You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ

ĐỀ ÁN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN TÀI CHÍNH DÀNH CHO NHÀ QUẢN TRỊ

ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK (2017 - 2020)

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Dương Sơn


Nhóm thực hiện: Nhóm Không quen

1. Phạm Thùy Linh


2. Nghiêm Thị Thùy Linh
3. Lê Thị Quỳnh Như
4. Kiều Thị Kim Ngọc
5. Hồ Thị Thanh Trâm – 094.1415.743

Thành phố Hồ Chí Minh, 2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 3

A. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP................................................................... 4


I. Giới thiệu chung: ............................................................................................................. 4
1. Về công ty............................................................................................................................................. 4

2. Tầm nhìn .............................................................................................................................................. 4

3. Sứ mệnh ................................................................................................................................................ 4

4. Giá trị cốt lõi: ..................................................................................................................................... 4

5. Triết lý kinh doanh .......................................................................................................................... 4

6. Chính sách chất lượng .................................................................................................................... 5

II. Lịch sử hình thành và phát triển: .................................................................................. 5


III. Thông tin cổ phần và cổ đông ........................................................................................ 6
1. Cổ phiếu niêm yết và lưu hành.................................................................................................... 6

2. Cơ cấu cổ đông................................................................................................................................... 6

4. Sản phẩm ............................................................................................................................................. 8

5. Chiến lược phát triển ...................................................................................................................... 8

5.1 Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao ............................................ 9

5.2. Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam ................................................................... 9

5.3. Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á............................ 9

B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ......................................................... 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ - PHƯƠNG PHÁP .......................................................... 10


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .......................................................................................................... 10
1. Khái niệm phân tích tài chính .................................................................................................. 10

2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính ........................................................................... 10

3. Phạm vi phân tích .......................................................................................................................... 11

II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH .................................................................................... 11


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH .......................................................... 11
1
I. TỶ SỐ TÀI CHÍNH ...................................................................................................... 11
II. Ý NGHĨA VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM TỶ SỐ ....................................................... 12
1. Thanh khoản (tổng quát, hiện thời, nhanh, tức thời)...................................................... 12

2. Phân tích tỷ lệ quản lý tài sản ................................................................................................... 19

3. Phân tích chỉ số quản lý nợ ........................................................................................................ 25

4. Phân tích khả năng sinh lời ....................................................................................................... 30

CHƯƠNG 3: SO SÁNH VỚI CÔNG TY ĐỐI THỦ ....................................... 35


II. SO SÁNH TỶ LỆ QUẢN LÝ TÀI SẢN ...................................................................... 37
III. SO SÁNH CHỈ SỐ QUẢN LÝ NỢ .............................................................................. 40
IV. SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI ............................................................................. 41
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU ................................................................ 42
I. Bảng cân đối kế toán ..................................................................................................... 42
II. Báo cáo lời lỗ .................................................................................................................. 45
CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z ................................................................ 46

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH ........... 47
I. Phân tích đòn bẩy tài chính .......................................................................................... 47
II. Phân tích hòa vốn .......................................................................................................... 48
III. PHÂN TÍCH DUPONT ............................................................................................... 49
C. VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY VINAMILK................... 50
I. Vấn đề về khả năng thanh toán lãi vay: ...................................................................... 50
II. Vấn đề về ROA .............................................................................................................. 52
III. Vấn đề về ROS ............................................................................................................... 53

2
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế nông
nghiệp lạc hậu, quy mô nhỏ bé với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDP bình quân đầu người chỉ khoảng
250 USD trong những năm đầu đổi mới sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ
cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự
chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển.

Song cũng không ít những vấn đề phức tạp liên tục xuất hiện, đặt ra những yêu cầu và thách
thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thách thức,
tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Với sự đổi
mới của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng đề ra các chiến lược kinh
doanh hợp lý để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Đặc biệt, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh dịch Covid-19
đang diễn biến bất thường và chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày
càng phức tạp, khó lường… Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội lớn cho các nước
đang phát triển có thể đuổi kịp nước giàu nhưng cũng đi kèm theo đó nhiều thách thức.

Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp cần phải nắm vững tình hình cũng như kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tất cả các hoạt động kinh doanh đều ảnh hưởng tới tình hình tài chính của
doanh nghiệp, ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu lại có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm
quá trình kinh doanh. Việc tiến hành phân tích tình hình tài chính thường xuyên sẽ giúp cho các
doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
kỳ của doanh nghiệp cũng như xác định được một cách đầy đủ, đúng đắn nguyên nhân và mức
độ ảnh hưởng của các nhân tố thông tin. Từ đó, có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả sản
xuất kinh doanh cũng như rủi ro và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp để đưa ra được
những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác quản
lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc
phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhóm “Không quen” đã chọn
phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk.

3
A. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

I. Giới thiệu chung:


1. Về công ty
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock
Company); tên khác: Vinamilk; mã chứng khoán HOSE: VNM, là một công ty sản xuất, kinh
doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, chiếm hơn
54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần
sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.

Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới hơn 220.000 điểm bán hàng phủ đều
63 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang 43 quốc gia trên thế giới như Mỹ,
Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, Nhật Bản khu vực Trung Đông, Đông Nam Á…

2. Tầm nhìn
“Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe
phục vụ cuộc sống con người”

3. Sứ mệnh
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng
đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và
xã hội”

4. Giá trị cốt lõi:


- Chính trực
- Tôn trọng
- Công bằng
- Đạo đức
- Tuân thủ

5. Triết lý kinh doanh


“Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế
chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk
xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.

4
6. Chính sách chất lượng
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch
vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinh
doanh và tuân theo luật định.

II. Lịch sử hình thành và phát triển:

- 1976: Vinamilk được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để
lại, gồm : Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost), Nhà máy sữa Trường
Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina), Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột
Nestle') ( Thụy Sỹ).
- 1985: Nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
- 1991: Nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
- 1995: Khánh thành Nhà máy sữa đầu tiên ở Hà Nội.
- 1996: Nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
- 2000: Danh hiệu Anh hùng lao động.
- 2001: Khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ.
- 2003: Khánh thành Nhà máy sữa Bình Định và Sài Gòn.
- 2005: Khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An; nhận Huân chương Độc lập hạng Ba.
- 2006: Khánh thành Trang trại bò sữa Tuyên Quang.
- 2008: Khánh thành Nhà máy sữa Tiên Sơn; khánh thành trang trại bò sữa thứ 2 tai Bình
Định.
- 2009: Xây dựng Trang trại bò sữa Nghệ An; phát triển đến New Zealand và hơn 20 nước
khác; công nghệ mới, sản phẩm mới; nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
- 2010: Xây dựng Trang trại bò sữa Thanh Hóa; xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm
Đồng
- 2012: Khánh thành nhiều nhà máy hiện đại; khánh thành siêu nhà máy sữa Bình Dương.
- 2013: Khởi công xây dựng trang trại bò sữa Tây Ninh và Hà Tĩnh.
- 2014: Vinamilk 38 năm đổi mới và phát triển; tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka tại
New Zealand.
- 2015: Khởi công xây dựng trang trại bò sữa Thống Nhất - Thanh Hóa; chính thức ra mắt
thương hiệu Vinamilk tại Myanmar, Thái Lan; Khánh thành nhà máy sữa Angkor Milk được
đầu tư bởi Vinamilk; sở hữu của Vinamilk tại Driftwood lên 100%; sản phẩm Sữa tươi
Vinamilk Organic chuẩn USDA Hoa Kỳ.

5
- 2016: 40 năm Vươn cao Việt Nam; Vinamilk được xếp vào danh sách Global 2000; ra
mắt Sữa tươi 100% Organic.
- 2017: Khánh thành trang trại bò sữa Organic; Vinamilk tiên phong ra mắt sản phẩm Sữa
tươi 100% A2 đầu tiên tại Việt Nam.
- 2018: Khánh thành tổ hợp trang trại bò sữa công nghệ cao Thống Nhất - Thanh Hóa; thuộc
Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương (Best over a
billion); khởi công dự án tổ hợp trang trại bò sữa Organic Vinamilk Lao-Jagro tại Lào.
- 2019: Khánh thành trang trại Bò Sữa Tây Ninh.

III. Thông tin cổ phần và cổ đông

CTCP Sữa Việt Nam (HOSE: VNM)


Viet Nam Dairy Products Joint Stock Company
Ngành: Sản xuất/ Sản xuất thực phẩm/ Sản xuất sản phẩm sữa

1. Cổ phiếu niêm yết và lưu hành


Ngày giao dịch đầu tiên 19/01/2006
Giá ngày GD đầu tiên 53,000
KL Niêm yết lần đầu 59,000,000
KL Niêm yết hiện tại 2,089,955,445
KL Cổ phiếu đang lưu hành 2,089,955,445

2. Cơ cấu cổ đông

Sở hữu nhà nước 36,00%

Sở hữu nước ngoài 56,16%

Sở hữu khác 7,84%

6
3. Sơ đồ tổ chức và quản lý

Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân bổ phòng ban
một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗi thành viên và phòng ban
trong công ty. Sơ đồ tổ chức giúp cho chúng tôi hoạt động một cách hiệu quả nhất, giúp các
phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạo nên một Vinamilk vững mạnh.

7
4. Sản phẩm

Vinamilk luôn mang đến những giải pháp dinh dưỡng chất lượng quốc tế, đáp ứng nhu
cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩm thơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe gắn
liền với các nhãn hiệu dẫn đầu thị trường hay được ưa chuộng như: Sữa nước Vinamilk, Sữa
chua Vinamilk, Sữa đặc Ông Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, Sữa bột Dielac, Nước ép trái cây
Vfresh…

Công ty hiện có trên 250 chế phẩm từ sữa với các nhóm sản phẩm chính gồm sữa đặc,
sữa tươi – sữa chua uống, sữa bột – bột dinh dưỡng, nhóm sản phẩm đông lạnh, nước giải khát…
lần lượt chiếm khoảng 30 – 90% thị phần cả nước, tùy từng nhóm hàng.

- Hiện Vinamilk có 15 nhóm sản phẩm:


● Dinh dưỡng Organic
● Sữa nước Vinamilk
● Sản phẩm cho giới trẻ
● Sữa chua Vinamilk
● Sữa bột Vinamilk dành cho bà mẹ mang thai và trẻ em
● Bột ăn dặm
● Sản phẩm dinh dưỡng dành cho người lớn
● Sữa đặc
● Nước giải khát
● Kem ăn
● Phô mai
● Sữa gạo rang
● Sữa đậu nành
● Cà phê đóng chai
● Đường Vietsugar

5. Chiến lược phát triển

Các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các chiến lược phát triển của công ty được
Hội đồng Quản trị Vinamilk định hướng với tầm nhìn phát triển trong dài hạn thay vì nhìn vào
lợi nhuận nhất thời trước mắt. Ngoài việc giữ vững ngôi vị dẫn đầu thị trường Việt Nam thì
Vinamilk còn hướng tới mục tiêu lớn hơn – có được vị trí trong Top 30 Công ty Sữa hùng mạnh

8
nhất trên thế giới về mức doanh thu. Ba chiến lược phát triển trụ cột mà Vinamilk đang tiến hành
để hướng tới mục tiêu của mình bao gồm:

5.1 Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao

Bên cạnh việc tập trung nguồn lực vào các sản phẩm liên quan đén sữa – bảo đảm kiên
cố giá trị cốt lõi thương hiệu, Vinamilk tiếp tục nghiên cứu phát triển và cho ra đời nhiều dòng
sản phẩm mới nhằm mục tiêu mở rộng và đa dạng hóa bắt kịp xu thế thị trường cũng như đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Ngoài ra, còn tạo cho khách hàng của mình nhiều trải
nghiệm thú vị hơn khi lựa chọn và sử dụng sản phẩm của Vinamik.

5.2. Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam

Vinamilk rõ ràng nhận diện được tầm quan tọng của thị trường nội địa, vì vậy nên vẫn
luôn dành ưu tiên hàng đầu cho việc khai thác triệt để thị trường có tiềm năng lớn – Việt Nam.

Mở rộng nguồn lực tiến sâu vào các khu cực nông thôn – bao phủ các thị trường mới này
với những dòng sản phẩm phổ thông, phù hợp túi tiền cũng như thu thập sống của người dân, xây
dựng thương hiệu và dấu ấn quen thuộc cho người tiêu dùng ở những khu vực “mới” này.

Tăng cường chú trọng vào dòng sản phẩm cao cấp giúp đạt được nhiều giá trị cho công
ty, đặc biệt là ở các phân khúc thành thị, đô thị lớn.

Duy trì kiên cố hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững chãi, gia tăng thị phần và giữ
được vị trí số một hiện tại của Vinamilk trên thị trường.

5.3. Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông Nam Á.

Luôn trong tâm thế sẵn sàng để mua bán sáp nhập cũng như mở rộng mối quan hệ giao
thương hợp tác với các đối tác theo nhiều hướng khác nhau. Ưu tiên các cơ hội hoạt động mua
bán với các công ty ở các quốc gia khác trên tinh thần mở rộng thị trường và tăng doanh số.

Ngoài ra, việc đổi mới các chiến lược, đổi mới các mô hình sản xuất trở nên hiện đại hơn,
phù hợp hơn, thuận lợi hơn cùng các đối tác luôn được đề cao.

9
B. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ - PHƯƠNG PHÁP

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Khái niệm phân tích tài chính

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình vận dụng tổng thể các phương pháp phân
tích khoa học để đánh giá tài chính của doanh nghiệp, giúp cho các chủ thể quản lý có lợi ích
gắn với doanh nghiệp nắm được thực trạng tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp, dự
đoán được chính xác tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cũng như những rủi ro tài chính
mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Qua đó, đề ra các quyết định phù hợp với lợi ích của họ.

Các chủ thể có lợi ích gắn với doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đều quan tâm
đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng thông tin kinh tế, tài chính của
doanh nghiệp. Mỗi đối tượng quan tâm theo giác độ và với mục tiêu khác nhau.

2. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính

Các đối tượng sử dụng thông tin tài chính khác nhau sẽ đưa ra các quyết định với mục
đích khác nhau. Vì vậy, phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng khác nhau sẽ đáp ứng các
mục tiêu khác nhau.

- Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: phân tích tài chính làm rõ điều quan trọng của dự đoán tài
chính - nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ, không chỉ chính sách tài chính mà còn làm
rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.

- Đối với các nhà đầu tư: họ phải dựa vào những nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp cung cấp
thông tin cần thiết để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu, khả năng sinh lời,
phân tích rủi ro trong kinh doanh… Từ đó, họ có thể nắm được triển vọng phát triển của doanh
nghiệp và đánh giá tương đối được các cổ phiếu trên thị trường tài chính...nhằm ra quyết định
đầu tư có hiệu quả nhất.

- Đối với các nhà cung cấp tín dụng: phân tích hoạt động tài chính đối với người cho vay là xác
định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng.

10
- Đối với những người hưởng lương trong doanh nghiệp: phân tích tài chính doanh nghiệp giúp
họ định hướng việc làm ổn định và yên tâm dốc sức vào hoạt động sản xuất - kinh doanh của
doanh nghiệp theo công việc được phân công.

3. Phạm vi phân tích

Trong bài tập tiểu luận nhóm này, nhóm “Không quen” chọn công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam - VINAMILK để nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính trong giai đoạn 2017 - 2018.
Đồng thời, chọn Công ty Sữa Mộc Châu - một trong số những đối thủ đáng gờm của Vinamilk
trên nền thị trường mở rộng đầy đa dạng hiện nay.

II. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Để tiến hành phân tích báo cáo tài chính của Công ty Vinamilk, nhóm phân tích đã kết
hợp nhiều phương pháp phân tích khác nhau để đạt được kết quả phân tích cụ thể và chính xác,
khách quan nhất có thể. Mỗi một phương pháp có những tác dụng khác nhau và được sử dụng
trong từng nội dung phân tích khác nhau.

Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và
tổng hợp số liệu thực tế thu thập được, các số lương trên báo cáo tài chính và các thông tin có
được để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu
và từ đó đưa ra các nhận xét.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

I. TỶ SỐ TÀI CHÍNH

2017 2018 2019 2020

I. THANH KHOẢN

1.1 Tổng quát 3,2116 3,3679 2,9862 3,2757

1.2 Hiện thời 1,9918 1,9324 1,7117 2,0873

1.3 Nhanh 1,5974 1,4130 1,3667 1,7422

1.4 Tức thời 0,0945 0,1431 0,1845 0,1485

11
II. QUẢN LÝ TÀI SẢN

2.1 Vòng quay tồn kho 6,28 5,86 5,66 6,47

2.2 Kỳ thu tiền bình quân 26,67 32,05 29,63 30,26

2.3 Vòng quay tài sản cố định 4,1 3,4 3,1 3,1

2.4 Vòng quay tổng tài sản 1,59 1,46 1,37 1,28

III. QUẢN LÝ NỢ

3.1 Tỷ số nợ trên tài sản 31,14% 29,69% 33,49% 30,53%

3.2 Tỷ số nợ trên vốn 45,22% 42,23% 50,35% 43,94%

3.3 Tỷ số nợ dài hạn trên vốn 2,51% 1,73% 1,77% 1,70%

3.4 Khả năng thanh toán lãi vay 416,4056 235,6175 118,5807 94,9972

IV. KHẢ NĂNG SINH LỜI

4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên


20,14% 19,42% 18,74% 18,84%
doanh thu

4.2 Khả năng sinh lợi cơ bản


35,36% 32,39% 28,87% 28,21%
(BEP)

4.3 Tỷ suất sinh lợi trên tài sản


29,65% 27,31% 23,61% 23,20%
(ROA)

4.4 Tỷ suất sinh lợi trên vốn


43,05% 38,85% 35,50% 33,39%
(ROE)

II. Ý NGHĨA VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC NHÓM TỶ SỐ


1. Thanh khoản (tổng quát, hiện thời, nhanh, tức thời)

2017 2018 2019 2020


Tổng tài sản 34.667.318.837.497 37.366.108.654.179 44.699.873.386.034 48.432.480.673.629
Nợ phải trả 10.794.261.023.636 11.094.739.362.252 14.968.618.181.670 14.785.358.443.807
Hệ số khả năng thanh
3,2116 3,3679 2,9862 3,2757
toán tổng quát

Tài sản ngắn hạn 20.307.434.789.529 20.559.756.794.837 24.721.565.376.552 29.665.725.805.508

12
Nợ ngắn hạn 10.195.562.827.092 10.639.592.009.462 14.442.851.833.360 14.212.646.285.475
Hệ số khả năng
1,9918 1,9324 1,7117 2,0873
thanh toán hiện thời

Tài sản ngắn hạn 20.307.434.789.529 20.559.756.794.837 24.721.565.376.552 29.665.725.805.508


Hàng tồn kho 4.021.058.976.634 5.525.845.959.354 4.983.044.403.917 4.905.068.613.616
Nợ ngắn hạn 10.195.562.827.092 10.639.592.009.462 14.442.851.833.360 14.212.646.285.475
Hệ số khả năng
1,5974 1,4130 1,3667 1,7422
thanh toán nhanh
Tiền và các khoản
963.335.914.164 1.522.610.167.671 2.665.194.638.452 2.111.242.815.581
tương đương tiền
Nợ ngắn hạn 10.195.562.827.092 10.639.592.009.462 14.442.851.833.360 14.212.646.285.475
Tỷ số khả năng
0,0945 0,1431 0,1845 0,1485
thanh toán tức thời

- Tỉ số thanh toán tổng quát

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý đến hệ số khả năng
thanh toán tổng quát. Chỉ số này phản ánh tổng quát nhất năng lực thanh toán của doanh nghiệp
trong ngắn và dài hạn. Nói cách khác, tỷ số thanh toán tổng quát phản ánh khả năng quan hệ giữa
tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Nó cho biết cứ trong
một đồng nợ phải trả có bao nhiêu đồng tài sản đảm bảo.

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/Nợ phải trả

2017 - 2018 - 2019 -


2017 2018 2019 2020
2018 2019 2020

Tổng tài sản 34.667.318.837.497 37.366.108.654.179 44.699.873.386.034 48.432.480.673.629 7,78% 19,63% 8,35%

Nợ phải trả 10.794.261.023.636 11.094.739.362.252 14.968.618.181.670 14.785.358.443.807 2,78% 34,92% -1,22%

Tỷ số thanh
3,2116 3,3679 2,9862 3,2757 4,87% -11,33% 9,69%
toán tổng quát

Bảng phân tích Tỷ số thanh toán tổng quát 2017 - 2020

13
Từ số liệu biểu hiện ở bảng phân tích trên cho thấy hệ số thanh toán tổng quát của Vinamilk
trong giai đoạn 2017 - 2020 dao động quanh giá trị 3,0 (cụ thể thấp nhất là 2,9862 vào năm 2019
và cao nhất là 3,3679 vào năm 2018). Đây được cao là những giá trị tương đối cao đối với hệ số
này và thông qua nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp rất tốt. Tuy nhiên, tỷ số
thanh toán tổng quát cao như vậy cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp hiện
không cao cũng như đòn bẩy tài chính thấp. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp khó có được
những bước tăng trưởng vượt bậc và đột phá.

Đồ thị biểu hiện tỷ số thanh toán tổng quát 2017 - 2020

Đồ thị trên cho ta thấy sự biến động không đều của tỷ số thanh toán tổng quát trong giai
đoạn 2017 - 2020. Cụ thể là hệ số này đã tăng lên 4,87% vào 2017 - 2018 (từ 3,2116 lên 3,3679)
và sau đó giảm đáng kể xuống còn 2,9862 vào cuối năm 2019 (giảm 11,33%). Năm kế tiếp lại
tăng lên 3,2757 vào cuối năm 2020 - trở về gần với giá trị ban đầu của giai đoạn phân tích (tăng
9,69% so với 2019).

- Tỷ số thanh toán hiện hành (CR)

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành phản ánh mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các
khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán hiện hành thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động
với nợ ngắn hạn.

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

14
Hệ số này cần được đánh giá dựa vào tỷ số trung bình của các doanh nghiệp trong cùng
ngành. Ngoài ra, căn cứ quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số khả năng thanh toán hiện
thời ở các thời điểm trước đó của doanh nghiệp.

Khi hệ số thanh toán hiện thời thấp tức là khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu, báo hiệu
trước những khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong việc trả các
khoản nợ ngắn hạn. Và càng tiến dần về 0, doanh nghiệp càng mất khả năng chi trả, gia tăng nguy
cơ phá sản.

Ngược lại, khi giá trị tỷ số thanh toán hiện thời cao sẽ cho thấy doanh nghiệp có khả năng
sẵn sàng chi trả các khoản nợ đến hạn. Tỷ số càng cao càng đảm bảo khả năng chi trả của doanh
nghiệp, tính thanh khoản ở mức cao. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tỷ số quá cao chưa
chắc phản ánh khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Bởi có thể nguồn tài chính không
được sử dụng hợp lý, hay hàng tồn kho quá lớn dẫn đến việc khi có biến động trên thị trường,
lượng hàng tồn kho không thể bán ra để chuyển hoá thành tiền.

2017 - 2018 - 2019 -


2017 2018 2019 2020
2018 2019 2020
Tài sản 20.307.434.789.529 20.559.756.794.837 24.721.565.376.552 29.665.725.805.508 1,24% 20,24% 20,00%
ngắn hạn
Nợ ngắn hạn 10.195.562.827.092 10.639.592.009.462 14.442.851.833.360 14.212.646.285.475 4,36% 35,75% -1,59%
Hệ số khả
năng thanh 1,992 1,932 1,712 2,087 -2,98% -11,42% 21,94%
toán hiện thời
Bảng phân tích Tỷ số thanh toán hiện thời 2017 - 2020

Các giá trị tỷ số thanh toán hiện thời của Vinamilk trong giai đoạn 2017 - 2020 tương đối
cao so với mức tiêu chuẩn của hệ số này bởi vì chỉ cần lớn từ 1,0 trở lên thì đã được xếp vào
nhóm có khả năng cao sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hệ số này trong suốt 4 năm
dao động gần mức 2,0 (thấp nhất là 1,712 vào năm 2019 và cao nhật là 2,087 vào năm 2020) và
ít có chênh lệch lớn.

2017 - 2019, hệ số có xu hướng giảm nhẹ dần từ 1,992 xuống còn 1,712 và tăng đáng chú
ý lại trong năm cuối của giai đoạn phân tích (tăng 21,94% vào 2019 - 2020).

15
Đồ thị biểu hiện tỷ số thanh toán hiện thời 2017 - 2020

Đồ thị trên cho ta thấy rõ hơn về sự biến động không quá chênh lệch của hệ số thanh
toán hiện thời công ty sữa Vinamilk trong giai đoạn 2017 - 2020.

- Tỷ số thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền (trừ hàng tồn kho) để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn.

Trong tỷ số này, hàng tồn kho sẽ bị loại bỏ, bởi lẽ trong tài sản lưu động, hàng tồn kho
được coi là loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn. Tỷ số thể hiện khả năng thanh toán của
doanh nghiệp mà không cần thực hiện thanh lý gấp hàng tồn kho.

Để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà quản trị cũng cần biết được hệ
số thanh toán nhanh của doanh nghiệp đó. Bởi chỉ số này sẽ giúp nhà quản trị thấy rõ khả năng
chi trả khoản nợ của công ty. Nhờ đó mà các doanh nghiệp xác định được phương hướng phát
triển hiệu quả.

Công thức tính:

Hệ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán nhanh phản ánh tình hình tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Nếu tỷ số
này càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ càng lớn. Nếu tỷ số thanh toán nhanh thấp
đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có khả năng trả nợ kém.

16
Khi các doanh nghiệp tính ra mức tỷ số thanh toán nhanh là 1 hoặc lớn hơn, điều đó cho
thấy khả năng chi trả nợ ngắn hạn ở mức cao. Các doanh nghiệp sẽ dễ dàng trong việc thanh toán
trước các khoản nợ này. Ngược lại, khi tỷ số này nhỏ hơn 1 thì khả năng trả ngay số tiền nợ là
không có, cho thấy công ty đang gặp vấn đề về tài chính (tính thanh khoản thấp)

2017 - 2018 - 2019 -


2017 2018 2019 2020
2018 2019 2020
Tài sản
20.307.434.789.529 20.559.756.794.837 24.721.565.376.552 29.665.725.805.508 1,24% 20,24% 20,00%
ngắn hạn
Hàng tồn kho 4.021.058.976.634 5.525.845.959.354 4.983.044.403.917 4.905.068.613.616 37,42% -9,82% -1,56%
Nợ ngắn hạn 10.195.562.827.092 10.639.592.009.462 14.442.851.833.360 14.212.646.285.475 4,36% 35,75% -1,59%
Hệ số khả
năng thanh 1,597 1,413 1,367 1,742 -11,54% -3,28% 27,48%
toán nhanh
Bảng phân tích Tỷ số thanh toán nhanh 2017 - 2020

Thống kê dữ liệu qua các năm 2017, 2018, 2019, 2020 của công ty Vinamilk cho thấy
không có năm nào giá trị tỷ số thanh toán nhanh rớt xuống dưới 1,0. Tỷ số thanh toán nhanh này
của Vinamilk phản ánh được đây là doanh nghiệp có tính thanh khoản cao.

Đồ thị biểu hiện Tỷ số thanh toán nhanh 2017 – 2020

- Tỷ số thanh toán tức thời

Tỷ số thanh toán tức thời thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của
doanh nghiệp. Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này
được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe và sát hơn tình hình thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

17
Công thức tính:

Tỷ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền + các khoản tương đương tiền) / Nợ ngắn hạn

Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
đang chuyển, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và các khoản đầu tư ngắn hạn khác có thể
dễ dàng chuyển đổi thành tiền trong thời hạn 3 tháng mà không gặp rủi ro lớn.

Hệ số này đặc biệt hữu ích khi đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp trong giai
đoạn nền kinh tế đang gặp khủng hoảng (khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, các khoản
phải thu khó thu hồi). Tuy nhiên, trong nền kinh tế ổn định, dùng tỷ số khả năng thanh toán tức
thời đánh giá tính thanh khoản của một doanh nghiệp có thể xảy ra sai sót. Bởi lẽ, một doanh
nghiệp có một lượng lớn nguồn tài chính không được sử dụng đồng nghĩa do doanh nghiệp đó sử
dụng không hiệu quả nguồn vốn.

2017 - 2018 - 2019 -


2017 2018 2019 2020
2018 2019 2020
Tiền và các
khoản tương 963.335.914.164 1.522.610.167.671 2.665.194.638.452 2.111.242.815.581 58,06% 75,04% -20,78%
đương tiền
Nợ ngắn hạn 10.195.562.827.092 10.639.592.009.462 14.442.851.833.360 14.212.646.285.475 4,36% 35,75% -1,59%
Tỷ số khả
năng thanh 0,094 0,143 0,185 0,149 51,46% 28,95% -19,50%
toán tức thời

Bảng phân tích Tỷ số thanh toán tức thời 2017 -2020

Số liệu từ bảng phân tích trên cho thấy khả năng thanh toán tức thời của Vinamilk là rất
yếu. Cụ thể là cả giai đoạn 2017 - 2020 chưa có lúc nào tỷ số này chạm tới cột mốc 1,0 - đảm
bảo được việc thanh toán toàn bộ nợ ngắn hạn tức thời. Tuy nhiên, điều này không nói lên được
quá nhiều điều liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai tới cũng như không
thể kết luận rằng Vinamilk dễ bị vợ nợ và phá sản.

18
Đồ thị biểu hiện Tỷ số thanh toán tức thời 2017 - 2020

Đồ thị đường thẳng trên cho thấy quá trình tăng lên đáng kể của tỷ số thanh toán tức thời
giai đoạn 2017 - 2019. Cụ thể là vào 2018, giá trị tỷ số này là 0,143 (đã tăng tận 51,46% so với
năm 2017). Tiếp tục tăng lên tới mốc 0,185 vào cuối năm 2019 (tăng 28,,95% so với 2018) thì tỷ
số này quay đầu lại, giảm xuống còn 0,149 vào cuối năm 2020 - tức là đã giảm đi 19,50%.

2. Phân tích tỷ lệ quản lý tài sản

Tỷ lệ quản lý tài sản còn được gọi là tỷ lệ doanh thu hoặc tỷ lệ hiệu quả, là một vấn đề
rất quan trọng gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Giúp chúng ta đánh giá chất
lượng công tác quản lý vốn có hiệu quả hay không, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn tại công ty. Nếu đã đầu tư quá nhiều vào tài sản của công ty, vốn hoạt động sẽ quá
cao. Nếu không đầu tư đủ vào tài sản, thì sẽ mất doanh thu và điều đó sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận,
dòng tiền miễn phí và giá cổ phiếu.

a) Vòng quay hàng tồn kho

Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho là một trong những tỷ lệ quản lý tài sản hoặc doanh thu
quan trọng nhất, đo lường mức luân chuyển hàng hóa dưới hình thức tồn kho (hay hàng dự trữ)
trong một năm của doanh nghiệp. Vòng quay hàng tồn kho được tính như sau:

𝐺𝑖á 𝑣ố𝑛 ℎà𝑛𝑔 𝑏á𝑛


Vòng quay hàng tồn kho = 𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Chỉ tiêu số ngày của một vòng quay kho cho biết bình quân tồn kho của doanh nghiệp là
bao nhiêu ngày. Công thức:

19
365
Số ngày của 1 vòng quay HTK = 𝑉ò𝑛𝑔 𝑞𝑢𝑎𝑦 ℎà𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜

ĐV: triệu vnd

Chênh Chênh
lệch(%) của lệch(%) của
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
năm năm
2018/2017 2020/2019
Giá vốn
26.806.931 27.950.544 29.745.906 31.967.663 4.27% 7.47%
hàng bán
Hàng tồn kho
4.271.412 4.773.451 5.254.444 4.944.056 11.75% -5.91%
bình quân
Vòng quay HTK 6.28 5.86 5.66 6.47 -6.7% 14.22%
Số ngày của 1
58.16 62.34 64.48 56.45 7,17% -12.45%
vòng quay HTK
Bảng phân tích vòng quay hàng tồn kho

35000000 6.6

30000000 6.4

25000000 6.2

20000000 6

15000000 5.8

10000000 5.6

5000000 5.4

0 5.2
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Doanh thu thuần HTK bình quân Vòng quay HTK

Đồ thị vòng quay hàng tồn kho

Năm 2017 đến năm 2019, số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm, số ngày của một
vòng quay hàng tồn kho tăng, đến năm 2019 đạt 64.48 ngày, điều này thể hiện việc công ty đã
không tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng tồn kho, chi phí lưu kho tăng lên. Bình quân giá vốn hàng
bán và hàng tồn kho bình quân của VNM đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của HTK bình

20
quân lớn hơn so với GVHB, đây là nguyên nhân dẫn đến vòng quay HTK của VNM giảm qua
các năm. Việc hàng tồn kho ở trong kho quá lâu sẽ mang đến nhiều hệ lụy cho công ty, xác suất
các công ty bị hư hại cao vì nhiều nguyên nhân sẽ tăng lên, gây áp lực nặng nề lên bộ phận quản
lí tồn kho và phát sinh nhiều chi phí để lưu kho.

Nhưng đến năm 2020 ta thấy vòng quay hàng tồn kho tăng cao hơn năm 2019 khá nhiều,
tăng đến 14.22%. Số ngày của một vòng quay có xu hướng giảm đi qua các kỳ, chứng tỏ qua các
năm Vinamilk bán hàng nhanh, tổ chức dự trữ, sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho tốt hơn, ít có
hàng tồn kho. Điều này cho thấy rằng dù năm 2020 dịch bệnh diễn ra, nền kinh tế đầy khó khăn
nhưng công ty Vinamilk vẫn làm ăn hiệu quả, tiêu thụ tăng, đứng vững trên thị trường.

Công ty VNM cần có chính sách dự trữ HTK thích hợp để làm tăng nhanh số vòng quay
của HTK góp phần tiết kiệm tài sản ngắn hạn cũng như giảm các rủi ro phát sinh.

b) Vòng quay các khoản phải thu

Đo lường mức thu tiền nhanh hay chậm khi sử dụng phương thức bán hàng tín dụng (tín
dụng thương mại), là một cách tính trong kế toán để kiểm tra độ hiệu quả của công ty trong việc
thu hồi khoản phải thu và tiền nợ của khách hàng.Có một số quan điểm cho ra chúng cũng chính
là chu kỳ sản xuất kinh doanh. Công thức vòng quay các khoản phải thu như sau:

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛


Vòng quay khoản phải thu = 𝐶á𝑐 𝑘ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Kỳ thu tiền bình quân: là một tỉ số tài chính đánh giá hiệu quả và các hoạt động của doanh
nghiệp. Tỉ số này cho biết các doanh nghiệp mất bình quân trong bao nhiêu ngày để thu hồi các
khoản phải thu của mình.

𝐾ℎ𝑜ả𝑛 𝑝ℎả𝑖 𝑡ℎ𝑢 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛


Kỳ thu tiền bình quân= 𝑥365
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛

ĐV: triệu vnd

Chênh Chênh
lệch(%) của lệch(%) của
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 năm năm
2018/2017 2020/2019
Doanh thu
51.041.075 52.561.950 56.318.123 59.636.286 2.98% 5.89%
thuần

21
Khoản phải thu
3.729.192 4.615.574 4.571.300 4.845.203 23.77% 5.99%
bình quân
Vòng quay các
13.69 11.39 12.32 12.31 -16.8% -0.1%
khoản phải thu
Kỳ thu tiền
26.67 32.05 29.63 29.65 20.17% 0.1%
bình quân

Bảng phân tích vòng quay khoản phải thu

Đồ thị vòng quay khoản phải thu

Ta thấy vòng quay các khoản phải thu năm 2018 có xu hướng giảm so với năm 2017, giảm
16.8% và kỳ thu tiền bình quân tăng 20.17%, chứng tỏ công ty để ứ đọng vốn, phải mất đến 32.05
ngày mới thu được tiền bán chịu. Tương tự như vậy, vòng quay các KPT năm 2020 giảm 0.1%
so với năm 2019 và kỳ thu tiền bình quân đạt 29.65 ngày. Covid-19 đã làm các doanh nghiệp đều
khó khăn trong nguồn tiền, khả năng thanh khoản chậm. Vì vậy, phần phát sinh nợ phải thu của
khách hàng cũng chính là điều không thể tránh khỏi trong các hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Doanh nghiệp bán hàng trả chậm là một trong các biện pháp thu hút khách hàng,
góp phần tăng cường doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng nếu khách hàng nợ nhiều thì trong thời
gian dài sẽ chiếm dụng được nhiều vốn của doanh nghiệp. Vì thế sẽ ảnh hưởng không tốt tới dòng
tiền và làm suy giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

22
c) Vòng quay tài sản ngắn hạn (vốn lưu động)

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛+ 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡à𝑖 𝑐ℎí𝑛ℎ


Vòng quay tài sản ngắn hạn=
𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

ĐV: triệu vnd

Chênh Chênh
lệch(%) lệch(%)
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 của năm của năm
2018/2017 2020/2019
Doanh thu
51.041.075 52.561.950 56.318.123 59.636.286 2.98% 5.89%
thuần
Doanh thu
816.316 759.917 807.316 1.581.092 -6.91% 95.85%
tài chính
TSNH bình
19.490.630 20.433.596 22.640.661 27.193.645 4.84% 20.1%
quân
Vòng quay
2.7 2.6 2.5 2.3 -3.7% -8%
TSNH

Bảng phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn

Vòng quay tài sản ngắn hạn cho ta biết, mỗi đồng vốn công ty Vinamilk đầu tư vào TSNH
thì đã tạo ra 2.7 đồng doanh thu năm 2017, 2.6 đồng doanh thu năm 2018, 2.5 đồng doanh thu
năm 2019 và 2.3 đồng doanh thu năm 2020.

d) Vòng quay tài sản dài hạn

Tỷ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ( chủ yếu là máy móc, thiết bị,
nhà xưởng) của doanh nghiệp, cho thấy 1 đồng TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ
của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Công thức:

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛


Vòng quay tài sản dài hạn=𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

ĐV: triệu vnd

23
Chênh Chênh
lệch(%) của lệch(%) của
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 năm năm
2018/2017 2020/2019
Doanh thu thuần 51.041.075 52.561.950 56.318.123 59.636.286 2.97% 5.89%
TSCĐ
12.532.356 15.583.117 18.392.329 19.372.531 2.43% 5.33%
bình quân
Vòng quay
4,072744 3,373006 3,062044 3,078394 -17.18% 0.53%
TSCĐ

Bảng phân tích vòng quay tài sản dài hạn

Ta thấy năm 2017 để tạo ra 1 đồng doanh thu công ty Vinamilk cần đầu tư vào tài sản cố
định là 4,072744 đồng. Năm 2018 sau đó đã giảm xuống rất thấp còn 3,373006 đồng và năm
2019, 2020 lần lượt là 3,062044 đồng và 3,078394.

Ta thấy qua các năm, vòng quay TSCĐ có xu hướng giảm, điều này chứng tỏ công ty sử
dụng tài sản cố định chưa hiệu quả từng đồng vốn bỏ ra đầu tư vào TSCĐ để tạo ra doanh thu.
Hệ số này giảm xuống qua các năm còn cho ta thấy rằng, công ty đang mở rộng quy mô sản xuất
và chuẩn bị sự tăng trưởng cho tương lai.

e) Vòng quay tổng tài sản

Vòng quay tổng tài sản cho biết hiệu suất sử dụng tài sản hay vốn kinh doanh của doanh
nghiệp để tạo ra doanh thu.

𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛


Vòng quay tổng tài sản = 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛

Chênh Chênh
lệch(%) lệch(%) của
Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 của năm năm
2018/2017 2020/2019
Doanh thu
51.041.075 52.561.950 56.318.123 59.636.286 2.98% 5.89%
thuần
Tài sản
32.022.987 36.016.713 41.032.991 46.566.177 12.5% 13.5%
bình quân
Vòng quay
1.59 1,46 1,37 1,28 -8.4% -6.7%
tổng tài sản

24
1.8

1.6

1.4

1.2

0.8

0.6

0.4

0.2

0
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Vòng quay tổng tài sản

Năm 2017, doanh nghiệp bỏ ra 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 1.62 đồng doanh thu, năm 2018, tạo
ra 1.48 đồng doanh thu. Năm 2019 và 2020 lần lượt tạo ra 1.39, 1.31 đồng doanh thu.

Ta thấy từ năm 2017 đến năm 2020, vòng quay tổng tài sản có xu hướng giảm chứng tỏ
công ty Vinamilk chưa sử dụng hiệu quả tài sản (vốn kinh doanh) vào việc tạo ra doanh thu,
doanh nghiệp có những tài sản đang bị ứ đọng hoặc công suất hoạt động thấp. Nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến tình trạng này ở cả hai công ty là tốc độ tăng trưởng của tài sản bình quân qua các
năm lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần. Từ đây, có thể củng cố cho ý đã nhận xét
ở trên, việc khối lượng tài sản càng lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quản lí và điều hành, nên
thông thường thì khối lượng tài sản công ty nào lớn hơn thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ thấp hơn
(đang xét các công ty đã dạng quy mô lớn).

3. Phân tích chỉ số quản lý nợ


a) Tỷ số nợ trên tài sản (TD/TA):

Công thức:

Tỷ số nợ trên tài sản = (Tổng nợ/Tổng tài sản) x 100

25
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Tổng nợ 10.794.261.023.636 11.094.739.362.252 14.968.618.181.670 14.785.358.443.807


Tổng tài
34.667.318.837.497 37.366.108.654.179 44.699.837.386.034 48.432.480.673.629
sản
Tỷ suất nợ
31,14% 29,69% 33,49% 30,53%
trên tài sản

Bảng phân tích Tỷ số nợ trên tài sản

Tỷ số nợ trên tài sản


34.00 33.49

33.00

32.00
31.14
31.00 30.53

30.00 29.69

29.00

28.00

27.00
2017 2018 2019 2020

Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Đồ thị biểu diễn tỷ lệ TD/TA

Tỉ số tổng nợ trên tổng tài sản là thước đo tài sản được tài trợ bằng nợ thay vì vốn chủ sở
hữu của một công ty. Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ
đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

Khi nhìn vào chỉ số của Vinamilk qua 4 năm (giai đoạn 2017 – 2020) đều nằm trong khoảng
trung bình từ 29,69 đến 33,53%:

● Năm 2017, cứ 1 đồng tài sản của công ty thì trong đó có 0,3114 đồng nợ.
● Năm 2018, cứ 1 đồng tài sản của công ty thì trong đó có 0,2969 đồng nợ.
● Năm 2019, cứ 1 đồng tài sản của công ty thì trong đó có 0,3349 đồng nợ.
● Năm 2020, cứ 1 đồng tài sản của công ty thì trong đó có 0,3053 đồng nợ.

26
Tỉ lệ TD/TA dưới 1 có nghĩa là phần lớn tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở
hữu, mức độ tự chủ của doanh nghiệp cao, mức độ đòn bẩy (DoL) thấp do đó linh hoạt tài chính
cao hơn và rủi ro tài chính cũng tương đối thấp. Bên cạnh đó, ta thấy rằng là cơ cấu các nguồn
vốn được đầu tư cũng như huy động vào quá trình sản xuất kinh doanh của Vinamilk có tính chủ
động về tài chính thấp.

b) Tỷ số nợ trên vốn (D/E):

Công thức:

Tỷ số nợ trên vốn = (Tổng nợ/Vốn chủ sở hữu) x 100

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Tổng nợ 10.794.261.023.636 11.094.739.362.252 14.968.618.181.670 14.785.358.443.807


Vốn chủ sở
23.873.057.813.861 26.271.369.291.927 29.731.255.204.364 33.647.122.229.822
hữu
Tỷ suất nợ
45,22% 42,23% 50,35% 43,94%
trên vốn
Bảng phân tích Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn
52
50.35
50

48

46 45.22

43.49
44
42.23
42

40

38
2017 2018 2019 2020

Tỷ số nợ trên vốn

Đồ thị biểu diễn tỷ suất nợ trên vốn

27
Tỷ số này cho biết quan hệ giữa vốn huy động đi vay và vốn chủ sở hữu. Hầu như ta thấy
được tỉ số này của Vinamilk tương đối cao (trên 40%), điều đó chỉ rằng công ty từ 2017 đến 2020
đã có xu hướng sử dụng vốn vay nhiều hơn cho việc kinh doanh so với số vốn chủ sở hữu, đặc
biệt là vào 2019 với trên 50.35%. Hơn nữa, chi phí lãi vay là khoản chi hợp lệ được trừ thẳng vào
thuế thu nhập của doanh nghiệp từ đó giúp doanh nghiệp khai thác hiệu quả và giảm thuế.
Do đó, doanh nghiệp phải cân nhắc giữa rủi ro cao về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm
bảo một tỷ lệ D/E hợp lý nhất.

c) Tỷ số nợ dài hạn trên vốn (LTD/E):

Công thức:

Tỷ số nợ dài hạn trến vốn = (Nợ dài hạn/Vốn chủ sở hữu) x 100

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Nợ dài hạn 598.698.196.544 455.147.352.790 525.766.348.310 572.712.158.332


Vốn chủ sở
23.873.057.813.861 26.271.369.291.927 29.731.255.204.364 33.647.122.229.822
hữu
Tỷ suất nợ dài
2,51% 1,73% 1,77% 1,70%
hạn trên vốn
Bảng phân tích tỷ số nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn


3
2.51
2.5

2 1.73 1.77 1.7

1.5

0.5

0
2017 2018 2019 2020

Tỷ số nợ dài hạn trên vốn

Đồ thị biểu diễn tỷ số nợ dài hạn trên vốn

28
Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu là để thấy được mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách
thường xuyên (qua đó thấy được rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu) qua việc loại bỏ
các khoản nợ ngắn hạn (tín dụng thương mại phi lãi suất và những khoản phải trả ngắn hạn).

Tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn chủ sở hữu cũng tương tự như tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu,
tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ quan tâm đến nợ dài hạn, là những khoản nợ chưa phải trả trong
năm tới.

Ở bảng trên, có thể thấy rằng tỷ số này của Vinamilk ở mức độ khá thấp lần lượt là 2,51%;
1,73%; 1,77% và 1,7%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm tuy nhiên số nợ dài hạn lại
dao động không ổn định, tăng giảm qua từng năm. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá thấp khiến Vinamilk
không cần phải bận tâm quá đến các rủi ro vì việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp khá
linh hoạt và tốt.

d) Tỷ số khả năng trả lãi:

Công thức:

Tỷ lệ khả năng trả lãi = EBIT/Chi phí lãi vay

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020


Lợi nhuận
12.228.945.384.136 12.051.696.266.123 12.795.709.638.557 13.518.536.087.024
trước thuế
Chi phí lãi vay 29.438.568.563 51.367.418.552 108.824.893.987 143.818.465.177

EBIT 12258383952699 12103063684675 12904534532544 13662354552201

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

EBIT 12.258.383.952.699 12.103.063.684.675 12.904.534.532.544 13.662.354.552.201

Chi phí lãi vay 29.438.568.563 51.367.418.552 108.824.893.987 143.818.465.177


Tỷ số khả năng
416,4056 235,6175 118,5807 94,9972
trả lãi vay

Bảng phân tích khả năng trả lãi vay

29
Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay
00,450 416,4056

00,400

00,350

00,300
235,6175
00,250

00,200

00,150 118,5807
94,9972
00,100

00,050

00,000
2017 2018 2019 2020

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

Đồ thị biểu diễn khả năng trả lãi vay

Tỷ số khả năng trả lãi (hay Tỷ số trang trải lãi vay) là một tỷ số tài chính đo lường khả năng
sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh để trả lãi các khoản mà công ty đã vay.

Qua biểu đồ, chúng ta có thể thấy khả năng thanh toán lãi vay của Vinamilk là tương đối
cao. Số lần thanh toán lãi vay năm 2017 là 416,4056 (lần) cao hơn rất nhiều so với năm gần nhất,
2020 là 312,4084 (lần). Trong biểu đồ cũng như bảng phân tích, năm 2017, Vinamilk kinh doanh
hiệu quả nhất trong 4 năm, chi phí lãi vay cũng ghi nhận con số thấp nhất trong các năm phân
tích. Năm 2020, chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng gấp 4,3 lần so với 2017.

4. Phân tích khả năng sinh lời


a) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Tỷ suất lợi nhuận trên DT = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuân) x 100

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

LNR 10.278.174.553.166 10.205.629.711.239 10.554.331.880.891 11.235.732.234.152

Doanh thu 51.041.075.885.109 52.561.949.970.592 56.318.122.762.744 59.636.286.225.547


Tỷ suất lợi
nhuận trên 20,14% 19,42% 18,74% 18,84%
doanh thu
Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

30
Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu
20.5
20.14

20

19.42
19.5

19 18.84
18.74

18.5

18
2017 2018 2019 2020

Tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu

Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty.
Tỷ suất này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu.
Qua biểu đồ trên ta thấy:
● Năm 2017, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu là 20,14% có nghĩa là với với 100 đồng doanh
thu, Vinamilk thu lại được 20,14 đồng lãi.
● Tương tự cho năm 2018, 2019 và 2020, số tiền lợi nhuận thu về được của doanh nghiệp
có dấu hiện giảm dần chỉ thu về được 19,42; 18,74; 18,84 đồng lãi.

Sự sụt giảm trên cho thấy sức cạnh tranh để thu về nhiều lợi nhuận của Vinamilk đang có
phần yếu dần dù lợi nhuận 2020 có dấu hiệu tăng không đáng kể (0,01%).

b) Khả năng sinh lời BEP:

Công thức:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020


Lợi nhuận
12.228.945.384.136 12.051.696.266.123 12.795.709.638.557 13.518.536.087.024
trước thuế

31
Chi phí lãi vay 29.438.568.563 51.367.418.552 108.824.893.987 143.818.465.177

EBIT 12258383952699 12103063684675 12904534532544 13662354552201


Bảng phân tích tỷ số EBIT

Công thức:
BEP = (EBIT/Tổng tài sản) x 100%

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020


12.103.063.684.67 12.904.534.532.54 13.662.354.552.20
EBIT 12.258.383.952.699
5 4 1
37.366.108.654.17 44.699.837.386.03 48.432.480.673.62
Tổng tài sản 34.667.318.837.497
9 4 9
BEP 35,36% 32,39% 28,87% 28,21%
Bảng phân tích khả năng sinh lời BEP

BEP
40
35.36
35 32.39
28.87 28.21
30

25

20

15

10

0
2017 2018 2019 2020

BEP

Đồ thị khả năng sinh lời BEP

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh mà không tính đến
ảnh hưởng của lãi vay (nguồn gốc vốn kinh doanh) và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tỷ số mang
giá trị dương càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng có lãi. Tỷ số mang giá trị âm
là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.

32
Nhìn chung thì khả năng sinh lời BEP của Vinamilk hiện đều đang mang giá trị dương tuy
nhiên lại giảm dần theo thời gian từ 35,39% xuống khoảng 28,21% vào năm 2020. Tuy các con
số trên vẫn chứng minh được doanh nghiệp kinh doanh có lãi, nhưng thực trạng cho thấy rằng lãi
thu về đang giảm dần, điều đó có nghĩa Vinamilk hiện đang gặp vấn đề kinh doanh và nên xem
xét lại các chiến lược thị trường để tránh những rủi ro xấu nhất có thể xảy ra.

c) Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA:


Công thức:
ROA = (Lợi nhuận ròng/Tổng tài sản) x 100%

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

LNR 10.278.174.553.166 10.205.629.711.239 10.554.331.880.891 11.235.732.234.152

Tổng tài sản 34.667.318.837.497 37.366.108.654.179 44.699.837.386.034 48.432.480.673.629


Tỷ suất lợi
nhuận trên tài 29,65% 27,31% 23,61% 23,20%
sản (ROA)
Bảng phân tích tỷ suất sinh lời ROA

ROA
35
29.65
30 27.31

23.61 23.20
25

20

15

10

0
2017 2018 2019 2020

ROA

Đồ thị biểu diễn tỷ suất sinh lời ROA

33
Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi của một đồng tài sản của doanh nghiệp. Hay nói
cách khác là tỷ số này phản ánh năng lực sinh lợi của doanh nghiệp khi sử dụng toàn bộ các
nguồn lực của mình.
Do đó:
● Năm 2017, ta thấy trong 100 đồng tài sản hiện có thì tạo được 29,65 đồng lợi nhuận
ròng. Tương tự với các năm còn lại, sẽ tạo ra được 27,31; 23,61; và 23,20 đồng lợi
nhuận ròng.

Tóm lại là 100 đồng vốn đang tạo ra số lợi nhuận ròng ít hơn từ 2017 đến 2020, nguyên
nhân có thể là do Vinamilk yếu dần trong tạo sự cạnh tranh, thị phần có thể bị đe doạ bởi các
đối thủ cạnh tranh trong cùng thị trường sữa.

d) Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE:


Công thức:

ROE = (Lợi nhuận ròng/Vốn chủ sở hữu) x 100

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

LNR 10.278.174.553.166 10.205.629.711.239 10.554.331.880.891 11.235.732.234.152

Vốn chủ sở hữu 23.873.057.813.861 26.271.369.291.927 29.731.255.204.364 33.647.122.229.822


Tỷ suất lợi
nhuận trên 43,05% 38,85% 35,50% 33,39%
VCSH (ROE)
Bảng phân tích tỷ suất sinh lời ROE

34
ROE
50
43.05
45
38.85
40 35.50
33.4
35
30
25
20
15
10
5
0
2017 2018 2019 2020

ROE

Đồ thị biểu diễn tỷ suất sinh lời ROE

ROE là chỉ số đo lường mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong doanh
nghiệp. Chỉ số ROE cho ta thấy: Với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ thu về
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Do đó:
● Năm 2017, với mỗi 100 đồng vốn bỏ ra, Vinamilk tạo ra được 43,05 đồng lợi nhuận. Cứ
thế tương tự cho các năm còn lại.

Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy tỷ số ROE của Vinamilk có chiều hướng đi xuống khá
nhanh bởi chỉ trong 4 năm, mức giảm ROE của doanh nghiệp là 9,65%, một con số cũng khá lo
ngại. Hơn nữa, chỉ tiêu ROE ghi nhận xu thế giảm đã phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn của
doanh nghiệp còn chưa được tốt, có thể ảnh hưởng đến đầu tư của Vinamilk.

CHƯƠNG 3: SO SÁNH VỚI CÔNG TY ĐỐI THỦ

Nhóm chọn Công ty Đường Quảng Ngãi - Vinasoy để phân tích trong vai trò là công ty
đối thủ của Vinamilk.

I. SO SÁNH KHẢ NĂNG THANH KHOẢN

35
2017 2018 2019 2020 2017 - 2018 2018 - 2019 2019 - 2020

Tỷ số thanh VINAMILK 3,212 3,368 2,986 3,276 4,87% -11,33% 9,69%


toán tổng
VINASOY 2,780 3,021 3,510 3,595 8,64% 16,20% 2,44%
quát

Tỷ số thanh VINAMILK 1,992 1,932 1,712 2,087 -2,98% -11,42% 21,94%

toán hiện thời VINASOY 0,813 1,212 1,504 1,664 49,05% 24,06% 10,61%

Tỷ số thanh VINAMILK 1,597 1,413 1,367 1,742 -11,54% -3,28% 27,48%

toán nhanh VINASOY 0,677 0,989 1,245 1,328 46,17% 25,89% 6,67%

Tỷ số thanh VINAMILK 0,094 0,143 0,185 0,149 51,46% 28,95% -19,50%

toán tức thời VINASOY 0,225 0,160 0,084 0,168 -29,12% -47,21% 99,02%

Đầu tiên, tập trung vào tỷ số thanh toán tổng quát, nhận thấy không có quá nhiều khác
biệt ở giá trị giữa cả 2 công ty. Cả Vinamilk và Vinasoy đều có tỷ số thanh toán tổng quát tiệm
cận với mức 3,0, đều thể hiện khả năng thanh toán tốt. Sự thay đổi qua các năm của Vinamilk và
Vinasoy có xu hướng giống nhau ngoại trừ ở giai đoạn 2018 - 2019. Cuối năm 2019, hệ số này
của Vinasoy tăng 16,20% trong khi Vinamilk lại giảm tận 11,33% so với 2018.

Tỷ số thứ hai - tỷ số thanh toán hiện thời giữa Vinamilk và Vinasoy lại có nhiều khác biệt.
Nhận thấy, hệ số này của Vinamilk cao hơn hẳn so với Vinasoy qua tất cả các năm của giai đoạn
phân tích. Cụ thể là Vinamilk chạm mốc thấp nhất bằng 1,712 (2018) và cao nhất bằng 2,087
(2019), trong khi vào 2017 Vinasoy chỉ đạt 0,813 và kể cả cao nhất cũng chỉ dừng lại ở 1,664
vào năm 2020. Đến cả xu hướng thay đổi của tỷ số này cũng rất khác biệt. Giai đoạn 2017 - 2018,
hệ số thanh toán hiện thời của Vinamilk giảm nhẹ 2,98% nhưng Vinasoy lại tăng đáng kể tới
49,05% và tiếp tục tăng 24,06% ở giai đoạn tiếp theo 2018 - 2019 dù cho bên phía Vinamilk vẫn
giảm (giảm 11,42%). Tuy nhiên vào 2019 - 2020, Vinamilk có xu hướng tăng trở lại và đạt giá
trị (2,087) cao hơn cả giá trị năm đầu của giai đoạn phân tích.

Tiếp theo, tới tỷ số phản ánh tình hình tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp - tỷ số thanh
toán nhanh. Quan sát kĩ số liệu ở bảng phân tích so sánh trên, ta thấy được xu hướng chuyển đổi
của tỷ số này có nét giống với tỷ số thanh toán hiện thời vừa đề cập ở bên trên. Vinamilk có chiều
hướng giảm trong giai đoạn 2017 - 2019 (giảm 11,54% trong 2017 - 2018 và giảm 3,28% trong

36
2018 - 2019) trong khi Vinasoy lại tăng mạnh (cụ thể là tăng 46,17% vào năm 2018 so với 2017
và tiếp tục tăng 25,89% vào cuối năm 2019). Sau đó, Vinamilk lại tăng và cũng tăng cao hơn cả
giá trị hệ số này ở năm 2017.

Tỷ số cuối cùng của nhóm tỷ số thanh toán này là tỷ số thanh toán tức thời. Nhận thấy được
điểm chung của cả 2 công ty này đều có giá trị hệ số tỷ số thanh toán tức thời nhỏ. Điều này
không thể kết luận được là doanh nghiệp liệu có đang sử dụng nguồn vốn thích hợp hay không
vì còn tùy thuộc vào tính chất kinh doanh, chiến lược kinh doanh và chiến lược dòng tiền của
doanh nghiệp. Quan sát sự dịch chuyển của hệ số này của 2 công ty, ta thấy được sự đối nghịch
qua tất cả 3 năm của giai đoạn 2017 - 2020. Cụ thể là vào 2017 - 2018, Vinamilk tăng mạnh
51,46% và tiếp tục tăng 28,95% vào 2018 - 2019 trước khi bước tới sự suy giảm 19,50% vào
2019 - 2020. Trong lúc đó, Vinasoy giảm liên tục vào 2017 - 2018 và 2018 - 2019, đặc biệt giảm
mạnh 47,21% vào cuối năm 2019; sau đó lại đột ngột tăng vọt ở cuối năm 2020 (tăng tới 99,02%
so với cuối năm 2019).

II. SO SÁNH TỶ LỆ QUẢN LÝ TÀI SẢN

Chênh lệch(%) Chênh lệch(%)


2017 2018 2019 2020 của năm của năm
2018/2017 2020/2019

Vòng quay VINAMILK 6.28 5.86 5.66 6.47 -6.70% 14.22%


HTK VINASOY 13.43 12.67 8.39 5.9 -5.66% -29.68%

Kỳ thu tiền VINAMILK 26.67 32.05 29.63 29.65 20.19% 0.10%


bình quân
VINASOY 16.35 17.21 17.79 15.32 5.26% -13.88%
( DSO )

Vòng quay VINAMILK 2.7 2.6 2.5 2.3 -3.70% -8%


TSNH VINASOY 4.17 3.19 2.23 1.65 -23.37% -25.84%

Vòng quay VINAMILK 04.07 3.37 03.06 03.08 -17.18% 0.53%


TSCĐ VINASOY 1.62 1.62 1.53 1.28 0% -16.34%

Vòng quay tổng VINAMILK 1.59 1.46 1.37 1.28 -8.40% -6.70%
tài sản VINASOY 1.16 01.07 0.90 0.71 -7.95% -20.84%

37
Vòng quay hàng tồn kho của Vinamilk tăng giảm không ổn định trong 4 năm, so với
Vinasoy thì hệ số vòng quay ấy nhỏ hơn hoàn toàn trong 3 năm đầu (2017-2019) nhưng đến năm
thứ 4 (2020) thì lại lớn hơn. Nhìn chung cả 2 công ty đều có vòng quay tồn kho mang xu hướng
giảm qua các năm: Vinamilk thì giảm nhẹ trong 3 năm đầu (giảm từ 6,28% còn 5,66%) nhưng
lại tăng lên vào năm thứ 4 (tăng 0,81% năm 2020 so với năm 2019). Nguyên nhân cho sự tăng
lên này chính là nhu cầu thị trường của Vinamilk tăng đột ngột vào năm 2020, vậy nên nếu khả
năng hàng trong kho không đủ cung cấp khiến uy tín của doanh nghiệp giảm dẫn đến hiện tượng
khách hàng tìm kiếm đơn vị khác, mất thị phần lâu năm. Trong 2 năm đầu vòng quay hàng tồn
kho của Vinasoy khá lớn (13,43% vào năm 2017 và giảm nhẹ còn 12,67% vào năm 2018). Điều
này cho thấy cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh. Tuy nhiên chỉ số này
quá cao cũng không tốt vì như thế có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu
cầu thị trường tăng đột ngột thì rất khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh
tranh giành thị phần. Thêm nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không
đủ có thể khiến cho dây chuyền bị ngưng trệ. Vì vậy Vinasoy đã có sự điều chỉnh vòng quay hàng
tồn kho, hệ số giảm mạnh vào 2 năm sau (giảm còn 8,39% vào năm 2019 và giảm còn 5,9% vào
năm 2020) nhưng có thể khẳng định rằng cả hai công ty đều đã, đang và sẽ luôn cố gắng để sử
dụng hàng tồn kho của mình một cách hiệu quả.

So với Vinasoy thì kỳ thu tiền bình quân của Vinamilk cao hơn hẳn, nhưng kỳ thu tiền bình
quân thấp thường có lợi hơn là kỳ thu tiền bình quân cao. Kỳ thu tiền bình quân thấp cho thấy
công ty thu hồi tiền thanh toán nhanh hơn. Tuy nhiên, có nhược điểm của việc này là nó có thể
cho thấy các điều khoản tín dụng quá nghiêm ngặt, nếu tình trạng này cứ tiếp tục khách hàng có
thể sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ khác với các điều khoản thanh toán dễ dàng hơn.

Để đạt được lợi ích kinh doanh cao thì các doanh nghiệp phải sử dụng một cách hợp lý,
hiệu quả từng đồng tài sản ngắn hạn. Nhìn từ bảng số liệu trên ta thấy rằng hệ số vòng quay tài
sản ngắn hạn của cả Vinamilk và Vinasoy đều có xu hướng giảm. Với mỗi đồng vốn công ty
Vinasoy đầu tư vào tài sản ngắn hạn đã tạo ra 4,17 đồng doanh thu vào năm 2017 trong khi đó
Vinamilk chỉ có 2,7 đồng tức cao hơn 1,5 lần. Năm 2018 vẫn có xu hướng cao hơn khi Vinasoy
tạo ra 3,19 đồng doanh thu thì Vinamilk chỉ có 2,6 đồng. Từ đó có thể thấy rằng vì công ty
Vinasoy có vòng quay vốn lưu động lớn hơn, thể hiện hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cao
hơn, có tốc độ luân chuyển vốn và thu hồi vốn sớm hơn Vinamilk. Tuy nhiên đến năm 2019, với
một đồng vốn công ty Vinamilk đầu tư vào tài sản ngắn hạn tạo ra doanh thu lại cao hơn so với

38
một đồng đầu tư của Vinasoy. Điều tương tự cũng xảy ra ở năm 2020. Mặc dù tỷ số vòng quay
tài sản ngắn hạn của cả 2 công ty đều giảm qua từng năm nhưng số giảm chênh lệch giữa các
năm của Vinasoy lại lớn hơn nhiều so với Vinamilk. Việc đó đã chứng tỏ vì sao hệ số vòng quay
tài sản lưu động trong 2 năm đầu (2017 và 2018) của Vinasoy lớn hơn Vinamilk, nhưng đến 2
năm sau (2019 và 2020) tình thế lại hoàn toàn ngược lại. Từ đó ta có thể đưa ra nhận xét rằng
Vinasoy đã từng có hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cao hơn, tốc độ luân chuyển và thu hồi
vốn sớm hơn Vinamilk, nhưng để duy trì được hiệu suất và tốc độ ấy ở mức ổn định (biến động
tăng giảm nhẹ) thì Vinamilk đã làm được điều ấy tốt hơn Vinasoy.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Vinamilk và Vinasoy có phần tương tự nhau. Hệ số
vòng quay tài sản cố định của cả hai công ty đều có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ rằng cả
2 công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản. So với doanh nghiệp cùng ngành thì hiệu quả sử dụng
tài sản cố định của Vinamilk lại là khá ổn, trong khi đó tỷ số của công ty đối thủ lại hơi thấp hơn
so với tỷ số trung bình ngành. Trong giai đoạn từ năm 2017-2020, phần chênh lệch giữa các tỷ
số qua từng năm của Vinamilk cao hơn so với Vinasoy, cụ thể là tỷ số vòng quay tài sản cố định
của Vinamilk năm 2017 là 4,07 và đã giảm còn 3,08 vào năm 2020, tức là đã giảm 0,99; trong
khi đó tỷ số vòng quay tài sản cố định của Vinasoy năm 2017 là 1,62 nhưng đến năm 2020 lại
chỉ giảm được 0,34 còn 1,28 vào năm 2020. Hệ số này giảm xuống qua các năm còn cho ta thấy
rằng, công ty chú trọng đầu tư vào việc mở rộng quy mô sản xuất và chuẩn bị sự tăng trưởng cho
tương lai, và khi so sánh phần chênh lệch giữa hai công ty (Vinamilk giảm 0,99 và Vinasoy giảm
0,34 trong vòng 4 năm) thì có thể nhận ra Vinamilk đã có sự chuẩn bị cho tương lai tốt hơn
Vinasoy.

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng: Hầu hết tỷ số vòng quay tài sản của cả Vinamilk
và Vinasoy đều có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ năm 2017 đến năm 2020, vòng quay
tổng tài sản có xu hướng giảm chứng tỏ công ty Vinamilk chưa sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh
vào việc tạo ra doanh thu, doanh nghiệp có những tài sản đang bị ứ đọng hoặc công suất hoạt
động thấp. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng này ở cả hai công ty là tốc độ tăng trưởng
của tài sản bình quân qua các năm lớn hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu thuần. Từ đây ta có
thể thấy việc khối lượng tài sản càng lớn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quản lí và điều hành,
nên thông thường thì khối lượng tài sản công ty nào lớn hơn thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ thấp
hơn. Điều này cũng xảy ra tương tự với Vinasoy, nên tỷ số đang giảm đối với Vinamilk không
phải là tín hiệu quá xấu. Tuy nhiên tỷ số vòng quay tài sản của Vinamilk vẫn lớn hơn so với tỷ

39
số của Vinasoy ở cùng thời điểm, việc đó đã chứng minh được rằng Vinamilk sử dụng nguồn tài
sản của mình hiệu quả hơn so với đối thủ Vinasoy.

III. SO SÁNH CHỈ SỐ QUẢN LÝ NỢ

TỶ SỐ QUẢN LÝ NỢ
2017 2018 2019 2020

Vinamilk 31,14% 29,69% 33,49% 30,53%


Tỷ số nợ trên tài sản
Vinasoy 35,97% 33,11% 28,49% 27,81%

Vinamilk 45,22% 42,23% 50,35% 43,94%


Tỷ số nợ trên vốn
Vinasoy 56,16% 49,49% 39,84% 38,53%

Vinamilk 2,51% 1,73% 1,77% 1,70%


Tỷ số nợ dài hạn trên vốn
Vinasoy 0,38% 0,51% 0,38% 0,42%

Vinamilk 416,4056 235,6175 118,5807 94,9972


Khả năng thanh toán lãi vay
Vinasoy 14,8738 15,6108 20,0511 17,8267

Từ năm 2017-2018, tỷ số nợ trên tài sản của Vinamilk đều thấp hơn so với Vinasoy, đây là
dấu hiệu tốt vì công ty khá tự chủ về mặt tài chính, đồng thời Vinamilk cũng không để lỡ khả
năng kiếm tiền cho cổ đông khi thực hiện việc chiếm dụng vốn của đối tác. Nhưng từ năm 2019-
2020, tỷ số này của vinamilk lại lớn hơn so với Vinasoy, thể hiện rằng công ty ngày càng phụ
thuộc hơn vào các cổ đông về mặt tài chính.

Tương tự với tình trạng của tỷ số nợ trên tài sản, tỷ số nợ trên vốn của Vinamilk thấp hơn
Vinasoy trong 2 năm đầu nhưng cao hơn so với Vinasoy trong 2 năm cuối trong khoảng thời gian
từ 2017-2020. Nhìn từ bảng số liệu, có thể thấy rằng Vinamilk sẽ cố gắng duy trì tỷ số nợ trên
vốn không quá cao nhưng cũng không quá thấp so với doanh nghiệp cùng ngành, nhằm đảm bảo
tình trạng tài chính ở mức trung bình và ổn định.

Từ 2017-2020, tỷ số nợ dài hạn trên vốn của Vinamilk lớn hơn so với Vinasoy. Nguyên
nhân là các doanh nghiệp cùng ngành như Vinasoy thực hiện chính sách tài trợ bằng nguồn vốn
vay ổn định và dài hạn, còn Vinamilk vẫn giữ nguyên việc huy động tài trợ bằng nợ ngắn hạn.
Có thể dự đoán rằng trong tương lai, Vinamilk sẽ vẫn giữ nguyên chính sách vay nợ ngắn hạn

40
của mình dù cho doanh nghiệp khác cùng ngành sử dụng nhiều hơn nợ dài hạn để tài trợ cho công
ty của mình.

Khả năng thanh toán lãi vay của Vinamilk từ năm 2017-2020 đều lớn hơn rất nhiều so với
khả năng thanh toán lãi vay của Vinasoy. Tỉ lệ 1.5 cho khả năng thanh toán lãi vay là mức có thể
chấp nhận được cho các doanh nghiệp. Nhưng tỉ lệ này của vinamilk lên đến con số vài trăm lần
vì vậy khả năng không thanh toán được nợ của vinamilk là hầu như không có. Và Vinamilk cũng
có rất nhiều lợi thế cho mình khi đi kêu gọi vốn đầu tư hoặc đi vay để mở rộng hoạt động kinh
doanh.

IV. SO SÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI

TỶ SỐ KHẢ NĂNG SINH LỢI


2017 2018 2019 2020

Tỷ số lợi nhuận trên Vinamilk 20,14% 19,42% 18,74% 18,84%


doanh thu Vinasoy 13,45% 15,44% 16,82% 16,23%

Khả năng lợi nhuận Vinamilk 35,36% 32,39% 28,87% 28,21%


cơ bản (BEP) Vinasoy 17,36% 18,69% 17,91% 14,62%

Tỷ suất sinh lợi trên vốn Vinamilk 43,05% 38,85% 35,50% 33,39%
(ROE) Vinasoy 22,91% 23,17% 19,97% 15,94%

Tỷ suất sinh lợi trên Vinamilk 14,67% 15,50% 14,28% 11,51%


tài sản (ROA) Vinasoy 29,65% 27,31% 23,61% 23,20%

Xét về mặt tỷ suất lợi nhuận, cả 2 công ty có xu hướng trái ngược nhau. Có thể thấy, từ
2017 đến 2019, tỷ suất lợi nhuận của Vinamilk chứng kiến một sự giảm không quá sâu (1,4%)
xuống còn 18,74%, chứng tỏ rằng tốc độ tăng của lợi nhuận thấp hơn doanh thu, làm giảm khả
năng sinh lợi của công ty, mặc dù, năm tiếp theo doanh nghiệp ghi nhận sự tăng nhẹ trong tỷ số
này (0.1%). Trái ngược với đó, từ năm 2017 đến năm 2019 ta đã thấy có sự khác biệt giữa 2 công
ty khi tỷ suất lợi nhuận của Vinasoy được thúc đẩy tăng khoảng 1,2%, tốc độ tăng của lợi nhuận
cao hơn so với doanh thu, điều này làm tăng khả năng sinh lợi của doanh nghiệp . Tuy nhiên,
năm 2020 tỷ suất doanh nghiệp lại bị sụt giảm xuống ở mức 16,23%. Qua các con số nêu trên,
ta có thể thấy, Vinasoy đã có những phương pháp hợp lý để nâng cao chất lượng sản phẩm (bán

41
được với giá cao hơn) trong khi chi phí thì vẫn giữ nguyên nhằm tối đa hóa lợi nhuận còn
Vinamilk vào 3 năm đầu có thể do không bán được số lượng sản phẩm như năm 2020 từ dó, tỷ
suất lợi nhuận giảm theo.
Suất sinh lợi cơ bản (BEP) của Vinamilk giảm khá mạnh trong cả 4 năm, từ 35,36% xuống
còn 28,21%. Còn BEP của Vinasoy tăng khá tương đối vào năm 2018 (1.33%) và rồi lần lượt
giảm xuống 17,91 và 14,62%. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty đang
giảm dần nhưng do BEP đã loại bỏ thuế và các chi phí bất thường khác nên chỉ số này không thể
đánh giá được khả năng xử lý chi phí của công ty.
Còn về suất sinh lợi trên vốn cổ phần (ROE) của Vinamilk tiếp tục ghi nhận sự giảm mạnh
khoảng 1,2 lần trong năm 2020 so với 2017. Trong khi đó, năm 2018, tỷ số ROE của Vinasoy
tăng gần 1%, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng tương đối tốt nguồn vốn từ các cổ đông cổ phần
thường và đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh
tranh của mình trước khi giảm đáng kể còn 15,94% vào năm 2020. Nếu nhìn chung qua cả 4 năm
thì ta thấy được ROE của Vinamilk tuy giảm nhưng vẫn ổn định phần nào đó sao với sự biến
động nhẹ của Vinasoy.
Nhìn chung về sức sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) thì trong cả 4 năm, Vinamilk có xu
hướng dao động lên xuống trong khi của Vinasoy thì giảm liên tục. Cụ thể, năm 2018, ROA của
Vinamilk tăng còn Vinasoy giảm 2,4% mặc dù tổng tài sản của 2 công ty đều gia tăng điều đó
chứng tỏ Vinamilk có khả năng tận dụng nguồn tài sản để tạo ra doanh thu tốt hơn. Tuy nhiên,
vào những năm sau đó thì ROA của 2 công ty đều giảm, bản báo cáo tài chính của 2 công ty đều
cho thấy tổng tài sản gia tăng khá nhiều qua từng năm lần nhưng cả 2 công ty đều không tận dụng
hết được các nguồn vốn khổng lồ đó nên tỷ số ROA của 2 công ty đều giảm qua các năm.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CƠ CẤU

I. Bảng cân đối kế toán

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020


Tỷ Tỷ Tỷ
Tỷ
TÀI SẢN Giá trị (VNĐ) trọng Giá trị (VNĐ) Giá trị (VNĐ) trọng Giá trị (VNĐ) trọng
trọng
(%) (%) (%)
TÀI SẢN
20.307.434.789.529 58,58% 20.559.756.794.837 55,02% 24.721.565.376.552 55,31% 29.665.725.805.058 61,25%
NGẮN HẠN
Tiền và các khoản
963.335.914.164 2,78% 1.522.610.167.671 4,07% 2.665.194.638.452 5,96% 2.111.242.815.581 4,36%
tương đương tiền
Các khoản đầu tư tài 10.561.714.377.337 30,47% 8.673.926.951.890 23,21% 12.435.744.328.964 27,82% 17.313.679.774.893 35,75%

42
chính ngắn hạn
Các khoản phải thu
4.591.702.853.157 13,25% 4.639.447.900.101 12,42% 4.503.154.728.959 10,07% 5.187.253.172.150 10,71%
ngắn hạn
Hàng tồn kho 4.021.058.976.634 11,60% 5.525.845.959.354 14,79% 4.983.044.403.917 11,15% 4.905.068.613.616 10,13%
Tài sản ngắn hạn khác 169.622.668.237 0,49% 197.925.815.821 0,53% 134.427.276.260 0,30% 148.481.428.818 0,31%
TÀI SẢN DÀI HẠN 14.359.884.047.968 41,42% 16.806.351.859.342 44,98% 19.978.308.009.482 44,69% 18.766.754.868.571 38,75%
Các khoản phải thu dài
53.774.889.824 0,16% 88.443.241.642 0,24% 21.169.968.995 0,05% 19.974.111.715 0,04%
hạn
Tài sản cố định 10.609.309.098.847 30,60% 13.365.353.599.095 35,77% 14.893.540.216.703 33,32% 13.853.807.867.036 28,60%
Bất động sản đầu tư 95.273.270.528 0,27% 90.248.200.759 0,24% 62.018.116.736 0,14% 59.996.974.041 0,12%
Tài sản dở dang dài hạn 1.928.569.256.697 5,56% 868.245.878.253 2,32% 943.845.551.903 2,11% 1.062.633.519.957 2,19%
Các khoản đầu tư tài
555.497.854.952 1,60% 1.068.660.695.119 2,86% 986.676.290.429 2,21% 973.440.912.476 2,01%
chính dài hạn
Tài sản dài hạn khác 1.117.459.677.120 3,22% 1.325.400.244.471 3,55% 3.071.057.864.716 6,87% 2.796.901.483.346 5,77%
100,00 100,00 100,00 100,00
TỔNG TÀI SẢN 34.667.318.837.497 37.366.108.654.179 44.699.873.386.034 48.432.480.673.629
% % % %
NGUỒN VỐN

NỢ PHẢI TRẢ 10.794.261.023.636 31,14% 11.094.739.362.252 29,69% 14.968.618.181.670 33,49% 14.785.358.443.807 30,53%
Nợ ngắn hạn 10.195.562.827.092 29,41% 10.639.592.009.462 28,47% 14.442.851.833.360 32,31% 14.212.646.285.475 29,35%
Nợ dài hạn 598.698.196.544 1,73% 455.147.352.790 1,22% 525.766.348.310 1,18% 572.712.158.332 1,18%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 23.873.057.813.861 68,86% 26.271.369.291.297 70,31% 29.731.255.204.364 66,51% 33.647.122.229.822 69,47%
Vốn chủ sở hữu 23.873.057.813.861 68,86% 26.271.369.291.297 70,31% 29.731.255.204.364 66,51% 33.647.122.229.822 69,47%
TỔNG 100,00 100,00 100,00 100,00
34.667.318.837.497 37.366.108.654.179 44.699.873.386.034 48.432.480.673.629
NGUỒN VỐN % % % %

NHẬN XÉT

Về tài sản: Dựa vào bảng số liệu phân tích trên, nhìn chung tổng tài sản của Vinamilk có xu
hướng tăng trong 4 năm qua trong đó có sự tăng lên của tài sản ngắn hạn và sự biến động tăng
giảm của tài sản dài hạn. Vinamilk có sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
không quá lớn.

- Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ: từ 55,02 % đến 61,25% trong tổng cơ cấu tổng tài sản trong giai
đoạn 2017 - 2020. Điều này thể hiện khả năng thanh toán cao của công ty. Sự gia tăng tỷ trọng
của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự gia tăng trong tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn,
tăng mạnh vào năm 2018 (+9.35%). Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy vốn của
công ty đang dần bị khách hàng chiếm dụng, điều này cũng làm giảm hiệu quả trong sử dụng vốn
của doanh nghiệp.

43
+ Hàng hóa tồn kho có sự biến động nhẹ, 10,13%-14,79% trong giai đoạn từ năm 2017-
2020. Riêng năm 2018 có sự tăng lên đáng kể (+3.19%). Việc tăng lên đột ngột này chính
là để đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của thị trường, vì vậy công ty phải dự trữ một
lượng hàng tồn kho là các loại sữa, lương thực thực phẩm. Tuy nhiên dự trữ một lượng
hàng tồn kho nhiều hơn đồng nghĩa với việc Công ty phải chịu nhiều chi phí lưu kho hơn.
Phần lớn các mặt hàng của Vinamilk là các mặt hàng phục vụ nhu cầu ăn uống, vì vậy
khó quản trong thời gian dài vì sẽ dẫn đến thực phẩm quá hạn sử dụng.

+ Trong giai đoạn từ năm 2017 đến 2020 tiền và các khoản tương đương có xu hướng tăng
trong vòng 3 năm đầu (tăng 1,29% vào năm 2018 so với 2017 và tăng 1,89% vào năm
2019 so với 2018) đến năm 2020 thì giảm 1,8% so với 2019; các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn có sự biến động tăng giảm không ổn định trong khoảng từ 4,61% đến 7,93% (so
sánh giữa 2 năm liền kề với nhau); các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm khoảng
từ 0,83% đến 2,35% khi so sánh giữa 2018 với 2017 và 2019 với 2018, năm 2020 khoản
này có sự tăng nhẹ nhưng không đáng kể ( +0,64%)

- Tỷ trọng tài sản dài hạn giao động ổn định từ năm 2017-2020 (38,75%-44,98%):

+ Các khoản phải thu dài hạn tăng nhẹ trong 2 năm đầu (2017-2018 tăng 0,08%) nhưng lại
giảm mạnh khi sang năm thứ 3 (2018-2019 giảm 0,19%) và tiếp tục giảm vào năm thứ 4
(2019-2010 giảm 0,01%).
+ Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn có sự biến động tăng giảm nhưng không quá
lớn: tài sản cố định thay đổi trong khoảng từ 28,6% đến 35,77% trong giai đoạn từ năm
2017-2020. Bên cạnh đó các khoản đầu tư dài hạn dao động trong khoảng từ 1,60% đến
2,86% trong cùng thời điểm.

Về nguồn vốn:

- Song song với sự biến động của tài sản, nguồn vốn của công ty cũng biến động theo từng
năm.cấu trúc nguồn vốn sẽ thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía
cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính.Việc huy động vốn một mặt vừa đáp ứng nhu
cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàn trong tài chính, nhưng mặt khác liên quan
đến hiệu quả và rủi ro của doanh nghiệp.Về tỷ trọng của các khoản mục trong tổng nguồn vốn
cũng có sự biến đổi:

44
+ Trong cơ cấu nợ phải trả của Vinamilk thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, nợ dài hạn
chiếm tỷ trọng khá nhỏ và đang có xu hướng giảm.Nợ phải trả năm 2017 là 31,14%, năm
2018 là 29.69%, năm 2019 là 33,49%, năm 2020 là 30,53%.

+ Nhìn vào tỷ trọng nguồn vốn của công ty ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của VNM chiếm
tỷ trọng cao bình quân qua các năm khoảng 66-70%. Vốn chủ sở hữu năm 2017 là 68,86%,
năm 2018 là 70,31%, năm 2019 là 66,51% và năm 2020 giảm còn 66,47%.Trong giai
đoạn năm 2017-2120 ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Vinamilk có xu hướng biến
động, cụ thể năm 2018 tăng thêm 1,45% so với năm 2017 và năm 2019 giảm 3,8% so với
năm 2018. Điều này cho chúng ta thấy công ty ngày càng giảm tỷ trọng trong nguồn vốn
chủ sở hữu và tăng tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn để lợi dụng đòn bẩy tài chính làm
tăng lợi nhuận sau thuế, tối ưu hoá lợi nhuận trên cổ phần từ đó làm tăng giá trị doanh
nghiệp.

II. Báo cáo lời lỗ

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020


Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ
Giá trị (VNĐ) Giá trị (VNĐ) Giá trị (VNĐ) Giá trị (VNĐ)
trọng trọng trọng trọng
Doanh thu bán hàng và
51.134.899.765.079 52.629.230.427.284 59.400.229.726.717 59.722.908.393.236
cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
93.823.879.970 67.280.456.692 82.106.963.973 86.622.167.689
doanh thu
Doanh thu thuần về 100,00 100,00 100,00 100,00
51.041.075.885.109 52.561.949.970.592 59.318.122.762.744 59.636.286.225.547
bán hàng và cung cấp % % % %
Giá vốn hàng bán 26.806.931.066.476 52,52% 27.950.543.501.501 53,18% 29.745.906.112.117 50,15% 31.967.662.837.839 53,60%
Lợi nhuận gộp về bán
24.234.144.818.633 47,48% 24.611.406.469.091 46,82% 26.573.216.650.627 44,80% 27.668.623.387.708 46,40%
hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động
816.316.778.535 1,60% 759.917.391.001 1,45% 807.316.707.483 1,36% 1.581.092.655.317 2,65%
tài chính
Chi phí tài chính 87.037.548.276 0,17% 118.007.001.674 0,22% 186.969.681.828 0,32% 308.569.328.835 0,52%
Lợi nhuận/ lỗ được
67.133.981.642 0,13% 22.433.720.557 0,04% -5.716.591.103 0,01% 3.882.188.676 0,01%
chia từ công ty liên kết
Chi phí bán hàng 11.536.533.571.799 22,56% 12.265.936.906.433 23,34% 12.993.454.552.852 21,90% 13.447.492.622.165 22,55%
Chi phí quản lý doanh
1.267.606.271.090 2,48% 1.133.300.231.790 2,16% 1.396.302.416.955 2,35% 1.958.155.456.285 3,28%
nghiệp

45
Lợi nhuận thuần từ
12.226.418.187.645 23,91% 11.876.513.440.752 22,60% 12.797.090.115.372 21,57% 13.539.380.824.416 22,70%
hoạt động kinh doanh
Thu nhập khác 213.080.586.430 0,42% 450.247.329.980 0,86% 249.446.259.179 0,42% 212.386.195.135 0,36%
Chi phí khác 210.553.389.939 0,41% 275.430.569.541 0,52% 250.826.735.994 0,42% 233.230.932.527 0,39%
Kết quả từ hoạt động 0,00233
2.527.196.491 0,00% 175.182.825.371 0,33% -1.380.476.815 -20.844.737.392 0,03%
khác %
Lợi nhuận trước thuế 12.228.945.384.136 23,92% 12.051.696.266.123 22,93% 12.795.709.638.557 21,57% 13.518.536.087.024 22,67%
Chi phí thuế TNDN
1.967.066.705.220 3,85% 1.874.905.225.483 3,57% 2.238.365.796.113 3,77% 2.310.674.009.890 3,87%
hiện hành
Chi phí/ (Lợi ích) thuế
(16.295.874.259) 0,03% (28.838.670.599) 0,05% 3.011.961.553 0,01% (27.870.156.991) 0,05%
TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế
10.278.174.553.166 20,10% 10.205.629.711.239 19,42% 10.554.331.880.891 17,79% 11.235.732.234.125 18,84%
TNDN

NHẬN XÉT:

Doanh thu bán hàng của công ty có xu hướng tăng dần đều qua các năm, năm 2018 tăng
0,03% so với 2017, năm 2019 tăng mạnh 0.13% so với 2018, năm 2020 cũng tăng nhưng với một
tỷ lệ rất nhỏ 0,005% so với 2019, nhìn chung doanh thu tăng bình quân 5,5%/năm. Lợi nhuận
gộp tăng trưởng chậm với tốc độ tăng bình quân 123%/năm do chi phí tài chính tăng dần qua các
năm (tăng từ 0,17% đến 0,52% trên tổng số doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp trong giai
đoạn từ năm 2017 đến 2020).

CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH CHỈ SỐ Z

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Z1 0,2917 0,2655 0,2299 0,3191

Z2 0,2965 0,2731 0,2361 0,2320

Z3 0,3528 0,3225 0,2863 0,2791

Z4 1,3440 1,5689 1,1628 1,4127

Z5 1,4723 1,4067 1,3270 1,2313

Z 4,2079 4,1133 3,5759 3,7077

46
NHẬN XÉT:

Z>2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn chưa có nguy cơ phá sản
1.8< Z <2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản
Z<1.8: Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản cao

Trong 4 năm, nguy cơ phá sản của Vinamilk đều ở mức rất thấp (Z cao hơn rất nhiều với
con số tối thiểu của vùng an toàn). Nhưng có thể thấy rằng chỉ số Z của Vinamilk có xu hướng
giảm cho thấy doanh nghiệp phải thận trọng hơn trong việc xem xét các vấn đề về tài chính và
kinh doanh của mình.

Nếu nhìn sâu hơn nữa vào mô hình chỉ số Z ta thấy được cả 4 chỉ số Z1, Z2, Z3, Z4, Z5
đều có sự tham gia của tổng tài sản làm giảm các chỉ số này đi trong khi trong báo cáo tài chính
thì tổng tài sản của Vinamilk tăng liên tục qua từng năm nên chỉ số Z có xu hướng giảm là điều
đương nhiên. Vì thế công ty Vinamilk cần xem lại những tài sản nào là không cần thiết cho kinh
doanh và dần thanh lý các tài sản đó để giảm lượng tổng tài sản (liên quan đến Z5) đồng thời
cũng có thêm tiền mặt làm tăng vốn lưu động của công ty. Nếu được chúng ta nên giảm tài sản
dài hạn vì tài sản ngắn hạn góp phần làm tăng giá trị của Z1.

Để làm tăng Z2, Vinamilk có thể làm tăng lợi nhuận giữ lại của công ty qua việc giảm cổ
tức chia cho các cổ đông. Tuy nhiên, không nên giảm quá nhiều cổ tức vì làm vậy sẽ vô tình làm
cho Z4 giảm theo.

CHƯƠNG 6: PHÂN TÍCH HÒA VỐN VÀ ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH

I. Phân tích đòn bẩy tài chính

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

DFL 1,0024 1,0043 1,0086 1,0108

DOL 2,0714 2,1444 2,0641 2,1797

DTL 2,0764 2,1536 2,0818 2,2031

Đòn bẩy kinh doanh (DOL) phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết cấu chi phí kinh doanh
của doanh nghiệp đến thu nhập trước thuế và lãi. Chúng cho ta biết phần trăm thay đổi của lợi
nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) khi doanh thu thay đổi 1%. Nếu doanh thu của Vinamilk tăng

47
thì EBIT sẽ tăng nhiều hơn và ngược lại nếu doanh thu bị giảm thì EBIT sẽ giảm nhiều hơn. Đây
là lợi thế đồng thời cũng là rủi ro đối với doanh nghiệp. Qua từng năm DOL của Vinamilk có xu
hướng tăng tức Vinamilk đang làm tốt trong mảng kinh doanh của mình, do vậy sự hấp dẫn của
cổ phiếu Vinamilk cũng trở nên mạnh hơn đối với các nhà đầu tư.

DFL phản ánh mức độ ảnh hưởng của các khoản nợ vay lên thu nhập trên mỗi cổ phần
(EPS) của Vinamilk. Qua 4 năm, DFL của Vinamilk đều ở mức xấp xỉ bằng 1 tức công ty này
không vay quá nhiều vốn ở bên ngoài để phát triển và mở rộng kinh doanh dẫn tới ảnh hưởng của
lãi vay lên thu nhập của vốn chủ sở hữu cũng xấp xỉ bằng 1 dẫn tới việc khi công ty kinh doanh
tốt hơn bao nhiêu thì thu nhập trên mỗi cổ phiếu cũng cao hơn bấy nhiêu.

Còn DTL thể hiện mức độ nhạy cảm của thu nhập trên một cổ phiếu khi doanh thu thay
đổi. Do Vinamilk vay nợ không nhiều nên hiệu ứng thay đổi của DTL cũng tương tự như hiệu
ứng thay đổi của DOL.

II. Phân tích hòa vốn

Phân tích hòa vốn

Định phí 13.101.730.781.104 13.792.674.709.438 14.827.553.387.629 15.947.448.339.812

Biến phí 26.806.931.066.476 27.950.543.501.501 29.745.906.112.117 31.967.662.837.839

Doanh thu hòa vốn 39.908.661.847.580 41.743.218.210.939 44.573.459.499.746 47.915.111.177.651

Doanh thu thực tế 51.041.075.885.109 52.561.949.970.592 59.318.122.762.744 59.636.286.225.547

Tỷ lệ số dư an toàn 0,2181 0,2058 0,2486 0,1965

Điểm hòa vốn là mức hoạt động mà doanh thu bằng chi phí hay lợi nhuận bằng 0. Từ đó,
ta có công thức doanh thu tại điểm hoà vốn như sau:

Doanh thu hoà vốn = Tổng biến phí + Tổng định phí

Qua bảng dữ liệu từ năm 2017 đến 2020 thì ta có thể thấy được rằng doanh thu thực tế của
công ty luôn lớn hơn rất nhiều so với doanh thu hòa vốn, điều này đồng nghĩa với việc công ty
đã tạo được lợi nhuận xuyên suốt. Đây là một dấu hiệu rất tích cực của công ty Vinamilk.

48
Mặt khác, khi nhìn vào định phí của các năm ta có thể nhận thấy có rất ít sự thay đổi qua
từng năm, thường ở mức dưới 8%.

Chi phí quản lý của doanh nghiệp có xu hướng tăng qua từng năm có thể cho thấy là công
ty đang mở rộng quy mô sản xuất và quản trị hoặc do sự quản lý chưa hiệu quả các nguồn lực
của công ty. Năm 2020 là năm ghi nhận sự gia tăng mạnh trong chi phí nói chung của Vinamilk,
tuy nhiên đây cũng là năm mà Vinamilk đạt được lợi nhuận sau thuế lớn nhất trong số 4 năm.

Đánh giá tổng thể, những sự đánh đổi của công ty đều đã giúp tăng lợi nhuận công ty qua
từng năm và điều này chứng minh rằng công ty duy trì các hoạt động kinh doanh khá hiệu quả
qua từng năm từ 2017 - 2020.

III. PHÂN TÍCH DUPONT

2017 2018 2019 2020

Lợi nhuận ròng / Doanh


0.2013 0,1942 0,1779 0,1884
thu thuần

Doanh thu / Tổng tài sản 1.4723 1,4067 1,3270 1,2313

ROA 0,2965 0,2731 0,2361 0,2320

Tổng tài sản / Vốn cổ phần 1,4522 1,4223 1,5035 1,4394

ROE 0,9522 0,9199 0,7051 0,7599

49
Thông qua phương trình (1) phía trên thì nhà quản trị có thể thấy rằng ROA chịu tác động
của hai yếu tố là lợi nhuận sau thuế trên một đồng doanh thu và bình quân một đồng tài sản tạo
được bao nhiêu đồng doanh thu. Từ đó, nhà quản trị có 2 cách để tăng ROA: tăng tỷ lệ lợi nhuận
trên doanh thu có được hoặc tăng khả năng tạo ra doanh thu trên tài sản của doanh nghiệp.

Phương trình (2) (3) thể hiện mối quan hệ giữa ROE với doanh thu, hiệu suất sử dụng tài
sản và đòn bẩy tài chính. Thông qua phương trình tổng hợp (3) thì nhà quản trị có 3 cách để tăng
ROA: Thứ nhất, tăng tỷ suất lợi nhuận, muốn như vậy thì phải quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí
và phải tăng tốc độ lợi nhuận nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Thứ hai, tăng tốc độ luân chuyển
tài sản; muốn làm được thì phải tăng tài sản và dự trữ tài sản hợp lý. Thứ ba, giảm tỷ lệ vốn cổ
phần, có nghĩa là tốc độ tăng vốn cổ phần phải nhỏ hơn tốc độ tăng tài sản. Đồng thời, thông qua
phân tích tỷ số Dupont thì các nhà cổ đông có thể thấy rằng giảm tỷ lệ vốn cổ phần là có lợi hơn
và ngược lại.

C. VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY VINAMILK

I. Vấn đề về khả năng thanh toán lãi vay:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty trong 4 năm ghi nhận con số giảm khá mạnh
qua từng năm: năm 2017 là 416,4056 lần; năm 2018 là 235,6175; năm 2019 là 118,5807 lần và
còn giảm đến 94,9972 xuống gần 4,4 lần so với năm đầu tiên. Nguyên nhân là do lợi nhuân trước
thuế và lãi vay liên tục tăng từ từ qua 4 năm, cùng lúc đó ghi nhận được sự tỉ lệ thuận trong chi
phí lãi vay của công ty (năm 2018 tăng hơn 21 tỷ đồng tương ứng với 74,49%; năm 2019 tăng so
với năm 2018 hơn 57 tỷ đồng tương ứng giảm 111,86% trong khi đó năm 2020 tăng lên khoảng
35 tỷ đồng).

Từ sự phân tích ở trên cho thấy, Vinamilk hoạt động kinh doanh hiệu quả giảm dần qua từng
năm dẫn tới tăng chi phí lãi vay khá lớn. Hơn nữa, chi phí lãi vay 2019-2020 là lớn nhất, điều
này có thể do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến hoạt động của doanh nghiệp không còn
hiệu quả và giảm sức cạnh tranh dẫn tới việc công ty phải đi vay nhiều hơn và lợi nhuân đạt được
chưa thể thanh toán tốt các khoản lãi vay. Đây là nhân tố quan trọng quyết định việc công ty nên
đưa ra quyết định đầu tư, vay thêm tiền đầu tư vào hoạt động kinh doanh như thế nào để tích lũy
lợi nhuận và tăng tỉ số khả năng trả lãi.

50
Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch
Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020 2018 – 2019 – 2020 –
2017 2018 2019
Lợi nhuận
12.228.945.384.136 12.051.696.266.123 12.795.709.638.557 13.518.536.087.024 –1,44% +6,17% +5,65%
trước thuế

EBIT 12.258.383.952.699 12.103.063.684.675 12.904.534.532.544 13.662.354.552.201 –1,27% +6,62% +5,87%

Chi phí
29.438.568.563 51.367.418.552 108.824.893.987 143.818.465.177 +74,49% +111,86% +32,16%
lãi vay
Tỷ số khả
năng trả 416,4056 235,6175 118,5807 94,9972 –43,42% –49,67% –19,89%
lãi vay

Đối với vấn đề trên của doanh nghiệp, nhóm tác giả đưa ra 2 giải pháp chính yếu như sau:

Vì trong tình hình khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 hiện nay, việc tiếp tục
ứng dụng các khoản vay tín dụng để tập trung nguồn lực phát triển nhanh hơn trong thời gian tới
là một chiến lược mà Vinamilk nên thực hiện để tận dụng các vốn vay để phát triển mở rộng
thêm, tăng cường sản xuất. Hơn nữa, doanh nghiệp nên tận dụng triệt để và hợp lý các gói tín
dụng hỗ trợ từ nhà nước và ngân hàng để tăng cường khả năng khinh doanh cũng như sức cạnh
tranh vượt qua thời kì khủng hoảng bởi dịch covid.

Vinamilk nên xem xét phương án chia nhỏ các khoản vay theo quý để có thể dễ dàng theo
dõi việc sử dụng hợp lý các khoản vay như thế nào qua báo cáo tài chính từng quý. Qua đó, kiểm
soát được hoạt động vay tài chính của công ty, dựa vào đó còn có thể cân nhắc điều chỉnh các
khoản vay cho các quý sau dựa trên báo cáo của quý trước nó và việc kinh doanh của doanh
nghiệp trong quý.

Bên cạnh đó, ngay khi bối cảnh trở nên khả quan hơn và tình hình thị trường ổn định hơn,
không còn chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19 nữa thì Vinamilk hãy cân nhắc nhiều
hơn việc tận dụng triệt để các nguồn vốn vay. Theo thống kê các chỉ trong ngành nước giải khát
nói chung, chỉ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu rơi vào khoảng 63% và đây cũng được coi như là
một chỉ số khá an toàn, chấp nhận được đối với hầu hết các ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo như phân tích ở phân trên cho thấy tỷ số này của Vinamilk chỉ dao động trong
khoảng 40% - 50% (cao nhất là ngưỡng 50,35% vào năm 2019). Điều này cho thấy sự phòng bị
an toàn của VInamilk đối với các rủi ro về tài chính có thể gặp phải. Đây rõ ràng không phải là
một điều xấu vì trong bối cảnh dịch COVID-19 như hiện nay - khả năng gặp khó khăn là rất cao.
Nhưng khi trong suốt một giai đoạn dài vẫn giữ tỷ lệ ở mức an toàn đó, doanh nghiệp sẽ không

51
thể khai thác hết được nguồn lực của mình để phát triển với năng suất cao hơn. Không phải liều
lĩnh để rủi ro tăng đến 80% - 90% nhưng việc tận dụng các vốn vay để phát triển mở rộng thêm,
tăng cường sản xuất nên được cân nhắc thật kĩ lưỡng.

Nhóm nhận thấy đây không phải là một quyết định liều lĩnh, thay vào đó lại là một cơ hội
lớn đối với Vinamilk. Trên nền tảng vững chắc Vinamilk đã gây dựng suốt thời gian dài, việc
phá sản trên toàn bộ tập đoàn đương nhiên không thể ngày một ngày hai có thể diên ra. Vì thế,
việc dần dần ứng dụng các khoản vay tín dụng để tập trung nguồn lực phát triển nhanh hơn trong
thời gian tới là một chiến lược Vinamilk nên thực hiện.

II. Vấn đề về ROA

Lý do mà nhóm xác định được tỉ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) là vấn đề của
doanh nghiệp:

Trong khoảng thời gian 4 năm mà nhóm nghiên cứu lựa chọn để phân tích báo cáo tài
chính thì nhóm nhận thấy ROA của Vinamilk có xu hướng giảm. Điều này đồng nghĩa hiệu suất
sử dụng tổng tài sản của Vinamilk cũng đang giảm, dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh và thị phần
bị đe dọa bởi các đối thủ khác trong cùng thị trường sữa. Vì vậy nhóm xin đề xuất một số giải
pháp để cải thiện vấn đề trên.

Đầu tiên, tổng tài sản có tác động đến ROA nên để cải thiện ROA thì cần nâng cao hiệu
quả sử dụng tổng tài sản. Trong đó cần chú ý đặc biệt đến chỉ số kỳ thu tiền bình quân bằng cách
tăng cường hiệu quả quản trị nợ phải thu thông qua một số biện pháp: Cần tối thiểu hóa số dư nợ,
khoản phải thu tăng cao, có thể thực hiện các chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh
toán để thu tiền về nhanh nhất. Doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc theo dõi, đôn đốc thu hồi
nợ và đánh giá tình hình thanh toán của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể áp dụng
các kỹ thuật phân tích và kiểm soát nợ như phân loại khách hàng và xếp hạng tín dụng, theo đó
mỗi khách hàng sẽ được xếp hạng theo mức độ rủi ro. Căn cứ vào xếp hạng, doanh nghiệp sẽ xây
dựng chính sách bán chịu, xác định hạn mức tín dụng và điều khoản thanh toán tương ứng với
từng khách hàng.

Thứ hai, Vinamilk cũng có thể tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường giúp tăng doanh
thu, từ đó tăng ROA cho doanh nghiệp bằng các giải pháp: nâng cao chất lượng, dịch vụ sản
phẩm. Doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vào các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại. Ngoài ra,
Vinamilk cũng cần nâng cao chất lượng quản trị để tăng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác,

52
sẵn sàng nắm bắt các cơ hội và thích ứng với những thay đổi khi Việt Nam tham gia vào các tổ
chức kinh tế quốc tế.

III. Vấn đề về ROS

Lý do mà nhóm xác định được tỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) là vấn đề của doanh
nghiệp:

Nhóm nghiên cứu nhận thấy tỉ số này giảm đều qua từng năm. Điều này có nghĩa là lợi
nhuận hay doanh thu của doanh nghiệp đang bị giảm đi hoặc hiệu quả sử dụng chi phí của doanh
nghiệp chưa được tốt. Từ các bảng số liệu mà nhóm phân tích có thể nhận thấy rằng doanh thu
và lợi nhuận của Vinamilk có sự dao động nhưng không đáng kể. Từ đó có thể kết luận rằng việc
quản lý chi phí của Vinamilk chưa hợp lý. Để nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí giúp cho doanh
nghiệp đảm bảo được lợi nhuận cũng như các hoạt động kinh doanh không bị ảnh hưởng, nhóm
xin đề xuất một số các phương án sau: giảm thiểu chi phí người lao động, sắp xếp nhân sự và
giao việc hợp lý tránh tình trạng nhân viên làm thêm ngoài giờ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có
thể xây dựng các chính sách khuyến khích nhân viên cắt giảm chi phí trong dài hạn. Việc này
thúc đẩy nhân viên tự giác làm việc năng suất hơn, hạn chế tai nạn lao động, góp phần đẩy mạnh
công việc kinh doanh.

Không những thế, Vinamilk còn cần đảm bảo kiểm tra chi tiết các hoạt động làm việc
được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục, đối với các công việc không quan trọng, rườm rà có
thể cắt giảm để tránh phát sinh những chi phí không cần thiết. Hạn chế tối đa thiệt hại do tài sản,
thiết bị hư hỏng gây ra bằng cách kiểm tra chúng thường xuyên cũng là một giải pháp đáng được
cân nhắc.

Giải pháp cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là cân nhắc lựa chọn
nhà cung cấp tốt nhất, cần xác định chắc chắn những mục tiêu mình cần mà nhà cung cấp có thể
đáp ứng được. Từ dịch vụ, chất lượng hàng hóa, vật tư cần thiết sử dụng trong doanh nghiệp cũng
cần phải được kiểm tra, đánh giá chi tiết xem liệu có đạt yêu cầu về chất lượng và chi phí có phù
hợp hay không.

53
Bảng đánh giá các thành viên nhóm KHÔNG QUEN

Chỉ tiêu đánh giá TV1 TV2 TV3 TV4 TV5


Tham gia các buổi họp nhóm (15) 15 15 15 15 15

Tham gia đóng góp ý kiến (15) 13.75 13.75 15 13.75 15

Hoàn thành phần công việc của nhóm giao đúng thời hạn (20) 18.75 18.75 18.75 20 20

Hoàn thành công việc của nhóm giao có chất lượng (20) 18.75 17.5 20 17.5 18.75

Có ý tưởng mới, sáng tạo đóng góp cho nhóm (15) 11.25 10 13.75 8.75 13.75

Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm (15) 15 13.75 13.75 15 13.75

Tổng điểm 92.5 88.75 96.25 90 96.25

Chữ ký của thành viên Linh Linh Như Ngọc Trâm

 Thành viên 1 (TV1): Phạm Thùy Linh


 Thành viên 2 (TV2): Nghiêm Thị Thùy Linh
 Thành viên 3 (TV3): Lê Thị Quỳnh Như
 Thành viên 4 (TV4): Kiều Thị Kim Ngọc
 Thành viên 5 (TV5): Hồ Thị Thanh Trâm

54

You might also like