You are on page 1of 27

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và sự hướng dẫn
khoa học của thầy giáo dạy bộ môn marketing căn bản các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố dưới hình thức nào
trước đây.

Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng.
Nếu có vấn đề gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hưng Yên, tháng 11 năm 2020

Sinh viên

ĐẶNG MINH PHƯỢNG

1
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1.1Tính cấp thiết của khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về sản
phẩm mì tôm Hảo Hảo

Mì ăn liền ra đời tại Nhật Bản vào năm 1958 và nhanh chóng trở thành một
trong những thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Đầu
thập niên 90, mì ăn liền có mặt tại Việt Nam. Do có nhiều loại mì, phở, miến
truyền thống nên các loại mì ăn liền khá đa dạng. Một số loại như phở ăn liền,
miến đậu xanh ăn liền, bún ăn liền, hủ tiếu ăn liền, nui ăn liền đều đã có mặt
trên thị trường. Mì ăn liền có thể bổ sung thành phần đậu xanh, khoai tây, trà
xanh hoặc các dưỡng chất khác như canxi, chất xơ, Omega 3, các vitamin khác.
Nhiều người chọn mì ăn liền như một giải pháp nhanh chóng cho bữa ăn thời
công nghiệp hiện nay. Là một trong những nhà sản xuất mì ăn liền uy tín và lâu
đời trên thị trường, Acecook Việt Nam đã tạo cho sản phẩm của mình một tên
tuổi và vị trí vững chắc trên thị trường, các sản phẩm mì ăn liền đã trở nên quen
thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. Một trong những sản phẩm đó là mì
Hảo Hảo. Sản phẩm này dù đang thành công rực rỡ nhưng cũng có khiếm
khuyết so với các sản phẩm cạnh tranh cùng lọai. Vì thế, em đã chọn đề tài
nghiên cứu “Khảo sát mức độ hài lòng của người tiêu dùng về sản phẩm mì ăn
liền Hảo Hảo” để tìm hiểu rõ hơn về vị trí của sản phẩm trong tâm trí người tiêu
dùng.

1.2Mục tiêu của đề tài.


 khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm mì tôm Hảo Hảo
 Rút ra những ưu nhược điểm nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm.
1.3Đối tượng và phương pháp nghiên cứu đề tài.

 Đối tượng
Khách hàng đã và đang sử dụng mì ăn liền
 Phương pháp nghiên cứu đề tài

2
Tiểu luận kết hợp các phương pháp như: Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết,
phương pháp so sánh – đối chiếu, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp
nghiên cứu định tính bằng phương pháp chuyên gia, …
Các nguồn intertets và khảo sát thực tế.
 Phạm vi nghiên cứu
Khu vực quanh trường ĐH SPKT Hưng Yên.
1.4 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài lời cam đoan, mục lục kết cấu của chuyên đề bao gồm 03 phần
chính:
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung của chuyên đề
Phần III: Kết luận.

3
PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm
Là quá trình thu thập xử lý và phân tích có hệ thống các dữ liệu có liên quan
đến các hoạt động Marketing, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, cần thiết và
chính xác giúp cho bộ phận quản trị Marketing dựa vào đó để vạch ra quyết
định, chiến lược kinh doanh
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu
Người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà cung ứng, các định chế pháp lý.
2.1.3 Chức năng
Hướng dẫn doanh nghiệp đi đúng hướng, thể hiện nhu cầu về số lượng, tăng
cường tính hiệu quả kinh tế trong SXKD.
2.2 Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
Theo Philip Kotler, sự thỏa mãn - hài lòng của khách hàng là mức độ của
trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ
việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ với những kỳ vọng của họ.
 Việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng có thể do các
mục tiêu khác nhau:
 Cải thiện chất lượng sản phẩm
 Phát triển sản phẩm mới
 Giữ lòng trung thành của khách hàng
 Tạo vị thế cạnh tranh so với đối thủ
 Cải thiện tình hình họat động kinh doanh
 Tìm ra phương án nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng
Yếu tố thực sự quyết định lòng trung thành của khách hàng là giá trị dành cho
khách hàng. Giá trị khách hàng tạo ra sự hài lòng - mức độ thỏa mãn của khách
hàng. Doanh nghiệp cần đo lường mức độ thỏa mãn của khách hàng của mình
và của đối thủ cạnh tranh trực diện.

4
Những thông tin về giảm sút mức độ thỏa mãn của khách hàng của doanh
nghiệp so với khách hàng của đối thủ là tín hiệu báo trước về tình trạng mất
khách hàng, giảm thị phần trong tương lai.
2.3 Quá trình đánh giá sự hài lòng của khách hàng bao gồm các bước sau:
1. Nghiên cứu sơ bộ
2. Lập kế họach nghiên cứu
3. Tiến hành nghiên cứu
4. Xử lý dữ liệu, báo cáo kết quả
2.4 Tổng quan thị trường mì ăn liền ở Việt Nam

Mới đây, Hiệp hội mì ăn liền thế giới cho biết, mức tiêu thụ sản phẩm này tại
VN đang đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản.
Theo đó, tổng sản lượng thị trường trong nước hiện ở mức khoảng hơn 7 tỷ
gói/năm. Cuộc đua không chỉ của các DN Việt.

DN Việt không dẫn đầu thị trường mì ăn liền Việt, nhưng những ông lớn như
Masan hay Asia Foods đều khẳng định vị thế của mình. Hiện, Masan Consumer
là DN Việt chiếm thị phần cao nhất với tỷ lệ 16,5%. Asia Food chiếm thị phần
12,1%, còn khoảng 20% là của Vifon, Miliket – Cosula và một số DN khác…
Acecook Việt Nam (Vina Acecook – có vốn đầu tư 100% từ Nhật Bản) là một
trong những doanh nghiệp đầu tiên sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam từ năm
1993. Với lợi thế của người gia nhập thị trường lâu năm và chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm,thị phần Acecook Việt Nam 3 năm liên tiếp giữ vị trí trí dẫn đầu
với 51,5% thị phần. Các nhãn hiệu nhận diện tiêu biểu của hãng này đến từ phân
khúc trung bình gồm Hảo Hảo, Vina Acecook, Đệ Nhất và Hảo Hảo 100. Khác
với Acecook Việt Nam tập trung vào phân khúc trung bình, Masan Consumer
tập trung vào phân khúc cao cấp và phổ thông như Omachi, Kokomi. Hiện
Masan Consumer đứng vị trí thứ 2 trong thị trường, chiếm 16,5% thị phần năm
2013.

5
Trong thông cáo báo chí kết quả kinh doanh quý 1 năm 2014 mới công bố,
tập đoàn Masan cho biết doanh số ngành hàng thực phẩm tiện lợi đã tăng hơn
35% so với quý 1 năm 2013, nhờ doanh số tiếp tục tăng mạnh của nhãn hàng
Omachi ở phân khúc cao cấp và Kokomi ở phân khúc phổ thông. DN lớn thứ 3
là Asia Food chọn cho mình hướng đi thông qua các hoạt động đóng góp xã hội.
Chiến lược hãng này áp dụng để nhận diện thương hiệu mì Gấu Đỏ là với mỗi
gói mì bán ra sẽ đóng góp 10 đồng vào quỹ trẻ em nghèo. Hiện Asia Food
chiếm 12,1% thị phần. Mặc dù, một thời gian dài tập trung cho xuất khẩu nên
Vifon bị mất thị phần, nhưng cũng đã kịp nhận ra và quay về để giành lại lợi
thế. Cuộc cạnh tranh trong ngành mì ăn liền ngày càng trở nên khó kiểm soát.
Do có quá nhiều doanh nghiệp đầu tư vào phân khúc thị trường mì "bình dân",
khiến cho khu vực này trở thành cuộc cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy, để giảm áp
lực cạnh tranh, cũng như tạo ra sản phẩm mới, Vifon đã và đang nhắm đến
nhóm các sản phẩm từ gạo như bún, phở, bánh đa cua… và đã thực sự làm chủ
được công nghệ sản xuất các mặt hàng này.

Thêm vào đó, Vifon đang là DN duy nhất có công nghệ sản xuất các loại súp
như thịt hầm, riêu cua…; có thế mạnh về các loại gia vị tương ớt, lắc rắc, bột
canh… nên khả năng cạnh tranh khá tốt và "đe dọa" đến thị phần của đối thủ.

Bên cạnh đó, cuộc chạy đua giành thị phần mì ăn liền không chỉ có sự tham
gia của các DN sản xuất mì, các nhà bán lẻ cũng "nhảy vào" khai thác với nhãn
hàng riêng, theo thương hiệu của siêu thị. Đặc biệt, nhà bán lẻ lại có lợi thế là
thường nắm trong tay các số liệu về thị trường, sức mua và thị hiếu tiêu dùng,
nên khai thác hàng nhãn riêng vào đúng dòng sản phẩm đang tiêu thụ mạnh
nhất.

Những nhãn hàng này sẽ cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm của các DN, giá rẻ
hơn ít nhất 5-10%. Chẳng hạn, nhóm hàng mì gói, mì chua cay hiện đều có
trong danh sách nhãn riêng của nhiều siêu thị. Như Big C đang bán mì tôm chua
cay nhãn riêng Wow, với giá chỉ 2.200 đồng/gói, một thùng 30 gói giá 65.000
6
đồng… Kinh Đô liệu có thay đổi được cục diện ? Mới đây, nhà sản xuất bánh
kẹo Kinh Đô đã tiết lộ kế hoạch hợp tác với Saigon Vewong để tham gia thị
trường mì ăn liền vào quí 3 năm nay, sau một thời gian dài đề cập đến kế hoạch
này. Vewong là DN 100% vốn Đài Loan, được biết đến nhiều với thương hiệu
A One.

Thông qua Sài Gòn Vewong, Kinh Đô sẽ mở rộng mặt hàng mì ăn liền và
nước chấm hợp tác theo hình thức OEM (Original Equipment Manufacturer –
sản xuất theo thiết bị gốc – thuê gia công) để sản xuất sản phẩm của Kinh Đô.

Theo kế hoạch, Saigon Vewong sẽ là đơn vị sản xuất mì gói, cháo, phở ăn liền
cho Kinh Đô. Ngược lại, Kinh Đô sẽ giúp Saigon Vewong phân phối các sản
phẩm gia vị, bột nêm.

Đại diện lãnh đạo Kinh Đô đã từng cho rằng là người đi sau, Kinh Đô sẽ
không cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ở phân khúc sản phẩm phổ thông
đang rất nóng mà sẽ đi vào phân khúc hẹp hơn nhưng cao cấp hơn. Cty cũng
tăng cường củng cố hệ thống phân phối gồm 300 nhà phân phối và khoảng
200.000 điểm bán lẻ. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, đánh giá về
“đối tác” Saigon Vewong mà Kinh Đô “bắt tay” – dù cùng thời với Acecook
Việt Nam nhưng Saigon Vewong chưa gây được tiếng vang cũng như chiếm
lĩnh thị phần như đối thủ. Năm 2012, thị phần mì ăn liền của hãng này chỉ
chiếm 5,1%, ngoài ra nhãn hiệu A-one cũng chưa gây được dấu ấn (chủ yếu thị
trường phía Nam) như Hảo Hảo của Acecook Việt Nam. Riêng thương hiệu
Hảo Hảo đã chiếm thị phần gấp 4 lần A-one. Trong khi 3 đối thủ hàng đầu đã
tìm ra hướng đi, đầu tư vào việc nhận diện thương hiệu như việc tung ra các
chiến dịch quảng cáo rầm rộ thì A-one vẫn chưa được Saigon Vewong đầu tư
nhiều, bài bản và hiếm có thể tìm thấy quảng cáo nào gây ấn tượng với người
tiêu dùng. Mới đây Saigon Vewong cho ra mắt dòng sản phẩm khá mới lạ trên
thị trường là hủ tíu, mì… chay Hương sen tuy nhiên hiếm người biết đến điều
này.
7
Chính vì vậy, nhảy vào thị trường trong lúc cạnh tranh rất gay gắt, điều mà Kinh
Đô nhiều khả năng sẽ làm là mạnh tay chi cho các hoạt động quảng cáo để nhận
diện thương hiệu cũng như phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm mới đáp ứng
xu hướng tiêu thụ các sản phẩm có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Không ai biết được kết cục ai sẽ là "thủ lĩnh" của thị trường mì gói, vì cục
diện vẫn đang thay đổi hàng ngày. Chỉ biết rằng, theo báo cáo của một Cty dẫn
đầu thị trường mì ăn liền nội địa những năm qua, tuy thị trường mì ăn liền ở các
khu vực đô thị VN đang có phần chững lại, nhưng tốc độ tăng trưởng doanh thu
ở các khu vực ngoại ô và nông thông vẫn tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn, ước
khoảng 60% của toàn ngành. “Đó là một cơ hội cho những DN sản xuất mì ăn
liền không sử dụng duy nhất chiến lược giá mà còn kết hợp và đặt lên hàng đầu
vấn đề về chất lượng. Cũng là cơ hội để người tiêu dùng thể hiện quyền lực, sự
được tôn trọng trong khẩu vị và lựa chọn của mình đối với các sản phẩm mì ăn
liền họ được cung ứng hàng năm” - báo cáo cho biết.

Tuy nhiên, chắc chắn cuộc chiến giành giật thị phần này sẽ không hề đơn
giản. Minh chứng từ việc rót 41 triệu USD vào thị trường VN từ năm 2011, phải
tới năm 2013, tập đoàn mì hàng đầu Nhật Bản – Nissin mới tung ra thị trường
một dòng sản phẩm mới khá đặc biệt: mì không chiên Nissin. Nhưng ngay cả
đại gia Nhật Nissin dù lắm tiền nhiều của vẫn chưa có được sự bứt phá sau 3
năm gia nhập thị trường…

2.5 Vị trí mì Hảo Hảo trên thị trường

- Hảo Hảo mang tên gọi rất dẽ nhớ, ngắn gọn, dễ thuộc

- Bao bì của sản phẩm Hảo Hảo rất sặc sỡ, nổi bật và rất bắt mắt

- Màu sắc truyền thống của Hảo Hảo là đỏ, trắng, xanh

- Hình ảnh tượng trưng trông rất ngon miệng

8
Nếu những con số dễ dàng nói lên được vị trí của một nhãn hàng trên thị
trường, thì việc trở thành "thương hiệu quốc dân" sẽ khẳng định được sự yêu
thích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, con đường trở thành "ông vua" chưa bao
giờ là dễ dàng với bất kỳ thương hiệu nào.

Gần 20 năm có mặt tại Việt Nam, Hảo Hảo đã chọn con đường "chinh phục"
đầy khó khăn ấy như một lý tưởng gắn liền với tên gọi "Hảo Hảo" của mình.

Giữa cuộc chiến ngày càng khốc liệt với những ông lớn cùng sự xuất hiện của
các "nhân tố mới" trong ngành, Hảo Hảo vẫn "chiếm thế thượng phong" và giữ
vững ngôi vương "Thương hiệu thực phẩm được chọn mua nhiều nhất" Việt
Nam, trong suốt 2 năm 2018 - 2019 tại khu vực thành thị và tiếp tục có mặt
trong top 5 tại khu vực nông thôn.

Không dừng lại đó, trong bảng xếp hạng "Thương hiệu tiêu dùng nhanh được
chọn mua nhiều nhất" Việt Nam năm 2018, Hảo Hảo cũng chễm chệ có mặt ở
vị trí thứ 2 chỉ đứng sau ông lớn ngành sữa Vinamilk (kết quả được công bố
trong báo cáo uy tín Brand Footprint - Dấu chân thương hiệu 2019 do Kantar
Worldpanel thực hiện).

Hảo Hảo xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2000 bởi công ty Acecook Việt Nam
- một nhà sản xuất mì ăn liền đến từ Nhật Bản.

Với công nghệ hiện đại và quy trình sản xuất mì ăn liền chuyên nghiệp với
mong muốn mang đến những sản phẩm không chỉ ngon, tiện lợi mà còn phải
luôn đi cùng với "chất lượng Nhật Bản".

Những gói mì Hảo Hảo đầu tiên với mức giá chỉ 1.000 đồng hương vị tôm
chua cay đã mở đầu cho giai đoạn hàng loạt thương hiệu mì ăn liền ra đời tại
Việt Nam và nhanh chóng trở thành "món ăn của mọi nhà".

Gần 20 năm trôi qua, hương vị tôm chua cay của Hảo Hảo vẫn chiếm vị thế
độc tôn và trở thành "hương vị quốc dân" khi nhắc đến mì ăn liền.

9
Tuy vậy, để có được vị trí số 1 ngành thực phẩm tại khu vực thành thị, Hảo
Hảo đã phải cố gắng và phát triển sản phẩm của mình cả một chặng đường dài
từ chất lượng, mẫu mã cho đến sáng tạo ra hương vị và cách thức mới nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Những hương vị sườn heo tỏi phi, sa tế hành tím, gà vàng… rồi đến mì xào
tôm hành, mì xào tôm xào chua ngọt lần lượt ra đời với mức giá chỉ 3.500 đồng,
một mức giá phù hợp với túi tiền và nhu cầu của mọi tầng lớp nhưng vẫn đảm
bảo đầy đủ dChắc hẳn, trong mỗi chúng ta đều có vô tình nghe được "Hảo Hảo,
tưởng quen mà lạ, tưởng cũ mà mới, luôn đầy hứng khởi cho tất cả mọi người.
Thưởng thức ngay Hảo Hảo - Danh mì Việt Nam".

Nếu nhắc đến xe máy chúng ta hay gọi tắt là Honda như một thói quen thì khi
nhắc đến mì ăn liền thì chúng ta sẽ nhớ đến Hảo Hảo như một điều tất yếu. Sự
thành công ngày hôm nay của Hảo Hảo không chỉ nằm ở giải thưởng mà còn
được chứng minh qua việc tiêu thụ.

Năm 2018, Hảo Hảo đã đạt kỷ lục là mì ăn liền được tiêu thụ nhiều nhất tại
Việt Nam trong 18 năm (từ năm 2000 - 2018), với hơn 20 tỉ gói mì ăn liền được
phục vụ người tiêu dùng; đây là một con số mơ ước của bất kỳ thương hiệu nào.

Trải qua gần 2 thập kỷ, có thể Hảo Hảo đã sở hữu cho mình một bề dày kinh
nghiệm cùng những giải thưởng giá trị mà không phải thương hiệu nào cũng có
được.

Thế nhưng, với Acecook Việt Nam nói chung hay Hảo Hảo nói riêng, danh
hiệu cũng chỉ là một vị trí được thể hiện bằng những con số, còn vị trí số 1 trong
lòng mỗi một người tiêu dùng ở Việt Nam là món quà vô giá mà Hảo Hảo luôn
hướng tới không ngừng nghỉ.inh dưỡng tối thiểu cho người sử dụng.

2.5.1 Đối thủ cạnh tranh của Mì Hảo Hảo có thể

xếp thành 3 nhóm sau (dựa vào mức giá) : cấp thấp, cấp trung và cấp cao.

10
 Đối thủ phân khúc giá thấp: Vifon

 Đối thủ phân khúc giá trung : Mì Tiến Vua

 Đối thủ phân khúc giá cao: Omachi 1 Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ phân khúc giá thấp: Vifon

 Điểm mạnh
 Vifon có mặt trên thị trường 45 năm

 Giá rẻ , chỉ 2000d/ gói, mì Vifon. Với Slogan "Vị ngon đậm đà - Vươn xa
thế giới",

 Thương hiệu Vifon có uy tín lâu đời.

 Điểm yếu:
 Bao bì xấu.

 Chất lượng không được cải tiến

 Chưa đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng

Đối thủ phân khúc giá trung : Mì Tiến Vua

 Điểm mạnh
 Với thông điệp: "Bảo vệ sức khỏe cả gia đình", cộng với

Hệ thống phân phối sản phẩm dày đặc

Quảng cáo rầm rộ.

Giá ngang tầm với giá mì Hảo Hảo.

 Điểm yếu
 Nhiều khách hàng không hài lòng với tên gọi của mì là "Tiến Vua“

Sản phẩm chưa đa dạng, không có nhiều hương vị để khách hàng lựa trọn

11
Đối thủ phân khúc giá cao: Omachi

 Điểm mạnh
Phân khúc giá cao

Thông điệp đánh trúng mục tiêu mong đợi của ngưòi tiêu dùng "không sợ
nóng".

Đầu tư nhiều cho quảng cáo, bao bì đẹp, sản phẩm đa dạng.

Các kênh phân phối dày đặc ở các cửa hàng, siêu thị

 Điểm yếu
Mì Omachi có giá đắt hơn so với Hảo Hảo.

Thị trường không được mở rộng như mì Hảo

2.5.2 Vị trí mì Hảo Hảo trên thị trường chiến lược marketing Vina Acecook

Khuyến mại

Giá cạnh tranh.

Hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc

Quảng cáo nêu bật tính năng nhanh tiện dụng

3.1 KQKS – nhận xét, kiến nghị

3.1.1 Khảo sát

12
ĐỘ TUỔI ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC QUAN TÂM CÔNG TY MÌ ( Nguồn:
điều tra cá nhân) Qua biểu đồ ,các đáp viên dưới 10 tuổi thường là ko quan tâm
tới mì gói hoặc được giới hạn khi ăn chiếm 6%. Các đáp viên trong độ tuổi 10-
15 và 15-30 , mức độ quan tâm tới tiêu chí này khá cao với tỉ lệ rất quan tâm là
20 %và 60 %; độ tuổi tren 30 tỉ lệ quan tâm chiếm 14% .Những người trong độ
tuổi này quan tâm nhiều tới công ty sản xuất vì đa số họ có trình độ học vấn
cao, ý thức cao về sức khỏe của mình. Lí do, đa số những người này không
quyết dịnh mua sản phẩm mà thường do người thân trong gia đình mua.

Với giá cả khá rẻ, chế biến nhanh và đơn giản, mì Hảo Hảo là một sự lựa chọn
lý tưởng đối với những người bận rộn.Nên đa số người tiêu dùng hài lòng với
giá của mì Hảo Hảo với tỉ lệ 49%, bên cạnh đó khách hàng không hài lòng cũng
chiếm tới 16.7% vì họ cho rằng Hảo Hảo thường xuyên tăng giá. Tuy nhiên với
tình hình giá cả ngày càng leo thang, việc Hảo Hảo tăng giá thêm cũng là điều
dễ hiểu. Thông qua biểu đồ trên ta thấy, tùy theo độ tuổi khác nhau mà người
tiêu dùng biết đến mì Hảo Hảo qua hình thức nào. Với chương trình khuyến
mãi/dùng thử thì đối tượng quan tâm nhất là nhữngđáp viên trung học phổ thông

13
với tỉ lệ là 27.08%, tiếp đó là sau đại học với 27.03%.Với tiêu chí được người
khác giới thiệu thì mức độ khá cao đối với mọi trình độ với tỉ lệ từ 30% đến
58.33%.Với các chương trình do Hảo Hảo tải trợ thì đối tượng trung học cơ sờ
đánh giá là cao nhất với 25%, thấp nhất là phổ thông trung học với 11.46%

14
Mức độ hài lòng của khách hàng

15
Acecook Việt Nam đã rất thành công với chiến lược quảng bá sản phẩm của
mình thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi. Đối với nhãn hàng Hảo
Hảo: Quảng cáo trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng và có nhiều hình
khuyến mãi hấp dẫn. Do đó người tiêu dùng đã có nhiều thông tin về sản phẩm,
16
chủng loại, giá cả và dễ dàng cho việc lựa chọn. Chính vì vậy mà mức độ hài
lòng với tiêu chí này đạt 45%, bình thường với 43,7% và không hài lòng rất ít

chỉ chiếm 3.7%.

Các biểu đồ đã minh chứng và giải thích cách rõ ràng các biến liên quan với
nhau, từ đó giúp nhóm đánh giá được mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối
với sản phẩm mì Hảo Hảo của công ty Ace cook.Về trình độ học vấn ,độ tuổi
,nghề nghiệp cùng kết hợp với những yếu tố như tiêu chí đánh giá sự hài lòng,
các phương tiện truyền thông ảnh hưởng đến việc nhận biết ... đó là những
thông tin bổ ích mà bất cứ nhà Marketing đều nhận thấy đều rất quý giá. Tùy
theo sự kết hợp của từng biến được xuất ra nhờ phần mềm SPSS đều mang một
mức ý nghĩa riêng mà nhóm đã phân tích , kiểm định thông qua phương pháp
Chi Square đã minh chứng rõ ràng sự liên quan giữa chúng, sẽ đóng góp rất
nhiều cho công việc tìm kiếm, đề xuất những ý tưởng mới, những chiến lược
mới nhằm đóng góp cho công ty Ace cook Việt Nam có những biện pháp hướng
17
đến sự gia tăng về mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm
của công ty Ace Cook Việt Nam nói chung và sản phẩm mì tôm Hảo Hảo nói
riêng

3.1.2 Nhận xét


Người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm Mì Ăn Liền Hảo Hảo ở những
nơi Tạp Hóa, Siêu thị là cao nhất.

Người tiêu dùng nhìn chung hài lòng về hương vị, nhưng mức hài lòng ở mức
độ tạm chưa được cao lắm.

Đối với các hình dáng bao bì thì ta thấy, người tiêu dùng cũng hài lòng về các
bao bì, nhưng chỉ ở mức là bình thường chưa có chú trọng hay cao.

 Mức giá hợp lý là nằm vào khoảng từ 3.000 – 4.000đ.

 Các nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm nhất khi chọn mua một sản phẩm
Mì Ăn Liền Hảo Hảo như Hương vị, Dinh dưỡng, Khuyến mãi và thuận tiện khi
mua.

 Nguồn thông tin mà người tiêu dùng nhận được nhiều nhất từ Quảng cáo
truyền hình, báo và tạp chí, internet.

Đối với các chương trình khuyến mãi, thì người tiêu dùng thích khi mua sản
phẩm Mì Ăn Liền Hảo Hảo được giảm giá sản phẩm hoặc là bốc thăm trúng
thưởng.

Số lượng sản phẩm mì Hảo Hảo mà người tiêu dùng thường mua là từ 1 – 2
gói.

Người tiêu dùng còn đánh giá là sản phẩm mì Hảo Hảo sợi mì có màu vàng
đậm và đa dạng hương vị để tăng tính lựa chọn cho khách hàng

18
Phân tích Hảo Hảo Là thương hiệu có uy tín lâu năm. Sản phẩm khá đa dạng
với nhiều hương vị. Giá cả hợp lý. Công nghệ sản xuất hiện đại, đảm bảo chất
lượng. Hệ thống phân phối rộng và phân bố đều khắp nước. Có nhiều hoạt động
tài trợ định kì. Nhân viên trẻ và được đào tạo tốt. Hảo Hảo Quảng cáo trên các
phương tiện chưa hấp dẫn. Các chương trình khuyến mãi chưa đa dạng. Hoạt
động giao tế chưa được người tiêu dùng nhận biết nhiều. Bao bì không bắt mắt,
khó sử dụng. Người tiêu dùng có xu hướng chọn thức ăn ít tốn thời gian chế
biến. Sản phẩm tiêu dùng nhanh ngày càng phát triển. Có nguồn vốn từ công ty
mẹ ở Nhật Bản Sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Được sư chuyển giao công
nghệ từ công ty ở Nhật. Tình hình chính trị ở Việt Nam ổn định. Sản phẩm được
xuất khẩu. Sử dụng thế mạnh sẵn có của công ty Acecook Việt Nam để tận dụng
những cơ hội, tạo nên những thế lực cho công ty, giúp công ty ngày càng vững
mạnh, ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng, tăng nhanh về doanh số và doanh thu
Bất kì công ty nào ra đời đều phải đối mặt với những khó khăn khách quan nằm
ngoài khả năng điều chỉnh của công ty, tuy nhiên biết phát huy thế mạnh để
thích ứng một cách linh hoạt với những khách quan sẽ tạo nên thế đứng vững
chắc cho Hảo Hảo. Có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Mức độ trung
thành với sản phẩm chưa cao. Giá cả thức ăn ngày càng tăng. Vấn đề thực phẩm
ăn liền chứa transfat đang là mối lo ngại. Nhiều ý kiến cho rằng ăn mì rất nóng
Khó khăn chủ quan phải được hạn chế đến mức tối đa, những cơ hội sẽ giúp cho
công ty khắc phục được những yếu của mình yế. Cực kỳ khó khăn khi công ty
đang tồn đọng những điểm yếu lại phải đối mặt với những thách thức bên ngoài,
tuy nhiên điểm yếu của công ty không nhiều nên cũng không gâynhiều trở ngại
lớn. Cái trước mắt là công ty phải tự khắc điểm yếu thì chuyện đối mặt với
những thách thức sẽ không còn là chuyện đáng quan tâm.

3.1.3.Sử dụng thế mạnh để tận dụng cơ hội.

Kinh tế ngày càng phát triển, cuộc sống càng trở nên hối hả, thời gian luôn là
vấn đề quan trọng nhất và người tiêu dùng có xu hướng chọn thức ăn ít tốn thời

19
gian chế biến. Bên cạnh đó những sản phẩm tiêu dùng nhành ngày càng phát
triển. Đây là một cơ hội đối với nhưng công ty mì ăn liền nói riêng và Acecook
nói chung. Tận dụng thế mạnh là công ty là công ty thực phẩm có mặt tại Việt
Nam khá lâu đời và đã xây dựng được cho mình một hình ảnh quen thuộc trong
lòng người tiêu dùng, nhất là thương hiệu mì ăn liền Hảo Hảo. Acecook Việt
Nam xây dựng thêm các sản phẩm mới để mở rộng và khai thác thêm phân khúc
khách hàng mới, đem lại nguồn doanh thu mới cho công ty. Sản phẩm thuộc
thương hiệu mì Hảo Hảo cần được cải tiến thêm về chất lượng. Vì mức độ nhận
biết mì Hảo Hảo của người tiêu dùng chủ yếu là hương vị chua cay, xào khô và
sa tế hành. Ngoài ra các sản phẩm mang hương vị khác thì người tiêu dùng ít sử
dụng và không gây được sự quan tâm từ người tiêu dùng. Trong thị trường ngày
nay đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm mì ăn liền với các thương hiệu khác nhau,
chủ yếu đánh mạnh vào việc chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Các
thương hiệu sản phẩm mì mới có đặc tính sản phẩm mới mẻ và không gây hại
hay làm nóng người mặc dù mì ăn liền là sản phẩm thuộc loại thức ăn nhanh,
không chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cung cấp cho sức khỏe. Các hoạt
động tài trợ của Acecook Việt Nam nói chung và thương hiệu Hảo Hảo nói
riêng thì ít được người tiêu dùng quan tâm, biết đến và thông qua các kết luận
về bảng khảo sát thì ta cũng thấy mức độ hoàn toàn không biết về các hoạt động
đó chiếm tỷ lệ rất cao. Vì thế, khi thực hiện các hoạt động tài trợ thì công ty nên
quảng bá hoạt động của mình đến người tiêu dùng thông qua các phương tiện
truyền thông. Một mặt có thể kết hợp với các nhà đầu tư khác làm tăng nguồn
tài trợ, hoàn thiện công tác tài trợ của công ty nhằm tăng hiệu quả, vừa có thể
tạo sự nhận biết từ người tiêu dùng làm tăng hình ảnh của công ty cũng như tạo
sự nhận biết cho các khách hàng nhớ đến các sàn phẩm của Hảo Hảo.

3.1.4 Tận dụng thế mạnh để thích nghi với những thách thức.

Vấn đề thực phẩm có chứa transfat đang là mối lo ngại với người tiêu dùng
khi sử dụng mì ăn liền, điều đó ảnh hưởng đến hình ảnh, lòng tin của công ty

20
đối với người tiêu dùng.Bên cạnh đó hiện nay có quá nhiều đối thủ cạnh tranh
trên thị trường mì, đang đối thủ liên tục đưa ra những chiến lược giá , quảng cáo
hấp dẫn để thu hút , tiếp cận khách hàng hiện tại của công ty. Điều nay cũng ảnh
hưởng đến lòng trung thành của khách hàng. Khi được hỏi nếu nơi mua mì hết
hương vị Hảo Hảo thì khách hàng sẽ chọn giải pháp nào chọn hương vị mì Hảo
Hảo khác,hay mua loại mì khác hay mua ở chỗ khác. Thì chiếm 47,7 % khách
hàng chọn mua loại mì khác. Tận dụng điểm mạnh là quảng cáo và có nhiều
hoạt động tài trợ định kì. Công ty nên đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo,pr..để
tạo cho khách hàng có được nhận thức mới về các sản phẩm của công ty ,gắn
kết hình ảnh công ty với khách hàng để khách hàng có được lòng trung thành
với công ty nói chung và các sản phẩm nói riêng.Qua đó,công ty vừa tăng
cường sức mạnh thương hiệu và vừa tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty so với
đối thủ của mình. Gía cả thức ăn trên thị trường ngày càng tăng, những nguyên
liệu để sản xuất sản phẩm cũng tăng theo. Trong quá trình khảo sát khi hỏi về ý
kiến đóng góp cho sản phẩm Hảo Hảo hoàn thiện hơn thì ý kiến khác (không có
ý kiến gì về sản phẩm) chiếm cao nhất điều đó có nghĩa là khách hàng đã hài
lòng về sản phẩm,kế đến là về giá cả, từ những ý kiến đó ta nhận thấy rằng để
có được những khác hàng trung thành thì việc giữ mức giá bán sản phẩm là giải
pháp tối ưu.Giữ nguyên mức giá bán thì công ty sẽ có được lợi thế cạnh tranh
khác biệt và được khách hàng yêu mến tin dùng hơn.

3.1.5 Sử dụng cơ hội để khắc phục những điểm yếu

Theo đánh giá của người tiêu dùng, bao bì của Hảo Hảo không hấp dẫn lắm, ít
thay đổi trong những năm qua làm cho họ cảm thấy nhàm chán ,muốn thay đổi.
Nhiều người nhận thấy rằng tuy bao bì hảo hảo rất tốt nhưng khi sử dụng thì rất
khó xé, phải dùng đến dao hoặc kéo chứ ít khi tự mở bằng tay.Với cơ hội là sự
phát triển kỹ thuật , được sự chuyển giao công nghệ từ công ty của Nhật Bản.
Công ty cần triển khai thay đổi bao bì sản phẩm để phù hợp hơn với mong đợi
của người tiêu dùng. Tuy những yếu điểm của công ty không nhiều nhưng có

21
thể thấy khi đối diện với những khó khăn bên ngoài sẽ tạo ra những bất lợi cho
công ty. Quảng cáo trên các phương tiện chưa hấp dẫn , các chương trình
khuyến mãi chưa đa dạng, hoạt động giao tế chưa được người tiêu dùng nhân
biết nhiều…Khi càng có nhiều đối thủ tham gia với thị trường mì, đặc biệt là
những đối thủ chính của Hảo Hảo như Tiến Vua và Omachi liên tục đưa ra
những TVC quảng cáo dội bom với những thông điệp đánh trúng vào tâm lý của
người tiêu dùng như: “Mì không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần” hay
“ngon mà không sợ nóng”. Người tiêu dùng đánh giá rất cao về những TVC
này. TVC quảng cáo Hảo Hảo chưa thật sự nổi bất khi so sánh với đối thủ cạnh
tranh. Công ty cần để mạnh những hoạt động quảng cáo khuyến mãi để thu hút
người tiêu dùng hơn và hạn chế được thách thức khi đối thủ cạnh tranh có điều
kiện tiếp cận với khách hàng của Hảo Hảo Về thách thức lớn nhất đối với công
ty là đối thủ cạnh tranh: Thị trường mì ăn liền đang diễn ra hết sức sôi nổi với
nhiều nhãn hàng khác nhau. Đối với Hảo Hảo, đối thủ không bao giờ giảm mà
ngày càng sẽ tăng hơn. Vì thế nghiên cứu đối thủ cạnh tranh phải luôn được
diễn ra thường xuyên. Các đối thủ không dừng chân tại chỗ. Họ sẽ luôn phát
triển không ngừng để tranh giành thị trường. Nghiên cứu để hiểu những gì đối
thủ đã đang làm để Hảo Hảo có thể đưa ra những chiến lược phù hợp. Công ty
nên khảo sát khách hàng tốt hơn để từ đó đáp ứng cho khách hàng một cách tốt
nhất bằng cách nhờ các công ty nghiên cứu thị trường thăm dò những thi hiếu
,nhu cầu mới từ khách hàng,đánh giá sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm…
từ đó thấy những tiềm năng mới khai thác những tiềm năng đó một cách triệt để
và không để đối thủ cạnh tranh thấy trước được những điều đó . Bên cạnh đó
công ty cũng không bỏ quên các đối thủ cạnh tranh xa và theo dõi mọi công
nghệ mới có thể gây hại đến công ty bằng cách thường xuyên cập nhập những
thông tin biến động ngoài thị trường hay những công nghệ mới tiên tiến mới có
liên quan,ảnh hưởng đến công ty.

22
3.2 Đánh giá lại những hoạt động marketing cho sản phẩm Hảo Hảo Hảo
Hảo

Định vị sản phẩm dành cho phân khúc khách hàng trẻ tuổi- những người có
công việc bận rộn , không có thời gian chuẩn bị cho bữa ăn hàng ngày. Nhóm
đã nghiên cứu về các mặt mà Hảo Hảo làm để đánh giá xem chiến lược
marketing mà Acecook Việt Nam đã đề ra dành cho sản phẩm Hảo Hảo đã phù
hợp chưa, đã được khách hàng đón nhận như thế nào. Qua đó cho thấy mức độ
thành công trong chiến lược marketing của công ty. Về chiến lược sản phẩm:
Công ty tung ra trên thị trường nhiều hương vị khác nhau như Tôm chua cay, Sa
tế hành, Gà, Gà nấm hương, mì xào khô, Nấm. Tuy nhiên số lượng đáp viên cho
biết chỉ sử dụng thường xuyên hương vị Tôm chua cay và mì xào khô, những
hương vị còn lại ít được người tiêu dùng sử dụng. Qua đó cho thấy chiến lược
sản phẩm của công ty về hương vị mì chưa thật sự thành công. Người tiêu dùng
cần những sản phẩm phù hợp với khẩu vị chứ không phải dưạ vào thương hiệu
đã nổi tiếng và đưa ra hàng loạt hương vị khác nhau là họ phải sử dụng. Vậy
nên công ty nên nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi cho ra thị trường những sản
phẩm mì ăn liền với hương vị phù hợp thì mới hy vọng được khách hàng sử
dụng với số lượng nhiều. Ngoài ra, qua kết quả nghiên cứu cho thấy đa số đáp
viên tuổi từ 18-35 không hài lòng về màu sắc cũng như kiểu dáng bao bì. Họ
cho rằng bao bì của sản phẩm ít thay đổi, nhàm chán, màu sắc không bắt
mắt.Tuy nhiên, về thông tin trên bao bì, hạn sử dụng, logo, tên sản phẩm đều
được in rõ ràng và đa số khách hàng hài lòng về điều này. Như vậy, Hảo Hảo đã
phần nào làm tốt được về vấn đề này nhưng cũng cần phải thiết kế lại bao bì để
thu hút và thỏa mãn được khách hàng của mình. Có thể nói qua cuộc khảo sát
nhóm nhận định rằng Hảo Hảo đã khá thành công trong chiến lược sản phẩm.
Về chiến lược giá: Hảo Hảo hướng tới đối tượng trẻ thì việc tung ra sản phẩm
với mức giá phù hợp sẽ tạo điều kiện cho doanh số bán ra với số lượng cao. Tất
cả các sản phẩm đều chung một mức giá. Qua cuộc khảo sát của nhóm, gần

23
83% đáp viên được phỏng vấn trong 300 người điều nói mức giá đó là hợp lý,
đa số họ nhận định mức giá trên là hài lòng, vì với chất lượng Hảo Hảo cao thì
mức giá trên là hợp lý. Hảo Hảo từ trước đã định vị cho mình với mức giá trung
bình trên thị trường. Qua đó, nhóm nhận định rằng, chiến lược giá mà Acecook
Việt Nam đã áp dụng cho Hảo Hảo là hợp lý. Về chiến lược phân phối:
Acecook đã xây dựng hệ thống kênh phân phối rộng khắp và rất thành công .
Qua cuộc khảo sát, đa số người tiêu dùng mua mì Hảo Hảo tại các tiệm tạp hóa
và các siêu thị, nhóm khách hàng là học sinh sinh viên ít đi chợ nên việc mua
sản phẩm ở chợ chiếm ít trong bánh thị phần là hợp lý.Trong các hệ thống siêu
thị hàng hóa của Hảo Hảo được trưng bày dễ nhìn thấy, khá hấp dẫn và đầy đủ
các hương vị thuận tiện hơn cho việc lấy sản phẩm của khách hàng. Ở các tiệm
tạp hóa, việc phân phối của Hảo Hảo thực hiện khá tốt, hiếm xảy ra tình trạng
hết hàng. Vì vậy, nhóm nhận định rằng chiến lược phân phối của công ty rất
chặt chẽ, tuy vậy tại các tạp hóa do nhu cầu sử dụng của người dân khu vực chỉ
thích sử dụng những hương vị quen thuộc nên một số hương vị như Gà nấm
hương, Gà không được bày bán nhiều. Về chiến lược chiêu thị: Hảo Hảo chỉ chú
trọng quảng cáo trên tivi, tuy nhiên theo khảo sát, đa số các đáp viên cho rằng
các clip quảng cáo này chưa hấp dẫn so với các thương hiệu mì khác. Đối với
hình thức khuyến mãi, các khách hàng cho rằng chúng không hấp dẫn và không
đa dạng, vì vậy công ty nên có nhiều chiến lược quảng cáo thú vị hơn nhằm thu
hút được thêm khách hàng. Đối với hoạt động PR, tuy Hảo Hảo cũng hỗ trợ rất
nhiều chương trình như: Ủng hộ đồng bào miền Trung, hỗ trợ chiến dịch mùa
hè xanh… nhưng theo khảo sát đa số khách hàng đánh giá là không biết về các
chương trình này. Hảo Hảo tuy có đóng góp nhiều cho những hoạt động xã hội
nhưng họ chưa làm tốt việc quảng bá hình ảnh thương hiệu mình qua các hoạt
động đó. Vì vậy, bên cạnh việc hỗ trợ hoạt động xã hội, Hảo Hảo cũng cần chú
ý đến việc quảng bá thương hiệu đến người tiêu dùng nhằm củng cố lòng tin và
để lại thiện cảm cho khách hàng. Như vậy, Hảo Hảo thực hiện chiến lược tiếp
thị khá bài bản nhưng hiệu quả đạt được chưa cao, vì vậy Hảo Hảo nên tập
24
trung phát triển về chất cho chiến lược của mình để gây được nhiều ấn tượng tốt
trong lòng người tiêu dùng.

3.2.1 Kiến nghị

Công ty nên cải tiến bao bì, thiết kế một bao mới nhưng vẫn giữ được những
nét truyền thống, màu sắc phải được kết hợp hài theo một quy bắt mắt.

• Ngoài ra, bao bì sản phẩm còn cần phải ghi rỏ những thông tin về sản phẩm
như: hàm lượng dinh dưỡng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách sử dụng, thời
gian sử dụng hợp lý.

• Về hương vị của sản phẩm công ty nên mở rộng thêm hương vị sản phẩm Hảo
Hảo nữa

• Cho ra đời kiểu đóng gói mới tiện dụng hơn như mỳ ly, mì tô

Giá sản phẩm người tiêu dùng cho là hợp lý.

Công ty cần có một chiến lược nghiên cứu và cập nhật liên tục giá cả của sản
phẩm

Mở rộng các chủng loại sản phẩm khác nhau với nhiều mức giá để người tiêu

dùng có thể lựa chọn dể dàng hơn. Kiến nghị chung

• Truyền thông là phương tiện mà người tiêu dùng nhanh chóng biết đến sản
phẩm.

• Tăng cường các chương trình khuyến mãi như là: tặng kèm sản phẩm, cào
trúng thưởng, rút thăm trúng thưởng

Qua phân tích các kết quả của cuộc nghiên cứu, nhóm nhận thấy một số vấn
đề về sản phẩm và đề ra một số ý kiến như sau. Chất lượng: Nhân thức của
người tiêu dùng ngày càng được nâng cao.Nếu như trước kia khi mua sản phẩm
họ chỉ quan tâm đến sản phẩm đó có đáp ứng được nhu cầu cơ bản của họ như
chất lượng và giá cả.Ngày nay người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm cần phải đáp
25
ứng những nhu cầu về sức khỏe.Mì ăn liền cũng không ngoại lệ .Khi khảo sát về
mức độ quan tâm của từng chỉ tiêu đối với sản phẩm mì thì đa số đáp viên trả
lời giá trị dinh dưỡng là vấn đề quan tâm đầu tiên.Nhóm đưa ra đề xuất Hảo
Hảo cần đưa ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe, sản phẩm làm từ nguyên liệu
thiên nhiên như rau,củ, quả… và không gây độc hại , nóng nhiệt trong
người.Bên cạnh đó công ty cần chú trọng vào khâu sản xuất sản phẩm an toàn
như màu mắc của mì không quá đậm để tránh khách hàng nghĩ rằng công ty
dùng dầu chiên đi chiên lại ,nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và đảm bảo các
tiêu chuẩn vệ sinh trong quy trình sản xuất sản phẩm.Công ty nên mời các
chuyên gia đánh giá để sản phẩm được tăng cao về tính chất lượng và đảm bảo
tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.Ngoài việc sản xuất sản phẩm tốt cho sức khỏe
công ty cũng cần lưu ý đến chất lượng sản phẩm phải đồng đều và ổn định. Bao
bì:Hình thức sản phẩm sẽ được thể hiện qua bao bì sản phẩm. Đây cũng là một
yếu tố tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng.giữa hai sản
phẩm có chất lượng tương đương nhau nhưng nếu sản phẩm nào có bao bì bắt
mắt hơn sẽ được người tiêu dùng chọn mua. Theo đánh giá của người tiêu dùng,
bao bì của Hảo Hảo không hấp dẫn lắm, ít thay đổi trong những năm qua làm
cho họ cảm thấy nhàm chán ,muốn thay đổi. Nhiều người nhận thấy rằng tuy
bao bì hảo hảo rất tốt nhưng khi sử dụng thì rất khó xé, phải dùng đến dao hoặc
kéo chứ ít khi tự mở bằng tay.Vậy nhóm đề xuất nên thay đổi chất liệu bao bì,
đổi sang sử dụng bao bì giấy. Sử dụng loại bao bì này đỡ tốn kém, dễ xé, tiện
lợi trong quá trình sử dụng và thân thiện với môi trường vì chất liệu giấy phân
hủy nhanh hơn.Bên cạnh đó cần trang trí bao bì lại rỏ ràng hơn và đỡ bắt mắt
hơn

3.3 Hạn chế khi nghiên cứu

Đề tài chưa thể hiện hết các đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm.

Một số đáp viên do bận việc nên trả lời ngắn gọn, qua loa nên cuộc khảo sát

26
còn hạn chế về thông tin

Chưa khái quát tổng quan được mức độ hài lòng của tòan bộ khách hàng hiện
có của mì Hảo Hảo

PHẦN III. KẾT LUẬN

Mì Hảo Hảo có chỗ đứng vững chắc trên thị trường 1 phần là do uy tín lâu
đời của Acecook nhưng bên cạnh đó là chất lượng và hương vị phù hợp với sở
thích người tiêu dùng. Do đó, thông qua cuộc khảo sát này đã đánh giá được
mức độ hài lòng của khách hàng là tương đối cao. Tuy nhiên, trong tình trạng
cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường mì ăn liền hiện nay, Acecook cần tiếp tục
đảm bảo chất lượng, hương vị cũng như đa dạng hóa thêm các kiểu đóng gói để
tiện lợi hơn cho người dùng, cũng như giữ vững vị trí hiện có của Hảo Hảo trên
thị trường.

27

You might also like