You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA TÀI CHÍNH – KIỂM TOÁN


~~~~~~*~~~~~~

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


Đề tài:

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


Đơn vị :
CÔNG TY CỔ PHẦN THẾ GIỚI DI ĐỘNG (MWG)
Nhóm thuyết : Nhóm 20
trình
Sinh viên thực : NGUYỄN LÊ ANH THY 3119420488-DTN1199
hiện (TRƯỞNG NHÓM)
PHAN THỊ HOÀI THƯƠNG 3119420482-DTN1194
LÊ ĐẶNG NGỌC HÂN 3119420091-DTN1192
NGUYỄN THỊ NHƯ Ý 3119420621-DTN1192
LÊ PHƯƠNG QUYÊN 3119420375 -DTN11910
TRẦN THỊ NGỌC TÂM 3119420403 -DTN1195

Giảng viên : LÊ NGỌC ĐOAN TRANG


hướng dẫn
- Năm 2022 -
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................1

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP........................................................2

1. Thông tin chung doanh nghiệp..................................................................................2


1.1. Tên gọi, địa chỉ, thông tin liên lạc.........................................................................2
1.2. Quá trình thành lập và phát triển.........................................................................2
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh...........................................................................3
1.4. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp..................................................................................3

2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp...............................................................4


2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm...............................................................................4
2.2. Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh........................................................4
2.3. Khách hàng.............................................................................................................5
2.4. Quan hệ nhà cung cấp............................................................................................5
2.5. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô.............................................................................5
2.5.1. Môi trường chính trị......................................................................................5
2.5.2. Môi trường kinh tế.........................................................................................6
2.5.3. Môi trường công nghệ...................................................................................6
2.5.4. Môi trường tự nhiên......................................................................................6

PHẦN II. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH.........................7

1. Phân tích tình hình tài chính.....................................................................................7


1.1. Phân tích tài sản.....................................................................................................7
1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn doanh nghiệp....................................................10
1.3. Phân tích cấu trúc tài chính................................................................................12

2. Phân tích tình hình kinh doanh...............................................................................13


2.1. Phân tích chi phí...................................................................................................14
2.2. Phân tích doanh thu và lợi nhuận.......................................................................15

3. Phân tích hiệu quả hoạt động..................................................................................17

PHẦN III. NHẬN XÉT...........................................................................................................20

KẾT LUẬN..............................................................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................22


1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

TGDĐ Thế giới Di động

DN Doanh nghiệp

TTS Tổng tài sản

TSDH Tài sản dài hạn

TSCĐ Tài sản cố định

VCSH Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ

Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động.


Bảng 1.1. Bảng phân tích tình hình sử dụng vốn (phân tích tình hình tài sản).
Bảng 1.2. Bảng phân tích tinh hình nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bảng 1.3. Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
Bảng 2.1. Phân tích chung tình hình và kết quả kinh doanh.
Bảng 3.1. Bảng xác định tình hình huy động vốn và sử dụng nguồn tài trợ 2019 –
2020.
Bảng 3.2. Bảng xác định tình hình huy động, sử dụng nguồn tài trợ 2020 – 2021.
LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế nước ta đang trên đà hội nhập của đất nước, mở ra vô số cơ hội để
các doanh nghiệp có thể phát triển nhưng nó cũng đem lại không ít rủi ro và thách
thức. Một doanh nghiệp có tổ chức tốt sẽ tạo ra ưu thế trong cạnh tranh cũng như hợp
tác, cùng với bản lĩnh của nhà quản trị chắc chắn sẽ dẫn đến thành công cho doanh
nghiệp. Để tồn tại, phát triển và cạnh tranh được với các doanh nghiệp cần phải tạo ra
một chỗ đứng vững chắc trên thương trường bằng uy tín, bằng sức mạnh tài chính và
cả lẫn về chất lượng sản phẩm,……Trong đó, vấn đề tài chính là quan trọng nhất và nó
chi phối tất cả các mặt còn lại của doanh nghiệp.

Tác dụng của việc phân tích báo cáo tài chính không chỉ có ý nghĩa rất lớn đối
với công tác quản trị doanh nghiệp mà còn là nguồn thông tin quan trọng đối với
những người ngoài doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính giúp người sử dụng
thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của
doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tình hình báo cáo tài chính của một doanh nghiệp lớn
như Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là mối quan tâm của nhiều nhóm người
khác nhau. Nó còn giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh, tài
chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp lựa
chọn phương án kinh doanh tối ưu.

Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động là một trong những công ty có quy
mô lớn hiện nay. Do tác động của nền kinh tế hội nhập, khủng hoảng kinh tế và đặc
biệt là đại dịch COVID-19 dẫn tới cạnh tranh khốc liệt, vốn khan hiếm khiến công ty
gặp nhiều khó khăn. Song, bất chấp các khó khăn, công ty này vẫn tăng trưởng cả về
doanh thu lẫn lợi nhuận. Vì vậy, nhóm em đã chọn Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới
Di động cho bài phân tích báo cáo tài chính này.

1
PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1. Thông tin chung doanh nghiệp


1.1. Tên gọi, địa chỉ, thông tin liên lạc.
- Tên gọi: Công ty cổ phần Đầu tư thế giới di động.
- Địa chỉ: Tòa nhà MWG tọa lạc tại Lô T2-1.2, Đường D1, Khu Công Nghệ Cao,
Phường Tân Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ Đăng ký kinh doanh: 128 Trần Quang Khải, P. Tân Định, Q1, TP HCM.
- Thông tin liên lạc: Điện thoại: (028) 38 125 960.
- Fax: 028 38 125 961.
1.2. Quá trình thành lập và phát triển.
Năm 2004: Công ty cổ phần thế giới di động (MWG) ra đời với số vốn ban đầu
khoảng 2 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình thương mại điện tử nhưng đã gặp thất bại.
Tháng 10/2004: Công ty này đã chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình, tập
trung đầu từ vào các cửa hàng bán lẻ thiết bị di động.
Tháng 3/2006: Công ty này có tổng cộng 4 cửa hàng ở TP.HCM.
Năm 2007: Thế giới di động thành công trong việc kêu gọi vốn đầu tư của
Mekong Capital để phát triển quy mô.
Năm 2009: Một năm thành công của tập đoàn MWG với tổng cộng 40 cửa hàng
bán lẻ.
Năm 2010: Công ty tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang ngành hàng điện
tử tiêu dùng. Nhờ đó, thương hiệu Dienmay.com ra đời, nhưng sau đó lại được đổi tên
thành Dienmayxanh.com
Năm 2012: Thành công với việc đạt quy mô 220 cửa hàng tại Việt Nam.
Tháng 5/2013: Thế giới di động tiếp nhận đầu tư của Robert A.Willett - cựu
CEO BestBuy International và cả Công ty CDH Electric Bee Limited.
Năm 2017: Thực hiện việc sáp nhập và mua lại hệ thống bán lẻ điện máy Trần
Anh.
Tháng 3/2018: Công ty này đã tiến hành mua lại 40% vốn của chuỗi thực phẩm
Phúc An Khang, rồi đổi tên thành Nhà thuốc An Khang sau đó.
Tháng 10/2018: Hoàn tất việc sáp nhập và có tổng cộng 34 siêu thị Trần Anh đã
được thay biển Điện Máy Xanh.

2
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động, và mặt hàng sản xuất Thegioididong.com là thương hiệu
thuộc Công ty Cổ phần Thế giới di động, Tên tiếng Anh là Mobile World JSC, (mã
Chứng Khoán: MWG) là một tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh
chính là bán lẻ điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật số, mua bán sửa chữa các thiết bị
liên quan đến thương mại điện tử và các chuỗi cửa hàng chuyên bán lẻ thực phẩm cũng
như nhu yếu phẩm. Đặc biệt về mảng công nghệ thông tin, theo nghiên cứu của
EMPEA thống kê được, ta thấy rõ trên thị phần bán lẻ điện thoại di động Thế giới di
động hiện chiếm 25% và là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực của mình ở Việt
Nam vào năm 2014.
Thị trường hoạt động:
Mạng lưới hoạt động của Thế giới di động trải rộng khắp trên toàn địa bàn Việt
Nam, mỗi tỉnh, mỗi thành phố bao gồm nhiều chi nhánh hoạt động mạnh mẽ. Với hơn
4500 cửa hàng trên toàn quốc:
 2173 cửa hàng Thế Giới Di Động
 1224 cửa hàng Điện Máy Xanh
 1661 cửa hàng Bách Hóa Xanh
520000 khách hàng phục vụ mỗi ngày tại Thế giới di động .Và các chi nhánh
vẫn đang được mở rộng từng ngày khi nhiều cửa hàng sắp được khai trương.
Đến nay, các hệ thống siêu thị của Thế giới di động không ngừng mở rộng phạm vi
vươn xa toàn quốc gia, các website luôn được chăm chút, nâng cấp và đầu tư. Từ đó
sàn giao dịch của Thế giới di động đã gây nên tiếng vang trong thị trường thương mại
Việt Nam

1.4. Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp

3
Hình 1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần đầu tư Thế Giới Di Động
2. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Nhà bán lẻ số 1 Việt Nam và là công ty Việt Nam duy nhất lọt vào Top 100 nhà
bán lẻ hàng đầu Châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến thời điểm cuối tháng 03 năm
2022 tổng số cửa hàng mà MWG đang sở hữu và vận hành lên đến hơn 5497 cửa hàng.
2.2. Đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
Công ty vẫn phải đối mặt trước những đối thủ cạnh tranh rất mạnh. Đối thủ
cạnh tranh về lĩnh vực bán lẻ điện thoại di động thiết bị số không thể không nhắc đến
của Thế Giới Di Động là FPT shop . Ngoài ra, vẫn còn những đối thủ cạnh tranh khác
như Viễn thông A, Viettel Store ...và các cửa hàng nhỏ lẻ khác cũng kinh doanh cùng
1 lĩnh vực này. Theo số liệu của các năm gần về thị phần bán lẻ điện thoại của công ty
chiếm phần lớn hơn so với các công ty khác. Ví dụ như năm 2015, công ty đang chiếm
30% thị phần bán lẻ điện thoại di động tại Việt Nam, xếp thứ hai là FPT Shop với 10%
thị phần cả nước, Viettel Store và Viễn Thông A cũng theo sát là 9% còn lại là các cửa
hàng nhỏ lẻ với 42%.
Cạnh tranh từ các sản phẩm dịch vụ thay thế: Chi phí chuyển đổi trong sử dụng
sản phẩm là không cao và khách hàng có xu hướng sử dụng thay thế các sản phẩm
bình dân bằng các dòng sản phẩm chất lượng cao do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày
càng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Vì vậy sự thay đổi giữa các dòng sản

4
phẩm là khá lớn. Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế là
cao vì đây là sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao luôn cần sự cải tiến của sự phát
triển công nghệ Vì vậy cường độ cạnh tranh trong ngành khá cao.
Các cạnh tranh khi định mức giá, điều chỉnh giá. Với tình hình như hiện nay
không thể bỏ qua cái thông tin về giá thành, giá cả và các phản ứng về giá của đối thủ
cạnh tranh bởi vì với người mua cái sản phẩm cạnh tranh thường sẽ lấy giá tham khảo
là quan trọng nhất.
Tính cạnh tranh trong dư thừa công suất ở một số mặt hàng đã xuất hiện và nó
ảnh hưởng tới giá cả của các mặt hàng công nghệ. Đối thủ cạnh tranh trong ngành khá
nhiều, tuy nhiên có một số đối thủ chính của công ty Thế Giới Di Động như FPT, Trần
Anh Pico, Phú Đông là có cường độ cạnh tranh khá cao.
2.3. Khách hàng
Thế Giới Di Động ngày càng nhận được nhiều sự tín nhiệm và lòng tin của
người tiêu dùng, số lượng khách mỗi ngày đến cửa hàng dao động gần 520.000 người.
Do vậy, để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất các chuỗi hệ thống cửa hàng
ngày càng được mở rộng ở các khu vực để khách hàng thuận tiện và dễ dàng mua sắm
các thiết bị điện tử, gia dụng,…cho gia đình.
Theo thống kê gần nhất vào tháng 6/2021, hệ thống Thế Giới Di Động hiện
đang có 2620 siêu thị trên toàn quốc và sẽ còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu
mua hàng của khách hàng ở khắp mọi nơi. 
2.4. Quan hệ nhà cung cấp
Các nhà cung ứng sản phẩm cho Thế Giới Di Động như Samsung, OPPO,
Xiaomi, IPhone, Nokia....Các nhà quản trị của công ty luôn nắm bắt được khả năng
cung ứng cả về chất lẫn về lượng. Luôn đảm bảo chất lượng đầu vào, số lượng sản
phẩm thu mua và bán ra, ổn định giá cả với các nhà cung ứng để không gây ra các tác
hại ảnh hưởng đến doanh thu đồng thời cũng không làm ảnh hưởng đến khả năng thỏa
mãn của khách hàng. Thế giới di động luôn muốn mở rộng quan hệ hợp tác với các đối
tác trong và ngoài nước nhằm kịp thời đưa ra những sản phẩm công nghệ mới nhất và
dịch vụ theo các yêu cầu đặc thù của khách hàng
2.5. Yếu tố thuộc môi trường vĩ mô
2.5.1. Môi trường chính trị

5
Khi đất nước thực hiện nền kinh tế mở của, nền kinh tế thị trường tạo ra nhiều
lợi thế cho TGDĐ được trao đổi và giao thương với các nước sản xuất điện thoại như
Samsung của Hàn Quốc, Apple của Mỹ, và sự hợp tác giữa các nước trên thế giới, tạo
thêm nhiều động lực để thúc đẩy hợp tác cac mối quan hệ, phát triển và mở rộng thị
trường thị trường tiềm năng trong lẫn ngoài nước.
2.5.2. Môi trường kinh tế
Là những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và kết cấu chi tiêu của công chúng.
Sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng
tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền…
2.5.3. Môi trường công nghệ
Công nghệ và sự phát triển của công nghệ cũng đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ
đến quá trình kinh doanh của TGDĐ. Khi mà công nghệ ngày càng phát triển thì người
dân càng có sự tò mò về thế giới chính vì thế smartphone là công cụ và là phương tiện
giúp cho chúng ta khám phá nhiều nơi trên thế giới cũng như tạo thêm khả năng tiếp
cận thông tin dễ dàng và nhanh chống hơn.
Ngoài ra, công nghệ còn giúp TGDĐ thực hiện được các chiến lược marketing,
banner, trang mạng xã hội, … để quảng bá sản phẩm.
2.5.4. Môi trường tự nhiên
Tùy vào vùng địa điểm mà người dân sinh sống mà sẽ có thị hiếu, sở thích và
yêu cầu khác nhau. Ở nông thôn tập trung đông dân cư và thu nhập chênh lệch của các
vùng khác nhau dẫn đến khả năng chi tiêu sử dụng hàng hóa khác nhau.
Nông thôn, vùng cao phần lớn tập trung dân cư bởi nền kinh tế nông nghiệp chủ
yếu. Ở nơi này, nhu cầu sử dụng điện thoại của người dân thấp hơn thành thị, và yêu
cầu đối với điện thoại không quá cao, chủ yếu sử dụng để nghe, gọi, giải trí, không yêu
cầu công nghệ cao. Thu nhập người dân thấp hơn thành thị nên khả năng chi tiêu cũng
thấp hơn.

6
PHẦN II. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1. Phân tích tình hình tài chính
1.1. Phân tích tài sản
ĐVT: (VND)

7
Nhận xét: Phân tích cơ cấu tài sảṇ tổng tài sản của công ty Cổ phần đầu tư thế giới di
động năm 2021 tăng so với năm 2019 và 2020.
Tổng tài sản của DN tại thời điểm 2019 là 41.708.095.544.883 đồng, thời điểm
2020 là 46.030.879.952.454 đồng.Tổng tài sản năm 2021 tăng so với 2020 là
4.322.784.407.571 tỷ đồng.
Tổng tài sản của DN tại thời điểm 2020 là 46.030.879.952.454 đồng, thời điểm
2021 là 62.971.404.814.942 đồng. Tổng tài sản năm 2021 tăng so với 2020 là
16.940.524.862.488 tỷ đồng.
Tài sản ngắn hạn năm 2019 là 35.011.896.908.246 đồng, chiếm tỷ trọng
83.95% trên tổng tài sản; năm 2020 là 37.317.233.970.267 đồng, chiếm tỷ trọng
81.07% trên TTS; Năm 2021 tăng so với 2020 là 51.955.257.770.657 tỷ đồng, tương
ứng với tỷ lệ 82.51%.
TSNH tăng là do:
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh, DN đang bán được nhiều sản phẩm và
đang có sức tăng trưởng tốt. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng này là do:
 DN bị khách hàng chiếm dụng vốn.
 DN đang đưa ra chính sách kéo dài thời gian thu hồi nợ đối với đối tác để
thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm.
Trong tài sản ngắn hạn hàng tồn kho chiếm tỷ lệ cao nhất.
 Hàng tồn kho giảm với tỷ lệ 42.19% năm 2020 so với năm 2019, ứng với
19.422.177.452.674 đồng.
 Đầu tư tài chính ngắn hạn với mức 56.464.479.744 tỷ đồng chiếm tỷ trọng
0.14%% trên TTS năm 2019, và năm 2020 giảm so với năm trước tỷ trọng
0.14% trên TTS.
 Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
giảm ở năm 2020 và tăng cao lại năm 2021.
→ Do đặc điểm của công ty là loại hình kinh doanh thương mại, nên hàng tồn kho của
công ty khá lớn. Việc gia tăng tỷ trọng hàng tồn kho của công ty là mục tiêu chiến
lược thị trường đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên lượng hàng tồn kho sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục như chi phí tồn kho, chi phí lãi vay… vì thế công
ty nên xem xét và cân nhắc để dự trữ một lượng hàng tồn hợp lý.

8
Tài sản dài hạn tại thời điểm 2019 là 6,696,198,636,637 đồng, thời điểm 2020
là 8,713,645,982,187 tỷ đồng. Năm 2020 tăng so với 2019 là 2,017,447,345,550 đồng,
chiếm tỷ lệ 30.13%. Năm 2021 tăng so với năm 2020 là11,016,147,044,285 đồng,
chiếm tỷ lệ 17.49%. trong đó tài sản cổ định chiếm tỷ lệ cao nhất trong tài sản dài và
chênh lệch không đáng kể.

→TSDH tăng cho thấy DN hoạt động ổn định, những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể
được tái tạo như mong muốn từ VCSH. Vì những khoản đầu tư như vậy thường cần
một khoản thời gian để tái tạo, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu
tư.

9
1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn doanh nghiệp ĐVT: (VNĐ)

10
11
Nhận xét: Qua bảng phân tích tình hình nguồn vốn có thể thấy, cuối năm 2020 tổng
nguồn vốn so với năm 2019 giảm 1.206.215.148.394, tỷ lệ giảm là 18,29%. Năm
2021, tổng nguồn vốn tăng tốc độ cao so với năm 2020 tăng 5.398.510.843.479 tương
ứng tỷ lệ tăng là 100,2%, chứng tỏ công ty đã tích cực huy động vốn đảm bảo cho quá
trình hoạt động của mình. Tổng nguồn vốn cuối năm 2021 so với cuối năm 2020 tăng
do nợ phải trả tăng 4.994.259.809.482 tỷ lệ tăng là 118,78%. Trong nợ phải trả, nợ dài
hạn và nợ dài hạn đều có những chuyển biến đôt ngột:

 Nợ ngắn hạn năm 2021 tăng do phải trả người bán tăng 1.120.952.889.280
so với năm 2020, tăng với tỷ lệ 92,28%. Tăng cao nhất là Phải trả người lao
động, năm 2020 là 1.577.532.062 và qua năm 2021 chỉ tiêu này tăng đến
mức 408.611.138.142, tỷ lệ tăng là 25801,92%, khiến cho tỷ trọng của chỉ
tiêu này từ 0,03 tăng lên 3,79% trong cơ cấu nguồn vốn, do doanh nghiệp
đang mở rộng cửa hàng ở giai đoạn này, cho nên lượng thuê người lao động
tăng. Vay ngắn hạn năm 2021 cũng tăng 3.561.457.830.00 với tỷ lệ tăng
143,26% so với cuối năm 2020.
 Nợ dài hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp, song song với nợ ngắn
hạn tăng thì nợ dài hạn giảm. Năm 2019 là 6.279.401.759 chiếm 0,1% tổng
nguồn vốn, qua năm 2020 không có nợ dài hạn và năm 2021 ở mức
86.700.000.
VCSH không có sự thay đổi nhiều giữa năm 2019 và 2020 giảm
54.233.414.513 với tỷ lệ giảm là 4,24%, sang năm 2021 đã tăng lên 454.144.333.997,
tỷ lệ 37,07% so với 2020. Vốn chủ sở hữu của công ty tăng là do lợi nhuận chưa phân
phối năm 2021 so với năm 2020 tăng 448.481.826.119 với tỷ lệ tăng 105,8%, tỷ lệ này
tăng phản ánh được kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong tổng cơ cấu nguồn vốn, ở tất cả các thời điểm đều cao, năm 2020 tỷ
trọng NPT giảm từ 80,6% xuống 77,26% so với năm 2019, và có xu hướng tăng tỷ
trọng cao nhất ở giai đoạn qua năm 2021, tỷ trọng tăng 7,17% so với năm 2020. VCSH
có tỷ trọng tương đối thấp hơn nhiều so với nợ phải trả. Điều này cho thấy doanh
nghiệp đang sử dụng đòn bẫy tài chính tốt bằng nợ, tuy nhiên rủi ro tài chính cao. Tỷ
trọng của nợ ngắn hạn lớn, doanh nghiệp bị áp lực trả nợ nhiều hơn.

12
1.3. Phân tích cấu trúc tài chính

Nhận xét: Đvt:


(VND)

Hệ số VCSH năm 2020 giảm so với năm 2019 với tỷ lệ (-13.43%). Năm 2021 hệ số này có sự tăng nhẹ nhưng vẫn thấp hơn son
với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ (-10.03%).
Hệ số tự tài trợ năm 2020 giảm 4.21 so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ (-122.61%); năm 2021 tăng 0.04 so với năm 2019 tương
ứng với tỷ lệ 1.06%. Điều này cho thấy khả năng tài trợ cho tổng tài sản doanh nghiệp đang không khả năng tài trợ cho tài sản dài hạn
vì hệ số trong 3 năm đều < 1.
Hệ số tài trợ thường xuyên năm 2020 giảm so với năm 2019 với tỷ lệ giảm là 48.27%; năm 2021 tăng so với năm 2019 với tỷ lệ là
1.06%. Trong 3 năm 2019, 2020, 2021 hệ số tài trợ thường xuyên đều lớn hơn 1 cho thấy nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho tài sản
dài hạn và thừa một phần để bù đắp cho tài sản dài hạn.

13
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát trong 3 năm đều lớn hơn 1 tương đương là 1.41; 1.51; 1.48 cho thấy doanh nghiệp đảm bảo
khả năng thanh toán

2. Phân tích tình hình kinh doanh

ĐVT: (VND)

14
15
Nhận xét:

Trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021 Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới
Di Động (MWG) đạt mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân 14%/năm. Năm 2021, lợi
nhuận kế toán trước thuế đạt 6.472 tỷ đồng, tăng 1.418 tỷ đồng (28%), lợi nhuận sau
thuế đạt 4.901 tỷ đồng, tăng 1.065 tỷ đồng (28%) so với năm 2019.
Mức tăng trưởng vượt bậc được thể hiện trong năm 2021, khi mà lợi nhuận trước thuế
tăng đến 20% và lợi nhuận sau thuế tăng đến 25% so với năm 2020. Trước đó, mức
tăng lợi nhuận trước thuế của năm 2020 so với 2019 chỉ đạt 7% và mức tăng lợi nhuận
sau thuế chỉ đạt 2%.
Theo kết quả tính toán kết quả kinh doanh từ các Báo cáo tài chính từ năm 2019
đến năm 2021 được công bố bởi MWG, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
trong giai đoạn 2019-2021 đạt mức tăng trưởng 20%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi
nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế đạt đến 28% trong giai đoạn này. Có thể thấy
rằng, lợi nhuận sau thuế tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần. Điều
này xuất phát từ việc giá vốn hàng bán chỉ tăng có 15%, thấp hơn mức tăng doanh thu.
2.1. Phân tích chi phí
Giá vốn: Ta thấy, giá vốn hàng bán của MWG chiếm một tỷ lệ rất lớn so với
doanh thu hàng bán. Năm 2019 tỷ lệ giá vốn/doanh thu là 80,9%, năm 2020 và 2021
lần lượt là 77,9% và 77,3%. Có nghĩa là để thu được 1000 đồng doanh thu, cần bỏ ra
809 đồng vốn trong năm 2019, bỏ ra 779 đồng vốn năm 2020 và bỏ ra 773 đồng vốn
năm 2021. Như vậy giá vốn trên 1000 đồng doanh thu đã giảm dần qua các năm, điều
này sẽ giúp cho biên lợi nhuận bán hàng tăng lên, làm tăng lợi nhuận ròng.
Hệ số chi phí bán hàng/doanh thu thuần và chi phí quản lý doanh
nghiệp/doanh thu: Năm 2020 chi phí bán hàng tăng 2.897 tỷ đồng so với năm 2019,
tương ứng mức tăng 23%, năm 2021 tăng 2.580 tỷ đồng so với năm 2021 tương ứng
mức tăng 17%. Như vậy tổng trong kỳ chi phí bán hàng tăng đến 44%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 tăng đến 1.331 tỷ đồng, tương ứng 64% so
với năm 2019. Sang năm 2021, chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm được mức tăng
đáng kể, chỉ còn tăng 12%. Tuy nhiên, xét trong giai đoạn 2019-2021, chi phí quản lý
doanh nghiệp vẫn tăng đến 84%. Đây là vấn đề cần hết sức lưu tâm, bởi vì mức tăng
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là khá cao so với sự tăng trưởng về

16
doanh thu. Điều này có thể lý giải từ hoạt động kinh doanh của MWG trong năm 2020
mở rộng quy mô, chi nhánh, đặc biệt là mở rộng mô hình Bách hóa xanh. Cùng với đó
là diễn biến dịch bệnh khiến cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng cao. Do đó, công ty cần kiểm soát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp chặt chẽ hơn, phù hợp với tình hình kinh doanh để đảm bảo lợi nhuận hoạt
động kinh doanh ổn định. Hệ số chi phí bán hàng/doanh thu thuần và chi phí quản lý
doanh nghiệp/doanh thu có xu hướng tăng trong giai đoạn 2019-2022. Điều này thể
hiện ở tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần lần lượt là 12,7%, 14,13% và 14,57%
trong các năm 2019, 2020, 2021. Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần
tương ứng trong các năm trên lần lượt là 2,03%, 3,14% và 3,11%.
Tổng chi phí và giá vốn: Tổng chi phí và giá vốn chiếm khoảng 94,79%-95%
trên doanh thu thuần cho thấy biên lợi nhuận của MWG khá thấp, chỉ khoảng 5%. Do
MWG có đặc thù là một doanh nghiệp bán lẻ, do đó, biên lợi nhuận tương đối thấp, chỉ
dao động quanh mức 5%. Điều này cho thấy, để gia tăng lợi nhuận điều kiện tiên quyết
và quan trọng nhất đối với MWG là gia tăng doanh thu, đồng thời cần xem xét kiểm
soát chi phí tốt, đảm bảo mức tăng chi phí tương ứng hoặc thấp hơn doanh thu để
không kéo giảm biên lợi nhuận.
2.2. Phân tích doanh thu và lợi nhuận
Trong giai đoạn 2019-2021 hoạt động bán hàng của MWG đạt được những kết quả
hết sức khả quan. Mức tăng doanh thu bình quân 10%/năm, 20% trong giai đoạn này
là một kết quả rất tốt trong tình hình các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn do
ảnh hưởng của dịch bệnh.
Hệ số lợi nhuận bán hàng/doanh thu thuần hàng bán dao động quanh mức 19-
22%: Điều này có nghĩa là nếu như trong năm 2019, cứ 1000 đồng doanh thu mang lại
190 đồng lợi nhuận từ bán hàng thì đến năm 2021 cứ 1000 đồng doanh thu mang lại
224 đồng lợi nhuận. Chỉ số này tăng qua các năm là một kết quả tích cực, thể hiện việc
kinh doanh hiệu quả. Theo như kết số liệu công bố của MWG có thể thấy biên lợi
nhuận bán hàng/doanh thu thuần hàng bán tăng là do mặc dù doanh thu trong kỳ tăng
đến 20% nhưng giá vốn chỉ tăng 15%. Tỷ lệ giá vốn/doanh thu thuần giảm đã góp
phần làm cho hệ số lợi nhuận bán hàng/doanh thu thuần bán hàng tăng lên.
Hệ số lợi nhuận kinh doanh/doanh thu kinh doanh và Hệ số lợi nhuận trước
thuế/Doanh thu thu nhập: Hệ số lợi nhuận kinh doanh/doanh thu kinh doanh dao động

17
quanh mức 4,93%- 5,26%. Hệ số lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thu nhập dao động
quanh mức 4,9%-5,21%. Điều này thể hiện 1000 đồng thu nhập mang lại khoảng 49 -
52 đồng lợi nhuận. Ta thấy cả hai hệ số này đều tăng qua các năm cũng là một kết quả
tích cực, cho thấy hoạt động kinh doanh của MWG có hiệu quả, tăng trưởng tốt qua
các năm. Đồng thời 02 hệ số này gần bằng nhau cho thấy hoạt động bán hàng vẫn luôn
là hoạt động kinh doanh chính, chiếm gần như tuyệt đối mang lại thu nhập cho MWG.
Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh thu thu nhập: Hệ số lợi nhuận sau thuế/doanh
thu thu nhập tăng từ 3,73% ở năm 2019 lên 3,94% ở năm 2021 cho thấy hiệu quả kinh
doanh của công ty được cải thiện. Nếu như 1000 đồng doanh thu thu nhập ở năm 2019
chỉ đem lại 37,3 đồng lợi nhuận sau thuế ở năm 2019 chỉ đến năm 2021 con số này đã
là 39,4 đồng. Hệ số này < 5% cũng cho thấy biên lợi nhuận của công ty MWG khá
thấp, tuy nhiên đây là điều hết sức bình thường do công ty hoạt động trong lĩnh vực
bán lẻ. Do đó cần đẩy mạnh doanh số để cải thiện hệ số này.
TÓM LẠI: Trong giai đoạn 2019-2021 mặc dù chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh song kết
quả kinh doanh của MWG đạt được rất tích cực, doanh thu và lợi nhuận đều có bước
tăng trưởng tốt. Các hệ số sinh lời đều được cải thiện đáng kể, cho thấy hiệu quả kinh
doanh tăng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
có mức tăng khá cao. Do đó, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, cần kiểm soát chi phí
bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để đưa về mức tăng hợp lý

18
3. Phân tích hiệu quả hoạt động

ĐVT: ( VND)

Nhận xét:
Thông qua bảng phân tích trên có thể thấy trong năm 2020, doanh nghiệp sử dụng
vốn cho các mục đích chính sau đây:
 Tăng đầu tư tài chính ngắn hạn 4.920.318.821.918 chiếm 33,53% trong
tổng sử dụng vốn trong kỳ.
 Tăng số tiền và các khoản tương đương tiền 4.232.620.581.457 chiếm
28,35% trong tổng sử dụng vốn trong kỳ.
19
 Tăng tài sản cố định 1.891.184.677.215 chiếm 12,89% trong tổng sử dụng
vốn trong kỳ .
 Giảm phải trả người bán ngắn hạn 3.327.216.621.654 chiếm 22,68% tổng sử
dụng vốn trong kỳ.
 Để tài trợ các mục đích trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn chính sau:
 Giảm hàng tồng kho 6.323.250.983.906 chiếm 55,56% trong tổng nguồn
vốn.
 Tăng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 2.594.164.701.732 chiếm 22,8%
trong tổng nguồn vốn.

Công ty trong giai đoạn này đang sử dụng nguồn vốn để cải thiện hoạt động tài
chính qua việc đầu tư, vay các khoản vay ngắn hạn. Và nguồn vốn được tạo ra của
công ty chủ yếu nhờ vào giảm hàng tồn kho.
ĐVT: (VND)

20
Nhận xét:
Năm 2021 toàn bộ nguồn vốn được tạo lập của công ty được sử dụng để tài trợ cho
mục đích chính sau:

 Tăng hàng tồn kho 9.745.054.841.248 chiếmtỷ lệ tăng 45,43% tổng sử


dụng vốn trong kỳ.
 Tăng đầu tư tài chính ngắn hạn 6.179.307.512.789 chiếm tỷ lê tăng
28,81% tổng sử dụng vốn trong kỳ.
 Để tài trợ các mục đích trên công ty đã sử dụng các nguồn vốn chính
sau:

21
 Giảm tiền và các khoản tương đương tiền 3.205.841.635.370 chiếm
19,37% trong tổng nguồn vốn.
 Tăng phải trả người bán ngắn hạn 3.451.605.909.393 chiếm 20,85%
trong tổng nguồn vốn.
 Tăng vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 9.022.293.956.862 chiếm
54,50% trong tổng nguồn vốn.

Có thể thấy công ty đang đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chính trở lại và các
điều kiện hoạt động đã được cải thiện. Do đó, lượng hàng hóa tăng lên, tỷ trọng hàng
tồn kho trong việc sử dụng kinh phí cao. Công ty tiếp tục sử dụng quỹ để đầu tư tài
chính do lợi ích đã đạt được trong năm trước. Do đầu tư vào hoạt động kinh doanh nên
nguồn vốn chủ yếu là các khoản vay nợ, bao gồm các khoản phải trả người bán ngắn
hạn, phải trả người lao động và tăng thêm các khoản vay ngắn hạn.
Nhìn chung, tài sản và quỹ của công ty chủ yếu được sử dụng để kinh doanh
hàng hóa, vì đặc biệt trong ngành bán lẻ, quỹ dùng cho hàng tồn kho tương đối cao,
đồng thời công ty cũng hướng đến hoạt động đầu tư tài chính. Nguồn vốn của công ty
chủ yếu là từ các khoản vay ngắn hạn khác do chi phí thấp và tính linh hoạt cho hoạt
động của công ty.

PHẦN III. NHẬN XÉT

Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính ba năm gần nhất của Công ty cổ
phần Đầu tư Thế giới Di động, có thể thấy năm 2020 là năm đặc biệt khó khăn do ảnh
hưởng từ dịch bệnh toàn cầu cùng với tình hình thiên tai liên tục diễn ra tại Việt Nam.
Song, bất chấp các khó khăn, công ty này vẫn tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi
nhuận cũng như trong suốt giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chưa một tháng nào
Thế giới di động phải ghi nhận lỗ. MWG có quy mô tổng tài sản hơn 46.000 tỷ đồng,
tăng hơn 4.400 tỷ trong năm 2020. Doanh nghiệp đã giảm mạnh hàng tồn kho từ

22
25.745 tỷ xuống 19.422 tỷ đồng cuối năm, chiếm hơn 42% tổng tài sản. Lượng tiền và
tiền gửi ngắn hạn tăng từ 6.252 tỷ lên 15.405 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng tài sản. Nhờ việc
giải phóng hàng tồn kho và tăng thu tiền mặt, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh năm
nay dương 10.793 tỷ đồng, so với dòng tiền âm 1.286 tỷ đồng của năm 2019. Công ty
lý giải sự tăng trưởng là nhờ mở mới 350 cửa hàng trong quý cuối năm; tình hình kinh
doanh điện thoại – điện máy có sự phục hồi nhờ mở bán iPhone 12, Samsung Note
20…; nhân rộng Điện Máy Xanh Supermini ra 61 tỉnh thành và mô hình Bách Hóa
Xanh diện tích lớn tại 19 tỉnh thành…Trong năm 2020, chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX)
ghi nhận mức doanh thu tăng gấp đôi so với năm 2019, đạt 21.260 tỷ đồng và đóng
góp xấp xỉ 20% trong tổng doanh số của MWG. Theo MWG, trong năm 2020, BHX là
động lực tăng trưởng chính của kênh cửa hàng hiện đại tại Việt Nam. Thị phần hàng
tiêu dùng nhanh của BHX đã vượt mức 10% tại khu vực thành thị nói chung và trên
20% tại riêng TP HCM. Tại thời điểm 31/12/2020, BHX có 1.719 cửa hàng có mặt tại
24/63 tỉnh thành, tăng 711 điểm bán so với cuối năm 2019. Doanh thu bình quân mỗi
cửa hàng BHX đạt xấp xỉ 1,25 tỷ đồng/ tháng.

Trong năm 2021, doanh thu và lợi nhuận trong ba tháng cuối năm của MWG
cũng đã đạt được mức kỷ lục kể từ khi hoạt động đến nay, với doanh thu tăng 33%,
còn lợi nhuận sau thuế tăng 66% cùng kỳ. Lũy kế cả năm, doanh thu thuần hợp nhất
của doanh nghiệp này đạt gần 123.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 5 tỷ USD, tăng
13% so với năm 2020 và đạt 98% kế hoạch. Trong đó, doanh thu online đạt 14.370 tỷ
đồng, tăng 53%. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 4.900 tỷ đồng, tăng 25% và vượt
3% kế hoạch. Trong đó, Thegioididong và Điện Máy Xanh vẫn là trụ cột mang lại
dòng tiền cho MWG thông qua việc khai thác thêm sản phẩm - dịch vụ mới để gia tăng
doanh số trên mỗi cửa hàng hiện hữu. Ngoài ra, MWG cũng dự kiến nâng cao thị phần
điện thoại - điện máy trong năm 2022 bằng cách tiếp tục mở mới chuỗi Điện máy
Xanh Supermini, Topzone và phát triển mạng lưới cộng tác viên đại lý, tiếp tục triển
khai chuỗi điện máy tại thị trường nước ngoài. Đồng thời, công ty cũng thử nghiệm
kinh doanh các ngành hàng mới để chuẩn bị động lực tăng trưởng cho tương lai.

KẾT LUẬN

23
Qua việc phân tích tình hình tài chính, ta nhận thấy rằng Công ty cổ phần Thế
giới Di động trong những năm vừa qua đã đạt được những chỉ số ấn tượng, khả quan.
Vì vậy, đáng để cân nhắc và đầu tư. Mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của một số
chuỗi cửa hàng Thế giới Di động và Điện máy xanh có phần giảm và bị chững lại so
với những năm trước, Bách hoá xanh vẫn đang trên đà phát triển mạnh mẽ và vươn lên
vị trí đứng đầu trong ngành bán lẻ bách hoá tại Việt Nam. Bên cạnh đó, MWG vẫn có
sự gia tăng ổn định về doanh thu và tổng tài sản, giữ vững được vị thế của mình trong
lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Thế Giới Di Động trong 4 năm
gần nhất. https://s.cafef.vn/bao-cao-tai-chinh/MWG/IncSta/2021/0/0/0/ket-qua-
hoat-dong-kinh-doanh-cong-ty-co-phan-dau-tu-the-gioi-di-dong.chn.
2) Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động.(2021). Báo cáo tài chính hợp nhất
https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2021/MWG_21CN
_BCTC_HNKT.pdf
3) Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động.(2020). Báo cáo tài chính hợp nhất
https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2020/MWG_20CN
_BCTC_HNKT.pdf
4) Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động.(2019). Báo cáo tài chính hợp nhất
https://cafef1.mediacdn.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2019/MWG_19CN
_BCTC_HNKT.pdf
5) Hồng Phúc (2021), Thế Giới Di Động lãi gần 4000 tỷ đồng trong năm
2020,https://baodautu.vn/the-gioi-di-dong-lai-gan-4000-ty-dong-trong-nam-2020-
d137337.html.

24
6) Minh Anh (2021), MWG lãi hơn 3900 tỷ đồng trong năm 2020 nhờ mở rộng chuỗi
BHX,https://thuongtruong.com.vn/news/mwg-lai-hon-3900-ty-dong-trong-nam-
2020-nho-mo-rong-chuoi-bhx-45682.html.
7) Minh Sơn (2022), Thế Giới Di Động thu 5 tỷ USD trong năm 2021,
https://vnexpress.net/the-gioi-di-dong-thu-5-ty-usd-trong-nam-2021-4422183.html

25

You might also like