You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.

HCM

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Họ và tên: Huỳnh Kim Thanh Tuyền


Mã số HV: 202110040
Email:
tuyenhuynh.202110040@st.ueh.edu.vn
Lớp: CH.IB K30.2 - 20C1GLO60300402
Giáo viên: Bùi Thanh Tráng

1
MỤC LỤC

1. Chọn một ngành công nghiệp (sản xuất/kinh doanh/dịch vụ) của Việt Nam có khả
năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, phân tích và đánh giá tính hấp dẫn của ngành
công nghiệp và thị trường quốc gia (Dựa theo Figure 6.3 Framework for assessment of a
country’s market, resources and industry attractiveness, sách Global Strategic
Management, trang 169) (2,5 điểm). ...................................................................................... 3
1.1 Thị trường Việt Nam: .................................................................................................. 3
1.2 Tính hấp dẫn của nguồn lao động ............................................................................... 3
1.3 Chuyển đổi công nghệ ................................................................................................. 4
1.4 Vị trí địa lý .................................................................................................................. 4
1.5 Thuế quan .................................................................................................................... 4
1.6 Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................... 5
1.7 Đối thủ cạnh tranh ....................................................................................................... 5
2. Chọn một công ty đa quốc gia, phân tích các thành phần bên trong của doanh
nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Dựa theo Components of Internal
Analysis Leading to Competitive Advantage and Strategic Competitiveness) (2,5 điểm).5
2.1 Nguồn lực......................................................................................................................... 6
2.2 Năng lực (Khả năng) ........................................................................................................ 7
2.3 Năng lực cốt lõi ........................................................................................................... 7
2.4 Khám phá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp .................................................................. 7
2.4.1 Bốn tiêu chí về lợi thế bền vững: .............................................................................. 7
2.4.2 Phân tích chuỗi giá trị ............................................................................................... 8
2.5 Lợi thế cạnh tranh ............................................................................................................ 8
2.5.1 Giá trị thương hiệu lớn:............................................................................................. 8
2.5.3 Nhiều kinh nghiệm trong phát triển công nghệ ........................................................ 9
2.6 Chiến lược cạnh tranh ...................................................................................................... 9
3. Phân tích các nhân tố tác động đến lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường, cho
ví dụ minh hoạ (Dựa theo Figure 7.2 Factors influencing entry modes, sách Global
Strategic Management, trang 198) (2,5 điểm). ...................................................................... 9
4. Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá của nền
kinh tế chia sẻ, cho ví dụ minh hoạ thông qua các loại hình kinh tế chia sẻ trong môi
trường toàn cầu như Airbnb, Uber, Grab,.. (2,5 điểm) ...................................................... 13
4.1 Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế
chia sẻ của Airbnb:............................................................................................................... 13
4.2 Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế
chia sẻ của Grab: .................................................................................................................. 14
4.3 Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế
chia sẻ của Shopee: .............................................................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 17

2
1. Chọn một ngành công nghiệp (sản xuất/kinh doanh/dịch vụ) của Việt Nam
có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, phân tích và đánh giá tính hấp
dẫn của ngành công nghiệp và thị trường quốc gia (Dựa theo Figure 6.3
Framework for assessment of a country’s market, resources and industry
attractiveness, sách Global Strategic Management, trang 169) (2,5 điểm).
Để một nhà đầu tư đánh giá sự hấp dẫn của một quốc gia cần xem xét ba yếu tố sau:
Một là: Cơ hội của thị trường tại quốc gia này
Hai là: Cơ hội về ngành công nghiệp muốn đầu tư
Ba là: Rủi ro ở quốc gia này
Theo tôi, ngành công nghiệp của Việt Nam có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước
ngoài là Dịch vụ vận chuyển.
1.1 Thị trường Việt Nam
Việt Nam là đất nước đang phát triển và được nhiều sự quan tâm từ các quốc gia trên
thế giới, đặc biệt là khi chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung diễn ra, Việt Nam như là ứng cử
viên sáng giá để các quốc gia di chuyển cơ sở sản xuất, đầu tư phát triển kinh doanh.
Số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra cuối tháng 12/2020 cho thấy, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng
5,1% so với năm 2019. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỷ
USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính
xuất siêu 19,1 tỷ USD là mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.
Dựa vào đó, tìm năng của Dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam tương đối cao, và có xu
hướng phát triển.
Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đang được đẩy mạnh, mở ra cơ hội cực lớn
cho ngành công nghiệp xuất nhập khẩu, đây được xem là loại hình dịch vụ hậu cần
không thể thiếu khi giao thương với quốc tế.
1.2 Tính hấp dẫn của nguồn lao động
Việt Nam có cơ cấu dân số thuận lợi hơn 60% dân số ở độ tuổi lao động, tốc độ tăng
trưởng dân số cao, nguồn nhân lực đa số có trình độ đại học, lao động có trình độ
chuyên môn từ trung cấp nghề trở lên; những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật
cao hơn mức trung bình; những người lao động có sức khỏe tốt; có trình độ và năng
lực thực tiễn tương đối tốt.
Nguồn lao động cho vận tải biển đến năm 2020, Việt Nam hoàn thành đào tạo và đào
tạo lại 42.000 sĩ quan và thuyền viên, trong đó đào tạo mới 15.000 người. Bao gồm
3
7.000 sĩ quan và thủy thủ đoàn bổ sung để phát triển đội bay theo yêu cầu và để thay
thế 8.000 sĩ quan và thủy thủ đoàn hiện có. Nguồn lao động cho vận tải biển dồi dào
nên Việt Nam rất thích hợp để phát triển các dịch vụ vận chuyển.
1.3 Chuyển đổi công nghệ
Sự đổi mới và phát triển công nghệ đang ngày càng được chú trọng, dù cho áp dụng
công nghệ tiên tiến thế nào thì nguồn nhân lực vẫn đóng vai trò chủ chốt, lực lượng
này cần nắm bắt và phát triển cùng với quá trình đổi mới công nghệ để cập nhật cái
mới, sáng tạo và cải thiện những điều chưa phù hợp với đất nước mình.
Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và đào tạo cho các nhà khoa học, kỹ nghệ và các
nhà chuyên môn khác, và nó cũng phụ thuộc vào mức độ bao phủ của hệ thống giáo
dục. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục và kỹ năng. Hiện
nay, phần lớn người lao động tại Việt Nam thích nghi tốt với sự đổi mới và phát triển
của công nghệ, làm chủ và vận dụng công nghệ để tối ưu hóa hiệu quả làm việc.
1.4 Vị trí địa lý
Việt Nam là quốc gia nằm ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương, có diện tích
331,212 km². Biên giới trên đất liền dài tới 4,639 km, đường bờ biển dài 3.260 km
không tính các đảo. Việt Nam có chủ quyền và tài phán chiếm 1,000,000 km² biển
Đông.
Việt Nam nằm tại vùng có nền kinh tế sôi động trên thế giới, thuận lợi khi có vị trí địa
lý và điều kiện tự nhiên để phát triển tất cả loại hình vận tải hàng hóa. Điều này giúp
Việt Nam có lợi thế khi phát triển hệ thống hạ tầng và mạng lưới cung ứng dịch vụ
vận chuyển nhằm phục vụ hoạt động giao thương nội địa với khu vực Đông Nam Á,
châu Á và trên toàn cầu.
1.5 Thuế quan
Đảng và nhà nước Việt Nam luôn mong muốn tạo những điều kiện thuận lợi nhất để
doanh nghiệp có thể đầu tư và phát triển bền vững tại Việt Nam. Có các chính sách ưu
đãi về thuế cho doanh nghiệp, triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phát
triển.
Đặc biệt ở đợt dịch Covid-19, chính phủ cung cấp điều kiện thuận lợi nhất để doanh
nghiệp dễ dàng vượt qua khó khăn như giảm thuế cho doanh nghiệp, miễn trả góp/
thanh toán chậm cho các khoản vay. Kiểm soát dịch bệnh và đưa ra những chỉ thị
ngăn chặn kịp thời cũng là những ưu điểm tại Việt Nam mà thu hút những nhà đầu tư
trên thị trường quốc tế.
4
1.6 Cơ sở hạ tầng
Hệ thống cảng biển Việt Nam gồm 37 cảng biển với 166 bến. Cơ sở hạ tầng ở Việt
Nam đang trên đà phát triển và được đầu tư, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp về
dịch vụ vận chuyển có nhiều cơ hội phát triển hơn, có 16 tuyến cao tốc với hơn 1.000
km từ năm 2019. Mạng lưới cảng biển rộng rãi, thông thoáng cùng 281 cảng có tổng
công suất lên đến 550 triệu tấn/năm, giúp kết nối trực tiếp với các thị trường xuất khẩu
chủ lực là châu Âu và châu Mỹ.
Đội hình tàu biển hiện tại có 1.568 chiếc, tự hào đứng thứ 4 ASEAN và cơ cấu phát
triển theo hướng chuyên dụng hóa, hàng hóa vận chuyển đạt trên 81 triệu tấn, tăng
16% so năm 2018.
Hệ thống cảng hàng không với 22 sân bay, trong đó có 11 sân bay phục vụ nhu cầu
quốc tế và Việt Nam luôn được xếp trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng thị trường
hàng không nhanh nhất thế giới. Hiện tại, Việt Nam đang dần đẩy mnahj tiến độ hoàn
thiện và phát triển sân bay Long Thành, khi hoàn thành sẽ là đầu mối vận chuyển
mang tầm cỡ khu vực và quốc tế.

1.7 Đối thủ cạnh tranh


Hiện nay tại Việt Nam cũng đã có những công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển đã phát
triển mạnh mẽ như: APL Logistic, Maersk Logistic, NYK Logistics, Kuehne &Nagel,
Schenker, UPS.
Vì vậy, để cạnh tranh tránh những rủi ro về đối thủ cần nhận diện, tìm hiểu thế mạnh
của bản thân và đổi thủ, tìm ra điểm khác biệt và nắm bắt những cơ hội để đánh giá sự
ảnh hưởng của đối thủ với sự phát triển của công ty.

2. Chọn một công ty đa quốc gia, phân tích các thành phần bên trong của
doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Dựa theo Components of
Internal Analysis Leading to Competitive Advantage and Strategic
Competitiveness) (2,5 điểm).

Samsung được thành lập bởi ông Lee Byung Chul năm 1938, hiện tại có trụ sở chính
tại Samsung Town, Seoul, Hàn Quốc. Tập đoàn Samsung đang là công ty dẫn đầu tại
Hàn Quốc trong lĩnh vực như xây dựng, điện tử, hoá học và một số ngành khác. Đây

5
là công ty đa quốc gia với nhiều công ty con, có chuỗi hệ thống bán hàng cùng nhiều
văn phòng đại diện và nhà xưởng sản xuất trên phạm vi toàn quốc.
Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển Samsung cần những yếu tố bên trong của
doanh nghiệp để cạnh tranh với các công ty khủng trong lĩnh vực công nghệ tương tự
như Apple, LG, Google, Phillips,…
Để phân tích các thành phần bên trong của Samsung để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền
vững cần dựa vào sơ đồ sau đây:

2.1 Nguồn lực


Nguồn lực hữu hình của Samsung được thể hiện qua tiền mặt, văn phòng đại diện, các
nhà máy sản xuất, máy móc hoặc thiết bị sản xuất, bất động sản sở hữu, nguồn nhân
lực,…Những văn phòng đại diện tại các nước, trang thiết bị chuyên dùng trong sản
xuất điện thoại, tivi, tủ lạnh,…, công xưởng sản xuất của Samsung tại các nước như
Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil, Indonesia.

Nguồn lực vô hình bao gồm bằng sáng chế, thiết kế độc quyền, kiến thức và kỹ năng
của đội ngũ, mối quan hệ với các nhà phân phối các nước, nhìn nhận của người khác
đối với doanh nghiệp, các dịch vụ mà công ty đang cung cấp/hỗ trợ khách hàng,… Cụ
6
thể là Samsung được Interbrand bình chọn là Top 5 thương hiệu toàn cầu tốt nhất năm
2020 – đây là sự nhìn nhận của toàn cầu dành cho Samsung và cũng là lợi thế so với
đối thủ khác, những sáng chế độc quyền dành cho điện thoại, lòng tin của Samsung
trong lòng mỗi người tiêu dùng là tài sản quý giá của họ.

2.2 Năng lực (Khả năng)


Bằng những mối quan hệ của mình Samsung đã tạo ra mạng lưới kênh phân phối và
hệ bán lẻ toàn cầu, vận dụng tối ưu khả năng quản trị logistics vào doanh nghiệp để
cung ứng hàng hoá ở khắp mọi nơi.
Bên cạnh đó, công ty cũng xây dựng đội ngũ kỹ sư chuyên sáng tạo những mẫu mã
độc quyền, những ứng dụng mới lạ mà đối thủ khó có thể sao chép được, tích hợp ứng
dụng và xu hướng mới trên thế giới vào sản phẩm của mình. Thường xuyên tổ chức
các buổi đào tạo cho các cấp để cải thiện và nâng cao kiến thức của đội ngũ nhân viên,
tạo cơ hội để các bộ phận trao đổi, chia sẻ kiến thức cùng những vấn đề trong doanh
nghiệp để cùng nhau cải thiện và phát triển.
Hơn nữa, công ty rất đầu tư đáng kể cho truyền thông về sản phẩm mới bằng các
quảng cáo trực tuyến lẫn truyền thống, sử dụng người nổi tiếng đại diện cho dòng sản
phẩm mới, tại Hàn Quốc công ty không ngại chi số tiền lớn cho phim ảnh để sản phẩm
mới được cả thế giới biết đến và lồng ghép chuyên nghiệp những tính năng mới.
Thường xuyên có những chương trình ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng thân thiết,
sản phẩm cao cấp dành cho giới thượng lưu luôn được truyền thông đặc sắc, mang
cảm giác độc quyền khi được sở hữu cũng đã rất thành công.

2.3 Năng lực cốt lõi


Các khả năng có giá trị: Tích hợp công nghệ độc quyền trong sản xuất và phân phối,
quản lý đội ngũ bằng phần mềm riêng, quy trình kiểm định chất lượng sản phẩm
nghiêm ngặt giúp chất lượng đầu ra tối ưu.

2.4 Khám phá năng lực cốt lõi của doanh nghiệp
2.4.1 Bốn tiêu chí về lợi thế bền vững:
Đầu tiên, giá trị của doanh nghiệp: Liên tục kiến tạo tương lai, tìm kiếm những điều
chưa được biết đến để phát triển nhằm mang lại cuộc sống hạnh phúc và khoẻ mạnh
đến mọi người trên khắp thế giới.
7
Ngoài cố gắng tạo ra giá trị cho sản phẩm, Samsung còn mong muốn đóng góp và xây
dựng cho cộng đồng bằng những hoạt động vì cộng đồng như Hỗ trợ công cuộc phòng
chống dịch bệnh Covid-19 bằng chương trình nhà máy thông minh, và cung cấp cơ sở
vật chất để đào tạo nhân sự trong trung tâm điều trị tại Hàn Quốc và tại Việt Nam.
Thứ 2, Sự hiếm có được biến đến như chiếc đồng hồ của Samsung Gear Classic ngoài
thiết kế sang trọng, phong cách, bên cạnh đó còn sở hữu hệ đièu hành Tizen độc
quyền. Tiếp theo, Khó bắt chước được xem là một trong những tiêu chí mà công ty
chú trọng tới, các thiết kế được thay đổi liên tục để các đối thủ khó lòng chạy theo
được, hơn nữa những thiết kế mang giá trị lớn được công ty đăng ký độc quyền cho
sản phẩm. Cập nhật liên tục những ứng dụng cho hệ sinh thái của mình. Cuối cùng là,
Không thể thay thế cũng là giá trị cốt lõi mà Samsung luôn hướng đến trong suốt quá
trình hình thành và phát triển là con người, công ty cho rằng con người là nền tảng
mang đến sự thành công cho doanh nghiệp. Luôn chú trọng đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực để toàn bộ hướng đến mục tiêu chung là sự công bằng, minh bạch và
tôn trọng các bên.

2.4.2 Phân tích chuỗi giá trị

Công ty luôn phân tích và xác định những chi phí nguyên vật liệu sản xuất ra sản
phẩm, truyền thông sản phẩm và mang sản phẩm đó đến thị trường.
Chi phí nguyên vật liệu sản xuất luôn được tối ưu, mua sản phẩm tại nguồn cung với
số lượng lớn, chi phí hợp lý nhất. Đây là khâu đang được lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ khác. Hơn nữa công ty còn đầu tư công xưởng sản xuất nên chi phí sản xuất có
thể giảm nhiều hơn so với các đối thủ thuê sản xuất và lắp ráp bên ngoài.
Chi phí về truyền thông và giới thiệu sản phẩm mới được công ty đầu tư rất nhiều
nhưng dường như chưa mang lại hiệu quả tối đa, đây là điểm cần cải thiện khi lựa
chọn kênh truyền thông, người đại diện cho dòng sản phẩm mới, tránh việc phải chi
trả quá nhiều chi phí nhưng hiệu quả lại không như mong đợi.

2.5 Lợi thế cạnh tranh

2.5.1 Giá trị thương hiệu lớn:

8
Samsung được Interbrand bình chọn là Top 5 thương hiệu toàn cầu tốt nhất năm 2020,
đây là thành tựu mà Samsung đã rất nổ lực để đạt được, tạo ra giá trị vững mạnh trên
thị trường toàn cầu.
Tại Việt Nam, Samsung có các dây chuyền sản xuất điện thoại đang được vận hành tại
hai tỉnh là Bắc Ninh và Thái Nguyên, vậy Việt Nam cũng là một phần rất quan trọng
trong chiến lược toàn cầu của Samsung.

2.5.2 Liên tục đổi mới


Như chúng ta đã thấy những sản phẩm điện thoại, điện tử từ Samsung luôn chú trọng
thiết kế đẹp mắt, luôn sáng tạo để có những lợi thế và độc quyền trên thị trường.
Ngoài ra, các tính năng và giao diện cũng luôn được nâng cấp để mang đến sự trải
nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

2.5.3 Nhiều kinh nghiệm trong phát triển công nghệ


Từ năm 1969 đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhằm mục
đích duy nhất là mang đến người dùng những sản phẩm tốt nhất với nhiều phân khúc
khác nhau, dù bạn là ai cũng có thể sở hữu.

2.6 Chiến lược cạnh tranh


Một trong những chiến lược của Samsung là đa phân khúc, công ty có tất cả sản phẩm
thuộc các phân khúc khác nhau như tầm thấp, tầm trung, cao cấp và siêu cao cấp. Như
vậy lợi thế của hãng khi đa dạng sự lựa chọn cho người dùng, khả năng linh hoạt giá
cả làm vũ khí để giành thị phầm của hãng.
Hơn thế nữa, mở ra xu hướng mới cho điện thoại ngoài màn hình phẳng, hãng phát
minh ra màn hình gập nhưng vẫn đáp ứng được những yêu cầu từ người dùng.
Ngoài ra, Samsung còn cách truyền thông định vị thương hiệu đỉnh cao, khẳng định vị
trí của mình với người dùng qua đa dạng hình thức chính là chìa khoá để phát triển
thương hiệu mạnh mẽ như ngày nay.

3. Phân tích các nhân tố tác động đến lựa chọn chiến lược thâm nhập thị
trường, cho ví dụ minh hoạ (Dựa theo Figure 7.2 Factors influencing entry
modes, sách Global Strategic Management, trang 198) (2,5 điểm).

9
Market Strategic
Attractive Objective
ness s
Country Internal
Risks Capabilities

Government
Timing
Policies

Entry Modes

Wholly- Office
Owned
subsidiary
Acquisition Agent
Distributor

Joint venture Licence


Franchise

Các nhận tố tác động đến lựa chọn chiến lược thâm nhập thị trường bao gồm:
Tính thu hút của thị trường: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để thành công
khi phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ xuyên quốc gia. Nghiên cứu về thị trường, quy
mô, tăng trưởng, phân tích đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm mới, điều quan
trọng là đánh giá sự ảnh hưởng của nhân khẩu học, môi trường kinh doanh, nền kinh
tế, tiềm năng phát triển của thị trường trong lĩnh vực sẽ thâm nhập.
Chính sách của chính phủ: Doanh nghiệp cần nghiên cứu rằng ở quốc gia mình có ý
định thâm nhập có những luật lệ hỗ trợ hay gây cản trở đến hoạt động kinh doanh sau
thâm nhập, nắm rõ điều này giúp doanh nghiệp phát triển tốt hơn và cạnh tranh hơn.
Rủi ro của quốc gia: Đánh giá ở đất nước sắp thâm nhập có các rủi ro mà nhà đầu tư
có thể gặp phải, có các yếu tố đánh giá như chính trị, kinh tế, tỷ giá hối đoái của quốc
gia, tỷ lệ lạm phát,… để đánh giá quốc gia có rủi ro cao hay thấp để đầu tư hoặc rút
khỏi.
10
Mục tiêu chiến lược: Đây là đính đến mà doanh nghiệp mong muốn đạt được tại một
thời điểm trong tương lai, có thể xác định mục tiêu dài hạn hoặc mục tiêu ngắn hạn,
trong đó phải đảm bảo được tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp đang hướng tới.
Năng lực bên trong: Có thể đánh giá thông qua năng lực tài chính, năng lực thực hiện
hay năng lực của nhân viên doanh nghiệp đó, có phù hợp để phát triển hay không, phù
hợp để thâm nhập hay không và có khả năng thay đổi đáp ứng tại môi trường đó để
tiếp tục thâm nhập và phát triển tiềm năng doanh nghiệp.
Thời điểm thâm nhập: Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, đôi khi lại là yếu tố
quyết định nếu thâm nhập vào quốc gia tại thời điểm không chính xác có thể là
nguyên nhân của sự thâm nhập chưa thành công.
McDonald’s đã thâm nhập thị trường
Trong các tập đoàn kinh doanh hệ thống thức ăn nhanh không thể quên McDonald’s,
không chỉ Việt Nam, McDonald’s còn có mặt trên 118 quốc gia với hơn 34.000 nhà
hàng, phục vụ hơn 50 triệu lượt khách hàng mỗi ngày, công ty đã thâm nhập rất nhiều
quốc gia một cách nhanh chóng và phủ rộng thị trường ở nước ngoài. Không đơn giản
mà có thể thành công như vậy, các nhà sản xuất của McDonald’s đã sử dụng tối ưu
phương thức nhượng quyền thương mại sản phẩm thức ăn nhanh lần lượt chinh phục
các thị trường dù là khó tính trên thế giới.
Nghiên cứu thị trường

Bất cứ công ty nào khi thâm nhập thị trường mới đều thực hiện nghiên cứu sâu sắc thị
trường, kế hoạch tiếp cận nhu cầu, thị hiếu khách hàng. Ngoài ra, điều quan trọng nhất
của một chuỗi hệ thống thức ăn nhanh làm tìm nguyên liệu đầu vào chất lượng với
mức giá đáp ứng được khoảng lợi nhuận doanh nghiệp hướng đến.

Nghiên cứu thị trường không chỉ giúp McDonald’s đánh giá tiềm năng và cơ hội
nhượng quyền, mà còn tìm ra giải pháp để sản phẩm thích nghi với văn hóa, xã hội tại
thị trường mới. Ví dụ như công ty dầu gội trước khi vào Việt Nam không hề có sản
phầm dầu gội từ bồ kết, nhưng sau quá trình đánh giá thị trường thì công ty nhận thấy
Việt Nam rất thích những nguyên liệu từ bồ kết dành cho tóc, nên nhãn hàng phát
triển những sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu thị trường. McDonald’s cũng vậy, ngoài
những thức ăn chủ lực tại thị trường nước ngoài như Big Mac hay gà rán, ngày nay

11
còn phát triển linh hoạt các sản phẩm cho thị trường Việt Nam như cháo thịt bầm, súp
thịt,… để đáp ứng nhu cầu ăn uống tại Việt Nam, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Huấn luyện bên nhượng quyền phục vụ với chất lượng quốc tế

Như bạn thấy với những chuỗi nhà hàng của công ty đều thiết kế tương tự và chú
trọng đến các tiêu chuẩn giúp cửa hàng chuẩn hoá quốc tế, đảm bảo bên được nhượng
quyền hiểu và nắm quy trình, bí quyết kinh doanh, cách điều hành, quản lý nhân viên
phục vụ tại cửa hàng. Tổ chức các khoá huấn luyện quản lý hệ thống nhà hàng, quản
lý thương hiệu và chuẩn bị các bước nhượng quyền và sở hữu nhằm chuẩn hoá chất
lượng của thương hiệu trên các quốc gia khác nhau.

Tiêu chuẩn lựa chọn nhà cung cấp

Với tiêu chí quản lý nghiêm ngặt những nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, công ty đã
thiết lập hàng trăm tiêu chuẩn đánh gía chất lượng cho sản phẩm tại cửa hàng nhận
quyền như về thực phẩm. Các cửa hàng dù là ở đâu cũng giống nhau về cách bài trí và
phục vụ đồng bộ với toàn hệ thống. Từ đó, mối quan hệ luôn được xây dựng vững
chắc giữa nhà cung cấp, tập đoàn và bên nhận quyền. Chính vì đã tạo được quan hệ
với các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, tạo điều kiện kiểm tra chất lượng sản
phẩm, các cuộc kiểm tra bất ngờ và có thể trãi qua 19 cuộc kiểm tra. Đây là khâu
không thể bỏ sót vì chất lượng đầu vào phải đồng nhất, giảm tối thiểu chi phí khác,
chât lượng đầu ra tốt, phục vụ khách hàng ổn định.

Điều chỉnh linh hoạt nhiều hình thức nhượng quyền trong kinh doanh

Trong kinh doanh, đặc biệt ở mảng đồ ăn nhanh, lợi thế về vị trí cửa hàng là yếu tố
quyết định thành công của doanh nghiệp, đây cũng chính là lĩnh vực kinh doanh mang
tính cốt lõi của McDonald’s.

Hơn nữa, McDonald’s sử dụng linh hoạt hình thức nhượng toàn quyền và nhượng
quyền cho các doanh nghiệp độc lập khác để họ đóng vai trò là một nhà nhượng quyền
địa phương. Hình thức nhượng quyền cho doanh nghiệp đã được công ty áp dụng rất
hiệu quả tại Nhật Bản.

12
Ngoài ra, công ty cũng phát triển mô hình cấp phép kinh doanh (Licensing) ở nhiều
tỉnh thuộc nhiều quốc gia nhằm nhanh chóng mở rộng hệ thống. Đối với những nơi
công ty chưa tiếp cận, họ sử dụng phương án cấp phép phát triển (Developmental
lisence) cho những đối tác tiềm năng của mình. Công ty luôn hiểu và cho rằng viẹc
phát triển có mạnh mẽ hay không phần lớn phụ thuộc vào đối tác và đó chính là đòn
bẩy cho sự thâm nhập trong tương lai của tập đoàn.

4. Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá
của nền kinh tế chia sẻ, cho ví dụ minh hoạ thông qua các loại hình kinh tế chia
sẻ trong môi trường toàn cầu như Airbnb, Uber, Grab,.. (2,5 điểm)

Trong thời đại 4.0 ngày nay, nền kinh tế chia sẻ đã không còn quá xa lại, đây là một
mô hình thị trường lai giữa sở hữu và quà tặng, phối hợp thông qua các dịch vụ trực
tuyến dựa vào cộng đồng. Nhưng có ba yếu tố chính giúp doanh nghiệp chia sẻ rộng
rãi các hàng hoá và dịch vụ mới. Đầu tiên, hành vi của khách chuyển từ sở hữu sang
chia sẻ. Tiếp theo, sự ra đời của các mạng xã hội trực tuyến và các ứng dụng ngày
càng mạnh mẽ và dễ liên kết với người dùng. Cuối cùng, việc chia sẻ hàng hoá và dịch
vụ trở nên dễ dàng hơn. Mục đích của nền kinh tế chia sẻ là tái phân phối, chia sẻ, tái
sử dụng các hàng hoá và dịch vụ dư thừa.

4.1 Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá của
nền kinh tế chia sẻ của Airbnb:
Đối với Airbnb:
Đây là một nền tảng cho phép chủ sở hữu tài sản (căn hộ, nhà ở, chung cư, phòng nghỉ
dưỡng,…) kết nối với những người có nhu cầu chỗ ở tạm thời trên toàn cầu, bằng
những thủ tục đơn giản, cách thức thanh toán đa dạng và tiện lợi, có nhiều ưu đãi nên
chi phí vô cùng hợp lý. Ứng dụng này lần đầu ra đời ở Hoa Kỳ, có trụ sở chính tại San
Franciso và nhanh chóng mở rộng dịch vụ của mình vào năm 2011 sang các điểm du
lịch nổi tiếng ở Châu Âu.
Ứng dụng của công nghệ đối với Airbnb: Internet giúp cho việc truyền thông dễ dàng
lan rộng ra toàn cầu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và cung ứng sản phẩm
cho thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, các nền tảng thương mại điện tử giúp công ty
vừa và nhỏ tiếp cận và quản lý khách hàng toàn cầu.

13
Vai trò của Internet trong quá trình toàn cầu hoá của Airbnb:
Internet giúp làm giảm thời gian và chi phí giao dịch hoặc liên hệ giữa chủ sở hữu và
người thuê toàn cầu, gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng trên toàn thế
giới. Người có nhu cầu dễ dàng truy cập vào cơ sở dữ liệu, hình ảnh, video, đánh giá
của người dùng trước và ra quyết định nhanh chóng hơn. Vì vậy gia tăng khả năng
cạnh tranh toàn cầu của ứng dụng cho thuê nhà này so với dịch vụ cho thuê truyền
thống. Hơn nữa, Internet giúp gia tăng lượt hiển thị của thương hiệu với khách hàng
toàn cầu, cung cấp các đánh giá so sánh về các sản phẩm cạnh tranh từ các khách hàng
khác nhau.

4.2 Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá của
nền kinh tế chia sẻ của Grab:
Grab là một công ty công nghệ, cung cấp các dịch vụ vận chuyển và đi lại bằng ô
tô tại 156 thành phố thuộc Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như
Malaysia, Indonesia, Phillippines, Việt Nam, Thái Lan,… Thành lập vào tháng 06
năm 2012 và có trụ sở chính tại Malaysia và Singapore.
Ở thị trường Việt Nam, Grab là người tiên phong trong lĩnh vực xe công nghệ và
thành công đến hiện tại, số lượng tài xế đông đảo nên được nhiều người tin dùng.
Grab sở hữu nhiều tiện ích như: Grab honda/ô tô; Giao hàng; Giao đồ ăn; Cho thuê xe
ô tô, Grab Mart, Thanh toán hoá đơn,…

Một phần của sự thành công của siêu ứng dụng này cũng nhờ vào sự bùng nổ của
công nghệ và Internet, lúc đầu khi mới gia nhập vào thị trường Việt Nam, công ty rất
ít người dùng và được cho là không khả thi khi phải cạnh tranh với các đối thủ như
Taxi Mai Linh, Vinasun. Nhưng thời điểm hiện tại, Grab khẳng định sự phát triển bền
vững của mình qua nhiều năm.

14
Ứng dụng này đã giúp người dùng có cuộc sống tiết kiệm hơn, thông minh hơn và an
toàn hơn. Bên cạnh đó, người dùng dù ở nơi nào trên thế giới nơi Grab đã có mặt,
không cần phải tải lại ứng dụng một lần nữa, chỉ cần điều chỉnh lại, đăng nhập bằng số
điện thoại của quốc gia bạn ở, sẽ sử dụng được ngay lập tức, điều này giúp người
dùng cảm thấy thuận tiện, tiết kiệm thời gian.
Ngoài sự tiện ích và an toàn trong dịch vụ vận chuyển, công ty còn mở rộng nhiều hơn
do sự gia tăng trong nhu cầu của người dùng, tích hợp All in One, cách thức thanh
toán cũng đa dạng hoá và được bảo mật nếu bạn liên kết những thẻ tín dụng của mình
vào ứng dụng.
Sự chia sẻ thể hiện trong ứng dụng rõ nét là Grab ô tô, khi bạn chỉ đi một người và
muốn giảm chi phí chuyến đi bạn có thể lựa chọn chia sẻ để người có cùng tuyến
đường của bạn đi cùng. Chia sẻ khi kết nối người có phương tiện di chuyển với người
không có phương tiện di chuyển trên toàn cầu.
Trong thời gian giãn cách hiện tại, Grab càng phát triển hơn vì ứng dụng Đi chợ giúp
người dân không thể ra đường mua thực phẩm, nước uống và các vật dụng cần thiết.
Mang lại sự tiện lợi cho người dùng, thay vì phải ra đường và xếp hàng chờ đợi ở siêu
thị, thì chỉ cần tuỳ chọn qua ứng dụng và làm công việc của mình, các chú Grab sẽ
vận chuyển đơn hàng đến người dùng một cách nhanh chóng. Hơn thế nữa, giúp người
dùng giảm nguy cơ mắc Covid -19 do không cần phải tiếp xúc với nhiều người tại các
địa điểm khác nhau.

4.3 Phân tích và đánh giá vai trò của internet trong quá trình toàn cầu hoá của
nền kinh tế chia sẻ của Shopee:

Từ năm 2020 khi dịch bệnh ập đến và trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là giai đoạn giãn
cách như hiện tại, nền kinh tế chia sẽ dường như được phát huy thế mạnh của mình, cụ
thể là Trang mua sắm điện tử có thể xem là phát triển mạnh nhất tại Việt Nam –
Shopee trở thành người bạn không thể thiếu.
Shopee là ứng dụng mua sắm trực tuyến được thành lập vào năm 2009 và có trụ sở
chính tại Singapore, ngoài ra công ty đã có mặt ở các quốc gia như Thái Lan, Đài
Loan, Brazil, Malaysia,…Mô hình kinh doanh của Shopee là kết nối giữa doanh
nghiệp hoặc người bán với người có nhu cầu mua những sản phẩm và dịch vụ thông
qua ứng dụng này, Shopee sẽ thu lợi nhuận dựa trên đơn hàng thành công.
15
Vai trò của Internet trong quá trình toàn cầu hoá của Shopee:
Internet là cầu nối quan trọng trong sự phát triển của Shopee, nếu không có kết nối
Internet ứng dụng này không thể lan toả khắp Việt Nam cũng như toàn cầu một cách
nhanh chóng như hiện tại.
Công nghệ mang lại sự đơn giản cho cuộc sống của mỗi chúng ta, người mua hàng có
thể đặt hàng ở cửa hàng quốc tế ở quốc gia khác, đó là sự kết nối thông minh với chi
phí vận chuyển chỉ từ 30.000 VNĐ đến 60.000 VNĐ.
Trên ứng dụng mua hàng cung cấp minh bạch những đánh giá từ người đã mua, tăng
độ tin cậy các cửa hàng chất lượng và giúp người mua tránh mua nhầm sản phẩm
không phù hợp nhu cầu.
Hiện tại, sự tích hợp nền kinh tế chia sẻ này với nền kinh tế chia sẻ khác giữa Shopee
và Tiktok cũng rất phát triển, người dùng có thể nhận và chia sẻ thông tin nhanh
chóng. Internet cho phép liên kết giữa các ứng dụng với nhau để người tiêu dùng
thuận tiện hơn trong việc lựa chọn và mua sắm.

Tóm lại, sau khi phân tích xong các công ty lớn đã thành công thì ta rút ra được mục
tiêu của nền kinh tế chia sẻ là cầu nối giữa người có nhu cầu và người có thể đáp ứng
như cầu đáp ứng tiêu chí tiện lợi, chi phí tiết kiệm hơ, có sự đánh giá minh bạch, có sự
so sánh giữa các sản phẩm trên thị trường toàn cầu. Internet là yêu cầu không thể thiếu
đối với sự phát triển của các doanh nghiệp trên toàn cầu.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://vi.wikipedia.org/wiki/Samsung
https://www.samsung.com/vn/about-us/company-info/
http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/phat-trien-logistics-tao-da-cho-tham-nhap-chuoi-
cung-ung-quoc-te-73181.htm

17
KẾT QUẢ KIỂM TRA ĐẠO VĂN

18

You might also like