You are on page 1of 236

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA THƯƠNG MẠI




BÀI GIẢNG

MÔN HỌC
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
(Dành cho Chương trình chất lượng cao)

GIẢNG VIÊN: TH.S LÊ QUANG HUY

TP.HCM, năm 2016


LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế là hoạt động ngoại thương giữa các nước, nhằm đạt được mục đích
kinh tế hay lợi nhuận lợi nhuận, ngoại giao. Thương mại quốc tế là một trong hai lĩnh vực nghiên
cứu/hoạt động của kinh tế quốc tế. Chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế không chỉ
có các doanh nghiệp mà còn có chính phủ các quốc gia. Để tham gia vào hoạt đông thương mại
quốc tế thành công, các doanh nghiệp cần phải hiểu thực tiễn cũng như xu hướng ngoại thương
giữa các nước trên thế giới, bên cạnh đó, còn cần nắm bắt, tuân thủ chính sách quản lý ngoại
thương của các nước.
Với ý nghĩa trên, môn học Thương mại quốc tế được Khoa Thương mại đưa vào giảng dạy
và là môn học bắt buộc cho các chuyên ngành, các chương trình đào tạo chính quy thuộc Khoa.
Bài giảng Thương mại quốc tế bao gồm 7 chương trong đó:
- Chương 1: trình bày khái niệm cơ bản về thương mại quốc tế, vai trò và lợi ích của thương mại
quốc tế, xu hướng thương mại quốc tế những năm gần đây, đối tượng, nội dung, phương pháp
nghiên cứu môn học.
- Chương 2: trình bày các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế
- Chương 3: trình bày các lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế
- Chương 4: trình bày các công cụ, chính sách điều tiết hoạt động ngoại thương nói chung về mặt
quản lý nhà nước
- Chương 5: trình bày các liên kết, tổ chức, thể chế kinh tế quốc tế liên quan đến thương mại quốc
tế
- Chương 6: trình bày quá trình hình thành và phát triển ngoại thương Việt Nam
- Chương 7: trình bày các phương pháp phân tích kinh tế ngoại thương
Để hoàn thành bài giảng, tác gia trân trọng cảm ơn sự góp ý, hỗ trợ biên soạn từ Lãnh đạo,
giảng viên Khoa Thương mại, Phòng Quản lý Khoa học, Thư viện Đại học Tài chính –
Marketing. Quá trình biên soạn có thể không tránh khỏi những sai sót, tác giả trân trọng và sẽ tiếp
thu các ý kiến đóng góp từ người học, nhà nghiên cứu, giảng viên để những lần xuất bản sau
được hoàn thiện hơn.
Tác giả: Lê Quang Huy
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC .............................. 1

1.1. Khái niệm cơ bản về thương mại quốc tế ....................................................................... 1

1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 1

1.1.2. Điều kiện để có TMQT ................................................................................................ 1

1.1.3. Mậu dịch quốc tế có những đặc điểm gì? .................................................................... 1

1.2. Vì sao các nước phải giao thương với nhau? .................................................................. 1

1.3. Vai trò và lợi ích của thương mại quốc tế ....................................................................... 2

1.4. Xu hướng thương mại quốc tế những năm gần đây ........................................................ 2

1.5. Đối tượng, nội dung nghiên cứu của môn học thương mại quốc tế ................................ 7

CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ .................................. 10

2.1. Lý thuyết trọng thương về TMQT ................................................................................ 10

2.1.1. Hoàn cảnh ra đời ........................................................................................................ 10

2.1.2. Nội dung quan điểm của trường phái ......................................................................... 10

2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith ................................................................. 11

2.2.1. Sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời ...................................................................... 11

2.2.2. Nội dung của học thuyết ............................................................................................ 11

2.2.3. Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng ....................................................................... 12

2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo ................................................................ 12

2.3.1. Sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời ...................................................................... 12

2.3.2. Nội dung của học thuyết ............................................................................................ 12

2.3.3. Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng ....................................................................... 12

2.4. Lý thuyết chi phí cơ hội của HABERLER.................................................................... 13

2.4.1. Nội dung lý thuyết...................................................................................................... 13

2.4.2. Ưu, nhược điểm của lý thuyết .................................................................................... 13

2.4.3. Phân tích cơ sở và lợi ích của mậu dịch với chi phí cơ hội không đổi ...................... 13
CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................. 16

CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ .......................... 17

3.1. Nguồn lực sản xuất và lý thuyết HOS .......................................................................... 17

3.1.1. Sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời ...................................................................... 17

3.1.2. Các quan niệm và giả thuyết cơ bản .......................................................................... 17

3.1.3. Định lý H - O ............................................................................................................. 19

3.1.4. Các mệnh đề khác của lý thuyết H - O ...................................................................... 19

3.2. Lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế ........................................................................... 21

3.2.1. Khả năng sản xuất và cung tương quan ..................................................................... 21

3.2.2. Giá cả tương quan và đường cầu ............................................................................... 23

3.2.3. Phân tích cơ sở trao đổi giữa 2 QG theo mô hình mậu dịch chuẩn ........................... 24

3.3. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm .......................................................... 24

3.3.1. Giai đoạn sản phẩm mới ............................................................................................ 25

3.3.2. Giai đoạn sản phẩm chín mùi .................................................................................... 25

3.3.3. Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa ........................................................................... 26

3.4. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô .......................................................................................... 26

3.4.1. Khái niệm chung ........................................................................................................ 26

3.4.2. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong và thương mại, sản xuất quốc tế ................... 27

3.4.3. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài và thương mại quốc tế .................................. 28

3.5. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E.Porter ....................................................... 29

3.6. Ứng dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong kinh doanh quốc tế .............................. 30

CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................. 33

CHƯƠNG 4. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT ....................................... 35

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ........................................................................ 35

4.1. Các loại hình chính sách ngoại thương ........................................................................ 35


4.1.1. Phân loại theo mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt động ngoại
thương .................................................................................................................................. 35

4.1.2. Phân loại theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới .... 37

4.1.3. Chính sách ngoại thương của các nước đang phát triển ............................................ 39

4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo đuổi chính sách ngoại thương của các quốc gia
.............................................................................................................................................. 43

4.2. Các công cụ quản lý hoạt động ngoại thương ............................................................... 44

4.2.1. Thuế xuất n hập khẩu ................................................................................................ 44

4.2.2. Các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu thông qua các hàng rào phi thuế quan ......... 56

CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................ 766

CHƯƠNG 5. CÁC LIÊN KẾT, TỔ CHỨC, THỂ CHẾ KINH TẾ QUỐC TẾ LIÊN QUAN
ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ ........................................................................................ 78

5.1. Khái niệm về liên kết kinh tế quốc tế ............................................................................ 78

5.2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế .......................................................................... 78

5.2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone) ...................................................... 79

5.2.2. Liên minh về thuế quan (Customs Union) ................................................................. 79

5.2.3. Thị trường chung (Common Market) ........................................................................ 79

5.2.4. Liên minh về kinh tế (Economic Union) ................................................................... 80

5.2.5. Liên minh về tiền tệ (Monetary Union) ..................................................................... 80

5.3. Phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của một liên hiệp thuế quan – Lý thuyết tốt nhất
hạng hai ................................................................................................................................ 80

5.3.1. Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch - trade-creation effect ..................................... 80

5.3.2. Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch - trade-diversion effect....................... 81

5.4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN ............................................................ 84

5.4.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN .......................... 84

5.4.2. Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của ASEAN ........................................................ 87
5.4.3. Cơ cấu tổ chức của ASEAN ...................................................................................... 95

5.4.4. Một số khu vực mậu dịch tự do giữa Asean với các nước khác ............................... 97

5.5. Tổ chức thương mại thế giới – WTO ......................................................................... 116

5.5.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của WTO ............................ 116

5.5.2. Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO ........................................................... 118

5.5.3. Cơ cấu tổ chức của WTO ........................................................................................ 120

5.5.4. Nội dung chính của các hiệp định WTO ................................................................. 122

5.5.5. Gia nhập WTO của Việt Nam ................................................................................. 123

5.6. Liên minh Châu Âu – EU ........................................................................................... 124

5.6.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của EU ............................... 124

5.6.2. Mục tiêu hoạt động của EU ..................................................................................... 125

5.6.3. Cơ cấu tổ chức của EU ............................................................................................ 125

5.6.4. Quan hệ giữa Việt Nam và EU ................................................................................ 125

5.7. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương .................................................. 126

5.7.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của APEC........................... 126

5.7.2. Mục tiêu hoạt động của APEC ................................................................................ 127

5.7.3. Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................... 129

5.7.4. Quan hệ giữa Việt Nam và APEC ........................................................................... 133

5.7.5. Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) ................................. 133

5.8. Hoa Kỳ và mối quan hệ kinh tế với Việt Nam ........................................................... 152

5.8.1. Một số thông tin cơ bản về Hoa Kỳ......................................................................... 152

5.8.2. Một số thông tin kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ .................................................. 155

5.8.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ ............................................................... 156

5.9. Trung Quốc và mối quan hệ kinh tế với Việt Nam .................................................... 165

5.9.1. Một số thông tin cơ bản về Trung Quốc.................................................................. 165

5.9.2. Một số thông tin kinh tế, thương mại của Trung Quốc ........................................... 168
5.9.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc ......................................................... 170

5.10. Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế với Việt Nam ....................................................... 176

5.10.1. Một số thông tin cơ bản về Nhật Bản .................................................................... 176

5.10.2. Một số thông tin kinh tế, thương mại của Nhật Bản .............................................. 179

5.10.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật bản............................................................ 180

CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................ 184

CHƯƠNG 6. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM .................................................................................................................................. 185

6.1. Ngoại thương Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945 ........................................ 185

6.1.1. Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến .................................................... 185

6.1.2. Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc ........................................................ 185

6.2. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954 ............................................................. 186

6.3. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975 ............................................................. 186

6.4. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1976 - 2000 ............................................................. 188

6.4.1. Giai đoạn trước khi đổi mới nền kinh tế 1976 - 1985 .............................................. 188

6.4.2. Giai đoạn từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến 2000 ................................................. 189

6.5. Ngoại thương Việt Nam từ 2001 đến nay ................................................................... 195

6.6. Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam đến năm 2020 .................................... 197

6.6.1. Cơ sở đề ra chiến lược.............................................................................................. 197

6.6.2. Lựa chọn chiến lược ................................................................................................. 199

6.6.3. Nội dung ................................................................................................................... 200

CÂU HỎI ÔN TẬP ............................................................................................................ 201

CHƯƠNG 7. PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG ...................... 202

7.1. Khái niệm về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh ......................................................... 202

7.1.1. Khái niệm chung về lợi nhuận ................................................................................. 202

7.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh........................................................................... 202


7.1.3. Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ................................................. 203

7.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngoại thương ............................................... 203

7.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh ...................................................... 204

7.2.1. Các chỉ tiêu về lợi nhuận ......................................................................................... 204

7.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh ........................................................................ 205

7.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.......................................... 206

7.3.1. Phương pháp dùng trong phân tích.......................................................................... 206

7.3.2. Phân tích lợi nhuận dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ...................... 208

7.3.3. Phân tích chi phí lưu thông trong kinh doanh xuất nhập khẩu ................................ 212

7.4. Phân tích lợi nhuận theo các thời điểm ...................................................................... 214

7.4.1. Phân tích dựa vào chi phí trực tiếp .......................................................................... 214

7.4.2. Phân tích dựa vào điểm hoà vốn.............................................................................. 215

7.4.3. Phân tích lợi nhuận theo từng thương vụ ................................................................ 218

CÂU HỎI ÔN TẬP ........................................................................................................... 221

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 224


DANH MỤC BẢNG - BIỂU, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Bảng 1.1. Thương mại hàng hóa theo lãnh thổ và quốc gia cụ thể năm 2014 ....................... 4

Bảng 1.2. Thương mại hàng hóa dịch vụ thế giới gia đoạn 2005 - 2014 ............................... 5

Bảng 1.3. Những quốc gia xuất nhập khẩu hàng hóa dẫn đầu thế giới năm 2014 ................. 6

Bảng 2.1. Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối ................................................................. 11

Bảng 2.2. Mô hình đơn giản về lợi thế so sánh .................................................................... 12

Bảng 2.3. Bảng giới hạn khả năng sản xuất thép và vải của Việt Nam và Trung Quốc ...... 14

Bảng 3.1. Tỷ lệ tiền lương quốc tế so sánh (Hoa Kỳ = 100) ............................................... 20

Bảng 3.2. Hàm lượng nhân tố xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 1972 .................. 21

Bảng 3.3. Minh họa lao động trung bình giảm dần khi số lao động gia tăng ...................... 27

Bảng 4.1. Mức độ tập trung của những mặt hàng xuất khẩu của các quốc gia kém phát triển
.............................................................................................................................................. 40

Bảng 4.2. Số liệu các vụ tự vệ ở một số thị trường .............................................................. 73

Bảng 5.1. Lộ trình giảm thuế của Danh mục EHP.............................................................. 99

Bảng 5.2. Lộ trình giảm thuế của Danh mục thông thường (ACFTA) .............................. 100

Bảng 5.3. Thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP ................................ 104

Bảng 5.4. Bảng lộ trình số dòng thuế xoá bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam theo Hiệp
định AJCEP ........................................................................................................................ 105

Bảng 5.5. Lộ trình giảm thuế Danh mục thông thường AKFTA ....................................... 107

Bảng 5.6. Phân loại Danh mục nhạy cảm cao (HSL) trong AKFTA................................. 108

Bảng 5.7. Tóm tắt thông tin kinh tế, thương mại cơ bản của Hoa Kỳ ............................... 155

Bảng 5.8. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ........................ 156

Bảng 5.9. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại dịch vụ của Hoa Kỳ .......................... 156

Bảng 5.10. Kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 2006 đến
tháng 04/2016 ..................................................................................................................... 160

Bảng 5.11. Xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2015 và 04 tháng
đầu năm 2016 ..................................................................................................................... 162
Bảng 5.12. Nhập khẩu hàng hóa chính có xuất xứ từ Hoa Kỳ trong năm 2015 và 04 tháng
từ đầu năm 2016 ................................................................................................................ 164

Bảng 5.13. Tóm tắt thông tin kinh tế, thương mại cơ bản của Trung Quốc ..................... 169

Bảng 5.14. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại hàng hóa của Trung Quốc .............. 169

Bảng 5.15. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại dịch vụ của Trung Quốc ................. 170

Bảng 5.16. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2004 - 2015 ........ 173

Bảng 5.17. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2015 174

Bảng 5.18. Giá trị nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc từ năm 1995 - 2015 ................... 175

Bảng 5.19. 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc của Việt Nam ..................... 176

Bảng 5.20. Tóm tắt thông tin kinh tế, thương mại cơ bản của Nhật Bản .......................... 179

Bảng 5.21. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại hàng hóa của Nhật Bản .................. 180

Bảng 5.22. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại dịch vụ của Nhật Bản ..................... 180

Bảng 5.23. Kim ngạch xuất nhập Việt Nam Nhật Bản từ năm 2011 – 2015 .................... 182

Bảng 5.24. 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nhật Bản năm
2015 ................................................................................................................................... 182

Bảng 5.25. 10 mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2015
........................................................................................................................................... 183

Bảng 6.1. Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1934 - 1939 ...................................... 186

Bảng 6.2. Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1958 - 1975 ...................................... 187

Bảng 6.3. Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1976 - 1985 ...................................... 188

Bảng 6.4. Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn 1986 - 1995 .................. 189

Bảng 6.5. Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986 - 1995 ....................... 190

Bảng 6.6. Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986 - 1995 ...................... 191

Bảng 6.7. Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986 -1995 .................. 192

Bảng 6.8. Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước ................... 193

và vùng lãnh thổ (1995-2000) ........................................................................................... 193


Bảng 6.9. Trị giá xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm (2001 – 2013).......................... 196

Bảng 6.10. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của VN (1995 - 2000)............................ 198

Bảng 7.1. Ví dụ biểu mẫu BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .......... 209

Bảng 7.2. Phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp........................................................... 210

Bảng 7.3. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các kỳ............................................ 212

Biểu đồ 4.1. Tác động cân bằng cục bộ của thuế quan ........................................................ 50

Biểu đồ 4.2. Tác động của thuế quan lên người tiêu dùng và sản xuất ............................... 51

Biểu đồ 4.3. Tác động cân bằng tổng quát của thuế quan đối với nước nhỏ ....................... 53

Biểu đồ 4.4. Tác động cân bằng tổng quát của thuế quan đối với nước lớn ........................ 54

Biểu đồ 4.5. Thuế quan tối ưu và sự trả đũa bằng đồ thị ..................................................... 55

Biểu đồ 4.6. Tác động cân bằng cục bộ của quota nhập khẩu ............................................. 57

Biểu đồ 4.7. Tác động hạn chế xuất khẩu tự nguyện xe hơi Nhật Bản đối với thị trường Mỹ
.............................................................................................................................................. 59

Biểu đồ 4.8.Tác động cân bằng cục bộ của trợ cấp xuất khẩu ............................................. 71

Biểu đồ 5.1. Một liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch ....................................................... 81

Biểu đồ 5.2. Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch.................................................. 82

Biểu đồ 5.3. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ từ năm 2006 đến
04/2016 ............................................................................................................................... 161

Biểu đồ 5.4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2015
theo giá trị xuất khẩu .......................................................................................................... 163

Biểu đồ 5.5. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2015 theo
giá trị nhập khẩu ................................................................................................................. 165

Biểu đồ 5.6. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc năm
2015 .................................................................................................................................... 174

Biểu đồ 6.1. Trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm (2001 - 2013) ............... 196

Đồ thị 2.1. Lợi ích giữa 2 quốc gia khi có mậu dịch……………………………………..15
Đồ thị 3.1. Đường giới hạn khả năng sản xuất .................................................................... 21
Đồ thị 3.2. Đồ thị biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất và đường đẳng lượng ...... 22

Đồ thị 3.3. Đồ thị biểu diễn đường đẳng lượng sau khi giá cả vải thay đổi ........................ 22

Đồ thị 3.4. Sự gia tăng tương quan của giá vải ảnh hưởng đến cung tương quan vải ........ 23

Đồ thị 3.5. Sản xuất, tiêu dùng và thương mại trong mô hình thương mại chuẩn .............. 24

Đồ thị 3.6. Giá cả tương quan cân bằng với thương mại và dòng chảy thương mại liên quan
............................................................................................................................................. 24

Đồ thị 3.7. Đồ thị biểu diễn vòng đời của sản phẩm ........................................................... 26

Đồ thị 3.8. Lợi thế kinh tế trước khi thương mại ................................................................ 28

Đồ thị 3.9. Thương mại quốc tế và giá cả nút áo TQ. ......................................................... 29

Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại và GDP toàn cầu từ năm 2007 -
2014 ....................................................................................................................................... 2

Hình 1.2. Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu (lấy mốc năm 1990 là 100) ...................... 3

Hình 3.1. Mô hình lực lượng cạnh tranh quốc gia theo M.Porter…………………………30
Hộp 4.1. Tăng thuế nhập khẩu thực phẩm để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước ............ 46

Hộp 4.2. Thước dây xuất sứ từ Việt Nam bị Ấn Độ kiện bán phá giá ................................ 66

Hộp 4.3. Hoa Kỳ kiến Việt Nam trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh (Frozen Warmwater
Shrimp) ................................................................................................................................ 70

Hình 5.1. Đặc điểm của các mức độ liên kết kinh tế quốc tế của các quốc gia .................. 79

Hình 5.2. Hình minh họa các quốc gia thành viên ASEAN ................................................ 87

Hình 5.3. Sơ đồ tổ chức của APEC (2013) ....................................................................... 129


CHƯƠNG 1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG MÔN HỌC
1.1. Khái niệm cơ bản về thương mại quốc tế
1.1.1. Khái niệm
Trước khi tìm hiểu về khái niệm thương mại quốc tế, người ta sẽ làm rõ khái niệm về ngoại thương.
Vậy thế nào là ngoại thương?
Theo nghĩa thông thường, ngoại thương là hoạt động xuất nhập khẩu hay mua bán có yếu tố nước
ngoài.
Còn theo Võ Thanh Thu (2008), ngoại thương là quan hệ mua bán hàng hóa với các quốc gia khác
trên thế giới bao gồm hàng hóa vô hình và hữu hình.
- Ngoại thương là một trong những hoạt động chủ yếu của kinh tế đối ngoại của một quốc gia.
Thương mại quốc tế là hoạt động ngoại thương giữa các nước, mục đích kinh tế, lợi nhuận, ngoại
giao.
1.1.2. Điều kiện để có TMQT
- Có sự tồn tại và phát triển hàng hóa – tiền tệ kèm theo đó là sự xuất hiện của tư bản thương
nghiệp
- Sự ra đời của nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế giữa các nước
- Có sự quan hệ thông thương giữa các nước
1.1.3. Mậu dịch quốc tế có những đặc điểm gì?
- Mậu dịch quốc tế vượt ra khỏi biên giới của một quốc gia nên chính phủ mỗi nước khó có thể kiểm
soát được dễ dàng và áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu.
Ví dụ: xuất nhập khẩu phần mềm, dịch vụ tư vấn là vấn đề rất khó để quản lý (chẳng hạn đánh thuế
xuất nhập khẩu)
- Mậu dịch quốc tế gắn liền với việc sử dụng các đồng tiền quốc gia khác nhau nên nó liên quan đến
vấn đề thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái.
1.2. Vì sao các nước phải giao thương với nhau?
Chúng ta không trồng lúa mỳ nên phải nhập khẩu bột mỳ, tương tự như điện thoại di động, máy vi
tính, máy bay, ô tô… Ngược lại người Nhật sản xuất không đủ gạo cho tiêu dùng nên họ phải mua
gạo Việt Nam. Singapore thì mua dầu thô Việt Nam sau đó tinh chế và bán xăng thành phẩm lại cho
Việt Nam. Từ đó cho ta thấy bất kỳ quốc gia nào cũng không có đủ nguồn lực để sản xuất tất cả các
sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ đa dạng của người dân. Những nguồn lực đó
bao gồm tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất, trình độ khoa học công nghệ …. Người ta gọi đấy là
sự giới hạn nguồn lực quốc gia.
Người Mỹ sản xuất được rất nhiều xe hơi bán khắp thế giới nhưng họ vẫn mua xe hơi Nhật. Có
nhiều quốc gia sản xuất được rượu vang nho nhưng phải uống rượu vang Pháp thì mới “sành điệu”.

1
Rõ ràng tâm lý, thị hiếu tiêu dùng đa dạng cũng khuyến khích việc mua bán hàng hóa đang diễn ra
ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Tuy nhiên nếu nói rằng lợi ích của ngoại thương thu được xuất phát từ hai lí do này thì đúng nhưng
hoàn toàn chưa đầy đủ, vì thật ra các nước còn thu được lợi ích lớn hơn rất nhiều từ những lí do
khác; chúng được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo.
1.3. Vai trò và lợi ích của thương mại quốc tế
- Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng quốc gia phát triển
- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
- Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
- Khai thác tiềm năng, thế mạnh nước ngoài
- Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Thúc đẩy quan hệ đối ngoại về kinh tế - chính trị của quốc gia
1.4. Xu hướng thương mại quốc tế những năm gần đây
- Tốc độ tăng trưởng của mậu dịch toàn cầu cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của GDP toàn
cầu. Thể hiện theo hình dưới đây:

Hình 1.1. Tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại và GDP toàn cầu từ năm 2007 - 2014
Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới (2016), Báo cáo thương mại thế giới 2015
- Khối lượng xuất khẩu ngày càng gia tăng

2
Hình 1.2. Chỉ số tăng trưởng xuất khẩu toàn cầu (lấy mốc năm 1990 là 100)
Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới (2015), Báo cáo thương mại thế giới 2014
- Tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu ở khu vực Châu Á là lớn nhất.

3
Bảng 1.1. Thương mại hàng hóa theo lãnh thổ và quốc gia cụ thể năm 2014
Đơn vị: Tỷ USD và %

Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới (2016), Báo cáo thương mại thế giới 2015
- Xuất khẩu hàng hóa hữu hình vẫn giữ vai trò chủ đạo

4
Bảng 1.2. Thương mại hàng hóa dịch vụ thế giới giai đoạn 2005 - 2014
Đơn vị tính: Tỷ USD, %

Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới (2016), Báo cáo thương mại thế giới 2015
- EU, Mỹ và Trung Quốc, Nhật Bản là những nhà xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới

5
Bảng 1.3. Những quốc gia xuất nhập khẩu hàng hóa dẫn đầu thế giới năm 2014
Đơn vị tính: Tỷ USD, %

Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới (2016), Báo cáo thương mại thế giới 2015
- Đối với xuất nhập khẩu dịch vụ, EU, Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore là
những khu vực, quốc gia dẫn đầu về kim ngạch

6
Bảng 1.4. Kim ngạch và phần trăm thay đổi trong giá trị XNK dịch vụ của các nước,
khu vực hàng đầu thế giới 2014
(Tỷ USD, %)

Nguồn: Tổ chức thương mại thế giới (2016), Báo cáo thương mại thế giới 2015
1.5. Đối tượng, nội dung nghiên cứu của môn học thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế nghiên cứu những nội dung chủ yếu như sau:
- Nghiên cứu các qui luật thương mại quốc tế tác động đến lĩnh vực ngoại thương của một
nước như lợi ích của ngoại thương, tác động của các công cụ chính sách ngoại thương
- Nghiên cứu mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực buôn bán giữa một nước với nước ngoài
thông qua nghiên cứu liên kết kinh tế quốc tế

7
- Nghiên cứu chính sách ngoại thương và mối quan hệ mậu dịch của một nước với trên thế
giới
- Nghiên cứu các chính sách kinh tế của đất nước hiện tại liên quan đến lĩnh vực ngoại
thương
- Phân tích thực tiễn các hoạt động ngoại thương như kết quả hoạt động ngoại thương và
các tác động do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. Đặc biệt, hướng dẫn phân tích kết quả
hoạt động ngoại thương theo từng thời điểm và cả chu kỳ kinh doanh của một ngành
hàng/doanh nghiệp

8
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Thế nào là thương mại quốc tế?
2. Thương mại quốc tế nghiên cứu những vấn đề nào?
3. Những quốc gia nào là những nhà xuất nhập khẩu hàng hóa dẫn đầu thế giới những năm gần đây?
4. Những quốc gia nào là những nhà xuất nhập khẩu dịch vụ dẫn đầu thế giới những năm gần đây?

9
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT CỔ ĐIỂN VỀ MẬU DỊCH QUỐC TẾ
2.1. Lý thuyết trọng thương về TMQT
2.1.1. Hoàn cảnh ra đời
Vào đầu thế kỷ XV, khi Tây Âu vừa thoát khỏi thời kỳ Trung cổ và phong kiến, một xã hội chủ yếu
vẫn là nông nghiệp được hình thành. Sản xuất tự cung tự cấp là chính, mậu dịch chưa phát triển.
Đến cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI mậu dịch đã bắt đầu phát triển do ba nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
- Con người đã sản xuất ra một số sản phẩm cao cấp như: đồng hồ, kính hiển vi, phong vũ biểu…
giúp người ta quan sát và thực nghiệm được chính xác hơn, nâng tầm hiểu biết của con người giúp
họ nhận biết được một cách đầy đủ hơn về thế giới vật chất xung quanh.
- Con người đã khám phá ra những vùng đất mới, tạo điều kiện mở rộng giao lưu giữa các khu vực.
- Sự gia tăng dân số tạo nên thị trường lao động, thị trường tiêu thụ, làm tăng doanh lợi của các nhà
sản xuất và thương gia.
Trong bối cảnh như vậy một nhóm người (bao gồm các thương gia, nhân viên ngân hàng, nhân viên
chính phủ và cả một số nhà triết học thời đó) đã viết những bài tiểu luận và những cuốn sách nhỏ về
mậu dịch quốc tế. Những tác phẩm đó đã biện hộ cho một trường phái kinh tế triết học được gọi là
trường phái trọng thương.
Một số đại biểu như là: Jean Bodin (1530-1596), Jean Francois Melon (1675-1738), Antoine de
Montchretien (1575-1622) (người Pháp), Thomas Mun (1571-1641), Josiah Chlild (1630-1699)
(người Anh)
2.1.2. Nội dung quan điểm của trường phái
 Một quốc gia càng tích lũy được nhiều vàng bạc thì càng trở nên giàu có và hùng mạnh hơn. Mục
tiêu chủ yếu trong các chính sách kinh tế của mỗi nước là phải gia tăng được khối lượng tiền tệ
(vàng, bạc).
Một nước càng có nhiều tiền (vàng) thì càng giàu có, còn hàng hóa chỉ là phương tiện để tăng
thêm khối lượng tiền tệ mà thôi.
 Cho rằng tiền là đại biểu duy nhất của của cải, là tiêu chuẩn để đánh giá mọi hình thức nghề
nghiệp. Những hoạt động nào không dẫn đến tích lũy tiền tệ là hoạt động tiêu cực, không có lợi.
Chính vì thế những người theo trường phái trọng thương khuyến nghị:
 Đối với hoạt động xuất khẩu, giá trị xuất khẩu phải càng nhiều càng tốt
 Đối với hoạt động nhập khẩu, giữ nhập khẩu ở mức tối thiểu, dành ưu tiên cho nhập khẩu nguyên
liệu so với thành phẩm. Hạn chế hoặc cấm nhập khẩu, đặc biệt là hàng xa xỉ.
 Khuyến khích chở hàng bằng tàu nước mình

10
 Đối với chính phủ càng khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua trợ cấp, hạn chế nhập
khẩu bằng các công cụ bảo hộ mậu dịch, đặc biệt đối với những ngành quan trọng. Ngoài ra buôn
bán cần được thực hiện bởi những công ty độc quyền của nhà nước.
2.2. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
2.2.1. Sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời
- Adam Smith (1723-1790) là nhà kinh tế chính trị nổi tiếng của Anh và trên thế giới. Xuất thân từ
một viên chức thuế quan ở Kieccandi, một thành phố nhỏ xứ Scotland. Ông đã học ở trường Đại học
Glassgow và Oxford. Sau khi tốt nghiệp đại học ông đã nghiên cứu và giảng dạy ở đại học
Edinburgh và Glassgow. Trong vòng 12 năm, ông chuẩn bị và viết tác phẩm nổi tiếng “Sự giàu có
của các quốc gia”-(The wealth of Nations), tác phẩm được xuất bản vào năm 1776, giúp ông trở
thành người nổi tiếng.
2.2.2. Nội dung của học thuyết
Nội dung
 Sự giàu có của một nước là tổng số hàng hóa và dịch vụ có sẵn ở nước đó
 Nếu quốc gia chuyên môn hóa vào những ngành sản xuất mà họ có lợi thế tuyệt đối thì cho phép
họ sản xuất sản phẩm với chi phí hiệu quả hơn nước khác
Quan niệm về lợi thế tuyệt đối
Một quốc gia được coi là có lợi thế tuyệt đối về một mặt hàng nếu với cùng một đơn vị nguồn lực,
quốc gia đó có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn nghĩa là có năng suất cao hơn.
Ví dụ: Giả sử thế giới chỉ có 2 quốc gia là Việt Nam và Trung Quốc, và hai mặt hàng gạo và vải, chi
phí vận chuyển bằng 0, lao động là yếu tố duy nhất và tự do di chuyển giữa các ngành sản xuất trong
nước, nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia, và cạnh tranh hoan hảo tồn tại trên tất cả các
thị trường. số lượng sản phẩm có thể sản xuất ra với một đơn vị nguồn lực (lao động) ở mỗi quốc
gia được cho trong Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1. Mô hình giản đơn về lợi thế tuyệt đối
Gạo (tạ) Vải (m2)
Việt Nam 8 6
Trung Quốc 5 10
Nguồn: tác giả
Có thể thấy rằng Việt Nam có lợi thế trong việc sản xuất gạo vì với cùng một đơn vị nguồn lực Việt
Nam sản xuất được 8 tạ gạo trong khi đó Trung Quốc chỉ sản xuất được 5 tạ gạo, lập luận tương tự
Trung Quốc có lợi thế trong sản xuất vải

11
2.2.3. Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng
 Lợi thế tuyệt đối là nguồn gốc để các quốc gia xác định hướng chuyên môn hóa và trao đổi các
mặt hàng
 Tuy nhiên học thuyết chưa giải thích được tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia
có lợi thế tuyệt đối (hoặc bất lợi thế thế tuyệt đối) về tất cả các mặt hàng.
2.3. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo
2.3.1. Sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời
David Ricardo (1772-1823) sinh ra trong một gia đình giàu có làm nghề chứng khoán, một nhà tư
bản có địa vị trong số các gia đình giàu có ở Châu Âu. Ông nghiên cứu ở rất nhiều lĩnh vực từ toán
học, vật lý học, địa chất học rồi chuyển sang kinh tế chính trị học.
Tác phẩm tiêu biểu “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa”, trong tác phẩm này ông
không chỉ phát triển học thuyết của Adam Smith mà còn chỉ ra được những mâu thuẫn của nó.
2.3.2. Nội dung của học thuyết
Một QG sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia.
Nói cách khác, một QG sẽ xuất khẩu những mặt hàng mà QG đó có thể sản xuất với hiệu quả cao
một cách tương đối so với QG kia.
VD: ta có mô hình giản đơn về lợi thế so sánh như sau, xem bảng 2.2
Bảng 2.2. Mô hình đơn giản về lợi thế so sánh
Gạo (tạ) Vải (m2)
Việt Nam 6 4
Lào 4 2
Nguồn: Tác giả
Dựa vào bảng trên ta thấy, với cùng một nguồn lực sản lượng gạo của Lào bằng 2/3 sản lượng gạo Việt
Nam sản xuất và sản lượng vải của Lào bằng ½ sản lượng vải Việt Nam sản xuất nên Lào có lợi thế
tương đối trong việc sản xuất gạo so với vải. Nên Lào sẽ tập trung sản xuất gạo, tương tự VN tập trung
sản xuất vải.
2.3.3. Ưu, nhược điểm và khả năng áp dụng
 Ưu điểm này bổ sung cho học thuyết của Adam Smith là các quốc gia ngay cả bất lợi thế tuyệt đối
về tất cả các mặt hàng thì vẫn có thể có lợi thông qua trao đổi dựa trên lợi thế so sánh.
 Nhược điểm: Học thuyết của David Ricardo dự đoán mức độ chuyên môn hóa hoàn toàn, nghĩa là
mỗi nước sẽ tập trung vào một mặt mặt hàng mà mình có lợi thế. Nhưng trên thực tế, mỗi nước sản
xuất không phải chỉ một mặt hàng mà là nhiều mặt hàng trong đó có cả những mặt hàng cạnh tranh với
hàng nhập khẩu.

12
2.4. Lý thuyết chi phí cơ hội của HABERLER
2.4.1. Nội dung lý thuyết
Gottfried Haberler (1900) là người đã vận dụng khái niệm chi phí cơ hội vào giải thích lý
thuyết lợi thế so sánh.
Chi phí cơ hội là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Nó được vận
dụng rất thường xuyên và rộng rãi trong đời sống kinh tế.
Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc chúng ta phải thực hiện sự lựa
chọn. Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi, tức là để nhận được một lợi ích nào đó buộc
chúng ta phải đánh đổi hoặc bỏ qua một chi phí nhất định cho nó. Như vậy, chi phí cơ hội của
một phương án được lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa
chọn đó (và là những lợi ích mất đi khi chọn phương án này mà không chọn phương án khác;
Phương án được chọn khác có thể tốt hơn phương án đã chọn). Do quy luật về sự khan hiếm
nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn. Hay nói cách khác, chi phí
cơ hội luôn tồn tại.
Khái niệm: Theo Haberler, chi phí cơ hội của mặt hàng X là số lượng mặt hàng Y cần được
cắt giảm để sản xuất một đơn vị hàng hóa X.
Trong 2 QG thì QG nào có chi phí cơ hội của mặt hàng nào thấp hơn thì sẽ có lợi thế so sánh
về mặt hàng đó.
2.4.2. Ưu, nhược điểm của lý thuyết
 Xác định lợi thế so sánh dựa trên khái niệm chi phí cơ hội ưu việt hơn phương pháp của David
Ricardo ở chỗ không cần phải dựa trên bất kỳ giả định nào về lao động
2.4.3. Phân tích cơ sở và lợi ích của mậu dịch với chi phí cơ hội không đổi
Ví dụ: khả năng sản xuất giới hạn của Việt Nam và Trung Quốc lần lượt như sau:

13
Bảng 2.3. Bảng giới hạn khả năng sản xuất thép và vải của Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam Trung Quốc
Thép Vải Thép Vải
180 0 60 0
150 20 50 20
120 40 40 40
90 60 30 60
60 80 20 80
30 100 10 100
0 120 0 120
Nguồn: Tác giả
Nếu không thương mại, cả hai nước VN và TQ ở trạng thái tự cung, tự cấp; trong nước sản xuất bao
nhiêu sẽ đáp ứng tiêu dùng bấy nhiêu. Giả sử VN chọn mức sản xuất và tiêu dùng ở mức A (90; 60)
và TQ ở A’ (40; 40). VN có lợi thế trong sản xuất thép hơn so với sản xuất vải, TQ có lợi thế sản
xuất vải hơn so với sản xuất thép. Mặt khác, VN tập trung sản xuất thép tại C (180; 0) và TQ tập
trung vào vải tại C’ (0;120); sau đó hai nước trao đổi với nhau theo tỷ lệ 70 thép = 70 vải (giả sử tỷ
lệ trao đổi giá thế giới). Lúc này tiêu dùng của hai nước đều gia tăng, tại VN là E (110; 70) và TQ là
E’ (70; 50). So với khi tự cung tự cấp người VN đã tăng phúc lợi 20 thép và 10 vải; còn người TQ
tăng phúc lợi là 30 thép và 10 vải. Rõ ràng thương mại đã giúp hai nước tăng mức thỏa dụng cho
nền kinh tế của mình. Việc chuyên môn hóa vào mặt hàng có chi phí cơ hội thấp, đã giúp các nước
sử dụng tài nguyên, nguồn lực phát triển hiệu quả hơn.

14
Sau khi có mậu dịch Vải
Vải

VIỆT NAM 120 TRUNG QUỐC


120

A
70
E’
A’

90 110 180 Thép 40 60 70 Thép

Đồ thị 2.1. Lợi ích giữa 2 quốc gia khi có mậu dịch
Xét theo kinh tế toàn cầu, khi không mua bán, cả người VN và TQ chỉ tạo ra 130 thép + 100 vải.
Khi phân công sản xuất hợp lý, 2 nước này đã tạo ra 180 thép + 120 vải, đóng góp được nhiều hơn
cho nền kinh tế thế giới.

15
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quan điểm của trường phái trọng thương về ngoại thương như thế nào?
2. Lợi thế so sánh theo David Ricardo là gì?
3. Hạn chế của các nhóm lý thuyết cổ điển trong việc lý giải hoạt động ngoại thương là gì?

16
CHƯƠNG 3. LÝ THUYẾT HIỆN ĐẠI VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
DẪN NHẬP
Hạn chế của lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế là ở chỗ cho rằng thương mại diễn ra trên cơ sở
có sự chênh lệch năng suất lao động giữa các quốc gia & năng suất lao động chỉ xét trên cơ sở thời
gian lao động sản xuất ra sản phẩm, làm cơ sở trao đổi mà bỏ qua các yếu tố khác. Vì vậy, nội dung
chương này sẽ giới thiệu các lý thuyết lý giải cho thương mại quốc tế diễn ra mạnh mẽ nhờ những
nguyên nhân khác mà chưa được đề cập ở những lý thuyết thương mại quốc tế cổ điển.
3.1. Nguồn lực sản xuất và lý thuyết HOS
3.1.1. Sơ lược về tác giả và hoàn cảnh ra đời
Vào đầu thế kỷ XX, 2 nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (1879 - 1952) và Bertil
Ohlin (1899-1979) đã nhận thấy rằng chính mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất ở các QG khác
nhau và mức độ sử dụng các yếu tố sản xuất để làm ra các mặt hàng khác nhau mới là những nhân
tố quan trọng qui định thương mại. Lý thuyết mà họ xây dựng thường được gọi là lý thuyết
Heckscher-Ohlin (viết tắt là lý thuyết H-O) hay lý thuyết tân cổ điển về thương mại quốc tế. Đồng
thời lý thuyết này nhấn mạnh đến sự tác động lẫn nhau giữa tỷ lệ các yếu tố sản xuất có sẵn ở các
quốc gia khác nhau, và tỷ lệ yếu tố đó được sử dụng để sản xuất các hàng hóa khác nhau, cho nên lý
thuyết này còn được gọi là Lý thuyết tỷ lệ về các yếu tố.
- Eli Filip Heckscher (1879-1952) là một nhà kinh tế chính trị và lịch sử kinh tế. Heckscher sinh ra
tại Stockhom trong một gia đình Do Thái giàu có. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1897, ông đã
học tại đại học Upsala và Gothenburg và hoàn thành luận án Tiến sỹ tại đại học Upsala năm 1907.
Sau đó ông là giáo sư giảng dạy kinh tế chính trị và thống kê tại trường kinh tế Stockhom từ năm
1909 đến năm 1929. Sau này ông chuyển sang nghiên cứu lịch sử kinh tế và nghỉ hưu năm 1945
- Ohlin (1899-1979) học trò của Heckscher. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1917 ở đại học Lund và
thạc sỹ ở đại học Harvard năm 1923, Ohlin nhận được học vị tiến sĩ năm 1924 ở trường đại học
Stockholm. Năm 1933 ông đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng của mình “Thương mại quốc tế và
thương mại giữa các vùng”. Trong tác phẩm này Ohlin đã xây dựng nên một học thuyết mới về
thương mại quốc tế dựa trên những công trình trước đó của Heckscher và từ chính luận án của mình.
Và đó là lý thuyết H-O.
Vd: Canada xuất khẩu lâm sản sang Mỹ không phải bởi vì năng xuất lao động sản xuất gỗ Canada
cao hơn Mỹ mà bởi vì dân số Canada thưa thớt và diện tích đất trồng rừng nhiều hơn. Như vậy ở
đây, năng suất lao động không phải là yếu tố duy nhất quyết định thương mại giữa 2 quốc gia.
3.1.2. Các quan niệm và giả thuyết cơ bản
Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên hai khái niệm cơ bản là hàm lượng các yếu tố (hay mức độ
sử dụng - factor intensity) và mức độ dồi dào các yếu tố (factor abundance)

17
- Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều (một cách tương đối) lao động nếu tỷ lệ giữa lượng lao
động và các yếu tố khác (như vốn hoặc đất đai) sử dụng ra một đơn vị hàng hóa đó lớn hơn tỷ lệ
tương ứng các yếu tố đó để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa khác. Tương tự nếu tỷ lệ giữa vốn và
các yếu tố khác là lớn hơn thì mặt hàng đó được coi là có hàm lượng vốn cao hơn mặt hàng khác.
- Giả sử:
+ Lx và Ly là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y
+ Kx và Ky là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y.
Lx Ly
Nếu ta có: > thì sản phẩm X sử dụng nhiều lao động hơn sản phẩm Y hay sản phẩm X có
Kx Ky
hàm lượng lao động cao hơn sản phẩm Y; và ngược lại.
- Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên các giả thiết đơn giản sau đây:
+ Thế giới bao gồm 2 QG (A và B), 2 yếu tố sản xuất (lao động L và vốn K hoặc đất đai T…), và
hai mặt hàng X và Y
+ Công nghệ sản xuất là giống nhau giữa hai QG
+ Sản xuất mỗi mặt hàng có hiệu suất không đổi theo qui mô còn mỗi yếu tố sản xuất thì có năng
suất cận biên giảm dần
+ Hàng hóa khác nhau về hàm lượng các yếu tố sản xuất, và không có sự hoán vị về hàm lượng các
yếu tố sản xuất tại bất kỳ mức giá cả yếu tố tương quan nào
+ Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên cả thị trường hàng hóa lẫn thị trường yếu tố sản xuất
+ Chuyên môn hóa là không hoàn toàn
+ Các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do trong mỗi quốc gia, nhưng không thể di chuyển giữa
các quốc gia
+ Sở thích là giống nhau giữa hai quốc gia
+ Thương mại là tự do, chi phí vận chuyển bằng 0
Ví dụ minh họa Lập luận của lý thuyết H-O:
Giả sử: nền kinh tế sản xuất có 2 loại sản phẩm là vải (đo bằng mét) và thực phẩm đo bằng kilogram
(kg). Việc sản xuất 2 sản phẩm này đòi hỏi 2 yếu tố đầu vào có nguồn cung cấp giới hạn là: lao động
(đo bằng giờ công lao động) và đất đai (hecta – ha). Giả sử công nghệ sản xuất không thể thay đổi
nghĩa là 1 m vải chỉ có thể sản xuất bởi một tỷ lệ lao động và đất đai nhất định, chúng ta không thể
sử dụng ít hơn hoặc nhiều hơn. Điều này cũng đúng với việc sản xuất thực phẩm.
Các giả định trên được tạm định nghĩa như sau:
aLC: số giờ lao động cần để sản xuất 1 m vải
aTC: số ha đất cần để sản xuất 1 m vải
aLF: số giờ lao động cần để sản xuất 1 kg thực phẩm
18
aTF: số ha đất cần để sản xuất 1 kg thực phẩm
L: nguồn cung ứng lao động của nền kinh tế
T: nguồn cung ứng đất đai của nền kinh tế
Giả thuyết thêm rằng việc sản xuất vải cần tập trung nhiều lao động hơn và sản xuất thực phẩm cần
nhiều đất đai hơn, và được đánh giá như sau:
aLC/ aTC > aLF/ aTF
- Nếu Qc là sản lượng vải và QF là sản lượng thực phẩm nền kinh tế sản xuất được, thì tổng số lao
động để sản xuất vải và thực phẩm không thể nào vượt qua tổng số lao động cung ứng của nền kinh
tế, tương tự như đối với đất đai.
Vì vậy ta có các bất phương trình dưới đây:
aLC* Qc + aLF* QF ≤ L (1)
aTC* Qc + aTF* QF ≤ T (2)
Hay:
Qc ≤ L/ aLC – (aLF/ aLC)* QF (3)
Nhìn vào bất phương trình (3) ta hiểu là nếu tất cả lao động được sử dụng để sản xuất thực phẩm,
điều đó nghĩa là sản lượng thực phẩm QF = L/aLF, tức là lấy toàn bộ lao động trong nền kinh tế chia
cho số giờ cần thiết để sản xuất 1 đơn vị thực phẩm.
Vì vải cần tập trung nhiều lao động hơn để sản xuất nên aLC/ aLF > aTC/ aTF hay - aLF/ aLC > - aTC/ aTF
vì vậy đường giới hạn về lao động có độ dốc hơn đường giới hạn về đất đai.
3.1.3. Định lý H - O
 Một quốc gia sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng nhiều một
cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào của QG đó.
 Hay nói cách khác, một quốc gia dư thừa nhân tố nào sẽ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm sử nhiều
một cách tương đối nhân tố đó.
3.1.4. Các mệnh đề khác của lý thuyết H - O
Định lý cân bằng giá cả yếu tố sản xuất (Lý thuyết H-O-S)
Thương mại tự do sẽ làm cho giá cả các yếu tố sản xuất có xu hướng trở nên cân bằng, và
nếu hai quốc gia tiếp tục sản xuất cả hai mặt hàng (tức thực hiện chuyên môn hóa không hoàn toàn)
thì giá cả các yếu tố sản xuất sẽ thực sự trở nên cân bằng.
Giải thích về mặt lý thuyết: Giả sử QG A dư thừa lao động tương quan so với vốn trong sản
xuất quần áo, nên QG A sản xuất và Xk ngày càng nhiều quần áo hơn, từ đó cần nhiều lao động hơn,
vì giá cả của lao động tăng lên, cứ tiếp tục thì giá cả lao động của QG A sẽ tăng lên bằng với mức
giá cả lao động ở quốc gia dư thừa vốn.

19
Tuy nhiên, trên thực tế giá cả của lao động không chỉ được quyết định bởi sự dư thừa mà còn
được quyết định bởi những yếu khác, chẳng hạn như kỹ năng, chuyên môn… Bảng minh họa sau
đây sẽ làm rõ thêm điều này:
Bảng 3.1. Tỷ lệ tiền lương quốc tế so sánh (Hoa Kỳ = 100)

Nguồn: Paul Krugman (2012)


Định lý Rybczynski
Tại mức giá hàng hóa tương quan không đổi thì sự gia tăng mức cung một yếu tố sản xuất sẽ
làm tăng sản lượng mặt hàng sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đó, và làm giảm sản lượng của mặt hàng
kia.
Định lý Stolper-Samuelson
Nếu giá tương quan của một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá của yếu tố đó được sử dụng
nhiều một cách tương đối để sản xuất ra mặt hàng đó sẽ tăng lên, còn giá tương quan của yếu tố kia
sẽ giảm xuống.
Ngoài ra, mậu dịch quốc tế làm cho khoảng cách bất cân đối thu nhập ngày gia tăng. Đó là vì những
người sở hữu nhân tố dư thừa sẽ ngày càng có lợi từ thương mại, trong khi những người sở hữu
những nhân tố khan hiếm sẽ ngày càng bất lợi từ thương mại, do sự xâm nhập của hàng hóa dư thừa
nhân tố khan hiếm từ bên ngoài, khi mà quốc gia mở cửa thương mại.
Nghịch lý Leontif
Leontif (đạt giải thưởng Nobel năm 1973) đã khám phá ra rằng, Mỹ xuất khẩu ít vốn hơn là nhập
khẩu, điều trái ngược với lý thuyết dự báo phương thức thương mại của HOS.

20
Bảng 3.2. Hàm lượng nhân tố xuất khẩu và nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 1972

Nguồn: Robert Baldwin (1971, Paul krugman, 2012)


Sau đó, một số nhà nghiên cứu đã tìm cách lý giải cho Nghich lý Leontif. Có quan điểm cho rằng có
sự khác nhau về kết quả XK như trên của Hoa Kỳ là do Leontif chỉ xem xét trong một thời kỳ. Có
quan điểm cho rằng do Hoa Kỳ có nền công nghệ cao, sáng tạo và lao động công nghệ cao. Và Hoa
kỳ xuất khẩu những sản phẩm ít thâm dụng vốn hơn theo thời gian khi mà những sản phẩm đó là
những sản phẩm yêu cầu nhiều công nghệ, và từng bước được sản xuất đại trà ở bên ngoài rồi nhập
khẩu vào Hoa Kỳ. Mặt khác, Hoa Kỳ cũng nhập khẩu những sản phẩm thâm dụng vốn như là xe hơi.
Tuy nhiên Lý thuyết HOS vẫn đúng đối với hầu như các quốc gia khác trong phương thức
thương mại hàng hóa.
3.2. Lý thuyết chuẩn về mậu dịch quốc tế
Lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế được xây dựng trên bốn mối quan hệ chính như sau:
3.2.1. Khả năng sản xuất và cung tương quan
Theo mục đích của lý thuyết chuẩn, giả định rằng mỗi quốc gia sản xuất 2 hàng hóa, thực phẩm (F)
và vải (C), và đường giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia là PPF cũng chính là đường thể hiện
sự trao đổi giữa vải và quần cáo TT (vì lúc này QG trong điều kiện khép kín – tự trao đổi hàng với
chính mình) minh họa như trong đồ thị dưới đây. Các điểm trên đường PPF thể hiện rằng nền kinh
tế sản xuất bao nhiêu phụ thuộc vào giá cả tương quan của vải với thực phẩm, ký hiệu là: PC/PF.
Vì: PC*QC + PF*QF = I
Q
F

PPF

Q
Đồ thị 3.1. Đường giới
C hạn khả năng sản xuất

Theo giá thị trường cho trước, một nền kinh tế thị trường sẽ chọn mức sản xuất mà trong đó: tổng
thu nhập mong đợi là lớn nhất = Qc*Pc + QF*PF lớn nhất.

21
Chúng ta có thể cho biết tổng giá trị thị trường sản xuất ra bằng cách vẽ một số đường đẳng lượng
(isovalue line).
Đường đẳng lượng là đường biểu diễn tất cả những phương án kết hợp các đầu vào có thể để tạo ra
cùng một mức sản lượng trong nền kinh tế.

Đồ thị 3.2. Đồ thị biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất và đường đẳng lượng
Sản lượng cao nhất đạt được của nền kinh tế sẽ tại điểm Q là tiếp điểm của đường đẳng lượng và
đường PPF.
Và hàm số biểu diễn mối tương quan giữa vải và thực phẩm là:
PC1*QC1 + PF1*QF1 = I
Viết lại: QC1 = I/ PC1 + (-PF1/ PC1) QF1
- Bây giờ giả sử vải trở nên có giá cao hơn so với thực phẩm.
PC2/ PF2 > PC1/ PF1  PF1/ PC1 > PF2/ PC2  - PF1/ PC1 < - PF2/ PC2
 Độ đốc của đường QC2 = I/ PC2 + (-PF2/ PC2) QF2 lớn hơn, theo đồ thị ta thấy nền kinh tế sẽ sản
xuất ra nhiều vải hơn Q2 > Q1. Minh họa như Đồ thị dưới đây:

Đồ thị 3.3. Đồ thị biểu diễn đường đẳng lượng sau khi giá cả vải thay đổi
KL: Giá cả tương quan của vải tăng sẽ làm cho nền kinh tế sản xuất ra nhiều vải hơn. Sau đó, các
đường đẳng lượng sẽ dốc hơn so với trước đây.
Đường đẳng lượng đã chuyển từ ĐĐL1 – ĐĐL2, do giá cả vải cao hơn tương quan so với thực
phẩm, tiếp điểm mới cao nhất sản lượng của nền kinh tế là Q2.
Từ kết quả trên dẫn tới: Đường cung tương quan sản lượng vải gia tăng. Được minh họa hình dưới
đây:

22
Đồ thị 3.4. Sự gia tăng tương quan của giá vải ảnh hưởng đến cung tương quan vải
3.2.2. Giá cả tương quan và đường cầu
Nội dung trước vừa thảo luận về phía sản xuất của nền kinh tế hay đúng ở khía cạnh chủ quan của
người sản xuất (tuy không loại bỏ do xu hướng tiêu dùng, giá cả mà họ tập trung sản xuất vải). Tuy
nhiên sự lựa chọn sản lượng cao nhất của nền kinh tế trên đường đẳng lượng lại phụ thuộc vào hành
vi của người tiêu dùng vì họ là nhân tố quyết định hàng hóa sẽ được tiêu thụ và ngược lại sản xuất
như thế nào.
Mà tập hợp các hành vi tiêu dùng cá nhân chính là tập hợp các đường bàng quang. Đường bàng
quang là tập hợp tất cả các giỏ hàng hóa có thể đem lại mức thỏa mãn như nhau của người tiêu dùng.
Theo lý thuyết hành vi tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ hướng đến tiêu dùng ở mức thỏa mãn cao
nhất của họ. Mà mức thỏa mãn đó có thể đạt được bằng sự kết hợp các đầu vào trong nền kinh tế. Vì
thế, giả sử nền kinh tế sẽ tiêu dùng ở điểm D, chính là tiếp điểm của đường đẳng lượng và đường
cong bàng quang có mức thỏa mãn tối đa. Lúc này nền kinh tế tiêu dùng nhiều thực phẩm hơn vải
và, sản xuất nhiều vải tương quan so với thực phẩm. Tuy nhiên, thực phẩm trong nền kinh tế là có
giới hạn sản xuất, và như thế nền kinh tế sẽ xuất khẩu vải và nhập khẩu thực phẩm.

23
Đồ thị 3.5. Sản xuất, tiêu dùng và thương mại trong mô hình thương mại chuẩn
3.2.3. Phân tích cơ sở trao đổi giữa 2 QG theo mô hình mậu dịch chuẩn

Đồ thị 3.6. Giá cả tương quan cân bằng với thương mại và dòng chảy thương mại liên quan
Do khác biệt về giá cả tương quan về các mặt hàng, trong từng quốc gia, mà mỗi QG sẽ tiến đến XK
sản phẩm dư thừa so với sự lựa chọn (mức hấp thụ) của người tiêu dùng; tương tự sẽ nhập khẩu sản
phẩm mà trong nước không sản xuất do nguồn lực sản xuất chạy theo giá cả tương quan ngày càng
tăng cao của sản phẩm khác.
Tóm lại, theo lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế, mậu dịch quốc tế diễn ra do sự cân đối
cung cầu trong các quốc gia, hàng hóa nào thiếu sẽ nhập khẩu và hàng hóa nào thừa sẽ xuất khẩu.
3.3. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm
Lý thuyết vòng đời sản phẩm được Raymond Vernon đề xuất từ giữa những thập niên 60 của thế kỷ
trước.
Lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon:
Lý thuyết vòng đời sản phẩm được phát triển bởi Vernon (1966) để giải thích sự mở rộng của các
MNCs của Mỹ sau khi chiến tranh thế giới thứ 2. Theo giả thuyết này thì một sản phẩm sẽ đi qua
một vòng đời từ bắt đầu, tăng trưởng, suy thoái và mất đi- kết quả là một quá trình của các giai
đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, trưởng thành và suy thoái. Các giai đoạn chi tiết như sau:
24
 Giai đoạn 1,2: Giai đoạn sản xuất ban đầu sẽ được thực hiện tại nước chủ nhà để gần gũi với
khách hàng quen thuộc và bởi vì cần thiết cho sự điều phối hiệu quả giữa R&D và các đơn vị sản
xuất. Trong suốt giai đoạn này của vòng đời sản phẩm đường cầu cho sản phẩm mới là không co
giãn về giá, và vì thế công ty sáng tạo có thể chịu một giá cả cao tương quan. Khi thời gian qua đi,
sản phẩm được cải thiện, dựa trên sự phản hồi của khách hàng. Đến thời điểm này, nhu cầu đến tư
khách hàng sống ở nước chủ nhà.
 Giai đoạn 3: giai đoạn 3 được đánh dấu bởi sự trưởng thành và xuất khẩu sản phẩm sang sang các
quốc gia có mức thu nhập cao nhất vì nhu cầu nhiều, đây là các nước phát triển. Khi nhu cầu này
tiếp tục và sự cạnh tranh nổi lên, các công ty sáng tạo sẽ phải sử dụng đến đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại nước ngoài để đáp ứng nhu cầu địa phương. Ở bước này, quốc gia chủ nhà là một nhà xuất
khẩu của sản phẩm, trong khi những nước ngoài là những nhà nhập khẩu.
 Giai đoạn 4: được đặc trưng bởi tiêu chuẩn hóa hoàn toàn của sản phẩm và quá trình sản xuất,
điều mà không còn là sự sở hữu riêng biệt của công ty sáng tạo. Ở giai đoạn này, sự cạnh tranh về
giá cả từ áp lực các nhà sản xuất buộc các công ty sáng tạo phải đầu tư ở nước đang phát triển, tìm
kiếm những lợi thế cạnh tranh. Nước chủ nhà bắt đầu nhập khẩu sản phẩm từ sản phẩm nội địa và
công ty nước ngoài. Nước chủ nhà trở thành một nhà nhập khẩu ròng, trong khi các nước ngoài là
những nhà xuất khẩu ròng.
Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm:
Dựa theo cơ sở lý thuyết vòng đời sản phẩm của Vernon, vòng đời của một sản phẩm quốc tế có ba
giai đoạn:
3.3.1. Giai đoạn sản phẩm mới
Xuất phát từ nhu cầu thị trường, một sản phẩm mới được phát minh (thường từ một nước phát triển
cao). Sản phẩm mới này được sản xuất để thăm dò và đáp ứng thị trường. Phản ứng của thị trường là
cơ sở để nhà sản xuất điều chỉnh cho sản phẩm phù hợp hơn. Lúc này sản phẩm chủ yếu phục vụ
nhu cầu nội địa, chỉ xuất khẩu một ít ra nước ngoài.
3.3.2. Giai đoạn sản phẩm chín mùi
Sản phẩm đạt cực đại trong nước và bắt đầu có nhu cầu lớn ở các nước phát triển khác.
Công nghệ sản xuất mới này sẽ được chuyển giao sang các nước phát triển khác, với chi phí nhân
công rẻ hơn (hay các yếu tố khác có sẵn hơn) các quốc gia được chuyển giao sẽ tạo ra sản phẩm này
với chi phí rẻ hơn nước đầu tiên. Vì thế nước đầu tiên sẽ nhập khẩu sản phẩm này thay vì sản xuất
nó với chi phí cao. Lúc này cả xuất khẩu và sản xuất của quốc gia đầu tiên đều giảm, để duy trì cạnh
tranh, quốc gia này lại tiếp tục lao vào tìm kiếm, phát minh những sản phẩm mới.

25
3.3.3. Giai đoạn sản phẩm tiêu chuẩn hóa
Sản phẩm trở thành thông dụng, giá của nó trở thành yếu tố cạnh tranh quan trọng Sản xuất tiếp tục
được chuyển sang các nước đang phát triển để tận dụng chi phí thấp các yếu tố sản xuất của các
quốc gia này. Các nước đang phát triển trở thành thị trường tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.

Đồ thị 3.7. Đồ thị biểu diễn vòng đời của sản phẩm
Tóm lại:
Lý thuyết vòng đời sản phẩm cho rằng thương mại bổ sung lẫn nhau sẽ gia tăng giữa các nước có
cùng mức thu nhập. Vì thế các nước đang phát triển khó lòng xâm nhập vào thị trường các nước đã
phát triển mà chỉ có thể tìm kiếm thị trường các nước đang phát triển khác.
Đầu tư và chuyển giao công nghệ mang lại lợi ích cho các nước tham gia. Để duy trì sức cạnh tranh,
các nước phát triển phải cạnh tranh không ngừng để đưa ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị
hiếu của người tiêu dùng toàn cầu. Còn các nước đang phát triển thì cạnh tranh trong việc thu hút
chuyển giao công nghệ, làm chủ công nghệ, thu hút đầu tư. Những nước thành công sẽ tiến đến cạnh
tranh với các nước phát triển khác về sáng chế, sáng tác, phát minh sản phẩm mới => cạnh tranh tri
thức.
Lưu ý: một nước đang phát triển muốn tiếp nhận công nghệ sản xuất từ nước phát minh phải đối mặt
với hai vấn đề nan giải là: sức cầu của thị trường nội địa về sản phẩm mới còn quá nhỏ; thêm nữa,
trình độ kỹ thuật, tay nghề công nhân và kinh nghiệm quản lý có khoảng cách quá xa với nước phát
minh nên việc chuyển giao phát sinh nhiều chi phí và cần nhiều thời gian. Do đó, để thực hiện thành
công chiến lược “đi tắt đón đầu” các nước này phải giải quyết được hai vấn đề trên.
3.4. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
3.4.1. Khái niệm chung
Lợi thế kinh tế nhờ qui mô được hiểu là lợi nhuận tăng dần theo quy mô khi chi phí bình quân dài

26
hạn giảm theo đà sản lượng tăng lên.
Bảng 3.3. Minh họa lao động trung bình giảm dần khi số lao động gia tăng

Lao động
Sản lượng Số lao động
trung bình

5 10 2

10 15 1.5

15 20 1.333333333

20 25 1.25

25 30 1.2

30 35 1.166666667
Nguồn: Paul Krugman (2012)
Các loại lợi thế kinh tế nhờ quy mô:
 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong (Internal economies of scale) có được khi chi phí cho mỗi
đơn vị phụ thuộc vào quy mô của riêng một công ty, nhưng không nhất thiết phải phụ thuộc vào
quy mô của ngành.
 Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài (External economies of scale) có được khi chi phí cho mỗi
đơn vị phụ thuộc vào quy mô ngành, chứ không phải phụ thuộc vào quy mô của riêng công ty nào
đó.
3.4.2. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong và thương mại, sản xuất quốc tế
Để giải thích cho lợi thế nhờ quy mô bên trong khi công ty tham gia vào hoạt động thương mại quốc
tế, Paul Krugman (2012) xem xét các công ty ở 2 đặc trưng:
 thứ 1, các công ty sản xuất các hàng hóa dị biệt,
 thứ 2, các biện pháp để tạo ra lợi nhuận khác nhau ở các công ty.
- Khi công ty có sự dị biệt hay nói cách khác sản phẩm công ty sản xuất ra có đặc trưng riêng, nổi
trội mà công ty khác không có, vì thế cung sản xuất của công ty chính là cầu của thị trường. Công
ty sẽ mở rộng quy mô sản xuất để giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận.
- Đến mức nào đó, cầu trong nước không gia tăng nữa công ty muốn gia tăng lợi nhuận nhờ dị biệt
hóa sẽ tìm thị trường mới cho sản phẩm hay nói cách khác là thị trường nước ngoài.
- Tiếp theo đó, các biện pháp công ty thực hiện như xuất khẩu, hay đầu tư trực tiếp nước ngoài…
để gia tăng lợi thế của công ty.

27
3.4.3. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài và thương mại quốc tế
Có rất nhiều ví dụ hiện đại của ngành để chứng minh cho lợi thế kinh tế theo quy mô bên
ngoài. Tại Mỹ, các ngành công nghiệp sản xuất chất bán dẫn, tập trung ở thung lũng Silicon nổi
tiếng của California; ngành ngân hàng đầu tư, tập trung ở New York và các ngành giải trí, tập trung
ở Hollywood. Lợi thế kinh tế theo quy mô bên ngoài cũng đóng vai trò chính trong sự mới nổi của
Ấn Độ như một nhà xuất khẩu chính về dịch vụ CNTT, phần lớn các công ty ngành này tập trung
quanh thành phố Bangalore.
Marshall (Paul Krugman, 2012) đã lập luận rằng có ba lý do chính tại sao một nhóm các
doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả nhiều hơn so với một công ty cá nhân nếu xét trong sự cô
lập: thứ nhất, nhóm công ty (sự tích tụ của ngành) tạo ra những nhà cung cấp chuyên môn hóa; thứ
2, sự tích tụ sẽ kéo theo sự tập trung của nguồn nhân lực; thứ ba sự tích tụ kéo theo tác động tràn về
kiến thức.
 Phân tích cân bằng trên đồ thị về lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài
Giả sử có 2 QG Trung quốc và Mỹ. Ban đầu cả hai quốc gia sản xuất và chỉ cung cấp hạt nút áo cho
thị trường nội địa. Giá cả nút áo của TQ rẻ hơn Mỹ

Đồ thị 3.8. Lợi thế kinh tế trước khi thương mại


Sau đó, 2 Quốc gia giao thương, do giá nút áo của TQ rẻ hơn so với Mỹ nên TQ xuất khẩu nút áo
sang Mỹ. Lúc này ngành nút áo vừa sản xuất đáp ứng thị trường trong nước lẫn xuất khẩu nên quy
mô sản xuất được mở rộng, và càng làm cho giá cả nút áo giảm xuống.
Như vậy lợi thế kinh tế theo quy mô đạt được do bên ngoài giúp các công ty thu được lợi nhuận hơn
nhờ giảm chi phí sản xuất bình quân va gia tăng sản lượng.

28
Đồ thị 3.9. Thương mại quốc tế và giá cả nút áo TQ.
3.5. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh của Michael E.Porter
a. Giới thiệu chung
Giáo sư Michael E.Porter (1979, Havard Business Review, 1997) đã nghiên cứu đề xuất một
mô hình phân tích cạnh tranh theo đó một quốc gia chịu ảnh hưởng bởi các lực lượng cơ bản và
được gọi là mô hình các lực lượng cạnh tranh cấp quốc gia - The Competitive Advantage of
Nations. Theo M.Porter, các điều kiện cạnh tranh trong một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nhau bao gồm: mức độ sẵn có của nhân tố sản xuất, ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan,
điều kiện nhu cầu, cấu trúc/chiến lược/mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong quốc gia đó.
Và các doanh nghiệp sẽ khai thác/tìm kiếm các quốc gia có thể gia tăng lợi thế cạnh tranh cho họ
theo các yếu tố trên.

29
Chiến lược, cấu trúc
các công ty và các lực
lượng cạnh tranhanh

Điều kiện
Các yếu tố sản xuất
về nhu cầu

Ngành công nghiệp


hỗ trợ và liên quan

Hình 3.1. Mô hình lực lượng cạnh tranh quốc gia theo M.Porter
b. Các thành phần chi phối sự cạnh tranh
Thành phần thứ 1 – Factor endowments – Những điều kiện về nhân tố sản xuất: Vị thế của quốc gia
theo những yếu tố sản xuất như lao động có kỹ năng, cơ sở hạ tầng... cần thiết để cạnh tranh cho các
ngành.
Thành phần thứ 2 – Demand conditions - Những điều kiện về nhu cầu: đặc trưng của nhu cầu thị
trường địa phương đối với những sản phẩm hay dịch vụ.
Thành phần thứ 3 - Related and Supporting Industries – Những ngành phụ trợ và liên quan: sự có
hay thiếu của những nhà cung cấp, những nhà thầu phụ để gia tăng cạnh tranh quốc tế cho các doanh
nghiệp của quốc gia.
Thành phần thứ 4 - Firm Strategy, Structure, and Rivalry – Những đặc trưng về cạnh tranh, cấu trúc,
chiến lược công ty địa phương – những điều kiện mà trong đó các doanh nghiệp của quốc gia sáng
tạo, quản lý, tổ chức như thế nào cũng như đặc trưng của các đối thủ cạnh tranh nội địa.
3.6. Ứng dụng lý thuyết thương mại quốc tế trong kinh doanh quốc tế
Có 3 ý nghĩa chính của lý thuyết TMQT trong chương này đối với hoạt động kinh doanh quốc tế:
Ứng dụng về địa điểm, ứng dụng về người đi tiên phong, ứng dụng về chính sách.
 Về địa điểm (Location)
Điểm cơ bản hầu hết của các lý thuyết mà đã được đề cập là quan điểm cho rằng các quốc gia khác
nhau có lợi thế đặc biệt trong hoạt động sản xuất khác nhau. Thật vậy, từ quan điểm lợi nhuận, làm
cho các công ty hiểu rằng việc phân tán các hoạt động sản xuất của họ ở những quốc gia mà, theo lý
30
thuyết về thương mại quốc tế, nơi đó họ có thể thực hiện được hiệu quả nhất. Nếu khâu thiết kế có
thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất ở Pháp, thì công ty nên đặt hoạt động thiết kế ở đây, nếu
sản xuất của các thành phần cơ bản có thể được thực hiện một cách hiệu quả nhất tại Singapore, thì
đây là nới mà các thành phần sản xuất được chế tạo; và nếu lắp ráp cuối cùng có thể được thực hiện
một cách hiệu quả nhất tại Trung Quốc, thì đây là nơi lắp ráp cuối cùng được thực hiện. Nếu một
công ty không làm điều này nó có thể đánh mất lợi thế vào tay của đối thủ cạnh tranh.
VD: Xem xét quá trình sản xuất máy tính xách tay, quá trình chế xuất thông qua 4 giai đoạn chính:
(1) nghiên cứu cơ bản và phát triển thiết kế sản phẩm
(2) sản xuất linh kiện điện tử tiêu chuẩn (như là chip bộ nhớ)
(3) Sản xuất các linh kiện nâng cao (như màn Đồ thị tinh thể lỏng hay bộ vi xử lý)
(4) Lắp ráp cuối cùng
Việc sản xuất của các thành phần điện tử chuẩn hóa là một quá trình đòi hỏi nhiều vốn và chỉ
yêu cầu lao động bán kỹ năng, và áp lực chi phí rất lớn. Các địa điểm tốt nhất cho hoạt động của này
ngày hôm nay là những nơi như Đài Loan, Malaysia, và Hàn Quốc. Những nơi có cả lao động có tay
nghề cao tương đối và chi phí trung bình. Vì vậy, nhiều nhà sản xuất máy tính xách tay có thành
phần chuẩn hóa, chẳng hạn như chip bộ nhớ, được sản xuất tại các địa điểm này.
Việc sản xuất các linh kiện nâng cao như là vi xử lý là việc thâm dụng vốn và đòi hỏi lao động
có tay nghề cao. Bởi vì chi phí không phải là áp lực ở khâu này, linh kiện này có thể sản xuất ở các
quốc gia có chi phí lao động cao mà có dồi dào lao động có tay nghề. (như là Nhật Bản, Mỹ).
Cuối cùng, việc lắp ráp là một quá trình thâm dụng lao động đòi hỏi lao động có kỹ năng thấp
và áp lực chi phí. Kết quả là, khâu lắp ráp cuối cùng được thực hiện ở những quốc gia như Trung
Quốc, mà có dồi dào lao động chi phí thấp, lao động tay nghề thấp. Một công ty sản xuất máy tính
xách tay được sản xuất ở Đài Loan, Singapore, các linh kiện nâng cao được sản xuất ở Nhật, Mỹ và
lắp ráp cuối cùng ở Trung Quốc hay những nơi khác trên thế giới. Bằng việc phân tán sản xuất đến
nhiều địa điểm khác nhau trên toàn cầu, các nhà sản xuất máy tính Mỹ đạt được lợi thế do sự khác
biệt ở các quốc gia theo lý thuyết thương mại quốc tế.
 Về lợi thế của người đi tiên phong:
Dựa vào lý thuyết thương mại quốc tế hiện đại, các công ty có thể thiết lập lợi thế của người đi tiên
phong với sự sản xuất ra sản phẩm mới đặc trưng có thể thống trị thương mại toàn cầu đối với sản
phẩm đó. Điều này đúng trong những ngành mà thị trường toàn cầu có thể hỗ trợ lợi nhuận chỉ khi
có sự giới hạn một số công ty như thị trường hàng không, những cam kết ban đầu cũng có thể xem
là quan trọng trong những ngành ít tập trung hơn như thị trường thiết bị điện thoại di động. Đối với
công ty riêng lẻ, thông điệp rõ ràng là họ có trả cho sự đầu tư nguồn lực lớn về tài chính để cố gắng
là người đi tiên phong ngay cả một số năm đầu phải chịu lỗ.
31
 Về chính sách chính phủ:
Các lý thuyết thương mại quốc tế liên quan đến các công ty kinh doanh quốc tế vì các công ty là
những diễn viên trên sân khấu thương mại quốc tế. Các công ty kinh doanh sản xuất xuất khẩu, và
các công ty kinh doanh nhập khẩu các sản phẩm của các nước khác. Bởi vì họ đóng vai trò quan
trọng trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với chính sách
thương mại của Chính phủ, vận động hành lang để thúc đẩy thương mại tự do hay hạn chế thương
mại.
Ví dụ như, khi chính phủ Mỹ tuyên bố vào năm 1991 dự định thay thế mức thuế quan đối với
Nhật bản về mặt hàng nhập khẩu màn Đồ thị tinh thể lỏng (LCD), IBM và Apple đã phản đối mạnh
mẽ. Cả hai công ty này chỉ ra rằng: (1) Nhật bản là nguồn cung cấp màn Đồ thị tinh thể lỏng có chi
phí rẻ nhất, (2) họ sử dụng màn Đồ thị cho máy tính xách tay của chính họ; (3), mức thuế quan đề
xuất gia tăng chi phí nhập khẩu màn Đồ thị LCD và sẽ gia tăng chi phí máy tính xách tay được sản
xuất bởi IBM và Apple, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Mặt khác, thuế
quan là để bảo vệ các công ty của Mỹ, như thế sẽ trả ngược trở lại. Phản hồi lại áp lực này, chính
phủ Mỹ đã đảo ngược lại tình Đồ thị.
Không giống như IBM và Apple, nhiều công ty ở Mỹ lại không thích thương mại tự do. Chẳng
hạn các doanh nghiệp trong ngành thép lại tạo áp lực cho chính phủ Mỹ, dẫn đến chính phủ Mỹ
buộc các nhà xuất khẩu thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của M.Porter cũng đưa ra ý nghĩa của chính sách chính phủ.
Thật vậy, theo M.Porter, các công ty nên thúc giục chính phủ gia tăng đầu tư giáo dục, cơ sở hạ tầng
và nghiên cứu cơ bản (vì tất cả những điều này sẽ nâng cao lợi thế các nhân tố thành phần) và thực
hiện chính sách khuyến khích cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường nội địa (vì điều này tạo cho các
công ty nội địa mạnh hơn các đối thủ cạnh tranh quốc tế).

32
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày lý thuyết H-O-S trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
2. Trình bày lý thuyết chuẩn về thương mại quốc tế của Paul Krugman trong giải thích cơ sở
trao đổi giữa các quốc gia.
3. Trình bày các giai đoạn của chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm.
4. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên trong của doanh nghiệp có được do đầu?
5. Lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài của doanh nghiệp có được do đầu?
6. Giải thích thương mại quốc tế theo thuyết lợi thế cạnh tranh của M.Porter.
7. Giả sử trong nước có 1000 đơn vị lao động. Nó có thể sản xuất hai loại hàng hóa là gạo và
vải. Yêu cầu lao động theo đơn vị sản xuất gạo là 3, vải là 2.
a. Chi phí cơ hội của gạo tính theo vải là bao nhiêu?
b. Khi không có thương mại với bên ngoài, giá của vải tính theo gạo là bao nhiêu?
c. Giả sử bây giờ có một nước khác, với lực lượng lao động là 800 đơn vị. Yêu cầu lao
động theo đơn vị sản xuất gạo và vải lần lượt là 4 và 1. Hai quốc gia có thể trao đổi có lợi
với nhau không, khi tỷ lệ trao đổi trên thị trường là 1 gạo = 1 vải.
8. Năng suất lao động của Nhật Bản tương đương với của Mỹ trong ngành chế tạo (cao hơn
một số ngành công nghiệp và thấp hơn một số ngành khác), trong khi Mỹ vẫn có năng suất
cao hơn nhiều trong ngành dịch vụ. Nhưng dịch vụ lại là hàng hóa không buôn bán được.
Một số chuyên gia lập luận rằng điều đó gây khó khăn cho Mỹ nằm ở những cái mà Mỹ
không thể bán trên thị trường thế giới. Bạn hãy nhận định về lập luận này?
9. Hai quốc gia A và B có hai yếu tố sản xuất là vốn và lao động dùng để sản xuất ra 2 loại
hàng hóa X và Y. Công nghệ ngang bằng nhau ở mỗi nước. X cần tập trung nhiều vốn, A có
dồi dào về vốn. Phân tích sự tác động đến tỷ lệ mậu dịch và phúc lợi của 2 quốc gia trong
các trường hợp như sau:
a. Có sự gia tăng lên trong trữ lượng vốn của A
b. Có sự gia tăng trong cung ứng lao động của A
c. Có sự gia tăng trong trữ lượng vốn của B
d. Có sự gia tăng trong cung ứng lao động của B
10. Với từng trường hợp sau đây, trường hợp nào là lợi thế kinh tế nhờ quy mô bên ngoài
hoặc bên trong:
a. Hầu hết việc sản xuất dụng cụ âm nhạc ở Mỹ được tiến hành hầu hết bởi hơn một tá nhà
máy tại Elkhart, Indiana.
33
b. Tất cả xe Honda bán ở Mỹ đều được nhập hoặc được sản xuất ở Marysville, Ohio.
c. Tất cả khung máy bay hang Airbus – hãng sản xuất máy bay kích cỡ lớn duy nhất của
châu Âu, được lắp ráp ở Toulou, Pháp.

34
CHƯƠNG 4. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CÔNG CỤ ĐIỀU TIẾT
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
4.1. Các loại hình chính sách ngoại thương
4.1.1. Phân loại theo mức độ tham gia của Nhà nước trong điều tiết hoạt động ngoại thương
a. Chính sách mậu dịch tự do
 Khái niệm:
Chính sách mậu dịch tự do có nghĩa là nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết
ngoại thương mà mở cửa hoàn toàn thị trường nội địa để cho hàng hóa và tư bản được tự do lưu
thông giữa trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho thương mại quốc tế phát triển trên cơ sở quy luật
tự do cạnh tranh1.
 Đặc điểm chủ yếu của chính sách mậu dịch tự do là:
- Nhà nước không sử dụng các công cụ để điều tiết xuất khẩu và nhập khẩu.
- Quá trình nhập khẩu và xuất khẩu được tiến hành một cách tự do.
- Quy luật tự do cạnh tranh điều tiết sự hoạt động của sản xuất tài chính và thương mại trong nước.
 Ưu và nhược điểm của chính sách mậu dịch tự do:
Ưu điểm:
- Mọi trở ngại thương mại quốc tế bị loại bỏ, giúp thúc đẩy sự tự do hóa lưu thông hàng hóa giữa
các nước.
- Làm thị trường nội địa phong phú hàng hóa hơn, người tiêu dùng có điều kiện thỏa mãn nhu cầu
của mình một cách tốt nhất.
-Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích các nhà sản xuất phát triển và
hoàn thiện.
- Nếu các nhà sản xuất trong nước đã đủ sức mạnh cạnh tranh với các nhà tư bản nước ngoài thì
chính sách mậu dịch tự do giúp các nhà kinh doanh bành trướng ra ngoài.
VD: Chính sách mậu dịch tự do lần đầu tiên xuất hiện ở nước Anh, “cái nôi” của chủ nghĩa tư bản.
Nước Anh lúc bấy giờ là cường quốc công nghiệp, sản xuất bằng máy thay thế lao động thủ công đã
khiến cho chi phí thấp, hàng hóa dồi dào so với các nước láng giềng chậm phát triển hơn như Pháp,
Đức, Nga. Chính nhờ thực hiện chính sách mậu dịch tự do đã giúp cho các nhà tư bản Anh xâm
chiếm nhanh chóng thị trường thế giới, khiến các nước khác phải thi hành chính sách bảo hộ mậu
dịch để chống lại sự xâm lăng hàng hóa ồ ạt từ nước Anh. Nhưng sau này khi nền kinh tế của Đức,
Pháp, Nga đã phát triển mạnh thì chính sách mậu dịch tự do thay thế cho chính sách bảo hộ mậu
dịch.

1
Võ Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê
35
- Thực hiện chính sách mậu dịch tự do không đồng nghĩa với việc làm suy yếu vai trò của Nhà nước
tư bản trong quan hệ thương mại quốc tế. Ngược lại, việc tạo điều kiện tự do phát triển thương mại
trên thị trường nội địa nhằm làm suy yếu hoặc xóa bỏ chính sách bảo hộ mậu dịch ở các nước khác,
tạo cơ sở để các nhà kinh doanh nội địa dễ dàng xâm nhập và phát triển ở thị trường mới.
Nhược điểm:
- Thị trường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh cho nên nền kinh tế dễ rơi
vào tình trạng khủng hoảng, phát triển mất ổn định.
- Những nhà kinh doanh sản xuất trong nước phát triển chưa đủ mạnh, thì dễ dàng bị phá sản trước
sự tấn công của hàng hóa nước ngoài.
VD: Chính bởi những nhược điểm này mà ngày nay trên thế giới, ngay cả những nước có nền kinh
tế mạnh nhất như Mỹ, Nhật đều không thực hiện chính sách mậu dịch tự do hoàn toàn đối với tất cả
các ngành hàng, mà chỉ thực hiện sự tự do mậu dịch trong một số ngành hàng đủ mạnh, cạnh tranh
được với hàng hóa nước ngoài và cũng chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định.
b. Chính sách bảo hộ mậu dịch
 Khái niệm:
Chính sách bảo hộ mậu dịch là chính sách ngoại thương của các nước nhằm một mặt sử dụng
các biện pháp để bảo vệ thị trường nội địa trước sự cạnh tranh của hàng hóa ngoại nhập, mặt khác
Nhà nước nâng đỡ các nhà kinh doanh trong nước bành trướng ra thị trường nước ngoài.
 Đặc điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch là:
- Nhà nước sử dụng những biện pháp thuế và phi thuế: thuế quan, hệ thống thuế nội địa, giấy phép
xuất nhập khẩu, hạn ngạch, các biện pháp kỹ thuật... để hạn chế hàng hóa nhập khẩu.
- Nhà nước nâng đỡ các nhà sản xuất nội địa bằng cách giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, thuế doanh
thu, thuế lợi tức, giá tiền tệ nội địa, trợ cấp xuất khẩu... để họ dễ dàng bành trướng ra thị trường
nước ngoài.
 Ưu và nhược điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch:
Ưu điểm:
- Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
- Bảo hộ các nhà sản xuất kinh doanh trong nước, giúp họ tăng cường sức mạnh trên thị trường nội
địa.
- Giúp các nhà xuất khẩu tăng sức cạnh tranh để xâm chiếm thị trường nước ngoài.
- Giúp điều tiết cán cân thanh toán của quốc gia, sử dụng hợp lý nguồn ngoại tệ thanh toán của mỗi
nước.
Nhược điểm: Nếu bảo hộ thị trường nội địa quá chặt chẽ sẽ:

36
- Làm tổn thương đến sự phát triển thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cô lập kinh tế của một nước đi
ngược lại xu thế của thời đại ngày nay là quốc tế hóa đời sống kinh tế toàn cầu.
- Tạo điều kiện để phát triển sự bảo thủ và trì trệ trong các nhà kinh doanh nội địa, kết quả là mức
bảo hộ kinh tế ngày càng cao, càng làm cho sức cạnh tranh của các ngành không còn linh hoạt, hoạt
động kinh doanh và đầu tư không mang lại hiệu quả. Đây sẽ là nguy cơ cho sự phá sản trong tương
lai của các ngành sản xuất trong nước nếu quốc gia này phải chịu áp lực cạnh tranh trên thị trường
thế giới và yêu cầu giảm hàng rào thuế quan khi gia nhập WTO hoặc các khu vực mậu dịch tự do
trên thế giới.
- Người tiêu dùng bị thiệt hại như hàng hóa kém đa dạng, mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng hàng hóa
kém cải tiến, giá cả hàng hóa đắt...
Tóm lại, chính vì cả chính sách tự do mậu dịch và chính sách bảo hộ mậu dịch đều có những
ưu điểm và nhược điểm cho nên không một nước nào trên thế giới thi hành chính sách này hay
chính sách khác một cách tuyệt đối mà sẽ duy trì chính sách mậu dịch tự do trong một số ngành
hàng đối với một số thị trường trong một thời gian nhất định, còn một số ngành khác thi hành chính
sách bảo hộ mậu dịch (với mức độ khác nhau) trên những thị trường khác nhau.
4.1.2. Phân loại theo mức độ tiếp cận của nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới
a. Chính sách hướng nội (Inward Oriented Trade Policies)
 Khái niệm
Là chính sách mà nền kinh tế ít có quan hệ với thị trường thế giới, phát triển tự lực cánh sinh bằng
sự can thiệp tuyệt đối của Nhà nước. Với mô hình này, nền kinh tế thực hiện chính sách công nghiệp
hóa thay thế hàng nhập khẩu.
 Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ, nhờ đó mà nền công nghiệp còn non yếu trong nước có
thể phát triển được trong điều kiện không phải trực diện với cạnh tranh; đặc biệt ở những nước mà
nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp và khai thác tài nguyên.
- Là mô hình phát triển dựa vào nguồn tài lực bên trong, cho nên mọi tiềm lực quốc gia được huy
động cao độ cho công cuộc phát triển kinh tế.
- Phát triển kinh tế trong nước ít chịu sự tác động của thị trường thế giới, nên tốc độ tăng trưởng
kinh tế tuy thấp nhưng ổn định.
Nhược điểm:
- Hàng hóa sản xuất không mang tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Nhiều ngành kinh tế của quốc gia phát triển không có hiệu quả, vì không phát triển dựa vào lợi thế
mà chỉ dựa vào nhu cầu của nền kinh tế đóng cửa.
37
- Mất cân đối trong cán cân thương mại, vì nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu bị hạn chế.
- Vay nợ nước ngoài lớn, trả nợ khó khăn.
b. Chính sách hướng ngoại (Outward Oriented Trade Policies)
 Khái niệm
Là chính sách mà nền kinh tế lấy xuất khẩu làm động lực để phát triển. Tham gia vào quá trình phân
công lao động khu vực và quốc tế, chuyên môn hóa vào sản xuất những sản phẩm mà quốc gia có lợi thế
phát triển, về thực chất, đây là chính sách “mở cửa“ kinh tế để tham gia vào quá trình quốc tế hóa kinh
tế toàn cầu. Và tùy điều kiện phát triển kinh tế của mỗi nước mà chính sách “mở cửa“ được lựa chọn
thực hiện khá đa dạng như mô hình phát triển mở cửa dần từng bước hay mô hình phát triển xuất khẩu
dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gia công sản phẩm sơ chế hoặc mô hình phát triển xuất
khẩu dựa vào lợi thế so sánh...
 Ưu và nhược điểm
Ưu điểm :
- Tạo ra sự năng động trong sự phân công lao động quốc tế
Thật vậy, chúng ta có thể thấy hình ảnh công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu của các nước Đông
và Đông Nam Châu Á trong 3 thập niên cuối thế kỷ 20 trong ngành công nghiệp may, sản xuất
hàng điện và điện tử gia dụng. Lúc đầu các ngành này phát triển ở Nhật Bản, sau đó giá nhân công
của Nhật đắt dần lên, các ngành thâm dụng nhiều nhân công của Nhật mất dần lợi thế và chuyển
các ngành này sang Hàn Quốc, sau đó là các nước ASEAN và ở Trung Quốc ở những thập niên
80. Đến thập niên 90, các ngành hàng này lại phát triển ở Việt Nam. Sự thay đổi năng động trong
phân công lao động khu vực như vậy do làn sóng công nghiệp hóa lan rộng làm cho thương mại
giữa các nước tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhờ phát huy được lợi thế và thị trường
được mở rộng.
- Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu làm cho nền kinh tế phát triển năng động vì các
doanh nghiệp luôn trực diện với cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ của họ phải có khả năng đảm
bảo cạnh tranh (về chất lượng, giá cả...) với các sản phẩm khác trên thế giới.
- Mở cửa kinh tế tạo điều kiện cho cạnh tranh phát triển, là động lực thúc đẩy cải tổ nền kinh tế,
hợp lý hóa sản xuất, đầu tư mới công nghệ.
- Tăng cường thu hút vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu là nhân tố quan trọng làm lành mạnh hóa
môi trường tài chính quốc gia: giảm bớt vay nợ, thực hiện cân bằng cán cân thanh toán và cán cân
buôn bán quốc tế.
- Chính sách hướng về xuất khẩu còn được xem như là một chính sách ngoại thương tạo ra sự
công bằng hơn trong nền kinh tế.

38
+ Đầu tiên, mở rộng xuất khẩu hàng thâm dụng lao động đồng nghĩa với tăng việc làm cho người
lao động.
+ Thứ hai, chính sách này nâng cao khả năng chuyển sang sản xuất hàng thâm dụng kỹ thuật.
+ Cuối cùng, việc áp dụng chính sách này làm nâng cao thu nhập ròng cho quốc gia bởi việc giảm
tài trợ giấy phép xuất khẩu...
Ngày nay, khi xu hướng nhất thể hóa nền kinh tế toàn cầu gia tăng, mô hình kinh tế hướng ngoại
đẩy mạnh xuất khẩu ngày càng khẳng định ưu thế phát triển và ngày càng được các nước áp dụng
rộng rãi.
Nhược điểm:
- Dễ bị phụ thuộc và chịu các tác động tiêu cực của thị trường bên ngoài
4.1.3. Chính sách ngoại thương của các nước đang phát triển
a. Chính sách xuất khẩu sản phẩm thô
 Quá trình hình thành
Chính sách được các nước đang phát triển thực hiện từ sau năm 1945, trong điều kiện sản xuất còn
thấp, đặc biệt là trình độ của ngành công nghiệp và khả năng tích lũy vốn của nền kinh tế còn bị hạn
chế.
 Nội dung chính sách
Dựa chủ yếu vào việc sử dụng rộng rãi các nguồn tài nguyên sẵn có và các điều kiện thuận lợi trong
nước về các sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng, như: dầu mỏ, cà phê, tiêu, điều2…
VD: 80% nguồn thu xuất khẩu của nhiều thành viên của tổ chức OPEC (tổ chức các nước xuất khẩu
dầu mỏ) đến từ dầu mỏ và khí đốt.

2
Paul R.Krugman et al (2012), International economics: theory and policy, Pearson Education Incorporation.
39
Bảng 4.1. Mức độ tập trung của những mặt hàng xuất khẩu của
các quốc gia kém phát triển
% (3 leading exports/total
Country Products mechandise exports)

1981- 83 1997 - 99
Grapes, furs and skins, wool carpets 67.7
Afghanistan 43.5
Nho, lông thú và da, thảm len
Angola Petroleum and diamonds 96.5 97.6
Bangladesh Men’s and women’s clothing 60.3 53.2
Cambodia Garments, footwear, wood 64.4 61.3
Ethiopia Coffee, sesame seed, leather
80.2 81.1
Hạt mè
Liberia Diamonds, rubber, timber gỗ 84.6 92.2
Madagascar Garments, shellfish, coffee 70.7 40.5
Malawi Tobacco, sugar, tea/coffee 82.9 78.8
Nepal Carpets, garments 39.6 61.7
Tanzania Coffee, cashew nuts hạt điều 54.9 51.3
Uganda Coffee, fish 97.5 69.9
Zambia Copper, cobalt 93.8 89.3
Weighted average, LDCs 78.2 76.0
Source: UNCTAD, The Least Developed Countries Report 2002, p.110
 Ưu và nhược điểm
Ưu điểm:
- Tạo điều kiện phát triển kinh tế theo chiều rộng, xuất hiện nhu cầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Tích lũy vốn trong nước, góp phần tạo ra nguồn vốn ban đầu cho công nghiệp hóa
- Tạo công ăn việc làm và đội ngũ công nhân lành nghề dẫn đến tăng năng lực sản xuất của nền kinh
tế
Nhược điểm
- Cung cầu sản phẩm thô không ổn định (do các vấn đề về: thời tiết, bệnh dịch, sự phát triển khoa
học công nghệ gắn với các sản phẩm thay thế, các thị trường đấu giá…), dẫn đến giá cả biến động
liên tục.
b. Chính sách thay thế nhập khẩu
 Quá trình hình thành và phát triển

40
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến những năm 1970, các nước đang phát triển cố gắng đẩy
nhanh quá trình phát triển bằng cách hạn chế nhập khẩu sản phẩm công nghiệp và nâng đỡ
ngành công nghiệp chế tạo để phục vụ thị trường trong nước. Chiến lược này đã trở nên rất phổ biến
vì nhiều lý do, trong đó, lý do quan trọng nhất là lập luận về “nền công nghiệp non trẻ”3.
Theo lập luận này, các nước đang phát triển có một lợi thế tương đối tiềm tàng trong công nghiệp
chế tạo, nhưng các ngành công nghiệp chế tạo mới hình thành trong nước không thể cạnh tranh được
với ngành công nghiệp chế tạo được hình thành từ lâu ở các nước phát triển. Để tạo điều kiện cho
khu vực công nghiệp chế tạo có chỗ đứng, chính phủ tạm thời nâng đỡ các ngành công nghiệp mới
để nó lớn mạnh, đủ đương đầu được với cạnh tranh quốc tế. Vì vậy, việc sử dụng thuế quan và hạn
ngạch nhập khẩu như là những biện pháp tạm thời để bắt đầu công nghiệp hóa là một việc có ý
nghĩa. Có một thực tế lịch sử là cả ba nền kinh tế thị trường lớn nhất thế giới đều bắt đầu quá trình
công nghiệp hóa của mình đằng sau hàng rào mậu dịch: Mỹ và Đức có mức thuế quan cao đối với
hàng chế tạo vào thế kỷ XIX, trong khi Nhật cho đến thập kỷ 1970 vẫn áp dụng rộng rãi biện pháp
kiểm soát nhập khẩu.
 Nội dung chính sách
- Xác định số lượng và chủng loại hàng hóa phải nhập khẩu trong một năm
- Lập phương án để tổ chức sản xuất đáp ứng đại bộ phận nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho thị
trường nội địa
- Đảm bảo cho các nhà sản xuất trong nước có thể làm chủ được kỹ thuật sản xuất hoặc các nhà đầu
tư nước ngoài cung cấp công nghệ, vốn và quản lý hướng vào việc cung cấp cho thị trường nội địa là
chính
- Lập các hàng rào bảo hộ để hỗ trợ cho sản xuất trong nước, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư
trong những ngành công nghiệp là mục tiêu phát triển.
 Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Mang lại sự mở mang nhất định cho các cơ sở sản xuất
- Mở rộng phân công lao động trong nước, giải quyết công ăn việc làm
- Quá trình đô thị hóa bắt đầu tăng
- Nền kinh tế trong nước tránh được ảnh hưởng xấu từ thị trường
VD: Hàn Quốc và Đài Loan đã theo đuổi chiến lược này trong một thời gian ngắn để bảo vệ ngành
công nghiệp non trẻ của mình và đã có thành công nhất định
Nhược điểm

3
Paul R.Krugman et al (2012), International economics: theory and policy, Pearson Education Incorporation.
41
- Chiến lược này thực chất là nhằm vào thỏa mãn nhu cầu trong nước, chú trọng nhiều đến tỷ lệ tự
cấp của thị trường nội địa, như vậy vấn đề ngoại thương không được coi trọng, coi nhẹ các ảnh
hưởng tích cực từ kinh tế thế giới đối với sự phát triển trong nước, hạn chế tiềm năng phát triển của
dất nước và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác.
- Cán cân thương mại ngày càng thiếu hụt, nạn thiếu ngoại tệ là trở ngại cho việc mở cửa với bên
ngoài và phát triển kinh tế
- Hạn chế việc phát triển các ngành sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm thu ngoại tệ
VD: Một quốc gia bảo hộ ngành thuốc nhuộm và dệt trong nước vốn dĩ không hiệu quả (chi phí tăng
so với mặt hàng cùng loại nếu như được nhập khẩu) thì điều đó sẽ làm nguy hại đến tiềm năng xuất
khẩu đối với mặt hàng quần áo.
Trong nhiều năm, Brazil quyết tâm phát triển ngành công nghiệp vi tính trong nước vì vậy mà
quốc gia này đã cấm việc nhập khẩu máy tính nước ngoài, bởi vì máy vi tính trong nước được sản
xuất với chi phí cao hơn và chất lượng kém hơn; và điều đó gây tác hại đối với những ngành xuất
khẩu cần máy vi tính. Hiện nay, mặc dù Brazil cho phép nhập khẩu máy tính nước ngoài, nhưng nó
vẫn duy trì mức thuế cao vì vậy gây ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu ở những lĩnh vực khác
- Làm cho các doanh nghiệp trong nước ỷ lại, không năng động trong việc tăng khả năng cạnh tranh,
vươn ra thị trường thế giới. Giá thành cao, chất lượng thấp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc
dân.
c. Chính sách hướng đến xuất khẩu
 Quá trình hình thành và phát triển
Chiến lược này được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước Mỹ La Tinh, từ những năm 50 và những nước
Đông Bắc Á và Đông Nam Á từ những năm 60, sau đó phổ biến sang các nước Đông Nam Á. Trong
đó nổi lên các con hổ châu Á (Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc) và sau đó là làn sóng
các nước công nghiệp mới (Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc). Kết quả nghiên cứu thực
tế đã chỉ ra rằng, trong những thập niên 70, các quốc gia theo đuổi chiến lược này có tốc độ tăng
trưởng kinh tế nhanh hơn các quốc gia thực thi chiến lược bảo hộ4.
 Nội dung chính sách
Chiến lược này nhấn mạnh đến việc thực hiện 3 nhiệm vụ sau:
- Thay vì việc kiểm soát nhập khẩu để tiết kiệm ngoại tệ và kiểm soát tài chính là khuyến khích mở
rộng nhanh chóng khả năng xuất khẩu
- Nâng đỡ và hỗ trợ cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu
- Đảm bảo môi trường đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hệ thống các chính sách
khuyến khích và kinh tế tự do để thu hút mức tối đa vốn đầu tư của các công ty nước ngoài

4
Paul R.Krugman et al (2012), International economics: theory and policy, Pearson Education Incorporation.
42
 Ưu và nhược điểm
Ưu điểm
- Các nền kinh tế áp dụng chiến lược này trong vài ba thập kỷ vừa qua đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, một số ngành công nghiệp (chủ yếu là các ngành chế biến xuất khẩu) đạt trình độ kỹ
thuật tiên tiến, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Làm cho ngoại thương trở thành
đầu tàu của nền kinh tế.
- Tận dụng được những lợi thế từ thị trường thế giới về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ
các nước phát triển.
Nhược điểm
- Do tập trung hết khả năng cho xuất khẩu và các ngành liên quan nên dẫn tới tình trạng mất cân đối
trầm trọng giữa các ngành xuất khẩu và không xuất khẩu
- Mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng nền kinh tế đã gắn chặt với thị trường bên ngoài và dễ bị
tác động bởi những biến đổi thăng trầm của thị trường các nước lớn
- Các quốc gia xuất khẩu gặp phải sự bảo hộ của các nước công nghiệp phát triển đối với một số
ngành công nghiệp thâm dụng lao động ở nước họ.
VD: Ngành dệt may Việt Nam, ngành thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ thường bị kiện chống
bán phá giá đối với mặt hàng giày da, cá ba sa…
4.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc theo đuổi chính sách ngoại thương của các quốc gia
a. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến ngoại thương
 Quy mô của quốc gia
- Liên quan trực tiếp đến quy mô nhập khẩu và xuất khẩu
- Nền kinh tế lớn tạo ra nhiều hơn thu nhập hơn, khả năng mua hàng hóa nhiều hơn trên thị trường
quốc tế
- Có thể ảnh hưởng đến mức giá thế giới
VD: EU, US, Nhật Bản, Trung Quốc thống lĩnh thương mại toàn cẩu
 Vị trí địa lý
- Khoảng cách ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển làm tăng chi phí nhập khẩu và xuất khẩu
- Núi sông biển làm cho vận chuyển trở nên khó hơn
 Rào cản
- Điều kiện tự nhiên khác nhau
- Thuế, hạn ngạch, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Ngôn ngữ khác nhau
- Văn hóa khác nhau
- Luật pháp khác nhau
43
- Đồng tiền khác nhau
 Các công ty Đa quốc gia và sự toàn cầu hóa
- Các MNC xuất nhập khẩu giữa các công ty con, chi nhánh ở những quốc gia khác nhau
- Ngày nay 1/3 xuất khẩu và 42% nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các chi nhánh của các MNC
- Các MNC ngày nay có thể chuyển hoạt động kinh doanh ra khỏi quốc gia: điều hành bởi một chi
nhánh, ký hợp đồng phụ với công ty khác
- Toàn cầu hóa làm cho thị trường thế giới ngày càng thu hẹp hơn, dường như thế giới chỉ cách nhau
“1 tấm gương phẳng”
b. Vấn đề kinh tế chính trị với chính sách ngoại thương
b1. Lý thuyết cử tri ở giữa
 Cử tri ở giữa là cử tri có sự lựa chọn nằm giữa tập hợp lựa chọn của tất cả các cử tri
VD: Việc đánh thuế lên một mặt hàng
 Lý thuyết cho rằng chính phủ nên ban hành một chính sách ngoại thương dựa vào đa số cử tri ủng
hộ chính sách đó
 Các đảng phái chính trị có thể thay đổi chính sách của họ để tranh thủ sự đồng tình của đa số cử
tri dựa vào sự lựa chọn của cử tri ở giữa
b2. Vấn đề hành vi tập thể
 Cá nhân người tiêu dùng không có động cơ ủng hộ chính sách ngoại thương
 Đối với một tập thể thì có
 Hành vi tập thể được các nhà hoạch định chính sách quan tâm
b3. Sự phối hợp vấn đề hành vi tập thể và lý thuyết cử tri ở giữa
 Các nhà chính trị có thể giành thắng lợi trong bầu cử 1 phần là đưa ra chính sách mang lại lợi ích
cho đa số cử tri, họ cũng cần một quỹ để vận động cho chiến dịch tranh cử
 Các quỹ này đến từ các tổ chức mà các tổ chức này mong muốn có được lợi ích cao hơn nếu
chính sách được thực thi.5
4.2. Các công cụ quản lý hoạt động ngoại thương
4.2.1. Thuế xuất nhập khẩu
a. Thế nào là thuế quan?
Thế nào là thuế?
Thuế được hiểu theo nhiều góc độ. Trên thực tiễn có thể hiểu thuế như sau:
 Thuế là số tiền thu của các công dân, hoạt động và đồ vật (như giao dịch, tài sản) nhằm huy động
tài chính cho chính quyền, nhằm tái phân phối thu nhập, hay nhằm điều tiết các hoạt động kinh tế -
xã hội6

5
Paul R.Krugman et al (2012), International economics: theory and policy, Pearson Education Incorporation.
44
Đóng thuế vừa là quyền lợi được thực thi trách nhiệm công dân đóng góp cho sự phát triển phồn
vinh của đất nước, vừa là nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công dân.
 Hay, thuế là một khoản tiền tệ mà người chủ hàng hóa hoặc chủ sở hữu một đối tượng nào đó
phải nộp cho cơ quan đại diện của nhà nước7
Thuế quan là gì?
 là một loại thuế đánh vào hàng xuất khẩu hoặc hàng nhập khẩu
 là một khoản tiền mà người chủ hàng XNK hoặc xuất nhập cảnh phải nộp cho cơ quan đại diện
(Cơ quan hải quan) của nước sở tại8.
b. Phân loại thuế quan
Có nhiều cách phân loại thuế quan.
b1. Phân loại theo mục đích đánh thuế
- Thuế quan nhằm tăng thu ngân sách
VD: Theo thông tư số 197 ban hành ngày 28/12/2011, thuế nhập khẩu áp dụng cho các mặt hàng
xăng dầu đã được điều chỉnh tăng lên. Trong đó, mặt hàng xăng chịu sự điều tiết mạnh nhất, tăng từ
mức 0% lên mức 4%. Mặt hàng dầu hỏa cũng áp dụng mức tăng thêm 3%, từ mức 2% hiện hành lên
mức 5%. Dầu diesel vẫn giữ nguyên mức thuế nhập khẩu 5% hiện nay.
Trước đó, hôm 26/12, Bộ Tài chính cũng đã điều chỉnh giảm mức sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu áp
dụng cho 3 mặt hàng dầu. Trong đó, mặt hàng dầu diesel giảm 310 đồng/lít (từ 1.000 đồng/lít xuống
còn 690 đồng/lít), dầu hỏa giảm 460 đồng/lít (từ 900 đồng/lít xuống còn 440 đồng/lít) và dầu madut
giảm 210 đồng/kg (từ 950 đồng/kg xuống còn 740 đồng/kg). Đồng thời, mức trích lập Quỹ đối với
xăng cũng giảm 50 đồng/lít (từ 550 đồng/lít xuống còn 300 đồng/lít). Như vậy, nhờ vào các công cụ
điều tiết trên, giá các mặt hàng xăng dầu đã được duy trì ổn định trong quý IV năm 2011 9
- Thuế quan nhằm bảo hộ thị trường nội địa

6
Theo wikipedia
7
TS.Hà Thị Ngọc Oanh (2008), Kinh tế đối ngoại những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, NXB LĐXH
8
TS.Hà Thị Ngọc Oanh (2008), Kinh tế đối ngoại những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, NXB LĐXH
9
http://vef.vn/2011-12-28-tang-thue-nhap-khau-xang-dau
45
Hộp 4.1. Tăng thuế nhập khẩu thực phẩm để bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước

Chăn nuôi heo, gia cầm là hai lĩnh vực đứng đầu của ngành chăn nuôi của Việt Nam. Để
bảo vệ ngành chăn nuôi, các cơ quan chức năng đã có biện pháp quản lý chặt về việc nhập
khẩu thực phẩm ngoại, trong đó tăng 30-40% thực phẩm nhập khẩu và tạm dừng nhập một
số mặt hàng như lục phủ ngũ tạng động vật.

Để cứu ngành chăn nuôi trong nước đang cơn "suy thoái" do dịch bệnh, Bộ Tài Chính vừa
ban hành Thông tư số 133, nội dung quy định hầu hết các loại thực phẩm nhập khẩu sẽ
phải chịu thuế từ 30 đến 40% và có hiệu lực từ ngày 24/10/2010.

Theo giới kinh doanh, việc thuế thịt nhập khẩu chịu mức thuế tăng lên 30-40% sẽ ảnh
hưởng đến một số người tiêu dùng vì giá hàng nhập sẽ tăng, đây là điều kiện cần để đảm
bảo lợi ích lâu dài, phát triển ngành chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, việc tăng thuế thịt
nhập khẩu sẽ mang lại lợi ích lớn cho xã hội, giải cứu cho ngành chăn nuôi đang trong tình
cảnh khó khăn chồng chất bởi dịch bệnh chưa được khống chế, giá thức ăn chăn nuôi liên
tục tăng cao, người chăn nuôi bị lỗ vốn kéo dài.

Trong 8 tháng đầu năm 2010, chỉ riêng lượng thực phẩm nhập khẩu chính ngạch các loại
đã vượt qua con số 70.000 tấn. Theo một số nhà nhập khẩu thực phẩm, thịt gà nhập khẩu
vào thời điểm giữa tháng 9/2010 vào khoảng 1,2-1,3 USD/kg (tương đương hơn 20.000
đồng/kg), thịt heo từ 1.700 đến 1.850 USD/tấn (tương đương 37 triệu đồng/tấn. Trong khi
đó, tại TP. Hồ Chí Minh, giá thịt gà tam hoàng làm sẵn 75.000-8 0.000 đồng/kg, thịt heo
loại ngon 65.000- 70.000 đồng/kg. So với thịt gà, heo sản xuất trong nước, thịt ngoại giá rẻ
hơn rất nhiều. Hàng ngoại giá rẻ là lợi thế cho người tiêu dùng nhưng với người chăn nuôi
đây là một bước cản lớn vì thịt nội dù bán giá cao nhưng chịu lỗ vì thấp hơn giá thành và
hàng ngoại sẽ chiếm hết thị phần. Theo tính toán của người chăn nuôi ở khu vực miền
Đông Nam Bộ, giá thức ăn chăn nuôi vào thời điểm tháng 9 so với giữa tháng 8 năm 2010
đã tăng trên 20%, trong khi thực phẩm chỉ tăng có 7%.

Theo cam kết với WTO, đến hết năm 2012, WTO cho phép đánh thuế nhập khẩu thịt gà là
40%, thịt heo 25% và trứng gia cầm lên tới 80%, đây là một trong những chính sách hỗ trợ
và bảo hộ nền nông nghiệp, mà WTO cho phép tại mọi quốc gia. Như vậy, việc tăng thuế
nhập khẩu thịt là cần thiết đối với ngành chăn nuôi trong nước vào thời điểm này, khi mà
dịch bệnh đang lan rộng, và chi phí đầu vào tăng cao hơn giá thành sản phẩm.

Bộ Công Thương đã có Thông tư về việc tạm ngừng kinh doanh, tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam đối với phủ tạng gia súc, phủ tạng gia cầm đông lạnh
và không đông lạnh kể từ ngày 1/10/2010. Đối với những lô hàng phủ tạng gia súc, gia
cầm đông lạnh và không đông lạnh tạm nhập để tái xuất hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu

46
Việt Nam đã có vận đơn xếp hàng lên phương tiện vận tải trước ngày 15/9/2010 đã về đến
cảng, cửa khẩu Việt Nam trước ngày 1/10/2010 vẫn được thực hiện thủ tục tạm nhập để tái
xuất, chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam tại cơ quan hải quan.

Để giải toả ách tắc hàng thịt đông lạnh nhập khẩu bị vướng mắc thủ tục tại cảng, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 53 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết
định số 86 và Thông tư 06 (hai văn bản quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc nhập
khẩu thực phẩm). Theo Thông tư 53, Cục Thú y sẽ là đơn vị có trách nhiệm thực hiện việc
kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các lô hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Cục Thú y sẽ cấp cho các lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu đạt yêu cầu mẫu giấy mới
chứng nhận đủ tiêu chuẩn cả về kiểm dịch và an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với các lô
hàng thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm, Cục Thú y cũng sẽ gộp chung kiểm dịch và
an toàn vệ sinh thực phẩm vào một mẫu giấy mới để cấp cho doanh nghiệp thay thế mẫu
giấy trước đây chỉ xác nhận kiểm dịch.

Sau khi có Thông tư 53, Trung tâm Thú y vùng VI đã tiến hành kiểm nghiệm hơn 100
container hàng đông lạnh bị kẹt nhiều thời gian ở cảng Cát Lái TP.Hồ Chí Minh và số hàng
này đã được thông quan. Để giải quyết nhanh thực phẩm đông lạnh nhập khẩu, đặc biệt là
nguyên liệu thủy hải sản dùng để chế biến và tái xuất, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn giao cho các cơ quan thú y vùng được quyền cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh
nghiệp, trước đây do Cục Thú y cấp. Với quy định mới này, doanh nghiệp đăng ký thủ tục
nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ được giải quyết giấy tờ nhanh chóng,có khi chỉ trong
một ngày là hoàn tất thủ tục.

http://www.thuongmai.vn/thuc-pham-viet-nam/78694-tang-thue-nhap-khau-thuc-
pham-de-bao-ve-nganh-chan-nuoi-trong-nuoc.html, Thứ ba, 01 Tháng 11 2011

Mức thuế suất này thường cao đối với hàng nhập khẩu, và áp dụng chủ yếu cho hàng nhập khẩu.
b2. Phân chia thuế quan theo đối tượng chịu thuế
- Thuế hàng xuất khẩu: thường có mức thuế suất thấp để khuyến khích doanh nghiệp trong nước
tham gia hoạt động XK
- Thuế hàng nhập khẩu
Mức thuế suất cao khi cần bảo hộ, mức thuế suất thấp khi không cần bảo hộ ngành sản xuất trong
nước hoặc do tham gia các cam kết, hiệp định thương mại tự do, thuế quan với nước ngoài.
- Thuế hàng quá cảnh/chuyển khẩu
Thường có mức thuế bằng không
Lưu ý: Theo Điều 1, nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, xác định đối tượng chịu thuế quan như sau:
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt
liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

47
2. Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan
vào thị trường trong nước.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế,
kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực
kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao
đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
- Ngoài ra Theo Điều 2, nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, xác định đối tượng không chịu thuế quan như sau:
1. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của
pháp luật.
2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức
thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ
nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược
lại, nhằm phát triển kinh tế - xã hội, hoặc các mục đích nhân đạo khác được thực hiện thông qua
các văn kiện chính thức giữa hai Bên, được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các khoản trợ giúp
nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh.
3. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài
vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế
quan này sang khu phi thuế quan khác.
4. Hàng hóa là phần dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.
b3. Phân loại theo mức thuế suất
- Mức thuế suất thông thường
Theo khoản c điều 9, nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”, xác định thuế suất thông thường như sau:
Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập
khẩu với Việt Nam.
Thuế suất thông thường được áp dụng thống nhất bằng 150% mức thuế suất ưu đãi của từng mặt
hàng tương ứng quy định tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
- Mức thuế ưu đãi
Tương tự theo khoản a điều 9, nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”:

48
Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng
lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam. Thuế suất ưu đãi
được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
- Mức thuế ưu đãi đặc biệt
Theo khoản b điều 9, nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”:
Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc
vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam theo thể chế
khu vực thương mại tự do, liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên
giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác;
Điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt:
- Phải là những mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với nước,
nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện
đã ghi trong thỏa thuận;
- Phải là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam tham gia thỏa
thuận ưu đãi đặc biệt về thuế.
b4. Phân loại theo mục đích xuất nhập khẩu hàng hóa
- Hàng miễn thuế
VD:
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm. Hết thời hạn hội
chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc kết thúc công việc theo quy định của pháp luật thì đối với
hàng hóa tạm xuất phải được nhập khẩu trở lại Việt Nam, đối với hàng hóa tạm nhập phải tái xuất ra
nước ngoài
- Xem thêm điều 13, nghị định Số: 87/2010/NĐ-CP về “Quy định chi tiết thi hành một số điều
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”
- Thuế phổ thông: áp dụng cho hàng hóa XNK để kinh doanh
b5. Phân loại thuế quan theo phạm vi thu thuế
- Thuế XNK trung ương: thuế thu theo quy định của Nhà nước
- Thuế XNK địa phương: thuế thu theo quy định của địa phương
Hoặc có thể xem xét theo 2 dạng dưới đây:
- Thuế quốc gia: tính theo biểu thuế qui định của Nhà nước
- Thuế biên mậu: thuế đánh vào hàng hóa buôn bán theo đường biên giới. Thuế suất biên mậu lên
xuống tùy theo quan hệ cung cầu hàng hóa và tùy theo chính sách của quốc gia.
b6. Phân loại thuế quan theo các phương pháp đánh thuế
49
- Thuế tính theo giá
 là loại thuế đánh một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá hàng NK
- Thuế tuyệt đối
 là loại thuế qui định mức thuế theo giá trị tuyệt đối tính trên đơn vị hàng hóa nhập khẩu (số
lượng, trọng lượng, dung tích…)
 Giá hàng xuất nhập khẩu không ảnh hưởng đến việc tính thuế
- Thuế theo mùa
 Là loại thuế áp dụng khác nhau tùy thuộc vào mùa nhập khẩu
Vào mùa thu hoạch thì hàng nhập khẩu bị đánh thuế cao, ngược lại đánh thuế thấp hơn
- Hạn ngạch thuế
Là chế độ áp dụng mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng 0% khi hàng hóa nhập khẩu trong giới hạn số
lượng hạn ngạch Nk qui định, nhưng khi Nk vượt quá hạn ngạch thì phải chịu mức thuế cao hơn đối
với phần vượt đó.
Ngoài ra một số nước còn áp dụng một số loại thuế như sau:
Thuế lựa chọn: là loại thuế qui định cả hai cách tính theo giá và theo lượng, có thể chọn 1 trong 2
cách tính số tiền thuế cao hay thấp
Thuế hỗn hợp: là loại thuế vừa áp dụng tính theo số lượng vừa tính theo giá trên số hàng nhập khẩu
Thuế tính theo giá tiêu thụ (còn được gọi là thuế giá chênh lệch) là loại thuế đánh vào hàng NK khi
có sự chênh lệch giữa giá NK và giá tiêu chuẩn do nhà nước qui định. Việc áp dụng loại thuế suất
này nhằm đối phó với trường hợp giá nhập khẩu thấp hơn giá tiêu chuẩn.
c. Phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của thuế quan
Những thay đổi ban đầu khi Chính phủ đánh thuế quan
Giả sử: Quốc gia 1 có lợi thế so sánh về Sp Y nên xuất khẩu Sp Y và nhập khẩu sp X

Biểu đồ 4.1. Tác động cân bằng cục bộ của thuế quan
- Khi chưa có mậu dịch, cung cầu cân bằng tại điểm E, với mức giá cân bằng là 3$/1X, sản lượng
cân bằng là 30 X
50
- Khi có mậu dịch tự do, giá thế giới của sp X là 1$, sản lượng tiêu thụ tăng lên 70X, sản xuất giảm
xuống còn 10X, và QG1 phải nhập khẩu một lượng là BC (60X)
- Đến đây, giả sử QG1 đánh thuế 100% lên sp X nhập khẩu, sản lượng tiêu thụ trong nước là 50X,
trong đó sản xuất là GJ(20X), do giá tăng sẽ kích thích các nhà sản xuất tăng sản lượng và nhập
khẩu JH (30X). Ở đây, người tiêu dùng bị thiệt thòi giảm đi một lượng BN (20X), nhập khẩu giảm
đi một lượng bằng BC – MN= CM + BN. Chính phủ thu được khoản thuế là 1$/1X * JH = 30$.
Tác động của thuế quan đối với thặng dư của người tiêu dùng và người sản xuất nội địa
Thặng dư của người tiêu dùng là khoản chênh lệch giữa số tiền mà họ sẵn sàng trả và số tiền trên
thực tế họ phải trả. Trên đồ thị chính là vùng dưới đường cầu và trên đường giá mà người tiêu dùng
phải trả.

a c d
b

Biểu đồ 4.2. Tác động của thuế quan lên người tiêu dùng và sản xuất
Khi chính phủ áp thuế sản phẩm X nhập khẩu, người tiêu dùng sẽ mất đi một khoản đùng bằng tứ
giác diện tích AGHB = a+b+c+d
Thặng dư sản xuất là khoản chênh lệch giữa chi phí người sản xuất thực hiện sx sp với giá mà họ
bán được trên thị trường. Trên đồ thị chính là vùng trên đường cung và dưới đường giá.
Trong khi đó, do giá sp X tăng từ 1$ lên 2$, người sản xuất sản xuất nhiều hơn, thặng dư người sản
xuất đúng bằng diện tích tứ giác GJCA = a
Chính phủ thu được khoản thuế c
Phân tích tổng hợp
Tổng phúc lợi của xã hội khi áp thuế là thặng dư tiêu dùng + thặng dư sản xuất + thuế thu được
= -(a+b+c+d) + a + c = - (b+d) (còn gọi là thiệt hại ròng do thuế quan)
Như vậy, thuế quan đã làm tăng giá hàng nhập khẩu, giảm tiêu dùng, giảm nhập khẩu; đồng thời
tăng sản xuất và tăng thu cho chính phủ. Tổng thể thuế quan làm giảm thu nhập của nền kinh tế.
d. LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU THUẾ QUAN
Thuế quan danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ thực tế

51
Khái niệm về thuế quan danh nghĩa – Nominal tariff
Thuế quan danh nghĩa (NT) là thuế suất đánh trên hàng hóa xuất nhập khẩu. Người tiêu dùng sẽ
chịu ảnh hưởng của thuế này vì nó sẽ được tính vào giá cuối cùng của hàng hóa.
Tỷ lệ bảo hộ thực sự - The effective rate of protection
Tỷ lệ bảo hộ thực sự (ERP) biểu thị mối tương quan giữa thuế quan danh nghĩa đánh trên sản phẩm
cuối cùng và thuế quan danh nghĩa đánh trên nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm đó, nhằm bảo hộ
cho sản xuất nội địa.
Thuế quan danh nghĩa là cần thiết với người tiêu dùng thì tỷ lệ bảo hộ thật sự lại cần thiết đối với
nhà nhà suất vì nó chỉ định sự bảo hộ ở mức nào để nhà sản xuất nội địa có thể cạnh tranh lại với
hàng nhập khẩu.
Công thức tính tỷ lệ bảo hộ thực tế
ERP = t – ai ti / 1 – ai

Hay
Trong đó:
t: thuế suất danh nghĩa của mặt hàng X.
ti: thuế suất danh nghĩa của nguyên liệu i (tham gia trong sản phẩm X)
ai: tỷ số giữa giá trị nguyên liệu i với giá trị sản phẩm X (tham gia trong sản phẩm X) với giá trị sản
phẩm X khi không có thuế quan.
v: giá trị gia tăng trước khi có thuế
v’: giá trị gia tăng sau khi có thuế
Ví dụ:
Giả sử nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để sản xuất một Loa vi tính là 10$; còn giá mậu dịch tự do
của 1 Loa vi tính thành phẩm là 20$.
ERP = (10% - 50%*0%)/(1-50%)= (12-10)/10= 20%
Ví dụ: Minh họa tỷ lệ bảo hộ thực sự khi thuế quan không đổi
Nguyên liệu Loa vi tính thành phẩm
Giá thương mại tự do 10 $ 20$
Thuế 0% 10%
Giá trong nước sau thuế 22$
ERP 20%
Giả sử chính phủ tăng dần thuế đánh trên nguyên vật liệu, lúc đó sẽ có:

52
Ví dụ: Minh họa tỷ lệ bảo hộ thực sự khi thuế quan thay đổi
ti t ai ERP
0% 10% 50% 20%
5% 10% 50% 15%
10% 10% 50% 10%
20% 10% 50% 5%
30% 10% 50% -10%
Nhận xét:
 Khi ti = 0 : nhà sản xuất được bảo hộ ở mức cao nhất.
 ti càng tăng thì tỷ lệ bảo hộ càng giảm dần.
 ti= t, tỷ lệ bảo hộ thực sự bằng thuế danh nghĩa.
 Khi aiti > t, tỷ lệ bảo hộ âm, không kích thích sản xuất trong nước vì chi phí lớn hơn doanh thu.
Tóm lại để khuyến khích sản xuất trong nước, chính phủ thường giữ cho mức thuế thành
phẩm luôn cao hơn mức thuế nguyên vật liệu. Đối với những nguyên vật liệu trong nước không sản
xuất được hoặc kém hiệu quả, chính phủ thường dùng mức thuế suất bằng 0%.
e. PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TỔNG QUÁT VỀ THUẾ QUAN
Đối với nước nhỏ

T’

Biểu đồ 4.3. Tác động cân bằng tổng quát của thuế quan đối với nước nhỏ
Giả sử QG 1 có lợi thế so sánh đối với mặt hàng quần áo nên sẽ sx ra nhiều quần áo hơn rồi dùng
quần áo để đổi lấy thực phẩm.
Ban đầu QG1 sản xuất tại điểm P1, đường cong FG là đường giới hạn khả năng sản xuất nội địa.
Thông qua mậu dịch tự do, QG1 tiêu dùng tại điểm C1 (do đổi quần áo với thực phẩm nhập khẩu) vì
vậy thực phẩm tăng và quần áo giảm.
Đường TT là đường thương mại, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa 2 hàng hóa.
53
Đường bàng quang lúc này là i2 (tập hợp các rổ hàng hóa có thể đem lại mức độ thỏa mãn như
nhau cho người tiêu dùng)
Thuế quan sẽ làm cho tỷ lệ giá cả nội địa tăng từ DD lên thành EE.
Bây giờ giả sử QG1 áp thuế nhập khẩu đối với thực phẩm, làm cho giá cả thực phẩm tăng. Theo
phân tích ở trên, nhà sản xuất thực phẩm nội địa sẽ gia tăng sản xuất, và điểm sản xuất mới là P2.
Do giá thực phẩm tăng nên ngân sách giới hạn độ thỏa dụng của người tiêu dùng giảm xuống được
thể hiện đường bàng quang i2, cắt đường thương mại mới T’ tại C2, đường bàng quang mới hình
thành i2 đi qua C2.
QG 1 sẽ tiếp tục xuất khẩu quần áo và nhập khẩu thực phẩm nhưng ít hơn so với trước đó. Thuế
quan kích thích sản xuất thực phẩm trong nước giảm sự lệ thuộc vào thực phẩm nước ngoài.
KL: Vậy đối với nước nhỏ khi chính phủ áp dụng thuế quan, thì người tiêu dùng sẽ bị giảm đi độ
thỏa dụng, nhà sản xuất sản xuất nhiều hơn sp nhập khẩu và sản xuất ít hơn sản phẩm không có lợi
thế so sánh khác.
Đối với nước lớn
Nước lớn là quốc gia có sức tiêu thụ lớn về hàng hóa, dịch vụ, có ảnh hưởng đến giá cả thế giới.

Sd

E
Sd + W + t

9600
Sd + W
a c
8800 b d
E
e
8000

7800 Dd

50 70 90 11
0
Biểu đồ 4.4. Tác động cân bằng tổng quát của thuế quan đối với nước lớn
- Ban đầu khi chưa có mậu dịch, giá sản phẩm xe hơi trong nước (Mỹ) là 9600 USD, sản
lượng cân bằng ở 70 chiếc.
- Khi có mậu dịch tự do, giá xe hơi thế giới nhập khẩu vào Mỹ với giá là 7800 USD, kéo giá
xe hơi nội địa cân bằng tại Mỹ là 8000 USD/chiếc, sản lượng cân bằng tại E’ (cả xe hơi nhập
khẩu và xe hơi trong nước sản xuất) là 110 chiếc.

54
Sau đó chính phủ Mỹ đánh thuế 1000 $/1xe nhập khẩu, làm cho đường cung dịch chuyển Sd + W lên
thành Sd + W + t , sản lượng cân bằng bây giờ là 90 chiếc với giá 8800$/1 chiếc.
Như trong trường hợp quốc gia lớn, chúng ta thấy như sau:
Thặng dư người tiêu dùng: -(a+b+c+d)
Thặng dư người sản xuất: +a
Thu nhập chính phủ từ thuế c+e
Tổng phúc lợi e - (b+d)
Nếu e> b+ d: phúc lợi QG gia tăng
Nếu e<b+d: phúc lợi quốc gia bị tổn thất
Nếu e=b+d: phúc lợi QG không đổi
f. THUẾ QUAN TỐI ƯU (OPTIMAL TARIFF)
Khái niệm - Ý nghĩa của thuế quan tối ưu và sự trả đũa
Thuế quan tối ưu (the optimum tariff) là một loại thuế quan làm cực đại hóa lợi tức ròng bằng cách
gia tăng các tỷ lệ mậu dịch chống lại sự giảm đi của khối lượng mậu dịch.
Minh họa thuế quan tối ưu và sự trả đũa bằng đồ thị

1
y Pw=1

6 2
E
0 1’

3 E’’
5 E
2
2’
5
x

1 4 6
0
Biểu đồ 4.5. Thuế quan tối ưu và sự trả đũa bằng đồ thị
Giả sử QG1: xuất khẩu X, QG 2 xuất khẩu Y
Khi chưa đánh thuế, Giả sử tỷ lệ trao đổi của 2 QG cân bằng ở E, với 60 X = 60 Y
Bây giờ QG2 đánh thuế nhập khẩu X, giá cả SP X tiêu thụ ở QG 2 tăng lên, nên để gia tăng lợi thế
cạnh tranh thì QG1 giảm giá sp X, tỷ lệ trao đổi 2 nước bây giờ là 25Y=40X, đường cong ngoại
55
thương của QG 2 dịch chuyển từ 2 thành 2’, điểm cân bằng mới tại E’. Mức thuế này sẽ ở mức sao
cho lợi tức từ tỷ lệ mậu dịch gia tăng trừ đi thiệt hại do giảm khối lượng mậu dịch là lớn nhất. Mức
thuế đó gọi là thuế quan tối ưu.
Lúc này QG1 vừa giảm khối lượng xuất khẩu, vừa giảm tỷ lệ mậu dịch, vì thế QG1 sẽ đánh thuế trả
đũa QG 2, lên sản phẩm Y.
Lý giải tương tự, điểm cân bằng mới là E’’. Quá trình cứ lặp đi lặp lại, đến mức 2 QG không thể
trao đổi với nhau do giá đội thuế quá cao. Vì thế quay về vị trí ban đầu tự cung tự cấp hoặc 2 QG sẽ
đàm phán giảm thuế.
4.2.2. Các biện pháp quản lý xuất nhập khẩu thông qua các hàng rào phi thuế quan
a. Quota nhập khẩu (Hạn ngạch nhập khẩu)
Khái niệm - Đặc điểm
Hạn ngạch là quy định của nhà nước về số lượng hoặc giá trị một mặt hàng hoặc nhóm hàng
được xuất đi (hoặc) nhập về đến từ một thị trường nào đó, trong một thời gian nhất định (thường là
một năm)
Hạn ngạch nhập khẩu là sự hạn chế trực tiếp lên số lượng/giá trị hàng hóa nhập khẩu. Sự hạn chế ở
đây chính là sự cấp phép cho hàng hóa nhập khẩu.
Trong đó mỗi một tổ chức sẽ được cho phép nhập khẩu tối đa số lượng là bao nhiêu.
Hạn ngạch NK thường là một hình thức hạn chế số lượng và thuộc hệ thống giấy phép không tự
động
Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị
trường (nước) đã định với số lượng bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.
Mục đích
- bảo hộ sản xuất trong nước
- sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ
- thực hiện cam kết của chính phủ với nước ngoài
Đặc điểm quản lý bằng hạn ngạch
- Quản lý về số lượng hay giá trị hàng hóa
- Quản lý về thị trường xuất khẩu hay nhập khẩu
- Quản lý về thời gian
Căn cứ xác định danh mục hàng hóa quản lý hạn ngạch
- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nước của từng thời kỳ
- Căn cứ vào năng lực sản xuất và nhu cầu tiêu dùng trong nước
- Căn cứ vào chính sách bảo vệ sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi
trường… ở trong nước đối với mỗi thời kỳ.
56
- Căn cứ vào cam kết chính phủ các nước với nhau
Các loại hạn ngạch
- Hạn ngạch quốc gia: Thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một quốc gia
- Hạn ngạch khu vực: thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là một khu vực
- Hạn ngạch toàn cầu: thị trường xuất khẩu hoặc nhập khẩu là tất cả các nước
Ngoài ra, các hạn ngạch hạn chế nhập khẩu thường được quy định kèm theo quản lý bằng biện pháp
thuế quan nên được gọi ghép là hạn ngạch thuế quan.
- Hạn ngạch thuế quan là cắt giảm thuế quan đối với một số lượng hàng nhập khẩu nhất định. Hàng
nhập khẩu vượt quá định mức này phải nộp thuế cao hơn. Trong đó có hai loại cơ bản là:
 Hạn ngạch thuế quan mở cửa thị trường tối thiểu
Là một cơ chế dành mức tối thiếu mở cửa thị trường đối với những hàng nông sản mà các biện pháp
thuế quan đã được chuyển thành phi thuế quan
 Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành
Hạn ngạch thuế quan theo mức độ mở cửa hiện hành mô tả các cơ hội mở cửa thị trường cho hàng
nông sản khi các biện pháp thuế quan được chuyển thành phi thuế quan
Những tác động của quota nhập khẩu

S
x

P(x+t)

Px = Pw a b c d Dx

Biểu đồ 4.6. Tác động cân bằng cục bộ của quota nhập khẩu
Khi áp dụng hạn ngạch, sẽ làm cho giá hàng hóa X trong nước cao hơn từ Px đến P(x+t), thặng dư
người tiêu dùng mất đi a+b+c+d, giá tăng làm cho người sản xuất có động lực sản xuất nhiều hơn và
nhà sản xuất sẽ có thặng dư là a. Tuy nhiên, khác với thuế nhập khẩu Nhà nước không thu được
khoản thuế mà khoản thuế c rơi vào tay nhà sản xuất nước ngoài, do giá tăng.
 Tác động của hạn ngạch nhập khẩu có thể khái quát như sau:
- Hạn chế nhập khẩu và giảm tiêu dùng giống như thuế quan.

57
- Kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn so với áp dụng thuế quan nên bảo hộ sản xuất
trong nước triệt để hơn.
- Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan (ngắn hạn).
- Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu dùng còn được
chuyển vào ngân sách. Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế không chỉ mất không 1
khoản mà còn là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực.
So sánh quota nhập khẩu với thuế quan
 Thứ nhất, Khi nhu cầu tăng, nếu áp dụng quota thì giá sẽ càng tăng cao hơn so với áp
thuế quan. Ngược lại, với thuế quan, một sự tăng lên trong cầu không làm thay đổi giá cả và
sản xuất trong nước nhưng lại làm tiêu dùng tăng lên và nhập khẩu nhiều hơn.
 Thứ hai, doanh nghiệp có giấy phép quota mới được nhập khẩu thì liên quan đến vấn đề
phân phối giấy phép nhập khẩu của Nhà nước, dễ tạo ra tình trạng không công bằng, mua
bán giấy phép.
 Thứ ba, Hạn chế nhập khẩu bằng quota mang tính chắc chắn hơn so với thuế quan.
Nguyên nhân là hình dáng hay độ co dãn của đường cung và cầu không được biết, gây khó
khăn cho việc đánh giá tác động của thuế quan. Hơn nữa các nhà xuất khẩu nước ngoài có
thể hạ giá xuất khẩu để gia tăng sự cạnh tranh về giá, và như vậy lượng nhập khẩu dù có
thuế quan vẫn gia tăng. Với quota thì các nhà XK nước ngoài không thể làm được điều đó.
Lý giải cho tại sao một số nhà sản xuất trong nước thích quota hơn thuế quan.
b. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)
- Là một biện pháp dàn xếp giữa chính phủ nước nhập khẩu và chính phủ nước xuất khẩu:
Nước nhập khẩu yêu cầu nước xuất khẩu hạn chế bán hàng sang nước nhập khẩu nếu
không sẽ thực thi biện pháp trả đũa.
Nước xuất khẩu đồng ý và tự hạn chế hàng xuất khẩu sang nước yêu cầu.
Khi hai nước đồng ý thực hiện biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện, nó sẽ có tác dụng
tương tự như hạn ngạch là gây thiệt hại cho người tiêu dùng và bảo hộ sản xuất tại nước
nhập khẩu.

58
E SUS SUS+R
PUS
SUS+J
PJ+R
E’’
PJ = Pw a b c d
E’
1 3 5 7 9
Biểu đồ 4.7. Tác động hạn chế xuất khẩu tự nguyện xe hơi Nhật Bản đối với thị trường Mỹ
 Phân tích cân bằng cục bộ tác động của VER
- Theo biểu đồ trên, khi Nhật Bản thực hiện hạn chế xuất khẩu tự nguyện xe hơi vào thị trường
Mỹ, thì thị trường Mỹ có những tác động như sau:
Thặng dư người tiêu dùng - (a+b+ c+d)
Thặng dư nhà sản xuất +a
Thặng dư thu được do tăng giá của các c
nhà XK NB
 Tác động của VER:
 Một là, dễ dẫn đến tình trạng độc quyền của những nhà xuất khẩu bị hạn chế. Đó là lý do mà các
nhà xuất khẩu thích quốc gia nhập khẩu áp dụng biện pháp này hơn một số biện pháp hạn chế khác.
 Thứ hai, VER có thể làm thay đổi cơ cấu các nhà xuất khẩu của quốc gia Nhập khẩu, vì một nhà
cung cấp không bị hạn chế XK sẽ tranh thủ thời cơ đẩy mạnh XK.
VD: Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi Nhật bản thực hiện VER đối với mặt hàng ti vi màu
cho thị trường Mỹ, thì các nhà XK Đài Loan và Hàn Quốc đã thay thế Nhật Bản tại thị trường Mỹ.
VER không bảo hộ tốt các nhà sản xuất trong nước bằng hạn ngạch hay thuế quan.
VER là luôn luôn tốn kém hơn cho các nước nhập khẩu hơn hình thức áp thuế nhập khẩu. Sự khác
biệt là những gì sẽ có được doanh thu từ thuế cho nhà nước thì chuyển thành tiền kiếm được cho
nhà XK nước ngoài dưới VER, để VER rõ ràng tạo ra tổn thất cho các nước nhập khẩu.
c. Những trở ngại về hành chính, kỹ thuật
c1. Những trở ngại về hành chính
 Đặt cọc nhập khẩu
59
Biện pháp này yêu cầu các doanh nghiệp muốn nhập khẩu những mặt hàng nhà nước không khuyến
khích nhập khẩu phải đặt cọc khoản tiền nhất định mà không được hưởng lãi.
 Hàng đổi hàng
Một số mặt hàng muốn nhập khẩu phải gắn với xuất khẩu hàng hóa sản xuất chủ yếu từ nguồn
nguyên liệu trong nước. Biện pháp này vừa hạn chế nhập khẩu vừa khuyến khích xuất khẩu.
 Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan bình thường hay phiền hà cũng tạo điều kiện thuận lợi hay cản trở rất lớn cho DN
trong nhập khẩu hàng hóa.
 Mua sắm của chính phủ
 Qui tắc xuất sứ
Đọc thêm nghị định Số: 19/2006/NĐ-CP “Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng
hoá”
c2. Những trở ngại về kỹ thuật
Khái niệm
Hàng rào kỹ thuật là những quy định về các vấn đề liên quan đến các quy định như: vệ sinh an toàn
thực phẩm, kiểm dịch động thực vật, môi trường, an toàn lao động, tiêu chuẩn về chất lượng, quy
cách, mẫu mã, nhãn mác hàng hóa …đối với các hàng hóa.
Mục đích
- Đối với người tiêu dùng: dễ dàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm thích hợp có chất lượng và thông
số kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của mình.
- Đối với người sản xuất: giúp cho việc sản xuất theo quy mô lớn, theo một thông số nhất định về
kích thước, tiêu hao nguyên liệu, bán thành phẩm được sản xuất từ nhiều nguồn gốc khác nhau
- Đối với người bán: có thể dễ dàng hiểu nhau khi đàm phán về một mặt hàng
- Đối với nhà nước: bảo hộ sản xuất trong nước và thị trường nội địa
Các loại hàng rào kỹ thuật
Các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật
- Ví dụ: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, ISO 9001-2008, ISO14001:2004 gần như là yêu cầu
bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường EU thuộc các nước
đang phát triển. Thực tế cho thấy ở các nước đang phát triển Châu Á và Việt Nam, hàng của
những doanh nghiệp có giấy chứng nhận ISO 9000 thâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn
nhiều so với hàng hoá của các doanh nghiệp không có giấy chứng nhận này.
Ở Việt Nam, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ khoa học & công nghệ là cơ
quan quản lý nhà nước về các quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp.

60
+ Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu dựa vào Luật chất lượng hàng hóa – Quốc hội
ban hành số 05/2007/QH12, và Nghị định chính phủ Số: 132/2008/NĐ-CP về “Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa”. Và ngoài ra danh mục hàng hóa
cụ thể được kiểm tra theo thông tư hướng dẫn của Bộ/ngành có trách nhiệm quy định tại Điều 70
“Trách nhiệm quản lý nhà nước của bộ quản lý ngành, lĩnh vực”, Luật chất lượng hàng hóa 2007.
Kiểm dịch động thực vật
- Hàng hóa xuất nhập khẩu là động vật, thực vật nằm trong danh mục kiểm dịch thì phải đăng ký,
nhận giấy chứng nhận kiểm dịch mới thông quan được.
- Đối với Việt Nam, quy định về kiểm dịch động vật được quy định tại nghị định 33/2005/NĐ-CP
về “ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y” và thông tư 01/2012/TT-BTC
“Hướng dẫn việc thông quan hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch”
- Quy định về kiểm dịch thực vật, tại nghị định 02/2007/NĐ-CP “Về kiểm dịch thực vật”
Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
- Nhãn hàng hoá có thể là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh
được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng
hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá.
- "Ghi nhãn hàng hoá" là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để
người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh
doanh quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát.
- Đối với Việt Nam quy định về nhãn mác hàng hóa được căn cứ theo nghị định 89/2006/NĐ-
CP về Nhãn mác hàng hóa và Thông tư 09/2007/TT-BKHCN về Hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP về Nhãn mác hàng hóa.
Các quy định về môi trường
- Ngoài mặt tích cực nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe con người thì các
biện pháp kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn môi trường còn được các nước sử dụng như một
loại hàng rào phi thuế quan quan trọng trong thương mại quốc tế
- Những năm gần đây Việt nam triển khai áp dụng rộng rãi đối với hàng nhập khẩu tiêu chuẩn
môi trường ISO 14001
Ngoài ra ở từng thị trường khác nhau sẽ có những yêu cầu kỹ thuật riêng, không chỉ là việc bảo vệ
sức khỏe của người tiêu dùng, môi trường sinh thái, an toàn lao động… mà tạo ra một hàng rào kỹ
thuật khắt khe đối với hàng nhập khẩu để bảo hộ các nhà sản xuất trong nước.
d. Các biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài
 Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa
61
Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa là yêu cầu về tỷ lệ phụ tùng trong nước sẽ chiếm bao nhiêu phần
trăm trong sản phẩm được nhà đầu tư nước ngoài sản xuất tại nội địa.
Hiện nay đối với Việt Nam, không bắt buộc Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đạt được tỷ lệ
nội địa hóa. (Điều 8, Luật đầu tư 2005)
 Yêu cầu về tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc
Việt Nam cũng không bắt buộc Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện đạt được tỷ lệ xuất khẩu
bắt buộc (Điều 8, Luật đầu tư 2005)
 Yêu cầu phải gắn với phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
Để nâng cao hiệu quả việc sử dụng vốn đầu tư nước ngoài và phát huy tác dụng của vốn đầu tư với
việc phát triển một số ngành như chăn nuôi bò sữa, trồng các loại cây cung cấp nguyên liệu cho một
số ngành công nghiệp chế biến, Nhà nước quy định các dự án phải gắn với phát triển nguồn nguyên
liệu trong nước. Đó là các dự án đầu tư vào chế biến sữa, dầu thực vật, đường mía, gỗ, sản xuất giấy,
nước trái cây giải khát, thuộc da.
- Đối với Việt Nam hiện nay, Luật đầu tư 2005 không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện Ưu tiên
mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc
cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;
e. Quản lý điều tiết nhập khẩu thông qua các hoạt động dịch vụ
 Dịch vụ phân phối
- Phân phối là hoạt động quan trọng của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa.
- Việt Nam hiện nay duy trì hạn chế các quyền phân phối của các DN nước ngoài.
- Hoạt động phân phối của doanh nghiệp nước ngoài được quy định tại quyết định 10
/2007/QĐ-BTM về “Công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt
động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá”
 Dịch vụ tài chính, ngân hàng
- Hạn chế trong giao dịch thanh toán: Với cam kết WTO về thương mại dịch vụ, hiện nay VN không
hạn chế trong thanh toán, chuyển tiền quốc tế. Trong một số tình hình tài chính cụ thể, thì VN có thể
hạn chế các thanh toán ngoại tệ, điều này được quy định rõ tại điều XII, Hiệp định chung về thương
mại dịch vụ (GATS) mà VN cam kết khi gia nhập WTO.
- Hạn chế sử dụng ngoại tệ: trước đây yêu cầu các DN có vốn đầu tư nước ngoài tự đảm bảo về nhu
cầu ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh của mình nhưng kể từ khi VN gia nhập WTO thì không còn
nữa.
f. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời
f1. Bán phá giá
Khái niệm bán phá giá
62
 Theo nghĩa thông thường: Bán phá giá là hành vi chủ hàng hóa bán hàng hóa của mình thấp hơn
giá giao dịch thương mại trên thị trường hoặc bán thấp hơn giá trị của nó.
 Trong hoạt động thương mại quốc tế
- Định nghĩa theo điều VI của GATT ban hành năm 1947:
“ Bán phá giá là hành vi mang sản phẩm của một nước sang bán thành hàng hóa của một nước khác,
với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó khi bán ở trong nước”
- Kế thừa điều VI của GATT, Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ WTO năm 1994
định nghĩa như sau:
“ Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một
nước này sang một nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được
tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”
- Giá xuất khẩu
Theo định nghĩa của WTO:
“ Giá xuất khẩu được hiểu là giá phải trả cho sản phẩm bị điều tra khi bán ra nước ngoài từ nước
xuất khẩu đến nước nhập khẩu”
- Giá trị thông thường
Được hiểu là giá bán của hàng hóa bị điều tra ở nước xuất khẩu hay nước xuất xứ
Tuy nhiên những tình huống sau đây giá bán không nằm trong phạm vi để xác định giá trị thông
thường của hàng hóa:
 Giá cả của sản phẩm bán tại nước xuất khẩu thấp hơn giá thành sản xuất
 Giá bán cho khách hàng không phải là độc lập ví dụ bán cho các công ty khác trong cùng một tập
đoàn.
Chú ý: Khách hàng không đươc xem là độc lập nếu giữa bên mua và bên bán có quan hệ chi phối.
Biểu hiện của quan hệ chi phối như sau:
+ Khách hàng chiếm giữ lớn hơn 5% số vốn của nhà xuất khẩu
+ Nhà xuất khẩu chiếm giữ lớn hơn 5% số vốn của khách hàng người mua
+ Bên thứ ba, chiếm giữ lớn hơn 5% số vốn của khách hàng người mua và của nhà xuất khẩu
- Sản phẩm tương tự (được quy định tại điều 2.6 Hiệp định AD của WTO) như sau:
“ Sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét,
hoặc trong trường hợp không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác mặc dù không giống
mọi đặc tính nhưng đều có những đặc điểm gần giống với sản phẩm đang được xem xét”
 Hiệp định AD của WTO không có tiêu chí cụ thể về sản phẩm tương tự, nhưng thường các nước
có nền kinh tế thị trường sử dụng các tiêu chí sau đây để xác định sản phẩm tương tự:
+ Các đặc tính cơ, lý, hóa của hàng hóa, hình thức bề ngoài của sản phẩm
63
+ Mức độ chuyển đổi thương mại của các sản phẩm
+ Các nguyên liệu thô được sử dụng trong sản xuất ra sản phẩm
+ Những phương thức sản xuất và các công nghệ sản xuất được sử dụng trong quá trình sản xuất
hàng hóa
+ Những chức năng công dụng cuối cùng của hàng hóa
+ Phân loại ngành công nghiệp
+ Giá cả
+ Chất lượng và quy cách sản phẩm
- Biên độ phá giá:
Biên độ phá giá là kết quả so sánh kết quả giá xuất khẩu với giá trị thông thường:
Biên độ phá giá = Giá trị thông thường – giá xuất khẩu
+ Nếu Biên độ phá giá > 0: có bán phá giá
+ Nếu Biên độ phá giá < 0: Không bán phá giá hàng xuất khẩu
Lưu ý:
Công thức xác định biên độ phá giá kể trên chỉ xác định cho nước xuất khẩu có nền kinh tế thị
trường (MET- Market economic treatment). Trong trường hợp hàng xuất khẩu của nước có nền kinh
tế phi thị trường (NME- Non market economic) bị kiện, thì giá bán trên thị trường nội địa không
được áp dụng để xác định biên độ bán phá giá mà người ta sẽ dùng giá bán trên thị trường nội địa
của 1 nước thứ ba có điều kiện kinh tế tương tự nhưng được thừa nhận là nền kinh tế thị trường.
Các điều kiện để khởi kiện chống bán phá giá
Điều kiện 1: Phải chứng minh có hiện tượng chống bán phá giá thực sự
- Biên độ bán phá giá >= 2% giá xuất khẩu
- Khối lượng hàng nhập khẩu bị coi là có hiện tượng bán phá giá từ một nước cụ thể phải >= 3%
tổng khối lượng đưa vào nước nhập khẩu ở mặt hàng bị kiện
- Trong trường hợp nhiều nước bị kiện ở cùng mặt hàng nhập khẩu thì tổng khối lượng hàng nhập
khẩu từ các nước này phải > 7%
Điều kiện 2:
Có ngành hàng, doanh nghiệp ở nước nhập khẩu khởi kiện và chứng minh được việc bán phá giá
hàng nhập khẩu đã gây thiệt hại cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Hiện nay thì WTO và Việt Nam chưa có chuẩn quy định về sự gây thiệt hại của việc bán phá giá
đối với hàng nhập khẩu. Tuy nhiên trên thực tế, thì các doanh nghiệp, ngành hàng ở các nước thành
viên WTO thường dựa vào các chứng cứ sau đây:
+ Sự nguy cơ của hàng nhập khẩu
 Tốc độ và giá trị nhập khẩu tăng cao qua các năm
64
 Năng lực chiếm lĩnh thị trường từ phía nước xuất khẩu còn rất lớn
 Hàng nhập khẩu giá rẻ dẫn tới làm sụt giá bán của nhiều doanh nghiệp ở nước nhập khẩu ở mặt
hàng bán phá giá
 Lượng tồn kho hàng hóa ở các doanh nghiệp nội địa quá lớn ở các mặt hàng nhập khẩu có hiện
tượng bán phá giá
+ Chứng thực thông qua cung cấp thông tin về sự tác động của việc bán phá giá hàng nhập khẩu đến
ngành hàng hoặc các doanh nghiệp qua các chỉ tiêu kinh tế:
_ Năng suất lao động, công suất máy móc, trang thiết bị
_ Thị phần
_ Biên độ phá giá của hàng nhập khẩu
_ Giá nội địa ở nước nhập khẩu (trước và trong quá trình khởi kiện)
_ Suy giảm thực tế và nguy cơ suy giảm doanh số bán hàng của ngành hàng
_ Số lượng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp của ngành
_ Sản lượng
_ Tình trạng thất nghiệp
_ Lương
_ Tác động tiêu cực đến luồng tiền
_ Huy động năng lực
_ Lợi nhuận
_ Đầu tư ngành suy giảm
_ Tỷ lệ thu hồi vốn đầu tư
_ Khả năng huy động vốn
_ Tốc độ tăng trưởng
Điều kiện thứ 3:
Việc áp dụng các biện pháp AD phải nhận được sự ủng hộ từ các nhà sản xuất có tổng sản lượng
chiếm trên 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu sản xuất ra, và những nhà
sản xuất ủng hộ đơn kiện đại diện cho ít nhất 25% tổng sản lượng của sản phẩm nội địa tương tự của
nước nhập khẩu sản xuất ra.
Các biện pháp chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá tạm thời
Hình thức này được áp dụng nếu quyết định sơ bộ của cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu
khẳng định có bán phá giá thì việc thanh toán hàng hóa nhập khẩu sẽ bị đình chỉ và thuế tạm thời sẽ
được áp dụng. Mức thuế tạm thời bằng với biên độ phá giá sơ bộ.

65
Hộp 4.2. Thước dây xuất sứ từ Việt Nam bị Ấn Độ kiện bán phá giá

Ngày 27 tháng 7 năm 2015, Tổng vụ Chống bán phá giá và chống trợ cấp (DGAD) thuộc Bộ
Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ đã thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá (AD) đối
với sản phẩm thước dây (Measuring Tape) nhập khẩu từ Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam
(thông báo số 14/21/2014-DGAD).
Trước đó, ngày 19/1/2015, DGAD đã thông báo cho các nước liên quan về việc cơ quan này đã nhận
được đơn kiện của nguyên đơn.
1. Một số thông tin vụ việc:
- Ngày khởi xướng điều tra: 27/7/2015.
- Sản phẩm bị điều tra: thước dây mã HS 9017; 9017.80; 9017.90
- Nguyên đơn: Công ty FMI Limited, Ludhiana.
- Giai đoạn điều tra: 01/4/2014 – 31/3/2015 (điều tra bán phá giá); 01/1/2011 – 31/3/2015 (điều tra
về thiệt hại)
2. Diễn biến vụ việc:
Thời gian Sự kiện
27/7/2015 Khởi xướng điều tra
Tổng vụ Chống bán phá giá và Chống trợ cấp (DGAD) ra thông báo
quyết định cuối cùng.
Biên độ phá giá đối với Việt Nam:
10/3/2016
- Thước thép: 200-210% --> Thuế chống bán phá giá: 2,77 USD/kg
- Thước dây sợi thủy tinh: 80-90% --> Thuế chống bán phá giá: 1,87
USD/kg
Nguồn: http://chongbanphagia.vn/thuoc-day-measuring-tape-n13991.html

- Việc áp thuế tạm thời thường được thực hiện dưới hình thức ký quỹ một khoản tiền tương đương
với mức thuế ước lượng cho mỗi lần nhập khẩu hàng hóa. Những biện pháp này thường được áp
dụng trong thời gian tối đa là 120 ngày. Tiền ký quỹ cuối cùng sẽ được hoàn lại nếu như phán quyết
cuối cùng về mức thuế chính thức thấp hơn mức thuế tạm thu.
Biện pháp cam kết giá đối với nước xuất khẩu
66
- Sau quá trình điều tra sơ bộ có kết luận là bán phá giá, thì nhà xuất khẩu có thể đưa ra cam kết sẽ
điều chỉnh lại giá sao cho không gây tổn hại đến ngành công nghiệp nội địa. Và như vậy thì cơ quan
có thẩm quyền của nước nhập khẩu sẽ không cần thiết áp thuế chống bán phá giá và quá trình điều
tra sẽ ngưng lại.
- Nếu cam kết không được thực hiện hay bị vi phạm thì cam kết đó sẽ bị hủy bỏ và cuộc điều tra
chống bán phá giá sẽ được tiến hành như ban đầu.
- Tuy nhiên trên thực tế, thì ít được các cơ quan có thẩm quyển chấp nhận vì họ phải theo dõi trong
quá trình điều chỉnh giá nhập khẩu.
Thuế chống bán phá giá chính thức
- Thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng nếu kết quả điều tra chính thức đi đến kết luận
cuối cùng cho thấy có bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
- Thuế chống bán phá giá chính thức có thể tính theo giá hàng (nghĩa là tính theo phần trăm của giá
trị tính thuế) hoặc theo số lượng (thu cố định trên mỗi đơn vị tính thuế). Thuế chính thức minh họa
theo Bảng 5.3 bên trên.
- Thời hạn thu thuế chống bán phá giá là 5 năm. Trong thời hạn này, quyết định thu thuế chống bán
phá giá có thể được xem xét lại theo yêu cầu của các bên có liên quan. Mức thuế chống bán phá giá
có thể được thay đổi hay kéo dài thêm 5 năm nữa.
f2. Trợ cấp xuất khẩu
Khái niệm chung
Theo quan điểm của WTO (quy định trong Hiệp định SCM - Subsidies and countervailing
measures – các biện pháp bù đắp và trợ cấp) thì “trợ cấp là việc Chính phủ dành cho doanh nghiệp
những lợi ích mà trong điều kiện thông thường doanh nghiệp không thể có được”
Như vậy, trợ cấp xuất khẩu chính là những ưu đãi mà Chính phủ một nước dành cho các
doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.
Trợ cấp xuất khẩu bao gồm phạm vi rất rộng như: Chính phủ trực tiếp cấp vốn, cho vay,
đóng góp cổ phần, đảm bảo tín dụng; Chính phủ bỏ qua hay không thu các khoản thu mà doanh
nghiệp phải nộp; Chính phủ cung cấp hàng hoá hay dịch vụ nói chung hoặc mua hàng vào; Chính
phủ đóng góp tiền vào một cơ chế tài trợ, hay giao hoặc lệnh cho một cơ quan tư nhân thực thi một
hay nhiều công việc trên đây; hỗ trợ thu nhập hoặc trợ giá khi xuất khẩu…
Mục đích của trợ cấp xuất khẩu là giúp người xuất khẩu tăng thu nhập và nâng cao khả năng
cạnh tranh của hàng hóa, do đó đẩy mạnh được xuất khẩu.
Ngoài ra, chính phủ trợ cấp xuất khẩu còn vì:
Giúp cho các ngành sản xuất mới phát triển và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thế giới.
Cải thiện cán cân thương mại qua việc thu hút nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu.
67
Vì lí do chính trị: chính phủ nhận được sự ủng hộ chính trị từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Phân loại trợ cấp xuất khẩu
Phân loại theo cách thức trợ cấp
Trợ cấp trực tiếp
Là việc nhà nước dành cho doanh nghiệp những thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa như
+ Trực tiếp cấp tiền (cấp vốn, cho vay ưu đãi hoặc góp cổ phần), Chính phủ bảo lãnh các khoản vay
+ Chính phủ miễn các khoản thu lẽ ra phải đóng thuế (thuế, phí), áp dụng thuế xuất ưu đãi đối với
hàng xuất khẩu
+ Cho các nhà xuất khẩu được hưởng các giá ưu đãi cho các đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu như
điện, nước, vận tải, thông tin liên lạc, trợ giá xuất khẩu.
+ Bù lỗ xuất khẩu
Loại trợ cấp này đa số ở nhóm trợ cấp đèn đỏ (Hiệp định SCM của WTO), một số ít ở nhóm trợ cấp
đèn vàng.
Nhóm trợ cấp trực tiếp không được khuyến khích áp dụng trong thương mại quốc tế
Trợ cấp gián tiếp
Là hình thức Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế vĩ mô kết hợp với bảo hộ bằng các biện pháp
quản lý hành chính để hỗ trợ xuất khẩu.
Vd: một số nước Đông Nam Á đã sử dụng các biện pháp gián tiếp như điều hòa cung cầu bằng các
hỗ trợ về tài chính và thông qua hệ thống kho đệm của chính phủ để đẩy mạnh mua vào lúc giá rẻ,
bán ra lúc giá đắt để tác động vào giá cả.
- Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp giảm hoặc miễn thuế xuất khẩu, giúp các nhà xk tìm kiếm, xúc
tiến thị trường, đầu tư khoa học kỹ thuật…
Phân loại trợ cấp theo hiệp định SCM của WTO
Có 03 loại trợ cấp, với quy chế áp dụng khác nhau:
(1) Trợ cấp bị cấm (Trợ cấp đèn đỏ)
Bao gồm:
Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp
nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự
bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu…); hoặc
Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu.
Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng
(2) Trợ cấp không bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn xanh)
Bao gồm:

68
o Trợ cấp không cá biệt: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh
nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có
thẩm quyền cấp khả năng tuỳ tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối
tượng nào; hoặc
o Các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
- Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều
kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể);
- Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân
hoặc tỷ lệ thất nghiệp)
- Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới.
Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức
là loại trợ cấp được phép vô điều kiện).
(3) Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện (Trợ cấp đèn vàng). Bao gồm tất cả các loại
trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình
thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm
tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO.
Mặt trái của trợ cấp
 trợ cấp bóp méo tín hiệu thị trường trong môi trường thương mại tự do
 chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn và xét về dài hạn, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính
ngành được trợ cấp, do tạo nên sự độc quyền, tính ỷ lại do có sự ưu đãi của nhà nước.
 không hiệu quả về mặt ngân sách Nhà nước
 xác suất chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao
 có thể dẫn đến hành động trả đũa của nước khác

69
Hộp 4.3. Hoa Kỳ kiến Việt Nam trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh (Frozen Warmwater Shrimp)
Ngày 17/01/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp
đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Quốc, Equado, Ấn Độ,
Indonesia, Malaysia và Thái Lan.
Dưới đây là một số thông tin liên quan đến vụ việc:
1- Bên đệ đơn: Liên minh Công nghiệp Tôm vùng Vịnh (The Coalition of Gulf Shrimp Industries)
2- Sản phẩm bị điều tra:
Sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh (Frozen Warmwater Shrimp) có mã HS: 0306.17.00.03;
0306.17.00.06; 0306.17.00.09; 0306.17.00.12; 0306.17.00.15; 0306.17.00.18; 0306.17.00.21;
0306.17.00.24; 0306.17.00.27; 0306.17.00.40; 1605.21.10.30 và 1605.29.10.10
(Chú ý: Mô tả sản phẩm chính xác bằng tiếng Anh có trong Tập đính kèm dưới đây)
3- Quyết định sơ bộ về thiệt hại của ITC
Ngày 07 tháng 2 năm 2013, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) đã ra kết luận sơ bộ
khẳng định có thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ do tôm nhập khẩu từ Việt Nam được
trợ cấp.
4- Quyết định sơ bộ về trợ cấp của DOC
Ngày 29/05/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ khẳng định có trợ cấp đối
với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc;
không có trợ cấp với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Equado và Indonesia (dưới mức tối
thiểu). Theo đó, biên độ trợ cấp sơ bộ như sau:
Quốc gia Các nhà sản xuất, xuất khẩu Biên độ trợ cấp sơ bộ

Minh Qui Seafoods Co. Ltd. 5.08%


Việt Nam
Nha Trang Seaproduct Company 7.05%
Các Doanh nghiệp khác 6.07%
Devi Fisheries Limited 10.41%
Ấn Độ
Devi Seafoods Ltd. 11.32%
Các Doanh nghiệp Ấn Độ khác 10.87%
Asia Aquaculture (M) Sdn. Bhd. 10.80%
Malaysia Kian Huat Aquaculture Sdn. Bhd. 62.74%
Các Doanh nghiệp Malaysia khác 62.74%
Marine Gold Products Limited 1.75% (de minimis)
Thái Lan Thai Union Frozen Products Public Co. Ltd
2.09%
(and its affiliate Thai Union Seafood Co., Ltd)
Các Doanh nghiệp Thái Lan khác 2.09%
Zhanjiang Guolian Aquatic Products Co., Ltd.
(Guolian) and its cross-owed affiliates 5.76%
Trung Quốc
(collectively, the Guolian Companies)
Các Doanh nghiệp Trung Quốc khác 5.76%
5- Quyết định cuối cùng của DOC
70
Ngày 12/8/2013, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ra Quyết định cuối cùng vụ kiện chống trợ cấp
(CVD) tôm nước ấm từ Việt Nam. Theo thông báo gửi đăng Công báo Liên bang do ông Paul
Piquado, Trợ lý Bộ trưởng, phụ trách Cục quản lý nhập khẩu DOC ký ngày 12/8/2013, Bộ Thương
mại Hoa Kỳ đã quyết định áp mức thuế chống trợ cấp lên các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm
của Việt Nam, cụ thể như sau:
1/ Mức thuế suất CVD đối với 02 bị đơn bắt buộc:
- Công ty Thủy sản Minh Quí (Minh Qui Seafoods Co. Ltd) 7,88%
- Công ty Thủy sản Nha Trang (Nha Trang Seaproduct Co.) 1,15%
2/ Mức thuế suất CVD toàn quốc cho tất cả các công ty khác: 4,52%
6- Quyết định cuối cùng về thiệt hại của ITC
Sáng 21/9/2013, theo giờ Việt Nam, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ đã ra quyết định cuối
cùng khẳng định tôm nước ấm nhập khẩu từ Việt Nam và 4 quốc gia khác, cho dù có được chính
phủ các nước này trợ cấp hay không, đều không gây thiệt hại về vật chất hoặc đe dọa gây thiệt hại
về vật chất đối với ngành công nghiệp tôm, do đó không áp thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam.
Vụ kiện chấm dứt mà không áp thuế.
Nguồn: http://chongbanphagia.vn/tom-nuoc-am-dong-lanh-frozen-warmwater-shrimp-n4074.html

Phân tích cân bằng cục bộ tác động của trợ cấp xuất khẩu

Biểu đồ 4.8.Tác động cân bằng cục bộ của trợ cấp xuất khẩu
Trong thị trường nội địa QGA, khi các nhà sản xuất tập trung cho XK sẽ dẫn đến hàng hóa sẽ
khan hiếm trong nước và đẩy giá tăng lên từ Pw thành Ps. Giá cao hơn không khuyến khích tiêu
dùng trong nước, lượng tiêu dùng giảm bằng diện tích a+b. Tuy nhiên giá nước xuất khẩu giảm từ
Pw xuống còn P*S. Nên trợ cấp thực sự của chính phủ cho các nhà Xk là (Ps - P*S) nhân với khối
lượng XK.
Hiệu quả phân phối trợ cấp trong phạm vi quốc gia A là:
Thặng dư tiêu dùng mất đi: -(a+b)
Thặng dư các nhà sản xuất nội địa: a+b+c
71
Chi phí của các khoản trợ cấp của chính phủ là - (c + b + d + e + f+g)
Trong đó: trợ cấp là chuyển giao từ chính phủ cho người sản xuất xuất khẩu của nước mình là: c + b
+ d.
e+f+g: phần mất đi cho người tiêu dùng nước ngoài do trợ cấp
Tổng hợp lợi ích từ trợ cấp đối với QG A: -(b+d+e+f+g)
Điều kiện để chống trợ cấp
Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp đối kháng chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan
có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng
định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
(i) Hàng hoá nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cấp không thấp hơn 1%);
(ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe dọa
thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là
yếu tố “thiệt hại”);
(iii) Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được trợ cấp và thiệt hại
Biện pháp chống trợ cấp
Thuế chống trợ cấp
- Thuế chống trợ cấp (còn gọi là thuế đối kháng) là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông
thường) đánh vào sản phẩm nước ngoài được trợ cấp vào nước nhập khẩu.
- Đây là biện pháp chống trợ cấp (còn gọi là biện pháp đối kháng) nhằm vào các nhà sản xuất xuất
khẩu nước ngoài được trợ cấp (thông qua thủ tục điều tra chống trợ cấp do nước nhập khẩu tiến
hành) chứ không nhằm vào chính phủ nước ngoài đã thực hiện việc trợ cấp (WTO quy định các cơ
chế xử lý khác mang tính đa phương cho trường hợp này).
- Về nguyên tắc, mức thuế chống trợ cấp được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước
ngoài và không cao hơn biên độ trợ cấp xác định cho họ;
- Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều
tra thì mức thuế chống trợ cấp áp dụng cho họ không cao hơn biên độ trợ cấp trung bình của tất cả
các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra.
f3. Biện pháp tự vệ
Khái niệm
- Theo Hiệp định về biện pháp tự vệ SG của WTO định nghĩa:”Biện pháp tự vệ là việc tạm thời hạn
chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng nhanh gây ra
hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước”
- Biện pháp tự vệ chỉ được áp dụng đối với hàng hóa, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu tư hay sở
hữu trí tuệ
72
- Mỗi nước nhập khẩu là thành viên của WTO đều có quyền áp dụng biện pháp này, nhưng khi áp
dụng phải tuân theo các quy định của WTO (về điều kiện, thủ tục, cách thức tự vệ)
Bảng 4.2. Số liệu các vụ tự vệ ở một số thị trường
(tính từ 1/1/1995 đến 19/06/2008)

Tên nước Số vụ điều tra Số vụ áp dụng biện Số vụ bị kiện tại


pháp tự vệ WTO

Tất cả các thành viên 164 79 25

EU 4 3 2

Hoa Kỳ 10 6 9

Nhật Bản 1 0 0

Thổ Nhĩ Kỳ 14 7 0

Philippines 7 5 0

Ấn Độ 15 9 0

Nguồn: www.chongbanphagia.vn
Điều kiện để áp dụng biện pháp tự vệ
- Một nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng
minh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau đây:
Điều kiện 1: Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng
Điều kiện 2: Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt
hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng; và
Điều kiện 3: Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe
dọa thiệt hại nói trên
Và một điều kiện chung là tình trạng nói trên phải là hệ quả của việc thực hiện các cam kết trong
WTO của các thành viên mà họ không thể thấy hoặc lường trước được khi đưa ra cam kết. Song
song với điều kiện chung này là một số nước khi gia nhập WTO phải đưa ra những cam kết riêng
liên quan đến biện pháp tự vệ.
- Trường hợp của VN, không có ràng buộc hay bảo lưu nào lớn về các biện pháp tự vệ này, do đó
việc áp dụng biện pháp tự vệ ở VN đối với hàng hóa nước ngoài, nếu có, sẽ tuân thủ đầy đủ các quy
định của Hiệp định SG

73
Lưu ý:
Theo quy định của WTO, nước nhập khẩu không được tiến hành điều tra và không được áp dụng
biện pháp tự vệ đối với nước xuất khẩu là nước đang phát triển và có lượng nhập khẩu sản phẩm liên
quan ít hơn 3% tổng lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào nước nhập khẩu (Trường hợp này được
xem là lượng hàng nhập khẩu “không đáng kể”) và do đó có thể bỏ qua. Là một nước đang phát
triển Việt Nam được hưởng quy chế này.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu từ tất cả các nước xuất
khẩu có hoàn cảnh tương tự chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hoá tương tự vào nước nhập
khẩu.
Các biện pháp tự vệ
Biện pháp tự vệ tạm thời
Hình thức này được áp dụng nếu quyết định sơ bộ của cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập
khẩu dựa trên những bằng chứng của các nhà sản xuất nội địa khẳng định đủ 3 điều kiện tự vệ thì
biện pháp tự vệ tạm thời sẽ được áp dụng.
Về mức độ tự vệ, các nước chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ ở mức độ cần thiết đủ để ngăn
chặn hoặc bù đắp các thiệt hại và tạo điều kiện để ngành sản xuất nội địa điều chỉnh.
Biện pháp tự vệ chính thức
Sau thời gian áp dụng biện pháp tự vệ thạm thời (thường là 1 năm), nhưng nếu xét thấy hàng hóa
nhập khẩu vẫn còn gây thiệt hại nghiêm trọng thì biện pháp tự vệ chính thức sẽ được nước nhập
khẩu áp dụng. Tuy nhiên thời gian áp dụng cả hai biện pháp không được kéo dài quá 4 năm.
Sau thời gian áp dụng biện pháp tự vệ chính thức nước nhập khẩu có thể gia hạn biện pháp tự vệ
nhưng phải chứng minh được rằng việc gia hạn là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại và rằng ngành sản
xuất liên quan đang tiến hành tự điều chỉnh. Tổng cộng thời gian áp dụng và gia hạn không được
quá 8 năm.
Các hình thức của biện pháp tự vệ
- WTO không có quy định ràng buộc về loại biện pháp tự vệ được áp dụng. Trên thực tế các nước
nhập khẩu thường áp dụng biện pháp hạn chế lượng nhập khẩu (hạn ngạch) hoặc tăng thuế nhập
khẩu đối với hàng hóa liên quan.

74
Hộp 4.4. Việt Nam áp dụng biện pháp tự vệ Phôi thép và thép dài (semi-finished and certain finished
products of alloy and non-alloy steel)
Ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 14296/QĐ-BCT về việc
điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam.
1. Một số thông tin về vụ việc:
- Ngày khởi xướng điều tra: 25/12/2015
- Bên đệ đơn: Công ty cổ phần thép Hòa Phát, Công ty TNHH MTV Thép Miền Nam, Công ty CP
Gang thép Thái Nguyên, Công ty CP Thép Việt Ý.
- Sản phẩm thuộc đối tượng điều tra: phôi thép và thép dài, mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00;
7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00;
7228.30.10; 9811.00.00.
2. Diễn biến vụ việc:

Thời gian Sự kiện


25/12/2015 Khởi xướng điều tra
07/3/2016 Bộ Công thương ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời
Nguồn:http://chongbanphagia.vn/phoi-thep-va-thep-dai-semifinished-and-certain-finished-
products-of-alloy-and-nonalloy-steel-n14504.html

75
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày các phương pháp đánh thuế quan cơ bản
2. Có bao nhiêu loại mức thuế suất?
3. Trị giá tính thuế đối với hàng xuất nhập khẩu của theo quy định Việt Nam như thế nào?
4. Trình bày cấu tạo của biểu thuế xuất nhập khẩu Việt Nam hiện nay.
5. Trình bày các biện pháp hạn chế định lượng.
6. Trình bày các loại hạn ngạch thuế quan.
7. Tác động của hạn chế xuất khẩu tự nguyện đối với nhà xuất khẩu và nước nhập khẩu
như thế nào?
8. Trình bày các phương pháp xác định trị giá hải quan.
9. Thế nào là biện pháp hàng rào kỹ thuật?
10. Các yêu cầu về kiểm dịch động thực vật của Việt Nam như thế nào?
11. Quy định của Việt Nam hiện nay đối với biện pháp liên quan đến đầu tư nước ngoài
như thế nào?
12. Quy định của Việt Nam hiện nay đối với quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như thế
nào?
13. Bán phá giá là gì? Các điều kiện để khởi kiện một sản phẩm bị bán phá giá?
14. Trình bày các biện pháp chống bán phá giá.
15. Trợ cấp là gì? Các điều kiện để khởi kiện một sản phẩm được trợ cấp?
16. Trình bày các biện pháp chống trợ cấp.
17. Thế nào là tự vệ thương mại? Các điều kiện để quốc gia áp dụng biện pháp tự vệ
thương mại?
18. Trình bày các biện pháp tự vệ thương mại.
19. Cho hàm cung và cầu sản phẩm X của Quốc gia B như sau:
QD = 160 – 20P; QS = 30P – 40
Giả sử Quốc gia B là nước nhỏ, không ảnh hưởng được giá cả thế giới. Giá thế giới sản
phẩm X (chưa có thuế) nhập khẩu vào quốc gia A là 2 $. Sản lượng tính bằng 1 đơn vị.
Khi thương mại tự do, Quốc gia B nhập khẩu sản phẩm X từ thế giới,
a. Giá tiêu dùng sản phẩm X ở Quốc gia B là bao nhiêu?
b. Nhu cầu tiêu thụ của Quốc gia B đối với sản phẩm X là bao nhiêu?
c. Giả sử chính phủ Quốc gia B đánh thuế 50% giá trị sản phẩm X nhập khẩu.
Phúc lợi ròng của Quốc gia B sẽ như thế nào?
76
D. Tiếp tục, QG B áp hạn ngạch 30 đơn vị sản phâm X, hãy phân tích tác động của hạn
ngạch đến QG B
20. Sản phẩm A có giá trị là 200 $, giá trị nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm A
là 120 $. Tỷ lệ thuế nhập khẩu sản phẩm A là 15%, tỷ lệ thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản
xuất sản phẩm A là 5%.
a. Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả đối với nhà sản xuất sản phẩm A trong nước bao nhiêu?
b. Nếu tỷ lệ thuế nhập khẩu nguyên vật liệu mới là 10%. Tỷ lệ bảo hộ hiệu quả mới đối với
nhà sản xuất sản phẩm A trong nước bao nhiêu?
21. Có những loại chiến lược ngoại thương nào?
22. Nội dung của chiến lược ngoại thương của các nước đang phát triển
23. Chiến lược ngoại thương Việt Nam hiện nay như thế nào?

77
CHƯƠNG 5. CÁC LIÊN KẾT, TỔ CHỨC, THỂ CHẾ
KINH TẾ QUỐC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

5.1. Khái niệm về liên kết kinh tế quốc tế


Liên kết kinh tế quốc tế có thể được thành lập bởi các tổ chức chính phủ (Nhà nước) hoặc bởi các tổ
chức phi chính phủ.
Liên kết kinh tế quốc tế phi chính phủ ví dụ như sự liên kết giữa các công ty, tập đoàn Đa quốc gia...
Theo Võ Thanh Thu (2008), Liên kết kinh tế quốc tế được xem là mối quan hệ kinh tế vượt ra ngoài
lãnh thổ của một quốc gia, được hình thành dựa vào sự thỏa thuận hai bên hoặc nhiều bên, ở tầm vĩ mô
hoặc vi mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế và thương mại phát triển.
Cũng theo Võ Thanh Thu (2008), liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước (Chính phủ) được hình thành trên cơ
sở Hiệp định được ký kết giữa hai hoặc nhiều chính phủ nhằm lập ra các liên minh kinh tế khu vực hoặc
liên kết khu vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển.
Tóm lại, liên kết kinh tế quốc tế là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về kinh tế quốc tế như: thuế
quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh… của
nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể đạt được lợi ích kinh tế tối ưu trong tổng thể lợi ích của
liên kết.
 Nguyên nhân hình thành liên kết kinh tế quốc tế
- Sự toàn cầu hóa, đặc biệt toàn cầu hóa thị trường, toàn cầu hóa sản xuất.
- Sự phân công lao động quốc tế phát triển ở mức cao dẫn đến hình thành liên kết kinh tế quốc tế ở bậc
cao: các công ty xuyên/đa quốc gia...
5.2. Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

78
Hình 5.1. Đặc điểm của các mức độ liên kết kinh tế quốc tế của các quốc gia

Hình thức bước đầu đặt nền móng cho các nước liên kết với nhau là Thỏa thuận thương mại ưu đãi
(Preferential Trade Arrangements): Đây là thỏa thuận cam kết hàng rào thương mại thấp hơn giữa
các nước thành viên so với các nước phi thành viên. PTA là hình thức liên kết kinh tế lỏng lẻo nhất.
Ví dụ: Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (được ký kết năm 2000, bao gồm 7 chương).
5.2.1. Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone)
o Giảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với một phần
các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.
o Tiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.
o Các nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước
thành viên ngoài khu vực. Việt Nam cũng có tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),
ngoài ra còn những liên minh khác như: NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ; …
5.2.2. Liên minh về thuế quan (Customs Union)
o Các nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối.
o Lập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước
ngoài khối.
o Thỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các
nước ngoài khối.
Trường hợp: Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao gồm
các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland.
5.2.3. Thị trường chung (Common Market)
o Xóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép,…
o Xóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động,….
o Lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối.
Trường hợp: Thị trường chung Nam Mỹ (The Southern Common Market - MERCOSUR) và Thị
trường chung Đông và Nam Phi (The Common Market of Eastern and Southern Africa - COMESA),
Thị trường chung EU (EU common market)

79
5.2.4. Liên minh về kinh tế (Economic Union)
o Xây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối, xóa bỏ kinh tế
riêng của mỗi nước.
Trường hợp: Liên minh kinh tế EU - ASIAN (Eurasian Economic Community – EAEC) bao gồm
các nước: Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Nga, Tajikistan
5.2.5. Liên minh về tiền tệ (Monetary Union)
o Xây dựng chính sách kinh tế chung.
o Xây dựng chính sách ngoại thương chung.
o Hình thành một đồng tiền chung thống nhất.
o Quy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.
o Xây dựng ngân hàng chung thay thế ngân hàng trung ương của mỗi thành viên.
o Xây dựng quỹ tiền tệ chung.
o Xây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước ngoài đồng minh và các
tổ chức tài chính quốc tế.
o Tiến tới thực hiện liên minh về chính trị.
Trường hợp: Liên minh Châu Âu (European Union - EU), gồm 28 quốc gia (2013).
5.3. Phân tích cân bằng cục bộ sự tác động của một liên hiệp thuế quan – Lý thuyết tốt nhất
hạng hai
Khi đánh giá về tác động (hiệu ứng) của các liên kết kinh tế quốc tế, người ta đánh giá 2 nhóm tác động
có thể có. Bao gồm:
Hiệu ứng tĩnh (Static effects) là hiệu ứng liên quan trực tiếp đến giá trị thương mại của các quốc gia
thành viên có được do việc giảm thuế quan theo thỏa thuận của hiệp định thương mại tự do của các
thành viên trong khối.
Hiệu ứng động (Dynamic effects) là hiệu ứng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các quốc gia thành
viên trong dài hạn. Sự gia tăng của hiệu ứng động thông qua việc tạo ra lợi thế kinh tế theo quy mô, tăng
năng lực cạnh tranh và kích thích đầu tư, cải cách và thay đổi chính sách do tái cấu trúc.10
Hiệu ứng tĩnh của một hiệp định liên quan đến thương mại thể hiện ở 1 trong 2 hiệu ứng: tạo lập mậu
dịch hay chuyển hướng mậu dịch.
5.3.1. Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch - trade-creation effect
Khái niệm:
Sự tạo lập mậu dịch xảy ra khi tác động của LMTQ mà một quá trình trao đổi thương mại được thiết lập,
hoặc khi một vài sản phẩm quốc nội của một nước thành viên của liên hiệp thuế quan bị thay thế bởi sản

10
Robert J.Carbaugh (2010), International economics, 13 th, South-Western Cengage Learning, USA.
80
phẩm tương tự nhưng có chi phí thấp hơn được sản xuất từ một nước thành viên khác.

Biểu đồ 5.1. Một liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch
ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.
DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.
PT - PF: mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị
trường trong nước.
ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu.
PF: mức giá khi tham gia liên hiệp thuế quan (giá thế giới) thuế suất = 0%.
SF: lượng cung trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan
DF: lượng cầu trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan.
SF - DF: lượng nhập khẩu khi tham gia liên hiệp thuế quan, khi nhập khẩu tự do
o Thặng dư của người tiêu dùng : A+B+C+D
o Thặng dư của nhà sản xuất :-A
o Nguồn thu từ thuế : :-C
o Phúc lợi ròng quốc gia :B+D
Ngược lại với đánh thuế, giảm thuế đã làm tăng phúc lợi và tăng mậu dịch giữa các quốc gia
5.3.2. Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch - trade-diversion effect
Khái niệm:
Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch là hình thức chuyển từ tiêu dùng hàng hóa của
quốc gia có chi phí sản xuất thấp sang tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất
cao hơn vì quốc gia này là thành viên trong liên hiệp thuế quan nên sẽ nhận được những điều
kiện thuế quan ưu đãi nhất so với quốc gia phi thành viên.
Mô tả:
Giá hàng hóa Việt Nam (PVN) là giá thấp nhất nên đồng thời cùng là giá thế giới. Việt Nam
sản xuất và bán hàng cho Anh với giá thấp hơn Thụy Điển (PVN<PTĐ). Nếu Anh đánh thuế

81
cho cả hàng hóa Việt Nam và Thụy Điển như nhau thì mức giá tính luôn thuế của hàng Việt
Nam (PtVN) vẫn thấp hơn Thụy Điển (PtVN< PtTĐ). Nhưng do Anh và Thụy Điển trong liên
hiệp thuế quan nên Anh không đánh thuế Thụy Điển mà chỉ đánh thuế hàng Việt Nam. Do
đó hàng Việt Nam sau thuế sẽ cao hơn hàng Thụy Điển nên dân Anh sẽ nhập khẩu hàng từ
Thụy Điển theo giá PTĐ. So với mua hàng từ Việt Nam (có thuế), người Anh sẽ có những
thiệt hại và lợi ích như sau:
o Thặng dư của người tiêu dùng : + Pt VNBDPTĐ
o Thặng dư của nhà sản xuất : - ACPTĐPtVN
o Nguồn thu từ thuế : - ABJI

Biểu đồ 5.2. Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch
Liên hiệp thuế quan EU đã làm mậu dịch giữa Anh và các nước ngoài khối giảm, ngược lại
mậu dịch trong khối sẽ tăng lên.
Trong trường hợp chuyển hướng mậu dịch này, chú ý rằng giá cả trong nước thành viên tiếp cận
càng gần với giá cả thế giới có chi phí thấp, thì ảnh hưởng của sự hợp nhất trên thị trường đang nói
đến sẽ có nhiều khả năng dương hơn. Thêm vào đó, ảnh hưởng của sự hợp nhất có khả năng dương
nhiều hơn khi tỷ lệ thuế quan ban đầu càng cao, bởi vì vùng b và d mỗi cái sẽ lớn hơn. (Trong
trường hợp đặc biệt, nếu thuế quan ban đầu làm ngăn cấm hoàn toàn việc nhập khẩu của A, thì sẽ
không có sự mất mát phúc lợi nào từ sự chệch hướng thương mại.) Hơn nữa những đường cung và
cầu càng co giãn, thì ảnh hưởng của sự hợp nhất càng có khả năng dương hơn bởi vì những đường
này càng co giãn, thì phản ứng về lượng của cả hai người tiêu dùng và nhà sản xuất càng lớn hơn;
Do vậy vùng b và d sẽ lớn hơn. Cuối cùng, sự hợp nhất có thể có lợi hơn khi có số nước tham gia
nhiều hơn, bởi vì có một nhóm nước nhỏ hơn thì thương mại sẽ bị trệch hướng. Trường hợp đặc biệt
xảy ra khi tất cả những nước trên thế giới chấp thuận sự hợp nhất bởi vì có thể không có sự trệch
hướng thương mại.
82
Chúng ta cũng nên đề cập đến những ảnh hưởng tĩnh khác của sự hợp nhất kinh tế, những cái có thể
đi cùng với một sự liên minh.
- Trước hết, sự hợp nhất kinh tế có thể dẫn đến một sự tiết kiệm trong lĩnh vực quản lý bởi sự loại
bỏ nhu cầu nhân viên nhà nước để quản lý những hàng hóa và dịch vụ đi qua biên giới.
- Hai là, qui mô kinh tế của hiệp định có thể cải tiến được tỷ số thương mại chung đối với phần còn
lại của thế giới được so sánh với những tỷ số bình quân đạt được trước đó bởi những nước thành
viên riêng rẽ. Cuối cùng, những nước thành viên sẽ có quyền lực mua bán lớn hơn trong những
thương thuyết thương mại với những nước thuộc phần còn lại của thế giới hơn trước đó.
Thêm vào những ảnh hưởng tĩnh của sự hợp nhất kinh tế, đều có thể là cấu trúc và hoạt động kinh tế
của những nước tham gia có thể tiến triển đáng kể so với nếu như chúng đã không hợp nhất về mặt
kinh tế. Những nhân tố làm cho điều này xảy ra là những ảnh hưởng động của sự hợp nhất kinh tế.
Ví dụ, việc giảm những hàng rào thương mại sẽ dẫn đến một môi trường cạnh tranh hơn và có
thể làm giảm mức độc quyền biểu hiện trước khi hợp nhất. Thêm vào đó, con đường dẫn đến những
thị trường liên kết lớn hơn có thể cho phép kinh tế qui mô sẽ được thực hiện trong những hàng hóa
xuất khẩu nào đó. Những kinh tế qui mô này có thể dẫn đến xí nghiệp xuất khẩu trong một nước
tham gia khi nó trở nên lớn hơn hoặc chúng có thể dẫn đến từ việc hạ thấp những chi phí của những
nhập lượng do những thay đổi kinh tế bên ngoài đối với xí nghiệp. Trong cả hai trường hợp, chúng
bị gây ra bởi việc mở rộng thị trường được mang vào bởi mối quan hệ thành viên trong liên minh.
Việc thực hiện kinh tế qui mô cũng có thể dính líu tới việc chuyên môn hóa trên những loại hàng
hóa nào đó và do vậy (như đã được quan sát với Cộng Ðồng Châu Âu) trở thành thương mại trong
nội bộ ngành hơn là thương mại giữa các ngành.
Ðiều cũng có thể là sự hợp nhất sẽ kích thích sự đầu tư lớn hơn trong những nước thành viên từ cả
hai nguồn trong và ngoài nước. Thí dụ, đầu tư lớn của Mỹ đã xuất hiện ở EC trong những năm 1960.
Những đầu tư có thể dẫn đến từ những thay đổi về mặt cấu trúc, những nền kinh tế trong và ngoài
nước và sự gia tăng được mong đợi trong thu nhập và nhu cầu. Ðiểm được tranh luận thêm là sự hợp
nhất sẽ kích thích đầu tư bởi việc làm giảm rủi ro và tính không chắc chắn bởi vì thị trường về mặt
địa lý và kinh tế bây giờ sẽ mở ra cho những nhà sản xuất. Hơn thế nữa, những nhà đầu tư ước muốn
để đầu tư vào năng lực sản xuất trong một nước thành viên để tránh bị cô lập từ những nước thành
viên bởi những hạn chế thương mại và một thuế quan bên ngoài chung cao hơn.
Cuối cùng, sự hợp nhất kinh tế tại mức độ thị trường chung có thể dẫn đến những nguồn lợi động từ
sự chuyển dịch nhân tố được gia tăng. Nếu cả hai vốn và lao động có khả năng được gia tăng để di
chuyển từ những vùng dư thừa tới những vùng khan hiếm, thì kết quả sẽ dẫn đến là hiệu quả kinh tế
được gia tăng và những thu nhập nhân tố sẽ cao hơn tương ứng trong những vùng được hợp nhất.

83
5.4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
5.4.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN
ASEAN có tiền thân từ một tổ chức được gọi là Hiệp hội Đông Nam Á, gọi tắt là ASA_một
liên minh gồm Philippines, Malaysia và Thái Lan được thành lập năm 1961. Tuy nhiên, vào ngày 8
tháng 8 năm 1967, khi các bộ trưởng ngoại giao của năm quốc gia – Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, và Thái Lan – gặp gỡ tại toà nhà Bộ ngoại giao Thái Lan ở Bangkok và ký
Tuyên bố ASEAN, thường được gọi là Tuyên bố Bangkok. Năm vị bộ trưởng ngoại giao – Adam
Malik của Indonesia, Narciso Ramos của Philippines, Abdul Razak của Malaysia, S.Rajaratnam của
Singapore,và Thanat Khoman của Thái Lan – được coi là những người cha sáng lập của tổ chức. Từ
đó Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (The Association of Southeast Asians Nations – ASEAN)
được ra đời. ASEAN là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á.
Những động cơ cho sự ra đời của ASEAN là để các thành viên giới tinh tuý cầm quyền có thể
tập trung cho việc xây dựng quốc gia, nỗi sợ hãi chung về chủ nghĩa cộng sản, đã làm giảm lòng tin
vào những cường quốc nước ngoài trong thập niên 1960, cũng như một tham vọng về phát triển kinh
tế; không đề cập tới tham vọng của Indonesia trở thành một bá chủ trong vùng thông qua việc hợp
tác cấp vùng và hy vọng từ phía Malaysia và Singapore để kiềm chế Indonesia và đưa họ vào trong
một khuôn khổ mang tính hợp tác hơn. Không giống như Liên minh châu Âu, ASEAN được thiết kế
để phục vụ chủ nghĩa quốc gia.
Năm 1976, nhà nước Melanesian Papua New Guinea được trao quy chế quan sát viên. Trong
suốt thập niên 1970, tổ chức này bám vào một chương trình hợp tác kinh tế, sau Hội nghị thượng
đỉnh Bali năm 1976. Nó đã giảm giá trị hồi giữa thập niên ’80 và chỉ được hồi phục khoảng năm
1991 nhờ một đề xuất của Thái Lan về một khu vực tự do thương mại cấp vùng. Sau đó khối này mở
rộng khi Brunei Darussalam trở thành thành viên thứ sáu sau khi gia nhập ngày 8 tháng 1 năm 1984,
chỉ một tuần sau khi họ giành được độc lập ngày 1/1.
Ngày 28 tháng 7 năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ bảy. Lào và Myanmar gia nhập
hai năm sau ngày 23 tháng 7 năm 1997. Campuchia đã dự định gia nhập cùng Lào và Myanmar,
nhưng bị trị hoãn vì cuộc tranh giành chính trị nội bộ. Nước này sau đó gia nhập ngày 30 tháng 4
năm 1999, sau khi đã ổn định chính phủ.
Trong thập niên 1990, khối có sự gia tăng cả về số thành viên cũng như khuynh hướng tiếp tục
hội nhập. Năm 1990, Malaysia đề nghị thành lập một Diễn đàn Kinh tế Đông Á gồm các thành viên
hiện tại của ASEAN và Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc, với mục tiêu cân
bằng sự gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương (APEC) cũng như tại vùng châu Á như một tổng thể. Tuy nhiên, đề xuất này đã thất bại bởi
84
nó gặp sự phản đối mạnh mẽ từ Nhật Bản và Hoa Kỳ. Dù vậy, các quốc gia thành viên tiếp tục làm
việc để hội nhập sâu hơn. Năm 1992, kế hoạch Biểu thuế ưu đãi chung (CEPT) được ký kết như một
thời gian biểu cho việc từng bước hủy bỏ các khoản thuế và như một mục tiêu tăng cường lợi thế
cạnh tranh của vùng như một cơ sở sản xuất hướng tới thị trường thế giới. Điều luật này sẽ hoạt
động như một khuôn khổ cho Khu vực Tự do Thương mại ASEAN. Sau cuộc Khủng hoảng Tài
chính Đông Á năm 1997, một sự khôi phục lại đề nghị của Malaysia được đưa ra tại Chiang Mai,
được gọi là Sáng kiến Chiang Mai, kêu gọi sự hội nhập tốt hơn nữa giữa các nền kinh tế của
ASEAN cũng như các quốc gia ASEAN Cộng Ba (Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc).
Bên cạnh việc cải thiện nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên, khối cũng tập trung trên
hoà bình và sự ổn định của khu vực. Ngày 15 tháng 12 năm 1995. Hiệp ước Đông Nam Á Không
Vũ khí Hạt Nhân đã được ký kết với mục tiêu biến Đông Nam Á trở thành Vùng Không Vũ khí Hạt
Nhân. Hiệp ước có hiệu lực ngày 28 tháng 3 năm 1997 nhưng mới chỉ có một quốc gia thành viên
phê chuẩn nó. Nó hoàn toàn có hiệu lực ngày 21 tháng 6 năm 2001, sau khi Philippines phê chuẩn,
cấm hoàn toàn mọi loại vũ khí hạt nhân trong vùng.
Sau khi thế kỷ 21 bắt đầu, các vấn đề chuyển sang khuynh hướng môi trường hơn. Tổ chức
này bắt đầu đàm phán các thoả thuận về môi trường. Chúng bao gồm việc ký kết Thoả thuận về Ô
nhiễm Khói bụi Xuyên biên giới ASEAN năm 2002 như một nỗ lực nhằm kiểm soát ô nhiễm khói
bụi ở Đông Nam Á. Không may thay, nó không thành công vì những vụ bùng phát khói bụi
Malaysia năm 2005 và khói bụi Đông Nam Á năm 2006. Các hiệp ước môi trường khác do tổ chức
này đưa ra gồm Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á, the ASEAN-Wildlife Enforcement
Network in 2005, và Đối tác Châu Á Thái Bình Dương về Phát triển Sạch và Khí hậu, cả hai đều
nhằm giải quyết những hiệu ứng có thể xảy ra từ sự thay đổi khí hậu. Thay đổi khí hậu cũng là vấn
đề được quan tâm hiện nay.
Trong Hiệp ước Bali II năm 2003, ASEAN đã tán thành khái niệm hoà bình dân chủ, có
nghĩa là mọi thành viên tin rằng các quá trình dân chủ sẽ thúc đẩy hoà bình và ổn định trong khu
vực. Tương tự, các thành viên phi dân chủ đều đồng ý rằng đây là điều mà mọi quốc gia thành viên
đều mong muốn thực hiện. Các lãnh đạo của mỗi nước, đặc biệt là Mahathir Mohamad của
Malaysia, cũng cảm thấy sự cần thiết hội nhập hơn nữa của khu vực. Bắt đầu từ năm 1997, khối đã
thành lập các tổ chức bên trong khuôn khổ của họ với mục tiêu hoàn thành tham vọng này. ASEAN
Cộng Ba là tổ chức đầu tiên trong số đó được thành lập để cải thiện những quan hệ sẵn có với Trung
Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp đó là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á còn rộng lớn hơn, bao gồm
tất cả các nước trên cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand. Nhóm mới này hoạt động như một điều kiện
tiên quyết cho Cộng đồng Đông Á đã được lên kế hoạch, dự định theo mô hình của Cộng đồng châu
Âu hiện đã không còn hoạt động nữa. Nhóm Nhân Vật Nổi bật ASEAN đã được tạo ra để nghiên
85
cứu những thành công và thất bại có thể xảy ra của chính sách này cũng như khả năng về việc soạn
thảo một Hiến chương ASEAN.
Năm 2006, ASEAN được trao vị thế quan sát viên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc. Đổi lại,
tổ chức này trao vị thế "đối tác đối thoại" cho Liên hiệp quốc. Hơn nữa, ngày 23 tháng 7 năm
đó, José Ramos-Horta, khi ấy là Thủ tướng Đông Timor, đã ký một yêu cầu chính thức về vị thế
thành viên và hy vọng quá trình gia nhập sẽ kết thúc ít nhất năm năm trước khi nước này khi ấy
đang là một quan sát viên trở thành một thành viên chính thức.
Năm 2007, ASEAN kỷ niệm lần thứ 40 ngày khởi đầu, và 30 năm quan hệ ngoại giao với
Hoa Kỳ. Ngày 26 tháng 8 năm 2007, ASEAN nói rằng các mục tiêu của họ là hoàn thành mọi thoả
thuận tự do thương mại của Tổ chức này với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc và New
Zealand vào năm 2013, vùng với việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015. Tháng
11 năm 2007 các thành viên ASEAN đã ký Hiến chương ASEAN, một điều luật quản lý mọi quan
hệ bên trong các thành viên ASEAN và biến ASEAN thành một thực thể luật pháp quốc tế. Cùng
trong năm ấy, Tuyên bố Cebu về An ninh Năng lượng Đông Á tại Cebu ngày 15 tháng 1 năm 2007,
của ASEAN và các thành viên khác của EAS ( Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand,
Hàn Quốc), khuyến khích an ninh năng lượng bằng cách tài trợ vốn cho các nghiên cứu về năng
lượng thay thế cho các loại nhiên liệu quy ước (June 2009 ).
Ngày 27 tháng 2 năm 2009 một Thoả thuận Tự do Thương mại giữa 10 quốc gia thành viên
khối ASEAN và New Zealand cùng đối tác thân cận của họ là Úc đã được ký kết, ước tính rằng
Thoả thuận Tự do Thương mại này sẽ làm tăng GDP của 12 quốc gia lên thêm hơn US$48 tỷ trong
giai đoạn 2000 -2020.
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia thành viên được liệt kê theo ngày gia nhập:
Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
 Cộng hoà Indonesia
 Liên bang Malaysia
 Cộng hoà Philippines
 Cộng hòa Singapore
 Vương quốc Thái Lan
Các quốc gia gia nhập sau:
 Vương quốc Brunei (ngày 8 tháng 1 năm 1984)
 Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
 Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
 Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
86
Hai quan sát viên và ứng cử viên:
 Papua New Guinea: quan sát viên của ASEAN.
 Đông Timo: ứng cử viên của ASEAN.

Hình 5.2. Hình minh họa các quốc gia thành viên ASEAN
5.4.2. Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động của ASEAN
 Nguyên tắc chung
1) Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các
dân tộc;
2) Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ
hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
3) Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
4) Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện, không đe doạ hoặc sử
dụng vũ lực;
5) Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả.
 Nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội: Các thành viên tuân thủ 3 nguyên tắc cở bản là:
1) Nguyên tắc đồng thuận, tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các
nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài
nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một
nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN.

87
2) Nguyên tắc bình đẳng: Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt, thứ nhất, các nước ASEAN không
kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia sẻ
quyền lợi; thứ 2, hoạt động của ASEAN được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các nước chủ toạ
các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó
đều được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A, B, C của tiếng Anh.
3) Nguyên tắc 6-x, theo thoả thuận tại Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội
nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Xin-ga-po tháng 2/1992, theo đó 2 hay một số nước thành viên có
thể xúc tiến thực hiện trước các dự án của ASEAN nếu các nước còn lại mà chủ yếu là 4 nước gia
nhập sau gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma chưa sẵn sàng tham gia nhằm thúc đẩy phát
triển kinh tế trong khu vực. Qua gần 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN đã phát triển dần từ một
tổ chức chính trị khu vực có hình ảnh mờ nhạt, khả năng tồn tại yếu ớt thành một tổ chức chính trị-
kinh tế khu vực đang lớn mạnh và thành công. Hiện nay, ASEAN là một trong các tổ chức khu vực
có vai trò và vị trí nhất Vực duy nhất có mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên mang tính cơ chế với
các nước công nghiệp phát triển, trong đó có 5 nước uỷ viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp
Quốc, 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới. Khẳng đinh vai trò của ASEAN trên trường quốc tế,
tổng thư ký Liên Hợp Quốc Cofianan khẳng định: “Ngày nay, ASEAN là một thực thể hoạt động
hiệu quả và không thể thiếu được trong khu vực, đây là lý do chính để liệt ASEAN có tầm ảnh
hưởng ngoài khu vực, Hiệp hội là đối tác tin cậy của Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực phát triển . . .”
Mục tiêu họat động của ASEAN
 Mục tiêu ban đầu của ASEAN
Tuyên bố Băng Cốc 8/8/1967 nêu rõ mục tiêu họat động của ASEAN bao gồm 7 điểm:
1/ Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các
nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một cộng đồng các
nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.
2/ Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong
quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của hiến chương Liên Hiệp Quốc.
3/ Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trên các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học- kỹ thuật và hành chính.
4/ Giúp đỡ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các
lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.
5/ Cộng tác có hiệu quả hơn, để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành công nghiệp của
nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn bán hàng hóa giữa các nước, cải
thiện các phương tiện giao thông liên lạc và nâng cao mức sống nhân dân.
6/ Thúc đẩy việc nghiên cứu về Đông Nam Á.
88
7/ Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích
tương tự và tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác và chặt chẽ hơn giữa các tổ chức này.
Các nội dung hợp tác kinh tế của Asean
Với tổng thể nền kinh tế có quy mô lớn và dân số hơn nửa tỷ người, Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á – ASEAN được nhận định có nhiều tiềm năng trở thành một trung tâm kinh tế sánh ngang
với Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nga. Hiện nay, ASEAN đang tăng cường hội nhập để tối ưu hóa
khả năng hiệp lực trong khu vực và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, cam kết thúc
đẩy nhanh kế hoạch thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào năm 2015 bất chấp những thách thức
từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để thực hiện được những kỳ vọng trên, đầu tiên các nước
ASEAN đã thành lập AFTA khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area) và thông qua
11 chương trình hợp tác kinh tế.
a. Mục tiêu của AFTA
Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN chính thức có hiệu lực từ năm 1993. Mục tiêu của AFTA là:
- Thúc đẩy buôn bán giữa các nước thành viên nhờ chế độ thuế quan ưu đãi (CEPT) và ưu đãi khác.
- Tăng khả năng cạnh tranh của ASEAN trên trường quốc tế.
- Tăng sức hấp dẫn của môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI.
- Xây dựng cơ chế và điều kiện chung thúc đẩy phát triển kinh tế của các nước thành viên.
Để xây dựng thành công AFTA, các thành viên ASEAN đã thống nhất ký Hiệp định về chương
trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariffs – CEPT) nhằm
thực hiện chương trình cắt giảm thuế quan từ các nước trong nội khối từ năm 1993 – 2003.
b. Nội dung cơ bản của 9 chương trình hợp tác kinh tế
b1. Hợp tác thương mại
Cơ chế hoạt động chính là Thỏa thuận ưu đãi thương mại ( PTA ) được kí kết vào tháng 2/1977 với
một số biện pháp hợp tác cụ thể; trên cơ sở các biện pháp này, các văn kiện hợp tác thương mại đã
được kí kết năm 1987 nhằm đưa một biện pháp hợp tác cả gói. Đó là những văn kiện:
 Nghị định thư về việc cải thiện các quy định về mở rộng diện được hưởng ưu đãi thuế quan.
Để thực hiện PTA, các nước thành viên phải tiến hành Chương trình giảm thuế trong các năm 1990
– 1991 – 1992. Đồng thời trong quá trình áp dụng các quy định của PTA một số mặt hàng phải được
chuyển dần sang áp dụng mức thuế ưu đãi thấp nhất ( MOP ). Sản phẩm được hưởng ưu đãi thuế
quan theo quy định của PTA là:
+ Những sản phẩm được sản xuất hoặc được khai thác hoàn toàn trong các nước ASEAN.
+ Những sản phẩm được cấu tạo từ nguyên – nhiên – vật liệu không có xuất xứ từ các nước
ASEAN thì tỷ lệ này không được chiếm quá 50% giá trị sản phẩm và công đoạn cuối cùng phải
được thực hiện tại các nước ASEAN.
89
+ Đối với sản phẩm sử dụng nguyên liệu, hoặc đầu vào NK: phần chế tạo tại một hay nhiều
nước ASEAN không được dưới 60% giá trị sản phẩm đó.
Sau này khi số thành viên ASEAN mở rộng thành 10 nước, các bên thống nhất thêm: tổ chức hội
chợ thương mại ASEAN hàng năm luân phiên các nước với sự tham gia của nhiều nước trong và
ngoài khu vực.
 Thỏa thuận về việc giữ nguyên hoặc giảm bớt các hàng rào phi thuế quan giữa các nước thành
viên ASEAN.
b2. Hợp tác Hải quan với mục tiêu là xây dựng Cơ chế Hải quan một cửa. Nội dung chính bao gồm:
+ Thực hiện thống nhất phương pháp tính thuế Hải quan giữa các nước ASEAN (thống nhất
áp dụng phương pháp định giá Hải quan của GATT từ năm 2000).
+ Thực hiện hài hòa các thủ tục Hải quan trong 2 lĩnh vực Mẫu khai báo CEPT chung và
Đơn giản hóa thủ tục XNK.
Ngày 28/9/2005 Hội nghị Bộ Trưởng Kinh Tế ASEAN lần thứ 37 ( AEM – 37 ) họp tại Viêng –
Chăn ( Lào ) đã thông qua mục tiêu xây dựng Cơ chế hải quan một cửa của ASEAN vào năm 2008
đối với ASEAN 6 và 2012 đối với các nước thành viên còn lại. Cơ chế này bao gồm các chương
trình hợp tác của các nước thành viên trong ASEAN trong lĩnh vực hải quan như đơn giản hóa, hài
hòa các thủ tục thông quan đối với hàng hóa XNK, người xuất nhập cảnh; nâng cao năng lực thực
hiện của các bên.
Cơ chế hải quan một cửa nhằm giảm chi phí giao dịch, tạo dựng môi trường kinh doanh – thương
mại thông thoáng của ASEAN.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 7/12/2005, các nươc thành viên đã đưa ra và thống nhất sáng
kiến “ Cửa sổ duy nhất ASEAN ”: tiêu chuẩn hóa các thủ tục và xử lí các văn bản thương mại ở
khắp quốc gia và khu vực nhằm đảm bảo thông quan hàng hóa nhanh hơn và giảm chi phí kinh
doanh trong khu vực ASEAN. Sáng kiến này dự định sẽ thực hiện ở Thái Lan, Philipin, Malaisia,
Indonesia, Brunay, Singapore vào năm 2008 và ở 4 nước còn lại vào năm 2012.
b.3. Hợp tác trong lĩnh vực Công nghiệp:
Các liên doanh công nghiệp ASEAN ( ASEAN Industrial Joint Venture – AIJV ) được thành lập từ
năm 1983 nhằm khuyến khích liên kết sản xuất giữa các xí nghiệp của các nước thành viên và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực cả ASEAN. Sau đó Hiệp định khung về Hợp tác công nghiệp
ASEAN ( AICO – ngày 17/4/1996 ) thay thế cho AIJC. Tác dụng của AICO nhằm thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài và khuyến khích liên kết sản xuất giữa các doanh nghiệp của các nước thành
viên, kể các công ty vừa và nhỏ. Các sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp tham gia AICO
được hưởng mức ưu đãi thuế quan tối đa của hiệp định CEBT là 0-5%.
b.4 Hợp tác về lương thực, nông – lâm nghiệp:
90
Bao gồm các chương trình hợp tác về cây trồng, chăn nuôi, thủy sản, đào tạo nông nghiệp, “khuyến
nông”, thương mại nông – lâm sản… và hợp tác về lương thực.
Chương trình dự trữ gạo khẩn cấp của khu vực Đông Á ( EAERR ) và Quỹ an ninh lương thực của
ASEAN được thành lập vào tháng 10/1979 nhằm giúp đỡ lẫn nhau khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về
lương thực và lập hệ thống thông tin riêng về lương thực cho các nước thành viên. Ngày 5/7/2005
các nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đã thống nhất xúc tiến lập Kho gạo dự
trữ khẩn cấp của các nước ASEAN. Theo đó số gạo dự trữ khẩn cấp của ASEAN do các nước thành
viên đóng góp hàng năm.
b.5 Hợp tác về đầu tư
Cơ sở pháp lý là Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN kí tại BangKok tháng 2/1995,
nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nước ASEAN tăng cường đầu tư vào nhau, linh hoạt các hình
thức đầu tư và thu hút vốn FDI từ các khu vực khác.
Để thúc đẩy sự di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước thành viên ASEAN, lộ trình thành lập
Khu vực đầu tư ASEAN ( ASEAN In Dostria Area – AIA ) đã được hoạch định: thời gian hoàn tất
cho 6 nước thành viên cũ là năm 2010; các nước thành viên mới là 2015.
Nguyên tắc hoạt động của AIA: các nước thành viên sẽ giành nguyên tắc đãi ngộ quốc gia cho các
nhà đầu tư của ASEAN từ năm 2010 và cho tất cả các nhà đầu tư nước ngoài vào năm 2020.
b.6 Hợp tác về dịch vụ
Mục tiêu của chương trình hợp tác
+ Đẩy mạnh hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực dịch vụ nhằm nâng cao hiệu
quả và khả năng cạnh tranh, đa dạng hóa năng lực sản xuất, phân phối và cung cấp dịch vụ trong nội
bộ và ra ngoài khu vực.
+ Xóa bỏ đáng kể các rào cản hạn chế thương mại dịch vụ giữa các thành viên.
Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 5 ( 1995 ) các bên thống nhất chọn 7 lĩnh vực dịch vụ quan trọng
để hợp tác trước hết là tài chính, vô tuyến viễn thông, vận tải hàng hải, vận tải hàng không, du lịch,
dịch vụ kinh doanh, và dịch vụ xây dựng.
Cũng tại hội nghị này các bên đã thống nhất sẽ công nhận lẫn nhau về trình độ giáo dục, kinh
nghiệm trong việc cấp giấy chứng nhận hoặc giấy phép hành nghề cho những người cung cấp dịch
vụ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp dịch vụ giữa các nước.
b.7 Hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản và năng lượng.
Mục tiêu là tạo lập và thực hiện các dự án “lưới điện ASEAN” và “Đường ống dẫn khí xuyên
ASEAN” với 9 dự án hợp tác.
Đường ống dẫn khí xuyên ASEAN được xây dựng từ nguồn vốn của các nhà đầu tư quốc tế và có
phần đóng góp của các công ty dầu khí của các quốc gia trong khối.
91
Từ năm 1986 các nước đã kí thỏa thuận về hợp tác an ninh dầu mỏ, theo đó các quốc gia trong khối
ngoài việc tự chuẩn bị một khối lượng dầu mỏ dự phòng, còn có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau trong việc
cung cấp dầu mỏ khi có nhu cầu. Việc này có tác dụng giúp cho ngành sản xuất và chế biến dầu mỏ
của các nước trong khu vực không bị ảnh hưởng khi có biến động về giá cả và sản lượng dầu mỏ
trên thị trường thế giới.
b.8 Hợp tác về tài chính và ngân hàng
Mục đích là Thực hiện tự do hóa trong các giao dịch vốn trong khu vực và Hỗ trợ cho các hoạt động
thương mại, đầu tư và hợp tác công nghiệp trong khu vực.
Thỏa thuận trao đổi ( Swab Arrangement ) giữa các Ngân hàng TW và các cơ quan tiền tệ ASEAN
vào tháng 8/1977 đã thống nhất về việc cung cấp kịp thời các khoảng tín dụng ngắn hạn cho các
nước thành viên đang gặp khó khăn trong thanh toán quốc tế.
Ngân hàng mỗi nước thành viên lập “Công ty tài chính ASEAN” ( VN có Công ty tài chính cổ phần
Sài Gòn ) với mục đích tài trợ cho các dự án liên doanh hoặc hỗ trợ ngoại tệ cho các nước thành
viên có khó khăn trong thanh toán quốc tế: họ sẽ được vay khoảng 80 triệu USD từ quỹ chung với
điều kiện đóng góp vào đây 40 triệu USD.
b.9. Hợp tác về du lịch
+ Các bên thống nhất thực hiện nhiều cải tiến về xuất nhập cảnh và thông tin du lịch nhằm
thu hút du khách vào các nước ASEAN.
+ Hợp tác bảo tồn các di sản văn hóa và môi trường.
+ Bỏ việc sử dụng Visa khi qua lại giữa các nước trong nội bộ khu vưc.
+ Thành lập Trung tâm thông tin du lịch của ASEAN.
b.10. Hợp tác về giao thông vận tải
Các bên cùng nhau thống nhất Hợp tác vận tải đường không ( thành lập Hiệp hội các sân bay quốc tế
năm 1982 ) và Tiến trình xây dựng dự án tuyến đường bộ xuyên Á.
Từ năm 1999 các nước ASEAN đã cam kết xây dựng hệ thống đường giao thông xuyên á Hội nghị
các Bộ trưởng Giao thông vận tải ( GTVT ).
Tháng 11/1999 tại Viên Chăn ( Lào ) Hiệp định chung về GTVT giữa 3 nước Lào – Việt Nam và
Thái Lan cũng được kí kết, các bên thống nhất xây dựng tuyến đường vận tải quá cảnh VN – Lào –
Thái Lan. Đề xuất kí Hiệp định này dựa trên cơ sở tìm năng vận tải qua 3 nước là rất lớn: hiện mỗi
năm có khoảng 1,6 triệu tấn hàng được vận chuyển bằng container quá cảnh từ nước này sang nước
kia, bao gồm hàng dệt may, quả thanh long, đá xẻ, gia súc, hải sản… Riêng hàng vận tải từ Lào sang
Việt Nam là gỗ súc và hàng XK thông qua cảng Đà Nẵng và cảng Cửa Lò đạt khoảng 1 triệu tấn /
năm.

92
- Mục tiêu của Hiệp định: việc vận chuyển hàng hóa qua con đường này phải tuân theo thông
lệ và luật pháp quốc tế như hàng phải được kiểm dịch động – thực vật; thủ tục hải quan về người,
tiền tệ và hàng hóa phải được thực hiện nghiêm chỉnh; phương tiện vận tải phải đạt tiêu chuẩn kĩ
thuật… Ngoài ra các bên còn hướng tới mục tiêu Xóa bỏ những hàng rào phi vật chất ngăn cản quá
trình thông thương hàng hóa giữa 3 nước.
- Kế hoạch xây dựng tuyến đường.
o Nâng cấp toàn bộ hệ thống đường dài 400km từ Mukdahan (Thái Lan) đến Đà Nẵng (qua
cửa khẩu Lao Bảo của VN ) đạt tiêu chuẩn tương đương đường cấp III đồng bằng: rộng 12,5 mét.
o Xây dựng 1 trạm kiểm tra chung trên biên giới thay vì phương tiện (người, hàng hóa ) phải
chịu sự kiểm tra của 6 trạm khi đi từ Thái Lan sang VN.
- Chi phí xây dựng tuyến đường: 350 triệu USD do ADB cho vay. Trong năm 2000 ADB đã
cho vay trước 57 triệu USD để nâng cấp tạm thời trục đường này.
b.11. Hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Kể từ năm 1999, Hội nghị Bộ trưởng Viễn thông và Công nghệ thông tin (TELMIN ) của các nước
Đông Á ( ASEAN +3 ) được tổ chức nhiều lần để các bên thảo luận và thông qua các chương trình
hợp tác về viễn thông và công nghệ thông tin. Trên cơ sở này Hiệp định khung về ASEAN về điện
tử (e-ASEAN ) đã được các nước thành viên kí kết vào tháng 11/2000 tại Singapore. Một trong
những mục đích quan trọng của Hiệp đinh e-ASEAN là các nước thành viên cam kết xóa bỏ thuế
qua và các biện pháp phi thuế quan đối với sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)
theo lộ trình 6 nước thành viên cũ thực hiện tự do hóa đối với sản phẩm ICT vào các năm 2003,
2004, 2005; 4 nước thành viên mới ( VN, Lào, Campuchia, Mianmar ) sẽ thực hiện vào các năm
2008, 2009 và 2010.
Ngày 26/9/2005 TELMIN lần thứ 5 được tổ chức tại Hà Nội, các bên đã thông qua chương trình hợp
tác và phát triển CNTT trọng tâm trong ASEAN giai đoạn 2005-2010 bao gồm 5 chương trình hành
động chung để xây dựng e-ASEAN, đó là:
+ Thiết lập môi trường khuyến khích các dịch vụ và ứng dụng mạng
+ Thúc đẩy việc kết nối và liên kết các khai thác mạng.
+ Tăng cường nội dung số và các dịch vụ trực tuyến.
+ Tăng cường an ninh mạng.
+ Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực CNTT cho ASEAN.
Từ ngày 1/1/2007 6 nước thành viên cũ sẽ được bãi bỏ thuế quan ( thuế xuất bằng 0% ) cho 85% sản
phẩm điện tử NK, sớm hơn 3 năm so với kế hoạch.
 Về thương mại điện tử:

93
Thiết lập hệ thống thương mại điện tử toàn khu vực, giúp đỡ các nước thành viên mới ( như VN,
Lào, Campuchia, Mianmar ) phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát triển hệ thống
thương mại điện tử tạo đà cho việc hợp tác chặt chẽ với các nước vùng Đông Bắc Á ( Nhật Bản –
Trung Quốc – Hàn Quốc ), lập nên 1 vùng tứ giác kinh tế hùng mạnh cho vùng Đông Á.
 Hợp tác ngoại khối:
Bên cạnh việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế nội khối, ASEAN có khuynh hướng “mở” với các đối tác
ngoài khối thông qua các hình thức hợp tác kinh tế, thương mại. Hợp tác kinh tế của ASEAN với
các đối tác bên ngoài được triển khai từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX chủ yếu là với các đối tác
lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu (EU)…
Hai nền kinh tế “đầu tàu” của khu vực – Nhật Bản và Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trưởng – là
những yếu tố thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế ASEAN.
Hai chiến lược kinh tế cơ bản của AEC chính là hội nhập kinh tế khu vực và tăng cường hợp tác
kinh tế bên ngoài, để đạt được mục tiêu trở thành một “khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế
toàn cầu”, phù hợp với tính chất là một Cộng đồng kinh tế mở.
Do vậy, tăng cường hợp tác kinh tế với các đối tác bên ngoài khu vực chính là một nội dung trọng
tâm trong tiến trình xây dựng AEC, mà tập trung vào ba khía cạnh sau:
Thứ nhất, tham gia tích cực vào hệ thống thương mại đa phương toàn cầu trong khuôn khổ tổ
chức thương mại thế giới WTO (Các cam kết tự do hóa trong khuông khổ WTO chính là mục tiêu
để tham chiếu cho hội nhập kinh tế khu vực ).
Hiện nay, cả 9 nước ASEAN đều là thành viên của WTO, chỉ còn Lào là đang trong quá trình đàm
phán gia nhập.
Tuy nhiên, cả Việt Nam và Campuchia là những thành viên mới gia nhập nên vẫn trong quá trình
hoàn tất thực thi các cam kết với WTO);
Thứ hai, tham gia tích cực vào hợp tác kinh tế Đông Á và diễn đàn Châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) (Cơ chế hợp tác Đông Á của ASEAN là các cơ chế ASEAN +1, ASEAN +3 và hội nghị
thượng đỉnh Đông Á. Năm 2002, nhóm nghiên cứu Đông Á đã đưa ra 26 biện pháp để thúc đẩy hợp
tác kinh tế Đông Á và tiến tới 1 khu vực thương mại toàn Đông Á cũng như sớm hình thành một
cộng đồng kinh tế trong tương lai);
Thứ ba, tham gia tích cực hợp tác với các bên đối thoại thông qua các AFTA. Hiện nay,
ASEAN đã và đang tiếp tục đàm phàn khu vực mậu dịch tự do/hiệp định đối tác kinh tế toàn diện
(FTA/CEP) với các đối tác khu vực là ASEAN đã ký kết các hiệp định FTA với một số đối tác lớn
như Trung Quốc (đã có hiệu lực từ ngày 1-1- 2010), Nhật Bản (có hiệu lực từ năm 2008), Hàn Quốc
(có hiệu lực từ tháng 6-2007), Ấn Độ (từ tháng 8-2009), Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân (từ ngày 27-2-
2009 và có hiệu lực sau năm 2010). Năm 2010, thương mại giữa ASEAN và 3 nước Trung Quốc,
94
Hàn Quốc, Nhật Bản tăng 28,9%, đạt 533,3 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng giá trị thương mại của
ASEAN trong cùng kỳ.. ASEAN đã hoàn tất hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Úc – Niu
Di-lân (AANZFTA) vào tháng 2/2009 tại hội nghị cấp cao ASEAN – 14 và hiệp định đầu tư
ASEAN – Hàn Quốc tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm ASEAN – Hàn Quốc ngày 1-2/6/2009. ASEAN
cũng đã kết thúc đàm phán và ký kết hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AITIG) vào
tháng 08/2009. Các hiệp định này cùng với các hiệp định đã ký trước của ASEAN với Trung Quốc,
Hàn Quốc, Nhật Bản vẫn duy trì mức độ liên kết kinh tế thấp hơn các hiệp định trong nội bộ
ASEAN. Ngoài ra, ASEAN cũng đẩy mạnh quan hệ kinh tế ở các cấp độ khác nhau với Hoa Kỳ,
Canada, Nga, Pakistan…và đang tiến tới mục tiêu sớm hoàn thành các FTA với Hoa Kỳ và EU.
5.4.3. Cơ cấu tổ chức của ASEAN
Bộ máy hoạt động của ASEAN được quy định như sau:
1. Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN (ASEAN Summit): Đây là cơ quan quyền lực cao nhất của
hiệp hội, họp chính thức 1 năm 1 lần.
2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (ASEAN Ministerial Meeting-AMM): theo
Tuyên bố Băng cốc năm 1967, AMM là hội nghị hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
có trách nhiệm đề ra và phối hợp các hoạt động của ASEAN, có thể họp không chính thức khi cần
thiết.
3. Hội nghị bộ trưởng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Ministers-AEM): AEM họp
chính thức hàng năm và có thể họp không chính thức khi cần thiết.Trong AEM có hội
đồng AFTA được thành lập theo quyết định của hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 4 tại Singapore.
4. Hội nghị Bộ trưởng các ngành: Hội nghị Bộ trưởng của một ngành trong hợp tác kinh tế
ASEAN sẽ được tổ chức khi cần thiết để thảo luận sự hợp tác trong ngành cụ thể đó. Hiện có Hội
nghị Bộ trưởng năng lượng, Hội nghị Bộ trưởng Nông nghiệp, Lâm nghiệp. Các Hội nghị Bộ trưởng
ngành có trách nhiệm báo cáo lên AEM.
5. Các hội nghị bộ trưởng khác: Hội nghị Bộ trưởng của các lĩnh vực hợp tác ASEAN khác
như y tế, môi trường, lao động, phúc lợi xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, thông tin, luật
pháp có thể được tiến hành khi cần thiết để điều hành các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực
này.
6. Hội nghị liên Bộ trưởng (Join Ministerial Meeting-JMM): JMM được tổ chức khi cần
thiết để thúc đẩy sự hợp tác giữa các ngành và trao đổi ý kiến về hoạt động của ASEAN. JMM bao
gồm các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế ASEAN.
7. Tổng thư ký ASEAN: Được những Người đứng đầu Chính phủ ASEAN bổ nhiệm theo
khuyến nghị của Hội nghị AMM với nhiệm kỳ là 3 năm và có thể gia hạn thêm, nhưng không quá
một nhiệm kỳ nữa; có hàm Bộ trưởng với quyền hạn khởi xướng, khuyến nghị và phối hợp các hoạt
95
động của ASEAN, nhằm giúp nâng cao hiệu quả các hoạt động và hợp tác của ASEAN. Tổng thư ký
ASEAN được tham dự các cuộc họp các cấp của ASEAN, chủ toạ các cuộc họp của ASC thay cho
Chủ tịch ASC trừ phiên họp đầu tiên và cuối cùng. Tổng thư ký hiện nay là ông Surin Pitsuwan.
8. Uỷ ban thường trực ASEAN (ASEAN Standing Committee-ASC): ASC bao gồm chủ
tịch là Bộ trưởng Ngoại giao của nước đăng cai Hội nghị AMM sắp tới, Tổng thư ký ASEAN và
Tổng Giám đốc của các Ban thư ký ASEAN quốc gia. ASC thực hiện công việc của AMM trong
thời gian giữa 2 kỳ họp và báo cáo trực tiếp cho AMM.
9. Ủy ban các quan chức cao cấp (Senior Officials Meeting-SOM): SOM được chính thức
coi là một bộ phận của cơ cấu trong ASEAN tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 3 tại Manila
1987. SOM chịu trách nhiệm về hợp tác chính trị ASEAN và họp khi cần thiết; báo cáo trực tiếp cho
AMM.
10. Ủy ban các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting-SEOM):
SEOM cũng đã được thể chế hoá chính thức thành một bộ phận của cơ cấu ASEAN tại Hội nghị
Cấp cao Manila 1987. Tại hội nghị Cấp cao ASEAN 4 năm 1992, 5 uỷ ban kinh tế ASEAN đã bị
giải tán và SEOM được giao nhiệm vụ theo dõi tất cả các hoạt động trong hợp tác kinh tế ASEAN .
SEOM họp thường kỳ và báo cáo trực tiếp cho AEM.
11. Ủy ban các quan chức cao cấp khác: Ngoài ra có các cuộc họp các quan chức cao cấp về
môi trường,ma tuý cũng như của các uỷ ban chuyên ngành ASEAN như phát triển xã hội, khoa học
và công nghệ, các vấn đề công chức, văn hoá và thông tin. Các cuộc họp này báo cáo cho ASC và
Hội nghị các Bộ trưởng liên quan.
12. Ủy ban tư vấn chung (Joint Consultative Meeting-JCM): Cơ chế họp JCM bao gồm Tổng
thư ký ASEAN, SOM, SEOM, các Tổng giám đốc ASEAN. JCM được triệu tập khi cần thiết dưới
sự chủ toạ của Tổng thư ký ASEAN để thúc đẩy sự phối hợp giữa các quan chức liên ngành. Tổng
thư ký ASEAN sau đó thông báo kết quả trực tiếp cho AMM và AEM.
13. Ủy ban ASEAN với các bên đối thoại: ASEAN có 11 bên đối thoại: Úc, Canada, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc, New Zealand, UNDP, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. ASEAN cũng đối thoại theo
từng lĩnh vực với Pakistan.
(Trước khi có cuộc họp với các Bên đối thoại, các nước ASEAN tổ chức cuộc họp trù bị để phối hợp
có lập trường chung. Cuộc họp này do quan chức cao cấp của nước điều phối (Coordinating
Country) chủ trì và báo cáo cho ASC.)
Ngoài ra :
1. Ban thư ký ASEAN quốc gia: Mỗi nước thành viên ASEAN đều có Ban thư ký quốc gia
đặt trong bộ máy của Bộ Ngoại giao để tổ chức, thực hiện và theo dõi các hoạt động liên quan đến
ASEAN của nước mình. Ban thư ký quốc gia do một Tổng Vụ trưởng phụ trách
96
2. Ủy ban ASEAN ở các nước thứ ba: Nhằm mục đích tăng cường trao đổi và thúc đẩy mối
quan hệ giữa ASEAN với bên đối thoại đó và các tổ chức quốc tế ASEAN thành lập các uỷ ban tại
các nước đối thoại. Uỷ ban này gồm những người đứng đầu các cơ quan ngoại giao của các nước
ASEAN tại nước sở tại. Hiện có 10 Uỷ ban ASEAN tại: Bon
(Đức), Brussel (Bỉ), Canberra (Úc), Geneva(ThụySĩ), London (Anh), Ottawa (Canada), Paris (Pháp),
Seoul (Hàn Quốc), Washington, D.C., (Hoa Kỳ), Wellington (New Zealand).
3. Ban thư ký ASEAN: Ban thư ký ASEAN được thành lập theo Hiệp định ký tại Hội nghị Cấp cao
lần thứ hai Bali,1976 tăng cường phối hợp thực hiện các chính sách, chương trình và các hoạt động
giữa các bộ phận khác nhau trong ASEAN, phục vụ các hội nghị của ASEAN.
5.4.4. Một số khu vực mậu dịch tự do giữa Asean với các nước khác
a. Khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc ACFTA
- Nguyên nhân hình thành
+ Quan hệ mật thiết và lâu đời giữa các nước thuộc Asean với Trung Quốc
+ Vai trò của các bên trong nền kinh tế, chính trị thế giới: về GDP, thị trường tiêu thụ, kim ngạch
thương mại 2 chiều…
- Mục đích thành lập
+ Bảo đảm sự ổn định, thúc đẩy kinh tế 2 bên phát triển, cụ thể:
Một là, hoàn thành việc cắt giảm thuế quan và phi thuế quan trong vòng 10 năm, loại trừ hàng rào
thuế quan và phi thuế quan giữa hai bên.
Hai là, xây dựng một khuôn khổ chung, bao gồm một loạt biện pháp về nhất thể hoá thị trường. Ví
dụ như xúc tiến đầu tư, tiện lợi hóa thương mại, thương mại hài hoà cũng như nguyên tắc và tiêu
chuẩn đầu tư.
+ Nâng vị thế chính trị của 2 bên trên trường quốc tế
- Quá trình thành lập
Tháng 9-2000, tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 4 diễn ra tại Xin-ga-po, Thủ tướng
Trung Quốc Chu Dung Cơ đã nêu ra sáng kiến thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-
ASEAN, nhận được sự hoan nghênh và đồng thuận của các nước ASEAN.
Tháng 11-2001, tại Hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra tại Bru-nây, Trung Quốc và 10 nước thành
viên ASEAN tuyên bố sẽ xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN trong 10 năm tới.
Ngày 4-11-2002, Hội nghị cấp cao Trung Quốc-ASEAN lần thứ 6 diễn ra tại Thủ đô Phnompenh
của Cam-pu-chia. Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và các nhà Lãnh đạo của 10 nước ASEAN
đã ký kết "Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện Trung Quốc-ASEAN", tuyên bố sẽ hoàn thành
xây dựng Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN vào năm 2010, đối với Brunei, Indonesia,

97
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc, và vào 2015 đối với Campuchia, Lào,
Myanma và Việt Nam.
+ Hiệp định về thương mại hàng hóa và Thỏa thuận cơ chế giải quyết tranh chấp giữa ASEAN và
Trung Quốc ký tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn.
+ Hiệp định về thương mại hàng hóa bắt đầu có hiệu lực từ tháng 7 năm 2005.
+ Hiệp định thương mại dịch vụ được ký bên lề Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 10 ASEAN -Trung
Quốc vào tháng 1 năm 2007 tại Cebu, Phillippines và có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Ủy ban Đàm
phán thương mại ASEAN-Trung Quốc (AC-TNC) đã hoàn tất thương lượng về Hiệp định đầu tư
ASEAN-Trung Quốc vào tháng 11 năm 2008, và ký kết hiệp định này trong khuôn khổ Hội nghị các
bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 41 vào tháng 8 năm 2009 tại Bangkok, Thái Lan. Điều này đồng
nghĩa với việc các tiến trình đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về khu vực mậu dịch tự do đã
được hoàn tất theo như Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc
đặt ra.
- Nội dung hiệp định ACFTA (xem tại http://www.asean.org/asean/external-relations/china/)
- Cam kết, tiến trình của Việt Nam đối với hiệp định ACFTA
Cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
Nội dung cam kết cắt giảm thuế của Việt Nam trong khuôn khổ Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN-
Trung Quốc (ACFTA) được điều chỉnh bởi Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện ASEAN-
Trung Quốc được các nhà lãnh đạo Thượng đỉnh ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại
Campuchia (gọi tắt là Hiệp định Khung), Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc
được ký kết ngày 29/11/2004 tại Lào, và Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam-Trung Quốc ký ngày
18/7/2005 tại Trung Quốc. Theo đó, việc cắt giảm và tự do hóa thuế quan của Việt Nam trong
ACFTA được chia thành 3 danh mục hàng hoá: Thu hoạch sớm, thông thường và nhạy cảm, cụ thể
như sau:
Chương trình thu hoạch sớm (EHP): gồm hầu hết các mặt hàng nông sản và thuỷ sản từ Chương
1-8 của Biểu thuế nhập khẩu. Các mặt hàng hiện đã được thực hiện giảm thuế từ năm 2004 và xoá
bỏ thuế vào 2008 theo lộ trình sau:

98
Bảng 5.1. Lộ trình giảm thuế của Danh mục EHP
Mức thuế EHP qua các năm
Thuế suất MFN
2004 2005 2006 2007 2008
MFN ≥ 30% 20% 15% 10% 5% 0%
15≤ MFN < 30% 10% 10% 5% 5% 0%
MFN < 15% 5% 5% 0-5% 0-5% 0%
Nguồn: Hiệp định Khung ASEAN - Trung Quốc
Danh mục nhạy cảm (ST):
Đối với Việt Nam, Danh mục nhạy cảm của Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở cấp độ HS 6 số
(Phụ lục III của Biên bản ghi nhớ), chủ yếu là các sản phẩm như: trứng gia cầm, đường, thuốc lá,
động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu, sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử
điện lạnh, giấy, dệt may....Những mặt hàng thuộc Danh mục nhạy cảm không có lịch trình giảm thuế
cụ thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối cùng thực hiện, cụ thể
mô hình giảm thuế Danh mục nhạy cảm của Việt Nam như sau:
- Các mặt hàng nhạy cảm thường (SL): có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-5% vào
2020.
- Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL): bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có
thuế suất 50% vào 2018.
Danh mục thông thường (các mặt hàng phải cắt giảm và xoá bỏ thuế quan) của Việt Nam: gồm
90% số dòng thuế của biểu thuế nhập khẩu, đã thực hiện giảm thuế từ năm 2006. Lộ trình giảm thuế
của danh mục thông thường được thể hiện ở Bảng dưới đây.

99
Bảng 5.2. Lộ trình giảm thuế của Danh mục thông thường (ACFTA)
Mức thuế suất ACFTA
X = thuế suất
tại thời điểm không muộn hơn ngày 1/1
MFN tại thời
của năm
điểm 1/1/2003
2005 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
X > 60% 60 50 40 30 25 15 10 0
45%<X< 60% 40 35 35 30 25 15 10 0
35%<X< 45% 35 30 30 25 20 15 5 0
30%<X< 35% 30 25 25 20 17 10 5 0
25% <X< 30% 25 20 20 15 15 10 5 0
20% <X< 25% 20 20 15 15 15 10 0-5 0
15% < X < 20% 15 15 10 10 10 5 0-5 0
10% < X < 15% 10 10 10 10 8 5 0-5 0
7% < X < 10% 7 7 7 7 5 5 0-5 0
5% < X < 7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0
X < 5% Giữ nguyên 0
Nguồn: Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Trung Quốc
Ngoài việc giảm thuế theo lộ trình trên, Việt Nam cũng phải thực hiện một số cam kết bổ
sung sau:
- Phải giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong Danh mục Thông thường xuống 0-
5% không muộn hơn ngày 1/1/ 2009
- Phải xóa bỏ thuế quan của 45% dòng thuế trong Danh mục Thông thường không muộn hơn
ngày 1/1/2013.
- Phải xoá bỏ thuế quan của ít nhất 85% số dòng thuế vào năm 2015, số còn lại 5% số dòng
thuế - nhưng không được vượt quá 250 dòng thuế ở cấp độ HS 6 số sẽ được xoá bỏ thuế quan vào
năm 2018
- Theo Biên bản ghi nhớ giữa Việt Nam - Trung Quốc ký ngày 18/7/2005, một số mặt hàng
cụ thể (thuộc cả danh mục thông thường và danh mục nhạy cảm) có lộ trình giảm thuế nhanh hơn
quy định chung. Các mặt hàng thuộc danh mục nhạy cảm có mức thuế suất cam kết sớm hơn quy
định chung, chủ yếu gồm:

100
Mức thuế cam kết
Mặt hàng
% Năm
Ôtô tải loại tải trọng
30% 2012
lớn
Ôtô tải loại tải trọng
45% 2014
nhỏ
Xe máy 45% 2012
Phụ tùng xe máy 13% 2013
Sắt thép xây dựng 15% 2014
Điện tử-điện lạnh gia
10-15% 2012-2013
dụng
Xăng dầu 20% 2009
Các mặt hàng còn lại của Biểu thuế nhập khẩu là các mặt hàng loại trừ (không phải giảm thuế) phù
hợp với quy định của WTO.
Cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Các nước ASEAN và Trung Quốc hiện chưa kết thúc đàm phán về dịch vụ trong khuôn khô
ACFTA. Hiện các nước tham gia đang đàm phán gói 2 về dịch vụ. Cam kết của Việt Nam trong gói
1 tương đương với cam kết WTO.
b. Hợp tác Asean – Nhật Bản (AJCEP – ASEAN JaPan Comprehensive Economic
Partnership)
Hiệp định khung hợp tác kinh tế tòan diện giữa ASEAN và Nhật Bản đã được ký kết tại Bali,
Indonesia và ngày 8/10/2003. Sau đó AJCEP đã được ký kết 11 vòng đàm phán trong khỏang thời
gian 4 năm. Bộ trưởng các nước thành viên ASEAN và Nhật Bản hoàn thành việc ký kết hiệp định
AJCEP vào ngày 14/4/2008. Hiệp định AJCEP tòan diện trong phạm vi bao gốm các lĩnh vực như
thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và hợp tác kinh tế.
 Nội dung hợp tác
Về hợp tác về kinh tế:
Đầu năm 2002, hai bên đã ra Tuyên bố chung về quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật
Bản (AJCEP) với mục tiêu cung cấp thị trường rộng lớn hơn cho các nền kinh tế ASEAN và Nhật
Bản. Tháng 12-2003, hai bên đã ra “Tuyên bố Tokyo về quan hệ đối tác năng động và bền vững
ASEAN - Nhật Bản trong thế kỷ XXI”.

101
Hai bên chủ trương thúc đẩy hợp tác kinh tế, chính trị - an ninh, hợp tác song phương, đa phương
trong các tổ chức khu vực và quốc tế. ASEAN và Nhật Bản đã đề ra 7 chiến lược hành động chung,
bao gồm:
1. Đẩy mạnh AJCEP (AJCEP được ký vào ngày 14 – 04 – 2008. Để đưa nội dung văn kiện
AJCEP đi vào thực hiện, Nhật Bản đã ký hiệp định riêng rẽ với các nước thành viên Asean. Theo
tinh thần của hiệp định, trong vòng 10 năm các bên tham gia FTA sẽ cắt giảm 93% danh mục hàng
hóa nhập khẩu khi đưa hàng hóa vào nhau)
2. Hợp tác về tài chính, tiền tệ.
3. Củng cố nền tảng cho phát triển kinh tế và sự thịnh vượng.
4. Tăng cường hợp tác và quan hệ đối tác về chính trị và an ninh.
5. Tạo thuận lợi, thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân các nước và phát triển nguồnnhân lực.
6. Tăng cường hợp tác về văn hoá và các quan hệ công cộng, làm sâu sắc hơn hợptác Đông
Á.
7. Hợp tác để giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Về hợp tác về chính trị:
Trong các cuộc gặp gỡ cấp cao, hai bên đã trao đổi quan điểm, thảo luận về những vấn đề cùng quan
tâm. Trong Tuyên bố chung ở Hội nghị thượng đỉnh ASEAN- Nhật Bản lần thứ 10 (tháng 1-2007),
hai bên đã bày tỏ quan điểm kêu gọi CHDCND Triều Tiên dỡ bỏ vũ khí hạt nhân cũng như các
chương trình hạt nhân, thực hiện Nghịquyết 1695 và 1718 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về
vấn đề này.
Về hợp tác về an ninh:
Hai bên xúc tiến các hoạt động hợp tác trong vấn đề an ninh phi truyền thống.Tháng 10-2004, tại
Hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Nhật Bản, hai bên đã ký Tuyên bốchung về hợp tác chống chủ
nghĩa khủng bố. Đây là văn kiện hợp tác an ninh đầu tiên giữa hai bên.
Về hợp tác về văn hoá - xã hội:
Tại Hội nghị Xê-bu, Nhật Bản đưa ra sáng kiến “Giao lưu thanh niên trên quy mô lớn” được
thực hiện trong vòng 5 năm với dự kiến mỗi năm có 6000 thanh niên từ ASEAN tới thăm Nhật Bản
với tổng kinh phí lên tới 315 triệu USD. Nhật Bản còn đề xuất sáng kiến “Con tàu thanh niên Đông
Á” nhằm kỷ niệm 40 năm ngày thành lập ASEAN. Ngoài ra, ASEAN tiếp tục là ưu tiên trong các
hoạt động ODA của Nhật Bản.Để hỗ trợ cho tiến trình hội nhập ASEAN, chính phủ Nhật Bản đã
ủng hộ Quỹ Phát triển ASEAN 7,5 tỉ Yên (70 triệu USD) thông qua Quỹ phát triển ASEAN và các
quỹhợp tác ASEAN - Nhật Bản.

102
Ngoài ra, ASEAN tiếp tục là ưu tiên trong các hoạt động ODA của Nhật Bản.Để hỗ trợ cho tiến
trình hội nhập ASEAN, chính phủ Nhật Bản đã ủng hộ Quỹ Phát triển ASEAN 7,5 tỉ Yên (70 triệu
USD) thông qua Quỹ phát triển ASEAN và các quỹ hợp tác ASEAN - Nhật Bản.
- Các cam kết của Việt Nam trong hiệp định AJCEP
Danh mục cam kết
- Biểu cam kết của Việt Nam trong AJCEP bao gồm 9.390 dòng thuế (dựa trên AHTN 2007),
trong đó đưa vào lộ trình cắt giảm đối với 8.771 dòng. Số dòng còn lại là các dòng thuế CKD ô tô
(57 dòng) và các dòng thuế không cam kết cắt giảm (562 dòng), cụ thể:
- Danh mục xoá bỏ thuế quan: Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan đối với 62,2% số dòng
thuế trong vòng 10 năm, trong đó xoá bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 26,3%
dòng thuế và xoá bỏ thuế quan sau 10 năm thực hiện Hiệp định (năm 2018) đối với 33,8% dòng
thuế. Vào năm 2023 và 2024 (sau 15 năm và 16 năm thực hiện Hiệp định) cam kết xoá bỏ 25,7% và
0,7% số dòng thuế tương ứng.
- Như vậy, vào năm cuối lộ trình (năm 2025) số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan chiếm
88,6% số dòng thuế trong toàn Biểu cam kết.
- Danh mục nhạy cảm thường (SL) chiếm 0,6% số dòng thuế, được duy trì ở mức thuế suất cơ
sở và xuống 5% vào năm 2025.
- Danh mục nhạy cảm cao (HSL) chiếm 0,8% số dòng thuế, được duy trì mức thuế suất cao
(giảm xuống 50% vào năm 2023).
- Danh mục không xoá bỏ thuế quan, thuế suất duy trì ở mức thuế suất cơ sở trong cả lộ trình
(C) chiếm 3,3% số dòng thuế.
- Danh mục loại trừ chiếm 6,0% số dòng thuế.

103
Bảng 5.3. Thống kê danh mục cam kết của Việt Nam trong AJCEP
Tỷ lệ dòng Tỷ lệ kim
Phân loại
thuế (%) ngạch (%)
Trong vòng 10 năm 62,2 65,1
Danh mục
Trong vòng 15 năm 25,7 13,8
xóa bỏ thuế
Trong vòng 16 năm 0,7 0,3
quan
Tổng 88,6 79,2
Thuế giảm xuống 5% vào
0,6 2,1
năm 2025
Danh mục
Thuế giảm xuống 50% vào
nhạy cảm- 0,8 0,2
năm 2023
không xóa bỏ
X giữ nguyên mức thuế
thuế quan 3,3 5,3
suất cơ sở
Tổng 4,8 7,6
Danh mục
Không cam kết 6,0 13,3
loại trừ
Danh mục
Không cam kết 0,6 0,0
CKD ô tô
Tổng 100 100
- Danh mục phân loại trên được phân tích theo số liệu trong Biểu cam kết của Việt Nam dựa trên
AHTN 2007 và theo kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2008.
Mức thuế suất cam kết
- Lộ trình giảm thuế của Việt Nam trong Hiệp định AJCEP bắt đầu từ năm 2008 và kết thúc vào
năm 2025. Các mặt hàng được cắt giảm xuống 0% vào các thời điểm 2018, 2023 và 2024. Về diện
mặt hàng, các mặt hàng được xoá bỏ thuế quan chủ yếu là các mặt hàng công nghiệp.
- Nhìn vào bảng phân tán số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan theo ngành có thể thấy: vào
năm 2008 (ngay khi Hiệp định có hiệu lực) có khoảng 2.468 dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, trong
đó các mặt hàng công nghiệp chiếm đến khoảng 94,6%, còn lại là các mặt hàng nông. Sau 10 thực
hiện Hiệp định (năm 2018) sẽ có khoảng 5.846 số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan, trong đó các
mặt hàng công nghiệp chiếm khoảng 91,2%. Kết thúc lộ trình giảm thuế (năm 2025), tổng số dòng
thuế được xoá bỏ thuế quan sẽ lên đến 8.321 dòng, các mặt hàng công nghiệp chiếm 84,5% số dòng
thuế. Số dòng thuế được xoá bỏ thuế quan tập trung vào các ngành máy móc thiết bị điện, máy móc
cơ khi, hoá chất, kim loại, diệt may và sản phẩm nông nghiệp.

104
Bảng 5.4. Bảng lộ trình số dòng thuế xoá bỏ thuế quan theo ngành của Việt Nam theo Hiệp
định AJCEP
Ngành 2008 2018 2025
1. Nông nghiệp 127 505 1.129
2. Cá và sản phẩm cá 6 8 157
3. Dầu khí 0 1 9
4. Gỗ và sản phẩm gỗ 86 291 502
5. Dệt may 18 631 893
6. Da và cao su 23 153 238
7. Kim loại 273 640 845
8. Hoá chất 640 1.171 1.376
9. Thiết bị vận tải 85 186 235
10. Máy móc cơ khí 220 553 725
11. Máy và thiết bị điện 709 1.075 1.261
12. Khoáng sản 48 262 350
13. Hàng chế tạo khác 233 370 601
Tổng 2.468 5.846 8.321

- Thuế suất áp dụng cho từng giai đoạn trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ASEAN-Nhật
Bản (Biểu AJCEP) hầu hết được cắt giảm theo mô hình cắt giảm dần đều từ thuế suất cơ sở hoặc có
mô hình cắt giảm riêng đối với những dòng thuế thuộc danh mục nhạy cảm (áp dụng thuế suất cơ sở
trong cả lộ trình, giảm từ thuế suất cơ sở xuống 5%/50% vào năm 2025/2023…). Chính vì vậy, mức
thuế suất bình quân áp dụng cho cả Biểu AJCEP theo từng năm trong Lộ trình có chiều hướng giảm
dần.
c. Quan hệ Asean – Hàn Quốc
Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA – ASEAN- Korea FreeTrade Area)
Quan hệ ASEAN - Hàn Quốc được chính thức thiết lập vào năm 1989. Tháng7-1991, Hàn
Quốc chính thức trở thành đối tác đối thoại của ASEAN.
Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được ký bởi các lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 9 vào ngày 13/12/2005. Hiệp định khung này nhằm thiết lập Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN-Hàn Quốc trước 2008 (linh hoạt tới năm 2010) đối với Hàn Quốc, năm
2010 (linh hoạt tới năm 2012) đối với Brunei, Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore và Thái
Lan, năm 2016 đối với Việt Nam và năm 2018 đối với Campuchia, Lào và Myanma.

105
Hiệp định về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp dựa trên Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện
đã được ký bởi các Bộ trưởng kinh tế của ASEAN và Hàn Quốc tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-
Hàn Quốc lần thứ 9 vào tháng 12 năm 2005 tại Kuala Lumpur.
Hiệp định về Thương mại Hàng hóa dựa trên Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện đã được
ký bởi 9 quốc gia thành viên ASEAN và Hàn Quốc vào tháng 8 năm 2006 tại Kuala Lumpur. Thái
Lan đã ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định về Thương mại hàng hóa bên lề Hội nghị Thượng đỉnh
ASEAN lần thứ 14 được tổ chức vào tháng 2 năm 2009 tại Cha-am/Hua Hin, Thái Lan.
Hiệp định về Thương mại Dịch vụ giữa ASEAN và Hàn Quốc đã được ký bởi 9 quốc gia thành viên
ASEAN và Hàn Quốc bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc lần thứ 11 vào tháng 11
năm 2007 tại Singapore. Thái Lan đã ký Nghị định thư gia nhập Hiệp định về Thương mại Dịch vụ
bên lề Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào tháng 2 năm 2009 tại Cha-am/Hua Hin. Các
cuộc đàm phán xung quanh Hiệp định về Đầu tư được hoàn tất vào tháng 4 năm 2009 và ký kết
trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Hàn Quốc vào tháng 6 năm 2009 tại đảo Jeju.
ASEAN và Hàn Quốc đã ký Biên bản ghi nhớ thành lập Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc vào tháng 11
năm 2007 tại Singapore. Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN và Hàn Quốc đã thông qua
Biên bản ghi nhớ này và ủy thác các văn kiện thông qua cho Ban thư ký của ASEAN. Biên bản ghi
nhớ có hiệu lực từ ngày 3/12/2008. Trung tâm ASEAN-Hàn Quốc có trụ sở chính tại Seoul đóng vai
trò then chốt trong việc tăng cường kim ngạch thương mại, đẩy mạnh các dòng vốn đầu tư cũng như
hỗ trợ du lịch và giao lưu văn hóa giữa ASEAN và Hàn Quốc.
- Nội dung của Hiệp định và cam kết của Việt Nam
1. Cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Hàn Quốc được các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN – Hàn
Quốc ký từ 2005 nhưng do có nhiều vướng mắc nên Hiệp định được sửa đổi và ký lại đến lần thứ 3
vào tháng 8/2006. Trên cơ sở đó các nước thành viên cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan
từ năm 2007.
Khác với cam kết trong ASEAN-Trung Quốc, trong ASEAN-Hàn Quốc không có chương trình thu
hoạch sớm, tuy nhiên cam kết AKFTA cũng có nhưng đặc thù riêng.
Danh mục thông thường
Danh mục xoá bỏ thuế của Việt Nam gồm 8.909 mặt hàng (HS 10 số), chiếm khoảng 90% số dòng
thuế, được thực hiện giảm thuế từ năm 2007 và xoá bỏ thuế quan vào 2016, một số sẽ được linh hoạt
đến 2018. Lộ trình cắt giảm thuế AKFTA như sau:

106
Bảng 5.5. Lộ trình giảm thuế Danh mục thông thường AKFTA
X= thuế suất Thuế suất ưu đãi AKFTA, ở thời điểm
MFN tại thời không muộn hơn ngày 1/1 của năm
điểm 1/1/2005 2007 2008 2009 2011 2013 2015 2016
X ≥ 60% 50 40 30 20 15 10 0
40% ≤ X < 60% 40 35 25 20 15 10 0
35% ≤ X < 40% 30 30 20 15 10 0-5 0
30% ≤ X < 35% 30 25 20 15 10 0-5 0
25% ≤ X < 30% 25 20 20 10 7 0-5 0
20% ≤ X < 25% 20 15 15 10 7 0-5 0
15% ≤ X < 20% 15 15 10 7 5 0-5 0
10% ≤ X < 15% 10 10 8 5 0-5 0-5 0
7% ≤ X < 10% 7 7 7 5 0-5 0-5 0
5% ≤ X < 7% 5 5 5 5 0-5 0 0
X < 5% Giữ nguyên 0
Nguồn: Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN-Hàn Quốc
Cùng với lộ trình trên, Việt Nam còn phải thực hiện các cam kết bổ sung gồm:
- Ít nhất 50% mặt hàng trong danh mục thông thường cắt giảm xuống 0-5% vào ngày 01/01/2013.
- Xoá bỏ thuế nhập khẩu của ít nhất 90% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày
01/01/2015.
- Xoá bỏ thuế nhập khẩu của ít nhất 95% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày
01/01/2016.
- Xoá bỏ thuế nhập khẩu của 100% mặt hàng trong Danh mục thông thường vào ngày 01/01/2018.
Ngoài ra, Việt Nam cam kết cho phép 100 mặt hàng (theo cấp độ HS 6 số) có xuất xứ từ Khu công
nghiệp Khai thành (trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên) được hưởng ưu đãi AKFTA.
Danh mục nhạy cảm
Danh mục nhạy cảm gồm 2.137 mặt hàng chiếm 10% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu và 25%
giá trị thương mại (kim ngạch nhập khẩu năm 2005) từ Hàn Quốc, được chi tiết thành nhạy cảm
thường (SL) và nhạy cảm cao (HSL):
- Các mặt hàng nhạy cảm thường gồm 855 mặt hàng, giảm thuế xuống 20% vào năm 2017, và
xuống 5% vào 2021.
- Các mặt hàng nhạy cảm cao (HSL) gồm 1,282 mặt hàng. Danh mục nhạy cảm cao trong ASEAN –
Hàn Quốc được chi tiết tiếp thành 5 nhóm nhỏ với các cam kết đối với Việt Nam cụ thể như sau:

107
Bảng 5.6. Phân loại Danh mục nhạy cảm cao (HSL) trong AKFTA
Danh mục nhạy cảm cao (HSL) Mô hình giảm thuế
- Nhóm A: gồm 108 dòng thuế Giảm thuế xuống mức thuế suất 50% vào
2021
- Nhóm B: gồm 378 dòng thuế Giảm 20% mức thuế suất cơ sở vào 2021
- Nhóm C: Giảm 50% mức thuế suất cơ sở vào 2021
- Nhóm D: gồm 28 dòng thuế Nhóm các mặt hàng áp dụng hạn ngạch
thuế quan
- Nhóm E: gồm 768 dòng thuế Loại trừ (không phải giảm thuế) tối đa 40
dòng thuế (6 số)
Các mặt hàng còn lại của Biểu thuế nhập khẩu là các mặt hàng loại trừ chung phù hợp với quy định
của WTO (thuốc phiện, vũ khí, đạn dược…).
Cam kết trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Mặc dù các thành viên ASEAN và Hàn Quốc đã kết thúc đàm phán về hàng hoá nhưng đàm phán về
dịch vụ chưa tiến triển nhiều. Các nước mới chỉ dừng lại ở gói cam kết đầu tiên. Trong gói cam kết
này, Việt Nam chỉ đưa ra mức cam kết tương đương cam kết gia nhập WTO. Hiện chưa có tín hiệu
sẽ tiến hành đàm phán gói 2.
d. Quan hệ ASEAN – Úc – Niu Di lân
Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN- Úc-New Zealand (AANZFTA)
được ký kết ngày 27 tháng 2 năm 2009 tại Thái Lan và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2010. Hiệp định này thực hiện mục tiêu hội nhập 12 thị trường nhỏ thành một thị trường lớn với
khoảng 620 triệu dân và tổng GDP lên tới 2,75 nghìn tỷ đô la. Năm 2009, tổng giá trị thương mại
giữa 10 nước ASEAN và Úc, Niu-di- lân 49,2 tỷ đô la Mỹ, đưa Úc trở thành đối tác lớn thứ 7 và
Niu-di-lân trở thành đối tác của lớn thứ 11 của ASEAN xét về quan hệ thương mại. Bất chấp khủng
hoảng tài chính và việc sụt giảm các dòng đầu tư nước ngoài trên toàn cầu, tổng mức đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) từ Australia và New Zealand vào ASEAN vẫn tăng từ 10 tỷ đô la Mỹ năm 2008
lên 14,9 tỷ đô la Mỹ năm 2009. Hiện nay, Úc là nhà đầu tư lớn thứ 6 còn New Zealand là nhà đầu tư
lớn thứ 10 vào ASEAN.
Hiệp định AANZFTA có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương
mại và đầu tư giữa ASEAN và Úc, New Zealand vì đây là Hiệp định đa phương đầu tiên giữa
ASEAN với Úc (New Zealand đã có hiệp định đa phương với Bru-nây, Singapore và Chi-Lê trong
khuôn khổ Hiệp định P4 trước đây và Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương đang đàm
phán hiện nay). Đây là Hiệp định khu vực-khu vực đầu tiên của ASEAN và là Hiệp định thương mại
đầu tiên có Úc và Niu-di-lân cùng tham gia đàm phán. AANZFTA cũng là Hiệp định đầu tiên có
108
mức độ cam kết toàn diện mà ASEAN đàm phán và ký kết với một Đối tác ngoài khối. Hiệp định
bao gồm các cam kết về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, thương mại điện tử, di chuyển
thể nhân, đầu tư, hợp tác kinh tế, cơ chế giải quyết tranh chấp và các điều khoản cụ thể về thủ tục
hải quan, các biện pháp vệ sinh dịch tễ, tiêu chuẩn kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh.
Theo Hiệp định AANZFTA, ASEAN, Úc và New Zealand cam kết từng bước tự do hóa thuế
quan kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ ít nhất 90% thuế suất của tất cả các dòng thuế trong
khung thời gian cụ thể. Đối với thương mại dịch vụ, các bên thống nhất sẽ từng bước tự do hóa các
rào cản thương mại dịch vụ và cho phép nhà cung cấp dịch vụ tiếp cận thị trường thuận lợi hơn. Đặc
biệt, đây là Hiệp định đầu tiên ASEAN cam kết tạo thuận lợi cho việc di chuyển của các thể nhân
tham gia các hoạt động thương mại và đầu tư trong khu vực. Hiệp định này cũng đưa ra các quy
định tiến bộ như như đối xử trong đầu tư, đền bù cho người thiệt hại, chuyển giao lợi nhuận và vốn,
và chuyển giao quyền hoặc yêu cầu đầu tư. Một nội dung quan trọng mà ASEAN thống nhất được
với Úc và Niu-di-lân là tạo thuận lợi cho dòng luân chuyển hàng hóa thông qua việc áp dụng các
điều khoản cụ thể về quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, các biện pháp SPS, tiêu chuẩn kỹ thuật và
thủ tục đánh giá hợp chuẩn. Đây là cam kết rất có ý nghĩa vì Úc và New Zealand nằm trong số các
quốc gia có yêu cầu về SPS và tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ nhất trên thế giới.
Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định AANZFTA là cam kết cắt giảm thuế quan. Cụ thể,
các nước tham gia cam kết theo bốn nhóm bao gồm: (1) Úc, New Zealand; (2) ASEAN 6; (3) Việt
Nam và (4) CLM. Từng nước ASEAN và Úc, New Zealand đều đưa ra Biểu cam kết của mình, gồm
hai danh mục là danh mục cắt giảm thuế quan và danh mục nhạy cảm. Về phạm vi, tỉ lệ danh mục
cắt giảm thuế quan và danh mục nhạy cảm (NT/ST) là 90/10, trong 10% số dòng thuế thuộc danh
mục nhạy cảm thì 6% thuộc Lộ trình nhạy cảm (ST1) và 4% thuộc Lộ trình nhạy cảm cao (ST2).
Trong số 4% số dòng thuế thuộc ST2 có 1% được loại trừ khỏi nghĩa vụ cắt giảm/xoá bỏ thuế quan.
Trên thực tế, các nước Úc, New Zealand và ASEAN 6 đã cam kết số dòng thuế thuộc danh mục NT
lớn hơn mức 90% (96-98%).
Đối với Việt Nam, danh mục NT chiếm 90% số dòng thuế, trong đó 85% số dòng thuế sẽ xóa
bỏ thuế quan vào năm 2018 và 5% số dòng thuế còn lại sẽ xóa bỏ thuế quan vào năm 2020. Các mặt
hàng thuộc Lộ trình nhạy cảm thường (ST1) của Việt Nam sẽ được giảm thuế dần dần xuống mức
thuế suất cuối cùng 5% vào năm 2022, bao gồm hải sản, thịt cá đóng hộp, một số loại dược phẩm,
khí dầu mỏ, nhựa nguyên liệu, săm lốp, giấy, một số loại sắt thép, sản phẩm sắt thép, phụ tùng, động
cơ ôtô, xe máy, ôtô trọng tải lớn, xe chuyên dụng, xe máy phân khối lớn.
Các mặt hàng thuộc Lộ trình nhạy cảm cao (ST2) của Việt Nam sẽ được duy trì mức thuế suất
cao, bao gồm các mặt hàng là thịt gà, hoa quả (cam, quýt), rượu bia, thuốc lá điếu, đường, sắt thép,
ôtô chở người, xe tải dưới 10 tấn, tàu thuyền đánh bắt thuỷ sản.
109
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã cam kết xoá bỏ thuế quan vào năm 2016 cho một số sản phẩm mà
Úc và New Zealand đặc biệt quan tâm như thịt bò, thịt cừu, sữa nguyên liệu, sản phẩm sữa, gỗ ván
dăm.
- Cam kết của Việt Nam
Cam kết về thuế quan của Việt Nam trong AANZFTA như sau:
- Việt Nam cam kết xoá bỏ thuế quan 90% số dòng thuế của Biểu thuế nhập khẩu (Danh mục thông
thường), trong đó:
+ 54% số dòng thuế vào năm 2016;
+ 85% số dòng thuế vào năm 2018;
+ 90% số dòng thuế vào năm 2020.
2 Cam kết trong Thương mại dịch vụ
Về tổng thể, mức độ cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ ANZFTA tương đương với cam kết gia
nhập WTO. Tuy nhiên, chỉ riêng dịch vụ giáo dục là quan tâm lớn của Niu Di lân và Úc, Việt Nam
có một số nhân nhượng tự do hơn cam kết WTO, chủ yếu là mở rộng phạm vi các môn học mà nước
ngoài được phép dạy cho học sinh Việt Nam.
3. Cam kết trong Đầu tư
AANZFTA là một FTA trọn gói, tất cả các Chương được đàm phán và ký kết tại cùng một thời
điểm. Việc đàm phán FTA này đòi hỏi nỗ lực lớn và tổng thể của nhiều Bộ, ngành. Chương Đầu tư
là một nội dung quan trọng của FTA, liên quan chặt chẽ đến nhiều Chương khác của hiệp định như
Chương về Thương mại Dịch vụ, Chương về Các ngoại lệ, v..v….
Chương Đầu tư trong AANZFTA có quy mô thuộc loại lớn nhất trong các cam kết về đầu tư mà
Việt Nam đã ký kết, được thiết kế bao gồm cả nội dung tự do hoá và bảo hộ đầu tư. Tuy nhiên, do
những khác biệt về quan điểm giữa AANZ và ASEAN, một số nội dung tự do hoá của Chương này
chưa có hiệu lực tại thời điểm ký kết mà sẽ được tiếp tục đàm phán trong vòng 5 năm kể từ khi hiệp
định có hiệu lực. Mặc dù vậy, các cam kết khác của Chương này vẫn có độ chi tiết và mức cam kết
cao, đặt ra tiêu chuẩn mới về bảo hộ đầu tư trong ASEAN. Các Hiệp định đầu tư mà ASEAN đàm
phán sau khi đàm phán AANZFTA kết thúc, kể cả Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) đều
chịu ảnh hưởng sâu sắc của Chương Đầu tư trong AANZFTA. Do thời gian nghiên cứu hạn chế, báo
cáo này chỉ tóm tắt sơ lược một số nội dung chính của Chương này.
* Phạm vi áp dụng:
Chương Đầu tư áp dụng với các biện pháp một Bên ký kết duy trì hoặc ban hành đối với nhà đầu tư
của bất kỳ Bên ký kết nào khác, và khoản đầu tư được bảo hộ.
Chương Đầu tư không áp dụng đối với mua sắm chính phủ; trợ cấp; việc cung cấp dịch vụ công liên
quan đến thực thi quyền lực nhà nước; các biện pháp đã được điều chỉnh bởi Chương Dịch vụ. Tuy
110
nhiên, để đảm bảo các phạm vi bảo hộ đầu tư của Chương Đầu tư không hẹp hơn các hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết giữa các bên, một số điều khoản về bảo hộ đầu tư của
Chương Đầu tư sẽ được áp dụng chéo cho Mode 3 Dịch vụ hiện đang được điều chỉnh tại Chương
Dịch vụ, cụ thể là: Đối xử với đầu tư, Tước quyền sở hữu, Đền bù thiệt hại, Chuyển tiền ra nước
ngoài, Thế quyền, Giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư.
* Các nghĩa vụ cơ bản:
Về đối xử quốc gia (NT), các bên đồng ý dành cho nhà đầu tư của các bên ký kết khác sự đối xử
không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho nhà đầu tư của nước mình. Tuy nhiên, các bên có
quyền duy trì hoặc ban hành các biện pháp ngoại lệ không phù hợp với nghĩa vụ này. Nghĩa vụ về
NT chưa có hiệu lực vào thời điểm Hiệp định FTA có hiệu lực, mà chỉ áp dụng vào thời điểm do các
bên sẽ thoả thuận sau này.
Về đối xử tối huệ quốc (MFN), hiện tại nội dung Chương Đầu tư không quy định cụ thể nghĩa vụ
này. Các bên đồng ý sẽ thảo luận cụ thể về cơ chế áp dụng nghĩa vụ MFN trong vòng 5 năm kể từ
khi Hiệp định có hiệu lực.
Về danh mục ngoại lệ, các bên đồng ý xây dựng danh mục ngoại lệ đối với các nghĩa vụ NT và
MFN nêu trên theo phương pháp chọn bỏ (negative listing approach). Việc xây dựng danh mục
ngoại lệ cũng sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Về cấm các yêu cầu hoạt động, các bên khẳng định lại nghĩa vụ của mình theo Hiệp định về các biện
pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIM) của WTO và không có cam kết vượt quá TRIM.
Về đối xử với đầu tư, điều khoản này có nội dung không vượt quá điều khoản tương tự trong các
hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký kết với nghĩa vụ chính là dành sự đối xử công bằng
và bình đằng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các nhà đầu tư. Ngoài ra, điều khoản này còn có quy
định làm rõ phạm vi đối xử công bằng và bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ, hạn chế các trường
hợp trọng tài quốc tế giải thích nghĩa vụ này theo hướng quá bất lợi cho nước chủ nhà.
Về tước quyền sở hữu: các bên cam kết không tước quyền sở hữu của nhà đầu tư trừ trường hợp vì
lợi ích công cộng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, phù hợp với thủ tục pháp luật và có đền bù
thoả đáng.
Về bồi thường thiệt hại: trong trường hợp nhà đầu tư bị thiệt hại do xung đột vũ trang hoặc tình
trạng khẩn cấp thì nếu nước chủ nhà bồi thường cho nhà đầu tư của nước mình hoặc một nước thứ
ba khác, nước chủ nhà sẽ bồi thường cho nhà đầu tư của bên ký kết khác trên cơ sở NT và MFN.
Về chuyển tiền: các bên cam kết cho phép nhà đầu tư được tự do chuyển ra nước ngoài vốn, lợi
nhuận và thu nhập hợp pháp khác từ hoạt động đầu tư, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà
nước.

111
Về thế quyền: điều khoản này cho phép một bên ký kết thay mặt nhà đầu tư của nước mình thực
hiện các quyền khiếu nại đối với nước chủ nhà nếu bên ký kết đó đã bồi thường cho nhà đầu tư theo
một thoả thuận về bảo đảm đầu tư.
Về từ chối lợi ích: điều khoản này cho phép nước chủ nhà từ chối không dành lợi ích của Chương
này cho nhà đầu tư là pháp nhân được sở hữu, kiểm soát bởi nhà đầu tư của chính nước chủ nhà
hoặc của một nước không phải là thành viên của Hiệp định FTA, nếu pháp nhân đó không có hoạt
động kinh doanh chủ yếu trên lãnh thổ của bên ký kết khác.
Về thủ tục đặc biệt: điều khoản này cho phép các bên có quyền duy trì các thủ tục đặc biệt liên quan
đến cấp phép đầu tư nhưng chỉ áp dụng cho đầu tư nước ngoài.
Về minh bạch hoá: điều khoản này quy định các Bên ký kết, trong chừng mực có thể theo quy định
của pháp luật nước đó, cho phép nhà đầu tư có quyền trình bày ý kiến khi cơ quan nhà nước ra quyết
định, và nếu có thể, thiết lập toà án hoặc cơ quan tư pháp độc lập để giải quyết khiếu nại liên quan
đến đầu tư.
Về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư: Chương Đầu tư đưa ra các điều khoản khá
chi tiết về giải quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, nhưng về cơ bản tương tự các cơ chế
giải quyết tranh chấp ta đã cam kết trong các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư như cơ chế
ICSID, UNCITRAL, cơ chế giải quyết tranh chấp trong hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Như vậy, với những điều khoản có hiệu lực vào thời điểm Hiệp định Thương mại Tự do AANZ có
hiệu lực thì nội dung của Chương Đầu tư chỉ bao gồm các nghĩa vụ bảo hộ đầu tư, tương tự và
không vượt quá pháp luật hiện hành của Việt Nam và các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
mà ta đã ký kết.
* Về đối xử đặc biệt và khác biệt (S&D) cho các nước thành viên mới của ASEAN (CLMV):
Các bên khẳng định sự cần thiết phải dành S&D cho các nước CLMV thông qua hỗ trợ kỹ
thuật, cung cấp thông tin cho nhà đầu tư của CLMV, các cam kết cụ thể về mở cửa thị trường trong
các lĩnh vực mà CLMV quan tâm, và cho phép CLMV đưa ra các cam kết phù hợp với trình độ phát
triển của nước mình.
* Tiểu ban về đầu tư:
Các bên nhất trí thành lập Tiểu ban về Đầu tư, tiểu ban này sẽ bắt đầu làm việc trong vòng 1 năm
kể từ khi hiệp định FTA có hiệu lực để giám sát việc thực hiện Chương Đầu tư và tiến hành thảo
luận các vấn đề được gác lại như nêu tại phần 2 ở trên
4. Cam kết trong lĩnh vực lao động
Ngoài cam kết chung gia nhập WTO, Việt nam và New Zealand đã thoả thuận thực hiện 2 chương
trình trao đổi lao động:
112
a) Chương trình làm việc theo kỳ nghỉ (working holiday schemes), theo đó mỗi bên sẽ tiếp nhận 100
công dân mỗi nước đáp ứng các yêu cầu của bên kia. Đối với người Việt nam cần đáp ứng:
- Có bằng đại học học với thời gian học ít nhất 3 năm;
- Có trình độ tiếng Anh ở mức có thể làm việc được;
- Ký quỹ 4.200 Đô la NZ
b) Chương trình làm việc tạm thời (temporary employment entry) với thời hạn 3 năm, theo đó NZ sẽ
tiếp nhận:
- 100 đầu bếp, kể cả thợ làm bánh có trình độ tay nghề tương đương ANZSCO skill level 3 và được
chủ sử dụng lao động ở NZ tuyển dụng;
- 100 chuyên gia thuộc các ngành nghề khác có trình độ tương đương ANZSCO skill level 1, mức 7
của APEC và đăng ký tại NZ nếu có yêu cầu
e. Quan hệ ASEAN – Ấn Độ
ASEAN và Ấn Độ đã ký kết Hiệp định về Thương mại hàng hóa (TIG) tại Bangkok ngày 13/8/2009
sau sáu năm đàm phán. Việc ký kết thỏa thuận này đã mở đường cho việc thành lập một trong
những khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới – một thị trường với gần 1,8 tỷ dân với Tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) đạt 2,75 nghìn tỷ USD. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Ấn Độ sẽ xóa bỏ
cam kết thuế quan cho trên 90% các mặt hàng được buôn bán giữa hai khu vực, bao gồm cả những
“mặt hàng đặc biệt” như dầu cọ (thô và tinh chế), cà phê, trà đen và hạt tiêu. Thuế quan đối với trên
4000 dòng sản phẩm sẽ được dỡ bỏ trong thời hạn sớm nhất là 2016. Hiệp định về thương mại hàng
hóa giữa ASEAN và Ấn Độ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 với điều kiện Ấn Độ và ít nhất một
nước thành viên ASEAN thông báo hoàn thành quá trình thông qua hiệp định này trong nước.
- Cam kết của Việt Nam
1. Cam kết trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ đã được ký kết ngày 8/10/2003 tại
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Ấn Độ ở Bali, Indonesia để thiết lập nên Khu vực Mậu dịch Tự do
(AIFTA) vào năm 2011 với các nước ASEAN5 (Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái
Lan) và Ấn Độ, năm 2016 đối với Lào, Campuchia, Myanmar, Philipin và Việt Nam. Hiệp định
Khung cũng quy định việc thực hiện một Chương trình thu hoạch sớm (EHP) với lộ trình tự do
thương mại bắt đầu từ 1/11/2004 đến 30/10/2007 đối với ASEAN6 và Ấn độ, đến 30/10/2010 đối
với CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam). Do những bất đồng trong đàm phán về qui
tắc xuất xứ hàng hóa và tiến trình đàm phán thương mại hàng hoá đã bị chậm lại so với quy định của
Hiệp định Khung nên Chương trình Thu hoạch sớm đã bị huỷ bỏ vào năm 2005. Sau đó, quá trình
đàm phán AIFTA đã lại tiếp tục bị gián đoạn thêm một số lần nữa do sự bất đồng quá lớn giữa quan
điểm của hai bên về cách tiếp cận đàm phán. Phải sau gần 5 năm, Hiệp định Thương mại hàng hoá
113
ASEAN-Ấn Độ về cơ bản mới kết thúc đàm phán để hướng tới ký kết nhân dịp Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào tháng 12/2008 tại Thái Lan. Do thời gian tổ chức Hội nghị bị hoãn,
đồng thời vào những phút chót thì Ấn Độ lại đưa ra đề xuất mới về thời điểm bắt đầu thực hiện cắt
giảm thuế nên cho đến thời điểm này thì Hiệp định vẫn chưa được ký kết. Tuy nhiên, mô hình giảm
thuế về cơ bản đã được đàm phán thống nhất, theo đó, toàn bộ biểu thuế của các nước sẽ được chia
thành hai loại danh mục hàng hoá, cụ thể:
Các mặt hàng xoá bỏ thuế
Các mặt hàng xoá bỏ thuế trong Danh mục thông thường gồm 80% số dòng thuế cấp độ HS 6 số của
Biểu thuế nhập khẩu, trong đó 71% số dòng thuế đạt mức 0% vào 2018 và 9% số dòng thuế đạt mức
0% vào 2021.
Các mặt hàng nhạy cảm:
Danh mục nhạy cảm gồm 20% số dòng thuế ở cấp độ HS 6 số còn lại của Biểu thuế nhập khẩu được
chia thành các nhóm:
- Danh mục nhạy cảm thường (SL) gồm 310 dòng HS 6 số, sẽ được cắt giảm dần xuống mức 5%
vào 2021. Sau đó 4% số dòng thuế của số này sẽ được xoá bỏ thuế quan vào năm 2024.
- Danh mục nhạy cảm cao (HSL) gồm 244 dòng HS 6 số, thời điểm hoàn thành cắt giảm là 2024 và
được chia thành 3 nhóm cắt giảm:
(i) Nhóm cắt giảm xuống mức 50% gồm 14 dòng HS 6 số;
(ii) Nhóm cắt giảm 50% mức thuế suất gồm 93 dòng HS 6 số;
(iii) Nhóm cắt giảm 25% mức thuế suất gồm 137 dòng HS 6 số.
- Danh mục loại trừ hoàn toàn (không phải cam kết cắt giảm thuế, viết tắt là EL) gồm 485 dòng thuế
HS 6 số, chiếm khoảng gần 10% số dòng thuế.

5.4.5. Cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC


AEC là tên viết tắt của cum từ ASEAN Economic Community – Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Lịch sử hình thành:
- Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã
định hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN;
- Ý tưởng được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong
Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng
đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính
trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN –
AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC);

114
- Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nước ASEAN đã quyết định rút
ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015.
- Ngày 31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN chính thức có hiệu lực.
Mục tiêu
Bốn mục tiêu, cũng là bốn yếu tố cấu thành AEC, bao gồm:
1. Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua: Tự do lưu
chuyển hàng hoá; Tự do lưu chuyển dịch vụ; Tự do lưu chuyển đầu tư; Tự do lưu chuyển vốn và
Tự do lưu chuyển lao động có tay nghề;
2. Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh
tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và
thương mại điện tử;
3. Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa
và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong
ASEAN;
4. Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm
phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).
Bản chất AEC
- Mặc dù được gọi với cái tên “Cộng đồng kinh tế”, AEC thực chất chưa thể được coi là một
cộng đồng kinh tế gắn kết như Cộng đồng Kinh tế châu Âu bởi AEC không có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ và những cam kết ràng buộc với lộ trình thực hiện cụ thể.
AEC thực chất là đích hướng tới của các nước ASEAN thông qua việc hiện thực hóa dần dần 04
mục tiêu kể trên (trong đó chỉ mục tiêu 01 là được thực hiện tương đối toàn diện và đầy đủ thông
qua các hiệp định và thỏa thuận ràng buộc, các mục tiêu còn lại mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng lộ
trình và thực hiện một số sáng kiến khu vực).
- AEC là một tiến trình hội nhập kinh tế khu vực chứ không phải là một Thỏa thuận hay
Hiệp định với các cam kết ràng buộc thực chất. Tham gia vào các mục tiêu của AEC là hàng loạt các
Hiệp định, Thỏa thuận, Tuyên bố… giữa các nước ASEAN có liên quan tới các mục tiêu này.
Những văn bản này có thể bao gồm những cam kết có tính ràng buộc thực thi, cũng có những văn
bản mang tính tuyên bố, mục tiêu hướng tới không bắt buộc của các nước ASEAN.
- Việc hiện thực hóa AEC đã được triển khai trong cả quá trình dài trước đây (thông qua việc
thực hiện các cam kết tại các Hiệp định cụ thể về thương mại đã ký kết giữa các nước ASEAN) và
sẽ được tiếp tục thực hiện trong thời gian tới (tiếp tục thực hiện theo lộ trình các Hiệp định, Thỏa
thuận đã có và các vấn đề mới, nếu có).
Thực thi từ phía Chính phủ
115
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, trong các đợt rà soát hàng năm về lộ trình tổng thể cho việc
thành lập AEC, Việt Nam thường đạt được kết quả rà soát là đã hoàn thành được 85-90% khối
lượng công việc, tỷ lệ này là cao so với các nước trong khu vực. Trong kỳ rà soát tháng 10/2014,
Việt Nam và Singapore đạt tỷ lệ hoàn thành 90% các biện pháp, trong khi bình quân chung của các
nước ASEAN là 82,1%11.
5.5. Tổ chức thương mại thế giới – WTO
5.5.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của WTO
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) - tiền thân của tổ chức thương mại quốc
tế (WTO)
- Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai vẫn còn chưa kết thúc, các nước đã nghĩ đến việc thiết lập
các định chế chung về kinh tế để hỗ trợ công cuộc tái thiết sau chiến tranh.
- Hội nghị Bretton Woods triệu tập ở bang New Hampshire (Hoa Kỳ) năm 1944 nhằm mục
đích này. Kết quả của Hội nghị Bretton Woods là sự ra đời của 2 tổ chức tài chính: Ngân hàng Tái
thiết và Phát triển Quốc tế (nay gọi là Ngân hàng Thế giới - WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Một tổ chức chung về thương mại cũng được đề xuất thành lập với tên gọi Tổ chức Thương mại
Quốc tế (ITO).
- Phạm vi đề ra cho ITO là khá lớn, bao trùm lên cả các vấn đề việc làm, đầu tư, cạnh tranh,
dịch vụ, vì thế việc đàm phán Hiến chương (hiểu cách khác là Điều lệ) của ITO diễn ra khá lâu.
- Trong khi đó, vì mong muốn sớm cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh công cuộc tái thiết sau
chiến tranh, năm 1946, một nhóm 23 nước đã đàm phán riêng rẽ và đạt được một số ưu đãi thuế
quan nhất định. Để ràng buộc những ưu đãi đã đạt được, nhóm 23 nước này quyết định lấy một phần
về chính sách thương mại trong dự thảo Hiến chương ITO, biến nó thành Hiệp định chung về Thuế
quan và Thương mại (GATT), 22 nước ký kết vào tháng 10/1947
- GATT có hiệu lực từ 1/1/1948 như một thoả thuận tạm thời trong khi chờ ITO được thành
lập. Nhưng ITO không ra đời: mặc dù Hiến chương ITO đã được thông qua tại Havana (Cuba) tháng
3/1948, nhưng việc Quốc hội Hoa Kỳ trì hoãn không phê chuẩn Hiến chương làm cho các nước
khác cũng không phê chuẩn, dẫn đến ITO không trở thành hiện thực. Do vậy, GATT trở thành cơ
cấu đa phương duy nhất điều chỉnh thương mại quốc tế cho đến khi WTO ra đời.
- Có thể nói, trong 48 năm tồn tại của mình, GATT đã có những đóng góp to lớn vào việc thúc
đẩy và đảm bảo thuận lợi hoá và tự do hoá thương mại thế giới. Số lượng các bên tham gia cũng
tăng nhanh.
- Cho tới trước khi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập vào ngày 1/1/1995,
GATT đã có 124 bên ký kết và đang tiếp nhận 25 đơn xin gia nhập. Nội dung của GATT ngày một

11
http://www.trungtamwto.vn/cachiepdinhkhac/tom-luoc-cong-dong-kinh-te-asean-aec
116
bao trùm và quy mô ngày một lớn: bắt đầu từ việc giảm thuế quan cho tới các biện pháp phi thuế,
dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, và tìm kiếm một cơ chế quốc tế giải quyết các tranh chấp thương mại
giữa các quốc gia. Từ mức thuế trung bình 40% của năm 1948, đến năm 1995, mức thuế trung bình
của các nước phát triển chỉ còn khoảng 4% và thuế quan trung bình của các nước đang phát triển
còn khoảng 15%.
Sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
- Các nước tham gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, kí kết thêm nhiều thỏa ước thương
mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc vào năm 1994 với sự thành
lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT.
- WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) - tổ chức
quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Đây là tổ chức
Thương mại lớn nhất toàn cầu, chiếm hơn 90% thương mại thế giới.
- Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết.
- WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiết thương mại quốc tế
của tổ chức tiền thân, GATT.
- Ngay từ khi thành lập (năm 1995), WTO đã có 130 thành viên (nước và vùng lãnh thổ).
Những nước nhỏ như Cu-ba, Mi-an-ma và các nước đang phát triển như Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-
líp-pin và In-đô-nê-xi-a cũng đón cơ hội và tham gia ngay từ đầu. Từ đó đến nay, WTO đã kết nạp
thêm 18 thành viên mới, đưa tổng số thành viên lên 148, trong đó 2/3 là các nước đang và chậm phát
triển. Ngoài thành viên chính thức, hiện nay có 25 nước đang trong quá trình đàm phán gia nhập tổ
chức này như Liên bang Nga, U-crai-na, Lào, Việt Nam... Hiện nay, WTO chiếm tới trên 90%
thương mại toàn cầu và hoạt động độc lập với Liên hợp quốc. Liên hợp quốc có 189 nước thành viên
thì có trên 140 là thành viên của WTO.
- Ngày 13 tháng 5 năm 2005, ông Pascal Lamy được bầu làm Tổng giám đốc thay cho
ông Supachai Panitchpakdi, người Thái Lan, kể từ 1 tháng 9 năm 2005.
*** Thủ tục gia nhập WTO
Bất kỳ một quốc gia hay lãnh thổ nào có đủ quyền tự quản trong các chính sách thương mại đều có
thể gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng nhất thiết phải được sự chấp thuận của
đại đa số các nước thành viên tổ chức này.
- Quá trình gia nhập WTO thường bao gồm 4 bước cơ bản:
Giới thiệu về mình. Chính phủ của quốc gia hay lãnh thổ nào muốn nộp đơn gia nhập WTO phải
miêu tả tất cả các khía cạnh cụ thể của những chính sách kinh tế, thương mại của mình (thường
được gọi là minh bạch hoá chính sách). Sau đó đệ trình lên WTO dưới dạng một bản chào và sẽ
được ban công tác WTO kiểm tra lại.
117
Chỉ ra những gì mình có. Sau khi đệ trình bản chào lên WTO, quốc gia hay lãnh thổ muốn gia
nhập tổ chức này sẽ phải đàm phán song phương với từng quốc gia thành viên. Phải đàm phán song
phương bởi các nước hay lãnh thổ khác nhau sẽ có những lợi ích thương mại khác nhau. Những
cuộc đàm phán này sẽ bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ thuế quan, thâm nhập thị trường đến các chính
sách cụ thể về hàng hoá và dịch vụ... Dù là đàm phán song phương, những cam kết của thành viên
mới cũng phải phù hợp với tất cả các nước thành viên khác theo nguyên tắc không phân biệt đối xử.
Mặt khác, những cuộc đàm phán cũng quyết định các lợi ích (chẳng hạn như những cơ hội về xuất,
nhập khẩu) mà các nước thành viên cũ mong đợi thành viên trong tương lai mang lại. Vì thế, những
cuộc đàm phán có thể sẽ rất căng thẳng và phức tạp.
Định ra một thời điểm thực hiện các cam kết gia nhập. Sau khi quốc gia hay lãnh thổ hoàn thành
hai bước trên, ban công tác WTO sẽ quyết định thời hạn gia nhập của họ và cho ghi trên một văn
bản có tên là "Hiệp ước thành viên sơ bộ" (còn gọi là "Nghị định thư về quá trình gia nhập"). Đồng
thời đưa ra danh sách (và cả thời hạn thực hiện) những cam kết khi trở thành thành viên WTO của
quốc gia, lãnh thổ này.
Quyết định. Trong bước cuối cùng này, quốc gia hay lãnh thổ muốn gia nhập WTO phải đệ trình
Nghị định thư về quá trình gia nhập cũng như danh sách các cam kết lên Hội nghị Bộ trưởng hoặc
Đại hội đồng WTO. Nếu 2/3 thành viên của tổ chức này bỏ phiếu chấp thuận, quốc gia, lãnh thổ đó
sẽ được phép ký vào bản Nghị định thư và trở thành thành viên của WTO.
5.5.2. Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO
Mục tiêu hoạt động của WTO
WTO với tư cách là một tổ chức thương mại của tất cả các nước trên thế giới, thực hiện những mục
tiêu đã được nêu trong Lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947 là nâng cao mức sống của nhân dân
các thành viên, đảm bảo việm làm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại, sử dụng có hiệu quả
nhất các nguồn lực của thế giới.
Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau:
 Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn
định, bền vững và bảo vệ môi trường;
 Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại
giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các
nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương
mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
 Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các
118
quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
Chức năng của WTO
WTO thực hiện 5 chức năng sau:
 Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương và nhiều
bên; giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kỹ thuật cho các nước thành viên thực hiện các nghĩa vụ
thương mại quốc tế của họ
 Là khuôn khổ thể chế để tiến hành các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ
WTO, theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng WTO.
 Là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc thực hiện và giải
thiứch Hiệp định WTO và các hiệp định thuơng mại đa phương và nhiều bên.
 Là cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại của các nước thành viên, bảo đảm thực hiện mục
tiêu thúc đẩy tự do hoá thương mại và tuân thủ các quy định của WTO, Hiệp định thành lập WTO
(phụ lục 3) đã quy định một cơ chế kiểm điểm chính sách thương mại áp dụng chung đối với tất cả
các thành viên.
 Thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân
hàng Thế giới trong viêc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển
tương lai của kinh tế toàn cầu.
Vai trò của WTO đối với thương mại toàn cầu
- Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại (hàng rào
cản thuế quan và phi thuế quan) để tiến tới tự do thương mại
- Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại
của mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các thành viên WTO; không được phân biệt
đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước ngoài - tất cả phải được
hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia - NT);
- Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các công ty, các nhà
đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào
cản phi quan thuế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách độc đoán; ngày càng có
nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO)
- Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính "không công
bằng" như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần)
- Khuyến khích cải cách và phát triển kinh tế: Các nước đang phát triển chiếm ¾ thành viên
của WTO. WTO có các qui định dành cho các nước này nhiều thời gian hơn, điều kiện linh hoạt hơn
và một số ưu đãi đặc biệt hơn để điều chỉnh nền kinh tế trong quá trình thực hiện các cam kết tự do

119
hoá của mình. Tuy nhiên, việc chiếu cố này không phải mặc nhiên, mà có được là trên cơ sở đàm
phán với các thành viên WTO.
- Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển
ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường.
- Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại
giữa các nước thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thương mại đa phương, phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của Công pháp quốc tế; bảo đảm cho các nước đang phát triển và đặc biệt là các
nước kém phát triển nhất được thụ hưởng thụ những lợi ích thực sự từ sự tăng trưởng của thương
mại quốc tế, phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của các nước này và khuyến khích các nước này
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.
- Nâng cao mức sống, tạo công ăn, việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các
quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng.
5.5.3. Cơ cấu tổ chức của WTO
***WTO có một cơ cấu gồm 3 cấp :
1. Các cơ quan lãnh đạo chính trị và có quyền ra quyết định (decision-making power) bao gồm Hội
nghị Bộ trưởng, Đại hội đồng WTO, Cơ quan giải quyết tranh chấp và cơ quan kiểm điểm chính
sách thương mại;
2. Các cơ quan thừa hành và giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương, bao gồm
Hội đồng GATT, Hội đồng GATS, và Hội đồng TRIPS;
3. Cuối cùng là Cơ quan thực hiện chức năng hành chính - thư ký là Tổng giám đốc và Ban thư ký
WTO.
** Trong đó:
 Hội nghị Bộ trưởng WTO: là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO họp ít nhất 2 năm một
lần, thành viên là đại diện cấp Bộ trưởng của tất cả các thành viên.
*Điều IV. 1 Hiệp định thành lập WTO quy định Hội nghị Bộ trưởng WTO thực hiện tất cả các chức
năng của WTO và có quyền quyết định mọi hành động cần thiết để thực hiện những chức năng đó.
Hội nghị Bộ trưởng WTO cũng có quyền quyết định về tất cả các vấn đề trong khuôn khổ bất kỳ
một hiệp định đa phương nào của WTO.
 Đại hội đồng WTO: trong thời gian giữa các khoá họp của Hội nghị Bộ trưởng WTO, các chức
năng của Hội nghị Bộ trưởng WTO do Đại hội đồng (General-Council) đảm nhiệm. Đại hội đồng
WTO hoạt động trên cơ sở thường trực tại trụ sở của WTO ở Geneva, Thuỵ sỹ.
- Thành viên của Đại hội đồng WTO là đại diện ở cấp đại sứ của chính phủ tất cả các thành
viên. Đa số các nước đang phát triển thường cử luôn Đại sứ, Trưởng đại diện bên cạnh Liên hợp
quốc tại Geneva làm Đại sứ tại WTO; các nước phát triển, đặc biệt là các cường quốc thương mại
120
hàng đầu như Mỹ, EU đều cử Đại sứ riêng về WTO tại Geneva. Các Uỷ ban báo cáo lên Đại hội
đồng WTO.
- Đại hội đồng có quyền thành lập các Uỷ ban giúp việc và báo cáo trực tiếp lên Đại hội đồng
là : Uỷ ban về thương mại và phát triển; Uỷ ban về các hạn chế cán cân thanh toán; Uỷ ban về ngân
sách, tài chính và quản trị; Uỷ ban về các hiệp định thương mại khu vực. Ba Uỷ ban đầu được thành
lập theo hiệp định về thành lập WTO, Uỷ ban cuối cùng được thành lập vào tháng 2-1996 theo quyết
định của Đại hội đồng WTO.
- Ngoài ra còn có hai Uỷ ban là "Uỷ ban về hàng không dân dụng" và "Uỷ ban về mua sắm
chính phủ" được thành lập theo quyết định của Vòng Tôkyô và có số thành viên hạn chế (chỉ những
nước ký kết các "bộ luật" có liên quan của Vòng Tôkyô mới được tham gia), vẫn tiếp tục hoạt động
trong khuôn khổ của WTO. Nhưng những Uỷ ban này không phải báo cáo (report) mà chỉ có nghĩa
vụ thông báo (notify) thường xuyên về hoạt động của họ lên Đại hội đồng WTO.
 Cơ quan giải quyết tranh chấp và Cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại:
*Điều IV. Hai hiệp định WTO quy định, ngoài các việc thực hiện các chức năng của Hội nghị Bộ
trưởng WTO trong thời gian giữa hai khoá họp. Đại hội đồng WTO còn thực hiện những chức năng
khác được trao trực tiếp theo các hiệp định thương mại đa phương, trong đó quan trọng nhất là chức
năng giải quyết tranh chấp và chức năng kiểm điểm chính sách thương mại. Chính vì vậy mà Đại
hội đồng WTO cũng đồng thời là "cơ quan giải quyết tranh chấp" (DSB-Dispute Settlement Body)
khi thực hiện các chức năng giải quyết tranh chấp và là "cơ quan kiểm điểm chính sách thương mại”
(TPRB-Trade Policy Review Body) khi thực hiện chức năng kiểm điểm chính sách thương mại.
 Các cơ quan thừa hành giám sát việc thực hiện các hiệp định thương mại đa phương
- WTO có 3 hội đồng (Council) được thành lập để giám sát việc thực thi 3 hiệp định thương
mại đa phương là: Hội đồng GATT, Hội đồng GATS và Hội đồng TRIPS.
- Tất cả các nước thành viên đều có quyền tham gia vào hoạt động của 3 hội đồng này. Ba hội
đồng nói trên báo cáo trực tiếp các công việc của mình lên Đại hội đồng WTO.
- Ngoài ra còn có các cơ quan được các Hội đồng của WTO thành lập với tư cách là cơ cấu
trực thuộc (subsidiary bodies) để giúp các hội đồng này trong việc thực hiện các chức năng kỹ thuật,
ví dụ như “Uỷ ban về thâm nhập thị trường”, “Uỷ ban về trợ giá nông nghiệp” và các "Nhóm công
tác" (Working group) được thành lập trên cơ sở tạm thời để giải quyết những vấn đề cụ thể, ví dụ
như các “Nhóm công tác về việc gia nhập WTO” của một số nước
 Tổng giám đốc và Ban thư ký WTO
- Khác với GATT 1974, WTO có một ban thư ký rất quy mô, bao gồm khoảng 500 viên chức
và nhân viên thuộc biên chế chính thức của WTO. Đứng đầu ban thư ký WTO là Tổng giám đốc
WTO. Tổng giám đốc WTO do Hội nghị Bộ trưởng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Ngoài vai trò
121
điều hành, Tổng giám đốc của WTO còn có một vai trò chính trị rất quan trọng trong hệ thống
thương mại đa phương. Chính vì vậy mà việc lựa chọn các ứng cử viên vào chức vụ này luôn là một
cuộc chạy đua ác liệt giữa các nhân vật chính trị quan trọng, cấp Bộ trưởng, Phó Thủ tướng hoặc
Tổng thống (Trong số các ứng cử viên vào chức vụ Tổng giám đốc đầu tiên của WTO có ông
Salinas, cựu Tổng thống Mêhicô).
- Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng giám đốc do Hội nghị Bộ trưởng quyết định. Biên chế
Ban thư ký WTO do Tổng giám đốc quyết định. Tổng giám đốc và thành viên Ban thư ký WTO có
quy chế tương tự như của viên chức các tổ chức quốc tế, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo các
quyết định và tôn chỉ của WTO. Họ được hưởng các quyền ưu đãi, miễn trừ tương tự như viên chức
của các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc.
- Cũng như những người tiền nhiệm trước kia trong GATT, Tổng giám đốc WTO có vai trò
hết sức quan trọng, dẫn dắt các vòng đàm phán thương mại đa biên và giải quyết tranh chấp ( Ông
Rugiero, Tổng giám đốc sắp mãn nhiệm của WTO đã đóng vai trò trung gian hoà giải rất tích cực và
có hiệu quả trong vụ tranh chấp giữa Mỹ và EU liên quan đến việc áp dụng các đạo luật Helms-
Burton và D’Amaton-Kennedy năm 1997).
- Vị trí đặc biệt của Tổng giám đốc WTO thể hiện một trong những nét đặc trưng trong ngoại
giao đa phương ngày nay khi trên thực tế các quan chức lãnh đạo cao cấp của các tổ chức quốc tế
ngày càng đóng vai trò "điều hành" (managing) nhiều hơn là "chấp hành" (executive).
5.5.4. Nội dung chính của các hiệp định WTO
Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại
quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức
Thương mại Thế giới được kí kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994. Bốn phụ lục
đó bao gồm các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết
tranh chấp, cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên, các thỏa thuận tự nguyện
của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. Các nước
muốn trở thành thành viên của WTO phải kí kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại
trừ các thỏa thuận tự nguyện.
 Một số hiệp định của WTO:
Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại 1994 (GATT 1994)
Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS)
Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS)
Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến Thương mại (TRIMS)
Hiệp định về Nông nghiệp (AoA)
Hiệp định về Hàng Dệt may (ATC)
122
Hiệp định về Chống bán Phá giá
Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp chống Trợ cấp
Hiệp định về Tự vệ
Hiệp định về Thủ tục Cấp phép Nhập khẩu
Hiệp định về các Biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịch (SPS)
Hiệp định về các Rào cản Kỹ thuật đối với Thương mại (TBT)
Hiệp định về Định giá Hải quan
Hiệp định về Kiểm định Hàng trước khi Vận chuyển
Hiệp định về Xuất xứ Hàng hóa (ROO)
Thỏa thuận về Cơ chế Giải quyết Tranh chấp.
5.5.5. Gia nhập WTO của Việt Nam
a. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam
1994: Việt Nam được chấp nhận làm quan sát viên của GATT
Tháng 12/1994 Đại sứ VN tại LHQ đã nộp đơn tới tổng giám đốc của WTO xin gia nhập WTO.
1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO lần nữa. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt
Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO (riêng từ 1998–2004,
Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc)
8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại”
1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA)
1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách
thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của
WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang
giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường.
7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ
12-2001: BTA có hiệu lực
4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên
về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương.
2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan
trọng:
10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất
5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu
đàm phán song phương.

123
26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua
toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-
1998 đến tháng 10-2006.
7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp
Việt Nam vào WTO.
Ngày 1-1-2007: VN chính thức trở thành thành viên của WTO
b. Một số cam kết của Việt Nam gia nhập WTO
- Cam kết về mặt hàng dệt may
- Cam kết về trợ cấp phi nông nghiệp
- Cam kết về trợ cấp nông nghiệp
- Cam kết về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa
- Cam kết về doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thương mại nhà nước
- Cam kết về thuế xuất nhập khẩu
- Cam kết về các biện pháp hạn chế nhập khẩu
- Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ Việt Nam
- Cam kết về sở hữu trí tuệ
- Cam kết về minh bạch cơ chế chính sách thương mại
- Cam kết về mở cửa thị trường đầu tư
- Ngoài ra còn các cam kết khác, và Việt Nam chấp nhận bị coi là nền kinh tế phi thị trường trong
vòng 12 năm kể từ ngày gia nhập nhưng không muộn hơn 31/12/2018.
5.6. Liên minh Châu Âu – EU
5.6.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của EU
+18/4/1951 tại Paris, hiệp định thành lập cộng đồng than thép Châu Âu (European Coal and Steel
Community – ECSC) đã được kí kết. Đây là tổ chức tiền thân của EU sau này, bao gồm 6 nước
thành viên: Bỉ, Cộng hòa Liên bang Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Luxemburg.
+ 25/3/1957, sáu nước này kí hiệp ước Roma, thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu
và Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC).
+ 1/7/1967, ba tổ chức trên được hợp nhất thành Cộng đồng Châu Âu (EC).
+7/12/1991, các nước thành viên EC kí hiệp ước Maxtrich ( Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1/1/1993,
đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU).
+ Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu đầu tiên.
+ 1/1/1999, đồng tiền chung Châu Âu – EURO đã được phát hành, và 1/1/2002 chính thức được sử
dụng ở nhiều nước EU.
Kể từ khi mới thành lập đến nay EU đã có 28 nước thành viên.
124
5.6.2. Mục tiêu hoạt động của EU
Mục tiêu chính của EU là:
- Thúc đẩy hợp tác, tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên
- Hợp tác chính trị, văn hóa, xã hội
- Bảo đảm quyền con người và bình đẳng
- Thực hiện thể chế minh bạch và dân chủ
5.6.3. Cơ cấu tổ chức của EU
EU có bốn cơ quan chính là:
1. Hội đồng Bộ trưởng (Thượng viện)
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các bộ trưởng đại diện cho
các nước thành viên. Chủ tịch HĐBT do các nước luân phiên giữ trách nhiệm với nhiệm kì là 6
tháng.
Từ năm 1975, người đứng đầu nhà nước, hoặc chính phủ các nước thành viên có cuộc họp
thường kì để quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là hội đồng Châu Âu.
Theo hiến pháp mới của EU thì chủ tịch Hội Đồng Châu Âu do Hội Đồng Châu Âu bầu ra với
đa số phiếu và nhiệm kì hoạt động là 2,5 năm.
2. Nghị viện Châu Âu (Hạ viện)
Gồm 750 nghị sĩ, nhiệm kì 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Trong nghị
viện các nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau, không theo quốc tịch.
Nhiệm vụ : Thông qua ngân sách, cùng hội đồng Châu Âu quyết định trong một số lĩnh vực,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách EU, có quyền bãi miễn các chức vụ ủy viên, ủy ban
Châu Âu.
3. Ủy ban Châu Âu (Hành pháp)
Là cơ quan điều hành gồm 18 ủy viên, nhiệm kì 5 năm do các chính phủ nhất trí cử và chỉ bị
bãi miễn với sự nhất trí của nghị viện Châu Âu. Dưới các ủy viên là các tổng vụ trưởng chuyên
trách từng vấn đề, từng khu vực.
4. Tòa án Châu Âu ( Tư pháp)
Đặt trụ sở tại Luxembourg, gồm 27 thẩm phán và 9 luật sư, do các chính phủ các nước thành
viên thỏa thuận bổ nhiệm, nhiệm kì 6 năm.
Tòa án có vai trò độc lập, có quyền bác bỏ những quy định của các tổ chức của ủy ban Châu
Âu văn phòng chính phủ của nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
5.6.4. Quan hệ giữa Việt Nam và EU
1990: Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
1992: Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký hiệp định dệt may.
125
1995: Việt Nam và Cộng đồng Châu Âu ký hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EC.
1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.
1997: Việt Nam tham gia hiệp định hợp tác ASEAN – EU.
2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.
2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ nhất tại Hà Nội.
2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và định hướng tới
2015 về quan hệ Việt Nam - EU.
2008: Đàm phán Hiệp Định Khung về Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện (PCA) Việt Nam - EU.
2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
2012: Ký kết chính thức Hiệp định PCA Việt Nam – EU và tuyên bố khởi động đàm phán Hiệp
Định Thương Mại Tự Do (FTA) Việt Nam - EU12
2015: Tuyên bố chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do EU – Việt Nam
5.7. Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
5.7.1. Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của APEC
APEC là từ viết tắt tiếng Anh của “Asia-Pacific Economic Cooperation”,nghĩa là Hợp tác Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương.
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) là một tổ chức gồm 21 nền kinh tế
thành viên: Australia, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, Hồng
Kông Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New
Guinea, Peru, Philipines, Nga, Singapore, Đài Bắc Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Bối cảnh ra đời chung:
- Kinh tế toàn cầu: Sự gia tăng của quá trình toàn cầu hoá trên tất cả các lĩnh vực khiến các quốc gia
trên thế giới ngày càng tăng tính phụ thuộc vào nhau. Trong khi đó, vòng đàm phán Uruguay trong
khuôn khổ GATT có nguy cơ không đạt được kết quả như mong đợi, đã thúc đẩy thêm quá trình
khu vực hoá với sự hình thành các khối mậu dịch khu vực lớn trên thế giới như EU, NAFTA,
AFTA...
- Kinh tế khu vực: Khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Á là những nền kinh tế năng động trên thế
giới vào những năm 1980 có tốc độ tăng trưởng trung bình là 9-10%/năm. Mặc dù vậy, chưa có hình
thức hợp tác kinh tế thương mại có hiệu quả trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế.
- Chính trị: Sự điều chỉnh chiến lược của các quốc gia lớn vào cuối những năm 80 khi chiến tranh
lạnh chấm dứt, đặc biệt là sự hội tụ về lợi ích kinh tế cũng như chính trị giữa những nước lớn dẫn tới
việc hình thành một cơ cấu kinh tế thương mại trong khu vực.

12
Theo http://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/eu_vietnam/chronology/index_vi.htm
126
- Các nước đang phát triển: (ASEAN) cũng muốn tăng cường tiếng nói trong khu vực để thúc đẩy
phát triển kinh tế, nhưng không muốn làm lu mờ những cơ chế hợp tác chính trị sẵn có.
Sáng kiến của Ô-xtrây-lia về việc thành lập APEC
- Ngay từ những năm 1960, ý tưởng về liên kết kinh tế khu vực đã được một số học giả người Nhật
đưa ra. Năm 1965, hai học giả người Nhật Bản Kojima và Kurimoto đã đề nghị thành lập một "Khu
vực mậu dịch tự do Thái Bình Dương" mà thành viên gồm năm nước công nghiệp phát triển, có thể
mở cửa cho một số thành viên liên kết là các nước đang phát triển ở khu vực lòng chảo Thái Bình
Dương. Sau đó, một số học giả khác như Tiến sĩ Saburo Okita (cựu Ngoại trưởng Nhật) và Tiến sĩ
John Crawford (Đại học Tổng hợp Quốc gia Ôt-xtrây-lia) đã sớm nhận thức được sự cần thiết phải
xây dựng sự hợp tác có hiệu quả về kinh tế ở khu vực. Tư tưởng này đã thúc đẩy những nỗ lực hình
thành Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) năm 1980. Chính PECC sau này đã cùng
với ASEAN đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành chế độ tư vấn kinh tế rộng rãi giữa các
nền kinh tế trong khu vực cũng như thúc đẩy ý tưởng thành lập APEC.
- Vào cuối những năm 1980, một số quan chức chính phủ Nhật Bản, đặc biệt Bộ trưởng Bộ Thương
mại và Công nghiệp (MITI) lúc đó là Hajime Tamura, đã gợi ý thành lập một diễn đàn hợp tác có
tính chất kỹ thuật về các vấn đề kinh tế khu vực. Mỹ lúc đầu tỏ ra ít quan tâm đến gợi ý này vì đang
tập trung thúc đẩy tiến triển của vòng đàm phán U-ru-goay của GATT và hình thành Khu vực Mậu
dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), trong khi chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Bob Hawke ở Ôt-
xtrây-lia lúc đó đã nhận thức được tầm quan trọng thiết yếu của mối quan hệ kinh tế, thương mại với
Châu Á đối với Ôt-xtrây-lia nên đã kịp thời nắm bắt và thúc đẩy ý tưởng về một diễn đàn hợp tác
kinh tế.
- Tháng 1 năm 1989, tại Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Bob Hawke đã nêu ý tưởng về việc thành lập
một Diễn đàn tư vấn kinh tế cấp Bộ trưởng ở châu á - Thái Bình Dương với mục đích phối hợp hoạt
động của các chính phủ nhằm đẩy phát triển kinh tế ở khu vực và hỗ trợ hệ thống thương mại đa
phương. Nhật Bản, Ma-lai-xia, Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-líp-pin, Xinh-ga-po, Bru-nây, In-đô-nê-xia,
Niu Di-lân, Ca-na-đa và Mỹ đã ủng hộ sáng kiến này. Tháng 11 năm 1989, các Bộ trưởng Ngoại
giao và Kinh tế của các nước nói trên đã họp tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia quyết định chính thức thành
lập APEC.
5.7.2. Mục tiêu hoạt động của APEC
Mục tiêu chung của APEC là khắc phục những khó khăn của chủ nghĩa toàn cầu, đồng thời nhằm
liên kết các nền kinh tế phát triển trong khu vực như Mỹ, Canađa, Australia, Nhật Bản, các nền kinh
tế công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các nước đang phát triển như Trung
Quốc, ASEAN lại với nhau, đưa khu vực này trở thành động lực cạnh tranh mạnh của nền kinh tế
thế giới.
127
Mục tiêu hoạt động chính của APEC được thể hiện qua Tuyên bố của Hội nghị Cấp cao đầu tiên
APEC được tổ chức tại Baske Island (1993) và Tuyên bố Bô-go (1994). Theo Tuyên bố Baske
Island, mục tiêu dài hạn của APEC là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng cho khu vực
và phát triển cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương.
Trên cơ sở mục tiêu dài hạn đó, Tuyên bố Bô-go 1994 của các nhà Lãnh đạo APEC đã xác định mọi
hoạt động của APEC nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn sau đây, hay còn gọi là mục tiêu Bô-go:
- Củng cố hệ thống thương mại đa phương: APEC sử dụng đầy đủ các nguyên tắc và kết quả của
WTO để thực hiện các vòng đàm phán nội bộ khối và phát triển những kết quả vì mục tiêu tự do hóa
hơn trong nội bộ khối; - Tăng cường tự do hóa thương mại và đầu tư: thúc đẩy và phát triển quan hệ
thương mại thông qua việc loại bỏ những hạn chế về thương mại và đầu tư, xúc tiến trao đổi hàng
hóa, dịch vụ, tư bản giữa các nền kinh tế. Mốc thời hạn tự do hóa thương mại và đầu tư của APEC là
năm 2010 đối với các thành viên phát triển và năm 2020 đối với các thành viên đang phát triển;
- Tăng cường hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các nền kinh tế APEC nhằm bảo đảm cho các nền kinh
tế thành viên thực hiện có hiệu quả những cam kết quốc tế và nâng cao khả năng quản lý vĩ mô đối
với nền kinh tế.
Ngòai những mục tiêu cụ thể trên, APEC cũng hoạt động theo hướng tập hợp lực lượng chính trị để
tạo thế và lực trong các cuộc đàm phán đa biên và ổn định kinh tế khu vực. Hoạt động chính của
APEC là các vấn đề kinh tế, tuy nhiên, gần đây, vấn đề chính trị và an ninh cũng thường xuyên được
đưa vào chương trình nghị sự của APEC.

128
5.7.3. Cơ cấu tổ chức

Hình 5.3. Sơ đồ tổ chức của APEC (2013)


Nguồn: http://www.apec.org/About-Us/How-APEC-Operates/Structure.aspx
Gồm có 2 cấp chính
- Cấp chính sách
- Cấp tác nghiệp
 Trong đó:
a. Cấp chính sách
 Hội nghị không chính thức các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC (AELM)
Hội nghị các nhà Lãnh đạo cao nhất của các thành viên APEC được tổ chức hàng năm bắt đầu từ
năm 1993. Tháng 11 năm 1993 tại Seattle (Mỹ) theo sáng kiến của Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn, lần
đầu tiên trong lịch sử, 14 vị nguyên thủ quốc gia và đứng đầu chính phủ của các thành viên APEC
đã gặp gỡ và trao đổi về các vấn đề kinh tế. Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ nhất đã nâng vị thế của
APEC lên tầm cao mới trên trường quốc tế, như Tuyên bố chung của các nhà Lãnh đạo khẳng định:
"Cuộc họp của chúng ta phản ánh sự nổi lên của một tiếng nói mới cho khu vực châu á - Thái Bình
Dương trong các vấn đề quốc tế"

129
Để tăng cường hơn nữa cam kết ở cấp Lãnh đạo cao nhất của các thành viên đối với các mục tiêu và
tiến trình của APEC, kể từ năm 1993, các thành viên APEC đã nhất trí tổ chức Hội nghị các nhà
Lãnh đạo Kinh tế APEC mỗi năm một lần vào dịp cuối năm, năm 2003 là Hội nghị lần thứ 11 được
tổ chức tại Băng-cốc, Thái Lan vào tháng 10. Việc lập ra cơ chế Hội nghị Cấp cao thường niên với
tư cách là cơ quan quyết định chính sách cao nhất của APEC đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong sự phát triển của APEC.
 Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC
Hội nghị Bộ trưởng APEC họp lần đầu tiên tại Can-bê-ra, Ôt-xtrây-lia tháng 11 năm 1989 với sự
tham gia của các Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế của 12 nền kinh tế thành viên. Hội
nghị Bộ trưởng được tổ chức hàng năm theo nguyên tắc luân phiên giữa các nước thành viên APEC.
Thành viên đăng cai tổ chức Hội nghị Bộ trưởng hàng năm sẽ giữ ghế Chủ tịch Hội nghị.
Hội nghị Bộ trưởng APEC quyết định phương hướng hoạt động của APEC và ấn định thời gian thực
hiện chương trình hành động cho năm sau. Các quyết định của Hội nghị được thể hiện trong Tuyên
bố chung, bao gồm:
- Quyết định về các vấn đề tổ chức: xác định mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của APEC; thành lập
các uỷ ban, hội đồng...; thành lập quỹ APEC và qui định tỷ lệ đóng góp của các thành viên; vấn đề
kết nạp thành viên mới.
- Quyết định nguyên tắc, mục tiêu, nội dung các chương trình hoạt động và đánh giá tiến trình hợp
tác của APEC cũng như công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách.
- Xem xét và đánh giá việc thực hiện các sáng kiến của Hội nghị Cấp cao Không chính thức.
- Thông qua dự thảo chương trình hành động về tự do hóa thương mại và đầu tư, sau đó đệ trình lên
Hội nghị Cấp cao xem xét và quyết định cuối cùng. Trong khuôn khổ APEC, ngoài Hội nghị liên Bộ
trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC được tổ chức thường niên, các Hội nghị Bộ trưởng khác có tính
chất chuyên ngành được triệu tập khi cần thiết để giải quyết các vấn đề cụ thể, liên quan tới lợi ích
chung của các thành viên.
 Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC (ABAC)
- ABAC gồm đại diện của 21 nền kinh tế thành viên. Mỗi nền kinh tế APEC được chỉ định tối đa 3
đại diện, lựa chọn từ các khu vực kinh tế tư nhân trong nước tham gia vào ABAC. Thành viên
ABAC sẽ do nguyên thủ nền kinh tế APEC chính thức bổ nhiệm. Thành viên được bổ nhiệm sẽ đại
diện cho khu vực kinh tế tư nhân ở mọi cấp độ, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).
- Ngoài ba thành viên chính thức, còn có thành viên dự khuyết. Thành viên dự khuyết cũng do
nguyên thủ quốc gia chính thức bổ nhiệm để thay thế thành viên chính thức trong trường hợp thành
viên chính thức vắng mặt tại các cuộc họp của ABAC
b. Cấp tác nghiệp
130
 Hội nghị các Quan chức Cao cấp (SOM)
Hội nghị này được tổ chức thường kỳ giữa hai Hội nghị Bộ trưởng hàng năm nhằm chuẩn bị và đưa
ra các khuyến nghị trình Hội nghị Bộ trưởng về các vấn đề tổ chức, chương trình hoạt động của
APEC, chương trình hành động tiến tới tự do hóa thương mại và đầu tư, kế hoạch hành động của các
nền kinh tế thành viên và các chương trình hợp tác kinh tế, khoa học - công nghệ của APEC, xem
xét và điều phối ngân sách và chương trình công tác của các Uỷ ban, các Nhóm công tác và Nhóm
đặc trách.
 Uỷ ban Thương mại và Đầu tư
Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI) được thành lập năm 1993 trên cơ sở Tuyên bố về "Khuôn khổ
hợp tác và đầu tư" của Hội nghị Bộ trưởng. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư có nhiệm vụ thúc đẩy
hợp tác về tự do hóa thương mại và tạo môi trường đầu tư cởi mở hơn giữa các nền kinh tế thành
viên. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư soạn thảo báo cáo hàng năm trình Hội nghị Bộ trưởng về các
vấn đề liên quan tới thương mại và đầu tư trong khu vực đồng thời chỉ đạo các Tiểu ban và Nhóm
chuyên gia trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Uỷ ban Thương mại và Đầu tư là một trong số
các cơ quan chủ chốt của APEC giúp thực hiện Kế hoạch Hành động Ô-xa-ca và Kế hoạch Hành
động Manila (MAPA) trong một số lĩnh vực như Thuế quan và các biện pháp phi quan thuế, Dịch
vụ, Giảm bớt các quy định, Hoà giải tranh chấp, Thực hiện kết quả Vòng đàm phán U-ru-goay, Đầu
tư, Thủ tục Hải quan, Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn, Đi lại của Doanh nhân, Sở hữu trí tuệ, Chính sách
Cạnh tranh, Chi tiêu chính phủ, Quy định nguồn gốc xuất xứ. Để có thể thực hiện tốt vai trò của
mình trong 15 lĩnh vực hợp tác quan trọng trên của APEC, mỗi năm Uỷ ban Thương mại và Đầu tư
nhóm họp ba lần và đây đã thực sự trở thành một diễn đàn hiệu quả đối với các nền kinh tế thành
viên để trao đổi các vấn đề về thương mại và chính sách.
 Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế - Kỹ thuật
Tiểu ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật (ESC) được thành lập năm 1998 nhằm hỗ trợ Hội nghị
Quan chức Cao cấp (SOM) trong việc phối hợp và quản lý các hoạt động hợp tác kinh tế-kỹ thuật
(ECOTECH) và triển khai các sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực này của các nền kinh tế thành viên
APEC. Mới đầu đây chỉ là Tiểu ban về ECOTECH, năm 2002 đổi tên thành Uỷ ban SOM về Hợp
tác Kinh tế-Kỹ thuật (ESC). Bằng việc thúc đẩy hợp tác và xác định những lĩnh vực ưu tiên trong
khuôn khổ hợp tác ECOTECH, Uỷ ban SOM về Hợp tác Kinh tế-Kỹ thuật cùng với các diễn đàn
khác trong APEC giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và
phát triển bền vững của APEC.
 Uỷ ban Kinh tế
Uỷ ban Kinh tế (EC) được thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ sáu tháng 11 năm 1994
để thực hiện việc nghiên cứu các xu hướng và vấn đề kinh tế thông qua các chỉ số kinh tế cơ bản. Uỷ
131
ban Kinh tế là một diễn đàn thúc đẩy đối thoại giữa các nền kinh tế thành viên về các vấn đề kinh tế,
dự báo, xu hướng kinh tế trong khu vực để tạo ra một khung cảnh rộng hơn cho sự hợp tác trong
APEC. Hoạt động của Uỷ ban đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ cho việc soạn thảo chính sách trong
các diễn đàn khác của APEC.
 Uỷ ban Ngân sách và Quản lý
Uỷ ban Ngân sách và Quản lý (BMC) được thành lập năm 1993, có chức năng tư vấn cho các quan
chức cao cấp về những vấn đề ngân quỹ, quản lý và điều hành. Uỷ ban này được trao quyền đánh
giá cơ cấu chung của ngân sách hàng năm và xem xét các ngân sách hoạt động do các Nhóm công
tác, các Uỷ ban đưa ra, và ngân sách hành chính do Ban thư ký đưa ra. Uỷ ban có quyền đánh giá về
hoạt động của các Nhóm công tác và khuyến nghị với các quan chức cao cấp APEC về các biện
pháp nhằm nâng cao hiệu quả; xem xét các khoản chi tiêu của Nhóm công tác và dự án của các
Nhóm đặc trách. Uỷ ban Ngân sách và Quản lý họp mỗi năm hai lần thường vào cuối tháng ba và
tháng bảy.
 Các Nhóm công tác
Các Nhóm công tác có chức năng thực hiện nhiệm vụ do các nhà Lãnh đạo, Bộ trưởng và quan chức
cao cấp giao cho. Cho tới nay trong APEC đã lập ra 11 Nhóm công tác phụ trách các lĩnh vực sau:
Hợp tác Kỹ thuật Nông nghiệp, Năng lượng, Nghề cá, Phát triển Nguồn nhân lực, Khoa học và công
nghệ, Bảo vệ tài nguyên biển, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thông tin và Viễn thông, Du lịch, Xúc tiến
thương mại, Vận tải. Phần lớn hoạt động của các Nhóm là khảo sát tiềm năng phát triển và thúc đẩy
sự tăng trưởng trong các lĩnh vực do từng Nhóm phụ trách. Thông qua các hoạt động này, các thành
viên APEC xây dựng những mối liên hệ thực sự giữa các đại diện chính giới, giới doanh nghiệp và
học giả.
Hoạt động của các Uỷ ban chuyên đề, các Nhóm đặc trách của SOM và các Nhóm công tác là nền
tảng chủ yếu của diễn đàn APEC. Thực tế, đây là những diễn đàn nhỏ để các thành viên thảo luận,
tư vấn chính sách và hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể. Những nghiên cứu của các Nhóm đặc trách,
các chương trình hợp tác do các Nhóm công tác soạn thảo là cơ sở chủ yếu để Hội nghị Bộ trưởng
đưa ra các quyết định liên quan đến phương hướng hoạt động của APEC.
 Các Nhóm đặc trách của SOM
Bên cạnh các Nhóm công tác, Hội nghị Quan chức Cao cấp (SOM) đã lập ra ba Nhóm đặc trách
nhằm xác định các vấn đề và đưa ra khuyến nghị về những lĩnh vực quan trọng cần xem xét trong
khuôn khổ hợp tác của APEC.
 Hiện đang có ba Nhóm đặc trách của SOM là:
- Nhóm đặc trách về Mạng các điểm liên hệ về giới (Gender Focal-Points Network),
- Nhóm chỉ đạo về thương mại điện tử (Electronic Commerce Steering Group)
132
- Nhóm đặc trách về Chống khủng bố (Counter-Terroism Task Force).
c. Ban thư kí APEC
Hội nghị Bộ trưởng APEC lần thứ tư ở Băng Cốc năm 1992 nhận thấy cần phải có một cơ chế
giúp việc hiệu quả để hỗ trợ và phối hợp các hoạt động trong APEC nhằm tăng cường vai trò và
hiệu quả của APEC trong xúc tiến hợp tác kinh tế khu vực, đã nhất trí thành lập Ban Thư ký APEC,
đặt trụ sở tại Xinh-ga-po, và lập một quỹ chung của APEC.
Ban Thư ký APEC đứng đầu là một Giám đốc Điều hành, do nước giữ ghế Chủ tịch APEC cử với
thời hạn một năm. Một phó giám đốc điều hành do nước sẽ giữ chức Chủ tịch APEC vào năm tiếp
theo cử. Đây là các quan chức của Chính phủ mang hàm Đại sứ. Ngoài ra, Ban Thư ký APEC hiện
có khoảng 20 Giám đốc chương trình do các nền kinh tế thành viên tiến cử, 25 nhân viên chuyên
nghiệp (cũng được biệt phái từ các nước thành viên) và các nhân viên phục vụ.
Ban Thư ký làm việc dưới sự chỉ đạo của Hội nghị Quan chức cao cấp và có quan hệ thông tin trực
tiếp thường xuyên với các thành viên, các Uỷ ban, các Nhóm công tác và các Nhóm đặc trách
5.7.4. Quan hệ giữa Việt Nam và APEC
Tiến trình gia nhập APEC của Việt Nam
- Ngày 15 – 06 -1996, Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập APEC do bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn
Mạnh Cầm ký. Tiếp đó Việt Nam đã xây dựng và gửi bản ghi nhớ về chế độ kinh tế Việt Nam (Aide – Memorie)
cho ban thư ký APEC để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước APEC trong quá trình nghiên cứu và xét duyệt
việc gia nhập của Việt Nam, đồng thời cũng tiến hành chuẩn bị những yếu tố cần thiết để có thể tham gia đầy
đủ vào các chương trình hợp tác của APEC sau khi là thành viên.
- Tại hội nghị thượng đỉnh và hội nghị cấp Bộ trưởng vào ngày 24, 25 tháng 11 năm 1997 tại Vancourver
(Canada), APEC đã tuyên bố chấp nhận kết nạp Việt Nam, Peru và Nga vào tháng 11 năm 1998.
- Với sự nỗ lực phấn đấu của Việt Nam và sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực, tại hội nghị ngoại
trưởng APEC ngày 14, 15/11/1998 (Kualalumpur, Malaysia) Việt Nam được kết nạp vào làm thành viên chính
thức của APEC.
5.7.5. Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
Lịch sử hình thành của TPP
Đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện nay có nguồn gốc từ Hiệp định
hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement – còn gọi là P4) - một Hiệp định thương mại tự do được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu
lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei.
Năm 2007, các nước thành viên P4 quyết định mở rộng phạm vi đàm phán của Hiệp định này ra các
vấn đề dịch vụ tài chính và đầu tư và trao đổi với Hoa Kỳ về khả năng nước này tham gia vào đàm
phán mở rộng của P4. Phía Hoa Kỳ cũng bắt đầu tiến hành nghiên cứu vấn đề, tham vấn nội bộ với
133
các nhóm lợi ích và Nghị viện về vấn đề này. Tháng 9/2008, USTR thông báo quyết định của Hoa
Kỳ tham gia đàm phán P4 mở rộng và chính thức tham gia một số cuộc thảo luận về mở cửa thị
trường dịch vụ tài chính với các nước P4. Tháng 11 cùng năm, các nước Úc, Peru và Việt Nam cũng
bày tỏ sự quan tâm và tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số thành viên tham gia lên 8 nước (trừ
Việt Nam đến 13/11/2010 mới tuyên bố tham gia đàm phán với tư cách thành viên đầy đủ, các nước
khác quyết định tham gia chính thức ngay từ đầu). Cũng từ thời điểm này, đàm phán mở rộng P4
được đặt tên lại là đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tuy nhiên đàm phán TPP mới đã bị trì hoãn đến tận cuối 2009 do phải chờ đợi Hoa Kỳ hoàn thành
kỳ bầu cử Tổng thống và Chính quyền mới của Tổng thống Obama tham vấn và xem xét lại việc
tham gia đàm phán TPP. Tháng 12/2009 USTR mới thông báo quyết định của Tổng thống Obama
về việc Hoa Kỳ tiếp tục tham gia TPP. Chỉ lúc này đàm phán TPP mới được chính thức khởi động.
Vòng đàm phán TPP đầu tiên được tiến hành tại Melbourn - Úc vào tháng 3/2010.
Ngày 5/10/2015 (theo giờ At-lan-ta), các Bộ trưởng thương mại các nước đã ra tuyên bố chính thức
về việc kết thúc đàm phán Hiệp định TPP. Sau 5 năm đàm phán, trong đó Việt Nam chính thức tham
gia từ tháng 11/2010, TPP trải qua hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở
cấp Bộ trưởng.
Nội dung thỏa thuận của TPP
Hiệp định TPP gồm có 30 chương điều chỉnh thương mại và các vấn đề liên quan tới thương mại.
Bao gồm:
Chương 1: Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung
Chương về Các điều khoản ban đầu và định nghĩa chung giải thích rõ mối quan hệ giữa TPP với các
hiệp định thương mại quốc tế đang có giữa các Bên, trong đó có Hiệp định WTO, các hiệp định
song phương và khu vực. Chương này cũng đưa ra các định nghĩa cho các thuật ngữ được sử dụng
trong nhiều hơn một chương của Hiệp định.
Chương 2: Thương mại hàng hóa
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối
với hàng hóa công nghiệp và xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan cũng như các chính sách mang tính
hạn chế khác đối với hàng hóa nông nghiệp. Việc tiếp cận mang tính ưu đãi thông qua Hiệp định
TPP sẽ làm gia tăng thương mại giữa các nước TPP với thị trường gồm 800 triệu dân và sẽ hỗ trợ
cho việc làm chất lượng cao tại tất cả 12 nước thành viên. Việc xóa bỏ phần lớn thuế quan đối với
hàng công nghiệp sẽ được thực hiện ngay lập tức mặc dù thuế quan đối với một số mặt hàng sẽ được
xóa bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất. Việc cắt giảm thuế cụ thể do các Bên thống nhất
được quy định tại lộ trình cam kết bao gồm tất cả hàng hóa và được đính kèm theo lời văn của Hiệp
định. Các Bên tham gia TPP sẽ công bố các lộ trình này và những thông tin khác liên quan tới

134
thương mại hàng hóa để bảo đảm rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn
có thể tận dụng được Hiệp định TPP. Các Bên cũng nhất trí không sử dụng các yêu cầu về thực hiện
như là điều kiện để một số nước áp đặt cho các doanh nghiệp để được hưởng các lợi ích về thuế
quan. Ngoài ra, các Bên nhất trí không áp dụng các hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu và các loại thuế
không phù hợp với WTO, bao gồm cả đối với hàng tân trang - việc này được cho là sẽ thúc đẩy việc
tái chế tất cả các bộ phận để chuyển thành các sản phẩm mới. Nếu các Bên TPP duy trì yêu cầu cấp
phép nhập khẩu hoặc xuất khẩu thì phải thông báo cho các Bên kia về những quy trình không nhằm
mục đích làm chậm sự lưu thông thương mại.
Đối với hàng nông nghiệp, các Bên sẽ xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan và các chính sách mang tính
hạn chế khác để gia tăng thương mại hàng nông nghiệp trong khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
nâng cao an ninh lương thực và hỗ trợ việc làm cho người nông dân và chủ trại nuôi gia súc của các
nước TPP. Bên cạnh việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế quan, các Bên TPP nhất trí thúc đẩy cải cách về
mặt chính sách, bao gồm cả việc thông qua xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, hợp tác trong
WTO để xây dựng các quy định về tín dụng xuất khẩu và giới hạn khoảng thời gian cho phép áp
dụng các hạn chế đối với xuất khẩu lương thực nhằm bảo đảm hơn nữa an ninh lương thực trong
khu vực. Các Bên tham gia TPP nhất trí nâng cao tính minh bạch hóa liên quan đến việc vận hành
doanh nghiệp thương mại nhà nước xuất khẩu và đưa ra các quy định hạn chế việc cấp vốn ưu đãi từ
Chính phủ hoặc các chính sách khác gây bóp méo thương mại nông sản, cũng như yêu cầu về minh
bạch hóa và phối hợp trong các hoạt động cụ thể liên quan đến công nghệ sinh học nông nghiệp và
nông nghiệp hữu cơ.
Chương 3. Quy tắc xuất xứ
Để gỡ rối tình trạng “bát mỳ ống” của quy tắc xuất xứ gây trở ngại cho doanh nghiệp trong việc tận
dụng các FTA trước đó trong khu vực, thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực và bảo đảm rằng các nước
TPP sẽ là những người hưởng lợi chính của Hiệp định hơn là các nước không phải là thành viên, 12
nước Thành viên TPP đã thống nhất về một bộ quy tắc xuất xứ chung để xác định một hàng hóa cụ
thể “có xuất xứ” và do vậy được hưởng thuế quan ưu đãi trong TPP. Quy tắc xuất xứ cụ thể theo mặt
hàng được quy định kèm theo lời văn của Hiệp định. Hiệp định TPP quy định về “cộng gộp” để các
nguyên liệu đầu vào từ một Bên TPP được đối xử như những nguyên liệu từ một Bên khác nếu được
sử dụng để sản xuất ra một sản phẩm tại bất kỳ một Bên TPP. Các Bên tham gia TPP cũng đưa ra
các quy tắc để bảo đảm rằng doanh nghiệp có thể hoạt động một cách dễ dàng xuyên khu vực TPP
thông qua việc thiết lập một hệ thống chung trên toàn TPP về chứng minh và kiểm tra xuất xứ của
hàng hóa TPP. Các nhà nhập khẩu sẽ có thể yêu cầu được hưởng ưu đãi về xuất xứ với điều kiện họ
có các chứng từ chứng minh. Ngoài ra, Chương này cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền công
cụ cần thiết để xác minh các yêu cầu về hưởng ưu đãi một cách có hiệu quả.
135
Chương 4. Dệt may
Các Bên tham gia TPP nhất trí xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may – ngành công nghiệp đóng
vai trò quan trọng vào tăng trưởng kinh tế tại một số thị trường của các nước TPP. Hầu hết thuế
quan sẽ được xóa bỏ ngay lập tức, mặt dù thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm sẽ được xóa
bỏ với lộ trình dài hơn do các Bên thống nhất. Chương Dệt may cũng bao gồm các quy tắc xuất xứ
cụ thể yêu cầu việc sử dụng sợi và vải từ khu vực TPP - điều này sẽ thúc đẩy việc thiết lập các
chuỗi cung ứng và đầu tư khu vực trong lĩnh vực này, cùng với cơ chế “nguồn cung thiếu hụt” cho
phép việc sử dụng một số loại sợi và vải nhất định không có sẵn trong khu vực. Ngoài ra, Chương
này còn bao gồm các cam kết về hợp tác và thực thi hải quan nhằm ngăn chặn việc trốn thuế, buôn
lậu và gian lận cũng như cơ chế tự vệ đặc biệt đối với dệt may để đối phó với thiệt hại nghiêm trọng
hoặc nguy cơ bị thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước trong trường hợp có sự
gia tăng đột biến về nhập khẩu.
Chương 5. Quản lý hải quan và thuận lợi hóa thương mại

Bên cạnh các nỗ lực trong khuôn khổ WTO về thuận lợi hóa thương mại, các Bên TPP đã nhất trí về
các quy tắc nhằm thúc đẩy việc tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao tính minh bạch hóa trong các
thủ tục hải quan và bảo đảm tính chính trực trong việc quản lý hải quan. Những quy tắc này sẽ hỗ
trợ các doanh nghiệp TPP bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các quy trình vận
hành thủ tục hải quan nhanh chóng và thúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực. Các Bên TPP đã nhất trí
minh bạch hóa các quy tắc, trong đó có việc công bố các luật và quy định về hải quan cũng như quy
định về giải phóng hàng hóa không chậm chễ và ký quỹ hoặc thanh toán bắt buộc trong trường hợp
hải quan chưa đưa ra quyết định về số thuế hoặc phí phải trả. Các nước TPP nhất trí áp dụng những
quy định thông báo trước về xác định trị giá hải quan và các vấn đề khác nhằm giúp cho doanh
nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp lớn và nhỏ, kinh doanh với khả năng có thể dự báo trước được
tình hình. Các nước cũng nhất trí về các quy định liên quan tới xử phạt hải quan để bảo đảm các
hình thức xử phạt này được thực hiện một cách công bằng và minh bạch. Bên cạnh đó, vì tầm quan
trọng của chuyển phát nhanh đối các lĩnh vực kinh doanh, trong đó có các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các nước TPP đã nhất trí về các quy định hải quan đối với chuyển phát nhanh. Để hỗ trợ việc chống
buôn lậu và trốn thuế, các nước TPP nhất trí cung cấp thông tin khi được yêu cầu để hỗ trợ lẫn nhau
trong việc thực thi luật hải quan.
Chương 6. Phòng vệ thương mại
Chương Phòng vệ thương mại thúc đẩy minh bạch hóa và quy trình thủ tục trong các vụ kiện phòng
vệ thương mại thông qua việc công nhận các thực tiễn tốt nhất nhưng không ảnh hưởng đến các
quyền và nghĩa vụ của các thành viên TPP trong WTO. Chương này đưa ra một cơ chế tự vệ tạm
thời, cho phép một thành viên thực hiện một biện pháp tự vệ tạm thời trong một khoảng thời gian cụ
136
thể nếu việc nhập khẩu tăng đột biến do kết quả của việc cắt giảm thuế được thực hiện theo Hiệp
định TPP đủ để gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất trong nước. Các biện pháp này
có thể được duy trì lên tới 2 năm, với việc gia hạn 1 năm, nhưng phải được tự do hóa dần dần nếu
các biện pháp này đã kéo dài hơn 1 năm. Các thành viên áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ phải thực
hiện các yêu cầu thông báo và tham vấn. Chương này cũng đưa ra các quy định yêu cầu một thành
viên TPP đang áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời cung cấp khoản bồi thường được các bên thống
nhất. Đồng thời, các thành viên không được cùng lúc áp dụng nhiều hơn một biện pháp tự vệ được
cho phép trong TPP đối với một sản phẩm.

Chương 7. Các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật
Liên quan đến việc cải tiến các quy định về SPS, các nước TPP đã chia sẻ mối quan tâm trong việc
bảo đảm các quy định dựa trên căn cứ khoa học mang tính minh bạch, không phân biệt đối xử, và tái
khẳng định quyền của các nước trong việc bảo đảm an ninh lương thực và bảo vệ sức khỏe vật nuôi
và cây trồng tại nước mình. Hiệp định TPP dựa trên các quy định của Hiệp định SPS của WTO về
xác định và quản lý rủi ro theo một cách không hạn chế thương mại hơn mức cần thiết. Các nước
TPP nhất trí cho phép công chúng được đóng góp ý kiến vào các dự thảo quy định SPS trong quá
trình đưa ra quyết định và ban hành chính sách cũng như để bảo đảm rằng doanh nghiệp hiểu rõ các
quy định mà họ sẽ phải tuân thủ. Các nước nhất trí rằng việc kiểm tra hàng hóa đáp ứng các quy
định SPS được dựa trên các rủi ro tiềm tàng trên thực tế có gắn với việc nhập khẩu và thông báo cho
nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong vòng bảy ngày nếu hàng hóa bị cấm nhập khẩu vì lý do liên
quan đến SPS. Các Bên cũng nhất trí rằng các biện pháp khẩn cấp cần thiết để bảo vệ sức khỏe con
người, động thực vật có thể được thực hiện với điều kiện Bên thực hiện biện pháp đó phải thông báo
cho tất cả các Bên về sự cần thiết mang tính khoa học của biện pháp được áp dụng. Ngoài ra, các
Bên cam kết cải thiện việc trao đổi thông tin liên quan tới các yêu cầu về tương đương và khu vực
hóa, cũng như đẩy mạnh việc kiểm tra trên toàn hệ thống để đánh giá tính đầy đủ trong việc kiểm
soát về mặt quy định đối với an toàn thực phẩm của các Bên TPP. Trong nỗ lực giải quyết nhanh các
vấn đề SPS phát sinh giữa các Bên, các Bên đã nhất trí thiết lập một cơ chế tham vấn giữa các chính
phủ.
Chương 8. Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT)
Các thành viên TPP đã nhất trí về các nguyên tắc minh bạch và không phân biệt đối xử khi xây dựng
các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, trong khi vẫn bảo lưu quyền của
các thành viên TPP trong quản lý vì các lợi ích công cộng. Các thành viên TPP đồng ý hợp tác để
đảm bảo rằng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật không tạo ra rào cản không cần thiết đối với
thương mại. Để cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp TPP, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các
137
thành viên TPP nhất trí các quy định giúp xóa bỏ các quy trình kiểm tra và chứng nhận trùng lắp đối
với các sản phẩm, thiết lập quy trình dễ dàng hơn giúp các công ty tiếp cận thị trường các nước TPP.
Trong Hiệp định TPP, các thành viên phải cho phép công chúng góp ý đối với dự thảo các quy định,
tiêu chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp trong quá trình xây dựng chính sách và để đảm bảo rằng
các thương nhân hiểu rõ các quy định mà họ cần phải thực hiện. Các thành viên cũng sẽ đảm bảo
một khoảng thời gian hợp lý giữa thời điểm công bố các quy định kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp
và thời điểm có hiệu lực để các doanh nghiệp có đủ thời gian đáp ứng các yêu cầu mới. Ngoài ra,
Hiệp định TPP bao gồm các phụ lục liên quan tới các quy định về các lĩnh vực cụ thể nhằm thúc đẩy
các cách tiếp cận chung về chính sách trong khu vực TPP. Các lĩnh vực này bao gồm mỹ phẩm, thiết
bị y tế, dược phẩm, các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, rượu và đồ uống có cồn,
thực phẩm và các chất gây nghiện và các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Chương 9. Đầu tư
Khi xây dựng các quy định về đầu tư, các thành viên TPP đã đưa ra các nguyên tắc yêu cầu các
chính sách và bảo hộ đầu tư công bằng và không phân biệt đối xử nhằm bảo đảm nguyên tắc cơ bản
của luật pháp, trong khi vẫn bảo đảm khả năng của Chính phủ các thành viên để đạt được các mục
tiêu chính sách công hợp pháp. TPP quy định sự bảo hộ đầu tư cơ bản như trong các hiệp định
thương mại khác, bao gồm: đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; “tiêu chuẩn đối xử tối thiểu” đối
với đầu tư trên cơ sở tập quán luật thương mại quốc tế; nghiêm cấm việc trưng thu không vì mục
đích công cộng, không theo quy trình thủ tục và không có bồi thường; tự do chuyển tiền liên quan
đến đầu tư với các ngoại lệ trong Hiệp định TPP nhằm đảm bảo cho các Chính phủ giữ quyền linh
hoạt quản lý các dòng vốn không ổn định, bao gồm thông qua biện pháp tự vệ tạm thời không phân
biệt đối xử (chẳng hạn như kiểm soát vốn) nhằm hạn chế việc chuyển tiền liên quan đến đầu tư trong
trường hợp khủng hoảng hoặc có nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, và các cuộc khủng
hoảng kinh tế khác hoặc để đảm bảo sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính; nghiêm cấm
“các yêu cầu thực hiện” chẳng hạn như yêu cầu về hàm lượng nội địa hoặc tỷ lệ nội địa hóa công
nghệ; và tự do bổ nhiệm các vị trí quản lý cấp cao mà không quan tâm đến quốc tịch.
Các thành viên chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa là thị
trường các nước là mở hoàn tòan đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các Thành viên đưa ra
một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai Phụ lục cụ thể của quốc gia
đó đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ
không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong
tương lai, và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo
ý mình một cách đầy đủ trong tương lai. Chương này cũng đưa ra trọng tài quốc tế trung lập và minh
bạch đối với các tranh chấp về đầu tư, với cơ chế tự vệ mạnh mẽ nhằm ngăn chặn các khiếu nại lạm
138
dụng và không đáng kể và đảm bảo quyền của các Chính phủ quản lý lợi ích công cộng, bao gồm
bảo vệ sức khỏe, an toàn và môi trường. Cơ chế tự vệ theo quy trình bao gồm: quy trình trọng tài
minh bạch, đệ trình của các bên quan tâm, đệ trình của bên thứ ba; việc rà soát được tiến hành đối
với các khiếu nại không đáng kể và quyết định về phí luật sư; rà soát tạm thời và cơ chế quyết định;
diễn giải chung mang tính ràng buộc của các Bên TPP; các hạn chế thời gian thực hiện khiếu nại; và
các quy định nhằm ngăn chặn bên nguyên đơn theo đuổi một khiếu nại theo các quy trình song song.
Chương 10. Thương mại dịch vụ qua biên giới
Trên cơ sở tầm quan trọng ngày càng tăng của thương mại dịch vụ đối với các Thành viên TPP, 12
quốc gia chia sẻ sự quan tâm về tự do hóa thương mại trong lĩnh vực này. TPP bao gồm các nghĩa
vụ cốt lõi trong WTO và các hiệp định thương mại khác: đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; mở
cửa thị trường yêu cầu không Thành viên TPP nào có thể áp dụng các hạn chế định lượng đối với
việc cung cấp dịch vụ (chẳng hạn như một hạn chế về số lượng các nhà cung cấp hoặc số lượng các
dịch vụ) hoặc yêu cầu thành lập một loại thực thể pháp lý hoặc liên doanh cụ thể; và hiện diện địa
phương, nghĩa là không một nước nào có thể yêu cầu một nhà cung cấp dịch vụ từ một quốc gia
khác thiết lập một văn phòng hoặc liên kết hoặc cư trú trong lãnh thổ của mình để được cung cấp
dịch vụ. Các Thành viên TPP chấp nhận các nghĩa vụ dựa trên cơ sở “một danh mục chọn bỏ”, nghĩa
là thị trường các nước là mở hoàn tòan đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trừ khi các Thành viên
đưa ra một ngoại lệ (biện pháp bảo lưu không tương thích) trong một trong hai Phụ lục cụ thể của
quốc gia đó đính kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận
nghĩa vụ không đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa
nào trong tương lai, và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do
làm theo ý mình một cách đầy đủ trong tương lai.
Các Thành viên TPP cũng đồng ý quản lý các biện pháp áp dụng chung theo cơ chế hợp lý,
khách quan và công bằng; và chấp nhận các yêu cầu về minh bạch hóa trong xây dựng các quy định
mới về dịch vụ. Các lợi ích của chương này có thể bị từ chối đối với “các doanh nghiệp bên ngoài
TPP” và một nhà cung cấp dịch vụ được sở hữu bởi các bên không phải là Thành viên TPP và một
Thành viên TPP nghiêm cấm các giao dịch cụ thể với bên đó. Các Thành viên TPP đồng ý cho phép
tự do chuyển tiền liên quan tới cung cấp dịch vụ qua biên giới với các ngoại lệ của Hiệp định TPP
nhằm đảm bảo cho các Chính phủ giữ quyền linh hoạt quản lý các dòng vốn không ổn định, bao
gồm thông qua biện pháp tự vệ tạm thời không phân biệt đối xử (chẳng hạn như kiểm soát vốn)
nhằm hạn chế việc chuyển tiền cung cấp dịch vụ qua biên giới trong hoàn cảnh khủng hoảng hoặc
có nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, và các cuộc khủng hoảng kinh tế khác hoặc để đảm bảo
sự toàn vẹn và ổn định của hệ thống tài chính. Thêm vào đó, Chương này bao gồm phụ lục dịch vụ

139
chuyên môn nhằm khuyến khích hoạt động hợp tác về công nhận việc cấp giấy phép hoặc các vấn
đề chính sách khác và phụ lục về dịch vụ chuyển phát nhanh.
Chương 11. Dịch vụ tài chính
Chương Dịch vụ tài chính của TPP cung cấp các cơ hội mở cửa thị trường đầu tư và qua biên giới
quan trọng, trong khi đảm bảo rằng các Thành viên TPP duy trì quyền quản lý đầy đủ đối với các tổ
chức và thị trường tài chính, thực hiện các biện pháp khẩn cấp trong trường hợp khủng hoảng.
Chương này bao gồm các nghĩa vụ cốt lõi tìm thấy trong các hiệp định thương mại khác, bao gồm:
Đối xử quốc gia, đối xử tối huệ quốc, các quy định cụ thể của Chương Đầu tư, bao gồm Tiêu chuẩn
đối xử tối thiểu (chẳng hạn như cho phép các khiếu nại bị từ chối tại tòa hoặc không được cung cấp
bảo vệ an ninh) tuân theo các tập quán luật thương mại quốc tế (ví dụ như các khiếu nại về một số
hành động của chính phủ không nằm trong nghĩa vụ pháp lý chung), cũng như các khiếu nại vì các
thiệt hại do nội chiến (ví dụ như thua lỗ gây ra do xung đột vũ trang hoặc nội chiến); và mở cửa thị
trường. Điều này cho phép việc bán dịch vụ tài chính cụ thể qua biên giới sang một Thành viên TPP
từ một nhà cung cấp dịch vụ của một Thành viên TPP khác mà không yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ
phải thành lập cơ sở hoạt động tại một nước khác để bán các dịch vụ của mình – nhưng cho phép
một Thành viên TPP yêu cầu đăng ký hoặc được ủy quyền của nhà cung cấp dịch vụ tài chính qua
biên giới ở nước TPP khác nhằm giúp đảm bảo việc quản lý và giám sát thích hợp. Một nhà cung
cấp dịch vụ của một Thành viên TPP có thể cung cấp một dịch vụ tài chính mới tại thị trường của
nước TPP khác nếu các công ty trong nước tại thị trường này được phép cung cấp dịch vụ đó. Các
Thành viên TPP có các ngoại lệ cụ thể của mình đối với một số các quy định trong hai phụ lục đính
kèm Hiệp định TPP: (1) các biện pháp hiện hành trong đó một quốc gia chấp nhận nghĩa vụ không
đưa ra các biện pháp hạn chế hơn trong tương lai và ràng buộc bất kỳ sự tự do hóa nào trong tương
lai, và (2) các biện pháp và chính sách mà theo đó một quốc gia duy trì quyền tự do làm theo ý mình
một cách đầy đủ trong tương lai.
Các Thành viên TPP cũng đưa ra các nguyên tắc công nhận chính thức tầm quan trọng của quy
trình hoạch định chính sách để giải quyết việc đưa ra các dịch vụ bảo hiểm của các nhà cung cấp
được cấp phép và các quy trình để đạt được mục tiêu này. Thêm vào đó, Hiệp định TPP bao gồm
các cam kết cụ thể về quản lý danh mục đầu tư, dịch vụ thanh toán thẻ điện tử và chuyển thông tin
để xử lý dữ liệu. Hiệp định cũng bao gồm các quy định cụ thể về tranh chấp đầu tư liên quan tới tiêu
chuẩn đối xử tối thiểu trên cơ sở tập quán luật thương mại quốc tế, cũng như các quy định liên quan
tới các chuyên gia dịch vụ tài chính trong ban trọng tài và cơ chế trình tự đặc biệt nhằm tạo điều
kiện cho việc áp dụng ngoại lệ thận trọng và các ngoại lệ khác của Chương. Cuối cùng, Hiệp định
bao gồm các ngoại lệ duy trì quyền linh hoạt lớn cho các nhà quản lý tài chính của TPP thực hiện
các biện pháp thúc đẩy sự ổn định tài chính và sự toàn vẹn của hệ thống tài chính bao gồm các ngoại
140
lệ thận trọng và ngoại lệ về các biện pháp không phân biệt đối xử nhằm theo đuổi các chính sách
tiền tệ hoặc chính sách cụ thể khác.
Chương 12. Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh
Chương Nhập cảnh tạm thời của khách kinh doanh khuyến khích các cơ quan có thẩm quyền của
các thành viên TPP cung cấp thông tin về việc nộp đơn xin nhập cảnh, để đảm bảo rằng phí nộp đơn
là hợp lý, đưa ra quyết định đối với đơn xin nhập cảnh và thông tin cho các ứng viên nộp đơn về
quyết định là sớm nhất có thể. Các thành viên TPP đồng ý đảm bảo rằng các yêu cầu về nhập cảnh
tạm thời là sẵn sàng công khai cho công chúng, bao gồm công bố thông tin kịp thời và trực tuyến
nếu có thể và cung cấp tài liệu giải thích; và các Bên đồng ý tiếp tục hợp tác về các vấn đề nhập
cảnh tạm thời chẳng hạn như xử lý thị thực. Đa số các thành viên TPP cũng đã cam kết về mở cửa
thị trường khách kinh doanh cho nhau, theo như Phụ lục cụ thể của từng nước đính kèm Hiệp định
TPP.
Chương 13. Viễn thông
Các nước TPP đều bày tỏ quan tâm đến việc đảm bảo tính hiệu quả và tin cậy của mạng viễn thông
của mình. Các mạng này đóng vai trò quan trọng đối với các công ty cung cấp dịch vụ bất kể quy
mô hoạt động lớn hay nhỏ. Các nhà cung cấp dịch vụ di động cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của
các quy tắc truy cập mạng cạnh tranh hơn được thỏa thuận trong Hiệp định TPP. Các nước TPP cam
kết đảm bảo các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông chủ đạo ở mỗi quốc gia sẽ cung cấp các dịch vụ
kết nối, dịch vụ thuê kênh, dùng chung cơ sở hạ tầng và quyền tiếp cận các cột và trang thiết bị khác
theo các điều khoản hợp lý và đảm bảo tính kịp thời. Các quốc gia cũng cam kết, đối với các trường
hợp yêu cầu cấp phép, đảm bảo tính minh bạch trong các thủ tục quản lý và các quy định về cơ bản
sẽ không tạo ra sự phân biệt đối xử đối với các công nghệ cụ thể. Ngoài ra, họ cũng cam kết thực
hiện các quy trình phân bổ và sử dụng các nguồn tài nguyên viễn thông hữu hạn, bao gồm tần số,
kho số và quyền đi dây/cáp trên cơ sở khách quan, kịp thời, minh bạch và không phân biệt đối xử.
Các nước TPP công nhận tầm quan trọng của các tác nhân thị trường và các thỏa thuận thương mại
trong lĩnh vực viễn thông. Các quốc gia cũng nhất trí sẽ hành động theo các bước nhằm thúc đẩy
cạnh tranh trong các dịch vụ chuyển vùng di động quốc tế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử
dụng các giải pháp thay thế cho dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Các nước TPP cũng thống nhất rằng
trong trường hợp một nước thành viên quy định mức giá cước áp dụng cho việc bán buôn các dịch
vụ chuyển vùng di động quốc tế, nước đó sẽ cho phép các nhà khai thác dịch vụ của các nước TPP
không quy định mức giá cước này có được cơ hội nhận được ưu đãi khi áp dụng mức giá cước thấp
hơn.
Chương 14. Thương mại điện tử

141
Trong chương về thương mại điện tử, các nước TPP cam kết bảo đảm luồng thông tin và dữ liệu
mang tính toàn cầu được lưu chuyển một cách tự do giúp phát triển Internet và nền kinh tế số đáp
ứng các mục tiêu chính sách công liên quan như chính sách bảo mật thông tin cá nhân. 12 nước TPP
cũng thống nhất không ràng buộc các công ty của các nước TPP phải xây dựng các trung tâm dữ liệu
như một điều kiện cần thiết để hoạt động trong thị trường của nhau cũng như không yêu cầu phải
cung cấp hoặc cho phép tiếp cận mã nguồn phần mềm. Chương này đưa ra nghĩa vụ không áp đặt
thuế hải quan đối với các giao dịch điện tử và ngăn không cho các nước TPP ưu đãi cho các nhà sản
xuất hoặc nhà cung cấp sản phẩm truyền tin điện tử nội địa bằng cách áp dụng các biện pháp mang
tính phân biệt đối xử hay khóa chặn hoàn toàn việc truyền tin. Nhằm mục đích bảo vệ người tiêu
dùng, các nước TPP thống nhất thông qua và duy trì các điều luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan
đến các hành vi giả mạo, gian lận thương mại trên mạng cũng như đảm bảo các biện pháp bảo vệ
tính riêng tư và các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng khác có thể được áp dụng vào thị trường của
các nước TPP. Các nước TPP cũng phải đưa ra các biện pháp nhằm chấm dứt các tin nhắn
rác. Nhằm mục đích tạo thuận lợi cho thương mại điện tử, chương này bao gồm các điều khoản
khuyến khích các nước TPP áp dụng các chứng từ điện tử giữa các doanh nghiệp và chính phủ, như
các mẫu khai hải quan điện tử; cũng như đưa ra các quy định về chứng thực và chữ ký điện tử trong
các giao dịch thương mại. Một số nghĩa vụ trong chương này phải phù hợp với các biện pháp không
tương thích của từng nước thành viên TPP. Tất cả 12 nước TPP đồng ý phối hợp cùng nhau để hỗ
trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc tận dụng lợi thế thương mại điện tử. Chương này cũng
khuyến khích sự hợp tác về chính sách liên quan đến bảo mật thông tin cá nhân, bảo vệ người tiêu
dùng trên mạng, các nguy cơ và năng lực đối phó với tội phạm mạng.
Chương 15. Mua sắm chính phủ
Các Thành viên TPP cùng quan tâm tới mở cửa thị trường mua sắm chỉnh phủ rộng lớn của nhau
thông qua các quy tắc công bằng, minh bạch, có thể dự đoán, và không phân biệt đối xử. Trong
chương Mua sắm chính phủ, các Thành viên TPP cam kết với những nguyên tắc chính về đối xử
quốc gia và không phân biệt đối xử. Các Thành viên cũng đồng ý công bố các thông tin liên quan
một cách kịp thời, để các nhà cung cấp có đủ thời gian nhận được hồ sơ dự thầu và nộp bản chào
thầu, để đối xử với các nhà thầu một cách công bằng, bình đẳng, và để duy trì tính bảo mật cho các
nhà thầu. Thêm vào đó, các Thành viên đồng ý sẽ sử dụng các mô tả kỹ thuật công bằng và khách
quan, sẽ chỉ duyệt hợp đồng dựa trên những tiêu chí đánh giá đã mô tả trong các thông báo và hồ sơ
dự thầu, sẽ xây dựng các quy trình hợp lý để chất vấn hoặc xem xét các khiếu nại đối với một phê
duyệt nào đó. Mỗi Thành viên sẽ đưa ra một danh sách chọn cho các đơn vị mà Thành viên đó sẽ
xây dựng, được liệt kê tại phụ lục gắn liền với Hiệp định TPP.
Chương 16. Chính sách cạnh tranh
142
Các Thành viên TPP cùng quan tâm bảo đảm một khung khổ cạnh tranh bình đẳng trong khu vực
thông qua những quy định yêu cầu các Thành viên TPP duy trì hệ thống luật pháp cấm những hành
vi kinh doanh phi cạnh tranh, cũng như những hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo, gây thiệt
hại cho người tiêu dùng. Các Thành viên TPP đồng ý sẽ thông qua hoặc duy trì hệ thống luật cạnh
tranh quốc gia cấm hành vi kinh doanh phi cạnh tranh và sẽ làm việc để áp dụng những luật lệ này
vào tất cả các hoạt động kinh doanh trong phạm vi lãnh thổ của mình. Để đảm bảo những luật lệ này
được thực thi một cách hiệu quả, các Thành viên TPP đồng ý sẽ thành lập hoặc duy trì các cơ quan
chức năng chịu trách nhiệm về việc thực thi luật cạnh tranh quốc gia, và thông qua hoặc duy trì luật
lệ hoặc quy định cấm các hoạt động thương mại gian lận và lừa đảo gây thiệt hại hoặc có khả năng
gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Các Thành viên cũng đồng ý sẽ hợp tác, trong trường hợp có thể,
về những vấn đề các bên cùng quan tâm liên quan đến các hoạt động cạnh tranh. 12 Thành viên
đồng ý với những nghĩa vụ liên quan đến thủ tục hợp lý và tính công bằng trong quy trình, cũng như
quyền cá nhân đối với những hành động gây ra tổn hại do vi phạm luật cạnh tranh của một Thành
viên. Thêm vào đó, các Thành viên TPP đồng ý hợp tác trong phạm vi chính sách cạnh tranh và thực
thi luật cạnh tranh, bao gồm thông qua thông báo, tham vấn hoặc trao đổi thông tin. Chương này
không thuộc đối tượng điều chỉnh của các quy định về giải quyết tranh chấp của Hiệp định TPP,
nhưng các Thành viên TPP có thể tham vấn để xử lý những quan ngại liên quan đến chương này.
Chương 17. Doanh nghiệp nhà nước
Tất cả các Thành viên TPP đều có SOEs, thường đóng vai trò cung cấp dịch vụ công và các hoạt
động khác, nhưng các Thành viên TPP đều nhận thấy lợi ích của việc thống nhất một khung khổ quy
định về cạnh tranh liên quan đến các SOEs. Chương SOEs điều chỉnh những SOEs chủ yếu tham gia
vào các hoạt động thương mại. Các Thành viên nhất trí bảo đảm rằng các SOEs của mình sẽ tiến
hành các hoạt động thương mại trên cơ sở tính toán thương mại, trừ trường hợp không phù hợp với
nhiệm vụ mà các SOEs đó đang phải thực hiện để cung cấp các dịch vụ công. Các Thành viên cũng
đồng ý bảo đảm rằng các SOEs hoặc đơn vị độc quyền sẵn có không có những hoạt động phân biệt
đối xử đối với các doanh nghiệp, hàng hóa, dịch vụ của các Thành viên khác. Các Thành viên đồng
ý trao cho tòa án quyền tài phán đối với các hoạt động thương mại của các SOEs nước ngoài và bảo
đảm rằng các cơ quan hành chính quản lý cả các SOEs và doanh nghiệp tư nhân cũng làm như vậy
một cách công bằng. Các Thành viên TPP đồng ý sẽ không tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với
lợi ích của các Thành viên TPP khác khi cung cấp hỗ trợ phi thương mại cho các SOEs, hay làm tổn
hại đến ngành trong nước của Thành viên khác thông qua việc cung cấp các hỗ trợ phi thương mại
cho SOEs sản xuất và bán hàng hóa trên lãnh thổ của SOE khác đó. Các Thành viên TPP đồng ý
chia sẻ danh sách các SOEs với các Thành viên khác và khi được yêu cầu sẽ cung cấp các thông tin
bổ sung về mức độ sở hữu hoặc kiểm soát của chính phủ và những hỗ trợ phi thương mại cung cấp
143
cho các SOEs. Chương này cũng tạo ra các trường hợp ngoại lệ cho các SOEs không có ảnh hưởng
trên thị trường TPP, cũng như những ngoại lệ cụ thể theo từng nước, được quy định trong các phụ
lục, gắn liền với Hiệp định TPP.
Chương 18. Sở hữu trí tuệ
Chương Sở hữu trí tuệ (IP) trong TPP điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản
quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền sở hữu trí tuệ, và việc thực thi các quyền
về sở hữu trí tuệ, cũng như các lĩnh vực mà các Thành viên đồng ý hợp tác.
Chương này xây dựng tiêu chuẩn cho bằng sáng chế, lấy từ Hiệp định TRIPS của WTO và những
thông lệ quốc tế tốt nhất. Về nhãn hiệu, chương này làm rõ và củng cố việc bảo vệ tên nhãn hiệu và
những dấu hiệu khác mà các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng để phân biệt sản phẩm của họ trên thị
trường. Chương này cũng yêu cầu các Thành viên đưa vào cả tính minh bạch và quy trình bảo vệ
phù hợp liên quan đến việc bảo vệ những chỉ dẫn địa lý mới, bao gồm cả những chỉ dẫn địa lý đã
được công nhận hoặc được bảo vệ ở những hiệp định quốc tế khác. Việc bảo vệ này bao gồm cả việc
phân định rõ mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, cũng như việc bảo vệ việc sử dụng
những thuật ngữ thường dùng.
Chương IP sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm, đăng ký và bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ ở các thị trường mới, và đây là điều rất cấn thiết cho các doanh nghiệp nhỏ.
Bên cạnh đó, chương này cũng bao gồm những điều khoản thích hợp liên quan đến dược phẩm tạo
điều kiện cho cả việc phát triển các loại thuốc cứu sinh mới cũng như việc phổ biến các loại thuốc
thông dụng, có tính đến thời gian từng Thành viên cần để đáp ứng được các tiêu chuẩn này. Chương
này bao gồm những cam kết liên quan đến việc bảo vệ mật kết quả thử nghiệm và các dữ liệu khác
để có được quyền marketing dược phẩm và hóa phẩm nông nghiệp. Chương này cũng tái khẳng định
cam kết của các Thành viên với Tuyên bố 2001 của WTO về Hiệp định TRIPS và Sức khỏe cộng
đồng và cụ thể là xác nhận rằng các Thành viên không bị hạn chế áp dụng các biện pháp bảo vệ sức
khỏe cộng đồng, bao gổm cả trong trường hợp có những đại dịch như HIV/AIDS.
Về bản quyền, chương IP xây dựng những cam kết liên quan đến quyền của người sáng chế, và tạo
ra bảo hộ rõ rệt đối với các tác phẩm như bài hát, phim, sách, và phần mềm, và bao gồm những điều
khoản cân đối và hiệu quả về các biện pháp bảo vệ công nghệ và thông tin quản lý bản quyền. Bên
cạnh các cam kết này, chương này cũng bao gồm một nghĩa vụ - lần đầu tiên xuất hiện trong bất kỳ
hiệp định thương mại nào – để các Thành viên có thể liên tục cố gắng đạt được sự cân bằng trong hệ
thống bản quyền thông qua, trong số những nội dung khác, những ngoại lệ và hạn chế - bao gồm cả
những nội dung trong môi trường số - để phục vụ những mục đích chính đáng, như phê bình, góp ý,
báo cáo tin tức, dạy học, học bổng, và nghiên cứu. Chương này yêu cầu các Thành viên phải thiết
lập và duy trì một khuôn khổ về vùng an toàn với các điều kiện giúp các nhà cung cấp dịch vụ
144
Internet (ISPs) được miễn trừ trách nhiệm bồi thường trong các vi phạm bản quyền diễn ra trên hệ
thống hoặc mạng lưới của họ. Các nghĩa vụ trong phần này sẽ không cho phép các nước bắt buộc
các ISP phải giám sát hệ thống của mình để phát hiện các hành vi vi phạm bản quyền như là điều
kiện để được hưởng các miễn trừ trong vùng an toàn.
Chương này yêu cầu các Thành viên TPP cung cấp các công cụ hợp pháp để ngăn ngừa việc sử dụng
sai các bí mật thương mại, và xây dựng các quy trình thủ tục và xử phạt hình sự đối với tội phạm
trộm cắp bí mật thương mại, bao gồm cả trộm cắp qua mạng.
Cuối cùng, các Thành viên TPP đồng ý cung cấp các hệ thống chế tài mạnh, bao gồm cả những quy
trình thủ tục dân sự, các biện pháp tạm thời, các biện phảp quản lý biên giới, và chế tài hình sự đối
với tội giả mạo nhãn hiệu và vi phạm bản quyền.
Chương 19. Lao động
Tất cả các Thành viên TPP đều là thành viên của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và thừa nhận mối
liên hệ giữa quyền của người lao động với thương mại. Trong TPP, các Thành viên đồng ý thông
qua và duy trì trong luật và thông lệ của mình các quyền cơ bản của người lao động như được thừa
nhận trong Tuyên bố 1998 của ILO, đó là quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể; xóa
bỏ lao động cưỡng bức; xóa bỏ lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất; và
loại bỏ sự phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp. Các Thành viên cũng đồng ý có luật quy
định mức lương tối thiểu, số giờ làm việc, an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Những cam kết này áp
dụng cả với các khu chế xuất. 12 Thành viên TPP đồng ý không miễn trừ hoặc giảm hiệu lực của
luật lệ quy định việc thực thi các quyền cơ bản của người lao động để thu hút thương mại hoặc đầu
tư, và sẽ thực thi hiệu quả luật liên quan đến lao động một cách bền vững hoặc đều đặn có thể có
ảnh hưởng tới thương mại hoặc đầu tư giữa các Thành viên TPP. Bên cạnh các cam kết của các
Thành viên xóa bỏ lao động cưỡng bức trong nước mình, chương Lao động bao gồm cả những cam
kết không khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức hoặc lao
động trẻ em, hoặc sử dụng đầu vào được sản xuất ra bằng lao động cưỡng bức, bất kể nước xuất xứ
có nằm trong TPP hay không. Mỗi Thành viên TPP đều cam kết bảo đảm khả năng tiếp cận với hệ
thống thủ tục hành chính và tư pháp công bằng, không thiên vị và minh bạch và sẽ cung cấp các biện
pháp khắc phục hiệu quả những vi phạm luật lao động của mình. Các Thành viên cũng đồng ý cho
phép sự tham gia của công chúng vào việc thực thi chương Lao động, bao gồm cả việc xây dựng cơ
chế tiếp nhận ý kiến đóng góp của công chúng và đáp ứng các yêu cầu về thông tin.
Các cam kết tại chương này là đối tượng điều chỉnh của các thủ tục giải quyết khiếu nại được quy
định tại chương Giải quyết tranh chấp. Để thúc đẩy việc giải quyết nhanh các vấn đề về lao động
giữa các thành viên TPP, chương Lao động cũng xây dựng cơ chế đối thoại mà các Thành viên có
thể lựa chọn áp dụng để cố gắng giải quyết bất cứ vấn đề nào về lao động trong chương này giữa các
145
Thành viên. Cơ chế đối thoại này cho phép việc xem xét nhanh các vấn đề và cho phép các Thành
viên cùng nhất trí với chương trình hành động để xử lý vấn đề. Chương Lao động tạo ra một cơ chế
hợp tác về các vấn đề về lao động, bao gồm cả các cơ hội để các bên đóng góp xác định phạm vi
hợp tác và tham gia, nếu phù hợp và các Thành viên cùng tham gia, trong các hoạt động hợp tác.
Chương 20. Môi trường
Với tư cách là ngôi nhà đối với của một phần quan trọng của thế giới hoang dã, các giống cây trồng
và sinh vật biển, các Thành viên TPP chia sẻ một cam kết mạnh mẽ nhằm bảo vệ và bảo tồn môi
trường, bao gồm cả việc các thành viên làm việc với nhau nhằm giải quyết các thách thức về môi
trường, ví dụ như ô nhiễm môi trường, buôn bán động vật hoang dã, khai thác trái phép, đánh bắt
trái phép và bảo vệ môi trường biển. Trong khuôn khổ của Hiệp định TPP, 12 Thành viên nhất trí
đối với thực thi có hiệu quả pháp luật về môi trường và không làm suy giảm hệ thống pháp luật về
môi trường nhằm mục đích khuyến khích thương mại và đầu tư. Các Bên cũng nhất trí thực thi các
nghĩa vụ theo Công ước về Thương mại quốc tế đối với các loài động thực vật nguy cấp (CITES) và
thực hiện các biện pháp nhằm đấu tranh và tăng cường hợp tác để ngăn chặn thương mại về động
thực vật hoang dã được tiến hành một cách bất hợp pháp. Ngoài ra, các Thành viên cũng đồng ý
thúc đẩy quản lý phát triển rừng bền vững, bảo vệ và bảo tồn các loài động vật và giống cây hoang
dã được xác định là nguy cấp trong lãnh thổ của nước mình, trong đó bao gồm cả các hành động mà
các Bên tiến hành nhằm bảo tồn toàn vẹn sinh thái của các vùng tự nhiên được bảo vệ đặc biệt, ví dụ
như khu vực đầm lầy. Trong nỗ lực bảo vệ vùng đại dương chung, các Thành viên TPP nhất trí đối
với quản lý bền vững nghề cá, thúc đẩy việc bảo tồn các loài sinh vật biển quan trọng, ví dụ như cá
mập, đấu tranh chống đánh bắt trái phép, cũng như nghiêm cấm một số hình thức trợ cấp nghề cá có
tác động tiêu cực nhất dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên cá. Các hình thức trợ
cấp này ảnh hưởng tiêu cực đến dự trữ cá và tiếp tay cho các hoạt động đánh bắt trái phép, không
được thống kê và không được pháp luật quy định. Các Bên nhất trí tăng cường tính minh bạch liên
quan đến các chương trình trợ cấp và nỗ lực hết sức ngăn chặn việc đưa ra các hình thức trợ cấp mới
dẫn đến đánh bắt cạn kiệt và vượt quá trữ lượng các nguồn tài nguyên.
Các Thành viên TPP cũng nhất trí bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm đánh bắt và bảo vệ tầng ô
zôn khỏi các chất gây phá hủy. Các Thành viên tái khẳng định cam kết của họ trong việc thực thi
Hiệp định nhiều bên về môi trường (MEAs) mà họ là thành viên. Các Thành viên cam kết minh
bạch trong các vấn đề khi đưa ra, thực thi và thúc đẩy các quyết định về môi trường. Ngoài ra, các
Thành viên nhất trí đối với việc tạo điều kiện cho cộng đồng đóng góp đối với việc thực thi Chương
Môi trường thông qua các phiên xem xét và đánh giá việc thành lập Ủy ban về Môi trường nhằm
giám sát việc thực thi chương này. Chương này cũng bao gồm cam kết về minh bạch hóa trong việc
thực thi và tuân thủ và các đối tượng của quy trình giải quyết tranh chấp được quy định trong
146
Chương Giải quyết tranh chấp. Các Thành viên còn nhất trí khuyến khích các sáng kiến tự nguyện
về môi trường, ví dụ như các chương trình hợp tác về trách nhiệm xã hội. Cuối cùng, các Bên cam
kết hợp tác và giải quyết các vấn đề thuộc mối quan tâm chung, trong đó bao gồm các khu vực bảo
tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học, và thời gian chuyển đổi sang các nền kinh tế có mức khí
thải thấp và phát triển bền vững.
Chương 21. Hợp tác và Nâng cao năng lực
12 nền kinh tế thành viên TPP rất đa dạng về trình độ phát triển. Mọi Thành viên đều nhận thức rằng
các thành viên kém phát triển hơn của Hiệp định TPP có thể phải đối mặt với các thách thức nhất
định khi thực thi hiệp định, tận dụng tối đa lợi thế về cơ hội do hiệp định này tạo ra và đảm bảo sự
tham gia đầy đủ của các doanh nghiệp nhỏ hơn, cộng đồng vùng nông thôn, phụ nữ và các nhóm thu
nhập xã hội thấp hơn. Nhằm giải quyết các thách thức trên, Chương Hợp tác và Nâng cao năng lực
thiết lập một Ủy ban về Hợp tác và Nâng cao năng lực nhằm phát hiện và rà soát các khu vực có
tiềm năng hợp tác và xây dựng năng lực trên cơ sở tự nguyện và sự sẵn có của các nguồn lực. Ủy
ban này sẽ thúc đẩy trao đổi thông tin nhằm hỗ trợ các yêu cầu về hợp tác và nâng cao năng lực.
Chương 22. Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh
Chương Cạnh tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh nhằm mục tiêu giúp cho TPP đạt được các tiềm
năng của khu vực nhằm phát triển sức cạnh tranh của các thành viên tham gia hiệp định và của cả
khu vực nói chung. Chương này tạo nên các cơ chế chính thức nhằm rà soát tác động của TPP lên
sức cạnh tranh của các Thành viên thông qua các cuộc đối thoại giữa các chính phủ và giữa chính
phủ với doanh nghiệp và cộng đồng, tập trung tham gia sâu vào chuỗi cung ứng khu vực nhằm đánh
giá sự phát triển, tận dụng lợi thế của các cơ hội mới, và giải quyết bất cứ các thách thức có thể nổi
lên khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Trong số các giải pháp này có việc thành lập Ủy ban về Cạnh
tranh và Tạo thuận lợi kinh doanh. Ủy ban này sẽ nhóm họp thường xuyên nhằm rà soát tác động
của Hiệp định TPP lên sức cạnh tranh của khu vực và quốc gia, và lên hệ thống kinh tế khu vực. Ủy
ban sẽ xem xét các khuyến nghị và đề xuất từ các đối tượng liên quan đối với các cách thức mà Hiệp
định TPP có thể thúc đẩy hơn nữa sự cạnh tranh, bao gồm cả việc tăng cường sự tham gia của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ vào chuỗi cung ứng khu vực. Chương này cũng thiết lập một khung cơ bản
dành cho Ủy ban để đánh giá hoạt động của chuỗi cung ứng theo Hiệp định, trong đó bao gồm các
cách thức để thúc đẩy sự tham gia của SME vào chuỗi cung ứng và rà soát đóng góp của các đối
tượng liên quan và các chuyên gia.
Chương 23. Phát triển
Các thành viên TPP tìm kiếm giải pháp nhằm đảm bảo Hiệp định TPP sẽ là một hình mẫu của sự hội
nhập thương mại và kinh tế tiêu chuẩn cao, và đặc biệt nhằm đảm bảo mọi Thành viên TPP có thể
thu được các lợi ích từ hiệp định, có đầy đủ năng lực để thực thi các cam kết của mình và nổi lên
147
như các nền kinh tế thịnh vượng hơn và thị trường mạnh mẽ hơn cho tất cả các thành viên. Chương
Phát triển gồm có 3 lĩnh vực cơ bản được coi như dành cho các chương trình hợp tác khi Hiệp định
có hiệu lực. Các lĩnh vực này bao gồm: (1) tăng trưởng kinh tế toàn diện và cơ bản bao gồm có phát
triển bền vững, giảm đói nghèo và thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ; (2) thúc đẩy phụ nữ và kinh tế,
trong đó có việc hỗ trợ phụ nữ xây dựng năng lực và các kỹ năng, tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ
với thị trường, đạt được kỹ năng về công nghệ thông tin và tài chính, thiết lập mạng lưới lãnh đạo nữ
giới, và chỉ ra các thực tiễn tốt nhất trong ứng dụng linh hoạt trong môi trường công việc; và (3)
giáo dục, khoa học và công nghệ, nghiên cứu và sáng tạo. Chương này cũng thiết lập Ủy ban TPP về
phát triển - là cơ quan sẽ nhóm họp thường xuyên để thúc đẩy các chương trình hợp tác tự nguyện
trong các lĩnh vực này và các cơ hội mới khi nó phát sinh.
Chương 24. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các nước TPP chia sẻ mối quan tâm đến việc thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ và vừa
vào thương mại và bảo đảm rằng các doanh nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ các lợi ích của Hiệp định
TPP. Bên cạnh những cam kết tại các chương khác của Hiệp định về tiếp cận thị trường, giảm các
công việc giấy tờ, tiếp cận internet, thuận lợi hóa thương mại, chuyển phát nhanh và các nội dung
khác, Chương về Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các cam kết của mỗi Bên về thiết lập một trang
web thân thiện với người sử dụng dành cho đối tượng sử dụng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để dễ
dàng tiếp cận các thông tin về Hiệp định TPP và những cách thức mà các doanh nghiệp nhỏ có thể
tận dụng Hiệp định này, bao gồm cả việc diễn giải các điều khoản của Hiệp định TPP liên quan tới
doanh nghiệp vừa và nhỏ; các quy định và thủ tục liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ; các quy định về
đầu tư nước ngoài; các thủ tục về đăng ký kinh doanh; các quy định về lao động và các thông tin về
thuế. Ngoài ra, Chương này quy định việc thành lập Ủy ban Doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiến
hành họp định kỳ để rà soát mức độ hỗ trợ của Hiệp định TPP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cân
nhắc các cách thức để nâng cao hơn nữa những lợi ích của Hiệp định và giám sát các hoạt động hợp
tác hoặc nâng cao năng lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua tư vấn xuất khẩu, hỗ
trợ, đào tạo cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; chia sẻ thông tin; cấp vốn thương mại và các hoạt động
khác.
Chương 25. Gắn kết môi trường chính sách
Chương Gắn kết môi trường chính sách của TPP sẽ giúp mở ra một môi trường thông thoáng, bình
đẳng và dễ dự đoán dành cho các doanh nghiệp hoạt động trên các thị trường TPP bằng cách khuyến
khích minh bạch hóa, công bằng và hợp tác giữa các chính phủ để đạt được một phương thức tiếp
cận chính sách một cách gắn kết. Chương này nhằm mục đích tạo thuận lợi về gắn kết môi trường
chính sách tại mỗi quốc gia TPP bằng việc thúc đẩy các cơ chế cho quá trình tham vấn và hợp tác
giữa các cơ quan nội bộ một cách hiệu quả. Chương này cũng khuyến khích việc chấp nhận rộng rãi
148
các chính sách tốt, ví dụ như các đánh giá tác động của các biện pháp chính sách được đề xuất, trao
đổi thông tin của các nhóm nền tảng cho quá trình chọn lựa các chính sách thay thế và bản chất của
chính sách được giới thiệu. Chương này còn bao gồm các điều khoản nhằm giúp đảm bảo các chính
sách rõ ràng, chính xác về mặt văn bản, theo đó cộng đồng có thể tiếp cận thông tin đối với các biện
pháp chính sách mới, nếu có thể thì theo hình thức trực tuyến, và các biện pháp chính sách hiện
hành đã được rà soát định kỳ nhằm quyết định xem các biện pháp đó đang còn là các công cụ hiệu
quả nhất để đạt được các mục tiêu đề ra. Ngoài ra, chương cũng khuyến khích các chính phủ TPP
cung cấp các thông báo thường niên về tất cả các biện pháp chính sách mà chính phủ đó định thực
hiện. Cuối cùng, chương cũng thiết lập một Ủy ban mà theo đó sẽ cung cấp cho các quốc gia TPP,
doanh nghiệp và cộng đồng tiếp tục có các cơ hội báo cáo về quá trình thực thi, chia sẻ kinh nghiệm
về các thực tiễn tốt nhất, và xem xét các khu vực có tiềm năng hợp tác. Chương này, dưới bất kỳ
hình thức nào, không ảnh hưởng đến quyền của các Thành viên trong việc đưa ra các chính sách về
sức khỏe cộng đồng, an toàn, an ninh và các lý do vì lợi ích công cộng khác.
Chương 26. Minh bạch hóa và Chống tham nhũng
Chương Minh bạch hóa và chống tham nhũng có mục đích thúc đẩy các mục tiêu, được chia sẻ bởi
toàn bộ các Bên tham gia Hiệp định, tăng cường quản trị tốt và xử lý những ảnh hưởng xói mòn của
việc hối lộ và tham nhũng lên nền kinh tế. Theo Chương này, các Bên tham gia TPP phải đảm bảo
rằng, trong chừng mực có thể, luật pháp, quy định và các quy chế hành chính có liên quan tới bất kỳ
vấn đề nào được quy định bởi Hiệp định TPP sẽ được công bố công khai và tiếp nhận các nhận xét.
Các Bên sẽ đảm bảo quyền lợi theo quy trình thủ tục đối với tố tụng hành chính cho các bên liên
quan đến TPP, bao gồm việc nhanh chóng xem xét thông qua các tòa án hoặc thủ tục tố tụng hành
chính hoặc quan tòa công bằng. Các Bên cũng đồng ý áp dụng hoặc duy trì luật hình sự hóa đối với
việc cung cấp những lợi ích không chính đáng của một công chức hay những hành động hối lộ khác
có ảnh hưởng đến đầu tư và thương mại quốc tế. Các Bên cũng cam kết sẽ áp dụng hiệu quả các quy
định và luật pháp về chống hối lộ. Hơn nữa, các bên đồng ý nỗ lực duy trì hoặc áp dụng các tiêu
chuẩn, quy tắc ứng xử của các công chức cũng như các biện pháp nhằm xác định và quản lý xung
đột lợi ích, qua đó tăng cường đào tạo công chức, tránh việc sử dụng quà tặng, khuyến khích việc
thông báo về các hành động hối lộ và có hình thức kỷ luật hoặc các biện pháp khác đối với các công
chức có hành động hối lộ. Trong một Phụ lục của Chương này, các Bên TPP cũng đồng ý với các
điều khoản thúc đẩy tính minh bạch và quy trình liên quan đến danh sách và các chi phí cho các sản
phẩm dược phẩm hoặc các thiết bị y tế. Các cam kết trong phụ lục này không thuộc đối tượng của
thủ tục giải quyết tranh chấp.
Chương 27. Các điều khoản về hành chính và thể chế

149
Chương về Các điều khoản hành chính và thể chế của TPP xây dựng một khung thể chế thông qua
đó các Bên có thể đánh giá và hướng dẫn việc thực hiện hoặc hoạt động của Hiệp định, đặc biệt
bằng việc thành lập Ủy ban TPP, bao gồm các Bộ trưởng hoặc các quan chức cấp cao, giám sát hoạt
động và quá trình thực thi Hiệp định và định hướng phát triển tương lai. Ủy ban này sẽ rà soát mối
quan hệ kinh tế và đối tác giữa các Bên theo định kỳ để đảm bảo duy trì liên kết chặt chẽ với những
thách thức mà cách bên gặp phải. Mọi sửa đổi cần có sự đồng thuận và kết luật thông qua các thủ tục
pháp lý của các Bên. Chương này cũng cung cấp thông tin về đầu mối liên lạc của các Bên để tạo
thuận lợi cho trao đổi và tạo ra một cơ chế để những Bên có thời hạn chuyển đổi cụ thể đối với một
nghĩa vụ nào đó có thể báo cáo về tiến trình thực hiện và định hướng nhằm đảm bảo tính minh bạch
trong việc thực hiện các nghĩa vụ.
Chương 28. Giải quyết tranh chấp
Chương về Giải quyết tranh chấp có mục tiêu nhanh chóng giúp đỡ các Bên giải quyết những vướng
mắc trong quá trình thực hiện Hiệp định TPP. Các Bên TPP có mục tiêu là giải quyết các tranh chấp
thông qua tham vấn và khi cần thiết có thể thông qua các Ban hội thẩm công bằng, không thiên vị.
Cơ chế giải quyết tranh chấp đề ra trong Chương này áp dụng cho toàn bộ Hiệp định TPP, trừ một
số ít trường hợp đặc biệt. Công chúng có thể theo dõi tiến trình tố tụng từ thời điểm các đệ trình
được công bố, công chúng cũng có thể theo dõi phiên điều trần và báo cáo cuối cùng của các Ban
hôi thẩm cũng sẽ được công bố. Các Ban hội thẩm cũng sẽ cân nhắc các yêu cung cấp quan điểm tới
vụ tranh chấp từ của các đơn vị phi chính phủ hoạt động trong lãnh thổ của bất kỳ Bên tranh chấp
nào. Các Bên TPP sẽ nỗ lực hết sức nhằm giải quyết tranh chấp thông qua hợp tác và tham vấn và
được khuyến khích sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp khác nếu phù hợp. Trong trường hợp
tham vấn thất bại, các Bên có thể yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm, được thành lập trong vòng 60
ngày kể từ khi có yêu cầu tham vấn hoặc 30 ngày đối với hàng hóa mau hỏng. Ban Hội thẩm sẽ bao
gồm 3 chuyên gia độc lập về thương mại quốc tế và có liên quan tới lĩnh vực tranh chấp cùng với
một quy trình thủ tục để chắc chắn rằng Ban Hội thẩm sẽ được thành lập trong một khoảng thời gian
nhất định ngay cả khi các Bên không thống nhất được về thành phần của Ban. Ban Hội thẩm sẽ tuân
theo một quy tắc ứng xử chung nhằm đảm bảo tính thống nhất của cơ chế giải quyết tranh chấp. Ban
Hội thẩm sẽ có một báo cáo ban đầu trong vòng 150 ngày kể từ khi thành viên cuối cùng của Ban
được chỉ định hoặc 120 ngày trong trường hợp khẩn cấp, như là trường hợp liên quan tới các hàng
hóa dễ hỏng. Báo cáo ban đầu này sẽ là báo cáo mật và các Bên có thể nhận xét bổ sung. Báo cáo
cuối cùng sẽ được hoàn thành trong vòng 30 ngày kể từ ngày có báo cáo ban đầu và phải được công
báo trong vòng 15 ngày nhưng các thông tin mật sẽ được giữ kín. Để đảm bảo các Bên sẽ tuân thủ,
Chương giải quyết tranh chấp cho phép sử dụng trả đũa thương mại (ví dụ như ngừng không cho
hưởng lợi ích), nếu một Bên không tuân thủ với nghĩa vụ của mình. Trước khi sử dụng biện pháp trả
150
đũa thương mại, Bên không tuân thủ có thể thảo luận hoặc yêu cầu một khoảng thời gian hợp lý để
khắc phục các vi phạm của mình.
Chương 29. Ngoại lệ
Chương về Ngoại lệ mang lại các linh hoạt cho các Bên trong Hiệp định TPP để đảm bảo đầy đủ
quyền lợi chung, bao gồm lợi ích an ninh cơ bản và các phúc lợi công. Chương này kết hợp các
ngoại lệ chung trong Điều XX của Hiệp định chung về Thương mại và thuế quan 1994 cho các điều
khoản liên quan tới hàng hóa thương mại, theo đó Hiệp định TPP sẽ không ngăn cản các Bên áp
dụng hoặc thực thi các biện pháp cần thiết để bảo vệ đạo đức công cộng, bảo về đời sống hoặc sức
khỏe con người, động hoặc thực vật, bảo vệ sở hữu trí tuệ, thực thi các biện pháp liên quan tới các
sản phẩm của lao động tù nhân, để bảo vệ tài sản quốc gia giá trị nghệ thuật, lịch sử, hoặc khảo cổ
và bảo tồn các nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Chương này cũng bao gồm các ngoại lệ chung tương tự
như trong Điều XIV của Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ liên quan tới các điều khoản liên
quan tới thương mại dịch vụ. Chương này bao gồm cả ngoại lệ về tự đánh giá áp dụng chung cho
toàn bộ Hiệp định TPP, theo đó một Bên có thể sử dụng các biện pháp mà họ thấy cần thiết để bảo
vệ lợi ích an ninh cơ bản. Chương này cũng xác định các hoàn cảnh cụ thể và điều kiện mà theo đó
một Bên có thể áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời (ví dụ như kiểm soát vốn) để hạn chế giao dịch
- ví dụ như góp vốn, chuyển lợi nhuận và cổ tức, thanh toán lãi hoặc tiền bản quyền - đối với các
khoản đầu tư, để đảm bảo chính phủ duy trì linh hoạt để quản lý dòng vốn biến động, bao gồm bối
cảnh của cán cân thanh toán hoặc các khủng hoảng kinh tế khác. Hơn nữa, chương này cũng xác
định rõ rằng trong Hiệp định TPP không Bên nào bị ép buộc phải cung cấp thông tin nếu đi ngược
lại quy định pháp luật trong nước hoặc lợi ích cộng đồng, hoặc phương hại đến lợi ích thương mại
hợp pháp của doanh nghiệp cụ thể.
Chương 30. Các điều khoản cuối cùng
Chương về Các điều khoản cuối cùng là về những hình thức mà Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực,
những hình thức sửa đổi cam kết, những quy tắc xây dựng tiến trình để các nước và vùng lãnh thổ
khác có thể gia nhập TPP sau này, các hình thức rút ra khỏi Hiệp định và ngôn ngữ chính được xử
dụng để công bố. Chương này nhằm đàm bảo các cam kết trong Hiệp định TPP có thể được sửa đổi,
nhưng chỉ sau khi mỗi Bên đã hoàn tất thủ tục trong nước và nộp lưu chiểu. Chương này cũng quy
định rõ rằng Hiệp định TPP mở cho các nước thuộc thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á
Thái Bình Dương và những quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác gia nhập nếu được các Bên đồng
thuận. Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực theo các thủ tục cần thiết được quy định tại Chương này.
Chương về các điều khoản cuối cùng cũng quy định rõ quy trình để một Bên có thể rút ra khỏi Hiệp
định, chỉ định một cơ quan lưu chiểu để tiếp nhận và cung cấp tài liệu, và cũng xác định tiếng Anh,
Tây Ban Nha và Pháp là những ngôn ngữ chính đồng thời được sử dụng cho Hiệp định.
151
5.8. Hoa Kỳ và mối quan hệ kinh tế với Việt Nam
5.8.1. Một số thông tin cơ bản về Hoa Kỳ
a. Giới thiệu chung về Hoa Kỳ
Tên chính thức: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ
Ngày quốc khánh: 4/7 (1776)
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Mỹ.
Diện tích: 9.826.675 km2
Dân số: 321.368.864 (tháng 7 năm 2015)
Thủ đô: Washington D.C
Các thành phố chính khác: New York, Los Angeles, Chicago, San Francisco, Philadelphia…
Ngôn ngữ: Tiếng Anh được công nhận như ngôn ngữ quốc gia, biến thể tiếng Anh được nói tại Hoa
Kỳ được gọi là tiếng Anh Mỹ. Hoa Kỳ có 82% dân số nói tiếng Anh, 12% dân số nói tiếng Tây Ban
Nha, số còn lại là các ngôn ngữ khác.
Đơn vị tiền tệ: Đồng đô la Mỹ (USD)
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: Ngày 12/7/1995
b. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Mỹ, phía Tây giáp Thái Bình Dương, phía Đông giáp Đại Tây Dương, nằm
giữa Canada và Mehico.
Diện tích: 9.826.675 km2
Tổng diện tích đất: 9.161.966 km2
Diện tích mặt nước: 664.709 km2
Địa hình: Đồng bằng trung tâm rộng lớn, vùng núi phía Tây, vùng đồi và núi thấp ở phía Đông;
vùng núi lởm chởm và các thung lũng sông rộng lớn tại Alaska; địa hình núi lửa lởm chởm tại
Hawaii.
Tài nguyên thiên nhiên: than đá, đồng, chì, molybdenum, phốt phát, uranium, bô xít, vàng, quặng
sắt, thuỷ ngân, nicken, muối kali, bạc, tungsten, thiếc, dầu lửa, khí tự nhiên, gỗ.
Khí hậu
Chủ yếu khí hậu ôn đới, tuy nhiên tại Hawaii và Florida có khí hậu nhiệt đới và Alaska là khí hậu
hàn đới. Khí hậu bán hoang mạc tại đồng bằng phía Tây sông Mississippi và khí hậu hoang mạc tại
lưu vực phía Tây Nam; phía Tây Bắc khí hậu hơi lạnh và ấm dần vào tháng 1 và 2 do chịu ảnh
hưởng bởi những đợt gió chinook từ sườn phía Đông của dẫy núi Rocky.
Tại thủ đô Washington DC:
- Tháng nóng nhất: tháng 7, 21-31 độ C;
- Tháng lạnh nhất: tháng 1, -3-6 độ C;
152
- Tháng khô nhất: tháng 2, lượng mưa trung bình 69 mm;
- Tháng ẩm ướt nhất: tháng 8, lượng mưa trung bình 99 mm.
Thiên tai: sóng thần, núi lửa và động đất quanh khu vực lòng chảo Thái Bình Dương; bão dọc bờ
biến Đại Tây Dương; bão lốc phần Trung Tây; trượt bùn tại California; cháy rừng tại miền Tây; lụt;
băng giá vĩnh cửu tại Bắc Alaska là 1 trở ngại chính cho phát triển vùng Alaska.
c. Xã hội
Dân số
Tổng số dân: 321.368.864 (tháng 7 năm 2015)
Cơ cấu dân số
- 14 tuổi: 18,99% (nam 31.171.623/ nữ 29.845.713)
- 24 tuổi: 13,64% (nam 22.473.687/ nữ 21.358.609)
- 54 tuổi: 39,76% (nam 63.838.086/ nữ 63.947.036)
- 64 tuổi: 12,73% (nam 19.731.664/ nữ 21.172.201)
ổi trở lên: 14,88% (nam 21.129.978/ nữ 26.700.267)
Tỷ lệ giới tính: 0,97 nam/nữ
-14 tuổi: 1,04 nam/nữ
-24 tuổi: 1,05 nam/nữ
-54 tuổi: 1 nam/nữ
-64 tuổi: 0,93 nam/nữ
ở lên: 0,79 nam/nữ
Tuổi thọ trung bình: 79,68 tuổi
Tốc độ tăng dân số: 0,78%
Dân tộc
ắng: 79,96%
ời Mỹ gốc Phi): 12,85%

ời da đỏ (người Mỹ bản địa): 0,97%


ời có nguồn gốc Hawaii và các đảo thuộc Thái Bình Dương: 0,18%
ặc nhiều chủng tộc: 1,61%.
Tôn giáo

ạng tôn giáo: 1,7%

153
ồi giáo: 0,6%
ật giáo: 0,7%

g theo tôn giáo nào: 4%


Ngôn ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ chủ yếu, một phần ở phía Nam California, New Mehico, Texas,
Miami sử dụng tiếng Tây Ban Nha và ngoài ra có khoảng 400.000 người nói tiếng thổ ngữ. Hiện
nay tiếng Anh chiếm 79,2%, Tây Ban Nha 12,9%, Ấn-Âu khác 3,8%, hòn đảo châu Á và Thái Bình
Dương 3,3%, ngôn ngữ khác 0,9%.
d. Thể chế và cơ cấu hành chính
Cơ cấu chính phủ: Tổng thống và Phó Tổng thống.
Tổng thống đương nhiệm là Barack Obama. Phó Tổng thống đương nhiệm là Joe Biden.
Nội các: do Tổng thống bổ nhiệm với sự phê chuẩn của Thượng viện
Nhiệm kỳ của Tổng thống và Phó Tổng thống là 4 năm.
Các đảng phái chính trị chính:
ảng Cộng hoà
ảng Dân chủ
ảng khác
Cơ cấu hành chính: Hiện nay, Hoa Kỳ có 50 bang và 5 khu hành chính trực thuộc gồm thủ đô
Washington D.C., Samoa, Guam, Virgin Islands và Puerto Rico.
Thủ đô: Thủ đô Hoa Kỳ hiện nay là Washington D.C có diện tích 176 km2 và có khoảng gần 600
nghìn dân. Ngân sách Thủ đô do Quốc hội Liên bang phê chuẩn, trong đó nguồn cấp từ ngân sách
liên bang chiếm phần quan trọng.
e. Hệ thống pháp luật
Hoa Kỳ là một nước cộng hoà liên bang gồm 50 bang. Ngoài hệ thống pháp luật liên bang, mỗi bang
đều có hệ thống pháp luật riêng nhưng không được trái với Hiến pháp của liên bang. Trong trường
hợp có sự mâu thuẫn giữa luật liên bang và luật bang hoặc luật địa phương, thì luật liên bang sẽ có
hiệu lực. Có những giao dịch hoặc vấn đề chịu sự điều tiết của riêng luật liên bang, riêng luật bang,
hoặc có thể cả luật biên bang và luật bang. Ví dụ, ở Hoa Kỳ không có những qui định chung áp dụng
cho cả liên bang về thành lập công ty hoặc văn phòng đại diện mà những qui định này ở mỗi bang
một khác.
Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu thuộc về các cơ
quan quản lý nhà nước liên bang, do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và
chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên, có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng
gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết trực
154
tiếp và chủ yếu của các luật liên bang liên quan đến nhập khẩu xe hơi. Tuy nhiên, do luật bảo vệ môi
trường của một số bang đề ra những yêu cầu bảo vệ môi trường khắt khe hơn so với các luật liên
bang về môi trường, cho nên xe hơi nhập khẩu muốn tiêu thụ được ở các bang đó phải đáp ứng các
yêu cầu về môi trường của các bang đó. Một ví dụ khác, luật của Bang Pennsylvania chỉ qui định
nguyên liệu nhồi trong đồ chơi không được có chất gây hại, trong khi đó luật của Bang Ohio lại qui
định khắt khe hơn là nguyên liệu nhồi trong đồ chơi phải là mới và phải được kiểm tra phòng truyền
nhiễm bệnh do vi khuẩn.
Hoa Kỳ và tất cả các bang (trừ bang Louisiana theo hệ thống luật Châu Âu) đều theo hệ thống luật
Anh – Hoa Kỳ (là hệ thống thông luật). Điều này có nghĩa là những giải thích luật hay phán quyết
của toà án sẽ trở thành luật áp dụng trong các trường hợp sau đó và tương tự (án lệ). Do vậy, ngoài
việc nghiên cứu các luật, việc nghiên cứu các quyết định của toà án cũng là một phần không thể
thiếu để hiểu đầy đủ về luật pháp Hoa Kỳ đối với một vấn đề nào đó.
5.8.2. Một số thông tin kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP theo giá hiện tại (2014) là 17.419 tỷ
USD. Hoa Kỳ còn là quốc gia xếp vị trí thứ nhất về nhập khẩu và vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng hóa,
thứ 1 về xuất nhập khẩu dịch vụ. (Chi tiết như bảng 5.7 dưới đây).
Xuất khẩu của Hòa Kỳ chiếm 8,5% tổng giá trị xuất khẩu của thế giới, cùng với đó, nhập khẩu
chiếm trên 12% tổng giá trị nhập khẩu của thế giới.
Bảng 5.7. Tóm tắt thông tin kinh tế, thương mại cơ bản của Hoa Kỳ
Dân số (ngàn người, 2014) 318 857 Xếp hạng thương mại thế giới, 2014 XK NK
GDP hiện tại ( triệu USD, 2014) 17 419 000 Hàng hóa 2 1
GDP hiện tại theo ngang giá sức mua
17 419 000 Không so với thương mại nội khối EU
(triệu USD, 2014)
Cán cân thanh toán vãng lai (triệu USD, 2013) - 400 254 Thương mại dịch vụ 1 1
Giá trị thương mại/vốn (USD, 2012 -2014) 15 864 Không so với thương mại nội khối EU
Tỷ lệ thương mại/GDP (2012 - 2014) 29.9
% thay đổi qua các năm
2014 2010 - 2014 2013 2014
GDP thực tế (2010=100) 109 2 2 2
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (chỉ tiêu khối
114 4 3 ...
lượng, 2010=100)
Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (chỉ tiêu khối
109 3 1 ...
lượng, 2010=100)
Nguồn: http//stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=US
Trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ theo ngành nghề thì các sản phẩm chế tạo chiếm tỷ
trọng cao nhất với trên 70% tổng giá trị xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Các bạn hàng quan trọng nhất của
Hoa Kỳ là Canada, EU (28), Mexico, Trung Quốc và Nhật Bản (cụ thể xem số liệu ở bảng 5.8).

155
Bảng 5.8. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại hàng hóa của Hoa Kỳ
Thương mại hàng hóa Giá trị % thay đổi hàng năm
2014 2010-2014 2013 2014
XK hàng hóa, FOB (triệu USD) 1 620 532 6 2 3
NK hàng hóa, CIF (triệu USD) 2 412 547 5 0 4

2014 2014
Tỷ trọng trong tổng giá trị XK thế giới 8.53 Tỷ trọng trong tổng giá trị NK thế giới 12.64
Tỷ trọng xuất khẩu theo ngành Tỷ trọng nhập khẩu theo ngành
Theo nhóm hàng hóa chính Theo nhóm hàng hóa chính
Sản phẩm nông nghiệp 11.2 Sản phẩm nông nghiệp 6.5
Sản phẩm khai khoáng và nhiên liệu 12.4 Sản phẩm khai khoáng và nhiên liệu 16.9
Sản phẩm chế tạo 71.8 Sản phẩm chế tạo 72.6
Theo nước XK chính Theo nước NK chính
1. Canada 19.3 1. Trung Quốc 19.9
2. EU (28) 17.1 2. EU (28) 17.8
3. Mexico 14.8 3. Canada 14.8
4. Trung Quốc 7.7 4. Mexico 12.5
5. Nhật Bản 4.1 5. Nhật Bản 5.7

Nguồn: http//stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=US
Hoa Kỳ cũng là một trong những nước dẫn đầu về thương mại dịch vụ. Vận tải và du lịch là 2 lĩnh
vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất nhập khẩu dịch vụ.
Bảng 5.9. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại dịch vụ của Hoa Kỳ
Thương mại dịch vụ Giá trị % thay đổi hàng năm
2014 2010-2014 2013 2014
Xuất khẩu (triệu USD) 687 605 6 5 4
Nhập khẩu (triệu USD) 451 683 5 3 3

2014 2014
Tỷ trọng trong tổng giá trị XK thế giới 13.92 Tỷ trọng trong tổng giá trị NK thế giới 9.44
Phân chia XK theo ngành kinh tế Phân chia NK theo ngành kinh tế
Theo sản phẩm dịch vụ chính Theo sản phẩm dịch vụ chính
Dịch vụ liên quan hàng hóa 2.8 Dịch vụ liên quan hàng hóa 1.7
Vận tải 13.1 Vận tải 20.9
Du lịch 25.8 Du lịch 24.7
Dịch vụ khác 58.3 Dịch vụ khác 52.8
Nguồn: http//stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=US
5.8.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
a. Sơ lược quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ
 30/4/1975: Hoa Kỳ áp dụng lệnh cấm vận thương mại đối với toàn bộ Việt Nam sau khi áp
dụng lệnh này đối với miền Bắc Việt Nam từ năm 1964.
 1 - 3/8/1987: Đặc phái viên TT Hoa Kỳ, Tướng John Vessey lần đầu tiên thăm Việt Nam để trao
đổi các vấn đề nhân đạo mà 2 bên cùng quan tâm.
 29 -31/9/1988: Tướng Hoa Kỳ John Vessey thăm Việt Nam lần thứ 2 để trao đổi các vấn đề
nhân đạo mà 2 bên cùng quan tâm.
 29/9/1990: BTNG Nguyễn Cơ Thạch gặp gỡ BTNG Hoa Kỳ James Baker tại New York.
 11/11/1991: Chính phủ Hoa Kỳ chính thức cho phép khách du lịch, cựu chiến binh, nhà báo,
doanh nhân Hoa Kỳ thăm Việt Nam.
156
 14/12/1992: TT Hoa Kỳ George Bush cho phép các công ty Hoa Kỳ có thể mở văn phòng đại
diện tại Việt Nam và ký các hợp đồng sau khi lệnh cấm vận thương mại được bãi bỏ.
 25/4/1993: Công ty Tư vấn Vatico, Công ty Hoa Kỳ đầu tiên mở văn phòng tại Việt Nam
 2/7/1993: TT Hoa Kỳ Bill Clinton ủy quyền cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế tái tài trợ cho Việt Nam số
tiền 140 triệu USD, mở đường cho việc các Tổ chức quốc tế hỗ trợ tài chính cho Việt Nam.
 14/9/1993: TT Hoa Kỳ Bill Clinton cho phép các công ty Hoa Kỳ tham dự vào một số dự án
phát triển được quốc tế tài trợ tại Việt Nam.
 3/2/1994: TT Hoa Kỳ Bill Clinton thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với
Việt Nam. Thượng viện Hoa Kỳ trước đó 1 tuần đã thông qua quyết định trên.
 28/1/1995: Hai nước mở văn phòng liên lạc.
 11/7/1995: TT Hoa Kỳ Bill Clinton và Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt thông báo quyết định
bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước.
 5/8/1995: BTNG Hoa Kỳ Warren Christopher khánh thành Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội. Đây
là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một BTNG Hoa Kỳ.
 5/1997: Hai nước trao đổi Đại sứ: ông Lê Văn Bàng trở thành Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Hoa
Kỳ và ông Douglas Peterson trở thành Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam
 26 - 27/6/1997: BTNG Hoa Kỳ Madeleine Albright thăm Việt Nam
 11/3/1998: TT Hoa Kỳ Bill Clinton lần đầu tiên quyết định bãi bỏ áp dụng điều khoản Jackson-
Vanik đối với Việt Nam.
 1/10/1998: Phó TTg, BTNG Nguyễn Mạnh Cầm thăm Hoa Kỳ.
 1/1999: Việt Nam dành Quy chế tối huệ quốc đối với các công ty Hoa Kỳ làm ăn ở Việt Nam
mặc dù 2 nước vẫn chưa có Hiệp định thương mại song phương.
 25/7/1999: Việt Nam - Hoa Kỳ ký thỏa thuận về nguyên tắc Hiệp định thương mại song phương
tại Hà Nội.
 13/3/2000: BTQP Hoa Kỳ William Cohen thăm Việt Nam.
 19/6/2000: Hoa Kỳ cam kết viện trợ nhân đạo trị giá 1,7 triệu USD giúp Việt Nam tìm kiếm và
phá hủy bom mìn còn sót lại sau chiến tranh.
 13/7/2000: Hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương sau 25 năm kết thúc cuộc chiến.
 14/9/2000: Nhà Trắng thông báo TT Hoa Kỳ Bill Clinton sẽ sang thăm Việt Nam vào giữa
tháng 11/2000.
 21 - 24/9/2000: BTNG Nguyễn Dy Niên thăm Hoa Kỳ
 16 -19/11/2000: TT Hoa Kỳ Bill Clinton thăm Việt Nam
 9/1/2001: Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết bản ghi nhớ về hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực khí tượng và
thủy văn.
157
 7/4/2001: Máy bay trực thăng của Nhóm hỗn hợp Việt Nam - Hoa Kỳ tìm kiếm lính Mỹ mất tích
trong chiến tranh bị tai nạn, giết chết 16 người trên máy bay.
 1/6/2001: TT Hoa Kỳ Bush quyết định bãi bỏ áp dụng điều khoản Jackson - Vanik đối với Việt
Nam
 2 - 6/7/2001: Việt Nam và Hoa Kỳ đồng ý tiến hành 2 dự án nghiên cứu về tác hại chất độc da
cam.
 24 - 27/7/2001: BTNG Hoa Kỳ Colin Powell tham dự các cuộc họp ASEAN tại Hà Nội.
 Chủ tịch nước Trần Đức Lương và BTNG Nguyễn Dy Niên gửi điện chia buồn tới TT Bush và
nhân dân Mỹ sau sự kiện 11/9/2001.
 8/10/2001: Thượng viện Hoa kỳ thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ.
 18/10/2001: TT Bush ký nghị quyết thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -
Hoa Kỳ
 24/11/2001: Quốc hội Việt Nam thông qua Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa
Kỳ.
 10/12/2001: Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực sau khi BTTM
Vũ Khoan và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Zoelik trao đổi thư chấp thuận.
 10 - 12/12/2001: Phó TTg thường trực Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ.
 12 - 22/6/2002: Phó TTg Nguyễn Mạnh Cầm thăm Hoa Kỳ.
 23/6/2002: Hạ viện Hoa Kỳ bỏ phiếu chấp thuận quyết định của TT Hoa Kỳ gia hạn việc bãi bỏ
điều khoản Jackson Vanik áp dụng với Việt Nam.
 9 - 12/11/2003: BTQP Phạm Văn Trà thăm Hoa Kỳ.
 4/12/2003: Phó TTg Vũ Khoan thăm Hoa Kỳ và chứng kiến lễ ký kết Hiệp định hàng không và
Hiệp định hợp tác kỹ thuật song phương.giữa Văn phòng Chính phủ và Cơ quan viện trợ quốc tế
Hoa Kỳ.
 2/4/2004: Thông báo việc thành lập Nhóm Những người bạn Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ.
 25 - 28/4/2004: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phúc Thanh thăm Hoa Kỳ
 23/6/2004: TT Hoa Kỳ Bush đưa Việt Nam vào danh sách các nước nhận khoản trợ giúp phòng
chống dịch bệnh AIDS trị giá 15 tỷ USD.
 9/12/2004: Hãng hàng không United Airlines (Hoa Kỳ) có chuyến bay trực tiếp đầu tiên từ Hoa
Kỳ tới Việt Nam
 21/4/2006: Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Dennis Haster thăm Việt Nam
 31/5/2006: Ký kết hiệp định thương mại song phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
158
 17 - 20/11/2006: TT Hoa Kỳ George W.Bush dự HNCC APEC 2006 và lần đầu tiên thăm Việt
Nam.
 8/12/2006: Hạ viện Hoa Kỳ thông qua Luật dành Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn
cho Việt Nam. Dự luật trên sau đó đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua ngày 9/12/2006
 18 - 23/6/2007: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Hoa Kỳ
 23 - 26/6/2008: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ
 10 -15/12/2009: BTQP Phùng Quang Thanh thăm Hoa Kỳ
 3-4/6/2012: BTQQP Hoa Kỳ Leon Panetta thăm Việt Nam.
 24-26/6/2012: Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân thăm làm việc Hoa Kỳ.
 10-11/7/2012: BTNG Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Việt Nam.
 6-10/7/2015: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ
 23-15/5/2016: Tổng thống Hoa Kỳ Obama sang thăm Việt Nam.
b. Một số kết quả chính trong quan hệ thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan 04 tháng tính từ đầu năm 2016 Hoa Kỳ là đối
tác thương mại lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ đứng sau đối tác Trung Quốc) với kim ngạch xuất nhập
khẩu đạt 13,92 tỷ USD, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, có mức
tăng 13,5% so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2015.
Hoa Kỳ cũng là thị trường mà Việt Nam đạt mức thặng dư thượng mại hàng hóa lớn nhất, cụ thể
năm 2015 đạt mức thặng dư 25,67 tỷ USD, riêng trong 4 tháng từ đầu năm 2016 đạt mức thặng dư là
8,98 tỷ USD, tăng 1,48 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2015.

159
Bảng 5.10. Kết quả xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 2006 đến
tháng 04/2016

Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất nhập kẩu


Cán cân
Tỷ trọng Kim Kim thương
Năm Kim Tỷ trọng Tỷ trọng
trong XK ngạch ngạch mại
ngạch trong NK trong XNK
của cả (Tỷ (Tỷ (Tỷ USD)
(Tỷ USD) của cả nước của cả nước
nước USD) USD)

2006 7,83 19,7% 0,98 2,2% 8,81 10,4% 6,85

2007 10,09 20,8% 1,70 2,7% 11,79 10,6% 8,39

2008 11,87 18,9% 2,64 3,3% 14,50 10,1% 9,23

2009 11,36 19,9% 3,01 4,3% 14,37 11,3% 8,35

2010 14,24 19,7% 3,77 4,4% 18,01 11,5% 10,47

2011 16,93 17,5% 4,53 4,2% 21,46 10,5% 12,40

2012 19,67 17,2% 4,83 4,2% 24,49 10,7% 14,84

2013 23,84 18,1% 5,23 4,0% 29,07 11,0% 18,61

2014 28,64 19,1% 6,30 4,3% 34,94 11,7% 22,35

2015 33,47 20,7% 7,79 4,7% 41,26 12,6% 25,67

4
tháng
11,45 21,6% 2,47 4,8% 13,92 13,3% 8,98
/2016
(sơ bộ)

Nguồn: Tổng cục Hải quan


Tốc độ tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong 10 năm trở lại đây luôn đạt mức
tăng trưởng cao, cụ thể kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 là 8,81 tỷ USD thì đến năm 2015 đạt
41,26 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng bình quân trên 19% mỗi năm. Cán cân thương mại hàng hóa
song phương luôn đạt mức thặng dư cao về phía Việt Nam,cụ thể từ mức 8,85 tỷ USD năm 2006 và
đã lên đến 25,67 tỷ USD năm 2015.

160
Biểu đồ 5.3. Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam - Hoa Kỳ
từ năm 2006 đến 04/2016

Về hàng hóa xuất khẩu:


Hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ 04 tháng đầu năm 2016 đạt 11,45 tỷ USD, chiếm 21,6% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Trong những năm gần đây Hoa Kỳ luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, năm 2015
xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 33,47 tỷ USD, chiếm 20,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước, đạt mức tăng trưởng bình quân 10 năm gần đây là 17,9%/năm.
Trong đó, 4 tháng đầu năm 2016 kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ của khối doanh nghiệp
FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) đạt kim ngạch 8,35 tỷ USD, tăng trưởng
17,7% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm 72,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Hoa Kỳ năm 2015 như: hàng dệt may đạt kim ngạch gần 11
tỷ USD (chiếm tỷ trọng 32,71% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ); đứng thứ 2 là giầy
dép các loại đạt kim ngạch hơn 4 tỷ USD, chiếm 12,8 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa
Kỳ; đứng thứ 3 là điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,76 tỷ USD, chiếm 8,27% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Các mặt hàng khác như bảng dưới đây:

161
Bảng 5.11. Xuất khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2015 và 04 tháng đầu
năm 2016

Năm 2015 04 tháng đầu năm 2016 (sơ bộ)

Kim Kim
Tên hàng hóa ngạch Tỷ ngạch So với cùng
Tỷ
kỳ năm
(Triệu trọng (Triệu trọng
2015
USD) USD)

Hàng dệt, may 10.947 32.71% 3.400 29,7% 6,7%

Điện thoại các loại 8.27%


2.767 1.466 12,8% 83,8%
và LK

Giày dép các loại 4.076 12.18% 1.330 11,6% 8,6%

Gỗ và sản phẩm gỗ 2.641 7.89% 826 7,2% 8,7%

Máy vi tính, SP điện 8.46%


2.831 820 7,2% -4,8%
tử và LK

Máy móc, t/bị, d/cụ 5.00%


1.673 632 5,5% 36,8%
phụ tùng khác

Túi xách, ví,vali, 3.54%


1.184 425 3,7% 11,9%
mũ, ô, dù

Hàng thủy sản 1.308 3.91% 408 3,6% 12,2%

Phương tiện vận tải 2.05%


685 227 2,0% 10,9%
và phụ tùng

Hạt điều 825 2.47% 225 2,0% 5,9%

Hàng hóa khác 4.526 13.53% 1.692 14,8% 17,6%

Tổng 33.465 100.00% 11.451 100% 15,8%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

162
Hạt điều
2.465%
Phương tiện vận tải
và phụ tùng
2.047% Hàng hóa khác
13.525%
Hàng thủy sản
3.909% Hàng dệt, may
32.714%
Túi xách, ví,vali,
mũ, ô, dù
3.538%
Máy móc, t/bị, d/cụ
phụ tùng khác
5.000%
Máy vi tính, SP Giày dép
điện tử và LK các loại Điện thoại các loại
8.460% 12.181% và LK
8.269%
Gỗ và sản phẩm gỗ
7.892%

Biểu đồ 5.4. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2015 theo
giá trị xuất khẩu
Về hàng hóa nhập khẩu
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm sản phẩm có giá trị nhập khẩu lớn nhất của Việt
Nam từ Hoa Kỳ năm 2015, đạt kim ngạch 1,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 18,37% trong tổng giá trị
nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ; xếp thứ 2 là mặt hàng Máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác, đạt hơn 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,43% tổng giá trị nhập khẩu Việt Nam từ Hoa Kỳ, tiếp
đến là các mặt hàng bông, phương tiện vận tải, đậu tương, thức ăn gia súc và nguyên liệu, nguyên
phụ lục dệt may da giày, sản phẩm hóa chất, gỗ và sản phẩm từ gỗ, chất dẻo nguyên liệu…

163
Bảng 5.12. Nhập khẩu hàng hóa chính có xuất xứ từ Hoa Kỳ
trong năm 2015 và 04 tháng từ đầu năm 2016

Năm 2015
04 tháng từ đầu năm 2016 (sơ bộ)

Kim Kim
Tên hàng hóa
ngạch ngạch Tỷ So với cùng kỳ
Tỷ trọng
(Triệu (Triệu trọng năm 2015
USD) USD)

Máy vi tính, SP điện tử và LK 1432 18.37% 625 25,3% 27,5%

Máy móc, t/bị, d/cụ, phụ tùng


1047 13.43% 292 11,8% -7,9%
khác

Bông các loại 737 9.46% 238 9,6% -7,5%

Phương tiện vận tải khác và


804 10.32% 227 9,2% 729,6%
p/tùng

Đậu tương 372 4.77% 122 4,9% -50,7%

Thức ăn gia súc và nguyên liệu 429 5.50% 101 4,1% -55,3%

Nguyên phụ liệu dệt, may, da,


299 3.84% 95 3,8% 6,7%
giày

Sản phẩm hóa chất 242 3.10% 75 3,0% 3,0%

Gỗ và sản phẩm gỗ 235 3.02% 71 2,9% 4,8%

Chất dẻo nguyên liệu 219 2.81% 62 2,5% -13,5%

Hàng hóa khác 1978 25.38% 567 22,9% 6,9%

Tổng 7794 100.00% 2.473 100% 3,3%

Nguồn: Tổng cục Hải quan

164
Chất dẻo nguyên liệu Máy vi tính, SP điện
3% Hàng hóa khác tử và LK
25% 18%
Máy móc, t/bị, d/cụ,
phụ tùng khác
13%

Gỗ và sản Bông các loại


phẩm gỗ 10%
Phương tiện vận
3% Đậu tương tải khác và p/tùng
Sản phẩm 5% 10%
hóa chất
3%
Nguyên phụ liệu
dệt, may, da, Thức ăn gia súc
giày và nguyên liệu
4% 6%

Biểu đồ 5.5. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hoa Kỳ năm 2015 theo giá
trị nhập khẩu
5.9. Trung Quốc và mối quan hệ kinh tế với Việt Nam
5.9.1. Một số thông tin cơ bản về Trung Quốc
a. Giới thiệu chung về Trung Quốc
Tên chính thức: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (The People's Republic of China)
Tên thường gọi: Trung Quốc
Vị trí Địa lý: Nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của Đại lục Á - Âu, phía
Đông và giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương
Tọa độ địa lý: 3500 Bắc, 10500 Đông
Diện tích: 9.596.960 km2
Dân số: 1.367.485.388 (7/2015)
Thủ đô: Bắc Kinh
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn
Đơn vị tiền tệ: Đồng nhân dân tệ (CNY)
Thể chế chính phủ: Hợp thức đa đảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc
Ngày quốc khánh: 01/10 (1949).
b. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý

165
Nằm ở phần nửa phía Bắc của Đông bán cầu, phía Đông Nam của Đại lục Á - Âu, phía Đông và
giữa Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương.
Giáp giới: 14 nước
ắc giáp: Nga (đông bắc) 4.133km và Mông Cổ 4.630 km

Ấn Độ 2.659 km, Nepan 1.389 km,


Butan 477 km
ệt Nam 1.297 km
g giáp: Triều Tiên 1.352 km.
Giáp biển: Đông Á, biển Đông Trung Quốc, Vịnh Hàn Quốc, biển Hoàng Hải và biển Việt Nam
Diện tích:
Tổng diện tích: 9.596.960 km2
Tổng diện tích đất: 9.326.410 km2
Diện tích mặt nước: 270.550 km2
Đường bờ biển: 14.500 km
Địa hình:
Chủ yếu là núi, cao nguyên, sa mạc ở phía tây; vùng đồng bằng, vùng đồng bằng, đồi núi ở phía
đông.
Các điểm cực:
Điểm thấp nhất: Turpan Pendi -154 m
Điểm cao nhất: Đỉnh Everest 8.850 m
Các nguồn tài nguyên:
Trung Quốc có diện tích tương đối rộng lớn, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào trong đó có các
loại có trữ lượng giàu có như: than đá, quặng sắt, dầu mỏ, khí gas tự nhiên, thủy ngân, thiếc,
vonfam, antimon, măng gan, molidep, quặng sắt từ, vanađi, nhôm, chì, kẽm, uaranium, năng lượng
thủy điện. Nguồn nguyên liệu mỏ của Trung Quốc đứng hàng giàu có nhất thế giới nhưng chỉ phát
triển được một phần có thể do Trung Quốc chưa tập trung khai thác thế mạnh này của mình mà tập
trung vào việc sản xuất hàng công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng.
Khí hậu
Thuộc khu vực gió mùa, khí hậu đa dạng từ ấm đến khô. Nhiệt độ trung bình toàn quốc tháng 1 là -
4,70C, tháng 7 là hơn 300C. Ba khu vực được coi là nóng nhất là Nam Kinh, Vũ Hán, Trùng Khánh.
c. Xã hội
Dân số
Tổng số dân: 1.367.485.388 người (7/2015)
166
Cơ cấu dân số:
-14 tuổi: 17,08% (Nam 126.146.137/ Nữ 107.410.265)
-24: 13,82% (Nam 100.380.703/ Nữ 88.615.299)
-54 tuổi: 47,95% (Nam 334.240.795/ Nữ 321.417.301)
-64: 11,14% (Nam 77.098.602/ Nữ 75.286.553)
ổi trở lên: 10,01% (Nam 65.573.256/ Nữ 71.316.477)
Độ tuổi trung bình: 36,7 tuổi (Nam 35,8 tuổi/ Nữ: 37,5 tuổi)
Tốc độ tăng trưởng dân số: 0,45%
Tỷ lệ sinh: 12,49/1.000 dân
Tỉ lệ tử: 7,53/1.000 dân
Tỉ lệ di cư thuần: -0,44 nhập cư/1.000 người
Cơ cấu giới tính: 1,15 nam/nữ
Tuổi thọ trung bình: 75,41 tuổi (Nam 73,38 tuổi/ Nữ 77,73 tuổi)
Dân tộc:
Trung Quốc là một quốc gia có nhiều dân tộc. Dân tộc Hán là chủ yếu, ngoài ra còn có 55 dân tộc ít
người gồm có: Hán Trung Quốc 91,6%, Choang 1,3%, khác (bao gồm Hồi, Mãn Châu, Duy Ngô
Nhĩ, H’Mông, Di, Thổ Gia, Tây Tạng, Mông Cổ, Đồng, Bố Y, Dao, Bạch, Hàn Quốc, Hà Nhì, Lê,
Cáp Táp Khắc, Thái, Xa, Cờ Lao, Đông Hương, Thủy, Va, Nạp Tây, Khương, Thổ, Mục Lão, Tích
Bá, Nha Nhĩ Khắc Tư, Cao Sơn, Đạt Oát Nhĩ, Cảnh Pha, Mao Nam, Tát Lạp, Bố Lãng, Tháp Cát
Khắc, A Xương, Phổ Mễ, Ngạc Ôn Khắc, Nộ, Kinh, Cơ Nặc, Đức Ngang, Bảo An, Ngam Dụ Cố, Ô
Tư Biệt Khắc, Môn Ba, Ngạc Xuân Luân, Độc Long… và quốc tịch khác) 7,1 %
Tôn giáo:
ật giáo, Đạo giáo: khoảng 95%
- 4%
ạo hồi: 1 – 2%
Ngôn ngữ:
Tiếng Hán là tiếng phổ thông, lấy âm Bắc Kinh làm tiêu chuẩn.
d. Thể chế và cơ cấu hành chính
Thể chế
Theo hiến pháp Trung Quốc, nước CHND Trung Hoa là một nước XHCN của nền chuyên chính
nhân dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo, lấy liên minh công nông làm nền tảng. Chế độ XHCN là
chế độ cơ bản của Trung Quốc. Chuyên chính nhân dân là thể chế của nhà nước.
Cơ cấu hành chính

167
Cơ cấu Nhà nước bao gồm Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội), Chủ tịch nước, Quốc
Vụ viện, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn quốc (tương tự Mặt trận tổ quốc của ta), Uỷ ban Quân
sự Trung ương, Đại hội Đại biểu Nhân dân và Chính phủ các cấp ở địa phương, Toà án Nhân dân và
Viện Kiểm sát Nhân dân.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (là đảng cầm quyền) thành lập ngày 1-7-1921, hiện có 70,8 triệu Đảng
viên. Bộ Chính trị có 25 người, trong đó có 9 Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung
ương Đảng có 8 người.
Ngoài Đảng Cộng sản Trung Quốc, còn có 8 Đảng phái khác, đều thừa nhận sự lãnh đạo của ĐCS
trong khuôn khổ "hợp tác đa Đảng dưới sự lãnh đạo của ĐCS", bao gồm: Hội Cách mạng dân chủ,
Liên minh dân chủ, Hội Kiến quốc dân chủ, Hội Xúc tiến dân chủ, Đảng Dân chủ Công nông, Đảng
Chí công, Cửu tam học xã và Đồng minh Tự trị Dân chủ Đài Loan.
Lãnh đạo chủ chốt:
- Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước CHND
Trung Hoa, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương ĐCS Trung Hoa, Chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung
ương Nhà nước Trung Hoa
- Thủ tướng Quốc Vụ viện CHND Trung Hoa
- Chủ tịch Quốc Hội (Uỷ viên trưởng Uỷ ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc nước
CHND Trung Hoa)
- Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân toàn quốc nước CHND Trung Hoa
- Bộ trưởng Ngoại giao nước CHND Trung Hoa
e. Hệ thống pháp luật
Ở Trung Quốc, theo quy định của Hiến pháp năm 1982 (sửa đổi, bổ sung năm 1988, 1993, 1999,
2004) (Điều 57, 60 và 62), Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) là cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất, trực tiếp nắm giữ quyền sửa đổi Hiến pháp, giám sát việc thực
thi Hiến pháp, ban hành và sửa đổi các đạo luật cơ bản như luật hình sự, luật dân sự, luật tổ chức bộ
máy nhà nước và một số luật cơ bản khác. Cơ quan này bao gồm các đại biểu được lựa chọn từ các
tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương và quân đội theo tỷ lệ pháp luật quy định với nhiệm
kỳ 5 năm. Quốc hội có Ủy ban thường vụ. Theo quy định tại Điều 58 của Hiến pháp Trung Quốc,
Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội nắm quyền lập pháp. Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng có
quyền giải thích chính thức Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội Trung Quốc mỗi năm chỉ họp thường
kỳ một lần.
5.9.2. Một số thông tin kinh tế, thương mại của Trung Quốc
Theo thống kê của Tổ chức thương mại thế giới, dân số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,36 tỷ người
(tính đến hết năm 2014). Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ, xếp
168
thứ 1 thế giới nếu tính theo GDP ngang giá sức mua (2014) là 18.030 tỷ USD. Trung Quốc còn là
quốc gia xếp vị trí thứ nhất về xuất khẩu và vị trí thứ 2 về nhập khẩu hàng hóa. (Chi tiết như bảng
5.13).
Bảng 5.13. Tóm tắt thông tin kinh tế, thương mại cơ bản của Trung Quốc
Dân số (ngàn người, 2014) 1 364 270 Xếp hạng trên thế giới, 2014 XK NK
GDP hiện tại (triệu USD, 2014) 10 360 105 Thương mại hàng hóa 1 2
GDP hiện tại (triệu USD theo ngang giá
sức mua, 2014) 18 030 932 (ngoại trừ thương mại nội khối EU) 1 3
Cán cân tài khoản vãng lai (triệu USD, 2012) 215 390 Thương mại dịch vụ 5 2
Thương mại/vốn (USD, 2012-2014) 3 262 (ngoại trừ thương mại nội khối EU) 3 3
Thương mại/GDP (2012-2014) 46.9
% thay đổi hàng năm
2014 2010-2014 2013 2014
GDP thực tế (2010=100) 136 8 8 7
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (chỉ tiêu khối
lượng, 2010=100) 128 9 9 ...
Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (chỉ tiêu khối
lượng, 2010=100) 134 10 11 ...
Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=CN
Về thương mại hàng hóa, sản phẩm chế tạo chiếm tỷ trọng đa số trong tổng kim ngạch xuất khẩu
của Trung Quốc (94%) và chiếm tỷ trọng lớn đối với tổng kim ngạch nhập khẩu (>60%). Hoa Kỳ,
EU (28), Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan là các đối tác thương mại quan trọng nhất của
Trung Quốc.
Bảng 5.14. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại hàng hóa của Trung Quốc
Thương mại hàng hóa Giá trị % thay đổi hàng năm
2014 2010-2014 2013 2014
XK hàng hóa, FOB (triệu USD) 2 342 306 10 8 6
NK hàng hóa, CIF (triệu USD) 1 959 356 9 7 0

2014 2014
Tỷ trọng trong tổng giá trị XK thế giới 12.33 Tỷ trọng trong tổng giá trị NK thế giới 10.26
Tỷ trọng xuất khẩu theo ngành kinh tế Tỷ trọng xuất khẩu theo ngành kinh tế
Theo nhóm hàng hóa chính Theo nhóm hàng hóa chính
Sản phẩm nông nghiệp 3.2 Sản phẩm nông nghiệp 8.7
Sản phẩm khai khoáng và nhiên liệu 2.7 Sản phẩm khai khoáng và nhiên liệu 26.9
Sản phẩm chế tạo 94.0 Sản phẩm chế tạo 60.1
Theo nước XK chính Theo nước NK chính
1. Hoa Kỳ 17.0 1. EU (28) 12.4
2. EU (28) 15.9 2. Hàn Quốc 9.7
3 Hồng Kông 15.5 3. Nhật Bản 8.3
4. Nhật Bản 6.4 4. Hoa Kỳ 8.2
5. Hàn Quốc 4.3 5. Đài Loan 7.8

Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=CN
Về thương mại dịch vụ, du lịch và vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại dịch
vụ của Trung Quốc.

169
Bảng 5.15. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại dịch vụ của Trung Quốc
Thương mại dịch vụ Giá trị % thay đổi hàng năm
2014 2010-2014 2013 2014
Xuất khẩu (triệu USD) 232 456 8 -4 12
Nhập khẩu (triệu USD) 381 582 19 18 15

2014 2014
Tỷ trọng trong tổng giá trị XK thế giới 4.71 Tỷ trọng trong tổng giá trị NK thế giới 7.98
Phân chia XK theo ngành kinh tế Phân chia NK theo ngành kinh tế
Theo sản phẩm dịch vụ chính Theo sản phẩm dịch vụ chính
Dịch vụ liên quan hàng hóa 9.9 Dịch vụ liên quan hàng hóa 0.2
Vận tải 16.5 Vận tải 25.2
Du lịch 24.5 Du lịch 43.2
Dịch vụ khác 49.2 Dịch vụ khác 31.4
Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=CN
5.9.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
a. Sơ lược quan hệ ngoại giao Việt Nam – Trung Quốc
Kể từ khi bình thường hoá quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt - Trung
phát triển nhanh chóng và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả
hai bên. Đến nay, hai nước đã ký nhiều hiệp định cấp Chính phủ và các văn kiện hợp tác khác, đặt
cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Hai bên đã khai thông đường hàng không,
đường biển, đường bộ, đường sắt, tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hoá và hành khách giữa
hai nước. Trao đổi đoàn ở trung ương và địa phương ngày càng tăng, hàng năm hai bên trao đổi trên
100 đoàn ở cấp lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, đoàn thể quần chúng.
Hai bên xây dựng khuôn khổ quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác lâu dài. Trong chuyến thăm
Trung Quốc của Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tháng 2/1999, lãnh đạo cấp cao hai nước xác định
phương châm 16 chữ thúc đẩy quan hệ hai nước trong thế kỷ 21 là "láng giềng hữu nghị, hợp tác
toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai". Dịp Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Trung
Quốc tháng 12/2000, hai bên ký Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện trong thế kỷ mới, cụ thể hoá
phương châm 16 chữ đó thành những biện pháp cụ thể phát triển quan hệ hai nước trên tất cả các
lĩnh vực. Năm 2005, hai bên thoả thuận đưa quan hệ hai nước trở thành “láng giềng tốt, bạn bè tốt,
đồng chí tốt, đối tác tốt”. Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức
Mạnh tháng 5/2008, hai bên nhất trí phát triển “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” theo
phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, đồng thời nhất trí thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo
cấp cao hai nước tạo cơ sở cho quan hệ hai nước phát triển ổn định, lâu dài trong thời gian tới.
- Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì đều đặn các chuyến thăm và gặp gỡ bên lề hội nghị quốc tế.
Trong hai năm gần đây, có các chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh
(5/2008), Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết dự Lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh (8/2008), Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị cấp cao ASEM (10/2008); dự Diễn
đàn Bác Ngao, thăm Quảng Đông, Hồng Kông và Macao (4/2009). Phía Trung Quốc có đoàn Ủy
170
viên thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang (10/2008) và một số đồng chí là Ủy viên Bộ Chính
trị, lãnh đạo các Ban ngành địa phương thăm ta (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư tỉnh Quảng Đông
Uông Dương; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thiên Tân Trương Cao Lệ; Phó Chủ tịch Quốc hội Trần
Chí Lập; Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Mạnh Kiến Trụ, Trưởng Ban liên lạc đối ngoại
Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Gia Thụy, Trưởng Ban tổ chức Trung ương Lý Nguyên
Triều…).
Trong các chuyến thăm, Lãnh đạo cấp cao hai nước nhấn mạnh tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản
quý báu của hai nước và nhân dân hai nước, cần được hết sức giữ gìn và không ngừng vun đắp;
khẳng định sẽ làm hết sức mình để đưa quan hệ đó ngày càng sâu sắc hơn, tin cậy hơn, cùng ủng hộ
lẫn nhau trong sự nghiệp đổi mới, cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, vì hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
- Hai bên thành lập Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc (11/2006) và đã
tiến hành 2 phiên họp (phiên thứ 2 họp tại Bắc Kinh tháng 1/2008). Phiên họp thứ 3 dự kiến vào vào
nửa đầu năm 2009 tại Việt Nam.
- Hợp tác giữa hai Đảng được đẩy mạnh. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và thiết lập cơ chế hợp tác,
giao lưu giữa các Ban Đảng. Từ cuối năm 2007, Trung Quốc tiếp tục thực hiện các chương trình bồi
dưỡng, đào tạo cán bộ cho ta. Trong chuyến thăm Việt Nam của Trưởng ban liên lạc đối ngoại
Trung Quốc Vương Gia Thụy, hai bên trao đổi ý kiến về các biện pháp tăng cường giao lưu giữa
các cơ quan hai Đảng trên các lĩnh vực đào tạo cán bộ, công tác xây dựng Đảng… Ngoài ra, hai
Đảng đã tổ chức 4 cuộc hội thảo về lý luận, kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, về đổi
mới, cải cách mở cửa, hội nhập quốc tế (tháng 10/2008, tổ chức Hội thảo lý luận và thực tiễn về
nông nghiệp, nông thôn, nông dân - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc tại Nha
Trang). Giao lưu giữa thế hệ trẻ 2 nước tiếp tục được duy trì (tháng 10/2008, đã diễn ra cuộc “Gặp
gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc” lần thứ 8 với chủ đề Giao lưu hữu nghị Việt -
Trung).
- Quan hệ giữa các ngành quan trọng như ngoại giao, an ninh, quốc phòng tiếp tục được tăng cường
với việc ký các thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao (12/2002), hai Bộ Công an (9/2003), hai
Bộ Quốc phòng (10/2003); hai ngành An ninh (3/2005), Thoả thuận hợp tác biên phòng (8/2007) và
Thỏa thuận về hợp tác giữa hai Tổng Cục chính trị Bộ Quốc phòng hai nước (12/2007). Năm 2008,
hai bên trao đổi các đoàn quan trọng: Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì thăm ta
(4/2008); Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc Mạnh Kiến Trụ thăm Việt Nam và
dự “Hội nghị Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc về hợp tác phòng
chống tội phạm lần thứ nhất”(12/2008); Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Khắc Nghiên thăm Trung Quốc (11/2008).
171
- Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng và thiết
thực như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác, cùng nhau tổ chức hội thảo, triển lãm...
Liên tiếp trong 5 năm kể từ năm 2004 đến nay, hàng năm lãnh đạo Quảng Tây đều sang thăm Việt
Nam, trong đó gần nhất là chuyến thăm của Bí thư Khu uỷ Quảng Tây Quách Thanh Côn (2-
5/4/2008). Ngoài ra, Tỉnh trưởng Vân Nam Tần Quang Vinh (4/2007); Ủy viên BCT, Bí thư tỉnh
Quảng Đông Uông Dương (9/2008); Ủy viên BCT, Bí thư Thiên Tân Trương Cao Lệ (11/2008)
cũng đã thăm Việt Nam. Lãnh đạo ta cũng nhiều lần thăm các địa phương phía Nam của Trung
Quốc như Vân Nam, Quảng Tây, Hải Nam .v..v.
Năm 2008, hai bên tiến hành phiên họp lần thứ nhất Ủy ban công tác liên hợp giữa 3 tỉnh Cao Bằng,
Lạng Sơn, Quảng Ninh với Quảng Tây tại Quảng Ninh và giữa 4 tỉnh Điện Biên, Hà Giang, Lào
Cai, Lai Châu với Vân Nam tại Lào Cai. Các tỉnh biên giới trao đổi biện pháp tăng cường hợp tác
trên nhiều lĩnh vực cụ thể, chú trọng hiệu quả thiết thực, trong đó có việc xây dựng đường biên giới
hai nước thành đường biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định và phát triển . Trong khuôn khổ hợp tác
“hai hành lang, một vành đai kinh tế”, hai bên tổ chức hội nghị lần thứ 4 về hợp tác kinh tế giữa Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lào Cai với Vân Nam, Trung Quốc.
- Hiện nay ta có các Tổng lãnh sự quán tại Quảng Châu, Nam Ninh, Côn Minh, Hồng Kông. Tháng
11/2007, Đại sứ quán ta tại Trung Quốc mở Văn phòng Lãnh sự tại Thượng Hải.
- Hai bên tích cực trao đổi, phối hợp lập trường trên nhiều vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là
phối hợp trong HĐBA/LHQ kể từ khi Việt Nam là Ủy viên không thường trực HĐBA/LHQ.13
b. Một số kết quả chính trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc
 Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc
Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là một trong những đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt
Nam, năm 2015 thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu Việt
Nam sang các nước. Tốc độ tăng trưởng hầu như trên 10% qua các năm, trong đó năm 2011 là năm
có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất với gần 50%. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu

13
http://www.vnemba.org.cn/nr050706234129/
172
Bảng 5.16. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2004 - 2015

Trị giá Tốc độ tăng trưởng


Năm
(triệu USD) (%)

2004 2899.1
2005 3228.1 11.35%
2006 3242.8 0.46%
2007 3646.1 12.44%
2008 4850.1 33.02%
2009 5403 11.40%
2010 7742.9 43.31%
2011 11613.3 49.99%
2012 12836 10.53%
2013 13177.7 2.66%
2014 14930.9 13.30%
2015 17109.3 14.59%
Nguồn: Tổng cục hải quan, Thống kê hải quan qua các năm.

Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo mặt hàng

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam
sang Trung Quốc với hơn 2,6 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 19%); xếp thứ 2 là Xơ – sợi – dệt các loại với
1,365 tỷ USD; tiếp theo các rau quả; sắn; máy ảnh – máy quay phim và linh kiện (đều có giá trị xuất
khẩu trên 1 tỷ USD) năm 2015.

173
Bảng 5.17. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2015

Đơn vị: USD

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.646.617.551


Xơ, sợi dệt các loại 1.365.410.176
Hàng rau quả 1.194.832.067
Sắn và các sản phẩm từ sắn 1.168.309.797
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 1.016.112.115
Gỗ và sản phẩm gỗ 974.539.189
Gạo 855.742.579
Dầu thô 810.271.437
Cao su 763.369.565
Giày dép các loại 754.088.470
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 713,637,082
Hàng dệt, may 670.392.377
Điện thoại các loại và linh kiện 530.065.045
Hàng thủy sản 450.984.391

Nguồn: Tổng cục hải quan, Thống kê hải quan năm 2015

Điện thoại các


Hàng thủy sản loại và linh kiện
Cao su
Sắn và các sản 3% 4%
phẩm từ sắn
6% Dầu thô
8% Xơ, sợi dệt 6%
các loại
10% Gạo
6%
Máy vi tính, sản Giày
phẩm điện tử và dép các
linh kiện loại
19% 5%

Hàng rau quả


9% Gỗ và sản
phẩm gỗ
7%
Máy móc, thiết bị, Hàng dệt, may
dụng cụ phụ tùng Máy ảnh, máy 5%
khác quay phim và
5% linh kiện
7%

Biểu đồ 5.6. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc năm
2015

174
 Nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc
Theo bảng 5.18 dưới đây, giá trị nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc liên tục tăng qua các năm.
Năm 2015, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc gần 50 tỷ USD. Trong quan hệ thương mại 2 nước,
Việt Nam luôn là nước nhập siêu từ thị trường này.
Bảng 5.18. Giá trị nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc từ năm 1995 - 2015
Năm Giá trị (triệu USD) Tốc độ tăng trưởng (%)
1995 329.7
1996 329.0 -0.21%
1997 404.4 22.92%
1998 515.0 27.35%
1999 673.1 30.70%
2000 1401.1 108.16%
2001 1606.2 14.64%
2002 2158.8 34.40%
2003 3138.6 45.39%
2004 4595.1 46.41%
2005 5899.7 28.39%
2006 7391.3 25.28%
2007 12710.0 71.96%
2008 15973.6 25.68%
2009 15411.3 -3.52%
2010 20203.6 31.10%
2011 24866.4 23.08%
2012 29035.0 16.76%
2013 36886.5 27.04%
2014 43710.6 18.50%
2015 49498.7 13.24%
Nguồn: Tổng cục hải quan, Thống kê hải quan qua các năm
 Nhập khẩu Việt Nam từ Trung Quốc theo mặt hàng
Theo mặt hàng, Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc lớn nhất là Máy móc - thiết bị - dụng cụ - phụ
tùng (hơn 9 tỷ USD); tiếp theo là các mặt hàng Điện thoại các loại và linh kiện (gần 7 tỷ USD); Vải
các loại (5,22 tỷ USD); máy vi tính – sản phẩm điện tử và linh kiện (5,2 tỷ USD)...

175
Bảng 5.19. 10 mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Trung Quốc của Việt Nam
Tỷ trọng trong
Giá trị (USD) tổng kim
ngạch NK (%)
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 9,019,327,928 18.22%
Điện thoại các loại và linh kiện 6,900,886,813 13.94%
Vải các loại 5,223,210,460 10.55%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 5,205,352,762 10.52%
Sắt thép các loại 4,155,923,126 8.40%
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 1,777,854,191 3.59%
Sản phẩm từ sắt thép 1,320,345,717 2.67%
Kim loại thường khác 1,280,285,090 2.59%
Sản phẩm từ chất dẻo 1,151,067,587 2.33%
Nguồn: Tổng cục hải quan, Thống kê hải quan năm 2015
5.10. Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế với Việt Nam
5.10.1. Một số thông tin cơ bản về Nhật Bản
a. Giới thiệu chung về Nhật Bản
Tên chính thức: Nhật Bản
Vị trí địa lý: Nằm ở Đông Á, chuỗi đảo Bắc giữa Thái Bình Dương và vùng biển Nhật Bản, phía
Đông của bán đảo Triều Tiên
Tọa độ địa lý: 3600 Bắc, 13800 Đông
Diện tích: 377.915 km2
Dân số: 126.919.659 triệu người (7/2015)
Thủ đô: Tokyo
Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Nhật
Đơn vị tiền tệ: Đồng Yên Nhật (JPY)
Ngày quốc khánh: Ngày 11 tháng 2. (Theo lịch sử Nhật Bản, vào ngày này năm 660 trước Công
Nguyên, Thiên Hoàng đầu tiên của Nhật đăng quang).
Thể chế: Theo Hiến pháp 1947, Nhật Bản theo thể chế quân chủ lập hiến, trong đó: Nhà Vua là
Nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại. Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập.
b. Điều kiện tự nhiên
Tài nguyên: Tài nguyên khoáng sản rất ít, có tiềm năng về nghề nuôi trồng đánh bắt hải sản.
Địa hình: nói chung địa hình gập ghềnh, nhiều núi.
Diện tích: - Tổng diện tích: 377.915 km2
- Tổng diện tích đất: 364.485 km2
- Tổng diện tích mặt nước: 13.430 km2
Trong đó, diện tích bao gồm quần đảo Bonin (Ogasawara-gunto), Daito-shoto, Minami-jima, Okino-
tori-shima, quần đảo Ryukyu (Nansei-shoto), và quần đảo Volcano (Kazan-Retto).
176
Các điểm cực: - Điểm thấp nhất: Hachiro-gata -4 m
- Điểm cao nhất: Fuji 3,776 m
Khí hậu Nhật Bản tương đối ôn hòa và có bốn mùa rõ rệt. Tuy nhiên do địa hình Nhật Bản trải dài
hơn 3000 km từ Bắc tới Nam nên tạo ra các vùng có khí hậu khác nhau. Mùa hè nắng ấm và có nhiệt
độ khá cao, mùa xuân và mùa thu có khí hậu êm dịu. Mùa đông, khu vực giáp Biển Thái Bình
Dương khí hậu ôn hòa và nắng ấm, khu vực giáp Biển Nhật Bản thường nhiều mây, và mưa.
Nhiệt độ trung bình trên 4 vùng cơ bản:
Hokkaido: 8-120C
Tokyo: 15,60C
Niigata: 13,20C
Naha: 22,40C
c. Xã hội
Tổng số dân: 127.132.000 người ( số liệu hết năm 2014)
Cơ cấu độ tuổi:
0-14 tuổi: 13,11% (nam 8.582.648 / nữ 8.051.706)
15-24 tuổi: 9,68% (nam 6.436.948 / nữ 5.846.808)
25-54 tuổi: 37,87% (nam 23.764.421 / 24.297.773 nữ)
55-64 tuổi: 12,76% (nam 8.104.835 / nữ 8.084.317)
Từ 65 tuổi trở lên: 26,59% (nam 14.693.811 / 19.056.392 nữ)
Tỷ lệ tăng dân số: -0.16% (ước năm 2015)
Tỷ suất sinh: 7,93/1000 dân (ước năm 2015)
Tỷ suất tử: 9,51/1000 dân (ước năm 2015)
Sơ sinh: 1,06 nam/ nữ
0-14 tuổi: 1,07 nam/ nữ
15-24: 1,1 nam/ nữ
25-54 tuổi: 0,98 nam/ nữ
55-64 tuổi: 1 nam/ nữ
65 tuổi trở lên: 0,77 nam/ nữ
Tổng dân số: 0,94 nam/ nữ (ước năm 2015)
Tuổi thọ trung bình: 84,74 tuổi;
Nam: 81,4 tuổi;
Nữ: 88,26 tuổi.
Dân tộc
Nhật Bản 98,5%, Hàn Quốc 0,5%, Trung Quốc 0,4%, khác 0,6%
177
Ngôn ngữ
Tiếng Nhật Bản và tiếng Anh
Các tỉnh, thành phố chính: Gồm 47 tỉnh, thành phố: Aichi, Akita, Aomori, Chiba, Ehime, Fukui,
Fukuoka, Fukushima, Gifu, Gunma, Hiroshima, Hokkaido, Hyogo, Ibaraki, Ishikawa, Iwate,
Kagawa, Kagoshima, Kanagawa, Kochi, Kumamoto, Kyoto, Mie, Miyagi, Miyazaki, Nagano,
Nagasaki, Nara, Niigata, Oita, Okayama, Okinawa, Osaka, Saga, Saitama, Shiga, Shimane,
Shizuoka, Tochigi, Tokushima, Tokyo, Tottori, Toyama, Wakayama, Yamagata, Yamaguchi,
Yamanashi.
Tôn giáo: Gồm 2 đạo chính là Shinto (Thần đạo) 79,2% và Phật giáo 66,8%; Kitô giáo 1,5%, các
tôn giáo khác 7,1%
Ngày nghỉ quốc gia: Ngày sinh của Nhật Hoàng Akihito, 23/12/1933.
d. Thể chế và cơ cấu hành chính
Thể chế: Quân chủ lập hiến
Cơ cấu hành chính
Các đảng phái chính trị:
Nhật Bản là quốc gia có chính quyền đa đảng phái. Những đảng phái chính trị lớn gồm có:
Đảng Dân chủ Nhật Bản DPJ
Đảng Cộng sản Nhật Bản JCP
Đảng Komeito
Đảng Dân chủ Tự do LDP
Đảng Dân chủ Xã hội SDP
Cơ quan hành chính:
Người đứng đầu Nhà nước: Nhật hoàng Akihito (người Nhật gọi hoàng đế Nhật Bản là Thiên
hoàng) sinh ngày 23 tháng 12 năm 1933 tại Tokyo, lên ngôi ngày 7 tháng 1 năm 1989
Người đứng đầu chính phủ: Thủ tướng Naoto Kan – nhậm chức ngày 04/06/2010 (là thủ tướng thứ
94 của Nhật Bản)
Nội các: Các bộ trưởng được thủ tướng bổ nhiệm.
e. Hệ thống pháp luật
Hệ thống luật pháp: Theo Hệ thống Luật dân sự Châu Âu với sự ảnh hưởng của Luật Anh - Mỹ,
Tòa án tối cao tham gia ý kiến vào các Bộ luật hành pháp
Bầu cử: Nghị viện chỉ định ra ứng cử viên thủ tướng, hiến pháp quy định rằng thủ tướng phải được
sự nhất trí của đa số thành viên nghị viện. Sau khi bầu cử hiến pháp, lãnh đạo của liên minh chính
hoặc đảng chính trong Hạ viện thường được bầu là thủ tướng. Thủ tướng mới có thể được chỉ định

178
vào thời gian kết thúc nhiệm kỳ của thủ tướng đương nhiệm; nhà vua theo chế độ cha truyền con
nối.
Cơ quan lập pháp:
Quốc hội Nhật Bản là cơ quan lập pháp cao cấp nhất, gồm có Hạ viện (Chúng nghị viện) với 512 số
ghế và Thượng viện (Tham nghị viện) với 252 số ghế. Hạ viện được bầu ra từ 130 đơn vị bầu cử với
số nghị viên từ 2 tới 6 vị tùy theo dân số. Nhiệm kỳ của Thượng viện là 6 năm, cứ 3 năm một nửa
Thượng viện sẽ được bầu cử lại.
Hạ viện có quyền bỏ phiếu tín nhiệm hay bất tín nhiệm Nội các, đây là một quyền lực chính trị quan
trọng nhất của nền chính trị đại nghị. Các công dân Nhật Bản trên 25 tuổi đều có quyền ứng cử Dân
biểu và trên 30 tuổi có thể tranh cử ghế Thượng viện.
Cơ quan Tư Pháp: Tòa án tối cao thực hiện quyền tư pháp. (Chánh án toà tối cao được Nhật hoàng
chỉ định sau khi được sự nhất trí của chính phủ; các thành viên khác của toà được chính phủ chỉ
định)
5.10.2. Một số thông tin kinh tế, thương mại của Nhật Bản
Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU. GDP
cả năm 2014 đạt trên 4600 tỷ USD. Nhật Bản là quốc gia xếp thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu và
nhập khẩu hang hóa; xếp thứ 7 thế giới về xuất khẩu dịch vụ, thứ 6 thế giới về nhập khẩu dịch vụ.
Bảng 5.20. Tóm tắt thông tin kinh tế, thương mại cơ bản của Nhật Bản

Dân số (ngàn người, 2014) 127 132 Xếp hạng thương mại thế giới, 2014 XK NK
GDP hiện tại (triệu USD, 2014) 4 601 461 Hàng hóa 4 4
GDP hiện tại theo ngang giá sức mua (triệu
USD, 2014) 4 630 941 Không so với thương mại nội khối EU
Cán cân thanh toán vãng lai (triệu USD, 2013) 33 140 Thương mại dịch vụ 7 6
Giá trị thương mại/vốn (USD, 2012 -2014) 14 530 Không so với thương mại nội khối EU
Tỷ lệ thương mại/GDP (2012 - 2014) 35.9
% thay đổi qua các năm
2014 2010-2014 2013 2014
GDP thực tế (2010=100) 103 1 2 0
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ (chỉ tiêu khối lượng,
2010=100) 101 0 2 ...
Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (chỉ tiêu khối lượng,
2010=100) 115 5 3 ...
Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=JP
Chỉ tính riêng năm 2014, tổng giá trị thương mại hàng hóa của Nhật Bản trên 1500 tỷ USD. Hoa Kỳ,
Trung Quốc, EU (28), Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Ả Rập Xê Út là những đối tác thương mại lớn nhất
của Nhật Bản.

179
Bảng 5.21. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại hàng hóa của Nhật Bản
Thương mại hàng hóa Giá trị % thay đổi hàng năm
2014 2010-2014 2013 2014
XK hàng hóa, FOB (triệu USD) 683 846 -3 -10 -4
NK hàng hóa, CIF (triệu USD) 822 251 4 -6 -1

2014 2014
Tỷ trọng trong tổng giá trị XK thế giới 3.60 Tỷ trọng trong tổng giá trị NK thế giới 4.31
Tỷ trọng xuất khẩu theo ngành Tỷ trọng nhập khẩu theo ngành
Theo nhóm hàng hóa chính Theo nhóm hàng hóa chính
Sản phẩm nông nghiệp 1.5 Sản phẩm nông nghiệp 10.0
Sản phẩm khai khoáng và nhiên liệu 5.0 Sản phẩm khai khoáng và nhiên liệu 39.0
Sản phẩm chế tạo 87.4 Sản phẩm chế tạo 49.6
Theo nước XK chính Theo nước NK chính

1. Hoa Kỳ 19.0 1. Trung Quốc 22.1


2. Trung Quốc 18.3 2. EU (28) 9.6
3. EU (28) 10.4 3. Hoa Kỳ 9.0
4. Hàn Quốc 7.4 4. Úc 5.9
5. Đài Loan 5.7 5. Ả Rập Xê Út 5.8

Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=JP
Tổng giá trị thương mại dịch vụ của Nhật Bản trên 300 tỷ USD, bằng khoảng 1/5 so với tổng giá trị
thương mại hàng hóa (2014). Vận tải và du lịch chiếm tỷ trọng gần 40% tổng giá trị thương mại dịch vụ.
Bảng 5.22. Tóm tắt thông tin cơ bản về thương mại dịch vụ của Nhật Bản
Thương mại dịch vụ Giá trị % thay đổi hàng năm
2014 2010-2014 2014
Xuất khẩu (triệu USD) 158 081 5 1 19
Nhập khẩu (triệu USD) 189 932 4 -8 12

2014 2014
Tỷ trọng trong tổng giá trị XK thế giới 3.20 Tỷ trọng trong tổng giá trị NK thế giới 3.97
Phân chia XK theo ngành kinh tế Phân chia NK theo ngành kinh tế
Theo sản phẩm dịch vụ chính Theo sản phẩm dịch vụ chính
Dịch vụ liên quan hàng hóa 1.5 Dịch vụ liên quan hàng hóa 6.3
Vận tải 25.0 Vận tải 24.1
Du lịch 11.6 Du lịch 10.2
Dịch vụ khác 62.0 Dịch vụ khác 59.3
Nguồn: http://stat.wto.org/CountryProfile/WSDBCountryPFView.aspx?Language=E&Country=JP
5.10.3. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật bản
a. Sơ lược quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản
Ngày lập quan hệ ngoại giao: 21/09/1973
- Sau năm 1975, hai bên trao đổi Đại sứ quán; ký thoả thuận về việc Chính phủ Nhật Bản bồi thường
chiến tranh với danh nghĩa viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản đối với Việt Nam 13,5
tỷ Yên (khoảng 49 triệu USD). Giai đoạn 1979-1990, do vấn đề Campuchia, Nhật Bản đông kết các
khoản viện trợ đã thỏa thuận, lấy vấn đề rút quân Việt Nam khỏi Campuchia làm điều kiện mở lại
viện trợ; phối hợp với Mỹ và Phương Tây ngăn cản các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, WB,
ADB…) cung cấp tài chính cho Việt Nam. Quan hệ chính trị rất hạn chế.

180
- Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho Việt Nam. Từ đó đến nay, các mối quan hệ
kinh tế, chính trị, giao lưu văn hoá… được mở rộng; sự hiểu biết và tin cậy giữa hai nước từng bước
được tăng lên.
Nhật Bản là nước G-7 đầu tiên đón Tổng Bí thư ta đi thăm (năm 1995), nước G-7 đầu tiên thiết lập
quan hệ Đối tác chiến lược với ta (năm 2009), nước G-7 đầu tiên công nhận quy chế kinh tế thị
trường của Việt Nam (năm 2011) và là nước G-7 đầu tiên nguyên thủ gọi điện thoại cho Lãnh đạo
cấp cao của ta ngay sau khi lên nắm quyền (năm 2012).
Hai nước không ngừng được nâng cấp với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng. Từ quan hệ “Đối
tác tin cậy, ổn định lâu dài” (4/2002) lên Đối tác bền vững (7/2004).
Năm 2003: 2 nước đã ký kết Hiệp định tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư (BIT), có hiệu lực
năm 2004.
Tháng 11/2006, nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hai bên ký Tuyên bố
chung về “Hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á”. Năm 2007, Tuyên bố
chung về việc “Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật Bản” và “Chương trình hợp tác hướng
tới quan hệ đối tác chiến lược” (nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết tháng 11/2007).
25/12/2008: Việt Nam và Nhật Bản hoàn tất ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt – Nhật (viết tắt là
VJEPA)
Năm 2009, Tuyên bố chung về "Quan hệ đối tác chiến lược vì hoà bình và phồn vinh ở Châu Á",
nhất trí đưa quan hệ hai nước lên tầm đối tác chiến lược (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Bí
thư Nông Đức Mạnh tháng 4/2009). Nhật Bản là nước đầu tiên trong các nước G-7 thiết lập
quan hệ đối tác chiến lược với ta (nước tiếp theo là Anh năm 2010, Đức năm 2011).
- Ngày 1/10/2009: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) có hiệu lực
- Năm 2010, "Tuyên bố chung Việt Nam-Nhật Bản về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến
lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á" (nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản
Naoto Kan tháng 10/2010).
- Năm 2011, "Tuyên bố chung triển khai hành động trong khuôn khổ đối tác chiến lược vì hòa bình
và phồn vinh ở Châu Á giữa Việt Nam và Nhật Bản" (nhân chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tháng 10/2011).
- Năm 2013, lần đầu tiên hai nước tổ chức Năm hữu nghị nhân kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan
hệ ngoại giao.
- Năm 2014, “Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và
phồn vinh ở Châu Á” (nhân chuyến thăm Nhật Bản cấp Nhà nước của Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang).
181
- Ngày 04/02/2016, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức có hiệu lực,
với sự tham gia của Việt Nam và Nhật Bản và 10 nước khác.

b. Một số kết quả chính trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản
 Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản

Thương mại 2 chiều Việt Nam – Nhật Bản tăng qua các năm. Năm 2015, tổng giá trị thương mại 2
nước đạt trên 28 tỷ USD, chiếm gần 10% tổng giá trị thương mại của Việt Nam với các nước. Ngoài
ra, Việt Nam đang có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ Nhật Bản.

Bảng 5.23. Kim ngạch xuất nhập Việt Nam Nhật Bản từ năm 2011 – 2015
Đơn vị tính: Nghìn USD
Tổng kim
Năm VN Xuất VN Nhập ngạch hai
chiều
2011 10.781.145 10.400.667 21.181.813
2012 13.064.524 11.602.055 24.666.579
2013 13.630.850 11.614.506 25.245.356
2014 14.692.881 12.925.817 27.618.698
2015 14.122.032 14.360.368 28.482.400

Nguồn: Tổng cục hải quan, thống kê hải quan qua các năm

Xuất khẩu Việt Nam sang Nhật Bản theo mặt hàng
Theo kết quả ở bảng 5.24 dưới đây, dệt may và phương tiện vận tải – phụ tùng là 2 mặt hàng xuất
khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nhật Bản.
Bảng 5.24. 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2015

Giá trị Xk Tỷ trọng trong tổn kim ngạch


(USD) XK VN sang NB (%)

Hàng dệt, may 2784765472 19.71%


Phương tiện vận tải và phụ tùng 1942321033 13.74%
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 1409384401 9.97%
Gỗ và sản phẩm gỗ 1042096632 7.37%
Hàng thủy sản 1034389229 7.32%
Giày dép các loại 597578236 4.23%
Dầu thô 594574562 4.21%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 522798428 3.70%
Sản phẩm từ chất dẻo 465890595 3.30%
Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 318214386 2.25%

Nguồn: Tổng cục hải quan, Thống kê hải quan năm 2015

182
Nhập khẩu Việt Nam từ Nhật Bản theo mặt hàng
Theo kết quả thống kê của Tổng cục hải quan (2015), mặt hàng Máy móc – thiết bị - dụng cụ - phụ
tùng khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu Việt Nam từ Nhật Bản (với 31,38%);
tiếp thep là Máy vi tính – sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các loại; linh kiện – phụ tùng ô tô...
Bảng 5.25. 10 mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam từ Nhật Bản năm 2015

Kim ngạch nhập Tỷ trọng


khẩu trong tổng
kim ngạch
NK
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 4.505.800.874 31.38%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2.266.999.963 15.79%
Sắt thép các loại 1.269.073.280 8.84%
Linh kiện, phụ tùng ô tô 741.130.432 5.16%
Sản phẩm từ chất dẻo 635.113.099 4.42%
Vải các loại 568.009.825 3.96%
Sản phẩm từ sắt thép 529.756.926 3.69%
Phế liệu sắt thép 392.088.759 2.73%
Chất dẻo nguyên liệu 312.536.915 2.18%
Hóa chất 283.132.733 1.97%

Nguồn: Tổng cục hải quan, thống kê hải quan 2015

183
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Có các hình thức liên kết kinh tế quốc tế nào? Đặc điểm của từng hình thức?
2. Phân biệt liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch
3. Trình bày quan hệ kinh tế của ASEAN với các tổ chức bên ngoài.
4. Nguyên tắc 6X trong điều phối hoạt động ASEAN là gì?
5. Tương lai của ASEAN là hình thức liên kết quốc tế nào?
6. Trình bày những hiểu biết sơ lược về EU.
7. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và EU có những nét nổi bật nào?
8. Trình bày lịch sử và vai trò của WTO
9. Tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam như thế nào?
10. APEC là gì và mục tiêu của APEC như thế nào?
11. Trình bày mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước thành viên APEC
12. Trình bày mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ
13. Trình bày mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc
14. Trình bày mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Nhật Bản
15. Những cơ hội và thách thức của TPP đối với Việt Nam sau khi gia nhập Hiệp định này là
gì?
16. Thách thức của TPP đối với Việt Nam trong hoạt động thu hút và quản lý FDI vào Việt
Nam như thế nào?

184
CHƯƠNG 6. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
6.1. Ngoại thương Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945
6.1.1. Ngoại thương Việt Nam dưới chế độ phong kiến
Sản xuất hàng hóa giản đơn và một thị trường trong nước chật hẹp, chia cắt là đặc điểm nổi bật
của kinh tế Việt Nam thời kỳ này. Hàng nhiều thế kỷ, tình hình kinh tế trong nước ở trạng thái
không có nhiều sản phẩm cần được tiêu thụ. Vào thế kỷ thứ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX, các nhà
buôn phương Tây đến ta mua hàng, vì hàng không có sẵn nên họ phải đặt tiền cho những người thợ
thủ công Việt Nam sản xuất. Kinh tế nước ta thời gian này là kinh tế tự nhiên, cho nên những thứ
mà thương nhân nước ngoài ưa chuộng còn là những sản vật tự nhiên, lấy ở trên rừng, dưới biển về
bán.
Ngoại thương dưới thời phong kiến diễn ra giữa một số nước muốn bán sản phẩm công nghiệp
của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng sản vật thiên nhiên.
Việc mua bán hầu như do bọn vua quan độc quyền để kiếm lời cho bản thân. Họ tiến hành ngoại
thương một cách tùy tiện, độc đoán. Những thể lệ mua bán thường không thành văn bản mà làm
theo lệnh của vua chúa.
Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời phong kiến chủ yếu với Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan,
Bồ Đào Nha....
6.1.2. Ngoại thương Việt Nam dưới thời Pháp thuộc
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam là một ‘’thuộc địa khai thác”, thuộc địa kém phát
triển nhất trong các thuộc địa ở Châu Á.
Xuất khẩu chủ yếu của nước ta thời kỳ này là nông sản và khoáng sản với ba mặt hàng chủ yếu là
gạo, cao su và than đá.
Trong 50 năm, từ năm 1890 đến năm 1939, ba nước Đông dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam,
xuất khẩu 57.788.000 tấn gạo, trung bình mỗi năm 1,15 triệu tấn chiếm 20% tổng lượng gạo sản
xuất) 397 ngàn tấn cao su (gần như toàn bộ lượng sản xuất), 28 triệu tấn than (trên 65% sản lượng
than sản xuất). Hai mặt hàng gạo và cao su chiếm 70 - 80% kim ngạch xuất khẩu. Hàng tiểu thủ
công chiếm tỷ trọng không đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu.
Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên liệu như xăng dầu, bông, vải. Nhập máy
móc thiết bị cũng có, nhưng chiếm tỷ lệ thấp, từ 1,4% (năm 1915) đến 8,8% (năm cao nhất- 1931)
trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Về cán cân ngoại thương, trong thời gian 50 năm (1980 -1939), chỉ có 9 năm các nước Đông
Dương nhập siêu, còn 41 năm xuất siêu. Đối với một nước thuộc địa, xuất siêu không phải là bằng
chứng của sự phồn vinh và tăng trưởng kinh tế như ở các nước độc lập, vì khối lượng xuất siêu đó
phản ảnh mức độ tước đoạt, bóc lột của thực dân Pháp.
185
Bảng 6.1. Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1934 - 1939
Đơn vị tính: Triệu đồng Đông Dương
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất siêu
1934 106 91 15
1935 134 90 44
1936 171 98 73
1937 259 156 103
1938 290 195 95
1939 350 239 111
(Nguồn: Tóm tắt thống kê Đông Dương 1913-1939)
Để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi trong lĩnh vực ngoại thương, Pháp thực hiện ở Đông Dương một
hàng rào thuế quan rất chặt chẽ, có lợi cho chúng.
Ngày 11/11/1892, Pháp ban hành luật về “đồng hóa thuế quan”. Với chế độ”đồng hóa thuế quan”,
Việt Nam và Pháp nằm trong một hàng rào thuế quan chung.
Tháng 10/1940 chính sách “ đồng hóa thuế quan” được nhà cầm quyền Pháp thay bằng chế độ
“thuế quan tự trị” và được thi hành từ 1/1/1941. So với chính sách “đồng hóa thuế quan”, chính
sách “thuế quan tự trị” có lợi cho các nước thuộc địa. Hàng rào thuế quan được nới lỏng, thuế suất
tối đa được bãi bỏ, thuế suất tối thiểu được áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ nước ngoài, trừ
trường hợp hàng nhập khẩu từ Nhật Bản được hưởng thuế suất đặc biệt, thấp hơn thuế suất tối thiểu.
6.2. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1945 - 1954
Cuối năm 1950, quan hệ chính thức về kinh tế và thương mại giữa nước ta với nước ngoài về
mặt nhà nước được thiết lập.
Năm 1952, Chính phủ ta ký Hiệp định thương mại với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, và năm 1953, Chính phủ ta ký với Chính phủ Trung Quốc Nghị định thư về mậu dịch tiểu
ngạch biên giới, quy định việc trao đổi hàng hóa giữa nhân dân các tỉnh biên giới Việt - Trung. Thời
kỳ này, Việt Nam xuất sang Trung Quốc nông, lâm, thổ sản: chè, sơn, gỗ, hoa hồi, quế, sa nhân, trâu
bò.... Nhập khẩu từ Trung Quốc máy móc, dụng cụ, sắt thép, hóa chất, vải sợi, hàng tiêu dùng, dược
phẩm... Giá trị hàng hóa trao đổi với nước ngoài năm 1954 so với năm 1952 tăng gấp 4 lần.
6.3. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1955 - 1975
Từ năm 1955, chính phủ ta đã ký với Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác các hiệp
định về viện trợ hàng hóa và kỹ thuật. Đối với các nước ngoài hệ thống XHCN, Chính phủ ta ký
Hiệp định thương mại với Chính phủ Pháp (1955), Ấn Độ (1956), Indonesia (1957),....; Các tổ chức
kinh tế của ta cũng đặt quan hệ buôn bán với các công ty Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Hà Lan,
Anh..., đến năm 1964, Miền Bắc có mối quan hệ thương mại với 40 nước.
186
 Đặc điểm cơ bản của hoạt động ngoại thương thời kỳ này là:
- Xuất khẩu tăng rất chậm. Trong kim ngạch NK, tỷ trọng viện trợ không hoàn lại lớn.
Bảng 6.2. Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1958 - 1975
Đơn vị tính: Triệu Rúp
Năm Tổng giá trị xuất nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
1958 104,5 46,0 57,9
1959 147,1 60,5 86,6
1960 188,0 71,6 116,4
1961 202,4 72,5 129,9
1962 215,1 80,5 134,6
1963 226,4 84,1 142,3
1964 234,5 97,1 137,4
1965 328,3 91,0 237,3
1966 438,7 67,8 370,9
1967 464,1 45,6 418,5
1968 508,3 42,8 465,5
1969 554,4 42,6 512,2
1970 473,4 47,7 425,7
1971 519,9 61,4 458,5
1972 403,2 40,7 362,5
1973 551,2 67,4 484,5
1974 905,6 110,7 694,9
1975 914,1 129,5 784,4
Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm
- Cơ cấu hàng xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế lạc hậu và không ổn định,
hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản, khoáng sản và gỗ...
- Ngoại thương chủ yếu với các nước XHCN (chiếm 85 - 90% tổng kim ngạch buôn bán với
nước ngoài).
- Nhập siêu cực kỳ lớn: nếu cộng cả giai đoạn từ năm 1958 đến 1975 theo số liệu của bảng
6.2 thì tổng giá trị xuất khẩu chỉ là 1,129 tỷ Rúp nhưng giá trị nhập khẩu lên đến 3,693 tỷ Rúp.

187
6.4. Ngoại thương Việt Nam thời kỳ 1976 - 2000
6.4.1. Giai đoạn trước khi đổi mới nền kinh tế 1976 - 1985
Sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với công cuộc xây dựng kinh
tế, phát triển đất nước, hoạt động ở lĩnh vực ngoại thương có những sự kiện đáng lưu ý như
sau:
Bảng 6.3. Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1976 - 1985
Đơn vị tính: Triệu Rúp
Tổng kim ngạch Cán cân thương mại
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
xuất nhập khẩu Trị giá Tỉ lệ%
1976 1226,8 222,7 1004,1 -881,4 22,2%
1977 1540,9 322,5 1218,4 -915,9 28,3%
1978 1630,0 326,8 1303,2 -976,4 25,1%
1979 1846,6 320,5 1526,1 -1205,6 21,0%
1980 1652,8 338,6 1314,2 -975,6 25,8%
1981 1783,4 401,2 1382,2 -981,0 29,0%
1982 1998,8 526,6 1472,2 -945,6 35,8%
1983 2143,2 616,5 1526,7 -910,2 40,4%
1984 2394,6 649,6 1745,0 -1095,4 37,2%
1985 2555,9 698,5 1857,4 -1158,9 37,6%
Tổng số 18733,0 4423,5 14349,5 -9926,0 30,8%
(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)
- Năm 1977, nước ta tham gia Ngân hàng Đầu tư Quốc tế và Ngân hàng Hợp tác Quốc Tế.
- Tháng 7/1978 nước ta gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế.
- Ngày 18/4/1977, Chính phủ ta ban hành Điều lệ về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Về đặc điểm chung của ngoại thương giai đoạn này là chúng ta tiếp tục nhận được sự hợp tác
và hỗ trợ của các nước Xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, Mỹ và các nước phương Tây thực hiện cấm
vận kinh tế và phân biệt đối xử trên thị trường quốc tế như ngưng viện trợ đầu tư, ngừng các khoản
tín dụng đã cam kết... đã gây cho ta rất nhiều khó khăn trong phát triển ngoại thương. Ngoài ra,
nguyên tắc Nhà nước độc quyền về ngoại thương và các quan hệ kinh tế đối ngoại khác được coi là
nền tảng để hình thành cơ chế quản lý và tổ chức hoạt động ngoại thương lúc này đã kiềm hãm sự
phát triển.

188
Trong vòng 10 năm, từ năm 1976 đến 1985 chúng ta đã nhập siêu khoảng 10 tỷ Rúp trong
khi kim ngạch xuất khẩu hàng năm chỉ đạt vài trăm triệu Rúp. Nếu so sánh với nhập khẩu, tỷ lệ xuất
khẩu hàng năm chỉ đạt khoảng từ 21% đến 40%.
6.4.2. Giai đoạn từ sau khi đổi mới nền kinh tế đến 2000
Giai đoạn từ năm 1986 - 1995
Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế được Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng từ Hội
nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa VI) họp cuối năm 1986. Nhờ thực hiện chính sách mở cửa, đa
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, đến năm 1995, nước ta đã quan hệ buôn bán với
hơn 100 nước và lãnh thổ thuộc đủ các châu lục trên thế giới; đã ký Hiệp định hợp tác thương mại
với EU; bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ (12/7/1995); gia nhập ASEAN
(28/7/1995). Đó là những điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mở rộng buôn
bán và hợp tác kinh tế với các nước và các tổ chức kinh tế khu vực.
- Kết quả xuất nhập khẩu giai đoạn 1986-1995:
Để có thể rút ra những nhận xét về hoạt động ngoại thương sau thời kỳ đổi mới, chúng ta sẽ lấy kết
quả hoạt động ngoại thương trong 10 năm từ 1986 đến 1995 để so sánh với giai đoạn 10 năm trước
đó như sau:
- Về tốc độ tăng trưởng: Xuất khẩu tăng bình quân 24%/năm trong khi giai đoạn 10 năm trước đó
là 13,5%; Nhập khẩu tăng bình quân 16%/năm so với 7%/năm giai đoạn 10 năm trước đó.
Bảng 6.4. Kết quả hoạt động ngoại thương Việt Nam giai đoạn
1986 - 1995
Đơn vị tính: Triệu USD
Tổng kim Cán cân thương mại
Năm Xuất khẩu Nhập khẩu
ngạch XNK Trị giá Tỉ lệ %
1986 2.944,2 789,1 2.155,1 -1.366,0 33,6%
1987 3.309,3 854,2 2.455,1 -1.600,9 34,8%
1988 3.795,1 1.038,4 2.756,7 -1.718,3 37,6%
1989 4.511,8 1.946,0 2.565,8 -619,8 75,8%
1990 5.156,4 2.404,0 2.752,4 -348,4 87,3%
Cộng
19.716,8 7.031,7 12.685,1 -5.653,4 55,4%
86-90
1991 4.425,2 2.087,1 2.338,1 -251,0 89,3%
1992 5.121,4 2.580,7 2.540,7 +40,0 101,5%
1993 6.909,2 2.985,2 3.924,0 -978,8 76,0%
1994 9.880,1 4.054,3 5.825,8 -1.771,5 69,6%
1995 13.604,3 5.448,9 8.155,4 -2.706,5 66,8%
Cộng
39.940,2 17.156,2 22.784,0 -5.627,8 75,3%
91-95
Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm

189
- Về cán cân thương mại: Nhập siêu vẫn còn nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao (so với
nhập khẩu, xuất khẩu đã chiếm tỷ lệ từ 33,6% đến 101,5% so với nhập khẩu hàng năm) nên đã phần
nào làm giảm khoảng cách giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu. Ngoài ra, trong giai đoạn này,
đầu tư nước ngoài vào lãnh thổ nước ta và đầu tư trong nước gia tăng, việc nhập khẩu máy móc,
thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng nhập
siêu, nhưng điều đó lại cần thiết vô cùng cho sự phát triển.
- Về trị giá xuất nhập khẩu: Trị giá xuất khẩu và nhập khẩu hàng năm lớn hơn rất nhiều lần giai
đoạn trước đó, ví dụ, bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 1976-1985 là 442
triệu Rúp, thì số liệu tương ứng giai đoạn 1986-1995 là 2,4 tỷ USD.
 Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và thị trường xuất nhập khẩu
- Về cơ cấu hàng xuất khẩu: Cơ cấu hàng xuất khẩu trong 10 năm sau đối mới có sự thay đổi khá
mạnh ở nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản. Sự thay đổi này là do chúng ta tăng dần xuất
khẩu dầu thô. Năm 1989, Việt Nam bắt đầu xuất dầu thô với số lượng là 1,5 triệu tấn; năm 1995
xuất khẩu mặt hàng này tăng lên hơn 7,6 triệu tấn.
Bảng 6.5. Cơ cấu xuất khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986 - 1995
Đơn vị tính: %
Nhóm hàng 1986 1990 1995
1-Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản 8,0 25,7 25,3
2- Hàng CN nhẹ và TTCN 28,8 26,4 28,4
3- Hàng nông sản và nông sản chế biến 40,4 32,6 32,0
4- Hàng lâm sản 9,1 5,3 2,8
5- Hàng thủy sản 13,4 9,9 11,4
6- Hàng khác 0,3 0,1 0
Tổng số 100 100 100
Nguồn: Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm
Nhóm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu sau khi tăng mạnh những năm sau đổi mới, đến những
năm 1990 có xu hướng giảm dần trong cơ cấu xuất khẩu. Năm 1986 nhóm các hàng này chiếm
63,2% trong tổng giá trị xuất khẩu; năm 1990 và 1995 giảm còn 48% và 46,2%. Xuất khẩu hàng
công nghiệp nhẹ và và thủ công nghiệp tăng nhanh về tổng trị giá nhưng tỉ lệ trong cơ cấu xuất khẩu
ít thay đổi.
- Về cơ cấu nhập khẩu: Cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hai nhóm hàng tư liệu sản
xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nhập khẩu hàng tiêu dùng có xu hướng tăng trong 10 năm qua. Trong
nhóm hàng tư liệu sản xuất, nhóm máy móc, thiết bị, động cơ và phụ tùng tăng nhanh. Nguyên vật
liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng giá trị nhập khẩu.
190
Trong nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng, tỷ lệ nhập khẩu lương thực giảm mạnh. Ngược lại
hàng tiêu dùng khác tỷ lệ nhập khẩu tăng đều qua các năm và năm 1995 chiếm gần 11% giá trị nhập
khẩu.
Bảng 6.6. Cơ cấu nhập khẩu phân theo nhóm hàng giai đoạn 1986 - 1995
Đơn vị tính %
Nhóm hàng 1986 1990 1995
I- Tư liệu sản xuất 86,6 85,1 83,5
1 Thiết bị toàn bộ 19,8 16,0 0
2 Máy móc, thiết bị ĐCPT 15,0 11,4 25,7
3 Nguyên vật liệu 51,9 57,8 57,8
II- Vật phẩm tiêu dùng 13,4 14,9 16,5
1 Lương thực 3,4 1,7 1,4
2 Thực phẩm 1,6 2,5 3,5
3 Hàng y tế 1,5 1,5 0,9
4 Hàng tiêu dùng khác 6,8 9,2 10,8
Tổng số 100 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê qua các năm)
- Về thị trường xuất khẩu, nhập khẩu:
Thị trường buôn bán của Việt Nam trong 10 năm sau đổi mới có thay đổi rất lớn. Các nước
thuộc Châu Á có tỷ trọng tăng dần trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu Châu Á
chiếm 22,6% tổng trị giá xuất khẩu và 10,6% tổng trị giá nhập khẩu của Việt Nam trong năm 1986
thì năm 1995 tỷ lệ tương ứng là 72,4% và 77,5%. Ngược lại buôn bán với Châu Âu, đặc biệt là
Đông Âu và Nga giảm dần. Năm 1995 Châu Âu chỉ chiếm 18% tổng trị giá xuất khẩu và hơn 13%
giá trị nhập khẩu của Việt Nam.

191
Bảng 6.7. Thị trường xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giai đọan 1986 -1995
Đơn vị: USD
1986 1990 1995
Xuất
Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu Xuất khẩu Nhập khẩu
khẩu
Tổng số 798.100 2.155.100 2.404.000 2.752.400 5.448.900 8.155.400
1. Châu Á 177.957 227.972 1.040.401 1.009.438 3.944.725 6.318.156
2. Châu Âu 446.911 1.645.581 1.215.138 1.604.409 938.033 1.088.860
3. Châu Mỹ 14.234 6.398 15.722 11.761 238.335 169.714
4. Châu Phi 40 399 4.178 2.413 38.094 22.659
5. Châu Đại
3.607 9.688 7.701 10.694 56.909 103.912
Dương
6. Tổ chức
31.154 1.781 23.971 539 21.588
LHQ
7. Tổ chức
355 11.577 - 1.316 2.912
quốc tế
8. Khu chế
225 2.625
xuất
9. Trị giá
không phân 145.950 163.326 118.769 88.403 187.091 424.990
theo tổ chức
(Nguồn: Thương mại thời mở cửa, NXB Thống kê, 1996)

Sự thay đổi thị trường xuất khẩu và nhập khẩu trong những năm này là do sự đổi mới trong
đường lối phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Từ việc chỉ
quan hệ buôn bán với các nước Xã hội chủ nghĩa, sang thời kỳ đổi mới, mối quan hệ này được mở
rộng đến tất cả các nước. Cũng chính nhờ sự thay đổi này mà chúng ta đã nhanh chóng vượt qua
được thời kỳ khó khăn khi thị trường Liên Xô và các nước Đông Âu có sự biến động bất lợi cho việc
xuất nhập khẩu.

Giai đoạn từ năm 1995 - 2000

Sang năm 1995, Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng mà là nguồn gốc để giúp cho hoạt động
ngoại thương của Việt Nam phát triển nhanh vượt bậc so với các giai đoạn trước đó. Các sự kiện
như Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tháng 7/1995 Việt Nam chính thức trở
192
thành hội viên của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và tham gia ngay vào chương
trình khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), và tháng 11/1997, VIệt Nam chính thức trở thành
thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng trung bình kim ngạch xuất khẩu từ năm 1995-2000 là 22%, đây là tốc độ
tăng trưởng tương đối cao so với các nước trong khu vực. Riêng năm 2000, kim ngạch xuất
khẩu đạt 14.482,7 triệu USD bằng 1,65 lần kim ngạch xuất khẩu năm 1995, gấp 18 lần năm
1986.
- Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa thị trường và đa phương
hóa quan hệ kinh tế.
Bảng 6.8. Trị giá xuất khẩu hàng hoá phân theo khối nước, phân theo nước
và vùng lãnh thổ (1995-2000)
Đơn vị: triệu USD

1995 1996 1997 1998 1999 2000

TỔNG SỐ 5448,9 7255,9 9185,0 9360,3 11541,4 14482,7


Phân theo khối nước chủ yếu
ASEAN 996,9 1652,8 1913,5 1945,0 2516,3 2619,0
APEC 3998,2 5262,2 6322,6 6129,1 7486,2 10097,6
EU 664,2 848,5 1607,8 2079,0 2515,3 2845,1
OPEC 131,7 212,4 199,3 554,8 713,4 643,2
Phân theo nước và vùng lãnh thổ chủ
yếu
Cam-pu-chia 94,6 99,0 108,9 75,2 90,2 141,6
In-đô-nê-xi-a 53,8 45,7 47,6 317,2 420,0 248,6
Lào 20,6 24,9 30,4 73,4 165,3 70,7
Ma-lai-xi-a 110,6 77,7 141,6 115,2 256,5 413,9
My-an-ma 5,7
Phi-li-pin 41,5 132,0 240,6 401,1 393,2 478,4
Xin-ga-po 689,8 1290,0 1215,9 740,9 876,4 885,9
Thái Lan 101,3 107,4 235,3 295,4 312,7 372,3
Đài Loan 439,4 539,9 814,5 670,2 682,4 756,6
Hàn Quốc 235,3 558,3 417,0 229,1 319,9 352,6
ĐKHC Hồng Công (TQ) 256,7 311,2 430,7 318,1 235,7 315,9
Nhật Bản 1461,0 1546,4 1675,4 1514,5 1786,2 2575,2
Trung Quốc 361,9 340,2 474,1 440,1 746,4 1536,4
Ấn Độ 10,4 9,1 13,2 12,6 17,0 47,2
Băng-la-đét 14,6
I-ran 2,1 79,8 24,3 36,0 25,5 13,5
Pa-ki-xtan 10,0
Xri-lan-ka 9,7
A-rập Xê-út 5,6 5,1 10,2 15,9 15,3 14,7
Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất 23,8
193
Cô-Oét 2,4
Gru-di-a 3,0
I-rắc 35,7 66,2 101,1 165,9 211,3 321,5
I-xra-en 15,1
Síp 1,5
Thổ Nhĩ Kỳ 15,7
Yê-men 8,0
Ba Lan 16,6 22,2 41,0 38,5 63,1 61,5
Bun-ga-ri 2,0 12,0 14,2 8,2 13,6 7,6
Hung-ga-ri 20,9 21,9 26,4 15,4 10,8 15,0
LB Nga 80,8 84,7 124,6 126,2 114,9 122,9
Ru-ma-ni 6,5
Séc 3,9 13,2 24,8 24,5 34,0 35,3
Xlô-va-ki-a 3,9 2,1 2,8 2,3 5,6 5,2
U-crai-na 6,5 7,6 13,3 14,8 17,1 23,3
Đan Mạch 3,5 18,5 32,2 43,3 43,7 58,4
Ai-len 12,1
Ai-xơ-len 5,6
Anh 74,6 125,1 265,2 335,8 421,2 479,4
Na Uy 2,1 4,7 14,6 17,6 16,4 16,6
Phần lan 22,4
Thụy Điển 4,7 31,8 47,1 58,5 45,2 55,1
Bồ Đào Nha 8,9
Hy Lạp 16,3
I-ta-li-a 57,1 49,8 118,2 144,5 159,4 218,0
Tây Ban Nha 8,8 27,6 66,4 85,6 108,0 137,3
Áo 9,4 5,6 11,4 8,4 34,9 23,7
Đức 218,0 228,0 411,4 552,5 654,3 730,3
Bỉ 34,7 61,3 124,9 212,3 306,7 311,9
Hà Lan 79,7 147,4 266,8 304,1 342,9 391,0
Pháp 169,1 145,0 238,1 297,3 354,9 380,1
Thụy Sĩ 61,8 151,8 331,9 277,3 267,9 166,4
Ca-na-đa 17,8 32,6 63,9 80,2 91,1 98,7
Mỹ 169,7 204,2 286,7 468,6 504,0 732,8
Ác-hen-ti-na 7,3
Bra-xin 0,9 9,7 11,1 14,2 8,6 13,9
Chi-lê 10,7
Cô-lôm-bi-a 7,7
Cu Ba 44,8 26,2 9,3 12,7 37,0 34,3
Mêhicô 0,7 3,5 22,4 32,2 20,1 24,2
Pa-na-ma 13,7
Pêru 0,8
Ai Cập 19,0
An-giê-ri 11,1 8,9 8,2 1,8 4,7 6,4
Ăng-gô-la 20,2
Ga-na 7,3
Ghi-nê 6,3
194
Nam Phi 1,7 2,4 8,5 16,3 35,1 25,8
Ni-giê-ria 4,9
Tan-da-nia 9,3
Xê-nê-gan 5,6
Niu- Di-Lân 1,4 7,9 20,2 25,7 17,7 18,2
Ô-xtrây-li-a 55,4 64,8 230,4 471,5 814,6 1272,5
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam
Sự thay đổi về mặt quản lý của nhà nước trong lĩnh vực ngoại thương từ năm 1986 có
thể kể đến như sau:
- Nhà nước chuyển các hoạt động ngoại thương từ cơ chế tập trung, bao cấp sang
hạch toán kinh doanh. Xóa bỏ bao cấp và bù lỗ cho kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nhà nước mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp cho các cơ sở sản
xuất thuộc các thành phần kinh tế. Sự độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu như trước đây
không còn.
- Tăng cường sự quản lý thống nhất của nhà nước đối với mọi hoạt động ngoại
thương bằng luật pháp và chính sách. Hình thành hệ thống biện pháp, chính sách khuyến
khích xuất khẩu. Quản lý nhập khẩu chủ yếu thông qua chính sách thuế; Giảm thiểu các biện
pháp quản lý phi thuế quan như hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu...
Những thay đổi trong quản lý và chính sách ngoại thương những năm qua đã góp phần
tích cực vào sự phát triển buôn bán của nước ta với nước ngoài, đặc biệt là với thị trường các
nước phát triển
6.5. Ngoại thương Việt Nam từ 2001 đến nay
Từ năm 2001 đến nay, hoạt động ngoại thương Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu năm 2001 là 31 tỷ USD đã tăng hơn gấp 8,5 lần đến năm 2013 là 264
tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu trong giai đoạn này trung bình hàng
năm khoảng 20%.

195
Bảng 6.9. Trị giá xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm (2001 – 2013)

Tổng xuất nhập


Xuất khẩu Nhập khẩu
Năm khẩu
(Triệu USD) (Triệu USD)
(Triệu USD)

2001 31190 15027 16162


2002 36439 16706 19733
2003 45403 20176 25227
2004 58458 26504 31954
2005 69420 32442 36978
2006 84717 39826 44891
2007 111244 48561 62682
2008 143399 62685 80714
2009 127045 57096 69949
2010 157075 72237 84839
2011 203656 96906 106750
2012 228310 114529 113780

2013 264260 132135 132125

Nguồn: Tổng cục thống kê


300000

250000

200000

150000

100000

50000

0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
(Sơ
bộ)

Tổng xuất nhập khẩu (Triệu USD) Xuất khẩu (Triệu USD) Nhập khẩu (Triệu USD)

Biểu đồ 6.1. Trị giá xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các năm (2001 - 2013)
Ngoại thương Việt Nam đạt được kết quả như trên được đến từ một số hoạt động thúc đẩy hội nhập
của Nhà nước Việt Nam như sau:
196
+ Tháng 7/2000: Chính phủ Việt Nam và Mỹ đã ký kết Hiệp định thương mại Việt Mỹ và đến tháng
11/2001 hiệp định này chính thức có hiệu lực.
+ 11/1/2007: Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới
WTO.
+ 25/12/2008: Việt Nam và Nhật Bản chính thức ký thong qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam -
Nhật Bản
+ Từ tháng 3/2010 đến nay: Việt Nam tham gia vòng đàm phán ký kết Hiệp định đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (Trans Pacific Parnership, viết tắt là TPP), dự kiến hoàn thành trong năm 2015.
6.6. Chiến lược phát triển ngoại thương Việt Nam đến năm 2020
6.6.1. Cơ sở đề ra chiến lược
Hai căn cứ chính để đề ra chiến lược ngoại thương được Đại hội Đảng lần thứ IX nêu ra là:
 Căn cứ vào đường lối kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2001 - 2010
- Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội năm 2001 – 2010, trong Báo cáo của Ban chấp hành trung
ương Đảng Khóa VIII tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (tổ chức vào tháng
4/2001)
 Căn cứ vào thực tiễn hoạt động ngoại thương Việt Nam trong thời gian (1990-2000)
- Về hoạt động xuất nhập khẩu:
+ Trong 10 năm gần đây (1990-2000) kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 5,7 lần; nhịp độ tăng trưởng
bình quân là 18,4% /năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP 2,6 lần (GDP tăng trưởng bình quân
7,6% năm).
+ Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu đã tăng cao, đạt bình quân gần 85%
+ Cơ cấu xuất khẩu đã được cải thiện theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản
phẩm thô, tạo được một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định.
Nguồn: Tổng cục thống kê
+ Nhập khẩu về cơ bản đã phục vụ có hiệu quả phát triển sản xuất và đổi mới công nghệ, thúc đẩy
nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân
dân.
+ Thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng theo hướng đa dạng hóa thị trường và đa phương hóa
quan hệ kinh tế.
- Về hoạt động đầu tư nước ngoài, thương mại dịch vụ (bao gồm cả hoạt động đầu tư của Việt Nam
ra nước) đã có nhiều bước biến chuyển.
+ Tính từ năm 90 đến năm 2000, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký và được thực hiện ở
nước ta lần lượt là 44,657 và 19,462.6 triệu USD. Trong đó, các nước có vốn đầu tư lớn như: Hàn
Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Anh Mỹ.
197
+ Song song với FDI vào Việt Nam, tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta cải thiện rõ
rệt. Nếu như năm 1991 chỉ có 3 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 4 triệu USD
thì đến năm 2000 số dự án tăng lên đáng kể là 15 tương ứng với tổng số vốn đăng ký là 6.7 triệu
USD.
+ Thương mại dịch vụ, đặc biệt là ngành du lịch có nhiều tiến bộ.
 Bên cạnh những thành tựu, hoạt động ngoại thương còn gặp nhiều hạn chế:
+ Qui mô xuất khẩu còn quá nhỏ bé, không tận dụng được lợi thế nhờ quy mô
+ Sản xuất chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới; khả năng cạnh tranh của nhiều mặt hàng
còn thấp, tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn rất nhỏ. Dẫn chứng ở bảng
6.10. dưới đây.
Bảng 6.10. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của VN (1995 - 2000)
Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000

Triệu
Crôm USD 4,5
Nghìn
7652,0 8705,0 9638,0 12145,0 14881,9 15423,5
Dầu thô tấn
Nghìn
2821,0 3647,0 3454,0 3162,0 3259,0 3251,2
Than đá tấn
Thiếc Tấn 3283,0 3029,0 2505,0 2389,0 2357,0 3301,0
Hàng điện
Triệu
tử, máy tính 788,6
USD
và linh kiện
Sản phẩm từ
95,5
plastic "
Dây điện và
129,5
cáp điện "
Xe đạp và
66,6
phụ tùng "
Ba lô, túi,
cặp, ví(*) "
Giày, dép " 296,4 530,0 978,4 1031,0 1387,1 1471,7
Hàng dệt,
765,5 993,1 1502,6 1450,0 1746,2 1891,9
may "
Hàng mây
tre, cói, lá, 30,8 61,7 48,4 36,8 62,2 92,5
thảm "
Hàng gốm
22,0 30,9 54,4 55,1 83,1 108,4
sứ "
Hàng sơn
mài, mỹ 18,7 20,7 43,1 12,9 22,5 36,2
nghệ "
Hàng thêu " 20,4 11,0 13,8 35,3 32,6 50,5
Hàng rau, " 56,1 90,2 71,2 52,6 106,6 213,1
198
hoa, quả
Nghìn
18,0 25,3 24,7 15,1 34,8 36,4
Hạt tiêu tấn
Cà phê " 248,1 283,7 391,6 382,0 482,0 733,9
Cao su " 138,1 194,5 194,2 191,0 263,0 273,4
Gạo " 1988,0 3003,0 3575,0 3730,0 4508,3 3476,7
Hạt điều
19,8 16,5 33,3 25,7 18,4 34,2
nhân "
Lạc nhân " 115,1 127,0 86,4 86,8 56,0 76,1
Thịt đông
lạnh và chế Triệu đô 12,1 10,2 28,8 12,0 11,6 25,6
biến la Mỹ
Thực phẩm
chế biến từ
59,7
tinh bột &
bột ngũ cốc "
Sữa và các
sản phẩm
80,4
chế biến từ
sữa "
Đường " 28,9
Nghìn
18,8 20,8 32,9 33,0 36,0 55,7
Chè tấn
Dầu, mỡ
động, thực Triệu đô
vật la Mỹ
Gỗ và sản
311,4
phẩm gỗ "
Nghìn
6,4 2,8 3,4 0,8 3,2 3,5
Quế tấn
Hàng thủy Triệu đô
621,4 696,5 782,0 858,0 973,6 1478,5
sản la Mỹ
Trong đó
Tôm đông " 290,9 324,7 367,7 431,7 415,5 631,4
Cá đông " 35,9 76,0 89,9 69,7 112,3 172,4
Mực đông " 68,4 92,5 89,6 60,8 107,3 76,8
Nguồn: Tổng cục thống kê
+ Xuất khẩu dịch vụ còn thấp
+ Nhập khẩu chưa cải thiện được tình trạng lạc hậu về công nghệ ở một số ngành; ít tiếp cận được
với công nghệ nguồn.
+ Sự hiểu biết về thị trường ngoài nước còn hạn chế
6.6.2. Lựa chọn chiến lược
- Chiến lược ngoại thương hướng mạnh về xuất khẩu, chú trọng XK những sản phẩm có giá trị và
hàm lượng chất xám cao và thực hiện bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn đối với sản phẩm sản xuất
trong nước, chú trọng nhập khẩu sản phẩm công nghệ nguồn, công nghệ cao.
199
6.6.3. Nội dung
- Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp theo điều kiện nước ta và đảm bảo các cam kết trong quan
hệ song phương đa phương như: AFTA, APEC, WTO…Chú trọng Asean.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh
doanh xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ.
- Giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội
địa hóa trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ
cao.
- Xây dựng các quỹ hỗ trợ xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản
- Khuyến khích sử dụng thiết bị, hàng hóa sản xuất trong nước
- Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tiến tới cân bằng xuất nhập.
- Thực hiện chính sách bảo hộ có lựa chọn, có thời hạn đối với sản phẩm trong nước
- Chủ động tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế
giới, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường
mới
- Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường, khuyến khích các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động môi giới, khai thác thị trường quốc tế.
* Một số điểm lưu ý trong chiến lược:
- Coi xuất nhập khẩu cùng các quan hệ kinh tế đối ngoại không chỉ là nhân tố hỗ trợ cho sự phát
triển kinh tế quốc dân, mà còn được xem là động lực phát triển kinh tế của đất nước.
- Thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc
- Chủ động cơ hội phát triển và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhanh chóng hình thành một số
tập đoàn kinh tế – thương mại
- Coi trọng việc xuất khẩu có hàm lượng chế biến, sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và công nghệ cao,
chú trọng xuất khẩu dịch vụ. Chủ trương này tạo đà cho xuất khẩu tăng tốc và đạt kết quả.

200
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc điểm của hoạt động ngoại thương của Việt Nam theo các thời kỳ như thế nào?
2. Chiến lược ngoại thương Việt Nam hiện nay là gì?

201
CHƯƠNG 7. PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG
7.1. Khái niệm về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh
7.1.1. Khái niệm chung về lợi nhuận
Khái niệm về Lợi nhuận
Trong mỗi kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ đó có những cách tính khác
nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra của
một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho hoạt động đó. Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp” thì lợi nhuận của doanh
nghiệp là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận hoạt động khác. Trong đó:
- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm trừ đi các
khoản giảm trừ, giá thành toàn bộ sản phẩm, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
- Lợi nhuận hoạt động khác bao gồm:
+ Lợi nhuận hoạt động tài chính: Số thu lớn hơn chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt
động cho thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gửi ngân hàng
thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên
doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn, ngắn hạn.
+ Lợi nhuận của hoạt động bất thường là khoản thu nhập bất thường lớn hơn chi phí bất thường, bao
gồm các khoản phải trả không có chủ nợ; thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ; các
khoản vật tư, tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt; chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản; các
khoản lợi tức năm trước phát hiện năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn
kho, phải thu khó đòi, khoản tiền trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành
7.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có
của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đặt ra. Hiểu một cách đơn giản, hiệu
quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu, hay hiệu quả kinh doanh là kết quả đầu ra tối đa
trên chi phí đầu vào tối thiểu
MAX (Kết quả đầu ra)
Hiệu quả kinh doanh = MIN(Chi phí đầu vào)

Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận...
Chi phí đầu vào có thể bao gồm: lao động tiền lương, chi phí kinh doanh, chi phí nguyên vật
liệu, vốn kinh doanh

202
7.1.3. Lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện quá trình mua bán hàng hoá với nước ngoài bao gồm mua
và bán hàng xuất khẩu, mua và bán hàng nhập khẩu. Quá trình này nằm trong khâu lưu thông phân
phối và chịu sự chi phối của các qui luật thị trường. Lợi nhuận trong kinh doanh xuất nhập khẩu là
phần dôi ra trong hoạt động kinh doanh sau khi trừ đi toàn bộ chi phí, hay nói khác đi, lợi nhuận
kinh doanh xuất nhập khẩu là phần dôi ra của bộ phận giá trị thặng dư do sản xuất nhường lại cho
lưu thông và toàn bộ giá trị thặng dư do lao động có tính chất sản xuất trong lưu thông tạo ra.
7.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngoại thương
a. Mức lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu
Tốc độ lưu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu tăng làm tăng sức sản xuất của đồng vốn kinh
doanh và từ đó làm tăng mức thu lợi nhuận.
Khi tốc độ lưu chuyển hàng hóa tăng, chi phí biến đổi cũng tăng theo (chi phí vận tải, bảo
quản...) nhưng chi phí cố định thường không đổi, ngoài ra lưu chuyển hàng hóa được mở rộng sẽ tạo
điều kiện sử dụng phương tiện vận tải hợp lý, năng suất lao động tăng cao... Như vậy tốc độ tăng chi
phí tuyệt đối bao giờ cũng nhỏ hơn tốc độ của mức luân chuyển hàng hoá.
b. Cơ cấu hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu
Mỗi loại hàng hoá kinh doanh xuất nhập khẩu có một mức lợi nhuận riêng phụ thuộc vào
nhiều yếu tố kinh doanh: mức độ cạnh tranh trên thị trường, chi phí kinh doanh, thuế xuất nhập
khẩu... nếu kinh doanh mặt hàng có mức lãi suất lớn chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu hàng
xuất nhập khẩu thì sẽ làm tăng mức lợi nhuận ngoại thương và ngược lại.
c. Nhân tố giá cả
Giá cả hàng hoá:
Giá mua hàng hoá và giá bán hàng hoá XNK đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn
vị kinh doanh ngoại thương. Giá mua quá cao so với kế hoạch và giá bán thì không đổi; hoặc giá
bán quá thấp so với KH trong điều kiện giá mua không đổi trong một thương vụ đều làm mức lãi
gộp bị giảm, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy doanh nghiệp cần nắm bắt tình hình thị trường, phân
tích và dự báo để xác định giá mua tối đa hoặc giá bán tối thiểu đối với từng mặt hàng trong từng
thương vụ kinh doanh phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp.
Giá cả chi phí lưu thông (chi phí lưu thông trên một đơn vị sản phẩm):
Lợi nhuận ngoại thương thu được sau lãi gộp trừ đi chi phí lưu thông (chi phí bán hàng và chi phí
quản lý) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu chi phí lưu thông cao thì lợi nhuận cũng giảm. Phấn
đấu hạ chi phí lưu thông có ý nghĩa thiết thực đối với tăng lợi nhuận XNK
d. Tỉ giá hối đoái

203
Tỷ giá hối đoái tăng giảm theo yếu tố khách quan, nhưng đối với doanh nghiệp, sự tăng giảm
này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái tăng (VND giảm giá) thì có lợi
cho thương vụ xuất khẩu (chuyển tiền về nước) trong khi nhập khẩu (chuyển hàng về nước) thì
ngược lại; tỷ giá hối đoái giảm (VND tăng giá) thì lại có lợi cho nhập khẩu trong khi xuất khẩu bất
lợi.
e. Thuế và các nhân tố khác
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể chọn kinh doanh các mặt hàng khuyến khích xuất
khẩu, nhập khẩu của nhà nước thông qua biểu thuế, tức là mặt hàng có mức thuế suất thấp. Việc
giảm đến mức tối thiểu các khoản tiền bị phạt, giảm lượng hàng hoá hao hụt, lựa chọn hình thức
thanh toán thích hợp... cũng góp phần làm tăng mức lợi nhuận doanh nghiệp.
7.2. Các chỉ tiêu về lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh
7.2.1. Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Tổng mức lợi nhuận
Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên quy
mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.
Tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận từ hoạt động khác
TLNtrước thuế = LNthuần + LNTC + LNBT
LNthuần : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
LNTC : Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
LNBT : Lợi nhuận từ hoạt động bất thường
LNthuần = DTthuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN
DTthuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ
Lãi gộp (Lg) = DTthuần - Giá vốn hàng bán
LNTC = DTTC - TCPTC
DTTC : Doanh thu từ hoạt động tài chính
TCPTC : Tổng chi phí từ hoạt động tài chính
LNBT = DTBT - TCPBT
DTBT : Doanh thu từ hoạt động bất thường
TCPBT : Chi phí cho hoạt động bất thường
LNsau thuế = LNtrước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong các doanh nghiệp, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận chủ yếu quyết định toàn
bộ lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận và tỷ suất chi phí
204
a. Tỷ suất lợi nhuận
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần
hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp
PLN = LN/DT
Chỉ tiêu này là chỉ tiêu hiệu quả nhưng không thể dùng để so sánh hiệu quả của các doanh nghiệp
khác nhau hoặc của các năm tài chính khác nhau.
Chỉ tiêu này dùng để so sánh mức sinh lợi của các loại sản phẩm hàng hoá khác nhau, có thể dùng
để ước tính mức giá bán sản phẩm hàng hoá.
Trong cùng một thời kỳ, chỉ tiêu PLN và PLNJ có mối quan hệ qua lại với nhau. Nếu tăng doanh thu
bán hàng ở những sản phẩm hàng hoá có tỷ suất lợi nhuận cao thì tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu
bình quân của doanh nghiệp sẽ tăng và ngược lại.
b. Tỷ suất chi phí
Là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa chi phí và doanh thu, phản ánh một phần
hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp
PCP: Tỷ suất chi phí
Pcp = CP/DT
Ngoài ra người ta có thể tính tỷ suất chi phí bán hàng và quản lý bằng cách thế tổng chi phí
bằng chi phí bán hàng và quản lý. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí, cứ mỗi đồng
doanh thu thuần sẽ phải tiêu tốn bao nhiêu chi phí bán hàng và quản lý.
Pgv = Giá vốn hàng bán/DT
PGV: Tỷ suất chi phí giá vốn
Chỉ tiêu này thể hiện, cứ mỗi đồng doanh thu thuần sẽ phải tiêu tốn bao nhiêu chi phí giá vốn.
Tương tự như trên người ta còn tính tỷ suất các khoản giảm trừ. Chỉ tiêu này thể hiện, các khoản
giảm trừ chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu, từ đó phấn đấu hạ thấp khoản giảm trừ do
“hàng bán bị trả lại” chẳng hạn.
Khi PLN; PLg; PBH&QL được tính với cùng một mẫu số doanh thu (tổng doanh thu, hoặc doanh
thu thuần) thì:
PLN thuần = 100% - PGV - PBH&QL
7.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
Để đánh giá tổng quát về hiệu quả hoạt động kinh doanh người ta thường sử dụng chỉ tiêu
doanh lợi. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra doanh thu từ đồng vốn. Ngoài ra còn sử dụng nhiều
chỉ tiêu khác để phản ánh hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn
Sức sản xuất của đồng vốn kinh doanh = DT/Vốn
205
Khi tính sức sản sức của vốn cố định, vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu ta lại có chỉ tiêu ở
mẫu số tương ứng là vốn cố định, vốn lưu động, vốn chủ sở hữu bình quân.
Sức sinh lợi của đồng vốn kinh doanh = LN/Vốn
Tương tự như chỉ tiêu sức sản xuất của đồng vốn, khi ta thay đổi mẫu số sẽ có các chỉ tiêu
tương ứng về sức sinh lợi của vốn cố định, vốn lưu động hoặc vốn chủ sở hữu. Cần lưu ý, chỉ tiêu
vốn phải được tính bình quân
Các chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tổng hợp của doanh nghiệp, đặc biệt là chỉ tiêu sức sinh
lợi của vốn chủ sở hữu. Sử dụng các chỉ tiêu này có thể so sánh, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các năm khác nhau hay của các doanh nghiệp khác nhau. Nó còn là tiêu thức quan trọng
để lựa chọn các phương án đầu tư khác nhau đối với doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng chi phí
DT
Hiệu suất sử dụng chi phí =
TCP
DT
Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương =
TCPTL
LNtruoc ( sau)thue
Doanh lợi trên chi phí =
TCP
LNtruoc( sau)thue
Doanh lợi trên chi phí tiền lương =
TCPTL
Hiệu quả sử dụng lao động

DT
Năng suất lao động =
LDbq
LNtruoc( sau)thue
Hiệu quả sử dụng lao động =
LDbq

Khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả cần lưu ý, giữa tử số và mẫu số cần có mối liên hệ nhân quả với
nhau, ví dụ, đối với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chẳng hạn, khi tử số là lợi nhuận thuần từ HĐKD thì
mẫu số phải là doanh thu thuần; khi tử số là lợi nhuận trước hoặc sau thuế, thì doanh thu phải là tổng
doanh thu của doanh nghiệp, tức bằng doanh thu từ HĐKD, cộng doanh thu tài chính và doanh thu
bất thường. Đối với hiệu suất sử dụng chi phí, khi tử số là doanh thu thuần, thì mẫu số là tổng chi
phí từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp; khi tử số là tổng doanh thu, thì mẫu
số phải là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp.
7.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
7.3.1. Phương pháp dùng trong phân tích
(1) Phương pháp số tương đối: Thường sử dụng trong phân tích chung để so sánh hay đối chiếu
tình hình thực hiện một chỉ tiêu kinh tế so với kế hoạch hoặc so với thực hiện năm trước, các chỉ tiêu

206
có cùng một nội dung hoặc tính chất tương tự để xác định xu hướng mức độ biến động của chỉ tiêu.
Cho phép tổng hợp những nét chung, và tách ra được những nét riêng của hiện tượng, chỉ tiêu so
sánh, trên cơ sở đó đánh giá được tình hình tăng trưởng hay giảm sút, hiệu quả hay không hiệu quả.
(2) Phương pháp chỉ số: trên cơ sở phương pháp so sánh, phương pháp này đối chiếu các cặp
chỉ tiêu đã được so sánh trước đó, để tìm ra mối so sánh tương quan của các cặp chỉ tiêu, hiện tượng
kinh tế.
(3) Phương pháp loại trừ: Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ví dụ chỉ
tiêu doanh số bán hàng của một công ty ít nhất chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 2 nhân tố: khối lượng
bán hàng và giá cả hàng bán. Thông qua phương pháp loại trừ cho phép các nhà phân tích nghiên
cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố lên chỉ tiêu cần phân tích. Phương pháp này có mối liên hệ
chặt chẽ với phương pháp chỉ số, trong thực tế, phương pháp loại trừ được sử dụng phân tích dưới
hai dạng:
+ Phương pháp thay thế liên hoàn: phương pháp này xác định mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang
kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu
vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố cần xác định sẽ tính được mức
độ ảnh hưởng của nhân tố đó.
Nguyên tắc sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn:
- Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các
nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định
- Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định, chú ý
+ Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau
+ Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau
+ Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau
+ Lưu ý ý nghĩa kinh tế khi thay thế
- Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh
hưởng và cố định các nhân tố còn lại
- Chúng ta có thể khái quát mô hình chung của phép thay thế liên hoàn như sau:
Nếu có Q = abcd thì Q1 = a1b1c1d1 và Q0 = a0b0c0d0
Qa = a1b0c0d0 - a0b0c0d0
Qb = a1b1c0d0 - a1b0c0d0 Q = Q1 - Q0
Qc = a1b1c1d0 - a1b1c0d0 = Qa + Qb + Qc + Qd
Qd = a1b1c1d1 - a1b1c1d0

207
+ Phương pháp số chênh lệch: Là một biến thể của phương pháp thay thế liên hoàn thông
qua việc tính toán thừa số chung. Cách tính này cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng
cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân
tích so với kỳ kế hoạch của nhân tố đó.
Dạng tổng quát như sau:

Qa = (a1 - a0) b0c0d0


Qb = (b1 - b0) a1c0d0 Q = Q1 - Q0
Qc = (c1 - c0) a1b1d0 = Qa + Qb + Qc + Qd
Qd = (d1 - d0) a1b1c1

7.3.2. Phân tích lợi nhuận dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về “Hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp” thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp biểu hiện qua hoạt động kinh doanh và hoạt
động khác, bao gồm hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. Khi phân tích lợi nhuận doanh
nghiệp, trước tiên phải dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo này được biểu hiện
qua mẫu số Mẫu số B02 – DN, như dưới đây

208
Bảng 7.1. Ví dụ biểu mẫu BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm………
Đơn vị tính:............
Mã Thuyết Năm Năm
CHỈ TIÊU số minh nay trước

1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) 10
4. Giá vốn hàng bán 11
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 – 11) 20
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21
7. Chi phí tài chính 22
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí bán hàng 25
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 26
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30
{30 = 20 + (21 – 22) – (25 + 26)}
11. Thu nhập khác 31
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32) 40
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 – 52) 60
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
19. Lãi suy giảm trên cổ phiếu (*) 71
(*) Chỉ áp dụng tại công ty cổ phần
Nguồn: Bộ Tài chính, thông tư 200/2014/BTC về “Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp”
Phân tích chung LN doanh nghiệp
Khi phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp số tương đối và
được tiến hành theo các nội dung sau:
- So sánh lợi nhuận trước thuế hoặc sau thuế:
209
LN = LN1 - LN0
𝐿𝑁1
% thực hiện LN =
𝐿𝑁0
𝐿𝑁1 −𝐿𝑁0
Tốc độ tăng trưởng LN = 𝐿𝑁0

- Nếu so sánh lợi nhuận thuần thì sẽ lấy lợi nhuận kỳ thực hiện so sánh kỳ gốc tương tự như trên
- Xác định cơ cấu lợi nhuận của doanh nghiệp, đặc biệt lưu ý đến tỷ trọng lợi nhuận hoạt động kinh
doanh trong tổng mức lợi nhuận của doanh nghiệp và đánh giá sự biến động tỷ trọng này qua các kỳ.
Trong phân tích cơ cấu có thể lưu ý đến cơ cấu lợi nhuận của từng mặt hàng trong tổng lợi nhuận
hoạt động kinh doanh.
- Xác định tỷ suất lợi nhuận chung của doanh nghiệp, đặc biệt là từ hoạt động kinh doanh và đánh
giá sự biến động của nó qua các kỳ.
- Từ báo cáo kết quả kinh doanh chúng ta có thể lập bảng phân tích chung về lợi nhuận của doanh
nghiệp.
Ví dụ, lợi nhuận tính đến cuối năm của một doanh nghiệp được phân tích như sau:
Bảng 7.2. Phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp
Đơn vị tính: triệu đồng.
Các chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch
Số tiền Tỷ Số tiền Tỷ Số tiền Tốc Tỷ
trọng trọng độ trọng
(%) (%) tăng (%)
(%)
1. Lợi nhuận thuần từ 83.000 99,64 84.000 99,41 1.000 1,2 -0,23
HĐKD
2. Lợi nhuận từ hoạt 300 0,36 400 0,47 100 33,3 0,11
động tài chính
3. Lợi nhuận từ HĐ - - 100 0,12 100 - 0,12
bất thường
LN trước thuế 83.300 100 84.500 100 1.200 1,4
Doanh thu từ HĐKD 800.000 830.000 30.000 3,75
Tỷ suất lợi nhuận từ 10,37 10,12 -0,25
HĐKD

Qua bảng phân tích chúng ta thấy:


LN trước thuế = 84.500 - 83.300 = 1.200
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 1.200 triệu
đồng
Lợi nhuận từ HĐKD tăng lên là 1.000 triệu đồng, nhưng tỷ trọng của nó giảm do tỷ trọng lợi
nhuận từ hoạt động tài chính và bất thường tăng lên.

210
PLN = 10,12% - 10,375% = -0,255%.
Tỷ suất lợi nhuận HĐKD giảm có thể do doanh nghiệp chưa khai thác một cách hiệu quả các
năng lực về vốn, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật...đặt ra dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn
tốc độ tăng doanh thu. Có thể có hai trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Vốn kinh doanh không thay đổi, doanh nghiệp tăng doanh thu nhờ tăng tốc
độ chu chuyển vốn, nhưng có thể do chi phí tăng hoặc thuế tăng dẫn đến lợi nhuận của một vòng
chu chuyển thấp làm tỷ suất lợi nhuận giảm.
+ Trường hợp 2: Vốn kinh doanh tăng (được bổ sung vào lưu chuyển) làm cho doanh thu
tăng nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn không cao làm tỷ suất lợi nhuận bị giảm.
Cả hai trường hợp, tỷ suất lợi nhuận (so với doanh thu) bị giảm nhưng tổng mức lợi nhuận
lại tăng, nhìn chung hiệu quả kinh doanh thực tế tăng so với năm trước, chỉ trừ trường hợp bổ sung
thêm vốn mà tốc độ tăng của vốn nhanh hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.
Sau khi phân tích sự biến động lợi nhuận của doanh nghiệp và có thể từng mặt hàng, cần tìm
biện pháp để nâng cao lợi nhuận của từng mặt hàng và của toàn doanh nghiệp.
Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các kỳ
Trong phân tích chung có thể so sánh các chỉ tiêu tương đối về lợi nhuận và hiệu quả kinh
doanh qua nhiều kỳ khác nhau, ví dụ qua nhiều năm khác nhau để thấy hướng phát triển của lợi
nhuận và hiệu quả kinh doanh.
Thông qua bảng phân tích trên, chúng ta đánh giá sự biến động của lợi nhuận và hiệu quả
kinh doanh qua các kỳ theo các nội dung:
- Xem xét tốc độ tăng của lợi nhuận và doanh thu qua các kỳ để xác định hướng phát triển
của kinh doanh và từ đó xác định sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu. Tuy nhiên, tỷ
suất này tăng hay giảm chưa đánh giá được hiệu quả kinh doanh.
- Cần xem xét các chỉ tiêu sức sản xuất của đồng vốn, chi phí, năng suất lao động để xác
định khả năng sử dụng các yếu tố trên vào hoạt động kinh doanh, từ đó dẫn đến khả năng sinh lời
của các yếu tố này.
Trong các chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu LN/VKDbq và đặc biệt là chỉ tiêu LN/VCSHbq nói lên
hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Nếu các chỉ tiêu này có biến động qua các kỳ cho ta biết hiệu quả
kinh doanh có thay đổi.
Xác định hiệu quả kinh doanh bình quân qua các kỳ và những thời kỳ có tỷ suất lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu đặc biệt thay đổi như đạt mức cao nhất hay đạt mức thấp nhất. Hãy tìm những
nguyên nhân cụ thể trong năm để rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn thành công hay thất
bại để không ngừng nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

211
Bảng 7.3. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các kỳ
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch
Các chỉ tiêu 1999 2000 % tăng
Tổng số
trưởng
a. Tổng doanh thu
(mã số 10+31+41)
b. Lợi nhuận trước (sau) thuế
c. Vốn kinh doanh bình quân
d. Vốn chủ sở hữu bình quân
1. Tỷ suất lợi nhuận (b/a) (%) *
2. Sức sinh lợi của đồng vốn (b/c) *
(%)
3. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu *
(b/d) (%)
4. Sức sản xuất của đồng vốn (a/c) *
(%)
5. Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu *
(a/d) (%)
(*) Các chỉ tiêu 1,2,3,4,5 chỉ so sánh chênh lêch tổng số)

Để đánh giá chính xác hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, cần xác định lợi nhuận thực và
tỷ suất lợi nhuận thực của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được qua các kỳ phải
loại trừ yếu tố lạm phát. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu cũng phải xác định thực chất doanh
nghiệp có thực lãi như vậy không, có thể xác định bằng cách:
PLN/CSH thực = PLN/CSHbq - PLÃI NH
PLÃI NH: lãi suất ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng coi như giá vốn bình quân trên thị trường, có thể đại diện cho hiệu quả sử
dụng vốn bình quân trên thị trường. Nếu doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn lãi suất
ngân hàng coi như hoạt động có hiệu quả cao, nếu ngược lại coi như thuộc doanh nghiệp đạt hiệu
quả thấp.
Trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát, để đánh giá tỷ suất lợi nhuận thực có thể lấy mức
lạm phát làm tiêu thức so sánh. Ta có:
PLN/CSH thực = PLN/CSH - Tốc độ lạm phát
Việc so sánh này giúp ta thấy được thực chất hiệu quả của đồng vốn trong kinh doanh, đặc
biệt khi so sánh qua các kỳ
7.3.3. Phân tích chi phí lưu thông trong kinh doanh xuất nhập khẩu
Chỉ tiêu chi phí lưu thông là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng đánh giá hiệu quả kinh doanh
XNK: giảm chi phí cho phép tăng lợi nhuận và doanh lợi của doanh nghiệp, vì vậy phân tích chi phí
lưu thông là một trong những biện pháp quan trọng của công tác quản lý phí.
212
Có nhiều cách phân loại chi phí lưu thông, nhưng trong phân tích cần lưu ý đến chi phí lưu
thông trong nước và chi phí lưu thông ngoài nước:
- Về chi phí lưu thông trong nước: Tính bằng VNĐ: Gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng
hoá, chi phí phân loại, đóng gói hàng hoá, chi phí để làm thủ tục XNK, chi phí xin giấy phép, chi phí
mở L/C, chi phí hao hụt tự nhiên... Nếu tỷ suất và tỷ trọng chi phí lưu thông có xu hướng tăng phải
xem xét lại trình độ quản lý, trình độ cán bộ... vì chỉ tiêu này tăng do phải làm lại nhiều lần thủ tục
XNK, số lượng hàng hoá thực hiện không đúng theo hợp đồng đã ký, phải kiểm hoá hải quan nhiều
lần do số lượng và chất lượng thực tế, mẫu mã hàng hoá không đúng với chứng từ đã có..
- Về chi phí lưu thông ngoài nước. Tính bằng ngoại tệ (USD): Chi phí này chiếm tỷ trọng
không cao nếu xuất khẩu theo điều kiện của nhóm E và F còn nhập khẩu theo điều kiện của nhóm C
và D. Ngược lại, nếu xuất theo điều kiện C và D, nhập theo điều kiện E và F thì tỷ trọng chi phí lưu
thông ngoài nước sẽ tương đối cao làm tăng cao tỷ suất chi phí lưu thông. Tuy nhiên, trong trường
hợp này giá mua hàng lại giảm và giá bán hàng thì cao nên tỷ suất chi phí nói chung thường không
bị ảnh hưởng, đôi khi lại giảm.
Ngoài ra, chi phí lưu thông còn được phân tích dưới dạng chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Mục đích phân tích chi phí lưu thông là đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí lưu thông của
doanh nghiệp XNK thông qua các chỉ tiêu cơ bản, cụ thể là:
Nếu gọi S là chi phí lưu thông
S% là tỷ suất chi phí lưu thông = (S/DT)*100%,
trong phân tích chúng ta thực hiện:
Xác định mức chênh lệch chi phí:
S= S1 - S0
S% = S%1 - S%0
Xác định % thực hiện kế hoạch chi phí:
% thực hiện S = (S1/S0)*100
Xác định mức chênh lệch chi phí có liên hệ đến doanh thu thực tế:
Với M là doanh thu, ta có:
S = S1 - S0*(DT1/DT0)
Chỉ tiêu này đánh giá chính xác hơn mức tăng giảm chi phí so với doanh thu thực tế và
thường được dùng trong phân tích, với:
% thực hiện doanh thu = (DT1/DT0)*100

213
7.4. Phân tích lợi nhuận theo các thời điểm
Trong phần trình bày ở trên, chúng ta phân tích lợi nhuận sau một chu kỳ kinh doanh và đó là kết
quả kinh doanh sau một thời gian nhất định, ví dụ như một năm. Phân tích lợi nhuận theo các thời
điểm được tiến hành trong quá trình kinh doanh hay trước khi quyết định kinh doanh.
7.4.1. Phân tích dựa vào chi phí trực tiếp
Trong quá trình kinh doanh, các doanh nghiệp luôn luôn hướng tới việc xây dựng một cơ cấu hàng
hoá hợp lý và tìm kiếm những thời cơ để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Mỗi doanh nghiệp, trên cơ sở vật chất hiện có thường chỉ có thể sản xuất kinh doanh một số
mặt hàng nhất định. Nếu sản xuất kinh doanh loại này thì đôi khi phải loại bỏ hoặc giảm bớt loại
khác, tức là doanh nghiệp luôn phải lựa chọn những mặt hàng kinh doanh có lợi nhất cho mình mà
thị trường chấp nhận.
Mặt khác, cũng trên cơ sở năng lực hiện có nếu xuất hiện những thời cơ thuận lợi, doanh
nghiệp phải có những tính toán cụ thể để có những quyết định đúng đắn có lợi cho doanh nghiệp
như có nên chấp nhận đơn hàng; có nên mở rộng kinh doanh thêm mặt hàng không...
Trong những điều kiện như vậy, doanh nghiệp không thể dựa vào lợi nhuận ròng để quyết
định vì nó được xác định dựa trên giá thành sản phẩm mà giá thành thì chỉ xác định sau một chu kỳ
kinh doanh nhất định. Để có những quyết định kịp thời doanh nghiệp có thể dựa vào chi phí trực tiếp
(chi phí biến đổi) vì chi phí gián tiếp (chi phí cố định) dù có kinh doanh mặt hàng nào thì cũng bấy
nhiêu chi phí, hoặc có thay đổi thì rất ít. Như vậy khi thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh, chủ yếu
là thay đổi phần chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi) kể cả thuế, do đó lợi nhuận thu được nhiều hay ít
phụ thuộc vào việc kinh doanh mặt hàng nào, chi phí trực tiếp là bao nhiêu.
Từ những điều phân tích trên, có thể rút ra nhận định:
- Có thể coi vai trò của chi phí cố định (chi phí gián tiếp) đối với các loại sản phẩm hàng hoá
khác nhau mà doanh nghiệp kinh doanh là như nhau.
- Mặt hàng có mức lãi cao là mặt hàng có tỷ suất chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi, kể cả
thuế) ở mức thấp nhất.
-Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng nếu gia tăng các sản sản phẩm hàng hoá có
mức chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi) thấp hơn mức giá hiện hành.
- Doanh nghiệp càng gia tăng khối lượng sản xuất kinh doanh ở những mặt hàng có tỷ suất
chi phí trực tiếp thấp thì lợi nhuận mang lại càng nhiều.
Ví dụ: Ở một thời điểm, doanh nghiệp có thể gia tăng khối lượng sản xuất kinh doanh để đạt
doanh thu 150 triệu đồng. Nếu gia tăng sản phẩm A chi phí biên tế khoảng 120.000 đồng, nếu gia
tăng sản phẩm B chi phí biên tế khoảng 150.000 đồng. Giá tiêu thụ vào thời điểm đó một sản phẩm

214
A là 150.000 đồng, sản phẩm B là 182.000 đồng. Khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm A là 500 đơn
vị, sản phẩm B là 800 đơn vị.
Doanh nghiệp nên gia tăng mặt hàng nào và số lượng là bao nhiêu ?
Ta thấy Lg định phí của mặt hàng A là 30.000đ, mặt hàng B là 32.000đ. Tỷ suất Lg định phí
của mặt hàng A là 20%, mặt hàng B là 17,58%. Để mang lại lợi nhuận tối đa doanh nghiệp nên ưu
tiên chọn mặt hàng A trước, sau đó còn khả năng mới kinh doanh thêm mặt hàng B
Doanh thu của A là : 500 sp x 150.000đ/sp = 75.000.000đ
Doanh thu còn lại cho mặt hàng B là: 150.000.000 đ - 75.000.000đ = 75.000.000đ:
∆𝑀𝐵 75.000.000
QB = = = 412
𝑃𝐵 182.000

Như vậy kết cấu sản phẩm được coi là kết quả tối ưu
A - 500 sản phẩm Doanh thu 75.000.000đ
B - 412 sản phẩm Doanh thu 75.000.000đ
Qua việc mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp thu thêm Lg là 28.184.000đ trong đó mặt hàng
A 15.000.000đ, mặt hàng B 13.184.000đ
Dựa vào chi phí trực tiếp (chi phí biến đổi) doanh nghiệp có những quyết định cụ thể khi
thị trường có những biến động về giá; khi khách hàng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng sản
phẩm dẫn đến tăng chi phí trực tiếp trong sản xuất... Đối với doanh nghiệp, vấn đề được quan tâm là
bỏ ra bao nhiêu chi phí và thu được bao nhiêu lợi nhuận. Khi có cơ hội mở rộng kinh doanh trên cơ
sở năng lực sản xuất hiện có để tăng thêm lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có những tính toán chính
xác để có quyết định đúng đắn kịp thời.
7.4.2. Phân tích dựa vào điểm hoà vốn
Doanh thu hoà vốn là điểm tại đó tổng doanh thu bằng với tổng chi phí hoạt động sản xuất kinh
doanh. Phần doanh thu sau hoà vốn là doanh thu cho lợi nhuận. Doanh thu hoà vốn thường được xác
định đầu khoá tài chính hoặc đầu kỳ hoạt động kinh doanh.
Để xác định được doanh thu hoà vốn cần xác định chi phí cố định trong kỳ, tỷ suất chi phí biến đổi
bao gồm cả thuế doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trong doanh thu...
a. Doanh thu hoà vốn
Ký hiệu:
DTHV Doanh thu hoà vốn
PLg Tỷ lệ lãi gộp định phí
Lg định phí = Doanh thu - Tổng chi phí biến đổi
Ở thời điểm hoà vốn: Doanh thu = Tổng chi phí; khi đó:
Lg định phí sẽ bằng = TcpCĐ = Tcp - TcpBĐ hay PLg = TcpCĐ/DTHV

215
Với: PcpBĐ, PcpCĐ, PLN: Tỷ suất chi phí biến đổi, tỷ suất chi phí cố định, tỷ suất lợi nhuận
Doanh thu hoà vốn có thể được xác định trên một cơ cấu sản xuất kinh doanh đã được lựa
chọn, cũng có thể xuất phát từ doanh thu hoà vốn để tìm kiếm một cơ cấu sản phẩm hàng hoá hợp
lý.
𝑇𝑐𝑝𝐶𝐷 𝑇𝑐𝑝𝐶𝐷 𝑇𝑐𝑝𝐶𝐷
DTHV = = =
𝑃𝐿𝑔 1− 𝑃𝑐𝑝𝐵𝐷 𝑃𝑐𝑝𝐶𝐷 − 𝑃𝐿𝑁

b. Thời điểm hoà vốn


Gọi TDHV là thời điểm hoà vốn, ta có thể xác định được yếu tố này nếu biết doanh thu kế
hoạch DTKH và thời gian thời kỳ kế hoạch:
𝐷𝑇𝐻𝑉 𝐷𝑇𝐾𝐻 ×𝑇𝐾𝐻
TDHV = 𝐷𝑇𝐾𝐻 = 𝐷𝑇𝐾𝐻
𝑇𝐾𝐻

c. Sản lượng hoà vốn:


Sản lượng hoà vốn QHVj là số lượng sản phẩm hàng hoá j tiêu thụ mà tại đó doanh thu cân
bằng với toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất kinh doanh mặt hàng j. Sản lượng hoà vốn phải
được xác định theo từng loại sản phẩm hàng hoá riêng biệt, được xác định cho từng thời kỳ sản xuất
kinh doanh hoặc theo từng thương vụ.
Nếu gọi pj là giá bán sản phẩm j; cpBDj là chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm j, ta có:
𝑇𝑐𝑝𝐶𝐷 𝑇𝑐𝑝𝐶𝐷 𝑇𝑐𝑝𝐶𝐷
QHVj = 𝑝 =𝑝 =𝑝
𝑗 × 𝑃𝑙𝑔𝑗 𝑗 ×(1− 𝑃𝐶𝑃𝐵𝐷𝑗 ) 𝑗 − 𝑐𝑝𝐵𝐷𝑗

Ta thây sản lượng hoà vốn phụ thuộc vào tổng chi phí cố định, giá bán và chi phí biến đổi trên một
đơn vị sản phẩm. Chi phí cố định thường ít thay đổi trong chu kỳ kinh doanh còn giá bán và chi phí
biến đổi có thể thay đổi vì thế sản lượng hoà vốn sẽ thay đổi theo. Như vậy tuỳ điều kiện kinh doanh
cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn phương án thích hợp.
d. Điểm ngừng sản xuất và giá bán hoà vốn
Giữa giá bán sản phẩm trên thị trường với chi phí biên tế (chi phí biến đổi), chi phí bình
quân của sản phẩm (AC) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể có 4 trường hợp sau:
(1) Giá bán cao hơn chi phí bình quân của sản phẩm p >AC, doanh nghiệp đạt lợi nhuận tối đa
ở mức sản lượng tại đó chi phí biên bằng doanh thu biên ( MC= MR)
(2) Giá bán bằng với chi phí bình quân (p =AC) của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ hoà vốn, tổng
chi phí bằng tổng thu nhập
(3) Giá bán thấp hơn chi phí bình quân của sản phẩm nhưng cao hơn chi phí biến đổi bình quân,
doanh nghiệp sẽ bị lỗ. Nhưng do doanh thu biên lớn hơn chi phí biến đổi nên khi bán sản phẩm,
doanh nghiệp còn có thể bù đắp một phần chi phí cố định. Tức là doanh nghiệp tiếp tục sản xuất sẽ
bị lỗ ít hơn ngừng sản xuất.

216
(4) Giá bán thấp hơn chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân
Lúc này doanh nghiệp nên ngừng sản xuất vì khi bán sẽ không bù đắp được cả chi phí cố định
lẫn chi phí biến đổi.
Như vậy, điểm ngừng sản xuất kinh doanh là điểm mà tại đó giá bán sản phẩm bằng hay nhỏ
hơn chi phí biến đổi bình quân của sản phẩm, tức là doanh thu tiêu thụ sản phẩm bằng hay nhỏ hơn
tổng chi phí biến đổi đã bỏ ra.
Giá bán ngừng sản xuất được xác định trong điều kiện biết được khả năng tiêu thụ sản phẩm
trong kỳ, chí phí biến đổi để sản xuất sản phẩm, ta có:
𝑇𝐶𝑃𝑗𝐵𝐷
𝑝𝑗𝑛𝑠𝑥 = cpjBD =
𝑄𝑗

với cpjBD = chi phí biến đổi trên một đơn vị sản phẩm j
Nếu trong chi phí biến đổi, thuế doanh thu chưa được tính vào thì giá ngừng sản xuất sẽ tính
theo công thức:
𝑇𝑐𝑝𝑗𝐵𝐷𝑇𝑇 𝐶𝑃 𝑗𝐵𝐷𝑇𝑇
𝑝𝑗𝑛𝑠𝑥 = 𝑄 = 100%−
𝑗 (100%− 𝑃𝑡ℎ𝑗 ) 𝑃𝑡ℎ𝑗

Với Pthj là thuế suất sản phẩm j


Giá bán hoà vốn pjHV của sản phẩm là giá bằng với chi phí vốn của sản phẩm đó (chi phí cố
định và biến đổi bình quân của sản phẩm)
pjHV = cpj = cpjCD + cpjBD . Trong trường hợp cpjBD chưa tính thuế, ta tính giá hoà vốn theo
công thức:

Cũng tính theo ví dụ, giả sử thuế doanh thu (thuế xuất khẩu) của doanh nghiệp là 2%, khi đó
giá bán ngừng sản xuất sẽ là:

giá bán hoà vốn là:

217
7.4.3. Phân tích lợi nhuận theo từng thương vụ
a. Lợi nhuận và giá mua, giá bán của từng thương vụ
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần lựa chọn những thương vụ, những
mặt hàng kinh doanh có hiệu quả cao. Muốn vậy doanh nghiệp cần tính toán đầy đủ các chi phí phát
sinh trong quá trình kinh doanh mặt hàng đó.
Các chi phí trực tiếp liên quan đến mặt hàng thường được tính toán thuận lợi. Các chi phí
gián tiếp (chi phí cố định) phân bổ cho mặt hàng được tính toán khó khăn hơn. Vì vậy, thông
thường, khi xây dựng kế hoạch sản xuất trong năm, chi phí cố định thường được phân bổ cho các
loại sản phẩm hàng hoá, hoặc cho từng bộ phận trực thuộc doanh nghiệp.
Lợi nhuận của từng mặt hàng, từng thương vụ có thể xác định bằng công thức
LNj= DTj - TcpjBĐ - DTj(PcpjCĐ + Pthj)
và tỷ suất lợi nhuận sẽ là
PLNj= 100% - PcpjBĐ - PcpjCĐ - Pthj

Ngoài ra, giá mua, giá bán của sản phẩm hàng hoá ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của thương
vụ nhưng thường bị chi phối bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Trên cơ sở phân tích, dự báo biến
động của thị trường có thể xác định giá mua tối đa hoặc giá bán tối thiểu hợp lý để đảm bảo tỷ lệ lợi
nhuận mong muốn. Nếu gọi PcpHĐ là tỷ suất chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp, ta có:
Giá mua tối đa pMmax= pB (100% - PcpHĐ - PLN - Pth)
Giá bán tối thiểu

Trong công thức trên, nếu giá cần được xác định là giá chi phí biến đổi thì tỷ suất chi phí
trong công thức sẽ được thay bằng tỷ suất chi phí cố định.
Ví dụ: Ở một doanh nghiệp, chi phí trực tiếp bình quân cho sản phẩm A là 20.000 đ/sp.
Định mức chi phí cố định là 10%, định mức lợi nhuận mong muốn là 8%. Thuế suất tiêu thụ là 2%.
Giá bán tố thiểu là bao nhiêu?

218
Giả sử giá bán chỉ có 24.000đ/sp thì chi phí trực tiếp tối đa của sản phẩm là bao nhiêu?
trong trường hợp không hạ được chi phí trực tiếp thì lợi nhuận sẽ là bao nhiêu?
- Chi phí trực tiếp =24.000đ/sp * 80% = 19.200đ/sp
- Tỷ suất lợi nhuận : 20.000/ 24.000 =100% -10% -x% -2% =88% -x%
x% =88% -83,33% = 4,67%
Như vậy, nếu như giá mua, giá bán không được như mong muốn mà doanh nghiệp vẫn muốn tiến
hành thương vụ thì phải hạ tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận mong muốn hạ thấp đến mức không
còn thấy hiệu quả (thấp hơn hay bằng lãi suất ngân hàng) thì không tiến hành thương vụ đó.
b. Lợi nhuận của một thương vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
Trong thực tế để tính toán kết quả kinh doanh lời hay lỗ, nên hay không nên thực hiện
thương vụ xuất khẩu hay nhập khẩu, người ta dùng các cách sau để tính toán:
Cách 1: Dự kiến tổng doanh thu sau khi thực hiện thương vụ xuất hay nhập khẩu và trừ đi tổng chi
phí kể cả thuế xuất hay nhập khẩu:
 Lợi nhuận = Doanh thu -  Chi phí ; nếu kinh doanh nhiều mặt hàng, mỗi loại hàng sẽ được
tính toán lỗ lãi riêng.
- Đối với hàng xuất khẩu:  Doanh thu = QXK * p* e
với QXK là khối lượng hàng XK, p là giá bán hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ và e là tỷ giá
hối đoái
- Đối với hàng nhập khẩu:  Doanh thu = QNK *p
với QNK là khối lượng hàng nhập khẩu, p là giá bán hàng nhập khẩu trên thị trường nội địa
tính bằng đồng tiền nội địa
Tổng chi phí liên quan đến thương vụ xuất nhập khẩu gồm có: chi phí mua hàng, chi phí vận
chuyển, ốc dỡ; chi phí bảo quản hàng hoá, lưu kho, lưu bãi; chi phí xin giấy phép hay quota, lệ phí
hạn ngạch; chi phí giám định hàng xuất khẩu, nhập khẩu; chi phí giao dịch xuất khẩu,nhập khẩu; chi
phí ký hợp đồng; chi phí fax,telex; chi phí làm thủ tục thanh toán; chi phí trả lãi suất vay ngân hàng;
chi phí làm thủ tục Hải quan; chi phí trả các loại thế có liên quan....
Cách 2: Tính lời lỗ bằng cách tính chi phí kinh doanh cho một đồng ngoại tệ thực hiện(USD)
- Đối với thương vụ xuất khẩu:
 Chi phí (VND)
Chi phí cho 1USD làm hàng xuất khẩu = -------------------------------------
 Kim ngạch hàng XK (USD)
Thương vụ chỉ được thực hiện khi chi phí cho 1USD làm hàng xuất khẩu thấp hơn tỷ giá hối
đoái của ngân hàng ở thời điểm thanh toán.

219
Mặt khác, để khắc phục yếu tố trượt giá và sự biến động của tỷ giá hối đoái, khi tính toán,
phần chi phí (VND) thường được dự tính ở mức cao nhất có thể xảy ra trong khi tỷ giá hối đoái
được tính ở mức thấp nhất (VND tăng giá so USD)
Bằng phương pháp kinh nghiệm, mỗi mặt hàng đều có mức chi phí kinh doanh tính trên
1USD riêng để quyết định nên hay không nên thực hiện thương vụ, ví dụ như chênh lệch giữa tỷ giá
hối đoái và chi phí cho 1USD gạo xuất khẩu từ 300 - 500 đồng, cà phê trên 600 đ... xuất khẩu mới
có lợi.
Ví dụ: Năm 200X, có thời điểm gạo 15% tấm, giá FOB xuất khẩu 185USD/tấn, chi phí tối đa cho
một kg gạo xuất khẩu là 2.500VND. Nhà xuất khẩu có lợi hay không khi tỷ giá hối đoái tối thiểu
trong năm là 13.900VND/USD?
2.500đ/kg * 1.000kg
Chi phí cho 1USD làm gạo xuất khẩu là:= ------------------------------- = 13.514đ/USD
185USD/tấn
So sánh với tỷ giá hối đoái tối thiểu ở thời điểm thanh toán thì nhà xuất khẩu thu chênh lệch
386đ/USD. Như vậy xuất khẩu vẫn có lợi.
- Đối với thương vụ nhập khẩu:
Người ta xác định doanh thu có được khi bỏ một đồng ngoại tệ để kinh doanh hàng nhập
khẩu, người ta chỉ thực hiện thương vụ nhập khẩu khi doanh thu này cao hơn tỉ giá hối đoái của
ngân hàng ở thời điểm thanh toán.
 Doanh thu bán hàng nhập khẩu (VNĐ)
Doanh thu khi bỏ ra 1USD để kinh doanh hàng NK = -------------------------------
Chi phí kinh doanh hàng NK (USD)
Nhằm hạn chế trượt giá và các biến động của thị trường, theo cách tính này, doanh thu được tính ở
mức tối thiểu còn chi phí được tính ở mức tối đa.
Để đảm bảo đưa ra kết luận chính xác về tình hình lợi nhuận của công ty kinh doanh xuất nhập
khẩu thì các số liệu cần phải có sự so sánh, đối chiếu qua nhiều năm, nhiều kỳ kinh doanh để loại ra
những thông tin không chính xác. Ngoài ra, người phân tích còn phải có trong tay những chính sách,
chế độ qui định của nhà nước liên quan đến lợi nhuận, chi phí lưu thông, thuế, quản lý ngoại hối...
và biểu tỷ giá hối đoái ở các thời điểm kinh doanh đã qua.

220
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Ở thời điểm hiện tại, giá FOB xuất khẩu gạo (5% tấm) là 450USD/tấn, chi phí tối đa cho 1 kg gạo
xuất khẩu là 7500 đ. Nhà xuất khẩu có thu được lợi nhuận hay không khi tỷ giá hiện tại là 20500 –
20900 VND/USD?

a. Doanh nghiệp lời được bao nhiêu nếu xuất khẩu 500 tấn gạo?

b. Nếu giá xuất khẩu gạo thời gian tới dự kiến giảm xuống còn 350USD/tấn, chi phí tối đa cho 1 tấn
gạo xuất khẩu bao nhiêu để doanh nghiệp có lời?

2. Giá nhập khẩu 1 tấn thép hiện tại là 720 USD, chi phí nhập khẩu cho 1 tấn là 80 USD, giá bán lại
trên thị trường nội địa là 15000 đ/kg. Biết tỷ giá hiện tại là 20800 - 21000 VND/USD.

a. Doanh nghiệp có nên nhập khẩu hay không?

b. Giá bán trên thị trường nội địa bao nhiêu để doanh nghiệp có lời?

c. Nếu doanh nghiệp giữ giá bán ra là 15000đ/kg, thì giá thép nhập khẩu tối đa bao nhiêu 1 tấn để
doanh nghiệp có lời?

3. Kết quả xuất khẩu của Công ty 3.2 qua các năm như sau (Đơn vị tính: 1000 đồng)
2006 2007 2008 2009 2010
Jacket 860,682 610,932 326,381.98 435,604.16 450,183.80
Aó sơ-mi 5,421,312 4,842,061 5,684,482.29 6,264,981.89 8,559,686.31
Quần 6,684567 5,596,318 7,625,236.34 8,239,917.71 23,100,416.20
Váy 987,985 599,873 825,598.26 789,563.32 350,183.80
Bộ đồ thể 899,438 684,347 1,111,030.56 1,238,445.75 1,347,984.40
thao
Quần áo ngủ 826,841 875,558 88,346.03 118,075.44 11,590.06
(Pyjama)
Tổng số 15,680,825 13,209,089 15,661,075 17,086,588 33,820,045

a. Sản phẩm nào là sản phẩm quan trọng nhất của công ty?

b. Liệt kê 2 sản phẩm tiềm năng nhất của công ty.

221
4. Kết quả xuất khẩu của Công ty xuất khẩu điều ABC qua các năm như sau:
2008 2009 2010
THỊ
STT Giá Trị Giá Trị Giá Trị
TRƯỜNG
(USD) (USD) (USD)
1 MỸ 10711369 8560205 6872767
2 TRUNG QUỐC 5542969 4060539 6476195
3 HÀ LAN 4836544 3960484 4141592
4 ÚC 1393135 2367953 3407072
5 ANH 1209136 2534710 2634618

6 THỊ TRƯỜNG KHÁC 9163806 6308982 10952287

CỘNG 32856959 27792873 34484531


Hãy cho biết:

a. Thị trường nào là thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty?

b. Thị trường xuất khẩu tiềm năng nhất của công ty là gì?

c. Nếu tỷ suất lợi nhuận của các thị trường lần lượt là: 10%, 15%, 10%, 15%, 15%, 15%. Các ty nên
tập trung đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường nào?

5. Cho biết bảng giá cả nguyên liệu làm hàng xuất khẩu của Công ty A như sau:

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010


Mua trong nước

+ Số lượng 1000Kg 8.880 7.240 12.050


Tỷ trọng % 38,06 27,15 37,03
+ Đơn giá đồng/kg 16.700 13.747 19.763
Nhập khẩu
+Số lượng 1000kg 14.450 19.430 20.490
Tỷ trọng % 61,94 72,58 62,97
+Đơn giá đồng/kg 14.415 11.801 15.901
Tổng số lượng 1000kg 23.330 26.670 32.540
Hãy phân tích: Sự tác động của giá cả lên chi phí nguyên liệu chung của công ty.

222
6. Kết quả xuất khẩu của Công ty S như sau:
Đơn vị tính: USD

2008 2009 2010

Hàng gỗ mỹ nghệ
2,575,137.66 3,016,417.80 4,031,263.81
(FURNITURE)

Hàng mây, tre, chuối,


3,057,910.78 2,850,180.11 2,797,581.08
lục bình

Hàng gốm sứ
3,220,663.01 3,480,599.10 3,011,922.37
(CERAMIC)

Tôn tráng kẽm


1,903,025.66 1,965,965.07 2,270,780.34
(STEEL)

Cây thông trang trí 486,849.86 894,638.31 969,044.88

Hàng hóa khác 300,163.00 215,994.85 399,713.42

TỔNG SỐ 11,543,749.97 12,423,795.24 13,480,305.90


Hãy phân tích sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu qua các năm? Và rút ra nhận xét.

223
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Bùi Xuân Lưu & Nguyễn Hữu Khải (2006), Giáo trình Kinh tế ngoại thương, NXB Lao động – xã
hội.
2. Trần Văn Hòe & Nguyễn Văn Tuấn (2009), Giáo trình Thương mại quốc tế, NXB Tài chính.
3. Hà Thị Ngọc Oanh (2008), Kinh tế đối ngoại: những nguyên lý và vận dụng tại Việt Nam, NXB
Lao động – Xã hội
4. Võ Thanh Thu & Ngô Thị Hải Xuân (2010), Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương
mại, NXB Tổng hợp Tp.HCM.
5. Võ Thanh Thu (2008), Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Thống kê.
TIẾNG ANH
1. Robert M.Dunn & John H.Mutti (2004), International Economics, 6th edition, Routledge.
2. Paul R.Krugman & Maurice Obstfeld (2012), International Economics: Theory and Policy,
Pearson Education Incorporation
3. Belay Seyoum (2009), Export – Import: theory, practice and procedures, 2nd edition, Routlege.
4. Jim Sherlock & Jonathan Reuvid (2011), The international trade: a guide to the principles and
practice of export, GMB Publishing Ltd.
MỘT SỐ TRANG WEB HỮU ÍCH:
www.gso.gov.vn: Trang web Tổng cục thống kê Việt Nam
www.mpi.gov.vn: Trang web Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam
www.moit.gov.vn: Trang web Bộ công thương Việt Nam
www.customs.gov.vn: Trang web Tổng cục hải quan Việt Nam
www.vcci.com.vn: Trang web Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
www.wto.org: Trang web Tổ chức thương mại thế giới
www.europa.eu: Trang web chính thức Liên minh Châu Âu
www.asean.org: Trang web chính thức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
www.apec.org: Trang web chính thức Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
www.trademap.org/Bilateral_TS.aspx: Thống kê thương mại thế giới
www.stat.wto.org/Home/WSDBHome.aspx?Language=E: Thống kê của WTO
www.investmentmap.org: Thống kê đầu tư thế giới

224

You might also like