You are on page 1of 20

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU


******************

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ


MÔN: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Đề Tài: : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH


CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN CHUYỂN
GEMADEPT

GVHD: TS. Ngô Quang Huân


HVTH: Trần Thị Ngọc Huỳnh
MSSV: 15111340
Mã CK: GMD

Vũng Tàu, ngày 12/03/2016


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................... trang 2
PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ GEMADEPT............................................. trang 3
1. Giới thiệu chung về GEMADEPT....................................................... trang 3
2. Lịch sử hình thành GEMADEPT......................................................... trang 3
3. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Mục tiêu.......................................................... trang 4
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG
TY GEMADEPT................................................................................... trang 5
I. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.................................................. trang 5
II. Phân tích tỷ lệ tài chính trang ............................................................ trang 5
1. Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán................................................... trang 5
2. Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động........................................................... trang 7
3. Tỷ lệ tài trợ............................................................................................. trang 8
4. Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi............................................................. trang 9
5. Chỉ số giá thị trường................................................................................ trang 10
III. Phân tích đòn bẩy tài chính.................................................................... trang 12
IV. Phân tích cơ cấu ..........................................................................................trang 13
V. Mô hình chỉ số Z ..........................................................................................trang 14
VI. Phân tích hòa vốn............................................................................ trang 15
PHẦN 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN.................................................. trang 16
1. Định giá............................................................................................. trang 16
2. Lập danh mục đầu tư.......................................................................... trang 17
KẾT LUẬN............................................................................................ trang 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... trang 19

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 1


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang cất cánh trong sự bùng nổ toàn cầu với sự
tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển của các liên kết kinh tế và hơn hết là xu
hướng hội nhập đã đặt ra nhiều cơ hội chia phần “chiếc bánh” thị trường cho các doanh
nghiệp. Và trong đó, không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khóc liệt để chia phần “chiếc
bánh “ thị trường, do đó, đòi hỏi các chủ thể kinh tế ngoài nguồn vốn tự có phải biết huy
động vốn để đáp ứng các yêu cầu của quá trình sản xuất - kinh doanh, đồng thời quan
trọng hơn nữa là việc phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách hợp
lý, đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách Pháp luật hiện
hành. Chính vì vậy mà việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính tài chính
doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp
nắm bắt được thực trạng tài chính doanh nghiệp, xác điịnh được các nguyên nhân vàmức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính cũng như các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chủ
yéu dựa trên các Báo cáo tài chính định kỳ, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết
quả kinh doanh, Bảng báo các lưu chuyển tiền tệ và các bảng phụ chú khác.Thông qua
việc phân tích các Báo cáo tài chính cho phép đánh giá được thực trạng tài chính, kết quả
cũng như trình độ sử dụng, quản lý vốn của doanh nghiệp và triển vọng Kinh tế – Tài
chính trong thời gian tới. Từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy khả năng
của doanh nghiệp, hạn chế những mặt còn yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong
chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.
Ý thức được vấn đề này cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Tiến Sĩ Ngô
Quang Huân, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Phân tích tình hình tài chính của công
ty cổ phần Đại lý Liên hiệp Vận chuyển GEMADEPT” để đi sâu tìm hiểu và phân tích
tình hình tài chính của công ty nhằm hoàn thiện tình hình tài chính, tạo điều kiện cho
công ty trong định hướng phát triển thời gian tới.
Tuy nhiên, với vốn kiến thức và kinh nghiệm còn ít ỏi, đề án của em sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của thầy để tiểu luận của em
hoàn chỉnh hơn.

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 2


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ GEMADEPT


1. Giới thiệu chung về GEMADEPT
 Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ LIÊN HIỆP VẬN
CHUYỂN
 Tên viết tắt : GEMADEPT
 Mã chứng khoán: GMD
 Trụ sở :Số 6, Đường Lê Thánh Tôn, phường Bến Nghé, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh.
 Điện thoại : (84-8)38236236
 Fax : (84-8)38235236
 Email : info@gemadept.com.vn
 Vốn điều lệ : 1.000.000.000.000 đồng.
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số : 030111167 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư thành phố HCM cấp lần đầu ngày 1 tháng 11 năm 1993.
 Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh:
 Tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức, vận chuyển container
bằng đường thủy nội địa đến Cảng cạn (ICD) và ngược lại.
 Tổ chức xếp dỡ, sang mạn container và các loại hàng hóa khác từ tàu
xuống sà lan và ngược lại trong khu vực các cảng.
 Tổ chức kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển và
hàng không, kinh doanh khai thác bến bãi container và các dịch vụ có liên quan.
 Mua bán, cho thuê tàu và container để kinh doanh trong lĩnh vực vận
tải biển.
 Xây dựng môi giới và gọi đối tác đầu tư vào hạ tầng cơ sở giao thông
vận tải, công trình bến bãi, cầu tàu, văn phòng phục vụ vận tải đa phương thức.
 Kinh doanh văn phòng làm việc.
 Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến cây cao su và cây công nghiệp
tại Campuchia
2. Lịch sử hình thành GEMADEPT
Công ty Gemadept tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước, thành lập năm 1990.
Cùng với chính sách đổi mới kinh tế của chính phủ, năm 1993, Gemadept trở thành một

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 3


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

trong ba công ty đầu tiên được cổ phần hóa và được niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam từ năm 2002.
Với những bước phát triển nhanh, mạnh và bền vững, Gemadept ngày nay là một
trong những ngọn cờ đầu trong các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Tập đoàn bao gồm
Khai thác cảng và Logistics. Cùng với chiến lược đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh có
chọn lọc, Tập đoàn đã gặt hái được những thành công nhất định trong lĩnh vực trồng rừng
và kinh doanh bất động sản.
Gemadept đang không ngừng vươn mình lớn mạnh với quy mô hàng chục công ty
con thuộc 4 nhóm ngành nghề Khai thác Cảng, Logistics, Trồng rừng và Bất động sản với
mạng lưới kinh doanh trải rộng tại nhiều tỉnh, thành phố lớn trong cả nước và một số quốc
gia khu vực Asean.
Gemadept đặc biệt chú trọng việc xây dựng đội ngũ CBCNV vững chuyên môn,
giỏi nghiệp vụ và giàu nhiệt huyết bên cạnh việc không ngừng cải tiến quy trình hoạt
động để phát huy tối đa năng suất, hiêu quả công việc, giữ vững vị thế thương hiệu hàng
đầu Việt Nam và trong khu vực.
3. Tầm nhìn – Sứ mệnh – Mục tiêu
Tầm nhìn
Trở thành một Tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam về khai thác Cảng, Logistics
và một số lĩnh vực tiềm năng khác nhằm tối đa hóa lợi ích của các bên hữu quan, cộng
đồng và xã hội.
Sứ mệnh
 Sở hữu và khai thác hiệu quả hệ thống Cảng biển trải dài từ Bắc chí Nam.
 Hoàn thiện chuỗi cung ứng, cung cấp cho khách hàng các giải pháp logistics
hiệu quả nhất với chất lượng dịch vụ cạnh tranh trên thị trường.
 Nắm bắt tốt các cơ hội đầu tư nhằm tạo ra giá trị gia tăng... đưa Gemadept
trở thành tập đoàn đa ngành dẫn đầu cả nước.
Mục tiêu
 Nhà khai thác cảng phục vụ tốt nhất
 Dẫn đầu thị trường vận tải hàng siêu trường siêu trọng
 Đứng đầu lĩnh vực vận tải biển nội địa và Campuchia
 Tốp 3 trong ngành về thu nhập và đãi ngộ
 Tốp 30 các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 4


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH


TÀI CHÍNH CÔNG TY GEMADEPT
I. Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn trong những năm vừa qua, GMD vẫn có mức
tăng trưởng doanh thu nhất định. Về lợi nhuận ròng, 14,7 tỷ trong năm 2011 vì sự biến
động trong chi phí, như bị sụt giảm các khoản phải thu do biến động tỷ giá. Qua năm
2012 lợi nhuận ròng đã tăng trở lại đạt 114 tỷ đồng, và tiếp tăng mạnh đến mức 564 tỷ
năm 2014 nhưng đến năm 2015 lợi nhuận của công ty giảm còn khoảng 460 tỷ. Từ những
số liệu phân tích này ta thấy công ty chưa có kế hoạch dự phòng hợp lý cho những biến
động của thị trường, cũng như phân bổ các chi phí một cách phù hợp, do đó GMD cần
quan tâm hơn nữa trong những vấn đề này.

4,000,000,000,000
3,663,834,875,135
3,500,000,000,000
3,695,530,351,135
3,000,000,000,000
2,753,808,216,689
2,588,758,640,307
2,500,000,000,000
2,846,850,085,505
2,000,000,000,000

1,500,000,000,000

1,000,000,000,000

500,000,000,000 564,932,238,864
14,703,645,289 114,501,716,327 203,951,864,256 460,682,619,983
0
2011 2012 2013 2014 2015

II. Phân tích tỷ lệ tài chính


1. Tỷ lệ đánh giá khả năng thanh toán
Tỷ lệ lưu động

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 5


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Là tỷ số cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để
đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nó đo lường khả năng trả nợ của công ty.

CR
2.50
2.00
1.50
1.00 CR
0.50
0.00
2011 2012 2013 2014 2015

Từ biểu đồ ta thấy rằng khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của GMD có xu
hướng giảm từ năm 2011 đến 2015, cụ thể năm 2012 là 2.29, có nghĩa là GMD có 2.29
đồng tài sản lưu động đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả, đến năm 2015 GMD có 1.67
đồng tài sản lưu động đảm bảo cho 1 đồng nợ đến hạn trả. Điều này cho thấy GMD chưa
luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ.
Tỷ lệ thanh toán nhanh

QR
2.50

2.00

1.50

QR
1.00

0.50

0.00
2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ số thanh toán nhanh cũng dựa trên tài sản lưu động có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền mặt nhưng không tính đến hàng tồn kho, tỷ số này cho thấy khả
năng thanh toán thực sự của công ty. Tỷ lệ này của GMD dao động lên xuống qua các
năm tuy nhiên công ty vẫn luôn sẵn sàng thanh toán nợ khi chủ nợ yêu cầu.

2. Tỷ lệ đánh giá hiệu quả hoạt động

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 6


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TAT)

TAT
0.50
0.40
0.30
0.20 TAT

0.10
0.00
2011 2012 2013 2014 2015

Công ty GMD trong năm 2011 1 đồng tài sản đã tạo ra được 0,35 đồng doanh
thu, tỷ lệ này giảm đến năm 2013, và tăng nhẹ trở lại vào năm 2014,2015. Tuy nhiên chỉ
số này chỉ ở mức tương đối, cho thấy công ty chưa hoạt động hết công suất, có khả năng
mở rộng thêm nữa mà không cần đầu tư vốn nhiều.
Vòng quay HTK (IT)

IT
30.00

25.00

20.00

15.00
IT
10.00

5.00

0.00
2011 2012 2013 2014 2015

Hàng tồn kho của GMD chiếm phần lớn là nhiên liệu tồn trên tàu và chi phí sản
xuất kinh doanh dở dang. Từ đồ thị ta nhận thấy rằng, số vòng quay hàng tồn kho qua các
năm giảm, đặc biệt giảm mạnh từ năm 2013, các năm còn lại có tăng có giảm.
Kỳ thu tiền bình quân

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 7


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ACP
170.00
165.00
160.00
155.00
150.00
145.00 ACP
140.00
135.00
130.00
125.00
2011 2012 2013 2014 2015

Theo kết quả phân tích, GMD đang nới lỏng việc thu hồi nợ, tỉ lệ này cao cho thấy
hiệu quả sử dụng vốn của GMD tương đối tốt, tuy nhiên cần phải lưu ý duy trì ở mức phù
hợp để tránh các khoản nợ quá hạn, có biện pháp xử lý kịp thời.
3. Tỷ lệ tài trợ
Tỷ lệ nợ trên Tài sản

D/A
0.39
0.38
0.37
0.36
0.35
0.34
D/A
0.33
0.32
0.31
0.30
0.29
2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cho biết tài sản công ty GMD có bao nhiêu phần trăm
được tài trợ bằng vốn vay. Tỷ lệ này của GMD có xu hướng tăng , ở mức khá cao, bình
quân khoảng 38%.
Tỷ lệ thanh toán lãi vay

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 8


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ICR
8.00
7.00
6.00
5.00
4.00
ICR
3.00
2.00
1.00
0.00
2011 2012 2013 2014 2015

Đây là tỷ số nhằm đo mức độ lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả
lãi vay hàng năm. Tỷ số này của GMD biến động khá nhiều, mặc dù bị sụt giảm mạnh từ
2011, 1,18 nhưng tạm thời GMD vẫn có khả năng thanh toán, tỷ lệ này đã tăng lên 7.22
lần năm 2014, và sau đó giảm còn 5.27 năm 2015. Công ty cần có những chính sách phù
hợp để cải thiện tình hình hơn nữa.

4. Tỷ lệ đánh giá khả năng sinh lợi


Sức sinh lợi trên tổng tài sản BEP
Do chịu sức ép từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sức sinh lợi trên tổng tài sảnrất
thấp, 0.03 năm 2011 và có xu hướng tăng nhẹ cở các năm tiếp sau.
Sức sinh lợi trên tổng tài sản

ROA
8.0000%
7.0000%
6.0000%
5.0000%
4.0000%
ROA
3.0000%
2.0000%
1.0000%
0.0000%
2011 2012 2013 2014 2015

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 9


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào công ty, khả
năng sinh lợi khi đầu tư vào GMD thấp, năm 2015 chỉ đạt 5% thấp hơn so với trung bình
nhóm ngành, khoảng gần 9.66%. Tuy nhiên, như phân tích phía trên, do công ty bỏ ra
nhiều chi phí cho đầu tư, cũng như sự biến động của tỷ giá làm cho lợi nhuận giảm.
Sức sinh lợi trên vốn cổ phần

ROE
12.00%

10.00%

8.00%

6.00%
ROE
4.00%

2.00%

0.00%
2011 2012 2013 2014 2015

Chỉ số này cho biết, nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng để đầu tư thì khả năng tạo lợi nhuận là
bao nhiêu. Từ kết quả phân tích, GMD chưa đạt được nhiều mong đợi từ phía các cổ đông
và nhà đầu tư, chỉ số ROE của GMD vẫn thấp hơn so với ROE bình quân của nhóm
ngành.
Mặt khác, ROE không chênh lệch nhiều so với ROA, ta nhận định rằng GMD vẫn chưa
sử dụng vốn vay có hiệu quả.
5. Chỉ số giá thị trường
Thu nhập mỗi cổ phần

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 10


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

EPS
5000
4500
4000
3500
3000
2500
EPS
2000
1500
1000
500
0
2011 2012 2013 2014 2015

Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng, quyết định giá trị của cổ phần, thể hiện
thu nhập có được do mua cổ phần. Tính toán cho thấy, EPS của GMD năm 2014 là 4.346

đồng, tăng so với những năm trước đó, nhưng năm 2015 giảm xuống 3.271 đồng.

Tỷ lệ P/E

P/E
350

300

250

200

150 P/E

100

50

0
2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ này cho biết giá cổ phần mắc hay rẻ so với thu nhập, nhìn vào biểu đồ, năm
2011 giá GMD mắc hơn 288 lần so với thu nhập có được, do lợi nhuận ròng thấp, sau đó
từ năm 2012 đến 2015 công ty có lợi nhuận tốt, chỉ số giá P/E giảm đáng kể, mắc hơn so
với thu nhập 12.96 lần.( năm 2015).
Tỷ lệ P/B

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 11


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

P/B
1
0.9
0.8
0.7
0.6
0.5
P/B
0.4
0.3
0.2
0.1
0
2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ này cho biết mức độ so sánh giữa giá cả cổ phiếu trên thị trường và giá trị cổ
phiếu trên sổ sách. Từ đồ thị ta thấy trong 3 năm trở lại đây, giá trị thị trường của các cổ
phiếu GMD luôn cao hơn giá trị sổ sách, tỉ lệ này trên 0,5. Điều này cho thấy thu nhập
trên tài sản của công ty là quá cao, các nhà đầu tư đã đánh giá cao hơn về công ty GMD
và đánh giá cao về khả năng đầu tư có lời tại GMD.

III. PHÂN TÍCH ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH


Đòn cân định phí hay còn gọi là đòn cân kinh doanh DOL
Chỉ số này cung cấp cho các nhà quản lý một công cụ để đo lợi nhuận. Nếu doanh
thu của doanh nghiệp tăng lên và doanh thu đã vượt quá điểm hoà vốn chỉ cần tăng một tỷ
lệ nhỏ về doanh thu là đã có thể tăng lên một tỷ lệ lớn hơn về lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh
thu của GMD chưa đạt tới doanh thu hòa vốn.
Đòn cân tài chính DFL
Đòn bảy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp.
Ở GMD, qua các năm 2013, 2014 và 2015, chỉ số này tương đối ổn định. Tuy
nhiên, có sự thay đổi lớn trong năm 2011 DFL của GMD là 6,48, khả năng chi trả nợ vay
bị giảm sút do tỷ lệ nợ lớn dẫn đến thu nhập mỗi cổ phần giảm.
Đòn bẩy tổng hợp DTL

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 12


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

DTL xảy ra khi công ty sử dụng kết hợp cả hai đòn bẩy DOL và DFL nhằm gia
tăng thu nhập cho cổ đông. Công ty muốn thay đổi DTL cao hay thấp doanh nghiệp có thể
thay đổi DOL hoặc DFL.
Từ bảng số liệu bên dưới: DTL năm 2015 của GMD là: 1.82, có nghĩa là, mỗi
thay đổi trong doanh thu từ mức 3663 tỷ đưa đến một thay đổi 1.82% trong EPS của
GMD., giảm nhiều qua các năm.

Năm 2011 2012 2013 2014 2015


Đòn bẩy định phí DOL 2.05 1.85 1.76 1.33 1.47
Đòn bẩy nợ DFL 6.48 1.97 1.56 1.16 1.23
Đòn bẩy tổng hợp DTL 13.31 3.65 2.75 1.54 1.82

IV. PHÂN TÍCH CƠ CẤU


Tỷ trọng
Các chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

TSNH /TỔNG TÀI SẢN 37.13% 36.28% 30.16% 29.29% 29.76%

TSDH/TỔNG TÀI SẢN 62.87% 63.72% 69.84% 70.71% 70.24%


TỔNG TÀI SẢN 100% 100% 100% 100% 100%

Nợ NH/ Nguồn vốn 20.14% 21.06% 16.62% 14.30% 17.84%

Nợ DH/ Nguồn vốn 14.57% 16.01% 20.51% 21.90% 19.77%

Vốn CSH/ Nguồn vốn 62.10% 64.40% 58.80% 63.80% 62.39%

TỔNG NGUỒN VỐN 100% 100% 100% 100% 100%


Tỉ lệ tài sản ngắn hạn của GMD trong 3 năm gần đây không có sự thay đổi nhiều,
nằm trong khoảng 30-38%
Tương tự tỉ lệ tài sản dài hạn cũng vậy, nằm trong khoảng 63-70%
Về các khoản nợ, tỉ lệ nợ chiếm khoảng 34,71% năm 2011, 37,61% năm 2015.
GMD vẫn chủ yếu sử dụng vốn chủ sở hữu làm nguồn vốn chính, công ty nên xem xét sử
dụng đòn cân nợ phù hợp để có thể hưởng lợi từ lá chắn thuế.

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 13


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

V. MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z
Mô hình này sử dụng nhiều tỷ số để tạo ra một chỉ số về dự báo khả năng khó khăn
tài chính của công ty.

Z
2.5

1.5

Z
1

0.5

0
2011 2012 2013 2014 2015

Công thức : Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 0,999X5

Các biến số trong mô hình của Altman lần lượt phản ánh: X1 – Khả năng thanh
toán; X2 – Tuổi của DN và khả năng tích lũy lợi nhuận; X3 – Khả năng sinh lợi; X4 –
Cấu trúc tài chính; X5 – Vòng quay vốn.

Theo Altman:
 Z > 2,99: DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; do đó chỉ
số Z tại BBC là tốt.
 1,8 < Z < 2,99: DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
 Z< 1,8: DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản
Từ đồ thị ta thấy, chỉ số Z của GMD năm 2011, 2012 nằm trong nhóm (<
1.8), năm 2013, 2014, 2015 năm trong nhóm (1.8; 2.99). Tuy nhiên chỉ số Z đang có
chiều hướng tăng lên, doanh nghiệp nên có đánh giá và có những phương hướng phù hợp
để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả quả hơn.

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 14


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

VI. PHÂN TÍCH HÒA VỐN

Các chỉ tiêu 2011 2012 2014 2015


Doanh thu thuần bán
2,383,438,027,978 2,583,237,815,898 3,016,638,415,863 3,593,780,842,602
hàng và cung cấp dịch vụ
Tổng chi phí (Giá vốn +
2,224,123,932,936 2,396,795,872,770 2,699,747,117,849 2,945,336,404,245
CP bán hàng+ CPQLDN)
Khấu hao 202,304,181,113 248,257,952,948 267,460,896,402 295,030,210,677
Dự phòng 5,809,176,248 16,121,057,208 37,226,704,848 30,290,341,859
Chi phí nhân công bộ
10,130,664,702 16,657,162,630 31,770,653,588 44,577,748,163
phận bán hàng
Chi phí nhân công bộ
221,142,188,093 255,262,816,357 280,474,037,684 261,095,032,805
phận quản lý
Định phí 439,386,210,156 536,298,989,143 616,932,292,522 630,993,333,504
Biến phí (Tổng chi phí -
1,784,737,722,780 1,860,496,883,627 2,082,814,825,327 2,314,343,070,741
định phí)
Định phí hoạch toán 208,113,357,361 264,379,010,156 304,687,601,250 325,320,552,536
Đinh phí tiền mặt 231,272,852,795 271,919,978,987 312,244,691,272 305,672,780,968
Ngân quỹ trả nợ 428,208,400,241 334,672,325,594 421,403,495,424 607,012,424,103
Định phí trả nợ 659,481,253,036 606,592,304,581 733,648,186,696 912,685,205,071
Doanh thu hòa vốn lời lỗ 1,749,205,392,352 1,916,852,592,019 1,992,947,782,075 1,772,381,434,744
Doanh thu hòa vốn tiền
920,701,906,120 971,902,851,012 1,008,680,162,277 858,596,649,644
mặt
Doanh thu hòa vốn trả nợ 2,625,408,211,049 2,168,096,630,563 2,369,988,642,551 2,563,618,706,160

Nhận xét: Nhìn chung doanh thu hòa vốn lời lỗ, tiền mặt và trả nợ đều có sự biến
động lên xuống. Tuy nhiên, Doanh thu hàng năm của Công ty điều vượt mức doanh thu
hòa vốn năm, có nghĩa doanh nghiệp đã thu hồi được chí phí cố định hàng năm và có lãi.
Công ty tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh nên định phí và biến phí tăng đã
làm cho doanh thu hòa vốn tăng.

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 15


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

PHẦN 3: ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN


1. Định giá

Sử dụng các nguồn dữ liệu sau:


Lãi suất

17,38
Ki: lãi suấ t chiế t khấ u Ki = Krf + (Km - Krf) * β
%
Lãi suất trái phiế u KBNN
phát hành đợt 105/2012, kỳ hạn
Krf: suấ t sinh lời phi rủi ro 9,15%
3 năm, đấu thầu ngày 27/12/
2012
18,61
Km: tỷ suất sinh lợi thị trường
%

Phương pháp chỉ số P/E


Chỉ số P/E ngành: tham khảo trên website: www.cophieu68.com
Phương pháo chiết khấu dòng thu nhâp
Giả định mức tăng trưởng cổ tức từ năm 2016 đến năm 2017 là 10%, những năm
tiếp theo tăng trưởng 8%
Phương pháp sử dụng chỉ số EVA
Giả định tỉ lệ tăng ROE đều qua các năm từ 2016 – 2021 : 2,78%

37.917

1. PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ P/E


26,476
2. PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG THU
NHẬP:
56,322

3. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHỈ SỐ EVA


42,400

Thị giá GMD ngày 28/12/2012


46,940

Thư giá

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 16


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

Cả 3 phương pháp cho ta những giá trị chứng khoán khác nhau.

Giá trị trung bình của 3 phương pháp trên là: 40.239 đồng

Nhà đầu tư lưu ý cân nhắc trước khi đầu tư vào GMD

2. Lập danh mục đầu tư


GMD là mã chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh, đây
là sàn giao dịch lớn nhất cả nước, với hơn 300 mã niêm yết.
Xét trong khoảng thời gian từ 01/12/2015 đến31/12/ 2015, tính toán hệ số
tương quan giữa GMD và các mã chứng khoán còn lại trên thị trường.

Từ kết quả phân tích (file excel đính kèm) ta tìm được mã chứng khoán HLG, có hệ số
tương quan nghịch nhỏ nhất với mã chứng khoán GMD,  = -0.5997232

Ta sẽ kết hợp 2 mã chứng khoán này vào danh mục đầu tư sao cho có hiệu quả
nhất hoặc là giảm độ rủi ro của chứng khoán nhưng mức sinh lời không đổi, hoặc là tăng
mức sinh lời có tỉ lệ rủi ro không đổi.

Danh mục GMD và HLG


W GMD 0.307390518
W HLG 0.692609482
Độ lệch chuân 1.998878157
Cv 0.098412056

Việc kết hợp hai chứng khoán GMD và HLG đã làm giảm được độ rủi ro xuống
còn 1.99%.

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 17


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

KẾT LUẬN
“Thương trường là chiến trường”, đây là một khái niệm đúng nhưng chưa đủ bởi
lẽ kinh doanh không chỉ là việc cạnh tranh đẫm máu để chia phần “chiếc bánh” thị
trường mà còn là quá trình tạo ra những “chiếc bánh mới” hay mở rộng “chiếc bánh
cũ” của các doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi các chủ thể kinh tế ngoài nguồn vốn tự có phải
biết huy động vốn để đáp ứng các yêu cầu của quá trình sản xuất - kinh doanh, đồng thời
quan trọng hơn nữa là việc phân phối, quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh một cách
hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách Pháp luật
hiện hành. Chính vì vậy mà việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính tài
chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của doanh
nghiệp nắm bắt được thực trạng tài chính doanh nghiệp, xác điịnh được các nguyên nhân
vàmức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính cũng như các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
chủ yéu dựa trên các Báo cáo tài chính định kỳ, bao gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo
kết quả kinh doanh, Bảng báo các lưu chuyển tiền tệ và các bảng phụ chú khác.Thông qua
việc phân tích các Báo cáo tài chính cho phép đánh giá được thực trạng tài chính, kết quả
cũng như trình độ sử dụng, quản lý vốn của doanh nghiệp và triển vọng Kinh tế – Tài
chính trong thời gian tới. Từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy khả năng
của doanh nghiệp, hạn chế những mặt còn yếu kém nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển hơn nữa trong
chiến lược sản xuất kinh doanh của mình.

Từ các bài học kinh nghiệm quý báu của GEMADEPT, hy vọng sẽ là hành trang
vững chắc cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào cuộc chiến thương trường
quốc tế. Và trong tương lai, với xu hướng toàn cầu hóa, hy vọng tiến trình phát triển của
Gemadept sẽ đạt được thành công tại các quốc gia khác. Điều này sẽ mang đến cả những
cơ hội và thách thức cho Việt Nam. Vì vậy, Gemadept cần tỉnh táo và linh hoạt hơn trong
việc đối đầu với các ông lớn, phải biết phát huy sức mạnh nội tại của mình. Cụ thể như
sau:

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 18


QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

 Tận dụng tri thức bản địa: lấy sức mạnh đứng trên vùng nguyên vật liệu để có thể
tạo nên những sản phẩm cạnh tranh với chất lượng tốt.
 Khơi dậy tinh thần người Việt dùng hàng Việt.
 Đón đầu xu thế mới….

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bài giảng Quản trị tài chính, TS.Ngô Quang Huân, 2013
2. Báo cáo tài chính hợp nhất Công ty Gemadept năm 2010, 2011, 2012, Báo cáo
thường niên Công ty Gemadept 2008, 2009.
3. Giáo trình Quản trị tài chính căn bản, PGS.TS Nguyễn Quang Thu, NXB Kinh Tế
Tp. HCM, năm 2013
4. Giáo trình Tài chính doanh ngiệp hiện đại, chủ biên chính PGS.TS Trần Ngọc Thơ,
NXB Thống Kê, 2007.
5. Website: http://cafef.vn/
http://www.cophieu68.com/
http://www.gemadept.com.vn/

[GVHD: TS. Ngô Quang Huân] Page 19

You might also like