You are on page 1of 66

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN


THÔNG VIỆT – HÀN
KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI


CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Đến


Sinh viên: Lê Phước Thịnh 20BA046
Trần Ngô Thị Diệu 20BA003
Nguyễn Thành Đạt 20BA247
Nguyễn Hoàng Nhung 20BA141
Trần Anh Vũ 20BA114

Đà Nẵng, Tháng 1 Năm 2023

i
THÀNH VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Thành viên Công việc
Lê Phước Thịnh
Trần Ngô Thị Diệu
Trần Thành Đạt
Nguyễn Hoàng Nhung
Trần Anh Vũ

ii
GIỚI THIỆU

Quản trị tài chính là một bộ phận quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Tất cả các
hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp, ngược
lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình kinh
doanh. Do đó, để phục vụ cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh có hiệu quả, các
nhà quản trị cần phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính và hoạch định
cho tương lai. Bởi vì phân tích báo cáo tài chính giúp những người quan tâm tới doanh
nghiệp có thể đánh giá được thực tế doanh nghiệp đó và đưa ra những quyết định ảnh
hưởng trực tiếp đến lợi ích của mình. Từ đó, các nhà quản lý có thể xác định được
nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính cũng như tình
hình hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trong thời gian tới.
Với một doanh nghiệp hay bất kì tổ chức kinh doanh dù lớn hay nhỏ đều đề ra mục
tiêu là làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận hay gia tăng giá trị cho doanh nghiệp. Vì thế
để tồn tại và phát triển vững mạnh, doanh nghiệp đòi hỏi cần có rất nhiều yếu tố cấu
thành nên như vốn, nhân lực, công nghệ,... Qua đó, doanh nghiệp muốn nhận thức rõ
khả năng tồn tại của mình để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì phải đi vào phân
tích kỹ lưỡng tình hình tài chính. Chính vì những lí do đó mà nhóm em quyết định lựa
chọn và phân tích đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng tiêu
dùng Masan”.

iii
MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ................................................................................................................ iii

MỤC LỤC .................................................................................................................... iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH .................................................................... vi

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP HÀNG TIÊU DÙNG MASAN ..................1

1.1. Thông tin chung về công ty .............................................................................1

1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu .........................................................................1

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................2

1.4. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................................3

1.5. Ngành nghề kinh doanh ..................................................................................5

1.6. Giải thưởng .......................................................................................................6

1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh .....................7

1.8. Đối thủ cạnh tranh .........................................................................................10

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA MASAN


CONSUMER ................................................................................................................13

2.1. Phân tích khối và chỉ số....................................................................................13

2.1.1. Phân tích khối .............................................................................................13

2.1.2. Phân tích chỉ số ..........................................................................................13

2.2. Phân tích thông số ............................................................................................23

2.2.1. Thông số khả năng thanh toán ..................................................................23

2.2.2. Thông số nợ ................................................................................................30

2.2.3. Khả năng sinh lợi .......................................................................................34

2.2.4. Thông số thị trường ....................................................................................40

2.3. Các thông tin từ báo cáo thuyết minh tài chính ............................................43

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN ...........................................................................................52

LỜI KẾT ......................................................................................................................54


iv
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55

PHỤ LỤC .....................................................................................................................56

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH ẢNH
Bảng 2. 1. Phân tích khối và chỉ số từ bảng cân đối kế toán ........................................14
Bảng 2. 2. Phân tích khối và chỉ số từ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh ................15
Bảng 2. 3. Chỉ số tài chính từ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh ........................16
Bảng 2. 4. Chỉ số tài chính từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ............................................17
Bảng 2. 5. Thông số khả năng thanh toán của Masan Consumer .................................24
Bảng 2. 6. Thông số nợ của Masan Consumer .............................................................30
Bảng 2. 7. Thông số khả năng sinh lợi của Masan Consumer ......................................34
Bảng 2. 8. Thông số thị trường của Masan Consumer .................................................40
Hình 1. 1. Cấu trúc tập đoàn Masan Consumer ..............................................................3
Hình 1. 2. Cơ cấu tổ chức CPCT Hàng tiêu dùng Masan ...............................................4
Hình 2. 1. Xu hướng dòng tiền của Masan Consumer ................................................ 16
Hình 2. 2. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành .........................................................25
Hình 2. 3. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh ...............................................................26
Hình 2. 4. Chỉ số vòng quay phải thu khách hàng ........................................................27
Hình 2. 5. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân ........................................................................28
Hình 2. 6. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho ...................................................................29
Hình 2. 7. Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho ................................................................29
Hình 2. 8. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu ................................................................31
Hình 2. 9. Thông số tỷ lệ nợ trên tài sản .......................................................................32
Hình 2. 10. Thông số số lần đảm bảo lãi vay ...............................................................33
Hình 2. 11. Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn ........................................................33
Hình 2. 12. Thông số lợi nhuận gộp biên .....................................................................35
Hình 2. 13. Thông số lợi nhuận ròng biên ....................................................................36
Hình 2. 14. Thông số lợi nhuận hoạt động biên ...........................................................36
Hình 2. 15. Thông số vòng quay tổng tài sản ...............................................................37
Hình 2. 16. Thông số lợi nhuận trên tài sản ROA ........................................................38
Hình 2. 17. Thông số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE ..........................................39
Hình 2. 18. Thông số thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS ................................................40
Hình 2. 19. Thông số giá trên thu nhập ........................................................................41
Hình 2. 20. Thông số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách P/B....................................42

vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CTCP HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN

1.1. Thông tin chung về công ty

Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, gọi tắt là Masan Consumer được thành
lập vào năm 1996 và có trụ sở tại tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Công ty cổ
phần Hàng tiêu dùng Masan có tiền thân là công ty cổ phần Công nghệ - Kỹ thuật –
Thương mại Việt Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia
vị. Sau nhiều lần chuyển đổi, đến ngày 10/05/2015, công ty đổi tên thành Công ty cổ
phần Hàng tiêu dùng Masan. CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty
con của Công ty TNHH Masan Consumer Holdings.
Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) hiện được đánh giá là một
trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất Việt Nam. Công ty hiện đang sản xuất và
phân phối nhiều mặt hàng thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước
mắm, nước tương, tương ớt), hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi),
và các sản phẩm đồ uống (cà phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng). Công ty bắt
đầu đi vào hoạt động trong năm 2000 và từ đó đã phát triển thành công danh mục sản
phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng
thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer đã tạo nên các
thương hiệu được yêu thích và tin dùng hàng đầu tại Việt Nam như Chin-su, Omachi,
Kokomi, Nam Ngư...
+ Mã giao dịch: MCH.
+ Vốn điều lệ:
+ Trụ sở chính: Tầng 12, Tòa nhà Mplaza Saigon, Số 39 Lê Duẩn - Phường Bến
Nghé - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh.

1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu

1.2.1. Tầm nhìn


Masan Consumer muốn trở thành:
+ Công ty hàng tiêu dùng dẫn đầu Việt Nam xét về doanh số, lợi nhuận và sự nhận
biết thương hiệu.
+ Đáp ứng nhu cầu hằng ngày của 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam.
1
+ Điểm thu hút các nhân tài hàng đầu, và được công nhận là môi trường làm việc
tốt nhất Việt Nam; và là biểu tượng của chất lượng và niềm tự hào của người Việt.
1.2.2. Sứ mệnh
“Hằng ngày, chúng ta nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam”.
Công ty luôn xem triết lý này là kim chỉ nam cho mọi hành động, luôn đặt người
tiêu dùng làm trọng tâm. Từ đó, công ty thực hiện giải pháp sáng tạo đột phá nhằm giải
quyết nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng, mang lại các sản phẩm chất lượng và giá
cả hợp lý đồng thời cũng đưa ra nhiều sản phẩm cao cấp để phục vụ người tiêu dùng
Việt Nam khi Việt Nam đang ngày càng phát triển. Masan Consumer tin vào tiềm năng
tiêu dùng của Việt Nam, đồng thời các nhu cầu của thị trường ngày càng tăng, phong
cách sống và khẩu vị của người tiêu dùng cũng thay đổi. Chính niềm tin này đã theo
công ty trong hành trình phụng sự người tiêu dùng từ những ngày chập chững vào thị
trường cho đến nay.
1.2.3. Mục tiêu
+ Masan Consumer có 12 nhãn hiệu đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng
khác nhau.
+ Tốc độ phát triển trung bình của doanh thu trong giai đoạn 2020 – 2025 đạt trêm
20%/năm.
+ Là 1 trong 3 nơi làm việc đựa ưa thích nhất Việt Nam vào năm 2025.

1.3. Lịch sử hình thành và phát triển

+ Ngày 01/4/1996, Masan đã thành lập một Công ty tại Nga để nhập khẩu và kinh
doanh sản phẩm thực phẩm ở thị trường Đông Âu. Masan khởi đầu lĩnh vực thực phẩm
vào năm 1996 khi thành lập CTCP Công nghệ - Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến,
chuyên về gia vị.
+ Năm 2000: Thành lập CTCP Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, chuyên
hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu. Sau đó, CTCP Công nghiệp –
Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến được sáp nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và
Xuất nhập khẩu Minh Việt và đổi tên thành CTCP Công nghiệp – Thương mại MaSan.
+ Năm 2007: công ty giới thiệu một loạt sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử,
nước mắm Nam Ngư và mì ăn liền Omachi.

2
+ Năm 2008: CTCP Công nghiệp – Thương mại Masan đổi tên CTCP Thực phẩm
Masan (Masan Food).
+ Năm 2011: Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ phần với
giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts & Co. Của Mỹ, qua đó định
giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
+ Năm 2015: Công ty thay đổi tên thành “CTCP Hàng tiêu dùng MaSan”.
+ Năm 2016: Masan Consumer Thailand được thành lập, giới thiệu sản phẩm gia
vị đầu tiên tại Thái Lan, nước mắm Chin-su Yod Thong. MCH tăng tỷ lệ sở hữu trực
tiếp của mình trong Masan Consumer lên 96,7%, Masan Beverage tăng tỷ lệ sở hữu trực
tiếp tại Nước khoáng Vĩnh Hảo lên 84,2% và MNS tăng tỷ lệ sở hữu gián tiếp tại
Proconco lên 75,2%.

1.4. Cơ cấu tổ chức

1.4.1. Cấu trúc tập đoàn

Hình 1. 1. Cấu trúc tập đoàn Masan Consumer


CTCP Hàng tiêu dùng Masan hoạt động như một công ty con của Công ty TNHH
Masan Consumer Holdings với tỷ lệ sở hữu trực tiếp là 93.76% (Tỉ lệ sở hữu của Công
ty TNHH Masan Consumer Holdings trong Masan Consumer được tính toán dựa trên
tổng số lượng cổ phần đã phát hành).
Tại ngày 31/12/2021, Công ty có 5 công ty con sở hữu trực tiếp, 18 công ty con sở
hữu gián tiếp và 1 công ty liên kết. Các công ty con sở hữu trực tiếp bao gồm:
3
+ Công ty TNHH MTV Thực phẩm Masan.
+ Công ty TNHH MTV Masan Beverage.
+ Masan Consumer (Thailand) Limited (“MTH”).
+ Công ty TNHH Masan HPC.
+ Công ty TNHH Masan Innovation.
1.4.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Phó TGĐ phụ


trách thương mại

Phó TGĐ phát


triển năng lực tổ
chức

Phó TGĐ phát


triển năng lực
cung ứng
Ban Kiểm Soát
Phó TGĐ Quyền
GĐ Vận hành
Đại Hội Đồng
Cổ Đông Phó TGĐ nguồn
nhân lực

Hội Đồng Quản Tổng Giám Phó TGĐ phụ


Trị Đốc trách CNTT

GĐ phát triển sản


phẩm cấp cao –
Quyền trưởng bộ
phận R&D

Giám đốc Tài


Chính

Luật Sư Trưởng
GĐ Tuân Thủ
Hình 1. 2. Cơ cấu tổ chức CPCT Hàng tiêu dùng Masan
Các phòng ban thuộc công ty bao gồm: Ban Kiểm Soát, Ban Hội Đồng Quản Trị,
Ban Giám Đốc, Bộ phận phụ trách thương mại, Bộ phận phát triển năng lực tổ chức, Bộ
4
phận phát triển năng lực cung ứng, Phòng quyền quyết định vận hành, Phòng nhân lực,
Phòng công nghệ thông tin, Phòng phát triển sản phẩm, Phòng tài chính và Ban luật sự.
Các nhiệm vụ trong từng phòng ban:
+ Bộ phận phụ trách thương mại: Phụ trách Marketing, phát triển khách hàng, bán
hàng của Công ty.
+ Bộ phận phát triển năng lực tổ chức: Phụ trách phát triển tổ chức, nâng cao các
dịch vụ hành chính của Công ty.
+ Bộ phận phát triển năng lực cung ứng: Nâng cao năng lực cung ứng.
+ Phòng quyền quyết định vận hành: Phụ trách cung ứng vật tư, kế hoạch, kho vận,
sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm.
+ Phòng nhân lực: Thực hiện chiến lực nhằm thu hút, nuôi dưỡng, phát triển nhân
tài.
+ Phòng công nghệ thông tin: phát triển ứng dụng mới trong quản trị và phát triển
kinh doanh, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật CNTT.
+ Phòng phát triển sản phẩm: Phụ trách nghiên cứu, phát triển và cải tiến sản phẩm,
bao bì sản phẩm.
+ Phòng tài chính: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, sử dụng đầu tư, kỷ luật và quản
lý nguồn lực tài chính qua hoạt động kế toán, tài chính.
+ Ban luật sự: Chịu trách nhiệm về các dịch vụ pháp lý và tuân thủ của Công ty.

1.5. Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính:


+ Bán buôn thực phẩm.
+ Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng.
+ Bán buôn đồ uống.
+ Bán buôn tổng hợp.
+ Sản xuất sản phẩm từ plastic.
+ Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
+ Chế biến và bảo quản rau quả.
+ Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật.
+ Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
+ Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa.

5
+ Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự.
+ Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn.
+ Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.
+ Dịch vụ ăn uống khác.
Masan Consumer không ngừng sáng tạo, đổi mới và vượt lên thị trường bằng việc
tung ra các sản phẩm sáng tạo và mở rộng mạng lưới phân phối.
Hàng năm, Masan Consumer đều cho ra mắt thị trường hàng chục phát kiến mới ở
tất cả các ngành hàng hóa. Đặc biệt phải kể đến hàng thực phẩm tiện lợi trong đó, nổi
bật là CHIN-SU FOODS mới tung ra thị trường bộ sản phẩm 7 món ăn sáng cao cấp,
đáp ứng khẩu vị của những người tiêu dùng khó tính nhất.
Các thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer gồm Chin-Su, Nam Ngư, Tam
Thái Tử, Omachi, Kokomi, Ponnie, Heo Cao Bồi, Vinacafé, Wake-Up, Wake-Up 247,
Compact Cherry, Vĩnh Hảo, Vivant, Lemona và Quang Hanh…, trong đó có nhiều
thương hiệu nhiều năm liền được bình chọn là nhãn hàng phát triển nhanh nhất và được
nhiều người tiêu dùng Việt tin dùng nhất. Trong năm 2021, Masan Consumer đã phát
triển thêm thương hiệu Homey, đây là dòng nước rửa chén cao cấp được người tiêu dùng
yêu thích.
Tính đến cuối năm 2021, Masan Consumer sở hữu 5 thương hiệu với doanh thu
trên 2.000 tỷ đồng, tự hào là các thương hiệu mạnh trong các danh mục ngành hàng lớn.

1.6. Giải thưởng

Cam kết phát triển bền vững của Công ty đã mang lại những thành quả sau nhiều
năm thực hiện, được thể hiện bởi số lượng giải thưởng và bằng khen của các tổ chức
đánh giá thương hiệu cả trong và ngoài nước.
+ Công ty Thực phẩm uy tín nhất Việt Nam năm 2021 lần thứ 4 liên tiếp theo kết
quả của Vietnam Report.
+ Công ty Thực phẩm uy tín nhất Việt Nam được công nhận Thương hiệu Vàng
Thành phố Hồ Chí Minh 2021 – 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Vinacafe Biên Hòa vinh dự được đứng trong “Top 10 Công ty uy tín Ngành Đồ
uống Việt Nam năm 2021” theo Vietnam Report.
+ Vinacafe Biên Hòa tiếp tục được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2021 –
2022. Đây là lần thứ 7 liên tiếp (từ 2008 đến 2022) Vinacafe Biên Hòa được vinh danh.

6
1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả kinh doanh

1.7.1. Triển vọng kinh doanh của Masan Consumer gắn liền trực tiếp với triển vọng
kinh tế của Việt Nam
Triển vọng kinh doanh của Công ty gắn liền trực tiếp với triển vọng kinh tế của
Việt Nam. Do đó, nếu Việt Nam trải qua một cuộc suy thoái kinh tế, điều này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến Công ty. Sự bùng phát gần đây của đại dịch Covid-19 trên toàn thế
giới và tại Việt Nam đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin, chi tiêu và dự báo của
người tiêu dùng, có thể gây bất lợi cho kế hoạch tài chính của công ty. Các sản phẩm
của Masan Consumer là mặt hàng thiết yếu hàng ngày và công ty có thể kinh doanh
thành công trong năm 2021 dù cho ảnh hưởng của Covid-19. Tuy nhiên, thời điểm phục
hồi sau đại dịch là không chắc chắn và sự tiếp diễn của đại dịch có thể ảnh hưởng đến
nền kinh tế Việt Nam và điều này có thể ảnh hưởng bất lợi đến kết quả kinh doanh của
công ty.
1.7.2. Tác động của đại dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và kinh doanh của Masan
Consumer. Đặc biệt là mảng Sản xuất và Chuỗi cung ứng. Về mảng Sản xuất, các công
nhân và nhân viên làm việc tại các Nhà máy đã dọn đến sinh sống tại Nhà máy, để đảm
bảo sản xuất ổn định suốt ngày đêm không ngừng nghỉ với mục tiêu cung ứng thực phẩm,
đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng Việt Nam trong tình trạng giãn cách xã hội. Chuỗi
cung ứng bị gián đoạn nặng nề trên Thế giới nói chung và toàn nước Việt Nam cũng
như tại Masan Consumer nói riêng. Tình trạng thiếu lái xe vận tải, xe container (do bị
nhiễm Covid-19) làm cho chi phí trong khâu vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm
cao nhất trong các năm gần đây.
1.7.3. Sự cạnh tranh mạnh mẽ giành thị phần
Masan Consumer cạnh tranh chủ yếu dựa vào các yếu tố như hình ảnh thương hiệu,
giá cả, mạng lưới phân phối và sự đa dạng của sản phẩm. Thị trường thực phẩm và đồ
uống tại Việt Nam sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn khi có nhiều thương hiệu và
công ty thuộc ngành hàng tiêu dùng quốc tế nổi tiếng thâm nhập vào thị trường. Sức ép
cạnh tranh có thể khiến cho các đối thủ phải gia tăng đáng kể chi phí dành cho quảng
cáo và các hoạt động khuyến mãi, hoặc thực hiện các hành vi định giá bất hợp lý. Masan

7
Consumer có thể buộc phải đầu tư nhiều hơn vào hoạt động nghiên cứu và phát triển,
cũng như các chương trình khuyến mãi và tiếp thị. Những khoản chi này có thể khiến tỷ
suất lợi nhuận giảm sút và do đó ảnh hưởng bất lợi đến kết quả hoạt động của Công ty.
1.7.4. Chi phí của Masan Consumer có thể gặp biến động
Giá thành sản xuất của Công ty phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp nguyên vật
liệu. Đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nhiều do đứt quãng chuỗi cung ứng. Mặc dù công ty
mua nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp và không lệ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp duy
nhất nào, Công ty không đảm bảo rằng tình trạng thiếu hụt nguyên liệu sẽ không xảy ra.
Nếu công ty không có được đầy đủ nguyên liệu cả về lượng cũng như chất mà công ty
yêu cầu, hoặc với mức giá hoặc các điều khoản khác mà công ty có thể chấp nhận, chất
lượng sản phẩm, sản lượng sản xuất cũng như doanh thu của Masan Consumer sẽ bị ảnh
hưởng xấu.
Ngoài ra, giá nguyên liệu có thể biến động do ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
như điều kiện thời tiết, môi trường, biến động giá cả hàng hóa, tiền tệ và những thay đổi
trong chính sách của Nhà nước liên quan tới lĩnh vực nông nghiệp. Nếu Công ty không
thể quản lý các chi phí này cũng như tăng giá bán các sản phẩm lên tương ứng thì hoạt
động kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh cũng như triển vọng
của Công ty sẽ bị ảnh hưởng bất lợi và đáng kể.
1.7.5. Masan Consumer phụ thuộc vào khả năng duy trì các hoạt động tuyển dụng
hoặc giữ chân nhân viên có trình độ phù hợp với các vị trí quản lý then chốt
Mặc dù Masan Consumer không phụ thuộc vào bất kỳ một thành viên riêng lẻ nào
trong Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát hoặc đội ngũ quản lý cấp cao,
nhưng sự thành công của Masan Consumer phụ thuộc đáng kể vào kỹ năng, trình độ, nỗ
lực, cũng như khả năng tuyển dụng và giữ chân họ cùng những nhân viên giỏi khác. Do
sự cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam, Công ty phải thường xuyên đối mặt với nhiều thách
thức trong việc tuyển dụng và giữ chân đủ số lượng chuyên viên giỏi. Sự thiếu hụt nhân
sự chủ chốt có thể gây ra ảnh hưởng bất lợi đối với hoạt động kinh doanh, tình hình tài
chính, kết quả và triển vọng kinh doanh của Masan Consumer.
1.7.6. Phụ thuộc vào mạng lưới phân phối có sẵn
Masan Consumer dựa rất nhiều vào quan hệ với mạng lưới các nhà phân phối để
tiêu thụ sản phẩm. Trong trường hợp các công ty đối thủ của Masan chào mời các điều
kiện thuận lợi hơn hoặc các ưu đãi lớn hơn cho các nhà phân phối của công ty, các nhà
8
phân phối này có thể lựa chọn chấm dứt các hợp đồng phân phối với công ty. Trong
trường hợp quan hệ của Masan với số lượng lớn các nhà phân phối bị xấu đi do các hành
động của các công ty đối thủ, tình hình kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động và triển
vọng của Công ty sẽ bị ảnh hưởng.
1.7.7. Doanh thu phụ thuộc vào hình ảnh thương hiệu
Masan Consumer luôn phấn đấu để giữ hình ảnh là một công ty thành công qua
cam kết nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người tiêu dùng. Tuy nhiên, những
sự kiện không mong muốn có thể xảy ra và gây ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty,
chẳng hạn như bị đối thủ cạnh tranh không lành mạnh. Hình ảnh thương hiệu của Masan
có thể ảnh hưởng lớn đến doanh số, và Công ty có thể bị lỗ do doanh thu giảm và các
chi phí khác tăng cao nhằm bảo vệ hình ảnh thương hiệu.
1.7.8. Công ty có thể không thành công trong việc phát triển sản phẩm mới
Masan có một đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm nội bộ, dành toàn thời
gian cho việc phát triển sản phẩm mới và các phiên bản của những sản phẩm hiện có.
Cụ thể, công ty tập trung vào việc tạo nên những sản phẩm sáng tạo, tốt cho sức khỏe,
giá cả hợp lý và tiện dụng. Việc phát triển và ra mắt sản phẩm mới có thể đòi hỏi chi phí
đáng kể, bao gồm chi phí quản lý, sản xuất và tiếp thị cao hơn.
Một sản phẩm mới được chấp nhận trên thị trường hay không phụ thuộc phần lớn
vào khả năng của côngty trong việc đáp ứng thành công các nhu cầu của thị trường,
khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng của người tiêu dùng. Công ty không thể đảm bảo thị
trường sẽ chấp nhận mọi sản phẩm mới mà công ty sản xuất. Nếu các sản phẩm không
thành công, Masan sẽ không thể lấy lại được chi phí nghiên cứu và phát triển đã bỏ ra
và điều này sẽ có tác động xấu đến việc kinh doanh của công ty, điều kiện tài chính, kết
quả vận hành và các viễn cảnh khác.
1.7.9. Rủi ro xảy ra tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm
Nhiễm bẩn là một rủi ro vốn có trong ngành thực phẩm và đồ uống. Mặc dù công
ty đã nỗ lực hết sức, bao gồm cả việc kiểm tra thường xuyên tại nhà máy sản xuất và
kiểm tra thường xuyên nguyên vật liệu, công ty không thể hoàn toàn loại trừ nguy cơ
nhiễm bẩn. Không phải tất cả các quá trình xử lý của công ty hoàn toàn tự động, do đó
làm tăng nguy cơ lỗi của con người, và do đó cũng có khả năng tăng nguy cơ ô nhiễm.
Do vậy, Công ty có thể bị khiếu nại liên quan đến tình trạng nhiễm bẩn sản phẩm và có
thể phải thu hồi sản phẩm hoặc rút khỏi thị trường, điều đó có thể ảnh hưởng bất lợi đến
9
hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và triển vọng
của công ty. Mặc dù không có chính sách trách nhiệm sản phẩm được công nhận tại Việt
Nam, công ty không thể đảm bảo rằng Masan sẽ không phải đối mặt với khiếu nại hoặc
kiện tụng về sự an toàn và chất lượng của các sản phẩm của Masan.

1.8. Đối thủ cạnh tranh

Sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành Hàng tiêu dùng ngày càng khốc liệt:
về giá cả, quy trình công nghệ, mẫu mã, sức quảng cáo, chăm sóc khách hàng và quan
trọng hơn cả là chất lượng. Masan Consumer cần phải nhận diện chính xác từng đối thủ
cạnh tranh, phải theo dõi chính xác, kịp thời có đối sách đối với các diễn biến từ phía
các đối thủ cạnh tranh và có những cải tiến cụ thể về quy trình phân phối, chính sách
khuyến mại phù hợp vì sự cạnh tranh tính theo từng ngày từng giờ. Tuy nhiên, trong
giới hạn của đề tài này, nhóm chỉ tập trung phân tích các đối thủ lớn nhất là Nông sản
xuất khẩu sài Gòn, SaoTa và Vinamilk.
1.8.1. Công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn
Công ty cổ phần Thực phẩm Nông sản Xuất khẩu Sài Gòn tiền thân là một doanh
nghiệp Nhà nước được thành lập từ năm 1976. Công ty chính thức hoạt động dưới hình
thức Công ty Cổ phần năm 20062006.
+ Mã giao dịch trên sàn chứng khoán: AGX
+ Công ty thuộc nhóm ngành: Thực phẩm, đồ uống và thuốc lá
+ Vốn điều lệ: 108.000.000.000 VNĐ
+ KL CP đang niêm yết: 10.800.000 cổ phiếu
+ KL CP đang lưu hành: 10.800.000 cổ phiếu
+ Ngành nghề kinh doanh chính của công ty gồm:
• Sản xuất thực phẩm và đồ uống.
• Chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế),
sản xuất các sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện.
• Sản xuất hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất.
• Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng.
• Đại lý kinh doanh xăng dầu…
Sau nhiều năm thành lập công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng
đầu về chế biến thủy sản ở Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong thị trường nội
10
địa với toàn bộ hệ thống siêu thị lớn trên cả nước, sản phẩm AGREX SAIGON còn được
xuất khẩu sang nhiều nước: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Canada, Úc, Nhật Bản,
Hàn Quốc và nhiều nước Châu Á khác. Sản phẩm của Công ty rất được tin dùng ở nhiều
quốc gia trên thế giới.
1.8.2. Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta
Thành lập năm 1995, đi vào hoạt động năm 1996 chuyên chế biến tôm đông lạnh
xuất khẩu. Đến năm 2003 đổi tên là Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, tên thương
mại FIMEX VN.
+ Mã giao dịch trên sàn chứng khoán: FMC
+ Nhóm ngành: Chế biến tôm
+ Vốn điều lệ: 751.976.890.000 đồng
+ KL CP đang niêm yết: 65.388.889 cổ phiếu
+ KL CP đang lưu hành: 65.388.889 cổ phiếu
+ Ngành nghề kinh doanh:
• Chế biến, bảo quản thủy sản và sản phẩm từ thủy sản, nhập khẩu máy móc
thiết bị vật tư phục vụ trong ngành chế biến
• Nuôi trồng thủy sản
• Mua bán lương thực, thực phẩm, nông sản sơ chế
• Kinh doanh bất động sản
• Kinh doanh dịch vụ khách sạn, ăn uống
• Gieo trồng, sản xuất, xuât khẩu và tiêu thụ nội địa hàng nông sản.
Trong nửa đầu năm 2022, nhờ xuất khẩu thuận lợi, Sao Ta ghi nhận doanh thu
thuần tăng 29% đạt 2.738 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt kỷ lục 155
tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước.
Ngày 01/12/2022, FMC đã được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp bền vững
năm 2022 trong lĩnh vực sản xuất tại sự kiện công bố 100 doanh nghiệp bền vững Việt
Nam năm 2022 do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam thuộc
VCCI tổ chức. Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp FMC được vào TOP 100 doanh nghiệp
bền vững Việt Nam.
1.8.3. Công ty cổ phần Sữa Việt Nam
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy
Products Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sản phẩm
11
từ sữa, chăn nuôi bò sữa, cung cấp giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi cũng như thiết bị máy
móc liên quan tại Việt Nam.
+ Mã giao dịch trên sàn chứng khoán: VNM
+ Nhóm ngành: Sản phẩm sữa
+ Vốn điều lệ: 24.,382.309.830.000 đồng
+ KL CP đang niêm yết: 2.089.955.445 cổ phiếu
+ KL CP đang lưu hành: 2.089.956.345 cổ phiếu
+ Lĩnh vực kinh doanh chính:
• Chế biến, sản xuất và kinh doanh sữa tươi, sữa hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng,
sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, nước giải khát và các sản phẩm từ sữa
khác.
• Chăn nuôi: Chăn nuôi bò sữa. Hoạt động chăn nuôi nhằm mục đích chính
là cung cấp sữa tươi nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các sản phẩm từ sữa
của Công ty.
• Có hơn 200 sản phẩm được chia thành các ngành hàng sau: Sữa nước, Sữa
chua, Sữa bột, Bột ăn dặm, Ca cao lúa mạch, Sữa đặc, Kem ăn, Phô mai,
Sữa đậu nành, Nước giải khát
Hơn 40 năm hình thành và phát triển, Vinamilk được trao tặng rất nhiều huân
chương và giấy chứng nhận. Với chiến lược phát triển và quản trị bền vững, Vinamilk
lần thứ 2 liên tiếp được chọn vào Top 3 Công ty niêm yết Việt Nam có điểm Quản trị
công ty cao nhất do thẻ điểm Quản trị Công ty ASEAN 2021 công bố, đồng thời là đại
diện duy nhất của Việt Nam được xếp hạng “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” qua
2 đợt tổ chức gần nhất.
Ngày 1/12, Vinamilk đã được vinh danh ở Bảng xếp hạng “50 Công ty kinh doanh
hiệu quả nhất Việt Nam 2022” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư công bố trong Hội nghị đầu
tư với chủ đề “Kinh tế Việt Nam - Ngôi sao sáng nhất”.

12
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
MASAN CONSUMER

2.1. Phân tích khối và chỉ số

Việc trình bày bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo
tỷ lệ phần trăm sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người phân tích. Con số phần
trăm có thể được đặt trong mối liên hệ với tổng số, chẳng hạn như tổng tài sản hay tổng
doanh thu so với năm gốc. Hai phương pháp phân tích này đặc biệt hữu ích khi so sánh
các công ty có sự khác nhau nhiều về quy mô vì mỗi khoản mục trong các báo cáo tài
chính được đặt trên cơ sở tương đối hoặc tiêu chuẩn.
2.1.1. Phân tích khối
Phân tích khối là phương pháp biểu diễn các khoản mục của bảng cân đối kế toán
theo tỷ lệ phần trăm trên tổng tài sản và các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh theo tỷ lệ phần trăm trên doanh số. Việc biểu diễn các khoản mục trong các
báo cáo tài chính dưới dạng phần trăm trên tổng số giúp các nhà phân tích thấy được
những xu hướng thay đổi về mặt cấu trúc. Phân tích khối đối với bảng cân đối kế toán
sẽ cung cấp hình ảnh rất rõ nét về sự thay đổi cấu trúc tài sản và cấu trúc nguồn vốn.
Phân tích khối với báo cáo thu nhận sẽ giúp chúng ta rút ra những kết luận chính xác về
cơ cấu thu nhập và chi phí.
2.1.2. Phân tích chỉ số
Phân tích chỉ số là một phương pháp phân tích báo cáo tài chính theo cách so sách
các khoản mục trong báo cáo với các giá trị lịch sử. Người phân tích có thể dùng phương
pháp này để so sánh xu hướng theo thời gian của từng khoản mục trong báo cáo.

13
Bảng 2. 1. Phân tích khối và chỉ số từ bảng cân đối kế toán

Phân tích khối Phân tích chỉ số Phân tích khối Phân tích chỉ số

TÀI SẢN 2019 2020 2021 2019 2020 2021 NGUỒN VỐN 2019 2020 2021 2019 2020 2021
Tiền và các khoản tương Phải trả người
10.7% 15% 43.1% 100% 174% 593% 5.37% 4.6% 5.2% 100% 106% 143%
đương tiền bán
Giá trị thuần đầu tư ngắn Phải trả người
0.94% 0.8% 0.6% 100% 109% 87% 0.002% 0.07% 0.04% 100% 3863% 2799%
hạn lao động
Các khoản phải thu 11.7% 13.8% 23.4% 100% 146% 293% Vay ngắn hạn 24.9% 26.1% 24.6% 100% 130% 146%
Các khoản phải
Hàng tồn kho, ròng 5.71% 7.2% 7.5% 100% 157% 193% 0.09% 0.15% 0.18% 100% 209% 281%
trả khác
Tài sản ngắn hạn 29.3% 37.2% 74.7% 100% 158% 375% Nợ ngắn hạn 39.4% 39.9% 39.3% 100% 140% 164%

TÀI SẢN DÀI HẠN 70.7% 62.8% 25.3% 100% 110% 52.7% Nợ dài hạn 1.56% 4.13% 4.35% 100% 331% 413%

Phải thu dài hạn 43.6% 34.4% 0.7% 100% 98% 2.41% VỐN CSH
Vốn đầu tư chủ
Tài sản cố định 20.3% 20.7% 18.5% 100% 126% 134% 35.3% 28.5% 24.1% 100% 101% 101%
sở hữu
Thặng dư vốn
Giá trị ròng tài sản đầu tư 0% 0.1% 0% 100% - - 17.4% 14.5% 11.8% 100% 104% 100%
cổ phần
Lãi chưa phân
Đầu tư dài hạn 1.22% 1.0% 0.8% 100% 100% 100% 15.8% 18% 22.6% 100% 141% 210%
phối
Tổng vốn chủ
Tài sản dài hạn khác 2.74% 4.9% 4.1% 100% 224% 221% 60.61% 55.9% 56.3% 100% 115% 137%
sở hữu
TC NGUỒN
TC TÀI SẢN 100% 100% 100% 100% 125% 148% 100% 100% 100% 100% 125% 148%
VỐN

14
Bảng 2. 2. Phân tích khối và chỉ số từ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh

Phân tích khối Phân tích chỉ số


2019 2020 2021 2019 2020 2021
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
100.0% 100.0% 100.0% 100% 126% 147%

Các khoản giảm trừ 3.3% 2.7% 1.2% 100% 103% 52%

Doanh thu thuần 96.7% 97.3% 98.8% 100% 126% 150%

Giá vốn hàng bán 57.0% 57.5% 57.5% 100% 127% 152%

Lợi nhuận gộp 39.8% 39.8% 41.3% 100% 125% 148%

Thu nhập tài chính 3.1% 3.0% 2.5% 100% 122% 116%

Chi phí tài chính 1.2% 1.3% 0.9% 100% 131% 107%

- Trong đó: Chi phí lãi vay 1.2% 1.1% 0.8% 100% 121% 96%
Phần lãi trong các công ty liên
0.04% 0.05% 0.05% 100% 167% 167%
kết
Chi phí bán hàng 15.1% 16.3% 16.7% 100% 135% 159%

Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.1% 3.6% 3.8% 100% 109% 131%
Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh
doanh
22.6% 21.7% 22.5% 100% 120% 142%

Thu nhập khác 0.008% 0.009% 0.018% 100% 133% 325%

Chi phí khác -0.11% -0.07% -0.03% 100% 80% 35%

Thu nhập khác, ròng 0.10% 0.06% 0.01% 100% 76% 13%

Lãi/(lỗ) ròng trước thuế 22.5% 21.6% 22.5% 100% 120% 143%
Thuế thu nhập doanh nghiệp –
hiện thời
2.1% 3.5% 3.4% 100% 214% 239%
Thuế thu nhập doanh nghiệp –
-0.1% -0.3% -0.3% 100% 428% 482%
hoãn lại
Chi phí thuế thu nhập doanh
2.0% 3.2% 3.1% 100% 184% 206%
nghiệp
Lãi/(lỗ) thuần sau thuế 20.5% 18.4% 19.4% 100% 113% 136%

15
Bảng 2. 3. Chỉ số tài chính từ Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu 2021 2020
Doanh thu 27,773,635,217,733 23,342,734,481,397
LN thuần từ hoạt động kinh doanh 6,413,244,065,678 5,406,911,525,859
Lợi nhuận trước thuế EBT 6,410,566,376,886 5,391,027,786,095
Chi phí lãi vay 226,159,178,618 286,495,734,730
LN trước thuế và lãi vay (EBIT) 6,639,403,244,296 5,693,407,260,589
LN sau thuế 5,526,176,998,515 4,597,571,255,342
Tổng tài sản 30,204,150,159,141 25,533,406,553,025
Vốn chủ sỡ hữu 17,005,693,937,381 14,282,984,759,612
Three Steps Dupont Model
Lợi nhuận thuần 0.199 0.197
Doanh thu/Tổng TS 0.997 1.015
Tổng Tài sản/Vốn chủ sở hữu 1.781 1.724
ROE 0.353 0.345

XU HƯỚNG DÒNG TIỀN


20,000,000,000 18,362,567,016
Tỷ đồng

15,000,000,000 12,546,219,975

10,000,000,000 7,867,881,513

5,000,000,000
(132,322,782)
(1,417,713,156)
-
(3,576,899,139)
2019 2020 2021
(6,347,175,065)
(5,000,000,000)
(9,459,050,316)
(11,558,720,346)
(10,000,000,000)

(15,000,000,000)

Cộng dồn lưu chuyển tiền tệ từ HĐ kinh doanh


Cộng dồn lưu chuyển tiền tệ từ HĐ đầu tư
Cộng dồn lưu chuyển tiền tệ từ HĐ tài chính

Hình 2. 1. Xu hướng dòng tiền của Masan Consumer

16
Bảng 2. 4. Chỉ số tài chính từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Nội dung 2021 2020
Doanh thu thuần 27,773,635,217,733 23,342,734,481,397
Dòng tiền thuần từ hoạt
5,816,347,040,287 4,678,338,462,250
đồng kinh doanh
Dòng tiền thuần từ HĐKD
0.209 0.200
/ Doanh thu thuần
Dòng tiền đầu tư cho
(959,414,551,044) (1,469,923,979,055)
TSCĐ
Chi phí lãi vay điều chỉnh 228,945,751,950 286,953,132,557
Dòng tiền tự do (FCF) 4,858,755,053,923 3,211,199,029,362
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐ
2,099,670,030,277 (5,211,545,280,965)
đầu tư
Lưu chuyển tiền tệ từ HĐ
1,285,390,373,787 2,159,185,983,349
tài chính
Lưu chuyển tiền thuần
13,013,125,962,658 3,818,494,309,952
trong năm

❖ Về doanh thu thuần:


Năm 2019, doanh thu thuần tăng 8.7% lên 18.488 tỷ đồng so với năm 2018. Kết
quả đó có được do ngành hàng thực phẩm tăng trưởng một con số ở mức trung bình sau
khi Masan Consumer thực hiện chiến lược cao cấp hóa và phát triển sản phẩm mới,
ngành hàng đồ uống tăng trưởng ở mức hai con số và ngành hàng thịt chế biến đạt mức
độ tăng trưởng gần gấp đôi để bù đắp mức tăng trưởng chậm trong phân khúc kinh doanh
cà phê. Doanh thu ngành hàng gia vị đã tăng 4.2% trong năm 2019, nhờ tăng trưởng
trong danh mục sản phẩm nước mắm và doanh số tăng gấp 4 lần của sản phẩm hạt nêm.
Hạt nêm tiếp tục là sản phẩm đóng góp đáng kể vào tốc độ phát triển chung, chiếm gần
4.4% tổng doanh số ngành hàng gia vị trong năm 2019. Việc giới thiệu các sản phẩm
cao cấp như Nam Ngư Phú Quốc, Chin-Su vị mặn mà và Chin-su Cá Cơm Mùa Xuân
sẽ tiếp tục tạo đà tăng trưởng cho danh mục sản phẩm gia vị cao cấp trong năm 2020.

17
Nhờ lợi thế của các sản phẩm cao cấp, ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng trưởng 7.2%
trong năm 2019 và tăng 25.2% so với năm 2018. Là một trong những mảng kinh doanh
cao cấp chính, các giải pháp bữa ăn gia đình hoàn chỉnh đã tăng ~ 80% so với năm 2018.
Các sản phẩm cao cấp hiện chiếm hơn 50% tổng doanh số ngành hàng thực phẩm tiện
lợi, trong khi các giải pháp bữa ăn gia đình hoàn chỉnh chiếm 9% tổng doanh số. Doanh
thu thuần của ngành hàng nước uống giải khát tăng 27.2% trong năm 2019, trong đó
danh mục nước uống tăng lực tăng 32.5% và danh mục sản phẩm nước đóng chai tăng
15.2%. Trong phân khúc nước uống tăng lực, thương hiệu Wake-Up 247 vẫn là sản
phẩm chủ đạo với ~ 30% doanh số, trong khi thương hiệu mới Compact đang tăng dần
tỷ lệ đóng góp, hiện chiếm ~ 7% doanh số danh mục sản phẩm nước uống tăng lực. Với
các sản phẩm mới của Masan Consumer, thịt chế biến đóng góp 96.1% tăng trưởng
doanh thu thuần trong năm 2019. Việc giới thiệu các sản phẩm mới tiếp tục thúc đẩy
tăng trưởng của các thương hiệu như Heo Cao Bồi. Ngành hàng này dự kiến sẽ tăng
trưởng gấp đôi vào năm 2020 nhờ danh mục các sản phẩm mới đa dạng, với SKU thịt
chế biến hay sản phẩm mang hương vị địa phương và các chiến dịch truyền thông chiến
lược trên mạng xã hội được thực hiện. Ngành hàng cà phê không đạt kết quả kinh doanh
như dự kiến, mặc dù đã có dấu hiệu khởi sắc hơn vào Q4/2019. Tốc độ tăng trưởng vẫn
ở mức chậm và doanh thu của ngành hàng năm 2019 đã giảm 12.8%. Các sản phẩm cà
phê mới như cà phê rang xay, cà phê uống liền có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành
hàng trong năm 2020.
Năm 2020, doanh thu thuần tăng trưởng vượt trội 26.3% lên 23.343 tỷ đồng so với
18.488 tỷ đồng trong năm 2019. Lần đầu tiên trong lịch sử, công ty đạt hơn 1 tỷ đô la
Mỹ doanh thu thuần. Kết quả đó có được là do ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng
trưởng vượt trội với 38.5% so với 2019, nhờ việc mở rộng danh mục các sản phẩm cao
cấp. Ngành hàng thịt chế biến đạt mức tăng trưởng đột phá với 104.4% sau khi Masan
tiên phong đón đầu xu hướng mới trong phân khúc giới trẻ. Doanh thu ngành hàng gia
vị đã tăng 12.4% trong năm 2020, nhờ tăng trưởng dòng sản phẩm nước mắm cao cấp
và doanh số tăng gấp đôi của sản phẩm hạt nêm cao cấp. Ngành hàng nước uống tăng
trưởng 5% và cà phê giảm nhẹ doanh số so với năm 2019. Ngành hàng chăm sóc cá
nhân và gia đình (HPC) dù mới tung ra sản phẩm mới vào tháng 9/2020 nhưng cũng đã
đóng góp 5,3% doanh số cho Masan Consumer.

18
Năm 2021, doanh thu thuần tăng trưởng 19% lên 27.774 tỷ đồng so với 23.343 tỷ
đồng trong năm 2020. Kết quả đó có được do ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng trưởng
vượt trội với 25.4% so với năm 2020, nhờ tăng trưởng ở hai nhãn hàng Omachi và
Kokomi được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngành hàng thịt chế biến đạt mức tăng trưởng
đột phá với 51.7% nhờ ra mắt sản phẩm mới. Doanh thu ngành hàng gia vị đã tăng 18.8%
trong năm 2021 nhờ cao cấp hóa ngành hàng gia vị. Ngành hàng cà phê đã lấy lại phong
độ với mức tăng trưởng 10% nhờ có phát kiến mới vượt trội với bộ đôi sản phẩm cà phê
Wake-up Đen đá và Nâu đá. Ngành nước uống giảm nhẹ doanh số so với năm 2020.
Ngành hàng chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC) dù là ngành hàng mới của Masan
nhưng đã tăng trưởng 20% so với năm 2020.
❖ Về lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2019 là 43%, thấp hơn so với mức 44.7% năm 2018,
do biên lợi nhuận của các sản phẩm hạt nêm và thực phẩm tiện lợi giảm dù tỷ suất lợi
nhuận dòng sản phẩm nước uống tăng lực có tăng. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ
cho cổ đông công ty năm 2019 đạt 4.026 tỷ đồng, tăng 19.6% so với 3.367 tỷ đồng năm
2018, nhờ doanh thu thuần tăng và tối ưu hóa chi phí bán hàng, tiếp thị.
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2020 là 42.5 %, thấp hơn so với mức 43% năm 2019,
do biên lợi nhuận của các sản phẩm ngành hóa mỹ phẩm thấp. Lợi nhuận thuần sau thuế
phân bổ cho Cổ đông Công ty năm 2020 đạt 4.598 tỷ đồng, tăng 14.2% so với 4.026 tỷ
đồng năm 2019, nhờ doanh thu thuần tăng và tối ưu hóa chi phí vận chuyển, bán hàng,
tiếp thị.
Tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2021 là 42.5%, giữ được tỷ lệ so với năm 2020 mặc dù
chi phí nguyên vật liệu cao hơn. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty
năm nay đạt 5.526 tỷ đồng, tăng 20% so với 4.598 tỷ đồng năm 2020, nhờ doanh thu
thuần tăng và tối ưu hóa chi phí bán hàng, tiếp thị, ổn định sản xuất tại chỗ và cải thiện
tỷ suất lợi nhuận của ngành hàng có biên lợi nhuận cao.
❖ Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A)
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) trong năm 2019 đạt 3.832 tỷ
đồng, so với mức 4.078 tỷ đồng trong năm 2018. SG&A theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
thuần giảm từ 24% trong năm 2018 xuống 20.7% trong năm 2019, do tối ưu hóa chi phí
marketing và chi phí khuyến mãi.

19
Chi phi bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) trong năm 2020 đạt 4.965 tỷ
đồng, so với mức 3.832 tỷ đồng trong năm 2019. SG&A theo tỷ lệ phần trăm doanh thu
thuần tăng từ 20.7% trong năm 2019 lên 21.3% trong năm 2020, chủ yếu do tăng chi
phí marketing và chi phí khuyến mãi phù hợp với chiến lược xây dựng thương hiệu
mạnh và cao cấp hóa ngành hàng chủ lực.
Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) trong năm 2021 đạt 5.853 tỷ
đồng, tăng 888 tỷ đồng so với mức 4.965 tỷ đồng trong năm 2020. SG&A theo tỷ lệ
phần trăm trên doanh thu thuần của năm 2021 tương đương với tỷ lệ của năm 2020 với
mức 21%.
❖ Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính
Lợi nhuận thuần tài chính trong năm 2019 đạt 380 tỷ đồng so với 368 tỷ đồng năm
2018, tăng 3.3%. Lợi nhuận thuần tài chính trong năm 2020 đạt 439 tỷ đồng so với 380
tỷ đồng năm 2019, tăng 15.7%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính trong năm 2021
đạt 462 tỷ đồng so với 439 tỷ đồng năm 2020, tăng 5.17% do tối ưu hóa các dòng tiền.
❖ Lợi nhuận sau thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2019 đạt 4.062 tỷ đồng, tăng 19.6% so với năm
2018 nhờ tối ưu hóa chi phí marketing và khuyến mãi và mức tăng 8.7% từ doanh thu
thuần. Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2020 đạt 4.598 tỷ đồng, tăng 13.2% so với năm
2019 nhờ tăng trưởng doanh thu thuần bù đắp cho biên lợi nhuận gộp thấp và chi phí
bán hàng và quản lý tăng cao. Lợi nhuận sau thuế TNDN năm 2021 đạt 5.526 tỷ đồng,
tăng 20.2% so với năm 2020 nhờ tăng trưởng doanh thu thuần và phát kiến tiết kiệm chi
phí hiệu quả.
❖ Tiền và các khoản tương đương tiền
Tại ngày 31/12/2019, Masan Consumer nắm giữ 11.845 tỷ đồng số dư tiền (bao
gồm các khoản tiền gửi và các khoản đầu tư có lãi khác), tăng 26.6% từ mức 9.354 tỷ
đồng tại ngày 31/12/2018. Mức tăng này chủ yếu từ các dòng tiền do hoạt động điều
hành. Tại ngày 31/12/2020, Masan Consumer nắm giữ 15.534 tỷ đồng số dư tiền (bao
gồm các khoản tiền gửi và các khoản đầu tư có lãi khác), tăng 31.1% từ mức 11.845 tỷ
đồng tại ngày 31/12/2019. Mức tăng này chủ yếu từ các dòng tiền hoạt động của Tập
đoàn. Tại ngày 31/12/2021, Masan Consumer nắm giữ 19.440 tỷ đồng số dư tiền (bao
gồm các khoản tiền gửi, gốc và lãi thu của các khoản đầu tư khác), tăng 20% từ mức
15.534 tỷ đồng tại ngày 31/12/2021. Mức tăng của năm nay đến từ các dòng tiền hoạt
20
động nhiều hơn, trong đó dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh dương qua các
năm và tăng 24% so với năm trước.
❖ Tài sản cố định
Tại ngày 31/12/2019, tổng giá trị tài sản cố định (bao gồm chi phí xây dựng cơ bản
dở dang) đạt 4.718 tỷ đồng, tăng 10% từ 4.308 tỷ đồng so với ngày 31/12/2018. Tài sản
cố định tăng chủ yếu từ đầu tư để nâng cấp máy móc thiết bị hiện đại như: dây chuyền
sản xuất các dòng sản phẩm xốt xệt, dây chuyền sản xuất Hạt nêm, dây chuyền sản xuất
Mì hộp. Thêm vào đó, công ty đã xây dựng dây chuyền sản xuất nước tự động tại nhà
máy Masan Nghệ An và đóng gói tự động tại nhà máy Bình Dương.
Tại ngày 31/12/2020, tổng giá trị ghi sổ của tài sản cố định (bao gồm chi phí xây
dựng cơ bản dở dang) đạt 5.730 tỷ đồng, tăng 21% từ 4.718 tỷ đồng so với ngày
31/12/2019. Tài sản cố định tăng chủ yếu từ đầu tư mới và đầu tư mở rộng tại các nhà
máy Hậu Giang, Nghệ An và Bình Dương để nâng cao công suất, đổi mới công nghệ
máy móc thiết bị hiện đại như: dây chuyền sản xuất các dòng nước tăng lực, hệ thống
nhà chượp nước mắm cốt, dây chuyền sản xuất mì, phở, đóng gói gia vị tự động, dây
chuyền chế biến và sản xuất các sản phẩm từ thịt.
Tại ngày 31/12/2021, tổng giá trị tài sản cố định (bao gồm chi phí xây dựng cơ bản
dở dang) là 5.924 tỷ đồng, tăng 3% từ 5.730 tỷ đồng so với ngày 31/12/2021. Tài sản cố
định tăng chủ yếu từ đầu tư mới tại các nhà máy Hậu Giang và mở rộng tại nhà máy
Nghệ An và Bình Dương với mục đích để nâng cao công suất và đổi mới công nghệ máy
móc thiết bị hiện đại như: dây chuyền sản xuất thực phẩm tiện lợi và các tài sản tiện ích
chung.
❖ Về đầu tư vào công ty liên kết:
Khoản đầu tư vào một công ty liên kết chiếm 32.8% lợi ích kinh tế trong Công ty
Cổ phần Thực phẩm Cholimex tại thời điểm ngày 31/12/2021.
❖ Tổng tài sản
Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản tăng 20% từ mức 17.053 tỷ đồng tại ngày
31/12/2018 lên mức 20.470 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019 chủ yếu do việc tăng các khoản
tiền và tương đương tiền, tài sản cố định cao hơn và thay đổi vốn lưu động.
Tính đến ngày 31/12/2020, tổng tài sản tăng 25% từ mức 20.470 tỷ đồng tại ngày
31/12/2019 lên mức 25.533 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020 chủ yếu do việc tăng các khoản

21
tiền và tương đương tiền (bao gồm khoản tiền gửi và các khoản đầu tư có lãi), tài sản cố
định cao hơn và thay đổi vốn lưu động.
Tính đến ngày 31/12/2021, tổng tài sản tăng 18% từ mức 25.533 tỷ đồng tại ngày
31/12/2020 lên mức 30.204 tỷ đồng, chủ yếu do việc tăng các khoản tiền và tương đương
tiền có được từ mức tăng các dòng tiền cấn trừ với mức giảm của các khoản đầu tư tài
chính khác.
❖ Các khoản vay
Tính đến ngày 31/12/2019, các khoản vay ngắn và dài hạn tăng 57.8% từ mức
3.320 tỷ đồng tại ngày 31/12/2018 lên mức 5.239 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019, chủ yếu
là do tăng khoản vay ngắn hạn để phục vụ vốn lưu động.
Tính đến ngày 31/12/2020, các khoản vay ngắn và dài hạn tăng 42.2% từ mức
5.239 tỷ đồng tại ngày 31/12/2019 lên mức 7.448 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020, mức tăng
này chủ yếu do việc tăng vay ngắn hạn để tài trợ vào vốn lưu động và phần nhỏ là do
việc tăng vay dài hạn để tài trợ chi phí vào chi tiêu tài sản cố định.
Tính đến ngày 31/12/2021, các khoản vay ngắn và dài hạn tăng 14% từ mức 7.448
tỷ đồng tại ngày 31/12/2020 lên mức 8.508 tỷ đồng, chủ yếu là do tăng khoản vay ngắn
hạn để phục vụ vốn lưu động và tăng vay dài hạn để tài trợ đầu tư tài sản cố định.
❖ Vốn chủ sở hữu
Tính đến ngày 31/12/2019, vốn chủ sở hữu đạt 12.407 tỷ đồng, tăng 14% so với
mức 10.881 tỷ đồng vào ngày 31/12/2018. Mức tăng chủ yếu do tăng trưởng từ Lợi
nhuận thuần sau thuế TNDN.
Tính đến ngày 31/12/2020, vốn chủ sở hữu đạt 14.283 tỷ đồng, tăng 15.1% so với
mức 12.407 tỷ đồng vào ngày 31/12/2019. Mức tăng chủ yếu do tăng trưởng từ lợi nhuận
thuần sau thuế TNDN.
Tính đến ngày 31/12/2021, vốn chủ sở hữu đạt 17.006 tỷ đồng, tăng 19% so với
mức 14.283 tỷ đồng tại ngày 31/12/2020. Mức tăng chủ yếu do tăng trưởng từ lợi nhuận
thuần sau thuế TNDN.
❖ Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3 tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của Masan trong năm 2020 và 2021.
Kết quả kinh doanh của Masan có những diễn biến tích cực, doanh thu năm 2021 cao
hơn năm 2020 và lợi nhuận trước thuế cũng đạt mức cao hơn. Doanh nghiệp có xu hướng
vay nhiều hơn vào năm 2021 thể hiện qua chỉ số chi phí lãi vay cao hơn. Chỉ số tạo ra
22
doanh thu từ tài sản mà công ty đầu tư (asset turnover) cao hơn năm trước tuy nhiên
mức tăng không chênh lệch nhiều, doanh nghiệp có xu hướng đầu tư nhiều vào TSCĐ
ở năm 2021 nên những tài sản chưa tạo ra lợi nhuận vào năm nay nhưng sẽ mang lại các
lợi ích kinh tế lớn hơn vào năm tiếp theo. Đồng thời, việc doanh nghiệp huy động vốn
vay để đầu tư cho TSCĐ nhiều hơn vốn chủ nên chỉ số ROE của DN có hiệu quả hơn
năm trước nhưng không đáng kể.
❖ Lưu chuyển tiền tệ
Chỉ số từ Bảng 2.4 cho thấy Công ty có dòng tiền thuần dương trong năm 2021,
tức mức chi dùng của DN đang thấp hơn so với dòng tiền mà DN tạo ra. Lưu chuyển
dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn và là dòng tiền chủ yếu
của DN thể hiện hoạt động kinh doanh bền vững và tình hình thu tiền từ hoạt động kinh
doanh đều đặn.

2.2. Phân tích thông số

Để đánh giá điều kiện và hiệu quả tài chính của một công ty, nhà phân tích tài
chính cần kiểm tra nhiều phương diện khác nhau trong sức khỏe tài chính của chúng.
Công cụ được sử dụng phổ biến là thông số tài chính. Bao gồm 4 nhóm thông số: thông
số khả năng thanh toán, thông số nợ, thông số khả năng sinh lợi và thông số thị trường.
2.2.1. Thông số khả năng thanh toán
Tình hình tài chính doanh nghiệp được thể hiện khá rõ nét qua các chỉ tiêu về khả
năng thanh toán. Thông số khả năng thanh toán đo lường khả năng của doanh nghiệp
trong việc sử dụng các tài sản nhanh chuyển hóa thành tiền để đối phó với các nghĩa vụ
tài chính ngắn hạn. Với ý nghĩa đó, chúng ta so sánh các nghĩa vụ nợ ngắn hạn với các
nguồn lực ngắn hạn đang sẵn sàng cho việc đáp ứng các nghĩa vụ này. Đồng thời, chúng
ta cũng xem xét mối tương quan giữa một bên là tài sản cố định có tính sinh lợi thấp, có
thể chuyển hóa nhanh thành tiền và một bên là các khoản nợ có phí tổn thấp nhưng
người đi vay phải thường xuyên đối phó với việc thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Nhóm thông số này bao gồm 6 chỉ tiêu như sau:

23
Bảng 2. 5. Thông số khả năng thanh toán của Masan Consumer

CTCP Hàng tiêu Bình quân ngành


dùng Masan

Giá trị Giá trị


Chỉ tiêu Công thức
2018 2019 2020 2018 2019 2020
Khả năng thanh 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝑁𝐻
toán hiện hành (Rc) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝑁𝐻 0.8 0.9 1.9 1.22 1.25 1.46
(đồng)

Khả năng thanh


𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆𝑁𝐻 – 𝐻𝑇𝐾
toán nhanh (Rq) 0.6 0.8 1.7 0.43 0.45 0.63
(đồng)
𝑁𝑁𝐻

Vòng quay phải


𝐷𝑇𝑇𝐷
thu khách hàng 57.6 62.28 55.54 12.13 15.06 14.24
𝑃𝑇𝐾𝐻 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
(vòng)

Kỳ thu tiền
360
bình quân 6.25 5.78 6.48 30.08 24.24 25.64
𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝑃𝑇𝐾𝐻
(ngày)

Vòng quay
𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 𝐻𝐵
hàng tồn kho 9 8.9 7.8 4.24 4.69 4.48
𝐻𝑇𝐾 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛
(vòng)

Chu kì
chuyển hóa hàng 360 40 40.44 46.15 86.18 77.75 81.53
tồn kho 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 𝐻𝑇𝐾
(ngày)

24
CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH
2.00 1.90

1.80
1.60 1.46
1.40 1.22 1.25
1.20
1.00 0.90
0.80
0.80
0.60
0.40
0.20
0.00
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 2. Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành


Một trong những thông số phổ biến và được sử dụng nhiều nhất để đo lường khả
năng thanh toán là thông số khả năng thanh toán hiện hành. Thông số này cho biết khả
năng của công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Thông số này nhấn
mạnh đến khả năng chuyển hóa thành tiền mặt của các tài sản ngắn hạn trong tương
quan với các khoản nợ ngắn hạn. Nhìn vào bảng 2.5, ta thấy thông số khả năng thanh
toán hiện hành của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan trong 3 năm gần đây có xu
hướng tăng, cụ thể tăng từ 0.8 vào năm 2019 lên 1.9 vào năm 2021. Vào năm 2019, chỉ
số thanh toán hiện hành của công ty là 0.8 tức là nếu nợ 1 đồng ngắn hạn thì công ty sẽ
có 0.8 đồng tài sản ngắn hạn để tài trợ cho một đồng nợ ngắn hạn đó và đến năm 2020
tăng lên 0.9 đồng. Thông số này qua 2 năm đều nhỏ hơn 1 và nhỏ hơn bình quân ngành
(nhỏ hơn 0.35 – 0.42 đồng), giai đoạn này thể hiện khả năng chi trả nợ của công ty thấp.
Giải thích cho việc này, trong năm 2019, các khoản vay ngắn hạn tăng lên cao (57.8%
bao gồm cả khoản vay dài hạn) để tài trợ vào vốn lưu động và phần nhỏ là do tài trợ chi
phí vào chi tiêu tài sản cố định. Thực tế cho thấy, hoạt động kinh doanh của MCH trong
năm 2021 khá tốt, lưu lượng chuyển tiền thuần lớn (5,816 tỉ đồng). Tuy nhiên, nợ ngắn
hạn khá cao (11,883 tỷ đồng) khiến cho hệ số khả năng thanh toán hiện hành không cao.
Điều này khiến cho MCH gặp áp lực lớn trong thanh toán ngắn hạn. Vào năm 2021, chỉ
số khả năng thanh toán hiện hành của công ty tăng lên rất nhanh (tăng lên 1 đồng, từ 0.9
lên 1.9), chỉ số bình quân ngành tăng lên từ 1.25 lên 1.46 (tăng lên 0.21) cho thấy khả

25
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty đã cải thiện rất tốt và tăng cao hơn
lượng tăng của bình quân ngành. Tài sản ngắn hạn trong năm 2021 đạt
22,575,115,088,964 đồng, tăng 137.4% (13,064,866,975,067 đồng) so với năm 2020,
sự tăng lên này là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên 240,8% so với năm
2020, các khoản phải thu tăng lên 101,3% so với năm 2020 và chỉ số hàng tồn kho tăng
lên 22,4%. Các khoản phải thu khách hàng tăng lên 151% chủ yếu đến từ hoạt động kinh
doanh bán hàng hóa. Bảng 2.5 cũng cho thấy chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của
Masan có xu hướng tăng giống với các công ty khác cùng ngành.
Thông thường, khả năng thanh toán hiện thời càng cao cho cảm giác là khả năng
trả nợ càng lớn nhưng thông số này không tính đến khả năng chuyển nhượng của từng
tài sản trong nhóm TSNH. Do vậy, chúng ta chuyển sang một công cụ khác chặt chẽ
hơn để kiểm tra khả năng thanh toán của công ty, đó là thông số khả năng thanh toán
nhanh.

CHỈ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH


1.8 1.7

1.6
1.4
1.2
1
0.8
0.8 0.63
0.6
0.6 0.43 0.45
0.4
0.2
0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 3. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh


Thông số này tập trung chủ yếu vào các tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao
hơn như tiền mặt, chứng khoán khả nhượng và phải thu khách hàng. Từ bảng 2.5, ta
thấy khả năng thanh toán nhanh của MCH tăng mạnh từ 0.6 vào năm 2019 lên 1.7 vào
năm 2021. Năm 2019, một đồng nợ ngắn hạn của công ty đang được đảm bảo bằng 0.6
đồng tài sản ngắn hạn (TSNH) sau khi đã trừ đi hàng tồn kho (HTK). Hoặc có thể nói,
cứ một đồng nợ ngắn hạn sẽ có 0.6 đồng tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao để tài
trợ. Con số này đã tăng lên vào 2 năm sau với chỉ số lần lượt là 0.8 vào năm 2020 và 1.7

26
vào năm 2021. Chỉ số khả năng thanh toán nhanh trong năm 2021 là 1.7 lớn hơn 1 và
tăng cao hơn bình quân ngành, cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang
trải công nợ của MCH tốt. Minh chứng cho việc này, số dư hàng tồn kho cuối năm 2021
là 31,613,801,268 đồng, giảm xuống 13,426,730,895 đồng so với cuối năm 2020, cho
thấy công ty đã luân chuyển lượng lớn hàng tồn kho trong năm 2021. Hệ số khả năng
thanh toán nhanh ở mức cao là do lượng dự trữ tiền và tương đương tiền (tăng 240.8%
so với năm 2020), cùng với đầu tư tài chính và nợ phải thu ngắn hạn lớn (tăng 101.3%
so với năm 2020). Chỉ số này thấp hơn khả năng thanh toán hiện hành cho thấy doanh
nghiệp tập trung nhiều nguồn lực vào hàng tồn kho, mà không nắm giữ các tài sản dễ
dàng chuyển đổi hơn thành tiền. Điều này phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty
là bán lẻ hàng tiêu dùng.

VÒNG QUAY PHẢI THU KHÁCH HÀNG


70 62.28
57.6 55.54
60

50

40

30

20 15.06 14.24
12.13
10

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 4. Chỉ số vòng quay phải thu khách hàng

Tiếp tục với thông số vòng quay phải thu khách hàng. Chỉ số vòng quay phải thu
khách hàng của MCH trong ba năm gần đây có sự biến động theo từng năm. Cụ thể, số
lần phải thu khách hàng được chuyển hóa thành tiền trong năm 2019 là 57.6 lần, tương
tự năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 62.28 và 55.54 lần. Mặc dù có sự biến động tăng
giảm nhưng vẫn ở mức cao cho thấy việc chuyển hóa thành tiền mặt nhanh, ít tốn thời
gian, như vậy sẽ ít gây ảnh hưởng đến việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính
trong công ty. So với bình quân ngành, vòng quay phải thu khách hàng của công ty cao
hơn ở mức từ 3.9 đến 4.7 lần, cho thấy phải thu khách hàng của MCH có tốc độ chuyển

27
hóa cao hơn nhiều so với ngành. Điều này thể hiện mức độ hiệu quả của công ty trong
khả năng thu nợ là tốt, chính sách thu nợ chặt chẽ.

KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN (NGÀY)


35
30.08
30
25.64
24.24
25

20

15

10
6.25 5.78 6.48

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 5. Chỉ số kỳ thu tiền bình quân

Đối với thông số kỳ thu tiền bình quân, thông số này cho biết số ngày doanh số
duy trì dưới hình thức phải thu khách hàng cho đến khi được thu hồi và chuyển hóa
thành tiền. Thông số này của MCH tăng từ 6,25 ngày vào năm 2019 lên 6,48 ngày vào
năm 2021, trong năm 2020 thông số này giảm còn 5.78 ngày. Kết hợp với kết luận của
thông số vòng quay phải thu khách hàng vừa phân tích ở trên, công ty đang có chính
sách thu nợ rất tốt, thời gian trễ hẹn thanh toán nợ của các khách hàng của công ty kéo
dài không quá 1 tuần. Khi so sánh với bình quân ngành, một lần nữa cho thấy sự hiệu
quả trong việc thu hồi phải thu khách hàng giữa ngành và MCH. Và mức kỳ thu tiền
bình quân của MCH là phù hợp với ngành hàng tiêu dùng mà công ty đang kinh doanh.

28
VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO
10
9 8.9
9
7.8
8
7
6
4.69 4.48
5 4.24
4
3
2
1
0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 7. Chỉ số vòng quay hàng tồn kho


Để nắm được hiệu quả hoạt động quản trị hàng tồn kho của công ty, chúng ta xem
xét thông số vòng quay hàng tồn kho (VQHTK). Số vòng quay hàng tồn kho của MCH
có xu hướng giảm từ năm 2019 đến 2021. Cụ thể, năm 2019 là số vòng quay hàng tồn
kho là 9 vòng, năm 2020 là 8.9 vòng và năm 2021 là 7.8 vòng. Thông số này cho biết
số lần hàng tồn kho được chuyển thành phải thu khách hàng thông qua hoạt động bán
hàng trong năm của MCH giảm qua từng năm. So với bình quân ngành, vòng quay phải
thu khách hàng của MCH cao hơn. Việc so sánh này cho thấy hoạt động quản trị hàng

CHU KỲ CHUYỂN HÓA HÀNG TỒN KHO (NGÀY)


100
86.18
90 81.53
77.75
80
70
60
46.15
50 40 40.44
40
30
20
10
0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 6. Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho

29
tồn kho của công ty năm 2021 hiệu quả hơn các năm trước và MCH đang duy trì hàng
tồn kho tốt hơn so với các công ty cùng ngành.
Đối với chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho, thông số này cho biết số ngày dự trữ
hàng tồn kho của công hằng năm tăng giảm như thế nào. Nhìn vào bảng 2.5, ta có thể
thấy có xu hướng tăng lên sau 2 năm, từ mức 40 ngày (2019) lên 40.44 ngày (năm 2020)
và 46.15 ngày (2021). Xu hướng ngày phản ánh thời gian lưu trữ hàng tồn kho ngày
càng kéo dài, công ty phải lưu trữ hàng tồn kho trong vòng 46 ngày. Điều này tác động
không tốt đến dòng tiền và giảm tính thanh khoản của công ty. Con số này thuận chiều
với xu hướng tăng lên của ngành trong giai đoạn 2020 – 2021.
2.2.2. Thông số nợ
Tiếp theo là nhóm thông số nợ. Các thông số nợ phản ánh mức độ vay nợ hay là
tính ưu tiên đối với việc khai thác nợ vay để tài trợ cho các tài sản của công ty. Thông
qua Báo cáo tài chính hợp nhất qua 3 năm của Masan và hai đối thủ cạnh tranh là FMC
và CMF trong ngành hàng tiêu dùng để phân tích thông số nợ của công ty và bình quân
ngành, ta có kết quả tính trong bảng dưới đây:
Bảng 2. 6. Thông số nợ của Masan Consumer

Công ty CP Hàng Bình quân ngành


tiêu dùng Masan

Giá trị Giá trị


Chỉ tiêu Công thức
2019 2020 2021 2019 2020 2021

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
Thông số nợ trên 0.65 0.79 0.78 0.82 1.44 1.23
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑉𝐶𝑆𝐻
vốn chủ (RD/E )
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ
Thông số tỷ lệ nợ 0.39 0.44 0.44 0.45 0.59 0.55
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆
trên tài sản (RD)

Thông số nợ dài 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝐷𝐻


hạn trên vốn dài 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁𝐷𝐻 + 𝑉𝐶𝑆𝐻 0.025 0.069 0.072 0.018 0.039 0.038

hạn

𝐿𝑁𝑇
Số lần đảm bảo 18.7 17.09 24.85 14.86 13.77 16.75
𝐶𝑃𝑇𝐶
lãi vay

30
THÔNG SỐ NỢ TRÊN VỐN CHỦ SỞ HỮU
1.6
1.44
1.4
1.23
1.2

1
0.82 0.79 0.78
0.8 0.65
0.6

0.4

0.2

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 8. Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu

Thông số nợ trên vốn chủ dùng để đánh giá mức độ sử dụng vốn vay của công ty,
cho biết các chủ nợ cung cấp bao nhiêu đồng tài trợ so với mỗi đồng mà cổ đông cung
cấp. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao
thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Chỉ số
nợ trên vốn chủ trong 3 năm từ 2019 đến năm 2021 có xu hướng tăng, tăng từ mức 0.65
lên 0.78. Từ năm 2020 đến năm 2021 có xu hướng giảm nhẹ, giảm xuống 0.1. Với kết
quả này thì mức chỉ số của 3 năm gần đây đều nhỏ hơn 1, đây là ngưỡng có thể chấp
nhận được bởi cứ một đồng vốn chủ thì đảm bảo cho 0.78 vốn vay. Thông số này tăng
trong trong giai đoạn 2019 – 2020 và giảm nhẹ trong giai đoạn 2020 – 2021 cho thấy sự
nỗ lực của công ty trong việc cải thiện khả năng thanh toán nợ bằng vốn chủ sở hữu.
Tuy nhiên mức độ rủi ro vẫn còn khá cao do thông số nợ trên vốn chủ vẫn còn lớn và
thấp hơn mức bình quân ngành trong giai đoạn 2020 – 2021.
Hệ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhằm xác định, đo
lường năng lực của doanh nghiệp, mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ
cho tổng tài sản đó. Hiểu đơn giản là hiện tại tổng số tài sản của doanh nghiệp trong đó
có khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay được tài trợ. Nhìn vào hình 2.8, ta có thể thấy

31
được thông số này có sự thay đổi nhẹ, tăng từ 0.39 vào năm 2019 và tăng lên 0.44 vào
năm 2020 và giữ nguyên vào năm 2021. Cụ thể, thông số nợ trên tài sản năm 2019 năm
2019 đạt 0.39 đồng nghĩa là 39% tài sản của công ty được tài trợ từ nguồn vốn vay và
61% còn lại được tài trợ từ nguồn vốn. Tương tự cho năm 2020 và năm 2021, công ty
có 44% tài sản được tài trợ từ vốn vay và 56% còn lại được tài trợ từ nguồn vốn. Tỷ lệ
này cho thấy tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay ở mức an toàn. Kết hợp
với khả năng thanh toán ở bảng 2.5, cho thấy khả năng thanh toán của công ty cao hơn
ngành cộng với phần trăm nợ ở mức đảm bảo thì tình hình tài chính của công ty vẫn ở
mức tốt. Việc sử dụng vốn vay của công ty cho hoạt động đầu tư vẫn hiệu quả khi chính
sách kinh doanh, đầu tư của công ty là đầu tư cho sản xuất hàng tồn kho (năm 2021 tăng
22% so với năm 2020) và đầu tư vào hợp tác kinh doanh để sản xuất (hợp tác sản xuất
nước mắm cốt trong thời hạn 5 năm, hợp tác sản xuất thịt chế biến trong thời hạn 10
năm) (theo Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2021 của MCH).
TỶ LỆ NỢ TRÊN TÀI SẢN
0.7
0.59
0.6 0.55

0.5 0.45 0.44 0.44


0.39
0.4

0.3

0.2

0.1

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 9. Thông số tỷ lệ nợ trên tài sản


Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn của Masan tăng qua các năm, từ năm 2019
đến năm 2020 tăng từ 2.5% lên 6.9%, từ năm 2020 đến năm 2021 tăng từ 6.9% lên 7.2%.
Nợ dài hạn trên vốn dài hạn chiếm tỉ trọng thấp chứng tỏ công ty không sử dụng nhiều
nợ dài hạn chứng tỏ công ty hông sử dụng nhiều nợ dài hạn. Thông số này của công ty
Hàng tiêu dùng Masan từ năm 2019 đến năm 2021 cao hơn các công ty trong ngành. Cụ
thể, năm 2019 tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn dài hạn của công ty cao hơn gấp 1.3 lần so với
bình quân ngành, năm 2020 thì tỷ lệ này cao hơn gấp 1.7 lần bình quân ngành và năm
2021 tỷ lệ này cao hơn gấp 1.8 so với bình quân ngành. Qua đó cho thấy công ty sử dụng
32
nhiều nợ dài hạn hơn trong cơ cấu vốn dài hạn so với các công ty trong ngành trong giai
đoạn từ năm 2019 đến năm 2021.

Hình 2. 11. Thông số nợ dài hạn trên vốn dài hạn

SỐ LẦN ĐẢM BẢO LÃI VAY


30
24.85
25

18.7
20
17.09 16.75
14.86
13.77
15

10

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 10. Thông số số lần đảm bảo lãi vay


Số lần đảm bảo lãi vay là tỷ lệ tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi trong kỳ
báo cáo trên tổng chi phí tài chính trong kỳ. Thông số này là một công cụ đo lường về
khả năng của công ty trong việc đáp ứng các khoản nợ chi phí tài chính và khả năng
tránh khỏi nguy cơ phá sản. Nói cách khác, nó biểu thị khả năng đáp ứng các nghĩa vụ
nợ bằng thu nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty. Thông số này lớn hơn
1 cho biết công ty có thể đáp ứng khoản chi trả tiền lãi và tạo ra được một lớp đệm an
33
toàn đối với người cho vay. Thông số này càng cao thì khả năng trang trải các khoản nợ
tiền lãi càng cao. Số lần đảm bảo lãi vay của MCH đang ở mức cao hơn so với ngành.
Số lần đảm bảo lãi vay của Masan có biến động trong giai đoạn 2019 đến 2021, cụ thể
giai đoạn từ 18.7 lần của năm 2019 xuống còn 17.09 lần ở năm 2020 và lại tăng vọt lên
mức 24.85 vào năm 2021. Điều này cho thấy là khả năng đáp ứng các khoản nợ của
công ty từ thu nhập sản sinh từ hoạt động kinh doanh đang ở mức cao và đang cao hơn
so với các đối thủ cùng ngành.
2.2.3. Khả năng sinh lợi
Thông số khả năng sinh lợi bao gồm hai nhóm – một nhóm biểu diễn khả năng
sinh lợi trong mối quan hệ với doanh thu và một nhóm biểu diễn khả năng sinh lợi trong
mối quan hệ với vốn đầu tư. Kết hợp lại, các thông số này cho biết hiệu quả chung của
công ty, nó phản ánh mức độ ổn định của thu nhập khi so sánh với các thông số quá khứ
và thể hiện mức độ hấp dẫn của công ty khi so sánh với các thông số bình quân ngành.
Bảng 2. 7. Thông số khả năng sinh lợi của Masan Consumer

MCH Bình quân ngành


Chỉ tiêu Công thức
2019 2020 2021 2019 2020 2021

Lợi nhuận gộp 𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑔ộ𝑝


43.04 42.49 42.45 28.80 26.45 25.35
𝐷𝑇 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛 𝑣ề 𝐵𝐻
biên (%)

Lợi nhuận hoạt 𝐿𝑁 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛


23.50 22.47 22.81 14.91 13.90 14.18
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
động biên (%)

Lợi nhuận 𝐿𝑁 𝑠𝑎𝑢 𝑡ℎ𝑢ế 𝑇𝑁𝐷𝑁


21.25 19.17 19.67 13.71 12.13 12.59
𝐷𝑇𝑇 𝑣ề 𝐵𝐻
ròng biên (%)

Vòng quay 𝐷𝑇𝑇


0.99 1.01 1 0.84 0.91 0.9
tổng tài sản 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆

(vòng)

Lợi nhuận trên 𝐿𝑁𝑆𝑇𝑇𝑁𝐷𝑁


21.46 19.65 19.53 9.85 6.87 8.73
tài sản (ROA) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑇𝑆
(%)

34
Lợi nhuận trên 𝐿𝑁𝑆𝑇𝑇𝑁𝐷𝑁
34.58 33.87 34.79 18.00 14.46 20.32
vốn chủ (ROE) 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑉𝐶𝑆𝐻
(%)

Thông số đầu tiên trong nhóm khả năng sinh lợi là lợi nhuận gộp biên. Thông số
này đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất của công ty và cho biết công ty thu được
bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp trên mỗi đồng doanh số. Từ kết quả phân tích, cho thấy
thông số lợi nhuận gộp biên của công ty có xu hướng giảm nhẹ. Cụ thể, lợi nhuận gộp
biên của công ty từ 2019 đến 2021 từ 43.04 xuống 42.45 (giảm 0.59%). Tuy nhiên so
với thống kê bình quân ngành thì vào giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021, thông số
này của công ty đều cao và gấp gần 1.6 lần bình quân ngành, điều này cho thấy so với
các công ty trong ngành, công ty hoạt động hiệu quả trên phương diện sản xuất.

LỢI NHUẬN GỘP BIÊN (%)


50
43.04 42.49 42.45
45
40
35
28.8
30 26.45 25.35
25
20
15
10
5
0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 12. Thông số lợi nhuận gộp biên

35
LỢI NHUẬN HOẠT ĐỘNG BIÊN (%)
25 23.5
22.47 22.81

20

14.91
13.9 14.18
15

10

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 14. Thông số lợi nhuận hoạt động biên


Thông số lợi nhuận hoạt động biên đo lường hiệu quả trên phương diện sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm của công ty. Thông số này biến động liên tục từ năm 2019 đến năm
2020 từ 23.50% xuống 22.47% và từ năm 2020 đến năm 2021 tăng nhẹ từ 22.47% lên
22.81%, tuy nhiên so với năm 2019 lợi nhuận hoạt động biên giảm 0.24%. Mặc dù vậy
thông số này của công ty trong giai đoạn này vẫn luôn ở mức cao hơn mức bình quân
ngành, chứng tỏ so với các công ty trong ngành thì công ty đang hoạt động hiệu quả trên
phương diện này.

LỢI NHUẬN RÒNG BIÊN (%)


25
21.25
19.17 19.67
20

15 13.71
12.13 12.59

10

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 13. Thông số lợi nhuận ròng biên


36
Lợi nhuận ròng biên là thông số đo lường khả năng sinh lợi của công ty trên doanh
số sau khi đã tính đến tất cả các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Giúp phản ánh
1 đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, giúp thể hiện năng
lực tạo ra sản phẩm bán được giá cao hoặc có chi phí thấp của doanh nghiệp. Thông số
này của công ty có xu hướng giảm từ năm 2019 đến năm 2020 giảm mạnh từ 21.25%
xuống còn 19.17% và giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 tăng nhẹ từ 19.17% lên
19.67%. Nguyên nhân là do năm 2019-2020 các khoản chi phí tăng, cụ thể khoản chi
phí bán hàng 3.015 lên 4.071 tỷ đồng, chi phí biến đổi (giá vốn hàng bán) tăng từ 10.530
lên 13.424 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp 817 lên 894 tỷ đồng. Tuy nhiên,
thông số này của công ty trong giai đoạn 2019-202 vẫn cao hơn 0.64 lần bình quân
ngành. Sự tăng của lợi nhuận ròng biên trong phạm vi công ty đã làm tăng tiềm năng
tăng trưởng và về mức bán hàng trong giai đoạn này. Cho thấy công ty đang hoạt động
ngày càng hiệu quả hơn khi có thể tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn từ một đồng doanh
thu.

VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN (VÒNG)


1.2

0.99 1.01 1
1 0.91 0.9
0.84
0.8

0.6

0.4

0.2

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 15. Thông số vòng quay tổng tài sản


Về vòng quay tổng tài sản, thông số này đo lường tốc độ chuyển hóa của tổng tài
sản để tạo ra doanh thu. Vòng quay tổng tài sản của Masan Consummer biến động nhẹ
qua các năm. Cụ thể, năm 2019, một đồng tài sản tạo ra 0.99 đồng doanh thu thuần.
Tương tự, con số này đạt 1.01 vào năm 2020 và giảm xuống 1 vào năm 2021. Nhìn
chung từ năm 2019 đến 2021 vòng quay tài sản của công ty tăng điều này cho hiệu quả

37
sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu ngày càng được cải thiện. Với thông số này công ty
vẫn cao hơn so với bình quân ngành. Tuy nghiên vòng quay tổng tài của công ty có sự
chênh lệch không lớn so với bình quân ngành, cụ thể vào năm 2019, năm 2020 và năm
2021 bình quân ngành một đồng tài sản tạo ra lần lượt là 0.84, 0.91, 0.9 đồng doanh thu
thuần. Vì vậy, hiệu quả của việc sử dụng tổng tài sản để tạo ra doanh thu của công ty
tương đối ổn định.
Xét trong khả năng sinh lợi của công ty, lợi nhuận ròng biên và thông số vòng quay
tổng tài sản là những công cụ giúp đo lường hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lợi nhuận ròng biên lại bỏ qua hiệu quả sử dụng của tài sản, còn vòng quay
tài sản lại bỏ qua khả năng sinh lợi trên doanh số. Trong khi đó, thông số thu nhập trên
tổng tài sản (ROA) giải quyết được những vấn đề này.
Dựa vào bảng có thể thấy, công ty có thu nhập trên tài sản biến động qua các năm
và có xu hướng giảm từ năm 2019 đến năm 2020 giảm từ 21.46% xuống còn 19.53%.
Thông số này khi so sánh với bình quân ngành thì cho thấy công ty cao hơn rất nhiều so
với bình quân ngành, cụ thể: năm 2019 cao hơn 2.18 lần so với bình quân ngành và năm
2020 cao hơn 2.86 lần, năm 2021 cao hơn 2.23 lần. Qua đây cho thấy tốc độ chuyển hóa
tài sản để tạo ra doanh thu của công ty hiệu quả hơn so với bình quân ngành.
Từ phân tích trên có thể nhận ra rằng lợi nhuận ròng biên từ năm 2019-2021 cao
hơn bình quân ngành và vòng quay tổng tài sản cũng cao hơn bình quân ngành, chứng
tỏ trong giai đoạn này, hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo ra doanh thu của công
ty cao hơn các công ty trong ngành. Qua đó cho thấy khả năng sinh lợi trên mỗi đồng
doanh số từ năm 2019 đến năm 2021 là tốt.

LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN ROA (%)


25
21.46
19.65 19.53
20

15
9.85
8.73
10 6.87

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành


Hình 2. 16. Thông số lợi nhuận trên tài sản ROA
38
LỢI NHUẬN TRÊN VỐN CHỦ ROE (%)
40
33.87 34.79
35 31.58

30

25
20.32
20 18
14.46
15

10

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 17. Thông số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE
Ngoài ROA, để đo lường hiệu suất chung của công ty có thêm công cụ đó là thu
nhập trên vốn chủ (ROE). Đây được xem là thông số quan trọng đối với các cổ đông
nắm giữ cổ phiếu, nó cho thấy khả năng sinh lợi trên vốn đầu tư của họ trong công ty là
bao nhiêu. Thông số này của Mansan Consummer biến đọng trong giai đoạn từ năm
2019 đến năm 2021, cụ thể, từ năm 2019 đến năm 2020 giảm từ 34.58% xuống còn
33.87%; từ năm 2020 đến năm 2021 tăng từ 33.87% lên 34.79%. Điều này cho thấy hiệu
quả của doanh nghiệp trong việc tạo ra thu nhập cho cổ đông tăng lên qua các năm.
Nguyên nhân làm cho ROE công ty tăng có thể là do lợi nhuận ròng biên, hoặc vòng
quay tài sản đang đi lên.
Thông số này của công ty cao hơn mức bình quân ngành chứng tỏ cổ đông của
công ty được lợi nhiều hơn so với các cổ đông khác trong ngành. Do công ty có lợi
nhuận ròng biên 2019-2021 cao hơn bình quân ngành và quay tổng tài sản cao hơn bình
quân ngành nên điều đó đã làm ROE của công ty tăng lên cao hơn các công ty khác
trong ngành. Cụ thể, khi so sánh thông số này với bình quân ngành thì công ty vào năm
2019 cao hơn 1.9 lần, năm 2020 cao hơn 2.3 lần và năm 2021 cao hơn 1.7 lần, cao gần
gấp 2 lần so với bình quân ngành. Điều này cho thấy Masan Consummer vẫn đang giữ
khoảng cách khá xa so với ngành. Tỷ lệ ROE càng cao chứng tỏ ban điều hành công ty
đang sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông. Qua đây có thể thấy được cơ hội đầu tư
vào cổ phiếu của công ty là rất lớn.

39
2.2.4. Thông số thị trường
Nhóm thông số cuối cùng là nhóm các thông số giá trị thị trường liên quan đến giá
cổ phiếu của công ty so với thu nhập, dòng ngân quỹ và giá trị kế toán. Các thông số
này cung cấp cho các nhà quản trị thông tin về nhận định của người đầu tư về hiệu quả
hoạt động trong quá khứ và triển khai trong tương lai của công ty. Nếu các nhóm thông
số trước đều tốt thì các thông số giá trị thị trường sẽ cao và giá cổ phiếu cũng có thể cao
như mong đợi.
Bảng 2. 8. Thông số thị trường của Masan Consumer

Công ty Ngành
Chỉ tiêu Công thức
2019 2020 2021 2019 2020 2021
Thu nhập
𝑳𝑵𝑺𝑻− 𝑪𝑻𝑪𝑷 ư𝒖 đã𝒊
trên mỗi cổ 6.25 6.40 7.66 4.26 3.28 4.35
𝑳ượ𝒏𝒈 𝑪𝑷𝑩𝑸 𝒍ư𝒖 𝒕𝒉ô𝒏𝒈
phiếu (EPS)
Thông số
𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒕𝒓ườ𝒏𝒈 11.51 14.53 15.22 8.17 11.16 13.17
giá trên thu
𝑬𝑷𝑺
nhập (P/E)
Thông số
giá trị thị
𝑮𝑻𝑻𝑻 𝒕𝒓ê𝒏 𝒎ỗ𝒊 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
trường trên 4.09 4.62 4.9 2.45 3.69 3.56
𝑮𝒊á 𝒕𝒓ị 𝒔ổ 𝒔á𝒄𝒉 𝒄ổ 𝒑𝒉𝒊ế𝒖
giá trị số
sách (P/B)

THU NHẬP TRÊN MỖI CỔ PHIẾU EPS


9
7.66
8

7 6.25 6.4

5 4.26 4.35

4 3.28
3

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 18. Thông số thu nhập trên mỗi cổ phiếu EPS

40
Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) là phần lợi nhuận sau thuế trên mỗi cổ phiếu
thường của các cổ đông, sau khi đã trừ đi cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS phản ánh khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp. EPS của công ty trong 2019-2021 có biến động.
Cụ thể, trong năm 2019, 1 cổ phiếu của công ty tạo ra 6.25 đồng thu nhập, là một
con số chênh lệch cao so với bình quân ngành khi bình quân ngành đạt 4.26 đồng /1 cổ
phiếu. Đến năm 2020, EPS của công ty tăng 6.40 đồng /1 cổ phiếu cao hơn rất nhiều so
với bình quân ngành tuy trong giai đoạn này bình quân ngành bị giảm còn 3.28 đồng/ 1
cổ phiếu. Trong giai đoạn 2019-2020, EPS của công ty đều cao hơn bình quân ngành,
các chỉ số đều > 6.00 đồng, cho thấy lợi nhuận trong 2 năm này tốt, việc làm ăn có hiệu
quả so với các công ty cùng ngành. Qua đến năm 2021, EPS của bình quân ngành có cải
thiện tốt, tăng lên 4.35 đồng /1 cổ phiếu > 3.00 đồng, công ty làm ăn có lợi nhuận hơn
những năm trước, hoạt động tốt, tuy nhiên, EPS vẫn cao hơn bình quân ngành là 7.66
đồng /1 cổ phiếu, nếu so với các công ty cùng ngành thì Masan vẫn hơn.
Tuy EPS của công ty có biến động nhẹ, nhưng mức độ phát triển của doanh
nghiệp đang đi theo chiều hướng tích cực và càng được cải thiện qua các năm. Tuy nhiên,
nhìn chung EPS vẫn dẫn đầu so với các công ty khác cùng ngành, cả 3 năm đều cao hơn
bình quân ngành, điều này không gây ra sự lo lắng hay không yên tâm ở các nhà đầu tư
nếu họ phân vân giữa Masan và các công ty khác cùng ngành.

GIÁ TRÊN THU NHẬP (P/E)


16 15.22
14.53
14 13.17
11.51 11.16
12

10
8.17
8

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 19. Thông số giá trên thu nhập

41
Thông số giá trên thu nhập (P/E) là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng
dùng để định giá và đánh giá tiềm năng của cổ phiếu, phản ánh mức độ mà nhà đầu tư
đánh giá một công ty. Cụ thể hơn, qua các năm từ năm 2019 đến năm 2021 chỉ số lần
lượt cho biết nhà đầu tư sẵn sàng trả 11.51, 14.53 và 15.22 đồng cho mỗi đồng lợi nhuận.
Như vậy, có xu hướng tăng vào giai đoạn năm 2019 – 2020 khi doanh nghiệp tăng từ
11.51 – 14.53, giai đoạn 2020 – 2021 có sự tăng nhẹ từ 14.53 – 15.22 về chỉ số P/E. Đặc
biệt, vào 3 năm chỉ số P/E này của Masan đều cao hơn so với mức bình quân của các
công ty khác nên công ty được xem là thành công hơn và triển vọng tăng trưởng cao
hơn hoặc cả hai, bên cạnh đó thì ta thấy được nhà đầu tư đánh giá công ty Masan vượt
trội hơn các công ty khác cùng ngành.

GIÁ TRỊ THỊ TRƯỜNG TRÊN GIÁ TRỊ SỔ SÁCH (P/B)


6

4.9
5 4.62
4.09
4 3.69 3.56

3 2.45

0
2019 2020 2021

MCH Bình quân ngành

Hình 2. 20. Thông số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách P/B
Thông số giá thị trường trên giá trị sổ sách (P/B) là một hệ số được sử dụng để so
sánh vốn hóa thị trường của một công ty với giá trị sổ sách của nó. Thông số giá trị
trường trên giá trị sổ sách biểu thị những đánh giá trên thị trường về một cổ phiếu nào
đó. Thông số P/B của công ty Masan trong năm 2019 đến năm 2021 tăng dần qua các
năm với biến động tăng nhẹ.
Cụ thể năm 2019 và năm 2020, chỉ số P/B của công ty lần lượt là 4.09 và 4.62
đều lớn hơn 1, trong khi đó thông số P/B của ngành cũng đều lớn hơn 1, lần lượt là 2.45
và 3.69 cho thấy dấu hiệu rất tốt về tương lai của công ty, công ty đang bán trên giá sổ
sách, tỷ lệ giữa giá trị thị trường so với giá trị sổ sách của cổ phiếu cung cấp cho nhà

42
đầu tư thông tin về mức độ của thị trường đối với công ty đang cao và có ít rủi ro hơn
so với đối thủ cùng ngành. Đến năm 2021 thì chỉ số P/B của công ty tăng lên 0.28 lần
so với năm 2020 và năm 2019 cho thấy triển vọng phát triển của công ty trong tương lai
tốt và có nhiều tiềm năng. Chỉ số P/B trong giai đoạn 2019 đến năm 2021 đều tăng qua
các năm nhìn chung đều cao hơn mức bình quân ngành, đều này cho thấy công ty cũng
nỗ lực trong việc tăng trưởng doanh thu và được các nhà đầu tư đánh giá cao so với các
đối thủ cùng ngành.

2.3. Các thông tin từ báo cáo thuyết minh tài chính

Bên cạnh các thông tin từ Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh
doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo thuyết minh tài chính bổ sung các thông
tin chi tiết giúp cho nhà quản lý và các bên có liên quan có cái nhìn sâu sắc hơn về thực
trạng tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với trường hợp Công ty Cổ phần
Hàng tiêu dùng Masan, các thông tin chi tiết về doanh thu bán hàng, tài sản ngắn hạn,
các khoản vay và các khoản đầu tư TSCĐ dài hạn là những nội dung cần xem chi tiết
trong Báo cáo thuyết minh vì thực trạng về tiền vay và khoản đầu tư dài hạn trong năm
2021 của doanh nghiệp có sự gia tăng đáng kể. Nhóm tác giả sau đây xin trình bày
nguyên bảng nội dung được trích ra từ Báo cáo thuyết minh của doanh nghiệp về những
vấn đề này.

43
44
45
46
47
48
49
50
51
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

Masan Consumer là một trong những thương hiệu quen thuộc nhất với người tiêu
dung trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện nay mức độ cạnh tranh trong ngành
hàng tiêu dùng ngày càng gay gắt, nhiều mặt hàng đa dạng mẫu mã trên thị trường làm
cho tình hình tài hình của công ty gặp một số vấn đề, dưới đây là những một số giải pháp
cải thiện tình hình tài chính để nâng cao hiệu quả của công ty.
❖ Chiến lược quản lý tài chính chặt chẽ
+ Tiếp tục thực hiện chiến lược “Trở thành Công ty sở hữu nền tảng công nghệ
hàng đầu”, nhằm quản lý bán hàng và kiểm soát chi phí tốt nhất, để thúc đẩy tăng trưởng
doanh thu, lợi nhuận và đồng thời mang đến lợi ích hơn nữa cho người tiêu dùng.
+ Tập trung vào các cơ hội đầu tư có thể mang lại biên lợi nhuận gộp 30%+, tạo
điều kiện cho công ty xây dựng thương hiệu mạnh và tạo ra những sản phẩm đột phá
mang lại giá trị cho người tiêu dùng.
+ Chiến lược tập trung tối ưu nguồn lực tài chính vào đầu tư xây dựng thương hiệu
để mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp.
❖ Đảm bảo chính sách thu nợ hiệu quả
Vòng quay phải thu khách hàng của công ty cao thể hiện chính sách quản lý nợ
hiệu quả, chặt chẽ. Để tiếp tục giữ vững kết quả này, công ty nên nhanh chóng thu hồi
các khoản phải thu đồng thời tăng lượng tiền mặt để tránh gây ứ đọng vốn và nâng cao
khả năng thanh toán tức thời cho công bằng cách: thường xuyên theo dõi và đánh giá
hiệu quả quản lý khoản nợ phải thu của khách hàng để hỗ trợ công tác quản lý nợ được
thuận lợi, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra khi cần thiết từ đó cung cấp thông tin kịp thời cho
việc ra quyết định; Áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán nhằm khuyến khích khách
hàng thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn tránh rủi ro trong việc phát sinh nợ phải
thu. Phải đảm bảo phân công rõ ràng, bố trí nhân sự hợp lý cho việc đôn đốc, theo dõi
thu hồi nợ trên cơ sở nguồn nhân lực hiện có; Ngoài ra, công ty có thể đưa ra các hình
thức thu nợ khác như: gửi thư, gọi điện nhắc nhở, đòi nợ trực tiếp, sử dụng dịch vụ thu
hồi nợ của các công ty. Điều này sẽ giúp công ty có thể ứng phó tốt hơn với các khoản
nợ đến hạn của mình.
❖ Nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)

52
Trong năm 2021, R&D đã xuất sắc thành công với việc giới thiệu 36 phát kiến mới,
không những mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm thực phẩm đồ uống vượt
trội, mà còn thức đẩy xu hướng cao cấp hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
hiện đại. Với tinh thần “Người Masan vì Người Việt Nam”, công ty sẽ tiếp tục sẵn sàng
mang đến nhiều loại sản phẩm và tạo ra nhiều phát kiến mới nhằm đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng.
❖ Tối ưu hóa chi phí bán hàng và tiếp thị
Đảm bảo hoạt động doanh nghiệp hiệu quả và tối ưu chi phí quản lý bằng cách cần
đảm bảo rà soát chi tiết các hoạt động làm việc được thực hiện theo đúng quy trình, thủ
tục, đối với các công việc không quan trọng, rườm rà có thể cắt giảm để tránh phát sinh
những chi phí thừa thãi. Nếu như không có một quy trình làm việc quy củ, rõ ràng thì
rất dễ dẫn tới tình trạng nhân viên làm việc chồng chéo, không rõ ràng trách nhiệm công
việc. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và hiệu quả công việc của nhân viên và
tổ chức.
Cố gắng khai thác thị trường hơn nữa, đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng,
áp dụng các hình thức ưu đãi như giảm giá cho các công trình có quy mô vừa và lớn.
Thực hiện tốt các dịch vụ hậu mãi với các khách hàng để củng cố mối quan hệ thêm bền
lâu với công ty. Thực hiện chính sách linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng riêng
biệt, đặc biệt là những khách hàng tiềm năng để tạo ấn tượng tốt ban đầu.
❖ Nâng cao khả năng thanh toán
Đảm bảo lượng tiền và cá khoản tương đương tiền nhất định để thanh toán các
khoản vay gần đến hạn. Kể cả khoản nợ chưa đến hạn cũng cần đề phòng rủi ro từ phía
chủ nợ cần thanh toán gấp, doanh nghiệp cũng cần dự trữ tiền mặt để thanh toán.
Dự trữ chứng khoán có tính thanh khoản cao để có thể chuyển đổi thành tiền và
các khoản tương đương tiền nhanh chóng khi cần thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
❖ Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho
Duy trì quản lý hàng tồn kho hiệu quả và ít xảy ra tình trạng chậm luân chuyển.
Chủ động xây dựng phương án mua hàng có chọn lọc ngay từ lúc mua vào, để tìm
nguồn cung cấp hàng hóa nhằm làm cho việc sản xuất thuận lợi nhất, đáp ứng các yêu
cầu chất lượng, số lượng và giá cả hợp lý.

53
LỜI KẾT

Tài chính là lĩnh vực rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi
doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính giúp cho chủ doanh nghiệp có cái nhìn sâu sắc
hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Qua đó nhìn thấy được điểm mạnh,
điểm yếu, hay tiềm lực chưa được khai thác, từ đó đưa ra các quyết định tài chính đúng
đắn nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính trong doanh nghiệp,
với những kiến thức đã được học trong học phần Quản trị tài chính, nhóm chúng em đã
hoàn thành đề tài: “Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng
Masan”. Do thời gian học tập và t kiến thức hiểu biết của chúng em có hạn nên đề tài
của nhóm khó tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Nhóm rất mong sự góp ý,
phê bình của các thầy cô giáo trong Khoa để bài làm của chúng em được hoàn chỉnh
hơn
Cuối cùng chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn
Thị Thu Đến, cùng các thầy cô trong khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử trường Đại
học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Hàn đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn
thành đề tài này.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính CTCP Hàng tiêu dùng Masan năm 2020,
https://www.masanconsumer.com/shareholder-economic-
information/Bocotichnhhpnhtkimtonnm2020/
2. Báo cáo tài chính CTCP Hàng tiêu dùng Masan năm 2021,
https://www.masanconsumer.com/shareholder-economic-
information/Bocotichnhhpnhtnm2021kimton/
3. Báo cáo thường niên CTCP Hàng tiêu dùng Masan năm 2019,
https://www.masanconsumer.com/shareholder-annual-report/Bocothngninnm2019/
4. Báo cáo thường niên CTCP Hàng tiêu dùng Masan năm 2020,
https://www.masanconsumer.com/shareholder-annual-report/Bocothngninnm2020/
5. Báo cáo thường niên CTCP Hàng tiêu dùng Masan năm 2021,
https://www.masanconsumer.com/shareholder-annual-report/Bocothngninnm2021/
6. Giáo trình Quản trị tài chính, https://finance.vietstock.vn/DQC/tai-tai-
lieu.htm?fbclid=IwAR3YB_7i1M00AW34dAr7-PuWN9W2ld0EQzmAIGdiDpu-9l-
DUUYk5OKsdJs
7. Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan, https://www.masanconsumer.com/

55
PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng cân đối kế toán CTCP Hàng tiêu dùng Masan 2020
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019
TÀI SẢN
A: Tài sản ngắn hạn 9,510,248,113,897 6,006,835,115,613
I. Tiền và tương đương tiền 3,818,494,309,952 2,191,361,038,968
1. Tiền 146,894,309,952 148,761,038,968
2. Các khoản tương đương tiền 3,671,600,000,000 2,042,600,000,000
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 212,300,000,000 193,304,109,559
1. Chứng khoán kinh doanh 150,604,109,559
2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 212,300,000,000 42,700,000,000
III. Các khoản phải thu 3,515,086,732,291 2,406,606,412,273
1. Phải thu khách hàng 399,157,914,891 350,452,939,057
2. Trả trước người bán 252,752,655,991 192,751,825,681
3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 1,805,000,000,000
4. Phải thu khác 2,863,176,161,409 58,401,647,535
IV. Hàng tồn kho, ròng 1,841,626,811,696 1,168,106,286,708
1. Hàng tồn kho 1,873,240,612,964 1,213,146,818,871
2. Dự phòng giảm giá HTK (31,613,801,268) (45,040,532,163)
V. Tài sản ngắn hạn khác 122,740,259,958 47,457,268,105
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 17,740,280,348 14,508,164,664
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 104,031,879,014 32,721,326,665
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 968,100,596 227,776,776
B. Tài sản dài hạn 16,023,158,439,128 14,462,772,196,285
I. Phải thu dài hạn 8,785,436,801,907 8,935,013,933,544
1. Phải thu về cho vay dài hạn 6,927,734,092 7,655,716,876,592
2. Phải thu dài hạn khác 1,857,702,427,815 1,279,297,056,952
II. Tài sản cố định 5,273,809,928,250 4,156,809,070,021
1. GTCL TSCĐ hữu hình 4,211,295,739,877 3,306,841,235,689
Nguyên giá TSCĐ hữu hình 7,542,782,663,774 6,155,131,133,166
Khấu hao luỹ kế TSCĐ hữu hình (3,331,486,923,897) (2,848,289,897,477)
3. GTCL tài sản cố định vô hình 1,062,514,188,373 849,967,834,477
Nguyên giá TSCĐ vô hình 2,421,367,789,360 2,059,063,363,496
Khấu hao luỹ kế TSCĐ vô hình (1,358,853,600,987) (1,209,095,529,164)
4. Xây dựng cơ bản dở dang 441,990,679,037 561,015,382,299
III. Bất động sản đầu tư 14,517,800,560
1. Nguyên giá tài sản đầu tư 18,627,973,918
2. Khấu hao luỹ kế tài sản đầu tư (4,110,173,358)
IV. Đầu tư dài hạn 249,391,858,906 249,391,858,906
1. Đầu tư vào các công ty liên kết 249,391,858,906 249,391,858,906
V. Tài sản dài hạn khác 1,258,011,370,468 560,541,951,515
1. Trả trước dài hạn 705,514,305,140 175,226,896,814
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lãi 230,398,418,399 167,181,054,605
VI. Lợi thế thương mại 322,098,646,929 218,134,000,096
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 25,533,406,553,025 20,469,607,311,898
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 11,250,421,793,413 8,062,640,263,873

56
I. Nợ ngắn hạn 10,195,795,172,819 7,743,867,535,929
1. Vay ngắn hạn 6,660,448,654,909 5,113,137,141,496
2. Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn 1,164,838,936,675 1,098,800,884,640
3. Người mua trả tiền trước 39,399,035,761 42,571,451,835
4. Thuế phải nộp Nhà nước 613,244,655,520 396,613,184,666
5. Phải trả người lao động 17,172,287,679 444,487,500
6. Chi phí phải trả 1,632,364,860,850 1,050,521,768,150
8. Phải trả khác 39,469,891,268 18,906,590,903
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 28,856,850,157 22,872,026,739
II. Nợ dài hạn 1,054,626,620,594 318,772,727,944
1. Phải trả nhà cung cấp dài hạn 27,667,776,000 31,012,774,000
2. Phải trả dài hạn khác 25,234,542,936 23,977,149,720
3. Vay dài hạn 787,689,223,375 126,321,105,544
4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 199,223,889,416 122,925,355,852
5. Dự phòng các khoản công nợ dài hạn 14,811,188,867 14,536,342,828
B. Vốn chủ sở hữu 14,282,984,759,612 12,406,967,048,025
I. Vốn và các quỹ 14,282,984,759,612 12,406,967,048,025
1. Vốn góp 7,267,938,180,000 7,229,246,040,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 3,710,767,704,992 3,555,999,144,992
3. Vốn khác (265,775,657,006) (265,775,657,006)
4. Cỗ phiếu quỹ (1,640,252,631,255) (1,640,252,631,255)
6. Chênh lệch tỷ giá 13,495,754,932 13,597,433,276
9. Quỹ đầu tư phát triển 22,731,972,844 22,731,972,844
10. Lãi chưa phân phối 4,583,857,861,595 3,244,394,137,086
C. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 590,221,573,510 247,026,608,088
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 25,533,406,553,025 20,469,607,311,898

Phụ lục 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Hàng tiêu dùng Masan
năm 2020
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
23,988,058,548,405 19,112,348,416,942
2. Các khoản giảm trừ
645,324,067,008 624,806,580,434
3. Doanh thu thuần
23,342,734,481,397 18,487,541,836,508
4. Giá vốn hàng bán
13,423,520,341,046 10,529,868,313,945
5. Lợi nhuận gộp
9,919,214,140,351 7,957,673,522,563
6. Thu nhập tài chính
754,808,423,442 619,847,831,113
7. Chi phí tài chính
315,433,247,596 240,140,907,448
- Trong đó: Chi phí lãi vay
286,495,734,730 235,821,679,467
Phần lãi trong các công ty liên kết
13,296,085,000 7,977,651,000
8. Chi phí bán hàng
4,071,091,999,434 3,015,180,960,649
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
893,881,875,904 817,391,573,893

57
10. Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh
5,406,911,525,859 4,512,785,562,686
11. Thu nhập khác
2,151,494,345 1,623,151,249
12. Chi phí khác
18,035,234,109 22,629,400,853
13. Kết quả từ hoạt động khác
(15,883,739,764) (21,006,249,604)
14. Lãi/(lỗ) ròng trước thuế
5,391,027,786,095 4,491,779,313,082
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện thời
877,546,842,929 410,452,844,925
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hoãn lại
(84,090,312,176) 19,648,372,146
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 793,456,530,753.0
430,101,217,071
18. Lãi/(lỗ) thuần sau thuế
4,597,571,255,342 4,061,678,096,011
19. Lợi ích cổ đông không kiểm soát
77,272,410,164 35,187,128,317
20. Chủ sở hữu của công ty
4,520,298,845,178 4,026,490,967,694
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
6,403 5,727

Phụ lục 3: Bảng cân đối kế toán CPCP Hàng tiêu dùng Masan 2021
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020
TÀI SẢN
A: Tài sản ngắn hạn 22,575,115,088,964 9,510,248,113,897
I. Tiền và tương đương tiền 13,013,125,926,658 3,818,494,309,952
1. Tiền 107,325,962,658 146,894,309,952
2. Các khoản tương đương tiền 12,905,800,000,000 3,671,600,000,000
II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 169,375,000,000 212,300,000,000
1. Chứng khoán kinh doanh
2. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 169,375,000,000 212,300,000,000
III. Các khoản phải thu 7,074,166,026,539 3,515,086,732,291
1. Phải thu khách hàng 600,955,375,527 399,157,914,891
2. Trả trước người bán 171,698,115,803 252,752,655,991
3. Phải thu về cho vay ngắn hạn 4,086,581,871,592
4. Phải thu khác 2,214,930,663,617 2,863,176,161,409
IV. Hàng tồn kho, ròng 2,254,893,287,268 1,841,626,811,696
1. Hàng tồn kho 2,292,547,543,677 1,873,240,612,964
2. Dự phòng giảm giá HTK (37,654,256,409) (31,613,801,268)
V. Tài sản ngắn hạn khác 63,554,812,499 122,740,259,958
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 16,622,626,382 17,740,280,348
2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 44,465,916,280 104,031,879,014
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 2,466,269,837 968,100,596
B. Tài sản dài hạn 7,629,035,070,177 16,023,158,439,128
I. Phải thu dài hạn 215,103,634,496 8,785,436,801,907
1. Phải thu về cho vay dài hạn 6,927,734,092

58
2. Phải thu dài hạn khác 215,103,634,496 1,857,702,427,815
II. Tài sản cố định 5,578,570,297,678 5,273,809,928,250
1. GTCL TSCĐ hữu hình 4,647,200,173,487 4,211,295,739,877
Nguyên giá TSCĐ hữu hình 8,565,736,011,269 7,542,782,663,774
Khấu hao luỹ kế TSCĐ hữu hình (3,918,535,837,782) (3,331,486,923,897)
3. GTCL tài sản cố định vô hình 931,370,124,191 1,062,514,188,373
Nguyên giá TSCĐ vô hình 2,432,289,024,377 2,421,367,789,360
Khấu hao luỹ kế TSCĐ vô hình (1,500,918,900,186) (1,358,853,600,987)
4. Xây dựng cơ bản dở dang 335,804,947,727 441,990,679,037
III. Bất động sản đầu tư 9,510,404,068 14,517,800,560
1. Nguyên giá tài sản đầu tư 18,627,973,918 18,627,973,918
2. Khấu hao luỹ kế tài sản đầu tư (9,117,569,850) (4,110,173,358)
IV. Đầu tư dài hạn 249,391,858,906 249,391,858,906
1. Đầu tư vào các công ty liên kết 249,391,858,906 249,391,858,906
V. Tài sản dài hạn khác 1,240,653,927,302 1,258,011,370,468
1. Trả trước dài hạn 693,721,935,242 705,514,305,140
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lãi 307,834,994,481 230,398,418,399
VI. Lợi thế thương mại 239,096,997,579 322,098,646,929
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 30,204,150,159,141 25,533,406,553,025
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 13,198,456,221,760 11,250,421,793,413
I. Nợ ngắn hạn 11,883,095,769,452 10,195,795,172,819
1. Vay ngắn hạn 7,445,112,961,981 6,660,448,654,909
2. Phải trả nhà cung cấp ngắn hạn 1,573,394,388,394 1,164,838,936,675
3. Người mua trả tiền trước 123,923,953,891 39,399,035,761
4. Thuế phải nộp Nhà nước 435,805,128,698 613,244,655,520
5. Phải trả người lao động 12,442,848,485 17,172,287,679
6. Chi phí phải trả 2,205,738,422,400 1,632,364,860,850
8. Phải trả khác 53,139,673,454 39,469,891,268
9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 33,538,392,149 28,856,850,157
II. Nợ dài hạn 1,315,360,452,308 1,054,626,620,594
1. Phải trả nhà cung cấp dài hạn 25,013,545,000 27,667,776,000
2. Phải trả dài hạn khác 32,854,954,310 25,234,542,936
3. Vay dài hạn 1,063,617,618,895 787,689,223,375
4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 181,875,776,881 199,223,889,416
5. Dự phòng các khoản công nợ dài hạn 11,998,557,222 14,811,188,867
B. Vốn chủ sở hữu 17,005,693,937,381 14,282,984,759,612
I. Vốn và các quỹ 17,005,693,937,381 14,282,984,759,612
1. Vốn góp 7,267,938,180,000 7,267,938,180,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 3,560,554,240,858 3,710,767,704,992
3. Vốn khác (265,775,657,006) (265,775,657,006)
4. Cỗ phiếu quỹ (994,666,327,121) (1,640,252,631,255)
6. Chênh lệch tỷ giá 6,989,018,595 13,495,754,932
9. Quỹ đầu tư phát triển 22,731,972,844 22,731,972,844
10. Lãi chưa phân phối 6,816,958,384,098 4,583,857,861,595
C. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 590,964,125,113 590,221,573,510
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 30,204,150,159,141 25,533,406,553,025

Phụ lục 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh CTCP Hàng tiêu dùng Masan
năm 2021

59
Chỉ tiêu 31/12/2021 31/12/2020
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
28,098,885,084,926 23,988,058,548,405
2. Các khoản giảm trừ
325,249,867,193 645,324,067,008
3. Doanh thu thuần
27,773,635,217,733 23,342,734,481,397
4. Giá vốn hàng bán
15,982,695,703,768 13,423,520,341,046
5. Lợi nhuận gộp
11,790,939,513,965 9,919,214,140,351
6. Thu nhập tài chính
720,071,573,861 754,808,423,442
7. Chi phí tài chính
258,011,430,302 315,433,247,596
- Trong đó: Chi phí lãi vay
226,159,178,618 286,495,734,730
Phần lãi trong các công ty liên kết
13,296,085,000 13,296,085,000
8. Chi phí bán hàng
4,780,144,882,655 4,071,091,999,434
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
1,072,906,794,191 893,881,875,904
10. Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh
6,413,244,065,678 5,406,911,525,859
11. Thu nhập khác
5,273,852,200 2,151,494,345
12. Chi phí khác
7,951,540,992 18,035,234,109
13. Kết quả từ hoạt động khác
(2,677,688,792) (15,883,739,764)
14. Lãi/(lỗ) ròng trước thuế
6,410,566,376,886 5,391,027,786,095
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hiện thời
979,174,066,988 877,546,842,929
16. Thuế thu nhập doanh nghiệp – hoãn lại
(94,784,688,617) (84,090,312,176)
17. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 884,389,378,371.0 793,456,530,753.0

18. Lãi/(lỗ) thuần sau thuế


5,526,176,998,515 4,597,571,255,342
19. Lợi ích cổ đông không kiểm soát
84,042,109,041 77,272,410,164
20. Chủ sở hữu của công ty
5,442,134,889,474 4,520,298,845,178
21. Lãi cơ bản trên cổ phiếu
7,657 6,403

60

You might also like