You are on page 1of 101

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


Phòng
KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THN DIỄM THUÝ


LỚP: 10 CTM1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH


GIAO HÀNG LẺ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY TNHH PENANSHIN SHIPPING HCM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. HÀ ĐỨC SƠN


CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

------o0o------
Tp. Hồ Chí Minh tháng 05 năm 2013
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH-MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI
----------------

NGUYỄN THN DIỄM THUÝ


LỚP: 10CTM1

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO
HÀNG LẺ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
PENANSHIN SHIPPING HCM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. HÀ ĐỨC SƠN


CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH 5/2013


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này em xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến thầy Ths. Hà Đức Sơn trong thời gian qua đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
giúp em tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cũng như bổ sung và sửa chữa những sai
sót trong quá trình thực hiện chuyên đề.

Ngoài ra em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc công ty TNHH
Penanshin Shipping HCM đã tiếp nhận em thực tập tại công ty và luôn tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho em thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH Penanshin Shipping
HCM nói chung và các anh chị trong phòng xuất khNu nói riêng trong thời gian qua đã
luôn quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn, tin tưởng và tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp
xúc với công việc tại công ty.

Trong quá trình hoàn thành đề án tốt nghiệp này sẽ không tránh khỏi những sai
sót, em mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề án tốt nghiệp của em được
hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Diễm Thúy


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày......tháng......năm 2013

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Thạc sĩ Hà Đức Sơn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

WTO: World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

APEC: Asia – Pacific Economic Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

ASEAN: Association of Southeast Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

LCL: Less than container load

Hàng lẻ

FCL: Full container load

Hàng nguyên container

FIATA: International Federration of Freight Forwarders Association

Liên đoàn các hiệp hội Giao nhận kho vận Quốc tế

CT: Combined Transportation

Vận tải đa phương thức

MT: Montimodal Transportation

Vận tải đa phương thức

CFS: Container Frieght Station

Trạm container làm hàng lẻ

C/O: Certificate of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ


ECUS: E – Customs

Phần mềm khai báo hải quan điện tử


CY: Container Yard

Bãi container

CBM: Cubic meter

Đơn vị đo khối lượng (m3)

ĐVT: Đơn vị tính

USD: United States Dollar

Đồng Đô la Mỹ
VND: Việt Nam đồng

SI: Shipping instruction

Thông tin chi tiết lô hàng

B/L: Bill of lading

Vận đơn đường biển

DC: Dry container

Container khô

HC: High container


Container cao

TEU: Twenty-foot equivalent units

Đơn vị tương đượng 20 foot

D/O: Document

Phí chứng từ

H/L: Handling

Phí bốc vác


THC: Terminal Handling Charge

Phụ phí xếp dỡ tại cảng

FAST: Freight Assistant System Technology

Phần mềm chuyên dụng trong việc quản lý hệ thống cho các công ty
Forwarder và Logistic
MỤC LỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Số liệu về tình hình nhân sự và trình độ nhân sự của công ty ..................... 24
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập khNu của công ty theo
doanh thu giai đoạn 2008-2012.. .................................................................................. 29
Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật của ba loại container: 20’DC, 40’DC và 40’HC ........... 39

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập khNu của Công ty TNHH
Penanshin Shipping HCM trong giai đoạn 2008-2012 ................................................ 50

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển của
công ty trong giai đoạn 2008-2012 .............................................................................. 54

Bảng 2.6: Số liệu về cơ cấu các thị trường giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển của
công ty theo doanh thu giai đoạn 2008-2012 ............................................................... 56

Bảng 2.7: Số liệu về cơ cấu các mặt hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển của công ty
theo doanh thu giai đoạn 2008-2012 ............................................................................ 61
MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Quy trình thu gom và giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển tại công ty
TNHH Penanshin Shipping HCM.................................................................................. 13

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty và chức năng hoạt động của các phòng
ban tại công ty TNHH Penanshin Shipping HCM ......................................................... 26

Sơ đồ 2.2: Quy trình gom – xuất hàng lẻ bằng đường biển của công ty TNHH
Penanshin Shipping HCM .............................................................................................. 33
MỤC LỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Thể hiện tỷ trọng cơ cấu dịch vụ kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-
2012 .............................................................................................................................. 29
Biểu đồ 2.2: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập khNu của
công ty .......................................................................................................................... 51

Biểu đồ 2.3: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh giao hàng lẻ xuất khNu bằng
đường biển tại công ty .................................................................................................. 54

Biểu đồ 2.4: Thể hiện cơ cấu thị trường giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển theo
doanh thu ...................................................................................................................... 58
Biểu đồ 2.5: Thể hiện cơ cấu các mặt hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển theo doanh
thu ................................................................................................................................. 63
MỤC LỤC NỘI DUNG

LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG LẺ XUẤT
KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Khái quát về giao nhận ......................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm chung về dịch vụ giao nhận....................................................... 4
1.1.2. Đặc điểm chung của dịch vụ giao nhận ...................................................... 5
1.1.3. Vai trò của dịch vụ giao nhận ..................................................................... 6
1.1.4. Các hình thức giao nhận hàng hóa .............................................................. 8
1.2. Giao nhận hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển..................................................... 9
1.2.1. Khái niệm hàng lẻ ....................................................................................... 9
1.2.2. Người chuyên chở hàng lẻ .......................................................................... 9
1.2.3. Dịch vụ gom hàng lẻ và lợi ích của dịch vụ gom hàng lẻ ......................... 10
1.2.3.1. Khái niệm gom hàng lẻ .................................................................. 10
1.2.3.2. Lợi ích của dịch vụ gom hàng lẻ .................................................... 11
1.2.4. Quy trình giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển đối với các công ty
giao nhận ................................................................................................... 13
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao hàng lẻ bằng đường biển. .... 17
1.2.6. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình giao nhận hàng lẻ ......................... 19
Kết luận ...................................................................................................................... 21

CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LẺ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG


BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PENANSHIN SHIPPING HCM
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Penanshin Shipping HCM .................................. 22
2.1.1. Giới thiệu vài nét về công ty TNHH Penanshin Shipping HCM.............. 22
2.1.1.1. Nhân sự .......................................................................................... 23
2.1.1.2. Cơ sở vật chất ................................................................................ 24
2.1.2. Mục tiêu và chức năng hoạt động của công ty TNHH Penanshin
Shipping HCM ............................................................................................. 25
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty TNHH Penanshin
Shipping HCM .......................................................................................... 26
2.2. Khái quát tình hình hoạt đông kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2008-
2012 ..................................................................................................................... 28
2.3. Quy trình gom – xuất hàng lẻ ............................................................................. 31
2.3.1. Báo giá, lịch tàu với khách hàng (shipper) ............................................... 33
2.3.2. Làm thủ tục hải quan (nếu có) .................................................................. 34
2.3.3. Lập booking cho khách hàng và book container hãng tàu ........................ 37
2.3.4. Tiến hàng đóng hàng ở cảng ..................................................................... 39
2.3.5. Nhập số liệu vào hệ thống ......................................................................... 43
2.3.6. Lập House B/L cho khách hàng ................................................................ 43
2.3.7. Lập chi tiết lô hàng gửi hãng tàu yêu cầu cấp Master B/L – làm Manifest,
Shiptment pre-alert, Debit/credit note gửi đại lý cảng đến ....................... 44
2.3.8. Gửi báo cáo cho bộ phận kinh doanh (sale), bộ phận kế toán .................. 46
2.3.9. Theo dõi lộ trình hàng hóa, gửi loading confirmation cho khách hàng .... 47
1. 2.4. Thực trạng hoạt động giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển tại công ty ...... 49
2.4.1. Kết quả kinh doanh hoạt động giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển
tại công ty năm 2008-2012 ........................................................................ 54
2.4.2. Cơ cấu các thị trường giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển của công
ty theo doanh thu ....................................................................................... 56
2.4.3. Cơ cấu các mặt hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển của công ty theo
doanh thu ................................................................................................... 61
2.4.4. Tình hình tổ chức thu gom và giao hàng lẻ xuất khNu bằng đưởng biển tại
công ty TNHH Penanshin Shipping HCM giai đoạn 2008-2012.............. 65
2.4.4.1. Nhân sự phụ trách hàng lẻ ............................................................. 66
2.4.4.2. Các khách hàng chính của công ty................................................. 66
2.4.4.3. Các tuyến đường chính của công ty............................................... 66
2.5. Đánh giá thực trạng giao nhận và quy trình giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường
biển tại công ty .................................................................................................... 69

Kết luận ...................................................................................................................... 72


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO
HÀNG LẺ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
PENANSHIN SHIPPING HCM
3.1. Mục tiêu và phương hướng ................................................................................. 73
3.2. Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình thu gom, giao hàng kẻ xuất khNu
bằng đường biển .................................................................................................. 74
3.3. Một số giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ xuất khNu bằng
đường biển tại công ty ........................................................................................ 76
3.4. Kiến nghị ............................................................................................................. 81
Kết luận ...................................................................................................................... 85
4. LỜI KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đã và đang là xu hướng mà các
quốc gia trên thế giới hướng đến và nước ta cũng không ngoại lệ. Đây là xu hướng
mang lại sự phát triển kinh tế lớn cho mỗi quốc gia mà hoạt đông ngoại thương là
một trong những hoạt động đưa một quốc gia đến gần hơn với sự hội nhập kinh tế
thế giới. Ngoại thương là hoạt động vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia, nó là cầu nối cho sự trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia
trên thế giới. Trước tình hình đó, hiện nay ở nước ta đã và đang có nhiểu công giao
nhận vận tải ra đời hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế, mang đến cho các
doanh nghiệp xuất khNu trong nước những dịch vụ không thể thiếu cho việc xuất
khNu một lô hàng sang nước ngoài, phải nói từ khi có sự xuất hiện của các công ty
này đã đóng vai trò hữu ích cho sự phát triển của ngành xuất nhập khNu của nước ta
nói chung và hoạt động xuất nhập khNu của các doanh nghiệp trong nước nói riêng.
Nước ta là quốc gia may mắn được tạo hóa ưu đãi với đường bờ biển trải dài suốt
dọc lãnh thổ, đây là điểu kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển đặc biệt
là lĩnh vực giao nhận vận tải cũng như hoạt động xuất khNu của nước ta. Bên cạnh
đó việc Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của tổ chức Thương mại
thế giới WTO năm 2007 và gia nhập các tổ chức như APEC, ASEAN,... đã mở ra
cho nước ra nhiều thách thức cũng cơ hội hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế của các
nước trong khu vực và trên thế giới. Nắm bắt được lợi thế đó các công ty giao nhận
(Forwarder) đã xuất hiện ngày càng nhiều và không ngừng mở rộng quy mô, đNy
mạnh sự phát triển của công ty để cạnh tranh với các công ty hoạt động cùng ngành
khác, chính điều đó đã làm cho hoạt động xuất nhập khNu ở nước ta ngày càng sôi
động hơn. Tuy nhiên các công ty giao nhận hiện nay vẫn còn nhiều thiết sót trong
quy trình hoạt động của mình và đối mặt với nhiều sự cạnh tranh khá gay gắt trên
thị trường giao nhận vận tải hiện nay.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:1


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Hòa vào sự phát triển của ngành công ty TNHH Penanshin Shipping Việt
Nam đã ra đời và hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải, công ty đã không
ngừng mở rộng các dịch vụ cần thiết cho hoạt động xuất nhập khNu đáp ứng nhu cầu
của các doanh nghiệp trong nước và dịch vụ mà công ty muốn chú trọng nhất là
dịch vụ gom hàng lẻ vì đây là dịch vụ mang lại lợi nhuận cao nhất so với các dịch
vụ khác. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động công ty vẫn còn gặp không ít các khó
khăn, vướng mắc khi cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Muốn đNy mạnh sự
phát triển của công ty và nâng cao chất lượng dịch vụ khi cung cấp cho khách hàng
thì công ty cần có những giải pháp, chiến lược để khắc phục những tồn tại đã và
đang xảy ra trong quá trình công ty hoạt đông chính nhằm tạo được lòng tin nơi
khách hàng cũng như uy tín trên thương trường. Chính vì thế đây là lý do em chọn
đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ xuất kh u bằng
đường biển tại công ty TNHH Penanshin Shipping HCM” .

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:


- Tìm hiểu quy trình thu gom và giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển của công
ty.

- Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh thu gom và giao hàng lẻ xuất khNu
bằng đường biển tại công ty.

- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ xuất khNu bằng
đường biến tại công ty.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài:


- Tình hình kinh doanh của công ty.

- Quy trình, tình hỉnh tổ chức thu gom và giao hàng lẻ.

- Thời gian: 5 năm

4. Phương pháp nghiên cứu:


- Phương pháp phân tích tổng hợp: mục đích để chứng minh các luận điểm mà đề
tài đưa ra một cách thuyết phục hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:2


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Phương pháp nghiên cứu thông kê: xử lý các sộ liệu thu thập được từ công ty.

- Phương pháp phân tích, so sánh: từ số liệu thu thập được tiến hành phân tích và so
sánh theo mốc thời gian

5. Bố cục: đề tài được chia thành 3 phần:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển.

- Chương 2: nghiệp vụ giao hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển tại công ty TNHH
Penanshin Shipping HCM.

- Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ xuất khNu bằng
đường biển tại công ty TNHH Penanshin Shipping HCM.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:3


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO HÀNG


LẺ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 Khái quát về giao nhận:
1.1.1 Khái niệm chung về dịch vụ giao nhận:
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về dịch vụ giao nhận mà chỉ
có những khái niệm khác nhau. Tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi quốc gia, của mỗi
tổ chức cũng như những quan điểm riêng của các nhà kinh tế, các tổ chức mà họ
đưa ra những khái niệm khác nhau về nó. Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp
hội Giao nhận kho vận Quốc tế (FIATA) thì dịch vụ giao nhận được định nghĩa
như là: “Bất kỳ loại dịch vụ nào có liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho,
bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên
quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, tài chính, mua bảo hiểm,
thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa” (nguồn: 2011. Quy trình
xuất nhập khNu hàng hóa. Xuất nhập khNu. Được lấy về từ:
http://www.xuatnhapkhau.biz/quy-trinh-xuat-nhap-khau-hang-hoa-duong-bien.aspx)

Đến năm 2005 Luật thương mại đã có một số thay đổi về dịch vụ giao nhận
so với Luật Thương mại 1997, dịch vụ giao nhận được hiểu theo dịch vụ Logistics.
Theo chương VI- Một số hoạt động thương mại cụ thể khác, mục 4 - Dịch vụ
Logistic, điều 233- Dịch vụ logistics, có quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động
thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao
gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy
tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các
dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng
thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”
(Nguồn: Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận vận tải và bảo hiểm trong ngoại
thương, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, 2010, trang 224). Với cách định nghĩa này
thì bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận
chuyển sản phNm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Do đó, dịch vụ giao nhận cũng có

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:4


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

thể được hiểu như một phần của dịch vụ logistics, vì nó được bao hàm các công
việc liên quan trong quá trình giao nhận một cách rõ ràng, cụ thể hơn trong dịch vụ
logistics.

Nói một cách khác, dịch vụ giao nhận có thể được hiểu như là chuỗi các
công việc nhằm đưa hàng hóa từ bên gửi hàng đến bên nhận hàng một cách an toàn
với trách nhiệm và nghĩa vụ của bên tổ chức thực hiện dịch vụ giao nhận. Chuỗi
công việc này được thực hiện đã thông qua các bên có liên quan như hải quan, cảng
vụ, hãng tàu... Người kinh doanh dịch vụ giao nhận hay còn gọi là người giao nhận
có thể là bất kỳ người nào có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng
hoá như chủ tàu, công ty xếp dỡ, công ty giao nhận chuyên nghiệp… Ngày nay,
người giao nhận không chỉ làm đại lý, thực hiện thủ tục giấy tờ, thuê tàu, đặt chỗ
trên tàu... mà cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và thương mại quốc tế
họ còn cung cấp dịch vụ trọn gói về quá trình vận tải và phân phối hàng hoá. Trong
thực tế, việc giao và nhận hàng hoá cũng như việc thực hiện các công việc khác
không phải chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà nó đồng thời diễn ra ở nhiều
nước khác nhau. Do vậy một công ty giao nhận không thể có đủ cơ sở vật chất,
phương tiện vận chuyển cũng như các điều kiện khác để đáp ứng được yêu cầu này
mà họ thường phải đi thuê các nhà chuyên chở : hãng tàu, hãng hàng không, đường
sắt. . . để hoàn thành công việc của mình.

1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ giao nhận :


- Dịch vụ giao nhận được thực hiện dựa vào 3 yếu tố chính: hàng hóa, cơ sở
vật chất, hạ tầng và nguồn nhân lực.
- Dịch vụ giao nhận mang tính thụ động vì nó phụ thuộc rất nhiều vào nhu
cầu của khách hàng, các qui định của người vận chuyển, các ràng buộc về luật pháp,
thể chế của chính phủ (nước xuất khNu, nước nhập khNu,…) và chỉ được hình thành
khi có nhu cầu vận chuyển hàng hoá của các chủ hàng.

- Dịch vụ giao nhận mang tính thời vụ vì nó phục vụ cho hoạt động xuất
nhập khNu nên phụ thuộc rất lớn vào lượng hàng hóa xuất nhập khNu của các nhà

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:5


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

sản xuất. Hơn nữa thường thì hoạt động xuất nhập khNu mang tính chất thời vụ theo
mùa, theo tình hình nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng từ đó.

- Dịch vụ chính trong giao nhận vận tải có thể chia làm 2 nhóm chính là:
nhóm cung cấp dịch vụ hậu cần (hay còn gọi là dịch vụ logistics) và nhóm thực hiện
tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận chuyển của mình hoặc thuê của
người khác

- Ngoài những công việc như làm thủ tục, môi giới, lưu cước, người làm dịch
vụ giao nhận còn tiến hành các dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, bốc xếp nên
để hoàn thành công việc tốt hay không còn phụ thuộc nhiều vào cơ sở vật chất kỹ
thuật và kinh nghiệm của người giao nhận.

1.1.3 Vai trò của dịch vụ giao nhận:


* Đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp xuất nhập khNu:

Trong xu thế quốc tế hoá đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng
giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có
vai trò quan trọng. Điều này được thể hiện ở :
+ Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông nhanh chóng, an toàn và
tiết kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận
vào tác nghiệp. Người làm dịch vụ giao nhận được xem như một người đại diện
đứng ra hoàn tất các công việc có liên quan đến việc xuất khNu hàng từ cảng xếp
hàng đến cảng đích một cách chuyên nghiệp dưới sự uỷ thác của người xuất khNu.
Nhờ vào dịch vụ này mà hàng hoá được vận chuyển một cách an toàn trong thời gin
ngắn nhất có thể và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Hơn nữa người nhập và xuất khNu ở các nước có thể giảm được tối đa chi phí phát
sinh không đáng có trong quá trình làm hàng, vận chuyển hàng cũng như các thủ tục
cần thiết cho việc xuất khNu lô hàng đó từ đó tốc độ lưu thông hàng hoá xuất nhập
khNu sẽ được đNy mạnh giữa các quốc gia với nhau.

+ Giao nhận giúp cho người chuyên chở đNy nhanh tốc độ quay vòng của các
phương tiện vận tải, tận dụng được một cách tối đa và có hiệu quả dung tích và tải

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:6


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

trọng của các phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ
trợ khác. Vì hãng tàu là những tổ chức chuyên chở vận tải, họ có sẵn các phương
tiện vận tải và các phương tiện hỗ trợ khác, nhờ vào mối quan hệ với các công ty
giao nhận mà họ có nhiều khách hàng từ đó có thể thể tận dụng tối đa sức chỡ của
tàu, khaogn chứa trên tàu cho mỗi chuyến hành trình.

+ Giao nhận làm giảm giá thành hàng hoá xuất nhập khNu, tăng sự cạnh tranh
hành hoá nước ta với các nước khác trên thị trường quốc tế. Các công ty làm dịch
vụ giao nhận và các hãng tàu đã có mối quan hệ tốt, hợp tác lâu năm với nhau vì các
hãng tàu chỉ làm việc, đàm phán giá, lịch tàu, … với các công ty chuyên về dịch vụ
giao nhận nên họ luôn cập nhập, nắm bắt được các giá cước cạnh tranh trên thị
trường cũng như lịch tàu chạy của mỗi hãng tàu, ngày giờ cát máng, thời gian vận
chuyển (transit time) ngắn nhất, đi trực tiếp đến cảng đích hay quá cảnh ở cảng nào,
những thông báo nếu lịch tàu chạy bị hoãn lại,….. từ đó mang lại nhiều lựa chọn
cho các nhà xuất khNu (người gửi hàng), giúp cho việc xuất khNu hàng hoá của
khách hàng được nhanh chóng, thuận lợi hơn với giá cước thấp, thời gian vận
chuyển ngắn, ngày khởi hành kịp với ngày ra hàng ở cảng để tránh các chi phí lưu
container ở kho, bãi và các phí phát sinh khác.

+ Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khNu giảm bớt các chi
phí không cần thiết như chi phí xây dựng kho, bến bãi của người giao nhận hay do
người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tạo nhân công. Khi các nhà xuất nhập khNu
sử dụng dịch vụ ở các công ty giao nhận, họ có thể yên tâm về việc lưu containe ở
kho, bãi ở cảng xếp hàng hay cảng đích mà không bị hãng tàu tính phí vì công ty
giao nhận sẽ gia hạn với hãng tàu xin thời gian lưu container ở bãi (Demurage) hay
thời gian lưu container tại kho riêng của khách hàng (Detention).

* Đối với hãng tàu:

- Dịch vụ giao nhận giúp các hãng tàu tiết kiệm được những chi phí đáng lẽ
phải bỏ ra khi sử dụng phương tiện, nhân lực khi làm hàng lẻ. Nhờ có dịch vụ giao
nhận mà hãng tàu có thể tận dụng tối đa được tải trọng, không gian chứa trên tàu đối
vì trước đó các công ty giao nhận họ đã thu gom các lô hàng lẻ từ những chủ hàng

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:7


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

khác nhau đóng sao cho đầy container trước khi container xếp lên tàu, lúc này các
lô hàng lẻ được đóng trong mỗi container cũng được xem như các lô hàng nguyên
container, từ đó tận dụng được hết các khoảng trống trên tàu và khả năng chuyên
chở và tiết kiệm được thời gian, các loại giấy tờ chứng từ cũng như hao phí do hao
mòn phương tiện vận chuyển khi thực hiện các lô hàng lẻ trên mỗi chuyến hành
trình.

- Dịch vụ giao nhận đảm bảo được các chi phí cho thuê phương tiện vận
chuyển hay nói cách khác là giá cước vận chuyển tính cho các chủ hàng trên mỗi
chuyến tàu, các hãng tàu không sợ bị thất tiền cước của những chủ hàng riêng lẻ vì
đã có người làm dịch vụ giao nhận thanh toán nếu là cước trả trước hoặc đại lý đầu
bên kia thanh toán nếu là cước trả sau. Các đại lý, công ty giao nhận được xem là
người đại diện các chủ hàng riêng lẻ gửi hoặc nhận tất cả lô hàng của họ lên tàu để
vận chuyển vì thế họ được xem như người gửi hàng hay nhận hàng với hang vì thế
họ sẽ có trách nhiệm thanh toán đủ giá cước với hãng tàu.

1.1.4 Các hình thức giao nhận hàng hóa:


Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ cho các tổ chức
chuyên chở quốc tế.

- Giao nhận nội địa : là hoạt động giao nhận chỉ chuyên chở hàng hóa
trong phạm vi một nước.

Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:

- Giao nhận thuần túy: là hoạt động giao nhận chỉ bao gồm việc gửi hàng
đi hoặc gửi hàng đến.

- Giao nhận tổng hợp: là hoạt động giao nhận ngoài họat động thuần túy
còn bao gồm cả xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, vận chuyển đường ngắn, lưu kho,
lưu

Căn cứ vào phương tiện vận tải:

- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:8


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Giao nhận bằng đường hàng không

- Giao nhận bằng đường thủy

- Giao nhận bằng đường sắt

- Giao nhận bằng ô tô

- Giao nhận bằng bưu điện

- Giao nhận bằng đường ống

- Giao nhận vận tải liên hợp (Combined Transportation – CT) hay vận tải
đa phương thức (Montimodal Transportation – MT).

Căn cứ vào tính chất giao nhận:

- Giao nhận riêng: là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khNu tự tổ
chức, không sử dụng các dịch vụ của các công ty giao nhận (Freight Forwarder)

- Giao nhận chuyên nghiệp: là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty
chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng ở nước nhập
khNu hoặc xuất khNu.

1.2 Giao nhận hàng lẻ xuất kh u bằng đường biển:


1.2.1 Khái niệm hàng lẻ:
Hàng lẻ (hay còn gọi là hàng LCL_Less than container load) là những lô
hàng có số khối nhỏ, là hàng hóa của nhiều chủ hàng khác nhau sẽ được đóng chung
trong một container mà người gom hàng là người chuyên chở hoặc người giao nhận
đứng ra chịu trách nhiệm gom hàng, đóng hàng vào container cũng như dỡ hàng ra
để phân phối lại cho người nhận ở cảng đích.

1.2.2 Người chuyên chở hàng lẻ:


Người kinh doanh chuyên chở hàng lẻ còn được gọi là nhà thầu hàng lẻ
(considator) sẽ tập trung những lô hàng lẻ của nhiều chủ hàng khác nhau thường ở
các trạm hàng lẻ ( còn gọi là kho CFS- Container Freight Station) rồi sắp xếp, phân
loại, kết hợp các lô hàng lẻ đó để đóng vào container, nêm phong kẹp chì theo quy
chế xuất khNu của hải quan, cũng như phân chia hàng tại cảng đích và giao hàng cho

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:9


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

người nhận hàng. Ngoài ra, người chuyên chở hàng lẻ có thể hiểu là người giao
nhận hoặc là nhà chuyên chở thật sự.

* Trách nhiệm của người chuyên chở:

Họ có trách nhiệm tiến hành nghiệp vụ chuyên chở như đã nói ở trên, ký phát
vận đơn thực cho người gửi hàng, bốc container xuống tàu, vận chuyển đến cảng
đích, dỡ container ra khỏi tàu, vận chuyển đến bãi trả hàng và giao hàng cho người
nhận hàng theo vận đơn mà mình đã ký phát ở cảng đi.

Nhà thầu chuyên chở hàng lẻ là những người vận tải không có tàu ( viết tắt là
NVOCC_Non Vessel Operating Common Carrier), họ thường là các công ty giao
nhận, với tư cách người gom hàng lẻ vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển chứ
không phải là đại lý. Họ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển từ lúc nhận
hàng tại cảng xếp cho đến khi giao hàng xong tại cảng đến. Bên cạnh đó, họ phải kí
phát vận đơn nhà (HBL- House bill of lading) cho người gửi hàng sao khi đã nhận
hàng và làm các thủ tục cần thiết để container được xếp lên tàu ở cảng xếp cũng như
dỡ hàng đưa vào kho ở cảng đích, giao hàng cho người nhận trên vận đơn. Tuy
nhiên, như đã nói ở trên họ không có phương tiện vận tải để tự chuyên chở vì vậy
người gom hàng phải thuê tàu của người chuyên chở thực tế để chuyên chở
container đóng các lô hàng lẻ. Do đó, quan hệ lúc này giữa người gom hàng và
người chuyên chở trở thành là quan hệ người thuê tàu và người chuyên chở thực sự
(chủ tàu). Người chuyên chở sẽ bốc container lên tàu, ký phát vận đơn chủ (Master
bill of lading) cho người gom hàng và có trách nhiệm vận chuyển hàng tới cảng
đích rồi dỡ container khỏi tàu, vận chuyển đến bãi container và giao cho đại lý hoặc
đại diện của người gom hàng ở cảng đích để phân phối lại cho người nhận hàng.

1.2.3 Dịch vụ gom hàng lẻ và lợi ích của dịch vụ gom hàng lẻ:
1.2.3.1. Khái niệm gom hàng lẻ:
Gom hàng lẻ là tập hợp những lô hàng nhỏ lẻ của nhiều người thành một lô
hàng lớn để đưa đến một địa điểm tập kết tại cảng ( còn gọi là kho CFS) rồi đóng
vào container để gửi cho một hoặc nhiều người nhận hàng ở một địa điểm khác mà

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:10


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

người đại diện nhận hàng là đại lý của người gom hàng (Consolidator’s Agent)
đứng ta nhận hàng ở nơi đến để chia lẻ sau đó phân phối lại cho từng người nhận
hàng thực sự.

1.2.3.2. Lợi ích của dịch vụ gom hàng lẻ:


a. Đối với người gửi hàng.

- Người gửi hàng được hưởng giá cước thấp hơn giá cước thường phải trả
cho người chuyên chở vì các công ty giao nhận họ đã có mối quan hệ tốt, lâu dài khi
hợp tác với các hãng tàu do vậy họ sẽ có được giá cước thấp hơn giá cước mà hãng
tàu chào với những người gửi hàng.

- Người gửi hàng sẽ thuận lợi hơn khi có thể gửi hàng trong phạm vi rộng mà
chỉ phải làm việc với người gom hàng, hơn là phải liên hệ với nhiều hãng vận tải vì
thông thường mỗi hãng chỉ nhận làm trên một đoạn đường mà họ phụ trách.

- Người gom hàng làm dịch vụ đưa hàng từ cửa tới cửa (Door to door) nghĩa là họ
sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ về việc vận chuyển và các thủ tục liên quan để lô hàng được
vận chuyển từ nước người bán sang nước người mua và dịch vụ phân phối hàng mà các
hãng vận tải không làm.

b. Đối với người chuyên chở hoặc hãng tàu.

Dịch vụ gom hàng lẻ ở các công ty giao nhận giúp cho các hãng tàu (chủ tàu)
tiết kiệm được thời gian, chi phí, giấy tờ, nhân lực…do không phải giải quyết các lô
hàng nhỏ lẻ của từng chủ hàng khác nhau vì trước đó lô hàng nhỏ lẻ đã được người
gom hàng thu gom từ những chủ hàng riêng lẻ để đóng đầy vào container trước khi
được xếp lên tàu. Nhờ vậy các hãng tàu đã tận dụng tối đa khả năng chuyên chở
trên mỗi chuyến. Đặc biệt, các hãng tàu không sợ bị thất thu tiền cước vì các khoản
cước đó sẽ được thanh toán trước hàng lên tàu hoặc sau khi hàng đến cảng đích bởi
các đại lý, công ty giao nhận vì họ đóng vai trò như người gửi hàng và nhận hàng
đối với hãng tàu nên trách nhiệm thanh toán cước sẽ thuộc về họ

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:11


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

c. Đối với người gom hàng.

Người gom hàng được hưởng những phần tiền chênh lệch giữa tổng số tiền
cước thu được của người gửi hàng về những lô hàng lẻ, trừ đi số tiền cước phải trả
cho người chuyên chở về lô hàng thu gom sau khi đã được chiết khấu. Thường thì
khoản lợi nhuận thu về từ dịch vụ gom hàng lẻ luôn cao hơn so với dịch vụ giao
hàng nguyên container (FCL).

d. Đối với nền kinh tế.

Làm giảm giá thành hàng xuất khNu từ đó tăng sức cạnh tranh của nó trên thị
trường quốc tế vì thông thường do các nhà thầu hàng lẻ (công ty giao nhận) đã có
mối quan hệ tốt với các hãng tàu nên giá cước vận tải mà các hãng tàu dành cho họ
thường thấp hơn đáng kể so với người gửi hàng.

1.2.4 Quy trình tổng quát giao hàng lẻ xuất kh u bằng đường biển đối
với các công ty giao nhận:

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:12


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

ChuNn bị chứng từ

Khai báo hải quan

Nhận hàng từ các chủ hàng riêng lẻ

Đóng hàng vào container

Giao hàng lên tàu

Sau khi giao hàng lên tàu

Sơ đồ 1.1: Quy trình thu gom và giao hàng lẻ xuất kh!u

bằng đường biển tại công ty

Bước 1: Chu!n bị chứng từ:

- Sau khi bộ phận kinh doanh đã thoả thuận giá cước và chọn lịch tàu với chủ
hàng khác nhau thì nhân viên phụ trách chứng từ sẽ chủ động liên hệ với các chủ
hàng để lấy thông tin về các lô hàng như tên mặt hàng, số lượng, ngày giờ ra hàng,
đến cảng nào, đóng kho hay đóng bãi, hạ ở bãi nào…sau đó lấy booking từ hãng tàu
để đặt chỗ trên tàu và báo lại với từng chủ hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:13


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Bên cạnh đó lấy thông tin chi tiết về lô hàng của từng chủ hàng, tổng hợp
lại và lập Shipping instruction (SI) cho hãng tàu và nhận lại Master B/L từ hãng tàu.
Nhân viên phụ trách chứng từ gửi bản booking của từng chủ hàng cho nhân viên
giao nhận xuống cảng duyệt lệnh hoặc nhận Booking note mà khách hàng gửi lại
kho CFS khi các chủ hàng ra hàng sớm và lưu hàng tại kho trước giờ đóng hàng
(tuỳ thuộc vào việc các công ty giao nhận thường đóng hàng lẻ ở cảng nào mà các
nhân viên giao nhận sẽ đến kho ở đó để đón hàng từ các chủ hàng và duyệt lệnh cấp
container rỗng ở văn phòng hãng tàu đặt ở cảng đồng thời nhận seal để đóng hàng
cho các chủ hàng, tuỳ thuộc vào địa điểm ghi trong lệnh cấp container rỗng của
hãng tàu cấp cho các công ty giao nhận mà các nhân vien giao nhận đến để duyệt
lệnh hoặc có trường hợp bộ phận chứng từ duyệt lệnh qua mail sau đó nhân viên
giao nhận sẽ tiến hành kéo container rỗng để đóng từng lô hàng lẻ vào. Đồng thời
nhân viên phụ trách chứng từ lập bảng Manifest tóm tắt những lô hàng sẽ đi, của
người gửi hàng nào để gửi cho đại lý ở cảng đích nắm được thông tin những lô hàng
trong container để thuận tiện cho việc phân phối hàng hoá cho những người nhận
hàng ở cảng đích dễ dàng hơn.

Nếu các chủ hàng có nhu cầu khai hải quan thì bộ phận chứng từ cần liên hệ
với hủ hàng để nhận các chứng từ có liên quan.

Hồ sơ thủ tục hải quan gồm:

- Hợp đồng xuất khNu

- Bản kê chi tiết hàng hoá

- Hoá đơn thương mại

- Tờ khai

Ngoài ra có thể kèm theo một số giấy tờ khác như :

- Giấy chứng nhận phNm chất, số lượng, chất lượng

- Giấy chứng nhận xuất xứ


- Tờ khai trị giá tính thuế

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:14


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Bước 2: Khai báo hải quan (nếu chủ hàng có nhu cầu):

Khai báo và làm thủ tục hải quan theo quy trình sau:

- Nhân viên giao nhận sẽ đăng ký khai hải quan trên hệ thống khai hải quan
điện tử

- Nhân viên giao nhận cùng nhân viên hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa
(nếu cần)

- Nhân viên giao nhận mang bộ chứng từ khai hải quan đến cục hải quan nộp
lệ phí, đóng dấu “ Đã làm thủ tục hải quan” và lấy tờ khai hải quan.

Bước 3: Nhận hàng từ các chủ hàng riêng lẻ:

Nhận hàng của khách hàng (thường đối với các lô hàng sẽ được tập kết ở kho,
các chủ hàng vận chuyển hàng hoá đến đó để đóng vào cùng container)

Khi khách hàng giao hàng tại kho, bãi:


- Với hàng phải lưu kho (trường hợp những lô hàng lẻ của các chủ hàng ra
hàng sớm cần lưu kho để chờ đóng vào container)

+ Nhân viên giao nhận phải lên phòng điều độ để trao danh mục hàng xuất
khNu.

+ Ký hợp đồng thuê kho và bốc xếp hàng hóa,thường các công ty giao nhận
sẽ ký hợp đồng thuê kho ở cảng trước và thanh toán sau mỗi tháng để thuận tiện cho
việc nhập hàng vào kho cho các chủ hàng.

+ Lấy lệnh nhập kho

+ Báo hải quan và kho

+ Giao hàng vào kho

Thông thường việc nhập hàng lưu kho sẽ do các chủ hàng liên hệ làm việc
với quan lý kho ở cảng để lưu hàng vào kho. Khi nhận hàng của khách hàng, nhân
viên giao nhận kiểm tra về số lượng, chất lượng hàng hoá thực khi hàng ra đến cảng
và ghi chú vào phiếu nhận hàng.
Nhân viên giao nhận phải làm các công việc :

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:15


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Kiểm tra kho hàng

- Kiểm tra hàng

- Kiểm tra bao gói

- Kiểm tra khối lượng

- Ghi chú về tình trạng hàng hoá vào phiếu nhận hàng

- Giao hàng cho hãng tàu hoặc thông quan nội địa (ICD). Chuyển các chứng
từ cần thiết liên quan đến thương mại, vận tải và thủ tục hải quan cho người gom
hàng.

Bước 4: Đóng hàng vào container

- Mời đại diện hải quan đến để kiểm tra kiểm hóa và giám sát việc đóng hàng
vào container, xếp hàng dưới sự giám sát của cảng và nhân viên giao nhận (nếu cần)

- Nhân viên giao nhận báo về bộ phận chứng từ thúc hối những chủ hàng
chưa vận chuyển hàng đến kho để đóng, tiến hành đóng hàng của những chủ hàng
vào đầy container, trách nhiệm bốc hàng sẽ do đội xếp dỡ ở cảng đảm nhiệm và sau
cùng là bấm seal của hãng tàu, niêm phong kẹp chì, seal hải quan,….

- Sau khi đóng hàng, nhân viên giao nhận tại hiện trường báo lại số lượng, số
khối hàng hoá của mỗi chủ hàng cho nhân viên phụ trách chứng từ để nhập hệ thống
và làm House B/L cho từng chủ hàng.

Bước 5: Giao hàng lên tàu

- Trước khi có thể giao hàng lên tàu, người giao nhận phải báo cho cảng về
ngày, giờ và loại tàu mà hàng hóa cần xếp lên. Đồng thời cũng phải ký hợp đồng
với phía xếp dỡ cảng và trao cho cảng cargolist để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ.

- Việc giao hàng lên tàu do cảng đảm nhận dưới sự ủy thác của công ty giao
nhận, trong quá trình bốc hàng lên tàu có thể có sự kiểm soát của nhân viên giao
nhận và nhân viên hải quan nếu cần.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:16


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Bước 6: Sau khi giao hàng lên tàu

- Công ty giao nhận thanh toán với các bên, trả tiền cho người chuyên chở
cũng như các nhà cung ứng các dịch vụ liên quan trong quá trình giao nhận.

- Nhân viên phụ trách chứng từ phải báo số container va số seal cho hãng tàu
để hãng tàu kiểm tra xem container đã vào sổ tàu hay chưa và chắc rằng container
đã được xếp lên tàu.

- Nhân viên phụ trách chứng từ phải giám sát quá trình vận chuyển hàng hoá
trên đường đưa tới người nhận thông qua mối liên hệ với người chở hàng (hãng tàu)
hoặc đại lý của công ty ở nước ngoài qua mail hoặc trên trang web của hãng tàu.

- Đối với các trường hợp có thông tin về tổn thất hàng hóa, công ty giao nhận
phải báo cho khách hàng hoặc thay mặt khách hàng báo cho bên bảo hiểm. Căn cứ
vào hợp đồng bảo hiểm để thay mặt các chủ hàng mời cơ quan giám định xác nhận
tổn thất thực tế để làm cơ sở giải quyết khiếu nại và đòi bồi thường.

- Công ty giao nhận tiến hành tập hợp các chi phí để lập chứng từ thanh toán
với từ chủ hàng.

- Nhân viên chứng tử gửi tất cả chứng từ gồm các House B/L đã gửi cho các
chủ hàng và Master B/L nhận từ hãng tàu, Debit note (nếu có), Manifest,… cho đại
lý ở cảng đích.

- Nhân viên chứng từ theo dõi lô hàng khi đến cảng đích qua việc liên hệ với
đại lý đầu bên người nhận hàng để chắc rằng hàng hoá đã được giao cho người nhận
hàng, nếu có vấn đề gì cần giải quyết thì liên hệ với đại lý ở cảng đích.

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu gom - giao hàng lẻ bằng
đường biển:
• Điều kiện thời tiết:

Đây là nhân tố mà con người không thể làm chủ và kiểm soát được. Hoạt
động thu gom- giao hàng lẻ cũng chịu không ít ảnh hưởng từ nó. Nuế điều kiện thời
tiết tốt thì thì hoạt động thu gom, đóng vá giao hàng sẽ diễn ra suôn sẽ, giảm được
các rủi ro và chi phí phát sinh trong quá trình làm hàng và vận chuyển hàng hoá.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:17


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Ngược lại, nếu điều kiện thời tiết xấu sẽ trì hoãn thời gian đóng hàng, vận chuyển
và chất lượng hàng hoá. Đặc biệt đối với các mặt hàng nông sản, bột nhang, các
kiện hàng bằng giấy carton hoặc các hàng nguy hiềm như hoá chất, sơn,.. sẽ gây ra
tình trạng hư hỏng hàng hoá, giảm chất lượng khi giao đến cảng đích và gây ra các
chi phí phát sinh không đáng có cho các nhà thầu hàng lẻ khi đóng hàng hoặc chi
phí thuê kho lưu trữ, bảo quản hàng hoá cho những chủ hàng.

• Giá cước:

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, giá cước được xem như là một
trong những lợi thế cạnh tranh hàng đầu của các nhà thầu hàng lẻ (các công ty giao
nhận, thu gom hàng lẻ). Muốn có được giá cước thấp thì các nhà thầu hàng lẻ phải
có mối quan hệ tốt với các hãng tàu để lấy được giá cước thấp cũng như đàn phán
mới đại lý để tăng mức refund cho mỗi kiện hàng, lô hàng. Từ đó, các nhà thầu có
thể lấy phần này để bù vào giá cước và thu lại giá cước từ người gửi hàng.

• Hệ thống đại lý:

Hệ thống đại lý là mấu chốt trong việc tạo dựng được vị thế cạnh tranh giữa
các nhà thầu hàng lẻ với nhau. Các nhà thầu hàng lẻ nào kết nối, hợp tác được với
các đại lý mạnh và rộng khắp thì có thể vận chuyển hàng hoá đến những vùng địa lý
xa cảng biển, những cảng không phổ biến so với các nhà thầu hàng lẻ khác và các
cảng nội địa với giá cước cạnh tranh giúp các nhà thầu hàng lẻ mở rộng được các
tuyến dịch vụ ở nhiều cảng đến, đặc biệt là các cảng chuyển tải chính và lớn như
Singapore, Hong Kong và có được bảng giá cước cạnh tranh. Ngoài ra, đối với các
nhà thầu hàng lẻ lượng hàng chỉ định hàng tháng cũng góp phần vào việc duy trì và
phát triển các tuyến hàng cũng như lợi nhuận mang về khi làm các lô hàng này.

• Khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói (Door to door):

Trong xu thế hiện nay, các nhà sản xuất hàng hoá (người gửi hàng) thường
dần tuê ngoài các dịch vụ trọn gói khi xuất khNu nhắm tiết kiệm các chi phí phát
sinh và nâng cao tính chuyên nghiệp. Các nhà thầu hàng lẻ muốn nâng cao vị thế,
tính cạnh tranh và khai thác tốt thị trường thì phải nắm được những nhu cầu này để

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:18


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

trang bị trang thiết bị, nhân sự để thực hiện dịch vụ này. Hơn nữa, nguồn lợi nhuận
mang lại từ dịch vụ này cũng cao hơn so với thông thường vì từ đó các nhà thầu
hàng lẻ sẽ cung cấp các dịch vụ khác liên quan như: đóng gói hàng hoá, dán nhãn
mác, làm thủ tục hải quan,…

• Nguồn nhân lực:

Đây là nhân tố có ảnh hưởng xuyên suốt đến hoạt động giao hàng lẻ. Nó tác
đông đến cả quy trình thu gom và giao hàng vì ở mỗi bộ phận khác nhau mà có sự
tác đọng khác nhau như: nhân viện bên chứng từ thì phụ trách làm các loại chứng từ
cần thiết cho việc giao hàng, nhân viên hiện trường thì chịu trách nhiệm kiểm đếm
và đóng hàng vào container, nhân viên phòng sale thì đảm nhận việc tìm kiếm và tư
vấn cho khách hàng,…. Bên cạnh đó, nguồn nhân sự cũng ảnh hưởng khá lớn đến
năng suất công việc, tạo được uy tín với khách hàng (người gửi hàng) và góp phần
phát triển chất lượng dịch vụ của các nhà thầu hàng lẻ (các công ty giao nhận) .
Ngược lại với một đội ngũ nhân viên không chuyên nghiệp sẽ làm cho công ty mất
đi nhiều cơ hội và khách hàng cũng như giảm hiệu quả hoạt động giao hàng lẻ của
công ty.

• Công nghệ thông tin và quản lý:

Công nghệ thông tin giúp cho các nhà thầu hàng lẻ tiết kiệm thời gian và chi
phí một cách hiệu quả cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ. Hiện nay các công ty
giao nhận luôn trang bị các phần mềm quản lý chuyên nghiệp như FAST (Freight
Assistant System Technology) để hỗ trợ cho quá trình làm hàng, thống kê, lưu trữ
số liệu, làm các chứng từ cần thiết cho việc xuất khNu một lô hàng, giúp các phòng
ban cập nhật, theo dõi thông tin qua hệ thống,….

1.2.6 Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình giao nhận hàng lẻ:
Như đã nói ở trên, hoạt động thu gom- giao hàng lẻ là việc gom hàng của
nhiều chủ hàng khác nhau với đa dang các loại hàng hoá, số lượng, tính chất từng
loại hàng,… đóng đầy vào container và xuất đi theo sự uý thác của những chủ hàng.
Vì thế trong qua trình vận chuyển, làm hàng không thể tránh khỏi những tình trạng

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:19


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

mất mác, hư hỏng hoặc thất lạc hàng hàng hoá. Bên cạnh đó trong quá trình giao
hàng cho hãng tàu vận chuyển đến nước người bán vẫn còn đối mặt với tình trạng
rớt cont của những chủ hàng làm trì hoãn thời gian hàng đến cảng đích gây ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh tế đối với các chủ hàng. Ngoài ra vẫn còn tồn tại không ít
những vướng mắc, thiếu sót trong quá trình làm hàng từ khâu hiện trường đến
chứng từ mà các công ty giao nhận đang gặp phải. Do đó, điều cần thiết hiện nay là
hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ nhẳm đNy mạnh hoạt động giao hàng lẻ bằng
đường biển đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty giao nhận hiện
nay góp phần thúc đầy việc lưu thông hàng hoá giữa các nước, tăng mức lợi nhuận
cho các nhà thầu hàng lẻ cũng như các chủ hàng. Từ đó, góp phần thúc đNy cho sự
phát triển của ngành giao nhận nói riêng và ngành xuất nhập khNu của nước ta nói
chung.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:20


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu chương 1 có thể thấy hoạt động giao hàng lẻ xuất khNu bằng
đường biển được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau như cơ sơ hạ tầng, phương
tiện vận chuyển, con người, .. và chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố tác động vào như
thời tiết, hệ thống đại lý, giá cước, việc ứng dụng công nghệ thông tin,…. Các hoạt
động thu gom - giao hàng được phân ra và thống nhất theo một quy trình xuyên suốt
từ lúc nhận hàng của người gửi hàng đến khi người nhận hàng nhận được hàng hoá
tại cảng đích, tuy ở mỗi khâu đều có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong mỗi công việc. Có thể nói, hoạt động thu gom
– giao hàng lẻ hình thành đã hỗ trợ tích cực, đNy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá
xuất khNu, giúp cho tiến trình xuất khNu hàng ra nước ngoài suôn sẻ, chuyên nghiệp
hơn, nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều loại chi phí cho các nhà sản xuất.

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận này sẽ là tiền đề giúp ta phân tích và nhìn
nhận thực trạng hoạt động giao hàng lẻ bằng đường biển tại các công ty giao nhận
hiện nay, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra những giải pháp thích hợp để
phát triển dịch vụ giao hàng lẻ này, góp phNn thúc đNy sự phát triển của ngành xuất
nhập khNu nói chung và cho các công ty kinh doanh dịch vụ này nói riêng.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:21


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

CHƯƠNG 2 :NGHIỆP VỤ GIAO HÀNG LẺ XUẤT KHẨU BẰNG


ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PENANSHIN SHIPPING HCM

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Penanshin Shipping HCM:


2.1.1 Giới thiệu vài nét về công ty TNHH Penanshin Shipping HCM:

Tập đoàn Penanshin Shipping được thành lập năm 1998 bởi một nhóm các
công ty từ Singapore, Thái Lan, Malasia và Philipines. Văn phòng chính đặt tại
Singapore. Tận dụng được cơ sở hạ tầng là một trong những cảng biển lớn, tiên tiến
cũng như vị trí thuận lợi của nước này của nước này là trung tâm trung chuyển tốt
nhất thế giới để vận chuyển các chuyến hàng đường dài đi qua Singapore với mảng
hoạt động chính là thầu vận chuyển hàng lẻ

Nắm bắt được tiềm năng về thị trường giao nhận tại Việt Nam, tập đoàn
Penanshin Shipping của Singapore đã liên doanh với công ty TNHH TMDV Phúc
Thịnh năm 2006 và thành lập công ty liên doanh Penanshin Shipping Việt Nam

Ngành nghề kinh doanh:

- Gom và phân phối hàng lẻ

- Bán cước vận chuyển container mát, lạnh, khô

- Khai thuê hải quan

- Đóng gói hàng hoá

- Gửi hàng cá nhân

- Dịch vụ vận chuyển hàng trọn gói (Door to door)

Hệ thống đại lý: Penanshin có hệ thống đại lý ở hầu hêt các quốc gia Đông
Nam Á như Singapore, Thái Lan, Philipine, Malasia, Campuchia và các đại lý có
mối quan hệ bạn hàng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đại lý ở Hong
Kong là Charter Link và có mối quan hệ đại lý thân thiết với tập đoàn lớn nhất Đài
Loan là Panda Logistics.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:22


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Đến năm 2007 do bất đồng quan điểm trong việc quản lý và phát triển công
ty nên ông Lee Wei Gee, tổng giám đốc tập đoàn Penanshin Singapore đã quyết
định tách ra khỏi công ty liên doanh Penanshin Việt Nam và hợp tác liên kết với
ông Trần Song Trà thành lập công ty TNHH Minh Phong Hợp Nhất. Sau một thời
gian hoạt động hiệu quả và phát triển, tháng 7 năm 2012 ông Trần Song Trà đã mở
rộng quy mô của công ty thành lập thêm một công ty mới được xem như đại lý giao
nhận vận tải đại diện của Singapore ở Việt Nam đồng thời sáp nhập công ty Minh
Phong Hợp Nhất thành một và tiếp tục hoạt động cho đến nay với tên Công ty
TNHH Penanshin Shipping HCM.

Tên giao dịch: PENANSHIN SHIPPING HCM CO., LTD

Giám đốc/người đại diện: Trần Song Trà

Mã số thuế: 0311829375

Địa chỉ: số 1 Đinh Lễ, phường 12, quận 4 Thành phố Hồ Chí Minh.

Logo công ty:

2.1.1.1. Nhân sự:


Tổng cộng hiện nay công ty có 38 nhân viên: 20 nữ, 18 nam
Trình độ văn hoá của nhân viên làm việc tại văn phòng là đại học và cao
đẳng. Nhân viên làm thủ tục hải quan, đóng hàng là cao đẳng và trung cấp chuyên
nghiệp.
Trình độ chuyên môn: Nhân viên đều tốt nghiệp ngành liên quan đến
hoạt động ngoại thương nên đều được đào tạo kiến thức về hoạt động kinh doanh
xuất nhập khNu trong nhà trường và được hướng dẫn lại nghiệp vụ khi làm việc tại
công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:23


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Kinh nghiệm: Giám đốc quản lý là ông Trần Song Trà người đã có trên 15
năm kinh nghiệm trong hoạt động giao nhận và vận tải. Các trưởng phòng cũng là
người có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này từ 5-8 năm.
Bảng 2.1. Số liệu về tình hình nhân sự và trình độ nhân sự của công ty:

Tổng số Trình độ
Bộ phận
(người) Đại học Cao đẳng Trung cấp

Giám đốc 1 1 0 0

Phòng
8 6 2 0
kinh doanh

Phòng kế
4 3 1 0
toán

Phòng
11 4 4 3
xuất khNu

Phòng
10 4 3 3
nhập khNu

Phòng dịch
4 2 1 1
vụ hải quan

(Nguồn: Phòng kinh doanh)


2.1.1.2. Cơ sở vật chất:
Công ty trang bị 36 máy tính, 36 điện thoại bàn, 3 máy scan, 2 máy fax, 5
máy in, 3 máy Photo-copy

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:24


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

2.1.2 Mục tiêu và chức năng hoạt động của Công ty TNHH Penanshin
Shipping HCM:
• Mục tiêu hoạt động của công ty TNHH Penanshin Shipping HCM
Thông qua việc kinh doanh nghiệp vụ giao nhận, là cầu nối cho các
doanhnghiệp trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu xuất khNu và nhập khNu hàng
hoá. Thúc đNy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia nhằm khai
thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ hai bên, tạo ra lợi nhuận cho công ty. Đồng thời
góp phần thúc đNy hoạt động ngoại thương của nước nhà phát triển, tăng nguồn thu
ngoại tệ cho quốc gia.
• Chức năng hoạt động của Công ty TNHH Penanshin Shipping HCM
Với mục tiêu hoạt động như trên, công ty TNHH Penanshin Shipping
HCM được phép hoạt động theo những chức năng sau:
- Đại lý tàu biển (NVOCC)
- Dịch vụ gom hàng lẻ
- Dịch vụ logistic - vận tải
- Dịch vụ vận chuyển bằng đường hàng không
- Dịch vụ vận chuyển bằng đường biển

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:25


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

GIÁM ĐỐC

PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG


KINH KẾ XUẤT NHẬP DNCH VỤ
DOANH TOÁN KHẦU KHẨU VẬN TẢI

HÀNG LCL HÀNG FCL

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức, quản lý của công ty và chức năng hoạt động của
các phòng ban tại công ty TNHH Penanshin Shipping HCM:

Để phù hợp với quy mô và đáp ứng yêu cầu gọn nhẹ, công ty lựa chọn mô
hình quản lý trực tiếp tương đối đơn giản. Theo mô hình này, công việc của ban
giám đốc được giảm nhẹ do có sự trợ giúp của các phòng ban. Mỗi phòng ban thực
hiện chức năng khác nhau giúp cho các nhân viên phát huy hết năng lực chuyên
môn của mình. Ưu điểm của mô hình trên là ít tốn kém, không cồng kềnh nên dễ
quản lý. Hơn nữa các công việc được thực hiện riêng biệt giữa các bộ phận nên
nhược điểm cảu nó là khó có sự kiểm soát chặt chẽ và giúp đỡ giữa các bộ phận.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty TNHH
Penanshin Shipping HCM:

* Giám đốc:

Phụ trách việc điều hành chung cho toàn công ty như: tổ chức phâncông
nhân viên, lên kế hoạch dự án kinh doanh, lo công tác đối ngoại, tập trung trong
việc đầu tư và tìm kiếm thị trường mới và định hướng phát triển cho công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:26


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

* Phòng kế toán:
- Quản lý sổ sách, chứng từ, dữ liệu, làm hóa đơn cho khách hàng, theo dõi
việc thu chi, chịu trách nhiệm thu hồi nợ của khách hàng nhằm đảm bảo nguồn vốn
kinh doanh cho công ty.
- Định kỳ tập hợp phản ánh, báo cáo các thông tin cho giám đốc về tình hoạt
động của công ty.
* Phòng kinh doanh:
- Đây là bộ phận năng động nhất trong công ty, có vai trò quan trọng trong
việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũ và tìm kiếm
khách hàng mới, đàm phán giá, xây dựng lộ trình mới cho công ty. Đồng thời,
phòng kinh doanh có nhiệm vụ tham vấn giá cước tại các hãng tàu, tư vấn cho giám
đốc về giá cả thị trường.
* Phòng dịch vụ hải quan:
Thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục hải quan theo quy định của Nhà
nước
* Phòng xuất khN u:

- Bộ phận hàng FCL: Chịu trách nhiệm làm chứng từ, gửi chứng từ cho đại
lý ở nước ngoài, theo dõi lịch trình hàng hoá, đặt chỗ (lấy Booking) với hãng tàu,
phát hành vận đơn cho khách hàng, điều chỉnh vận đơn, theo dõi tình hình xuất
hàng của công ty, giải quyết các trường hợp xảy ra về chứng từ, quá trình đóng
hàng, vận chuyển hàng và xuất hàng cho khách hàng cũng như liên hệ với đại lý bên
nước ngoài,…
- Bộ phận hàng LCL: cũng làm một số việc liên quan đến chứng từ như bộ
phận LCL, theo dõi từng chủ hàng ra hàng, gom hàng lẻ từ các chủ hàng riêng lẻ
đóng vào container, theo dõi việc thu gom hàng, xuất hàng của công ty, theo dõi
hàng hoá đến khi được giao đến cảng đích, giải quyết các trường hợp phát sinh
trong thủ tục chứng từ, đóng hàng, vận chuyển hàng hoá đến cảng đích,…

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:27


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

* Phòng nhập khN u:


- Có mối quan hệ mật thiết với các đại lý Penanshin ở nước ngoài. Phòng
Nhập khN u có nhiệm vụ đảm bảo cho các lô hàng hóa được giao tận tay khách hàng
nội địa. Công việc cụ thể như: tiếp nhận và làm chứng từ cho các lô hàng nhập
khN u, nhận “thông báo hàng đến” và thông báo cho khách hàng ra nhận hàng. Giải
quyết các vấn đề phát sinh như khiếu nại của khách hàng liên quan đến hàng nhập,
chỉnh Manifest,…

2.2 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn
2008-2012:
Công ty TNHH Penanshin Shiping HCM hoạt động trong lĩnh vực giao nhận
từ năm 2007 với tư cách là một đại lý hãng tàu (NVOCC), cơ cấu dịch vụ của công
ty được phân chia làm 2 bộ phận: Đại lý hãng tàu sẽ thực hiện các dịch vụ giao nhận
hàng hoá như thu gom hàng lẻ, vận chuyển hàng hoá bằng đường biển/hàng không,..
và dịch vụ Logistics như làm thủ tục Hải quan, lưu kho/lưu bãi, vận chuyển door to
door,.. với mục đích thu hút thêm nhiều khách hàng.
• Dịch vụ gom hàng lẻ vận chuyển bằng đường biển và hàng không:
Dịch vụ gom hàng lẻ trực tiếp hàng tuần từ TP. Hồ Chí Minh đi các nước
Hong Kong, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Nhật, Hàn Quốc, Mỹ, Philippines Đài
Loan, Trung Quốc,...
• Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển:
Công ty cung cấp cho khách hàng dịch vụ gửi hàng xuất khN u bằng đường
biển từ Việt Nam đi mọi nơi trên thế giới và ngược lại (hàng nguyên container (FCL)
và hàng lẻ (LCL)).
• Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không:
Công ty đảm nhận các dịch vụ từ kho chủ hàng cho đến sân bay hoặc kho
của người nhận (airport-airport, door-airport, airport-door, door-door)
• Các dịch vụ Logistics đi kèm cho hàng xuất nhập khN u:
+ Tư vấn xuất nhập khN u
+Thực hiện thủ tục Xuất nhập khN u

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:28


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

+ Khai thuê Hải quan


+ Đóng gói bao bì hàng hóa
+ Giao nhận hàng triển lãm và công trình
+ Giao nhận hàng hóa door to door
+Thủ tục chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa (C/O )
+ Bảo hiểm, hun trùng , …
+ Xuất / nhập khN u ủy thác
+ Đóng kiện các loại hàng hoá
+ Đóng xếp và tháo gỡ hàng
+ Hàng chuyển cảng (từ các cảng chính tại TPHCM – Hải Phòng – Đà Nẵng)
đi các tỉnh. (vận chuyển nội địa)
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập kh!u của công
ty theo doanh thu giai đoạn 2008-2012: (ĐVT: VND)
Dịch vụ hàng hải và Dịch vụ Logistics
Năm Tổng doanh thu
hàng không đi kèm

2008 8.603.992.127 1.248.369.102 9.852.361.229


2009 10.831.062.280 1.502.784.598 12.333.846.878
2010 12.008.879.700 1.805.689.209 13.814.568.909
2011 16.758.357.206 1.753.326.050 18.511.683.256
2012 19.901.936.711 2.397.102.336 22.299.039.047

(Nguồn: Phòng kế toán)

13% 12%

87% 88%

Năm 2008 Năm 2009

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:29


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

13% 9%

87% 91%

Năm 2010 Năm 2011

11%
Dịch vụ hàng hải

Dịch vụ Logistics

89%

Năm 2012

Biểu đồ 2.1. Thể hiện tỷ trọng cơ cấu dịch vụ kinh doanh của công ty giai đoạn
2008-2012
Qua biểu đồ trên cho thấy các thành phần trong cơ cấu dịch vụ kinh doanh của
công ty qua 5 năm hoạt động biến đổi ngược chiều rõ rệt, dịch vụ logistics có sự
tăng trưởng chậm lại , cụ thể là mức giảm 2.9% kể từ năm 2011, trong khi đó các
nguồn thu từ dịch vụ đại lý hàng hải và hàng không lại có xu hướng gia tăng. Điều
này có thể được lí giải như sau:
- Do sự xuất hiện ngày càng nhiều các công ty Forwarder đã ảnh hưởng đến sự
lựa chọn đơn vị giao nhận của khách hàng, hoặc do nhu cầu cắt giảm chi phí mà các
doanh nghiệp khách hàng ngày nay đã không còn chọn lựa các gói dịch vụ Logistics
trọn gói thay vào đó bản thân khách hàng sẽ tự mình thực hiện các khâu trong quy

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:30


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

trình giao-nhận như đóng gói, đóng kiện, ký mã hiệu,… vận chuyển hàng từ doanh
nghiệp của mình đến cảng hoặc ngược lại.
- Do xu hướng tập trung hoạt động của công ty vào dịch vụ đại lý hàng hải,
hàng không. Dễ nhận thấy được rằng nguồn thu mà dịch vụ Logistics mang lại cho
công ty tương đối nhỏ hơn thế nữa việc thực hiện các dịch vụ Logistic thường
chiếm nhiều thời gian và nhân lực…hiệu quả kinh tế không cao, việc khai thác dịch
vụ Logistics chủ yếu được chú trọng trong thời gian mới thành lập công ty nhằm
khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ hàng hải,hàng không, quảng bá thương
hiệu,…Bên cạnh đó, trong năm 2010 đội ngũ nhân lực được bổ sung dồi dào, công
ty đã tập trung các nguồn lực vào hoạt động dịch vụ hàng hải, hàng không: gom
hàng lẻ, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển/ hàng không/ đa phương thức, mang
lại kết quả khả quan. Ta có thể thấy nguồn thu từ dịch vụ hàng hải, hàng không năm
2010 tăng 10.87 % tương ứng với số tiền là 12.008.879.700 VND. Tiếp nối thành
công đó, năm 2011 tổng doanh thu của dịch vụ hàng hàng, hàng không tiếp tục đạt
16.758.357.206 VND tăng khoảng 39.55% so với năm 2010. Đến năm 2012, sau
một thời gian hoạt động ổn định, công ty đã thiếp lập mối quan hệ hợp tác tốt với
các công ty Forwarder và các hãng tàu nhờ đó góp phần đN y mạnh sự phát triển của
dịch vụ này ở công ty, cụ thể trong năm 2012 khoảng doanh thu thu vào từ dịch vụ
hàng hải, hàng không đã đạt 19.901.936.711 VND tăng khoảng 18.76% so với năm
2011 và tăng đáng kể so với các năm trước. Điều này có thể xem là dấu hiệu đáng
mừng cho hoạt động giao nhận vận tải công ty trong thời gian tới.

2.3 Quy trình gom – xuất hàng lẻ:


Đối với hàng consol:
Như chúng ta đã biết, không phải khi xuất hàng doanh nghiệp sản xuất nào
cũng có đủ hàng hoá để đóng đầy cả container (gọi tắt là cont), thông thường có
nhiều hợp đồng nhỏ với khối lượng vài khối đi vào một vài ngày trong tuần. Nếu bỏ
ra tất cả chi phí để đón một lô hàng nhỏ trong một cont như hàng nguyên cont (FCL)
thì daonh nghiệp, công ty đó không những phải chịu chi hí cao mà còn phải đóng
phạt ở cảng đến, một mặt nữa là chính sách ở cách hãng tàu không ưu đãi đối với số

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:31


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

lượng hàng xuất đi ít,… Chính vì nhận thấy được những bất lợi trên mà công ty
Penanshin đa cố gắng gom hàng từ nhiều khách hàng khác nhau đóng chung vào
một cont vừa tiết kiệm chi phí cho người gửi hàng, đồng thời cũng thu vào một
nguồn ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Phương pháp gom hàng như vậy gọi là gom
hàng lẻ hay còn gọi là gom hàng consol.
Quy trình gom – xuất hàng lẻ của công ty Penanshin được tiến hành theo các
bước sau:

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:32


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Báo giá, lịch tàu với khách hàng

Làm thủ tục hải quan (nếu có)

Lập booking cho khách hàng và book container hãng tàu

Tiến hành đóng hàng ở cảng

Nhập số liệu vào hệ thống

Lập House B/L cho khách hàng

Lập chi tiết lô hàng gửi hãng tàu yêu cầu cấp Master B/L, làm
Manifest, Shiptment pre-alert, debit/credit note gửi đại lý cảng đến

Gửi báo cáo cho bộ phận sales, kế toán

Theo dõi lộ trình hàng hoá, gửi loading confirmation cho


khách hàng

Sơ đồ 2.2: Quy trình gom – xuất hàng lẻ bằng đường biển của công ty TNHH
Penanshin Shipping HCM
2.3.1 Báo giá, lịch tàu với khách hàng (shipper):
Công ty Penanshin nhờ có mạng lưới đại lý đặt tại nhiều nước trên thế giới
nên thường có nhiều lô hàng xuất đi các nước ASEAN, Châu Âu…Tuyến chủ lực

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:33


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

của công ty là: Thái Lan, Hồng Kông, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản,
Malaysia,….Sau một thời gian làm việc trong bộ phận làm hàng lẻ, nhân viên sale
sẽ nắm được tình hình xuất hàng của công ty trong một tuyến từ đó sẽ lên kế hoạch
mở tuyến, tìm kiếm khách hàng, dự kiến kế hoạch book tàu…Mỗi nhân viên sale sẽ
phụ trách một vài tuyến nhất định và làm việc với một nhân viên đóng hàng tại bãi
nhất định. Sự chuyên môn hoá giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra
trôi chảy hơn, bởi mỗi tuyến có một đặc trưng riêng, mỗi cảng đến có những tiêu
chuNn khác nhau, những yêu cầu riêng từ khâu đóng hàng vào cont, dỡ hàng khỏi
cont đến khâu gửi chứng từ cho đại lý, những đòi hỏi chi tiết về chứng từ hay các
yêu cầu khác. Vì thế việc mỗi người chuyên sâu vào một số tuyến là thực sự cần
thiết. Khi khách hàng có nhu cầu gửi hàng lẻ qua Penanshin, nhân viên sale sẽ yêu
cầu khách hàng cung cấp thông tin về lô hàng, việc này có thể được thực hiện qua
email, fax hay gọi điện thoại. Đồng thời liên hệ với hãng tàu nào có giá hợp lý, lịch
tàu phù hợp cho khách hàng vời thời gian vận chuyển mà khách hàng mong muốn.
Việc lựa chọn hãng tàu sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như : giá cước, chất lượng
dịch vụ, tuyến đường, thời gian vận chuyển ( theo yêu cầu của chủ hàng) và mối
quan hệ giữa công ty với hãng tàu đó…. Sau khi đã thương lượng giá tốt với hãng
tàu và thông tin đầy đủ của lô hàng cần xuất đi từ khách hàng thì nhân viên sale
chào giá chi tiết với khách hàng cùng với các chi phí phát sinh khác. Khi khách
hàng đồng ý với lịch tàu, các loại giá cước, dịch vụ mà nhân viên sale chào bán thì
nhân viên sale tiến hành chuyển lô hàng đó qua bộ phận chứng từ thực hiện các
bước tiếp theo cho lô hàng và báo giá đã thoả thuận để nhân viên chứng từ nhập vào
hệ thống.
2.3.2 Làm thủ tục hải quan (nếu có):
- Nếu khách hàng có nhu cầu làm thủ tục hải quan thì bộ phận dịch vụ Hải
quan tiến hành làm các thủ tục cần thiết cho việc xuất khNu lô hàng cho khách hàng
đó.
- Nhân viên dịch vụ Hải quan liên lạc với khách hàng nhập các chứng từ cần
thiết cho bộ hồ sơ khai hải quan hàng xuất khNu.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:34


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Bộ hồ sơ gồm có:
+ Bộ hồ sơ hàng xuất khNu thương mại gồm có:
+ Giấy giới thiệu (bản chính)
+ Tờ khai Hải quan: 02 bản chính
+ Hợp đồng mua bán: 01 bản sao (cũng có thể không cần)
+ Hóa đơn thương mại 01 bản sao
+ Bản kê chi tiết hàng hóa 01 bản sao
+ Giấy phép xuất khNu (nếu những hàng hoá đó chịu sự quản lý của cơ quan
Nhà nước hay cơ quan chuyên ngành thì chủ hàng cần phải xin giấy phép xuất khNu
của Nhà nước hay cơ quan chức năng đó)
- Các giấy tờ trên đều phải có chữ kí, đóng dấu của công ty. Ngoài ra doanh
nghiệp còn phải tự lập Phiếu tiếp nhận, bàn giao hồ sơ Hải quan (theo mẫu của Hải
quan).
- Hiện nay, ngành hải quan nước ta đã triểm khai việc sử dụng phần mền
khai hải quan điện tử cho các doanh nghiệp thuận tiện trong việc khai hải quan ngay
tại doanh nghiệp mình. Phần mềm khai hải quan điện tử đã được phổ biến sử dụng
rộng rãi trong những năm gần đây đối với các daonh nghiệp sản xuất, công ty xuất
nhập khNu, công ty giao nhận vận tải,...và công ty Penanshin cũng đã và đang tiến
hành khai hải quan bằng phương thức đó. Sau khi nhân viên dịch vụ hải quan nhận
đầy đủ các chứng từ, thông tin cần thiết của lô hàng thì tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử:
- Nhân viên dịch vụ hải quan lập tờ khai hải quan điện tử bằng phần mềm
khai hải quan điện tử ECUS của Hải quan đã được cài tại công ty. Ngoài việc khai
đầy đủ thông tin trên tờ khai nhân viên dịch vụ hải quan phải khai thêm những
chứng từ kèm theo như: hợp đồng, hoá đơn thương mại, bảng kê chi tiết hàng
hoá, ….
Bước 2: Khai báo tờ khai điện tử:
- Thực hiện gửi khai báo điện tử đến cục Hải quan. Khi có số tiếp nhận của
Hệ thống Hải quan trả về thì đã xong bước tờ khai điện tử

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:35


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Bước 3: Nhận kết quả khai báo:


- Sau khi chờ một thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và
phản hồi kết quả. Căn cứ vào phản hồi này, nhân viên dịch vụ hải quan tiến hành
làm theo hướn dẫn của kết quả được phản hồi. Nếu trường hợp cơ quan hải quan
yêu cầu scan chứng từ kèm theo thì nhân viên khai hải quan scan và đính kèm vào
tờ khai rồi gửi lại tờ khai với dung lượng file scan không vượt quá 2Mb. Nếu chứng
từ khai đã hợp lệ thì cơ quan Hải quan sẽ cấp số tờ khai cho lô hàng đó.
Bước 4: Kiểm tra và xử lý tờ khai
- Sau khi có số tờ khai, nhân viên dịch vụ hải quan sẽ chờ phản hồi của cơ
quan Hải quan đề xem kết quả phân luồng tờ khai cho lô hàng đó. Có 3 mức độ
phân luồng cho tờ khai: luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ.
- Nếu tờ khai được phân luồng xanh thì nhân viên khai Hải quan in 02 bản tờ
khai điện tử (có ký tên, đóng dấu của chủ hàng), sau đó đem đến cơ quan Hải quan
nộp cho cán bộ đăng ký đóng dấu vào ô “xác nhận thông quan” và nộp lệ phí Hải
quan.
- Nếu tờ khai được phân luồng vàng thì nhân viên khai Hải quan in 02 bản tờ
khai điện tử (có ký tên, đóng dấu của chủ hàng) kèm với toàn bộ chứng từ xuất khNu
cần thiết đem đến cơ quan Hải quan làm thủ tục. Tại đây tờ khai sẽ được chuyển
qua cán bộ thuế kiểm tra hồ sơ chi tiết vá quyết định doanh nghiệp (chủ hàng) có
được thông quan hàng hoá hay không.
- Nếu tờ khai được phân luồng đỏ thì nhân viên khai hải quan vẫn in 02 bản
tờ khai điện tủ (có ký tên, đóng dấu của chủ hàng) kèm bộ chứng từ xuất khNu cần
thiết của lô hàng đem đến cơ quan Hải quan. Tại đây, tờ khai sẽ được xử lý qua các
khâu như đăng ký, tính thuế và cuối cùng là kiểm hoá để kiểm tra thực tế hàng hoá,
trong trường hợp này cán bộ kiểm hoá sẽ là người ký thông quan hàng hoá.
Có 3 mức độ kiển tra ở luồng đỏ:
+ mức (a): kiểm ta toàn bộ lô hàng
+ mức (b): kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc việc kiểm
tra, nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ vi phạm

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:36


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

+ mức (c): kiểm tra 5% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm tra,
nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ vi phạm.

- Đối với lô hàng của những doanh nghiệp (chủ hàng) có vốn đầu tư nước
ngoài thì nhân viên khai Hải quan phải đến Chi cục Hải quan đầu tư để làm thủ tục
thông quan.
2.3.3 Lập booking cho khách hàng và book container hãng tàu:
- Bộ phận xuất hàng lẻ sẽ chịu trách nhiệm từ lúc nhận booking của khách
hàng đến lúc hàng hóa được vận chuyển tới tay người nhận hàng (Consignee) hoặc
cont chứa những lô hàng lẻ đó được dỡ lên bãi Container (CY/CFS) tại nước người
nhập khNu.
- Sau khi giữa khách hàng và nhân viên sale có sự nhất trí về giá nhân viên
sale sẽ giao cho nhân viên chứng từ sẽ làm Booking Note cho khách hàng. Nội dung
cơ bản của một Booking Note bao gồm: Tên Shipper, số khối, cảng đến, tên tàu, số
chuyến,ngày/giờ/địa điểm đóng hàng, ngày giờ tàu chạy, closing time của hãng tàu
quy định và số điện thoại của nhân viên đóng hàng…Làm xong Booking Note, nhân
viên chứng từ sẽ gửi cho khách hàng qua fax hoặc email hoặc trao ngay. Khách
hàng sẽ giữ Booking Note này để mang hàng ra giao cho nhân viên đóng hàng tại
kho, chính vì vậy mà chi tiết về tên tàu, số chuyến, ngày, giờ closing time của hãng
tàu quy định, ngày giờ tàu chạy…phải hoàn toàn chính xác. Nếu sai giờ closing
time vì ghi trễ hơn giờ closing time của hãng tàu quy định thì lô hàng đó sẽ không
kịp làm khai báo Hải quan, không đưa được vào cont…. Những rắc rối đó là điều
cần phải tránh đối với một người gom hàng, nó không những chỉ ảnh hưởng về mặt
lợi nhuận mà quan trọng hơn là ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Chính vì vậy khi
gửi mail cho khách hàng thì nhân viên chứng từ luôn yêu cầu khách hàng xác nhận
đúng thông tin ghi trong Booking Note để nhân viên chứng từ có thể kịp thời sửa và
gửi lại cho khách hàng.
- Sau khi đã gom hàng từ nhiều khách hàng với số lượng, số khối từ nhiều
chủ hàng đi ùng một cảng đích, nhân viên chứng từ sẽ xem ghép các lô hàng với
nhau cho đầy mộ cont rồi thực hiện thao tác book cont hãng tàu, có thể book qua

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:37


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

email, điện thoại. Hiện nay, đối với các hãng tàu như MCC, Hapag-Lloyd, OOCL,
Evergreeen, Maersk,.. nhân viên chứng từ có thể book cont trên website của hãng
tàu. Hãng tàu sẽ gửi booking note cho nhân viên sale qua fax hoặc email. Nội dung
của cơ bản một booking note gồm: số booking, số lượng cont, loại cont, tên tàu/số
chuyến, ngày dự kiến tàu chạy, cảng đến, nơi đóng hàng, nơi lấy cont rỗng, closing
time, các yêu cầu khác…. Booking của hãng tàu gửi lại cho Penanshin vừa đề đạt
chỗ trên tàu vừa dùng để đổi lệnh cấp cont rỗng ở cảng đồng thời cũng sẽ là căn cứ
để giải quyết những rắc rối liên quan đến container đó.
- Thông thường giờ đóng hàng trễ nhất (closing time) thường là trước một
ngày so với ngày tàu chạy. Giờ closing time phụ thuộc vào hãng tàu, địa điểm kho
đóng hàng, lộ trình.
Ví dụ : Chuyến tàu ACX MARGUERITE chuyến 124N của hãng tàu NYK
sẽ khởi hành đi Kobe (Japan) vào ngày 17 tháng 04, Closing time mà hãng tàu cho
Penanshin là 09.00 ngày 17 tháng 04, thì Closing time mà Penanshin đưa ra cho
khách hàng, thể hiện trên Booking Advice là 16.00 ngày 16 tháng 04. Khoảng thời
gian từ 14.00 ngày 16 tháng 04 đến 09.00 ngày 17 tháng 04 đủ để cho nhân viên
đóng hàng ở cảng của Penanshin hoàn tất các thủ tục hải quan, thanh lý tại phòng
điều độ cảng, sau khi thanh lý, cont sẽ được chuyển ra cảng và bốc lên tàu
- Đối với những tàu chạy vào ngày lễ, trên Booking Note còn có thêm phần
Docs Closing Time, đó là giới hạn thời gian mà trước thời điểm đó Shipper phải gửi
chi tiết lập B/L cho nhân viên chứng từ của Penanshin. Như vậy nhân viên chứng từ
mới có đủ thời gian lập trọn bộ chứng từ của các chủ hàng khác nhau gửi đại lý
nhằm đảm bảo hàng sẽ được nhận đúng thời gian và không trái với các quy định của
hãng tàu cũng như của đại lý cảng đích đặt ra.
- Mục đích của việc lập booking không chỉ là căn cứ để khách hàng mang
hàng ra cảng giao cho nhân viên đóng hàng mà nó còn phục vụ cho nhân viên
chứng từ quyết định tất cả những lô hàng đó sẽ được đóng vào loại container nào.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:38


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

2.3.4 Tiến hành đóng hàng ở cảng:


Trong phương pháp gom hàng lẻ, công ty sử dụng 03 loại container đóng
hàng chủ yếu là container 20 feet (20’DC), container 40 feet thường (40’DC) và
container 40 feet cao (40’HC).
Bảng 2.3: Thông số kỹ thuật của ba loại container: 20’DC, 40’DC và 40’HC:
Loại Kích thước (mm) Trọng tải (kg)
Số khối
container
Dài Rộng Cao Max. Gross Tare (Cbm)
(feet/ inches)

20’ DC
5,898 2,352 2,395 24,000 2,200 33
(20’x8’x8’6”)

40’ DC 2,352 2,395 30,480 3,730 67


11,998
(40’x8’x8’6”)
40’ HC
11,998 2,352 2,655 30,480 3,900 69-73
(40’x8’x9’6”)
(Nguồn: Kích thước container. Vận tải container. Được trích từ trang:
http://www.container-transportation.com/kich-thuoc-container.html)
- Đối với hàng đóng kho CFS ở ICD Tanamexco, khi chủ hàng đưa hàng vào
trước cửa kho, chủ hàng sẽ xuất trình cho nhân viên kho Booking Note của
Penanshin (trên Booking Note có đính kèm Shipping Mark), nhân viên kho sẽ tiến
hành đo đếm số lượng hàng hoá ra thực tế xem có phù hợp với tờ khai Hải quan
không.
- Tiếp theo chủ hàng sẽ đến bộ phận Hải quan kho để khai báo nhập hàng
vào kho, chủ hàng xuất trình cho cán bộ tờ khai Hải quan (1 bản chính, 1 bản photo),
Booking Advice, nếu hàng được khai ở Chi cục Hải quan ngoài cửa khNu thì phải
kèm theo Biên Bản Bàn Giao Hàng Chuyển Cửa KhNu. Sau khi kiểm tra cán bộ Hải
quan sẽ kí và đóng dấu xác nhận “Hàng đã nhập kho…kiện” trên tờ khai photo. Sau
khi nhập kho nhân viên kho sẽ đo đạc về số lượng, kích thước, trọng lượng, ghi kết
quả kiểm đếm lên trên Booking Note đồng thời đóng dấu tên của nhân viên kiểm

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:39


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

đếm lên trên con số kết quả. Số khối mà nhân viên kho đo thực tế sẽ phục vụ cho
việc hoàn tất tờ khai Hải quan, là căn cứ để xác định mức phí CFS, mức cước phải
thu từ chủ hàng hay nhờ đại lý thu người nhận hàng ở cảng đến. Thông thường trên
mỗi Booking Note Văn phòng kho sẽ đóng dấu “Đăng ký nợ” ghi nợ mức phí CFS
dành cho lô hàng của những chủ hàng, sau đó khoản phí CFS này công ty Penanshin
sẽ thanh toán cho kho vào cuối mỗi tháng cho tất cả lô hàng đã được nhập là lưu tại
kho và thu lại từ mỗi chủ hàng.
- Ở Penanshin, nhân viên chứng từ và bộ phận sale (nếu đó là khách hàng
đặc biệt của sale) sẽ liên lạc với khách hàng để nắm bắt thông tin lô hàng sẽ được ra
vào lúc nào, ngày nào, để thông báo cho nhân viên đóng hàng sắp xếp thời gian ra
cảng đón chủ hàng, hướng dẫn chủ hàng đưa hàng vào kho, làm thủ tục…Theo kế
hoạch đóng hàng nhân viên giao nhận vào kho nhận lại Booking Advice mà những
chủ hàng đã ra hàng sớm lưu hàng vào kho ở Văn phòng kho CFS, sau đó kiểm đếm
số lượng, kích thước, trọng lượng (nếu cần) một lần nữa và quy ra số khối (cbm), số
kiện. Số khối được tính bằng cách: CBM= chiều dài x chiều rộng x chiều cao x khối
lượng của lô hàng. Nhân viên giao nhận sẽ ghi lại số khối, số kiện vào biên bản
đóng hàng của kho CFS. Việc lập Biên bản đóng hàng là phương pháp nhân viên
đóng hàng kiểm soát số kiện, số khối thực tế khi chủ hàng ra hàng, số hàng đã được
đóng hàng vào cont. Số khối thể hiện trên Booking Note chỉ là số khối dự kiến của
khách hàng, đó chưa phải là con số chính xác (đôi khi số khối được để trống).
Ngược lại, số kiện, số khối trên Biên bản đóng hàng lại là căn cứ chính xác để lập
các chứng từ cần thiết. Bên cạnh đó Biên bản đóng hàng cũng cho biết loại hàng
hoá mà khách hàng ra là hàng nặng hay hàng bách hoá, hàng nguy hiểm hay hàng
hoá thông thường, theo đó có làm phát sinh thêm một số phụ phí do hãng tàu hay
cảng đến yêu cầu không.
- Nhân viên giao nhận mang Booking Note đến văn phòng hãng tàu ở cảng
để duyệt lệnh cấp cont rỗng, nhận seal và ghi vào phiếu Container Packinglist của
hãng tàu những mục như: số Booking của hãng tàu cấp, tên shipper là công ty
Penanshin, loại hàng hoá, trọng lượng, số khối, tên tàu, số chuyến, cảng đích,…..

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:40


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Tiếp theo, nhân viên giao nhận đưa lệnh cấp cont rỗng cho văn phòng kho để quản
lý kho sắp xếp kéo cont tiến hành đóng hàng. Nhân viên giao nhận kiểm tra cont kĩ
trước khi đóng hàng:
+ Đần tiên kiểm tra bên ngoài cont: quan sát và phát hiện có vết cào xước, hư
hỏng, khe nứt, lỗ thủng, biến dạng, méo mó do va đập,..ngoài ra cần kiểm tra phần
mái, các nóc lắp ghép của cont vì đây là chỗ thường bị bỏ sót nhưng lại là cơ cấu
trọng yếu của cont liên quan đến an toàn khi chuyên chở.
+ Tiến hành kiểm tra bên tron container: độ kín nước bằng cách khép kín cửa
từ bên trong quan sát các tia sáng có lọt qua không để phát hiện lõ thủng hoặc khe
nứt, kiểm tra các đinh tán xem có bị hư hỏng hay nhô lên không,…
+ Tiếp đến kiểm tra cửa cont đảm bão việc đóng mở của an toán, niêm phong
chắc chắn và kín không để nước xâm nhập vào.
+ Cuối cùng là kiểm tra tình trạng vệ sinh cont, cont phải được dọn vệ sinh
tốt, không bị mùi hội hay dơ bNn vì nếu đóng hàng vào những cont không đạt tiêu
chuNn vệ sinh sẽ gây tổn thất cho hàng hoá.
- Nếu gặp phải nhưng cont không đủ tiêu chuNn thì nhân viêng iao nhận báo
ngay với quản lý kho hoặc văn phòng điều độ cảng cấp đổi cont khác tốt hơn.
- Ngay khi vừa được cấp cont, nhân viên giao nhận cũng sẽ kiểm tra tình
trạng cont nếu tình trạng cont dơ, không tốt, không đủ điều kiện xuất đi thì báo lại
với quản lý kho để cấp cont khác, đồng thời thông báo về cho nhân viên chứng từ
tại văn phòng số cont, số seal (để nhân viên chứng từ báo lại với hãng tàu lưu ý việc
xếp cont đó lên tàu tránh tình trạng bị rớt cont lại), những lô hàng đã ra, số lượng ra
thực tế cho nhân viên chứng từ. Ngoài ra khi đóng hàng nhân viên đóng hàng cần
kiểm tra Shipping Mark, kiểm tra tình trạng bênngoài của hàng hóa…và yêu cầu
kho kí xác nhận nếu hàng hóa có bề ngoài không bình thường (trường hợp khách
hàng đã đưa hàng vào kho từ trước).
- Sau khi các lô hàng đã ra đầy đủ, nhân viên đóng hàng sẽ lập Bản Kê Tờ
Khai Hàng Hóa và Vật Tư Đóng Vào Container, trên biên bản này gồm có số tờ
khai cho từng lô hàng, tên chủ hàng, tên hàng, số lượng, trọng lượng dựa trên chứng

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:41


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

từ chủ hàng đưa. Sau đó nhân viên giao nhận sẽ tổng hợp chứng từ, gồm có Biên
Bản Đóng Hàng, Booking Advice, tờ khai photo, Phiếu Nhập Kho của các chủ hàng
đưa cho nhân viên kho. Nhân viên kho sẽ kiểm tra một lần nữa Shipping Mark, số
cartons, số kiện…rồi mới cho tiến hành đóng hàng.
- Nhân viên giao nhận đến bộ phận Hải quan kho trình Bản Kê Tờ Khai
Hàng Hóa và Vật Tư Đóng Vào Container để xin niêm phong của Hải quan. Khi
đóng hàng nhân viên cần theo sát quá trình đóng để tránh nhầm lần đáng tiếc có thể
xảy ra như nhầm hàng, sót hàng… Khi đóng hàng nhân viên giao nhận cần lưu ý
với đội xếp dỡ ở cảng: đối với những hàng nặng, hàng lỏng, hàng được đóng kiện
kín có sức chố đỡ trên mặt sàn thì phải phân bổ đều hàng hoá trên mặt sàn. Sau đó
mới xếp những hàng nhẹ và hàng carton lên trên để tránh tình trạng móp méo, đổ vỡ
hàng hoá trong quá trình chuyên chở đến cảng đích
- Kết thúc quá trình đóng hàng, nhân viên đóng hàng sẽ niêm phong cont,
niêm phongbao gồm: niêm phong kẹp chì của Hải quan, seal của hãng tàu. Sau khi
đóng hàng xong, nhân viên giao nhận điền đầy đủ thông tin số cont, số seal vào
Packing List của hãng tàu rồi nộp lại cho hãng tàu. Sau đó đến văn phòng hải quan
kho đóng dấu xác nhận giám sát của hải quan và dấu xác nhận “kho CFS thực nhập”
tại văn phòng kho. Sau khi có được bộ chứng từ và hàng đã đóng xong nhân viên
giao nhận sẽ tổng hợp bộ chứng từ của lô hàng để làm thủ tục vào sổ tàu và thanh lí
Hải quan cho lô hàng của Penanshin.
- Hàng hoá của Penanshin thường được đóng tại 4 cảng chính là: ICD
Transimex, ICD Tanamexco, ICD Phước Long II và Tân Cảng, và được phân chia
theo từng cảng đích như sau:
+ ICD Transimex: Canada, South America, Carribean, Korea (Busan,
Inchon),…
+ ICD Tanamexco: Nhật, Singapore, Jakata, Osaka,…
+ ICD Phước Long 1: Thái Lan, Singapore, Taichung, Keelung, Port
K’Lang,…
+ Kho 8 Tân Cảng: Singapore, Châu Âu, Hongkong, Thượng Hải, Đài Loan

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:42


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Đối với những hàng đóng bãi (không cần nhập kho) tại ICD Transimex,,
ICD Phước Long II và Tân Cảng được đóng bãi trực tiếp, nghĩa là sau khi chủ hàng
hoàn thành xong mọi thủ tục Hải quan, sẽ liên hệ với nhân viên giao nhận
Penanshin để đưa hàng đến vị trí cont tập kết, đóng trực tiếp vào cont. Kể từ lúc này
coi như chủ hàng đã giao hàng xong, và Penanshin phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
đối với hàng hoá kể từ thời điểm đó.
+ Ưu điểm: hạn chế các thủ tục rườm rà, tiết kiệm thời gian đóng hàng.
+ Nhược điểm: chủ hàng phải xác định thời gian mở cont, bị động về thời
gian đóng hàng.
- Đối với hàng đóng ở Kho 8 Tân Cảng, ưu điểm là khách hàng chủ động
hơn trong việc giao hàng, tiết kiệm thời gian và những chi phí không cần thiết. Vì
người gửi hàng có thể đưa hàng đến kho 8 trước nhiều ngày so với ngày tàu chạy và
closing time thể hiện trên Booking Note. Đặc biệt, công ty Penanashin có kí hợp
đồng giao dịch với kho 8 Tân Cảng, theo nội dung cơ bản của hợp đồng thì
Penanshin sẽ được hưởng những ưu đãi như: phí xe nâng, phí công nhân làm hàng,
phí hạ bãi…bù lại thì phí CFS của chủ hàng hoàn toàn do kho 8 thu.
2.3.5 Nhập số liệu vào hệ thống:
Sau khi hoàn tất việc đóng hàng ở cảng, nhân viên giao nhận chuyển bộ
chứng từ đóng hàng cho nhân viên chứng từ tại văn phòng. Nhân viên chứng từ sẽ
tổng hợp lại thông tin từng lô hàng của những chủ hàng như số khối, số kiện thực tế
mà chủ hàng ra hàng ở cảng,… để tiến hành làm các chứng từ cần thiết sau đó và
nhập vào hệ thống quản lý của công ty.
2.3.6 Lập House B/L cho khách hàng:
- Sau khi nhận bộ chứng từ đóng hàng ở cảng từ nhân viên giao nhận, nhân
viên chứng từ liên hệ với từng chủ hàng xin thông tin chi tiết của lô hàng bằng kype
hoặc gửi mail hoặc điện thoại. Khi có được chi tiết B/L nhân viên chứng từ sẽ bắt
đầu làm House B/L cho từng chủ hàng. Đối với một số tuyến thời gian đi ngắn như
đi Bangkok, Thái Lan (chỉ mất 02 ngày) thì phải làm B/L sớm để kịp thời gian gửi
chứng từ cho đại lý, muộn nhất là một ngày kể từ lúc tàu chạy.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:43


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Có 2 loại B/L được sử dụng là B/L Surrendered và B/L Original. Đối với B/
L Surrendered, người nhận hàng đã có thể nhận được hàng khi cầm bản photo hoặc
bảnfax của House B/L do Penanshin phát hành tại nước người nhận. Nhưng đối với
B/L Original, người nhận hàng chỉ có thể nhận được hàng khi xuất trình đủ bộ bao
gồm 03 bản Original, 03 bản Copy do Penanshin phát hành và có dấu mộc của
Penanshin. Trong thực tế B/L Surrendered được sử dụng phổ biến hơn B/L Original
do tiết kiệm được thời gian lưu chuyển chứng từ, B/L Original chủ yếu được sử
dụng trong phương thức tín dụng chứng từ hoặc theo những yêu cầu đặc biệt của
khách hàng.
- Việc gửi chứng từ giữa 2 loại B/L này cũng khác nhau, với B/L
Surrendered chỉ cần gửi chứng từ qua đại lý bằng mail hoặc fax, người nhận cũng
nhận được hàng. Riêng với B/L Original sẽ giao cho shipper tại Việt Nam sau đó họ
sẽ gửi chuyển phát nhanh cho Consignee. Chi phí phát hành B/L tại Penanshin là
300.000 đồng/bộ, khi giao B/L cho khách hàng, phải photo một bản và yêu cầu
người nhận kí tên, ghi rõ họ tên và số điện thoại liên lạc.
2.3.7 Lập chi tiết lô hàng gửi hãng tàu yêu cầu cấp Master B/L – làm
Manifest, Shipment pre-alert, Debit/ credit note gửi đại lý cảng đến:
- Nhân viên chứng từ sẽ tập hợp chứng từ làm chi tiết gửi hãng tàu đã
cấpcontainer để yêu cầu cấp Master B/L. Trên chi tiết bao gồm tên shipper là
Penanshin Shipping Vietnam, Consignee là đại lý Penanshin tại nước nhập khNu,
tên tàu, số chuyến, số container, số seal, số kiện, số kg, tên hàng hoá của tất cả các
lô trong cont consol. Sau đó hãng tàu sẽ fax hoặc email Master B/L bản nháp cho
Penanshin để kiểm tra. Nếu không có gì chỉnh sửa thì sau ngày tàu chạy nhân viên
Penanshin sẽ đến văn phòng hãng tàu để đóng cước và lấy Master B/L chính thức.
Penanshin thường yêu cầu hãng tàu cấp B/L Surrendered cho cont hàng lẻ, để thuận
tiện cho chủ hàng và cho công ty.
- Manifest là một bảng tóm tắt những lô hàng sẽ đi. Nó bao gồm ngày tháng
lập, tên người lập, tên tàu, số chuyến, ngày tàu chạy, số Master B/L, hãng tàu, tên
shipper, tên consignee, tên notify party, số kiện, số kg, số khối, tên hàng, shipping

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:44


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

marks. Mục đích của việc lập Manifest là để thông báo cho đại lý một cách sơ lược
về những lô hàng được gom, căn cứ vào đó bên đại lý có thể nắm bắt thông tin
nhanh chóng và có kế hoạch giao hàng cho người nhận. Sau khi đã làm House B/L
cho khách, làm cargo manifest, freight manifest, sẽ làm debit/credit note. Việc lập
debit/credit note là để liệt kê những khoản nhờ đại lý tại nước người nhận thu hộ và
những khoản phải trả cho đại lý đó. Nội dung của một debit/credit note bao gồm: số
B/L, cảng đến, số khối, cước collect hay prepaid. Những khoản mà Penanshin nhờ
đại lý thu hộ từ người nhận hàng, những khoản mà đại lý nước ngoài sẽ refund cho
Penanshin sẽ được lập thành debit note. Những khoản mà Penanshin phải trả cho
đại lý nước ngoài được lập thành credit note. Làm xong debit/credit note có xác
nhận của trưởng phòng, nhân viên chứng từ sẽ photo ra làm 2 bản, một bản nộp cho
bộ phận kế toán, một bản để scan gửi cùng các chứng từ khác cho đại lý qua email.
Shipment pre-alert chỉ là một bảng thông báo số debit/credit note, có bao nhiêu
House B/L được phát hành, cước trả trước hay trả sau, Surrendered B/L hay
Original B/L, thu sau số tiền bao nhiêu, có hàng chỉ định không. Một bộ chứng từ
đầy đủ sẽ bao gồm shipment pre-alert, Master B/L, các House B/L, manifest,
debit/credit note.
- Sau khi làm hoàn chỉnh bộ chứng từ, nhân viên chứng từ sẽ kiểm tra lại rồi
bắt đầu gửi chứng từ cho đại lý. Việc gửi chứng từ không chỉ nhằm thông báo cho
đại lý của mình biết về lô hàng, về những khoản phải thu, phải chi mà còn nhằm
giúp đại lý sắp xếp việc nhận hàng, chia hàng nhanh chóng và chính xác cho từng
người nhận thực tế có tên trên House B/L trong bộ chứng từ mà Penanshin đã gửi.
Đối với những House B/L nào có attached list kèm theo thì sẽ gửi kèm với các
House B/L tương ứng. Trong nội dung email gửi đại lý, nhân viên chứng từ phải thể
hiện đầy đủ tên tàu, số chuyến, ngày khởi hành, số Master B/L, số House B/L, số
tiền debit/credit. Trên Master B/L thì shipper luôn luôn là Penanshin, người nhận
hàng là đại lý của Penanshin tại nước người nhập khNu. Điều quan trọng trong việc
gửi chứng từ bằng email cho đại lý là phải yêu cầu đại lý xác nhận khi nhận được
bộ chứng từ đầy đủ do Penanshin gửi. Sau khi đã gửi chứng từ cho đại lý, nếu

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:45


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

shipper có yêu cầu thay đổi một số chi tiết trên B/L, phải căn cứ vào việc hãng tàu
và đại lý có đồng ý chỉnh sửa không. Ở Penanshin, nhân viên chứng từ sẽ cố gắng
liên lạc với hãng tàu, đại lý của mình nhằm đáp ứng được yêu cầu của khách,
thường thì sau khi tàu đến, việc chỉnh sửa sẽ khó hơn và có thể mất phí cho đại lý,
hãng tàu, đó chính là phí chỉnh sửa B/L.
2.3.8 Gửi báo cáo cho bộ phận kinh doanh (sale), bộ phận kế toán:
- Việc gửi báo cáo cho sale là để xác nhận giá bán, phí hoa hồng, cũng như
các chi phí khác, sau đó sẽ gửi bản báo cáo cho bộ phận kế toán. Giá bán là giá mà
sale cung cấp cho khách hàng.
- Với một số tuyến nhất định, Penanshin sẽ nhận được một khoản tiền refund
từ đại lý. Nguồn gốc của số tiền refund mà Penanashin có được có thể được lí giải
như sau: hàng consol là những lô hàng được gửi cho nhiều người nhận hàng
(consignee) khác nhau ở nước nhập khNu và Local charge mà đại lý giao nhận ở bên
nước nhập khNu thu của consignee là rất lớn (Local charge là phí nội địa, Local
charge ở cảng đến bao gồm: phí D/O, CFS, THC, H/L(Handling), …), Local charge
tăng tỉ lệ theo số lượng consignee trong lô đó. Chính vì thế mà đại lý giao nhận ở
bên nước nhập khNu chia lại một ít từ số tiền Local charge này cho Penanshin một
mặt vì để khuyến khích Penanshin gửi hàng cho họ mặt khác là do ngày càng có
nhiều công ty giao nhận có dịch vụ chia hàng lẻ nên họ phải cạnh tranh để mới có
được hàng.Và từ khoản tiền refund này, Penanshin sẽ chia lại cho khách hàng tuỳ
theo mức độ thân thiết đối với công ty. Chính vì vậy mà giá của Penanshin đưa ra là
khá cạnh tranh trên thị trường.
- Đồng thời Penanshin cũng cho khách hàng nâng giá cước cao hơn so với
mức giá bán thực tế mà Penanshin bán cho người gửi hàng, khoản chênh lệch giữa
giá đã được nâng với giá bán thực tế gọi là tiền hoa hồng (commision). Tiền hoa
hồng là khoản mà Penanshin sẽ chi lại cho khách hàng của mình. Giá được nâng
(giá mark) sẽ được người gửi hàng tính trong sổ sách kế toán của mình, giá này
không thống nhất và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:46


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Trong bản báo cáo chi tiết, nhân viên chứng từ thể hiện đầy đủ thông tin
như số House B/L phát hành, tên người gửi, người nhận, số kiện, số khối thực tế,
cước tàu trả trước hay trả sau tại nước người nhận, tên nhân viên sale, phí THC (phí
xếp dỡ), tiền thu từ shipper.Ngoài ra còn có các thông tin về những khoản thu của
Penanshin như thu từ giá bán cho người gửi hàng, thu từ THC, mức thu refund từ
đại lý, giá mua từ hãng tàu, phí làm Master B/L, phí các dịch vụ trong quá trình
nâng, hạ, đóng cont tại cảng. Sau khi hoàn tất bản báo cáo chi tiết, nhân viên chứng
từ sẽ tổng kết số lượng khách của mỗi sale trong một tuần qua, gửi lại cho sale kiểm
tra và xác nhận. Nếu không nhận được sự điều chỉnh nào của sale, nhân viên chứng
từ sẽ in bản báo cáo chi tiết thành hai bản, một bản gửi cho trưởng phòng, một bản
gửi cho bộ phận kế toán để bộ phận kế toán tiến hành thu phí và cước từ người gửi
hàng (đối với cước phí trả trước).
2.3.9 Theo dõi lộ trình hàng hoá, gửi loading confirmation cho khách hàng:
- Trong trường hợp hàng đi direct từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các cảng
như: Keelung, Taichung, Kaohsiung, Port K’Lang, Jakarta, Shanghai, … thì khi lô
hàng đến đại lý người nhận, được giao cho người nhận trên B/L cũng là lúc kết thúc
trách nhiệm của Penanshin đối với lô hàng. Trong trường hợp này chỉ cần thông báo
hàng đến cho khách hàng của Penanshin là xong. Còn trường hợp hàng đi chuyển
tải tới một số cảng như: Canada, Melbourne, Los Angeles, Priarus…nhân viên
chứng từ sẽ gửi loading confirmation cho khách hàng tại Việt Nam. Loading
confirmation gồm những thông tin về ngày đến, cảng chuyển tải, tên con tàu mà
hàng hoá sẽ được chất lên, ngày con tàu đó khởi hành tại cảng chuyển tải và ngày
con tàu dự kiến tới cảng đích. Nhân viên chứng từ sẽ chịu trách nhiệm theo dõi
những lô hàng chuyển tải bằng cách liên hệ với đại lý tại cảng chuyển tải hoặc tìm
thông tin trên website chính của Penanshin. Trách nhiệm của Penanshin đối với lô
hàng này chỉ kết thúc khi hàng hoá tới tận tay người nhận ở cảng đích cuối cùng.
Đối với hàng co-load:
Nếu trường hợp Penanshin thu gom được quá nhiều hay quá ít hàng vì không
phải tuần nào lượng hàng cũng như nhau, có thể vì những đơn đặt hàng theo mùa,

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:47


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

theo thị trường tăng hoặc giảm nên số lượng khách booking trong một tuần cũng có
nhiều khác biệt. Trong trường hợp tuần đó có quá nhiều hàng không thể đóng hết
trong một cont, hoặc có quá ít hàng không đủ khả năng để mở cont thì Penanshin sẽ
liên hệ với những công ty giao nhận khác mà có mở cont. Loại hàng đi như thế này
gọi là hàng co-load, và người gửi hàng gọi là co-loader.
- Đầu tiên, nhân viên sale sẽ tìm kiếm các công ty giao nhận khác mà có mở
cont đi đến các nước phù hợp với yêu cầu ban đầu của khách hàng và thời gian đến
cũng phải thỏa mãn yêu cầu công việc của khách hàng. Sau khi có được forwarder
thích hợp nhân viên sale sẽ phải đàm phán giá với forwarder đó, giá được chấp nhận
phải là giá thấp hơn giá mà nhân viên sale đã đàm phán với khách hàng của mình,
có như thế mới đảm bảo được lợi nhuận cho công ty.
- Khi đại lý giao nhận mở cont sẽ fax, gửi mail Booking qua cho nhân viên
chứng từ của Penanshin, tiếp theo sẽ có 2 trường hợp:
+ Trường hợp lô hàng này đáng lí ra đã có thể đóng rồi nhưng không thể
đóng tiếp vào cont (vì container trước đó không còn đủ khả năng chứa) nên mới
phải co-load thì nhân viên chứng từ sẽ dựa vào thông tin trên Booking này để thay
mặt chủ hàng đem hàng đi đóng.
+ Còn trường hợp Penanshin có quá ít hàng, không đủ khả năng mở cont thì
nhân viên chứng từ dựa vào Booking mà forwarder gửi để lập Booking Advice của
Penanshin sau đó gửi cho khách hàng, tiếp theo khách hàng sẽ đem hàng nhập vào
kho. Đến ngày đóng hàng nhân viên Penanshin sẽ đến bãi đóng hàng thay mặt
khách hàng tiến hành việc đóng hàng với nhân viên đóng hàng của forwarder mở
cont. Sau khi đóng hàng xong sẽ đến bước làm B/L, thay vì ở hàng consol, nhân
viên chứng từ sẽ gửi chi tiết cho hãng tàu, thì lúc này sẽ gửi cho forwarder mà
Penanshin co-load. House B/L của bên co-loader sẽ được coi tương tự như Master
B/L của hãng tàu. Tên shipper vẫn là Penanshin, tên người nhận vẫn là đại lý của
Penanshin tại nước người nhập khNu.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt, nhằm tránh tình trạng tăng
mức local charges mà người nhận phải chịu, Penanshin sẽ thương lượng mượn đại

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:48


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

lý của forwarder sẽ co-load hàng. Trong trường hợp này House B/L mà Penanshin
phát hành cho shipper chỉ khác tên đại lý giao hàng tại nước người nhận, còn các
chi tiết khác vẫn làm bình thường. Nhân viên chứng từ sẽ phải làm B/L cho khách,
làm chi tiết gửi co- loader, nhận Master B/L do co-loader phát hành, đối chiếu và
xác nhận B/L, làm báo cáo cho kế toán để đóng phí B/L, cũng như những phí khác
mà co-loader yêu cầu, tuy nhiên nhân viên chứng từ sẽ không phải gửi chứng từ đi
đâu nữa mà chỉ giữ một bản để lưu.
- Mặt khác công ty Penanshin cũng nhận đóng các lô hàng co-load từ các
công ty Forwarder khác khi họ thu gom quá nhiều hàng lẻ nên muốn co-load qua
Penanshin và số lô hàng consol của Penanshin gom được cũng không đủ đóng đầy
vào cont thì nhân viên sale sẽ thương lượng giá đóng hàng co-load với những
Forwarder đó. Sau khi 2 bên đã chấp nhận thoả thuận sẽ tiến hành đóng ghép chung
các lô hàng co-load với lô hàng consol của công ty khi công ty. Nhân viên chứng từ
sẽ lập House B/L cho các co-loader giống như khách hàng của công ty.

2.4 Thực trạng hoạt động giao hàng lẻ xuất kh u bằng đường biển tại công
ty trong giai đoạn 2008-2012:

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:49


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận xuất nhập kh!u của Công ty
TNHH Penanshin Shipping HCM trong giai đoạn 2008-2012: (ĐVT: VND)

Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị

9.852.361.
Doanh thu 12.333.846.878 13.814.568.909 18.511.683.256 22.299.039.047
229

Tổng 5.965.115.
7.625.512.344 7.017.246.576 10.905.113.845 12.586.533.201
chi phí 236

3.887.245.
Lợi nhuận 4.708.334.534 6.797.322.333 7.606.569.411 9.712.505.846
993

Tỷ suất lợi
nhuận/doanh thu 39.45 38.17 49.20 41.09 43.56
(%)

(Nguồn: Phòng kế toán)

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:50


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Giá trị

25000000000

20000000000

15000000000

10000000000

5000000000

0
2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Doanh thu Lợi nhuận

Biểu đồ 2.2: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh giao
nhận xuất nhập kh!u của công ty

Dựa vào sơ đồ và bảng số liệu trên ta thấy nhìn chung doanh thu của công ty
tăng đều qua các năm, nhất là năm 2010-2012 là giai đoạn phát triển nhất trong 5
năm qua với mức doanh thu tăng rõ rệt từ 13.814.568.909 VND lên đến
22.299.039.047 VND. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy, trong giai đoạn năm
2008-2009 tình hình kinh doanh của công ty có biểu hiện khá khả quan, đặc biệt sau
sự kiện Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Tổ chức thương mại
Thế giới WTO ngày 11/01/2007 đã dánh dấu bước phát triển mới cho ngành xuất
khNu của nước ta nói chung và các doanh nghiệp xuất nhập khNu trong nước nói
riêng. Nắm bắt được tình hình đó, công ty đã chủ động tìm kiếm khách hàng mới

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:51


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

cho công ty sau một năm thành lập. Hoà vào gai đoạn “cất cánh” của cả nước khi
tổng kim ngạch xuất khNu đạt kỉ lục 62.9 tỉ USD, tăng khoảng 29.5% so với năm
2007 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008, Tổng cục thống kê), doanh thu của
công ty đã tăng sau 2 năm đi vào hoạt động, cụ thể trong năm 2008 lợi nhuận thu về
đạt 3.887.245.993 VND. Tuy nhiên đến năm 2009, doanh thu thu được vẫn là con
số khá khiêm tốn là 12.333.846.878 VND, tăng 1.25 lần tương ứng khoảng 9.48%
so với năm 2008 vì công ty phải chịu ảnh hưởng khi thị trường có nhiều biến động,
đáng lưu ý nhất là sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảu ra trong năm này cùng với
việc giá dầu thế giới cũng tăng cao làm cho một số nền kinh tế là đối tác nhập khNu
chính của nước ta như Mỹ và Nhật Bản và các đối tác nhập khNu tăng trưởng chậm
lại. Kèm theo đó trong năm này các mặt hàng nông sản xuất khNu chủ lực của nước
ta cũng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, các loại dịch bệnh đối với một số loại động vật
làm ảnh hưởng đến sản lượng và giá trị xuất khNu của các mặt hàng này. Mặc khác
tổng chi phí năm 2009 cũng tăng khá nhiều so với năm trước chiếm khoảng 61.83%
trong tổng doanh thu thu về dẫn đến lợi nhuận trong năm 2009 vẫn ở mức tăng nhẹ
đạt 4.708.334.534 VND tương ứng khoảng 21.12% so với năm trước.

Đến năm 2010 đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công ty. Tổng
lợi nhuận sau thuế đạt được là 8.797.322.333 VND gấp 1.89 lần và tăng khoảng
86.85% so với năm 2009 . Lượng khách hàng ngàng càng tăng và ổn định cùng với
sự thay đổi trong cơ câu nhân sự, trong năm này công ty đã có sự bổ sung đáng kể
nguồn nhân lực, cụ thể: phòng Sales tăng thêm 2 người nâng cao việc tìm kiếm các
đối tác trong nước và nước ngoài, phòng nhập khNu tăng 1 người, phòng Xuất khNu
tăng 2 người, phòng giao nhận tăng 4 người đã góp phần làm tăng thêm năng suất
làm việc của công ty trong các khâu ở mỗi bộ phận. Trong thời gian này tuy thị
trường vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát ở mức
8% nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh của ông ty vẫn giữ được mức ổn định
với doanh thu đạt 15.814.568.909 VND tăng 3.480.722.031 VND so với cùng kì
năm 2009.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:52


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Trong năm 2011, doanh thu và chi phí cũng tăng đáng kể do đó lợi nhuận
vẫn có xu hướng tăng nhưng tăng nhẹ. Chi phí tăng từ 7.017.246.576 VND lên đến
10.905.113.845 VND, doanh thu đạt 18.511.683.256 VND. Năm 2011 là năm tình
hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp: lạm phát và lãi suất
vay vốn cao, gây chút khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nhiệp trong nước. Các dịch vụ vận tải quốc tế, nhất là dịch vụ vận chuyển
bằng đường hàng không giảm đáng kể, các dịch vụ logistics trong nước cũng bị gặp
nhiều hạn chế khi các dự án đầu tư bị đình hoãn, giãn tiến độ,…. Tuy nhiên cũng
trong năm này tổng kinh ngạch xuất khNu cả nước lại tăng đáng kể, gặt hái được
nhiều thành công so với năm trước. Những yếu tố trên đã phần nào tác động đến
tình hình hoạt động của công ty làm cho lợi nhuận thu được trong năm này tăng
nhưng không cao so với với năm trước, đạt 7.606.569.411 VND chỉ tăng
809.247.078 VND tương ứng khoảng 13.54% so với năm 2010.
Đến 2012 là năm công ty phục hồi sự phát triển và gặt hái được nhiều thành
công. Tổng doanh thu đạt được trong năm 2011 và 2012 là 22.299.039.047 VND
cao hơn 1.2 lần, tăng khoảng 27.69% so với năm 2009. Sau hơn 4 năm đi vào hoạt
động công ty đã tạo được uy tín trên thị thường và nhất là với các khách hàng trong
và ngoài nước nhờ vào các dịch vụ tốt của công ty. Đồng thời công ty cũng đã thiết
lập được mối quan hê giữa công ty với các hàng tàu, các doanh nghiệp logistics
khác, tạo nên một mạng lưới đại lý rộng khắp. Bên cạnh đó, nhân viên của công ty
sau một thời gian làm việc đã trau dồi kiến thức và tích luỹ được khá nhiều kinh
nghiệm giúp cho hoạt động của công ty diễn ra khá thuận lợi.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:53


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

2.4.1 Kết quả kinh doanh hoạt động giao hàng lẻ xuất kh u bằng đường
biển tại công ty năm 2008-2012:

Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh giao hàng lẻ xuất kh!u bằng đường
biển của công ty trong giai đoạn 2008-2012:(ĐVT: VND)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị
Doanh thu 6.021.139.620 7.154.229.653 8.751.264.210 12.961.520.344 14.896.335.261
Chi phí 3.035.929.064 4.584.405.648 4.288.844.174 6.358.411.239 7.530.594.605
Lợi nhuận 2.985.210.556 2.569.824.005 4.462.420.036 6.603.109.105 7.365.740.656
Tỷ suất lợi 49.58 43.78 51% 50.94 49.45
nhuận trên
doanh thu (%)
(Nguồn: Phòng kế toán)
Giá trị
16000000000

14000000000

12000000000

10000000000

8000000000

6000000000

4000000000

2000000000

0
2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Doanh thu Lợi nhuận

Biểu đồ 2.3: Thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh giao
hàng lẻ xuất kh!u bằng đường biển tại công ty

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:54


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Hoạt động thu gom giao hàng lẻ bằng đường biển là hoạt động mang lại
khoản lợi nhuận lớn cho công ty hơn cả hàng nguyên cont (FCL) chính vì thế công
ty luôn chú trọng đầu tư và phát triển dịch vụ kinh doanh này qua mỗi năm. Năm
2008 là năm thứ hai công ty đi vào hoạt động nhưng nhờ vào nguồn nhân sự trẻ,
năng động nhất là bộ phận kinh doanh đã mang lại nhiều khách hàng cho công ty
cũng như liên kết với các Forwarder trao đổi coload những lô hàng với nhau đã
mang lại doanh thu đáng mong đợi 6.021.139.620 VND. Đến năm 2009 do đã tạo
được các mối quan hệ với những khách hàng cũng như kinh nghiệm trong thời gian
làm hàng mà doanh thu của công ty đã tăng nhưng không cao, một phần do ảnh
hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu và các đối tác nhập khNu của các doanh
nghiệp xuất khNu trong nước như Nhật, Mỹ có xu hướng phát triển chậm lại, bên
cạnh đó chi phí cho các hoạt động trong năm này cũng tăng cao do vậy lợi nhuận
thu về đã giảm đi so với năm trước chỉ đạt 2.569.824.005 VND giảm 13.91%.
Nhưng đến năm 2010 tình hình kinh doanh của công ty đã có phục hồi trở lại khi
công ty đã tuyển thêm một số nhân viên nhất là bộ phận sale đã mang lại nhiều
khách hàng mới cho công ty và giữ chân những khách hàng cũ. Tuy thời gian này
thị trường vẫn còn chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm
phát kéo dài nhưng nhìn chung sự phát triển công ty vẫn giữ được mức ổn định,
đứng vững trên thị trường và đã có kinh nghiệm trong việc kiểm soát các chi phí
phát sinh trong quá trình làm hàng, vận chuyển. Với những nỗ lực trên đã mang về
cho công ty nguồn doanh thu là 8.751.264.210 VND, tăng khá nhiều so với năm
2009 và lợi nhuận đạt 4.462.420.036 VND tăng 73.65%. Đến năm 2011 doanh thu
mà công ty thu được tăng đáng kể so với năm trước, trong năm này công ty đã mở
rộng quan hệ hợp tác với đại lý ở các cảng đến mới như Hàn Quốc, Indonesia,
Philippines, Đài Loan,….cũng trogn năm này theo báo cáo thống kê của Bộ Công
Thương thì năm 2011 là năm tổng kim ngạch xuất khNu của nước ta tăng trưởng rất
mạnh, cao hơn đáng kể so với cùng kỳ năm 2010 nhờ đó hoạt động giao nhận vận
tải phụ vụ việc xuất khNu hàng hoá cho các doanh nghiệp cũng phát triển theo, nắm
bắt được tình hình này công ty đã thu về mức doanh thu cao hơn rất nhiều so với

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:55


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

năm trước, đạt 12.961.520.344 VND đồng thời lợi nhuận thu về đạt 6.603.109.105
VND tăng 47.97% so với năm 2010. Đến năm 2012 là năm công ty phát triển khá
ổn định, sau một thời gian đi vào hoạt động công ty đã tìm kiếm được thị trường
cho mình, hoạt động thu gom giao hàng bằng đường biển đã đi vào quỹ đạo, công ty
từng bước tạo được uy tín với các khách hàng trong nước và nước ngoài và không
ngừng nỗ lực tìm kiếm những khách hàng với cùng với đội ngũ sale của công ty đã
tích luỹ khá nhiều kinh nghiệm trong việc thu gom hàng lẻ, giảm thiểu các rủi ro
xảy ra giúp cho hoạt động của công ty diễn ra khá thuận lợi, giảm được khoản chi
phí trong việc làm hàng và có được giá cước cạnh tranh khi đã tạo được mối quan
hệ lâu dài với các hãng tàu. Chính nhờ những lợi thế trên mà khoản doanh thu công
ty đã thu về tiếp tục tăng nhẹ so với năm trước, cụ thể đạt 14.896.335.261 VND, lợi
nhuận đạt 7.365.740.656 VND tăng 11.59%. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự
phát triển của công ty đối với dịch vụ thu gom giao hàng lẻ bằng đường biển, phải
nói đây là dịch vụ đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho công ty so với các dịch vụ
khác và với đà phát triển này hứa hẹn sẽ có nhiều thành tựu mà công ty sẽ tiếp tục
gặt hái được trong thời gian tới.
2.4.2 Cơ cấu các thị trường giao hàng lẻ xuất kh u bằng đường biển của
công ty theo doanh thu:
Bảng 2.6: Số liệu về cơ cấu các thị trường giao hàng lẻ xuất kh!u bằng
đường biển của công ty theo doanh thu giai đoạn 2008-2012: (ĐVT: VND)
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
Thị trường
Singapore 2.151.239.550 2.456.996.320 3.425.400.320 4.410.958.670 4.862.459.633
Nhật 1.001.256.348 881.005.624 1.405.421.986 2.246.932.105 2.821.006.520
HongKong 989.533.510 1.191.532.462 1.415.136.480 2.021.931.422 2.354.216.657
Thái Lan 784.269.934 1.042.256.001 962.159.301 2.046.322.525 2.486.297.209
Malaysia 601.533.556 823.690.014 855.120.046 1.261.023.418 1.850.413.642
Khác 493.306.722 758.749.232 688.026.077 974.352.204 921.941.600
Tổng doanh thu 6.021.139.620 7.154.229.653 8.751.264.210 12.961.520.344 14.896.335.261
(Nguồn: Phòng kế toán)

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:56


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

8% 11%
8%

37% 11%
37%
13%

12%

17%
17% 16% 13%

Năm 2008 Năm 2009

7% 8%
9% 8%

37% 39%
9%
10%

17%
17%
19%
20%

Năm 2010 Năm 2011

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:57


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

7%
8%
Singapore Nhật
36%
11%
HongKong Thái Lan

Malaysia Khác

17%

21%

Năm 2012

Biểu đồ 2.4: Thể hiện cơ cấu các thị trường giao hàng lẻ xuất kh!u
bằng đường biển theo doanh thu

Penanshin có thị trường xuất khNu ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á
nhưng tại tập trung chủ yếu ở các nước Singapore, Nhật, Thái Lan, HongKong,
Malaysia,… Nhìn chung tổng doanh thu thu về khi thu gom va giao hàng lẻ xuất
khNu hàng năm của Penanshin tăng đều qua các năm giai đoạn 2008-2012.
Thị trường Singapore: Đây là thị trường chủ lực của công ty đối với các lô
hàng lẻ, đây là một trong những quốc gia có nhiều cảng nước sâu trên thế giới, tại
đây có khoảng 80% container đến để được chuyển tài qua các tàu để đến các cảng
khác vì thế thị trường này có thể nói thu hút nhiều lượng hàng hoá nhập vào nhất..
Năm 2008 kết quả doanh thu của công ty khi xuất sang thị trường này có dấu hiệu
khả năng, cụ thể đạt 5.327.832.898 VND. Đến năm 2009 có sự tăng trưởng nhẹ thu
về mức doanh thu là 2.456.996.320 VND tăng khoảng 14.21% do Singapore cũng là
một trong những nước chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm
cho một số doanh nghiệp nhập khNu ở nước này có xu hướng giảm trong việc nhập

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:58


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

khNu từ các nước khác trong đó có Việt Nam . Giai đoạn từ năm 2010 đến 2012 là
giai đoạn mang lại nguồn doanh thu ổn định cho công ty khi xuất sang thị trường
này, doanh thu thu về tăng đều qua các năm, năm 2010 tăng 39.41% so với cùng kì
năm 2009 đạt mức 3.425.400.320 VND, năm 2011 lại tiếp tục tăng khi doanh thu
đạt mức 4.410.958.670 VND tăng 985.558.350 VND. Đến năm 2012 tốt độ tăng
trưởng về doanh thu của công ty ở thị trường này vẫn được duỳ trì ổn định và tăng
nhẹ với 4.862.459.633 VND.
Thị trường Nhật: đây là thị trường lớn thứ hai của công ty, cũng được xem là
thị trường tiềm năng trong thời gian tới công ty sẽ tập trung khai thác hơn nữa.
Tổng quan doanh thu đạt được ở thị trường này tăng đều và khá ổn định nhưng
trong năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu, Nhật Bản là một
trong những nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng
kinh tế này đã làm tốc độ phát triển kinh tế Nhật có sự chững lại và giảm sút, lượng
hàng hoá xuất khNu từ nước ta theo đó cũng giảm, điều này cũng đã ảnh hưởng phần
nào doanh thu trong năm này chỉ đạt 881.005.624 VND giảm 120.250.724 VND.
Tuy nhiên đến năm 2010 tình hình kinh tế Nhật đã có dấu hiệu phục hồi, lượng
hàng hoá xuất sang tăng trở lại, nhờ đó doanh thu thu vào của công ty đã tăng
59.52% đạt 3.425.400.320 VND. Trong 2 năm sau đó 2011 và 2012 doanh thu đạt
được ở thị trường này đã giữ được mức tăng đều, đây là dấu hiệu đáng mừng cho
việc tập trung khai thác vào thị trường này trong thời gian tới của công ty.
Thị trường HongKong: HongKong là thị trường trung gian lớn cho xuất khNu
của Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khNu của nước ta ngoài xuất khNu trực tiếp
sang thị trường này còn nhắm đến mục đích xem đây là thị trường quá cảnh tốt nhất
để đưa hàng hoá của nước ta vào Trung Quốc vì hàng hoá quá cảnh HongKong
cước phí vận tải thấp hơn đi Trung Quốc, tránh các rắc rối về thanh toán, vận
chuyển khi xuất bằng con đường này, mặt khác việc vận chuển giữa Việt Nam và
Trung Quốc không thường xuyên và không chủ động về thời gian giao hàng bằng ở
HongKong. Chính vì thế, nắm bắt được xu hướng đó công ty đã mở rộng tuyến
đường ở các cảng HongKong nhằm khai thác tối đa nguồn lợi thu được từ thị trường

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:59


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

này. Có thể thấy doanh thu mà công ty đạt được tăng đều qua các năm từ năm 2008
đến 2012 vẫn giữ mức tăng đều đặn và ổn định, đặc biệt trong năm 2011 là năm mà
công ty thu về nguồn doanh thu đáng kể cao hơn nhiều so với năm 2010. Theo số
liệu thống kê từ Trung Tâm Thông Tin Công nghiệp và Thương Mại - Bộ Công
Thương năm 2012, thì năm 2011 tổng kim ngạch Việt nam xuất khNu sang
HongKong đạt 2,5 tỷ USD, tăng 41% so với năm 2010, kéo theo đó các các dịch vụ
giao nhận của công ty khi xuất sang thị trường này của đNy mạnh góp phần làm cho
doanh thu của công ty trong năm này tăng cao đạt 2.021.931.422 VND tăng khoảng
42.88% so với cùng kì năm 2010 và tiếp tục giữ mức tăng nhẹ trong năm 2012 với
doanh thu đạt được 2.821.006.520 VND tăng đáng kể so với các năm trước.
Thị trường Thái Lan, Malaysia: đây là 2 thị trường có khối lượng hàng hoá
xuất đi của các doanh nghiệp khá ổn định trong năm so với các thị trường khác. Tuy
khoản doanh thu và lợi nhuận thu về từ 2 thị trường này chưa cao so với những thị
trường khác nhưng lượng hàng xuất đi mỗi năm tương đối ổn định và tăng đều qua
các năm, cụ thể trong năm 2008 với thị ttrường Thái Lan doanh thu mà công ty thu
về đạt 784.269.934 VND, thị trường Malaysa đạt 601.533.556 VND và đến năm
2012 ờ thị trường Thái Lan doanh thu đã tăng lên đến 2.086.297.209 VND, bên
cạnh đó thị trường Malaysia cũng tăng xấp xỉ như ở thị trường Thái Lan đạt
1.850.413.642 VND trong năm 2012. Có thể nói trong những năm qua đội ngũ nhân
viên công ty đã nỗ lực làm việc, kết nối với đại lý các cảng đến ở Thái Lan và
Malaysia cũng như tìm kiếm khách hàng cho thị trường này điều này đã giúp doanh
thu tăng qua mỗi năm và đã đạt được một số thành tựu nhất định như hiện nay.
Các thị trường khác: ngoài những thị trường chính kể trên công ty còn có
dịch vụ đóng hàng consol đi một số nước khác như Đài Loan, Úc, Indonesia,
Philippines, Trung Quốc. Doanh thu thu được từ những thị trường này tuy không
nhiều so với các thị trường chính nhưng cũng đóng góp một phần doanh thu cho
công ty trong thời gian qua. Cụ thể trong năm 2008 doanh thu từ các thị trường khác
đạt 493.306.722 VND chiếm 8.19% so với tổng doanh thu của công ty, đến năm
2009 đạt được 758.749.232 VND tăng 265.442.510 VND và chiếm 3.7% so với

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:60


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

tổng doanh thu. Năm 2010 là năm công ty tập trung khai thác sâu các tuyến hàng
chính, nâng cao chất lượng dịch vụ và tìm kiếm thêm các khách hàng đi các tuyến
chính nên doanh thu thu về từ các thị trường khác đã giảm nhẹ còn 688.026.077
VND, nhưng vẫn chiếm 7.86% so với tổng doanh thu đạt được trong tất cả các thị
trường. Sau hơn 4 năm đi vào hoạt động công ty đã thiết lập được mối quan hệ với
các đại lý ở cảng đích đem về thêm nguồn hàng chỉ định từ các thị trường này kèm
theo việc đNy mạnh tìm kiếm khách hàng xuất đi các thị trường này dẫn đến doanh
thu cũng tăng lên đáng kể đã đạt 974.352.204 VND trong năm 2011 chiếm 7.52%
so với tổng doanh thu và đạt 921.941.600 VND chiếm 6.19% so với tổng doanh thu
thu về từ hoạt động thu gom- giao hàng lẻ bằng đường biển của công ty.
2.4.3 Cơ cấu các mặt hàng lẻ xuất kh u bằng đường biển của công ty theo
doanh thu:
Bảng 2.7: Bảng số liệu thể hiện cơ cấu các mặt hàng lẻ xuất kh!u bằng đường
biển của công ty theo doanh thu giai đoạn 2008-2012 (ĐVT: VND)
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Mặt hàng
Hàng dệt may 1.806.341.886 2.432.438.082 3.062.942.473 4.795.762.527 5.511.644.046
Hàng thủ công
1.505.284.905 2.003.184.302 1.925.278.126 2.640.380.086 3.279.267.052
mỹ nghệ
Hàng nông sản 1.204.227.924 1.287.761.337 1.750.252.842 2.014.612.848 1.734.450.289
Máy móc, thiết
bị, linh kiện cơ 903.170.943 715.422.966 1.050.151.705 1.573.843.255 2.483.413.641
khí TL HK
Bánh kẹo, các
421.479.773 429.253.779 625.075.852 1.148.076.017 942.743.468
loại ngũ cốc
Khác 180.634.189 286.169.187 337.563.212 788.845.611 944.816.765
Tổng doanh thu 6.021.139.620 7154229653 8.751.264.210 12.961.520.344 14.896.335.261

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:61


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

4%
7% 3% 6%

30% 10%
34%
15%

18%

20%
25% 28%

Năm 2008 Năm 2009

6%
4%
7% 9%

12% 35% 37%


12%

20% 16%

22% 20%

Năm 2010 Năm 2011

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:62


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

6%
6% Hàng dệt may

Hàng thủ công mỹ nghệ


37%
17% Hàng nông sản

Máy móc, thiết bị, linh


kiện cơ khí
Bánh kẹo và các loại ngũ
12% cốc
Khác
22%

Năm 2012

Biểu đồ 2.5: Thể hiện cơ cấu các mặt hàng lẻ xuất kh!u
bằng đường biển của công ty

Nhìn chung các mặt hàng lẻ xuất khNu bằng đường biển của công ty tăng đều
qua các năm từ năm 2008 đến 2012, các mặt hàng lẻ xuất khNu đi nước ngoài rất đa
dạng và phong phú vì những lô hàng không những thu gom được từ các khách hàng
khác nhau mà con trao đổi với các công ty Forwarder khác để thuận tiện cho việc
đóng hàng vào cont cũng như tạo mối quan hệ với những công ty đó.
Đối với hàng dệt may, đây là mặt hàng được xuất khNu nhiều nhất ở công ty
theo nhu cầu của khách hàng, cũng là một trong những mặt hàng xuất khNu chủ lực
của nước ta xuất đi các nước như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc,... trong những năm trở lại
đây, bên cạnh đó thị trường Nhật lại là một trong nhữn tuyến đường chính của công
ty, có thể thấy doanh thu thu được từ mặt hàng này tăng đều qua mỗi năm trong
năm 2008 đã đạt 1.806.341.886 VND chiếm khoảng 30% trên tổng doanh thu. Năm
2009 doanh thu thu về đạt 2.432.438.082 VND tăng 34.66 % so với năm 2008. Đến
năm 2009 doanh thu đạt được từ mặt hàng này lại tiếp tục tăng với mức doanh thu
đạt được là 3.062.942.473 VND tăng 25.92 % so với năm 2009. Trong 2 năm 2011

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:63


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

và 2012 doanh thu đạt được vẫn khá ổn định và giữ vững mức tăng hàng năm cụ thể
trong năm 2011 đạt 4.795.762.527 VND tăng 1.732820054 VND so với năm 2010
và năm 2012 đã đạt vượt mốc tên 5.5 tỷ với con số 5.511.644.046 VND tăng
khoảng 14.93% so với năm 2011 chiếm tỷ trọng khoảng 37% tổng lợi nhuận thu
được, tăng 0.7% so với năm 2008 thì đây là được xem dấu hiệu đáng mừng cho sự
tăng trưởng doanh thu đạt được từ mặt hàng này trong thời gian tới.
Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ đây là mặt hàng được xuất khNu nhiều
nhất sang thị trường như Nhật năm 2008 doanh thu đạt được từ mặt hàng này là
1.505.284.905 VND chiếm tỷ trọng khoảng 25% trên tổng doanh thu và tiếp tục
tăng trong năm 2011. Riêng trong năm 2010 doanh thu có sự giảm nhẹ còn
1.925.278.126 VND, giảm khoảng 3.89% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2012
doanh thu thu được đã quay đầu tăng trở lại đạt 3.279.267.052 VND chiếm tỷ trọng
khoảng 22% so với tổng doanh thu đạt được từ mặt hàng này và tăng 638.886.966
VND so với năm 2011.
Đối với hàng nông sản đây có mặt hàng được xuất khNu sang Singapore,
HongKong, Trung Quốc,....Năm 2008 doanh thu thu về đạt 1.204.227.924 VND
chiếm tỷ trọng khoảng 20% so với tổng doanh thu. Giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2011 doanh thu tăng đều qua các năm, cụ thể doanh thu mà công ty đạt được từ mặt
hàng này trong năm 2011 là 2.014.612.848 VND chiếm tỷ trọng khoảng 20.4% so
voi ổng doanh thu đạt được từ các mặt hàng và tăng 715.101.960 VND so với năm
2010 và tăng 637.195.784 so với năm 2009.
Đối với mặt hàng máy móc, thiết bị, linh kiện cơ khí thường được xuất sang
các thị trường HongKong, Thái Lan,... Năm 2008 doanh thu mà công ty đạt được là
903.170.943 VND chiếm tỷ trọng khoảng 15% trong tổng doanh thu , giai đoạn
2009-2012 doanh thu thu về từ mặt hàng này tăng đều qua các năm cụ thể năm 2012
đã đạt mốc 2.483.413.641 VND chiếm tỷ trọng khoảng 16.7% trong tổng doanh thu
mà công ty thu được từ mặt hàng này.
Đối với mặt hàng bánh kẹo và các loại ngũ cốc thường được xuất sang các
thị trường như Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines,.... Doanh thu thu về

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:64


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

từ mặt hàng này năm 2008 là 421.479.773 VND và có xu hướng tăng đều qua mỗi
năm, đặc biệt trong năm 2011 doanh thu đạt được từ mặt hàng này đã tăng đáng kể
so với các năm trước đạt con số 1.148.076.017 VND, tăng khoảng 83.67% so với
năm 2010, nhưng đến năm 2012 doanh thu đã giảm nhẹ chỉ còn 942.743.468 VND
giảm đi 205.332.549 VND khoảng 17.89% so với năm 2011.
Đối với các mặt hàng khác đây là những mặt hàng còn lại được trao đổi
coload từ các công ty Forwarder khác hoặc từ nhu cầu khách hàng với giá trị doanh
thu đạt được thấp hơn so với các mặt hàng kể trên và tần số xuất đi theo nhu cầu của
khách hàng đối với công ty không cao. Tuy nhiên nhìn chung doanh thu đạt được từ
các mặt hàng khác vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2008 doanh thu thu được là
180.634.189 VND chiếm khoảng 3% so với tổng doanh thu đạt được, sau một thời
gian kinh doanh công ty đã có thiết lập được nhiều mối quan hệ với các công ty
hoạt động cùng ngành cũng như tìm kiếm thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ
của công ty góp phần tăng đáng kể nguồn doanh thu cho công ty. Do đó, đến năm
2012 công ty đã phấn đấu đạt được mức doanh thu là 944.816.765 VND chiếm tỷ
trọng khoảng 6.3% trong tổng doanh thu thu về từ hoạt động thu gom giao hàng lẻ
bằng đường biển này.
2.4.4 Tình hình tổ chức thu gom và giao hàng lẻ xuất kh u bằng đường biển
tại công ty TNHH Penanshin Shipping HCM giai đoạn 2008-2012:
2.4.4.1 . Nhân sự phụ trách hàng lẻ:
- Bộ phận kinh doanh hàng lẻ gồm 4 nhân viên, mỗi người phụ trách tư vấn,
báo giá, thương lượng và bán cước cho các khách hàng trực tiếp, cho các Forwarder.
- Bộ phận chứng từ có 4 nhân viên phụ trách các tuyến đi các nước như
Singapore, Hongkong, Thái Lan, China, Malaysia, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,
Indonesia, Philippines,…các nhân viên chứng từ vừa chịu trách nhiệm làm chứng từ
vừa phụ trách dịch vụ chăm sóc khách hàng cho các lô hàng xuất đi ở các tuyến
- Bộ phận đóng hàng có 4 nhân viên chuyên trách đóng hàng ở kho 8 ở Tân
Cảng, kho 6 ở cảng ICD Tây Nam, cảng ICD Phước Long 1 và đóng bãi ở Cảng
ICD Transimex.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:65


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

2.4.4.2. Các khách hàng chính của công ty:


- Các khách hàng chủ yếu như Clipsal, Tuico, Elma, Iwasaki, KTC, FDI, NYK
Logistics, M.O.L Logistics, Damco, K&N, Panapilna, sản lượng hàng tháng có
được khách hàng này từ 400 đến 600 khối.
- Ngoài ra, Penanshin còn có lượng hàng chỉ định, đóng góp một phần quan
trọng trong việc duy trì và phát triển các tuyến hàng. Phần lớn hàng chỉ định có
được từ công ty mẹ Penanshin Singapore với các khách hàng chỉ định lớn như
Agility, MTL, Chori, Vina Freight, Viet Nam Shipping, sản lượng hàng tháng
khoảng 300 khối. Bên cạnh đó tuyến hàng HongKong còn có lượng hàng chỉ định
của đại lý bạn là Panda Logistics với khối lượng hàng là 200 khối, lượng hàng này
góp phần đáng kể để duy trì và phát triển tuyến hàng gửi đi HongKong.
2.4.4.3. Các tuyến đường chính của công ty:
- Công ty đã và đang mở dịch vụ giao hàng lẻ đi các tuyến khác như: Singapore,
Hongkong, Thái Lan, Trung Quốc , Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Indonesia, Philippines, Australia, …
- Hiện nay công ty Penanshin đã mở được 5 tuyến chính: là Singapore,
Bangkok, Hongkong, Tokyo/Yokohama, Osaka/Kobe.
* Tuyến Singapore:
- Lịch gửi hàng và thời gian vận chuyển: Công ty sử dụng dịch vụ của người
vận chuyển thực sự là hãng tàu Semudera. Tàu chạy vào thứ sáu và chủ nhật hàng
tuần, thời gian vận chuyển là 2-3 ngày, thời gian đại lý đưa hàng vào kho là 2 ngày,
như vậy sau khoảng 5 ngày kể từ ngày tàu chạy, người nhận hàng có thể nhận hàng
tại CFS.
- Đại lý tại Singapore là Penanshin Shipping Pte, đây cũng chính là công ty
mẹ của Penanshin, vì thế Penanshin luôn ưu tiên phát triển tuyến Singapore so với
các tuyến khác.
- Loại hàng và khối lượng: Ngoài hàng gửi đến nơi nhận hàng cuối cùng là
Singapore, Penanshin còn nhận hàng đi Barcelona, Felixstowe, Southampton, Le

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:66


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Harve, Melbourne, Sydney, Cape, Town via Singapore. Sau khi đến Singapore,
hàng hóa sẽ được đóng vào container khác và gửi đến cảng đích. Mỗi tuần
Penanshin đóng được từ 2 đến 4 Teu hàng Singapore và via Singapore.
- Giá cước: Hiện tại đại lý trả tiền cho Penanshin khoản tiền refund cho hàng
Singapore là USD 70/cbm chính vì thế khi gửi hàng đến Singapore, Penanshin sẽ trả
khoản tiền refund là USD 60/cbm cho khách hàng trực tiếp và USD 65/cbm cho các
Forwarder, nhưng cũng còn tùy vào thỏa thuận với mỗi khách hàng mà khoản tiền
refund có thể tăng giảm.
* Tuyến Hong Kong:
- Lịch gửi hàng và thời gian vận chuyển: Công ty sử dụng dịch vụ của hãng
tàu CMA lịch tàu chạy vào thứ tư và thứ bảy hàng tuần, thời gian vận chuyển là 3
ngày, thời gian đưa hàng vào kho là 2 ngày, như vậy kể từ ngày tàu chạy 5 ngày
khách hàng có thể nhận được hàng tại HongKong.
- Đại lý làm hàng tại HongKong là Charter Link Logitics.
- Loại hàng và khối hàng: Mỗi tuần Penanshin đóng được 2 Teu hàng
HongKong và via HongKong đi Trung Quốc đại lục như Ningbo, Quảng Châu,
Quảng Đông, Đại Liên, Xiamen, Shenzhen và những cảng ở Nam Mỹ như Rio de
Janeiro, Manzalliono, Santos, Vanparaiso, Callao, Constanza.
- Giá cước: Hiện tại Charter Link đang refund về cho Penanshin là 30-47
USD/cbm, tương ứng với số vận đơn nhà cần đạt tương ứng là 4-8 H/BL. Khách
hàng gửi hàng đi HongKong nhận được khoản tiền refund từ Penanshin là 37
USD/cbm cho khách hàng trực tiếp và 40-45 USD/cbm cho Forwarder, nhưng cũng
tùy vào thỏa thuận, mối quan hệ với mỗi khách hàng mà khoản tiền refund có thể
tăng giảm.
* Tuyến Tokyo/Yokohama:
- Lịch tàu và thời gian vận chuyển: Hàng tuần Penanshin đang sử dụng dịch
vụ vận chuyển của hãng tàu K’Line với lịch tàu chạy vào thứ tư hàng tuần, thời gian
vận chuyển 7 ngày, thời gian đưa hàng vào kho là 2 ngày.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:67


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Đại lý làm hàng là Shinyei Pacific Logistics:


- Loại hàng và khối lượng hàng: Hàng tuần Penanshin gửi 1 Teu đi Tokyo
hoặc Yokohama, hàng hóa được đóng vào container chỉ có thể là hàng Tokyo và
Yokohama. Nếu lượng hàng Tokyo nhiều hơn Yokohama khi đóng container thì
container sẽ được gửi đi Tokyo và ngược lại.
- Giá cước: Shinyei Pacific trả refund cho Penanshin là 37 USD/cbm cho hàng
Tokyo và 27 USD/cbm cho hàng Yokohama nếu container được gửi về Tokyo và
ngược lại. Penanshin trả tiền refund cho khách hàng Forwarder là 25-27 USD/cbm
và cho khách hàng trực tiếp là 17-18 USD/cbm, tùy vào thỏa thuận với mỗi khách
hàng mà khoản tiền refund có thể thay đổi.
* Tuyến Osaka/Kobe:
- Lịch vận chuyển và thời gian vận chuyển: Penanshin đang sử dụng dịch vụ
của hãng tàu Hyundai, tàu chạy thứ 5 hàng tuần, thời gian vận chuyển là 6 ngày,
thời gian đưa hàng vào kho là 2 ngày, như vậy sau 8 ngày tàu chạy người nhận hàng
có thể lấy hàng tại kho ở cảng đích.
- Đại lý làm hàng: Shinyei Pacific Osaka Branch.
- Loại hàng và khối lượng hàng: Tương tự container gửi đi Tokyo thì
container gửi đi Osaka/Kobe cũng chỉ đóng được chung hàng Osaka và Kobe, căn
cứ vào lượng hàng cảng nào nhiều hơn thì Penanshin sẽ gửi container về cảng đó.
Tuy nhiên, tuyến Osaka/Kobe, Penanshin chưa thể gửi đều hàng tuần, chỉ tuần nào
có hàng chỉ định hoặc lượng hàng thu gom đủ theo như đại lý yêu cầu thì công ty
mới tiến hành mở container.
- Giá cước tương tự như hàng Tokyo/ Yokohama.
* Tuyến Bangkok:
- Lịch tàu vận chuyển và thời gian vận chuyển: Hiện tại Penanshin đang sử
dụng dịch vụ của hãng tàu NamSung, với chuyến tàu chạy chủ nhật hàng tuần, thời
gian vận chuyển là 3 ngày, thời gian đưa hàng vào kho l-2 ngày.
- Đại lý làm hàng tại cảng đích là Penanshin Shipping Bangkok Branch.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:68


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

- Loại hàng: Đại lý Penanshin Bangkok chưa có khả năng đóng hàng lẻ gửi đi
các nơi khác nên chỉ có hàng gửi đi Bangkok mới được đóng vào container.
- Giá cước: Đại lý đang trả tiền refund về cho Penanshin là 20-22 USD/cbm
tương ứng với container gửi đi là 20 feet hay 40 feet, và công ty chào bán cho người
gửi hàng trực tiếp là refund 16 USD/cbm, với Forwarder là 18-20 USD/cbm.
• Kho bãi đóng hàng:
Penanshin chưa có kho bãi riêng mà phải kí hợp đồng thuê ờ bên ngoài tương
ứng với các tuyến hàng chính mà công ty đang kinh doanh như sau:
+ Kho 8 Tân Cảng: đóng hàng Singapore và Hongkong.
+ Kho ICD Tây Nam: đóng hàng Nhật Bản.
+ Riêng hàng Bangkok được đóng tại bãi ICD Transimex: Penanshin sẽ đứng
ra trải container tại bãi ICD Transimex. Khi khách hàng giao hàng, nhân viên
giao nhận đóng hàng sẽ tiến hành đo kích thước cũng như đóng hàng vào
container. Hàng đóng bãi có ưu thế so với hàng đóng kho là công ty có thể thu
tiền CFS từ khách hàng.

2.5 Đánh giá thực trạng giao nhận và quy trình giao hàng lẻ xuất kh u bằng
đường biển tại công ty:
Kể từ khi thành lập đến nay doanh thu và lợi nhuận của công ty không ngừng
tăng lên, chi phí được kiểm soát ngày càng có hiệu quả hơn, điều đó cho thấy việc
kinh doanh của công ty đang có chiều hướng phát triển tốt, những chiến lược mà
công ty đang áp dụng phù hợp với tình hình của công ty và thích nghi được với tình
hình thị trường quốc tế có nhiều biến động như hiện nay. Với bộ máy tổ chức chặt
chẽ, ban lãnh đạo có trình độ, kinh nghiệm trong xuất nhập khNu đã góp phần không
nhỏ vào việc mang lại hiệu quả hoạt động cho công ty.
Ngoài ra, có thể nói sau khi Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra bước ngoặt
mới cho ngành xuất khNu nói chung và ngành giao nhận vận tải nói riêng. Ngày
càng có nhiều công ty đa quốc gia quốc gia đầu tư vào nước ta và đây chính là
nhóm khách hàng lớn và tiềm năng cho các nhà cung ứng dịch vụ giao nhận. Nắm

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:69


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

bắt được những lợi thế đó, sau hơn 5 năm đi vào hoạt động và phát triển công ty đã
và đang gặt hái được nhiều thành công đáng mong đợi như đã phân tích ở trên.
- Địa bàn kinh doanh: Khách hàng trực tiếp của công ty sản xuất xuất khNu
tại các khu công nghiệp trên địa bàn thàn phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương,…
- Phương thức kinh doanh: công ty đã xây dựng các tuyến hàng lẻ đóng hàng
tuần đi Bangkok, Singapore, Tokyo/Yokohama, Kobe/Osaka, Nagoya, Hongkong,
Sanghai, Busan, Incheon,…dựa vào đó công ty có thể chào giá gom hàng lẻ từ các
công ty giao nhận (Forwarder) khác và các khách hàng trực tiếp.
- Mối quan hệ trong kinh doanh: sau một thời gian hoạt động kinh doanh
giao hàng lẻ, công ty đã thiệt lập mối quan hệ hợp tác tốt với hệ thống đại lý tại các
quốc gia Đông Nam Á, từ đó góp phần tạo thuận lợi cho việc giao dịch và tạo được
uy tín với các khách hàng, đặc biệt công ty đã tạo được mối quan hệ đại lý thân thiết
với các hệ thống công ty lớn như Panda Logistics, Charter Link Logistics, các đại lý
này đã mang lại nguồn hàng chỉ định khá lớn cho công ty với khoảng 100 Teu hàng
tháng. Đối với các hãng tàu chuyên chở, thời gian qua công ty đã ký các hợp đồng
vận tải với nhiều hãng tàu khác nhau đặc biệt với các hãng như K’Line cho các
tuyến đi Nhật, CMA đi Hongkong, Hanjin đi Australia, Namsung đi Bangkok,..…
với giá cả cạnh tranh, đây là một lợi thế lớn giúp phòng kinh doanh của công ty dễ
dàng chào bán cho các doanh nghiệp có hàng xuất đi các tuyến chính của công ty
bên cạnh đó công ty luôn duy trì mối quan hệ với các khách hàng cũ và không
ngừng tìm kiếm các khách hàng mới sử dụng dịch vụ của công ty.
Song song đó, hoạt động thu gom và giao hàng lẻ của công ty phát triển khá
thuận lợi và thu được kết quả tốt trong thời gian qua một phần cũng nhờ các yếu tố
như: Nhân viên của công ty là một đội ngũ trẻ, năng động được đào tạo chuyên
nghiệp, luôn có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc nên khi các vấn đề
về tranh chấp, rủi ro được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả hơn. Công ty đã xây
dựng một tập thể nhân viên đoàn kết, sẵn sàng phối hợp, giúp đỡ nhau trong công
việc góp phần tăng hiệu quả công tác giao nhận. Sau một thời gian hoạt động trong

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:70


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

lĩnh vực giao nhận hàng hóa, công ty đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu từ
việc giải quyết các rủi ro nên khi gặp các rủi ro tương tự đã giải quyết một cách
nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tiêu chí của công ty là luôn đặt lợi ích của khách
hàng lên hàng đầu nên đã nhận được sự ủng hộ lớn từ khách hàng, góp phần tăng
lợi nhuận và uy tín của công ty trên thương trường.
Nhưng bên cạnh những thuận lợi có được do công ty mới thành lập và đi vào
hoạt động chưa lâu nên trong quá trình giao nhận công ty cũng gặp một số khó khăn
chung. Hiện nay khi thị trường kinh tế ngày một phát triển, các công ty giao nhận
vận tải xuất hiện càng nhiều do đó công ty đã gặp không ít sự cạnh tranh từ các
công ty khác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Bộ
phận xuất hàng lẻ của công ty còn ít nhân viên nên gặp khó khăn khi số lượng đơn
đặt hàng nhiều, cần giải quyết gấp. Mặc dù còn nhiều khó khăn gặp phải nhưng
công ty vẫn biết tận dụng các thuận lợi của mình để gặt hái được nhiều thành công
trong hoạt động thu gom và giao hàng lẻ thời gian qua, bằng chứng cho thấy doanh
thu và lợi nhuận hàng năm vẫn tăng đều nhưng thật sự chưa cao so với các công ty
hoạt động cùng ngành khác. Đó là lý do công ty cần nghiên cứu các kế hoạch cụ thể
nhằm khắc phục những khó khăn trên giúp việc kinh doanh của công ty ngày càng
phát triển hơn và khẳng định vị thế, uy tín của công ty trên thương trường.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:71


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Kết luận chương 2

Qua những bảng số liệu, đồ thị, phân tích phản ánh thực trạng hoạt động trên
cho ta thấy tình hình hoạt động thu gom hàng lẻ của công ty đang phát triển theo
hướng tích cực trong 5 năm qua. Công ty đã và đang dần khẳng định được uy tín
đối với các khách hàng và vị thế của mình trên thị trường giao nhận vận tải trong
nước, đồng thời không ngừng tạo lập các mối quan hệ thân thiết đại lý ở các tuyến
chính cũng như khai thác các tuyến vận chuyển mới, nhằm đáp ứng như cầu ngày
càng cao của khách hàng cũng như thụ trường xuất nhập khNu hiện nay. Nhờ vào
các thuận lợi mà công ty có được đã góp phần không nhỏ vào việc tăng hiệu quả
hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh đó công ty
vẫn còn gặp không ít các khó khăn tồn tại trong quá trình thu gom, giao hàng lẻ,
điều này sẽ phần nào ảnh hưởng và kiềm chế sự phát triển của công ty trong thời
gian tới. Chính vì thế cần có những giải pháp cụ thể dành cho công ty khắc phục các
khó khăn đang gặp phải hướng tới mục tiêu hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ nhằm
đNy nhanh tốc độ phát triển, mở rộng quy mô hơn nữa và nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh cho công ty trong tương lai.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:72


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO


HÀNG LẺ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH
PENANSHIN SHIPPING HCM

3.1 Mục tiêu và phương hướng:


Ngành xuất nhập khNu đã và đang là thế mạnh trong sự phát triển của nền
kinh tế nước ta hiện nay. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước ngày càng có nhiều
sản phNm xuất sang thị trường nước ngoài với kim ngạch xuất khNu tăng qua mỗi
năm, kéo theo đó thì ngành giao nhận vận tải cũng phát triển. Trước tình thế này,
công ty đã ra đời và hoạt động, luôn nắm bắt xu thế phát triển của ngành. Nhưng
bên cạnh đó không thể không nhắc đến sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường với
các công ty hoạt động cùng ngành khác. Vì thế để công ty có thể đứng vững và
không ngừng phát triển, mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh của mình, công
ty cần đưa ra và thực hiện những chính sách phát triển phù hợp với muc tiêu phát
triển của công ty. Do lợi nhuận từ mảng kinh doanh hàng lẻ chiếm tỷ trọng cao hơn
trong cơ cấu lợi nhuậ của công ty nên bên cạnh những thành tựu đã đạt được công
ty cần đưa ra các mục tiêu và phương hướng cần đạt trong tương lai, khắc phục
những khó khăn, vướng mắc đã và đang gặp phải trong quá trình hoạt động thời
gian qua. Hơn hết là phải nhận biết được những điểm mạnh công ty đang sở hữu để
không ngừng phát huy cũng như những điểm yếu còn tồn tại từ đó dễ dàng phát
hiện và nắm bắt được cơ hội và có kế hoạch phát triển, sẵn sàng đối mặt với những
thách thức trong tương lai. Song song đó, công ty cũng cần chú trọng thúc đNy việc
mở rộng thị trường và có chiến lược quảng bá thương hiệu một cách có hiệu quả các
dịch vụ hiện có của công ty, mở rộng quy mô kinh doanh, tạo niềm tin nơi khách
hàng và uy tín trên thương trường. Ngoài ra việc xây dựng mối quan hệ tốt với các
đối tác như khách hàng, hãng tàu, đại lý hãng tàu nước ngoài và các công ty dịch vụ
vận tải khác cũng là một yếu tố quan trọng góp phần vào việc phát triển và nâng cao
lợi nhuận hằng năm cho công ty. Mặt khác, công ty cũng cần quan tâm và không
ngừng đưa ra các giải pháp chiến lược hoàn thiện và mở rộng các dịch vụ của công

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:73


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

ty nhằm thu hút các khách hàng mới và giữ chân những khách hàng cũ, đáp ứng
những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để làm được những điều này công ty
cần có sự nỗ lực làm việc của tất cả các thành viên trong công ty đồng thời mỗi cá
nhân phải nhận thức được vai trò trách nhiệm của mình đối với công việc, có như
thế công ty mới có thể đứng vững và phát triển lâu dài trên thị trường đầy cạnh
tranh như hiện nay.

3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình thu gom, giao hàng lẻ xuất
kh u bằng đường biển:
• Khả năng quản trị khách hàng của bộ phận kinh doanh:
Công ty Forwarder là một nét gạch nối giữa khách hàng với hãng tàu , việc
tiến hành đặt chỗ với hãng tàu là dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng nếu nhân
viên kinh doanh không quản trị tốt được mối quan hệ với khách hàng dẫn đến việc
tăng giảm lô hàng một cách bất ngờ do những nguyên nhân như: khách hàng kiểm
tra giá với các hãng tàu khác và họ có giá tốt hơn nên sẽ hủy booking với công ty do
chưa có niềm tin vào giá của công ty đưa ra hoặc do một số nguyên nhân khác làm
thay đổi quyết định chọn dịch vụ của công ty như ngày vận chuyển, ngày tàu chạy
hoặc do lợi ích cá nhân của khách hàng từ đó gây ra tổn hại đến uy tín của công ty
với hãng tàu.
• Sự đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty:
Nhân viên kinh doanh, nhân viên chứng từ và nhân viên giao nhận chưa có
sự phối hợp hiệu quả trong công việc. Trong công ty đã xảy ra tình trạng do nhân
viên kinh doanh đã không quan tâm sâu sát đến lô hàng mà xảy ra sự cung cấp
thông tin lô hàng không đầy đủ cho nhân viên giao nhận nên nhân viên giao nhận đã
đóng sai lô hàng đi quá cảnh nước này sang nước khác. Việc này không những làm
phát sinh thêm chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty mà còn ảnh hưởng tới
uy tín của công ty với khách hàng. Có một số tuyến nếu quá cảnh ở nước này thì
thời gian hàng đến cảng đích sẽ nhanh hơn là đi quá cảnh ở nước kia, đây lại chính
là vấn đề các khách hàng quan tâm nhất. Bởi khi bán cho khách ở nước ngoài, nhân
vên kinh doanh đã thông báo thời gian dự kiến hàng đến, trong trường hợp hàng đi

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:74


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

lâu hơn sẽ làm khách hàng cảm thấy khó chịu, mất niềm tin và có thể ảnh hướng
đến hoạt động kinh doanh của họ.
• Chưa thiết lập được phương tiện vận chuyển nội địa:
Hiện tại Penanshin chưa có đội xe riêng vận tải riêng để phục vụ cho việc
vận chuyển hàng hoá nội địa các tuyến như Hồ Chí Minh – Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
– Hải Phòng, và toàn bộ các lô hàng gửi trọn gói công ty đều phải thuê xe ngoài
điều này dẫn đến việc công ty khó có thể kiểm soát được chi phí, độ an toàn cho
hàng hoá, thời gian giao hàng.
• Hệ thống kho bãi riêng:
Do chưa có kho bãi nên việc cung cấp các dịch vụ hàng trọn gói và các dịch
vụ gia tăng như đóng kiện, kiểm tra chất lượng, dán nhãn hàng hoá, dịch vụ in, quét
mã vạch, dịch vụ kho bãi giá trị gia tăng, dịch vụ gom hàng nhanh tại kho,…Hơn
nữa vì chưa có hệ thống kho bãi riêng nên doanh thu tiền kho bãi phải san sẻ lại với
các kho đã ký hợp đồng. nếu Penanshin xây dựng cho mình hệ thống kho bãi để
đóng hàng thì lợi nhuận thu về từ hoạt động kho bãi lã không nhỏ.
• Chất lượng dịch vụ hải quan:
Hiện nay vẫn còn tồn tại sự thiếu tổ chức trong công việc của bộ phận khai
hải quan, nhân viên hoạt động chồng chéo, kém hiệu quả. Đặc biệt nghiệp vụ khai
báo hải quan của nhân viên còn hạn chế, thường xuyên xảy ra sai sót như làm sai
thủ tục chứng từ dẫn đến chậm trễ trong công việc thông quan, hơn nữa những nhân
viên này không thường xuyên cập nhật các công văn, nghị định quản lý của cơ quan
hải quan dẫn đến phát sinh tiền phạt và làm mất lòng tin ở khách hàng.
• Ý thức, trách nhiệm của nhân viên chưa cao:
Mặc dù đã chia phòng ban chuyên trách nhưng một số nhân viên trong công ty
còn thiếu tinh thần trách nhiệm, đi trễ về sớm nên khi khách hàng có nhu cầu kiểm
tra tình trạng hàng hoá thì các nhân viên khác không thể cung cấp thông tin kịp thời
và chính xác, điều này ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của công ty. Mặc khác do
công ty chưa có đãi ngộ phù hợp với đóng góp của nhân viên chính vì vậy dẫn đến
tình trạng nhân viên chán nản, không tập trung làm việc, làm việc riêng như lướt

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:75


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

facebook, chat, xem phim,… hay ra ngoài trong thời gian làm việc hoặc bỏ việc, với
hệ thống nhân sự kém ổn định như vậy thì Penanshin khó có thể phát triển, mở rộng
quy mô công ty cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.
• Định hướng kinh doanh chưa rõ ràng:
Hiện tại công ty chưa có chiến lược marketing cụ thể qua từng năm mà phát
triển một cách dàn trải không tập trung, công ty vẫn chưa có dịch vụ nổi bật trên thị
trường. Cầu nối giữa công ty và khách hàng là thông qua bộ phận kinh doanh và bộ
phận chứng từ nhưng bộ phận này hoạt động không theo định hướng, mạnh ai nấy
làm chính vì thế công ty chưa xây dựng được hình ảnh rõ ràng trong tâm trí khách
hàng cũng như chưa duy trì được lòng trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch
vụ của công ty.

3.3 Một số giải pháp đưa ra nhằm hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ xuất
kh u bằng đường biển tại công ty:
• Giải pháp cho khả năng quản trị khách hàng của bộ phận kinh doanh:
Ở khâu làm booking cho khách hàng và book chỗ với hãng tàu, công ty cần
có những biện pháp phòng ngừa khả năng dư thừa hay thiếu hụt hàng hoá khi đóng
cont. Nhân viên sale phải bám sát tình hình đặt hàng của từng tuyến trong từng
khoảng thời gian nhất định của mỗi khách hàng, từ đó xây dựng kế hoạch sale thích
hợp sao cho vừa đảm bảo được tiến độ đóng hàng theo kịp lịch trình của hãng tàu,
duỳ trì lợi nhuận công ty, vừa ứng phó được với những tình huống phát sinh khi
khách hàng huỷ booking ngoài dự kiến, kịp thời bổ sung chỗ trống thông qua nguồn
khách hàng từ các Forwarder khác. Bên cạnh đó cần đNy mạnh mối quan hệ với hệ
thống các đại lý giao nhận quốc tế trong nội thành nhằm mục đích mở rộng hợp tác
làm ăn đảm bào nguồn hàng sẵn sàng cho công ty.
• Xây dựng sự đồng bộ giữa các bộ phận trong công ty:
Ở khâu đóng hàng, giữa nhân viên sale và nhân viên giao nhận phải có sự
trao đổi thông tin rõ ràng, nhân viên sale nắm bắt đúng thông tin từ khách hàng, cập
nhật thông tin đầy đủ và chính xác để thông báo kịp thời, nhằm tránh những tình
huống đáng tiếc xảy ra như đóng sai lô hàng đi quá cảnh nước này sang nước khác,

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:76


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

đóng nhầm hàng vào cont vì bãi tập kết của Penanshin tại kho CFS chứa rất nhiều
hàng từ, có thể cùng chủ hàng nhưng cảng đến lại khác nhau hoặc hàng hoá cùng
mẫu mã kích thước nhưng chủ hàng lại khác nhau. Nhân viên kinh doanh và nhân
viên chứng từ phải phối hợp nhịp nhàng trong công việc, thông báo kịp thời những
thay đổi từ phía khách hàng với nhau để luôn nắm rõ tình trạng hàng hoá của khách,
tránh những rủi ro, sai sót như làm sai House B/L cho khách hàng, gửi sai SI cho
hãng tàu dẫn đến thông tin Master B/L không chính xác gây khó khăn cho việc giao
hàng ở cảng đích, lập sai Debit/Credit note khi gửi cho đại lý cảng đích hoặc khách
hàng,…. đó là những sai sót hay xảy ra trong khâu làm chứng từ cho lô hàng vì vậy
việc xác định thông tin chính xác về lô hàng của mỗi khách hàng giữa bộ phận kinh
doanh và chứng từ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, công ty nên có các chế độ thưởng
cho những nhân viên hoàn thành tốt công việc của mình và phạt đối với những nhân
viên gây ra tổn thất ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của công ty trong quá trình
làm việc, tuỳ vào mức độ sai sót mà có hình thức phạt phù hợp. Ngoài ra, hàng
tháng công ty nên đưa ra chỉ tiêu sai sót cho mỗi bộ phận. Ví dụ đối với nhân viên
chứng từ thì chỉ tiêu sai sót khi làm bill sẽ không vượt quá 5% trên tổng số bill mỗi
tháng.
• Xây dựng đội xe vận chuyển nội địa:
Đối với khâu vận chuyển hàng hoá từ kho khách hàng đến cảng, trạm CFS để
đóng hàng vào container. Trước mắt công ty có thể mua xe tải nhẹ để phục vụ nhu
vầu vận chuyển các lô hàng lẻ, giúp công ty chủ động trong thời gian làm hàng và
giảm bớt chi phí thuê xe ngoài. Hơn nữa, với đội xe riêng của mình công ty có cơ sở
tính toán chi phí để chào bán dịch vụ trọn gói với giá cả cạnh tranh. Mặt khác, đội
xe này cũng sẽ giúp công ty xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp hơn trong tâm trí
khách hàng.
• Xây dựng kho bãi phục vụ việc đóng gói và lưu trữ hàng hoá:
Trong khâu đóng dói và lưu trữ hàng hoá tại kho CFS, do chưa xây dựng
được kho bãi đóng hàng và lưu hàng tại kho vì thế công ty nên có kế hoạch xây
dựng hệ thống kho bãi riêng cho mình. Việc này sẽ giúp công ty có cơ sở vật chất

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:77


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

để phát triển các dịch vụ gia tăng như đóng kiện, dán nhãn, ký mã hiệu, kiểm tra
hàng hoá, gom hàng của nhiều nhà cung cấp cho cùng một người nhận hàng, không
những vậy vơi hệ thống khi bãi riêng giúp công ty sẽ có thêm doanh thu từ nguồn
thu CFS của khách hàng, hưởng được 100% doanh thu thì lợi nhuận mang lại sẽ cao
hơn. Ngoài ra với hệ thống kho bãi của mình Penanshin có thể hạn chế được tình
trạng hàng hoá bị mất, thất lạc,… giảm thiểu chi phí và rủi ro cũng như tăng uy tín
của công ty. Mặt khác, với kho bãi và nhân sự tại kho của mỉnh, công ty sẽ chủ
động hơn trong việc kiểm đếm, kiểm tra tình trạng ban đầu khi nhận hàng để đóng
vào cont. Đây là bước quan trọng để đảm bảo hàng hoá được vận chuyển an toàn,
giảm thiểu chi phí phát sinh do đóng hàng sai quy cách, chi phí đền bù hàng hoá và
hơn hết là lòng tin nơi khách hàng, khắc phục được tình trạng mất khách hàng do
đóng hàng bị mất mát, hư hỏng,..
• Cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ hải quan, đào tạo nghiệp vụ
cho nhân viên :
Công ty có thể tổ chức một nhóm gồm các nhân viên lâu năm có kinh
nghiệm để hàng tuần có thể hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm cho nhân viên mới đặc
biệt là nhân viên khai báo hải quan và nhân viên giao nhận là những nhân sự còn
yếu kém trong nghiệp vụ. Hơn nữa, hàng năm nên cử nhân viên đi học nâng cao
nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo. Đối với những nhân viên chủ chốt công ty có
thể cho nhân viên đi học tập lại công ty mẹ Penanshin Singapore, là một nước có
trình độ về nghiệp vụ giao nhận phát triển và cũng góp phần nâng cao trình độ ngoại
ngữ cho nhân viên và đặc biệt có thể nắm được thực tế quy trình làm hàng thực tế,
giúp nhân viên này có thể quản lý tốt hơn công việc và mang đến sự an tâm cho
khách hàng.
• Xây dựng chính sách nhân sự, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Do chưa có chính sách đãi ngộ phù hợp nên nhân viên Penanshin chưa có sự
gắn bó lâu dài với công ty dẫn đến nguồn nhân lực thay đổi, không ổn định, công ty
không có nền tảng để xây dựng các chiến lược phát triển. Vì thế công ty cần có
thêm một số chính sách ưu đãi hơn cho nhân viên, xây dựng chế độ khen thưởng và

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:78


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

kiểm điểm hợp lý nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên và hạn chế
tốt đa những thiếu sót của nhân viên. Ngoài ra công ty cần có chính sách hợp lý hơn
về mức quy định doanh thu cho nhân viên sale cũng như cách tính lợi nhuận cho
sale nhằm giữ chân những nhân viên sale có kinh nghiệm, kích thích khả năng làm
việc của sale mới, đặc biệt là có những chính sách hỗ trợ nhân viên kinh doanh khi
xảy ra rủi ro, điều này rất quan trong trong việc giữ chân nhân viên kinh doanh. Bên
cạnh đó, công ty cần quản lý chặt chẽ hơn nữa thời gian làm việc của nhân viên
bằng cách lắp đặt hệ thống máy chấm công bằng dấu vân tay thay cho việc quye5t
thẻ vì có thể xảy ra trường hợp quẹt thẻ hộ, tránh tối đa việc tham nhũng giờ làm
việc, đi trễ, về sớm,…nên có chính sách phạt những nhân viên vi phạm như chỉ tính
lương theo thời gian làm việc thật sự và thưởng thêm cho những nhân viên làm
thêm giờ để kích thích, nâng cao ý thức, trách nhiệm và thái độ làm việc của các
nhân viên trong công việc.
• Đ!y mạnh hoạt động marketing, giúp tăng thị phần và uy tín của công ty
trên thương trường:
Hoạt động marketing của Penansin còn khá yếu, hầu như Penanshin chưa có
bất cứ chiến lược marketing nào nhằm mở rộng thị phần cho công ty. Vì thế công ty
cần:
- Tiếp tục đNy mạnh và phát triển đội ngũ nhân viên kinh doanh. Xây dựng
chươn trình đào tạo bài bản cho nhân viên kinh doanh mới, đưa ra mục tiêu phát
triển chung của công ty, tránh tình trạng hoạt động tự phát, tranh giành khách hàng
của nhau.
- Cần quan tâm hơn và xây dựng cụ thể chiến lược marketing về giá cước,
chất lượng dịch vụ, cách thức duy trì lòng trung thành của khách hàng cũ cũng như
tạo lòng tin cho khách hàng mới.
- Cần phải có chiến lược marketing cụ thể, xây dựng thương hiệu, thị trường
mục tiêu hẳn hoi và tiến hành phổ biến rộng rãi cho toàn nhân viên.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:79


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

• Giải pháp cho việc định hướng kinh doanh của công ty:
Công ty nên đNy mạnh phát triển mảng dịch vụ trọn gói cho các tuyến hàng lẻ
đã thiết lập được, cần tạo được sự nổi bật của công ty so với các công ty Fowarder
khác bằng cách cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ gom hàng lẻ, tạo được
điểm nhấn trong lòng khách hàng khi đã chọn và sử dụng dịch vụ của công ty. Đây
cũng là cách khẳng định uy tín của công ty trên thương trường đồng thời mỗi khi
cần đến dich vụ làm hàng lẻ là khách hàng sẽ nghĩ ngay đến dịch vụ tốt và chuyên
nghiệp của công ty.
Ngoài ra, dịch vụ “Door to door” luôn mang lại lợi nhuận cao cũng như giúp
tăng lượng hàng xuất khNu và muốn nâng cao năng lực phục vụ dịch vụ này chúng
ta cần phải:
- Dựa vào lượng khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng, khả năng mở
rộng thị trường để xác định thị trường mục tiêu.
- Liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận khác nhau thanh một chuỗi liên tục bằng
cách tổ chức có khoa học hơn và nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc nội bộ.
- Tìm kiếm các đối tác, các đại lý có khả năng thực hiện dịch vụ door to door
tại đầu nước ngoài với giá cả cạnh tranh, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng.
- Tăng cường hệ thống thông tin liên lạc và kiểm soát tình trạng lô hàng
thường xuyên và liên tục nhằm thoả mãn tối đa những tiện ích mang lại cho khách
hàng.

- Hợp lý hoá việc bố trí nguồn nhân lực tại các khâu, đặc biệt là nâng cao chất
lượng bộ phận dịch vụ hải quan, giúp giảm thiểu chi phí và thời gian làm hàng hoá.
• Thiết lập mối quan hệ với các hệ thống đại lý, hãng tàu và Forwarder:
Trong khâu lấy booking và thương lượng giá với hãng tàu phòng kinh doanh
cần tích cực trong việc duy trì và xây dựng mối quan hệ với các hãng tàu để có
được giá cạnh tranh, lấy booking nhanh chóng và có thể được ưu tiên đặt chỗ trong
các mùa cao điểm, có được dịch vụ tốt và thuận lợi hơn trong việc trao đổi, xử lý
các vấn đề nảy sinh trong quá trình làm hàng. Việc xây dựng mối quan hệ tốt với
các công ty Forwarder sẽ có lợi cho công ty trong việc thu gom và trao đổi hàng khi

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:80


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

gặp tình trạng thừa hàng hoặc thiếu hàng để đóng vào cont. Phòng xuất khNu và
phòng kinh doanh nên có sự kết hợp để cùng nhau nghiên cứu, mở rộng các tuyến
đường, quảng cáo các dịch vụ của công ty, đNy mạnh các mối quan hệ, thiết lập một
mạng lưới giao nhận liền mạch, năng động khắp các quốc gia trên thế giới. Một
công ty giao nhận hoạt động mạnh mẽ và bền vững được đánh giá căn cứ một phần
vào hệ thống đại lý của công ty đó tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau để
đảm bảo cho hàng hoá được lưu thông thông suốt, đến tận tay người nhận hàng một
cách nhanh nhất. Vì vậy, Penanshin nên thiết lập quan hệ đại lý với trên một đại lý
tại mỗi quốc gia hay mỗi cảng đến, điều này giúp cho Penanshin có thể tính toán
được với lô hàng này sẽ nên gửi đại lý nào để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
• Ứng dụng công nghệ thông tin:
Mặc dù Penanshin có áp dụng phần mềm FAST trong khâu nhập, lưu trữ và
quản lý các chứng từ tuy nhiên công ty cần phải đầu tư và phát triển thêm website
của công ty với các tiện ích như booking online, lịch tàu online, theo dõi thông tin
hàng hoá qua mạng, thông tin thanh toán để dần phát triển thương mại điện tử giúp
tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, để làm được những dịch vụ này công ty cần
phải xây dựng và cung cấp cho khách hàng một tài khoản riêng giúp khách hàng có
thể thao tác các hoạt động dễ dàng và cũng cần có nhân sự về công nghệ thông tin
để đảm bảo thông tin truyền qua mạng được an toàn và nhanh chóng. Ngoài ra công
ty cần hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ điều này giúp công ty có thể quản lý
hàng hoá một các khoa học tránh tình trạng thanh toán sai cước, trùng cước trong
khâu thanh toán cho một lô hàng và có thể cung cấp thông tin kịp thời đầy đủ cho
khách hàng.

3.4 Kiến nghị:


• Kiến nghị đối với Nhà nước
Hoàn thiện luật pháp quốc gia, đơn giản hóa các thủ tục hải quan và các thủ
tục khác để tạo thuận lợi cho dịch vụ giao nhận được phát triển và có thể cạnh tranh
với các doanh nghiệp nước ngoài. Các thông tư và các nghị định đưa ra cần phải rõ
ràng và có liên quan với nhau để các doanh nghiệp dễ hiểu và áp dụng dễ dàng tránh

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:81


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

gây nên sự tranh cãi không cần thiết do việc không rõ ràng. Liên kết giữa nhà nước
và doanh nghiệp ngày càng thắt chặt hơn để có thể hiểu được những khó khăn mà
ngành giao nhận gặp phải đồng thời có biện pháp hỗ trợ kịp. Bên cạnh đó, cũng cần
có các biện pháp chế tài đối với các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh.
Mặt khác Nhà nước cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng năng lực vận tải
biển, hàng không, đường sắt, đường bộ để phát triển ngành logistics vì hạ tầng giao
thông vận tải của Việt Nam còn chưa phát triển; muốn hệ thống cảng biển nước ta
trở thành cảng hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, hội nhập với kinh
tế khu vực và thế giới, nhà nước cần phải có những bước đi đột phá, tạo hướng mới
trong việc xây dựng, khai thác tối đa tiềm năng và thế mạnh các cảng này, phải chấp
nhận chi nhiều tiền để xây dựng và trang bị thêm những cầu cảng mới.
Tiếp tục đNy mạnh cải cách thủ tục hành chính đăc biệt trong khâu thực hiện
thủ tục hải quan: đơn giản, công khai, minh bạch về thủ tục, đề cao trách nhiệm của
cán bộ, công chức, giảm phiền hà, tiêu cực, tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn cho
thu hút đầu tư và hoạt động xuất khNu của doanh nghiệp. Nên rút ngắn quy trình
thực hiện khai báo hải quan cho những lô hàng thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài bằng cách lập bộ phận hải quan quản lý hàng đầu tư tại các cảng, điều
này sẽ giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm bớt thời gian công sức tránh tình trạng
khai báo ở chi cục Hải quan thành phố nhưng kiểm hóa thì lại ở hải quan cảng.
Chính phủ nên nới lỏng quy định cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư
vào lĩnh vực giao nhận kho vận vì các doanh nghiệp nước ngoài có rất nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này. Từ đó, các doanh nghiệp của nhà nước có cơ hội nên lựa
chọn đối tác giàu kinh ngiệm để học hỏi, tham khảo ý kiến của họ để nâng cao năng
lực ngành logistics đồng thời tiếp nhận công nghệ quản lí giao nhận kho vận hiện
đại của thế giới.
• Kiến nghị đối với cảng:
Cảng là cơ quan liên quan trực tiếp đến quá trình giao nhận hàng hóa. Hoạt
động của cảng có thể giúp việc thực hiện các công việc của doanh nghiệp diễn ra
nhanh và hiệu quả hơn. Vì thế cảng cần đầu tư cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng và trang

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:82


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

thiết bị máy móc để đảm bảo an toàn hàng hóa, nâng cao hệ thống liên lạc với các
doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc giao nhận
hàng hoá. Ngoài ra cần xây dựng hệ thống cảng trở nên chuyên nghiệp và tạo thuận
lợi cho việc ra vào của các phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa tốt hơn, đào
tạo nhân viên cảng hoạt động chuyên nghiệp hơn nhất là trong khâu vận chuyển
hàng và xếp dỡ hàng đảm bảo an toàn và tránh rủi ro xảy ra đối với hàng hóa.
• Kiến nghị đối với hãng tàu:
Trong giao nhận đường biển, công ty là cầu nối giữa khách hàng với hãng
tàu. Hãng tàu cần chủ động thông báo thời gian, lịch trình của tàu, tình trạng cont
được xếp lên tàu một cách rõ ràng cho công ty nắm thông tin và kịp thời giải quyết
lô hàng của mình với khách hàng nếu có thay đổi cũng các sự cố xảy ra trong quá
trình vận chuyển cho đại lý để đại lý ở cảng đích kịp thời thông báo, liên lạc giải
quyết với người nhận hàng. Ngoài ra cần phải có sự thống nhất giữa đại lý hãng tàu
tại nước người gửi hàng với đại lý hãng tàu tại nước người nhận hàng để người
nhận hàng có thể tiến hành nhận hàng một cách dễ dàng sau khi đã đóng phí cho các
đại lý hãng tàu ở nước người gửi hàng, kiểm tra các chứng từ một cách cNn thận và
nghiêm túc khi nhân viên giao nhận hoặc nhân viên chứng từ của công ty gửi đến.
• Kiến nghị đối với công ty:
Tối đa hoá lợi nhuận luôn là mục tiêu của bất kỳ công ty nào có hoạt động
kinh doanh. Con người lại là chủ thể của mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Công ty
muốn đạt được mục tiêu đó thì phải có chính sách đãi ngộ ưu việt, thu hút lao động,
gắn kết nhân viên với sự sống còn của công ty. Công ty nên quan tâm một số biện
pháp để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên như: đầu tư đào tạo chuyên môn,
ngoại ngữ, vi tính, nghiệp vụ ngoại thương, thường xuyên tổ chức các buổi thảo
luận về hoạt động dịch vụ giao nhận, những vướng mắc trong từng khâu xuất hàng,
giải pháp cải tiến hoạt động xuất nhập khNu,….
Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần theo dõi, lắng nghe ý kiến của nhân viên về
công việc, đối với cá nhân từng nhân viên cần hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:83


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

mình trong công ty. Mỗi người cần phải ý thức tự nâng cao trình độ, không ngừng
học hỏi, sáng tạo trong trong công việc để phục vụ cho lợi ích chung của công ty.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:84


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

Kết luận chương 3

Trong giai đoạn hiện nay, việc mua bán ngoại thương giữa nước ta và các
nước trên thế giới ngày càng phát triển. Trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường
thì sự ra đời của các công ty giao nhận đã góp phần khắc phục những khó khăn mà
các doanh nghiệp xuất nhập khNu gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh của
mình. Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa trong xuất khNu là một hoạt động tương đối
phức tạp và phải thực hiện qua nhiều bước khác nhau. Do đó, đòi hỏi người giao
nhận không những nắm vững kiến thức chuyên môn, vận dụng theo dúng quy trình
đã đặt ra mà còn phải biết linh hoạt, xử lý những tình huống phát sinh một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó các thành viên công ty cần phối hợp
một cách nhịp nhàng với nhau trong cong việc. Mặc dù công ty Penanshin đã trải
qua một thời gian hoạt động, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác giao
nhận nhưng vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện hơn nữa quy trình
giao nhận của công ty. Vì thế công ty cần xem xét và đề ra những giải pháp phù hợp
nhằm khắc phục những khó khăn vướng mắc còn gặp phải đồng thời phát huy
những tiềm năng vốn có của công ty để công ty ngày càng phát triển mạnh trong
lĩnh vực giao nhận vận tải, có sức cạnh tranh với các công ty giao nhận khác và tạo
dựng được thương hiệu, vị thế trên thương trường và đặc biệt là uy tín đối với
khách hàng.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:85


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

LỜI KẾT LUẬN

Ngày nay ngành giao nhận hàng hóa quốc tế không những là cầu nối giúp
cho việc trao đổi mua bán hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới mà còn là
phương tiện quan trọng trong thương mại quốc tế. Khi thương mại quốc tế của một
quốc gia phát triển đó cũng là cơ hội cho ngành giao nhận vận tải có điều kiện phát
triển hơn. Trước xu thế phát triển đó, hiện nay đã có không ít các công ty giao nhận
vận tải ra đời hoạt động kinh doanh cạnh tranh với nhau bằng chất lượng các dịch
vụ của công ty cũng như uy tín trên thương trường. Hiện nay để phục vụ cho hoạt
động xuất nhập khNu của các doanh nghiệp trong nước các công ty giao nhận đã
không ngừng nghiên cứu và phát triển các dịch vụ đi kèm nhằm hỗ trợ các doanh
nghiệp xuất khNu hàng hóa một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn trong đó có dịch
vụ thu gom và giao hàng lẻ bằng đường biển. Đây có thể xem là dịch vụ mang lại
nhiều lợi nhuận nhất cho các công ty giao nhận vận tải hiện nay vì nước ta đang có
rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang sản xuất hàng hóa xuất khNu sang
các thị trường trên thế giới và dịch vụ thu gom hàng lẻ ra đời nhằm hướng đến
những đối tượng này. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động kinh doanh của các công
ty không thể tránh khỏi những khó khăn, tồn đọng trong quy trình hoạt động từ
khâu nhận hàng của khách hàng đến khi hàng hóa được giao đến cảng đích cho
người nhận. Chuyên đề: “Một số giải pháp hoàn thiện quy trình giao hàng lẻ xuất
khNu bằng đường biển tại công ty TNHH Penanshin Shipping HCM” đã phần nào
nêu lên thực trạng hoạt động của một công ty nói riêng và có thể các công ty giao
nhận vận tải khác nói chung cũng đang đối mặt để từ đó có thể thấy những vấn đề
còn tồn tại trong quy trình mà công ty đang gặp phải, từ đó đưa ra một số giải pháp
để khắc phục những nhược điểm cũng như tiếp tục phát huy thế mạnh của công ty
trong thời gian tới. Để góp phần phát triểm nền kinh tế nước ta thì việc tất yếu là
thúc đầy sự phát triển của ngành xuất nhập khNu, muốn được như thế các công ty
giao nhận vận tải phải luôn nâng cao cải thiện chất lượng dịch vụ của công ty hỗ trợ
cho sự phát triển của ngành bên cạnh đó các cơ quan nhà nước cũng cần nới lỏng

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:86


Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ths. Hà Đức Sơn

những chính sách trong xuất nhập khNu, đơn giản hóa các thủ tục hải quan, thủ tục
xuất khNu và các thủ tục liên quan khác cho việc xuất khNu hàng hóa của các doanh
nghiệp tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khNu và các công ty
giao nhận vận tải hoạt động dễ dàng và thuận tiện hơn góp phần mang về nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước cũng như đNy nhanh sự phát triển kinh tế của nước ta sánh
ngang với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

SVTH: Nguyễn Thị Diễm Thuý Trang:87


1. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phạm Mạnh Hiền, Nghiệp vụ giao nhận Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương, Nhà
xuất bản lao động – xã hội, 2010)

Vũ Hữu Tửu, Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục,
2007

http://www.xuatnhapkhau.biz/quy-trinh-xuat-nhap-khau-hang-hoa-duong-bien.aspx

http://www.gimexco.com/home/index.php/widgetkit/logistics

http://khotailieu.com/luan-van-do-an-bao-cao/kinh-te/quan-ly-nha-nuoc/hoan-thien-
quy-trinh-giao-hang-xuat-khau-bang-container-van-tai-duong-bien.html

http://www.container-transportation.com/kich-thuoc-container.html

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=6

http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=181
40

http://www.container-transportation.com/lcl-la-gi.html

http://www.cds.vn/index.aspx?action=TT_chitiet&IDCM=3&id_ntc=85&IDT=473&i=
2&ic=1

You might also like