You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO MÔN KHỞI SỰ KINH DOANH


ĐỀ TÀI: DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP NHÀ HÀNG BUFFET CHAY TỊNH AN

Nhóm thực hiện: 4

Lớp: QTR309(HK1-2324)2.1

Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Minh Thu

Hà Nội, tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
A. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:.....................................................................................................1

I. Tên của dự án, doanh nghiệp nhỏ:...............................................................................................1


1. Tên dự án:..................................................................................................................................................1
2. Tên DN nhỏ:...............................................................................................................................................1

II. Giới thiệu bối cảnh:.......................................................................................................................1


1. Lý do chọn ý tưởng kinh doanh:................................................................................................................1
2. Sự cần thiết của việc thực hiện ý tưởng kinh doanh:.................................................................................1

B. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC..................................................................................................2

I. Tuyên bố tầm nhìn và sứ mạng....................................................................................................2


1. Tầm nhìn :.........................................................................................................................................................2
2. Sứ mạng :..........................................................................................................................................................2
3. Mục tiêu :..........................................................................................................................................................2

II. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài...............................................................................2


1. Phân tích môi trường vĩ mô theo mô hình PESTEL..................................................................................3
2. Phân tích môi trường vi mô (M.Porter)......................................................................................................5

III. Phân tích nội bộ doanh nghiệp.....................................................................................................9


1. Về nguồn lực:.............................................................................................................................................9
2. Về năng lực:...............................................................................................................................................9

IV. Đánh giá dự án:............................................................................................................................10

C. KẾ HOẠCH MARKETING.................................................................................................12

I. Phân đoạn thị trường..................................................................................................................12


1. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học................................................................................................12
2. Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý:..................................................................................................13
3. Phân đoạn thị trường theo hành vi tiêu dùng:..........................................................................................14

II. Khách hàng mục tiêu...................................................................................................................15

III. Kế hoạch marketing....................................................................................................................16


1. Chính sách sản phẩm (Product)...............................................................................................................16
2. Chính sách phân phối (Place)...................................................................................................................16
3. Chính sách xúc tiến (Promotion).............................................................................................................17
4. Chính sách giá cả.....................................................................................................................................18
5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng..........................................................................................................18

D. KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP................................................................................................18

I. Đầu vào.........................................................................................................................................18
1. Cơ sở kinh doanh.....................................................................................................................................18
2. Yếu tố đầu vào khác và chi phí................................................................................................................19
3. Nguồn hàng nguyên vật liệu....................................................................................................................20

II. Quá trình biến đổi:......................................................................................................................21


1. Bố trí mặt bằng.........................................................................................................................................21
2. Quy trình vận hành nhà hàng:..................................................................................................................21
3. Đầu ra.......................................................................................................................................................23

E. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ.......................................................................................................24

I. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp............................................................................................24

II. Tuyển dụng - mô tả từng vị trí công việc:.................................................................................25


1. Mô tả nhiệm vụ của từng vị trí công việc:...............................................................................................25
2. Tiêu chuẩn và nhu cầu cho từng vị trí công việc:....................................................................................26

III. Tuyển mộ và tuyển chọn:............................................................................................................29


1. Tuyển mộ:................................................................................................................................................29
2. Tuyển chọn:..............................................................................................................................................30

IV. Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:......................................................................30


1. Đào tạo.....................................................................................................................................................30
2. Phát triển..................................................................................................................................................31

V. Chế độ đãi ngộ:............................................................................................................................32


1. Lương:......................................................................................................................................................32
2. Tiền thưởng:.............................................................................................................................................32
3. Phi tài chính:............................................................................................................................................33

F. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH....................................................................................................33

I. Vốn đầu tư ban đầu.....................................................................................................................33

II. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ..........................................................................................................34

III. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh......................................................................................34


IV. Bảng cân đối kế toán....................................................................................................................34

V. Điểm hòa vốn................................................................................................................................35

KẾT LUẬN CHUNG....................................................................................................................36

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.............................................................................................37


A. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN:
I. Tên của dự án, doanh nghiệp nhỏ:
1. Tên dự án:
Cái tên “Tịnh An” được khơi gợi cảm hứng từ việc mong muốn có được một nơi thư
thái và yên tĩnh, yên bình và nhẹ nhàng cùng cảm giác thanh tịnh và an nhiên cho các thực
khách, giúp họ có thể thưởng thức các món ăn ở đây sau một thời gian làm việc căng thẳng
giữa lòng thành phố tấp nập. Đây cũng sẽ là phong cách chủ đạo để tạo cảm giác thư giãn khi
đến ăn uống ở nhà hàng để nhận diện thương hiệu của quán.
2. Tên DN nhỏ:
Nhà hàng Buffet chay Tịnh An
Slogan: “Hành trình tìm bình yên”
Hành trình tìm bình yên - như là một dòng suối trong lòng hòa nhạc thiên nhiên, khi
đến Buffet chay Tịnh An, thực khách sẽ đắm chìm trong những cảm xúc tinh thần tươi mới.
Buffet chay Tịnh An không chỉ là một nơi bạn thưởng thức món chay đơn thuần mà còn là
một trái tim mở cửa đón chào tất cả mọi người, từng giọt sương sớm mai đều mang theo hy
vọng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng.
II. Giới thiệu bối cảnh:
1. Lý do chọn ý tưởng kinh doanh:
Cùng với sự gia tăng của việc tìm đến các món chay vì lợi ích sức khỏe, chúng tôi đã
nhận thấy điều này trở thành một nguồn cảm hứng quan trọng trong thị trường thực phẩm.
Ăn chay không chỉ là một phong cách ăn uống, mà còn thể hiện tôn trọng đối với sự sống,
môi trường, và sức khỏe. Chúng tôi muốn tạo ra một địa điểm ăn chay phù hợp với văn hoá
và khẩu vị của người Việt Nam, bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống của đất nước và mang
đến trải nghiệm đa dạng. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là kinh doanh mà còn là đóng
góp vào văn hoá ẩm thực Việt Nam và sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ những người quan tâm
đến sức khỏe và môi trường. Việc chọn ý tưởng này đại diện cho sứ mệnh và tầm nhìn của
chúng tôi.
2. Sự cần thiết của việc thực hiện ý tưởng kinh doanh:
Trong bước chuyển đổi về lối sống lành mạnh và tôn trọng đối với môi trường, mô
hình buffet chay tại Hà Nội đánh dấu sự xuất hiện của một cách tiếp cận ẩm thực mới mẻ và

1
sáng tạo. Chúng ta có thể thấy rằng ngày càng nhiều người quan tâm đến việc ăn chay, không
chỉ vì lợi ích cho sức khỏe mà còn vì tôn trọng đối với động vật và môi trường. Với ý tưởng
kinh doanh nhà hàng buffet chay Tịnh An, chúng tôi cam kết đem đến một trải nghiệm ẩm
thực chay độc đáo và đa dạng, là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức khỏe và vị ngon, giữa tôn
trọng đối với sự sống và sự bảo vệ môi trường.
Mô hình buffet chay tại Hà Nội, mặc dù đã xuất hiện, nhưng nó vẫn còn rất nhiều
tiềm năng để phát triển. Chúng tôi tin rằng sự sáng tạo trong việc thiết kế menu, chất lượng
của thực phẩm, và cách chúng tôi tạo ra trải nghiệm cho thực khách có thể làm cho ý tưởng
này trở thành một điểm đến hàng đầu cho những người yêu thực phẩm chay. Chúng tôi
không chỉ nhìn vào hiện tại mà còn hướng tới tương lai, nơi mô hình ẩm thực chay sẽ trở
thành một phần quen thuộc trong văn hoá ẩm thực của Hà Nội.
B. KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC
I. Tuyên bố tầm nhìn và sứ mạng
1. Tầm nhìn :
Tịnh An mong muốn trở thành một chuỗi nhà hàng buffet đồ chay uy tín hàng đầu trên địa
bàn Hà Nội cũng như đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
2. Sứ mạng :
Cùng với sự gia tăng của việc tìm đến các món chay vì lợi ích sức khỏe, chúng tôi đã nhận
thấy điều này trở thành một nguồn cảm hứng quan trọng trong thị trường thực phẩm. Ăn
chay không chỉ là một phong cách ăn uống, mà còn thể hiện tôn trọng đối với sự sống, môi
trường, và sức khỏe. Chúng tôi muốn tạo ra một địa điểm ăn chay phù hợp với văn hoá và
khẩu vị của người Việt Nam, bảo tồn giá trị ẩm thực truyền thống của đất nước và mang đến
trải nghiệm đa dạng. Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là kinh doanh mà còn là đóng góp
vào văn hoá ẩm thực Việt Nam và sức khỏe cộng đồng, hỗ trợ những người quan tâm đến
sức khỏe và môi trường.
3. Mục tiêu :
- Mục tiêu trong năm đầu tiên thu hồi được vốn
- Trong 5 năm tiếp theo sẽ mở thêm 1-2 chi nhánh tại địa bàn Hà Nội
-10 năm tiếp theo sẽ mở một vài chi nhánh tại một vài tỉnh thành ở miền Bắc

2
II. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
1. Phân tích môi trường vĩ mô theo mô hình PESTEL
 Chính trị (Political):
Việt Nam từ trước đến nay luôn được đánh giá là một đất nước hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư, có sự ổn định về chính trị tạo ra một môi trường kinh doanh bền vững và phát
triển. Bên cạnh đó, từ sau đại dịch COVID-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 58/NQ-
CP về một số chính sách, giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp chủ động thích ứng, phục
hồi nhanh và phát triển bền vững đến năm 2025. Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính
phủ đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được nâng cao.
 Kinh tế (Economic)
Kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân ngày
càng tăng.

Xu hướng tăng trưởng đang dần trở lại; việc kiểm soát lạm phát cũng được Nhà nước
thực hiện vô cùng hiệu quả. Sự phát triển ổn định về kinh tế khiến cho những nhu cầu mới
nảy sinh trong đời sống con người, và ăn chay vì mục tiêu sức khoẻ cũng là một trong số đó.
Chính điều này tạo ra tiềm năng lớn cho nhu cầu sử dụng dịch vụ về các loại đồ ăn chay.
 Xã hội (Social)
Ăn chay được xem là hành động nhân đạo và đóng góp vào việc duy trì sự cân bằng
tự nhiên, cải thiện sức khoẻ. Người Việt thường có xu hướng ăn chay vào các dịp lễ như

3
Ngày Rằm, Mùng Một, lễ Vu lan Báo hiếu,... Việc ăn chay cũng được hưởng ứng bởi các tổ
chức, doanh nghiệp, những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong xã hội. Điều này đã làm
cho ăn chay dần trở thành xu hướng mới trong xã hội ngày nay.
 Công nghệ (Technological)
Công nghệ và mạng Internet góp phần giúp mọi người tiếp cận được thông tin về sử
dụng các sản phẩm thuần chay một cách nhanh chóng.
Công nghệ cũng là một trong những yếu tố cho phép các nhà hàng, quán ăn chay tận
dụng để làm giảm chi phí, làm tăng hiệu suất hoạt động. Các dịch vụ đặt đồ ăn và giao hàng
trực tuyến ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt với nhau, khiến cho cả người tiêu dùng
và những người trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm đều được hưởng lợi nhờ các chính sách
xúc tiến để lôi kéo người dùng tới từ các hãng.
 Môi trường (Environmental)
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, tạo điều kiện thuận lợi cho nền nông nghiệp
trồng trọt phát triển, với đa dạng các loại rau, củ, quả, ngũ cốc, là nguồn cung nguyên liệu
đầu vào quan trọng cho các quán ăn, nhà hàng chay.

Ô nhiễm môi trường đang là một


vấn đề đáng báo động, trong đó lĩnh vực
chăn nuôi cũng là lĩnh vực tác động tương
đối lớn đến môi trường. Vì vậy, khuyến
khích người dân sử dụng các sản phẩm có
nguồn gốc từ thiên nhiên cũng là một trong
những chính sách các nhà lãnh đạo sử dụng
để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào
năm 2050.

 Pháp luật (Legal)


Pháp luật Việt Nam quy định rõ ràng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình,
thủ tục về các chứng nhận và giấy phép đăng ký kinh doanh, đảm bảo quyền lợi cho người
lao động, các nghĩa vụ về thuế, quy định về quảng cáo và tiếp thị. Điều này giúp hạn chế tối

4
đa sai phạm trong việc thành lập và kinh doanh nhà hàng, cũng như là cơ sở để các doanh
nghiệp tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.
2. Phân tích môi trường vi mô (M.Porter)
 Khách hàng
Theo một số khảo sát, người Việt Nam chiếm khoảng gần 10% dân số ăn chay trên
thế giới. Đây là một chỉ số tương đối cao so với các nước trên thế giới. Vì vậy nhu cầu của
ngành nhà hàng thực dưỡng là vô cùng lớn.
Mặt khác, tỷ lệ người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe ngày càng tăng cao (44%),
bao gồm đa dạng các đối tượng, từ học sinh, sinh viên cho đến nhân viên văn phòng với nhu
cầu tìm kiếm quán ăn hoặc sử dụng đồ ăn sẵn vì không có thời gian tự chuẩn bị đồ ăn. Đây là
yếu tố quyết định đến lượng cầu cực lớn đối với nhà hàng.

Hình 1. Thống kê tỉ lệ dân số ăn chay tại


một số quốc gia (Đơn vị: %). Hình 2. Các mối quan tâm về sức khoẻ được
Nguồn: Dukan Kitchen quan tâm bởi người tiêu dùng tại Việt Nam.
Nguồn: statista.com

5
Từ các yếu tố trên, Tịnh An xác định được 3 nhóm khách hàng tiềm năng với chi tiết
đặc điểm từng nhóm và hành vi của họ được phân tích trong bảng sau:

Nhóm khách Người quan tâm đến


Người ăn chay Nhóm khám phá
hàng sức khỏe

Tần suất ăn Thường xuyên Hàng ngày Khó xác định

Mối quan tâm Không quan tâm


Có quan tâm Quan tâm nhiều
về giá nhiều

Mức độ trung Chỉ quan tâm khi có ấn


Không nhiều Rất trung thành
thành tượng tốt hoặc xấu

 Đối thủ cạnh tranh


Với lựa chọn đặt nhà hàng tại khu vực Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Tịnh An nhận
thấy bán kính 2km quanh nhà hàng hiện chỉ có 2 quán ăn chay thực sự nổi tiếng (thống kê
trên Shopee Food và Foody).
1. Loving Hut Nguồn Cội Restaurant
Loving Hut Nguồn Cội Restaurant là một nhà hàng, nhà cung cấp các loại thực phẩm
chay có địa chỉ tại số 6 ngách 10 ngõ 121 Chùa Láng. Loving Hut hiện đang được các khách
hàng lớn tuổi và các người lao động khá tin tưởng vì giá cả hợp lý và phong cách trang trí
đơn giản, gần gũi.
2. Cơm chay Thiên Tâm
Cơm Chay Thiên Tâm toạ lạc tại số nhà 10, ngách 1, ngõ 814 Đường Láng. Là một
nhà hàng có cách hoạt động và cung cấp các dịch vụ khá giống Loving Hut. Điểm khác biệt
của Cơm chay Thiên Tâm là cách trang trí mang thiên hướng phật giáo nhiều hơn.
Đặc điểm chung của hai đối thủ này là đều bán đồ ăn theo mâm ( 500-600k/mâm) và
đặt làm cỗ theo nhu cầu. Ngoài ra, tệp khách hàng của Loving Hut Nguồn Cội Restaurant và
Cơm chay Thiên Tâm cũng khác với Tịnh An (chủ yếu là người lớn tuổi, ăn theo dạng làm
cỗ), vì vậy chưa phù hợp với khách hàng đi ít người cũng như chưa cung cấp các dịch vụ như
buffet hay lẩu chay như Tịnh An. Do đó, đây sẽ là lợi thế để Tịnh An đi vào thị trường này.
3. Bếp Living - Số 10, Ngõ 121, Thái Hà, Đống Đa
6
Có thể nói đây là đối thủ cạnh tranh
trực tiếp đối với Tịnh An vì các dịch vụ
cung cấp khá giống nhau. Tuy vậy Tịnh An
có một vài ưu điểm nổi trội hơn để khiến
nhà hàng nổi trội hơn trong mắt khách hàng
khi Tịnh An cung cấp set lẩu mang về và đa
dạng combo, thích hợp với nhiều nhóm đối
tượng đến ăn tại nhà hàng. Ngoài ra, hương
vị của các món ăn tại Bếp Living sẽ là
thuần theo các nước phương Tây nên có thể
sẽ không phù hợp với khẩu vị của người
Việt Nam. Tại Tịnh An, khi chế biến các
món ăn từ các quốc gia khác sẽ có điều
chỉnh sao cho phù hợp hơn với khẩu vị của

Hình 5. Bếp Living người Việt Nam.

Định vị thị trường:


Thông qua tìm hiểu và đánh giá, chúng tôi quyết định định vị cho nhà hàng dựa trên 2
tiêu chí là giá và chất lượng dịch vụ, được thể hiện thông qua bản đồ định vị sau:

7
Hình 6. Định vị thị trường
 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Ngành F&B tại Việt Nam luôn là một trong những ngành có sự cạnh tranh rất cao.
Trong đó, ngành nhà hàng chay tại Hà Nội nói riêng cũng có tiềm năng thu hút các nhà kinh
doanh mới. Sự tham gia của các nhà hàng mới vào có thể tạo ra sự cạnh tranh mới và làm
tăng lựa chọn cho khách hàng. Vì vậy Tịnh An phải luôn đổi mới để có thể theo kịp xu
hướng và giữ chân được khách hàng.
 Nhà cung cấp
Việt Nam là quốc gia rất mạnh về nông nghiệp, đặc biệt trong những năm gần có sự
đóng góp từ các phong trào nông sản sạch. Điều này càng thuận lợi cho việc tìm kiếm các
nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng cao của Tịnh An.
Tuy nhiên, tìm kiếm những nhà cung cấp đáng tin cậy và đáp ứng yêu cầu chất lượng
của nhà hàng chay có thể là một thách thức khi gặp phải sự không đồng nhất, đòi hỏi giá cao
hay hạn chế cung cấp từ các nhà cung cấp nguyên liệu chay. Vì vậy, nhà hàng chay cần đảm
bảo quan hệ tốt với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng nguyên
liệu chay.
 Sản phẩm thay thế

Hình 9: Một số sản phẩm đồ chay đóng gói

8
Tại Hà Nội, có một số lựa chọn thức ăn chay khác như quán cơm chay, đồ chay tự
nấu tại nhà hoặc các nhà hàng không chuyên về đồ chay nhưng có thực đơn chay. Sự hiện
diện của các sản phẩm thay thế có thể làm giảm sự hấp dẫn của nhà hàng chay và ảnh hưởng
đến số lượng khách hàng vì sự tiện lợi của chúng.
III. Phân tích nội bộ doanh nghiệp
1. Về nguồn lực:
- Nguồn lực tài chính:
 Số cổ đông: 4
 Số vốn đóng góp: 500.000.000 VNĐ/người
 Tổng nguồn vốn: 2.000.000.000 VNĐ
- Nguồn lực vật chất:
 Cơ sở hạ tầng: Tịnh An Veggie sở hữu nhà hàng với diện tích 160-200m2, gồm 2
tầng lầu (mỗi tầng 80-100m2), thiết kế không gian ấm cúng, tinh tế, gọn gàng,
sạch sẽ.
 Cơ sở vật chất cùng trang thiết bị của Tịnh An Veggie đảm bảo quy chuẩn chất
lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nguồn nhân lực:
 Doanh nghiệp luôn đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản
về chuyên môn nghiệp vụ bán hàng, chăm sóc khách hàng, có tinh thần đoàn kết,
không ngừng học hỏi và nỗ lực.
 Đội ngũ quản lý trẻ, năng động, có kiến thức và kỹ năng về tổ chức, khởi nghiệp,
luôn sẵn sàng học hỏi và thử sức với những điều mới.
2. Về năng lực:
Tịnh An Veggie hướng tới xây dựng năng lực cốt lõi vào tạo lợi thế cạnh tranh dựa
trên ba giá trị sau:
1. Chất lượng sản phẩm cao và ổn định:
Tịnh An Veggie cam kết sử dụng nguồn nguyên liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng và
đảm bảo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm, đem đến cho khách hàng trải nghiệm
trọn vẹn nhất trong hương vị từng món ăn.
2. Dịch vụ khách hàng đa dạng và chu đáo:

9
Tịnh An Veggie cung cấp đa dạng các hình thức dịch vụ tại nhà hàng (buffet, set đồ
chay, lẩu chay, takeaway và giao hàng tại nhà) và chăm sóc khách hàng khi sử dụng
dịch vụ (chương trình ưu đãi, voucher giảm giá, tri ân khách hàng,...). Với đội ngũ
nhân viên chuyên nghiệp, tận tình, chu đáo, Tịnh An Veggie mong muốn đem tới cho
khách hàng những trải nghiệm tốt nhất, từ đó hướng tới xây dựng tệp khách hàng
trung thành.
3. Lan tỏa ẩm thực chay và hướng tới giá trị cộng đồng:
Với mong muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp tới cộng đồng, Tịnh An Veggie xây
dựng Chương trình “Bữa ăn 1.000 đồng" vào cuối mỗi tuần nhằm giúp đỡ những
người có hoàn cảnh khó khăn, tạo cơ hội trải nghiệm, lan tỏa tinh hoa giá trị của ẩm
thực chay.
IV. Đánh giá dự án:

SWOT S (Strengths) W (Weaknesses)


S1: Không gian nhà hàng W1: Thương hiệu mới, chưa
rộng rãi, sạch sẽ, thiết kế ấm có độ nhận diện và danh tiếng
cúng, vị trí địa lý thuận lợi chưa cao
và tiềm năng, phù hợp phát W2: Nguồn lực tài chính có
triển và mở rộng tệp khách hạn trong giai đoạn khởi đầu
hàng mục tiêu W3: Đội ngũ quản lý và nhân
S2: Đa dạng các loại hình viên còn non trẻ trong giai
dịch vụ, thực đơn phong đoạn đầu vận hành và quản lý
phú, đảm bảo chất lượng nhà hàng
nguyên liệu đầu vào tươi
ngon và đạt chuẩn an toàn
vệ sinh thực phẩm
S3: Đội ngũ đầu bếp được
đào tạo bài bản, có tay nghề
cao. Nhân viên chuyên
nghiệp, nhiệt tình, năng

10
động

O (Opportunities) SO WO
O1: Nhu cầu tìm hiểu, trải SO1 (S2 + O1): Tăng cường WO1 (W1 + O1): Có kế
nghiệm, tiêu dùng các thực nhận diện thương hiệu về hoạch marketing quảng bá
phẩm chay, tốt cho sức sản phẩm đồ ăn chay, nhấn nhà hàng qua từng giai đoạn
khỏe của người tiêu dùng mạnh các thông tin về nguồn nhằm tăng độ nhận diện
ngày càng tăng nguyên liệu chất lượng và an thương hiệu, thu hút khách
O2: Đa dạng nguồn cung toàn trên các nền tảng hàng trải nghiệm đồ ăn và
ứng nguyên liệu đầu vào, marketing, bán hàng dịch vụ nhà hàng
đảm bảo chất lượng và vệ SO2 (S1, S2 + O3): Duy trì, WO2 (W1, W3 + O3): Triển
sinh an toàn thực phẩm nghiên cứu và phát triển các khai các hoạt động đào tạo,
O3: Các mô hình kinh dịch vụ và món ăn mới giúp nâng cao chất lượng quản lý
doanh buffet đang chiếm khách hàng có thêm lựa và phục vụ, tận dụng lợi thế
lợi thế do đáp ứng nhu cầu chọn, tăng tính trải nghiệm hình thức kinh doanh xu
đa dạng của khách hàng và tại nhà hàng hướng của nhà hàng
tăng khả năng cạnh tranh

T (Threats) ST WT
T1: Cạnh tranh cao với các ST1 (S2, S3 + T1, T2): Chú WT1 (W1 + T1): Tăng cường
đối thủ hiện tại và tiềm ẩn trọng tới chất lượng dịch vụ độ nhận diện thương hiệu,
do thị trường tiềm năng và đồ ăn hiện tại, đồng thời truyền thông về chất lượng
T2: Sự thay đổi trong thị có kế hoạch nghiên cứu, dịch vụ và sản phẩm đồ ăn
hiếu và sự lựa chọn của phát triển menu, món ăn mới chay thông qua các kênh
khách hàng đáp ứng thị hiếu và thu hút thông tin, chiến dịch
T3: Biến đổi khí hậu, ảnh khách hàng Marketing, booking KOLs
hưởng của thời tiết đến WT2 (W2 + T3): Đa dạng
nguồn cung ứng nguyên nguồn cung nguyên liệu và
liệu thực phẩm chay hợp tác với các nhà cung ứng
khác nhau nhằm phân tán rủi

11
ro, tiết kiệm chi phí bảo quản

Thông qua phân tích ma trận SWOT - TOWS, sau khi xem xét, đánh giá về nguồn lực
và tác động từ môi trường kinh doanh, chúng tôi đưa ra chiến lược cạnh tranh mà doanh
nghiệp theo đuổi là chiến lược trọng tâm khác biệt hóa. Cụ thể, Tịnh An Veggie tập trung
vào một phân đoạn khách hàng cụ thể trong ngành F&B và hướng tới thị trường tiêu thụ
tương đối lớn là Hà Nội.
Ngoài ra, để theo đuổi sự khác biệt hóa, doanh nghiệp hướng tới ba giá trị cốt lõi tạo
nên sự khác biệt của nhà hàng, đó là: chất lượng và hương vị món ăn, dịch vụ chăm sóc và
phục vụ khách hàng, lan tỏa tinh hoa ẩm thực chay và hướng tới giá trị cộng đồng. Doanh
nghiệp lựa chọn chiến lược cạnh tranh khác biệt hóa bởi hai lý do chính sau:
Thứ nhất, rào cản gia nhập ngành thấp, ngành hàng tiềm năng nên có nhiều đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn. Vì vậy, doanh nghiệp định hướng sự khác biệt hóa để có thể tồn tại, phát
triển và chiếm lĩnh thị trường.
Thứ hai, doanh nghiệp mới gia nhập ngành còn non trẻ, vậy nên cần tập trung vào
một phân đoạn thị trường và phân khúc khách hàng cụ thể để giảm áp lực cạnh tranh và các
chi phí đầu tư.
C. KẾ HOẠCH MARKETING
I. Phân đoạn thị trường
1. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học

Theo độ Phân khúc khách hàng Có xu hướng quan tâm đến sức khỏe và lối sống xanh.
tuổi trẻ tuổi (20-35 tuổi)

Phân khúc khách hàng - Có nhu cầu ăn chay để cải thiện sức khỏe.
trung niên (35-55 tuổi) - Có thu nhập ổn định, quan tâm đến chất lượng bữa
ăn.

Phân khúc khách hàng - Có nhu cầu ăn chay để giữ gìn sức khỏe.
cao tuổi (55 tuổi trở

12
lên) - Có thu nhập cao, thích không gian yên tĩnh, thanh
tịnh.

Theo Phân khúc khách hàng Có xu hướng ăn chay nhiều hơn nam giới. Họ thường
giới tính nữ là những người quan tâm đến sức khỏe, ẩm thực và lối
sống xanh.

Phân khúc khách hàng Có xu hướng ăn chay ngày càng nhiều, đặc biệt là
nam những người quan tâm đến sức khỏe và thể hình.

Theo thu Phân khúc khách hàng Có thu nhập ổn định, sẵn sàng chi trả cho những bữa
nhập có thu nhập cao ăn phù hợp với giá tiền và chất lượng.

Phân khúc khách hàng Mong muốn tìm được những nhà hàng buffet chay giá
có thu nhập trung bình rẻ.

Theo tôn Phân khúc khách hàng Là những người sống theo đạo Phật, có quy định ăn
giáo theo đạo Phật chay trong những ngày lễ, tết.

Phân khúc khách hàng Đạo Hindu cũng có quy định ăn chay. Tuy nhiên,
theo đạo Hindu phân khúc khách hàng này không phổ biến ở Việt
Nam.

Phân khúc khách hàng Đây là phân khúc khách hàng có nhu cầu ăn chay vì
không theo đạo nào sức khỏe, lối sống xanh hoặc những lý do khác.

2. Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý:


Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thông tin về thị trường quán ăn tại quận Đống
Đa, nhóm đã tìm hiểu được một số thông tin về thị trường nơi đây và nhận thấy đây chính là
một trị trường tiềm năng để phát triển mô hình kinh doanh nhà hàng buffet chay. Cụ thể:
- Quận Đống Đa sở hữu vị trí mang tính chiến lược cả về giao thương, kinh tế, văn hóa, xã
hội, là nơi có vốn lịch sử nghìn năm. Quận là một trong những quận nội thành của thành phố
Hà Nội, thuộc khu vực phía Tây Nam của Thủ đô, với vị trí địa lí có 5 mặt giáp liền kề 5

13
quận lớn. Không chỉ vậy, với mật độ dân số cao gấp 15 lần so với mặt bằng chung của thành
phố, quận Đống Đa có tiềm năng to lớn để phát triển và kinh doanh các loại hình khác nhau.
- Trên địa bàn quận Đống Đa có đến 17 trường đại học và cao đẳng, học viện, đây là một
trong những nguyên nhân tạo nên một thị trường vô cùng nhộn nhịp, người dân có nhu cầu
lớn. Đây cũng sẽ là thị trường cung cấp nguồn lao động vô cùng dồi dào cho các doanh
nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp tìm kiếm nguồn lao động trẻ trung,
giá rẻ.
- Quận Đống Đa là một trong số những khu vực có nhiều tòa văn phòng cho thuê nhất Hà
Nội, từ đó dẫn đến nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng do có số lượng lớn dân văn phòng.
3. Phân đoạn thị trường theo hành vi tiêu dùng:

Tần suất Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng có nhu cầu ăn chay cao,
ăn chay hàng ăn chay thường họ thường xuyên ăn chay trong các bữa ăn hàng ngày.
xuyên

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng có nhu cầu ăn chay
hàng thỉnh thoảng trung bình, họ thường ăn chay trong những dịp đặc
biệt hoặc khi có nhu cầu.

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng có nhu cầu ăn chay thấp,
hàng không ăn chay họ chỉ ăn chay trong những dịp đặc biệt hoặc khi có
thường xuyên nhu cầu.

Lý do ăn Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng quan tâm đến sức khỏe,
chay hàng ăn chay vì sức họ ăn chay để cải thiện sức khỏe hoặc giảm cân.
khỏe

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng theo đạo Phật hoặc đạo
hàng ăn chay vì tôn Hindu, họ ăn chay theo quy định của tôn giáo.
giáo

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng quan tâm đến môi
hàng ăn chay vì lí do trường, họ ăn chay để giảm thiểu tác động đến môi

14
khác trường.

Thói Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng thích các món ăn chay
quen ăn hàng thích ăn chay truyền thống, có hương vị quen thuộc.
uống truyền thống

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng thích các món ăn chay
hàng thích ăn chay hiện đại, có hương vị mới lạ.
hiện đại

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng thích các món ăn chay
hàng thích ăn chay kết hợp giữa ẩm thực truyền thống và hiện đại.
kết hợp

Hành vi Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng quan tâm đến giá cả, họ
mua sắm hàng quan tâm đến thường tìm kiếm những nhà hàng buffet chay giá rẻ.
giá cả

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng quan tâm đến chất
hàng quan tâm đến lượng, họ thường tìm kiếm những nhà hàng buffet
chất lượng chay có chất lượng cao.

Phân khúc khách Đây là phân khúc khách hàng quan tâm đến không
hàng quan tâm đến gian, họ thường tìm kiếm những nhà hàng buffet chay
không gian có không gian phù hợp với nhu cầu của họ.

II. Khách hàng mục tiêu


Nhóm hướng tới khách hàng mục tiêu theo các tiêu chí sau:

Độ tuổi Giới tính Thu nhập Nghề nghiệp Khu vực sinh sống

Độ tuổi trung Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng nhà
bình của khách nhà hàng chay nhà hàng chay nhà hàng chay hàng buffet chay

15
hàng nhà hàng không có sự thường có thu đa dạng về Tịnh An sinh sống
buffet chay Tịnh phân biệt giới nhập trung nghề nghiệp, và làm việc quanh
An là từ 20 đến tính rõ rệt. bình khá trở bao gồm sinh địa bàn quận Đống
65 tuổi. Đây là độ Tuy nhiên, lên. Đây là viên, nhân Đa nói chung và
tuổi đang trong theo xu hướng những người viên văn khu vực đường
giai đoạn phát chung, phụ nữ có điều kiện để phòng, người Huỳnh Thúc
triển và trưởng có xu hướng chi trả cho các kinh doanh, Kháng kéo dài,
thành, có xu ăn chay nhiều bữa ăn có giá người lao đường Nguyễn Chí
hướng quan tâm hơn nam giới. trị dinh dưỡng động tự do,... Thanh, đường
đến sức khỏe và cao. Chùa Láng nói
lối sống lành riêng.
mạnh.

III. Kế hoạch marketing


Để thành công trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, cửa hàng có những chính sách
marketing khác nhau nằm lôi kéo khách hàng quan tâm và lựa chọn sản phẩm dịch vụ của
mình. Qua nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá về thị trường, nhóm đã quyết định thực hiện kế
hoạch Marketing theo mô hình Marketing Mix 4P
1. Chính sách sản phẩm (Product)
- Thực đơn: Với tệp khách hàng có độ tuổi trải dài từ 20-65 tuổi, nhà hàng được yêu cầu phải
có thực đơn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Đồng thời, nhà
hàng buffet lẩu chay Tịnh An cũng không ngừng chú trọng đến việc sáng tạo các món chay
mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam.
- Nguyên liệu: Nhà hàng buffet chay Tịnh An cam kết sử dụng các nguyên liệu sạch, tươi
ngon, được chế biến và phục vụ trong ngày.
- Không gian: Nhạc dân ca, Kinh Phật… được phục vụ nhằm đem đến cho khách hàng cảm
giác thư thái, bình yên khi đến với nhà hàng buffet chay Tịnh An, tạo trải nghiệm sử dụng
sản phẩm đúng với slogan của quán: “Hành trình tìm bình yên”.

16
Bên cạnh đó, nhà hàng buffet chay Tịnh An cũng cung cấp hệ thống mạng wifi miễn phí để
thực khách có trải nghiệm tốt nhất khi đến với nhà hàng.
2. Chính sách phân phối (Place)
- Địa điểm: Trên quận Đống Đa, nhóm nhận thấy khu vực đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài
là khu vực tiềm năng. Đây là cung đường mới mở sau 20 năm triển khai dự án thực hiện mở
rộng mặt bằng, là tuyến đường nhánh cắt ngang trục Láng và Đê La Thành và góp phần giảm
tải áp lực cho giao thông tuyến phố Chùa Láng. Do tính chất là khu vực mới mở, mặt bằng ở
nơi đây rất rộng rãi và chưa có nhiều nhà hàng nói chung và nhà hàng buffet lẩu chay nói
riêng.
- Thời gian phục vụ: Nhà hàng buffet chay Tịnh An có thời gian phục vụ linh hoạt nhằm dễ
dàng hơn trong việc tiếp cận và phục vụ nhóm đối tượng khách hàng văn phòng sau giờ làm
việc.
- Kênh phân phối:
 Kênh trực tiếp (kênh nhà hàng): cung cấp các sản phẩm đồ ăn chay (món riêng lẻ, set
cơm chay), buffet chay và lẩu chay.
 Kênh gián tiếp (kênh bán hàng online thông qua các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến):
cung cấp các sản phẩm đồ ăn chay (món riêng lẻ, set cơm chay).
- Dịch vụ giao hàng: Nhà hàng buffet chay Tịnh An sẽ liên kết với các ứng dụng đặt đồ ăn
trực tuyến để có thể cung cấp dịch vụ giao hàng tận nơi cho khách hàng.
Đồng thời, nhà hàng sẽ thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối,
từ đó điều chỉnh chính sách phân phối sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thị
trường.
3. Chính sách xúc tiến (Promotion)
- Quảng cáo:
 Xây dựng trang cho nhà hàng trên các mạng xã hội (Facebook, Instagram, Tiktok…)
nhằm giới thiệu món ăn và không gian của nhà hàng, đồng thời cũng là công cụ để
nhà hàng nắm bắt phản hồi của khách hàng thông qua việc đóng góp bình luận và
đánh giá.

17
 Chạy quảng cáo thông qua các trang mạng xã hội (Facebook ads, Google ads…). Đây
là những trang mạng xã hội có lượng truy cập lớn, do đó sẽ đem lại hiệu quả lớn cho
quá trình xúc tiến của nhà hàng.
- Khuyến mãi:
 Giảm giá cho khách hàng thân thiết
 Giảm giá theo ngày
 Giảm giá theo nhóm
 Tổ chức chương trình “Bữa ăn 1.000 đồng” với 50 suất cơm chay từ thiện dành cho
những người có hoàn cảnh khó khăn vào cuối mỗi tuần.
- Tiếp thị trực tiếp bằng cách tặng voucher giảm giá cho khách hàng.
- Nhà hàng buffet chay Tịnh An chú trọng đến việc cung cấp dịch vụ khách hàng chu đáo,
chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó sẽ giúp nhà hàng tạo dựng niềm tin
và uy tín với khách hàng.
4. Chính sách giá cả
- Mức giá: Nhận thấy có sự chênh lệch lớn về độ tuổi và thu nhập của nhóm khách hàng mục
tiêu, nhóm đã đề ra phương hướng giải quyết là cung cấp nhiều mức giá khác nhau để đáp
ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể như sau:
 Món ăn riêng lẻ: 15.000 - 80.000VNĐ/món
 Buffet chay: 100.000VNĐ/suất
 Lẩu chay: 200.000 - 400.000VNĐ/nồi
- Chính sách giảm giá linh hoạt: giảm giá theo nhóm, giảm giá theo ngày, giảm giá cho
khách hàng thân thiết
5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng
- Đầu bếp có tay nghề cao, có khả năng sáng tạo và chế biến món chay một cách phong phú,
độc đáo, mang đậm hương vị ẩm thực Việt.
- Nhân viên có thái độ lịch sự, ăn nói nhỏ nhẹ, đặc biệt luôn thể hiện sự tôn trọng với khách
hàng, tuân theo tôn chỉ “Khách hàng là thượng đế” nhằm đem lại trải nghiệm thoải mái và
hài lòng nhất cho thực khách.

18
- Thực hiện điều tra bằng cách gửi trực tiếp phiếu đánh giá vào cuối mỗi bữa ăn cho khách
hàng với những câu hỏi về cảm nhận dịch vụ, về những mong muốn của khách hàng đối với
sản phẩm, dịch vụ đó, về thái độ phục vụ của nhân viên…
- Áp dụng chương trình tích lũy điểm thưởng để nắm được thông tin khách hàng, giảmgiá,
tặng quà dành cho khách hàng thân thiết, giảm giá vào các dịp sinh nhật của khách hàng…
- Tiếp nhận ý kiến phản hồi của khách hàng về dịch vụ của cửa hàng để khắc phục hạn chế
và phát huy điểm mạnh.
D. KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP
I. Đầu vào
1. Cơ sở kinh doanh
 Loại hình cơ sở kinh doanh: Thuê địa điểm
Sau khi dựa trên các tiêu chí đã đề ra và khảo sát, công ty chốt thuê địa điểm tại: Đống Đa -
Hà Nội . Thông tin về địa điểm sẽ thuê:
 Địa chỉ: đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài
 Vị trí thuận lợi, gần các chung cư cao cấp Hateco Laroma, nhiều trường đại
học lớn: Đại học Ngoại thương, học viện ngoại giao, đại học giao thông vận
tải, học viện chính sách phát triển, khu văn phòng,...
 Diện tích không gian: 2 tầng với tổng diện tích là 200m2
 Giá thuê: 80tr/ tháng
2. Yếu tố đầu vào khác và chi phí

Yếu tố Nguồn cung Đơn giá Số Tổng Địa chỉ mua hàng
lượng

Khu vực bếp

Bếp Điện máy 12.600.000 1 12.600.000 260 Cầu Giấy


xanh
Dụng cụ bát, 40.000.000 - 40.000.000
đĩa, …

Dụng cụ nấu 80.000.000 - 80.000.000

19
nướng

Máy hút mùi 12.000.000 1 12.000.000

Tủ bếp 20.000.000 1 20.000.000

Tủ lạnh 10.000.000 2 20.000.000


(600l)

Dụng cụ dọn Điện máy 1.000.000 1 1.000.000 260 Cầu Giấy


dẹp xanh

Khu ăn

Bàn ghế Nội thất Nhà 2.000.000 18 36.000.000 F1 chung cư F4,


Xinh Trung Kính

Tranh treo Sencom 2.000.000 7 14.000.000 212 Nguyễn Lương


Bằng

Hoa, cây cỏ Fleurs de 1.000.000 6 6.000.000 06 Tôn Đức Thắng


trang trí Lisa

Khăn trải bàn 200.000 18 3.600.000 Online (Shopee)

Đồ dùng, thiết bị khác

Điều hoà Điện máy 45.350.000 2 90.700.000 260 Cầu Giấy


xanh

Quạt 4.000.000 20 80.000.000 Số 234, Nguyễn Xiển,


Thanh Xuân

Hệ thống 5.500.000 1 5.500.000 Thuê lắp đặt


PCCC

20
Nhân sự vận hành (cụ thể trong Kế hoạch nhân sự)

3. Nguồn hàng nguyên vật liệu


Thực phẩm chay đòi hỏi về chất lượng món ăn rất cao. Chính vì vậy, chọn mua nguồn
nguyên liệu là khâu rất quan trọng, phải chú ý lựa chọn những nguyên liệu tươi ngon, đảm
bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, tốt cho sức khỏe của thực khách và có nguồn gốc
rõ ràng.
Nguồn hàng được coi là nhân tố quyết định sự thành công của một cửa hàng kinh
doanh đồ ăn. Chính vì thế, nhà hàng sẽ tập trung vào những dòng sản phẩm sản xuất theo
tiêu chuẩn hữu cơ, sản phẩm tự nhiên, đặc sản vùng miền hoặc theo tiêu chuẩn Vietgap.
- Nguồn cung cấp rau củ sạch: cửa hàng lựa chọn nhà cung cấp Tâm Đạt Hữu Cơ - một
trong những đơn vị nằm trong top trang trại cung cấp rau sạch lớn nhất Việt Nam, các sản
phẩm đều được Liên đoàn phát triển Nông nghiệp hữu cơ quốc tế (IFOAM) chứng nhận an
toàn thực phẩm. Rau củ sạch sẽ được Tâm Đạt đóng gói và vận chuyển từ cơ sở gần nhất đến
tận cửa hàng, đảm bảo rau củ tươi sạch, không dập nát, không bị hỏng. (Cơ sở gần nhất tại
N06 B2 KĐT Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội)
- Nguồn cung cấp các loại hạt (đậu nành, ngô Mỹ, đậu đỏ,...để nấu các loại sữa hạt; các loại
hoa quả sấy khô): cửa hàng lựa chọn Funny Group (Đống Đa, Hà Nội) - đơn vị có nguồn
hàng đa dạng đến từ những vùng canh tác đạt chuẩn thế giới GACP-WTO. Các đơn hàng sẽ
được Funny Group vận chuyển đến tận cửa hàng, đảm bảo nguồn gốc chất lượng của sản
phẩm.
- Các nguyên liệu khác: nhà hàng tìm chọn tại các cơ sở nhỏ lẻ uy tín, đảm bảo nguồn gốc,
đầy đủ thông tin.
- Vận chuyển nguồn nguyên liệu: các nhà cung cấp sẽ vận chuyển các nguyên liệu tới nhà
hàng thông qua các xe chở hàng của nhà cung cấp hay qua trung gian như Viettel post, GHN,
GHTK,....
II. Quá trình biến đổi:
1. Bố trí mặt bằng

21
2. Quy trình vận hành nhà hàng:
2.1 Quản trị cung ứng và tồn kho
1. Xác định nhu cầu và lập kế hoạch:
- Xác định lượng hàng tồn kho và lập kế hoạch về nguồn cung
2. Đặt hàng và nhập kho:
- Đặt hàng từ các NCC đã xác định và theo dõi sát sao trong quá trình nhập kho
3. Lưu trữ và bảo quản hàng tồn kho:
- Xây dựng hệ thống lưu trữ kho chặt chẽ, đảm bảo tiêu chuẩn
- Quản lý và kiểm soát hàng tồn kho theo định kì, theo dõi và đánh giá nhằm giảm thiểu lãng
phí và tối ưu hoá quản lý kho
2.2 Quy trình sơ chế món ăn

2.3 Quy trình phục vụ khách hàng

22
3. Đầu ra
3.1. Đối với sản phẩm
Về sản phẩm tại nhà hàng: để kiểm tra và đảm bảo chất lượng đồ ăn, Tịnh An Veggie
áp dụng kết hợp các tiêu chuẩn ISO:
+ Kiểm tra và đảm bảo chất lượng và hệ thống quy trình ISO đặc biệt là tiêu chuẩn ISO 9001
(tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng được áp dụng cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp,
cơ sở hoạt động ở tất cả các lĩnh vực từ đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới hành
chính công); tiêu chuẩn ISO 45001 (tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến những yêu cầu liên quan
đến các hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn); tiêu chuẩn ISO 22000 (tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm), áp dụng hệ thống quản lý 5S ...
+ Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, nhà hàng cũng cần những yêu cầu tiên quyết và cụ thể
về kiểm soát khu vực chế biến, khu vực quầy món ăn,.. Bên cạnh đó, quy trình chế biến cũng
cần được kiểm soát nghiêm ngặt, ở tình trạng đạt tiêu chuẩn.
3.2 Đối với khách hàng

23
Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng thông qua phản hồi trực tiếp của khách
hàng bằng cách điền các bản khảo sát tại chỗ để hiểu rõ nhu cầu của khách hàng một cách chi
tiết nhất, kịp thời thay đổi cách thức làm việc, cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày
càng gần với kỳ vọng của khách hàng nhất.
Đối với khách hàng, Tịnh An Veggie sẽ đánh giá đầu ra ở khía cạnh sự đáp ứng nhu
cầu của sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng
để từ đó có sự điều chỉnh phù hợp, cụ thể trả lời các câu hỏi:
- Mọi người thấy món ăn hôm nay có hợp khẩu vị không? Có món nào cần phải cải thiện
không?
- Khi vào cửa hàng, anh chị có gặp phải khó khăn gì không (về chỗ để xe, khâu lấy dụng cụ,
đồ ăn, hình thức thanh toán...)?
- Liệu bữa ăn hôm nay có giải quyết đúng những nhu cầu của khách hàng (Pain) và làm hài
lòng khách hàng (Gain) hay chưa?
- Liệu quá trình cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng đã đạt được mức độ hài lòng của
khách hàng chưa?
Các phương pháp đánh giá mà Tịnh An Veggie áp dụng:
+ Khảo sát thông qua bảng hỏi, email, điện thoại hay phỏng vấn khách hàng trực tiếp
+ Lắng nghe ý kiến khách hàng nói gì về quán trên mạng xã hội
+ Theo dõi những lượt đánh giá, phản hồi của khách hàng
3.3. Đối với nhân viên
Tịnh An Veggie sẽ thực hiện đánh giá nhân viên với tần suất và hình thức như sau:
- Hàng tuần: các buổi họp review theo nhóm nhỏ
- Hàng tháng: đánh giá về thành tích và hiệu suất làm việc của nhân viên, đánh giá từ các cấp
trên
Các nội dung đánh giá nhân viên sẽ tập trung vào các khía cạnh sau:
- Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên: nhân viên đã nắm vững và hoàn thành tốt
nghiệp vụ của mình hay chưa?
- Đánh giá kỹ năng: những kỹ năng mềm cần thiết của từng nhân viên đang ở mức độ nào?

24
- Đánh giá mức độ gắn kết của nhân viên : thể hiện ở việc cam kết hoàn thành mục tiêu và
giá trị của nhà hàng, mức độ tham gia đóng góp, tính tự động trong công việc, sự hài lòng
với công việc ...
- Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên với doanh nhà hàng: đây là một khía cạnh quan
trọng và có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất và hiệu quả hoạt động của Tịnh An Veggie. Ngoài
ra, kết quả đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn các nhân tố duy trì và động viên
cho nhân viên.
- Phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe cho người lao động, thường xuyên lấy ý kiến về sự hài
lòng của nhân viên trong công việc.
E. KẾ HOẠCH NHÂN SỰ
I. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp

Giám đốc

Bộ phận Bộ phận Bộ phận Bộ phận


bếp kế toán/ quản lý marketin
thu ngân nhà hàng g

Bếp Kế toán Quản lý Nhân viên


trưởng trưởng nhà hàng marketing

Nhân viên Bộ phận Bộ phận Bộ phận


Phụ bếp
thu ngân phục vụ an ninh vệ sinh

II. Tuyển dụng - mô tả từng vị trí công việc:


1. Mô tả nhiệm vụ của từng vị trí công việc:
a. Giám đốc:
- Giám đốc nhà hàng kiêm luôn quản lý, giám sát nhà hàng trong 1 năm đầu để nắm rõ
tình hình hoạt động của quán, có những điều chỉnh phù hợp trước khi thuê người quản
lý bên ngoài. Việc này sẽ giúp giảm thiểu chi phí.
- Giám đốc nhà hàng là người điều hành – giám sát – quản lý chung tất cả các công
việc lẫn nhân viên của nhà hàng và là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b. Bộ phận kế toán/ thu ngân:

25
● Kế toán trưởng:
- Là người theo dõi ghi chép lại tất cả hoạt động hàng ngày của nhà hàng; quản lý hệ
thống chứng từ, sổ sách theo quy định; tổng hợp chi phí, doanh thu; xác định lợi
nhuận; làm các báo cáo thuế của quán; kiểm tra, lập bảng lương và chi trả theo quy
định.
● Nhân viên thu ngân:
- Có nhiệm vụ đón tiếp khách; lập hóa đơn và thu tiền từ khách hàng, trực đơn đặt hàng
và thắc mắc của khách hàng qua điện thoại; báo cáo công việc cuối ca làm.
c. Bộ phận phục vụ:
- Có trách nhiệm đón và tiễn khách, sắp xếp chỗ ngồi và giới thiệu các món ăn, phục vụ
khách hàng khi khách gọi món, bưng bê các món ăn từ bếp ra cho khách, phục vụ
khách hàng trong suốt thời gian khách thưởng thức bữa ăn tại nhà hàng. Sau khi
khách rời khỏi, nhân viên phục vụ dọn dẹp và sắp xếp lại không gian ăn uống của
khách. Ngoài ra còn kiêm là nhân viên vận chuyển khi chủ quán yêu cầu, đi đưa cơm
theo các đơn đặt hàng qua điện thoại.
d. Bộ phận bếp:
● Bếp trưởng:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các món ăn có trong thực đơn của quán,
cần đến sớm mỗi buổi sáng để chuẩn bị mọi thứ trong ngày, quản lý, phân công
nhiệm vụ cho các phụ bếp,trực tiếp giám sát về vấn đề vệ sinh trong quá trình chuẩn
bị nấu nướng và sau nấu nướng để đảm bảo các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có trách nhiệm nghiên cứu, phát triển các món ăn mới để bổ sung vào các món ăn của
quán.
● Phụ bếp:
- Phụ giúp bếp trưởng nấu các món ăn có trong thực đơn của quán phụ trách khâu trình
bày món ăn và đóng hộp đảm bảo các vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá
trình nấu nướng. Có trách nhiệm cùng bếp trưởng nghiên cứu, phát triển các món ăn
mới. 1 phụ bếp sẽ đảm nhận pha chế nước cho khách hàng.
e. Bộ phận an ninh:

26
- Bảo vệ có trách nhiệm trông, dắt xe cho khách; bảo vệ các tài sản và đảm bảo an ninh
cho khách hàng và nhà hàng.
f. Bộ phận vệ sinh:
- Nhân viên vệ sinh có trách nhiệm lau dọn, rửa bát đĩa trong ngày, đảm bảo vệ sinh
cho nhà hàng và dọn vệ sinh nhà hàng vào cuối ngày.
g. Bộ phận marketing:
- Nhân viên marketing có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch marketing theo quý, năm để
quảng bá cho nhà hàng và tăng cường sự nhận diện thương hiệu; thiết kế và in ấn các
tài liệu, vật phẩm cho công tác marketing; thực hiện các công việc khác được giao.
2. Tiêu chuẩn và nhu cầu cho từng vị trí công việc:
BẢNG TIÊU CHUẨN VÀ NHU CẦU NHÂN LỰC CỦA TỪNG BỘ PHẬN:

a. Nhân viên cứng (full-time):

STT BỘ PHẬN VỊ TRÍ TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG SỐ


VIỆC LƯỢNG

1 Kế toán/ Kế toán ● Từ 25 – 35 tuổi, có kinh nghiệm 1


thu ngân trưởng làm việc trên 2 năm, chuyên môn
tốt.
● Trung thực, cẩn thận.

Nhân viên ● Từ 22 - 35 tuổi , có chuyên môn. 1


thu ngân
● Trung thực, cẩn thận, vui vẻ, nhanh
nhẹn.

● Tiếng Anh giao tiếp tốt.

2 Phục vụ Nhân viên ● Từ 18 – 35 tuổi, có khả năng giao 3


phục vụ tiếp và xử lý tình huống tốt, ưu tiên
biết ngoại ngữ.
● Sức khỏe tốt, không xăm trổ những

27
nơi dễ thấy.
● Lịch sự, thật thà, chu đáo và có tinh
thần trách nhiệm cao.

3 Bếp Bếp trưởng ● Trong độ tuổi lao động, có chứng 1


chỉ đầu bếp loại khá trở lên.
● Có kinh nghiệm làm đầu bếp
chuyên về các món chay ít nhất 3
năm trở lên.
● Có con mắt thẩm mỹ trong việc
trình bày các món ăn có tinh thần
trách nhiệm cao.

Phụ bếp ● Trong độ tuổi lao động, có chứng 2


chỉ đào tạo trung cấp nấu ăn.
● Có hiểu biết về các món chay, có
khả năng trình bày món ăn.
● Có tinh thần trách nhiệm.

4 An ninh Bảo vệ ● Nam trong độ tuổi lao động, tốt 1


nghiệp trung học phổ thông.
● Có sức khỏe, có tinh thần trách
nhiệm cao, lịch sự, thật thà.
● Lý lịch rõ ràng.

5 Vệ sinh Nhân viên ● Trong độ tuổi lao động, có sức 2


vệ sinh khỏe tốt.
● Chăm chỉ, chịu khó, có tinh thần
trách nhiệm cao.
● Giao tiếp vui vẻ, ứng xử hòa nhã
với mọi người.

28
6 Marketing Nhân viên ● Không quá 35 tuổi, tốt nghiệp ĐH 2
marketing trở lên.

● Sáng tạo, ham học hỏi, bắt trend


tốt.

● Cẩn thận, hòa đồng, vui vẻ, trung


thực, nhiệt tình.

● Đã có kinh nghiệm 1 năm trở lên,


ưu tiên cho người có kinh nghiệm
về viết bài PR, tin tức và quản trị
website, fanpage.

b. Nhân viên bán thời gian (part – time):

STT BỘ VỊ TRÍ TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CA SỐ


PHẬN CÔNG VIỆC LƯỢNG

1 Phục vụ Nhân ● Từ 18 – 35 tuổi, có khả năng 10h30- 2


viên giao tiếp và xử lý tình huống 13h30
phục vụ tốt, ưu tiên biết ngoại ngữ.
● Sức khỏe tốt, không xăm trổ
những nơi dễ thấy. 17h30- 2
● Lịch sự, thật thà, chu đáo và có 20h30
tinh thần trách nhiệm cao.

III. Tuyển mộ và tuyển chọn:


1. Tuyển mộ:

29
- Để tuyển mộ những người có nhu cầu tìm việc làm và phù hợp với yêu cầu công việc
đề ra, phù hợp với văn hóa của nhà hàng, đặc biệt là những người có khả năng gắn bó
lâu dài với công việc, chịu khó, siêng năng, Tịnh An sẽ đăng thông tin tuyển dụng
trên đa dạng các kênh online và offline như: các kênh thông tin việc làm (TopCV,
Ybox.vn, Careerbuilder, Jobsgo,...); các group tìm kiếm việc làm trên internet và
mạng xã hội, điển hình là Facebook; treo biển tuyển nhân viên trước nhà hàng; ngoài
ra có thể tuyển mộ thông qua sự giới thiệu của bạn bè, người thân, ....
- Trong quá trình tuyển mộ, công ty sẽ cung cấp các thông tin sau:
+ Mô tả về chức năng, nhiệm vụ của vị trí cần tuyển.
+ Thời gian làm việc.
+ Yêu cầu cơ bản về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nếu cần thiết cho vị trí cần tuyển.
+ Chính sách nhân sự và đãi ngộ.
+ Chế độ đào tạo.
+ Thông tin liên hệ: Địa chỉ liên hệ, số điênh thoại, fanpage,....
+ Hình thức và thời gian thông báo kết quả: Hình thức tuyển mộ cả online và offline.
Quá trình tuyển mộ dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 1 tháng, nếu đã tìm đủ nhân sự có
thể kết thúc sớm hơn.
2. Tuyển chọn:
Bước 1: Sàng lọc đơn xin việc
● Việc sàng lọc hồ sơ sẽ giúp công ty bước đầu tìm ra những ứng viên có năng lực phù
hợp với tiêu chuẩn và môi trường tại doanh nghiệp. Tiêu chí để lọc danh sách ứng
viên được chọn sẽ được đánh giá qua CV. Nếu đơn xin việc có đầy đủ thông tin cơ
bản và nhu cầu tìm việc làm phù hợp với nhu cầu tuyển nhân sự của công ty thì sẽ đến
vòng phỏng vấn.
Bước 2: Phỏng vấn tuyển chọn
● Sau khi sàng lọc một danh sách ứng viên có khả năng nhất, doanh nghiệp sẽ bắt đầu
chuyển qua giai đoạn phỏng vấn. Công ty sẽ liên lạc trực tiếp với các ứng viên qua số
điện thoại của ứng viên hoặc qua các phương thức liên lạc mà ứng viên đê trong đơn
xin việc.

30
● Trong quá trình phỏng vấn, công ty sẽ hỏi một số thông tin cá nhân cơ bản, đưa ra các
câu hỏi xoay quanh vấn đề kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm được đề cập trong mô
tả công việc và các câu hỏi tình huống giả định có thể xảy ra để đánh giá năng lực xử
lý tình huống của ứng viên.
Bước 3: Thử việc
● Tùy vị trí công việc mà quá trình thử việc sẽ kéo dài từ 2-4 tuần. Trong quá trình thử
việc, chủ quán hoặc quản lý sẽ quan sát và đánh giá các kỹ năng làm việc cá nhân, tập
thể của ứng viên dựa trên thái độ, hiệu quả và hiệu suất thực hiện công việc để tìm ra
người phù hợp nhất.
Bước 4: Ra quyết định cuối cùng và ký kết hợp đồng
● Trước khi ký kết hợp đồng, chủ quán sẽ lựa chọn ứng viên phù hợp nhất, xác minh,
thông báo trúng tuyển cũng như cùng xây dựng và ký kết các điều khoản hợp đồng
tuyển dụng.
IV. Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
1. Đào tạo
- Sau khi tuyển chọn được những người phù hợp, công ty có thực hiện các phương thức
đào tạo với từng vị trí công việc cần thiết, cụ thể:
+ Quản lý: Học các khóa đào tạo chuyên sâu hơn về quản trị doanh nghiệp nhỏ.
+ Nhân viên phục vụ: Có các buổi training về kỹ năng giao tiếp và khả năng truyền đạt
thông tin tốt, kỹ năng đàm phán và thuyết phục, kỹ năng xử lý tình huống.
+ Nhân viên marketing : Đào tạo qua các khóa marketing ngắn hạn, thiết kế và xây
dựng quảng cáo, các phần mềm đồ họa,... Phân tích thị trường đề đưa ra các chiến
lược truyền thông, xúc tiến thương mại hiệu quả.
2. Phát triển
- Tịnh An luôn hướng đến sự phát triển bền vững, tạo ra một môi trường tốt thúc đẩy
nhân viên được thể hiện tài năng của mình. Để làm được điều đó, Tinh An cần:
+ Đảm bảo tính công bằng và đúng hạn trong chế độ chi trả lương, chính sách thưởng.
Hạn chế trả chậm lương cho nhân viên để tránh tình trạng nhân viên rời bỏ công ty.
+ Không ngừng cải thiện và thay đổi môi trường, văn hóa làm việc chung.
+ Lên kế hoạch đánh giá năng lực của tất cả các nhân viên theo định kỳ.

31
+ Sắp xếp và ổn định lại nhân sự, đảm bảo bố trí nhân sự đúng người, đúng việc.
+ Thay đổi cách thức làm việc, cắt giảm bớt các công việc thừa thãi, không cần thiết và
không tạo ra giá trị.
+ Môi trường làm việc luôn đề cao tính chuyên nghiệp, trẻ trung.
+ Nâng cao chất lượng nhân sự sẵn có thông qua đào tạo và học hỏi.
+ Triển khai các chính sách đãi ngộ, phúc lợi, khen thưởng nhân viên. Tạo điều kiện
cho nhân viên gắn bó lâu dài hơn.
+ Xây dựng môi trường làm việc tích cực, chủ động, thân thiện.
+ Luôn hỗ trợ nhân viên có thể cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
+ Đề ra các mục tiêu công việc cụ thể, phù hợp với từng đối tượng nhân viên.
+ Đối với các nhân viên giỏi cần quan tâm, áp dụng các chính sách thưởng tốt.
+ Tạo cơ hội giao lưu gắn bó lẫn nhau thông qua các chương trình du lịch tham quan, tổ
chức các hoạt động giải trí trong giờ làm để nhân viên giải tỏa áp lực, căng thẳng và
tái tạo sức lao động.

V. Chế độ đãi ngộ:


1. Lương:
MỨC LƯƠNG DỰ TRÙ
Vị trí Lương

Nhân viên phục vụ Full-time: 7 triệu

Part-time: 23.000/h

Bếp trưởng 25 triệu/ tháng

Phụ bếp 7 triệu/ tháng

Nhân viên marketing 12 triệu/ tháng

Nhân viên vệ sinh 7 triệu/ tháng

Nhân viên an ninh (bảo vệ) 7 triệu/ tháng

32
Kế toán 17 triệu/ tháng

Nhân viên thu ngân 7 triệu/ tháng

2. Tiền thưởng:
- Tiền thưởng vào các dịp lễ Tết, tăng ca, cụ thể: Nhân viên sẽ được thưởng 150% làm
tăng ca, 200% tiền lương khi làm việc vào các ngày lễ như: Ngày Quốc Khánh, Giỗ
Tổ Hùng Vương, ... và thưởng 300% tiền lương khi làm việc vào những ngày tết
dương lịch, tết Nguyên Đán.
- Hưởng ưu đãi chiết khấu 10% khi sử dụng dịch vụ của quán.
- Được thưởng lương tháng 13 vào dịp Tết đối với nhân viên chính thức toàn thời gian.
- Xét tăng lương định kỳ ít nhất 2 lần/năm và theo hiệu quả công việc.
- Hỗ trợ thưởng vượt KPIs hàng tháng đối với nhân viên chính thức của cửa hàng.
- Phúc lợi:
+ Được thanh toán BHYT, BHXH đối với nhân viên chính thức làm việc toàn thời gian.
+ Được hỗ trợ phụ cấp đi lại, tiền ăn trưa hoặc tiền điện thoại gọi cho khách hàng, nhà
cung cấp.
+ Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ miễn phí đối với nhân viên chính thức của công
ty.
3. Phi tài chính:
- Làm việc trong môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng và gắn kết giữa các nhân
viên.
- Nhân viên được tham gia các buổi bonding cuối tháng, du lịch cùng các thành viên
khác của nhà hàng.
- Nhân viên có cơ hội tham gia các khóa đào tạo chuyên môn và kỹ năng mềm đề nâng
cao kỹ, kinh nghiệm trong chuyên môn và công việc.
- Tạo môi trường với tinh thần làm việc nhóm cao, các thành viên luôn nhiệt tình giúp
đỡ nhau, thẳng thắn đóng góp ý kiến để cùng nhau phát triển.
F. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
I. Vốn đầu tư ban đầu

33
II. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

III. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

34
IV. Bảng cân đối kế toán

V. Điểm hòa vốn

35
KẾT LUẬN CHUNG

Trong tầm quan trọng của kế hoạch kinh doanh không chỉ giới hạn trong giai đoạn khởi sự
kinh doanh để xác định mục tiêu của cửa hàng và của chủ cửa hàng, mà còn trong việc duy
trì và phát triển công việc kinh doanh trong tương lai. Bản kế hoạch kinh doanh này của
nhóm 4 không chỉ là một bản tài liệu trên giấy, mà còn là một công cụ cầu nối hữu ích, từ ý
tưởng ban đầu của chúng tôi đến những hành động tự tin hơn trong việc thực hiện kinh
doanh của mình, mục tiêu là để đạt được thành công và hiệu quả.
Với việc kinh doanh cửa hàng đồ ăn chay Tịnh An, nhóm 4 mong muốn đóng góp một phần
nhỏ của mình vào sự phát triển kinh doanh của Quận Đống Đa. Đồng thời, chúng tôi cũng
muốn lan tỏa thông điệp hữu ích về lợi ích của việc sử dụng đồ ăn chay đến mọi người.
Chúng tôi đã cố gắng hết sức mình trong quá trình làm bài thảo luận, nhưng không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy để bản kế

36
hoạch kinh doanh của chúng tôi trở nên hoàn thiện hơn và khả thi hơn trong thực tế kinh
doanh.
Tóm lại, bản kế hoạch kinh doanh này của nhóm 4 không chỉ là một tài liệu trên giấy mà còn
là sự thể hiện của sự đam mê và sự cống hiến của chúng tôi đối với việc khởi đầu kinh
doanh. Chúng tôi hy vọng rằng dự án này sẽ thành công và góp phần vào sự phát triển của
cộng đồng và ngành ẩm thực chay.

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

Họ và tên Mã sinh viên Mức độ đóng góp

Phạm Vũ Đức 2114210025 34%

Lê Nam Phong 2117210011 33%

Nông Đức Thắng 2114210092 33%

37

You might also like