You are on page 1of 70

Đại học Đà Nẵng

Trường Đại học Kinh tế


Khoa Kinh doanh quốc tế
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NỘI THẤT GỖ XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SUPER CARGO SERVICE ĐÀ NẴNG

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Mỹ Linh


Sinh viên : Bùi Lê Quỳnh Giao
Lớp : 44K01.5

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2022


LỜI CAM KẾT

Kính gửi: Khoa Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng
Em tên là: Bùi Lê Quỳnh Giao
Lớp: 44K01.5
Em xin cam đoan báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài “Quy trình giao nhận hàng
nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà
Nẵng” là công trình nghiên cứu độc lập của em trong hơn 3 tháng thực tập tại công ty
dưới sự hướng dẫn của ThS. Lê Mỹ Linh.
Mọi dữ liệu được sử dụng trong bài báo cáo là do em tự tìm hiểu và quan sát thực
tế tại công ty, từ đó phân tích một cách khách quan và trung thực. Tất cả các nguồn tài
liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng.
Kết quả sau khi kiểm tra đạo văn đạt tỉ lệ 12% và không có nguồn đơn lẻ nào quá
10% theo Turnitin, đáp ứng được yêu cầu của Khoa Kinh doanh quốc tế đối với báo cáo
thực tập tốt nghiệp.
Em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực trong các thông
tin, dữ liệu trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 12 năm 2022.
Tác giả
Bùi Lê Quỳnh Giao
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại học
Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, đặc biệt là thầy cô khoa Kinh doanh Quốc Tế đã cung cấp
cho em những kiến thức nền tảng về Kinh tế, đặc biệt là kiến thức chuyên ngành về xuất
nhập khẩu và Logistics trong 4 năm qua. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Lê
Mỹ Linh thời gian qua đã hỗ trợ, giúp đỡ, đưa ra những định hướng, góp ý trong quá
trình em thực hiện và hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ban lãnh đạo và các anh chị nhân
viên Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng, trong suốt thời gian thực tập, em
luôn nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị, và được cung cấp về
những kiến thức thực tiễn về ngành Logistics cũng như được giải đáp những thắc mắc
của bản thân trong quá trình va chạm với thực tế công việc. Cảm ơn các anh chị đã tạo
điều kiện cũng như hỗ trợ em để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ,
động viên và chia sẻ cùng em trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo này.
Báo cáo thực tập của em có thể còn những sai sót do những hạn chế về kiến thức,
em mong nhận được những đánh giá và đóng góp từ quý thầy cô và công ty để em có
thể hoàn thiện mình cũng như củng cố thêm kiến thức chuyên ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

i
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NỘI


THẤT GỖ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN......................................................4

1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu...........................................................................4

1.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu ........................................................................4

1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ............................................................................4

1.1.2.1. Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia.................................................................4

1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp .........................................................................................5

1.2. Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa ............................................................6

1.2.1. Định nghĩa về giao nhận hàng hóa ........................................................................6

1.2.2. Định nghĩa về người giao nhận hàng hóa (Fowarder) ...........................................6

1.2.3. Chức năng của người giao nhận trong thương mại quốc tế ..................................7

1.2.4. Địa vị pháp lý của người giao nhận .......................................................................8

1.2.5. Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận .......................8

1.2.5.1. Vai trò của người giao nhận ...............................................................................9

1.2.5.2. Trách nhiệm của người giao nhận ....................................................................10

1.2.5.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận ...................................................11

1.3. Tổng quan về quy trình...........................................................................................11

1.3.1. Định nghĩa về quy trình .......................................................................................11

1.3.2. Các đặc điểm của quy trình .................................................................................12

1.3.3. Cách thiết lập quy trình .......................................................................................12

1.3.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của quy trình ......................................................12

1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển ....................................13

1.4.1. Đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển .................................13

1.4.2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển .................................14

ii
1.4.3. Các chứng từ sử dụng trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường
biển ................................................................................................................................16

1.5. Đặc điểm của mặt hàng đồ nội thất gỗ: ..................................................................19

1.5.1. Định nghĩa về mặt hàng đồ nội thất.....................................................................19

1.5.2. Phân loại mặt hàng nội thất gỗ ............................................................................20

1.5.2.1. Đồ nội thất gỗ tự nhiên .....................................................................................20

1.5.2.2. Đồ nội thất gỗ công nghiệp ..............................................................................22

1.5.2.3. So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong nội thất .....................................24

1.6. Đặc điểm mặt hàng nội thất gỗ trong xuất khẩu.....................................................25

CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SUPER


CARGO SERVICE ĐÀ NẴNG ..................................................................................26

2.1. Thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng ..................26

2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng ..........................26

2.1.1.1. Giới thiệu chung ...............................................................................................26

2.1.1.2. Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi.................................................................................27

2.1.1.3. Lĩnh vực hoạt động ...........................................................................................27

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà
Nẵng...............................................................................................................................29

2.1.2.1. Giới thiệu về Công ty mẹ - Công ty Cổ phần Super Cargo Service.................29

2.1.2.2. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Super Cargo Service chi nhánh Đà Nẵng.......29

2.1.3. Cơ cấu tổ chức trong Công ty ..............................................................................30

2.2. Nguồn lực của Công ty ...........................................................................................32

2.2.1. Nguồn nhân lực ...................................................................................................32

2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ........................................................................................34

2.3. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh của Công ty ......................................................34

2.3.1. Khách hàng ..........................................................................................................34

2.3.2. Đối thủ cạnh tranh của Công ty ...........................................................................35


iii
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ........................................................36

2.4.1. Tình hình hoạt động theo loại hình dịch vụ.........................................................36

2.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh .............................................................................38

CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NỘI THẤT GỖ XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SUPER CARGO SERVICE ĐÀ
NẴNG ...........................................................................................................................39

3.1. Khái quát về hoạt động giao nhận của Công ty ......................................................39

3.2. Thực trạng quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại
Công ty Super Cargo Service Đà Nẵng .........................................................................39

3.2.1. Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Super
Cargo Service Đà Nẵng .................................................................................................39

3.2.1.1. Các chứng từ và bộ phận thực hiện quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất
khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng ................40

3.2.1.2. Mô tả các bước trong quy trình ........................................................................41

3.2.2. Đánh giá quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại
Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng ..........................................................48

3.2.2.1. Thời gian ...........................................................................................................48

3.2.2.2. Chi phí ..............................................................................................................49

3.2.2.3. Chất lượng ........................................................................................................49

3.2.2.4. Tính linh hoạt ...................................................................................................50

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG GIAO
NHẬN HÀNG NỘI THẤT GỖ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SUPER CARGO SERVICE ĐÀ NẴNG ..........................................52

4.1. Kiến nghị liên quan đến yếu tố nhân viên ..............................................................52

4.1.1. Về công tác tuyển dụng .......................................................................................52

4.1.2. Đào tạo và định hướng ........................................................................................52

4.2. Kiến nghị liên quan đến văn phòng làm việc .........................................................53

4.3. Kiến nghị liên quan đến vấn đề chăm sóc khách hàng ...........................................53
iv
4.3.1. Đối với việc tiếp cận khách hàng mới .................................................................53

4.3.2. Đối với khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại Công ty ...........................................54

KẾT LUẬN ..................................................................................................................55

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... viii

PHỤ LỤC ..................................................................................................................... xi

v
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu, từ viết tắt Viết đầy đủ

1 SCS DAD Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng

2 SCS Công ty TNHH Super Cargo Service

3 FIATA Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế

4 AMS Kê khai hải quan tự động

5 ISF Kê khai an ninh cho nhà nhập khẩu

6 MBL Vận đơn chủ

7 HBL Vận đơn nhà

8 CY Bãi container

9 C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

10 SI Hướng dẫn gửi hàng

11 VGM Phiếu cân

12 FTA Hiệp định Thương mại Tự do

13 LCL Hàng lẻ (xếp không đủ Container)

14 FCL Hàng nguyên Container

15 ISO Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế

16 NVOCC Công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển

17 ECUS - VNACCS Phần mềm khai báo Hải quan điện tử

18 ETD Ngày tàu khởi hành dự kiến

19 L/C Thư tín dụng

20 CBM Mét khối

21 B/L Vận đơn đường biển

22 CNTT Công nghệ thông tin

vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển .................................15
Hình 2.1. Logo công ty SUPER CARGO SERVICE....................................................26
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng...........30
Hình 3.1. Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty
Super Cargo Service Đà Nẵng .......................................................................................40

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1. Nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng năm
2021 ...............................................................................................................................32
Bảng 2.2. Doanh thu các dịch vụ của Công ty 2020 - 2021 ..........................................36
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2019 - 2021 ............................38
Bảng 3.1. Các chứng từ và bộ phận thực hiện trong quy trình giao nhận hàng nội thất
gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng....40

vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraina, các
doanh nghiệp ngành gỗ đã biến thách thức thành cơ hội, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới (FTAs). Nhờ đó, ngành chế biến gỗ Việt Nam đẩy mạnh
xuất khẩu ra nhiều thị trường, tăng khả năng cạnh tranh với mặt hàng của các quốc gia
khác, đặc biệt là các quốc gia không có hiệp định. Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam
hiện đang là một trong những nước xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn nhất thế giới. Tính đến
hết tháng 10/2022, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 13,5
tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm 2021. Hơn nữa, trong những năm gần đây, mặc
dù thế giới phải ứng phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, song
ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam vẫn có sự duy trì và bứt tốc tăng trưởng ấn tượng. Việt
Nam hiện đã trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu đồ gỗ với
thị trường trải rộng khắp 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bằng sự nỗ lực, sáng tạo trong
quá trình sản xuất sản phẩm, đồ gỗ nội thất Việt Nam đã thu hút sự quan tâm chú ý của
các nhà nhập khẩu, các khách hàng, đối tác toàn cầu. (Tạp chí Con số Sự kiện, 2021).

Mặt hàng nội thất gỗ là mặt hàng đặc thù, dễ xảy ra va chạm khi vận chuyển. Với
đặc điểm là mặt hàng nặng, cồng kềnh, chiếm diện tích lớn nên khi xuất khẩu mặt hàng
này thì vận chuyển đường biển là một lựa chọn lý tưởng nhất so với các hình thức khác.
Để xuất khẩu mặt hàng đồ nội thất gỗ, thông thường các nhà máy, công ty nội thất gỗ
sẽ tìm đến các Công ty cung cấp dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu hàng hóa – Công ty
Super Cargo Service Đà Nẵng là một trong số đó. Xuất phát từ vấn đề trên, qua quá trình
thực tập và tìm hiểu tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng, thấy được công
ty có nhiều thế mạnh vận chuyển mặt hàng xuất khẩu này, em quyết định chọn đề tài
“Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ
phần Super Cargo Service Đà Nẵng” làm đề tài cho báo cáo tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu


 Tổng hợp cơ sở lý thuyết liên quan đến Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất
khẩu bằng đường biển.

1
 Tìm hiểu và phân tích quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường
biển tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng.
 Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quy trình này, từ đó đề xuất được một số
giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ
xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng.

Câu hỏi nghiên cứu:

 Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ
phần Super Cargo Service Đà Nẵng được thực hiện như thế nào?
 Ưu điểm và nhược điểm của quy trình này là gì?
 Những giải pháp để có thể nâng cao hiệu quả thực hiện quy trình này?
3. Đối tượng nghiên cứu

Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ
phần Super Cargo Service Đà Nẵng.

4. Phạm vi nghiên cứu


 Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng.
 Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2019 – 2021 (3 năm)
5. Phương pháp nghiên cứu

Nguồn dữ liệu: Báo cáo thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo thường niên,
báo cáo tài chính của công ty cũng như các thông tin chính thức được công ty đăng tải
trên trang Website.

Số liệu xin từ phòng Kế toán – nhân sự và phòng Kinh doanh của công ty cũng
như các tài liệu tham khảo trên các trang báo chính thống, Bộ Công Thương…

Sử dụng các bảng thống kê để mô tả tình hình kinh doanh hiện tại của công ty để
làm cơ sở cho việc phân tích, diễn giải nội dung quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ
xuất khẩu thông qua các bộ chứng từ và quan sát thực tế tại Công ty.

6. Kết cấu bài báo cáo

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng
đường biển.

2
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Super Cargo Service Đà
Nẵng.

Chương 3: Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại
Công Ty Cổ Phần Super Cargo Service Đà Nẵng.

Chương 4: Một số kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động giao nhận hàng nội thất gỗ
xuất khẩu bằng đường biển tại Công Ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng.

3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH
GIAO NHẬN HÀNG NỘI THẤT GỖ XUẤT KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một hoạt động bán dịch vụ cũng như hàng hóa từ quốc gia này sang
quốc gia kia, với mục tiêu là lợi nhuận và trên cơ sở của việc sử dụng tiền tệ làm phương
thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia hoặc có thể
là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia. Hay theo Luật thương mại 2005 trong Điều 28 khoản
1, hoạt động xuất khẩu được định nghĩa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá
được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ
Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Hoạt động xuất khẩu đã được diễn ra từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội
và ngày càng được phát triển mạnh mẽ hơn, biểu hiện dưới nhiều hình thức đa dạng,
phong phú hơn. Hoạt động xuất khẩu có thể diễn ra trên mọi ngành, mọi lĩnh vực, phụ
thuộc vào điều kiện của từng nền kinh tế, từ việc xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng phổ
biến đến các tư liệu sản xuất, hay hàng hóa, máy móc thiết bị công nghệ cao. Hoạt động
này nhằm khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia, tận dụng các nguồn lực để
phát triển, góp phần cải thiện đời sống của người dân và góp phần đẩy nhanh quá trình
quốc tế hóa và hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Xuất khẩu là một trong hai hình thức quan trọng và cơ bản nhất bên cạnh nhập
khẩu của hoạt động thương mại quốc tế. Đây không phải là họat động mua bán riêng lẻ
mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán phức tạp có tổ chức trong một nền thương mại
toàn cầu.
1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.2.1. Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia
Hoạt động xuất khẩu đóng vai trò và có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế của
đất nước. Hoạt động này tạo ra nguồn vốn quan trọng nhằm phục vụ cho hoạt động nhập
khẩu và việc tái đầu tư vào các lĩnh vực khác. Điều này giúp cho một quốc gia có thể
giảm được sự phụ thuộc của mình đối với các nguồn vốn từ bên ngoài như đầu tư từ
nước ngoài, các nguồn vay nợ, viện trợ, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển
4
như Việt Nam với nhu cầu nhập khẩu lớn để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, hoạt động này còn góp phần vào việc chuyển dịch cơ
cấu nền kinh tế, thúc đẩy hoạt động sản xuất phát triển. Xuất khẩu sẽ tạo điều kiện thuận
lợi cho các ngành khác có có hội phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động xuất khẩu còn giúp đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, từ đó nguồn
thu ngoại tệ sẽ lớn hơn, cán cân thanh toán thặng dư, giúp ổn định sản xuất, tạo điều
kiện thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn giúp
các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất, từ đó giúp
tăng trưởng nền kinh tế. Hoạt động xuất khẩu sẽ đem lại một nguồn thu không nhỏ vào
nguồn ngân sách của Nhà nước thông qua việc thu thuế xuất khẩu và thuế thu nhập của
doanh nghiệp.
Đối với vấn đề việc làm của người lao động, hoạt động xuất khẩu sẽ tạo ra hàng
trăm công việc thu hút người lao động, giải quyết vấn đề việc làm cho quốc gia. Từ đó
tạo ra thu nhập, nâng cao đời sống của người dân.
Có thể nói, xuất khẩu không chỉ đóng vai trò xúc tác hỗ trợ phát triển kinh tế mà
còn là nhân tố nội tại trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề nội tại của nền kinh tế
cùng với hoạt động nhập khẩu như vốn, lao động, công nghệ, thị trường,… Đối với nước
ta, việc tập trung đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là một trong những mục tiêu quan trọng
trong phát triển kinh tế đối ngoại, qua đó giúp tận dụng được cơ hội, các ứng dụng khoa
học công nghệ hiện đại từng bước thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp
Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể gia tăng doanh số bán hàng.
Với việc thị trường trong nước trở nên bão hòa, xuất khẩu đã trở thành một cách để các
công ty tăng doanh thu khi mở rộng ra thị trường quốc tế. Thông qua hoạt động này mà
doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội khác để tiêu thụ các chủng loại sản phẩm của mình
với khối lượng lớn và với các chủng loại hàng hóa phong phú đa dạng khác.
Ngoài vấn đề thu ngoại tệ, xuất khẩu cũng sẽ tạo đà để các công ty không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình để đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt
của thị trường quốc tế. Doanh nghiệp phải xây dựng được chiến lược bán hàng ở các
thị trường khác nhau – những nơi không chỉ khác biệt về văn hóa, luật pháp mà còn cả
ngôn ngữ hay tập quán tín ngưỡng. Chính nhờ sự khác biệt đó mà các doanh nghiệp có
cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh của mình lớn hơn và lâu dài hơn. Nhờ hoạt
5
động xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp xúc, tích lũy kinh nghiệm, xây
dựng chiến lược kinh doanh trên thị trường quốc tế với chi phí và rủi ro tối thiểu nhất.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa ngày càng đa dạng, việc kết hợp xuất nhập khẩu
sẽ góp phần thúc đẩy liên doanh liên kết doanh nghiệp trong và ngoài nước, mở rộng
quan hệ làm ăn, phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có, tạo cơ hội việc
làm cho người lao động, nâng cao thu nhập.
1.2. Khái quát về hoạt động giao nhận hàng hóa
1.2.1. Định nghĩa về giao nhận hàng hóa
Theo Luật Thương mại Việt Nam (2005): “Dịch vụ giao nhận hàng hóa là hoạt
động thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận tổ chức thực hiện các công việc
phục vụ cho việc giao nhận hàng hoá bao gồm nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói, ký
mã hiệu, giao hàng và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo
sự uỷ thác của người gửi hàng.”
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận: “Dịch vụ giao nhận được
định nghĩa như là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,
bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn có liên quan đến
các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề về hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu
thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Như vậy, về cơ bản giao nhận hàng hóa được hiểu là tập hợp những nghiệp vụ,
thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ
nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
1.2.2. Định nghĩa về người giao nhận hàng hóa (Fowarder)
Trong Thương mại Quốc tế, việc dịch chuyển hàng hóa từ người bán đến người
mua thường phải trải qua nhiều hơn một phương thức vận tải với các thủ tục xuất khẩu,
nhập khẩu và những thủ tục liên quan khác. Vì vậy người giao nhận xuất hiện với nhiệm
vụ thu xếp tất cả những vấn đề về thủ tục và các phương thức vận tải nhằm dịch chuyển
hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác một cách hợp lý và giảm thiểu chi phí.
Theo quy tắc mẫu của FIATA thì “Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa
được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hoạt động vì lợi ích của người ủy thác mà
bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm bảo nhận

6
thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như bảo quản, lưu kho trung
chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa”.
Theo điều 233 – Mục 4: Dịch vụ Logistics của Luật Thương mại năm 2005 của
Việt Nam thì người giao nhận là: “Thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục
giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch
vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
1.2.3. Chức năng của người giao nhận trong thương mại quốc tế

a. Môi giới hải quan

Khi lần đầu tiên được biết đến, người giao nhận chỉ chịu trách nhiệm thực hiện các
công việc và hoạt động ở phạm vi nội địa. Người giao nhận lúc bấy giờ có nhiệm vụ là
làm thủ tục cho hàng hóa nhập khẩu được thông quan, tiếp theo sau là mở rộng phạm vi
hoạt động ra cả chịu trách nhiệm hàng hóa xuất khẩu, sắp xếp chỗ vận chuyển hàng
trong ngoại thương hoặc dựa theo sự ủy thác của người gửi hàng hay người nhận hàng
tùy thuộc vào hợp đồng mua bán mà lưu cước với các hãng tàu. Dựa trên cơ sở được
chấp thuận bởi nhà nước, người giao nhận đại diện người bán hoặc người mua thực hiện
việc khai báo, chịu trách nhiệm về việc làm thủ tục hải quan giống như một nhà môi
giới hải quan.

b. Đại lý

Người giao nhận trước đây không có nhiệm vụ chuyên chở hàng hóa, họ chịu trách
nhiệm chính trong việc hình thành cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở
trên cơ sở như một đại lý của người chuyên chở hoặc người gửi hàng. Người giao nhận
được ủy thác từ người gửi hàng hoặc người vận chuyển để đảm nhiệm các hoạt động
khác nhau như: giao nhận hàng, lập chứng từ, thực hiện thủ tục hải quan, lưu kho,…
dựa trên những đồng thuận về trách nhiệm trong hợp đồng ủy thác.

c. Người gom hàng

Tại các quốc gia ở khu vực Châu Âu, dịch vụ gom hàng đã được người giao nhận
thực hiện từ lâu nhằm khai thác vận chuyển ở tuyến đường sắt. Đặc biệt, trong lĩnh vực
vận chuyển hàng hóa bằng container thì hoạt động gom hàng đóng vai trò quan trọng
nhằm chuyển lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên container (FCL) với mục đích tối

7
ưu tải trọng của container và giảm thiểu cước phí vận tải. Khi hoạt động như người gom
hàng, người giao nhận có thể thực hiện các công việc của người chuyên chở hoặc chỉ
chịu trách nhiệm trên cơ sở đại lý.

d. Người vận chuyển

Nhiều trường hợp trong ngành Logistics hiện nay người giao nhận trực tiếp kí kết
hợp đồng vận chuyển với chủ hàng và người giao nhận đảm nhiệm việc vận tải hàng
hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo quy định trong hợp đồng. Nếu như người
giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp thực hiện nhiệm vụ của một người chuyên
chở thì người đó đóng vai trò như một người thầu chuyên chở (contracting carrier).

e. Người kinh doanh vận tải đa phương thức

Trong một vài trường hợp nếu người vận tải cung cấp dịch vụ vận tải trọn gói
“door to door” thì người giao nhận lúc này hoạt động như người vận tải đa phương thức
(MTO). MTO cũng đóng vai trò là người chuyên chở và trong suốt quá trình chuyên
chở phải luôn có trách nhiệm đối với hàng hóa của khách hàng.

1.2.4. Địa vị pháp lý của người giao nhận


Theo Xuân (2014), địa vị pháp lý của người giao nhận ở các nước khác nhau được
quy định không giống nhau:
Tại các nước theo luật tập tục (common law) địa vị pháp lý dựa trên khái niệm về
đại lý. Người giao nhận lấy danh nghĩa của người uỷ thác để giao dịch cho công việc
của người uỷ thác. Hoạt động của người giao nhận khi đó phụ thuộc vào những quy tắc
truyền thống về đại lý như việc phải mẫn cán khi thực hiện nhiệm vụ của mình, phải
trung thực với người uỷ thác, tuân theo những chỉ dẫn hợp lý của người uỷ thác, mặt
khác được hưởng những quyền bảo vệ và giới hạn trách nhiệm phù hợp với vai trò của
một đại lý.
Tại các nước có luật dân sự (Civil law) thì địa vị pháp lý, quyền lợi và nghĩa vụ
của những người giao nhận giữa các nước có khác nhau. Thông thường những người
giao nhận ở những nước đó lấy danh nghĩa của mình giao dịch cho công việc của người
uỷ thác, họ vừa là người uỷ thác vừa là đại lý. Đối với người uỷ thác (người nhận hàng
hay người gửi hàng) họ được coi là đại lý của người uỷ thác và đối với người chuyên
chở thì họ lại là người uỷ thác.
1.2.5. Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
8
1.2.5.1. Vai trò của người giao nhận

Trên thực tế, xuất khẩu hàng hóa không đơn giản như hoạt động mua bán hàng
hóa hay hoạt động giao nhận thông thường. Cụ thể, nhân viên giao nhận đóng vai trò
quan trọng và giúp chủ hàng thuận lợi trong mua bán hàng hóa quốc tế, đó là:

Quá trình xuất nhập khẩu diễn ra tại cảng đòi hỏi người gửi hàng phải làm nhiều
thủ tục và thực hiện những thủ tục phức tạp, khó khăn khiến người gửi khó có thể tự
mình thực hiện suôn sẻ. Người giao nhận với nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ nắm
bắt được những bước cơ bản và quan trọng nhất cần thực hiện và sẽ giúp người gửi hàng
vận chuyển những lô hàng đến địa điểm mong muốn một cách nhanh chóng.

Hiện nay, có rất nhiều hãng tàu, hãng hàng không hoặc cảng khác nhau và thời
gian khởi hành hay đến khác nhau. Vì vậy, với những mối quan hệ sẵn có của mình,
người giao nhận sẽ có thể nhanh chóng lựa chọn được nhà vận chuyển phù hợp nhất cho
những lô hàng mà nếu người gửi hàng tự tìm thì có thể mất rất nhiều thời gian, điều này
ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cũng như hiệu quả công việc. Một trong những lợi thế
cho chủ hàng khi lựa chọn người giao nhận là vấn đề chi phí. Do có kinh nghiệm và khả
năng làm việc chuyên nghiệp, tạo mối quan hệ tốt với các hãng tàu, hãng hàng không
nên họ có thể trao đổi và có giá tốt nhất, giảm chi phí đáng kể cho người ký gửi. Đặc
biệt, nếu lô hàng khá ít và nhỏ, việc liên hệ với người vận chuyển của chủ hàng sẽ có
chi phí rất cao. Vì vậy, dịch vụ giao nhận với chức năng tập hợp nhiều hàng hóa nhỏ lẻ
để nhập hàng sẽ giúp các công ty, tổ chức hay cá nhân tiết kiệm được nhiều chi phí cho
hoạt động này.

Điều quan trọng và khó khăn đối với chủ hàng là vấn đề ngôn ngữ. Chắc chắn
rằng đối với hàng hóa cần xuất khẩu, vận chuyển ra nước ngoài sẽ cần sử dụng nhiều
ngôn ngữ khác nhau, đặc biệt là tiếng Anh. Vì vậy, nếu chủ hàng lựa chọn dịch vụ của
người giao nhận thì sẽ thuận tiện hơn. Vì vậy, đối với dịch vụ giao nhận, dù chủ hàng
sẽ phải bỏ ra một số tiền nhất định để thuê, nhưng nếu so với thời gian, công sức và tiền
bạc tự bỏ ra thì phương thức này sẽ tiết kiệm được rất nhiều. Đây là lý do ngày càng có
nhiều công ty, tổ chức hay cá nhân quyết định lựa chọn dịch vụ giao nhận để hỗ trợ vấn
đề vận chuyển hàng hóa của mình.

9
1.2.5.2. Trách nhiệm của người giao nhận

Căn cứ theo Luật Thương mại Việt Nam (2005) quy định, tổng trách nhiệm của
người giao nhận không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá,
được thực hiện theo quy định của pháp luật quốc tế và thông lệ quốc tế.

Người giao nhận khi là người chuyên chở sẽ chịu trách nhiệm đối với hàng hóa
kể từ khi nhận hàng cho đến khi hàng hóa được giao cho khách hàng. Trong quá trình
vận chuyển hàng hóa, người giao nhận có trách nhiệm bảo quản hàng hóa, nếu hàng hóa
bị hỏng hóc, mất mát thì họ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, họ có trách nhiệm đảm bảo giao hàng đúng hạn theo như những thỏa thuận
đã được ký kết trong hợp đồng cho khách hàng, nếu để xảy ra thiệt hại do việc giao hàng
chậm thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất do việc giao hàng chậm trễ gây ra.
Người giao nhận sẽ không có quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu một
trong hai bên chứng minh được rằng người giao nhận cố ý gây ra thiệt hại (mất mát, hư
hỏng hoặc giao hàng chậm trễ) hoặc người giao nhận biết rằng thiệt hại chắc chắn xảy
ra.

Tuy nhiên, người giao nhận sẽ miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:

• Thiệt hại do lỗi của khách hàng, bên thứ ba được khách hàng ủy quyền hoặc do
nhân viên giao nhận thực hiện theo hướng dẫn của khách hàng và người được ủy
quyền. Hoặc lỗi do khách hàng đóng gói và ghi kỹ mã hiệu trên sản phẩm không
phù hợp ảnh hưởng đến việc giao hàng.

• Tổn thất do bản chất bên trong của hàng hóa và trong trường hợp được miễn trừ
theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải.

• Nếu người giao nhận không nhận được thông báo khiếu nại trong vòng 14 ngày
kể từ ngày giao hàng cho khách hàng cũng được miễn trừ.

• Tổn thất do ảnh hưởng của chiến tranh hay đình công.

• Tổn thất do các trường hợp bất khả kháng gây ra.

Ngoài ra, người giao nhận sẽ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc mất
một khoản lợi mà khách hàng được hưởng do sự chậm trễ của dịch vụ giao nhận hay
việc giao nhận hàng hóa sai địa điểm mà không phải do lỗi của mình.

10
1.2.5.3. Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận
Căn cứ vào điều 235 của Luật thương mại Việt Nam năm 2005, người giao nhận
có những quyền và nghĩa vụ sau:
“Người giao nhận hàng hóa được phép hưởng các khoản tiền thù lao cho các dịch
vụ giao nhận mà họ đã cung cấp cũng như được hưởng các khoản thu nhập hợp lý khác
cho việc thực hiện các dịch vụ. Trong quá trình thực hiện hợp đồng vận chuyển đã ký
kết, người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Tuy
nhiên, trường hợp phát sinh các tình huống dẫn đến việc thực hiện khác với những chỉ
dẫn trước đó của khách hàng, khi đó người giao nhận có thể linh hoạt, điều chỉnh thực
hiện khác với các chỉ dẫn nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng được biết về sự
điều chỉnh đó, điều này sẽ chỉ được chấp nhận khi đây là hành động chính đáng và nhằm
mục đích phục vụ cho lợi ích của khách hàng. Bên cạnh đó, nếu tình huống người giao
nhận nhận thấy không thể thực hiện được theo như các chỉ dẫn của khách hàng thì phải
lập tức thông báo cho khách hàng đồng thời liên hệ để xin thêm các chỉ dẫn khác. Ngoài
ra, người giao nhận cần phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo thời gian cụ
thể được quy định trong hợp đồng, nếu hai bên không quy định cụ thể về việc này thì
người giao nhận phải thực hiện nghĩa vụ trong thời gian hợp lý.”
1.3. Tổng quan về quy trình
1.3.1. Định nghĩa về quy trình
Quy trình là một phương pháp cụ thể để thực hiện một quá trình hay công việc.
Quy trình thường được thể hiện bằng văn bản. Thông thường các đơn vị phát triển các
quy trình nhằm thực hiện và kiểm soát các quá trình thực hiện của mình. Mỗi cá nhân
có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau. Quy trình giúp cho
người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những
bước công việc nào, làm ra sao và cần phải đạt kết quả như thế nào.
Theo ISO 9000:2015 cũng định nghĩa rằng “Quy trình là cách thức xác định để
thực hiện một hoạt động hay quá trình. Vậy nên, có thể nói các quy trình dùng để mô tả
quá trình. Các quy trình được yêu cầu thực hiện như là sự tuân thủ bắt buộc, giúp cho tổ
chức ngăn ngừa sự sai sót. Một quá trình đơn giản có thể được mô tả bởi một quy trình.
Ngược lại, đối với những quá trình phức tạp sẽ cần nhiều quy trình hơn”. Ngoài ra, ISO

11
9001 còn yêu cầu các quy trình được lập thành văn bản để lập kế hoạch, vận hành và
kiểm soát hiệu quả các quá trình trong hệ thống quản lý chất lượng của một công ty, sẽ
bao gồm các thông tin cần thiết để hỗ trợ cho hoạt động của các quá trình. Ví dụ như
quá trình giao hàng xuất khẩu gồm có quy trình làm thủ tục hải quan xuất khẩu.
1.3.2. Các đặc điểm của quy trình
Đặc điểm của quy trình là các quy trình thường không thay đổi và được thực hiện
theo một thứ tự nhất định để có thể tạo ra kết quả cuối cùng được chuẩn hóa và nhất
quán. Một quy trình rõ ràng có các đặc điểm là thực tế, ngắn gọn, cụ thể, mang tính
hướng dẫn và chính xác. Ngoài ra, quy trình còn có tính bó buộc tuân thủ. (Gia, 2022)
1.3.3. Cách thiết lập quy trình
Muốn thiết lập một quy trình, đầu tiên phải xác định nhu cầu, sau đó là mục đích
và phạm vi sử dụng. Tiếp theo đó hoàn thiện phần định nghĩa, tài liệu tham khảo, rồi
xác định số bước công việc, các điểm kiểm soát, người thực hiện. Ngoài ra còn phải xác
định tài liệu phải tuân theo và hồ sơ; phương pháp kiểm soát các bước công việc, các
điểm cần kiểm tra thử nghiệm và mô tả, diễn giải các bước công việc, biểu mẫu kèm
theo. (Gia, 2022)
1.3.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của quy trình
Để đánh giá hiệu quả hoạt động của quy trình, doanh nghiệp cần phải theo dõi chỉ
số Process Performance Indicators (PPIs). Thông thường, các tổ chức sẽ xây dựng các
PPIs khác nhau dựa trên nhu cầu hoạt động của họ. Các chỉ số chủ yếu để đo lường hiệu
suất quy trình bao gồm: Thời gian, chi phí, chất lượng, tính linh hoạt. (Dumas, 2013).
Chiến lược kinh doanh của mỗi tổ chức sẽ quyết định rằng tiêu chí nào trong các tiêu
chí trên là quan trọng hàng đầu đối với tổ chức đó.
Thời gian:
Thời gian thực hiện quy trình của doanh nghiệp vừa là yếu tố thể hiện lợi thế cạnh
tranh vừa là yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu suất của quy trình. Phân tích hiệu suất dựa
trên yếu tố thời gian có thể được thực hiện bằng cách xem xét thời gian thực hiện quy
trình và thời gian tạo ra kết quả của quy trình.
Chi phí:
Chi phí liên quan đến thời gian, thể hiện qua việc thời gian thực hiện quy trình
càng lâu sẽ càng làm tốn kém tiền bạc của doanh nghiệp. Chi phí cũng liên quan chặt

12
chẽ đến chất lượng và tính linh hoạt của quy trình vì nếu quy trình có chất lượng kém
có thể sẽ tác động tiêu cực đến chi phí. Tiêu chí chi phí được đo lường dựa trên:
- Chi phí chênh lệch giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra khi thực hiện quy trình.
- Chi phí thực hiện lại do xảy ra sai sót, hỏng hóc.
Chất lượng:
Chất lượng có thể được nhìn nhận từ bên ngoài hoặc bên trong. Trong khi chất
lượng bên ngoài cho biết cảm nhận của khách hàng về quá trình cung ứng dịch vụ của
công ty thì chất lượng bên trong là những gì mà các nhà quản lý của doanh nghiệp nhìn
nhận được trong quá trình thực hiện quy trình. Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố
quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng từ bên ngoài, sự hài lòng này có thể là sự hài
lòng đối với kết quả hoặc đối với quy trình thực hiện tạo ra kết quả.
Tính linh hoạt:
Tính linh hoạt là khả năng phản ứng của doanh nghiệp với những thay đổi, tình
huống bất ngờ có thể xảy ra. Sự linh hoạt này có thể được xác định cho phân đoạn hoạt
động riêng lẻ hoặc cho cả quy trình nói chung. Có một số loại tiêu chí được đưa ra để
đánh giá tính linh hoạt của quy trình như: linh hoạt về lực lượng lao động, linh hoạt
trong việc sửa đổi quy trình, linh hoạt về lượng hàng hóa… Những thay đổi bất ngờ của
một quy trình đến từ các quy trình kinh doanh khác trong doanh nghiệp như:
- Khả năng của một quy trình kinh doanh nói chung để xử lý các trường hợp khác
nhau và khối lượng công việc thay đổi.
- Khả năng của ban quản lý trong việc thay đổi cấu trúc và các quy tắc phân bổ.
- Khả năng của tổ chức trong việc thay đổi cấu trúc và khả năng đáp ứng của quy
trình kinh doanh theo mong muốn của thị trường và các đối tác kinh doanh. (Dumas,
2013)
1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
1.4.1. Đặc điểm giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
Hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển là một trong những
phương thức giao nhận hàng hóa quốc tế bên cạnh đường bộ, đường hàng không, đa
phương thức mà việc giao nhận hàng hóa được vận chuyển bằng tàu biển và được chuyên
chở trên biển. Hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển có một số đặc điểm như
sau:

13
Thứ nhất, vận tải bằng đường biển thích hợp cho việc vận chuyển đa số các loại
hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp cho các loại hàng có khối lượng
lớn nhưng giá trị thấp như than, quặng, dầu mỏ,..
Thứ hai, chi phí cho việc đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải không quá
cao. Do các tuyến đường này chủ yếu là những tuyến đường giao thông tự nhiên không
đòi hỏi quá nhiều nguồn vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, chỉ có việc xây
dựng các cảng hay kênh đào.
Thứ ba, vận tải bằng đường biển có năng lực chuyên chở lớn, phương tiện vận
chuyển là các tài biển có sức chở lớn cộng với việc có thể chạy nhiều tàu trên cùng một
tuyến đường và trong cùng một thời gian; do sử dụng container và các phương tiện xếp
dỡ hiện đại nên thời gian chờ tàu tại cảm giảm nên sản lượng thông qua cảng biển rất
cao.
Thứ tư, giá thành vận tải biển rất thấp. Giá thành vận tải đường biển có giá thấp
nhất so sánh với các phương thức vận tải khác. Do phương thức này có cự ly vận chuyển
trung bình lớn, trọng tải của tàu biển lớn, chuyên chở được một khối lượng lớn hàng hóa
do đó mà năng suất lao động trong ngành vận tải biển rất cao.
Thứ năm, vận tải bằng đường biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện của thiên nhiên.
Do đó, vận chuyển bằng phương thức này cũng gặp rất nhiều rủi ro như tài bị đắm, mắc
cạn, đâm va vào nhau, mất tích…
Thứ sáu, tốc độ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tương đối thấp so với tốc
độ của máy bay, tàu hỏa (khoảng từ 14-20 hải lý/ giờ).
1.4.2. Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu được các công ty vận tải thực hiện để đưa
hàng từ chủ hàng đến tay người mua hàng nước ngoài trải qua các bước như sau:

14
Hình 1.1. Quy trình giao nhận hàng xuất khẩu bằng đường biển
Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
Nhân viên kinh doanh sẽ tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng về loại hàng hoá cần xuất
khẩu, thời gian dự kiến xuất khẩu để tư vấn khách hàng lựa chọn các tuyến phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra giá vận chuyển và lịch tàu

15
Bộ phận Làm giá (Pricing) sẽ kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu có sẵn hoặc kiểm tra
với hãng tàu để báo cho khách hàng.
Bước 3: Lấy Booking Note từ hãng tàu và gửi cho khách hàng
Nếu khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ, nhân viên chứng từ sẽ lấy booking từ hãng tàu
và gửi cho khách hàng.
Bước 4: Nhắc nhở khách hàng đóng hàng và hạ container tại cảng
Dựa vào thời gian cắt máng (Closing time) trên Booking Note để nhắc khách hàng đóng
hàng vào container và vận chuyển container có hàng hạ bãi tại cảng chờ xuất trước thời
gian cắt máng trên Booking.
Bước 5: Chuẩn bị chứng từ khai hải quan
Hồ sơ hải quan bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán hàng hoá
- Giấy phép đăng kí kinh doanh
- Giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu
- Hoá đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hoá
Bước 6: Thông quan hàng xuất
Truyền số liệu qua phần mềm khai báo hải quan điện tử. Hệ thống của Hải quan sẽ tự
động báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hoá.
Bước 7: Phát hành vận đơn
Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng mà công ty giao nhận vận tải hoặc hãng tàu sẽ phát
hành vận đơn cho người xuất khẩu.
Bước 8: Gửi chứng từ cho đối tác nước ngoài
Nhân viên chứng từ sẽ gửi chứng từ và thông tin lô hàng cho đối tác nước ngoài.
Bước 9: Lập chứng từ kế toán và lưu chứng từ
Bộ phận chứng từ lập hồ sơ gồm giá mua, giá bán, điều kiện thanh toán, các chứng từ
liên quan và chuyển giao cho bộ phận kế toán để theo dõi công nợ và lưu hồ sơ. (Winta,
2018)
1.4.3. Các chứng từ sử dụng trong quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường biển
• Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
16
C/O là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền
của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại quốc gia đó.
C/O được sử dụng nhằm mục đích chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp
pháp để hưởng thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu của cả
hai nước.
Hiện tại có nhiều loại C/O, tùy từng trường hợp khác nhau thì sử dụng các mẫu
C/O theo quy định.
C/O form A: Mẫu C/O ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
C/O form B: Mẫu C/O không ưu đãi dùng cho hàng xuất khẩu của Việt Nam
C/O form D: Mẫu C/O dùng cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang các nước ASEAN
có hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ATIGA.
C/O form E: Mẫu C/O dùng cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN và Trung
quốc có hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định ASEAN -Trung Quốc.
C/O form EAV: Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á - Âu
C/O form ICO: Mẫu C/O cấp cho mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.
C/O form T: Mẫu C/O cấp cho hàng dệt may của Việt Nam đi EU, ….
C/O form AJ: Mẫu C/O dùng cho Việt Nam và các nước ASEAN khác sang Nhật
Bản.
C/O form S: Mẫu C/O ưu đãi Việt Nam sang Lào.
• Hợp đồng thương mại (Contract)
“Hợp đồng thương mại là thoả thuận giữa thương nhân với thương nhân, thương
nhân với các bên có liên quan nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
giữa các bên trong hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và xúc
tiến thương mại.”. (Khuê, 2022)
• Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
Chứng từ hóa đơn thương mại do người xuất khẩu phát hành để đòi tiền người mua
cho lô hàng đã bán theo thỏa thuận của hợp đồng. Commercial Invoice là loại chứng từ
không thể thiếu trong vấn đề giao nhận hàng. Đồng thời là một trong những chứng từ
quan trọng để xác lập việc thanh toán với đối tác và là căn cứ để xác định giá trị hải
quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu.
“Hoá đơn thương mại là một chứng từ thương mại do người bán phát hành cho
người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hoá hay dịch vụ có
17
nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể. Thông
thường, hoá đơn thương mại do nhà sản xuất phát hành”. (Xuất nhập khẩu Lê Ánh,
2022)
• Hướng dẫn vận chuyển (Shipping Instruction – S/I)
Shipping Instruction (viết tắt là SI) được hiểu là các thông tin cung cấp hướng dẫn
làm hàng, cách thức vận chuyển của chủ hàng hoá (nhà xuất khẩu) cho công ty giao
nhận vận tải forwarder để quá trình thực hiện vận chuyển diễn ra đúng theo yêu cầu của
người chủ hàng hoá. (Ánh, 2022)
• Phiếu xác nhận toàn bộ khối lượng (Verified Gross Mass - VGM)
VGM là quy định trong công ước SOLAS yêu cầu toàn bộ chủ hàng (Shipper) phải
thực hiện việc xác định khối lượng container chứa hàng. VGM để hãng tàu biết được
trọng lượng của container hàng hoá, để có thể kiểm soát tải trọng và thực hiện công tác
xếp dỡ hàng lên xuống tàu. Nếu trọng lượng của hàng vượt quá tải trọng hàng cho phép
thì hãng tàu có quyền từ chối không nhận vận chuyển hàng hoá hoặc có thể yêu cầu rút
bớt hàng trước khi được xếp lên tàu. (Ánh, 2016)
• Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)
Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List) là bảng kê danh mục hàng hoá như thoả
thuận của Hợp đồng, thông tin trên bảng kê tương tự như hoá đơn thương mại nhưng
không cần các thông tin liên quan đến thanh toán hay đơn giá hoặc trị giá hoặc đồng tiền
thanh toán. Điều quan trọng là cần có quy cách đóng gói, trọng lượng, kích thước của
hàng hoá. (Ánh, 2022)
• Vận đơn (Bill of Lading)
Vận đơn đường biển Bill of Lading (Viết tắt là B/L) là chứng từ vận chuyển đường
biển do người vận chuyển hoặc đại diện của họ ký phát cho người giao hàng sau khi
hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi đã nhận hàng hoá để vận chuyển đến nơi trả
hàng. Trong thực tiễn hàng hải, người ký vận đơn thường là thuyền trưởng hoặc là đại
lý của tàu nếu họ được thuyền trưởng uỷ quyền. Vận đơn là bằng chứng về việc người
vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trên vận
đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; là bằng chứng về quyền sở hữu hàng hoá, có thể
dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng
đường biển.
Căn cứ vào tính sở hữu có vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh, vận đơn vô danh:
18
Vận đơn đích danh (Straight Bill): là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng
và người chở hàng chỉ giao hàng khi người nhận đúng với tên, địa chỉ trên bill. Loại vận
đơn này thường được sử dụng khi hàng hóa đã được thanh toán trước.
Vận đơn theo lệnh (To order Bill): Trên hóa đơn (bill) gốc thường không thể hiện
tên người nhận hàng (consignee) mà chỉ để chữ “To Order” tại mục consignee. Vận đơn
này cho phép bất cứ ai cầm vận đơn gốc và có xác nhận ký hậu của người gửi hàng
(shipper) là có thể được nhận hàng.
Vận đơn vô danh (To bearer Bill): Không ghi tên hay bất cứ thông tin gì trong mục
consignee hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ lệnh này của ai. Do đó ai cầm
được vận đơn này đều có thể nhận hàng.
Căn cứ vào tính pháp lí của hàng hóa vận chuyển có vận đơn gốc và vận đơn bản
sao:
Vận đơn gốc (Original Bil): là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc,
ký bằng tay. Bill gốc mang tính chủ sở hữu hàng hoá.
Vận đơn bản sao (Copy B/L): nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không
có dấu và không được ký bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE, có nghĩa là
không được chuyển nhượng.
Căn cứ vào mối quan hệ giữa người vận chuyển và chủ hàng, có hai loại vận đơn:
Vận đơn nhà (HBL): là vận đơn mà người giao nhận cấp cho người gửi hàng trực
tiếp để chứng minh rằng người giao nhận đã nhận hàng từ người gửi hàng trực tiếp.
Vận đơn chủ (MBL): là những vận đơn mà hãng tàu cấp cho người giao nhận hoặc
người gửi hàng trực tiếp để chứng minh rằng người vận chuyển đã nhận hàng từ người
giao nhận hoặc người gửi hàng trực tiếp. Nếu người gửi hàng trực tiếp và người nhận
hàng trực tiếp đứng tên trên Vận đơn chủ thì không có vận đơn nhà.
• Tờ khai hải quan
Tờ khai hải quan (Customs Declaration) là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương
tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập
cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam. (VinaLogs, 2014)
1.5. Đặc điểm của mặt hàng đồ nội thất gỗ:
1.5.1. Định nghĩa về mặt hàng đồ nội thất
Đồ nội thất là một khái niệm khá mở được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo
nghĩa Hán Việt thì “nội” có nghĩa là bên trong, “thất” có nghĩa là vật dụng. Thiết bị nội
19
thất hay còn có tên gọi khác là đồ nội thất là thuật ngữ chỉ về những loại tài sản và các
vật dụng khác được bố trí, trang trí bên trong không gian nội thất như ngôi nhà, căn
phòng hay các tòa nhà nhằm phục vụ các hoạt động của con người như: làm việc, học
tập, sinh hoạt, nghỉ ngơi hoặc lưu trữ, cất giữ tài sản… Các món đồ nội thất có thể kể
đến như: ghế ngồi, giường ngủ, tủ đựng quần áo, kệ tivi,… Sự xuất hiện của các thiết bị
nội thất đảm bảo công năng sử dụng cho các thành viên trong gia đình, đảm bảo cho
không gian sinh hoạt được diễn ra một cách thuận lợi nhất, đúng như chức năng của
từng món đồ. Ngoài ra nội thất có thể là cả các loại hàng hóa mang biểu tượng của tôn
giáo và tín ngưỡng của người sử dụng. (Hoang, 2022)
1.5.2. Phân loại mặt hàng nội thất gỗ
Đồ nội thất gỗ có mã HS thuộc chương 94: Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung
đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở
nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự;
nhà lắp ghép.
Sau đây là mã HS của đồ nội thất gỗ:
940350 - Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
940360 - Đồ nội thất bằng gỗ khác
940161 - Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
940169 - Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khác
940190 - Bộ phận ghế ngồi (trừ các loại nhóm thuộc nhóm 9402)
940390 - Các bộ phận của đồ nội thất khác
940340 - Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
940490 - Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
940389 - Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự (như tre, mây)
940330 - Đồ nội thất khác bằng gỗ được sử dụng trong văn phòng
940151 - Ghế ngồi bằng tre hoặc bằng song, mây. (CaseLaw, 2022)
1.5.2.1. Đồ nội thất gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ những khi rừng tự nhiên hay từ rừng trồng
lấy gỗ, lấy nhựa, lấy tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc. Nét đặc trưng riêng cho
vẻ đẹp của gỗ tự nhiên chính là những hình thù độc đáo của vân gỗ, cùng với đó là
những tông màu sắc khác nhau của các thớ gỗ. Chính sự khác biệt về các loại dinh dưỡng
và khoáng chất có trong đất mà gỗ tự nhiên sinh trưởng khác nhau trong mỗi khu vực
20
địa lý khác nhau. Thậm chí dù trong cùng khu vực sinh trưởng, vẫn có sự khác biệt về
màu sắc và thớ gỗ. Chính vì điều này mà các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên mang đến
vẻ đẹp rất riêng biệt trên từng thớ gỗ và trên từng sản phẩm tạo thành. (Nội thất King
Décor, 2022)
Các loại gỗ tự nhiên được dùng phổ biến trong nội thất:
Gỗ Xoan đào: là loại gỗ có màu đỏ hồng và càng đậm theo độ tuổi của cây. Vân
gỗ hình núi, xếp chồng lên nhau và không đồng đều. Gỗ xoan đào có ưu điểm là độ bền
và độ ổn định khá cao. Tuy nhiên, gỗ xoan đào tự nhiên đã có màu đỏ nên khi làm hàng
nội thất không thể sơn những màu sắc sáng như màu vàng mà chỉ có thể sơn màu cánh
gián hoặc những màu đậm hơn. (Phong, 2019)
Gỗ Óc chó: chất liệu gỗ óc chó từ lâu đã được biết đến là một trong số ít loại gỗ
thượng hạng. Gỗ óc chó sinh trưởng và phát triển ở nhiều nước Châu Âu, tuy nhiên Bắc
Mỹ là nơi sản sinh ra gỗ óc chó nguyên liệu mang chất lượng cao nhất. Được khai thác
từ những cây gỗ lâu năm nên gỗ óc chó có ưu điểm là rất cứng, liên kết trong gỗ rất chắc
chắn, cùng khả năng chịu nhiệt tác động, chịu lực tốt, dễ bị uốn cong bởi hơi nước. khả
năng chịu lực, chịu nhiệt cực tốt. (Phong, 2019)
Gỗ Sồi: có kết cấu chắc chắn với đặc tính nhẹ và chịu lực tốt. Thân gỗ có thể dễ
dàng uốn cong bằng hơi nước nên được ứng dụng với tính thẩm mỹ cao. Loại gỗ này có
những đặc điểm phù hợp với khí hậu Việt Nam. Điển hình như là khả năng chống nước
tốt và ít bị mối mọt. (1991 Design, 2021)
Gỗ Hương: là loại gỗ quý, có giá trị kinh tế cao. Gỗ hương có mùi hương đặc trưng
vô cùng dễ chịu. Loại gỗ này có kết cấu chắc chắn với những đường vân gỗ đẹp mắt và
có chiều sâu. Gỗ hương được ứng dụng nhiều trong thiết kế thi công nội thất nhờ chất
lượng tốt và độ bền cao. (1991 Design, 2021)
Gỗ Gụ: là loại gỗ quý hiếm có tỷ trọng lớn nên rất nặng. Khi mới khai thác loại gỗ
này có màu vàng, sau một thời gian sẽ chuyển dần sang nâu đậm, nâu đỏ. Gỗ gụ có vân
gỗ đẹp, mịn, thớ thẳng, không mối mọt. (1991 Design, 2021)
Gỗ Mun: Là loại gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn, có màu đen tuyền hoặc màu đen sọc
trắng, khi dùng lâu sẽ bong như sừng. Thường được dùng để đóng bàn ghế, tạc tượng,
điêu khắc tranh. Khi ướt thì mềm dễ xử lý, gia công, nhưng khi khô thì rất cứng. (Visun,
2022)

21
Gỗ Trắc: Gỗ trắc rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng, gỗ
rất bền không bị mối mọt, cong vênh. Thường dùng để đóng bàn ghế, giường tủ cao cấp,
tạc tượng khắc tranh. Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu. (Visun,
2022)
Gỗ Sưa: Hay còn gọi là trắc thối (quả có mùi thối), huê mộc vàng, huỳnh đàn. Có
ba loại gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen. Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là
Sưa đỏ, Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm, là vật liệu cho nội thất gỗ
quý. Gỗ Sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp. Gỗ Sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu
được mưa nắng, có mùi thơm mát thoảng hương trầm, khi đốt tàn có màu trắng đục. Gỗ
màu đỏ giống màu đỏ bã trầu, gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao hoặc
giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu lại sáng đỏ. (Visun, 2022)
1.5.2.2. Đồ nội thất gỗ công nghiệp
Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” dùng để phân biệt với “gỗ tự nhiên” – loại gỗ lấy từ
thân cây gỗ. Còn gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn
để làm ra tấm gỗ. Gỗ công nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công
nghiệp đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn
cành của cây gỗ tự nhiên như keo, bạch đàn, cao su. (Phát, 2022)
Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay thường có 2 thành phần cơ bản, đó
là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt.

Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến:

Cốt gỗ ván dăm MFC: MFC (Melamine Faced Chipboard) là loại ván gỗ dăm được
hoàn thiện bề mặt bằng cách phủ Melamine. Gỗ MFC được chế biến bằng cách khai
thác các cây gỗ ngắn ngày như keo, bạch đàn, cao su… rồi mang đi băm nhỏ thành các
dăm gỗ rồi sử dụng keo, ép tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, rồi
được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ, lớp này có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy
xước, chống thấm nước. Bề mặt tấm MFC có dạng một màu trơn, giả vân gỗ hoặc giả
kim loại rất đẹp mắt. (Phát, 2022)

Cốt gỗ MDF: MDF (Medium Density Fiberboard). Công nghệ và nguyên liệu sản
xuất MDF cũng giống như MFC. Tuy nhiên, gỗ sau khi khai thác sẽ được xay nhuyễn
thành sợi chứ không phải là dăm gỗ như MFC. Sau đó gia công ép lại thành tấm kích

22
thước tiêu chuẩn 1m2 x 2m4 với độ dày khác nhau từ 2,5 – 25 mm. Chính vậy nên MDF
có chất lượng tốt hơn ván dăm MFC. MDF có lõi là ván mịn. (Phát, 2022).

Cốt gỗ HDF: Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF được sản xuất từ bột
gỗ của các loại gỗ tự nhiên. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ
cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và
được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm, có độ dày từ
6mm – 24mm tùy theo yêu cầu. (Phát, 2022)

Các tấm ván HDF sau khi đã được xử lý bề mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền
cắt theo kích thước đã được thiết kế định hình, cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề
mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên
một lớp phủ trong suốt, giữ cho màu sắc và vân gỗ luôn ổn định, bảo vệ bề mặt. (Phát,
2022)

Gỗ plywood: Gỗ Plywood hay còn gọi là ván ép được ép từ những miếng gỗ thật
lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này có khả năng
chiu lực tốt hơn MDF và MFC. Dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp
rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm. (Phát, 2022)

Các loại bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến:

Bề mặt Melamine (MFC - Melamine Face Chipboard): Là bề mặt nhựa tổng hợp,
Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 zem (1zem= 0,1mm), được phủ lên cốt
gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm
gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Các tấm gỗ phủ Melamine –
MFC có các kích thước phổ thông là 1220mm x 2440mm hoặc 1830mm x 2440mm.
(Phát, 2022)
Bề mặt Laminate: Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như
Melamine, nhưng dày hơn Melamine nhiều. Độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng
loại (có thể phân biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông
thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7mm hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ
yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán, Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể
dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, tạo nên những đường cong mềm mại
duyên dáng. (Phát, 2022)

23
Bề mặt Veneer: Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm)
thành những lát dầy từ 0.3mm > 0.6mm. Rộng tuỳ theo loại gỗ trung bình khoản 180mm,
dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô. (Phát, 2022)
Bề mặt Vinyl: Một loại bề mặt nhựa tổng hợp đặc biệt được nhập khẩu từ Hàn
Quốc với kết cấu bao gồm PVC và lớp bao phủ có độ dày theo tiêu chuẩn:
0,12mm/0,18mm/0,2 mm. Bề mặt Vinyl được sử dụng để kết hợp cùng Laminate. (Phát,
2022)
1.5.2.3. So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong nội thất
• Về độ bền
Gỗ tự nhiên: Có đặc tính cứng, độ vững chắc cao và bền bỉ theo thời gian. Đặc biệt
là các loại gỗ quý hiếm như gỗ hương, gỗ gụ… Gỗ tự nhiên cũng rất bền với nước nếu
được tẩm sấy kỹ lưỡng. Do đó, thành phẩm là các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên có tuổi
thọ lên tới 20 năm nếu được sản xuất đúng kỹ thuật và trong quá trình sử dụng người
dùng biết cách vệ sinh bảo quản.
Gỗ công nghiệp: Do gỗ công nghiệp được sản xuất từ các loại gỗ vụn ép lại nên
có độ chắc trung bình và rất dễ thấm nước. Mặc dù, các sản phẩm nội thất từ gỗ công
nghiệp hiện nay được áp dụng những công nghệ sản xuất hiện đại nhưng vẫn rất dễ bị
ngấm nước, dẫn tới hư hỏng. Các sản phẩm này thường có tuổi thọ khoảng 10-12 năm
nếu được sản xuất và bảo quản kỹ lưỡng. (Vua Nệm, 2021)
• Về tính thẩm mỹ
Gỗ tự nhiên: Mang vẻ đẹp của tự nhiên với các vân gỗ là nét đặc trưng của mỗi
loại gỗ mà không có loại gỗ nào giống nhau. Với các sản phẩm từ gỗ tự nhiên, người
thợ có thể chế tác các hoạ tiết, hoa văn mang tính thẩm mỹ cao.
Gỗ công nghiệp: Do đặc điểm về cấu tạo, cấu trúc nên gỗ công nghiệp không thể
chế tạo ra các đường nét hoa văn tinh xảo giống như gỗ tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay
trình độ kỹ thuật phát triển, gỗ công nghiệp cũng được chế tạo với nhiều màu sắc và các
vân gỗ đa dạng giống như gỗ tự nhiên. (Vua Nệm, 2021)
• Về độ cong vênh:
Xét về độ cong vênh, co ngót thì gỗ tự nhiên rất dễ xảy ra hiện tượng này trong
trường hợp không được xử lý và tẩm sấy kĩ càng khi gặp thời tiết ẩm thấp thì gỗ rất dễ
bị co ngót. Sau một thời gian nếu không khắc phục kịp thời, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến

24
độ bền của sản phẩm. Còn với gỗ công nghiệp do được tạo ra từ các vụn gỗ và được nén
chặt lại với keo nên khó xảy ra hiện tượng cong vênh hay co ngót. (Vua Nệm, 2021)
• Về giá thành:
Gỗ tự nhiên trên thị trường ngày càng khan hiếm và các sản phẩm nhập khẩu từ
nước ngoài có chi phí cao nên các sản phẩm nội thất gỗ tự nhiên cũng có giá thành khá
đắt đỏ. Còn gỗ công nghiệp thì có thể sản xuất hàng loạt trong nước với chi phí nhân
công rẻ, không phải trải qua nhiều công đoạn xử lý sản xuất nên giá thành các sản phẩm
thường rẻ hơn rất nhiều so với gỗ tự nhiên. (Vua Nệm, 2021)
1.6. Đặc điểm mặt hàng nội thất gỗ trong xuất khẩu
Có một điều thuận lợi cho mặt hàng nội thất gỗ xuất khẩu đó là mặt hàng này
không cần phải kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu, điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm
được nhiều thời gian và chi phí. “Thông tư 40 xếp gỗ và sản phẩm gỗ vào diện phải
kiểm dịch thực vật, nhưng trong danh mục gỗ và các sản phẩm gỗ lại có rất nhiều mặt
hàng khác nhau. Hiện nay các nước yêu cầu kiểm dịch thực vật chỉ yêu cầu kiểm dịch
đối với gỗ cây, gỗ chưa bóc vỏ, chưa qua xử lí hoặc gỗ dăm. Riêng các sản phẩm gỗ đã
qua chế biến như ghế ngoài trời, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, ván ép nhân tạo... đều
không thuộc diện phải kiểm dịch thực vật.” (Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam, 2014)
Với hàng nội thất làm bằng gỗ công nghiệp (MCF, MDF, …), thủ tục xuất khẩu sẽ
như xuất khẩu hàng hóa thông thường được quy định theo thông tư 39/2018/TT- BTC.
Mặt hàng này không nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu.
Với hàng nội thất làm bằng gỗ tự nhiên: Phải xuất trình thêm bộ hồ sơ lâm sản hợp
pháp theo quy định tại Khoản 1 điều 17 thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT ngày
04/01/2012. Hồ sơ lâm sản gồm:
Nếu mua từ nhà máy chế biến gỗ trong nước: Cần nộp hóa đơn bán hàng theo quy
định của bộ tài chính và bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
Nếu mua từ người nông dân: Cần nộp bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương
như ủy ban nhân dân phường, xã.
Nếu nhập gỗ nguyên liệu từ nước ngoài: cần nộp tờ khai hải quan lúc nhập khẩu
gỗ nguyên liệu.

25
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN SUPER CARGO SERVICE ĐÀ NẴNG
2.1. Thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng
2.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng
2.1.1.1. Giới thiệu chung

Tên doanh nghiệp trong nước: CÔNG TY CỔ PHẦN SUPER CARGO


SERVICE ĐÀ NẴNG

Tên doanh nghiệp bằng tiếng Anh: SUPER CARGO SERVICE DA NANG JOINT
STOCK COMPANY

Tên viết tắt: SCS DANANG SCJ

Địa chỉ: Tầng 3 tòa nhà Thành Quân, 132-136 Lê Đình


Lý, Phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê,
Thành phố Đà Nẵng

Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuân

Email: info@supercargoservice.com

Website: www.supercargoservice.com

Mã số thuế: 0401911916

Ngành nghề kinh doanh chính: Cung cấp các loại dịch vụ giao nhận đường biển,
đường hàng không, vận chuyển nội địa, cho thuê
kho bãi, môi giới hải quan, làm hàng dự án, đại lý
hãng tàu…

Hình 2.1. Logo công ty SUPER CARGO SERVICE


26
2.1.1.2. Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi
Sứ mệnh:
- Cam kết làm hài lòng khách hàng với những giải pháp có giá trị
- Xây dựng và duy trì môi trường làm việc ý nghĩa và thăng tiến
- Đảm bảo sự đầu tư hiệu quả và ích lợi
- Có tính thần trách nhiệm với cộng đồng
Giá trị cốt lõi:
- Tôn trọng
- Tận tâm
- Thân thiện
- Xuất sắc
2.1.1.3. Lĩnh vực hoạt động
a. Vận tải đường biển và vận tải hàng không
Vận tải đường biển
Đây là dịch vụ cốt lõi của Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng, chuyên
cung cấp các dịch vụ giao nhận Vận tải đường biển quốc tế như: Dịch vụ giao hàng
nguyên container và hàng lẻ đến các cảng lớn trên thế giới; các dịch vụ đa phương thức
giao hàng tận nơi, bao gồm kho bãi, lắp ráp, phân phối và tập kết ra nước ngoài; hợp
đồng dịch vụ với các hãng vận chuyển lớn để được ưu đãi về không gian và giá cả.
Ngoài ra, SCS DAD còn có dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm; đóng gói và đóng
thùng; kho bãi và lưu trữ; dịch vụ khai thuê hải quan và dịch vụ chuyển phát trong dịch
vụ vận tải đường bộ nội địa. SCS DAD còn theo dõi và truy xuất các lô hàng vận tải
biển.
Vận tải hàng không
Công ty SCS DAD đàm phán và duy trì các thỏa thuận dài hạn với các hãng hàng
không hàng đầu để có thể cung cấp mức giá tốt nhất và các lợi ích dịch vụ gia tăng cho
khách hàng. Super Cargo Service Đà Nẵng chuyên cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng
không quốc tế như: dịch vụ vận chuyển tận nơi trong nước và trên toàn thế giới; khai
thuê hải quan và dịch vụ chuyển phát trong vận tải hàng không nội địa và vận tải đường
bộ nội địa; đóng gói. SCS DAD còn cung cấp dịch vụ giao hàng trực tiếp và gián tiếp
đến khách hàng; theo dõi và truy xuất lô hàng vận tải hàng không.

27
b. Vận chuyển nội địa

SCS DAD cung cấp các dịch vụ chuyển về vận tải nội địa và tập hợp các khách hàng
độc lập theo nhóm để cùng vận chuyển; dịch vụ tối ưu với mức giá tốt nhất. Hơn nữa,
SCS DAD còn đảm bảo các chủ hàng hay các doanh nghiệp lớn đều được sử dụng cùng
một mức cước phí.

c. Môi giới hải quan

Là một phần của dịch vụ giao hàng toàn diện của SCS DAD, cung cấp các loại dịch
vụ như: điền mẫu tờ khai hải quan; khai báo hải quan và áp dụng cùng mã số thuế; thực
hiện các thủ tục kiểm soát hàng hóa hoặc đăng ký kiểm soát hàng hóa bổ sung. Ngoài
ra, với các mặt hàng đặc thù, SCS DAD còn cung cấp dịch vụ kiểm dịch và hun trùng;
thực hiện các yêu cầu kiểm soát chất lượng đối với người mua hoặc người bán…

Đối với các mặt hàng nhập khẩu có đầy đủ các thủ tục hải quan SCS DAD sẽ phân
phối nhanh chóng theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư bởi đội ngũ nhân viên giàu kinh
nghiệm.

d. Hàng dự án

SCS DAD xử lý hầu hết các dự án vận tải đường bộ phức tạp. Tùy thuộc vào yêu
cầu, các dịch vụ có thể được mở rộng thêm các giải pháp liên phương thức như là: nâng
các hàng nặng và vận chuyển các lô hàng quá khổ; xây dựng, công nghiệp, hàng hải,
dầu khí; vận tải quốc tế, vận tải đường biển, hàng không và đường bộ. SCS DAD còn
làm các dự án như đóng gói, ghi nhãn, bảo mật và lưu trữ; giám sát hàng hóa trong quá
trình xếp và dở hàng; khảo sát trước các tuyến đường vận chuyển…

e. Vận chuyển xuyên biên giới

SCS DAD cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới từ Việt Nam sang
Campuchia, Trung Quốc, Lào và ngược lại. Bao gồm một số dịch vụ: Làm thủ tục hải
quan từ Việt Nam sang Campuchia, Trung Quốc, Lào và ngược lại; lấy hàng từ Việt
Nam vận chuyển đến Campuchia, Trung Quốc, Lào và ngược lại. Ngoài ra SCS DAD
còn vận chuyển hàng hóa từ Campuchia, Lào ra nước ngoài thông qua cửa khẩu Việt
Nam và ngược lại.

28
f. Kho bãi và phân phối

Cung cấp dịch vụ kho bãi và phân phối khắp Việt Nam và thế giới. Gồm những dịch
vụ như: kho lưu trữ dài hạn và ngắn hạn bao gồm các cơ sở ngoại quan; tập kết hàng
hóa; kiểm soát hàng tồn kho; xử lý đơn hàng; đặt hàng và đóng gói.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Super Cargo
Service Đà Nẵng
2.1.2.1. Giới thiệu về Công ty mẹ - Công ty Cổ phần Super Cargo Service
Super Cargo Service lần đầu được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm
2008. Với đội ngũ nhân viên đầy nhiệt huyết và nhiều kinh nghiệm, Super Cargo Service
nhanh chóng phát triển thành 7 chi nhánh trải dài cả nước: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng, Hà Tĩnh (Khu Công nghiệp Formosa), Huế, Đà Nẵng và Dung Quất (miền Trung
Việt Nam) và một văn phòng tại Cambodia.
Năm 2016, doanh nghiệp xuất sắc lọt Top 100 Thương hiệu Chất lượng cho Tương
lai Thế giới tại Việt Nam. Trong thời gian hoạt động, Super Cargo Service không ngừng
cải tiến dịch vụ để cung cấp cho khách hàng các dịch vụ toàn diện. Doanh nghiệp lần
lượt nhận được Giấy chứng nhận Khai báo Hải quan, giấy chứng nhận vận đơn đường
hàng không và được Ủy ban Hàng hải Liên Bang Hoa Kỳ (The Federal Maritime
Commission – FMC) chứng nhận là công ty kinh doanh trong lĩnh vực cước vận tải biển
(Non -Vessel Operating Common Carrier – NVOCC) hợp pháp đối với Hoa Kỳ. Năm
2019, Super Cargo Service được công nhận là công ty Forwarder Việt Nam xuất hàng
đi Mỹ nhiều nhất cả nước. Bên cạnh đó, công ty còn lọt top 10 NVOCC xuất hàng từ
Việt Nam đi Mỹ và top 150 NVOCC xuất hàng đi Mỹ trên thế giới.
2.1.2.2. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Super Cargo Service chi nhánh Đà Nẵng
Với những thành tựu lớn lao trên, năm 2018, công ty Cổ phần Super Cargo Service
Đà Nẵng được thành lập và tiếp tục kế thừa và phát triển những điểm mạnh từ Super
Cargo Service Group. Sau những năm hoạt động, hiện nay công ty đã có được mối quan
hệ tốt với nhiều đại lí trên khắp thế giới và các hãng tàu lớn như MAERSK, Orient
Overseas ContainerLine (OOCL), Ocean Network Express (ONE)… cũng như các hãng
máy bay nổi tiếng như China Airline, Japan Airline, Air France… để cung cấp cho khách
hàng những dịch vụ vận tải quốc tế tốt nhất, nhanh chóng nhất và tiết kiệm nhất nhưng
vẫn đảm bảo được độ an toàn cao cho hàng hóa của khách hàng. Cũng như Công ty mẹ,

29
Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng hoạt động trên phương châm đó chính
là “SAFE, SAVING AND SWIFT”.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức trong Công ty
Công ty có quy mô khá nhỏ với số lượng nhân viên hiện tại là 22 người, cơ cấu tổ
chức của SCS Đà Nẵng được xây dựng trên nguyên tắc phân công quản lý theo chức
năng công việc có mối liên hệ với nhau bao gồm bộ phận văn phòng – kế toán; bộ phận
chứng từ và bộ phận kinh doanh. Giám đốc Công ty trực tiếp giải quyết công việc của
các phòng chức năng thông qua các trưởng phòng phụ trách ban. Với cơ cấu trên, các
nhân viên có thể dễ dàng trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau, từ đó tạo ra cơ hội phát triển cho
cá nhân mỗi nhân viên.

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng
Nhân viên của Công ty được chia thành các phòng ban, mỗi phòng ban một chức
năng, người lao động làm việc trong từng phòng ban chức năng theo trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ. Sau đây là các phòng ban của Công ty và nhiệm vụ chủ yếu của mỗi
phòng ban đó.
 Giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, tổ chức và điều hành mọi hoạt động của
Công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh,
hoạch định chiến lược về công tác tài chính, kế toán, đầu tư phát triển, nhân sự, tiền
lương,.. và trực tiếp kí kết các hợp đồng ủy thác, hợp đồng giao nhận hàng hóa, hợp
đồng cước tàu biển, hợp đồng hàng không. Ngoài ra, giám đốc còn điều hành và phân

30
công nhiệm vụ cho các phòng ban; theo dõi kế hoạch làm hàng của từng lô hàng để đảm
bảo việc thực hiện hợp đồng đúng như nội dung, tiến độ làm hàng, hạn chế thấp nhất
những mất mát, hao hụt hàng hóa xảy ra cũng như kịp thời chỉ đạo giải quyết những
khiếu nại của khách hàng; kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn lao động, an
toàn hàng hóa trong quá trình giao nhận vận chuyển. Giám đốc chỉ đạo mọi hoạt động
chung mang tính chất chiến lược của toàn Công ty, đồng thời giao quyền cụ thể cho cấp
dưới. Như vậy, vừa đảm bảo nguyên tắc, vừa đảm bảo tinh thần tự chủ trong công việc,
tạo sự phối hợp trong hoạt động, hoàn thành mục tiêu của Công ty, đảm bảo đáp ứng
được nhu cầu của khách hàng mà vẫn tiết kiệm chi phí.
 Bộ phận văn phòng

- Phòng kế toán sẽ chịu trách nhiệm cho việc tính lương, thưởng, thu chi cho các
hoạt động liên quan đến lợi ích của nhân viên và Công ty; Lưu trữ chứng từ và hợp đồng
và lên báo cáo hàng tháng về tình hình sử dụng ngân sách của Công ty.

- Phòng nhân sự có nhiệm vụ tìm kiếm ứng viên tiềm năng cho Công ty, cùng với
Giám đốc và các bộ phận có liên quan phỏng vấn ứng viên đồng thời đánh giá kết quả
của nhân viên hiện tại liệu rằng họ có phù hợp với công việc hay không; cuối cùng lên
kế hoạch tổ chức các sự kiện quan trọng của Công ty.

 Bộ phận chứng từ:

Bộ phận chứng từ giải quyết công việc liên quan đến chứng từ xuất nhập khẩu
đồng thời chịu trách nhiệm theo dõi, làm việc thực tế tại hiện trường. Cụ thể:

- Phòng Docs và Cus tiếp nhận và xử lý các thủ tục pháp lý, chứng từ xuất nhập
khẩu; tiến hành khai báo hải quan trên hệ thống; làm tờ khai xuất nhập khẩu cho các lô
hàng. Nhân viên sẽ liên hệ với khách hàng để nhận chứng từ liên quan; tư vấn thủ tục
hải quan cho khách hàng sau khi nhân viên kinh doanh kí kết hợp đồng với khách hàng
và giải đáp thắc mắc của họ trong quá trình xử lú đơn hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
Ngoài ra, nhân viên Cus sẽ khai báo trên phần mềm khai báo hải quan; chuẩn bị bộ
chứng từ bắt buộc để thông quan đồng thời kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ chuyên
ngành liên quan đến hợp đồng.

- Phòng Operation hay còn gọi là phòng hiện trường làm việc trực tiếp với hải
quan để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; làm việc với cơ quan chuyên ngành để có

31
giấy tờ liên quan phục vụ cho việc xuất khẩu của khách hàng như làm các Certificate of
Original (C/O), kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giám định,
phân tích phân loại các sản phẩm… Nhân viên hiện trường còn làm việc với hãng tàu,
depot để lấy cont rỗng, phối hợp với các bộ phận liên quan để lên kế hoạch sắp xếp giao
nhận hàng; xử lý những vấn đề phát sinh khi hàng bị kiểm tra chuyên ngành hay bị dính
luồng đỏ, vàng; báo cáo tình trạng làm hàng,…

 Bộ phận kinh doanh

Cuối cùng là bộ phận kinh doanh gồm 2 phòng Kinh doanh và Làm giá (Pricing).
Nhân viên Kinh doanh phải nắm bắt tình hình thị trường, lên kế hoạch tiếp cận khách
hàng dựa trên những thế mạnh của Công ty; tư vấn và đưa ra giải pháp tối ưu cho khách
hàng để giảm thiểu rủi ro và chi phí trong quá trình giao nhận hàng hóa. Đồng hành
cùng phòng Sales là phòng Pricing với nhiệm vụ cập nhật giá cước. Bộ phận Pricing sẽ
làm việc trực tiếp với Sales của hàng tàu để lấy giá; thông tin về sự biến động giá cước
và tình trạng chỗ của tàu.

 Bộ phận FTL (Full Truck Load)

Đội xe hay bộ phận FTL có nhiệm vụ điều phối Bộ phận Operation thực hiện các
nghiệp vụ như giám sát quá trình đóng hàng, lấy cont rỗng, hạ container… Ngoài ra, bộ
phận FTL còn có nhiệm vụ cập nhật giá Trucking cho bộ phận kinh doanh; thực địa khi
SCS phải xử lý những lô hàng dự án. Đồng thời, bộ phận FTL còn phối hợp với các bộ
phận liên quan để thực hiện công việc hiệu quả.

2.2. Nguồn lực của Công ty


2.2.1. Nguồn nhân lực
Số lượng lao động trong Công ty tính đến ngày 31/12/2021 là 22 người, trong đó
nguồn nhân lực theo trình độ của các bộ phận trong năm 2021 được thể hiện trong bảng
2.1. Công ty Super Cargo Service Đà Nẵng luôn ý thức được nhân lực là yếu tố quyết
định thành công của Công ty. Chính sách nhân sự được Công ty xây dựng tuân thủ theo
quy định của pháp luật và ban hành phổ biến rộng rãi đến toàn bộ nhân viên để thực
hiện một cách thống nhất và liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động và phản ánh được
tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa, chiến lược của Công ty.
Bảng 2.1. Nguồn nhân lực tại công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng năm 2021

32
BỘ PHẬN SỐ GIỚI TÍNH TRÌNH ĐỘ
LƯỢNG NAM NỮ ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG

Giám đốc 1 1 1
Nhân sự 1 1 1
Kinh doanh 8 1 7 8
Chứng từ 2 2 2
Kế toán 3 3 2 1
OPS 3 2 1 2 1
FTL 3 1 2 2 1
Pricing 1 1 1
Tổng cộng 22 5 17 19 3
Tỷ lệ 100% 22,7% 77,3% 86,4% 13,6%
Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty SCS DAD

Trong 22 nhân viên đang làm việc tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà
Nẵng, tỷ lệ nhân viên có trình độ Đại học đạt đến 86,4% và tỷ lệ nhân viên có trình độ
Cao đẳng trở lên đạt 100%. Điều này cho thấy nguồn nhân lực của SCS DAD có trình
độ học vấn và chuyên môn cao. Ngoài ra, để tăng thêm kiến thức và chuyên môn cho
nhân viên, hằng năm SCS DAD còn cử nhân viên đi học các khóa học đào tạo về nghiệp
vụ.
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là dịch vụ bán cước
tàu biển và hàng không, trong năm 2021, bộ phận kinh doanh có tổng số 8 nhân viên, là
bộ phận đông đảo nhất Công ty. Các bộ phận khác có số lượng nhân viên khá đồng đều.
Tuy nhiên, có thể thấy bộ phận Pricing và bộ phận nhân sự chỉ có 1 nhân viên, điều này
khiến hiệu quả xử lý công việc còn chưa đủ nhanh và tốt, đặc biệt là trong các mùa cao
điểm.
Đảm bảo chất lượng trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ luôn là mối quan
tâm sâu sắc của SCS. Xuất phát từ đặc thù của ngành dịch vụ - sản phẩm phi vật chất
dẫn đến việc đánh giá chất lượng khá khó khăn, Công ty cũng có những chính sách nhằm
kiểm soát về chất lượng sản phẩm dịch vụ, cụ thể là thông qua việc xây dựng chính sách
tuyển dụng và phát triển nhân sự luôn gắn liền với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi
của Công ty. Ví dụ như trong công tác tuyển dụng đối với nhân viên Sale, các ứng viên
sẽ ứng tuyển qua 2 vòng nhằm đánh giá được tổng quan về thái độ, kỹ năng và kiến thức
của ứng viên. Vòng 1 – tìm hiểu chung, Công ty sẽ tìm hiểu chung về ứng viên, đồng
thời kiểm ra những kiến thức chuyên ngành liên quan đến Incoterm 2010 và các nghiệp

33
vụ giao nhận. Vòng 2 – tìm hiểu sâu, ứng viên sẽ được hỏi về định hướng nghề nghiệp,
phát triển bản thân cũng như thương lượng về các vấn đề lương, thưởng và các đãi ngộ
khác. Yêu cầu về ngôn ngữ thứ 2 – tiếng Anh là bắt buộc, ngoài ra việc thông thạo những
ngôn ngữ khác như tiếng Trung, Hàn, Nhật là một lợi thế.
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đối với một doanh nghiệp dịch vụ Logistics, Công ty không quá chú trọng vào
mặt bằng. Trụ sở chính của Công ty là một văn phòng nhỏ trên tầng 3 tòa nhà văn phòng
trên đường Lê Đình Lý. Với vị thế địa lý thuận lợi gần trung tâm thành phố và Sân bay
Đà Nẵng giúp Công ty dễ dàng tiếp đón khách hàng từ xa hoặc ban giám đốc. Không
gian làm việc tuy nhỏ nhưng đầy đủ chức năng. Khoảng cách giữa các bàn đảm bảo sự
riêng tư cho nhân viên đồng thời không bị hạn chế việc trao đổi công việc giữa nhân
viên với nhau.
Trang thiết bị và phần mềm vận hành được Công ty tập trung đầu tư. Về máy móc
và thiết bị như máy tính bàn, máy photo được bảo trì kỹ lưỡng hằng quý đặc biệt là máy
photo vì tần suất sử dụng cao. Máy in được sử dụng chủ yếu trong việc in các chứng từ
xuất nhập khẩu, chứng từ kế toán,… do đó yêu cầu mực in rõ nét và ít xảy ra lỗi. Về các
phần mềm CNTT, hiện tại SCS sử dụng các phần mềm kế toán, phần mềm khai báo hải
quan, các công cụ xử lý văn phòng như Excel, Outlook,… để xử lý công việc. Phương
tiện giao tiếp chính thức trong Công ty thông qua Outlook và phi chính thức thông qua
Zalo. Tương tự, nhân viên cũng sẽ dùng các kênh như Zalo, Wechat, Whatapps để trao
đổi công việc với khách hàng, sau đó sẽ xác nhận lại thông tin một cách chính thức
thông qua mai Outlook. Việc xác nhận qua mail Outlook là quy định bắt buộc của Công
ty nhằm minh bạch trong việc tính doanh thu, cập nhật dữ liệu, thông tin khách hàng
cho các phòng ban. Điều này giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh của khách
hàng, đảm bảo chất lượng dịch vụ, sự hài lòng đến từng khách hàng của doanh nghiệp.
2.3. Khách hàng và đối thủ cạnh tranh của Công ty
2.3.1. Khách hàng
Sau hơn 4 năm hoạt động (2018 - 2022), công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà
Nẵng đã hoạt động ổn định, hiệu quả và đạt được niềm tin của đông đảo khách hàng; từ
đó, gặt hái được nhiều thành tựu lớn và có được thu nhập ổn định hàng năm.
Công ty SCS DAD cung cấp dịch vụ cho 2 nhóm khách hàng sau:

34
- Nhóm 1 - Khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp có nhà
máy sản xuất với nhu cầu xuất khẩu sản phẩm hoặc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước
ngoài để phục vụ cho công việc sản xuất. Nhóm khách hàng này thường sử dụng hầu
hết các dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, như vận chuyển nội địa (trucking), vận
chuyển đường biển, làm thủ tục hải quan.
- Nhóm 2 - Khách hàng là các công ty NVOCC hoặc Forwarder. Đây là các doanh
nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực với công ty. Doanh nghiệp thường tìm đến Công ty
trong trường hợp tìm giá cước vận chuyển rẻ hoặc chỗ (space) trên tàu. Bởi lẽ, Công ty
có quan hệ khá tốt với hãng tàu do có đơn hàng đi với lượng hàng lớn, có nhiều ưu đãi
về giá cước và chỗ. Ngoài ra, đặc thù thị trường Mỹ, hàng hóa trước khi vào cảng Mỹ
phải khai báo hải quan điện tử AMS tuy nhiên không phải doanh nghiệp NVOCC hay
Forwarder nào cũng khai được. Do đó, SCS còn cung cấp dịch vụ thủ tục hải quan điện
tử AMS cho đối tượng khách hàng này.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nguồn hàng cố định, xuất và nhập khẩu theo
kế hoạch sản xuất, nếu công ty ký được hợp đồng vận chuyển với tệp khách hàng này,
công ty sẽ có doanh thu ổn định về lâu dài. Do đó, tại Công ty, nhóm khách hàng 1 có
số lượng nhiều hơn nhóm 2 và công ty luôn nỗ lực, thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến
đối tượng khách hàng này.
Khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng
chủ yếu là các công ty xuất nhập khẩu tại khu vực miền Trung như Đà Nẵng, Quảng
Nam, Huế,... Các khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của SCS DAD có thể kể
đến như: Công ty Dệt may Huế, Công ty Cổ phần Thủy Sản và Thương Mại Thuận
Phước, Công ty Cổ phần Frit Huế…
2.3.2. Đối thủ cạnh tranh của Công ty
Thị trường Logistics tại Việt Nam hiện tại có mức độ cạnh tranh cao. Hiện nay tại
thị trường Việt Nam đã có sự hiện diện của 25 trong 30 doanh nghiệp dịch vụ Logistics
hàng đầu thế giới và các doanh nghiệp này chiếm lĩnh đến khoảng 75% thị phần (Phạm,
2018). Vì thế, đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Super Cargo Service nói chung
là các doanh nghiệp trong nội bộ ngành Logistics, đặc biệt là các doanh nghiệp nước
ngoài có năng lực tài chính vững mạnh, kinh nghiệm quản trị lâu đời, kỹ thuật tiên tiến
với hệ thống kho bãi, trang thiết bị hiện đại và mạng lưới kinh doanh rộng luôn tạo ra
sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Một số doanh nghiệp
35
logistics hàng đầu Việt nam có thể kể đến như Gemadept, Indotrans, Transimex, TBS
Logistics, Sotrans, U&I Logistics, TBS Logistics, Vinalink Logistics, BK Logistics,
Vinafco,…
Thị trường Logistics ở Đà Nẵng hiện tại cũng đang phát triển rất nhanh chóng, vì
thế, ngoài những doanh nghiệp trên cả nước nói chung, các doanh nghiệp Logistics ở
Đà Nẵng cũng là đối thủ cạnh tranh của SCS DAD. Các công ty Logistics lâu đời, vững
mạnh tại Đà Nẵng với nhiều tiềm lực về kinh tế và cơ sở vật chất sẽ là đối thủ đáng gờm
với SCS DAD: Công ty Bee Logistics, Transimex, Glotrans Đà Nẵng, Vinatrans Đà
Nẵng,…
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.4.1. Tình hình hoạt động theo loại hình dịch vụ
a. Các loại hình dịch vụ của Công ty:
Trong 6 dịch vụ chính của Công ty gồm dịch vụ Giao nhận đường biển và đường
hàng không; Khai báo hải quan; Vận chuyển nội địa; Vận chuyển xuyên biên giới; Làm
hàng dự án và Dịch vụ cho thuê kho bãi thì dịch vụ giao nhận đường biển, giao nhận
đường hàng không và vận chuyển nội địa được Công ty tập trung chú trọng.
Về dịch vụ giao nhận đường biển và đường hàng không: Hiện tại Công ty đang
khai thác thế mạnh dịch vụ giao nhận đường biển của mình đối với các thị trường tuyến
Mỹ, Canada, Úc, Trung Đông. Ngoài ra, SCS DAD cũng đang mở rộng mối quan hệ
với các hãng tàu chuyên tuyến Nội Á và Châu Âu nhằm mục đích đa dạng hóa sản phẩm
dịch vụ và đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Dịch vụ giao nhận đường hàng
không là một dịch vụ mới do đó Công ty chưa thật sự có nhiều thế mạnh. Giao nhận
đường hàng không là một loại hình dịch vụ tiềm năng và mang lại nguồn lợi nhuận
tương đối hấp dẫn. SCS DAD dự tính sẽ tiến hành mở rộng quy mô loại hình dịch vụ
này trong thời gian tới nhằm khai thác thêm nhiều khách hàng cho SCS DAD.
Về dịch vụ vận chuyển nội địa: Công ty và các văn phòng đại diện tại Hải Phòng,
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng sở hữu tổng cộng 21 Trucks và 27 Trailer. Đây là
một thế mạnh của SCS và đây cũng là dịch vụ mà SCS sử dụng như một công cụ để giữ
khách hàng của mình.

b. Tình hình hoạt động theo loại hình dịch vụ trong những năm 2020 - 2021

Bảng 2.2. Doanh thu các dịch vụ của Công ty 2020 - 2021

36
Năm 2020 Năm 2021
Chỉ tiêu
Doanh thu Tỷ trọng Doanh thu Tỷ trọng
(triệu đồng) (%) (triệu đồng) (%)

Giao nhận 1490 45 3240 60

Vận chuyển nội địa 590 18 1350 25

Dịch vụ khác 1220 37 810 15

Tổng 3300 100 5400 100

Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty SCS DAD

Trong giai đoạn 2020 – 2021, dịch vụ giao nhận luôn chiếm tỷ trọng cao nhất với
45% (2020) và 60% (năm 2021) - đây cũng là dịch vụ chủ chốt và mang lại nguồn doanh
thu cao nhất, thấp nhất là các dịch vụ khác bao gồm dịch vụ khai báo hải quan, vận
chuyển xuyên biên giới,… chiếm 15% tổng doanh thu năm 2021 (bảng 2.2). Điều này
cho thấy Công ty vẫn đang gặp những thuận lợi trong ngành dịch vụ chính. Dịch vụ vận
chuyển nội địa chiếm tỷ trọng cao thứ hai 25%, đây cũng là nguồn thu lớn thứ hai trong
năm 2021 của Công ty. Trái ngược với năm 2020, vào năm 2021 các dịch vụ khác chiếm
tỷ trọng thấp nhất 15%. Qua cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ, một lần nữa khẳng
định, SCS đang có hướng đi đúng đắn, tập trung phát triển mảng dịch vụ chính và được
sự đón nhận tin tưởng từ phía khách hàng.

37
2.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu của Công ty qua các năm có sự biển đổi rõ rệt theo chiều hướng tích
cực (bảng 2.2). Đặc biệt năm 2021 với số doanh thu thuần là 5400 triệu đồng, tăng 2100
triệu đồng so với năm 2020, tăng 63,64%. Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịch Covid
– 19, doanh thu Công ty có sự sụt giảm so với năm 2019 nhưng khoảng chênh lệch chỉ
là 200 triệu đồng. Nhìn chung, Công ty luôn có mức lợi nhuận sau thuế hơn 500 triệu
đồng. Sự sụt giảm về doanh thu năm 2020, kéo theo sự sụt giảm về lợi nhuận sau thuế
còn 560 triệu đồng, giảm 40 triệu đồng so với năm 2019, giảm 6,67%.

Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty năm 2019 – 2021
(Đơn vị: Triệu đồng)

So sánh 2020/2019 So sánh 2021/2020


Năm Năm Năm
Danh mục
2019 2020 2021 Giá trị Giá trị
(%) (%)
(+/-) (+/-)

Doanh thu
3500 3300 5400 - 200 - 5,71 2100 63,64
thuần

Chi phí 2750 2600 3200 - 150 - 5,45 600 23,08

Lợi nhuận
750 700 2200 - 50 - 6,67 1500 214,29
trước thuế

Lợi nhuận
600 560 1760 - 40 - 6,67 1200 214,29
sau thuế

Nguồn: Phòng kế toán công ty SCS DAD

Bên cạnh tình hình khó khăn trong hoạt động kinh doanh cả về doanh thu và lợi
nhuận năm 2020 là sự bứt phát mạnh mẽ của năm 2021, làm cho năm 2021 trở thành
năm dẫn đầu về lợi nhuận. Năm 2021 đánh dấu mức lợi nhuận tăng vọt của SCS DAD
với 2200 triệu đồng lợi nhuận trước thuế và 1760 triệu đồng sau khi đã khấu trừ thuế.
Mức chênh lệch lợi nhuận sau thuế so với năm 2020 và 2019 lần lượt 1200 triệu đồng
và 1160 triệu đồng. Kết quả của sự tăng trưởng về lợi nhuận sau thuế là do nỗ lực làm
việc với công suất tối đa của toàn thể nhân viên cũng như cách lãnh đạo hiệu quả. Nhìn
chung, hoạt động kinh doanh trong ba năm của Công ty tương đối tốt. Tuy vậy, lợi nhuận
của SCS DAD vẫn khá khiêm tốn so với các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành nghề
ở Đà Nẵng.

38
CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NỘI
THẤT GỖ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN SUPER CARGO SERVICE ĐÀ
NẴNG
3.1. Khái quát về hoạt động giao nhận của Công ty
Trong những năm qua (2019-2021), hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu
của Công ty luôn phát triển và chiếm gần một nửa tỷ trọng trong tổng doanh thu của
Công ty. Trong đó, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu nguyên container đường
biển là hoạt động nổi trội nhất của công ty khi năm 2019 đạt hơn 23 tỷ đồng, chiếm hơn
26% tỷ trọng doanh thu. Trong các năm 2020 và 2021, doanh thu của ngành dịch vụ này
tăng lên đáng kể và chiếm lần lượt tỷ trọng là 45,6% và 42,1%. Sở dĩ, hoạt động này
phát triển như vậy là do nhu cầu của thị trường về xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao,
cung không đáp ứng được cầu nên Công ty đã nắm giữ được một vị thế trên thị trường.
Trong suốt những năm hoạt động, Công ty cũng tạo được mối quan hệ với các đối
tác lớn về xuất nhập khẩu như Café Trung Nguyên, Sam Sung, Vinamilk, Heneiken…
đem lại một nguồn doanh thu lớn. Công ty cũng khẳng định được vị thế của mình trong
ngành logistic nói chung và tại Việt Nam nói riêng khi liên tục đạt được các thành tựu
lớn về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Công ty đạt top 1 về forwarder địa phương
xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Mỹ, top 10 NVOCC về xuất khẩu hàng hóa từ
Việt Nam sang Mỹ và đạt được top 150 NVOCC trên thế giới về xuất khẩu hàng sang
Mỹ. Đây là những thành tựu cực kì nổi bật khẳng định bước phát triển vượt bật của
Công ty trong ngành này.
3.2. Thực trạng quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển
tại Công ty Super Cargo Service Đà Nẵng
3.2.1. Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công
ty Super Cargo Service Đà Nẵng

39
Hình 3.1. Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công
ty Super Cargo Service Đà Nẵng
3.2.1.1. Các chứng từ và bộ phận thực hiện quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ
xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng
Bảng 3.1. Các chứng từ và bộ phận thực hiện trong quy trình giao nhận hàng nội thất
gỗ xuất khẩu bằng đường biển tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng

Quy trình Chứng từ Bộ phận thực hiện


1. Tiếp nhận thông tin và
xử lý yêu cầu từ khách • Bộ phận Kinh doanh
hàng – Chào giá và • Bộ phận Pricing
Thương lượng
2. Xác nhận thông tin với
khách hàng – Lập hợp • Hợp đồng vận chuyển • Bộ phận Kinh doanh
đồng vận chuyển
3. Lấy Booking từ hãng
tàu và gửi Booking • Booking Notice • Bộ phận Chứng từ
Notice cho khách hàng
4. Hun trùng lô hàng • Hóa đơn Thương mại • Bộ phận chứng từ
• Phiếu đóng gói hàng hóa • Bộ phận hiện trường
40
• BL
5. Chuẩn bị chứng từ • Hóa đơn thương mại
khai hải quan
• Bảng kê chi tiết hàng hóa • Bộ phận Hiện trường
• Hợp đồng thương mại
6. Thông quan hàng xuất • Tờ khai hải quan hàng xuất
• Hóa đơn thương mại
• Bảng kê chi tiết hàng hóa
• Hợp đồng thương mại
• Bộ phận Hiện trường
• Chứng thư hun trùng
• Nội thất gỗ tự nhiên có thêm:
1. Hóa đơn đầu vào khi mua
nguyên liệu gỗ tự nhiên từ
nhà máy, 2. Bảng kê lâm sản
7. Phát hành vận đơn • SI
• VGM
• House Bill of Lading (HBL)
• Bộ phận Chứng từ
• Master Bill of Lading (MBL)
• Hóa đơn thương mại
• Phiếu đóng gói hàng hóa
8. Gửi chứng từ cho đại • HBL
lý nước ngoài • Bộ phận Chứng từ
• MBL
9. Theo dõi việc nhận • Bộ phận Chứng từ
hàng của khách hàng • Bộ phận Kinh doanh
10. Kiểm tra Debit Note • Debit Note từ hãng tàu • Bộ phận Chứng từ
từ hãng tàu và lập Debit
Note gửi khách hàng • Debit Note từ SCS DAD • Bộ phận Kinh doanh

11. Lập chứng từ Kế toán • HBL


& Lưu chứng từ • Bộ phận Kinh doanh
• MBL
• Bộ phận Chứng từ
• Giấy báo nợ, lệnh cấp
container rỗng, SI, VGM, xác • Bộ phận Kế toán
nhận của đại lý, xác nhận của
hãng tàu

3.2.1.2. Mô tả các bước trong quy trình


Bước 1: Tiếp nhận thông tin và xử lý yêu cầu từ khách hàng – Chào giá và
Thương lượng

41
Tại Công ty Super Cargo Service Đà Nẵng, nhân viên phòng kinh doanh sẽ liên hệ
với khách hàng là các Công ty nội thất gỗ hoặc các nhà máy nội thất gỗ… thông qua các
kênh giao tiếp như Facebook, Zalo, Linkedin, Email,… hoặc gặp mặt trực tiếp và sẽ tiếp
nhận các thông tin cần thiết từ khách hàng. Thông tin khách hàng sẽ do nhân viên kinh
doanh tự tìm kiếm hoặc do Công ty cung cấp. Sau khi biết được số lượng và khối lượng
hàng nội thất gỗ mà khách cần xuất khẩu, thời gian dự kiến xuất khẩu và cập bến…. thì
nhân viên kinh doanh sẽ tư vấn, thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ của Công ty.
Vì giá cước vận chuyển thường xuyên biến động theo từng ngày, từng giờ và những loại
hàng hoá khác nhau sẽ có phát sinh những chi phí khác nhau, nên phòng kinh doanh
phải tiếp nhận đầy đủ các thông tin từ khách hàng.
Nhân viên kinh doanh sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin sau:
- Thông tin nhà xuất khẩu: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế,
kho của nhà xuất khẩu cùng một số thông tin khác để làm thủ tục xuất khẩu; đăng
ký đặt chỗ tàu, các thủ tục khác (nếu có).
- Thông tin người nhập khẩu: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế.
- Đặc điểm lô hàng nội thất gỗ xuất khẩu gồm: loại nội thất gỗ (nội thất gỗ tự nhiên
hay nội thất gỗ công nghiệp), số lượng, quy cách đóng gói, thời gian đóng hàng,
địa điểm đóng hàng,... Căn cứ vào các thông tin trên mà nhân viên kinh doanh
của SCS DAD sẽ tư vấn cho khách hàng chọn loại container phù hợp với số lượng
và quy cách đóng gói của loại hàng để chọn đúng loại cotainer có không gian vừa
đủ với số lượng hàng hóa, nhằm giảm thiểu hóa chi phí cho khách hàng. Đồng
thời, tư vấn cho khách hàng về các quy định của nhà nước đối với việc xuất khẩu
hàng hóa. Ngoài ra, các thông tin còn được dùng để lập các chứng từ cần thiết
cho lô hàng xuất khẩu.
- Cảng đi và nơi đến: Là yếu quan trọng để lựa chọn tuyến đường đi cho hàng hóa,
quyết định giá cước vận chuyển.
- Hãng tàu: Nếu khách hàng yêu cầu hãng tàu mà họ chỉ định thì bộ phận kinh
doanh sẽ liên hệ đến hãng tàu được chỉ định để hỏi giá và báo giá cho khách hàng.
Nếu khách hàng không có chỉ định thì nhân viên kinh doanh sẽ tư vấn cho khách
hàng một số hãng tàu hay đại lý hãng tàu thân thiết của công ty để khách hàng
lựa chọn để khách hàng được hưởng giá cước với mức giá tốt nhất.
- Thời gian dự kiến xuất hàng và thời gian giao hàng.
42
- Thông tin về điều kiện giao hàng, phương thức giao hàng, giá trị lô hàng để lên
tờ khai xuất khẩu gửi thông tin đến bộ phận làm giá (Pricing).

Bộ phận làm giá sẽ liên hệ với các đại lý hoặc hãng tàu để kiểm tra giá cước, lịch
tàu, giá dịch vụ và làm báo giá dựa vào lợi nhuận mong muốn của công ty và gửi lại cho
bộ phận kinh doanh để bộ phận này gửi cho khách hàng. Sau khi có được bảng giá dịch
vụ, bộ phận kinh doanh sẽ gửi để chào giá với khách hàng và thương lượng để đi đến
những thoả thuận phù hợp. Trong những trường hợp khách hàng ngần ngại vì giá cước
của Công ty cao hơn so với giá cước mà khách hàng đang đi hoặc đang được chào, nhân
viên kinh doanh sẽ xin thông tin về hãng tàu mà khách hàng đang đi để liên hệ trực tiếp
với hãng tàu và xin giá tốt hơn cho khách hàng. Trong trường hợp này có thể khách hàng
sẽ cho thông tin hoặc không.

Trong trường hợp khách hàng chấp nhận báo giá thì khách sẽ gửi booking request
đến nhân viên kinh doanh để nhờ submit với hãng tàu. Booking request sẽ bao gồm đầy
đủ các thông tin cần được xác nhận liên quan đến hàng hóa như người gửi hàng, người
nhận hàng, tên cảng đi, tên cảng đến, tên hàng, trọng lượng, loại container, nơi đóng
hàng, nơi hạ bãi, ngày tàu chạy….
Trong quá trình chào giá và thương lượng, nếu không đạt được thỏa thuận thì giao
dịch sẽ kết thúc và có thể lưu thông tin khách hàng để chào giá vào lần sau.
Bước 2: Xác nhận thông tin với khách hàng – Lập hợp đồng vận chuyển
Sau quá trình Thương lượng, nếu khách hàng đồng ý sử dụng dịch vụ sẽ tiến hành
lập hợp đồng vận chuyển:
Sau khi thỏa thuận về các điều khoản và trình lên Giám đốc để thông qua, hợp
đồng được lập phải nêu rõ các điều kiện về nơi lấy hàng, nơi giao hàng; tên, loại hàng
hoá; số lượng, trọng lượng hàng hóa; cùng các loại phí như cước phí vận chuyển, phí
dịch vụ giao nhận, lệ phí hải quan, phí container, chi phí lưu kho, lưu bãi,...; các hình
thức và phương thức thanh toán; quyền lợi và trách nhiệm của các bên; các điều khoản
khiếu nại, tranh chấp cũng như hiệu lực hợp đồng.
Bước 3: Lấy Booking từ hãng tàu & Gửi Booking Notice cho khách hàng
Bộ phận chứng từ sẽ liên hệ với hãng tàu để lấy Booking giữ chỗ cho khách hàng.
Booking Confirmation sẽ có các thông tin như số Booking, tên tàu chuyên chở, cảng đi,
cảng đến, ngày khởi hành dự kiến (ETD),... và đặc biệt là số lượng và loại container mà

43
công ty giao nhận vận tải đặt chỗ với hãng tàu để phù hợp với số lượng và loại hàng hoá
của khách hàng. Bộ phận chứng từ phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trên Booking, đặc
biệt phải lưu ý đến các thông tin S/I cut off time, VGM cut off time để nộp S/I và VGM
đúng hạn.
Nhân viên bộ phận Chứng từ sẽ nhận Booking Notice (lệnh cấp container rỗng) –
như Phụ lục 1 từ hãng tàu và gửi cho khách hàng và các bộ phận liên quan dịch vụ thông
qua email. Nội dung của Booking Notice sẽ bao gồm những thông tin như: Số vé được
phát hành, tên tàu, người đại diện, số lượng container, loại container, cảng xếp hàng,
cảng chuyển tải, cảng dỡ hàng, nơi cấp cont, nơi hạ bãi, closing time…
Bước 4: Hun trùng lô hàng
Với mặt hàng nội thất gỗ xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải hun trùng lô
hàng theo quy định để có thể thông quan. Nếu khách hàng sử dụng dịch vụ hun trùng
của SCS DAD, công ty sẽ cử nhân viên đến cảng/ kho để hun trùng lô hàng. Nếu không,
khách hàng sẽ phải tự hun trùng hoặc thuê đơn vị khác để hun trùng cho lô hàng đó. Sau
khi hoàn thành việc hun trùng đạt chuẩn và chuẩn bị các chứng từ cần thiết như Hóa đơn
Thương mại, Phiếu đóng gói hàng hóa, Vận đơn – sẽ được cấp chứng thư hun trùng
(Certificate of Fumigation) cho lô hàng.
Bước 5: Chuẩn bị chứng từ khai hải quan
Khách hàng sau khi nhận được Booking Note thì sẽ chuẩn bị hàng kèm theo các
giấy tờ, chứng từ liên quan và gửi những chứng từ này thông qua mail hoặc fax cho bộ
phận Giao nhận hiện trường của công ty SCS DAD. Các chứng từ liên quan bao gồm
hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa và các chứng từ khác (nếu có) như thư
tín dụng, giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)… để thực
hiện bước thông quan hàng xuất.
Sau khi nhận được thông báo từ hãng tàu về số container thì Công ty sẽ cử nhân
viên hiện trường cầm booking đến văn phòng điều tiết và kiểm soát container ở Cảng
để đổi lấy lệnh cấp cont rỗng. Bộ phận điều tiết cảng sẽ đưa cho nhân viên hiện trường
Seal, packing list, vị trí cấp cont, lệnh cấp cont được nhân viên điều tiết cảng ký bàn
giao cont rỗng. Trong trường hợp khi đến lấy container rỗng và kiểm tra, nếu nhân viên
hiện trường của Công ty phát hiện container có những dấu hiệu bị hư hỏng hoặc không
đảm bảo điều kiện để đóng hàng thì sẽ báo về cho bộ phận chứng từ của Công ty. Sau

44
khi tiếp nhận thông tin của nhân viên hiện trường, bộ phận chứng từ sẽ liên hệ với đại
lý hãng tàu để yêu cầu đổi một container khác phù hợp với yêu cầu vận chuyển.
Bước 6: Thông quan hàng xuất
Bộ chứng từ để khai hải quan cho mặt hàng nội thất gỗ xuất khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan hàng xuất: 02 bản chính
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính
- Bảng kê chi tiết hàng hóa: 01 bản chính
- Hợp đồng thương mại: 01 bản chính
- Chứng nhận hun trùng: 01 bản chính
Nếu là nội thất gỗ tự nhiên, cần chuẩn bị thêm các chừng từ sau để làm thủ tục
thông quan:
- Hóa đơn đầu vào khi mua nguyên liệu gỗ tự nhiên từ nhà máy.
- Bảng kê lâm sản.
Hiện nay, thủ tục khai báo hải quan đã được đơn giản hóa nhờ phần mềm khai báo
hải quan ECUS VNACCS (phần mềm khai báo hải quan điện tử). Sau khi đưa hàng về
cảng, nhân viên hiện trường sẽ thực hiện khai báo hải quan điện tử để làm thủ tục thông
quan xuất khẩu cho lô hàng.
Đầu tiên, người khai sẽ mở phần mềm khai báo hải quan ECUS VNACCS có kết
nối điện tử với cơ quan hải quan. Sau đó vào thẻ “Hệ thống”, chọn mục số 2 (Chọn
doanh nghiệp xuất nhập khẩu) để chọn doanh nghiệp thực hiện khai báo hải quan.
Người khai sẽ điền đầy đủ các thông tin như: tên hàng: hàng nội thất gỗ, mã HS:
940350…, xuất xứ, lượng, đơn vị tính, đơn giá hóa đơn, trị giá hóa đơn. Còn đối với các
ô: Trị giá tính thuế, thuế suất xuất khẩu, tiền thuế xuất khẩu sau khi người khai truyền
dữ liệu đến cơ quan hải quan và phần mềm sẽ tự tính toán khi nhận được phản hồi từ cơ
quan hải quan. Khi đã tiến hành khai đầy đủ thông tin cho 3 phần: thông tin Container,
thông tin chung và danh sách hàng xong thì người khai sẽ chọn “in TK” để xuất file dữ
liệu Excel và kiểm tra lại các thông tin xem đã chính xác chưa. Nếu chính xác và đầy
đủ thì người khai sẽ một lần nữa sử dụng chữ ký số của doanh nghiệp truyền dữ liệu đến
cơ quan hải quan để nhận số tờ khai, kết quả phân luồng và các dữ liệu về thuế.
Tờ khai luồng xanh: Được miễn kiểm tra hồ sơ chứng từ giấy và hàng hoá thực tế.
Lô hàng sẽ được hải quan chấp nhận thông quan.

45
Tờ khai luồng vàng: Tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, nếu được yêu cầu sửa đổi,
bổ sung thì phải xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra.
Tờ khai luồng đỏ: Phải xuất trình hồ sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra, và tiến
hành kiểm hóa thực tế hàng hoá.
Bước 7: Phát hành vận đơn
Như đã trình bày ở bước 2, khi nhận được Booking Confirmation, bộ phận chứng
từ phải kiểm tra thật kỹ các thông tin trên Booking, đặc biệt phải lưu ý đến các thông tin
S/I cut off time, VGM cut off time để nộp S/I và VGM đúng hạn. Nhân viên bộ phận
chứng từ của Công ty sẽ liên hệ với khách hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp S/I và
VGM để lên chi tiết soạn thảo vận đơn. S/I và VGM phải được gửi trước thời hạn S/I
cut-off có trên Booking Confirmation. Nếu các chứng từ trên được gửi sau thời gian
này, khách hàng có thể bị phạt hoặc rớt hàng do SCS DAD/Hãng tàu không thể phát
hành B/L.
Nhân viên bộ phận chứng từ của SCS DAD sẽ phát hành một vận đơn nhà (House
Bill of Lading – HBL) được lập ra dựa trên tín dụng thư (L/C), Packing List,
Commercial Invoice, giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin- C/O), giấy bảo
hiểm mà khách hàng gửi cho Công ty sau khi hoàn tất các thủ tục thông quan. Khách
hàng tiến hành kiểm tra thông tin trên HBL và thông báo lại cho bộ phận chứng từ nếu
có gì sai sót hoặc không trùng khớp thông tin, việc phát hành HBL là để có bằng chứng
giao nhận hàng hoá giữa công ty SCS DAD và khách hàng. HBL được lập sau khi đã
thủ tục hải quan hoàn tất. Trong đó, tên Shipper là tên của nhà xuất khẩu và Consignee
là tên của nhà nhập khẩu.
Sau khi hàng hóa được chất lên tàu “Shipped on board” hoặc được nhận để chất
lên trên tàu “Received for shipment” thì đại lý hãng tàu sẽ phát hành MBL cho SCS
DAD. Quá trình phát hành MBL được diễn ra như sau:
- Căn cứ vào chi tiết HBL, làm chi tiết MBL gửi cho hãng tàu bằng email hoặc
trình trên mạng của hãng tàu tùy quy định của từng hãng tàu cụ thể.
- Căn cứ vào VGM của khách hàng, làm VGM với tên shipper: SCS DAD và gửi
cho hãng tàu bằng email hoặc trình trên mạng của hãng tàu tùy quy định của từng
hãng tàu cụ thể.
- Nhận MBL bằng fax hoặc email hãng tàu gửi qua.

46
- Kiểm tra MBL: kiểm tra kỹ các chi tiết trên MBL như tên, địa chỉ shipper – SCS
DAD, consignee – đại lý của SCS DAD ở nước ngoài, cảng đi, cảng đến, số kiện,
số kg, số CBM... đã trùng khớp với HBL chưa, loại cước (prepaid hay collect).
Bước 8: Gửi chứng từ cho Đại lý nước ngoài
Ở Phụ lục 3, trong trường hợp này đại lý của SCS DAD ở Mỹ: TRANSCON
SHIPPING CO, INC. 625 S.DOUGLAS STREET, SUITE 236, WILLOWBROOK, IL
60527.
Nhân viên chứng từ sẽ gửi MBL và HBL đến đại lý ở nước ngoài. Tùy một số
trường hợp cụ thể mà có thể gửi trong ngày tàu chạy hoặc sau ngày tàu chạy 1 ngày. Sau
mỗi cuối tháng, nhân viên chứng từ cần đưa hóa đơn hoặc giấy báo nợ của đại lý cho kế
toán để thanh toán bằng chuyển khoản.
Nhân viên chứng từ cũng cần xác nhận với Đại lý nước ngoài về việc nhận MBL
và HBL. Đồng thời, phải theo dõi hàng hóa có đến đúng như lịch không và hàng hóa có
gặp phải vấn đề gì không để phối hợp giải quyết.
Bước 9: Theo dõi việc nhận hàng của khách hàng
Nhân viên chứng từ sẽ cùng với nhân viên kinh doanh theo dõi hành trình của tàu
trên Website, Email từ hãng tàu và liên hệ với đại lý nước ngoài để kiểm soát tiến độ
nhận hàng của người nhận, để chắc chắn người nhận hàng nhận được hàng hoá đúng
thời gian, đủ số lượng và chất lượng.
Bước 10: Kiểm tra Debit Note từ hãng tàu và lập Debit Note gửi khách hàng
Bộ phận kinh doanh sẽ làm báo cáo thống kê các doanh thu và chi phí của lô hàng
để tính toán lợi nhuận cho từng lô hàng và gửi cho bộ phận chứng từ để kiểm tra. Bộ
phận chứng từ sẽ kiểm tra và làm Debit Note gửi cho khách hàng để thu tiền.
Debit Note sẽ có các thông tin về lô hàng như khối lượng, loại container, chuyến
tàu, số booking, số vận đơn,... và không thể thiếu là số tiền cần thu khách hàng. Sau khi
có Debit Note, bộ phận chứng từ sẽ gửi cho khách hàng để khách hàng kiểm tra thông
tin, nếu đã chính xác họ sẽ tiến hành thanh toán. Đồng thời, bộ phận chứng từ cũng sẽ
gửi thông tin cho bộ phận kế toán theo dõi việc thanh toán và công nợ. Sau khi khách
hàng thanh toán, bộ phận kế toán sẽ xuất hóa đơn và gửi cho khách hàng để xác nhận
thanh toán.
Bước 11: Lập chứng từ kế toán và Lưu bộ hồ sơ

47
Sau mỗi lô hàng, các chứng từ, hoá đơn của toàn bộ quá trình giao nhận hàng sẽ
được nhân viên chứng từ in ra một bản in và gửi cho bộ phận kế toán để lưu vào hồ sơ
nội bộ công ty và sử dụng khi cần thiết.
3.2.2. Đánh giá quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển
tại Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng
Như đã đề cập trong Cơ sở lý thuyết, chúng ta sẽ sử dụng mô hình của Dumas và
cộng sự (2013) để xem xét bốn khía cạnh: thời gian, chi phí, chất lượng và tính linh hoạt
của quy trình, từ đó đánh giá hiệu quả của quy trình giao nhận hàng nội thất xuất khẩu
tại công ty SCS DAD.
3.2.2.1. Thời gian
Thời gian thực hiện quy trình của doanh nghiệp vừa là yếu tố thể hiện lợi thế cạnh
tranh vừa là yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu suất của quy trình. Phân tích hiệu suất dựa
trên yếu tố thời gian có thể được thực hiện bằng cách xem xét thời gian thực hiện quy
trình và thời gian tạo ra kết quả của quy trình.
a. Điểm mạnh
- Đội ngũ nhân viên ở SCS DAD được chuyên môn hóa. Ở một số công ty, một bộ
phận có thể sẽ phải đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Tuy nhiên, tại công ty SCS
DAD, các bộ phận sẽ thực hiện các vai trò, chức năng riêng biệt, nhờ đó đảm bảo
công việc được thực hiện chính xác, hiệu quả hơn, quy trình được thực hiện theo
trình tự, logic đồng thời tiết kiệm được nhiều thời gian.
- Nguồn nhân lực của SCS DAD có trình độ chuyên môn cao (từ Cao đẳng trở lên)
và còn được ban lãnh đạo công ty tạo điều kiện cho tham gia các khóa học đào tạo
về nghiệp vụ nên có chuyên môn khá tốt, không mất nhiều thời gian để làm nhiệm
vụ của mình.
- File giá cước của SCS DAD luôn có sẵn và được cập nhật thường xuyên, giúp nhân
viên kinh doanh có thể báo giá ngay lập tức khi tiếp nhận được thông tin từ khách
hàng, không phải đợi check giá như các Công ty khác, giúp tiết kiệm được thời gian
cho cả nhân viên và khách hàng.
b. Điểm yếu
Quy mô của SCS DAD khá nhỏ, hiện nay, ngoài bộ phận kinh doanh với số lượng
nhân viên nhiều nhất ra thì các bộ phận khác đều có khá ít nhân viên. Việc công ty không

48
có nguồn nhân lực dồi dào sẽ khiến các quy trình mất thời gian để thực hiện hơn, khó
có thể cạnh tranh với các công ty có nguồn nhân lực lớn hơn.
3.2.2.2. Chi phí
Chi phí liên quan đến thời gian, thể hiện qua việc thời gian thực hiện quy trình
càng lâu sẽ càng làm tốn kém tiền bạc của doanh nghiệp. Chi phí cũng liên quan chặt
chẽ đến chất lượng và tính linh hoạt của quy trình vì nếu quy trình có chất lượng kém
có thể sẽ tác động tiêu cực đến chi phí. Tiêu chí chi phí được đo lường dựa trên:

- Chi phí chênh lệch giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra khi thực hiện quy trình.

- Chi phí thực hiện lại do xảy ra sai sót, hỏng hóc.

a. Điểm mạnh
- Công ty SCS DAD đang có hợp đồng với các hãng tàu: MSC, ZIM, ONE…
- Ngoài ra, theo số liệu, năm 2021, SCS DAD có khối lượng giao nhận hàng hóa
đường biển đạt đến 32,495 TEUS - là khách hàng lớn của nhiều hãng tàu. Nhờ vậy
mà Công ty nhận được nhiều ưu đãi về giá cước vận chuyển hơn các Công ty khác
cùng ngành, giúp công ty tiết kiệm chi phí trong hoạt động vận chuyển, đồng thời
mang lại giá cước rẻ hơn cho khách hàng - điều quan trọng quyết định Công ty có
thể cạnh tranh với các Công ty khác hay không.
- SCS DAD có đội ngũ nhân viên với trình độ chuyên môn cao, được đầu tư đào tạo
về kỹ năng nghiệp vụ nên ít xảy ra sai sót khi làm việc, nên Công ty thường ít bị
mất chi phí thực hiện lại.
b. Điểm yếu
Đôi khi nhân viên xảy ra sai sót trong việc kiểm tra chứng từ khai hải quan. Trong
trường hợp này, hồ sơ sẽ được gửi trả về Công ty để được chỉnh sửa, việc này sẽ làm
tăng chi phí lưu kho,…
3.2.2.3. Chất lượng
Chất lượng có thể được nhìn nhận từ bên ngoài hoặc bên trong. Trong khi chất
lượng bên ngoài cho biết cảm nhận của khách hàng về quá trình cung ứng dịch vụ của
công ty thì chất lượng bên trong là những gì mà các nhà quản lý của doanh nghiệp nhìn
nhận được trong quá trình thực hiện quy trình. Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố
quan trọng nhất khi đánh giá chất lượng từ bên ngoài, sự hài lòng này có thể là sự hài
lòng đối với kết quả hoặc đối với quy trình thực hiện tạo ra kết quả.

49
a. Điểm mạnh
- Là một doanh nghiệp cung ứng dịch vụ Logistics, yếu tố chất lượng sẽ là yếu tố
mà SCS DAD quan tâm nhất. Công ty luôn chú trọng công tác chăm sóc khách
hàng, quan tâm đến cảm nhận của khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch
vụ. SCS DAD luôn cố gắng củng cố phát triển các nguồn lực hướng đến cải thiện
sự thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài
ra, SCS DAD còn nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung ứng dịch vụ từ tác
phong và kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ nhân sự, xây dựng văn hóa doanh nghiệp
gắn liền với phát triển dịch vụ Công ty nhằm nâng cao uy tín, thương hiệu của
SCS trong và ngoài nước, từ đó gia tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.
- Đối với khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của Công ty, SCS DAD sẽ có
các chính sách ưu đãi về giá, về chỗ trên tàu để nuôi dưỡng lòng trung thành và
nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
- Văn hóa doanh nghiệp của SCS DAD khá tốt, nguồn nhân lực trẻ và năng động,
ban lãnh đạo gần gũi với nhân viên. Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên có các
hoạt động gắn kết nhân viên, vì thế nên nhân viên rất hài lòng về môi trường làm
việc thoải mái, không gò bó, cứng nhắc.
b. Điểm yếu

Ngoài bộ phận kinh doanh có nhiều nhân viên nhất thì các phòng ban khác nhân
viên đều khá ít, ví như phòng Pricing có 1 nhân viên, phòng Chứng từ và các phòng
khác chỉ có từ 2 – 3 nhân viên. Điều này có nghĩa các nhân viên sẽ đảm nhận một khối
lượng công việc lớn, gây áp lực cho nhân viên, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
công việc – từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của cả quy trình.

3.2.2.4. Tính linh hoạt


Tính linh hoạt là khả năng phản ứng của doanh nghiệp với những thay đổi, tình
huống bất ngờ có thể xảy ra. Sự linh hoạt này có thể được xác định cho phân đoạn hoạt
động riêng lẻ hoặc cho cả quy trình nói chung. Có một số loại tiêu chí được đưa ra để
đánh giá tính linh hoạt của quy trình như: linh hoạt về lực lượng lao động, linh hoạt
trong việc sửa đổi quy trình, linh hoạt về lượng hàng hóa…

50
a. Điểm mạnh:
- Nhân viên hiện trường của SCS DAD không cần phải đến văn phòng làm việc mà
được làm việc toàn thời gian ở Cảng, nên có thể linh hoạt xử lý tình huống khi
phát sinh sai sót trong các vấn đề hải quan hoặc các vấn đề về Container…
- Trong năm 2020 và 2021, khi dịch Covid-19 xảy đến bất ngờ, Công ty đã nhanh
chóng tạo một không gian làm việc chung trực tuyến (một folder chung của công
ty) để theo dõi toàn bộ quy trình làm việc của các nhân viên để làm việc trực tuyến
mà không cần phải đến văn phòng, giúp công việc không bị ngắt quãng và gián
đoạn.
b. Điểm yếu
Tuy nguồn nhân lực của SCS DAD có trình độ chuyên môn cao nhưng ngoài một
số ít nhân viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành thì hầu hết các nhân viên đều là
người trẻ, mới hoặc chỉ vừa tốt nghiệp được vài năm nên có ít kinh nghiệm trong việc
xử lý các tình huống phát sinh, trong các trường hợp này, nhân viên thường phải xin ý
kiến của ban lãnh đạo, điều này khiến nhân viên khó linh hoạt trong việc xử lý sự cố.

51
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN
HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG NỘI THẤT GỖ
XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SUPER CARGO SERVICE ĐÀ NẴNG
4.1. Kiến nghị liên quan đến yếu tố nhân viên
Như đã đề cập trong chương 2, tình hình nhân sự nói chung tại Công ty tương đối
tốt. Công ty đã xây dựng được đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn cao,
nhân viên có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Tuy nhiên, thông qua việc tìm hiểu
thực tế, tôi xin được đề xuất một số kiến nghị như sau:
4.1.1. Về công tác tuyển dụng
Super Cargo Service Đà Nẵng hiện đang có quy mô khá nhỏ với số lượng nhân
viên là 22 người, bộ phận đông đảo nhất là các nhân viên kinh doanh, các bộ phận khác
số lượng khá ít và đồng đều. Với nguồn nhân lực này, Công ty có thể vận hành khá ổn
trong mùa thấp điểm như hiện nay; nhưng sẽ tạo nhiều áp lực cho nhân viên khi vào
mùa cao điểm, khối lượng công việc lớn. Vì vậy, SCS DAD cần đầy mạnh công tác
tuyển dụng để bổ sung thêm nguồn nhân lực, vừa giảm được khối lượng công việc cho
các nhân viên, vừa tiết kiệm được thời gian thực hiện các quy trình.
Ngoài ra, tuy nhân viên của SCS DAD có trình độ chuyên môn cao nhưng hầu hết
là nhân viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm. Vậy nên, Công ty nên tiến hành tuyển thêm
các nhân viên có kinh nghiệm dày dặn hơn trong nghề, điều này sẽ giúp Công ty tốn ít
thời gian và nỗ lực hơn trong việc hướng dẫn và đào tạo nhân viên.
4.1.2. Đào tạo và định hướng
Đối với SCS nói chung và SCS DAD nói riêng, con người luôn là yếu tố quan
trọng quyết định đến chất lượng dịch vụ doanh nghiệp cung ứng. Nhân viên là câu nối
giữa doanh nghiệp và khách hàng, là yếu tố giữa khả năng cung ứng dịch vụ của doanh
nghiệp và sự thỏa mãn của khách hàng. Chính vì điều đó, Công ty chú trọng đến phát
triển nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn, giao tiếp tốt, có tinh thần và thái độ làm việc
nghiêm túc, chuyên nghiệp. Các chính sách phát triển nguồn nhân lực cần bao quát từ
công tác tuyển dụng, đào tạo đến những giải pháp tạo động lực và hoàn thiện văn hóa
Công ty.

52
Super Cargo Service Đà Nẵng hiện đang làm rất tốt trong việc đào tạo và định
hướng cho nhân viên. Tuy nhiên Công ty có thể đầu tư vào con người nhiều hơn nữa
thông qua các chương trình như đầu tư cho các khóa học ngoại ngữ thứ 2 (tiếng Trung,
Hàn, Nhật…); đặc biệt chú ý đến các lớp phổ biến pháp luật, tập quán quốc tế mới liên
quan đến ngoại thương và giao nhận.
Ngoài ra, một hình thức đào tạo rất được các doanh nghiệp nhỏ và vừa chú ý đến
đó là việc đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên (giao tiếp, thương lượng, quản lý thời
gian…). Các lớp học ngắn tại Công ty là cơ hội để mọi người đánh giá lại năng lực của
mình, tương tác tốt hơn với đồng nghiệp, với nhà quản trị và từ đó tự hoàn thiện và nâng
tầm bản thân. Việc đầu tư về học tập, nâng cao trình độ cho nhân viên cần thiết thực,
hiệu quả và quan trọng nhất là nhận được sự đồng hành và hưởng ứng tích cực của nhân
viên. Bên cạnh việc sử dụng nguồn lực bên ngoài, quan trọng và cần thiết là phát huy
nguồn lực từ bên trong. Những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng có thể chia sẻ rất tốt
trong nội bộ Công ty. Bên cạnh sự chia sẻ cá nhân giữa các nhân viên, Công ty cũng có
thể phát triển các giải pháp chính thức để lan truyền kiến thức, kinh nghiệm trong toàn
Công ty qua các cuộc họp, phổ biến thông tin, trao đổi kiến thức chuyên môn…
4.2. Kiến nghị liên quan đến văn phòng làm việc
Với đặc thù của ngành dịch vụ giao nhận vận tải, nhân viên và khách hàng phần
lớn trao đổi qua Internet, do đó hệ thống mạng, các máy móc liên quan cần được tập
trung đầu tư, nâng cấp. Cụ thể, Công ty nên nâng cấp hệ thống mạng internet tốc độ cao,
các phần mềm máy tính, máy photo, máy in, máy fax là những bước cơ bản nhưng quan
trọng. Công ty cũng cần khắc phục tình trạng lỗi kết nối, lỗi phần mềm, máy móc hư
hỏng để tránh làm gián đoạn và tạo ra những tình huống không mong muốn trong lúc
đang làm việc. Ngoài ra, việc thay mới các thiết bị máy móc: máy tính, máy photo đã
quá tuổi sử dụng để khắc phục tình trạng máy tính xử lý dữ liệu chậm, tránh phải mất
thời gian trong việc chờ đợi máy tính hoạt động cũng cần thiết không kém.
4.3. Kiến nghị liên quan đến vấn đề chăm sóc khách hàng
4.3.1. Đối với việc tiếp cận khách hàng mới
Tiếp cận các Công ty mới thành lập, tạo mối quan hệ, gây ấn tượng mới cùng sự
tin cậy cho họ và thể hiện sự mong muốn hợp tác làm ăn lâu dài. Sau đó đưa ra chính
sách giá hợp lý để có thể ký hợp đồng.

53
Các hãng tàu thường xuyên có nhiều khách hàng. Từ đó tiếp cận với nhiều hãng
tàu trong và ngoài nước khác nhau để tạo dựng mối quan hệ, mở rộng khách hàng, tìm
kiếm nhiều đối tác mới.
4.3.2. Đối với khách hàng đã sử dụng dịch vụ tại Công ty
Thường xuyên liên lạc với khách hàng (điện thoại hoặc gặp mặt trực tiếp) để duy
trì mối quan hệ cũng như hỗ trợ cập nhật thông tin cho khách hàng (thông tin về thị
trường, giá cước,…)
Lấy ý kiến đánh giá từ khách hàng hằng năm để biết được mức độ hài lòng của
khách hàng sau một thời gian sử dụng dịch vụ, từ đó có thể rút kinh nghiệm, khắc phục
được những hạn chế mà Công ty đang gặp phải. Khi có khách hàng khiếu nại, Công ty
phải có những phản hồi nhanh chóng, sẵn sàng cùng khách hàng giải quyết vấn đề.

54
KẾT LUẬN
Ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam thời gian qua đã vượt qua những thách thức lớn
do tác động của đại dịch Covid-19 và mang lại kết quả tăng trưởng ấn tượng. Vì vậy,
mặt hàng đồ nội thất gỗ đang là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo được Nhà
nước ta chú trọng và quan tâm.
Báo cáo thực tập với chuyên đề “Quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu
bằng đường biển tại công ty Super Cargo Service” đã trình bày một số nội dung về mặt
hàng nội thất gỗ như tổng quan lý thuyết định nghĩa và phân loại mặt hàng này, cũng
như phân tích quy trình giao nhận mặt hàng này tại công ty. Sau thời gian thực tập và
quan sát, em nhận thấy quy trình giao nhận hàng nội thất gỗ xuất khẩu bằng đường biển
ở Công ty đã đạt được nhiều điểm hoàn thiện. Tuy nhiên, quy trình này vẫn còn tồn tại
một số hạn chế do nhiều yếu tố khách quan cũng như chủ quan tác động. Với vai trò là
thực tập sinh, qua những gì quan sát được, em có đề xuất những giải pháp và kiến nghị
nhằm hoàn thiện quy trình này.
Tuy trải qua thời gian thực tập hạn chế về thời gian, nhưng với sự giúp đỡ của các
anh chị công ty và sự hướng dẫn của cô Lê Mỹ Linh, em đã học hỏi thêm được nhiều
kiến thức thực tiễn và hoàn thiện bài báo cáo của mình. Tuy nhiên bài báo cáo vẫn không
tránh khỏi những sự thiếu sót nhất định, em mong được sự nhận xét, đánh giá của thầy
cô và anh chị trong công ty để đề tài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa
em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Lê Mỹ Linh và các anh chị nhân
viên Công ty Cổ phần Super Cargo Service Đà Nẵng đã giúp em hoàn thành bài báo cáo
này.

55
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Tài liệu nội bộ của công ty SCS DAD: tài liệu về nhân lực, báo cáo tài chính,…

[2] Tạp chí Con số & Sự kiện (27/10/2021). Ngành đồ gỗ nội thất Việt Nam: Cơ hội và
thách thức. Từ: https://consosukien.vn/nganh-do-go-noi-that-viet-nam-co-hoi-
va-thach-thuc.html

[3] (2005). Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA
về dịch vụ giao nhận. In G. T. Châu, Giáo trình vận tải và giao nhận trong ngoại
thương (p.319).

[4] Đinh, D. (16/10/2022). Quy trình là gì? Đặc điểm và phân biệt quá trình và quy
trình?. Từ: https://luatduonggia.vn/quy-trinh-la-gi-dac-diem-va-phan-biet-qua-
trinh-va-quy-trinh/

[5] Tuyền (03/05/2018). Các bước thực hiện quy trình xuất khẩu (Đối với Fowarder).
Từ: https://www.winta.com.vn/branch/139/-cac-buoc-thuc-hien-quy-trinh-xuat-
khau-doi-voi-forwarder.html

[6] Lê, H (15/07/2022). Hợp đồng thương mại là gì? Đặc điểm của hợp đồng thương
mại. Từ: https://luatminhkhue.vn/hop-dong-thuong-mai-la-gi---khai-niem-
chung-ve-hop-dong-thuong-mai.aspx

[7] Lê, Á. (2022). Invoice là gì? Cách soạn Invoice - Hóa đơn thương mại như thế nào?.
Từ: https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/hoa-don-thuong-mai-commercial-
invoice.html

[8] SONGANHLOGS (14/07/2016). Quy định VGM là gì? xác nhận khối lượng
Container (Verified Gross Mass). Từ: https://songanhlogs.com/quy-dinh-vgm-
la-gi-xac-nhan-khoi-luong-container-verified-gross-mass.html

[9] VINALOGS (2014). Tờ khai hải quan trong Xuất nhập khẩu. Từ:
https://www.container-transportation.com/to-khai-hai-quan.html

[10] Lê, Á. (2022). SI (Shipping Instruction) trong xuất nhập khẩu là gì?. Từ:
https://nghiepvuxuatnhapkhau.com/si-shipping-instruction-trong-xuat-nhap-
khau-la-gi.html

viii
[11] Lê, Á. (2022). Packinglist là gì? Lập packing list cần chú ý những gì?. Từ:
https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/packinglist-la-gi-lap-packing-list-can-chu-y-
nhung-gi.html

[12] Hoang, V. (2022). Thiết bị nội thất là gì? Những thiết bị nội thất cần có trong nhà?
Từ: http://ecovuhoang.com/new/thiet-bi-noi-that-la-gi-nhung-thiet-bi-noi-that-
can-co-trong-nha.html

[13] King Décor (2022). Nội thất gỗ tự nhiên là gì? Và những điều cần biết về gỗ tự
nhiên. Từ: https://kingdecor.vn/noi-that-go-tu-nhien-la-gi-va-nhung-dieu-can-
biet-ve-go-tu-nhien/

[14] 1991 Design (2021). Nội thất gỗ tự nhiên và lý do tại sao được ưa chuộng khi thi
công thiết kế. Từ: https://www.1991design.vn/noi-that-go-tu-nhien-va-ly-do-tai-
sao-duoc-ua-chuong-khi-thi-cong-thiet-ke/

[15] VisunHome (2022). 8 loại gỗ tự nhiên thường dùng trong trang trí nội thất. Từ:
https://visunhome.com/go-thuong-dung-trong-noi-that.html

[16] Nội thất Hòa Phát (2022). Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp thường
dùng trong thiết kế nội thất. Từ: https://noithathoaphat.pro/blog/646-go-cong-
nghiep-la-gi-cac-loai-go-cong-nghiep-thuong-dung-trong-thiet-ke-noi-that.html

[17] Vua Nệm (2021). So sánh gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp trong nội thất – Loại nào
đáng để sử dụng hơn?. Từ: https://vuanem.com/blog/go-tu-nhien-va-go-cong-
nghiep.html

[18] Tổng Cục Lâm nghiệp Việt Nam (2014). Gỗ đã chế biến không phải kiểm dịch thực
vật. Từ: https://tongcuclamnghiep.gov.vn/LamNghiep/Index/go-da-che-bien-
khong-phai-kiem-dich-thuc-vat-1563

[19] CaseLaw (2022). Thông tin mã HS – Chương 94. Từ: https://caselaw.vn/ket-qua-


tra-cuu-ma-hs?chapters[]=94

[20] Luật thương mại. (2005). Từ: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-


mai/Luat-Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-2633.aspx

ix
[21] ISO 9001:2015. The Process Approach In ISO 9001:2015. Từ:
https://www.iso.org/files/live/sites/isoorg/files/archive/pdf/en/iso9001_2015_pr
ocess_approach.pdf
[22] Dumas, M. L. (2013). Fundamentals of Business Process Management. Từ
https://repository.dinus.ac.id/docs/ajar/Fundamentals_of_Business_Process_Ma
nagement_1.pdf

x
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BOOKING NOTICE

xi
PHỤ LỤC 2: PHIẾU HƯỚNG DẪN GỬI HÀNG – S/I

xii
PHỤ LỤC 3: VẬN ĐƠN CHỦ - MASTER BILL (MBL)

xiii

You might also like