You are on page 1of 303

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG


Chương 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI

Nhóm giảng viên soạn:


TS. Mai Thị Phương Thùy
Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Châu
Nội dung

I. Hoạt động kinh doanh của NHTM

II. Quản trị kinh doanh ngân hàng

III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng


I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
1. Khái niệm về NHTM
• Theo Luật các TCTD (Luật số 47/2010/QH12):
“NHTM là loại hình TCTD được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có
liên quan”.
• Các Tổ chức tín dụng khác:
+ Cty tài chính
+ Cty Chứng Khoán
+ Cty Bảo hiểm
+ Các Quỹ,…
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
1. Khái niệm về NHTM
• Theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP:
“NHTM là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên
quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật các
TCTDvà các quy định khác của pháp luật”.
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
1. Khái niệm về NHTM
• Ngân hàng Nhà nước: (kiểm soát các NHTM)
- Hoạt động vì 2 mục tiêu cơ bản
+ Phát hành/ kiểm soát/ lưu thông lượng tiền
trên thị trường.
+ Thực hiện/ kiểm soát/ ổn định kinh tế vĩ mô
thông qua các công cụ tài chính.
• Ngân hàng Chính sách Xã hội:
(hỗ trợ người nghèo/ có lợi nhuận gửi lại Nhà nước)
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
1. Khái niệm về NHTM
Tóm lại: NHTM là tổ chức được thành lập để
hoạt động kinh doanh tiền tệ, với hoạt động
thường xuyên là nhận tiền gửi dưới nhiều hình
thức khác nhau từ các tổ chức khác và cá
nhân trong nền kinh tế, và sử dụng số tiền này
để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ liên quan
đến lĩnh vực tài chính - ngân hàng cho các tổ
chức và cá nhân trong nền kinh tế.
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
• Tiền gửi không kỳ hạn: (tiền gửi thanh toán)
- Đồng tiền trên thị trường bất ổn, tiền gửi không ổn định, số dư
biến động => Dẫn đến lãi suất thấp
• Tiền gửi có kỳ hạn: Cá nhân & Doanh nghiệp (sinh lời)
• Tiền gửi tiết kiệm: Cá nhân (tiết kiệm/ sinh lời)
• Phát hành GTCG: chứng nhận/ xác nhận Nợ (hợp thức hoá)
+ Giấy chứng nhận Nợ của Đơn vị phát hành với Người đi mua
+ Hoạt động huy động không thường xuyên
+ Không được rút trước hạn
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
2. Các loại hình NHTM
• Căn cứ vào chiến lược kinh doanh:
- NH bán buôn: (DN)
- NH bán lẻ: (Cá nhân)
- NH vừa bán buôn, vừa bán lẻ
• Căn cứ vào tính chất hoạt động:
- NH chuyên doanh: NH chỉ phục vụ cho 1 lĩnh vực
SX - KD nhất định
- NH kinh doanh tổng hợp: NH phục vụ cho nhiều
lĩnh vực KD đa ngành nghề.
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
2. Các loại hình NHTM
• Căn cứ vào hình thức sở hữu:
- NHTM nhà nước: từ 50% trở lên, hđộng theo mô
hình Cty TNHH 1 TV (AGRIBANK)
- NHTM cổ phần: Do cổ đông góp vốn thành lập; Hoạt
động theo mô hình CTY Cổ Phần. (ACB, SCB)
- NHTM liên doanh: Hoạt động theo mô hình CTy
TNHH 2 thành viên trở lên (gồm 1 bên NHTM VN và
1 bên NHTM nước ngoài).
- Chi nhánh NH nước ngoài: Có NH mẹ ở nước ngoài,
thành lập chi nhánh ở VN.
- NH 100% vốn nước ngoài: 100% Vốn Nước ngoài,
mô hình CTY TNHH 1 TV trở lên
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
3. Các nghiệp vụ của NHTM
1. Nghiệp vụ nội bảng
- Khi các nghiệp vụ này phát sinh làm thay đổi trực
tiếp Cân đối kế toán cuối ngày.

Nghiệp vụ Nghiệp vụ Nghiệp vụ


tài sản nợ tài sản có trung gian
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
3.1. Nghiệp vụ nội bảng

Nghiệp vụ tài sản nợ NH lấy từ bên ngoài (mượn vốn KD)

Nghiệp vụ vốn tự có

Nghiệp vụ huy động vốn

Nghiệp vụ vay vốn => Hình thức: chiết khấu GTCG giữa
các TCTD, NHNN vay vốn thông qua
thị trường thứ cấp.
Nghiệp vụ tiếp nhận vốn
=> Từ các gói hỗ trợ của Tổ chức
Chính phủ nước ngoài cấp vốn vào
VN.
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
3.1. Nghiệp vụ nội bảng

Nghiệp vụ tài sản có

Mua sắm TSCĐ

Thiết lập dự trữ

Nghiệp vụ cấp tín dụng

Nghiệp vụ đầu tư vào


lĩnh vực khác
I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
3.1. Nghiệp vụ nội bảng

Nghiệp vụ trung gian

Kiểm điểm, thu chi từ các DN, lợi


Dịch vụ ngân quỹ: nhuận từ tổ chức Xổ Số Kiến Thiết

Dịch vụ thanh toán

Dịch vụ giữ hộ tài sản

Kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ

Tư vấn tài chính...


I. Hoạt động kinh doanh của NHTM
2. Nghiệp vụ ngoại bảng
• (Chưa xảy ra phát sinh, xảy ra trong tương lai)
• Bảo lãnh: theo dõi ngoài sổ sách, được ghi nhận.
• Phái sinh ngoại tệ: tương lai, giao ngay, hoán đổi.
• Các cam kết khác: được xem là nghĩa vụ của ngân hàng
trong tương lai.
II. Quản trị ngân hàng
1. Khái niệm
 Xác định và điều hoà các nguồn tài nguyên:
- Là điều hoà nguồn vốn
- Điều hoà danh mục nguồn vốn danh mục đầu tư
- Yếu tố con người nhân lực
 Thực hiện chương trình, các mục tiêu kinh doanh,
- KH đề ra hay hấp dẫn đến mấy nhưng không có nguồn lực
thì sẽ thất bại
- Giám sát nguồn nhân lực để thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra
II. Quản trị ngân hàng
2. Đặc điểm
• Hướng tới sự kết hợp và phối hợp các nguồn lực con
người và vật chất trong quá trình sản xuất, cung ứng
các dịch vụ ngân hàng
• Quá trình cung cấp dịch vụ của ngân hàng là việc tiến
hành nhiều hoạt động khác nhau mà qua đó lợi ích
của các bên liên quan đến ngân hàng được đáp ứng.
(Trung gian)
KH  NHTM  KH
II. Quản trị ngân hàng
2. Đặc điểm
• Tại sao quá trình cung cấp dịch vụ ngân hàng là
việc tiến hành nhiều hoạt động khác nhau?
=> Hưởng dịch vụ của ngân hàng mang lợi ích
=> Đối với dịch vụ kinh doanh ngân hàng có sự
ảnh hưởng kết hợp lẫn nhau
II. Quản trị ngân hàng
2. Đặc điểm
• Nhà quản trị ngân hàng cần nhìn nhận công việc mà họ
phải thực hiện như là quá trình tổ chức, lãnh đạo công
việc sản xuất và cung cấp thông tin.
• Quản trị ngân hàng về mặt lý thuyết là một lĩnh vực
khoa học mới mẻ.
• Người QTNH là người điều phối, định hướng hoạt động
NH theo đúng quy định pháp luật.
• Đi cùng với:
+ Nền kinh tế (thay đổi, biến động)
+ Nền công nghệ (phát triển)
II. Quản trị ngân hàng
3. Chức năng
Hoạch
định

Tổ Kiểm
chức tra
Chức
năng

Lãnh Phối
đạo hợp
II. Quản trị ngân hàng
3. Chức năng
• Hoạch định: là việc xác định mục tiêu mà ngân hàng phải đạt được
trong từng khoảng thời gian nhất định.
• Tổ chức: là chức năng nhằm thiết kế các cơ cấu của ngân hàng.
• Lãnh đạo (điều khiển): là quá trình mà nhà quản trị tác động lên hành
vi của các đối tượng bị quản trị một cách có chủ đích, có định hướng,
làm sao cho họ tự nguyện nhiệt tình phấn đấu để đạt được mục tiêu đã
xác định.
• Phối hợp: là sự liên kết các khả năng riêng biệt của từng người, từng
bộ phận, từng yếu tố sao cho chúng không cản trở, chồng chéo lên
nhau mà còn hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu chung.
• Kiểm tra: thể hiện qua sự theo dõi của nhà quản trị về kết quả công
việc của nhân viên, đánh giá, điều chỉnh đảm bảo đi đúng quỹ đạo đã
định trước.
II. Quản trị ngân hàng
4. Sựcần thiết của quản trị ngân hàng
• Vạch ra chiến lược kinh doanh và tổ chức bộ máy để
thực hiện tốt mối quan hệ với KH, nhằm tối đa hóa lợi
nhuận
• Công tác quản trị ra đời nhằm tập hợp các khả năng
của cá nhân thành khả năng của tập thể, nhằm đạt
đến các mục tiêu lớn hơn.
II. Quản trị ngân hàng
4. Sự cần thiết của quản trị ngân hàng
• Khả năng quản trị của người lãnh đạo giúp ngân
hàng có được sự thống nhất ý chí và sự phối hợp
hài hòa của các thành viên.
• Khoa học quản trị kém phát triển dẫn đến hiệu quả
sử dụng các nguồn tài nguyên, nhân lực, vật lực
còn kém (đặc biệt tại các nước đang phát triển)
II. Quản trị ngân hàng
5. Cáclĩnh vực Kết quả tài chính
Cảnh báo,
(9) phát hiện
Tổng quát
Toàn bộ hoạt động của NH (1) Rủi ro

Vốn tự có và sự
Tài chính Các lĩnh vực an toàn của NH
của quản trị
Nguồn tiền vào - ra
NH

Kinh doanh Tài sản nợ,


Sales, cung tài sản có
cấp, KH Kiểm kê,
Đánh giá
Tiếp thị Nhân sự
Phân vùng KH và CSKH Tuyển dụng, đào tạo
II. Quản trị ngân hàng
5. Các lĩnh vực
• Quản trị tổng quát: là thiết lập các bộ phận và đưa ra định hướng
hoạt động cho tất cả các bộ phận trong một tổ chức.
• Quản trị tài chính: hoạch định các nguồn tài chính, chọn lựa và đưa
ra các quyết định đầu tư sinh lời.
• Quản trị kinh doanh: điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanh,
hoạch định sản phẩm, xác định chất lượng sản phẩm, đối tượng
khách hàng và tiêu thụ sản phẩm.
• Quản trị tiếp thị: nghiên cứu thị trường, đưa ra các biện pháp duy trì
và phát triển thị trường, liên quan đến công việc truyền thông,
quảng bá thương hiệu, chăm sóc khách hàng…
• Quản trị nhân sự: tuyển dụng, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực, hoạch
định và điều chuyển hợp lý, hiệu quả; định ra chế độ lương bổng và
các ưu đãi phù hợp khích lệ nhân viên làm việc.
II. Quản trị ngân hàng
5. Các lĩnh vực
• Quản trị tài sản nợ - tài sản có: là quản trị các nguồn vốn và việc sử
dụng vốn của ngân hàng nhằm đảm bảo hiệu quả cao, hạn chế
được rủi ro phát sinh trong kinh doanh.
• Quản trị vốn tự có và sự an toàn của ngân hàng: đảm bảo một mức
vốn tự có tối thiểu trên tổng số vốn kinh doanh của ngân hàng; đảm
bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh.
• Quản trị rủi ro: là việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của ngân
hàng; nhận biết, kiểm soát và hạn chế các loại rủi ro phát sinh và có
biện pháp xử lý rủi ro hiệu quả nhất.
• Quản trị kết quả tài chính: là hoạch định các khoản chi tiêu và các
khoản thu nhập do kinh doanh mang lại.
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng
1. Khái niệm
Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng là một
chương trình hoạt động tổng thể và dài hạn nhằm tạo
ra một bước phát triển nhất định của ngân hàng, là
sự cam kết trước về các mục tiêu cơ bản, toàn diện
mà một ngân hàng cần phải đạt được và sự phân bổ
các nguồn lực quan trọng để đạt các mục tiêu đó
trong tương lai.
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng

2. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng


1. Khái niệm
• Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng là tất cả các công
việc nhằm phác họa phương hướng hoạt động và chuẩn bị cho
tương lai của một ngân hàng trên cơ sở sử dụng tối ưu các
nguồn lực hiện có và sẽ có trong phạm vi của môi trường được
dự đoán nhằm đạt được tất cả các mục tiêu đã đề ra.
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng
2. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng
2.2. Phân loại

Hoạch định

Hoạch định Hoạch định


chiến lược tác nghiệp
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng
3. Sự cần thiết của việc hoạch định chiến lược
• Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh giữ vai trò định
hướng cho hoạt động ngân hàng trong điều kiện áp lực cạnh
tranh gay gắt hiện nay.
• Tạo nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện những kế
hoạch ngắn hạn, giúp cho việc thực thi các chính sách cụ thể
trong mỗi ngân hàng.
• Là cơ sở để kiểm soát, đánh giá cụ thể hiệu quả của công
tác quản trị.
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng

4. Tác dụng của việc hoạch định chiến lược


• Là cầu nối giữa hiện tại và tương lai của
ngân hàng, đảm bảo hình thành một chiến
lược có hiệu quả.
• Giúp nhà quản trị nhận ra và tận dụng cơ hội
sẵn có, thích nghi và ứng phó với sự thay đổi
của môi trường kinh doanh
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng

4. Tác dụng của việc hoạch định chiến lược


• Định hướng giúp ngân hàng xác định phương
hướng hoạt động
• Là công cụ để kiểm tra hoạt động quản trị của
ngân hàng, thông qua những tiêu chuẩn đánh
giá cụ thể
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng

5. Cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh


• Đội ngũ nhân viên với trình độ, kinh nghiệm và
đạo đức nghề nghiệp.
• Nguồn vốn của ngân hàng.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật.
III. Hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng

5. Cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh


• Tài sản vô hình của ngân hàng
• Vị trí hiện tại và mục tiêu của ngân hàng trong
tương lai
• Môi trường kinh doanh
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng

1. Xác định sứ mạng và mục tiêu


2. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định cơ hội
và nguy cơ đối với ngân hàng
3. Phân tích môi trường nội bộ và xác định điểm
mạnh - điểm yếu của ngân hàng
4. Hoạch định chiến lược
5. Lựa chọn chiến lược
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng
1. Xác định sứ mạng và mục tiêu
- Sứ mạng của ngân hàng
▪ Lịch sử của ngân hàng
▪ Văn hóa ngân hàng
▪ Năng lực cấu trúc
▪ Quyết định cơ bản
- Xác định mục tiêu của chiến lược
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng
1. Xác định sứ mạng và mục tiêu
- Xác định mục tiêu của chiến lược
▪ Tính cụ thể
▪ Tính nhất quán
▪ Tính đo lường
▪ Tính khả thi
▪ Tính thách thức
▪ Tính linh hoạt
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng
2. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và
nguy cơ đối với ngân hàng
❖ Môi trường vĩ mô
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố chính trị, pháp luật và chính sách của Nhà nước
- Yếu tố môi trường văn hóa xã hội
- Yếu tố công nghệ
- Yếu tố dân số
- Yếu tố tự nhiên
- Yếu tố quốc tế
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng
2. Phân tích môi trường bên ngoài để xác định cơ hội và
nguy cơ đối với ngân hàng
❖ Môi trường vi mô
- Các đối thủ cạnh tranh đang hoạt động
- Khách hàng
- Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
- Thị trường thay thế
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng

3. Phân tích môi trường nội bộ và xác định


điểm mạnh - điểm yếu của ngân hàng
❖ Môi trường nội bộ
- Yếu tố marketing
- Yếu tố về nhân lực
- Yếu tố tài chính
- Yếu tố cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ
- Văn hóa ngân hàng
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng

3. Phân tích môi trường nội bộ và xác định


điểm mạnh - điểm yếu của ngân hàng

❖ Xác định điểm mạnh – điểm yếu


- Đối với các điểm mạnh theo thang cấp: rất mạnh,
mạnh, có ưu thế.
- Đối với điểm yếu theo thang cấp: rất yếu, yếu, kém
ưu thế.
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng

4. Hoạch định chiến lược

Giai đoạn Giai đoạn


Giai đoạn
thu thập quyết
kết hợp
thông tin định
IV. Quản trị chiến lược kinh doanh ngân hàng

5. Lựa chọn chiến lược

Chiến lược cấp công ty Chiến lược cấp kinh doanh


• Chiến lược tăng trưởng chuyên sâu • Chiến lược khác biệt sản phẩm,
• Chiến lược tăng trưởng đa dạng dịch vụ
hóa • Chiến lược trọng tâm hóa
Câu hỏi thảo luận
1). Xu hướng phát triển ngân hàng số hiện nay
• Ngân hàng số hiện nay đã và đang trở thành một xu hướng toàn cầu. Bởi lợi
ích của ngân hàng số mang lại rất nhiều, có thể kể đến lợi ích như:
• Giao dịch nhanh chóng và tiện lợi: Người dùng là cá nhân hay tổ chức chỉ
cần một chiếc điện thoại có kết nối Internet thì có thể thực hiện được tất cả
mọi giao dịch bất cứ thời gian nào và diễn ra ở bất kể nơi đâu, như thanh
toán dịch vụ, chuyển khoản tiền từ người này qua người khác, đầu tư;…
• Giúp người dùng tiết kiệm được công sức và thời gian, chi phí đi lại: Thông
thường, người dùng khi cần tiến hành bất kể giao dịch nào sẽ phải đến trực
tiếp chi nhánh ngân hàng gần nhất để thực hiện thủ tục. Do vậy rất mất thời
gian và chi phí đi lại. Hiện nay, khi mọi thứ chuyển đổi số hóa thông qua
internet đã có bước chuyển rất lớn, người dân chỉ cần ở nhà hay ở bất kể
đâu bằng một thao tác nhanh chóng là có thể giải quyết được nhu cầu. Theo
đó mọi người được tiết kiệm thời gian rất nhiều.
Câu hỏi thảo luận
• Đảm bảo thông tin cá nhân, dữ liệu một cách an toàn: Đối với các ngân hàng
hiện nay, việc bảo mật là một trong những ưu tiên cần thiết nhất. Và khi đăng
kí thông tin trên điện thoại nỗi lo của người sử dụng là cơ chế bảo mật như
thế nào? Người dân hiện nay hoàn toàn có thể yên tâm vì ngân hàng số được
xây dựng với rất nhiều lớp bảo vệ, lớp mật khẩu an toàn nên toàn bộ thông tin
của khách hàng được bảo mật tuyệt đối. Và các giao dịch được xác nhận
thông qua mã OTP (mã giao dịch) chỉ được sử dụng một lần nên rất an toàn.
• Tiết kiệm chi phí: Nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng hệ thống Banking
trên điện thoại, các ngân hàng hiện nay luôn đưa ra những chính sách ưu đãi,
miễn phí phí thông báo tin nhắn hay miễn phí khi giao dịch chuyển khoản;…
nên được người sử dụng ưa chuộng và dần chuyển sang dùng ngân hàng số
thay vì phải đi ra chi nhánh ngân hàng bình thường
Câu hỏi thảo luận
• Như vậy, có thể thấy hệ thống ngân hàng số mang lại rất nhiều hiệu quả và
tiện lợi. Do vậy, hiện nay trên toàn cầu đều đã và đang chuyển qua sử dụng
hệ thống ngân hàng số. Mọi cá nhân cũng như các doanh nghiệp lớn đều
hướng đến sử dụng ngân hàng số. Đó là cả hệ thống thanh toán trực tuyến
và các sàn giao dịch, hỗ trợ thu đổi ngoại tệ trên Internet; tất cả các loại hình
công ty tài chính thực hiện các giao dịch với tiền điện tử, nơi người dùng có
thể mở tài khoản trực tuyến và chuyển tiền; ngân hàng trực tuyến và ngân
hàng di động, cũng như các ngân hàng truyền thống đang thực hiện tối ưu
hóa và nâng cao chất lượng thông qua ứng dụng các công nghệ hiện đại và
tiền điện tử.
• Cơ sở hạ tầng của các ngân hàng hiện nay đều mang tính bảo mật cao, đáng
được tin cậy. Một hệ thống được xây dựng bằng lớp mật khẩu bằng Vân tay
hoặc Face-ID nên tính bảo mật có thể nói là tuyệt đối. Và hiện nay, hệ thống
ngân hàng số có khả năng mở rộng quy mô rất hiệu quả.
Câu hỏi thảo luận
2). Chiến lược kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay
• Để phát triển các chiến lược kinh doanh trên, ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong (TP Bank) đã
thực hiện một số hoạt động cụ thể như sau:

• Phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng số: TP Bank đã đầu tư vào công nghệ để phát triển các sản
phẩm và dịch vụ ngân hàng số như thanh toán điện tử, ngân hàng trực tuyến, ứng dụng di động,… Đồng thời,
TP Bank cũng tăng cường quảng bá và giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ này đến khách hàng.

• Mở rộng mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch: TP Bank đã mở rộng mạng lưới chi nhánh và điểm giao
dịch để phục vụ khách hàng tốt hơn. Hiện nay, TP Bank có hơn 200 điểm giao dịch trên toàn quốc.

• Tăng cường chất lượng dịch vụ: TP Bank đang tập trung vào việc đào tạo nhân viên và nâng cao chất
lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. TP Bank cũng đang tăng cường việc thu thập phản hồi từ
khách hàng để cải thiện dịch vụ của mình.

• Tăng cường quản trị rủi ro: TP Bank đang tăng cường quản trị rủi ro để đảm bảo an toàn và ổn định cho
hoạt động kinh doanh của mình. TP Bank đang áp dụng các tiêu chuẩn quản trị rủi ro quốc tế để đảm bảo hoạt
động kinh doanh của mình được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả.

• Tăng cường hợp tác với các đối tác: TP Bank đang tăng cường hợp tác với các đối tác để mở rộng sản
phẩm và dịch vụ của mình, đồng thời tăng cường quan hệ với khách hàng. TP Bank đã ký kết nhiều thỏa
thuận hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

Chương 2
QUẢN TRỊ VỐN TỰ CÓ VÀ SỰ AN TOÀN CỦA NGÂN
HÀNG

Nhóm giảng viên soạn:


TSNguyễn Quốc Anh
TS. Mai Thị Phương Thùy
Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Châu
Nội dung chương 2
I. Những vấn đề chung về vốn tự có

II. Thành phần của vốn tự có

III. Các hệ số an toàn liên quan đến vốn tự có của


ngân hàng

IV. Các phương pháp tăng vốn tự có

2
I. Những vấn đề chung về vốn tự có
1. Khái niệm
• “Vốn tự có gồm giá trị thực của vốn điều lệ của TCTD hoặc vốn được cấp
của chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các quỹ dự trữ, một số tài sản nợ
khác theo quy định của ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.” (Luật số
47/2010/QH12-Luật các TCTD)
• Vốn tự có bao gồm: vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự
phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia và một
số tài sản nợ khác theo quy định của ngân hàng Nhà Nước.

3
I. Những vấn đề chung về vốn tự có
2. Đặc điểm
• Cung cấp nguồn lực cho NH hoạt động trong thời gian mới bắt đầu
hoạt động

• Là nguồn vốn ổn định và luôn tăng trưởng (dựa vào lợi nhuận KQ
kinh doanh) trong quá trình hoạt động của NH

• Chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh nhưng giữ vai
trò rất quan trọng

• Quyết định quy mô hoạt động của NH

• Là yếu tố để cơ quan quản lý dựa vào để xác định các tỷ lệ an toàn


trong kinh doanh của NH

5
I. Những vấn đề chung về vốn tự có
3. Chức năng
Chức năng vốn tự có
Thu hút tiền gửi

Kích hoạt
Kinh doanh

Hoạt động đầu tư


(Xem điều 140, luật các TCTD)

Điều chỉnh, bảo


vệ Hoạt động tín dụng
(Xem điều 128, luật các TCTD)

7
I. Những vấn đề chung về vốn tự có
3. Chức năng - VTC được sử dụng để cấp tín dụng,
hùng vốn hoặc đầu tư chứng khoán
Chức năng vốn tự có => nhầm mang lại lợi nhuận cho NH
- VTC chiếm tỷ trọng không lớn trong
tổng nguồn vốn kinh doanh
Kích hoạt => Nên lợi nhuận nó mang lại không
cao vì vậy chức năng kích hoạt chỉ là
thiết yếu

- NHNN thường quy định và ban hành


các tỷ lệ an toàn vốn liên quan dựa
trên VTC nhằm điều chỉnh hoạt động
của NH.
Điều chỉnh, bảo - Mục tiêu: Đảm bảo Hoạt động kinh
vệ doanh; Tính thanh khoản; Phát triển
kinh tế, dự phòng và quản lý rủi ro.

7
I. Những vấn đề chung về vốn tự có

4. Quản trị vốn tự có

1. Khái niệm
Quản trị vốn tự có là việc nghiên cứu sự hình thành
vốn tự có của NH một cách hợp lý đồng thời quan tâm
đến các thành phần của vốn tự có có đảm bảo cho các
hoạt động kinh doanh của NH an toàn và có lãi.

8
I. Những vấn đề chung về vốn tự có
4. Quản trị vốn tự có
4.2. Ý nghĩa
• Tạo điều kiện bảo vệ tài sản cho KH đã ký thác tài
sản tại NH.

• Tạo điều kiện sinh lời cho KH, nhận phí hoa hồng.

• Tạo điều kiện ổn định và tăng trưởng vốn tự có một


cách hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng của NH
trước rủi ro và nguy cơ phá sản
9
I. Những vấn đề chung về vốn tự có

4.2. Ý nghĩa
• Giúp nhà quản trị quản lý hiệu quả vốn tự có và
tăng khả năng sinh lời cho NH một cách bền vững

• Đảm bảo cho NH đạt được một mức vốn tự có


phù hợp với quy mô hoạt động và mức độ rủi ro
trong kinh doanh

10
II. Thành phần của vốn tự có
1. Ở Việt Nam
• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN:

Vốn cấp 1 (Vốn tự có cơ bản)

Vốn tự có Vốn cấp 2 (Vốn tự có bổ sung)

Các khoản giảm trừ

11
II. Thành phần của vốn tự có
1. Ở Việt Nam
• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN:
1.1 Vốn cấp 1:
Vốn cấp 1 (VTC cơ bán) (A) = A1 – A2 – A3
Các khoản được dùng để xác định vốn cấp 1 (A1) gồm:
- Vốn điều lệ (vốn đã đượccấp, vốn đã góp)
- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ
- Lợi nhuận không chia lũy kế (lợi nhuận giữ lại)
- Thặng dư vốn cổ phần

12
II. Thành phần của vốn tự có
1. Ở Việt Nam
• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN:
1.1 Vốn cấp 1:
Vốn cấp 1 (VTC cơ bán) (A) = A1 – A2 – A3
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 (A2) gồm:
- Lợi thế thương mại
- Khoản lỗ kinh doanh
- Cổ phiếu quỹ
- Các khoản cấp TD để góp vốn mua cổ phần tại TCTD khác
- Các khoản góp vốn mua cổ phần của TCTD khác
- Các khoản góp vốn mua cổ phần của công ty con
- Các khoản đầu tư dưới hình thức góp vốn mua CP nhằm
nắm quyền kiểm soát

13
II. Thành phần của vốn tự có
1. Ở Việt Nam
• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN:
1.1 Vốn cấp 1:
Vốn cấp 1 (VTC cơ bán) (A) = A1 – A2 – A3
Các khoản giảm trừ bổ sung (A3) gồm:
- Phần góp vốn, mua cổ phần của 1 doanh nghiệp
- Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần

14
II. Thành phần của vốn tự có
1. Ở Việt Nam
• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN:
1.2 Vốn cấp 2:
Vốn cấp 2 (VTC bổ sung)
(B) = B1 – B2 – Các khoản giảm trừ bổ sung
Các khoản được dùng để tính vốn cấp 2 (B1) gồm:
- 50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại TSCĐ
- 40% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các khoản góp
vốn đầu tư dài hạn.
- Quỹ dự phòng tài chính (a)
- Dự phòng chung (b)
- Trái phiếu chuyển đổi do TCTD phát hành ©
- Các công cụ nợ khác là khoản nợ mà chủ nợ là thứ cấp so
với các chủ nợ khác
15
II. Thành phần của vốn tự có
1. Ở Việt Nam
• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN:
1.2 Vốn cấp 2:
Vốn cấp 2 (VTC bổ sung)
(B) = B1 – B2 – Các khoản giảm trừ bổ sung
Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 2 (B2) gồm:
- Phần giá trị chênh lệch dương giữa tổng các khoản
mục (a), (b) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro”.
- Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản tại mục
© và 50% của A.
Các khoản giảm trừ bổ sung: phần giá trị chênh lệch
dương giữa (B1 – B2) và (A)
16
II. Thành phần của vốn tự có
1. Ở Việt Nam
• Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN:
1.3 Các khoản phải trừ khi tính vốn tự có:
- 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại
TSCĐ theo quy định của pháp luật.
- 100% phần chênh lệch giảm do đánh giá lại các
khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của
pháp luật.

VỐN TỰ CÓ © = (A) + (B) – (1.3)

17
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn
1. Hiệp ước Basel I
• Ban hành năm 1988
•Nội dung nền tảng: tiêu chí đầu tiên đánh giá khả năng tham gia
vào thị trường vốn quốc tế là mức độ tuân thủ chỉ tiêu an toàn
vốn tối thiểu

• Vốn bao gồm: vốn cơ bản (core capital) và vốn bổ sung


(supplementary capital)

• Đánh giá dựa trên tiêu chí

18
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn
1. Hiệp ước Basel I
• Vốn bao gồm: vốn cơ bản (core capital) và vốn bổ sung
(supplementary capital).

• Vốn cơ bản bao gồm: vốn cổ phần thường, lợi nhuận bổ


sung hằng năm, quỹ dự trữ.
• Vốn bổ sung gồm: vốn cổ phần ưu đãi với TH > 20 năm, dự phòng
RR, các trái phiếu với TH không dưới 7 năm và công cụ tài chính
lưỡng tính khác.

19
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn
1. Hiệp ước Basel I

• Mục đích của Basel I:

- Củng cố ổn định sự phát triển của hệ thống NH Quốc Tế


- Thiết lập 1 hệ thống NHQT thống nhất

- Bình đẳng, giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các NHQT.

19
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn

1. Hiệp ước Basel I


• Tỷ lệ vốn cơ bản trên tổng tài sản có quy đổi rủi ro ít nhất là
4% và tỷ lệ này cho tổng vốn không dưới 8%

• Xác định các hệ số rủi ro (risk weights) trong các loại rủi ro
tín dụng, rủi ro hoạt động.

• Rủi ro hoạt động là việc NH bị thiệt hại tài chính không hiệu
quả HĐKD.

20
II. Thành phần của vốn tự có

2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn

1. Hiệp ước Basel I

- Trong giai đoạn hình thành hiệp ước Basel I các thành
viên tham gia trong giai đoạn đầu bao gồm nhóm G7:
(Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp và Ý).

20
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn

1. Hiệp ước Basel I

- Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on


Banking supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi
một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của
10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm
cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào
thập kỷ 80.

- Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng
trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các
nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg,
Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý. Ủy ban
được nhóm họp 4 lần trong một năm.
20
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn
1. Hiệp ước Basel I
• Dựa trên cách tính VTC này mà Basel 1 đã đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu CAR
CAR = (VTC HAY VỐN CƠ BẢN / TÀI SẢN ĐÃ ĐIỀU CHỈNH RỦI RO)

* 100%
• Theo đó, ngân hàng có mức vốn tốt là ngân hàng có CAR > 10%
có mức vốn thích hợp khi CAR > 8%
+ Thiếu vốn khi CAR < 8%,
+ Thiếu vốn rõ rệt khi CAR < 6%
+ Thiếu vốn trầm trọng khi CAR < 2%.
21
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn

1. Hiệp ước Basel I


Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa
mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi
là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng. Tiêu chuẩn này quy định:
Vốn cấp 1 ≥ Vốn cấp 2 + Vốn cấp 3
VC1: Lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng
được công bố.
VC2: Vốn bổ sung gồm: Lợi nhuận giữ lại không công bố,
dự phòng chung, các khoản đầu tư vào các cty con khác.
VC3: Là phần vay ngắn hạn.
22
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel về an toàn vốn
1. Hiệp ước Basel I
• Vốn tính theo rủi ro gia quyền:
RWA = Tổng (Tài sản x Mức rủi ro phân định cho
từng tài sản trong bảng cân đối kế toán) + Tổng (Nợ
tương đương x Mức rủi ro ngoại bảng)
• Basel I đưa ra trọng số rủi ro gồm 4 mức: quốc gia
0%; ngân hàng 20%; doanh nghiệp 100%... Trọng số
rủi ro không phản ánh độ nhạy cảm rủi ro trong mỗi
loại này.

23
II. Thành phần của vốn tự có
❖ Các khiếm khuyết của Basel I
• Chưa có phân loại rủi ro chi tiết theo đối tác (khả
năng tài chính), theo đặc điểm tín dụng (thời hạn)
•Chưa tính đến việc đa dạng hóa hoạt động
• Chưa tính đến các rủi ro khác như: rủi ro quốc
gia, rủi ro ngoại hối

24
II. Thành phần của vốn tự có
❖ Các khiếm khuyết của Basel I
• Basel I chỉ phù hợp với mô hình ngân hàng đơn
(alone bank)
• Một số quy định trong Basel I chưa tính đến loại hình
tập đoàn, khả năng sát nhập và quốc tế hóa các hoạt
động tài chính, ngân hàng trong công cuộc toàn cầu
hóa như hiện nay.

25
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel II
• Là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng
cường quản trị toàn cầu hóa tài chính, khai thác tối đa
tiềm năng lợi nhuận, hạn chế rủi ro.
• Tạo bước hoàn thiện hơn trong xác định tỷ lệ an
toàn vốn, nhằm khắc phục hạn chế của Basel I,
khuyến khích NH thực hiện phương pháp quản lý rủi ro
tiên tiến hơn.

26
II. Thành phần của vốn tự có
2. Hiệp ước Basel II
• Đưa ra các phương án lựa chọn, cho phép quyền
tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động NH, gồm
một loạt các chuẩn mực và được cấu trúc theo ba
mức: Cấp độ I (Pillar I), cấp độ II (Pillar II), cấp độ III
(Pillar III).

• Đối với rủi ro tín dụng, Basel II đề xuất hai


phương pháp: phương pháp chuẩn và phân hạng
nội bộ.
27
II. Thành phần của vốn tự có
2.2. Hiệp ước Basel II

• Trụ cột thứ I: liên quan tới việc duy trì vốn bắt buộc.
(Tăng hệ số CAR lên 9%)

• Trụ cột thứ II: liên quan tới việc hoạch định chính sách
ngân hàng (Đưa ra 9 lĩnh vực NH)

• Trụ cột thứ III: Các ngân hàng cần phải công khai thông
tin một cách thích đáng theo nguyên tắc thị trường

28
II. Thành phần của vốn tự có
2.2. Hiệp ước Basel II (NH VN đang sử dụng chủ yếu)
• Basel II còn đề cập đến các vấn đề:
✓Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: hệ số CAR tối thiểu là 9%

(CAR: Capital Adequacy Ratios)

✓Quá trình xem xét giám sát các NH của cơ quan quản lý

✓ Các quy tắc thị trường

29
II. Thành phần của vốn tự có
2.3. Hiệp ước Basel III
✓ Là quy định ngân hàng chính đặt ra yêu cầu về tỷ lệ vốn cấp 1
tối thiểu đối với các tổ chức tài chính.
✓ Những thay đổi chủ yếu của Basel III:
• Nâng tỷ trọng và chất lượng vốn
• Nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro
• Điều chỉnh tỷ lệ đòn bẩy bắt buộc
• Cải thiện thanh khoản ngân hàng
✓ Mục tiêu:

• Đối phó khủng hoảng tài chính, khắc phục những hạn chế
của Basel I.

• Cung cấp nền tảng đảm bảo tính bền vững của hệ thống NH.

• Ngăn ngừa những tổn thất hệ thống có thể xảy ra trong


tương lai.
30
II. Thành phần của vốn tự có

2.3. Hiệp ước Basel III


✓ Những thay đổi chủ yếu của Basel III:

• Hạn chế tính chu kỳ (tăng trưởng, sụt giảm)

• Tập trung vào tài sản rủi ro

• Nâng cao khả năng xử lý rủi ro tín dụng

31
II. Thành phần của vốn tự có

2.3. Hiệp ước Basel III


✓ Những thay đổi chủ yếu của Basel III:

• Đơn giản hóa cách thức xử lý rủi ro hoạt động


• Nâng tỷ trọng đòn bẩy đổi với những ngân hàng lớn

• Hình thành sàn thu nhập lành mạnh hơn và nhạy cảm
với rủi ro

32
III. Các hệ số an toàn liên quan đến vốn tự có của ngân hàng

1. Hệ số giới hạn huy động vốn (H1)


Công thức

33
III. Các hệ số an toàn liên quan đến
vốn tự có của ngân hàng
Ý nghĩa

Tối thiểu H1  5% : Tổng nguồn vốn huy động của NH


không được vượt quá 20 lần vốn tự có

Giới hạn mức huy động vốn của NH, giúp NH tránh khỏi
trường hợp mất khả năng chi trả

Một số quốc gia sử dụng hệ số này để bảo hộ các NH


trong nước đối với thị trường tiền gửi trong giai đoạn đầu
hội nhập kinh tế quốc tế

34
III. Các hệ số an toàn liên quan đến
vốn tự có của ngân hàng
2. Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có và tổng TS có (H2)
Công thức

Tổng TSCó: số TS NH đem đi đầu tư, cho vay, cấp tín dụng

35
III. Các hệ số an toàn liên quan đến
vốn tự có của ngân hàng
Ý nghĩa

Mức tối thiểu: H2  5%

Đánh giá mức độ rủi ro của tổng tài sản có của một NH

Ở Việt Nam, NHNN ban hành quy chế đảm bảo an toàn
kinh doanh đối với các TCTD
(Xem điều 3, quyết định số 107/QĐ/NH5)

36
III. Các hệ số an toàn liên quan đến vốn tự
có của ngân hàng
3. Hệ số Cooke (H3) hay hệ số CAR(Capital
Adequacy Ratios) hay hệ số kiểm soát TD
Công thức

Tổng TS có rủi ro quy đổi = (TS có nội bảng x Hệ số rủi ro)


+ (TS có ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro)

37
III. Các hệ số an toàn liên quan đến vốn
tự có của ngân hàng
Ý nghĩa

Phản ánh năng lực tài chính, đánh giá khả năng thanh
toán các khoản nợ có thời hạn, đánh giá mức độ an
toàn trong hoạt động tín dụng

H3 = 9%: NH đã có tỷ lệ hợp lý giữa VTC với mức


độ rủi ro trong TS

H3 > 9%: mức độ rủi ro thấp, NH sử dụng vốn quá


an toàn, kém hiệu quả, có thể bị giảm LN

H3 < 9%: mức độ rủi ro lớn, VTC không đủ sức bảo


vệ NH khi rủi ro xuất hiện
38
Ví dụ: Bảng tổng kết tài sản của NHTM A đầu ngày 1/8 có số liệu
như sau: (ĐVT: Triệu đồng)
TÀI SẢN CÓ SỐ TIỀN TÀI SẢN NỢ SỐ TIỀN
Tiền mặt 800 Tiền gửi của khách hàng 6.000
Tiền gửi NHNN 3.000 Tiền gửi tiết kiệm 14.000
Tiền gửi NHTM khác 300 Chứng chỉ tiền gửi 10.500
Tín dụng 25.000 Tiền vay 2.000
Đầu tư 8.000 Vốn tự có 3.500
Tài sản cố định 1.000 Tài sản nợ khác 2.700
Tài sản có khác 600
Cộng 38.700 Cộng 38.700

Yêu cầu: Tính hệ số H1 và cho nhận xét tình hình đảm bảo yêu cầu
vốn của NHTM A. 39
Bài giải:
H1 = VTC / Tổng nguồn vốn huy động *(100% VTC cấp 1) = 3.500

Tổng nguồn vốn huy động:


= Tiền gửi của khách hàng + TGTK + Chứng chỉ tiền gửi
= 6.000 + 14.000 + 10.500 = 30.500
 H1 = 3.500 / 30.500 * 100% = 11,47%
 H1 > 5% NHTM A có mức HĐV ở mức độ an toàn vốn
 Tổng TS Nợ = 38.700 - 3.500 = 35.200

40
III. Các hệ số an toàn liên quan đến vốn
tự có của ngân hàng
4. Hệ số giới hạn cho vay, bảo lãnh
(Tìm hiểu các quy định liên quan)

5. Giới hạn góp vốn, mua cổ phần


(Tìm hiểu các quy định liên quan)

41
IV. Các phương pháp tăng vốn tự có
1. Các áp lực buộc NH phải tăng vốn tự có
• Lạm phát => Tính thanh khoản

• Nhu cầu duy trì, gia tăng lòng tin của công chúng
=> Tăng tính cạnh trạnh trên Thị trường

• Những biến động kinh tế dẫn đến xuất hiện nhiều loại rủi ro
=> Tăng khả năng phòng vệ

• Những giới hạn về cho vay, huy động vốn


=> Đảm bảo an toàn cho HĐKD

• Chi phí trong hoạt động NH gia tăng


=> Đảm bảo khả năng thanh toán, duy trì tính HĐ ổn định
42
IV. Các phương pháp tăng vốn tự có
1. Các áp lực buộc NH phải tăng vốn tự có

• Hoạt động của NH ngày càng mở rộng, quy mô NH càng lớn,


thực hiện nhiều nghiệp vụ kinh doanh mới, mở thêm trụ sở,
chi nhánh => Đảm bảo mức VTC tối thiểu

• Cơ quan quản lý buộc NH phải tăng VTC để tăng sức cạnh


tranh và tăng độ an toàn => Đảm bảo hệ số CAR

• Hạn chế những tổn thất của CP do những yêu cầu về bảo
hiểm tiền gửi

• Áp lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế


=> Để mở rộng quy mô, cải thiện CSVC.
43
IV. Các phương pháp tăng vốn tự có
2. Mục đích của việc gia tăng vốn tự có

Mục đích

Nâng cao năng lực tài chính

Có điều kiện hiện đại hóa công nghệ NH

Đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo


quy định
Mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao
năng lực cạnh tranh

44
IV. Các phương pháp tăng vốn tự có
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp tăng
vốn tự có

Quy định của NHNN Linh hoạt

Chi phí EPS


Yếu tố ảnh
hưởng

Quyền kiểm soát


Thời gian của NH

Rủi ro thanh khoản


45
IV. Các phương pháp tăng vốn tự có
4. Cách thức tăng vốn tự có
Tă ng vốn tự có
Phát hành CPƯĐ vĩnh viễn
Theo nguồn gốc
Từ bên ngoài Phát hành giấy nợ thứ cấp
(thời hạn tối thiểu 7 năm)

Phát hành cổ phiếu thường


Từ bên trong

Theo cơ cấu

Tăng vốn cấp 1

Tăng vốn cấp 2


46
Câu hỏi thảo luận

• Thực tiễn áp dụng Basel tại Việt Nam


• Ưu nhược điểm của các cách thức tăng vốn tự có

47
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

Chương 3
QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ

Nhóm giảng viên soạn:


TSNguyễn Quốc Anh
TS. Mai Thị Phương Thùy
Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Châu
Nội dung chương 3
I. Những vấn đề chung về tài sản nợ

II. Thành phần của tài sản nợ

III. Các nhân tố quyết định đến quy mô nguồn vốn


huy động tiền gửi

IV. Quản trị tài sản nợ


I. Những vấn đề chung về tài sản nợ

1. Khái niệm
• Tài sản nợ là phần còn lại của tài sản, sau khi
đã loại trừ vốn của NH

TS nợ = Tổng TS – Vốn chủ sở hữu


Vốn chủ sở hữu
Các tài sản
I. Những vấn đề chung về tài sản nợ
1. Khái niệm
• Quản trị TS nợ là quản trị quá trình hoạt động vốn,
và nguồn vốn huy động, để đảm bảo cho NHTM
luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển kinh
doanh với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất,
đồng thời đảm bảo mức độ an toàn cho các chủ sở
hữu trong quá trình huy động vốn.
I. Những vấn đề chung về tài sản nợ
2. Các nguyên tắc
• Tuân thủ pháp luật trong hoạt động huy động vốn

• Thỏa mãn được yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất và hiệu quả
cao nhất (đa dạng hóa hình thức trả lãi…)

• Ngăn chặn sự (sụt giảm) bất thường về nguồn vốn

Khi đi cho vay


Nhiều KH đến rút tiền cùng lúc.
KH không có khả năng trả nợ => RR Thanh khoản

• 3 hình thức trả lãi: Đầu kỳ (Nhận lãi trước), Định kỳ (Nhận mỗi tháng),
Cuối kỳ ( Nhận cuối kỳ, tháng).
I. Những vấn đề chung về tài sản nợ
2. Các nguyên tắc
• Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản: sử dụng chỉ tiêu
tỷ lệ khả năng chi trả
• Lớn hơn 1 (Tốt)
• Nhỏ hơn 1 (Xấu)
I. Những vấn đề chung về tài sản nợ
3. Mục đích
• Tạo lập và giữ vững sự ổn định của nguồn vốn huy động, đảm
bảo đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh tiền tệ

• Gia tăng nguồn vốn huy động một cách hợp lý để không ngừng
mở rộng

• Đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và nâng cao hiệu quả
kinh doanh của NH
II. Thành phần của tài sản nợ

1. Các tài khoản giao dịch

Tài khoản giao dịch

Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

Tài khoản vãng lai


II. Thành phần của tài sản nợ
1. Các tài khoản giao dịch
Tài khoản tiền gửi không kỳ hạn

Mang lại LN cao khi NH sử


KH có thể gửi và rút dụng làm nguồn vốn cho vay
tiền bất kỳ lúc nào

Để lại rủi ro cao khi NH sử dụng


làm nguồn vốn kinh doanh
II. Thành phần của tài sản nợ
1. Các tài khoản giao dịch
Tài khoản vãng lai

Công cụ riêng có của NH ở


Áp dụng cho KH có uy tầm vi mô
tín, NH cho thấu chi

Công ty tài chính, tổ chức phi NH


không được mở TKVL cho KH
II. Thành phần của tài sản nợ
2. Các tài khoản phi giao dịch

Tài khoản phi giao dịch

Tiền gửi có kỳ hạn của DN

Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân


II. Thành phần của tài sản nợ
2. Các tài khoản phi giao dịch
Tiền gửi có kỳ hạn của DN
Tiền gửi tiết kiệm của cá nhân

Là loại tiền gửi ổn định, NH sử


KH chỉ rút tiền theo kỳ dụng cho vay trung dài hạn
hạn quy định trước

Chi phí trả lãi cao, khi sử dụng


cho vay, LN đạt được sẽ rất thấp
II. Thành phần của tài sản nợ
3. Phát hành các giấy nợ để huy động vốn

Phát hành giấy nợ

Phát hành chứng chỉ tiền gửi

Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu NH


II. Thành phần của tài sản nợ
4. Vay vốn trên thị trường tiền tệ

Vay vốn trên thị trường tiền tệ

Vay tái cấp vốn

Vay thấu chi

Vay qua đêm

Vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ qua NHNN
II. Thành phần của tài sản nợ
5. Huy động vốn qua việc phát triển các tài khoản hỗn
hợp
• Là một dạng tài khoản tiền gửi hoặc phi tiền gửi cho phép
kết hợp việc thực hiện các dịch vụ thanh toán, tiết kiệm,
môi giới đầu tư, tín dụng

• KH sẽ ủy thác dịch vụ trọn gói cho chuyên viên quản lý tài


khoản NH
• Đặc điểm thu hút KH: tốc độ, nhiều tiện ích
II. Thành phần của tài sản nợ
6. Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại
(Repurchase agreement-RP)

Bán tạm thời

Hợp đồng Bán lại trong tương lai với


mua lại mức giá xác định

Repo Reserve repo


II. Thành phần của tài sản nợ
6. Vay ngắn hạn qua hợp đồng mua lại
(Repurchase agreement-RP)

Chi phí trả lãi Số Lãi suất Số ngày vay


= tiền X hiện hành X
theo RP theo HĐ
vay theo RP

Thông thường, lãi suất trong hợp đồng mua lại rất
thấp so với lãi suất huy động vốn của NH
II. Thành phần của tài sản nợ
7. Bán và chứng khoán hóa các khoản cho vay

1. Bán các khoản cho vay


•NH thường bán các khoản nợ cho vay có kỳ hạn dưới 90 ngày,
có thể là các khoản cho vay mới hay là các khoản đã cho vay
một thời gian

•Hình thức bán: bán nợ tham gia (participation loan), chuyển


nhượng nợ (assignment), bán từng phần (loanstrip)
II. Thành phần của tài sản nợ
2. Chứng khoán hóa (Securitization)
•Là hình thức phát hành các chứng khoán trên cơ sở
các tài sản được thế chấp của các khoản tín dụng

•Đòi hỏi NH phải dành riêng một nhóm các TS sinh lời
và bán ra thị trường các chứng khoán được phát
hành trên những TS đó
II. Thành phần của tài sản nợ
Cấp tín dụng
Cho vay mới

Mua nhà Giấy tờ Người khởi tạo


Đầu tư mới ?
tiêu dùng thế chấp

Chứng Nhận vốn


khoán
hóa

Các tổ chức tài chính


và cá nhân
II. Thành phần của tài sản nợ

8. Vay thị trường đô la Châu Âu


• Eurodollars là khoản tiền gửi bằng đô la Mỹ trên tài
khoản NH nằm ngoài nước Mỹ.

• Eurobanks (Offshore Banks) là các NH nhận tiền gửi và


cho vay ngắn hạn đồng tiền của quốc gia bất kỳ, nhưng
không chịu sự chi phối các quy định của NHTƯ phát
hành đồng tiền này ➔ Eurobanks là các NH nước ngoài
kinh doanh đồng tiền của một nước nhất định.
II. Thành phần của tài sản nợ
9. Vốn chiếm dụng
• Là việc NH sử dụng các loại tiền gửi nghĩa vụ của
KH, trong quá trình tổ chức thanh toán không dùng
tiền mặt (các khoản tiền KH ký quỹ để bao chi séc,
mở thư tín dụng, bảo lãnh NH…), để tạm thời đáp
ứng nhu cầu vốn của NH.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy
mô nguồn vốn huy động tiền gửi
Lãi suất cạnh tranh
Các nhân tố
Kiểm soát và
có thể thay đổi Chất lượng dịch vụ NH Quy mô
Chủ quan
Các chính sách của NH

Chính sách tiền tệ và tài chính của CP


Khách quan
Thu nhập và động cơ của người gửi tiền
IV. Quản trị tài sản nợ
1. Khái niệm
Quản trị TS nợ là quản trị quá trình hoạt động vốn, và nguồn vốn
huy động, để đảm bảo cho NHTM luôn có đủ nguồn vốn để duy
trì và phát triển kinh doanh với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao
nhất, đồng thời đảm bảo mức độ an toàn cho các chủ sở hữu
trong quá trình huy động vốn.

24
II. Quản trị tài sản nợ

2. Cơ chế quản lý nguồn vốn huy động

Cơ chế quản lý nguồn vốn huy động

Tập trung

Phân tán (riêng biệt)


a. Cơ chế quản lý vốn tập trung

26
b. Cơ chế quản lý vốn phân tán

• Hoạt động theo cơ chế “vay-gửi” với lãi suất điều chuyển vốn
nội bộ.
• Các CN chỉ chuyển/nhận vốn phần chênh lệch giữa TS nợ và
TS có. Hội sở chính chỉ nhận / chuyển vốn đối với phần dư
thừa/thiếu hụt của chi nhánh.

27
IV. Quản trị tài sản nợ
3. Các biện pháp gia tăng huy động vốn

Biệ n pháp
Bao gồm toàn bộ
các thành phần
Tăng theo chiều rộng mang lại Nguồn vốn
hoạt động cho NH.

Đi vào từng yếu tố


Tăng theo chiều sâu cho mỗi kế hoạch cụ
thể mỗi thời kỳ đề ra.
Câu hỏi thảo luận

• Ưu nhược điểm của các cơ chế quản lý vốn


• Ưu nhược điểm của các biện pháp gia tăng huy động vốn theo
chiều rộng, chiều sâu

29
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

Chương 4
QUẢN TRỊ TÀI SẢN CÓ

Nhóm giảng viên soạn:


TSNguyễn Quốc Anh
TS.Mai Thị Phương Thùy
Ths. Nguyễn Thị Quỳnh Châu
Nội dung
I. Những vấn đề chung về tài sản có và
quản trị tài sản có

II. Thành phần của tài sản có

III. Các phương pháp quản lý tài sản có

2
I. Những vấn đề chung về tài sản có và
quản trị tài sản có
1. Khái niệm TS có

• Ở góc độ kế toán thống kê: tài sản có là những tài sản bằng

hiện vật hoặc hiện kim, tồn tại bằng hữu hình hoặc vô hình, được
thể hiện bên có của bảng cân đối kế toán, bất kể được tạo ra từ
nguồn nào

Tài sản có = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả

Tài sản có = Nguồn vốn huy động + Nguồn vốn tự có của NH

Nguồn vốn huy động: Tiền gửi tiết kiệm, Tiền gửi kỳ hạn, Chứng từ có giá.

3
I. Những vấn đề chung về tài sản có và
quản trị tài sản có
1. Khái niệm TS có
• Ở góc độ kinh tế: tài sản có là giá trị biểu hiện bằng tiền
của các loại tài sản mà NH đang có quyền sở hữu một
cách hợp pháp
• Ở cách tiếp cận khác: tài sản có là kết quả của việc sử
dụng vốn của NH, là những tài sản được hình thành từ
nguồn vốn NH trong quá trình hoạt động

Tài sản có tăng => việc sử dụng vốn tăng


Có thể hiểu là khi tài sản có tăng lên thì NH có nhiều vốn hơn để
thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình như cấp tín dụng.
4
I. Những vấn đề chung về tài sản có và
quản trị tài sản có
2. Cácyếu tố tác động đến tài sản có
Các yếu tố

Các quy định của luật pháp: luật NH, luật đất đai,
luật dân sự,…

Mối liên hệ tương hỗ giữa NH và KH

Lợi nhuận NH đạt được trong kinh doanh và nhu


cầu tăng cổ tức của cổ đông

Hiệu quả và sự an toàn của NH trong kinh doanh


(đáp ứng nhu cầu thanh khoản)
5
3. Khái niệm quản trị tài sản có
+ Tạo ra sự đa dạng vể nguồn sinh lời
+ Chia đều nguồn vốn

Phân bổ hợp lý các


danh mục tài sản
Quản trị
tài sản có
Quản lý từng danh mục
an toàn và hiệu quả
+ Đề phòng các rủi ro phát sinh trong
quá trình hoạt động kinh doanh.

6
4. Nguyên tắc quản trị tài sản có

Tuân thủ quy định pháp luật

Đa dạng hóa danh mục

Nguyên tắc Đảm bảo chuyển hóa linh hoạt


về mặt giá trị của danh mục tài
sản

Phải thật sự an toàn, có giá trị Cân đối thanh khoản-sinh lời
khảm hại, thanh khoản cao và
chuyển đổi nhanh chóng.

7
5 Mục tiêu của quản trị tài sản có

Tối đa hóa lợi nhuận

Mục tiêu Tối thiểu hóa rủi ro

Đảm bảo nhu cầu thanh khoản

8
II. Thành phần của tài sản có

Thành phần Ngân quỹ

Cho vay các TCTD khác

Cho vay các TCKT và cá nhân


TS có nội bảng
Các khoản đầu tư
Là nghiệp vụ ảnh hưởng trực
tiếp đến bảng cân đối kế toán Tài sản cố định và tài sản khác

Tài sản có khác


Là nghiệp vụ có thể sẽ phát sinh
trong tương lai và chưa ảnh Phát hành thư tín dụng,….
hưởng đến bảng cân đối kế toán. Chấp nhận hối phiếu thương mại
TS có ngoại bảng
Cam kết giao dịch hối đoái

Hợp đồng giao dịch lãi suất...


9
II. Thành phần của tài sản có
1. TS có nội bảng

1. Ngân quỹ
• Mục đích: Nhằm đảm bảo nhu cầu thanh khoản và chi phí hoạt động
phát sinh hàng ngày của NH.

• Thành phần của ngân quỹ:

- TM, vàng, ngoại tệ tại ngân quỹ

- Tiền gửi tại NHNN (DTĐB và TGTT)

- Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác

Lợi ích của TGTT tại các TCTD khác: Nhằm mục đích thanh toán liên
NH và lấy tiền sinh lời (hay còn gọi là cho vay các TCTD khác)
10
Trạng thái ngân quỹ

Thâm hụt
- Minh họa việc NH không có khả năng chi
trả

Cân bằng
Trạng thái - Minh họa việc NH có khả năng chi trả

Dư thừa
- Minh họa việc NH bị thừa tiền và việc
phân bổ không hiệu quả.

11
II. Thành phần của tài sản có
2. Cho vay các TCTD khác
• Trong quá trình kinh doanh, NHTM có thể phát
sinh trường hợp thiếu vốn khả dụng hoặc mất
khả năng thanh khoản

• Các NH sẽ giúp đỡ, hỗ trợ, và cho vay lẫn nhau


qua thị trường liên ngân hàng

12
II. Thành phần của tài sản có
1.3. Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân
Cho vay các TCKT và cá nhân
Chiết khấu thương
phiếu và giấy tờ có giá
Cho vay gián tiếp
Chiết khấu là nghiệp vụ NH ứng
Cho vay gián tiếp là việc người đi trước giá trị chưa đến hạn thanh
vay và người trả nợ là 2 người khác toán của giấy tờ có giá khi KH có
nhau. nhu cầu.
Cho vay trực tiếp
Cho vay trực tiếp là việc người đi Bao thanh toán
vay và người trả nợ là 1 người.
Bảo lãnh ngân hàng Bao thanh toán là nghiệp vụ NH
ứng trước khoản nợ phải thu chưa
Bão lãnh là việc NH đứng ra bảo đảm với người đến hạn thanh toán của bên bán.
bán sẽ thanh toán hộ cho người mua nếu khi
đến hạn bên mua không đủ khả năng thanh
toán.
13
II. Thành phần của tài sản có
1.4. Các khoản đầu tư
Góp vốn liên doanh
Các khoản đầu tư
Góp vốn mua cổ phần
Đầu tư trực tiếp
Cấp vốn thành lập công ty
trực thuộc

Công cụ trên thị


trường vốn
Đầu tư gián tiếp
Công cụ trên thị
trường tiền tệ
14
II. Thành phần của tài sản có
Công cụ trên thị
trường vốn

Tính khả mại thấp, có


Lợi tức cao, thời gian đáo nhiều rủi ro
hạn dài (trên 1 năm)

Bao gồm: TP chính phủ TP đô thị,


kỳ phiếu, công trái…có thời hạn
trên 1 năm

15
II. Thành phần của tài sản có
Công cụ trên thị
trường tiền tệ

Tính khả mại cao, mức


Lợi tức thấp, thời gian đáo độ rủi ro thấp
hạn dưới 1 năm

Bao gồm: tín phiếu kho bạc; tín phiếu nhà nước;
TP đô thị thời hạn dưới 1năm; hối phiếu, kỳ phiếu
thương mại được 1 NH xác nhận hoặc đã qua ít
nhất 2 lần chuyển nhượng.. .

16
II. Thành phần của tài sản có

5. Tài sản cố định và tài sản khác

• Bao gồm công cụ, dụng cụ, các khoản phải thu,…
• Là bộ phận tài sản có không sinh lời, nhưng cần
thiết phải duy trì để đảm bảo hoạt động

• Chỉ cần duy trì ở mức thấp nhất có thể

17
II. Thành phần của tài sản có

6. Tài sản có khác


• Là những khoản mục TS có không sinh lời, xét
theo gốc độ vật chất

• NH phải xây dựng, mua sắm để tạo ra cơ sở hạ


tầng kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh

18
II. Thành phần của tài sản có

2. Tài sản có ngoại bảng


• Là những tài sản chưa định hình, chưa được phản
ánh vào các khoản mục trong bảng cân đối kế toán
• Bao gồm: các cam kết bảo lãnh cho KH, phát hành
thư tín dụng, chấp nhận hối phiếu thương mại, các
cam kết giao dịch hối đoái, các hợp đồng giao dịch
lãi suất

19
III. Phương pháp quản lý tài sản có

Phương pháp quản lý TS có

Phân bổ nguồn vốn hợp lý để hình thành TS có

Quản trị dự trữ

Quản trị danh mục tín dụng, xây dựng và thực


hiện chính sách tín dụng hiệu quả

20
III. Phương pháp quản lý tài sản có
1. Phân bổ nguồn vốn hợp lý để hình thành TScó

Phâ n bổ nguồn vốn

Thứ tự ưu tiên của danh mục TS có (tính thanh khoản)

Đặc điểm và tính chất của nguồn hình thành TS có

Phương pháp tập trung quỹ

Thiết lập các trung tâm

Phương pháp mô hình lập trình tuyến tính

21
III. Phương pháp quản lý tài sản có
1. Theo thứ tự ưu tiên của danh mục TS có

1. Dự trữ sơ cấp (Primary Reserves)


➢ Là khoản dự trữ có tính thanh khoản cao nhất, có khả năng đáp
ứng kịp thời và ngay lập tức các nhu cầu thanh khoản phát sinh

➢ Tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi (gồm: tiền gửi NHNN, tiền
gửi các TCTD khác)

➢ Là tài sản không sinh lời, hoặc sinh lời rất thấp, nên duy trì ở mức
độ vừa phải trong quản lý thanh khoản

22
III. Phương pháp quản lý tài sản có

2. Dự trữ thứ cấp (Secondary Reserves)


➢ Là khoản dự trữ chưa đáp ứng nhu cầu thanh khoản khi phát
sinh

➢ Được coi là tuyến phòng thủ thứ hai, sau dự trữ sơ cấp của NH
➢ Thường tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có tính thanh
khoản cao mà NH đang đầu tư

23
III. Phương pháp quản lý tài sản có
3. Khoản mục tín dụng
➢ Gồm các khoản cho vay, chiết khấu các công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao
thanh toán…

1.1.4. Khoản mục đầu tư


➢ Với mục đích đầu tư vì lợi tức, gồm: trái phiếu công ty, xí
nghiệp thời hạn dài, lợi tức cao

1.1.5. Tài sản cố định và tài sản có khác

24
III. Phương pháp quản lý tài sản có

2. Theo đặc điểm và tính chất nguồn hình thành


• Đối với tiền gửi không kỳ hạn: loại tiền gửi không ổn định, gần
như toàn bộ được sử dụng cho dự trữ sơ cấp (60-70%), còn lại
đưa vào kinh doanh, chủ yếu là cho vay ngắn hạn

• Đối với nguồn vốn huy động có kỳ hạn: loại tiền gửi ổn định,
mức độ an toàn cao, phần dự trữ cho loại này tương đối thấp,
sử dụng chủ yếu cho vay trung hạn và dài hạn

25
III. Phương pháp quản lý tài sản có

2. Theo đặc điểm và tính chất nguồn hình thành


• Đối với vốn điều lệ và các quỹ: tính ổn định rất lớn, sử dụng để
mua sắm TSCĐ, thiết bị, dụng cụ phục vụ hoạt động kinh
doanh, hùn vốn, liên doanh,…, nhu cầu dự trữ cho nguồn vốn
này là không cần thiết

26
III. Phương pháp quản lý tài sản có
1.3. Phương pháp tập trung quỹ Dự trữ
sơ cấp
Tiền gửi
không kỳ hạn Dự trữ
thứ cấp
Tiền gửi có QUỸ
kỳ hạn
TẬP TRUNG Cho vay

Vốn vay
Đầu tư

Vốn tự có Phân bổ
TSCĐ

27
III. Phương pháp quản lý tài sản có

4. Thiết lập các trung tâm


• Trong NH, nhà quản trị sẽ thiết lập một số trung tâm, mỗi trung
tâm tương ứng một loại nguồn vốn của NH. Vd: trung tâm tiền
gửi tiết kiệm, trung tâm tiền gửi không kỳ hạn, trung tâm tiền gửi
định kỳ, trung tâm vốn điều lệ và các quỹ.

• Có nhiệm vụ phân chia nguồn vốn của trung tâm để hình thành
những khoản mục TS có thích hợp

28
III. Phương pháp quản lý tài sản có

5. Phương pháp mô hình lập trình tuyến tính


• Việc quản lý, phân bổ để hình thành TS có được tính toán mức
độ và tỷ suất sinh lợi dự báo của từng loại khoản mục TS
• Trên cơ sở đó, thực hiện bố trí, điều chỉnh tăng giảm các khoản
mục TS, sao cho mức độ sinh lợi là tối đa, nghĩa là phải đạt
được hiệu quả cao nhất

29
III. Phương pháp quản lý tài sản có
1.5. Phương pháp mô hình lập trình tuyến tính
Ví dụ: Tại NH A dự báo như sau:

Khoản mục Tỷ suất sinh lợi Khối lượng


TS có (%)
1. Dự trữ sơ cấp 2 X1

2. Dự trữ thứ cấp 4 X2

3. Tín dụng 8 X3

4. Đầu tư 6 X4

5. Tài sản khác 0 X5

30
III. Phương pháp quản lý tài sản có

5. Phương pháp mô hình lập trình tuyến tính


• Việc xác định tổng mức sinh lợi của tổng TS có được thể hiện
qua phương trình tuyến tính sau:

F(x) = 2X1 + 4X2 + 8X3 + 6X4 + X5

• Giải phương trình tuyến tính

31
III. Phương pháp quản lý tài sản có
2. Quản trị dự trữ
Quản trị dự trữ
Dự trữ pháp định (bắt buộc)

Yếu tố pháp lý Dự trữ tùy nghi (không bắt buộc)

Dự trữ sơ cấp
Tính chất dự trữ
Dự trữ thứ cấp

Tiền mặt tại quỹ


Hình thái tồn tại Tiền gửi

Tiền đang chuyển & TS có khác


32
III. Phương pháp quản lý tài sản có

3. Quản trị tín dụng


1. Khái niệm

Chính sách tín dụng tốt


Quản trị tín
dụng hiệu Quy trình tín dụng tốt
quả
Phân tích thẩm định tín dụng tốt

Quản trị rủi ro tín dụng tốt


33
III. Phương pháp quản lý tài sản có
3.2. Nội dung Phân tích tín dụng

Cơ chế phân cấp quản lý Chính sách


và ủy quyền trong phê quản lý rủi ro
duyệt tín dụng tín dụng

Xác định đúng thị


trường, ngành nghề, Nội Chính sách lãi
lĩnh vực suất cho vay
dung
Xây dựng các giới Đa dạng hóa sản
hạn trong hoạt động phẩm tín dụng, phát
tín dụng triển sản phẩm mới

Xây dựng chính sách Quy định về TS đảm


khách hàng bảo tiền vay
34
III. Phương pháp quản lý tài sản có
1.Cơ chế phân cấp quản lý và ủy quyền trong phê
duyệt tín dụng
➢ Tuân thủ các quy định của pháp luật và chế độ của NH về hoạt động
tín dụng

➢ Xác định quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều
hành
➢ Linh hoạt phù hợp với đặc điểm, quy mô, điều kiện từng đơn vị, phù
hợp với năng lực của cán bộ

➢ Tính đến quy mô, tính phức tạp, các điều kiện đảm bảo của khoản
vay

35
Mô hình tập trung

Mô hình Là việc các hồ sơ tín dụng phải


phê duyệt được phê duyệt bởi các tổng giám
đốc, Ban giám đốc các chi nhánh
tín dụng và hội sở.

Mô hình phân tán là việc các hồ sơ Mô hình phân tán


tín dụng được phê duyệt bởi
trưởng phòng tín dụng hoặc giám
đốc ngân hàng nơi cho vay. 36
III. Phương pháp quản lý tài sản có
2.Xác định đúng thị trường, ngành nghề, lĩnh vực
cho vay của NH

➢ Thị trường bán buôn và bán lẻ

➢ Thị trường nội địa hay xuất khẩu

➢ Ngành hoặc sản phẩm mũi nhọn

➢ Vùng, lãnh thổ

➢ Đối tượng KH

➢ Sản phẩm tín dụng

37
III. Phương pháp quản lý tài sản có
3.3.3. Xây dựng các giới hạn trong hoạt động tín dụng
• Giới hạn cho vay bảo lãnh

• Giới hạn cho thuê tài chính

• Giới hạn tín dụng cho toàn hệ thống NH

➢ Trường hợp không được cho vay

➢ Trường hợp hạn chế tín dụng

38
III. Phương pháp quản lý tài sản có

4. Xây dựng chính sách KH


➢ Phân loại KH theo chỉ tiêu tài chính và phi tài chính

➢ KH và ngành hàng chiến lược, KH mục tiêu

➢ Chính sách cạnh tranh, marketing

➢ Chính sách ưu đãi KH theo xếp hạng tín nhiệm

39
III. Phương pháp quản lý tài sản có
5. Quy định về TS đảm bảo tiền vay
➢ Thực hiện đảm bảo tiền vay phù hợp với quy định hiện hành
của CP và NHNN Việt Nam

➢ Các nội dung cụ thể

5. Chính sách đa dạng hóa sản phẩm


➢ Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng

➢ Phát triển sản phẩm tín dụng mới hiện đại

40
III. Phương pháp quản lý tài sản có
6.Chính sách đa dạng hóa sản phẩm tín dụng,
phát triển sản phẩm tín dụng mới

➢ Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng

➢ Phát triển sản phẩm tín dụng mới hiện đại

41
III. Phương pháp quản lý tài sản có

7. Chính sách lãi suất cho vay


➢ Các loại lãi suất cần xác định:
▪ Lãi suất cho vay đối với KH thông thường, đối với KH được
ưu đãi

▪ Lãi suất cho vay trong hạn và quá hạn

▪ Lãi suất cho vay thả nổi và cố định

42
III. Phương pháp quản lý tài sản có

7. Chính sách lãi suất cho vay


➢ Các bộ phận liên quan trong xây dựng chính sách lãi suất cho
vay:

▪ Hội đồng quản trị

▪ Ủy ban quản lý TS nợ có (ALCO)

▪ Tổng giám đốc và ban điều hành của NH

43
III. Phương pháp quản lý tài sản có
➢ Các yếu tố cấu thành lãi suất cho vay

Các yếu tố

Chi phí huy động vốn


Sàn lãi suất
Chi phí hoạt động cho vay

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

=
Chi phí thanh khoản Chi phí vốn
cho vay
Chi phí vốn chủ sở hữu
44
III. Phương pháp quản lý tài sản có

7. Chính sách lãi suất cho vay


➢ Xác định lãi suất cho vay

▪ Phương pháp điều chỉnh rủi ro trên giá vốn


Lãi suất cho vay = Chi phí vốn cho vay + Mức LN kỳ vọng

▪ Phương pháp cạnh tranh theo lãi suất thị trường

45
III. Phương pháp quản lý tài sản có

8. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng


➢ Đảm bảo các nguyên tắc sau:

▪ Phân tán rủi ro


▪ Quy trình xét duyệt phải thông qua hội đồng tín dụng, qua
nhiều cấp quản lý, cán bộ

▪ Kiểm tra, giám sát thường xuyên

46
III. Phương pháp quản lý tài sản có

3.3.9. Phân tích tín dụng


➢ Phân tích phi tài chính

▪ Phân tích mô hình 6C

▪ Phân tích mô hình 5P

▪ Phân tích nhóm CAMPARI

▪ Phân tích theo mô hình điểm số Z

47
III. Phương pháp quản lý tài sản có

Character: Tư cách người đi vay


Capacity: Năng lực người đi vay
Cashfows: Nguồn tiền để trả nợ
6C Collateral: Sự đảm bảo của khoản vay
Conditions: Điều kiện, môi trường kinh
doanh của người đi vay

Control: Khả năng kiểm soát

48
III. Phương pháp quản lý tài sản có

Purpose: Mục đích vay vốn

Payment: Khả năng thanh toán

5P Protection: Khả năng bảo vệ

Policy: Chính sách phát triển của DN

Pricing: Định giá

49
III. Phương pháp quản lý tài sản có

Character: Tư cách người đi vay


Ability: Năng lực vay và hoàn trả nợ
Margin: Lãi cho vay
CAMPARI Purpose: Mục đích vay
Amount: Số tiền cho vay
Repayment: Sự hoàn trả
Insurance: Bảo đảm

50
III. Phương pháp quản lý tài sản có
▪ Phân tích theo mô hình điểm số Z

Z = R1 + R2 + R3 + R4 + R5
R1 = Vốn luân chuyển/Tổng TS

R2 = Lãi ròng/Tổng TS

R3 = Lãi trước thuế/Tổng TS

R4 = Gtrị thị trường DN/Giá hạch toán của DN

R5 = Doanh thu/Tổng TS
51
III. Phương pháp quản lý tài sản có
DN được xếp loại I

Z > 2,675
NH cho vay dễ, ưu đãi hạn mức, lãi
suất cho vay, đảm bảo TS…

DN được xếp loại II, mức trung bình


1,8 < Z  2,675
NH cho vay, phải có TS đảm bảo

DN được xếp loại III, mức xấu nhất


Z < 1,8
NH từ chối cho vay

52
III. Phương pháp quản lý tài sản có
3.3.9. Phân tích tín dụng
➢ Phân tích tài chính

▪ Phân tích tài chính đối với NH

▪ Phân tích tài chính đối với KH

(Xem các chỉ tiêu phân tích tài chính)

53
III. Phương pháp quản lý tài sản có

4. Hợp đồng tín dụng chặt chẽ


•Hợp đồng tín dụng chặt chẽ là căn cứ pháp lý để
tổ chức thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của các
bên, là căn cứ để xử lý tranh chấp giữa các bên

•Hợp đồng tín dụng lập ra phải chặt chẽ, để bảo vệ


đồng thời lợi ích của NH và lợi ích của KH

54
III. Phương pháp quản lý tài sản có

4. Hợp đồng tín dụng chặt chẽ

• Cần lưu ý các điểm sau trong hợp đồng tín dụng:

➢ Phần mô tả tín dụng


➢ Thỏa thuận cam kết cho vay

➢ Tài sản đảm bảo

➢ Những trường hợp vi phạm hợp đồng và cách xử lý

55
III. Phương pháp quản lý tài sản có

5. Giám sát và theo dõi nợ vay

• Mục đích:

➢ Ràng buộc KH sử dụng vốn đúng mục đích


➢ Tuân thủ các quy định của NH

56
III. Phương pháp quản lý tài sản có

5. Giám sát và theo dõi nợ vay


• Các nguyên tắc:
➢ Thực hiện kiểm tra theo kỳ hạn nhất định
➢Khi kiểm tra đánh giá thẩm định, cần xem xét một
cách cẩn thận những đặc điểm quan trọng của khoản
vay

➢ NH phải luôn theo dõi tình trạng của các khoản cho
vay lớn nhất

57
III. Phương pháp quản lý tài sản có

5. Giám sát và theo dõi nợ vay

• Các nguyên tắc:


➢Tăng cường lịch trình giám sát theo dõi khi nền kinh
tế có dấu hiệu suy thoái, hoặc phần lớn các khoản vay
của NH phát sinh nhiều vấn đề

➢Nhận diện và xử lý kịp thời đối với các khoản vay có


vấn đề, đưa ra biện pháp nhằm giảm tình trạng phức
tạp và nợ khó đòi

58
III. Phương pháp quản lý tài sản có
3.6. Quy trình quản lý các khoản vay có vấn đề

Phương pháp khai thác

4 Xử lý các khoản khó đòi Phương pháp thanh lý

3 Thu hồi nợ

2 Phân tích nguyên nhân

1 Nhận biết các dấu hiệu

59
III. Phương pháp quản trị tài sản có
4. Quản trị đầu tư
• Xây dựng chính sách đầu tư hiệu quả:

1 Tuân thủ quy định của pháp luật

2 Lập danh mục đầu tư phù hợp

3 Phân tán rủi ro, cân bằng lợi nhuận – rủi ro

60
Câu hỏi thảo luận

• Tại sao các NHTM thường yêu cầu khách hàng phải báo
trước nếu KH muốn rút một số tiền lớn?
• Tìm hiểu về VAMC
• Phương pháp khai thác và phương pháp thanh lý áp dụng
trong trường hợp nào?

61
CHƯƠNG 5

QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG


KINH DOANH NGÂN HÀNG

Nhóm giảng viên soạn: TS Nguyễn Quốc Anh


TS Mai Thị Phương Thùy
Ths Nguyễn Thị Quỳnh Châu

1
Nội dung

I. Những vấn đề chung về rủi ro

II. Các loại rủi ro trong kinh doanh


ngân hàng

2
I. Những vấn đề chung về rủi ro
và quản trị rủi ro

1. Khái niệm
● Theo quan điểm truyền thống:
– Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu
tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn, hoặc điều không
chắc chắn có thể xảy ra cho con người

3
I. Những vấn đề chung về rủi ro
và quản trị rủi ro

1. Khái niệm
● Theo quan điểm trung hòa:
– Rủi ro là một sự không chắc chắn, một tình trạng bất ổn
hay sự biến động tiềm ẩn ở kết quả
– Chỉ có những tình trạng không chắc chắn nào có thể ước
đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro
– Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được

4
I. Những vấn đề chung về rủi ro
và quản trị rủi ro

1. Khái niệm
● Theo quan điểm trung hòa:
– Rủi ro được xem là sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá
trị kỳ vọng. Sự khác biệt này được đo lường bởi độ lệch
chuẩn hay phương sai (bình phương độ lệch chuẩn)

5
I. Những vấn đề chung về rủi ro
và quản trị rủi ro

2. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng


● Rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra sẽ
dẫn đến sự tổn thất về tài sản của NH, giảm sút LN thực
tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí
để có thể hoàn thành một nghiệp vụ tài chính nhất định

6
I. Những vấn đề chung về rủi ro
và quản trị rủi ro

2. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng


● Như vậy:
– Rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng của NH là hai đại lượng đồng
biến với nhau trong một khoảng giá trị nhất định
– Rủi ro là yếu tố khách quan, nên chỉ có thể hạn chế sự xuất
hiện và tác động của rủi ro
– Hai yếu tố đặc trưng của rủi ro:
o Biên độ rủi ro
o Tần suất xuất hiện rủi ro

7
I. Những vấn đề chung về rủi ro
và quản trị rủi ro

3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng


● Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm
soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát,
những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro

8
Các bước quản trị rủi ro
Đưa ra những lời Lựa chọn các kĩ thuật ngăn
gợi ý cảnh báo các chặn, phòng ngừa rủi ro
dấu hiệu liên quan
đến rủi ro có thể
5 bước như: loại trừ, tránh né,
chuyển giao rủi ro, bảo
xuất hiện hiểm.

K.soát,
Nhận Phân Đo
phòng Xử lý
diện tích lường
ngừa

Thực hiện phân Tỉ lệ % rủi ro xảu ra Khắc phục hậu quả và


loại, đánh giá, xếp liên quan đến giá trị giải quyết những tổn
mức độ ảnh hưởng thiệt hại và tần suất thất liên quan.
của các loại rủi ro xuất hiện.

9
Mô hình 3 tuyến phòng thủ

10
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
Rủi ro lãi suất

Rủi ro thị trường Rủi ro tỷ giá

Rủi ro tín dụng


RỦI RO

Rủi ro thanh khoản

Rủi ro vận hành


11
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

1. Rủi ro tín dụng (Credit Risk)


1. Khái niệm
● Theo NHNN Việt Nam:
– “Rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD là khả năng
xảy ra tổn thất trong hoạt động NH của TCTD do KH không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của
mình theo cam kết”

12
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

1. Khái niệm
● Như vậy:
– Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín
dụng của NH, biểu hiện trên thực tế qua việc KH không trả
được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho NH
– Rủi ro tín dụng có hai cấp độ:
o KH trả nợ không đúng hạn
o KH không trả được nợ cho NH

13
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
1.2. Phân loại rủi ro tín dụng

Phân loại

Rủi ro giao dịch


Xảy ra khi các giao dịch tín dụng không thành công hoặc không đạt được kết quả
thu hồi theo thỏa thuận ban đầu. Có thể phát sinh từ sự thay đổi trong tình hình tài
chính của KH như KH không có khả năng trả nợ hoặc không thu hồi được nợ từ
TSĐB. Phát sinh từ rủi ro Kinh doanh, rủi ro hệ thống.

Rủi ro danh mục


Liên quan đến việc quản lí danh mục tín dụng của NH bao gồm việc đánh giá vào QL
rủi ro từ việc cho vay và đầu tư vào các khoản TD khác nhau. Rủi ro danh mục có
thể phát sinh từ sự biến động của thị trường, thay đổi trong tình hình kinh tế vĩ mô,
các yếu tố khác bao gồm Khách hàng có ảnh hưởng đến giá trị các khoản tín dụng
trong danh mục.
14
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

4. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng


● Nguyên nhân từ phía người đi vay
● Nguyên nhân từ phía NH
-
Việc kiểm soát, quyết định quy trình chưa chặt chẽ dẫn đến lỗ hổng trong khâu t
ác nghiệp.
- Sự cố ý, cố tình làm trái QĐ pháp luật của nhân viên thực hiện.
● Nguyên nhân khách quan
Những yếu tố tình hình kinh tế thị trường vĩ mô, vi mô có sự ảnh hưởng.
5. Hậu quả của rủi ro tín dụng
● Tác động đến hoạt động kinh doanh của NH
● Tác động đến nền kinh tế xã hội
Không xoay chuyển dòng tiền, tạo ra tâm lí e ngại, không thúc đẩy kinh tế phát
triển.
15
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
6. Lượng hóa và đánh giá rủi ro tín dụng
1. Lượng hóa rủi ro tín dụng
Lượng hóa

Mô hình chất lượng 6 C

Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard&Poor’s

Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Mô hình cấu trúc kỳ hạn của rủi ro tín dụng

16
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2. Đánh giá rủi ro tín dụng
a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
➢ Theo TT 39/2016/TT-NHNN và TT02/2018: QĐ về phân
loại nợ.
o “Nợ quá hạn là khoản nợ tổ chức tín dụng mà người
đi vay (cá nhân hoặc tổ chức) khi đến ngày trả nợ theo
hợp đồng nhưng lại không thể trả nợ gốc và lãi đúng theo
trên hợp đồng”
➢ Cách tiếp cận khác:
o Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn
trả đúng hạn, không cho phép và không đủ điều kiện
để được gia hạn nợ

17
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
➢ Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các khoản nợ quá hạn
trong hệ thống NHTM được phân ra như sau:
Nhóm 2 (Nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày)
Nợ cần chú ý

Nhóm 3 (Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày)


Nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm 4 (Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)


Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 (Nợ quá hạn trên 361 ngày)


Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ có khả năng mất vốn
Nhóm 2 -> 5: Nợ quá hạn
18
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
➢ Tỷ lệ nợ quá hạn

Công thức

Tổng dư nợ có nợ quá hạn = Nhóm 2 + N3 +N4 +N5

19
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
a. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn
➢ Tỷ lệ nợ quá hạn

Ý nghĩa

Tỷ lệ nợ quá hạn  5%

Đánh giá các mức độ nợ quá hạn

20
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
➢ Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên mà
không đòi được và không được tái cơ cấu
➢ Tại Việt Nam, nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn
có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án
chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được CP
xử lý rủi ro

21
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu

Nhóm 3 (Nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày)


Nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm 4 (Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)


Nợ nghi ngờ

Nhóm 5 (Nợ quá hạn trên 361 ngày)


Nợ có khả năng mất vốn

22
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
b. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu
➢ Tỷ lệ nợ xấu

Ý nghĩa

Tỷ lệ nợ xấu  3%

Mức độ nguy hiểm mà NHTM phải đối mặt, để


có biện pháp giải quyết kịp thời

23
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
c. Hệ số rủi ro tín dụng
Công thức

24
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
c. Hệ số rủi ro tín dụng

Ý nghĩa

Tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong TS có

Khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì
LN sẽ lớn, đồng thời rủi ro tín dụng cao

25
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
d. Tỷ lệ xóa nợ
Công thức

26
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
e. Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro tín dụng
Công thức

27
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

7. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng


● Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về cho vay,
bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán
và bảo đảm tiền vay
● Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các
nguyên tắc, thủ tục cho vay và cấp tín dụng khác, sắp
xếp và tổ chức lại bộ máy
● Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

28
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

7. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng


● Thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình
giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo
lường rủi ro tín dụng có hiệu quả
● Thực hiện các quy định đảm bảo kiểm soát rủi ro và an
toàn hoạt động tín dụng
● TCTD cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp
luật để thu hồi nợ vay

29
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

7. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng


● Phân tán rủi ro trong cho vay
● Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phân tích tín
dụng, sử dụng bảo đảm tài sản chắc chắn
● Chuyển giao toàn bộ rủi ro cho cơ quan bảo hiểm chuyên
nghiệp bằng cách mua bảo hiểm tiền vay
● Có chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản dự
phòng để đối phó rủi ro

30
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

7. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng


● Trước khi cho KH vay, NH cần quan tâm đến các nhóm
điều kiện sau:
– Tờ trình thẩm định tín dụng
– Các giới hạn cấp tín dụng theo quy định

31
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

● Trước khi cho KH vay, NH cần quan tâm đến các nhóm
điều kiện sau:
– Khả năng trả nợ của KH ( Mức cho vay)
– Giá trị còn lại của tài sản đảm bảo
o Mức cho vay  x % * Giá trị còn lại của tài sản đảm bảo
– Khả năng đáp ứng nguồn vốn cho vay của NH

32
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

7. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng


● Trước khi cho KH vay, NH cần quan tâm:
– Khả năng còn có thể vay thêm

33
▪ Xử lý khoản vay có vấn đề

Khai thác

Biện
pháp

Thanh lý

34
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

7. Phương pháp quản lý rủi ro tín dụng


● Thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thông qua các công cụ
tín dụng phái sinh
– Hoán đổi tín dụng (Credit Swap)
– Quyền chọn tín dụng (Credit Option)

35
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2. Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk)
1. Khái niệm tính thanh khoản của ngân hàng
● Tính thanh khoản của ngân hàng: Là khả năng đáp ứng
đầy đủ nhu cầu về tiền mặt của ngân hàng (đáp ứng
được cả về quy mô lẫn thời điểm phát sinh) tại mức chi
phí hợp lý

36
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

1. Khái niệm
● Rủi ro thanh khoản: là loại rủi ro xuất hiện trong trường
hợp NH thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các
loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để
đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán

37
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

1. Khái niệm
● Quản trị thanh khoản: là việc quản lý có hiệu quả cấu
trúc tính thanh khoản (tính lỏng) của TS và cấu trúc danh
mục của nguồn vốn
● Bản chất của công tác quản trị thanh khoản:
– NH thường xuyên đối phó tình trạng thâm hụt hoặc thặng
dư thanh khoản
– Thanh khoản và khả năng sinh lời là hai đại lượng tỷ lệ
nghịch với nhau

38
2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân

Môi trường NH Khách hàng

Hiện tượng tâm lí đám


Tình hình Kinh tế, chính Quản lí tác nghiệp lỏng đông khi Giao dịch.
trị, xã hội tác động. lẻo, sự cố tình cố ý gian Rút tiền trước hạn
dối của Nhân viên. không theo thỏa thuận.
39
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

3. Cung cầu về thanh khoản (Supply-Demand for liquidity)


1. Cung thanh khoản (Supply for liquidity)
● Cung thanh khoản là các khoản vốn làm tăng khả năng chi
trả của NH, là nguồn cung cấp thanh khoản cho NH
● Cung thanh khoản bao gồm:

40
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.3.1. Cung thanh khoản (Supply for liquidity)

Cun g thanh khoản

Các khoản tiền gửi mới của KH (S1)

Doanh thu từ việc bán các khoản dịch vụ (S2)

Thu hồi tín dụng đã cấp (S3)

Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4)

Vay mượn từ NHNN, thị trường tiền tệ (S5)

41
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

2. Cầu thanh khoản (Demand for liquidity)


● Cầu thanh khoản là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt
động của NH, các khoản làm giảm quỹ của NH
● Cầu thanh khoản bao gồm:

42
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.3.2. Cầu thanh khoản (Demand for liquidity)

Cầu thanh khoản

KH rút các khoản tiền gửi (D1)

Yêu cầu cấp các khoản tín dụng chất lượng cao (D2)

Hoàn trả các khoản vay mượn phi tiền gửi (D3)

Chi phí phát sinh khi kinh doanh sản phẩm,d.vụ (D4)

Thanh toán cổ tức cho các cổ đông (D5)

43
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

4. Đánh giá rủi ro thanh khoản


● Trạng thái thanh khoản ròng (NLP): ở bất kỳ thời điểm
nào, các nguồn cung và cầu thanh khoản đến cùng
nhau và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng

Trạng thái Tổng cung Tổng cầu


thanh thanh thanh
khoản ròng = khoản - khoản
S D

NLPt = (S1+S2+S3+S4+S5) -(D1+D2+D3+D4+D5)

44
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản

NLPt > 0: thặng dư thanh khoản

NLPt < 0: thiếu hụt thanh khoản

NLPt = 0: cân bằng

45
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản

NLPt > 0

Thặng dư thanh khoản

Mua các CK dự trữ thứ cấp đã bán ra trước đó

Cho vay trên thị trường tiền tệ


Biện pháp
Gửi tiền tại các TCTD khác

46
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.4. Đánh giá rủi ro thanh khoản

NLPt < 0

Thiếu hụt thanh khoản

Sử dụng DTBB dư ra nếu có

Bán dự trữ thứ cấp (CK ngắn hạn do CP phát hành)


Biện pháp
Vay qua đêm, vay tái chiết khấu tại NHNN

Phát hành chứng chỉ tiền gửi,…

47
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

5. Chiến lược quản trị thanh khoản


1. Đường lối chung
● Thường xuyên bám sát hoạt động của các bộ phận huy
động vốn và sử dụng vốn
● Dự đoán những KH có thể gửi tiền và vay tiền ở những NH
nào, đặc biệt là các KH lớn
● Phân tích trên cơ sở liên tục nhu cầu thanh khoản và các
quyết định liên quan đến thanh khoản

48
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.5.2. Các chiến lược quản trị thanh khoản
Cá c chiến lược
Tiếp cận thanh toán thực sự
Dựa vào TS có (dự trữ, bán
CK và TS) Tiếp cận thị trường tiền tệ

Dựa vào TS nợ (đi vay)

Cân đối thanh khoản

49
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.6. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Phương pháp

Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn (sources and uses
of funds approach)

Phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn (structure of funds approach)

Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

50
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
2.6. Các phương pháp quản lý rủi ro thanh khoản
Phương pháp

Duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa vốn dùng cho dự trữ và vốn
dùng cho kinh doanh

Chú trọng yếu tố thời gian của vấn đề thanh khoản

Đảm bảo tỷ lệ khả năng chi trả ( Xem điều 15 mục 4, thông tư
số 36/2014/TT-NHNN)

Sử dụng các biện pháp dự báo thanh khoản

Tiếp cận chỉ số thanh khoản (H3 – H8)

51
Ví dụ: Tại NHTM A có số liệu vào cuối
Quý 1/2022 như sau:

● Tổng tài sản Có: 187.748.480.030.263 đồng


● Dư nợ theo từng nhóm nợ:
- Nhóm 1: 98.821.266.768.786 đồng
- Nhóm 2: 4.601.685.822.310 đồng
- Nhóm 3: 583.648.806.145 đồng
- Nhóm 4: 698.474.238.516 đồng
- Nhóm 5: 1.011.289.103.710 đồng
Yêu cầu:
a. Hãy tính tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng.
b. Hãy tính hệ số rủi ro tín dụng tại ngân hàng đối với những
khoản vay có thời gian quá hạn từ 91 ngày trở lên. 52
Ví dụ: Tại NHTM A có số liệu vào cuối
Quý 1/2022 như sau:
Bài giải:
Tổng dư nợ tín dụng = 98.821.266.768.786 + 4.601.685.822.310 +
583.648.806.145 + 698.474.238.516 + 1.011.289.103.710 =
105.716.364.739.467 đồng
Nợ quá hạn = 4.601.685.822.310 + 583.648.806.145 + 698.474.238.516 +
1.011.289.103.710 = 6.895.097.970.681 đồng
Tỷ lệ nợ quá hạn = 6.895.097.970.681 / 105.716.364.739.467] *100% =
6,52%
Nợ xấu = 583.648.806.145 + 698.474.238.516 + 1.011.289.103.710 =
2.293.412.148.371 đồng
Tỷ lệ nợ xấu = 2.293.412.148.371 / 105.716.364.739.467] *100% = 2,17%
Hệ số rủi ro tín dụng = 2.293.412.148.371 / 187.748.480.030.263 = 1,22%

53
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

3. Rủi ro tỷ giá hối đoái (Foreign Rate Risk)


1. Khái niệm
● Theo Peter S. Rose:
– “Rủi ro hối đoái là khả năng thiệt hại (tổn thất) mà NH phải
gánh chịu do sự biến động giá cả tiền tệ thế giới”
● Theo Hennie Van Greunung và Soja Brajovic Bratanovic:
− “Rủi ro hối đoái là rủi ro xuất phát từ sự thay đổi tỷ giá hối
đoái giữa nội tệ và ngoại tệ”

54
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

1. Khái niệm
● Như vậy:
– Rủi ro tỷ giá hối đoái trong hoạt động NH là rủi ro phát sinh
trong quá trình cho vay ngoại tệ hoặc quá trình kinh doanh
ngoại tệ khi tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi cho
NH

55
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá


● Các hoạt động của NH có liên quan đến ngoại hối làm
phát sinh rủi ro tỷ giá bao gồm:
– Hoạt động ngoại tệ ngoại bảng: NH kinh doanh ngoại tệ
trên thị trường ngoại hối với các công cụ phái sinh…
– Hoạt động ngoại tệ nội bảng: NH huy động vốn, cấp tín
dụng và đầu tư vào tài sản bằng ngoại tệ

56
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá

Hoạt động ngoại bảng về ngoại hối

Mua và bán ngoại tệ cho KH


Nhằm thực hiện và thanh toán các hợp đồng ngoại thương Hạch
toán bên
Nhằm thực hiện đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp ngoài
bảng
Nhằm cân bằng trạng thái ngoại tệ để phòng ngừa RRTG tổng kết
tài sản
Nhằm mục đích đầu cơ kiếm lãi khi tỷ giá biến động

57
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá

Trạng thái Doanh số Doanh số


ngoại bảng mua vào của bán ra của
của ngoại tệ i = ngoại tệ i - ngoại tệ i

i <0 NH gặp rủi ro hối đoái nếu TGHĐ của i tăng lên

i >0 NH gặp rủi ro hối đoái nếu TGHĐ của i giảm xuống

i =0 NH không gặp rủi ro hối đoái

58
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá

Hoạt động nội bảng về ngoại hối

Cho vay và đầu tư vào TS bằng ngoại tệ


NH có những TS và nguồn vốn bằng ngoại tệ Hạch
toán bên
TS bằng ngoại tệ của NH: cho vay và đầu tư trong
bảng
Nợ bằng ngoại tệ của NH: tiền gửi bằng ngoại tệ, phát tổng kết
hành chứng chỉ tiền gửi bằng ngoại tệ, phát hành TP bằng tài sản
ngoại tệ, vay mượn trên thị trường tiền tệ…

59
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá

Trạng thái nội Giá trị tài Giá trị nợ


bảng của sản của của ngoại
ngoại tệ i = ngoại tệ i - tệ i

i <0 NH gặp rủi ro hối đoái nếu TGHĐ của i tăng lên

i >0 NH gặp rủi ro hối đoái nếu TGHĐ của i giảm xuống

i =0 NH không gặp rủi ro hối đoái

60
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tỷ giá
Nguyên nhân
Sự chênh lệch giữa TS có và TS nợ
ngoại hối

Chủ quan Sự chênh lệch giữa doanh số mua vào


và bán ra của đồng tiền nước ngoài

Sự biến động tỷ giá theo chiều hướng


Khách quan bất lợi đối với NH

61
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

3. Đánh giá rủi ro tỷ giá hối đoái


● Trạng thái ngoại hối là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá rủi ro
tỷ giá hối đoái
– Trạng thái ngoại hối ròng của mỗi loại ngoại tệ
– Trạng thái ngoại hối ròng của tất cả các loại ngoại tệ

62
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

3. Đánh giá rủi ro tỷ giá hối đoái


1. Trạng thái ngoại hối ròng của mỗi loại ngoại tệ
● Theo Quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN:
– Là sự chênh lệch giữa tổng TS có và tổng TS nợ của
ngoại tệ, bao gồm các tài khoản ngoại bảng tương ứng,
các khoản mua, bán ngoại tệ giao ngay và có kỳ hạn

63
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.3.1. Trạng thái ngoại hối ròng của mỗi loại ngoại tệ

Trạng thái ngoại Tổng tài Tổng tài sản


hối của hoạt = sản có bằng - nợ bằng
động nội bảng ngoại tệ ngoại tệ

Trạng thái ngoại Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm


tệ ròng
>0 Lãi Lỗ

<0 Lỗ Lãi

=0 Không rủi ro Không rủi ro

64
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.3.1. Trạng thái ngoại hối ròng của mỗi loại ngoại tệ

Trạng thái ngoại


Tổng ngoại Tổng ngoại
hối của hoạt = -
tệ mua vào tệ bán ra
động ngoại bảng

Trạng thái ngoại Tỷ giá tăng Tỷ giá giảm


tệ ròng
>0 Lãi Lỗ

<0 Lỗ Lãi

=0 Không rủi ro Không rủi ro

65
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
1. Trạng thái ngoại hối ròng của mỗi loại ngoại tệ
● Trạng thái rủi ro hối đoái ròng (NPE), còn gọi là trạng thái
nguyên tệ của một ngoại tệ, là chênh lệch giữa tổng TS có
và tổng TS nợ bằng ngoại tệ này, bao gồm trạng thái ngoại
hối của hoạt động nội bảng và ngoại bảng

Trạng thái ngoại hối của Trạng thái ngoại hối của
NPE i = hoạt động nội bảng hoạt động ngoại bảng
bằng ngoại tệ i
- bằng ngoại tệ i

(Tổng tài sản có bằng (Tổng doanh số ngoại tệ


= ngoại tệ - Tổng tài sản mua vào - Tổng doanh
nợ bằng ngoại tệ)
- số ngoại tệ bán ra)

66
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.3.1. Trạng thái ngoại hối ròng của mỗi loại ngoại tệ

NPE i Tỷ giá Tỷ giá Trạng thái


tăng giảm

>0 Lãi Lỗ Trường thế

<0 Lỗ Lãi Đoản thế

=0 Không rủi Không rủi Cân bằng


ro ro

67
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

2. Trạng thái ngoại hối ròng của tất cả các loại ngoại tệ
● Trạng thái ngoại hối ròng của tất cả các loai ngoại tệ (tổng
trạng thái ngoại hối): là chênh lệch giữa tổng TS có và tổng
TS nợ của tất cả các loại ngọai tệ kinh doanh (quy ra VND),
bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tương ứng, các
khoản mua, bán ngoại tệ giao ngay và có kỳ hạn

68
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.3.2. Trạng thái ngoại hối ròng của tất cả các loại ngoại tệ

Ch ỉ tiêu đo lường

Tổng trạng thái ngoại tệ gộp (Gross aggregate position)

Tổng trạng thái ngoại tệ ròng (Net aggregate position)

Trạng thái ngoại tệ nhanh (Shorthand position)

69
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.3.2. Trạng thái ngoại hối ròng của tất cả các loại ngoại tệ

Trạng thái Tỷ giá Tỷ giá Trạng thái


ngoại tăng giảm
tệ ròng
>0 Lãi Lỗ Dư thừa
(độ lệch dương)
<0 Lỗ Lãi Dư thiếu
(độ lệch âm)
=0 Không rủi Không rủi Cân bằng
ro ro

70
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

3. Giới hạn trạng thái ngoại hối đối với NHTM


● NH sẽ chủ động duy trì trạng thái ngoại hối của ngoại tệ ở
trạng thái trường thế hay đoản thế, tùy vào dự đoán của NH
trong tương lai tỷ giá ngoại tệ đó tăng hay giảm
● Mức độ rủi ro tỷ giá hối đoái: P/L = NPE i x E
o P/L: mức lãi/lỗ đối với 1 loại ngoại tệ khi tỷ giá thay đổi
o E = E1 – E2: sự thay đổi tỷ giá E của nội tệ so với ngoại tệ
của kỳ sau so với kỳ trước

71
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

3. Giới hạn trạng thái ngoại hối đối với NHTM


● Để hạn chế rủi ro, cuối ngày, NHTM phải duy trì:

72
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3.4. Phương pháp quản lý rủi ro tỷ giá

Phương pháp

Cho vay bằng ngoại tệ này nhưng thu nợ bằng ngoại tệ khác

Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ và thanh toán

Áp dụng các kỹ thuật bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Chuyển giao rủi ro tỷ giá cho cơ quan bảo hiểm

Duy trì trạng thái ngoại hối hợp lý

73
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

4. Rủi ro lãi suất (Interate Rate Risk)


1. Khái niệm
● Theo Timothi W. Koch:
– “Rủi ro lãi suất là sự thay đổi tiềm tàng về thu nhập lãi ròng
và giá trị thị trường của vốn NH xuất phát từ sự thay đổi của
mức lãi suất”
● Theo Thomas P. Fitch:
− “Rủi ro lãi suất là rủi ro khi thay đổi lãi suất thị trường sẽ
dẫn đến tài sản sinh lời giảm giá trị”

74
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng

1. Khái niệm
● Như vậy:
– Rủi ro lãi suất là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của
lãi suất thị trường hoặc những yếu tố có liên quan đến lãi
suất, dẫn đến nguy cơ biến động thu nhập và giá trị ròng
của NH

75
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
4.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất
Nguyên nhân

Khi xuất hiện sự không cân xứng về kỳ hạn giữa TS có và TS nợ

NH áp dụng các lãi suất khác nhau trong huy động vốn, cho vay

Sự không phù hợp về khối lượng giữa nguồn vốn huy động với
việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay

Sự không phù hợp về thời hạn giữa nguồn vốn huy động với việc
sử dụng nguồn vốn đó để cho vay

Tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế

76
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3. Các hình thức, ảnh hưởng của rủi ro lãi suất
1. Các hình thức

Các hình thức

Rủi ro về giá (price risk)

Rủi ro về tái đầu tư (re-invesment risk)

77
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
4.3.2. Ảnh hưởng của rủi ro lãi suất

Ảnh hưởng

Làm tăng chi phí nguồn vốn của NH

Làm giảm thu nhập từ tài sản của NH

Làm giảm giá trị thị trường của TS có và VCSH của NH

78
II. Các loại rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng
3. Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất
● Hạn chế tối đa những thiệt hại từ ảnh hưởng xấu của biến
động lãi suất đến thu nhập của NH
● NH cần phải:
o Tập trung phân tích những TS và nợ nhạy cảm nhất với sự
biến động của lãi suất
o Duy trì cố định tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM), bảo đảm
NIM trung bình nằm trong khoảng 3,5 đến 4%

79
Các trạng thái của khe hở nhạy cảm lãi
suất
● GAP = Giá trị tài sản nhạy cảm lãi suất – Giá trị nợ nhạy cảm lãi
suất
Trong đó:
- Tài sản nhạy cảm với lãi suất là những tài sản được định giá lại
khi lãi suất thay đổi (các khoản cho vay, chứng khoán…)
- Nợ nhạy cảm lãi suất là những khoản vốn mà lãi suất được điều
chỉnh theo thị trường (tiết kiệm ngắn hạn, tiền gửi có lãi suất thả
nổi, các khoản vay trên thị trường tiền tệ...)
● Nếu GAP > 0 : NH có khe hở nhạy cảm lãi suất dương (khe hở
nhạy cảm của tài sản) : Rủi ro khi lãi suất giảm
● Nếu GAP < 0 : NH có khe hở nhạy cảm lãi suất âm (Khe hở nhạy
cảm Nợ): Rủi ro khi lãi suất tăng

80
Thảo luận

● Ưu nhược điểm của các chiến lược quản trị thanh khoản?
● Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ
Việt Nam đồng xảy ra tại VietinBank là vụ án lớn nhất trong
lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam.
● Năm 2003 xuất hiện tin đồn Tổng giam đốc ACB bỏ trốn,
khách hàng đổ xô đến ACB rút tiền. ACB và NHNN đã làm
gì trước tình hình trên?
● Vụ án mất 245 tỷ tại eximbank.

81
Chương 6

DOANH THU, CHI PHÍ VÀ LỢI


NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

1
Nội dung

I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng

II. Lợi nhuận của ngân hàng

III. Đánh giá hoạt động kinh doanh của


ngân hàng

2
I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng

1. Doanh thu của ngân hàng


● Doanh thu của NHTM là tổng số tiền thu được do các
hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ NH và các hoạt
động khác có liên quan, mang lại trong một thời gian
nhất định (năm, quý, tháng) một cách hợp pháp, hợp lệ
– Điều 16, nghị định 146/2005/NĐ-CP
– Mục 1.1, phần II, thông tư 12/2006/TT-BTC

3
I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng
1. Doanh thu của ngân hàng
❑ Thu từ hoạt động nghiệp vụ
❑ Thu từ hoạt động khác (kinh
Phân loại doanh ngoại tệ, chiết khấu…)
❑ Thu hoàn nhập các khoản dự
Theo nội dung kinh tế phòng đã trích
❑ Thu khác (quà biếu, tặng
phẩm…)

Theo khoản mục thu

4
I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng
1. Doanh thu của ngân hàng ❑ Thu từ hoạt động nghiệp vụ
❑ Thu từ hoạt động khác (kinh
doanh ngoại tệ, chiết khấu…)
Phân loại ❑ Thu hoàn nhập các khoản dự
phòng đã trích
Theo nội dung kinh tế ❑ Thu khác (quà biếu, tặng
phẩm…)
❑ Thu về hoạt động tín dụng
❑ TN từ hoạt động dịch vụ
❑ TN từ hoạt động kinh doanh
Theo khoản mục thu ngoại hối
❑ TN từ hoạt động kinh doanh
khác (CK, mua bán nợ…)
❑ Thu lãi góp vốn, mua CP
❑ TN khác

5
I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng

2. Chi phí của ngân hàng


● Chi phí trong NHTM là toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ
có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến mọi hoạt động của
NHTM, đã xác định là hợp lệ và hợp pháp
– Điều 17, nghị định 146/2005/NĐ-CP
– Mục 2.1 và 2.2, phần II, thông tư 12/2006/TT-BTC

6
I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng
2. Chi phí của ngân hàng

Phân loại
❑ Chi phí hoạt động kinh doanh
Theo nội dung kinh tế ❑ Chi phí hoạt động khác

Theo khoản mục thu

7
I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng
2. Chi phí của ngân hàng
❑ Chi phí hoạt động kinh doanh

Phân loại ❑ Chi phí hoạt động khác

Theo nội dung kinh tế


❑ Chi phí hoạt động tín dụng
❑ Chi phí hoạt động dịch vụ
❑ Chi phí hoạt động kinh doanh
ngoại hối
❑ Chi nộp thuế, phí, lệ phí
Theo khoản mục thu ❑ Chi phí HĐKD khác
❑ Chi phí cho nhân viên
❑ Chi cho hoạt động quản lý
❑ Chi về TS
❑ Chi phí dự phòng….
❑ Chi phí khác
8
I. Doanh thu, chi phí của ngân hàng

3. Nguyên tắc xác định doanh thu và chi phí


● Mọi khoản thu chi, phát sinh trong kỳ phải có chứng từ
hợp lệ, hợp pháp
● Tham khảo:
– Mục 1.2, phần II, thông tư 12/2006/TT-BTC
– Mục 2.3, phần II, thông tư 12/2006/TT-BTC

9
II. Lợi nhuận của ngân hàng

1. Khái niệm
● Lợi nhuận của TCTD là khoản chênh lệch được xác định
giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí
phải trả hợp lý hợp lệ
● Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của
TCTD, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi
nhuận các hoạt động khác

10
II. Lợi nhuận của ngân hàng

1. Khái niệm
● Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Chi phí
● Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Thuế thu nhập

11
II. Lợi nhuận của ngân hàng

2. Phân phối lợi nhuận


1. Đối với các TCTD 100% vốn nhà nước
● Tham khảo quy định liên quan
2. Đối với các TCTD khác
● Tham khảo quy định liên quan

12
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng
Chỉ tiêu đánh giá

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ lệ thu nhập cận biên

Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên

Chênh lệch lãi suất bình quân

Tỷ lệ hiệu suất sử dụng TSCĐ

Tỷ lệ TS sinh lời

Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi

13
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

1. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)


● Công thức

14
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

1. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)


● Ý nghĩa
– Với một đồng vốn tự có, NH tạo ra bao nhiêu đồng LN
– Cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của NH, so sánh hiệu quả
kinh doanh giữa các NH

15
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

2. Tỷ lệ thu nhập trên tổng TS (ROA)


● Công thức

16
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

2. Tỷ lệ thu nhập trên tổng TS (ROA)


● Ý nghĩa
– Một đồng TS có tạo ra bao nhiêu đồng LN ròng, qua đó
đánh giá chất lượng TS có trong NH
– Đánh giá chất lượng của công tác quản lý TS có

17
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

3. Tỷ lệ thu nhập cận biên


1. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM)
● Công thức

18
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

3. Tỷ lệ thu nhập cận biên


1. Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên (NIM)
● Ý nghĩa
– Cho thấy khả năng sinh lời và dự báo khả năng sinh lời
trong hoạt động tín dụng của NHTM
– Từ đó, có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại TS
có sinh lời, tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp, có chính
sách tăng giảm lãi suất hợp lý

19
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

3. Tỷ lệ thu nhập cận biên


2. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (MN)
● Công thức

20
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

3. Tỷ lệ thu nhập cận biên


2. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (MN)
● Ý nghĩa
– Đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi và chi
phí ngoài lãi
– Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ và chi
phí kinh doanh trong NH

21
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

3. Tỷ lệ thu nhập cận biên


3. Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM)
● Công thức

22
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

4. Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên


● Công thức

23
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

5. Chênh lệch lãi suất bình quân


● Công thức

24
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

5. Chênh lệch lãi suất bình quân


● Ý nghĩa
– Đánh giá hiệu quả hoạt động trung gian tín dụng (hiệu quả
của hoạt động huy động vốn và cho vay trong NHTM)
– Chỉ tiêu này có thể so sánh để đo lường mức độ cạnh
tranh giữa các NH trên thị trường tiền tệ

25
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

6. Tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản


● Công thức

● Ý nghĩa
– Tổng thu từ hoạt động = TN lãi + TN ngoài lãi
– Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản trong NHTM, với tiêu
chí TN mang lại bởi các TS đó

26
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

7. Tỷ lệ tài sản sinh lời


● Công thức

● Ý nghĩa
– Đánh giá mức độ sử dụng TS để tạo ra TN trong NH cao
hay thấp
– Tỷ lệ càng cao, mức độ sử dụng TS có càng tốt

27
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

8. Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi (P’)


● Công thức

● Ý nghĩa
– Cho thấy hiệu suất sinh lời của TS có sinh lời
– Tỷ suất này càng gần ROA thì hiệu suất sử dụng TS của
NH càng lớn

28
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

Mô hình phân tích khả năng sinh lời

Mô hình đánh đổi lợi nhuận - rủi ro

Mô hình phân chia tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu

Mô hình tách chỉ số phân tích LN trên tài sản (ROA)

29
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

1. Mô hình đánh đổi lợi nhuận – rủi ro


● Công thức

30
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

1. Mô hình đánh đổi lợi nhuận – rủi ro


● Ý nghĩa
– ROE phụ thuộc vào khả năng sinh lời của TS mà NH nắm
giữ và cơ cấu nguồn vốn của NH
– ROE tăng nếu hiệu quả sử dụng TS tăng và/hoặc tỷ trọng
vốn chủ sở hữu của NH trong tổng nguồn vốn giảm
– Mối quan hệ trong công thức thể hiện: thu nhập của NH
rất nhạy cảm với phương thức tài trợ tài sản – sử dụng
nhiều nợ hơn hoặc nhiều vốn chủ sở hữu hơn

31
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

1. Mô hình đánh đổi lợi nhuận – rủi ro


● Ví dụ:
Tỷ lệ ROE tương ứng với các tỷ lệ ROA
Tổng
TS/VCSH 0,5% 1% 1,5% 2%

5:1 2,5% 5% 7,5% 10%

10:1 5% 10% 15% 20%

15:1 7,5% 15% 22,5% 30%

20:1 10% 20% 30% 40%

32
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

2. Mô hình phân chia tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu


● Công thức

33
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

2. Mô hình phân chia tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu


● Ý nghĩa
– Tỷ lệ sinh lời hoạt động phản ánh hiệu quả của việc quản
lý chi phí và các chính sách định giá dịch vụ
– Hiệu quả sử dụng TS phản ánh các chính sách quản lý
danh mục đầu tư, đặc biệt là cấu trúc và thu nhập của TS
– Tỷ trọng vốn chủ sở hữu phản ánh các chính sách đòn
bẩy tài chính

34
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng
3. Mô hình tách các chỉ số phân tích LN trên TS

Thu nhập
ngoài lãi cận
biên
Mức độ tác
Thu nhập lãi
động của các
cận biên
giao dịch đến
TNR

ROA

35
III. Đánh giá hoạt động kinh doanh
ngân hàng

3. Mô hình tách các chỉ số phân tích LN trên TS


● Một số yếu tố quan trọng:
– Việc sử dụng thận trọng đòn bẩy tài chính
– Việc sử dụng thận trọng đòn bẩy hoạt động từ TSCĐ
– Kiểm soát thận trọng chi phí hoạt động để tăng nguồn thu
– Quản lý thận trọng DMĐT, đáp ứng yêu cầu thanh khoản,
đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất từ danh mục TS
– Kiểm soát chặt chẽ rủi ro của NH để những khoản lỗ
không vượt quá thu nhập và vốn chủ sở hữu

36
Câu hỏi thảo luận

● Phân tích doanh thu chi phí lợi nhuận của một NHTM cụ
thể

37

You might also like