You are on page 1of 25

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO
MÔN QUẢN TRỊ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: THÀNH CÔNG CỦA SAMSUNG KHI
THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Vân Trang


Lớp Quản Trị Quốc Tế: Ca 3 Thứ 2
Nhóm: Blue Flame

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 04/2023


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Mức độ
Họ tên MSSV Công việc hoàn
thành

Nguyễn Huỳnh Tuyết Anh 72000537 Chương 3 (3.3) 100%

Chương 2 (2.2), chương


Nguyễn Như Bình 72000548 100%
3 (3.1)

Châu Gia Hân 72000574 Chương 2 (2.1, 2.3) 100%

Chương 4, chương 2
Đinh Thanh Hằng 71706269 100%
(2.2)

Nguyễn Thị Thanh Ngân 72000630 Chương 3 (3.3) 100%

Huỳnh Ngọc Phan Nam 71802252 Chương 3 (3.2) 100%

Hoàng Thanh Giang 72001069 Chương 3 (3.2) 100%

Võ Thị Yến Vy 72000794 Chương 1, Word 100%

2
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SAMSUNG......................................................................4


CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN..............................................................5
2.1 Những ảnh hưởng của việc lựa chọn phương thức thâm nhập và các công ty nên
thâm nhập thị trường nước nào?.......................................................................................5
2.2 Các phương thức thâm nhập thị trường......................................................................6
2.2.1 Xuất khẩu (Exporting)..........................................................................................6
2.2.2 Dự án chìa khóa trao tay (Turnkey Projects)........................................................7
2.2.3 Cấp phép (Licensing)............................................................................................7
2.2.4 Nhượng quyền (Franchising)................................................................................8
2.2.5 Liên doanh (Joint Ventures).................................................................................9
2.2.6 Chi nhánh sở hữu toàn bộ (Wholly owned subsidiary)........................................9
2.3 Outsourcing sản xuất là gì? Công ty có nên outsourcing sản xuất không?...............10
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CASE STUDY...................................................................13
3.1 Lý do chọn Việt Nam thâm nhập..............................................................................13
3.2. Phương thức thâm nhập Việt Nam...........................................................................14
3.2.1. Giai đoạn đầu: Hình thức liên doanh.................................................................14
3.2.2. Giai đoạn sau chuyển thành đầu tư trực tiếp 100%...........................................16
3.3. Tại sao Samsung chuyển sang chiến lược thuê ngoài?............................................17
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC..................................................................................................21
KẾT LUẬN.....................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24

3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ SAMSUNG
Tập đoàn Samsung được sáng lập bởi ông Lee Byung-chul vào năm 1938 với tư
cách là một công ty thương mại, là một tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc có tổng hành
dinh đặt tại Samsung Town, Seoul. Sau gần 80 năm phát triển cho tới nay, Samsung đã
gặt hái được không ít thành công quan trọng bên cạnh đó là quy mô khổng lồ với hơn 80
ngành nghề kinh doanh khác nhau từ chế biến thực phẩm, dệt may, bảo hiểm, chứng
khoán, đóng tàu, xây dựng... nhưng chủ yếu vẫn là điện tử và chất bán dẫn. Các công ty
con nổi bật của Samsung bao gồm:
 Samsung Electronics: Công ty công nghệ thông tin, sản xuất điện tử tiêu
dùng và con chip lớn nhất thế giới tính theo doanh thu năm 2017.
 Samsung Heavy Industries: Công ty đóng tàu lớn thứ 2 thế giới tính theo
doanh thu năm 2010.
 Samsung Engineering và Samsung C&T Corporation: Hai công ty xây dựng
lớn thứ 13 và 36 thế giới.
 Samsung Life Insurance: Công ty bảo hiểm nhân thọ lớn thứ 14 thế giới.
 Samsung Everland: Nhà điều hành Everland Resort, công viên giải trí lâu
đời nhất Hàn Quốc.
 Cheil Worldwide: Công ty quảng cáo lớn thứ 15 thế giới, tính theo doanh
thu năm 2012.
Để đạt được thành công như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến các chiến
lược thâm nhập thị trường đáng học hỏi của Samsung. Sau khi chiếm lĩnh được thị trường
trong nước, tập đoàn này tiếp tục hướng đến các thị trường đã, đang và kém phát triển
trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn, Độ, Brazil và cả Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể
thành công ở bất kỳ một thị trường nước ngoài nào, Samsung cần có chiến lược nhất định
và đúng đắn để hiểu rõ nơi mình muốn đầu tư vào, đồng thời nghiên cứu kỹ những yếu tố
tác động đến chiến lược thâm nhập thị trường. Thêm vào đó, với sự phát triển mạnh mẽ
của toàn cầu hóa, Samsung phải liên tục bắt kịp với xu hướng và yêu cầu thị trường để có
thể tiếp tục duy trì sự thành công trong thời gian tới.

4
CHƯƠNG 2: CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN
2.1 Những ảnh hưởng của việc lựa chọn phương thức thâm nhập và các công ty nên
thâm nhập thị trường nước nào?
Khi một doanh nghiệp có kế hoạch thâm nhập vào thị trường nước ngoài thì nên
tìm hiểu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gia nhập như chi phí vận
chuyển, rào cản thương mại, rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, các chi phí liên quan, chiến
lược của công ty… Ví dụ: Một quốc gia mà tại đó chính phủ lại có những chính sách thuế
đánh vào những doanh nghiệp nước ngoài cao thì sẽ ảnh hưởng đến việc các công ty nước
ngoài gia nhập vào thị trường đó, gây hạn chế gia nhập.
Quyết định gia nhập thị trường còn phải dựa trên đánh giá tiềm năng dài hạn của
một quốc gia. Sức hấp dẫn của một quốc gia được đánh giá như một tiềm năng thị trường
cho một doanh nghiệp quốc tế phụ thuộc vào việc cân bằng lợi ích, chi phí và rủi ro liên
quan đến hoạt động kinh doanh tại quốc gia đó.
Lợi ích kinh tế dài hạn của việc kinh doanh trong một quốc gia bao gồm các yếu tố
như quy mô của thị trường (về nhân khẩu học); sự giàu có hiện tại (sức mua) của người
tiêu dùng trong thị trường đó; và có khả năng sự giàu có trong tương lai của người tiêu
dùng, phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Yếu tố quan trọng khác là giá trị mà một doanh nghiệp quốc tế có thể tạo ra ở thị
trường quốc tế, phụ thuộc vào sự phù hợp của sản phẩm với thị trường đó và bản chất của
cạnh tranh bản địa.
Một thị trường được xem là thuận lợi để có thể thâm nhập là:
 Ổn định về chính trị
 Có hệ thống thị trường tự do
 Tỷ lệ lạm phát tương đối thấp
 Nợ khu vực tư nhân thấp
Ví dụ: Thụy Sĩ được đánh giá là một thị trường tiềm năng của các công ty nước
ngoài khi có ý định xâm nhập. Điều này thể hiện ở điểm nền chính trị ổn định, tuy có 4
Đảng đang hoạt động nhưng khi có xung đột thì các chính trị gia, các Đảng buộc phải
thương thảo thường xuyên và thống nhất tìm ra những giải pháp thỏa hiệp. Quyền lợi con
5
người được bảo vệ và môi trường kinh doanh được chính phủ tạo điều kiện phát triển
thuận lợi nhất. Chẳng hạn, các chính sách ưu đãi của các bang về thuế kèm theo thị
trường có tiềm năng lớn của kinh tế Thụy Sĩ thực sự là "thỏi nam châm" đối với các
doanh nghiệp khắp thế giới. Việc giao thương giữa Thụy Sĩ và EU cũng rất ít rào cản trừ
hàng hóa nông nghiệp.
Ngược lại, một thị trường được đánh giá ít hấp dẫn là:
 Không ổn định về chính trị
 Nền kinh tế hỗn hợp hoặc có nền kinh tế chỉ huy
 Có mức vay mượn nợ quá lớn
Ví dụ: Các nước ở Cộng Hòa Trung Phi có nền chính trị không ổn định tuy có
chính phủ hợp pháp nhưng vẫn có các nhóm vũ trang tự phát thường xuyên gây ra những
cuộc nội chiến về mặt chính trị. Mức sống người dân thấp và số lượng người dân buộc
phải tị nạn qua nước khác rất cao, nền kinh tế được coi là một trong những nước kém phát
triển nhất trên thế giới.
2.2 Các phương thức thâm nhập thị trường
2.2.1 Xuất khẩu (Exporting)
Xuất khẩu là hình thức bán hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia
khác. Đây là phương thức phổ biến được các công ty sử dụng làm công cụ để thâm nhập
thị trường quốc tế. Sau đó doanh nghiệp có thể chuyển sang phương thức khác để hoạt
động ở thị trường nước ngoài.
Ưu điểm: Thứ nhất, đây là hình thức xâm nhập ít bị rủi ro nhất, không tốn nhiều
chi phí và rất dễ để áp dụng trong giai đoạn đầu mới thâm nhập thị trường nước ngoài.
Thứ hai, hình thức xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp tăng được doanh số bán hàng,
tiếp thu được kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, tận dụng được những năng lực dư thừa và
tăng thu ngoại tệ cho quốc gia.
Nhược điểm: Bên cạnh đó, xuất khẩu luôn tồn tại những rủi ro. Thứ nhất, hình
thức xuất khẩu cũng gây cho các công ty những khó khăn trong việc tiếp xúc với người
tiêu dùng cuối cùng nên không có các biện pháp mạnh để cạnh tranh với các doanh
nghiệp, sản phẩm khác. Thứ hai, khi tiến hành xuất khẩu diễn ra giữa các quốc gia có
khoảng cách địa lý xa nhau có thể dẫn đến những rủi ro khó có thể lường trước do doanh
6
nghiệp không am hiểu sâu sắc về phong tục tập quán, luật pháp của thị trường nơi công ty
thâm nhập nên dẫn đến dễ bị mất thị trường. Thứ ba, chi phí vận tải khá tốn kém nên chỉ
thực hiện xuất khẩu khi có đủ số lượng hàng lớn.
2.2.2 Dự án chìa khóa trao tay (Turnkey Projects)
Dự án chìa khóa trao tay nghĩa là một nhà thầu hoặc một công ty đồng ý thiết kế,
xây dựng, trang bị toàn bộ bao gồm cả đào tạo nhân viên vận hành cho một đơn vị sản
xuất, kinh doanh, cơ sở dịch vụ và bàn giao dự án cho khách hàng khi nó sẵn sàng đi vào
hoạt động để nhận thù lao. Đây một trong những phương thức đặc biệt nhất của hoạt động
kinh doanh quốc tế.
Ưu điểm: Thứ nhất, đây là cách gián tiếp để thâm nhập vào thị trường, giúp cho
các công ty nước ngoài có thể vượt qua các rào cản thương mại nghiêm ngặt tại nước sở
tại, từ đó nâng cao năng lực chuyên môn của doanh nghiệp khi nhận dự án chìa khóa
trong tay. Thứ hai, đây sẽ là sự bảo vệ tối đa đối với các doanh nghiệp độc quyền, các dự
án này giúp cho doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với địa phương, từ đó nhận được
nhiều lợi ích trong quá trình hoạt động ở địa phương. Thứ ba, đối với khách hàng, sẽ
không bị chi phối bởi quá trình diễn ra dự án và có thể giành nhiều thời gian, tâm sức cho
các công việc khác.
Nhược điểm: Tuy nhiên dự án chìa khóa trao tay vẫn còn tồn tại ba nhược điểm
đáng chú ý. Thứ nhất, đối với các dự án là công nghệ, sau khi dự án kết thúc phải tiến
hành việc chuyển giao công nghệ nên không thể bảo đảm bí mật kinh doanh. Bởi vậy mà
các đối thủ cạnh tranh có thể sẽ ăn cắp bí mật kinh doanh, công thức hay công nghệ sản
xuất. Còn về phía khách hàng, chính những lo sợ trong việc bị ăn cắp bí mật kinh doanh
khiến cho các chủ thầu không chuyển giao toàn bộ các nội dung mà sẽ giữ lại bí quyết
mấu chốt. Chính vì quy mô lớn nên các khách hàng vừa và nhỏ không đủ tiềm lực để
tham gia vào dự án này.
2.2.3 Cấp phép (Licensing)
Cấp phép là là hình thức hợp đồng nhượng quyền sở hữu trí tuệ hay nhượng quyền
sử dụng sản phẩm trí tuệ để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước
ngoài. Quyền sử dụng những sản phẩm trí tuệ này thường là: Bằng sáng chế phát sinh

7
(Patent); quyền tác giả hay tác quyền (Copyrights); các quy trình công nghệ
(Technological Process); nhãn hiệu thương mại (Trademarks)…
Ưu điểm: Cấp phép có rất nhiều ưu điểm. Thứ nhất, có khả năng thâm nhập vào
nhiều thị trường khác nhau bằng cách sử dụng nhiều bên cấp phép. Thứ hai, có khả năng
gia nhập vào những thị trường có nhiều rào cản. Thứ ba, giúp tiết kiệm chi phí marketing
và phân phối vì những hoạt động này sẽ do bên được cấp phép thực hiện. Thứ tư, giảm
thiểu khả năng gặp phải những tình huống khó khăn như bất ổn kinh tế, chính trị ở nước
ngoài. Thứ năm, giảm chi phí cho khách hàng khi vận chuyển các sản phẩm cồng kềnh ra
thị trường nước ngoài.
Nhược điểm: Thứ nhất, bên được cấp phép có thể sử dụng và lấy đi khách hàng
của bên cấp phép. Thứ hai, thu nhập của người cấp phép, cụ thể là tiền bản quyền sẽ
không nhiều so với việc họ tự sản xuất và tiếp thị sản phầm. Thứ ba là rủi ro về niềm tin,
khi bên được cấp phép báo cáo doanh số bán hàng thấp hơn để giảm chi phí bản quyền.
2.2.4 Nhượng quyền (Franchising)
Nhượng quyền về bản chất cũng là một hình thức cấp phép. Tuy nhiên, nhượng
quyền thương mại không chỉ bao gồm việc nhượng quyền các sản phẩm giống như Cấp
phép mà nó còn bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm sản phẩm, nhà
cung cấp, bí quyết công nghệ và hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.
Ưu điểm: Thứ nhất, giảm thiểu rủi ro kinh doanh do các thương hiệu muốn
nhượng quyền thường đã có sẵn một thị phần khá lớn và danh tiếng trên thị trường. Các
bên nhận nhượng quyền sẽ không cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu nữa. Thứ hai,
chất lượng dịch vụ được đảm bảo do các hệ thống chuỗi cửa hàng nhượng quyền thường
được giám sát rất chặt chẽ về mặt chất lượng. Thứ ba, quy trình kinh doanh được hệ thống
hóa. Có một định hướng cố định được chủ thương hiệu phân bổ xuống từng cơ sở nhận
nhượng quyền. Điều này nhằm quản lý hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn. Thứ tư, được
hỗ trợ tối đa từ chủ nhượng quyền từ các vấn đề pháp lý cho tới tiếp thị. Bên nhận nhượng
quyền sẽ thuận lợi hơn trong việc quản lý và vận hành cơ sở. Thứ năm, được đào tạo bài
bản. Sau khi ký kết hợp đồng bên nhượng quyền thương hiệu thường có một số trách
nhiệm như tuyển dụng, đào tạo nhân viên vận hành cho bên nhận. Điều này nhằm đảm
bảo sản phẩm/ dịch vụ nhượng quyền được thực hành một cách bài bản nhất.
8
Nhược điểm: Bên cạnh đó nhượng quyền vẫn có 4 nhược điểm cơ bản. Thứ nhất,
không sở hữu hoàn toàn thương hiệu. Bên nhận nhượng quyền chỉ đang được phép kinh
doanh dưới tên thương hiệu của người khác. Thứ hai, rủi ro kinh doanh chuỗi. Trong một
hệ thống nhượng quyền lớn, khi một cơ sở dính tai tiếng, tất cả các cơ sở còn lại cũng sẽ
chịu một phần thiệt hại. Đây là điều khó có thể tránh khỏi. Thứ ba, cạnh tranh trong chuỗi
nhượng quyền, nhất là khi các cơ sở kinh doanh có vị trí gần nhau. Thứ tư, thiếu sáng tạo
trong kinh doanh nhượng quyền. Khi nhận nhượng quyền thương hiệu, gần như mọi thứ
đều được định sẵn cho các bên nhận thương hiệu và có khuôn mẫu sẵn. Các chính sách
đều được đưa xuống từ chủ thương hiệu. Cũng có nghĩa gần như việc sáng tạo trong vận
hành kinh doanh là không có.
2.2.5 Liên doanh (Joint Ventures)
Liên doanh là một hình thức kinh doanh mà trong đó hai hoặc nhiều công ty độc
lập đồng sở hữu một công ty, xưởng hoặc xí nghiệp nhằm mục đích cùng nhau sản xuất,
quản lý và ăn chia lợi nhuận theo thỏa thuận trước đó. Các bên tham gia là các chủ thể
khác nhau, mang quốc tịch khác nhau. Đó có thể là mối quan hệ giữa các công ty trong và
ngoài nước, các công ty trong nước với nhau hoặc giữa Chính phủ các quốc gia với nhau.
Ưu điểm: Thứ nhất, khi liên doanh, các doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ công
nghệ, tài sản trí tuệ có tính chất bổ sung liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, … Các doanh
nghiệp sẽ bù trừ những thế mạnh và điểm yếu cho nhau để tạo ra được sản phẩm, dịch vụ
hoàn thiện nhất để tung ra thị trường. Thứ hai, doanh nghiệp sẽ có điều kiện tiếp cận với
công nghệ mới, hiện đại, phong cách cũng như trình độ quản lý khác nhau, học hỏi thêm
được nhiều kinh nghiệm từ doanh nghiệp khác. Thứ ba, hoạt động kinh doanh có thể
thành công vượt trội ngoài mong đợi do môi trường kinh doanh phù hợp
Nhược điểm: Thứ nhất, doanh nghiệp sẽ bị ràng buộc chặt chẽ trong một pháp
nhân chung giữa các bên, có thể phát sinh những mâu thuẫn trong quá trình hoạt động do
có những vấn đề không thể thống nhất được ý kiến với nhau. Thứ hai, việc tiếp cận thị
trường mới sẽ khó khăn trong quá trình hội nhập và xác lập chiến lược kinh doanh.
2.2.6 Chi nhánh sở hữu toàn bộ (Wholly owned subsidiary)

9
Chi nhánh sở hữu toàn bộ là hình thức thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua
hình thức đầu tư. Trong đó công ty mẹ sẽ thành lập chi nhánh hoặc mua lại công ty khác
tại nước sở tại, sở hữu 100% cổ phần và kiểm soát toàn bộ hoạt động.
Ưu điểm: Thứ nhất, do công ty mẹ kiểm soát toàn bộ hoạt động nên việc tuân theo
các chính sách, thủ tục của công ty mẹ dễ dàng hơn. Thứ hai, dưới sự bảo trợ của tập đoàn
mẹ - một thương hiệu lớn trên thị trường, công ty con dù mới thành lập vẫn có được giá
trị và thương hiệu tốt. Thứ ba, việc xây dựng quan hệ với khách hàng và nhà đầu tư trở
nên dễ dàng nếu công ty mẹ có mối quan hệ rộng, có mối liên hệ chặt chẽ trên thị trường.
Nhược điểm: Thứ nhất, các công ty phải có tiềm lực tài chính mạnh hoặc phải gọi
vốn từ thị trường tài chính, điều này gây khó khăn với các công ty nhỏ và vừa. Thứ hai,
rủi ro trong hình thức này này thường cao vì một chi nhánh sở hữu toàn bộ đòi hỏi nguồn
nhân lực đáng kể từ công ty. Thứ ba, trong trường hợp công ty mẹ mua lại công ty con
xuyên quốc gia, có nhiều luật điều chỉnh ảnh hưởng đến hoạt động của công ty con.
2.3 Outsourcing sản xuất là gì? Công ty có nên outsourcing sản xuất không?
Thuê ngoài (Outsourcing) là việc doanh nghiệp tiến hành thuê nhân sự bên ngoài
công ty để sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cho mình. Cũng có thể hiểu thuê
ngoài là việc doanh nghiệp mua sản phẩm hoặc bộ phận cấu thành cho quy trình của mình
từ một nhà cung cấp khác thay vì tự mình sản xuất ra.
Thuê ngoài không vượt ra khỏi lãnh thổ doanh nghiệp: nhà cung cấp sản
phẩm/bộ phận cho doanh nghiệp cùng nằm trên một quốc gia.
Ví dụ: Thương hiệu cafe nổi tiếng tại Việt Nam “The Coffee House” thuê ngoài
công ty công nghệ Mona Media để làm ứng dụng quản lý lòng trung thành của khách
hàng - customer loyalty.
Thuê ngoài vượt ra khỏi lãnh thổ doanh nghiệp: nhà cung cấp sản phẩm/bộ
phận cho doanh nghiệp nằm ở một quốc gia khác.
Ví dụ: Apple thuê ngoài toàn bộ đội ngũ nhân lực của tập đoàn Trung Quốc để
chịu trách nhiệm mảng thuê ngoài và lắp ráp linh kiện.
Để trả lời cho câu hỏi rằng công ty có nên outsourcing hay không thì nên dựa vào
các điều kiện và năng lực cốt lõi của công ty đó. Một doanh nghiệp nên outsourcing
khi:
10
 Những hoạt động lặp đi lặp lại nhưng không tạo ra giá trị đặc biệt cho sản
phẩm.
 Chưa thu thập được nhiều thông tin và đội ngũ nhân sự chưa có đủ trình độ
chuyên môn để tự sản xuất.
 Áp lực về mặt thời gian.
 Doanh nghiệp cần tập trung thời gian, nhân lực cho các năng lực cốt lõi.
 Muốn mở rộng quy mô ở cấp độ lớn hơn.
 Mong muốn tìm nguồn cung ứng đa dạng.
 Mặt hàng đó có thể không quan trọng đối với chiến lược của công ty. Mặt
hàng không có công nghệ độc quyền.
Outsourcing giúp doanh nghiệp có những lợi ích như:
Chiến lược linh hoạt (Mang lại cho công ty sự linh hoạt hơn): Việc mua các bộ
phận cấu thành, hoặc thậm chí toàn bộ sản phẩm từ các nhà cung cấp độc lập giúp công ty
duy trì tính linh hoạt của mình và có thể chuyển đổi nhà cung cấp khi hoàn cảnh cho
phép. Điều này đặc biệt quan trọng trên phạm vi quốc tế nơi những thay đổi về tỷ giá hối
đoái và các rào cản thương mại có thể làm thay đổi sức hấp dẫn của các nguồn cung ứng.
Giá rẻ (Giảm cấu trúc chi phí): Mặc dù việc tự sản xuất một sản phẩm hoặc bộ
phận - tích hợp theo chiều dọc - thường được đánh giá giảm chi phí hơn hết, nhưng nó có
thể có tác dụng ngược lại. Khi đó, thuê ngoài có thể làm giảm cấu trúc chi phí của công ty
do công ty lấy nguồn từ các nhà cung cấp độc lập có ít đơn vị con hơn để kiểm soát.
Ngoài ra, các vấn đề khuyến khích xảy ra với các nhà cung cấp nội bộ cũng sẽ không phát
sinh nếu công ty sử dụng các nhà cung cấp độc lập do các nhà cung cấp độc lập biết rằng
họ phải tiếp tục hoạt động hiệu quả nếu họ muốn giành được công việc kinh doanh từ
công ty.
Bù đắp (Nắm bắt đơn đặt hàng quốc tế): Thuê ngoài có thể giúp công ty giành
được nhiều đơn đặt hàng hơn từ quốc gia nơi công ty thuê ngoài.
Một số lợi ích khác có thể kể đến như:
 Mở rộng mạng lưới, quan hệ hợp tác với nhiều nhà cung cấp hơn.

11
 Tiếp cận đội ngũ các chuyên gia và tiếp cận chuyên môn, sự hỗ trợ, tài
nguyên cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô ở cấp độ lớn hơn.
 Dành thời gian và nhân sự để tập trung vào năng lực, nhiệm vụ cốt lõi của
doanh nghiệp.
 Bắt kịp sự đổi mới của môi trường kinh doanh.
 Ngược lại với tự sản xuất, thuê ngoài sẽ giúp công ty giảm chi phí đầu vào,
chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích thì outsourcing cũng có những rủi ro mà các
doanh nghiệp nên lường trước để quyết định nên thua ngoài hay không như:
 Rủi ro về bảo mật, dễ bị đánh cắp công nghệ độc quyền.
 Dễ bị dắt mũi nếu thiếu hiểu biết về lĩnh vực đó.
 Bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.
 Khó kiểm soát được chất lượng của sản phẩm thuê ngoài.
 Nguy cơ bị chỉ trích từ những người tiêu dùng có quan điểm đạo đức chống
lại việc thuê ngoài.
 Nguy cơ bị trễ hạn do khó đồng bộ hóa lịch biểu để đảm bảo khách hàng
nhận được những gì đã hứa với họ.
 Các chi phí ẩn: bị lừa, những chi phí không mong muốn trong điều khoản
hợp đồng.
Ví dụ: Dell thuê ngoài Asus gia công phần mềm, tuy nhiên sau đó Dell lại quá lệ
thuộc vào Asus và mất đi sáng tạo sản phẩm của riêng mình và khả năng bảo mật sản
phẩm cốt lõi. Hơn hết Dell còn bị mất quyền kiểm soát quy trình sản xuất, quan hệ đối tác
và nhà cung ứng khác do Asus lôi kéo. Việc giao quyền sản xuất chiếc máy tính cho
ASUS coi như là đã trao cả chuỗi cung ứng của mình cho đối tác.

12
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CASE STUDY
3.1 Lý do chọn Việt Nam thâm nhập
Ông Cho Ho Seok - Tổng giám đốc Hành chính nhân sự Samsung Việt Nam từng
chia sẻ rằng, trước khi chính thức đầu tư vào Việt Nam vào năm 2007 tại tỉnh Bắc Ninh,
tập đoàn Samsung đã thực hiện khảo sát và đánh giá trước về môi trường đầu tư tại Việt
Nam và nhận thấy được rất nhiều yếu tố thuận lợi. Trong đó, có 2 yếu tố nổi trội nhất:
Thứ nhất là chính phủ Việt Nam luôn hỗ trợ có những đường lối chính sách để cải thiện
môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Thứ hai, yếu tố rất quan trọng, đó là
lực lượng lao động Việt Nam rất trẻ và là những người có kĩ năng, tay nghề rất tốt.
Việt Nam đang tự do hóa nền kinh tế để đón chào giới công nghiệp nước ngoài.
Năm 2015, Việt Nam đã mở cửa 50 ngành công nghiệp cho nước ngoài và giảm nhẹ ràng
buộc trong hàng trăm ngành khác. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một thành viên sáng lập
của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định
thương mại đa phương bao gồm cả Úc, Canada và Nhật Bản. Việt Nam cũng sắp ký kết
một hiệp định thương mại với Liên hiệp Châu Âu. Thỏa thuận đã ký với Hàn Quốc vào
năm 2015 đã giúp Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc. Việt
Nam có một số điểm mạnh trong thu hút FDI, mà các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan
tâm như: tình hình an ninh, chính trị ổn định; vị trí địa lý thuận lợi lực lượng lao động dồi
dào, thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam dần được hoàn thiện gắn với hội
nhập, không những tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài mà còn
giúp các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu một cách thuận lợi.

13
Đối với Samsung, việc lựa chọn đầu tư vào Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn thay
thế cho việc đầu tư vào Trung Quốc. Vì Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ, đông
đảo và giá rẻ. Đây từng là lợi thế của Trung Quốc, nhưng ngày nay thì công nhân Trung
Quốc bình quân đã già hơn 7 tuổi so với Việt Nam, mức lương trung bình đắt hơn gấp hai
lần so với Việt Nam. Theo số liệu từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc vào 2020, mức
lương tháng trung bình của công nhân Trung Quốc là 531 USD, trong khi đó của công
nhân Việt Nam chỉ có khoảng 250 USD. Lao động giá rẻ sẽ giúp Samsung hạ thấp chi phí
sản xuất, tạo cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh so
với Apple – một đối thủ cạnh tranh trực tiếp lúc bấy giờ. Lĩnh vực sản xuất chính của
Samsung Điện tử Việt Nam là điện thoại di động, công việc cần sự khéo léo, tỉ mỉ liên
quan đến việc lắp ráp điện thoại. Công nhân Việt Nam, lực lượng lao động Việt Nam đáp
ứng rất tốt những yêu cầu đó. Trong khi nhiều nước khác trong khu vực có xu hướng xuất
khẩu nguyên liệu hoặc linh kiện sang Trung Quốc để được lắp ráp thành sản phẩm thì
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh. Việt Nam cũng là một hàng rào có
giá trị, giúp tránh được rủi ro thương mại từ Trung Quốc.
3.2. Phương thức thâm nhập Việt Nam
3.2.1. Giai đoạn đầu: Hình thức liên doanh
Năm 1995, Samsung chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng việc
thành lập nhà máy chuyên sản xuất tivi và màn hình máy tính Samsung Vina, có trụ sở tại
Thủ Đức (TP.HCM). Samsung Vina (SAVINA) được thành lập với vốn điều lệ khoảng
17,5 triệu USD, liên doanh giữa Samsung Electronics (nắm 80% vốn) và TIE (nắm 20%)
– đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm điện tử tại Việt Nam. Khi thâm nhập vào thị
trường Việt Nam, Samsung đã chọn cách thức liên doanh với một doanh nghiệp nội địa vì
những lý do sau.
Thứ nhất, thời điểm Samsung quyết định xâm nhập thị trường Việt Nam chính là
thời điểm của làn sóng đầu tư thứ nhất trong lĩnh vực điện tử đổ vào Việt Nam. Lúc đó,
Việt Nam chuẩn bị tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nên Nhà Nước đã
mở cửa kêu gọi đầu tư một cách mạnh mẽ. Lúc này, các ngành công nghiệp nội địa của
chúng ta còn yếu kém về kỹ thuật và thiếu vốn, nên chính sách của Việt Nam là thu hút
nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải thành lập liên doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài và
14
doanh nghiệp bản địa, tạo nền tảng cho nền công nghiệp trong nước bám vào để phát
triển. Chính sách chủ yếu của nước ta là dùng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu,
khuyến khích xuất khẩu. Khi đó, các công ty nước ngoài muốn vào Việt Nam phải xây
nhà máy sản xuất vì nếu chỉ hoạt động thương mại theo dạng xuất nhập khẩu thì hàng rào
thuế quan sẽ rất cao. Các doanh nghiệp khi đó thành lập trên nguyên tắc góp vốn theo
hình thức 7/3, trong đó doanh nghiệp nước ngoài góp 70% vốn. Với ngành điện tử, vốn
góp của doanh nghiệp trong nước chủ yếu là đất hoặc một vài cơ sở sản xuất quy mô nhỏ.
Đối với trường hợp của SamSung và TIE, Samsung đầu tư phần lớn tài chính khi nắm
80% vốn, còn TIE chỉ đóng góp 20%, đất đai thì do nhà nước cấp.
Chọn hình thức liên doanh vào thời điểm này là phù hợp với tình hình kinh tế
chính trị của Việt Nam. Minh chứng là liên tục từ năm 1993-1995, hàng loạt công ty liên
doanh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài đến từ Nhật, Hàn
Quốc được thành lập. Các “ông lớn” của Nhật gồm Sony, Panasonic, JVC, Toshiba lần
lượt lập liên doanh với doanh nghiệp nội địa như Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ
Đức... Phía Hàn Quốc, các tập đoàn lớn gồm Samsung, LG, Daewoo cũng lần lượt có
mặt.
Thứ hai, Samsung có thể chọn hình thức liên doanh để giảm rủi ro, phân chia rủi ro
với công ty nội địa là TIE. Khi một doanh nghiệp quốc tế xâm nhập một thị trường mới,
nó có thể gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh do gặp phải sự khác biệt về chính trị, văn hoá,
môi trường làm việc, hệ thống và trình độ phát triển của nền kinh tế nước sở tại, cũng như
khác biệt trong thói quen và sở thích của người tiêu dùng địa phương. Khi SamSung liên
doanh với TIE, hai bên chỉ phải chịu rủi ro đối với phần đóng góp của mình, không phải
chịu mọi trách nhiệm như hình thức sở hữu toàn bộ.
Lợi ích tiềm năng thứ ba của việc liên doanh nằm ở sự hiểu biết về thị trường địa
phương của công ty nội địa. Đây là lần đầu tiên Samsung xâm nhập thị trường Việt Nam,
cho dù đã nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường nhưng còn nhiều vấn đề như văn hoá, chính trị,
cạnh tranh trong ngành Samsung không thể hiểu rõ bằng công ty TIE- một trong những
nhà phân phối lớn tại Việt Nam trong ngành hàng điện- điện tử, công nghệ thông tin. Bên
cạnh hệ thống phân phối có sẵn, TIE còn có thể mang đến cho Samsung cơ hội tiếp cận
với các nhà cung cấp và các khách hàng tốt hơn, nâng cao uy tín của thương hiệu nước
15
ngoài trong thị trường nội địa. Cũng từ dự án liên doanh này, thương hiệu Samsung từng
bước được khẳng định được vị thế tại thị trường Việt Nam. Ban đầu, các sản phẩm của
SAVINA luôn ở hàng “chiếu dưới” so với các thương hiệu đến từ Nhật Bản, đặc biệt là
SONY, nhưng giờ đây, đã luôn trở thành thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam tin
tưởng và yêu thích. Các sản phẩm điện thoại, tivi, màn hình máy tính của Samsung luôn
dẫn đầu thị trường.
Thứ tư, SamSung có thể sử dụng liên doanh để học hỏi thêm về môi trường kinh
doanh nội địa tại trước khi thành lập chi nhánh sở hữu toàn bộ. Hình thức liên doanh có
thể được xem là dự án thử nghiệm, nếu nhận thấy thị trường tiềm năng, nhà đầu tư nước
ngoài có thể chi mạnh tay hơn để triển khai các dự án sở hữu toàn bộ hoặc mua lại. Đúng
như vậy, sau khi thành lập nhà máy đầu tiên theo hình thức liên doanh, Samsung từng
bước xây dựng thêm nhiều chi nhánh và nhà máy khác trên lãnh thổ Việt Nam.
Năm 2008, Samsung chính thức được cấp giấy phép đầu tư và bắt đầu khởi công
xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại
Bắc Ninh. Đây là dự án đầu tiên trong đại kế hoạch đầu tư cho di động của Samsung tại
Việt Nam, có vai trò quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho sự mở rộng quy mô đầu tư của
Samsung trong hành trình đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu
của tập đoàn.
Ngoài ra, ngày 19/5, tập đoàn này chính thức khởi công xây dựng Khu phức hợp
Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Dự án có
vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, chính thức được cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 10/2014.
Mục tiêu của dự án là chuyên sản xuất, nghiên cứu và phát triển thiết bị điện tử gia dụng
(tivi, tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt, máy in), dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư và
hiện đang khẩn trương hoàn tất các thủ tục để xây dựng nhà máy.
Tính đến nay, sau 20 năm, tập đoàn Samsung đã đầu tư 6 dự án và 1 Trung tâm
Nghiên cứu & Phát triển (R&D) tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 11,3 tỷ
USD, trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, chiếm 18% tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước. Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung Việt
Nam lên đến 18 tỷ USD.
3.2.2. Giai đoạn sau chuyển thành đầu tư trực tiếp 100%
16
Vào tháng 7/2013 Samsung Electronics mua lại 20% vốn điều lệ Công ty liên
doanh TNHH Điện tử Samsung Vina, là phần giá trị vốn góp thuộc sở hữu của Công ty cổ
phần TIE. Như vậy, Samsung Vina chính thức trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài. Vậy là sau 17 năm kể từ năm 1996 lần đầu thâm nhập vào Việt Nam theo
hình thức liên doanh thì đến năm 2013 Samsung Electronics kinh doanh tại Việt Nam
hoàn toàn theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Việc chuyển đổi phương thức đầu tư này
là hoàn toàn phù hợp với tình hình của nội tại doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế
chính trị của nước ta.
Sự hợp tác kinh doanh luôn phải đem lại lợi ích cho cả 2 bên. Ban đầu khi lựa chọn
liên doanh là hình thức thâm nhập cái lợi mà Samsung nhận được là sự dễ dàng trong kinh
doanh tại thị trường Việt Nam, là sự ưu đãi về thuế quan do tại thời điểm đó Việt Nam
đang đưa ra những ràng buộc cho các doanh nghiệp muốn đầu tư FDI vào đất nước.
Nhưng khi sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng các doanh nghiệp nước ngoài không
còn phải chịu những ràng buộc chính sách như thời gian trước nữa thì hình thức 100%
vốn nước ngoài vẫn đem lại lợi ích nhiều hơn về lợi nhuận, về việc tự quyết các chiến
lược hoạt động của công ty. Thêm vào nữa Samsung đã có một vị trí vô cùng vững chắc
trên thị trường Việt Nam không còn như giai đoạn đầu mới bước vào. Nhà máy Samsung
Bắc Ninh hoạt động, công suất sản xuất hàng năm trên 100 triệu sản phẩm điện thoại di
động, máy tính bảng các loại như dòng Galaxy S, Galaxy Note, Galaxy Tab… trong đó
95% xuất khẩu đi khắp thế giới.
Samsung hiện đang là doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lớn hơn cả PetroVietnam.
Tổng cộng, tập đoàn này đang sử dụng hơn 170.000 người lao động Việt, biến Việt Nam
trở thành nhà xuất khẩu điện thoại thông minh lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Hiện nay, tại Việt Nam SamSung được xem là doanh nghiệp lớn nhất với mức doanh thu
vượt mặt tất cả những đối thủ khác. Năm 2017, doanh thu của công ty này ở Việt Nam đạt
58 tỷ USD, vượt mặt cả Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam PVN. Trong quý 2/2019,
tổng doanh thu của các công ty SamSung tại Việt Nam gồm SamSung Bắc Ninh (SEV),
SamSung Thái Nguyên (SEVT), SamSung Điện tử HCMC (SEHC) và SamSung Display
Việt Nam (SDV) đạt khoảng 362 nghìn tỷ đồng.

17
Ngoài ra, Samsung Việt Nam đang vận hành 6 nhà máy sản xuất tại các tỉnh Bắc
Ninh, Thái Nguyên và thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm nghiên cứu phát triển R&D
tại Hà Nội và một pháp nhân bán hàng. Trong kế hoạch phát triển của Samsung, Việt
Nam đang vượt qua vai trò là cứ điểm sản xuất trọng điểm toàn cầu và sẽ trở thành trung
tâm chiến lược về R&D. Hiện nay, Samsung đang xây dựng Trung tâm nghiên cứu và
phát triển mới tại Hà Nội, với quy mô đầu tư lên tới 220 triệu USD, nhằm nâng cao năng
lực nghiên cứu và phát triển trung và dài hạn. Hiện Trung tâm R&D mới dự kiến sẽ khánh
thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của
thế giới như AI, Big Data, IoT…
3.3. Tại sao Samsung chuyển sang chiến lược thuê ngoài?
Trong nhiều năm qua, Samsung thực hiện chiến lược tập trung nhiều vào hoạt
động gia tăng giá trị vô hình, như bằng sáng chế, thiết kế, bí mật thương mại, tài sản
thương hiệu và các tri thức khác, thay vì dành nhiều thời gian vào hoạt động sản xuất và
lắp ráp bằng cách thuê ngoài cho những dịch vụ này.
Hầu hết linh kiện đầu vào cho điện thoại thông minh Samsung lắp ráp tại Bắc Ninh
và Thái Nguyên đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản.
Các nguyên liệu đầu vào có nguồn gốc sản xuất tại Việt Nam thì lại chủ yếu được lấy từ
các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi các nhà cung cấp nội địa chỉ cung cấp các
dịch vụ giá trị gia tăng thấp như đóng gói hoặc in ấn.
Vào năm 2018, Samsung đã đặt nhà máy sản xuất điện thoại thông minh đầu tiên
tại Việt Nam, với vai trò chính là Lắp ráp sản phẩm. Samsung thuê ngoài doanh nghiệp
Việt Nam chủ yếu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như bao bì, thùng Carton, ốc
vít hay các dịch vụ như in ấn, xử lý rác thải, …
Các bộ phận không quá quan trọng để tạo ra 1 chiếc điện thoại thông minh sẽ
được Samsung thuê ngoài các doanh nghiệp tại Việt Nam, cụ thể như sau:
 Vi mạch: SEMV, Dreamtech, SI Flex
 Mạch in: Meiko, Thành Long
 Màn hình: SS Display, ELK Vina
 Sạc pin: Elentec
 Ốc vít: Vinavit, Hồng Nhật
18
 Bao bì: Việt Hưng, Coldsun
 In ấn: Tiến Thành
 Xử lý rác thải: Thuận Thành, JFE
 Lợi ích của việc thuê ngoài:
 Đối với Samsung:
 Tập trung năng lực, thời gian vào hoạt động sản xuất, gia tăng giá trị vô
hình cho sản phẩm.
 Mở rộng danh mục hiện có và bảo đảm “công tác quản lý hiệu quả trên thị
trường”.
 Tiết kiệm chi phí như giảm bớt chi phí phát triển sản phẩm.
 Đối với các công ty nhận thuê ngoài:
Cắt giảm chi phí sản xuất nhờ vào số lượng đơn hàng lớn của Samsung, khi đó các
công ty này sẽ có được lợi thế về quy mô sản xuất.
 Cải thiện năng lực, kinh nghiệm:
Năm 2015, Samsung đã mời 20 doanh nghiệp Việt Nam đến thăm các nhà cung
ứng cấp 1 và cấp 2 để học hỏi kinh nghiệm và đến tháng 9/2015, Samsung đã đưa các cố
vấn trợ giúp 3 doanh nghiệp Việt Nam tăng cường năng lực, nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của
Samsung.
 Tăng doanh thu:
CTCP Công nghiệp Hỗ trợ Minh Nguyên (TP.HCM) một trong những đơn vị đầu
tiên được chọn cung ứng linh kiện nhựa, khuôn mẫu cho Samsung doanh thu 437 tỷ đồng;
HTMP Việt Nam chuyên sản xuất khuôn và ép nhựa đem về 419 tỷ đồng; Manutronics –
nhà cung ứng bậc 2 cho Samsung chuyên sản xuất đĩa quang (CD, DVD, CD-R) thu
khoảng 221 tỷ đồng trong 2019.
Bất lợi của việc thuê ngoài:
 Đối với Samsung
Chất lượng không đảm bảo và mất thời gian kiểm tra: khi phát hiện ra sản phẩm
nào đó mà các công ty được thuê ngoài không làm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng mà

19
mình mong muốn, Samsung sẽ phải kiểm tra lại toàn bộ lô hàng. Việc này gây mất thời
gian cũng như tốn thêm nhiều chi phí để kiểm tra.
Mai một năng lực sản xuất: nếu quá nhiều bộ phận của sản phẩm để bên được thuê
ngoài sản xuất sẽ làm Samsung dần mất đi khả năng sản xuất các bộ phận này và sẽ phải
phụ thuộc vào các công ty được thuê ngoài.
Công ty được thuê ngoài không biết văn hóa của Samsung: khi nhân viên bên được
thuê ngoài tiếp xúc với khách hàng của Samsung, nhưng lại không có những hiểu biết
nhất định về tổ chức của Samsung, điều này dẫn đến những trải nghiệm tiêu cực cho
khách hàng.
Samsung có thể phải đối mặt với nguy cơ bị lộ bí mật kinh doanh: Nếu để các bên
được thuê ngoài tham gia quá nhiều vào quá trình kinh doanh của mình, việc này có thể ít
nhiều sẽ dẫn đến lộ thông tin quân trọng.
 Đối với các công ty nhận thuê ngoài
 Không đủ năng lực: bên được có thể sẽ chưa nắm rõ những yêu cầu về chất lượng
mà Samsung cần đem đến cho khách hàng dẫn đến việc sản phẩm lỗi và không đủ tiêu
chuẩn.
 Không có sản phẩm nổi bật của riêng mình: việc làm bên nhận thuê ngoài cho
doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến không tập trung vào sản phẩm của mình, không tạo ra được
sản phẩm cốt lõi và không có vị thế trên thị trường.

20
CHƯƠNG 4: BÀI HỌC
Từ một doanh nghiệp kinh doanh nhỏ với 40 công nhân, sau nhiều năm kiên trì
phát triển, Samsung Electronics (Hàn Quốc) giờ đây đã trở thành nhà sản xuất thiết bị
điện tử hàng đầu thế giới. Vậy, đâu là chìa khóa thành công của đế chế Samsung? Bài học
thành công nào mà các doanh nghiệp Việt Nam nên học hỏi từ các chiến lược thâm nhập
thị trường của Samsung?
Thứ nhất, sự tìm hiểu thị trường trước khi đầu tư là vô cùng quan trọng.
Đây là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành hay bại của dự án đầu tư.
Phải hiểu rõ thị trường, đánh giá được nhu cầu sản phẩm mà doanh nghiệp định kinh
doanh, văn hóa tiêu dùng và nhất là chính trị và các chính sách đầu tư tại nước sở tại. Từ
đó xem xét quyết định đầu tư và phương thức thâm nhập phù hợp hạn chế rủi ro cho
doanh nghiệp. Samsung đã nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường Việt Nam, nhận ra những
nhu cầu và sở thích đặc biệt của người tiêu dùng Việt. Họ đã cải tiến sản phẩm của mình
để phù hợp với nhu cầu và sở thích đó.
Thứ hai, chiến lược kinh doanh phải được xem xét kỹ lưỡng dựa vào năng lực
nội tại của doanh nghiệp và kết quả nghiên cứu thị trường.

21
Khi thâm nhập vào một thị trường mới chiến lược kinh doanh cần phải xem xét,
đánh giá mức độ khả thi cũng như lường trước những rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải
đối mặt. Bước vào Việt Nam Samsung đã nhận định được thói quen tiêu dùng của người
Việt là thích dùng những sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phù hợp với chất lượng
của nó “tiền nào của đấy” cùng với thị trường điện tử Việt Nam đang có sự chiếm lĩnh
của các sản phẩm Nhật Bản. Samsung nhận thấy mình cần phải có sự khác biệt để tạo
được chỗ đứng. Từ đó Samsung lựa chọn chiến lược “tạo thương hiệu đặt chất lượng sản
phẩm lên hàng đầu”, đưa đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mới chất lượng tốt,
phù hợp với thị hiếu hoàn toàn không có chuyện đưa sản phẩm cũ vào thị trường. Từ đó
xây dựng niềm tin trong lòng người tiêu dùng.
Thứ ba, dịch vụ sau bán hàng tốt:
Samsung đã đưa ra các dịch vụ sau bán hàng tốt như dịch vụ sửa chữa và bảo hành
để đảm bảo rằng khách hàng sẽ luôn hài lòng với sản phẩm của họ.
Thứ tư, để tạo được một thương hiệu bền vững doanh nghiệp FDI cần phải
quan tâm tới lợi ích xã hội của nước nhận đầu tư.
Quan tâm tới lợi ích xã hội, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được một cái nhìn tích cực
trong người tiêu dùng, từ việc đó sẽ từng bước xây dựng hình ảnh một thương hiệu tốt,
một thương hiệu hướng tới cộng đồng. Vấn đề này được nhiều doanh nghiệp FDI quan
tâm và thực hiện tốt trong đó có Samsung. Điều này được thể hiện rất rõ qua hàng loạt các
hoạt động xã hội, các chương trình hành động vì cộng đồng mà Samsung đã thực hiện
suốt nhiều năm qua. Cái tên Samsung in dấu trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam, đưa
đến cho người dân Việt một ấn tượng tốt từ đó có thể ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng
của họ.
Cuối cùng là tạo liên kết địa phương:
Samsung đã xây dựng liên kết với nhiều đối tác địa phương để tận dụng những
nguồn lực địa phương và tăng cường hiệu quả chi phí. Họ đã tìm kiếm đối tác có uy tín,
có kinh nghiệm và có năng lực để hỗ trợ Samsung trong việc thâm nhập thị trường.
Thành công của Samsung tại Việt Nam là cả một quá trình có lẽ đã bắt đầu từ sự
nghiên cứu thị trường, lựa chọn phương thức thâm nhập là tiền đề cho sự ổn định bền
vững và lớn mạnh sau này. Điều đáng ngưỡng mộ không chỉ là những lợi ích kinh tế
22
Samsung đem lại cho nền kinh tế Việt Nam mà còn là những lợi ích xã hội mà doanh
nghiệp hướng tới cộng đồng, người dân Việt. Từ đó xây dựng được một hình ảnh đẹp,
một thương hiệu lớn và đầy tâm huyết với con người.

KẾT LUẬN
Bài viết đã đưa ra được lý do vì sao Samsung chọn Việt Nam là thị trường thâm
nhập, thời điểm và phương thức thâm nhập để có được bước đầu thâm nhập hiệu quả. Từ
đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm rút ra cho các công ty đang và sẽ có ý định chọn
Việt Nam là điểm dừng chân trên bản đồ kinh doanh quốc tế của mình. Đây là một điều
rất hữu ích bởi xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Việt
Nam đã tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định FTA như FTA Việt Nam – Hàn Quốc,
FTA Việt Nam – EU và tiêu biểu nhất là tham gia ký kết TPP từ đó các rào cản thương
mại được dỡ bỏ, môi trường đầu tư tại Việt Nam trở nên đầy tiềm năng hấp dẫn với nhiều
nhà đầu tư nước ngoài. Samsung đã đang và sẽ là một minh chứng sáng nét cho bài toán
đầu tư trực tiếp nước ngoài thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và tại
Việt Nam nói riêng. Sau 20 năm đầu tư và phát triển tại thị trường Việt Nam Samsung đã
xây dựng Việt Nam thành “cứ điểm sản xuất” của mình. Cùng với Hàn Quốc, Trung
Quốc, Ấn Độ và Brazil – Việt Nam đã trở thành những mắt xích chiến lược trong chuỗi
cung ứng toàn cầu của Samsung. Bắt đầu từ một nhà máy liên doanh sau 20 năm là 3 nhà

23
máy 100% vốn nước ngoài và trong tương lai là dự án hàng tỷ USD nữa được rót thêm
vào Việt Nam.
Vượt qua rất nhiều những khó khăn trong những ngày đầu về thị trường cạnh tranh
gay gắt, chỗ đững yếu thế, văn hóa tiêu dùng của khách hàng, Samsung với những chiến
lược kinh doanh thông minh, nỗ lực không mệt mỏi từng ngày của ban lãnh đạo, của cán
bộ nhân viên và sự hỗ trợ định hướng hết mình từ công ty mẹ đã khẳng định vị thế ông
lớn của mình và ngày càng phát triển thần tốc về quy mô, sản lượng. Như vậy, sự thành
công của Samsung không chỉ góp phần vào tạo điều kiện thuận lợi cho chính họ - nhà đầu
tư mà còn mang lại nhiều yếu tố thúc đẩy sự phát triển về nhiều mặt cho nước tiếp nhận
đầu tư chính là Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thuỳ Trang - Đóng cửa nhà máy Samsung Vina tại Thủ Đức. Link:
https://vsi.gov.vn/vn/tin-cong-nghiep-ho-tro/dong-cua-nha-may-samsung-vina-tai-thu-
duc-c3id977.html. [Ngày truy cập: 01/04/2023].
2. Samsung Newsroom Việt Nam – Samsung Việt Nam Công Bố Kết Quả Kinh
Doanh Năm 2021. Link: https://news.samsung.com/vn/samsung-viet-nam-cong-bo-ket-
qua-kinh-doanh-nam-2021. [Ngày truy cập: 03/04/2023].
3. Nguyễn Hoàng - Samsung Và Chiến Lược “Made In Vietnam”. Link:
https://logistics4vn.com/samsung-va-chien-luoc-made-vietnam. [Ngày truy cập:
10/04/2023].
4. Bộ mộn Logistics và Chuỗi cung ứng, Trường Đại học Thương mại 2021-
Samsung dựa vào những yếu tố gì để chọn địa điểm triển khai hoạt động chuỗi cung ứng?
Link: https://vilas.edu.vn/chuoi-cung-ung-samsung-galaxy-2019-va-su-dong-gop-cua-cac-
doanh-nghiep-viet-nam.html. [Ngày truy cập: 09/04/2023].

24
5. Hải Châu - Cạnh tranh về giá khiến Samsung chuyển từ sản xuất sang thuê ngoài.
Link: https://vnbusiness.vn/the-gioi/canh-tranh-ve-gia-khien-samsung-chuyen-tu-san-
xuat-sang-thue-ngoai-1062718.html. [Ngày truy cập: 11/04/2023].
6. Reuters - Samsung chuyển hướng chiến lược. Link:
https://thesaigontimes.vn/samsung-chuyen-huong-chien-luoc/. [Ngày truy cập:
12/03/2023].
7. Lê Thị Thu Thủy – Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung electronics. Link:
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-tai-chinh-marketing/quan-tri-kinh-
doanh/123doc-chien-luoc-kinh-doanh-quoc-te-cua-samsung-electronics/30495218. [Ngày
truy cập: 13/04/2023].
8. Sự thâm nhập thị trườngcủa Samsung vào thị trường Việt Nam. Link:
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-quoc-gia-ha-noi/cong-ty-xuyen-quoc-
gia/nhom-5-chien-luoc-tham-nhap-thi-truong-cua-samsung-vao-thi-truong-viet-nam/
29400685. [Ngày truy cập: 10/04/2023].

25

You might also like