You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HCM
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH

BÁO CÁO GIỮA KỲ:


MÔN ĐÀM PHÁN TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI:
VĂN HÓA KINH DOANH CỦA ẤN ĐỘ
GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: Th.S PHẠM NGUYỄN ANH THI
LỚP HỌC PHẦN: DHQTLOG18A
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 420301513406
NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5
NIÊN KHÓA: HK1 (2023-2024)

TP. HỒ CHÍ MINH, ngày tháng 10 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM
KHOA THƯƠNG MẠI & DU LỊCH

DANH SÁCH NHÓM:


STT Họ và tên MSSV Công việc Đánh giá GHI CHÚ

1 Trương Bửu Ngọc Nhóm


trưởng
2 Vương Kim Ái
4 Lê Phan Mỹ Ngọc
5 Dương Thị Mỹ Ngọc
6 Đỗ Thành Nhân
7 Hồ Minh Thư

1
Lời cảm ơn

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa môn Đàm phán trong kinh doanh quốc tế vào chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - Cô
Phạm Nguyễn Anh Thi đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
suốt thời gian học tập vừa qua.

Trong thời gian tham gia lớp học của cô, em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến
thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Bộ môn Đàm phán trong kinh doanh quốc tế là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có
tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể
tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong cô xem xét và
góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

2
Lời mở đầu

Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ như là
một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Trong lịch
sử, Ấn Độ đã phát triển nền văn hóa của họ đến mức rực rỡ hàng ngàn năm trước công
nguyên. Ngày nay những di sản ấy vẫn còn. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Ấn
Độ đã và đang đóng góp rất nhiều vào kho tàng văn hóa nhân loại. Không chỉ là thơ ca,
nghệ thuật, tư tưởng triết học, những công trình kiến trúc nổi bật… mà nổi bật nhất là
bao thế hệ con người tài hoa đang duy trì văn hóa của họ và đóng góp ngày càng nhiều
cho nhân loại.

Sức hút của Ấn Độ không chỉ ở diện tích lớn, dân số đông, lịch sử rực rỡ (con
gái Ấn Độ có nét quyến rũ riêng, múa đẹp, nghệ thuật phong phú…) mà hiện nay, Ấn
Độ đang là nền kinh tế thứ 10 thế giới về quy mô. Là những sinh viên khoa Thương Mại
- Du lịch thuộc ngành Kinh Doanh Quốc Tế nên việc tìm hiểu văn hóa đàm phán trong
kinh doanh của Ấn Độ là điều không thể bỏ qua, đó là một nền tảng kiến thức về văn
hóa cần phải biết để có thể hỗ trợ trong quá trình học tập và công việc sau này không
chỉ thế nó còn góp phần thúc đẩy đến thành công trên con đường kinh doanh của mình.

3
Mục lục nội dung
Lời cảm ơn .................................................................................................................... 2
Lời mở đầu .................................................................................................................... 3
Chương 1. Giới thiệu chung về quốc gia ............................................................... 8
1. Vị trí địa lý: ....................................................................................................... 8
2. Dân số ................................................................................................................ 8
3. Thủ đô................................................................................................................ 8
4. Kiến trúc ............................................................................................................ 8
5. Giáo dục: ........................................................................................................... 8
Chương 2. Văn hóa quốc gia ................................................................................. 9
1. Phong tục xã hội ................................................................................................ 9
1.1. Lời chào, làm quen ..................................................................................... 9
1.2. Giới thiệu bản thân ..................................................................................... 9
1.3. Các cử chỉ đặc biệt...................................................................................... 9
1.4. Văn hóa tặng quà ...................................................................................... 10
1.5. Văn hóa không hoàn toàn từ chối lời mời hoặc yêu cầu .......................... 11
1.6. Một số hành động được cho là khiếm nhã................................................ 11
2. Quan niệm về thời gian ................................................................................... 12
2.1. Giờ giấc làm việc ............................................................................... 12
2.2. Các ngày lễ chính ............................................................................... 12
2.3. Quần áo và ẩm thực ........................................................................... 12
2.3.1. Quần áo........................................................................................... 12
2.3.1.1. Trang phục truyền thống ............................................................ 12
2.3.1.2. Trang phục bình thường............................................................. 14
2.3.2. Ẩm thực .......................................................................................... 14
2.3.2.1. Nghi thức trong bữa ăn và thói quen xài dụng cụ ăn uống ........ 14
2.3.2.2. Các món đặc sản ........................................................................ 15
2.4. Tôn giáo và tín ngưỡng ...................................................................... 16
2.4.1. Những tôn giáo hiện có .................................................................. 16
2.4.2. Những tôn giáo chính ..................................................................... 17
2.4.2.1. Hindu giáo - Ấn Độ ................................................................... 17
2.4.2.2. Đạo Hồi ...................................................................................... 18
4
2.4.2.3. Phật giáo..................................................................................... 19
2.4.3. Những điều cần chú ý ..................................................................... 20
Chương 3. Văn hóa trong kinh doanh .................................................................. 22
1. Tính đa văn hóa của lực lượng lao động ......................................................... 22
1.1. Khoảng cách quyền lực ............................................................................ 22
1.2. Tâm lý né tránh ......................................................................................... 23
1.3. Tính cứng rắn ............................................................................................ 23
1.4. Tính tập thể và Tính cá nhân .................................................................... 24
1.5. Định hướng dài hạn .................................................................................. 24
2. Những ngôn ngữ được sử dụng ....................................................................... 25
3. Lực lượng lao động ......................................................................................... 25
4. Mô hình chính trị ............................................................................................. 26
5. Phương tiện thông tin, truyền thông ................................................................ 26
6. Tổ chức kinh tế ................................................................................................ 26
6.1. Sản phẩm chính ........................................................................................ 27
6.1.1. Nông nghiệp: .................................................................................. 27
6.1.2. Công nghiệp: .................................................................................. 27
6.1.3. Dịch vụ: .......................................................................................... 28
6.2. Tài nguyên chủ yếu................................................................................... 28
6.2.1. Khoáng sản: .................................................................................... 28
6.2.2. Năng lượng: .................................................................................... 29
6.2.3. Nước: .............................................................................................. 29
Chương 4. D. Những lưu ý khi đàm phán với người Ấn Độ ............................... 31
1. Phong cách đàm phán của người Ấn Độ ......................................................... 31
1.1. Mục tiêu đàm phán của người Ấn Độ ...................................................... 31
1.2. Không phải là người đặc biệt đúng giờ nhưng lại đánh giá rất cao việc đối
tác đến đúng giờ và giữ cam kết .......................................................................... 31
1.3. Thích nói chuyện phiếm trước khi đàm phán: .......................................... 32
1.4. Rất quan tâm đến chức danh, thứ bậc, thâm niên trong tổ chức .............. 32
1.5. Người Ấn Độ thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi đàm phán. ........... 33
2. Chiến lược ....................................................................................................... 33
2.1. Thiết lập mối quan hệ lâu dài và bền vững .............................................. 33
5
2.2. Khi đàm phán tránh chiến thuật gây áp lực .............................................. 34
2.2.1. Mức độ nhạy cảm với thời gian ..................................................... 34
2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của cảm xúc .................................................... 35
2.2.3. Kết luận .......................................................................................... 35
2.3. Chia sẻ thông tin ....................................................................................... 36
2.4. Ra quyết định, thỏa thuận và ký kết, dạng thức hợp đồng ....................... 37
2.4.1. Ra quyết định: ................................................................................ 37
2.4.2. Thỏa thuận và ký kết: ..................................................................... 37
2.4.3. Dạng thức hợp đồng: ...................................................................... 38
3. Các bước trong đàm phán Thương mại quốc tế của Ấn Độ ..................... 38
3.1. Giai đoạn chuẩn bị .................................................................................... 38
3.1.1. Thu thập thông tin .......................................................................... 38
3.1.2. Chuẩn bị nhân sự ............................................................................ 38
3.1.3. Trang phục ...................................................................................... 38
3.1.4. Giao tiếp ......................................................................................... 38
2.3.3. Chuẩn bị thời gian và địa điểm ...................................................... 38
3.2. Giai đoạn đàm phán ........................................................................... 39
3.2.1. Mở đầu............................................................................................ 39
3.2.2. Trong đàm phán ............................................................................. 39
3.2.3. Ký kết hợp đồng ............................................................................. 39
3.3. Giai đoạn kết thúc đàm phán .................................................................... 39
4. Những lưu ý khi đàm phán .............................................................................. 40
4.1. Tính cách của người làm ăn ở Ấn Độ ....................................................... 40
4.2. Thời gian phù hợp để thăm hỏi đối tác ..................................................... 41
4.3. Cách giao tiếp với đối tác ......................................................................... 41
4.4. Nên cử nam hay nữ nhân viên để bàn chuyện làm ăn ? ........................... 41
4.5. Trong đàm phán kinh doanh nên nói chuyện chính trị không? ................ 42
4.6. Doanh nghiệp có mong đợi quan hệ xã hội (Giao tế, tiệc tùng) trước/ sau
khi tiến hành hoạt động kinh doanh không? ........................................................ 43
4.7. Một số lưu ý khi trao đổi danh thiếp ........................................................ 44
4.8. Cần làm gì để bảo vệ bản thân khi đến Ấn Độ đàm phán? ...................... 44

6
Kết luận .................................................................................................................. 45
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 46

7
Chương 1. Giới thiệu chung về quốc gia
1. Vị trí địa lý:
Nằm ở Nam Á; phía Bắc giáp Trung Quốc, Nê-pan và Bu-tan; Đông - Bắc giáp Miến
Điện, Băng-la-đét; Tây - Bắc giáp Pa-ki-xtan và Áp-ga-ni-xtan; Tây, Đông và Nam là
Ấn Độ Dương bao bọc. Ấn Độ có khoảng 14.103 km đường biên giới đất liền và 7.516
km bờ biển. Tọa độ: 6o44' đến 35o30' vĩ Bắc (37o6' nếu tính cả vùng tuyên bố chủ
quyền tại Kashmir) và từ 68o7' đến 97o25' kinh Đông.

2. Dân số
Dân số hiện tại của Ấn Độ là 1.422.895.221 người vào ngày 01/10/2023 theo số liệu
mới nhất từ Liên Hợp Quốc.

3. Thủ đô
New Delhi là một trong 11 quận của Delhi, đóng vai trò là thủ đô của Ấn Độ và là trụ
sở của cả ba nhánh của Chính phủ Ấn Độ. George V đặt viên đá nền tảng cho thành phố
tại lễ đăng cơ năm 1911. Thành phố do các kiến trúc sư người Anh thiết kế, cụ thể là
Edwin Lutyens và Herbert Baker.
4. Kiến trúc
Đặc trưng của nền kiến trúc Ấn Độ chính là sử dụng các loại đá cứng như đá hoa cương
để xây dựng các công trình kiến trúc. Đây là loại đá đẹp và có thể điêu khắc nên các
hình dạng đẹp và vô cùng sắc nét. Tập trung ở một số lĩnh vực như kiến trúc Phật Giáo,
kiến trúc Ấn Độ Giáo,...Các công trình kiến trúc tại Ấn Độ luôn có những hình dạng
điêu khắc vô cùng công phu và đẹp mắt. Tại bất cứ đền thờ, ngôi chùa nào, du khách
cũng sẽ dễ dàng nhận ra những hình ảnh thần linh, ảnh anh hùng dân gian,... được điêu
khắc một cách tỉ mỉ trên các bức tường, những cây cột,... Tiêu biểu là Đền Taj Mahah,
Đền Vàng ( Harmandir Sahib),....
5. Giáo dục:
Từ thời rất xa xưa, Ấn Độ đã là trung tâm học tập, nơi mà rất nhiều môn học như triết
học, tôn giáo, dược, toán học, xã hội học, chiêm tinh học được biên soạn và giảng dạy.
Ngày nay, Ấn Độ được thừa nhận là cái nôi của nguồn nhân lực có kỹ năng, đặc biệt
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Với một mạng lưới các trường đại học và cao
đẳng bao gồm các học viện tiêu chuẩn quốc tế cung cấp chất lượng giáo dục tốt với chi
phí học tập và sinh hoạt thấp, Ấn Độ đang nổi lên là một điểm du học hấp dẫn đối với
sinh viên quốc tế.
Có bốn cấp độ giáo dục trong hệ thống giáo dục trường học ở Ấn Độ.
• Tiểu học thấp hơn (6-10 tuổi)
• Tiểu học (11-12 tuổi)
• Cao (13-15 tuổi)
• Trung học cơ sở (17-18 tuổi)

8
Chương 2. Văn hóa quốc gia
1. Phong tục xã hội
1.1. Lời chào, làm quen
Để chào hỏi hay bày tỏ sự tôn trọng với người đối diện khi giao tiếp, người Ấn thường
chắp hai tay lại hướng lên trên với các ngón tay nâng lên sao cho các đầu ngón tay ngang
với lông mày, khẽ nghiêng đầu và nói: “Namaste” hay “Namaskar” có nghĩa là "chào
bạn". Đối với người lớn tuổi giơ tay cao sẽ thể
hiện sự tôn trọng; giơ tay vừa phải với đồng
nghiệp để thể hiện sự bình quyền và giơ tay thấp
để thể hiện sự quan tâm với đối phương Một
cách chào hỏi khác đó là một cái chạm chân và
một lời chúc phúc. Những đứa trẻ hơn thì làm
động tác chạm vào bàn chân. Đó là biểu hiện của
sự tôn trọng ở mức độ cao nhất. Và để đáp lại
người cao tuổi chạm vào đầu người trẻ hơn bằng
Ảnh 1 Người Ấn nói "Namaste" khi chào với lòng tay phải của mình hoặc đưa tay lên trên, lòng bàn
bàn tay ép vào nhau trước ngực, các ngón tay quay
lên trên tay hướng xuống. Đồng thời, một lời chúc tốt
đẹp thường được phát ra.
Ngoài ra, người Ấn Độ cũng phổ biến cách bắt tay trong chào hỏi. Nhưng khi bắt tay
người Ấn Độ sẽ tránh việc dùng tay trái vì theo quan niệm của họ thì tay trái là biểu
tượng của sự ô uế.

1.2. Giới thiệu bản thân


- Những người Hindu truyền thống không có họ trong tên của mình. Tên của họ thường
có nguồn gốc từ Ả Rập. Tên của phụ nữ Hồi giáo thường bắt đầu bằng tên + "binti"
(nghĩa là“con gái của”) + tên của cha. Đối với người Sikh Ấn Độ, trước tên của họ
thường thêm "Singh" nếu là nam giới hay "Kaur" nếu là nữ giới.
- Và với người Ấn Độ, địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn,
nghề nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có uy tín hơn
những công việc ở các cơ quan tư nhân. Người Ấn tuyệt nhiên sẽ không giới thiệu tên
gọi của mình với một người phụ nữ đang đi trên đường một mình.

1.3. Các cử chỉ đặc biệt


Để thể hiện sự đồng ý, người Ấn Độ sẽ lắc đầu và ngược lại, họ sẽ gật đầu khi không
đồng tình với việc gì đó. Ngoài ra, đầu rung lắc cũng thể hiện lời cảm ơn, điều mà người
Ấn Độ hiếm khi sử dụng. Khi gặp người quen trên đường, họ làm cử chỉ này để thể hiện
đã nhận ra bạn vì không thể hét to lên. Nếu một người Ấn Độ ngồi cạnh bạn trên tàu và
bất ngờ lắc lư đầu với bạn, họ muốn thể hiện sự thân thiện với bạn. Nếu người dân địa
phương lắc đầu nhanh và liên tục khi nói chuyện, họ muốn nói cho bạn biết họ hiểu
những gì bạn nói. Nếu động tác chậm, kèm theo một nụ cười, họ thể hiện sự tôn trọng
bạn.

9
1.4. Văn hóa tặng quà
Ở Ấn Độ, khi muốn tặng quà cho người khác, hãy lưu ý giấy
gói quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn
Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may.
Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu
đỏ, xanh lá và màu vàng. Ảnh 2 Màu hộp quà
Quà nên được mở trước sự chứng kiến của người tặng. Tuy nhiên, nếu món quà được
gói kĩ thì không nên mở ra ngay.
Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ
điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đến các quan niệm tôn giáo
hay đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo
họ chó là loài động vật không sạch sẽ.
Trang sức là một phần quan trọng trong văn hóa Ấn Độ. Bạn
có thể tặng quà các món trang sức bằng vàng, bạc hoặc các
loại đá quý như ruby, sapphire và hồng ngọc. Ngoài ra, các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ như khăn len, khăn choàng, áo
khoác hoặc hộp trang sức được làm thủ công cũng là
Ảnh 3 Mặt dây chuyền vàng nạm hồng
những món quà độc đáo và đáng yêu. ngọc, ngọc lục bảo, kim cương và ngọc
trai
Trong văn hóa Ấn Độ, việc chăm sóc cá nhân và sử dụng hương thơm là một phần quan
trọng. Bạn có thể tặng quà các sản phẩm chăm sóc da và tóc từ các thương hiệu như
Himalaya Herbals, Forest Essentials hoặc Kama Ayurveda. Ngoài ra, hương thơm từ
những loại nước hoa truyền thống Ấn Độ cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Để tặng quà lưu niệm hoặc đồ trang trí, bạn có thể xem xét các sản phẩm đồ gốm, đèn
trang trí, tranh ảnh, hay các đồ vật mang tính biểu tượng của Ấn Độ như cây nến hoặc
bức tượng của các vị thần Hindu.
Truyền thống tặng quà trong buổi lễ cưới ở Ấn Độ
thường bao gồm tiền mặt. Tiền mặt được đặt trong một
phong bì đặc biệt gọi là “shagun”. Số tiền trong phong
bì thường được lựa chọn sao cho nó mang ý nghĩa tốt
đẹp và may mắn.
Ngoài tiền mặt, quà lưu niệm cũng được tặng trong
buổi lễ cưới. Đây có thể là những món quà như trang
sức, đồ điện tử, đồ gia dụng, hoặc các sản phẩm thủ Ảnh 4 Tặng qùa ngày cưới
công mỹ nghệ. Quà lưu niệm có thể thể hiện sự quan
tâm và lòng chúc phúc đối với cặp đôi trẻ.
Trong truyền thống Ấn Độ, đồng hồ không phải là một món quà phổ biến trong buổi lễ
cưới. Đồng hồ có thể được coi là mang ý nghĩa đếm ngược thời gian hoặc biểu thị rằng
mối quan hệ sẽ kết thúc. Do đó, tốt hơn hết là tránh tặng quà là đồng hồ trong buổi lễ
cưới.

10
Việc tặng quà trong buổi lễ cưới cũng phụ thuộc vào mối quan hệ và vai trò của bạn
trong đám cưới. Gia đình gần thân có thể chọn tặng quà lớn hơn so với những người
quen xa hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ gia đình của cặp đôi hoặc các truyền thống
địa phương để chọn quà phù hợp.
Lưu ý rằng truyền thống và tập quán tặng quà trong buổi lễ cưới ở Ấn Độ có thể thay
đổi theo vùng miền và tín ngưỡng tôn giáo.

1.5. Văn hóa không hoàn toàn từ chối lời mời hoặc yêu cầu
Mặc dù có những tình huống ta cần phải quyết đoán nói “không” làm như vậy để từ chối
lời mời hoặc yêu cầu có thể bị coi là thiếu tôn trọng ở Ấn Độ. Nhiều khi bạn coi đó là
sự thẳng thắn và không muốn cho người khác hi vọng hay cam kết; nhưng đây lại là
điều không nên làm ở Ấn Độ. Thay vì nói “không” hoặc “Tôi không thể” trực tiếp; hãy
áp dụng cách trả lời của người Ấn Độ bằng cách đưa ra những câu trả lời lảng tránh
khéo léo hơn như “Tôi sẽ thử” hoặc “có thể” hoặc “Tôi có thể xem tôi làm được gì “

1.6. Một số hành động được cho là khiếm nhã


Ở Ấn Độ, cách cư xử đối với người phụ nữ cũng có những nét tinh tế riêng. Ví dụ
như việc hôn tay là một điều không thể chấp nhận được. Và nói chung, đụng chạm
vào thân thể hoặc quần áo phụ nữ là đỉnh cao của sự khiếm nhã. Biểu hiện trên
khuôn mặt cũng có tầm quan trọng đặc biệt. Người Ấn Độ tránh nhìn chằm chằm
vào mắt, và nụ cười phải được kiềm chế.
Bàn chân được coi là ô uế và do đó, điều quan
trọng là tránh hướng bàn chân của
bạn vào người; hoặc chạm vào người hoặc đồ vật
(đặc biệt là sách) bằng bàn chân
hoặc giày. Nếu bạn vô tình làm như vậy, bạn nên
Ảnh 5 Bàn chân được coi là ô uế
xin lỗi ngay lập tức.
Không chỉ tay: Một quу tắᴄ хã giao kháᴄ ở Ấn Độ là không
bao giờ ᴄhỉ taу ᴄủa bạn. Điều nàу đượᴄ ᴄoi là thô lỗ. Nếu
bạn buộᴄ phải thu hút ѕự ᴄhú ý đến ai đó hoặᴄ một ᴄái gì
đó, hãу làm như ᴠậу ᴠới toàn bộ bàn taу hoặᴄ ngón taу ᴄái
ᴄủa bạn. Ngoài ra, ᴄhạm ᴠào người hoặᴄ đồ ᴠật, đặᴄ biệt
là ѕáᴄh ᴠà dụng ᴄụ giáo dụᴄ bằng ᴄhân bị ᴄoi là thiếu tôn Ảnh 6 Không chỉ tay
trọng. Nếu điều đó ᴠô tình хảу ra, người Ấn Độ ѕẽ ᴄung
kính ᴄhạm ᴠào ᴠật đó bằng taу ᴠà đưa mắt lại gần như một
lời хin lỗi.
Không đưa hoặᴄ nhận đồ bằng taу trái: Ở Ấn Độ, taу trái
đượᴄ ᴄoi là… không ѕạᴄh ѕẽ ᴠì nó thường ᴄhỉ đượᴄ ѕử
dụng để thựᴄ hiện những ᴠiệᴄ như: làm ѕạᴄh ѕau khi đi ᴠệ
ѕinh, ᴄởi ᴠà đi giàу dép, làm ѕạᴄh ᴄhân,… Đặᴄ biệt là ở Ảnh 7 Không đưa hoặc nhận đồ bằng tay
những nơi tôn giáo, nhận praѕad (một loại thựᴄ phẩm ᴄủa trái

11
Ấn Độ giáo) hoặᴄ đưa bằng taу trái là không thể ᴄhấp nhận. Điều nàу đượᴄ ᴄoi là bất
lịᴄh ѕự. Do đó, khi tiếp хúᴄ ᴠới thựᴄ phẩm, ᴄhuуền hoặᴄ lấу đồ ᴠật hoặᴄ tương táᴄ ᴠới
mọi người phải đượᴄ thựᴄ hiện bằng taу phải.

2. Quan niệm về thời gianGiờ giấc làm việc


Ở Ấn độ, thời gian làm việc của họ khá muộn.
Thời gian làm việc thông thường bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h30, từ
thứ Hai đến thứ Sáu. Thậm chí một số nơi còn bắt làm việc vào lúc 10h30 và làm việc
liên tục trong 8 giờ không nghỉ trưa. Người Ấn Độ phân biệt thời gian làm việc và nghỉ
rất rõ ràng. Một khi đã đến giờ nghỉ, họ nhất định sẽ không làm thêm bất cứ việc gì cho
dù việc nhẹ và thu nhập cao.
Thời điểm thích hợp để đến thăm Ấn Độ là vào tháng tháng Ba đến tháng Mười. Vì thời
điểm này, thời tiết khá dễ chịu.

2.2. Các ngày lễ chính


Một số ngày lễ lớn trong năm của Ấn Độ:
-26/1 : Quốc khánh (Republic Day)
-2/2 : Ngày Hiến tế (Feast of the Sacrifice)
-22/2 : Năm mới của người Hồi giáo (Islamic
New Year)
-9/4 : Thứ Sáu tốt lành (Good Friday)
-15/8 : Ngày Độc lập
-14-16/11 : Kết thúc ngày lễ Ramadan (End of
Ramadan) Ảnh 6 Ngày lễ

-25/12 : Lễ Giáng Sinh (Christmas Day)

2.3. Quần áo và ẩm thực


2.3.1. Quần áo
2.3.1.1. Trang phục truyền thống
* Nữ giới
- Saree hoặc Sari là một bộ quần áo phụ nữ ở Tiểu Lục địa Ấn
Độ. Sari thể hiện sự tôn vinh nữ tính và là một biểu tượng của
sự quý phái và thanh lịch. Trong xã hội Ấn Độ, sari thường được
mặc trong các dịp quan trọng như hôn lễ, lễ hội, và các sự kiện
truyền thống.
Ảnh 7 Saree

12
- Mundum Neriyathum là phần còn lại lâu đời nhất của hình thức
cổ xưa của saree mà chỉ bao phủ phần dưới của cơ thể, một bộ
trang phục truyền thống của phụ nữ ở Kerala, Nam Ấn Độ

Ảnh 8 Mundum Neriyathum

 Ghagra Choli hoặc Lehenga Choli là quần áo truyền


thống của phụ nữ ở Rajasthan và Gujarat. Punjabis cũng mặc
chúng và chúng được sử dụng trong một số điệu múa dân gian
của họ.

Ảnh 9 Ghagra Choli


(Lehenga Choli)
- Pattu Pavadai hoặc Langa davani là một bộ trang phục truyền thống ở miền Nam
Ấn Độ và Rajasthan, thường được mặc bởi các cô gái tuổi teen và nhỏ.

* Nam giới
- Dhoti, bộ trang phục truyền thống này chủ yếu đeo ở nam giới.
Nó được giữ ở vị trí của một phong cách gói và đôi khi với sự trợ
giúp của một vành đai, trang trí và thêu hoặc phẳng và đơn giản,
xung quanh eo.

Ảnh 10 Dhoti
- Một Lungi, hay còn gọi là sarong, là một loại hàng may mặc
truyền thống của Ấn Độ dành cho phái nam. Mundu là một lungi,
ngoại trừ nó luôn trắng. Nó thường được cuộn vào khi người đang
làm việc, trong các lĩnh vực hoặc hội thảo, và để lại mở thường như
là một dấu hiệu của sự tôn trọng, nơi thờ phượng hoặc khi người
xung quanh chức sắc.
Ảnh 11 Lungi
(Sarong)

- Một Achkan hoặc một Sherwani là một chiếc áo khoác / áo


khoác dài. Achkan thường được mặc trong lễ cưới của chú rể
và thường là màu kem, ngà voi nhẹ hoặc vàng.

Ảnh 12 Một Achkan


(Một SherSher)

13
- Một Jodhpuri hoặc Bandhgala là một bộ quần áo buổi tối chính thức từ Ấn Độ
dành cho phái nam với một chiếc áo khoác và quần tây, đôi khi đi kèm với một
áo gi lê. Nó kết hợp cắt tây với thêu tay Ấn Độ được hộ tống bởi chiếc áo khoác
eo. Nó phù hợp cho các dịp như đám cưới và các cuộc tụ họp chính thức.

2.3.1.2. Trang phục bình thường


- Người ấn độ khi ở nhà thường mặc những trang
phục thoải mái như áo thun kết hợp với những
chiếc quần salwar (bo ở góc mắt cá chân), hoặc
áo thun, sơ mi kết hợp với quần jeans.
- Với phụ nữ khi họ ra đường đi dạo hay đi chơi
thường mặc những bộ đồ truyền thống như Sari, Ảnh 13 Trang phục bình thường
Ghagra Choli,... đồng thời mang nhiều trang
sức trên người.
- Với đàn ông Pantalon là loại quần nam phổ biến trong cuộc sống hàng ngày và
đi làm. Pantalon có thiết kế tương tự như quần bò hoặc quần tây và thường được
kết hợp với áo sơ mi hoặc áo vest. đàn ông Ấn Độ cũng có thể mặc các loại trang
phục phương Tây như áo sơ mi, áo vest, quần tây trong môi trường làm việc công
sở hoặc khi tham gia sự kiện chính thức. Việc lựa chọn trang phục còn phụ thuộc
vào vị trí công việc, nền văn hóa và thị hiếu cá nhân của mỗi người.

2.3.2. Ẩm thực
2.3.2.1. Nghi thức trong bữa ăn và thói quen xài dụng cụ ăn
uống
- Khi ăn, tất cả mọi người phải ngồi ăn, mặt hướng về phía đông thể hiện sự thuần
khiết và đáng kính. Không dùng chén dĩa mẻ hay bị bẩn. Bữa ăn được dọn đúng
bữa và đủ lượng thức ăn, không quá sớm, không quá muộn và không nhiều thức
ăn.
- Ở Ấn Độ, những người được xếp vào đẳng cấp cao luôn tự hào về nghi thức trên
bàn ăn của họ. Họ thường tránh né những ai thô lỗ trên bàn ăn vì họ cảm thấy
không cùng đẳng cấp. Hầu hết, người Ấn thường nhìn vào cử chỉ ăn uống để
đánh giá sự hiểu biết và tinh tế của một con người.
- Các thức ăn quá lớn không thể đưa vào miệng
một lần, họ sẽ bẻ nhỏ chúng ra chứ không cắn.
Khi đưa thức ăn vào miệng, họ sẽ cúi mặt
xuống để tránh thức ăn rơi rớt. Một điều cấm
kỵ là không được liếm các đầu ngón tay sau
khi ăn vì đây là hành động bất lịch sự theo văn
hóa ăn uống của người Ấn Độ.
Ảnh 14 Bẻ nhỏ chúng ra chứ không cắn
- Cần lưu ý, trong bàn ăn nhiều món, đừng bốc
mỗi món một ít mà hãy bốc ăn từng món riêng biệt để thể hiện sự trân trọng món

14
ăn. Và sau khi ăn xong, họ sẽ đợi những người cùng bàn ăn xong rồi mới đi rửa
tay.
- Nghi thức bàn ăn của giới thượng lưu, phải dùng
tay phải để đưa thức ăn cho người lớn hơn. Tất cả
mọi người dùng tay phải để bốc ăn và dùng tay trái
cầm ly nước, riêng phụ nữ có thể ăn bằng tay trái.

Ảnh 15 Nghi thức bàn ăn

- Bị ảnh hưởng bởi Phật giáo và Hồi giáo,


người Ấn cho rằng thức ăn chính là do đấng tối
cao trao cho và phải được đón lấy bằng tay trần
để thể hiện lòng thành kính của mình. Vì thế mà
thói quen ăn bốc được xem là quy tắc điển hình
trong văn hóa ăn uống của người Ấn Độ.
Ảnh 16 Phải được đón lấy bằng tay trần

2.3.2.2. Các món đặc sản


- Gà Makhani hay còn được biết với tên gọi bơ gà là món ăn lạ
miệng và rất được ưa chuộng ở Ấn Độ. Món này khi nấu lên có
thịt gà mềm, nấu trong nước sốt cà chua cay. Theo truyền thống,
món gà này có thể được nấu trong một tandoor (một lò đất sét
hoặc kim loại hình trụ), nướng, chiên,…tùy theo ý thích của mỗi
người. Ảnh 17 Gà Makhani

- Samosas là một món ăn truyền thống Ấn Độ rất phổ biến trên


khắp quốc gia này. Có lẽ bởi vì Samosas là một loại bánh ngon
có thể chiên hoặc nướng với nhân bánh có vị mặn. Khoai tây
sẽ được tẩm gia vị, hành tây, đậu Hà Lan và đậu lăng,…Nhưng
đôi khi, chúng được làm với thịt cừu xay, thịt bò xay hoặc thịt
gà xay.
Ảnh 18 Samosas

- Naan là một loại bánh nướng bằng lò nướng có men thường


được phục vụ trong tất cả các bữa ăn. Bánh mì này là sự kết
hợp hoàn hảo của chewy giòn, bơ và garlicky, thường được
chọn cho bữa sáng.

Ảnh 19 Naan

15
- Roganjosh là một món ăn chính của ẩm thực Kashmiri (vùng
phía bắc Ấn Độ). Rogan Josh bao gồm những miếng thịt cừu
om được nấu với nước sốt và cho ra những hương vị tuyệt hảo.
Thông thường, các đầu bếp Ấn Độ làm sẽ làm nước sốt từ hành
tây nâu, sữa chua, tỏi, gừng và gia vị thơm.
Ảnh 20 Roganjosh

- Gà Tikka Masala là một món gà nướng thơm ngon với nước


sốt kem đặc gây ấn tượng khó quên sau miếng cắn đầu tiên.
Nước sốt cà chua, sữa chua được ướp với ớt, tỏi, gừng và garam
masala (hỗn hợp gia vị phổ biến ở Ấn Độ).
Ảnh 21 Gà Tikka Masala

- Malai Kofta (rau “thịt viên” trong nước sốt đậm đặc) là món
chay thay thế cho thịt viên. Các koftas được làm bằng hỗn hợp
khoai tây, cà rốt, đậu, đậu Hà Lan và ngô ngọt. Chúng được nấu
chín, sau đó nghiền nhuyễn trước khi trộn với gia vị và paneer.

Ảnh 22 Malai Kofta


- Món cà ri đậu xanh Chole cổ điển được yêu thích ở Bắc Ấn
Độ và đã trở thành món ăn nổi tiếng trên toàn thế giới. Nó hoàn
hảo cho các bữa ăn gia đình, thường được ăn kèm với bánh mì
men chiên Ấn Độ như poori hoặc bhatura.
Ảnh 23 Món cà ri đậu xanh
Chole
2.4. Tôn giáo và tín ngưỡng
2.4.1. Những tôn giáo hiện có
Ấn Độ là một trong những nền văn minh lớn của nhân loại, điều đó thể hiện rất rõ qua
các giá trị vật chất và giá trị tinh thần vượt thời gian còn tồn tại cho đến ngày nay, chính
các giá trị ấy ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội và kinh doanh của con người bây giờ.
Bức tranh tôn giáo ở Ấn Độ là một bức tranh đầy màu sắc về sự hình thành, phát triển
và suy yếu của các tôn giáo, tín ngưỡng.
Những tôn giáo lớn và một số các tôn giáo ra đời ở Ấn Độ bao gồm Ấn Độ giáo, Hồi
giáo (tôn giáo thiểu số lớn nhất), đạo Sikh, Kitô giáo,Phật giáo, Kỳ Na giáo, Hỏa giáo,
Do Thái giáo và Tín ngưỡng Bahá'í. Các tôn giáo tại Ấn Độ được chia thành hai loại:
hữu thần và vô thần. Có thể nói Ấn Độ là một vùng đất nơi người dân thuộc các tôn giáo
và văn hóa khác nhau sinh sống hòa thuận. Sự hài hòa này được thể hiện trong các lễ
hội tôn giáo trải dài khắp đất nước. Thông điệp về tình yêu và tình đồng bào được tất cả
các tôn giáo và văn hóa Ấn Độ duy trì, gìn giữ cho đến ngày nay. Cho dù đó là cuộc tụ
họp của các tín đồ sùng đạo, cúi đầu cầu nguyện trong sân của nhà thờ Hồi giáo hay
cùng tụ tập thắp đèn trong những ngôi nhà ở Diwali, lễ chúc mừng Giáng sinh hay tình

16
anh em của các Baisakhi, các tôn giáo ở Ấn Độ đều hướng tới một mục đích chung:
mang mọi người đến gần nhau hơn. Tất cả mọi người từ các tôn giáo và văn hóa khác
nhau của Ấn Độ đoàn kết trong một thể thống nhất của tình huynh đệ và tình thương ở
vùng đất hấp dẫn và đa dạng này.

2.4.2. Những tôn giáo chính


2.4.2.1. Hindu giáo - Ấn Độ
Ấn Độ giáo là tôn giáo lâu đời nhất và là tôn giáo lớn thứ ba thế giới sau Thiên Chúa
giáo và Hồi giáo. Các sách kinh của nó được viết vào khoảng năm 1400 đến 1500 trước
Công Nguyên. Ấn Độ giáo là tôn giáo chủ đạo ở Ấn Độ, với người theo Ấn Độ giáo
chiếm khoảng 84% tổng dân số. Ấn Độ giáo còn được gọi là " Sanatan Dharma" hay
tôn giáo bất diệt.
Mặc dù Ấn Độ giáo thường được hiểu như là đa thần nhưng tôn giáo này cũng có một
"vị thần" tối cao đó là Brahma. Brahma là một thực thể được cho là hiện diện ở mọi
phần của thực tại và tồn tại trong suốt cả vũ trụ. Người theo đạo Hindu tin vào các học
thuyết về luân hồi và nghiệp - luật nhân quả phổ quát.
Một trong những tư tưởng chính của Ấn Độ giáo là “atman” hay niềm tin vào linh hồn.
Triết lý này cho rằng các sinh vật sống đều có linh hồn và tất cả chúng đều là một phần
của linh hồn tối cao. Mục đích là đạt được "moksha", hay sự cứu rỗi, kết thúc chu kỳ tái
sinh để trở thành một phần của linh hồn tuyệt đối. Bên cạnh đó, người theo đạo Hindu
tôn kính tất cả các sinh vật sống và coi con bò là một con vật linh thiêng, thế nên hầu
hết người theo đạo này không ăn thịt bò hoặc thịt lợn, và nhiều người ăn chay.
Có hai biểu tượng chính gắn liền với Ấn Độ giáo là Om và chữ Vạn. Chữ Vạn có nghĩa
là "may mắn" hoặc "hạnh phúc" trong tiếng Phạn, và biểu tượng này tượng trưng cho
sự may mắn. Trong khi đó biểu tượng Om thường được tìm thấy tại các đền thờ gia đình
và trong các ngôi đền Hindu, bao gồm ba chữ cái tiếng Phạn và đại diện cho ba âm thanh
(a, u và m), khi kết hợp lại được coi là một âm thanh thiêng liêng.

Ảnh 24 Hindu giáo - Ấn Độ

Hệ quả về kinh tế của Ấn Độ giáo:


Ấn Độ giáo không khuyến khích loại hình hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra của cải mà
ta tìm thấy trong đạo Tin lành mà nhấn mạnh rằng các cá nhân nên được phán xét bởi
17
những thành tựu về tinh thần. Người Ấn Độ giáo xem việc theo đuổi sự đầy đủ về vật
chất khiến việc đạt tới cõi Niết bàn trở nên khó khăn hơn. Dựa vào sự coi trọng lối sống
khổ hạnh, Weber cho rằng người Ấn Độ giáo sùng đọa sẽ ít khả năng tham gia hoạt
động kinh doanh.
Người ta lập luận rằng các giá trị của chủ nghĩa khổ hạnh và tinh thần tự lực cánh sinh
của Ấn Độ giáo mà Gandhi cổ súy đã gây tác động tiêu cực lên sự phát triển kinh tế của
Ấn Độ sau khi giành độc lập. Ý niệm về sự chuyển dịch giữa các đẳng cấp trong cuộc
đời một cá nhân không có ý nghĩa gì với người Ấn Độ giáo truyền thống. Trong chừng
mực mà hệ thống đẳng cấp này còn giới hạn các cơ hội của mọi người để tiếp nhận các
vị trí gắn liền với trách nhiệm và ảnh hưởng trong xã hội thì hậu quả kinh tế của niềm
tin tôn giáo này mang lại có phần tiêu cực. Ví dụ, trong một tổ chức kinh doanh, các cá
nhân có năng lực nhất có thể thấy con đường thăng tiến bị chặn lại đơn giản là do xuất
thân từ đẳng cấp thấp hơn. Cũng vì lẽ ấy, các cá nhân có thể được đề bạt các vị trí cao
hơn nhờ vào đẳng cấp xuất thân của mình, không kém gì nhờ vào năng lực.

2.4.2.2. Đạo Hồi


Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với 1,8 tỷ tín đồ. Trên thực tế, Ấn Độ có
dân số theo đạo Hồi lớn thứ ba trên thế giới, sau Indonesia và Pakistan. Đạo Hồi khởi
nguồn năm 610 sau Công Nguyên khi nhà tiên tri Muhammad bắt đầu đi truyền bá. Đạo
Hồi bắt nguồn từ cả đạo Do Thái và Thiên Chúa giáo. Không giống như Ấn Độ giáo,
Hồi giáo là một tôn giáo duy thần. Đạo Hồi đòi hỏi sự chấp nhận vô điều kiện đối với
tính độc tôn, quyền năng và thẩm quyền của Thiên Chúa và ý thức rằng mục tiêu của
cuộc sống là để thực hiện các mệnh lệnh theo ý chí của ngài với hy vọng sẽ được lên
thiên đường. Theo Đạo Hồi, danh lợi thế gian và quyền lực nhất thời chỉ là hư ảo.
Đạo Hồi là một lối sống chi phối toàn bộ đời sống của một người Hồi giáo. Một người
Hồi giáo bị hạn chế bởi các nguyên tắc tôn giáo - bộ quy tắc ứng xử cho các mối quan
hệ giữa các cá nhân - trong các hoạt động kinh tế và xã hội. Tôn giáo là tối thượng trong
các lĩnh vực đời sống. Một nghi lễ Hồi giáo chính thống đòi hỏi cầu nguyện năm lần
mỗi ngày, đòi hỏi phụ nữ phải ăn mặc theo một quy cách nhất định, và cấm tiêu thụ thịt
lợn và rượu.

Ảnh 25 Kiệt tác nhà thờ Hồi giáo Jamia ở Ấn Độ

18
Hệ quả về kinh tế của Hồi giáo:
Đạo Hồi lên án những người kiếm lợi bằng cách lợi dụng người khác. Nói một cách đơn
giản, kiếm lời là chuyện bình thường, miễn là khoản lợi nhuận đó có nguồn gốc chính
đáng và không dựa trên việc lợi dụng người khác để làm lợi cho bản thân. Ngoài ra, Hồi
giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ nghĩa vụ trên hợp đồng, của việc giữ
lời và không lừa dối người khác.
Do Đạo Hồi có khuynh hướng thiên về các thể chế dựa trên thị trường, thế nên họ dễ
chấp nhận các doanh nghiệp quốc tế chừng nào các doanh nghiệp này cư xử theo thiên
hướng phù hợp với đạo đức Hồi giáo. Ngoài ra còn có một nguyên lý kinh tế của Đạo
Hồi là cấm việc chi trả hay nhận lãi suất, thứ bị xem là cho vay nặng lãi.

Ảnh 26 Trang phục của người Hồi giáo Ảnh 27 Hình ảnh những người Hồi
giáo đang thực hiện nghi lễ

2.4.2.3. Phật giáo


Đạo Phật được sáng lập ở Ấn Độ vào thế kỉ thứ sáu trước Công nguyên bởi Siddhartha
Gautama, hoàng tử Ấn Độ - người đã từ bỏ sự giàu sang của mình để theo đuổi lối sống
khổ hạnh và sự hoàn thiện tinh thần. Ngày nay có 0,7% tổng dân số Ấn Độ theo tín
ngưỡng Phật giáo. Thực hành Phật giáo phổ biến nhất và Phật giáo hiện diện lớn ở khu
vực Himalaya như Sikkim, Ladakh, Arunachal Pradesh, các khu vực đồi núi Darjeeling
ở Tây Bengal, khu vực Lahaul và Spiti vùng trên Himachal Pradesh.

Ảnh 28 Tháp Mahabodhi, một Di sản thế Ảnh 29 Phật giáo


giới của UNESCO

Hệ quả về kinh tế của Đạo Phật:

19
Trong xã hội Phật giáo ta không thấy bề dày lịch sử và văn hóa của việc coi trọng các
hành vi kinh doanh. Nhưng không giống Ấn Độ giáo, việc không ủng hộ hệ thống đẳng
cấp và các hành vi khổ hạnh thái quá cho thấy xã hội Phật giáo có thể tạo ra mảnh đất
màu mỡ hơn cho các hoạt động kinh doanh so với văn hóa Ấn Độ giáo.

2.4.3. Những điều cần chú ý


- Tránh xa thịt bò, thịt lợn: Đối ᴠới quốᴄ gia Nam Á nàу, bò là ᴄon ᴠật linh thiêng
ᴠà ᴄó ᴠai trò đặᴄ biệt quan trọng trong ᴄuộᴄ ѕống ᴠà tâm linh. Mọi hoạt động giết
mổ, ăn thịt bò đều không đượᴄ khuуến
khíᴄh, thậm ᴄhí là bị ᴄấm theo luật Hindu.
Có một điều thú ᴠị là bò ѕinh ra ở nướᴄ
nàу ᴄòn đượᴄ bảo ᴠệ, nếu bạn ᴄố tình хúᴄ
phạm ᴠà làm tổn thương đến ᴄhúng, rất ᴄó
thể bạn ѕẽ phải đối mặt ᴠới bản án ᴠô ᴄùng
nặng. Đối với người theo đạo Hồi tại Ấn
Độ lại khác, họ cấm việc ăn hay chế biến
thực phẩm từ thịt lợn. Trong đạo Hồi, lợn Ảnh 30 Tránh xa thịt bò, thịt lợn

có móng nhưng không thuộc loài nhai lại


vì vậy họ cho rằng lợn là vật ô uế, không được ăn thịt hay chạm vào xác chết của
chúng và xét về mặt đạo đức thì hành động này không thể chấp nhận trong đạo
Hồi.
- Không đi giàу ᴠào đền thờ: Ở Ấn Độ, mọi
người thường tháo giàу trướᴄ khi ᴠào ᴄáᴄ
điểm tôn giáo. Ngoài ra, nếu ᴄó ai đó mời
bạn tới nhà ᴄủa họ, bạn hãу nhớ ᴄởi giàу
trướᴄ khi ᴠào, trừ khi ᴄhủ nhà nói rõ rằng
bạn không ᴄần phải bỏ. Ảnh 31 Không đi giàу ᴠào đền thờ
- Không mặᴄ quần áo hở hang: Ấn Độ
là nơi ᴠừa hiện đại nhưng ᴄũng ᴠừa
bảo thủ. Ở ᴄáᴄ thành phố đô thị như
Goa, Delhi haу Mumbai, bạn ᴄó thể
mặᴄ bất ᴄứ thứ gì bạn thíᴄh. Ăn mặᴄ
khiêm tốn ở Ấn Độ để tránh những
điều không mong muốn. Tuу nhiên,
tại ᴄáᴄ thị trấn nhỏ, đặᴄ biệt là ở Ảnh 32 Không mặᴄ quần áo hở hang
ᴠùng nông thôn Ấn Độ, ᴠiệᴄ ăn mặᴄ
khiêm tốn ᴠà kín đáo là điều rất nên làm. Việᴄ nàу giúp bạn không ᴄhỉ tránh đượᴄ
những ᴄái nhìn thô lỗ, không mong muốn mà ᴄòn giúp bạn hòa nhập ᴠới người
dân địa phương. Ngoài ra, khi đến thăm nơi tôn giáo, bạn ᴄũng đừng quên mang
theo một ᴄhiếᴄ khăn ᴄhoàng.

20
- Không thể hiện tình cảm ở nơi công cộng: Mục
294 của Bộ luật Hình sự Ấn Độ nghiêm cấm và
đưa ra hình phạt cho sự tục tĩu ở những nơi
công cộng. Mặc dù các tội ác chống lại phụ nữ
như cưỡng hiếp và bạo lực gia đình vẫn đang
rất cần những luật lệ nghiêm ngặt hơn, nhưng
việc thể hiện tình cảm công khai vẫn là một
điều cấm kỵ ở một quốc gia có văn hóa như Ấn
Ảnh 33 Không thể hiện tình cảm ở nơi
Độ. công cộng

21
Chương 3. Văn hóa trong kinh doanh
1. Tính đa văn hóa của lực lượng lao động
Văn hóa Ấn Độ theo 5 khuynh hướng văn hóa của Geert - Hofstede
Để tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Ấn Độ nói chung hoặc một doanh nghiệp nói riêng
không thể không xem xét các nguồn tác động vào văn hóa
doanh nghiệp, trong đó phải kể đến nguồn từ văn hóa dân
tộc, văn hóa vùng và văn hóa cá nhân - đặc biệt là văn
hóa của người đứng đầu tổ chức. Văn hóa doanh nghiệp
trước hết ảnh hưởng rất sâu đậm bởi văn hóa dân tộc. Do
đó, khi muốn làm ăn với đối tác từ Ấn Độ, ta cần tìm hiểu
kỹ lưỡng văn hóa dân tộc họ.Xem xét ảnh hưởng của văn
hóa dân tộc người ta thường dựa vào một số tiêu chí để Ảnh 34 Khuynh hướng văn hóa
của Geert - Hofstede
phân biệt mức độ ảnh hưởng của văn hóa dân tộc này với
dân tộc khác. Theo nghiên cứu của Geert Hofstede, có các tiêu chí dưới đây.

1.1. Khoảng cách quyền lực


Tiêu chí này nhằm xem xét mức độ con người chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã
hội. Một nền văn hóa có khoảng cách quyền lực cao xem sự bất bình đẳng là cần thiết,
quyền lực chính là biểu tượng cho danh giá, quan niệm mỗi người có một vị trí riêng
trong xã hội và người có quyền không nên che giấu quyền lực.
Khoảng cách này được đo bằng chỉ số
PDI (Power Distance Index) với thước
đo tăng dần theo khoảng cách quyền lực
từ 0 đến 100. Theo nghiên cứu của ITIM
(tổ chức Tư vấn Văn hóa và Quản lý) đã
cho kết quả sau:
Qua đó ta thấy Ấn Độ được đánh giá là
nước có khoảng cách quyền uy khá lớn
với số liệu định lượng là 77. Thật vậy, ở
Ấn Độ, địa vị thường được quyết định
Ảnh 35 Bảng số liệu khoảng cách quyền lực
bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề
nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan
nhà nước được xem là có uy tín hơn
những công việc ở các cơ quan tư nhân.
Điều này cũng thể hiện ở việc tuy chỉ có
khoảng 30% dân số sống ở thành thị
nhưng ở Ấn Độ lại xuất hiện những tỉ
phú thuộc vào dạng giàu có nhất thế
giới, trong khi phần lớn dân số sinh sống
Ảnh 36 Khoảng cách quyền lực
ở nông thôn, đói nghèo và mù chữ vẫn

22
là hiện tượng dễ bắt gặp ở nước này. Theo thống kê thì Ấn Độ là nước có GDP bình
quân đầu người cao, nhưng đồng thời cũng là một trong những quốc gia có tỉ lệ mù
chữ, tỉ lệ đói nghèo cao hàng đầu thế giới.
Cũng dễ dàng nhận ra rằng chỉ số PDI của Việt Nam so với Ấn Độ chênh lệch không
nhiều, từ đó có thể kết luận văn hóa 2 nước sẽ có những điểm tương đồng.

1.2. Tâm lý né tránh


Tiêu chí này đưa ra nhằm xem xét sự chịu đựng của con người trước những sự việc
không chắc chắn. Chỉ số UAI (Uncertainty Avoidance) dùng để đo lường mức độ e
ngại đối với sự việc của Ấn Độ là 40. Như vậy, người Ấn Độ có mức độ chấp nhận
sự không rõ ràng ở mức tương đối cao. Điều này có thể do từ xa xưa cho tới ngày
nay, rất nhiều tôn giáo, triết
học đã và đang song song
tồn tại bên cạnh nhau một
cách hòa hợp, mặc dù có
thể đó là những giáo phái
đối lập. Người Ấn cũng có
xu hướng chấp nhận sự
việc, hòa hợp hơn là chinh
Ảnh 37 Tâm lý né tránh
phục, họ cảm thấy ít bị căng
thẳng và sẵn sàng chấp nhận sự bất đồng. Đồng thời người Ấn Độ rất linh động và
sáng tạo, thể hiện qua nhiều công trình kiến trúc, khả năng Toán học, thiên văn học…
Điều này cũng một phần không nhỏ chịu tác động của Thực dân Anh trong thời gian
họ cai trị nơi đây.

1.3. Tính cứng rắn


Nền văn hóa mang tính cứng rắn là nền văn hóa có khuynh hướng đề cao những giá
trị như tiền bạc, địa vị, danh tiếng, thử thách… Trái lại, nền văn hóa mang tính mềm
mỏng sẽ đề cao các giá trị như mối quan hệ, sự hợp tác, sự an toàn… Vậy văn hóa Ấn
Độ được đánh giá là nền văn hóa như thế nào..?
Chỉ số MAS (Masculinity) được dùng để
đo lường tính mềm mỏng hay cứng rắn
của nền văn hóa. Với thước đo từ 0 đến
100, theo chiều tăng dần của tính cứng
rắn, ITIM đã đưa ra các số liệu được tổng
hợp lại như sau:

Ảnh 38 Bảng số liệu tính cứng rắn

23
Chỉ số này của Ấn Độ được đánh giá
ở mức trung bình cao, có nghĩa,
dường như mang yếu tố của “nam
quyền” hơn của “nữ quyền”. Đúng
như vậy, ở Ấn Độ, đàn ông có vai trò
thống trị. Đàn ông là trụ cột gia đình.
Việc buôn bán và kiếm tiền chỉ có
Ảnh 39 Nam quyền
cánh đàn ông làm. Ra chợ hay đến bất
kỳ công sở, nhà hàng, khách sạn, khu mua sắm nào, rất ít thấy bóng dáng phụ nữ.
Tất cả công việc buôn bán kinh doanh thuộc về đàn ông. Đàn ông cắm hoa, đàn ông
bán vải, quần áo, thức ăn, rau cải, bán Chai – một loại nước uống, bán thịt… Từ
những việc nặng nhọc cho đến những công việc chỉ dành cho phụ nữ như may vá,
đàn ông đảm nhận hết. Đó cũng là công bằng vì văn hoá cưới hỏi ở Ấn Độ là phụ
nữ đi cưới đàn ông. Bên nhà trai yêu cầu lễ vật, nhà gái phải đáp ứng đầy đủ nếu
không muốn từ hôn. Vì thế, sau khi cưới, đàn ông phải ra đường để kiếm tiền nuôi
vợ con. Phụ nữ chỉ mỗi một việc ở nhà chăm sóc con cái, gia đình. Đây là sự khác
biệt đối với văn hóa Việt Nam

1.4. Tính tập thể và Tính cá nhân


Theo xếp loại của ITIM,
chỉ số đo lường khuynh
hướng đề cao vai trò cá
nhân trong xã hội IDV
(Individualism) của Ấn Độ
là 48 . Với IDV ở mức 48,
ta có thể thấy văn hóa Ấn
Độ ở mức trung lập giữa
việc đề cao chủ nghĩa cá
nhân và chủ nghĩa tập thể
Ảnh 40 Tính tập thể và Tính cá nhân
trong xã hội. Và đây chính
là xu hướng mà dần dần sau này các nước có thể sẽ hướng đến. Sự hài hòa giữa khi
nào nên coi trọng ý kiến cá nhân, khi nào thì tập thể rất có thể sẽ là nét độc đáo trong
văn hóa Ấn Độ, đồng thời có thể gây những trở ngại cho các doanh nghiệp, doanh
nhân đến làm ăn tại quốc gia này.

1.5. Định hướng dài hạn


Theo kết quả nghiên cứu xếp loại của ITIM , chỉ số LTO của Ấn Độ được đánh giá là
61 điểm, có nghĩa là văn hóa Ấn Độ mang định hướng dài hạn. Điều này là hoàn toàn
chính xác. Từ hàng ngàn năm trước, Ấn Độ đã hình thành và xây dựng cho mình một
nền văn hóa riêng biệt, do vị trí địa lý, địa hình… mà trở nên tách biệt với bên ngoài.
Nhưng sau quá trình thương mại, giao lưu văn hóa cùng sự xuất hiện xâm chiếm của

24
ngoại bang đã khiến văn hóa Ấn Độ dần thay đổi, điều chỉnh dần phù hợp hơn với
cuộc sống hiện đại. Người Ấn xưa thường có khuynh hướng hòa hợp hơn là chinh
phục, họ cho rằng không nhất
thiết phải đấu tranh mà để cho
mọi việc diễn ra một cách tự
nhiên, và điều đó giường như
vẫn còn ảnh hưởng cho đến
tận bây giờ. Nền văn hóa
mang tính dài hạn còn thể
hiện ở việc sẵn sàng phục vụ
người khác. Chúng ta đều
biết, người Ấn rất hiếu khách,
nhất là đối với du khách nước Ảnh 41 Định hướng dài hạn

ngoài. Chính vì lẽ đó mà du
lịch ở Ấn Độ rất phát triển và mang lại nguồn thu lớn cho quốc gia mỗi năm.
Tóm lại, theo các tiêu chí của Geert – Hofstede, Ấn Độ được đánh giá là quốc gia có
khoảng cách quyền lực cao, đồng thời có nền văn hóa mang tính cứng rắn và dài hạn.

2. Những ngôn ngữ được sử dụng


Ấn Độ có 22 ngôn ngữ được công nhận chính thức trong hiến
pháp. Trong số đó, Hindi là ngôn ngữ chính thức của chính
quyền liên bang tại Delhi và là ngôn ngữ được sử dụng đông
đảo dân số sử dụng nhất. 21 ngôn ngữ khác là Assames,
Bengali, Bodo, Dogri, Gujarati, Kannada, Kashmiri, Konkani,
Maithili, Malayalam, Manipuri, Marathi, Nepali, Oriya,
Punjabi, Sanskrit, Santhali, Sindhi, Tamil, Telugu và Urdu.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ chính thức kết hợp. Hầu hết các
ngôn ngữ được nói tại miền bắc và miền trung là thuộc nguồn
gốc Aryan, ngôn ngữ thịnh hành tại miền nam là Dravidian và
ngôn ngữ Sini- Mongoloid thống trị miền đông Ấn Độ. Ảnh 42 Những ngôn ngữ được sử
dụng

3. Lực lượng lao động


Ấn Độ tự hào là nền dân chủ đông dân nhất thế giới. Nền dân số trẻ năng động sẽ là
nguồn năng lượng tích cực cho chiến lược “Ấn Độ tự cường”. Ấn Độ có nguồn lao động
tiềm năng lớn nhất thế giới với hơn 850 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng
lao động hiện tại của Ấn Độ lớn hơn tổng số lực lượng lao động của ba trung tâm phát
triển nhất thế giới là Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Mỹ gộp lại. Sự phân bố nhân
khẩu học này có khả năng định hình lại vị thế của Ấn Độ trên bản đồ thế giới.

25
Ảnh 43 Lực lượng lao động
4. Mô hình chính trị
Tình hình chính trị và tác động đến hoạt động kinh doanh
Chính trị của Ấn Độ khá hỗn độn và phức tạp, thường xuyên xảy ra biến động, chênh
lệch các tầng lớp, gồm nhiều đảng phái khác nhau, Đăng Quốc Lập, Đảng Nhân dân Ấn
Độ, Đảng Cộng sản Ấn Độ,... Tuy nhiên không vì như thế mà kinh tế Ấn Độ thụt lùi
trong mắt bạn bè quốc tế
- Ở Biển Đông, Ấn Độ không ngừng gia tăng kết nối với Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) thông qua ngoại giao nhân dân, kết nối kết cấu hạ tầng,
kết nối thương mại và hợp tác quân sự
- Cuối năm 2021, các hoạt động kinh tế của Ấn Độ hiện nay đã trở lại bình thường,
đây là quý thứ tư liên tiếp GDP của Ấn Độ quay trở lại tăng trưởng tích cực sau
hai quý suy giảm vào năm 2020. Ấn Độ tiếp tục là nền kinh tế lớn có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất với tốc độ 8,4% trong quý 2 năm 2021 (từ tháng 7 tới tháng
9)
➔ Như vậy, chính trị có đóng góp trong việc kinh doanh trong và ngoài doanh
nghiệp. Những định hướng mang tính chiến lược của chính phủ Ấn Độ đã giúp quốc gia
này đạt được những thành tựu to lớn trong kinh doanh

5. Phương tiện thông tin, truyền thông


Các phương tiện truyền thông Ấn Độ bao gồm một số loại hình truyền thông khác nhau
của các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, đài phát thanh, điện ảnh, báo, tạp
chí và các trang web/ cổng thông tin dựa trên Internet.
Nhiều phương tiện truyền thông được kiểm soát bởi các tập đoàn lớn, vì lợi nhuận, thu
được doanh thu từ quảng cáo, đăng ký và bán tài liệu có bản quyền.
Ngoài ra, phương tiện truyền thông còn được kiểm soát bởi các Hội đồng Báo chí Ấn
Độ. Nó đảm bảo rằng báo chí phải tuân thủ một cách nghiêm túc các chuẩn mực đạo
đức báo chí đã được chấp nhận và duy trì các chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp cao
6. Tổ chức kinh tế
Những sản phẩm chính và tài nguyên chủ yếu
Ấn Độ là một quốc gia có nền kinh tế lớn thứ tư thế giới và có một nền tảng sản xuất và
tài nguyên phong phú. Các sản phẩm chính và tài nguyên chủ yếu của Ấn Độ bao gồm:

26
6.1. Sản phẩm chính
6.1.1. Nông nghiệp:
Ấn Độ là một quốc gia nông nghiệp với các sản phẩm chính là ngũ cốc, hạt có dầu,
bông, chè, mía, gia súc, gia cầm, và cá.
Nông nghiệp (năm 2022)
- Hạt lương thực: Ấn Độ đã sản xuất 315,72 triệu tấn, bao gồm 130,29 triệu tấn
lúa gạo, 106,84 triệu tấn lúa mì, 33,62 triệu tấn ngô, và các loại ngũ cốc khác.
- Hạt có dầu: Ấn Độ đã sản xuất 37,70 triệu tấn hạt có dầu, bao gồm triệu 10,11
tấn đậu phộng, và 0,25 triệu tấn dầu hướng dương và các loại hạt có dầu khác.
- Bông: Ấn Độ đã sản xuất 31,20 triệu tấn bông.
- Chè: Ấn Độ đã xuất khẩu 208,61 triệu tấn chè.
- Mía: Ấn Độ đã sản xuất 350 triệu tấn mía.
- Vật nuôi: Ấn Độ có đến 536,76 triệu con và trong đó có 109,85 triệu con
- Cá: Ấn Độ đã sản xuất 16,248 triệu tấn cá.

Ảnh 44 Nông nghiệp

6.1.2. Công nghiệp:


Ấn Độ là một quốc gia công nghiệp hóa với các ngành công nghiệp chính là sản xuất ô
tô, dệt may, điện tử, công nghệ thông tin, và dược phẩm.
Công nghiệp (năm 2022)
- Ô tô: Theo dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ấn Độ (SIAM) ngành công
nghiệp này đã sản xuất tổng cộng 25,931,867 phương tiện bao gồm xe chở
khách, xe thương mại, xe ba bánh, xe hai bánh và xe bốn bánh.
- Dệt may: Ấn Độ đã xuất khẩu 25,837 triệu USD hàng dệt may, bao gồm các
sản phẩm như vải cotton, vải polyester, và vải len.
- Điện tử: Ấn Độ đã xuất khẩu 1720.26 triệu USD hàng điện tử, bao gồm các sản
phẩm như điện thoại di động, máy tính, và linh kiện điện tử.
- Công nghệ thông tin: Ấn Độ đã xuất khẩu 8405.08 triệu USD dịch vụ công nghệ
thông tin, bao gồm các dịch vụ như phát triển phần mềm, dịch vụ khách hàng,
và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật.
- Dược phẩm: Ấn Độ đã xuất khẩu 2144.51 triệu USD dược phẩm bao gồm nhiều
sản phẩm thuốc.

27
6.1.3. Dịch vụ:
Ấn Độ là một quốc gia dịch vụ với các ngành dịch vụ
chính là du lịch, tài chính, và viễn thông.
- Du lịch: Ấn Độ là một điểm đến du lịch nổi
tiếng. Năm 2022, Ấn Độ đã đón hơn 6 triệu
lượt khách du lịch quốc tế.
- Tài chính: là một ngành dịch vụ đang phát
triển nhanh chóng ở Ấn Độ. Ấn Độ có một thị
trường chứng khoán “hút” nhà đầu tư nước
ngoài, và các ngân hàng Ấn Độ đang mở rộng
hoạt động ra thị trường quốc tế.
- Viễn thông: Ấn Độ có thị trường viễn thông
lớn thứ ba thế giới. Năm 2022, Ấn Độ có 1,16 Ảnh 45 Dịch vụ

tỷ thuê bao viễn thông.

6.2. Tài nguyên chủ yếu


6.2.1. Khoáng sản:
Ấn Độ có trữ lượng khoáng sản phong phú, bao gồm than đá, sắt, mangan, mica, bôxit,
titan, crôm, khí tự nhiên, kim cương, dầu mỏ, và đá vôi.
Ấn Độ là một quốc gia có trữ lượng khoáng sản phong phú, với hơn 50 loại khoáng sản
đã được phát hiện. Các loại khoáng sản chính ở Ấn Độ năm 2020 bao gồm:
- Sản lượng bôxit đạt 22,49 triệu tấn.
- Sản lượng crômit ở mức 3,79 triệu tấn.
- Sản lượng vàng nguyên chất ở mức 1251 kg.
- Sản lượng tinh quặng đồng đạt 114,42 nghìn tấn.
- Sản lượng quặng sắt đạt khoảng 253,97 triệu tấn.
- Sản lượng tinh quặng chì ở mức 368 nghìn tấn.
- Sản lượng quặng mangan đạt 2,695 triệu tấn.
- Sản lượng đá vôi đạt 393 triệu tấn.
- Sản lượng magnesit ở mức 113 nghìn tấn.
Tài nguyên khoáng sản của
Ấn Độ đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế của
đất nước. Các khoáng sản này
được sử dụng trong nhiều
ngành công nghiệp, bao gồm
sản xuất thép, luyện kim, hóa
chất, điện và xây dựng.

Ảnh 46 Khoáng sản

28
6.2.2. Năng lượng:
Ấn Độ là một quốc gia có nguồn năng lượng tái tạo phong phú, bao gồm năng lượng
mặt trời, năng lượng gió, và năng lượng thủy điện.
Ở Ấn Độ, họ sử dụng lại nhiều loại năng lượng, bao gồm: Năng lượng than, năng lượng
dầu, năng lượng khí tự nhiên, năng lượng hạt nhân,... Nhưng vì hạn chế sử dụng những
năng lượng đó nên Ấn Độ đang có kế hoạch chuyển dần sang các loại bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên và môi trường và hạn chế hạt nhân như:
- Năng lượng mặt trời: Ấn Độ có
nguồn năng lượng mặt trời dồi dào,
và đang tích cực phát triển năng
lượng mặt trời tái tạo. Tính đến
năm 2022, Ấn Độ đã sản xuất
61291 GWh điện.
- Năng lượng gió: Ấn Độ cũng có
tiềm năng phát triển năng lượng
gió lớn. Tính đến năm 2022, Ấn Độ
đã sản xuất 61418 GWh điện.
- Năng lượng thủy điện: Ấn Độ
có nhiều con sông, và đã phát triển
thủy điện từ lâu. Tính đến năm
Ảnh 47 Năng lượng 2022, Ấn Độ đã sản xuất được
160909 GWh điện.
- Năng lượng chất thải: Ấn Độ có nguồn năng lượng chất thải dồi dào từ sản xuất,
đời sống và chất thải đô thị. Tính đến năm 2022, Ấn Độ đã sản xuất được 2326
GWh điện.
- Năng lượng nhiên liệu hóa học: Ấn Độ có tiềm năng phát triển năng lượng nhiên
liệu hóa học, và tính đến năm 2022 thì đã sản xuất được 32805 GWh điện.
Ấn Độ đang nỗ lực thúc đẩy việc sử dụng lại năng lượng, nhằm giảm phụ thuộc vào
nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.

6.2.3. Nước:
Ấn Độ có nguồn nước dồi dào, bao gồm nước sông, nước ngầm, và nước mưa.
Ấn Độ có hệ thống sông ngòi dày đặc, với hơn 200 con sông lớn nhỏ. Danh sách một
số con sông lớn ở Ấn Độ:
● Sông Hằng: Sông Hằng là con sông dài nhất và quan trọng nhất ở Ấn Độ. Sông
Hằng bắt nguồn từ dãy Himalaya, chảy qua các bang Uttarakhand, Uttar Pradesh,
Bihar, Jharkhand, và Tây Bengal, và đổ ra vịnh Bengal. Sông Hằng là nguồn
cung cấp nước cho mực nước ngầm, tưới tiêu, và thủy điện. Sông Hằng cũng là
một con sông linh thiêng trong văn hóa Hindu.
● Sông Brahmaputra: Sông Brahmaputra là con sông dài thứ hai ở Ấn Độ. Sông
Brahmaputra bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua các bang Arunachal
29
Pradesh, Assam, Meghalaya, và West Bengal, và đổ ra vịnh Bengal. Sông
Brahmaputra là nguồn cung cấp nước cho tưới tiêu, thủy điện, và giao thông.
● Sông Indus: Sông Indus là con sông dài thứ ba ở Ấn Độ. Sông Indus bắt nguồn
từ dãy Himalaya, chảy qua các bang Jammu và Kashmir, Himachal Pradesh,
Punjab, Haryana, và Rajasthan, và đổ ra biển Ả Rập. Sông Indus là nguồn cung
cấp nước cho tưới tiêu, thủy điện, và giao thông.
● Sông Godavari: Sông Godavari là con sông dài thứ tư ở Ấn Độ. Sông Godavari
bắt nguồn từ dãy Ghats phía Tây, chảy qua các bang Maharashtra, Telangana,
Andhra Pradesh, và Odisha, và đổ ra biển Ả Rập. Sông Godavari là nguồn cung
cấp nước cho tưới tiêu, thủy điện, và giao thông.
● Sông Krishna: Sông Krishna là con sông dài
thứ năm ở Ấn Độ. Sông Krishna bắt nguồn từ dãy
Ghats phía Tây, chảy qua các bang Maharashtra,
Karnataka, Andhra Pradesh, và Telangana, và đổ
ra vịnh Bengal. Sông Krishna là nguồn cung cấp
nước cho tưới tiêu, thủy điện, và giao thông.
Ngoài ra, Ấn Độ còn có một số con sông khác như
sông Narmada, sông Mahanadi, sông Tapti, sông
Cauvery, sông Yamuna, sông Chambal, sông
Ảnh 48 Nước
Betwa, sông Son, sông Sutlej, và sông Beas.

Ấn Độ đang tiếp tục phát triển nền kinh tế và năng lực sản xuất của mình. Nền tảng sản
xuất và tài nguyên phong phú của Ấn Độ là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát
triển này.

30
Chương 4. D. Những lưu ý khi đàm phán với người Ấn Độ
1. Phong cách đàm phán của người Ấn Độ
1.1. Mục tiêu đàm phán của người Ấn Độ
Mục tiêu đàm phán của người Ấn Độ thường là đạt được một thỏa thuận đôi bên cùng
có lợi. Họ coi trọng việc xây dựng mối
quan hệ lâu dài với đối tác đàm phán của
mình và muốn đạt được một thỏa thuận
mà cả hai bên đều hài lòng. Họ cho rằng
nếu đạt được kết quả quá nhanh thì việc
đàm phán thỏa thuận có gì đó không ổn.
Vì vậy trong các cuộc đàm phán, thường
kéo dài thời gian, việc gặp gỡ có thể xảy
ra nhiều lần mà không đi đến kết quả nào
nếu niềm tin không được thiết lập. Đối tác
Ảnh 49 Mục tiêu đàm phán của người Ấn Độ
cần dành thời gian tập trung vào việc xây
dựng mối quan hệ. Vì vậy, việc hiểu biết về những vấn đề này trong trao đổi với người
Ấn Độ sẽ đem lại thành công bước đầu cho việc đàm phán kinh doanh sau này.

1.2. Không phải là người đặc biệt đúng giờ nhưng lại đánh giá rất cao việc
đối tác đến đúng giờ và giữ cam kết
- Văn hóa Ấn Độ
Ấn Độ là một đất nước đa văn hóa, với nhiều
tôn giáo và phong tục tập quán khác nhau.
Trong một số nền văn hóa ở Ấn Độ, việc đến
muộn được coi là một biểu hiện của sự tôn
trọng. Người ta tin rằng việc đến muộn cho thấy
bạn coi trọng thời gian của người khác và bạn
đang dành thời gian để chuẩn bị kỹ lưỡng cho
cuộc gặp. Ảnh 50 Văn hóa Ấn Độ

- Tình trạng giao thông


Ấn Độ là một quốc gia đông dân, với hệ thống
giao thông công cộng còn nhiều hạn chế. Điều
này khiến việc di chuyển trong thành phố trở
nên khó khăn và tốn thời gian. Do đó, việc đến
muộn trong các cuộc hẹn ở Ấn Độ là điều có
thể xảy ra.
Ảnh 51 Giao thông Ấn Độ

31
- Thái độ đối với thời gian
Người Ấn Độ thường có thái độ thoải mái
hơn về thời gian so với các nền văn hóa
khác. Họ thường không coi trọng việc đến
đúng giờ như một thước đo sự chuyên
nghiệp. Mặc dù vậy, người Ấn Độ vẫn
đánh giá rất cao việc đối tác đến đúng giờ
và giữ cam kết. Họ coi đây là một dấu
hiệu của sự tôn trọng và chuyên nghiệp.
Do đó, khi giao dịch với đối tác là người
Ảnh 52 Thái độ đối với thời gian
Ấn Độ, bạn nên cố gắng đến đúng giờ và
giữ cam kết của mình. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt và xây dựng mối quan hệ
hợp tác bền vững.
1.3. Thích nói chuyện phiếm trước khi đàm phán:
Người Ấn Độ thường thích nói
chuyện phiếm trước khi đàm phán.
Đây là một phần quan trọng của văn
hóa Ấn Độ, nơi việc xây dựng mối
quan hệ được coi là quan trọng như
kết quả của một cuộc đàm phán. Có
một số lý do khiến người Ấn Độ thích
nói chuyện phiếm trước khi đàm
phán. Thứ nhất, họ muốn tìm hiểu về
đối tác đàm phán của mình. Họ muốn
biết về nền tảng, kinh nghiệm và sở
Ảnh 53 Thích nói chuyện phiếm trước khi đàm phán thích của đối tác để có thể xây dựng
mối quan hệ với họ. Thứ hai, họ
muốn tạo ra một bầu không khí thoải mái và thân thiện. Họ tin rằng điều này sẽ giúp
cuộc đàm phán diễn ra suôn sẻ hơn. Thứ ba, họ muốn thể hiện sự tôn trọng đối với đối
tác đàm phán của mình. Họ tin rằng việc dành thời gian để nói chuyện phiếm là một
cách để thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến đối tác.

1.4. Rất quan tâm đến chức danh, thứ bậc, thâm niên trong tổ chức
Chức vụ và thâm niên được thể hiện rất rõ trong các tổ chức ở Ấn Độ. Chức vụ cao hơn
thường được thể hiện bằng các chức vụ và cấp bậc chính thức, chẳng hạn như "giám
đốc", "phó giám đốc", "trưởng phòng", "cán bộ", v.v. Thâm niên thường được thể hiện
bằng số năm kinh nghiệm trong tổ chức hoặc ngành bằng các danh hiệu như "Chuyên
gia" hoặc "Thành viên cao cấp". Trong các tổ chức ở Ấn Độ, chức vụ và thâm niên được
coi là rất quan trọng. Người ta thường tin rằng những người có chức vụ cao hơn và thâm
niên hơn có nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn, và do đó, họ có uy tín và quyền lực
hơn.
32
1.5. Người Ấn Độ thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng trước khi đàm phán.
Họ sẽ dành thời gian để nghiên cứu đối tác đàm phán của mình, hiểu rõ về các vấn đề
đang đàm phán và xây dựng một chiến lược đàm phán.
Một số bước chuẩn bị phổ biến của người Ấn Độ trước khi đàm phán:
- Nghiên cứu đối tác đàm phán: Người Ấn Độ sẽ dành thời gian để tìm hiểu về đối
tác đàm phán của mình, bao gồm nền tảng, kinh nghiệm, mục tiêu và lợi ích của
họ. Họ cũng sẽ tìm hiểu về văn hóa và phong tục của đối tác để có thể giao tiếp
và đàm phán hiệu quả hơn.
- Hiểu rõ về các vấn đề đang đàm phán: Người Ấn Độ sẽ dành thời gian để nghiên
cứu các vấn đề đang đàm phán. Họ sẽ tìm hiểu về các khía cạnh kinh tế, pháp lý
và kỹ thuật của các vấn đề để có thể đưa ra các đề xuất và giải pháp hợp lý.
- Xây dựng một chiến lược đàm phán: Người Ấn Độ sẽ dành thời gian để xây dựng
một chiến lược đàm phán. Chiến lược này sẽ xác định các mục tiêu của họ trong
cuộc đàm phán, các đòn bẩy mà họ có thể sử dụng và các kịch bản có thể xảy ra.

2. Chiến lược
2.1. Thiết lập mối quan hệ lâu dài và bền vững
Trong kinh doanh việc xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng, đối tác là điều quan
trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp trong một thời gian dài.
Để thu hút khách hàng và đối tác bạn cần nguồn lực và đầu tư vào việc xây dựng mối
quan hệ kinh doanh lâu dài, bền vững giúp mọi người thấy được giá trị và đạt được mục
tiêu của họ với một sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời.
- Hiểu rõ nhu cầu của đối tác:
Thay vì thuyết phục họ mua sản phẩm thì bạn hãy tập trung vào những lọi ích mà sản
phẩm mang lại cho khách hàng. Hãy khai thác tất cả các thông tin bằng việc đặt ra những
câu hỏi thì khi đó bạn sẽ hiểu được khách hàng của bạn đang muốn gì, đây cũng là một
cách tạo ấn tượng đầu tiên.
- Tạo dựng niềm tin đối với khách hàng:
Xuất phát từ một cấu trúc xã hội có tính đẳng cấp, người Ấn rất khó thân cận. Điều này
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính cách của họ trong kinh doanh, vì thế để duy trì mối
quan hệ hợp tác tạo dựng được niềm tin với họ là điều rất quan trọng. Ta có thể áp dụng
một số cách sau đây:
+ Cải thiện khả năng bảo mật dự án
+ Hứa ít làm nhiều; trong quá trình hợp tác cần phải đạt được những thỏa
thuận, điều khoản đúng thời hạn và công việc phải được thực hoàn thành
một cách chỉn chu nhất nhằm đem lại hiệu quá cao và từ đó họ sẽ nhìn
nhận được các giá trị mà bạn đem lại cho các doanh nghiệp Ấn.
+ Luôn sẵn sàng trả lời: Điều quan trọng là thương hiệu của bạn phải luôn
luôn hiện hữu khi có người cần. Trên trang web của bạn, việc luôn hiển
thị số điện thoại hoặc chatbox sẽ làm tăng tỷ lệ chuyển đổi, vì khách

33
hàng sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi biết rằng họ có thể nói chuyện với
công ty của bạn vào bất kỳ lúc nào họ muốn. Mặt khác, hãy đảm bảo
khách hàng luôn có nhiều lựa chọn để liên lạc phòng trừ các trường hợp
khẩn cấp.
- Đánh giá cao các công việc đối tác đã làm
Trong quá trình làm việc với tất cả chúng ta đều muốn người khác coi trọng mình. Biểu
lộ thái độ chân thành khi lắng nghe và trao đổi giúp cho họ có động lực cũng như khích
lệ trong quá trình làm việc, đây là cách giao tiếp thông minh, nghệ thuật giao tiếp là tiền
đề tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Ngoài ra, sau các cuộc họp, cuộc thảo luận hãy gửi
đến họ lời “cảm ơn” nhằm bày tỏ thiện chí, điều này cũng thể hiện tính chuyên nghiệp
và sự tôn trọng đối tác từ doanh nghiệp của bạn.
- Xây dựng mối quan hệ bằng những món quà
Tùy theo mức độ thân thiết và tầm quan trọng của đối tượng đối với doanh nghiệp mà
bạn lựa chọn món quà sao cho phù hợp. Bạn có thể tìm hiểu trước các đặc điểm tôn
giáo, tín ngưỡng của đối tác để chọn lựa món quà phù hợp hoặc cân nhắc các đặc trưng
từ chính quốc gia, quê hương của mình để giới thiệu đến nước bạn nhằm giao lưu văn
hóa và thể hiện tấm lòng cởi mở, chân thành.
Ngoài ra, để đạt được hiệu quả trong kinh doanh thì kỹ năng mềm đóng vai trò
rất quan trọng, bạn cần có kỹ năng mềm để thuyết phục khách hàng cũng như ứng xử
mọi tình huống.

2.2. Khi đàm phán tránh chiến thuật gây áp lực


- Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực: Đây là một cách chắc chắn để đánh mất lòng tin và
hợp tác của đối tác Ấn Độ. Người Ấn Độ coi trọng hòa bình và hòa giải, và họ
sẽ không chấp nhận những lời đe dọa hoặc hành động bạo lực.
- Sử dụng quyền lực hoặc vị thế của bạn để áp đảo đối tác: Điều này cũng sẽ bị coi
là thiếu tôn trọng và không chuyên nghiệp. Người Ấn Độ đánh giá cao sự bình
đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong đàm phán.
- Nói dối hoặc gian lận: Đây là một cách chắc chắn để hủy hoại mối quan hệ và
phá vỡ đàm phán. Người Ấn Độ coi trọng sự trung thực và đạo đức, và họ sẽ
không chấp nhận bất kỳ hành vi gian lận nào.
- Thể hiện sự thiếu tôn trọng: Các nhà đàm phán Ấn Độ coi trọng sự tôn trọng, vì
vậy việc thể hiện sự thiếu tôn trọng, chẳng hạn như cắt ngang hoặc ngắt lời, có
thể khiến họ cảm thấy bị xúc phạm.
- Thiếu kiên nhẫn: Các đối tác Ấn Độ thường coi sự thiếu kiên nhẫn là thiếu tôn
trọng và không sẵn sàng hợp tác.

2.2.1. Mức độ nhạy cảm với thời gian


Người Ấn Độ có thể có mức độ nhạy cảm đối với thời gian khác nhau, tùy thuộc vào
từng cá nhân và bối cảnh. Có thông tin cho rằng, người Ấn Độ thường rất đúng giờ trong
các dịp đặc biệt, chẳng hạn như đám cưới hoặc lễ hội. Tuy nhiên đối với thời gian trong
34
ngày thì lại khá tùy ý. Nhìn chung, người Ấn Độ có mức độ nhạy cảm thời gian trung
bình trong đàm phán. Họ thường không coi trọng thời gian như người phương Tây,
nhưng họ cũng không coi thường thời gian. Trong các cuộc đàm phán kinh doanh, người
Ấn Độ thường dành thời gian để xây dựng mối quan hệ và tìm hiểu đối tác của mình.
Họ tin rằng việc hiểu đối tác của mình sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn
của họ. Và họ có thể dành nhiều thời gian để thảo luận về các chi tiết nhỏ. Điều này có
thể gây khó khăn cho các nhà đàm phán phương Tây, những người thường có mức độ
nhạy cảm thời gian cao hơn. Tuy nhiên, những người Ấn Độ làm việc trong các công ty
đa quốc gia hoặc có kinh nghiệm làm việc với các đối tác phương Tây có thể có mức độ
nhạy cảm thời gian cao hơn.

2.2.2. Mức độ ảnh hưởng của cảm xúc


Người Ấn Độ thường coi trọng sự tôn trọng và xây dựng mối quan hệ trong đàm phán.
Họ tin rằng việc thể hiện cảm xúc quá mức có thể khiến đối tác mất mặt và phá vỡ mối
quan hệ tin cậy, không chỉ vậy việc giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc là điều cần thiết
để đạt được thành công. Trong các cuộc đàm phán, người Ấn Độ thường cố gắng giữ
bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc của mình. Họ thường sử dụng ngôn ngữ ngoại giao nhẹ
nhàng để bày tỏ ý kiến của mình. Họ cũng tránh gây hấn hoặc tỏ ra thiếu tôn trọng.
Người Ấn Độ thường tránh thể hiện cảm xúc quá mức trong đàm phán. Họ tin rằng việc
thể hiện cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tức giận hoặc thất vọng, có thể làm tổn hại
đến mối quan hệ và khiến đối tác của họ mất đi sự tin tưởng. Tuy nhiên, người Ấn Độ
vẫn có thể cảm thấy các cảm xúc khác nhau trong đàm phán, chẳng hạn như lo lắng,
phấn khích, hoặc thất vọng. Họ thường cố gắng che giấu những cảm xúc này để không
làm ảnh hưởng đến quá trình đàm phán. Đối với người Ấn Độ, mất mặt là điều rất
nghiêm trọng. Vì vậy, họ rất nhạy cảm với những lời chỉ trích hoặc bất đồng trực tiếp.
Việc phê bình cần phải được thực hiện một cách xây dựng và nhẹ nhàng để không làm
tổn hại lòng tự trọng của người bị chỉ trích.

2.2.3. Kết luận


Dưới đây là một số mẹo cho các nhà đàm phán khi làm việc với đối tác Ấn Độ:
- Đúng giờ: Hãy luôn cố gắng đến đúng giờ cho các cuộc gặp gỡ và cuộc gọi.
- Thông báo cho đối tác của bạn nếu bạn bị trễ: Nếu bạn biết rằng bạn sẽ bị trễ,
hãy thông báo cho đối tác của bạn càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp họ lên
lịch lại thời gian của họ nếu cần thiết.
- Hãy rõ ràng về kỳ vọng của bạn về thời gian: Khi bạn đang đàm phán một thỏa
thuận hoặc làm việc trên một dự án, hãy rõ ràng về kỳ vọng của bạn về thời gian.
Điều này sẽ giúp tránh hiểu lầm và thất vọng sau này.
- Hiểu rằng có thể có sự khác biệt về thời gian: Hãy nhớ rằng múi giờ của bạn có
thể khác với múi giờ của đối tác của bạn.
- Linh hoạt: Hãy sẵn sàng điều chỉnh lịch trình của mình để phù hợp với đối tác
của bạn.

35
- Tránh thể hiện cảm xúc quá mức. Người Ấn Độ có thể coi những biểu hiện cảm
xúc quá mức là thiếu tôn trọng.
- Sử dụng ngôn ngữ ngoại giao nhẹ nhàng. Người Ấn Độ thường đánh giá cao
những người có thể thể hiện ý kiến của mình một cách lịch sự và tôn trọng.
- Tránh gây hấn hoặc tỏ ra thiếu tôn trọng. Người Ấn Độ coi trọng sự tôn trọng và
xây dựng mối quan hệ trong đàm phán.
- Hãy tôn trọng đối tác của bạn. Người Ấn Độ coi trọng sự tôn trọng. Hãy đối xử
với đối tác của bạn một cách tôn trọng, ngay cả khi bạn không đồng ý với họ.
- Hãy xây dựng mối quan hệ. Người Ấn Độ coi trọng việc xây dựng mối quan hệ.
Hãy dành thời gian để tìm hiểu đối tác của bạn và xây dựng mối quan hệ tin cậy.
- Tôn trọng văn hóa và phong tục của đối tác Ấn Độ. Hãy tránh những hành động
hoặc lời nói có thể khiến họ mất mặt.

2.3. Chia sẻ thông tin


- Giới thiệu bản thân và tổ chức:
Bắt đầu bằng việc giới thiệu về bản thân bạn, vị trí và tổ chức mà bạn đại diện. Nó giúp
người Ấn Độ hiểu rõ về bạn và nơi bạn đến.
- Mục tiêu và lợi ích của đàm phán:
Chia sẻ mục tiêu và lợi ích của cuộc đàm phán. Điều này giúp đồng lòng và xác định
được mục tiêu chung mà cả hai bên đều muốn đạt được.
- Cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc đề xuất của bạn:
Trình bày chi tiết về sản phẩm, dịch vụ hoặc đề xuất mà bạn đang đàm phán. Điều này
giúp người Ấn Độ hiểu rõ về sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đề xuất.
- Thể hiện sự linh hoạt và sẵn sàng thỏa thuận:
Chia sẻ sự linh hoạt của bạn trong việc điều chỉnh, thay đổi và thỏa thuận để đáp ứng
nhu cầu và quan điểm của đối tác Ấn Độ.
- Chia sẻ kinh nghiệm thành công trước đây:
Nếu có, chia sẻ kinh nghiệm và thành tựu đã đạt được trong quá khứ. Điều này có thể
tạo lòng tin và củng cố uy tín của bạn trong mắt đối tác.
- Tư vấn về quy trình và thời gian dự kiến:
Chia sẻ thông tin về quy trình mà bạn đề xuất và thời gian dự kiến để hoàn thành dự án
hoặc thỏa thuận. Điều này giúp đối tác Ấn Độ có cái nhìn tổng thể về quy trình làm việc.
- Bàn về chi tiết hợp đồng hoặc điều khoản:
Nếu đàm phán liên quan đến việc ký kết hợp đồng hoặc các điều khoản, chia sẻ chi tiết
về chúng để đối tác Ấn Độ hiểu rõ và đồng ý.
- Thể hiện tôn trọng văn hóa và tôn giáo:
Trong quá trình đàm phán, tôn trọng văn hóa và tôn giáo của đối tác Ấn Độ là rất quan
trọng. Hãy tránh làm xúc phạm hoặc xâm phạm vào các giá trị và tín ngưỡng của họ.
- Lắng nghe và đặt câu hỏi:
Lắng nghe chân thành quan điểm của đối tác và đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về quan điểm
và mục tiêu của họ.
36
2.4. Ra quyết định, thỏa thuận và ký kết, dạng thức hợp đồng
2.4.1. Ra quyết định:
- Xác định thị trường mục tiêu: Đây là một trong những bước quan trọng nhất khi xây
dựng chiến lược gia nhập thị trường. Nếu một thực thể kinh doanh đang có kế hoạch
thâm nhập vào thị trường Ấn Độ, trước tiên nó phải xem xét dân số và khu vực nơi
khách hàng của nó sinh sống. Doanh nghiệp cũng phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý của
khách hàng tiềm năng liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bán.
- Tiến hành thẩm định và nghiên cứu thị trường – chiến lược thâm nhập Ấn Độ:
Bản địa hóa sản phẩm – Ấn Độ là một xã hội đa nguyên, do đó, “một giải pháp phù hợp
với tất cả các cách tiếp cận” có thể không hiệu quả. Người mới tham gia phải cố gắng
bản địa hóa sản phẩm theo nhu cầu và sở thích của khách hàng để đáp ứng sự hài lòng
của khách hàng. Một ví dụ điển hình về việc tùy chỉnh sản phẩm là của McDonald's.
Khi thâm nhập thị trường Ấn Độ, McDonald đã phải loại bỏ sản phẩm được yêu cầu
nhiều nhất là “bánh mì kẹp thịt bò” ra khỏi kệ để không làm tổn thương đến tình cảm
tôn giáo của người dân Ấn Độ.
Nhạy cảm về giá – Ấn Độ là quốc gia có phần lớn dân số thuộc nhóm thu nhập thấp đến
trung bình. Một lượng lớn dân số ở Ấn Độ vẫn ở dưới mức nghèo khổ. Một lượng thu
nhập đáng kể của người Ấn Độ dùng để trang trải những nhu cầu thiết yếu cơ bản khiến
giá cả thị trường trở nên nhạy cảm.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh: Dựa trên chiến lược thị trường, nhà đầu tư phải lập kế
hoạch kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh bao gồm các chi tiết về sản phẩm và/hoặc
dịch vụ, chiến lược tiếp cận khách hàng, đáp ứng chi phí kinh doanh, v.v.
Trong khi xây dựng một kế hoạch kinh doanh, có một số yếu tố mà người mới tham gia
nhất thiết phải xem xét như: Chính sách FDI ở Ấn Độ, Số hóa, Đơn giản hóa luật pháp,...

2.4.2. Thỏa thuận và ký kết:


Hầu hết người Ấn Độ đều rất tiết kiệm, và nếu họ không thấy sản phẩm đó có công dụng
hoặc nếu họ thấy nó không cần thiết thì họ có thể sẽ không mua nó. Cách tốt nhất là hỏi
họ xem mức giá nào là phù hợp? Hoặc họ cảm thấy nó đáng giá bao nhiêu?
Ví dụ: “ Bạn cho tôi biết bạn sẵn sàng trả bao nhiêu?”
Điều này tạo cho họ sự chiếm ưu thế, họ cảm thấy mình đang kiểm soát và bạn có cơ sở
để đàm phán thêm. Áp lực buộc họ phải suy nghĩ và quyết định một mức giá tốt. Bạn
có thể thương lượng giá của mình bằng cách cung cấp các tính năng bổ sung hoặc quà
tặng miễn phí.
Khi bạn phục vụ cho cái tôi của người đó, rất có thể đó là một thành công. Nếu bạn
khiến họ cảm thấy đặc biệt và hãy sử dụng những cụm từ như "mức giảm giá này đặc
biệt dành cho bạn" hoặc "Tôi đã nói chuyện với người quản lý của mình về mức giá đặc
biệt dành cho bạn". khi đó họ nghĩ rằng họ đã thắng trong trận chiến này, dù nhỏ nhưng
nó cũng là một sự thúc đẩy nhỏ cho cái tôi của họ.

37
2.4.3. Dạng thức hợp đồng:
Ở Ấn Độ, hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng và thậm chí một cái bắt tay
cũng có thể tạo ra một thỏa thuận ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, một số loại hợp
đồng nhất định, chẳng hạn như hợp đồng mua bán bất động sản, phải được lập thành
văn bản và đăng ký để có hiệu lực thi hành.

3. Các bước trong đàm phán Thương mại quốc tế của Ấn Độ


3.1. Giai đoạn chuẩn bị
3.1.1. Thu thập thông tin
Thông tin có ý nghĩa để tạo lòng tin với đối tác, dễ dàng thương lượng hơn khi thấy
được điểm mạnh, điểm yếu của đối tác. Cần nắm bắt được thông tin cơ bản như thông
tin liên quan đến doanh nghiệp, công ty, ngành nghề và văn hóa của đối tác kinh doanh,
về nhân sự tổ chức,... Và không thể bỏ qua thông tin về thị trường, thông tin liên quan
đến thương vụ và thông tin thương mại xung quanh.

3.1.2. Chuẩn bị nhân sự


Người tham gia đàm phán cần có năng lực, trình độ và kinh nghiệm đàm phán, tự tin,
có tinh thần sáng tạo, có đầu óc phân tích, phán đoán, tổng hợp, quyết đoán và phản ứng
linh hoạt trước các tình huống, có khả năng thuyết phục người khác và nhạy cảm với
mọi vấn đề

3.1.3. Trang phục


Các nhà lãnh đạo các công ty Ấn Độ thường mặc vest,
tuy nhiên do điều kiện thời tiết khá nóng nên họ có thể
mặc những trang phục đơn giản hơn. Đối với nữ doanh
nhân thường mặc trang phục truyền thống. Người Ấn
Độ mong chờ đối tác của họ ăn mặc lịch sự, kín đáo,
tránh những trang phục ngắn và cần có tác phong
chuyên nghiệp.
Ảnh 54 Trang phục

3.1.4. Giao tiếp


Tiếng Anh chính là ngôn ngữ chính trong mọi giao thiệp về kinh tế và chính trị. Nhưng
ai biết được vài câu tiếng Hindi cũng sẽ gây được ấn tượng tốt, nhưng phải xác định đối
tác có biết tiếng Hindi không. Trong các cuộc họp, tốt nhất nên xưng hô với đối tác Ấn
Độ bằng các chức danh của họ như “Professor X”, “Mr. Y” hay “Miss Z” kèm theo họ
chứ không phải tên riêng. Lưu ý trong giao tiếp không chống tay lên hông vì hành động
đó được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ấn Độ. Trong văn hóa giao tiếp ở Ấn
Độ việc bạn bắt tay quá chặt ở Ấn Độ bị coi là thiếu lịch sự.

2.3.3. Chuẩn bị thời gian và địa điểm


Người Ấn Độ không quá khắt khe về thời gian, đôi khi họ đến muộn 15 - 30’ là chuyện
bình thường nên không cần sốt ruột khi chờ đợi. Dù vậy, khi có cuộc hẹn với người Ấn
Độ, nên đến chỗ hẹn đúng giờ vì không đúng giờ vẫn bị coi là không lịch sự. Họ không
lựa chọn đàm phán vào ngày lễ, ngày đến nhà thờ, phải chọn ngày, giờ rất kỹ trước khi
đi đàm phán.

38
Đối với địa điểm tiến hành đàm phán cần chọn những văn phòng làm việc sạch sẽ
nghiêm túc để thể hiện thái độ tôn trọng với đối tác vì họ không thích làm việc ở những
nơi khác ngoài văn phòng.

3.2. Giai đoạn đàm phán


3.2.1. Mở đầu
Ở giai đoạn đầu của cuộc đàm phán, người Ấn Độ thường bắt tay nhau để thể hiện sự
thân thiện, tôn trọng với đối tác. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp
hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói “Namaste” (thân mật) hoặc
“Namaskar”.
Trước khi tiến hành đàm phán, người Ấn Độ thường thích bắt đầu buổi gặp mặt với
những câu hỏi thăm về gia đình, con cái, chuyến bay,... hay cảm nhận của cá nhân bạn
về đất nước Ấn Độ. Họ sẽ tỏ ra thích thú nếu những vị đối tác thể hiện sự hiểu biết của
mình về phong tục, tập quán về đất nước của họ.

3.2.2. Trong đàm phán


Trong đàm phán, doanh nhân Ấn Độ có thể không đưa ra quyết định nhanh chóng. Hãy
kiên nhẫn và hiểu rằng họ cần thời gian để suy nghĩ về các đề xuất của bạn. Hãy trình
bày rõ ràng về mục tiêu của bạn trong cuộc đàm phán. Điều này sẽ giúp đối tác của bạn
hiểu rõ hơn về vị trí của bạn và giúp bạn đạt được thỏa thuận tốt nhất. Họ là những con
người coi trọng sự trung thực và tin cậy. Hãy thẳng thắn và trung thực trong quá trình
đàm phán. Doanh nhân Ấn Độ coi trọng sự hợp tác và đôi bên cùng có lợi. Nên hãy tìm
kiếm giải pháp có thể đáp ứng được lợi ích của cả hai bên. Lắng nghe cẩn thận yêu cầu
của đối tác của bạn. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí của họ và giúp bạn tìm
ra giải pháp có thể đáp ứng được lợi ích của cả hai bên. Nếu bạn không thể đạt được
thỏa thuận về tất cả các vấn đề, hãy đề xuất giải pháp trung gian. Điều này sẽ giúp bạn
đạt được thỏa thuận nhanh hơn và dễ dàng hơn. Nếu cần thiết, bạn có thể đưa ra các ưu
đãi để thuyết phục đối tác của bạn. Các ưu đãi có thể bao gồm giảm giá, thời gian giao
hàng nhanh hơn hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Luôn giữ tinh thần lạc quan và lạc quan trong suốt
quá trình đàm phán. Điều này sẽ giúp bạn đạt được thỏa thuận tốt hơn.

3.2.3. Ký kết hợp đồng


Khi ký hợp đồng, các quyết định cuối cùng sẽ do cấp cao nhất quyết định và ký kết. Nếu
chủ sở hữu của công ty không có mặt trong buổi gặp mặt, cuộc đàm phán chỉ được coi
là giai đoạn sơ giao.

3.3. Giai đoạn kết thúc đàm phán


Tặng quà: Khi kết thúc để thể hiện sự tôn trọng và xác định mối quan hệ xã hội với
người Ấn Độ. Cách thức tặng quà ở đây rất quan trọng và phải cân nhắc từ màu sắc cho
đến cách đưa. Nên cần chú ý tránh các món quà liên quan đến các quan niệm tôn giáo
hay đạo đức của họ. Ví dụ như tránh tặng các món quà được làm từ da thuộc hoặc hoa
đại. Hoa đại được người Ấn dùng trong tang lễ và da thuộc cũng được người Ấn kiêng
kị.

39
Ảnh 56 Da thuộc cũng được Ảnh 55 Người theo đạo Hindu không
người Ấn kiêng kị. thích nhận quà là rượu vì họ không
uống rượu!

Một số món quà người Ấn Độ thích: Hình ảnh của phụ nữ hay đàn ông Ấn Độ đó là một
chiếc khăn trùm đầu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng tại vùng đất này. Vì vậy, món
quà yêu thích nhất của Ấn Độ là khăn lụa tơ tằm. Người Ấn Độ cực kỳ thích khăn lụa
thủ công, bởi họ thích những thứ từ tay con người làm ra, đồ thủ công càng tinh xảo họ
càng thích. Hãy chọn những chiếc khăn có màu sắc sặc sỡ như xanh lá cây, đỏ, vàng.
Ngoài ra người Ấn Độ cũng cực kỳ thích Socola hoặc các món quà mang tính dân tộc,
đất nước hay địa phương của người tặng. Vì thế khi giao tiếp hãy chọn những món quà
đặc trưng truyền thống của đất nước mình để tạo ấn tượng tốt trong mắt đối tác Ấn.
4. Những lưu ý khi đàm phán
4.1. Tính cách của người làm ăn ở Ấn Độ
Người Ấn, đặc biệt quan trọng là giới tri thức, rất giỏi hùng biện bởi họ sinh ra từ quê
nhà của nền triết học, thâm thúy và thâm thúy trong cách nghĩ, cương quyết trong hành
vi. Và tính gia trưởng của người Ấn là đương nhiên, họ thích đời sống theo vai vế, quý
phái xã hội. Người có đẳng cấp và sang trọng thấp trong xã hội không được ngồi ngang
hàng với người có đẳng cấp và sang trọng cao, nhiều lúc phải đứng để trình bẩm một
việc gì đó, giọng nói phải nhỏ nhẹ, ôn tồn. Khách quý đến nhà khi nào cũng được chủ
nhà quấn một vòng hoa nhỏ quanh cổ bộc lộ sự trân trọng và mến khách. Tiếp khách
trong nhà họ thường đốt nến thơm, không mấy khi bật đèn sáng trừ khi ở hội nghị, hội
thảo chiến lược .
Tính cách con người Ấn Độ rất tiết kiệm, họ
không hoang phí tiền của vì kiếm được việc làm
ổn định ở Ấn Độ cũng vô cùng khó khăn, nhất là
lao động có tay nghề thấp. Thường chi tiêu của
một người dân Ấn Độ mỗi ngày có khi cũng chỉ
vài chục Rupee (khoảng vài USD). Những người
giàu ở thủ đô Delhi thường là các thương gia
buôn bán lớn hay các kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin. Ấn Độ là quốc gia đáng
tự hào về công nghệ thông tin, đóng góp quan trọng và rất đáng kể cho thế giới về các
dịch vụ phần mềm, quản trị mạng, an ninh mạng và các lĩnh vực khác.

40
4.2. Thời gian phù hợp để thăm hỏi đối tác
Có lẽ do chịu ảnh hưởng hơn 200 năm đô hộ của Thực dân Anh, người Ấn tương đối
xem trọng sự đúng giờ trong các cuộc hẹn. Tuy nhiên, điều này vẫn có được điều chỉnh
linh hoạt - việc hẹn lại lịch là điều khá phổ biến tại Ấn Độ.
Giờ làm việc bắt đầu vào lúc 9h30 sáng và kết thúc lúc 5h chiều, từ Thứ hai đến Thứ
sáu, nhiều nơi còn bắt đầu làm việc vào 10h30 và làm việc liên tục 8 giờ không nghỉ
trưa. Nhưng khi đã đến giờ nghỉ, nhất định họ không làm nữa, cho dù là nhẹ nhàng và
thu nhập cao đi chăng nữa.
Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào tháng Mười và tháng Ba. Chúng ta
không nên sắp xếp lịch làm việc vào các ngày nghỉ lễ vì họ rất xem trọng các nét văn
hóa tôn giáo, tín ngưỡng.

4.3. Cách giao tiếp với đối tác


Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc
họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ
động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ.
Trả lời: Không phải cứ “vâng” có nghĩa là đồng ý, “vâng” cũng có thể hiểu là “Tôi
không biết”, thậm chí còn thể hiện sự ngần ngại hoặc bao hàm “Không”. Để tránh hiểu
nhầm bạn không nên đặt câu hỏi có thể trả lời “Có” hoặc “Không.
Người Ấn Độ rất thân thiện và việc mời nhau dự tiệc riêng tư thường được xem là biểu
hiện của một mối quan hệ tốt đẹp. Bữa ăn thường rất muôn so các thủ tục và lễ nghi đón

tiếp cầu kì và kéo dài. Bên cạnh đó, trong bữa ăn nhiều người đẳng cấp cao không uống
rượu.
4.4. Nên cử nam hay nữ nhân viên để bàn chuyện làm ăn ?
Theo Ngân hàng Thế giới, từ năm 2010 đến năm 2020, số lượng phụ nữ tham gia lực
lượng lao động của Ấn Độ đã giảm từ 26% xuống 19%. Việc Chính phủ của Thủ tướng
Narendra Modi công bố phong tỏa đất nước vào tháng 3/2020 do Covid-19 càng đẩy
nhanh tốc độ giảm hơn nữa. Hơn 100 triệu việc làm cũng bị mất đi trong thời gian này.
Một báo cáo cho thấy số lượng phụ nữ đi làm ở Ấn Độ đã giảm xuống con số nghiêm
trọng là 9% vào năm 2022 do đại dịch cùng với nhiều yếu tố khác.

41
Ở Ấn Độ, đàn ông có vai trò thống trị, họ là trụ cột gia đình, việc buôn bán và kiếm tiền
chỉ có cánh đàn ông làm. Ra chợ hay đến bất kỳ công sở, nhà hàng, khách sạn, khu mua
sắm nào, rất ít thấy bóng dáng phụ nữ. Tất cả công việc buôn bán kinh doanh thuộc về
đàn ông. Việc phụ nữ từ chối việc làm cũng liên quan đến sự phân biệt đối xử ở khắp
nơi. Ngày nay, các giá trị phụ hệ vẫn có ảnh hưởng mạnh mẽ ở hàng nghìn ngôi làng
trên khắp Ấn Độ. Bà Akhina Hansraj, quản lý chương trình cấp cao tại tổ chức Akshara
Center có trụ sở tại Mumbai cho biết: “Nhiều người tin rằng nếu phụ nữ được giáo dục,
có việc làm và độc lập về kinh tế, thì sau đó họ có thể không vâng lời và tôn trọng gia
đình nữa”.
Chính điều này cũng có ảnh hưởng đến không nhỏ đến vấn đề đàm phán trong kinh
doanh với các doanh nghiệp Ấn Độ. Để tăng độ hiệu quả, thuận lợi và cũng như tránh
những rắc rối không đáng có, chúng ta nên cử nam nhân viên có chức vụ và quyền hạn
quyết định tương đương với đối tác người Ấn để đảm bảo quyền lợi và các khoản thỏa
thuận được xác lập một cách hợp lý.

4.5. Trong đàm phán kinh doanh nên nói chuyện chính trị không?
Không nói ᴠề ᴄhính trị hoặᴄ хúᴄ phạm tôn giáo:
Bạn tuуệt đối không nên nói hoặᴄ ᴄhỉ tríᴄh
ᴄhính trị Ấn Độ, hoặᴄ хúᴄ phạm bất kỳ nhóm
tôn giáo ᴠà ѕắᴄ tộᴄ ᴄụ thể nào. Ấn Độ là một
quốᴄ gia dân ᴄhủ ᴠới quуền tự do ngôn luận ᴠà
nhiều người Ấn Độ ᴄó lên tiếng ᴠề quan điểm
ᴄủa họ. Tuу nhiên, bạn ᴠẫn nên tránh tham gia
ᴄáᴄ ᴄuộᴄ trò ᴄhuуện bao gồm bất kỳ ᴠấn đề tôn
giáo hoặᴄ ᴄhính trị nào, bởi đâу là những ᴠấn
đề khá nhạу ᴄảm.
Một trong những nguyên tắc chính trong giao tiếp là tôn trọng, vì vậy, trong các tình
huống xã hội hoặc kinh doanh, bàn về chính trị được xem là không phù hợp.
Trong xã hội, nó có thể xúc phạm những người có quan điểm khác nhau về chính trị
hoặc nó có thể làm tăng căng thẳng giữa các nhóm người khác nhau tại buổi tụ tập.
Trong kinh doanh, bàn về chính trị tương tự cũng gây ra những mâu thuẫn làm căng
thẳng đến quá trình hợp tác và mối quan hệ của hai bên.

42
4.6. Doanh nghiệp có mong đợi quan hệ xã hội (Giao tế, tiệc tùng) trước/
sau khi tiến hành hoạt động kinh doanh không?
 Doanh nghiệp Ấn Độ có mong đợi quan
hệ xã hội (giao tế, tiệc tùng) trước khi
tiến hành hoạt động kinh doanh.
Đây là một phần quan trọng của văn hóa kinh
doanh Ấn Độ. Các doanh nghiệp Ấn Độ thường
muốn có cơ hội để gặp gỡ và hiểu rõ đối tác kinh
doanh của mình trước khi bắt đầu đàm phán. Có
một số lý do khiến các doanh nghiệp Ấn Độ coi
trọng quan hệ xã hội:
- Thứ nhất, văn hóa Ấn Độ nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ cá
nhân. Các doanh nhân Ấn Độ tin rằng việc xây dựng mối quan hệ cá nhân với
các đối tác kinh doanh sẽ giúp họ hiểu rõ hơn về nhau và tạo lòng tin.
- Thứ hai, các doanh nhân Ấn Độ thường cảm thấy thoải mái hơn khi giao dịch
kinh doanh với những người mà họ biết và tin tưởng. Họ có thể cảm thấy không
thoải mái khi giao dịch kinh doanh với những người mà họ không biết rõ.
- Thứ ba, các doanh nhân Ấn Độ thường coi trọng các giao dịch kinh doanh như
một mối quan hệ lâu dài. Họ tin rằng việc xây dựng mối quan hệ cá nhân với các
đối tác kinh doanh sẽ giúp họ duy trì mối quan hệ này lâu dài.

 Doanh nghiệp có mong đợi quan hệ xã hội (giao


tế, tiệc tùng) sau khi tiến hành hoạt động kinh
doanh.
Quan hệ xã hội có thể giúp doanh nghiệp xây dựng và
duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác, nhà đầu
tư, và các bên liên quan khác. Các mối quan hệ này có
thể giúp doanh nghiệp:
- Thúc đẩy kinh doanh: Quan hệ xã hội có thể
giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới, hợp tác với đối tác mới, và huy
động vốn từ các nhà đầu tư.
- Tạo dựng uy tín: Quan hệ xã hội có thể giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và
hình ảnh tích cực trong cộng đồng.
- Nâng cao hiệu quả công việc: Quan hệ xã hội có thể giúp doanh nghiệp tạo ra
một môi trường làm việc tích cực và hiệu quả hơn.
Tùy thuộc vào văn hóa và ngành nghề, các doanh nghiệp có thể có những mong đợi
khác nhau về quan hệ xã hội. Ví dụ, các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ thường có
xu hướng chú trọng đến quan hệ xã hội hơn các doanh nghiệp trong ngành sản xuất.

43
4.7. Một số lưu ý khi trao đổi danh thiếp
Trao đổi danh thiếp là một tục lệ phổ biến ở Ấn Độ. Danh
thiếp được coi là một cách để giới thiệu bản thân và công
việc của mình với người khác.
Dưới đây là một số lưu ý khi trao đổi danh thiếp ở Ấn
Độ:
- Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ
danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp.
- Chào hỏi người nhận trước khi trao danh thiếp.
- Trao danh thiếp của bạn một cách tự tin.
- Dùng tay phải để trao và nhận danh thiếp. Tay trái được coi là "tay bẩn" ở Ấn
Độ.
- Trao danh thiếp với cả hai tay.
- Nhìn vào mắt người nhận khi trao danh thiếp. Điều này thể hiện sự tôn trọng.
- Chú ý đến việc ghi thông tin chi tiết trên danh thiếp của mình một cách chính
xác. Điều này thể hiện sự chuyên nghiệp:
+ Danh thiếp nên được in bằng tiếng Anh và tiếng Hindi.
+ Danh thiếp nên có đầy đủ thông tin liên hệ, bao gồm tên, chức danh, công
ty, và địa chỉ liên hệ.
+ Danh thiếp nên được in trên giấy chất lượng cao.
+ Danh thiếp nên được thiết kế một cách chuyên nghiệp.
- Cảm ơn người nhận đã trao danh thiếp của họ.
- Giữ danh thiếp của người nhận trong một vài giây trước khi bỏ vào ví. Điều này
thể hiện sự quan tâm.
Trao đổi danh thiếp là một cách thể hiện sự tôn trọng và chuyên nghiệp trong kinh doanh
và các tình huống xã hội khác ở Ấn Độ.

4.8. Cần làm gì để bảo vệ bản thân khi đến Ấn Độ đàm phán?
- Trang phục kín đáo
- Cẩn trọng ngôn ngữ cơ thể
- Lưu các số điện thoại khẩn cấp ở Ấn Độ
+112: Số “tất cả trong một”
+101: Số cứu hỏa
+102: Số cảnh sát
+103: Số cấp cứu
- Mua bảo hiểm du lịch toàn cầu
- Thông báo trước với nhân viên hỗ trợ bên công ty chúng ta
- Phải tìm hiểu kĩ trước địa điểm, người tham dự trong cuộc đàm phán

44
Kết luận

Văn hóa kinh doanh ở Ấn Độ là một nền văn hóa phức tạp và đa dạng, chịu ảnh hưởng
của nhiều yếu tố, bao gồm lịch sử, tôn giáo, và địa lý. Những đặc điểm nổi bật của văn
hóa kinh doanh ở Ấn Độ có thể ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp. Với sự phát triển kinh tế không ngừng của Ấn Độ thì quốc gia này rất có
tiềm năng đầu tư và phát triển trong tương lai đối với các doanh nghiệp trên thế giới.
Chính lẽ đó, việc hiểu văn hóa kinh doanh Ấn Độ có thể giúp các doanh nghiệp Việt
Nam tạo dựng mối quan hệ với các đối tác và khách hàng Ấn Độ một cách hiệu quả
hơn, tránh những hiểu lầm, xung đột văn hóa không đáng có và dễ dàng thích nghi với
môi trường kinh doanh ở Ấn Độ. Không chỉ vậy, còn có thể hỗ trợ cho quá trình đàm
phán của các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn.

45
Tài liệu tham khảo
Tài liệu Việt Nam:
1. Chánh Tài, 2023. Ấn Độ mở rộng thanh toán số dựa trên giao dịch bằng giọng
nói. Tạp chí của UBND TPHCM. <https://thesaigontimes.vn/an-do-mo-rong-
thanh-toan-so-dua-tren-giao-dich-bang-giong-noi/ >
2. Mai Ly, 2022. Vì sao thị trường chứng khoán Ấn Độ “hút” nhà đầu tư nước
ngoài? Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính Việt Nam.
<https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-
ttpltc?dDocName=MOFUCM245678> .
3. Charles W.L.Hill - University of Washington, tập thể biên dịch và hiệu đính
Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Kinh doanh quốc tế hiện đại
Tài liệu nước ngoài:
1. Rajiv Desai, 1999. Indian business culture. Oxford; Boston : Butterworth-
Heinemann <https://epdf.tips/indian-business-culture.html>
2. Marvin Hough, Understanding Indian Business Culture, Marvin Hough
International Research and Analysis Limited (MIRA), 2020. [Accessed on 11
October, 2023]. Available at: <https://miraservices.ca/wp-
content/uploads/2020/04/India-April-17-20-Understanding-Indian-Business-
Culture.pdf>
3. Ministry of Agriculture & Farmers Welfare (MoA&FW) of the government of
India, Agricultural Statistics at a Glance, Economics & Statistics Division, 2022.
[Accessed on 6 October, 2023]. Available at: <https://desagri.gov.in/wp-
content/uploads/2023/05/Agricultural-Statistics-at-a-Glance-2022.pdf>
4. Ministry of Mines of the government of India, National Mineral Inventory
Report, Ministry of Mines (MoM), 2023. [Accessed on 7 October, 2023].
Available at:
<https://mines.gov.in/admin/storage/app/uploads/6433da09a9f741681119753.p
df>
5. Invest India (II), The Telecom Industry in India, Invest India, 2023. [Accessed
on 8 October, 2023]. Available at:
<https://www.investindia.gov.in/sector/telecom>
6. International Energy Agency (IEA), Electricity Information, International
Energy Agency, 2023 [Accessed on 9 October, 2023]. Available at:
<https://www.iea.org/countries/india>
7. Market research division, India Tourism Statistics at a Glance 2023, Ministry of
Tourism of the government of India (MoT), 2023. [Accessed on 11 October,
2023]. Available at: <https://tourism.gov.in/sites/default/files/2023-
07/India%20Tourism%20Statistics%20at%20a%20glance%202023%20-
%20English%20version.pdf>

46
8. Vishnu Mathur, Performance of Auto Industry in 2022-23, Society of Indian
Automobile Manufacturers (SIAM), 2023. [Accessed on 13 October, 2023].
Available at: <https://www.siam.in/statistics.aspx?mpgid=8&pgidtrail=9>
9. Ministry of Textiles of the government of India, Annual report 2022-23,
Ministry of Textiles (MoT), 2023. [Accessed on 13 October, 2023]. Available at:
<https://texmin.nic.in/sites/default/files/English%20Final%20MOT%20Annual
%20Report%202022-23%20%28English%29_0.pdf>
10. Ministry of Commerce and Industry of the government of India, Press release
India’s foreign trade: August 2023, Ministry of Commerce and Industry (MoCI),
2023. [Accessed on 13 October, 2023]. Available at:
<https://commerce.gov.in/wp-content/uploads/2023/09/Press-Release-August-
2023.pdf>

47

You might also like