You are on page 1of 50

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP NHÓM – KINH DOANH DỊCH VỤ QUỐC TẾ

Đề tài: Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ Logistics
quốc tế của GEMADEPT. Trình bày thực tế hoạt động cung cấp dịch vụ của
GEMADEPT cho doanh nghiệp Suntory PepsiCo Vietnam Beverage.

NHÓM 1

1. Phạm Trịnh Quang Anh - 11215025


2. Dương Đoàn Diệu Anh – 11210350
3. Nguyễn Đắc Đạt – 11218516
4. Nguyễn Thị Ly - 11213606

Hà Nội, 2023
Mục lục
I. Tổng quan về GEMADEPT..........................................................................................1
1. Sơ lược về Gemadept...................................................................................................1
2. Lịch sử hình thành và phát triển...................................................................................2
3. Cơ cấu tổ chức quản lý.................................................................................................3
4. Các dịch vụ cung cấp...................................................................................................4
II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .. 7
1. Phân tích môi trường Vĩ Mô (PESTEL)......................................................................7
1.1. Môi trường nhân khẩu học.....................................................................................7
1.2. Môi trường kinh tế.................................................................................................7
1.3. Môi trường chính trị, pháp luật............................................................................ 10
1.4. Môi trường công nghệ:........................................................................................ 12
1.5 Môi trường xã hội, môi trường (Social - Environment)....................................... 13
2. Phân tích môi trường doanh nghiệp (môi trường bên trong)..................................... 15
2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp....................................................................... 15
2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự..................................................................................... 15
2.1.2. Ứng dụng công nghệ, hệ thống thông tin.......................................................... 15
2.1.3. Nguồn lực cơ sở vật chất.................................................................................. 16
2.1.4. Vốn của Gemadept............................................................................................ 18
2.2. Đánh giá tổng quan doanh nghiệp........................................................................... 18
2.2.1. Điểm mạnh........................................................................................................ 18
2.2.2. Điểm yếu........................................................................................................... 20
III. Phân tích môi trường ngành.................................................................................... 20
1. Khách hàng................................................................................................................. 20
2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại......................................................................................... 21
3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn......................................................................................... 22
4. Nhà cung cấp.............................................................................................................. 23
5. Nhà phân phối............................................................................................................ 23
IV. Đánh giá kết quả triển khai hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển và kiến
nghị dành cho doanh nghiệp........................................................................................... 24
1. Đánh giá kết quả triển khai hoạt động kinh doanh..................................................... 24
1.1. Doanh thu thuần................................................................................................... 24
1.2. Chi phí.................................................................................................................. 25
1.3. Lợi nhuận............................................................................................................. 26
1.4. Tình hình tài chính............................................................................................... 27
1.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động............................................................................... 28
1.6. Các chỉ tiêu tài chính khác................................................................................... 29
1.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh liên kết .. 29
2. Đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp: Vượt sóng đón tương lai.............30
3. Kiến nghị dành cho doanh nghiệp.............................................................................. 33
3.1.1. Các rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics cần xem xét...33
3.1.2. Các biện pháp kiến nghị cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp............34
3.1.2.1. Bài học để tăng doanh thu:......................................................................... 35
3.1.2.2. Bài học giảm chi phí:.................................................................................. 36
3.1.2.3. Các biện pháp mà Gemadept đã và đang thực hiện:.................................. 37
3.1.2.4. Biện pháp đối với khối dịch vụ Logistics nói riêng của Gemadept:..........37
V. Case Study: Gemadept Logistics cung cấp dịch vụ cho Suntory PepsiCo Vietnam
Beverage........................................................................................................................... 38
1. Phân tích các dịch vụ mà Gemadept Logistics cung cấp cho Suntory PepsiCo
Vietnam Beverage.......................................................................................................... 40
1.1. Sơ lược về chuỗi cung ứng của Suntory PepsiCo................................................ 40
1.2. Phân tích các dịch vụ Gemadept cung cấp cho Suntory PepsiCo Vietnam
Beverage..................................................................................................................... 41
1.2.1. Vận chuyển:................................................................................................... 41
1.2.2. Kho bãi:......................................................................................................... 41
1.2.3. Phân phối:...................................................................................................... 42
1.2.4. Quản lý chuỗi cung ứng:............................................................................... 43
1.3. Phân tích mức độ tham gia, mối quan hệ và lợi ích từ thương vụ của hai doanh
nghiệp.......................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 46
I. Tổng quan về GEMADEPT
1. Sơ lược về Gemadept
• Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GEMADEPT

• Tên giao dịch quốc tế: GMD


• Logo công ty:

• Mã cổ phiếu: GMD
Thành lập vào năm 1990, Công ty Cổ phần Gemadept cùng quốc gia khởi nghiệp,
tiên phong đưa dịch vụ container vào Việt Nam và kết nối những tuyến hàng hải đầu tiên
đến với thị trường quốc tế. Ngày nay, Gemadept là một thương hiệu hàng đầu trong
ngành Khai thác Cảng và Logistics của Việt Nam.
• Sứ mệnh và phương châm hoạt động:
Với sứ mệnh thúc đẩy dòng chảy kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng cho đất nước, doanh
nghiệp và đối tác đồng hành thông qua chuỗi dịch vụ, giải pháp vượt trội, Gemadept sở
hữu và khai thác Hệ sinh thái tích hợp Cảng và Logistics quy mô, hiện đại bậc nhất, tọa
lạc tại những vị trí chiến lược từ Bắc vào Nam, phục vụ hàng triệu Teu/tấn hàng hóa xuất
nhập khẩu thông qua mỗi năm.
Vững bước tiên phong, nâng tầm khu vực, Gemadept tiếp tục xây dựng một hệ tích
hợp Cảng và Logistics vững mạnh và hiệu quả, hướng đến phát triển bền vững, phấn đấu
tiến lên sánh vai với những tên tuổi lớn của ngành hàng hải thế giới.
Mang theo tinh thần, ý chí Việt, vận dụng sáng tạo và công nghệ tiên tiến,
Gemadept đang tiến vào một “Kỷ nguyên phát triển năng động, hiệu quả và bền vững”.
• Giá trị cốt lõi:

1
2. Lịch sử hình thành và phát triển
• Năm 1990: Thành lập công ty, trực thuộc Liên Hiệp Hàng Hải Việt Nam
• Năm 1993: Chuyển đổi thành công ty cổ phần với vốn điều lệ 6,2 tỷ đồng
• Năm 1995: Thành lập ICD Phước Long, loại hình cũng cạn đầu tiên tại Việt
• Năm 1997: Áp dụng công nghệ vận tải Midstream, vận tải container bằng đường thuy
• Năm 2000: Đạt vị trí thứ 2 trong cả nước về sản lượng xếp dỡ container
• Năm 2001: Nâng vốn điều lệ lên 200 tỷ đồng
• Năm 2002: Niêm yết cổ phiếu GMD trên Thị trường chứng khoán
• Năm 2003: Khai trương các tuyến vận tải container chuyên tuyển
• Năm 2004: Thành lập 2 công ty 100% vốn GMD tại Singapore và Malaysia
• Năm 2006: Phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 475 tỷ đồng
• Năm 2007: Đầu tư mua 3 tàu container Viễn Dương, mở 4 tuyến vận tải quốc tế, thành
lập 3 công ty liên doanh với các đối tác quốc tế lớn
• Năm 2008: Đưa vào khai thác 4 công trình quan trọng: cao ốc Gemadept, Schenker- GMD

• Năm 2009: Đạt được mức lợi nhuận mới. Khởi công nhà ga hàng hóa hàng không Tân
Sơn Nhất.
• Năm 2010: Công ty Cổ phần đầu tiên tham gia sở hữu và Khai thác cảng hàng hóa hàng
không Tân Sơn Nhất; Nâng tỷ lệ sở hữu trong Công ty Cảng Nam Hải lên 99,98%.
• Năm 2011: Khởi động chiến lược Logistics, lấy miền Nam làm cái nôi phát triển với các
cụm Trung tâm Logistics quy mô, hiện đại; từ đó nhân rộng ra các tỉnh thành trong cả nước.

2
• Năm 2014: Khai trường Cảng Nam Hải Đình Vũ, bước tiến nổi bật tại thị trưởng Khai
thác cảng phía Bắc; Nâng cấp năng lực Cảng quốc tế Gemadept Dung Quất lên
70.000DWT.
• Năm 2015: Đổi tên thành Công ty cổ phần đưa vào khai thác Trung tâm Logistics hàng
lạnh - kho lạnh đơn quy mô hàng đầu Đông Nam Á tại vùng ĐBSCL; Triển khai Nam Hải

• Năm 2016: Liên doanh khai thác Trung tâm Logistics Ô tô đầu tiên tại Việt Nam.
• Năm 2017: Tăng vốn điều lệ lên: 2.882.769.570.000 hợp tác chiến lược với Tập đoàn
CJ, đối tác hàng đầu về Logistics của Hàn Quốc.
• Năm 2018: Tăng vốn điều lệ lên: 2.969.249.570.000 Khai trương cụm Cảng Nam Đinh
Vũ giai đoạn 1, xác lập vị thế nhà Khai thác cảng hàng đầu khu vực phía Bắc; SCSC
chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE với mã cổ phiếu SCS.
• Năm 2019: Tăng vốn điều lệ lên: Khởi công dự án cảng nước sâu Gemalink tại Cái
Mép, BRVT; Mở rộng cảng Bình Dương; Khai thác giai đoạn 2 của Trung tâm Logistics
hàng ô tô (KGL) tại KCN Long Hậu, tỉnh Long An.
• Năm 2020: Mở rộng Cảng Bình Dương; Hoàn thành thi công, vận hành thử nghiệm Cảng
nước sâu Gemalink để đưa vào khai thác từ đầu quý 1/2021; Đẩy mạnh hoạt động Contract

• Ngày 28/01/2021: Tăng vốn điều lệ lên 3.013.779.570.000.


• Năm 2022: Tập trung xây dựng cụm cảng Nam Đình Vũ 2: Nhân rộng ứng dụng

• Năm 2023: Khai trương cụm cảng Nam Đình Vũ 2; Thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ,
chuẩn bị khởi công Cảng Gemalink giai đoạn 2.
3. Cơ cấu tổ chức quản lý
Gemadept đang phát triển thành một tập đoàn đa ngành nghề. Với qui mô 24 công
ty con, công ty liên kết, trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, mạng lưới trải rộng tại
các cảng chính, thành phố lớn của Việt nam và một số quốc gia lân cận, Gemadept đang
ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam.

3
4. Các dịch vụ cung cấp

• Khai thác cảng của Gemadept:


Là Công ty niêm yết duy nhất sở hữu và khai thác hệ thống cảng trải dài từ Bắc vào
Nam với chuỗi 8 cảng bao gồm cảng nước sâu Gemalink quy mô hàng đầu cả nước. Khi
hoàn thành việc đầu tư Cảng Gemalink (gồm 2 giai đoạn) và Cụm cảng Nam Đình Vũ
(gồm 3 giai đoạn), tổng năng lực Khai thác cảng của Gemadept sẽ tương đương 5 triệu
Teu/năm, đáp ứng tốt nhu cầu tăng trưởng cao của thị trường, phục vụ hàng hóa xuất
nhập khẩu trong bối cảnh các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các khối và các
nước lớn đang dần trở thành những đòn bẩy tích cực và mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế.

4
• Logistics của Gemadept:
Là nhà sở hữu và khai thác hệ thống các Trung tâm phân phối hiện đại phủ rộng tại
các vùng kinh tế trọng điểm, tổng diện tích hàng trăm nghìn mét vuông, thực hiện hàng
triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Hiện nay, Gemadept là doanh nghiệp duy nhất cả nước cung
cấp các dịch vụ và giải pháp quản trị chuỗi cung ứng toàn diện với hệ thống Logistics bao
gồm 6 lĩnh vực khác nhau: Cảng hàng hóa hàng không, Trung tâm phân phối hàng hóa,
Vận tải hàng siêu trường siêu trọng. Vận tải biển-thủy, Logistics hãng lạnh & Logistics ô
tô. GMD đóng vai trò là NVOCC khi có các tuyến dịch vụ vận tải NVOCC của hàng xuất
từ Việt Nam và hàng nhập về Việt Nam (thông tin từ trang web của GMD).

5
• Ngoài ra còn hoạt động đầu tư chiến lược:
Gemadept sở hữu một số dự án đầu tư chọn lọc, gồm dự án bất động sản và dự án
trồng rừng. Với chiến lược tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi, Gemadept
đang tích cực tìm kiếm các đối tác tiềm năng để hợp tác, thoái vốn các dự án đầu tư chọn
lọc.

6
II. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
1. Phân tích môi trường Vĩ Mô (PESTEL)
1.1. Môi trường nhân khẩu học.
Dân số của Việt Nam thực sự đang phát triển nhanh chóng, với bằng chứng về điều
này được phản ánh trong các số liệu thống kê gần đây nhất. Theo dữ liệu được thực hiện
bởi Liên Hợp Quốc, dân số Việt Nam giữa năm 2023 ước tính là 99.640.295 người và dự
kiến sẽ đạt 110 triệu người vào năm 2030.
=> Ảnh hưởng của môi trường nhân khẩu học đối với hoạt động của công ty GMD:
Đầu tiên, dân số tăng nhanh làm tăng đáng kể số lượng khách hàng tiềm năng cho
các công ty logistics. Vì một cơ sở khách hàng lớn là cần thiết cho các công ty để tạo ra
lợi nhuận và tạo ra một doanh nghiệp thành công, dân số ngày càng tăng có thể mang đến
cho họ cơ hội tăng trưởng rộng rãi.
Thứ hai, một dân số đang phát triển nhanh chóng có thể dẫn đến nhu cầu cao về
hàng hóa và dịch vụ, điều này sẽ là lý tưởng cho các công ty hậu cần để tận dụng.
Cuối cùng, một dân số lớn hơn dẫn đến nhu cầu gia tăng cơ sở hạ tầng và công nghệ
mà các công ty logistics cung cấp, chẳng hạn như vận chuyển, tự động hóa và phân tích
dữ liệu.
1.2. Môi trường kinh tế.
- Nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mới nổi, đang trong giai đoạn chuyển
đổi từ nền kinh tế truyền thống dựa vào nông nghiệp sang mô hình kinh tế thị
trường: Trong những năm gần đây, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế ổn
định và cao. Tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm trung bình đạt khoảng 6-7%, đẩy
mạnh sự phát triển và cải thiện đời sống của người dân. Nền kinh tế Việt Nam đã
trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong khu vực Đông
Nam Á và có xu hướng mở cửa và hội nhập, thu hút sự đầu tư của nước ngoài.
Đặc biệt ở Việt Nam hiện nay đang có sự nổi lên của ngành dịch vụ cũng như hoạt
động xuất nhập khẩu.
- Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng trưởng khá và có mức thặng dư tích
cực: Tính chung đến cuối năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước

7
đạt 732,5 tỷ USD,tăng 9,5% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 10,6%;
nhập khẩu tăng 8,4%; ước tính ước tính xuất siêu 11,2 tỷ USD. Nằm trong khu
vực phát triển năng động của thế giới, nơi luồng hàng tập trung giao lưu mạnh, với
nền kinh tế có độ mở lớn (trên 200%), Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng hai con
số trong xuất nhập khẩu và thương mại điện tử. Đây là “đòn bẩy” để ngành dịch
vụ logistics tăng tốc. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam
(VLA), ngành Logistics nước ta những năm gần đây có mức tăng trưởng khả quan
và ổn định trong khoảng 14-16%.
→ Với sự tăng trưởng vượt bậc trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cũng như để theo
kịp và đáp ứng những yêu cầu của thương mại điện tử, các công ty cung cấp dịch vụ hậu
cần logistics nói chung và Gemadept nói riêng đã gia tăng doanh số nhờ sự tăng lên về
cầu dịch vụ.
Bảng xếp hạng của Agility 2022 đánh giá, thị trường logistics Việt Nam được xếp
hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Tỷ lệ tăng trưởng kép 8
hàng năm (CAGR) giai đoạn 2022 - 2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo
đạt mức 5,5%, song hành cùng với sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế sau đại dịch

Sự sôi động của hoạt động lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đã thể hiện ở kết
quả kinh doanh rất tích cực của phần lớn các doanh nghiệp trong ngành logistics nói
chung và Gemadept nói riêng khi GMD đã vượt qua khó khăn sau đại dịch để đạt kết quả
kinh doanh đáng khích lệ với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 12 - 15%.
- Nền kinh tế Việt Nam vẫn chịu tác động của sự biến động của nền kinh tế thế
giới thông qua các yếu tố khách quan: Quá trình hồi phục dự kiến sau đại dịch
Covid-19 đã bị “trật bánh ray” trong năm 2022 khi nền kinh tế toàn cầu phải đối
mặt với sự hội tụ hiếm gặp của rất nhiều bất ổn. Chiến tranh leo thang giữa Nga –
Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, lạm phát cao kỷ lục tại
nhiều quốc gia, các Ngân hàng Trung ương ồ ạt tăng lãi suất… những tác động về
địa chính trị kéo dài tiếp tục gây biến động và nhiều khả năng tiếp tục dẫn tới cuộc
suy thoái kinh tế toàn cầu.

8
=> Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đối với hoạt động của công ty GMD:
• Thuận lợi:
Có thể thấy, với một nền kinh tế thị trường, nền kinh tế mở, cùng với việc là một
nền kinh tế mới nổi đã tạo nhiều điều kiện cho Gemadept được tiếp cận với ngành
Logistics ở tầm quốc tế. Hơn nữa, sự tăng trưởng về kinh tế cũng đảm bảo những yếu tố
cần thiết của ngành Logistics như điều kiện cơ sở hạ tầng, nền kinh tế phát triển tạo ra
nhu cầu ngày càng tăng của ngành Logistics, tạo cơ hội cho Gemadept có thể mở rộng và
phát triển hoạt động của mình
• Bất lợi:
Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu vận chuyển và dịch vụ Logistics thường tăng
lên. Ngược lại, trong tình hình kinh tế suy thoái, nhu cầu vận chuyển và dịch vụ Logistics
có thể giảm. Do đó, doanh nghiệp Logistics phải đáp ứng và thích nghi với biến động của
tình hình kinh tế. Ngoài ra, nền kinh tế mở cửa cũng tạo sức ép về sự cạnh tranh, đa dạng
hơn trong ngành Logistics giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đòi hỏi Gemadept
cần không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ của mình và đa dạng hóa sản
phẩm để duy trì và mở rộng thị phần của mình.
Khi giá xăng dầu tăng cao khiến chi phí của hoạt động Logistics cũng tăng cao,
chuỗi cung ứng bị đứt gãy đối với 1 số mặt hàng, GMD đối mặt với khủng hoảng chi phí.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19, đã có sự tăng mạnh về
giao dịch thương mại điện tử - bán lẻ. Bên cạnh đó, theo Báo cáo logistics Việt Nam, thị
trưởng giao nhận sẽ phát triển theo sự bùng nổ của thương mại điện tử vốn được dự báo
sẽ có mức tăng trưởng hàng năm vào khoảng 30%. Chính những thay đổi trong thương
mại điện tử trên thế giới và tại Việt Nam sẽ thúc đẩy ngành Logistics trong giao nhận vận
tải Việt Nam phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa
dạng của khách hàng. Trong đó, GMD cũng có thể được coi là một ông lớn khi sở hữu
trang thiết bị, cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, các loại hình dịch vụ đa dạng phục vụ nhu
cầu lớn cho ngành thương mại điện tử.

9
1.3. Môi trường chính trị, pháp luật
- Nhìn chung, nền chính trị của Việt Nam là một nền chính trị ổn định, đảm bảo
an toàn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước
trong ngành Logistics: Việt Nam cũng đã xây dựng một hệ thống pháp luật và cơ
quan thực thi pháp luật mạnh mẽ để đảm bảo tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền
lợi của công dân cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
- Xu hướng liên kết khu vực, quốc tế, cùng với đó là sự ra đời của các hiệp định
thương mại:
• Hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP...) dự kiến sẽ tác động mạnh mẽ tới kinh
tế vĩ mô nói chung, ngành Dịch vụ logistics, trong đó có lĩnh vực giao nhận vận
tải nói riêng của Việt Nam. Theo đó, doanh nghiệp logistics Việt Nam sẽ có nhiều
cơ hội để phát triển hoạt động giao nhận, vận tải, cụ thể như sau:
• Hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP...) sẽ giúp thúc đẩy tăng cường hợp
tác thương mại, đầu tư và dịch vụ giữa Việt Nam với các nước. Theo đó, sẽ gia
tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, mở rộng thị trường. Điều này làm
cho hoạt động giao nhận vận chuyển, kho bãi và các dịch vụ logistics khác của
doanh nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển.
• Các cam kết ưu đãi về trong Hiệp định Hiệp định thương mại (EVFTA,
CPTPP...) sẽ tạo ưu thế cho doanh nghiệp logistics Việt Nam trước các đối thủ
cạnh tranh.
• Hiệp định thương mại sẽ giúp tăng cường thu hút vốn chất lượng cao từ các
nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics như phát triển các cảng biển nước
sâu, sân bay quốc tế, hệ thống đường bộ, đường sắt, các trung tâm logistics,
các kho bãi....
- Nhà nước, Đảng và chính phủ có nhiều chính sách và biện pháp để phát triển
và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành Logistics:
• Chính phủ đã phát hành Chiến lược phát triển ngành logistics đến năm 2025,
tầm nhìn đến năm 2035. Chiến lược này nhằm tăng cường cạnh tranh và nâng

10
cao hiệu quả hoạt động logistics, bao gồm việc cải thiện hạ tầng, tăng cường
nhân lực, tăng cường công nghệ thông tin và quản lý chất lượng.
• Đầu tư vào hạ tầng logistics: Chính phủ Việt Nam đã đẩy mạnh đầu tư vào hạ
tầng logistics, bao gồm xây dựng và nâng cấp cảng biển, sân bay, đường sắt và
đường bộ. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và
tăng cường hiệu quả của hoạt động logistics.
• Khuyến khích đầu tư nước ngoài: Chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận
lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành logistics. Điều này bao gồm việc
cung cấp các chính sách ưu đãi, giảm thuế và thủ tục hải quan đơn giản hóa
cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.
• Đổi mới công nghệ và quản lý: Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích việc áp
dụng công nghệ mới và quản lý hiện đại trong hoạt động logistics. Điều này
bao gồm việc đẩy mạnh sử dụng hệ thống thông tin quản lý logistics, tự động
hóa quy trình và nâng cao năng lực quản lý.
• Chú trọng đào tạo và phát triển nhân lực ngành: Chính phủ đã đưa ra các chính
sách để đào tạo và phát triển nhân lực trong ngành logistics. Điều này nhằm
cung cấp nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng chuyên môn và năng lực quản lý
để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
=> Ảnh hưởng của môi trường chính trị pháp luật đối với hoạt động của công ty
GMD:
Đây là môi trường có tác động trực tiếp và sâu sắc nhất đến hoạt động của GMD,
bởi ngành Logistics nói chung và GMD chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sự thay đổi của
chính sách, hàng rào thuế quan và phi thuế quan,...
➢ Cơ hội:
Gemadept sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ logistics lớn, tạo cơ hội học hỏi kinh
nghiệm về hoạt động giao nhận vận tải, tạo động lực để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới
công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển
hạ tầng logistics nhằm đón đầu nhu cầu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng cao. Thực hiện
Hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP...) thế hệ mới cũng sẽ tạo động lực cho

11
Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, hoàn thiện khung pháp lý.., tạo điều kiện
thuận lợi cho ngành Dịch vụ logistics Việt Nam phát triển. Môi trường chính trị của Việt
Nam ổn định và có quy định rõ ràng và đáng tin cậy là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động ngành logistics, cùng với đó là cách chính sách và quy định có
phần giúp cho Gemadept đẩy mạnh kinh doanh trong ngành dịch vụ này.
➢ Thách thức:
Bên cạnh các cơ hội, Gemadept phải đương đầu với một số thách thức sau khi thực
thi Hiệp định: Hiệp định thương mại (EVFTA, CPTPP...) sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh
khốc liệt đối với doanh nghiệp logistics Việt Nam vốn phần lớn là các doanh nghiệp có
quy mô vừa và nhỏ, thiếu kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp chưa cao, ứng dụng công
nghệ thông tin còn hạn chế. Bên cạnh đó là sự thiếu liên kết đồng bộ giữa các doanh
nghiệp, giữa các công đoạn khác nhau của hoạt động logistics. Đây sẽ là thách thức rất
lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung, Gemadept nói riêng trước các công ty đa
quốc gia, các tập đoàn giao nhận vận tải có quy mô lớn trải rộng khắp toàn cầu, có tiềm
lực tài chính mạnh.
Ngoài ra, còn có rủi ro liên quan đến sự thay đổi đột ngột của chính sách dựa trên
những yếu tố khách quan cũng có thể khiến cho Gemadept chịu thiệt hại và không thích
ứng kịp.
1.4. Môi trường công nghệ:
Công nghệ dòng một vai trò quan trọng trong ngành logistics, vì nó có thể giúp tối
ưu hóa các quy trình hoạt động để giảm chi phí và sự chậm trễ. Việc áp dụng công nghệ
trong hoạt động logistics không còn xa lạ, thậm chí trở thành yếu tố quan trọng quyết
định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Tại Việt Nam, việc ứng dụng công
nghệ trong logistics đã đạt được những bước tiến quan trọng và được ghi nhận trong
những năm vừa qua. Tiêu biểu là sự xuất hiện giải pháp tổng thể có tính tích hợp hệ
thống cùng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Có thể kể ra ba mảng ứng dụng chính các công nghệ mới:

12
• Thứ nhất, ứng dụng CNTT trong vận tải đường bộ với mục đích tối ưu hóa năng
lực phương tiện, kiểm soát tuyến đường, lịch trình, thời gian cũng như nâng cao tỷ
lệ lấp đầy xe hàng.
• Thứ hai, giải pháp tự động hóa kho hàng thương mại điện tử, giao hàng chặng cuối
và chuyển phát nhanh. Một số DN sản xuất lớn đã áp dụng hệ thống điều hành kết
hợp tự động hóa theo nguyên tắc sản xuất tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
• Thứ ba, một số nhà bán lẻ trong nước đang triển khai ứng dụng kết hợp giữa hệ
thống thông tin — tự động hóa — trí tuệ nhân tạo trong quản lý chuỗi cung ứng từ
khâu thu mua tới phân phối đến người tiêu dùng.
DN Việt Nam cần ý thức việc ứng dụng CNTT vào hoạt động logistics là một xu thế
tất yếu, phải ứng dụng trong tất cả các khâu, chuỗi cung ứng dịch vụ, ngay cả với những
công nghệ mới như blockchain.
=> Ảnh hưởng của công nghệ đối với hoạt động của công ty GMD:
Chuyển đổi công nghệ và số hoá toàn cầu là xu thế của tương lai, của toàn ngành
công nghiệp dịch vụ nói chung và của ngành Logistics nói riêng.
Bản thân các DN cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, đầu tư ứng dụng công nghệ
mới để nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ, từ đó tăng sức cạnh tranh trong bối cảnh
thị trường được dự báo sẽ ngày càng gay gắt như hiện nay. Trong quá trình này, hợp tác
với các công ty phần mềm để đặt hàng những ứng dụng chuyên biệt, qua đó có thể tận
dụng tối đa hiệu quả của từng ứng dụng. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, công
ty hoạt động trong lĩnh vực giao nhận có thể quản lý mọi hoạt động của mình và thông tin
khách hàng, hàng hóa thông qua các hệ thống máy tính.
Nhìn chung, công nghệ đã cải thiện đáng kể hiệu quả và tiết kiệm chi phí của ngành
hậu cần, cho phép các doanh nghiệp dự đoán tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tối ưu
hóa hoạt động của họ.
1.5 Môi trường xã hội, môi trường (Social - Environment)
- Trong thời đại mới ngày nay, con người ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề về
phát triển bền vững và bảo vệ môi trường:

13
Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ mặt trái của nền công nghiệp lên môi
trường, Phát triển bền vững (PTBV – Sustainable Development) chính là chiến lược phát
triển mà Việt Nam đang đề ra và thực hiện trong thế kỷ 21. Trong đó, “Logistics xanh”
chính là xu hướng tất yếu và là tiêu chí quan trọng mà doanh nghiệp Logistics phải cùng
Nhà nước thực hiện để hoàn thành tốt chiến lược này.
Hội nghị Tổng kết dự án Vận tải hàng hóa và Logistics bền vững khu vực Mekong
(GMS) diễn ra vào tháng 1/2019 đã đề cập đến vấn đề “Logistic xanh: Phát triển kinh tế gắn
liền với các hoạt động cân bằng sinh thái môi trường” sẽ là xu hướng tất yếu và là tiêu chí
quan trọng để đánh giá sự phát triển bền vững của toàn ngành. Trên thực tế, nếu không thực
hiện được các tiêu chí về môi trường và Logistic xanh, các doanh nghiệp sẽ dần bị đào thải ra
khỏi các hoạt động kinh doanh và thương mại. Vì vậy, Logistics Xanh có ý nghĩa vô cùng
quan trọng không chỉ với Việt Nam nói chung mà toàn khu vực nói riêng.

=> Ảnh hưởng của môi trường Social - Environment đối với hoạt động kinh doanh
của công ty GMD:
Tích cực: Gemadept cũng đã áp dụng các tiêu chí ESG vào quá trình sản xuất, như đầu
tư trang thiết bị hiện đại, sử dụng năng lượng sạch. Gemadept còn triển khai các hoạt động
cụ thể liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, như thành lập Ban ESG; phối hợp với đơn
vị tư vấn chuyên nghiệp triển khai đào tạo, kiểm kê, báo cáo phát thải khí nhà kính theo tiêu
chuẩn quốc tế ISO. Xu hướng mới này đòi hỏi Gemadept khi triển khai hoạt động kinh doanh
cần phải cân nhắc kĩ đến yếu tố phát triển bền vững và môi trường để có thể giữ chân khách
hàng, các nhà đầu tư và đi tiên phong trong lĩnh vực ‘’Logistics xanh’’.
Tiêu cực: Đây là sự sàng lọc khắc nghiệt của thị trường. Nhiều doanh nghiệp Việt
đang đứng trước ngã ba đường là bỏ cuộc chơi, tái cấu trúc để thích ứng hay đầu tư xanh.
Khó khăn lớn nhất khi đầu tư theo các tiêu chí ESG là chi phí đầu vào tăng cao khiến
doanh nghiệp không có lãi. GMD cần tận dụng nguồn vốn hiệu quả để tránh sự thâm hụt
chi phí quá lớn. Rủi ro về chi phí, tính khả thi và việc vận hành các cấu trúc ‘’Logistics
xanh’’ là bài toán mà doanh nghiệp cần hướng tới.

14
2. Phân tích môi trường doanh nghiệp (môi trường bên trong)
2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.1.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự
Ban lãnh đạo có năng lực, tầm nhìn, hết lòng tận tụy vì những giá trị tốt đẹp đem
đến cho các bên liên quan, góp phần phụng sự cho sự phát triển của ngành, của nền kinh
tế và đất nước.
Sơ đồ tổ chức của Gemadept được triển khai chặt chẽ, khoa học, đảm bảo hoạt động
đúng chức năng, nhiệm vụ, phát huy tối đa năng lực, chuyên môn và hiệu quả. Trách
nhiệm từ các cấp quản lý, các phòng ban, đơn vị cho đến từng cá nhân được phân định rõ
ràng, cụ thể, đảm bảo để Công ty hoạt động thông suốt, hợp lực sức mạnh tập thể, góp
phần đưa Gemadept phát triển cân bằng, bền vững và trường tồn.
2.1.2. Ứng dụng công nghệ, hệ thống thông tin
GMD cùng với đối tác chiến lược là CJ Logistics đang triển khai tích hợp mạng lưới,
công nghệ, cơ sở khách hàng… để tiến sang cung cấp các dịch vụ giải pháp của phân khúc
mới như thương mại điện tử và trở thành nhà tư vấn giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện tại
Việt Nam. Tháng 8/2020, Gemadept chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Dịch vụ khách
hàng cùng Cổng thông tin điện tử chuyên dụng cho khối cảng, ICD và logistics lần đầu tiên
có mặt tại Hải Phòng. Cùng với đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,
Gemadept ghi dấu ấn tiên phong trong phát triển các dự án công nghệ cao, bao gồm dự án
cảng và logistics thông minh (Smart Port và Smart Logistics), hướng đến nhân rộng mô hình
cảng xanh (Greenport) trên toàn hệ thống… Công nghệ Cảng thông minh “Smart Port” của
Gemadept là một hệ thống Cảng cho phép khách hàng thực hiện trực tuyến các các thủ tục
như: Đăng ký Lệnh trực tuyến, Thanh toán trực tuyến, Chứng từ điện tử, E-DO, E-Gate, Tra
cứu dữ liệu tích hợp đa Cảng trực tuyến …Đây là một bước tiến mới trong nỗ lực của
Gemadept, nhằm tối ưu hóa chuỗi dịch vụ cung ứng cảng - logistics tích hợp, đa dạng về
dịch vụ, thống nhất về chính sách và vượt trội về chất lượng dành cho khách hàng.
Việc liên tục cập nhật ứng dụng công nghệ và hệ thống thông tin giúp tăng tính thuận
tiện và dễ dàng, nhanh chóng kết nối thông tin giữa khách hàng và doanh nghiệp, đảm bảo

15
sự chính xác và an toàn đối với luồng thông tin trong quá trình cung cấp dịch vụ từ đó
nâng cao hiệu quả của dịch vụ logistics.
2.1.3. Nguồn lực cơ sở vật chất
Hệ thống cảng:
Gemadept là công ty niêm yết duy nhất sở hữu và khai thác hệ thống cảng hiện đại
trải dài từ Bắc vào Nam với chuỗi 7 cảng bao gồm Cảng nước sâu Gemalink quy mô
hàng đầu cả nước. Tại miền Bắc khai thác: Cảng Nam Đình Vũ, Nam Hải ICD, Cảng
Nam Hải, Tại miền Trung cảng Dung Quất, Đối với miền Nam: Phước Long ICD, Cảng
Gemalink, Cảng Bình Dương. Mỗi năm hệ thống cảng của Gemadept phục vụ hàng triệu
Teu/tấn hàng hóa xuất nhập khẩu, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của các khách hàng.
Trung tâm phân phối:
Hiện tại, Gemadept Logistics đang vận hành hệ thống TTPP và kho hàng với tổng
diện tích hơn 450,000 m2 tại các trung tâm kinh tế trọng điểm như TP.HCM, Bình
Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên… phục vụ đa
dạng các mặt hàng gồm FMCG, F&B, Chuỗi bán lẻ, đồ gỗ nội thất, hàng điện tử, nguyên
vật liệu, linh kiện ô tô…
DC1 và DC2: Đưa vào khai thác từ năm 2011 - diện tích 35.000 m2, với sức chứa
lên đến 50.000 vị trí và được trang bị các loại sàn nâng tự động, đây là một trong
những trung tâm phân phối hiện đại đầu tiên tại KCN Sóng Thần, Bình Dương
DC3: Để tối ưu hóa không gian lưu trữ và giảm thời gian vận chuyển hàng hóa,
Gemadept Logistics đã đầu tư 10.000 m2 hệ thống kệ VNA 8 tầng, hơn 25 khu vực bốc
xếp hàng và 5 sàn nâng tự động, xe nâng chuyên dụng và xe nâng hàng có thể phục vụ 50
xe lên/xuống hàng cùng một lúc. Cho đến nay, đây là TTPP hiện đại nhất tại Việt Nam.
Cảng hàng hóa hàng không:
Gemadept trở thành doanh nghiệp cổ phần đầu tiên tại Việt Nam tham gia sở hữu
và khai thác Cảng hàng hóa hàng không. Chính thức vận hành từ năm 2010, SCSC tự hào
cung cấp cho thị trường một Cảng hàng hóa hàng không kiểu mẫu theo tiêu chuẩn quốc
tế. Hiện nay, SCSC đang phục vụ hơn 40 hãng hàng không hàng đầu thế giới và khu vực
có đường bay đến Việt Nam

16
• Là cảng hàng hóa hàng không quy chuẩn và hiện đại đầu tiên tại Việt Nam
• Là cảng hàng hóa hàng không đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận IATA
CEIV Pharma
• Quy mô lớn nhất cả nước
• Trang thiết bị hiện đại: hệ thống thông tin Hermes UK, hệ thống an ninh FSR
(Freight Security Requirements) của TAPA, hệ thống CCTV camera giám sát
24/7, hệ thống quản lý hàng hóa CMS (Cargo Management System), hệ thống máy
soi chiếu x-ray an ninh hàng không hai chiều, tiêu chuẩn ISAGO, RA3, hệ thống
quản lý đội xe vận tải (Truck Control System),…

Vận tải siêu trường siêu trọng


Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên gia lành nghề, nhiệt huyết, giàu kinh
nghiệm, Gemadept có thể thực hiện việc vận chuyển các kiện hàng siêu trường siêu trọng
lên đến 1.000 tấn qua các địa hình khó khăn, hiểm trở. Công ty luôn chú trọng cung cấp
các giải pháp hiệu quả nhất cho từng dự án, đảm bảo an toàn, đúng tiến độ và chi phí tối
ưu, được đối tác, khách hàng tin cậy và đánh giá cao.
Sở hữu kho lạnh Mekong Logistics
• Vị trí chiến lược: Vị trí gần kề luồng sông Hậu được nạo vét cho phép tiếp nhận
tàu trọng tải đến 20.000 DWT, thuận tiện cho vận chuyển và vận tải đa phương
thức
• Sức chứa lớn: quy mô 15 ha (trong đó, kho lạnh có diện tích 4,8 ha và có sức chứa
lên đến 50.000 pallet)
▪ Vận hành xuất sắc:
o WMS, EDI, RFID
o Hệ thống lạnh tự động, công nghệ tiên tiến, ít tiêu tốn năng lượng
▪ Đảm bảo lợi ích cho khách hàng:
o Đảm bảo chất lượng hàng hoá
o Giảm thiểu chi phí logistics
o Chất lượng dịch vụ cao và liên tục cải tiến

17
Bên cạnh đó Gemadept Shipping (GSC) - doanh nghiệp vận tải Container đầu tiên
của Việt Nam – là đơn vị vận tải biển nội địa hàng đầu cả nước.
2.1.4. Vốn của Gemadept
Nguồn vốn của Gemadept giai đoạn 2021-2023 được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1. Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2021- 6 tháng đầu năm 2023
Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: BCTC của Công ty


Tổng nguồn vốn của công ty hiện nay tăng trưởng tốc độ khá tốt đạt 21% giai đoạn
2021-2022, đến 6 tháng đầu năm 2023 so với 2022 nguồn vốn tăng 8%, tính đến tháng
6/2023 tổng vốn đạt 14.011.375 triệu đồng, trong đó có 4.234.049 triệu đồng là nợ phải
trả và 9.777.326 triệu đồng là VCSH. Tỷ lệ D/E khá tốt nằm ở mức 0.43 cho thấy mức độ
an toàn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Nhìn chung Gemadept-GMD là tập
đoàn có lượng vốn khá lớn so với mặt bằng ngành logistics Việt Nam, do đó việc mở
rộng hoạt động kinh doanh sẽ có những lợi thế nhất định trong việc phát triển công nghệ
và nâng cao hiệu quả kinh doanh bền vững.
2.2. Đánh giá tổng quan doanh nghiệp
2.2.1. Điểm mạnh
• Hệ thống cơ sở hạ tầng vượt trội:
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành, sở hữu hệ thống cảng, trung
tâm phân phối trải dọc từ Bắc vào Nam, sở hữu cảng hàng hóa hàng không, cùng hàng loạt
cơ sở hạ tầng hiện đại (kho lạnh, phương tiện vận chuyển siêu trường siêu trọng…) giúp
Gemadept có khả năng phục vụ nhu cầu khách hàng từ nhỏ đến lớn và quy mô trong và ngoài
nước không thua kém các doanh nghiệp hiện đại nước ngoài cùng ngành.
• Đa dạng các dịch vụ với chất lượng tốt:

18
Trong suốt những năm tháng hoạt động kinh doanh, Gemadept đã liên tục mở rộng
mạng lưới kho hàng, trung tâm phân phối trên cơ sở đầu tư thêm và song song hợp tác
với các đối tác trên phạm vi toàn quốc, tiến đến cung cấp lĩnh vực chuỗi cung ứng mang
đến giải pháp tích hợp trọn gói cho các khách hàng xuất nhập khẩu và phân phối hàng
tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, Gemadept vẫn luôn cải thiện chất lượng dịch vụ, không
ngừng hoàn thiện & phát triển mạnh mẽ để cung cấp tới khách hàng các dịch vụ vượt trội,
đa dạng, giá cước cạnh tranh, thủ tục nhanh gọn, uy tín về thời gian. Với cơ sở hạ tầng
hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, dịch vụ chuyên nghiệp, Gemadept đã tạo dựng
được niềm tin vững chắc với khách hàng.
• Uy tín thương hiệu cao, tiềm năng mở rộng mối quan hệ đối tác và khách hàng
cả trong và ngoài nước:
GMD được đánh giá và ghi nhận là doanh nghiệp logistics Việt sánh vai cùng những
tên tuổi của khu vực, với nhiều năm liền vinh dự và xuất sắc là Doanh nghiệp dẫn đầu trong
“Top 10 Công ty uy tín ngành Logistics”. Vào tháng 6/2022, Forbes Việt Nam công bố
“Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2022 lần thứ 10 bao gồm 138 doanh nghiệp
được vinh danh. Với kết quả kinh doanh ấn tượng Công ty CP Gemadept lần thứ 6 được vinh
danh trong bảng xếp hạng Forbes 50 – 50 Công ty niêm yết tốt nhất 2022. Uy tín và kinh
nghiệm trong ngành cũng chính là “hoa thơm quả ngọt” thu hút sự quan tâm, hợp tác và ủng
hộ của các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước đến với GMD. Thông qua việc hợp lực
cùng các đối tác nước ngoài mạnh, GMD sẽ tiến xa hơn nữa trong ngành, đem đến cho khách
hàng những chuỗi dịch vụ, giải pháp vượt trội và tối ưu.
• Ưu thế về khoa học công nghệ:
Sở hữu hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến với nhiều đầu tư lớn giúp doanh
nghiệp giảm thiểu khối lượng công việc từ đó tập trung vào chất lượng. Đối với khách
hàng giúp quá trình tham khảo, tìm hiểu thông tin, theo dõi thông tin thuận tiện nhanh
chóng hơn từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

19
2.2.2. Điểm yếu
• Phân bổ nguồn lực đầu tư các dự án ngoài ngành: Công ty đầu tư một số dự án
có chọn lọc trong lĩnh vực trồng rừng và bất động sản: Trồng rừng: Trồng, chăm
sóc, khai thác, chế biến cây cao su và cây công nghiệp tại Campuchia; Bất động
sản: Xây dựng và khai thác các trung tâm thương mại, khách sạn, cao ốc văn
phòng ở các thành phố lớn tại Việt Nam và khu vực Đông Dương bao gồm: dự án
Khu phức hợp Saigon Gem và dự án Khu phức hợp tại Viêng Chăn – Lào. Tính
đến 6 tháng đầu năm 2023 tổng tài sản ở lĩnh vực bất động sản và trồng cao su đạt
2.645 tỷ đồng, chiếm gần 19% tổng tài sản. Việc công ty phân bổ nguồn lực sang
lĩnh vực khác phần nào sẽ khiến đối thủ cạnh tranh cùng ngành vượt lên. Tuy
nhiên đây có thể là một chiến lược của doanh nghiệp.
• Chưa có nhiều dự án logistics quy mô lớn, chủ yếu vẫn hoạt động theo hình thức
3PL.

III. Phân tích môi trường ngành


1. Khách hàng
Khách hàng của Gemadept bao gồm các cá nhân, tập thể, doanh nghiệp có nhu cầu vận
chuyển trong và ngoài nước. Khách hàng chủ yếu của GMD là những đơn vị, những cá nhân
có nhu cầu về đại lý tàu bè, môi giới hàng hải, đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa. Đó là
những chủ tàu, các hãng tàu, chủ hàng, những nhà xuất nhập khẩu, những cá nhân cần dịch
vụ gửi hàng, kiểm đếm, ... Với châm ngôn “Khách hàng là thượng đế” và đặc biệt trong giai
đoạn cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi các thượng để ngày càng khó tính hơn trong các
yêu cầu thì đòi hỏi chất lượng dịch vụ của GMD phải được ngày một nâng cao và phát triển
thêm những loại hình dịch vụ mới, một mặt là giữ chân được các khách hàng lâu năm, quen
thuộc; mặt khác, lôi kéo, thu hút thêm các khách hàng tiềm năng sử dụng dịch vụ cung cấp
bởi doanh nghiệp minh. Thời gian sắp tới đây, GMD sẽ đương đầu với những khó khăn nhất
định khi một số thân chủ sẽ không còn sử dụng dịch vụ của GMD vì họ tự lập riêng bộ phận
dịch vụ hàng hải để hoạt động. Hay như việc trước đây

20
GMD Sài Gòn chuyên làm đại lý cho các tàu khách vào Cảng Sài Gòn nhưng hiện nay
Cảng Sài Gòn cũng đã có phòng đại lý riêng để khai thác mảng dịch vụ này.
Ngoài ra, trong lĩnh vực đầu tư bất động sản và tài chính, áp lực từ khách hàng là rất
cao khi hoạt động đầu tư tài chính bất động sản không phải là lĩnh vực kinh doanh truyền
thống của GMD, vi thế cạnh tranh từ thương hiệu không được cao như các công ty khác
như: tập đoàn hoàng anh gia lai, ThuDuc House –Vinatexland, đạm phú mỹ, ngân hàng
bảo việt, NKK( nhật), OrionCorp, Intesa Sanpaolo Bank, Chứng khoán Bảo Việt, cơ quan
ngoại giao sứ quán Bỉ.
Mặt khác trong tình hình kinh tế hiện nay khả năng thanh toán cho công ty sẽ gặp
một vài khó khăn do sự suy thoái của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế việt nam và
thế giới.
2. Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Từ lĩnh vực hoạt động chính của GMD là: đại lý tàu, vận tải container, và môi giới
hàng hải, và các hoạt động tài chính chúng ta nhận ra được những đối thủ cạnh tranh trực tiếp
với GMD là những doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, cùng lĩnh vực. Đó là các hãng
giao nhận (Forwarder), đại lý hàng hải (Shipping Agency), đại lý giao nhận (Forwarding
Agency), dịch vụ hậu cần (Logistics). Theo thống kê, trên cả nước hiện có khoảng hơn
40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó ngày càng nhiều doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ra nhập vào ngành. Các doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở
các trung tâm kinh tế và thương mại về hàng hải như Tp HCM, Vũng Tàu, Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh. Về lĩnh vực giao nhận hàng hóa (freight forwarding) và tiếp vận
(logistics), hiện nay tính trên phạm vi cả nước đã có hơn 5000 doanh nghiệp.
Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các công ty làm dịch vụ hàng hải, nhất là trong lĩnh
vực dịch vụ đại lý tàu, đại lý vận tải đa phương thức là vấn đề không chỉ GMD mà mọi
doanh nghiệp đều đang đối mặt. Số lượng các doanh nghiệp làm dịch vụ tăng nhanh, trong
khi đó thị trường vận tải chỉ phát triển có mức độ nhất định. Một số công ty tư nhân sẵn sàng
giảm giá dịch vụ xuống dưới mức cho phép của Nhà nước nhằm lôi kéo khách hàng.
Ở những công ty này có một số là do những người hoạt động trong ngành, sau một thời
gian làm ở công ty Nhà nước, tích lũy được một vài mối quan hệ khách hàng nhất định đã

21
tách ra thành lập công ty tư nhân. Việc cạnh tranh không lành mạnh này gây ảnh hưởng
lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của GMD và uy tín của ngành dịch vụ hàng hải
nói chung. Các doanh nghiệp mạnh hiện đang là đối thủ chủ yếu của Gemadept trong
từng lĩnh vực như:
- Dịch vụ đại lý tàu biển: Kiến Hưng, Vietfracht, Vosa, Phước Vinh Sơn, Vitamas,...
- Các công ty dịch vụ đại lý liner, đại lý vận tải và logistics: Vietfracht, Vosa, Saigon Ship,
Vinatrans, Transimex, Safi, Vietranstimex, Ben Line Agencies và các công ty đại lý tư
nhân.
Nhìn chung, những doanh nghiệp đối thủ đáng gờm nhất của GMD trên hầu hết các
lĩnh vực hoạt động kinh doanh chủ yếu có thể kể đến là: Vinatrans, một số doanh nghiệp
nước ngoài có tiếng tăm và rất mạnh trong các dịch vụ cung ứng tương tự các dịch vụ của
GMD như DHL, Kuehne + Nagel, DB Schenker, Nippon Express,.... Việc gia nhập WTO
đồng nghĩa với việc các hoạt động thương mại, dịch vụ được tự do hóa, các doanh nghiệp
trong ngành có thể không còn sự độc quyền. Sự tham gia của các doanh nghiệp nước
ngoài cùng ngành nghề vào thị trường Việt Nam chắc chắn sẽ làm tăng sự cạnh tranh đối
với hoạt động kinh doanh của GMD.
3. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn của GMD lại chính là các thân chủ, các đối tác thân quen của
Gemadept như các hãng tàu, các hãng hàng không, các hãng chuyển phát nhanh. Bởi nếu
xét đến lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, logistics thì có thể thấy rằng đây là những đơn vị
mà khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng nghĩ đến đầu tiên và sự thật thì những khách
hàng lớn trên thế giới có nhu cầu xuất nhập khẩu thường xuyên ví dụ về quần áo hay giày
dép thể thao như Adidas, Nike đều là những khách hàng trực tiếp của các hãng tàu chứ
không giao dịch trung gian qua các hãng giao nhận (Forwarder) hay đại lý giao nhận.
Theo bảng xếp hạng thường niên của Agility năm 2023, Việt Nam lọt top 10 thị trường
logistics mới nổi trên thế giới và đứng thứ 4 Đông Nam Á. Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm
(CAGR) giai đoạn 2022-2027 của thị trường logistics Việt Nam được dự báo đạt mức 5,5%.
Tốc độ tăng trưởng ngành bình quân hằng năm từ 14-16%. Con số quá hấp dẫn này không
chỉ kích thích các doanh nghiệp trong nước đua nhau làm Logistics mà còn

22
khiến các tập đoàn hàng hải lớn trên thế giới như APL, Mitsui OSK, Maerk Logistics,
NYK Logistics..., những tập đoàn hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh
nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ với hệ thống mạng lưới đại lý dày đặc, hệ thống kho
hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín trên toàn thế giới, mạng lưới thông tin rộng khắp,
trình độ tổ chức quản lý cao, tìm mọi cách xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường
Logistics của ta.
Theo số liệu từ Hiệp hội Doanh nghiệp logistics Việt Nam, hiện 90% các doanh nghiệp
logistics đang hoạt động là doanh nghiệp Việt Nam, nhưng chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ; chỉ
chiếm khoảng 30% thị phần, còn lại thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài với các tên tuổi
lớn trong danh sách 50 công ty logistics lớn nhất thế giới như: Kuehne + Nagel, DHL Supply
Chain & Global Forwarding, DSV, DB Schenker… chiếm lĩnh thị trường nhờ tính chuyên
nghiệp trong kinh doanh, mạng lưới rộng khắp và ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại.
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đáp ứng những dịch vụ đơn giản, với trình độ công nghệ hạn
chế, thậm chí chỉ là “làm thuê” cho các công ty nước ngoài. Hoạt động dịch vụ của các
doanh nghiệp giao nhận, kho vận, Logistics Việt Nam còn manh mún, nhiều trung gian, đại
lý, cạnh tranh về giá là chủ yếu, thiếu đầu tư công nghệ, chuyên môn nghiệp vụ... nên chưa
tạo ra các chuỗi giá trị gia tăng và khó được khách hàng tin tưởng.
4. Nhà cung cấp
• Với mảng kinh doanh dịch vụ vận tải thì nhà cung cấp của GMD là các tập đoàn
chuyên sản xuất các phương tiện vận tải như xe container, tàu thủy và các thiết bị
phục vụ cho việc chuyên chở khác...
• Đối với mảng kinh doanh dịch vụ khai thác cảng và kho vận thì nhà cung cấp chủ
yếu của GMD là các doanh nghiệp chuyên về thiết kế và xây dựng cảng, kho bãi.

5. Nhà phân phối


Vì GMD chủ yếu kinh doanh dịch vụ nên việc phân phối thường thông qua các đại lý,
mạng đại lý,... tuy nhiên GMD vẫn chưa phát triển mạng lưới các doanh nghiệp làm đại lý
cho mình vi trên thực tế GMD vẫn đang làm đại lý cho một số doanh nghiệp nước ngoài như
Huyndai Việt nam, Sinokor, OOCL trong lĩnh vực vận tải, Gemadept đang là đại lý

23
cho hơn 40 công ty Forwarder quốc tế, cung cấp với các dịch vụ giao nhận hàng không,
giao nhận đường biển, dịch vụ đóng gói, dịch vụ door to door, thanh lý hải quan, dịch vụ
vận chuyển bằng xe tải, sà lan đến các nơi trên lãnh thổ Vietnam ... xét riêng lĩnh vực
khai thác cảng và kho vận thì lĩnh vực vận tải chính là một phần trong kênh phân phối.

IV. Đánh giá kết quả triển khai hoạt động kinh doanh, triển vọng phát triển và kiến
nghị dành cho doanh nghiệp
1. Đánh giá kết quả triển khai hoạt động kinh doanh
1.1. Doanh thu thuần

Tiếp nối năm 2021, doanh thu thuần của Gemadept duy trì mức tăng trưởng cao đạt
22% và bằng 103% kế hoạch năm đã đăng ký - về đích với 3.898 tỷ đồng với đóng góp chính
từ hoạt động khai thác Cảng với tỷ trọng gần 80%, tương ứng 3.086 tỷ đồng. Giữa những tác
động và diễn biến khó lường của nền kinh tế trong nước và thế giới nhưng bằng sự linh hoạt
và chủ động, hướng đến hiệu quả, hệ thống cảng Gemadept đã hoàn thành xuất sắc kế hoạch
với sản lượng thông qua đạt hơn 3 triệu TEU – mức sản lượng kỷ lục mới.

Hai khu vực cảng chiến lược tại hai đầu Nam Bắc – Hải Phòng và Hồ Chí
Minh/Bình Dương/ Bà Rịa Vũng Tàu tiếp tục vững vàng trên đà tăng trưởng. Tại khu vực
Miền Trung, cảng Dung Quất duy trì vị thế là mắt xích quan trọng trong hoạt khai thác
cảng của Gemadept. Bên cạnh đó, hoạt động Logistics & Shipping – thành phần then
chốt trong chuỗi giá trị của Gemadept tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng diễn biến thuận lợi
của thị trường vận tải biển trong năm qua.

24
1.2. Chi phí

• Tỷ lệ giá vốn hàng bán/doanh thu thuần giảm mạnh 8,5%. Với sự điều hành linh
động và nắm bắt cơ hội từ thị trường cùng với việc triển khai quyết liệt công tác
quản lý chi phí, giá vốn đã được kiểm soát tốt.

• Tỷ lệ chi phí bán hàng/doanh thu thuần và tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh
thu thuần biến động không đáng kể trong bối cảnh lạm phát và chi phí leo thang.

• Tỷ lệ chi phí lãi vay/doanh thu thuần giảm 0,3%, chủ yếu do Gemadept tăng
cường làm việc với các tổ chức tín dụng để cùng hợp tác hỗ trợ duy trì được mức
lãi suất tốt.

• Tỷ lệ chi phí tài chính không gồm lãi vay/doanh thu thuần tăng do ảnh hưởng từ
các khoản đánh giá lại chênh lệch tỷ giá do biến động tỷ giá năm 2022 tăng mạnh.

25
1.3. Lợi nhuận

Kinh tế vĩ mô năm 2022 biến động khó lường, những đợt tăng tỷ giá đột biến, lãi
suất cùng với rủi ro từ lạm phát tăng cao đã tạo nên áp lực không nhỏ cho các doanh
nghiệp cùng với ngành cảng biển. Tuy vậy, với sự tập trung sâu sắc và chỉ đạo kịp thời
của Ban lãnh đạo, Gemadept tiếp tục phát triển và kiên quyết trong công tác kiểm soát chi
phí, dòng tiền và linh hoạt thực hiện các biện pháp ứng phó với khủng hoảng để vượt qua
những thách thức lớn, chuẩn bị hành trang phát triển bền vững.

Với vai trò của một trong những doanh nghiệp đầu ngành, Gemadept luôn sáng tạo
và linh hoạt, cung cấp các giải pháp vượt trội được các đối tác, khách hàng, đội ngũ tín
nhiệm và tin tưởng đồng hành. Nhờ vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh luôn đạt hiệu quả
cao và bền vững.

Kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế cán mốc 1.308 tỷ, tăng 62% so với cùng
kỳ và đạt 131% kế hoạch, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu năm đã đăng ký với Đại hội cổ
đông. Lợi nhuận từ hai hoạt động cốt lõi là khai thác Cảng và Logistics đều ghi nhận mức
tăng ấn tượng hai chữ số. Tỷ trọng đóng góp của hai hoạt động này lần lượt là 76% và
24% trong tổng lợi nhuận, phát huy hiệu quả chuỗi sinh thái cảng và Logistics trong
chiến lược phát triển của Gemadept.

26
1.4. Tình hình tài chính

TÌNH HÌNH TÀI SẢN - NGUỒN VỐN

• Tổng tài sản ghi nhận vào ngày 31/12/2022 đạt 13.031 tỷ đồng, tăng 21% so với
thời điểm 31/12/2021. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn với 80% tổng cơ cấu tài
sản. Trong đó:

• Tài sản ngắn hạn ghi nhận 2.619 tỷ đồng, tăng 55% so với thời điểm 31/12/2021
chủ yếu tăng các khoản tiền gửi.

• Tài sản dài hạn ghi nhận 10.412 tỷ đồng, tăng 15% so với thời điểm 31/12/2021
chủ yếu do ghi nhận tăng chi phí xây dựng cơ bản dở dang cho dự án Cảng Nam
Đình Vũ giai đoạn 2.

• Tổng nợ phải trả vào cuối năm 2022 ghi nhận 5.083 tỷ đồng, tăng 38% so với thời
điểm 31/12/2021, chủ yếu do tăng khoản nhận đặt cọc ngắn hạn. Hệ số Nợ trên
Vốn chủ sở hữu là 0,6 trong năm 2022...

• Vốn chủ sở hữu vào ngày 31/12/2022 ghi nhận 7.948 tỷ đồng, tăng 13% so với
thời điểm 31/12/2021 do tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

• Về cấu trúc nguồn vốn vốn chủ sở hữu so với tổng tài sản luôn được duy trì ổn
định nhằm đảm bảo sức khỏe tài chính và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh.
Tại ngày 31/12/2022, tỷ lệ này là 61%.

27
=> Kết quả sản xuất kinh doanh đủ đảm bảo khả năng trả lãi vay năm 2022 là 11.01 lần,
tăng 3.25 lần so với năm 2021.

1.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang được xem là điểm sáng của khu vực và
thế giới và phục hồi mạnh mẽ, Gemadept tiếp tục tăng cường quản lý chi phí và dòng tiền
để duy trì sức khỏe tài chính ổn định và tăng trưởng đáng kể, thể hiện qua:

Hiệu suất sinh lời năm 2022 tiếp tục duy trì mức cao, biên lợi nhuận gộp và biên lợi
nhuận sau thuế lần lượt đạt 44% và 30%. Gemadept đạt được kết quả ấn tượng này do sự
tăng trưởng vượt bậc về doanh thu trong năm 2022, hoạt động kinh doanh được tối ưu
hóa, chi phí được kiểm soát, đồng thời lợi nhuận từ công ty liên doanh liên kết hoạt động
trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của Công ty tăng cao. Các chỉ số ROA, ROE tăng
trưởng tốt qua các năm, lần lượt đạt 9,8% và 15,5% vào năm 2022.

28
=> Khả năng thanh toán, chỉ số thanh khoản luôn duy trì ở mức an toàn và cải thiện so
với năm trước, cụ thể hệ số thanh toán ngắn hạn và thanh toán tiền mặt lần lượt đạt 0,82
và 0,42.

1.6. Các chỉ tiêu tài chính khác

1.7. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty con, công ty liên doanh liên kết

Giá trị phần sở hữu của Gemadept tại các công ty liên doanh liên kết tính đến cuối
năm 2022 là 3.025 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận từ các công ty
con, công ty liên kết tiếp tục đóng góp đáng kể trong tổng lợi nhuận của GMD. Lợi nhuận
từ công ty liên doanh, liên kết năm 2022 ghi nhận 399 tỷ đồng, tăng trưởng 68% so với
năm trước, chủ yếu từ sự đóng góp của Công ty Cổ phần Cảng Cái Mép Gemadept –
Terminal Link, Công ty cổ phần Dịch Vụ Hàng Hóa Sài Gòn SCSC và nhóm các công ty
liên doanh Holdings kinh doanh về Logistics - Shipping tiếp tục tăng trưởng và phát triển
tốt.

29
2. Đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp: Vượt sóng đón tương lai

Vượt qua những khó khăn, thách thức của thế giới, khu vực và ngành, với sự kiên
định về định hướng, chủ động, linh hoạt và quyết liệt trong điều hành, Gemadept luôn sẵn
sàng vượt sóng để đón tương lai, hiện thực hóa sứ mệnh đưa thế giới về Việt Nam và gắn
kết Việt Nam trở thành một mắt xích trọng yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu, với tiêu
chuẩn toàn cầu.

Vượt sóng năm 2022

Năm 2022, bối cảnh kinh tế thế giới ẩn chứa những gam màu đầy bất ngờ. Khi nền
kinh tế đang từng bước hồi phục hậu đại dịch Covid-19, bất ổn chính trị từ xung đột Nga
- Ukraine diễn ra đã kéo theo cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu và xu hướng tăng
lãi suất liên tục của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Tất cả các tổ chức uy tín thế giới
liên tục thay đổi dự báo tăng trưởng toàn cầu theo hướng tiêu cực.

Trong nước, độ mở cao của nền kinh tế đã phản ánh rõ nét ở thị trường chứng khoán
Việt Nam. Năm 2022, VN-Index đã 3 lần thăng hoa ngoạn mục khi vượt mốc 1.500
điểm, nhưng rất nhanh sau đó là sự sụt giảm sâu đến 32,2% - tương đương với năm
khủng hoảng tài chính 2008. Tuy nhiên, với sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, Việt
Nam đã vững bước vượt qua những “cơn sóng ngược” của suy thoái toàn cầu, đạt được
kết quả ấn tượng: GDP tăng 8,02% - mức tăng trưởng cao nhất giai đoạn 2011 - 2022;
kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên cán mốc 700 tỷ USD; FDI thực hiện cao nhất
trong vòng 5 năm trở lại đây.

Đối với Gemadept, thị trường càng khó khăn, thách thức, vai trò tiên phong và bản lĩnh
của doanh nghiệp lại càng được khắc họa đậm nét. Theo số liệu lũy kế đến hết quý III/2022,
Gemadept đã đạt được những kết quả tích cực, vượt chỉ tiêu đã được Đại hội đồng cổ đông
thông qua về lợi nhuận trước thuế (hoàn thành 106%) và đạt 75% chỉ tiêu về doanh thu. Sản
lượng thực hiện năm 2022 của Gemadept ước tính vượt mốc 3 triệu TEU thông qua, tăng
hơn 20% so với năm 2021, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh thúc đẩy dòng chảy giao

30
thương trong bối cảnh thị trường liên tục biến đổi khó lường. Với những thành quả ấy,
GMD xứng đáng trở thành một trong những mã cổ phiếu uy tín nhất đại diện cho ngành
cảng và logistics Việt Nam, được các định chế tài chính, quỹ đầu tư toàn cầu, cũng như
các nhà đầu tư “chọn mặt gửi vàng” khi định hướng đầu tư dài hạn.

Đón tương lai

Bước sang năm mới 2023, nền kinh tế vẫn là một ẩn số với những gam màu sáng tối
đan xen. Bên cạnh những thách thức kéo dài từ năm 2022, bức tranh kinh tế 2023 có
những điểm sáng tích cực. Các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP,
RCEP… sẽ tiếp tục là lực đẩy của nền kinh tế, tạo đà tăng trưởng mạnh cho hoạt động
xuất nhập khẩu trong giai đoạn tới, khi tiêu dùng toàn cầu hồi phục.

Trong năm 2023, với định hướng phát triển, Gemadept sẽ tiếp tục chú trọng đầu tư
mở rộng các dự án, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả hệ sinh thái cảng và logistics.

Tại khu vực phía Bắc, cụm cảng Nam Đình Vũ là dự án mang tầm chiến lược của
Gemadept. Toạ lạc ở vị trí thuận lợi thuộc khu vực hạ lưu với mớn nước sâu, Nam Đình
Vũ là cụm cảng container có năng lực tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất vào khu vực Đình Vũ lên
đến 48.000 DWT. Với quy hoạch 7 cầu tàu, tổng chiều dài lên đến 1,5 km và tổng công
suất thiết kế là 2 triệu TEU/năm, cụm cảng Nam Đình Vũ sẽ đáp ứng tốt nhu cầu tăng
trưởng của thị trường miền Bắc trong giai đoạn tới.

Với việc thông qua chủ trương chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ ở khu vực
phía trên, năm 2023, Công ty đặt mục tiêu dồn toàn lực lấp đầy 100% công suất giai đoạn
2 của cảng Nam Đình Vũ ngay sau khi dự án đi vào hoạt động từ quý I/2023, đồng thời
đẩy nhanh các thủ tục để triển khai tiếp giai đoạn 3 ngay trong năm nay. Kỳ vọng, sau khi
3 giai đoạn của dự án đều đi vào hoạt động, Nam Đình Vũ sẽ mang đến một diện mạo
hoàn toàn mới cho toàn bộ cụm cảng container khu vực Đình Vũ, Hải Phòng và trở thành
cảng container sầm uất có quy mô lớn nhất miền Bắc.

31
Một trong những động lực chính và là điểm sáng ấn tượng trong phát triển hệ thống
hạ tầng cảng biển Việt Nam không thể không nhắc đến Cảng nước sâu Gemalink tọa lạc
tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải. Kế hoạch khơi thông tuyến luồng đón tàu lớn nhất thế
giới 250.000 DWT (đầy tải) đã được Bộ Giao thông - Vận tải phê duyệt với tổng mức
đầu tư gần 1.500 tỷ đồng và Nghị quyết 24 với những quyết sách đặc thù dành cho cụm
cảng Cái Mép vừa được Bộ Chính trị thông qua sẽ là cú huých quan trọng đưa Cái Mép -
Thị Vải từng bước trở thành cảng cửa ngõ và cảng trung chuyển quốc tế có tầm ảnh
hưởng tại châu Á và thế giới.

Là một cảng biển hiếm hoi và duy nhất trong cụm cảng Cái Mép - Thị Vải sở hữu
những lợi thế ưu việt về cầu tàu, bến bãi, công nghệ thiết bị hiện đại và đội ngũ nguồn
nhân lực giàu kinh nghiệm, tràn đầy nhiệt huyết, Gemalink giai đoạn 1 được kỳ vọng sẽ
đạt công suất tối đa trong năm 2023, tạo đà khởi công giai đoạn 2 ngay trong năm nay.
Theo đó, khi giai đoạn 2 của đại dự án được hoàn thành và vận hành từng phần từ năm
2024, Gemalink sẽ trở thành cảng nước sâu có công suất lớn nhất Việt Nam, lên tới 3
triệu TEU, đóng góp và có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với ngành cảng biển nước nhà.

Không ngừng “Phải tốt hơn” trên Con đường tiến bước “The Way Forward”, với vị
thế và năng lực hiện tại, Gemadept đã và đang tiếp tục trên hành trình tiên phong kiến tạo
hệ sinh thái cảng - logistics ngày càng thông minh hơn và xanh hơn - “Smarter and
Greener”. Thông qua việc chú trọng đầu tư đồng bộ ngay từ đầu vào với các trang thiết bị
khai thác cảng kết nối tự động với các ứng dụng công nghệ quản trị hàng đầu thế giới, hệ
thống cảng của Gemadept đang từng bước nâng tỷ lệ số hóa, đảm bảo mọi hoạt động vận
hành của cảng được chính xác nhất, hiệu quả nhất, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với
môi trường.

Một điểm sáng khác của Gemadept đó là dự án trồng bù rừng “Seed for Sea” do
Gemalink và các đối tác tiên phong triển khai trồng thí điểm hàng trăm héc-ta rừng ngập mặn
trên khắp đất nước. Dự án được hình thành từ ý tưởng kết nối giữa con người với môi
trường, giữa doanh nghiệp và các địa phương, giữa nhà khai thác cảng và các hãng tàu…,

32
tất cả cùng hướng đến một mục tiêu chung, giúp trung hòa khí nhà kính trong khí quyển, bảo
vệ đa dạng sinh học, cải thiện hệ sinh thái cũng như đem đến cho người dân địa phương
nhiều lợi ích về kinh tế, du lịch, khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản…

Với những mô hình cảng thông minh, cảng xanh và những bước đi thiết thực hướng
đến phát triển bền vững, Gemadept đã và đang trở thành doanh nghiệp tiên phong tạo
động lực và truyền cảm hứng mạnh mẽ cho các doanh nghiệp cùng ngành tham khảo, lan
tỏa và đóng góp đáng kể vào tiến trình chuyển đổi số và mục tiêu hướng tới phát thải
ròng bằng 0 đến năm 2050 của quốc gia.

Vượt hành trình 2022 với nhiều khó khăn, thách thức của thế giới, khu vực và
ngành logistics Việt Nam, Gemadept luôn trong tâm thế sẵn sàng, chủ động, sáng tạo
vượt sóng để về đích với kết quả kinh doanh vượt kế hoạch đề ra và góp phần đem một
mùa Xuân ấm áp yêu thương đến với mọi gia đình Việt. Hướng đến tương lai, Gemadept
tiếp tục hiện thực hóa sứ mệnh, hoài bão đưa thế giới về Việt Nam và gắn kết Việt Nam
trở thành một mắt xích trọng yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu, với tiêu chuẩn toàn cầu.

3. Kiến nghị dành cho doanh nghiệp


3.1.1. Các rủi ro cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics cần xem xét

- Rủi ro từ chính sách, quy định luôn thay đổi nhưng không phải thay đổi nào cũng
tạo thuận lợi hơn cho kinh doanh.
- Rủi ro từ khách hàng và đại lý trong việc thanh toán do phần lớn các dịch vụ được
tiến hành trên cơ sở hợp đồng không có thế chấp.
- Chất lượng dịch vụ không ổn định của các bên liên quan dẫn đến không kiểm soát
được chất lượng dịch vụ, làm gián đoạn các khâu trong chuỗi logistics, ảnh hưởng
đến việc thanh toán hoặc hủy bỏ các hợp đồng dịch vụ.
- Các rủi ro trong kinh doanh bao gồm rủi ro từ các công cụ tài chính, công nợ, rủi
ro về nhân sự, rủi ro trong lưu thông với vận chuyển đường bộ, rủi ro do cạnh
tranh không lành mạnh có nguy cơ tăng cao.

33
- Hạ tầng giao thông trong nước (đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không)
phát triển chưa đồng bộ và chưa bắt kịp với tốc độ tăng trưởng của nhu cầu vận tải
hàng hóa, làm tăng chi phí vận chuyển và kéo dài thời gian vận chuyển, ảnh hướng
đến chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm, môi trường và lợi nhuận của doanh
nghiệp.
- Thách thức từ dịch bệnh covid-19 đến ngành logistics từ đầu năm 2020 đến năm
2022. Các yếu tố bất thường khó lường vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức. Các chuỗi
cung ứng toàn cầu bị đứt gãy vẫn chưa trở lại bình thường như trước năm 2020,
ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ucraina đặt ra nhiều biến động khó lường
trong hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là sự không ổn định
của giá nhiên liệu, lạm phát và suy thoái toàn cầu có dấu hiệu trở lại, các nhà sản
xuất lớn trong nước thiếu đơn hàng, hoạt động xuất nhập khẩu bị tác động lớn. Rủi
ro về tỷ giá hối đoái thay đổi và xu hướng chuyển đổi công nghệ trong tương lai....
- Mức độ cạnh tranh trong ngành rất cao khi số lượng doanh nghiệp thành lập mới
và doanh nghiệp nước ngoài trong ngành logistics ngày càng tăng, do đó một phần
thị phần của công ty bị giảm, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Các
khách hàng ngày càng khó tính và yêu cầu cao hơn trong sử dụng dịch vụ logistics
nên công ty chịu áp lực về giá bán, từ đó cũng làm giảm doanh thu, dẫn đến giảm
hiệu quả kinh doanh.

3.1.2. Các biện pháp kiến nghị cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau sẽ có cơ cấu chi
phí, cơ cấu vốn, cơ cấu doanh thu, số lượng lao động... khác nhau, do đó cũng có hiệu
quả kinh doanh khác nhau. Đa phần các doanh nghiệp dịch vụ có hiệu quả kinh doanh
cao hơn do sử dụng ít chi phí và tài sản. Ngược lại các doanh nghiệp sản xuất thường có
hiệu quả kinh doanh thấp hơn do phải sử dụng nhiều vốn, lao động.

Chúng ta cần xem xét kĩ đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp, trong đó bao gồm:

34
- Các nhân tố bên trong doanh nghiệp: lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, vốn
kinh doanh, mặt hàng kinh doanh và chính sách mặt hàng kinh doanh, bộ máy tổ
chức quản lý, lực lượng lao động và tổ chức lao động. Cơ cấu tổ chức công ty gọn,
nhẹ, ban quản trị có trình độ chuyên môn cao -> có thể đưa ra các quyết sách hợp
lý, quản lý tốt nguồn lực, tác động tích cực đến nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Yếu tố về công nghệ, vốn và đối tác
- Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp: thị trường, môi trường kinh doanh (PESTEL
+ Khách hàng + Đối thủ cạnh tranh), nhà cung cấp

Cùng lúc đó, theo kinh tế học, 2 yếu tố chính để làm tăng lợi nhuận đó là giảm chi
phí và tăng doanh thu. Do đó, nhóm đưa ra một số kiến nghị và bài học mà doanh nghiệp
có thể cân nhắc sử dụng như sau:

3.1.2.1. Bài học để tăng doanh thu:

- Biện pháp về quản lý: Công ty có thể phân quyền quyết định một số vấn đề không
mang tính chiến lược của Tổng giám đốc cho các phòng ban cấp duới nhằm mục
đích giảm tải cho Tổng giám đốc và tăng tính linh hoạt cho Công ty.

- Biện pháp về công nghệ: Công ty nên tăng cường áp dụng công nghệ thông tin và
hệ thống thương mại điện tử vào tất cả các hoạt động của Công ty, áp dụng công
cụ thông tin vào việc quảng bá hình ảnh của Công ty trên mạng Internet (VD:
Google Adwords, Email Marketing). Xây dựng chiến lược Marketing toàn diện,
tăng cường quảng bá, tiếp thị qua nhiều phương tiện.

- Biện pháp về thị trường: Xây dựng các chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn
nhằm thu hút thêm khách hàng mới đồng thời không để mất khách hàng cũ và tạo
được danh tiếng lâu dài trên thị trường.

- Công tác tập trung ổn định sản phẩm dịch vụ, phát triển hệ thống đại lý và tăng
cường hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy quản lý và kinh doanh. Tiếp tục giữ
thị phần của các dịch vụ đường biển và hàng không quốc tế.

35
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng bộ chất lượng dịch vụ ở các chi nhánh khác
nhau. Công ty cần quy định rõ chức năng phạm vi hoạt động của mỗi đơn vị và thiết
lập để tạo ra một sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chức năng trong các khâu của
quá trình giao nhận để có thể huy động sức mạnh của tập thể. Để nắm bắt kịp thời các
thông tin đó thì công ty phải trang bị đầy đủ một hệ thống máy điện thoại, bộ đàm,
fax... và phải tin học hóa công tác quản lý, tức là xây dựng cho mình một phần mềm
sử dụng nội bộ; một kho dữ liệu chung cho toàn công ty, để không chỉ tổng công ty và
cả các chi nhánh cũng có thể thường xuyên trao đổi, lấy số liệu.

- Hoàn thiện chính sách dịch vụ khách hàng: Chủ động tìm hiểu dây chuyền cung
ứng của khách hàng và xác định nhu cầu thực sự của họ để từ đó xác định rõ các
dịch vụ khách hàng và các tiêu chuẩn của chúng. Tập trung ổn định sản phẩm dịch
vụ, phát triển hệ thống đại lý và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ
máy quản lý và kinh doanh. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa công ty và khách
hàng. Phát triển dịch vụ Chăm sóc khách hàng - Customer Care.

3.1.2.2. Bài học giảm chi phí:

- Tinh giản bộ máy, giảm các công việc trùng lặp và tăng tính chuyên môn hoá các
bộ phận trong công ty.

- Vận dụng việc quản lý kho bãi đã thuê theo chiều hướng làm giảm mức lưu kho của
hàng hoá bằng cách đẩy nhanh tốc độ giao hàng cho khách hàng. Điều này làm tăng
công suất khai thác của kho bãi, do vậy giảm được chi phí lưu kho của hàng hoá.

- Sử dụng hệ thống thông tin hiện đại giúp phần làm giảm thời gian xử lý dữ liệu và
thời gian giao dịch với khách hàng, do vậy tiết kiệm được chi phí giao dịch.

- Nhân sự: chuẩn hoá nhân sự, đào tạo trực tiếp. Công ty nên xác định việc đào tạo và
đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn và dài hạn xen kẽ tuyển dụng chọn thêm một số cán bộ
trẻ có năng lực đi đào tạo thêm từ những trường lớp chính quy, có kinh nghiệm

36
tạo thành một thế mạnh cho Công ty. Công ty tổ chức nhiều đoàn đi tham quan,
khảo sát học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

- Đầu tư đón đầu, đổi mới máy móc thiết bị, phương tiện vận tải để giảm chi phí.
Chú trọng nâng cao năng suất khai thác của các đội xe, tàu biển bằng cách thường
xuyên kiểm tra tình hình hư hỏng để có biện pháp sửa chữa kịp thời.

- Thực hiện các nghiệp vụ mua bảo hiểm hàng hóa, hàng hóa thâm nhập nước
ngoài, giải quyết tranh chấp.

3.1.2.3. Các biện pháp mà Gemadept đã và đang thực hiện:

- Thực hiện công cuộc chuyển đổi số + quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững, biểu
hiện là sự ra đời của Ban chuyển đổi số và Ban ESG (Environmental – Social –
Governance). Việc triển khai đồng bộ ứng dụng Cảng thông minh Smart Port trong
toàn hệ thống là những dự án tiêu biểu của Ban Chuyển đổi số trong năm 2022. Bước
sang năm 2023, Ban Chuyển đổi số sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nhằm
thực thi chuyển đổi số đến 2025 như hoàn thiện triển khai Dự án Data Warehouse và
tạo nên văn hóa chuyển đổi số phủ sâu rộng trên toàn Tập đoàn.

- Triển khai công tác quản trị tập trung (QTTT): Trong các năm qua, mô hình quản
trị QTTT đã được triển khai đồng bộ và phát huy hiệu quả rõ nét. Năm 2022, công
tác QTTT tiếp tục được triển khai áp dụng toàn diện đối với tất cả các phòng ban
chức năng và các khối, đơn vị sản xuất kinh doanh, góp phần tối ưu hóa nguồn
lực, phát huy tối đa giá trị uy tín thương hiệu của Gemadept, nâng cao hiệu quả
quản trị, tăng cường sự hợp lực giữa các thành viên trong toàn Tập đoàn.

3.1.2.4. Biện pháp đối với khối dịch vụ Logistics nói riêng của Gemadept:

- Đảm bảo vị thế hàng đầu của doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam thông qua duy
trì và phát triển chất lượng dịch vụ và mở rộng danh mục khách hàng

- Tập trung mạnh mẽ vào các lĩnh vực dịch vụ có giá trị gia tăng cao

37
- Tăng cường hợp tác và liên minh với các đối tác trong và ngoài nước để mở rộng
phạm vi hoạt động và nâng cao chất lượng dịch vụ

- Đảm bảo tính liên tục và đáp ứng yêu cầu của khách hàng thông qua đảm bảo an
toàn, an ninh và tuân thủ vận hành trên toàn hệ thống

- Cải thiện hiệu quả vận hành, tối ưu hóa chi phí và tăng năng suất vận hành thông
qua ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản trị và hoạt động sản xuất

- Tạo ra các chuỗi giá trị cho khách hàng và tăng cường lợi thế cạnh tranh bằng cách
kết nối và tích hợp hiệu quả với các thành viên trong toàn Tập đoàn

V. Case Study: Gemadept Logistics cung cấp dịch vụ cho Suntory PepsiCo
Vietnam Beverage
Suntory PepsiCo Vietnam Beverage (SPVB) là một công ty liên doanh giữa Tập đoàn
Suntory Holdings Limited (Nhật Bản) và Tập đoàn PepsiCo (Mỹ). Công ty được thành lập
vào năm 2013 và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nước giải khát và nước
ngọt tại Việt Nam. SPVB đã đạt được sự phát triển nhanh chóng và trở thành một trong
những công ty hàng đầu trong ngành nước giải khát và nước ngọt tại Việt Nam. Công ty có
mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước và đạt được sự tin tưởng và ưa chuộng từ người
tiêu dùng.
Trong năm 2019, CJ Gemadept Logistics và Pepsico Suntory đã đạt được thỏa
thuận hợp tác trong khâu cung ứng giải pháp Logistics 3PL. Với kinh nghiệm và thế
mạnh của mình, CJ Gemadept Logistics đã nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt quá trình
hợp tác và cung cấp dịch vụ cho Suntory PepsiCo Vietnam Beverage tại khu vực Đồng
Bằng Sông Cửu Long (Mekong Delta) và Miền Trung Việt Nam.
Trong những năm qua, CJ Gemadept Logistics đã xây dựng thành công nền tảng công
nghệ logistics tiên phong - TES&C, không ngừng cải tiến quy trình, nâng cao chất lượng
dịch vụ đến mang đến những giải pháp tối ưu và vượt trội nhất cho các khách hàng, đối tác,
trở thành doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động quản lý vận hành logistics tại Việt

38
Nam. Đặc biệt, trong 2022, Công ty đã phối hợp với SPVB thực hiên thành công hàng
loạt các dự án tiêu biểu như:
- Triển khai thành công Dự án “The Big Change”, số hoá 100% vận hành logistics
của SPVB tại Miền Trung ngay trong thời gian đại dịch COVID-19 đang diễn biến
hết sức phức tạp vào tháng 04/2022.
- Tiên phong áp dụng hệ thống WMS, TMS, OMS và tích hợp xuyên suốt với SAP
giúp tạo dựng nền tảng công nghệ thông tin vững vàng cho hoạt động kho vận, sẵn
sàng đón đầu và phục vụ nhu cầu tăng trưởng sản xuất kinh doanh của SPVB trong
cả trung và dài hạn.
- Đáp ứng tối ưu mức sản lượng cao điểm bằng 250% mức trung bình cho 2 thị
trường Mekong Delta và Miền Trung.
- Góp phần xây dựng hệ thống Logistics Xanh - “Green Logistics” giảm phát thải khí
nhà kính và hạn chế tác động đến môi trường, CJ Gemadept Logistics đã thay thế xe
nâng dầu Diesel bằng 100% xe chạy điện, quyết tâm loại bỏ các xe tải cũ bằng việc
đầu tư vào hệ thống các xe mới với chuẩn khí thải Euro 5. Bên cạnh đó, Công ty cũng
là một trong những doanh nghiệp logistics tiên phong trong công tác số hoá quy trình,
thủ tục nhằm hạn chế tối đa giấy tờ góp phần giảm rác thải ra môi trường.

CJ Gemadept Logistics vinh dự nhận giải thưởng Value Driver Award – Suntory Pepsico
Viet Nam’s Partner of The Year 2023

39
1. Phân tích các dịch vụ mà Gemadept Logistics cung cấp cho Suntory PepsiCo
Vietnam Beverage
1.1. Sơ lược về chuỗi cung ứng của Suntory PepsiCo

Theo đó, trong chuỗi cung ứng của công ty, Suntory PepsiCo sẽ tập trung vào 4 yếu
tố bao gồm: Đổi mới sáng tạo nhằm cung cấp các sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng,
tích hợp chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa chi phí, đơn giản hóa quy trình và quản lý rủi ro
tốt hơn trong chuỗi cung ứng, phát triển bền vững và tạo ra những tác động tích cực cho
xã hội, sự tin cậy và chia sẻ để cùng hướng tới những mối quan hệ hợp tác sâu sắc hơn và
cùng nhau tăng trưởng. Công ty mong muốn các đối tác sẽ tham gia mạnh mẽ và sâu hơn
vào việc đưa ra các sáng kiến, đổi mới nhằm xây dựng hệ thống sản xuất kinh doanh
vững chắc và giá trị chung với tầm nhìn hướng đến phát triển vì những điều tốt đẹp.
Chính vì vậy, đối với nhà cung cấp, Suntory PepsiCo hướng tới việc hợp tác với những
đối tác có chính sách giảm thải khí nhà kính đối với những cơ sở sản xuất gián tiếp
(Scope 3) trong chuỗi giá trị, đồng thời cùng hỗ trợ và cam kết cho những giá trị bền
vững. Nắm bắt được mong muốn của doanh nghiệp, các nhóm chuyên gia của CJ
Gemadept Logistics làm việc chặt chẽ với khách hàng để đảm bảo các giải pháp 3PL luôn
đáp ứng được mục tiêu và mong đợi của phía Suntory PepsiCo.

40
Hàng loạt các dự án cải tiến, số hoá quy trình, nâng cao năng suất vận hành từ 2019
cho đến nay. Với nền tảng TES&C tiên phong, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại và
đội ngũ nhân sự tận tâm, CJGMD đánh dấu một loạt những đóng góp đột phá vào hoạt
động vận hành logistics của SPVB.
1.2. Phân tích các dịch vụ Gemadept cung cấp cho Suntory PepsiCo
Vietnam Beverage
Doanh nghiệp nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam sử dụng nhiều dịch vụ từ
CJ Gemadept Logistics. Những dịch vụ này bao gồm:
1.2.1. Vận chuyển:
CJ Gemadept Logistics xử lý việc vận chuyển các sản phẩm của Suntory PepsiCo
Việt Nam từ các cơ sở sản xuất đến các trung tâm phân phối và cửa hàng bán lẻ khác
nhau trên khắp Việt Nam. Điều này liên quan đến việc quản lý đội xe, tài xế và tuyến
đường để đảm bảo giao hàng kịp thời và hiệu quả:
- Quản lý đội xe: CJ Gemadept Logistics quản lý đội xe, đảm bảo có sẵn các
phương án vận chuyển phù hợp cho đồ uống của Suntory PepsiCo Việt Nam. Điều
này bao gồm việc lựa chọn phương tiện phù hợp dựa trên loại sản phẩm, số lượng
và yêu cầu giao hàng.
- Tối ưu hóa tuyến đường: Họ tối ưu hóa các tuyến đường vận chuyển để giảm thiểu
thời gian di chuyển, giảm mức tiêu thụ nhiên liệu và nâng cao hiệu quả tổng thể. Bằng
cách xem xét các yếu tố như khoảng cách, điều kiện giao thông và lịch trình giao
hàng, CJ Gemadept Logistics hướng tới việc hợp lý hóa quy trình vận chuyển.
- Quản lý lái xe: Công ty đảm bảo rằng các tài xế có trình độ và kinh nghiệm được
phân công đảm nhận việc vận chuyển các sản phẩm của Suntory PepsiCo Việt
Nam. Họ giám sát hiệu suất của tài xế, việc tuân thủ các quy định an toàn và tuân
thủ lịch trình giao hàng.
1.2.2. Kho bãi:
CJ Gemadept Logistics cung cấp dịch vụ kho bãi cho Suntory PepsiCo Việt Nam. Họ
có cơ sở lưu trữ chuyên dụng để lưu trữ các sản phẩm của Suntory PepsiCo trước khi phân

41
phối. Điều này bao gồm quản lý hàng tồn kho, thực hiện đơn hàng và đảm bảo sản phẩm
được lưu trữ trong điều kiện tối ưu.
- Kho bãi: CJ Gemadept Logistics cung cấp kho bãi chuyên dụng cho đồ uống của
Suntory PepsiCo Việt Nam. Các cơ sở này được trang bị hệ thống bảo quản thích
hợp, bao gồm các khu vực được kiểm soát nhiệt độ dành cho các sản phẩm dễ
hỏng, để duy trì chất lượng và tính nguyên vẹn của sản phẩm.
- Quản lý hàng tồn kho: Họ xử lý việc quản lý hàng tồn kho, đảm bảo mức tồn kho
chính xác, luân chuyển hàng hóa hợp lý và giảm thiểu tình trạng hết hàng hoặc tồn
kho quá mức. Bằng cách quản lý hàng tồn kho hiệu quả, CJ Gemadept Logistics
giúp Suntory PepsiCo Việt Nam tránh được những chi phí không cần thiết và duy
trì mức tồn kho tối ưu.
- Thực hiện đơn hàng: CJ Gemadept Logistics xử lý và thực hiện các đơn đặt hàng
của khách hàng, chọn các sản phẩm được yêu cầu từ kho và chuẩn bị phân phối.
Họ đảm bảo rằng đúng sản phẩm được chọn và đóng gói chính xác để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng.
1.2.3. Phân phối:
CJ Gemadept Logistics chịu trách nhiệm phân phối đồ uống của Suntory PepsiCo
Việt Nam tới các nhà bán lẻ và khách hàng. Họ quản lý toàn bộ mạng lưới phân phối, bao
gồm điều phối việc giao hàng, tối ưu hóa các tuyến đường và đảm bảo sản phẩm đến đích
đúng giờ.
- Quản lý mạng lưới phân phối: CJ Gemadept Logistics quản lý toàn bộ mạng lưới
phân phối cho Suntory PepsiCo Việt Nam, bao gồm nhiều trung tâm phân phối và
tuyến giao hàng. Họ tối ưu hóa mạng lưới để đảm bảo giao hàng kịp thời và hiệu
quả cho các nhà bán lẻ và khách hàng trên khắp Việt Nam.
- Giao hàng chặng cuối: Họ xử lý việc giao hàng chặng cuối, bao gồm vận chuyển
sản phẩm từ trung tâm phân phối đến nhà bán lẻ và khách hàng cuối cùng. Bước
quan trọng này đảm bảo rằng đồ uống của Suntory PepsiCo Việt Nam sẽ đến được
điểm đến mong muốn một cách nhanh chóng và trong tình trạng tốt.

42
- Theo dõi giao hàng: CJ Gemadept Logistics cung cấp tính năng theo dõi việc giao
hàng theo thời gian thực, cho phép Suntory PepsiCo Việt Nam theo dõi tình trạng
lô hàng, theo dõi lộ trình giao hàng và ước tính thời gian đến. Điều này giúp cải
thiện khả năng hiển thị và mang lại sự minh bạch trong quá trình phân phối.
1.2.4. Quản lý chuỗi cung ứng:
CJ Gemadept Logistics cũng cung cấp dịch vụ quản lý chuỗi cung ứng cho Suntory
PepsiCo Việt Nam. Điều này liên quan đến việc lập kế hoạch, điều phối và tối ưu hóa
luồng hàng hóa từ nhà cung cấp đến khách hàng cuối cùng. Họ hợp tác chặt chẽ với
Suntory PepsiCo Việt Nam để hợp lý hóa hoạt động, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả
tổng thể của chuỗi cung ứng.
- Lập kế hoạch nhu cầu: CJ Gemadept Logistics hợp tác với Suntory PepsiCo Việt
Nam trong việc dự báo và lập kế hoạch nhu cầu. Bằng cách phân tích xu hướng thị
trường, dữ liệu lịch sử và mô hình nhu cầu của khách hàng, họ giúp tối ưu hóa lịch
trình sản xuất và mức tồn kho để đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách hiệu
quả.
- Tối ưu hóa chuỗi cung ứng: Họ hợp tác chặt chẽ với Suntory PepsiCo Việt Nam
để xác định các lĩnh vực cần cải thiện trong chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm
giảm thời gian thực hiện, cải thiện độ chính xác của đơn hàng, tối ưu hóa chi phí
lưu giữ hàng tồn kho và nâng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng tổng thể.
- Giám sát Hiệu suất: CJ Gemadept Logistics cung cấp số liệu và phân tích hiệu suất
cho Suntory PepsiCo Việt Nam, cho phép họ đánh giá hiệu suất và hiệu suất của
hoạt động chuỗi cung ứng của mình. Dữ liệu này giúp xác định các lĩnh vực cần
cải thiện và hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên dữ liệu.
1.3. Phân tích mức độ tham gia, mối quan hệ và lợi ích từ thương vụ của hai
doanh nghiệp
Có thể thấy, Suntory PepsiCo Vietnam Beverage và CJ Gemadept Logistics có mối
quan hệ kinh doanh bền chặt.

43
CJ Gemadept Logistics là nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu tại Việt Nam,
chuyên về dịch vụ vận tải, kho bãi và phân phối. Họ có mạng lưới rộng khắp và chuyên
môn trong việc quản lý hoạt động chuỗi cung ứng.
Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam là liên doanh giữa Suntory Holdings
Limited và PepsiCo Inc. Họ là một trong những công ty nước giải khát hàng đầu tại Việt
Nam, sản xuất và phân phối nhiều loại đồ uống, bao gồm nước ngọt có ga, nước trái cây
và nước tăng lực.
CJ Gemadept Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động phân
phối của Suntory PepsiCo Vietnam Beverage. Họ đảm bảo việc giao hàng hiệu quả và kịp
thời các sản phẩm của Suntory PepsiCo tới nhiều nhà bán lẻ và khách hàng khác nhau
trên khắp Việt Nam. CJ Gemadept Logistics xử lý việc vận chuyển, lưu kho và phân phối
các sản phẩm của Suntory PepsiCo, đảm bảo chúng tiếp cận thị trường trong điều kiện tối
ưu và đúng thời gian.
Mối quan hệ bền chặt này được xây dựng dựa trên sự tin cậy, độ tin cậy và cam kết
chung trong việc cung cấp sản phẩm chất lượng cao cho khách hàng. Nước giải khát
Suntory PepsiCo Việt Nam dựa vào chuyên môn và cơ sở hạ tầng của CJ Gemadept
Logistics để hợp lý hóa hoạt động chuỗi cung ứng của họ và đáp ứng nhu cầu của thị
trường.
Nhìn chung, mối quan hệ giữa Suntory PepsiCo Vietnam Beverage và CJ Gemadept
Logistics là mối quan hệ đối tác chiến lược cho phép cả hai công ty phát huy thế mạnh
của mình và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt cho khách hàng tại Việt Nam.
Bằng cách sử dụng dịch vụ của Gemadept Logistics, Suntory PepsiCo Vietnam Beverage
có thể tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình trong khi dựa vào một đối tác
hậu cần đáng tin cậy để xử lý các khía cạnh quan trọng trong chuỗi cung ứng và hoạt
động phân phối của họ.
Mức độ phụ thuộc của Suntory PepsiCo Việt Nam vào CJ Gemadept Logistics có thể
coi là cao.

44
CJ Gemadept Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động phân
phối của Suntory PepsiCo Việt Nam. Họ xử lý việc vận chuyển, lưu kho và phân phối các
sản phẩm của Suntory PepsiCo, đảm bảo chúng tiếp cận thị trường trong điều kiện tối ưu
và đúng thời gian. Điều này cho thấy mức độ phụ thuộc đáng kể vào CJ Gemadept
Logistics để chuỗi cung ứng của Suntory PepsiCo Việt Nam hoạt động trơn tru.
Nếu không có sự hỗ trợ hậu cần của CJ Gemadept Logistics, Suntory PepsiCo Việt
Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức trong việc cung cấp sản phẩm của mình đến
các nhà bán lẻ và khách hàng trên khắp Việt Nam một cách hiệu quả. Chuyên môn và cơ
sở hạ tầng của CJ Gemadept Logistics là rất cần thiết để đảm bảo rằng các sản phẩm của
Suntory PepsiCo Việt Nam có mặt trên thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là Suntory PepsiCo Việt Nam cũng có thể có
sẵn các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hoặc chiến lược thay thế để giảm thiểu mọi rủi ro
tiềm ẩn hoặc sự phụ thuộc vào một đối tác hậu cần duy nhất. Các công ty thường có kế
hoạch dự phòng hoặc các biện pháp dự phòng để đảm bảo tính liên tục trong hoạt động
của chuỗi cung ứng.
Nhìn chung, mặc dù Suntory PepsiCo Việt Nam có thể có các lựa chọn hậu cần khác,
nhưng mức độ phụ thuộc vào CJ Gemadept Logistics có thể được coi là đáng kể do vai trò
quan trọng của họ trong việc hỗ trợ hoạt động phân phối của Suntory PepsiCo Việt Nam.
Suntory PepsiCo Vietnam Beverage có một hệ thống Logistics riêng để quản lý và vận hành
các hoạt động vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa của mình. Tuy nhiên hệ thống đó
không trải khắp Việt Nam mà tập trung ở một số vùng nhất định. Chính vì vậy, đối với vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Trung, xu hướng của Suntory PepsiCo Vietnam
Beverage chính là outsource dịch vụ Logistic bên phía Gemadept Logistics.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Báo cáo thường niên 2022 - Gemadept Logistics
https://www.gemadept.com.vn/co-dong/bao-cao-thuong-nien/index.html
[2] Báo cáo phát triển bền vững 2022 - Gemadept Logistics
https://www.gemadept.com.vn/co-dong/bao-cao-thuong-nien/index.html
[3] Gemadept vượt sóng đón tương lai
https://www.gemadept.com.vn/gemadept-vuot-song-don-tuong-lai-7737/index.html
[4] CJ Gemadept Logistics vinh dự nhận giải thưởng Value Driver Award – Suntory
Pepsico Viet Nam’s Partner of The Year 2023 https://www.gemadept.com.vn/cj-
gemadept-logistics-vinh-du-nhan-giai-thuong-value-driver-award-suntory-pepsico-
viet-nams-partner-of-the-year-2023-7835/index.html
[5] Bản tin Logistics tháng 12/2019 - Gemadept Logistics
https://www2012.gemadept.com.vn/assets/uploads/myfiles/files/BanTin/Logistics/The%2
0Logistics%20Bulletin%20December%202019%20-%20Public.pdf
[6] CTCP Gemadept (GMD) Cập nhật kết quả kinh doanh 4Q2022 - KB Securities
Vietnam https://www.kbsec.com.vn/pic/Service/GMD%20update%204Q2022%20(3).pdf
[7] Báo cáo tài chính hợp nhất 2021, 2022, 6 tháng đầu năm 2023 - Gemadept
https://www.gemadept.com.vn/co-dong/bao-cao-tai-chinh/index.html
[8] Gemadept và SCSC cùng được Forbes vinh danh trong Top 50 Công ty niêm yết
tốt nhất 2022

https://www.gemadept.com.vn/gemadept-va-scsc-cung-duoc-forbes-vinh-danh-trong-top-
50-cong-ty-niem-yet-tot-nhat-2022-7404/index.html
[9] Nguồn thông tin chính thức từ Website
https://www.gemadept.com.vn/vi/index.html

46
47

You might also like