You are on page 1of 37

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
ĐIỀU KIỆN CIF TRONG XUẤT NHẬP KHẨU BÁNH KẸO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TOPFOOD VÀ CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ BẮC KINH SAATCHI

Lớp tín chỉ: TMA302(2-2021).9


Nhóm: 1
Sinh viên thực hiện:
1. Ngô Thị Hoàng Yến - 1913310154
2. Huỳnh Ngọc Mai - 1911110255
3. Đặng Tâm Anh - 1917740003
4. Vũ Phương Anh - 1917740015
5. Trần Minh Đức - 1913310030
6. Hoàng Đức Tuấn - 1913310145
7. Triệu Ngô Yến Nhi - 1811110457

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trần Bích Ngọc


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU BÁNH KẸO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TOPFOOD ...................................................................................... 2
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 2
1.1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế ............................................................. 2
1.1.1.1. Hợp đồng ..................................................................................................... 2
1.1.1.2. Mua bán hàng hóa ....................................................................................... 2
1.1.1.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .......................................................... 2
1.1.1.4. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán quốc tế. .............................. 2
1.2. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu bánh kẹo của Công ty cổ phần
TOPFOOD ....................................................................................................................... 3
1.2.1. Chủ thể của hợp đồng .......................................................................................... 3
1.2.1.1. Công ty nhập khẩu của Trung Quốc ........................................................... 3
1.2.1.2. Công ty xuất khẩu Việt Nam....................................................................... 3
1.2.2. Thông tin về hàng hóa ......................................................................................... 4
1.3. Phân tích và đánh giá hợp đồng xuất khẩu bánh kẹo ................................................ 4
1.3.1. Tổng quan về hợp đồng ....................................................................................... 4
1.3.2. Các bên tham gia ................................................................................................. 5
1.3.2.1. Bên bán (bên xuất khẩu) ............................................................................. 5
1.3.2.2. Bên mua (bên nhập khẩu) ........................................................................... 5
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN ........................................ 16
2.1. Hóa đơn thương mại................................................................................................ 16
2.1.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................. 16
2.1.1.1. Hóa đơn thương mại được hiểu như thế nào? ........................................... 16
2.1.1.2. Hóa đơn thương mại có ý nghĩa như thế nào trong xuất nhập khẩu
hàng hóa? ............................................................................................................... 17
2.1.1.3. Tác dụng của hóa đơn thương mại ............................................................ 17
2.1.1.4. Nội dung cần có của một hóa đơn thương mại ......................................... 18
2.1.2. Phân tích hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ ............................................. 19
2.1.3. Nhận xét ............................................................................................................ 20
2.2. Vận đơn ................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.1. Cơ sở lí thuyết ................................................................................................... 21
2.2.2. Phân tích vận đơn trong bộ chứng từ .................................................................. 3
2.2.3. Nhận xét .............................................................................................................. 4
2.3. Phiếu đóng gói........................................................................................................... 4
2.3.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 4
2.3.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 4
2.3.1.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 4
2.3.2. Phân tích phiếu đóng gói trong bộ chứng từ ....................................................... 5
2.3.3. Nhận xét .............................................................................................................. 6
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN CIF TRONG XUẤT
KHẨU BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY TOPFOOD ............................................................... 7
3.1. Vấn đề áp dụng điều kiện CIF: ................................................................................. 7
3.1.1. Cơ sở lý thuyết: ................................................................................................... 7
3.1.2. Phân tích việc áp dụng điều kiện CIF trong hợp đồng xuất khẩu bánh
kẹo áp dụng điều kiện CIF: ........................................................................................... 2
3.1.2.1. Hợp đồng xuất khẩu bánh kẹo: ................................................................... 2
3.1.2.2. Phân tích ...................................................................................................... 2
3.2. Đánh giá sự phù hợp của điều kiện nhập CIF đối với hợp đồng xuất khẩu
bánh kẹo của Công ty Cổ phần TOPFOOD: .................................................................... 4
3.2.1. Đánh giá sự phù hợp: .......................................................................................... 4
3.2.2. Nhận xét: ............................................................................................................. 5
LỜI KẾT .............................................................................................................................. 7
LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình bước vào thời kỳ toàn cầu hóa, hiện đại hóa, các nước ngày càng
mở cửa và hội nhập với thế giới dẫn đến việc quan hệ thương mại giữa các nước phát
triển ngày càng mạnh. Việt Nam đang dần nỗ lực để hòa mình vào xu thế chung của
thế giới. Giao dịch thương mại quốc tế giữa các quốc gia đang ngày càng trở nên quan
trọng và thiết yếu hơn bao giờ hết bởi nó góp phần quan trọng giúp tăng trưởng đáng
kể nền kinh tế của đất nước. Nhắc đến giao dịch thương mại quốc tế cần phải nhắc đến
các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia trên thế giới.
Xuất nhập khẩu trở thành một trong những hoạt động tiêu biểu trong giao dịch thương
mại quốc tế với những lợi ích mà nó mang lại cho bất cứ một nền kinh tế nào.

Các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới đang
có rất nhiều tiến triển tốt đẹp, trong đó phải kể đến giao dịch thương mại với Trung
Quốc nhờ các lý do khách quan. Việt Nam và Trung Quốc, từ lâu đã có quan hệ
thương mại nhất định và thời gian gần đây quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam -
Trung Quốc đang có sự phát triển rất ấn tượng. Đối với các đơn hàng xuất nhập khẩu
với Trung Quốc, các quy trình mang tính chất thủ tục cùng những điều khoản cần
được tìm hiểu kĩ lượng, chặt chẽ và chính xác để có thể tìm thấy những điểm hay,
điểm mới và điểm cần khắc phục.

Chính vì thế nhóm chúng em quyết định lựa nghiên cứu đề tài: “Phân tích hợp
đồng xuất khẩu và thực tiễn áp dụng điều kiện CIF trong xuất nhập khẩu bánh kẹo
của Công ty Cổ phần TOPFOOD và Công ty TNHH phát triển công nghệ Bắc Kinh
Saatchi” để phân tích và làm rõ hơn về hợp đồng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam
sang Trung Quốc, qua đó rút ra một số lưu ý khi thực hiện hợp đồng và cách áp dụng
Incoterms trong giao dịch thương mại quốc tế.
CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU BÁNH KẸO CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN TOPFOOD

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái quát về hợp đồng mua bán quốc tế

1.1.1.1. Hợp đồng


Điều 394 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

1.1.1.2. Mua bán hàng hóa


Điều 3 Luật Thương mại Việt Nam 2005 đưa ra khái niệm hoạt động mua bán
hàng hóa với thương nhân nước ngoài: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại,
theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.”

1.1.1.3. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế


Là hợp đồng được kí kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam, một bên là
thương nhân nước ngoài. Điều 16 Luật Thương mại Việt Nam 2005, “thương nhân
nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng kí kinh doanh theo quy định của luật
pháp nước ngoài hoặc được luật pháp nước ngoài công nhận”. Trong khi đó Điều 1
Công ước Viên 1980 định nghĩa “hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở
thương mại tại các quốc gia khác nhau”.

1.1.1.4. Nội dung chủ yếu của một hợp đồng mua bán quốc tế.
Số hiệu hợp đồng
Địa điểm ngày tháng kí hợp đồng
Phần mở đầu:

 Lý do căn cứ kí hợp đồng


 Tên và địa chỉ các bên
 Tên và chức vụ của người đại diện
 Các định nghĩa
Phần thỏa thuận:
 Các điều khoản thỏa thuận
 Các điều kiện kỹ thuật thương phẩm học
 Các điều kiện tài chính
 Các điều kiện vận tải
 Điều kiện pháp lý
Phần kí kết:
 Số bản hợp đồng
 Chữ ký của các bên

1.2. Tổng quan về hợp đồng nhập khẩu bánh kẹo của Công ty cổ phần
TOPFOOD

1.2.1. Chủ thể của hợp đồng

1.2.1.1. Công ty nhập khẩu của Trung Quốc


Tên công ty: Công ty TNHH phát triển công nghệ Bắc Kinh Saatchi
Địa chỉ: Phòng 1505, tháp A, lingdi, Số 13, Đường Beiyuan, Quận Triều Dương,
Thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc
Số điện thoại: +86 (010) 57493413
Fax: +86 (010) 84935917
Người đại diện: Bà Xu QI - Giám đốc
Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán thực phẩm

1.2.1.2. Công ty xuất khẩu Việt Nam


Tên công ty: Công ty Cổ phần TOPFOOD
Địa chỉ: Số 5, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ,
Hà Nội, Việt Nam.
Số điện thoại: +84 4 66505666
Fax: +84 432121524
Người đại diện: Ông Nguyễn Hải Nam – Tổng giám đốc
Lĩnh vực: Buôn bán thực phẩm
1.2.2. Thông tin về hàng hóa

STT Tên hàng hoá Số lượng Đơn giá Thành tiền


(Thùng) (USD/Thùng)

1 Bánh quy kem trứng Jido 300 gr 1040 16.097 16,740.88

2 Bánh xốp sầu riêng Leto 200gr 120 11.120 1,334.40

3 Bánh xốp phômai Leto 200gr 120 11.129 1,334.40

Tổng giá trị hợp đồng 1280 19,409.68

1.3. Phân tích và đánh giá hợp đồng xuất khẩu bánh kẹo

1.3.1. Tổng quan về hợp đồng


 Tên hợp đồng: Hợp đồng mua bán quốc tế (International Purchase Contract)
 Số hiệu hợp đồng: SQ20200515
 Ngày ký kết hợp đồng: 2020/05/15
 Địa điểm ký kết hợp đồng: Bắc Kinh (Beijing)
Do hợp đồng mua bán với đối tác Trung Quốc nên cách viết ngày, tháng, năm ký kết
hợp đồng theo quy tắc của người Trung Quốc: Năm/Tháng/Ngày.
 Chủ thể của hợp đồng:
 Bên bán (bên xuất khẩu): TOPFOOD JOINT STOCK COMPANY
 Bên mua (bên nhập khẩu): BEIJING SAATCHI TECHNOLOGY
DEVELOPMENT Co.,Ltd.
 Nội dung chính của hợp đồng: Hợp đồng gồm 3 phần chính
 Phần giới thiệu: Thông tin hợp đồng (tên, số hiệu, ngày ký kết) và thông
tin các bên tham gia.
 Phần điều khoản: Hợp đồng gồm 14 điều khoản:
 Phần kết thúc: Chữ ký và con dấu của các bên tham gia.
 Ngôn ngữ được sử dụng: Tiếng Anh và tiếng Trung.
Nhận xét
 Theo điều 6 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 13 CP/2013 về quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp
pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam.
 Đây là dạng hợp đồng một văn bản do hai bên soạn thảo, là dạng văn bản ngắn
hạn và là hợp đồng xuất khẩu.

1.3.2. Các bên tham gia

1.3.2.1. Bên bán (bên xuất khẩu)


CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM TOPFOOD
 Tên quốc tế: TOPFOOD JOINT STOCK COMPANY
 Tên giao dịch: TOPFOOD JOINT STOCK COMPANY
 Địa chỉ: Số 5, ngõ 100 Hoàng Quốc Việt, phường Xuân La, quận Tây
Hồ, Hà Nội, Việt Nam
 Liên hệ: Bà Hảo
 Email: topfoodjsc@gmail.com
 Mã số thuế: 0106846233
 Số điện thoại: +84 4 32121523/ +84 4 66505666
Fax: +84 432121524
 Người đại diện: Ông Nguyễn Nam Hải Chức vụ: Tổng giám đốc
 Ngành nghề kinh doanh đa dạng: Sản xuất, chế biến thực phẩm, vận tải,

1.3.2.2. Bên mua (bên nhập khẩu)


CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ SAATCHI BẮC KINH
 Tên quốc tế: BEIJING SAATCHI TECHNOLOGY DEVELOPMENT
COMPANY LIMITED
 Tên giao dịch: BEIJING SAATCHI TECHNOLOGY DEVELOPMENT
Co.,Ltd
 Địa chỉ:
 Liên hệ: Bà Xu Qi
 Email: wendy@sqimpfood.com
 Mã số thuế: 91110105097316377J
 Số điện thoại: + 86 (010) 57483413
Fax: +86 (010) 84935917
 Người đại diện: Bà Xu Qi Chức vụ: Giám đốc
 Ngành nghề kinh doanh chính: Buôn bán thực phẩm chế biến sẵn
Nhận xét:
Các điều khoản về hợp đồng
“This contract is made by and between the Buyer and the Seller: whereby the
Buyer agrees to buy and the Seller agrees to sell the under mentioned
commodity (refer to as “Commodity”) according to the terms and conditions
stipulated below”.
(Hợp đồng này được thực hiện bởi và giữa Bên mua và Bên bán: theo đó Bên
mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán hàng hóa được đề cập (gọi tắt là
“Hàng hóa”) theo các điều khoản và điều kiện quy định dưới đây).
Điều khoản 1: Điều khoản hàng hóa (Article 1: Commodity)
 Sản xuất và nguồn gốc: Việt Nam (Production and Origin: Vietnam)
+ Nhà sản xuất: Công ty cổ phần TOPFOOD
+ Địa chỉ tại: Số 5, ngõ 100, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Xuân
La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
+ Số điện thoại: +84 4 32121523 Fax: +84 4 32121524
 Số lượng, Đơn vị và tổng khối lượng: Bên mua xác nhận trong Đơn đặt
hàng.
Điều khoản 2: Đơn đặt hàng (Phụ lục A) (Article 2: Order form (Appendix A))
 Đơn đặt hàng mà Bên bán gửi tới Bên mua phải được điền đầy đủ các
thông tin bao gồm số lượng cụ thể thùng carton đối với mỗi sản phẩm.
 Đơn đặt hàng phải được gửi từ Bên mua đến Bên bán và chỉ được lập
trong trường hợp có xác nhận của cả hai bên bằng văn bản qua fax hoặc
email. Đơn đặt hàng phù hợp và hợp lệ với hợp đồng.
Phân tích Packing list và Commercial Invoice:
 Tên hàng hóa: Diễn đạt bằng cách ghi tên thương mại bổ sung thêm
tiêu chí về khối lượng tịnh của hàng hóa.
Ví dụ: Jido cream egg cookies 300 gr
Jido cream egg cookies – Tên thương mại
300 gr: Khối lượng tịnh mỗi gói bánh
 Điều khoản số lượng/ khối lượng: Bên bán và Bên mua quy định cụ thể
về số lượng hàng hóa giao dịch. Bên bán buộc phải giao đúng số lượng
hàng hóa cho Bên mua theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Đơn vị tính: Carton
+ Phương pháp quy định: Quy định chính xác (VD: 1,040 Cartons,
300g x 16 bags packed in carton, net weight, gross weight).
 Điều khoản giá cả:
+ Đồng tiền tính giá: giá cả trong hợp đồng thương mại quốc tế có thể
tính theo đồng tiền nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu hoặc nước
thứ ba tùy hàng hóa và tập quán các bên. Trong hợp đồng này, đồng
tiền tính giá là USD (Đô la Mỹ), không là đồng tiền nước xuất khẩu
hoặc nhập khẩu. Đây là một ngoại tệ mạnh, ổn định và có giá trị cao.
+ Phương pháp quy định giá: Giá thỏa thuận trong hợp đồng là giá cố
định. Trong hợp đồng có ghi rõ đơn giá ứng với từng loại hàng hóa.
Với phương pháp này, giá được xác định ngay trong khi đàm phán ký
kết hợp đồng và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Điều kiện giao hàng được áp dụng là CIF SHEIKOU nên giá được hiểu
là giá tại cảng SHEIKOU và là giá thành phẩm cộng với cước phí, bảo
hiểm và các chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường, an
ninh vận tải, thuế quan, thuế xuất khẩu và các chi phí cần thiết khác để
đưa hàng hóa đến cảng quy định.
+ Đơn giá (Unit Price) và tổng giá (Total Amount): Được quy định rõ
ràng trong hóa đơn thương mại.
+ Tổng giá trị hợp đồng: Được viết bằng số.
Nhận xét:
 Ưu điểm:
+ Hợp đồng xác định rõ số lượng, đơn giá, ngày sản xuất, ngày hết hạn, khối
lượng tịnh, trọng lượng tịnh của mỗi thùng carton hàng hóa cũng như toàn bộ
số lượng đặt hàng.
+ Hàng hóa ghi rõ quy chuẩn khối lượng tịnh đối với mỗi gói bánh và số lượng
mỗi gói bánh trong 1 thùng carton.
 Nhược điểm:
+ Tên hàng còn thiếu thông tin về mã HS và thông tin của nhà sản xuất, điều
này có thể gây khó khăn cho việc xác định thuế xuất khẩu và thông quan hàng
hóa.
+ Phần miêu tả hàng hóa còn sơ sài, chưa đầy đủ.
Điều khoản 3: Các chính sách hỗ trợ (Article 3: Support Policies)
Bên mua sẽ nhận được toàn bộ các chính sách hỗ trợ từ Bên bán bao gồm giảm
giá, khuyến mãi, …tùy thuộc vào mỗi chương trình và chính sách trong từng
thời điểm của Bên bán (nếu có).
Điều khoản 4: Điều khoản giao hàng (Article 4: Delivery Terms)
Phân tích:
 Thời hạn giao hàng: Sau khi nhận được tiền đặt cọc của Bên mua, Bên
bán sẽ sản xuất và giao hàng. Bên bán phải đảm bảo rằng kể từ ngày
nhận được tiền đặt cọc, hàng hóa sẽ đến cảng tại Trung Quốc trong vòng
30 ngày. (Ngày nhận được tiền đặt cọc là ngày mà ngân hàng thụ hưởng
của Bên bán nhận được tiền và thông báo lại với Bên bán).
 Điều kiện giao hàng: Giao hàng theo điều kiện CIF (Incoterm 2010),
cảng nhận hàng quy định là cảng Sheikou tại Trung Quốc (Theo hóa đơn
thương mại).
 Địa điểm giao hàng:
+ Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng
+ Cảng đích: Được chỉ định bởi bên mua trong phiếu mua hàng
+ Chuyển tải: Không được phép
Lý giải:
+ Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, không được ghé vào bất cứ
cảng nào khác.
+ Không được phép dỡ hàng hóa từ tàu này sang tàu khác.
 Phương thức vận chuyển hàng hóa: Phương tiện vận chuyển hàng hóa
được chỉ định bởi đại lý tàu biển của bên bán. Trong vòng 24 giờ khi sau
khi giao hàng được thực hiện, Bên bán phải thông báo với Bên mua qua
email/ fax về số hiệu hợp đồng, tên hàng hóa, số lượng, tổng trọng
lượng, giá trị hóa đơn, tên con tàu vận chuyển và ngày xuất phát.
Điều khoản 5: Đóng gói (Article 5: Packing)
 Hàng hóa phải được đóng gói đúng quy cách, phù hợp với vận chuyển
đường dài, thích ứng với sự thay đổi của khí hậu, được bảo vệ tốt, chống
ẩm, gỉ, va đập và xử lý thô.
 Thêm vào đó, nếu Bên mua có những yêu cầu đặc biệt đối với đóng gói,
Bên mua phải thông báo với Bên bán ít nhất là 30 ngày trước khi đặt
hàng và những yêu cầu đặc biệt này phải được viết trong Đơn đặt hàng.
 Bên bán dán nhãn Trung Quốc trên bao bì sản phẩm theo yêu cầu của
Bên mua.
Điều khoản 6: Ký mã hiệu (Article 6: Shipping Marks)
Bên bán sẽ đánh dấu trên mỗi thùng hàng bằng mực không phai số của thùng
hàng, trọng lượng tịnh, khối lượng tịnh, và các cụm từ: “Tránh xa nơi ẩm ướt”
(KEEP AWAY FROM MOISTURE), “Xếp dỡ cẩn thận” (HANDLE WITH
CARE), “Đầu này hướng lên” (THIS SIDE UP) vân vân (nếu có).
Nhận xét:
 Ưu điểm:
+ Hợp đồng quy định rõ ràng, chính xác đối với điều khoản đóng gói hàng hóa
và ký mã hiệu đối với mỗi thùng hàng (do hàng hóa là thực phẩm chế biến sẵn
nên cần được bảo quản trong điều kiện nghiêm ngặt).
 Nhược điểm:
+ Điều khoản được chia tách quá nhỏ lẻ.
 Đề xuất sửa đổi, bổ sung: Gộp chung điều khoản ký mã hiệu vào điều khoản
đóng gói.
Điều khoản 7: Bảo hiểm (Article 7: Insurance)
Vì điều kiện giao hàng là CIF, Bên bán mua bảo hiểm 110% tổng giá trị
hàng hóa trong phiếu mua hàng đối với tất cả các loại rủi ro và trong các
điều kiện rủi ro đặc biệt.
Điều khoản 8: Đặt cọc và thanh toán (Deposit and Payment)
 Đặt cọc:
Bên mua sẽ trả tiền đặt cọc 30% giá trị hàng hóa cho Bên bán. Số tiền
này phải được chuyển trong vòng 3 ngày sau khi ký hợp đồng. Khoản
đặt cọc này là khoản tiền đảm bảo mà Bên mua thanh toán trước cho
Bên bán để sản xuất và Bên mua sẽ không được phép hủy đơn hàng.
Khoản đặt cọc này sẽ được khấu trừ khi thanh toán toàn bộ hợp đồng.
Nếu Bên mua từ chối hoặc xóa bỏ hợp đồng, số tiền đặt cọc sẽ thuộc về
Bên bán. Bên bán có quyền lấy lại hàng hóa.
 Thanh toán:
Bên mua sẽ phải trả 70% còn lại cho Bên bán trong vòng 3 ngày sau
khi nhận được chứng từ (Vận đơn đường hàng không hoặc vận đơn
đường biển) được ghi rõ trong điều khoản 9 gửi bằng fax hoặc email.
 Phí ngân hàng phát sinh:
Bên mua sẽ chịu toàn bộ phí ngân hàng phát sinh trong Trung Quốc
còn Bên bán sẽ chịu toàn bộ phí ngân hàng phát sinh ngoài Trung
Quốc.
 Ngân hàng phát hành:
Tên ngân hàng: Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (China Construction
Bank)
Mã định danh: 105100010061
Số tài khoản: 11050166520000000177
Tên tài khoản: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phát triển công nghệ
Saatchi Bắc Kinh
Địa chi: Phòng 1505, tòa nhà A
 Ngân hàng thụ hưởng:
Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển
Việt Nam – Chi nhánh Cầu Giấy, Hà Nội
Địa chỉ: 106 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Mã định danh: BIDVVNVX
Số tài khoản: 21510370033546
Tên tài khoản: Công ty Cổ phần Thực phẩm Topfood
Địa chỉ: Số 5, ngõ 100 đường Hoàng Quốc Việt, phường Xuân La,
quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Nhận xét:
 Trong hợp đồng cũng như hóa đơn thương mại không đề cập rõ đến phương
thức thanh toán. Tuy nhiên, dựa vào chi tiết “The Buyer will be 30% of total
contract value is $5,882.90 of the remittance to the seller” thì chúng ta có thể
suy ra phương thức thanh toán là T/T.
 Điều khoản quy định rõ thời gian thanh toán toàn bộ hợp đồng là trong vòng 3
ngày sau khi nhận được chứng từ, tuy nhiên lại không có quy định nếu Bên
mua chậm trễ thanh toán sẽ phải chịu hậu quả hoặc chi phí gì. Điều này có thể
gây bất lợi cho Bên bán.
 Đề xuất sửa đổi, bổ sung:
+ Trong hợp đồng hoặc hóa đơn thương mại nên quy định rõ Payment term là
T/T
+ Có thêm quy định hình phạt nếu Bên mua chậm trễ thanh toán hợp đồng.
Điều khoản 9: Chứng từ (Article 9: Documents)
Không quá 5 ngày sao ngày giao hàng, Bên bán phải gửi những chứng từ sau
đây cho Bên mua bằng fax/ email:
Không quá 5 ngày kể từ ngày nhận tiền thanh toán 70% còn lại, Bên bán phải
gửi những từ sau đây cho Bên mua bằng chuyển phát nhanh.
a. 3 bộ vận đơn đường biển đầy đủ gồm vận đơn sạch (hàng đã
xuống tàu) và ký hậu trống ghi cước phí trả sau.
b. 1 bộ đầy đủ về chính sách/ chứng chỉ bảo hiểm
c. Hóa đơn thương mại đã ký gồm 3 bản
d. Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của Bên bán: 2 bản sao
e. Bản ghi phiếu đóng gói hàng hóa: 3 bản gốc
Nhận xét:
 Ưu điểm:
+ Điều khoản yêu cầu đầy đủ, rõ ràng các chứng từ cần thiết: Vận đơn sạch, ký
hậu trống, hóa đơn thương mại, … cũng như thời hạn để Bên bán gửi cho Bên
mua.
 Nhược điểm:
+ Điều khoản không có quy định nếu Bên bán gửi chậm trễ chứng từ sẽ chịu
hậu quả gì. Như vậy rất thiệt cho Bên mua bởi nếu Bên bán chuẩn bị chậm trễ
chứng từ, hoặc B/L được phát hành chậm, dẫn tới việc hàng đến rồi trong khi
người NK chưa nhận được chứng từ trong đó có B/L gốc để nhận hàng. Điều
này khiến người NK phải gánh chịu chi phí DEMURAGE và DETENTION ở
cảng đến do không thể lấy hàng sớm.
 Đề xuất sửa đổi, bổ sung:
+ Hai bên nên thỏa thuận chấp nhận thay thế bằng vận đơn điện Surrenders.
Với những lô hàng lớn đòi hỏi việc xếp dỡ cũng như hoàn thành bộ chứng từ
mất rất nhiều thời gian, trong khi hàng đến rất nhanh, Surrendered bill là giải
pháp tốt nhất cho cả 2 bên.
Điều khoản 10: Bảo đảm chất lượng, kiểm duyệt và khiếu nại (Article 10:
Guarantee of Quality, Inspection & Claim)
 Bên bán phải đảm bảo hàng hóa phải đúng chất lượng, quy cách, số
lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan, được thể hiện
trong giấy chứng nhận bao gồm Giấy chứng nhận lưu hành tự do, Chất
lượng sản phẩm, Kết quả kiểm nghiệm đo lường của Tổng cục chất
lượng của Việt Nam. Và phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn kiểm tra và
kiểm dịch có liên quan của Trung Quốc.
 Trong vòng 15 ngày sau khi hàng hóa đến nơi nhận, nếu phát hiện chất
lượng, quy cách số lượng hoặc bất kỳ yêu cầu nào khác không phù hợp
với quy định của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng, Bên mua phải thông
báo ngay cho Bên bán bằng văn bản để tìm giải pháp thích hợp. Nếu tình
huống do Bên bán gây ra mà không phải do các điều kiện bất khả kháng,
Bên bán cam kết, bằng chi phí của mình, sẽ khắc phục thỏa đáng, bao
gồm cả việc đổi hàng hoặc loại bỏ sản phẩm bị lỗi hoặc hoàn lại tổng giá
trị sản phẩm trừ đi khoản phải trả cho Bên mua.
Điều khoản 11: Bất khả kháng (Article 11: Force Majeure)
Không bên nào phải chịu trách nhiệm về sự chậm trễ trong việc giao hàng hoặc
không giao hàng được vì lý do bất khả kháng, chẳng hạn như chiến tranh, lũ lụt,
bão lụt, động đất và các trường hợp khác sẽ được cả hai bên thỏa thuận là
trường hợp bất khả kháng.
Trong trường hợp bất khả kháng, bên bị ảnh hưởng phải thông báo bằng văn
bản cho bên kia biết trong thời hạn hai ngày kể từ khi sự cố xảy ra. Sau khi
thông báo bằng văn bản cho bên kia, bên bị ảnh hưởng phải gửi các giấy tờ gốc
để chứng minh trường hợp bất khả kháng, nếu không, bên kia sẽ có quyền bác
bỏ tình huống này.
Nếu thời gian bất khả kháng kéo dài hơn 30 ngày thì hai bên có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng và tiến hành thanh lý hợp đồng mà không bên nào
phải chịu trách nhiệm.
Nhận xét:
 Điều kiện bất khả kháng được quy định rõ ràng, công bằng, đề phòng tối đa
trường hợp một bên vi phạm lợi dụng bất khả kháng để thoái thác trách nhiệm,
gây ra thiệt hại cho bên còn lại.
Điều khoản 12: Giao hàng muộn và bồi thường thiệt hại ấn định (Article 12:
Late Delivery and Liquidated Damages)
 Nếu Bên bán chậm trễ trong vòng 30 ngày làm việc, thì mỗi ngày chậm
Bên bán phải trả cho Bên mua 0,5% tổng số tiền hợp đồng coi như số
tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
 Nếu Bên bán chậm quá 30 ngày làm việc thì Bên mua có quyền chấm
dứt hợp đồng này và bên Bán phải thanh toán 30% tổng số tiền nếu vi
phạm hợp đồng, đồng thời phải chuyển tiền đặt cọc cho Bên mua. Khoản
tiền bồi thường và tiền đặt cọc phải trả có thể được khấu trừ vào số tiền
Bên mua phải trả nhưng Bên mua chưa thanh toán, bất kể nó có liên
quan đến việc giao hàng hóa chưa thực hiện đúng thời hạn hay không.
Điều khoản 13: Trọng tài (Article 13: Arbitration)
Hai bên giải quyết tranh chấp hợp đồng dựa trên nguyên tắc có đi có lại và đàm
phán hữu nghị cùng có lợi cho cả hai bên. Trong trường hợp không giải quyết
được, một trong hai bên khởi kiện, nguyên đơn sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án.
Nhận xét:
 Có thể do hai bên là đối tác lâu năm, tin cậy, có nhiều thương vụ mua bán, ít
xảy ra tranh chấp nên điều khoản trọng tài tương đối sơ sài và được giải quyết
ưu tiên theo nguyên tắc có đi có lại. Hợp đồng chưa quy định rõ ràng vấn đề
nếu xảy ra tranh chấp sẽ được giải quyết theo quyết định của cơ quan tòa án
nào.
 Thiếu quy định về việc áp dụng luật nước nào cho hợp đồng cũng như chi phí
trọng tài nếu xảy ra tranh chấp sẽ do bên nào chịu.
 Đề xuất sửa đổi, bổ sung:
+ Các bên nên quy định cụ thể tranh chấp sẽ đệ trình lên tòa án của nước nào
cũng như sử dụng luật nước nào cho hợp đồng để áp dụng nếu có tranh chấp
xảy ra. Việc thống nhất điều khoản trọng tài giúp giải quyết các tranh chấp,
mâu thuẫn phát sinh có thể xảy ra một cách nhanh chóng, minh bạch và rõ ràng.
+ Quy định về việc chi phí trọng tài sẽ do bên nào chịu nếu có tranh chấp xảy
ra.
Điều khoản 14: Một số điều khoản khác (Article 14: Other terms)
 Thông báo:
 Tất cả các thông báo sẽ được viết bằng tiếng Anh hoặc tiếng
Trung và được gửi cho cả hai bên bằng E-mail / fax / chuyển phát
nhanh theo địa chỉ đã được xác nhận trong trang đầu tiên của hợp
đồng. Nếu có bất kỳ thay đổi nào về địa chỉ, một bên phải thông
báo cho bên kia về việc thay đổi địa chỉ trong vòng 3 ngày làm
việc sau khi thay đổi. Nếu không, nó sẽ được coi là không có thay
đổi.
 Sửa đổi:
 Mọi sửa đổi của hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực sau khi hai bên đồng
ý bằng văn bản. Không bên nào được chuyển nhượng quyền hoặc
nghĩa vụ của mình mà không có sự đồng ý trước bằng văn bản
của bên kia.
 Hiệu lực:
 Hợp đồng được soạn bằng tiếng Anh và tiếng Trung, nếu có sự
bất đồng ngôn ngữ thì sẽ lấy nội dung tiếng Anh làm tiêu chuẩn.
 Hợp đồng này được lập thành 4 bản, mỗi bên giữ 2 bản với giá trị
pháp lý và hiệu lực như nhau kể từ ngày ký kết và được đóng dấu
bởi cả 2 bên.
 Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 15 tháng 5 năm 2020 đến ngày 15
tháng 5 năm 2021.
Nhận xét:
 Hợp đồng quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ đối với hợp đồng của cả 2 bên
tham gia.
 Ngôn ngữ được sử dụng là Tiếng Anh và Tiếng Trung, phù hợp với khả năng
của cả 2 bên, đồng thời đưa ra hướng giải quyết hợp lý trong trường hợp bất
đồng ngôn ngữ.
NHẬN XÉT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG:
Nhìn chung, hợp đồng có đầy đủ tất cả các điều khoản cần thiết để hình thành một hợp
đồng mua bán hợp pháp theo Luật Thương mại Việt Nam cũng như luật thương mại
quốc tế, đồng thời đảm bảo nghĩa vụ, quyền lợi và hạn chế tối đa tranh chấp có thể
phát sinh của đôi bên trong thương vụ mua bán hàng hóa. Tuy nhiên, một vài nội dung
trong các điều khoản chưa được quy định cụ thể, rõ ràng. Một vài điều khoản không
nên tách ra mà nên được gộp lại thành 1 điều khoản lớn, tránh rườm rà.
 Đề xuất sửa đổi, bổ sung:
+ Điều khoản 1, 2, 3 nên được gộp lại thành Điều khoản 1: Hàng hóa
+ Không nên tách riêng điều khoản chứng từ và điều khoản thanh toán do hai
điều khoản này có liên quan mật thiết với nhau. Nói cách khác, nên gộp điều
khoản chứng từ vào điều khoản thanh toán.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN

2.1. Hóa đơn thương mại

2.1.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1.1. Hóa đơn thương mại được hiểu như thế nào?
Hóa đơn thương mại là một chứng từ thương mại được phát hành bởi người bán cho
người mua để nhận được một số tiền nào đó mà người mua hàng hóa hay dịch vụ có
nghĩa vụ phải thanh toán cho người bán hàng theo những điều kiện cụ thể.

Thông thường hóa đơn thương mại thường do nhà sản xuất phát hành.

(*) Các loại hóa đơn:

 Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice): Là loại chứng từ có hình thức như hóa
đơn, nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại. Hóa đơn chiếu
lệ thường dùng làm chứng từ để khai hải quan, xin giấy phép xuất khẩu, làm cơ
sở cho việc khai giá trị hàng hóa đem đi triển lãm, hoặc để gửi bán,…
 Hóa đơn tạm tính (Provisional Invoice): Là hóa đơn dùng trong việc thanh
toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như: Giá hàng chỉ mới là giá tạm
tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng
xác định ở khâu dỡ hàng, hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh
toán một phần cho đến khi bên bán giao xong hàng mới thanh lý.
 Hóa đơn chính thức (Final Invoice): Trong những trường hợp sử dụng đến
hóa đơn tạm thời thì khi thanh toán cuối cùng, người bán phải lập hóa đơn
chính thức.
 Hóa đơn chi tiết (Detail invoice): Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa
trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại,…Trong hóa đơn chi tiết,
giá cả được phân chia ra thành những mục rất chi tiết.
2.1.1.2. Hóa đơn thương mại có ý nghĩa như thế nào trong xuất nhập khẩu hàng hóa?
Invoice hay hóa đơn thương mại là chứng từ đặc biệt quan trọng khi làm thủ tục xuất
nhập khẩu, thể hiện qua các yếu tố:

 Invoice là chứng từ không thể thiếu trong vấn đề giao hàng.

 Hóa đơn thương mại cũng là một trong những chứng từ quan trọng để xác lập
việc thanh toán với đối tác.

 Invoice là căn cứ quan trọng để xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính
thuế nhập khẩu.

Lưu ý: Invoice không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, ngoại trừ khi nó có chứng
từ đính kèm về việc chứng minh thanh toán hàng hóa của nhà nhập khẩu (người
mua).

Số lượng bản sao của hóa đơn (cả bản chính và bản sao) cần thiết để giao hàng, phải
được người nhập khẩu đồng ý.

Thông thường, hóa đơn thương mại được phát hành 1 bản gốc và 2 bản sao. Mặc dù
thường pháp luật ở các nước khác nhau không hạn chế số lượng bản chính. Nó thực sự
cần thiết trong quy trình nhập khẩu để khai báo hải quan theo yêu cầu của người mua.

2.1.1.3. Tác dụng của hóa đơn thương mại


- Trong trường hợp bộ chứng từ có hối phiếu kèm theo, thì hóa đơn là căn cứ để kiểm
tra nội dung đòi tiền của hối phiếu; nếu trong bộ chứng từ không có hối phiếu, thì hóa
đơn có tác dụng thay thế cho hối phiếu, làm cơ sở cho việc đòi tiền và trả tiền.

- Trong khai báo hải quan và mua bảo hiểm, hóa đơn thương mại thể hiện giá trị hàng
hóa mua bán, làm cơ sở cho việc tính thuế XNK và tính số tiền bảo hiểm.

- Những chi tiết thể hiện trên hóa đơn như về hàng hóa, điều kiện thanh toán và giao
hàng, về vận tải,… là những căn cứ để đối chiếu và theo dõi việc thực hiện hợp đồng
thương mại.

(*) Một số lỗi phổ biến cần tránh:


Trong quá trình làm dịch vụ hải quan, nhiều công ty làm Invoice hay bị sai sót một số
nội dung quan trọng. Những lỗi này thường bị hải quan bắt lỗi, gây ảnh hưởng đến quá
trình thông quan hàng hóa:

 Hóa đơn không thể hiện điều kiên giao hàng như FOB (kèm tên cảng xuất), hay
CIF (kèm tên cảng nhập).
 Người xuất khẩu bán hàng theo giá giao hàng (giá CIF chẳng hạn) nhưng chỉ
ghi hóa đơn theo giá FOB tại nơi xếp hàng, và cũng không ghi những chi phí
tiếp theo sau.
 Người giao hàng nước ngoài bán hàng có chiết khấu nhưng trên hóa đơn chỉ ghi
giá thực thu mà không thể hiện số tiền chiết khấu.
 Mô tả hàng hóa không rõ ràng, thiếu một số thông tin yêu cầu, gộp nhiều mặt
hàng vào cùng một loại ....

2.1.1.4. Nội dung cần có của một hóa đơn thương mại
 Người mua (Buyer/Importer): Gồm các thông tin cơ bản như tên công ty, địa
chỉ, email, số điện thoại, fax, người đại diện, tùy theo điều kiện thanh toán sẽ
bao gồm cả thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu.

 Người bán (Seller/Exporter): Thông tin tương tự người mua.

 Số Invoice: là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định.

 Ngày Invoice: Theo thông lệ hoạt động thương mại quốc tế, thường thì invoice
được lập sau khi hợp đồng được các bên ký kết và trước ngày xuất khẩu hàng
hóa (ngày trên vận đơn – Bill of Lading tức ngày giao hàng cho đơn vị vận
chuyển) để cho phù hợp với bộ chứng từ xuất khẩu.

 Phương thức thanh toán (Terms of Payment): có thể điểm tên một số
phương thức phổ biến như: Thanh toán chuyển tiền T/T, Thanh toán thư tín
dụng chứng từ L/C và thanh toán nhờ thu chứng từ D/A, D/P.

 Mô tả chi tiết sản phẩm: tên thông thường của sản phẩm, cấp hạng hay chất
lượng, và mã hiêu, số hiệu và ký hiệu của hàng hóa khi lưu thông trên thị
trường nội địa nước xuất khẩu, cùng với số mã hiệu bao gói hàng hóa.
 Số lượng tính theo trọng lượng hoặc kích thước của nước giao hàng hoặc của
Hoa Kỳ.

 Giá của từng mặt hàng.

 Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và
chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán.

 Loại tiền.

 Các chi phí liên quan ghi rõ từng khoản (nếu có) như: cước phí vận tải quốc
tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói,
và tất cả các chi phí và phí tổn khác (nếu chưa nằm trong các khoản trên) liên
quan đế n việc đưa hàng từ dọc mạn tầu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tầu
(FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ. Chi phí đóng gói, bao bì, côngtenơ và
cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không phải liêt kê nếu như đã nằm
trong giá hóa đơn và được chú thích như vây.

 Hóa đơn thương mại phải thể hiện rõ có sự “hỗ trợ” của người mua cho việc
sản xuất hàng hóa hay không. Nếu có thì phải ghi rõ giá trị (nếu biết) và tên
nhà cung cấp. Sự hỗ trợ đó được miễn phí hay trên cơ sở thuê muớn hay phải
trả tiền riêng? Nếu phải trả tiền riêng thì gửi kèm hóa đơn. “Hỗ trợ” bao gồm
như khuôn đúc, khuôn ép, dụng cụ sản xuất, trống in, chế bản, sơ đồ, bản thiết
kế, hỗ trợ tài chính.

2.1.2. Phân tích hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ


- Số hóa đơn: SQ20201201

- Ngày lập hóa đơn: 01/12/2020

- Thông tin bên bán và bên mua:

 Bên bán: TOPFOOD JOINT STOCK COMPANY


 Địa chỉ: Number 5, Lane 100, Hoang Quoc Viet Street, Xuan La

Ward, Tay Ho District, HaNoi City, Vietnam


 Bên mua: BEIJING SAATCHI TECHNOLOGY DEVELOPMENT Co.,
Ltd
 Địa chỉ: Rooml505, Office building A,Lingdi, NO.13 beiyuan
Road, Chaoyang district, Beijing city, China.
 Ngân hàng phát hành L/C: Joint Stock Commercial Bank for Investment
and Development of Vietnam - sranch at Cau Giay, Ha Noi.
Số L/C: BIDVMWX
 Thông tin hàng hóa, mô tả hàng hóa:

Tên hàng hóa Số lượng Giá đơn (USD) Tổng (USD)

Jido Cream egg 1040 16.097 16.740.88


cookies 300gr

Leto Durian 120 11.120 1,334.40


Wafer 200gr

Leto Cheese 120 11.120 1,334.40


wafer 200gr

TỔNG 19,409.68

 Điều kiện thanh toán:


Cảng đi: HAI PHONG PORT, VIETNAM
Cảng đến: SHEKOU, CHINA
Đóng gói theo tiêu chuẩn hang hóa xuất nhập khẩu (STANDARD EXPORT
PACKING)
 Mã số hợp đồng: SQ20200515

2.1.3. Nhận xét

- Hóa đơn thương mại không cần phải kí, không có chữ kí của bất kì bên nào.

- Do người thụ hưởng là TOPFOOD JOINT STOCK COMPANY phát hành.


- Mô tả hàng hóa xuất khẩu như đúng trong L/C quy định.

- Tiền thể hiện trong hóa đơn cũng theo USD giống với trong L/C.

- Thể hiện rõ cách thức giao hàng CIF cảng Hải Phòng giống như trường 45A
trong L/C (Incoterm 2010).

2.2. Vận đơn

2.2.1. Cơ sở lí thuyết
Vận đơn là gì?

Vận tải đơn (thường hay gọi là vận đơn đường biển, vận đơn hàng không, giấy gửi
hàng đường sắt, …) là một chứng từ vận tải do người vận chuyển, hoặc thuyền trưởng
(đường biển) hoặc đại lý của người vận chuyển ký phát sau khi hàng hóa đã được xếp
lên tàu hoặc hàng hóa đã được nhận và chờ xếp lên tàu.

 Chức năng của vận đơn:

+ Nó là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của
hợp đồng đó. Với chức năng này, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và
người chủ hàng, mà trong đó, đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người
nhận hàng.

+ Nó là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận
tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ
đã ký phát ở cảng xếp hàng.

+ Nó là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn.
Với chức năng này, vận đơn là một loại giấy tờ có giá trị, được dùng để cầm cố, mua
bán, chuyển nhượng.

 Tác dụng của vận đơn:

+ Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa,
+ Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho
người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng,

+ Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa,

+ Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa
vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng.

 Nội dung của vận đơn: thường chú ý đến những điểm sau đây

– Tên và địa chỉ người vận tải, những chỉ dẫn khác theo yêu cầu,

– Cảng xếp hàng,

– Cảng dỡ hàng,

– Tên và địa chỉ người gửi hàng,

– Tên và địa chỉ người nhận hàng, (rất quan trọng)

– Đại lý, bên thông báo chỉ định,

– Tên hàng, ký mã hiệu, số lượng kiện, trọng lượng cả bì hoặc thể tích,

– Cước phí và phụ phí trả cho người vận tải, điều kiện thanh toán,

– Thời gian và địa điểm cấp vận đơn,

– Số bản gốc vận đơn,

– Chữ ký của người vận tải (hoặc của thuyền trưởng hoặc người đại diện của thuyền
trưởng, hoặc đại lý),

 Cơ sở pháp lý của vận đơn:

Đây là qui định về nguồn luật điều chỉnh các điều khoản của vận đơn cũng như giải
quyết sự tranh chấp giữa chủ hàng và người vận tải. Nguồn luật này, ngoài luật quốc
gia còn có cả các công ước quốc tế có liên quan như qui tắc La Haye và công ước
Brussel 25/8/1924, Nghị định thư Visby 1968 hoặc công ước Hamburg 1978 về vận
đơn đường biển,
2.2.2. Phân tích vận đơn trong bộ chứng từ
Thông tin của vận đơn

 Vận đơn số: VN00601591

 Số vận đơn gốc: 03 bản

 Tên và địa chỉ người vận tải: U$I LOGISTICS – NOTHERN JSC

 Cảng xếp hàng: Cảng Hải Phòng

 Cảng dỡ hàng: Bãi Hà Hưng Hải

 Tàu: WAN HAI 222 /347N

 Ngày tàu chạy: 17/12/2020

 Tên công ty gửi hàng: Công ty cổ phần Topfood –

Địa chỉ: Number 5, Lane 100, Hoang Quoc Viet Street, Xuan La Ward, Tay Ho
District, HaNoi City, Vietnam

 Tên công ty nhận hàng: BEIJING SAATCHI TECHNOLOGY


DEVELOPMENT Co., Ltd –

Địa chỉ: Rooml505, Office building A,Lingdi, NO.13 beiyuan Road,Chaoyang


district, Beijing city.China

 Hàng hóa: Cookies, wafer

 Số lượng cont: 40 HC x 1

 Trọng lượng hàng: 25MTS

 Lưu ý:

 Nơi nộp tờ khai: Nếu hạ hàng tại Đình Vũ, Tân Vũ, HITC (Lạch Huyện), VIP
Green Port khách hàng nộp tại bãi Hà Hưng Hải. Còn lại, nộp tại nơi hạ hàng.

 Cảng xuất tàu:


+ Đình Vũ đối với các tàu KMTC Tokyo, Green Ocean

+ Tân Vũ đối với Sunny Lotus, Sky Hope, KMTC Ulsan,MTT Senari,Wan Hai
222,Wan Hai 223,Wan Hai 221

+ Green Port đối với Star Frontier,Pancon Victory,Star


+ VIP Green Port đối với Starship Leo, Ingenuity, KMTC Keelung

+ HITC (Lạch Huyện) đối với Ever Utile, Akinada Bridge, Zim New York,
Tessa,

2.2.3. Nhận xét


- Đây là bản “vận đơn sạch” (trên vận đơn không có những nhận xét, ghi chú xấu hoặc
bảo lưu về tình trạng bên ngoài của hàng hóa) được cấp phát bởi công ty cổ phần
Topfood. Người gửi hàng chỉ rằng hàng hóa đã được kiểm tra và các gói hàng đang
trong tình trạng tốt.

- Vận đơn có các điều khoản cũng như chũ kí của bên giao hàng.

- Số vận đơn gốc là ba. Một vận đơn gốc được gửicùng với hàng hóa cho người nhận,
vận đơn khác được gửi đến người nhận qua bưu điện hoặc các phương tiện khác, một
bản gốc còn lại được nắm giữ bởi bên giao hàng. Khi một bản gốc được dùng để giao
nhận hàng hóa thì hai bên còn lại sẽ bị vô hiệu.

2.3. Phiếu đóng gói

2.3.1. Cơ sở lý thuyết

2.3.1.1. Khái niệm


Phiếu đóng gói là bản kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng (thùng
hàng, container,…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói
được đặt trong bao bì sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi được để
trong một túi gắn ở bên ngoài bao bì.

2.3.1.2. Đặc điểm


Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản:
 Một bản đặt trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong
kiện khi cần, là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người
bán gửi.
 Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ
chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
 Bản còn lại lập hồ sơ lưu.

Nội dung của phiếu đóng gói:

Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày
bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể
tích của kiện hàng, số lượng container,… Phiếu đóng gói hàng hóa là chứng từ thể
hiện phương thức đóng gói hàng hóa.

2.3.2. Phân tích phiếu đóng gói trong bộ chứng từ


Phiếu đóng gói trong hóa đơn thương mại có các nội dung sau đây:

Số hóa đơn thương mại: SQ20200515

Bên xuất khẩu/giao hàng:

Topfood Joint Stock Company

Address: Number 5, Lane 100, Hoang Quoc Viet Street, Xuan La Ward, Tay Ho
District, Ha Noi City, VietNam

Tel: +84 432121523 Fax: +84 432121524

Bên nhận hàng:

Beijing Saatchi Technology Development Co., Ltd

Address: Room 1505, Office building A, Lingdi, No.13 beiyuan Road, Chaoyang
district, Beijing city, China

Tel: +86 (010) 57483413 Fax: +86 (010) 84935917

Điều kiện giao hàng: CIF Bãi Hà Hưng Hải

Hình thức vận chuyển: Đường biển


Cảng bốc hàng: Cảng Hải Phòng

Cảng dỡ hàng: Bãi Hà Hưng Hải

Điều khoản thanh toán: T/T đặt cọc một phần, phần còn lại trả sau khi giao hàng và
gửi chứng từ

Tên, thông số kỹ thuật của hàng hóa, số lượng đóng gói, cách đóng gói:

DESCRIPTION QUANTITY PACKED IN NET GROSS


OF GOODS OF CARTONS CARTONS WEIGHT WEIGHT
Jido cream egg 1,040 300g x 16 4,992.00KGS 6,552.00KGS
cookies 300gr bags
Leto Durian wafer 120 200g x 20 480.00KGS 720.00KGS
200gr bags
Leto Cheese wafer 120 200g x 20 480.00KGS 720.00KGS
200gr bags
Total 1,280 5952.00KGS 7,992.00KGS

- Hàng hóa: Bánh quy kem trứng Jido 300 gam, bánh wafer sầu riêng Leto 200 gam,
bánh wafer phô mai 200 gam.

- Số lượng lần lượt: 1,040 thùng các-tông (16 gói bánh mỗi thùng), 120 thùng các-tông
(20 gói bánh mỗi thùng), 120 thùng các tông (20 gói bánh mỗi thùng).

- Tổng trọng lượng: 7,992 kilogam

- Khối lượng tịnh: 5,952 kilogam

- Hàng hóa được đóng gói trong điều kiện xuất khẩu tiêu chuẩn.

2.3.3. Nhận xét


 Đối chiếu với Vận đơn, thông tin về người gửi hàng, người mua hàng và tên
cũng như mẫu hàng hóa hoàn toàn trùng khớp.
 Đối chiếu với Hóa đơn Thương mại, thông tin về người gửi, người mua hàng,
đặc điểm cụ thể về hàng hóa, số lượng và trọng lượng hàng giao trùng khớp.
 Đối chiếu với Hợp đồng, số lượng hàng hóa, loại hàng, chất lượng đều trùng
khớp với Hợp đồng, đơn vị trọng lượng áp dụng trùng khớp với Hợp đồng,
cảng bốc hàng và dỡ hàng đều trùng khớp.
 Phiếu đóng gói đã thể hiện đầy đủ các thông tin cần thiết như: Số và ngày lập
phiếu; tên và địa chỉ người bán cùng người mua; thông tin hàng hóa như mô tả
hàng hóa, số lượng; điều kiện cơ sở giao hàng; cảng xếp, dỡ.
 Phiếu đóng gói có chữ kí, đóng dấu đầy đủ của bên bán: TOPFOOD JOINT
STOCK COMPANY.
 Số trên Hóa đơn Thương mại và Phiếu đóng gói đã khớp nhau, cùng là
SQ20200515.

CHƯƠNG III: THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN CIF TRONG XUẤT
KHẨU BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY TOPFOOD

3.1. Vấn đề áp dụng điều kiện CIF:

3.1.1. Cơ sở lý thuyết:
Về phương thức vận tải
Điều kiện này sẽ được sử dụng cho vận tải biển và thủy nội địa. CIF sẽ không
phù hợp khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở khi hàng được giao lên tàu mà
thường là giao tại bến bãi ở cảng.
Chuyển giao hàng hóa và rủi ro
Điều kiện CIF dịch ra tiếng Việt là tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí, có nghĩa
là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về
mất mát hay hư hỏng hàng hóa chuyển giao khi hàng được giao lên tàu. Người bán
phải ký hợp đồng và trả các chi phí và cước phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng
quy định.
Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm những rủi ro của
người mua nến mất mát hư hỏng hàng hóa.
Bảo hiểm hàng hóa
Người bán có nghĩa vụ ký kết hợp đồng bảo hiểm cho những rủi ro của người
mua về mất mát hoặc hư hỏng của hàng hóa trong quá trình vận tải tới địa điểm giao
hàng.
Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu
Người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên, người
bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại
nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm
thủ tục nhập khẩu.

3.1.2. Phân tích việc áp dụng điều kiện CIF trong hợp đồng xuất khẩu bánh kẹo áp
dụng điều kiện CIF:

3.1.2.1. Hợp đồng xuất khẩu bánh kẹo:


- Tiêu đề: International Purchase Contract
- Số hóa đơn: SQ20201201
- Ngày cấp hợp đồng: 15/05/2020
- Ngày phát hành hóa đơn: 01/12/2020
- Giới thiệu các bên liên quan:
 Bên nhập khẩu: BEIJING SAATCHI TECHNOLOGY DEVELOPMENT Co.,
Ltd.
 Bên xuất khẩu: TOPFOOD JOINT STOCK COMPANY.
 Cảng bốc: cảng Hải Phòng, Việt Nam.
 Cảng dỡ: cảng Shekou, Trung Quốc.
 Hàng hóa: Jido Cream egg cookies 300gr, Leto Durian wafer 200gr, Leto
Cheese wafer 200gr.
 Tổng giá trị hóa đơn: 19,409.68 USD.
 Trade term: CIF ở cảng Shekou, Trung Quốc (Incoterms 2010).
3.1.2.2. Phân tích
Trách nhiệm của người mua và người bán
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI BÁN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI MUA
Nghĩa vụ chung của người bán: TOPFOOD Thanh toán: Người mua chuyển cho
giao hàng lên tàu tại cảng Hải Phòng và hóa người bán 30% giá trị hợp đồng làm đặt
đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua cọc.
bán và bằng chứng giao hàng (vận đơn). Sau khi nhận được bản scan của chứng
từ, người mua sẽ chuyển 70% còn lại
TOPFOOD cung cấp chứng từ cho Ngân theo cam kết trên hợp đồng.
hàng để đòi tiền
Giấy phép và các thủ tục: làm thủ tục hải Giấy phép và các thủ tục: làm thủ tục
quan xuất khẩu, cung cấp cho bên mua nhập khẩu và thông quan qua nước thứ
ba (nếu cần)
Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm: Người Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm:
bán (TOPFOOD) chịu trách nhiệm kí hợp Người mua không có nghĩa vụ với
đồng vận tải để đưa hàng hóa từ cảng đi người bán về việc ký kết hợp đồng vận
(Cảng Hải Phòng) đến cảng đích (Cảng tải.
Shekou), nhãn hiệu vận chuyển (shipping Về nghĩa vụ bảo hiểm, người mua
marks) cần có các số liệu về số đóng gói không có nghĩa vụ. Tuy nhiên, người
(package number), tổng khối lượng (gross mua phải cung cấp cho người bán nếu
weight), khối lượng tịnh (net weight) và các người bán yêu cầu, bất kì thông tin cần
lưu ý khác. thiết nào để người bán có thể mua bảo
Người bán (TOPFOOD) có nghĩa vụ ký kết hiểm bổ sung theo yêu cầu của người
hợp đồng bảo hiểm: “Bảo hiểm được đảm mua.
bảo bởi người bán bằng 110% tổng giá trị
trên đơn đặt hàng cho tất cả các rủi ro.
Giao hàng: Người bán gia hàng hóa bằng Nhận hàng: Người mua nhận hàng từ
cách giao hàng lên tàu, TOOPFOOD cần người chuyên chở tại cảng đến chỉ định
giao hàng trong vòng 30 ngày kể từ khi (Shekou).
nhận được tiền cọc.
Chuyển giao rủi ro: Sau khi hoàn tất giao Chuyển giao rủi ro: Rủi ro được người
hàng lên tàu, mọi rủi ro của người bán được bán chuyển giao cho người mua kể từ
chuyển sang người mua. khi nàng được giao lên tàu. Người mua
hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến
việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa kể
từ thời điểm này.
Cước phí: Người bán chịu mọi cước phí Cước phí: Người mua chịu chi phí dỡ
đến khi hàng được giao đến cảng đích. hàng tại cảng đích.
Thông tin cho người mua: Người bán thông Thông báo cho người bán: Cảng đến
báo cho người mua trong vòng 24h kể từ được người mua xác nhận trong đơn đặt
khi lệnh giao hàng có hiệu lực, bằng email hàng.
hoặc fax về số hiệu hợp đồng, tên hàng hóa,
số lượng, tổng khối lượng, giá trị hóa đơn,
tên tàu chở, …
Kiểm tra – đóng gói – ký hiệu hàng hóa: Kiểm tra hàng hóa: Trong vòng 15 ngày
Hàng hóa cần được đóng gói phù hợp cho kể từ khi nhận hàng, nếu về số lượng,
việc vận chuyển đường biển, chống ẩm, chất lượng không phù hợp với quy định
sốc, bê vác mạnh. trong hợp đồng, người mua có thể thông
Nếu có yêu cầu đặc biệt về đóng gói, người báo cho người bán bằng văn bản để tìm
mua phải thông báo cho người bán 30 ngày giải pháp phù hợp. Nếu tình trạng xảy ra
trước khi đặt hàng và phải viết rõ ràng do lỗi của người bán, người bán sẽ phải
trong đơn đặt hàng. xử lý một cách thỏa đáng.
Hàng hóa cần được dán nhãn với chữ Trung
Quốc lên bao bì.

3.2. Đánh giá sự phù hợp của điều kiện nhập CIF đối với hợp đồng xuất khẩu
bánh kẹo của Công ty Cổ phần TOPFOOD:

3.2.1. Đánh giá sự phù hợp:


Thứ nhất, TOPFOOD chủ động được mọi vấn đề vận tải quốc tế, bảo hiểm và
trau dồi thêm kinh nghiệm về vận chuyển hàng hóa.
TOPFOOD chủ động được trong quá trình vận tải quốc tế, bởi:
 Có thể chủ động đặt lịch tàu bên nào có giá rẻ hơn, hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
 Nhanh chóng nhận được các chứng từ cần thiết để giải quyết nhanh, tiết kiệm
thời gian, tăng hiệu quả cho việc giao nhận, thanh toán tiền hàng.
 Đối với mặt hàng thực phẩm, việc đóng gói, bảo quản và đảm bảo quá trình vận
chuyển được diễn ra đúng tiến độ là rất quan trọng. Việc này giúp thực phẩm có
chất lượng và hình thức nguyên vẹn khi tới tay người mua, đáp ứng các yêu cầu
của hợp đồng.
- Thứ hai, khi đàm phán, TOPFOOD có khả năng thuyết phục đối tác để giành
quyền thuê phương tiện vận chuyển nhờ vị thế của mình.
Trong giao dịch quốc tế, các công ty Việt Nam thường sẽ xuất theo điều kiện
FOB do thiếu đi các điều kiện cạnh tranh về “thế” và “lực”. Tuy nhiên, TOPFOOD là
bạn hàng lớn của SAATCHI nên đã giành được quyền chủ động thuê tàu.
- Thứ ba, giao phó việc thuê tàu cho đối tác không đáng tin cậy là một mối nguy
hiểm rất lớn.
Nhằm tiết kiệm chi phí, đối tác có thể thuê 1 hãng vận tải chất lượng thấp, giá rẻ,
lộ trình vận chuyển dài làm ảnh hưởng đến hàng hóa. Hoặc hãng vận tải có thể kết hợp
với nhà nhập khẩu để lừa gạt nhà xuất khẩu.
- Thứ tư, xuất CIF giúp TOPFOOD giảm chi tiêu ngoại tệ.
Việc thuê các hãng tàu trong nước góp phần giảm lượng chi tiêu ngoại tệ của
TOPFOOD. Bên cạnh đó, việc sử dụng dịch vụ vận tải trong nước góp phần thúc đẩy
ngành vận tải, nâng cao vị thế của vận tải nước nhà trên trường quốc tế, tạo thêm công
ăn việc làm cho lao động trong ngành logistics.

3.2.2. Nhận xét:


Hiện nay, xuất khẩu theo điều kiện CIF đang được khuyến khích vì thực tế cho
thấy điều kiện CIF mang lại cho doanh nghiệp xuất khẩu quyền chủ động trong việc
thuê phương tiện vận tải, mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho doanh nghiệp mà còn
cho cả quốc gia:
 Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có quyền chủ động chọn lựa và đàm phán về giá cả, thời gian, lịch
trình với đơn vị vận tải, nhận được những ưu đãi, tiết kiệm của đơn vị vận tải đưa ra.
Khi xuất khẩu theo điều kiện CIF, doanh nghiệp khi nắm bắt được lịch trình tàu
sẽ đàm phán về thời hạn giao hàng sao cho có lợi cho mình nhất. Sự chủ động liên lạc,
làm việc với đơn vị chuyên chở sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được rủi ro, tránh tình
trạng delay hàng, …
 Đối với quốc gia:
Khi xuất khẩu theo điều kiện CIF, các nhà xuất khẩu đã góp phần làm giảm chi
tiêu ngoại tệ. Ngoài ra, việc sử dụng dịch vụ vận tải trong nước thúc đẩy ngành vận
tải, giao nhận trong nước phát triển, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong
ngành logistics.
LỜI KẾT
Như vậy có thể thấy điều kiện CIF là một lựa chọn phù hợp cho Công ty Cổ phần
TOPFOOD trong hợp đồng xuất khẩu bánh kẹo: chủ động được vấn đề vận tải quốc tế,
bảo hiểm cũng như trau dồi thêm kinh nghiệm về vận chuyển hàng hóa; đem lại quyền
chủ động thuê tàu giúp giảm bớt chi phí ngoại tệ một cách đáng kể; bên cạnh đó còn
giảm thiểu khả năng chịu thiệt thòi hơn khi rơi vào thế bị động do phải phụ thuộc vào
bên trung gian.

Tốc độ xuất khẩu bình quân ở Việt Nam đang trên đà tăng trưởng và thậm chí là
tăng trưởng mạnh trong bối cảnh mới. Thực tiễn hiện nay cũng cho thấy điểm sáng
trong hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là các doanh nghiệp ngày càng chủ
động tham gia tìm kiếm thị trường, tích cực hội nhập. Không chỉ chủ động tham gia
các hoạt động ngoại thương, các doanh nghiệp cũng tận dụng tốt hơn cơ hội từ hội
nhập. Theo đó, ở tất cả các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự
do (FTA) đều ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội, thị phần xuất khẩu tại các thị trường
trọng điểm được khẳng định. Thậm chí tăng trưởng xuất khẩu trên nhiều thị trường
còn đạt ở mức hai con số.

Do đó, để tạo được lợi thế khi tiến hành xuất khẩu, các doanh nghiệp, công ty
trong nước cần phải có những bước phân tích thật kĩ lưỡng nhằm tránh những sai xót
khi lựa chọn đối tác cũng như rơi vào thế bị động khi phải chịu chi phí vận chuyển lớn
trong khi sự rủi ro từ trung gian vận chuyển lại không hề nhỏ. Ngoài giảm thiểu những
tác động tiêu cực như đã kể, ta còn có thể tận dụng những lợi thế sẵn có như việc Việt
Nam đang sở hữu mức thuế ưu đãi với nhiều mặt trên các thị trường khi là thành viên
của các hiệp định thương mại. Từ việc phân tích hợp đồng xuất khẩu và thực tiễn áp
dụng điều kiện CIF trên thương vụ giữa TOPFOOD và SAATCHI, ta có thể thấy được
cái nhìn tổng quan về cách tiến hành giao dịch thương mại quốc tế, từ các khâu chuẩn
bị cơ bản cho đến tiến hành đàm phán, kí kết hợp đồng. Qua đó đúc rút ra kinh
nghiệm, bài học cho các doanh nghiệp khác nhằm tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi
nhuận và nâng cao uy tín trước các bạn hàng trên thế giới.
Trên đây là toàn bộ bài làm của chúng em về đề tài “Phân tích hợp đồng xuất
khẩu và thực tiễn áp dụng điều kiện CIF trong xuất nhập khẩu bánh kẹo của Công
ty Cổ phần TOPFOOD và Công ty TNHH phát triển công nghệ Bắc Kinh Saatchi”.
Do kiến thức của chúng em còn hạn chế nên sẽ không thể tránh khỏi các thiếu sót
trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, mong cô và các bạn đưa ra những góp ý để
chúng em có thể khiến bài làm hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn.

You might also like