You are on page 1of 22

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG TP.

HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MÔN MARKETING QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN


THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ CHO SẢN PHẨM THỦY
SẢN CỦA VIỆT NAM.

Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Thanh Phượng

Sinh viên thực hiện: Trương Ngọc Trâm Anh

MSSV: 2119120142Lớp: CCQ1912E

TP. Hồ Chí Minh, 2021


PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: TRƯƠNG NGỌC TRÂM ANH MSSV: 2119120142

Lớp : CCQ1912E Khoa : QTKD

Tên đề tài : Giải pháp marketing phát triển thị trường quốc tế cho sản
phẩm thủy sản của Việt Nam.

STT Điểm tối Điểm Ghi chú


Nội dung đa đạt
được
Điểm quá trình nghiên cứu/kiến tập 2,0
1 - Ý thức nghiên cứu & chấp hành 0,5
2 - Kết cấu và nội dung đề tài 0,5
3 - Hình thức trình bày 1,0
Điểm thực hiện tiểu luận 8,0
4 Phương pháp trình bày 1,0
5 Nội dung gắn với tên đề tài 1,0
6 Mục tiêu, phạm vi đề tài rõ ràng 1,0
7 Mô tả đầy đủ tình hình thực tế của đơn 2,5
vị nghiên cứu/kiến tập, phân biệt rõ sự
khác biệt giữa thực tế và lý thuyết
8 Nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm 2,5
có tính thuyết phục
Cộng 10

Điểm đánh gía thực hiện tiểu luận /10


Bằng chữ: … … … … … … …
Ngày tháng năm 2021

Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2


(ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 1995- 2020

Biểu đồ 2.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam năm 1995- 2020

Biểu đồ 2.3. Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam năm 1995- 2020

Biểu đồ 2.4. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 1997- 2020

Biểu đồ 2.5. Sản phẩm xuất khẩu chính năm 2020

Biểu đồ 2.6. Thị trường nhập khẩu chính năm 2020


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1


1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu..............................................................................1
2. Mục đích nghiện cứu...........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................2
5. Kết cấu của tiểu luận........................................................................................... 2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ..............................................................................................2
1.1. Khái niệm thị trường........................................................................................ 2
1.2. Khái quát chung về marketing quốc tế............................................................ 3
1.2.1. Khái niệm marketing.....................................................................................3
1.2.2. Khái niệm marketing quốc tế........................................................................ 3
1.3. Tầm quan trọng và sự cần thiết của marketing quốc tế...................................3
1.3.1. Những lợi ích của marketing quốc tế............................................................3
1.3.2. Những lý do thúc đẩy công ty tiếp cận với marketing quốc tế.................... 4
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUỐC
TẾ CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM......................................... 5
2.1. Giới thiệu khái quát về sản phẩm thủy sản của Việt Nam.............................. 5
2.1.1. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam.............................................................5
2.1.2. Tình hình sản xuất thủy sản.......................................................................... 5
2.1.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản........................................................................8
2.2. Giải pháp marketing phát triển thị trường quốc tế cho sản phẩm thủy sản của
Việt Nam..................................................................................................................10
2.2.1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm thủy sản của Việt Nam..........................10
2.2.2. Giải pháp về chiến lược giá của thuỷ sản của Việt Nam..............................12
2.2.3. Giải pháp về chiến lược phân phối thuỷ sản của Việt Nam......................... 14
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN.....................................................................................16
TÀI LIỆU KHAM KHẢO...................................................................................... 17
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Nhận thấy nguồn thuỷ sản của nước ta rất dồi dào , phong phú và chất lượng.
Đứng thứ 4 về sản lượng sản xuất và quy mô xuất khẩu hải sản. Tốc độ tăng trưởng
của nghành này là khá ổn định, nhưng nửa đầu năm 2020 đã có sự suy giảm trên 1
số nước cụ thể là: Arad Saudi giảm 76% chỉ đạt 0.04 triệu USD; Iraq giảm 61% đạt
2,5 triệu USD; Ấn Độ giảm 60% đạt 5,5 triệu USD.... Trong số các thị trường xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam, thị trường EU được coi là thị trường xuất khẩu thủy
sản chiến lược của Việt Nam với thị phần chiếm 25,7% tổng kim ngạch xuất khẩu
(so với Mỹ 16% và Nhật Bản 19% ). Mặc dù gặp khủng hoảng song châu Âu vẫn là
thị trường nước ngoài quan trọng nhất của mặt hŕng thuỷ sản Việt Nam. Song EU
vẫn là thị trường cňn nhiều cơ hội phát triển mà nghành thuỷ sản Việt Nam còn
chưa khai thác được.

Thấy được những tiềm năng và những vấn đề khiến Việt Nam chưa thể vươn
lên đứng đầu thế giới về ngành này, nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Giải pháp
marketing phát triển thị trường quốc tế cho sản phẩm thủy sản của Việt
Nam”.

2. Mục đích nghiện cứu


Nghiên cứu lý thuyết về nội dung và tầm quan trọng của marketing phát triển
thị trường quốc tế.

Xác định và phân tích các giải pháp marketing phát triển thị trường quốc tế
cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao marketing phát triển thị trường
quốc tế cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu. Giải pháp marketing phát triển thị trường quốc tế
cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

1
Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu việc phân tích
giải pháp marketing phát triển thị trường quốc tế cho sản phẩm thủy sản của Việt
Nam. Thời gian nghiên cứu từ ngày 15/6/2021 đến ngày 29/6/2021.

4. Phương pháp nghiên cứu


Để thực hiện đề tài trên tôi đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
phương pháp nghiên cứu tài liệu.

5. Kết cấu của tiểu luận


Phần nội dung: gồm 3 chương.
Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG QUỐC TẾ
Chương II. GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM.
Chương III. KẾT LUẬN

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING


PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ

1.1. Khái niệm thị trường


Thị trường là nơi mua bán hàng hoá, là nơi gặp gỡ để tiến hành hoạt động
mua bán giữa người mua và người bán. Thị trường là biểu hiện thu gọn của quá
trình mà thông qua đó các quyết định của các tổ chức,đơn vị kinh tế về tiêu dùng
các mặt hàng nào. Các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất
như thế nào và quyết định của người lao động về việc làm là bao lâu, cho ai đều
được quyết định bằng giá cả.

Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu, trong đó những người mua và
người bán bình đẳng cùng cạnh tranh. Số lượng người mua và người bán nhiều hay
ít phản ánh quy mô của thị trường lớn hay nhỏ

2
1.2. Khái quát chung về marketing quốc tế
1.2.1. Khái niệm marketing
Marketing là quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách
hàng. Tập trung vào khách hàng, một trong những thành phần hàng đầu của quản lý
doanh nghiệp.

1.2.2. Khái niệm marketing quốc tế


Marketing quốc tế trong tiếng Anh là International Marketing. Marketing
quốc tế là một quá trình nhận dạng hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng nước ngoài
mong muốn và sau đó cung cấp chúng đúng nơi, đúng giá.

1.3. Tầm quan trọng và sự cần thiết của marketing quốc tế


1.3.1. Những lợi ích của marketing quốc tế
Việc mở rộng hoạt động thị trường thế giới cho phép các công ty, lớn hoặc
nhỏ, tăng tỷ lệ lợi nhuận của mình bằng các cách mà các doanh nghiệp trong nước
không có.

Thứ nhất, các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế có thể đạt mức doanh
số lớn hơn nhờ thực hiện chuyển giao các khả năng riêng biệt của mình. Các khả
năng riêng biệt được định nghĩa là những điểm mạnh duy nhất cho phép công ty dạt
được hiệu quả, chất lượng, đổi mới, hoặc sự nhạy cảm với khách hàng cao hơn.
Những điểm mạnh này thường được thể hiện trong sản phẩm đưa ra mà các công ty
khác khó làm theo hoặc bắt chước. Như vậy, các khả năng riêng biệt tạo ra nền tảng
cho lợi thế cạnh tranh của công ty. Chúng làm cho công ty có thể hạ tháp chi phí
trong việc tạo ra giá trị và/hoặc thực hiện các hoạt động tạo ra giá trị theo cách dẫn
đến sự khác biệt hóa và đặt giá cao hơn. Với các khả năng riêng biệt có giá trị, các
công ty thường có thể đạt mức doanh số khổng lồ bằng việc thực hiện những khả
năng riêng biệt đó và bằng các sản phẩm sản xuất ra, cho các thị trường nước ngoài
mà ở đó các đối thủ bản địa thiếu các khả năng và sản phẩm tương tự.

Thứ hai, nhờ các hoạt động quốc tế, doanh nghiệp có thể hiện thực được lợi
thế theo vị trí. Lợi thế vị trí là lợi thế phát sinh từ việc thực hiện hoạt động tạo ra giá
trị ở vị trí tối ưu đối với hoạt động đó, bất kể nơi nào trên thế giới (với các chi phí
3
vận chuyển và các hàng rào thương mại cho phép). Định vị một hoạt động tạo ra giá
trị ở vị trí tối ưu cho hoạt động đó có thể có một trong hai ảnh hưởng: hạ thấp chi
phí của việc tạo ra giá trị, giúp công ty đạt được vị thế cạnh tranh nhờ chi phí thấp;
hoặc giúp công ty khác biệt hóa sản phẩm của mình và đặt giá cao. Do đó, các nỗ
lực hiện thực hóa lợi thế vị trí nhất quán với các chiến lược ở cấp doanh nghiệp nói
chung về chi phí thấp và sự khác biệt hóa sản phẩm.

Thứ ba, việc tham gia vào hoạt động quốc tế cho phép doanh nghiệp có thể
hạ thấp chi phí nhờ có được lợi thế qui mô và hiệu ứng "đường cong kinh nghiệm".
Lợi thế qui mô cho phép giảm chi phí cố định của một sản phẩm do chia chi phí cố
định theo mức sản lượng lớn. Tác động của đường cong kinh nghiệm sẽ làm giảm
chi phí khả biến đơn vị sản phẩm do nâng cao kỹ năng, kỹ xảo của người lao động.

Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế theo quy mô có thể không có được nếu thị hiếu
của khách hàng trong nước và những đặc điểm khác ở các nước khác nhau đòi hỏi
một số các điều chỉnh sản phẩm - phụ thuộc vào các sản phẩm liên quan và phương
pháp sản xuất ra sản, phẩm đó. Hơn nữa, cần lưu ý rằng chi phí cho việc thâm nhập
vào thị trưởng (quảng cáo và xúc tiến, thiết lập mạng lưới phân phối v.v...)

1.3.2. Những lý do thúc đẩy công ty tiếp cận với marketing quốc tế
Ngoài những lợi ích kể trên, xu hướng buộc các doanh nghiệp ngày càng
phải tham gia nhiều vào thị trường quốc tế và thúc đẩy thực hành thông thạo quản
trị marketing quốc tế còn bao gồm:

- Hiện nay, việc phát triển sản phẩm mới thường cần quá nhiều chi phí.
Trong nhiều trường hợp các công ty có ý dịnh giới thiệu những sản phẩm mới thì
phải nhìn nhận theo triển vọng quốc tế để thu dược lợi nhuận từ nhiều nơi để có thể
bù đấp các chi phí này.

- Doanh thu kiếm được từ bán hàng quốc tế cao hơn có thể khuyến khích
công ty bắt đầu thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới và về lâu dài sẽ
tao ra cho công ty lợi thế cạnh tranh.

4
- Các kế hoạch của công ty có thể bám sát hàng loạt các cơ hội quốc tế.

- Thị trường trong nước có thể cạnh tranh mạnh mẽ nhưng ở một số thị
trường nước ngoài thì không có cạnh tranh.

- Sự giảm sút bất ngờ từ nhu cầu thị trường ở một nước có thế bù đắp bởi
việc phát triển mở rộng nhu cầu ở những nước khác.

CHƯƠNG II. GIẢI PHÁP MARKETING PHÁT TRIỂN THỊ


TRƯỜNG QUỐC TẾ CHO SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦA
VIỆT NAM.
2.1. Giới thiệu khái quát về sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
2.1.1. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoảng 329.560 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội thủy
và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2
với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160 km2 được
che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền.

Tổng sản lượng thủy sản (2020) là 8,4 triệu tấn. Giá trị XK (2020) là 8,5 tỷ
USD. Lực lượng lao động hơn 4 triệu người. Thủy sản được xác định là ngành kinh
tế mũi nhọn của quốc gia: Chiếm 4-5% GDP; 9-10% tổng kim ngạch XK quốc gia.
Đứng thứ 5 về giá trị XK (sau: điện tử, may mặc, dầu thô, giày dép).

2.1.2. Tình hình sản xuất thủy sản


- Sản lượng thủy sản: Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh,
tăng gấp hơn 6 lần, từ 1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng
trưởng trung bình hàng năm 8%. Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 54%, khai thác
chiếm 46%.

5
Biểu đồ 2.1. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 1995- 2020

Nguồn: (Vasep.com.vn)

- Nuôi trồng thủy sản: Từ 1995-2020: Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng TB hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6
triệu tấn. Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở ĐBSCL
(chiếm 95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).

Biểu đồ 2.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản Việt Nam năm 1995- 2020

Nguồn: (Vasep.com.vn)

6
- Các loài nuôi chính ở Việt Nam Năm 2020: diện tích nuôi thủy sản của cả
nước là 1,3 triệu ha và 10.000.000 m3 nuôi lồng (7.500.000 m3 lồng nuôi mặn lợ và
2.500.000 m3 nuôi ngọt); Sản lượng nuôi 4,56 triệu tấn. Trong đó, tôm nuôi
950.000 tấn (tôm sú đạt 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn, tôm khác
50.000 tấn), cá tra 1.560.000 tấn. Cả nước có 2.362 cơ sở sản xuất giống tôm nước
lợ (1.750 cơ sở giống tôm sú và 612 cơ sở giống tôm chân trắng). Sản xuất được là
79,3 triệu con tôm giống (tôm sú 15,8 triệu con; tôm chân trắng 64,1 triệu con.
Riêng khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ, gần 4.000
ha ương dưỡng cá tra giống; sản xuất được khoảng 2 tỷ cá tra giống. Diện tích nuôi
biển 260 nghìn ha và 7,5 triệu m3 lồng; sản lượng đạt 600 nghìn tấn. Trong đó nuôi
cá biển 8,7 nghìn ha và 3,8 triệu m3 lồng, sản lượng 38 nghìn tấn; nhuyễn thể 54,5
nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 lồng, 2,1 nghìn tấn; rong biển 10.150
ha, 120 nghìn tấn; còn lại là cua biển và các đối tượng nuôi khác: cá nước lạnh (cá
hồi, cá tầm…đạt 3.720 tấn, cao hơn 2 lần so với năm 2015 (1.585 tấn).

- Khai thác Từ 1995 – 2020: Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng
gấp hơn 4 lần, tăng trường trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn.

+ Năm 2020: Toàn quốc có 94.572 tàu cá. Trong đó: 45.950 tàu cá dài 6-12m,
18.425 tàu dài 12-15m, 27.575 tàu dài 15-24m, 2.662 dài >24m). Cả nước có 4.227
tổ đội hoạt động với 29.588 tàu cá, 179.601 lao động trên biển.

+ Nghề lưới kéo 17.078 tàu, chiếm 18,1%; nghề lưới vây 7.212 tàu, chiếm
7,6%; nghề lưới rê 33.538, chiếm 35,5%; nghề câu 16.043 tàu, chiếm 17%; nghề
khác 17.543 tàu, chiếm 18,5%; tàu dịch vụ hậu cần 3.158 chiếc, chiếm 3,3%.

7
Biểu đồ 2.3. Sản lượng khai thác thủy sản Việt Nam năm 1995- 2020

Nguồn: (Vasep.com.vn)

2.1.3. Tình hình xuất khẩu thủy sản


- Xuất khẩu thủy sản: Từ 1997-2020 XK tăng gấp 11 lần, tăng trưởng trung
bình hàng năm 10% từ 758 triệu USD lên 8,5 tỷ USD.

Biểu đồ 2.4. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 1997- 2020

Nguồn: (Vasep.com.vn)

8
- Sản phẩm xuất khẩu thủy sản chủ yếu là tôm và cá tra.

+ XK tôm chiếm tỷ trọng cao nhất, tăng trưởng cao nhất và ổn định nhất. Từ
1998-2020: XK tăng gấp hơn 8 lần từ 457 triệu USD lên 3,73 tỷ USD năm; tăng
trưởng TB hàng năm 10%. Tỷ lệ trong tổng TS ngày càng gia tăng: từ 36% đến
50%.

+ XK cá tra tăng gấp 162 land từ 9,3 triệu USD lên 1,5 tỷ USD; tăng trưởng
TB hàng năm 26%. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm từ 32% xuống 18%.

+ XK hải sản chiếm 30- 35% tổng XK thủy sản. Từ 1998 – 2020: Kim ngạch
tăng gấp 10 lần 315 triệu USD lên 3,2 tỷ USD; tăng trưởng TB hàng năm 11%.

Biểu đồ 2.5. Sản phẩm xuất khẩu chính năm 2020

Nguồn: (Vasep.com.vn)

- Thị trường xuất khẩu Việt Nam: XK thủy sản sang hơn 160 thị trường trên
thế giới. Trong đó top 10 thị trường gồm: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga, chiếm khoảng 92-93% tổng XK thủy
sản của Việt Nam. Trong top 6 thị trường lớn (Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc và ASEAN), trong những năm gần đây, XK sang EU chững lại, sang ASEAN,
Hàn Quốc ổn định, trong khi XK sang Trung Quốc tăng trưởng mạnh nhất, XK sang
Mỹ và Nhật Bản cũng duy trì tăng trưởng khả quan.

9
Biểu đồ 2.6. Thị trường nhập khẩu chính năm 2020

Nguồn: (Vasep.com.vn)

2.2. Giải pháp marketing phát triển thị trường quốc tế cho sản phẩm thủy sản
của Việt Nam.
2.2.1. Giải pháp về chiến lược sản phẩm thủy sản của Việt Nam
Có thể nói, vấn đề đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm có tầm
quan trọng sống còn đối với hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam. Chúng ta
có thể thấm thía điều này qua ví dụ cụ thể về trường hợp của Thái Lan, trở thành
nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới hiện nay là nhờ việc quốc gia này đã tập
trung mọi nỗ lực của ngành thuỷ sản, cả tư nhân và nhà nước để cải tiến chất lượng
hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Vấn đề sản xuất nguyên liệu của Việt Nam hiện nay có rất nhiều bất cập,
trong khi đó, nguyên liệu chính là đầu vào cho hoạt động sản xuất và chế biến hàng
thuỷ sản xuất khẩu. Do vậy, để cải tiến chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam, nhiệm
vụ trước mắt chính là giải quyết vấn đề nguyên liệu.

Để khắc phục tình trạng thiếu nguyên liệu, cần tập trung các biện pháp tích
cực để đẩy mạnh sản xuất ở các vùng nuôi thuỷ sản. Công tác khuyến nông, khuyến
ngư cần phải triển khai sâu rộng hơn đến các hộ nuôi và tăng cường tuyên truyền
một cách cụ thể để người sản xuất trực tiếp có thể áp dụng vào thực tế, nhất là việc
chọn giống sạch, có chất lượng, tuân thủ các quy trình nuôi.

10
Các nhà máy chế biến phải đẩy mạnh kiểm tra nguyên liệu trước khi đưa vào
sản xuất, tránh tình trạng chế biến thành phẩm không đủ chất lượng, và như vậy
điều cán thiết là phải tăng cườnmg năng lực chế biến phục vụ xuất khẩu. Như đã
biết, năng lực chế biến hàng thuỷ sản của chúng ta trong những năm qua đã có
những bước tiến lớn, song không phải vì thế mà chúng ta quên rằng các nước khác
cũng đang từng bước đẩy mạnh lĩnh vực này. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam cần phải quy hoạch lại hệ thống các cơ sở chế biến thuỷ sản để
tiếp tục đầu tư nâng cấp và xây dụng mới, cụ thể là:

- Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở chế biến đi đôi với mở rộng, nâng cấp
đồng bộ cả về cơ sở hạ tắng, điều kiện sản xuất, đổi mới công nghệ, đổi mới trang
thiết bị, thực hiện đấu tư chiếu sâu cho số cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có, có đủ
điều kiện mở rộng nâng cấp.

- Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO và
đặc biệt là HACCP cho các cơ sở chế biến thuỷ sản đều áp đụng hệ thống quản lý
chất lượng tiên tiến, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sản phẩm
xuất khẩu.

- Phát triển và hoàn thiện công nghệ nuôi trồng thuỷ sản cho những đối
tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và sản xuất
thức ăn phục vụ nuôi tróng thuỷ sản.

- Duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, SSOP và HACCP đối với
các cơ sở chế biến hải sản nhằm đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm cho người
tiêu dùng và xuất khẩu.

- Hình thành các vùng sản xuất nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, tạo thành
chuỗi phát triển công nghiệp nghé cá với các khu công nghiệp tập trung nhàm chế
biến và gia công thuỷ sản xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu.

11
Việc đưa nhanh công tác nuôi trồng để phát triển các loài thuỷ đặc sản có giá
trị xuất khầu cao, chủ yếu là nghêu, ngao, sò huyết, ốc hương, trai ngọc, diệp, bào
ngư, hầu.. ở các vùng ven biển của chúng ta là một giải pháp thích hợp với diều kiện
sống ngày càng phát triển trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên, trước mắt các doanh
nghiệp Việt Nam vẫn cần phải tập trung phát triển các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu
truyền thống trong thời gian qua. Có thể điểm qua một số giải pháp thích hợp nhất
trong việc phát triển chủng loại thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới
như sau :

- Tổ chức rộng rãi việc nuôi cá biển có giá trị xuất khẩu cao như : song, hóng.
cam, giò, vược, mãng, bóng, bớp.... bằng phương thức nuôi lóng bè và nuôi cao
triều để hướng đến các thị trường có mức sống cao như Mỹ, Nhật Bản, EU, …
- Việt Nam có một số lượng rất lớn diện tích ao hồ, do vậy chúng ta nên tập
trung nuôi các loài thuỷ sản nước ngọt phục vụ cho xuất khẩu như cá rõ phi đơn tính,
cá bống tượng, ba sa, cá tra, cá quả, cá thác lác, ba ba, lươn, ếch. Những loại này
chủ yếu được nuôi ở ao hồ nhỏ, ruộng trũng và nuôi tại hồ chứa.

- Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường các mặt hàng xuất khẩu khác như cá
hộp, các loại thực phẩm phối chế có gốc thuỷ sản và các đặc sản như cua, ghẹ, rong
biển,... tăng nhanh một số loại thuỷ sản khác như các loài da gai (hải sâm, cầu gai),
các loài ếch, baba, trai ngọc artermia và các sản phẩm đó hộp thuỷ sản. Xu hướng
của một số các quốc gia đang phát triển hiện nay rất thích dùng sản phẩm thủy sản
chế biến sẵn. Thực tế trong nhiều năm nay, tôm là đối tượng chính trong nuôi trổng
thuỷ sản, mang lại giá trị kinh tế cao. Dự đoán, xu hướng này sẽ vẫn còn tổn tại
trong thời gian tới. Với hầu hết các thị trường trên toàn thế giới, tôm các loại vẫn
luôn là mặt hàng nhập khẩu chủ lực.

2.2.2. Giải pháp về chiến lược giá của thuỷ sản của Việt Nam
Điều cần thiết trước tiên là phải có phương pháp tính giá phù hợp đảm bảo,
một khi mức giá thực tế được ấn định, mọi chi phí cá biệt, các điều kiện thị trường
và mục tiêu xuất khẩu đều được cân nhắc một cách thoả đáng trên nguyên tắc giá
phải bù đấp chi phí và có lãi. Trước hết các doanh nghiệp cán phải xác định giá vốn

12
thuỷ sản xuất khẩu trên cơ sở giá ở mức bình thường với các chi phí chế biến, lưu
thông xuất khẩu hợp lý và kết hợp các yếu tố cung, cầu. Việc định giá của doanh
nghiệp xuất khẩu nên được sử dụng như một công cụ thúc đẩy tích cực bằng cách
cho hưởng :

- Các khoản chiết khấu và giảm giá

- Giảm giá đối với những khách hàng thường xuyên nhập khẩu hay với số
lượng lớn
- Giá cả nên duy trì thống nhất đối với các thị trường mục tiêu:

+ Đối với các mặt hàng thuỷ sản có chất lượng tương đối cao như : song,
hồng, cam, giò, vược, mãng, bóng, bớp... thì giá nên so sánh với giá xuất khẩu của
Thái Lan - nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu của thế giới.
+ Đối với các sản phẩm thuỷ sản có chất lượng trung bình và thấp thì các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta nên so sánh với giá bán của Trung
Quốc, Ấn Độ..

Ngoài việc tính toán xác định giá vốn thuỷ sản xuất khẩu cán áp dụng chiến
lược giá đối với từng khu vực và thị trường mục tiêu:

- Đối với các thị trường lớn và đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao
như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, chúng ta có thể áp dụng mức giá cao hơn so với các
khu vực thị trường khác nhưng không được cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh
chính như Thái Lan, Trung Quốc, ... Những khu vực và quốc gia này là những thị
trường thuỷ sản rất khốc liệt, bởi lẽ có rất nhiều nước xuất khẩu tham gia vào khu
vực thị trường này. Nếu giá xuất khẩu thuỷ sản của chúng ta không đảm bảo cạnh
tranh thì sẽ rất khó để có thể tổn tại và đứng vững.

- Đối với các thị trường như Trung Quốc, ASEAN,... các doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam cần tham khảo giá bán chung của các nước xuất khẩu
khác vào khu vực thị trường này để áp dụng mức giá phù hợp nhất, cố gắng tăng giá
xuất khẩu cho ngang bằng với các đối thủ trong điều kiện vẫn có thể đảm bảo cạnh
tranh.
13
Về điều kiện bán hàng : Trong tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản thường chào hàng bằng giá FOB, điều này gây bất
lợi cho phía Việt Nam vì đã không tận dụng được phí chuyên chở xuất khẩu. Do
vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nên hướng tới mục tiêu bán
hàng bằng giá CIF trong tương lai gắn, bởi lẽ hàng năm Việt Nam luôn xuất khẩu
thủy sản với khối lượng rất lớn.

Về điều kiện thanh toán : Các công ty xuất khẩu thuỷ sản sẽ tăng nhanh
được kim ngạch xuất khẩu nếu thay vì trả trước bằng tiền mặt, chúng ta sẽ áp dụng
thanh toán bằng tín dụng, tuy nhiên sẽ làm tăng chi phí và có nhiều rủi ro. Giải pháp
trước mắt cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và trong ngành thuỷ
sản nói riêng hiện nay là nên áp dụng thanh toán bằng tín dụng trả ngay (L/C at
sight).

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên kết hợp với VASEP để có những biện pháp
giảm chi phí sản xuất một cách hợp lý, bằng cách: Cải tiến kỹ thuật nuôi trồng thuỷ
sản; Cải tiến và đầu tư khâu khai thác thuỷ sản; Đầu tư cải tiến hệ thống chế biến
hàng thuỷ sản xuất khẩu; Thực hiện hợp lý kênh phân phối nội địa nhằm làm giảm
chi phí lưu thông xuất khẩu, góp phần giảm giá thành xuất khẩu. Chiến lược giá
xuất khẩu là một khâu rất quan trọng nhằm mục đích vừa đảm bảo khuyến khích sản
xuất và khai thác phát triền, ổn định được số lượng cũng như chất lượng cho xuất
khẩu thuỷ sản của Việt Nam.

2.2.3. Giải pháp về chiến lược phân phối thuỷ sản của Việt Nam
Việc xác định giá cả và những điều kiện thay đổi về mặt hàng cho phù hợp
với thị trường đã thật sự khó khăn nhưng làm cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng
cả nội địa lăn xuất khẩu càng phức tạp hơn nhiều. Điều này không chỉ phụ thuộc
vào khả năng của các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn vào phong tục tập quán,
khoảng cách địa lý, trình độ dân trí, mức thu nhập của từng thị trường (Văn hoá, Xã
hội, Kinh tế của nước nhập khẩu).

14
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu thuỷ sản trực tiếp vào các thị trường
tiêu thụ chính không nhiều, chủ yếu xuất qua trung gian môi giới và các trung tâm
tái xuất như Singgapor, Hồng kông. Chúng ta hoàn toàn chưa sử dụng được hình
thức đại lý bán hàng thuỷ sản ở các nước tiêu thụ lớn như Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ, ..
nên không tận dụng được các cơ hội thị trường để đẩy mạnh xuất khẩu. Trong tình
hình như vậy, việc các doanh nghiệp sử dụng các kènh phân phối là rất cán thiết
nhằm khai thác triệt để các ưu điểm của trung gian như : thị trường, chính sách tài
chính.

Đối với các doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản lớn ở một vài thị
tnường thì cản rút ngắn các kènh phân phối của mình bằng cách mở văn phòng đại
diện tại các thị trường này hay bán qua một đại lý (nơi có mức tiêu thụ lớn của công
ty). Qua đó các công ty có điều kiện nắm bắt kịp thời các thông tin có liên quan
như : thời vụ khai thác thuỷ sản, giá cả thuỷ sản, luật pháp nước sở tại đối với mặt
hàng thuỷ sản nhập khẩu, hướng phát triển, nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản của người
dân, .. đồng thời có thể mở rộng việc chọn đối tác giao dịch, tăng lượng hàng thuỷ
sản xuất khẩu.

Đối với những công ty chưa có thị trường ổn định và lâu dài thì phải thực
hiện việc bán hàng qua người nhập khẩu hay văn phòng đại diện của các công ty
nước ngoài tại Việt Nam. Khi nào các công ty này thực hiện việc đầu tư, hình thành
vùng nguyên liệu thuỷ sản ổn định và sản phẩm được thị trường nước ngoài tín
nhiệm thì khi đó mới rút ngắn kênh phân phối của mình ở thị trường nước ngoài. Do
tinh hình chung của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua
còn nhiều hạn chế nên việc chọn lựa các kênh phân phối một cách chính xác, chọn
các trung gian và việc tổ chức thực hiện các chức năng của trung gian sẽ là những
vấn để quyết định sự thành công của công tác Marketing. Các doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản của chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó, cản thiết
phải xây dựng hệ thống, mạng lưới kinh doanh phục vụ công tác xúc tiến. Các công
ty nên tiếp tục khảo sát, mở rộng mạng lưới phân phối ở các thị trường thuỷ sản có
tiểm năng lớn lâu nay như EU, Bắc Mỹ. Nhật Bản và thời gian tới phải là các thị
trường đang phát triển như Trung Quốc, ASEAN, .

15
Thực hiện tốt chiến luợc phân phối ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu sẽ
khắc phục được những nhược điểm còn tón tại trong phân phối lưu thông thuỷ sản
hiện nay ở Việt Nam. Khi đó, các đoanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản sẽ chủ
động hơn khi mua nguyên liệu đầu vào cũng như khi xuất khẩu mà không gây ra sự
biến động giá từ trong nước cũng như bị ếp giá từ nước ngoài, tạo nên sự hợp lý cả
quá trình từ Khai thác, nuôi tróng - Chế biến phục vụ xuất khẩu - Vận chuyển -
Xuất khẩu.

Việc vận chuyển thuỷ sản từ các tỉnh phía Nam sang Trung Quốc chưa thuận
lợi, nhất là đường bộ, chi phí vận chuyển cao. Điều này không kích thích các doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở phía Nam nước ta hướng tới thị trường này. Trong khi
đó, Trung Quốc lại là một thị trường rộng lớn và đáy tiếm năng về nhập khẩu thuỷ
sản, còn nguồn cung cấp các sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của chúng ta lại chủ yếu
tập trung ở khu vực phía Nam. Sự mâu thuẫn rất lớn này ảnh hưởng không nhỏ tới
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang quốc gia láng giếng. Đẻ giải
quyết vấn để này, không thể chỉ có cá nhân các doanh nghiệp có thể giải quyết được
mà cần có sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng trong
phân phối thuỷ sản xuất khẩu sang Trung Quốc nói riêng và ra thế giới nói chung.

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN


Việc nghiên cứu các thị trường thủy sản của Việt Nam đưa ra cho chúng ta
được những giáp pháp nhằm khắc phục những hạn chế của thuỷ sản Việt Nam, mở
ra những bước đi mới cho ngành thuỷ sản, từ dó dưa ngành phát triển phù hợp với
xu thế và nhu cầu chung của thế giới, hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Đồng thời giúp ngành thuỷ sản xuất khẩu được nhiều mặt hàng hơn, nâng
cao được gía trị xuất khẩu, đóng góp vào GDP nhiều hơn.

Qua việc nghiên cứu cũng cho chúng ta thấy dược vai trò, sự cần thiết của
các công cụ marketing phát triển thị trường quốc tế cho sản phẩm thủy sản của Việt
Nam. Đồng thời cũng tạo nên những ưu thế cho sản phẩm của ta có khả năng cạnh

16
tranh được với các sản phẩm của nước ngoài. Từ đó khẳng định được vị thế của
nước ta trên trường quốc tế, đua nước ta sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Do trình độ và hiểu biết còn hạn chế cho nên bài viết của em còn có nhiều
thiếu sót, chỉ nghiên cứu được một vài giải pháp marketing phát triển thị trường
quốc tế cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam.

17
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
- Giáo trình “Marketing quốc tế”
- Trung tâm thông tin- VASEP (http://www.vasep.com.vn)
- Báo điện tử: http://www.vnexpress.net

18

You might also like