You are on page 1of 42

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ

BÁO CÁO DỰ ÁN NHÓM VẬN HÀNH DỊCH VỤ LOGISTICS


NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI/ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG CÁT LÁI

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Hương Giang

Nhóm sinh viên thực hiện:


1. Lê Phương Anh - 221000445
2. Nguyễn Thanh Hằng - 221001834
3. Quách Thị Cẩm Nhung - 221000446
4. Nguyễn Thị Minh Trang - 221001879
5. Phạm Thị Xuân - 221000435

Hà Nội, tháng 10 – 2023


Mục lục
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN TẢI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA
DOANH NGHIỆP ................................................................................................................ 5
1.1. Khái niệm, vai trò và vị trí của vận tải ................................................................. 5
1.1.1. Khái niệm vận tải ...................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của vận tải ..................................................................................... 5
1.1.3. Vị trí của vận tải ........................................................................................ 6
1.2. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa .................................................... 7
1.3. Các thành phần tham gia vào vận chuyển hàng hóa ............................................. 7
1.4. Phân loại các loại hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa .......................................... 8
1.5. Quy trình vận chuyển hàng hóa .......................................................................... 10
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT DỘNG VẬN TẢI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA
TẠI DOANH NGHIỆP ...................................................................................................... 12
2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp ....................................................................... 12
2.1.1. Thông tin chung ...................................................................................... 12
2.1.2. Lịch sử ra đời, phát triển của doanh nghiệp ............................................ 12
2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh .............................................................................. 13
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ chính ................................................................. 13
2.1.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự ...................................................................... 14
2.1.6. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp ................................................. 15
2.2. Hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa tại cảng Cát Lái ................................. 17
2.2.1. Hình thức vận tải/ vận chuyển hàng hóa mà cảng Cát Lái triển khai ..... 18
2.2.2. Các thành phần tham gia vận chuyển hàng hóa, thiết bị phương tiện dùng
trong vận tải tại Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái. ....................................................... 18
2.2.3. Quy trình, các bước hoạt động vận tải hàng hóa tại Công ty Cổ phần cảng
Cát Lái ........................................................................................................................ 21
2.2.4. Chiến lược giá/ chi phí của DN vận tải/ vận chuyển hàng hóa ............... 25
2.3. Sơ đồ mô hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa của CTCP Cảng Cát Lái ............. 26
2.4. Phân tích hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa của CTCP Cảng Cát Lái..... 27
2.4.1. Vị trí của DN trong chuỗi cung ứng và sự tương thích giữa vị trí và hoạt
động vận tải/ vận chuyển mà DN triển khai .............................................................. 27
2.4.2. Đánh giá mức độ ưu tiên hình thức vận chuyển/ vận tải của CTCP Cảng
Cát Lái ........................................................................................................................ 29

1
2.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình vận chuyển ở Cảng Cát Lái: Dịch
vụ Depot ..................................................................................................................... 30
2.4.4. Các yếu tố nội tác và ngoại tác tác động đến hoạt động vận chuyển/ vận
tải của DN .................................................................................................................. 34
Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
VẬN TẢI CHO CTCP CẢNG CÁT LÁI .......................................................................... 36
3.1. Đánh giá mức độ hiệu quả, ưu nhược điểm, hạn chế, thành công của hoạt động
vận tải/ vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp ................................................................ 36
3.1.1. Điểm mạnh .............................................................................................. 36
3.1.2. Điểm yếu ................................................................................................. 37
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa
cho DN ................................................................................................................................ 37
3.2.1. Giải pháp về các yếu tố bên trong doanh nghiệp .................................... 37
3.2.2. Giải pháp về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.................................... 39
KÊT LUẬN................................................................................................................ 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40

2
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Phân loại các loại hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa .......................................... 10
Bảng 2.1: Thông tin về Công ty Cổ phần cảng Cát Lái ..................................................... 12
Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp KIDO từ năm 2020 đến năm 2022 .... 17
Bảng 2.3. Hệ thống trang thiết bị của CTCP Cảng Cát Lái ............................................... 20

DANH MỤC HÌNH


Hình 2.1: Depot, diện tích và sức chứa ở khu vực cảng Cát Lái ........................................ 31
Hình 2.2: Hệ thống depot của các đơn vị thành viên của Tân Cảng Sài Gòn .................... 32
Hình 2.3: Doanh thu và sản lượng xếp dỡ container .......................................................... 33

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia vận tải ............................................... 8
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Công ty CP Cảng Cát Lái Đại hội cổ đông ...... 14
Sơ đồ 2.2: Mô hình vận tải tại Công ty CP Cảng Cát Lái .................................................. 27

3
MỞ ĐẦU
Hoạt động tải và vận chuyển hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong kinh tế toàn
cầu, đó là lý do tại sao họ luôn là một vấn đề tài quan trọng và được nghiên cứu rộng rãi.
Vận chuyển hàng hóa không chỉ góp phần phát triển các ngành sản xuất và thương mại mà
còn là một mối liên kết quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế.
Với lợi thế địa lý, Việt Nam có đường biển kéo dài hơn 3.260 km và có vị trí chiến
lược nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, Việt Nam hội tụ nhiều điều kiện tự
nhiên thuận lợi để phát triển ngành kinh tế biển nói chung và ngành hàng hải nói riêng. Tuy
nhiên để có thể phát huy hết tầm quan trọng của ngành vận tải biển cũng như tận dụng tiềm
năng của ngành chúng ta cần phải có một phương pháp khai thác, một quy trình vận chuyển
hợp lý…nhằm rút ngắn thời gian chuyến đi cho tàu. Vì thế vấn đề cấp thiết cần quan tâm
hiện nay là cần phải có những biện pháp hợp lý để nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa quy
trình vận chuyển hàng hóa từ cảng tới cảng bằng đường biển nhằm rút ngắn thời gian vận
chuyển, đơn giản hóa quy trình thủ tục, góp phần vào việc mang lại nhiều giá trị hơn cho
sự phát triển của doanh nghiệp, qua đó đóng góp phần nào vào sự phát triển của ngành vận
tải cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta với các nước khác trong khu vực và
trên thế giới.

Công ty cổ phần Cảng Cát Lái là một trong những doanh nghiệp có sự quan tâm đến
vấn đề này và có một số thành công trong quá trình thực hiện. Tuy vậy nhưng hoạt động
vận tải của công ty vẫn còn nhiều hạn chế và sơ sót. Trong quá trình áp dụng vào hoạt động
thực tiễn của công ty cần phải có sự linh hoạt, nhạy bén với thị trường để rút ra các bài học
kinh nghiệm nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình hoạt động.

Bài tập lớn của nhóm sinh viên chúng em về đề tài “Báo cáo dự án nhóm vận hành
dịch vụ Logistics nghiên cứu hoạt động vận tải, vận chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần
Cảng Cát Lái” được triển khai với các nội dung sau:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về vận tải/ vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần
Cảng Cát Lái

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vận tải/ vận chuyển
hàng hóa tại Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái

4
Chương 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẬN TẢI
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò và vị trí của vận tải

1.1.1. Khái niệm vận tải


Vận tải (vận chuyển) là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm mục
đích thay đổi vị trí của hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác thông qua các phương
tiện vận tải. Vận chuyển thường xuyên liên quan đến những hoạt động chuyển giao được
thực hiện bởi con người hoặc tài sản với mục tiêu chính là kinh tế, thường để đạt được lợi
nhuận hoặc mục tiêu kinh tế khác.
Hoạt động vận tải được các nhà khoa học định nghĩa: Vận tải là hoạt động kinh tế
có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi
khác bằng các phương tiện vận tải. Vận tải hàng hóa còn được coi là sự di chuyển hàng hóa
trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu mua
bán, dự trữ trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh. Vận tải để cung ứng hàng hóa tới
khách hàng đúng thời gian và đúng địa điểm yêu cầu, đảm bảo tính an toàn của hàng hóa
với chi phí hợp lý nhất.

1.1.2. Vai trò của vận tải


Vận chuyển hàng hóa: Vai trò chính của vận tải trong Logistics chính là vận chuyển
hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm đích. Hoạt động vận tải sử dụng các phương tiện và
hệ thống để di chuyển hàng hóa như ô tô, máy bay, tàu thủy, và tàu hỏa. Quá trình vận
chuyển hàng hóa bao gồm lựa chọn phương tiện phù hợp, lập kế hoạch lịch trình, đặt lệnh
vận chuyển, và theo dõi quá trình di chuyển để đảm bảo tính an toàn và đúng thời gian của
hàng hóa.

Kết nối các môi trường: Vận tải trong Logistics nhận trách nhiệm kết nối các môi
trường khác nhau trong toàn chuỗi cung ứng. Nó đảm bảo sự liên kết giữa các nhà sản xuất,
nhà cung cấp, nhà kho, đại lý vận chuyển, và khách hàng cuối cùng. Vận tải cung cấp một
kênh giao thông để chuyển giao hàng hóa và các thông tin liên quan, tạo điều kiện cho quá
trình Logistics diễn ra một cách suôn sẻ và hợp lý.

Quản lý lưu trữ hàng hóa: Vận tải thường có mối liên quan đến việc quản lý và lưu
trữ hàng hóa trong quá trình Logistics. Điều này bao gồm việc lựa chọn phương tiện vận
chuyển phù hợp để bảo đảm vận chuyển hàng hóa an toàn. Ngoài ra, vận tải cũng tham gia
5
vào quản lý kho và lưu trữ hàng hóa trước và sau quá trình vận chuyển, đảm bảo rằng hàng
hóa được xử lý và bảo quản đúng cách.

Xử lý đơn hàng: Vận tải trong Logistics còn thực hiện việc xử lý đơn hàng. Điều này
bao gồm việc nhận đơn hàng từ khách hàng, xác nhận thông tin, xử lý và chuẩn bị hàng hóa
cho vận chuyển. Vận tải sẽ đảm bảo rằng đơn hàng được vận chuyển đúng thời gian và địa
điểm được yêu cầu, đồng thời chịu trách nhiệm giám sát quá trình vận chuyển để đảm bảo
sự hoàn thành đơn hàng hiệu quả và chính xác nhất.

Quản lý rủi ro: Vận tải trong Logistics đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý
và giảm thiểu rủi ro liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Vận tải thực hiện các biện pháp
bảo vệ và an ninh để đảm bảo rằng hàng hóa được bảo đảm an toàn trong quá trình vận
chuyển. Nó cũng đối mặt với các yếu tố rủi ro như thời tiết, tai nạn giao thông, trục trặc kỹ
thuật và các sự cố khác, và cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa và ứng phó để đối phó
với chúng.

Tối ưu hóa hiệu suất: Vận tải trong Logistics hướng tới tối ưu hóa hiệu suất của quá
trình vận chuyển hàng hóa. Điều này bao gồm việc tìm kiếm các tuyến đường vận chuyển
tối ưu, quản lý lịch trình vận chuyển, tối ưu hóa tải trọng và sử dụng tối đa phương tiện vận
chuyển. Mục tiêu là để đảm bảo vận chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, giảm thiểu thời
gian và chi phí vận chuyển, và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

Hỗ trợ khách hàng: Vận tải trong Logistics cung cấp dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách
hàng liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Nó cung cấp những thông tin về trạng thái đơn
hàng, giúp giải đáp thắc mắc và hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển.
Điều này đảm bảo sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng và tạo điều kiện cho một môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp tốt đẹp hơn.

1.1.3. Vị trí của vận tải


- Vận tải đóng góp cho sự phát triển và hoạt động của mọi ngành kinh tế. Để lưu thông
hàng hóa, tìm kiếm doanh thu thì ngành kinh tế bắt buộc phải có sự tham gia, luân
chuyển của vận tải.
- Vận tải thực hiện các mối liên hệ về kinh tế trong và ngoài nước: là một trong các
yếu tố hỗ trợ việc gắn kết “bề ngoài” với các quốc gia khác trên thế giới.
- Nhờ vào việc phát triển hệ thống giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn đã có
cơ hội để phát triển do vận tải là phương thức trao đổi và cung cấp dịch vụ và hàng
hóa cho các khu vực.
6
1.2. Đặc điểm của hoạt động vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hoá là sản phẩm dịch vụ nên khác biệt so với các sản phẩm vật chất
khác, vận chuyển hàng hoá có một số đặc điểm nổi bật như tính vô hình, tính không tách
rời, tính không ổn định và tính không lưu giữ được.

- Tính vô hình không thể thấy vì nó không hiện hữu trước khi mua nó và người sử
dụng dịch vụ vận chuyển hàng hoá sẽ không thể biết trước được rằng lô hàng đó có
được vận chuyển đúng theo lịch trình đã định, có đảm bảo an toàn và đúng nơi nhận
hay không mãi cho tới khi nhận được hàng.
- Tính không ổn định có thể do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan gây ra, những
yếu tố không thể kiểm soát được như giao thông, tình hình thời tiết, chất lượng
phương tiện hay ho bãi... sẽ gây tác động không nhỏ lên tính ổn định của dịch vụ
vận chuyển.
- Tính không lưu kho được vào thời gian cao điểm, vào thời kì này các đơn vị vận
chuyển cần phải huy động một nguồn lớn các phương tiện vận chuyển để có thể đáp
ứng được nhu cầu vận chuyển đảm bảo phục vụ. Và đến khi nhu cầu vận chuyển
xuống thấp hơn thì các đơn vị vận tải sẽ phải tốn các chi phí về bảo dưỡng, tu sửa,
khấu hao tài sản...
1.3. Các thành phần tham gia vào vận chuyển hàng hóa
Hoạt động vận chuyển hàng hóa là sự tham gia của các nhóm đối tượng sau: người
gửi, người nhận, các hãng vận tải và đại lý trung gian, cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng
công chúng và internet. Các nhóm đối tượng này có mối liên kết với nhau vô cùng chặt chẽ
thành một hệ thống thông qua hàng loạt các hoạt động có liên quan thường xuyên.
Người gửi và người nhận: người gửi là người có hàng bán và nhu cầu vận chuyển
hàng hóa đến địa điểm nhất định trong khoảng thời gian xác định. Người nhận là bên có
yêu cầu được vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm, đúng thời gian, đúng số lượng và
chất lượng với mức giá thỏa thuận như theo đơn đặt hàng đã ký kết với bên bán. Hai đối
tượng này có chung mối quan tâm tới việc vận chuyển hàng từ địa điểm đi tới địa điểm đến
trong khoảng thời gian và chi phí tối ưu nhất.
Hãng vận tải và đại lý vận tải: là đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ vận tải với
mong muốn tối đa hóa doanh thu cho việc vận chuyển trong khi giảm tối thiểu các chi phí
liên quan như chi phí nhân công, nhiên liệu hay phương tiện…Đại lý vận tải sẽ tận dụng
tính kinh tế nhờ quy mô và khoảng cách bằng việc hợp nhất các kiện hàng của nhiều gửi

7
vào một lần vận chuyển sau đó tối đa hóa không gian chứa hàng và tuyến đường vận chuyển,
đảm bảo giao hàng hóa đến nơi yêu cầu.
Các cơ quan quản lý nhà nước: luôn giám sát và kiểm soát sát sao các hoạt động
vận tải vì tầm quan trọng của dịch vụ vận tải với sự phát triển của kinh tế và xã hội.
Công chúng: không tham gia vào việc vận chuyển hàng hóa nhưng có khả năng tạo
nên dư luận xã hội và gây sức ép ảnh hưởng đến nhu cầu vận tải.
Internet: kết nối các đối tượng tham gia vận tải khác, giúp họ trao đổi thông tin và
tìm kiếm các cơ hội.

Công chúng

Các cơ quan
QLNN

Người gửi Hãng vận tải Người nhận


hàng và đại lý hàng

Internet

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia vận tải
Nguồn: Nguyễn Thành Hiếu – Quản trị chuỗi cung ứng, 2015

1.4. Phân loại các loại hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa

8
Phương Ưu điểm Nhược điểm
thức
Đường Chi phí cố định thấp (oto) Mất thêm thời gian, chi phí trả
bộ Chi phí biến đổi trung bình tại các trạm thu phí đường dài.
Tính cơ động và tính tiện lợi cao, có thể đến Tiềm ẩn nguy cơ như tắc đường,
mọi nơi, mọi chỗ, với lịch trình vận chuyển tai nạn giao thông.
linh hoạt => là phương thức vận chuyển nội Không vận chuyển được hàng
địa phổ biến, cung cấp dịch vụ đáng tin cậy, hóa cỡ lớn
nhanh chóng, an toàn, thích hợp với những lô Phụ thuộc vào yếu tố thời tiết.
hàng vừa và nhỏ, giá trị cao với cự li vận
chuyển trung bình và ngắn
Đường Chi phí biến đổi thấp Chi phí cố định cao (tàu, nhà ga,
sắt Giá cước tương đối thấp bến bãi)
Thường thích hợp hơn với các loại hàng có Kém linh hoạt, Tàu hoả chỉ có
trọng lượng lớn, khối lượng vận chuyển nhiều, thể cung cấp dịch vụ từ ga này
và cự li vận chuyển dài. tới ga kia (terminal -
Ví dụ các nguyên vật liệu như than, gỗ, hoá toterminal), chứ không thể đến
chất và hàng tiêu dùng giá trị thấp như giấy, một địa điểm bất kì (point-
gạo, thực phẩm và với khối lượng cả một toa topoint) theo yêu cầu của doanh
hàng nghiệp. Thường đi và đến theo
lịch trình cố định, tần suất khai
thác các chuyến không cao, tốc
độ chậm
Đường Tốc độ nhanh nhất và vận tốc vượt trội Chi phí cố định cao
hàng Tính an toàn hàng hóa tốt thích hợp với những Chi phí biến đổi cao
không mặt hàng dễ hư hỏng, gọn nhẹ, có giá trị lớn, Thủ tục kiểm tra hàng hóa,
nhất là khi có yêu cầu vận chuyển gấp gáp về chứng từ tương đối phức tạp
thời gian Mức độ tiếp cận thấp
Linh hoạt, cơ động cao có thể đáp ứng nhanh Khối lượng vận chuyển thường
chóng nhu cầu chuyên chở hàng hoá về thời bị hạn chế
gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số
lượt bay trên một tuyến đường

9
Đường Tổng chi phí thấp nhất (1/6 so với vận tải hàng Tốc độ chậm
thủy không; 1/3 so với đường sắt; 1/2 so với đường Chịu ảnh hưởng nhiều của thời
bộ) tiết và tuyến đường vận chuyển
Thích hợp với những mặt hàng cồng kềnh, lâu có hạn (phụ thuộc vào mạng
hỏng, giá trị thấp (vật liệu xây dựng, than đá lưới sông ngòi và bến bãi)
cao su) và hàng đổ rời (cà phê, gạo), trên các Tính linh hoạt không cao
tuyến đường trung bình và dài. Mức độ tiếp cận thấp
Đường Chi phí biến đổi thấp nhất Chi phí cố định rất cao
ống Chi phí vận hành không đáng kể. Là con Vận tốc trung bình khá chậm(5-
đường hữu hiệu và an toàn để vận chuyển chất 7km/h)
lỏng và khí hoá lỏng (xăng dầu, gas, hoá chất)
Khả năng vận chuyển liên tục 24/24, không
chịu ảnh hưởng của thời tiết

Bảng 1: Phân loại các loại hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa
1.5. Quy trình vận chuyển hàng hóa
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng

Khi người gửi có nhu cầu vận chuyển một đơn hàng, bưu phẩm hoặc bưu kiện nào
đó, họ sẽ liên hệ trực tiếp với công ty giao hàng toàn quốc. Ngay khi nhận được liên hệ từ
bạn, bên vận chuyển sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin chi tiết về đơn hàng. Sau khi hoàn
tất bước này, đơn vị vận chuyển sẽ xác nhận yêu cầu từ bạn.

Bước 2: Báo giá vận chuyển

Sau khi tiếp nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng, đội ngũ nhân viên của đơn vị
vận chuyển sẽ dựa trên thông tin được cung cấp như loại hàng, số lượng, địa chỉ cần chuyển
đến… để tính toán và báo giá vận chuyển cho khách.

Với những đơn hàng số lượng lớn và cần xác thực trực tiếp, bên vận chuyển có thể
cử người xuống tận nơi gửi hàng hoặc bạn có thể mang hàng đến bưu cục để đo đạc, tính
toán.

Bước 3: Vận chuyển hàng hóa đến địa chỉ nhận

10
Sau bước báo giá, khi cả hai bên đã thống nhất các điều khoản và đồng ý thực hiện
hoạt động vận chuyển thì các công ty vận tải sẽ tiến hành ký kết hợp đồng liên quan. Sau
đó, họ sẽ tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn hàng để tiến hành chuyển đến người nhận.

Trong suốt quá trình vận chuyển, hàng hóa sẽ được cập nhật trạng thái thường xuyên
trên hệ thống quản lý. Người gửi chỉ cần nhập mã vận đơn lên hệ thống là có thể biết được
đơn hàng của mình đang đi đến đâu và bao giờ người nhận nhận được hàng.
Bước 4: Thu phí dịch vụ vận chuyển

Hàng hóa sau khi được công ty giao nhận chuyển đến đúng địa chỉ của người nhận
và xác nhận hoàn thành quá trình giao hàng thì họ sẽ tiến hành thu phí dịch vụ.

11
Chương 2:
THỰC TRẠNG HOẠT DỘNG VẬN TẢI
VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI DOANH NGHIỆP
2.1 Khái quát chung về doanh nghiệp

2.1.1. Thông tin chung

Tên quốc tế CAT LAI PORT JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt CAT LAI PORT JSC

Mã số thuế 0305168938

Địa chỉ Đường Nguyễn Thị Định, Phường Cát Lái, Thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Người đại diện LÊ CHÍ ĐĂNG

Điện thoại 0837423499-08374

Ngày hoạt động 2007-08-27

Quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh

Loại hình DN Công ty cổ phần

Tình trạng Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Bảng 2.1: Thông tin về Công ty Cổ phần cảng Cát Lái

2.1.2. Lịch sử ra đời, phát triển của doanh nghiệp


Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa Công ty Đầu
tư và Xây dựng Thanh niên xung phong (CINCO), nay là Công ty TNHH MTV Dịch vụ
công ích TNXP và Công ty Tân Cảng Sài Gòn, nay là Công ty TNHH MTV Tổng công ty
Tân Cảng Sài Gòn.

Ngày 27/08/2007 Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
số 4103007643 để đầu tư xây dựng phát triển khu đất 6,2 ha và mặt nước tiếp giáp khu đất

12
mà Công ty Liên doanh Vitaico đã di dời thành cảng liên hoàn với khu cảng container hiện
hữu Tân Cảng Cát Lái của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn kết hợp kinh tế và phục vụ an
ninh - quốc phòng theo đúng định hướng quy hoạch cảng của Chính phủ và thành phố Hồ
Chí Minh.

- Giai đoạn 9/2007 đến hết tháng 12/2008 Công ty đã tiến hành các thủ tục xin giấy
chứng nhận đầu tư và đầu tư xây dựng từ khu đất, cầu cảng chuyên dùng của Công
ty Vitaico cũ, thành Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái.
- Ngày 30/05/2008 chính thức trở thành công ty đại chúng
- Ngày 07/01/2009 Cục Hàng hải Việt Nam cấp giấy phép chính thức đưa cầu cảng
vào hoạt động.
- Tháng 01/2013: Công ty hành lập phòng điều hành logistics.
- Tháng 03/2013: Công ty trở thành Công ty đại chúng quy mô lớn.
- Tháng 08/2018: Mua đất chuẩn bị xây dựng nhà văn phòng Công ty
Kể từ khi thành lập cho đến nay, Công ty cổ phần Cảng Cát Lái không ngừng phát triển
lớn mạnh. Giai đoạn từ khi thành lập đến cuối năm 2008, Công ty triển khai đầu tư xây
dựng toàn diện hệ thống cầu cảng, bến bãi, máy móc thiết bị hiện đại và đồng thời tuyển
dụng, đào tạo cán bộ - công nhân viên, hoàn thiện bộ máy tổ chức, chuẩn bị nguồn lực cho
chiến lược phát triển lâu dài.

2.1.3. Tầm nhìn và sứ mệnh


- Trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực kinh tế biển và dịch vụ logistics.
- Kết nối lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế biển, nâng tầm thương hiêu quốc gia,
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ chính


Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được thành lập ngày 27/08/2007 với chức năng và
nhiệm vụ chính là thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và khai thác cầu cảng chuyên dụng
xếp dỡ hàng container của Cảng Cát Lái tại phường Cát Lái, quận 2, TP Hồ Chí Minh.

13
2.1.5. Cơ cấu tổ chức và nhân sự

Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị

Ban giám đốc

Phòng Tổ chức Lao Phòng Tài chính và Kế Phòng Quản lý Đầu tư Phòng điều hành
động và Hành chính hoạch kinh doanh và QLCT Logistics

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức và nhân sự tại Công ty CP Cảng Cát Lái Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông( ĐHCĐ):
Đây là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty bao gồm tất cả các cổ đông có
quyền biểu quyết và họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ sẽ quyết định những vấn đề
được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính các
năm của Công ty và tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội
đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của
Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền
lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng
quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty thông qua Ban điều hành Công ty.
Ban kiểm soát

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và thành viên Ban
kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát chịu sự quản
lý trực tiếp của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài
14
chính của Công ty, giám sát việc tuân thủ chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quy trình,
quy chế nội bộ của Công ty, thẩm định Báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo Đại hội đồng
cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của Báo cáo tài chính của Công ty.

Ban giám đốc

Ban Giám đốc của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ tổ chức điều
hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những
chiến lược và kế hoạch đã được hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Ban
Giám đốc gồm có 02 thành viên, trong đó có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.

Các phòng chức năng

Phòng Tổ chức Lao động và Hành chính, Phòng Tài chính – Kế hoạch kinh doanh,
Phòng Quản lý Đầu tư và Quản lý công trình, Phòng Điều Hành Logistics: được tổ chức
chuyên môn hóa. Đứng đầu các Phòng là các Trưởng phòng có nhiệm vụ triển khai, tổ chức
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của Phòng dưới sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.

2.1.6. Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp


Theo bảng dữ liệu tài chính của Cảng Cát Lái từ năm 2020 đến năm 2022, có thể thấy rằng
doanh thu của công ty trong năm 2022 là 194,43 tỷ đồng tăng thêm 2,59 tỷ đồng so với năm 2021
và 4,88 tỷ đồng so với năm 2020. Như vậy, hoạt động của công ty vẫn uôn ở trong quỹ đạo ổn định
với mức doanh thu tăng qua các năm. Việc tăng doanh thu trong năm 2021 và 2022 chủ yếu là do
doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa tại cầu cảng.
Tổng tài sản của Cảng Cát Lái đã tăng 11,5% từ năm 2020 đến năm 2022, điều này cho thấy
sự phát triển tốt của công ty trong hoạt động kinh doanh. Tăng tổng tài sản tạo ra sức mua mạnh và
tương lai tốt hơn, cho phép Cảng Cát Lái đầu tư và phát triển mạnh hơn về cơ sở vật chất kĩ thật tại
cầu cảng.
Nợ phải trả của Cảng Cát Lái cũng đã tăng đáng kể trong cùng khoảng thời gian, có thể nói
Cảng Cát Lái đã vay nhiều hơn để đầu tư vào hoạt động kinh doanh tại cảng.
Giá vốn hàng bán của Cảng Cát Lái đã giảm 6,1% trong cùng khoảng thời gian, việc này có
thể chỉ ra rằng Cảng Cát Lái đã thành công trong việc cải thiện hiệu quả trong công việc quản lý chi
phí. Điều này bao gồm các giải pháp như tối ưu hóa quá trình sản xuất, cắt giảm các chi phí không
cần thiết hoặc hiệu quả hơn trong quản lý dự án và tài sản. Sự cải thiện này đã giúp công ty giảm chi
phí sản xuất và giao dịch, dẫn đến giảm giá bán hàng hóa. Ngoài ra giá vốn hàng bán cũng là yếu tố
chỉ ra rằng công ty đang sử dụng tài nguyên, nguồn lực một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian.
15
16
Năm
2020 2021 2022
Chỉ tiêu

Tài sản ngắn hạn 280,44 331,84 383,5

Tài sản dài hạn 367,54 346,7 320,49

Nợ phải trả 29,26 30,29 53,62

Vốn chủ sở hữu 618,72 648,25 650,37

Doanh thu 189,55 191,84 194,43

Giá vốn hàng bán 84,61 88,57 71,22

Lợi nhuận sau thuế 116,74 127,87 130

Tổng tài sản 647,98 678,55 703,99

Bảng 2.2: Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp KIDO từ năm 2020 đến năm 2022
(đơn vị: tỷ đồng)
Lợi nhuận sau thuế của Cảng Cát Lái đã tăng 7,8% từ năm 2020 đến năm 2022 cho thấy
Cảng Cát Lái vẫn có khả năng sinh lời trong bối cảnh khó khăn có thể hiện thực hóa khả năng của
công ty thích nghi và đối phó với môi trường kinh doanh biến đổi đặc biệt trong đại dịch COVID
- 19. Tính tăng lợi nhuận khẳng định rằng công ty đã thực hiện các giải pháp cần thiết để tăng cường
khả năng sinh lời trong điều kiện khó khăn, bao gồm cả công việc quản lý chi phí và tối ưu hóa hoạt
động.
Như vậy, có thể thấy tình hình kinh doanh của Cảng Cát Lái những năm gần đây là khá ổn
định và hiệu quả, dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ môi trường kinh doanh và cạnh tranh, Cảng
Cát Lái vẫn giữ được vai trò là một trong những cơ sở hạ tầng giao thông biển quan trọng nhất của
Việt Nam, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế và thương mại của đất nước.
2.2. Hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa tại cảng Cát Lái

17
2.2.1. Hình thức vận tải/ vận chuyển hàng hóa mà cảng Cát Lái triển khai
Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái được xây dựng trên khu đất rộng 6,2ha với quy mô
216m cầu cảng nhận dịch vụ vận chuyển trong nước các loại hàng hóa, tài liệu... mà không
bị giới hạn về kích thước cũng như trọng lượng. Hơn thế nữa, công ty cũng nhận những
dịch vụ vận chuyển quốc tế khi liên kết với các đơn vị vận chuyển khác nhằm mục đích mở
rộng hoạt động vận tải tại khu vực nước ngoài. Để có thể hoạt động được như vậy Công ty
cổ phần Cảng Cát Lái đã sử dụng mô hình vận tải đa phương thức vào quá trình chuyên chở
hàng hóa.

Vận tải đa phương thức (Multimodal Transport) quốc tế là một phương pháp vận tải
trong đó hàng hóa được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau,
trên cơ sở một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm
về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng ở nước này đến
một địa điểm giao hàng ở nước khác.

Đặc điểm của vận tải đa phương thức so với các phương thức vận tải truyền thống như
sau:

- Có ít nhất 2 phương thức vận tải tham gia;


- Trong suốt hành trình chỉ sử dụng một chứng từ duy nhất là chứng từ vận tải đa
phương thức (Multimodal Transport Document);
- Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO- Multimodal Transport Operator)
phải chịu trách nghiệm về hàng hóa kể từ khi nhận hàng để chở tại nơi đi cho đến
khi đã giao xong hàng cho người nhận ở nơi đến;
- Nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau
Quy mô của vận tải đa phương thức không chỉ gói gọn trong một nước mà mở rộng và
kết nối trên phạm vi toàn cầu.

Tại Công ty cổ phần Cảng Cát Lái, là sự kết hợp giữa các hình thức: vận tải đường ô tô/
vận tải thủy nội địa – vận tải biển.

2.2.2. Các thành phần tham gia vận chuyển hàng hóa, thiết bị phương tiện dùng
trong vận tải tại Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái.
Cảng Cát Lái là một trạm giao nhận hàng hóa quan trọng tại TP. Hồ Chí Minh, nơi
hàng hóa được thu gom, xếp dỡ và quản lý trước khi được vận chuyển đến điểm đích.

18
Trang thiết bị phương tiện được dùng trong quá trình vận tải của Công ty cổ phần
Cảng Cát Lái vô vùng hiện đại với quy mô hết sức hoành tráng có thể kể đến là hệ thống
2.040m cầu tàu gồm 9 bến đón tàu và 1 bến sà lan giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, trung
chuyển hàng hóa ra vào cảng biển nhanh chóng và hiệu quả.
Các loại tàu biển là các phương tiện chính dùng để vận chuyển hàng hóa qua biển.
Các tàu biển có thể có kích thước và loại hình khác nhau, từ tàu chở container đến tàu hỏa,
tàu chở dầu, v.v.
Theo hình thức vận chuyển container bằng đường thủy thì theo ước tính, 6 chiếc sà
lan tự hành với tải trọng 54 TEU tương đương với hàng trăm chuyến container di chuyển
trên đường bộ và từ đó giảm áp lực lên hệ thống giao thông và giảm thiểu tai nạn.
Thêm nữa, tại cảng Cát Lái có hệ thống cần cẩu đa dạng, hiện đại từ cẩu giàn di động,
cẩu bờ cố định, cẩu nổi và cẩu khung với nhiều loại tải trọng nâng cùng bán kính nâng hạ
đa dạng, trong đó sức nâng tối đa là 100 tấn cùng hàng chục chiếc xe nâng lớn nhỏ và xe
nâng rỗng đáp ứng nhu cầu ngày cảng tăng, phục vụ việc nâng hạ, di chuyển, sắp xếp hàng
hóa, container từ tàu thuyền lên kho bãi hay từ kho bãi lên xe tải và ngược lại.
Xe tải và xe chuyên dụng: Để vận chuyển hàng hóa từ cảng đến đích hoặc ngược lại,
công ty sử dụng một loạt các xe tải và xe chuyên dụng, bao gồm xe container, xe tải chở
hàng lẻ, xe chở dầu…Container là một phần quan trọng trong vận chuyển hàng hóa. Để
phục vụ cho hình thức vận tải bằng đường ô tô thì Công ty cổ phần cảng Cát Lái đã trang
bị tới 140 chiếc xe đầu kéo để chuyên chở hàng hóa với số lượng lớn hoặc kích thước cồng
kềnh đa dạng đủ loại hàng hóa từ nguyên vật liệu xây dựng, hàng nông sản hay sản phẩm
công nghiệp, cần di chuyển với quãng đường dài như Hồ Chí Minh- Hà Nội.
Để di chuyển và xếp dỡ hàng hóa, công ty sử dụng các thiết bị nâng hạ như cần cẩu
biển, xe nâng container, cần =trục, v.v. Ngoài ra còn có nhiều trang thiết bị vận tải hiện đại
khác.

19
Tải trọng/ Sức
Trang thiết bị Biểu tượng Số lượng
nâng/ Chiều dài

Bến tàu 1617m 9

Bến sà lan 423m 1

Bến phao 3

Cầu giàn di động 15

Cầu bờ 36-40T 20

Cầu nổi 50-100T 3

Cầu khung RTG 6+1 40T 26

Xe nâng hàng 42-45T 22

Xe nâng nhỏ 42T 2

Xe nâng rỗng 12

Xe đầu kéo 140

Tàu lai 7

Sà lan tự hành 54 TEU 6

Xáng cạp 1

Xe cẩu bánh lốp 2

Bảng 2.3. Hệ thống trang thiết bị của CTCP Cảng Cát Lái
20
2.2.3. Quy trình, các bước hoạt động vận tải hàng hóa tại Công ty Cổ phần cảng
Cát Lái
Trước hết, Depot được biết đến là một nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ như: lưu kho
bãi, kho CFS, kho ngoại quan và bãi chữa container…Từ chính những dịch vụ hỗ trợ này
sẽ làm tăng khả năng lưu thông hàng hóa của cảng biển, đồng thời cũng sẽ kéo khả năng
vận chuyển container từ cảng và nội địa cũng tăng theo.

2.2.3.1. Quy trình, các bước hoạt động vận tải hàng hóa chung
Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái thực hiện một quy trình phức tạp và đa dạng để vận
chuyển và vận chuyển hàng hóa từ nguồn gốc đến điểm đến. Quy trình này bao gồm hàng
loạt bước và hoạt động quan trọng, mỗi bước khép kín góp ý vào công việc đảm bảo an
toàn, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thu thập tiếp nhận hàng hóa: Quy trình bắt đầu bằng cách thu thập hàng hóa từ
nguồn cung cấp hoặc khách hàng. Cảng Cát Lái phải xác định số lượng, loại hình và đặc
điểm của hàng hóa để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi. Nó cũng bao gồm việc tiếp tục
nhận hàng hóa tại một số điểm tiếp theo khác.
Lập kế hoạch và định tuyến vận chuyển: Công ty xác định cách tối ưu hóa vận chuyển
hàng hóa dựa trên nhiều yếu tố như loại hàng hóa, khoảng cách, thời gian để từ đó đưa ra
phương pháp đường bộ, đường biển hoặc đường hàng không phù hợp nhằm đảm bảo rằng
hàng hóa được chuyển giao đúng thời hạn và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng.
Lập trình hóa đơn và thủ tục tài chính: Tại đây các nhân viên tại Cảng Cát Lái phải
xử lý các tài khoản chính liên tục liên quan đến việc lập hóa đơn cho dịch vụ chuyển tiếp.
Quá trình này bao gồm cơ sở xác định giá cả, thu phí chi tiết và quản lý một lượng tài liệu
liên kết đến các giao dịch thanh toán.
Vận chuyển hàng hóa: Ở bước này sẽ thực hiện theo quy trình đã được xây dựng từ
trước chuyển đổi đa dạng và linh hoạt để đảm bảo rằng hàng hóa của khách hàng được
chuyển giao một cách an toàn và hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm đích. Điều này bao
gồm việc sử dụng một hàng loạt các phương tiện vận chuyển, từ xe tải đường bộ, tàu biển,
máy bay đến các phương tiện đặc biệt tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của khách hàng và tính
chất của hàng hóa.
Quản lý kho và lưu trữ: Công việc này là một phần quan trọng trong quá trình vận
hành và nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và chăm sóc đặc biệt. Mục tiêu của công việc này là đảm bảo
rằng hàng hóa được quản lý và bảo vệ đúng cách, tránh hư hỏng và mất mát trong suốt quá

21
trình lưu trữ và công ty Cảng Cát Lái luôn cam kết đảm bảo rằng hàng hóa của khách hàng
được quản lý và bảo vệ một cách an toàn và chuyên nghiệp nhất.
Phân phối hàng hóa đến điểm đích: Sau khi đến nơi, người phụ trách sẽ phải thực
hiện công việc phân phối hàng hóa đến khách hàng cuối cùng. Điều này có thể bao gồm
việc sắp xếp và giao hàng tới các địa điểm khác nhau.
Quản lý hoạt động và theo dõi: Công ty tiến hành một công việc quản lý tỉ mỉ và
theo dõi kỹ thuật lưỡng để đảm bảo rằng quá trình vận động diễn ra an toàn và đúng hẹn.
Điều này bao gồm việc quản lý mọi khía cạnh của quá trình chuyển đổi hàng hóa và theo
dõi quá trình vận chuyển từ đầu đến cuối.
Trên là các khâu thực hiện trong quá trình vận tải, vận chuyển hàng hóa tại Công ty
Cổ phần Cảng Cát Lái, thực tế thì quy trình này có thể thay đổi tùy chọn theo loại hàng hóa,
mục tiêu và yêu cầu của khách hàng từ đó đưa ra những kế hoạch cụ thể cho từng đơn hàng
nhằm đạt được sự phù hợp tối ưu.

2.2.3.2. Một số quy trình, các bước hoạt động vận tải hàng hóa tại Công ty Cổ
phần Cảng Cát Lái.
a) Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ đang đã đang và sẽ là ngành mũi nhọn cùng phát
triển với nền kinh tế thị trường hội nhập. Đây được xem là hình thức vận tải phổ biến và
chiếm tỉ trọng cao trong ngành vận tải nước ta. Tại Công ty cổ phần Cảng Cát Lái thì vận
chuyển bằng đường ô tô sẽ hỗ trợ và kết hợp với vận tải đường thủy nội địa và vận tải biển
để vận chuyển hàng hóa từ cảng vào đến nội địa và từ trung tâm lưu trữ, sản xuất đi ra cảng
để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc vận chuyển đến các vùng miền trong nước, qua hệ thống
kênh rạch, sông, biển.
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ gồm:
+ Tiếp nhận thông tin vận chuyển từ khách hàng.
+ Báo giá vận chuyển, sau khi thống nhất kí hợp đồng vận chuyển.
+ Điều xe để lấy hàng.
+ Hàng hóa được vận chuyển đến địa điểm theo ý kiến của khách hàng.
+ Sau khi khách hàng nghiệm thu, đề nghị khách hàng thanh toán
theo hợp đồng. Giao hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu.
b) Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

22
Đối với hàng phải lưu kho bãi tại cảng:
Bước 1: Giao hàng cho cảng:
- Giao danh mục hàng hóa (Cargo List) và bố trí kho bãi cùng với lên phương án
xếp dỡ bằng việc đăng ký với phòng điều độ.
- Chủ hàng sẽ liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp
hàng hóa.
- Lấy lệnh nhập kho sau đó khai báo với hải quan và kho hàng.
- Giao hàng vào kho bãi của cảng.
Bước 2: Giao hàng cho tàu:
- Vận chuyển hàng từ kho đến cảng, lấy lệnh xếp hàng, kiểm nghiệm hàng hóa, làm
thủ tục hải quan
- Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu: việc xếp hàng lên tàu sẽ do công nhân cảng
phụ trách dưới sự giám sát của đại diện hải quan. Nhân viên kiểm đếm của cảng và tàu sẽ
phải ghi lại kết quả số lượng vào Final Report hoặc Tally Sheet và phía tàu và cảng sẽ cùng
ký xác nhận với nhau
- Khi tiến hành giao nhận một lô hoặc toàn bộ tàu thì cảng sẽ phải lấy biên lai
thuyền phó (Mate’s Receipt) để tiến hành lập vận đơn.
- Căn cứ vào hợp đồng mua bán và thư tín dụng L/C, cán bộ giao nhận sẽ phải lập
bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng
- Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hóa (nếu
cần). Người mua hoặc người bán sẽ chịu trách nhiệm tthanh toán các chi phí cần thiết cho
cảng như chi phí bốc dỡ, vận chuyển, bảo quản và lưu kho tùy theo điều khoản trong hợp
đồng đã ký kết.
Đối với hàng hóa không lưu kho, bãi tại cảng:
Bước 1: Hàng hóa do người bán vận chuyển từ kho hoặc phương tiện vận tải của
mình đến cảng
Bước 2: Đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ
Bước 3: Số lượng hàng hóa sẽ được kiểm đếm, bàn giao và ghi lại vào Tally Sheet
có chữ ký xác nhận của ba bên (chủ hàng, cảng và tàu)
Bước 4: Giao hàng vào thanh toán các chi phí cần thiết theo như hợp đồng đã ký
kết.
Đối với hàng hóa xuất khẩu đóng container:

23
- Gửi hàng nguyên container (FCL/FCL):
+ Chủ hàng hoặc người được ủy thác sẽ điền vào Booking Note và đưa cùng với
danh mục hàng xuất khẩu cho đại diện hãng tàu để xin chữ ký.
+ Sau đó, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container cho chủ hàng hóa mượn và giao
lại Packing List và Seal
+ Chủ hàng hóa sẽ lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình mà mời đại
diện hải quan đến kiểm dịch và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong,
nhân viên hải quan sẽ niêm phong và kẹp chì container. Điều chỉnh lại Packing List và
Cargo List nếu cần thiết
+ Chủ hàng vận chuyển và giao container tại CY (Container Yard) đã quy định
hoặc hải quan cảng và lấy biên lai thuyền phó ký (Mate’s Receipt)
+ Sau khi hàng hóa đã được xếp lên trên tàu thì mang biên lai thuyền phó ký để đổi
lấy vận đơn.
- Gửi hàng lẻ (LCL/ LCL):
+ Chủ hàng hóa gửi cho hãng tàu Booking Note, cung cấp những thông tin cần thiết
về hàng hóa. Booking Note được chấp nhận thì sẽ tiến hành thỏa thuận về ngày, giờ, địa
điểm giao nhận hàng
+ Chủ hàng mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại kho CFS
hoặc ICD. Đại diện hải quan cảng sẽ đến kiểm tra, giám sát việc đóng hàng vào container
của người chuyên chở. Sau đó sẽ niêm phong, kẹp chì container. Hoàn thành nốt thủ tục
xếp dỡ và cấp vận đơn.
+ Người chuyên chở xếp container lên trên tàu và tiến hành vận chuyển
+ Lập bộ chứng từ cần thiết để thanh toán.
Đối với hàng hóa nguy hiểm: luật pháp ở Việt Nam quy định chất nguy hại phân
loại theo 9 loại và nhóm loại, dùng mã Quốc tế của Liên hợp quốc là UN là:
1. Nhóm chất nổ
2. Nhóm chất khí
3. Nhóm chất lỏng dễ cháy
4. Nhóm chất rắn nguy hiểm
5. Các chất oxit và peroxit
6. Các chất độc hoặc các chất gây nhiễm bệnh
7. Các chất phóng xạ
24
8. Các chất ăn mòn
9. Các chất và vật phẩm nguy hiểm khác
Cần đặc biệt chú ý vì nhóm hàng nguy hiểm một khi bị rò rỉ hay xảy ra sự cố sẽ đe
dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. Quá trình đóng hàng, xếp dỡ hàng cần đặc
biệt tuân thủ chặt chẽ theo quy định của từng nhóm hàng và giám sát an toàn thường xuyên.
Bước 1: Giao hàng đến khu vực giao nhận tập trung: Tại cảng Cát Lái đặc biệt quan
trọng việc đảm bảo an toàn trong xử lý hàng hóa nguy hiểm. Tại cảng đã triển khai Khu
vực giao nhận tập trung cho container chở hàng nguy hiểm để giảm nguy cơ cháy nổ và để
đảm bảo sự an toàn trong suốt quá trình vận chuyển và xử lý.
Bước 2: Xin giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Theo Nghị định số: 42/2020/NĐ-CP thì loại hàng này cần bắt buộc phải có
giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
- Hồ sơ đề nghị tùy theo từng loại hóa chất, về cơ bản gồm những giấy tờ sau:
• Giấy đề nghị cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định.
• Bản sao Giấy phép kinh doanh vận tải hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp.
• Bản sao Bảng kê danh sách phương tiện tham gia vận chuyển kèm theo bản
sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
• Bản sao phương án tổ chức vận chuyển hàng hoá nguy hiểm, tuyến đường,
lịch trình vận chuyển, và biện pháp ứng cứu sự cố hóa chất.

Bước 3: Sau khi hồ sơ được kiểm tra và chấp nhận, thì người vận chuyển sẽ được
cấp giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, cho phép họ thực hiện hoạt động vận chuyển
hàng hóa nguy hiểm một cách hợp pháp.

2.2.4. Chiến lược giá/ chi phí của DN vận tải/ vận chuyển hàng hóa
Giá cố định: Đây là một phương pháp giá cố định cho các dịch vụ cảng, nghĩa là công
ty xác định một mức giá cố định cho một loạt các dịch vụ, không quan trọng về quy mô
=hoặc thời gian sử dụng. Điều này có thể thu hút các khách hàng ổn định và dự định chi phí
dễ dàng.
Giá biến đổi theo thời gian: Công ty có thể áp dụng giá biến đổi dựa trên thời gian,
tức là các giá sẽ thay đổi theo giờ, ngày hoặc mùa vụ. Điều này có thể giúp quản lý tài chính
và đáp ứng nhu cầu biến đổi của khách hàng.

25
Giá theo quy mô hoặc dịch vụ: Công ty có thể áp dụng giá dựa trên quy mô hoặc dịch
vụ cụ thể. Chẳng hạn, giá cho container lớn có thể khác với container nhỏ hoặc dịch vụ bốc
xếp riêng biệt có thể có giá riêng.
Giá đặc biệt hoặc khuyến mãi: Để thu hút thêm khách hàng hoặc thúc đẩy sử dụng
dịch vụ cảng, công ty có thể áp dụng giá đặc biệt hoặc chương trình khuyến mãi trong thời
gian cố định.
Giá đàm phán: Cho các khách hàng lớn hoặc vận chuyển hàng hóa lớn, công ty có thể
thương lượng giá dựa trên hợp đồng dài hạn.
Điều chỉnh giá dựa trên các yếu tố bên ngoài: Các yếu tố như biểu đồ biển, giá nhiên
liệu và các quy định mới có thể ảnh hưởng đến giá cảng, và công ty có thể điều chỉnh giá
theo thời gian.
2.3. Sơ đồ mô hình vận tải/ vận chuyển hàng hóa của CTCP Cảng Cát Lái

26
Sơ đồ 2.2: Mô hình vận tải tại Công ty CP Cảng Cát Lái
2.4. Phân tích hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng hóa của CTCP Cảng Cát Lái

2.4.1. Vị trí của DN trong chuỗi cung ứng và sự tương thích giữa vị trí và hoạt
động vận tải/ vận chuyển mà DN triển khai
Trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam, Cảng Cát Lái được coi là cảng container lớn nhất trong
nước giúp hàng hóa lưu thông rất mạnh. Để tiến trình nhập khẩu được diễn ra thì hàng hóa phải đi
qua cảng Cát Lái để thực hiện trung chuyển hàng ra nước ngoài, đây sẽ là điểm cảng cuối cùng vận
chuyển hàng Việt ra thị trường quốc tế.
Với phong độ như hiện tại, Cảng Cát Lái chiếm khoảng 50% thị phần con tainer xuất nhập
khẩu trên toàn nước và khoảng 90% thị phần tại khu vực phía Nam. Theo sự khẳng định của Tổng
công ty Tân Cảng Sài Gòn: “Cảng Tân Cảng - Cát Lái tọa lạc tại Thành phố Hồ Chí Minh - Cảng

27
lớn và hiện đại nhất Việt Nam, có sản lượng đứng TOP 21 cảng container lớn và hiện đại nhất thế
giới. Được quy hoạch với 160 ha bãi, 2.040m cầu tàu, đầu tư trang thiết bị hiện đại cùng công nghệ
quản lý tiên tiến.”
Trong chuỗi cung ứng, Cảng Cát Lái đóng vai trò cũng như cung cấp các dịch vụ bốc xếp,
lưu kho, phân phối hàng hóa đến khu vực trên cả nước, hơn nữa công ty cũng thường xuyên tham
gia vào quản lý vòng đời sản phẩm cùng với chủ hàng để lập ra kế hoạch bảo quản và vận chuyển
hợp lý bằng các phương thức khác nhau. Cảng Cát Lái đã và đang làm tốt vai trò của mình trong
chuỗi cung ứng cả nước và hướng ra quốc tế với mục tiêu đáp ứng đủ yêu cầu khách hàng ngay cả
với những đơn vị khó tính nhất.
Ngoài ra, tại Cảng Cát Lái cũng có thể cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục hải quan,
giúp khách hàng xử lý các thủ tục liên quan đến nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa. Vì công ty hoạt
động nhiều trên các tuyến nội địa nên quy trình, thủ tục chứng từ giữa các bên và với cảng đơn giản,
nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian chuyến đi cho tàu.
Một trong những lý do mà Tân cảng Cát Lái được tin tưởng và lựa chọn hàng đầu
trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam đó là các quy trình tại Cảng có tính linh hoạt cao, có thể
thay đổi vị trí làm hàng nếu cần thiết theo yêu cầu của chủ tàu. Chủ tàu có thể lựa chọn các
đơn hàng vận chuyển có lợi cho họ trong từng điều kiện cụ thể. Các đơn hàng phù hợp với
khả năng vận chuyển của công ty mà mang lại mức lợi nhuận cao nhất.
Tham gia vào chuỗi cung ứng với vai trò là nhà vận tải uy tín và đóng góp vào lợi
ích kinh tế Việt Nam vô cùng lớn, Tân Cảng Cát Lái có sự tương thích tốt giữa hoạt động
vận tải cùng những dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Một số sự tương thích quan trọng
có thể kể đến như:
Bốc xếp, lưu kho và vận tải: Mỗi ngày lượng hàng hóa ra vào Cảng Cát Lái vô cùng lớn, việc
bốc xếp và lưu kho liên quan trực tiếp đến quá trình vận tải. Trong trường hợp có những đơn hàng
cần chuyển đi gấp hoặc do tính chất của sản phẩm không thể lưu kho lâu, việc bốc xếp cần phải lên
kế hoạch kĩ càng và thực hiện nhanh chóng sao cho kịp thời gian vận chuyển. Kho tại cảng Cát Lái
với quy mô lớn cũng là để phục vụ hàng hóa nhập khẩu hoặc được chuyển từ nơi khác đến có thể
bốc xếp và lưu trữ luôn tại đây và chờ đến thời gian giao hàng cho khách.
Phân phối và vận tải: Vận tải có thể nói là hình thức phân phối hàng hóa phổ biến nhất hiện
nay. Tân Cảng Cát Lái chuyên phân phối và cung cấp các loại dịch vụ tàu biển, đại lý của vận tải
đường biển, vừa là nhà cung cấp, nhà phân phối cũng vừa là nhà vận tải. Công ty đã kết hợp một
cách hoàn hảo khi phân phối dịch vụ rộng khắp tại các khu vực và cũng trực tiếp là nhà cung cấp

28
dịch vụ. Ngoài ra Cảng Cát Lái tham gia vào hoạt động xuất – nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam và
các nước trên thế giới qua đường biển, tuy không sản xuất và trực tiếp đưa ra thị trường nhưng hoạt
động vận tải mà hãng cung cấp giúp phân phối sản phẩm nội địa ra quốc tế.

2.4.2. Đánh giá mức độ ưu tiên hình thức vận chuyển/ vận tải của CTCP Cảng
Cát Lái
Hình thức vận chuyển được ưu tiên hàng đầu ở Cảng Cái Mép là hình thức vận tải
biển và thủy nội địa. Lý do bởi vì ưu điểm về vị trí địa lý cũng như hạ tầng giao thông
đường thủy ở Việt Nam tương đối thuận lợi, nhận được sự quan tâm lớn từ Nhà nước và
các doanh nghiệp tư nhân.
Về hạ tầng cảng biển, tính đến giữa năm 2022, hệ thống cảng biển ở Việt Nam
hiện có khoảng gần 300 bến cảng, tổng chiều dài cầu cảng hơn 96 km, hạ tầng có thể đáp
ứng lượng hàng thông qua hơn 706 triệu tấn năm 2021. Đã hình thành các cảng cửa ngõ kết
hợp trung chuyển quốc tế tại phía Bắc và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến
132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái
Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu).Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến, trong đó 25 tuyến vận tải
quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa, trong đó ngoài các tuyến nội Á, khu vực phía Bắc đã khai
thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xa đi Bắc Mỹ và châu
Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore).
Hầu hết các cảng gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước đã
hình thành các cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và
tạo động lực phát triển toàn vùng như: Hải Phòng, Quảng Ninh gắn với Vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc; Hà Tĩnh, Nghi Sơn, Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi,Đà Nẵng, Quy Nhơn
gắn với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ; Cần Thơ, Long An, An
Giang gắn với Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL.
Về đường thủy nội địa, hạ tầng đường thủy nội địa, có tổng chiều dài đường thủy
nội địa toàn quốc đang quản lý khai thác 17.026 km.Trên mạng lưới đã quy hoạch 45 tuyến
vận tải thủy chính: miền Bắc có 17 tuyến, miền Trung có 10 tuyến, miền Nam có 18 tuyến.
Ngoài ra, đã quy hoạch 21 tuyến vận tải sông biển. Khu vực miền Bắc có 6 tuyến, miền
Trung có 4 tuyến, miền Nam có 11 tuyến và cònmột số tuyến đi chung luồng hàng hải.
Toàn quốc có khoảng 292 cảng thủy nội địa: 217 cảng hàng hóa, 12 cảng hành khách, 02
cảng tổng hợp và 63 cảng chuyên dùng. Ngoài ra chúng ta còn có khoảng 8.200 bến thủy
nội địa và hơn 2.500 bến khách ngang sông.
Hệ thống cảng biển Việt Nam trong hơn thập kỷ qua đã được chú trọng đầu tư với
quy mô, công nghệ hiện tại vươn tầm quốc tế đặc biệt là hệ thống cảng container (02 cảng
biển lớn của Việt Nam là Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh đều nằm trong top 50 cảng
container lớn trên thế giới).

29
Như đã tìm hiểu ở phía trên thì hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho vận tải đường thủy
hết sức hoành tráng từ quy mô, chủng loại đến số lượng và độ hiện đại. Có thể kể đến là hệ
thống 2.040m cầu tàu gồm 9 bến đón tàu và 1 bến sà lan giúp rút ngắn thời gian chờ đợi,
trung chuyển hàng hóa ra vào cảng biển nhanh chóng và hiệu quả. Cùng với đó là các
phương tiện phục vụ chuyên chở hàng hóa trên biển như tàu thuyền, sà lan ... cho đến
phương tiện hỗ trợ bốc xếp dỡ hàng hóa khác như cầu giàn, cẩu khung, cẩu bờ....

Bên cạnh đó, vận tải đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chuyên chở
hàng hóa từ nội địa ra cảng và từ cảng vào đến nơi tiêu thụ hàng hóa. Gần đây, Sở GTVT
TP. HCM đã đề xuất xây dựng đường liên cảng Phú Hữu - Cát Lái - Vành đai 3 với tổng
mức đầu tư là 8.000 tỷ. Theo đó, tuyến đường dự kiến có chiều dài khoảng 6 km, rộng 60
m với 12 làn xe, vận tốc cho phép đạt 60 km/h. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ góp phần
chia sẻ lưu lượng, giảm thiểu được nguy cơ ùn tắc giao thông, kết hợp điều chỉnh quy hoạch
đô thị, sử dụng đất quanh cụm cảng Cát Lái - Phú Hữu.

Như vậy, có thể thấy, bên cạnh những ưu thế tiềm năng về vị trí địa lý cũng như quy
hoạch vận tải của nhà nước thì bản thân CTCP Cảng Cát Lái rất chú trọng đầu tư để phát
triển ngành vận tải nói chung và kinh tế quốc gia nói riêng.

2.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quy trình vận chuyển ở Cảng Cát Lái: Dịch
vụ Depot
Depot còn là một nơi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ: lưu kho bãi, kho CFS, kho ngoại quan, bãi
chứa container... Từ những dịch vụ hỗ trợ này sẽ tăng khả năng lưu thông hàng hóa của các cảng
biển đồng thời khả năng vận chuyển container từ cảng vào nội địa cũng sẽ tăng theo.
Tân Cảng Cát Lái hoạt động trong một mắt xích của quy trình làm hàng container ở khu vực
cảng Cát Lái, bao gồm hai dịch vụ chính là dịch vụ depot và dịch vụ xếp dỡ container tại bãi. Trong
đó, năm 2019, dịch vụ depot chiếm 59% doanh thu, dịch vụ xếp dỡ container tại bãi chiếm 19%, còn
lại là doanh thu từ dịch vụ khác.

30
a. Dịch vụ depot: Hoạt động tốt nhờ lợi thế về vị trí và hưởng lợi từ chiến lược của Tân
Cảng Sài Gòn
Vị trí Depot Diện tích Sức chứa

Depot 6 10,5 ha 8.100 TEU


Bên trong cảng Cát Lái
Khu IMDG4 5,1 ha 3.800 TEU

Depot 125 1 ha 700 TEU

Depot Tân Cảng Mỹ Thủy 1 10,6 ha 9.500 TEU


Bên ngoài cảng Cát Lái
Depot Tân Cảng Mỹ Thủy 2 2,3 ha 2.000 TEU

Tổng 29,5 ha 24.100 TEU

Ở khu vực cảng Cát Lái, TCL đang khai thác ba depot bên trong cảng (chiếm 25,3% tổng
diện tích depot bên trong cảng) và hai depot bên ngoài cảng (chiếm 53,5% tổng diện tích depot bên
ngoài cảng). Toàn bộ diện tích depot mà TCL đang khai thác đều thuê từ bên ngoài. Từ T2/2017,
TCL đã dừng khai thác depot 10 (diện tích 8 ha, chiếm khoảng 42% tổng diện tích depot năm 2016)
và bàn giao lại cho chủ thuê là CTCP Giang Nam do hết hạn hợp đồng thuê khiến sản lượng container
thông qua depot năm 2017 giảm 27%.

Hình 2.1: Depot, diện tích và sức chứa ở khu vực cảng Cát Lái
(Nguồn: TCL, FPTS tổng hợp)
Đối với các depot bên trong cảng
Depot bên trong cảng chủ yếu chứa container hàng, có lợi thế thu hút khách hàng hơn các
đơn vị bên ngoài cảng nhờ vị trí nằm sát cầu cảng, thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng hóa lên/xuống
tàu. Nhờ đó, depot bên trong cảng của TCL luôn hoạt động với hiệu suất cao, chúng tôi ước tính,
hiệu suất trung bình của 3 depot này năm 2019 đạt gần 90%.

31
Lợi thế về vị trí càng được thể hiện rõ khi việc mở rộng thêm 2 ha depot 6 và 1,5 ha khu
IMDG vào đầu năm 2019, tương ứng với 28,6% và 41,6% diện tích năm 2018, đã đem lại hiệu quả
tốt. Một số khách hàng đã chuyển từ sử dụng dịch vụ của depot bên ngoài cảng sang depot bên trong
cảng của TCL. Nhờ đó, sản lượng container thông qua depot năm 2019 của TCL tăng hơn 22% ,
trong khi sản lượng container thông qua cảng Cát Lái năm 2019 chỉ tăng 9%
Vào T3/2020, TCL đã đưa vào hoạt động thêm 1,5 ha depot 6, giúp nâng diện tích khai thác
depot 6 lên 10,5 ha (tăng 16% so với năm 2019). Chúng tôi cho rằng việc này sẽ tiếp tục đem lại hiệu
quả cho dịch vụ depot của TCL.
Đối với các depot bên ngoài cảng
Depot bên ngoài cảng tăng trưởng tốt nhờ chiến lược của Tân Cảng Sài Gòn. Cụ thể, từ năm
2015, Tân Cảng Sài Gòn đã tiến hành di dời container rỗng ra khỏi cảng Cát Lái nhằm giảm bớt tình
trạng tắc nghẽn, đồng thời hạn chế tiếp nhận container rỗng đến cảng và ưu tiên chuyển đến hệ thống
depot của các đơn vị thành viên của Tân Cảng Sài Gòn trong phạm vi 5km, bao gồm:

Hình 2.2: Hệ thống depot của các đơn vị thành viên của Tân Cảng Sài Gòn
Trong đó, hầu hết các depot này đều hoạt động từ trước 2012 (ngoại trừ depot Tân Cảng Mỹ
Thủy 1 và 2 hoạt động vào T12/2014 và T11/2019) và hiện không còn nhiều diện tích để tiếp nhận
thêm container rỗng. Do vậy, depot Tân Cảng Mỹ Thủy 1 là đơn vị hưởng lợi nhiều nhất từ chiến
lược trên, sản lượng container thông qua depot Tân Cảng Mỹ Thủy 1 trong giai đoạn 2015 – 2019
tăng trưởng với CAGR khoảng 10%.
Ngoài ra, do các depot này đều phục vụ cho một số hãng tàu đã liên kết từ trước nên chúng
tôi đánh giá áp lực cạnh tranh trong mảng container rỗng giữa các depot bên ngoài cảng Cát Lái là
không cao.

32
Hiện tại, cảng Cát Lái vẫn còn khoảng 10 ha bãi chứa container rỗng sẽ tiếp tục được di dời
ra bên ngoài, cho thấy dư địa tăng trưởng sản lượng ở hai depot này vẫn còn nhiều. Do đó, chúng tôi
cho rằng, sản lượng container thông qua hai depot này sẽ tiếp tục tăng trưởng 10%/năm trong giai
đoạn tới.
b. Dịch vụ xếp dỡ container tại bãi: Kết quả hoạt động sẽ tiếp tục đi xuống do duy trì
chính sách từ 2015
TCL là một trong hai đơn vị chính cung cấp dịch vụ xếp dỡ container tại bãi ở cảng Cát Lái, chiếm
khoảng 21% thị phần xếp dỡ năm 2019, đơn vị còn lại là Xí nghiệp cơ giới xếp dỡ Tân Cảng, cùng
là đơn vị thành viên trong hệ thống của Tân Cảng Sài Gòn, chiếm 50% thị phần

Hình 2.3: Doanh thu và sản lượng xếp dỡ container


Hoạt động xếp dỡ container tại bãi của TCL ở cảng Cát Lái trong giai đoạn 2015 – 2019 ghi
nhận mức tăng trưởng kém so với tình hình chung của cảng Cát Lái. Doanh thu và sản lượng xếp dỡ
giảm 2,3%/năm và 1%/năm, trong khi sản lượng container qua cảng Cát Lại lại tăng trưởng với
CAGR là 7,6%.
Nguyên nhân là, trong năm 2015, TCL đã cho Tân Cảng Sài Gòn thuê lại 6 cẩu, gồm 2 cẩu
KE (loại cẩu xếp dỡ tại cầu tàu) và 4 cẩu RTG (loại cẩu xếp dỡ tại bãi) thay vì tự khai thác, làm năng
lực xếp dỡ giảm mạnh và không thể tiếp nhận thêm nhiều đơn hàng. Theo TCL, đây là hệ quả của
việc thay đổi chính sách hoạt động từ năm 2015, với mục tiêu nhằm giảm bớt sự phụ phuộc đơn
hàng từ khách hàng lớn nhất là Tân Cảng Sài Gòn (chiếm khoảng 36% doanh thu 2019), đồng thời
tập trung nguồn lực để đầu tư dự án ICD Tân Cảng Nhơn Trạch. Bên cạnh đó, các thiết bị xếp dỡ
đang hoạt động của TCL phần lớn được đầu tư từ năm 2007 – 2011, năng lực hoạt động không còn
tốt như trước, cũng là nguyên nhân khiến kết quả hoạt động kém ở mảng này trong giai đoạn vừa
qua.
33
Chúng tôi cho rằng, trong tương lai TCL sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách trên và không đầu
tư thêm vào hoạt động này khiến doanh thu và sản lượng xếp dỡ sẽ tiếp tục đi xuống.

2.4.4. Các yếu tố nội tác và ngoại tác tác động đến hoạt động vận chuyển/ vận tải
của DN

2.4.4.1. Yếu tối nội tác


Một số yếu tố nội tác ảnh hưởng đến hoạt động vận tải có thể kể đến như:
Cơ sở vật chất: Với nhu cầu vận chuyển hàng hóa tại Cảng Cát Lái ngày càng cao nhưng sự
mở rộng quy mô tại cảng lại có hạn, đặc biệt là vấn đề quá tải hàng nghiêm trọng do sự gia tăng nhu
cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là container. Điều này gây tác động lớn đến việc tiếp nhận các
đơn hàng vì cần cân nhắc đến việc bốc xếp, lưu kho hàng hóa cũng như ảnh hưởng trực tiếp sự hiệu
quả của hoạt động vận tải.
Nhân lực: Đây là nhân sự của công ty và quyết định trực tiếp đến hoạt động vận tải, vận
chuyển hàng hóa tại Cảng Cát Lái. Vận tải là một trong những ngành đòi hỏi nguồn nhân lực phải
có kĩ năng, kiến thức để hàng hóa được vận chuyển một cách đúng đắn và đúng lịch trình đảm bảo
tính an toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành chuyển hàng hóa. Khi nhân viên không đủ kỹ năng
hoặc không được đào tạo đúng cách, có thể xảy ra sai sót, dẫn đến sự cố và thất bại thoát hàng hóa.
Hệ thống thông tin quản lý: Với một cảng Lớn như Cát Lái, việc bao quát và quản lý bằng
con người hay những công cụ cụ quản lý thường sẽ gặp nhiều khó khăn hay đôi khi cũng xảy ra sai
sót. Vậy nên việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý hiện đại hay không cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến
việc vận tải, vận chuyển hàng hóa vì khi xảy ra sự cố trong quản lý thì đơn vị đầu tiên chịu ảnh hưởng
sẽ là công ty.

2.4.4.2. Yếu tố ngoại tác


Một số yếu tố ngoại tác ảnh hưởng đến hoạt động vận tải có thể kể đến như:
Sự phát triển của các khu công nghiệp trong khu vực: Cảng Cát Lái nằm ngay trung tâm công
nghiệp lớn nhất nhì cả nước nên quanh khu vực có nhiều doanh nghiệp, khu chế xuất và thương mại
phát triển. Điều này tạo nên nhu cầu vận chuyển hàng hóa cao đồng thời có tác động tích cực cho
cảng khi tạo ra nhiều cơ hội hợp tác và liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau.
Sự cạnh tranh của các cảng khác trong khu vực: Một số cảng cung cấp dịch vụ vận tải có
cùng khu vực với Cát Lái như: Cảng Cái Mép, cảng Long An, cảng Hiệp Phước, cảng Bình Dương....
tạo nên nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Điều này tác động lớn đến Tân Cảng Cát Lái, bắt buộc

34
công ty tạo nên sự uy tín lớn, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí và thời gian giao
nhận hàng hóa.
Hạ tầng giao thông xung quanh cảng: Sự phát triển của hạ tầng xungvquanh cảng như Cầu
Thủ Thiêm, xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1 vầ các tuyến đường liên tỉnh giúp cho Tân Cảng Cát Lái kết nối
trong và ngoài thành phố. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi ùn tắc giao thông vào những khung
giờ cao điểm; việc những container tải trọng lớn chung làn đường với các loại phương tiện giao thông
không đảm bảo an toàn, tệ hơn là dễ gây tai nạn. Điều này là một tác động lớn đối với vận tải hàng
hóa, vì có thể ảnh hưởng đến thời gian giao nhận tại cảng.
Sự biến đổi khí hậu và biến động thời tiết: Thời tiết là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tất cả các
khâu trong quá trình vận tải, vận chuyển hàng hóa. Khi thời tiết xấu việc vận chuyển, bốc xếp, lưu
trữ đều gặp gián đoạn, thuyền cũng không thể xuất cảng, điều này tác động trực tiếp lên chất lượng
dịch vụ và không đảm bảo thời gian đúng quy định hợp đồng.

35
Chương 3:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HOẠT ĐỘNG VẬN TẢI CHO CTCP CẢNG CÁT LÁI

3.1. Đánh giá mức độ hiệu quả, ưu nhược điểm, hạn chế, thành công của hoạt
động vận tải/ vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp
Cảng Cát Lái được xem là một trong những cảng biển thành công tại Việt Nam, và điều này
có căn cứ vào một số điểm quan trọng như:
Đầu tiên, Cảng Cát Lái có hiệu suất chuyển hàng hóa cao. Cảng này có khả năng vận chuyển
hàng hóa nhanh chóng và an toàn. Thời gian chuyển đổi được tối ưu hóa và tỷ lệ mất mát hoặc hạn
chế tối thiểu hóa hàng hóa, giúp đảm bảo hiệu quả trong quá trình chuyển đổi.
Thứ hai, hạ tầng vận hành tại Cảng Cát Lái được xem là kết quả hiệu quả. Hạ tầng này được
phát triển và duy trì tốt, đảm bảo rằng cách yêu cầu có khả năng đáp ứng nhu cầu vận động chuyển
hàng hóa một cách hiệu quả. Hệ thống đường bộ, đường sắt và đường biển đều được quản lý và cập
nhật để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
Thứ ba, Cảng Cát Lái đầu tư vào quản lý và hệ thống theo dõi hiện đại. Hệ thống quản lý
thông tin và giám sát hàng hóa được phát triển thành một chuyên gia chuyên nghiệp, đảm bảo sự an
toàn và hiệu quả trong quá trình vận hành. Điều này giúp theo dõi và định vị hàng hóa một cách
chính xác.
Thứ tư, chất lượng dịch vụ và hỗ trợ khách hàng tại Cảng Cát Lái được đánh giá cao. Cảng
cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc và xử lý hàng hóa một cách chuyên nghiệp. Khách hàng hài
lòng với cách giải quyết vấn đề và cung cấp dịch vụ, điều này là một yếu tố quan trọng trong sự thành
công của công ty.
Cuối cùng, Cảng Cát Lái có các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật quốc tế. Các giải pháp đảm
bảo an toàn và bảo mật được thực hiện một cách hiệu quả để đảm bảo an toàn cho việc tải hàng hóa
và hoạt động. Điều này giúp xây dựng uy tín hãng vận tải tại Tân cảng Cát Lái và làm cho nó trở
thành một địa điểm toàn diện cho vận chuyển hàng hóa.

3.1.1. Điểm mạnh


Vị trí đắc địa : Cảng Cát Lái nằm ở một vị trí chiến lược trên bờ biển Đông Nam của Việt
Nam, là cửa ngõ ngách bờ kè TP.HCM. Điều này giúp có được sự tiếp cận dễ dàng đến các tuyến
biển quốc tế và vị trí chiến lược trong chuỗi ứng dụng toàn cầu.

36
Mạng lưới chi nhánh rộng rãi : Cảng Cát Lái có mạng lưới chi nhánh và điểm thu gom hàng
hóa phân bổ bổ sung khắp nước. Điều này giúp tối ưu hóa công việc quản lý và phân phối hàng hóa
đến và từ ngữ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam.
Nguồn lực tài chính mạnh mẽ : Khả năng đầu tư và phát triển là quan trọng trong lĩnh vực
vận tải biển và logistics. Cát Lái được hỗ trợ bởi nguồn tài nguyên chính mạnh mẽ, giúp họ duy trì
và nâng cấp tầng hạ tầng, thiết bị cảng và dịch vụ theo thời gian.
Khách hàng lớn và đa dạng : Cảng Cát Lái có lượng khách hàng và đối tác lớn trong nhiều
lĩnh vực, từ sản xuất đến thương mại và dịch vụ. Điều này đảm bảo rằng có một lượng hàng hóa đa
dạng, giúp tăng tính ổn định và đa dạng hóa doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ và hiện đại hóa : Cảng Cát Lái hiện đang tích cực ứng dụng công nghệ
và các thiết bị hiện đại hóa trong hoạt động của họ. Điều này bao gồm việc sử dụng hệ thống quản
lý hàng hóa và theo dõi, cải tiến quy trình xử lý hàng hóa và cung cấp kết quả dịch vụ hiệu quả hơn
cho khách hàng.

3.1.2. Điểm yếu


Tình trạng tắc nghẽn: Tân Cảng Cát Lái nằm ở một vị trí chiến lược gần TP.HCM, là một
trong những cảng biển lớn nhất tại Việt Nam. Do đó, lượng hàng hóa thông qua yêu thích này rất
lớn, đặc biệt là TP.HCM và các vùng lân cận có mật độ dân số cao và hoạt động sản xuất sôi động.
Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu vận hành: Vận tải biển yêu cầu
kiến trúc chuyên sâu về quản lý, an toàn hàng hóa, và quy trình biển. Nhân lực cần được đào tạo và
có kỹ năng chuyên môn cao để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành. Tại Tân cảng Cát Lái gặp
khó khăn trong vấn đề này cũng do nhân tài chất lượng cao có hạn nên sự cạnh tranh chiêu mộ người
tài từ các doanh nghiệp khác với vị trí và đãi ngộ cao hơn.
Thiếu hệ thống giám sát và quản lý tại Tân Cảng Cát Lái: Vận tải biển là một quá trình phức
tạp với nhiều hoạt động và các cạnh cần theo dõi do đó mà việc đầu tư vào hệ thống giám sát tại một
cảng lớn như Cát Lái cũng là sự khó khăn. Do đó mà việc quản lý phụ thuộc phần lớn vào con người,
điều này có thể dẫn đến việc mất mát hàng hóa, gặp khó khăn trong quá trình xử lý.
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động vận tải/ vận chuyển hàng
hóa cho DN

3.2.1. Giải pháp về các yếu tố bên trong doanh nghiệp


Công ty cần đưa vào quy trình vận chuyển hàng hóa các nghiệp vụ đối với hàng hóa
xuất nhập khẩu như khai báo hải quan, thực hiện kiểm tra hải quan, biên phòng, kiểm dịch…

37
đối với các hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm nâng cao tính khái quát cho quy trình vận chuyển
hàng hóa của công ty. Thông qua việc này công ty có thể gia tăng nghiệp vụ đại lý cũng
như mở rộng các hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo các luyến quốc tế.

Công ty cần có sự tìm hiểu thêm về luật pháp quốc tế, nhất là các công ước quốc tế
về vận tải biển để có thể ký kết các hợp đồng vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài. Việc này
sẽ hoàn thiện hơn quy trình vận chuyển của công ty để tránh gặp phải những tình huống
đáng tiếc trong đền bù hoặc tranh chấp do thiếu các kiến thức chuyên môn như một số các
doanh nghiệp lớn đã từng gặp phải khi vừa mở rộng ra thị trường nước ngoài.

Tăng cường sự hợp tác giữa tàu với cảng nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển của quy
trình. Do hoạt động của tàu là hoạt động vận chuyển tàu chuyến, tuyến vận chuyển tùy
thuộc vào từng hợp đồng cụ thể nên việc phối hợp hoạt động giữa tàu với cảng hoặc các
bên liên quan khác là hết sức khó khăn. Cần nâng cao khả năng phối hợp giữa tàu với cảng
và các bên liên quan trong thủ tục cho tàu vào cảng hay tăng năng suất xếp dỡ hàng giúp
giải phóng tàu nhanh. Nếu làm được điều này, quy trình vận chuyển của công ty sẽ càng
thêm hoàn thiện, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty với các hãng vận tải
khác trong cùng lĩnh vực.

Nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên trong công ty, nhất là thuyền viên và
các nhân viên chuyên ngành của công ty nhằm nâng cao năng suất lao động. Công ty muốn
tiến vào thị trường vận chuyển quốc tế thì cần phải có một đội ngũ thuyền viên chuyên
nghiệp, phù hợp với luật pháp quốc tế. Điều này không chỉ nâng cao doanh thu cho công ty
nhờ việc tăng năng suất lao động, mà còn tránh được những rủi ro có thể xảy ra cho tàu và
thuyền viên trong quá trình vận chuyển. Nhờ thế mà uy tín của công ty sẽ tăng lên, giúp
cho khả năng phát triển của công ty sau này.

Đầu tư tàu chuyên môn hóa, nâng cao trọng tải của tàu vận chuyển để đa dạng hóa
khả năng vận chuyển của công ty. Hiện công ty chỉ khai thác các tàu có trọng tải nhỏ khoảng
2000 – 3000 tấn phù hợp với vận chuyển đường sông hoặc trong nội thủy. Trong khi đó,
ngành hàng hải có một lợi thế rất lớn nhờ quy mô, quy mô càng lớn thì chi phí đơn vị vận
chuyển càng nhỏ. Do đó, trong điều kiện nguồn cung dồi dào, việc tăng kích cỡ của tàu vận
chuyển sẽ giúp cho chi phí đơn vị thấp hơn, từ đó tạo điều kiện tăng lợi nhuận chuyến đi
cho tàu. Ngoài ra việc đầu tư thêm các tàu chuyên môn hóa vừa giúp tăng khả năng vận
chuyển vừa rút ngắn thời gian làm hàng của tàu tại các cảng. Như vậy, ngoài việc hoàn

38
thiện quy trình vận chuyển, công ty còn cần chú trọng đến việc đầu tư đổi mới đội tàu biển
để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như doanh thu của công ty.

3.2.2. Giải pháp về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp


Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất cho ngành đường biển phát triển: Mặc dù đã có
rất nhiều cải tiến trong hệ thống cơ sở vật chất của ngành nhưng vẫn phải thẳng thắn nhìn
nhận một thực tế rằng các cảng đường biển quốc tế tại nước ta vẫn chưa đủ năng lực để đáp
ứng cho nhu cầu vận chuyển và giao thương hàng hóa qua đường đường biển ngày càng
gia tăng của thế giới. Dù cho đã nâng cấp, xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng mới, việc
quá tải tại cảng biển quốc tế ở Việt Nam vẫn thường xuyên xảy ra gây thiệt hại cho các
thương nhân quốc tế có nhu cầu vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam và ảnh hưởng xấu tới uy
tín vận tải ngành.

Nhà nước tạo môi trường thuận lợi cho thông thương hàng hóa quốc tế: Vận tải
luôn đi song hành cùng xuất nhập cảnh và Ngành vận tải đường biển cũng là ngoại lệ khi
có mối quan hệ mật thiết với các cơ quan, tổ chức ban ngành như ngành An Ninh, Hải
quan… Do vậy, việc xúc tiến, tăng cường hợp tác với các ban ngành liên quan thông qua
các hội nghị liên ngành hàng năm và thúc đẩy việc thực hiện đúng các cam kết là cực kỳ
thiết yếu. Cần phải cải thiện chất lượng, giảm thủ tục đối với hàng hóa vận chuyển đường
biển, tránh sự nhiêu khê, trì trệ trong quá trình giao gửi và nhận hàng.

Tu dưỡng, đầu tư mới cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật: Đường biển Việt
Nam cần kết hợp việc xây dựng cơ sở hạ tầng dần phù hợp với kế hoạch biến các cảng biển
thành đầu mối trung chuyển đường biển cho đối tượng không chỉ khách hàng mà còn với
đối tượng hàng hóa nữa. Cần thành lập các công ty vận tải hàng, các =đại lý gom hàng, làm
hàng có văn phòng và hoạt động tại cảng biển để chuyên nghiệp hóa các thao tác trong quá
trình vận chuyển đối tượng hàng hóa.

39
KÊT LUẬN
Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái đã được xây dựng và duy trì một hệ thống biển hiện
đại và tối ưu hóa quy trình vận chuyển và vận chuyển hóa hóa tại khu vực phía Nam của
Việt Nam. Với sự đầu tư và mở rộng, sự phù hợp vận chuyển tải đa phương tiện, chú ý đến
tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường, CCL đã góp phần quan trọng vào việc phát triển
kinh tế và hạ tầng trong khu vực.

Khách hàng và đối tác của CCL được hưởng lợi từ dịch vụ chất lượng cao, chi phí
cạnh tranh và tính hiệu quả trong vận chuyển hàng hóa. CCL không chỉ đóng vai trò quan
trọng trong công việc kết nối Việt Nam với thị trường quốc tế mà còn cung cấp giải pháp
vận chuyển toàn diện, giảm tắc nghẽn giao thông và quá trình chuyển đổi quy trình tối ưu
hóa. Ngoài ra, việc làm CCL bồi dưỡng tiêu chuẩn an toàn và bảo vệ môi trường trong hoạt
động của họ là một bằng chứng rõ ràng cho sự kết nối của họ đối với sự bền vững và trách
nhiệm xã hội.

Tóm lại, Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái đã thực hiện một mô hình tốt trong lĩnh vực
vận động tải và vận động chuyển hàng hóa tại Việt Nam, và tiếp tục phấn đấu để phát triển
và cung cấp giải pháp vận động tải đáng tin cậy và hiệu quả cho khách hàng và đối tác của
họ.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đồng Thị Vân Hồng, Đào Trường Thành, Bùi Lê Thùy Trang (2021), Giáo trình
Đại cương Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội.
2. Bản cáo bạch Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái, trên trang http://catlaiport.com.vn ,
truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2023.
3. Cảng Tân Cảng - Cát Lái - Cảng lớn và hiện đại nhất Việt Nam, trên trang
https://saigonnewport.com.vn, truy cập ngày 20 tháng 11 năm 2023.
4. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần cảng Cát Lái (2020,2021,2022), trên trang
http://catlaiport.com.vn , truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2023.
5. Báo cáo thường niên 2022, trên trang http://catlaiport.com.vn , truy cập ngày 25
tháng 11 năm 2023.
6. Phóng viên (2019), Giải phóng cảng Cát Lái: Cái khó nằm ở đâu?, trên trang
https://vovgiaothong.vn, truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2023.
7. Công ty Cổ phần Cảng Cát Lái, trên trang https://masothue.com, truy cập ngày 15
tháng 11 năm 2023.
8. Quy trình khai thác, trên trang http://catlaiport.com.vn , truy cập ngày 25 tháng 11
năm 2023.
9. Nguyễn Thị Thương Huyền (chủ biên) (2017), Giáo trình Hải quan cơ bản, Nhà
xuất bản Tài chính.

41

You might also like