụng, được ngân hàng xác định tại thời điểm
nhất định. Biện pháp này thường sử dụng với các doanh nghiệp hoặt động theo thời
vụ. Sau thời điểm dư nợ vay lên đến đỉnh (bằng hạn mức tín dụng) là thời kỳ doanh
nghiệp bán ra, nguồn thu xuất hiện và nhu cầu giải ngân giảm/không xuất hiện, dư nợ
tài khaonr sẽ giảm dần đi. Tại khoảng thời gian này, các mức dư nợ giảm thấp được
xác định nhằm khống chế dư nợ tài khoản theo diễn biến phù hợp với việc bán hàng,
tạo điều kiện đạt mức dư nợ bằng 0 khi chấm dứt hợp đồng tín dụng.
Thứ ba, quy định kỳ hạn trả nợ cụ thể cho mỗi lần giải ngân: Biện pháp này là sự
vận dụng kỹ thuận thu nợ trong cho vay từng lần vào phương pháp cho vay hạn mức.
Trên thực tế, các ngân hàng xem đây là biện pháp giám sát việc thu nợ của khách hàng
trong cho vay hạn mức. Tuy nhiên biện pháp này rất khó thực hiện khi nhu cầu giải
ngân diễn ra liên tục, các kỳ hạn nợ thiết lập sẽ dày đặc. Mặc khác, cơ sở để dự kiến
kỳ hạn nợ cụ thể cho mỗi lần giải ngân là rất khóa xác định. Một số ngân hàng dựa
vào chu kỳ ngân quỹ để xác định kỳ hạn cho từng giấy nhận nợ khi giải ngân, một số
ngân hàng dựa vào nguồn thu dự kiến do khách hàng báo cáo vào lúc giải ngân để
định kỳ hạn nợ. Nhìn chung cơ sở xác định kỳ hạn nợ cụ thể trong cho vay hạn mức là
không chắc chắn, phần nhiều xuất phát từ chủ quan của ngân hàng cho vay, gây khó
khăn cho phía khách hàng.
6.3.8. Hợp đồng tín dụng và thanh lý hợp đồng tín dụng hạn mức
Hợp đồng cho vay theo hạn mức thường kết thúc sau một năm hiệu lực. Sau đó
khách hàng sẽ có thể tiếp tục một hợp đồng hạn mức mới cho năm kế tiếp hoặc chấm
dứt tại đây. Việc xử lý kết thúc hợp đồng sẽ được thực hiện như sau:
- Trường hợp khách hàng tiếp tục hợp đồng tín dụng cho năm kế tiếp, thi ngay từ
khoảng giữa tháng 12 của năm hiện hành, ngân hàng và khách hàng phải cùng nhau
thương thảo về một hạn mức tín dụng cho năm tới. Việc xử lý dư nợ vay cuối năm
hiện hành cũng là một trong các nội dung phải đề cập đến. Nếu hạn mức tín dụng của
năm kế hoạch lớn hơn số dư nợ thực tế cuối năm hiện hành và dư nợ này được ngân
hàng đánh giá là lành mạnh, thì toàn bộ dư nợ đó sẽ được chuyển sang đầu năm kế
tiếp và ngân hàng tiếp tục giải quyết cho vay bình thường. Nhưng ngượi lại, hạn mức
xác định năm tiếp theo nhỏ hơn dư nợ thực tế năm hiện hành, thì phần chênh lệch phải
được lên kế hoạch giảm xuống trong thời hạn xác định (ví dụ thời gian 1 chu kỳ ngân
quỹ). Chỉ sau khi dư nợ thực tế trên tài khoản giảm xuống thấp hơn hạn mức tín dụng
của năm kế hoạch thì các đề nghị giải ngân tiếp theo mới được thực hiện.
- Trường hợp ngân hàng và khách hàng không tiếp tục ký hợp đồng hạn mức tín
dụng mới, thì toàn bộ dư nợ cuối năm hiện hành sẽ được quy định kỳ hạn nợ cụ thể.
Một số sản phẩm cho vay theo hình thức cho vay hạn mức tín dụng: Cho vay bổ
sung vốn lưu động, tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng,…
Bài 7: Kỹ thuật cho vay trung dài hạn trong tài trợ đầu tư kinh doanh
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày đầy đủ khái niệm và đặc điểm của kỹ thuật cho vay trung dài hạn.
- Phân tích làm rõ được nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng doanh
nghiệp.
- Liệt kê được các sản phẩm cho vay trung dài hạn của các NHTM hiện nay.
- Xác định được hạn mức tín dụng, thời hạn cho vay và đánh giá được khả năng
trả nợ của khách hàng khi đầu tư dự án kinh doanh.
- Tính đúng tiền lãi vau phải thu và lập bảng kế hoạch trả nợ của khách hàng.
2. Nội dung của bài:
7.1. Khái quát về cho vay trung dài hạn và các phương thức cho vay
7.1.1. Khái niệm cho vay trung dài hạn
Cho vay trung dài hạn là loại hình tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm trở lên,
nhằm đáp ứng các nhu cầu mua sắm, cái tạo thay thế tài sản cố định, đầu tư xây dựng
cơ bản và một phần vốn lưu động thường xuyên của các khách hàng doanh nghiệp.
7.1.2. Đặc điểm cho vay trung dài hạn
- Đối tượng cho vay không chỉ là các nhu cầu liên quan đến tài sản cố định mà
còn có một phần nhu cầu vốn lưu động tối thiểu.
- Nguồn hoàn trả trong cho vay trung dài hạn là nguồn tiền tích lũy trong hoạt
động của khách hàng. Đây là điểm khác biệt với cho vay ngắn hạn thương mại, theo
đó nguồn hoàn trả nợ là nguồn tiền từ lưu chuyển tiền vào (thu bán sản phẩm) từ hoạt
động kinh doanh của người vay.
- Phương pháp trả thích hợp là trả góp, tức là hoàn trả dần gốc và lãi theo các kỳ
hạn xác định. Đây là phương pháp trả thích hợp với nhu cầu vay trung dài hạn, bởi vì
cách trả này vừa tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì nguồn thanh khoản, giảm thiểu
rủi to tín dụng, mặt khác đảm bảo việc thu nợ khả thi, thích hợp với khả năng tài chính
của khách hàng. Theo quy định trong chế độ cho vay của các tổ chức tín dụng với
khách hàng: Một khoản vay có thời hạn từ trên 12 tháng cho đến 60 tháng được gọi là
trung hạn, từ trên 60 tháng trở lên là dài hạn. Với khoảng thời gian cho vay như vậy
cộng với nguồn hoàn trả của khách hàng, là nguồn tiền tích lũy, chỉ có được sau một
thời gian nhất định (tháng/ qúy/ năm), nên khách hàng khó có thể hoàn trả gốc một lần
(phi trả góp) hoặc là trả tuần hoàn không có kỳ hạn cụ thể được.
- Độ rủi ro trong cho vay trung dài hạn cao hơn cho vay ngắn hạn. Ngoài lý do
cấp tín dụng bằng tiền nên khó kiểm soát việc sử dụng đúng mục đích, trong cho vay
trung, dài hạn, rủi ro cao còn bởi vì thời hạn cho vay dài nên khả năng dự đoán, lên kế
hoạch cho việc trả nợ của khách hàng có nhiều hạn chế, khả năng tài chính cũng như
thiện chí trả nợ từ phía người vay có thể thay đổi theo thời gian… Do rủi ro cao nên
lãi suất cho vay trung dài hạn luôn cao hơn cho vay ngắn hạn nhằm bù đắp cho rủi ro
về khả năng hoàn trả nợ. Ngoài ra, ngân hàng còn quy định các điều kiện bắt buộc
như: người vay phải có một tỷ lệ nhất định vốn đối ứng tham gia vào dự án, phải có
tài sản bảo đảm cho khoản vay hoặc bảo lãnh của bên thứ ba..Tất cả những biện pháp
đó nhằm giảm tổn thất cho ngân hàng khi thực hiện cho vay trung dài hạn.
- Đối tượng cho vay: Đối tượng cho vay của tín dụng trung và dài hạn là các chi
phí cấu thành trong tổng mức đầu tư của dự án không phân biệt thành phần kinh tế, là
tổ chức, cá nhân hay là doanh nghiệp, bao gồm: giá trị vật tư, máy móc thiết bị, công
nghệ chuyển giao, chi phí nhân công, giá thuế và chuyển nhượng đất đai, giá thuê mua
các tài sản, chi phí mua bảo hiểm và các chi phí khác.
7.1.3. Nhu cầu vay vốn trung dài hạn của khách hàng doanh nghiệp
Nếu như tín dụng ngắn hạn được cho vay chủ yếu để bổ sung vào nguồn vốn lưu
động của doanh nghiệp, thì tín dụng trung và dài hạn lại nhằm đầu tư vào các dự án có
thời gian tương đối dài như mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới trang thiết bị và công
nghệ, xây dựng sửa chữa nhà xưởng cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng cho nhu
cầu sản xuất kinh doanh, và phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Mục đích chủ yếu của cho vay trung và dài hạn là để đáp ứng cho các dự án đầu
tư mở rộng/ đầu tư chiều sâu với mục tiêu sau đầu tư là tăng doanh thu, mở rộng thị
phần, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp vay vốn. Ở
đây có sự khác biệt với loại hình tài trợ dự án, theo đó các dự án cần tài trợ thường là
dự án đầu tư mới. Mỗi dự án là một thực thế độc lập có chu kỳ vòng đời trải qua các
bước: chuẩn bị, thực hiện và kết thúc. Việc phân tích để ra quyết định tài trợ dự án đòi
hỏi phải xem xét tổng thể trên nhiều phương diện phức tạp. Trong thực tế, cho vay
trung dài hạn và tài trợ dự án đều có chung mục đích là tài trợ cho tài sản cố định với
thời gian trên 1 năm. Tuy nhiên xét về kỹ thuật thực hiện thì giữa chúng có những
điểm khác biệt.
7.2. Kỹ thuật cho vay trung dài hạn
7.2.1. Xác định nguồn trả nợ
Như nói ở trên, mục đích vay trung dài hạn là để thoã mãn nhu cầu liên quan đến
tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên.Trong trường hợp doanh nghiệp
không phát hành cổ phiếu hoặc đueọc cấp thêm thì nguồn trả nợ từ các khaonr trích
khấu hao và lợi nhuận để lại không chia, nguồn tiền này được xem là nguồn tích luỹ
trong hoạt động của doanh nghiệp. Hiện nay, các ngân hàng thương mại thường sử
phương pháp nguồn trả nợ khả dụng FATSATL (Funds Available To Service
Additional Tern Loan Approach) để xác định nguồn trả nợ vay của một khoản vay
trung dài hạn.
Phương pháp tính dòng tiền nhanh – FATSATL
Lợi nhuận ròng sau thuế cộng (+) khấu hao
∆ Đầu tư vốn lưu động (+/-)
∆ Đầu tư tài sản cố định (+/-)
- Chia cổ tức
- Tiền sẵn có để thanh toán các khoản nợ dài hạn
- Trả nợ vay dài hạn cũ (nếu có)
= Nguồn tiền trả nợ cho khoản vay dài hạn mới
Trong đó:
- ∆ là ký hiệu cho sự biến động tăng/giảm trong kỳ, được tính bằng cách lấy số
cuối kỳ trừ số đầu kỳ
- Đầu tư vốn lưu động là nhu cầu vốn lưu động tăng lên trong kỳ để đáp ứng cho
sự tăng trưởng, được xác định như sau:
∆ Đầu tư vốn lưu động = ∆ Tài sản lưu động - ∆ Nợ ngắn hạn
- Đầu tư tài sản cố định là nhu cầu mua sắm thêm tài sản cố định trong kỳ (bằng
vốn tự có), dược tính bằng chênh lệch tài sản cố định cuối kỳ so với đầu kỳ (nguyên
giá)
- Chia cổ tức là phần dự kiến trả cho các cổ đông, được tính bằng tỷ lệ % trên lãi
ròng sau thuế hoặc doanh thu thuần trong kỳ.
Ví dụ: Công ty Thuỳ Nguyên chuyên kinh doanh vật liệu xây dựng, cuối năm
2018 công ty dự định vay ngân hàng số tiền 500 triệu đồng để mua xe tải chở hàng,
với cách thức hoàn trả gốc và lãi hàng năm. Để xác định nguồn trả nợ, công ty cung
cấp các số liệu sau:
Dự kiến kết quả kinh doanh năm 2019 (Đvt: triệu đồng)
- Doanh thu 4.800
- Giá vốn hàng bán: 80% doanh thu
- Cho phí quản lý bán hàng: 240
- Trong đó khấu hao TSCĐ: 20
- Mức thuế suất thuế TNDN: 20%
- lãi suất cho vay trung dài hạn: 10%/năm
Một số thay đổi trong dự toán bảng cân đối như sau:
- Khoản mục tiền tăng: 50; Tồn kho tăng: 20; Các khoản phải trả tăng 20; Nợ
phải thu giảm: 60; Nhu cầu mua sắm thêm TSCĐ: 45
Dựa vào số liệu trên, ngân hàng ước tính khả năng trả nợ của công ty như sau:
- Lãi gộp năm 2019: 4.800 x 20% = 960 triệu đồng
- Lãi ròng trước thuế: 960 – 240 – (500 x 10%) = 670 triệu đồng
- Lãi ròng sau thuế: 670 – (670 x 20%) = 536 triệu đồng
- Chia cổ tức trong năm: 536 x 20% = 107,2 triệu đồng
- Đầu tư vốn lưu động trong năm: [(50+250-60)-20] = 220 triệu đồng
- Nguồn trả nợ = 536 + 80 – 220 – 45 – 107,2 = 243,8 triệu đồng
Con số 243,8 triệu đồng đã tính dựa trên dự kiến thu nhập của năm 2019. Trên
thục tế, ngân hàng xác định nguồn trả nợ, đều phải dựa trên con số dự kiến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp những năm sau đầu tư. Trước hết ngân hàng lấy số liệu
trên bảng cân đối kế toán hoặc báo cáo thu nhập năm gần nhất trước đầu tư, sau đó kết
hợp với những thay đổi về tăng trưởng doanh thu, kế hoạch tài chính …những năm
sau khi đầu tư để ước tính nguồn trả nợ của từng năm.
7.2.2. Các phương pháp hoàn trả nợ
Phương pháp trả thích hợp trong tín dụng trung dài hạn nói chung và cho vay
trung dài hạn nói riêng là trả dần gốc và lãi theo các phân kỳ xác định. Dước đây là
một số cách trả phổ biến nhất.
a) Mức trả nợ gốc đều đặn, trả lãi theo nợ gốc thực tế đầu kỳ hạn (Lãi giảm dần):
Đây là cách trả phổ biến nhất trong thực tế, kể cả trong ngắn hnaj và dài hạn. Theo
cách trả này, những kỳ đầu trả nợ nhiều, về sau trả giảm đi phù hợp tâm lý của người
vay và giúp ngân hàng có nguồn thanh khoản đều đặn, đề phòng rủi ro.
Ví dụ: Giả sử có một khoản vay thời hạn năm với số tiền 8 tỷ đồng, lãi suất
10%/năm, hoàn trả gốc hàng năm, lãi tính theo dư nợ thực tế đầu kỳ hạn. Ta lập bảng
thanh toán lãi và gốc như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Kỳ hạn Trả gốc Trả lãi Tổng mức trả Dư nợ gốc cuối kỳ
8.000
1 2.000 800 2.800 6.000
2 2.000 600 2.600 4.000
3 2.000 400 2.400 2.000
4 2.000 200 2.200 0
Tổng 8.000 10.000
b) Mức trả gốc đều đặn, trả lãi theophương pháp hiện giá: Theo phương pháp
này, mức trả (gồm cả gốc và lãi) được cố định, lãi tính theo phương pháp lãi kép (lãi
nhập gốc trong từng kỳ hạn. Đây là phương pháp áp dụng chủ yếu trong cho vay trùng
dài hạn.
Công thức tính số tiền trả định kỳ:
V x (1+i)n x i
T =
[(1+i)n – 1]

Trong đó: V là nợ gốc ban đầu; I là lãi suất một kỳ hạn; n là số kỳ hạn trả trong
thời hạn vay.
Áp dụng phương pháp này để tính số tiền trả định kỳ từ ví dụ trên:
8.000 x (1+10%)4 x 10% = 2.524 triệu
T =
[(1+10%)4 – 1] đồng
Ta lập bảng thanh toán lãi và gốc như sau:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Kỳ hạn Trả gốc Trả lãi Tổng mức trả Dư nợ gốc cuối kỳ
8.000
1 1.724 800 2.524 6.276
2 1.896 628 2.524 4.380
3 2.086 438 2.524 2.294
4 2.294 230 2.524 0
Tổng 8.000 2.096 10.096
7.2.3. Xác định thời hạn vay
Thời hạn vay = Thời hạn giải ngân + Thời gian ân hạn + Thời gia trả nợ
Trong đó:
Thời gian trả nợ = Số tiền cho vay / Mức trả nợ gốc ĐK
Trong ví dụ trên, nguồn trả nợ trong năm 2019 là 243,8 triệu đồng, mức trả gốc
hàng năm sẽ được xác định trong giưới hạn 243,8 triệu đồng. Ví dụ, hàng năm doanh
nghiệp trả 200 triệu đồng thì thời hạn trả nợ ước tính = 500/200 = 2,5 năm.
Ví dụ: Công ty cổ phàn MCP là doanh nghiệp hoạt động trong ngành inà sản
xuất bao bì kim loại. Sản phẩm chủ yếu của công ty được sử dụng cho nhiều ngành
công nghiệp như chế biến thực phảm, hoá chất, các ngành sử dụng vật tư sắt thép lá có
in tráng verni… Đầu năm 2019, công ty dự định đầu tư thêm một dây chuyển in tráng
hiện đại nhập từ Thuỵ Sĩ. Vốn đầu tư cho dự án là 50 tỷ đồng, trong đó dự kiến vay
ngân hàng là 30 tỷ, thời hạn vay 3 năm, trả gốc cố định hàng năm. Để xác định nguồn
trả nợ cho khoản vay này, công ty đưa ra các số liệu về dự kiến kết quả kinh doanh và
báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán trong năm 2018 như sau:
Các dự kiến kế hoạch trong thời hạn vay:
- Dự kiến tốc độ tăng trường donh thu hàng năm là 10%
- Tỷ trọng giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý chiếm trong doanh
thu không thay đổi so với năm 2018.
- Các khoản mục tiền, phảithu, tồn kho và phải trả ước tính tỷ lệ so với doanh
thu mỗi năm lần lượt là 5%; 15%; 21% và 13%.
- Hội đồng quản trị công ty đã thông qua phương án giảm tỷ lệ chia cổ tức so với
lãi ròng sau thuế bằng một nửa tỷ lệ của năm 2018 và giữu nguyên tỷ lệ này cho đến
khi hoàn trả xong hết nợ vay là 30%.
- Khấu hao TSCD hiện tại của công ty khoảng 10 tỷ đồng/năm. Riêng TSCĐ
mới đầu tư có thời gian khấu hao là 10 năm, phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Khoản nợ dài hạn hiện tại được trả nợ mỗi năm khoảng 500 triệu đồng.
- mỗi năm mua sắm thêm TSCĐ giá trị nhỏ khoảng 1 tỷ đồng/năm.
- Lãi suất cho vay trung dài hạn 10%/năm, thuế suất thuế TNDN là 20%
Bảng cân đối kế toán của công ty MCP cuối năm 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục Cuối năm Đầu năm
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 115.473 142.909
I. Tiền và các khoản tương 1.428 50.042
đương
II. Các khoản phải thu 21.515 20.711
III. Hàng tồn kho 92.530 72.156
B. Tài sản dài hạn 89.313 83.949
I. Tài sản cố định 88.323 81.977
II. Các khoản đầu tư tài chính 990 1.972
dài hạn
Tổng cộng tài sản 204.786 226.858
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 81.280 162.263
I. Nợ ngắn hạn 65.414 111.340
1. Vay ngắn hạn 16.085 46.118
2. Phải trả người bán 79.329 65.222
II. Nợ dài hạn 15.866 50.923
B. Vốn chủ sở hữu 123.506 64.595
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 52.953 30.000
2. Thặng dư vốn cổ phần 39.768 9.527
3. Các quỹ 17.685 14.589
4. Lợi nhuận chưa phân phối 13.100 10.479
Tổng cộng nguồn vốn 204.786 226.858
Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty MCP năm 2018
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Khoản mục Đầu năm
1 Doanh thu thuần 207.654
2 Giá vốn hàng bán 164.347
3 Lãi gộp 43.307
4 Chi phí bán hàng 4.913
5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 12.403
6 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 25.991
7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 5.198
8 Lợi nhuận sau thuế 20.793
Bảng tính toán nguồn trả nợ khả dụng qua các năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021
Doanh thu thuần 228.419 251.261 276.387
Giá vốn hàng bán 180.782 198.860 218.746
Lãi gộp 47.638 52.401 57.642
Chi phí quản lý 13.643 15.008 16.508
Chi phí bán hàng 5.404 5.945 6.539
Chi phí trả lãi vay 3.000 2.000 1.000
Tổng lợi nhuận trước thuế 25.590 29.449 33.594
Thuế 5.118 5.890 6.719
Lợi nhuận sau thuế 20.472 23.559 26.875
Chia cổ tức 614 707 806
Các khoản phải thu 34.263 37.689 41.458
Tồn kho 47.968 52.765 58.041
Các khoản phải trả 9.695 32.664 35.930
Tiền 11.421 12.563 13.819
VLĐ ròng cuối năm 63.957 70.353 77.388
VLĐ ròng đầu năm 50.059 63.957 70.353
VLĐ ròng tăng trong năm 13.898 6.396 7.035
Khấu hao trong năm 15.000 15.000 15.000
Trả nợ dài hạn trong năm 500 500 500
Mua sắm TSCĐ nhỏ trong năm 1.000 1.000 1.000
Nguồn trả nợ vay mới 19.460 29.956 32.534
Trả gốc 10.000 10.000 10.000
Trả lãi 3.000 2.000 1.000
Gốc và lãi 13.000 12.000 11.000
7.2.4. Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng được ngân hàng lập và ký kết giữa ngân hàng và người đi
vay. Trong cho vay trung dài hạn, hợp đồng tín dụng phải có đầy đủ các nội dung chủ
yếu theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và thực hiện theo mẩu riêng của ngân
hàng.
7.2.5. Một số sản phẩm sử dụng kỹ thuật cho vay trung dài hạn của các NHTM
hiện nay
Hiện nay, tại các ngân hàng thương mại có một số sản phảm sử dụng kỹ thuật
cho vay trung dài hạn như;
- Cho vay đầu tư máy móc thiết bị với đối tượng là nhu cầu thanh toán tiền mua
máy móc thiết bị;
- Cho vay theo dự án đầu tư có đối tượng là toàn bộ nhu cầu đàu tư xây dựng cơ
bản và nhu cầu mua sắm máy móc thiết bị;
- Cho vay bổ sung vốn kinh doanh trả góp với đối tượng cho vay là phần vốn lưu
động thiếu hụt có tính dài hạn, sản phẩm này thường áp dụng cho các doanh nghiệp
nhỏ thiếu vốn hoạt động.
Bài 8: Phân tích và xử lý rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày đầy đủ khái niệm, đặc điểm và các loại rủi ro tín dụng.
- Phân tích làm rõ được các nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng
- Xác định được các trường hợp rủi ro và biện pháp phòng ngừa, xử lý rủi ro tín
dụng trong ngân hàng.
2. Nội dung của bài:
8.1. Phân tích rủi ro tín dụng
8.1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện
đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm
trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay,
gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng thương mại (NHTM).
8.1.2. Nguồn gốc phát sinh rủi ro tín dụng
Nguồn gốc phát sinh RRTD được phân loại gồm:
Môi trường: Cũng như hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động tín
dụng của NHTM chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan từ môi trường kinh tế,
môi trường chính trị, đặc điểm văn hóa – xã hội, môi trường pháp lý và các tác động
chung của khu vực và địa phương…
Phía ngân hàng: Khẩu vị rủi ro của mỗi ngân hàng phản ánh thái độ đối với việc
chấp nhận rủi ro ở giới hạn/mức độ nhất định.Trong giới hạn đó, ngân hàng có khả
năng và sẵn sàng để hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro. Đây là một trong
những nguyên nhân chủ quan dẫn đến RRTD. Thêm vào đó, việc mở rộng tín dụng
quá mức đồng nghĩa với việc lựa chọn khách hàng kém kỹ càng, khả năng giám sát
của cán bộ tín dụng đối với việc sử dụng khoản vay giảm xuống đồng thời cũng làm
cho việc tuân thủ chặt chẽ theo quy trình tín dụng bị lơi lỏng. Cùng với sự yếu kém
của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng là nguy cơ rất cao xảy ra RRTD.
Phía khách hàng: Nhiều khoản vay của khách hàng với mục đích đầu tư vào các
danh mục đầu tư nhạy cảm với những biến động của thị trường; khách hàng cố tình
lừa đảo để chiếm dụng vốn ngân hàng.
Một nguyên nhân khác dẫn đến RRTD cho NHTM là một số công ty, tổng công
ty đứng ra bảo lãnh hoặc uỷ quyền cho các chi nhánh trực thuộc thực hiện vay vốn của
NHTM để tránh sự kiểm tra giám sát của ngân hàng cho vay chính. Khi đơn vị vay
vốn mất khả năng thanh toán, bên bảo lãnh và uỷ quyền không chịu thực hiện việc trả
nợ thay.
8.2. Xử lý rủi ro tín dụng
8.2.1. Nguyên tắc xử lý rủi ro
Nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được quy định bởi
ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự
phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
ban hành, theo đó:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng rủi ro để
xử lý rủi ro trong các trường hợp sau:
a) Khách hàng là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá
nhân bị chết, mất tích;
b) Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sử dụng dự phòng để xử lý
rủi ro theo nguyên tắc sau:

a) Sử dụng dự phòng cụ thể trích lập theo quy để xử lý rủi ro đối với khoản nợ
đó;
b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Trường hợp dự phòng cụ thể không
đủ để xử lý khoản nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải khẩn
trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thỏa thuận với khách hàng và
theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ;
c) Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản
không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý;
d) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hạch toán ngoại bảng phần
dư nợ đã được xử lý rủi ro theo quy định.
8.2.2. Các biện pháp phòng ngừa và xử ký rủi ro tín dụng
a) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng:
Để phòng ngừa RRTD, nhiều biện pháp cần được áp dụng gồm:
Thứ nhất, thiết lập chính sách tín dụng phù hợp: Chính sách tín dụng bao gồm:
Chính sách khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng và chính sách lãi suất.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp giúp tăng cường chuyên môn hóa trong phân
tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro,
và nâng cao khả năng sinh lời.
Thứ hai, phân tích tín dụng và thẩm định dự án đầu tư: Việc này nhằm đánh giá
tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh và dự án đầu tư mà khách hàng xin
vay vốn, đồng thời đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, góp phần làm giảm thiểu
RRTD.
Thứ ba, xếp hạng tín dụng: Hệ thống xếp hạng tín dụng phải được xây dựng cho
từng đối tượng khách hàng làm cơ sở cho việc xét duyệt cấp tín dụng, quản lý chất
lượng tín dụng.
Thứ tư, bảo đảm tín dụng: Việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tín dụng bằng tài
sản nhằm phòng ngừa rủi ro cho ngân hàng, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi
được các khoản nợ đã cho khách hàng vay.
Thứ năm, mua bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một biện pháp phòng ngừa
RRTD khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam hiện nay. Nếu khách hàng không may
rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ thì công ty bảo hiểm sẽ chi
trả.
Thứ sáu, lập quỹ dự phòng RRTD: Tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng
RRTD nhằm khắc phục các rủi ro nếu có các tình huống xấu xảy ra.
b) Các biện pháp xử lý khi rủi ro tín dụng đã xảy ra:
Khi RRTD đã xảy ra, các biện pháp cần được thực hiện bao gồm:
Thứ nhất, biện pháp khai thác: Khi người vay gặp khó khăn về tài chính do tình
hình kinh doanh không thuận lợi, ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp như: Đưa ra
lời khuyên giúp người vay khôi phục tình hình kinh doanh dựa trên sự am hiểu về
khách hàng và thị trường; Gia hạn nợ cho khách hàng: Gia hạn nợ vay là việc kéo dài
thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa
thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong những trường hợp khách hàng có khả năng khôi phục tình hình kinh
doanh, các ngân hàng có thể xem xét áp dụng biện pháp cấp phát thêm vốn để “nuôi
nợ”.Bên cạnh đó, chuyển tín dụng ngân hàng thành vốn cổ phần của doanh nghiệp
cũng là một trong những biện pháp khai thác được áp dụng.
Thứ hai, biện pháp thanh lý: Các biện pháp thanh lý thường được áp dụng gồm:
Ngân hàng thuyết phục khách hàng tự bán tài sản thế chấp; Ngân hàng bán tài sản tài
chính để thu nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng; Sử dụng biện pháp pháp lý để thu hồi
nợ vay...
Thứ ba, bán nợ: Bán nợ là việc chuyển nhượng khoản nợ, theo đó bên bán nợ
chuyển giao quyền chủ nợ của khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên
mua nợ.
Thứ tư, xóa nợ: Xóa nợ (gốc, lãi) là biện pháp không thu hồi nợ gốc, nợ lãi đối
với khách hàng gặp rủi ro không còn khả năng trả nợ sau khi đã áp dụng mọi biện
pháp thu hồi và xử lý nợ theo quy định.
c) Các quy định liên quan đến phòng, ngừa rủi ro tín dụng tại Việt Nam:
Để phòng ngừa RRTD, hạn chế các tác động của nó, theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), tất cả các khoản nợ xấu ngân hàng đều phải trích
lập dự phòng RRTD, tỷ lệ trích lập dự phòng tùy thuộc theo mức độ nợ xấu và tài sản
bảo đảm. Số tiền trích lập dự phòng được tính vào chi phí vốn của ngân hàng.
Cụ thể, theo Thông tư 09/2014/TT – NHNN ngày 18/03/2014, Thông tư sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD
cụ thể đối với từng nhóm nợ: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4:
50%; Nhóm 5: 100%. Mức trích lập dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung phải
trích được xác định bằng 0,75% tổng số dư các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Theo quy định tại Thông tư 09/2014/TT-NHNN về phân loại tài sản có, mức
trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ để xếp hạng khách hàng theo định kỳ hoặc khi cần thiết, làm cơ sở cho việc xét
duyệt cấp tín dụng; Quản lý chất lượng tín dụng, xây dựng chính sách dự phòng rủi ro
phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài.
Như vậy, tất cả các NHTM đều phải lập quỹ dự phòng RRTD định kỳ từ lợi
nhuận của ngân hàng trước khi nộp thuế thu nhập, nhằm khắc phục rủi ro nếu những
tình huống này xảy ra.
Để xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) được
thành lập và hoạt động theo Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định
843/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 1459/QĐ-NHNN của NHNN.
NHNN cũng đã ban hành nhiều văn bản, quyết định, thông tư liên quan đến việc
hình thành thị trường mua bán nợ xấu. Tiêu biểu như: Thông tư 08/2016/TT-NHNN
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua,
bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và
quyền hạn cho VAMC; Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được
triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.
Theo thống kê của NHNN, đến 30/11/2016, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ước tính
còn khoảng 2,46%. Còn theo tính toán của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, tính
đến thời điểm 31/12/2016, chưa có một ngân hàng nào công bố tỷ lệ nợ xấu của mình
vượt quá ngưỡng 3%.
Để giải quyết nợ xấu, các tổ chức tín dụng được sử dụng bằng tổng hợp các giải
pháp: phát mại tài sản, cùng khách hàng xử lý tài sản, xiết nợ... trong đó, nhiều khoản
nợ xấu được các tổ chức tín dụng bán cho VAMC. Trong năm 2016, theo số liệu của
Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý khoảng
95.000 tỷ đồng nợ xấu.
Trong đó, xử lý qua thu hồi nợ, bán tài sản bảo đảm chiếm khoảng 52,6% tổng
giá trị nợ xấu được xử lý, bằng nguồn dự phòng rủi ro chiếm 26,6%, bán cho VAMC
chiếm 21%. Chất lượng tín dụng theo báo cáo cũng cho thấy đã có những cải thiện
nhất định...
8.2.3. Quy trình xử lý nợ có vấn đề tại ngân hàng
Một số đặc điểm chung của hầu hết các khoản ín dụng có vấn đề:
- Thứ nhất, sự chậm trễ bất thường và không có ý do trong việc cung cấp báo cáo
tài chính và trả nợ theo lịch đã thoả thuận, hoặc chậm trễ trong việc liên hệ với cán bộ
tín dụng;
-Thứ hai, đối với tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi
bất thường nào trong khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài
khoản thuế và thu nhập;
- Thứ ba, đối với tín dụng doanh nhiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán
cổ ức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạn tín nhiệm;
- Thứ tư, giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi;
- Thứ năm, thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu
ROA, ROE, EBIT;
- Thứ sáu, những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (vốn cổ phần trên nợ
vay), thanh khoản, hay mức độ hoạt động (doanh thu trên hàng tồn kho);
- Thứ bảy, độ lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoahcj khi mà
tín dụng đã được cấp;
- Thứ tám, những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số
dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng.
Giải pháp nhằm thu hồi những khoản nợ có vấn đề gồm các bước như sau:
- Bước 1: Luôn đặt mục tiêu “Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã
cho vay”
- Bước 2: Khẩn trương khám phá và báo cáo mọi vấn đề thực chất liên quan đến
tín dụng, mọi sự chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở nên xấu hơn;
- Bước 3: Trách nhiệm xử lý nợ có ván đề phải được độc lập với chức năng cho
vay nhằm tránh xung đột có thể xảy ra với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp
cho vay;
- Bước 4: Chuên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về các giải
pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu và tăng cường công tác quản
lý;
- Bước 5: Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ cóvấn đề;
- Buóc 6: Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụthuế và những tránh
chấp xem khách hàng còn nghĩa vụtài chính nào chưa thực hiện;
- Bước 7: Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chấtlượng, năng lực và
sự nhất quán trong quản lý, đồng thờitrực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các
tài sản doanh nghiệp;
- Bước 8: Chuyên gia phải cân nhắc mọi phương án cóthể để hoàn thành việc thu
hồi nợ có vấn đề.
Bài 9: CHĂM SÓC VÀ XỬ LÝ GIAO DỊCH KHÁCH HÀNG
1. Mục tiêu của bài:
- Trình bày chính xác các tiêu chuyển cơ bản của một nhân viên giao dịch, các
nguyên tắc giao tiếp khi thực hiện giao dịch với khách hàng, tiêu chuẩn chất lượng
dịch vụ tại quầy và các hình thức giao tiếp trong giao dịch tại ngân hàng.
- Thực hành tốt quy trình giao dịch vủa một nhân viên ngân hàng khi giao tiếp
trực diện và qua điện thoại với khách hàng.
- Nhận diện đúng các rủi ro khi thực hiện các nghiệp vụ giao dịch, từ đó có biện
pháp phòng tránh kịp thời.
2. Nội dung của bài:
9.1. Tổng quan về thực hiện giao dịch khách hàng
9.1.1. Nguyên tắc khi giao tiếp với khách hàng
Trong giao tiếp xã hội cũng như giao tiếp trong kinh doanh, có những nguyên
tắc cần phải nắm giữ đểcuộc nói chuyện diễn ra thành công – nghĩa là đi đúng mục
đích của cuộc nói chuyện. Đặc biệt, nếu bạn là một người kinh doanh, khi giao tiếp
với khách hàng, cần phải đặc biệt chú trọng những việc sau đây để đáp ứng được sự
hài lòng và tin dùng của khách hàng:
1. Hãy sử dụng tên riêng của khách hàng: Xưng tên cá nhân là một trong những
âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng muốn được nghe từ bạn. Việc xưng hô bằng
tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy bạn nhìn nhận họ với tư
cách một cá nhân nói riêng chứ không phải đối tượng khách hàng chung chung, qua
đó thể hiện sựtôn trọng của bạn với khách hàng.
2. Khách hàng muốn được mời tham gia những cuộc gặp gỡ, họp mặt Thông
thường, ai cũng thích được quan tâm đặc biệt, có thểchỉ đơn giản là những lời thăm
hỏi, chúc mừng, hay thư mời nhân dịp lễ hội. Đó là lý do tại sao các khách hàng
thường thích được mời tham dự những buổi gặp gỡ, giao lưu mà công ty bạn tổ
chức, hay bất cứ điều gì đem lại cho khách hàng các lần giảm giá, dịch vụ đặc biệt,
đào tạo, những ưu đãi nào đó hay sự ngạc nhiên thú vị.
3. Hỏi khách hàng về những lời khuyên: Khách hàng nào cũng có sẵn những ý
kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào
thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực
sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó. Hãy tạo ra cơ
hội cho khách hàng có thể nói lên tất cả những gì họ suy nghĩ, và phần thưởng mà
khách hàng dành cho bạn sẽ là tần suất những lần mua sản phẩm dịch vụ của bạn
ngày một nhiều hơn.
4. Trân trọng khách hàng:Hãy đón tiếp họ một cách nồng ấm chân tình và làm
sao để khách hàng cảm thấy rằng bạn rất vui khi gặp họ. Một nụ cười, một lời chào,
hay câu nói “Chúng tôi sẽ phục vụ quý vị ngay bây giờ” sẽ có tác dụng rất lớn.
Khách hàng luôn đánh giá cao sự trân trọng mà bạn dành cho họ.
5. Tạo ra sự ngạc nhiên cho khách hàng Một chút gì đó phụ thêm vào đơn đặt
hàng hay những lời chú thích ghi bằng tay sẽ có tác dụng tâm lý rất lớn và rất hữu
ích trong dịch vụ khách hàng. Tương tự như vậy là một lần giảm giá đặc biệt, hay lời
mời dùng thử một món ăn…
6. Xin lỗi khách hàng: Khách hàng luôn biết những gì đã xảy ra, cho dù bạn có
biện hộ cách nào đi nữa. Tốt nhất là khi có sai sót, bạn hãy gửi tới khách hàng một lời
xin lỗi, khách hàng sẽ rất hài lòng và còn yêu quý bạn nhiều hơn trước đây. Hành
động xin lỗi và cam kết đưa lại một dịch vụ tốt hơn luôn hữu ích đến mức bạn có thể
xoá đi sự bất mãn của khách hàng và chuyển nó thành lòng trung thành, nếu sau đó
bạn thực hiện được những gì đã hứa.
7. Lắng nghe khách hàng: Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, một cảm giác
thoải mái, dễ chịu sẽ xuất hiện trong lòng mỗi khách hàng. Hãy lắng nghe những
băn khoăn, thắc mắc từ phía khách hàng, lắng nghe ý kiến của họ, lắng nghe yêu cầu
của họ. Nhờ đó, một chiếc cầu nối của sự hiểu biết sẽ được thiết lập giữa bạn và khách
hàng.Khi bạn thực sự lắng nghe, bạn có thể không tin được rằng bạn đã đem lại cho
khách hàng cảm giác tốt đẹp như thế nào.
8. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình: Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay
đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ
ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách
hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.
Khi khách hàng không hài lòng, nổi nóng: Các cuộc nghiên cứu cho thấy phần
lớn các khách hàng không hài lòng với sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ không bao giờ
đến ngay và nói với bạn rằng họ thực sự không thoả mãn, mà họ chỉ ra đi một cách
lặng lẽ, sau đó nói với những người quen biết của họ rằng không nên mua sắm sản
phẩm/dịch vụ của bạn. Vì thế, khi có một khách hàng phàn nàn, bạn đừng coi đó là
một sự phiền toái và hãy coi đó là một “cơ hội vàng” để thay đổi suy nghĩ của
khách hàng về bạn, đồng thời giữ chân họ ở lại lâu dài với công ty bạn. Dưới đây là
các cách thức để đương đầu với những lời chê trách hay kêu ca từ phía khách hàng:
• Mời họ vào phòng chăm sóc khách hàng hay một chỗ nào đó có đầy đủ phương
tiện và không gian phù hợp để họ có thể phàn nàn về dịch vụ/sản phẩm của bạn.
• Cứ để khách hàng trút hết những bực bội của họ. • Không bao giờ được tranh
cãi với khách hàng.
• Đừng bao giờ nói với khách hàng rằng “Thật ra quý vị chẳng có vấn đềgì cả”.
Đó là những từ ngữkhông thích hợp chút nào.Trình bày quan điểm của bạn theo cách
lịch sự nhất mà bạn có thể.
• Nhận trách nhiệm giải quyết vấn đề và đừng đưa ra nhiều lý do để biện minh.
Việc một nhân viên bị ốm hay lỗi do nhà cung cấp không phải là mối quan tâm của
khách hàng.
• Mau chóng hành độngđể giải quyết vướng mắc cho khách hàng, đưa ra một
giải pháp và sau đó thực hiện đúng những gì đã cam kết. Bạn chỉ nên trì hoãn thực
hiện nếu việc này khiến tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
• Tăng thêm quyền hạn cho các nhân viên bán hàng để họ có thể linh động giải
quyết các phàn nàn của khách hàng. Trong chừng mực nào đó, nhân viên bán hàng
được phép vi phạm đôi chút các quy định của công ty để khiến khách hàng vừa lòng.
Nếu bạn cảm thấy việc này không thích hợp, thì bất kể lúc nào bạn hay các nhà quản
lý có thẩm quyền khác đều phải sẵn sàn giúp đỡ nhân viên bán hàng giải quyết các
khúc mắc cho khách hàng.
Với những cách thức trên, không sớm thì muộn, bạn sẽ thu phục được nhân tâm
mọi khách hàng. Họ sẽ ưa chuộng và thường xuyên sử dụng sản phẩm/dịch vụ mà
bạn cung cấp. Không những thế, ngày một nhiều khách hàng mới sẽ biết đến tiếng tăm
của công ty bạn nhờ những lời giới thiệu về bạn của các khách hàng mà bạn đã thu
phục được nhân tâm.
9.1.2. Tiêu chuẩn cơ bản của một nhân viên giao dịch
Nhân viên giao dịch (giao dịch viên - GDV) là nhân viên ngân hàng thường trực
làm việc tại quầy giao dịch (bộ phận Dịch vụ khách hàng), phục vụ các nhu cầu giao
dịch cơ bản của khách hàng như Nộp tiền, rút tiền, Ủy nhiệm chi, Thu hộ, Chi hộ, Mở
tài khoản, Xử lý thông tin tài khoản, Hạch toán giao dịch … cho Khách hàng cá nhân
và khách hàng Doanh nghiệp. Với mỗi khách hàng cá nhân/doanh nghiệp thì sẽ có quy
trình thủ tục và mẫu chứng từ khác nhau.
Công việc chính cho GDV gồm có:
- Tư vấn, tiếp thị khách hàng khi đến quầy giao dịch
- Hạch toán các giao dịch (tiền mặt, phi tiền mặt), mở thẻ, tài khoản…
- Thực hiện công việc khác do lãnh đạo phân công
Nhiệm vụ của GDV: Đảm bảo an toàn kho quỹ; Làm hài lòng khách hàng; Thực
hiện các giao dịch tại quầy theo nhu cầu của khách hàng
Các công việc cơ bản của GDV thông qua 4 bước sau:
1/ Thứ 1: Tiếp đón, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.
Giao dịch viên là người tiếp đón, chào hỏi khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu
tiên,, làm thế nào để trong khoảng thời gian ngắn nhất, KH cảm nhận được sự nhiệt
tình, cởi mở, chu đáo từ phía người phục vụ của Ngân hàng.
Đồng thời, GDV cần tìm hiểu, nắm rõ các nhu cầu của Khách hàng để xác định
được các giải pháp hỗ trợ kịp thời.
2/ Thứ 2: Tư vấn, hướng dẫn khách hàng
Tư vấn, hướng dẫn khách hàng trên cơ sở sản phẩm & dịch vụ cung cấp, phù
hợp với đúng nhu cầu KH mong muốn
Giới thiệu các sản phẩm và chương trình khuyến mãi, chiến dịch marketing cho
Khách hàng
Giải đáp thắc mắc của khách hàng; Khai thác các nhu cầu của KH để giới thiệu
bán chéo và bán thêm sản phẩm
Thực hiện công tác phát triển Khách hàng tại quầy: Thiết lập mối quan hệ, giới
thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách-sản phẩm-dịch vụ của Ngân hàng cho Khách
hàng
Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Khách hàng trong phạm vi thẩm quyền
cho phép, đảm bảo bí mật thông tin cho khách hàng. Giải quyết các khiếu nại và thắc
mắc trên cơ sở lấy KH làm trọng tâm và đảm bảo uy tín của Ngân hàng
3/ Thực hiện thao tác nghiệp vụ
Thực hiện các giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản
phẩm/dịch vụ như: Mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp
vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh
thanh toán, chuyển tiền,…
Trực tiếp giao dịch, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tại quầy của Ngân hàng tới
Khách hàng một cách an toàn, hiệu quả, kịp thời với chất lượng dich vụ tốt nhất.
Đảm bảo quản lý, duy trì hạn mức thu, chi và tồn quỹ tiền mặt được giao
Đảm bảo cung cấp, phục vụ yêu cầu của KH và các hoạt động nghiệp vụ một
cách nhanh chóng, chính xác theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng
4/ Chăm sóc KH & Phát triển quan hệ lâu dài
Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho
khách hàng theo quy định của ngân hàng.
Quan tâm, chăm sóc KH sau bán nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp, thúc đẩy KH sử
dụng thêm SP dịch vụ khác hoặc giới thiệu thêm các KH mới.
Các nghiệp vụ cần thực hiện?
Với 4 bước công việc phía trên, chúng ta đã nắm được tổng quan về công việc.
Đi vào chi tiết, 1 Giao dịch viên cần có các tiêu chuẩn sau:
- Có các kiến thức cơ bản về nghiệp vụ tại ngân hàng, bao gồm:
Giao dịch Tài khoản: Trong hệ thống giao dịch, GDV cần nắm rõ khá nhiều các
loại tài khoản cơ bản, bao gồm:Tài khoản tiền gửi: Bao gồm Tiền gửi không kỳ hạn
(là Tài khoản thanh toán hoặc Tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn) & Tiền gửi có kỳ
hạn (gồm các SP Tiết kiệm thông thường, TK thả nổi, TK cho con…& các Giấy tờ có
giá cơ bản như Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi..); Tài khoản tiền vay; Các
loại tài khoản khác như Tài khoản ký quỹ, Tài khoản chuyên chi, chuyên thu, Tài
khoản trung gian…
Các loại Quy trình cơ bản như:Quy trình liên quan đến mở Tài khoản KHCN,
KHDN;Quy trình mở sổ tiết kiệm; Quy trình nộp/rút tiền;Quy trình truy vấn/phong
tỏa tài khoản…
Giao dịch Thẻ: Với các giao dịch Thẻ, GDV cần nắm được các thông tin cơ bản,
gồm:Phân loại Thẻ: Có 3 loại thẻ là Thẻ ghi nợ (Debit), Thẻ trả trước (Prepaid) và Thẻ
tín dụng (Credit); Thẻ ghi nợ là SP thẻ tiêu tiền trong phạm vi số tiền đã có trong tai
khoản; Thẻ trả trước là SP thẻ theo đó KH số tiền đang có trong thẻ. Nếu sử dụng hết
tiền trong thẻ thì phải chuyển thêm tiền vào thẻ này.Tóm lại thẻ này hoàn toàn cách ly
với tài khoản thanh toán ngân hàng của bạn.Loại thẻ này giống với các loại thẻ cào
điện thoại.Thẻ tín dụng là thẻ tiêu trước trả sau, miễn lãi tối đa 45 ngày (về bản chất
đây là 1 khoản vay); Quy trình phát hành Thẻ.
Giao dịch thanh toán: Thanh toán qua Ngân hàng là hình thức thanh toán bằng
cách ngân hàng trích từ tài khoản của khách hàng này sang tài khoản khách hàng khác
theo lệnh của chủ tài khoản. Với các giao dịch thanh toán, về tổng thể GDV cần nắm
được các nghiệp vụ cơ bản gồm:Các phương thức thanh toán trong nước: Ủy nhiệm
chi; Ủy nhiệm Thu; Thẻ; Séc; Quy trình chuyển tiền/nhận tiền đến trong nước; Các
phương thức thanh toán quốc tế: Điện chuyển tiền TTR, Nhờ thu, L/C, C.A.D
Giao dịch Ngân quỹ: Các kiến thức nghiệp vụ về Giao dịch Ngân quỹ phục vụ
cho GDV nắm được các giao dịch tiền mặt giữa: GDV & CV Kho quỹ; GDV và
Khách hàng trong các giao dịch gửi tiền, chuyển tiền…; giữa chi nhánh A và chi
nhánh B hoặc giữa Chi nhánh & các PGD.. Theo đó, GDV cần nắm được Quy trình
kiểm đếm tiền, xử lý tiền thừa/giả, cách thức bó tiền..cũng như các lưu ý, quy tắc
trong giao dịch tiền mặt (Ví dụ GDV phải nhận tiền trước khi thực hiện thao tác
nghiệp vụ, cách thức xử lý tiền giả khéo léo…)
Giao dịch mua bán ngoại tệ/kiều hối: Nghiệp vụ giao dịch mua bán ngoại tệ/hay
kiều hối là nghiệp vụ tương đối cơ bản trong nhóm nghiệp vụ cần thực hiện. Theo đó,
GDV cần nắm được Đối tượng được phép giao dịch ngoại tệ, Tỷ giá tham chiếu, cũng
như cách thức hạch toán giao dịch..
- Kỹ năng giao tiếp tốt, và chịu áp lực tốt:
Thứ nhất, áp lực về thời gian và độ chính xác: Khách hàng (KH) hiện tại rất khó
tính, thường yêu cầu khắt khe về thời gian hoàn thành công việc. Vì vậy, Tốc độ xử lý
công việc là điều cực kỳ quan trọng trong nghề dịch vụ, đặc biệt đối với NH.
Với GDV, khi tiếp nhận nhu cầu của KH, GDV cần xử lí giao dịch trong thời
gian nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo độ chính xác là cao nhất.Hiển nhiên cân
bằng 2 yếu tố Thời gian & Độ chính xác là không đơn giản.
Thứ 2, áp lực về doanh số: Hầu hết các ngân hàng đều sử dụng chỉ tiêu về doanh
số (KPI – Key Performance Indicator) để làm động lực thúc đẩy quá trình làm việc
của nhân viên. Thực tế, tùy vào từng mô hình Ngân hàng mà việc Quy định về bộ KPI
khác nhau. Có Ngân hàng giao KPI 100% là định tính, liên quan đến tỷ lệ chăm sóc
KH.. Tuy nhiên, hiện tại các Ngân hàng đều giao cho GDV các chỉ tiêu định lượng
nhất định về Huy động vốn/tháng hoặc số lượng KH vay giới thiệu cho CVQHKH…
Chỉ tiêu này không cao như CVQHKH, tuy nhiên cũng là áp lực không nhỏ với các
GDV mới vào nghề.
Thứ 3, áp lực về trách nhiệm công việc: GDV là người trực tiếp xử lí giao dịch
với khách hàng, là người cầm tiền của khách hàng, hạch toán với khách hàng. Chính
vì giao dịch trực tiếp liên quan đến tiền nên hoàn toàn phát sinh các rủi ro khi phân
biệt tiền thật/giả, hạch toán sai khác hoặc nhầm lẫn, không cân quỹ cuối ngày… Tất cả
các rủi ro trên đều ảnh hưởng đến túi tiền của bạn, vì GDV phải có trách nhiệm đền bù
các thiệt hại đã gây ra.
9.1.3. Các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tại quầy
Vị trí quầy giao dịch là bộ mặt của một ngân hàng, bộ phận tiếp xúc thường
xuyên với khách hàng đồng thời áp lực làm việc rất lớn.Không đùa với chuyện tiền
nong - mỗi một sai sót của giao dịch viên có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Nên bắt
buộc các giao dịch viên phải nắm vững về nghiệp vụ và áp dụng được nghệ thuật của
"dịch vụ khách hàng". Tuy áp lực nhưng luôn phải vui vẻ niềm nở với khách hàng, tạo
sự tin tưởng, thiện cảm và an tâm nơi khách hàng.
Nhân viên giao dịch tại quầy ngân hàng luôn được tuyển chọn rất kỹ lưỡng, từ
diện mạo bên ngoài, giọng nói, tác phong, cử chỉ, và tính cẩn thận. Ngoài những tố
chất sẵn có, ngân hàng cần trang bị thật tốt cho giao dịch viên trong quá trình đào tạo:
cách ứng xử với khách hàng, trang phục, cười, chào, cảm ơn, cách giao tiếp. Khách
hàng phải luôn cảm thấy sự thân thiện và chuyên nghiệp.
9.1.4. Các loại hình giao tiếp cơ bản trong giao dịch
Giao tiếp là một quá trình qua đó các đối tác trao đổi, chia sẻ những hiểu biết, ý
tưởng, tình cảm, kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức (gọi chung là thông tin).Trong cuộc
sống và công tác thường có hai hình thức giao tiếp sau:
- Giao tiếp gián tiếp: Thường được thực hiện thông qua các phương tiện trung
gian như: văn bản, điện thoại, thư tín, truyền thanh, truyền hình, đồ hoạ (hình vẽ, đồ
thị, bản đồ, mật mã, ký hiệu v.v...)
- Giao tiếp trực tiếp: Là khi các đối tác trực tiếp gặp gỡ để trao đổi thông tin với
nhau, thông qua sử dụng ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời (thái độ, cử chỉ,
động thái, vẻ bề ngoài và trang phục...)
Để biểu đạt thông tin chính xác và cảm hoá đối tác, tăng hiệu quả của giao tiếp
nên sử dụng nhiều hình thức giao tiếp trực tiếp.
9.2. Giao dịch trực diện
9.2.1. Chào đón khách hàng
Dưới đây là những điều mà khách hàng này muốn và khách hàng khác cũng
muốn, đó là sự chào đón đối với họ. Sau đây là 3 cách chào đón khách hàng:
- Thừa nhận sự xuất hiện của khách hàng
- Có ngay hành động tích cực
- Đưa ra một đề nghị giúp đỡ
Thừa nhận sự xuất hiện của khách hàng nghĩa là cho họ biết rằng bạn biết họ ở
đây. Điều nay có thể thực hiện được một cách đơn giản bằng ánh mắt bạn dành cho
khách hàng, một cái gật đầu hoặc một nụ cười.
Có ngay một hành động tích cực không có nghĩa là bạn phải vẫy tay và nói lớn
“mời vào”. Điều này có thể phù hợp cho một đêm lễ hội nhộn nhịp.
Đưa ra một đề nghị giúp đỡ chỉ đơn giản như khi bạn nói “Em có thể giúp gì
được anh/chị?”, “Chào anh/chị, mời anh chị ngồi”, “Mời anh chị đi lối này” ….
Ba bước để chào đón khách hàng sẽ phụ thuộc vào nơi bạn làm việc, vào người
mà bạn phục vụ hay danh tiếng mà bạn muốn tạo ra. Tất cả khách hàng khi đến giao
dịch với bạn đều mong muốn nhận được ngay từ bạn sự chú ý, không khách hàng nào
muốn bị bỏ rơi vì vậy hãy Thừa nhận sự xuất hiện của họ ngay lập tức, Gửi đến họ
một hành động tích cực và Đưa ra đề nghị giúp đỡ.
Dịch vụ khách hàng tốt là một dịch vụ bắt đầu ngay từ “cửa”.
9.2.2. Tiếp nhận và khai thác nhu cầu
Đặc trưng của nhu cầu là không ổn định, biến đổi theo quy luật, ham muốn
không có giới hạn, dựa vào kỹ năng của bạn và nhu cầu của từng khách hàng mà bạn
xác định để phục vụ tốt nhất.
- Đối với khách hàng mới: bạn tiến hành hỏi những câu hỏi mở cho khách hàng,
giới thiệu sản phẩm cho khách hàng và nắm thông tin khách hàng cần. Với khách
hàng mới, mức độ nhu cầu thông thường là mức yêu cầu được phục vụ, ngoài việc thu
thập thông tin khách hàng cần, bạn đưa ra những giá trị gia tăng của sản phẩm để
khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn thêm. Trong trường hợp này bạn có khoảng 3-5
phút để xác định nhu cầu khách hàng.
- Đối với khách hàng thân thuộc (đã giao dịch trước đây): ngoài việc phán đoán
các khả năng nhu cầu khách cần, bạn nên chủ động đưa ra những nhu cầu của khách
hàng và tìm hiểu thêm thông tin khách hàng về quá trình phục vụ của đơn vị trong
thời gian. Đối với những khách hàng đã giao gián đọan (trước đây đã giao dịch sau đó
mất liên lạc, và bây giờ liên lạc lại) bạn cần dùng các kỹ năng để lấy ý kiến phản hồi
và phân tích lý do để giữ chân khách hàng. Với những khách hàng này, mức độ nhu
cầu nâng cao đó là sự thõa mãn khi được phục vụ. trường hợp này bạn có khoảng 3-10
phút để xác định nhu cầu thực sự của khách hàng.
9.2.3. Tư vấn bán hàng
Trong thời gian giao dịch với khách hàng, bạn cần thể hiện sự niềm nở, tươi cười
nhẹ nhàng, luôn quan tâm đến khách hàng, không thờ ơ, trả lời chung chung, thiếu rõ
ràng. Bạn cần lịch sự trong mọi hành vi tránh trường hợp đi quá giới hạn thành suồng
sã, cư xử không lịch sự.
- Giải quyết các yêu cầu khách hàng nhanh chóng khẩn trương, tác phong tận
tụy, giọng nói mạch lạc, âm lượng vừa đủ, dễ nghe.
- Sẵn sàng hỗ trợ hoặc giải quyết khiếu nại khách hàng một cách đúng đắn, kiên
nhẫn và hợp tác. Trường hợp khách hàng có khiếu nại, bạn cần tuân thủ theo nguyên
tắc: phải lắng nghe hết những gì khách hàng nói với thái độ nghiêm túc, không lơ
đãng, sao nhãng, ngắt lời khách hàng. Xin lỗi khách hàng và nhanh chóng tìm ra
phương án giải quyết.
9.2.4. Xử lý phản hồi
Khi bạn là người tiếp nhận thông tin: ghi chú những thắc mắc và trả lời rõ ràng,
vắn tắt nhưng đầy đủ thông tin nếu nội dung đó liên quan đến nghiệp vụ, kiến thức
chuyên môn của mình. Những thắc mắc liên quan nghiệp vụ chuyên môn đơn giản,
bạn nên xử lý trong 3 -5 phút/ tình huống. Nếu những yêu cầu khách hàng cao hơn,
mà bạn có thể xử lý chậm hoặc vượt khả năng, bạn phải sẽ chuyển thông tin cho Quản
lý trực tiếp. Bạn có trách nhiệm truyền đạt lại nội dung thắc mắc để Quản lý nắm
thông tin trước khi phản hồi cho khách hàng.
- Trường hợp bạn là đầu mối: với những thắc mắc của khách hàng nhưng không
do bạn quản lý hoặc người tiếp nhận hiện đang ra ngoài. Bạn tiến hành ghi chú những
thông tin cần - đủ và đảm bảo người tiếp nhận thông tin phải nắm rõ và hiểu thông tin
cần xử lý. Bạn có nhiệm vụ thông báo bằng nhiều hình thức khác nhau như email –
điện thọai… đến người xử lý trong 15 phút, ngay trong ngày làm việc, càng nhanh
càng tốt.
9.2.5. Chốt giao dịch và bán chéo sản phẩm
Trước khi kết thúc giao dịch, bạn phải đảm bảo khách hàng không còn thắc mắc
và phản hồi nào chưa được được cung cấp. Nắm bắt cơ hội bán chéo/bán thêm sản
phẩm dịch vụ ngân hàng.
- Khách hàng nhận đủ chứng từ và không bỏ quên bất kỳ vật dụng nào tại đơn vị
giao dịch (kể cả vật dụng cá nhân)
- Bạn phải đứng dậy trước để chào khách hàng và đứng chào đến khi khách hàng
ra đến cửa Phòng.
- Trong suốt quá trình giao dịch, bạn hãy luôn vui vẻ cả khi đang thao tác chuyên
môn. Ánh mắt đón và chào khách hàng luôn phải thực hiện song song với nụ cười và
luôn có câu chúc tốt lành phù hợp với từng hoàn cảnh cho khách hàng.
- Chủ động cảm ơn khách hàng khi kết thúc giao dịch, đồng thơi bảy tỏ thái độ
mong muốn được phục vụ khách hàng trong những lần sau.
Cách chào tạm biệt: Dù khi được khách hàng chấp nhận hay từ chối sản phẩm
mà mình giới thiệu, bạn phải ý thức được vấn đề là ấn tượng ban đầu thế nào thì ấn
tượng ra về nên giữ nguyên thế ấy. Nếu không giữ đúng lễ nghi chuẩn mực khi tạm
biệt khách hàng thì cơ hội cho lần gặp gỡ sau hay cơ hội hợp tác lâu dài cũng không
còn. Ngôn ngữ chào tạm biệt nên ngắn gọn, xúc tích và thể hiện sự nhiệt tình.
Ví dụ:
- Để thể hiện tình cảm vì cuộc gặp gỡ với khách hàng: “Em rất vui vì hôm nay
gặp được anh/chị”
- Để cảm ơn khách hàng: “Em rất cảm ơn vì anh/ chị đã bớt chút thời gian cho
buổi gặp gỡ ngày hôm nay”
- Để bày tỏ mong muốn cho cuộc hẹn gặp lần sau: “Rất mong sẽ được gặp lại
anh/ chị trong thời gian sớm nhất”
9.2.6. Chăm sóc sau bán hàng
- Liên lạc, theo dõi với khách hàng. Lưu hồ sơ chi tiết của mỗi khách hàng và
các loại giấy tờ giao dịch khác của khách hàng để thuận tiện cho việc theo dõi, liên
lạc. Nếu không có thông tin chi tiết này thì bộ phận bán hàng và đội ngũ điều hành sẽ
không thể biết được khách hàng có hài lòng với hàng họ mua hay không. Tạo một
phần trong trang web của doanh nghiệp, nơi khách hàng có thể gửi ý kiến đánh giá,
nhận xét của họ. Mọi doanh nghiệp nên có một số điện thoại miễn phí, nơi khách hàng
có thể gọi điện thoại và thảo luận về thắc mắc của họ để tìm hiểu thái độ của khách
hàng đối với sản phẩm. Đây là một trong những phương cách hiệu quả để định hướng
chính xác cho các kế hoạch phát triển của doanh nghiệp.
- Tặng quà, vật lưu niệm, viết thư cảm ơn. Tặng quà, gửi thư cảm ơn đến từng
khách hàng. Cử chỉ thiện chí đó có thể giúp bạn tiến tới một chặng đường dài hơn,
hướng tới các giao dịch lần sau.
- Chủ động tiếp cận phục vụ khách hàng. Chủ động tiếp cận phục vụ khách hàng
là một hành động rất quan trọng. Một vài tuần sau khi bán hàng, bộ phận chăm sóc
khách hàng nên liên lạc thường xuyên với khách hàng để đảm bảo hàng hóa, dịch vụ
họ mua có gặp vấn đề nào không; nếu khách hàng có bất kỳ câu hỏi nào về sản phẩm,
dịch vụ hay sản phẩm họ mua có vấn đề thì nhân viên phải khẩn trương giải quyết.
Không bao giờ bỏ qua các cuộc điện thoại từ khách hàng. Cung cấp cho các khách
hàng các hỗ trợ cần thiết. Giúp họ cài đặt, duy trì hay vận hành một sản phẩm cụ thể.
- Chính sách ưu đãi cho khách hàng trung thành. Nên có các chính sách ưu đãi,
các sản phẩm khuyến mãi cho các khách hàng lâu năm. Khuyến khích thêm các khoản
trợ cấp tương ứng khi khách hàng có các hành động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp – đó là phần thưởng tuyệt vời cho sự trung thành.
- Thực hiện đúng các cam kết đã hứa (ký) với khách hàng. Thực hiện nghiêm
túc các cam kết bảo hành sản phẩm theo đúng thời hạn đã ký, thực hiện các bảo trì
định kỳ nếu khách hàng có yêu cầu; nâng cấp hệ thống, thay thế phụ tùng như đã cam
kết (nếu có); hướng dẫn cung cấp các lời khuyên hữu ích, các khuyến cáo cần thiết
cho khách hàng về quá trình vận hành, bảo trì của sản phẩm. Khi thời gian bảo hành
đã hết, phải có các mức giá ưu đãi cho việc sửa chữa, bảo hành.
- Giải quyết phàn nàn, bức xúc (nếu có) của khách hàng. Giải quyết kịp thời các
phàn nàn, bức xúc nếu có của khách hàng. Bất kỳ sản phẩm bị hỏng, bị lỗi hoặc vận
hành không đúng kỹ thuật phải được trao đổi ngay lập tức với bộ phận kỹ thuật.
Không sách nhiễu, làm phiền khách hàng. Đối với từng trường hợp như vậy phải thể
hiện sự quan tâm đầy đủ của bạn; luôn lắng nghe bất bình của họ và làm cho họ cảm
thấy thoải mái. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với sản phẩm, dịch vụ của
chính mình, đừng bao giờ bỏ rơi khách hàng của mình. Phải luôn hiểu rằng mất nhiều
thời gian và công sức để có được một khách hàng mới hơn là giữ lại một khách hàng
cũ.
9.3. Giao dịch qua điện thoại
9.3.1. Gọi điện thoại cho khách hàng
Hãy ghi nhớ bạn là đại diện cho toàn bộ hình ảnh, thương hiệu, uy tín của ngân
hàng khi giao tiếp qua điện thoại với khách hàng, đặc biệt là với những khách hàng
mới.
a) Chuẩn bị: bạn gần như không biết lúc nào có điện thoại gọi tới, vì vậy hãy
luôn sẵn sàng. Khi có điện thoại, dù đang làm gì, bạn hãy ưu tiên nghe điện thoại. Nếu
bạn đang phục vụ khách hàng, hãy xin phép khách hàng để nghe điện thoại trước và
kết thúc cuộc điện thoại nhanh chóng (báo đang bận, hẹn gọi lại sau, …).
Chuẩn bị là bước đầu tiên trong 8 bước cho một cuộc điện thoại thành công:
Chuẩn bị; Nhấc máy kịp thời; Lắng nghe; Ghi nhận thông tin; Giải đáp thắc mắc; Cúp
máy; Kết thúc ấn tượng; Giữ lời hứa
9.3.2. Nhận điện thoại đến
- Hãy nhấc máy nghe khi điện thoại reo từ 1- 3 hồi chuông để tạo cho khách
hàng tâm lý thoải mái và có suy nghĩ rằng họ sẽ nhanh chóng được phục vụ.
Câu nói đầu tiên của bạn khi nghe điện thoại chính là ấn tượng ban đầu bạn tạo
cho khách hàng, vì vậy, hãy làm thật chuẩn mực: Tên phòng ban + Tên bạn + xin
nghe/ nghe/ nghe ạ” Ví dụ: “Phòng Quan hệ khách hàng, Linh xin nghe”
Nếu cần chuyển máy, bạn hãy thông báo cho khách hàng và người tiếp máy (nếu
có thể) Ví dụ: Anh/ chị vui lòng giữ máy, em sẽ chuyển cho chị Hiền, Trung tâm thẻ
Nếu người khách hàng cần gặp đang bận, bạn hãy báo cho khách hàng và đề nghị
mình trực tiếp hỗ trợ khách hàng. Ví dụ: Hiện anh Phước đang bận họp, tôi có thể
giúp gì cho anh/ chị không ạ?/ Tôi có thể biết quý danh của anh chị không ạ, để tôi
báo với anh Phước gọi lại cho anh/ chị?/ Anh chị có nhắn gì lại cho anh Phước không
ạ?
Hiện anh Phước đang bận điện thọai, anh/ chị vui lòng chờ máy hay tôi báo anh
Phước gọi lại sau ạ?
Kết thúc cuộc gọi: khi đảm bảo là khách hàng không cần phục vụ thêm, bạn hãy
chào, cảm ơn và chúc khách hàng một lời chúc phù hợp với thời điểm, hoàn cảnh, mối
quan hệ của bạn với khách hàng. Ví dụ: Anh chị còn cần gì thêm nữa không ạ? Xin
cám ơn, chúc một ngày tốt lành. Hãy để khách hàng tắt điện thoại trước. Trường hợp
bạn đã đợi 2-3 giây mà khách hàng chưa tắt máy, bạn hãy dùng tay nhấn nút tắt (máy
bàn) thật nhẹ nhàng rồi mới đặt trực tiếp ống nghe xuống.
9.4. Quản lý rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ với khách hàng
Khái niệm rủi ro tác nghiệp: Theo Hiệp ước Basel II: “Rủi ro tác nghiệp là
nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do cán bộ ngân hàng, quá trình xử lý và hệ
thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác
động vào hoạt động ngân hàng”.
RRTN xuất phát từ 4 nguyên nhân chủ yếu: Con người - công nghệ - quy trình -
các yếu tố khách quan khác. Hay nói cách khác, RRTN liên quan đến tất cả các mặt
hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là yếu tố con người và chủ yếu ở các cấp thực thi.
Mô tả rủi ro tác nghiệp do nhân viên ngân hàng
- Thực hiện các nghiệp vụ, nhiệm vụ không được uỷ quyền hoặc phê duyệt vượt
quá thẩm quyền cho phép.
- Không tuân thủ theo quy định, quy trình nghiệp vụ của NHTM, NHNN và các
văn bản pháp luật hiện hành.
- Không tuân thủ các quy định, quy trình của hệ thống hỗ trợ, hệ thống thanh
toán, không hỗ trợ kịp thời hoặc hỗ trợ không hiệu quả, có hành động gây khó khăn
cho bộ phận nghiệp vụ.
- Không chấp hành nội quy cơ quan, Hợp đồng lao động và các văn bản pháp
luật đối với người lao động tại nơi làm việc như: An toàn lao động, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng...
- Có hành vi lừa đảo và/hoặc hành động phạm tội, cấu kết với đối tượng bên
ngoài gây thiệt hại cho ngân hàng.
Nguyên nhân do nhân viên ngân hàng mắc phải rủi ro tác nghiệp
Trong khi tác nghiệp, rất nhiều nhân viên ngân hàng gặp phải những lỗi phát
sinh nguyên nhân từ cả khách quan và chủ quan.
- Do cơ chế dễ dãi, kiểm soát thiếu chặt chẽ.
Ngân hàng đã xây dựng hệ thống qui trình, qui định cụ thể cũng như đưa ra các
chỉ tiêu, tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp trước khi thực hiện bất cứ nghiệp vụ nào.
Tuy nhiên, việc thi hành và giám sát thì còn rất lỏng lẻo… tạo cơ hội cho RRTN nảy
sinh, phát triển. Muốn quản trị RRTN thì phải có cơ chế, quy định quản lý chặt chẽ thì
mới có thể phát hiện và ngăn chặn những sai phạm ngay từ lúc phát sinh, tránh gây
hậu quả lớn. Một chuyên gia lấy dẫn chứng, ở Việt Nam, nhiều trường hợp vi phạm
nhưng rất lâu sau đó mới phát hiện, gây thiệt hại cả về vật chất và uy tín cho các ngân
hàng.
- Môi trường kinh doanh khắc nghiệt, áp lực khoán doanh số cao
Bên cạnh đó, các yếu tố như môi trường kinh doanh khắc nghiệt, phức tạp, áp
lực kinh doanh lớn hoặc nhiều quy định hành chính khiến người ta nghĩ đến bài toán
lách luật. Ví dụ, việc lãnh đạo ngân hàng đề ra chiến lược và mục tiêu quá hoài bão,
“hoành tráng” mà không tính hết đến các rủi ro, khó khăn của nền kinh tế, chắc chắn
sẽ tạo ra áp lực đối với các cấp thực hiện. Trong nhiều trường hợp, để hoàn thành
được chỉ tiêu buộc họ phải “nhắm mắt làm liều”, vi phạm trong tác nghiệp.
Bên cạnh đó, có thể những khó khăn về kinh tế như lương thấp, cuộc sống vất vả
cũng là áp lực khiến nhân viên ngân hàng vi phạm các quy tắc nghề nghiệp.
- Do cán bộ non kém về nghiệp vụ, hoặc lơ là trong thực hiện các công việc
hàng ngày
Ngoài ra, nhiều khi các RRTN xảy ra không phải do cán bộ, nhân viên ngân
hàng cố ý làm mà chỉ vì họ còn non về nghiệp vụ hoặc lơ là, đơn giản trong thực hiện
các công việc hàng ngày. Đơn cử, nếu chẳng may trong khâu nhập liệu đầu vào người
làm đưa nhầm số tiền VND thành USD thì thao tác nhầm “đơn giản” ấy với sự “trợ
giúp” của công nghệ có thể sẽ mau chóng lan thành một tổn thất lớn và mất nhiều thời
gian để khắc phục. Một ví dụ khác cho thấy sự đơn giản, “coi thường” với RRTN là
việc các nhân viên có thể tin tưởng giao cho nhau password, username hiện khá phổ
biến ở một số phòng giao dịch hiện nay.
Đó có thể là những lỗi do sơ ý trong khi giao dịch với khách hàng hoặc do nhân
viên ngân hàng không tuân thủ đúng các tiêu chuẩn thực hành của hệ thống ngân
hàng. Một lý do quan trọng đó chính là sự non kém trong nghề nghiệp, không nắm
vững các nghiệp vụ ngân hàng của nhân viên.
- Xuất phát từ lợi ích cá nhân
Có nhiều lý do lý giải cho việc cán bộ, nhân viên ngân hàng vi phạm tác nghiệp.
Trong đó, có nguyên nhân do chủ định, cố ý vi phạm, gian lận để mưu cầu lợi ích cá
nhân của bản thân những người đó. Đây là vấn đề liên quan đến đạo đức nghề nghiệp.
Một vài trường hợp, những rủi ro khi tác nghiệp của nhân viên ngân hàng là một
lỗi sai có chủ ý từ trước như hành động giả mạo hồ sơ, chiếm đoạt tài sản, tham ô tài
sản ngân hàng… Tất cả những hành vi này đều là những “rủi ro” nghiêm trọng, liên
quan đến pháp luật mà nguyên nhân xuất phát chủ yếu là vì lợi ích cá nhân của nhân
viên ngân hàng.
Một số ví dụ điển hình về rủi ro tác nghiệp
- Vụ việc được một ngân hàng phát hiện năm 2009. Qua công tác kiểm tra, kiểm
soát nội bộ, ngân hàng phát hiện nhân viên có biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn
được giao, tự hoạch toán chuyển trên 24 tỷ đồng từ các tài khoản chi trả của ngân
hàng vào một tài khoản khống để chiếm đoạt. Tức là trong quá trình làm việc, nhân
viên này đã lập một tài khoản khống rồi sử dụng user của một nhân viên đã từng công
tác tại Phòng truy cập vào hệ thống máy tính của ngân hàng. Để tránh bị phát hiện,
nhân viên này tự ký tên đưa vào lưu tại mục thông tin cá nhân trên hệ thống chữ ký
mẫu của khách hàng, rồi dùng quyền kiểm soát viên của mình phê duyệt để được hệ
thống xác nhận. Với tài khoản khống đã lập trước đó, tạo ra các giao dịch thanh toán
từ nhiều sổ tiết kiệm không có thật để rút tiền của ngân hàng. Trong thời gian từ tháng
8/2008 đến tháng 9/2009, chiếm đoạt số tiền gần 24,5 tỷ đồng của ngân hàng. Đối
tượng này đã bị khởi tố tội tham ô tài sản.
- Từ 10/2 đến 17/5/2011, một nhóm cán bộ của ngân hàng đã sử dụng user và
password của cấp quản lý vào hệ thống và tất toán khống 177 sổ tiết kiệm. Nhân viên
hậu kiểm đã bỏ qua chốt kiểm soát và tiếp tay cho hành vi gian lận của cán bộ dẫn tới
tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Ngoài các hành vi gian lận của các cán bộ rút tiền, hậu
kiểm, còn có sự trợ giúp từ phía trưởng phòng kế toán trong việc thực hiện chức năng,
mức thẩm quyền trái với quy định của ngân hàng gây tổn thất cho ngân hàng 48,5 tỷ
đồng.
Thủ đoạn lừa đảo của Giám đốc NH A
- Tháng 7/2013, khách hàng yêu cầu tất toán chứng chỉ tiền gửi và chuyển sang
tài khoản của khách hàng tại ngân hàng khác nhưng không đến quầy thực hiện. Do
quen biết với khách hàng, kiểm toán viên và giao dịch viên tại Phòng giao dịch đã giả
mạo chữ ký của khách hàng để tất toán chứng chỉ tiền gửi, đồng thời thực hiện hạch
toán khống 10 tỷ đồng nhằm tránh chốt kiểm tra từ Hội sở chính.
- Tháng 6/2013, giao dịch viên do bất cẩn bấm nhầm bàn phím nhập thêm lệnh
giao dịch bán hàng hóa tương lai đã thực hiện trước đấy vào hệ thống mà không phát
hiện ra (thành 2 lệnh bán). Chỉ tới khi khách hàng báo lại mới phát hiện và thực hiện
giao dịch mua bù giao dịch bán đã đặt nhầm. Do giá bán biến động nên dẫn đến lỗ cho
ngân hàng một khoản tiền 5.491 USD.
- Tháng 2/2014, lợi dụng các khách hàng còn hạn mức tín dụng chưa dùng đến,
cán bộ tín dụng của phòng Khách hàng cá nhân của ngân hàng đã giả mạo chữ ký
khách hàng trên Giấy nhận nợ để giải ngân khống 6,85 tỷ đồng. Sau đó lại tiếp tục giả
mạo chữ ký trên Lệnh Chi để chuyển khoản vào tài khoản của nhiều người quen để
trục lợi cá nhân.
- Tháng 5/2013, thủ quỹ trong quá trình quản lí tiền mặt đã thực hiện rút số tiền
50 triệu đồng trong bó niêm phong khi kiểm, đếm tiền. Vụ việc bị phát hiện khi tiền
được chuyển đến cho NHNN và kiểm tra theo camera của Ngân hàng.
- Tháng 5/2013, cán bộ kỹ thuật viên ATM đã thực hiện cắt niêm phong và lấy
500 triệu đồng trong khay máy ATM tại trụ sở Chi nhánh do cán bộ thủ quỹ ATM và
kế toán ATM không xóa mật khẩu, để lại chìa khóa cho cán bộ kỹ thuật với lý do tin
tưởng và đi xử lý việc khác. Sau đó, cán bộ kỹ thật đã báo việc “mượn tiền” cho Phó
phòng kho quỹ chi nhánh, nhưng lãnh đạo phòng kho không thực hiện báo cáo Ban
giám đốc Chi nhánh mà nhờ cán bộ kỹ thuật mang tiền đến đền bù. Trong thời gian
đó, cán bộ kỹ thuật lại tiếp tục thực hiện hành vi trộm tiền tương tự tại cây ATM khác
của Phòng giao dịch chi nhánh để đền bù phần tiền “mượn” trước đó. Vụ việc chỉ
được phát hiện sau đó khi có khách hàng phàn nàn do không rút được tiền 500.000
đồng.
- Tháng 6/2014, lợi dụng việc bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm của Phòng giao
dịch về kho của chi nhánh, cán bộ tín dụng A đã tự ý vào khu vực kiểm đếm tiền tại
phòng Tiền tệ kho quỹ và cầm theo một file hồ sơ, sau đó đánh cấp 800 triệu đồng và
đã được bộ phận quỹ bó, chất lên xe đẩy để chuẩn bị đưa vào kho cuối ngày, dùng file
hồ sơ mang theo để che chắn, mang tiền ra ngoài.
- Cũng trong năm 2014, giao dịch viên sai sót trong hạch toán giữa hồ sơ máy và
hồ sơ giấy. Giao dịch viên nhập nhầm số lượng từ 20.000 USD thành 40.000 USD,
Kiểm soát viên rà soát chưa chặt chẽ vẫn thực hiện phê duyệt, dẫn tới số tiền chuyển
đi lớn hơn rất nhiều so với thực tế. Sau khi phát hiện, Ngân hàng đối tác đã thực hiện
tra soát và trả lại số tiền hạch toán nhầm. Hay như vụ một cán bộ Ngân hàng tại phòng
Giao dịch có nhiệm vụ vận chuyển 17 tỷ đồng sang phòng giao dịch khác, trên đường
đi, cán bộ đã điều động lái xe vào một ngân hàng và trao đổi sẽ đổi sang euro và hẹn
buổi chiều, nhưng cán bộ đó đã bỏ trốn với 17 tỷ đồng.
- Gần đây, dư luận xôn xao với vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản hơn 5.000 tỷ
đồng của bà N, giám đốc một chi nhánh ngân hàng Thương mại Nhà nước. Sử dụng
các hợp đồng “ủy thác đầu tư”, thông qua các công ty “sân sau”, bà N và những người
có liên quan đã đưa hàng loạt nạn nhân vào tròng, trong đó có không ít doanh nghiệp
tên tuổi, đại gia có máu mặt, một số ngân hàng, thậm chí những người thân, bạn bè
của bà. Theo cam kết của bà N, nếu gửi tiền tại ngân hàng A, ngoài mức lãi suất được
trả cao hơn 2% so với mức lãi trần theo qui định thì khách hàng là công ty K còn được
nhiều ưu đãi như được rút tiền bất cứ lúc nào với mức lãi suất không đổi, được mua
ngoại tệ với giá gốc... Tuy nhiên, điều kiện của bà N đưa ra là thay vì mở tài khoản
tiền gửi tại ngân hàng A, công ty K phải ký với ngân hàng A một hợp đồng “ủy thác
đầu tư vốn nguyên tắc”, trong đó có điều khoản yêu cầu công ty K gửi tiền vào tài
khoản của một doanh nghiệp do ngân hàng A chỉ định và nhận tiền lãi (hoặc gốc nếu
cần) từ một ngân hàng thứ ba do ngân hàng A ủy nhiệm. Giải thích về “hợp đồng ủy
thác đầu tư” này, bà N cho biết đây là hình thức “hợp thức hóa” việc trả lãi cao, tránh
bị phát hiện và xử lý do trả lãi vượt trần. Từ đây, toàn bộ số tiền của các nạn nhân đều
được chuyển thẳng vào tài khoản của các công ty “sân sau” của bà N và nhóm người
có liên quan. Vụ án lừa đảo bắt đầu từ năm 2009 nhưng đến năm 2011, mới bị phanh
phui, năm 2018, bà N bị xử phạt tù chung thân vì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cùng
nhiều đồng phạm khác.
Biện pháp hạn chế rủi ro tác nghiệp
Từ phía Ngân hàng Nhà nước
RRTN xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến một ngân hàng mà có thể ảnh hưởng đến
uy tín của toàn ngành ngân hàng. Do đó, trong thời gian gần đây, NHNN đã có nhiều
chỉ thị cũng như tổ chức nhiều hội thảo nhằm tăng cường kiểm soát an toàn tiền gửi và
hoạt động thanh toán, hạn chế ảnh hưởng của rủi ro gian lận đến khách hàng và ngân
hàng. NHNN đã có các công văn như: Công văn 386a/NHNN-TTGSNH.m, ngày
08/05/2017, công văn 2245/TTGSNH9 ngày 12/07/2017, và tại các hội nghị của
ngành Ngân hàng ngày 31/05/2017 và ngày 12/10/2017, đã có những chỉ đạo sát sao
của NHNN trong vấn đề bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng, trong đó có vấn
đề về các gian lận nội bộ, gây thiệt hại tiền gửi cho người dân.
Đầu năm 2018, NHNN tiếp tục có văn bản số 1126/NHNN-TTGSNH ngày
23/2/2018 (sau khi xảy ra vụ việc mất tiền gửi hàng trăm triệu đồng của khách hàng
tại một NHTMCP), trong đó đưa ra bảy yêu cầu đề nghị các ngân hàng thực hiện để
đảm bảo an toàn giao dịch tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm tại các TCTD, tập trung vào các
nhóm giải pháp về công nghệ, quy định/quy trình, cơ cấu tổ chức, công tác cán bộ,
truyền thông/thông tin tới khách hàng, tương tác với NHNN và các cơ quan chức năng
khi phát sinh vụ việc sai phạm.
Tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN, ngày 18/05/2018 về hệ thống kiểm soát nội
bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NHNN yêu cầu các NHTM phải
nhận diện, đo lường, theo dõi và kiểm soát đầy đủ rủi ro hoạt động (bao gồm rủi ro
gian lận) trong tất cả các sản phẩm, hoạt động kinh doanh, quy trình nghiệp vụ, hệ
thống công nghệ thông tin và các hệ thống quản lý.
Ngoài ra, các ngân hàng cần có cơ chế trao đổi thông tin về gian lận, nguy cơ
xảy ra gian lận cho bộ phận quản lý rủi ro, bộ phận kiểm toán nội bộ và các bộ phận
liên quan khác, cũng như có cơ chế báo cáo cho cấp có thẩm quyền về các hành vi vi
phạm.
Từ phía các ngân hàng thương mại
- Giúp nhân viên ngân hàng nhận thức đúng về các loại rủi ro tác nghiệp
Để phòng tránh những rủi ro này, nhân viên ngân hàng cần hiều rõ về những loại
rủi ro trong quá trình tác nghiệp và những hậu quả mà nó mang lại. Khi mỗi nhân viên
đều biết về những loại rủi ro này thì mức độ nguy hiểm của nó sẽ giúp họ chủ động
phòng tránh được những điều đáng tiếc. Việc chủ động tham gia vào những khoá đào
tạo nghiệp vụ, khoá học có nội dung về các nhận diện và phòng tránh rủi ro sẽ giúp
đội ngũ nhân viên này có một cái nhìn toàn diện nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và
những phản ứng trước các tình huống xảy ra.
Nhân viên ngân hàng không được giao tên đăng nhập và mật khẩu của mình cho
bất cứ ai để đảm bảo tính bảo mật thông tin, và phòng tránh sự xâm nhập từ bên ngoài
vào hệ thống ngân hàng. Nhân viên cũng cần rèn luyện thói quen thay đổi mật khẩu
đăng nhập thường xuyên để không bị những đối tượng xấu lấy cắp mất tài khoản.
- Ngân hàng cần hoàn thiện quy chế, quy trình rõ ràng, đảm bảo
Hệ thống ngân hàng cần hoàn thiện cho mình một quy trình, quy chế đảm bảo
một cách cụ thể, minh bạch để tất cả các nhân viên khi làm việc, tác nghiệp đều phải
tuân theo những quy trình đó. Một quy trình cụ thể, một hệ thống hoạt động có ý thức
thì những rủi ro trong quá trình tác nghiệp sẽ bị loại bỏ đi rất nhiều.
- Xây dựng văn hoá quản trị rủi ro tác nghiệp cho nhân viên
Mỗi đơn vị, tổ chức xây dựng được một bộ quy tắc ứng xử, một văn hoá cho tổ
chức của mình thì đó chính là một thành công lớn bước đầu. Ngân hàng xây dựng
được văn hoá về quản trị rủi ro tác nhiệp cho nhân viên của mình sẽ giúp mọi nhân
viên luôn luôn ghi nhớ và có những cách giải quyết tốt nhất cho các vấn đề rủi ro khi
giao dịch với khách hàng. Văn hoá này không chỉ là tốt cho từng cá nhân mà nó còn
góp phần đảm bảo cho sự hoạt động an toàn của ngân hàng.
Việc giám sát các hoạt động nội bộ cũng như tăng cường kiểm soát chéo sẽ giúp
tất cả nhân viên có ý thức thực hiện tốt, tuân thủ các nguyên tắc đã được đề ra. Từ đó
có thể phòng tránh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình tác nghiệp.
Trong xu thế phát triển của thời đại hiện nay, rủi ro tác nghiệp ngày càng gia
tăng do tác động của quá trình hội nhập, do tốc độ gia tăng khối lượng các giao dịch
trong ngân hàng, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và áp lực cạnh tranh
ngày càng lớn. Như vậy, có thể thấy việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro tác nghiệp
là yêu cầu cần thiết đối với các ngân hàng trong thời gian tới, nhằm đáp ứng yêu cầu
của Ngân hàng Nhà nước, cũng như Hiệp ước Basel 2, hướng tới bảo vệ khách hàng,
uy tín của ngân hàng. Đặc biệt, các chính sách quản trị nhân lực cần hướng tới mục
tiêu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cao, đạo đức nghề nghiệp tốt; các quy
trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránh quá cứng nhắc
và có lỗ hổng.
9.4.1. Rủi ro nghiệp vụ tiền gửi
Tình huống Rủi ro Phòng tránh
1. GDV không để ý chữ ký Khi sử dụng chữ ký dấu, - GDV kiểm tra/đối chiếu
của Khách hàng – KH là chứng từ không đủ tính chữ ký của khách hnagf
chữ ký tươi hay chữ ký dấu chất pháp lý, vì chữ ký dấu đảm bảo chính xác trước
(chữ ký khắc sẵn) khi thực không được phép sử dụng khi thực hiện giao dịch.
hiện các giao dịch tài (trừ khi đơn vị xuất trình - Chỉ thực hiện giao dịch
khoản tiền gửi với KH giấy tờ đã được đơn vị khi chữ ký tươi của khách
công an phê chuẩn). Nếu hàng theo đúng chữ ký
xảy ra tranh chấp, rủi ro mẫu đã ký.
phát sinh sẽ nằm về phía - Trong trường hợp khách
ngân hàng vì đã làm sai. hàng sử dụng chữ ký dấu
phải có xác nhận của đơn
vị công an có thẩm quyền.
2. GDV không kiểm tra Mở Tài khoản/Sổ tiết kiệm Kiểm tra kỹ hồ sơ của KH
thời hạn hiệu lực của cho những tổ chức/cá nhân khi thực hiện mở Tài
CMND/Đăng ký kinh không đủ năng lwucj pháp khoản/Sổ tiết kiệm, đặc
doanh/Hộ chiếu (thị thực) lý theo quy định, dẫn đến biệt đối với các giao dịch
khi mở tài khoản/Sổ tiết những rủi ro, tranh chấp, với người nước ngoài.
kiệm cho KH là tổ chức/cá kiện tụng sau này.
nhân.
3. GDV vẫn cho thực hiện Giao dịch thực hiện dựa Ngay sau khi nhận được
giao dịch bình thường theo trên tình trạng không đủ thông báo ngừng giao dịch
thỏa thuận ban đầu khi mở tính chất pháp lý, do 1 của 1 trong các đồng sở
tài khoản đồng chủ sở hữu trong các chủ tài khoản hữ, GDV phải báo cáo cấp
trong khi đã nhận thông đồng sở hữ đã thông báo quản lý trực tiếp đồng thời
báo bằng văn bản của 1 ngưng hoạt động giao dịch cập nhật thông tin lên hệ
trong các đồng sở hữu về theo những thỏa thuận ban thống để các đơn vị/cá
việc ngưng hoạt động giao đầu. Nếu xảy ra tranh nhân biết để ngừng cung
dịch của tài khoản đồng sở chấp, rủi ro phát sinh sẽ cấp giao dịch cho tài khoản
hữu nằm về phía ngân hàng vì đó cho đến khi có thông tin
đã là sai quy định về tài thay đổi mới
khoản đồng sở hữu.
4. GDV thực hiện giao Chi sai đối tượng được - Quản lý và theo sát thời
dịch cho Người được ủy nhận tiền tại thời điểm đó. hạn ủy quyền theo đề xuất
quyền khi Giấy ủy quyền Nếu xảy ra kiện tụng từ của KH
đã hết thời hạn cho phép chủ tài khoản về việc - Cập nhật lên hệ thống rõ
chi/thanh toán khi thời hạn ràng về thời hạn ủy quyền
ủy quyền đã hết thì ngân đối với từng trường hợp để
hàng phải chịu rủi ro trên thuận tiện cho quá trình
số tiền đã chi/thanh toán giao dịch
5. Chung cấp thông tin về Lộ thông tin cho những đối Chỉ cung cấp thông tin khi
giao dịch tài khoản, số dư tượng không được phép đã xác minh đúng là Chủ
tài khoản cho cá nhân/đơn cung cấp, quy phạm quy tài khoản và người được ủy
vị không phải và chủ tài định về bảo mật thông tin quyền nhận thông tin (Có
khoản hợp pháp khách hàng. Nếu xảy ra văn bản ủy quyền của Chủ
kiện tụng từ phía khách tài khoản hợp lệ theo quy
hàng, NH phải chịu hoàn định)
toàn trách nhiệm về rủi ro
phát sinh
6. Quên không thực hiện Sổ tiết kiệm/Tài khoản sẽ - Ngay khi nhận được đề
hoặc thực hiện sai thao tác bị rút tiền tại chính quầy nghị phong tỏa, GDV phải
khi phong tỏa tài khoản/sổ giao dịch cua mình hoặc thực hiện phong tỏa ngay
tiết kiệm trên hệ thống quấy giao dịch khác của trên hệ thống.
Core theo yêu cầu của chủ ngân hàng trên cùng hệ - Quản lý, lưu file riêng
tài khoản và của NH thống mà không có cảnh những đề nghị phong tỏa.
báo đã phong tỏa để ngưng Cuối ngày cần có rà soát
thực hiện giao dịch. Khi đó lại những lệnh trong ngày
sẽ xảy ra tình trạng rủi ro, được nhận xem đã phong
thất thoát tài chính của NH tỏa chưa
7. Thực hiện các giao dịch Nếu cho phép thực hiện Chỉ thực hiện các giao dịch
từ tài khoản của người các giao dịch theo yêu cầu cho người chưa thành
chưa thành niên/mất năng của người chưa thành niên/mất năng lực hành vi
lực hành vi dân sự khi chỉ niên/mất năng lực hành vi dân sự từ tài khoản của họ
có duy nhất chữ ký.xác dân sự mà không có xác khi có xác nhận của người
nhận của người chưa thành nhận của người giám hộ, giám hộ
niên/mất năng lực hành vi nếu có rủi ro kiện tụng
dân sự mà không có người phát sinh thì rủi ro thuộc
giám hộ về ngân hàng làm sai quy
định
8. Nhận thông báo mất sổ Nếu người khác có trong Ngay khi nhận được thông
tiết kiệm của khách hàng tay sổ tiết kiệm đó hoặc có báo mất sổ tiết kiệm của
nhưng quên không báo mất hành vi cố ý lừa đảo, GDV KH phải thực hiện việc
trên hệ thống lại không kiểm tra kỹ các phong tỏa sổ tiết kiệm lên
thông tin cá nhân/giấy tờ hệ thống và gửi công văn
tùy thân khi chi tiền thì sẽ thông báo rộng rãi trên
xảy ra tình trạng rủi ro khi toàn hệ thống (đề nghị
chi sổ tiết kiệm. Trong đăng lên trang công văn
trường hợp này, đơn vị nội bộ của ngân hàng)
nhận báo mất sổ nhưng
không cung cấp thông tin
lên hệ thống sẽ chịu trách
nhiệm liên quan trong rủi o
phát sinh trên
9. Cấp lại sổ tiết kiệm mới Khách hàng có thể sử dụng Thu hồi lại sổ hỏng, gạch
cho khách hàng nhưng sổ hỏng cho những mục chéo trước khi cấp lại sổ
không thu hồi sổ hỏng đích rút tiền/cầm cố tài tiết kiệm mới cho KH với
sản. Nếu những khâu kiểm các thông tin đúng. Sổ tiết
duyệt của các giao dịch đó kiệm hỏng thực hiện nhập
không đúng quy trình thì kho và quản lý theo quy
rủi ro có thể phát sinh định
10. Nhận thông tin báo Những người có thẩm Ngay khi nhận được thông
thay đổi đăng ký Chủ tài quyền cũ/với mẫu dấu cũ báo thay đổi phải cập nhật
khoản mới với mẫu chữ có thể lợi dụng để rút tiền lên hệ thống
ký/mẫu dấu mới của dơn vị từ tài khoản khi họ đã hết
nhưng không cập nhật lại thẩm quyền. Nếu phát sinh
trên hệ thống kịp thời tình huống trên, rủi ro ngân
hàng sẽ phải chịu vì không
cập nhật thông tin kịp thời
11. Chi/Thanh toán cho Có thể bị lừa đảo bởi Tuyệt đối tuân thủ quy
KH nhưng không kiểm tra những hành vi cố ý của trình nghiệp vụ: Đối chiếu
chữ ký/giấy tờ tùy thân so KH. Khi phát sinh kiện chữ ký mẫu trên chứng từ
với đăng ký mẫu cáo, sẽ gặp rủi ro về tính với chữ ký đã đăng lên hệ
pháp lý, làm sai quy trình thống. Kiểm tra giấy tờ tùy
thân đúng quy định với KH
thực hiện giao dịch
12. Vẫn thực hiện tất toán Chi tiền cho chủ sở hữu Kiểm tra kỹ các thông tin
sổ tiết kiệm và chi tiền cho đầu tiên là chi sai cho đối trên hệ thống, trên mục
người chủ sỡ hữu đầu tiên tượng thụ hưởng. Vì người “Chuyển nhượng của STK
trong khi thông tin chuyển được chuyển quyền sở hữu trước khi chi tiền cho
quyền sở hữu sổ tiết kiệm cuối cùng mới là người có khách hàng. Kiểm tra giấy
trên đã được cập nhật lên quyền được sử dụng/rút sổ tờ tùy thân để xác định
hệ thống tiết kiệm. Khi rủi ro phát đúng đối tượng khách hàng
sinh ngân hàng phải chịu là chủ sỡ hữu tại thời điểm
trách nhiệm hoàn toàn về chi tiền/tất toán STK
sự tổn thất cho khách
13. Thao tác nhầm trên hệ Thay đổi thông tin giữa GDV lưu ý nhập liệu chính
thống giữa các loại hình đăng ký của khách hàng và xác dựa trên phiếu đề nghị
tiền gửi; loại tiền; loại thông tin trên hệ thống. sử dụng dịch vụ mà khách
khách hàng…. Nếu khách hàng không hàng đã đăng ký
kiểm tra kỹ lại/hoặc cố ý
gian lận sẽ gây tổn thất cho
ngân hàng hoặc bị khách
hàng khiếu nại làm thiệt
hại hình ảnh, uy tín của
ngân hàng
14. Khách hàng cố tình giả
mạo chữ ký/mẫu dẫu, dùng
chữ ký khắc sẳn trong việc
sử dụng séc hoặc lệnh
chuyển tiền để lấy tiền của
công ty
15. GDV hạch toán báo có
nhằm vào tài khoản của
KH khác
9.4.2. Rủi ro nghiệp vụ thanh toán
TÌNH HUỐNG RỦI RO PHÒNG TRÁNH
1. Chuyển thừa số tiền so
với số tiền KH yêu cầu
chuyển
2. Chuyển thiếu số tiền KH
yêu cầu chuyển
3. Chuyển nhầm tên đơn vị
thụ hưởng
4. Chuyển nhầm ngân hàng
thụ hưởng
5. Chưa kiểm tra số dư khả
dụng của chủ TK đã ký xác
nhận UNC và trả liên 2 cho
KH
6. Không kiểm tra chữ ký,
mẫu dấu chủ TK khi thực
hiện chuyển tiền
7. Chuyển sai kênh thanh
toán
8. Chuyển sai loại tiền tệ
9.Chuyển sai mã SP, GDV
không kiểm tra phí chuyển
tiền do hệ thống tự cập
nhật
10. Nhập lệnh chuyển sai
kênh thanh toán, nhưng khi
phát hiện sai lại không hủy
lệnh để nhập lại lệnh mới,
chỉ vào sửa thông tin trên
lệnh cũ
11. Chi tiền thừa do đọc
nhầm số tiền trên lệnh
chuyển tiền đến trong
trường hợp KH nhận tiền
bằng CMND
12.Nhận nhiều lệnh chuyển
tiền từ KH cùng một lúc,
GDV để nhiều lệnh chuyển
tiền khi nhập lệnh, nhập
nhầm nội dung giữa các
lệnh chuyển tiền (TK của
người thụ hưởng, số tiền
chuyển, tên người thụ
hưởng, tên người chuyển
tiền, nội dụng chuyển tiền
13. Ngày lập của UNC là
ngày tương lai so với thời
điểm KH chuyển UNC ra
NH và đề nghị thực hiện
lệnh
14. GDV trả liên 2 chứng
từ chuyển tiền cho KH
nhưng không điềnngày
thực hiện lệnh
15. KH không đánh số liên
UNC (dùng chứng từ dạng
in chứ không phải quyễn
mẫu do NH cung cấp).
GDV nhận UNC nhưng
chũng không kiểm tra. Từ
đó xảy ra rủi ro là chuyển
tiền nhiều lần, do không
đánh số liên cho chứng từ
16. Số tiền bằng chữ và
bằng số trên UNC không
khớp nhau
17. KH vãng lai đến
chuyển tiền cho người
nhận khác NH. Trên chứng
từ chuyển tiền, khách hàng
lại viết thông tin người
chuyển là người khác
18. Nhận UND của KH
nhưng không chuyển đi
ngay
19. Trong tình huống giao
dịch qua Fax, không xác
nhận số bản Fax nhận được
của KH, không xác nhận rõ
số lệnh chuyển tiền (UNC)
20. Nhận UNC của KH
nhưng nội dung các kiên là
không giống nhau
21. Nh nhận UNT từ nhà
cung cấp, không cần xác
nhận của KH (chủ TK) đã
cắt tiền, báo có cho nhà
cung cấp
22. Không để ý thời hạn
hiệu lực của séc khi thanh
toán, GDV vẫn báo nợ TK
của người ký phát để báo
có cho NH thụ hưởng/
Người thụ hưởng
23. KH (không có TK) đến
nộp tiền chuyển đi, GDV
không xin thông tin liên
lạc/ số điện thoại của KH
9.4.3. Rủi ro nghiệp vụ tiền mặt
TÌNH HUỐNG RỦI RO PHÒNG TRÁNH
1. GDV chi tiền cho KH
trước khi hạch toán trên hệ
thống và sau đó quên
không hạch toán
2. Chi tiền cho KH trước
khi submit bút toán trên
phần mềm
3. Mở STK chi KH trên hệ
thống, giao sổ cho KH rồi
quên không thu tiền
4. Khi chi tiền cho KH
không kiểm tra lại mệnh
giá nhân với số tờ, cộng lại
tổng số tiền
5. Không thống báo cho
KH chứng kiến quá trình
kiểm đếm tiền
6. Không phát hiện được
tiền giả, tiền không đủ tiêu
chuẩn lưu thông trong quá
trình kiểm đếm
7. Số tiền thu vào trên
chứng từ không khớp đúng
với số tiền của các loại tiền
trên bảng kê nộp tiền
8. Không lập bảng kê thu
chi tiền khi thực hiện thu,
chi cho KH
9. Khi phát hiện tiền giả
không thực hiện lập biên
bản thu giữ mà trả cho KH
10. Không kiểm tra các
thông tin trên chứng từ
trước khi thực hiện thu chi
tiền mặt: Thiếu ngày
tháng, hai màu mực, sữa
chữa tẩy xóa chứng từ, số
tiền bằng số và chữ không
khớp nhau, KH ký không
ghi học tên, KH ghi sai
STK
9.4.4. Rủi ro quản lý hồ sơ thông tin khách hàng
TÌNH HUỐNG RỦI RO PHÒNG TRÁNH
1.Hồ sơ KH bị thiếu hoặc
các giấy tờ liên quan (Giấy
đăng ký kinh doanh, Quyết
định bổ nhiệm…) không
có xác nhận sao y bản
chính
2. GDV cập nhật thay đổi
thông tin KH không kịp
thời so với đề nghị
3.GDV sai sót trong việc
nhập các thông tin của
khách hàng mở ban đầu
trên hệ thống
4. KH đề nghị viết hộ các
yêu cầu của KH vào chứng
từ
5. GDV không thực hiện
kiểm tra trên hệ thống
trước khi thực hiện mở
mới đôi với KH dẫn tới
việc mở nhiều CIF cho một
KH với các giấy tờ tùy
thân khác nhau
6. Lưu trữ hồ sơ không hoa
học, không thống nhất
cách lưu trữ đồng nhất
trong nội bộ đơn vị
7. Thay đổi thông tin
khách hàng khi KH gọi
điện đến yếu cầu (không
có văn bản)
8. Thiếu chấp thuận phê
duyệt mở TK hoặc thiếu
dấu NH đóng trên phần
Chấp thuận mở TK trên
Giấy đề nghị mở TK
9. Không scan hoặc scan
chữ ký/mẫu dấu/CMND
của KH không kịp thời
10. Không cập nhật thông
tin mới của KH trên hệ
thống khi KH đã có đề
nghị sửa đổi
11. Tiếp nhận hồ sơ với
giấy tờ tùy thân quá cũ (bị
mờ, nhòa, thiếu nét), rách
hoặc hết hiệu lực
12. Chứng từ bị thiếu chữ
ký của một trong những
người có liên quan (KH,
GDV, KSV, Cấp phê
duyệt) hoặc thông tin
ngày/tháng/năm sinh
9.4.5. Rủi ro nghiệp vụ ngoại tệ
TÌNH HUỐNG RỦI RO PHÒNG TRÁNH
1. Hạch toán thu đổi ngoại
tệ USD mặt đối với tiền có
mệnh giá nhỏ hoặc mệnh
giá lớn với cùng một tỷ giá
trước khi hạch toán vào hệ
thống
2. Khách hàng nước ngoài
bán ngoại tệ tại quầy giao
dịch, sau đó đổi tiền VND
theo nhiều mệnh giá khác
nhau
3. Không cập nhật tỷ giá
thường xuyên
4. Lựa chọn tỷ giá tiền mặt
hoặc chuyển khoản không
đúng với bản chất khi hạch
toán
5. Bán ngoại tệ cho khách
hàng đi du lịch, công tác ở
nước ngoài…khi chưa đủ
hồ sơ, giấy tờ chứng minh
mục đích sử dụng
6. KH cá nhân/DN bán
USD chuyển khoản hoặc
tiền mặt với số lượng lớn
7. GDV nhận tiền mặt
VDN của KH và đổi USD
cho KH gửi tiết kiệm
8. GDV cho phép DN xuất
khẩu rút tiền mặt USD
bằng séc/giấy rút tiền từ
TK TGTT ngoại tệ mà
không yêu cầu chứng minh
mục đích sử dụng (khi có
đủ số dư)
9. Hạch toán nhầm giữa
các loại HĐ mua bán ngoại
tệ như giao ngay thanh
toán trong ngày (Today),
thanh toán vào ngày hôm
sau (Tom) hoặc thanh toán
trong vòng 2 ngày làm việc
kể từ ngày giao dịch
(Spot); Hạch toán nhầm
giữa mua ngoại tệ và bán
ngoại tệ
10. Tính toán nhầm tỷ giá
giữa các loại ngoại tệ khi
thực hiện đổi tiền cho KH
9.4.6. Rủi ro nghiệp vụ thẻ
TÌNH HUỐNG RỦI RO PHÒNG TRÁNH
1. GDV tiết lộ thông tin
trên thẻ và thông tin chủ
thẻ cho những đối tượng
không được phép cung cấp
hoặc chưa có văn bản phê
duyệt của lãnh đạo đơn vị
2. GDV trả thẻ và nhận đề
xuất kích hoạt thẻ cho
người không phải là chủ
thẻ (do không đối chiếu
chữ ký mẫu và giấy tờ tùy
thân khi trả thẻ hoặc không
đối chiếu thông tin xác
nhận Chủ thẻ trước khi
kích hoạt thẻ)
3. Trả thẻ cho KH nhưng
không ký giao nhận hoặc
bàn giao
4.GDV không theo dõi,
kiểm soát thời gian giao
nhận thẻ từ đơn vị phát
hành
5. GDV nhận thông tin về
KH không chính xác như
thu nhập, tài chính…dẫn
đến việc cung cấp hạn mức
thầu chi trên tài khoản sai
6.GDV đang cùng lúc quản
lý Thẻ và Pin của KH có
thể sơ suất để lộ mã Pin
7. Quản lý hồ sơ phát hành
thẻ: GDV lưu hồ sơ phát
hành thẻ không đúng quy
định
8. Không kiểm tra kỹ giấy
tờ tùy thân khi trả thẻ dẫn
đến trả nhầm thẻ, ví dụng
như những KH có trùng
tên, ngày tháng năm sinh
9. GDV trong quá trình
hướng dẫn KH đổi Pin,
không đảm bảo nguyên
tắc: “Không nhìn khi KH
thao tác nhập mã Pin mới
10. Khi nhận thẻ từ đơn vị
phát hành chuyển về, GDV
không bảo quản thẻ chưa
trả cho KH trong kho (két)
theo đúng quy định dẫn
đến mất thẻ

9.4.7. Rủi ro nghiệp vụ ngân hàng điện tử


TÌNH HUỐNG RỦI RO PHÒNG TRÁNH
1. Không kiểm tra kỹ các
thông tin trên Phiếu đăng
ký sữ dụng dịch vụ ngân
hàng điện tử của KH
2. GDV nhập sai số điện
thoại của KH khi đăng ký
SMS Banking
3. GDV khi thực hiện đăng
nhập và hệ thống chọn
nhầm thông tin, nhầm
TKTT của KH do tên bị
trùng nhau
4. KH đến chi nhánh đổi số
điện thoại tham gia dịch vụ
SMS Banking nhưng GDV
chưa kịp thời thay đổi
trong ngày
5. GDV để lộ user/
password chương trình
đăng ký SMS Banking /
Internet Banking
6.GDV nhập sai địa chỉ
Email của KH khi đăng ký
Internet Banking
7. GDV đăng ký dịch vụ
Internet Banking chọn sai
gói dịch vụ: Gói bạc, gói
vàng, gói kim cương
8. GDV chọn sai đối tượng
KH khi đăng ký giao dịch
NHĐT: KH tổ chức/KH cá
nhân
9. Khi đăng ký dịch vụ
Internet Banking cho DN,
GDV chọn nhầm quyền
truy cập của cấp quản lý và
cấp nhân viên trong việc sử
dụng dịch vụ
10. GDV khóa nhầm dịch
vụ NHĐT
11. GDV cấp lại mật khẩu
đăng nhập dịch vụ NHĐT
nhầm cho KH khác
12. GDV thu 2 lần phí DV
của KH
13. GDV đăng ký sai số
điện thoại nhận mã xác
thực OTP của Internet
Banking
HỆ THỐNG BÀI TẬP
MÔN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Bài 1:
Một ngân hàng đang tiến hành huy động
Tiết kiệm 9 tháng, 0,65%/tháng, trả lãi 3 tháng/lần.
Kỳ phiếu ngân hàng 12 tháng, lãi suất 8%/năm, trả lãi trước.
Tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 8,5%/năm, trả lãi 6 tháng/lần.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc 5%, dự trữ vượt mức 5%. Hãy so sánh chi phí của các cách
huy động.
Bài 2:
NHTMCP Quốc tế mở đợt huy động với những phương thức thanh toán như sau: Tiền
gửi loại 18 tháng.
Trả lãi 6 lần trong kỳ, lãi suất 0,7%/tháng. Trả lãi cuối kỳ, lãi suất 0,75%/tháng.
Trả lãi trước, lãi suất 0,68%/tháng.
Biết tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi 18 tháng là 5%.
Hãy so sánh chi phí huy động của ngân hàng giữa các hình thức trả lãi đối với từng
loại tiền gửi và nêu ưu thế của từng cách thức trả lãi.
Bài 3:
Đầu tháng 5/2010, doanh nghiệp X. xuất trình hồ sơ vay NH A. để mua hàng xuất
khẩu trong quý III/2010, các số liệu được cán bộ tín dụng thu thập như sau:
Giá trị hàng hóa thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng là 1.200 trđ (trong đó
thanh toán ngay 70%, phần còn lại được trả sau khi đã tiêu thụ xong toàn bộ hàng
hóa).
Chi phí tiêu thụ bằng tiền đi kèm: 150 trđ
Chi phí khấu hao cơ bản: 250 trđ
Nộp thuế TNDN của quý II: 370trđ
VLĐ tự có của DN: 220 trđ
TS đảm bảo nợ vay được định giá là (tỷ lệ cho vay tối đa là 70%): 1.900 trđ
Yêu cầu: Xác định mức cho vay vốn lưu động đối với DN nếu các quy định khác về
điều kiện vay và nguồn vốn của NH đều thỏa mãn.
Bài 4:
Ngân hàng A có các số liệu sau: (số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị:
tỷ đồng).
Lãi Lãi
suất Số suất
Tài sản Số dư Nguồn vốn dư
(%) (%)
Tiền mặt 1.050 Tiền gửi thanh toán 3.550 2

Tiền gửi tiết kiệm ngắn


Tiền gửi tại NHNN 580 1 hạn 3.850 6,5

Tiền gửi tại TCTD khác 820 2 TGTK trung và dài hạn 3.270 7,5
Lãi suất Số Lãi suất
Tài sản Số dư Nguồn vốn dư
(%) (%)

Chứng khoán ngắn hạn kho


bạc 1.480 5,5 Vay ngắn hạn 2.030 6

Cho vay ngắn hạn 4.850 9,5 Vay trung và dài hạn 2.450 8,1

Cho vay trung hạn 3.250 10,5 Vốn chủ sở hữu 650

Cho vay dài hạn 3.250 11,5

Tài sản khác 520

Tổng TS Tổng NV

Biết nợ quá hạn 7%, thu khác = 45 tỷ đồng, chi khác = 35 tỷ đồng; tỷ lệ thuế thu nhập

28%.
Tính:
a) Thu lãi, chi trả lãi, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản;
b) Tính lãi suất bình quân tổng nguồn, lãi suất bình quân tổng tài sản, lãi suất bình
quân tổng tài sản sinh lãi.
c) Tính ROA, ROE.
Bài 5:
NHTM A có các số liệu sau (số dư bình quân năm, LS bình quân năm, đơn vị: tỷ
đồng)
LS
Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư
(%)
Tiền mặt 12.500 TG thanh toán 26.100 3

TG tại NHNN 7.600 1,2 Tiết kiệm ngắn hạn 35.700 12,5

Tiết kiệm trung – dài


TG tại TCTD khác 17.000 10,5 hạn 3.650 13,5

Chứng khoán chính


phủ 5.100 11,5 Vay ngắn hạn 12.400 14,2

Cho vay ngắn hạn 25.700 17,5 Vay trung – dài hạn 2.620 16,1

Cho vay trung hạn 9.600 18,7 Vốn chủ sở hữu 4.580

Cho vay dài hạn 6.800 19,5

Tài sản khác 750

Biết thu từ hoạt động dịch vụ 33 tỷ đồng, thu lãi từ hoạt động đầu tư góp vốn 12 tỷ
đồng, chi phí khác không kể dự phòng RRTD là 45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn không
thu được lãi 5%, thuế suất thuế thu nhập là 25%.
Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị TSĐB

1 75% 28.000

2 10% 3.800

3 8% 1.200

4 5% 900

5 2% 500

Số dư dự phòng RRTD năm trước là 1121 tỷ đồng.


1) Tính chênh lệch lãi suất cơ bản.
2) Tính lãi suất huy động vốn trung bình đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
3) Tính lãi suất cho vay trung bình để ROE = 30%
Bài 6:
Ngân hàng B có các số liệu sau: (Sè d− b×nh qu©n, l·i suÊt b×nh qu©n n¨m, ®¬n
vÞ: tû ®ång)
Tài sản Số dư Lãi suất (%) Nguồn vốn Số dư Lãi suất (%)

Tiền mặt 620 Tiền gửi thanh toán 1500 1,4

Tiền gửi tại NHNN 880 1,2 Tiết kiệm ngắn hạn 1820 4,8

Tiền gửi tại TCTD TGTK trung và dài


khác 250 2,7 hạn 1410 7,5

Tín phiếu KB ngắn


hạn 420 4,2 Vay ngắn hạn 620 5,6

Vay trung và dài


Cho vay ngắn hạn 1900 9,8 hạn 1200 7,8

Cho vay trung hạn 1570 12,5 Vốn chủ sở hữu 350

Cho vay dài hạn 850 13,5

Tài sản khác 410

Tổng Tài sản 6900 Tổng Nguồn vốn 6900

Biết nợ quá hạn của các khoản cho vay ngắn hạn là 5%, của các khoản cho vay trung
và dài hạn là 10%, thuế suất thuế TNDN là 28%, thu kh¸c = 15, chi kh¸c = 20.
a) Tính lãi suất bình quân tổng nguồn, lãi suất bình quân tổng tài sản, lãi suất bình
quân tổng tài sản sinh lãi.
b) Tính chênh lệch thu chi từ lãi, chênh lệch lãi suất, chênh lệch lãi suất cơ bản, ROA,
ROE.
Bài 7:
NHTM A có các số liệu sau (Số dư bình quân năm, lãi suất bình quân năm, đơn vị: tỷ
đồng).
Tài sản Số dư LS (%) Nguồn vốn Số dư LS (%)

Tiền mặt 1.220 TG thanh toán 3.210 3


TG tại NHNN 760 1,2 Tiết kiệm ngắn hạn 3.970 13,5

TG tại TCTD khác 2.100 7,5 Tiết Kiệm T – DH 1.650 13,5

C.khoán chính phủ 780 11,5 Vay ngắn hạn 1.240 13,2

Cho vay ngắn hạn 2.570 17,5 Vay T – DH 620 17,1

Cho vay trung hạn 2.360 18,7 Vốn chủ sở hữu 530

Cho vay dài hạn 680 20

Tài sản khác 750

Biết thu từ hoạ t động dịch vụ 33 tỷ đồng, thu lãi từ hoạ t động đầu tư góp vốn 12 tỷ
đồng, chi phí khác không kể dự phòng RRTD là 45 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn không
thu được lãi 5%, thuế suất thuế thu nhập là 25%.
Nhóm % Tổng dư nợ Giá trị TSĐB

1 80% 2.800

2 10% 380

3 3% 120

4 5% 90

5 2% 50

Số dư Dự phòng RRTD năm trước là 171 tỷ đồng.


1) Tính chênh lệch lãi suất cơ bản.
2) Tính lãi suất huy động vốn trung bình đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài.
3) Tính LS cho vay trung bình để ROE = 25%
Bài 8:
Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 170 triệu đồng, lãi suất 12%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc và lãi cuối kỳ.
Hết 12 tháng, khách hàng đã mang 90 triệu đồng đến trả và xin gia hạn nợ 6 tháng.
Ngân hàng có cách thu gốc và lãi nào? Hãy bình luận về cách xử lý mà anh/chị đưa ra.
Biết lý do không trả được nợ là khách quan, ngân hàng đã đồng ý cho gia hạn. Qua 6
tháng gia hạn, khách hàng vẫn không trả được nợ. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không
thể thu được khoản nợ này, ngân hàng đã bán tài sản thế chấp và thu được 150 triệu
đồng (sau khi trừ chi phí bán). Mức lãi suất áp dụng trong thời gian quá hạn là 150%
lãi suất trên hợp đồng tín dụng. Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và
gốc không?
Bài 9:
Ngân hàng B đang theo dõi hợp đồng tín dụng sau:
Cho vay 70 triệu, lãi suất 11%/năm, thời hạn 12 tháng, trả gốc cuối kỳ, trả lãi 2 lần
trong kỳ. Đến tháng 12, khách hàng mang 50 triệu đồng đến trả, phần còn lại ngân
hàng chuyển nợ quá hạn. Sau 12 tháng tiếp theo, biết không thể thu được khoản nợ
này, ngân hàng đã bán tài sản thế chấp và thu được 65 triệu đồng (sau khi trừ chi phí
bán). Ngân hàng có cách thu gốc và lãi nào? Giả thiết khách hàng đã trả lãi 6 tháng
đầu năm. Mức lãi suất áp dụng trong thời gian quá hạn là 140% lãi suất trên hợp đồng
tín dụng. Tiền thu được từ tài sản thế chấp có đủ bù đắp lãi và gốc không?
Bài 10:
Một khách hàng gửi chứng từ lên vay ngân hàng 20 tỷ đồng vào ngày 15/5/X. Khách
hàng này đã ký hợp đồng tín dụng từ đầu năm với mức hạn tín dụng là 40 tỷ đồng,
thời hạn 1 năm. Vào ngày 15/5/X, dư nợ của khách hàng này tại ngân hàng là 16 tỷ
đồng , đồng thời cán bộ tín dụng cũng biết được rằng dư nợ của khách hàng này tại
các ngân hàng khác là 10 tỷ đồng . Ngân hàng có những cách xử lý như thế nào?
Bài 11:
Để thực hiện kế hoạch kinh doanh quý III năm 2007, doanh nghiệp Minh Trang đã gửi
hồ sơ vay vốn lưu động đến NH NN&PTNT M kèm kế hoạch kinh doanh. Trong giấy
đề nghị vay vốn của doanh nghiệp, mức vay là 500 triệu đồng. Qua thẩm định hồ sơ
vay vốn, ngân hàng xác định được các số liệu sau
Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 800 triệu đồng
Chi phí trả lương nhân viên: 560 triệu đồng
Chi phí quản lý kinh doanh chung: 120 triệu đồng
Chi phí khấu hao nhà xưởng và thiết bị: 240 triệu đồng
Tổng số vốn lưu động tự có của khách hàng: 720 triệu đồng
Giá trị tài sản thế chấp: 700 triệu đồng
Theo anh/chị, ngân hàng có thể duyệt mức cho vay theo như doanh nghiệp đề nghị
không?
Tại sao?
Giả định ngân hàng có đủ nguồn vốn để thực hiện cho vay doanh nghiệp, doanh
nghiệp chỉ vay ngân hàng M để thực hiện phương án kinh doanh này. Ngân hàng chỉ
cho vay tối đa 70% giá trị của TSTC.
Bài 12:
Công ty lắp máy điện nước có nhu cầu vay để thực hiện một hợp đồng nhận mua và
lắp đặt trạm biến áp theo phương thức cho vay từng lần. Tổng giá trị hợp đồng khoán
gọn trị giá 5 tỷ đồng (giả thiết hợp đồng đảm bảo nguồn thanh toán chắc chắn), thời
gian thực hiện hợp đồng từ 1/4/200X đến 1/10/200X. Bên A ứng trước 1,5 tỷ đồng ,
số tiền còn lại sẽ được thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần
thứ 2 sau khi công trình bàn giao 1 tháng. Trong tháng 3, công ty có xuất trình một
hợp đồng đã ký để mua máy biến áp trị giá 3,8 tỷ đồng , phải thanh toán tiền ngay
trong tháng sau. Biết vốn tự có công ty tham gia vào công trình là 300 triệu đồng, tổng
chi phí cho vận chuyển và lắp đặt thiết bị là 450 triệu đồng; lãi suất cho vay hiện hành
1,7%/tháng.
Yêu cầu:
a) Đưa ra quyết định/kiến nghị về việc cho vay đối với Công ty. Giải thích.
b) Nếu cho vay, xác định quy mô, thời hạn cho vay, số tiền lãi và gốc được trả mỗi
lần, biết rằng gốc được trả làm 2 lần bằng nhau khi Công ty có nguồn thu.
Bài 13:
Công ty thiết kế và xây dựng số 3 có nhu cầu vay ngân hàng X 3,7 tỷ đồng để thi công
công trình đã trúng thầu (công trình được đầu tư bằng vốn ngân sách đã được duyệt).
Công ty đề nghị được vay 7 tháng, từ tháng 6/200X, lãi suất 1,75%/tháng. Giá trị hợp
đồng là 5 tỷ đồng, thời gian thực hiện hợp đồng theo kế hoạch từ 1/6 đến 1/11/200X.
Chủ đầu tư ứng trước 10% giá trị hợp đồng và giữ lại 15% đến khi hết hạn bảo hành
(1 năm). Phần còn lại thanh toán làm 2 lần bằng nhau, lần đầu vào cuối tháng 8, lần
thứ 2 sau khi công trình được bàn giao 1 tháng. Lãi định mức xây lắp là 10% giá trị
hợp đồng. Đơn vị đã có sẵn máy móc để thi công, chi phí khấu hao máy móc chiếm
40% tổng chi phí.
Ngân hàng có duyệt mức vay vốn mà công ty đề nghị không? Nếu có, mức cho vay là
bao nhiêu? Thời hạn vay tối đa là bao lâu? Thu nợ vào những thời điểm nào và số gốc,
lãi thu được mỗi lần biết vốn vay sẽ được trả làm 2 lần bằng nhau khi công ty có
nguồn thu.
Bài 14:
Công ty thương mại Sao mai muốn xin hạn mức vay vốn lưu động ngân hàng
NN&PTNT X là 18 tỷ đồng. Công ty trình bản báo cáo tài chính gần nhất (số dư bình
quân cả năm, đơn vị tính: tỷ đồng)
TÀI SẢN Số dư NGUỒN VỐN Số dư

1.TSLĐ 32,5 1. Nợ phải trả 22,5

–Vốn bằng tiền 0,5 – Các khoản phải trả 10


–Các khoản phải thu 2 – Vay ngắn hạn ngân hàng X 12,5

–Hàng dự trữ 30

2.TSCĐ 90 2. Vốn chủ sở hữu 100

–Nguyên giá 250

–Hao mòn luỹ kế (160)

Tổng Tài sản 122,5 Tổng Nguồn vốn 122,5

Doanh thu thuần: 190


Thu nhập ròng sau thuế: 12,3
Hiện tại Công ty đang vay ngân hàng theo phương thức cho vay từng lần. Phương
thức này gây nhiều khó khăn cho công ty, hơn nữa nhu cầu vay phát sinh thường
xuyên nên công ty đề nghị ngân hàng chuyển thành phương thức cho vay theo hạn
mức. Công ty cũng trình phương án mở rộng dự trữ để tăng thêm doanh thu 10%
trong năm sau. Hãy phân tích và đưa ra phán quyết. Biết vòng quay vốn lưu động năm
sau của Công ty không thay đổi.
Bài 15:
Đầu tháng 5/2011, doanh nghiệp X xuất trình hồ sơ vay NH A để mua hàng xuất khẩu
trong quý III/2011, các số liệu được cán bộ tín dụng thu thập như sau:
Giá trị hàng hóa thanh toán cho nhà cung cấp theo hợp đồng là 1.200 trđ (trong đó
thanh toán ngay 65%, phần còn lại được trả sau khi đã tiêu thụ xong toàn bộ hàng
hóa).
Chi phí tiêu thụ bằng tiền đi kèm: 100 trđ
Chi phí khấu hao cơ bản: 150 trđ
Nộp thuế TNDN của quý II: 270trđ
VLĐ tự có của DN: 200 trđ
TS đảm bảo nợ vay được định giá là (tỷ lệ cho vay tối đa là 50%): 1.900 trđ
Yêu cầu: Xác định mức cho vay vốn lưu động đối với DN nếu các quy định khác về
điều kiện vay và nguồn vốn của ngân hàng đều thỏa mãn.
NỘI DUNG : TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG
Câu hỏi
1. Trình bày khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng ngân hàng
2. Trình bày sự hiểu biết của bạn về quy trình cấp tín dụng. Theo bạn một
khoản tín dụng được cấp có phải trải qua tất cả các giai đoạn của quy trình không ?
Giải thích tại sao ?
3. Anh/chị hãy trình bày những hồ sơ – tài liệu mà khách hàng cần phải nộp khi
có nhu cầu vay tại ngân hàng trong cac trường hợp vay sau đây:
a. Vay mua nhà trả góp
b. Vay mua ô tô trả góp
c. Vay thông qua thẻ tín dụng
d. Vay thấu chi
e. Việc xây dựng văn phòng cho thuê
4. Anh/ chị hãy tìm hiểu thực trạng tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam trong
những năm vừa qua
5. Theo bạn một chuyên viên tín dụng cần có những tố chất (phẩm chất), kỹ
năng nào ? Cái nào là quan trọng nhất ? Tại sao ?
6. Nêu các cách phân loại tín dụng ngân hàng
7. Trình bày khái niệm, mục đích và nguyên tắc của bảo đảm tín dụng
8. Trình bày nội dung bảo đảm tín dụng bằng tài sản thế chấp
9. Trình bày nội dung bảo đảm tín dụng bằng tài sản cầm cố
10. Trình bày nội dung bảo đảm tín dụng bằng hình thức bảo lãnh
11. Phân biệt giữa thế chấp và cầm cố
12. Trình bày những giai đoạn chủ yếu của quy trình tín dụng. Theo bạn 1 khoản tín
dụng được cấp có phải trải qua tất cả các giai đoạn của quy trình hay không? Giải
thích tại sao?
13. Anh/chị hãy trình bày nội dung phân tích đánh giá khách hàng trước khi
cho vay?
14. Anh/chị hãy trình bày các cơ sở xác định thời gian cho vay, mức cho vay và
lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại?
15. Hãy trình bày các nguyên tắc và điều kiện vay vốn tại các ngân hàng
thương mại việt Nam?
16. Hãy trình bày khái quát quy trình tín dụng tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam?
17. Hãy trình bày các nội dung và ý nghĩa hoạt động giám sát khách hàng sau
khi cho vay trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại?
18. Hãy trình bày cơ sở và các phương pháp giải ngân trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng thương mại?
19. Bài tập nhóm. Các nhóm tự chọn 1 ngân hàng
- Giới thiệu về ngân hàng của mình (tên, sologan, biểu tượng, ý nghĩa……)
- Các nhóm tự thiết kế 1 sản phẩm cho vay
- Mời chào khách hàng dùng sản phẩm của mình, tư vấn cho khách hàng về sản
phẩm………….

NỘI DUNG: TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP


1. Tín dụng ngắn hạn
Bài tập phần chiết khấu
Bài 1: Ngày 3/4/2014. Doanh nghiệp A đến ngân hàng xin chiết khấu 3 hối phiếu sau
với lãi suất chiết khấu là 12,6%/năm, tỷ lệ hoa hồng chiết khấu là 0,06% trên mệnh
giá. Hoa hồng cố định là:
Hối phiếu 1: 10 000 VNĐ
Hối phiếu 2: 5 000 VNĐ
Hối phiếu 3: 20 000 VNĐ
Hãy xác định số tiền và ngân hàng chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp A
Đơn vị: VNĐ
Tên hối phiếu Mệnh giá Ngày đáo hạn
Hối phiếu 1 50 000 000 10/05/2014
Hối phiếu 2 25 000 000 20/05/2014
Hối phiếu 3 100 000 000 28/05/2014

Bài 2: Ngày 13/6/2011, doanh nghiệp A gửi đến ngân hàng bảng kê chứng từ kèm
theo các chứng từ xin chiết khấu như sau
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu 003 120 triệu đồng 30/4/2011 30/7/2011
Tín phiếu kho bạc 60 triệu đồng 15/4/2011 15/7/2011
Lệnh phiếu 001 30 triệu đồng 14/5/2011 14/8/2011
Trái phiếu kho bạc 100 triệu đồng 20/7/2006 20/7/2011
Hối phiếu 005 72 triệu đồng 20/3/2011 30/6/2011
Lệnh phiếu 002 80 triệu đồng 1/6/2011 1/10/2011

Yêu cầu:
1. Hãy xem xét quyết định việc chiết khấu các chứng từ trên (có giải thích)
2. Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Biết rằng
- Khả năng nguồn vốn ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng
- Theo quy định ngân hàng chỉ nhận chiết khấu những chứng từ có thời hạn còn lại
không dưới 20 ngày và không quá 90 ngày
- Lãi suất chiết khấu 9%/năm, Tỷ lệ hoa hồng ký hậu 0,6%/năm tối thiểu là 40 000
VNĐ, hoa hồng phí cố định là 30 000 VNĐ cho mỗi phiếu
- Hạn mức chiết khấu tối đa ấn định cho khách hàng là 300 triệu đồng. Dư nợ tài
khoản chiết khấu tại thời điểm khách hàng xin chiết khấu là 120 triệu đồng.
- Doanh nghiệp A là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng và nội dung kinh tế của
hối phiếu đảm bảo tốt
- Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 15/6/2011
Bài 3: (tương tự bài 2)
Ngày 13/6/2005, Doanh nghiệp B gửi đến ngân hàng bảng kê chứng từ kèm
theo các chứng từ xin chiết khấu như sau
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu P1 60 triệu đồng 30/4/2005 30/7/2005
Tín phiếu kho bạc 30 triệu đồng 15/4/2005 15/7/2005
Lệnh phiếu 3 15 triệu đồng 14/5/2005 14/8/2005
Trái phiếu kho bạc 50 triệu đồng 20/7/2000 20/7/2005
Hối phiếu P3 36 triệu đồng 20/3/2005 30/6/2005
Lệnh phiếu 002 40 triệu đồng 1/6/2005 1/10/2005

Yêu cầu:
1. Hãy xem xét quyết định việc chiết khấu các chứng từ trên (có giải thích)
2. Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Biết rằng:
- Khả năng nguồn vốn của ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng
- Theo quy định ngân hàng chỉ nhận chiết khấu những chứng từ có thời hạn còn lại
không dưới 20 ngày và không quá 90 ngày
- Lãi suất chiết khấu 9%/năm, Tỷ lệ hoa hồng ký hậu 0,6%/năm, tối thiểu là 20 000
VNĐ, hoa hồng phí cố định là 15 000 VNĐ cho mỗi phiếu
- Hạn mức chiết khấu tối đa ấn định cho khách hàng là 150 triệu đồng, dư nợ tài khoản
chiết khấu tại thời điểm khách hàng xin chiết khấu là 60 triệu đồng
- Doanh nghiệp là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng và nội dung kinh tế của
thương phiếu đảm bảo tốt. Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 15/6/2005
Bài 4:
Ngày 15/8, khách hàng X đem đến ngân hàng thương mại A một số chứng từ
có giá để xin chiết khấu. Kết quả giải quyết của ngân hàng như sau
Loại chứng từ Ký Mệnh giá VNĐ Thời hạn chiết khấu Lợi tức chiết khấu
hiệu
Hối phiếu P1 9 900 000 30 ngày
Hối phiếu P2 280 500
Hối phiếu P3 14 850 000
Trái phiếu công ty C4 10 000 000
Tổng lợi tức chiết 640 860
khấu
Yêu cầu: Hãy tính ngày đến hạn thanh toán của hối phiếu P3
Biết rằng:
- Lãi suất chiết khấu là 9,6%/năm
- Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngay trong ngày khách hàng đến xin chiết khấu

Bài 5:
Ngày 15/10, công ty cổ phần Đáp Long đem đến ngân hàng 3 hối phiếu để
chiết khấu
- Hối phiếu thứ nhất có mệnh giá là 56 triệu đồng và đến hạn ngày 15/11
- Hối phiếu thứ hai đến hạn ngày 30/11
- Hối phiếu thứ ba có mệnh giá 89 triệu đồng và đến hạn ngày 5/12
- Giá trị còn lại của 3 hối phiếu sau khi ngân hàng đã khấu trừ là 187 triệu đồng.
Yêu cầu: Hãy xác định mệnh giá của hối phiếu thứ hai
Biết rằng: Lãi suất chiết khấu là 10%/năm, hoa hồng phí cố định của 1 hối phiếu là 1
triệu đồng.
Bài 6:
Ngày 10/4, một doanh nghiệp đem đến NHTM X 3 thương phiếu để chiết khấu
- Thương phiếu thứ nhất có mệnh giá 480 USD và đáo hạn 10/5
- Thương phiếu thứ hai có mệnh giá 720 USD và đáo hạn 30/5
- Thương phiếu thứ ba đáo hạn vào ngày 29/6
Giá trị còn lại của 3 thương phiếu sau khi ngân hàng đã khấu trừ là 1788 USD
Yêu cầu: Hãy xác định mệnh giá của thương phiếu thứ ba
Biết: Lãi suất chiết khấu là 15%/năm. Hoa hồng phí ký hậu là 0,6%/năm và các loại
hoa hồng khác là 76,48 USD
Bài 7:
Ngày 15/8/200X, Một doanh nghiệp A mang đến NHTM B 5 thương phiếu để
chiết khấu. Trong đó
- Các thương phiếu P1, P2, P3 đều có mệnh giá 6 triệu đồng/ 1 thương phiếu
- Hai thương phiếu còn lại P4, P5 có mệnh giá 15 triệu đồng/ 1 thương phiếu
- Sau khi thực hiện chiết khấu những thương phiếu do doanh nghiệp A mang đến
NHTM B thu được 612 000 VNĐ
Yêu cầu: Xác định ngày đến hạn thanh toán của thương phiếu thứ nhất và số tiền trả
cho doanh nghiệp A
Biết rằng:
- Thương phiếu thứ 2 sẽ được thanh toán vào ngày 14/10/200X
- Thương phiếu thứ 3 sẽ được thanh toán vào ngày 31/10/200X
Và 2 thương phiếu còn lại đều được thanh toán vào ngày 28/9/200X
- Lãi suất chiết khấu là 8,9%/năm. Các thương phiếu trên đều đầy đủ điều kiện để
chiết khấu
- Ngân hàng không thu tiền hoa hồng khi thực hiện chiết khấu cho khách hàng.
Bài 8:
Ngày 7/6/2013. Doanh nghiệp A đến NH bảng kê chứng từ kèm theo các chứng
từ xin chiết khấu
Đơn vị: VNĐ
Tên chứng từ Mệnh giá Ngày đáo hạn
Hối phiếu 3 60 000 000 15/8/2013
Trái phiếu kho bạc 50 000 000 19/8/2013
Lệnh phiếu 2 40 000 000 21/8/2013
Lãi suất chiết khấu 13%/năm, tỷ lệ hoa hồng chiết khấu là 0,6%/năm. Hoa hồng cố
định là 20 000 VNĐ.
Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Bài 9:
Ngày 7/6/2013. Doanh nghiệp A gửi đến ngân hàng bảng kê chứng từ kèm theo
các chứng từ xin chiết khấu
Chứng từ Số tiền Ngày phát hành Ngày đến hạn
Hối phiếu 2 100 triệu đồng 6/5/2013 9/9/2013
Lệnh phiếu 3 50 triệu đồng 20/5/2013 25/9/2013
Hối phiếu 5 80 triệu đồng 1/4/2013 30/9/2013
Trái phiêu kho bạc 100 triệu đồng 20/7/2010 20/7/2013
Lệnh phiếu 6 40 triệu đồng 8/4/2013 25/11/2013
Hối phiếu 8 70 triệu đồng 15/4/2013 15/6/2013
Yêu cầu
1. Hãy xem xét quyết định việc chiết khấu các chứng từ trên
2. Tính toán chiết khấu đối với những chứng từ ngân hàng nhận chiết khấu
Biết rằng
- Khả năng nguồn vốn ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng
- Theo quy định ngân hàng chỉ nhận chiết khấu những chứng từ có thời hạn còn lại
không dưới 20 ngày, và không quá 150 ngày
- Lãi suất chiết khấu 10%/năm, tỷ lệ hoa hồng ký hậu 0,5%/năm. Tối thiểu là 50000
VNĐ, hoa hồng phí cố định 20000 VNĐ cho mỗi phiêu
- Hạn mức chiết khấu tối đa ấn định cho khách hàng là 300 triệu đồng. Dư nợ tài
khoản chiết khấu tại thời điểm khách hàng xin chiết khấu 120 triệu đồng
- Doanh nghiệp là khách hàng có tín nhiệm với ngân hàng và nội dung kinh tế của hối
phiêu đảm bảo tốt.
- Ngân hàng thực hiện chiết khấu ngày 10/6/2013

BÀI TẬP PHẦN CHO VAY THEO HẠN MỨC TÍN DỤNG
Bổ sung thêm công thức
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
+) Vòng quay các khoản phải thu =
𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛


+) Vòng quay hàng tồn kho =
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

+) Vốn lưu động ròng = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn – TSCĐ

+) Nhu cầu vay vốn lưu động = TSLĐ – Vốn lưu động ròng – Nợ ngắn hạn phi NH

+) Hạn mức tối đa = TSLĐ – Tỷ lệ tham gia x [TSLĐ] – Nợ ngắn hạn phi NH

Bài 1: Bảng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp X


Triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tài sản lưu động 4 150 Nợ phải trả 5 450
- Tiền mặt và tiền gửi NH 500 Nợ ngắn hạn 4 250
- Chứng khoán ngắn hạn - Phải trả người bán 910
- Khoản phải thu 750 - Phải trả CNV 750
- Hàng tồn kho 2 500 - Phải trả khác 150
- Tài sản lưu động khác 400 - Vay ngắn hạn NH 2 440
Tài sản cố định ròng 3 000 Nợ dài hạn 1 200
Đầu tư tài chính dài hạn 500 Vốn chủ sở hữu 2 200
Tổng cộng tài sản 7 650 Tổng nguồn vốn 7 650
Dựa vào kế hoạch tài chính trên. Xác định Hạn mức tín dụng theo 3 phương pháp ?
- Vốn chủ sở hữu tham gia tỷ lệ % tối thiểu là 30%
- Phương pháp 3: Thêm giả thiết giá trị TSLĐ do nguồn dài hạn tài trợ 300 triệu đồng
Bài 2:
Bảng kế hoạch tài chính của doanh nghiệp X
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tài sản lưu động 5 200 Nợ phải trả 6 800
Tiền mặt và tiền gửi NH 600 Nợ ngắn hạn 5 300
Chứng khoán ngắn hạn - - Phải trả người bán 1 100
Khoản phải thu 900 - Phải trả CNV 950
Hàng tồn kho 3 200 - Phải trả khác 200
TSLĐ khác 500 - Vay ngắn hạn NH 3 050
Tài sản cố định ròng 3 750 Nợ dài hạn 1 500
Đầu tư tài chính dài hạn 650 Vốn chủ sở hữu 2 800
Tổng tài sản 9 600 Tổng nguồn vốn 9 600

Dựa vào kế hoạch tài chính trên, xác định hạn mức tín dụng theo 3 phương pháp
- Vốn chủ sở hữu tham gia tỷ lệ % tối thiểu là 20%
- Phương pháp 3: Thêm giả thiết giá trị TSLĐ do nguồn dài hạn tài trợ là 200 triệu
đồng

Bài 3:
Một công ty may mặc xuất khẩu A có phương án tài chính 31/12/2005 như sau

Triệu đồng
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản lưu động 316 500 A. Nợ phải trả 455 200
Tiền 22 000 Vay ngắn hạn 134 000
Các khoản phải thu 105 000 Phải trả người bán 86 500
Hàng tồn kho 175 000 Phải trả khác 24 200
TSLĐ khác 14 500 Nợ dài hạn 210 500
B. Tài sản cố định ròng 328 500 B. Vốn chủ sở hữu 189 800
Tổng cộng 645 000 Tổng cộng 645 000
Yêu cầu:
1. Kiểm tra tính hợp lý của phương án tài chính theo vòng quay các khoản phải thu và
vòng quay hàng tồn kho
2. Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho công ty A trên cơ sở phương án tài
chính hợp lý.
Biết rằng:
- Vòng quay các khoản phải thu tối thiểu là 16 vòng, vòng quay hàng tồn kho là 8
vòng
- Doanh thu thuần dự kiến của công ty trong năm 2006 là 1 470 000 triệu đồng. Giá
vốn hàng bán bằng 75% doanh thu thuần
- Chính sách cho vay của ngân hàng quy định doanh nghiệp phải có vốn lưu động
ròng tham gia tối thiểu 20% trên tài sản lưu động.

Bài 4:
Phương án tài chính của 1 công ty có dữ liệu (đơn vị: triệu đồng)
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A. Tài sản lưu động A. Nợ phải trả
Tiền 1 200 Các khoản phải trả người bán 7 800
Các khoản phải thu 8 200 Các khoản nợ ngắn hạn khác 3 100
Hàng tồn kho 10 500 Vay ngắn hạn khác 8 800
Tài sản lưu động khác 800 Vốn lưu động ròng 1 000
Tổng tài sản 20 700 Tổng nguồn vốn 20 700

Chính sách tín dụng của ngân hàng quy định: Vốn lưu động ròng phải tham gia ít nhất
25% trên mức chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn phi ngân hàng.
Xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp ?
Bài 5:
Công ty Quý Ngọc có phương án tài chính 31/12/2010 như sau
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản Giá trị Nguồn vốn Giá trị
A. TSLĐ 6 430 A. Nợ phải trả 9 230
Tiền 650 Vay ngắn hạn 3 050
Phải thu 2 300 Phải trả người bán 1 720
Hàng tồn kho 3 200 Phải trả khác 510
TSLĐ khác 280 Nợ dài hạn 3 950
B. TSCĐ 6 600 B. Vốn tự có 3 800
Tổng cộng 13 030 Tổng cộng 13 030
Yêu cầu:
1. Kiểm tra tính hợp lý của phương án tài chính theo vòng quay các khoản phải thu và
vòng quay hàng tồn kho
2. Xác định hạn mức tín dụng vốn lưu động cho công ty trên cơ sở phương án tài
chính hợp lý
Biết:
- Vòng quay các khoản phải thu tối thiểu 14 vòng, vòng quay hàng tồn kho là 9 vòng
- Doanh thu thuần dự kiến của công ty trong năm 2011 là 30 000 triệu đồng.
Giá vốn hàng bán 80% doanh thu thuần
- Chính sách cho vay của ngân hàng quy định doanh nghiệp phải có vốn lưu động
ròng tham gia tối thiểu là 20% trên TSLĐ
Bài 6:
Cuối tháng 6/200X, công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Đức Thành, nhà máy
ở khu công nghiệp Tân Thuận sản xuất và phân phối 2 loại sản phẩm lau nhà và đánh
bóng, bán buôn, bán lẻ với nhãn hiệu Super Cean, gửi đến chi nhánh NHTM A hồ sơ
vay vốn lưu động để phục vụ cho kế hoạch sản xuất kinh doanh 6 tháng cuối năm
200X, hồ sơ gồm có
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ nhà & quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của chủ tịch HĐQT công ty Đức
Thành được thế chấp cho ngân hàng để vay vốn. Tài sản thế chấp được định giá 5020
triệu đồng
- Giấy đề nghị vay vốn với hạn mức 3 750 triệu đồng
- Kế hoạch SXKD 6 tháng cuối năm 200X của công ty như sau
+ Chi phí sản xuất kinh doanh theo kế hoạch 13 200 triệu đồng
+ Thuế VAT 2 200 triệu đồng
+ Doanh thu thuần 19 032,4 triệu đồng
+ TSLĐ bình quân 6 032 triệu đồng
+ Vốn lưu động tự có tự huy động là 1 381 triệu đồng
Sau khi thẩm định phương án SXKD quý III/200X, xét thấy phương án có tính khả thi
và hiệu quả cao và cân đối với nguồn vốn, Ngân hàng đã xác định hạn mức tín dụng
quý III/200X cho công ty Đức Thành là 3 700 triệu đồng
Hãy đánh giá về quyết định cho vay của cán bộ tín dụng
Biết rằng: Kết quả hoạt động kinh doanh ước tính 6 tháng đầu năm với 10 000 sản
phẩm và tiêu của của công ty Đức Thành lỗ 200 triệu đồng
Công thức để áp dụng làm bài 6
∑ 𝐶ℎ𝑖 𝑝ℎí 𝑆𝑋𝐾𝐷
𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑉𝐿Đ 𝑐ầ𝑛 𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑆𝑋𝐾𝐷 =
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑉𝐿Đ

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛


𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑉𝐿Đ =
𝑇𝑆𝐿Đ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑣𝑎𝑦 để 𝑡ℎự𝑐 ℎ𝑖ệ𝑛 𝑆𝑋𝐾𝐷


= 𝑁ℎ𝑢 𝑐ầ𝑢 𝑉𝐿Đ 𝑐ầ𝑛 𝑡ℎ𝑖ế𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑆𝑋𝐾𝐷 − 𝑉𝐿Đ 𝑡ự 𝑐ó − 𝑉ố𝑛 𝑘ℎá𝑐
Bài 7: Đầu tháng 01/2010, công ty A gửi hồ sơ vay vốn lưu động tại BIDV với nhu
cầu vay theo hạn mức tín dụng là 500 triệu VND. Trong hồ sơ xin vay có các dữ liệu
sau:
Bảng CĐKT 31/12/2009:

Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm 2010 của công ty A? Biết rằng chính sách
tín dụng của BIDV quy định doanh nghiệp phải có vốn lưu động ròng tham gia tối
thiểu là 20% vào TSLĐ.
Bài 8: Phương án tài chính của một công ty có các dữ kiện (đơn vị 1 triệu VND)
- Các khoản phải thu: 8.200
- Hàng tồn kho: 10.500
- Các khoản phải trả người bán: 7.800
- Tiền: 1.200
- Các khoản nợ ngắn hạn khác: 3.100
- Tài sản lưu động khác: 800
- Vốn lưu động ròng: 1.000
Chính sách tín dụng của ngân hàng quy định: vốn lưu động ròng phải tham gia ít nhất
25% trên mức chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn phi ngân hàng
Yêu cầu:
- Lập phương án tài chính vay vốn cho doanh nghiệp
- Giải thích thành phần của các khoản: vốn lưu động ròng, nợ phi ngân hàng
- Xác định hạn mức tín dụng cho doanh nghiệp (có giải thích)

2. Tín dụng trung và dài hạn


1 - Câu hỏi:
1. Khi xác định hạn mức cho vay trung và dài hạn đối với một khách hàng là doanh
nghiệp mà vượt quá giới hạn tín dụng do ngân hàng nhà nước quy định thì ngân hàng
xử lý theo những hướng nào?
2. Hãy xác định nguồn trả nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp theo phương pháp
FATSATS
3. Căn cứ để lựa chọn phương án trả nợ
4. Vì sao doanh nghiệp chọn vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng? Để được vay
vốn trung và dài hạn của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện cơ
bản gì?
DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH SỐ TIỀN VAY THANH TOÁN TỪNG KỲ

Trường hợp 1: Vốn gốc được thanh toán đều nhau và lãi được tính theo số dư nợ
còn lại
𝑆ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ở 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡
= 𝑆ố 𝑣ố𝑛 𝑔ố𝑐 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ở 𝑚ỗ𝑖 𝑘ỳ + 𝐿ã𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡

Trong đó
𝑉ố𝑛 𝑔ố𝑐
𝑆ố 𝑣ố𝑛 𝑔ố𝑐 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ở 𝑚ỗ𝑖 𝑘ỳ =
𝐾ỳ ℎạ𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛

𝐿ã𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡 = [ 𝑣ố𝑛 𝑔ố𝑐 − (𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡 −
1)𝑥 𝑆ố 𝑣ố𝑛 𝑔ố𝑐 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ở 𝑚ỗ𝑖 𝑘ỳ ]𝑥 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦
Bài tập 1:
Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép cọc. Giá
bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh nghiệp
tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là 5 năm.
Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng vốn gốc được thanh toán đều nhau
và lãi được tính theo số dư nợ còn lại.
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Gợi ý hình thức trả lời
Số tiền vay thanh toán mỗi định kỳ
Đơn vị:……
STT Số tiền cho vay đầu Tiền vay phải thanh toán Tiền vay còn lại
kỳ Tổng số Vốn gốc Lãi cuối kỳ

Trường hợp 2a: Vốn gốc được thanh toán đều nhau và lãi được tính (theo lãi đơn)
theo số vốn gốc đã hoàn trả
𝑆ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ở 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡
= 𝑆ố 𝑣ố𝑛 𝑔ố𝑐 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ở 𝑚ỗ𝑖 𝑘ỳ + 𝐿ã𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡

Trong đó

𝑉ố𝑛 𝑔ố𝑐
𝑆ố 𝑣ố𝑛 𝑔ố𝑐 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 ở 𝑚ỗ𝑖 𝑘ỳ =
𝐾ỳ ℎạ𝑛 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛

𝐿ã𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡


= 𝑉ố𝑛 𝑔ố𝑐 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑘ỳ × 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 × 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡

Bài tập 2a: Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép cọc.
Giá bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh nghiệp
tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là 5 năm.
Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng Vốn gốc được thanh toán đều
nhau và lãi được tính (theo lãi đơn) theo số vốn gốc đã hoàn trả .
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Trường hợp 2b: Vốn gốc được thanh toán đều nhau. Lãi được tính (theo lãi suất
tích hợp) theo số vốn gốc đã hoàn trả
𝐿ã𝑖 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡
= 𝑉ố𝑛 𝑔ố𝑐 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑡𝑜á𝑛 𝑚ỗ𝑖 𝑘ỳ
× [(1 + 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦)𝑘ỳ 𝑡ℎứ 𝑡 − 1]
Bài tập 2b: Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép cọc.
Giá bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh nghiệp
tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là 5 năm.
Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng Vốn gốc được thanh toán đều
nhau. Lãi được tính (theo lãi suất tích hợp) theo số vốn gốc đã hoàn trả.
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Trường hợp 3: Vốn gốc và lãi được thanh toán đều nhau theo phương pháp hiện
giá
𝑆ố 𝑡𝑖ề𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả đị𝑛ℎ 𝑘ỳ
𝑆ố 𝑣ố𝑛 𝑏𝑎𝑛 đầ𝑢 × 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 × (1 + 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦) 𝑆ố 𝑘ỳ 𝑡𝑟ả 𝑛ợ
=
(1 + 𝑙ã𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦)𝑆ố 𝑘ỳ 𝑡𝑟ả 𝑛ợ − 1

Bài tập 3: Ngân hàng A cho DN X vay vốn trung và dài hạn để mua 1 máy ép cọc.
Giá bán của máy ép cọc cần mua là 700 triệu đồng. Số vốn đối ứng của doanh nghiệp
tham gia là 200 triệu đồng. Số tiền cần vay là 500 triệu đồng với thời hạn là 5 năm.
Lãi suất cho vay là 10%/năm. Ngân hàng áp dụng Vốn gốc và lãi được thanh toán
đều nhau theo phương pháp hiện giá
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Bài tập 4:
Doanh nghiệp XYZ đến ngân hàng đề nghị vay với các thông tin kèm theo như
sau:
- Mục đích vay: Mua 1 thiết bị đông lạnh nhằm thay thế thiết bị đông lạnh hiện đang
được sử dụng dưới dạng đi thuê thông thường, với chi phí phải trả hàng năm là 60 000
000 triệu đồng
- Giá bán của thiết bị đông lạnh cần mua 800 000 000 đồng
- Số tiền doanh nghiệp tham gia 300 000 000 đồng
- Số tiền cần vay 500 000 000 đồng
- Thời gian vay 8 năm
- Lãi suất 14%/năm
Hãy xác định tiền vay thanh toán ở mỗi định kỳ
Làm theo 3 trường hợp
Bài 5: Đầu tháng 3 năm 2010 công ty A gửi đến ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Thành
hồ sơ xin vay vốn trung và dài hạn để thực hiện dự án mở rộng sản xuất (công trình tự
làm). Sau khi kiểm tra thẩm định, BIDV đã thống nhất với doanh nghiệp về các số
liệu sau:
- Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án: 5.000 triệu VND
- Vốn tự có tham gia thực hiện dự án bằng 20% tổng vốn đầu tư cho dự án và
các nguồn vốn tham gia khác là 500 triệu VND.
- Giá trị TSTC: 6.000 triệu VND
- Lợi nhuận thu được hàng năm của công ty trước khi thực hiện dự án: 1.500
triệu VND, dự tính sau khi đầu tư thực hiện dự án, lợi nhuận hàng năm của công ty sẽ
tăng thêm 20%.
Tại thời điểm ngân hàng xét duyệt cho vay công ty A, ngân hàng lên kế hoạch
nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng quý II/2010 như sau:
Sử dụng vốn Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Dự trữ và thanh toán 150.000 Vốn huy động 1.443.000
Nghiệp vụ tín dụng 1.465.700 Huy động tiền gửi 987.000
Cho vay ngắn hạn 897.500 Huy động kỳ phiếu, trái 456.000
phiếu
Cho vay trung hạn 568.200 Vốn nhận điều hòa 256.400
Sử dụng NV khác 265.800 Nguồn vốn khác 188.100
Tổng số 1.887.500 Tổng số 1.887.500
Trong tháng 4 công ty có phát sinh các nghiệp vụ kinh doanh như sau:
Ngày 2/4: Vay mua xi măng và sắt xây dựng: 350 triệu VND
Vay chi thưởng: 50 triệu VND
Ngày 12/4: Vay nộp thuế thu nhập doanh nghiệp: 60 triệu VND
Vay mua vải: 55 triệu VND
Vay trả tiền mua thiết bị: 1.750 triệu VND
Ngày 24/4: Vay trả tiền vận chuyển, xếp dỡ thiết bị: 30 triệu VND
Yêu cầu:
1. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay đối với dự án?
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 4?
Biết rằng:
- Vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm 25% huy động từ tiền gửi, vốn
huy động bằng phát hành trái phiếu là 148 tỷ VND.
- Ngân hàng thường cho vay tối đa bằng 70% giá trị TSTC.
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ 15%/năm
- Công ty cam kết dùng toàn bộ phần lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện dự án để
trả nợ ngân hàng.
- Các nguồn khác dùng để trả nợ ngân hàng hàng năm: 30 triệu VND
- Ngày 2/4/2010 ngân hàng bắt đầu cho vay dự án này (trước dự án này công ty không
có dư nợ vay vốn cố định tại ngân hàng).
- Dự án bắt đầu thực hiện từ 1/4/2010, hoàn thành đưa vào sử dụng 1/12/2010.
NỘI DUNG: CHO THUÊ TÀI CHÍNH
Bài 1:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng cho thuê
tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các nội dung
như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: Cuối mỗi năm
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 2:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng cho thuê
tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các nội dung
như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: Đầu mỗi năm
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 3:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng
cho thuê tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các nội
dung như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: Cuối mỗi năm, áp dụng phương thức thanh toán giảm dần
với hệ số điều chỉnh k = 0,8
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 4:
Công ty cho thuê tài chính của ngân hàng BIDV đã ký kết 1 hợp đồng
cho thuê tài chính một dây chuyền thiết bị đông lạnh với doanh nghiệp X. Với các nội
dung như sau:
- Tổng số tiền tài trợ là 500 triệu đồng
- Thời hạn 5 năm
- Lãi suất 10%/năm
- Kỳ hạn thanh toán: đầu mỗi năm, áp dụng phương thức thanh toán giảm dần với
hệ số điều chỉnh k = 0,8
Yêu cầu: Hãy tính tiền thuê phải thanh toán mỗi năm trong 2 trường hợp
a. Tỷ lệ thu hồi vốn là 100%
b. Tỷ lệ thu hồi vốn là 90%
Bài 5:
Doanh nghiệp X được công ty cho thuê tài chính Y ký hợp đồng cho thuê theo
những điều khoản sau
- Tổng số tiền tài trợ 920 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ 5 năm
- Lãi suất 15 %/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê hàng năm
Yêu cầu: Tính số tiền thuê DN X phải trả định kỳ
a. Thời điểm than toán tiền thuê cuối mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 100%
b. Thời điểm than toán tiền thuê cuối mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 75%
c. Thời điểm than toán tiền thuê đầu mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 100%
d. Thời điểm than toán tiền thuê đầu mỗi năm. Tỷ lệ thu hồi vốn 75%
Bài 6:
Doanh nghiệp X được công ty cho thuê tài chính Y ký hợp đồng cho thuê tài
sản theo những điều khoản sau
- Tổng số tiền tài trợ 840 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ 5 năm
- Lãi suất 13%/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: hàng năm
- Tỷ lệ thu hồi vốn 85%
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: Đầu mỗi kỳ hạn
Yêu cầu
1. Tính số tiền thuê DN X phải trả theo định kỳ
2. Tính số tiền thuê trong thời hạn gia hạn, biết
- Thời hạn gia hạn 3 năm
- Toàn bộ vốn gốc thu hồ hết trong thời gian này
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: Cuối mỗi kỳ hạn
- Các yếu tố khác giống như hợp đồng cho thuê trong thời hạn cơ bản
Bài 7:
Công ty An Phát được công ty cho thuê tài chính ngân hàng BIDV ký hợp đồng
cho thuê tài sản theo những điều khoản sau:
- Tổng số tiền tài trợ 87 000 USD
- Thời hạn tài trợ 5 năm
- Lãi suất 14%/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: Hàng năm
- Tỷ lệ thu hồi vốn 100%
- Thời điểm thanh toán tiền thuê: Cuối mỗi kỳ hạn
Yêu cầu: Tính số tiền thuê doanh nghiệp phải trả định kỳ
Bài 8:
Doanh nghiệp X được công ty cho thuê tài chính Y ký hợp đồng cho thuê theo
những điều khoản sau:
- Tổng số tiền tài trợ: 800 triệu đồng
- Thời hạn tài trợ: 5 năm
- Lãi suất 12%/năm
- Kỳ hạn thanh toán tiền thuê: hàng năm
Yêu cầu: Tính toán số tiền thuê doanh nghiệp X phải trả định kỳ theo tất cả các trường
hợp
(k=0,8; tỷ lệ thu hồi vốn 100% và 80%)

NỘI DUNG: CHO VAY VỐN LƯU ĐỘNG


Bài 1:
Cuối tháng 9 năm 2010, công ty chế biến hàng xuất khẩu X gửi NHTM A hồ
sơ vay vốn lưu động để thực hiện phương án SXKD của doanh nghiệp trong quý 4
năm 2010. Sau khi xem xét, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thống nhất về một số
tình hình của doanh nghiệp như sau:
- Giá trị tài sản thế chấp: 6400 triệu đồng
- Tổng chi phí để thực hiện phương án kinh doanh: 12 185 triệu đồng
Trong đó
- Chi phí vật tư (nguyên liệu chính, vật liệu phụ…..): 7230 triệu đồng
- Tiền lương CBCNV 2980 triệu đồng
- Khấu hao TSCĐ 1205 triệu đồng
- Các chi phí SXKD khác 770 triệu đồng
Sau khi tính toán ngân hàng thấy rằng nguồn vốn ngân hàng có khả năng đáp
ứng đủ nhu cầu vay vốn lưu động của doanh nghiệp, bằng 1,4% tổng nguồn vốn của
ngân hàng. Kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý 4/2010 của ngân hàng có các chỉ
tiêu như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Sử dụng vốn Nguồn vốn
Nghiệp vụ ngân quỹ Vốn huy động
+ Dự trữ bắt buộc + Huy động dưới 24 tháng
+Quỹ đảm bảo khả năng thanh toán + Huy động trên 24 tháng
Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng 210.520 Vốn đi vay 18.600
Sử dụng vốn khác 46.280 Vốn tự có 32.400
- Vốn huy động dưới 24 tháng chiếm 65% vốn huy động
Trong tháng 12/2010 doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau
+ Ngày 3/12: Khế ước số 15/9 đến hạn, số tiền 242 triệu đồng (trên tài khoản
tiền gửi của công ty có đủ tiền để trả nợ ngân hàng)
+ Ngày 11/12 Vay mua vật tư 480 triệu đồng
Vay chi thưởng cho công nhân 78 triệu đồng
Vay thanh toán tiền điện cho SXKD 52 triệu đồng
+ Ngày 17/12 Vay nộp thuế xuất khẩu 35 triệu đồng
Vay thanh toán tiền lương cho công nhân 235 triệu đồng
Vay tổ chức tham quan cho CBCNV 36 triệu đồng
+ Ngày 25/12: Vay để trả nợ cho NHTM B số tiền 370 triệu đồng
Vay mua vật tư 150 triệu đồng
Yêu cầu
1. Xác định mức vốn cho vay ngân hàng thực hiện đối với khách hàng
2. Tính tỷ lệ dự trữ bắt buộc và đảm bảo khả năng thanh toán ngân hàng A phải
thực hiện trong quý 4/2010
3. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12/2010 (có giải
thích)
Biết rằng:
- Để thực hiện phương án kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng VLĐ tự có là
4120 triệu đồng và đi vay từ NHTM B là 3010 triệu đồng
- Trong nghiệp vụ ngân quỹ theo kế hoạch can đối vốn của ngân hàng, dự trữ
bắt buộc chiếm 40%
- Đến cuối ngày 30/11 công ty đã nhận tiền vay để thực hiện phương án kinh
doanh số tiền là 3043 triệu đồng, dư nợ tài khoản cho vay vốn lưu động của công ty là
4170 triệu đồng
- Ngân hàng A thường cho vay tối đa bằng 70% gái trị tài sản thế chấp
- Các số liệu trên được giả định

Bài 2:
Trong tháng 9 năm 200X, công ty may 10 gửi đến NHTM A kế hoạch vay vốn
lưu động quý 4/200X. Sau khi kiểm tra xem xét, NH đã thống nhất với doanh nghiệp
một số nội dung như sau:
- Tổng chi phí sản xuất kinh doanh KH quý 4: 29 260 triệu đồng
- Doanh số trả nợ kế hoạch quý 4: 18 144 triệu đồng
Sau khi cân đối nhu cầu vay vốn của tất cả các khách hàng với khả năng nguồn
vốn của mình, NH đã quyết định đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của doanh nghiệp và
xác định HMTD bằng 0,1% tổng nguồn vốn của ngân hàng
Từ ngày 1/10 đến cuối ngày 26/12 trên tài khoản cho vay theo hạn mức của
doanh nghiệp có
Phát sinh Nợ 17 263 triệu đồng
Phát sinh Có 17 999 triệu đồng
Trong 5 ngày cuối quý, doanh nghiệp có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế
như sau:
Ngay 27/12 Vay để trả tiền mua vả và các phụ liệu: 254 triệu đồng
Vay để thanh toán tiền mua thiết bị 208 triệu đồng
Ngày 28/12 Vay chi thưởng quý 3 cho CBCNV 405 triệu đồng
Vay thanh toán tiền điện cho SXKD 42 triệu đồng
Ngày 29/12 Thu tiền bán hàng 870 triệu đồng
Vay thanh toán tiền chi quảng cáo 8 triệu đồng
Ngày 30/12 Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng 500 triệu đồng
Vay mua xi măng 150 triệu đồng
Ngày 31/12 Thu tiền nhận may gia công lô hàng 525 triệu đồng
Vay thanh toán tiền công xếp dỡ hàng hóa 5 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý 4/200X
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 6 ngày đầu tháng 10 (có giải thích)
3. Xác định VLĐ tự có và các nguồn vốn khác doanh nghiệp sử dụng và kinh doanh
trong quý 4/200X
Biết rằng:
- Dư nợ tài khoản cho vay theo hạn mức cuối ngày 30/9/200X: 4 930 triệu đồng
- Vòng quay vốn tín dụng KH quý 4 bằng vòng quay vốn lưu động
Trong kế hoạch cân đối vốn kinh doanh quý 4/200X của NH, nguồn vốn huy
động là 4200 tỷ, trong đó vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng là 1200 tỷ và các chỉ
tiêu sử dụng vốn bao gồm:
Dự trữ bắt buộc, dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán nghiệp vụ kinh doanh tín
dụng và các nghiệp vụ kinh doanh khác. Trong đó:
Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng = 4 510 tỷ
Nghệp vụ kinh doanh khác = 230 tỷ
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 5% và dự trữ đảm bảo thanh toán là 7%
- Xí nghiệp không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý 4 là dư nợ lành
mạnh
(Các số liệu trên đều được giả định)
Bài 3:
Trước quý II/200X, công ty cổ phần Thiện Hưng (là công ty sản xuất hàng tiêu
dùng) gửi đến cho NHTM cổ phần A hồ sơ vay vốn lưu động để phục vụ cho kế hoạch
sản xuất kinh doanh quý II/200X của công ty, hồ sơ gồm có:
- Quyết định thành lập công ty
- Đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ nhà và quyền sử dụng đát thuộc sở hữu của chủ tịch HDDQT công ty
Thiện Hưng
- Đơn xin vay với hạn mức tín dụng là 1950,2 triệu đồng
Sau khi thẩm định, ngân hàng đã thống nhất với công ty các số liệu sau
- Giá trị vật tư hàng hóa cần mua vào trong quý 8234,4 triệu đồng
- Chi phí sản xuất khác phát sinh trong quý 2744,8 triệu đồng
- Doanh thu thuần 9651,2 triệu đồng
- Tài sản lưu động bình quân 3016 triệu đồng
- Vốn lưu động tự có, tự huy động 1602,5 triệu đồng
tham gia vào kế hoạch trên
- Giá trị tài sản thế chấp 2786 triệu đồng thuộc sở hữu
của chủ tịch HĐQT của công
ty
Với những dữ kiện trên, cán bộ tín dụng đề nghị xác định hạn mức tín dụng
vốn lưu động quý II/200X cho công ty Thiện Hưng là 1850 triệu đồng
Trong 6 ngày đầu tháng 4/200X, công ty đã phát sinh một số nghiệp vụ và cán
bộ tín dụng đã đề nghị giải quyết những khoản cho vay sau đây đối với công ty
Ngày 2/4 Cho vay để công ty mua vật tư 486 triệu đồng
Ngày 3/4 Cho vay để công ty trả lãi vay NH(vốn lưu động) 16 triệu đồng
Ngày 4/4 Cho vay để công ty trích lập quỹ phúc lợi54 triệu đồng
Ngày 5/4 Cho vay để công ty trả tiền vận chuyển vật tư 12 triệu đồng
Ngày 6/4 Cho vay để công ty nộp thuế VAT 35 triệu đồng
Yêu cầu:
Hãy đánh giá vè những đề nghị của cán bộ tín dụng
Biết rằng:
- Nguồn vốn của NHTM CP A đủ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của công ty
- Công ty sản xuất kinh doanh có lãi và là khách hàng truyền thống của NHTM
- Mức cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp
- Dư nợ vốn lưu động đầu quý II/2001 của công ty là 350 triệu đồng
Bài 4:
Tháng 6 năm 2003, công ty Cao Su Sao Vàng gửi đến NHTM A hồ sơ vay vốn
lưu động để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý II
năm 2003. Sau khi xem xét, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thống nhất một số chỉ
tiêu như sau.
- Giá trị tài sản thế chấp: 8080 triệu đồng
- Tổng chi phí thực hiện phương án kinh doanh: 14702 triệu đồng. Chi tiết như sau:
+ Chi phí vật tư (nguyên liệu,vật liệu phụ): 8676 triệu đồng
+ Tiền lương cán bộ nhân viên: 3576 triệu đồng
+ Khấu hao tài sản cố định: 1496 triệu đồng
+ Các chi phí khác 924 triệu đồng
Ngân hàng có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn lưu động của doanh
nghiệp
Trong tháng 9/2003 doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau:
- Ngày 5/9
Khế ước ngày 15/6/2003 đến hạn, số tiền 540 triệu đồng (trên tài khoản tiền gửi
của công ty có đủ tiền để trả nợ ngân hàng)
- Ngày 11/9
Vay mua vật tư: 570 triệu đồng
Vay thanh toán tiền điện: 80 triệu đồng
- Ngày 16/9
Vay chi thưởng cho công nhân: 120 triệu đồng
Vay thanh toán tiền lương: 350 triệu đồng
- Ngày 25/9
Vay thanh toán tiền mua xi măng 50 triệu đồng
Vay mua thiết bị:380 triệu đồng
Yêu cầu
1. Xác định mức cho vay ngân hàng thực hiện đối với doanh nghiệp
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 9/2003
Biết rằng:
- Để thực hiện phương án kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tự có là
4914 triệu đồng và đi vay ngân hàng thương mại khác là 3642 triệu đồng
- Đến cuối ngày 31/8 công ty đã nhận tiền vay để thực hiện phương án kinh doanh số
liền là 3650 triệu đồng, dư nợ tài khoản cho vay vốn lưu động của công ty là 5240
triệu đồng
- Ngân hàng A cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp
Bài 5:
Tháng 3 năm 2004, công ty giấy Bãi Bằng gửi đến ngân hàng thương mại A hồ
sơ vay vốn lưu động để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong quý II năm 2004. Sau khi xem xét, cán bộ tín dụng của ngân hàng đã thống nhất
một số chỉ tiêu như sau:
- Giá trị tài sản thế chấp 14500 triệu đồng, tài sản này đã dùng đảm bảo cho một
khoản vay với mức cho vay của khoản vay đó là 1525 triệu đồng
- Tổng chi phí thực hiện phương án kinh doanh 25450 triệu đồng, chi tiết như sau
+ chi phí vật tư(nguyên liệu, vật liệu phụ): 12250 triệu đồng
+ tiền lương cán bộ nhân viên 4500 triệu đồng
+ Khấu hao tài sản cố định 7635 triệu đồng
+ Các chi phí khác 1065 triệu đồng
Ngân hàng có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn lưu động của doanh nghiệp.
Trong tháng 5/2004 doanh nghiệp có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như sau
- Ngày 10/5
Khế ước ngày 5/2/2004 đến hạn, số tiền 480 triệu đồng(trên tài khoản tiền gửi
của công ty có đủ tiền để trả nợ ngân hàng)
- Ngày 11/5
Vay mua vật tư: 1540 triệu đồng
Vay thanh toán tiền nhiên liệu: 520 triệu đồng
- Ngày 16/5
Vay chi thưởng cho công nhân: 420 triệu đồng
Vay thanh toán tiền lương: 350 triệu đồng
- Ngày 26/5
Vay thanh toán tiền mua xi măng: 250 triệu đồng
Vay mua phụ gia làm giấy: 850 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Xác định mức cho vay ngân hàng thực hiện đối với doanh nghiệp
2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/2004
Biết rằng:
- Để thực hiện phương án kinh doanh, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động tự có là
5090 triệu đồng và đi vay ngân hàng thương mại khác là 3642 triệu đồng
- Đến cuối ngày 30/4 công ty đã nhận tiền vay để thực hiện phương án kinh doanh số
tiền là 5650 triệu đồng, dư nợ tài khoản cho vay vốn lưu động của công ty là 8250
triệu đồng
- Ngân hàng A cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản thế chấp
NỘI DUNG:
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC CHỦ THỂ NGOÀI DOANH NGHIỆP
Bài 1:
Công ty Jones được ngân hàng cấp 1 hạn mức tín dụng là $400 000, tuy nhiên
công ty phải duy trì số dư tiền gửi bằng 13% trên số dư nợ và 10% trên hạn mức
không được sử dụng. Lãi suất của khoản vay này là 18%. Công ty hiện tại đang có dư
nợ là $275 000. Hãy tính lãi suất hiệu dụng của khoản vay này
Bài 2:
Siêu thị Intimex bán chịu một chiếc xe máy với trị giá 65 triệu đồng cho một
người tiêu dùng. Theo hợp đồng siêu thị tính lãi bán chịu theo phương pháp gộp, với
lãi suất là 1,2%/tháng trong vòng 12 tháng. Ngay sau khi bán chịu xe máy, do thiếu
hụt nguồn vốn kinh doanh, công ty bán lẻ đã nhượng bán khoản tín dụng trên cho
Techcombank. NH chấp thuận mua khoản tín dụng này với lãi suất là 11%/tháng
Yêu cầu: Tính số tiền lãi Techcombank chuyển cho siêu thị Intimex, biết rằng theo
thỏa thuận NH sẽ giữ lại 40% số tiền chênh lệch giữa phần lãi công ty bán lẻ tính cho
người tiêu dùng và phần lãi ngân hàng được hưởng
Bài 3:
Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu đồng với thời hạn 6
tháng, lãi suất 1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ gốc như sau:
Ngày 5/3 rút vốn 80 trđ
Ngày 10/4 rút vốn 90 trđ
Ngày 3/5 rút vốn 30 trđ
Ngày 15/7 trả nợ 50 trđ
Ngày 10/8 trả 70 trđ
Số còn lại trả khi hết hạn
Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ theo dư nợ
thực tế và theo số tiền trả gốc.
Bài 4:
Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời hạn 3 tháng (từ
18/3/N đến 18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh nghiệp gọn một lần vào
18/3/N. Lãi được tính và trả cùng với nợ gốc phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và
ngày 18/6/N
Lịch trả nợ gốc như sau:
Ngày 3/5/N trả số tiền: 42triệu đồng.
Ngày 18/6/N trả số tiền: 58triệu đồng.
Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc và
lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là bao nhiêu?
Bài 5:
Trong năm N, DN A được NH cấp 1 HMTD: 500 trđ. Tháng 3/N có một số giao dịch
như sau:
Ngày 5/3, DN A rút tiền vay: 198 tr đ
Ngày 10/3, DN A rút tiền vay: 37 tr đ
Ngày 18/3, DN A trả nợ: 230 tr đ
Ngày 25/3, DN A rút tiền vay: 350 tr đ
Hãy tính lãi tiền vay DN A phải trả NH trong tháng 3/N (theo dư nợ bình quân). Biết
dư nợ TK cho vay đầu tháng là 95 trđ. Lãi suất cho vay của NH là 0,95%/tháng.
Bài 6:
Một khách hàng nhận được khoản tín dụng 100.000 USD với các điều kiện sau:
Vốn vay được rút làm 02 lần, lần đầu rút 50.000 USD,02 tháng sau rút tiếp 50.000
USD. Sau thời gian sử dụng tiền vay 07 tháng kể từ ngày rút vốn lần 2,khách hàng trả
nợ gốc 60.000 USD, số còn lại được trả sau 03 tháng tiếp theo.
- Lãi suất cho vay: 6% năm;
- Phí trả nợ trước hạn: 0,1%/ tháng tính trên số tiền trả nợ trước hạn;
- Phí cam kết: 0,2%/ số tiền vay;
- Thủ tục phí ngân hàng quy định là 0,1% số tiền vay;
- Ngân hàng thu ngay tiền lãi và thủ tục phí;
Yêu cầu: Tính phí suất tín dụng của khoản tín dụng trên theo năm và cho nhận xét?
Biết rằng: Ngay từ lần trả đầu tiên, theo sự đồng ý của ngân hàng, khách hàng đã trả
hết nợ.
Bài 7:
Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong năm N+1,
gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NH A, trong đó có tài liệu sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1. (Đơn vị: triệu đồng)
1. Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 129.621
2. Doanh thu dự kiến năm N+1 102.000
3. Vòng quay VLĐ 2 vòng/năm
4. Chi phí:
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
Chi phí quản lý 2.592
Lãi vay vốn 1.440
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại NH A, biết rằng VLĐ ròng
và vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được của NH khác năm N+1 là 40 tỷ
đồng.
Bài 8:
Trong tháng 9/N công ty gốm sứ X có đề nghị NHTM A cấp một hạn mức tín dụng
cho quý IV/N, để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Kế hoạch kinh doanh quý IV/N
gửi cho ngân hàng có một số nội dung như sau:

Sau khi thẩm định, ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất 0,9%/tháng. Khi thực
hiện hạn mức này, vào cuối ngày 30/11/N dư nợ tài khoản cho vay là: 4.647 triệu
đồng. Trong tháng 12/N có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 1/12:
- Xin vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N.
- Xin vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N.
Ngày 10/12:
- Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước:
653 triệu đồng
- Xin vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1.
- Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 15/12:
- Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng
- Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 18/12:
- Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
- Xin vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý IV/N?
2. Xác định số dư tài khoản cho vay cuối tháng 12/N và lãi tiền vay phải trả trong
tháng 12/N?
Biết rằng:
1. Công ty X chỉ có một tài khoản cho vay tại ngân hàng A.
2. Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của công ty X để thu nợ khi đến hạn.
3. Theo dự tính của doanh nghiệp X: Vốn lưu động ròng và các khoản vốn khác được
sử dụng trong quý IV/N là 6.045 triệu đồng. Vòng quay vốn lưu động trong năm N là
6 vòng.
4. Giả định Tài khoản tiền gửi của công ty X luôn đủ số dư để thanh toán nợ.
Bài 9:
Một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được NH cho vay theo phương thức CV theo
HMTD. Sau khi xem xét kế hoạch vay VLĐ quý 4/N, NH đã thống nhất một số tài
liệu như sau:
- Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 14.895,5 trđ
- Chi phí khác của khách hàng trong quý là: 655 trđ
- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện: 13.233,5 trđ
- TSLĐ:
+ Đầu kỳ: 3.720 trđ, trong đó vật t hàng hoá kém phẩm chất chiếm 15%
+ Cuối kỳ: 4.650 trđ, trong đó dự trữ vật liệu xây dựng cơ bản 250 trđ
- VLĐ tự có và các nguồn vốn khác dùng vào kinh doanh: 2.730 trđ
- Giá trị TSĐB: 2.812 trđ
- Từ ngày 1/10/N đến hết ngày 26/12/N trên TK cho vay theo HMTD của DN:
+ Doanh số phát sinh nợ: 4.500 trđ
+ Doanh số phát sinh có: 3.820 trđ
Trong 5 ngày cuối quý có phát sinh một số nghiệp vụ:
Ngày 27/12: Vay mua vật tư: 450 trđ
Thu tiền nhận gia công sản phẩm: 70 trđ
Ngày 28/12: vay thanh toán tiền điện khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: 25 trđ
Ngày 29/12: Vay thanh toán sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị: 38 trđ
Thu tiền bán hàng:458 trđ
Ngày 30/12: vay mua vật liệu xây dựng cho công trình mở rộng sản xuất: 65 trđ
Ngày 31/12: Vay mua vật tư: 160 trđ
Vay thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 20 trđ
Yêu cầu:
Xác định hạn mức tín dụng quý 4/N của doanh nghiệp
Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 5 ngày cuối tháng
Biết rằng:
Số dư TK cho vay theo HMTD của doanh nghiệp cuối ngày 30/9/N: 560 trđ
DN không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý là nợ lành mạnh

NỘI DUNG: BẢO LÃNH TÍN DỤNG


Câu 1: Ông Hùng sở hữu một ngôi nhà 5 tầng tại quận Ba Đình, TP Hà Nội, có
giá trị khoảng 7 tỷ VND. Ông sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay 1,7 tỷ VND tại
AGRIBANK và 1,5 tỷ VND tại TECHCOMBANK. Khoản vay 1,7 tỷ VND tại
AGRIBANK đến hạn vào ngày 30/10/2010. Đến ngày 30/10/2010 ông Hùng không có
khả năng thực hiện nghĩa vụ với AGRIBANK, còn khoản vay 1,5 tỷ tại
TECHCOMBANK đến hạn vào ngày 30/4/2011. Vậy khi AGRIBANK xử lý tài sản
thế chấp để thu hồi nợ thì khoản vay 1,5 tỷ VND tại TECHCOMBANK có được coi là
đến hạn không và TECHCOMBANK có được tham gia vào xử lý tài sản thế chấp đó
không?
Câu 2: Ông A được phép xây dựng nhà ở 4 tầng, nhưng xây đến tầng thứ 2 đã
làm cho nhà ông B bên cạnh bị lún, nứt. Ông B yêu cầu ông A khắc phục và ngừng
ngay việc thi công tiếp vì có nguy cơ gây ra thiệt hại cho mình. Ông A cho rằng ông
được cấp phép xây dựng nhà ở 4 tầng nên ông có quyền xây dựng và tiếp tục xây. Sau
khi xây xong, ông A sử dụng ngôi nhà đó để thế chấp vay vốn tại TCB. Sau khi xem
xét đề nghị của ông A, TCB chấp nhận ngôi nhà đó làm tài sản thế chấp cho khoản
vay của ông A tại ngân hàng. Vậy theo uy định của pháp luật hiện hành thì việc nhận
ngôi nhà của ông A như trên đảm bảo cho khoản vay của TCB có đúng không?
Câu 3: Ông A cầm cố tài sản đi vay tại VCB mà đến hạn ông A không thực
hiện được nghĩa vụ và trong hợp đồng bảo đảm không có thỏa thuận về cách thức xử
lý tài sản cầm cố. VCB cho rằng tài sản cầm cố đó đương nhiên thuộc về mình, VCB
có toàn quyền trong việc xử lý tài sản cầm cố đó. Quan điểm đó của VCB có đúng với
quy định hiện hành không?
Câu 4: ÔNg B có nhu cầu vay vốn tại SCB, tài sản thế chấp là ngôi nhà đang ở
cho thuê thuộc sở hữu của ông. Vậy hàng tháng SCB có được thu tiền thuê nhà
không?
Câu 5: Ông A thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại SEABANK để
vay 100 triệu VND. Đến hạn ông A không trả nợ cho SEABANK và bị ngân hàng
phát mại tài sản bằng cách mang bán đấu giá để thu hồi nợ. Trên mảnh đất đó lại có
ngôi nhà mái bằng, 1 tầng, không ghi là tài sản thế chấp, SEABANK cho rằng khi thế
chấp khi thế chấp quyền sử dụng đất không cần phải thỏa thuận thế chấp về nhà vì nhà
phải theo đất. Vậy quan điểm của SEABANK trong trường hợp trên là đúng hay sai?
Câu 6: Ông Thắng và ông Hoàng cùng bảo lãnh cho ông Tâm vay 300 triệu
VND tại TPB. Ông Thắng và ông Hoàng không có thỏa thuận về các phần bảo lãnh
độc lập. Đến hạn trả nợ cho TPB, ông Tâm không có khả năng thực hiện dược nghĩa
vụ của mình, TPB yêu cầu ông Hoàng trả nợ toàn bộ số tiền gốc và lãi. TPB thực hiện
như vậy có dúng không?
Câu 7: Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ chung cư làm tài sản thế chấp để vay
tiền tại TCB đẻ mua sắm đồ dùng gia đình. Căn hộ được ngân hàng định giá là 3 tỷ
VND. Ông Đức đề nghị sử dụng căn hộ trên để vay tại TCB 0,8 tỷ VND. Sau đó, do
có nhu cầu mua xe ông tô, ông Đức tiếp tục dùng căn hộ trên để vay VCB 0,5 tỷ
VND. Yêu cầu trên của ông Đức có thể được TCB và VCB đáp ứng không? Theo
pháp luật Việt Nam hiện nay, các ngân hàng có thể gặp rủi ro pháp lý gì khi khách
hàng dùng một tài sản đảm bảo để thế chấp vay vốn tại nhiều ngân hàng?
NỘI DUNG: PHÂN TÍCH TÍN DỤNG
Câu 1: Nội dung quan trọng nhất trong các phân tích tín dụng quyết định khả năng
hoàn trả nợ vay của doanh nghiệp là:
1. Năng lực của người vay nợ (capacity)
2. Uy tín và tính cách người vay (character)
3. Khả năng tạo ra tiền để trả nợ (Cash)
4. Quyền sở hữu các tích sản (collateral)
5. Các điều kiện kinh tế (conditions)
6. Khả năng kiểm soát các khoản vay (control)
Chọn phương án hợp lý nhất và giải thích tại sao chọn phương án đó.
Câu 2: Yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng cho vay của ngân hàng đối với
một khách hàng là:
1. Con người vay vốn (person)
2. Mục đích vay vốn (Purpose)
3. Nguồn trả nợ (payment Soure)
4. Chính sách kinh doanh (policy)
5. Quyền sở hữu các tài sản (properties)
Câu 3: Để có tính đúng đắn và hiệu quả trong phân tích tín dụng, yêu cầu nhà phân
tích ngân hàng phải:
1. Phân tích các chỉ số một cách riêng lẻ, hiện tại
2. Kết hợp các chỉ số
3. Phân tích xu hướng
4. So sánh chúng trên cùng nền tảng
5. Kết hợp với diễn biến đang xảy ra tại doanh nghiệp
6. Cả a, b, c và d
Câu 4: Để có tính đúng đắn và hiệu quả trong phân tích tín dụng, yêu cầu nhà phân
tích ngân hàng phải:
1. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng theo các nhóm chỉ số hiện tại
2. Phân tích theo mô hình điểm Z
3. Kết hợp cả 2 phương pháp trên

You might also like