You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA MARKETING

HỌC PHẦN
QUẢN TRỊ LOGISTICS KINH DOANH

ĐỀ TÀI:

Phân tích thực trạng việc tổ chức các hoạt động logistics chức năng
của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và đưa ra đề xuất cải thiện hệ
thống logistics của doanh nghiệp

Nhóm: 7
Giảng viên hướng dẫn: Cô Phạm Thu Trang
Lớp học phần: 231_BLOG1511_04
2 Nhóm 7

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................................................4
1.1. Các khái niệm cơ bản...........................................................................................................4
1.2. Vị trí và vai trò của Logistics kinh doanh............................................................................4
1.3. Các hoạt động logistics chức năng.......................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS KINH DOANH CỦA CÔNG TY Ô
TÔ TOYOTA VIỆT NAM.............................................................................................................11
2.1. Thông tin tổng quát về Công ty Ô tô Toyota Việt Nam.....................................................11
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................................11
2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm chính- cốt lõi của Toyota....................12
2.1.3. Thị trường và khách hàng mục tiêu............................................................................15
2.2. Thực trạng các hoạt động logistics chức năng của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam..........16
2.2.1. Dịch vụ khách hàng....................................................................................................16
2.2.2. Hệ thống thông tin......................................................................................................20
2.2.3. Quản lý dự trữ............................................................................................................22
2.2.4. Quản trị vận tải...........................................................................................................24
2.2.5. Quản trị cung ứng và mua hàng.................................................................................26
2.2.6. Quản trị kho và bao bì đóng gói.................................................................................29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG LOGISTICS CỦA DOANH
NGHIỆP.........................................................................................................................................33
3.1. Rút ra bài học kinh nghiệm thông qua kết quả các hoạt động logistics chức năng của
Toyota Việt Nam.......................................................................................................................33
3.1.1. Tổng kết về kết quả các hoạt động logistics chức năng của Toyota Việt Nam..........33
3.1.2. Thách thức Toyota Việt Nam phải đối mặt trong các hoạt động logoctics chức năng
..............................................................................................................................................34
3.1.3. Rút ra một số bài học kinh nghiệm khi triển khai các hoạt động logistics chức năng
..............................................................................................................................................34
3.2. Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hệ thống logistics của doanh nghiệp.......................35
KẾT LUẬN....................................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................39
PHỤ LỤC......................................................................................................................................40
3 Nhóm 7

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, toàn cầu hóa đang trở thành một xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng
trên thế giới. Toàn cầu hóa đang tác động hết sức mạnh mẽ đến các quốc gia, đến đời sống cộng
đồng của nhân loại, cũng như đến cuộc sống của mỗi cá nhân. Quá trình này đem lại nhiều thời
cơ cùng với đó là những thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp. Đối với ngành công nghiệp ô tô,
toàn cầu hóa chính là một bệ phóng hoàn hảo. Công nghiệp ô tô không chỉ giữ vị trí quan trọng
trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận
tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại, mà còn là một ngành kinh tế mang
lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị lớn. Sớm nhận thức được tầm quan
trọng của ngành công nghiệp này và tận dụng lợi thế mà toàn cầu hóa mang lại, Công ty Ô tô
Toyota Việt Nam - đã và đang nắm bắt được những lợi thế mà toàn cầu hóa mang lại để có được
sự phát triển như ngày hôm nay. Một trong những yếu tố làm lên sự thành công của Toyota đó là
thiết lập đúng đắn và hợp lý các hoạt động logistics, một trong những khâu quan trọng trong việc
đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Từ đó có thể mang lại nguồn giá trị gia tăng lớn cho doanh
nghiệp. Tuy nhiên nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, xu thế toàn cầu hóa mở rộng, sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và Toyota Việt Nam
nói riêng cần phải nhận thức rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình, nhìn nhận và đánh giá về môi
trường tác động như thế nào đến công ty để nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa ra chiến lược kinh
doanh cũng như giải pháp cải thiện hệ thống logistics phù hợp để giữ vững được tên tuổi của
mình trên thị trường.

Để hiểu rõ hơn về thực trạng các hoạt động logistics của Toyota Việt Nam hiện tại và tìm hiểu
những giải pháp nhằm phát triển hơn nữa cho Toyota Việt Nam, nhóm 7 lựa chọn đề tài: “Phân
tích thực trạng việc tổ chức các hoạt động logistics chức năng của Công ty Ô tô Toyota Việt
Nam và đưa ra đề xuất cải thiện hệ thống logistics của doanh nghiệp”
4 Nhóm 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm cơ bản
- Logictics:

Quá trình tối ưu hóa về vị trí, vận chuyển và dự trữ các nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của
dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động
kinh tế.

- Logistics kinh doanh:

Là khái niệm chỉ hoạt động logistics của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Tại đây các
hoạt động logistics có vai trò là chức năng hỗ trợ các quá trình kinh doanh cơ bản của doanh
nghiệp đạt mục tiêu.

Mục tiêu của logistics kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, hiệu
quả và tiết kiệm chi phí. Logistics kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến sự thành công của một doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh.

- Logistics dịch vụ:

Là khái niệm chỉ các sản phẩm dịch vụ do các doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ logistics
cung cấp.

Các dịch vụ này có thể là đơn nhắt hoặc trọn gói. Các công ty logistics tiến hành các hoạt động
tiếp nhận yêu cầu logistics từ các khách hàng, sau đó lập các chương trình và kế hoạch sử dụng
các điều kiện cơ sở vật chất, tài sản, con người, vật liệu của mình (hoặc đi thuê) để đáp ứng yêu
cầu của khách.

1.2. Vị trí và vai trò của Logistics kinh doanh


a. Vị trí của Logistics kinh doanh:

- Logistics trong kinh doanh hiện đại là một chức năng độc lập và có mỗi quan hện tương hỗ với
các chức năng cơ bản khác như sản xuất, tài chính và marketing...

- Theo quan điểm của M.E Porter thì logistics là một bộ phận thống nhất trong chuỗi các hoạt
động cơ bản (Primary activities) tạo ra giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp.
5 Nhóm 7

b. Vai trò của Logistics kinh doanh:

Logistics kinh doanh tạo ra 2 lợi ích chính cho sản phẩm của doanh nghiệp: Lợi ích địa điểm và
lợi ích thời gian. Cụ thể:

 Lợi ích địa điểm: là phần giá trị cộng thêm vào sản phẩm, giúp sản phẩm có khả năng
trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí.

 Lợi ích thời gian: là phần giá trị được sáng tạo ra để sản phẩm có mặt đúng thời điểm và
đáp ứng khoảng thời gian cung ứng mà khách hàng mong đợi.

Đối với tổng thể doanh nghiệp, hoạt động logistics có vai trò quan trọng:

 Di chuyển hàng hóa, dịch vụ hiệu quả đến khách hàng.

 Giảm chi phí sản xuất.

 Tăng năng lực cạnh tranh.

 Hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định.

Đối với nền kinh tế, logistics đóng vái trò:

 Công cụ liên kết nền kinh tế quốc gia và toàn cầu.

 Tối ưu hóa chu trình lưu chuyển.

 Tiết kiệm và giảm chi phí lưu thông.

 Mở rộng thị trường buôn bán quốc tế.

1.3. Các hoạt động logistics chức năng


a. Dịch vụ khách hàng:

Dịch vụ khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng logistics. Nó
đóng vai trò như một điểm khởi đầu, là toàn bộ kết quả đầu ra và thước đo chất lượng phục vụ
của hệ thống logistics.

Dịch vụ khách hàng là điểm khởi đầu cho toàn bộ dây chuyền chuỗi Logistics

Dịch vụ khách hàng là điểm khởi đầu cho toàn bộ dây chuyền chuỗi Logistics vì nó là yếu tố
quyết định đến việc khách hàng có sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp hay không. Nếu dịch vụ
6 Nhóm 7

khách hàng tốt, khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Điều này
sẽ tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Dịch vụ khách hàng là toàn bộ kết quả đầu ra

Dịch vụ khách hàng là toàn bộ kết quả đầu ra của chuỗi cung ứng logistics. Nó bao gồm tất cả
các hoạt động liên quan đến việc tiếp nhận, xử lý và giao hàng cho khách hàng. Các hoạt động
này bao gồm:

 Tiếp nhận đơn hàng từ khách hàng

 Lập kế hoạch vận chuyển và giao hàng

 Thực hiện vận chuyển và giao hàng

 Trả lời thắc mắc và giải quyết khiếu nại của khách hàng

Dịch vụ khách hàng là thước đo chất lượng phục vụ của hệ thống logistics

Dịch vụ khách hàng là thước đo chất lượng phục vụ của hệ thống logistics. Nó thể hiện khả năng
đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng của doanh nghiệp. Dịch vụ khách hàng tốt sẽ
giúp doanh nghiệp tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường.

b. Hệ thống thông tin:

Hệ thống thông tin logistics đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối nhu cầu của khách hàng
và khả năng cung ứng của doanh nghiệp. Hệ thống này giúp doanh nghiệp thu thập, lưu trữ và
phân tích thông tin về nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng của doanh nghiệp và tình hình hoạt
động của chuỗi cung ứng logistics.

Tinh vi, chính xác, nhanh nhạy và chia sẻ kịp thời

Hệ thống thông tin logistics cần phải tinh vi, chính xác, nhanh nhạy và chia sẻ kịp thời để đáp
ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hệ thống này cần phải có khả năng thu thập và xử lý một lượng
lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đồng thời, hệ thống này cần phải đảm bảo tính chính xác
và kịp thời của thông tin.

Kết nối nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng của doanh nghiệp

Hệ thống thông tin logistics cần phải kết nối nhu cầu của khách hàng và khả năng cung ứng của
doanh nghiệp. Hệ thống này giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu của khách hàng, đồng thời đảm
7 Nhóm 7

bảo khả năng cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó.

Tạo ra các liên kết hỗ trợ hoạt động quản trị Logistics

Hệ thống thông tin logistics tạo ra các liên kết hỗ trợ hoạt động quản trị logistics. Hệ thống này
giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động logistics hiệu quả, bao gồm:

 Lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát các hoạt động logistics

 Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động logistics

 Cải tiến các hoạt động logistics

c. Quản lý dự trữ:

Quản lý dự trữ là một hoạt động quan trọng trong logistics. Hoạt động này liên quan đến việc
tích lũy và ngưng đọng sản phẩm, hàng hóa tại các vị trí khác nhau trong chuỗi cung ứng. Mục
đích của quản lý dự trữ là đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, nhịp nhàng và thông
suốt.

Tích lũy và ngưng đọng sản phẩm, hàng hóa tại các vị trí

Quản lý dự trữ bao gồm các hoạt động như:

 Nhập kho: tiếp nhận và kiểm tra hàng hóa khi nhập kho

 Bảo quản: bảo quản hàng hóa trong kho theo đúng quy định

 Xuất kho: chuẩn bị và giao hàng cho khách hàng

 Quản lý hàng tồn kho: theo dõi và kiểm soát lượng hàng hóa tồn kho

Quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, nhịp nhàng, thông suốt

Quản lý dự trữ giúp đảm bảo quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, nhịp nhàng và thông suốt. Khi
có đủ dự trữ, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời, không bị
gián đoạn.

Cân bằng cung cầu: thời vụ, rủi ro, nhu cầu bất thường

Quản lý dự trữ giúp doanh nghiệp cân bằng cung cầu trong các trường hợp sau:

 Thời vụ: nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi theo thời vụ. Quản lý dự trữ giúp doanh
nghiệp dự trữ đủ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong các dịp lễ tết, mùa cao
8 Nhóm 7

điểm mua sắm,...

 Rủi ro: các rủi ro như thiên tai, dịch bệnh,... có thể ảnh hưởng đến nguồn cung hàng hóa.
Quản lý dự trữ giúp doanh nghiệp có đủ dự trữ để ứng phó với các rủi ro này.

 Nhu cầu bất thường: nhu cầu của khách hàng có thể tăng đột biến do các yếu tố như
khuyến mãi, giảm giá,... Quản lý dự trữ giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tăng đột biến
này.

Lượng hàng hóa tích trữ ⇔ chi phí dự trữ

Lượng hàng hóa tích trữ càng nhiều thì chi phí dự trữ càng cao. Do đó, doanh nghiệp cần cân đối
giữa nhu cầu dự trữ và chi phí dự trữ để đảm bảo hiệu quả.

d. Quản trị vận tải:

Hoạt động này liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Mục
đích của quản trị vận tải là đảm bảo sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của
khách hàng.

Sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Quản trị vận tải giúp đảm bảo sản phẩm đến đúng nơi và đúng lúc phù hợp với nhu cầu của
khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách tốt nhất.

Tạo ra giá trị gia tăng

Quản trị vận tải có thể tạo ra giá trị gia tăng cho doanh nghiệp thông qua các hoạt động sau:

 Chọn lựa phương thức vận tải phù hợp: giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận tải và
nâng cao hiệu quả vận tải

 Tối ưu hóa mạng lưới vận tải: giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm
thiểu chi phí vận tải

 Tăng cường khả năng cạnh tranh: giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách tốt nhất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

Giảm thiểu chi phí

Quản trị vận tải có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thông qua các hoạt động sau:
9 Nhóm 7

 Tối ưu hóa mạng lưới vận tải: giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian vận chuyển và giảm
thiểu chi phí vận tải

 Tăng cường khả năng sử dụng tài nguyên: giúp doanh nghiệp sử dụng phương tiện vận tải
một cách hiệu quả, từ đó giảm thiểu chi phí vận tải

 Tiết kiệm chi phí kho bãi: giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí lưu trữ hàng hóa

e. Quản trị cung ứng và mua hàng:

Đầu vào của hệ thống Logistics

Quản trị cung ứng và mua hàng là hoạt động đầu tiên trong chuỗi cung ứng logistics. Hoạt động
này cung cấp đầu vào cho các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng, bao gồm:

 Sản xuất: nguyên vật liệu, linh kiện

 Vận tải: hàng hóa

 Kho bãi: hàng hóa

 Dịch vụ khách hàng: hàng hóa

Quyết định chất lượng toàn bộ hệ thống Logistics

Quản trị cung ứng và mua hàng quyết định chất lượng toàn bộ hệ thống Logistics. Chất lượng
của nguyên vật liệu, linh kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ của
doanh nghiệp. Do đó, quản trị cung ứng và mua hàng cần đảm bảo lựa chọn các nhà cung cấp uy
tín, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện chất lượng cao.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Quản trị cung ứng và mua hàng có thể giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các hoạt động sau:

 Tìm kiếm, lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện chất
lượng cao

 Đàm phán hợp đồng mua hàng, đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp

 Quản lý hàng tồn kho, đảm bảo không dư thừa hoặc thiếu hụt

 Theo dõi và kiểm soát chất lượng hàng hóa


10 Nhóm 7

f. Quản lý kho và bao bì đóng gói:

Thiết kế mạng lưới kho tàng (số lượng, vị trí và quy mô); Tính toán và trang bị các thiết bị
nhà kho

Quản lý kho và bao bì đóng gói bao gồm các hoạt động sau:

 Thiết kế mạng lưới kho tàng: xác định số lượng, vị trí và quy mô của các kho tàng

 Tính toán và trang bị các thiết bị nhà kho: xác định nhu cầu về thiết bị nhà kho và trang
bị các thiết bị này

 Quản lý kho bãi: thực hiện các hoạt động tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản, xuất kho,... hàng
hóa

 Quản lý bao bì đóng gói: thiết kế, sản xuất và sử dụng bao bì đóng gói

Sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị trí cần thiết

Quản lý kho và bao bì đóng gói giúp đảm bảo sản phẩm được duy trì một cách tối ưu ở những vị
trí cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lưu trữ và vận chuyển, cũng như nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
11 Nhóm 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS KINH


DOANH CỦA CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM.
2.1. Thông tin tổng quát về Công ty Ô tô Toyota Việt Nam
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử của Toyota Vietnam đánh dấu sự kết hợp giữa tầm nhìn dài hạn của Tập đoàn Toyota
Nhật Bản và cam kết đóng góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Toyota Vietnam) là một ví dụ điển hình về sự hình thành và phát
triển một công ty ô tô hàng đầu tại Việt Nam.

Toyota Vietnam ra đời vào ngày 28 tháng 9 năm 1995 thông qua một liên doanh giữa Tập đoàn
Toyota của Nhật Bản và Tập đoàn Công nghiệp Toyota Việt Nam (VINA), thuộc Bộ Công
Thương Việt Nam. Sự hợp tác này đã đánh dấu một bước quan trọng trong việc đưa công nghệ
và tri thức sản xuất ô tô tiên tiến của Toyota vào thị trường Việt Nam.

Nhà máy sản xuất đầu tiên của Toyota Vietnam đã khởi công xây dựng tại Thành phố Vĩnh Phúc
vào tháng 5 năm 1996 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1996. Đây là bước đi mạnh mẽ
để Toyota Vietnam có thể sản xuất và cung cấp các mẫu xe ô tô chất lượng đến người tiêu dùng
trong nước.

Qua hơn 25 năm hoạt động, Toyota Vietnam đã không ngừng phát triển và mở rộng hoạt động
sản xuất và kinh doanh. Công ty đã đưa ra thị trường nhiều mẫu xe Toyota phù hợp với nhu cầu
của khách hàng Việt Nam và đã tạo nhiều cơ hội việc làm trong cộng đồng. Toyota Vietnam
hướng tới việc đóng góp vào sự phát triển bền vững của cộng đồng và xã hội Việt Nam. Họ thực
hiện nhiều hoạt động xã hội và chương trình bảo vệ môi trường như xây dựng trường học, hỗ trợ
các chương trình y tế, và giảm tiêu thụ năng lượng.

Toyota Vietnam sản xuất và kinh doanh nhiều dòng sản phẩm chất lượng, bao gồm sedan, SUV,
xe bán tải, và xe thương mại. Các dòng sản phẩm nổi tiếng bao gồm Toyota Camry, Toyota
Corolla, Toyota Fortuner, và nhiều mẫu xe khác. Họ cũng đầu tư vào công nghệ hybrid và xe
điện, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các lựa chọn xe thân thiện với môi trường và tiết
kiệm nhiên liệu.

Toyota Vietnam đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô tại Việt Nam
và cung cấp các sản phẩm ô tô chất lượng cho thị trường nội địa cũng như xuất khẩu sang các
12 Nhóm 7

thị trường khác. Công ty không chỉ đưa những sản phẩm ô tô chất lượng đến tay người tiêu dùng
mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và cộng đồng Việt Nam.
Sự kết hợp giữa tầm nhìn dài hạn, chất lượng và cam kết về xã hội và môi trường là những yếu
tố quan trọng định hình thành công của công ty này.

2.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh và sản phẩm chính- cốt lõi của Toyota
a. Các hoạt động sản xuất kinh doanh:

- Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Toyota:

 Sản xuất Ô tô:

Nhà máy sản xuất ô tô: Toyota có nhiều nhà máy sản xuất ô tô trên toàn thế giới. Những
nhà máy này chuyên sản xuất các dòng xe ô tô du lịch, xe tải nhẹ, và xe thương mại.

Dòng sản phẩm đa dạng: Toyota sản xuất một loạt các mẫu xe, bao gồm sedan, SUV, xe
bán tải, và xe điện. Các dòng sản phẩm nổi tiếng của họ bao gồm Toyota Camry, Toyota
Corolla, Toyota RAV4, Toyota Prius và nhiều mẫu xe khác.

 Sản xuất và Kinh doanh Xe hơi Tiết kiệm nhiên liệu và Xe Điện:

Toyota đã dẫn đầu trong việc phát triển công nghệ tiết kiệm nhiên liệu và xe điện. Họ sản
xuất các mẫu xe hybrid như Toyota Prius và các mẫu xe điện như Toyota Mirai.

Toyota hướng tới mục tiêu bền vững và cam kết giảm khí thải và tối ưu hóa tài nguyên
thông qua việc phát triển xe thân thiện với môi trường và tham gia vào các hoạt động xã
hội.

 Dịch vụ Bảo dưỡng và Sửa chữa: Toyota cung cấp dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa cho khách
hàng thông qua hệ thống đại lý và trung tâm dịch vụ như: Toyota Hoàn Kiếm Hà Nội (Số 7,
Phố Đặng Thái Thân, Quận Hoàn Kiếm); Toyota Giải Phóng (Số 807 Đường Giải Phóng,
Phường Giáp Bát, Quận Hoàng Mai);...

 Tài chính và Bảo hiểm Ô tô: Toyota Financial Services cung cấp các dịch vụ tài chính và
bảo hiểm ô tô để hỗ trợ khách hàng trong việc mua xe và quản lý tài chính.

 Nghiên cứu và Phát triển: Toyota đầu tư lớn vào nghiên cứu và phát triển để phát triển công
nghệ và thiết kế xe hơi tiên tiến, an toàn và hiệu quả về nhiên liệu.
13 Nhóm 7

- Tình hình sản xuất trong những năm gần đây:

Có mặt tại Việt Nam, Toyota thường xuyên giữ vị trí dẫn đầu về doanh số bán hàng tại thị trường
ô tô Việt Nam. Các mẫu xe của TMV được người tiêu dùng Việt Nam tin cậy lựa chọn. Niềm tin
đó liên tục được củng cố thông qua các hoạt động trải nghiệm và lái thử xe rộng rãi dành cho
khách hàng do TMV cùng các đại lý tổ chức trên cả nước.

Hình 1. Số liệu sản lượng sản xuất xe từ năm 2010 - 2021 của Toyota Việt Nam

Nguồn: Toyota Việt Nam

Trong năm 2021, Toyota Việt Nam đã xuất xưởng 30.330 xe, đưa sản lượng sản xuất tích lũy đạt
624.100 xe. Doanh số bán hàng của Toyota đạt 69.002 xe (bao gồm xe Lexus), đứng đầu thị
trường xe du lịch trong năm 2021.

Trong năm 2022, Toyota Việt Nam đã xuất xưởng 36.602 xe, nâng sản lượng tích lũy lên con số
660.702 xe. Doanh số bán hàng bao gồm Lexus đạt 92.625 xe, hàng đầu thị trường xe du lịch
năm 2022, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh số tích lũy đạt 857.051 xe. Doanh số xe
14 Nhóm 7

Lexus cả năm đạt 1.510 xe, nâng tổng số xe tích lũy lên 10.483 xe.

Qua từng năm, các sản phẩm của Toyota không ngừng được cải tiến và nhận được sự tin yêu,
đón nhận của khách hàng. Đặc biệt, mẫu xe Corolla Cross, Vios và Veloz Cross thường xuyên
nằm trong top 10 mẫu xe bán chạy nhất thị trường với doanh số lần lượt là 6.341 xe, 5.425 xe và
4.512 xe.

b. Sản phẩm chính

Sản phẩm chính- cốt lõi của Toyota là các mẫu xe ô tô và dịch vụ liên quan đến ô tô. Toyota luôn
đặc biệt chú trọng vào chất lượng, hiệu suất và tiết kiệm nhiên liệu của sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu của khách hàng trên toàn cầu.

- Tổng hợp các dòng sản phẩm chính của Toyota:

 Dòng Sedan: Thân dài, khoang hành lý riêng biệt

 Dòng SUV: gầm cao, khả năng vượt địa hình tốt

 Dòng MPV: khoang hành khách linh hoạt

 Dòng Pickup: mẫu xe bán tải nổi tiếng với khả năng chịu tải cao

- Đặc điểm chung các sản phẩm của Toyota:

 Chất lượng cao, an toàn vượt trội: Chúng thường được xây dựng với công nghệ và vật
liệu chất lượng cao để đảm bảo hiệu suất ổn định và ít sự cố.

 Tiết kiệm nhiên liệu: Với công nghệ hybrid, như trong dòng xe Prius, thường được đánh
giá cao về hiệu suất nhiên liệu.

 Giá trị bền vững và dễ bảo dưỡng: Xe của Toyota thường được thiết kế để có tuổi thọ cao
và dễ bảo dưỡng. Mô hình như Camry và Corolla thường được biết đến với chi phí bảo
dưỡng thấp.

- Đặc trưng của hệ thống và công nghệ sản xuất tại Toyota:

Hệ thống sản xuất (TPS): Mục tiêu chính của TPS là loại bỏ lãng phí, sự quá tải và thiếu cân
bằng trong quy trình. TPS áp dụng các nguyên tắc như sản xuất đúng thời điểm (JIT), tự kiểm
soát lỗi (Jidoka), sản xuất thông suốt (Heijunka) và cải tiến liên tục (Kaizen).
15 Nhóm 7

2.1.3. Thị trường và khách hàng mục tiêu


a. Thị trường và khách hàng mục tiêu của Toyota Việt Nam:

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Toyota Vietnam) là một trong những công ty ô tô hàng đầu tại
Việt Nam, và thị trường của họ bao gồm nhiều khách hàng mục tiêu khác nhau:

- Thị trường nội địa:

 Khách hàng cá nhân: Toyota Vietnam chủ yếu nhắm đến khách hàng cá nhân, bao gồm
gia đình và người mua xe cá nhân. Họ cung cấp một loạt các mẫu xe ô tô, từ sedan nhỏ
đến SUV và xe bán tải, để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, tuỳ vào thói
quen và nguồn thu nhập của từng đối tượng sử dụng với mức thu nhập khác nhau. Những
người có thu nhập cao thường có khả năng tài chính để mua các mô hình xe hơi cao cấp
hoặc các dòng sản phẩm mới nhất của Toyota. Mô hình xe sedan như Corolla có thể phù
hợp với đối tượng này vì chúng thường có giá bán khá hợp lý và chi phí bảo dưỡng thấp.

 Khách hàng doanh nghiệp: Ngoài khách hàng cá nhân, Toyota Vietnam cũng cung cấp
các dòng xe thương mại và dịch vụ hậu mãi cho các doanh nghiệp và tổ chức sử dụng xe
ô tô trong hoạt động kinh doanh của họ. Điều này bao gồm cả xe vận tải hàng hóa và dịch
vụ xe đón khách.

- Thị trường xuất khẩu:

Toyota Vietnam sản xuất không chỉ để cung cấp cho thị trường nội địa mà còn xuất khẩu một số
sản phẩm sang các thị trường khác. Điều này thường bao gồm các xe thương mại và những dòng
sản phẩm đặc biệt phù hợp với nhu cầu của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

- Tệp khách hàng chú trọng đến chất lượng và độ an toàn:

Toyota được biết đến với tiêu chuẩn chất lượng cao và độ an toàn. Những khách hàng quan trọng
về chất lượng và muốn đảm bảo an toàn cho gia đình của họ thường là mục tiêu của Toyota
Vietnam.

b. Chiến lược tiếp cận thị trường mục tiêu của Toyota:

Chiến lược khác biệt hóa: Toyota luôn tạo ra những sản phẩm độc đáo và phù hợp với nhu cầu và
sở thích của từng thị trường, mọi địa hình lãnh thổ Việt Nam, thông qua việc nghiên cứu và phân
16 Nhóm 7

tích thị trường mục tiêu. Toyota cũng đa dạng hóa các dòng xe, từ xe bình dân đến xe sang trọng,
từ xe thương mại đến xe chuyên dụng, từ xe chạy bằng xăng đến xe chạy bằng nhiên liệu sạch.

Như vậy, Toyota Vietnam hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, từ cá nhân đến
doanh nghiệp, từ người quan tâm đến môi trường đến người chú trọng đến chất lượng và an toàn.
Việc đa dạng hóa dòng sản phẩm và dịch vụ của họ giúp họ đáp ứng mọi nhu cầu của thị trường
ô tô Việt Nam.

2.2. Thực trạng các hoạt động logistics chức năng của Công ty Ô tô
Toyota Việt Nam
2.2.1. Dịch vụ khách hàng
Chuỗi cung ứng dịch vụ được Toyota xem như chìa khóa thành công lâu dài. Chuỗi này đáp ứng
được việc cung cấp phụ tùng, phụ kiện trong việc bảo trì và sửa chữa xe, đồng thời nó cũng cung
cấp thêm những giá trị gia tăng khác như dịch vụ ưu đãi, tri ân khách hàng, dịch vụ hậu mãi…
mà khách hàng có thể nhận được.

Việc quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ dựa trên việc thiết lập mối liên hệ vững chắc với khách
hàng trực tiếp hoặc thông qua kênh phân phối. Toyota đã sáng tạo và cung ứng những phụ kiện
đến các nhà phân phối một cách hiệu quả và làm thế nào để giúp đỡ các nhà phân phối cải tiến
dịch vụ khách hàng. Toyota đã sử dụng công nghệ tiên tiến, như thương mại điện tử và viễn
truyền để xây dựng mối quan hệ trực tiếp và vững chắc với khách hàng.

Các giai đoạn trong quá trình giao dịch của Toyota Việt Nam:

- Trước khi bán: Toyota cung cấp các dịch vụ như giới thiệu, quảng cáo, chào hàng, nhận đặt
hàng, ký kết các hợp đồng mua bán và trưng bày.

- Trong khi bán: Toyota có các dịch vụ khách hàng như tìm kiếm đại lý, tư vấn mua xe và hỗ
trợ về giá cả và tài chính

- Sau khi bán: Toyota cung cấp các dịch vụ sau bán hàng như bảo hành, bảo trì, sửa chữa và
bảo dưỡng xe.

Toyota Việt Nam còn có một trang web chính thức và một tổng đài chăm sóc khách hàng để cung
cấp thông tin, tư vấn, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ kỹ thuật cho khách hàng.

Toyota Việt Nam luôn coi trọng sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu của hoạt động
17 Nhóm 7

logistics kinh doanh. Thường xuyên thu thập và phân tích ý kiến phản hồi của khách hàng về các
sản phẩm và dịch vụ của công ty. Thực hiện các khảo sát và nghiên cứu thị trường để nắm bắt
nhu cầu và xu hướng của khách hàng, có các biện pháp xử lý khiếu nại và giải quyết tranh chấp
của khách hàng một cách kịp thời và công bằng.

Cụ thể hóa chu trình một đơn hàng tại Toyota Việt Nam qua các bước:

- Hình thành đơn đặt hàng:

 Nhân viên bán hàng của Toyota sẽ thu thập yêu cầu về sản phẩm xe và các thông tin chi
tiết khác từ khách hàng.

 Khách hàng có thể liên hệ trực tiếp bộ phận chăm sóc khách hàng qua website hoặc tổng
đài của công ty hoặc điền vào mẫu đơn đặt hàng.

- Truyền tin về đơn hàng:

 Sau khi hình thành đơn đặt hàng, yêu cầu về đơn hàng sẽ được truyền từ bộ phận tiếp
nhận là nhân viên bán hàng đến bộ phận xử lý đơn hàng qua 2 hình thức là truyền tin trực
tiếp hoặc truyền tin qua các phương tiện điện tử, đơn hàng sẽ được gửi đi qua các thiết bị
như điện thoại, máy tính…trong nội bộ công ty.

- Xử lý đơn hàng:

Sau khi nhận được thông tin về đơn hàng, các nhân viên bộ phận xử lý đơn hàng của Toyota sẽ
thực hiện các bước:

 Kiểm tra thông tin đặt hàng đảm bảo độ chính xác

 Kiểm tra tính sẵn có của sản phẩm trong kho

 Kiểm tra tình trạng tín dụng và khả năng thanh toán của khách hàng

 Sao chép thông tin đặt hàng và tạo hóa đơn

- Thực hiện đơn hàng:

 Xuất sản phẩm từ kho hoặc tiến hành order các linh kiện, phụ kiện xe nếu cần

 Thực hiện chu trình giao xe cho khách hàng

 Chuẩn bị chứng từ vận chuyển


18 Nhóm 7

- Thông báo về tình trạng thực hiện đơn hàng:

 Theo dõi đơn hàng trong suốt chu trình

 Cung cấp thông tin về tiến trình thực hiện đơn hàng và dự kiến giao hàng cho khách
hàng.

Với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước, với hơn 60 đại lý và chi nhánh trên 24 tỉnh
thành, Toyota chủ động và linh hoạt trong thời gian, đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng
nhanh nhất có thể.

Điều này thể hiện rõ qua các tác động của thời gian đáp ứng đơn hàng của Toyota đến mức dịch
vụ khách hàng:

- Thời gian đặt hàng: Vì là sản phẩm đặc thù nên thời gian đặt hàng các sản phẩm của Toyota
sẽ lâu hơn các sản phẩm thông thường liên quan đến việc kiểm tra đơn hàng và chuyển đơn
hàng đến kho, khách hàng của Toyota có thể dễ hiểu và thông cảm cho tình trạng này.

- Thời gian tập hợp và xử lý đơn hàng: Toyota thực hiện đồng thời 2 hoạt động này, bên cạnh
đó công ty luôn sẵn sàng trong việc chuẩn bị chứng từ vận chuyển và kiểm tra dự trữ, đảm
bảo hiệu quả cho các bước tiếp theo.

- Thời gian bổ sung dự trữ: Toyota sử dụng kết hợp chiến lược dự trữ kéo và đẩy, giúp các đại
lý giảm thiểu tối đa về dự trữ, lưu kho thành phẩm ô tô vì vậy công ty tối ưu được thời gian
bổ sung dự trữ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng.

- Thời gian vận chuyển và giao hàng: Sản phẩm xe hơi là sản phẩm giá cả tương đối cao, vì
vậy việc đảm bảo an toàn và chất lượng xe khi giao đến tay người tiêu dùng là việc vô cùng
quan trọng. Tuy nhiên việc này không quá khó khăn, với hệ thống phân phối rộng khắp 24
tỉnh thành, Toyota dễ dàng đáp ứng được thời gian vận chuyển và giao hàng cho khách hàng
trên khắp cả nước.

Bên cạnh đó, yếu tố độ tin cậy cũng được Toyota Việt Nam triển khai trong dịch vụ khách
hàng.

- Dao động về thời gian giao hàng: khách hàng có thể tối thiểu hóa lượng hàng dự trữ trong
kho nếu khoảng thời gian đặt hàng cố định.

- Phân phối an toàn: Toyota có những chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, công ty sẽ
19 Nhóm 7

bồi thường chi phí nếu hàng hóa đến tay khách hàng bị hư hỏng, bị lỗi hoặc hoàn trả lại chi
phí mua hàng, thu hồi sản phẩm lỗi và có những chính sách đổi trả.

- Sửa chữa đơn hàng: Toyota luôn mong muốn những sản phẩm của mình tới tay khách hàng
được đảm bảo quy trình và chất lượng, vì vậy công ty luôn nỗ lực thực hiện các đơn hàng
một cách chính xác nhất, hạn chế tối đa những sai sót phát sinh.

Dịch vụ khách hàng của Toyota được thực hiện thông qua mạng thông tin. Toyota đã thiết lập
hệ thống thông tin Dealer Communication System, bao gồm:

 Dealership Management System (DMS)

 Orders/Claims Draft areas

 Data Entry and Validation

 Online System Access

 Report Distribution

 Dealer News Network

Hệ thống này cho phép có sự kết nối dữ liệu điện tử hai chiều giữa Toyota với khách hàng thông
qua mạng. Những nhà phân phối và khách hàng của Toyota cùng được hưởng lợi từ dịch vụ bảo
hành 24/7.

Cũng qua hệ thống này, khách hàng có thể tinh chỉnh sản phẩm theo ý thích của mình và gửi tới
cho Trung tâm dịch vụ khách hàng của Toyota. Trung tâm sẽ tiếp nhận và sản xuất những chiếc
xe phù hợp với sở thích khách hàng.

 Ưu điểm

- Toyota Việt Nam đã xây dựng một chính sách dịch vụ khách hàng rõ ràng và thống nhất, áp
dụng cho tất cả các đại lý và chi nhánh trên toàn quốc. Chính sách này bao gồm các tiêu
chuẩn về chất lượng dịch vụ, thời gian phục vụ, giá cả, các chương trình khuyến mãi và ưu
đãi, các quy định về bảo hành và bảo dưỡng, và các quy trình giải quyết khiếu nại và phản
hồi của khách hàng

- Toyota Việt Nam đã tạo ra một mạng lưới dịch vụ khách hàng rộng khắp và thuận tiện, bao
gồm hơn 60 đại lý và chi nhánh trên 24 tỉnh thành. Mạng lưới này giúp Toyota Việt Nam
20 Nhóm 7

phủ sóng thị trường, đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách hàng ở các khu vực khác nhau,
và tăng cường sự gắn kết và tương tác với khách hàng.

 Nhược điểm

- Khó khăn trong việc giải quyết tình huống: Trong một số trường hợp, những mong muốn
của khách hàng đối với các sản phẩm và dịch vụ của công ty không biểu hiện một cách rõ
ràng, vì vậy, Toyota không kịp thời xác định nhu cầu sản phẩm và đáp ứng những mong
muốn được phục vụ của khách hàng. Đôi khi, nếu xác định sai mục tiêu sản phẩm và mục
tiêu khách hàng, Toyota sẽ phải nhận sự phản hồi không tốt, sự không hài lòng đến từ khách
hàng.

- Hiện nay, khách hàng có xu hướng tương tác và phản hồi qua các trang mạng xã hội nhiều
hơn. Tuy nhiên, Toyota Việt Nam làm khá yếu việc này, các dịch vụ như tư vấn, bảo hành,
hướng dẫn cung cấp phụ tùng xe,... còn phụ thuộc nhiều qua các trang web, tổng đài. So với
các đối thủ cạnh tranh hết sức khốc liệt trên thị trường như: Honda, Ford, Hyundai,...với
những dịch vụ chăm sóc khách hàng độc đáo và mới mẻ, thì việc làm thế nào để công ty tạo
được sự khác biệt, tạo được ấn tượng vượt trội trong lòng khách hàng cũng là một thách thức
lớn đối với Toyota Việt Nam.

2.2.2. Hệ thống thông tin


Toyota sử dụng hệ thống thông tin kết nối trực tiếp: (1) kết nối trực tiếp các nhà cung ứng với
nhu cầu khách hàng và (2) kết nối nhà phân phối trực tiếp với Trung tâm phân phối Toyota.

Hàng hóa sẽ được đưa từ các nhà cung ứng, đi qua Toyota đến với khách hàng. Các nhà phân
phối cũng có thể quan sát nhà kho và biết được những gì còn tồn kho vào ngay lúc họ muốn.

Thông qua modem, các nhà phân phối này được kết nối với hệ thống máy tính của công ty và
thậm chí có thể đặt hàng trực tuyến. Nhờ vào hệ thống giao tiếp RF không dây, mọi người luôn
luôn có được thông tin chính xác.

Sử dụng công nghệ scan trong hệ thống thông tin để tối ưu hóa quy trình xuất nhập kho tại
Toyota.

Tại Toyota, những computers 120 LXE RF được đưa vào sử dụng, đồng thời họ cũng lắp đặt
terminals trên những xe tải chở hàng. Tất cả hàng hóa đến từ Nhật đều được scan ngay lập tức.
Sau đó, những thùng hàng đã được scan sẽ được chọn ra để chuyển đến những bộ phận có liên
21 Nhóm 7

quan bằng xe tải chở hàng.

Khi các phụ tùng, phụ kiện được lấy ra để gửi đến những nhà phân phối, chúng sẽ được scan qua
một lần nữa, do đó thông tin tồn kho luôn được cập nhật và có sẵn mọi lúc. Sau khi hàng hóa
được chất đầy lên xe tải, tài xế xe sẽ được giao vận đơn và hóa đơn hàng hóa.

Đối với mỗi chuyến hàng, vận đơn chỉ được cấp khi tất cả những hàng hóa trên xe đã được scan
qua. Mọi thứ đều được làm thông qua mạng và chính xác đến từng thời điểm: ngay khi xe tải chở
hàng chuẩn bị xuất phát thì mọi giấy tờ, thủ tục xuất xưởng đã được sẵn sàng.

Tại Trung tâm phân phối, thông tin được quản lý hiệu quả bằng mã vạch và phần mềm
AS400 hiện đại.

Hầu như trên mỗi bộ phận trong kho đều có mã vạch: trên mỗi phụ tùng, mỗi hộp và mỗi lô
hàng. Mã vạch không thể hiện nhiều thông tin hay biểu tượng. Nếu cần thêm nhiều thông tin liên
quan đến sản phẩm cụ thể, bạn luôn có thể lấy từ AS400 - một phần mềm được phát triển nội bộ.
Tất cả các hoạt động trong kho hoàn toàn không sử dụng đến giấy tờ mà được thực hiện thông
qua mạng máy tính. Nhờ đó mọi người có thể tra cứu thông tin mình cần vào bất cứ lúc nào.
Thông tin chỉ được in ra giấy khi có những yêu cầu đặc biệt từ phía nhà phân phối hay các đối
tác.

Cải tiến hiệu suất hệ thống thông tin tại Toyota bằng hệ thống RF không dây của LXE.

Toyota đã có một bước tiến đúng đắn khi đầu tư vào hệ thống trao đổi dữ liệu RF không dây.
Trung tâm phân phối nay hoạt động hiệu quả hơn. Trước đây, mọi người phải ra vô nhà kho với
giấy tờ, những bản danh sách cần in ấn và dán nhãn sản phẩm…nay việc đó không còn nữa. Với
hệ thống RF, việc chỉnh sửa lỗi và khuyết tật được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn,
kết quả là hiệu quả được cải thiện.

Toyota đã chọn LXE là đối tác RF của mình, nhân tố quyết định là do công nghệ Spread
Spectrum mà LXE đề ra. Bộ phận IT tại Toyota đòi hỏi một giao thức mạng mở và rõ ràng, khi
đó những người điều khiển là không cần thiết và giải pháp của LXE đã đáp ứng được nhu cầu
của Toyota khi nó hoạt động bằng giao thức TCP/IP toàn cầu, một giao thức mạng chuẩn. Nhờ
đó, mọi người có thể kết nối vào hệ thống này. Công nghệ Spread Spectrum có thể gửi đường
truyền đặt hàng nhanh hơn và gia tăng số lượng đơn đặt hàng được gửi đi so với hệ thống
Narrow Band trước đây.
22 Nhóm 7

 Ưu điểm

- Tích hợp hiệu quả: Hệ thống thông tin của Toyota thường được thiết kế để tích hợp hiệu
quả giữa các phòng ban và quy trình khác nhau, giúp cải thiện sự liên kết và hiệu suất
làm việc. Đồng thời tích hợp với các hệ thống thông tin của các đối tác trong chuỗi cung
ứng, như nhà cung cấp, đại lý, khách hàng, cơ quan hải quan... Điều này giúp cải thiện
khả năng trao đổi thông tin, đồng bộ hóa dữ liệu, giảm thời gian và chi phí giao dịch.

- Khả năng quản lý dữ liệu lớn: Toyota sử dụng hệ thống thông tin để quản lý lượng lớn dữ
liệu từ sản xuất, bảo dưỡng và các khía cạnh khác của doanh nghiệp, giúp cho việc quản
trị thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời. Nhờ đó doanh nghiệp đưa ra quyết định
đúng đắn vào thời điểm nhạy cảm nhất.

 Nhược điểm:

- Giới hạn thời gian triển khai đối với các cập nhật mới: Quá trình triển khai cập nhật mới
hoặc tính năng mới có thể mất thời gian, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng
nhanh chóng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh.

- Rủi ro mất dữ liệu: Mặc dù đã có biện pháp bảo mật, nhưng Toyota vẫn tồn tại rủi ro mất dữ
liệu do các vấn đề như tấn công mạng hoặc lỗi hệ thống, gây cản trở trong việc lưu trữ thông
tin cũ và tiếp nhận thông tin mới. Đồng thời gia tăng chi phí và thời gian khôi phục dữ liệu,
ảnh hưởng đến các quy trình xử lý khác trong quy trình xử lý hệ thống thông tin của Toyota.

2.2.3. Quản lý dự trữ


Với ngành xe hơi, người tiêu dùng có đa dạng các lựa chọn từ hãng xe, loại xe, dòng xe, kiểu
dáng, màu sắc,..do vậy tính không chắc chắn của nhu cầu đối với một cấu hình xe cụ thể là rất
cao. Chi phí giao hàng do vậy cũng rất cao. Do đó, trong ngành này không thể áp dụng hoàn toàn
chiến lược dự trữ đẩy. Ngược lại nếu chỉ áp dụng hoàn toàn chiến lược kéo thì thời gian để hoàn
thành 1 đơn hàng sẽ lâu hơn nhiều, khiến dịch vụ khách hàng không được đáp ứng một cách tối
ưu. Chính vì những vấn đề có thể phát sinh như trên mà Toyota đã áp dụng linh hoạt đồng thời cả
2 chiến lược dự trữ kéo- đẩy.

Toyota có triết lý “buy one make one" sử dụng kết hợp cả 2 chiến lược đẩy-kéo

Chiến lược đẩy ở quá trình sản xuất và chiến lược kéo ở quá trình phân phối với điểm cân bằng
hay ranh giới giữa đẩy - kéo chính là công đoạn lắp ghép. Theo đó, tồn kho các bộ phận sản xuất
23 Nhóm 7

được quản lý dựa trên dự báo, trong khi đó, phần lắp ráp cuối cùng được tiến hành khi khách
hàng có nhu cầu. Do vậy, phần đẩy của Toyota của chuỗi cung ứng là phần trước khi lắp ráp,
trong khi phần kéo của chuỗi cung ứng bắt đầu với bộ phận lắp ráp và được thực hiện dựa trên
nhu cầu khách hàng thực tế.

a. Chiến lược dự trữ đẩy

Chiến lược dự trữ đẩy của doanh nghiệp xuất hiện ở quá trình sản xuất linh kiện, phụ tùng,
nguyên vật liệu của ô tô. Các bộ phận cấu thành nên ô tô sẽ được sản xuất, dự trữ dựa trên dự
báo về số lượng ô tô bán được.

Đặc điểm của chiến lược đẩy còn ở chỗ các nhà phân phối đại lý dự báo nhu cầu của người tiêu
dùng từ đấy lựa chọn về chủng loại ô tô và màu sắc ô tô để đặt hàng đưa đến trưng bày tại điểm
bán. Thông thường, khách hàng đến đại lý mua ô tô mục đích để xem thực tế của ô tô nên nếu
đại lý không có ô tô khách hàng cần để trưng bày thì sẽ không thể xảy ra hành động mua hàng.

b. Chiến lược dự trữ kéo

Các đại lý Toyota Việt Nam áp dụng dự trữ dựa trên yêu cầu của khách hàng để kéo sản phẩm
qua chuỗi cung ứng. Trong đó luồng lắp ráp, sơn màu trong nhà máy được điều tiết bởi yêu cầu
từ công đoạn cuối lôi kéo hoạt động của các công đoạn đầu quy trình. Điều này có nghĩa rằng chỉ
khi nào có nhu cầu ở công đoạn sau thì công đoạn trước mới tiến hành lắp ráp.

Hệ thống sản xuất sẽ bắt đầu khi nhận được các đơn đặt hàng từ hệ thống phân phối của mình.
Hiện nay, tại Việt Nam, Toyota có mạng lưới bán hàng và dịch vụ phủ khắp cả nước lên tới con
số 92 bao gồm đại lý chính thức, chi nhánh đại lý và trạm dịch vụ ủy quyền. Với hệ thống phân
phối rộng khắp, việc đảm bảo sự liên kết giữa thông tin về đơn đặt hàng và dây chuyền sản xuất
là vấn đề quan trọng. Hệ thống tiếp nhận thông tin về đơn đặt hàng được liên kết chặt chẽ và
nhanh chóng với dây chuyền sản xuất. Hệ thống sản xuất sau khi tiếp nhận đơn đặt hàng từ phía
khách hàng sẽ tiến hành tổng hợp và đưa ra quyết định về nguyên vật liệu đầu vào dùng trong
quá trình lắp ráp. Tiếp đến họ sẽ gửi yêu cầu cung ứng đến cho các nhà cung ứng của mình. Về
phía nhà cung ứng sau khi có đơn hàng sẽ nhanh chóng chuẩn bị và giao hàng đến theo đúng yêu
cầu của bên sản xuất.

 Như vậy có thể thấy dự trữ kéo đẩy tại Toyota Việt Nam là 2 chiều. Việc kết nối thông tin
giữa nhà cung cấp- nhà sản xuất- nhà phân phối cần xuyên suốt, nhanh chóng và dự trữ
24 Nhóm 7

kéo-đẩy có sự linh hoạt.

Toyota áp dụng công nghệ và nguyên tắc 5S để quản lý vật liệu trong sản xuất và giao nhận

Toyota là một trong những hãng xe hơi hàng đầu thế giới về việc áp dụng công nghệ và nguyên
tắc 5S để quản lý vật liệu trong quá trình sản xuất và giao nhận. Toyota sử dụng các thiết bị như
xe nâng, băng tải, robot để xử lý và lưu trữ các nguyên vật liệu và sản phẩm một cách nhanh
chóng, chính xác và tiết kiệm không gian.

Ngoài ra, Toyota áp dụng nguyên tắc 5S (Sắp xếp, Sạch sẽ, Sửa chữa, Săn sóc, Sinh động) để
duy trì trật tự và an toàn trong hệ thống xử lý và lưu trữ vật liệu. Nguyên tắc 5S giúp Toyota loại
bỏ những vật liệu không cần thiết, sắp xếp những vật liệu cần thiết một cách có hệ thống, giữ cho
môi trường làm việc sạch sẽ và thoáng mát, kiểm tra và bảo trì các thiết bị định kỳ, khuyến khích
nhân viên tham gia cải tiến liên tục và tạo ra một nền văn hóa làm việc tích cực. Nhờ vậy, Toyota
có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng sản phẩm, hài lòng khách hàng và giảm thiểu lãng
phí.

 Ưu điểm:

- Việc sử dụng chiến lược kết hợp kéo và đẩy giúp các đại lý giảm thiểu tối đa về dự trữ, lưu kho
thành phẩm ô tô.

- Trong khi đó, nguyên vật liệu vẫn được dự trữ tại nơi lắp ráp 1 số lượng nhất định đề phòng
trường hợp nhà cung cấp không sản xuất kịp cho đơn đặt hàng cũng như có khả năng lắp ráp
nhanh khi khách hàng có nhu cầu mua xe.

 Nhược điểm:

- Chiến lược dự trữ kéo:

+Không có nhiều lựa chọn về sản phẩm hay nói rộng hơn là “giảm sự đa dạng sản phẩm”, do lắp
ráp và dự trữ theo đơn đặt hàng, dự trữ thiếu linh hoạt theo nhu cầu thị trường tương lai. Điều
này khiến khách hàng không được trải nghiệm đa dạng các dòng xe khi có nhu cầu như là xem
trực tiếp, lái thử.

+ Không có lợi thế về giá cả khi thị trường biến động do không có hàng tồn kho. Nếu giá cả có
xu hướng biến động, người dân có xu hướng mua nhiều xe ô tô trong thời gian tới mà chỉ sản
xuất theo nhu cầu hiện có thì sẽ không tận dụng được cơ hội đẩy mạnh tiêu thụ hoặc chiếm lợi
25 Nhóm 7

thế cạnh tranh dựa trên nguồn hàng sẵn có so với đối thủ.

- Chiến lược dự trữ đẩy: sản xuất linh kiện, nguyên vật liệu dựa trên dự báo từ thị trường, nên
có khả năng sản xuất thừa nhu cầu thực tế, làm tăng chi phí tồn kho.

2.2.4. Quản trị vận tải


a. Vận chuyển nguyên vật liệu, phụ tùng

Hiện nay, tỷ lệ nội địa hóa xe Toyota tại Việt Nam đạt mức 40-43%. Điều đó có nghĩa là có
những chi tiết, linh kiện, nguyên vật liệu được sản xuất ngay trong nước và một số chi tiết, linh
kiện sản xuất ở Nhật Bản và cần được vận chuyển về Việt Nam để lắp ráp.

- Đối với nguyên vật liệu, linh kiện được sản xuất ở Nhật Bản

Các bộ phận chuyển từ Nhật Bản sang nước ngoài được chở bằng tàu thủy đến cảng rồi chở bằng
đường sắt kết hợp xe tải vào nhà máy lắp ráp. Một điểm đặc biệt của các bộ phận đến từ các nhà
cung cấp Nhật Bản là việc dùng trung tâm chất hàng vào công-te-nơ. Trung tâm này là một địa
điểm gom hàng ở Nhật Bản, nơi các bộ phận được nhận về từ các nhà cung cấp và được đóng gói
để vận chuyển sang nhà máy sản xuất ở nước ngoài. Ở trung tâm gom hàng vào công-te-nơ, các
bộ phận được đóng vào các khay nhựa, các khay này được sắp xếp vào các nhóm sao cho vừa
khít một mô-đun để giao hàng. Các mô-đun này sau đó được chất vào công-te-nơ để vận chuyển
trên tàu thủy. Khi nào các nhà máy sản xuất ở nước ngoài cần thì mới mở ra.

- Đối với nguyên vật liệu, linh kiện được sản xuất ở trong nước

Các bộ phận từ các nhà sản xuất linh kiện sẽ được vận chuyển đường bộ bằng xe tải đến nhà máy
lắp ráp.

b. Vận chuyển thành phẩm

Sau khi hoàn thiện sản phẩm, Toyota dựa vào các hãng vận tải thông thường như đường sắt,
ô tô tải để vận chuyển xe đi tiêu thụ.

Đối với việc vận chuyển bằng đường sắt, Toyota có trách nhiệm bốc xe lên toa hàng. Toa chở
hàng có 2 loại: toa hai tầng và toa ba tầng; toa hai tầng để vận chuyển các loại xe có chiều cao cơ
sở hơn các loại khác, ví dụ như các dòng SUV; toa ba tầng dùng để vận chuyển các loại xe nhỏ
hơn, hầu hết là loại 4 chỗ. Mỗi toa 2 tầng chỉ chứa được 10 xe và toa ba tầng chứa được 15 xe,
chi phí vận chuyển đối với mỗi loại toa là như nhau thì việc dùng toa hai tầng sẽ tốn chi phí hơn
26 Nhóm 7

50 phần trăm so với toa ba tầng. Như vậy, ta có thể thấy ở đây việc thiết kế một chiếc xe có
những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến việc vận hành chuỗi cung ứng và chi phí. Xe sau khi
được xếp lên các toa chở hàng, được vận chuyển đến ga cuối và được vận chuyển bằng xe tải đến
các đại lý.

c. Về đơn vị vận tải:

Toyota Việt Nam sử dụng kết hợp nhiều đơn vị vận tải khác nhau như là: Phú Sơn Logistic,
Proship, Phước Tấn… Trong đó, Phú Sơn Logistic là đơn vị vận tải chính của Toyota Việt
Nam.

Những đơn vị này đều là những nhà cung cấp dịch vụ logistics có tiếng tại Việt Nam, có khả
năng cung cấp đa dạng các hình thức vận chuyển từ đường bộ, đường sắt đến đường thủy phù
hợp với từng quãng đường di chuyển và nhu cầu khác nhau của khách hàng.

Những đơn vị vận tải được lựa chọn dựa trên các tiêu chí cụ thể, bao gồm:

- Tuân thủ chính xác hợp đồng vận chuyển ký kết

- Thủ tục nhanh chóng, gọn lẹ

- Chịu trách nhiệm đền bù 100% cho phần xe bị hư hại nếu xảy ra

- Giá cả cạnh tranh, hợp lý

- Đảm bảo thời gian vận chuyển chính xác, kịp thời

- Hỗ trợ dịch vụ 24/24 trong quá trình vận chuyển

- Giao nhận xe tại địa điểm yêu cầu

 Ưu điểm:

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện vận tải phù hợp với từng loại hàng hóa và từng tuyến
đường, như vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận
chuyển

- Việc gom và đóng hàng vào các khay nhựa sẽ hạn chế được nước tràn vào gây hư hại linh
kiện trong quá trình vận chuyển bằng đường biển từ Nhật Bản về Việt Nam

 Nhược điểm

- Có thể gặp phải các sự cố tai nạn trong quá trình vận chuyển bằng đường biển, đường sắt,
27 Nhóm 7

đường bộ. Ví dụ như đường biển thì có thể gặp bão, sóng lớn, cướp biển,...Vận chuyển gây
mất thời gian khi di chuyển bằng đường thủy, thông thường là 15-30 ngày.

- Phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp dịch vụ vận tải bên ngoài như: trung tâm gom hàng từ
Nhật Bản, hàng vận tải đường sắt để vận chuyển về Việt Nam, gây ra những rủi ro về chất
lượng, an toàn và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình vận chuyển.

2.2.5. Quản trị cung ứng và mua hàng


a. Quản trị mua:

Toyota đã tạo ra một mạng lưới cung ứng tiên tiến mang lại cho nó những lợi thế trong chi phí
sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm so với các đối thủ, một nửa chi phí đó là có được từ việc giảm
chi phí nguyên vật liệu, nhân công, bảo hành. Để thực hiện mục tiêu này, Toyota đã tìm hiểu kĩ
về chi phí của quá trình sản xuất và công nghệ của các nhà cung ứng cũng như hệ thống sản xuất
linh động toàn cầu. Toyota đã trải qua nhiều năm để đầu tư mở rộng mạng lưới nhà cung ứng và
đối tác trên tinh thần thử thách và giúp đỡ để họ tự cải thiện.

Chiến lược Suppliers standard: Toyota dựa vào những nhà cung ứng bên ngoài cho hầu hết
các nguyên vật liệu và phụ tùng cho mỗi chiếc xe mà công ty tạo ra.

Trong quá trình hình thành sản phẩm, từ nghiên cứu đến sản xuất, Toyota luôn có sự hợp tác với
các nhà cung ứng. Những nhà cung ứng mà Toyota tìm kiếm là những công ty có ý chí và khả
năng để trở thành đối tác năng động.

Toyota chủ trương tìm kiếm những nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới, dựa
trên các tiêu chí về chất lượng, giá cả, phân phối và khả năng công nghệ.

Giúp đỡ các nhà cung ứng cạnh tranh: Toyota cam kết giúp đỡ các nhà cung ứng tăng khả
năng cạnh tranh trong thị trường xe hơi.

Sự cam kết này củng cố chính sách của Toyota trong việc trao dồi một mối quan hệ vững chắc,
lâu dài. Tạo lợi nhuận cho nhau dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Quá trình đó diễn ra thông qua
hai chương trình:

 Chính sách thu mua hàng năm: Toyota đánh giá cao mối quan hệ hợp tác giữa hai bên và
thể hiện những mong muốn của mình với các nhà cung ứng. Những mong muốn đó liên
quan trực tiếp đến mục tiêu lâu dài của Toyota.
28 Nhóm 7

 Hệ thống cung ứng: đôi khi, những nhà cung ứng phải đối mặt với những thách thức, khó
khăn trong việc nỗ lực nhằm đáp ứng những mong đợi của đối tác. Toyota gửi các chuyên
gia đến hỗ trợ các nhà cung ứng trong việc hoạch định và thực thi những cải tiến cần
thiết.

Tiêu chí của Toyota đối với các nhà cung ứng:

 Giữ mối quan hệ lâu dài và ổn định với một số nhà cung ứng

 Đàm phán trên cơ sở cam kết lâu dài về việc cải tiến chất lượng và năng suất lao động

 Chú trọng đến khả năng cung ứng của các suppliers: khả năng cải tiến liên tục, công nghệ
quy trình/ sản phẩm, mô hình về khả năng cung ứng.

 Chú trọng việc lựa chọn nhà cung ứng trên cơ sở mức độ trách nhiệm của họ. Thông
thường Toyota Thông thường Toyota mất khoảng từ 3-5 năm để đánh giá 1 nhà cung ứng
mới trước khi ký kết hợp đồng với họ.

Toyota hiểu rõ cấu trúc chi phí của các nhà cung ứng nên công ty này chỉ chấp nhận mức giá có
liên quan đến chi phí cung ứng mà ở đó nhà cung ứng vẫn có lợi nhuận. Toyota luôn muốn có
nhiều đối tác vì vậy Toyota sẵn sàng hỗ trợ cho nhà cung ứng nào đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng và phân phối. Toyota cũng rất quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh với các
nhà cung ứng để đảm bảo không lặp lại sai lầm lần 2.

b. Quản trị cung ứng:

- Trong bán lẻ ô tô:

Toyota thường xuyên tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng
của mình. Toyota chú trọng vào việc cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc để duy trì và tăng
cường mối quan hệ với khách hàng. Chất lượng của sản phẩm là một yếu tố quan trọng trong quá
trình cung ứng hàng hóa.

Toyota duy trì các tiêu chuẩn chất lượng cao và thực hiện kiểm soát chất lượng chặt chẽ để đảm
bảo rằng mỗi ô tô đạt đến tiêu chuẩn cao nhất. Toyota thường cung cấp các chương trình tài
chính và lựa chọn thanh toán linh hoạt để thuận tiện cho khách hàng trong quá trình mua sắm.

Tất cả những yếu tố này cùng nhau tạo nên một quá trình cung ứng hàng hóa toàn diện trong bán
lẻ ô tô của Toyota, hỗ trợ mục tiêu của họ là cung cấp sản phẩm chất lượng cao và trải nghiệm
29 Nhóm 7

khách hàng tốt nhất.

- Về hệ thống đại lý:

Toyota có một mạng lưới đại lý toàn cầu, với các đại lý phân phối ô tô và cung cấp dịch vụ sau
bán hàng. Quản lý mối quan hệ với các đại lý là quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm của
Toyota được trưng bày và bán một cách hiệu quả.

Toyota áp dụng “phong cách Toyota” để quản lý đại lý dựa trên 3 nguyên tắc chính:

 Đại lý được toàn quyền quyết định về sản phẩm.

 Toyota sẽ cùng phát triển với đại lý như hai đối tác, và cạnh tranh là yếu tố quan trọng
nhất để phát triển.

 Quá trình cung ứng hàng hóa không chỉ kết thúc ở việc bán sản phẩm mà còn bao gồm
cung cấp dịch vụ sau bán hàng.

 Ưu điểm

- Xây dựng được một mạng lưới cung ứng và mua hàng rộng khắp, bao gồm các nhà cung cấp
uy tín, các đối tác chiến lược và các nhà phân phối trên toàn quốc, giúp họ đảm bảo rằng họ
có thể sản xuất và giao hàng sản phẩm với chất lượng cao, đúng thời gian, và với mức giá
cạnh tranh. Điều này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì vị trí của họ như một trong
những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới.

- Áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông hiệu quả trong quản trị cung ứng và mua hàng,
như hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống theo dõi vị trí hàng hóa, hệ thống quản lý kho bãi,
hệ thống giao tiếp với khách hàng, giúp nâng cao hiệu suất và minh bạch của hoạt động cung
ứng và mua hàng

 Nhược điểm

- Toyota Việt Nam phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản, để
cung cấp các linh kiện và bán thành phẩm cho sản xuất và kinh doanh ô tô. Điều này khiến
Toyota Việt Nam gặp khó khăn khi có những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên
tai, dịch bệnh, v.v. ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà cung cấp nước ngoài. Ví dụ, vào
năm 2011, động đất và sóng thần ở Nhật Bản đã gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành công
nghiệp ô tô của nước này, làm gián đoạn cung ứng linh kiện cho Toyota Việt Nam và các
30 Nhóm 7

nước khác.

- Toyota Việt Nam còn gặp một số khó khăn trong việc phối hợp với các nhà cung cấp trong
nước, do chất lượng và năng lực của các nhà cung cấp này còn thấp, không đáp ứng được
các yêu cầu của Toyota Việt Nam. Điều này khiến Toyota Việt Nam phải bỏ ra nhiều thời
gian và chi phí để đào tạo, hướng dẫn và kiểm tra các nhà cung cấp trong nước, cũng như
phải chịu rủi ro về chất lượng và thời gian giao hàng.

2.2.6. Quản trị kho và bao bì đóng gói


a. Quản trị kho hàng:

Toyota là một trong những tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu thế giới và quản trị tồn kho là một
phần quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của họ. Toyota đã phát triển một số
phương pháp và chiến lược độc đáo để quản trị tồn kho hiệu quả, trong đó nổi bật nhất là "Hệ
thống sản xuất Just-In-Time" (JIT).

Với việc áp dụng mô hình Just in time, toàn bộ quy trình quản lý từ sản xuất đến phân phối
xe của Toyota sẽ không có hiện tượng xe tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho, xe được sản xuất
theo đơn đặt hàng và được giao đúng giờ tại đúng địa điểm cho khách.

Để tránh tình trạng sản xuất thừa, hãng xe đã sử dụng “Hệ thống kéo”, tức là cung cấp thêm hàng
hoá dựa theo nhu cầu của khách hàng thay vì theo một hệ thống hay lịch trình có sẵn từ trước.
Hay nói cách khác là hệ thống linh hoạt theo nhu cầu khách hàng. JIT đã giúp Toyota có thể tạo
ra một quy trình khép kín cao độ, nhanh chóng, khoa học. Các công ty vệ tinh của Toyota cần
phải đúng với quy trình, giờ giấc mà hệ thống thông tin của hãng mẹ điều khiển thông qua các
phiếu đặt hàng có chỉ thị rõ về giờ giấc, số lượng. Toyota luôn cố gắng đảm mức hàng tồn kho ở
mức tối thiểu đủ để thay thế số lượng hàng xuất đi.

Việc quản trị hàng tồn kho của Toyota tận dụng triệt để công nghệ máy tính.

Việc lưu kho được điều hành bằng một hệ thống máy tính tinh vi một hệ thống quản lý nhà khoa
học nhất giám sát toàn bộ quá trình giao nhận hàng và lưu giữ những dữ liệu được cập nhật về
tồn kho, trong đó bao gồm hệ thống máy tính nối mạng, máy quét mã, vạch hệ thống thu nhập dữ
liệu bằng tần số vô tuyến RF, những máy tính vi tính xách tay cùng với những thiết bị nào kho
truyền thống như máy nâng hàng, băng chuyền. để đảm bảo tính minh bạch, chính xác và nhanh
chóng trong quá trình xử lý hàng hóa; áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng như Kaizen,
31 Nhóm 7

5S, Lean, để nâng cao hiệu quả và giá trị gia tăng cho khách hàng.. Công ty cũng chú trọng đến
việc đóng gói và bảo vệ hàng hóa, sử dụng các loại bao bì đóng gói chất lượng cao, phù hợp với
từng loại sản phẩm, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí. Công ty cũng tuân thủ các quy định về
đóng gói và ghi nhãn hàng hóa của Việt Nam và các nước nhập khẩu.

Trong quá trình quản lý lưu kho các nguyên vật liệu Toyota sử dụng Hệ thống quản lý hàng
tồn kho WMS: giúp kiểm soát và quản lý hoạt động của kho từ nguyên vật liệu vào kho cho
đến hàng hóa thành phẩm.

- Nhận hàng: Mỗi pallet khi đến kho sẽ nhận được một nhãn mã vạch giúp xác định từng đơn
vị hàng hóa trong kho và số lượng hàng trong kho. Dữ liệu sau khi được quét sẽ chuyển đến
máy chủ.

- Lưu kho: Hệ thống quản trị nhà kho WMS sẽ đánh dấu vị trí lưu kho của hàng hoá đó khi
mỗi đơn vị hàng hoá được giao đến kho lưu trữ của nó thì hệ thống sẽ thông báo vị trí lưu
kho đã được định sẵn của nó

- Bốc dỡ hàng: WMS nhận đơn đặt hàng và sẽ sắp xếp lịch trình cho việc bốc dỡ hàng. Sau đó
hệ thông WMS sẽ cập nhật, kiểm tra số lượng hàng trong kho và dữ liệu hàng tồn kho.

- Giao hàng: Hệ thống cũng sẽ xác định địa điểm giao hàng, ngay khi đơn đặt hàng đến cảng
hệ thống WMS sẽ tạo ra những nhãn dán xác nhận việc bốc dỡ và giao hàng, hoạt động này
được thực hiện dựa trên sự kết nối với các thiết bị cân đo hàng và hệ thống kê khai hàng hoá.

b. Quản trị bao bì, đóng gói:

Đối với khâu sản xuất sản phẩm, Toyota Việt Nam tăng cường sử dụng các bì đóng gói linh
kiện sản xuất thân thiện với môi trường và có thể tái sử dụng/tái chế được thay cho nilon khó
phân hủy như hộp nhựa cứng, thùng sắt,...

Đối với dịch vụ khách hàng, Toyota Việt Nam cam kết sử dụng bao bì carton thay thế nilon để
bao gói sản phẩm quà tặng tới khách hàng. Đặc biệt, Toyota Việt Nam cam kết 100% rác thải
phát sinh từ nhà máy được thu gom, phân loại tại nguồn và được tái chế, xử lý đúng.

Hầu hết các loại phụ tùng Toyota chính hãng đều được đóng gói rất cẩn thận và tỉ mỉ đến từ
những chiếc vỏ hộp bên ngoài được in kèm logo và dòng chữ Toyota – Toyota Lexus rất sắc sảo.
Thông thường, các phụ kiện lớn chính hãng được đóng gói trong các vỏ hộp hoặc vỏ thùng cứng,
phồng và được bọc gói cẩn thận để không dễ bị hư hỏng hay ăn mòn. Còn đối với loại phụ kiện
32 Nhóm 7

nhỏ được bọc trong các túi nilon một cách cẩn thận và có tem nhãn đầy đủ.

Toyota là một nhà sản xuất xe lớn, hợp tác với những nhà sản xuất linh kiện ô tô uy tín chất
lượng trên thế giới để cho ra những sản phẩm tốt nhất, đó chính là chất lượng đã tạo nên tên tuổi
của Toyota như hiện nay. Vì thế, trên tất cả những sản phẩm phụ tùng Toyota chính hãng đều sẽ
có những dấu hiệu- ký tự của Toyota và nhà sản xuất chúng khắc lên trên đó. Phụ tùng Toyota
chính hãng được khắc chữ tinh xảo, khi sờ tay vào sẽ thấy khá mịn. Đối với các chữ được khắc
trên sản phẩm ta nên để ý kỹ sẽ thấy sự sắc nét của từng chữ, cảm giác giống như chữ được in
chìm.

 Ưu điểm

- Hệ thống quản trị kho và đóng gói của Toyota được thiết kế để linh hoạt và có thể thích ứng
với biến động trong nhu cầu thị trường.

- Quản trị đóng gói của Toyota được thiết kế để tối ưu hóa quá trình vận chuyển. Việc này
giúp giảm lãng phí trong chuỗi cung ứng và giữ cho hàng hóa được di chuyển một cách hiệu
quả

 Nhược điểm

- Việc áp dụng hệ thống Just-In-Time của Toyota sẽ chứa đựng nhiều rủi ro khi chỉ cần một
mắt xích trong chuỗi cung ứng có vấn đề sẽ khiến toàn bộ hệ thống ngưng trệ như Toyota sử
dụng nguyên vật liệu từ công ty Seiki trong chuỗi cung ứng của mình. Vào ngày 1 tháng 2
năm 1997, Seiki bị cháy và việc sản xuất của Toyota bị gián đoạn. chỉ từ thứ 7 tuần trước
đến thứ 3 tuần sau Toyota đã thiệt hại 15 tỷ đô

- Bao bì đóng gói: Chưa có chính sách tái sử dụng hoặc tái chế các vật liệu đóng gói, gây ra ô
nhiễm môi trường và lãng phí nguồn lực. Thiếu đi tính độc đáo và thu hút trong thiết kế bao
bì, còn rập khuôn truyền thống và tương đồng với các sản phẩm từ các đối thủ cạnh tranh,
gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
33 Nhóm 7

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG


LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP
3.1. Rút ra bài học kinh nghiệm thông qua kết quả các hoạt động
logistics chức năng của Toyota Việt Nam
3.1.1. Tổng kết về kết quả các hoạt động logistics chức năng của Toyota Việt
Nam
Qua phân tích các hoạt động logistics chức năng của Toyota ở chương 2, ta có thể thấy được sự
thành công trong việc quản trị hoạt động Logistics của Toyota Việt Nam. Điều này chứng minh
cho việc Toyota trở thành công ty sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Phương châm hoạt động của Toyota là sản xuất tinh giản, loại bỏ sự lãng phí trong sản xuất và
chuỗi cung ứng bằng việc giảm tồn kho, giảm thời gian giao hàng và tăng năng lực quản lý hoạt
động của mình.

 Dù rằng, định vị sản phẩm của Toyota không khác biệt mấy so với các doanh nghiệp cùng
ngành, các sản phẩm của Toyota không mang nhiều khác biệt hóa so với của các đối thủ
cạnh tranh nhưng hệ thống sản xuất của Toyota xuất phát từ một tầm nhìn cách mạng về
chức năng của chuỗi cung ứng: họ có thể sản xuất một chiếc xe hơi như mong muốn của
từng khách hàng đúng lúc, kịp thời (JIT) thay vì ―đẩy‖ (push) xe hơi đến nhà phân phối
và trông cậy vào năng lực thỏa thuận giá của họ để thuyết phục khách hàng mua chúng.

 Tầm nhìn đó dẫn đến một loạt cải tiến về vận hành cho phép Toyota dễ dàng đáp ứng kịp
sự thay đổi nhu cầu của khách hàng khi chỉ vận hành với mức tồn kho rất ít mà vẫn có thể
cung cấp những sản phẩm chất lượng cao vào đúng thời điểm.

Điều này mang lại một số thành tựu của Toyota Việt Nam trong hoạt động logistics:

 Đứng đầu toàn thị trường với doanh số bán hàng đạt 92.625 xe trong năm 2022.

 Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng với doanh thu 68,6 triệu USD trong năm 2022.

 Ra mắt nhiều sản phẩm mới và cải tiến, như Corolla Altis Hybrid, Veloz Cross, Avanza
Premio.

 Đóng góp 1.248 triệu USD vào ngân sách Nhà nước trong năm 2022.
34 Nhóm 7

3.1.2. Thách thức Toyota Việt Nam phải đối mặt trong các hoạt động logoctics
chức năng
Tuy nhiên ngoài những sai lầm và hạn chế cụ thể nhóm đã chỉ ra trong chương 2, Toyota Việt
Nam đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động logistics như:

 Bị hạn chế về nguồn cung do thiếu hụt linh kiện toàn cầu. Toyota Việt Nam bị ảnh hưởng
bởi hạ tầng giao thông yếu kém và ứng dụng công nghệ thông tin kém hiệu quả của Việt
Nam. Điều này làm giảm năng suất, chất lượng và độ tin cậy của dịch vụ logistics.

 Toyota Việt Nam gặp phải khủng hoảng do lỗi kỹ thuật của một số mẫu xe. Điều này làm
tổn hại uy tín và niềm tin của khách hàng, đồng thời gây ra chi phí khắc phục lỗi và bồi
thường cao

 Gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ khác trên thị trường

3.1.3. Rút ra một số bài học kinh nghiệm khi triển khai các hoạt động logistics
chức năng
- Xác định và phát triển một ưu thế để làm vũ khí chiến lược.

Toyota đã sử dụng ưu thế hoạt động như là một vũ khí chiến lược để tạo ra sự khác biệt và cạnh
tranh với các đối thủ. Các doanh nghiệp sản xuất ô tô nội địa Việt Nam cần có chiến lược nhằm
xác định và phát huy thế mạnh riêng mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

- Chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu, là tôn chỉ hoạt động.

Toyota đã xây dựng được danh tiếng về chất lượng sản phẩm được duy trì ổn định trong suốt quá
trình sản xuất. Hệ thống sản xuất tinh gọn của Toyota với đặc điểm nổi bật là sự tinh gọn đã
thống trị xu thế sản xuất trong ngành ô tô1. Các doanh nghiệp Việt Nam cần cân đối giữa lượng
và chất, không bỏ qua một số nguyên tắc trong hoạt động để giảm chi phí.

- Tối ưu hóa quy trình.

Toyota luôn tìm kiếm những cách làm tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn cho mọi hoạt động logistics.
Toyota áp dụng các công nghệ và phương pháp tối ưu hóa quy trình để nâng cao hiệu suất và
hiệu quả của hoạt động logistics. Toyota cũng loại bỏ những hoạt động không mang lại giá trị gia
tăng cho khách hàng, nhằm giảm thiểu chi phí và thời gian.

- Hợp tác và liên kết.


35 Nhóm 7

Toyota không chỉ quan tâm đến hoạt động logistics bên trong công ty, mà còn quan tâm đến hoạt
động logistics bên ngoài công ty. Toyota hợp tác và liên kết với các đối tác, nhà cung cấp, công
ty logistics khác để tạo ra một chuỗi cung ứng toàn diện và linh hoạt. Toyota chia sẻ thông tin,
kiến thức, kinh nghiệm và nguồn lực với các bên liên quan, nhằm tạo ra sự tin tưởng và hỗ trợ
lẫn nhau.

- Tính linh hoạt sẽ giúp giải quyết vấn đề dễ dàng hơn.

Toyota đã có những phản ứng linh hoạt từ những thất bại và khó khăn trong quá trình triển khai
hoạt động logictics. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tham khảo và theo dõi một cách chi tiết
từng trường hợp cụ thể mà các doanh nghiệp đối thủ đã gặp phải và cách giải quyết của họ để
tích lũy kinh nghiệm nhằm hạn chế tối đa rủi ro khi gặp phải trường hợp tương tự trong tương lai

3.2. Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả hệ thống logistics của doanh
nghiệp
Mặc dù, nhìn nhận tổng quan việc tổ chức các hoạt động logistics chức năng của Công ty Ô
tô Toyota Việt Nam là hiệu quả và đạt được nhiều thành tựu. Tuy nhiên, ở mỗi hoạt động
logistics chức năng vẫn tồn đọng những hạn chế. Dựa trên nhìn nhận vào những nhược điểm đó,
nhóm có nghiên cứu và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống logistics
của doanh nghiệp.

a. Dịch vụ khách hàng

Công ty và đặc biệt là bộ phận chăm sóc khách hàng phải tìm hiểu và đánh giá những dịch vụ
của mình so với những đối thủ cạnh tranh để không ngừng nâng cao dịch vụ chăm sóc khách
hàng.

- Luôn luôn tìm hiểu thị trường cần gì? Khách hàng cần gì? Những gì có thể đáp ứng được
cho khách hàng, những gì không thể hoặc chưa thể đáp ứng? Điểm mạnh của những dịch
vụ ở đâu? So với những dịch vụ trên thị trường thì cần sửa chữa hoặc đổi mới gì không?
Luôn nhìn nhận mọi vấn đề để tạo ra sự khác biệt và tìm điểm ấn tượng trong lòng khách
hàng.

Khi công ty quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin như báo, đài, tivi… thì thường
chỉ tập trung vào các đặc tính của xe các thông số kỹ thuật, nội thất, phụ tùng xe, hình dáng xe
mà chưa nói nhiều tới các tiện ích của dịch vụ đi kèm xe. Ví dụ như thông báo cho khách hàng
36 Nhóm 7

địa điểm thời gian diễn ra các hoạt động bảo dưỡng chăm sóc xe, cách thức tham gia các chương
trình khuyến mãi, chương trình ca nhạc, các buổi giới thiệu sản phẩm hoặc cập nhật đầy đủ nhất
những thông tin chính sách mới của công ty. Điều này sẽ tạo ra lượng thông tin đa chiều, phong
phú để khách hàng tha hồ tìm hiểu, xem xét và chọn lựa.

b. Hệ thống thông tin

- Tăng cường bảo mật hệ thống thông tin nội bộ, để tránh rủi ro mất dữ liệu quan trọng do
các vấn đề như tấn công mạng hoặc lỗi hệ thống. Thường xuyên có những đợt kiểm tra hệ
thống để kịp thời đưa ra những phương án khắc phục, cải thiện hệ thống, để tránh các quy
trình sản xuất, phân phối bị gián đoạn.
- Đầu tư vào trang thiết bị kỹ thuật, thiết bị công nghệ cao, để giảm thiểu sai sót, tiết kiệm
thời gian và tăng tính hiệu quả trong hoạt động truyền đạt thông tin giữa các bộ phận,
các bên đối tác và các nhà phân phối.

c. Quản lý dự trữ

- Tiếp tục áp dụng cả 2 chiến lược dự trữ kéo và đẩy, đảm bảo sản xuất “đúng sản phẩm –
đúng số lượng – đúng nơi – đúng thời điểm”. Điều này giúp Toyota cắt giảm chi phí tồn
kho một cách đáng kể. Chính vì vậy việc áp dụng cả 2 chiến lược chính là lựa chọn hàng
đầu để doanh nghiệp có thể vừa đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng, làm giảm hiện
tượng tồn kho, ứ đọng vốn, tăng dung tích kho bãi, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
phế liệu, sản phẩm lỗi.

d. Quản trị vận tải

- Đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ sản xuất về Việt Nam để
sản xuất nguyên vật liệu, linh kiện. Như vậy, có thể tạo thuận tiện cho quá trình sản xuất
và lắp ráp diễn ra liền mạch, ko bị đứt quãng., giảm chi phí và thời gian vận chuyển.
- Đầu tư vào mua bảo hiểm vận chuyển, để giảm thiệt hại cho những rủi ro trong quá trình
vận chuyển linh kiện, thành phẩm.

e. Quản trị cung ứng và mua hàng

- Tiếp tục tìm kiếm những nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh tầm cỡ thế giới, dựa trên
các tiêu chí về chất lượng, giá cả, phân phối và khả năng công nghệ để mở rộng mạng
lưới cung ứng và mua hàng rộng khắp, bao gồm các nhà cung cấp uy tín, các đối tác
37 Nhóm 7

chiến lược và các nhà phân phối trên toàn quốc.


- Đầu tư vào hệ thống thông tin để thông tin truyền đi nhanh chóng đến các nhà cung ứng.
Khi đó, hệ thống quản lý đơn hàng, hệ thống theo dõi vị trí hàng hóa, hệ thống quản lý
kho bãi, hệ thống giao tiếp với khách hàng, giúp nâng cao hiệu suất và minh bạch của
hoạt động cung ứng và mua hàng.
- Đầu tư thời gian và chi phí để đào tạo, hướng dẫn, kiểm tra các nhà cung cấp trong nước
nhằm nâng cao chất lượng và năng lực của các nhà cung cấp này để đáp ứng được yêu
cầu của Toyota Việt Nam.

f. Quản trị kho và bao bì đóng gói

- Trong chiến quản trị kho nên kết hợp cả chiến lược truyền thống “đẩy” (bán thành phẩm
từ khâu trên xuống khâu dưới) và cả chiến lược tinh gọn JIT để giảm thiểu rủi ro thiếu
hàng hoặc dư thừa gây tồn kho.
- Áp dụng chính sách tái sử dụng hoặc tái chế các vật liệu đóng gói, nhằm giảm ô nhiễm
môi trường và lãng phí nguồn lực. Các vật liệu đóng gói có thể được thu hồi từ khách
hàng hoặc từ các nguồn khác để tái sử dụng hoặc tái chế thành các sản phẩm mới có giá
trị.
- Thiết kế bao bì độc đáo và thu hút, nhằm nâng cao hình ảnh thương hiệu và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm. Biến bao bì không chỉ là vỏ bọc bảo vệ sản phẩm mà còn là
công cụ truyền thông và tiếp thị. Bao bì nên phù hợp với tính chất và đặc điểm của sản
phẩm, mang lại ấn tượng tốt cho khách hàng.
-
38 Nhóm 7

KẾT LUẬN
Theo tầm nhìn toàn cầu, với mong muốn mang lại “sự tự do di chuyển cho tất cả mọi người”,
công ty ô tô Toyota Việt Nam cam kết cung cấp các giải pháp toàn diện, hướng tới sự an tâm và
hạnh phúc cho khách hàng trong suốt hành trình. Và mảng logistics; đặc biệt là chủ đề phân tích
thực trạng việc tổ chức các hoạt động logistics chức năng của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và
đưa ra đề xuất cải thiện hệ thống logistics của doanh nghiệp là một phần vô cùng quan trọng
trong mục tiêu lớn lao đó của Toyota Việt Nam.

Với sự tìm hiểu trong thời gian vừa qua, tổng quan hoạt động logistics của Công ty ô tô
Toyota Việt Nam đang có sự phát triển nhanh chóng và ngày càng lớn mạnh. Tuy nhiên, bên
cạnh những thuận lợi và cơ hội phát triển rất lớn như vậy doanh nghiệp cũng đang gặp phải một
số khó khăn trong quá trình kinh doanh về mảng logistics chức năng. Vì vậy, nhóm 5 cũng đã
đưa ra các đề xuất giải pháp của mình như xác định và phát triển một ưu thế để làm vũ khí chiến
lược hay tối ưu hóa chương trình,...cho những khó khăn và thách thức trên.

Vậy qua bài thảo luận với chủ đề trên, nhóm 7 hi vọng sẽ cung cấp và bổ sung thêm một số
kiến thức hữu ích, thực tế thông qua một doanh nghiệp lớn cụ thể Việt Nam ở học phần Quản trị
logistics kinh doanh do giảng viên Phạm Thu Trang giảng dạy. Nhóm 7 xin chân thành cảm ơn!
39 Nhóm 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Công Ty Cổ Phần Hai Bốn Bảy. (2023). XU HƯỚNG SẢN XUẤT TINH GỌN VÀ MÔ HÌNH
JIT. Được truy lục từ 247Express: https://247express.vn/tin-tuc/logistics-44/xu-huong-san-xuat-
tinh-gon-va-mo-hinh-jit/413
DELIVERING ADVANCED AUTOMATED LOGISTICS. (2023). Được truy lục từ Toyota
Logistics: https://toyota-logistics.com/
Linh kiện, phụ tùng toàn cầu và hậu cần kho bãi. (2023). Được truy lục từ Công ty TNHH
Toyota Tsusho Việt Nam: https://toyotsu.com.vn/vi/segments-new/global-parts-logistics-
new/
Logistics Solutions Center. (2023). Được truy lục từ Toyota Material Handling Group:
https://toyota-forklifts.eu/about-toyota/logistics-solutions-center/
School, V. L. (2023). Toyota và ‘lợi thế cạnh tranh đặc biệt’ từ Quản trị Quan hệ Nhà Cung ứng
(SRM). Được truy lục từ VILAS: https://vilas.edu.vn/toyota-va-loi-the-canh-tranh-tu-
srm.html
Toyota Việt Nam: “Tàu hỏa là loại hình vận tải ưu việt, an toàn và thân thiện với môi trường”.
(2018). Được truy lục từ TỔNG CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM:
https://vr.com.vn/dau-tu-du-an/%E2%80%9Ctau-hoa-la-loai-hinh-van-tai-uu-viet-an-
toan-va-than-thien-voi-moi-truong%E2%80%9D.html
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ (2021). Công nghiệp ô tô:
Xây dựng hệ thống nhà cung cấp. Được truy lục từ VIA Cục công nghiệp:
https://vsi.gov.vn/vn/tin-cong-nghiep-ho-tro/cong-nghiep-o-to-xay-dung-he-thong-nha-
cung-cap-c4id1791.html
40 Nhóm 7

PHỤ LỤC
Hình 1. Số liệu sản lượng sản xuất xe từ năm 2010 - 2021 của Toyota Việt Nam..13

You might also like