You are on page 1of 27

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA MARKETING
----------------------

Nguyễn Thị Yến Nhi


MSSV: 1921005589 Lớp: CLC19DMA06

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM MÌ OMACHI CỦA CÔNG TY MASAN

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2021


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA MARKETING
----------------------

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP 1


PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM MÌ OMACHI CỦA CÔNG TY MASAN

Ngành: MARKETING
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ MARKETING

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Yến Nhi


Giảng viên hướng dẫn: Ninh Đức Cúc Nhật
MSSV: 1921005589 Lớp: CLC19DMA06

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2021

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinhviên: Nguyễn Thị Yến Nhi


MSSV:1921005589

KẾT QUẢ CHẤM ĐỒ ÁN

Ngaøy............thaùng..........naêm..............
Điểm bằng số Chữ ký giảng viên
(Hoï teân vaø chöõ
kyù cuûa GV höôùng daãn)

(Điểm bằng chữ) (Họ tên giảng viên)

KHOA MARKETING

TS. GVC. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG

3
MỤC LỤC
Chương 1 ........................................................................................................................9
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................9
1.1. Lí do chọn đề tài ...............................................................................................9
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................9
1.3. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................10
1.4. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................10
1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ..................................................................10
1.6. Bố cục đề tài ....................................................................................................10
CHƯƠNG 2 ..................................................................................................................12
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING ............12
2.1. Marketing và vai trò trong doanh nghiệp ......................................................12
2.1.1. Khái niệm Marketing ................................................................................12
2.1.2. Mục tiêu Marketing ...................................................................................13
2.1.3. Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp ............................................13
2.2 Marketing Mix ...................................................................................................14
2.2.1. Khái niệm Marketing Mix ........................................................................14
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing mix ..............................................14
2.3. Nội dung các phối thức marketing ..................................................................15
2.3.1. Chiến lược sản phẩm (Product) ...............................................................15
2.3.2. Chiến lược giá ............................................................................................16
2.3.3. Chiến lược phân phối ................................................................................19
2.3.4. Chiến lược chiêu thị...................................................................................20
2.4. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của doanh
nghiệp ........................................................................................................................22
2.5. Tóm tắt chương 2 ..............................................................................................23
Chương III....................................................................................................................24
Phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix đối với sản phẩm mì Omachi của
công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan .....................................................................24
3.1. Giới thiệu chung về tổng công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan và
sản phẩm mì Omachi tại thị trường Việt Nam .....................................................24
3.1.1. Giới thiệu khái quát về tổng công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng
Masan ....................................................................................................................24
3.1.2. Môi trường bên trong của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan...25

4
3.2. Tổng quan về thị trường mì ăn liền tại Việt Nam .........................................27
3.2.1. Thị trường mì ăn liền trước khi sản phẩm Omachi xuất hiện ..........27
3.2.2. Thị trường mì ăn liền khi sản phẩm Omachi xuất hiện ....................29
3.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động Marketing cho sản phẩm mì ăn liền
của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan ..........................................................30
3.3.1. Môi trường vĩ mô của sản phẩm mì ăn liền Việt Nam .........................30
3.4. Phân tích chiến lược S-T-P của sản phẩm Omachi tại thị trường Việt
Nam ...........................................................................................................................34
3.4.1. Phân khúc thị trường ..............................................................................34
3.5. Phân tích chiến lược marketing mix (4Ps) cho sản phẩm mì Omachi ...36
3.5.1. Chiến lược sản phẩm ..........................................................................36
3.5.2. Chiến lược giá ............................................................................................40
3.6. Đánh giá hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm mì ăn liền Omachi
của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan ..........................................................44
3.7. Tóm tắt chương 3 ...........................................................................................45
Chương IV ....................................................................................................................46
Đánh giá và đề xuất .....................................................................................................46
4.1. Cơ sở đề xuất và giải pháp ............................................................................46
4.1.1. Phân tích ma trận SWOT của sản phẩm Omachi ..........................46
4.1.2. Mục tiêu phát triển của công ty Masan đối với sản phẩm Omachi ......47
4.2 Giải pháp marketing mix cho sản phẩm mì Omachi .....................................48
4.2.1. Giải pháp về sản phẩm ..............................................................................48
4.2.2. Giải pháp về giá cả ....................................................................................48
4.2.3. Giải pháp về phân phối .............................................................................49
4.2.4. Giải pháp về chiêu thị................................................................................49
4.3. Tóm tắt chương 4 ..............................................................................................50
Chương 5 ......................................................................................................................51
KẾT LUẬN ..................................................................................................................51

5
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Chiến lược phối hợp giá cả và chất lượng ................................................................... 17


Bảng 2 Sơ đồ giá dựa trên chi phí ............................................................................................ 18
Bảng 3 Sơ đồ giá dựa trên giá trị .............................................................................................. 18
Bảng 4 Cấu trúc kênh phân phối dọc ........................................................................................ 20
Bảng 5: Bảng bán giá lẻ của các sản phẩm trên thị trường ...................................................... 35
Bảng 6: Bảng điểm kết quả cuộc khảo sát trên thang điểm 10(số liệu được lấy trong cuộc khảo
sát các thành viên của một câu lạc bộ) ..................................................................................... 35
Bảng 7: Biểu đồ định vị thương hiệu mì gói Omachi............................................................... 36
Bảng 8: Danh mục sản phẩm mì Omachi ................................................................................. 39

6
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Cấu trúc kênh phân phối .............................................................................................. 19


Hình 2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh ........................................................................................ 22
Hình 3: Bảng thị phần mì ăn liền từ năm 2018-2020 ............................................................... 32
Hình 4: Thị phần các doanh nghiệp sản xuất mỳ gói từ 2010-2014 ......................................... 33
Hình 5: Thị phần của 3 hãng mì ăn liền lớn nhất Việt Nam ..................................................... 36
Hình 6: Bao bìa sản phẩm mì Omachi...................................................................................... 37
Hình 7: Logo thương hiệu mì Omachi ..................................................................................... 38
Hình 8: Hệ thống kênh phân phối............................................................................................. 41
Hình 9: Các nghệ sĩ hợp tác với Omachi .................................................................................. 43
Hình 10: Những chương trình kết hợp với Omachi ................................................................. 43
Hình 11: Kết hợp với các KOLs ............................................................................................... 44
Hình 12: Các chương trình khuyến mãi của Omachi ............................................................... 44

7
Tóm tắt
Trước tình hình cạnh tranh gay gắt trong thị trường mì ăn liền, thương hiệu mì ăn liền
Omachi đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Vấn đề đặt ra cho Masan-
công ty mẹ của mì Omachi hiện nay là phải nỗ lực giữ vững vị thế và củng cố năng lực
kinh doanh, tiếp tục đưa thương hiệu mì Omachi là nhãn hàng mì ăn liền top đầu Việt
Nam trong thị trường khốc liệt và thu hút hàng ngàn đối thủ cạnh tranh. Để thực hiện
mục tiêu trên, Masan cần đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing vì đây
là yếu tố then chốt mang tính quyết định trong cuộc chiến với các thương hiệu lớn như
Vina Acecook, Asia Foods cũng với sản phẩm chủ lực là mì Hảo Hảo, mì Gấu Đỏ
đang phát triển ngày càng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, xu hướng giảm thuế nhập khẩu đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của dòng sản phẩm chất lượng cao nhập khẩu
từ nước ngoài làm cho thị trường mì ăn liền càng cạnh tranh khốc liệt. Để củng cố vị
thế và tiếp tục chiếm lĩnh, khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng thì việc đưa ra
các giải pháp Marketing hỗn hợp (Marketing mix) cho mì Omachi là điều hết sức quan
trọng, vì Marketing vốn được xem là yếu tố trọng tâm của hoạt động kinh doanh
thương hiệu mì Omachi là sản phẩm chủ lực mang tính chiến lược của Công ty. Xuất
phát từ thực tiễn trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích chiến lược Marketing Mix
đối với sản phẩm mì Omachi của công ty Masan” để nghiên cứu .
Từ khóa: Marketing, Marketing mix, mì ăn liền, mì gói, mì Omachi, Công ty Cố phần
Hàng Tiêu Dùng Masan, Masan

8
CHƯƠNG 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài


Trong những năm gần đây, với nền kinh tế thị trường ngày càng năng động và sự hội nhập
với thế giới thì trên thị trường xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp
trong và ngoài nước. Đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước là những công
ty, tập đoàn có hàng chục năm kinh nghiệm với nền kinh tế thị trường, nguồn vốn dồi dào,
dàn nhân sự được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết. Để có thể cạnh tranh,
không bị mất thị phần trên chính “sân nhà” của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng
cần đươc trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của kinh doanh ngày càng cao,
và Marketing là một trong những kỹ năng quan trọng nhất.
Thị trường mì ăn liền ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới hiện nay,
theo thống kê của hiệp hội mì ăn liền thế giới (WINA), Việt Nam là quốc gia tiêu thụ mì
gói lớn thứ 5 trên thế giới với 5,4 tỉ gói mì được tiêu thụ trong năm 2019. Do cuộc sống
ngày càng phát triển, con người ngày nay đang dành quá nhiều thời gian cho công việc
nên người tiêu dùng dần có xu hướng sử dụng các sản phẩm mang tín tiện lợi cao.
Theo tổng cục thống kê, dân số ở Việt Nam vào năm 2021 đã hơn chín mươi tám triệu
người và sẽ còn tăng trong những năm kế tiếp. Điều này chứng tỏ tiềm năng cực kì to lớn
của thị trường nội địa rất lớn mà các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mì ăn liền không
nên bỏ lỡ. Đồng thời, trong thời gian dịch Covid-19 vừa qua đã làm cho sản phẩm mì ăn
liền tăng lên đáng kể với tỉ lệ gia tăng tiêu thụ mì gói trong bối cảnh này là 67%. Nhưng
hiện nay, thị trường mì ăn liền đang được cạnh tranh gay gắt, không những là các sản
phẩm của các công ty trong nước mà còn có sự xuất hiện của các thương hiệu nước ngoài
được nhập khẩu vào Việt Nam. Vì thế, làm thế nào để chiếm lĩnh được thị trường mì ăn
liền trong nước cũng là một mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp hiện nay.
Chính vì vậy, Masan cần đưa ra các giải pháp Marketing Mix và đẩy mạnh thực hiện các
chiến lược hoạt động của công ty để có thể chiến thắng trong cuộc chiến với các thương
hiệu như: Hảo Hảo, 3 Miền, Gấu Đỏ,… cùng với các thương hiệu mì được nhập từ Hàn
Quốc, Nhật Bản,…- Những thương hiệu cũng đang được người tiêu dùng yêu chuộng hiện
nay. Qua đó, tôi nhận thấy được tiềm năng và sự quan trọng của chiến lược Marketing
Mix, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích chiến lược Marketing Mix đối với sản
phẩm mì Omachi của công ty Masan” để nghiên cứu và báo cáo môn Thực hành nghề
nghiệp 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Để hiểu rõ hơn về “Chiến lược Marketing Mix của nhãn hàng Omachi”, tôi đã đưa ra
các mục tiêu nghiên cứu sau:

9
- Hệ thống hóa kiến thức về Marketing, đặc biệt là Marketing Mix.
- Nắm được tổng quan ngành mì ăn liền ở thị trường Việt Nam qua nghiên cứu, chỉ số
ngành hiện nay
- Tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoạt động marketing mix cho sản phẩm mì ăn liền
Omachi của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan, từ đó làm nền tảng đề xuất giải pháp
đẩy mạnh các hoạt động trên.
- Đề xuất giải pháp Marketing Mix cho sản phẩm mì Omachi của công ty cổ phần hàng
tiêu dùng Masan.

1.3. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài được nghiên cứu được thực hiện bởi kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập thông tin: Đây là phương pháp để thu thập thông tin thứ cấp từ các nguồn có
sẵn như Internet, báo chí, sách, các nghiên cứu đã thực hiện trước đó,.. liên quan đến sản
phẩm mì Omachi.
- Phương pháp quan sát: Quan sát kế hoạch triển khai chiến lược của công ty để tự đánh
giá và đề xuất một số ý kiến mang tính cá nhân đối với hoạt động truyền thông của doanh
nghiệp.
- Xử lí thông tin: Từ những thông tin thứ cấp đã thu thập qua phương pháp nghiên cứu tại
bàn, người viết tiến hành phân tích và chắt lọc những thông tin quan trọng, cần thiết sau
đó tổng hợp lại thành bài viết này.

1.4. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Phân tích hoạt động Marketing Mix cho sản phẩm mì Omachi của
công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan dựa trên quan niệm 4P, từ đó đưa ra giái pháp và
đẩy mạnh hoạt động này của công ty.

1.5. Phạm vi và thời gian nghiên cứu


Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động Marketing Mix của công ty cổ phần hàng tiêu
dùng Masan đối với sản phẩm mì ăn liền Omachi
Phạm vi không gian nghiên cứu: Thị trường Việt Nam
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021

1.6. Bố cục đề tài


Đề tài được trình bày gồm 5 chương như sau:
- Chương I: Phần mở đầu
- Chương II: Cơ sở lí luận về marketing và chiến lược Marketing

10
- Chương III: Phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix đối với sản phẩm mì Omachi
của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
- Chương IV: Đánh giá và đề xuất
- Chương V: Kiến nghị và kết luận

11
CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC MARKETING


Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Tiếp theo sẽ là phần trình bày
những nội dung cơ bản về các lý thuyết liên quan để làm nền tảng cho nghiên cứu này,
bao gồm các lý thuyết về Marketing, Marketing mix và các yếu tố ảnh hưởng đến
Marketing mix.

2.1. Marketing và vai trò trong doanh nghiệp

2.1.1. Khái niệm Marketing


Marketing bao trùm nhiều lĩnh vực, vì vậy xét ở các góc độ có nhiều định nghĩa khác nhau
về marketing, chúng ta chỉ xem xét những định nghĩa cơ bản. Trước hết, chúng ta hiểu
Marketing như là một quá trình quản trị xã hội, mà trong đó những cá nhân hay nhóm sẽ
nhận được những cái mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi những sản phẩm và giá
trị với người khác.
Khi mới xuất hiện một thời kỳ dài người ta quan niệm marketing là hoạt động tiêu thụ và
bán hàng. Điều này chỉ đúng trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triên, doanh nghiệp chỉ
quan tâm đến việc sản xuất nhiều sản phẩm và thu nhiều lợi nhuận thông qua việc bán sản
phẩm. Điển hình cho quan điểm này là:
“Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng
một cách có hiệu quả và có lợi” (CIM-UK‘s Chartered Institute of Marketing).
Trải qua quá trình hình thành và phát triển, đã xuất hiện nhiều cách định nghĩa khác nhau
về Marketing. Một số khái niệm Marketing được chấp nhận và phổ biến hiện nay là:
Theo AMA (American Marketing Association, 1985) thì “Marketing là tiến trình hoạt
định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và
dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức”.
“Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong
muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên (Philip Kotler và
Gary Amstrong, 1994).
“ Marketing là hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để đạt được nhu cầu và ước
muốn thông qua việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (Nguồn
“Principle of Marketing”, Philip Kotler và Gary Armstrong, 1994)
“ Marketing là hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc
tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm
đạt được những mục tiêu của tổ chức” ( Nguồn “ Fundamentals of Marketing”, William J.
Stanton, Michael J. Etzel, Bruce J Walker, 1994)
Theo một cách dễ hiểu nhất, Marketing là quá trình quản trị xã hội, mà trong đó những cá
nhân hay nhóm sẽ nhận được những cái mà họ cần thông qua việc tạo ra và trao đổi những

12
sản phẩm và giá trị với người khác. (Giáo trình Nguyên lý Marketing, trường Đại học Tài
chính- Marketing).

2.1.2. Mục tiêu Marketing


Marketing hướng tới bốn mục tiêu chủ yếu sau:
- Tối đa hóa sự tiêu thụ: Tạo điều kiện và kích thích khách hàng, tối đa hóa việc tiêu dùng,
dẫn đến gia tăng số lượng, tạo công ăn việc làm và giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất
và xã hội có nhiều hàng hóa, dịch vụ.
- Tối đa hóa sự thỏa mãn của khách hàng: Đây là mục tiêu các doanh nghiêp luôn cố gắng
hướng tới. Sự thỏa mãn là tiền đề cho việc mua đi lặp lại và sự trung thành của khách
hàng với nhãn hiệu, sự tin tưởng đối với nhà sản xuất.
- Tối đa hóa lựa chọn của khách hàng: Cung cấp cho khách hàng sự đa dạng, phong phú
về chủng loại, chất lượng, giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, phù hợp với nhu cầu khác
nhau, thường xuyên thay đổi của khách hàng, nhờ vậy mà họ có thể thỏa mãn nhu cầu của
mình.
- Tối đa hóa chất lượng cuộc sống: Thông qua việc cung cấp cho xã hội những sản phẩm,
dịch vụ có giá trị, giúp người tiêu dùng và xã hội thỏa mãn ngày càng đầy đủ hơn, cao cấp
hơn và hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống.

2.1.3. Vai trò của Marketing trong doanh nghiệp


Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, là một cá thể trong
nền kinh tế. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải hòa nhập vào thị trường một
cách hợp lí để ngày càng lớn mạnh hơn. Từ đó, các doanh nghiệp đã nhận thức về vai trò
của marketing trong kinh doanh. Nếu trước đây người ta xem marketing có vai trò ngang
với các yếu tố khác của doanh nghiệp thì bây giờ vai trò của marketing được xem trọng
hơn. Và vai trò của marketing có thể khái quát như sau:
Trước hết, marketing hướng dẫn các doanh nghiệp nghệ thuật phát hiện nhu cầu khách
hàng cũng như nghệ thuật làm hài lòng khách hàng, marketing định hướng cho hoạt động
kinh doanh và tạo thế chủ động cho doanh nghiệp.
Thứ hai, marketing là cầu nối giúp doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ và dung
hòa lợi ích của doanh nghiệp mình với lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích xã hội.
Thứ ba, marketing là một công cụ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác lập vị trí, uy tín của
mình trên thị trường.
Thứ tư, marketing trở thành “trái tim” của mọi hoạt động trong doanh nghiệp, các quyết
định khác về công nghệ, tài chính, nhân lực đều phụ thuộc phần lớn vào các quyết định
marketing như: Sản xuất sản phẩm gì? Cho thị trường nào? Sản xuất như thế nào? Số
lượng bao nhiêu? Phân phối ở đâu là hợp lí.

13
2.2 Marketing Mix

2.2.1. Khái niệm Marketing Mix


- Marketing Mix là tập hợp các công cụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được
trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Marketing Mix đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Để thực hiện một cách hiệu quả các chức năng
của marketing, các nhà quản trị phải đề ra một chính sách tổng hợp nhiều yếu tố gắn kết
khả năng cung ứng sản phẩm của doanh nghiệp và nhu cầu của thị trường một cách hài
hoà để có thể vừa thu hút thêm khách hàng mới vừa giữ được khách hàng đã có trên thị
trường mục tiêu.
- Marketing Mix giúp các doanh nghiệp tạo ra một hệ thống marketing hoàn chỉnh, thống
nhất, đồng bộ giữa các khâu, từ khâu phát triển sản phẩm mới, ấn định giá cả, xúc tiến bán
hàng tới khâu phân phối, đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Marketing mix là sự phối
hợp hợp lý, chặt chẽ các yếu tố marketing giúp cho mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn
ra một cách trơn tru, nhịp nhàng để thực hiện thành công các chiến lược hướng tới thị
trường mục tiêu, từ đó đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Các thành tố đó
là:
+ Sản phẩm (Product): là những thứ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường, quyết
định sản phẩm bao gồm: chủng loại, kích cỡ, chất lượng, thiết kế, bao bì, chức năng, dịch
vụ,… nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.
+ Giá cả (Price): là khoảng tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu và sử dụng sản
phẩm/dịch vụ, quyết định về giá bao gồm phương pháp định giá, mức giá, chiến thuật điều
chỉnh giá theo sự biến động của thị trường và người tiêu dùng.
+ Phân phối (Place): là hoạt động nhằm đưa sản phẩm đến tay khách hàng, quyết định
phân phối bao gồm: lựa chọn, thiết lập kênh phân phối, tổ chức và quản lý kênh phân
phối, thiết lập các quan hệ và duy trì quan hệ với các trung gian, vận chuyển, bảo quản dự
trữ hàng hóa,…
+ Chiêu thi hay truyền thông marketing (Promotion): là những hoạt động nhằm thông
tin sản phẩm, thuyết phục về đặc điểm của sản phẩm, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và
các chương trình khuyến khích tiêu thụ.

2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến marketing mix


- Nguồn lực (Tài chính, nhân sự, công nghệ) và vị trí của doanh nghiệp trên thị trường.
- Tính chất sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chu kỳ sống của sản phẩm.
- Tùy thuộc vào đặc điểm phân khúc thị trường mà doanh nghiệp tham gia.
- Tùy thuộc vào các yếu tố môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, cạnh tranh,…

14
2.3. Nội dung các phối thức marketing

2.3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)


Khái niệm về chiến lươc sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là định hướng và quyết định liên quan đến sản xuất và kinh doanh
sản phẩm trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ hoạt
động kinh doanh và các mục tiêu marketing của doanh nghiệp.
Vai trò của chiến lươc sản phẩm
Chiến lược sản phẩm là công cụ cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Thực hiện tốt
chiến lược sản phẩm thì các chiến lược định giá, phân phối và chiêu thị mới triển khai và
phối hợp một cách hiệu quả. Triển khai chiến lược sản phẩm là một trong những yếu tố
giúp doanh nghiệp thực hiện tốt các mục tiêu marketing đặt ra trong từng thời kỳ.
Nội dung chiến lươc sản phẩm
Trong quá trình thực hiện chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp thường xuyên phân tích và
ra quyết định liên quan đến:
Kích thước của tập hơp sản phẩm
Chiều rộng: số loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường
Chiều dài: mỗi loại sản phẩm kinh doanh sẽ có nhiều chủng loại khác nhau
Chiều sâu: mẫu mã sản phẩm gắn với từng chủng loại sản phẩm
Nhãn hiệu sản phẩm
Nhãn hiệu sản phẩm là thành phần cực kì quan trọng trong chiến lược sản phẩm, hầu hết
các doanh nghiệp đều kinh doanh sản phẩm với những nhãn hiệu cụ thể.
Nhãn hiệu sản phẩm là tài sản có giá trị của doanh nghiệp, nhãn hiệu sản phẩm giúp người
mua nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp, phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác.
Nhãn hiệu sản phẩm bao gồm:
- Tên gọi nhãn hiệu (Brand name)
- Biểu tượng nhãn hiệu (Symbol)
Ngoài ra về phương diện pháp lý đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm như: nhãn hiệu đã
đăng được đăng kí (Trade mark), bản quyền của nhãn hiệu (Copy right). Giá trị tài sản của
nhãn hiệu: giá trị tài sản là một tài sản có giá trị lớn, tuy nhiên nó phụ thuộc vào uy tính
nhãn hiệu và khả năng marketing của doanh nghiệp đối với nhãn hiệu đó.
Các quyết đinh liên quan đến nhãn hiệu
Quyết định về cách đặt tên nhãn: theo từng sản phẩm riêng biệt, cho tất cả các sản phẩm,
đặt theo nhóm hàng, kết hợp tên doanh nghiệp và tên nhãn hiệu. Quyết định về người
đứng tên nhãn hiệu. Nâng cao uy tính nhãn hiệu
Thiết kế bao bì sản phẩm
Bao bì thường có 3 lớp:
- Bao bì tiếp xúc: trực tiếp đựng hoặc gói sản phẩm.
- Bao bì ngoài: bảo vệ lớp bao bì tiếp xúc, gia tăng tính thẩm mỹ.
- Bao bì vận chuyển: thiết kế để bảo quản, vận chuyển sản phẩm thuận tiện.

15
Ngoài ra, bao bì là công cụ đắc lực trong hoạt động marketing với những chức năng cơ
bản sao:
- Cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết về sản phẩm
- Bao bì bảo vệ sản phẩm tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ
- Thể hiện hình ảnh nhãn hiệu , công ty, ý tưởng định vị của sản phẩm
- Tác động vào hành vi khách hàng qua hình thức, màu sắc, thông tin dich vụ hỗ trơ cho
sản phẩm
- Bảo hành, bảo trì và sửa chửa
- Chuyên chở, lắp đặt sản phẩm.
- Cung ứng chi tiết, phụ tùng thay thế
- Tư vấn tiêu dùng
- Sử dụng thử sản phẩm
Chu kì sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ mô tả sự biến đổi của sản lượng và doanh số trong
các giai đoạn khác nhau của quá trình kinh doanh kể từ lúc sản phẩm được giới thiệu cho
đến khi rút lui khỏi thị trường. Chu kỳ sống trải qua bốn giai đoạn: Giai đoạn giới thiệu
hay triển khai sản phẩm trên thị trường; Giai đoạn phát triển; Giai đoạn chín muồi; Giai
đoạn suy thoái.

2.3.2. Chiến lược giá


Khái niệm chiến lược giá
Chiến lược giá chính là những định hướng dài hạn về giá. Chiến lược giá được biểu hiện
qua hai cấp độ là mục tiêu và phương tiện, nghĩa là chiến lược giá phải nhằm đạt được
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và chiến lược giá phải thông qua các phương tiện
để đạt được mục tiêu đề ra.
Vai trò của chiến lược giá
Chiến lược giá là yếu tố duy nhất trong Marketing – mix trực tiếp tạo ra thu nhập.
Chiến lược giá là yếu tố quyết định lựa chọn sản phẩm của người mua. Giá cả luôn là yếu
tố đầu tiên ảnh hưởng đến việc lựa chọn mua hàng của khách hàng vì nó là số tiền mà
người mua phải bỏ ra để đổi lấy lợi ích của hàng hóa.
Chiến lược giá cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định thị phần của doanh nghiệp và
khả năng sinh lời. Việc định giá cao hay thấp của doanh nghiệp sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược giá và các quyết định về giá
• Các yếu tố nội vi

16
Giá cả phải phục vụ mục tiêu mareting bởi vì mục tiêu là những gì doanh nghiệp muốn đạt
được khi sử dụng Marketing – mix: Tối đa hóa lợi nhuận; dẫn đầu về thị phần; dẫn đầu về
chất lượng; đảm bảo sống sót.

Giá sản phẩm

Cao Trung bình Thấp

Chiến lược xâm Chiến lược giá trị


Cao Chiến lược siêu phẩm
nhập tuyệt hảo
Chất lượng sản phẩm

Trung Chiến lược trung Chiến lược giá trị


Chiến lược bán mắc
bình bình khác

Chiến lược bán giá Chiến lược giá trị


Thấp Chiến lược ăn theo
cắt cổ thấp

Bảng 1 Chiến lược phối hợp giá cả và chất lượng

• Các yếu tố ngoại vi


Người ta thường chia thị trường dựa theo cạnh tranh làm 4 loại cơ bản:
Thị trường cạnh tranh hoàn toàn: Giá các được quyết định bởi mối quan hệ cung cầu trên
toàn thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng sẽ phải bán giá như
nhau bởi vì các sản phẩm có sự phân biệt không đáng kể.
Thị trường độc quyền thuần túy: Ví dụ như sản phẩm điện, nước… do chỉ có một người
sản xuất, cho nên người sản xuất độc quyền nắm quyền định vị giá người tiêu dùng không
còn sự lựa chọn nào khác.
Thị trường cạnh tranh có độc quyền: Giá sẽ dao động trong một khoảng cho phép nhất
định vì thị trường có nhiều sản phẩm tương đương có thể thay thế nhau nhưng không
giống như ở thị trường canh tranh hoàn toàn. Việc giao dịch buôn bán sẽ qua một khung
giá chứ không phải qua một giá cố định.
Thị trường độc quyền nhóm: Một số doanh nghiệp mạnh tạo thế độc quyền nhóm, họ
quyết định giá cả và khi họ liên kết lại thì có thể nâng giá hoặc hạ giá. Sản phẩm, giá cả và
chi phí đối thủ cạnh tranh: Khi định giá sản phẩm, doanh nghiệp phải so sánh sản phẩm
của mình với đối thủ cạnh tranh xem có lợi thế,bất lợi như thế nào để từ đó ra một chiến
lược giá hợp lý, tránh cuộc chiến tranh giá có thể xảy ra nhất là khi doanh nghiệp định giá
thấp hơn đối thủ.
• Chu kỳ sống của sản phẩm
Chiến lược marketing nói chung cũng như chiến lược giá nói riêng luôn dựa trên chu kì
sống của sản phẩm. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà doanh nghiệp đưa ra chiến lược giá
khác nhau.

17
• Phương pháp định giá
Định giá dựa trên chi phí
Doanh nghiệp phải thiết kế sản phẩm và dự kiến mức chi phí để thiết kế và sản xuất ra sản
phẩm đó. Mức chi phí này cộng với một khoản lợi nhuận sẽ hình thành nên giá của sản
phẩm. Sau khi có giá của sản phẩm, doanh nghiệp sẽ dùng nhiều biện pháp tiếp thị để cho
người tiêu dùng thấy rằng giá của sản phẩm như vậy là hợp lý, phù hợp với giá trị sản
phẩm.
Phương pháp định giá này có đặc điểm: Đơn giản, dễ làm, các doanh nghiệp nắm chắc chi
phí hơn là nhu cầu; Nếu tất cả các doanh nghiệp trong một ngành đều dùng phương pháp
này thì giá cả của doanh nghiệp có khuynh hướng giống nhau nên sẽ giảm bớt sự cạnh
tranh; Công bằng cho nhà sản xuất và các nhà bán sỉ lẻ; Không tính toán đến yếu tố cầu
nên chỉ có hiệu quả khi giá cả được định ra.

Khách
Sản phẩm Chi phí Giá cả Giá trị
hàng

Bảng 2 Sơ đồ giá dựa trên chi phí

Định giá dựa trên giá trị


Theo phương pháp này, doanh nghiệp sẽ xác định cảm nhận của người tiêu dùng về giá trị
của sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ sản xuất và định giá. Từ đó doanh nghiệp sẽ biết rằng
chi phí nào cho việc thiết kế và sản xuất ra sản phẩm với một mực giá phù hợp với giá trị
cảm nhận của người tiêu dùng.

Khách
Giá trị Giá cả Chi phí Sản phẩm
hàng

Bảng 3 Sơ đồ giá dựa trên giá trị

Ngoài ra còn có các phương pháp định giá khác như: Định giá dựa vào cạnh tranh, định
giá theo đấu thầu,…
Chiến lược định giá sản phẩm mới
• Chiến lược định giá hớt váng sữa
Doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm mới của mình ở mức giá cao nhất mà thị trường có
thể chấp nhận ở từng khúc thị trường xác định. Doanh nghiệp sẽ thu được doanh số tối đa
ở những khúc thị trường khác nhau. Đến khi việc tiêu thụ sản phẩm bắt đầu giảm thì
doanh nghiệp cũng bắt đầu giảm giá để thu hút khách hàng mới và ngăn chặn đối thủ cạnh
tranh.
• Chiến lược định giá thâm nhập thi trường
Doanh nghiệp sẽ phải định giá thật cạnh tranh để giành khách hàng chiếm lĩnh thị trường.
Nhiều khi định giá thấp hơn giá thành, từ bỏ lợi nhuận trước mắt để đạt được mục tiêu thị
phần.
• Chiến lược định giá cho phối thức sản phẩm
- Định giá cho dòng sản phẩm

18
- Định giá sản phẩm tùy chọn
- Định giá sản phẩm bổ trợ
- Định giá phó phẩm
- Định giá sản phẩm trọn gói
Quy trình định giá
Bước 1: Xác định chi phí phục vụ cho định giá
Bước 2: Xác định cầu thị trường mục tiêu
Bước 3: Phân tích hàng hóa và giá của đối thủ cạnh tranh
Bước 4: Xác định nhiệm vụ cho giá
Bước 5: Lựa chọn phương pháp định giá phù hợp
Bước 6: Xác định mức giá cuối cùng
2.3.3. Chiến lược phân phối
Khái niệm chiến lươc phân phối
Chiến lược phân phối là tập hợp các nguyên tắc nhờ đó các doanh nghiệp có thể đạt mục
tiêu phân phối trên thị trường mục tiêu. Các nguyên tắc bao gồm quyết định liên quan đến
việc thiết lập các kênh phân phối, lựa chọn các giải pháp, thiết lập mối quan hệ trong kênh
và mạng lưới phân phối và các vấn đề liên quan đến phân phối vật chất.
Vai trò của chiến lươc phân phối
Góp phần trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu, làm cho sản phẩm sẵn
sàng có mặt trên thị trường đúng lúc, đúng nơi để đi vào người tiêu dùng. Giúp doanh
nghiệp tăng cường mức độ bao phủ thị trường, đưa sản phẩm thâm nhập vào các khúc thị
trường. Giúp doanh nghiệp liên kết hoạt động sản xuất của mình với khách hàng, trung
gian và triển khai tiếp các hoạt động khác của marketing như: giới thiệu sản phẩm mới,
khuyến mại, dịch vụ hậu mãi…Chiến lược phân phối cùng với các chiến lược khác của
Marketing – mix thực hiện đồng bộ sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh
đề ra.
Cấu trúc kênh phân phối

Hình 1: Cấu trúc kênh phân phối

19
Cấu trúc kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng

Cấu trúc kênh phân phối dọc (Vertical Marketing System – VMS)
Cấu trúc kênh phân phối dọc là kênh phân phối trong đó các nhà sản xuất, các nhà bán sỉ
và các nhà bán lẽ như một hệ thống thống nhất. Cấu trúc này tồn tại trong điều kiện một
thành viên sở hữu các thành viên kia hoặc liên kết với nhau bằng hợp đồng.

Hệ thống kênh
phân phối dọc
Vms

VMS VMS VMS


công ty Hợp đồng Hỗ trợ

Chuỗi tự Tổ chức Hợp tác


nguyện do nhà đặc quyền của người
bán sỉ bảo trợ kinh tiêu bán lẻ

Bảng 4 Cấu trúc kênh phân phối dọc

Thiết kế kênh phân phối


Phân tích nhu cầu cầu khách hàng.
Xác định các mục tiêu phân phối và các điều kiện ràng buộc.
Lựa chọn các giải pháp cho kênh:
- Lựa chọn các loại trung gian.
- Xác định số lượng trung gian.
- Xác định các điều kiện và trách niệm của các thành viên trong kênh.
- Xác định các tiêu chuẩn đánh giá để lựa chọn kênh phân phối.
Quản tri kênh phân phối
- Tuyển chọn thành viên cho kênh
- Động viên khuyến khích các thành viên trong kênh
- Đánh giá các thành viên trong kênh

2.3.4. Chiến lược chiêu thị


Khái quát về chiến lươc chiêu thị
Chiêu thị là hoạt động thực hiện chức năng thông tin của doanh nghiệp. Chiến lược chiêu
thị là tập hợp các hoạt động thông tin, giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, về tổ chức,
các biện pháp kích thích tiêu thụ nhằm đạt được mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp.

20
Phối thức chiêu thị (Promotion-mix): là việc phối hợp các công cụ chiêu thị để thực hiện
mục tiêu truyền thông đáp ứng với thị trường mục tiêu đã chọn. Các công cụ chiêu thị bao
gồm:
Quảng cáo (Advertising): là hoạt động truyền thông phi cá nhân để đưa thông tin về sản
phẩm/thương hiệu tới thị trường mục tiêu thông qua các phương tiện truyền thông.
Khuyến mại (Sales promotion): là những khích lệ có tính ngắn hạn nhằm khuyến khích
người tiêu dùng hoặc trung gian mua sản phẩm.
Giao tiếp (Public relations): các hoạt động truyền thông xây dựng hình ảnh tốt đẹp về
doanh nghiệp hay thương hiệu.
Chào hàng cá nhân (Personal selling): là hoạt động truyền thông trực tiếp nhằm giới thiệu,
thuyết phục khách hàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng và khách hàng mục
tiêu.
Marketing trực tiếp (Direct marketing): là hình thức truyền thông trực tiếp đến các đối
tượng đã xác định thông qua phương tiện như thư tín, email, fax,…với mong muốn nhận
được sự đáp ứng tức thời.
Vai trò của chiêu thị
Đối với doanh nghiệp: Là công cụ canh tranh xâm nhập và giữ thị phần, làm tăng doanh
thu cho doanh nghiệp; giới thiệu sản phẩm, hình ảnh doanh nghiệp và chiến lược định vị;
tạo sự thuận tiện cho việc phân phối; giải quyết các tin xấu, tạo sự kiện thu hút sự chú ý.
Đối với khách hàng: Cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức về sản phẩm; cung cấp các
lợi ích kinh tế cho người tiêu dùng; cải tiến hoạt động marketing nhằm thu hút và thỏa
mãn nhu cầu của người tiêu dùng.
Đối với xã hội: Hỗ trợ các phương tiện truyền thông nâng cao chất lượng và giảm chi phí
phát hành, tạo công việc cho người lĩnh vực sản xuất và tạo động lực cho sự cạnh tranh;
đánh giá sự năng động và phát triển của nền kinh tế.
Chức năng của chiêu thị
Chiêu thị có một vai trò và chức năng rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đối với người
tiêu dùng và đối với xã hội.Thông tin: giới thiệu, thuyết phục, nhắc nhở. Khích thích:
khuyến khích người tiêu dùng trung gian, nhân viên bán hàng. Liên kết, tạo quan hệ: liên
kết thiết lập mối quan hệ giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, người tiêu dùng và các nhóm
công chúng.
Các phối thức của chiêu thị
Chiến lược đẩy
Đưa sản phẩm vào các kênh tiêu thụ bằng sử dụng quảng cáo, các chương trinh dành cho
trung gian để tác động và đẩy sản phẩm vào kênh phân phối. Các hoạt động chiêu thị tập
trung vào các trung gian để thông tin, thuyết phục các trung gian và từ đó sẽ thông tin đến
khách hàng, các hoạt động khuyến mại, chào hàng cá nhân.
Chiến lược kéo
Thu hút người tiêu dùn đến với sản phẩm bằng các chiến dịch quảng cáo nhằm tạo sự chú

21
ý và hình thành nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó tạo ra sức hút của sản phẩm. Với
chiến lược kéo, hoạt động chiêu thị ưu tiên tập trung vào các hoạt động truyền thông,
quảng cáo, khuyến mại, các công cụ hiêu quả là quảng cáo, PR.
Các bước phát triển kế hoạch truyền thông Marketing
- Xác định đối tượng mục tiêu
- Xác định mục tiêu truyền thông
- Thiết lập thông điệp
- Lựa chọn phương tiện truyền thông
- Tiếp nhận thông tin phản hồi.

2.4. Các yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của
doanh nghiệp
2.4.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động của
doanh nghiệp. Mức độ và tính chất tác động khác nhau do đó doanh nghiệp khó kiểm soát
được môi trường này. Các yếu tố của môi trường vĩ mô bao gồm: kinh tế, chính trị pháp
luật, văn hóa xã hội, tự nhiên và môi trường công nghệ.
2.4.2. Môi trường vi mô
Môi trường ngành ảnh hương trực tiếp đến hoạt động và khả năng phục vụ của công ty.
Đồng thời nó còn quyết định mức độ cạnh tranh trong ngành của sản xuất kinh doanh đó.
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố: Nhà cung ứng, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản
phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn.

Hình 2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh

22
Môi trường bên trong (hoàn cảnh nội tại) của doanh nghiệp
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có những điểm mạnh và điểm yếu trong lĩnh vực kinh
doanh của mình. Phân tích đánh giá môi trường bên trong nhằm xác định rõ ưu nhược
điểm của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm giảm bớt nhược điểm và phát
huy ưu điểm để đạt lợi thế cạnh tranh tối đa.
Các yếu tố như: yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố nghiên cứu phát triển, yếu tố sản xuất, yếu
tố tài chính kế toán, yếu tố marketing sẽ giúp nhà quản trị có nhận thức tốt hơn để hoạch
định và đưa ra chiến lược Marketing hiệu quả.

2.5. Tóm tắt chương 2


Marketing là một hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Marketing bắt
nguồn từ sự trao đổi nhằm mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Marketing là một quá
trình quản trị xã hội, mà trong đó những cá nhân hay nhóm sẽ nhận được những cái mà họ
cần thông qua việc tạo ra và trao đổi những sản phẩm và giá trị với người khác.
Doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường luôn đầy sự biến động, marketing mix
phản ánh nghệ thuật vận dụng một cách linh hoạt các thành tố có thể kiểm soát được của
marketing mà doanh nghiệp hướng tới thị trường mục tiêu, các thành tố đó là: sản phẩm,
giá, phân phối, chiêu thị.

23
Chương III

Phân tích thực trạng hoạt động Marketing Mix đối với sản phẩm mì
Omachi của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
Trong chương 2, nghiên cứu đã trình bày đầy đủ cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên
cứu. Chương 3 này sẽ đi vào phân tích thực trạng Marketing hỗn hợp (Marketing mix) cho
sản phẩm mì Omachi của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan để làm nền tảng đề xuất
giải pháp ở chương 4.

3.1. Giới thiệu chung về tổng công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan và
sản phẩm mì Omachi tại thị trường Việt Nam

3.1.1. Giới thiệu khái quát về tổng công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng
Masan
Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan (Masan Consumer) là một trong những công ty
sản xuất thực phẩm và đồ uống hàng đầu Việt Nam. Masan Consumer là công ty chiếm vị
trí thứ 7 trong danh sách Top 50 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2016 và đứng vị trí thứ
2 trong ngành hàng tiêu dùng công ty hiện đang sản xuất và phân phối nhiều mặt hàng
thực phẩm và đồ uống, bao gồm các mặt hàng gia vị (nước mắm, nước tương, tương ớt),
hàng thực phẩm tiện lợi (mì ăn liền, bữa ăn sáng tiện lợi), và các sản phẩm đồ uống (cà
phê hòa tan, ngũ cốc hòa tan và nước khoáng). Công ty đã phát triển thành công danh mục
sản phẩm và hệ thống phân phối để thiết lập vị thế hàng đầu của mình trên thị trường hàng
thực phẩm và đồ uống có thương hiệu ở Việt Nam. Masan Consumer có 12 nhãn hiệu
đứng vị trí số 1 của các ngành hàng tiêu dùng khác nhau như Chin-su, Omachi, Kokomi,
Nam Ngư,… Đồng thời công ty xuất khẩu sản phẩm của mình tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp,
Liên bang Nga, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Đức, Nhật Bản, Trung Đông, châu Á, Lào, và
Campuchia
Lịch sử hình thành:
Năm 1996: Ngày 1/4/1996: Masan đã thành lập một Công ty tại Nga để nhập khẩu và
kinh doanh sản phẩm thực phẩm ở thị trường Đông Âu.
Ngày 20/6/1996: Thành lập Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ- Thương mại Việt
Tiến, chuyên sản xuất thực phẩm chế biến và các sản phẩm ngành gia vị
Tháng 5 năm 2000: Thành lập Công ty cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh
Việt, chuyên hoạt động trong lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu Minh Việt.
Ngày 1/8/2003: Công ty Cổ phần Công nghiệp – Kỹ nghệ - Thương mại Việt Tiến sáp
nhập vào Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Minh Việt, sau đó Công ty
đổi tên thành Công ty Cổ phần Công nghiệp– Thương mại Ma San (Công ty), với tổng
vốn điều lệ là 28.500.000.000đồng.

24
Tháng 12 năm 2008: Công ty cổ phần thương mại Masan đổi tên thành Công ty cổ phần
thực phẩm Masan (MASAN CONSUMER).
Ngày 1/7/2009: Công ty bổ sung ngành nghề kinh doanh: Sản xuất Gia vị (không sản xuất
tại trụ sở chính) và sản xuất hương liệu (trừ sản xuất hóa chất cơ bản).
Ngày 22/12/2009: Công ty thay đổi trụ sở đến Tầng 12, Toà nhà Kumho Asiana Plaza
Saigon, số 39 Lê Duẩn, Phường Bến nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 2011: CTCP Thực phẩm Masan đổi tên thành CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan
Consumer). Trong năm này, Masan Consumer đã thực hiện phát hành riêng lẻ 10% cổ
phần với giá 159 triệu USD cho quỹ đầu tư Kohlberg Kravis Roberts &Co. của Mỹ, qua
đó định giá công ty ở mức 1,6 tỷ USD.
Cuối năm 2011: Masan Consumer đã bỏ ra hơn 50 triệu USD để mua lại cổ phần chi phối
của Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng của công
ty ra ngoài lĩnh vực thực phẩm.
Ngày 10/6/2015: Công ty thay đổi tên thành “CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG TIÊU DÙNG
MASAN”
Ngày 21/6/2016: Công ty TNHH Một thành viên Thực phẩm Masan thành lập công ty con
là Công ty TNHH Một Thành Viên Nam Ngư Phú Quốc tại Phú Quốc.
Ngày 8/7/2016: Một công ty con của Công ty là Masan Consumer (Thailand) Limited
được thành lập tại Thái Lan
Năm 2018: Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh Dưỡng Sài Gòn (“SNF”) đã ký hợp tác
chiến lược với Công ty Jinju Ham (“Jinju Ham”) - một công ty sản xuất thịt chế biến có
thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc. Jinju Ham đã mua 25% cổ phần của SNF thông qua đợt
chào bán cổ phiếu sơ cấp và SNF sẽ được đổi tên thành “Masan Jinju”
Tháng 12/2019: Masan HPC, một công ty thành viên thuộc ngành hàng hóa mỹ phẩm
chăm sóc cá nhân và gia đình được thành lập.
Tháng 12/2020: Công ty đã thành lập thêm Công ty TNHH Masan Innovation và Công ty
TNHH Hi-Fresh, hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ các sản phẩm hàng tiêu dùng trong các
cửa hàng chuyên doanh Tải bản FULL (56 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
Số năm hoạt động: trên 20 năm. Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ

3.1.2. Môi trường bên trong của công ty cổ phần hàng tiêu dùng Masan
a. Nguồn nhân lực
- Masan Food được điều hành bởi các chuyên gia tài năng trong và ngoài nước, đã từng có
thành tích trong việc xây dựng nền tảng kinh doanh bền vững và các thương hiệu mang
tính biểu tượng tại các thị trường mới nổi, đồng thời có sự am hiểu tường tận về thị trường
trong nước. Hiện tại Masan có gần 5000 nhân viên được đào tạo và làm việc trong môi
trường chuyên nghiệp, phát huy tính chủ động và sáng tạo.

25
- Với cách nhìn nguồn nhân lực như là sức mạnh cạnh tranh, Masan đã đặt trọng tâm về
chất lượng con người, bắt đầu từ khâu Thu hút – Tuyển dụng– Đào tạo và phát triển nhân
viên. Tăng cường nhận thức về các giá trị nền tảng, các nguyên tắc hành xử và kỹ năng
làm việc của nhân viên từ khi mới bước chân vào Masan. Cùng với đó là các chương trình
đào tạo nội bộ hàng năm cho các cấp, từ nhân viên cho đến các vị trí quản lý với định
hướng khá rõ ràng: đào tạo nhân viên theo nhu cầu công việc và đặc biệt là đưa ra kế
hoạch phát triển nghề nghiệp cho các nhân viên hiện đang nắm giữ các vị trí quản lý chủ
chốt và các lĩnh vực “mũi nhọn”.
b. Cơ sở vật chất
- Đến cuối năm 2020, Masan đã vận hành tổng cộng 15 nhà máy sản xuất tại các địa điểm
chiến lược tại 10 tỉnh thành trên cả nước, gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,
Đồng Nai, Phú Quốc, Hậu Giang, Bình Thuận, Ninh Thuận, Nghệ An, Hải Dương, Quảng
Ninh. Những nhà máy này được xây dựng gần các trung tâm dân cư đã giúp Masan thiết
lập mạng lưới sản xuất và cung ứng sản phẩm kịp thời với thời gian nhanh nhất, chi phí rẻ
nhất tới tay người tiêu dùng mà vẫn đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng và vệ
sinh an toàn thực phẩm.
-Tại Nghệ An và Hậu Giang chúng tôi đã đầu tư thêm các dây chuyền mì (4 tại Nghệ An
và 3 tại Hậu Giang) với công suất 18 triệu gói/ tháng/dây chuyền và 3 dây chuyền phở (2
tại Nghệ An và 1 tại Hậu Giang) với công suất 3 triệu gói/ tháng/dây chuyền. Các dây
chuyền này sẽ bắt đầu được đưavào vận hành trong Quý 1/2021
- Công nghệ bao bì; chế biến thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế (Công nghệ hiện đại, dây
chuyền thiết bị khép kín, tự động hóa cao của AVE - ITALIA; tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
thực phẩm HACCP của Châu Âu; hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, hoạt động
duy trì năng suất toàn diện TPM)
Tải bản FULL (56 trang): https://bit.ly/3fQM1u2
c. Phân phối Dự phòng: fb.com/KhoTaiLieuAZ
- Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối của công ty thành biểu tượng sức mạnh hệ
thống phân phối hàng tiêu dùng tại Việt Nam. Hiện tại, công ty đang bao phủ trực tiếp tới
85 ngàn cửa hiệu bán lẻ và 80 siêu thị thông qua 85 nhà phân phối độc quyền toàn quốc.
Và kết quả là có 98% hộ gia đình Việt Nam có ít nhất một sản phẩm của Masan.
- Omachi hiện nay đang có mặt ở hơn 100 thành phố, thị xã, và thị tứ ở VN. Các kênh
phân phối chính là siêu thị, chợ, và các tiệm tạp hóa. Hiện tại omachi được phân phối trực
tiếp đến hơn 58.000 cửa hiệu và hàng trăm khách hàng sỉ trên toàn quốc.

3.1.3. Khái quát về sản phẩm mì Omachi tại thị trường Việt Nam
Mì Omachi là sản phẩm của công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan, ra mắt từ năm
2007. Sản phẩm được công ty quảng bá là mì đầu tiên tại Việt Nam làm từ khoai tây, ăn
không sợ nóng.
Omachi là sản phẩm mì ăn liền đầu tiên tại Việt Nam có sợi mì được làm bằng khoai tây.
Để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, nhà sản xuất đã áp dụng công nghệ chiên đặc biệt

26
cho ra sợi mì vừa chín tới mà vẫn đảm bảo chất lượng tuyệt hảo. Chính nhờ cách áp dụng
mang tính đột phá này đã loại trừ được rất nhiều chất phát sinh từ khâu chiên mì ở nhiệt
độ quá cao thường làm cho sợi mì bị cháy, có mùi khét, có độ oxy hóa cao… Nhà sản xuất
cũng điều chỉnh lượng dầu hợp lý trong quá trình chiên và chế biến gói súp, nên sợi mì có
vị mát, thực khách hoàn toàn yên tâm nên sẽ không sợ nóng khi dùng Omachi.
Trên cả “rấ t ngon mà không sợ nóng “, theo các nhà khoa học thuộc viện Nghiên cứu
Thực phẩm Anh quốc, chất Kukoamine trong khoai tây có tác dụng làm đẹp da, chữa
thâm quần, cải thiện sức khỏe, giúp ngủ ngon hơn và làm hạ đường huyết. Khoai tây còn
được xem như một thứ vac-xin phòng viêm gan B và chống cảm cúm hiệu quả.
Khi nhắc đến thương hiệu mì Omachi chắ c hẳ n người tiêu dùng nào cũng quen thuô ̣c vì đã
từng nghe, từng gă ̣p và thâ ̣m chí từng sử du ̣ng. Thông điê ̣p “rấ t ngon mà không sơ ̣ nóng”
đã giữ đươ ̣c vi ̣trí nhấ t đinh
̣ trong lòng người tiêu dùng.
Chiến lược truyền thông này đã giúp cho Masan giành được 15% thị trường, đứng vị trí
thứ 2 về thị phần sau chưa đầy ba năm được ra mắt. Omachi đã đánh bật một số thương
hiệu lâu đời như: Vifon, Asia Food…
Sau chưa đầy 3 năm ra đời, Omachi đã giúp cho Masan giành được 15% thị trường, đứng
vị trí số 2 về thị phần, đánh bật cả thương hiệu lâu đời Vifon và một nhà sản xuất mạnh
khác là Asia Food. Vào năm 2020, thị phần mì Omachi đã tăng lên 32% và thống trị phân
khúc ngành hàng cao cấp với 45% thị phần trở thành nhãn hiệu bán chạy nhất tại các kênh
siêu thị và mì tô bán chạy nhất cả nước.
Ngày 18.6.2007, bốn loại mì khoai tây Omachi là Cá Hồi Nấu Măng, Nghêu Hấp Thái,
Lẩu Hàn Quốc, Sườn Hầm Ngũ Quả đã xuất hiện trên thị trường. Mì khoai tây Omachi
với nước súp được đặc chế theo công thức nhà hàng có nhiều rau củ quả tươi sẽ tạo nên
những bát nước súp có các hương vị thơm ngon hấp dẫn. Người sử dụng sẽ có cảm giác
chính như đang thưởng thức các món ăn tuyệt ngon ở nhà hàng.
Mì khoai tây Omachi có bán giá lẻ trung bình là 10.000đ/gói, và trung bình
250.000đ/thùng (30 gói) hiện đang có mặt ở hơn 100 thành phố, thị xã, thị trấn và thị tứ ở
Việt Nam. Các kênh phân khối chính là siêu thị, chợ và các tiệm tạp hóa. Hiện tại mì
khoai tây Omachi đang được phân phối trực tiếp đến hơn 176.000 cửa hiệu và hàng trăm
khách hàng sỉ trên toàn quốc với 180 nhà phân phối độc quyền. Mì khoai tây Omachi do
Công ty Cổ phần Hàng Tiêu Dùng Masan sản xuất.
Các sản phẩm mì Omachi phổ biến nhất như: Mì Omachi Xốt Bò Hầm, Mì Omachi Sườn
Hầm Ngũ Quả, Mì Omachi Tôm Chua Cay 5 Sao, Mì Khoai Tây Omachi Spaghetti Bò...

3.2. Tổng quan về thị trường mì ăn liền tại Việt Nam

3.2.1. Thị trường mì ăn liền trước khi sản phẩm Omachi xuất hiện
Trước hết xin được đề cập sơ bộ về mặt hàng mì ăn liền và bức tranh của ngành mì ăn liền
tại Việt Nam.

27
9878882

You might also like