You are on page 1of 6

CHIẾN LƯỢC MUA HÀNG CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ COOPMART

1. Chủ yếu mua hàng từ những nhà cung cấp uy tín, có khả năng cung ứng lớn,
có mối quan hệ từ trước, hạn chế mua của doanh nghiệp hay nông hộ sản
xuất quy mô nhỏ.

Coopmart thiết lập liên kết với các nhà cung ứng của mình. Đối với các mặt hàng thực
phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến thì Coopmart tổ chức một bộ phận chuyên làm công
tác hướng dẫn, hỗ trợ nhà cung ứng sản xuất đúng chuẩn. Bộ phận này cũng chịu trách
nhiệm kiểm tra chất lượng nông trại, nhà xưởng của nhà cung ứng.

Ngay từ những khâu đầu tiên là lựa chọn nhà cung cấp, Saigon Co.op cũng đã chặt chẽ
lựa chọn những doanh nghiệp uy tín, chất lượng hàng hóa đảm bảo. Đơn cử mặt hàng rau
củ quả, Saigon Co.op ưu tiên chọn hàng của những hợp tác xã có chứng nhận Vietgap,
Global Gap về quy trình sản xuất rau an toàn, ký hợp đồng bao tiêu nông sản và tiến hành
ứng vốn cho các hợp tác xã này để đầu tư nâng cao kỹ thuật, trang thiết bị cũng như con
giống và phân bón. Hệ thống siêu thị Co.opmart còn hợp tác với dự án “Xây dựng kiểm
soát chất lượng nông sản thực phẩm” (FAPQDC) do Chính phủ Canada tài trợ nhằm cải
thiện chất lượng nông sản thực phẩm theo phương pháp tiếp cận tổng thể trong chuỗi giá
trị ngành hàng từ “trang trại đến bàn ăn”. Không chỉ kiểm tra hàng hóa về mặt giấy tờ,
Saigon Co.op còn có một bộ phận chuyên trách theo sát quy trình thực hiện kiểm nghiệm
với từng dòng sản phẩm, đi thực tế kiểm tra tại đơn vị sản xuất, nếu thấy có dấu hiệu làm
hàng giả, hàng nhái thì kiên quyết từ chối nhận hàng.

Coopmart là một trong những nhà phân phối đầu tiên phối hợp với Sở Công thương và
Sở NN-PTNT TPHCM và các tỉnh thành khác tham gia vào quá trình sản xuất và bao tiêu
những mặt hàng nông sản đạt chuẩn VietGAP. Hiện nay khi tiến hành chuẩn bị mở rộng
mạng lưới phân phối tại các tỉnh thành trên cả nước, Saigon Co.op chủ trương liên kết với
các HTX, doanh nghiệp địa phương, ưu tiên tiêu thụ sản phẩm của các HTX. Saigon
Co.op chủ động đầu tư dây chuyền sơ chế đóng gói rau an toàn với liên tổ sản xuất rau an
toàn Ấp Đình thuộc HTX Tân Phú Trung (huyện Củ Chi), qua đó nâng cao chất lượng
sản phẩm của các đơn vị liên kết.

Saigon Co.op luôn cải tiến các quy trình quản lý, vận chuyển, lưu kho… nhằm tiết giảm
tối đa chi phí đầu vào. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, hệ thống kho mát, kho đông, xe lạnh
chuyên dụng phục vụ công tác cung ứng hàng thực phẩm tươi sống đảm bảo VSATTP.
Với những hoàn thiện về chuỗi cung ứng, công tác kho vận như trên, các HTX, nhà vườn,
hộ nông dân chỉ cần tập trung vào khâu sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, qua đó nâng
cao giá trị nông sản.
Trong giai đoạn hiện nay, không dừng lại giữa các doanh nghiệp mà việc hợp tác, liên kết
đã được nâng tầm giữa các tỉnh thành với nhau. Giữ vai trò đầu tàu kinh tế, TPHCM là
trung tâm sản xuất, phân phối, trung chuyển, tiêu thụ hàng hóa sôi động với quy mô thị
trường chiếm hơn 25% của cả nước. Vì vậy, việc giữ ổn định thị trường, đảm bảo cung
cầu hàng hóa là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. Với nhận thức đó,
TPHCM đã thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác thương mại với các tỉnh miền Đông và
Tây Nam bộ. Kết thúc năm 2013, có 277 hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký kết giữa
nhà sản xuất và hệ thống phân phối, lũy kế từ năm 2012 đã có tổng cộng 425 hợp đồng
được ký kết. Nội dung ký kết chủ yếu là tiêu thụ hàng nông sản, đặc sản của các địa
phương tại thành phố và cung ứng con giống, thực phẩm chế biến của DN TPHCM tại
các tỉnh, thành.

Về hoạt động hợp tác của Saigon Co.op, không thể không kể đến sự liên kết chặt chẽ của
đơn vị với hơn 600 nhà cung cấp nội địa để xây dựng những mặt hàng mang thương hiệu
Co.opMart, SGC. Cái bắt tay này đã tạo ra lợi ích rất lớn cho những nhà sản xuất khi họ
đã được giảm hẳn nỗi lo về tìm kiếm thị phần.

Ưu điểm:
- Các bên dễ làm việc với nhau
- Nhận được ưu đãi về giá vì mua số lượng lớn và lâu dài
- Nguồn cung ổn định

Nhược điểm:

- Khó đa dạng mặt hàng


- Khi xảy ra sốt hàng, rủi ro bị nhà cung cấp đẩy giá lên cao hoặc thiếu hàng do
nhà cung cấp chính gặp sự cố trong kinh doanh
- Tiêu cực trong khâu thu mua vì sau khi đã được ký hợp đồng, nhà cung ứng
không chú trọng nhiều vào chất lượng nữa mà có thể dùng “phí bôi trơn” để
hàng qua được vòng kiểm duyệt hoặc để bộ phận thu mua đặt thêm đơn hàng.

2. Nội địa hóa nguồn cung , phù hợp với chiến lược “Tôn vinh hàng Việt”,
“Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”

Tỷ lệ hàng nội địa trong Coopmart từ 90-95% là nằm trong chiến lược của Coopmart, 5-
10% lượng hàng ngoại nhập để đáp ứng nhu cầu của giới có thu nhập cao, ưa chuộng tiêu
dùng hàng ngoại cao cấp chủ yếu là bánh kẹo như bánh Milano, Chessman của Đức, kẹo
dẻo trái cây nguyên chất LOT của Malaisia, kem New Zealand, rượu ngoại,... để tránh
mất đi một lượng khách hàng có thu nhập cao vì nếu người khách hàng đó muốn tiêu
dùng những mặt hàng cao cấp này nhưng siêu thị không có thì họ buộc phải đi mua ở địa
điểm khác và kèm theo đó là mua sắm các mặt hàng khác ở địa điểm đó.

Công ty TNHH Một Thành Viên Phân Phối Sài Gòn Co.op tiền thân là Tổng đại lý phân
phối Sài Gòn Co.op được thành lập vào ngày 10/08/1999 trực thuộc Liên Hiệp Hợp Tác
Xã Thương Mại TP.HCM Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển cùng mạng lưới
phân phối vững mạnh, vào ngày 01/05/2008 Tổng đại lý phân phối Sài Gòn Co-op được
đổi tên thành Công ty TNHH Một Thành Viên Phân Phối Sài Gòn Co.op. Hiện công ty có
văn phòng toạ lạc tại số 765-766 Đường 8B, khu A, khu đô thị An Phú – An Khánh,
Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

Từ khi thành lập, công ty TNHH Một thành viên Phân Phối Sài Gòn Co-op với các dòng
sản phâm phân phối ban đầu là dao cạo râu Gillette, bàn chải Oral-B, pin Duracel. Đến
nay công ty có nhiệm vụ chính là nhập khẩu và phân phối độc quyền trên toàn lãnh thổ
Việt Nam các sản phẩm: viết cao cấp Parker & Waterman từ tập đoàn Newell
Rubbermaid (Anh), các mặt hàng GEM như dầu gội đầu Pantene, Head & Shoulders, Sữa
tắm Olay từ tập đoàn P&G (Mỹ), các loại bột dinh dưỡng Topmass từ công ty AIDA, sữa
Vitaplan được nhập khẩu từ New Zealand. Đặc biệt, công ty đang nhập khẩu và phân
phối độc quyền ba dòng sản phẩm mới là nhân sâm Jingihansam từ Hàn Quốc, sữa tắm
Kanase với nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài và sản phẩm thức ăn cao cấp
Beech Nut dành cho trẻ em, là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu của Mỹ.

Đối với các mặt hàng lượng tiêu thụ không nhiều, Co-opmart lấy từ các nhà phân phối
lớn khác như Ân Nam, Tốt Lành, Ngọc Lan...

Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí nhập khẩu
- Dễ kiểm soát nguồn cung
- Các bên dễ dàng làm việc

Nhược điểm:

- Khó tiếp cận nguồn hàng chất lượng cao


- Khó đa dạng hóa sản phẩm
HƯỚNG DẪN CHÀO HÀNG CHO COOPMART

Chứng từ:

1 Bảng chào hàng mới

2 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế.

Nhà cung cấp là hộ nông dân, nuôi trồng, đánh bắt trực tiếp sản phẩm: chỉ cần có
xác nhận địa phương về nguồn gốc sản phẩm, bảng photo chứng minh nhân dân và
hộ khẩu có thị thực.

3 Hồ sơ công bố chất lượng theo nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 25 tháng 04 năm 2012.

4 Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm theo nghị định số 38/2012/NĐ-CP của Chính phủ
ngày 25 tháng 04 năm 2012.

5 Đối với hàng nhập khẩu, bổ sung thêm:

- Tờ khai hải quan

- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa - C/O

- Giấy chứng nhận đạt chất lượng nhập khẩu theo Quyết định của Bộ Y tế số
23/2007/QĐ-BYT

6 Nhà cung cấp không phải là nhà sản xuất, nhập khẩu trực tiếp hàng hóa: bổ
sung hợp đồng phân phối, đại lý hoặc hóa đơn mua hàng với bên thứ ba.

7 Hàng hóa có nhãn hiệu độc quyền được bảo hộ tại Việt Nam: phải có chứng
thư nhượng quyền kinh doanh, phân phối trên lãnh thổ Việt Nam.

8 Hàng hóa có tính chất đặc biệt, đặc trưng: phải có Giấy phép lưu hành của
các cơ quan quản lý chuyên ngành; sữa và sản phẩm từ sữa: phải có kiểm nghiệm
melamine; sản phẩm nước tương, dầu hào: phải có phiếu kiểm nghiệm hàm lượng
3MCPD; …

9 Các chứng từ khác (nếu có):

- Giấy chứng nhận đạt các hệ thống quản lý chất lượng: ISO, HACCP,...

- Giấy chứng nhận đạt danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao
- Giấy chứng nhận bảo hộ Sở hữu trí tuệ, độc quyền nhãn hiệu

- Các thông tin giới thiệu sản phẩm

Tất cả chứng từ, giấy tờ: có thị thực sao y bản chính hoặc ký tên đóng dấu của
doanh nghiệp (trừ các giấy tờ phải có thị thực ở mục 2).

QUY TRÌNH CHÀO HÀNG:

1 Nhà cung cấp gửi bảng chào hàng mới (theo mẫu), các chứng từ nêu ở mục
A và mẫu hàng hóa trực tiếp đến địa chỉ:

199-205 Nguyễn Thái Học, Quận 1, TP.HCM, lầu 1 (hoặc tầng trệt) - Phòng Kinh
Doanh Hàng Thực Phẩm

2 Thời gian làm việc: sáng: 8h00 -12h00, chiều: 13h30–17h00 vào đúng ngày
trong tuần như sau :

- Thứ 3: Ngành hàng thực phẩm tươi sống (rau củ quả, trái cây, thịt cá trứng).

- Thứ 5: Ngành hàng thực phẩm công nghệ (lương thực & thực phẩm bảo quản
lâu, thực phẩm trữ mát, trữ đông, dầu ăn, nước chấm, gia vị, bánh, kẹo, sữa, rượu,
bia, nước giải khát, thuốc lá, thực phẩm baby, thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm
cho vật nuôi…).

3 Sau tối đa 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ mẫu hàng hóa và
chứng từ hợp lệ, chúng tôi sẽ thông báo Nhà cung cấp về kết quả mua hàng.

Khi đồng ý mua hàng, chúng tôi sẽ gửi thông tin đến Nhà cung cấp để thực hiện
hợp đồng mua bán (đối với Nhà cung cấp mới chưa có hợp đồng) và tiến hành gửi
đơn đặt hàng cho Nhà cung cấp (đã có hợp đồng mua bán với Saigon Co.op).

QUY TRÌNH THU MUA CỦA COOPMART:

1. Trước khi mua hàng

- Xác định nhu cầu thông qua hệ thống điện toán quản trị toàn bộ các siêu thị
- Tổng kho tiếp nhận đề xuất mua hàng của từng siêu thị
- Kiểm tra nguồn cung ứng dựa trên dữ liệu về nhà cung cấp trong hệ thống
- Tiến hành trao đổi, thỏa thuận với nhà cung ứng
- Nếu là hàng hóa mua lần đầu thì siêu thị sẽ yêu cầu nhà cung ứng gửi mẫu để
kiểm tra, sau đó tiến hành kiểm tra nông trại, nhà xưởng.

2. Khi mua hàng

- Hai bên chốt giá cả


- Siêu thị chuẩn bị đơn hàng và đặt hàng bằng fax, có xác nhận của đại diện siêu
thị và xác nhận của nhà cung ứng về các điều khoản mua bán
- Nhà cung ứng vận chuyển hàng đến kho tổng hoặc đến từng siêu thị (kèm theo
hóa đơn đỏ) tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường các mặt hàng số
lượng nhiều mua từ các tập đoàn lớn như Unilever, P&G hay Nestle thì đưa
hàng về kho tổng, các lượng hàng ít hơn thì đưa về kho từng siêu thị.
- Nhân viên siêu thi kiểm tra hàng hóa tại kho tổng, khi hàng đến từng siêu thị
thì tiếp tục kiểm tra 1 lần nữa trước khi nhập hàng.
- Hàng lỗi, hư hỏng sẽ được trả ngay khi nhận hàng nếu phát hiện ngay lúc đó.
Trường hợp trưng bày lên kệ rồi mới phát hiện lỗi thì làm phiếu trả hàng để trả
về NCC, hàng thực phẩm tươi sống thì NCC không chấp nhận trả hàng sau khi
trưng bày.

You might also like