You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGUYÊN LÝ MARKETING VÀ QUẢN TRỊ MARKETING

Câu 1: Một sản phẩm có thể có bao nhiêu cấp độ? Hãy chọn một sản phẩm cụ
thể và cho biết các cấp độ của sản phẩm đó? Việc phân loại các cấp độ có thể
giúp gì cho doanh nghiệp trong kinh doanh trên thị trường?
Ý 1: 164-165 Giáo trình
Ý 2: Sản phẩm giày Bitis Hunter
Ba cấp độ giày Bitis Hunter
Cốt lõi sản phẩm: giày dùng để đi lại, di chuyển
Sản phẩm cụ thể:
Chất lượng:
 Được thiết kế bằng chất liệu Liteknit cao cấp, một loại chất liệu êm ái và có độ
đàn hồi tốt.
 Đế giày được làm từ chất phylon, chất liệu “nhẹ như bay” mà vẫn có khả năng
giảm sóc
 Miếng lót giày với cải tiến mới không chỉ giúp matxa lòng chân.
Bao bì: Hộp đựng giày cực kỳ gây ấn tượng mạnh mẽ với màu cam nổi bật, hộp giấy
chắc chắn, mặt trên của nắp có in tên sản phẩm, mặt bên phải in logo Biti’s.
Tính năng:
Thiết kế:
 Mang đến một vẻ đẹp hiện đại với kiểu dáng runner, hình form dáng của giày
và tạo nên sự mạnh mẽ trong di chuyển của người đi.
 Tổng thể của thiết kế hunter đã thon gọn, ôm trọn đôi chân, mất cảm giác thô
cứng, cồng kềnh như trước đây.
 Màu sắc nổi bật của sản phẩm được phối giữa nhiều gam màu sáng.
 Thiết kế tối giản tối đa làm cho đôi giày trở nên gọn nhẹ và đơn giản, phù hợp
với nhiều đối tượng đặc biệt là giới trẻ.
Nhãn hiệu: logo nổi bật, slogan ấn tượng “nâng niêu bàn chân Việt”
Sản phẩm bổ trợ:
Bảo hành: 3 tháng kể từ ngày mua hàng.
Sửa chữa: Chính sách đổi trả trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Vận chuyển: từ 1-5 ngày tuỳ vùng, khách hàng có thể dễ dàng xem được trạng thái
đơn hàng trên website của Bitis (bitis.com.vn)
Tư vấn:
Email : Liên hệ các vấn đề về đặt hàng online : tuvan_online@bitis.com.vn
Email : Liên hệ các vấn đề về kênh cửa hàng, đại lý (offline) :
chamsockhachhang@bitis.com.vn
Hotline : 19002126 ( cước phí: 3000đ/phút )
Thời gian tư vấn: Từ 07h30 đến 12h15 - 13h15 đến 21h30 các ngày trong tuần (Trừ
ngày lễ)
Ý 3:
Cốt lõi sản phẩm: cùng một sản phẩm có thể mang lại các lợi ích cơ bản khác nhau
cho các khách hàng khác nhau. Muốn xác định được các lợi ích cơ bản nào cần cho
khách hàng nào, công ty phải nghiên cứu thị trường để xác định.
Sản phẩm cụ thể: thông qua các yếu tố này công ty có thể giúp khách hàng phân
biệt được sản phẩm của mình với sản phẩm cạnh tranh. Khách hàng cũng căn cứ vào
các yếu tố của cấp độ này để lựa chọn sản phẩm nào trong các sản phẩm cùng loại
(tức là các sản phẩm mang lại cùng lợi ích cơ bản)
Sản phẩm bổ trợ: nhằm mục đích giúp cho khách hàng tiện lợi hơn, hài lòng hơn.
Cấp độ này sẽ ngày càng phong phú cùng với mức độ cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh hiện nay không phải là cạnh tranh về những cái mà công ty làm ra tại nhà
máy mình, mà về những cái làm cho sản phẩm hoàn chỉnh như dịch vụ khách hàng,
chăm sóc khách hàng.
Câu 2: Trình bày các yếu tố môi trường Marketing ảnh hưởng đến hoạt động
marketing của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch hiện nay tại Việt
Nam? Theo bạn yếu tố nào có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất? Vì sao?
Ý 1:
Môi trường vi mô:
Người cung ứng:
Giới trung gian:
Khách hàng:
Đối thủ cạnh tranh:
Công chúng:
Môi trường vĩ mô:
Chính trị - Pháp luật:
Kinh tế:
Văn hoá – Xã hội:
Dân số
Khoa học – kỹ thuật:
Tự nhiên:
Môi trường nội vi:
Nguồn nhân lực:
Nghiên cứu phát triển:
Công nghệ sản xuất:
Tài chính – kế toán:
Cung ứng vật tư:
Văn hoá của tổ chức:
Ý 2:
Câu 3: Theo bạn, các doanh nghiệp khi tiến hành hoạch định chiến lược
Marketing có cần phải tiến hành phân khúc thị trường – lựa chọn thị trường
mục tiêu và định vị không? Vì sao? Hãy ví dụ một chiến lược STP cho một quán
cơm mà bạn dự định tiến hành kinh doanh?
Ý 1: Phần mục tiêu chương 5 (136)
Ý 2:
Câu 4: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động Marketing của DN? Bạn hãy cho một VD để minh hoạ.
Ý 1: Giáo trình
Ý 2:
Câu 5: Để thiết lập một chiến dịch quảng cáo cho một loại mì ăn liền. Loại thông
tin nào sau đây sẽ hữu ích cho doanh nghiệp của anh/chị: thông tin về nhân
khẩu học của người tiêu dùng hay thông tin về lối sống của người tiêu dùng?
Hãy cho ví dụ cụ thể để chứng minh sự lựa chọn của anh/chị.
Thông tin về lối sống của người tiêu dùng sẽ có ích hơn
Câu 6: Hãy phân tích sự khác biệt giữa Marketing và bán hàng. Cho ví dụ cụ thể?
Có thể so sánh Marketing với việc bán hàng dựa trên 4 tiêu chí sau: điểm xuất phát,
trung tâm chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức.
– Điểm xuất phát: Trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì
Marketing lại là thị trường mục tiêu- lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm
xuất phát điểm của hoạt động kinh doanh.
– Trung tâm chú ý: trọng tâm chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo
chủ ý của nhà kinh doanh. Trái ngược lại, Marketing tập trung hoàn toàn vào việc tìm
hiểu nhu cầu khách hàng.
– Ba là các biện pháp thực hiện: hoạt động Marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và
phối hợp các biện pháp (marketing hỗn hợp) chứ không chỉ các biện pháp liên quan
đến khâu bán hàng. Các biện pháp marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại-
marketing với khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng tức là doanh
nghiệp phải tìm các cách thức để tìm ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó
thành việc mua hàng hóa của doanh nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp
phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ
phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu hoạt động chung là làm thỏa
mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công cho doanh nghiệp, marketing
đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.
– Bốn là mục tiêu lợi nhuận: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa marketing với việc
bán hàng. Mục tiêu của bán hàng là tăng lợi nhuận nhờ tăng lượng bán sản phẩm.
Tuy nhiên, mục tiêu của marketing mang tầm vĩ mô, hướng tăng lợi nhuận bằng cách
doanh nghiệp phải làm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Marketing là phải
tạo ra giá trị bằng cách cung cấp những giải pháp tốt hơn, giúp giảm bớt thời gian và
sức lực cho việc tìm mua hàng của khách. Nhờ đó đưa đến cho xã hội một tiêu chuẩn
sống cao hơn.
Câu 7: Bạn hãy xác đinh và phân tích quan điểm quản trị marketing của các
doanh nghiệp sau và cho biết những hoạt động marketing nào của họ chứng tỏ
điều đó:
a. Nhà máy xe đạp Biên Hoà, trung thành với dòng sản phẩm xe đạp Thời gian
qua, nhà máy đã không ngừng cải tiến để xe máy của mình luôn tốt hơn, đẹp
hơn. Hiện nay, đây là nhà máy nổi tiếng với các kiểu xe máy bền, đẹp.
b. XYZ là một doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng mộc dân dụng mới ra đời. Tuy
không phải là đơn vị có uy tính về các sản phẩm tủ, giường, bàn, ghế… bền
hay kiểu dáng độc đáo nhưng một hệ thống với cửu hàng được trưng bày bắt
mắt, quảng cáo tích cực, đặc biệt là XYZ có một đội ngũ nhân viên bán hàng
giàu kinh nghiệm được trả lương cao nên hầu như ít khách hàng nào có thể ra
về mà không mua một món gì đó của họ. Với những đầu tư như vậy, XYZ vẫn
đang tiêu thị sản phẩm một cách thuận lợi.
Dựa vào chương 1 để trả lời.
Câu 8: Các yếu tố thuộc môi trường dân số ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
Marketing của doanh nghiệp? Nếu ví dụ cụ thể.
Ý 1: Giáo trình
Câu 9: Phân tích chiến lược S-T-P của một doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam
(chọn một sản phẩm cụ thể).
Dòng bút bi công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long
Phân khúc thị trường
Phân khúc theo môi trường địa lý
Thị trường nội địa:
 Thiên Long đã xây dựng và phát triển một hệ thống phân phối sâu rộng tại thị
trường nội địa.
 Mạng lưới phân phối từ Bắc đến Nam, với hơn 65000 điểm bán lẻ. Đảm bảo
đưa sản phẩm Thiên Long đến người tiêu dùng đến khắp 63 tỉnh thành.
Thị trường quốc tế:
 Cuối năm 2018, công ty đã đưa sản phẩm của mình đến hơn 61 quốc gia ở khắp
6 châu lục.
Phân khúc theo nhân khẩu học:
Theo nghề nghiệp:
 Học sinh, sinh viên: Thích mẫu mã phong phú đa dạng, màu sắc hơi nổi bật,
bút viết êm, mực ra đều.
Ví dụ : TL 027 GIÁ 4.400đ, TL 062 GIÁ 4.100đ
 Nhân viên văn phòng: Họ yêu cầu sự tiện lợi cao, thích loại bút thuộc phong
cách trang nhã, lịch sự, phù hợp với công việc.
Ví dụ: TL 031 GIÁ 10.600đ, TL 036 GIÁ 13.100đ
Phân theo độ tuổi- giới tính
Thiên Long nhắm vào khách hàng ở mọi độ tuổi và mọi giới tính. Thị trường mục tiêu
rộng đòi hỏi Thiên Long phải đáp ứng nhu cầu cho mọi khách hàng để có thể sử dụng
bút của hãng.
Theo thu nhập:
Thiên Long tiến hành nghiên cứu và phân tích chia thị trường thành 3 nhóm khác
nhau. Vì mỗi nhóm có cách thức mua hàng khác nhau:
 Nhóm 1: Thu nhập thấp.
 Nhóm 2: Thu nhập vừa.
 Nhóm 3: Thu nhập cao.
➡️Thiên Long cần đáp ứng nhu cầu của tất cả nhóm khách hàng và nhanh chóng
chiếm lĩnh thị phần so với các đối thủ cạnh tranh.
Ví dụ :
 Thu nhập thấp: TL-90 (2.900), TL-34 (3.200)…
 Thu nhập trung bình: TL-049 (5.000), TL-25 (5.900)…
 Thu nhập cao: TL-48 (27.000)…
Phân khúc theo hành vi người tiêu dùng:
 Bút là hàng tiêu dùng thường xuyên. Người tiêu dùng thường có khả năng sử
dụng lại một thương hiệu mà học đã quen dùng.
Phân khúc theo tâm lý:
 Đối với khách hàng là học sinh sinh viên tùy theo từng độ tuổi: các em nhỏ thích
chiếc bút được trang trí ngộ nghĩnh, các bạn nữ thích các chiếc bút đặc biệt
đẹp…
 Đối với các doanh nghiệp: thường chú trọng vào kiểu cách vì nó thể hiện được
đẳng cấp.
 Tuy nhiên các sản phẩm của Thiên Long đều được sản xuất dựa vào nền tảng
“chất lượng là tiên phong”
Chọn thị trường mục tiêu
 Mẫu mã, tính năng của các sản phẩm bút Thiên Long luôn được cải thiện để
đáp ứng nhu cầu cũng như thị yếu của người tiêu dùng.
 Sản phẩm bút bi Thiên Long với mẫu mã đa dạng, phong phù với mục đích bao
phủ thị trường.
 Thiên Long chú trọng vào thị trường trong nước.
 Đặc biệt tập trung vào nhóm khách hàng có thu nhập thấp đến trung bình, nhóm
đang là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng.
Định vị sản phẩm
 Bút Thiên Long được sản xuất với máy móc hiện đại, nguyên vật liệu chất lượng
cao. Nên sản phẩm luôn có chất lượng, bền, đẹp, ổn định.
 Sản phẩm có chất lượng ngày một cải tiến, mang đến sự khác biệt hóa so
với đối thủ cạnh tranh.
 Đồng thời phân tích giá cả, sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh ( Bến Nghé,
Hồng Hà) từ đó đưa ra một giá cả phù hợp đến người tiêu dùng.
 Thiên Long còn định vị chính sản phẩm của mình qua câu slogan “Sức mạnh tri
thức”. Slogan thể hiện được việc Thiên Long sẽ sẵn sàng đồng hành cùng bạn
trên con đường tìm đến tri thức.
Câu 10: Khi tiến hành phân khúc các nhà tiếp thị thường căn cứ vào các tiêu
thức nào? Phân tích và cho VD cụ thể.
Giáo trình trang 140
Câu 11: Ví dụ về sự thất bại của sản phẩm
New Coke của CoCa Cola
Trường hợp của New Coke thường được nhắc đến trong các lớp học về marketing
tại trường kinh tế về sự thất bại của sản phẩm. Vào những năm 1980, Coca-Cola là
thương hiệu nổi tiếng được biết đến rộng rãi. Coke là một phần của văn hóa Mỹ, được
khách hàng ở mọi lứa tuổi yêu thích và xuất hiện ở mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, do phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt nên Coca-Cola quyết định thay
đổi hoàn toàn công thức Coke. Khách hàng tỏ ra bất bình với sản phẩm mới với “vị
kinh khủng” New Coke. Sau đó, công ty phải vội vàng đưa ra sản phẩm Coca-Cola
Classic với công thức cũ.
May mắn là Coca-Cola đã kịp thời tự cứu mình. Nhưng đây là một trong những ý
tưởng kỳ lạ nhất trong lịch sử và có thể đã hạ bệ một trong những công ty giá trị nhất
hành tinh.
Samsung Galaxy Note 7 của Galaxy
Samsung Galaxy Note 7 có lẽ là chiếc Smartphone được mong chờ nhất năm 2016
sau những gì mà gã khổng lồ công nghệ xứ Hàn tuyên bố đây sẽ là chiếc flagship tốt
nhất trên thế giới thời điểm bấy giờ. Tuy nhiên, ngay sau khi lên kệ, Galaxy Note 7 đã
gặp một lỗi vô cùng nghiêm trọng đó là phát nổ trong khi sạc. Điều nãy khiến Samsung
phải đưa ra thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm Note 7 và bồi thường cho khách
hàng. Đây có lẽ là thất bại lớn nhất trong ngành công nghệ cho đến thời điểm này.
Câu 12: VD về kênh phân phối
VD của Thiên Long, trong slide
Câu 13: VD về các quan điểm Marrketing
Quan điểm định hướng SX
Công ty viễn thông Viettel là một trong những công ty lấy quan điểm tập trung sản
xuất là quan điểm kinh doanh chỉ đạo. Trong những ngày đầu tiên thành lập, công ty
đã nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những
người dân có thu nhập trung bình khá, vì các dịch vụ, sản phẩm của công ty tương
đối rẻ hơn các nhà cung cấp viễn thông khác. Công ty luôn không ngừng mở rộng
danh mục các dịch vụ, các gói cước điện thoại vô cùng hấp dẫn để thu hút khách
hàng. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế thị trường, cạnh tranh là yếu tố không thể
tránh khỏi. Để khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ của mình công ty phải thường
xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như quan tâm đến việc tiêu thụ nhiều
hơn.
Quan điểm định hướng sản phẩm
Một minh chứng cho quan niệm này đó là công ty văn phòng phẩm Hồng Hà, tọa
lạc tại một vị trí tuyệt đẹp giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội, số 25 Lý Thường Kiệt. Nhà
máy văn phòng phẩm Hồng Hà, nhà máy sản xuất đồ dùng văn phòng đầu tiên của
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đã chính thức cắt băng khánh thành vào ngày
1/10/1959. Trong suốt gần 50 năm hoạt động, công ty đã phải trải qua khá nhiều khó
khăn và thử thách. Đó là những năm cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỷ 20,
kinh tế thị trường đã thay thế cho kinh tế bao cấp, sản phẩm của Hồng Hà không
còn là độc quyền, vì vậy để tồn tại được công ty phải hoàn thiện sản phẩm, hấp dẫn
từ bao bì, mẫu mã, chất lượng đến giá cả phải chăng. Nhưng phải mất 10 năm, từ
1987 đến 1997 thì công ty mới bước vào giai đoạn cất cánh, nhờ việc thay đổi tư
duy trong việc quản lý công ty, cơ cấu lại mặt hàng một cách khoa học và đúng đắn,
nghiên cứu nhiều yếu tố khác chứ không chỉ mỗi việc hoàn thiện sản phẩm, như nhu
cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, dự báo tương lai…Ngoài ra công ty còn áp
dụng dây chuyền sản xuất hiện đại và xác định rõ tầm quan trọng của chiến lược
phát triển thương hiệu, nhờ đó mà sản phẩm của Hồng Hà đã nhận được chứng chỉ
ISO 9001000 và được sự tin yêu của rất nhiều người tiêu dùng.
Quan điểm định hướng bán hàng
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp vận dụng quan
điểm này. Công ty cổ phần thế giới số Trần Anh là một trong số những doanh
nghiệp trẻ áp dụng quan điểm nỗ lực thương mại. Từ lúc thành lập năm 2002 với
tổng số nhân viên là 5 người làm việc trong một cửa hàng có diện tích trên 60m2,
sau 7 năm hoạt động hiện nay công ty đã có tổng số trên 350 nhân viên với 2 địa
điểm kinh doanh có tổng diện tích gần 7000m2. Gắn liền với sự hoạt động và phát
triển của Trần Anh là những sự kiện và chính sách kinh doanh mang tính đột phá,
tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh máy vi tính như: “bán giá bán buôn đến tận tay
người tiêu dùng”, “chính sách bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 6 tháng”, “bảo hành cả
trong trường hợp IC bị cháy nổ”, “chính sách cam kết hoàn tiền khi có biến động
giá”…
Công ty còn có một đội ngũ nhân viên hùng hậu với trình độ chuyên môn cao
(hơn 80% đã tốt nghiệp Đại học, cao đẳng chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật), đủ khả
năng để có thế đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng, đầy lòng nhiệt
tình và có thái độ niềm nở trong cung cách phục vụ khách hàng. Công ty Trần Anh
thấu hiểu một điều: “Khách hàng mới là người quyết định tương lai, sự tồn tại và
phát triển của Trần Anh” vì vậy công ty luôn làm việc theo suy nghĩ: “Hãy phục vụ
khách hàng như chúng ta đang phục vụ cho chính bản thân chúng ta” và “Lấy sự hài
lòng của khách hàng làm niềm hạnh phúc của chúng ta”.
Quan điểm Mar hướng vào nhu cầu
Có bao nhiêu công ty theo quan điểm Marketing trên thế giới? Có thể nói là rất
nhiều, nhưng chỉ có một ít trong số những công ty đó áp dụng thành công quan
niệm Marketing. ở Việt Nam thì có thể kể ra Công ty Kinh Đô, Cà fê Trung Nguyên,
Công ty sữa Vinamilk…
Được thành lập từ năm 1993, công ty Kinh Đô khởi đầu là phân xưởng sản xuất nhỏ
tại Phú Lâm, quận 6 TP Hồ Chí Minh, có chức năng sản xuất và kinh doanh mặt
hàng bánh Snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước lúc bấy
giờ. Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc
trưng phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đã trở thành bước đệm quan trọng
cho sự phát triển không ngừng của công ty Kinh Đô sau này. Những năm sau đó,
công ty liên tục đầu tư vào dây chuyền thiết bị sản xuất, cho ra một loạt sản phẩm
mới như bánh mì bông lan, kẹo Chocolate, bánh Cracker, kẹo cứng, kẹo mềm…đây
là các sản phẩm mang tính dinh dưỡng cao, vệ sinh và giá cả thích hợp cho nhiều
tầng lớp dân cư. Ngoài ra hệ thống Kinh Đô Bakery cũng lần lượt ra đời, là kênh bán
hàng trực tiếp của công ty, với hàng trăm loại bánh kẹo và các sản phẩm bánh tươi,
với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt, là nơi khách hàng có thể đến
lựa chọn một cách tự do và thoải mái. Cũng qua hệ thống này, công ty tiếp nhận
nhiều ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của người tiêu dùng, qua đó có thể hoàn
thiện và cải tiến sản phẩm, cung cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Công ty luôn quyết tâm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu ra thị trường Mỹ, Pháp,
Canada, Đức, Đài Loan… Tìm thêm thị trường mới thông qua việc phát huy nội lực,
nghiên cứu thị trường nước ngoài, tham gia các hội chợ quốc tế về thực phẩm…
Cải tiến chất lượng, khẩu vị, bao bì mẫu mã phù hợp với từng thị trường cũng như
từng đối tượng khách hàng. Với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường trong nước, công ty
Kinh Đô đã phát triển hệ thống các nhà phân phối và đại lý phủ khắp 61 tỉnh thành,
luôn luôn đảm bảo việc kinh doanh phân phối được thông suốt và kịp thời.
Quan điểm marketing xã hội
Công ty Kymdan là một trong những công ty kết hợp được cả 3 lợi ích nói trên.
Sản phẩm nệm Kymdan là một trong những sản phẩm đem lại thương hiệu cho
công ty. Nệm Kymdan có 14 đặc tính ưu việt, trong đó phải kể đến độ cứng tối ưu
giúp nâng đỡ cột sống người nằm; hoàn toàn không tồn tại chất nitrosamine trong
sản phẩm, an toàn cho người sử dụng; được làm từ 100% cao su thiên nhiên nên
sau khi hết tuổi thọ sản phẩm có thể tự phân hủy, bảo vệ môi trường sống không bị
ô nhiễm…Chính 14 đặc tính ưu việt tạo nên cho sản phẩm Kymdan một chất lượng
độc đáo, là yếu tố giúp cho doanh số hàng năm của Công ty Kymdan tăng trưởng
liên tục.
Ngoài Kymdan, công ty Lavie cũng là một công ty thành công với quan niệm
Marketing đạo đức xã hội. Sản phẩm nước khoáng Lavie không những an toàn với
sức khỏe người tiêu dùng do công nghệ đóng chai và tinh chế nước rất hiện đại, mà
sau khi sử dụng vỏ chai Lavie có thể tái sử dụng, vừa tiết kiệm cho xã hội vừa
không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 14: Các yếu tố thuộc môi trường văn hoá, xã hội ảnh hưởng như thế
nào đến hoạt động Marketing của DN? Bạn hãy cho một VD để minh hoạ.

You might also like