You are on page 1of 5

Đề tài: Mô hình quản trị chuỗi cung ứng của KFC

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan về KFC

1.1. Giới thiệu sơ lược về KFC

1.2. Những nét nổi bật trong quản trị chuỗi cung ứng của KFC

Chương 2: Phân tích chuỗi cung ứng của KFC

2.1. Mô hình chuỗi cung ứng của KFC

Lấy thông tin từ đâu để làm tiền đề từ đó quyết định số lượng, chất lượng sản xuất: đơn đặt hàng, thực
trạng thị trường thức ăn nhanh, cơ hội và tiềm năng phát triển ngành, đối thủ cạnh tranh…

- Nguyên vật liệu


- Sản xuất
- Sản phẩm đầu ra
- Hàng tồn kho
- Phân phối

2.2. các yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng của KFC

+ Tác động vi mô

+ Tác động vĩ mô

2.3 Đánh giá chuỗi cung ứng

- Thành công
- Hạn chế

2.4 Phân tích tình huống

2.4.1 Tình huống giả định

Đưa ra 1 tình huống về gãy 1 phân đoạn trong chuỗi cung ứng và phân tích( hậu quả khi mà xảy ra tình
trạng gãy chuỗi cung ứng)

2.4.2 Biện pháp khắc phục

Chương 3: Kiến nghị

- Các giải pháp để nâng cao, hoàn thiện chuỗi cung ứng của KFC
- Đề xuất một số kiến nghị để không xảy ra tình trạng gãy chuỗi cung ứng ví dụ như: tìm NCC thay
thế, vừa mua trong nước và nhập khẩu, tính toán lượng tồn kho, thành phẩm)

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ


1. Chương 1 và tổng hợp THOA
2. 2.1 và 2.2 BƠ
3. 2.3 và 2.4 (2 người nhé) QUANG PHIÊN
4. Chương 3 UYÊN
https://vsci.guru/phong-tranh-su-co-trong-chuoi-cung-ung-bai-hoc-tu-that-bai-cua-kfc/
Chương 3 Giải pháp, kiến nghị
3.1 Các giải pháp để hoàn thiện chuỗi cung ứng của KFC

3.1.1 Thiết lập các thước đo

Việc thiết lập các thước đo quản lý là rất cần thiết trong việc xem xét, cải thiện hiệu quả của hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng, nó giúp nhà quản lý đo lường được hiệu quả, đối chiếu vòng xoay
tiền mặt, hệ số lợi nhuận,... cũng như kịp thời phản ứng trước các biến cố.

3.1.2 Chủ động thu thập thông tin phù hợp

Việc thu thập và phân tích thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra quyết định. Nhà
quản lý nên thu thập các thông tin chính xác, phù hợp nhằm phục vụ cho việc đưa ra quyết định
tới mục tiêu kinh doanh.

3.1.3 Tích hợp bán hàng, hoạt động doanh nghiệp và tài chính

Hãy tích hợp những gì đội ngũ bán hàng muốn bán, doanh nghiệp muốn sản xuất và phòng tài
chính dự đi thu vào một kế hoạch thông nhất. Việc hoạch định bán hàng và sản xuất (S&OP) cho
phép tìm ra điểm cân bằng tối ưu nhất giữa nhu cầu của khách hàng, sản lượng sản xuất và kết
quả tài chính

3.1.4 Xem xét việc hợp tác với ít nhà cung cấp hơn

Thay vì tìm kiếm những lựa chọn rẻ hơn và có nhiều nhà cung cấp cho nhiều địa điểm, DN nên
có một giải pháp tích hợp có thể giúp doanh nghiệp hoạt động tốt dù ở bất cứ đâu, cho dù doanh
nghiệp phải chi trả nhiều hơn.

3.1.5 Giám sát hiệu quả hoạt động của các đối tác trong chuỗi cung ứng

Một sai lầm nhỏ của nhà cung cấp cũng có thể ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính vì
vậy, bạn cần theo dõi liên tục để tránh những tình trạng như vậy. Doanh nghiệp cần xây dựng một
hệ thống để có thể đo lường phát triển và thay đổi đối tác nếu cần thiết.

3.1.6 Phát triển việc ứng dụng công nghệ trong toàn bộ chuỗi cung ứng
Việc ứng dụng công nghệ trong quản lý chuỗi cung ứng là rất cần thiết giúp nhà quản lý có được
cái nhìn toàn cảnh về chuỗi cung ứng, dòng lưu chuyển hàng hóa, thông tin sản phẩm,...từ đó đưa
ra các điều chỉnh, quyết định phù hợp.

Phần mềm cung cấp các tính năng như lên kế hoạch vật tư, nguyên liệu; quản lý các hợp đồng
mua/thuê vật tư, thanh toán công nợ; quản lý bảng giá, báo giá nhà cung cấp; quản lý nhà cung
cấp cũng như nhiều công tác khác trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, khi ứng
dụng phần mềm, sẽ không phải lo lắng về việc làm thế nào để quản lý chuỗi cung ứng khi có sự
tham gia của quá nhiều đối tượng hay vấn đề về sự rời rạc của nhiều dự án mà khi đó thông tin sẽ
luôn được truyền đi nhanh chóng, xuyên suốt.

3.2 Đề xuất kiến nghị để không xảy ra tình trạng “gãy” chuỗi cung ứng

Thất bại của KFC là bài học đắt giá cho tất cả doanh nghiệp trong việc quản lý chuỗi cung ứng.

Sự cố xảy ra vào tháng 2 năm 2018 trong chuỗi cung ứng gà rán Kentucky tại Anh là một lời
cảnh báo về vấn đề của chuỗi cung ứng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể gặp phải. 2/3
trong số gần 900 địa điểm bán hàng tại Anh của KFC bị thiếu nguyên liệu từ thịt gà, nước sốt và
các loại gia vị khác. Sau 2 tháng kể từ đợt khủng hoảng đầu tiên, chỉ gần một nửa số cửa hàng có
thể đáp ứng đầy đủ các món ăn được đưa ra trong thực đơn, theo HuffPost Anh.

Sự cố này không chỉ là cơn ác mộng về PR và logistics cho các nhà quản lý mà còn ảnh hưởng
tiêu cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp, theo báo cáo ngày 02/05 từ công ty mẹ của KFC, Yum
Brands.

Vậy làm sao để các doanh nghiệp khác tránh bị rơi vào trường hợp tương tự?

3.2.1 Lập sơ đồ và phân tích chuỗi cung ứng


Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 đã gây gián đoạn liên tiếp trên toàn cầu. Nâng cao tính
minh bạch qua tất cả các cấp của chuỗi cung ứng, từng thành phần quan trọng trong chuỗi cung
ứng, mức độ phụ thuộc lẫn nhau và những dữ liệu liên quan để đánh giá các trở ngại tài chính và
hoạt động tiềm tàng đang dần trở nên quan trọng hơn bao giờ và là điều kiện cần để đảm
bảo sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ được liên tục. Điều này hỗ trợ các tổ chức xây dựng
và quản lý các phương án dự phòng tức thời, từ đó, tạo ra chuỗi cung ứng linh hoạt hơn, dài hạn
hơn.
 Tận dụng phân tích dữ liệu để thu thập thông tin chuyên sâu
Xác định các thách thức đối với nhà cung cấp và đồng thời đánh giá tác động của các bên cung
cấp này đối với doanh nghiệp.
 Lập sơ đồ và đánh giá rủi ro đối với tất cả nhà cung cấp và nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba
Khó khăn từ các nhà cung cấp hoặc bên thứ ba cung cấp dịch vụ có thể gia tăng áp lực
hoặc gây gián đoạn trong chuỗi cung ứng. Hiểu rõ phạm vi và khả năng thích ứng của chuỗi cung
ứng và mạng lưới bên thứ ba cung cấp dịch vụ để xác định các biện pháp ứng phó chủ động.
- Làm việc với đối tác 3PL về việc sử dụng nhà vận chuyển nào cho đơn hàng đồng thời đảm bảo
các tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn được truyển đạt đầy đủ cho công ty vận chuyển thông
qua hợp đồng giữa công ty này với công ty 3PL.
- Xác định rõ ràng chỉ số đánh giá thực hiện công việc đối với đối tác 3PL và những tiêu chuẩn cơ
bản đối với nhà vận chuyển mà công ty 3PL này sử dụng.
- Thực hiện kiểm tra trực tiếp với ít nhất một lớp nhà cung ứng của đối tác 3PL về chất lượng, tính
liên tục trong hoạt động doanh nghiệp và độ an toàn trong việc thực thi.
- Áp dụng mô hình quản trị rủi ro tăng cường đối với nhà cung ứng và bên thứ ba cho toàn doanh
nghiệp
Nhanh chóng xem xét và củng cố mô hình quản trị rủi ro đối với nhà cung cấp và bên thứ ba cung
cấp dịch vụ, từ đó dễ dàng theo dõi tình hình tài chính, vận hành và hoạt động kinh doanh liên tục
của họ. Chủ động giải quyết những vấn đề quan trọng bằng cách thiết lập liên lập liên lạc hiệu
quả hơn với nhà cung cấp và các bên thứ ba khác. Đối thoại với nhà cung cấp và bên thứ ba rất
quan trọng, vì thế hãy cân nhắc phương pháp tốt nhất để đối thoại kịp thời với họ để giải quyết lo
ngại và liên tục đánh giá tình hình.

 Lên kế hoạch các bối cảnh giả định


Hiểu rõ các tác động đến hoạt động của doanh nghiệp, cả về góc độ tài chính và vận hành từ các
kịch bản khác nhau và xác định biện pháp ứng phó giảm thiểu rủi ro.
Xác định các khu vực nơi mà chuỗi cung ứng đi qua dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề ở địa
phương
Các doanh nghiệp nên nói chuyện với các nhà cung ứng về sức ảnh hưởng của các sự kiện địa
phương và những kế hoạch dự phòng nào có sẵn cũng như liên hệ với các chuyên gia địa chính
trị, những người có thể đưa ra bối cảnh và phân tích một cách khách quan.

Xây dựng các phương án dự phòng tại các địa điểm này nhằm tránh sự gián đoạn hay sự tắc
nghẽn chuỗi cung ứng. Các sự kiện địa phương gây ảnh hưởng nhỏ nhưng thường xuyên xảy ra
có thể tạo ra những rủi ro cho chuỗi cung ứng trên toàn thế giới mà không cần phải tạo nên bất kì
tin tức nào. Những rủi ro này có thể trở thành “rủi ro lan truyền” khi sự gián đoạn trong một phần
của chuỗi cung ứng tạo nên những vấn đề khác cho các công ty tuyến dưới.
3.2.2 Quản lý hậu cần một cách linh hoạt để đảm bảo phân bổ hợp lý năng suất phân phối
toàn mạng lưới
 Xây dựng mô hình mạng lưới hậu cần hiện tại để xác định các hạn chế
Từ góc độ khối lượng và giá trị, bao gồm nhận biết bất kỳ yêu cầu đặc
biệt nào của các kênh phân phối và mức độ dịch vụ đã thỏa thuận, vận
chuyển thay thế, những hạn chế tại biên giới và việc tắc nghẽn vận
chuyển khi hàng hóa.
 Xem xét các nguy cơ hiện hữu về an ninh, thương tổn và kiểm soát
Tìm hiểu xu hướng tội phạm hiện tại và xem xét các biện pháp kiểm
soát tài sản có giá trị cao và giảm thiểu mối đe dọa trong và ngoài.
 Xác định các cơ hội để giảm thiểu rủi ro khi giao hàng
Xây dựng mô hình các kịch bản hậu cần khác nhau để tìm hiểu phương
pháp cân bằng giữa chi phí, dịch vụ và hàng tồn kho.
2.2 Quản lý hợp tác chuỗi cung ứng bên ngoài.
Thiết lập quan hệ đối tác tốt với các nhà cung cấp và nhà mạng và thực hiện quản lý và phân cấp
của các nhà cung cấp. Về mặt quản lý nhà cung cấp, thiết lập các tiêu chuẩn và hệ thống chứng
nhận chi tiết để chứng nhận nghiêm ngặt các nhà cung cấp thông qua bảy các khía cạnh: chất
lượng, công nghệ, đáp ứng, chi phí, giao hàng, trách nhiệm xã hội và sự bảo vệ môi trường.

Thông qua hệ thống hợp tác chuỗi cung ứng, sự tương tác thời gian thực giữa cung và cầu của các
nhà cung cấp được xây dựng để đảm bảo sự ổn định và kịp thời của nguồn cung.

Trao đổi và hợp tác giữa các nhóm kiểm sát chuỗi cung ứng – xây dựng hoạt động doanh nghiệp,
mua hàng, logistics, v.v – là yếu tố cơ bản để giảm tình trạng làm việc đơn lẻ và rủi ro trên toàn
chuỗi. Hiện nay các doanh nghiệp đang cố gắng đơn giản hóa và nâng cao chuỗi cung ứng nhằm
tăng tính hiệu quả và lợi nhuận. Tuy nhiên, Pelli cũng cảnh báo rằng việc giảm bớt phần dư có thể
gây ra rủi ro và tăng khả năng gặp sự cố cho chuỗi.
Sử dụng một danh sách các công ty logistics đã được xác nhận
giao các tuyến hàng cho từng công ty dựa vào nơi mà mạng lưới phân phối cùa các công ty này
dày đặc và mạnh nhất. Doanh nghiệp theo đó có thể so sánh hiệu suất làm việc giữa các tuyến và
giao cho nhà cung ứng tốt nhất.

Việc thuê nhiều công ty cung ứng logistics cũng được xem là một chính sách đảm bảo. Trong
trường hợp một công ty không thể tiếp tục hoạt động, công ty khác có thể thay thế.

Nếu các doanh nghiệp thực hiện các phương pháp phòng tránh cơ bản nhằm bảo vệ tính thống
nhất của chuỗi cung ứng, họ có thể hoạt động một cách liên tục – tránh được các vấn đề nhức
nhối và tin tức bất lợi trong tương lai.

You might also like