You are on page 1of 13

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM SỐ 4


Cơ hội kinh doanh tại thị trường Trung Quốc đối với sinh
viên ngành kinh doanh quốc tế

Thành viên nhóm Mã sinh viên


Nguyễn Huyền Trang 24A4052271
Nguyễn Khánh Linh 24A4051556
Hồ Ý Nhi 24A4050146
Ngô Thị Bích Ngọc 24A4051809
Nguyễn Mai Anh 24A4052668

Hà Nội, tháng 4 năm 2024


Mục lục
Tóm tắt.....................................................................................................................................................1
I. Thảo luận về “Cơ hội kinh doanh của sinh viên Kinh doanh quốc tế”........................2
1. Giới thiệu về thị trường Trung Quốc........................................................................2
2. Ngành Kinh doanh quốc tế........................................................................................2
2.1. Khái niệm..............................................................................................................2
2.2. Điểm mạnh............................................................................................................3
2.3. Cơ hội việc làm......................................................................................................3
3.Cơ hội kinh doanh tại thị trường Trung Quốc.........................................................4
3.1.Xuất nhập khẩu hàng hóa:....................................................................................4
3.2.Đầu tư và hợp tác...................................................................................................4
II. Thảo luận về “Cách nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam”......................................5
1. Nhập qua kệnh truyền thống.....................................................................................5
2. Nhập qua kênh thương mại điện tử..........................................................................7
III. Thảo luận về “Cách xuất hàng từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”............8
1. 10 cách để tìm kiếm khách hàng nhập khẩu qua internet:....................................8
2. Những điều cần thiết khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc....9
IV: Chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để tìm kiếm cơ hội kinh doanh...............10
Tổng kết.................................................................................................................................................11
Tóm tắt
Thị trường Trung Quốc, với quy mô lớn và tốc độ phát triển nhanh chóng, đang thu
hút sự chú ý của các doanh nghiệp quốc tế. Việc gia nhập vào thị trường này mang lại nhiều
cơ hội kinh doanh đáng kể cho các công ty, từ các lĩnh vực sản xuất đến dịch vụ, ngay cả
đến những cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Nhận thấy được nhiều bạn sinh viên có niềm đam
mê cũng như muốn tìm hiểu cơ hội tại thị trường này, ngày 28/3, Khoa Kinh doanh quốc tế
Học viện Ngân hàng đã tổ chức workshop “Cơ hội kinh doanh tại thị trường Trung Quốc”,
Chị Nguyễn Thị Lan Anh - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Logistics U&I -
miền Bắc đã đến và chia sẻ những kinh nghiệm hết sức hữu ích và qua đó sinh viên có thêm
những kiến thức bổ ích và cái nhìn tổng quan thực tế về thị trường Thương mại điện tử
Trung Quốc hiện tại và tiềm năng phát triển ngành này trong tương lai.
Phạm vi của báo cáo gồm 4 phần:
 Thảo luận về cơ hội kinh doanh của sinh viên Kinh doanh quốc tế
 Cách nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
 Cách xuất hàng từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
 Chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để tìm kiếm cơ hội kinh doanh

1
I. Thảo luận về “Cơ hội kinh doanh của sinh viên Kinh doanh quốc tế”
1. Giới thiệu về thị trường Trung Quốc
- Thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường kinh tế lớn nhất và đa dạng
nhất trên thế giới. Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong những thập kỷ gần đây
và đang dần trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu.
Một số đặc điểm nổi bật của thị trường Trung Quốc:
- Thị trường Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với dân số hơn 1,4 tỷ
người. Điều này tạo ra một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn tiếp cận thị
trường tiêu thụ đồng đều.
- Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành một trong những nền kinh tế
phát triển nhanh nhất thế giới, với tăng trưởng GDP ấn tượng => tăng trưởng kinh
tế ổn định.
- Chính sách đầu tư công của Trung Quốc đã tạo ra một hạ tầng vững chắc, bao gồm
hệ thống giao thông và viễn thông hiện đại, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động kinh doanh và thương mại. Bên cạnh đó với công nghiệp phát triển đã
khiến Trung Quốc sở hữu nền công nghiệp lớn và hiện đại, bao gồm các ngành
điện tử, ô tô, dệt may.... => Trung Quốc đang dần trở thành một trung tâm của sự
sáng tạo và công nghệ, với việc đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này.
- Thị trường tiêu dùng lớn và đa dạng: Trung Quốc hiện là thị trường tiêu dùng lớn
thứ 2 thế giới với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Người tiêu dùng Trung Quốc đang
trở nên ngày càng yêu cầu về các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, từ hàng tiêu dùng
hàng ngày đến hàng xa xỉ và dịch vụ cao cấp.
- Trung Quốc là cường quốc thương mại lớn thứ 2 thế giới, với kim ngạch xuất
nhập khẩu lớn. Thị trường Trung Quốc cũng rất cạnh tranh, với sự hiện diện của
nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước cùng cạnh tranh mạnh mẽ.
Như vậy, thị trường Trung Quốc mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đòi hỏi sự hiểu biết
sâu rộng và chiến lược kinh doanh linh hoạt để thành công.
2. Ngành Kinh doanh quốc tế
2.1. Khái niệm
Kinh doanh quốc tế là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành
kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh và kiến thức chuyên

2
môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistics và vận tải quốc tế,
thanh toán quốc tế, marketing quốc tế, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế,…
2.2. Điểm mạnh
Sinh viên ngành KDQT sẽ được hướng vào hai nhóm kiến thức chính như sau:
- Thứ nhất, khối kiến thức nền tảng, tổng quan về kinh doanh quốc tế, bao gồm: môi
trường kinh doanh quốc tế, pháp luật trong kinh doanh quốc tế, quan hệ kinh tế
quốc tế, tài chính quốc tế, quản trị dự án đầu tư quốc tế.
- Thứ hai, khối kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn sâu trong hoạt động kinh
doanh quốc tế, bao gồm: marketing quốc tế, xuất nhập khẩu, giao dịch thương mại
quốc tế, đầu tư quốc tế, thanh toán quốc tế, logistics và vận tải quốc tế, quản lý
chuỗi cung ứng,… Đây là những môn học cung cấp kiến thức nghiệp vụ và là cơ
sở để sinh viên có thể xây dựng định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường.
=> Học ngành Kinh doanh Quốc tế cho phép bạn nhìn thấy được cách mà quá trình toàn
cầu hóa tạo ra những “mối liên kết” giữa các doanh nghiệp, thị trường, con người và
thông tin trên khắp thế giới
2.3. Cơ hội việc làm
Chuyên viên xuất nhập khẩu, logistics, quản trị chuỗi cung ứng
- Sinh viên kinh doanh quốc tế được đào tạo bài bản, chuyên sâu về xuất nhập khẩu
và logistics, do đó đây là định hướng phổ biến sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể trở
thành nhân viên chứng từ, sales xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng, nhân viên
quản lý chuỗi cung ứng hàng hóa, kho vận, trade marketing,… tại bộ phận xuất
nhập khẩu, các công ty xuất nhập khẩu, công ty forwarder, hãng tàu, cảng biển,
cảng hàng không, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại, thương mại
điện tử, chuỗi bán lẻ, siêu thị,…
Chuyên viên tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường
- Khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh Quốc tế, bạn có thể trở thành một chuyên viên
xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nước ngoài tại các doanh nghiệp, tập
đoàn đa quốc gia, hoặc bộ phận thị trường nước ngoài của các công ty Việt Nam,
có nhiệm vụ nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, phân tích đối thủ, xây dựng kế hoạch
đầu tư và quảng bá sản phẩm, khai thác thị trường mới nhằm mở rộng thị trường
cho doanh nghiệp.
Chuyên viên thanh toán quốc tế, tài chính quốc tế

3
- Nếu có định hướng phát triển trong khối ngành tài chính, bạn có thể làm việc tại
bộ phận thanh toán quốc tế của các ngân hàng, hoặc trở thành chuyên viên tài
chính quốc tế tại các doanh nghiệp.
- Bộ phận thanh toán quốc tế chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ thanh toán theo các
phương thức như L/C, D/P, D/A, giao dịch tài trợ thương mại, thư tín dụng, nhờ
thu/chuyển tiền, bảo lãnh nước ngoài, chiết khấu/ tái chiết khấu/ đồng chiết khấu
bộ chứng từ xuất nhập khẩu, tra soát thanh toán, bảo lãnh nhận hàng, ký hậu vận
đơn,…
Ngoài ra, cơ hội làm việc dành cho sinh viên ngành KDQT rất rộng mở với những vị trí:
chuyên viên marketing quốc tế, chuyên viên đối ngoại, tư vấn quản trị kinh doanh nước
ngoài, giảng viên,…
3.Cơ hội kinh doanh tại thị trường Trung Quốc
3.1.Xuất nhập khẩu hàng hóa:
- Mức độ doanh nghiệp: với thế mạnh là nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều
mặt hàng để xuất khẩu sang thị trường này, đồng thời đây là một thị trường cung
ứng nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa giá rẻ, nên các doanh nghiệp cũng nhập khẩu
chủ yếu nguyên vật liệu từ thị trường này. Đồng thời mở các chuỗi logistic để
cung cấp cho hàng hóa nhập từ Trung Quốc về Việt Nam.
- Mức độ hộ kinh doanh, cá nhân: thương mại điện tử nói riêng và công nghệ nói
chung của Trung Quốc rất phát triển, thêm vào đó là lợi thế được coi là “công
xưởng thế giới” với giá cả cực rẻ , hộ kinh doanh ở Việt Nam có thể phát triển các
mô hình kinh doanh tại thị trường này như sau: order hàng trên các trang thương
mại điện tử của Trung Quốc về bán, thành lập tổ chức chuyên nhận order hàng
(trung gian), đăng sản phẩm của mình lên bán tại các sàn thương mại điện tử của
Trung Quốc…
3.2.Đầu tư và hợp tác
- Là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đồng thời là nước láng giềng thân thiết với Việt
Nam, vì vậy, Trung Quốc có thể coi là nhà đầu tư quốc tế rất tiềm năng cho thị
trường Việt Nam trong tương lai, với tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam
như hiện tại, ta có thể trở thành đối tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực: nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, công nghệ cao…
- Một ví dụ điển hình là công ty cổ phần VNG của Việt Nam, đây là đơn vị chuyên
cung cấp dịch vụ điện toán đám mây, data center cho các doanh nghiệp, trung gian

4
phát hành tựa game nổi tiếng như: PUBG Mobile, Võ Lâm Truyền kỳ, Liên Minh
Huyền Thoại tại Việt Nam, đồng thời là nhà sáng lập của mạng xã hội nổi tiếng:
Zalo…
- Hiện nay công ty này đang có mối quan hệ đặc biệt khăng khít với “ ông vua công
nghệ” Tencent của Trung Quốc, cụ thể:Tencent hiện đang sở hữu 57 triệu cổ phiếu
tại VNG Limited( cổ đông năm 49% quyền kiểm soát của VNG Corporation) và
sắp tới có thể sẽ được nâng lên 65,15 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ biểu quyết
23,2%.Đồng thời,VNG cho biết, công ty đã ký thỏa thuận với các công ty con của
Tencent, đảm bảo việc Tencent sẽ không cạnh tranh với VNG trong việc phát
hành, vận hành và phân phối game ở Việt Nam, đồng thời cho VNG 5 năm ưu tiên
phát triển game mobile và game PC của Tencent tại các thị trường Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan.

II. Thảo luận về “Cách nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam”
1. Nhập qua kệnh truyền thống
- Áp dụng cho các công ty có các NCC sẵn có, có thể gặp trao đổi trực tiếp hoặc
qua điện thoại, hoặc qua các kênh xúc tiến truyền thống khác
- Các Website hữu ích cho DN Việt Nam
 Mạng kinh doanh Trung Việt: http://www.china-vn.net/
 Website về thuế, thương mại: www.moftec.gov.cn
 UB Thương mại & Kinh tế Nhà nước: www.setc.gov.cn
 Tổng cục thống kê Nhà nước: www.stats.gov.cn
 Tổng cục Hải quan TQ: www.customs.gov.cn
 Hội chợ triển lãm tại TQ: www.china-inc.com
 Đăng ký tìm đối tác: www.chinasources.com.tw
 Top 100 công ty lớn nhất TQ: www.china-rmb.com
 Thông tin TQ: www.aptectariff.org/tdb.cig/ff3239/apeccgi.cgi/cn

Quy trình thực hiện việc nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam
Bước 1 Nhà cung cấp tìm nhà xuất khẩu và tham khảo giá
Bước 2 Tiến hành đặt hàng
Bước 3 Thanh toán quốc tế
Bước 4 Chuẩn bị hồ sơ nhập khẩu chuẩn quốc tế
5
Bước 5 Lựa chọn phương thức vận chuyển
Bước 6 Chuẩn bị chứng từ và làm thủ tục hải quan tại Việt Nam
Bước 7 Lấy hàng hóa và đưa về kho

Câu hỏi 1: Và đối với công ty chị, khi tìm kiếm một sản phẩm, hoặc một khách hàng nào
đấy thì chị chủ yếu dựa trên data. Vậy thì theo các em, bọn chị tìm kiếm được data từ
đâu?
Trả lời:
Thực ra trang mạng xã hội là kênh mà em tiếp cận với thông tin doanh nghiệp.
Nhưng để tìm kiếm là nhà cung cấp đấy họ bán sản phẩm cho những đơn vị nào, cho đối
thủ cạnh tranh của mình hay không, giá bao nhiêu,.... Thì lúc ấy, thực tế mình đâu có thể
tìm kiếm được trên các trang mạng xã hội đâu đúng không? Và các thông tin này thì có ở
đâu? Các thông tin sẽ có ở trên các bộ chứng từ xuất nhập khẩu của các nhà cung cấp đó,
khi họ xuất hàng, khi họ nhập hàng. Và lúc này, trên Invoice, bill (hóa đơn) của khách
hàng có hiện giá trị là bao nhiêu, đi từ cảng nào đến cảng nào, consignee là ai, shipper là
ai. Thì lúc đấy, dự vào các thông tin vận chuyển, thông tin trên bill, thông tin trên website
thì chúng ta hoàn toàn có thể biết được khách hàng, các nhà cung cấp này của mình đã
bán cho những ai mà mức giá của nó như thế nào. Và chị tin chắc rằng đa phần các công
ty xuất nhập khẩu ở VN hiên tại đa phần đều dựa trên những thông tin ấy. Tức là data lấy
từ Cục Xuất nhập khẩu, từ Hải quan, hoặc là từ các hãng tàu để về phân tích xem là họ
bán tại thị trường VN như thế nào, bán cho những ai, và sản phẩm của họ có giá là bao
nhiêu. Và từ cái giá mà họ bán thì mình có thể quyết định được rằng là mình có mua sản
phẩm của nhà cung cấp này hay không, và mình sẽ mặc cả với họ là giá như thế này là
đắt hay là rẻ. Và đó là kênh chủ yếu mình đang tiếp cận hiện tại.

Câu hỏi 2: Có những cách nào để nhập hàng từ Trung Quốc về?
Trả lời:
Nếu nói vận tải đường biển, đường hàng không, đường biên thì được gọi là
phương thức vận tải, không phải là cách tiếp cận hoặc là phương thức kinh doanh tại thị
trường Trung Quốc. Khi nói đến thị trường Trung Quốc, chúng ta sẽ có 2 kênh kinh
doanh chính tại thị trường Trung Quốc, đó là kinh doanh qua kênh truyền thống và kinh
doanh qua kênh thương mại điện tử. Kinh doanh qua kênh truyền thống tức là khi các em
có một sản phẩm nào đấy, một mặt hàng nào đấy mà các em muốn nhập về. Các em sẽ

6
cần phải tìm các nhà cung cấp sản phẩm đấy, các em sang gặp họ, hoặc là các em có thể
tiếp cận từ các tổ chức, hoặc là qua các hội chợ, các em có thể qua gặp rồi mua hàng,
hoặc là qua website các em tìm kiếm được. Đó là các phương thức cơ bản mà từ trước
đến nay chúng ta thường làm, nhưng vấn đề là đã có một hình thức mới xuất hiện, đó là
hình thức thông qua kênh thương mại điện tử. Đối với hình thức thông qua kênh truyền
thống, chúng ta có thể tiếp cận các sản phẩm qua website của các doanh nghiệp, hoặc là
qua các mạng kinh doanh, các website về thuế, hoặc qua các trang thương mại điện tử,
các Ủy ban Thương mại, các trung tâm kinh tế của Nhà nước như trên slide. (mạng kinh
doanh Trung Việt: www.china-vn.net; website về thuế, thương mại; www.moftec.gov.cn;
UB Thương mại & Kinh tế Nhà nước: www.setv.gov.cn ). Ngoài ra, còn có cách nhập
hàng qua Tổng cục Hải quan Trung Quốc (www.customs.gov.cn), hoặc là qua các kênh
đăng ký tìm kiếm đối tác (www.china-inc.com), hoặc là qua các data (dữ liệu) mình có
thể tìm kiếm được.
2. Nhập qua kênh thương mại điện tử
Bước 1: Đăng ký tài khoản mua hàng trên các trang thương mại điện tử (TMĐT)
Bước 2: Đăng nhập
Bước 3: Tìm kiếm shop bán hàng uy tín
Bước 4: Cho sản phẩm vào giỏ hàng
Bước 5: Thương lượng giá
Bước 6: Thanh toán đơn đặt hàng bằng Alipay

Câu hỏi 3: Có ai nhìn thấy cơ hội kinh doanh của mình khi nhìn thấy thời gian giao hàng
chỉ mất từ 3-5 ngày để hàng từ Trung Quốc về Việt Nam?
Trả lời:
- Có thể tận dụng thời gian giao hàng nhanh để nhập khẩu các sản phẩm đang hot
trend từ Trung Quốc và bán tại thị trường Việt Nam. Điều này đặc biệt hữu ích
cho các mặt hàng thời trang, đồ điện tử, đồ chơi, hoặc các sản phẩm làm đẹp.
- Sử dụng các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, eBay, Alibaba, hoặc các
trang web địa phương tại Việt Nam để bán các sản phẩm nhập khẩu từ Trung
Quốc.
- Nếu bạn có khả năng sản xuất hoặc tìm kiếm các sản phẩm độc đáo từ Trung
Quốc, bạ có thể nhập khẩu chúng về Việt Nam và tiến hành kinh doanh. Đảm bảo
rằng sản phẩm của bạn có sự khác biệt và giá trị độc đáo để thu hút khách hàng.

7
Câu hỏi 4: Sắp tới, sẽ có một hình thức làm thay đổi việc mua hàng trên sàn thương mại
điện tử hiện tại. Các em có thể về tìm hiểu vì Luật Hải quan sắp tới sẽ thông qua một
chính sách mới đối với hàng thương mại điện tử. Đó là hàng thương mại điện tử sẽ được
phép lưu tại kho ngoại quan. Và kho ngoại quan được hiểu là một nơi mà nằm ngoài
lãnh thổ Việt Nam. Và khi mình đưa hàng vào kho ngoại quan thì chưa phải nộp thuế,
chưa phải làm các thủ tục thông quan tại Việt Nam, và khi có đơn hàng trên trang web,
trên gian hàng của em thì lúc đấy em mới gửi đơn hàng đến kho ngoại quan và họ sẽ làm
từng đơn hàng và giao hàng cho khách trực tiếp luôn. Đấy là Luật Thương mại điện tử
sắp được ban hành, và chị có theo dõi và được biết rằng là dự kiến đến năm 2025 thì luật
ấy sẽ được thông qua. Và theo dự đoán của em, đến lúc đấy, ngành nào sẽ có thay đổi
nhiều nhất?
Trả lời:
Theo chị đoán thì sẽ có những hàng hóa như Iphone, máy giặt, những mặt hàng gia
dụng,... Và lúc đấy thì tất cả các thị trường, tất cả các gian hàng bán lẻ của các đồ điện tử
sẽ không còn nữa. Và sẽ có sự mất dần đi của những kênh truyền thống như Thế giới di
động, Điện máy xanh,... sẽ không còn nữa, và tất cả hàng hóa nhập về họ sẽ đưa vào kho
ngoại quan. Và sau đó, khi có đơn hàng của khách thì họ sẽ giao thẳng nó đến chỗ khách
hàng, mà không cần phải có kênh trung gian. Họ sẽ có thể tiết kiệm được tiền kho, bãi,
tiền vốn, và khi hàng rời khỏi kho hải quan thì lúc ấy họ mới phải trả tiền, phải nộp thuế.
Và khách hàng, họ sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí đấy. Thì cái đó nó sẽ ảnh hưởng
đến tập quán tiêu dùng của Việt Nam.

III. Thảo luận về “Cách xuất hàng từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc”
1. 10 cách để tìm kiếm khách hàng nhập khẩu qua internet:
- Sử dụng công cụ tìm kiếm như Google để tìm kiếm các trang web, diễn đàn, cộng
đồng mạng liên quan đến công việc xuất khẩu mặt hàng đó.
- Theo dõi các trang mạng xã hội của các công ty xuất nhập khẩu tại quốc gia nhập
khẩu để tìm kiếm thông tin về khách hàng của họ.
- Tham gia vào các nhóm và room trò chuyện trên mạng xã hội và các diễn đàn liên
quan đến xuất khẩu sản phẩm để tìm kiếm thông tin về khách hàng nhập khẩu
- Theo dõi các thông tin và tin tức mới nhất về xk mặt hàng từ các tổ chức, công ty
liên quan đến ngành nghề.

8
- Sử dụng các công cụ tìm kiếm khách hàng mục tiêu như LinkedIn để tìm kiếm
thông tin về các công ty và nhân viên liên quan đến ngành nghề.
- Theo dõi các báo chí kinh doanh và tin tức tài chính như Financial Times, Reuters,
Bloomberg để tìm kiếm thông tin về các công ty nhập khẩu, diễn biến thị trường.
- Tìm kiếm các trang web và cộng đồng mạng liên quan đến sản phẩm, cũng như
các trang web và diễn đàn liên quan đến ngành nghề tại thị trường mà mình nhắm
tới để tìm kiếm thông tin về khách hàng.
- Tham gia vào các triển lãm thương mại tại nước nhập khẩu liên quan đến ngành
nghề để tìm kiếm khách hàng mục tiêu
- Sử dụng các dịch vụ trực tuyến (data xnk) để tìm kiếm thông tin về các nhà nhập
khẩu và đại lý liên quan đến xuất khẩu.
- Kết nối và tương tác với các đối tác xuất khẩu tại thị trường trong quá khứ, đồng
thời tiếp cận và mở rộng mạng lưới của bạn qua các sự kiện mạng xã hội hoặc các
cuộc gặp gỡ.
2. Những điều cần thiết khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Trung Quốc
- Vận chuyển đường biển: 8 cảng biển lớn bao gồm: Shekou - Quảng Đông; Xiamen
- Phúc Kiến; Ningbo - Chiết Giang; Shanghai - Thượng Hải; Nantong - Giang Tô;
Qingdao - Sơn Đông; Tianjin - Thiên Tân; Dalian - Đại Liên, (Mỗi khu vực lại có
thêm những cảng biển khác)
- Ngoài ra men theo đường sông Yangtze (Trường Giang) và Yellow (Hoàng Hà) có
thể giao thương tới nhiều cảng biển khác trong nội địa Trung Quốc như: An Huy,
Giang Tây, Hà Bắc, Hà Nam
- Vận chuyển nội địa: Quảng Tây: Tà Lùng, Hữu Nghị, Móng Cái, Vân Nam: Thanh
Thuỷ, Hà Khẩu, Ma Lù Thàng, Cửa khẩu Quả Viên Cảng (Đường sắt)
- Kênh TMDT: Alibaba.com, Made-in-china.com, Cn.global (Global), 1688.com,
China.cn, Hoangye88.com, B2b.baidu.com, Youboy.com (Nội địa)
- App trao đổi: Trung Quốc thường sử dụng Wechat (Weixin), có dùng QQ, hay
Whatsapp nhưng ít, và cũng đang làm ngặt đối với IP là người nước ngoài (Để sử
dụng hiệu quả cần cập nhập thông tin Mật khẩu, ID và liên kết QQ, Apple,
Facebook, Email (nếu có), hạn chế Add Friend nhiều lần trong ngày, đăng nhập
nhiều máy tính thiết bị)
- Kết nối: Gửi Mail thường không đạt hiểu quả cao, >90% đơn hàng đến từ
Telephone và trao đổi trực tiếp hoặc trên Weixin

9
- Văn hóa trong kinh doanh: Trọng nghĩa khí, nói lời giữ lời, tiền nong sòng phẳng,
Coi trọng chức vụ và tên tuổi trong công ty, thường nhớ tên và danh thiếp đối tác.
- Phương thức thanh toán: Chủ yếu TTR: 10/20/30 đến 100% đều có. => Đến nợ
hoặc giao hàng tại cảng thanh toán. Bởi vậy sự hiểu biết và mối quan hệ với khách
hàng quyết định phương thức thanh toán.
- Lưu ý trong thanh toán: có một số ngân hàng lớn hỗ trợ thanh toán “USD" như
Ngân hàng Công Thương (ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp (ABC), Ngân hàng
Kiến thiết (CCB), Ngân hàng Trung quốc (BOC), Ngân hàng Thượng Hải.
- Phương thức giao hàng: Ưu tiên CNF, với FOB hạn chế về thời gian giao hàng và
không hạn chế vấn đề đầu khách hàng làm việc với bên hãng tàu

Câu hỏi 5: Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc có những khó khăn gì?
Trả lời:
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc là hàng nông sản. Tuy nhiên hoạt
động của biên không ổn định, dẫn đến vô cùng khó khăn nếu biên đóng cửa, những truy
xuất nguồn gốc. Trung Quốc luôn yêu cầu khắt khe về giấy đăng kí truy xuất nguồn gốc.
Nếu mã vùng trồng xảy ra vấn đề thì các hàng hóa sau đó sẽ không được xuất khẩu. Ví dụ
như sầu riêng đợt vừa rồi, bị xuất trở lại. Trong kinh doanh có nhiều chính sách về
thương mại, có những mặt hàng bị bảo hộ, vì vậy họ phải nhập hàng từ Việt Nam để xuất
sang các nước khác.

IV: Chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để tìm kiếm cơ hội kinh doanh
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Có khả năng sử dụng ngoại ngữ (tiếng Trung)
- Khả năng giao tiếp, diễn thuyết tốt
- Sáng tạo, tự tin, quyết đoán
- Khả năng thu thập và xử lý thông tin
- Kiến thức về ngành Kinh doanh quốc tế

10
Tổng kết
Học ngành kinh doanh quốc tế và tìm hiểu cơ hội kinh doanh tại thị trường Trung
Quốc trang bị cho sinh viên những kỹ năng và tích lũy kiến thức cần thiết để phát triển
trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu, cũng giúp sinh viên làm quen với môi trường kinh tế
quốc tế hiện đại và tìm hiểu về quy định và thực tiễn thương mại quốc tế tại Trung Quốc,
từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sự nghiệp kinh doanh quốc tế. Vị trí nổi bật của
Trung Quốc trong thương mại quốc tế và nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng khiến
nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn cho sinh viên kinh doanh quốc tế đang tìm cách xây
dựng sự nghiệp thành công trong lĩnh vực này.

11

You might also like